Tạp chí Nhà Nông Quý 1/2017 (Số Xuân)

Page 1

XUÂN 2017

Gặp gỡ De Heus:

16

Gabor Fluit bỏ phiếu ủng hộ châu Á

Đại lý Hà Tùng NƯỚC LÊN THÌ THUYỀN LÊN

Một số lưu ý nhiệt độ khi nuôi Tôm/Cá mùa lạnh


Lời chúc tết Kính gửi Quý khách hàng,

Thay mặt cho Công ty TNHH De Heus, tôi kính chúc Quý khách hàng một năm Đinh Dậu “mưa thuận gió hòa”, tấn tài tấn lộc, sự nghiệp kinh doanh của Quý khách hàng tiếp tục phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa. Chúc năm mới hạnh phúc và thành công đến với mọi gia đình, niềm vui đến với mọi đại lý và các trang trại chăn nuôi. De Heus luôn dựa trên 5 giá trị cốt lõi được xây dựng hơn 100 năm nay của Tập đoàn Hoàng gia De Heus để phát triển bền vững cùng người chăn nuôi Việt Nam! Với sự đồng hành của Quý khách hàng, năm 2016 De Heus đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Chúng tôi khánh thành nhà máy Thức ăn chăn nuôi hiện đại Vĩnh Long 2 – Nhà máy thứ 7 của De Heus chỉ sau hơn 7 năm có mặt tại Việt Nam. Cùng với việc khánh thành nhà máy Vĩnh Long 2, De Heus Việt Nam vinh dự được Tập đoàn De Heus chọn làm trung tâm điều hành chính thức của De Heus toàn khu vực châu Á. Điều này một lần nữa khẳng định Việt Nam là một thị trường trọng điểm mà De Heus cam kết gắn bó lâu dài. De Heus luôn không ngừng phát triển. Tiếp nối thành công từ việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Campuchia, chúng tôi mở rộng xuất khẩu sang Philippines, Myanmar và Bangladesh. Tất cả các hoạt động xuất khẩu này đều góp phần củng cố vị trí lớn mạnh của De Heus tại châu Á và đem lại thêm lợi thế cho De Heus để chuẩn bị cho việc đầu tư vào nhà máy thức ăn chăn nuôi trong tương lai tại các nước này. Và De Heus đã chứng minh mạnh mẽ điều đó bằng việc khánh thành và đưa vào sản xuất một nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại tại Myanmar vào năm 2016. De Heus cũng đầu tư hoàn thiện các dự án, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ để thúc đẩy khách hàng chăn nuôi của chúng tôi nâng cao năng suất vật nuôi, gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Sản lượng bán hàng năm 2016 của De Heus vượt qua cột mốc 1 triệu tấn. Trong năm vừa qua, thị trường TĂCN cũng như tình hình chăn nuôi gặp không ít khó khăn nhưng De Heus với chiến lược phát triển bền vững của mình tìm thấy nhiều cơ hội mở rộng quy mô và hiện thực hóa nó để khẳng định vị thế trước những thách thức mà thị trường thức ăn chăn nuôi mang lại. Chiến lược phát triển chính sắp tới của De Heus là tập trung xây dựng các chuỗi liên kết thực phẩm sạch từ con giống đến chăn nuôi, giết mổ, phân phối sản phẩm thịt đến người tiêu dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng cho yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có truy xuất nguồn gốc mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và sự bền vững của ngành chăn nuôi, tạo tính cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, De Heus đã và đang hợp tác với các đối tác lớn, có uy tín trong chuỗi liên kết và sự hỗ trợ của tất cả quý khách hàng. Một lần nữa, kính chúc Quý khách hàng và đối tác một mùa xuân ấm áp, an vui và trọn vẹn, thân quyến của Quý khách hàng một năm mới dồi dào sức khỏe và chúc cho ngành chăn nuôi của chúng ta ngày càng hưng thịnh.

Gabor Fluit Tổng giám đốc De Heus châu Á

16


MỤC LỤC

04

DE HEUS BỐN PHƯƠNG

42 GẶP GỠ DE HEUS

•• CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2016: LỐI ĐÃ MỞ NHƯNG VẪN CHƯA THÔNG •• DE HEUS, 1 NĂM NHÌN LẠI

46

14

Chương trình:

ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI VIỆC CHĂM SÓC MẮT

48

•• XUẤT KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI “CHÌA KHÓA” CHUỖI GIÁ TRỊ

Hạt mầm xanh Đồng hành cùng

NHÀ NÔNG •• KỸ THUẬT ÚM VỊT CON

•• MỘT SỐ LƯU Ý KHI NUÔI TÔM/CÁ MÙA LẠNH •• DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI CỦA DE HEUS - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

36

50

22 Đồng hành CÙNG DE HEUS ĐẠI LÝ HÀ TÙNG - NƯỚC LÊN THÌ THUYỀN LÊN

CHUYẾN XE DE HEUS

52 VĂN ĐÀN DE HEUS

“Định hướng của công ty rất rõ ràng. “Bởi vì chúng tôi không tham gia các hoạt động gia công chăn nuôi, cạnh tranh với người chăn nuôi độc lập, mục tiêu duy nhất của chúng tôi là cung cấp cho nông dân chức ăn chăn nuôi chất lượng tốt nhất cùng các kiến thức quản lý dinh dưỡng vật nuôi và trang trại”. Nguồn kiến thức dinh dưỡng động vật sâu sắc được hỗ trợ bởi các cơ sở nghiên cứu của tập đoàn trên toàn thế giới và các trung tâm Nghiên cứu & Phát triển ứng dụng tại địa phương, chẳng hạn như trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thủy Sản được xây dựng ở Vĩnh Long, Việt Nam” - Ông Gabor Fluit nhận định - Trích bài “Gabor Fluit bỏ phiếu ủng hộ châu Á”

Chịu trách nhiệm nội dung

TRẦN ĐỨC THÔNG TINHƯNG BIÊN TẬP NGUYỄN THỊ THÁI VÂN Biên soạn nội dung

LÊ THỊ HẢI LÝ Ảnh bìa

NGUYỄN TỬ THẮNG Thiết kế

MINH HY

16


DE HEUS BỐN PHƯƠNG ĐIỂM TIN DE HEUS •• Chăn nuôi việt nam 2016: Lối đã mở nhưng còn chưa thông •• De Heus, 1 năm nhìn lại

Chăn nuôi Việt Nam 2016 Lối đã mở nhưng còn chưa thông Bức tranh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2016 có vài điểm sáng, song những lo ngại về tình hình sử dụng kháng sinh, chất cấm; an toàn vệ sinh thực phẩm; biến động thị trường trong nước, quốc tế… dường như vẫn đeo bám ngành. NAM GIANG

Chăn nuôi tiếp tục phát triển

Theo kết quả chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 1/10/2016, cả nước hiện có 2,52 triệu con trâu, giảm 0,17% so cùng kỳ năm trước; 5,48 triệu con bò, tăng khoảng 2,4%; gần 283.000 con bò sữa, tăng 2,76%. Chăn nuôi bò sữa có xu hướng phát triển ổn định tại những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Sơn La, Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh...

Về chăn nuôi lợn, đàn lợn cả nước hiện có 29,1 triệu con, tăng 4,8% so cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, chăn nuôi lợn phát triển nhanh, giá thịt lợn hơi trên thị trường duy trì ở mức ổn định, người chăn nuôi có lãi, nhất là những hộ chăn nuôi quy mô gia trại và trang trại.

Đối với chăn nuôi gia cầm, đàn gia cầm cả nước hiện có 364,5 triệu con, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2015; trong đó số lượng gà đạt 277,2 triệu con, tăng 6,9%. Đàn gia cầm phát triển tốt, giá gia cầm hơi tăng, người chăn nuôi có lãi. Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh theo mô hình sản xuất hàng hóa quy mô trang trại, chăn nuôi hộ nhỏ lẻ có lãi nhưng không cao vì gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu ra cho sản phẩm.

Lo sợ an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của con người. Thực phẩm an toàn đóng góp một vai trò rất to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và quan trọng nhất là chất lượng giống nòi. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề trọng tâm mà cả thế giới quan tâm. Chưa bao giờ VSATTP lại trở thành đề tài “nóng” trên khắp các diễn đàn xã hội như hiện nay ở nước ta. Người tiêu dùng băn khoăn, rùng mình kinh hãi dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ khi lan truyền những câu chuyện có thật về thực phẩm bẩn như: Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại; Người sản xuất, kinh doanh bất chấp sức khỏe con người vì lợi nhuận mà sử dụng các hóa chất vô cùng độc hại… Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương: “Tồn tại lớn nhất của ngành chăn nuôi hiện nay đó chính là vấn đề an toàn thực phẩm. Hiện nay, chúng ta thừa nông sản mất vệ sinh nhưng thiếu nông sản sạch nói chung, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi”.

sự phát triển của kinh tế xã hội của cả nước. Để làm được điều này, chúng ta cần có những biện pháp đồng bộ từ các bộ phận liên quan: người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng.

Gần đây, nhiều mô hình liên kết kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã được triển khai. Đây là những mô hình liên kết nhằm thiết lập những chuỗi sản xuất thực phẩm sạch, an toàn từ trang trại đến bàn ăn, trong đó, mỗi công đoạn từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, điều kiện chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, bảo quản…đều phải thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn và được kiểm soát một cách chặt chẽ và được chứng nhận bởi một đơn vị kiểm soát chất lượng độc lập có uy tín. Có thể thấy, bước đầu, hình thức này đã gặt hái được một số thành công, với mong muốn đưa các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng trong nước và xa hơn nữa Trong bối cảnh chăn nuôi là thị trường thế giới. nông hộ còn lớn, vấn đề an

toàn trong các sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đang là vấn đề đáng quan tâm. Việc xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất chính việc làm cần thiết và là xu hướng thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển

Vấn đề then chốt được đặt ra là làm thế nào để quản lý được tốt nhất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, không nhiễm vi sinh, hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép…để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, góp phần vào

Kinh hoàng kháng sinh, chất cấm

Vấn nạn kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi đã có từ lâu, tuy nhiên sau nhiều năm vào cuộc, tình trạng này không những không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng hơn. Đầu năm 2014, trong đợt lấy mẫu giám sát chất lượng thịt lợn do Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh thực hiện phát hiện 13/30 mẫu (chiếm hơn 43%) có hàm lượng kháng sinh Sulfadimidin vượt quy định. Không chỉ vậy, một số

16 0 4

0 5


Đến thời điểm này, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành mũi nhọn trong cơ cấu các nhóm ngành hàng lớn của ngành nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề mà ngành nông nghiệp nói chung cũng như Bộ NN&PTNT đang băn khoăn và đã đặt quyết tâm sẽ tháo gỡ cho được trong thời gian tới. Ảnh: Tư liệu

kháng sinh khác như Enrofloxacine và Flofennicol cũng bị phát hiện tồn dư trên thịt gà. Năm 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai dự án điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Bình và Nam Định. Kết quả triển khai cho thấy 100% cơ sở chăn nuôi có sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho heo; 68% cơ sở có sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng; 24,4% cơ sở tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng, trong đó 1,23% số hộ trộn bằng kháng sinh dạng nguyên liệu. Đầu năm 2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam công bố kết quả hai cuộc khảo sát độc lập cho thấy, tỷ lệ thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm nhóm Beta-agonist (chủ yếu là Salbutamol, Clenburetol - thuốc được dùng chữa hen suyễn cho người) là 10% và 33% trong thịt heo. Sau những biện pháp mạnh tay, chất cấm cực độc Salbutamol đã được khống chế thì nay lại xuất hiện thêm một mối lo mới là Cysteamine (một chất có tác dụng tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc cao). Cụ thể, đầu tháng 8/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng Cysteamine nhập khẩu từ Thái Lan được âm thầm bán cho các đại lý, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các trang trại lợn khu vực phía Bắc, phía Nam để sử dụng. Mở rộng

phạm vi, cơ quan này tiếp tục phát hiện việc sử dụng Cysteamine bắt đầu rộ lên tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Sơn La. Theo nhiều chuyên gia, kháng sinh tồn dư trong thực phẩm rất lớn và rất nguy hại. Người dân ăn thực phẩm mỗi ngày là “ăn” cả kháng sinh, lâu dần dẫn đến kháng thuốc, vô cùng nguy hại với sức khỏe của cả quốc gia. Cái khó hiện nay là người tiêu dùng không thể nhận biết được những sản phẩm thực phẩm có tồn dư kháng sinh, chỉ trông chờ vào các nhà khoa học và kết quả phân tích của ngành chức năng. Đây là vấn đề nan giải, kéo dài, nếu không giải quyết sẽ tác động lớn hơn so với chất cấm. Chúng ta phải có cách làm mới là thanh tra đột xuất đến các cơ sở. Và quan trọng hơn là phải xác định nguyên nhân, nguồn cung cấp kháng sinh và quản lý chặt ngay từ đầu.

Câu chuyện thị trường Tiềm năng xuất khẩu

Khi thị trường nội địa có xu hướng bão hòa và hàng nhập khẩu giá rẻ ngày càng cạnh tranh gay gắt thì việc hướng đến xuất khẩu các sản phẩm từ ngành chăn nuôi tuy đầy thách thức nhưng cũng hứa hẹn cho tương lai của ngành. Nhiều doanh nghiệp cho biết, các nước sẵn sàng nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ Việt Nam. Song điều họ lo ngại nhất chủ yếu là vấn đề VSATTP, đặc biệt là việc Việt Nam chưa có những bộ tiêu chuẩn về chăn nuôi và thiết chế để thực hiện.

Điển hình như, nhiều đối tác muốn nhập khẩu vịt Việt Nam nhưng chưa triển khai được do lo ngại không đảm bảo VSATTP. Với ngành gà cũng vậy, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đã có công văn gửi Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT thông báo việc nhiều nước như Úc, Mỹ… muốn nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi của Việt Nam với đơn hàng lớn, song hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lại gặp khó khăn do Việt Nam và các nước chưa có hiệp định về thú y… Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Việt Nam tới nay ngoài một số ít sản phẩm truyền thống như mật ong, trứng vịt muối… thì gần đây, cũng đã bắt đầu có thêm những sản phẩm mới như thức ăn chăn nuôi, thịt lợn, sữa… Dù vậy, đến thời điểm này, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa trở thành mũi nhọn trong cơ cấu các nhóm ngành hàng lớn của ngành nông nghiệp.

E ngại hàng ngoại

Bước sang năm 2017, xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá. Đây là tín hiệu đáng mừng. Song hàng triệu hộ chăn nuôi cả nước, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn vốn xem chăn nuôi là một trong những nguồn thu tài chính lớn của gia đình, vẫn đang nơm nớp lo sợ về tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong nước với các sản phẩm nhập khẩu khi Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước, đồng nghĩa với thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nông sản sẽ dần về 0%.

Thời gian qua, hẳn chúng ta vẫn chưa quên việc thị trường chăn nuôi trong nước nhiều phen điêu đứng vì thịt gà dai nhập khẩu từ Hàn Quốc, thịt gà đông loạnh nhập khẩu từ Mỹ được các doanh nghiệp bán ra thị trường với giá không thể rẻ hơn. Được biết, hiện tại, việc làm thủ tục nhập khẩu thịt gà cũng không quá khó, thậm chí là khá dễ dàng. Theo thông tin trên mục tư vấn hải quan trực tuyến của Tổng cục Hải quan, mặt hàng thịt gà khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch động vật trước khi thông quan theo quy định của Bộ NN&PTNT tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 và thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm tra VSATTP (đăng ký với Bộ NN&PTNT) theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, những quy định nói trên là những quy định tối thiểu, không thể gọi là quá khắt khe nên không thể làm khó cho doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu thịt gà hay các mặt hàng thịt khác. Vậy nên chăng, để bảo vệ hàng triệu hộ chăn nuôi Việt Nam, cơ quan quản lý cần có những hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn như lời Thủ tướng Chính phủ đã trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội năm nay.

16

0 6

0 7


DE HEUS MỘT NĂM NHÌN LẠI THỰC HIỆN: TRUYỀN THÔNG DE HEUS

ĐƯA THƯƠNG HIỆU DE HEUS ĐẾN GẦN HƠN VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG CHĂN NUÔI

MANG THƯƠNG HIỆU 100 NĂM KOUDIJS ĐẾN VỚI NGƯỜI CHĂN NUÔI (NCN) VIỆT NAM Đến với NCN VN vào năm 2015. Sản xuất thức ăn chăn nuôi cho heo, bò, gia cầm (gà, vịt, cút, gà đẻ, vịt đẻ, cút đẻ), Áp dụng thành công kiến thức của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Hà Lan và thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng sản xuất theo nghiêm ngặt của ISO 22 000:2005 và GlobalG.A.P.

- KHÁNH THÀNH 2 NHÀ MÁY MỚI - TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CỦA DE HEUS CHÂU Á

De Heus tham gia các hội chợ triển lãm lớn trong ngành như: ILDEX- Hội chợ nông nghiệp quốc tế (3/2016), VIETSHIRMP – Hội chợ Công nghệ triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam ( 6/2016), FAVA - Hội nghị thú y châu Á lần thứ 19 ( 9/2016), VIETSTOCK – Triển lãm Chuyên ngành chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi và Chế biến thịt tại Việt Nam (10/2016) và IFS – Hội nghị Khoa học thủy sản quốc tế lần thứ 6 (31/10 -02/11/2016).

DỰ ÁN

Trại heo đực giống (Cung cấp tinh heo giống thương phẩm, thương hiệu Gencen)

Thành lập trại giống tại Khu Khu Myaung Dakar công nghiệp, Hmawbi,Yangon, Myanmar Mục tiêu: Ổn định nguồn cung cấp con giống gà con một ngày tuổi.

4/2016: Khánh thành Nhà máy Thức ăn chăn nuôi tại Vĩnh Long nâng tổng số nhà máy của De Heus lên con số 7 sau 8 năm có mặt tại Việt Nam 10/2016: Khánh thành Nhà máy De Heus Myanmar De Heus Việt Nam được chọn là trung tâm điều hành của tập đoàn De Heus khu vực Châu Á.

ĐẠT TỚI SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ TĂCN 1.000.000 TẤN/NĂM 2016 Ngày 29/12/2016, tại nhà máy Vĩnh Phúc, tấn thức ăn chăn nuôi thứ 1.000.000 đã được cung cấp cho thị trường.

ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN, HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ Trại heo thực nghiệm (Mô hình đạt chuẩn truy xuất nguồn gốc)

TIẾN BƯỚC MẠNH MẼ TẠI CHÂU Á VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC TẠI ĐẤT NƯỚC MYANMAR

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TĂCN

Dự án Bel Gà: Cung cấp giống gà con 1 ngày tuổi (gà thịt và gà đẻ)

De Heus xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Campuchia và hiện tại giữ vị trí hàng đầu tại thị trường này.

Trại thực nghiệm gia cầm: Dành cho gà thịt, gà đẻ và vịt đẻ.

De Heus mở rộng xuất khẩu sang Philippines, Myanmar và Bangladesh.

Đây là sự kiện mang tính lịch sử của De Heus bởi: kể từ khi sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu De Heus đến với người chăn nuôi vào năm 2009, De Heus chỉ cần 8 năm để vươn đến cột mốc sản lượng này.

Dịch vụ thiết kế chuồng trại DỊCH VỤ

Cung cấp heo nái hậu bị ps cái Cung cấp heo con

16 0 8

0 9


DE HEUS ĐẠT MỐC TỔNG SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT THỊT SẠCH LÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂU DÀI 18/11: Ký kết hợp tác Chuỗi cung cấp thịt heo sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam 4 bên: Công ty TNHH De Heus, Công ty CP công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia và Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội. 18/12: Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, De Heus và Công ty TNHH Thương mại xuất khẩu tổng hợp và dịch vụ Hùng Nhơn ký kết chương trình hợp tác chuỗi thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc” giữa De Heus và có tổng vốn đầu tư trên 50 triệu USD (tương đương 1.200 tỷ đồng VN).

De Heus không ngừng tiến triển

1 TRIỆU TẤN trong năm 2016

Ngày 29 tháng 12 năm 2016, tại nhà máy Vĩnh Phúc, Công ty TNHH De Heus (De Heus) chính thức sản xuất và cung cấp cho thị trường tấn thức ăn chăn nuôi thứ 1.000.000 trong năm 2016. Đây là cột mốc mang tính lịch sử của De Heus, điều này khẳng định chất lượng và sự tín nhiệm của thị trường đối với một thương hiệu thức ăn chăn nuôi chỉ mới có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2009.

Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ông Gabor Fluit - Tổng giám đốc De Heus Châu Á trong khuôn khổ Hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Ảnh: Tư liệu

16 1 0

1 1


Dự án Silo và xe bồn của De Heus giúp tiết kiệm chi phí, hiện đại hóa phương thức chăn nuôi.

Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á chia sẻ “Đây là một ngày thật đặc biệt, đánh dấu sự phát triển vượt bật của De Heus tại thị trường Việt Nam vì chúng tôi đạt được mức sản lượng 1 Triệu tấn chỉ sau hơn 7 năm từ thời điểm ra mắt sản phẩm đầu tiên tháng 4/2009. Tuy không phải là công ty đầu tiên vượt qua ngưỡng sản lượng này nhưng tôi tin rằng De Heus là công ty đạt được thành quả này nhanh nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Chúng tôi thực sự tự hào vì điều này và tôi muốn thay mặt đội ngũ nhân viên công ty dành lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các Quý khách hàng & đối tác đã tin tưởng, cùng đồng hành với De Heus trong suốt thời gian vừa qua”

16 1 2

Ảnh: Tư liệu

Trại Mitraco - Hà Tĩnh - Ảnh: Tư liệu

1 3


•• XUẤT KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI •• “CHÌA KHÓA” CHUỖI GIÁ TRỊ

XUẤT KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRẦN MẠNH – BÁO TUỔI TRẺ

Trong khi VN chi hàng tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) mỗi năm, vẫn có những công ty xuất khẩu được TĂCN công nghiệp ra thế giới.

Các chuyên gia trong ngành sản xuất (TĂCN) cho biết trình độ sản xuất mặt hàng này của VN đã đạt mức cao trong khu vực, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm chế biến để xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực.

Nhập khẩu bắp, bán TĂCN

Trong 10 tháng đầu năm nay, theo Bộ NN&PTNT, VN đã chi ra gần 3 tỉ USD để nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, trong đó nhập hơn 7 triệu tấn bắp và 1,3 triệu tấn đậu nành để phục vụ nhu cầu của ngành chăn nuôi công nghiệp vốn tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay.

Cũng theo nguồn tin này, hiện có trên 200 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất các loại TĂCN cho gia súc, gia cầm và thủy sản... Không chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng xuất sản phẩm “made in Vietnam” sang các nước. Vừa trở về sau chuyến công tác tại miền bắc Ấn Độ, ông Lê Thành Ánh - giám đốc điều hành kinh doanh của Công ty TNHH De Heus VN (đơn vị hiện đang xuất sản phẩm sang các thị trường khu vực như Campuchia, Myanmar, Philippines,

Bangladesh và Indonesia) - cho biết dù đánh giá tiềm năng phát triển ngành TĂCN tại Ấn Độ, nhưng doanh nghiệp này vẫn ưu tiên các thị trường trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Ánh, dự kiến trong năm 2016 De Heus VN xuất khẩu được khoảng 85.000 tấn TĂCN thành phẩm và sẽ còn tăng trong thời gian tới. Theo Hiệp hội TĂCN VN, số liệu của hải quan đã ghi nhận việc xuất khẩu TĂCN từ VN trong 4-5 năm qua. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 11 năm nay, VN đã xuất

= Nhà máy = Xuất khẩu = Kế hoạch mở rộng giai đoạn 2 = Dự án trong tương lai

khẩu trên 500 triệu USD sản phẩm TĂCN và nguyên liệu. Tuy nhiên, phần lớn là các đơn hàng tạm nhập tái xuất mà các doanh nghiệp chỉ mượn VN làm điểm quá cảnh để xuất khẩu đi tiếp, nhất là sang thị trường Trung Quốc. Một số đơn hàng TĂCN đặc biệt cũng được một số doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng với số lượng không nhiều. Giám đốc một đơn vị sản xuất TĂCN tại Đồng Nai cho biết đơn vị này đã xuất khẩu TĂCN sang Campuchia hai năm trở lại đây. Do lợi thế về khoảng cách và ngành chăn nuôi công nghiệp cũng bắt đầu phát triển trong khi năng lực chế biến hạn chế, Campuchia đang trở thành thị trường nhập khẩu TACN quan trọng từ VN.

Tuy nhiên, theo vị này, việc xuất khẩu sang các thị trường ở xa hơn như Myanmar hay Ấn Độ là không dễ vì chi phí vận chuyển quá cao, trong khi Thái Lan cũng là một nước rất mạnh về sản xuất TĂCN. Xuất khẩu chuyên gia Trao đổi với chúng tôi, ông Gabor Fluit - Tổng giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn De Heus (Hà Lan) - cho biết trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm TĂCN chế biến tại VN sang các nước trong khu vực. Với những quốc gia có khoảng cách quá xa như Ấn Độ hoặc hàng rào thương mại lớn như Indonesia, doanh nghiệp này sẽ “xuất khẩu chuyên gia từ VN sang thay vì xuất khẩu sản phẩm”. Cũng theo ông Gabor Fluit, chỉ sau tám năm có mặt tại VN, đến nay

De Heus VN đã có 7 nhà máy sản xuất ở cả ba miền trên cả nước với 1 triệu tấn TĂCN /năm, hiện được tập đoàn giao nhiệm vụ trở thành trung tâm phát triển của tập đoàn ra khu vực châu Á. Theo kế hoạch, De Heus VN sẽ xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường mới để đánh giá nhu cầu tiêu thụ, sau đó sẽ quyết định tiếp tục xuất khẩu hay đầu tư vào xây dựng nhà máy. “Nếu sản phẩm làm ra không tốt, người chăn nuôi sẽ nhận ra ngay và họ không dùng sản phẩm của mình nữa. Nhưng nếu không có những con người xuất sắc cũng không thể đưa sản phẩm tốt đến với nhiều người tiêu dùng” - ông Gabor nói. Theo ông Gabor, không chỉ năng lực sản xuất sản phẩm của ngành TĂCN VN đã đạt tầm cỡ khu vực, mà ngay cả chất lượng nhân

16 1 4

1 5


sự của ngành này tại VN cũng ở mức cao so với mặt bằng chung. Thực tế cho thấy với môi trường cạnh tranh gay gắt của VN thời gian qua, đội ngũ chuyên gia và nhân sự cao cấp ngành TĂCN của VN còn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cả nhân sự nước ngoài. “Thay vì đưa chuyên gia sang VN, đa số chức vụ cao cấp nhất tại các doanh nghiệp đều do người VN đảm nhiệm” - ông Gabor cho biết.

Trong khi đó, ông Lê Thành Ánh cho rằng làm ở thị trường nào cũng phải hiểu được hệ thống phân phối và người dân địa phương mới bán được sản phẩm. “VN không chỉ là nơi nhập khẩu nguyên liệu TĂCN nữa, mà còn có tiềm năng trở thành quốc gia xuất khẩu TĂCN công nghiệp” - ông Ánh khẳng định. Ảnh: Hữu Thuận

TĂCN “MADE IN VN” XUẤT SANG 
 NHIỀU THỊ TRƯỜNG

Trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu mặt hàng TĂCN lớn nhất từ VN với trị giá 168,7 triệu USD. Tiếp theo là Campuchia 80 triệu USD, Thái Lan 46 triệu USD, Ấn Độ 35,8 triệu USD, Malaysia 33,5 triệu USD, Nhật Bản 23 triệu USD, Đài Loan 19,7 triệu USD, Mỹ 16,6 triệu USD, Indonesia 16,5 triệu USD, Philippines 16,2 triệu USD, Hàn Quốc 13,1 triệu USD, Bangladesh 6,1 triệu USD...

16 1 6

1 7


PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI BỀN VỮNG: “Chìa khóa” chuỗi giá trị Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng để gia tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ảnh: Hải Lý

Loay hoay quy mô nhỏ

Là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp, chăn nuôi đang được Bộ NN&PTNT cũng như nhiều địa phương định hướng chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành so với trồng trọt. Tuy nhiên, dù đã cố gắng, song nhiều năm nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún.

PHƯƠNG NGỌC – TẠP CHÍ NGƯỜI CHĂN NUÔI

Đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm 40 - 50% tổng sản lượng chăn nuôi cả nước, cá biệt có lĩnh vực tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 60% như trâu, bò… Thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện chỉ có khoảng 23.000 trang trại đạt doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên, ít hơn nhiều so với các nước.

16 1 8

Ảnh: Tư liệu

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam cho biết, đến năm 2020, chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn là khu vực cung cấp 45 - 50% thực phẩm tươi sống (thịt, trứng, sữa) cho thị trường trong nước. Còn chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển nhưng sẽ bị hạn chế bởi đầu tư vốn lớn, quay vòng vốn chậm, khó vay ngân hàng, nhiều tiêu chuẩn còn thiếu. Chăn nuôi theo quy mô nhỏ có ưu điểm như tận dụng được nguồn lực lao động gia đình, đất đai, thức ăn, nhất là phụ phẩm nông nghiệp; không cần nhiều vốn hoặc kỹ thuật cao, dễ quản lý; tạo nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Song, nhược điểm là khó kiểm soát dịch bệnh, khó áp dụng công nghệ mới, chất lượng sản phẩm chăn nuôi thấp, thiếu vốn, kiến thức hạn chế, không chủ động được thị trường tiêu thụ, dễ bị ép

giá, ô nhiễm vì chất thải không được xử lý tốt và khó áp dụng công nghệ cao. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ sẽ khó có chứng nhận nguồn gốc, do đó khâu tiêu thụ chắc chắn gặp nhiều khó khăn… Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, liên kết là giải pháp giải quyết nhiều vấn đề giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các hộ chăn nuôi nhỏ.

Hiệu quả liên kết chuỗi

Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho thấy, năm 2015, cả nước có 35/63 tỉnh, thành phố có các mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi giá trị. Hiện, có hai hình thức liên kết đặc trưng là liên kết theo đường đi sản phẩm, từ người sản xuất đến người tiêu dùng (liên kết dọc) và liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh (liên kết ngang). Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi: Trong liên kết dọc, doanh nghiệp đóng vai trò

Phát triển chuỗi giá trị là chìa khóa để mở ra hướng phát triển thành công cho nền nông nghiệp 1 9


nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ. Còn người chăn nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ. Về liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (các hợp tác xã và tổ hợp tác…) liên kết nhằm giúp đỡ nhau, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Gần đây, Công ty TNHH De Heus, Công ty CP Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh, Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia và Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội đã cùng nhau ký kết một Chương trình hợp tác chuỗi cung cấp thịt heo sạch, an toàn và truy xuất được nguồn gốc tại Việt Nam, với mong muốn cung cấp thịt heo sạch, chất lượng cao, an toàn “từ trang trại đến bàn ăn” cho người tiêu dùng; Mang đến lợi nhuận bền vững cho người chăn nuôi; Và xây dựng mô hình mẫu để nâng cao chất lượng ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Có thể thấy, vai trò của doanh nghiệp trong mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị là rất quan trọng, có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi một cách bền vững. Doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong liên kết dọc. Người chăn nuôi được hỗ trợ một phần chi phí khi sản xuất. Trong mô hình liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh liên kết lại, hỗ trợ nhau sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến và đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi. Đây là các doanh nghiệp có tính chất quyết định để đẩy mạnh lượng cầu trong chăn nuôi.

Khó và vướng ở đâu?

Việc xây dựng chuỗi liên kết trong ngành chăn nuôi ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Một trong những trở ngại lớn chính là nền chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán vẫn còn phổ biến. Hơn nữa, tính pháp lý và chế tài xử lý chưa đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm các nhân tố tham gia trong chuỗi giá trị cũng là thách thức lớn. Et mossit laccum labo. Utnghiệp exeri doluthoặc adias dis Tình trạng doanh nông dân phá vỡ hợp

16

2 0

Ảnh: Thế Duyệt

đồng còn nhiều; Nhiều doanh nghiệp, nhất là ngành hàng chăn nuôi chưa có đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật để đầu tư ứng trước cho nông dân, chưa có đủ điều kiện để tổ chức hệ thống thu mua nên vẫn dựa vào thương lái. Cả doanh nghiệp và nông dân đều thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất; Nhiều mô hình đã triển khai đang gặp khó khăn, do thiếu các tổ chức nông dân hoạt động có hiệu quả; Giá sản phẩm chăn nuôi biến động, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện liên kết chuỗi chăn nuôi.

giết mổ tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trực tiếp ký kết với các trang trại, hộ chăn nuôi đảm bảo đầu ra.

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, để phát triển chăn nuôi một cách bền vững theo chuỗi giá trị, Nhà nước cần thể hiện rõ vai trò của mình trong “4 nhà” thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học ứng dụng, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp. Ngoài ra, cần tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất chế biến,

Về phía người chăn nuôi nhỏ, phải liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi, liên kết theo từng nhóm gia trại, trang trại. Tuy nhiên, khi tham gia chuỗi nên lựa chọn quy mô phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, cần tuân thủ những gì đã ký hợp đồng với các công ty; Và phải thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.

Đối với các doanh nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại, các trang thiết bị đầu vào cho các trang trại nằm trong hệ thống gia công. Cần điều chỉnh tăng giá gia công kịp thời trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý trang trại, kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi gia công.

Ảnh: Tư liệu

“Chuỗi giá trị muốn tồn tại và phát triển được phải dựa trên lợi ích hài hòa của các bên tham gia”, Viện trưởng Viện Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ

2 1


Đồng hành cùng

NHÀ NÔNG

1/ MÔ HÌNH TỔ CHỨC, BỐ TRÍ HỢP LÝ TRONG MỘT TRẠI CHĂN NUÔI: * Ưu điểm : •• Tách heo theo loại, nhóm heo, có đặc điểm sinh học khác nhau thành từng khu, hệ thống riêng biệt tại các vị trí khác nhau.

•• CHĂN NUÔI TRANG TRẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

•• Góp phần cắt đứt nguồn truyền bệnh giữa các loại heo. •• Dể quản lý và tác động giải pháp kỹ thuật.

•• DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI CỦA DE HEUS: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

2/ AN TOÀN SINH HỌC TRONG TRẠI CHĂN NUÔI:

•• KỸ THUẬT ÚM VỊT CON •• MỘT SỐ LƯU Ý KHI NUÔI TÔM/CÁ MÙA LẠNH

CHĂN NUÔI TRANG TRẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÊ NHẬT VINH - GIÁM SÁT KỸ THUẬT DE HEUS

Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên có thể thấy chúng ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn như giá chăn nuôi bấp bênh, không ổn định, dịch bệnh, sử dụng chất cấm, dư thừa kháng sinh, môi trường chăn nuôi bị ô nhiểm,… Mặt khác cuộc khủng hoảng trong nghành chăn nuôi Việt Nam đã và đang xảy ra, xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan từ nhà chăn nuôi, lẫn những nguyên nhân khách quan như cạnh tranh từ thịt nhập khẩu, quản lý còn nhiều hạn chế của cơ quan chức năng và nhà chăn nuôi.

Đứng trước thực trạng trên thì việc kiểm soát an toàn sinh học trong một mô hình chăn nuôi trang trại là điều cấp thiết và cần được quan tâm.

Mục tiêu: Kiểm sót mần bệnh từ ngoài vào trại Kiểm sót mần bệnh lây lan trong trại Tạo miễn dịch cho đàn heo trong trại

KIỂM SOÁT AN TOÀN SINH HỌC (Cửa ngỏ lây truyền bệnh cho trại) Tổ chức, bố trí chuồng trại hợp lý Heo nhập mới, chất lượng con giống

Vận chuyển và phương tiện vận chuyển ra, vào trại

Nọc – Chất lượng tinh trùng Quản lý chất thải

Chất lượng thức ăn Thuốc thú y, vaccine ,vật dụng…

Xử lý vật bệnh, loại, chết

Trang thiết bị

Rác thải sinh hoạt, rác thải chăn nuôi

Không khí, lưu thông không khí

Xuất bán heo, tổ chức xuất bán hợp lý ( All in – All out )

Nước, chất lượng nước

Mục tiêu : Giúp nhà chăn nuôi cải thiện giống, năng xuất. Nâng cao và cải thiện cách quản lý. Thân thiện với môi trường. Cùng trao đổi và đưa ra giải pháp giúp khách hàng tăng lợi nhuận. Tạo liên kết từ nhà chăn nuôi đến bàn ăn đạt tiểu chuẩn ATVSTP.

Con người

Ruồi, côn trùng, chim, chuột gặm nhấm

Để giải quyết thực trạng của vấn đề chăn nuôi theo mô hình trang trại, người chăn nuôi phải cơ cấu lại quy trình quản lý chuồng trại, nhất là vấn đề thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp với từng loại vật nuôi. Dịch vụ tư vấn

thiết kế chuồng trại của De Heus ra đời, góp phần giải quyết khó khăn cho bài toán khó khăn trong chăn nuôi hiện nay.

16 2 2

2 3


DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI CỦA DE HEUS TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi. Thực trạng chăn nuôi tại Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách và chứa đầy rủi ro, vai trò của yếu tố quản lý đặc biệt là thiết kế chuồng trại lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. BÀI VÀ ẢNH: HẢI LÝ

Xây dựng chuồng trại, khó ở đâu? Chăn nuôi hiện đang là một ngành mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng vật nuôi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn còn chiếm vai trò rất lớn. Hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết đều được nuôi ở quy mô nông hộ, tận dụng thức ăn thừa, không quan tâm tới công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y mà chủ yếu dựa vào việc hỗ trợ tiêm phòng của nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng không cao, đồng nghĩa với việc dịch bệnh luôn thường trực và khó kiểm soát. Khi nền chăn nuôi tiến bộ hơn, cùng với sự phát triển về quy mô, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi xảy ra càng nhiều, lây lan nhanh, khó kiểm soát. Chính vì thế, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Vậy nguyên nhân từ đâu? Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là sự sai lệch về tư duy nhận thức trong thiết kế chuồng trại cho vật nuôi. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, hơn 80% người chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi nhỏ và vừa vẫn chưa ý thức cao được việc xây dựng chuồng trại tác động lớn đến tăng trưởng, dịch bệnh và năng suất của con vật nuôi như thế nào. Một số hộ gia đình đã có sự đầu tư xây dựng chuồng trại. Tuy nhiên, việc thiết kế chưa đúng dẫn đến hiệu quả chăn nuôi vẫn

16

2 4

thấp, dịch bệnh vẫn hoành hành, có lúc “ oanh tạc” mạnh mẽ không kịp trở tay có lúc lại “ lâm râm” suốt cả lứa nuôi. Vấn đề thường thấy trong hệ thống trại thị trường đó là sự nhầm lẫn của kỹ thuật và người chăn nuôi về việc thiết kế chuồng trại của mình: Hệ thống núm uống, khu vực thoát phân, bệ cám, tiếp giáp nền vá hồ wc chưa được bố trí cho đúng cách. Người chăn nuôi vẫn làm theo cảm tính do chưa hiểu rõ vị trí, vai trò của từng yếu tố trong thiết kế tổng thể của chuồng trại đúng quy cách. Một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay, có một số người chăn nuôi tham khảo các mô hình chăn nuôi của bạn bè, láng giềng và bắt chước làm theo. Vì thế, chuồng trại được xây lên, có thể cải thiện được năng suất nhưng tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe dọa lớn, do chưa thiết kế và xây dựng đúng kỹ thuật.

Vẫn còn nhiều vướng mắc trong cách xây dựng chuồng trại - Ảnh: Huỳnh Đạt

“Họ đang làm giống chứ không làm đúng. Có nghĩa là những thiết kế chuồng trại đó giống về hình thức chứ không đúng về kỹ thuật”. “Thực tế, chăn nuôi bấp bênh, giá heo không ổn định, chi phí xây dựng chuồng trại quá cao so với bài toán hiệu quả chăn nuôi trong tầm nhìn hạn hẹp của người chăn nuôi nhỏ lẻ, khiến họ không mạnh dạn đầu tư phần thiết kế chuồng trại cũng là điều dễ hiểu. Việc tư vấn thiết kế chuồng trại tưởng chừng như rất dễ nhưng để thay đổi tư duy, nhận thức và lối mòn trong suy nghĩ của người chăn nuôi lại là một thách thức lớn, đòi hỏi thời gian, trình độ của người tư vấn và độ thuyết phục của bản vẽ thiết kế cùng với bài toán về hiệu quả chăn nuôi từ việc đầu tư xây dựng chuồng trại.” – Anh Nguyễn Huỳnh Đạt, Trưởng bộ phận tư vấn thiết kế chuồng trại của De Heus Việt Nam nhận định.

Dịch vụ tư vấn thiết kế chuồng trại của De Heus: Hiểu rõ vật nuôi và phương thức làm việc của kỹ thuật trong chuồng nuôi là các yếu tố quan trọng nhất

Ảnh: Huỳnh Đạt

Cũng theo anh Đạt, để làm được một thiết kế tốt, bản thân người tư vấn thiết kế phải am hiểu sâu sắc về tâm - sinh lý, thói quen, tập tính của vật nuôi cũng như cách chăm sóc, cách làm việc của người công nhân trong trại. Xây dựng chuồng trại là để cho vật nuôi có được một không gian sống phù hợp, thoải mái và người công

nhân làm việc một cách thuận tiện dễ dàng, từ đó, giúp chủ trại phát triển kinh tế, tăng hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, người tư vấn thiết kế phải có kiến thức về chăn nuôi, am hiểu về tình hình chăn nuôi, thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương, từng vùng miền và có tầm nhìn đối với thực tế chăn nuôi của từng thời điểm để từ đó, tư vấn cho chủ trại cách xây dựng chuồng trại sao cho hợp lý, giúp chủ trại quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi. Điều kiện xây dựng chuồng trại 1. Đất: đất chăn nuôi phải đáp ứng được diện tích (dài x rộng) 2. Đường giao thông: thuận tiện cho chăn nuôi cũng như các phương thức vận chuyển 3. Nước: tốt cả về số lượng, chất lượng. 4. Điện: nguồn điện 2 pha – 3 pha 5. Vị trí địa lý Hiện tại, trên thị trường, có rất nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn thiết kế chuồng trại cho khách hàng. Tuy nhiên, mức độ và trình độ của việc tư vấn, thiết kế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ trại và vật nuôi. “Sở dĩ một số công ty vướng điều này là bởi vì họ có rất nhiều mô hình thiết kế, nhưng đó chỉ là sự lắp ghép và trộn lẫn với nhau, chưa có sự đi sâu tìm hiểu thực tế, phân tích tình

2 5


Tư vấn cho thiết kế chuồng trại mới cho khách hàng - Ảnh: Hải Lý

hình và tìm ra những giải pháp mới phù hợp với điều kiện của trại và chủ trại. Cần phải có sự linh hoạt trong việc tư vấn thiết kế. Có thể mô hình trại này là tốt đối với chủ trại A với tình hình chăn nuôi thực tế tại địa phương đó, nhưng lại không phù hợp với chủ trại B có sự khác biệt về tất cả các điều kiện chăn nuôi. Thực tế, vấn đề tư vấn thiết kế chuồng trại hiện nay đang dần dần được người chăn nuôi nhận thức được đúng đắn hơn, tuy nhiên, đa số vẫn còn đang ở tình trạng “ lờ mờ” nhận ra. Việc xóa bỏ tình trạng “lờ mờ” đó để đi đến việc đầu tư đúng mực cho thiết kế chuồng trại là cả một bài toán khó, đòi hỏi người giải phải luôn tự học, tự đào tạo và có tầm nhìn giúp chủ trại nhìn thấy thông qua hiệu quả chăn nuôi tăng/ giảm thế nào khi sử dụng dịch vụ của mình.” – Anh Đạt chia sẻ thêm. Hiện tại, dịch vụ tư vấn thiết kế chuồng trại của De Heus đã hỗ trợ được cho hệ thống các trại chăn nuôi trải dài khắp cả Bắc – Trung – Nam, trong số đó đa phần là các khách hàng mới bắt đầu đầu tư để xây dựng trại, đi vào con đường chăn nuôi chuyên nghiệp. Là khách hàng đang sử dụng dịch vụ tư vấn thiết kế chuồng trại của De Heus, chú Nguyễn Phước Lợi – Giám đốc Công ty TNHH Hưng Phát Lợi cũng là chủ trại heo được xây dựng tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp hào hứng chia sẻ: “Bước

chân vào chăn nuôi cũng khá lâu, nay chú mới dám đầu tư một số vốn như vậy để xây dựng chuồng trại bởi, hơn ai hết, chú hiểu rõ, một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công và hiệu quả trong chăn nuôi là cách quản lý chuồng trại. Chính vì thế, ngay từ đầu, vấn đề thiết kế chuồng trại phải được quan tâm và đầu tư đúng mực. Với cách tư vấn và thiết kế đáp ứng kịp với xu hướng chăn nuôi bây giờ và không lặp lại bất kỳ một mô hình thiết kế của công ty nào khác để phù hợp với những yêu cầu của chú, chú cảm thấy rất hài lòng. Những quy tắc cơ bản về chuồng trại đều được đáp ứng một cách khoa học và thiết thực nhất. Khi bước vào trại, cả người nuôi và quan trọng nhất là con vật nuôi đều không bị ức chế bởi cái nóng. Không có tình trạng hơi ứ đọng do tầm cao của trại cùng với hệ thống hút gió ở nóc trại được người thiết kế chú trọng . Bên cạnh đó, nền trại cao ráo những con heo của chú sẽ thoải mái mà tăng trưởng. Mật độ thả lại không dày như thói quen chăn nuôi “rất nông hộ” trước đây” “Anh đã được đi tham khảo rất nhiều các trại mẫu, khi nhìn lại trại của mình, anh thực sự thấy rất vừa ý. Việc tư vấn hợp lý dựa trên điều kiện thực tế của anh và tình hình chăn nuôi tại Sóc Trăng, công ty đã tạo cho anh một mô hình trại hợp lý. Điều này, đại diện cho dịch vụ tư vấn thiết kế chuồng trại của De Heus đã làm rất tốt và anh rất hài lòng về điều đó.

Người chăn nuôi của mình chăn nuôi đang như một thói quen, dựa trên kinh nghiệm thực tế là chủ yếu. Về vấn đề kỹ thuật chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi bà con vẫn chưa nắm sâu. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thậm chí những hộ có quy mô 15 -20 con nái vẫn chưa chú trọng đến điều này. Có những người còn suy nghĩ , chỉ cần dựng lên bốn bức tường, thả vật nuôi vào và nuôi. Những chú trọng về vị trí nước uống như thế nào, máng ăn đặt ra làm sao…dường như vẫn còn là những thứ xa lạ đối với họ. Cũng phải hiểu cho họ, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng người chăn nuôi. Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi hiện tại đã có nhiều thay đổi. Nhất là khi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi mỗi một hộ chăn nuôi phải thay đổi phương thức chăn nuôi của mình để không bị “đào thải”, có một số người đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng chuồng trại thật bài bản”. Đó là những chia sẻ rất thật của anh Huỳnh Tuấn, một đại lý bán thức ăn chăn nuôi cũng là chủ một trại heo mới xây tại thành phố Sóc Trăng. “Anh mới bắt đầu chăn nuôi nên thực sự hi vọng về một hiệu quả tốt đẹp. Bao nhiêu năm bán thức ăn chăn nuôi, tìm hiểu về các yếu tố cần thiết để có thể đem lại một kết quả chăn nuôi tốt nhất thì anh thấy, ngoài con giống và thức ăn thì vấn đề chăm sóc quản lý chuồng trại rất quan trọng”. Chúng tôi xin được lấy lời của anh Phạm Minh Khánh, một đại lý bán cám và là chủ trại heo tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu để làm cái kết cho bài viết này.

Một trại heo quy mô ở Sóc Trăng đang dần được hình thành - Ảnh: Hải Lý

De Heus tin chắc rằng, với những nỗ lực của mình, De Heus sẽ đồng hành và hỗ trợ tốt hơn cho người chăn nuôi không ngừng nâng cao năng suất để bài toán về chi phí và hiệu quả chăn nuôi không còn là mối lo ngại lớn.

Theo Chiến lược được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu chung của ngành chăn nuôi Việt Nam trong tầm nhìn đến năm 2020 như sau: “ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu •• Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; •• Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. •• Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường”. Qua đó, có thể thấy được vai trò quan trọng của yếu tố quản lý chăn nuôi, đặc biệt là vấn đề xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi trong mục tiêu phát triển sắp tới của ngành chăn nuôi Việt Nam.

16 2 6

2 7


KỸ THUẬT ÚM VỊT CON ThS MÃ THANH HIẾU - GIÁM SÁT KỸ THUẬT DE HEUS KỸ SƯ CHĂN NUÔI NGUYỄN HỮU CÓ - KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG DE HEUS

I. Chọn Vịt

Khi nuôi phải chọn đúng giống, đúng chủng loại để nuôi. Nếu nuôi con giống bố mẹ thì phải mua từ những cơ sở nuôi giữ giống ông bà, nếu nuôi con thương phẩm phải lấy từ những đàn giống bố mẹ. Không nên tận dụng những đàn thương phẩm để nuôi làm đàn bố mẹ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng suất sau này kể cả về trứng và thịt. 1. Chọn vịt ở 1 ngày tuổi Chọn vịt phải nhanh nhẹn, lông bóng mượt, khoẻ mạnh, không khô chân, nặng bụng, hở rốn và không chọn vịt thương phẩm làm giống. Nếu nuôi vịt thịt bố mẹ và nuôi vịt chuyên trứng thì chọn trống, mái để loại bỏ trống (không có hiệu quả). Vịt hướng thịt tỷ lệ trống mái là

1/3 và 1/4 và đối với vịt hướng trứng tỷ lệ trống, mái là 1/5 và 1/6. Chọn màu đặc trưng cho từng giống. 2. Vận chuyển vịt con Về nguyên tắc, vịt càng nhỏ càng dễ vận chuyển, đói dễ vận chuyển hơn ăn no. vận chuyển vịt con bằng thùng giấy (theo qui cách), khay nhựa,... trên đường vận chuyển phải đảm bảo thông thoáng nhất định, tránh bị nắng, mưa, tránh gió lùa mạnh vào vịt con, vịt con bị mất thân nhiệt dễ bị bệnh và còi cọc. Sau vận chuyển, cần sưởi ấm và cho vịt uống nước ngay rồi mới cho ăn.

II. Nhiệt độ

Một bí quyết nuôi vịt thành công là phải giữ ấm vịt con trong tuần lễ

đầu tiên và đặc biệt là trong 3 ngày đầu vì thời gian này cơ cấu vịt con chưa hoàn thiện cơ chế điều hòa thân nhiệt. Nếu vịt bị lạnh, vịt sẽ còi cọc, dễ bị bệnh, tỷ lệ hao hụt cao. Tránh gió lùa mạnh làm mất nhiệt cơ thể vịt con. Trong 3 ngày đầu cẩn đảm bảo nhiệt độ chuồng úm ở 340C Sau đó tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh số bóng đèn cho phù hợp, thậm chí ban ngày trời nắng nóng có thể không cần sưởi. Yêu cầu nhiệt độ đối với vịt con: •• Ngày tuổi 1 – 3: 340 C •• Ngày tuổi 4 – 7: 33 – 300 C •• Ngày tuổi 8 – 14: 29 – 260 C

Nếu úm vịt trên nền chuồng đòi hỏi nền chuồng được lót rơm trấu dày, về ban đêm thì nên quay vịt lại để có thể cung cấp nhiệt tập trung. Có thể sử dụng gas hoặc điện. Làm nguồn nhiệt úm vịt, mỗi bình gas có thể úm cho khoảng 1.000 vịt con. Không được để máng uống gần chổ sưởi, vì như vậy làm cho độn chuồng bị ướt. Tuyệt đối không được sử dụng bếp than đá (than tổ ong) làm nguồn nhiệt để úm vịt vì dễ gây ngộ độc khí CO2. Cách mắc hệ thống sưởi: Khi úm vịt bằng gas cần chú ý bộ phận đốt gas (chảo gas) phải nghiên 1 góc 450 so với mặt nền chuồng để

đảm bảo việc cấp nhiệt được phân bố đều. Với các bóng đèn tròn sử dụng làm nguồn cách nhiệt được mắc cao 35 – 40cm so với nền chuồng để tận dụng tối ưu bức xạ nhiệt, mật độ bóng đèn tuỳ nhiệt độ môi trường sao cho đảm bảo theo tiêu chuẩn nhiệt độ úm. Quan sát trạng thái của vịt nếu thấy vịt con đi lại bình thường và tản đều trong chuồng thì nhiệt độ đảm bảo. Nếu thấy vịt nằm co tụm lại một chổ gần nguồn cung cấp nhiệt hoặc nằm về một phía là do nhiệt độ chuồng nuôi thấp hay là chuồng nuôi bị gió lùa, chúng ta cần cấp thêm nhiệt.

Lưu ý: •• Vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng nuôi đúng theo yêu cầu. •• Vịt con dồn đống là do quá lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp. •• Vịt nằm há mỏ mà cánh giơ lên uống nhiều nước là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.

III. Thức ăn

Thức ăn đóng vai trò quan trọng để có năng suất cao và sản phẩm an toàn. Cho nên thức ăn sử dụng cho vịt cũng phải xuất phát từ những Công ty sản xuất thức ăn đảm bảo công tác vệ sinh. Không sử dụng thức ăn có chất kích thích tăng trọng, có các hoá chất cấm dùng trong thức ăn. Ảnh: Tư liệu

16 2 8

2 9


Công ty De Heus đã cho ra thị trường các dòng sản phẩm vịt con: De Heus 7750, Windmill 7110, Koudijs 7510 với thành phần dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn vịt con, giúp vịt phát triển nhanh và khỏe mạnh. Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt. Nếu cho ăn uống muộn thì vịt dễ bị khô chân dẫn đến cứng hàm làm tỷ lệ hao hụt ở tuần đầu rất cao hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt cho giai đoạn sau. Đối với vịt khi cho ăn trên nền hoặc trên nylông phải rãi đều và rộng để tất cả vịt được ăn cùng một lúc. Trước khi cho vịt ăn phải dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn thừa, ôi, thối và mốc (vịt rất mẫn cảm với độc tố Aflatoxin), nên cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ ra cho ăn riêng để vịt được đồng đều. Lưu ý: Không nên cho vịt ăn sớm hơn 10 tiếng kể từ khi vịt nở ra. Vịt

con khi nở ra, trong bụng vẫn còn một khối long đỏ (lớn hay nhỏ tùy thuộc vào kỹ thuật ấp nở), cho nên khi bắt vịt về phải quan sát kỹ tình trạng vịt con có bị nặng bụng hay không để quyết định thời điểm cho vịt ăn thức ăn viên. Nếu vịt con bị nặng bụng, phải cho ăn thức ăn dễ tiêu như tấm ngâm để ráo nước. Từ ngày tuổi thứ 2 cho vịt ăn thức ăn viên sản xuất riêng cho vịt con, đáp ứng được tiêu chuẩn dinh dưỡng. Nếu nuôi vịt thương phẩm thì cho ăn tự do để khai thác tối đa sức tăng trọng của chúng, nếu nuôi vịt để sinh sản cho ăn khẩu phần hạn chế theo định lượng hàng ngày để khống chế khối lượng từ nhỏ.

IV. Nước uống

Vịt là loài thuỷ cầm nên cần rất nhiều nước, ở giai đoạn này nước uống cho vịt phải đảm bảo 3 yếu tố “Đủ + mát + sạch”. Khi nuôi vịt theo phương thức nuôi khô không có nước bơi lội chỉ dùng nước cho vịt uống nhưng bản tính của vịt vẫn sử dụng nước uống để vẩy lên tắm cho nên lượng nước phải tăng gấp đôi so với nhu cầu nước uống và nước trong máng uống sẽ nhanh

bẩn do vậy phải đủ và thay nước thường xuyên. Không nên cho vịt uống nước quá lạnh hay quá nóng. Nhu cầu nước uống trung bình: •• 1 – 7 ngày tuổi: 120ml/con/ngày. •• 8 – 14 ngày tuổi: 250ml/con/ngày. •• 15 – 28 ngày tuổi: 350ml/con/ngày. Nước uống cho giai đoạn sau từ 5 – 8 tuần tuổi nhu cầu cần 0,4 – 0,6 lít /con/ngày. Lưu ý máng uống bố trí không quá xa nơi vịt ăn.

V. Tắm cho vịt

Áp dụng nguyên tắc “3 ngày không tắm”. đến ngày thứ 4 thì tập cho vịt xuống nước dần và đến ngày thứ 10 thì cho vịt xuống nước tự do. Chỉ cho vịt tắm khi trời nắng ấm. Lưu ý: Chăn nuôi vịt truyền thống thì ao bơi là không thể thiếu. Tuy nhiên, trong thực tế các trang trại chăn nuôi tập trung thì lượng phân vịt hàng ngày hầu hết được thải xuống ao bơi. Hậu quả là hệ thống ao bơi bị ô nhiễm các mầm bệnh đặc biệt là bệnh về tiêu hóa ảnh hưởng đến năng suất cũng như nguy cơ lây lan dịch bệnh ra môi trường.

Lịch tiêm phòng vaccine Ngày tuổi

Vaccine

Phòng bệnh

Cách sử dụng

1–3

Viên gan vịt

Viêm gan vịt do virus

Tiêm dưới da cổ hoặc cho uống

7

Dịch tả vịt

Dịch tả vịt

Nhỏ mắt, nhỏ mũi

15

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da cổ

21

Dịch tả vịt

Dịch tả vịt

Tiêm dưới da cổ

35

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da cổ

42

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da cổ

16 3 0

Ảnh: Thanh Hiếu

3 1


MỘT SỐ LƯU Ý KHI NUÔI TÔM/CÁ MÙA LẠNH NGUYỄN THỊ THÚY UYÊN TRƯỞNG NHÓM THỦY SẢN - DE HEUS VIỆT NAM

Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng. Khi nhiệt độ tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm/ cá cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu protein, năng lượng cũng tăng theo và làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tôm/cá. Mặc dù lượng thức ăn lấy vào tăng lên theo nhiệt độ nhưng men tiêu hoá trong đường ruột chỉ ở một giới hạn nhất định nên thức ăn sẽ khó được hấp thu tốt dẫn đến tiêu tốn thức ăn nhiều mà hiệu quả không cao.

Ngược lại, khi nhiệt độ giảm dưới khoảng tối ưu, cả tôm và cá đều không đòi hỏi một lượng thức ăn lớn mà chỉ cần đủ để duy trì cơ thể thôi nên tôm sẽ kéo dài thời gian lột xác cũng như cá trở nên chậm lớn. Vì vậy, trong quá trình nuôi, người dân cần theo dõi chặt nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, tránh gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nuôi. Đồng thời phối hợp phòng chống dịch bệnh cho tôm cá khi thời tiết thay đổi để mang lại hiệu quả cao nhất. Ao được che chắn, đảm bảo nhiệt độ ổn định cho cá - Ảnh: Hải Lý

Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của một số loài thuỷ sản: Giống loài

Khoảng nhiệt độ sống

Khoảng nhiệt độ tối ưu

(độ C)

thích hợp (độ C)

Cá Tra

15 - 39

27 – 32

Cá rô phi điêu hồng

11- 42

28 – 30

Cá lóc Ếch

15 – 40 (Pillay) 23 – 32

Tài liệu tham khảo Kỹ thuật nuôi cá tra, hội nông dân Cần Thơ Thuỷ sản Việt Nam

25 – 30 (25 – 35 Pillay)

Pillay (1990), Ngô Trọng Lư (2002)

(20 – 30, Ngô Trọng Lư) 28 – 30

Kỹ thuật nuôi ếch, hội nông dân Cần Thơ

Tôm Sú

28 – 30

Kỹ thuật nuôi tôm sú, Agrivet

Tôm thẻ

20 – 30

Thuysandacloc.vn

Một số lưu ý cho nuôi thuỷ sản khi nhiệt độ thấp: 1. Chuẩn bị ao, thả giống: Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có thể giữ mực nước ổn định cao >2m nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm cá. Ở một số khu vực đón gió mùa Đông Bắc liên tục, có thể làm đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi gió lạnh về, khu vực bờ này sẽ ấm hơn và cá sẽ tập trung nhiều hơn. Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp

những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoẻ cá/tôm nuôi 2. Quản lý các yếu tố môi trường Giữ mực nước sâu >2m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế các hoạt động dễ gây shock cá như: kéo lưới sang cá, chài kiểm tra … Che chắn ao bằng bạt, lưới kín để chắn gió. Trên mặt nước ao, bè có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.

16 3 2

3 3


3. Quản lý thức ăn •• Tạo nơi trú ẩn (nếu nhiệt độ quá lạnh) tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ •• Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá. •• Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định. •• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời. •• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.

Khẩu phần ăn cho tôm cá trong mùa lạnh thực sự là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý. Vì khi nhu cầu năng lượng cơ thể giảm đi, tôm cá chỉ duy trì cơ thể ở mức hoạt động thấp và cũng chính vì vậy thời gian nuôi cũng kéo dài hơn. Nếu cho ăn dư thừa sẽ làm xấu môi trường ao đi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển đồng thời sẽ gây lãng phí cho người nuôi.

Kiểm soát tốt nhiệt độ môi trường nước góp phần ổn định tăng trưởng

Với ao tôm, khi nhiệt độ giảm 2oC thì lượng thức ăn ngay lập tức điều chỉnh giảm 30-50% lượng thức ăn hàng ngày và khi nhiệt độ ổn định lại cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp Riêng với các loại cá, cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp nhất tuỳ theo giống loài. Một số loài ăn tạp như cá tra, rô phi, thời gian tiêu hoá trong đường ruột hoàn toàn có thể lên 24-36 giờ. Vì vậy người nuôi có thể tính toán giảm số lần cho ăn thay vì giảm lượng thức ăn mỗi cữ sẽ cho kết quả tốt hơn. Bổ sung thêm các chất hỗ trợ như Vit C, Vit nhóm B, men tiêu hoá … nhằm tăng sức đề kháng cũng như hấp thu của tôm/cá.

16 3 4

3 5


ĐỒNG HÀNH CÙNG DE HEUS

cảm với những người không có tiền hoặc đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó, cùng đường. Chị ngồi suy xét lại bản thân, lập ra kế hoạch từng bước để phát triển và chị tin, với những bước đi dù nhỏ nhưng chắc chắn, chị sẽ đi rất nhanh.” – chị Hà bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian khó khăn đã qua. Với sự mạnh bạo và hào phóng của mình, chị Hà đã vực dậy lại được đại lý và có một tốc độ phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ bởi bản thân chị luôn tin, cái tốt nhất vẫn đang ở phía trước.

•• ĐẠI LÝ HÀ TÙNG – NƯỚC LÊN THÌ THUYỀN LÊN

ĐẠI LÝ HÀ TÙNG NƯỚC LÊN THÌ THUYỀN LÊN BÀI: HẢI LÝ - HỒNG ÂN ẢNH: HẢI LÝ

…Muốn đi xa hãy đi cùng nhau

Với gần 20 năm trong nghề bán thức ăn chăn nuôi, chị Võ Thị Hà, chủ Đại lý Hà Tùng – Đại lý của thương hiệu Windmill với sản lượng hơn 600 tấn/ tháng tại xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, đã có một “ lịch sử bán cám” đáng nhớ với những “nốt trầm nốt thăng” cùng người chăn nuôi. Bằng tâm niệm muốn có điều tốt đẹp thì cần phải biết cho đi và đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết, chị Hà tạo ra được một thương hiệu Hà Tùng riêng cho mình và từ thương hiệu đó, góp phần vẽ lên con đường thành công cho khách hàng. Với sự chân thành và lòng tốt của mình, khách hàng đến với chị không đơn thuần là giữa người bán – người mua mà hơn thế là sự trân quý của những tấm lòng thơm thảo giữa đời thường.

Không có con đường nào bằng phẳng

Là một người vợ, người mẹ, chị Hà cũng đau đáu về kế sinh nhai của gia đình. Từ những năm cuối thập niên 90, chị mạnh dạn mở một cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi. Với sự tin cậy, phóng khoáng, hướng tới lợi ích của khách hàng, chị tích nhỏ thành lớn. Dần dần đại lý Hà Tùng ngày càng mở rộng về sản lượng và thị trường. Làm việc chăm chỉ, số lượng khách hàng ổn định, công việc kinh doanh của chị cứ thế tiến triển trong êm đềm. Tuy nhiên, vào năm 2009 - 2010, một biến cố xảy ra khiến đại lý Hà Tùng đã gần như phải đóng cửa.

16 3 6

Năm đó, các trại heo trải qua cơn sóng dịch bệnh liên miên, heo chết hàng loạt. “Chị Hà ơi, heo em đi hết rồi!”, “Gia đình em lại mất trắng rồi chị Hà ơi”…. Những cuộc điện thoại cùng những lời than thở đến xót xa lòng của người chăn nuôi không ngừng gửi đến chị khiến chị, trong một phút giây nào đó, đã từng suy nghĩ “ nên chiến đấu tiếp hay lui binh để “ bảo toàn lực lượng?”. Có lẽ đó là những sự băn khoăn rất con người, rất đời thường bởi dù sao chị cũng là phụ nữ, chị còn phải có trách nhiệm với gia đình và với tương lai của những đứa con của mình.

Trước khi đến với Windmill, chị Hà dùng một loại thức ăn chăn nuôi khác với một lượng khách hàng ổn định. Nhưng vào năm 2013, cơ duyên đưa đẩy, chị được tiếp xúc với quản lý kinh doanh vùng miền Đông của Công ty De Heus, thương hiệu Windmill, được các “sếp” tư vấn và “thiết kế” cho một lộ trình phát triển riêng rất phù hợp với định hướng của chị, chị đã không ngần ngại “kết mối lương duyên” với Windmill. Đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi này, đặc biệt là ở thị trường khó tính như miền Đông, việc thay đổi thương hiệu thức ăn chăn nuôi để kinh doanh sẽ đẩy bản thân đại lý đứng trước

Khi dịch bệnh càn quét qua hết các trại heo, bức tranh chăn nuôi ở Cẩm Mỹ rơi vào ảm đạm. Người chăn nuôi không có heo, kéo theo họ không thể trả tiền thức ăn. Số công nợ của chị Hà chồng chất. Không có chi phí để tái đầu tư, chị coi như bắt đầu lại từ đầu. “Chị đóng khung lại số nợ, coi như là không có số tiền đó. Với ai có tâm và có điều kiện thì họ sẽ trả, ngược lại thì chị đành phải chấp nhận. Chị luôn phải tự dặn mình như thế để có thể tập trung hết tâm trí vào việc làm thế nào khôi phục lại công việc kinh doanh và phát triển cơ ngơi. Cũng một phần, chị cũng đi lên từ cuộc sống nghèo khó nên rất đồng Chị Hà tại trại khách hàng - Ảnh Hải Lý

rất nhiều thử thách, đặc biệt là thuyết phục lượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. “Chị quyết định trở thành đại lý của Windmill vì chị thấy chất lượng và chế độ chăm sóc khách hàng của Windmill rất tốt. Và điều khiến chị mạnh dạn hơn vào sự hợp tác này bởi chị nhìn thấy được rất nhiều lợi ích chị sẽ mang đến cho người chăn nuôi từ thương hiệu Windmill. Ngoài ra, chị cũng có trại heo và đang rất thành công với hiệu quả chăn nuôi cao, nên việc thuyết phục khách hàng chăn nuôi trong địa phương của chị chuyển đổi thức ăn chăn nuôi qua thương hiệu Windmill cũng gặp khá nhiều thuận lợi”. Bằng giọng điệu đầy tự tin, chị Hà nhớ lại thời kì đầu của cuộc “ hôn nhân hạnh phúc” giữa Đại lý Hà Tùng và Windmill, một thương hiệu thức ăn chất lượng châu Âu của De Heus Hà Lan. Với sự mềm dẻo, quyết liệt và đáng tin cậy của mình, chị Hà đã tạo dựng được một hệ thống khách hàng đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các đại lý của công ty khác tại thị trường miền Đông này. Chị khẳng định: “Chị rất thích một câu nói và cũng là phương châm làm việc của chị: “muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa,

Chị Hà với giải thưởng Toyota Camry 2.0 - Ảnh Hải Lý

3 7


Người chăn nuôi đạt hiệu quả chăn nuôi cao, phát triển đời sống kinh tế, đó là niềm hạnh phúc lớn đối với một đại diện thức ăn chăn nuôi Chị Hà với giải thưởng Customer Loyalty (Khách hàng thân thiết) - Ảnh: Hải Lý

hãy đi cùng nhau”. Chị và khách hàng của chị cũng đã đồng hành cùng nhau như thế trong suốt quãng thời gian qua. Chị luôn tự hào về điều đó”. Chúng tôi thực sự hiểu rõ hơn những gì mà chị chia sẻ khi tiếp xúc cùng vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ trại heo ở Cẩm Mỹ, một trong những khách hàng thân thiết của chị Hà. Chị Tuyết gọi chị Hà là thần tài gõ cửa. “Coi chị Hà là thần tài gõ cửa, vì cứ nhìn thấy chị ấy là nhìn thấy tiền” – chị Tuyết hài hước bắt đầu câu chuyện với chúng tôi . Như sợ chúng tôi không hiểu rõ ý, chị Tuyết vội tiếp lời “vì từ ngày đi cùng chị Hà, đặc biệt là từ ngày chị ấy giới thiệu cho trại của anh chị sử dụng cám Windmill, tình hình kinh tế từ hiệu quả chăn nuôi mang lại cho anh chị thay đổi rõ rệt. Cám Windmill thực sự rất tốt, chất lượng lại ổn định. Ăn cám Windmill, heo tăng trưởng tốt, đỡ bị tiêu chảy, năng suất chăn nuôi được cải thiện rõ

16

3 8

rệt. Nhiều người đến tham quan trại của anh chị đều trầm trồ khen: sao heo lại đồng đều, thân dài và đẹp như vậy. Chính vì thế, các thương lái đều ưu ái hơn khi mua heo từ trại của anh, chị. Ngoài ra, chị Hà cũng là người hướng tới khách hàng, chị có thể bỏ bớt lợi nhuận của mình để chia sẻ cùng với khách hàng. Đây không phải là điều mà đại lý nào cũng có thể làm được.” Đến lúc này, chúng tôi mới hiểu được vì sao, khi trò chuyện cùng chị Hà, chị cứ hay nhăc đến câu thành ngữ: Nước lên thì thuyền lên. Khi khách hàng nuôi heo hiệu quả hơn, đại lý Hà Tùng cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, sản lượng của đại lý là 600 tấn/tháng, dự tính đến năm 2017 mỗi tháng, đại lý của chị sẽ đạt sản lượng hơn 1000 tấn.

Cái tâm sáng của người đàn bà đi thắp lửa May mắn được tham dự cuộc

thăm hỏi thân tình giữa chị Hà, đại diện chính quyền xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) và cụ già Trịnh Văn Nam, chúng tôi thấy rằng tình người thật ý vị và mới hiểu một cách sâu sắc vì sao những người dân ở Cẩm Mỹ lại nói về chị Võ Thị Hà – Chủ đại lý Hà Tùng, một thương hiệu lớn ở khu vực này bằng giọng điệu trìu mến và ngưỡng mộ như vậy. Cụ Trịnh Văn Nghĩa năm nay 84 tuổi, sống một mình ở quê, các con đều có cuộc sống riêng, sống xa cụ và đang vật lộn với những cuộc sống mưu sinh khốn khó. Đứa con trai sống cùng cụ thì đi làm ăn xa, chẳng mấy khi có điều kiện về nhà. Chút an ủi tuổi già của cụ là căn nhà của cụ giờ đây đã vững chãi hơn, ấm áp hơn khi mùa đông về, an toàn hơn mỗi độ mùa mưa đến. Niềm vui lớn lao này của cụ có được là nhờ tấm lòng của chị Hà. Chị đã ủng hộ toàn bộ chi phí để cụ xây ngôi nhà cho riêng mình vào những năm tháng khi bóng ngả

về chiều. “Tôi thực sự rất cảm kích chị Hà đây. Có căn nhà, tôi có chỗ che nắng che mưa, con cái sau này có chỗ trở về. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi đánh vật cùng với cuộc sống bươn chải với nỗi lo từng bữa cơm. Ăn không no, áo không đủ mặc thì lấy gì tích lũy mà xây được căn nhà hả cô. Phận làm cha, tôi cũng tủi thân lắm. Nhưng đến thời điểm này, tôi hoàn toàn mãn nguyện. Tôi rất biết ơn tấm lòng thơm thảo của chị Hà đây.” – Cụ chia sẻ trong niềm xúc động nhưng không che giấy nổi sự hân hoan. Theo ánh mắt của cụ, chúng tôi nhìn ra ngoài qua cánh cửa sổ được xây khá kiên cố, hình ảnh một căn nhà lợp tranh tạm bợ, xiêu vẹo, tưởng chừng như có thể đổ, gãy bất cứ khi nào giữa mua mưa bão hiện ra trước mắt như gợi nhắc về một quá khứ chông chênh, như ngọn đèn dầu le lói có thể chực tắt bất cứ khi nào trước những cơn gió mạnh, chúng tôi càng thấm thía hơn những lời cụ chia sẻ.

Chị Hà thăm trại heo của khách hàng - Ảnh: Hải Lý

3 9


Cơn mưa của tháng 12 đổ xuống bất ngờ trên bước đường của chúng tôi đi gặp các khách hàng của chị Hà. Tạm biệt cụ Trịnh Văn Nam và căn nhà mới của cụ, lòng của chúng tôi cảm giác ấm áp mặc dù ngoài kia, mưa gió vẫn không ngừng trút xuống. Chị Hà là người không thích nói về những việc làm từ thiện của mình. Bằng sự khéo lléo khơi gợi, chúng tôi đã “ khai thác” được rất nhiều thông tin về chị. Không chỉ là một người kinh doanh giỏi, chị Hà còn là một người có tấm lòng thiện từ đối với cộng đồng. Chị hay thường tổ chức phát quà, tặng sách vở cho nhà trường, xây nhà tình thương,..mỗi năm. Nếu vô tình thấy ai có hoàn cảnh khó khăn, chị cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Hiện tại, chị cũng đang cưu mang rất nhiều cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, cũng chỉ mong cho các cụ có được những niềm ủi an trong những năm tháng cuối cuộc đời. “Khi mình dùng trái tim và tấm lòng mình để sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh khác, cũng chính là mình đang tự thắp ngọn lửa để sưởi ấm cho chính bản thân mình. Đó là bản chất sâu xa của việc một người cố gắng thắp lên ngọn lửa yêu thương, tinh thần cộng đồng…”. Chị chân thành chia sẻ. Cái tâm thánh thiện trong cuộc sống đời thường cũng là cái tâm quảng đại trong kinh doanh của chị. Chị coi khách hàng như người thân ruột thịt. Khi họ gặp khó khăn, chị càng cố gắng chia sẻ, thấu

hiểu, động viên cùng họ vượt qua. “Chị nghĩ mình làm, cần có cái tâm, cái đức, hướng tới người khác, chứ không nên làm việc vì lợi ích cá nhân riêng của mình. Cho đi chính là nhận lại, châm ngôn này không phải là lý thuyết suông hay mang tính giáo điều. Trong thực tế, chị cũng cảm nhận mọi thứ đang đến với mình rất tốt đẹp, cả trong công việc và gia đình. Có lẽ ông trời thương mình chăng?” – Chị Hà mỉm cười nói. Một ngày tiếp xúc với chị Hà, khi ở trại heo, chị tận tâm quan sát hướng dẫn nhân công; khi ở đại lý, chị nhiệt tình hỏi thăm khách hàng, giới thiệu các thông tin, kỹ thuật hữu ích cho họ; khi ở trong ngôi

nhà tình thương, chị ấm lòng với nụ cười của các cụ, chúng tôi nhận thấy trái tim chị còn có cả ngọn lửa đang cháy rực. Ngọn lửa mở rộng kinh doanh, ngọn lửa hướng tới cộng đồng. Tạm biệt chị, chúng tôi suy nghĩ mãi về thực tế của câu nói mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng “ muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” nhưng vẫn còn hạn chế trong cách biến nó thành hiện thực. Những bài học thực tế từ chị Võ Thị Hà – Đại lý Hà Tùng của thương hiệu Windmill, chính là những gợi ý hay cho chúng tôi về cách “ đi xa” và “ đi cùng nhau” với khách hàng của chúng tôi.

Đại lý Hà Tùng - Chị Võ Thị Hà - Ảnh: Hải Lý

Chị Võ Thị Hà sinh ngày 01/12/1970 tại Quãng Ngãi trong một gia đình làm nông, chính vì thế, chị hiểu rất rõ những nỗi lo toan cũng như dễ đồng hành cùng với bà con nông dân cũng như người chăn nuôi. Chị Hà có 4 người con gái mà chị luôn tự hào là “ 4 cục vàng” của chị vì rất ngoan hiền, học giỏi và thành đạt.

Chị Thu và khách hàng

Hiện tại, chị Hà đang sống cùng gia đình tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai. - “Chị Hà là người nóng tính. Nhưng khi đối mặt với tình huống khó khăn, chị lại bình tĩnh hơn ai hết. Chị dùng cái đầu lạnh và trái tim nóng để xử lý mọi vấn đề” – Đó là ý kiến chung nhất mà rất nhiều người dùng để mô tả về chị.

Chị Hà hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo - Ảnh: Hải Lý

16 4 0

4 1


GẶP GỠ

DEHEUS GABOR FLUIT BỎ PHIẾU ỦNG HỘ CHO CHÂU Á CHAN NGAI MENG - TẠP CHÍ LIVESTOCK & FEED BUSINESS

Gabor Fluit, người đứng đầu hoạt động của De Heus tại châu Á, chia sẻ những hiểu biết của mình về tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, và cách thức De Heus lên kế hoạch tận dụng các cơ hội mà khu vực này mang lại. Bị ràng buộc bởi các quy tắc và cấu trúc phân cấp mạnh mẽ trong ngành ngân hàng, một thương nhân đầy nhiệt huyết Gabor Fluit, Tổng Giám Đốc De Heus Khu vực Châu Á của De Heus, muốn giải phóng chính mình để tạo ra những điều mới mẻ. Cơ hội đã đến khi Fluit được tiếp xúc với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi top 15 trên toàn cầu, De Heus. Một số đặc điểm kinh doanh của tập đoàn đã thu hút ông, và cũng chính điều này đã tạo được lực đẩy giúp ông xây dựng được sự phát triển ngoạn mục của tập đoàn De Heus ở Khu vực Châu Á.

16 4 2

“De Heus tham gia vào ngành có ý nghĩa cung cấp lương thực cho dân số thế giới ngày càng tăng. Tôi cảm thấy tự hào về việc đóng góp và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển hơn nữa và tính chuyên nghiệp của ngành nông nghiệp,” theo Fluit. De Heus nhắm mục tiêu trở thành bên tham gia chủ chốt trong chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi trong khu vực, sự phát triển của tập đoàn De Heus ở Việt Nam sẽ đóng vai trò làm cầu nối để tăng cường vị thế của họ trong Khu vực Châu Á. “Trách nhiệm và cơ hội tạo ra những điều như vậy đã thực sự thu hút tôi,” Fluit nói thêm. Tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại châu Á của De Heus đồng nghĩa với việc Fluit phải chuyển từ quê hương của mình ở Hà Lan sang Việt Nam ở vùng Viễn Đông. “Nếu bạn xem xét mọi việc, việc chuyển từ Hà Lan sang Việt Nam

thực sự là một bước tiến lớn. Nhưng đồng thời, tôi đã quen với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam kể từ khi tôi kết hôn với một phụ nữ Việt. Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhanh và tôi biết rằng tôi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở đây, cũng như các cơ hội cả về cá nhân và nghề nghiệp,” ông nói.

Mô hình De Heus

Theo Fluit nhận định, De Heus là một tập đoàn kinh doanh mạnh mẽ hoạt động theo chiều ngang, là chiến lược để họ có thể tiến nhanh về phía trước nhằm nắm bắt những cơ hội mới. “Định hướng của công ty rất rõ ràng. “Bởi vì chúng tôi không tham gia các hoạt động gia công chăn nuôi, cạnh tranh với người chăn nuôi độc lập , mục tiêu duy nhất của chúng tôi là cung cấp cho nông dân chức ăn chăn nuôi chất lượng tốt nhất cùng các kiến thức quản lý dinh dưỡng vật nuôi và trang trại”. Nguồn kiến thức dinh dưỡng động vật sâu sắc được hỗ trợ bởi các cơ sở nghiên cứu của tập đoàn trên toàn thế giới và các trung tâm Nghiên cứu & Phát triển ứng dụng tại địa phương, chẳng hạn như trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thủy Sản được xây dựng ở Vĩnh Long, Việt Nam. Công ty đã giúp nông dân tăng năng suất chăn nuôi và mở rộng quy mô trang trại, từ đó hỗ trợ họ trong việc thực hiện chuyển đổi ở mức cao nhất có thể từ thức ăn chăn nuôi thành thực phẩm protein động vật để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

chúng tôi ở Hà Lan. Bằng cách thu thập kiến thức và kinh nghiệm này và truyền tải kiến thức đó cho các chuyên gia của chúng tôi trên toàn thế giới, chúng tôi có thể biến kiến thức này thành các giải pháp phù hợp cho mọi khách hàng vì chúng tôi hiểu rằng chăn nuôi ở từng địa phương là khác nhau, cần có những giải pháp thức ăn chăn nuôi phù hợp,” Fluit chia sẻ. Học viện Thức ăn chăn nuôi De Heus đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao kiến thức, mà theo tập đoàn, việc này sẽ có nghĩa là mang đến dịch vụ tốt hơn mỗi ngày cho người nông dân. De Heus, một tập đoàn gia đình, nhìn nhận rằng người nông dân và các đối tác khác của chuỗi cung ứng là những doanh nhân trong lĩnh vực riêng của họ. Mỗi đối tác phải tập trung vào thế mạnh riêng của họ, như De Heus hiểu rằng lĩnh vực chuyên môn mà họ có thể làm xuất sắc là sản xuất thức ăn chăn nuôi và không ngừng nghiên cứu để có những giải pháp thức ăn chăn nuôi tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người nông dân, giúp họ nâng cao sức cạnh tranh bằng việc giảm chi phí giá thanh.

“Các hợp tác xã ở Hà Lan cũng đang từng bước thay đổi mô hình kinh doanh của họ, nhưng tôi tin rằng các mô hình khác nhau có thể tồn tại bên “Việt Nam là quốc gia cạnh nhau, và chúng tôi chú trọng đang phát triển nhanh vào việc tập trung phát triển chiến lược mà chúng tôi đã lựa chọn De và tôi biết rằng tôi sẽ Heus với vai trò là nhà cung cấp thức phải đối mặt với nhiều ăn chăn nuôi được người nông dân thách thức ở đây, cũng độc lập muốn song hành cùng thành công với họ ,” Fluit chia sẻ thêm.

như các cơ hội cả về cá nhân và nghề nghiệp”

Trong vài năm qua, giá các loại nguyên liệu dạng hạt dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có sự biến động đáng kể. Fluit thừa nhận rằng mặc dù không may là ngay cả tập đoàn hoặc những người nông dân không thể làm gì nhiều để ứng phó với biến động giá, tất cả những gì họ có thể làm là không ngừng nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thịt.

Các chuyên gia của tập đoàn từ khắp nơi trên thế giới liên tục đến Việt Nam và các nước trong Khu vực Châu Á và giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng của mình. “Những phản hồi mà chúng tôi nhận được cung cấp cho chúng tôi một loạt các hiểu biết và kiến thức mới liên tục và được chuyển cho trung tâm kiến thức của

Kể từ khi được thành lập vào năm 1911, De Heus đã phát triển thành một trong những tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Hà Lan. Ngày nay, công ty xuất khẩu sản phẩm sang hơn 50 quốc gia và có hoạt động sản xuất ở nhiều châu lục. De Heus có nhà máy ở Ba Lan, CH Séc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Serbia và Nga - tất cả đều ở châu Âu. Khác với nhận định rằng ngành thức ăn chăn nuôi Tây Âu đang ở vào thời kỳ suy thoái theo như ý kiến của một số nhà phê bình, Fluit lại thấy “giá trị của cơ hội phát triển lớn” ở đó, “ngay cả khi tăng trưởng có hạn”. “Tập đoàn De Heus gia tăng kiến thức và kinh nghiệm về dinh dưỡng động vật của các nước ở châu Âu nơi De Heus có mặt, và họ áp dụng kiến thức và kinh nghiệm ưu việt này để phát triển hơn nữa hoạt động của mình ở các nước đang phát triển như Việt Nam,” Fluit nói.

4 3


Xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia

Tập đoàn có các nhà máy ở Việt Nam mà từ đó họ xuất khẩu sang một số quốc gia trong khu vực. Fluit thừa nhận, đối với các nước như Campuchia, Myanmar, Philippines và Bangladesh, De Heus chỉ cung cấp các sản phẩm chuyên biệt vì công ty không thể cạnh tranh về giá với các công ty nội địa tại các thị trường này cho các sản phẩm tiêu chuẩn. Do đó xuất khẩu sang các nước này sẽ đem lại thêm lợi thế cho De Heus để chuẩn bị cho việc đầu tư vào nhà máy thức ăn chăn nuôi trong tương lai tại các nước này. Fluit chia sẻ với chúng tôi một số bước phát triển của tập đoàn. Tháng 10/2016, chúng tôi đã khánh thành nhà máy đầu tiên tại Myanmar. Ở Trung Quốc, chúng tôi liên doanh với một công ty Trung Quốc rất thành công là Wellhope. Ở Châu Phi, chúng tôi hoạt động ở Nam Phi, Ethiopia và Ai Cập. Chúng tôi cũng hoạt động kinh doanh ở Nam Mỹ từ Brazil. Chúng tôi dự kiến nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ và sản phẩm mà chúng tôi có thể cung cấp tại các thị trường chính mà chúng tôi đang hoạt động, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Fluit lưu ý rằng Đông Nam Á vẫn là một thị trường lớn cho người nông dân có quy mô nhỏ. Đồng thời, ở các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, các trang trại lớn chuyên nghiệp đang được phát triển. “Tôi hy vọng tình hình này sẽ kéo dài trong một vài năm nữa, nhưng tất nhiên tỷ lệ các trang trại chuyên nghiệp và quy mô lớn sẽ tăng. Do các đặc điểm của thị trường, hầu hết các trang trại vẫn đang được cung cấp thức ăn chăn nuôi dạng bao thay vì dạng xá. Các

16 4 4

hộ nông dân nhỏ vẫn còn chú ý rất nhiều đến các đặc điểm vật lý của thức ăn chăn nuôi (mùi, màu), thay vì nhìn vào tốc độ tăng trưởng, FCR và chất lượng của sản phẩm thịt. Điều này dẫn đến điều chỉnh công thức thức ăn chăn nuôi và lựa chọn một số nguyên liệu nhất định,” Fluit nói

Cơ hội của Việt Nam

Xem xét nhân khẩu của Việt Nam, dĩ nhiên việc đưa ra quyết định đầu tư khi biết rằng bạn đang hoạt động tại một đất nước có hơn 90 triệu dân sẽ giúp ích nhiều, Fluit nói. “Một phần lớn dân số này là dân số trẻ, làm việc chăm chỉ, ham học hỏi và mong muốn được phát triển. Điều đó rất phù hợp với trọng tâm và chiến lược của chúng tôi ở đây.”

Nếu bạn muốn thành công, bạn phải điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa. Chúng tôi đã dành rất nhiều công sức và tiền bạc để làm các nghiên cứu ở địa phương cho tất cả vật nuôi như lợn, gia cầm, bò và thủy sản. Trong dự án trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Thủy Sản, chúng tôi có được sự kết hợp làm việc chặt chẽ với trường Đại học Cần Thơ và Đại học Wageningen của Hà Lan. Chúng tôi cũng đang thiết lập mô hình trình diễn cho trang trại heo , trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Gia Cầm bằng cách hợp tác với Đại học Nông Lâm và các trường Đại Học tại Cần Thơ và Huế. Chúng tôi có kế hoạch mở rộng hợp tác với nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục khác ở cả Việt Nam và trong khu vực trong những năm tới. Chúng tôi luôn muốn là người tiên phong. Chúng tôi đưa ra giải pháp thức ăn chăn nuôi xe bồn và Silo để tiếp cận với nông dân độc lập có quy mô chăn nuôi vừa và lớn và đã xây dựng quan hệ hợp tác bốn bên giữa nhà cung cấp gà con một ngày tuổi (liên doanh Bel Ga của chúng tôi), nông dân, cơ sở giết mổ, và, De Heus cho chuỗi thịt gà. Đây là một ví dụ về cách chúng tôi muốn phát triển hơn nữa, bằng cách điều phối quan hệ hợp tác chuỗi chặt chẽ, để tất

cả các đối tác đều hưởng lợi ích một cách công bằng và có thể cung cấp sản phẩm thịt chất lượng cao cho người tiêu dùng.” Cả Fluit và De Heus đều đang bỏ phiếu ủng hộ cho Châu Á thông qua sự thành công mạnh mẽ của tập đoàn ở Việt Nam. De Heus gọi Việt Nam là vùng đất của những cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho những nhà kinh doanh thực thụ. Fluit đơn giản gọi Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình.

Trong nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Tư vấn Boston, tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi về số lượng từ năm 2014 đến năm 2020. Điều này có nghĩa là nhu cầu ngày càng tăng đối với thịt và protein động vật khác. Fluit nhận thấy Việt Nam là một thị trường thức ăn chăn nuôi còn nhiều cơ hội để phát triển. Người tiêu dùng Việt đang có xu hướng gia tăng quan ngại về an toàn thực phẩm, chẳng hạn như rủi ro về sức khỏe do sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích tăng trưởng. “Như bạn đã biết, trong số các nước châu Âu, Hà Lan sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, vì vậy chúng tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và chất kích thích sinh trưởng. Năm 2015, chúng tôi cũng hợp tác với công ty Fresh Studio Innovations Asia về dự án Làm việc cùng Đại lý Hên Thơthịt lợn an toàn và có thể truy Safepork để cung cấp xuất nguồn gốc được sản xuất một cách bền vững cho người tiêu dùng Việt Nam”. Fluit cũng chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình.

4 5


Chương trình:

ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI VIỆC CHĂM SÓC MẮT THÙY TRANG

Hãy luôn hướng về lên những điều tốt đẹp nhưng luôn phải cố gắng để thực hiện nó chứ không chỉ là ngắm nhìn nó (Keep your eyes on the stars, but keep your feet on the ground) - Theodor Roosevelt

Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, các bác sĩ, y sĩ của Bệnh viện Mắt tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt miễn phí cho người già có hoàn cảnh khó khăn và ít được tiếp xúc với điều kiện chăm sóc thị lực tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Hoạt động do Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long, tổ chức Eye Care Foundation phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của De Heus. Hoạt động này kéo dài từ ngày 24 đến hết ngày 28 tháng 10, đã khám cho tổng cộng 481 người già, trong đó, đã cấp 390 phần thuốc, 150 kính khúc xạ và thực hiện thành công 60 ca mổ đục thủy tinh thể. Cụ Phạm Thị Bảy (81 tuổi) là một trong những bệnh nhân được mổ đục thủy tinh thể, vui mừng cho chia sẻ với chúng tôi: “Tôi rất cảm ơn chương trình vì đã tạo điều kiện cho tôi được khám và mổ mắt. Mắt tôi trước đây hay bị chói lòa, sinh hoạt cũng bất tiện lắm. Nay mắt tôi sáng hơn, tôi thấy rất vui.” Đây là hoạt động chăm sóc thị lực cộng đồng đầu tiên và mang ý nghĩa khởi động nằm trong khuôn khổ dự án trách nhiệm xã hội ‘Powering Progress with Eye Care’ (Động lực cho sự phát triển cùng với việc chăm sóc mắt) mà De Heus cam kết tài trợ độc quyền trong vòng

10 năm tại tỉnh Vĩnh Long với sự tư vấn và giám sát thực hiện của tổ chức Eye Care Foundation. Qua dự án này, De Heus mong muốn bày tỏ sự cảm kích đối với tỉnh Vĩnh Long và thiện chí gắn bó lâu dài với khu vực này vì đã tạo điều kiện cho De Heus phát triển suốt nhiều năm qua. Mục đích của dự án này là tạo cơ hội cho người dân địa phương được tiếp xúc với điều kiện chăm sóc thị lực, nâng cao nhận thức bảo vệ thị lực qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt, hỗ trợ cơ sở vật chất cho bệnh viện mắt địa phương. Trong thời gian tới, hoạt động khám - chữa mắt tương tự như hoạt động nói trên sẽ được nhân rộng ra các huyện khác trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. De Heus tin rằng thị lực là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Sở hữu thị lực tốt, đồng nghĩa với việc sinh hoạt, học tập và làm việc có hiệu quả hơn, đạt năng suất cao hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

De Heus tin rằng nếu có một đôi mắt khỏe cuộc sống của người dân sẽ tốt đẹp hơn

16 4 6

4 7


Hạt mầm xanh

“Miền Trung lũ lụt, suốt đêm không ngủ...”, “Chiều nay tin bão phương xa, lòng con chua xót. Con chưa về, chưa về lòng thắt cơn đau...”, Mấy tháng nay, những câu hát trong bài

hát Bạn tôi của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cứ day dứt, cứa xé ruột gan khi tin đài, báo đưa tin về lũ lụt xảy ra tại miền Trung. Những cảnh tượng miền Trung chìm trong biển nước, đồng bào miền Trung co ro trên mái nhà để tránh lũ, những trẻ thơ phải ngâm mình dưới nước… khiến chúng ta quặn đau, xót xa khi chứng kiến “khúc ruột miền Trung” đang phải gồng mình trong cơn lũ dữ.

De Heus Việt Nam cũng đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “ lá lành đùm lá rách” để cùng chia sẻ với người dân vùng “ rốn lũ”… bằng việc đi thăm hỏi, tặng quà, động viên khách hàng chăn nuôi khu vực Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt và mưa lũ trong tháng 10/2016 và phát động cho đợt quyên góp để hỗ trợ đồng bào miền Trung trong đợt lũ tháng 12 vừa rồi. Những món quà nhỏ chứa đựng bao ân tình và sự đồng cảm, chúng tôi mong sao có thể được san sẻ bớt nỗi âu lo, để bà con của miền Trung ruột thịt có thể đón một mùa xuân ấm áp hơn…

16 4 8

4 9


ĐỒNG HÀNH CÙNG DE HEUS ĐẾN XỨ SỞ CỦA NHỮNG NGÔI CHÙA

Cùng với việc tổ chức cho hơn 300 khách hàng từ khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam tham dự Lễ khánh thành nhà máy De Heus Myanmar vào ngày 1/10/2016, De Heus cũng đã tổ chức cho khách hàng trải nghiệm xứ sở chùa vàng với chương trình “Đồng hành cùng De Heus” . Trong chuyến đi này, khách hàng của De Heus đã được tìm hiểu về một đất nước có một nền văn hóa rất đặc sắc, độc đáo nhưng cũng đầy quyến rũ và huyền bí – Đất nước Myanmar. Myanmar (hay Miến Điện, Burma) được gọi là kinh đô Phật giáo Đông Nam Á với những ngôi chùa vàng, các vị sư áo đỏ và tu viện cổ kính. Hàng vạn ngôi đền, chùa tháp cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống được bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn. Nằm ở phía tây bắc bán đảo Trung Ấn, những năm gần đây, Myanmar được xem như là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Ở nơi đâu trên đất nước chùa tháp này, chúng tôi cũng có thể nhìn thấy hình ảnh các chùa chiền, đền tháp.

Đây là niềm tự nào của người dân Myanmar nói chung và người dân vùng Yangon nói riêng. Khi được hỏi về ngôi chùa này, người dân Myanmar đều hướng mắt về ngôi chùa với niềm tự hào xen lẫn sự ngưỡng vọng, đủ để không cần bất kỳ một chương trình giới thiệu du lịch nào về ngôi chùa này, chúng tôi cũng hiểu được giá trị vật chất khi xây dựng ngôi chùa và giá trị tinh thần mà ngôi chùa này mang lại cho đời sống của người dân đất nước này. Ngôi chùa có rất nhiều điều đặc biệt, trong đó có mẫu tóc được xem là của đức Phật để lại. Bên cạnh đó những viên kim cương quý giá được đính chung quanh ngôi chùa này cũng là một điểm thu hút khách tham quan, trên đỉnh tháp của nó người ta đã cho đính rất nhiều viên kim cương trong

đó viên lớn nhất và có giá trị nhất là một viên kiêm cương 72 carat. Người dân Myanmar đến đây cầu nguyện rất đông vào mỗi buổi tối, hướng tầm mắt của mình lên đỉnh tháp, bởi theo lời của họ, đó chính là “ mặt trăng của Myanmar”.

sự, bạn phải đến Bagan”. Chúng tôi chỉ là những người bạn, đến từ Việt Nam - một đất nước cũng rất tự hào về nền văn hóa giàu bản sắc của mình – tìm đến với Bagan để hiểu thêm về nét độc đáo văn hóa Myanmar rất riêng, rất độc đáo…

Trong chuỗi hành trình này, chúng tôi còn có cơ hội được đến Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan - vương triều đầu tiên thống nhất các miền đất tạo thành nước Myanmar ngày nay. Đối với người dân Myanmar, Bagan là niềm tự hào của họ, chính vì thế mới có câu nói: “Nếu bạn là người Myanmar thực

Còn rất nhiều những địa danh khác nữa mà chúng tôi đã đi qua. Hãy thử một lần đến với Myanmar, bạn sẽ cảm nhận rất rõ những cảm xúc bồi hồi của chúng tôi lúc này khi nhớ lại những khoảnh khắc chúng tôi hòa mình vào không gian văn hóa, lối sống và tiếp xúc với những con người Myanmar đầy tín ngưỡng, chân chất và hiền lành.

Điểm dừng chân đầu tiên và cũng là điểm để chúng tôi lưu lại là thủ đô Yangoon. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và du lịch của đất nước Myanmar với bao điều hấp dẫn đặc biệt kiến trúc đền chùa đẹp mắt. Ấn tượng đầu tiên về Yangon là sự sôi động và đầy màu sắc của một thành phố mới phát triển. Phong cảnh đẹp, món ăn ngon, nhiều ngôi chùa mang đậm kiến trúc châu Âu được xây dựng từ thời thuộc địa Anh. Đặc biệt Yagon là mảnh đất của những ngôi chùa vàng lớn, lộng lẫy và là niềm tự hào của người dân ở quốc gia Đông Nam Á này. Có nhiều người nói “chưa đến Shwedagon thì xem như chưa đặt chân đến Myanmar” cũng không phải là nói quá. Chúng tôi thực sự thấm thía được câu nói này ngay khi chúng tôi bước chân vào trong ngôi chùa có lịch sử 2500 tuổi này. Đây thực sự là một tuyệt tác kiến trúc và là niềm tự hào lớn lao của người dân Myanmar nói chung, người dân Yangon nói riêng.

16

5 0

5 1


VĂN ĐÀN DE HEUS Chúng tôi góp nhặt những tài năng thơ, văn của các thành viên trong đại gia đình De Heus (bao gồm cả khách hàng của De Heus) với mong muốn chuyển tải tới cho người đọc những xúc cảm riêng tư bất chợt… Trong Tạp chí Nhà nông kỳ này, chúng tôi xin được giới thiệu một bài thơ mộc mạc, chân chất, giản dị như chính con người và nghề nghiệp của tác giả:

Em gái kỹ thuật Thương em gái nhỏ nhà nông, Quanh năm vất vả ao chuồng sớm hôm . Nắng mưa em chẳng ngại ngần, Vịt, gà, cút, ngỗng… em lo từng nhà. Bùn sâu vịt, ngỗng tốt bời bời Mồ hôi ướt áo hay trời đổ mưa Tính sao cho thỏa cho vừa Trăm lo bạn lắng, ưu tư ưu sầu. Sân vườn cây mát em trông: Ngàn chú gà nhỏ tung tăng kiếm mồi, Trong chuồng chim cút véo von Đua nhau đẻ trứng to tròn đáng iu ( yêu). Ôi! Sao thương quá em tôi Đổ bao công sức mong đời ấm no. Lòng người trời có hiểu cho ? Mưa hòa, gió thuận, con đò mãi xuôi. Anna, 16.11.2016

Loa! Loa! Loa: Hãy cùng chúng tôi làm giàu thêm Văn đàn De Heus bằng cách: gửi bài viết của bạn về cho chúng tôi theo địa chỉ:

Lorna.ly@deheus.com

•• Hoặc like và gửi bài trên trang facebook của De Heus tại địa chỉ:

https://www.facebook.com/DeHeus.Vietnam/ Những bài viết được chọn đăng sẽ có phần nhuận bút xứng đáng với chất lượng bài viết của bạn.

16 5 2

4 5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.