No.13
November 2008
Ao làng - Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc
08 37
32
I learn from everyone I learn to sing from my friend, the bird I learn to dream a sweet dream during the winter from my friend, the bear I learn to water the flowers from my friend, the rain Everyone has something for me to learn. I learn and I grow up
03 08 12 14 20 28 31 32 34 37 42 44 50 50
Cóc tin - Một vòng quanh FU Cóc buôn
Hot Cóc - Tiêu điểm trong tháng Tình thầy trò và văn hóa quà tặng
Cóc biết - Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm Mềm mãi mà không cứng
Cóc học - Chuyện học tập của sinh viên Thầy Ký
Cóc sống - Chuyện đời sống sinh viên Lần đầu xuất ngoại
Phóng sự ảnh Hình ảnh thầy cô trong mắt chúng em
Cóc thèm đọc - Mỗi kỳ một cuốn sách Momo
Cóc gương - Những tấm gương về cóc Thầy Quang ”Tròn”
Ếchlish - Ngôn ngữ của họ nhà Ếch Geisha và Maiko
Cóc mộng mơ - Góc vườn sáng tác Những ngày tháng “không yên”
Ếchnology - Cập nhật công nghệ Cách tiết kiệm năng lượng cho máy tính xách tay
Cóc ăn chơi - Chơi mà học học mà chơi Bún đậu nắm tôm
Cóc ngồi đáy giếng - Phía ngoài ao làng FPT Japan - Nơi mơ ước thành hiện thực
Cóc cười - Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười Truyện cười & Tranh vui
Những dòng trên được trích từ một cuốn sách dạy tiếng Anh cho trẻ em. Những câu văn với cấu trúc ngữ pháp và từ vựng vô cùng đơn giản dành cho lứa tuổi mẫu giáo nhưng lại chứa đựng trong mình bao nhiêu là triết lý mà nhiều khi ngay cả những chú Cóc tưởng như đã lớn của chúng ta cũng không phải lúc nào cũng luôn luôn thấu hiểu! Chẳng thế mà thầy Hans đã phải dứt ruột viết nên những dòng thư gửi cho lớp OOP Khóa 2, như: “I can help you. I want to help you. I am waiting in my office every day, all afternoon, to help you with your assignment” trước tình trạng chỉ có rất ít sinh viên đến hỏi và trao đổi với thầy trong khi kết quả cho thấy rất nhiều bạn đang không hiểu bài. Chẳng thế mà những người được coi là tấm gương, là thầy dạy cho các chú Cóc FU về sự ngay thẳng, trung thực như anh Phương bảo vệ với không ít lần tìm thấy và đem trả lại cho sinh viên laptop, điện thoại di động đã bị gọi một cách rất xấc xược trên diễn đàn bởi một vài chú Cóc thiếu văn hóa. Ngày 20/11 đang tới gần, mong rằng các chú Cóc đáng yêu của chúng ta sẽ biết trân trọng và biết cách học hỏi một cách thực chất hơn từ tất cả những người thầy ở xung quanh ta, dù đó là những giáo sư tiếng tăm hay chỉ là những chị lao công đang ngày đêm cần mẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc tin FPT ĐẦU TƯ 82,59 TỶ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT – GIAI ĐOẠN I Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thành lập Tổng công ty phân phối và phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng Trường Đại học FPT – Giai đoạn I”. Theo đó, Hội đồng quản trị Công ty đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Trường Đại học FPT – Giai đoạn I”, với tổng mức đầu tư dự kiến là 82,59 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trong 02 năm. Trường Đại học FPT – Giai đoạn I được xây dựng tại Khu Giáo dục – Đào tạo, Khu Công nghệ Hòa Lạc, Huyện Thạch thất - Hà Nội, với diện tích đất có hạ tầng kỹ thuật 6,5ha, diện tích sàn xây dựng khoảng 14.200 m2 sàn. Trong đó 1 khối giảng đường – 5 tầng khoảng 8.300 m2 sàn; 2 khối ký túc xá và nhà ở – 5 tầng khoảng 5.400 m2 sàn; 1 khối dịch vụ 1 tầng khoảng 500m2 sàn. Sau khi hoàn thành giai đoạn I, cơ sở của trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ đáp ứng được đủ điều kiện học tập và sinh hoạt cho hơn 3,000 sinh viên. Toàn bộ thiết kế của dự án được thực hiện bởi công ty Nihon Sekkei (Nhật Bản). Công ty FPT Land sẽ phụ trách toàn bộ việc thi công công trình. Cũng trong dịp này, Hội đồng cũng nhất trí hợp nhất Công ty Phân phối FPT (FDC), Công ty Công nghệ di động FPT (FMB), Công ty Bán lẻ FPT (FRT) thành Tổng công ty Phân phối FPT. Thời gian bắt đầu đi vào hoạt động là 01/01/2009. Đồng thời, thông qua việc đổi tên giao dịch bằng tiếng Anh và trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt bằng thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Theo đó, Tên giao dịch bằng tiếng Anh mới của Tập đoàn FPT sẽ là FPT Corporation.
KHƠI NGUỒN SÁNG TẠO Tháng 11/2008, trường Đại học FPT sẽ tổ chức chương trình hoạt động với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo” nhằm hưởng ứng Tuần lễ tôn vinh tinh thần doanh nhân toàn cầu (GEW – Global Entrepreneurship Week) tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình là một trong hàng loạt các hoạt động thường niên của GEW trên khắp thế giới diễn ra từ ngày 17-23/11. Đây là lần đầu tiên tuần lễ GEW được tổ chức tại Việt Nam với nhiều hoạt động đa dạng, trong đó chương trình Café kết nối (Connection Café) dự kiến diễn ra vào ngày 15/11 tại
Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM sẽ do trường Đại học FPT tổ chức. Tập đoàn FPT và Nhà xuất bản trẻ sẽ tài trợ cho hoạt động này. Chương trình Café kết nối “Khơi nguồn ý tưởng” sẽ là sân chơi độc đáo mới lạ của giới trẻ với 6 khu hoạt động chính gồm: kết bạn nhanh và trò chơi tập thể, đối thoại với khách mời là các doanh nhân và người thành đạt trên
Tuần lễ GEW 2008
các lĩnh vực kinh doanh - văn hoá giải trí – giáo dục (talkaoke), cafe sách cùng đọc và bình luận, game giả lập kinh doanh, triển lãm ý tưởng sinh viên, thử làm nhà tuyển dụng (walkin interview). Khách mời giao lưu với các bạn sinh viên gồm Th.S Đỗ Thanh Năm (Chủ tịch HĐQT, GĐ Công ty tư vấn Win Win), ông Hoàng Minh Châu (Phó TGĐ Tập đoàn FPT), ông Lý Trường Chiến (GĐ Trí Tri Corporation), nhà báo & Th.S tâm lý Nguyễn Công Vinh, nhà thơ Ly Hoàng Ly, đạo diễn Mỹ Khanh, diễn viên Mai Thu Huyền và các ca sỹ Tiến Đạt, Minh Thư, Thảo Trang. Tham gia những hoạt động này, sinh viên Đại học FPT và các trường sẽ được truyền cảm hứng nhằm kích thích tinh thần dám làm, được kết nối để tạo ra mạng lưới giữa các bạn trẻ nhằm hỗ trợ họ tìm kiếm và thực hiện các ý tưởng, được định hướng từ các doanh nhân. GEW là sự kiện thường niên được đề xuất bởi Make Your Mark (http:// www.makeyourmark.org.uk) và Kauffman Foudation. Theo đó trong tuần lễ GEW sẽ có hàng loạt sự kiện và hoat động diễn ra tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ để tăng cường sự nhận thức của cộng đồng về vai trò của doanh nhân, kích hoạt sự sáng tạo của giới trẻ và định hình họ ở một thế hệ doanh nhân trong tương lai.
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TÌM KIẾM THÔNG TIN CHO SINH VIÊN KHÓA IV Nhằm trang bị cho sinh viên những phương pháp tăng cường kỹ năng tìm kiếm thông tin – một trong những kỹ năng quan trọng của một Kỹ sư Công nghệ thông tin, trong tháng 11/2008 trường Đại học FPT tiếp tục triển khai khóa học kỹ năng tìm kiếm thông tin tập trung cho các bạn sinh viên khóa IV. Bộ môn Phát triển cá nhân của Trường đã phối hợp cùng một số chuyên gia của Công ty phần mềm
No.13 November 2008 I
3
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc tin
FPT Software (Fsoft) để chia sẻ và giới thiệu cho sinh viên những kỹ năng cơ bản và các tình huống thực tế trong quá trình tìm kiếm thông tin. Khóa học khai giảng vào ngày 15/11, kéo dài trong 4 tuần, mỗi buổi gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Các bài tập thực hành được chia làm nhiều loại theo các cấp bậc từ tìm kiếm đơn giản đến phức tạp. Giảng viên và quan sát viên sẽ làm việc rất kỹ lưỡng về thói quen và tư duy khi sinh viên tìm kiếm thông tin (Ví dụ sử dụng công cụ tìm kiếm gì? Tư duy phân tích từ khóa? Cách thức đánh giá thông tin?...). Từ đó các bạn sinh viên có thể tự đánh giá được trình độ của mình và có thể xác lập được bước đầu những kỹ năng tìm kiếm thông tin cơ bản. Giảng viên của khóa học là anh Vũ Huy Tuyền, đến từ dự án Neopost (Pháp) của Fsoft. Sau khóa học tìm kiếm thông tin được tổ chức lần đầu tiên, nhiều sinh viên đã tạo mối quan hệ thân thiết, thường xuyên trao đổi với anh các bài tập về code, được anh tư vấn và giúp đỡ rất nhiều. Ngoài việc học trên lớp, các bạn sinh viên cũng chia sẻ được nhiều điều từ các giảng viên Fsoft, giúp sinh viên hình dung sinh động và thuyết phục hơn về những yêu cầu thực tế của ngành lập trình. Sau khóa học, những sinh viên có nỗ lực và đạt qua các yêu cầu của khóa học sẽ được Trường cấp chứng chỉ.
Các sinh viên xuất sắc trong Lễ sơ kết học kỳ Mùa hè năm 2008
LỄ SƠ KẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 Ngày 11/11, Trường Đại học FPT đã tổ chức Lễ sơ kết Học kỳ II năm 2008 và trao phần thưởng cho các sinh viên và tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động phong trào. Sinh viên Võ Thanh Quảng lớp SE0207 đã vinh dự nhận danh hiệu “Cóc vàng” – sinh viên xuất sắc nhất toàn trường với giải thưởng là một máy tính xách tay của nhà tài trợ HP trị giá 1.000USD. Có tổng số 27 sinh viên các khóa được nhận giải thưởng sinh viên có thành tích học tập xuất sắc với mỗi giải thưởng trị giá 1 triệu đồng. Bên cạnh đó là các giải thưởng dành cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào như: Giải thưởng Phong trào cá nhân, giải thưởng phong trào tập thể, giải thưởng dành cho các Cóc đặc biệt. Học kỳ II năm 2008 của Trường Đại học FPT bắt đầu từ ngày 12/05/2008
TỔ CHỨC ĐÊM NHẠC MỪNG NGÀY 20/11 Ngày 20/11, nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam của trường Đại học FPT, sinh viên FPT đã tổ chức một đêm nhạc mang phong cách Rock để gửi tặng các thầy cô với tiêu đề: “Teacher, I will rock you!”. Đêm nhạc với sự góp mặt của Band nhạc FU và Facing (band nhạc của tập đoàn FPT) chịu trách nhiệm về nhạc đệm, các ca sỹ chính là sinh viên và có cả các cán bộ giảng viên cùng tham gia. Trong đêm nhạc,
4
I No.13 November 2008
đến 16/08/2008 đối với khóa 1A, 1B và khóa 2, từ 13/03/2007 đến 05/07/2008 đối với khóa 3. Trong học kỳ này, các lớp đã chủ động tổ chức các hoạt động tập thể, dã ngoại để tăng tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong lớp. Các lớp cũng chủ động liên kết với các lớp khác để tổ chức các hoạt động phong trào. Các CLB tiếp tục phát triển vượt bậc với sự ra đời của một loạt các CLB mới như: Nhóm Rainbow; Ban nhạc FU Band… Trong đó có những CLB đã duy trì hoạt động thường xuyên, thu hút được nhiều thành viên tham gia như CLB Thuật toán; CLB Hiphop. Có nhiều CLB còn tham gia tích cực vào các cuộc thi trong trường và chủ động cùng nhà trường tổ chức các event, từ ý tưởng đến việc tham gia vào các nội dung chương trình. Trong tương lai những hoạt động như vậy sẽ tiếp tục được chú trọng phát triển nhằm tạo môi trường thực tế cho sinh viên rèn luyện và phát triển cá nhân.
các ca khúc quen thuộc như: “Em yêu trường em”, “Cô và mẹ”, “Bài ca người giáo viên nhân dân” hay “Cô giáo Tầy cầm đàn lên đỉnh núi”... được chơi với phong cách rock trẻ trung, mạnh mẽ đầy nhiệt huyết như chính tấm lòng của sinh viên FPT muốn dành tặng tới các thầy cô giáo của mình. Hoạt động này một lần nữa thể hiện sự sáng tạo, trẻ trung pha chút “nghịch ngợm” phá cách của sinh viên FPT, gắn bó hơn nữa tình cảm thầy trò vốn đã vô cùng gần gũi thân thiện bấy lâu nay.
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc buôn ĐIÊU ĐỨNG MÙA MƯA LŨ Trong trận lụt lịch sử vừa qua tại Hà Nội, trưởng đoàn xe của FU – anh Cường đen đã được cử đi học lớp lái xuồng máy cấp tốc để đảm bảo vẫn có thể đưa đón Cóc Hiệu trưởng đi về Nội Bài an toàn. Nhận xét và yêu cầu duy nhất của giảng viên khóa học với học viên Cường đen là không được để ngã xuống nước, đặc biệt ở những khúc như sông Tô Lịch để đảm bảo không bị “lặn mất tăm”. Cũng trong đợt lụt này, cô Suzuki, Trưởng bộ môn tiếng Nhật, đã phải gửi email cho Cóc Hiệu phó xin không đến dự họp giao ban để nhận lương thực cứu trợ của BGH vì điều kiện không cho phép. Trong thư có đoạn viết: “Khu nhà em vẫn bị ngập sâu, tại thời điểm bây giờ nước vẫn đến ngang hông, mọi người khu này không đi ra ngoài được, cái xe Honda của em lại bị chết máy. Em vẫn còn lương khô, có điện và Internet nên dù bị mất nước 3 ngày rồi nên em vẫn làm việc ở nhà được”.
ĐẬM ĐÀ TÌNH CẢM VIỆT - NGA Trong chuyến viếng thăm và làm việc với Ban giám hiệu của FU, đoàn các giáo sư Nga đến từ trường Đại học quốc gia Phương Nam (xếp hạng 4 trong các trường Đại học Liên bang Nga) đã có được một ấn tượng cực kỳ sâu đậm về trường ĐH FPT và những hiểu biết về văn hóa, truyền thống cũng như tình cảm với nước Nga của các thầy cô trong Ban giám hiệu. Giáo sư Visnhiakov, Trưởng khoa tự động hóa và kỹ thuật tính toán, thậm chí đã tâm sự là ông tìm thấy tại Việt Nam một số điều mà nước Nga
đã đánh mất. Đặc biệt nhất là sau khi cùng BGH FU hát các bài hát Nga nổi tiếng, các GS Nga đã được Cóc Hiệu phó Khắc Thành hát cho nghe những bài hát Nga mà họ chưa bao giờ biết tới và được nghe. Đặc biệt nhất là bài hát chia động từ Liubit (Yêu) mà dịch nôm na ra tiếng Việt (có dấu để đảm bảo hát đúng nhạc) như sau: Tào (tao) yêu Mày yếu (yêu) Nó yêu Chúng tao yêu Chùng (chúng) nó cũng yêu
RA MẮT TỪ ĐIỂN CÓCKIPEDIA Theo dự báo của Ủy ban dự báo tương lai Cóc mò của làng Cóc FU, nếu tốc độ xuất hiện các thuật ngữ sử dụng riêng trong Ao làng như Ếchnology, Ếchlish, Cóc buôn, Cóc mộng… không thay đổi như hiện nay thì đến đúng 15 giờ 35 phút ngày 13/01/2017, sẽ không còn ai có thể đọc và hiểu được các trang báo Cóc đọc nữa. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu diễn giải cho mọi người, Ao làng và Ban biên tập báo Cóc Đọc đã quyết định từ số Cóc Đọc tới sẽ mở thêm chuyên mục từ điển Cóckipedia để diễn giải các thuật ngữ trong ngôn ngữ nhà Cóc bằng… các thuật ngữ mới hơn. Các chú cóc trong Ao làng có thể đóng góp cho từ điển này bằng cách gửi diễn giải đến để Ban biên tập nghĩ ra thuật ngữ tương ứng và cho xuất bản. Kính mời các bạn đọc đón xem.
LOẠN CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG CỦA AO LÀNG Tiếp theo thành công của tờ báo Cóc đọc, một loạt dự án liên quan
đến các cơ quan Input và Output của Làng cóc FU đã và đang được triển khai. Nổi bật nhất trong các dự án này và đã gặt hái được những thành công ban đầu là dự án Cóc nghe (code name là Rainbow) và dự án Cóc nhìn (code name là Invisible). Trao đổi với phóng viên Cóc Đọc, ông Dũng Điếc Tai (Đánh Trống Đến Tối Đếch Thèm Đi Toalét hay viết tắt là Dũng ĐT4), Chủ nhiệm dự án Cóc nghe (thấy) Rainbow cho biết: “Trong vòng 2 năm tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch khai thác hết các giác quan của loài Cóc để đảm bảo thông tin và kiến thức từ các Cóc Cụ, Cóc Thầy chuyển xuống sẽ không thể có lối nào thoát đi được. Cụ thể trước mắt sau Cóc đọc, Cóc nhìn, Cóc nghe sẽ đến lượt Cóc ngửi, Cóc sờ, Cóc liếm, …”
CÓC FU KHÓA 1 SẮP SỬA ĐẠT YÊU CẦU LÀM RUỐC Như đã biết, ruốc cóc là một món ăn rất bổ dưỡng dành cho các trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương hay các bà mẹ đang mang thai. Theo thông báo từ ông Đinh Quang Thái, chủ lò làm ruốc cóc RAC (trực thuộc công ty Fsoft) nổi tiếng nhất ở Hà Nội, các chú cóc K1 của FU đã sắp đạt đủ yêu cầu để đưa vào dây chuyền sản xuất ra thứ ruốc hảo hạng chuyên phục vụ cho các khách hàng Nhật, Mỹ, Sing, Mã, Úc và châu Âu bị còi xương hay suy dinh dưỡng cấp độ 1. Tuy nhiên để đảm bảo bí mật công thức sản xuất cũng như để đề phòng việc sử dụng quá liều, các khách hàng này sẽ chỉ được sử dụng các món đã được tổng hợp và chế biến bởi các Trung tâm sản xuất (G) của Fsoft chứ không được sử dụng trực tiếp món ruốc này. Tin đặc biệt hơn là các đầu bếp đến từ Fsoft Japan và Fsoft Singapore đã quyết định đặt hàng 4 thùng ruốc K1 tốt nhất để phục vụ trực tiếp cho khách xem tiếp trang 06 hàng đến từ 2 khu vực này.
No.13 November 2008 I
5
Cóc tin
Một vòng quanh FU THÊM BẰNG CHỨNG CHO THẤY LOÀI CÓC CÓ TỐ CHẤT BẨM SINH ĐỂ LÀM CNTT Hội thảo khoa học tốc hành về Cóc được tổ chức tại quán Trà Hoa cuối đường Nguyễn Phong Sắc đã đưa ra một kết luận rất quan trọng là loài Cóc có tố chất bẩm sinh để học tập và làm việc trong ngành CNTT. Ai không tin thì cứ thử lắng nghe thì sẽ thấy Cocmese (ngôn ngữ loài Cóc) là ngôn ngữ nhị phân, trong đó Ộp là 1 và Oạp là 0. Điều đó cho thấy loài Cóc đã sử dụng các nội dung số ngay từ khi mới ra đời và có lẽ điều này đã giúp cho loài Cóc có thể kiện lên tận trời (các tín hiệu số được truyền đi ổn định và chính xác hơn các tín hiệu analog). Chỉ có một khuyết điểm duy nhất ở loài Cóc là do sử dụng ngôn ngữ nhị phân nên các chú Cóc của chúng ta đều mắc bệnh nói lắm. Các bạn cứ thử tưởng tượng xem để đọc lên được tên tờ báo của mình là Cóc Đọc, các chú Cóc phải dùng tới 48 tiếng Ộp, Oạp. Ví dụ từ Cóc trong ngôn ngữ Cóc được đọc như sau: Oạp Ộp Oạp Oạp Oạp Oạp Ộp Ộp Oạp Ộp Oạp Oạp Ộp Ộp Ộp Ộp Oạp Ộp Oạp Oạp Oạp Oạp Ộp Ộp Do vậy, việc các Cóc Cụ của chúng ta có thể diễn thuyết hàng giờ cũng không phải là một điều quá lạ lẫm. Vì thực ra có mấy nội dung đâu! Hơn thế nữa, từ Cóc trong tiếng Anh có nghĩa là TOAD, viết tắt của Tools for Application Developers, rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất sản xuất phần mềm. Các bạn có thể tìm thấy TOAD for Oracle, TOAD for DB2 là những bộ công cụ được sử dụng khá phổ biến trong giới phần mềm. Tham dự Hội thảo có các nhà Cóc học (Toadologist) hàng đầu của Việt Nam như Cóc nhân tạo (nhân sự và đào tạo) ĐạtPP, Cóc ngoáy (bút) Tuấn BAT cùng các phóng viên, biên tập viên của báo Cóc đọc.
MỞ LỚP TIẾNG VIỆT CHO CÁC GIẢNG VIÊN NƯỚC NGOÀI
6
I No.13 November 2008
Trước thực trạng một số lớp do giảng viên nước ngoài dạy chuyên ngành có biểu hiện trầm lắng hoặc xoay sang nói chuyện, Ao làng đã xem xét và nhận định nguyên nhân là do những lớp này chưa có đủ tự tin trong giao tiếp và trao đổi bài bằng tiếng Anh.
nước, cơ thể có thể ướt toàn diện, quần áo có thể ướt chứ nhất quyết không để ướt laptop, hàng trăm Cóc đã đội laptop lên đầu để bơi tới trường đảm bảo học tập. Tuy nhiên trời thì vẫn mưa to, nên có nhiều Cóc thà bị điểm danh thi lại chứ không chịu hỏng laptop, hơn nữa đây là cái cớ hợp tình hợp lý để các Cóc chùm chăn ở nhà chơi games. Tình hình mưa lụt phức tạp nên các thông báo của nhà trường về việc nghỉ học hay không luôn được chuyển đến một cách gấp gáp qua hệ thống email, cả Ao hồi hộp chờ mail thông báo nghỉ đông vui nhộn nhịp như chờ tin chiến thắng vậy. Nhiều kẻ chơi ác lợi dụng sự mong chờ và cả tin của các Cóc đã làm mail nặc danh thông báo nghỉ làm cả Ao lao đao.
Giải pháp được coi là khả thi nhất hiện nay là mở lớp dạy Tiếng Việt cấp tốc cho các giảng viên nước ngoài để các thầy cô có thể dạy bằng Tiếng Việt, khiến các bạn sinh viên tự tin giao tiếp và nâng cao hiệu quả học tập hơn. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được vì các thầy cô hiện nay đang học tiếng Việt rất nhanh như một sự đầu tư nghiêm túc cho chuyên môn. Các thầy cô cũng hy vọng qua đó truyền được ý thức đó tới các Cóc, để các Cóc cũng tập cách đầu tư nghiêm túc cho học tập như một sự trách nhiệm với chính mình. Nếu dự án này thành công, FU sẽ là trường xa xỉ nhất Việt Nam khi thuê giảng viên nước ngoài về trường để giảng bằng tiếng Việt.
HẬU QUẢ NẶNG NỀ TỪ MƯA LŨ Những tưởng đã là họ nhà Lưỡng cư thì Cóc nhà ta sẽ chẳng ảnh hưởng gì khi trời mưa to hay ngập lụt, thế nhưng đó là Cóc đơn thuần, chứ giờ Cóc này là Cóc có Laptop và Cóc đi học võ nên mọi chuyện khác nhiều và nhìn chung là vất vả không sao kể hết. Trước tiên là đánh vật với dòng
Việc học Võ cũng khá nan giải khi trời hết mưa nhưng đường vẫn ngập, đi hay không đi, được nghỉ hay không được nghỉ luôn là khái niệm lập lờ khiến cho nhiều Cóc khốn đốn. Có hôm đến học được thì lại được thông báo nghỉ, có hôm các Cóc lười nghĩ là không học thì hôm đó lại học. Nạn nhân điển hình là ông ::Leo:: người nổi tiếng với một topic fan club đồ sộ (trong đó quá nửa là do ông tự spam), ông có lẽ giờ sẽ nổi tiếng hơn khi là người đầu tiên bị cấm thi sau mùa lũ do không đủ điều kiện về giờ học. Xin “chúc mừng” ông.
THƯ VIỆN NAY THÀNH SIÊU THỊ MÁY TÍNH Việc Trường đột ngột có thêm gần 700 laptop khiến phát sinh rất nhiều vấn đề, ai đi qua thư viện đều lầm tưởng đây là 1 cửa hàng bán máy tính khi các Cóc ngồi dầy đặc và đương nhiên trước mặt là một chiếc máy tính. Nhìn lướt qua có vẻ môi trường hiện đại và năng động, nhưng qua kiểm duyệt thì không nhiều các màn hình đó đang là bài tập, còn lại là game, lướt web hoặc đơn giản là ngồi xem ảnh nghe nhạc cho thư giãn. Cán bộ thư viện không ngớt
Cóc tin
Một vòng quanh FU phàn nàn về trật tự của thư viện đang xuống cấp, biết làm sao được khi các Cóc cứ luôn miệng bàn tán hỏi han nhau về máy tính, tranh nhau ổ cắm điện hoặc thi thoảng lại chửi đổng và tranh thủ “buôn” khi mạng vừa down. Chính lý do này khiến phòng Hành chính đang gấp rút mua hơn 1000 khăn mặt sạch và các trang thiết bị khử trùng bằng hấp nhiệt để trang bị cho thư viện. Thời gian tới trước cửa thư viện sẽ có 1 bảo vệ, ngoài nhiệm vụ kiểm tra thẻ sinh viên, anh bảo vệ này còn có nhiệm vụ nhét khăn sạch được khử trùng vào mồm các Cóc để đảm bảo thư viện trật tự trở lại, đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo các Cóc. Dự kiến sẽ có các khăn vị dâu tây, vị xoài, vị mắm, vị cơm (dành cho giai đoạn gần bữa ăn)… để phục vụ các Cóc.
nay bé hơn và lại nằm ẹp xuống chứ không nghểnh cao đầu ngạo nghễ. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Quang Tròn – Giám đốc Công ty Phun sơn cho tượng Cóc đã ậm ừ trả lời như sau: “À thì… đó là tượng Cóc cái, nên nó hơi bé và nằm ẹp xuống” (!!!???)
GIẢI BÓNG ĐÁ SINH VIÊN – “NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG LÀM” Với phong trào đá bóng sôi sục tại các lớp, nhất là khi vừa có thêm 24 lớp K4 nhập cuộc, việc tổ chức giải bóng đá là điều tất yếu. Dự kiến giải Ao Cup này sẽ diễn ra hoành tráng không thua kém gì Sông Cup hay Đầm Cup trong và ngoài nước, kèm theo đó là lượng cầu thủ đông đảo và cổ động viên lên tới cả trăm ngàn người.
Để giải quyết tận gốc các vấn đề về kiến thức sử dụng laptop cho K4, các Cóc khoá trên đang mở lớp “Laptop thật là đơn giản” với những kiến thức sơ đẳng như: “Làm sao để mở laptop và khởi động”, “Làm thế nào để nghe nhạc và xem ảnh” hay “Sự khác nhau cơ bản giữa chuột máy tính và chuột cống”…
TƯỢNG CÓC VÀNG LÀ… CÓC CÁI Ngày 11/11 vừa qua đã chứng kiến sự “lên ngôi” của Quảng Kun khi anh dành được danh hiệu Cóc Vàng Học kỳ 2 năm 2008 với phần thưởng là 1 chiếc máy tính HP trị giá 1000USD. Bên cạnh đó, Quảng Kun được nhận 1 bức tượng Cóc (có mầu vàng) để về trưng bày cho danh hiệu cao quý này. Tuy nhiên khác với tượng Cóc của 2 kỳ trước, tượng Cóc năm
Điểm đặc biệt năm nay là giải đấu được các Cóc tự đứng ra tổ chức và chịu kinh phí về sân bãi và trang phục thi đấu. Nhà trường sẽ “ủng hộ” giải toàn bộ kinh phí về trọng tài và giải thưởng. Hơn 30 đội bóng đang gấp rút tập luyện và làm dáng để chuẩn bị xung giải, điều này hứa hẹn một giải đấu mang nặng tính biểu diễn và sẽ kéo dài trong nhiều tuần mới xong. Điều này có thể sẽ làm cho các đội gặp nhiều rủi ro trong việc duy trì quân số trước bão chấn thương, bão ngủ quên và bão học lại…
LỚP HỌC NHẢY BỊ CHUỘT RÚT ĐUÔI Nhảy vốn là cách đi lại quen thuộc của họ nhà Cóc. Tuy nhiên để tạo nên một môi trường toàn cầu hoá, Trường vừa tổ chức một lớp học Nhảy kiểu Ếch cổ điển. Lớp học nhảy có sự góp
mặt của đông đảo các nam thanh nữ tú nhà Cóc, chưa kể những cán bộ ế chồng như NaNa cũng bon chen vào học để nuôi hy vọng mong manh. Buổi tập đầu, sau phần khởi động không thua kém gì Vovinam, các Cóc học điệu Chachacha. Về lý thuyết, các bước nhảy chia làm 4 nhịp, 3 nhịp đầu là bước chân, 1 nhịp sau dùng để ngoáy “đuôi” (mặc dù chỉ là một phần vô hình còn rơi rớt lại từ thời nòng nọc). Với một số Cóc điệu có thói quen đi hơi lắc đuôi thì việc ngoáy đuôi không khó lắm, nhưng với đa phần các Cóc CNTT thì đều sở hữu một cái đuôi nặng nề nên việc lắc theo hình chữ Chi như giáo án quả là nan giải. Ban đầu nhịp ngoáy chậm thôi mà đã có mấy Cóc mất đà ngã vồ lên nhau. Về sau, cô giáo chơi nổi đếm nhịp nhanh quá, các Cóc cứ thế mà ngoáy, chưa được 3 phút đã quá nửa số Cóc bị chuột rút đuôi vẹo hết cả người. Thế mới biết làm CNTT ngồi nhiều nó khổ thế nào. Từ nay ngoài học nhảy ra, các Cóc đi lại cũng sẽ đi luôn theo kiểu ngoáy đuôi hình chữ Chi để khởi động thật kỹ trước khi tập nhảy.
NICK LẠ RỐI LOẠN DIỄN ĐÀN Gần đây các Cóc tham gia diễn đàn svfpt.net thấy xuất hiện một loạt các Nick lạ lấy cảm hứng từ Bao Thanh thiên, điểm chung là các Nick này đều bắt đầu bằng từ Bao, tuy nhiên tên thì rất chi là …(hic hic đỏ mặt lắm)… như là BCS, BQĐ… thậm chí số lượng mỗi tên rất đông, có đợt diễn đàn lên tới BQD 9… Khi phỏng vấn Ban Quản trị diễn đàn mới được biết, việc xuất hiện những nick “đỏ mặt” kia là xuất phát từ một nhân vật có nick là Police (Kẻmà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy) người này đã dùng trà xanh đóng chai C2 mua chuộc các thành viên đầu lĩnh của Ban Quan trị do đó có khả năng lũng đoạn rất ghê gớm.
xem tiếp trang 52
No.13 November 2008 I
7
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Tôi đã từng có lúc hồn nhiên và cũng có lúc chẳng được hồn nhiên như thế. Chẳng biết là từ đâu và cũng chẳng nhớ là bị ảnh hưởng từ ai mà hồi còn học lớp 3, tôi cứ khăng khăng với ý nghĩ là mình bị xếp thứ 2 trong lớp là do bố của cậu bạn được xếp thứ nhất (đồng thời là Trưởng ban phụ huynh) tặng quà “sang hơn” cho cô giáo. Vì rõ ràng mình học Toán giỏi hơn, thỉnh thoảng cậu ấy vẫn phải nhờ mình giải hộ bài. Văn cũng chẳng kém, vì mình còn đạt giải thi học sinh giỏi thành phố cơ mà. Các bạn trẻ ngày nay có lẽ không tưởng tượng được cái thời khó khăn của những năm 79, 80 hồi bấy giờ. Mỗi lần 20/11, bọn trẻ con chúng tôi đa phần chỉ có đủ điều kiện để mua tặng thầy cô những cây dừa làm bằng phim nhựa cũ, hay những khung ảnh các diễn viên của bộ phim truyền hình nổi tiếng nhất thời bấy giờ là phim Trên từng cây số. Tôi có ông anh họ cũng làm giáo viên mà lại là giáo viên thể dục (tức là không phải môn quan trọng), chết cười là mỗi lần sau ngày 20/11 trong nhà tràn ngập các cây dừa và khung ảnh làm từ phim, để lại thì cũng tội mà vứt cũng không xong. Hiếm hoi mới có gia đình đủ điều kiện như gia đình của cậu bạn vừa nhắc đến hoặc phải cả Ban phụ huynh của lớp mới có khả năng mua tặng các thầy cô một vài cân cam hay một vài hộp sữa Ông Thọ. Ngày đó mọi người vẫn gọi đùa ngày 20/11 là ngày Hiến cam các nhà giáo (nhại từ tên gọi cũ của ngày 20/11 là Ngày hiến chương các nhà
8
I No.13 November 2008
Một ngày 20/11 nữa lại tới gần. Với tôi lại thêm một lần đối mặt với những cảm giác buồn buồn. Nhớ về thầy cũ, bạn bè và những kỷ niệm hồi cắp sách đã xa là một phần nhưng có lẽ phần nhiều là vì phải chứng kiến cái “văn hóa quà tặng” khi nhìn các cô cậu học trò hồn nhiên có, lo lắng có, tính toán có, tíu tít rủ nhau đến thăm nhà các thầy cô giáo. giáo). Nhớ lại những cảm xúc bồng bột trẻ thơ của mình hồi đó cũng cảm thấy ngường ngượng dù cho đến tận bây giờ cũng chẳng biết việc đó thật hư thế nào. Dù sao thì bây giờ mình cũng đã đủ chín chắn để có thể thông cảm hơn cho hoàn cảnh của xã hội ngày ấy, chỉ còn cảm thấy tội tội cho tâm hồn của đứa trẻ 9 tuổi đã phải có những ý nghĩ như vậy … Lớn hơn chút nữa, việc đến thăm và tặng quà các thầy cô mỗi dịp 20/11 đã trở thành một thói quen, một truyền thống của xã hội, một phản xạ tự nhiên chẳng cần đến những băn khoăn “dở hơi” như sau này. Tất nhiên cũng có không ít những thầy cô mà bọn tôi thực sự rất yêu quý và mong muốn được có dịp bày tỏ tình cảm của mình. Tôi nhớ mãi lần cùng lớp đến thăm thầy giáo dạy Toán rất vui tính mà chúng tôi quý mến, tôi đã “sáng tạo” bày trò để cho lớp mua một bao tải bỏng ngô. Và thế là kết hợp với những cốc nước lọc ở nhà
thầy, cả lớp và thầy đã được một bữa liên hoan no nê và cực kỳ thú vị. Thầy thú nhận là chưa bao giờ có được món quà đặc biệt như thế. Còn cô con gái của thầy ngày đó còn bé tý sau này tình cờ thế nào lại trở thành quân trong nhóm làm phần mềm của tôi thì luôn luôn nhắc lại cái kỷ niệm rất đáng nhớ đó. Những năm du học, món quà duy nhất tôi tặng cho thầy giáo hướng dẫn là một bức tranh sơn mài nhỏ để làm kỷ niệm sau khi bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp. Còn những dịp lễ lạt, kỷ niệm gặp các giáo viên ở trên trường mọi người chỉ cần nói một lời chúc, một cái bắt tay hay một tấm thiệp đã là quá đủ để thể hiện tình cảm của mình. Và chẳng vì thế mà tôi không luôn biết ơn và nhớ tới thầy giáo của mình; tôi tin chắc rằng ông cũng rất hiểu điều đó. Trở về nước, những cảm giác năm xưa đột ngột trở lại. Và tôi còn
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
sốc hơn khi mắt thấy tai nghe những tiêu cực khi mà không ít các học sinh, đặc biệt là sinh viên phải thực hiện các “nghĩa vụ” của mình nếu muốn có kết quả tốt hơn, nếu muốn được thầy cô “quan tâm” hơn. Tôi biết rằng còn có vô vàn các thầy cô đang ngày đêm hết lòng và công tâm vì học sinh hay sinh viên của mình nhưng chẳng thể nào không buồn trước cái “văn hóa quà tặng” đang ngày càng phổ biến và trầm trọng trong xã hội. Với cấp học lớn hơn, xã hội phát triển hơn, giá trị các món quà cũng tăng lên. Nhưng có lẽ theo đó tình cảm thầy trò trong những dịp này cũng trở nên nhạt hơn bao giờ hết. Đến nhà thầy cô như chạy sô, để cho hết nghĩa vụ và yên tâm không thua kém bạn bè là hiện tượng phổ biến. Đến nhà thầy cô để nhờ vả, xin xỏ một điều gì đó cũng không phải là chuyện hiếm. Có người biện luận rằng việc đến thăm và tặng quà các thầy cô giáo là biểu hiện của tình cảm, là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Nhưng biểu hiện tình cảm và lòng biết ơn thì có thể có nhiều cách và ở bất cứ lúc nào cơ mà? Tại sao quà tặng lại nhất thiết phải có giá trị? Tại sao có những sinh viên
đến tiền ăn còn phải tiết kiệm từng đồng nhưng vẫn phải gom góp, vay mượn từ mọi nguồn để có thể tặng quà thầy cô? Tại sao có không ít sinh viên vốn chẳng ưa gì ông thầy nhưng vẫn phải đến thăm tặng quà để rồi sau lưng lại thi nhau bình phẩm, nói xấu? Gạt sang một bên chuyện tiêu cực trong cái “văn hóa quà tặng” này thì việc tặng quà có giá trị còn gần như trở thành vấn đề sỹ diện hão của mỗi người. Ngay cả khi đến thăm thầy cô với mục đích trong sáng và không vụ lợi thì cũng ít ai dám đến chơi với lời chúc xuông hay tặng những món quà ít giá trị, những món quà do tự tay mình làm ra chẳng hạn. Phải chăng cái “bệnh sỹ” này cùng với suy nghĩ chúc mừng thầy cô mà không có quà sẽ bị coi là “không bình thường” đã dẫn đến tình trạng là sinh viên nếu không có ý định (hay nghĩa vụ) tặng quà thầy cô thì cũng lờ luôn, thậm chí không nói được một lời chúc mừng hay bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình nữa. Phải chăng chúng ta đang trở thành những con người vô cảm, vô ơn chỉ vì chúng ta không có điều kiện để có quà cáp, tặng phẩm cho thầy cô? Phải chăng chỉ chúc mừng thầy cô qua email, qua những lời chúc xuông hay tặng những món quà giản dị là việc đáng xấu hổ?
Tại Tập đoàn FPT từ lâu đã có truyền thống nhân viên không bao giờ phải tặng quà cho sếp. Chúng ta cũng rất mừng là tại môi trường FU không có bất cứ dấu hiệu nào của tiêu cực trong quan hệ với các thầy cô giáo. Nhà trường luôn mong muốn các sinh viên hãy thể hiện lòng biết ơn của mình một cách thực chất, sáng tạo và tiết kiệm nhất vì các em còn rất nhiều khó khăn. Chỉ một tấm thiệp tự làm, một bài hát tự thu âm hay thậm chí chỉ là một email bày tỏ lòng biết ơn cùng lời chúc sáng tạo đều là những món quà vô giá với những thầy cô của FU. Tin rằng về khoản sáng tạo này thì sinh viên FU chắc chắn sẽ không thiếu. Và điều quan trọng là đừng quên nhớ đến bất cứ một người thầy nào đã cho ta ít nhiều những bài học trong đời, dù đó không nhất thiết phải là những người mang danh nghĩa giáo viên, các thầy cô đứng lớp và dạy ta trực tiếp. Những người như anh Phương bảo vệ xứng đáng được tôn vinh và nhớ đến trong những ngày này vì bài học về lòng trung thực và sự tận tụy. Sẽ là ai nếu không phải thế hệ trẻ đứng ra thay đổi một thói quen không còn phù hợp? Sẽ là ai nếu không phải thế hệ trẻ dám mạnh dạn vượt qua cái “văn hóa quà tặng” này để đưa mối quan hệ con người trở nên thực chất hơn, trong sáng hơn và cũng lãng mạn hơn?
Cóc buồn
No.13 November 2008 I
9
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
suy nghĩ của tôi phần nào. Tôi bắt đầu cảm thấy thân thuộc với những cái tên “anh Dũng Đê Tiện”, “chị Hà dài”, “thầy PhongNX” hay những cách gọi tương tự đối với những lãnh đạo trên Tập đoàn đáng tuổi cha chú mình như anh Nam già, anh BìnhTG…
Bạn bè tôi ngoài FU thường hỏi chuyện: “Trường bạn học những môn gì?”, “Học phí đóng như thế nào?” hay “Trường bạn giáo trình các môn bằng tiếng Anh hết à?”. Người ta nói về FU với một sự tò mò lớn. Tò mò về cơ sở vật chất, tò mò về giáo trình, tò mò về phương thức giảng dạy. Và điều tò mò lớn nhất là con người. Họ thường muốn biết những con người tại FU có điểm gì khác biệt so với các trường đại học khác. Đặc biệt, mối quan hệ thầy trò của chúng tôi tại FU trở thành mối quan tâm nhiều nhất với dư luận và là chủ đề nói chuyện thường xuyên trong những buổi gặp gỡ bạn bè. Như một công ty nhưng giống một gia đình Có người nhận xét: “Vì FU là một phần của FPT, mang hơi hướng của một doanh nghiệp nên thầy trò quan hệ với nhau thỏa mái hơn, tựa như mối quan hệ của đồng nghiệp trong một công ty”. Điều đó đúng một phần. Nhớ lại những ngày trước khi nhập học vào FU, tôi có nhận được một bức thư gửi cho tất cả các sinh viên nhận học bổng và vay tín dụng có chữ ký của Tổng Giám đốc Trương Gia Bình. Trong đó, có một câu khẳng định rằng: sinh viên đã vào FU thì sẽ được người FPT nói chung coi là một đồng nghiệp. Tôi cảm thấy vị trí của mình – một sinh viên chân ướt, chân ráo mới vào trường được thay đổi trong tích tắc. Và ngày đầu tiên tại FU, khi được gặp anh DũngĐT, chị Hà dài với vẻ thân thiện và cách xưng hô rất bình dị “Anh – chị - em” làm cho tôi
10
I No.13 November 2008
cảm thấy khoảng cách giữa người lớn và “trẻ con” tại FU như được rút ngắn lại. Hồi ấy, nghe một sinh viên khóa I nhắc tới thầy Phong với danh từ rất gia đình: “anh Phong”, tôi thoáng ngỡ ngàng, và thầm nghĩ rằng sao sinh viên nhà mình lại “bất lịch sự” như vậy. Nhưng rồi thời gian tại FU đã thay đổi
Bình thường, khi giảng bài trên lớp ở các bộ môn chính thống, các thầy giáo, cô giáo của chúng tôi thường xưng hô rất lịch sự “mình – các bạn”. Nhưng đôi khi, nhiều thầy giáo trẻ vẫn nhầm xưng “anh” khi trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Còn những bộ môn như soft skills, chúng tôi vẫn gọi “thầy cô giáo” của mình là anh chị ngay từ đầu. Nhưng đối với sinh viên FU, cho dù gọi những người thầy, người cô yêu quý theo cách nào đi chăng nữa, thì đằng sau đó cũng là cả một sự tôn trọng. Điều đó, có khi còn đáng quý hơn những cách xưng hô bề ngoài là lịch sự nhưng khi thầy cô quay đi thì nói xấu. Rất may mắn là tại FU không có điều đó. Hay nếu có trường hợp, chúng tôi có nói một vài câu nhận xét “đúng” về anh Dũng “sau lưng” thì điều đó cũng không có nghĩa là chúng tôi nghĩ xấu về anh, đơn giản chỉ vì chúng tôi yêu quý những người thầy, người cô, người anh, người chị của mình đến nỗi muốn đưa họ vào câu chuyện thường ngày mà thôi.
Tình cảm của các Cóc
Thầy PhongNX - Hiệu phó Trường ĐH FPT trong giải bóng đá SV FU
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Tập thể cán bộ nhân viên Trường Đại học FPT Một lần, dạo qua blog của một bạn lớp SE0209 cũ, nơi có post một đoạn chat của bạn với cô Hà. Nếu như không phải là tôi biết cô là cô giáo chủ nhiệm 209 từ trước thì tôi không thể tin rằng đây lại là một đoạn chat của sinh viên và giảng viên. Hay nghe một người bạn của tôi ở lớp SE0205 mới kể về những tiết học tiếng Nhật của cô Quỳnh Anh: không giờ nào là cô không bị trêu lên bờ, xuống ruộng, nhưng điều đó lại khiến cho giờ học hứng thú hơn. Và chúng tôi cũng chẳng bao giờ ngại ngần đặt cho mỗi thầy cô của chúng tôi những cái tên ngộ nghĩnh khác nhau như anh Dũng Đê Tiện, anh Hiếu Bụng To, thầy Trung Baby, cô Vân nhí nhảnh… Thậm chí, báo Cóc Đọc, nội san của nhà trường, tờ báo được phát hành ra cả bên ngoài cũng sẵn sàng “tiếp tay” bằng cách dành nguyên một trang truyện cười hút khách để xây dựng hình ảnh cho các thầy cô. Forum svfpt.net cũng là nơi bày tỏ tình cảm của sinh viên qua các topic như kiểu “Simiru sensei’s fan club” hay “Đọc thư của thầy Hans mà rơi nước mắt”.
cô ở FU không những không tỏ ra khó chịu mà nhiều khi còn thích thú. Những giờ học tiếng Anh của cô Setaita thường là những lúc Cóc FU trở lại thời thơ ấu của mình bằng cách tranh nhau bánh kẹo từ cô giáo, rồi cười khanh khách với nhau. Thầy Hans – một giáo viên đến từ Mỹ thì luôn trăn trở xem liệu sinh viên có hiểu mình giảng bài hay không. Thầy đã mail cho tất cả sinh viên của thầy để các bạn hiểu được thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ từng người. Tôi nhớ, trước đây khi được học cô Hồng Hạnh, rất nhiều lần cô hỏi riêng về từng sinh viên: bạn này yếu phần nào, bạn kia mạnh phần nào? Hay những anh chị bên tổ Soft Skills thì thường xuyên nghĩ cho sinh viên theo kiểu “Lớp SE20X có bạn Y rất tích cực mấy buổi đầu nhưng giờ có vẻ nản, chắc có vấn đề gì đây?”. Các thầy cô giáo bên tổ tiếng Nhật thì thể hiện trí nhớ tuyệt vời bằng cách thuộc lòng hết tên sinh viên chỉ trong mấy buổi học đầu, thậm chí thuộc từng bài test để khi các Cóc kiến nghị, cô giáo cũng chẳng cần “lật lại hồ sơ” cũng có thể đọc được lỗi sai.
Tình cảm của các thầy cô
Giảng viên và sinh viên FU không hổ danh dạy, học tập tại một trường Công nghệ thông tin. Bất kì một môn học gì, từ C, Database, đến Toán,
Bị trêu trọc là vậy, nhưng các thầy
English… các Cóc cũng có thể liên lạc trực tiếp với các thầy cô qua mail và được reply rất nhanh chóng, đầy đủ. Việc thầy trò add blog, comment cho nhau hay chat tâm sự là những chuyện bình thường như cơm bữa. Thậm chí, việc sinh viên phone trực tiếp cho anh Nam - Trưởng phòng Quản lý đào tạo cũng được khuyến khích 24/24. Nhiều Cóc tâm sự, nhiều lúc rất muốn đến trường chỉ vì nhớ thầy, nhớ bạn, thèm được “trêu” thầy cô giáo. Quan hệ thầy trò thoải mái tại FU đã giúp chúng tôi giảm bớt áp lực của những deadline, những bài test dày đặc. Và 20/11 ở FU cũng giản dị nhưng chân thật như chính tình cảm của chúng tôi dành cho các thầy cô vậy. Không phải là những buổi tối, cán bộ lớp hẹn hò mang quà tới nhà thầy, không phải là những tính toán chi li về vật chất mà là những tấm lòng thực sự dù không được biểu hiện qua những bó hoa hay quà cáp gì vì tất cả chúng tôi đều hiểu, thầy cô giáo của chúng tôi không cần những điều như thế…
Eagle
No.13 November 2008 I
11
Cóc biết Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm
Kỳ 4 – Tiếp theo Cóc Đọc số 12
Chương III: THƯƠNG MẠI Nếu hiểu chương trình có khả năng thương mại là chương trình có thể bán được tiền thì chương trình thương mại đầu tiên của FPT là chương trình tính dự toán công trình do anh Bảo, Nam và Hùng râu làm cho anh Nhuận. Lúc đó FPT còn có một xí nghiệp Cơ-Điện-Lạnh do anh Nguyễn Đức Nhuận làm Giám đốc chuyên nhận các công trình thiết kế hệ điều hòa. Thấy các kỹ sư cặm cụi tính toán các dự toán rất phức tạp, nhất là mỗi khi phải thay đổi kinh phí hay Nhà nước thay đổi các thông tư nghị định cho xây dựng cơ bản, Hùng Râu nảy ra ý định tự động hóa. Khi nghe hắn trình bày xong, anh Bảo cười khẩy, rồi cặm cụi lập trình luôn. Tôi khi đó đang học nghề cũng mon men xin một chân viết chương trình đọc các file tham số để truyền cho chương trình tính và in của anh Bảo. Khi in ra được một tập giấy dày, anh Nhuận phấn khởi lắm. Hùng Râu khẳng định là anh có trả cho 3 chúng tôi 1.000.000 đồng (một số tiền khá lớn vào năm 1989 khi lương của chúng tôi chỉ là 30.000/tháng) và hắn đã chia đều cho 3 người. Tuy nhiên tôi chẳng nhớ là mình đã nhận được đồng nào cả. Có lẽ vợ đã thu hết mà không biết. Không biết chương trình của chúng tôi có giúp được gì không, nhưng anh Nhuận đã thắng thầu đề án lắp đặt hệ thống thông gió cho Đài truyền hình Việt Nam trị giá hơn 1 tỷ đồng. Một cuộc đấu thầu có tính chất lịch sử đầu tiên của FPT, mở màn cho seri thắng lợi của anh Ngọc và anh Bảo sau này. Tôi vẫn còn nhớ là được dự liên hoan ở Nhà hàng Quốc Tử Giám cực kỳ sang trọng. Về sau này cũng có nhiều Công ty chuyên về làm và bán các phần mềm dự toán này. FPT không hiểu sao không quan tâm nữa. Sau vụ này anh Nhuận trở thành nhân viên tiếp thị máy tính đắc lực. Câu
12
I No.13 November 2008
nói cửa miệng của anh là “Máy tính hay lắm, ấn một cái là nó in ra lung tung cả”, rất có ấn tượng với khách hàng. Sau một thời gian, anh Nhuận tách ra khỏi FPT lập thành Emeco, nghe nói làm ăn cũng phát đạt. Rất lâu sau đó, chiếc máy tính Foremost lịch sử đầu tiên của FPT vẫn còn chạy ở văn phòng xí nghiệp. Đã có lúc nghe nói FPT sẽ mua lại để làm kỷ niệm nhưng chẳng thấy ai thực hiện cả.
Typo4 Không hiểu những người khác thế nào, đối với tôi, đề án có tính chất quyết định trong việc trưởng thành như một người lập trình và quản trị dự án là đề án với mật danh là Typo4. Chắc là tôi phải dành nhiều trang hơn cho đề án này. Số là trong thời gian du học tại Grenoble, Pháp, anh Ngọc có quen được với một anh Việt kiều tên là anh Long, cũng là một fanatic trong lập trình. Chắc chắn là đã nghe không ít hơn một lần bài giảng của anh Ngọc về sự thông minh của các lập trình viên Việt Nam, anh Long ôm mộng về nước tổ chức lập trình làm ăn lớn. Và anh làm thật. Lần đầu tiên tôi gặp anh là khoảng giữa năm 1989, trong buổi họp đầu tiên với các lập trình viên “tài năng và giàu kinh nghiệm” của Việt Nam. Tôi còn nhớ là rất ngạc nhiên, quái lạ ông Việt kiều này còn gầy hơn cả mình. Vâng một người nhỏ thó, nhưng kế hoạch của anh thì không hề nhỏ. Thuở đó Windows còn là một thuật ngữ hết sức xa lạ. Bản thân tôi mới nhìn thấy một lần bản Windows 1.0 tại Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục, và thấy nó hết sức không thân thiện. Tuy nhiên, anh Long đã nhìn thấy trước tương lai tươi sáng của Windows, anh quyết định bỏ tiền túi, về Việt Nam chiêu mộ quân
sĩ. Typo4 là code name của chương trình lên trang chuyên nghiệp chạy trên Windows mà anh Long định thực hiện. Nói chuyên nghiệp là để phân biệt với chương trình Ventura lúc đó đang rất thông dụng. Theo anh Long, Typo4 không nhằm mục tiêu đại trà mà chỉ để dành cho các nhà in chuyên nghiệp. Tôi còn nhớ sở dĩ gọi là Typo4 là để nhấn mạnh khả năng tách làm 4 màu của mỗi bản in. Qua anh Ngọc, anh Long liên kết với khoa Tin học Bách Khoa để thuê địa điểm và tuyển mộ quân sỹ. Do có chân trong FPT, vả lại hồi đó chúng tôi cũng chưa có việc làm, anh Ngọc kết nạp tôi với anh Bảo vào đội. Anh Bảo thì rõ vì lúc đó anh đã tham gia vào rất nhiều đề án lập trình và đã là một người nổi tiếng. Còn đối với tôi đó là một sự may mắn. Trong mấy tháng đầu tôi toàn lo bị đuổi. Có đến hơn 10 người tham gia vào đề án. Sau đó rơi rụng bớt chỉ còn có anh Ngọc, tôi, anh Bảo, Mr. Vũ Đức Vượng, Mr. Nguyễn Văn Lợi, Mr. Tô Thành. Sau này có thêm Trần Ngọc Trí viết về truyền tin và Mr. X chuyên dịch các lệnh in của Windows sang dạng Postscript. Cũng muốn nói thêm một chút về những đồng nghiệp này. Thực ra thì tôi cũng nhận bừa là đồng nghiệp vì lúc đó chưa thể dám coi mình là lập trình viên. GS Đại học Bách Khoa Tô Thành hồi đó có một chương trình rất ấn tượng mà chúng tôi hay gọi là Hoa thơm Bướm lượn (tôi có nhắc tới lúc đầu). Chương trình này có thể coi như là chương trình Multimedia đầu tiên giới thiệu những khúc thơ tình trong cảnh một đàn bướm và chuồn chuồn dập dờn dưới tiếng nhạc réo rắt. Bây giờ tôi thấy vẫn còn có chỗ dùng chạy demo. Hay nhất là cách anh vẽ những bông hoa bằng các đường sin ngẫu nhiên, rất đẹp.
Cóc biết Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm Vũ Đức Vượng, học ở Bungari về, về sau còn có một thời gian dài hợp tác với FPT để làm các chương trình lễ tân khách sạn và kế toán. Có thể nói không ngoa là anh có mặt trong buổi ban đầu của Balance. Hiện nhà tôi còn có cái tủ do anh môi giới một người đóng hộ. Nguyễn Văn Lợi là một trong số ít những người Việt Nam được học ở Bỉ. Đó là lứa năm trước chúng tôi, cả một khóa được phân đi Rumani, vì lý do gì đó bọn Ru từ chối, thế là lại được sang tư bổn. Đúng là Tái ông mất ngựa. Anh Lợi làm ở Viện Điện tử, cũng là một địa chỉ Tin học nổi tiếng thời bấy giờ. Lại nói về Typo4. Việc đầu tiên chúng tôi phải làm là lăn ra học Windows và MS C. So với Turbo C đang rất phổ biến hồi đó, lập trình MS C là cả một cực hình: vừa chậm, vừa không có WorkBench, không có debug. Tuy nhiên đổi lại MS C có khả năng Link thành file to để load từng đoạn và hơn nữa tương thích với Win. Để nghiên cứu, anh Long mua hẳn bộ SDK của Win 2.1 rất tân tiến. Và chúng tôi bắt đầu làm quen với WinMain, GetMessage, GetDC, BitBlt,... Tất nhiên so với các bạn làm Visual Basic bây giờ, chúng tôi trông giống những ông thợ xây chứ không phải nhà kiến trúc. Còn nhớ, điều làm tôi rất bất mãn lúc bấy giờ là Win không có hàm OpenFile() standard. Mỗi đứa viết một kiểu. Như một người thiết kế tổng thể, anh Long đã bỏ ra rất nhiều thời gian để quy định các phương thức để mọi người có thể làm việc với nhau. Một trong những cách đó là hàm của ai viết phải có tên của người đó ở đầu, chẳng hạn Vdv_MenuX() hiểu ngay là hàm của Vũ Đức Vượng. Chúng tôi còn học cách chia sẻ và chuyển các cấu trúc dữ liệu rất bổ ích. Chỉ riêng có một điều anh Long không thành công, đó là bắt chúng tôi làm tài liệu một cách có bài bản. Không hiểu là tự chúng tôi dốt hay thực sự việc đó cũng không cần thiết. Làm được một thời gian, anh Bảo được hội làm nhận dạng mời đi Pháp dài hạn. Chúng tôi chính thức còn 5 người. Anh Ngọc chuyên lo vẽ và lập trình các loại DialogBox, trong Win
2.x còn khá phức tạp. Anh Lợi chuyên trách về Editor. Vượng về menu và các hàm khung. Tôi và Tô Thành làm việc khá chặt chẽ với nhau. Theo thiết kế, trang in sẽ là một tổ hợp các hình hình học có chứa text hoặc image ở bên trong. Kiểu như Frame trong Word. Tô Thành chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các objects đó bao gồm các hình chữ nhật, elip và zigzag. Nhiệm vụ của anh là thông báo cho tôi trên một line, chỗ nào là chỗ trống cho text. Nhiệm vụ của tôi là đọc text từ buffer của Editor và fill vào những chỗ trống đó theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của typography. Thiết kế đòi hỏi rất cao, các hình là tùy ý và có thể quay, chồng chéo lên nhau, có thể transparent hoặc solid. Về mis en page (lên trang) cũng rất khắt khe. Tôi còn nhớ chúng tôi phải phân biệt đến 8 loại space (ký tự trắng) thể hiện như nhau trong điều kiện bình thường nhưng khác nhau cơ bản khi co giãn để lên trang. Một ví dụ để nói lên sự đòi hỏi đó: thuở đó, Win chưa có font true type. Để thể hiện đúng kích thước của từng chữ, tôi phải dùng các font scalable như Roman. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là display rất chậm. Một hôm tôi mới láu cá, tính sẵn từng dòng và play cả dòng kiểu máy in dòng. Tốc độ được cải thiện đáng kể. Phấn khởi, hôm sau gọi anh Long đến demo, không dè anh chửi cho té tát: “Tôi không cần các anh làm nhanh, mà cần các anh làm đúng. Anh phun ra từng dòng, thì ai đảm bảo khoảng cách giữa các chữ là đúng”. Vậy đó, chúng tôi phải tính chi li khoảng cách giữa các chữ cái trong bảng font để đảm bảo phân bố text một cách tối ưu nhất theo yêu cầu của người dùng. Tất nhiên không phải chỉ có được. Chúng tôi cũng đã bao nhiêu lần kéo nhau ra quán, đòi đập chén bỏ việc vì chẳng hiểu vì sao làm mãi vẫn thối. Chẳng hiểu vì sao ông Long vẫn không hài lòng. Lòng tự trọng nhiều lúc cao ngùn ngụt. Mâu thuẫn chủ yếu là cách đánh giá công việc giữa cá nhân từng người và anh Long. Sau này khi có dịp phụ trách thiết kế tôi mới hoàn toàn thông cảm với những lo toan của anh Long. Cũng may là hồi đó tôi chưa biết
gì, nên toàn ngồi im, vả lại anh Ngọc luôn luôn là người đứng ra hòa giải. Vì thế anh em tôi vẫn đi được đến cùng mà không sứt mẻ. Sau chín tháng 10 ngày, sản phẩm cũng được ra đời. Vì in là in ra file postscript nên phải mang sang tận Bộ Nội vụ có một máy LaserWriter mới in được. Khi anh Long mang bản in thử về, anh em chúng tôi ai cũng thấy sướng. Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết một chương trình khác có thể lên được những trang đẹp như vậy. Không hiểu anh Ngọc còn giữ mẫu nào không. Tuy như anh Long nói, định 10 mới chỉ làm được 3, Typo4 thực sự đã là trường học lớn đầu tiên cho tôi. Lần đầu tiên tham gia một chương trình lớn tôi đã gặp may khi được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại nhất, được làm việc dưới sự chỉ huy của một người giàu tham vọng và biết cách thực hiện nó, được làm việc đòi hỏi tính đồng đội cao trong một môi trường gần gũi và thoải mái. Cám ơn anh Long và Typo4 rất nhiều. Bài học Typo4 cũng chỉ ra rất rõ những điểm mạnh và yếu của những người lập trình trong nước. Rõ ràng chúng ta có những lập trình viên giỏi, sáng tạo, có khả năng thực hiện được những công việc đồ sộ, phức tạp. Nhưng chúng ta thiếu những người có tầm nhìn xa hơn, đoán được trước xu hướng phát triển, đi vào lĩnh vực mới. Trong số ít ỏi những người có khả năng đấy, than ôi, hầu như không ai có đủ sự dũng cảm và tự tin để chọn đó làm sự nghiệp của đời mình. Các đề án xuất sắc của 3C, AIC, Viện Tin học mãi mãi chỉ là những kỷ niệm đẹp vì không có người dám đặt cược sự thành đạt của mình vào những sản phẩm đó. Năm tháng trôi đi, càng ngày chúng ta càng nhận thức được rằng tiềm năng duy nhất của Công ty và Đất nước chỉ là con người. Và công nghệ phần mềm dường như đã thuyết phục được các chính khách như là con bài chủ đạo trên con đường Việt nam tiến lên xã hội mới. Ngày nay chúng ta ngậm ngùi nhớ lại những cơ hội đã bị bỏ qua. Để bắt tay vào lại từ đầu. (Còn nữa)
No.13 November 2008 I
13
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Ngay từ khi còn bé, học tiểu học tôi đã được nghe kể nhiều về thầy Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương về lòng kiên trì và vượt qua khó khăn. Ngày 08/11 tôi mới có dịp được gặp thầy trong chương trình nói chuyện chuyên đề cho sinh viên, thật xúc động biết bao. Tuy đã về hưu nhưng dường như tình yêu công việc và cuộc sống luôn chảy trong thầy, mỗi một ngày là một khám phá mới kể cả việc được lắng nghe và quan sát.
Yêu văn từ nhỏ nhưng để được cắp sắch tới trường với một học sinh không còn đôi tay lành lặn là cả một quá trình đấu tranh gian khó với thầy. Đấu tranh với chính bản thân để vượt qua sự tự ti, thầy đã trở thành một minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của nghị lực. Hôm nay được nghe thầy nói, tôi cảm nhận được từ giọng nói của thầy bầu nhiệt huyết căng tràn. Thầy kể cho chúng tôi nghe cả thời thơ ấu tới khi học đại học, khi được gặp bác Phạm Văn Đồng, khi trở về quê nhà Nam Định làm giáo viên… Nghe thầy kể, tôi phải ra ngoài mấy lần cho nước mắt không trào ra. Càng ngưỡng mộ thầy, tôi càng thấy mình được ưu ái quá nhiều. Mình có cả đôi bàn tay lành lặn nhưng mình còn quá ích kỷ và hay kêu ca, than thở. Đôi khi lại rơi vào tình trạng chán chường khi việc học hành chưa suôn sẻ, các điều kiện chưa được như ý muốn. Tôi ước ao mình có được nghị lực để vượt qua chính bản thân mình chứ không phải chỉ là những khó khăn. Tôi học được từ thầy một điều rằng: Việc khó không phải do vóc dáng mà do chính suy nghĩ của chúng ta. Thầy kể cho chúng tôi về niềm
14
I No.13 November 2008
đam mê đọc sách. Sách không chỉ là người bạn trung thành trong mọi hoàn cảnh dù yếu đau hay gian khó, sách đã cho thầy sự phong phú về tinh thần, sức mạnh nghị lực sống và những tấm gương vĩ đại để phấn đấu. Thầy có thể đọc sách ở mọi nơi và đọc bất kỳ cuốn sách nào mà có thể mượn được. Những trang sách đã tôi luyện nên thầy, một thầy giáo dạy văn được nhiều thế hệ học trò ngưỡng mộ. Thầy dạy văn không chỉ đơn giản là mang lại cho các em kiến thức mà mang lại cho các em tâm hồn và tình yêu với cuộc sống, giúp cảm hóa và xây dựng nên tính cách mỗi người.
trồ thán phục khả năng kỳ diệu ấy như tiếp thêm sức mạnh và chứng minh lời thầy dặn dò: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Kính phục thầy biết bao khi suốt gần 60 năm qua, đôi chân ấy đã làm mọi việc thay cho đôi tay một cách thuần thục. Dường như đám học trò chúng tôi đứa nào cũng tò mò muốn nhìn thấy thầy viết bằng đôi chân và thế là không ngần ngại thầy đã ký tặng cho chúng tôi rất nhiều và còn cắt hẳn một bông hoa bằng giấy cho chúng tôi nữa. Những ánh mắt ngạc nhiên, những lời trầm
Bê Bê
Biết ơn thầy thật nhiều, dẫu thầy chưa một lần đứng trên bục giảng giảng bài cho tụi em, nhưng những chia sẻ quý giá hôm nay sẽ là hành trang cho chúng em bước đi vững vàng hơn trong cuộc sống. Chúng em sẽ nhớ câu nói thầy đã nhắc trong “Thép đã tôi thế đấy”: “Hãy sống sao cho đến khi chết đi không phải xót xa ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí”.
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
HỌC TỪ CUỘC SỐNG NẾU VÀO GOOGLE, GÕ TỪ KHÓA “DANH NGÔN HỌC TẬP”, BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC VÔ SỐ CÁC ĐƯỜNG LINK MÀ TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA NHIỀU VĨ NHÂN ĐÃ ƯU ÁI DÀNH CHO SỰ HỌC. ĐIỀU ĐÓ CŨNG KHÔNG CÓ GÌ LẠ BỞI HAI CHỮ “HỌC TẬP” XỨNG ĐÁNG CÓ VỊ TRÍ VINH DỰ ẤY, XÉT CHO CÙNG CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI CHẲNG QUA LÀ MỘT QUÁ TRÌNH HỌC HỎI. CHÚNG TA ĐẾN NHÀ TRẺ THÌ HỌC HÁT, HỌC VẼ, HỌC CHƠI RỒI ĐẾN HỌC CHỮ, HỌC LÀM TOÁN, HỌC VIẾT VĂN, HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở BẬC PHỔ THÔNG. VÀO ĐẠI HỌC, CHÚNG TA HỌC CHUYÊN MÔN. VIỆC HỌC KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở ĐÓ MÀ NÓ CÒN TIẾP DIỄN KHI CHÚNG TA RỜI KHỎI GHẾ NHÀ TRƯỜNG ĐỂ ĐI LÀM, LẬP GIA ĐÌNH HAY CÓ NHỮNG VỊ TRÍ MỚI. Học từ thầy cô Thầy cô từ lâu đã trở thành một hình tượng đẹp trong lòng học sinh. Chúng ta được giáo dục từ nhỏ cách tôn trọng thầy cô như một nguyên tắc sống trong xã hội. Cho dù giáo dục hiện đại với những trang thiết bị hỗ trợ học tập hoàn hảo thì những chiếc
máy tính hay những cuốn sách cũng không thể thay thế hết công việc của một người thầy. Bởi đằng sau những công việc chính thức, thầy cô giáo còn quan tâm đặc biệt tới học sinh, sinh viên, dành thời gian suy nghĩ, lo lắng cho sinh viên. Hình ảnh thầy giáo cùng sinh viên trong liên hoan để hàn gắn một hiểu nhầm nào đó, hay cô giáo tâm sự với từng sinh viên ở FU hẳn không còn xa lạ với các Cóc. Những công việc đó một chiếc laptop có thể làm được chăng?
Học từ bạn bè Người ta thường nói “học thầy không tày học bạn”. Đôi khi, trong cuộc sống, bạn chính là người ta học hỏi được nhiều nhất. Chúng ta thường thích hỏi bạn bè bài vở hơn thay vì mang tới thỉnh giáo thầy cô. Vì sự nhiệt tình và thấu hiểu của bạn bè giúp chúng ta cảm thấy đỡ xấu hổ hơn khi không hiểu bài. Ở FU, thường có những project được làm theo nhóm. Một khía cạnh nào đó thì đây cũng là dịp để chúng ta học hỏi nhau trong quá trình làm việc. Ngoài ra, trong cuộc sống còn nhiều tình huống mà bạn bè có thể học hỏi từ nhau. Ví như khi nhìn thấy tấm gương một người bạn học giỏi sẽ làm bạn suy nghĩ và xem xét lại chính bản thân mình. Bạn bè còn là người dạy cho ta cách sống. Khi học Cấp III, có thể một ngày bạn đến trường 4 tiếng, đi học thêm 3 tiếng và đi chơi 1 tiếng. Điều đó có nghĩa là bạn gặp bạn bè một ngày 8 tiếng, bằng một phần ba thời gian của một ngày. Còn khi lên Đại học, nếu bạn ở trọ cùng một người bạn thì trừ 8 tiếng ngủ, một ngày thời gian bạn gặp gỡ, học tập, giao lưu cùng bạn bè chiếm hẳn 16 tiếng. Vậy chẳng phải bạn bè chính là người ảnh hưởng lớn nhất tới mỗi chúng ta hay
sao? Đến một ngày nào đó, bất chợt chúng ta nhìn lại, thấy bản thân mình thay đổi, đang sống luộm thuộm lại trở nên ngăn nắp giống người bạn cùng phòng. Hay bạn đang ghét tiếng Nhật lại trở nên hứng thú với nó mỗi khi bạn của bạn học từ mới. Sự ảnh hưởng ấy chẳng phải là điều chúng ta đang mong muốn hay sao?
Học chính mình Hẳn các Cóc Khóa 2 và Khóa 3 còn nhớ tỷ lệ hiệu quả học tập giữa các phương thức học mà bộ môn Soft skills đã giới thiệu trong khóa học làm việc nhóm: tự học (70%), học từ những người xung quanh (20%), học chính quy (10%). Con số trong giây lát đã gây ngỡ ngàng với nhiều Cóc bởi hóa ra bản thân mỗi chúng ta lại là người thầy lớn nhất của chính mình trong cuộc đời. Hơn nữa, khi học càng cao, người ta lại càng thích tự nghiên cứu, tự học để tìm được những kiến thức là của chính mình, những kiến thức mà đôi khi thật khó khăn và gượng ép nếu tiếp nhận từ người khác. Mặt khác, cuộc sống cũng có những điều mà trường lớp, thầy cô không dạy. Đó chính là lý do vì sao mỗi chúng ta không bao giờ ngừng tự học để hoàn thiện bản thân. Các bạn đã nhiều lần được nghe kể về tấm gương tự học của Bác Hồ hay Lênin với câu danh ngôn nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”. Đôi khi chúng ta lại nghĩ những vĩ nhân đó quá xa vời bởi họ là người đặc biệt. Nhưng mỗi chúng ta có biết rằng việc “tự học” là một món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho tất cả mọi sinh vật, trong đó có con người? Từ khi sinh ra, một đứa trẻ đã phải tự học cách thở, tự học cách bú mẹ. Rồi sau đó em bé phải tự học cách lẫy, cách bò, cách đi. Làm được điều này, đứa trẻ cần sự giúp đỡ của người lớn nhưng phần nhiều là nhờ chính bản thân.
No.13 November 2008 I
15
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Học từ gia đình Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta. Thật thiếu xót nếu không nhắc đến ảnh hưởng của gia đình với mỗi người. Cuốn sách nổi tiếng tại Trung Quốc năm 2001 “Em phải đến Havard để học kinh tế” của tác giả Lưu Diệc Hoa đã khẳng định việc học tập tại gia đình có ý nghĩa như thế nào trong việc phát triển mỗi con người. Bạn có thể nhận thấy rằng, khi mình đang học ở FU, đang có những tính cách và phẩm chất như chính bạn hiện nay một phần rất lớn, xuất phát từ những ngày thơ ấu tại gia đình. Chúng ta phần nào đó có điểm giống các bậc cha mẹ, không chỉ do gene di truyền mà còn do ảnh hưởng bởi những thói quen khi từng ngày ở bên cha mẹ.
Học những người xung quanh Câu chuyện “Ba người thầy vĩ đại” kể về nhà hiền triết Hồi giáo
Tạm biệt Xuân Hoà các Cóc Khóa 4 trở lại FU để bắt đầu chuỗi ngày gian nan vất vả trong sự kỉ luật và cường độ học tập. Nhưng ngày đầu tiên đi học, đến với ngôi trường mới do bản thân mình chọn, ai cũng có những cảm xúc riêng, hào hứng, hy vọng và suy tư. Những cảm xúc này sẽ khó có thể tìm lại được sau đó, khi chúng ta đã quen hơn với việc ngày ngày tới trường nghe giảng. Trong bài
16
I No.13 November 2008
Hasan. Trước khi qua đời, ông đã kể lại chuyện về những người thầy của mình, trong đó có ba người dạy cho ông những điều lớn lao nhất từ những sự việc tưởng như tầm thường. Người thầy thứ nhất là một tên trộm không bao giờ biết nản lòng khi thất bại. Người thầy thứ hai là một con chó đã chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng mình và người thầy thứ ba là một đứa trẻ thông minh đã cho ông thấy mình nhỏ bé đến chừng nào. Trong cuộc sống, chúng ta có thể trải qua rất nhiều tình huống như Hasan nhưng hiếm khi chúng ta đúc kết được bài học. Chúng ta thường lướt qua cuộc sống ở vị thế là người đứng trên với suy nghĩ kiêu kì như: “Cậu ta học kém mà, có gì mà học hỏi chứ” hay “Nó chỉ là một đứa trẻ con”… Câu chuyện về Hasan đã giúp tất cả những người có suy nghĩ như trên hiểu rằng người xung quanh chúng ta, ai cũng là thầy. Anh DũngĐT đã có lần nói đùa: “Kể ra mấy thằng nghiện ngồi ở đường tàu cũng là thầy của mình đấy.
viết này, tớ muốn chia sẻ với các bạn về những suy nghĩ của tớ khi lần đầu tiên bước vào FU.
Môi trường học mới Học ở Đại học quả thật là rất khác so với học ở Cấp ba, nhất là khi bạn học ở FU. Những năm phổ thông, tớ ngại đi học vì mỗi lần đến lớp là được nghe cô giáo đọc và chép lại một số câu trong sách giáo khoa. Điều này đặc biệt đúng trong môn tiếng Anh vì hầu như cả lớp tớ thi Đại học khối
Vì nó dạy mình rằng đừng bao giờ mắc nghiện”. Mới đầu mọi người đều cười, nhưng đằng sau đó là ẩn ý nhắc nhở về một thái độ học hỏi từ mọi người trong mọi lúc, mọi nơi. Hình ảnh anh BìnhTG, tuy đã là Tổng Giám đốc của Tập đoàn nhưng vẫn không ngừng học từ nhân viên của mình đã cho những người trẻ tuổi như chúng ta nhiều suy nghĩ. Một số Cóc, mặc dù chưa có kiến thức uyên thâm nhưng đã vội coi thường những người xung quanh, vội nhăn mặt khi nhìn tên mình trong danh sách của một nhóm yếu. Chính những thái độ đó làm hạn chế khả năng học hỏi của chúng ta. Hi vọng rằng Cóc FU có thể đặt hai chữ học tập vào đúng vị trí của nó trong nhận thức. Khi cả xã hội đều đang chuyển động đi lên với bao điều mới mẻ thì việc chúng ta đóng cửa ngủ quên, ngừng học hỏi sẽ là cách để trở thành người của quá khứ.
Puppy
A. Bước vào FU môn học đầu tiên Khoá 4 được học là tiếng Anh thực sự khiến tớ rất thích thú. Các thầy cô không giảng bài mà hướng dẫn sinh viên, khuyến khích sinh viên nói bằng ngoại ngữ. Tớ vốn nhút nhát nên suốt 12 năm học phổ thông, tớ chưa một lần đứng trước lớp trình bày một vấn đề gì cả, dù chỉ là nói bằng tiếng Việt. Thế nhưng tại FU, lần đầu tiên tớ dám đứng trước lớp nói bằng tiếng Anh. Lúc nói thì cũng ngắc ngứ, cũng run lắm, nhưng mà khi trình bày xong tớ cảm thấy thật thú vị, không biết có bạn nào có cảm giác như tớ không? Cô Setaita đã đánh giá kết quả của lần nói đó là: “You see. I don’t understand you. Everyone doesn’t understand you”. Hôm nay, tớ hỏi một số bạn trong lớp về cảm nhận của các bạn sau hơn một tuần học tại FU. Có bạn tâm sự
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
rằng mỗi ngày ở đây, bạn cảm thấy học được rất nhiều. Có bạn lại chia sẻ vì khi thi đầu vào cố gắng quá nên giờ thấy hơi đuối. Một số bạn muốn được dạy thêm cả ngữ pháp và từ vựng nữa vì đây là nền tảng căn bản của việc nghe, nói và viết. Thật trùng hợp khi hôm nay cũng là buổi đầu tiên thầy Khánh chuyển sang dạy các bài tập dạng này. Có lẽ chính thầy cũng cảm thấy cần bồi dưỡng thêm về cấu trúc câu và từ mới cho sinh viên.
tiên ra để biện hộ. Vậy nên dù bị đánh vắng một buổi nhưng thật lòng, tớ nhận ra được nhiều cái có giá trị hơn.
lẽ họ biểu diễn bằng cả trái tim. Khi biểu diễn tiết mục Rock and roll, họ đề nghị tất cả cùng nhảy. Khi một số bạn đã vào nhảy tớ vẫn đứng ngoài vì nhát, dù trong lòng thấy thích. Cô Setaita ra lôi tớ vào hòa cùng mọi người, chúng tớ vừa nhảy, vừa ôm nhau, cùng hò hét. Lại một lần nữa tại FU, tớ có cảm giác vượt qua được chính mình. Giờ đây, tớ nhận ra rằng mình đã dũng cảm hơn hai tháng trước rất nhiều. Tớ biết rằng mình đã không sai lầm khi chọn FU.
Kỷ luật, kỷ luật và kỷ luật Trước khi vào FU, chắc các bạn Khóa 4 nào cũng bị “đe doạ” về tính kỷ luật. Trường còn có hẳn một cuốn các quy định nhằm cung cấp kiến thức về kỷ luật để sinh viên biết đường… mà lách cho khéo. Trong giờ Vovinam, chỉ cần đi muộn 5 phút thôi cũng có thể bị “khai tử” cả buổi học, mà tớ chính là một nạn nhân. Sau hơn một giờ
tập luyện nghiêm túc, tớ đề nghị thầy được điểm danh, nhưng câu trả lời của thầy là “lắc đầu”. Lúc này, tớ cảm thấy bất công khi mình và những người nghỉ học có cùng một kết quả trong sổ điểm danh. Nhưng sau đó, tớ lại có cảm nhận khác, rằng cái suy nghĩ mộc mạc, nguyên tắc và kỷ luật của người học võ thật đáng yêu. Nhà trường yêu cầu năm phút thì đúng sau năm phút là khoá sổ. Nếu không như vậy thì khó lòng mà có được kỷ luật. Có lần đầu tiên thì sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tất nhiên cũng sẽ có những tranh cãi lấy cái lần đầu
Áp lực học tập Có thể nhiều bạn cảm thấy kì học đầu tiên ở FU khá nhàn, phần vì chỉ học tiếng Anh, phần vì điểm ý thức đã chiếm 30% nên các bạn chỉ cần đi học đầy đủ thì cũng khó mà trượt. Nhưng bản thân tớ, tớ thấy thực sự áp lực. Vì tớ học môn tiếng Anh không khá mà đây là lần đầu tiên tớ phải thi nghe và nói. Hơn một tuần nữa là đến thi giữa kì, và một tháng nữa là nghỉ học chuẩn bị thi cuối kì. Chưa bao giờ tớ thấy thời gian trôi nhanh như vậy. Hôm nào học Vovinam là tối về mệt lử ngủ đến sáng hôm sau luôn. Những ngày còn lại phải làm bài tập và chuẩn bị cho tiết học tới, bao gồm các công đoạn tra từ mới và đọc bài khoá, rồi còn tham gia nội san Cóc Đọc nữa. Vào FPT, tớ mới thực sự được làm quen với áp lực thời gian.
Sôi động với vũ điệu Samba Tuần đầu tiên, tớ có cảm giác hơi nhàm chán với chu trình học. Đến tuần thứ hai, mặc dù trời vẫn mưa, gió mùa đông bắc tràn về, nhưng không khí tại FU không vì thế mà lạnh lẽo, thậm chí còn “hot”. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nhóm các nghệ sĩ từ Brazil sang. Các anh chị ấy biểu diễn nhiều loại âm nhạc, nghệ thuật như Rock and roll, Hiphop... sôi động nhất là vũ điệu Samba. Dù không biết tên tiết mục, dù không biết tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh thì chỉ nghe được lõm bõm, nhưng tớ có thể giao tiếp với các nghệ sĩ bằng trái tim, bởi
FU trong tôi Cảm xúc của tớ về FU, về con người cũng như tác phong làm việc, sinh hoạt ở đây rất tuyệt vời. Trong giờ học tiếng Anh mặc dù thầy giáo là người Việt nhưng thầy không nói một câu tiếng Việt nào. Ngay cả khi hết giờ, anh lớp trưởng hỏi Phòng Hành chính ở đâu? Thầy vẫn giữ nguyên tắc của mình “go down stair and…”. Giờ học Vovinam có thể làm cho một số bạn thấy mệt mỏi và không thể làm bài tập tối hôm đó. Nhưng với tớ, buổi sáng hôm sau thức dậy sẽ có cảm giác thật sảng khoái và đó chính là những ngày mà tớ học vào nhất. Khi xem các nghệ sĩ người Brazil biểu diễn, tớ nhận ra là không còn những thái độ như đã bị anh Dũng phê bình trong những buổi văn nghệ trước. Phải chăng vì cách biểu diễn của các nghệ sĩ thực sự hấp dẫn? Có lẽ đó cũng là một lí do, nhưng tớ nghĩ đến một lí do khác, đó là các Cóc Khoá 4 đang thực sự lớn lên. Những cảm nhận về FU sau hơn một tuần học tập của tớ là như vậy. Cảm xúc chân thật lúc này là điều rất đáng quý, chúng ta khó có thể tìm lại được nếu cứ để nó trôi đi. Vậy nên tớ muốn ghi nó lại, để chia sẻ cùng các bạn, cũng là để nhiều năm sau, có khi là chỉ một năm sau thôi, khi bản thân đã trưởng thành hơn, đọc lại và nhận ra rằng ngày xưa mình thật là trẻ con.
AnhTV
No.13 November 2008 I
17
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Học hiệu quả tiếng Anh theo giáo trình
Học để sử dụng tiếng Anh Học tiếng Anh có thể chia thành 2 hướng chính, học về tiếng Anh-nghiên cứu học thuật và học chính bản thân tiếng Anh-học để sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ. Sinh viên ngành ngữ văn (tiếng Anh) sẽ chủ yếu học theo hướng thứ nhất, sinh viên ngành khác chắc chắn học theo hướng thứ hai. Học theo hướng thứ nhất phải mất nhiều năm, chuyên sâu về ngôn ngữ học, uyên bác về nhiều khía cạnh của ngôn ngữ (Bảng 1. Ngôn ngữ học). Học theo hướng thứ hai nhắm vào mục tiêu sử dụng được ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp, giúp nắm bắt thông tin, diễn đạt ý tưởng , …, phục vụ học tập và công việc. Học tiếng Anh để có thể sử dụng như một phương tiện giao tiếp về nguyên tắc không khó và không phải mất quá nhiều thời gian, không thể “học mãi vẫn không dùng được”. Trên thực tế đã có nhiều phương pháp được phát triển và thay đổi qua thời gian, có hiệu quả áp dụng khác nhau tùy vào mục tiêu và đối tượng, một số phương pháp chính gồm: - Phương pháp lấy văn phạm và
Table 1. Linguistics Theoretical linguistics Phonetics Phonology Morphology Syntax Lexis Semantics Pragmatics Systemic functional linguistics
Applied linguistics Language acquisition Psycholinguistics Neurolinguistics Sociolinguistics Linguistic anthropology Generative linguistics Cognitive linguistics Computational linguistics Descriptive linguistics Historical linguistics Stylistics Corpus linguistics Nguồn: wikipedia.org
dịch làm trung tâm (grammar translation method), được phát triển từ thế kỷ 19, hiện vẫn áp dụng trong các lớp giảng dạy tiếng Anh theo phương pháp truyền thống và được cho là kém hiệu quả. - Phương pháp trực tiếp (direct method), học ngoại ngữ giống như học tiếng mẹ đẻ, không thông qua dịch. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ em, học tiếng Anh từ vỡ lòng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tự nhiên (natural method). - Phương pháp giao tiếp (communicative language teaching-CLT), chú trọng đến sự giao tiếp/tương tác, vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của việc học ngôn ngữ. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả nhất trong việc dạy tiếng Anh cho người lớn, ngày càng phổ biến trong các giáo trình tiếng Anh hiện đại.
Giáo trình tiếng anh căn bản của trường Đại Học FPT Tiếng Anh là một thành phần quan trọng trong mục tiêu đào tạo của trường Đại Học FPT, sinh viên cần nắm vững hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật, tiếng Anh cần được sử dụng thành thạo cho việc học, cho chuyên môn, và cho công việc sau này. Bộ giáo trình Top Notch/Summit của nhà xuất bản Longman, dạy tiếng Anh giao tiếp quốc tế, được thiết kế theo tiếp cận CLT (communicative language teaching), giúp người học “không thể quên” tiếng Anh bằng cách:
Sinh viên K4 FU HCM đang làm bài kiểm tra Unit Test bằng phần mềm EVPlayer.
18
I No.13 November 2008
- Tiếp xúc nhiều khía cạnh của một nội dung ngôn ngữ
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
giáo trình Top Notch/Summit - Sách giáo khoa, đĩa audio kèm theo sách giáo khoa - Workbook - Đĩa super CD là một workbook tương tác, dùng cho sinh viên làm bài tập ở nhà
- Thực hành nhiều tình huống của cùng một nội dung ngôn ngữ - Lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và tăng cường (xoáy trôn ốc) Mỗi đơn vị (unit) trong giáo trình có một chủ đề xuyên suốt, cùng cấu trúc và thể hiện sáu khối phương pháp cụ thể của CLT: - Quan sát (observation), cung cấp từ vựng/khái niệm mới thông qua nghe và nhìn - Giải thích (explanation) về cấu trúc, quy tắc văn phạm thông qua tình huống sử dụng - Tích hợp (integration) từ vựng, cấu trúc trong các tình huống sử dụng khác nhau - Lặp lại (multiplication) cùng một tình huống sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động khác nhau - Áp dụng (application) ngôn ngữ từ mức độ luyện tập có kiểm soát đến thực hành tự do - Củng cố (confirmation), sinh viên cần xác định những tiến bộ đạt được trong từng unit Hiện thực sáu khối phương pháp này, giáo trình Top Notch/Summit không chỉ có sách giáo khoa, mà còn kèm theo rất nhiều tài nguyên, chất liệu, công cụ phần mềm, nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên, việc dạy của giảng viên, giúp sinh viên đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu học tiếng Anh giao tiếp quốc tế.
Tài nguyên, chất liệu, công cụ hỗ trợ học tiếng Anh/dạy tiếng Anh theo bộ
- Sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giảng viên với các hướng dẫn chi tiết cho từng nội dung, hoạt động trong lớp - Teacher’s resources: tài nguyên, chất liệu, dưới dạng file PDF, được cung cấp cho sinh viên làm bài tập trên máy tính cá nhân trong giờ học (dùng công cụ Foxit Reader). Thực hiện theo từng cá nhân, từng cặp hoặc nhóm sinh viên. - Activity materials (copy and go): tài nguyên, chất liệu dưới dạng file hoặc vật dụng, dùng trong các hoạt động củng cố vào cuối mỗi lesson hoặc cuối unit dưới hình thức trò chơi theo cặp hoặc theo nhóm sinh viên. (Không áp dụng cho Summit, thay thế bằng Read and Think)
hoạt cảnh hài hước (sitcom) và phỏng vấn (interview), dùng trong các tiết học TV/Song/Karaoke - Pop song, karaoke: audio bài hát, video karaoke, dùng trong các tiết học TV/Song/Karaoke - TV activity worksheet: tài nguyên dưới dạng file PDF được cung cấp cho sinh làm bài tập trong tiết học TV/ Song/Karaoke - Website đi kèm (companion website) của Pearson Longman, http://www.pearsonlongman.com/ ae/topnotch/ cung cấp tài nguyên tham khảo, hướng dẫn phát âm, bài tập bổ sung, game,… - Phần mềm miễn phí Foxit Reader hỗ trợ đọc và chú thích vào file PDF - Phần mềm EVplayer: dành cho sinh viên thực hiện bài kiểm tra/thi trên máy tính - Phần mềm ExamView: dành cho giảng viên soạn câu hỏi, ra đề thi, quản lý điểm kiểm tra/thi - Question bank: kho câu hỏi thi/ kiểm tra kèm theo giáo trình, dành riêng cho giảng viên.
- Top Notch/Summit TV: video các
Tiếng Việt và Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính thức trong Trường Đại học FPT, một lượng lớn sinh viên sẽ học bằng tiếng Nhật để đáp ứng nhu cầu công việc vô cùng to lớn đối với thị trường Nhật Bản. Việc dạy và học bằng cả 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nhật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên tiếp cận với các công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới và có cơ hội việc làm tốt hơn. Nguồn: Cương lĩnh trường ĐH FPT
Ngoài sách giáo khoa và các sách hướng dẫn dành cho giảng viên, những tài nguyên, chất liệu, công cụ phần mềm đã được nhà trường chuẩn bị và có thể copy/download từ CMS của trường (http://cms.fpt/edu. vn) hoặc trên mạng cục bộ của cơ sở đào tạo. Việc tất cả sinh viên K4 được trang bị laptop sẽ thuận tiện hơn trong việc học và giảng dạy theo giáo trình Top Notch/Summit sử dụng tài nguyên, chất liệu, phần mềm kèm theo. Với giáo trình tiên tiến được xây dựng theo phương pháp hiện đại, tài nguyên/chất liệu/công cụ được cung cấp đầy đủ, tận dụng phương tiện máy tính cá nhân trên lớp, sinh viên Trường Đại Học FPT đang có những điều kiện tốt nhất để đạt được mục tiêu học tiếng Anh của mình một cách hiệu quả nhất.
Tuấn TN
No.13 November 2008 I
19
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
LẦN ĐẦU “XUẤT NGOẠI” Cơn mưa chiều thứ 6 ngày 17/10 tiễn chân chúng tôi đến sân bay kết thúc 40 giờ đồng hồ ngắn ngủi tại đất nước ngập tràn hoa và cây... Chúng tôi đến Singapore không vì mục đích du lịch nên đọng lại trong chúng tôi không phải là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà là sự ấm áp của lòng người trên mảnh đất xa quê hương…
Các thành viên tham dự GIO 2008
…26/09/2008 … Vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh với đề tài “Quản lý nguồn nước, biển và đại dương” diễn ra từ 10h00 sáng và đến gần 1h00 trưa mới kết thúc. Chúng tôi thực sự cảm thấy sung sướng và tự hào khi được đại diện của IBM lựa chọn. Khi nói về các cuộc thi, mọi người thường nghĩ đến kẻ thắng người thua nhưng với chúng tôi cuộc thi này không như thế. Bản thân tôi thấy ý tưởng của các bạn đều rất tốt và rất đáng được trân trọng. Thật đáng tiếc chỉ có 2 được lựa chọn đến Singapore tham dự hội thảo “Tầm nhìn đổi mới toàn cầu” chứ không phải là 10…
…15/10/2008… 3h45 sáng, tôi lục đục bò dậy cho kịp giờ hẹn taxi vào lúc 4h15 sáng ra sân bay. Có một chút trục trặc nho nhỏ, anh taxi được chị LyNH liên hệ không thể lấy xe ra khỏi garage nên
20
I No.13 November 2008
phải nhờ một anh bạn khác. Vì thế mà giờ khởi hành chậm hơn so với dự kiến. Ngồi trên xe Trân mới bảo: - Cả đêm qua em không ngủ được. - Sao hem ngủ? - Em hồi hộp quá, với lại sợ ngủ quên nữa… Ừ, hồi hộp cũng phải thôi. Sau nhiều lần “xém đi du học” thì đây mới thực sự là lần đầu tiên xuất ngoại của cả 2 đứa. Lần đầu tiên trong cuộc đời và cũng hy vọng là lần cuối cùng, bị xếp ngồi ở ghế cuối cùng máy bay. Ôi, cảm giác ngồi ghế cuối nó “sung sướng” làm sao… Ghế không ngả ra phía sau được thế là đành “thẳng đơ” và “cứng ngắc” trong suốt 2 tiếng đồng hồ. Chuyến bay transit tại Sài Gòn, quê hương yêu dấu. Thằng em trai đón chị tại sân bay với 2 hộp cơm tấm sườn “đặc sản” Sài Gòn. Cảm giác ăn cơm tấm sườn sau gần 4 tháng xa cách thiệt là sướng. Từ trên máy bay nhìn xuống, Sin-
gapore nhỏ nhắn và xinh xắn như một hòn bi màu xanh lá cây. Máy bay hạ độ cao mới thấy được sự khác biệt so với Việt Nam mình. Một màu xanh mát của bao la là cây cối trải dài trước mắt. Sân bay Changi sạch đẹp và sang trọng hơn rất nhiều so với những gì tưởng tượng nhưng có lẽ hơi “diêm dúa” khi khoác lên mình quá ư là nhiều màu sắc, hoa văn khiến cho một số người (như Trân) nổ đom đóm mắt sau chuyến bay mệt mỏi. IBM đã thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp trong tổ chức khi đợi chúng tôi ở ngoài sảnh là hai chú trong đội xe được IBM liên hệ để đưa đón thành phần tham gia diễn đàn. Chú Simon Lim (người đón chúng tôi) tuy tiếng Anh không được tốt cho lắm là một người rất dễ thương và thân thiện. Rời sân bay Changi, chú Simon chở tôi và Trân về khách sạn St. Regis. Con đường từ sân bay về khách sạn đã đem lại cho tôi biết bao ngơ ngác vì Singapore sạch quá, xanh quá… Chúng tôi tự hỏi mình đang đi vào thành phố nằm trong rừng hay là rừng nằm trong thành phố. Mưa giăng lối trên đường về khách sạn càng làm cho Singapore trong mắt hai đứa trở nên thơ mộng biết bao nhiêu. Khi đăng ký tham gia thi thuyết trình, chưa bao giờ cả hai chúng tôi nghĩ mình sẽ là đại diện duy nhất cho giới sinh viên học sinh tại diễn đàn. Vì thế, về sau này khi gần đến ngày đi, nghe bảo là có nhiều người lớn quá cũng thấy hơi lo lo. Tối hôm ấy có buổi tiệc chào đón mọi người tham gia diễn đàn tại Bảo tàng quốc gia Singapore. Xuống sảnh khách sạn, ra xe mới càng thấy sợ. Eo ơi, sao toàn là người lớn không zị nè, toàn là những cô những chú cỡ tuổi bố mẹ mình trở lên. Do đã được dặn dò trước, nên chúng tôi đã chuẩn bị ăn mặc khá là formal, lịch sự để tham gia buổi tiệc. Thực tình mà nói, mặc đồ lịch sự chứ không phải quần áo như đi học thật
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
là khó và bất tiện, đi đứng lúc nào cũng phải khép nép, nhẹ nhàng, dịu dàng nhất có thể. Điều làm cho tôi ấn tượng nhất trong ngày đầu tiên ở Singapore là khả năng nói chuyện rất tuyệt vời của những người tham gia. Gặp mặt họ nói chuyện với nhau như những người đã quen biết cả chục năm. Uống nước họ tiếp tục nói chuyện. Trong bữa ăn họ tiếp tục nói chuyện và trên đường về khách sạn cũng vẫn nói chuyện. Chuyến bay khá dài, di chuyển liên tục và phòng ăn tràn ngập người và tiếng nói chuyện tối hôm ấy thật sự làm chúng tôi cảm thấy khá mệt mỏi. Dù mệt thật nhưng khi ngẫm lại, tôi thấy mình đã học được bài học rất thú vị trong giao tiếp nhất là đối với những người có khoảng cách khá lớn so với mình về tuổi tác cũng như học thức.
…16/10/2008 Diễn đàn GIO do IBM đứng ra tổ chức đã mời nhiều vị lãnh đạo các quốc gia, doanh nghiệp đại diện cho nhiều vùng lãnh thổ tham dự, nhằm thảo luận và tìm ra các phương án sáng tạo để cải thiện thế giới và các vấn đề về môi trường (môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường kinh doanh…). Năm nay là lần thứ tư GIO được tổ chức và là lần đầu tiên một quốc gia ở ASEAN (Singapore) được quyền đăng cai một phần của diễn dàn này cho các nước trong khu vực với chủ đề về quản lý nguồn
nước và biển. One015 Marina club, nằm bên bờ vịnh Sentosa được lựa chọn là nơi diễn ra cuộc hội thảo của diễn đàn. Khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây dễ dàng làm nao lòng mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, cuộc họp lại không diễn ra trên một chiếc du thuyền như chúng tôi tưởng tượng mà trong 2 phòng kín với điều hòa lạnh ngắt. Cuộc hội thảo diễn ra từ sáng đến tận 4h00 chiều (ăn trưa 1 tiếng) có thể nói là rất dài và hơi vượt quá sức chịu đựng của sinh viên. Có những câu nói, những lời phát biểu từ phía các nước bạn khiến tôi suy nghĩ và trăn trở. Ví dụ như khi nói về nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nước và không xả rác làm ô nhiễm nguồn nước, đại biểu đến từ Singapore dõng dạc, tự hào nói rằng đất nước ông không cần phải giáo dục ý thức cho người dân nữa vì mỗi công dân Singapore sinh ra đã có ý thức rất cao trong tất cả mọi vấn đề. Tuy biết là chẳng thể nào hoàn hảo như lời đại biểu đến từ Singapore nói nhưng phải thừa nhận là suy cho cùng trong mọi vấn đề, ý thức của dân mình còn thua kém họ nhiều lắm. Ông Arthur Tay, Chủ tịch One015 Marina club hỏi tôi thấy thế nào về Singapore. Tôi bảo là đất nước ông sạch lắm, đẹp lắm. Tôi cũng nói tôi ước mong một ngày không xa đất nước Việt Nam sẽ để lại trong mắt bạn bè quốc tế hình ảnh của một đất nước sạch đẹp, hiện đại, văn minh. Không chỉ nói chuyện về nước về biển, ông còn chia sẻ cho tôi nhiều điều về cải thiện môi trường và kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Ba đại diện của Việt Nam - Bảo Như - Bảo Trân và bác Nguyễn Văn Mạnh từ Bộ Tài nguyên Môi trường
Kết thúc buổi hội thảo, chúng tôi về khách sạn khoảng 4h30 và lăn quay ra ngủ. Đến khoảng 6h00
thì chị Vân của FAPAC (FSoft Singapore) sang khách sạn đón đi chơi. Từ lúc đặt chân lên đất Singapore, thì bây giờ mới là lúc cảm giác được thoải mái nhất. Sau khi làm quen với các anh chị trong phòng và nghe anh Việt Anh nói chuyện, hai đứa được chị Vân dẫn qua khu mua sắm thiết bị điện tử và máy tính ở tòa nhà Funan bên kia đường. Vì không phải là dịp giảm giá nên nói chung, mọi thứ đều có giá tương đương với giá ở Việt Nam, một số thứ còn đắt đỏ hơn nhiều. Sau đó, chúng tôi cùng các anh chị đi ăn lẩu ở gần Bugis Junction. Lần đầu tiên trong đời được ăn lẩu một cách lạ lùng đến thế: ăn lẩu buffet! Phần ăn dành cho một người là 16 dollar Sing, muốn ăn bao nhiêu cũng được. Ban đầu nhà hàng ấy có vẻ rất thích khi thấy chục người Việt Nam nho nhỏ bước vào (có lẽ họ nghĩ chúng ta ăn ít và sẽ được lời nhiều) nhưng không ngờ anh em họ F nhà mình ăn nhiều kinh khủng. Vì ăn buffet lấy thoải mái nên các anh lấy đồ ăn rất nhiệt tình, nào thì thịt bò đỏ au, càng cua, tôm to tướng... Dù đã được kể trước, nhưng thực sự vẫn cảm thấy shock lắm khi kết thúc buổi ăn tối lẩu Tom Yang là một “núi” vỏ tôm chất đống ở đĩa anh Sử. Cám ơn chị Vân, cám ơn anh Việt Anh, anh Sử, anh Hoàng, anh Kiên, anh Triều, anh Tùng, anh Việt… Các anh chị đã cho chúng em có những giờ phút thật vui vẻ và ấm áp như một gia đình.
…17/10/2008 Ngày cuối cùng trong cuộc hành trình không đủ dài để có thể đi tham quan các địa điểm du lịch nhưng đủ dài để thấy nước mình còn thua kém nước bạn nhiều lắm, đủ dài để thấy nhớ trường nhớ lớp và để thấy nhớ ai đó ở nhà. Tạm biệt Singapore, tạm biệt các anh chị FAPAC, cám ơn vì tất cả. Tôi sẽ nhớ mãi…
Bảo Như
No.13 November 2008 I
21
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Đã có bao giờ bạn thử tưởng tượng nếu như một ngày nào đó thế giới của chúng ta thiếu đi ánh sáng mặt trời, mọi thứ sẽ ra sao? Một câu trả lời thật đơn giản mà ai cũng biết: mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ, không biết đến ngày mai. Thế giới của chúng ta tươi đẹp, rộng lớn như vậy nhưng vẫn cần đến một thứ ánh sáng soi đường chỉ lối. Vậy với chúng ta, bạn có nghĩ rằng bạn không chỉ có một mặt trời hằng ngày vẫn dẫn bạn tới lớp, vẫn cho bạn tham gia những hoạt động bình thường? Đối với tôi thì có đấy! Mặt trời thứ hai mà tôi muốn nhắc tới ở đây chính là Bố và Mẹ. Ngọt ngào tình yêu thương của cha
Gia đình tôi chỉ có ba thành viên. Tôi là người con duy nhất nên được Bố Mẹ dành hết sự yêu thương che chở. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi được nuông chiều như một quý tử. Tôi được ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn ý thức được rằng tất cả những thứ ấy là do đâu mà có và mình có xứng đáng được sở hữu không? Đã 17 năm sống trong vòng tay nuôi nấng và dưỡng dục của Bố Mẹ, tôi xin được dành bài viết này để bày tỏ dòng suy nghĩ, cảm xúc và sự biết ơn về những gì Bố Mẹ đã dành cho tôi.
22
I No.13 November 2008
Anne Sexton đã từng nói rằng: “Bạn không cần phải đắn đo phân tích cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào lòng cha cũng thật vĩ đại”. Thật vậy, tôi dám tin rằng Bố tôi là một mẫu người đàn ông lý tưởng nhất
mà tôi đã từng gặp. Một người sống vì gia đình rất mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng tràn đầy tình thương. Một người thông minh và nhạy bén, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả gia đình. Từ lúc tôi mới cất tiếng khóc chào đời cho tới bây giờ, mỗi bước đi của tôi luôn có Bố ở bên cạnh như một nguồn ánh sáng bất tận soi đường chỉ lối. Bố luôn chọn cho tôi con đường nào đẹp nhất để bước qua, luôn chiếu rọi cho tôi thấy những con đường xấu và những mũi gai, hố bẫy đang đón chờ. Lúc nào cũng vậy, Bố dành tất cả những gì tốt nhất cho tôi. Bố đã dạy cho tôi biết thế nào là cái đẹp của một con người, thế nào là sống cho tương lai, cho đến cách sống và cách cư xử giữa con người với nhau sao cho đúng đắn. Chính Bố cũng là người truyền cho tôi ý chí và lòng quyết tâm cần có ở một người đàn ông để vượt qua khó khăn, thất bại trong cuộc sống, vươn tới thành công. Tôi dám khẳng định với các bạn rằng Bố của chúng ta có thể không hay âu yếm chúng ta và đôi khi rất nghiêm khắc nhưng thật sự thì tình
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
yêu và trái tim mà một người Bố dành cho con rất cao cả và vĩ đại. Đúng như Cicero đã từng nói: “Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình”. Ấm áp tình thương thiêng liêng của Mẹ
Nếu như Bố đã mở rộng lòng mình với tôi bằng một tình yêu cao cả thì Mẹ lại sưởi ấm cho tôi bằng một tình thương thiêng liêng và ấm áp. Nếu như Bố đã tôi luyện cho tôi một cái đầu cứng cáp để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức thì Mẹ lại thổi vào đó một chút uyển chuyển, nhịp nhàng để tôi giữ được cân bằng cuộc sống.
nũng nịu như hồi bé. Đối với tôi, Mẹ không chỉ là một người Mẹ, Mẹ còn là một cô giáo, một người bạn lớn trong đời.
Trong nghề nghiệp, Mẹ là một cô giáo có chuyên môn giỏi, ít nhất là đối với tôi. Còn trong cuộc sống, Mẹ là người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, Mẹ luôn đặt ở nơi tôi một sự tin yêu thương chồng con yêu và lòng cảm thông tuyệt hết mực. Mẹ là tấm đối. Mỗi khi tôi thất bại, gương mẫu mực Mẹ chính là người về nhân cách Nếu như Bố đã mở rộng đầu tiên dành cho để tôi đi tôi những lời lòng mình với tôi bằng một tình theo, học động viên dịu tập suốt yêu cao cả thì Mẹ lại sưởi ấm cho tôi dàng và êm ái cả cuộc bằng một tình thương thiêng liêng và nhất rằng Mẹ đ ờ i . vẫn tin ở tôi, T r o n g ấm áp. Nếu như Bố đã tôi luyện cho tôi tin rằng với suốt 17 một cái đầu cứng cáp để có thể vượt qua sự nỗ lực, cố n ă m gắng nhất những khó khăn, thách thức thì Mẹ lại định tôi sẽ qua, Mẹ chăm thổi vào đó một chút uyển chuyển, thành công. bẵm, lo Mỗi khi tôi trót nhịp nhàng để tôi giữ được cân phạm lắng cho sai lầm, tôi từng li bằng cuộc sống sự bao dung của từng tí. Từng Mẹ đã cho tôi nhận bữa cơm sao cho thức rõ những gì sai trái tôi được ăn ngon, đủ mà mình đã làm và cho tôi cơ chất. Từng bộ quần áo sao hội để sửa chữa sai lầm. Mẹ đã cho cho tôi được mặc ấm, mặc đẹp. Lúc tôi biết thế nào là một sự điềm tĩnh nào cũng vậy, trong con mắt của Mẹ và kiên trì cần thiết và hữu ích ra sao tôi vẫn còn là một đứa bé. Và tôi cũng mỗi khi gặp phải những tình huống thế, mỗi khi đứng trước Mẹ, tôi thấy sóng gió trong cuộc sống. Mẹ cũng thật hạnh phúc khi thấy mình vẫn còn chính là một nguồn lực to lớn để tôi bé xíu, vẫn muốn sà vào lòng Mẹ và phấn đấu không ngừng nghỉ, chỉ
nhìn vào thành tích của Mẹ hồi Mẹ còn là sinh viên thôi là đã đủ khiến tôi phải cảm thấy xấu hổ và phải tự hứa với bản thân mình cố gắng sao cho xứng đáng để làm một đứa con của Mẹ rồi. Bốn năm qua tôi có ít thời gian ở bên cạnh Mẹ. Tôi biết đã có những giọt nước mắt rơi của một người Mẹ nhớ và thương con, nhưng Mẹ không bao giờ để tôi biết điều đó bởi Mẹ muốn tôi có được một tâm lý thoải mái nhất để học tập. Kate Douglas Wiggin đã từng viết: “Trên đời này hầu hết những gì đẹp đều hiện ra như hai, như ba, như hàng tá hay hàng trăm thứ. Đó là những bông hồng, những buổi hoàng hôn, những ánh cầu vồng, những anh chị, những chú bác cô dì hay những anh em họ, nhưng trên cả thế giới ta luôn chỉ có một bà Mẹ mà thôi”. Tôi cũng như các bạn, nếu chúng ta muốn viết ra tất cả những công ơn to lớn mà Bố Mẹ đã dành cho mình thì có lẽ cũng không thể kể hết những điều diệu kỳ ấy. Những gì tôi viết trên đây về Bố Mẹ - một mặt trời thứ hai của tôi là quá nhỏ bé so với 17 năm của những giọt mồ hôi nước mắt vì con của Bố Mẹ. Nhưng tôi mong rằng bài viết này có thể thay cho một lời cảm ơn chân thành mà tôi muốn gửi đến Bố Mẹ, những người thầy lớn trong cuộc sống của tôi. Tôi hi vọng tất cả chúng ta hãy cố gắng làm người con ngoan sao cho xứng đáng với những bữa cơm mà mình đang ăn, những bộ quần áo mà mình đang mặc và những đồng tiền mà mình đang tiêu.
BáchNL
No.13 November 2008 I
23
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Chắc hẳn nhiều bạn cũng đã từng như tớ đều rất thích mỗi khi xem truyền hình trông thấy các anh chị sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi, làm công an giao thông tạm thời, mang màu áo xanh đi đến các miền quê xa xôi… Rồi tớ cũng được làm sinh viên, tớ đến Hà Nội, một lần tớ tình cờ bắt gặp màu áo đỏ với dòng chữ “Mỗi giọt máu, một tấm lòng”, tính tò mò nổi lên. Và sau một thời gian tham gia, tớ tìm thấy nhiều điều ở một tổ chức thanh niên tình nguyện hết sức đặc biệt.
thời gian nghỉ giữa giờ tại các giảng đường Đại học… để trò chuyện thân mật, hi vọng tìm thấy thêm một tấm lòng nhân ái. Điều khó khăn nhất vẫn là tuyên truyền để mọi người hiểu hơn về phong trào hiến máu nhân đạo và đi hiến máu bởi không phải ai cũng có sẵn sự sẻ chia, hay những hiểu biết đầy
Bạn có thể bắt gặp màu áo đỏ ở bất cứ khu vực nào trong Thành phố Hà Nội: cổng các trường Đại học, Cao đẳng, Trạm y tế, hoặc ở các tuyến phố đông người… Ngay từ đầu tớ đã bất ngờ khi thấy mọi thành viên luôn sẵn sàng, không quản ngại nắng mưa xông xáo bất cứ đâu, ở các khu nhà trọ sinh viên, khu dân cư, đồng hành cùng những chuyến xe buýt hoặc tranh thủ
24
I No.13 November 2008
Không chỉ vận động, chính chúng tớ cũng tự cho mình là “nguồn cung hiến máu thường xuyên”. Tớ đã hiến máu bốn lần, từ lần sinh nhật tròn 18 tuổi và hiểu rằng hiến máu không hề có hại, nếu tuân theo đúng những chỉ dẫn hết sức đơn giản của bác sĩ. Với điều kiện sức khỏe tốt, cứ ba tháng tớ lại tự hào được mang niềm vui đến với người bệnh. Mỗi lần đi hiến máu, cảm giác vui vui xen chút tự hào lại khiến mình hứng khởi hơn trong cuộc sống.
Sống không chỉ cho riêng mình
Mang niềm vui đến với người bệnh Mang màu áo đỏ đầy nhiệt huyết, chúng tớ tự hào là những tình nguyện viên trong Hội thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo Thành phố Hà Nội (thường được gọi thân mật là “Hội máu” cho đỡ tốn calo), trực thuộc Viện huyết học truyền máu Trung ương. Công việc chính của chúng tớ là tuyên truyền và hỗ trợ cho công tác hiến máu cứu người.
đô” cho một chồng áp phích trên tay. Đó là gian khổ nhưng cũng chính là niềm vui được làm tình nguyện của chúng tớ, những kỉ niệm không bao giờ quên.
đủ về việc hiến máu nhân đạo. Nhiều lần tớ đã không khỏi cảm thấy thất vọng khi gặp phải sự lãnh đạm hay ác cảm với phong trào của một số người. Nhưng chúng tớ vẫn kiên trì vì tin rằng luôn có những người sẵn sàng chia sẻ. Và đâu đó ta vẫn thường bắt gặp những nụ cười mặn vị mồ hôi dưới nắng hè gay gắt, đang chầm chậm trên chiếc xe đạp dọc các con phố Hà Nội, với lá cờ “Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp”, đang tìm chỗ “đóng
Hội máu là một tổ chức của thanh niên nên mục đích đầu tiên vẫn là phát triển cá nhân các thành viên. Ở trong tổ chức của Hội, Hội viên được tạo rất nhiều điều kiện để trau dồi các kĩ năng cá nhân. Bạn có thể tham gia miễn phí các lớp học về truyền thông, tổ chức sự kiện, kĩ năng lãnh đạo… Ban đầu rất nhiều bạn nhút nhát, tự ti, chỉ sau một thời gian, các bạn đã có thể nhận thấy sự thay đổi của chính mình: tự tin thuyết trình, bắt chuyện với người lạ một cách dễ dàng hay tự tổ chức một trò chơi vui trong lớp. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, giới tính, các bệnh lây truyền qua đường máu, biết sống khỏe và tự bảo vệ mình. Hoạt động trong Hội máu cũng giúp tớ tăng cường mối quan hệ. Hầu như trường Đại học, Cao đẳng nào tớ cũng có một vài người quen thân. Từ
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
họ, tớ học hỏi được nhiều điều về học tập, tâm lý và kinh nghiệm sống, tớ tìm được những người bạn luôn bên tớ lúc cần, những người bạn sống chân thành. Và quan trọng nhất, tớ học được cách làm người, cách sống tốt hơn. Tớ biết mình được nhận nhiều hơn cho, được tận hưởng nhiều hơn tạo dựng. Càng sống cùng mọi người trong Hội, tớ càng nhận ra mình sống không chỉ cho riêng mình. Những tình nguyện viên Hội máu chúng tớ coi tất cả bệnh nhân là người thân. Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhìn thấy những bệnh nhân ung thư máu đầu trọc lốc, hàng ngày sống mà nơm nớp lo sợ không biết mình có thể sống trọn vẹn ngày hôm nay? Hay một bà mẹ đang dại người đi, đau đến không thể khóc nổi khi nghe bác sĩ nói con trai bà đã chết do thiếu máu cấp cứu. Tớ cũng đã gặp những hội viên mắc phải nỗi đau lớn ấy mà nhất quyết tham gia bởi họ không muốn ai bất hạnh như họ nữa. Họ là như vậy đấy. Chắc hẳn bạn cũng sẽ như họ, chẳng còn sợ máu, thậm chí muốn đi hiến máu ngay lập tức khi thấy những hoàn cảnh ấy.
Những trái tim hòa cùng dòng máu Bạn nói rằng chẳng bao giờ bạn đi hiến máu vì bạn rất sợ máu, sợ nhìn thấy máu. Bạn nghĩ sao nếu chẳng may bạn hay người thân của bạn phải truyền máu cấp cứu? Bạn có biết máu đó ở đâu ra hay chỉ đơn giản có tiền là có tất cả? Thật ra máu là loại thuốc chỉ có con người mới sản xuất được, nếu không có máu, bạn có giàu đến mấy cũng không thể cứu sống được bạn hay người thân. Vậy tại sao không chia sẻ nếu bạn có một trái tim khỏe? Hãy mang trái tim của bạn hòa cùng với chúng mình để dòng máu không còn chỉ chảy trong con tim của riêng bạn. Hãy để chúng ta gắn liền những trái tim lại với nhau. Chúng tớ luôn đón chờ bạn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Bạn có thể truy cập vào http://hienmau.info/news để biết thêm chi tiết về địa điểm, thời gian và chương trình hoạt động của Hội. Xin mách nhỏ về thời gian, địa điểm gần trường ta nếu bạn có ý định tìm hiểu hoặc đi hiến máu: 15h30-19h thứ tư tại cổng trường Đại học Thương mại, hay 8h-16h thứ năm tại trạm y tế Đại học Sư phạm Hà Nội. Hãy chia sẻ bạn nhé, và bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Hà Thắm
Tiếp theo bài ”Cóc ngủ” trang 25 Tôn trọng giấc ngủ của bạn: Hãy cố gắng đặt ra một lượng thời gian nhất định, vào một giờ cố định dành cho việc ngủ. Bạn có thể cố làm nốt một vài bài tập, xem nốt đoạn kết của một bộ phim, nhưng nên nhớ đừng nên cho giấc ngủ leo cây. Quá giờ trên một tiếng đồng hồ, thì dù mi mắt trĩu xuống thế nào, bạn cũng sẽ khó có thể ngủ được. Xử lý cái giường: Bạn chỉ cần dùng giường trong hai việc. Trong đó, một việc là đi ngủ. Vì thế, hãy làm sao cho khi đặt mình xuống giường, bạn cảm thấy muốn ngủ chứ không phải muốn làm gì khác. Hãy cố gắng không học, ăn uống hay làm những việc linh tinh khác trên giường. Ăn uống: không nên ăn quá no, uống quá nhiều trước khi ngủ. Bộ máy tiêu hóa của bạn sẽ làm việc chậm hơn khi bạn thức, khiến thức ăn không tiêu hóa kịp. Mặt khác, những nhu cầu nho nhỏ sẽ đến bất chợt, làm gián đoạn giấc mơ đẹp của bạn. Vệ sinh cơ thể: Tắm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, đặc biệt là tắm bằng nước nóng sẽ giúp các cơ trong người bạn được thư giãn. Nhưng đừng dùng nước nóng quá bởi nó có thể làm bạn tỉnh như sáo cho đến giữa đêm. Một vài mẹo khác: Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng bỏ những căng thẳng, lên giường với tâm lý thoải mái nhất. Tất nhiên, điều này không phải nói là làm được luôn. Trước khi ngủ, tốt nhất không nên xem phim kinh dị hoặc nghe những âm thanh quá to. Thử làm những gì có tính đều đều, lặp đi lặp lại như làm bài tập English, đan len, hay đếm một cái gì đó để không phải nghĩ ngợi gì chúng sẽ làm cho bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đừng để máy tính, hoặc tồi tệ hơn là để nick yahoo sáng trưng khi đi ngủ vì chúng sẽ lấy đi cảm giác muốn duy trì giấc ngủ của bạn. Chúc các Cóc ngủ ngon mỗi đêm và tỉnh táo trong từng Slot!
Einherjar
No.13 November 2008 I
25
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
CÓC NGỦ Hệ thống bài tập lớn bé làm cho các Cóc FU không có thời gian ngủ đông như tụi Ếch, hay những loài Cóc khác. Một loạt deadline dày đặc khiến chúng ta không thể ngủ vào một giờ cố định, đêm một chút, ngày một chút. Chúng ta cũng không ngủ được giấc dài như các loài khác vì mỗi slot ở trường chỉ kéo dài trong vòng 90 phút. Với nhiều Cóc, thời gian ngủ như bị đưa vào WinZip, co ngắn lại để dành chỗ cho những việc khác. Vậy điều đó thực sự có ổn không? Nghe câu trả lời trên ai cũng sẽ trả lời là không. Rồi trong đầu các bạn nảy ra một “cơ số” lời bào chữa như: làm, chơi đang hăng, không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại; hay đang gặp chuyện buồn nên mất ngủ, thậm chí có chuyện vui, vui quá, cũng mất ngủ... Giữa cuộc sống bộn bề, việc rút ngắn giấc ngủ của mình có thể không làm bạn bận tâm, nhưng thực ra, nó ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ.
Sự thật giúp các Cóc quý trọng giấc ngủ Cho các nàng Cóc cần giảm cân: Việc thức đêm quá khuya không giúp bạn gầy đi, ngược lại, nó làm trọng lượng cơ thể bạn có chiều hướng tăng lên. Trong cơ thể con người có một loại hormone tên là ghrelin – có tác dụng kích thích cảm giác đói. Theo thống kê, nhưng người ngủ đủ 8 tiếng một ngày có khoảng 15% ghrelin nhiều hơn những người ngủ ít. Do đó, ngủ càng ít, càng nhanh đói. Mà càng nhanh đói,
26
I No.13 November 2008
càng phải ăn. Điều đó càng làm những cái cân phải “khóc thét” mỗi khi biết “gót hồng” chuẩn bị bước lên. Cho hệ thống miễn dịch của các Cóc: Khi ngủ, cơ thể con người sản sinh ra nhiều chất giúp chống lại bệnh tật, chẳng hạn như melatorin – chất chống ung thư. Với những Cóc hay “ngủ ngày cày đêm”, giấc ngủ rất dễ bị phá vỡ. Khi đó, “quân số” của hệ thống miễn dịch chưa đủ, nên dễ dẫn đến những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, “Bỗng dưng muốn... ngất” Cho trí nhớ: Mỗi ngày, một Cóc tiếp nhận trung bình khoảng 20.000 hình ảnh thông qua các giác quan. Khi ngủ, các hình ảnh này được sắp xếp lại và được “mã hóa” trong não. Thiếu ngủ dẫn đến việc bạn vô tình bỏ sót một cơ số thông tin. Do đó, việc bạn sẽ phải quen dần khi bị nói là “đồ hay quên” hay một cái gì đó tương tự là điều không thể tránh khỏi. Cho những Cóc ước mơ thành “Cóc cụ”: Ngủ làm chậm tuổi già. Thống kê ở Nhật cho thấy những người ngủ đủ 6 đến 8 tiếng một ngày sống lâu hơn những người ít ngủ. Bên cạnh đó, cùng một độ tuổi, những người ngủ đủ bao giờ cũng dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Cho sự tự tin của các Cóc: Các Cóc (và cả tụi Ếch Nhái) trong tuổi dậy thì và sau dậy thì rất dễ bị rơi vào tình trạng chán nản, thiếu tự tin, đôi khi là trầm cảm do chứng mất ngủ kéo dài. Một sự thật nữa, việc ngủ ít hơn so với bình thường có thể làm Cóc dễ nghiện thuốc lá hay nghiện rượu gấp hai lần.
Trị chứng mất ngủ - khó hay dễ? Thỉnh thoảng khi lên lớp, thấy đứa bạn mặt mày phờ phạc, tôi quan tâm hỏi nó một câu, nó trả lời đúng ba chữ “tao mất ngủ” rồi gục đầu xuống bàn
“cốp” một cái. Lúc đó, bạn có tự hỏi “mất ngủ là gì” không ? “Chứng mất ngủ của đứa bạn thuộc loại gì” không? Câu đầu trả lời thật dễ, bởi nó quá hiển nhiên. Mất ngủ, tức là khó vào, hoặc khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm và cảm thấy mệt mỏi, te tua mỗi khi ngủ dậy. Người ta chia chứng mất ngủ ra làm hai loại: thoáng qua và mãn tính. Chứng mất ngủ thoáng qua diễn ra trong khoảng thời gian dưới một tuần. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu do các yếu tố khách quan, như lỡ uống hơi nhiều cà phê, bạn ngủ cùng phòng ngáy to như sấm, phòng tự nhiên nóng như cái lò... Còn mất ngủ mãn tính gây ra do những yếu tố chủ quan về bệnh lý như dị ứng, hay tâm lý như trầm cảm, stress, shock tâm lý..., và thường kéo dài trên một tháng. Nói chung là loại nào cũng để lại nhiều hậu quả không hay. Vậy làm thế nào để trị chứng mất ngủ? Có rất nhiều cách nhưng ở đây tôi chỉ xin nêu hai cách cơ bản: Đầu tiên, nhanh chóng nhất, là xài thuốc ngủ. Thuốc ngủ có nhiều loại, khi sử dụng cần có sự tư vấn của những người có chuyên môn. Tốt nhất bạn cũng nên tìm hiểu qua một số loại không gây nguy hiểm trước khi đến gặp bác sĩ. Theo tôi, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc ngủ. Bởi sau khi dùng một thời gian, bạn dễ bị nhờn thuốc, tức là càng ngày càng phải uống nhiều hơn, càng phải lệ thuộc vào nó nhiều hơn. Mặt khác, các thuốc ngủ bây giờ đa số có thành phần chính là chất hóa học. Chỉ cần nhầm một chút thôi, thì việc tỉnh giấc an toàn sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng may mắn . Cách thứ hai an toàn hơn, nhưng mất nhiều thời gian hơn, đó là tạo thói quen. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một số thói quen mà tôi cảm thấy khá tâm đắc, mặc dù đó không phải là thói xem tiếp trang 25 quen của chính tôi:
Thầy cô kính mến,
DÀNH TẶNG CÁC THẦY CÔ
Ngày 20/11 đến rồi. Lũ sinh viên công nghệ chúng em có thể còn ngượng ngùng trong cách thể hiện tình cảm, văn vẻ còn chưa hay, nhưng tự đáy lòng, chúng em muốn được cảm ơn thầy cô thật nhiều. Cảm ơn thầy cô vì những điều tuyệt vời mà thầy cô đã dành cho chúng em, vì tất cả những tâm huyết, những băn khoăn trăn trở, và cho cả sự bao dung mỗi khi chúng em bướng bỉnh, nghịch ngợm. Xin dành tặng thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất, chúng em yêu thầy cô thật nhiều!
From Kat – SE0208 to teacher Hans: This semester, I haven’t been taught by you, but one of your students sent me your letter. And I think that you’re the best teacher I have ever known. In your day (20/11), I hope all best things will come to you and I also wish I will have a chance to study in your class.
From Dĩn to Mrs. HươngNT: Cô sanh em bé rùi xinh hơn hẳn, hôk còn giống gấu trúc nữa ^^@ Thay mặt tập thể (104 cũ), em xin cảm ơn cô rất nhiều, chúc cô và gia đình luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
From Folio to Thầy Vạc: Thay mặt FU Band, con chúc thầy ít điều tự tấm lòng... Chúc thầy sức khỏe và tiền bạc thì chắc không cần thiết lắm vì hình như thầy lúc nào cũng có đủ. Con chỉ chúc thầy cái thầy cần, là sinh lực cảm hứng trong công việc và cuộc sống. Chúc thầy tràn đầy sinh lực, tràn trề cảm hứng để làm việc tốt, để chơi nhạc và giữ vững phong độ ông bầu kiêm anh nuôi của FU Band. Cá nhân con thì chúc thầy sớm tìm được chỗ đáp yên thân, để mùa đông thầy không cần đắp chăn mà vẫn ấm... :D
From Monsieur.Tee to Mrs. Quế: Cảm ơn cô nhiều. Bọn em thương cô lắm, chân cô hết đau rồi chứ ạ?
From Thế Anh to Cô HiệpVTB: Buổi học đầu tiên HK3 học tiếng Anh em nghe anh Cường quảng cáo:”Cô có chồng con rồi”. Em ứ tin đâu. Hi... vì nhìn cô trẻ hơn tuổi của cô nhiều. Thế mà ngày xưa trêu cô mãi mà cô không giận. Cô dạy dễ hiểu lại nhiệt tình nữa. Mong cô luôn “nhiệt” như vậy cô nhé.
From Trùm: Chúc cô Thùy Dương mạnh khỏe, vui vẻ, nói chung là lớp em rất thích bánh táo của cô ^^. Chúc cô HàPTP trẻ mãi hem già... nói chung là lớp em chưa tin nổi cô đã 30 ~^^~
From Hoàng Tử: Muôn ngàn lời nói không bằng một hành động, nhưng em cũng chưa biết làm gì hơn ngoài lời chúc giành cho các thầy cô đã, đang và sẽ dạy dỗ chúng em:Chúc thầy cô sức khỏe và nhiệt huyết để tiếp tục chèo lái chúng em (ít nhất cho tới khi ra trường). To cô HàPTP, cô TuyếtTT: Em nhớ 2 cô nhiều.
To Cô VânĐTT: Cô ơi, cô mặc váy trông xinh lắm. Đi ngoài hành lang mà vội mấy cũng cười với em 1 cái nhé. Chúc cô có những khóa sinh viên sau này học giỏi hơn tụi em, mà nghịch không bằng tụi em.
From ChiHeHe to thầy DũngDT: Chúc thầy càng ngày chơi nhạc càng hay để dạy con, chúc thầy sớm có vợ để yên bề gia thất. Con ít khi chúc lắm nên chỉ chúc được thế thôi hihi...
From Yang to Mrs. Trang: Chúc cô mãi vui vẻ và khỏe mạnh, luôn yêu đời và yêu... cả chúng em ^^
From Thành Mắm to Mr.Tony Khánh: From Mr. Cò: Ngày 20/11 đến rồi. Em chúc tất cả các thầy cô đều khỏe hơn, trẻ hơn, và... đẹp hơn.
Chúc thầy và em bé hay ăn chóng lớn! Thầy dạo này vẫn gầy quá, cưới vợ rồi mà chả béo thêm được tẹo nào.
No.13 November 2008 I
27
“Yêu nhất là nụ cười của cô” (Ảnh chụp cô Setaita cùng sinh viên sau giờ học)
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba sinh viên FU” (Ảnh chụp cô Freda cùng sinh viên trong buổi Liên hoan lớp)
“Thực tế là sự trẻ trung chẳng hề phụ thuộc vào tuổi tác” (Ảnh chụp thầy Tùng lên sân khấu biểu diễn cùng sinh viên bài hát FPT Dòng sông lời thề trong Hội diễn 20 năm FPT)
“Một ngày nào đó em sẽ nói tiếng Anh giỏi hơn thầy!” (Ảnh chụp thầy KhánhLV cùng các sinh viên đoạt giải trong English Melody Contest) Đội tiền trạm cho bức ảnh đặc biệt kỷ niệm một năm FU
28
I No.13 November 2008
“Thầy cũng là ca sỹ” (Ảnh chụp thầy QuangTV biểu diễn cùng sinh viên trong Ngày hội văn hóa Nhật Bản)
“Cô là số 1! Chúng em yêu cô!” (Cô TuyếtTT cùng lớp SE0108)
“Thầy trò mình cùng cho gà ăn nhé!” (Ảnh chụp thầy Phong cùng sinh viên trong dịp Hội nghị thủ lĩnh sinh viên tại Đầm Long)
“Sinh viên mình trong máy quay hay chưa này” (Ảnh chụp cô HàPTP trong giờ giải lao)
“Ai kẹo nào” (Ảnh chụp thầy TrungTT phát kẹo cho sinh viên trả lời câu hỏi đúng trong Math Monopoly)
Thầy Cường: “Chụp ảnh cũng phải theo kiểu người Nhật”
No.13 November 2008 I
29
Thử phân biệt xem đâu là cán bộ đâu là sinh viên nào? Anh Dũng ĐT4, Trưởng phòng công tác sinh viên và chị Hoài Anh thư ký tòa soạn Cóc Đọc cùng các sinh viên K1 nhân dịp 13/09/2007
“Hòa cùng một nhịp” (Ảnh chụp các giáo viên tổ tiếng Anh và sinh viên với điệu nhảy truyền thống của quốc đảo Jiji trong Talkshow Music and Dances are life”)
“Thầy là ngọn đuốc” (Ảnh chụp thầy Khắc Thành cùng đội cán bộ sinh viên trong Lễ rước đuốc mừng FPT 20 tuổi)
“Đôi khi chúng em lại là người giúp các cô “qua cầu” đấy” (Ảnh chụp các thầy cô trong tổ tiếng Nhật cùng sinh viên trong buổi dã ngoại của Câu lạc bộ tiếng Nhật)
30
I No.13 November 2008
“Cười thì phải há miệng thật to” (Ảnh chụp cô Hashimoto và cô ThuLX trong một buổi picnic cùng sinh viên)
Cóc thèm đọc Mỗi kỳ một cuốn sách
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng thời gian là gì chưa? Thật khó để có thể trả lời phải không? Có một bí mật hết sức to lớn nhưng cũng thật giản dị, tất cả mọi người đều nắm giữ và đều biết đến nhưng lại có rất ít người suy nghĩ về nó. Đó chính là thời gian… Giữa nhịp sống hối hả và gấp gáp như ngày nay, có lẽ cũng thật hiếm khi các bạn lại dành ra một khoảng thời gian tự đặt ra một câu hỏi có vẻ bâng quơ như câu hỏi mà tôi vừa đặt ra ở trên để rồi lại tự đi tìm câu trả lời. Thời gian chỉ là một “ảo ảnh” do tư duy của con người tạo ra ư? Hay đó là một khái niệm trừu tượng không thể định nghĩa? Thực ra, thời gian không phức tạp đến thế. Thả mình vào thế giới cổ tích của cuốn tiểu thuyết Momo do nhà văn người Đức nổi tiếng Micheal Ende sáng tác, bạn sẽ thấy rõ điều đó.
đời. Đừng tiết kiệm thời gian bằng một lối sống lạnh lùng, tẻ nhạt mà hãy tiết kiệm nó để tạo cho mình một thế giới ý nghĩa, để tận hưởng hết giá trị của cuộc sống. Vì vậy, tuy Momo là một cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên nhưng vẫn mang lại những điều rất sâu sắc khiến người lớn phải suy nghĩ.
Hơn thế nữa mặc dù ngày ra đời của Momo cách đây đã 35 năm nhưng ý nghĩa và độ lôi cuốn của tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn (tác phẩm đã được dịch sang 40 thứ tiếng và dựng thành phim). Nhà xuất bản Hội Nhà văn cũng đã tiến hành dịch và phát hành cuốn sách bản tiếng Việt. Xin được giới thiệu cùng tất cả các Cóc FU. Mong rằng sau khi đọc cuốn sách này, các bạn sẽ tự rút ra được những điều mà mình tâm đắc và quản lí khối thời gian của mình tốt hơn cho việc học tập cũng như cho cuộc sống.
BáchNL - SE0422
Momo cũng là tên của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết, một cô bé sống lang thang không nơi nương tựa. Với cuốn tiểu thuyết này, bạn sẽ bắt gặp “những gã màu xám” chuyên đi ăn cắp thời gian của con người; ông già thời gian Hora hay chú rùa Cassiopea. Tất cả sẽ dẫn bạn vào những cuộc phiêu lưu thời gian kì thú để rồi khám phá ra chân lý cuối cùng. Với một lối viết ẩn dụ vô cùng sáng tạo, hàm chứa rất nhiều triết lí sâu xa lại kết hợp với cách dẫn chuyện đi vào lòng người, Micheal Ende đã mang đến cho chúng ta một bài học thấm thía: Giá trị đích thực của thời gian là do chính chúng ta định đoạt. Đừng đánh mất thời gian vào những việc vô ích nhưng cũng đừng bỏ quên thời gian để cuốn mình theo bánh xe cuộc
No.13 November 2008 I
31
Cóc gương Những tấm gương về Cóc
Thầy Quang “Tròn” Nếu bây giờ đặt ra một câu hỏi cho các bạn sinh viên khóa 4: “Trong thời gian rèn luyện tại Xuân Hòa, các bạn ấn tượng với thầy giáo nào nhất của Trường ĐH FPT?” chắc hẳn sẽ có đến phân nửa trả lời: “Thầy Quang tròn”. Gọi thầy như thế bởi đa phần không biết rõ họ tên của thầy, thấy anh Dũng ĐT gọi vậy thì…..gọi theo.
Thầy Quang từng học võ cổ truyền từ năm 12 tuổi. Thầy kể ban đầu xin gia đình cho đi học nhưng gia đình không đồng ý, thế là… trốn đi. Niềm đam mê với môn thể thao thành tích cao là nguồn động lực rất lớn để thầy học tập và rèn luyện. Đến năm 16 tuổi, thầy tham dự giải lớn đầu tiên là giải Trẻ toàn quốc ở hình thức đối kháng, giành được tấm Huy Chương Đồng đầu tiên trong cuộc đời vận động viên và cũng…dính một chấn thương… cực nặng đến bây giờ vẫn để lại sẹo: khâu 15 mũi ở vùng miệng.
Sau gần 6,7 năm tập luyện cho đội tuyển, từ bỏ ngôi trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, từ bỏ ngành kỹ thuật, thầy quyết tâm theo học thể thao. Ngay từ đầu đã xác định phấn đấu học thật tốt để đạt thành tích cao. Học xong cũng có một số nơi mời về công tác như Sở Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh, Hà Tĩnh, nhưng thầy quyết định ở lại Hà Nội dẫn dắt đội tuyển trẻ luyện tập thi đấu thành tích cao. Thực tế công việc lại khác xa suy nghĩ của thầy. Sự không minh bạch, tiêu cực và lối làm việc không dân chủ khiến thầy thực sự thất vọng và quyết định ra đi, để lại đằng sau cả tâm huyết và đam mê của mình từ khi còn nhỏ.
Một năm sau thầy chuyển qua biểu diễn. Đến năm 1999 thầy Quang vinh dự có tên trong đội dự tuyển tham gia thi đấu ở Brunay. Hai năm sau, thầy cùng đội tuyển Quốc gia tham dự giải Seagame 21 tại Malaysia với nội dung biểu diễn.
Công việc ở FU cũng đến với thầy rất tình cờ. Qua một người bạn giới thiệu, thầy nộp hồ sơ vào FU, đi phỏng vấn và “chẳng may đỗ” (theo cách nói hóm hỉnh của thầy), để rồi càng làm càng thấy gắn bó, càng thấy yêu FU hơn.
Quá khứ huy hoàng, bảng vàng thành tích
Trong nước thầy cũng tham dự nhiều giải đấu và đạt được những thành tích vô cùng rực rỡ: 5 lần đạt huy chương vàng vô địch quốc gia và nhiều huy chương bạc, đồng… mà theo thầy nói thì: “không nhớ hết”!
Từ bỏ đam mê, về FPT
32
I No.13 November 2008
Thầy không hiền… Ai đã từng bị thầy mắng hay được nghe thầy mắng những sinh viên khác chắc sẽ đồng ý. Thầy từng dành ra gần 30 phút trong buổi sinh hoạt tập thể của cả khóa chỉ để mắng lớp 406 cái tội: 30 người đi chơi để lại 3 người ở doanh trại làm công tác dân
Cóc gương Những tấm gương về Cóc
vận. Giọng thầy sang sảng, càng mắng càng đau: “Các anh các chị thì tung tăng đi chơi game, đi café ở ngoài kia, để 3 người ở lại làm công việc của 30 người, chỉ có 3 người mà phải hoàn thành công việc của 30 người, tinh thần trách nhiệm của 30 con người để ở đâu. Sống và học tập tại FPT mà vô trách nhiệm như thế thì sẽ sớm bị đào thải mà thôi!.”. Hôm bắt được mấy “chiến sĩ” đi chơi về muộn và trèo tường, thầy cũng đứng gần 1 tiếng đồng hồ dưới sân để dạy dỗ. Có lần nửa đêm, “tóm” được mấy “chú” đi chơi đêm, thầy gọi cả đại đội dậy điểm danh quân số và kiểm điểm. Trời lạnh, lại có mưa phùn càng làm tăng thêm cái rét đầu thu của gió núi Xuân Hòa. Nhưng thầy bảo, phải làm thế để mọi người biết sống có trách nhiệm với nhau, thấy bạn sai phải giúp đỡ bạn sửa chữa, không được bao che. Và có một điều mà đứa nào cũng công nhận: Nghe thầy mắng xong, thấy mình vỡ ra được nhiều điều, thấy mình trưởng thành hơn.
…Nhưng thầy vui tính… Thầy vẫn dạy mấy đứa con gái FU: Mặt phải dày thì mới tán được trai, dày...như mặt thầy đây này. Có hôm đi qua phòng nữ 3, thấy cả phòng ồn ào náo nhiệt, thầy vào ngó. Bữa ấy cả phòng đang ăn cơm. Nào cơm rang, phở xào, thịt gà… Thầy kêu: “Các cô còn ăn sang hơn cả các thầy. Khổ như thế này thầy cũng muốn khổ”. Rồi có quả quýt bé xíu, thầy đòi chia cho cả 15 đứa trong phòng, mỗi đứa 1 múi, để đến lượt thầy...thì chẳng còn gì mà ăn. Phòng chật, thầy phải bước ra cửa để đứng cho thoải mái. Thế là cứ mỗi lần thầy ra cửa, cả phòng lại gào lên: “Thầy về ạ, chúng em chào thầy ạ!”. Sau mỗi lần gào, thầy bước giật lại: “Tôi đã về đâu mà chào. Ơ các cô này vô duyên!”. Và thầy gắn cho phòng 3 cái tên: Phòng gương mẫu nhất nhưng cũng là phòng ngang bướng và vô duyên nhất.
Ai đã từng có cơ may nhìn thấy thầy Quang tròn múa võ, chắc sẽ không bao giờ quên hình ảnh thầy lúc ấy. Ấn tượng nhất là chiều hành quân dã ngoại về. Áo phông, quần ngố, thầy cầm cái cọc trại, biểu diễn một bài quyền khó – có - thể - hiểu làm tất cả những ai có mặt ở đó đều không thể nhịn cười. Thầy còn cố gắng diễn làm sao cho mình giống hình ảnh……Tôn Ngộ Không nhất! Sau bài quyền mà thầy gọi tên là: “Linh tinh quyền” , ai cũng cảm thấy hình như những mệt mỏi, vất vả của buổi hành quân đã gần như tan biến hết.
Khi được hỏi về chuyện gia đình, thầy cười: “Người yêu thì đầy nhưng vợ thì chưa có. Đôi khi phải chém gió là đã có vợ có con rồi để bớt fan, chứ thế này lắm fan hâm mộ quá!”.
Tận tụy với sinh viên Khóa 4 với hầu hết những sinh viên mới bắt đầu cuộc sống tự lập. Lên Xuân Hòa đối với nhiều bạn là khoảng thời gian đầu tiên xa nhà, bởi thế không khỏi tò mò, thích khám phá, tìm hiểu. Thế là có những lần dạo bước dưới sương đêm, dưới mưa, hay đi ăn đêm… để rồi sáng hôm sau hành quân đường dài, có sinh viên ngất xỉu. Thầy Quang cùng thầy Miên, thầy Quân lại vội vã đưa các bạn đi cấp cứu. Đêm hôm, thầy vẫn túc trực ở hành lang trạm xá đợi các bạn truyền nước. Có tận mắt chứng kiến những hình ảnh ấy mới nghiệm ra cái câu “Cán bộ cứ ăn no ngủ say” mà sinh viên vẫn rỉ tai nhau là không đúng.
thích thế. Thích mà theo thầy cũng không hiểu lý do vì sao. Làm việc với sinh viên thầy như tìm lại được mình cái ngày còn là sinh viên hồn nhiên và vô tư. Với khóa 4 nói riêng, tháng rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa đã để lại cho thầy nhiều ấn tượng mạnh. Ban đầu thì thầy thấy khóa 4 nghịch lắm, nghịch hơn các khóa khác, máu thì máu hơn, nhưng chơi chưa hết mình. Bù lại khóa 4 cũng rất có trách nhiệm với bạn bè. Thầy nói cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi được trông thấy cảnh hai bạn nam khóa 4 nhiệt tình giúp đỡ các bác sĩ, y tá ở viện để cấp cứu cho bệnh nhân. Những lúc ấy thầy thấy sinh viên FU đáng yêu lắm, đã yêu lại càng yêu hơn. Nhưng cũng chính khóa 4 đã biến thầy từ con người vui vẻ trở thành con người hay cáu kỉnh. Thầy tâm sự: “Sau khi đi Xuân Hòa về, thầy phải dành một vài ngày để phục hồi “nhan sắc và nhân cách”, tìm lại con người vui vẻ của mình ngày trước. Thầy không muốn nhớ tên và cũng không nhớ các bạn đã phạm lỗi gì. Thầy chỉ giữ lại những điều tốt đẹp của sinh viên”. (Không biết sinh viên khóa 4 đọc xong có cảm xúc gì không nhỉ?). Một tháng sống ở Xuân Hòa, được tiếp xúc và gần gũi với thầy thật nhiều, hiểu thầy hơn, quý thầy hơn. Về Hà Nội rồi, không còn được gặp và trò chuyện với thầy nhiều như trước, nhưng tình cảm của sinh viên đối với thầy thì vẫn vậy. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi tới thầy một lời chúc thay cho lời kết: “Chúc thầy Quang tròn luôn Sáng trong lòng mỗi sinh viên, và xin thầy đừng quên “phòng gương mẫu”, thầy nhé!”.
YếnVH
Suy nghĩ của thầy về sinh viên FU Khi được hỏi về suy nghĩ của mình về sinh viên FU, thầy nhận xét sinh viên FU nói chung khóa nào cũng nghịch, rất nghịch. Nhưng… thầy
xem tiếp trang 52
No.13 November 2008 I
33
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
げいしゃ
まいこ
芸 者 と舞 妓 ߍߒ߾
ߦ ߶ ࠎ
߹ߎ
ߐ߈ࠎ
߃߇
ᣣᧄߦߪ⧓ޔ⠪߿⥰ᅭߣ߁ᅚߩੱ߇߹ߔᦨޕㄭߢߪޔᤋ↹ޟGEISHA SAYURIߪޠ ࠁ߁
ߍߒ߾
߹ߎ
ฬߢߔޕᰴߦ⧓ޔ⠪ߣ⥰ᅭߦߟߡߒ߹ߔ ޕ ߍߒ߾
߹ߎ
ߨࠎ߹߃
߈ࠂ߁ߣ
߉߅ࠎ
ߣ߁ߓࠂ߁
ߪߓ
ߡࠄ
ߓࠎߓ߾
ߜ߾ߺߖ
⧓⠪߿⥰ᅭߪ 300ᐕ೨ߦޔ੩ㇺߩߢ ⊓ ႐ ߒ߹ߒߚޕೋߪ߅ޔኹ߿␠ߩ⨥ᐫߢ ߭ࠆߪߚࠄ
ࠃࠆ
ߺߖ
ߪߚࠄ
߅ࠎߥ
߭ߣ
ߒ߾ߺߖࠎ
ᤤ ߡ߹ߒߚޔࠄ߆ࠇߘޕᄛ߽ߡ߹ߒߚ ߩߘޕᐫߢ ߊ ᅚ ߩੱ߇ਃ✢ ߹
ߍߒ߾
߅ߤ
ࠍ߭ߚࠅ⧓ޟ߇ࠇߎޕߚߒ߹ࠅߥߦ߁ࠃࠆ〭ࠍ⥰ޔ⠪ ޕߔߢޠ ߏ
ࠊ߆
߅ࠎߥ
ߎ
߈߽ߩ
߈
߹
߅ߤ
ߘߩᓟ ⧯ޔᅚ ߩሶ ߇߈ࠇߥ⌕‛ ࠍ⌕ ߡ߇ࠇߎޕߚߒ߹ࠅߥߦ߁ࠃࠆ 〭ࠍ ⥰ޔ ߹ߎ
⥰ޟᅭ ޕߔߢޠ ߆ߒ
߉߅ࠎ
ߜ߾߿
ߌࠎ
ߍߒ߾
߹ߎ
ߦࠎ
ߨࠎ
ߟߠ
ᤄ ߩߦߪ⨥߅ޔደߪ 700イ⧓ޔ⠪ߣ⥰ᅭߪ 3000ੱ߹ߒߚ ߪࠇߎޕ1920ᐕ߹ߢ⛯ ߹
ߜ߾߿
ߍߒ߾
߹ߎ
߈߹ߒߚ⨥߅ޔߪޕደ߽⧓⠪ߣ⥰ᅭ߽ߣߡ߽ዋߥߊߥߞߡ߹ߔ ޕ ߍߒ߾
߹ߎ
ߜ߇
߹ߎ
ߜࠀ߁߇ߊ
ߢ
߹ߎ ߢ ߮ ࠀ
ߐ
⧓⠪ߣ⥰ᅭߪ㆑ὐ߇ࠅ߹ߔ⥰ޕᅭߪ ਛ ቇ ࠍߡ⥰ޔᅭ࠺ࡆࡘࠍߒߡޔ20ᱦߊࠄ ߍߒ߾
߆ࠎ
ߨࠎࠇ ߖߍࠎ
߈ࠂ߁
ߢ⧓⠪ߦߥࠅ߹ߔߩߘޕ㑆 ߦ ޔ੩ ⸒⪲߿⥰ޔਃ✢ീᒝߒ߹ߔ⧓ޕ⠪ߦߪᐕ㦂 㒢 ߐ߈ࠎ
߹ߎ
ߐ
߇ࠅ߹ߖࠎᦨޕㄭ⥰ޔᅭߦߥࠆߎߣ߇ߢ߈ࠆᐕߪ ᱦ߆ࠄߢߔ ޕ ߹ߎߎߣ߫
ߟ߆
߆ࠎߚࠎ
ߎߣ߫
⥰ᅭ⸒⪲߽ߚߢߔ◲ޕනߥ⸒⪲ߢߪ߹ߺߔޟޔޠߦ߈߅߅ޟߪޠ߁ߣ߇ࠅޟޔ ߨ߇
ߖࠎ߅ߊߒࠈࠃߙ߁ߤޟޔޠࠎ߳߹ࠎߔޟߪޠ㗿ߒ߹ߔ߇ޠߔ߹ߒ߁߽ߩߚ߅ޟࠍޠ ࠅ߹ߔ ޕ ߈ࠂ߁ߣ
߹ߜ
ࠆ
߹ߎ
ߓߟ
߹ߎ
߈߽ߩ
߈
ߒ߾
੩ㇺߩⴝࠍᱠߊߣ⥰ޔᅭߦࠃߊળ߹ߔޕታߪ⥰ߪࠇߎޔᅭߩ⌕‛ࠍ⌕ߡᱠߚࠅޔ౮ ߒࠎ
ߣ
ߺߖ
߹ࠎ߃ࠎ
߹ߎ
⌀ࠍߞߡߊࠇࠆ߅ᐫ߇ߚߊߐࠎࠆ߆ࠄߢߔޕ1ਁߊࠄߢ⥰ޔᅭߦߥࠆߎߣ߇ߢ ߅ߣߕ
ߐ
ߚߌࠎ
߈߹ߔޕ੩ㇺࠍ ⸰ ࠇߚ㓙ߦߪ৻ޔᐲ㛎ߐࠇߡߺߡߪ߆߇ߢߒࠂ߁߆ ޕ
34
I No.13 November 2008
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
Geisha và Maiko Tại Nhật Bản có những người con gái được gọi là các Gesha và Maiko. Dạo gần đây cũng có một bộ phim nổi tiếng là Geisha Sayuri . Sau đây xin giới thiệu với các bạn về Geisha và Maiko. Geisha và Maiko bắt đầu xuất hiện cách đây 300 năm tại khu Gion của Kyoto. Đầu tiên, họ làm việc vào buổi trưa tại các quán trà ở các đền, chùa. Sau đó, họ cũng làm việc cả vào buổi tối. Tại quán trà , những nhân viên nữ chơi đàn Shamisen và nhảy múa. Những người đó là các Geisha. Sau này còn có cả các thiếu nữ mặc áo Kimono đẹp để múa. Những người đó là Maiko. Tại Gion trước kia có khoảng 700 quán trà cùng 3000 Geisha và Maiko, cứ thế tiếp tục cho đến năm 1920. Giờ đây, cả quán trà cũng như Geisha và Maiko ngày càng trở nên ít ỏi. Có điểm khác nhau giữa Geisha và Maiko. Maiko là những người sau khi tốt nghiệp trung học thì có một khoảng thời gian thực tập (gọi là Maiko Debyu), đến khoảng năm 20 tuổi thì trở thành Geisha. Trong khoảng thời gian đó, họ học ngôn ngữ chốn kinh kỳ, học múa và chơi đàn Shamisen. Geisha thì không giới hạn độ tuổi. Còn gần đây, để trở thành Maiko phải từ 15 tuổi. Mọi người cũng thích sử dụng các ngôn ngữ của Maiko. Mấy câu đơn giản là “Arigatou” được nói là “Ookini”, “Sumimasen” là “Sumahen”, “Douzo yorosiku onegai itashimasu” là “Otanomou shimasu”... Khi đi trên những con phố của Kyoto, các bạn sẽ hay gặp các Maiko. Thực ra thì đó là từ rất nhiều các cửa hàng cho mặc đồ Kimono của Maiko để đi dạo và chụp ảnh. Với khoảng 10,000 yên là các bạn có thể trở thành Maiko rồi. Nếu các bạn có dịp tới thăm Kyoto thì thử một lần trải nghiệm xem sao nhỉ. (Nguồn tiếng Nhật: http://www.voiceblog.jp)
The Weakest Thing Which is the weakest thing of all Mine heart can ponder? The sun, a little cloud can pall With darkness yonder? The cloud, a little wind can move Where’er it listeth? The wind, a little leaf above, Though sere, resisteth? What time that yellow leaf was green, My days were gladder; But now, whatever Spring may mean, I must grow sadder. Ah me! a leaf with sighs can wring My lips asunder Then is mine heart the weakest thing Itself can ponder. Yet, Heart, when sun and cloud are pined And drop together, And at a blast, which is not wind, The forests wither, Thou, from the darkening deathly curse To glory breakest, The Strongest of the universe Guarding the weakest!
by Elizabeth Barrett Browning
No.13 November 2008 I
35
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
VIOLENCE What do you think about violence in movies and television program and the effect on viewers especially the young generation? There are some of thoughts of the students from two classes of SE0419 and SE0418 concerning about this issue. Hope this will be good to hear in our University life: From Tram Nguyen Luong - SE0419: Nowadays, violence become more and more popular in movies and TV programs. I think violence in the movies makes viewers see the dark of the real world of criminal, terrorist, mafia they haven’t seen before. But it has some harmful effects on the viewers and this is very dangerous if children are seeing this kind of movies for they can imitate what they’ve seen. When we violence in the movies there is a necessary connection to what the director of the movie wants to express and on the other side the effects of seeing too much of it bring harmful effects.
From Duc Minh Thinh - SE0419: Potentially harmful to children ex. ‘Transportation this action film in my opinion is not good for children. Children might imitate behavior they see in these movies...
From Nguyen Hai Long, Ngo Man Tuan, Luu Tien Son, Nguyen Truong Giang, Le Nam Hap, Pham Le Hung - SE0419 We like action movies in film without violence in scenes of the movie it will not make the ‘alive’. The violent action in the film is not true but watching TV news that shows violence reported that is true! Yes, we feel fear of shooting people, killing people, and much blood shown this is what we don’t want to see. Let’s hope for no bloodshed in our world and let’s live in peace and be happy.
From Nguyen Vu Toan - SE0418: It is not good for this surely will affect people’s thoughts which can be imitated especially bad behavior like killing or fighting which make people violent.
From Pham Quoc Hung - SE0418: Both are useful and harmful, it makes the movies attractive interesting to watch and some of the scenes are truthful too. The effect of it is mainly the children and even old age group. Some violence in the movies should not be shown and be seen.
From Nguyen Thi Gam - SE0418 In my opinion viewing too much of violence in movies, TV, video games can cause normal ordinary people to become violent in their behavior. Also showing violence is honest reality of life, there is a growing consensus that expose to violent entertainment to be considered along with others, including family stability, learning disabilities, and personality when we examine the behavior of our life -teens and children.
36
I No.13 November 2008
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
Có một lần đi thực hiện công tác tuyển sinh, tôi có may mắn được về lại ngôi trường cấp 3 của mình ngày nào. Cảnh vật đã nhiều đổi thay sau 10 năm phát triển, trường lớp khang trang hơn và đám đàn em học sinh trông cũng tươi tắn sáng láng hơn hẳn chúng tôi ngày nào. Mười năm trời, biết bao nhiêu lớp học sinh chúng tôi đã trưởng thành và cũng biết bao nhiêu thầy cô đã nghỉ hưu và nay không còn đứng lớp nữa. Tôi tranh thủ làm xong các công việc của mình để chạy quanh trường xem có gặp lại được thầy cô nào không. Vẫn gặp lại một số thầy cô quen, nhưng những người trực tiếp dạy tôi thì chỉ gặp được một giáo chủ nhiệm năm lớp 11. Cô đang dạy trong lớp, nhưng tôi vẫn đánh liều xin gặp cô mấy phút để hỏi thăm. Thật bất ngờ khi cô vẫn nhận ra tôi ngay sau ngần ấy năm
không gặp lại. Chắc cũng bởi những kỷ niệm buồn vui ngày nào mà đám học trò chúng tôi đã khiến cô không thể nào quên. Tôi không phải là một học sinh nghịch, nếu không nói là có khi lại còn là ngoan (vì làm Bí thư lớp cơ mà). Tuy nhiên tuổi trẻ hiếu động cũng đôi lần khiến thầy cô giáo của mình phải phiền lòng, thậm chí là rơi lệ vì đám học trò chúng tôi. Dịp này mỗi năm, trong chúng ta ai cũng lắng lại một chút để nhớ về những thầy cô giáo của mình, và tôi cũng xin dành những dòng cảm xúc của mình để hướng về thầy cô bằng những kỷ niệm chợt nhớ lại ngày nào.
-------------------Ngày đó bọn khối A chúng tôi nổi tiếng là nghịch và nghịch… có tổ chức. Trong lớp, tôi tuy hiền lành nhưng vì to xác nên bị tống xuống ngồi bàn cuối – nơi trú ngụ của gần 20 tên nam sinh nghịch nhất lớp. Chúng tôi thường là trung tâm quậy phá trong lớp và khi liên kết lại với các “bang hội” ở các lớp khác trong khối, chúng tôi trở thành một “thế lực” gây bao phiền toái cho các thầy cô. Trước khi chúng tôi vào trường, trường năm nào cũng có giải bóng đá cho các lớp và năm nào cũng… đánh nhau vỡ đầu mẻ trán. Thầy cô nản quá, quyết định là dẹp luôn cái giải củ đậu ấy đi cho đỡ phiền lòng. Thế nhưng cái tuổi thừa năng lượng, sao mà chúng tôi ngồi yên được. Bọn chúng tôi bí mật họp toàn khối lại, góp tiền tự làm giải bóng đá, phân công nhau lo sân bãi, trọng tài rất cẩn thận. Do giải “hứa hẹn” sẽ có nhiều pha “chiến đấu” nên chúng tôi phải bầu một chú đầu gấu nhất khối lên làm Trưởng ban Tổ chức giải kiêm “bảo kê” để dằn mặt mấy thằng nóng đầu.
No.13 November 2008 I
37
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
Giải đấu diễn ra êm xuôi cho đến khi thầy Hiệu trưởng cùng đoàn học sinh giỏi đi thi tỉnh về, thầy đi qua một sân bóng (cách trường khá xa) thấy rất nhộn nhịp nên khen xã nào đang tổ chức giải bóng đá vui thế. Không may là có một chú học sinh buột miệng “khoe” đó là giải của trường nhà và bản thân chú này đang rất tiếc vì hôm nay lỡ không được đá. Thế là thôi, thầy Hiệu trưởng dừng xe bước xuống. Giải đấu kết thúc. Sau đó, tôi nhớ mãi gương mặt của cô Lộc - giáo viên chủ nhiệm, vừa nghiêm nghị vừa buồn. Sau 1 tiết làm “công tác tư tưởng” chúng tôi còn khá ngoan cố, trừ tôi và mấy thằng bị bắt tại trận thì rõ rồi còn lại bọn chưa bị “lộ” vẫn im re, chúng tôi cũng không khai. Thế nhưng nhìn mặt cô buồn quá, chúng tôi lần lượt từng thằng ra “trình diện pháp luật”. Cô hiền lắm, cũng chẳng mắng chúng tôi gì cả, chỉ dẫn cả đám lên văn phòng. Lên tới nơi, văn phòng đông vui nhộn nhịp, té ra các chiến hữu từ khắp các lớp được “nghỉ hẳn” 2 tiết để lên “họp” với thầy Hiệu trưởng. Phán quyết ban ra thật ghê gớm, Trưởng Ban tổ chức giải bị đuổi học, thành viên BTC bị đình chỉ 1 tuần và mời phụ huynh tới trường, các cầu thủ bị hạ một bậc hạnh kiểm. Thật tai hại, tôi phải nhờ một bác gần nhà đi họp phụ huynh hộ (vì không thì bố biết sẽ đánh tôi chết mất) và một tuần trời giả vờ đi học nhưng kỳ thực là ra nhà thằng bạn nằm chơi. Các thầy thể dục có lẽ là ấn tượng nhiều về chúng tôi. Bọn chúng tôi nghịch thì khoẻ nhưng thể dục thì lười lắm, cô giáo cho chạy dài là kiểu gì cũng phải đạp xe theo cho chắc nếu không muốn để bọn học sinh qua mặt bằng trò chạy tắt hoặc thuê xe. Có thầy Hải già già, cứ lần nào học bị mưa là cả lớp kéo nhau vào phòng học… hát. Ai hát hay được điểm cao thì miễn kiểm tra, nên cứ đến giờ thầy là chúng tôi mong mưa. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, các thầy thể dục còn kiêm luôn cả vai trò giám thị giám sát kỷ luật. Chúng tôi ngày đó phải đeo thẻ học sinh, áo
38
I No.13 November 2008
cắm thùng và đi dép quai hậu mới được vào trường. Điều đơn giản đó có vẻ quá khó khi thẻ của chúng tôi toàn lấy ảnh hồi 3 – 4 tuổi ra dán, quần áo thì lôi thôi, dép lê loẹt quẹt. Nhiều hôm, các thầy đứng chặn ở cổng trường, đám học sinh “không đủ điều kiện” vào trường đông nghẹt. Cuối cùng cực chẳng đã, tôi hô “Xung phong”, thế là cả hội ùn ùn xô cổng chạy vào. Thầy Thanh không cản được chúng tôi nhưng vẫn chới với quát: “Thằng Dũng kều nhé, tao nhớ mặt mày rồi”… Sau vụ đó anh em hả hê kể cho nhau nghe mấy ngày trời, tôi thì lên văn phòng ngồi “nói chuyện”. Có lần tôi phát hiện ra một chỗ trèo vào trường rất dễ, thế là trong lúc bọn khác đang ngoan ngoãn xếp hàng vào trường, tôi lẻn ra chỗ trèo tường để trèo vào. Để cho tiện, tôi quăng cặp sách vào trước, tiếp tới là quăng đôi dép mới vào, sau đó mới trèo tường. Vừa thò mặt lên khỏi tường tôi giật mình suýt ngã khi thấy thầy Thanh đã đứng đợi sẵn, một tay thầy cầm cặp, một tay thầy cầm đôi dép tôi vừa ném vào. Miệng thầy nở nụ cười rất thân thiện: “Xuống đây ngay”. Hic. Lần đó tôi bị nhốt ở phòng bảo vệ 2 tiết. Ù tai vì ngồi cạnh cái trống báo giờ. Môn Giáo dục công dân ngày đó có cô Diên, cô hơn 40 rồi nhưng bận nên chưa lấy chồng. Cô khó tính nổi tiếng bao thế hệ, đến thế hệ tôi, cô vẫn khó tính. Đây là môn học không phải sở trường cho dân khối A chúng
tôi, nên một tuần chỉ có 1 tiết của cô mà sao chúng tôi lại sợ đến vậy. Cô vào lớp, không cười, đứng nhìn chúng tôi 2 phút, chúng tôi im lặng hết mới cho ngồi. Sau đó cô kiểm tra bài cũ, cả lớp im lặng, dường như mấy chục lá phổi đều ngừng thở, mấy chục con tim tạm ngừng đập còn mắt thì mở to không chớp. Tay cô đưa đến đâu, số lượng gương mặt tái đi tăng dần đến đó, cô lật sang trang, một nửa lớp thở phào và tim đập bình thường. Bất ngờ cô lại lật về trang cũ, tình cảnh lại ngược lại. Rồi cô chấm bút xuống, bọn bàn đầu đứng nhổm lên nhìn, rồi quay lại thông báo với gương mặt thiểu não khôn tả. “Người được chọn” lập bập thu gom vở, bước những bước run run lên bảng và điểm 5 là may mắn lắm rồi. Đến lúc tôi đi học đại học thì nghe tin cô đã lấy chồng và có một chú nhóc kháu khỉnh, cô hiền hơn nhiều và không còn khó tính nữa. Thật may cho đám đàn em. Những ông thầy của chúng tôi vô cùng đặc biệt. Thầy Thiệp già nua gầy mòn với bao năm luyện học sinh giỏi Vật lý lúc nào cũng mặc bộ vest rất đẹp nhưng loẹt quẹt dép lê. Thi thoảng thầy thò đầu vào lớp hỏi xem có chú nào có lửa không cho thầy châm thuốc. Chúng tôi hỏi là sao thầy đi dép lê thì thầy bảo xưa cũng có giầy, nhưng thằng con trai nó “đá” mất nên đành chịu. Thầy Khuynh dạy Hoá học thì lúc nào cũng hừng hực khí thế, giờ giảng của thầy không khác gì giờ quân sự. Thầy đi lại nhanh như điện,
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
ném phấn chính xác vô cùng đồng thời sẵn sàng dùng “biện pháp mạnh” để trấn áp trật tự. Tuy nhiên đến nhà thầy học thêm thì thi thoảng mấy thầy trò lại chui vào bếp rang cơm vừa ăn vừa học, vui ơi là vui. Thầy Minh dạy Toán thì khó tính nổi tiếng, điểm trên lớp của chúng tôi 7 là cao, do đó khi đi thi, điểm thi lại toàn 10. Sự khó tính của thầy chính là một phương pháp thiết thực cho chúng tôi rèn cái thói cẩu thả. Thầy Đình chủ nhiệm lớp 12 của tôi thì bê bổng cả cái bàn giáo viên và nện cái uỳnh xuống đất quát: “Tôi sẽ kỷ luật thằng này!!!” khi biết tin tôi “khuyên” cả lớp bỏ học giờ thầy để đi đá bóng. Thầy Lưu dạy Kỹ nông cực kỳ giống nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, giờ kiểm tra, thầy bao giờ cũng ra câu hỏi sau đó mở ngoặc số trang sách có đáp án. Sau đó thầy ra ghế trầm ngâm ngồi… ngủ, cuối buổi thu bài, chữ đẹp là điểm cao. Thầy Trung dạy Tin học thì nghiện thuốc lá, mỗi lần giảng bài cũng phải vài lần quên mất đưa viên phấn lên miệng định… hút. Thầy Chi dạy Văn thì không kìm nổi cảm xúc của mình trước một bài văn của bạn tôi mà thốt lên: “Mẹ, văn thối không thể ngửi được”… Những cô giáo của chúng tôi cũng thế, cô Mai dạy Lý thì đanh thép, sẵn sàng cho chúng tôi ra khỏi lớp khi mất trật tự nhưng cho điểm lại rất thoáng. Cô Mai Anh dạy Tiếng Anh thì động chút xíu là dỗi với lớp, không dạy nữa. Có hôm cô dỗi, chúng tôi ngồi gấp máy bay phi chơi, thế là cô khóc tức tưởi lao lên báo Hiệu trưởng. Cô Bình dạy Địa thì cho cả lớp nghỉ học đi bắt cá rô lóc lên sân đầu mùa mưa. Cô Nga dạy Sử thì chắc nhiều ấn tượng với tôi, cô có vóc người nhỏ bé, lại mới ra trường, hôm buổi đầu đi dạy, tôi lại tưởng “em” nào nên buông lời tán tỉnh. Lúc vào lớp, khi giới thiệu cán bộ lớp, cô nhận ra tôi ngay khiến tôi chỉ còn thiếu nước đào cái lỗ mà chui xuống. Cô Cúc có dáng người đậm đà trình diễn bài “Love is blue”, đến đúng đoạn cao trào thì bị một học sinh chụp ảnh. Bức ảnh cô đang hết mình về nghệ thuật được in ra bán cho các fan hâm mộ cô với chú thích: “Đồi gió hú”…
Ngày bế giảng, chúng tôi đốt bóng hydro nổ ùm ùm làm náo loạn lễ chia tay. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn quây lại, bế thốc thầy Thanh vào một phòng học và… xin luôn chiếc còi thầy hay dùng để dạy học và thổi dọa bọn đi học muộn trèo tường để làm kỷ niệm cho những ngày bị thầy “truy kích”. Nghe nói thầy Thanh hôm đó bị rất nhiều lớp vây, có lớp còn đòi xin thầy bộ đồ thể thao đang mặc. Mười năm trôi qua, các thầy cô và chúng tôi cũng có nhiều thay đổi với cuộc sống riêng của mình. R ấ t nhiều b à i h ọ c c á c t h ầ y cô dạy c h ú n g tôi, giờ chúng tôi lại dạy lại cho đám đàn em của mình. Mười năm xa các thầy cô, tôi đã đi nhiều, học thêm nhiều, mất cũng nhiều. Có những niềm vui, có những nỗi buồn nhưng vẫn nhớ như in cái cảm xúc đại diện lớp lên tặng thầy chủ nhiệm bó hoa chia tay thầy và mái trường. Mọi ngày nghịch là vậy, nhưng hôm đó chúng tôi đứa nào cũng suýt
khóc, thầy cũng nghẹn ngào không nói được gì, chỉ nhận hoa rồi vỗ vai tôi như thay một lời gửi gắm niềm tin. Năm đó chúng tôi đỗ đại học 3/4 lớp, số còn lại năm sau cũng đỗ và đều tung cánh theo đuổi những giấc mơ của mình. Xin chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt chúng em, mong các thầy cô đừng buồn hay giận vì những trò nghịch ngợm của tụi em ngày nào vì bây giờ, khi đã là một người thầy ở FU, em cũng hiểu thế nào là đám học trò nghịch ngợm, hay quậy phá… rồi ạ.
DĐT
No.13 November 2008 I
39
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
Những mùa đông yêu dấu Tôi vốn không thích mùa đông, một phần là vì trời lạnh, một phần là với tôi, mùa đông như một bản nhạc buồn da diết và dài đến vô cùng tận. Bản nhạc đó cứ ngân nga những tâm tư cảm xúc, và chỉ mang đến những nỗi buồn và gợi lại những kỉ niệm đã qua. Cứ mùa đông đến là tôi lại có cảm giác cần một ai đó bên cạnh, mà tôi cũng chẳng biết được, đó là ai? Có lần được đọc tâm sự của một người xa xứ, mới thấy rằng mùa đông cô đơn buồn biết bao nhiêu, những nỗi nhớ chất chồng lên nhau, cứ từ từ mà gặm nhấm tâm hồn, cho đến khi người ta không thể chịu đựng nổi nữa. Nỗi buồn và nỗi cô đơn được cái lạnh nhân lên gấp cả triệu lần. Có một lý do nữa khiến tôi không thích mùa đông. Cái rét cắt da cắt thịt lại khiến con người trở nên lạnh lùng như họ vẫn từng như thế, cái lạnh làm bàn tay chẳng sưởi ấm nổi bàn tay, ai ai cũng trở nên vội vàng hối hả. Họ muốn được trở về một nơi không có gió, được ngồi nhâm nhi một cái gì đó thật nóng và chẳng muốn để tâm đến những người xung quanh. Ở đâu đó vẫn còn những mảnh đời lang bạt mà cứ mỗi khi gió về, việc tồn tại qua giá rét cũng là một điều rất khó khăn. Với những thân phận con người như thế, thì cái lạnh mùa đông chẳng quá đỗi đáng ghét hay sao? Hôm trước tôi bỗng bật cười khi nghe một cậu bạn nói: “Vừa chia tay rồi cậu ạ. Thế là mùa đông này tớ
40
I No.13 November 2008
chẳng có ai ôm”. Lý do chia tay thì có vô vàn, có khi chỉ là những giận hờn vu vơ. Vài hôm sau đó thấy cậu bạn khoe lại là đã làm lành với cô bạn gái, trông có vẻ hí hửng lắm vì cô bạn kia chỉ hờn dỗi một chút thôi chứ thật ra là đang đan cho cậu ấy một chiếc khăn quàng. Có lẽ đúng thật, mùa đông chỉ đẹp với những người đã có đôi, có một người nào đó bên cạnh để sưởi ấm và để sẻ chia cả cái rét nữa. Chỉ những ai đã từng thâu đêm cặm cụi từng mũi đan, sợ người yêu đi xe máy mùa đông tay cóng, từng bối rối khi được đôi tay xinh xắn quàng vội chiếc khăn len, tim lỡ một nhịp đập vì mặt cách mặt có năm phân, kỉ niệm trong những quán kem, trên những chiếc thuyền con vịt, dưới một cái cây, hay một ánh đèn khuya leo lét để lại những nụ cười chan chứa thì mới thấu hiểu được mùa đông và tình yêu lứa đôi hoà quyện đẹp đẽ nhường nào. Tự nhiên tôi thấy chạnh lòng quá, chẳng nhẽ mình đã quá khe khắt với mùa đông ư? Có những đêm mùa đông lang thang trên phố, hai tay tự quàng lấy vai mà xuýt xoa vì lạnh, tôi cũng muốn ngóng chờ một ánh mắt, một nụ cười đâu đó. Nhưng có lẽ trong những ánh đèn và những bóng hình kia, tình yêu cũng đắng như ly café không đường. Tôi cũng chẳng mong ước gì xa xôi, chỉ là một trái tim đồng điệu, người ta có đôi có lứa, mình thì… vậy mà sao khó khăn đến thế? Nhiều lúc tôi thầm oán trách cái sự trớ trêu, chỉ một lần trót lỡ để trái tim được sưởi ấm. Để rồi lại ước ao rằng, giá như mình chưa từng yêu có
phải tốt hơn không, mình sẽ không có những cảm giác như giây phút này, khi mà tất cả chỉ là nỗi cô đơn, buồn bã. Cô đơn, cuối cùng cũng chỉ là cảm xúc của con người, là sự khát khao được yêu thương, chia sẻ. Yêu thương cũng vậy, chỉ là sự cho đi và nhận lại mà thôi. Cái con người ta thật sự cần là sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau. Có những người đang yêu mà vẫn cảm thấy cô đơn đấy, vì họ không được thấu hiểu. Và cũng có những kẻ như tôi, đã có lúc rất hí hửng, thích thú mà tự tìm hiểu mình trong cô đơn. Nhưng cuối cùng thì bản chất con người vẫn là khao khát được yêu và cho đi tình yêu. Và mùa đông chỉ làm cho bản chất đó trỗi dậy mạnh mẽ hơn bất cứ thời khắc nào trong năm mà thôi. Cũng phải, mùa đông mà, lạnh mà, có ai lại không khao khát một cái ôm, không thèm được nắm lấy một bàn tay ấm, một nụ hôn ngọt ngào và nghe những lời yêu thương ra khói. Vậy đấy, mùa đông làm ta buồn vu vơ mà thực chất là tại ta hay suy nghĩ và đa cảm quá thôi. Ta cũng chẳng nên ghét mùa đông nữa, vì những giấc mơ không thành là tại con người, chứ chẳng phải tại mùa đông đâu nhỉ? Có ai thích nghe bài “Những mùa đông yêu dấu” của Đỗ Bảo không?
HMT
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
Nếu quanh anh!
BÌNH YÊN
EM!
Bình yên em! Tất cả rồi sẽ qua… Lùi lại một chút, thấy hôm qua, hôm nay, hôm kia… Rồi sẽ qua… Kiếp người là phù du, ngắn ngủi vô cùng… Sống bình yên đi em, để bớt xáo trộn, để bớt nông nổi, để bớt dại khờ… Để biết nỗi buồn em hôm nay, niềm vui em hôm nay, đau đớn em hôm nay, rồi tháng sau, năm sau, rồi khiếp sau, em còn đọng lại gì? Bình yên đi em, để tận hưởng khoảnh khắc làm người đúng nghĩa. Bình yên đi em, không cần phải cười quá to, phải hoành tráng, phải nổi bật, phải hơn người… Chi vậy? Chi vậy? Em? Bình yên đi em. Hít 1 hơi thật sâu không khí, để thấy mình đang sống, em sẽ thấy mọi thứ, từ cỏ cây đến giọt nước, đều có ý nghĩa, và đều giống như em, đều đang SỐNG. Bình yên đi em, vòng tròn luân hồi ai cũng vậy. Bình yên đi em, để trở về với CUỘC SỐNG ĐÚNG NGHĨA.
Chunshin
Nếu quanh anh là núi cao Anh dang tay trên đỉnh đầu vách đá. Nếu quanh anh là biển cả Anh vẫy vùng trong nước mát đại dương. Nếu quanh anh là những con đường Anh bước đi theo bình minh lấp ló. Nếu xung quanh anh là gió Anh thả mình bay hờ hững vu vơ. Nếu quanh anh là những vần thơ Anh cầm bút viết dòng đời trôi dạt. Nếu quanh anh là bãi cát Anh nhớ mình là hạt bụi nhỏ nhoi. Nếu quanh anh là mẩu giấy hình thoi Anh sẽ nối những cánh diều mơ ước. Nếu quanh anh là vô vàn giọt nước Anh kết thành dòng suối để trôi theo. Nếu quanh anh ánh mắt trong veo Anh đi tìm tâm hồn anh đánh mất. Nếu quanh anh là những người hành khất Anh nguyện cầu chút bố thí tự do. Nếu quanh anh là những con đò Anh lờ lững thả mình trôi vô định. Nếu quanh anh là màn đêm tĩnh mịch Anh ngắm nhìn ra ánh sáng ngoài xa. Nếu quanh anh là bão tố phong ba Anh vẫn hát và tự tin vững bước. … Nếu quanh anh là thời gian trôi ngược Anh đi tìm những kỷ niệm ngày xưa. Nếu quanh anh là những cơn mưa Anh sẽ nhớ về ngày em ly biệt Nếu quanh anh là những gì chưa biết Hỏi trái tim, chỉ có bóng hình em. Trang Tử Nguyễn Văn Dũng – Se0301
No.13 November 2008 I
41
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
Thời gian qua, số lượng máy tính xách tay trong Ao Cóc FU đã tăng đột biến, đi kèm theo đó là sự gia tăng lượng điện tiêu thụ trong trường. Giảm tiêu thụ điện năng cho máy tính xách tay bằng cách thực hiện thói quen tiết kiệm năng lượng, góp phần thực hiện chính sách C20 cùng Tập đoàn và chung tay bảo vệ môi trường. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số điều chỉnh để chiếc máy tính xách tay yêu quý “ăn kiêng” nhưng vẫn khỏe.
Sử dụng chế độ Standby Standby (hoặc chế độ “Sleep”) lưu hiện trạng của PC vào bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). Standby là chế độ tốt nhất khi bạn tạm ngưng sử dụng máy tính xách tay trong thời gian ngắn. Ví dụ khi bạn chạy sang phòng bên cạnh hoặc phải tắt máy vội. Standby cần
thêm nguồn điện để lưu mọi thứ trong bộ nhớ và sẽ ngốn pin. Do đó, khi sử dụng chế độ này, nếu nguồn pin hết sạch bạn sẽ mất dữ liệu mà bạn chưa kịp lưu vào ổ cứng. Để khởi động lại từ chế độ Standby, di chuyển chuột hoặc ấn vào phím bất kỳ trên bàn phím.
Sử dụng chế độ Hibernate Khi sử dụng Hibernate, mọi thứ được lưu tạm thời vào một file ở ổ cứng. Phương pháp này tốn thời gian hơn một chút nhưng không tốn năng lượng. Hibernate là chế độ thích hợp khi bạn ngưng sử dụng máy lâu hoặc được sử dụng khi bạn cần thay pin.
Tắt Wi-Fi Nếu bạn không sử dụng Wi-Fi trên máy tính xách tay thì hãy tắt đi vì rất ngốn điện, tắt chức năng kết nối không dây giúp giảm năng lượng tiêu thụ và tăng tuổi thọ pin.
Internet Explorer 8 beta 2
có hơn
Giữ máy sạch Bụi là mối đe dọa lớn nhất của máy tính. Quạt của máy tính xách tay phải làm việc nhiều hơn nếu có bụi trong máy tính của bạn. Việc này làm tiêu tốn khá nhiều điện năng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Bạn nên làm sạch quạt và ống khí để máy tính xách tay của bạn không rơi vào tình trạng quá nóng do bụi. Sau một thời gian sử dụng, hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi ra khỏi máy (chú ý là máy hút bụi chuyên dùng cho laptop chứ không phải máy hụt bụi thông thường). Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn một số kiến thức về tiết kiệm năng lượng cho laptop thân yêu. Nếu bạn còn cách tiết kiệm nào, hãy chia sẻ cho cộng đồng Cóc nhé.
ĐT
Firefox?
Trình duyệt Internet Explorer 8 của Microsoft hứa hẹn cung cấp một loạt tính năng mới với mục tiêu an toàn hơn, dễ dàng hơn và tương thích tốt hơn với các chuẩn web khi duyệt trên IE. Nhìn bề ngoài, phiên bản thử nghiệm Beta 2 của IE 8 dường như có nhiều điểm giống IE 7, nhưng thực tế Microsoft đã thực hiện được những thay đổi đáng giá. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài trong số những tính năng mới này đã từng xuất hiện trong trình duyệt đối thủ Mozilla Firefox 3.
42
I No.13 November 2008
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
Trình duyệt dạng thẻ Nếu bạn nhấn chuột phải vào một liên kết và mở nó trong một tab mới, IE 8 sẽ đặt nó cạnh cửa sổ gốc và mã cùng màu.
Tính năng lọc các website lừa đảo của IE 8 - được gọi là SmartScreen - cải tiến bộ lọc của phiên bản trước với những tính năng mới, ví dụ kiểm tra kỹ hơn địa chỉ của một trang web (để bảo vệ bạn khỏi những website giả mạo đại loại như paypal.iamascammer.com) và một cửa sổ cảnh báo khi bạn truy cập một trang web nghi ngờ nào đó. SmartScreen phần lớn dựa vào cơ sở dữ liệu những website giả mạo từng được phát hiện, vì thế một website giả mạo mới có thể qua mặt được trình duyệt. IE 8 hiển thị tên miền (domain) của website trong một phông chữ màu tối, vì thế bạn dễ dàng nhận ra liệu mình có đang thực sự truy cập đến trang chủ Ebay.com không hay là một website mà bạn chưa từng biết đến. Microsoft vẫn có thể làm nổi bật hơn tên miền, như sử dụng một màu nền khác hay tốt hơn là làm nổi bật (highlight). Tương thích web
Nếu bạn nhấn chuột phải vào một liên kết và mở nó trong một tab mới, IE 8 sẽ đặt nó cạnh cửa sổ gốc và mã cùng màu.
Nếu vô tình đóng một cửa sổ trình duyệt trong IE 8, bạn có thể yêu cầu khôi phục cửa sổ này khi bạn mở lại trình duyệt (giống như khi bạn sử dụng Firefox). Tuy nhiên, IE 8 sẽ lập nhóm những thẻ trình duyệt (tab) có liên quan với nhau bằng cách đánh mã màu. Ví dụ, nếu bạn mở một liên kết (link) từ trang chủ www.fpt.edu.vn trong 1 tab mới, trình duyệt sẽ mở 1 tab mới ngay cạnh tab gốc và những tab này sẽ được mã màu giống nhau. Bạn có thể di chuyển các tab từ nhóm này sang nhóm khác, nhưng nếu bạn mở 3 trang web không liên quan đến nhau thì bạn không thể tạo một nhóm riêng cho chúng.
Để tạo được một website có thể hiển thị giống hệt nhau trên trình duyệt Internet Explorer, Firefox và Safari có thể là một thách thức. IE 8 Beta 2 hỗ trợ tốt hơn cho các chuẩn W3 - bộ các hướng dẫn để đảm bảo một trang web hiển thị giống nhau trên mọi trình duyệt. Dù thế, IE 8 sẽ không hiển thị chính xác vài trang web được thiết kế cho các phiên bản trình duyệt IE trước đây. Để giải quyết điều này, Microsoft bổ sung một chế độ tương thích: nhấn vào một nút trên thanh tác vụ, IE 8 sẽ hiển thị trang web như của IE 7. Qua thử nghiệm, hầu hết trang web hiển thị tốt với chế độ chuẩn (chế độ mới) và hầu hết lỗi là loại không nghiêm trọng. Đáng tiếc, hầu hết người dùng không dễ nhận biết nút Compatibility Mode (dùng để
Có lẽ điểm mới nhất trong IE 8 là “cô lập” các tab. Tính năng này giúp người dùng tránh được tình trạng một trang web chậm chạp nào đó có thể gây lỗi cho toàn chương trình. Thay vào đó, chỉ có tab hiển thị trang web lỗi mới bị đóng lại, cho phép bạn tiếp tục lướt web ở những tab khác. Dĩ nhiên, IE 8 bản Beta 2 vẫn giữ lại vài tính năng đã được giới thiệu trong phiên bản thử nghiệm đầu tiên, trong đó có WebSlices và các công cụ tăng tốc.
Tăng cường bảo mật Nếu bạn bật tính năng InPrivate của IE 8, trình duyệt sẽ không lưu lại bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào như mật khẩu, thông tin đăng nhập, nhật ký trình duyệt... Mọi thứ sẽ giống như bạn chưa từng bao giờ lướt web. Tính năng này rất giống với tính năng Private Browsing của trình duyệt Apple Safari, ngoại trừ việc một biểu tượng trên thanh địa chỉ làm cho trạng thái của InPrivate rõ ràng hơn. Nhấn vào liên kết đến một website đã được báo cáo là nghi ngờ giả mạo, và IE 8 sẽ xuất hiện cửa sổ cảnh báo.
Nhấn vào liên kết đến một website đã được báo cáo là nghi ngờ giả mạo, và IE 8 sẽ xuất hiện cửa sổ cảnh báo
chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị) vì kích thước quá bé. Trong khi vẫn chưa thật sự hấp dẫn để lôi kéo người dùng Firefox thì IE 8 có thể đáng để những ai chưa trung thành với trình duyệt riêng xem xét.
Theo PC World America 10/2008
No.13 November 2008 I
43
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
cho tới khi no căng hoặc hết sạch gánh hàng.
Qua những ngày căng thẳng với Top Notch, Code C, ... ta lang thang một góc phố nhỏ Hà Nội. Trước những ngày mưa thì trời vẫn sáng. Cô bán hàng rong đặt xuống hai quầy hàng và một cái bếp than hồng. Nếu bạn dạo qua hàng bán bún đậu phụ mắm tôm và thưởng thức thì sẽ thấy không uổng phí một đời sinh viên trên đất Hà thành. Nhiều bạn rất dị ứng với anh em nhà “mắm”. Bạn đừng ngại khi nhắc đến mắm tôm nhé, vì đây là phần ngon và tuyệt nhất của món này. Trước tiên là bún, bún lá được chọn từ những đọt bún trắng nhất làm bằng gạo Dự, phải vắt bằng tay, lọc bằng túi vải. Cái thuật làm bún, hễ làm bằng gạo mục thì dôi, được nhiều. Còn làm bằng gạo thơm thì được ít, sợi bún chắc và ngon, bỏ vào miệng thấy mát lạnh, nuốt xuống cổ họng thấy ngọt lịm của tinh bột và thơm mát của gạo mới. Tiếp đến là đậu phụ, đậu phụ Hà Nội ngon nổi tiếng miền Bắc. Ăn ở Cấm Chỉ, ở Trần Bình đều có thể cảm nhận hết vị ngon tuyệt của nó. Đậu nành ngâm tới độ, khi làm nhẹ tay, lọc kỹ sẽ được thứ đậu phụ trắng tinh, mềm như da con gái, thơm và mát dịu. Nghệ thuật ăn đậu, ngon nhất là khi ăn sống, như thế sẽ giữ được nguyên cái chất tươi ngon của đậu nành. Trong món này đậu phải rán vàng, không rán dối làm miếng đậu dễ nát, không rán kỹ làm miếng đậu xác xơ, mất vị. Các chị hàng bún rán miếng đậu trắng tinh trong cái chảo gang nhỏ xinh xinh. Rán bằng bếp than tổ ong chảo gang tạo ra cái vị ngon đặc trưng của những ngõ nhỏ Hà Nội. Miếng đậu đem ra vàng rộm, cắt vào đĩa bún trắng phau, bên trong mềm xụt ngửi đã thấy vị thơm chín tới, nếm thì vị ngọt của đậu lan tỏa khắp lưỡi.
44
I No.13 November 2008
Bên ngoài vàng ươm, béo lên vị ngậy của dầu ăn, dai dai mềm mềm thật thú vị tuyệt vời. Dầu ăn cũng phải kén. Không phải thứ mỡ lợn ế bùng nhùng ngoài chợ. Miếng đậu phải rán bằng dầu thực vật ép từ lạc, đậu nành làm tay mới toát được cái sự thanh tao, nhẹ nhàng trong món ăn. Cũng không phải thứ dầu Neptune đắt tiền, vì ép tay để lại nhiều vitamin hơn trong dầu và để lại màu đỏ nâu óng ánh trong mỗi giọt. Một thứ quan trọng hơn, thơm ngon tuyệt vời chính là mắm tôm. Mở nắp chai đã thấy một mùi hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa. Đổ một chút xíu ra chiếc bát sứ nhỏ tráng men Bát Tràng, pha thêm chanh, một chút đường, ớt, và một thìa dầu ăn ngon lành, nóng hổi múc ra từ chảo rán. Sau cùng cô bán hàng sẽ cho vào bát nước chấm đó một loại gia vị bí truyền để tạo nên một thứ nước chấm đánh tan mọi cảm giác tuyệt vời, khiến bạn cứ muốn ăn mãi
Ngồi bên đĩa bún trắng phau với miếng đậu vàng béo ngậy, ăn kèm vài cái rau thơm bạn sẽ thấy bát nước chấm bé nhỏ lan tỏa hết cái hồn thơm dịu ngọt ngào của một món ăn thanh tao giữa lòng Hà Nội chật hẹp. Giữa bao mệt mỏi của các slot, những bon chen của cuộc sống phố thị thì cái vị chua chua ngòn ngọt của bát nước chấm quyện với cái mát lạnh của miếng bún cùng vị béo ngậy đưa ta đến một cảm giác ngon miệng.
Địa chỉ bạn cần biết: + Phố Trần Bình, Mỹ Đình + 45- Thái Hà + Chân cầu Long Biên Hoặc tại các quán cóc.
Cóc mắm tôm (tổng hợp)
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
Trong suy nghĩ của mỗi người Halloween là một ngày thật “hãi”. Nào ma, nào quỷ, nào nghĩa trang, nào thánh giá… với đủ mọi hình thù và màu sắc kinh dị. Nhưng giờ đây, khi Halloween đã đi qua, trong tôi còn đọng lại thật nhiều điều thú vị và đáng nhớ.
Ngay sau khi kết thúc Tháng rèn luyện tập trung, những người khởi xướng cho sự kiện này tại FU HCM như Hoài Nam, Mạnh Linh, Khôi Minh, Tâm Linh… đã cùng nhau bàn bạc sôi nổi trên diễn đàn. Nhiều ý kiến khác nhau, cả ủng hộ lẫn chê bai nhưng dường như tất cả chỉ làm cho không khí Hallowen ngày càng nóng lên. Rất mừng là nhà trường, đặc biệt là Ban tuyển sinh và công tác sinh viên đã hết sức ủng hộ và hỗ trợ chúng tôi trong sự kiện đầu tiên do sinh viên FU HCM tự đứng ra tổ chức. Tất cả các lớp đã ngồi lại cùng nhau để bàn bạc, lên chương trình và phương án tổ chức. Nói đến Halloween chắc hẳn không thể thiếu hóa trang. Đây là phần dự thi hứa hẹn mang lại nhiều bất ngờ nhất cho người tham dự và thỏa sức sáng tạo cho những người tham gia. Sự thú vị của các tiết mục
đã không phụ lòng mong đợi của người tham dự, đặc biệt là phần thi của liên quân SE0430 và SE0434. Một câu chuyện cảm động về tình bạn với diễn xuất rất tinh tế và những bước
chuyển động uyển chuyển bởi trong nhóm này quy tụ rất nhiều thành viên Câu lạc bộ Hip-hop. Có những tiết mục được giữ bí mật đến phút chót thì lại chẳng khiến người xem thót tim mà lại có những tiếng cười vui vẻ như của SE0429. Phần hoá trang của người tham dự lễ hội Halloween cũng khá hấp dẫn với nhiều sáng tạo đến kinh dị. Và vui nhất là quá trình chuẩn
bị hoá trang từ buổi chiều, vui hơn cả lúc diễn thật. Chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn của sinh viên nhà mình tuy còn đuối hơi nhưng luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình và tự tin thì có rồi, bây giờ chỉ cần đầu tư thêm cho giọng mạnh mẽ hơn, rõ hơn, “ăn” micrô hơn là ngon. Cứ diễn thuần thục được như các anh chị trong đội Cheer của FPT Software là ngon. Phần thi hóa trang và văn nghệ buổi tối hấp dẫn bao nhiêu thì phần thi làm đèn bí ngô buổi sáng cũng vui nhộn tưng bừng không kém. Chín lớp dự thi đã tiêu tốn gần 30 trái bí, bầu các loại và dao, dĩa, thìa nhiều không kể xiết. Những ý tưởng táo bạo và đầy nhân văn “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác lớp nhưng chung một trường” của lớp SE0435 cùng chú Cóc dễ thương đã khiến cả thầy Tuấn và thầy Dũng nhất trí trao giải nhất. Có thể thấy rõ ràng sự khó khăn của Ban tổ chức khi chọn lựa những giải khác để trao cho các lớp vì dường như “tác phẩm” nào cũng có nét hay, nét độc đáo riêng. Với một tuần chuẩn bị, lần đầu tiên làm quen với công tác tổ chức, các bạn còn chưa quen hết nhau, còn nhiều vụng về nhưng Halloween là một dịp để sinh viên xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi đã được cùng thi hóa trang, làm đèn bí ngô, dựng sân khấu, trang trí, vẽ mặt, dọn dẹp sau khi kết thúc. Tất cả như gắn kết những con người với nhau, tinh thần đồng đội như được thấm dần trong mỗi Cóc và nhân lên gấp bội sau mỗi lần như thế.
Cóc Vờ Nờ
No.13 November 2008 I
45
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
Cái tiết trời se lạnh đầu đông luôn khiến cho cuộc sống ồn ào của mỗi người dường như tĩnh lặng lại. Cho dù quanh mình vẫn đông vui tiếng nói cười, nhưng không hiểu sao ai đó cũng cảm thấy một chút cô đơn, tự muốn có một chút riêng để dành cho chính mình. Những lúc như thế, lựa chọn số một của tôi đó là tới Cà phê Nhạc Trịnh, điểm đến mà bao năm qua tôi ngồi đó nhâm nhi một ly cà phê, nghe lại những bài hát cũ.
những phong cách chẳng ăn nhập gì mà người nghe vẫn nườm nượp ra vào và ào ào nói chuyện đua cùng những chiếc loa đang day dứt với giọng ca của ca sỹ DVH gào lên tới lạc giọng. Đối với những người yêu nhạc Trịnh thực sự như chúng tôi, lần mò tìm cho mình được 1 quán ưng ý để
Tôi mê nhạc Trịnh từ năm lớp 8 khi nghe bài hát “Để gió cuốn đi”, giai điệu và triết lý giản đơn mà cao cả ấy đã khiến một cậu trai mới lớn như tôi bớt đi một chút sôi động thuở thiếu thời để dành thời gian cho Nhạc Trịnh. Những năm tháng tiếp đó, kho tàng băng đĩa và các ấn phẩm về nhạc Trịnh của tôi ngày một nhiều thêm, lê la qua bao thành phố, cũng đồng nghĩa với việc tôi lần mò tìm những quán nhạc Trịnh, những hàng băng đĩa cũ để lùng mua, đôi khi mua cả 1 cái đĩa chỉ vì 1 bài hát nào đó mình chưa có. Sau năm 2001, khi Trịnh Công Sơn về với cát bụi, hát nhạc Trịnh trở thành cái mốt của một số ca sỹ mới nổi bấy giờ và kèm theo đó, việc nghe nhạc Trịnh cũng trở thành một trào lưu trong đông đảo thanh niên như một sự trải nghiệm cảm xúc mà phần lớn trong đó là hời hợt tò mò. Những quán nhạc Trịnh mọc lên như nấm với đủ loại phong cách, thậm chí có
46
I No.13 November 2008
nghe những ca khúc mình yêu thích, được trao đổi bâng quơ về một triết lý, một tứ thơ nào đó trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn chợt trở nên khó khăn. Có những quán không gian ổn nhưng cứ lúc thì nhạc Trịnh, lúc sau lại The Beatle. Có quán lại phát đủ các loại nhạc trong đó có nhạc Trịnh…
Thật may vì tôi cũng mò được quán Cà phê Nhạc Trịnh này thông qua người bạn chơi cùng band nhạc sinh viên ngày xưa, anh cũng là người mê và chơi nhạc Trịnh bao năm, nay trở thành nhạc công “độc quyền” của quán này. Tôi đến và nhanh chóng yêu thích cái quán nhỏ đó, yêu từ những chi tiết bài trí đôi chỗ ngô nghê nhưng đầy tâm ý của đôi vợ chồng chủ quán trẻ tuổi. Thật tự nhiên, tôi trở nên thân thiết với họ, thân thiết với những người khách quen ở quán, rồi bạn bè tôi rủ tới quán cũng nhanh chóng yêu thích quán như tôi. Nằm gọn gàng không phô trương trên con đường nhỏ Trung Kính, chiếc cửa sổ bên bụi trúc luôn có gương mặt của chủ quán tươi cười chào những người bạn quen. Bước vào quán, ấn tượng đầu tiên là không gian ấm cúng nhè nhẹ tiếng nhạc và ta có thể yên tâm rằng dù ta có ở liền đây cả ngày chăng nữa, không gian của quán cũng chỉ độc có nhạc Trịnh mà thôi (vì đơn giản đó là Cà phê Nhạc Trịnh mà). Những bộ bàn ghế mây tre giản dị được kê đầy “ngẫu hứng” giữa các gian nhà, chủ quán còn đập thủng trên tường mấy lỗ nhỏ để khách trong phòng có thể nhìn được sân khấu những ngày có biểu diễn. Những bức tranh và ánh đèn hắt lên bức tường gạch mộc sẽ kéo chúng ta về một không gian trầm lắng, xa lánh những xô bồ đó đây mà cả một
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
ngày mệt nhọc đã gặp phải. Kéo một chiếc ghế ngồi xuống, một bóng áo dài trắng thướt tha đi tới, thắp cho ta một cây nến nhỏ, rồi mang cho ta tách cà phê đầm đậm. Ta cứ như bị cuốn vào những tiếng nhạc như xa mà gần uốn lượn trong quán, hồn ta cũng chợt chu du tới Huế để thấy nắng thuỷ tinh thắp lên sau cơn mưa, để thấy đường phượng bay mù không lối vào, để đến với chiều thu Hà Nội hay đến với những mùa nắng Phương Nam… Dường như trong nhạc Trịnh, chúng ta đều tìm được một khoảng trời riêng cho mình. Cô chủ quán là người lãng mạn và yêu hoa, đến quán mùa nào ta sẽ thấy loài hoa đặc trưng của mùa đấy. Với những khách quen như chúng tôi thì những hôm vào mùa hoa loa kèn hay mùa hoa cúc luôn là một sự kiện quan trọng và là cái cớ để tụ họp nhau lại cùng nghe nhạc cùng hát… Sân khấu của quán bé xíu chỉ đủ chỗ cho ba người là cùng, ngày trước là tối thứ 7, gần đây là tối thứ 5, quán sẽ có nhạc công tới phục vụ nhạc theo yêu cầu hoặc nếu khán giả nào muốn hát thì nhạc công cũng sẵn sàng phục vụ. Những đêm có “nhạc sống” khách luôn tấp nập, ông chủ quán có khi còn phải đóng vai trò dắt xe cho khách. 20h00 chương trình bắt đầu nhưng 19h30 khách đã gần như kín. Khách đến đây cũng đa dạng, họ là các nghệ sỹ yêu nhạc Trịnh và phần lớn là các bạn trẻ đủ các ngành nghề, trong đó sinh viên cũng không ít. Tôi biết có những cô bạn ở tận Hải Phòng, cứ đến hôm có biểu diễn là bắt xe lên, hát mấy bài nhạc Trịnh rồi lại về Hải Phòng. Tôi cũng đến đó hát, có hôm thì chơi đàn cùng anh bạn. Bao nhiêu năm tôi vẫn chỉ hát đi hát lại mấy bài mình yêu thích, và cứ bước lên sân khấu nhìn xuống khách ngồi quanh thì lại cũng thấy phần lớn vẫn
là những gương mặt bao nhiêu năm tôi gặp rồi. Thậm chí họ còn biết rõ là tôi thích hát bài gì, hát được bài gì và khi tôi bước lên, ở dưới đã có tiếng nói vọng lên: “Để gió cuốn đi” hay “Tưởng rằng đã quên”… Tự nhiên thấy ấm áp và thân thiện như một gia đình vậy. Lần nào cũng thế, cứ cất tiếng hát lên, tôi cảm nhận rõ mình đang hát với tất cả tâm hồn, điều mà tôi đứng trên bao nhiêu sân khấu lớn nhỏ cũng chẳng dễ gì có được. Chủ quán làm ăn cũng theo cảm hứng, có hôm tính tiền đầy đủ cho tôi, có hôm thì tôi phải nằng nặc thậm chí gắt lên thì họ mới chịu nhận một vài ngàn làm tượng trưng. Họ cũng là những người yêu nhạc Trịnh thực sự. Do đó đôi khi cái cảm giác được sống trong không khí và sự chia sẻ những niềm yêu thích đó khiến họ coi trọng hơn tất cả những thứ vật chất bình thường. Với những “khách quý” như
hiệu. Khi tôi đến chơi, ngoài các đồ uống tự chọn, bao giờ cũng có nậm rượu và một ấm trà nóng, nếu đi một mình vào ban ngày, tôi sẽ luôn chọn 1 chiếc bàn nhỏ trong góc khuất nhìn ra cửa sáng. Cứ ngồi đó nhìn dòng người qua lại, thi thoảng có người lại ghé vào, khách và chủ chào hỏi nhau rôm rả như bạn bè qua thăm. Tự nhiên thấy cũng vui vui và thấy lòng tĩnh lặng trở lại.
Một ngày tôi nghe không biết bao nhiêu thứ âm thanh của cuộc sống. Đầu óc căng như dây đàn với đủ thứ việc phải lo. Thế nhưng cứ thu xếp được chút thời gian, tôi lại rủ mấy người bạn qua Cà phê Nhạc Trịnh ngồi chơi. Gọi một tách cà phê, thả hồn vào Nhạc Trịnh và bắt đầu tìm lại chính mình. Nếu yêu nhạc Trịnh, bạn hãy thử chia sẻ cùng tôi cảm xúc đó, chắc chắn rồi bạn sẽ yêu thích nó như tôi.
DũngĐT
tôi thì chủ quán còn ưu ái “thửa” riêng cho một loại rượu quê chính
No.13 November 2008 I
47
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
Vẻ đẹp của
Những bước nhảy đầu tiên Sau rất nhiều ngày tháng mong mỏi đợi chờ, cuối cùng, lớp học khiêu vũ tại FU cũng đã chính thức khai giảng vào ngày 13 tháng 11 vừa qua. Dưới sự hướng dẫn của 2 giáo viên trẻ trung, năng động, buổi học đầu tiên đã thu hút sự tham gia rất nhiệt tình của sinh viên. Mặc cho nhiều người đi qua đi lại tiền sảnh che miệng cười thầm họ nhà Cóc xấu xí cũng thích đua đòi học nhảy như ai, nhưng sinh viên nhà ta vẫn kiên cường tập luyện. Điệu nhảy đầu tiên mà sinh viên FU được học là Bachata. Khi cô giáo giới thiệu về những kĩ thuật cơ bản như ba nhịp bước, một nhịp đánh hông làm cho không ít bạn cảm thấy ngượng ngùng khi thực hiện. Nếu có dịp đứng từ xa quan sát, bạn sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp tiềm ẩn. Đó là cả một sự kiên trì, cố gắng, vượt lên chính bản thân mình để lạc quan và yêu đời. Từng bước, từng bước, mặc dù về kĩ thuật chưa được chính xác như giáo viên hướng dẫn và phải làm đi làm lại khiến nhiều bạn nữ tê cứng chân khi đứng trên những đôi giày cao gót không quen nhưng điều đó không làm mọi người nản lòng. Do tình trạng mất cân bằng giới tính tại FU, nhiều bạn đã mời thêm các girl đến từ trường bạn. Buổi học đầu tiên, cũng có một vài trường hợp có bạn nam “xịn” của FU cũng bất đắc dĩ phải trở thành… chân nữ. Vì vậy,
48
I No.13 November 2008
chị Nga - “bầu sô” và Hoài monitor của lớp học đã cương quyết không nhận thêm đăng kí của Cóc Nam và tìm thêm Cóc nữ tham gia để giới hạn số lượng, đảm bảo đủ đôi nhảy và chất lượng lớp học. Tuy buổi học đầu tiên nhiều khó khăn là thế nhưng các bạn tham gia đều rất hứng thú. Những giờ luyện
tập cùng nhau sau buổi học thường làm tiền sảnh nóng lên với những điệu nhạc xập xình. Lớp học khiêu vũ đang ấp ủ một ước mơ “sơn lại màu của tòa nhà Detech”, thổi một nguồn sức sống mới vào tâm hồn mỗi sinh viên. Sinh viên FU rồi sẽ không chỉ biết nhiều về Công nghệ thông tin, không chỉ biết về cấu hình của những chiếc laptop mà còn yêu nghệ thuật, yêu cuộc sống qua những vũ điệu khiêu vũ.
mười lăm phút trên sàn nhảy hòa mình vào những vũ điệu Latin, cơ thể bạn có thể đốt cháy hơn 100 calo, cao hơn lượng calo được tiêu thụ khi đạp xe. Tuy vậy, do những động tác uyển chuyển khéo léo khi khiêu vũ, sức khỏe của người nhảy sẽ không được phô trương ra ngoài bởi những cơ bắp cuồn cuộn như tập thể hình mà thay vào đó, bạn sẽ có một cơ thể cân đối, thanh thoát. Không chỉ có thể, lớp học khiêu vũ còn giúp cho các bạn nam thoát khỏi tình trạng ế ẩm, ởi khiêu vũ giờ đây đã trở thành một công cụ giao tiếp và thể hiện tình cảm rất hiệu quả. Đơn giản nhất là khi đi giao lưu cùng các bạn sinh viên ở trường khác, chẳng lẽ các bạn nam FU lại không thể mời bạn nữ xinh xắn mà mình để ý một điệu Cha cha cha cơ bản? Những lúc đó, chính là cơ hội cho mỗi Cóc nhà mình đấy.
Triển vọng của lớp học khiêu vũ Cũng giống như những môn thể thao nói chung, khiêu vũ giúp cho chúng ta rèn luyện sức khỏe. Chỉ cần
Một ích lợi nữa của lớp học khiêu vũ là phát triển kĩ năng mềm của Cóc FU. Có thể các Cóc nghi ngờ về ích lợi này nhưng đó là sự thật. Thường
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
thì chúng ta hay khiêu vũ theo đôi. Hoặc đông hơn, chúng ta có thể khiêu vũ tập thể. Tóm lại là hiếm khi có những điệu khiêu vũ một mình. Vì vậy, các Cóc có thể học được cách teamwork, học được cách cảm nhận những cảm xúc từ người bạn nhảy của mình và trả lời lại bằng những chuyển động của cơ thể. Điều đó quả thật rất thú vị đúng không? Các bạn đã xem một bộ phim Mỹ nổi tiếng mang tên “Take the lead”? Bộ phim kể câu chuyện có thật nói về quá trình vũ sư Pierre Dulaine ở Manhattan (New York, Mỹ) dạy khiêu vũ cho những đứa trẻ tưởng chừng như bất trị. Khi tất cả mọi người đều thành kiến với kiến thức mới mẻ này thì Pierre Dulaine đã giúp khiêu vũ khẳng định được vẻ đẹp của mình, một vẻ đẹp có thể cải tạo nhận thức của con người. Qua lớp học khiêu vũ tại Detech này, Cóc Đọc cũng mong muốn các bạn có thể tìm thấy được ở khiêu vũ “nét duyên thầm” ấy.
Bạn biết gì về khiêu vũ? Khiêu vũ là gì? Từ khi ra đời, khiêu vũ cổ điển có rất nhiều định nghĩa và ý nghĩa. Nhưng để đơn giản cho các Cóc công nghệ thông tin tại FU, chúng ta hãy cùng tưởng tượng khiêu vũ như một cách thưởng thức âm nhạc. Bình thường, chúng ta vẫn nghe nhạc bằng thính giác. Đôi khi, những nhịp điệu ấy khiến chúng ta muốn lắc lư người, dậm chân và thậm chí đứng lên nhún nhảy xung quanh nhà. Và đó chính là những “hạt giống” đầu tiên của khiêu vũ. Khiêu vũ chính là một cách cảm nhận âm nhạc bằng cơ thể. Khi khiêu vũ trong tiếng nhạc, đôi khi người nhảy cảm thấy toàn thân giống như một giọt nước rơi vào một dòng suối mát lạnh, hòa cả tâm hồn mình cùng dòng chảy đó, say mê đến lạ kỳ…
Khiêu vũ gồm có những cấp độ nào? Nói về khiêu vũ, chúng ta thường nhắc nhiều đến DanceSport. Từ này ra đời sau khi khiêu vũ cổ điển được thế giới công nhận là một bộ môn thể thao và đưa lên sàn thi đấu. Và sau đó, từ này trở thành một danh từ hay xuất hiện nhất mỗi khi nói về khiêu vũ. Nhưng đối với sinh viên FU, kiến thức về khiêu vũ của chúng ta chưa đạt đến độ chuyên nghiệp cần có của DanceSport, mà mới chỉ dừng lại ở khiêu vũ giao tiếp (Social Dance). Khiêu vũ giao tiếp là cấp độ cơ bản của khiêu vũ, được ví như thể thao quần chúng, nghiệp dư trong tất cả các môn khác.
Khiêu vũ gồm có những vũ điệu cơ bản nào? Khiêu vũ rất đa dạng, nhưng hay nhắc tới nhất là 2 dòng chính với 10 vũ điệu chủ đạo hay xuất hiện trên các sàn thi đấu. Dòng cổ điển nổi tiếng với các điệu như Viennese Waltz, Modern Waltz, Tango, Slow Foxtrot và Quickstep. Điều chắn hẳn sẽ khiến cho các bạn hứng thú khi học những vũ điệu này là tư thế “Closed Hold” khi nhảy. Các điệu Waltz đặc trưng với những động tác xoay nghệ thuật và quý phái bởi nó xuất thân từ cung đình châu Âu. Trong khi đó Tango lại nổi tiếng với những bước chân đảo lộn và các động tác giật trong nhạc nhanh. Trái lại với Tango, Slow Foxtrot có nét nhẹ nhàng và mượt mà hơn theo đúng tên của nó. Dòng Latinh gồm các vũ điệu đặc sắc như Samba, Rumba, Paso Doble, Cha Cha và Jive. Những điệu nhảy này phát triển mạnh mẽ ở Mỹ Latinh vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Đặc điểm chung của chúng là các tổ hợp đảo phách trong tất cả các điệu nhảy. Những điệu nhảy này rất được ưa chuộng khi giao lưu bởi sự gần gũi và khỏe khoắn, sôi động của những bước nhảy.
Puppy
No.13 November 2008 I
49
Cóc ngồi đáy giếng Phía ngoài Ao làng
FPT JAPAN – NƠI ƯỚC MƠ THÀNH HIỆN THỰC Vậy là đã tròn 3 năm từ ngày FPT Japan (trước ngày 13 tháng 9 có tên là FPT Software Japan) được thành lập (13/11/2005-13/11/2008). Với số vốn đăng ký ban đầu 120,000 USD, trải qua 3 năm, FPT Japan (FJP) đã từng bước phát triển vững mạnh và tạo được chữ tín trên thị trường Nhật Bản. Sự thành công của FJP đã được thể hiện qua doanh thu chiếm từ 60-70% tổng doanh thu gia công phần mềm của FPT Software mỗi năm. Các khách hàng chính của FJP hiện thời đều là những công ty, tập đoàn có tên tuổi tại Nhật Bản như Hitachi group, TIS, Sanyo Electric, IBM Japan, NTT group, Nissen,... Bên cạnh đó, còn có những khách hàng đầy tiềm năng như JIP, FujiFilm, Canon ITS, Kyocera, Hitachi Medical, Daiwa,... Việc vừa giữ chân được những khách hàng lớn vừa “cưa” được những khách hàng mới trong thời buổi kinh tế thế giới đang gặp khó khăn là kết quả từ những nỗ lực, phấn đấu không ngừng của BGĐ và các thành viên FJPer. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật tròn 3 tuổi, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ngắn rất thú vị với chị Bùi Thị Hồng Liên, Giám đốc FJP: PV: FSJ mới được đổi tên từ FPT Software Japan sang FPT Japan, xin chị cho biết đâu là nguyên nhân của việc đổi tên này? LiênBH: FPT đang ngày càng phát triển là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, một tập đoàn toàn cầu, định hướng không chỉ phục vụ các khách hàng trong nước mà cả các khách hàng nước ngoài. Hiện tại trong các công ty con của tập đoàn FPT, FPT Software (FSOFT) là công ty con đầu tiên đã từng bước thực hiện chiến lược toàn cầu của FPT. FSOFT đã mở công ty và văn phòng ở các
50
I No.13 November 2008
nước Nhật, Singapore, Malaysia, Mỹ, Pháp và Úc. Việc đổi tên từ FSOFT Japan sang tên mới FPT Japan cũng khẳng định chiến lược toàn cầu của FPT và vai trò quan trọng của FSOFT là đại diện cho sự hiện diện của FPT ở nước ngoài. Về thực chất, FPT Japan đã và đang thực hiện nhiệm vụ như một đại diện của FPT tại Nhật Bản.
PV: Chiến lược phát triển nhân lực và khách hàng của FJP trong thời gian tới? LiênBH: Hiện tại tại thị trường Nhật, FSOFT đang có khoảng 40
khách hàng. Hơn một nửa là các khách hàng lớn và có tiềm lực kinh tế tại Nhật Bản. Hàng năm, ngoài việc giữ được các mảng việc đang làm và phát triển thêm các công việc mới với các khách hàng hiện tại, FJP còn đặt mục tiêu sẽ khai thác thêm các khách hàng mới (10% doanh số của thị trường Nhật) để tăng nguồn khách hàng và bảo đảm các công việc cho các năm tiếp theo. Để thực hiện được các việc trên, FJP cần có nguồn nhân lực là kỹ sư cầu nối (BrSE) dồi dào để đưa vào làm việc tại chỗ khách hàng. Các BrSE làm việc trong công ty khách hàng sẽ có thể khai thác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Dự tính, tối thiểu với mỗi khách hàng, FJP cần cung cấp được ít nhất 1 BrSE của mình. Với các khách hàng lớn, có thể với mỗi business line, mỗi bộ phận của khách hàng cần có BrSE để khai thác. Hiện tại, nguồn nhân lực này tại FSOFT đang còn rất hạn chế và vẫn chưa có một nguồn cung cấp ổn định. Số lượng BrSE dự tính cần cho năm 2008 là 100 BrSE nhưng trên thực tế hiện FJP chỉ có 70 SE & BrSE tức là thiếu hơn 30 BrSE so với kế hoạch đầu năm. Nguồn nhân lực để làm được vị trí BrSE hiện tại được tuyển dụng theo 2 nguồn: - Một là tuyển dụng những người Việt Nam đã tốt nghiệp ngành IT tại Nhật Bản và đã từng có kinh nghiệm làm cho các công ty Nhật.
Cóc ngồi đáy giếng Phía ngoài Ao làng
- Hai là đưa những người có kinh nghiệm làm việc ở FSOFT mức PM (Quản trị dự án) hoặc PL (Lãnh đạo nhóm) và có tiếng Nhật 3kyu-2kyu sang Nhật. Để đảm bảo nguồn nhân lực BrSE cho năm 2009 và các năm sau, tháng 10 vừa qua, Ban Giám đốc của FJP quyết định tuyển dụng những SE đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại FSOFT, có tiếng Nhật tương đương 3kyu và tổ chức khóa đào tạo BrSE chuyên nghiệp. Dự định khóa huấn luyện này sẽ được đào tạo tại Việt Nam 6 tháng, sau đó các bạn đạt kết quả tốt sẽ được đưa sang Nhật đào tạo tiếp tiếng Nhật và đào tạo các kỹ năng làm BrSE thông qua công việc trực tiếp tại FJP. Hiện tại có 11 bạn trúng tuyển vào lớp học này. Lớp học sẽ được bắt đầu vào tháng 12 tới. Nếu cách làm này có hiệu quả, FJP sẽ kết hợp với Trung tâm đảm bảo nguồn lực RAC để tiếp tục đào tạo nguồn BrSE theo phương pháp này. Hiện tại số SE và BrSE chiếm hơn 80% quân số của FJP, điều này cho thấy, FJP chỉ có thể phát triển nếu có nguồn BrSE dồi dào. BrSE của FSOFT cần phải khẳng định được đẳng cấp, có kỹ thuật tốt và tiếng Nhật giỏi thì khách hàng mới tin tưởng mà giao việc cho FSOFT.
Ngoài lực lượng BrSE, lực lượng Sale (Tìm kiếm dự án) của FJP cũng đóng vai trò rất quan trọng vì họ chính là những người phát triển khách hàng để lấy công việc cho FSOFT. Lực lượng Sale cũng cần các kỹ năng như giỏi tiếng Nhật, communication tốt, khả năng đàm phán hiệu quả, hiểu biết và thể hiện được năng lực của FSOFT cho khách hàng. Nguồn lực này, FJP cũng không có những người được đào tạo chuyên nghiệp, đa phần từ học kinh tế và có tiếng Nhật tốt chuyển sang và tự đào tạo thành Sale thông qua công việc hàng ngày của mình. Nguồn lực này một phần cũng được lấy từ các bạn Đại học Ngoại thương/Đại học Ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nhật, yêu thích làm Sale, có nhiều bạn đã trải qua kinh nghiệm làm comtor (Phiên dịch, hỗ trợ ngôn ngữ) ở FSOFT và sau đó mong muốn phát triển bản thân để trở thành những người làm Sale tại FJP. Hiện tại đội ngũ Sale của FJP có 13 người, mỗi người chịu trách nhiệm khoảng 4-5 khách hàng, công việc rất thách thức và bận rộn. Dự tính để đảm bảo việc phát triển được khách hàng theo yêu cầu tăng trưởng của FJP (5070% năm), lực lượng Sale tại FJP cũng sẽ cần tăng 50% hàng năm.
PV: Theo chị, bí quyết để có thể thành công tại thị trường Nhật Bản là gì? Con đường để trở thành FJPer? LiênBH: Có lẽ sự kết hợp các thế mạnh, khả năng học hỏi, sự sáng tạo và sức trẻ của người Việt Nam kết hợp với mong muốn được làm việc chuyên nghiệp, học hỏi gắn liền những điểm mạnh của môi trường làm việc tại Nhật Bản, phong cách làm việc Nhật Bản (hướng tới chất lượng cao, cam kết và giữ đúng lời hứa, mong muốn làm thỏa mãn khách hàng,... ) đã tạo nên những thành công ban đầu của FJP. Tuy vậy, để giữ được sự phát triển của FJP như hiện nay, đòi hỏi mỗi thành viên của FJP phải tự học và không ngừng nâng cao năng lực bản thân mình. Học cách làm việc Nhật Bản, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm thông qua khách hàng của mình và quan trọng nhất là cố gắng học tiếng Nhật giỏi hơn nữa, nhất là mức BOD và MNG level. Để trở thành một FPTer, rất đơn giản, bạn cần master tiếng Nhật và hơn hết có mong muốn được sang Nhật làm việc, có mong muốn đóng góp làm cho FJP thành công.
PV: Cảm ơn chị đã chia sẻ. (Theo The Cucumber)
No.13 November 2008 I
51
Cóc tin
Một vòng quanh FU Do một số member vào diễn đàn chat đã tuỳ tiện sử dụng icon “hái hoa” (giống như gã Police này) khiến Police tức tối lệnh cho một thành viên “đen” trong Ban Quản trị (BQT) đổi tên những kẻ không may này thành BCS và BQĐ, số lượng đông lên thì cứ thế mà đánh số từ 1 đến 1000. Hoạt động phản cảm này đã được bạn Bầu Giời Cóc Cách phát hiện và báo cáo về BQT, trước áp lực của dư luận, nhìn chung các nick trên đã trở lại tên cũ. Tuy nhiên có một số nick vẫn chưa đổi, hỏi ra mới biết là các user dùng các nick này lại thấy vô cùng thú vị khi có bao nhiêu Cóc khác vào làm quen và hỏi han bởi nick quá “độc”. Đồng thời cũng gây nên một phong trào xin được đổi nick thành BCS và BQĐ rộng khắp trong diễn đàn.
HYPERLINK HỒI SINH MẠNH MẼ Tưởng như đã bị lấn lướt bởi “gã trẻ tuổi loè loẹt” Rainbow nhưng thực ra không phải, đội ngũ Hyperlink đang rầm rộ tổ chức tuyển nhân sự cho thời kỳ hoạt động mới. Đối tượng tham gia chính là các Cóc K4 sung sức và hừng hực đam mê công hiến. Buổi phỏng vấn MC mới cho Hyperlink thu hút sự chú ý của hàng
Cóc buôn (tiếp theo trang 7)
trăm Cóc và kèm theo đó là một cuộc phỏng vấn vất vả, mãi mới hết. Bước đầu Ban Bánh khảo cuộc phỏng vấn cho biết những ứng viên sáng giá nhất là 2 Cóc nữ tên Trang đều đến từ K4. Ban Bánh khảo khăng khăng khẳng định rằng: “Tôi chắc chắn rằng đây chính là 2 ứng viên nặng cân nhất cho vị trí MC của chúng tôi đợt này”. Đây là một tín hiệu hồi sinh đáng mừng, thể hiện tinh thần bất diệt của họ nhà Cóc, cho dù đối mặt với học lại, thi lại đầy vất vả nhưng không vì thế mà làm họ giảm đam mê. Rainbow hiện nay đang tập trung sang lĩnh vực điện ảnh và event nên phần phát thanh có vẻ cũng khá đơn điệu. Các chương trình của Rainbow đã được đưa lên website mới đang chuẩn bị đưa vào sử dụng của trường, nhưng biết đâu, chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ có thêm những tên tuổi mới nhưng đã rất cũ như Hyperlink song hành hoặc độc chiếm ngôi vị này thì sao.
ĐÒN LÍ DÍ Mới đây, một quyết định của nhà trường về việc cắt giảm học bổng, tín dụng dành cho các Cóc có thành tích học tập chưa đảm bảo yêu cầu của nhà trường khiến các Cóc không khỏi
Thầy Quang trong khóa 4 Không hát hay như thầy Dũng, không hấp dẫn như thầy Miên, sâu trong thầy Quang là một tình yêu nồng ấm, mà càng gần càng lâu ta mới thấy tình yêu đó mạnh mẽ. Trong lòng khóa 4 là hình ảnh thầy mặc quần sooc đội mũ xòe cười toe toét trên sân bóng. Thân thiện với chúng tôi trên nhà A2, trên nhà bạt, trên những đoạn đèo thằn lằn, và cả những khi trêu đùa với em Mabu kute. Tình yêu trong thầy là những đêm thức suốt bên cạnh chai dịch mấy đứa bị ngất, lóc cóc đưa thằng đau dạ dày ra tận Phúc Yên. Tình yêu trong thầy làm thầy đến đỏ mặt, xoắn quẩy trước hội trường khi thấy tình đoàn kết của các em sao mà mong manh thế. Tình yêu đó có mấy đứa biết, biết rồi có mấy đứa hiểu.
choáng váng. Đây không phải là lần đầu có việc này, đồng thời các Cóc trong diện “thi hành án” cũng đã xác định tư tưởng rồi nên nhìn chung quyết định này đã nhận được sự nhận thức tích cực từ số đông các Cóc. Việc học tập tại FU luôn được đề cao hàng đầu, các hoạt động phong trào luôn được khuyến khích nhưng nó không được lấy làm lý do bao biện cho việc lơ là học tập bởi đơn giản: Mỗi Cóc phải tự biết sắp xếp công việc của mình. Sau quyết định “Đòn lí dí” kia, các Cóc trong diện thì lao đao lo lắng những khoản tiền trước mắt phải nộp nếu muốn tiếp tục với sự nghiệp CNTT, phần đông các Cóc khác tuy không nằm trong diện này nhưng qua đây cũng được cảnh tỉnh. Một loạt các Cóc đang hoạt động năng nổ nộp đơn xin rút, tiêu biểu như ông Thành Mắm, ông Thọ Còi… Tuy nhiên, qua sự xúi bẩy của bạn bè, các ông chỉ mất 2 ngày trầm cảm, còn sau đó lại vẫn tiếp tục tham gia hoạt động. Vấn đề là quyết tâm và sắp xếp thời gian mà thôi, chứ không ai phủ nhận những lợi ích mà hoạt động phong trào mang lại, do đó dễ gì mà bỏ được.
NX&ĐT
tiếp theo bài Thầy “Quang Tròng” trang ... TuấnNXV (SE412): Thầy rất thân thiện, tớ làm lớp trưởng nhiều cái bí tịt hỏi thầy đều được thầy chỉ bảo ngon lắm. Ở thầy có đầy một lòng nhiệt huyết, chuyên nghiệp mà cũng rất bình dị. Tớ thấy thầy thân thiết như một người anh. Lúc mới vào trường mình còn gọi thầy bằng anh, giờ nghĩ lại thấy hồi đó liều quá. HươngPTH (SE413): Hồi nhà mình có chuyện buồn, thầy đèo mình từ Xuân Hòa về tận Bắc Ninh. Thầy nói chuyện với mình giúp mình mạnh mẽ lên nhiều, làm lớp mình cũng vui hơn trước. Sau hồi đó mình gần gũi thầy nhiều hơn, mình quý thầy lắm. TuấnNH (SE412): Có cảm giác như ngày xưa thầy cũng rất sôi nổi và nghịch nghợm như mình, vì thế mà thầy rất thân thiện và hòa đồng với sinh viên. Nhưng trong vai trò một người thầy thì thầy rất đúng mực, tuy nghiêm khắc nhưng vẫn tươi cười. Nhớ có lần nộp bản OR 6, chậm có 3 phút 12 giây mà thầy nhất định không nhận. Sau đó thầy giảng giải rất nhiều cho tớ về đúng giờ trong công việc. Tớ học được rất nhiều thứ.
Cóc hay cười
52
I No.13 November 2008
Cóc cười Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười
CỰC NGẮN Đề luận thi đầu vào của FU: Viết một câu truyện cực ngắn nhưng vẫn phải bao gồm đầy đủ 4 nội dung: Tôn giáo, Phong kiến, Tình dục và Huyền bí. Bài được giải cao nhất thuộc về một sinh viên nữ, với nội dung chỉ bao gồm 16 từ: “ Lạy Chúa”- Nữ Hoàng tự nhủ. “Ta có thai rồi. Không hiểu là gã nào nhỉ???”
NHẮC BÀI Thanh tra xuống kiểm tra giờ học tiếng Nhật tại FU, ông ta ngồi ngay sau A Đam. Cô ThuLX thì tỏ ra rất hồi hộp. - Bây giờ cô sẽ viết 1 câu tiếng Nhật lên bảng, còn các em hãy cố gắng dịch nó ra tiếng Việt nhé. Cô Thu đang viết dở câu thì cây bút bị rơi, cô cúi xuống nhặt và tiếp tục viết cho hết câu. - Ai dịch được câu này nào? A Đam lập tức giơ tay. Cô Thu rất run, nhìn quanh lớp nhưng ngoài A Đam ra thì chẳng có ai giơ tay cả. Cô đành chỉ định A Đam phát biểu. A Đam: - Giá như mà cái váy nó ngắn hơn... - Cái gì?! Em ra ngay khỏi lớp học! A Đam vừa thu dọn sách vở vừa nhìn ông thanh tra hậm hực: - Đã không biết còn bày đặt nhắc bài!
-Thưa thầy, thầy chắc chứ? – LongLT ngạc nhiên hỏi. -Chắc chắn!
TẢ VĂN Hồi còn đi học tiểu học, HoàngL rất thích làm văn. Một hôm, Hoàng được cô giáo ra bài tập về nhà: Hãy tả con vật mà em nuôi. Hoàng về bắt một con... rận nghiên cứu và tả con rận rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, cô bắt Hoàng làm lại bài văn với chủ đề là hãy tả con chó nhà em. Hoàng bèn làm lại một bài văn như sau: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ....” và Hoàng bắt đầu tả con rận. Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt Hoàng làm lại lần nữa, lần này là tả con cá. Hoàng làm bài văn khác y như sau: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ...” Rồi một hôm, Hoàng lại được cô giáo cho ra bài tập về nhà làm: Hãy tả cô bé dễ thương mà em ngồi cạnh với hy vọng sẽ chẳng thể còn mối liên hệ nào với rận nữa. Đến ngày hôm sau, Hoàng lại hớn hở nộp bài văn: “Em được may mắn ngồi cạnh một cô bé dễ thương và vô cùng láu lỉnh, Tóc cô bé dài mượt nên không có rận, nhưng sau đây em xin được tiếp tục tả con rận: ....” và Hoàng lại bắt đầu say mê tả con rận!
ĐÀN ÔNG HAY PHỤ NỮ Trong vòng chung kết cuộc thi L-Day, thầy TùngLT đặt câu hỏi cho hai đội: “Theo các em, bộ phận nào trên cơ thể con người là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt?” Hai đội nhìn nhau, ngơ ngác hỏi: “Ý thầy là trên cơ thể đàn ông hay phụ nữ ạ?” “Trời ơi!!! Ở thế hệ chúng tôi nó chỉ đơn giản là trái tim thôi mà…”
CHẮC CHẮN Trong giờ triết học, thầy giáo đang giảng bài. - Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.
No.13 November 2008 I
53
Cóc hỏi: Anh Cóc Chia sẻ ơi, em phải rất đắn đo khi ngồi viết những dòng tâm sự này với anh. Mong anh hiểu và thấu hiểu cho tình cảnh của một cô gái như em và cho em một lời khuyên tốt nhất. Chẳng là từ khi vào trường, em đã rất ấn tượng với một thầy giáo, thầy không quá đẹp trai cao lớn, nhưng nụ cười và cách quan tâm của thầy dành cho sinh viên khiến cho trái tim em rung động và có thể nói bạo rằng, em đã yêu thầy ấy. Anh ơi, em phải làm sao đây khi không biết việc mình đem lòng yêu thầy giáo là nên hay không nên. Mà cho dù là nên thì làm thế nào để em nói cho thầy ấy biết bây giờ. Trong mắt thầy, tụi em “bị” coi như đám em gái, lúc nào thầy cũng gọi tụi em là “cá sấu” (Mà đúng là em lại không xinh lắm mới chết chứ). Em phải làm sao bây giờ, anh cho em câu trả lời sớm, vì theo như em “hóng hớt” được thì hình như thầy đang có người yêu, chưa kể là biết bao nhiêu đứa cũng chung “chiến hào” với em nữa. Cảm ơn anh Cóc Chia sẻ rất nhiều. Moah moah.
Cóc chia sẻ: Kẹc kẹc, e hèm. Vấn đề em hỏi vốn không phải mới vì đã có biết bao nhiêu trường hợp tình cảm thầy trò phát triển thành tình yêu và không ít trong số đó giờ đây đang rất hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng. Điều đó cho em thấy việc tình yêu giữa thầy và trò là việc hoàn toàn khả thi chứ không hề … khỉ tha. Thầy hay trò xét ra đó là vấn đề nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, còn lại cũng đều là thanh niên, có quyền yêu và mưu cầu hạnh phúc, do đó, một tình yêu đích thực hoàn toàn có lý do để đơm hoa kết trái. Phân tích về cảm xúc của em một chút. Theo như anh nhận định thì em là K4 mới vào trường. Việc trái tim non nớt của một cô gái mới xa rời vòng tay cha mẹ chợt rung động khi thấy một hình ảnh nào đó như một chỗ dựa vững chắc đầy tin tưởng và phảng phất hình ảnh của …bố mình là điều rất dễ xảy ra. (Do đó con gái hay có xu thế yêu những người hơn tuổi hoặc những người …hơn rất nhiều tuổi). Có lẽ vị thầy giáo may mắn nào đó mà em kể đã đem lại cho em một cảm xúc tương tự như thế. Âu cũng là lẽ thường tình mà thôi. Việc cân nhắc khi nói lên tình cảm của mình là đúng, nhất là khi mình lại là một cô gái. Tuy nhiên theo anh cũng
c h ẳ n g nên vội vàng. Cho dù thầy ấy có người yêu, cho dù có biết bao cô gái theo đuổi thầy ấy, nhưng cứ hãy bình tĩnh quan sát, nghe ngóng đồng thời phải luôn tự vấn lại lòng mình để kiểm chứng chính tình cảm của mình. Nếu mọi thứ đều ổn thì vấn đề chỉ là chờ thời cơ. Đàn ông nhìn chung thường “chết” bởi sự quan tâm dịu dàng của các cô gái, khi em quan tâm ai đó bằng cả trái tim mình thì cứ yên tâm là trái tim người đó cũng sẽ hiểu. (Còn nếu không hiểu thì chứng tỏ một trong 2 quả tim có vấn đề). Thế nên có cơ hội quan tâm, em hãy quan tâm. Biết đâu vào một ngày đẹp trời, thầy trò bỗng hoá anh em chú cháu thì sao. Riêng về phần anh thì rất ủng hộ các tình cảm đích thực, (nhất là khi anh đang ế ẩm thế này). Có thể em mới nhìn thấy một thầy đã vội ấn tượng. Cứ từ từ để dành ấn tượng lại, trường mình còn nhiều thầy hay lắm, không tin hôm nào gặp anh… anh sẽ dẫn đi giới thiệu cho. Chưa kể là các chàng sinh viên nam galăng lãng mạn đông ơi là đông. Chàng nào cũng đẹp trai, … laptop kè kè bên người. Năng động và hiện đại như thế, ông thầy vừa không đẹp trai vừa không cao to kia chắc gì đã qua nổi. Cứ bình tĩnh mà học em ạ. Đâu sẽ có đó, cái gì đến sẽ đến mà thôi.
Ao làng Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc Cóc Tổng biên tập TS. Lê Trường Tùng
Cóc Phó Tổng biên tập ThS. Nguyễn Xuân Phong
Cóc Cố vấn TS. Nguyễn Khắc Thành TS. Phan Phương Đạt TS. Trần Nam Dũng
Cóc Thư ký tòa soạn Nguyễn Hoài Anh
Cóc Biên tập Nguyễn Thị Thu Hiền SV Đỗ Thị Hải Vân SV Phạm Thái Hoàng SV Hoàng Mai Thịnh
Cóc Thiết kế H&Tiên
Ao Cóc 15B Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội Điện thoại: 04-37688922 Fax: 04-37687718 Email: cocdoc@fpt.com.vn
Lưu hành nội bộ