03 14
THAÁ NG 3/ 2014
Nùm t hûá 15- Söë 171- Thaá ng3/ 2014
I SSN 1859- 1175
THÛÚNG MAÅ ITHUÃ Y SAÃ N NÙM THÛÁ 15-SÖË 171
KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng taSÛÅcoá ...
CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. töm ùn á c û Th
Hïå thö n ë ga n
toa n â s inh ho cå
nuöi
Töm giön ë g
á ao ã ly an Qu
Fulfill the Success For Sustainable Business
Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái
“CPF-Turbo Program”
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM
ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn
Nöå i dung
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
NÙM THÛÁ 15
05
Söë 171 thaá n g 3/2014
Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng Ngành Thủy sản 2013
Nhiều doanh nhân nữ ngành thủy sản đã vinh dự đứng trong 100 doanh nhân nữ Việt Nam được trao cúp Bông hồng Vàng trong năm 2013.
09
Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế khó và phải chờ
TT 48 được coi là sự thay đổi cơ bản cách tiếp cận kiểm soát ATTP kép bất hợp lý sang kiểm soát hiện trạng ATTP của nhà máy là chính, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập.
12
Luật Nông trại Mỹ không tác động ngay tới XK cá tra
Luật Nông trại Mỹ sẽ chưa tác động đến XK cá tra vào Mỹ trong năm nay, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc thực thi luật này theo hướng ít bất lợi cho mình.
30
Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đưa “vàng đen” về vùng nhiệt đới
Tập đoàn đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp cả nước.
34
Seafarm không ngừng đa dạng sản phẩm
Mặt hàng mà Seafarm xuất khẩu khá đa dạng, từ những sản phẩm khai thác ở biển cho đến các loại nông sản đặc trưng của Việt Nam.
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
37
SOUTHVINA chung tay xây dựng quê hương
Southvina thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, góp phần xây dựng quê hương và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
40
AFIEX An Giang đầu tư vùng nuôi chất lượng cao
AFIEX An Giang giảm diện tích vùng nuôi, tập trung xây dựng những vùng nuôi cá tra hiện có của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
66
EU Giám sát ATTP bằng nguyên tắc phòng ngừa của RASFF
Nhằm đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, EU sử dụng Hệ thống Cảnh báo Nhanh khi có một hiện tượng, một sản phẩm hay một quy trình có khả năng gây hậu quả nguy hiểm.
76
Bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ
Nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ đã được lắp đặt hầm bảo quản bằng chất liệu foam P.U để bảo quản thủy sản sau khai thác có hiệu quả cao.
84
Chung tay xử lý nước thải chế biến thủy sản
Ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra là vấn đề nan giải đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học và quyết tâm từ phía DN. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
3
THÛSÛÅBAN TÊÅP LUÊÅN KIÏåBIÏN N / BÒNH
Phải đổi mới tư duy để tái cơ cấu thành công
N
ăm qua, các cụm từ tái cơ cấu, cải tổ, phát triển bền vững… đã được nhắc tới nhiều lần, từ các cuộc họp của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo ngành đến những câu chuyện phiếm của nông ngư dân. Nhưng đó mới là nói! Những trường hợp tái cơ cấu thành công, thoát cảnh nợ nần trong ngành thủy sản mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bằng cách thay đổi hội đồng quản trị, kiểm soát chặt các khoản nợ và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường,… sản xuất của một vài DN đã hồi phục trở lại và dần có lãi. Kết quả thực sự của tái cơ cấu ngành thủy sản trên quy mô đáng kể dường như vẫn đang là một dấu hỏi lớn. “Làm thủy sản, cười nửa miệng” là câu nói quen thuộc của nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Một thực tế là dù Việt Nam đã trở thành quốc gia có thứ hạng cao về XK thủy sản sản nhưng người làm thủy sản ở Việt Nam vẫn có mức thu nhập rất thấp so với các quốc gia khác. Sau thời kỳ chỉ đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tấn (sản lượng) hoặc triệu USD (doanh số), cộng đồng DN lẫn ngư dân giờ đây chỉ quan tâm tính toán hiệu quả bằng lợi nhuận thực tế thu được. Một ông chủ DN XK thủy sản lớn đã tâm sự: “Ngày trước XK 100 triệu đôla mỗi năm thì từ sáng đến tối phải có mặt ở văn phòng công ty, suốt ngày mặt nhăn mày nhó, cáu bẳn, căng thẳng, huyết áp lên đùng đùng, đỏ mặt tía tai, mà cũng chỉ được được lời tối đa là 5 triệu đôla. Bây giờ xuất có 50 triệu đôla, vẫn đạt mức tiền lời bấy nhiêu, mà người thoải mái, tính tình hiền dịu hẳn, vui vẻ, 5 giờ chiều đã có thể cầm vợt đi đánh banh! Đằng nào khoẻ hơn?” Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK thủy sản năm 2013 xác lập kỷ lục mới khi vượt 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012, có thể nói chủ yếu nhờ sản phẩm tôm “được mùa, được giá”. Nhưng các DN cá tra đã trải qua một năm đầy khó khăn do bất ổn thị trường, nhu cầu chưa hồi phục và giá XK không tăng. Còn hầu như tất cả các sản phẩm hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và 4
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
các mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, XK năm qua liên tục sụt giảm. Thiếu hụt nguyên liệu, nhu cầu NK giảm, khả năng cạnh tranh yếu hơn về giá, thuế NK và áp lực từ rào cản kỹ thuật trên thị trường đã khiến XK giảm mạnh. Tuy NK nguyên liệu thủy sản cả năm 2013 tăng, đạt 720 triệu USD, nhưng tình cảnh thiếu nguyên liệu chế biến vẫn nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến chế biến XK. Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận hiện công suất các nhà máy chế biến thủy sản đã dư thừa, phần lớn hoạt động chỉ hoạt động ở 50-60% công suất thiết kế. Nhưng trong các cơ quan Nhà nước vẫn có ý kiến cho rằng DN đang tham lợi trước mắt, tìm nguồn nguyên liệu NK giá rẻ, làm hại nền sản xuất nuôi trồng nước nhà. Và với lý do để khuyến khích sản xuất nguyên liệu, ép chế biến thủy sản sử dụng nguyên liệu trong nước, thuế NK một số mặt hàng thủy sản như cá thu, tôm, nhuyễn thể, cua ghẹ... đã “được” Bộ Tài chính điều chỉnh tăng, gây khó khăn rất lớn cho DN. Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch VASEP phát biểu: “Cần phải đổi mới tư duy đối với việc NK nguyên liệu thủy sản, theo cách suy nghĩ chủ động giành những khâu Việt Nam đang có lợi thế trong phân công chuỗi giá trị toàn cầu. Khi sản xuất nguyên liệu thủy sản trong nước đã không còn đáp ứng được nhu cầu chế biến XK thì việc gia tăng NK nguyên liệu là hết sức cần thiết, để tránh lãng phí năng lực đã đầu tư, bảo đảm công ăn việc làm và đạt lợi nhuận cao nhất”. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng: “Đời sống nông dân tăng, hiệu ứng xã hội lớn mới là mục tiêu then chốt của tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Điều kiện tiên quyết để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công bắt đầu chính từ việc thay đổi tư duy của người quản lý!n Ban Biên tập Thương mại Thủy sản
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng ngành Thủy sản 2013 2013 được xem là năm thành công của các doanh nhân nữ ngành thủy sản Việt Nam, nhiều người đã vinh dự đứng trong 100 doanh nhân nữ được trao cúp Bông hồng Vàng. Với tài năng, trí tuệ, bản lĩnh và một “trái tim vàng” sẻ chia với cộng đồng và xã hội – họ là những bông hồng rạng ngời hương sắc trong Lễ tôn vinh “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng” do Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Tập đoàn truyền thông Lê tổ chức. Đây là giải thưởng được trao hàng năm vào dịp Quốc tế phụ nữ 8/3.
Đ
ược khởi xướng từ năm 2006, đến nay Cúp Bông hồng Vàng đã đã trở thành một trong những động lực để các nữ doanh nhân Việt Nam phấn đấu và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội.
Cúp Bông hồng Vàng năm 2013 được trao cho 100 nữ doanh nhân là lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , có thành tích xuất sắc trong phát triển DN, đóng góp cho kinh tế-xã hội của đất
nước và nâng cao đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, các tiêu chí của giải thưởng năm nay còn bao gồm: ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, trong đó bắt buộc doanh thu của DN phải tăng trưởng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Đào Trọng Thi - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao giải cho 50 Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 (ảnh: Dũng Minh) Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
5
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
liên tục trong 3 năm liên tiếp từ 2011 - 2013. Phát biểu tại lễ trao giải, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Đội ngũ doanh nhân nữ chiếm khoảng 1/4 tổng số doanh nhân cả nước và với bản chất thông minh, sáng tạo, cần cù, kiên nhẫn, dẻo dai, đầy lòng nhân ái, các nữ doanh nhân Việt Nam đã rất thành công trong nhiều lĩnh vực. Việc trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông hồng Vàng” lần này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi và thành công của các doanh nhân nữ trong tái cấu trúc bộ máy sản xuất, định hướng, điều hành DN, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn” Năm 2013 được xem là năm đánh dấu thành công rực rỡ của các doanh nhân nữ ngành thủy sản Việt Nam, bởi trong số 100 doanh nhân nữ được trao cúp bông hồng vàng, thì có 10 người trong ngành thủy sản, hầu hết là chủ DN hội viên của VASEP. Cụ thể, có bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, bà Nguyễn Thị Thoa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Cholimex, bà Phan Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên, bà Nguyễn Thị Phi Anh – TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định, bà Lê Thị Lệ Dung – Giám đốc 6
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Một số doanh nhân nữ hội viên VASEP trong lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trao cúp Bông hồng Vàng cho bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn. (ảnh: Dũng Minh)
nhà máy, Công ty CP Hải Việt, bà Âu Ngọc Vững - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản XK Âu Vững, bà Vũ Thị Thái Hòa - TGĐ Công ty CP Dịch vụ hậu cần Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu, bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương Hà Tĩnh... Mặc dù trong 3 năm qua ngành thủy sản đã gặp phải không ít khó khăn, nhưng nhiều
doanh nhân nữ đã vững tay chèo lái công ty vượt qua sóng gió, đạt được những thành tích “đáng nể”. Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, đã được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 nữ doanh nhân thành công nhất năm 2013. Dưới sự lãnh đạo của bà, doanh thu XK của Vĩnh Hoàn năm 2013 đạt trên 166 triệu USD, đứng thứ
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Bà Cao Thị Kim Lan - Giám đốc CP Công ty Thủy sản Bình Định.
Bà Phan Thị Tuyết Mai – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên lên nhận cúp Bông hồng Vàng. (ảnh: Dũng Minh)
2 trong top 10 DN XK thủy sản lớn nhất Việt Nam. Bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định - đã chủ động áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý lao động và dây chuyền sản xuất thông qua máy quay thẻ chấm công và hệ thống camera. Năm 2012, tập thể công ty đã nhận được Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch Nước trao tặng, còn bà Lan được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chia sẻ về trách nhiệm của một doanh nhân và trọng tâm hoạt động hiện nay của DN, bà cho biết: “Với suy nghĩ, hàng thực phẩm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của người tiêu dùng và ATTP là sự sống còn của DN, nên tôi thực sự quan tâm và tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Là người đứng đầu, tôi đã rất nỗ lực, phấn đấu tiết giảm được chi phí và
tăng năng suất, đặc biệt, phải thực hiện tốt các quy định về VSATTP của Việt Nam và thế giới. Hiện nay, sản phẩm của công ty đều đạt được những tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường quốc tế yêu cầu.” Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, người được vinh dự nhận Cúp Bông hồng Vàng lần thứ 2 (lần đầu tiên năm 2010 – PV) tâm sự: “Được vinh danh Bông hồng Vàng là nguồn động lực to lớn cho tất cả doanh nhân nữ nói chung và cho tôi nói riêng. Đây cũng là một món quà rất có ý nghĩa cho chúng tôi nhân ngày Quốc tế Phụ nữ và là ghi nhận xứng đáng cho một chặng đường khó khăn mà DN đã trải qua”. Bà Phan Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên bày tỏ: “Giải thưởng Bông hồng Vàng năm nay không chỉ đánh dấu cho một năm 2013, mà là
cả quá trình 3 năm phấn đấu của các nữ lãnh đạo các DN. Tôi rất vui vì ngành thủy sản của chúng ta có rất nhiều bông hồng vàng. Trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua, các chị vẫn luôn giữ vững chiến trường và tiếp tục phát triển. Chúc các chị luôn rạng ngời hương sắc”. Là 1 trong 8 doanh nhân nữ Việt Nam đạt giải thưởng Doanh nhân Nữ Mêkông năm 2012, luôn tìm tòi hướng đi mới ngay cả trong những thời điểm khó khăn, bà cho biết: “Tôi không nhìn về khó khăn mà luôn luôn có tư duy tích cực. Trong những năm tới, với thị trường truyền thống như EU, công ty sẽ có chiến lược để giữ vững khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ mở rộng, tìm kiếm những thị trường mới, như thị trường Australia. Bên cạnh đó, tôi cũng dự định sẽ phát triển thêm hàng nông sản, vì nhiều khách hàng khi mua thủy sản cũng muốn mua nông sản”. Bà Lê Thị Lệ Dung – Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt, cho biết: “Thủy sản vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp mặt hàng thủy sản cao cấp cho nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật, tôi cảm thấy rất vui vì đây cũng là cơ hội để quảng bá thủy sản Việt Nam”. Nói về những khó khăn vượt qua trong sản xuất kinh doanh, bà chia sẻ: “Năm 2013 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế trong và ngoài nước. Chính vì vậy, đạt được Cúp Bông hồng Vàng trong năm 2013 là một sự nỗ lực rất lớn không chỉ của bản thân tôi mà còn của toàn bộ cán bộ công nhân Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
7
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
viên trong công ty. Năm vừa qua, Hải Việt cũng gặp không ít khó khăn về nguyên liệu do giá lên cao, bài toán về tiết kiệm được đặt ra để làm sao thu hồi được vốn và có đủ lợi nhuận để trả lương công nhân. Chỉ như vậy cũng đã là cố gắng hết mức. Nhờ vào sự đoàn kết của toàn thể CBCNV, năm 2013 công ty cũng đã vượt chỉ tiêu so với dự kiến ban đầu.” Cũng nhân dịp này, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã gửi thư chúc mừng các Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng, bức thư có đoạn : “Hiện nay, điều kiện sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các nữ doanh nhân thể hiện tốt hơn bản lĩnh của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, tiếp tục thực hiện việc tái cấu trúc DN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm chăm lo nhiều hơn đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động; thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; giữ vững chữ tín trong sản xuất kinh doanh; tăng cường đầu tư nghiên cứu nhằm tăng năng suất lao động, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ tốt nhu cầu thị trường; cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn chính sách an sinh xã hội”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ: “Một năm kinh tế khó khăn đã qua đi, chúng ta bắt đầu một năm mới với nhiều kỳ vọng vào những tín hiệu tươi sáng của nền kinh tế. Tôi mong muốn rằng đội ngũ doanh nhân nước nhà, đặc biệt là các nữ 8
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Niềm vui của Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang trong buổi lễ trao giải. (ảnh: Dũng Minh)
Nét rạng ngời của Bà Lê Thị Lệ Dung– Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt trong buổi lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013. (ảnh: Dũng Minh)
doanh nhân tiêu biểu được vinh danh ngày hôm nay sẽ tiếp tục trau dồi, học hỏi và phát huy tốt các kĩ năng quản lý điều hành, tập trung tái cấu trúc DN, tận dụng triệt để các cơ hội tốt để tìm được lối đi riêng cho DN, tạo ra những bước tiến mới mang tính đột phá, sáng tạo. Với bản chất thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó, kiên nhẫn và tấm lòng nhân ái, tôi đặt niềm tin vào đội ngũ doanh nhân nữ Việt Nam sẽ có đủ bản lĩnh để giành được những thành
công lớn trong nhiều lĩnh vực”. Chúc các bông hồng vàng ngành thủy sản mãi rạng ngời hương sắc, vững bước trên con đường kinh doanh của mình để tiếp tục gặt hái thành công trong những năm tiếp theo! n Nguyễn Thị Hồng Hà
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế:
Khó nhưng vẫn phải… chờ! Vừa ban hành đã gây vướng thủ tục hành chính
Mất tròn 2 năm, kể từ ngày VASEP gửi công văn kiến nghị đầu tiên (CV 192/2011, ngày 27/12/2011) tới Bộ NN&PTNT về sửa đổi Thông tư 55/2011/ TT-BNNPTNT (sau đây gọi tắt là TT55), Bộ NN&PTNT mới ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ 26/12/2013TT48. Được coi là sự thay đổi cơ bản cách tiếp cận kiểm soát ATTP kép rất bất hợp lý
(vừa kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện sản xuất của nhà máy chế biến, vừa lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu lô hàng XK) duy trì suốt 10 năm qua sang kiểm soát hiện trạng ATTP của nhà máy là chính, chỉ lấy mẫu thẩm tra đối với DN có yêu cầu cấp chứng thư theo như thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, TT48 được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thủy sản XK, tạo điều kiện để DN có kết quả chứng nhận sản phẩm an toàn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Theo đó, TT48 đưa ra yêu cầu về các tiêu chí đánh giá điều kiện sản xuất, phân loại DN được xây dựng dựa trên nguyên tắc các tiêu chuẩn chung theo thông lệ quốc tế và lấy các thị trường lớn làm định hướng, đặc biệt là thị trường EU, khuyến khích các DN nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quy định về đánh lỗi và xếp loại DN được xem như cái mốc, có tính định hướng để DN biết mình đang ở vị trí nào để có mục tiêu phấn đấu và tiếp tục hoàn thiện điều
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp thảo luận kiến nghị của VASEP về những vướng mắc trong việc thực hiện TT48 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
9
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
kiện sản xuất, nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với kiểm soát ATTP. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) sẽ quản lý chất lượng thủy sản XK theo hướng giảm bớt kiểm tra đại trà, chỉ tập trung vào những DN chưa làm tốt, những khâu chưa làm tốt. Quy định lấy mẫu thẩm tra theo lô hàng sẽ được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhằm giảm bớt gánh nặng cho DN. Bộ NN&PTNT chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hệ thống phòng kiểm nghiệm để các DN có thể chủ động đưa mẫu tới kiểm tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài và Cục NAFIQAD dựa vào đó cấp chứng nhận. Nhưng chỉ sau một tuần có hiệu lực, việc thực hiện TT48 đã khiến DN thất vọng.
Quy định chặt và khó hơn…
Nhiều DN cho rằng, mặc dù Bộ NN&PTNT ban hành TT48 mới thay thế TT55 theo hướng gỡ khó cho DN, nhưng trên thực tế, một số quy định đã siết chặt và nâng lên cao hơn. Theo phản ánh của DN, do quy định tỷ lệ lấy mẫu theo “lô sản xuất” thay cho lô hàng XK đã khiến tỷ lệ lấy mẫu tăng lên nhiều lần. Đại diện Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú Hậu Giang thuộc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Đối với DN tôm, do nguồn nguyên liệu manh mún nên cùng một lô nguyên liệu sẽ sản xuất ra nhiều loại mặt hàng, mỗi một mặt hàng được
10 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Chế biến tôm XK
tính là 1 lô sản xuất. Vì vậy, sau một thời gian thực hiện TT48, tôi nhận thấy khi lấy mẫu căn cứ vào lô sản xuất tỉ lệ kiểm tra sẽ tăng gấp 3-5 lần so với trước đây”. Không chỉ đối với các DN chế biến XK tôm, quy định mới cũng khiến các DN cá tra và hải sản lao đao. Bà Lê Thị Lệ Dung Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt cho biết: “Để lấy mẫu kiểm tra hết các lô hàng sản xuất phải mất ít nhất cả tuần lễ, tốn chi phí rất lớn. Nhiều lúc đã đến hạn xuất hoặc gặp khách hàng yêu cầu xuất liền, chúng tôi đành phải thương lượng gia hạn đi gia hạn lại với khách”. Nhiều DN tiếp tục phản ánh về việc tăng mức đánh lỗi tại bảng đánh giá và xếp loại ATTP đối với cơ sở chế biến thủy sản.
Khung lỗi ở hầu hết các chỉ tiêu đánh giá là cao hơn, nghiêm ngặt hơn nhiều so với mức của TT55, nhiều chỗ không phù hợp ở các hạng mục phần cứng không trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Nếu theo mức đánh giá này thì hầu hết DN rất khó đạt được hạng 1, thậm chí cả hạng 2, chứ chưa nói đến việc đạt điều kiện để được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt. Nhất là khả năng tụt hạng xếp loại của các nhà máy cao hơn dù điều kiện sản xuất không đổi. Nhiều DN còn cho rằng, dù có cố gắng đạt được cơ sở hạng 1 trong danh sách DN ưu tiên, song cũng không thể đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt theo tỷ lệ 2% đối với sản phẩm rủi ro
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
thấp và 5% đối với sản phẩm rủi ro cao. Nhất là phải có hợp đồng liên kết kiểm soát ATTP theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc giữa các cơ sở trong chuỗi.
… Và vẫn phải chờ
Tập hợp các ý kiến của DN, VASEP đã kiến nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XK thủy sản. Sáng ngày 19/2/2014, tại Văn phòng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp thảo luận kiến nghị của VASEP về những vướng mắc trong việc thực hiện TT48. Tham dự cuộc họp, ngoài đại diện VASEP và DN có lãnh đạo Cục NAFIQAD, Tổng cục Thủy sản và một số cục, vụ thuộc Bộ . Trả lời các kiến nghị, đại diện NAFIQAD tiếp tục giải trình, giữ ý kiến cho rằng các mức đánh lỗi theo bảng chỉ tiêu đánh giá nhà máy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm
tra và các quy định khác tại TT48 đã theo đúng thông lệ quốc tế và được tham khảo từ quy định của các quốc gia và khu vực thị trường như Mỹ, Thái Lan, EU.... Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định các quy định ATTP phải thống nhất làm theo thông lệ quốc tế. Thống nhất chọn EU làm chuẩn mực tham khảo để xây dựng tiêu chí đánh lỗi và xếp hạng DN. Việc phân loại DN là mục đích tập trung vào kiểm soát các khâu yếu kém. “Nếu không làm theo thông lệ quốc tế, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đại diện VASEP, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đồng ý rằng mức đánh lỗi cần thực hiện theo chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên các quy định quản lý Nhà nước cần có sự phân biệt rõ giữa các DN có sai phạm nhiều với phần đông các DN thực hiện nghiêm túc; đồng thời phải nhất
quán trong tất cả các quy định để không gây khó cho DN. Thí dụ, EU không hề quy định tỷ lệ lấy mẫu để thẩm tra theo số lượng lô hàng, đề nghị NAFIQAD không nên “lựa chọn” làm theo các quy định rất cứng của Mỹ hay Canađa. Riêng về xếp hạng các DN, cần phải lấy theo chuẩn mực Việt Nam, do không phải toàn bộ các DN đều có sản phẩm XK sang thị trường EU... Tổng kết, Bộ trưởng nhấn mạnh, TT48 ra đời trên tinh thần giúp DN có ý thức nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm nông sản, vì cộng đồng DN, vì lợi ích quốc gia, chứ không phải để bắt lỗi DN, không nhằm mục đích tăng thu phí. NAFIQAD cần lắng nghe ý kiến của DN, phải làm sao để tạo thuận lợi nhất cho DN. TT48 mới được thực hiện hơn 1 tháng, NAFIQAD đề nghị cần nhiều thời gian hơn để xem xét, ít nhất là nửa năm. Theo đề nghị của ông Dũng, Bộ trưởng nhất trí là sau 1 quý thực hiện TT48, Bộ NN& PTNT sẽ họp lại với VASEP và NAFIQAD để đánh giá lại tình hình và sửa đổi TT48 nếu cần. Bộ trưởng cũng đề nghị VASEP nghiên cứu kiến nghị với Bộ Tài chính về những bất hợp lý trong các quy định về phí và lệ phí kiểm soát ATTP. Con đường tiến tới đồng hành giữa cơ quan thẩm quyền và DN còn gian nan lắm thay! n Minh Hà
Phòng kiểm nghiệm của Công ty CP Hải Việt Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
11
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Luật Nông trại Mỹ
không tác động ngay tới XK cá tra Việc Tổng thống Mỹ đã ký quyết định thông qua Luật Nông trại Mỹ ngày 07/02/2014 vừa qua đã có những nội dung khiến nhiều DN sản xuất chế biến cá tra Việt Nam lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, luật này sẽ chưa tác động đến XK cá tra vào Mỹ trong năm nay, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc thực thi luật này theo hướng ít bất lợi cho mình.
Tổng thống Mỹ, Barack Obama ký ban hành chính thức Luật Nông Trại (Farm Bill) tại Đại học bang Michigan ở East Lansing trước sự chứng kiến của các đại diện của Quốc hội và Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Luật Nông trại
Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) của Mỹ mang số hiệu H.R. 6124 còn có tên là “Luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008). Luật H.R. 6124 đã trải qua một quá trình tranh luận, dự thảo kéo dài gần 2 năm trong Quốc hội và chính quyền Mỹ, được Quốc hội Mỹ thông qua vào đầu tháng 6/2008, sau đó đã bị Tổng thống Mỹ phủ quyết vì lý do Luật duy trì những khoản
12 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
trợ cấp và chi tiêu bất hợp lý. Tuy nhiên, luật này lại được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống để trở thành Luật công số 110-246 vào ngày 18/6/2008. Đây là một bộ luật lớn dài gần 700 trang, gồm 15 Chương với hơn 600 mục. Mỗi Chương quy định về một mảng vấn đề khác nhau, như các chương trình hàng hóa, dinh dưỡng, nghiên cứu, tín dụng, bảo tồn, thương mại, lâm nghiệp, năng lượng và nhiều vấn đề khác.
Luật Nông trại 2008 của Mỹ là tích hợp, sự sửa đổi, bổ sung các luật nhỏ như Luật An ninh Lương thực, Luật Lương thực vì hòa bình, Luật Thương mại Nông nghiệp 1978, Luật Lương thực vì sự tiến bộ năm 1985, Luật An ninh và đầu tư Nông nghiệp 2002, Luật Lương thực, Nông nghiệp, Bảo tồn và Thương mại năm 1990, Luật Thuế quan năm 1930... Có thể nói đây là một bộ luật có phạm vi rộng và toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy, phát triển và bảo vệ nền nông nghiệp của Mỹ. Trong đó, có một điều khoản gây khó cho cá tra Việt Nam, đó là chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Mục đích nhằm bắt cá da trơn NK từ các nước cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của USDA. Theo đó, tất cả bộ Siluriformes (cá da trơn) bao gồm cả 2 chi Ictalurus (loài cá nheo có nguồn gốc Bắc Mỹ) và Pangasius (loài cá tra của Việt Nam). NK từ nước ngoài vào Mỹ phải chịu sự kiểm soát và tuân thủ các quy định đối với
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
toàn bộ chuỗi sản xuất từ nuôi, vận chuyển đến chế biến, kể cả yêu cầu về ghi nhãn, mạng lưới phòng kiểm nghiệm thú y quốc gia, và nhất là điều kiện công nhận quốc gia theo chương trình đánh giá tương đương như với sản phẩm thịt được phép NK vào Hoa Kỳ. Ngày 07/02/2014, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành chính thức Luật Nông trại 2014 (Farm Bill - H.R. 6124) sau khi đã được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua.
Cá tra và sự tráo trở “định nghĩa” ở Mỹ
Có thể nhận thấy, sự thành công của cá tra Việt Nam tại Mỹ những năm gần đây đã làm cho ngành sản xuất cá nheo nội địa Mỹ trở nên sa sút. Để bảo vệ ngành nuôi cá nheo trong nước, dưới sự vận động liên tục của Hiệp hội Chủ trại Cá nheo Mỹ (CFA), năm 2001 Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn (HR 2646), giới hạn việc sử dụng tên
“catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictalurus được nuôi ở Mỹ. Họ cho rằng cá tra Việt Nam không phải là “catfish”. Bởi thế, các DN Việt Nam buộc phải lấy tên khoa học Pangasius để xây dựng lại thương hiệu từ đầu. Và phía Mỹ đã bắt buộc phải dùng đến vũ khí cuối cùng: kiện chống bán phá giá phile cá tra NK vào Mỹ! Vụ kiện đã kéo dài từ tháng 6/2002 đến nay Mặc dù phía Việt Nam không thắng, có một kết quả mà CFA không mong đợi đó là sự “nổi tiếng” của cá tra Việt Nam, không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn trên toàn thế giới, do chính sự áp đặt vô lý từ phía Mỹ. Nhờ sự “quảng cáo không công” này của Mỹ, cá tra đã có cơ hội vươn tới những thị trường rộng lớn khác như Châu Âu, Châu Úc, Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh, Châu Phi... Các nhà sản xuất Việt Nam cũng đã có cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm cá tra mang thương hiệu “Pangasius” của mình. Đến nay, dù vấp phải nhiều rào cản từ thị trường Mỹ, sản lượng và kim
ngạch XK cá tra vào thị trường Mỹ đều tăng hàng năm. CFA có lẽ đã tự nhận thấy sự bất lực và vô dụng của các biện pháp trên trước sự bứt phá quá nhanh và quá mạnh của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ khiến họ đã thất bại lại càng thất bại thê thảm hơn. Vì thế, mới đây trong một động thái được xem như là tự bôi xấu mặt mình, CFA đã buộc phải quay ngược lại, triển khai chiến dịch vận động hành lang nhằm công nhận cá tra NK từ Việt Nam chính là cá da trơn “catfish”, để họ được bảo vệ bằng cơ chế thanh tra - kiểm tra mới, khắt khe hơn và hết sức gắt gao của USDA theo Luật Nông trại vừa được Tổng thống Mỹ ký ban hành. Đây là một sự vô lý khó chấp nhận. Nếu như việc “định nghĩa lại” cá da trơn như vậy được thông qua thì đây rõ ràng là một sự thay đổi luật pháp rất tùy tiện, chỉ để phục vụ cho lợi ích riêng của các nhà sản xuất nội địa Mỹ. Đó có phải chính là “tự do thương mại và công bằng trong cạnh tranh” mà nước Mỹ thường hay rao giảng?
Không có tác động tức thời
Thượng nghị sĩ Mỹ, ông John McCain chỉ trích Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA
Theo luật sư Andrew B.Schroth, thuộc hãng luật GDLSK hiện đang hỗ trợ các DN cá tra Việt Nam theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ, Luật Nông trại tuy đã được ký ban hành, nhưng những quy định mới về thanh kiểm tra đối với cá da trơn chưa có tác động gay đến XK cá tra, bởi đến nay vẫn đang trong tiến trình xây Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
13
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
dựng, chưa hoàn tất. Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, trong vòng 60 ngày sau khi Tổng thống Mỹ ký ban hành Luật Nông trại, USDA sẽ phải công bố các quy định của luật để thực thi. Như vậy, USDA sẽ cần có thời gian để xây dựng và công bố các quy định của Luật Nông trại mới. Đồng thời, để tránh trùng lặp trong thực thi với việc điều chuyển Chương trình Giám sát cá da trơn từ FDA về cho USDA, hai cơ quan này sẽ phải làm việc và phân chia công việc cụ thể giữa FDA và Cục An toàn giám định thực phẩm (FSIS) thuộc USDA. Thực tế, từ trước đến nay USDA chỉ quản lý NK các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, mà chưa có kinh nghiệm đối với các sản phẩm thủy sản, nên việc nhận chuyển giao từ FDA cũng sẽ mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, trong năm 2014, XK cá tra Việt Nam sang Mỹ sẽ chưa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, để thực thi các điều khoản của Luật Nông trại, USDA còn phải tổ chức họp với Văn phòng Giám sát Ngân sách của Nhà trắng có sự tham gia của các cơ quan liên quan như Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ Thương mại (DOC), Văn phòng Nhà trắng,… để yêu cầu thông qua ngân sách cho việc thực thi các chương trình của Luật Nông trại trong đó có Chương trình Giám sát cá da trơn. Theo đó, việc thực thi luật này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Dự toán Ngân sách 2015 do Tổng thống Mỹ ban hành. Trước đây Tổng thống Mỹ đã ban hành Dự 14 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Người nuôi cá tra Việt Nam đang hết sức hoang mang vì Luật Nông trại mới của Mỹ - Ảnh Minh Trung
toán Ngân sách 2014 và đã kiên quyết loại bỏ những chương trình trùng lặp gây lãng phí như Chương trình Giám sát cá da trơn, vì vậy, rất có thể trong Dự toán Ngân sách 2015, Tổng thống Mỹ cũng sẽ không duyệt cấp ngân sách cho Chương trình Giám sát cá da trơn. Mặt khác, theo luật sư Andrew B.Schroth, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để vận động USDA không định nghĩa lại về “catfish”, loại bỏ hoàn toàn cá tra ra khỏi Chương trình Giám sát cá da trơn thông qua các kênh ngoại giao, tác động đến các đối tác Mỹ (như nhà NK, nhà cung cấp thiết bị), các hiệp hội ngành hàng của Mỹ và người tiêu dùng ở Mỹ…
Thậm chí, nếu Chương trình Giám sát cá da trơn của USDA được triển khai và gây khó khăn cho cá tra, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để xem xét khởi kiện hủy bỏ chương trình này. “Luật nông trại của Mỹ vi phạm 6 đến 7 điều trong Hiệp định của WTO về các biện pháp kiểm dịch động thực vật như: che dấu hạn chế thương mại, biện pháp hạn chế thương mại tùy tiện, phi lý…”- luật sư Andrew B.Schroth khẳng định. n Trần Duy
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu
giai đoạn 2013-2022
Cải thiện chính sách và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản tương quan cung-cầu. Yếu tố này đã thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển hướng mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành phát triển theo định hướng thị trường. Nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội, nhất là cho các nước đang phát triển. Thương mại nông sản dự đoán sẽ tăng mạnh do các nước đang phát triển nắm giữ phần lớn mức tăng trưởng xuất khẩu.
T
heo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản xuất nông nghiệp, về trung hạn, có xu hướng phát triển chậm dần do tốc độ tăng về diện tích và sản lượng chậm lại.
Mùa gặt ở Việt Nam
Thu hoạch tôm ở Cà Mau
Vì vậy, rất cần có các biện pháp để hạn chế sự thất thoát và thải loại lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên.
Một số thông điệp chính đối với sản xuất nông nghiệp
Kinh tế vĩ mô bất ổn: Mặc dù đã có sự phục hồi nhẹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản quốc tế tiếp tục cho thấy sự tác động của kinh tế toàn cầu với hai tốc độ phát triển khác nhau: sự phục hồi yếu ớt ở các nước phát triển và sự tăng trưởng khá mạnh ở các nước đang phát triển. Giá nhiên liệu tăng và sức tiêu thụ không ổn định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo giá cả nông sản. Cũng theo dự đoán, đồng đôla Mỹ mất giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà XK, nhưng lại làm tăng sức mua của các nhà XK. Trong tương lai gần, giá cả hàng nông sản sẽ thay đổi: Giá hàng hóa đang ở mức cao so với từ trước đến nay. Trong những năm đầu của giai đoạn 20132022, giá cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi dự kiến sẽ rất khác nhau, phản ánh các tình trạng cung cấp khác nhau. Dự đoán, hầu hết sản phẩm trồng trọt sẽ Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
15
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
giảm, tương ứng với sự phục hồi trong sản xuất, trong khi đó các nguồn hàng dự trữ từ ngành chăn nuôi toàn cầu giảm, nguồn cung hạn chế, vì vậy giá cả các loại thịt vẫn giữ ở mức cao. Giá cả nông sản sẽ mạnh hơn về trung hạn: Giá cả các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trong thập kỷ tới do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, như mức tăng trưởng sản lượng giảm và nhu cầu tăng lên, trong đó có cả nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học, và môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi. Giá cả của các loại thịt, thủy sản và nhiên liệu sinh học dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với các nông sản cơ bản khác. Lạm phát sẽ đẩy giá cả lên mức cao: Trong thập kỷ tới, giá trung bình của các sản phẩm từ trồng trọt như ngũ cốc, hạt chứa dầu, đường và bông dự kiến ở các thời điểm sẽ giữ mức tương đối ổn định so với thập kỷ trước, kể cả trong các năm từ 2007 đến nay giá cả đạt mức cao kỷ lục. Mức giá trung bình trong giai đoạn 2013-2022 được dự kiến sẽ cao hơn mức giá trung bình trong giai đoạn 2003-2012 đối với phần lớn các loại hàng hóa được nêu trong tài liệu này. Lạm phát giá thực phẩm thấp hơn: Những bằng chứng hiện tại cho thấy lạm phát giá thực phẩm tiêu dùng đang gây khó khăn ở hầu hết các nước do giá cả các loại lúa gạo, hạt có dầu, đường và các sản phẩm khác thông qua chuỗi thực phẩm đã xuống thấp hơn, góp phần làm lạm phát “lõi” giảm xuống. Tuy nhiên, với phần chi tiêu dành cho thực 16 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Xu hướng giá của các mặt hàng nông nghiệp tính đến năm 2022
USD/tấn
Lúa mì
Ngô
Gạo Lúa mì Đường thô Gạo
Hạt có dầu Ngô Hạt có dầu
Đường thô
USD/tấn
USD/tấn USD/tấn
USD/tấn USD/tấn
Dầu cá Bột cá Dầu thực Dầu cá vật Bột protein Bột cá Dầu thực vật Bột protein
USD/tấn USD/tấn
Sữa bột Bơ Sữa bột Phomat Bơbột còn kem Sữa Phomat Sữa bột còn kem
Đường thô Đường trắng Đường thô Bông Đường trắng Bông
Gia cầm Thịt bò Gialợn cầm Thịt Thịtsản bò Thủy Thịt lợn Cừu Thủy sản Cừu
USD/tấn USD/tấn
Ethanol USD/tấn
Ethanol
Diesel sinh học Diesel sinh học
USD/tấn
Nguồn: OECD-FAO Nguồn: OECD-FAO
của nguồn cung ở hầu hết các phẩm chiếm tới 20-50% hoặc cao khu vực sản xuất. hơn trong tổng ngân quỹ của các Các nước đang phát triển gia hộ gia đình ở nhiều nước đang tăng lượng: phát triển nên vấn đềgiaATTP là và thủy Tiêu thụ súc gia cầm sảnsản ngày càng nhiềuTheo dự báo, So sánh mua năm 2022 với giai đoạnnền 2010-12 kinh (%) các tế đang nổi lên sẽ mối quan tâm chính khi Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều Các nước OECD So sánh năm 2022 Cácvới nước đang phát 2010-12 triển Thế giới giai đoạn (%) đạt mức tăng trưởng sản lượng thực phẩm. Các nước OECD Các nước đang phát triển Thế giới cao hơn, vì các nước này đã đầu Tăng trưởng sản lượng chậm tư vào các ngành trong lĩnh vực hơn: Sản lượng hàng hóa nông nông nghiệp và có nhiều công nghiệp toàn cầu được dự đoán nghệ có tiềm năng xóa bỏ sự tăng trung bình 1,5% hằng năm, cách biệt về sản lượng với các thấp hơn so với 2,1% hằng năm nền kinh tế tiên tiến, mặc dù sản trong thập kỷ trước. Sự tăng lượng hay nguồn cung giữa các trưởng thấp hơn có thể được thể nước có thể chênh lệch nhiều. hiện ở sản lượng sản xuất của tất Thịt bò lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat bột Sữa bột còn kem sản Tỷ trọng sảnSữalượng từ cácThủynước cảNguồn: cácOECD-FAO ngànhThịttrồng trọt và chăn Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản đang phát triển tiếp tục gia tăng nuôi. xu hướng này phản Nguồn:Những OECD-FAO trong giai đoạn 2013-2022. ánh giá thành sản xuất tăng, sự Nhu cầu tăng nhanh: Tiêu thụ căng thẳng ngày càng lớn về tất cả các loại sản phẩm được nguồn lợi và áp lực môi trường nêu ở đây sẽ tăng tại các nước ngày càng cao. Những yếu tố đang phát triển, mặc dù với tốc này sẽ cản trở khả năng đáp ứng
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Nguồn: OECD-FAO
độ chậm hơn, trong đó động lực chính là dân số gia tăng, nguồn thu nhập tăng, quá trình đô thị hóa và chế độ ăn uống thay đổi. Tiêu thụ trên đầu người dự đoán sẽ tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Âu, Trung Á, tiếp theo là Mỹ Latinh và nhiều khu vực khác của Châu Á. Thương mại nông sản tiếp tục tăng: Các nền kinh tế mới nổi sẽ nắm giữ phần lớn tỷ trọng tăng trưởng trong thương mại, trong đó chiếm phần chủ yếu trong xuất khẩu lúa, gạo, hạt có dầu, dầu thực vật, đường, thịt bò, gia cầm và thủy sản. Tỷ trọng thương mại của khu vực OECD (34 quốc gia thành viên có thu nhập cao) tiếp tục giảm nhưng các quốc gia này vẫn giữ vai trò là những nhà XK lớn về lúa mì, bông, thịt lợn và cừu cùng hầu hết các sản phẩm sữa. Triển vọng bất ổn: Sự thiếu hụt sản lượng, giá cả biến động và gián đoạn thương mại vẫn là những mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu. Chừng nào nguồn dự trữ lương thực thực phẩm ở các nước sản xuất và tiêu thụ chính vẫn thấp thì những rủi ro về biến động giá cả còn tiếp diễn. Hạn hán từng xảy ra trên diện rộng trong năm 2012 ở Mỹ và ở Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS), các nước trong tốp hàng đầu có nguồn lợi thấp, có thể đẩy giá các sản phẩm trồng trọt tăng thêm 15-40%. Một công trình phân tích thống kê đã quy chiếu các hình thái bất ổn trong quá khứ về mô hình vận động thích hợp theo chu kỳ cơ bản, cho thấy sự biến
Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%) Các nước OECD
Thịt bò Nguồn: OECD-FAO
Thịt lợn
Gia cầm
Các nước đang phát triển
Cừu
Cánh đồng bông của Grudia
động về sản lượng trồng trọt đã gây tác động lớn nhất đến giá cả thế giới của các sản phẩm lúa mì và lúa, hạt có dầu, trong đó mặt hàng gạo có vẻ ít nhạy cảm hơn. Giá thịt và các loại sản phẩm sữa, nhiên liệu sinh học bị ảnh hưởng mạnh hơn trước các giả định về kinh tế vĩ mô, như sự tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái. Giá cả năng lượng và các nguồn lợi bất ổn khác, ảnh hưởng đến cả các thị trường nhiên liệu sinh học và giá thành đầu vào.
Những điểm đáng chú ý về mặt hàng
Tỷ lệ tương đối thấp giữa nguồn dự trữ và tiêu dùng đã
Bơ
Phomat
Thế giới
Sữa bột
Sữa bột còn kem
Thủy sản
gây nên mối quan tâm lớn về sự mong manh của các thị trường ngũ cốc toàn cầu. Tuy vậy, sản lượng ngũ cốc dự kiến sẽ tăng 1,4%/năm với 57% tổng mức tăng trưởng xuất phát từ các nước đang phát triển. Thái Lan được dự kiến là nước XK hàng đầu về gạo, sau đó đến Việt Nam, trong khi Mỹ dự báo tiếp tục là nhà XK ưu thế về lúa mì. Thủy sản: Sản lượng ngành khai thác thủy sản được dự kiến đến năm 2022 chỉ tăng 5%, trong khi đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 35%, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do chi phí thức ăn luôn ở mức cao và ngày càng bị hạn chế về diện tích dành Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
17
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
cho sản xuất. Đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua sản lượng đánh bắt thủy sản và trở thành nguồn cung cấp chính phục vụ tiêu dùng của con người. Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò hàng đầu về sản lượng thủy sản toàn cầu nhờ sản lượng nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng, mặc dù chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ trước. Dự đoán vào năm 2022, Trung Quốc sẽ chiếm 63% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu và giữ vững vị trí là nhà XK thủy sản hàng đầu thế giới. Hạt có dầu: Sản lượng hạt có dầu sẽ tăng nhanh hơn sản lượng ngũ cốc, chủ yếu là do đạt năng suất cao. Dầu cọ sẽ tăng song song với các loại dầu thực vật khác và giữ vững thị phần ở mức chiếm 34% tổng sản lượng dầu thực vật thế giới trong giai đoạn 2013-2022.
Cánh đồng lúa mì của Walla Walla, Mỹ
18 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Đường: Sản lượng đường sẽ tăng khoảng 2%/năm, chủ yếu là nhờ sản lượng đường mía của các nước sản xuất hàng đầu là Braxin và Ấn Độ. Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm ưu thế về sử dụng đường trên thế giới và dự đoán sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ. Braxin sẽ là nước XK hàng đầu, chiếm khoảng 50% tổng thương mại đường thế giới. Bông vải: Bông sẽ tiếp tục mất thị phần cho sợ nhân tạo. Sản lượng bông của Trung Quốc dự kiến giảm 17% trong khi ở Ấn Độ dự kiến tăng 25%, đưa nước này lên vị trí nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới. Ethanol: Sản xuất ethanol dự kiến sẽ tăng 67% trong vòng 10 năm tới, trong đó diesel sinh học tăng mạnh hơn tất cả, mặc dù sản phẩm này có điểm xuất phát cơ bản ở mức thấp. Đến năm 2022, sản xuất nhiên liệu sinh học dự
đoán sẽ tiêu thụ một lượng lớn sản lượng đường mía thế giới (28%), dầu thực vật (15%) và hạt ngũ cốc (12%). Thịt các loại: Theo dự đoán, các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 80% tổng mức tăng trưởng về sản lượng thịt toàn cầu. Mức tiêu thụ thịt trên đầu người sẽ tăng trưởng chậm lại trong thập kỷ tới vì các nền kinh tế lớn đã tiến tới mức của các nước phát triển, đồng thời giá gia cầm sẽ bớt đắt đỏ hơn và trở thành sự lựa chọn phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% tổng mức tăng về tiêu thụ các loại thịt. Các sản phẩm sữa: Sản lượng sữa thế giới dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong thập kỷ tới do các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa phụ thuộc vào nguồn thức ăn, họ đang phải vật lộn với giá thành thức ăn cao. Bên cạnh đó, hệ thống chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh về đất đai và thiếu hụt nguồn nước. Theo dự kiến, trong thập kỷ tới các nước đang phát triển sẽ sản xuất ra 74% tổng sản lượng sữa trên toàn thế giới, chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm đến 38% tổng lượng tăng. Tiêu thụ toàn cầu các sản phẩm sữa tại các nước đang phát triển được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng về sản lượng thế giới với nguồn XK cao hơn từ Mỹ, EU, Niu Dilân, Ôxtrâylia và Achentina. n Phương Mai tổng hợp Theo tài liệu của OECD-FAO
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Đóng góp của ngành nuôi thủy sản vào an ninh lương thực p M. C. M. Beveridge, S. H. Thlisted, M.J, Phillips, M. Metian, M. Troell, S. J. Hall Thủy sản nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, góp phần nâng cao nguồn cung bình quân theo đầu người những năm vừa qua. Quá trình đô thị hóa và mức sống ngày càng cao sẽ còn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu, đòi hỏi phát triển mạnh hơn ngành nuôi thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực (ANLT).
Nguồn cung thủy sản
Thực phẩm thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Việc sử dụng lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
T
hực phẩm thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển của con người, và việc sử dụng lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Các chuyên gia tư vấn FAO-WHO khuyến khích người tiêu dùng tăng sử dụng các sản phẩm thủy sản béo lên gấp 2-3 lần nhằm đảm bảo đầy đủ lượng axit béo LCPUFA cho cơ thể. Hơn nữa, đối với những dân cư nghèo ở Châu Á hay vùng cận
Xahara Châu Phi và nhiều nơi khác, thủy sản là nguồn cung cấp protein động vật chất lượng cao và các axit béo thiết yếu quan trọng hơn nhiều so với các loại thực phẩm nguồn gốc động vật khác. Tuy nhiên, để đảm bảo ANLT, cùng với tuyên truyền về lợi ích và khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thủy sản, cần quan tâm đến vấn đề nguồn cung thị trường, cơ hội và cách lựa chọn thủy sản trong tiêu dùng, nhất là những vấn đề liên quan đến ngành NTTS.
Nguồn cung thủy sản toàn cầu đã và đang không ngừng tăng, chủ yếu nhờ sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh và bền vững. Từ năm 1961-2009, nguồn cung thủy sản nói chung theo đầu người tăng 62%, từ 8,6 lên 13,9 kg/năm. Trong đó, mức tăng trong giai đoạn 1960-1980 là do sản lượng khai thác tự nhiên tăng; còn trong giai đoạn sau chủ yếu nhờ tăng thủy sản nuôi trồng. Sản xuất và thương mại là các yếu tố quyết định nguồn cung thủy sản thế giới. Thống kê của FAO cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về quy mô sản xuất và thương mại thủy sản giữa các khu vực khác nhau. Châu Á, gồm cả Trung Quốc, chiếm 90% sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu; còn sản lượng do các nước kém phát triển nhất cung cấp chỉ chưa đến 1%. Thủy sản là loại thực phẩm được trao đổi thương mại nhiều nhất thế giới. Giá trị XK thủy sản của các nước đang phát triển cao hơn tổng giá trị XK cà phê, ca cao, chè, thuốc lá, Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
19
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
thịt và gạo. Từ năm 1976-2009, giá trị thương mại thủy sản tăng bình quân gần 11%/năm. Năm 2009, Châu Đại Dương là khu vực có nguồn cung thủy sản bình quân đầu người lớn nhất (18,9 kg/năm), tiếp theo là Châu Âu (17,4 kg/năm), Châu Á (15,0 kg/năm), và cuối cùng là Châu Phi (9,2 kg/năm). Nguồn cung thủy sản ở Bắc Mỹ và Châu Âu một phần nhờ nhập siêu từ các nước Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam (chiếm trên 20% nguồn cung ở Bắc Mỹ và 26% ở Châu Âu). Chi phí sản xuất thấp và giá quốc tế tương đối cao, cùng các chính sách thương mại tự do đã thúc đẩy XK các loài cá thịt trắng nuôi như cá rôphi Oreochromis spp. và cá tra Pangasius spp., thay thế cho nguồn cung cá thịt trắng khai thác đang giảm dần. Ngay cả Châu Phi cũng nhập siêu thủy sản, chủ yếu là các loài cá nổi giàu chất béo, rẻ tiền. Sự phát triển NTTS có tác động quan trọng đối với nguồn cung thủy sản thế giới. Ngoại trừ cá ngừ, nguồn cung bình quân theo đầu người và giá trị thương mại thủy sản chỉ tăng khi sản lượng nuôi tăng mạnh (ví dụ như ở Bănglađét, Inđônêxia và Việt Nam). Ở các quốc gia thiếu lương thực và thu nhập thấp, nguồn cung thủy sản bình quân đầu người tăng chậm, chỉ từ 4,5 kg (1961) lên 10,5 kg (2009). Tại Châu Phi – khu vực mà thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thực phẩm gốc động vật - nguồn cung bình quân theo đầu người không tăng đáng kể trong 20 năm qua. Nguyên nhân chính là 20 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Nguồn cung thủy sản toàn cầu đã và đang không ngừng tăng, chủ yếu nhờ sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh và bền vững.
do sự tăng trưởng hạn chế của ngành NTTS ở khu vực này. Cùng với sự gia tăng khối lượng, “chất lượng” cung thủy sản cũng thay đổi đáng kể trong 50 năm qua. Năm 1961, 32% nguồn cung là cá đáy, 26% là cá nổi, 16% là cá nước ngọt và nước lợ và 12% là các loài cá biển khác. Đến năm 2009, nguồn cung cá đáy và các loài cá biển khác giảm, cá nổi tăng về sinh khối nhưng giảm về tỷ trọng (xét trong tổng nguồn cung thủy sản), còn cá nước ngọt và nước lợ tăng 250%. Nguồn cung thủy sản nước ngọt và nước lợ theo bình quân đầu người đạt 6,1 kg, tương đương 1/3 tổng nguồn cung thủy sản. Những thay đổi này chủ yếu là do sự chững lại trong sản lượng khai thác tự nhiên và sự tăng mạnh sản lượng cá chép, cá rô phi và cá hồi nuôi.
Tăng cơ hội tiêu thụ thủy sản
Bên cạnh nguồn cung thị trường, cơ hội tiêu dùng thủy sản cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ANLT cho các hộ
gia đình. Dù nguồn cung thủy sản toàn cầu không ngừng tăng nhưng sự cạnh tranh ngày càng lớn về quyền sử dụng đất nông nghiệp, việc thiếu nguyên liệu đầu vào, tác động của thiên tai và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào năng lượng của các hệ thống sản xuất thực phẩm đã khiến giá thành sản xuất biến động và nằm ở mức cao từ năm 2006. Do đó, các nước nghèo và phụ thuộc vào NK thực phẩm - nếu không đủ nguồn lực và khả năng thực thi các chính sách điều tiết thu nhập, chi tiêu, thị trường và giá cả; hoặc thực thi các biện pháp an toàn thực phẩm - sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các thị trường này cũng chính là khu vực tiềm năng để phát triển sản xuất các loài và sản phẩm thủy sản cỡ nhỏ. Ngoài việc giúp người nghèo tăng cơ hội tiêu thụ thủy sản, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ được hưởng lợi nhờ tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và rủi ro, cũng như rút ngắn thời gian nuôi nên có thể sản xuất vài vụ/năm. Trên thực tế, khai thác và NTTS góp phần cải thiện ANLT cho các
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hộ gia đình, hoặc trực tiếp thông qua tiêu dùng thủy sản, hoặc gián tiếp thông qua việc tăng sức mua từ kinh doanh thủy sản. Có thể thấy cơ hội tiêu dùng này khi phụ nữ tham gia vào các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và khai thác thủy sản như chế biến và kinh doanh, bởi khi đó, họ có thể dành phần thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng thực phẩm. Ước tính có khoảng 120 triệu người trên thế giới hoạt động trong ngành khai thác thủy sản và 23 triệu người trong ngành nuôi, giúp tăng cơ hội tiêu dùng thủy sản.
Ảnh hưởng của giá
Tác động lớn nhất đến cơ hội tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi thị trường và thu nhập. Thịt và cá được coi là khá đắt so với các sản phẩm giàu tinh bột như gạo và ngô, do đó, nó liên quan chặt chẽ với sự giàu có. Người tiêu dùng thu nhập thấp thường ưu tiên mua thủy sản rẻ tiền hơn, như các loài cá nổi nhỏ giàu axit béo LCPUFA. Một báo cáo nghiên cứu về hệ số co giãn của cầu thủy sản theo giá ở các thị trường phương Tây cho thấy, lượng cầu phản ứng mạnh đối với sự thay đổi của giá. Giá cũng là yếu tố quyết định lớn hơn đối với việc mua thủy sản của người nghèo ở các nước đang phát triển. Tại các khu vực có sản lượng thủy sản nuôi lớn, giá thủy sản nuôi có xu hướng rẻ hơn, giúp người dân tăng cơ hội tiêu dùng thủy sản. Ví dụ, ở Ai Cập, thủy sản nuôi hiện chiếm
Tác động lớn nhất đến cơ hội tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi thị trường và thu nhập.
2/3 tổng lượng thủy sản tiêu dùng và rẻ hơn rất nhiều so với phần lớn thủy sản khai thác. Một thập kỷ trước, thủy sản nuôi ở Bănglađét đắt hơn thủy sản khai thác, nhưng hiện nay, nhờ sản lượng nuôi tăng gấp đôi nên giá đã đỡ đắt hơn các sản phẩm khai thác.
Tiêu dùng thủy sản
Việc lựa chọn thực phẩm tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố - không chỉ bởi nguồn cung và cơ hội tiêu dùng mà còn bởi thị hiếu, giá trị dinh dưỡng, văn hóa và tôn giáo. Quan điểm cá nhân và bối cảnh xã hội (kinh nghiệm sống, mức độ phụ thuộc vào thực phẩm NK, quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến sản phẩm) cũng là các yếu tố ngày càng có nhiều ảnh hưởng. Do đó, sự lựa chọn thực phẩm tiêu dùng của người phương Tây được quyết định bởi nhiều tính chất khác nhau của sản phẩm như sự tiện dụng, chất lượng, độ tươi, sự tin tưởng về mức độ an toàn và giá trị dinh dưỡng, sự quan tâm về môi
trường và an sinh động vật cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy sự gia tăng sản lượng thủy sản nuôi có ảnh hưởng đến các mô hình hành vi của người tiêu dùng hay không? Các đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, nơi mua và quảng cáo là các yếu tố quyết định lòng tin và thái độ đối với thủy sản nuôi. Ví dụ, kết quả một cuộc điều tra người tiêu dùng Bỉ cho thấy, yếu tố bền vững và các vấn đề đạo đức là mối quan tâm hàng đầu đối với tiêu dùng thủy sản khai thác, còn chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng thủy sản nuôi. Ở Bănglađét, sản lượng thủy sản nuôi tăng phần lớn là của các loài ngoại lai như Oreochromis spp. Tuy nhiên, các loài này không được ưa chuộng bằng các loài khai thác bản địa đang ngày càng khan hiếm. n Phương Thảo biên dịch Theo Journal of Fish Biology (2013) 83, 1067-1084
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
21
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm
khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Giải pháp bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển này được đề cập tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản,Tổng cục Thủy sản tổ chức đầu năm 2014.
Cá cơm - mặt hàng có giá trị kinh tế cao
Vùng biển Tây Nam Bộ Việt Nam và vịnh Thái Lan được coi là một trong những nơi tập trung nhiều chủng loại cá cơm nhất trên thế giới. Cá cơm là loài thủy sản có nhiều đạm, vitamin và khoáng chất..., là thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và làm nước mắm... Mùa đánh bắt cá cơm thường vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch ở các vùng biển miền Trung (Quảng Nam) và miền Nam
(Phú Quốc- Rạch Giá). Thức ăn chính của cá cơm là các sinh vật, rong rêu. Tùy theo hình dáng và màu sắc của chúng, cá cơm được phân thành nhiều loại như: sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, cơm lép, sọc phấn... Là mặt hàng giá trị kinh tế cao được XK sang nhiều thị trường trên thế giới, nhất là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…, cá cơm được dùng để chế biến, tẩm sấy gia vị, làm thức ăn cho gia súc, nuôi thủy sản... Đặc biệt, cá cơm là nguyên liệu chính để sản xuất
Một số sản phẩm cá cơm chế biến và nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc
22 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
nước mắm truyền thống Phú Quốc nổi tiếng- sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU, mở đường cho các DN Việt Nam xây dựng thương hiệu trên thế giới.
Ngành sản xuất và XK cá cơm Việt Nam gặp nhiều khó khăn
Theo kết quả điều tra nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, do việc tổ chức và liên kết các chủ thể tham gia chuỗi giá trị
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
cá cơm gồm ngư dân- người thu gom, chế biến và thương mại còn lỏng lẻo, phương pháp đánh bắt và chế biến không hiệu quả nên ngành sản xuất và XK cá cơm gặp rất nhiều khó khăn, bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trực tiếp như Thái Lan. Mặt khác, thị trường XK sản phẩm chế biến từ cá cơm chưa được xây dựng vững chắc, công tác quảng bá thương hiệu nước mắm Phú Quốc còn yếu và việc tiếp cận nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng điều quan trọng nhất là chưa tạo được một chuỗi GTGT sản phẩm cá cơm, do đó, dẫn đến giá bán thấp, sản xuất bị động, sản lượng các sản phẩm chế biến từ cá cơm còn nhỏ, sự nhận biết về thương hiệu nước mắm Phú Quốc của người tiêu dùng còn hạn chế. Điều này dẫn đến thu nhập của người làm nghề khai thác cá cơm chưa cao, chưa tạo tiền đề phát triển bền vững Nguyên liệu được xem là khâu có nguy cơ cao nhất làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm cá cơm nước mắm. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản cho biết, trong vòng từ 5- 10 năm trở lại đây, sản lượng cá cơm giảm đáng kể, từ 18.000 tấn năm 2010 xuống chỉ còn 13.00013.500 tấn năm 2013 do cường lực khai thác ngày càng tăng. Hiện nay, số lượng tàu thuyền, sản lượng và năng suất khai thác nghề vây cá cơm truyền thống ngày càng giảm do phải cạnh tranh khốc liệt với nghề vây cá
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ.
cơm có sử dụng ánh sáng (gần như 100% tàu khai thác cá cơm tại vùng biển Tây Nam Bộ đã chuyển sang nghề này). Ngoài ra, việc khai thác bằng nghề “cào bay”, nghề xiệp, nghề vây bằng lưới mùng… trên vùng biển này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi cá cơm. Tình trạng này đã khiến năng suất, chất lượng khai thác theo tàu có xu thế giảm mạnh, tỷ lệ lẫn cá tạp cao hơn, khoảng 30-40%. Tại Phú Quốc, đang diễn ra tình trạng cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các nhà thùng (làm nước mắm) và các cơ sở thu mua chế biến cá cơm sấy khô. Do thiếu nguyên liệu, một số nhà thùng phải treo thùng hoặc ngừng sản xuất. Bà Hồ Kim Liên, Giám đốc Công ty CP TM Khải Hoàn cho biết, các nhà thùng rất cần sử dụng sản phẩm cá cơm chất lượng cao, vì đây là nguyên liệu chính để cho ra đời sản phẩm nước mắm Phú Quốc truyền thống. Tuy nhiên, giá nguyên liệu bị đẩy lên cao gấp
đôi, từ 10.000 đồng lên 21.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 21.000- 25.000 đồng/kg. Một phần do thương lái Trung Quốc thu gom hàng. Khi giá nguyên liệu đầu vào cao, kéo theo giá nước mắm Phú Quốc cũng bị đẩy lên. Những nhà thùng, nhà máy chế biến nước mắm khó cạnh tranh được bằng giá với những tập đoàn thực phẩm lớn với những dòng sản phẩm nước mắm có độ đạm thấp...gây không ít khó khăn cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU này.
Và những giải pháp...
Để khắc phục những bất cập trên, cần quản lý sản xuất, kinh doanh cá cơm theo chuỗi giá trị, tạo sự thống nhất trong các khâu liên quan đến sản phẩm. Tại hội thảo, ThS Phạm Thị Thùy Linh - chủ nhiệm đề tài cho biết, nút thắt lớn nhất mà tất cả các chuỗi đều gặp phải đó là nguồn lợi cá cơm- nguồn cung cấp chính cho chuỗi sản xuất cần được tháo gỡ. Do đó, bà đề nghị Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
23
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Nhà nước cần đưa ra một số quy định về quản lý để hạn chế lạm thác, như chỉ cho phép tàu lưới vây khai thác cá cơm, không cho phép giã cào và các ngư cụ bị cấm khác, đồng thời có phương án quy hoạch, sắp xếp lại đội tàu cá cơm. UBND tỉnh Kiên Giang, Cà Mau cần có quy định hạn chế tàu khai thác cá cơm; quy định mùa cấm (1-2 tháng/năm) ở một số ngư trường trọng điểm trong mùa sinh sản... Cần nâng cao năng suất khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch bằng việc cải tiến công nghệ và giải pháp quản lý. Cũng cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các DN ở miền Trung, DN của Malaysia, Xingapo...xây nhà máy chế biến cá cơm sấy, tẩm gia vị XK tại Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó, phải có những hỗ trợ đáng kể về tài chính, kỹ thuật, tổ chức sản xuất... để cải tiến thực sự chuỗi giá trị , tháo gỡ khó khăn nảy sinh ở các khâu trong chuỗi và phải có thời gian đủ dài (3-5 năm, thậm chí 10 năm), ngoài ra, cũng cần tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội...... Ông Phạm Ngọc Tuấn cũng cho rằng, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động mua bán cá cơm, có giải pháp ngăn chặn tình trạng mua phá giá. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy định về bảo vệ nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác cá cơm, cần sớm có văn bản khoanh vùng đánh bắt. Thêm vào đó, hiện nay, sản phẩm cá cơm còn đơn điệu, chưa tạo nên thương
hiệu, chưa thâm nhập sâu vào thị trường lớn, do đó cần phải đẩy mạnh XTTM, quảng bá hình ảnh, dán nhãn thương hiệu, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường... đưa cá cơm về với giá trị thực của nó. Ngoài ra, cần thúc đẩy xây dựng các mô hình liên kết dọc giữa các cơ sở, DN chế biến các sản phẩm từ cá cơm, nhà thùng và thương lái để đảm bảo ổn định nguyên liệu cho chế biến và hỗ trợ phát triển ngư dân khai thác cá cơm, tìm kiếm các mô hình liên kết phù hợp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của địa phương. Vai trò dẫn dắt việc xây dựng các mô hình liên kết chính là các DN chế biến, nhà thùng, đồng thời phát huy vai trò của hiệp hội trong việc xây dựng liên kết dọc. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh cần xây dựng được mô hình liên kết giữa các khâu trong chuỗi, phân phối hợp lý lợi nhuận giữa các bên tham gia nhằm góp phần bảo vệ bền vững nguồn lợi cá cơm và quảng bá thương hiệu các sản phẩm được chế biến từ cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam bộ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế… Tổng cục đang tiến hành đề án thí điểm Tái tạo nguồn lợi thủy sản, dự kiến cá cơm vùng biển Tây Nam Bộ sẽ là một trong những đối tượng mà Tổng cục sẽ đưa vào đề án. n Nguyễn Thị Hồng Hà
Sản phẩm nước mắm Ông Kỳ của Công ty CP Thương mại Khải Hoàn
24 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
CHUÁC MÛÂNG SINH NHÊÅT
Ban Chêëp haânh Hiïåp höåi Chïë biïën vaâ Xuêët khêíu Thuãy saãn Viïåt Nam (VASEP) nhiïåt liïåt chuác mûâng 24 doanh nghiïåp höåi viïn nhên kyã niïåm ngaây thaânh lêåp cuãa àún võ trong thaáng 3/2014
CÖNG TY CP HAÃI SAÃN BÒNH ÀÖNG BINH DONG FISCO (1/3/2004)
CÖNG TY CP PROCIMEX VIÏÅT NAM PROCIMEX (8/3/1990)
CÖNG TY TÊN CAÃNG SAÂI GOÂN SAIGON NEWPORT (15/3/1989)
CÖNG TY CP THUÃY SAÃN NAM BÖÅ NAMBO GROUP (1/3/2007)
CÖNG TY CP THUÃY SAÃN BAÅC LIÏU BACLIEUFISH (7/3/2001)
CHINHAÁNH CÖNG TY CP DOCIM EXCO -DOCIFISH DOCIFISH (7/3/2002)
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THUÃY SAÃN PHUÁ CÛÚÂNG JOSTOCO PHU CUONG JOSTOCO CORP (11/3/1995)
CÖNG TY CP THUÃY HAÃI SAÃN AN PHUÁ AN PHU SEAFOOD CORP. (14/3/2007)
CÖNG TY TNHH THIÏËT BÕ CN VAÂ TM QUANG DÛÚNG QD CO., LTD (14/3/2000)
CÖNG TY TNHH THÛÅC PHÊÍM THUÃY SAÃN MINH BAÅCH MB (17/3/2009)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN BÒNH ÀÕNH BIDIFISCO (18/3/1999)
CÖNG TY TNHH TM SX XD GIA HÊN GIA HAN TRADING MANUFACTURING CO., LTD (19/3/2001)
NEW WIND (21/3/2000)
C.TY TNHH THUÃY SAÃN TAÂI NGUYÏN TAI NGUYEN SEAFOOD (21/3/2002)
TÖÍNG C.TY CÖNG NGHIÏÅP - IN BAO BÒ LIKSIN-TNHH MÖÅT THAÂNH VIÏN LIKSIN CORPORATION (24/3/1995)
CÖNG TY CP HUÂNG VÛÚNG HUNG VUONG CORP (24/3/2003)
TRUNG TÊM XUÁC TIÏËN THÛÚNG MAÅI VAÂ ÀÊÌU TÛ ÀÖÌNG THAÁP DOTIP (25/3/2008)
CÖNG TY CP CB VAÂ XNK THUÃY SAÃN CADOVIMEX CADOVIMEX SEAFOOD VN (28/3/1997)
CÖNG TY TNHH PHUÁ THAÅNH PHU THANH CO., LTD (30/3/1996)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 4 SEAPRIEXCO N04 (31/3/1993)
*CÖNG TY TNHH THUÃY SAÃN GIOÁ MÚÁI
CÖNG TY CP THUYÃ ÀÙÅC SAÃN SEASPIMEX VIETNAM (31/3/1983)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 1 SEAJOCO VIETNAM (31/3/1993)
CÖNG TY TNHH HAÃI LONG HAI LONG CO., LTD (31/3/2000)
CÖNG TY CP XNK THUYÃ SAÃN SAÂI GOÂN SEAPRODEX SAIGON (31/3/1993)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
25
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
Sản xuất kinh doanh thủy sản tháng 2/2014 Tình hình chung Từ cuối năm 2013, nền kinh tế thế giới nhìn chung đã có một số dấu hiệu phục hồi. Tạp chí The Economist (Anh) dự báo năm 2014, kinh tế thế giới sẽ sáng sủa hơn và GDP của các quốc gia sẽ tăng khá. Tổ chức Tiến tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 có thể đạt 3,6%. Bước vào năm 2014, kinh tế Việt Nam cũng xuất hiện những tín hiệu khả quan hơn. Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước và đưa ra giải pháp đột phá về thể chế kinh tế, đồng thời tiếp tục kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh thu hút vốn FDI, ODA… Ngành nông nghiệp được Chính phủ chủ trương đẩy nhanh tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tái cơ cấu ngành thủy sản cũng nhắm đến mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Hai tháng đầu năm nay, ngành thủy sản đã tiếp tục nâng cao sản lượng và duy trì tốc độ tăng trưởng của các đối tượng chủ lực. Sản lượng thủy sản của cả nước trong hai tháng đầu năm ước đạt 768.800 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng nuôi trồng 323.600 tấn, giảm 0,3%; sản lượng khai thác 445.200 tấn, tăng 4,3%, trong đó khai thác biển 419.400 tấn, tăng 4,7%. n
Khai thác thủy sản Thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi, nên ngư dân tăng cường bám biển dài ngày. Ở hầu hết các vùng biển, ngư dân đều đang trúng mùa. Các cơ quan quản lý ngành đã tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn tàu cá và an toàn cho ngư dân, nâng cao chất lượng thông tin trên biển phục vụ hoạt động đánh bắt của ngư dân. Hai tháng đầu năm, một số tỉnh có sản lượng khai thác khá cao như: Kiên Giang đạt 73.790 tấn, 26
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Ninh Thuận 33.500 tấn, Bình Thuận 17.200 tấn, Vũng Tàu 43.183 tấn, Trà Vinh 9.200 tấn, Bạc Liêu 17.914 tấn, Cà Mau 28.500 tấn, Thanh Hóa 6.600 tấn và Quảng Ninh 8000 tấn. n
Nuôi trồng thủy sản Phát huy đà thắng lợi năm 2013, người nuôi tôm đã tích cực mở rộng diện tích và đầu tư vào nuôi mới. Hiện nay, tình hình sản xuất tôm nước lợ nói chung đang diễn ra khá thuận lợi. Nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã tăng diện tích nuôi thả nuôi và đang triển khai vụ thả tôm nước lợ năm 2014. Sản lượng thu hoạch tôm ở các tỉnh ĐBSCL đạt khá cao như Kiên Giang đạt 1.625 tấn tôm sú, 1.309 tấn tôm chân trắng; Bạc Liêu đạt 4.925 tấn tôm sú, 605 tấn tôm chân trắng; Cà Mau đạt 13.800 tấn tôm sú, 3.500 tấn tôm chân trắng. Sản xuất cá tra trong 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ chưa có tiến triển, mặc dù nguồn cá nguyên liệu trong nước không phải là dồi dào. Nghề nuôi cá tra đang trải qua một giai đoạn kỳ khá gian nan và phức tạp, do giá cá nguyên liệu trên thị trường thấp hơn giá thành, trong khi giá thức ăn, thuốc thú y và một số vật tư đầu vào thiết yếu khác đều tăng, khiến người dân hạn chế thả nuôi. Trong tháng 2/2014, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch cá tra của một số tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: Cần Thơ đạt 7.540 tấn (giảm gần 6%) trên diện tích nuôi 480 ha (giảm 8,6%); Vĩnh Long đạt 19.735 tấn (giảm11,5%) trên diện tích 277 ha (giảm 10%); Đồng Tháp đạt 31.475 tấn (giảm gần 1%) trên diện tích 989 ha (giảm 4,7%). Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 vẫn không tăng so với tháng trước. Tại Vĩnh Long, giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 dao động từ 22.500-23.000 đ/kg trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đ/kg. Một số hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ đang có xu hướng giảm dần diện tích nuôi cá tra và chuyển sang nuôi cá lóc, cá thát lát. n
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
Xuất khẩu thuỷ sản Dự tính kết quả XK thủy sản trong tháng 2 đạt khoảng 335 triệu USD, đưa tổng XK của 2 tháng đầu năm ước đạt gần 919 triệu USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù giá trị XK trong tháng 2 thấp hơn khá nhiều (giảm trên 42% so với tháng 1) nhưng so với tháng 2 cùng kỳ năm ngoái, giá trị XK vẫn tăng trên 15%. Tiêu thụ của các thị trường lớn trên thế giới chưa có những biến động đáng kể. Nuôi tôm ở các nước trong khu vực cũng chưa thấy có phản ánh tích cực rõ rệt về sản lượng thu hoạch sau một năm đấu tranh tích cực với dịch bệnh EMS trên tôm. Tuy nhiên, các nguồn tin đều cho thấy, sản lượng tôm thu hoạch của nhiều khu vực sẽ cải thiện hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
With our
Dự đoán, XK thủy sản của nước ta có nhiều triển vọng tăng tiếp trong những tháng tới do các thị trường tiêu thụ lại tiếp tục xây dựng nguồn hàng cho mùa tiêu thụ tiếp theo trong dịp hè. Tiêu thụ tôm dự đoán tiếp tục tăng trên các thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong 2 tháng đầu năm nay, NK thủy sản ước đạt 175 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013, trong đó hai nhà cung cấp thủy sản chính cho Việt Nam là Ấn Độ (chiếm 47,9%) và Đài Loan (chiếm 6%).n Phương Mai tổng hợp
The Pangasius products
passion and tenacity
we are proud of to bring you
the best
from the heart of Mekong
River
R
Prod u
ct nam e: FLOR AL TOUCH
.
tichoke Pangasius fish in ar
www.vinhhoan.com.vn
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
27
THUÃY SAÃN 5 CHÊU EU khởi động chiến dịch tiêu thụ thủy sản bền vững
Cao
ủy
Hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn Thái Lan dự thảo kế hoạch phát triển thủy sản
Nghề
cá của Liên minh Châu Âu (EU), Maria Damanaki
phát
động
dịch
chiến
“ I N S E PA R A B L E ” trong toàn khu vực nhằm nâng cao nhận thức về việc cải cách Chính sách nghề cá chung (CFP). “INSEPARABLE” kêu gọi người dân Châu Âu tăng cường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững. Website của chiến dịch này đưa thông tin về những nguồn lợi thủy sản dồi dào, được khai thác và sản xuất bền vững nhằm giúp người dân chọn lựa. n Fis Inđônêxia thu mua ghẹ xanh có kích thước tối thiểu 10 cm
Hiệp hội Sản xuất Thức ăn Thái Lan đã xây dựng một lộ trình phát thủy sản bền vững nhằm đảm bảo ngành sẽ đạt được tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Theo kế hoạch, ngành thủy sản Thái Lan sẽ đạt đến sự phát triển bền vững trong vòng 5 năm. Pornsil Patchrintanakul, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, lộ trình phát triển sẽ được hoàn tất vào tháng 7/2014 và đi vào thực hiện từ tháng 8. Kế hoạch sẽ tập trung vào khuôn khổ, các hoạt động và việc thực thi của các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất thủy sản. n The Nation Sabah, Malaixia triển khai dự án tôm lớn
Cơ quan Đầu tư và Phát triển kinh tế bang Sabah, Malaixia đã lên kế hoạch xây dựng một trại nuôi tôm và một nhà máy chế biến 1.000 ha tại Pitas, Sabah, miền Đông Malaixia. Trại nuôi sẽ gồm 318 ao nuôi Chính sách này đã được Hiệp hội Chế biến Cua ghẹ Inđônêxia (APRI) thông qua. Theo đó, những công ty tham gia cam kết, gồm phần lớn là các nhà cung cấp cua ghẹ lớn của Inđônêxia, sẽ không được phép thu mua ghẹ xanh có kích thước dưới 10 cm. Chính sách này được đặt ra nhằm giúp nguồn lợi ghẹ xanh có thể phát triển lành mạnh và dồi dào hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sản trước khi bị khai thác. Chính sách về kích thước tối thiểu của APRI phù hợp với xu hướng bảo tồn của ngành cua, học tập theo các quy định tương tự ở Philippin và các thành viên khác của Ủy ban Cua NFI. n Seafoodnews 28
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
và sản lượng hằng năm ước đạt khoảng 10.000 tấn tôm. Dự kiến, trong 7 năm tới, dự án sẽ thu hút 75 triệu USD từ vốn đầu tư tư nhân. Mục tiêu của dự án là cải thiện thu nhập hộ gia đình địa phương thông qua phát triển kinh tế dựa trên nuôi trồng thủy sản và sẽ tạo thêm 1.200 việc làm mới. Nuôi hải sâm cũng là một phần trong dự án này. n Shrimpnews
THUÃY SAÃN 5 CHÊU Mỹ: Công nghệ kéo dài thời hạn sử dụng thủy sản
Phát hiện bệnh mới trên cá hồi ở Na Uy
Các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Quốc gia đã tìm ra một công nghệ mới giúp kéo dài thời hạn sử dụng của một số loại thủy sản đông lạnh có giá trị thương mại. Nhờ công trình nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành như phân tích sinh hóa và cảm quan, nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc tăng thời hạn sử dụng của cá thu đông lạnh từ 3 lên 9 tháng và cá sòng đông lạnh từ 6 lên 12 tháng. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ cao áp thủy tĩnh (APH) trước khi cấp đông thủy sản để hạn chế đặc tính dễ hỏng của thủy sản và sự hoạt động của các enzym phân huỷ sản phẩm. n Infofish
Viện Thú y Na Uy đã phát hiện ra một căn bệnh mới ở trại sản xuất giống cá hồi vân. Tỷ lệ cá chết tăng và vấn đề này đã được thông báo cho Cơ quan An toàn thực phẩm (FSA). Kết quả ban đầu cho thấy đây là căn bệnh truyền nhiễm. Triệu chứng điển hình của bệnh là suy tuần hoàn và thiếu máu do cá bệnh bị viêm tim. Viện Thú y đang làm việc với ngành cá hồi, các chuyên gia thú y và FSA để làm rõ các mối liên hệ và cơ chế lây truyền. Dữ liệu ban đầu cho thấy căn bệnh là do một loại virus gây ra. n Thefishsite
Nhiệt độ tăng có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản
Theo một nghiên cứu do Tiến sĩ Jodie Rummer của đại học James Cook chỉ đạo, tốc độ biến đổi khí hậu nhanh chóng có thể làm giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản sinh sống gần đường xích đạo. Nhiều loài thủy sản sống ở đây khó có thể thích ứng với những thay đổi lớn trong môi trường, vì thông thường chúng chỉ mới trải qua những thay đổi nhỏ về nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên, thủy sản có thể bị mất khả năng trốn tránh kẻ thù, tìm thức ăn và sinh sản. Tiến sĩ Jodie Rummer cho biết nhiều quần thể thủy sản xích đạo đang sống tiệm cận với giới hạn của chúng. n Skynews
Mêhicô thành công với hệ thống nuôi “tôm – rau diếp biển” bền vững
Tại hội nghị Aquaculture America 2014, một số nhà khoa học đã chứng minh việc nuôi tôm nâu bản địa kết hợp với rau diếp biển (ulva-một loại rong biển) sẽ mở ra hướng nuôi tôm bền vững hơn. Trong mô hình này, tôm sẽ ăn ulva có hàm lượng protein cao, giúp làm giảm đáng kể lượng thức ăn viên cung cấp cho tôm. Trong khi đó, ulva hấp thụ khí C02, NH3, Phốt phát, Ni tơ và các dưỡng chất khác do tôm thải ra, làm sạch nước trong hệ thống nuôi. Ngoài ra, ulva có khả năng kháng khuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh cho tôm nuôi. Tỷ lệ sống của tôm nuôi tương đối cao, đạt khoảng 60%. n Thefishsite
Hằng Vân lược dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
29
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
Đưa “vàng đen” xứ lạnh về vùng nhiệt đới Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Một loài cá quý bên bờ tuyệt chủng
Cá tầm (Acipenser) xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, là một trong những giống loài cá vây tia cổ đại nhất hiện nay; sống tại các vùng biển nước lạnh như biển Caspian, biển Đen và nhiều sông hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Từ thời cổ xưa, người Ai Cập, người Phênixi và người Hi Lạp
đã bắt cá tầm để lấy trứng, điều này được khắc hoạ trên bức tranh bằng đá tìm thấy ở gần Kim tự tháp Sakkara, có niên đại 2.400 năm trước Công nguyên. Từ xa xưa, trứng cá tầm muối (caviar) đã luôn được ưa chuộng và đồng nghĩa với sự phong lưu, sang trọng. Trứng cá tầm, nổi tiếng nhất là trứng cá tầm Nga, hiện nay có giá bán dao động trung bình từ 1.500-6.000 USD/ kg, thậm chí với trứng cá tầm
Trại ương nuôi cá tầm của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng
30 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Beluga (Huso huso) - loài cá tầm quý nhất - có giá lên tới trên 10.000USD/kg, là một thứ “vàng đen” xa xỉ bậc nhất theo cách gọi của các tay buôn. Tuy nhiên, sản lượng trứng cá tầm khai thác tự nhiên trên thế giới hiện đã giảm mạnh. Chính vì là loài cá quý hiếm và mang lại giá trị kinh tế cao nên nạn đánh bắt cá tầm tự nhiên đã diễn ra nghiêm trọng trong nhiều năm qua, khiến cho loài
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
Cá tầm được ấp nở tại trang trại của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu như vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, sản lượng đánh bắt cá tầm của thế giới đạt khoảng 20.000 30.000 tấn/năm thì vào năm 2001 chỉ còn khoảng 500 tấn. Liên hiệp quốc đã phải ban hành Công ước về hoạt động buôn bán quốc tế các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES), trong đó có áp đặt lệnh kiểm soát chặt chẽ nhất NK trứng cá tầm đánh bắt từ thiên nhiên. Mới đây nhất, cơ quan quản lý thủy sản Liên bang Nga đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá tầm tại vùng biển Caspian, nơi từng cung cấp hơn 90% sản lượng cá tầm đánh bắt trên toàn thế giới. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 và kéo dài trong vòng 5 năm. Hệ quả của những lệnh cấm này càng làm cho sản lượng trứng cá tầm sụt giảm và khan hiếm, đắt đỏ hơn trước. Điều này khuyến khích nhiều nước như Mỹ, Canađa, Nga, Iran…phát triển nuôi loài cá có giá trị kinh tế cao này để hướng đến XK.
Hành trình đưa cá tầm về Việt Nam
Trước khi được chính thức thành lập, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (CTVN) đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm đề án nuôi cá tầm Nga và ấp nở trứng cá tầm. Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn trở ngại. Khi đó, không ai có thể nghĩ loài cá đặc thù của vùng nước lạnh này có khả năng sống được trong môi trường nhiệt đới như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Bộ Thủy sản (cũ), Bộ Khoa học & Công Nghệ, Hội Nghề cá cùng nhiều cơ quan, đoàn thể khác… đề án đã thành công rực rỡ và được áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất. Công ty TNHH Cá tầm Việt Nam được thành lập năm 2007, nền móng đầu tiên cho sự phát triển và hình thành nên Tập đoàn CTVN. Khác hẳn với các quy trình công nghệ nuôi khép kín ở các bể chứa nhân tạo nước ngoài, tại Việt Nam, Tập đoàn CTVN thực hiện nuôi cá tầm tại các hồ tự nhiên hay hồ thủy điện, nơi
có dòng chảy lớn và nguồn nước sạch quanh năm, đáp ứng các chỉ tiêu cao nhất về chất lượng nước, môi trường và mật độ nuôi không khác gì với các vùng nước biển Caspian, biển Đen hay hồ Lagoda (Nga). Trong môi trường này cá tầm có thể sinh sống phát triển nhanh tối đa, do không qua mùa đông khắc nghiệt. Do đó, cá tầm Việt Nam giữ được hương vị tự nhiên vốn có, chất lượng thịt và trứng cá không thua kém so với cá tầm đánh bắt tự nhiên, vượt trội hơn hẳn cá tầm nuôi trong bể nhân tạo. Năm 2009, lứa trứng cá đen đầu tiên đã được thu hoạch thành công từ loại cá tầm Siberi (Acipenser baerii), Tập đoàn CTVN cũng bước đầu đạt được sản lượng trên 50 tấn cá thịt/ năm, phân phối thử nghiệm đến một số nhà hàng, khách sạn lớn trong nước. Cũng năm này, Công ty Cổ phần CTVN được thành lập nhằm xúc tiến kinh doanh thương mại, đưa sản phẩm “Cá tầm” giới thiệu tại thị trường Việt Nam và XK ra nước ngoài, Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
31
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Trại nuôi cá tầm của Tập đoàn tại Hồ Đa Mi (Bình Thuận)
hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu CTVN trở thành thương hiệu lớn trong khu vực và thế giới. Các DN Châu Âu đã sang tận nơi khảo sát và đánh giá rất cao trứng cá tầm Việt Nam do được nuôi trong môi trường tự nhiên, không sử dụng thuốc tăng trưởng. Thậm chí, nhiều DN nước ngoài đã đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đến năm 2013, sản lượng thu hoạch của Tập đoàn CTVN đã đạt đến 3 tấn trứng cá và hàng trăm tấn thịt cá thương phẩm; dự kiến trong các năm tới, sản lượng trứng cá có thể đạt được trên 30 tấn. Đây là một thành công không hề nhỏ khi quy ra giá trị kim ngạch và nhất là khi so sánh với sản lượng trứng cá tầm toàn cầu chỉ vào khoảng 70 tấn/năm trong một vài năm trở lại đây. Thành quả trên ngoài việc mang lại nguồn doanh thu to lớn cho Tập đoàn CTVN, còn góp phần không nhỏ, ghi tên Việt 32 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Nam vào bản đồ các cường quốc sản xuất và XK trứng cá đen lớn nhất trên thế giới, vốn vỏn vẹn chỉ vài quốc gia đếm trên đầu ngón tay.
Mục tiêu chinh phục thị trường thế giới
Hiện nay, Tập đoàn CTVN hoạt động với sự kết nối chặt chẽ của 6 công ty thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, do tổ chức chuyên môn hóa từng khâu và đầu tư tập trung nên các công ty thành viên hoạt động sản xuất và kinh doanh tương đối độc lập với nhau. Tại Đà Lạt, Công ty TNHH CTVN - Đà Lạt chuyên môn hóa trong việc ấp nở trứng, ương giống cá con. Trong khi đó, tại Bình Thuận, Bình Định, ĐakLak và Sơn La, các công ty thành viên khác lại chú trọng sản xuất cá tầm thương phẩm và trứng cá đen muối nhạt (caviar). Nhờ sự chuyên môn hóa và phân công
rành mạch như vậy, các công ty con có khả năng kinh doanh độc lập nhưng vẫn tạo thành một chuỗi kết nối hoàn hảo, hướng tới mục tiêu và sứ mệnh chung của Tập đoàn. Với công nghệ nuôi cá tầm quy mô và hiện đại, ngoài việc cung cấp cho thị trường sản phẩm trứng cá đen chính hiệu, Tập đoàn CTVN còn cho ra đời những sản phẩm cá thịt đúng phẩm cấp, mở ra kỳ vọng về một loài cá đem đến cho Việt Nam một thương hiệu toàn cầu, như cá tra đã từng làm được. Theo ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CTVN, lợi thế của Tập đoàn là đi theo con đường nuôi cá tầm thuần chủng, tuân thủ theo tiêu chuẩn GlobalGAP thay vì nuôi cá tầm lai như nhiều nước khác, cá nuôi tăng trọng nhanh nhưng chất lượng không đảm bảo. Các cơ sở nuôi ở Trung Quốc đi theo hướng giống lai, sử dụng chất kích thích
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
tăng trọng nên các nước không NK. Đây cũng là lý do khiến cá tầm Trung Quốc có giá rất rẻ và ồ ạt tràn vào Việt Nam trong thời gian qua. Để giúp người tiêu dùng dễ nhận biết, cuối tháng 5/2013, Tập đoàn CTVN đã thiết kế và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã hóa cho cá đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, các thẻ mã số đi kèm sản phẩm cá tầm của Tập đoàn sẽ giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý kiểm soát dễ dàng, biết chính xác lô hàng đó có địa điểm nuôi ở đâu, giống cá, đơn vị nuôi, ngày bắt đầu nuôi tại trại. Các thẻ “Đảm bảo cá tầm chính hãng” này áp dụng với toàn bộ sản phẩm cá tầm nguyên con do Tập đoàn cung cấp ra thị trường. Trong định hướng chiến lược sắp tới, Tập đoàn CTVN kỳ vọng sẽ trở thành nhà cung cấp cá tầm và trứng cá đen tầm cỡ quốc tế, chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hệ thống nuôi cá tầm của Tập đoàn cũng sẽ từng bước trở thành hệ thống có quy mô lớn nhất không chỉ tại khu vực Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới. Quan trọng hơn, Tập đoàn sẽ triển khai nhân giống, tạo ra một thế hệ cá tầm hoàn toàn mới và trở thành nhà cung cấp lớn nhất
Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám
thế giới cho các cơ sở nuôi khác về cá tầm giống và cá con. “Nhờ sự phát triển của công nghệ và thương mại mà việc đem cá tầm về nuôi tại các xứ sở chưa bao giờ có cá tầm trong thiên nhiên như Việt Nam đã trở nên khả thi. Tôi thấy việc phát triển ngành cá tầm không chỉ là một cơ hội đầu tư, mà
CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM Tên giao dịch: CA TAM VIET NAM JSC. Địa chỉ: 12B Hùng Vương, Nha Trang, Khánh Hòa Lĩnh vực hoạt động: Nuôi và sản xuất sản phẩm từ cá tầm Điện thoại: (+84) 58 3528252 Fax: (+84) 58 3528272 Website: www.catam.vn Email: my.d.tang@catam.vn Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, Global GAP Sản phẩm: Cá tầm tươi sống, hun khói, trứng cá tầm muối
còn là trách nhiệm và cơ hội bảo tồn loài cá quí giá này trong thiên nhiên cũng như mang đến cho thị trường nội địa và quốc tế một sản phẩm cao cấp, bổ dưỡng nhất với độ tiếp cận lớn hơn cả thời kì trứng caviar được khai thác tự nhiên”- ông Lê Anh Đức chia sẻ. Đầu năm 2014, Tập đoàn CTVN đã được kết nạp và trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). n Trần Duy
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
33
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Seafarm: Không ngừng đa dạng sản phẩm Là một DN mới chuyên về dịch vụ thương mại, nhưng những mặt hàng mà công ty Seafarm xuất khẩu khá đa dạng, từ những sản phẩm khai thác từ biển cho đến các loại nông sản đặc trưng của Việt Nam.
Từ biển cho đến nông trại
Khởi đầu từ nghề sản xuất nước mắm ở tỉnh Kiên Giang với thương hiệu Hương Giang, sau 10 năm hoạt động, năm 2009, công ty TNHH MTV Hương Giang mở rộng đầu tư sang lĩnh vực thực phẩm với việc xây
dựng nhà máy chuyên chế biến các sản phẩm đóng hộp từ cá ngừ và cá mòi. Tháng 10/2009, Công ty thành lập chi nhánh tại Tp HCM với tên gọi Công ty TNHH Seafarm (Nông trại Biển) nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Nhà máy chế biến đồ hộp tại Kiên Giang của Seafarm
Dây chuyền đóng hộp
34 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
cho các sản phẩm đóng hộp của nhà máy và thực hiện các thủ tục XNK hàng hóa cho các đối tác bạn hàng một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời, Seafarm còn tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ thương mại quốc tế đối với các
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam, góp phần làm cầu nối đưa sản phẩm Việt Nam ra với thế giới. Hiện nay, Seafarm chủ yếu XK sang các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ, Trung Đông, Hàn Quốc và một số nước ở Bắc Phi. Ngoài nhiệm vụ chính là chế biến và XK đồ hộp thủy sản từ nhà máy chính ở Kiên Giang, Seafarm còn chủ động mở rộng kinh doanh sang các mặt hàng khác như: thủy sản đông lạnh
(cá tra, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ…), trái cây, rau củ quả đông lạnh và trái cây đóng hộp (dứa, xoài, đu đủ, thanh long, dưa hấu…). Các mặt hàng mà Seafarm xuất khẩu khá đa dạng, đúng như khẩu hiệu mà công ty đã chọn “From the sea to the farm” (Từ biển tới nông trại).
Cam kết chất lượng và cơ hội hợp tác
Lợi thế lớn nhất của Seafarm là nhà máy chế biến, đứng chân
tại địa điểm có nguồn nguyên liệu cá ngừ dồi dào, tập trung trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Kiên Giang và trong Vịnh Thái Lan. Kiên Giang là một trong những vùng có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất Việt Nam với tổng sản lượng đánh bắt khoảng 200.000 – 250.000tấn/ năm, trong đó nguồn cá ngừ chiếm khoảng 30-35% và cá mòi chiếm khoảng 10-15%. Nhờ đó, các sản phẩm đồ hộp của công ty luôn đảm bảo đạt chất lượng
Tiếp nhận nguyên liệu cá ngừ Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
35
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
cao nhờ nguồn nguyên liệu luôn tươi mới và sẵn có. Bên cạnh đó, nhờ mạng lưới thu mua rộng khắp, trải dài từ các tỉnh miền Trung cho đến tận mũi Cà Mau, nguồn cung cấp các mặt hàng nông thủy sản khác của Seafarm cũng luôn ổn định. Seafarm đã xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP và các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, HALAL… Tất cả các lô hàng XK đều được kiểm tra và giám sát chặt chẽ trước khi được chuyển vào container, thậm chí, các công đoạn đều được ghi chép, chụp ảnh, báo cáo đầy đủ và gửi ngay tới khách hàng hoặc nhà sản xuất. Để có thể đa dạng hóa các thị trường quốc tế một cách hiệu quả, Seafarm đã triển khai áp dụng và tuân thủ đầy đủ các mã khai báo của Hoa Kỳ (FCE/SID), của EU và cả Quy chuẩn Việt Nam về các quy định đảm bảo VSATTP cho các cơ sở sản xuất đồ hộp thuỷ sản. Các sản phẩm đồ hộp của Seafarm luôn đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe và tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Trong chiến lược dài hạn, công ty đề ra mục tiêu phấn đấu
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp
trở thành một trong những nhà chế biến XK cá ngừ hàng đầu tại Việt Nam. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ Seafarm luôn cam kết sản xuất các mặt hàng cá ngừ đồ hộp chất lượng cao theo cách bền vững, tạo ra các giá trị và tiêu chuẩn cao nhất trong việc
CÔNG TY TNHH NÔNG TRẠI BIỂN Tên giao dịch: SEAFARM Co., Ltd Địa chỉ: 549/65 Lê Văn Thọ, F.14, Q.Gò Vấp, Tp. HCM Nhà máy chế biến: Ấp Hoà Phú, xã Mong Thọ, H. Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Lĩnh vực hoạt động: Thương mại, dịch vụ Điện thoại: (+84) 8 39166988 Fax (+84) 8 39166987 Email: info@seafarm.vn Website: www.seafarm.vn Quản lý chất lượng: GMP, HACCP, HALAL Sản phẩm: Tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc đông lạnh, đồ hộp thủy sản, nông sản
36 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
thực hiện các trách nhiệm xã hội và cộng đồng, tuân thủ nội dung Thực hành sản xuất tốt (GMP). Trên bước đường hướng đến mục tiêu đã đặt ra, Seafarm luôn coi trọng và tìm kiếm những cơ hội hợp tác cả ở trong và ngoài nước, phấn đấu không ngừng để cải tiến chất lượng hoạt động và năng lực đội ngũ nhân sự, góp phần vào việc khẳng định uy tín thương hiệu của Seafarm nói riêng và của thuỷ sản Việt Nam nói chung trên thương trường quốc tế. n Trần Duy
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Công ty Southvina:
Chung tay xây dựng quê hương Cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Southvina) còn thường xuyên quan tâm thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, góp phần xây dựng quê hương và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương.
Xua tan bóng tối Cồn Sơn
Điều kiện địa lý và chế độ dòng chảy đã tạo thành rất nhiều bãi đất nổi giữa lòng hai nhánh sông Mê Kông (Tiền Giang, Hậu Giang) mà dân gian vẫn gọi là cồn. Được phù sa của dòng sông bồi đắp, những cồn này nổi tiếng là những vùng đất trù phú, màu mỡ, quanh năm cây trái tốt tươi và cũng rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, do vị trí địa lý nằm chơi vơi giữa những dòng sông lớn, giao thông cách trở, nên nhìn chung đời sống của người dân
trên phần lớn các cồn còn nhiều khó khăn. Do đó, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của dân cư trên cồn là nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo địa phương. Những mong muốn đó khó thành hiện thực, nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, không được sự tham gia của các nguồn lực xã hội. Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cũng nằm trong tình trạng chung ấy. Nằm giữa dòng sông Hậu, cách đất liền
hơn 600m, Cồn Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 231ha, trên đó có 83 hộ dân với trên 400 nhân khẩu sinh sống. Chỉ có một con đường độc đạo dọc theo bờ sông vòng quanh cồn. Đây chỉ là một đường mòn nhỏ, hai bên cỏ mọc tum tùm, nhiều nơi đã bị sạt lở. Cồn không có hệ thống cung cấp nước sạch, không có điện lưới, người dân chỉ thắp sáng bằng đèn dầu, nến, bình ắc quy hoặc máy phát điện nhỏ. Trên cồn không có trường học, không có trạm y tế. Con em các hộ dân trên cồn hằng ngày phải đi đò
Lãnh đạo Southvina cùng đại diện chính quyền cắt băng khánh thành công trình cáp ngầm đưa điện sang Cồn Sơn, 18/12/2013
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
37
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
vào đất liền học, người dân đau ốm nhẹ cũng phải đi đò vào đất liền để điều trị. Với quyết tâm huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là lưới điện phục vụ cho người dân ở cồn, lãnh đạo chính quyền quận Bình Thủy và thành phố Cần Thơ đã ra lời kêu gọi, vận động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế. Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Southvina), một trong những DN nuôi, chế biến và XK cá tra tiêu biểu của thành phố, đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ấy, dành nguồn kinh phí đầu tư cho công trình kéo cáp ngầm đưa điện lưới sang Cồn Sơn. Ngày 18/12/2013 công trình đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng. Công trình do Southvina làm chủ đầu tư với số vốn 8 tỷ đồng, công suất 1.600KVA, chiều dài 560m do nhà thầu liên doanh Thibidi – Deltatech thực hiện, khởi công ngày 15/10/2012. Đây là công trình đầu tiên tại Cần Thơ áp dụng công nghệ hiện đại khoan ngầm robot. Nói về công trình này, ông Lê Tâm Niệm, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy đánh giá rất cao sự quan tâm đầu tư của Southvina. Ông khẳng định: “Đây là công trình đầu tiên ở TP Cần Thơ được thi công ngầm dưới đáy sông, kéo điện từ đất liền đến cồn. Công trình là niềm mơ ước mong đợi từ bao đời của người dân đất cồn, là tâm huyết được ấp ủ từ nhiều thế hệ lãnh đạo địa phương. Cùng với nước sạch, có thêm điện 38 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Bà Nguyễn Thị Thành (80 tuổi), một người dân tại Cồn Sơn, phát biểu cảm nghĩ tại lễ khánh thành công trình cáp ngầm đưa điện sang Cồn Sơn.
Vùng nuôi cá tra công nghiệp diện tích hơn 10 ha của Công ty tại Cồn Sơn với đường điện vừa được khánh thành
lưới để sinh hoạt là một trong những điều kiện để có thể khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, tạo điều kiện để Cồn Sơn thay đổi diện mạo”.
Phát triển cùng với người dân địa phương
Là đơn vị chuyên sản xuất nuôi và chế biến phi lê cá tra XK, Southvina cũng là một trong
những DN tiêu biểu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong thời gian qua, Công ty nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương. Nhân dịp lên khánh thành công trình cáp ngầm đưa điện sang Cồn Sơn, tập thể lãnh đạo Southvina
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Nhà máy thức ăn nuôi cá do Southvina đầu tư với công suất 80-100 tấn thành phẩm/ngày
và cá nhân ông Trần Văn Quang, TGĐ Công ty, đã vinh dự nhận được quyết định khen thưởng của chính quyền thành phố. Phát biểu tại biểu lễ khánh thành công trình, ông Trần Văn Quang, đại diện chủ đầu tư công trình, nhấn mạnh: “Công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần cải thiện diều kiện sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, mở ra nhiều hướng phát triển kinh tế mới, bảo vệ an ninh trật tư địa phương”. Cùng với nguồn nước sạch sinh hoạt, nay có thêm điện sử dụng là một niều vui rất lớn đối với người dân đất cồn. Cụ Nguyễn Thị Thành (80 tuổi), một
người dân kỳ cựu tại Cồn Sơn xúc động nói: “Hôm nay bà con chúng tôi phấn khởi vô cùng. Mấy hôm trước nhiều hộ gia đình ở Cồn Sơn đã đi sắm ti vi, quạt điện, nồi cơm… rồi. Thế là từ đây con cháu tôi đã không phải sống trong cảnh đèn dầu leo lét nữa, khi có điện sáng sắp nhỏ sẽ được tiếp cận với các phương tiện máy móc hiện đại và không bị lạc hậu như chúng tôi”. Công trình không chỉ mang niềm vui đến cho bà con đất cồn mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. Giữa vùng sông nước bao la, đầy sóng, đầy gió cây cối ngút ngàn của Cồn Sơn nay mọc lên
Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam Tên giao dịch: SOUTHVINA Địa chỉ: ô 2.14, KCN Trà Nóc 2, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ Điện thoại: (+84) 710.3.744.150; Fax:(+84) 710.3.844.454 Email:southvinafish@vnn.vn/southvina01@vnn.vn; Website: southvinafish.com EU code: DL14 Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, ISO 17025 Biological, ISO 17025 Chemical, ISO 22000:2005, IFS, HALAL, GlobalG.A.P.
một nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Được biết, đây là nhà máy do Southvina đầu tư với số vốn hơn 20 tỷ đồng, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại và đồng bộ. Dự kiến công suất nhà máy đạt 80 – 100 tấn thành phẩm/ ngày, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu thức ăn cho tất cả các vùng nuôi của công ty. Nhà máy đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ đi vào hoạt động trước Tết Nguyên Đán năm nay. Công ty cũng đầu tư vùng nuôi cá tra công nghiệp diện tích hơn 10 ha, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nằm ngay cạnh nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Với những khoản đầu tư đó, Công ty Southvina đang dần khép kín chuỗi sản xuất, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài. n Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
39
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
AFIEX An Giang
tăng cường đầu tư vùng nuôi chất lượng cao Giảm diện tích vùng nuôi do giá cả đầu ra bất lợi, nhưng tập trung xây dựng những vùng nuôi hiện có đạt tiêu chuẩn chất lượng là hướng đi mà Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thực phẩm An Giang (AFIEX An Giang) đang thực hiện đối với các vùng nuôi cá tra của công ty trong gia đoạn hiện nay.
Giảm diện tích nuôi
Là DN kinh doanh đa ngành, sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm, NK và kinh doanh nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn, tổ chức chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi,… AFIEX An Giang luôn xác định xây dựng nội lực vững mạnh cho công ty, tập trung vào 3 lĩnh vực then chốt là chế biến và XK lương thực; chế biến và XK thủy sản; sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thủy sản. Với phương châm “Cách tốt nhất để cạnh tranh và phát triển là phải đảm bảo lợi ích của khách hàng”, đến nay, AFIEX đã và đang thiết lập các mối quan hệ thương mại, hợp tác và đầu tư với tất cả đối tác trong và ngoài nước để cùng phát triển. Bên cạnh sản phẩm chính là gạo xuất khẩu các loại, cá tra phi lê, cá đông lạnh các loại và thức ăn cho gia súc, gia cầm mang thương hiệu AFIEX An Giang đã đến với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang 42 quốc gia . Thủy sản được xem là một trong 3 trụ cột vững chắc đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, theo đà
40 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Ông Nguyễn Phúc Cương (trái) – Trưởng trại chăn nuôi Vĩnh Khánh, Công ty AFIEX An Giang
suy giảm chung của thị trường quốc tế và sản xuất trong nước, diện tích nuôi cá tra thương phẩm của công ty cũng bị thu hẹp. Trong chuyến thăm trại chăn nuôi Vĩnh Khánh thuộc Afiex, chúng tôi được biết diện tích dành cho nuôi cá tra thương phẩm đã bị bỏ trống nhiều, mặc dù toàn bộ diện tích nuôi trước đây cũng không lớn lắm. Mặc dù diện tích đất trống còn lớn và tiềm năng mở rộng còn nhiều, nhưng do tình hình khó khăn chung, nên diện tích dành cho nuôi cá tra thương phẩm chỉ 5 ha trên tổng số hơn 30 ha. Và cũng chỉ có 3/5 ao đang thả nuôi, còn lại là “treo ao” .
“Bên cạnh việc thu hẹp diện tích nuôi, mật độ thả nuôi cũng giảm đáng kể nhằm cắt giảm các loại chi phí thuốc thú y và công chăm sóc. Dĩ nhiên, đi kèm với đó là sản lượng nuôi cũng sẽ giảm đáng kể. Dự kiến, với những hoạt động trên sản lượng cá tra thu hoạch của trại sẽ giảm từ 40-50%. Đây là xu hướng chung tại trại nuôi mà cũng có lẽ là xu hướng chung của công ty và toàn ngành cá tra hiện nay” - ông Nguyễn Phúc Cương, quản lý trang trại, cho biết. Lý giải về điều này, ông Cương cho rằng, mặc dù đã có những nhận định về nguồn cung cá nguyên liệu giảm, có nguy cơ thiếu hụt và giá cá có nhích lên nhưng hạch toán vẫn không có
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
lãi nên người nuôi vẫn chưa vội thả giống.
Xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn nuôi trồng bền vững
Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn NTTS bền vững trong nước lẫn quốc tế chưa thật sự tạo ra nguồn động lực đủ lớn về mặt kinh tế để thúc đẩy và khuyến khích người nuôi, nhưng về lâu dài các tiêu chuẩn này rất cần thiết để phát triển ổn định, bền vững Ông Cương cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, thay vì tập trung vào khâu nuôi, trại nuôi Vĩnh Khánh, chúng tôi tập trung kiện toàn hệ thống, cơ sở vật chất nhằm hướng vùng nuôi đạt các tiêu chuẩn cần thiết, đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài về sau”. Từ đầu năm 2014, với sự hỗ trợ chi phí tư vấn, đánh giá từ cơ quan quản lý ngành tại địa phương, trại nuôi Vĩnh Khánh đang tích cực phối hợp với các đơn vị cũng như những nỗ lực của chính công ty thực hiện mục tiêu đưa vùng nuôi cá tra thương phẩm tại đây đạt tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian sớm nhất. Ông Cương khẳng định: “Chúng tôi vốn có truyền thống về sản xuất cá giống với cơ sở sản xuất đạt chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP. Chúng tôi có đầy đủ
Ao nuôi bị bỏ trống tại trang trại
kinh nghiệm và kiến thức trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở nuôi nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn. Hơn nữa, vùng nuôi của chúng tôi đã được đầu tư có bài bản ngay từ đầu với cơ sở vật chất, hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ với đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, ao lắng, ao xử lý bùn thải, nước thải….Với những điều kiện thuận lợi đó, việc xây dựng và đạt chứng nhận VietGAP hay các tiêu chuẩn khác đối với chúng tôi là không quá khó khăn”. Trại nuôi Vĩnh Khánh đã có đàn cá bố mẹ được Chi cục Thủy sản chứng nhận chất lượng với tổng số là 2.000 con và đàn cá hậu bị là 2.000 con do Viện Nghiên cứu Thủy sản II cung cấp. Hiện nay, trại có khả năng sản xuất 15 triệu cá bột/đợt hay khoảng 500 triệu cá bột/năm. Với 5 ha diện tích ao ương, hàng năm, trại có thể cung cấp cho người nuôi cá thịt từ 10 đến 15
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang Tên giao dịch: AFIEX An Giang Địa chỉ: Số 25/40 đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: +84 76 3932693/ 3932946 Fax: +84 76 3932981 Email: afiex-seafood@hcm.vnn.vn Website: www.afiex-seafood.com Tiêu chuẩn: HACCP, HALAL, ISO 9001:2008, BRC, DL184, DL 363, Global GAP.
triệu cá giống đạt tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP. Với những hoạt động đã và đang thực hiện, dự kiến trong sáu tháng đầu năm 2014, vùng nuôi Vĩnh Khánh của công ty sẽ đạt chứng nhận VietGAP, góp mặt vào danh sách những vùng nuôi đầu tiên đạt chứng nhận này tại ĐBSCL. Việc áp dụng các tiêu chuẩn NTTS bền vững chắc chắn sẽ làm gia tăng chi phí và trong tình hình giá cá nguyên liệu bất lợi như hiện nay, nhất là vẫn chưa có sự khác biệt về giá bán giữa cá đạt chuẩn và không đạt chuẩn, chắc chắn sẽ là một cản trở lớn đối với các hộ nuôi và DN trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này. “Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nên có những hỗ trợ thiết thực về chi phí, hồ sơ và thủ tục pháp lý,cùng với đó là những nổ lực từ phía DN, người nuôi. Có như vậy, các tiêu chuẩn nuôi bền vững mới có cơ hội đi vào thực tế sản xuất, nếu không các tiêu chuẩn sẽ trở nên xa vời với người nuôi”- ông Cương đề nghị. n Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
41
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG KINH TÏË BIÏÍN
Đánh giá tác động môi trường của thủy điện:
Vấn đề còn nhiều nan giải p TS. Lê Thành Ý Viện Phát triển Nông thôn &Cộng đồng (IDRC)
Hậu quả xã lũ thủy điện với sức tàn phá khủng khiếp vùng hạ du tạo những bức xúc, buộc Chính phủ và các cơ quan chức năng phải loại bỏ 6 thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ trong những quy hoach và đề án được phê duyệt. Từ những quan ngại của toàn xã hội, làm rõ một số vấn đề nổi cộm, tìm giải pháp khắc phục hạn chế chính sách và cơ chế quản lý khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên là việc làm cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Khai thác phát triển thủy điện với những tác động kinh tế xã hội
Thủy điện đã được xây dựng ở nước ta từ thời thực dân Pháp cai trị. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã điều tra khảo sát và xây dựng một số nhà máy thủy điện trên những dòng sông lớn (Thác Bà, Hòa Bình…). Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) đến cuối thập niên 2010, nhiều quy hoach thủy điện được công bố và việc xây dưng đã mở rộng ở nhiều địa phương. Thủy điện đã được khẳng định trong quy hoạch điện lực từ tổng sơ đồ 1 (1981-1985) đến tổng sơ đồ 7 (2011-2020). Đáp ứng nhu cầu điện gia tăng trong thời kỳ công nghiệp hóa, thủy điện đã tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, duy trì nhịp độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, do việc phát triển quá nhanh cùng với
42 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
TS. Lê Thành Ý
việc bỏ qua nhiều thông lệ đã gây hệ lụy khó lường, tác động bất lợi đến đất, rừng, môi trường sinh thái và đời sống xã hội. Theo bộ Công Thương, từ năm 2006 đến 2012, cả nước phải chuyển đổi trên 50.000 ha đất nông nghiệp, đất rừng, đất khác để làm thủy điện; ngoài ra, trên 2 vạn ha bao gồm cả rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh đã bị xóa sổ. Mất rừng cùng với thay đổi dòng chảy tự nhiên làm giảm đáng kể lượng phù sa và tài nguyên thủy sinh ở phía hạ lưu. Ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường và hệ sinh thái, gây xáo trộn đời sống cộng đồng, tạo những gánh nặng cho người dân trong nhiều khu vực tái định cư (TĐC). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ tính 21 dự án thủy điện của 12 tỉnh, đã có 75.000 hộ di dời nơi ở, phải gánh chịu tác động bất lợi cả về sinh kế và đời sống. Kết quả giám sát của Quốc hội đã chỉ ra, trên 30% số thủy điện nhỏ chưa được kiểm định an toàn, 2/3 thiếu phương án bảo vệ và hơn 55% đập ngăn nước không có phương án phòng chống lụt bão. Nhiều sự cố thủy điện ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung gây những thản hóa về phía hạ lưu đã dấy lên mối quan ngại sâu sắc và sự công phẫn của toàn xã hội. Mặc dù Chính phủ tỏ thái độ cứng rắn trong vận hành các công trình thủy điện; song từ nguy cơ tiềm ẩn có thể thể xẩy ra, rất cần có sự phân tích nghiêm túc để xác định đúng mức nguy cơ tiềm ẩn, tìm giải pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời sự cố vận
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG KINH TÏË BIÏÍN
hành và của nhiều dự án đang trong quá trình xây dựng.
Tác động môi trường và nguy cơ tiềm ẩn của cơ chế quản lý hiện hành
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, sau quyết định chiến lược (bao gồm cả chính sách, quy hoach, chương trình và kế hoạch) là giai đoạn xây dựng và thực hiện dự án phát triển. Thích ứng với hoạt động BVMT, đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) phải hoàn thành trước khi có quyết đinh chiến lược. Theo thông lệ, ĐTM được xác định là khâu trung gian giữa ĐMC và kiểm tra tác động môi trường (KTMT). Về bản chất, đây là việc phân tích, dự báo tác động môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ khi triển khai thực hiện dự án cụ thể. ĐTM là việc làm bắt buộc đối với mọi dự án, phải được phân tích và hình thành từ giai đoạn đầu, ngay khi có ý tưởng hình thành dự án đầu tư. Theo các nhà phân tích, trong chu trình xây dựng dự án phát triển, ĐTM được thực hiện ngay khi nghiên cứu hình thành dự án; bao gồm ĐTM sơ bộ để có căn cứ xây dựng dự án tiền khả thi và ĐTM chi tiết để lập dự án khả thi. Ở Việt Nam, ĐTM được đưa vào hệ thống luật pháp từ năm 1.993, nhưng khác với thông lệ nó được đặt ở giai đoạn sau thiết kế, khi cấp phép xây dựng công trình. Luật BVMT 2005 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành đã có những quy định về ĐTM, song nhìn chung, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cụ dự báo và hỗ trợ quản lý môi
trường. Chính phủ chưa định rõ thời điểm lập báo cáo ĐTM, mới ấn định thời điểm thẩm định. Nghị định 29 ban hành tháng 4 năm 2011 có bổ sung về việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án; nhưng quá trình ĐTM vẫn tiến hành sau khi quy hoạch và thỏa thuận địa điểm đã được thực hiện. Với cách làm này, ĐTM rơi vào tình trạng “gọt chân cho vừa giầy” khi dự án đã được các nhà hoạch định chính sách quyết định thông qua quy hoạch và chương trình phát triển của ngành và các địa phương (Pan&Nature 2013) . Theo quy định của Nghị định 29/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với những dự án nhậy cảm tiềm ẩn nhiều rủi ro; các bộ ngành và UBND cấp tỉnh thẩm định dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt và quản lý của mình. Quy định này dẫn đến các bộ, ngành và chính quyền địa phương tự thẩm định dự án do chính mình phê duyệt. Tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” càng trở nên phổ biến hơn khi các dự án đã được đưa vào chủ trương quy hoạch phát triển và các tổ chức tham mưu khó có thể không đồng tình (Pan&Nature 2013). Trong hoạt động BVMT, tham vấn cộng đồng được luật hóa trong bộ luật BVMT 2005. Quy trình tham vấn định rõ chủ đầu tư phải gửi văn bản xin ý kiến UBND cấp xã, đại diện cộng đồng nơi chịu tác động trực tiếp của dự án, tổ chức đối thoại giữa chủ đầu tư với đại diện cộng đồng và ý kiến tham vấn phải nộp kèm theo báo cáo ĐTM để thẩm định. Tuy nhiên, Nghi định lại chưa xác định ai là người đại diện; trong nhiều trường hợp,
tiếng nói của người mang danh đại diện đã không phản ánh được nguyện vọng người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế và trực tiếp gánh chịu rủi ro. Chính vì điều này, người dân nơi chịu tác động của nhiều dự án không đủ thông tin và hiểu biết để có thể phòng ngừa, giám sát hoặc phối hợp giải quyết khi xẩy ra sự cố môi trường, dẫn đến nhiều hậu quả rất đáng tiếc. Từ thực tế thực thi luật BVMT có thể thấy, nhận thức về ĐTM chưa đúng và thiếu đầy đủ về bản chất nên những báo cáo đánh giá và thẩm định ĐTM không sát thực. Do chưa chưa xác định rõ vai trò và vị trí, thiếu những chuẩn mực cần thiết nên việc thực hiện ĐTM thương mang tính hình thức, thiếu hiệu quả; gây lãng phí, tốn kém cho nền kinh tế nhưng không mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nơi gánh chịu tác động bất lợi về môi trường [2]. Có nhiều nguyên nhân hán chế, song nhìn tổng thể hoạt động ĐTM đang còn phân tán, chưa tiến hành theo hướng tổng hợp. ĐTM tổng hợp là việc xem xét đánh giá nhiều dự án khác nhau cùng thực hiện trên một địa bàn. Thời gian qua, ĐTM thường thực hiện với từng dự án riêng lẻ; chưa làm rõ được bức tranh tổng hợp và tác động của vùng lãnh thổ nên việc bố trí dự án đầu tư chưa tương thích với khả năng chịu tải dẫn tới sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường và khó có căn cứ để quyết định chủ trương và chính sách phát triển tương lai. Từ tác động tiềm ẩn về môi trường do tỗ chức ra quyết định chưa hiểu đầy đủ hoặc xem nhẹ ĐTM trong khai thác, sử Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
43
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG KINH TÏË BIÏÍN
dụng tài nguyên; dư luận xã hội và công luận đặc biệt quan tâm đến quyền và lợi ích của người dân trước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế và đời sống ở những vùng đã triển khai thực hiện (Nguyễn Khắc Kinh 2013).
Quyền con người và tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Trên nguyên tắc con người là chủ thể; tiếp cận quyền con người được coi là phương pháp luận nghiên cứu nhận thức và hành động, đó là tiêu chí khởi đầu để hình thành mục tiêu của mọi quá trình chính sách và các chương trình phát triển. Theo nhiều chính khách, trao quyền cho người dân được đòi hỏi công lý là một quyền, chứ không phải là sự ban ơn; tôn trọng quyền con người (QCN) sẽ tạo cơ sở đạo đức cho cả cộng đồng (Kofi Annan). QCN coi cá nhân và các nhóm xã hội là chủ thể thụ hưởng; họ được quyền tham gia xây dựng, thực thi và giám sát chính sách, pháp luật; còn nhà nước là chủ thể nghĩa vụ, có trách nhiệm phải đáp ứng thực hiện các QCN. Trong QCN, quyền môi trường là một quyền cơ bản; đó là kết quả tổng hợp những quyền hiện có, nó bao gồm cả quyền thực chất (QTC) và quyền thủ tục (QTT). QTT là quyền thúc đẩy tính minh bạch, sự tham gia và trách nhiệm giải trình để hình thành nền tảng của quản trị môi trường. Khung pháp luật và chính sách quốc gia về tiếp cận quyền trong BVMT nhấn mạnh, mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT
44 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Thời gian qua, ở nước ta ngoài những tác động gây hiểm họa của nhiều công trình thủy điên, khai thác khoáng sản, hoạt động công nghiệp với những vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng đã gây tổn hại đối với đông đảo người dân. Số liệu tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 8/2013 cho thấy, trong số 25.000 vụ vi phạm môi trường; khai thác khoáng sản, lâm sản và động vật hoang dã chiếm 24%; rác thải và quản lý chất thải độc hại trên 5%. Với 70% doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải, 60% lượng nước thải đã xả thẳng vào môi trường [3]. Cùng với ô nhiễm môi trường đô thị và ở các khu công nghiệp; hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tràn lan đã trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường cả về chất thải nguy hại; ô nhiễm không khí, nguồn nước; phá vỡ chu kỳ thủy văn; làm mất đa dạng sinh học; tàn phá rừng; sa mạc hóa, gây nghèo kiệt nhiều vùng đất hoặc phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, với đà khai thác hiện nay, khoáng sản ở nước ta sẽ trở nên khan hiếm;các mỏ sẽ cạn kiệt trong vòng từ 40 đến 60 năm [4]. Cho đến nay, công khai hóa thông tin,môt chỉ số đánh giá trình độ phát triển xã hội chưa được quan tâm đúng mức nên tác động tham vấn ĐTM còn nhiều giới hạn. Từ nhận thức hạn chế của các nhà hoạch định chính sách đến thiếu khả năng tiếp cận của người dân; vai trò người dân trong ĐTM chưa được tôn trọng, họ không được cung cấp thông tin, không được tham gia thảo luận, hỏi ý kiến trước khi triển
khai thực hiện dự án tác động trực tiếp đến môi trường sống và sinh kế của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến vi phạm BVMT ngày một gia tăng và người dân không phát huy được quyền môi trường trong giám sát, ngăn ngừa các hoạt động vi phạm.
Tiếng nói từ các tổ chức xã hội dân sự
Trước những hiểm họa môi trường và những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, tháng 11 năm 2013 nhiều tổ chức xã hội dân sự đã có kiến nghị lên Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhằm bày tỏ mối quan ngại và đề xuất những vấn đề cần được quan tâm về quy hoạch và quản lý các dự án khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trong bối cảnh quản lý dự án thủy điện nhỏ và vừa còn lỏng lẻo, nhiều công trình chưa được kiểm định an toàn, số đông chưa có phương án bảo vệ và phòng bảo lụt, nhiều sự cố vỡ đập, nứt đập xảy ra khiến công luận và nhiều tổ chức xã hội đã bày tỏ sự lo lắng. Mạng lưới sông ngòi Viêt Nam, Trung tâm phát triển Tài nguyên nước, Trung tâm Quản lý tổng hợp tài nguyên và Trung tâm con người&thiên nhiên đã có những kiến nghị hướng vào hoạt động quy hoạch, tổ chức khai thác và quản lý những dự án thủy diện đang vận hành và sẽ được xây dựng [5]. Nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn cho vùng hạ lưu; kiến nghị đề nghị Chính phủ thắt chặt hơn nữa công tác quản lý và thực hiện quy hoạch kể cả những công trình dự án đang vận hành. Theo đó, phải khẩn trương và nghiêm túc đánh giá
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG KINH TÏË BIÏÍN
lại toàn diện quy trình vận hành của các công trình đơn lẻ cũng như các công trình thủy điện bậc thang. Từ những hiểm họa khôn lường của việc tích nước hô chứa, kiến nghị nhấn mạnh phải định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan chủ quản và chính quyền các cấp trong quá trình vận hành, quản lý và giám sát vận hành các nhà máy thủy diện, đặc biệt đối với việc tích và xả nước nhằm mục đích lợi nhuân của nhà đầu tư. Đối với nhiệm vụ quy hoạch, kiến nghị gơi ra tập trung đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp rà soát, loại bỏ những dự án không đảm bảo an toàn. Hướng vào đảm bảo an ninh môi trường và an toàn cho cộng đồng dân cư ở khu vực hạ lưu, các cơ quan chức năng và nhất là Chính phủ cần quan tâm, có giải pháp quyết liệt để đình chỉ các dự án được cấp phép nhưng chưa làm rõ và có giải pháp khắc phục nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt đối với những dự án ở miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra cũng cần xem xét, đình chỉ việc xây dựng các dự án quy hoach chưa có ĐTM, chưa đánh giá đầy đủ an toàn đập và chi phí môi trường xã hội. Hàng loạt sự cố gần đây cho thấy, tương quan giữa lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và chi phí đảm bảo môi trường, an sinh xã hội cần được nghiên cứu để làm rõ cái giá phải trả trong sự đánh đổi. Kiến nghị đưa ra cũng đã tập trung vào thực hiện đánh giá những thiệt hại liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, thiệt hại từ sự cố xẩy ra cần được tính toán và lượng
hóa cụ thể nhằm tạo cơ sở cho yêu cầu bồi thường và đảm bảo quyền lợi, sinh kế cho cộng đồng dân cư nơi gánh chịu hậu quả. Vấn đề mang tầm chiến lược lâu dài là đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) các lưu vực sông. Khắc phục những hạn chế của công tác quy hoạch những năm trước đây, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã quy định ĐMC đối với quy hoạch thủy điện quốc gia, song chưa định rõ tiêu chí cụ thể cho các lưu vực liên tỉnh, liên vùng. Kiến nghị đề nghị Chính phủ cần ưu tiên thực hiện ĐMC cho các kế hoạch phát triển thủy điện trong từng lưu vực sông để xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan cả về môi trường, xã hội.
Thay lời kết luận
ĐTM làm cơ sở cho những quyết định là nội dung quan trọng của quá trình hoạch định chính sách và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển; hiểm họa môi trường cùng với thiên tai bùng phát gần đây đã cảnh tỉnh các nhà quản lý và toàn xã hội; buộc chúng ta phải nhìn lại chặng đường khai thác tài nguyên thiên nhiên phân tán và quá nhanh ở các địa phương để có những điều chỉnh cần thiết. Cái giá phải trả trong sự đánh đổi giữa lợi ích của nhà đầu tư với chi phí môi trường và đảm bảo an sinh xã hôi không nhỏ song chưa được lượng định. Thực tế khai thác sử dụng tài nguyên cho thấy, trong xây dựng và vận hành các công trình, nước ta chưa tuân thủ nhiêm quy định quốc tế; nhận thức chưa đúng về vai trò vị trí ĐTM; lợi ích người dân trong vùng dự án bị xem
nhẹ cả về QTC và QTT; tham vấn cộng đồng mang tính hình thức và những gì trong phát triển còn nặng về ý chí chủ quan của giới lãnh đạo và lợi ích của nhà đầu tư. Những vấn đề rút ra trong công tác quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai có thế là bài học chung cho nhiều ngành khai thác sử dụng tai nguyên thiên nhiên. Hy vọng giới quản lý và các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo để có những quyết sách chung cho cả quốc gia./. n Lê Thành Ý Mob 091339322; Email thanhy41@yahoo.com.vn; Địa chỉ: 19b/668 Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ Hà Nội
Tài liệu tham khảo 1. Pan&Nature (2013) . Bất cập chính sách và thực tiễn của ĐTM ở Việt Nam. Bản tin Chính sách Tài nguyênMôi trường- Phát triển bền vững, số 10 năm 2013. 2. Nguyễn Khắc Kinh (2013). Những bất cập trong thực hiện DTM ở Việt Nam, hướng khắc phục. Hội thảo tập huấn Khai thác công cụ đánh giá tác động môi trường. Vĩnh Yên, tháng 11/2013. 3. Nguyễn Đức Thùy (2013). Tiếp cận quyền con người, quyền thông tin BVMT từ pháp luật đến thực tiễn. Hội thảo Khai thác công cụ ĐTM phục vụ điều tra và phản biện chính sách. Vĩnh Yên, 1/11/2013. 4. Hoàng Văn Trực (2012). Tồn tại và hạn chế trong quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam. Hà Nội ngày 15/11/2012. 5. VRN,CEVAREC, PANNATURE (2013). Bản kiến nghị về quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện. Hà Nội, tháng 11/2013.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
45
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
Đại dương - Thế giới của những điều kỳ bí (Kỳ 3) p Bryan Richard, Sarah Richkayzen, Joan Barker
Cảnh quan bờ biển
Bờ biển trên thế giới được hình thành bởi sóng biển và thời tiết, đã tạo ra môi trường đa dạng cho các loài động vật dưới biển, trên không và trên cạn trú ngụ và sinh sản. Bãi cát và bãi bồi, vách đá, cửa sông và đầm lầy nước mặn đã thu hút nhiều loài thuộc các hệ động thực vật khác nhau.
Sự hình thành các núi đá vôi ngoài khơi. Chúng là một phần của tập hợp các khối đá vôi The Twelve Apostles (Mười hai Tông đồ của Chúa) ngoài khơi Vườn quốc gia Port Campbell, Úc. Các mỏm đá cao là các cột đá trầm tích đã từng là một phần của một bờ biển nối liền. Chúng được hình thành khi từng phần của bờ biển bị tách ra trong quá trình bào mòn của sóng.
46 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Các môi trường này hình thành từ một trong hai loại bờ biển: bờ đá hoặc bờ cát. Đặc trưng của bờ đá là sự va đập của các ngọn sóng lớn vào các vách đá cao hoặc mỏm đá lộ thiên. Vách đá thường sinh ra từ các lớp đá trồi hiện vẫn đang bị bào mòn hoặc vẫn đang trồi lên cao. Bị sóng ăn mòn là nét đặc trưng chính của vách đá, với kết quả là các mảnh vỡ và trầm tích sẽ bị cuốn trôi nhanh trước khi lắng xuống các vùng nước hiền hòa hơn. Cùng với vách đá, các hình thái đặc trưng khác như vòm đá, lỗ phun nước và mỏm đá cao ngoài khơi cũng có tác động lớn đối với sự hình
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
thành bờ đá. Vòm đá được tạo thành khi các vỉa đá lộ thiên bị nước biển làm mòn thành những cấu trúc vòm. Cửa Durdle trên bờ biển Dorset ở Anh và Vòm đá London nằm ngoài bờ biển Victoria ở Nam Úc là các minh chứng điển hình cho kiến tạo này. Vòm đá London trước đây còn có tên gọi là Cầu London vì nó có hình dáng giống chiếc cầu, nhưng vào những năm 1990, một phần vòm này bị đứt gãy hình thành nên mỏm đá cao. Những ví dụ nổi tiếng về các mỏm đá cao ngoài khơi là The Needles ngoài bờ biển đảo Wight và Old Harry Rocks ở Dorset, Anh. Tất cả đều là sản phẩm của quá trình bào mòn của sóng và gió.
Bờ biển có sóng nhẹ
Nước biển chảy xoáy vào các vị trí có sức chống chịu kém trong các vách đá và làm xói mòn đá cho đến khi bề mặt vách đá sụt trôi xuống biển. Đá cuội và các mảnh lớn hơn, thậm chí cả các tảng đá mòn, sẽ lưu lại quanh phần vách đá bị ăn mòn, trong khi các mảnh trầm tích nhỏ hơn sẽ được sóng, thủy triều và các dòng hải lưu cuốn đi đến những vùng biển lặng hơn. Ở mức độ nào đó, bờ cát thường được bảo vệ trước các tác động mạnh của đại dương, và được coi là bờ biển có sóng nhẹ. Sóng biển và thời tiết vẫn sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành bờ cát với những biến đổi theo mùa. Ví dụ, các cơn bão mùa đông sẽ cuốn các mảnh trầm tích và vật lắng ra quanh bãi biển hoặc góp phần mở rộng bờ biển. Bờ đá bị xói mòn và cuốn trôi và rồi lắng lại quanh các bờ cát. Ở những nơi sóng yếu hoặc mất sóng thì sẽ tạo thành các bãi bùn lầy, còn các lớp sóng mạnh hơn sẽ hình thành nên các bãi cát. Phần bị bào mòn và phần bồi lắng thường cân bằng nhau, nhưng nếu phần bồi lắng nhiều hơn phần bị rửa trôi thì bờ bãi sẽ bồi lấn ra phía biển. Sự vận động này cũng phải mất đến hàng trăm năm, nhưng trên thực tế đã có những thị trấn từ bờ biển “dịch chuyển” vào trong đất liền. Gió hoặc nước biển sẽ mang cát vào bồi bãi; gió cũng sẽ đưa cát lẫn vào các cơn sóng nhỏ, hình thành nên các cồn cát phía sau bãi biển chính.
Cảnh Durdle Door (Cửa Durdle) trên bờ Dorset, Anh. Địa hình này là kết quả của quá trình xói mòn bờ biển – nơi mà các lớp đá có sức chống chịu kém bị xói mòn để lại phần mỏm đá có sức chống chịu tốt hơn. Vòm đá hình thành từ một lỗ hổng trên phần đá có sức chống chịu kém, phần này cuối cùng cũng sụt trôi xuống biển tạo thành mỏm đá cao.
Lower Coastal Plain, Georgia, Mỹ. Các đầm lầy nước mặn hình thành trên các bãi bồi ven biển như cửa sông và vịnh. Phần lớn đầm lầy bị ngập nước hai lần một ngày. Môi trường sống này đang bị đe dọa do việc tháo nước khỏi đầm lầy và cải tạo đất, phục vụ mục đích sử dụng của con người. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
47
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
Chu kỳ nước sâu, các dòng hải lưu và điều khiển khí hậu
Các dòng hải lưu nổi của các đại dương trên thế giới bị chi phối bởi gió, nhưng các vùng nước sâu và đáy đại dương đều không phụ thuộc vào sự vận động của không khí. Vì vậy, các nghiên cứu ban đầu về đại dương đã cho rằng vùng biển sâu đại dương về bản chất là trạng thái tĩnh. Giả định này sau đó được chứng minh là sai, mặc dù chậm, chu kỳ nước sâu vẫn diễn ra trên phạm vi toàn cầu, kết nối các vùng nước của thế giới. Do sự vận động của nước đã tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt nên nó có tác động quan trọng đến khí hậu của hành tinh. Ở vùng biển sâu đại dương, sự vận động của nước bị chi phối bởi những thay đổi về độ đặc của nước, yếu tố này cũng bị chi phối bởi những biến đổi về nhiệt độ và độ mặn (hàm lượng muối): nước càng lạnh, càng đậm đặc; độ mặn cao cũng tạo ra nước đậm đặc. Do đậm đặc, nước nặng hơn môi trường xung quanh,do đó, nó sẽ chìm xuống dưới. Ở các vùng biển vĩ độ cao, các khối nước đậm đặc chìm xuống các lưu vực sâu. Khi Gulf Stream (Dòng Vịnh) chảy theo hướng bắc và hướng đông vào Đại Tây Dương, dòng hải lưu này lạnh đi và được gọi là Dòng Bắc Đại Tây Dương. Khi đến Greenland, hiệu ứng của việc bay hơi và tiếp tục giảm nhiệt độ khiến nồng độ muối của Dòng Vịnh tăng; nước ở vùng cực cũng tăng độ mặn bởi khi nước đóng băng, muối vẫn ở nguyên trong phần nước không bị đóng băng. Khối nước có tỷ trọng cao này – được gọi là Nước sâu Bắc Đại Tây Dương (NADW) – từ từ chìm xuống và đẩy các khối nước có tỷ trọng cao khác phía trước nó về phía nam. Quá trình tương tự xảy ra ở biển Weddell nằm ngoài bờ Nam Cực, sinh ra dòng Nước đáy Nam Cực (AABW) – chảy theo hướng bắc vào lưu vực Đại Tây Dương. Đây là khối nước có độ đậm đặc cao nhất trên hành tinh, lạnh và có độ mặn cao nhất, và khi gặp NADW, nó chảy dưới dòng nước này.
48 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
Bờ Đông của Biển Chết với hàm lượng muối clorua natri trên 20%; hàm lượng muối clorua magiê, clorua canxi và clorua kali cũng ở mức cao. Nước ở Biển Chết có độ đậm đặc cao đến mức cơ thể con người không thể chìm ở biển này.
Đai băng chuyền toàn cầu Qui mô vận động của các khối nước lớn này là 2,83 triệu m3 đổ vào dòng chảy mỗi giây nên gọi là “Đại băng chuyền đại dương” (Great Ocean Conveyor) hay đôi khi còn gọi là đai băng chuyền toàn cầu. Băng chuyền vận động từ từ về phía đông quanh Nam Phi, một số khối nước tách ra hình thành nên các dòng hải lưu chảy lên phía tây của Nam Mỹ (the Humboldt) và phía tây Châu Phi (the Benguela). Tiếp tục vận động theo hướng đông về Thái Bình Dương, khối nước lạnh sẽ trồi lên ở vùng biển Ấn Độ Dương và Bắc Thái Bình Dương. Di chuyển lên bề mặt biển, nước sẽ ấm dần và bắt đầu chảy ngược trở lại phía tây dọc theo Nam Ấn Độ Dương về Đại Tây Dương và theo phía bắc quay về Greenland – nơi chu kỳ sẽ
Nước tinh khiết: 96,47% Muối hòa tan: 3,53%
Nước tinh khiết: 96,47% Muối hòa tan: 3,53%
Thành phần hóa học của nước biển
Clorua: 55,04% Natri: 30,61% Sunfat: 7,68% Magiê: 3,96% Kali: 1,10% Khác: 0,72%
Ở cùng nhiệt độ và thể tích, nước biển nặng hơn 1,03 lần so với nước ngọt. Các khối nước khác nhau có độ mặn khác nhau. Độ mặn được tính bằng khối lượng muối có trong 1.000 gam nước. Do đó, nếu có 1 gam muối và 1.000 gam nước, độ mặn sẽ là 1/1000 hay 1ppt. Độ mặn trung bình ở đại dương là 35ppt, có thể dao động trong khoảng 32-37ppt. Lượng mưa, độ bay hơi, dòng chảy của sông và sự hình thành các khối băng khiến độ mặn thay đổi. Ví dụ, do dòng chảy của sông, nước ở Biển Đen khá loãng với độ mặn chỉ đạt 16ppt. Trong khi đó, Biển Chết có độ mặn trung bình là 300ppt. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
49
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
bắt đầu lặp lại. Người ta ước tính, để hoàn thành một chu trình như vậy phải mất 1.200 năm, nhưng nó đảm bảo sự hòa trộn các dòng chảy của các đại dương trên Trái đất và truyền nhiệt trên toàn cầu,
giúp điều hòa khí hậu của hành tinh. Dòng Vịnh/Dòng chảy Bắc Đại Tây Dương là một ví dụ. Dòng hải lưu xích đạo ấm Gulf Stream sẽ lạnh đi khi di chuyển theo hướng bắc vào Đại
Cây đước hoặc các loài cây bụi sinh trưởng ở vùng nước nông bùn lầy dọc theo các bờ biển và cửa sông kín gió ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Các loài này có thể sống được trong môi trường ngập mặn nước lên hai lần mỗi ngày và trong “đất” lầy và nghèo oxy. Để tồn tại trong nước mặn, khối rễ của cây phải quấn chặt vào nhau để giữ bùn. Một số rễ đước, gọi là rễ khí, mọc thẳng đứng lên trên để lấy oxy từ không khí vì bùn không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho rễ phát triển. Bằng việc giữ bùn, đước giúp ngăn chặn sự xói mòn bờ biển.
50 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG
lệch lớn về nhiệt độ giữa mùa đông với mùa hè so với các khu vực còn lại trong lục địa. n
Tây Dương; hơi nóng lan tỏa vào không khí khiến không khí ấm lên và theo những cơn gió mậu dịch di chuyển theo hướng đông về các bờ biển Tây Âu. Khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, ít khi có sự chênh
Bảo Phương biên dịch (Còn nữa)
Hải lưu Gulf Stream
Hải lưu California
Hải lưu Bắc xích đạo
Hải lưu Bắc xích đạo
Hải lưu Kuroshio
Hải lưu Canary
Hải lưu Xích đạo
Hải lưu Xích đạo Hải lưu Nam xích đạo
Hải lưu Nam xích đạo Hải lưu Nam xích đạo Hải lưu quanh Nam Cực
Hải lưu quanh Nam Cực
Có hai loại hải lưu: Hải lưu nổi và hải lưu nước sâu. Dòng hải lưu nổi tồn tại ở 62,4 mét nước trên cùng và chiếm khoảng 10% lượng nước trong đại dương. Dòng hải lưu nước sâu chiếm 90% lượng nước còn lại. Các khối nước này chuyển động quanh các lưu vực của đại dương nhờ trọng lực và các yếu tố tác động đến độ đậm đặc - nhiệt độ và độ mặn. Các khối nước có độ đậm đặc cao chìm xuống các lưu vực biển sâu ở vĩ độ cao – nơi nhiệt độ đủ thấp làm tăng tỷ trọng nước. Nước ở vùng cực có độ mặn cao hơn do khi nước đóng băng, muối vẫn ở nguyên trong khối nước không bị đóng băng. Độ mặn trong nước cao sinh ra độ đậm đặc cao, do đó, các khối nước này sẽ chìm xuống. Băng có tỷ trọng thấp hơn nước ở dạng lỏng nên nổi ở phía trên. Nếu điều này không xảy ra, Nam Cực và Bắc Cực sẽ bị đóng băng cứng.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
51
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
Tho
Vũ Quần Phương Nhà thơ Vũ Quần Phương, tên thật là Vũ Ngọc Chúc, sinh ngày 8/9/1940 tại Hà Nội. Quê bố: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định. Quê mẹ: Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tốt nghiệp bác sỹ năm 1965. Làm việc ở Bộ Y tế (1965-1972); Phụ trách Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam (1972-1984); Trưởng ban Văn học hiện đại NXB Văn học (1984-1991); Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Tổng Biên tập báo Người Hà Nội (1991-1997); Phó Tổng Biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam, Chủ tịch Hội
Tặng biển
đồng Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng
Biển đi vô cùng xa, nhưng lại kề với nơi ta ở
viết văn Nguyễn Du (1997-2012). Hiện là Chủ
Mắt ta ôm biển bằng sức ôm của mắt mọi người
nhiệm Câu Lạc Bộ Văn chương Hội Nhà văn Việt
Gió chẳng mát cho riêng ai
Nam. Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997) Tác phẩm đã xuất bản: Cỏ mùa xuân
Mũ áo không còn khi người về với biển Mọi thịt da đều được sóng vỗ về
(in chung, 1969), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Cát sáng (in
Cũng chỉ bởi áo quần mà thành lành rách
chung,1985), Vầng trăng trong xe bò (1988),
Bởi bát mâm thành ngôi dưới ngôi trên
Vết thời
Rồi xe cộ, cửa nhà, chức tước...
gian (1996), Quên chữ quên câu
(2000), Giấy mênh mông trắng (2003), Chỗ ấy
Hãy ra với khơi xanh mà học trong lành.
sóng (2007), Chân trời sau chân trời (2011),
Các buồng phổi ở đây đều căng hơi biển
Tuyển tập thơ (2012)... Giải thưởng văn học: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1983, 1996),
Gió i ốt làm săn mọi tế bào người Mọi ánh mắt đều nhìn ra vĩnh cửu Mọi trái tim nghe sóng lại thương đời Từ xửa từ xưa vốn là như thế
Giải thưởng UB Toàn quốc Liên hiệp VHNT (2000, 2003).
Nếu biển có riêng tư chỉ là chút riêng tư nỗi khổ Biển cô đơn với người biết cô đơn Biển thầm thĩ với ai nghe thầm thĩ Ai không ngủ thâu đêm thì biển đến chuyện trò Giấc ngủ biển hỗn mang hoàn vũ Giấc ngủ người có biển êm ru.
52
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
Trước biển Biết nói gì trước biển em ơi! Trước cái xa xanh thanh khiết không lời Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn, sâu sắc như đời. Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng Bay trên biển như bồ câu trên đất Biển dư sức và người không biết mệt Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi. Em ơi em biển sâu rộng nhường kia Ai biết được tự nơi nào biển mặn Ôi hạt muối mang cho đời vị đậm Tự bao giờ biển đã biết thương ta? Anh lặng im trên bãi cát như mơ Trưa cô độc mặt trời lên chót đỉnh Chỉ còn anh với nghìn trùng sóng đánh Với nghìn trùng sâu lắng thương em. Chiều nay thôi khi nước thủy triều lên Biển lại xóa dấu chân anh trên cát Đời thay đổi những vui buồn sẽ khác Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau. Đến bao giờ anh được đứng cùng em Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy Đêm gió trở mấy lần con sóng dậy Chân trời nào đang có cánh buồm đi? Sẽ có ngày ta quên được nhau ư? Quên được biển trời ơi quên hết! Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát
Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu. Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau Biển rộng quá, biển cần trời cần đất Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh. Sóng bạc đầu biển vẫn mãi tươi xanh Khi ta hết cuộc đời kia vẫn thế Cái lúc ta chẳng được chờ nhau nữa Gió vẫn vào thầm thĩ lá thông non Dưới bãi xa con sóng vẫn bồn chồn Vẫn chờ đợi một cái gì chưa tới Mặt trời lên, những chân trời lại mới Những chân trời mờ ảo thưở ngây thơ… Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi Gió còn trẻ và buồm đang khao khát Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác Mặt biển bằng vui như mái nhà ta. Biết nói gì, trước biển quá bao la Trước tất cả những điều đơn giản thế Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa… Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
53
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
Giăng lưới dưới mưa phùn p Bài và ảnh: Nguyễn Việt Có người bảo, cá mòi và chim ngói có bộ lòng rất giống nhau. Thế nên mới có truyền thuyết rằng hai giống chim trời cá nước này chỉ là một kiếp luân hồi, cứ đầu năm từ biển bơi ngược sông lên rừng hóa thành chim rồi cuối năm lại từ rừng bay về biển mà hóa cá…
Mẻ lưới đầu mùa cá mòi
G
uồng nhẹ chân nhịp nhàng đôi mái chèo cho thuyền cập mũi vào kè đá, Huân gọi với lên đê: “Xuống thôi bác ơi! Nhớ bước cho vững, mưa phùn đá trơn nhẫy đấy!” Anh lính đặc công ngang tàng ngày nào đóng quân ở Đắk Lắk, xuất ngũ về quê, sau bảy tám năm dáng dấp đã đặc sệt ngư dân, trong bộ áo mưa bạc phếch, thành thạo che gió rít hơi thuốc lào giòn tan, phà làn khói xanh xám vào màn mưa màu bạc. Tôi dò dẫm từng bước xuống vệ đê rồi nín thở bò lên cái mui lợp tôn cũ kêu răng rắc của chiếc
54 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
thuyền vỏ sắt nhỏ xíu. Thấp thoáng sau mờ mờ bụi nước, vài con thuyền khác cùng nhẫn nại ngược gió rẽ mưa sang phía bãi sông Cái (sông Hồng) thuộc địa phận xã Hùng Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Anh Lập chồng chị Tuyết, mối quen vẫn gom cá tại đây mang về bán ở chợ Long Biên, Hà Nội, dặn theo: “Hai anh em thả nốt mấy lưới nữa, làm sao đến chiều gom cho tớ đủ tạ cá mòi nhé!”. Huân cười phô lợi: “Không có đâu anh. Mới đầu mùa cá chưa về nhiều, lấy cả bên thuyền vợ chồng nhà Nhị cũng chỉ được năm chục
cân là hết”. Cô Nhị cũng ló khỏi khoang thuyền, má đỏ au trong gió lạnh: “Hai anh dầm mưa làm gì cho vất vả! Dìu lưới mấy tiếng đồng hồ chưa được nổi 2 cân cá, em chẳng đi đâu, chờ trời ấm lên mới nhiều cá”. Mùa săn cá mòi trên sông Cái ở Hưng Yên thường bắt đầu từ sau Tết cho đến tháng tư Âm lịch, khi những đàn cá từ biển lũ lượt kéo nhau bơi ngược dòng sông lên nguồn tìm về nơi chúng đã sinh ra, để đẻ lứa trứng ươm mầm cho thế hệ tiếp theo. Cá mòi về thường đúng dịp hội Chử Đồng Tử - một trong Tứ Bất Tử của người Việt, được dân chài coi như thủy tổ của nghề giăng lưới buông câu. Cất mẻ cá đầu mùa, họ thường lựa những con to nhất, béo nhất đặt lên mâm cỗ cúng dâng vào đền thờ... Mùa sinh sản của cá mòi thì vẫn vậy, nhưng Huân bảo dăm năm trở lại đây dân chài lưới vùng này vẫn lác đác bắt được cá mòi quanh năm, tuy được nhiều nhất vẫn là khi trời bắt đầu ấm lên sau mùa đông dài ảm đạm. Chàng cựu binh 31 tuổi (Huân sinh năm 1983) trầm ngâm: “Em ít chữ, nghe đài họ bảo băng hai cực tan nhiều, nước biển dâng, biến đổi khí hậu gì gì đó… Nhưng
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
cái rõ ràng nhất là từ thuở bé đến nay mới thấy nước sông Cái chảy ngược anh ạ. Mỗi ngày lệch một tiếng, như hôm nay 3 giờ thì mai 4 giờ là con nước không xuôi nữa mà đứng ngang khoảng 15 – 30 phút rồi chảy ngược theo thủy triều lên; khi triều xuống thì nước cũng đứng cạn một lúc rồi lại chảy xuôi”. Thời điểm nước đứng ngang thường là lúc bắt được nhiều cá mòi nhất, nên vạn chài cứ theo con nước mà giăng lưới, bất kể ngày đêm. Họ dùng loại lưới riêng để bắt cá mòi, gọi là máng sợi, gồm 3 lớp, sợi rất mảnh nhưng chắc. Chiếc lưới của Huân thửa ở một hàng quen mạn ga Đỗ Xá (Thường Tín, Hà Nội) mất hơn 7 triệu đồng, dài hơn 200m và rộng 13,5m. Mỗi năm phải thay lưới một lần. Năm ngoái cá mòi về nhiều, lắm khi được đến 40 – 50 kg cá mỗi lần
Thả lưới bắt cá mòi
thả lưới, có hộ chài phải thay lưới 2 lần. Chất lượng lưới bây giờ kém ngày trước đã đành (nghe các cụ bảo thời xưa còn dùng tơ tằm đan lưới bắt cá mòi), nhưng cũng vì dòng sông quá nhiều rác cuốn vào khiến lưới nhanh hỏng. Giống như Huân, phần lớn dân chài lưới ở khu vực này dùng loại thuyền sắt nhỏ có mui, đóng hết khoảng 40 triệu đồng, gắn máy đuôi tôm công suất nhỏ. Nhưng cũng còn nhiều thuyền gỗ cũ đã phai màu sứt sẹo vẫn kẽo kẹt đôi mái chèo mòn vẹt cùng đời ngư phủ lênh đênh… Ngược dòng cỡ 2km, Huân tắt máy, thả chiếc phao cắm cờ hiệu, vừa nhè nhẹ guồng chân khua mái chèo vừa đều đặn buông từng sải lưới, nhiệt tình giảng giải không đợi tôi hỏi: “Mấy thuyền kia đánh bãi hết anh ạ (thả lưới ở đoạn sông gần phía bãi bồi), nhưng mấy hôm nay em thấy được ít lắm, nên mình đánh vở xem sao (thả lưới gần bờ bên lở). Em tắt máy tiết kiệm dầu, máy nhỏ 18 sức ngựa thôi, một giờ chạy hết có 0,8 lít, nhưng dạo này cá mú kém quá nên bớt được chi phí gì cũng tốt. Với lại chèo chân tiện dìu lưới hơn, phải trông chừng cho lưới luôn căng đều thành hình vòng cung thế kia thì mới dễ dính cá”. Ngoái sang chiếc thuyền gỗ gần đó với lão ngư tóc bạc cũng đang chuẩn bị thả lưới, Huân gọi lớn: “Đợi tí bác ơi, cháu thu lưới rồi dìu bác ngược cho đỡ nhọc!”. Ông già ngẩng lên cười cười, gật gật xua tay, chân vẫn mải miết đạp chèo. Huân lẩm bẩm: “Ông Thắng, bác ruột em đấy. Khổ thân cụ già
cứ lùi lũi một mình chèo chống, muốn giúp mà cụ không cho, lúc nào cũng sợ phiền con cháu”. Khoảng 30 phút sau, Huân ngừng chèo, bắt đầu kéo lưới. Tôi tò mò: “Sao không chờ chút nữa, giăng lâu có khi được nhiều cá hơn?”. Huân vừa lắc đầu vừa cười: “Sông có phải của riêng mình đâu bác! Mấy thuyền nữa đang chờ kia, mình thu lưới xong thì họ mới thả lưới được. Dưới sông bọn em cũng phải xếp lốt như xe khách trong bến chứ bác tưởng! Riêng đoạn sông này hàng ngày cũng cỡ 15 – 17 thuyền thay nhau quần thảo, phải lần lượt chứ không thì dễ mất tình làng nghĩa xóm lắm. Mà cũng chỉ được đánh cá khúc này thôi, khúc trên là của dân xóm khác”… Mẻ lưới đầu tiên của tôi là mẻ thứ 3 Huân kéo trong ngày, có vẻ hơi nhẹ. Kéo mãi mới thấy một con cá mương bằng ngón tay… Và kia, “đối tượng chính” đã xuất hiện, mấy con mòi mình mỏng dẹt phơi lườn bạc hoảng hốt giãy giụa trong nỗ lực tuyệt vọng hòng thoát thân khỏi mớ lưới lùng nhùng, vung vãi đám vảy trắng nhỏ. Tổng cộng chỉ khoảng 2 kg cá mòi loại nhỏ. Huân bảo nghiệp chài lưới nó thế, được ít còn hơn không, mà có khi lại được giá. Như năm ngoái cá mòi về nhiều quá, lúc kéo lưới thì thích nhưng bán được có 15.000 đồng/kg, ăn suốt phát ngán, đến cả mấy quán nhậu cũng băm cá mòi giả làm… chả mực(!) Chúng tôi nghỉ tay, ghé vào thuyền ông Phong gần đó, vì theo lời Huân, “em mới theo nghiệp chài lưới bảy tám năm, Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
55
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
còn nhà ông Phong đã mấy đời rồi, anh tha hồ hỏi chuyện”. Ông Phong 62 tuổi, đang cùng vợ là bà Phán ngồi khâu lưới, nhắc chúng tôi ướp cá luôn kẻo ươn. Chợt nhớ hồi sáng chị Tuyết bán cá bảo: “Hôm nay nhà báo sẽ được xem cá mòi nhảy. Chứ em buôn cá bao nhiêu năm chỉ toàn thấy cá mòi… nằm thẳng đuỗn thôi”. Quả thế thật, nhiều con đã chết ngay khi mắc lưới, con nào khỏe thì lên đến thuyền cũng chỉ giãy được vài cái. Ông Phong thủng thẳng: “Tôi từng thử đủ cách, từ sục khí cho đến chứa nước sông vào khoang thuyền để giữ cho cá sống, song chẳng ăn thua. Cái giống mòi này yếu nhất hạng. Lạnh thế này còn đỡ, chứ trời nắng bắt cá lên mà không khéo chỉ qua trưa là bốc mùi, bán chẳng ai mua, chỉ có nấu cám lợn”. Bất chợt ông đứng vụt dậy hét vọng ra sông: “Thuyền nào thả lưới kia…Gọi tàu! Gọi tàu!”. Huân cũng lột cả mũ ra vừa vẫy vừa réo gọi. Cũng may, chiếc sà lan tự hành to lừng lững kịp ngoặt tránh tấm lưới giăng ngang giữa luồng tàu chạy… Rót trà mời khách, ông Phong lại thủng thẳng: “Ai như thằng con nhà ông Lừng, mải thả lưới quá không chịu ngó trước sau, suýt lại đi toi mấy triệu bạc. Đánh bãi sợ tàu ngược, đánh vở sợ tàu xuôi. Như tôi đấy, già đời sông nước rồi mà chỉ lơ đễnh một tí đã lãnh cái bổng, bị tàu kéo rách toang nửa tấm lưới, đầu mùa cá đã phải ngồi đan lại”. Gia đình ông Phong 9 anh chị em ở phường Lam Sơn, thành 56 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Những “chiến lợi phẩm” đầu tiên
phố Hưng Yên, “sát vách” với xã Hùng Cường của huyện Kim Động, theo nghiệp chài lưới lâu đời trên sông Cái. Nghề này vốn dĩ bấp bênh, tài sản đáng giá nhất có lẽ là cái xe đạp treo ngay mạn thuyền để chở cá xuống chợ. Hàng ngày buông lưới, lo trông trời đất gió mưa đã đành, trông chừng tàu bè xuôi ngược cũng không ngại lắm, lo nhất là nguồn cá tôm ngày một thưa thớt. Ông kể, thời xưa cá to nhiều vô kể, lắm hôm cả đại gia đình ra sông mà thuyền nào cũng kéo lưới nặng trĩu. Chị ruột ông Phong là bà Lụa từng bắt được con cá sủ vàng 32 kg, bị nó lôi xuống sông chút nữa mất mạng. Còn cá lăng, cá trắm đen hay cá chép nặng hai ba yến cũng tóm được rất nhiều. Riêng cá mòi, vào mùa nhiều hôm chở khẳm mạn thuyền… Chuyện xưa đã thành cổ tích. Còn bây giờ, hôm ông Phong bắt được con baba hơn 2kg hay con cá nheo 4 kg
(ông cười hề hề, bảo chỉ thiếu có 6 cân nữa là tròn 1 yến), hoặc bữa Huân tóm chú trắm đen 9,2 kg – đó đã là những sự kiện lớn của làng chài. Những năm gần đây, một số người đánh cá theo kiểu tàn sát, tận diệt. Những người này thường dùng 3 thuyền, 2 chiếc đi song song dọc hai bờ sông, chăng ngang sợi cáp đấu điện 3 pha. Tất cả tôm cá lớn nhỏ trong bán kính 10 – 20 m của sợi cáp chết chóc này đều lập tức phơi bụng trắng xóa mặt nước. Chiếc thuyền còn lại chỉ việc “nhặt” cá. Bà Phán cũng góp chuyện: “Có người ác lắm chú ạ, dùng cả thuốc sâu trộn cát rắc xuống đáy sông, đầu độc tôm cá nổi từng đám rồi vớt”. Dân chài ghét cay đắng những kẻ bắt cá kiểu này, nếu phát hiện là hò nhau đuổi bắt, nhưng sông nước mênh mông, ai mà canh giữ được suốt đêm ngày… Tôm cá thưa thớt thì đành năng nhặt chặt bị vậy. Bà
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
Phán chỉ ra cái thuyền duy nhất còn đang miệt mài buông lưới giữa trưa: “Như thằng Quỳnh đấy, làm suốt đêm ngày mà không biết có ăn thua gì không”. Huân chen vào: “Thằng ấy mỗi ngày đêm chắc chỉ ngủ khoảng 3 tiếng, còn thì ra sông suốt. Làm kiểu ấy sức vóc nào kham nổi mãi. Cháu chịu thôi, bớt ăn bớt tiêu một chút còn hơn dầm nước bạc cả ngày đêm, chẳng bõ tiền uống thuốc”. Chiếc thuyền của Quỳnh chầm chậm dìu lưới trôi ngang. Anh chàng được mệnh danh tham việc nhất vạn chài còn tranh thủ vò chậu quần áo, cười nghịch ngợm đối đáp lại mấy câu trêu chọc của đám bạn chài: “Tao giặt quần áo cho vợ đấy. Tay vợ tao đẹp lắm, chỉ để tao ngắm thôi, chứ mưa rét thế này mà bắt vò quần áo để hỏng hết búp măng à(!)”. Trong khoang thuyền có
tiếng phụ nữ khúc khích, cùng lúc tiếng loa văng vẳng bài hát chầu văn từ đình làng ven sông, đưa đẩy màn mưa bụi trên bến vắng trầm mặc, ngỡ như người và cảnh vẫn thế tự bao đời… Đầu giờ chiều, tôi theo Huân dong thuyền ra thả mẻ lưới nữa. Mưa đã mỏng hơn, trời đỡ lạnh và dòng nước chảy chậm hơn lúc sang nên việc dìu lưới cũng đỡ vất vả, chỉ cần chèo nhẹ mà tấm lưới vẫn vẽ trên mặt nước hình vòng cung đều tăm tắp. Huân bảo, trời nước như vậy thường dễ được cá nhiều hơn và to hơn, dù con cá mòi to nhất cũng chỉ 300 gram… Và đúng như thế, dù “chiến lợi phẩm” đầu tiên mắc lưới lại là một con cá nóc đang phình bụng tròn xoe và tròn miệng phát ra những tiếng rột roẹt như muốn dọa dẫm. Càng kéo đến đoạn lưới giăng giữa sông, cá mòi mắc lưới càng nhiều, có lúc cả mảng
lưới nặng lấp lóa những lườn cá bạc. Thêm một món quà bất ngờ từ dòng sông hào phóng – chú cá chày mắt đỏ khá to quẫy sùng sục làm nước bắn tung tóe, loại này thường bán được giá gấp đôi so với cá mòi, nhưng thỉnh thoảng mới bắt được. Thu hết lưới, Huân vui vẻ giật máy nổ giong thuyền về bến và “biểu diễn ảo thuật”, một chân điều khiển bánh lái, một chân khuỳnh ra chặn lưới, hai tay thoăn thoắt gỡ từng con cá quăng xuống khoang thuyền, vừa làm vừa ngoái cổ trông chừng trước mũi thuyền. Hơi hãi cái vụ lái thuyền bằng… “một mắt” này, tôi định giúp nhưng thuyền nhỏ không có chỗ xoay trở, vừa động đậy đã tròng trành. Huân xua tay: “Bác cứ ngồi yên giữa khoang cho cân thuyền. Em quen rồi mà”. Trên bến, vợ chồng anh Lập – chị Tuyết đã chờ sẵn với cái cân chuyên dụng cùng bao tải, thùng xốp để đưa cá về chợ kịp bán lúc tan tầm. Gom hết mớ cá mòi của hai ngày giăng lưới, Huân được 513.000 đồng. Cậu ta xởi lởi: “Toàn người làng cả, anh chị cứ tính tròn số là được”; rồi quay sang mời tôi: “Bác ở chơi nhắm cá nướng với em! Suốt từ cửa biển vào đến đây người ta đánh cá mòi, nhưng cá ngoài đó vị tanh hơn, không ngọt thịt như khi chúng bơi vào đến đất Hưng Yên, chắc vì đã thấm vị phù sa sông Cái quê em đấy”. n N.V.
Cá mòi đầu mùa thường bán được giá hơn chính vụ Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
57
PHOÁNG SÛÅ AÃNH
Nơi nuôi cá không cần lớn
maåi Thuãy saã n / söë 171 /lớn, thaángcá 3/2014 58 Thûúng Sau những mẻ lưới nhỏ vẫn còn sót lại dưới đáy ao khá nhiều
PHOÁNG SÛÅ AÃNH
Cá chép đỏ là giống cá Nhật Bản, khá dễ nuôi. Sau khi kéo lưới, cá chép đỏ được gom vào những lưới quây. Rồi gom về các bể chứa lớn tại nhà chờ lái buôn tới “đánh” hàng
Những ngày này, tại Thủy Trầm, nhà nhà kéo lưới bắt cá từ sáng sớm tới tối mịt Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ là địa phương nuôi cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, Thủy Trầm lại nhộn nhịp vào mùa cá chép đỏ, phục vụ lễ cúng tiễn ông táo về trời. Cá chép nuôi tại Thủy Trầm đỏ và khỏe hơn cá nơi khác nên rất được ưa chuộng. Tuy một năm chỉ có một lần nhưng nghề nuôi phương tiện cho ông Táo về chầu Thiên Đình này giúp người dân Thủy Trầm thu lời cả trăm triệu đồng.
p Dũng Minh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
59
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
Thụy Sĩ - Thị trường nhiều kỳ vọng Thụy Sĩ có diện tích và dân số nhỏ, không có biển, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhưng lại là một nước giàu có về kinh tế và có vị thế toàn cầu nhờ ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ hết sức phát triển. Thủy sản chỉ là một ngành nhỏ trong nền kinh tế Thụy Sĩ, trong đó, chủ yếu khai thác thường diễn ra trên các sông hồ. Cá hồi vân, cá vược...là những loài thủy sản khai thác chính của nước này.
mạnh, mỗi năm đón khoảng 63 triệu lượt khách quốc tế, vì vậy các chuỗi nhà hàng, khách sạn quốc tế phát triển góp phần làm tăng tiêu thụ thủy sản.
Quan tâm nhiều đến chứng nhận
Nhiều siêu thị tại Thụy Sĩ đã đặt hàng và chỉ trưng bày các sản phẩm cá tra Việt Nam có chứng nhận ASC
D
o nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu tiêu thụ, nên nước này phải phụ thuộc chủ yếu vào thủy sản NK, uớc tính chiếm tới 95% nguồn cung thủy sản hằng năm của Thụy Sĩ, trong đó trên 30% là thuỷ sản nuôi.
Tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng
Thụy Sĩ nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực, với nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu truyền thống. Người Thụy Sĩ rất thích ăn các món thịt kết hợp với khoai tây và phomát. Tuy nhiên, hiện nay, người tiêu dùng Thụy Sĩ ngày càng thiên về quan điểm ăn thủy sản có lợi cho sức khỏe hơn so với ăn thịt. Chỉ trong
60 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
vòng ba năm từ 2007-2010, tiêu thụ thủy sản tại Thuỵ Sĩ đã tăng 25%, đạt mức 9,1kg/người/năm. Cá ngừ là mặt hàng phổ biến nhất. Ngoài ra, khối lượng tôm được tiêu thụ trong ba năm cũng tăng gấp đôi. Tiêu thụ thủy sản tươi khá ổn định và tiêu thụ thủy sản GTGT ngày một tăng. Các sản phẩm như thủy sản bao bột, cuốn, sushi, tôm, cua và tôm hùm đang ngày càng được thị trường này đón nhận. Với 23% người nhập cư, Thụy Sĩ là nước có tỷ trọng dân nhập cư cao và ngày càng tăng. Vì thế, sử dụng thực phẩm bản địa Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và thực phẩm đạo hồi ở thị trường này đều có xu hướng tăng. Thụy Sĩ có ngành du lịch phát triển
Thụy Sĩ là thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm NK rất cao. XK hàng hóa, đặc biệt là nông sản, vào Thụy Sĩ còn phải chịu chế độ cấp phép rất chặt chẽ nhằm đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, VSATTP. Tất cả thực phẩm bán tại Thụy Sĩ phải tuân thủ quy định về dán nhãn thực phẩm của Châu Âu và Thụy Sĩ. Người tiêu dùng nước này rất quan tâm đến các nhãn hiệu sinh thái và sẵn sàng trả thêm nếu sản phẩm đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và môi trường. Thụy Sĩ rất coi trọng tiêu chuẩn MSC (Hội đồng Quản lý Biển) và là nước trong nhiều năm có số lượng sản phẩm thủy sản dán nhãn MSC lớn nhất thế giới. Nhu cầu thủy sản từ nghề khai thác thủy sản đạt chứng nhận MSC đang gia tăng. Có nhiều công ty kinh doanh cá thịt trắng, cá hồi, cá trích và cá ngừ ở Thụy Sĩ đã đạt chứng nhận COC (chuỗi chứng nhận sản phẩm an toàn)
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
và sử dụng nhãn MSC trên sản phẩm thủy sản của mình. Hai nhà bán lẻ lớn của Thụy Sĩ là Coop và Migro đã cam kết thực hiện chính sách thu mua và phát triển dòng sản phẩm thủy sản dán nhãn sinh thái. Hiện nay, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhãn MSC trên các sản phẩm từ Bianchi, Coraya, Dyhrberg, Findus, Friedrichs, Globus, Marinex, Mövenpick và nhiều nhà bán lẻ khác. Đối với sản phẩm nuôi, ASC (Hội đồng Quản lý Nuôi thủy sản) cũng đang nổi lên một tiêu chuẩn quan trọng và ngày càng được nhiều khách hàng yêu cầu tại Thụy Sĩ. Logo ASC có mặt trên nhiều sản phẩm cá rôphi và cá tra ở nhiều siêu thị của Thụy Sĩ. Nhiều công ty và các nhà bán lẻ của nước này đã tăng cường NK và phân phối các sản phẩm thủy sản nuôi có chứng nhận ASC. Gần đây, các nhà bán lẻ và nhãn hiệu tại Thụy Sĩ triển khai sản phẩm dán nhãn ASC ngày càng tăng. Migros, nhà bán lẻ lớn nhất của Thụy Sĩ là một trong những công
ty cam kết bán các sản phẩm nuôi đạt chứng nhận ASC . Ngoài ra, các chứng nhận khác như GlobalGAP, Friend of the Sea, Dophin Safe cũng rất được coi trọng ở Thụy Sĩ.
Nhiều cơ hội tăng XK thủy sản sang Thụy Sĩ
Thủy sản là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam XK sang Thụy Sĩ. Tuy nhiên, giá trị và thị phần còn khá khiêm tốn. Những năm 1997-2001, giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang Thụy Sĩ hàng năm chưa đến 10 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay, Thụy Sĩ được xem là một thị trường tiềm năng để các nhà XK thủy sản Việt Nam khai thác. Theo Trademap, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường này, trên Pháp, Đức, Na Uy và Hà Lan. Từ năm 2008-2011, XK của Việt Nam sang Thụy Sĩ tăng trưởng khá khả quan với khối lượng và giá trị tăng liên tục, năm 2011 đạt mức kỷ lục hơn 61,8 triệu USD, tăng
Xuất khẩu các sản phẩm tôm sang Thụy Sĩ trong năm 2013
19,6% so với năm 2010; năm 2012 giảm nhẹ còn hơn 60 triệu USD do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2013, XK thủy sản sang Thụy Sĩ tăng mạnh đạt 73 triệu USD, trên đà tăng trưởng mạnh của XK thủy sản của Việt Nam. Các mặt hàng XK sang thị trường này rất đa dạng như tôm, cá các loại, nhuyễn thể và cua ghẹ, trong đó, tôm, cá tra và cá ngừ là ba mặt hàng thủy sản chủ lực. Tôm là mặt hàng XK chủ đạo Tôm là loài thủy sản quan trọng, có mặt trong nhiều món ăn của Thụy Sĩ. Mỗi năm, nước này tiêu thụ khoảng 8.200 tấn tôm, hoàn toàn từ NK. Tôm Việt Nam rất được ưa chuộng tại Thụy Sĩ vì người dân nước này cho rằng tôm Việt Nam ngon hơn các nước khác. Hơn nữa, Việt Nam lại có nhiều loại tôm mà các nước khác không có. Theo Trademap, tính đến hết năm 2013, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Thụy Sĩ, chiếm tới 51,89% tổng NK tôm của Thụy Sĩ. Tôm cũng là mặt hàng có giá trị XK lớn nhất trong các mặt hàng XK của Việt Nam sang Thụy Sĩ, chiếm trên 70% với hầu hết là tôm nguyên liệu đông lạnh (chiếm tới 91% trong năm 2013). XK tôm của nước ta sang Thụy Sĩ tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2011, đạt 42,68 triệu USD trong năm 2011, tăng 22,5% so với năm 2010. XK trong năm 2012 có giảm nhẹ nhưng đã kịp phục hồi trở lại trong năm 2013 khi đạt 50,8 triệu USD, tăng mạnh 34% so với năm 2012. Mặc dù, Việt Nam là một trong Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
61
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
3 nhà XK tôm chế biến hàng đầu cho Thụy Sĩ nhưng tỉ trọng tôm chế biến XK sang thị trường này chỉ chiếm khoảng 20% giá trị NK tôm Việt Nam. Tiêu thụ tôm Việt Nam tại Thụy Sĩ sẽ triển vọng hơn khi nguồn cung từ Thái Lan giảm mạnh. Đồng thời, Êcuađo một trong 3 nhà cung cấp tôm nước ấm hàng đầu cho Thụy Sĩ lại hướng sang Trung Quốc do nhu cầu NK từ thị trường này tăng mạnh - đây là cơ hội cho tôm Việt Nam ở thị trường Thụy Sĩ. XK cá tra phục hồi Mặc dù người tiêu dùng Thụy Sĩ thiên về các loài cá thịt trắng như cá tuyết và cá vược, nhưng hiện nay cá tra ngày càng phổ biến ở thị trường này. Sản phẩm được bán dưới hình thức philê tươi ướp lạnh, đông lạnh hoặc chế biến sẵn. Hình ảnh cá tra Việt Nam đang thay đổi theo hướng tích cực khi đạt được các chứng nhận bền vững ASC, Global G.A.P, một trong những yêu cầu quan trọng đối với thị trường Thụy Sĩ. Hiện nay, nhiều siêu thị tại Thụy Sĩ đã đặt hàng và chỉ trưng bày các sản phẩm cá tra Việt Nam có chứng nhận ASC. Với các chứng nhận đã đạt được, các DN nói riêng và ngành cá tra Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh nhằm giữ vững và phát triển thị phần tại nước này. Cá tra XK sang thị trường Thụy Sĩ có giá cao, có những thời điểm đạt mức cao nhất trong các thị trường XK. Mặt hàng chủ lực là cá tra philê, chiếm tới hơn 90% tổng giá trị NK cá tra từ Việt 62 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Thụy Sĩ từ 2008 - 2013 Triệu USD
Nam. Giá trị NK cá tra Việt Nam của Thụy Sĩ tăng đều đặn, trừ năm 2012 có giảm nhẹ. Trong giai đoạn từ năm 2008-2011, giá trị XK cá tra của Việt Nam sang Thụy Sĩ dao động trong khoảng 4,8 triệu USD đến 12 triệu USD; năm 2013 đạt 12,605 triệu USD, tăng nhẹ so với 11,81 triệu USD năm 2012. Với dấu hiệu phục hồi này, XK cá tra sang Thụy Sĩ có triển vọng khả quan vào năm nay. XK cá ngừ đang giảm Cá ngừ là một trong những loài thủy sản được người Thụy Sĩ ưa chuộng, khi nước này không có nghề khai thác và chế biến cá ngừ. Thụy Sĩ thường NK thăn cá ngừ, cá ngừ cắt khúc và cá ngừ đóng hộp. Theo WWF, tiêu thụ cá ngừ tại thị trường Thụy Sĩ đang tăng nhanh bên cạnh mặt hàng tôm. Dự báo triển vọng XK cá ngừ Việt Nam sang đây rất lớn. XK cá ngừ của Việt Nam sang Thụy Sĩ trong giai đoạn năm 2008-2012 tăng gần 6 lần, từ 1,51 triệu USD lên 6,034 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2013, trong bối cảnh chung của ngành cá ngừ Việt Nam, XK cá ngừ sang Thụy Sĩ đã giảm.
Theo CBI, Việt Nam đứng đầu trong số các nước đang phát triển XK cá ngừ đông lạnh sang Thụy Sĩ. Tuy nhiên, giá trị XK các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam chỉ chiếm từ 1,08% năm 2009 đến 2,3%% năm 2012 trong tổng NK mặt hàng này từ thế giới của Thụy Sĩ; trong đó, Việt Nam XK chủ yếu thăn cá ngừ đông lạnh với xu hướng ngày càng tăng. Cũng theo CBI, Việt Nam đứng đầu trong số các nước đang phát triển XK cá ngừ chế biến (mã HS16) sang thị trường này. Tỷ trọng cá ngừ chế biến chiếm tới hơn 90% tổng giá trị XK cá ngừ sang Thụy Sĩ. Giá trị XK sản phẩm này từ năm 2009 đến hết năm 2012 đã tăng gấp hơn 3 lần, từ 1,7 triệu USD lên gần 5,9 triệu USD; năm 2013 đạt 5,07 triệu, trong đó cá ngừ chế biến chiếm tới 4,9 triệu USD. Hy vọng trong năm 2014, các DN sẽ chú trọng nâng cao tỷ trọng cá ngừ chế biến để cải thiện giá trị XK sang thị trường này. n Hằng Vân tổng hợp
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
Hấp dẫn thị trường thủy sản Đài Loan Diện tích chỉ 35.801 km², với dân số khoảng 23 triệu người, nhưng nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu về thủy sản của người dân luôn ở mức cao, Đài Loan là thị trường đầy tiềm năng cho các DN thủy sản Việt Nam.
Truyền thống sản xuất thủy sản
Khai thác Ngành đánh bắt thủy sản của Đài Loan rất phát triển, chiếm đến hơn 70% tổng sản lượng thủy sản. Giai đoạn 1995-2005, sản lượng đánh bắt thủy sản hàng năm đạt trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, đến năm 2010, sản lượng đánh bắt sụt giảm xuống còn 851.000 tấn. Những loài đánh bắt chủ yếu là: cá ngừ, mực, cá đối, cá măng biển, cá ngừ các loài, hàu, sò, cá thu, ...trong đó sản lượng đánh bắt cá ngừ luôn
ở mức cao. Ngành công nghiệp cá ngừ tại hòn đảo này phát triển nhanh chóng và mang lại giá trị kinh tế cao. Nuôi thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) Đài Loan có bề dày lịch sử hơn 300 năm, ngay dưới thời Hà Lan cai trị đã được xem là một trong những nguồn sinh kế của cư dân tại đây. Năm 1963 đặt dấu mốc quan trọng của NTTS Đài Loan, Viện nghiên cứu Thủy sản của họ đã thành công trong việc sản xuất nhân tạo nhiều giống thủy sản
như cá trắm cỏ, cá mè..., và kỹ thuật mới này được áp dụng thành công trên nhiều giống cá khác. Ngày nay, Đài Loan có khả năng sản xuất hơn 100 giống cá các loại, XK sang các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1968, Đài Loan tổ chức nuôi thành công tôm sú. Tuy nhiên, dịch bệnh năm 1987 đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi tôm tại hòn đảo này và đến nay nó vẫn chưa thực sự được phục hồi. Với 55.000 ha, NTTS của Đài Loan hằng năm đạt 300.000 tấn,
Chợ đêm thủy sản tại thành phố Keelung, Đài Loan Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
63
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tại Đài Loan (1988-2010) Sản lượng đánh bắt (nghìn tấn)
Sản lượng nuôi trồng (nghìn tấn)
Sản lượng đánh bắt (nghìn tấn) Sản lượng đánh bắt
Sản lượng nuôi trồng (nghìn tấn) Sản lượng nuôi trồng
Nguồn: FAO
Nam, Inđônêxia, Ấn Độ, Chilê, trị giá 40 tỷ Tân Đài tệ. Sự phát giới về XK cá rô phi, với 60% sản Thái Lan, Mỹ, Canađa, Nhật Bản, triển ngành NTTS tại đây chủ lượng được XK sang Mỹ, Canađa, Philippin...với những mặt hàng yếu dựa vào việc sử dụng đất Ả Rập Xêut và Hàn Quốc. Năng như cá hồi Atlantic, surimi, mực, và nguồn nước hợp lý, đồng thời suất nuôi đạt 12 tấn/ha, sản lượng bào ngư, tôm sú... nâng cao chất lượng sản phẩm. đạt khoảng từ 70.000- 80.000 tấn/ XK thủy sản của Đài Loan Những loài nuôi chính tại năm. Tính đến tháng 3/2013, Đài XNK thủy sản của Đài Loan (đơn vị: triệu USD) có xu hướng giảm, ngược với Đài Loan bao gồm: cá giò, cá Loan đã có 11 trại nuôi cá rôphi Năm 1995 2000 2005 2010 NK thủy sản, từ 1.810 triệu USD rôphi, cá măng, tôm, sò, hàu, đạt tiêu chuẩn ASC, chiếm gần ½ Nhập khẩu 590 547 521 900 năm 1995, xuống còn 1.637 triệu chình, nghêu, cá vược...Đặc biệt trong tổng số 24 trại cá rô phi đạt Xuất khẩu 1810 1756 1637 1470 USD năm 2005, và 1.740 triệu cá giò, cá rôphi Đài Loan, được ASC trên toàn cầu. Nguồn: FAOSTAT USD năm 2010. Theo ITC, năm xem là sản phẩm XK hàng đầu Xuất nhập khẩu thủy sản 2012 Đài Loan XK thủy sản sang trên thế giới. Theo FAOSTAT, giá trị thủy các thị trường chính gồm: Nhật Cá giò tại Đài Loan được sản NK của Đài Loan (1995Bản, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, nuôi từ những năm 1970, tuy Sản lượng đánh bắt Sản lượng nuôi trồng 2005) giảm nhẹ từ 590 triệu USD Inđônêxia...với những sản phẩm nhiên đến năm 1993, nghề nuôi Nguồn: FAO xuống còn 521 triệu USD, nhưng như các loại cá, tôm và nhuyễn cá giò chính thức đi vào quy mô khác 0,9% lại tăng tốc nhanh chóng trong thể… lớn. Hiện nay, Đài Loan giữ vị vòng 5 năm, năm 2010 đã tăng trí hàng đầu thế giới về XK cá Thị trường tiêu thụ nội địa lên 900 triệu USD. Những nhà giò với thị trường chính là Hàn Trung bình hàng năm, mỗi XK chính cho Đài Loan năm 2012 Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU. người Đài Loan tiêu thụ khoảng gồm Trung Quốc, Na Uy, Việt Đài Loan cũng dẫn đầu thế
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu
XNK thủy sản của Đài Loan (đơn vị: triệu USD) 1995 2000 2005 590 547 521 1810 1756 1637
Nguồn: FAOSTAT 64 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
2010 900 1470
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu
XNK thủy sản của Đài Loan (đơn vị: triệu USD) 1995 2000 2005 590 547 521 THÕ TRÛÚÂNG THUÃY1637 SAÃN 1810 1756
Nguồn: FAOSTAT
31 kg thủy sản (năm 2004) và hiện nay đạt tới 45 kg, dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng. Người Đài Loan thích thủy sản tươi sống. Tuy nhiên, do nhu cầu của cuộc sống hiện đại, ngày nay, người Đài Loan lựa chọn những sản phẩm chế biến, đông lạnh, bởi tiện dụng hơn. Yêu cầu về chất lượng VSATTP của người tiêu dùng rất khắt khe. 85% nhà hàng, khách sạn tại Đài Loan theo phong cách Trung Hoa truyền thống và 15% là những nhà hàng quốc tế. Nhà hàng quốc tế chuyên tiêu thụ những loại cá đắt tiền như cá mú, cá hồi... Những loại cá rẻ hơn (như cá rôphi, cá tráp) được bán tại các nhà hàng bình dân. Mức tiêu thụ thủy sản tại các nhà hàng, khách sạn Đài Loan thường tăng mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thời điểm diễn ra nhiều lễ hội.
Đài Loan - thị trường thu hút mặt hàng tôm Việt Nam
Theo ITC, Việt Nam đứng thứ 3, chiếm 8,1% tổng XK thủy sản (mã 03) của thế giới sang Đài Loan trong năm 2012, sau Trung Quốc và Na Uy. Việt Nam XK sang chủ yếu những mặt hàng như tôm đông lạnh, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể, cua ghẹ,...trong đó, tôm chiếm đến đến 63,6% tổng giá trị các mặt hàng thủy sản XK sang Đài Loan năm 2013. Số liệu của ITC cũng cho thấy, mặt hàng tôm đông lạnh (mã HS 030613) của Việt Nam đứng hàng đầu các nước XK tôm đông lạnh sang Đài Loan, chiếm tới 22,6%
Cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan năm 2013 khác 0,9%
về giá trị. Đài Loan là thị trường khá ổn định, kể từ năm 2010 đến nay, giá trị NK thủy sản tăng đều qua các năm, từ 110 triệu USD năm 2010 lên 150,3 triệu USD năm 2013. Riêng mặt hàng tôm, năm 2013, Việt Nam XK sang Đài Loan 95,5 triệu USD, tăng 26,1 % so với năm 2012. Theo dự báo, xu hướng tiêu thụ thủy sản của người dân Đài Loan sẽ còn tăng trong các năm tới do lo ngại về VSATTP của một số mặt hàng nông sản khác, các DN Đài Loan cũng có nhu cầu nhiều hơn đối với hàng thủy sản Việt Nam để gia công, tái xuất. Do đó, đây sẽ là thị trường hấp dẫn cho hàng thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Khi xâm nhập thị trường Đài Loan, các DN cần lưu ý xây dựng mối quan hệ vững chắc với các nhà NK Đài Loan vì họ là nơi trung chuyển hàng hóa đến các siêu thị, nhà hàng, khách sạn Đài Loan. Thêm vào đó, cần tạo lòng tin cho người tiêu dùng Đài Loan bằng việc cung cấp đầy đủ
thông tin của sản phẩm. Thiết kế sản phẩm nhỏ gọn, bắt mắt cũng là cách thu hút người tiêu dùng nơi đây. Đây cũng là thị trường tiềm ẩn không ít rủi ro bởi ngoài việc phải cạnh tranh với các DN khác trên thế giới, DN Việt Nam còn phải cạnh tranh với các DN thủy sản Đài Loan. Bên cạnh đó, Đài Loan áp dụng những tiêu chuẩn, quy định khắt khe về ATVSTP, kiểm nghiệm kiểm dịch, chính sách thuế và phi thuế đối với hàng thủy sản NK. Những quy định này lại thường xuyên được điều chỉnh, sửa đối, đã gây không ít khó khăn cho các DN chế biến & XK thủy sản Việt Nam. Để tận dụng tối đa cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động XK sang thị trường này, rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính sách của Nhà nước, đồng thời các DN Việt Nam cũng cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng tiếp cận khu vực bán lẻ thủy sản của Đài Loan. n Nguyễn Thị Hồng Hà
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
65
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
Giám sát ATTP ở Châu Âu
Nguyên tắc đề phòng của Hệ thống Cảnh báo Nhanh p Giancarlo Belluzzi Để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, Liên minh Châu Âu (EU) đã xây dựng “Luật Thực phẩm”, đây là hệ thống có khả năng truy nguyên lại nguồn gốc của thực phẩm bán lẻ. Nguyên tắc đề phòng được sử dụng khi có một hiện tượng, một sản phẩm hay một quy trình, theo xác định của một đánh giá khách quan và khoa học, có khả năng gây hậu quả nguy hiểm.
E
U mong muốn có sự đảm bảo cao nhất cho việc bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm ở EU, do những thực phẩm này hầu hết được NK từ nhiều nước trên thế giới. EU coi trọng sự lưu thông tự do của các loại thực phẩm an toàn và lành mạnh. Chỉ có thể đạt được sự lưu thông tự do của thực phẩm và thức ăn trong khối cộng đồng EU khi có sự tương đồng hoàn toàn giữa các biện pháp ATTP trong tất cả các nước thành viên EU và nguyên tắc đề phòng đảm bảo được việc bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng. Luật Thực phẩm quy định thực phẩm phân phối ở Châu Âu phải có khả năng truy xuất nguồn gốc, “từ trang trại tới bàn ăn”, “từ biển tới bàn ăn”.
Nguyên tắc phòng ngừa
Điều khoản 191 của Hiệp ước về phân bổ chức năng của EU đã thiết lập nguyên tắc phòng ngừa với mục đích đảm bảo cao nhất việc bảo vệ môi trường thông
66 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
qua việc đưa ra quyết định mang tính phòng ngừa khi xảy ra rủi ro. Nguyên tắc này cũng bao quát cả chính sách người tiêu dùng và việc ban hành văn bản pháp lý của Châu Âu liên quan đến thực phẩm và sức khỏe con người, động vật và thực vật. Nguyên tắc phòng ngừa cho phép phản ứng nhanh trong trường hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, động vật và thực vật hoặc để bảo vệ môi trường, nhất là khi không có đủ dữ liệu khoa học để có sự đánh giá rủi ro một cách hoàn chỉnh. Ví dụ, theo nguyên tắc này, một biện pháp thay thế có thể được dùng để ngừng việc phân phối hay ra lệnh rút khỏi thị trường các sản phẩm có khả năng nguy hại. Các cơ quan quản lý có thể quyết định áp dụng hay không còn tùy vào mức độ rủi ro. Nếu mức độ rủi ro cao, có thể áp dụng các biện pháp ở các cấp độ khác nhau. Việc này có thể kéo theo nhiều biện pháp pháp lý
Ông Giancarlo Belluzzi
tương xứng, cung cấp tài chính cho các chương trình nghiên cứu và các biện pháp truyền thông công cộng vv…
Hướng dẫn chung
Nguyên tắc đề phòng dựa trên các cơ sở sau: - Có đánh giá khoa học đầy đủ nhất, xác định đúng nhất mức độ không xác thực về khoa học. - Có đánh giá rủi ro và đánh giá về các hậu quả có thể xảy ra khi không áp dụng các biện pháp ứng phó.
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
- Có sự tham gia của các bên có liên quan trong nghiên cứu các biện pháp đề phòng khi đã có kết quả của các đánh giá khoa học và đánh giá rủi ro. Ngoài ra, các nguyên tắc chung về quản lý rủi ro vẫn có thể áp dụng khi nguyên tắc đề phòng được dùng đến, có năm nguyên tắc như sau: - Sự tương xứng giữa biện pháp sử dụng và mức độ cần bảo vệ. - Không phân biệt đối xử trong việc áp dụng các biện pháp. - Các biện pháp áp dụng phải có tính nhất quán với các biện pháp tương tự đã sử dụng trong những tình huống giống nhau hoặc các cách tiếp cận tương tự. - Thẩm tra những lợi ích và chi phí của việc thực hiện và việc thiếu thực hiện các biện pháp - Xem xét lại các biện pháp theo xu hướng tiến bộ của khoa học. Quản lý rủi ro tương ứng với giai đoạn ra quyết định. Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh rằng nguyên tắc phòng ngừa chỉ cần đến trong trường hợp có thể tiềm ẩn rủi ro, nhưng không bao giờ biện minh cho những quyết định tùy tiện. Vì vậy, có thể chỉ cần đến nguyên tắc phòng ngừa khi đáp ứng được 3 điều kiện ban đầu dựa trên cơ sở những nguyên tắc đã đề cập ở trên.
Nhiệm vụ nặng nề của việc đưa ra bằng chứng
Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng Châu Âu và các hiệp hội đại diện cho họ phải chứng
Biểu đồ thông tin của RASFF Kiểm soát thị trường
THÔNG BÁO NƯỚC THÀNH VIÊN
Truyền thông
Kiểm soát biên giới Nước thứ ba Doanh nghiệp/người tiêu dùng ĐÁNH GIÁ CỦA RASFF Cổng thông tin điện tử của RASFF
Phản hồi từ các nước thành viên
Các nước thành viên
minh được mối đe dọa liên quan đến một quy trình hay một sản phẩm đã được đưa ra thị trường, không kể dược phẩm, thuốc trừ sâu và phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng biện pháp theo nguyên tắc phòng ngừa, nhà sản xuất, nhà chế biến hay nhà NK có thể bị yêu cầu phải chứng minh rằng không có mối nguy hiểm. Khả năng này sẽ được xem xét lại theo từng trường hợp, không được mở rộng ra một cách chung chung cho tất cả các sản phẩm và quy trình khác đã có mặt trên thị trường. Là một công cụ phục vụ cho nguyên tắc phòng ngừa, Hệ thống Cảnh báo Nhanh Thực phẩm và Thức ăn (RASFF) được đưa ra nhằm trao cho các cơ quan quản lý thực phẩm và thức ăn một công cụ có hiệu quả trong trao đổi thông tin về các biện pháp đã thực hiện, liên quan đến việc ứng phó với những rủi ro nghiêm trọng phát hiện trong
Báo cáo hằng năm
RASFF
LIYA
EFTA
Phản hồi từ các nước thứ ba
Các nước thứ ba có liên quan
thực phẩm hoặc thức ăn. Việc trao đổi thông tin giúp các nước thành viên hành động kịp thời hơn và theo phương thức phối hợp trong việc ứng phó với mối đe dọa về sức khỏe do thực phẩm và thức ăn gây ra. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc phòng ngừa, một phần nằm trong nguyên tắc chung của Luật Thực phẩm là Quy định EC/178/2002, trong đó quy định: - Nguyên tắc chung của Luật Thực phẩm, bao gồm phân tích rủi ro, nguyên tắc đề phòng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; - Nguyên tắc minh bạch trong thông tin công cộng và tham vấn công chúng; - Trách nhiệm chung của thương mại thực phẩm là quản lý việc XK và NK thực phẩm và thức ăn ra, vào EU; quản lý sự đóng góp cho các tiêu chuẩn quốc tế của các nước thành viên; - Các yêu cầu chung của Luật Thực phẩm đối với những yêu Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
67
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
cầu về ATTP và thức ăn, cách trình bày sản phẩm, trách nhiệm và khả năng truy xuất nguồn gốc. - Cơ quan Quản lý ATTP Châu Âu (EFSA) được xây dựng, trong đó có nhiệm vụ xác định những rủi ro đang nảy sinh và xây dựng Hệ thống Cảnh báo Nhanh thành một công cụ có khả năng giám sát hiệu quả những
rủi ro về dinh dưỡng và sức khỏe của các loại thực phẩm.
Sự phát triển của hệ thống RASFF
Hệ thống RASFF đầu tiên được thực hiện từ năm 1979. Sau 33 năm, đến nay hệ thống đã có rất nhiều thay đổi và đã được hiện đại hóa. RASFF được triển
khai khi EU còn là một Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) với 9 nước thành viên, nay bao gồm 34 nước thành viên; 28 nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu và Cơ quan Giám sát Khu vực kinh tế Châu Âu - Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (ESA-EFTA) gồm Aixơlen, Lichtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Hệ thống cảnh báo kế tiếp của RASFF là RAPEX – Cảnh báo nhanh đối với các sản phẩm không phải là thực phẩm, được xây dựng sau đó 10 năm theo Quy định EC 178/2002 và có cơ sở pháp lý là Chỉ thị 92/59/ EEC của Hội đồng. 10 nước thành viên mới tham gia EU năm 2004 đã ngay lập tức thực hiện RASFF. Quy định vệ sinh thức ăn năm 2006 đã mở rộng phạm vi của RASFF sang tất cả các loại thức ăn, kể cả các rủi ro về sức khỏe động vật và các rủi ro về môi trường do thức ăn gây ra. Các nguyên tắc của RASFF được đặt ra trong Quy định EC 16/2011 có hiệu lực vào 31/1/2011. Hệ thống RASFF làm việc 24h/7 ngày trong tuần; tất cả các nước thành viên có thể tiếp cận với cơ sở dữ liệu RASFF, có thể chuẩn bị và xác nhận những thông tin khẩn và áp dụng các biện pháp phù hợp. Các điểm liên hệ được thiết lập ở mỗi nước thành viên và quản lý việc tiếp cận cơ sở dữ liệu RASFF.
Hệ thống hoạt động của RASFF
Foremost Foods International, Inc ban hành lệnh triệu hồi một số sản phẩm thủy sản khô của Tomi
68 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Việc trao đổi thông tin cho phép các nước thành viên hành động kịp thời hơn (về thời gian) để ứng phó với rủi ro và mối đe
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
dọa sức khỏe do thực phẩm hoặc thức ăn gây ra. Điểm liên hệ ở mỗi nước thành viên luôn giữ mối liên lạc thường xuyên với các nước thành viên khác. Mỗi khi điểm liên hệ của hệ thống có bất cứ thông tin nào liên quan đến mối đe dọa hay rủi ro, họ sẽ thông báo ngay cho Ủy ban Châu Âu và Ủy ban chuyển thông tin này cho các Điểm trung tâm của tất cả các nước thành viên và cả Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu. Điều 50 của Quy định 178/2002/EC đã nêu ra những tiêu chuẩn cho Hệ thống Cảnh báo Nhanh; trong bất cứ trường hợp nào như vậy phải thông báo ngay cho Ủy ban, bất kể quy định pháp lý nào của cộng đồng về bất cứ biện pháp nào đã được áp dụng để hạn chế thị trường, rút khỏi thị trường hoặc triệu hồi thực phẩm hoặc thức ăn không đáp ứng ATTP nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hay khác với các biện pháp trước đó, mà trong từng trường hợp, các nước thành viên sẽ thông báo tất cả các kiến nghị hay thỏa thuận với các DN kinh doanh thực phẩm (là đối tượng của vụ việc), trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc về việc phải ngăn chặn, hạn chế hoặc áp đặt các điều kiện cụ thể đối với lô hàng, côngtenơ hay chuyến hàng thực phẩm và thức ăn; các nước thành viên sẽ thông báo việc từ chối lô hàng, côngtenơ hay chuyến hàng thực phẩm và thức ăn của cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu kiểm tra trong phạm vi lãnh thổ EU.
Một số sản phẩm cá ngừ vây dài thịt trắng đóng hộp nhãn hiệu Chicken of the Sea đã bị triệu hồi tự nguyện theo thông báo của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Thông báo của RASFF (Tham chiếu: Quy định số 178/2002/EC)
Thông báo của RASFF được chia thành hai hạng mục 1. Thông báo đầu tiên (sẽ có các thông báo tiếp theo): Có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của mối nguy hại hay rủi ro đã được xác định; tình hình phân phối thực phẩm và thức ăn trên thị trường. Thông báo này gồm các loại sau: - Thông báo cảnh báo: Áp dụng đối với các rủi ro nghiêm trọng khi sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Cần có hành động kịp thời. Áp dụng ngay các biện pháp phù hợp như rút lại và triệu hồi sản phẩm có liên quan. Các thông báo đều nêu các chi tiết hiển thị của sản phẩm. - Thông báo thông tin: Được áp dụng khi xác định rủi ro là không nghiêm trọng và không cần có các hành động ngay lập tức hoặc sản phẩm vẫn chưa được đưa ra thị trường.
- Thông báo từ chối hàng của cửa khẩu: Sản phẩm có thể bị từ chối tại cửa khẩu kiểm tra trước khi đi vào lãnh thổ của EU do chúng không đáp ứng với các yêu cầu của Luật Thực phẩm và sẽ là một mối nguy cho sức khỏe con người và động vật hoặc sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường trong trường hợp là thức ăn. 2. Thông báo theo dõi là việc theo dõi những phản hồi từ các nước thành viên liên quan đến thông báo ban đầu.
Tin tức của RASFF
Tin của RASFF còn bao gồm mọi thể loại thông tin chưa được nêu trong các hạng mục phân loại trước đó nhưng liên quan đến các chuyến hàng thực phẩm, thức ăn và được đánh giá là hữu ích và đáng quan tâm đối với cơ quan có thẩm quyền ở các nước thành viên EU. n Trung Mai dịch Infofish International 1/2014
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
69
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
XUÊËT KHÊÍU THUÃY SAÃN VIÏÅT NAM
THAÁNG 1 NÙM 2014 Tiïëp tuåc nhõp àöå tùng trûúãng tûâ nùm trûúác, XK thuãy saãn Viïåt Nam thaáng 1/2014 àaåt 583,6 triïåu USD, tùng túái 22,2% so vúái thaáng 1/2013. XK ài Nga, Myä, Canaàa, Bó tùng rêët maånh tûâ hún 50% àïën 150%; trong khi thõ trûúâng Trung Quöëc + Höìng Köng giaãm NK. Àùåc biïåt, XK sang EU àaä thêëy laåi mûác tùng trûúãng khaã quan, xêëp xó 9,5%. XK töm tùng túái 73,5% so vúái cuâng kyâ, (riïng töm chên trùæng laâ 180%), trong khi caá tra vêîn giaãm gêìn 4%. Cú cêëu thõ trûúâng vaâ caác nhoám haâng XK chñnh nhû sau: (GT: giaá trõ, triïåu USD).
Nguöìn: VASEP (theo söë liïåu Haãi quan Viïåt Nam)
Thõ trûúâng
Thaáng 12/2013 (GT )
Thaáng 1/2014 (GT)
135,534 107,578 20,465 12,213 11,285 11,868 10,649 103,882 66,287 34,030 53,867 13,831 18,189 18,987 15,891 18,761 88,117 661,122
155,631 96,183 16,817 13,821 12,893 10,998 10,074 87,336 48,042 31,278 28,755 9,462 19,578 15,729 15,228 10,477 75,355 583,593
Myä EU Àûác Haâ Lan Têy Ban Nha Bó Phaáp Nhêåt Baãn Haân Quöëc ASEAN TQ vaâ HK Höìng Köng Öxtrêylia Canaàa Braxin Nga Caác TT khaác Töíng cöång
Saãn phêím Töm caác loaåi (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Töm chên trùæng - Töm suá Caá tra (maä HS 03 vaâ 16) Caá ngûâ (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Caá ngûâ maä HS 16 - Caá ngûâ maä HS 03 Caá caác loaåi khaác (maä HS 0301 àïën 0305 vaâ 1604, trûâ caá ngûâ, caá tra) Nhuyïîn thïí (maä HS 0307 vaâ 16) trong àoá: - Mûåc vaâ Baåch tuöåc - Nhuyïîn thïí hai maãnh voã Cua, gheå vaâ giaáp xaác khaác (maä HS 03 vaâ 16) Töíng cöång
So vúái T1/2013 (%) +87,8 +9,41 +3,3 +31,3 +5,5 +59,6 +24,4 +18,4 +29,6 -12,6 -32,2 -17,1 +28,5 +57,4 +13,4 +150,2 -10,3 +22,2
Thaáng 12/2013 (GT)
Thaáng 1/2014 (GT)
306,391 180,870 104,369 166,636 37,428 22,029 15,399 87,549
258,640 157,647 80,647 156,970 42,455 16,473 25,982 76,654
+73,5 +179,5 +5,41 -3,9 -11,3 -14,2 -9,4 +6,8
49,882 44,146 5,688 13,237 661,122
39,801 34,723 5,044 8,971 583,593
-14,3 -13,0 -22,2 +8,2 +19,9
So vúái T1/2013 (%)
Top 10 DN XKTS thaáng 1/2014
Thõ trûúâng chñnh thaáng 1 nùm 2014 (GT) Caác TT khaác 20,0% ASEAN 5,4%
MINH PHU SEAFOOD CORP STAPIMEX AGIFISH CASES QUOC VIET CO., LTD Cty TNHH Chïë biïën TS Minh Phuá - Hêåu Giang HUNG VUONG CORP VINH HOAN CORP FIMEX VN I.D.I CORP Töíng cöång
Nhêåt Baãn 15,0%
Trung Quöëc 4,9% Öxtrêylia 3,4%
Haân Quöëc 8,2%
Myä 26,7%
EU 16,5%
Saãn phêím chñnh thaáng 1 nùm 2014 (GT)
GT (triïåu.USD) 34,965 19,691 18,976 14,899 14,837 14,392 14,109 13,793 9,663 8,330 163,654
Caá khaác 13,1%
Nhuyïîn thïí 6,8%
Giaáp xaác khaác 1,5%
Caá ngûâ 7,3% Caá tra, basa 26,9%
Töm 44,3%
Xuêët khêíu thuãy saãn Viïåt Nam 2012 - 2014 Triïåu USD 800 600 400 200 0 1
2
3
4
5
2012 GT
70 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
6
2013 GT
7
8
2014 GT
9
10
11
12
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
XUÊËT KHÊÍU TÖM, THAÁNG 1 NÙM 2014 Thõ trûúâng NK töm thaáng 1 nùm 2014 (GT)
Trung Quöëc
Caác TT khaác 12,8%
XK töm thaáng 1, nùm 2010 - 2014 (GT) Triïåu USD
Nhêåt Baãn
300
20,9%
250
6,3%
200 150
Haân Quöëc
100
8,5%
50
Öxtrêylia 5,1%
Thõ trûúâng
0 Myä
EU
2010
2011
2012
2013
2014
33,6%
12,9%
Thaáng 12/2013 (GT)
Thaáng 1/2014 (GT)
Tyã lïå GT (%)
Myä
82,426
86,889
33,6
+163,0
Nhêåt Baãn
62,837
54,032
20,9
+64,3
EU
39,909
33,356
12,9
+64,3
Àûác
9,745
8,399
3,2
+94,6
Bó
6,548
6,480
2,5
+150,3
Phaáp
So vúái T1/2013 (%)
5,423
5,439
2,1
+71,2
Haân Quöëc
35,704
22,000
8,5
+143,5
Trung Quöëc & HK
31,881
16,181
6,3
-37,7
8,464
5,330
2,1
-1,5
Öxtrêylia
11,227
13,123
5,1
+96,0
Canaàa
13,393
11,069
4,3
+168,3
Thuåy Sô
3,575
4,470
1,7
+86,9
Àaâi Loan
7,977
3,438
1,3
-9,5
ASEAN
4,943
2,531
1,0
-29,7
Xingapo
3,064
1,982
0,8
-14,7
Malaixia
1,158
0,298
0,1
-52,7
Caác TT khaác
12,518
11,552
4,5
+59,5
Töíng cöång
306,391
258,640
100
+73,5
Höìng Köng
GT: Giaá trõ (triïåu USD) Töm caác loaåi (chïë biïën, thuöåc maä HS 1605)
Töm caác loaåi (söëng/ tûúi/àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03)) STT
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
STT
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
1
Thõ trûúâng
Myä
49,495
29,86
1
Myä
37,394
40,26
2
Nhêåt Baãn
33,133
19,99
2
Nhêåt Baãn
20,899
22,50
3
Haân Quöëc
15,982
9,64
3
Öxtrêylia
9,014
9,71
4
Trung Quöëc vaâ HK
14,796
8,93
4
Haân Quöëc
6,019
6,48
5
Canaàa
7,269
4,39
5
Canaàa
3,800
4,09
6
Bó
5,673
3,42
6
Àûác
3,683
3,97
7
Àûác
4,716
2,85
7
Anh
1,588
1,71
8
Öxtrêylia
4,109
2,48
8
Phaáp
1,568
1,69
9
Phaáp
3,872
2,34
9
Trung Quöëc vaâ HK
1,385
1,49
10
Anh
3,677
2,22
10
Haâ Lan
1,360
1,46
142,721
86,10
Töíng 10 TT
86,710
93,36
Töíng 10 TT
Thõ trûúâng
Caác TT khaác
23,041
13,90
Caác TT khaác
6,168
6,64
Töíng cöång
165,762
100,00
Töíng cöång
92,878
100,00
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
71
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
XUÊËT KHÊÍU CAÁ TRA, THAÁNG 1 NÙM 2014 Thõ trûúâng NK caá tra thaáng 1 nùm 2014 (GT) Caác TT khaác
XK caá tra thaáng 1 nùm, 2010 - 2014 (GT)
EU
30,4%
Triïåu USD
20,5%
Cölömbia
200 150
4,0%
100 50
Braxin 9,3%
ASEAN Mïhicö
Myä
5,2%
24,6%
Thaáng 12/2013 (GT)
Thõ trûúâng
0
6,1%
2010
Thaáng 1/2014 (GT)
2011
2012
2013
2014
So vúái T1/2013 (%)
Tyã lïå GT (%)
Myä
29,444
38,561
24,6
44,6
EU
31,761
32,131
20,5
-13,6
Têy Ban Nha
7,304
10,206
6,5
13,1
Haâ Lan
5,139
5,036
3,2
-1,2
Àûác
3,577
3,590
2,3
-39,7 20,4
Italy
2,632
2,848
1,8
Braxin
15,797
14,615
9,3
10,1
ASEAN
10,608
9,606
6,1
-15,0
Thaái Lan
1,802
2,956
1,9
7,0
Xingapo
3,830
2,503
1,6
-31,1
Philippin
1,961
2,186
1,4
-9,7
Mïhicö
11,387
8,098
5,2
-37,7
Trung Quöëc vaâ HK
8,350
6,595
4,2
-10,4
Höìng Köng
3,211
3,048
1,9
-9,3
Cölömbia
6,406
6,291
4,0
-1,0
Arêåp Xïut
3,836
3,570
2,3
-23,1
Caác TT khaác
49,046
37,503
23,9
-13,7
Töíng cöång
166,636
156,970
100
-3,9
GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá tra chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)
Caá tra söëng/ tûúi/ àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03) STT
Thõ trûúâng
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
STT
Thõ trûúâng
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
1
Myä
38,440
24,64
1
Haâ Lan
0,372
38,52
2
Braxin
14,615
9,37
2
Myä
0,121
12,55
3
Têy Ban Nha
10,206
6,54
3
Àûác
0,101
10,45
4
Mïhicö
8,098
5,19
4
Trung Quöëc & HK
0,061
6,35
5
Trung Quöëc & HK
6,534
4,19
5
Thuåy Syä
0,059
6,08
6
Cölömbia
6,291
4,03
6
Bó
0,048
4,93
7
Haâ Lan
4,664
2,99
7
Niu Dilên
0,037
3,84
8
Arêåp Xïut
3,533
2,26
8
Arêåp Xïut
0,037
3,81
9
Àûác
3,489
2,24
9
Libùng
0,024
2,46
10
Nga
3,457
2,22
10
Chilï
0,019
1,94
99,326
63,67
Töíng 10 TT
0,878
90,93
Töíng 10 TT Caác TT khaác
56,679
36,33
Caác TT khaác
0,088
9,07
Töíng cöång
156,005
100,00
Töíng cöång
0,965
100,00
72 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
XUÊËT KHÊÍU CAÁ NGÛÂ, THAÁNG 1 NÙM 2014 Thõ trûúâng NK caá ngûâ thaáng 1 nùm 2014 (GT) Ixraen Canaàa
5,7%
XK caá ngûâ thaáng 1, nùm 2010 - 2014 (GT) Triïåu USD
Caác TT khaác 12,3%
1,7% ASEAN
100
Myä
75
41,4%
6,3%
50 25
Nhêåt Baãn
0
7,1% EU
2010
2011
2012
2013
2014
25,6%
Thõ trûúâng
Thaáng 12/2013
Thaáng 1/2014 (GT)
Tyã lïå GT (%)
So vúái T1/2013 (%)
Myä
9,793
17,588
41,4
+13,2
EU
14,481
10,855
25,6
+6,0
Àûác
4,369
3,078
7,2
+5,8
Haâ Lan
0,689
2,363
5,6
+82,1
Italy
1,865
1,445
3,4
-24,6
Nhêåt Baãn
1,811
3,014
7,1
-39,9
ASEAN
2,311
2,667
6,3
-56,2
Thaái Lan
1,368
1,840
4,3
-60,5
Ixraen
0,973
2,411
5,7
+65,3
Canaàa
0,628
0,719
1,7
-36,9
Libùng
0,398
0,527
1,2
Croatia
0,311
0,468
1,1
Caác TT khaác
6,722
4,206
9,9
-49,9
Töíng cöång
37,428
42,455
100
-11,3
GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá ngûâ chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)
Caá ngûâ söëng/tûúi/àöng laånh/khö (thuöåc maä HS 03)) STT
Thõ trûúâng
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
STT
Thõ trûúâng
GT (Triïåu USD)
Thõ phêìn (%)
1
Myä
12,204
46,97
1
Myä
5,384
32,68
2
Nhêåt Baãn
2,751
10,59
2
Àûác
2,904
17,63
3
Haâ Lan
2,012
7,74
3
Ixraen
1,402
8,51
4
Italy
1,445
5,56
4
Thaái Lan
1,109
6,73
5
Ixraen
1,010
3,89
5
Libùng
0,527
3,20
6
Têy Ban Nha
0,765
2,94
6
Croatia
0,468
2,84
7
Thaái Lan
0,731
2,81
7
Ai Cêåp
0,438
2,66
8
Anh
0,710
2,73
8
Hy Laåp
0,436
2,65
9
Canaàa
0,657
2,53
9
Haâ Lan
0,351
2,13
10
Philippin
0,544
2,09
10
Haân Quöëc
0,348
2,11
22,828
87,86
Töíng 10 TT
13,367
81,15
Töíng 10 TT Caác TT khaác
3,154
12,14
Caác TT khaác
3,106
18,85
Töíng cöång
25,982
100,00
Töíng cöång
16,473
100,00
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
73
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
Thõ trûúâng NK nhuyïîn thïí HMV thaáng 1 nùm 2014 (GT)
XUÊËT KHÊÍU
ASEAN
NHUYÏÎN THÏÍ HAI MAÃNH VOÃ,
Öxtrêylia
Caác nûúác khaác
2,9%
4,4%
2,5%
Myä
Nhêåt 9,7%
Haân Quöëc 4,5%
9,6%
THAÁNG 1 NÙM 2014
EU 66,3%
Thõ trûúâng
Thaáng 12/2013 (GT)
Thaáng 1/2014 (GT)
Tyã lïå GT (%)
3,874 1,720 0,882 0,089 0,447 0,553 0,074 0,139 0,150 0,049 0,129 0,004 0,068 0,250 5,688
3,346 0,870 0,790 0,487 0,490 0,485 0,148 0,227 0,125 0,067 0,129 0,045 0,024 0,026 5,044
66,3 17,2 15,7 9,7 9,7 9,6 2,9 4,5 2,5 1,3 2,5 0,9 0,5 0,5 100
EU Böì Àaâo Nha Têy Ban Nha Bó Nhêåt Baãn Myä Öxtrêylia Haân Quöëc ASEAN Malaixia Trung Quöëc vaâ HK Mïhicö Àaâi Loan Caác TT khaác Töíng cöång
So vúái T1/2013 (%)
-25,0 -33,3 -14,1 -21,1 -48,0 +21,7 +19,4 +24,8 -30,0 -40,9 +1278,9 +82,2 -62,5 -74,7 -22,2
GT: Giaá trõ (triïåu USD)
XUÊËT KHÊÍU MÛÅC, BAÅCH TUÖÅC, THAÁNG 1 NÙM 2014
Thõ trûúâng NK mûåc, baåch tuöåc thaáng 1 nùm 2014 (GT) ASEAN 14,5%
Nga 1,7%
Caác nûúác khaác 3,5%
Trung Quöëc 5,2%
XK mûåc, baåch tuöåc thaáng 1, nùm 2010 - 2014 (GT) Triïåu USD 100
Nhêåt Baãn 24,0%
75 50 25
EU 15,4%
Thõ trûúâng
Haân Quöëc Nhêåt Baãn EU Italy Àûác Haâ Lan ASEAN Thaái Lan Trung Quöëc vaâ HK Höìng Köng Nga Öxtrêylia Àaâi Loan Myä Caác TT khaác Töíng cöång GT: Giaá trõ (triïåu USD)
74 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Haân Quöëc 35,7%
0
Thaáng 12/2013 (GT)
Thaáng 1/2014 (GT)
14,789 11,682 5,752 3,335 0,597 0,343 4,727 3,385 2,648 0,592 1,729 0,419 0,584 0,372 1,445 44,146
12,409 8,319 5,338 3,165 0,499 0,440 5,031 4,188 1,789 0,234 0,606 0,311 0,258 0,211 0,450 34,723
2010
2011 Tyã lïå GT (%)
35,7 24,0 15,4 9,1 1,4 1,3 14,5 12,1 5,2 0,7 1,7 0,9 0,7 0,6 1,3 100
2012
2013
2014
So vúái T1/2013 (%)
-1,4 -19,8 -2,3 -16,6 +55,8 +507,3 -20,3 -15,8 -33,8 -72,3 +0,3 +2,8 -24,8 -34,4 -51,2 -13,0
THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN
XUÊËT KHÊÍU CHAÃ CAÁ VAÂ SURIMI, THAÁNG 1 NÙM 2014 Thõ trûúâng NK chaã caá, surimi thaáng 1 nùm 2014 (GT) Caác nûúác khaác 6,5%
ASEAN 29,1%
XK chaã caá, surimi thaáng 1, nùm 2010 - 2014 (GT) Triïåu USD
Nhêåt Baãn 9,4%
30 24
Àaâi Loan 4,0%
18 12 6
Trung Quöëc 7,0%
EU 8,0%
Thaáng 12/2013 (GT)
Thõ trûúâng
0
Haân Quöëc 35,9%
2010
Thaáng 1/2014 (GT)
2012
Tyã lï åGT (%)
8,484 6,867 4,424 1,890 0,552 1,661 0,111 2,217 1,893 1,131 0,264 0,197 0,947 0,807 0,137 0,598 23,611
8,983 6,637 3,963 2,001 0,673 6,858 0,119 2,936 1,694 1,205 0,116 0,222 1,451 0,338 0,094 0,455 29,446
Haân Quöëc ASEAN Thaái Lan Xingapo Malaixia Trung Quöëc vaâ HK Höìng Köng Nhêåt Baãn EU Phaáp Ba Lan Litva Àaâi Loan Nga Myä Caác TT khaác Töíng cöång
2011
2013
2014
So vúái T1/2013 (%)
35,9 29,1 18,7 8,0 2,3 7,0 0,5 9,4 8,0 4,8 1,1 0,8 4,0 3,4 0,6 2,5 100
-13,2 +66,7 +68,1 +54,6 +165,7 -19,0 -47,6 +34,2 +201,1 +300,6 +169,0 -20,0 +148,3 -7,5 +18,4 +15,8
XUÊËT KHÊÍU CUA GHEÅ VAÂ GIAÁP XAÁC KHAÁC, THAÁNG 1 NÙM 2014 Thõ trûúâng NK cua gheå, giaáp xaác khaác thaáng 1 nùm 2014 (GT) Trung Quöëc 6,5%
ASEAN 1,9%
Àaâi Loan 3,7%
Caác nûúác khaác 6,5%
XK cua ghe, giaáp xaác khaác thaáng 1, nùm 2010 - 2014 (GT) Triïåu USD 15
10
5 EU 18,2%
Nhêåt Baãn 10,8%
Thõ trûúâng
Myä EU Phaáp Haâ Lan Anh Bó Nhêåt Baãn Trung Quöëc vaâ HK Höìng Köng ASEAN Xingapo Inàönïxia Àaâi Loan Öxtrêylia Canaàa Caác TT khaác Töíng cöång
Myä 52,4%
Thaáng 12/2013 (GT)
8,282 1,531 0,857 0,010 0,296 0,347 1,594 0,538 0,063 0,264 0,098 0,091 0,323 0,069 0,534 0,103 13,237
0 2010
Thaáng 1/2014 (GT)
4,697 1,635 0,827 0,349 0,160 0,143 0,970 0,584 0,087 0,173 0,078 0,086 0,331 0,112 0,267 0,202 8,971
2011
2012
Tyã lïå GT (%)
52,4 18,2 9,2 3,9 1,8 1,6 10,8 6,5 1,0 1,9 0,9 1,0 3,7 1,2 3,0 2,2 100
2013
2014
So vúái T1/2013 (%)
+66,9 -30,2 -23,8 -4,4 -75,6 -35,1 -42,5 -7,9 -32,4 -37,0 -51,2 +287,1 -1,9 +180,5 -16,0 +8,2
GT: Giaá trõ (triïåu USD)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
75
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ
Những phương pháp mới
Hiện nay, khai thác xa bờ và dài ngày trên biển đóng góp một phần rất quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, khâu bảo quản sau khai thác còn nhiều yếu kém, nên thất thoát nhiều.
Lắp đạt các hầm bảo quản với vật liệu foam P.U cho tàu thuyền ở Kiên Giang
Bảo quản theo phương pháp truyền thống
Có nhiều phương pháp để bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác trên các tàu cá như: ướp đá, cấp đông (trên tàu thu mua và khai thác có hệ thống cấp đông), phơi khô (chủ yếu trên tàu câu mực), sử dụng muối hoặc bảo quản bằng muối kết hợp đá … Hiện nay, biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với hầu hết ngư dân Việt Nam vẫn là bảo quản bằng đá. Với cách bảo quản này chất lượng hầm bảo quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho đá không bị tan chảy và giữ độ lạnh ổn định trong suốt quá trình khai thác.
76 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Hầm bảo quản thủy sản truyền thống được cách nhiệt bằng tấm xốp ép chặt vào vách hầm và vách được đóng chặn bằng gỗ tấm dày từ 1,5cm ÷ 2,0cm, thành vách hầm được sơn hoặc phủ bạt. Trên miệng hầm được đậy bằng miếng cao su dày 5cm để giữ kín. Với kết cấu như vậy, hầm chỉ giữ được đá từ 10-15 ngày, khi đá tan chảy sẽ làm cho thủy sản bị phân hủy, gây thất thoát đáng kể, khi vào đến bờ hải sản bị xuống cấp và hư hỏng rất nhiều. Bên cạnh đó, tuổi thọ của hầm truyền thống cũng rất ngắn, sau một thời gian sử dụng sẽ bị mất hơi (đá tan chảy nhanh hơn), nên
khoảng 5-6 năm buộc phải làm hầm mới. Nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản, Chính phủ đã có Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 về các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này. Theo đó, từ đầu năm 2013 đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Việt Đức đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt hầm bảo quản bằng chất liệu mút xốp P.U (foam P.U) và hầm ngâm hạ nhiệt thân cá tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang… Sau khi lắp đặt đưa vào sử dụng, nhiều ngư dân ở các địa phương đánh giá rất cao thiết bị mới này.
Hầm bảo quản với vật liệu foam P.U
Vật liệu foam PU (Poly Urethane) thực ra là sự kết hợp của hai dung dịch lỏng. Khi kết hợp chúng với nhau ở cùng áp lực thổi của máy nén khí, hỗn hợp sẽ được bơm vào hộc gỗ đã đóng sẵn và những khe hở dù là rất nhỏ cũng được lấp đầy bọt mút. Hỗn hợp dung dịch
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
nở ra, khô cứng lại và bám chặt vào thành gỗ sẽ làm kín các kẽ hở, vì vậy cách nhiệt tốt và tránh được các lực tác động từ bên ngoài vỏ tàu. Vách hầm sau khi được bơm foam PU vào bên trong sẽ được vệ sinh sạch, quét keo nhằm tăng độ bám dính của tấm inox (inox tấm 304 dày từ 0,45mm đến 0,5mm) vào gỗ, đồng thời làm kín bề mặt gỗ của vách hầm tàu, ngăn nước thẩm thấu . Khi lớp keo kết dính giữa vách gỗ và tấm inox khô, sẽ bắt vít inox 304 vào liên kết trên (với khoảng cách 30cm/vít inox) để tăng sự chắc chắn cho vách hầm tàu. Inox 304 là thép không gỉ, chịu lực uốn, không bị ăn mòn trong nước biển nên có độ bền cao. Bề mặt phẳng làm cho rong rêu khó bám, có tính vệ sinh tốt và chịu được lực va đập. Vách hầm tàu được ốp inox xong, những chỗ có khe hở (chỗ nối giữa tấm hai tấm inox và nơi góc hầm) sẽ được bơm keo silicon chịu nhiệt vào để làm kín. Với kết cấu như trên, hầm có độ kín cao, truyền nhiệt tốt, giữ nhiệt lâu và dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, cửa hầm tàu sẽ được lắp đặt bằng cửa kho lạnh đặc chuẩn (bên ngoài bọc inox 304 dày 1mm, bên trong có gia cố khung xương và bơm foam PU. Đồng thời, để liên kết chặt với khung hầm, cửa còn được gắn gioăng cao su xung quanh và bộ khóa cửa bằng inox 304, như vậy hầm không thoát nhiệt, tránh nước và không khí bên ngoài thẩm thấu vào. Theo ông Võ Quang Nhơn
(Tp Vũng Tàu), gia đình ông hiện đã có 7 cặp tàu ghe cào và 1 ghe lưới rút, tất cả đều có hầm bảo quản được bơm foam PU và ốp vách gỗ sơn bên ngoài. Tháng 6/2013 vừa qua, ông cũng vừa đóng xong 1 ghe lưới rút có 3 hầm bảo quản. Sau 3 chuyến biển (1 tháng/chuyến) ông Nhơn nhận xét: “Khi sử dụng hầm bảo quản (bên ngoài vách hầm ốp inox 304 và nắp inox 304 làm kín hầm tàu) tỷ lệ cá đạt chất lượng đến 95%. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 hầm thể hiện rõ rệt. Khi ở trong hầm vách gỗ thấy nóng nực và hơi ngộp thở, còn ở trong hầm ốp inox thì thấy mát và không khí dể chịu. Khi đo nhiệt độ, chênh lệch giữa hai hầm từ 40oC đến 50oC. Hao hụt đá của hầm ốp inox thấp hơn 20% so với hầm vách gỗ. Thời gian đi biển được kéo dài. Mỗi lần vệ sinh cho hầm bảo quản ốp inox chỉ cần 1 người trong 10 phút có thể làm sạch hết mùi hôi và chất nhờn, trong khi hầm vách gỗ phải cần 2 người làm mất 30 phút, nhưng vẫn không hết mùi hôi và còn chất nhờn bám trên thành vách”.
Hầm ngâm hạ nhiệt thân cá
Công nghệ lạnh ngâm là phương pháp làm lạnh nước biển ở nhiệt độ -40C để ngâm hạ nhiệt thân cá sau khi khai thác. Phương pháp làm lạnh này chủ yếu áp dụng trên các tàu câu cá ngừ đại dương và tàu lưới vây rút chì. Kết cấu hầm ngâm là vách được làm bằng inox 304 dày 1mm (hoặc composite dày 5mm) và được cách nhiệt bằng foam PU dày 10cm phía bên ngoài, có kích thước: sâu 1,6m, rộng 0,8m và dài 1,0m.
Bên trong hầm ngâm có lắp đặt bộ khung định vị cá theo hướng thẳng đứng, đầu ở phía dưới đáy bằng inox 304, bên trên miệng hầm ngâm là nắp inox có gioăng cao su làm kín, hầm được đặt âm hoàn toàn trong hầm chứa, sát cabin , bên dưới đáy hầm có lắp đặt van để xả nước. Sau 2 chuyến biển (1 tháng/ chuyến) ông Nguyễn Văn Việt (Bình Định) cho biết khi dùng 4 5 cây đá xay pha loãng với nước biển (thêm ít muối để đạt độ mặn 60‰), nhiệt độ nước ngâm sẽ xuống -40C, giữ được trong vòng 12 giờ cho mỗi lần ngâm 5 đến 6 con (tùy theo kích thước của cá). Trước khi ngâm, ông Việt đo được nhiệt độ giữa tâm của thân cá là 280C. Sau khi ngâm 5 giờ, nhiệt độ giữa thân cá hạ xuống 16oC và sau ngâm 10 giờ xuống 120C. Cá được ngâm hạ nhiệt khi vào bờ có bề mặt da săn, thịt cá chắc và đỏ hơn cá không ngâm. Lượng đá mang theo giảm từ 10% đến 15% và thao tác vệ sinh cũng khá dễ dàng. Chất lượng nguyên liệu thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phương pháp bảo quản là một trong những yếu tố rất quan trọng. Những mô hình và công nghệ bảo quản mới rất cần được tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến cùng phối hợp đầu tư, hỗ trợ các chủ tàu đánh bắt xa bờ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản của Việt Nam. n Trần Duy Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
77
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ:
Cầu nối chuyển giao công nghệ NTTS Việt Nam – Đan Mạch
K
hoa Thuỷ sản là một trong những khoa mạnh của Đại học Cần Thơ và là đơn vị khoa học hàng đầu trong của cả nước về lĩnh vực thủy sản. Bên cạnh công tác đào tạo và giảng dạy, khoa còn tích cực mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất, góp phần quan trọng
Bơm nước trung tâm của Trại cá Phú Thuận
78 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
vào phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói riêng và nghề cá nói chung cho toàn vùng ĐBSCL và cả nước. Sự tham gia dự án hợp tác thành lập Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản Việt Nam - Đan Mạch (VIDATEC) của khoa thể hiện vai trò cầu nối và tạo cơ hội tiếp cận giữa các đối tác công – tư Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực NTTS.
“Đan Mạch là một trong những quốc gia phát triển mạnh về khoa học công nghệ NTTS, nhất là mô hình NTTS tuần hoàn. Mô hình này đã phát huy tác dụng rất tốt trong thực tế sản xuất và được chuyển giao cho nhiều quốc gia, ứng dụng trên nhiều đối tượng như cá rô phi, cá hồi….” - TS Phạm Thanh Liêm, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, nhận xét. Ông cho biết: “Trong dự án VIDATEC, chúng tôi cũng đang
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Ao nuôi cá tra của Công ty TNHH Thuận Hưng
tích cực triển khai nhằm tiến tới xây dựng mô hình mẫu trong thời gian tới nhằm kiểm chứng tác dụng cũng như tính hiệu quả của các công nghệ NTTS Đan Mạch trên các đối tượng nuôi tại Việt Nam, trước hết là con cá tra”. Ngay từ khi tham gia dự án, Khoa Thủy sản đã tích cực phối hợp với các đơn vị nuôi thủy sản, nhất là các DN trên địa bàn để tìm kiếm địa điểm xây dựng mô hình thí điểm. Hiện, khoa đã chọn và tích cực phối hợp với phía đối tác là Công ty TNHH Thuận Hưng (Cần Thơ) hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi, nhất là hệ thống lưới điện, để tiến tới xây dựng vùng nuôi này thành mô hình trình diễn đầu tiên của Việt Nam về áp dụng công nghệ NTTS của Đan Mạch vào thực tế sản xuất.
“Cái khó trong quá trình lựa chọn địa điểm và đối tác để xây dựng mô hình thí điểm là nguồn điện không đáp ứng được yêu cầu, vì đa số là nguồn điện một pha, trong khi máy móc, trang thiết bị từ Đan Mạch lại sử dụng nguồn điện 3 pha. Ban đầu, chúng tôi chọn đối tác là công ty CASEAMEX, nhưng vì nguồn điện không đáp ứng được nên phải đổi sang Công ty TNHH Thuận Hưng. Tuy qui mô nhỏ hơn, nhưng nếu cần sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn trong quá trình triển khai”- TS Liêm cho biết. Ông thông tin thêm: “Trong quá trình tìm kiếm đối tác, chúng tôi thấy các DN nuôi thủy sản rất hào hứng và mong muốn tham gia dự án, vì đây là cơ hội rất tốt để họ có thể tiếp cận với công nghệ nuôi mới và tiên tiến trên thế giới”. Hiện nay, Khoa Thủy sản
cũng đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị, đối tác có liên quan trong dự án xây dựng chương trình hợp tác toàn diện, trong đó có sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ và tiến trình thực hiện rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo triển khai dự án đúng tiến độ. Theo TS. Liêm, dự kiến trong năm 2014, dự án sẽ có những đánh giá sơ bộ về sự phù hợp cũng như hiệu quả và tác dụng của các công nghệ Đan Mạch áp dụng trên con cá tra trong điều kiện sản xuất thực tế tại Việt Nam. n Đ.V.T
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
79
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Sản phẩm mới Cá tuyết hấp nước sốt pesto cà chua khô Đây là sản phẩm mới trong dòng món khai vị của Orca Bay Seafood. Sự kết hợp độc đáo của cá tuyết Alaska và pesto cà chua khô, rau húng nên nó trở thành một sản phẩm chế biến sẵn tuyệt vời và rất tiện lợi vì có thể nướng hoặc rã đông bằng lò vi sóng. Sản phẩm này đã đoạt giải thưởng People’s Choice tại cuộc thi hàng năm của Hiệp hội Phát triển thủy sản Alaska. n Undercurrent News
Cá chế biến kiểu Anh của Janes
Với nguyên liệu từ phi lê cá đánh bắt tự nhiên, bền vững, sản phẩm được tẩm lớp bột kiểu Anh truyền thống. Bên ngoài giòn và mềm, bên trong xốp. Phi lê cá cỡ lớn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn tối thủy sản và khoai tây tại nhà. Sản phẩm không chứa chất béo chuyển hóa và chất bảo quản nhưng có chứa omega 3. n janesfamilyfoods.com
Món salat tôm chín của Panamei Cá hồi cắt thanh của Blue Horizon Wild Được làm từ cá hồi đỏ tự nhiên khai thác ở vùng biển ngoài khơi Alaska, cá được ướp gia vị và bao bột làm từ bánh mì giòn không chứa gluten. Sản phẩm được chiên nhanh và cấp đông nhanh tạo nên sản phẩm snack thủy sản có chứa nhiều omega-3 DHA. n Infofish 2/2013
80
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Món salat tôm thịt, chín là sự lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhanh. Tôm chín trộn salat và ăn với gia vị theo sở thích, không nên cho nấu lại. Sản phẩm có gói 1 pao và chứa nhiều protein. n panamei.com
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Đồ hộp cá ngừ câu tay của Centure Canning
Sản phẩm mới mang tên Century Tuna Handline được chế biến từ cá ngừ vây vàng câu tay. Cá được cắt khúc ngâm trong dầu oliu. Đây là sản phẩm hảo hạng với hàm lượng Omega 3 DHA cao có lợi cho sức khỏe toàn thân, tim và trí nhớ, đồng thời có mùi vị rất thơm ngon. n Infofish 2/2013
Tôm bao bột
Cá ngừ vằn cắt khúc ướp dầu tỏi của Tosakatsuo Suisan Sản phẩm được chế biến từ cá ngừ vằn của nghề câu cần đạt chứng nhận MSC. Miếng cá được ướp dầu tỏi và hạt tiêu trước khi đưa vào nướng. Cá cũng được xử lý kỹ trước và sau khi cấp đông nhanh trên tàu ở nhiệt độ -600C để giữ hương vị và cơ thịt chắc sau rã đông. Sản phẩm được đóng gói bán lẻ 301g/túi . n Infofish 2/2013
Tôm bao bột chiên Shirakiku Ebi, chế biến từ tôm chân trắng được nhúng bột mì và bột đao ướt sau đó bao bột vụn bánh mì Panko. Mỗi gói có trọng lượng 170 g được bán với giá 2,99 USD. Shirakiku là nhãn hiệu độc quyền của Niishimoto đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Nhật Bản tại Mỹ và nay đang được mở rộng sang cộng đồng người châu Á. n Infofish 2/2013
Dòng sản phẩm ăn liền của Alesko Thành phần chính của dòng sản phẩm là tôm Đại Tây Dương. Đây là thực phẩm tiện dụng có thể kết hợp với rau hay pasta để có ngay suất ăn trong vài phút. Tôm được trộn với nhiều gia vị khác nhau và được đóng trong lọ thủy tinh có trọng lượng 180g. Sản phẩm rất phù hợp với những người bận rộn nhưng muốn có các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. n Infofish 3/2013
Hằng Vân lược dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
81
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Bộ cảm biến kỹ thuật số
Các bộ cảm biến kỹ thuật số SDI12 hoặc thiết bị Modbus RS 485 do công ty PONSEL phát triển dùng để đo các thông số của nước như độ PH, ôxy hóa khử, độ truyền dẫn, độ đục, nhiệt độ và ôxy hòa tan. Các bộ cảm biến này nhỏ gọn, nhanh và chống chịu nước, tiêu thụ năng lượng điện thấp và không bị gãy. n Infofish 3/2013
Xe đẩy một bánh
Xe đẩy một bánh của Hwa Sung làm từ chất liệu thép không gỉ và ni lông. Chúng có thể chịu được nhiệt độ cao, từ 1400C đến nhiệt độ thấp -250C như trong phòng cấp đông. Xe không gỉ và có thể chịu được cả nước ngọt và nước mặn. n Infofish 3/2013
82
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Thùng nhựa công nghiệp
Các loại thùng FPO, MAXFPO và MAX dạng nan của Nikamal Ltd, được thiết kế cho các hệ thống lưu kho tự động, các dây chuyền lắp ráp và lưu kho phụ tùng. Loại thùng này dùng trong xử lý và lưu giữ hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu với công nghệ tiên tiến. Thùng được làm từ 100% PPCP dùng trong công nghiệp tạo nên độ bền và chắc cho sản phẩm. n Infofish 3/2013
Tủ cấp đông rời (IQF) của Industrial Refrigeration Pvt
Tủ đông IQF dạng tunnel có thể cấp đông và làm lạnh nhiều loại sản phẩm rời trong ngành chế biến thực phẩm. Máy có thể xử lý 0,5- 0,25 tấn sản phẩm/giờ, đảm bảo chất lượng IQF và có tính năng cấp đông linh hoạt cao. Máy gồm quạt, động cơ và giàn bay hơi, diện tích bề mặt lớn để hạn chế tình trạng sụt áp suất. Luồng khí mạnh có thể đẩy nhiệt ra khỏi sản phẩm nhanh. n Infofish 3/2013
KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå
Máy đóng gói dạng đứng
Máy đóng gói dạng đứng của GEA Food Solution gồm các máy lắp liên tục và rời, cho ra nhiều hình dáng và kích cỡ bao gói khác nhau. Máy cho phép hàn túi theo các phương pháp như hàn PTC, hàn nhiệt và hệ thống hàn siêu kín khí. Smart Packer của GEA có các máy đóng gói có thể đóng túi với chiều dài lên tới 550mm và chiều rộng 400 mm. Công suất tối đa đạt 250 túi/phút trên dây chuyền liên tục và 130 túi/phút trên các máy rời. n Infofish 3/2013
Máy dò kim loại
Máy dò kim loại KD81XX Metal với đầu dò độ nhạy cao và nguyên lý hoạt động mới. Khả năng phát hiện kim loại (về kích cỡ) tốt hơn nhiều so với các máy hiện nay. Các chức năng tìm kiếm tự động và tự giới hạn cũng được nâng cao. Thiết bị chịu nước và thiết kế hợp vệ sinh. n Infofish 3/2013
Máy phân loại bằng năng lượng gió
Được chế tạo để loại tôm, mực ống nhỏ, đầu, đuôi, vảy và các bộ phận khác nằm lẫn trong sản phẩm cá trích. Có thể điều chỉnh lưu lượng gió và khối lượng sản phẩm đưa vào máy để nâng cao năng suất và mức độ phân loại. Băng chuyền có gắn nam châmvào băng tải để dễ dàng loại bỏ kim loại. Máy được làm từ thép không gỉ và có hai cỡ khác nhau. n Infofish 2/2013
Băng chuyền kéo dạng ống
Băng chuyền kéo dạng ống Chain-Vey là sản phẩm của công ty Mordern Process Equipment Corporation. Công nghệ xích và đĩa nhẹ nhàng di chuyển sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến chất lượng và kích cỡ sản phẩm. Máy được thiết kế hợp vệ sịnh. Ngoài ra, ống kín bảo vệ hương vị sản phẩm và môi trường xung quanh. Băng chuyền tiết kiệm năng lượng, thiết kế linh hoạt. n Infofish 2/2013
Hằng Vân lược dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
83
PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH
Chung tay xử lý nước thải chế biến thủy sản Ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra là vấn đề nan giải cả về tài chính lẫn công nghệ. Tuy nhiên, với sự phối hợp hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, nhất là quyết tâm từ phía DN, bài toán nước thải từ chế biến sẽ có thể được giải.
Hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, đạt chuẩn của Công ty TNHH Hải sản Việt Hải tại Hậu Giang
Ám ảnh ô nhiễm môi trường
Khi còn nhỏ, bao người trong chúng ta đã thả mình theo dòng nước thiên nhiên trong xanh, ngọt lành, không cần cầu nhảy hay bể bơi diệt khuẩn, vẫn có thể thoải mái tung người từ trên cây hay bờ sông xuống nước. Đó là hẳn là những trải nghiệm không thể quên về một thời thơ ấu hồn nhiên, vô tư, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên với Miền Tây sông nước.
84 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Những dòng sông mang nặng phù sa, bồi đắp cho một vùng đồng bằng rộng lớn trù phú và mang về không ít những sản vật tự nhiên vô cùng đặc sắc. Dù là con nước lớn hay ròng cũng luôn nhiều cá tôm. Ốc lát, ốc bươu,... trôi đầy theo con nước, cá linh, cá dảnh, tôm càng…ngoi ngóp mé sông là những hình ảnh không khó bắt gặp. Thiên nhiên đã ưu ái vùng đất này, thế nhưng con người dường
như đã quá vô tình tàn phá, hủy hoại dần chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Hình ảnh những đoàn trẻ thơ tắm sông ngày càng hiếm thấy, nguồn lợi thủy sản ngày càng ít dần vì môi trường ô nhiễm. Nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh. Nhiều loài nuôi có sản lượng rất lớn như cá tra đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết được một lượng lớn lao động địa phương và mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, nhưng ngành chế biến thủy sản cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường bởi tính chất và thành phần chất thải của nó. Phần lớn các DN thủy sản đã có hệ thống xử lý nước thải, thực hiện đăng ký đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn chuyên môn. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh, nhiều DN tăng sản lượng chế biến phục vụ XK, nên hệ thống xử lý nước thải quá tải, khiến không ít nước thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm cục bộ một số nơi.
PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH
Theo các nhà khoa học, nước thải trong chế biến thuỷ sản có hàm lượng COD, BOD, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho và dầu mỡ động thực vật cao hơn từ 4 lần đến 50 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho bất cứ cơ sở sản xuất hay nhà máy chế biến nào cũng đều không hề đơn giản, nó đòi hỏi kinh phí cũng như diện tích đất khá lớn. Trong đó, phí đầu tư xử lý nước thải trung bình cho 1 m3 xử lý nước thải, phải tốn từ 8 đến 12 triệu đồng và chi phí vận hành cho 1m3 nước thải tốn khoảng 2.500 đến 4.500 đồng. Chi phí lớn đã khiến một số DN ngại đầu tư, dẫn đến tình trạng xả nước thải không qua xử lý làm tăng áp lực ô nhiễm môi trường hiện tại.
Đồng lòng sẽ không quá khó
Theo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 hiện có hơn 100 DN đang hoạt động, trong đó có nhiều DN thủy sản có khả năng gây ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Do hiện nay Khu công nghiệp Trà Nóc không có hệ thống xử lý nước thải chung nên nhiều DN xả nước thải không qua xử lý trực tiếp ra hệ thống thoát nước của KCN hoặc môi trường bên ngoài, gây ô nhiễm. Để giải quyết thách thức trên, ngay từ ban đầu, lãnh đạo thành phố đã tích cực phối hợp hỗ trợ các đối tác tiến hành Dự án hợp
tác nghiên cứu Việt - Đức nhằm phát triển Chiến lược quản lý nước thải tổng hợp cho Khu công nghiệp, gọi tắt là AKIZ, đảm bảo tính hiệu quả và vận hành bền vững toàn bộ các thành phần trong hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp. Với mục tiêu sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm giảm lượng nước thải, tái sử dụng năng lượng và thu hồi nguyên liệu quý từ nước thải công nghiệp, Chương trình AKIZ được kỳ vọng trở thành hình mẫu áp dụng cho các Khu công nghiệp ở Cần Thơ và cả nước. Tại Hậu Giang, Công ty TNHH Hải sản Việt Hải, một trong những đơn vị chế biến thủy sản từng bị phàn nàn về chất lượng nước thải, đã quyết tâm đầu tư tài chính, công nghệ cho xử lý nước thải nên chỉ trong một thời gian ngắn tình trạng ô nhiễm đã được khắc phục. Trong lần đến thăm và làm việc tại công ty gần đây, ông Nguyễn Thành Nhơn - PCT UBND tỉnh đã phát biểu: “Thật sự chúng tôi rất bất ngờ khi tham quan hệ thống xử lý nước thải của công ty. Hệ thống đồng bộ, hiện đại, nước thải đạt chuẩn, bên ngoài hệ thống xả thải cây cỏ xanh tươi, cá tôm bơi lội. Đây thật sự là tin mừng không chỉ đối với riêng công ty mà còn đối với chính quyền địa phương”. Cùng với ngành chế biến thủy sản XK, ngành chế biến phụ phẩm, sản xuất bột cá, mỡ cá cũng đang trải qua giai đoạn “nóng” của quá trình phát triển. Đây là ngành sản xuất rất nhạy cảm với môi trường vì lượng chất
thải khá lớn, đòi hỏi kỹ thuật xử lý phức tạp. Ông Châu Minh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm, một trong những DN sản xuất bột cá tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang cho biết: “DN nào cũng chỉ muốn yên ổn để làm ăn, không ai lại thích cái việc lén lút xả thải ra sông để rồi phập phồng chờ chịu phạt. Thế nhưng việc xử lý nước thải, chất thải không đơn giản. Ngoài việc phải đầu tư nguồn tài chính lớn, công tác này đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật khá cao và phức tạp mà không phải DN nào cũng có thể tiếp cận. Cơ quan quản lý nếu chỉ xử phạt thì không thể nào giải quyết dứt điểm được”. Với quan điểm đó, ông đề nghị, ngoài việc hỗ trợ DN về tài chính, cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với các nhà nghiên cứu và các DN thành lập hội đồng khoa học nghiên cứu các qui trình công nghệ mới trong xử lý nước thải cũng như thẩm định, đánh giá các qui trình công nghệ của nước ngoài nhằm hỗ trợ DN tiếp cận được các công nghệ mới, hiện đại, đầu tư đúng hướng, hiệu quả và không gây lãng phí. Xử lý nước thải trong chế biến thủy sản là một vấn đền nan giải, tuy nhiên nó sẽ không quá khó nếu như có sự đồng lòng, chung tay góp sức hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các nhà khoa học và quyết tâm, nỗ lực từ phía doanh nghiệp. n Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
85
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Phòng chống bệnh hoại tử cơ (IMNV) ở tôm chân trắng
Kinh nghiệm từ Inđônêxia p Poh Yong Thong
Hiện nay, trên thế giới chưa có biện pháp chữa trị bệnh này, vì vậy phòng chống bệnh bằng các quy trình nuôi tốt và an toàn sinh học là vấn đề then chốt để khắc phục thất bát vụ nuôi.
Tôm chết do bệnh IMNV ở các giai đoạn nghiêm trọng dần (từ phải qua trái)
G
iống như virut Hội chứng đốm trắng (WSSV) và virut Hội chứng Taura (TSV), bệnh do virut hoại tử cơ (IMNV) xảy ra là do sự lây truyền chéo giữa các loài. Hoạt động thương mại ngày càng tăng do toàn cầu hóa đã kéo theo những hoạt động qua lại nơi biên giới của các loài ngoại lai, những loài này đã có thể bị nhiễm bệnh từ gốc mà không được biết. Inđônêxia là một trong hai quốc gia chính thức bị ghi nhận đã nhiễm bệnh hoại tử cơ (IMNV) mà dân địa phương gọi là ‘Myo’. Báo cáo đầu tiên về dịch bệnh này là từ Đông Bắc Braxin vào tháng 9 năm 2002. Còn tại 86 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Inđônêxia, báo cáo đầu tiên được đưa ra vào tháng 5/2006 ở vùng Situbondo, Đông Java. Bệnh sau đó lây truyền nhanh chóng. Đến tháng 4/2007, bệnh lan đến Đông Bắc Sumatra và sang quý 3/2009 lan đến các đầm nuôi ở Tây Kalimantan và Sulaweisi. Năm 2007, bệnh IMNV ở Inđônêxia được cho là xuất phát từ các nguồn tôm giống bố mẹ nhập khẩu từ Braxin. Nhận định này dựa trên cơ sở những khảo sát cho thấy chuỗi axit nucleic của IMNV ở địa phương và chuỗi axit nucleic IMNV ở Braxin giống nhau tới 99,6%. Phân tử virut IMNV có thể tồn tại trong khoảng trên 60 ngày, trong khi các phân tử virut
Hội chứng đốm trắng (WSSV) chỉ tồn tại được 3 ngày. Gen di truyền của IMNV là ARN, khiến cho bệnh IMNV rất dễ có những đột biến nhanh hơn so với bệnh do virut Hội chứng đốm trắng (WSSV), một hội chứng có gen di truyền là AND. Bệnh IMNV phát sinh trong suốt mùa đông và mùa hè, không giống như bệnh do virut Hội chứng đốm trắng (WSSV) và Hội chứng virut Taura (TSV), hai loại bệnh này chỉ hay xảy ra ở nhiệt độ dưới 260C và hiếm khi phát hiện thấy ở nhiệt độ trên 300C.
Phá hoại mùa màng
Trong hầu hết các trường hợp, tôm thường bị nhiễm bệnh hoại tử cơ (IMNV) ở giai đoạn 40 và trên 40 ngày nuôi. Tôm nhiễm bệnh có các triệu trứng lờ đờ, mất thăng bằng, bơi gần mặt nước, ăn ít và tăng sinh phần cơ bị chết, phần cơ này có màu trắng nhợt, sau đó nhanh chóng chuyển sang màu đỏ, giống như màu tôm chín và tỷ lệ tôm chết ngày càng tăng. Dịch bệnh tấn công có liên quan đến các yếu tố gây ức chế do những thay đổi về nhiệt độ
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
và độ mặn, chấn động mạnh do đánh bắt trong thời gian thu tỉa hoặc lấy mẫu tôm bằng lưới quăng. Thời gian nhiệt độ cao trên 320C bị kéo dài thường làm cho tôm chân trắng ăn nhiều hơn thông lệ. Tiếp đó, do nồng độ amoniac trong các hệ thống nuôi tăng, gây ức chế ngày càng lớn cho tôm dẫn đến tỷ lệ chết cao. Tuy nhiên, ngay từ trước khi bị ức chế, tôm vẫn có thể ăn nhiều. Bệnh IMNV khiến việc tôm chết xảy ra từ từ , vì vậy người nuôi hay hiểu lầm rằng tình hình đang ổn dần.
Thiệt hại về kinh tế
Không như các ao đầm nuôi bị nhiếm virut Hội chứng đốm trắng, những đầm nuôi bị nhiễm bệnh IMNV, tôm thường chết từ từ. Do vậy, tỷ lệ sống là rất thấp và hệ số thức ăn (FCR) tăng cao làm đội chi phí sản xuất. Trong một nghiên cứu đã được báo cáo của các thành viên nhóm FKPA (Diễn đàn thông tin nuôi trồng thủy sản) ở Lumphung cho thấy năm 2011, tỷ lệ sống của tôm chân trắng giảm từ 82% xuống còn 55% trong năm 2010. Trong nhiều trường hợp trầm trọng hơn, tỷ lệ sống chỉ còn chưa đến 25%. Hệ số thức ăn tăng và tỷ lệ sống giảm sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi.
Các biện pháp phòng ngừa
Do hiện nay chưa có các biện pháp chữa trị bệnh này, nên phải phòng bệnh bằng cách thực hiện các quy trình nuôi tốt, cơ bản và an toàn sinh học.
Biểu hiện bệnh IMNV ở giai đoạn đầu là cơ thịt ở đốt gần đuôi bị hoại tử màu trắng nhờ (Con tôm ở trên) (ảnh của Tiến sĩ Donald Lightner, ĐH Arizona, Mỹ)
Các quy trình thực hành nuôi tốt Người nuôi phải tuân thủ tất cả các quy trình thực hành nuôi cơ bản, loại bỏ triệt để phần bùn lắng và khử trùng nước. Điều quan trọng là không để nước chưa được xử lý lọt vào ao nuôi trước khi bước vào giai đoạn nuôi 60 ngày, đồng thời diệt trừ các vật chủ mang bệnh từ các loài trong tự nhiên như giáp xác, bò sát, chim... Sau đó thực hiện những hoạt động sau: - Tuyển chọn kỹ càng con giống đã được các phòng kiểm nghiệm có danh tiếng chứng nhận không bị nhiễm virut IMNV. Lưu ý rằng khi con giống sạch bệnh (SPF) đã đi ra khỏi cơ sở sản xuất giống thì tiêu chí sạch bệnh của nó không còn được đảm bảo nữa do có nhiều bất trắc trong môi trường ao nuôi tương đối mở. - Đảm bảo an toàn sinh học và hạn chế người vào vùng nuôi, thực hiện rửa chân và các phương tiện vận chuyển, lắp đặt
các phương tiện loại trừ vật chủ mang bệnh. - Đưa nước có chất lượng tốt vào cho tôm: giữ lượng ôxy hòa tan (DO) luôn luôn ở mức trên 4ppm, độ pH tối ưu nằm trong khoảng 7,8-8.2 và độ kiềm gần 120ppm, đủ khoáng chất (magiê và canxi), nhất là trong mùa mưa và độ mặn dưới 15ppt. Chế độ ăn Sử dụng loại thức ăn có uy tín. Ở những khu vực dễ xảy ra bệnh IMNV cần cho ăn hạn chế với tổng lượng 200kg thức ăn cho 100.000 con giống trong 30 ngày. Trong chuyến đi khảo sát thực tế, tác giả bài viết đã nắm được nhiều chế độ cho ăn trong 30 ngày, như từ 165-450kg cho 100.000 con giống. Tất cả các chế độ ăn như trên đều cho kết quả tốt, mặc dù chế độ ăn với tổng lượng thức ăn 165kg sẽ có tốc độ lớn chậm hơn nhưng giữ được chất lượng nước tốt, trong khi đó chế độ cho ăn 450kg, tôm lớn rất nhanh nhưng dịch bệnh có thể xảy ra sớm hơn. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
87
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Cho ăn nhiều sẽ thúc đẩy tôm lớn nhanh, nhưng lại gây tải lượng chất hữu cơ cao khiến mức amoniac và sunphua hyđrô tăng. Điều kiện này gây sự bùng nổ phù du thực vật và vi khuẩn mang mầm bệnh. Tôm chân trắng sẽ ăn rất mạnh vào thời điểm nhiệt độ nước cao trên 310C nên tải lượng chất hữu cơ và amoniac cao. Trên 310C, người nuôi được khuyến cáo sử dụng chế độ cho ăn tương tự như ở nhiệt độ 300C nhằm tránh đẩy tải lượng chất hữu cơ lên quá cao. Tiệt trừ Vibrio Sử dụng các loại lợi khuẩn có uy tín để tiệt trừ khuẩn Vibrio là việc rất quan trọng. Tác giả bài viết đã chứng kiến một trại nuôi tôm được giám sát và duy trì Vibrio ở mức dưới 10% tổng khuẩn bằng cách bổ sung lợi khuẩn hàng ngày vào ao nuôi. Ngoài ra, nên trộn thêm vào thức ăn một lượng Lactobacillus. Cơ sở nuôi có thể được mùa ở ba vụ nuôi liên tiếp trong năm với hệ số thức ăn rất tốt và tỷ lệ sống lên gần 90%. Giá thành của lợi khuẩn chỉ
chiếm gần 0,23USD/kg tôm. Một khuyến cáo khác là cần đảm bảo không đưa tôm đã từng bị ức chế vật lý vào trở lại ao nuôi để tránh mọi sự lây truyền ngang, có nghĩa là tất cả những con tôm đã bị lấy mẫu bằng lưới thì sẽ không nên thả trở lại ao nuôi. Sức tải của cơ sở nuôi Do mỗi cơ sở nuôi có hình thức hạ tầng khác nhau, nên việc có đầy đủ các thiết bị cũng như thời gian và khả năng chịu đựng sức tải của các cơ sở này khác nhau. Vì vậy khi ao nuôi đã đạt đầy đủ công suất, tốt nhất là nên thu tỉa từng phần để giảm tải cho ao hoặc nên thu hoạch hết toàn bộ, nếu không tôm sẽ bị ức chế kéo dài. Về mật độ nuôi, nên thả giống ở mật độ phù hợp với sức tải của ao nuôi. Một số người nuôi cho biết nuôi đa loài với cá rô phi sẽ hạn chế được sự cố dịch bệnh IMNV và WSSV. Nên thả cá rôphi giống cỡ nhỏ với mật độ thấp vào ao nuôi để tôm chân trắng đã lớn đến cỡ có thể tránh bị cá ăn thịt. Thực tế, dịch nhầy của cá rôphi đã ngăn cản được sự xâm nhập
Kỹ thuật viên Meryanto giới thiệu máy nén khí với thiết bị thở. Một số công nhân có thể làm công việc hút xiphoong dưới nước đến 2 giờ liên tục mà không phải ngoi lên
88 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
và tăng sinh của các loại vi sinh mang mầm bệnh. Piscidins là chuỗi polipeptit được phát hiện trên da cá có phổ hoạt động rộng chống lại được virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Inđônêxia đã có một nghị định liên bộ cho phép đưa ra quy chế về Kiểm dịch thủy sản quốc gia nhằm giúp nước này ngăn chặn việc tiếp tục đưa vào các loại dịch bệnh ngoại lai thông qua các hoạt động qua lại ở biên giới.
Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Khi trại nuôi bị nhiễm dịch bệnh IMNV, cần kiểm dịch ao nuôi bị nhiễm bệnh và khử trùng tất cả thiết bị và dụng cụ đã được dùng cho ao bị nhiễm. Không nên thay nước quá nhiều để hạn chế sự biến động của các thông số như độ mặn, độ pH và nhiệt độ, những yếu tố làm tăng sự ức chế. Tăng sục khí bằng cách bổ sung thêm máy nhằm cải thiện chất lượng nước. Giảm hoặc ngừng ngay việc cho ăn vì thức ăn mà tôm không ăn hết sẽ làm gia tăng tải trọng hữu cơ và amoniac. Sử dụng mật mía với tỷ lệ bằng 25% lượng thức ăn hàng ngày hoặc dùng các lợi khuẩn có uy tín để bổ sung vào thức ăn và nước, đồng thời trộn thêm các loại thuốc bổ lên thức ăn để tăng cường và kích hoạt hệ thống miễn dịch như vitamin C, chitosan, omega axit béo, glucan, mannan oligosaccharide, phospholipid, astaxanthin và một số loại khoáng chất, magiê, selen và kẽm. Loại bỏ tôm chết để tránh sự
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
lây lan dịch bệnh. Ở Inđônêxia, do người nuôi thường xuyên dùng xiphông nên vùng giữa ao rất sạch. Một số người còn đặt thêm đường ống đầu ra từ giữa ao để lùa hết tôm chết tích tụ ở đây và thu chúng vào các túi lưới đặt ở kênh dẫn nước thải. Tôm dễ nhạy cảm nhất vào thời kỳ trăng tròn và không có trăng. Vì vậy, một vài ngày trước khi trăng tròn hay không có trăng, người nuôi phải làm sạch các chất hữu cơ quá dư thừa trong ao nuôi, sử dụng hóa chất sodim percarbonate, tiếp đó bổ sung các khoáng chất và lợi khuẩn để cải thiện chất lượng nước. Cuối cùng, nếu tỷ lệ chết càng tệ hơn thì tốt nhất là thu hoạch khẩn cấp để cắt lỗ.
Hình 1
Mầm bệnh
Kết luận
Nhà nghiên cứu Sneszko đã minh họa biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng 3 yếu tố dịch tễ học như sau: hình 1 Mục đích quản lý sức khỏe tôm là giảm hoặc hạn chế đến mức thấp nhất mầm bệnh đồng thời tối ưu hóa điều kiện môi trường cho tôm và tăng cường tình trạng sức khỏe của nguồn giống thông qua các biện pháp di truyền và dinh dưỡng. Chúng ta cần cố gắng tạo ra một hình thái lý tưởng được thể hiện như dưới đây: hình 2 Cuối cùng, mục tiêu là an toàn sinh học bằng cách cô lập mầm bệnh khỏi tôm và môi trường. (hình 3) n Trung Mai dịch Theo Asia Pacific Aquaculture
Môi trường
Vật chủ/nguồn giống
Hình 2 Mầm bệnh
Vậtchủ/nguồn giống
Môi trường
Hình 3 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
89
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Giải quyết bài toán điện năng
phục vụ nuôi tôm công nghiệp Cung cấp đủ điện năng để phục vụ sản xuất là một trong những yêu cầu quan trọng và là thách thức lớn đối với nuôi tôm công nghiệp trong năm 2014. Nếu không có sự đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện kịp thời, tốc độ phát triển của ngành tôm trong năm 2014 và những năm tiếp theo có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm chân trắng là nguyên nhân gây thiếu điện cục bộ tại nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm tại ĐBSCL.
Gánh nặng ngành điện
2013 là năm bước ngoặt đánh dấu sự phục hồi và phát triển của ngành tôm cả nước sau một thời gian dài “điêu đứng” vì dịch bệnh hoành hành, cũng là năm “thắng lợi kép”của ngành tôm khi đạt năng suất và sản lượng cao, đồng thời lại được giá, nhiều hộ nuôi tôm có lãi, đời sống được cải thiện đáng kể. Lần đầu tiên, tôm chân trắng đã vượt tôm sú về sản lượng, góp phần đáng kể vào sự thành công chung của toàn ngành. Bên cạnh vấn đề dịch bệnh, sự lên ngôi của tôm chân trắng cũng nảy sinh một số vấn đề nan giải khác, nhất là tình trạng thiếu điện phục vụ hoạt động nuôi tôm. 90 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Với đặc tính sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, tôm chân trắng đã gia tăng mạnh diện tích nuôi chỉ trong một thời gian ngắn. Tại nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm ở ĐBSCL, quá trình chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm chân trắng trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Theo dự đoán quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Do được nuôi thâm canh với mật độ rất cao, nhu cầu về điện thắp sáng, quạt nước, bơm nước….tăng cao đã khiến lượng điện năng tiêu thụ tăng nhanh đáng kể, cao gấp 5 đến 6 lần so với trước đây. Thiếu hụt điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất nuôi
trồng được xem như là một thách thức mới của ngành tôm. Đặc biệt, tại Sóc Trăng, tỉnh trọng điểm về phong trào nuôi tôm và chuyển đổi đối tượng nuôi mạnh mẽ, tình trạng này diễn ra ngày càng gay gắt. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Sóc Trăng, để cung cấp đầy đủ điện năng cho sản xuất NTTS trong năm 2014 và những năm tiếp theo, ngành điện lực Sóc Trăng cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo gần 95km đường dây trung thế, 244 km đường dây hạ thế và 216 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư dự kiến là 85,5 tỷ đồng để phục vụ cung cấp điện cho 9.196 ha nuôi tôm nước lợ. “Bệnh cạnh vấn đề dịch bệnh, nếu trong năm 2014, vấn đề cung cấp điện cho nuôi tôm không được giải quyết, tôi e tình hình sản xuất, NTTS sẽ gặp khó khăn, do vậy thành tích XK 520 triệu USD của tỉnh trong năm 2013 vừa qua sẽ rất khó phát huy tiếp đà tăng trưởng” - ông Trần Thành Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết. Ông khẳng định: “Lãnh đạo tỉnh sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tìm mọi giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
sự phát triển ổn định, cung cấp đầy đủ điện năng phục vụ cho sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhấp tình trạng thiếu điện cục bộ để người dân yên tâm sản xuất”. Tuy vậy, giải quyết vấn đề điện năng cho nuôi tôm trong thực tế lại rất khó khăn. Ông Nguyễn Thành Duy, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Điện lực Miền Nam (EVN Miền Nam) cho rằng: “Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, nhất là bài toán về tài chính. Trong những năm qua, ngành điện chúng tôi đã tập trung rất nhiều nguồn lực đầu tư cho đường dây Hà Tiên- Phú Quốc, đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện phục vụ nuôi tôm nước lợ tại Bạc Liêu, Cà Mau hay hệ thống lưới điện phục vụ trồng thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… Chúng tôi đã phải bỏ ra một số vốn quá lớn nên dù rất thông cảm với bức xúc của người dân và lãnh đạo địa phương nhưng thật sự EVN miền Nam không còn đủ sức để đầu tư hoàn toàn vào lưới điện ở Sóc Trăng nếu như không có sự phối hợp và vốn đối ứng từ các nguồn khác”.
Xã hội hóa – Giải pháp cho bài toán điện năng phục vụ nuôi tôm công nghiệp
Với số vốn đầu tư nâng cấp cải tạo lưới điện lên đến cả trăm tỷ đồng, con số quá lớn so với một tỉnh nghèo như Sóc Trăng. Chính vì thế, chia nhỏ quá trình đầu tư thành nhiều giai đoạn với các mức ưu tiên khác nhau, cùng với đó là xã hội hóa nguồn vốn bằng cách vận động sự ủng hộ đầu tư từ nguồn vốn tuyến huyện, xã và của người dân là
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng và Tổng Công ty Điện lực Miền Nam bàn bạc, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo đầy đủ điện năng phục vụ sản xuất nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
giải pháp mà ngành điện tỉnh Sóc Trăng đang hướng tới. “Vấn đề cấp bách hiện nay là các địa phương phải bám sát và rà soát lại địa bàn quản lý, phát hiện những khu vực xảy ra tình trạng thiếu điện, cần phải có thống kê thật chính xác, rõ ràng số điểm thiếu hụt điện năng, cũng như mức độ nghiêm trọng để giúp các cấp quản lý và ngành điện có giải pháp đầu tư cải tạo, tháo gỡ đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng” - ông Trần Thành Nghiệp đề nghị. Ngoài ra, để đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, ông Nguyễn Thành Duy cho rằng: “Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư nâng cấp, cải tạo 52 km đường dây trung thế, gần 156 km đường dây hạ thế, 138 trạm biến áp với tổng số vốn đầu tư trên 54 tỉ đồng để phục vụ cho hơn 7.100 héc ta diện tích nuôi tôm. Trong năm 2014,chỉ có thể giải quyết được 54 tỉ đồng/tổng nhu cầu 85 tỉ đồng mà thôi” đồng thời ông cũng đề nghị “Trong 54 tỉ đồng cần đầu tư, EVN Sóc Trăng sẽ dành 10 tỉ đồng, EVN Miền Nam sẽ cấp cho EVN Sóc Trăng 15 tỉ đồng nữa, phần còn lại do UBND tỉnh ứng vốn ra để đầu tư và EVN Miền Nam sẽ chia đều, trả dần trong 5 năm”.
Với đề nghị ứng vốn trên, ông Nghiệp cho biết sẽ báo cáo UBND tỉnh Sóc Trăng xem xét thông qua và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về công tác giải phóng mặt bằng cũng như về mặt pháp lý để các công trình đầu tư của ngành điện trên địa bàn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, tỉnh chủ trương xã hội hóa đầu tư như nêu trên. Theo đó, các cấp chính quyền sẽ ưu tiên giải quyết về đường dây hạ thế, trung thế, người dân sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp. “Sóc Trăng là tỉnh nghèo với đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chính vì thế, đầu tư, cải tạo lưới điện không chỉ nhắm vào mục tiêu phục vụ sản xuất mà còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Ngoài ra, quan hệ giữa ngành điện và người dân là quan hệ mua bán sòng phẳng, đôi bên cùng có lợi thì không có lý do gì để người dân phải thiếu điện để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế” ông Trần Thành Nghiệp khẳng định. n Đỗ Văn Thông Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
91
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Feed LP20:
Giải pháp nâng cao hiệu quả NTTS Tăng cường hệ miễn dịch được xem là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả giúp động vật thủy sản chống chọi với dịch bệnh, sự thay đổi các yếu tố môi trường. Dù chỉ mới đang ở giai đoạn thử nghiệm nhưng Feed LP20 được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch ở vật nuôi, trong đó có thủy sản.
Toàn cảnh hội thảo “Feed LP20: Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản” vừa được VCCI Cần Thơ, Hiệp hội Cá Tra Việt Nam phối hợp với Công ty House Wellness Foods Corporation (Nhật Bản) tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 27/02/2014
Tăng cường hệ miễn dịch – chốt chặn đầu tiên
Tôm và cá tra là hai đối tượng chính trong hoạt động NTTS tại Việt Nam, chiếm phần lớn diện tích nuôi, sản lượng cũng như về giá trị kinh tế trong cơ cấu ngành. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hai đối tượng này đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn và tốc độ này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Tiềm năng, cơ hội phát triển lớn kèm theo là những thách thức không hề nhỏ khi mà tình hình và diễn biến dịch bệnh trên hai đối tượng này ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Các thống kế cho thấy rằng, trong năm 2013 toàn vùng ĐBSCL có đến 732 ha cá tra bị nhiễm bệnh, tập trung vào 3 loại 92 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
bệnh chủ yếu là gan thận mủ (chiếm 48%), xuất huyết (32%), ký sinh trùng (4%), còn lại là các loại bệnh khác. Còn đối với tôm, dù diện tích bị nhiễm bệnh có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn khá cao khi có tới hơn 5.700 héc ta bị thiệt hại. Dịch bệnh được xem như là một trong những yếu tố trở ngại hàng đầu trong phát triển NTTS hiện nay và ngày càng trở nên nóng bỏng hơn khi mà tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, diễn biến của các yếu tố môi trường ngày càng trở nên bất lợi. Ngoài con giống và sự thay đổi của các yếu tố môi trường thì sự suy giảm miễn dịch trên động vật thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu của tình hình dịch
bệnh hiện nay. “Vật nuôi với một hệ thống miễn dịch đặc hiệu, khả năng kháng bệnh cao được xem như là yếu tố hàng đầu góp phần vào thành công trong nuôi trồng thủy sản. Đây là chốt chặn đầu tiên của vật nuôi trước sự tấn công xâm nhập của dịch bệnh”- TS Bùi Thị Bích Hằng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ cho biết. Theo bà Hằng, bên cạnh việc sử dụng vắcxin trong phòng bệnh thì việc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là probiotic, nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch đã chứng minh được hiệu quả và ngày càng trở nên phổ biến. Probiotic là những vi sinh vật sống (thường là các dòng Vibrio spp., Bacillus spp., vi khuẩn lactic acid hay các loại vi tảo) khi bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho vật chủ như tạo ra sự tương tác có lợi giữa vật chủ và môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi,…từ đó giúp động vật thủy sản nâng cao tỷ lệ sống, thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Với vai trò kích thích tế bào trình diện kháng nguyên, giúp nhận biết tác nhân gây bệnh tốt hơn, trình diện đặc điểm kháng
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
nguyên với hệ miễn dịch,….các loại probiotic đã góp phần to lớn “đánh thức” và gia tăng sức mạnh của hệ miễn dịch. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cá ăn thức ăn bổ sung Saccharomyces cerevisae và Bacillus subtilis sau 6 tuần đã kích thích hoạt động của hệ miễn dịch không đặc hiệu (tăng tế bào cạch cầu, hoạt động thực bào, chỉ số protein), tăng tỷ lệ sống của cá sau khi cảm nhiễm với Pseudomonas flouresen. Cá ăn thức ăn có bổ sung Saccharomyces cerevisae, Bacillus subtilis và Lactobucillus plantarum sau 2 tháng đã tăng hoạt động của hệ miễn dịch không đặc hiệu, tăng hàm lượng kháng thể của cá.
Thêm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ miễn dịch
Các nghiên cứu phát triển các dòng probiotic tại nước ta còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, tại hội thảo với chủ đề “Feed LP20: Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản” vừa được VCCI Cần Thơ, Hiệp hội Cá Tra Việt Nam phối hợp với Công ty House Wellness Foods Corporation (Nhật Bản) tổ chức tại Cần Thơ, tầm quan trọng của hệ miễn dịch một lần nữa lại được khẳng định cũng như các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch của động vật thủy sản đã được các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi. Tại hội thảo, công ty House Wellness Foods Corporation - một trong những đơn vị có thế mạnh
về các nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học, thuốc thú ý, thủy sản đến từ Nhật Bản, giới thiệu sản phẩm Feed LP20 và khả năng sử dụng sản phẩm này tại Việt Nam. Feed LP20 là thức ăn có bổ sung 20% HK L-137 (thuộc chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum dòng 137 đã xử lý nhiệt được phân lập từ thực phẩm lên men ở Châu Á), có vai trò thúc đẩy hệ thống miễn dịch của vật nuôi (heo, gà,...) và thủy sản. Với đặc tính thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, HK L-137 sẽ thúc đẩy tế bào sản sinh Insulin12 và Interferon-beta tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch của tế bào. Ngoài ra, nhờ được xử lý nhiệt nên HK L-137 sẽ luôn ổn định các đặc tính, trạng thái trong thức ăn chăn nuôi, giữ được hiệu quả miễn dịch cao và dễ dàng cho việc chế biến thức ăn. “Các sản phẩm chức năng HK L-137 được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào trong thực tế sản xuất tại Nhật Bản với các kết quả đạt được rất đáng phấn khởi” - ông Satoru Onoda – chuyên viên kỹ thuật, phòng kinh doanh các sản phẩm từ Lactobacillus, Công ty House Wellness Foods Corp. cho biết. “Các kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm này tại Việt Nam đang được khẩn trương triển khai, với các kết quả bước đầu rất tốt, mở ra triển vọng ứng dụng sản phẩm này rộng rãi trên các đối tượng nuôi tại Việt Nam”. Theo kết quả đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Feed LP20 đến sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của tôm sú và tôm
thẻ” được phối hợp thực hiện bởi Viện Nghiên cứu NTTS 2 và công ty House Wellness Foods Corporation, khi cho ăn thức ăn có trộn Feed LP20 nồng độ 100ppm (đối với tôm sú) và 100500ppm (đối với tôm thẻ) sẽ cho tỷ lệ thực bào tốt hơn so với các nghiệm thức bình thường và đối chứng, góp phần nâng cao đáng kể hệ miễn dịch của tôm nuôi. Ngoài ra, cũng theo các kết quả của nghiên cứu này, khi được sử dụng trên tôm, Feed LP20 đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tăng trọng trong các giai đoạn nuôi, giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, Feed LP20 còn được xem là nhân tố tốt nhất thay thế cho kháng sinh để giữ được các kết quả nuôi dưỡng tốt hơn ở trang trại và không gây ảnh hưởng tới môi trường. “Các kết quả nghiên cứu ứng dụng HK-L37 trên tôm nuôi cho kết quả rất tốt. Chúng tôi sẽ sớm tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng khác mà trước hết là con cá tra. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng, sản phẩm này như một giải pháp mới trong nâng cao hệ miễn dịch tăng giúp động vật thủy sản khả năng chóng chọi với dịch bệnh , mở ra một hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta”- TS Nguyễn Văn Nguyện Giám đốc Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu NTTS 2 cho biết. n Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
93
ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG
Đưa cá vược vào ruộng cói
Thu hoạch cá vược
A
nh Lê Như Tuấn – Bí thư Đảng ủy xã Quảng Vọng (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đánh giá, việc nuôi được cá vược có thể coi như “sự kiện lịch sử” của Quảng Vọng. Bởi đây là xã thuần nông, với hơn 313 ha diện tích trồng lúa và khoảng 395 ha ruộng cói. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là dệt chiếu nội, toàn xã có 17 máy dệt chiếu, 6 máy làm gạch xi măng đá mạt, 2 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân xã còn nghèo lắm, năm 2013 thu nhập bình quân mới đạt 15 triệu đồng/người, đó là còn tăng 1 triệu đồng/người so với 2012. Nằm ngay bên sông Hoàng, nhưng tổng sản lượng đánh bắt các loại thủy sản trong năm 2013 chỉ vẻn vẹn khoảng 3 94 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
tấn. Việc nuôi cá nuôi tôm còn khá xa lạ với bà con nơi đây, và chính đội ngũ lãnh đạo xã đã tiên phong mở hướng làm ăn mới. Mấy năm trước, một trưởng thôn trẻ, năng động của Quảng Vọng là anh Bùi Ngọc Tam đã có ý tưởng táo bạo là nuôi tôm trong vùng nước lợ vốn lâu đời nay chỉ chuyên canh trồng cói. Anh Lê Như Tuấn lúc đó làm Bí thư Huyện đoàn Quảng Xương đã nhiệt tình ủng hộ Tam biến ý tưởng thành hiện thực. Sau khi nghiền ngẫm tài liệu và khăn gói vào Nam ra Bắc học hỏi kinh nghiệm ở các vùng nuôi tôm, Tam bắt tay cải tạo ruộng cói để thả nuôi tôm sú. Trời chẳng phụ người nhọc công, vụ đầu tiên thắng lớn, gia đình Tam thu hoạch 4,5 tấn tôm/
ha, được coi là thành công nhất trong số các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa lúc bấy giờ, Chủ tịch UBND tỉnh cũng về thăm. Anh Tam kể: “Do là hộ nuôi đầu tiên ở xã, nên ngày thu hoạch làng như có hội, bà con hàng xóm tíu tít đến mừng và giúp quây lưới bắt tôm. Nhà tôi mở tiệc chiêu đãi ngay trên bờ ruộng, mua 300 cái bánh mì và luộc 80 kg tôm đãi khách, vui nổ trời”. Nhưng được vài vụ, thời tiết thất thường, chi phí thức ăn tăng cao, anh Tam chỉ dám nuôi tôm “cầm chừng”, có lúc chuyển từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng hiệu quả vẫn thấp, doanh thu từ trang trại thủy sản duy nhất của Quảng Vọng chỉ đạt 50 - 70 triệu đồng/năm. Một cơ hội mới đến với những người con tâm huyết của đồng cói, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi cá vược thương phẩm trong ao đất tại huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn. Gia đình anh Bùi Ngọc Tam là một trong 4 hộ được chọn theo dự án này. Cũng là hữu duyên, anh Lê Như Tuấn lại về Quảng Vọng công tác, làm Bí thư Đảng ủy xã, còn anh Tam trúng cử Phó Chủ tịch HĐND xã. Anh Tuấn cho biết: “Nghề trồng cói dệt chiếu thu nhập rất thấp mà còn bấp bênh, vì chiếu Quảng Vọng không có tiếng như chiếu Nga Sơn, muốn thoát nghèo phải hướng dẫn bà con các phương thức khác. Rất thuận lợi khi thực hiện dự án
ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG
nuôi cá vược, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ toàn bộ con giống và 30% chi phí thức ăn”. 3 ha nuôi tôm được anh Tam cải tạo chuyển sang nuôi cá vược, tát cạn ao chỉ để lại lớp bùn đáy khoảng 15-20 cm, dọn sạch cỏ bờ ao, lấp hết hang hốc, chỗ rò rỉ,... rồi dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, phơi nắng đáy ao. Theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn, anh Tam lấy nước vào ao qua lưới lọc, cửa cống dẫn nước từ mương vào ao được bố trí cẩn thận gồm mấy lớp, ở giữa là lớp cát dày giúp loại bỏ hết các tạp chất. Vẫn chưa hài lòng với cách làm “thao tác thủ công”, anh Tam bảo: “Tôi đang vẽ sơ đồ thiết kế cửa cống “tự động”, để khi nước trong ao cạn hơn quy định (khoảng hơn 1,2 m) thì cửa cống sẽ tự mở lấy thêm nước từ mương dẫn vào ao, và ngược lại những lúc mưa nhiều khiến nước trong ao quá đầy thì cũng sẽ tự động điều chỉnh thoát
bớt ra ruộng, làm được như vậy thì lượng nước trong ao luôn ổn định ở mức cần thiết”. Thông thường khi bắt đầu nuôi cá vược, người ta quây lưới chắn một góc ao khoảng 500m2 để ương cá giống và thường thả cá giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, ngâm cả bao cá giống xuống ao khoảng 10 phút rồi mới mở miệng bao để cá từ từ bơi ra ngoài. Nhưng do được Trung tâm Khuyến nông tỉnh cấp cá giống đã nhỉnh hơn, nên Tam bỏ qua được các công đoạn này, thả toàn bộ vào ao nuôi với mật độ khoảng 1,5 con/m2. Nuôi cá vược có thể dùng cả thức ăn công nghiệp và cá tạp. Chỉ cần lưu ý cá vược là loại bắt mồi chủ động, không ăn thức ăn chìm ở đáy ao. Vì vậy, phải rải thức ăn xuống từ từ, kết hợp gây tiếng động để tập phản xạ cho cá ăn tại một vị trí cố định. Anh Tam mua cá rô phi và cá biển nhỏ
Lãnh đạo xã Quảng Vọng thăm ao nuôi cá vược
làm thức ăn cho cá vược, cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá, trong 2 tháng đầu mỗi ngày cho cá ăn 2 lần với lượng thức ăn tương đương 10% trọng lượng thân cá. Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi, cho cá ăn 1 lần/ngày, với khẩu phần thức ăn giảm dần còn 5% trọng lượng cá. Khi cá đạt trọng lượng khoảng 200 – 300 gram/con, Tam cho cá ăn thức ăn công nghiệp 1 lần/ ngày với khẩu phần giảm dần còn 2% trọng lượng thân. Anh kể: “Nuôi cá vược không khó lắm, cũng không đến nỗi vất vả, chỉ có điều là do phải cho nó ăn cá tạp nên ao nuôi dễ bị ô nhiễm, cần thường xuyên thay nước hàng tuần, mỗi lần thay 30% lượng nước trong ao, kết hợp thỉnh thoảng bón vôi. Giống này cũng ít bệnh nhưng không chịu được lạnh, cần lưu ý nhiệt độ nước trong ao nuôi và phòng bệnh trùng mỏ neo. Nếu phát hiện cá nhiễm bệnh, lấy lá xoan buộc thành từng bó ngâm xuống ao, vài ngày sau thay nước là hết... Cá vược lớn nhanh hơn nếu cho ăn đúng giờ, nên nếu đã chọn giờ nào thì hàng ngày phải cho ăn đúng giờ đó, chậm giờ là cá ăn kém”. Sau một năm, gia đình anh Tam thu hoạch lứa cá vược thành phẩm đầu tiên đạt trọng lượng trên 1,8 kg/con. Một lần nữa bà con trong làng ngoài xã đua nhau đến chung vui và toàn bộ số cá vược vừa bắt lên đã được các nhà hàng trong khu vực đặt mua hết với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg. Anh Hoàng Thanh Hóa - Chủ tịch UBND xã Quảng Vọng - cho biết: “Chuyện nuôi cá vược đã được đề cập tại nhiều cuộc họp của huyện, Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
95
ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG
của tỉnh. Năm 2006, Trung tâm Khuyến ngư (nay trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá vược tại hộ ông Thanh, ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, từ nguồn cá giống sinh sản nhân tạo. Sau đó, cá vược đã được nuôi lồng trên vịnh Nghi Sơn, nuôi bán thâm canh trong các ao đất, nuôi quảng canh cải tiến... ở các địa phương ven biển. Riêng đối với Quảng Vọng, thành công của việc đưa cá vược vào nuôi trong khu vực đồng cói truyền thống có thể mở thêm hướng thoát nghèo cho nhiều bà con trong xã”. Tại hội thảo “Phát triển nghề nuôi cá vược tại Thanh Hóa”, Trung tâm Khuyến nông đã đánh giá: Cá vược dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn (sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 600 g - 1 kg/con). Thức ăn của cá vược là các loại cá tạp nhỏ, rất thích hợp nuôi ở các huyện ven biển để tận dụng nguồn cá từ hoạt động khai thác trên biển. Loài cá này có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn; cá có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ. Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện các mô hình nuôi cá vược thương phẩm trong ao đất tại huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn. Tại các mô hình trên, người nuôi có lãi tới 300 400 triệu đồng/ha. Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo đều cho rằng, thị trường đầu ra của loài cá này còn rất lớn, nhất là vào mùa du lịch. Thời gian tới, các chủ đồng, chủ ao có thể nuôi loài cá này theo hướng thâm canh, bán thâm canh, theo hướng công 96 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
Anh Bùi Ngọc Tam giới thiệu cửa ống dẫn nước vào ao nuôi cá
nghiệp, quy mô lớn. Được biết, sau khi kết thúc dự án Trung tâm Khuyến nông tỉnh, dù không còn được nhận tài trợ nữa, anh Tam vẫn tiếp tục duy trì 2 ao nuôi cá vược: 1 ao sâu khoảng 1,5 m thả nuôi cá to, 1 ao nông hơn dành cho cá nhỏ. Gia đình anh còn kết hợp nuôi thêm cua đồng trong ruộng cói. Dẫn chúng tôi qua con đường gập ghềnh giữa mênh mông đồng cói, Bí thư Lê Như Tuấn sôi nổi: “Muốn thoát nghèo thì phải chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng trước hết là giao thông phải thuận lợi thì mới tạo điều kiện giúp bà con phát triển kinh tế. Tuyến đường chính qua xã thi công dở dang đã bị đình hoãn hơn 2
năm do thực hiện tiết kiệm theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, chính quyền và người dân Quảng Vọng mong ngóng công trình sớm hoàn tất. Trước mắt, chúng tôi tập trung chỉ đạo hoàn thiện dự án của huyện đầu tư cải tạo đường vào vùng cói để thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất cây cói năng suất cao. Còn những khu vực năng suất cói thấp, xã khuyến khích bà con chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Dự án nuôi cá vược trong ruộng cói nếu được tiếp tục nhân rộng tại Quảng Vọng thì chắc chắn sẽ góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo”. n Bài và ảnh: Nguyễn Việt