12 13
THAÁ NG 12/ 2013
Nùm t hûá 14- Söë 168- Thaá ng12/ 2013
I SSN 1859- 1175
THÛÚNG MAÅ ITHUÃ Y SAÃ N NÙM THÛÁ 14-SÖË 168
Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá...
CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. m n tö ù ûcá Th
Hïå thö n ë ga n
toa n â s inh ho cå
nuöi
Töm giön ë g
á ao ã ly an Qu
Fulfill the Success For Sustainable Business
Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái
“CPF-Turbo Program”
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM
ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn
Nöå i dung
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
NÙM THÛÁ 14
10
Söë 168 thaá n g 12/2013
Xuất khẩu tôm lập kỷ lục mới trong năm 2013
Đóng góp lớn nhất trong sự tăng trưởng XK thủy sản năm nay là tôm, mặt hàng chiếm tới 44,2% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước.
15
Tương lai nào cho thủy sản Việt Nam sau TPP?
Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản khá im ắng dù đàm phán TPP đang tới hồi cấp tập. Phải chăng ngành này sẽ không chịu tác động từ Hiệp định đó?
28
Rộn ràng Hội chợ Nông nghiệp - Kích cầu cuối năm
Thời gian này, suốt từ Bắc vào Nam, tại nhiều tỉnh thành liên tiếp khai mạc các hội chợ hàng nông nghiệp chất lượng cao.
36
Hoàng Hà Logistics: Kinh nghiệm là vốn quý để phục vụ khách hàng
Với hơn 20 năm kinh nghiệm và hệ thống đại lý chuyên nghiệp toàn cầu, HIL luôn đảm bảo mọi yêu cầu vận chuyển hàng hóa an toàn, đúng hẹn.
38
Công ty TNHH UV Việt Nam: Hỗ trợ và phát triển nhân tài để nâng cao nguồn nhân lực
Tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản có sự đóng góp của các công ty, DN sản xuất, kinh doanh, XNK thuốc thú y thủy sản.
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
40
Chị Tư Ánh: Doanh nhân nữ tài năng
Chị Tư Ánh là người đã chèo lái hai công ty thủy sản Sông Tiền và Ngọc Xuân trụ vững qua mọi gian khó trong suốt hai mươi năm qua.
44
Giảm tiêu thụ môi chất lạnh R22 trong chế biến thủy sản
Cần phải đưa ra một lộ trình phù hợp nhằm giảm tiêu thụ chất R22 trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
60
Cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ba Lan
Với dân số khoảng 40 triệu người, Ba Lan là thị trường lớn nhất tại Trung Âu và đứng thứ 6 trong toàn khối EU.
68
Những thị trường cá ngừ sẽ nổi lên trong thập kỷ tới
Những nước nào có triển vọng nhất về sức tăng trưởng tiêu thụ cá ngừ? Đâu là động lực và thách thức đối với ngành cá ngừ?
92
Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 - 2014
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2014 là xác định nguyên nhân hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm.
Cá ngừ đại dương Ảnh: Khánh Linh Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
3
THÛ TÖÍNG BIÏN TÊÅP
N
gành nông nghiệp và thủy sản Việt Nam đã qua giai đoạn tăng trưởng theo chiều rộng, chuyên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sản lượng lớn, nhưng chất lượng thấp, giá rẻ, ít giá trị gia tăng, hiệu quả kém và khả năng cạnh tranh thấp. Từ 2005 trở lại đây, tuy có những sản phẩm đạt kỷ lục, đứng đầu thế giới về sản lượng, nhưng nông nghiệp Việt Nam rõ ràng đã chững lại, bộc lộ rõ sự yếu kém về nhiều mặt và đang đi xuống. Sự kéo dài quá lâu phương thức phát triển cũ lỗi thời đã dồn gánh nặng lên vai nông dân và cộng đồng DN, trút hậu quả cho môi trường sinh thái, khiến cho phát triển không bền vững. Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chủ thể của quá trình tái cơ cấu là nông dân và DN, trong đó, cộng đồng DN là lực lượng chủ công, thực hiện chuỗi liên kết với nông dân, giới nghiên cứu và quản lý Nhà nước. Nhưng, điều đáng buồn là đã hơn nửa năm sau quyết định đó, các chính sách hỗ trợ để lực lượng chủ công ấy đủ sức thực hiện nhiệm vụ nặng nề mà đất nước đã giao phó vẫn còn rất mờ nhạt và mỏng manh, trong khi những khó khăn nhiều mặt ngày càng chồng chất, thậm chí trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Lực lượng chủ công đã không được tiếp sức! Năm 2013 sắp qua, kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cộng đồng DN chỉ ra rằng, vẫn chưa có chuyển biến tích cực về quản lý Nhà nước. Khi được hỏi, đâu là yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của DN trong năm 2013, gần 66% DN cho rằng cạnh tranh không lành mạnh và thông tin thiếu minh bạch thực sự ảnh hưởng tới DN và 52,3% lo ngại về những thay đổi trong các chính sách thiếu nhất quán của Chính phủ. Ngân hàng Thế giới mới đây cũng đã cảnh báo, rằng đây đang là vấn đề lớn của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà sau rất nhiều năm Chính phủ hô hào “tháo gỡ khó khăn cho DN”, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam trên thế giới năm 2013 vẫn đứng ở thứ hạng 99! Biết bao khó khăn bức xúc mà cộng đồng DN 4
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 167 / thaáng 11/2013
Lực lượng Chủ công cần được giải cứu ! “kêu cứu” cả năm trời vẫn cứ là số phận quả bóng bị “đá chuyền”, luẩn quẩn loanh quanh trong văn phòng các bộ, không được giải quyết dứt điểm. Hỏi làm sao DN có cơ hội để nhanh chóng thoát khỏi khó khăn? Các cơ quan công quyền luôn muốn áp dụng các quy định dễ nhất cho mình, chứ không phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng mà họ phục vụ - đó là người dân, là cộng đồng DN, những người đang nộp thuế để nuôi bộ máy, trả lương cho họ. Tại Kỳ họp Thứ 6 Quốc hội Khóa XIII vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: nếu không xử lý sự ngập ngừng, thiếu nhất quán của cơ quan quản lý Nhà nước, thì không thể đổi mới thể chế theo tinh thần nghị quyết của Đảng để tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đất nước. Cộng đồng DN đã có chuyển biến cơ bản trong nhận thức và quyết tâm thực hiện tái cơ cấu, tự đổi mới chính mình. Ba ưu tiên chính của DN trong năm 2014 bao gồm: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng (73,6%), mở rộng thị trường trong và ngoài nước (57,5%) và phát triển nguồn nhân lực (51,7%). Nhưng dự báo tình hình năm tới, 57,7% số DN cho rằng kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục có không khí ảm đạm như hiện nay; 20,4% nhận định năm 2014 sẽ chật vật hơn, tình hình chung sẽ xấu hơn; chỉ có 21,9% cho rằng năm 2014 sẽ tốt hơn. Niềm tin vào khả năng sớm phục hồi của DN suy giảm và cạn kiệt dần, do khó khăn kinh tế kéo dài quá lâu, trong khi những giải cứu từ phía Chính phủ không đủ hiệu quả. Lực lượng chủ công để tái cơ cấu, đổi mới nông nghiệp của đất nước đang kiệt sức, cần giải cứu! Điều kiện tiên quyết để cộng đồng DN có thể đảm nhiệm vai trò chủ công trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới về chất phương thức tăng trưởng, là các cơ quan quản lý Nhà nước phải có ngay những giải pháp chính sách quyết liệt, nhất quán và đồng bộ để giải cứu cho DN thoát khỏi các khó khăn, ách tắc hiện nay. Nếu lực lượng chủ công của công cuộc đổi mới không được giải cứu đúng lúc và tiếp sức đúng mức, mọi nghị quyết sẽ vẫn chỉ là khẩu hiệu suông! n PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Các giải pháp tái cơ cấu sản xuất
và tiêu thụ cá tra
p PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP Tham luận tại Tọa đàm Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/11/2013.
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chủ trì buổi tọa đàm
N
ghị quyết Hội nghị Lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Khóa X nhằm mục tiêu tạo những chuyển biến mới về chất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nghị quyết đã được các cấp các ngành tổ chức thực hiện, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kiểm điểm lại, vẫn thấy còn có nhiều nội dung quan trọng, những nhiệm vụ then chốt được đề ra trong Nghị quyết vẫn chưa được cụ thể hóa, hoặc chưa được thực
hiện một cách bài bản. Để thí dụ, chúng tôi xin nêu những tồn tại và kiến nghị các giải pháp quản lý ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra - một sản phẩm quốc gia quan trọng và có năng lực cạnh tranh cao của nước ta. Cá tra là nhóm sản phẩm thủy sản XK chiến lược của Việt Nam và là mặt hàng cá thịt trắng nuôi chiếm vị trí quan trọng thứ hai trên thị trường thế giới. Cá tra Việt Nam đã trở thành hiện tượng đột phá, đạt được những thành tựu vượt trội, được coi là kỳ tích trong lịch sử phát triển
ngành thủy sản thế giới và đang có nhiều tiềm năng và cơ hội tiếp tục phát triển mạnh. Chỉ trong vòng 12 năm (20002012), phương thức nuôi cá tra đã chuyển biến nhanh sang nuôi ao thâm canh mật độ cao; năng suất nuôi đã tăng lên 500 tấn/ha; sản lượng nuôi cá tra đã vượt 1.300.000 tấn; sản lượng thành phẩm XK tăng lên đến hơn 600.000 tấn, kim ngạch XK đạt đến 1,8 tỷ USD; thị trường XK mở rộng nhanh chóng đến 136 nước và vùng lãnh thổ. Ngành cá tra càng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội, bởi nó chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ bé để nuôi (khoảng 6.000 ha mặt nước nuôi thương phẩm, bằng 1% diện tích nuôi tôm), hầu như chưa đòi hỏi đầu tư nhà nước mà vẫn có năng lực cạnh tranh rất cao, tạo ra việc làm cho trên 300.000 công nhân và nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra là ngành tiên phong trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung quy mô lớn, với doanh nghiệp làm nòng cốt, phát triển theo tiếp cận chuỗi giá trị, thiết lập liên kết dọc khép kín từ Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
5
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
khâu nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển nóng, từ năm 2008 đến nay ngành sản xuất cá tra Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt, sản xuất và XK cá tra chững lại, biến động theo chiều hướng xấu. Theo Bộ NN&PTNT, diện tích và sản lượng nuôi cá tra 9 tháng đầu năm 2013 của các địa phương chỉ đạt khoảng 5.600 ha, giảm đến 13%, sản lượng cá tra đã thu hoạch chỉ đạt 723.000 tấn, giảm đến 11% so cùng kỳ năm trước. Uy tín chất lượng của sản phẩm philê đông lạnh cá tra tại nhiều thị trường bị suy giảm khá nghiêm trọng, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng rất thấp (chưa đạt 1% tổng giá trị XK cá tra). DN và người nuôi cá tra đã và đang phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều người nuôi treo ao hay chuyển nghề. Về mặt XK, thị trường EU giảm liên tục, từ mức 581 triệu USD năm 2008 xuống còn 425 triệu USD năm 2012, với tốc độ trên 5%/năm, thậm chí năm 2012 giảm tới 18,8%. Tỷ trọng của thị trường EU giảm xuống gần một nửa, từ 48% năm 2007 xuống còn 24,4% năm 2012. Trong 8 tháng đầu năm 2013, XK cá tra sang EU tiếp tục đà suy giảm: giá trị chỉ đạt 254 triệu USD (giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2012), tỷ trọng thị trường chỉ còn 22,4%. Bên cạnh những tác động bất lợi từ bên ngoài, những khó khăn khách quan trong nước và sự yếu 6
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
PCT Vasep Nguyễn Hữu Dũng phát biểu trước tại Tọa đàm Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
kém của các DN ngành cá tra, thì các tồn tại về nội hàm quản lý và hạn chế về cơ chế quản lý Nhà nước, để chủ động bảo đảm cân đối cung-cầu, hạn chế sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chủ thể của chuỗi giá trị dưới áp lực dư thừa sản lượng, là nguyên nhân gây thêm ách tắc trong ngành kinh tế quan trọng này. So sánh với nội dung nhiệm vụ số 1 đã được Nghị quyết đề ra “Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại”, đối chiếu với các giải pháp cụ thể “Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường [...]; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi”, thì việc quản lý ngành cá tra nói riêng và ngành thủy sản nói chung vẫn còn nhiều yếu kém. Ngành cá tra đã trở thành một ngành sản xuất lớn, khá hiện đại, với mức độ liên kết dọc cao và đầu tư tập trung, nhưng nội dung và phương thức quản lý Nhà nước vẫn ở trình độ
cũ, chưa được đổi mới là một bất cập cần được giải quyết. Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết quan trọng của Đảng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) mong muốn đóng góp thêm một số giải pháp cụ thể về quản lý Nhà nước để quá trình tái cơ cấu ngành cá tra diễn ra thuận lợi và đúng hướng, tạo phương thức mới để phát triển bền vững thời gian sắp tới.
1. Quy định điều kiện nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra
Để ổn định và quản lý được việc nuôi, chế biến & XK cá tra cũng như tạo điều kiện để các DN được phát triển trong một cơ chế công bằng, cạnh tranh lành mạnh và nâng cao được giá trị cá tra thì việc sản xuất, chế biến và XK cá tra cần được quy định là những hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện. Về XK, 94 DN có nhà máy chế biến cá tra đã chiếm 90% giá trị XK ngành cá tra; các DN thương
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
mại thuần túy, không có nhà máy chế biến, chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị XK cá tra của Việt Nam. Một số DN loại này lợi dụng những lỗ hổng trong quản lý Nhà nước, cạnh tranh không lành mạnh, tác động tiêu cực đến thị trường, làm giảm chất lượng và hình ảnh cá tra Việt Nam. Việc quy định điều kiện xuất khẩu cá tra sẽ tạo điều kiện để áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và XK cá tra một cách có hiệu quả. Ngoài việc quy định hoạt động nuôi cá phải tuân thủ các điều kiện về quy hoạch, đăng ký vùng nuôi, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP (hoặc tương đương), hoạt động chế biến và XK phải đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn quốc gia, cần có các quy định đồng bộ truy xuất nguồn gốc để nối liền khâu nuôi với khâu chế biến - XK.
2. Kiểm soát hạn ngạch (quota) sản lượng nuôi cá tra phù hợp với nhu cầu thị trường
Để hạn chế hiện tượng thừa sản lượng cá tra do thiếu cơ chế liên hệ giữa khâu sản xuất nguyên liệu với khâu chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ, đề nghị áp dụng cơ chế phân bổ và kiểm soát hạn ngạch sản lượng nuôi cá tra. Hàng năm, căn cứ dự báo tình hình thị trường XK và tiêu thụ nội địa, Bộ NN&PTNT chủ trì cùng UBND các tỉnh ĐBSCL thảo luận cùng VASEP, Hiệp hội Cá tra Việt Nam và hiệp hội thủy sản các tỉnh đồng thuận mức tổng sản lượng cá tra năm sau và thống nhất phân bổ quota cho từng tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh cùng với hiệp hội thủy sản tỉnh phân bổ quota sản lượng nuôi cá tra cho từng trại nuôi cá tra đã được cấp phép, phù hợp điều kiện tự nhiên và năng lực cuả
Chế biến cá tra XK tại Công ty CP Thủy sản Bình An
từng trại; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát việc thực hiện quota đó. Việc quản lý quota sản lượng có thể được thực hiện theo các nguyên tắc sau: (a) Quản lý theo toàn chuỗi sản xuất cá tra, bắt đầu từ khâu thả giống; (b) Chỉ cấp quota cho các trại nuôi đủ điều kiện, đã đăng ký và được cấp phép; (c) Mỗi lô cá nuôi phải có hồ sơ xuất xứ hợp pháp và DN phải cung cấp hồ sơ xuất xứ cá nguyên liệu khi XK; (d) Phân bổ quota theo nguyên tắc thảo luận công khai và đồng thuận giữa các chủ thể của cộng đồng DN và người nuôi đạt chuẩn, không xin cho.
3. Kiểm soát Nhà nước về chất lượng trong toàn chuỗi
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi giá trị ngành cá tra : a) Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng và phòng bệnh cho cá tra giống: có chương trình hỗ trợ DN thiết lập các cơ sở ương giống đến cỡ lớn theo công nghệ hiện đại, trong môi trường được kiểm soát; cá giống được lựa chọn, phân loại, kiểm dịch và tiêm văcxin phòng bệnh trước khi cung cấp cho các vùng nuôi. b) Kiểm soát chất lượng thức ăn nuôi cá: Cần kiểm soát chặt các chỉ tiêu chất lượng thức ăn nuôi cá tra (về hàm lượng đạm hữu cơ, các hóa chất, phụ gia Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
7
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
tăng trọng, kháng sinh,...); trừng trị nghiêm các hoạt động làm hàng giả, hàng kém phẩm chất; khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn nuôi cá. c) Kiểm soát chất lượng sản phẩm phile cá tra xuất khẩu: Ban hành Chương trình chất lượng quốc gia sản phẩm cá tra phile đông lạnh XK. Trước mắt trong năm 2014-2015, áp dụng việc chỉ cho phép XK phile cá tra chất lượng cao (không sử dụng thuốc tăng trọng, thủy phần không quá 83%) sang 2 thị trường có yêu cầu cao về chất lượng là Mỹ và EU (hiện chiếm khoảng 50% giá trị kim ngạch XK cá tra hàng năm) và Trung Quốc, từng bước mở rộng sang các thị trường khác; đồng thời yêu cầu minh bạch hóa chất lượng, thông qua quy định về ghi nhãn và bao bì, nhằm khôi phục lòng tin người tiêu dùng và nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm phile cá tra.
4. Có cơ chế tín dụng phù hợp mô hình sản xuất
Nhiều công ty cá tra đã chuyển đổi mô hình, từ thuần túy chế biến (mua cá tra nguyên liệu của dân để chế biến rồi XK, với số vốn lưu động cần thiết cho mỗi chu kỳ sản xuất không nhiều lắm), sang làm chủ cả khâu nuôi cá tra (thậm chí cả sản xuất giống và thức ăn nuôi cá), chủ động nguyên liệu và khép kín chuỗi giá trị, với số vốn cần thiết tăng gấp bội. Khó khăn về cơ chế tín dụng hiện nay của tất cả các công ty trong ngành cá tra, là ngân hàng chỉ
8
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Cho cá ăn tại ĐBSCL
cho vay với chu kỳ ngắn để chế biến XK, lại đòi hỏi những điều kiện về tài sản thế chấp ngặt nghèo. Mỗi chu kỳ nuôi cá tra kéo dài 6 - 8 tháng, mỗi hecta ao nuôi cần ít nhất 8-10 tỷ đồng cho 1 vụ nuôi, nghĩa là để nuôi 100 ha, cần 800 - 1.000 tỷ đồng cho mỗi vụ. Số vốn này DN không có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo. Do vậy ngân hàng thừa vốn, nhưng không cho vay được, DN khát vốn, cần vốn nhưng lại không vay được. Vì vậy, để có thể tái cơ cấu phát triển ngành cá tra một cách bền vững, rất cần một cơ chế tín dụng theo tinh thần mới, tháo gỡ nút thắt, đang gây ách tắc về vốn hiện nay. Cơ chế đó dựa trên tín chấp và năng lực DN, với lượng vốn đủ để nuôi và chế biến-XK cá tra, chu kỳ cho vay thích hợp với chu kỳ sản xuất, tương thích với mô hình DN có cả trang trại nuôi và nhà máy chế biến. Chi có như thế, DN mới đủ sức làm đầu tầu cho nông dân và cả chuỗi giá trị.
5. Áp dụng cơ chế đầu mối dịch vụ xuất khẩu
Để tổ chức lại XK, cần nghiên cứu áp dụng thí điểm việc tổ chức một đầu mối dịch vụ XK cá tra sang thị trường EU, rút kinh nghiệm mở rộng sang thị trường khác. Cụ thể là thiết lập một đầu mối dịch vụ XK và phân phối sản phẩm cá tra, đảm nhiệm các khâu: dịch vụ đại lý, vận chuyển, logistics, kho ngoại quan, bán đấu giá trên sàn điện tử, phân phối đến khách hàng và dịch vụ đại lý thanh toán. Ưu điểm của phương thức tổ chức này là: Giảm đáng kể chi phí vận chuyển; Các DN có cơ hội bán hàng trực tiếp cho các chuỗi siêu thị và các nhà bán lẻ lớn, nhờ đó giá cá tra sẽ được nâng lên đáng kể; Giá cá được thị trường xác lập qua cơ chế đấu giá công khai, giúp loại trừ được nguy cơ của các vụ kiện chống bán phá giá; việc thanh toán sẽ minh bạch và nhanh chóng, tránh tình trạng nợ đọng; Do không bị sức ép cạnh tranh nội bộ để giành thị phần, các DN
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
ngành cá tra cũng sẽ khắc phục được tình trạng giảm chất lượng để giảm giá; Minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm giúp nâng cao chất lượng, tiến tới xây dựng một thương hiệu quốc gia chung cho cá tra Việt Nam.
6. Tạo cơ chế tài chính để phát triển và bảo vệ thị trường ngành cá tra
Để tạo nguồn tài chính tập trung phục vụ cho xúc tiến thương mại, chi phí cho các vụ kiện thương mại, đấu tranh với các các rào cản và xúc tiến các hoạt động phát triển KHCN ngành cá tra, cho phép áp dụng cơ chế thu phụ phí bảo vệ phát triển thị trường. Chỉ với mức phí rất thấp (thí dụ 0,01 USD/kg phile cá tra đông lạnh XK), hàng năm cũng có thể tạo được nguồn tài chính khoảng 6 triệu USD, được sử dụng cho XK cá tra. Phí
này thực chất là do người tiêu dùng chịu, chứ không phải DN. Các nước phát triển (như Na Uy, Chile,...) áp dụng phương thức này rất có kết quả.
7. Quy định trách nhiệm của hiệp hội tham gia quản lý các hoạt động liên quan đến DN chế biến, XK cá tra
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội VASEP đã tập hợp hầu hết các DN nuôi, chế biến và XK cá tra, đang cung cấp hơn 60% sản lượng cá tra nguyên liệu và chiếm trên 80% giá trị XK cá tra cả nước, là lực lượng chủ lực tạo nên động lực thúc đẩy ngành cá tra phát triển. VASEP là tổ chức xã hội nghề nghiệp đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ cộng đồng DN phát triển và bảo vệ
thị trường XK, hội nhập, chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt động đấu tranh với các rào cản thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Việc bỏ qua vai trò VASEP trong việc phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định cá tra là thiếu khách quan, không hợp lý. Việc sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH TW 7 Khóa 10 là hết sức cần thiết trong bối cảnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp. Đề nghị Ban Kinh tế TW xem xét những kiến nghị nêu trên, tổng hợp báo cáo Trung ương, có ý kiến chỉ đạo Chính phủ và các Bộ ngành và cơ quan liên quan triển khai các biện pháp cụ thể, quyết liệt và hữu hiệu, hỗ trợ ngành nuôi, chế biến, XK cá tra trong giai đoạn chuyển đổi nhiều khó khăn hiện nay. Cộng đồng nông dân và DN sản xuất và XK cá tra tin tưởng và cam kết sẽ tích cực tham gia thực hiện các nhóm giải pháp nhằm đưa ngành cá tra và thuỷ sản nói chung thành ngành sản xuất có phương thức quản lý hiện đại, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường, trở thành niềm tự hào của Việt Nam./. n N.H.D
Đính chính:
Trong bài “Giải pháp tái cơ cấu ngành cá tra Việt Nam” tại trang 7, TMTS số tháng 11/2013, xin sửa lại: “ Ông Bửu Huy - Phó TGĐ Công ty Cadovimex II”. Ban biên tập thành thật cáo lỗi cùng ông Bửu Huy và bạn đọc. Cty Vĩnh Hoàn giới thiệu sản phẩm cá tra GTGT với khách hàng tại ESE 2011 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
9
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Xuất khẩu tôm
lập kỷ lục mới trong năm 2013 p Thái Phương Từ quý II năm nay, giá trị XK thủy sản của cả nước đã đạt được những tiến bộ rất khả quan. Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị XK của cả nước đạt 5,57 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2012, trong đó riêng tháng 10 đã ghi nhận sự bứt phá rất ấn tượng về giá trị xuất khẩu 775,8 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp lớn nhất trong sự tăng trưởng chung của XK thủy sản từ đầu năm đến nay là mặt hàng tôm, mặt hàng chiếm tới 44,2% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước.
Chuẩn bị tôm nguyên liệu của Quốc Việt
Tăng vọt XK trong tháng 10 đưa giá trị XK tôm đạt mức kỷ lục
Sự bứt phá của XK tôm trong năm nay trở thành một cứu cánh chung cho cả ngành XK thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hầu hết các thị trường tiêu thụ quốc tế đều chưa có sự phục hồi từ suy thoái kéo dài. Cho đến nay, XK tất các các sản phẩm thủy sản chính của nước ta (trừ tôm) đều
10 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
bị sụt giảm so với cùng kỳ 2012, như cá tra giảm nhẹ 0,5%, cá ngừ 5,4%, cá các loại 5%, nhuyễn thể 13% và cua ghẹ 10,5%. Trong 6 tháng đầu năm, XK tôm không có những tiến triển đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng XK chỉ ở mức vừa phải 9% trở xuống so với các tháng quý I năm 2012. Tuy nhiên bước sang quý II, XK tôm tăng rất mạnh, đạt tốc độ tăng từ
45,3-65,5% và riêng tháng đầu tiên của quý III - tháng 10, XK tôm đã tăng 73,9% so với tháng 10 năm ngoái. Sức bật này đưa tổng XK tôm trong 10 tháng đầu năm đạt trên 2,467 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ 2012. XK tôm của nước ta đã lập kỷ lục mới về giá trị từ trước đến nay. Nghĩa là chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm đã vượt tổng giá trị XK mặt hàng này trong cả năm 2011 (với 2,396 tỷ USD) và cả năm 2012 (với 2,237 tỷ USD). Đánh giá quá trình diễn biến XK trong 10 năm gần đây (20022012) có thể thấy tôm là mặt hàng thủy sản duy nhất luôn duy trì giá trị XK năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2012 giảm nhẹ 6,6% so với năm 2011). Mặt hàng tôm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị XK thủy sản và là yếu tố dẫn dắt cho XK của toàn ngành trong cả nước. Về cơ cấu loài, trước năm
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Diễn biến XK tôm trong 10 tháng đầu năm 2013 %
Triệu USD 500
80
400
60 40
300
20
200
0
100
-20
0 Tháng 1
-40 2
3
Giá trị (Triệu USD)
4
5
6
7
8
9
10
Tăng giảm so với cùng kỳ 2012 (%)
Xuất khẩu tôm của Việt Nam, 2007-10tháng 2013 1 000 triệu USD
% 35
3000
30
2500
25 20
2000
15
1500
10
1000
5 0
500
-5
Năm 0
Giá trị (1000 triệu USD) Tăng, giảm (%)
biến giá trị gia tăng khá cao trong tổng giá trị XK, nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng này có phần chững lại, chỉ tiến bộ rất chậm, trái với quy luật chung của ngành chế biến trên thế giới (tăng cường hàng chế biến GTGT để tối đa hóa lợi nhuận). Hiện tại, XK tôm chế biến các loại thuộc mã HS1605 đạt trên 784 triệu USD, chiếm gần 32% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm XK dưới dạng nguyên liệu thuộc mã HS03 đạt gần 1.683 triệu USD, chiếm 68%. Thị trường hấp thụ nhiều nhất sản phẩm tôm đã chế biến của Việt Nam là Mỹ, chiếm 37,6% tổng giá trị sản phẩm tôm chế biến, tiếp đến là Nhật Bản (23,4%) và Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Đức vv…
-10 2007
2008
2009
2010
2011
2012
10 tháng 2013
1509
1626
1675
2107
2396
2237
2467
3.3
7.7
3
24
13.7
-6.6
32.7
Giá trị (1000 triệu USD)
Tăng, giảm (%)
tôm chân trắng tăng gần gấp đôi 2007, XK tôm chiếm chủ yếu là so với cùng kỳ năm 2012, trong tôm sú, do tôm chân trắng chỉ khi XK tôm sú chỉ tăng 3,5%, đưa được phép nuôi hạn chế ở Việt tôm chân trắng lần đầu tiên vượt Nam. Nhưng từ đầu năm 2008, qua tôm sú về giá trị XK. do các lợi thế vượt trội, tôm Xuất khẩu tôm của Việt Nam 10 tháng 2013đã trở thành Tôm chânđầu trắng chân trắng đã được nuôi ở một So một nhân tố góp phần quan trọng số tỉnh miền Trung và hiện nay, Từ 1/1 cùng So Tháng đếntôm và khả trong tăng trưởng XK cả ở ĐBSCL. Vì vậy, cơ cấu XK 10/2013 kỳ T10/2012 THỊ TRƯỜNG 31/10/2013 năng cạnh tranh của nước2012 ta về mặt hàng tôm đã có sự thay đổi. (GT) (%) (GT) (%) mặt hàng tôm trên thị trường thế Tôm chân trắng đã tăng dần tỷ Mỹ trong tổng XK, từ không 116,578 +132,5 giới. Mặc dù tôm 659,313 sú vẫn là+71,7 một trọng Nhật Bản +14,7 574,543 sản phẩm đặc trưng của+13,0 Việt đáng kể đến chiếm gần 23% tổng 77,437 EU 58,442 +92,2 322,051 +23,9 Nam và có vị trí tốt ở các khu vực giá trị XK tôm trong năm 2010, TQ và HK 54,371 +91,6 310,054 +49,4 thị trường+93,4 tiêu thụ155,542 cao cấp.+17,4 đến (10 tháng đầu năm) đã 30,358 Hànnay Quốc Về cơ cấu sản phẩm, với chiếm gần 49%, trong khi tôm sú Australia 18,431 +80,7 102,212 so +14,3 +103,0 93,935 nhiều mặt hàng thủy sản +61,2 khác, làCanada 44%, phần còn lại là của các 16,739 Đàitôm Loanbiển khác. Như vậy, XK 10,370 +30,5 +23,1 tôm là mặt hàng có79,478 tỷ trọng chế loại Thụy Sĩ 4,152 +74,2 42,263 +20,9 ASEAN 5,396 +63,2 39,477 +31,2 Các TT khác 11,337 +43,4 88,346 -1,0 Tổng 403,611 +73,9 2.467,213 +32,7
XK tôm Việt Nam tăng trưởng nhảy vọt trong tháng 10
Trong 10 tháng đầu năm, 10 thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của nước ta gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Canađa, Đài Loan, Thụy Sĩ và ASEAN, chiếm 96,4% tổng giá trị XK tôm (gần 2,379 tỷ USD), đều đạt mức tăng trưởng hai con số ở mức tương đối cao. Đây là hiện tượng hiếm thấy ở hầu hết các mặt hàng thủy sản XK trong thời buổi kinh tế thế giới sa sút và sức mua eo hẹp của nhiều thị trường lớn và nhỏ. Trong số các thị trường trên có 4 thị trường tiêu thụ đáng chú ý nhất; đó là: Mỹ NK gần 659,3 triệu USD, chiếm 26,7% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam; Nhật Bản trên 574,5 triệu USD, chiếm Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
11
1509 1626 2107 13.7 2396 Giá trị (1000 7.7 31675 24 Tăng, giảm (%)triệu USD) 3.3 7.7USD) 3 Tăng, giảm 24 (%) 13.7 Tăng, giảm (%) Giá trị3.3 (1000 triệu Giá trị (1000 triệu USD) Tăng, giảm (%)
2237 -6.6 -6.6
2467 32.7 32.7
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
23,3%; EU trên 322 triệu USD chiếm 13,1% và Trung Quốc trên 310 triệu USD, chiếm 12,6%. Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2012. Sau khi đã giảm khá sâu trong tháng 2 và tháng 3, kể từ tháng 4, Mỹ đã bắt đầu tăng NK tôm trở lại và tăng mạnh nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10 với tốc độ tháng sau tăng từ 101 - 146% so với tháng trước. Nhờ sức bật này, Mỹ đã vượt Nhật Bản trở thành nhà NK tôm lớn nhất của Việt Nam từ tháng 7 đến nay, sau năm năm đứng thứ hai sau Nhật Bản. Cũng trong 10 tháng đầu năm, NK tôm Việt Nam của Nhật Bản trong các tháng tăng đều, duy chỉ có tháng 2 giảm mạnh, tuy vậy, tốc độ tăng còn kém xa so với thị trường Mỹ. Đáng chú ý trong kỳ, thị trường EU đã có tín hiệu tích cực rõ ràng về NK tôm và cá ngừ của Việt Nam. Đây là tiến bộ hiếm hoi của thị trường EU vì NK hầu hết các sản phẩm chủ lực khác của thị trường này đều giảm, nhất là cá tra. Riêng NK tôm Việt Nam, EU đã bắt đầu tăng từ tháng 5, sau khi giảm sâu trong tháng 2, 3, 4/2013 và mấy năm gần đây. Tháng 10 vừa qua, NK tôm Việt Nam của EU đã tăng vọt 92,2% so với tháng 9, đưa NK cả 10 tháng đầu năm tăng 23,9% và đây cũng là yếu tố giúp NK tất cả các loại thủy sản Việt Nam trong kỳ tăng nhẹ 1,3% sau khi giảm mạnh trong cả năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013. Thị trường Anh và Pháp trong khối 12 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Xuất khẩu tôm của Việt Nam 10 tháng đầu 2013 Xuất khẩu tôm của Việt Nam 10 tháng đầu 2013 So Từ 1/1 So cùng So Tháng Từ 1/1 đến cùng So Tháng T10/2012 kỳ THỊ TRƯỜNG 10/2013 đến 31/10/2013 kỳ THỊ TRƯỜNG 10/2013 T10/2012 2012 (%) (GT) 31/10/2013 (GT) 2012 (%) (GT) (%) (GT) (%) Mỹ 116,578 +132,5 659,313 +71,7 Mỹ Bản 116,578 +132,5 574,543 659,313 +13,0 +71,7 Nhật 77,437 +14,7 Nhật Bản 77,437 +14,7 322,051 574,543 +23,9 +13,0 EU 58,442 +92,2 EUvà HK 58,442 +92,2 310,054 322,051 +49,4 +23,9 TQ 54,371 +91,6 TQ và HK 54,371 +91,6 155,542 310,054 +17,4 +49,4 Hàn Quốc 30,358 +93,4 Hàn Quốc 30,358 +93,4 102,212 155,542 +14,3 +17,4 Australia 18,431 +80,7 Australia 18,431 +80,7 102,212 +61,2 +14,3 Canada 16,739 +103,0 93,935 Canada 16,739 +103,0 93,935 +61,2 Đài Loan 10,370 +30,5 79,478 +23,1 Đài Loan 10,370 +30,5 79,478 +23,1 Thụy Sĩ 4,152 +74,2 42,263 +20,9 Thụy Sĩ 4,152 +74,2 42,263 +20,9 ASEAN 5,396 +63,2 39,477 +31,2 ASEAN 5,396 +63,2 39,477 -1,0 +31,2 Các TT khác 11,337 +43,4 88,346 Các TT khác 11,337 +43,4 88,346 -1,0 Tổng 403,611 +73,9 2.467,213 +32,7 Tổng 403,611 +73,9 2.467,213 +32,7 GT: Giá trị (triệu USD)
GT: Giá trị (triệu USD)
Thị trường NK tôm 10 tháng đầu năm 2013 (GT) Thị trường NK tôm 10 tháng đầu năm 2013 (GT) Các TT khác Các TT khác 13,9% 13,9%
Trung Quốc Trung 12,6%Quốc 12,6%
Hàn Quốc Hàn Quốc 6,3% 6,3%
Australia Australia 4,1% 4,1%
EU EU 13,1% 13,1%
EU là hai nhà NK tôm đang thể hiện tốc độ tăng trưởng rất cao, tương ứng 48,0 và 60,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Triển vọng XK tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong hai tháng cuối năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể không ngoạn mục bằng tháng 10 nhưng có thể vẫn ở mức cao so với các tháng khác trong 6 tháng đầu năm. Do tháng 11 và đầu tháng 12 vẫn còn kịp chuẩn bị cho dịp tiêu thụ Giáng sinh và đầu năm mới 2014. Theo dự đoán, XK tôm của cả
Nhật Nhật 23,3% 23,3%
Mỹ Mỹ 26,7% 26,7%
nước trong năm 2013 sẽ vượt xa kế hoạch đề ra, ước đạt khoảng 2,8 tỷ USD. Theo tin mới nhất, giá trị XK thủy sản tháng 11 ước đạt 684 triệu USD, đưa giá trị XK trong 11 tháng đầu năm 2013 đạt 6,11 tỷ USD; tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
NK tôm của một số thị trường chính
NK tôm của Nhật: Trong 6 tháng đầu năm, NK tôm của Nhật Bản thấp hơn so với cùng kỳ năm
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
ngoái khoảng 1% về khối lượng, do NK tôm nguyên liệu đông lạnh giảm, tuy vậy NK tôm chế biến tăng nhẹ. Việt Nam là nhà XK tôm lớn thứ 2 cho thị trường Nhật Bản (sau Inđônêxia, trước Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc). NK tôm của Mỹ: NK tôm của Mỹ trong 9 tháng đầu năm giảm khoảng 5,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2012. Đáng lưu ý NK tôm của Mỹ từ các nước giảm liên tục trong 7 tháng đầu năm, nhưng đến tháng 8 và 9 đã bắt đầu tăng so với cùng kỳ 2012, mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Trong 9 tháng đầu năm, một số nước ở châu Á XK tôm chính cho Mỹ đã giảm vì dịch bệnh, như Thái Lan giảm 39,8, Inđônêxia giảm gần 5,3%, trong khi Ấn Độ tăng gần 61,3%, Việt Nam tăng 36,5%. Trong kỳ Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ, sau Thái Lan, Êcuađo, Ấn Độ và Inđônêxia. NK tôm của EU: Đây là một thị trường rất trầm lắng trong
Thu hoạch tôm sú (ảnh Internet)
6 tháng đầu năm. Do giá tôm cao, EU hầu như không thể cạnh tranh nổi với các khách hàng Mỹ và Nhật Bản. NK của EU chỉ tập trung cho nhu cầu trước mắt. 6 tháng đầu năm, NK tôm của EU27 nước giảm 7%. Trong khối chỉ có Italia tăng 4%, còn Đức giảm đến 16%, Pháp giảm nhẹ 1,6%. Tây Ban Nha là thị trường tôm lớn nhất EU đã giảm rất mạnh với 11,6%. Tuy nhiên, đến tháng 11 này nhiều hệ thống siêu thị của EU đã mua một khối lượng lớn tôm chân trắng để chuẩn bị cho mùa bán hàng cuối năm. Tuy nhiên, một số thị trường, như Anh đã NK tôm nước lạnh nhiều hơn để thay thế cho tôm nước ấm do giá cao hơn đến 30%.
Một số thuận lợi hỗ trợ XK tôm trong thời gian vừa qua
Tháng 9 năm nay, hai cơ quan công quyền Mỹ đã buộc phải đưa ra hai quyết định quan trọng đối với tôm Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ ban hành Kết quả cuối
cùng của Đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 cho giai đoạn 1/2/201131/1/2012 (POR7) đối với tôm Việt Nam NK vào thị trường Mỹ. Theo đó, toàn bộ 33 DN tôm nước ta tham gia POR7 đều được công nhận không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG 0%. Cuối tháng 9, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã phán quyết tôm NK từ Việt Nam và 6 nước khác không gây thiệt hại cho ngành tôm nội địa Mỹ, vì vậy Bộ Thương mại Mỹ không có quyền áp thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam (với mức 4,52%) và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh tôm vùng Vịnh, Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012. Các DN tôm cũng như người nuôi tôm Việt Nam đón nhận thông tin này với những phản ứng tích cực và có thêm niềm tin vào thị trường Mỹ, sau một thời gian dài lo ngại và dè dặt trong việc mở rộng nuôi, thu mua chế biến và XK. Hai quyết định này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho các nhà chế biến XK tôm nước ta và đồng thời Mỹ cũng thừa nhận ngành XK tôm Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường và không nhận trợ cấp từ chính phủ. Tiếp tục đà tăng trưởng từ đầu quý III, hoạt động của toàn bộ ngành tôm càng chủ động hơn trong những tháng cuối năm nhằm đáp ứng nhu cầu các nhà NK trong việc xây dựng nguồn hàng phục vụ cho dịp tiêu thụ cuối năm và đầu năm mới. Một yếu tố khác không kém Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
13
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
phần quan trọng, đó là dịch bệnh EMS trên tôm ở nước ta đã phần nào bị khống chế. Người dân có động lực phát triển nuôi tôm nhờ có đầu ra thuận lợi và giá bán nguyên liệu tăng lên từ 10-20%. Theo Bộ NN&PTNT, tính đến cuối tháng 10, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh trong cả nước đã giảm mạnh, chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng tôm nuôi đã thu hoạch tính đến cuối tháng 10 ở ĐBSCL tiếp tục tăng cao, Cà Mau đạt 102.000 tấn, tăng 7.100 tấn, Bạc Liêu đạt 65.189 tấn, tăng 10.000 tấn, Kiên Giang đạt 32.561 tấn, tăng 4.000 tấn, Quảng Ninh đạt 24.188 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng tăng là điều kiện góp phần quan trọng đưa XK tôm của Việt Nam bứt phá trong những tháng vừa qua. Về diện tích thả nuôi, 10 tháng đầu năm, cả nước có trên 653.600ha (ở 30 tỉnh, thành). Sản lượng thu hoạch tôm đạt gần 476.000 tấn, trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% về diện tích và gần 80% sản lượng. So với dự đoán, Việt Nam là nước có sự phục hồi về sản lượng tôm tương đối nhanh. Sản lượng tôm của các nước sản xuất chính đang dần phục hồi nhưng vẫn thấp hơn so với nhu cầu của thị trường, do vậy giá tôm từ đầu năm đến nay luôn biến động theo chiều hướng tăng (có thời điểm tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2012), mặc dù đã có tín hiệu chững lại đôi chút trong tháng 10 vừa qua. Theo Globefish, nguồn cung cấp tôm nuôi từ châu Á và Mỹ 14 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Latinh tăng không nhiều ngay cả trong thời điểm chính vụ từ tháng 5-9. Thái Lan đã được kiểm soát được một phần dịch bệnh EMS nhưng sản lượng năm nay chỉ bằng ½ của năm ngoái (250.000 tấn), sản lượng tôm của Trung Quốc cũng dự kiến giảm 50-60%. Ấn Độ được mùa tôm, nhưng đang có nhiều bất ổn chính trị ở bang sản xuất tôm chủ yếu của nước này nên việc thu hoạch và vận chuyển tôm nguyên liệu đến nơi sản xuất, XK bị gián đoạn và rất khó khăn. Mới đây, Intrafish đưa tin Dịch bệnh EMS đã lây lan sang Ấn Độ, nước này đã phải ra thông báo ngừng nuôi tôm vụ tháng 11/2013-2/2014 để cố gắng sớm dập dịch dứt điểm. Sản lượng tôm nuôi của Inđônêxia khá ổn định, nhưng giá tôm nguyên liệu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, cho đến thời điểm này, nguồn cung cấp tôm cho thế giới vẫn ở mức hạn chế, phần nào có lợi cho các nhà XK.
Những trở ngại chính đối với XK tôm
Dịch bệnh vẫn là nỗi ám ảnh lớn của ngành tôm. Việc chưa thể kiểm soát một cách hiệu quả và chủ động đối với dịch bệnh phổ biến trên tôm đã khiến mối đe dọa này hạn chế mong muốn mở rộng vùng nuôi đối với người dân. Thực tế, trên thế giới hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả đối với một số loại dịch bệnh trên tôm, trong đó có hội chứng EMS nguy hại nhất. Giá tôm nguyên liệu hiện nay ở nước ta đang ở mức cao hơn
nhiều so với các năm trước, một phần là do giá đầu vào như thức ăn và nhiên liệu tăng, nhưng việc trả giá cao để vơ vét tôm nguyên liệu của thương nhân Trung Quốc cũng là một yếu tố đẩy giá tôm lên. Tác động tiêu cực khác mà ngành XK tôm đang phải đương đầu đó là xu hướng XK tôm tươi ngày càng tăng sang thị trường Trung Quốc. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đã nêu: “Năm 2013, XK tôm sang Trung Quốc tăng mạnh (49%) nhưng tỉ trọng tôm nguyên liệu (tươi/đông lạnh/ướp lạnh) chiếm tới 94%, còn lại chỉ 6% tôm chế biến. Nhiều thương lái đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu xuất sang Trung Quốc đã làm nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt trầm trọng. Nhiều DN phải gia tăng NK nguyên liệu từ các nước khác để bù đắp nguồn nguyên liệu “chảy máu” sang Trung Quốc”. Một vấn đề khác, mặc dù mới chỉ là những tín hiệu ban đầu nhưng cũng đáng quan tâm đối với các DN tôm nước ta là trong tháng 10 vừa qua, giá tôm ở một số nước đã chững lại, như tại Êcuađo do sản lượng tôm đã được cải thiện và giá bán tôm trên thị trường Nhật cũng dịu hơn so với trước đây. Hơn nữa, Thái Lan cũng đang trên đường phục hồi sản lượng từ giữa năm nay. Đây là những yếu tố cho thấy thị trường tôm có nhiều khả năng bớt căng thẳng hơn so với thời gian dài vừa qua. n T.P.
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Tương lai nào
cho thủy sản Việt Nam sau TPP? p TS. Nguyễn Thị Thu Trang Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tới hồi cấp tập. Chủ đề TPP trong các chương trình nghị sự, trên báo chí, trong các sự kiện cho DN... đang tạo nên một “cơn sốt” hội nhập mới ở Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn khá im ắng. Phải chăng thủy sản sẽ được lợi lớn từ TPP nên không cần lên tiếng? Hay bởi thủy sản không bị tác động bất lợi nào từ Hiệp định này? Bài viết dưới đây đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về những tác động của TPP đối với ngành thủy sản Việt Nam và những lưu ý đối với DN của ngành trong việc “ứng xử” với Hiệp định đình đám này.
TPP là gì?
Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do (FTA) nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước thành viên. Bắt đầu từ cuối 2009, tới nay TPP đã trải qua 19 Vòng đàm phán chính thức, cùng rất nhiều các phiên đàm phán giữa kỳ. Tại thời điểm tháng 11/2013, có tổng cộng 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm Hoa Kỳ, New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Đối với Việt Nam, đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán FTA quan trọng nhất. Lý do chủ yếu là vì trong TPP có Hoa Kỳ - thị trường XK hàng đầu của Việt Nam. Về mức độ, TPP tham vọng sẽ là một FTA “thế hệ mới”, “tiêu chuẩn cao”, với mức độ tự do hóa
sâu hơn WTO và các FTA trước đây. Về phạm vi, TPP được dự kiến sẽ bao gồm 21 Chương, bao trùm không chỉ các vấn đề thương mại truyền thống (như mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ) mà còn cả những vấn đề thương mại mới (như DN nhà nước, mua sắm công,…) hoặc phi thương mại (lao động, môi trường…). Với mức độ và phạm vi cam kết như vậy, đối với ngành thủy sản, TPP có ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến triển vọng sản xuất, XK của ngành theo các cách thức khác nhau. Ảnh hưởng trực tiếp của TPP đối với ngành thủy sản được nhận định là đến từ các biện pháp thuế quan (thuế ưu đãi đối với thủy sản Việt Nam NK vào các nước thành viên TPP cũng như thuế ưu đãi cho thủy sản các nước đối tác TPP NK vào Việt Nam) và các biện pháp tại biên giới có liên quan tới việc NK (các
TS. Nguyễn Thị Thu Trang
biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ,…). Ở các khía cạnh gián tiếp khác, TPP cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới ngành thủy sản. Ví dụ, các cam kết bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong chương Đầu tư trong TPP có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh giữa DN Việt Nam với DN FDI trong lĩnh vực thủy sản. Những nội dung của chương về Doanh nghiệp Nhà Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
15
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Tại hội nghị cấp cao APEC 21 tổ chức tại Bali, Inđônêxia vào ngày 8/10/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo các nước đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ra tuyên bố chung cam kết hoàn tất đàm phán TPP trong năm 2013.
nước có thể tác động trực tiếp tới hoạt động của DN có vốn Nhà nước trong ngành. Các quy định của chương về Mua sắm công có thể là cơ hội tốt để DN thủy sản Việt Nam tham gia trực tiếp vào các gói thầu cung cấp nguyên liệu cho các bếp ăn sử dụng ngân sách công của các nước TPP. Còn các tiêu chuẩn cao trong các chương về Lao động, môi trường lại là thách thức lớn đặt ra đối với việc cải thiện mô hình và chu trình sản xuất trong ngành thủy sản… Tuy nhiên, ở góc độ này, không chỉ thủy sản Việt Nam mà tất cả các ngành cũng sẽ được hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, những nội dung tiếp theo chỉ tập trung vào các tác động riêng của TPP đối với ngành thủy sản Việt Nam.
Ưu đãi thuế quan trong TPP – thủy sản có thực được lợi?
Từ góc độ xuất khẩu, về lý thuyết chung, TPP sẽ cho phép thủy sản 1
Việt Nam có thể tiếp cận với thuế quan ưu đãi (0%) khi xuất vào các nước TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản – hai thị trường chủ lực, chiếm tới khoảng 35% tổng kim ngạch XK năm 2012 của thủy sản Việt Nam1. Mặc dù vậy, trên thực tế lợi thế này không hẳn lớn. Ví dụ, đối với thị trường Hoa Kỳ, phần lớn các dòng thuế quan hiện đang áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản NK đã tương đối thấp (thuế quan trung bình là 0,3% đối với các thủy sản sống, 4,7% đối với thủy sản chế biến), do đó TPP chắc sẽ không giúp làm thuế quan vào nước này tốt hơn bao nhiêu. Tương tự với tình hình ở Peru, Canada (nơi thuế quan MFN hiện đã xấp xỉ 0%) hay Malaysia, Singapore, Australia,…(nơi thuế quan đã bị loại bỏ theo FTA trong ASEAN và ASEAN+). Trong khi đó, thuế quan đối với thủy sản Việt Nam NK vào Nhật Bản vẫn còn tương đối cao hơn, dù ta đã có FTA với nước này (trung bình 3,5% với thủy
sản sống và khoảng 7,3% đối với thủy sản chế biến) và vì vậy TPP sẽ là cơ hội để thủy sản Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh về giá khi XK sang thị trường này. Do đó, nhìn từ lợi ích XK, TPP sẽ chỉ mang lại lợi thế thuế quan cho các sản phẩm thủy sản nhất định hiện đang phải chịu mức thuế suất cao ở các nước TPP mà thôi. Từ chiều nhập khẩu, ký kết và thực hiện TPP đồng nghĩa với việc các loại thuế quan áp dụng cho thủy sản NK vào Việt Nam từ các nước TPP sẽ bị loại bỏ phần lớn. Với các mức thuế suất MFN hiện Việt Nam đang áp dụng tương đối cao (trung bình lên tới 15% đối với thủy sản sống, 30% đối với thủy sản chế biến), việc thủy sản NK từ các nước TPP vào Việt Nam không còn phải chịu mức thuế này, chắc chắn sẽ tạo ra các áp lực cạnh tranh lớn đối với các DN thủy sản kinh doanh nội địa trước hàng NK nước ngoài. Đối với các DN thủy sản chế biến XK sử dụng nguyên liệu NK, TPP không mang lại thay đổi lớn bởi nguyên liệu NK để
Nguồn: International Trade Center (ITC TradeMap). Nguồn tương tự với tất cả các số liệu trong bài viết này.
16 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
sản xuất hàng XK đằng nào cũng được hoàn thuế, nên thuế NK có giảm hay không cũng không thật quan trọng. Tất nhiên, xét một cách chi li, DN NK nguyên liệu từ các nước TPP sẽ không phải làm thủ tục hoàn thuế, cũng không phải bị đọng vốn nếu hiện đang phải nộp thuế NK, và đây cũng có thể coi là một lợi ích. Như vậy, từ góc độ NK, TPP không mang lại ưu thế lớn về thuế quan cho DN thủy sản XK nhưng lại đưa tới các thách thức không hề nhỏ với DN thủy sản kinh doanh nội địa.
Các “hàng rào” tại biên giới - TPP có phải cơ hội để giảm bớt?
Có lẽ DN XK thủy sản hiểu hơn ai hết, rằng trong XK, thuế quan chỉ là một phần, đôi khi là phần rất nhỏ, của một câu chuyện dài. Phần còn lại nằm ở các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm SPS, ở các hàng rào kỹ thuật TBT (yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển…) hay ở các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp…). Thời gian qua, đâu đó đã có những “tín hiệu vui”, rằng dường như đàm phán TPP đã khiến Hoa Kỳ có những biểu hiện “nhượng bộ” rất tích cực trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thủy sản Việt Nam gần đây. Đã có những hy vọng rằng thủy sản Việt Nam có thể “quẳng gánh lo” phòng vệ thương mại cũng như các rào cản SPS, TBT ở thị trường “khét tiếng” này khi TPP hoàn thành đàm phán và đi vào thực thi.
Tuy vậy, nếu nhìn sâu hơn vào TPP và thực tế hiện tại, có lẽ những người quá lạc quan sẽ phải thất vọng. Thứ nhất, từ góc độ kỹ thuật, dường như đàm phán TPP hoàn toàn không tác động tới kết quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ ít nhất là đối với thủy sản Việt Nam trong thời gian này. Thực tế, tôm Việt Nam thoát cáo buộc trợ cấp chẳng phải vì Bộ Thương mại Hoa Kỳ nương tay khi tính toán mức độ trợ cấp của Việt Nam, mà bởi Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho rằng ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ không bị thiệt hại, và vì thế không chỉ Việt Nam, những nước khác cùng bị kiện dù không phải thành viên đàm phán TPP, cũng thoát. Tương tự, con tôm Việt Nam nhận thuế 0% trong kỳ rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 7 (POR7) ở nước này chủ yếu là do những nỗ lực chứng minh của DN cũng như sức ép từ kết quả thành công trong vụ kiện WTO trước đó hơn là một sự ưu ái nào. Bởi nếu có ưu ái nào đó, vì TPP chẳng hạn, thì kết quả của các rà soát POR8 và POR9 đối với cá tra đã không có biên độ cao như vậy. Thứ hai, thông tin từ những nguồn đáng tin cậy cho biết: đàm phán TPP không có nội dung nào hạn chế quyền của các nước NK trong việc sử dụng các công cụ này. TPP có chương về SPS, TBT, về phòng vệ thương mại thật, nhưng nội dung của các chương này rất ngắn và chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hợp tác trong việc
xử lý nhanh các khiếu nại, nếu có. Nói cách khác, sẽ không có chuyện TPP sẽ khiến các nhà sản xuất nội địa nước NK bớt đi kiện con cá, con tôm Việt Nam. Cũng không có chuyện cơ quan điều tra bớt sử dụng các phương pháp tính toán bất lợi cho Việt Nam. Càng không có khả năng nào để những yêu cầu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được hạ thấp hơn, hay ít ra cũng đừng phát sinh nhiều thêm. Thứ ba, có một xu thế đã được nhận thấy trên thế giới, rằng ở đâu các rào cản thuế quan bị loại bỏ, ở đó các biện pháp bảo hộ trá hình bị lạm dụng nhiều hơn. Như thể hàng rào này đổ thì hàng rào khác dựng lên, với mục tiêu bảo vệ bằng một cách khác cho sản xuất trong nước. Nếu xu thế này là đúng với hậu TPP, có lẽ DN thủy sản sẽ phải rất chú ý. Từ những điều ở trên, có lẽ cần hiểu sự im lặng của các DN ngành thủy sản trước đàm phán TPP là một biểu hiện khác của sự bình thản. Bình thản rằng TPP đối với ngành thủy sản sẽ chẳng phải là một cú hích lớn được hồ hởi đón nhận, nhưng cũng không phải là một cú sốc nặng khiến phải vật vã đớn đau. Và bình thản rằng xét cho cùng, trong một tương lai có TPP, để tồn tại và phát triển, DN thủy sản vẫn sẽ phải chủ động, sẵn sàng và dũng cảm cho những cuộc cạnh tranh sòng phẳng và quyết liệt. n N.T.T.T.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
17
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Chiến lược về Biển Đông của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tiếp theo) LTS. Tạp chí Thương mại Thủy sản xin trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc toàn văn bài phát biểu quan trọng của Đại tướng về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo của Việt Nam, tại Hội nghị Khoa học về Biển (lần thứ III) tổ chức ngày 6-8/6/1985 tại Hà Nội.
nhân kĩ thuật, từng bước làm chủ được kĩ thuật và công nghệ thăm dò, khai thác. Quy hoạch xây dựng hệ thống căn cứ trên bờ, dưới nước, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật và dịch vụ cần thiết. Chuẩn bị những tiền đề và khả năng để tiến tới tự lực triển khai thăm dò, khai thác được ở những nơi có điều kiện. Đồng thời, nghiên cứu việc xây dựng và phát triển công nghiệp lọc dầu và hóa dầu ở nước ta.
...Hai là lĩnh vực dầu khí
Việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ngoài biển đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Đây là một lĩnh vực phải đi ngay vào hiện đại, phải tập trung đầu tư lớn và đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao. Lĩnh vực này đang được coi là một mục tiêu ưu tiên và được thực hiện liên doanh với Liên Xô. Gần đây, do sự cố gắng của công tác điều tra, nghiên cứu và sự phân tích có cơ sở khoa học, đưa đến sự lựa chọn đúng nơi, đúng chỗ, nên với một số mũi khoan không nhiều lắm, chúng ta đã phát * Xin xem Tạp chí Thương mại Thủy sản từ số 166, tháng 10/2013.
18 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
hiện thấy dầu khí ở vùng trũng ở ngoài khơi biển Đông Nam Bộ. Đánh giá trữ lượng không phải là việc đơn giản, song có thể tin là có triển vọng. Vấn đề lớn ở đây là việc huy động lực lượng của các ngành tham gia xây dựng và phục vụ dầu khí, đẩy mạnh công tác thăm dò, phát huy hiệu quả hợp tác liên doanh với Liên Xô. Quan trọng hơn nữa là tập trung tìm ra những phương thức khai thác nhanh để sớm đưa các mỏ đầu tiên vào sản xuất, thông qua liên doanh, xây dựng một đội ngũ cán bộ KHKT và công
Ba là giao thông vận tải biển và công nghiệp đóng tàu
Nghề hàng hải, từ xa xưa đã là một thành phần đặc trưng của nền kinh tế biển. Nhiều dân tộc đã nhờ nghề hàng hải mà phát triển nhanh, tiến lên trình độ văn minh sớm hơn các dân tộc khác. Nước ta có sẵn những ưu thế tự nhiên để trở thành một nước có ngành hàng hải mạnh. Vừa qua, ngành vận tải đường biển, nhất là vận tải viễn dương đã có tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, hiện nay kể cả Trung ương và địa phương, cả vận tải
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
ven biển Bắc – Nam và vận tải viễn dương chúng ta mới có 60 tàu và xà lan biển với sức trở trên 40 vạn tấn. Hiệu quả sử dụng đội tàu còn thấp, mới đảm bảo được một phần vận chuyển hàng hóa XNK của ta. Sự phát triển hiện nay còn thấp xa so với tiềm năng cũng như với yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân nước ta. Cần sớm quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải biển quốc tế và trong nước. Xây dựng đội tàu mạnh, phát triển đội tàu vận tải ven biển, tàu pha sông biển (kể cả bằng xi măng lưới thép) nhằm nâng cao năng lực vận tải Bắc – Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu quốc tế, sự liên kết kinh tế giữa các địa phương trong nước. Để vận tải biển đạt hiệu quả kinh tế cao, cần xây dựng các kết cấu hạ tầng đồng bộ: hoàn thiện và mở rộng hệ thống các cảng sông và cảng biển, nạo vét luồng lạch, tăng cường năng lực xếp dỡ ở các cảng, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông… Đặc biệt, cần phải nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới tàu biển. Trước hết, cần khai thác năng lực hiện có của ngành cơ khí. Song, với năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, không chỉ hạn chế trong việc đóng tàu sử dụng nước, mà còn nên suy nghĩ liên doanh với một nước khác, đóng tàu cỡ thích hợp với khả năng chế tạo, để xuất khẩu (theo hình thức gia công) và từng bước phát triển đi lên. Với vị trí thuận lợi trên đường
Các tàu chiến Molniya đang được đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Ba Son
hàng hải quốc tế, cần nghiên cứu phát triển dịch vụ tàu biển để lấy ngoại tệ.
Bốn là, khai thác khoáng sản và hóa phẩm từ biển
Đây là một lĩnh vực có triển vọng trong nền kinh tế biển của nước ta. Trước hết, đối với nghề muối là một nghề truyền thống, cần mở rộng năng lực để thu hút lao động vùng ven biển và để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cho sinh hoạt và công nghiệp, phải tìm những giải pháp kinh tế - kĩ thuật để nâng cao chất lượng muối đáp ứng yêu cầu của công nghiệp và nâng cao năng suất lao động nghề muối. Áp dụng biện pháp kĩ thuật để thu hồi tổng hợp các chất đi kèm trong nước ót như thạch cao, oxyt manhê, clorua kali,… các hóa chất khác như brôm, iốt,…. Các sa khoáng ở ven biển nước ta là một nguồn tài nguyên quý, có chất lượng tốt, dễ khai thác, trữ lượng tuy không lớn so
với thế giới nhưng có thể khai thác trong nhiều thập kỉ. Đáng chú ý là nguồn cát thạch anh và những mỏ sa khoáng chứa inmenhit – zircon –monazite, có ý nghĩa kinh tế, có giá trị kĩ thuật, chế tạo những vật liệu cao cấp, có thể khai thác ở quy mô công nghiệp. Đây là nguồn khoáng sản ta đang cần và có khả năng xuất khẩu. Hàng năm trên thế giới đã khai thác 7% loại khoáng sản này ở rìa lục địa. Cần lưu ý một đặc điểm quan trọng là sa khoáng nếu không khai thác thì cũng bị thiên nhiên phá hủy. Hiện nay, chúng ta đã sơ bộ xác định được một số mỏ có trữ lượng lớn (trên 50 vạn tấn) và trung bình (5-50 vạn tấn). Các mỏ này có điều kiện địa lý – kinh tế thuận lợi. Việc khai thác cần ít năng lượng, không đòi hỏi vốn lớn và trình độ kĩ thuật cao, thời gian hoàn vốn nhanh, có thể tạo ra nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động thủ công. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thăm dò, tiếp tục đánh giá trữ Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
19
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
lượng và sự phân bố các mỏ sa khoáng. Vấn đề chính là nghiên cứu công nghiệp xử lý ở quy mô công nghiệp, công nghệ khai thác và chế biến quặng và những vấn đề kinh tế khai thác tài nguyên. Với kết quả đã thăm dò, cần xây dựng sớm đề án khai thác tổng hợp inmenhit – zircon - monazit để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu việc khai thác các quặng phốt phát ở các đảo để tăng thêm nguồn cũng cấp phân bón. Cần chú ý đến triển vọng hợp tác quốc tế để khai thác kết hạch sắt – mănggan ở đáy biển thuộc vùng biển ở nước ta.
Năm là, phát triển ngành du lịch ven biển
Ngành du lịch những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế mới, có tốc độ phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều nước trên thế giới. Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều cảnh đẹp ở ven biển, hải đảo, nhiều di tích lịch sử và văn hóa mang bản sắc dân tộc độc đáo,…Đó là nguồn XK không gì thay thế được mà nhiều nước không thể có nhưng việc khai thác và kinh doanh du lịch còn hạn chế. Vùng ven biển, ngoài ưu thế lớn về du lịch, còn là nơi an dưỡng, chữa bệnh rất tốt, nhất là những nơi có suối khoáng nóng, có bãi tắm tốt. Tuy với mức độ khai thác còn hạn chế hiện nay, ngành du lịch mỗi năm đã thu được nguồn ngoại tệ nhất định. Cho nên, đây
20 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Loại hình du lịch lặn biển vô cùng thú vị để ngắm san hô tại Côn Đảo
là một lĩnh vực quan trọng, cần triệt để khai thác. Cần triển khai nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch biển làm cơ sở để quy hoạch các khu vực du lịch, sớm đầu tư khai thác ngay những nơi có điều kiện, từng bước hình thành các trung tâm du lịch như các khu vực Bãi Cháy, Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải, Hà Tiên, vịnh Hạ Long, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc… Kết hợp quá trình đô thị hóa vùng ven biển với phát triển kinh tế du lịch. Nghiên cứu thị trường du lịch để phát triển những loại hình du lịch thích hợp, thu hút khách nước ngoài. Đồng thời, phát triển dịch vụ du lịch để thu hút lao động dư thừa ven biển. Mở rộng kinh doanh du lịch làm cho ngành du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Để khai thác biển và tài nguyên biển một cách có hiệu quả theo những phương hướng phát triển kinh tế biển nói trên,
chúng ta cần nắm vững một số tư tưởng chỉ đạo: 1. Trước hết, phải quán triệt tư tưởng tất cả vì con người, tất cả do con người Sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội ở vùng biển nước ta tuân theo quy luật kinh tế cơ bản của CNXH, trước hết nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở, sức khỏe, học hành, đi lại, việc làm,... phục vụ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân ta. Song, sự nghiệp lớn lao đó lại do chính con người, do nhân dân lao động trên cả nước ta nói chung và đặc biệt do nhân dân lao động vùng ven biển, những con người lao động trên biển, đội ngũ cán bộ và công nhân các ngành kinh tế - kĩ thuật có liên quan đến biển,.. trong đó có lực lượng khoa học và kĩ thuật làm nên. Con người lao động, với tư cách là người làm chủ và là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, là vốn quý nhất của chúng ta. Bởi vậy việc chăm lo xây
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
dựng con người, phát huy cao độ vai trò làm chủ của con người đối với biển và tài nguyên biển là tư tưởng chỉ đạo hàng đầu để phát triển kinh tế và xã hội vùng biển của chúng ta. Bác Hồ đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta phải xây dựng và bồi dưỡng cho được những con người Việt Nam mới XHCN. Đó là những con người yêu nước, có tinh thần làm chủ tập thể XHCN, cho những người lao động giỏi, có kỉ luật, có kĩ thuật, có năng suất cao, những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc kiên cường. Đó là những con người có sức khỏe tốt, thích nghi với biển, với hoạt động lao động ở biển, có tri thức, nắm được quy luật về biển, có đầy đủ năng lực để làm chủ vùng biển và tài nguyên biển của nước ta. Nhân dân lao động ở vùng ven biển, ở ngoài hải đảo là nguồn bổ sung chính cho lực lượng lao động trên biển. Vì vậy, chúng ta cần tiến hành điều tra tình hình đời sống mọi mặt của nhân dân
vùng ven biển để có chính sách phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu lao động trên biển, phù hợp với khả năng kinh tế và điều kiện thiên nhiên ở biển. Phải nghiên cứu giải quyết tốt những nhu cầu cơ bản của nhân dân lao động vùng biển: ăn uống, cơ cấu bữa ăn và tổ chức bữa ăn, vấn đề dinh dưỡng của trẻ em; vấn đề mặc ở biển qua các mùa, khi đi biển và lúc ở trên bờ; đặc biệt là vấn đề ở, đi lại, học hành của trẻ em và nhân dân lao động vùng biển, của những người đang lao động trên biển cách xa đất liền, ở những hải đảo. Khí hậu vùng biển nói chung có lợi cho sức khoẻ, nhưng hiện nay ở nhiều nơi vẫn còn bệnh đau mắt hột, phải nghiên cứu cơ cấu bệnh tật, các bệnh nghề nghiệp, vấn đề vệ sinh phòng bệnh, chất lượng môi trường sống,....ở vùng biển. Chú trọng đến điều kiện lao động, vấn đề an toàn lao động ở biển. Hiện nay, tỉ lệ tăng dân số ở vùng biển là 3%, cao hơn mức
tăng trung bình của cả nước, cho nên cần nghiên cứu những biện pháp khoa học để giảm tỉ lệ sinh đẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở vùng biển là rất quan trọng và cấp bách. Đồng thời, phải nghiên cứu việc tổ chức đời sống xã hội ở vùng ven biển một cách khoa học, gắn liền với sự phát triển nông thôn và đô thị mới XHCN, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện sinh thái đặc thù của vùng biển. Vùng biển nước ta với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã được nhân dân ta phát triển từ lâu. Tuy nhiên, sự phát triển đó không đồng đều giữa các địa phương ven biển. Trình độ kinh tế, văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần ở nhiều nơi còn thấp kém. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung cũng như trình độ phân công lao động xã hội chậm phát triển. Vùng biển nước ta là nơi tập trung đông dân, khoảng 50% số dân trong cả nước, nhưng phân bố không hợp lí. Lực lượng lao động làm nghề cá chỉ chiếm 1% lao động của cả nước. Nhiều lĩnh vực khác của kinh tế biển chưa được chú trọng, ngành nghề phát triển chậm và cơ cấu chưa hợp lý nên lực lượng lao động, nhất là lao động nữ ở vùng biển chưa được sử dụng tốt. Nhiều nghề truyền thống bị mai một như nghề đóng thuyền gỗ, một số nghề chế biến hải sản… Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế và xã hội vùng biển nước ta là nghiên cứu việc phân bố
Ngư dân Phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
21
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
dân cư và phân công lao động ở vùng biển một cách tối ưu theo một quy hoạch toàn diện, lâu dài, kết hợp kinh tế với quốc phòng, trong đó có vấn đề đưa dân ra đảo. Thực hiện phân công lao động tại chỗ đi đôi với phân bố lại lực lượng lao động trong cả nước. Mở mang ngành nghề với cơ cấu thích hợp trên cơ sở khai thác tài nguyên biển, tài nguyên địa phương, làm cho cơ cấu lao động vừa phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kì, vừa chuẩn bị được tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Biển có khả năng to lớn tạo ra công ăn việc làm. Hiện nay, cứ một lao động dưới nước cần có ba lao động trên bờ; phát triển 1 hecta làm muối hay trồng cói thì thu hút được 10 lao động đơn giản; việc nuôi trồng hải sản, các nghề thủ công như dệt chiếu, đan cói, chế biến hải sản,… có thể sử dụng được nhiều lao động nữ. Tổ chức lại lao động, mở mang ngành nghề, phát triển lực lượng sản xuất ở vùng biển
22 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
phải gắn liền với xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. Đi đôi với việc tăng cường lực lượng lao động cho khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể (hiện nay chỉ có 17% lao động nghề cá thuộc khu vực quốc doanh), cần nghiên cứu các mô hình kinh tế gia đình ở từng địa phương ven biển để tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân, ngư dân có kĩ thuật, phù hợp với sự phát triển cơ cấu ngành nghề lao động trên biển cũng đang đặt ra một cách khẩn trương, đòi hỏi phải được tiến hành một cách có quy hoạch, có kế hoạch. Chúng ta cần thực hiện một chính sách giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của vùng biển, kết hợp chặt chẽ giáo dục với khoa học và sản xuất, từng bước xây dựng một lực lượng lao động có trình độ văn hóa và khoa học, giỏi kĩ thuật và công nghệ, có năng lực hành động, năng lực tổ chức và quản
lí, đáp ứng được yêu cầu phân công lao động hiện nay và đón trước sự phân công lao động sắp tới trong từng ngành, từng địa phương ở vùng biển của nước ta. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, cần nghiên cứu đề ra các chính sách khuyến khích thích đáng những người lao động trên biển và ngoài hải đảo, nhằm phát triển lực lượng lao động nghề biển, phát triển các ngành kinh tế biển. 2. Phải hết sức coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu quả Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển, trước hết, chúng ta cần đẩy mạnh công tác điều tra, nghên cứu tổng hợp biển và tài nguyên biển. Trước mắt, cần đầu tư có trọng điểm vào việc điều tra nghiên cứu nhằm phục vụ cho khai thác và sử dụng biển trên các mặt: hải sản, dầu khí, khoáng sản, giao thông vận tải, du lịch. Xây dựng những căn cứ khoa học cho việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, phân vùng, quy hoạch, phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội trước mắt và lâu dài. Phải nghiên cứu xây dựng một chính sách sử dụng tài nguyên đúng đắn trên quan điểm khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lí, có cơ sở khoa học đối với từng loại tài nguyên tái tạo với yêu cầu bảo đảm cân bằng sinh thái; sử dụng với ý thức tiết kiệm cao nhất các tài nguyên không tái tạo. Khai thác các tài nguyên sinh
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
vật biển phải đi đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Phải quan tâm hàng đầu đến việc duy trì, bảo đảm cho sự tái sinh, sự phát triển, làm cho nguồn lợi sinh vật biển của nước ta ngày càng giày có. Giữa các sinh vật ở biển đã có những quan hệ tối ưu, những tỉ lệ cân bằng nhất định, có khả năng tự điều chỉnh trong giới hạn cho phép. Cho nên, việc khai thác tài nguyên sinh vật biển không được phép vượt quá giới hạn của tái sản xuất tự nhiên. Hiện nay, ở nước ta đang có hiện tượng khai thác vượt quá giới hạn cho phép, làm cho nhiều loại tài nguyên có chiều hướng suy giảm, chẳng hạn khai thác kiệt quệ rừng ngập mặn ở Nam Bộ, khai thác hủy diệt san hô bằng đánh mìn… Khai thác tôm hùm ở Phú Khánh, đánh bắt cả những con tôm còn nhỏ nên sản lượng giảm liên tục hằng năm; khai thác tổ yến, mỗi năm thu được 1,2-1,3 tấn, đã làm thay đổi cả tập tục làm tổ, đẻ trứng, ấp con của chim… Bởi vậy, cần phải sớm ban hành những pháp luật về bảo vệ tài nguyên. Nhất là đối với tài nguyên sinh vật, phải quy định mùa vụ, khu vực và đối tượng đánh bắt… Đánh bắt phải kết hợp với nuôi trồng. Hết sức coi trọng việc nuôi trồng. Phải nghiên cứu những chính sách khuyến khích nuôi trồng hải sản. Mặt khác, phải nghiên cứu những biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng các nguồn tài nguyên và điều kiện môi trường hiện đang bị suy thoái để sử dụng lâu dài và có hiệu quả.
Bờ biển Nha Trang nhìn từ trên cao
Một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhanh chóng ứng dựng những thành tựu khoa học và tiến bộ kĩ thuật. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai để tìm ra những phương hướng mới cho việc sử dụng tài nguyên, chẳng hạn việc khai thác các chất hoạt tính sinh học trong các sinh vật biển… Chú trọng việc áp dụng các phương pháp khoa học, các kĩ thuật và công nghệ mới như công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, công nghệ tận dụng phế thải… trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu kinh tế - tài nguyên để đặt cơ sở khoa học cho việc để ra chủ trương và chính sách sử dụng tài nguyên đúng đắn. 3. Khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường biển, bảo vệ sự cân bằng sinh thái của biển Thực tế ở nhiều nước đã chứng minh rằng, do tham lam chạy đua khai thác một nguồn lợi nào đó mà dẫn đến hủy hoại
các nguồn lợi thiên nhiên khác, hủy hoại môi trường sống. Vì vậy, để tránh tình trạng này, bên cạnh những văn bản có tính chất pháp lệnh quy định rõ nguyên tắc và chế độ khai thác biển, cần tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân, nhất là những người có liên quan đến việc khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển hiểu được bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái của biển là vì lợi ích lâu dài của đất nước, vì thế hệ chúng ta và vì thế hệ mai sau. Phải hết sức nghiêm ngặt trong việc chống nhiễm bẩn môi trường, sự nhiễm bẩn có thể do các chất thải từ công nghiệp, từ các tàu biển… và nhiều nguồn gốc khác gây ra. Khoa học và kĩ thuật cần nghiên cứu các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng của các loại ô nhiễm và các biện pháp khắc phục, đặc biệt chú ý nghiên cứu ngay việc chống ô nhiễm do khai thác dầu khí sắp tới có thể gây ra. Cần ban hành ngay những quy định về bảo vệ môi trường ở vùng Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu, Côn Đảo, Đồ Sơn… Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
23
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
4. Phải đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh Hướng biển là hướng xung yếu của nước ta về mặt quốc phòng và từ nhiều năm nay vẫn là một điểm chú ý về mặt an ninh chính trị. Kẻ địch từ xưa vẫn xâm lược nước ta từ hướng biển. Ngày nay chúng vẫn đang từ hướng biển mà phá hoại ta. Sau này, nếu chiến tranh xâm lược xảy ra, hướng tấn công từ biển của chúng vẫn là hướng mà chúng ta phải hết sức đề phòng. Việc phân bổ lực lượng sản xuất, phân bố lại lao động, phát triển kinh tế biển của các ngành, các địa phương phải theo sự bố trí chiến lược thống nhất, nhằm làm chủ về kinh tế và quốc phòng. Sự bố trí đó về mặt lực lượng phải bảo đảm phát huy được sức mạnh của ba thứ quân, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu; mỗi cơ sở kinh tế là một công trường sản xuất có tổ chức chặt chẽ, đạt năng suất cao, đồng thời là một trận địa chiến đấu, sẵn sàng đánh thắng địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Thế bố trí về mặt địa bàn vừa tạo điều kiện khai thác toàn diện và tổng hợp các nguồn tài nguyên, vừa hình thành một thế trận liên hoàn có chiều sâu, thuận lợi cho tác chiến. Xây dựng vùng biển vững mạnh về kinh tế, có đời sống văn hóa và tinh thần tốt đẹp, phát triển đồng đều trên suốt dải ven biển có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Mỗi huyện vùng biển phải xây dựng toàn diện về kinh tế, văn 24 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
hóa, xã hội, để thực sự trở thành một pháo đài vững chắc, duy trì tốt trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ địa phương và bảo đảm được hậu cần tại chỗ. Phải ra sức xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, tăng cường năng lực làm chủ trên biển và bảo vệ vững chắc vùng biển, làm cho hải quân xứng đáng là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển. Bở biển nước ta dài, lãnh hải và vũng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng bao la, cho nên công tác bảo vệ là vô cùng quan trọng và khó khăn. Phải bảo vệ chống lại sự phá hoại của kẻ thù đối với các mục tiêu kinh tế trên biển, dưới biển và ven biển, như các dàn khoan, tàu thuyền đánh cá lâu ngày trên biển khơi, nơi quần tụ các luồng cá, các cơ sở công nghiệp dầu, các xí nghiệp chế biến hải sản, các kho tàng, bến bãi. Đồng thời phải bảo vệ bờ biển chống lại sự xâm nhập của đối phương qua đường biển… Để làm tốt việc này, phải biết huy động mọi khả năng, mọi lực lượng, mọi phương tiện, mọi ngành, mọi cấp, với sự tham gia của phong trào quần chúng rộng rãi. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển Khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển là một lĩnh vực cần đầu tư lớn, cần kĩ thuật cao, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhiều quốc gia… Vì vậy, cần phải giải quyết tốt vấn đề hợp tác quốc tế. Trước hết, chúng ta cần khẳng
định sự hợp tác toàn diện và lâu dài với Liên Xô và các nước XHCN anh em khác. Sự hợp tác này mang ý nghĩa chiến lược nhằm điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng có hiệu quả biển và tài nguyên biển Việt Nam. Cần chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác, nhất là trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới để từng bước tiến lên làm chủ trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần mở rộng diện hợp tác quốc tế với các nước trên bán đảo Đông Dương, các nước bè bạn như Ấn Độ…, với các nước trong khu vực, một số nước tư bản chủ nghĩa và với các tổ chức quốc tế trong từng phạm vi, trên từng lĩnh vực, mà trước hết là trong nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin KHKT, thông tin – kinh tế. Cần nghiên cứu các hình thức chuyển giao kĩ thuật và công nghệ trong lĩnh vực này. Đất nước chúng ta có đủ mọi điều kiện và tiền đề xây dựng và phát triển một nền kinh tế biển tương đối toàn diện. Có đồng chí cho rằng, nước ta có thể trở thành một cường quốc về biển. Chiến lược làm chủ biển đặt ra lúc này là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng như về lâu dài. Đó là mơ ước và cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó đội ngũ cán bộ KHKT là những người lính xung kích đi đầu. n
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Logistic hiệu quả - Chìa khóa năng lực cạnh tranh của Việt Nam Tính hiệu quả của hệ thống logistics và vận tải, đang ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia, trước hết là năng lực cạnh tranh. Để đạt được tầm nhìn đến năm 2020 hoặc xa hơn, Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện năng suất và hiệu quả hệ thống logistics thương mại và coi đây là một trong những nguồn lực tăng trưởng.
Hiệu quả của hệ thống logistics vẫn còn là thách thức
Là nền kinh tế phát triển nhanh trong quá trình chuyển đổi để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam đã tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản của sản xuất công nghiệp và đang ngày một gia tăng kết nối với phần còn lại của thế giới. Yếu tố chính trị ổn định, những chính sách cải cách kinh
tế tích cực, vị trí địa lý thuận lợi với các tuyến thương mại hàng hải và trung tâm container,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành thương mại Việt Nam suốt 20 năm qua. XK của Việt Nam năm 2011 đạt mức tăng trưởng 34% năm 2011, 18% năm 2012 và dự kiến đạt 20% trong năm 2013. Đây là một thành công của Việt Nam. Tuy nhiên, thành quả đó lại
đối lập với nhiều thách thức to lớn, như hàng hóa XK sử dụng công nghệ thấp, thâm hụt thương mại tăng và giá trị gia tăng nội địa thấp. Từ góc độ năng lực cạnh tranh thương mại, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng vì hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Một trong số đó là sự giới hạn của các hành lang giao thông kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế,
Minh họa - internet Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
25
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistic thấp. Bên cạnh đó, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực logistics vẫn đang là thách thức lớn. Trong khi không có một thước đo duy nhất và cuối cùng nào cho hiệu quả của lĩnh vực logistics, rất nhiều chỉ số cho thấy hệ thống logistics ở Việt Nam (bao gồm những chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu như chi phí lưu kho trong chuỗi cung ứng, tốc độ luân chuyển và bốc dỡ hàng chậm, tiếp cận nguồn nhân sự quản lý, xử lý giấy phép và thủ tục thông quan trong trong thương mại quốc tế…), vẫn còn kém hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và nhiều quốc gia châu Á đang phát triển khác. Tại hội thảo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh” do VCCI phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ở Tp Hồ Chí Minh tháng 10/2013 vừa qua, ông Luis Blancas, chuyên gia của WB đã khẳng định, hoạt động logistics ở Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng và các kết nối lại bị giới hạn. Do đó việc xây dựng được một hệ thống dịch vụ logistics hiệu quả chính là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Việt Nam hiện nay.
Thiếu sự tin cậy trong chuỗi cung ứng
Báo cáo của WB cho thấy, chi phí hoạt động logistics ở Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong khu vực là do luôn thiếu sự
26 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Hội thảo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh”
tin cậy trong chuỗi cung ứng. Khi chi phí logistics bị phá vỡ do các thành phần của chuỗi, rõ ràng là hoạt động logistics kém hiệu quả của Việt Nam không phải bắt nguồn từ chi phí vận chuyển cao (đặc biệt, tình hình dư thừa năng lực hiện tại của ngành vận tải sẽ dẫn đến xu hướng giảm giá thành vận chuyển). Thực tế, chi phí kho bãi và chi phí lưu kho mới là yếu tố chính, mà hai yếu tố này phụ thuộc trực tiếp vào độ tin cậy và khả năng dự đoán được chuỗi cung ứng. Phân tích của WB đã chỉ rõ 5 nguyên nhân chính dẫn tới sự không đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng để kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Trước hết, là những quy định cồng kềnh và không dễ diễn giải của Chính phủ. Do đó, việc thực thi không thống nhất, dẫn đến quá trình thực hiện các thủ tục thông quan XNK diễn ra lâu và khó hơn so với các nước bạn. Chi phí hành chính cao hơn cho chủ sở hữu hàng hóa (BCO) và các nhà cung
cấp dịch vụ logistics (LSP). Bên cạnh đó, cộng đồng BCO và LSP cho rằng cần phải có các khoản phí bôi trơn (tiền “trà nước”) cho cơ quan Hải quan và cán bộ để hàng hóa XNK di chuyển trong chuỗi cung ứng đỡ bị chậm trễ. Điều này thổi phồng giá logistics cho các thủ tục thông quan, tạo nên sự không đồng đều và minh bạch đối với các hoạt động thương mại quốc tế. Mặt khác, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được lên kế hoạch và chủ yếu thực hiện một cách rời rạc, không có phương pháp tiếp cận chiến lược, không sử dụng phương thức tích hợp đa phương tiện và ít cân nhắc đến vấn đề cung cầu. Theo ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), hiện nay việc phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch cảng biển của Việt Nam có sự không đồng bộ rất lớn giữa quy hoạch và thực hiện quy hoạch, không có sự tập trung và không theo sát thực tế. Nhiều cảng xây
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
xong không có đường vào, không có kho bãi, không có dịch vụ hay đại lý, hệ thống thông tin mã hóa cũng không có chuẩn mực sử dụng chung, … Còn 2 nguyên nhân khác nữa là ngành vận tải đường bộ phân tán nhỏ, cung cấp các dịch vụ dưới tiêu chuẩn cho BCO so với các nước bạn và hệ thống cảng biển nước sâu mới Cái Mép – Thị Vải chưa được khai thác triệt để, dưới mức công suất để trở thành một trung tâm trung chuyển làm xương sống cho các hoạt động liên lục địa mà cảng này có thể đảm nhận.
Chìa khóa cho tăng trưởng và năng lực cạnh tranh
Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam cho rằng, để tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần quan tâm phát triển 3 trụ cột, đó là: Tăng cường năng lực đáp ứng của dịch vụ hạ tầng giao thông vận tải và logistics; Cải thiện thủ tục pháp quy trong giao dịch thương mại qua biên giới, tiến tới tự động hóa hoàn toàn các thủ tục thông quan vào năm 2014; và Cuối cùng là phải tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa XK để tăng GTGT. Ngoài ra, WB cũng đã đưa ra 5 sáng kiến giúp Việt Nam có thể cải thiện chuỗi cung ứng và thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong vòng 5 đến 10 năm tới. Đó là: Hiện đại hóa hải quan; Đảm bảo các quy định và hoạt động của Chính phủ liên quan tới thương mại quốc tế phải minh bạch và
Bốc dỡ hàng tại cảng Cái Mép - Thị Vải
nhất quán; Xây dựng các dự án hạ tầng giao thông vận tải đa mô hình và sử dụng phương pháp tích hợp đa phương tiện; Thúc đẩy ngành vận tải đường bộ chuyên nghiệp hơn; và Thúc đẩy mở rộng kinh doanh tại cảng Cái Mép - Thị Vải. Ông Luis Blancas cho rằng, hải quan Việt Nam nên tăng gấp đôi nỗ lực trong việc tự động hóa hoàn toàn các thủ tục thông quan vào năm 2014 như kế hoạch, giảm đáng kể sự can thiệp của con người vào công việc giấy tờ, đem lại quy trình thông quan nhất quán, hoàn tất các thủ tục thông quan đúng thời hạn. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo các quy định và hoạt động của chính phủ liên quan tới thương mại quốc tế phải minh bạch, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và giảm chi phí cho các bên tham gia. Theo tính toán, thời gian phụ trội thêm liên quan đến các thủ tục thông quan cho hàng hóa
quốc tế ở Việt Nam đã khiến cho BCOs tiêu tốn khoảng 96 triệu USD trong năm 2012 và dự kiến khoảng 182 triệu USD năm 2020. Tương tự, các khoản phí “bôi trơn” cho các cán bộ cũng chiếm khoảng 15% trong tổng chi phí của một container 40’ và khoảng 13% trong tổng chi phí cho một container XK thông thường. WB cho rằng với mục tiêu trở thành nước công nghiệp năm 2020, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện năng suất thương mại và xem đây là một trong những nguồn lực tăng trưởng. Về mặt này, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tính hiệu quả trong logistics và vận tải, đang ngày càng trở thành một động lực quan trọng, thúc đẩy chính cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. n Trần Duy
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
27
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Rộn ràng Hội chợ Nông nghiệp
Kích cầu cuối năm
Thời gian này, suốt từ Bắc vào Nam, tại nhiều tỉnh thành liên tiếp khai mạc các hội chợ hàng nông nghiệp chất lượng cao. Hoạt động kích cầu tiêu dùng cuối năm này cũng tích cực cổ vũ cho cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt.”
Tưng bừng khai mạc hàng loạt hội chợ nông nghiệp
Chỉ tính từ đầu tháng 11 đến nay, trên cả nước đã có tới hàng chục hội chợ hàng nông nghiệp quy mô lớn, tập trung chủ yếu tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh biên giới. Những hội chợ như Agroviet 2013, Hội chợ Giống cây trồng khu vực phía Bắc, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 2013, Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam, … là những cái tên
quen thuộc được người tiêu dùng đón chờ. Các hội chợ trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, mua sắm. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị các hợp đồng được ký kết đã lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Các kỳ hội chợ là cơ hội tốt để các DN tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm mới, phục vụ thiết thực nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, trong khuôn khổ các hội chợ còn tổ chức nhiều
hoạt động, chương trình tôn vinh nông dân sáng tạo, sân chơi hấp dẫn dành cho nhà nông; tìm tòi, phát triển những sản vật quý hiếm, những thế mạnh đặc trưng về nông nghiệp. Hội chợ còn giúp các DN có thêm cơ hội học tập kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ thiết bị mới; tôn vinh những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn VSATTP, thân thiện với môi trường. Tiêu biểu như AgroViet 2013 với chủ đề “Hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và phát triển
Bà Bùi Hạnh Thu Phó TGĐ Saigon Co.op phát biểu tại Hội nghị tìm giải pháp kết nối cung cầu với DN hội viên VASEP
28 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
bền vững” là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên của ngành nông nghiệp Việt Nam. Năm nay, Agroviet 2013 có tới trên 400 gian trưng bày sản phẩm, với sự góp mặt của hơn 200 DN trong và ngoài nước. Đặc biệt, hội chợ năm nay tập trung khá nhiều DN nước ngoài với quy mô gian hàng rất lớn. Các DN tới chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêxia, Hà Lan, Nam Phi, Cuba, … Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ cho biết, sau 3 ngày hội chợ đã thu hút hơn 10.000 lượt khách tham quan, trong đó có 50 đoàn đại biểu là chủ DN, trang trại, chủ nhiệm HTX và đại diện nông dân tiêu biểu của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Giang, ... Tại hội chợ, ngoài trưng bày, gới thiệu, nhiều đơn vị cũng tiêu thụ trực tiếp các nông sản, thực phẩm, máy móc thiết bị, công nghệ,... Theo thống kê của Ban Tổ chức từ các đơn vị tham gia, doanh thu bán hàng trực tiếp tại hội chợ đạt trên 20 tỷ đồng và đã có nhiều thỏa thuận, hợp đồng hứa hẹn được ký kết sau khi kết thúc hội chợ.
Liên kết để kích cầu hàng thủy sản
Tuy Việt Nam có nhiều nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe khi XK,
Gian hàng thủy sản tại Hội chợ AgroViet 2013
nhưng thị trường nội địa với 90 triệu dân có mức tiêu thụ thủy sản lên đến 27 kg/người/năm lại hầu như bị bỏ ngỏ, tỷ trọng hàng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa rất thấp. Nhận ra thiếu sót ấy, cộng thêm những thách thức về rào cản kỹ thuật và tình hình kinh tế khó khăn tại các thị trường trên thế giới, nhiều DN thủy sản đang từng bước tìm cách “mã hồi”, tham gia thị trường trong nước. Trên thực tế, để khai thác tốt thị trường trong nước, DN có thể gặp những khó khăn khác hẳn khi XK. Cái khó đầu tiên là người tiêu dùng Việt Nam vốn ưa chuộng hàng thủy sản tươi sống, nên việc thúc đẩy tiêu thụ hàng thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn không đơn giản. Ngoài ra, các sản phẩm đông lạnh chỉ tiêu thụ chủ yếu qua kênh siêu thị tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, trong khi kênh tiêu thụ nội địa chủ yếu vẫn qua các chợ dân sinh, nơi rất thiếu phương tiện bảo quản lạnh đông. Trong hệ thống siêu thị, các DN cũng không dễ đưa sản
phẩm của mình lên kệ, giữa giai đoạn cạnh tranh bán hàng khốc liệt của mùa cao điểm này, bởi hầu hết các siêu thị đều chỉ nhận bán sản phẩm rất hạn chế. Ngoài ra, chi phí và chiết khấu khá cao, làm bào mòn lợi nhuận của nhà sản xuất. Mới đây, các DN thành viên Câu lạc bộ Sản xuất hàng Nội địa (CLB) thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ban Lãnh đạo Hệ thống phân phối Coopmart đã tổ chức đối thoại nhằm kết nối cung – cầu. Các bên đã thảo luận và đề xuất nhiều ý kiến về trao đổi thông tin và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại, mở ra triển vọng hợp tác và hướng đến việc ký kết biên bản ghi nhớ giữa CLB và Coopmart vào năm 2014. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối hàng đầu của Việt Nam chắc chắn sẽ hình thành lối ra mới cho hàng thủy sản chất lượng cao của Việt Nam. n Dũng Minh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
29
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
Hợp tác đánh cá ở nước ngoài:
Tiềm năng và khó khăn Hợp tác đưa tàu cá Việt Nam đi khai khác thủy sản hợp pháp ở ngư trường nước ngoài là mô hình hứa hẹn hiệu quả nhiều mặt về kinh tế và xã hội có thể nhân rộng; nhưng cũng ẩn chứa không ít khó khăn và rủi ro.
Mô hình tiềm năng
Những năm gần đây, nghề khai thác biển gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân là vì nguồn lợi suy giảm. Trong khi đó, với chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển, năng lực khai thác của đội tàu cá trong nước liên tục tăng trưởng. Những yếu tố đó vừa tạo ra nhu cầu bức bách, đồng thời cũng thúc đẩy hợp tác về kinh tế biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Lãnh đạo các địa phương và DN trong nước đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, tìm hiểu các cơ hội và điều kiện hợp tác trong khai thác hải sản với nhiều địa phương ở các nước. Một trong những mối quan hệ hợp tác đầu tiên là thỏa thuận giữa Việt Nam và Inđônêxia thông qua hợp đồng giữa Công ty CP Đầu tư Đại Dương (TP Quy Nhơn, Bình Định) và Công ty Papua của Inđônêxia. Theo đó, năm 2013, phía Việt Nam sẽ đưa 40 tàu cá sang khai thác ở ngư trường thuộc Inđônêxia. Ngày 30/8/2013 tại cảng cá Tắc Cậu (tỉnh Kiên Giang), Tổng cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội
30 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Nghề cá TP. Rạch Giá tổ chức lễ trao giấy phép cho hai DN thuỷ sản Việt Nam đưa 8 tàu đánh cá đầu tiên đi khai thác trên ngư trường Inđônêxia, chính thức hiện thực hóa hướng phát triển mới này. “Tàu cá Việt Nam đã tham gia khai thác trên vùng biển của các nước bạn, nhưng chủ yếu là thông qua “thỏa thuận miệng” giữa chủ tàu với các DN nước ngoài ngay trên biển. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là khi xảy ra tranh chấp, các tàu cá Việt Nam luôn chịu phần thua thiệt. Chính vì thế việc đạt được một thỏa thuận hợp pháp, có sự bảo hộ của chính quyền hai quốc gia mang ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra hướng hợp tác kinh tế mới, bền vững lâu dài”- ông Trần Chí Viễn, PGĐ sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đánh giá. Để tham gia khai thác trên ngư trường nước bạn, tàu cá Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ phía nước sở tại về đăng ký, đăng kiểm, qui định về lao động, đối tượng, kích cỡ, thời gian khai thác, ngư cụ cũng như những qui định về vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến,... Ngoài ra, ông Đỗ Anh Dũng, GĐ Công ty CP đầu tư Đại Dương, cho biết: “Trong quá trình
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang
Ông Đỗ Anh Dũng, GĐ Công ty CP đầu tư Đại Dương
SÛÅ KIÏÅN / BÒNH LUÊÅN
hoạt động, các tàu cá Việt Nam cũng chịu sự quản lý rất khắt khe từ phía Inđônêxia. Lần này, chúng tôi đạt được thoả thuận đưa 40 tàu lưới kéo sang đánh bắt tại ngư trường nước bạn. Giá trị hợp đồng cho một năm cho mỗi đôi tàu là 90.000 USD”. Ngư trường Inđônêxia được đánh giá là có tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á với nhiều chủng loại thủy sản giá trị cao. Theo ông Dũng, chuyến khai thác đầu tiên của 8 con tàu đã mang lại hiệu quả cao, năng suất ổn định với giá trị tương đương 150 triệu/ngày. Đánh giá triển vọng của mô hình, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đây là mô hình hợp tác kinh tế mới, nhiều tiềm năng góp phần giải quyết khó khăn cho ngư dân. Ông khẳng định:“Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện quyết tâm thúc đẩy thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu hàng đầu là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”.
Vẫn tiềm ẩn không ít khó khăn
Với ngư trường rộng lớn, Inđônêxia rất mong muốn mở rộng hợp tác khai thác với tất cả các nước trong khu vực. Tại đây đã xuất hiện nhiều tàu cá của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan,… Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng: “Khó khăn của chúng ta là đội tàu của Việt Nam tuy nhiều về số lượng nhưng chủ yếu lại hoạt động riêng rẽ, thiếu tính liên kết, nên việc xin cấp giấy phép
Lễ trao giấy phép đưa tàu cá đi hợp tác khai thác thủy sản tại ngư trường Inđônêxia
gặp nhiều trở ngại, cũng như gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở ngư trường nước bạn”. Cũng theo ông Dũng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khai thác của tàu cá tại Inđônêxia còn hạn chế; kho lạnh, nhà xưởng rất thiếu, dịch vụ hậu cần nghề cá dường như bỏ ngỏ. Vì thế, ông đề nghị: “Nhà nước có những cơ chế chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư từ phía các tổ chức, DN trong nước, đặc biệt là những chính sách ưu đãi về vốn nhằm xây dựng nhà xưởng, bến tàu, kho lạnh và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá”. Ngoài ra, ông cũng thông tin thêm, bên cạnh ngư trường Inđônêxia, ngư trường Mianma cũng có rất nhiều hứa hẹn. Việt Nam và Mianma đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, nước bạn cũng đang trong quá trình mở cửa sâu rộng. Nếu chúng ta biết tận dụng thì đây sẽ là cơ hội rất lớn đối với DN Việt Nam nói chung và các DN khai thác thủy sản nói riêng. Ghi nhận những khó khăn được phản ánh, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích, ủng hộ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
hợp pháp tại các nước trong khu vực, trong đó có việc đưa tàu cá Việt Nam sang hoạt động tại ngư trường nước ngoài. “Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, hoạt động này còn góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và đoàn kết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước bạn. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động này phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai”- Thứ trưởng nhấn mạnh. Thỏa thuận hợp tác đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác tại ngư trường nước ngoài mà trước mắt là việc 8 tàu đánh cá công suất lớn của tỉnh Kiên Giang lần đầu tiên được cấp phép hoạt động ở ngư trường Inđônêxia có ý nghĩa là bước đột phá mới trong hợp tác quốc tế về khai thác thuỷ sản. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của chính quyền, DN và ngư dân,…tin chắc mô hình này sẽ được rút kinh nghiệm nhân rộng, để ngày càng có nhiều tàu cá Việt Nam tham gia hoạt động khai thác hợp pháp tại ngư trường các nước khác. n Đỗ Văn Thông Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
31
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
Hoạt động thủy sản tháng 11/2013:
32
Tình hình chung
Khai thác thủy sản
Chưa năm nào khu vực biển Đông nước ta lại bị nhiều cơn bão lớn ở mức “siêu” dồn dập đổ bộ như năm nay. May mắn, trong tháng 11 vùng biển Việt Nam ít phải gánh chịu sự tàn phá trực tiếp của những cơn bão ấy. Dù sao, ảnh hưởng của thời tiết xấu vẫn làm giảm mất khoảng 1/3 thời gian ra khơi của tàu thuyền khai thác, trong lúc đang bước vào chính mùa khai thác vụ Bắc với hầu hết các đối tượng có giá trị tiêu dùng và XK cao như tôm biển, mực, cá đáy, cá nổi, cá ngừ và cá nổi lớn, v.v... Cùng với sự cải thiện chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động của các DN chế biến XK thủy sản đã có nhiều biểu hiện tích cực. Kết quả kinh doanh của đa số DN trong Q III đã tốt hơn rõ rệt so với Q II, thậm chí tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012. Trong 2 tháng đầu Q IV xu hướng này càng thể hiện rõ hơn. Việc giải cứu thành công một số DN bên bờ phá sản như Công ty CP Thủy sản Bình An, Công ty CP Thủy sản Phương Nam, hay Công ty CP Chế biến thực phẩm Sông Hậu đã tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư và các thành phần hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản về triển vọng tự vận động để tồn tại và phát triển của ngành. Bởi trong những cuộc giải cứu ấy, Nhà nước chỉ cần có chủ trương ủng hộ đúng mà không cần bỏ vốn đầu tư nhưng DN vẫn được hồi sinh, tạo việc làm cho hàng nghìn công nhân, nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh có lãi và tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế. Sản lượng thủy sản của cả nước trong tháng 11 ước đạt 490.000 tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 380.000 tấn, tăng 1,1 %; tôm 56.000 tấn, tăng 2%. Tính chung 11 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 5,49 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 4,08 triệu tấn, tăng 2%; tôm 590.000 tấn, tăng 6,5%. Giá trị XK thủy sản của cả nước trong tháng 11 ước đạt 650 triệu USD, nâng tổng giá trị XK thủy sản cộng dồn trong 11 tháng đầu năm lên 6,25 tỷ USD, tăng xấp xỉ 10% so với 11 tháng đầu năm 2012.
Do ảnh hưởng của thời tiết xấu nên ở khu vực phía bắc và miền trung, số ngày hoạt động của tàu thuyền khai thác bị rút ngắn khá nhiều. Tại các vùng biển phía Nam tàu thuyền ra khơi vẫn đạt sản lượng cao. Tuy nhiên, sản lượng khai thác chung trong tháng 11 ước chỉ đạt 180.000 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản khai thác trong 11 tháng đầu năm 2013 ước đạt 2,55 triệu tấn, tăng 2,5% so với 11 tháng đầu năm 2012.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 11 ước đạt 310.000 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá ước 240.000 tấn, tăng 4,4%; tôm 43.000 tấn, tăng 4%. Tình hình nuôi cá tra đã bắt đầu có cải thiện, một mặt nhờ động thái tích cực của các DN và các thành phần khác, giá XK đã có chiều hướng tăng; mặt khác giá thức ăn nuôi thủy sản đã dần đi vào thế ổn định. Diện tích nuôi cá tra đã hồi phục tương đối khả quan. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản căn cứ vào báo cáo của một số địa phương, đến giữa tháng 11, diện tích nuôi cá tra đã được sử dụng đạt khoảng 5.800 ha, gần tương đương với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng cá nguyên liệu đã thu hoạch ước 850.000 tấn. Tuy nhiên, nếu so với giá trị XK sản phẩm cá tra hơn 1,5 tỉ USD đến cuối tháng 11, con số sản lượng này là khá thấp. So với các nước cùng chịu chung số phận bị Hội chứng EMS tàn phá, ngành tôm Việt Nam – đặc biệt là sự tích cực, chủ động của các tổ chức của người nuôi tôm và các DN - thực sự là người tiên phong khắc phục dịch bệnh này, và nhờ đó đã được hưởng lợi sớm. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, đến tháng 10/2013, diện tích bị dịch bệnh đã giảm hơn 46% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ thực hiện nghiêm lịch thời vụ và các biện pháp kỹ thuật, quản lý giống và thức ăn chặt chẽ hơn, có thể nói người nuôi tôm Việt Nam đã trúng một vụ tôm “được cả mùa lẫn giá”, trong khi nguồn cung tôm thế giới giảm sút nghiêm trọng, giá tăng mạnh. Đến cuối tháng 10, sản lượng tôm nuôi thu hoạch khoảng 400.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, và đến cuối năm, sản lượng tôm nuôi Việt Nam có khả năng vượt mức kỷ lục 500.000 tấn.
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
Niềm tin được củng cố Xuất khẩu thuỷ sản Mặc dù đến lúc này đã có thể khẳng định, giá trị XK thủy sản của cả nước năm nay sẽ vượt qua 6,5 tỷ USD, mức phấn đấu mà vào hồi đầu năm nhiều người nghi ngờ, nhưng trong cơ cấu sản phẩm và thị trường XK thủy sản vẫn có những điểm đáng lưu tâm. Trước hết là thị trường. Sau hơn 20 tháng liên tục sụt giảm, từ tháng 10/2013 giá trị NK thủy sản Việt Nam vào thị trường EU đã quay lại mức tăng trưởng dương, dù còn đang rất khiêm tốn (+1,29%). Duy trì và nới rộng dần mức tăng trưởng đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung rất kiên trì của toàn ngành, phải làm sao để những “con sâu” không có cơ hội quay lại “làm rầu” nồi canh chung. Tuy nhiên, XK cá tra vẫn còn thấp hơn
cùng kỳ năm trước. Hy vọng sự hình thành trung tâm phân phối thủy sản Việt Nam ở Bỉ sẽ là sự tháo gỡ bền vững, lâu dài cho XK thủy sản Việt Nam trong tương lai. Về sản phẩm, thành công của XK tôm là đáng mừng, nhưng sự tăng trưởng độc tôn của nó lại là điều đáng lo ngại. Hơn thế nữa, phần quan trọng của thành công này lại đến từ sự tăng trưởng quá nhanh của tôm chân trắng. Nếu căn cứ vào giá trị XK, có thể thấy – không như thống kê của Tổng cục Thủy sản – sản lượng tôm chân trắng hiện đã vượt khá xa tôm sú. Hơn nữa, thành công của XK tôm cũng mang rõ tính “cơ hội”, sẽ mất dần tác dụng khi sản xuất tôm thế giới ổn định trở lại. n Hoàng Thanh tổng hợp
Fusheng Group factories woldwide
FUSHENG
Quangdong China
MÁY NÉN KHÍ
www.fusheng-vietnam.com
Mr. Hùng 0903.841243 . otline: 061.3933260 H
Maùy neùn khí piston
Beijing China
St. Louis USA
Shanghai China
Oberhausen Germany Pittsburgh USA
Taipei Taiwan
Maùy Thoåi Khí Thương Hiệu Của TÂY BAN NHA
India Dongnai Vietnam
Brazil
Maùy truïc vít khoâng daàu
Maùy neùn khí truïc vít
Maùy neùn khí truïc vít bieán taàn Tiết Kiệm Điện 30~50%
Toång coâng ty/ Nhaø maùy : Soá 6 ñöôøng 3A Khu Coâng Nghieäp Bieân Hoøa II, Ñoàng Nai Vaên phoøng Tp.HCM : Vaên phoøng Haø Noäi :
Tel : 061.3834566 - Fax : 061.3834599
Tel : 08.62601987 - Fax : 08.62602361 33 Soá 42, Toå 22A, Phoá Ñöùc Giang, P.Ñöùc Giang, Quaän Long Bieân, Haø Noäi Tel : 04.38757758 - Fax : 04.38757768 299 Ñöôøng soá 29, P. Bình Trò Ñoâng B, Q. Bình Taân, TP.HCM
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
THUYÃ SAÃ N 5 CHÊU Nga: Phát triển nuôi trồng thủy sản
Tây Ban Nha: 3 triệu euro cho đổi mới ngành thủy sản
Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực
N
phẩm
g
a
đang lên kế
và Môi trường
hoạch
Tây Ban Nha
khai chương
cho biết, ngành
trình
thủy sản nước
triển ngành
này sẽ được
NTTS trong
đầu tư 3 triệu euro cho chiến lược đổi mới và phát
hai năm tới.
triển công nghệ trong giai đoạn 2014-2020. Ngành
Bộ
triển phát
trưởng
thủy sản nước này hiện đang phải đối mặt với nhiều
Nông nghiệp
thách thức do thị trường ngày càng trở nên cạnh
Nikolai Fyodorov cho biết, các trại NTTS sẽ được
tranh và toàn cầu hóa. Giải pháp cho vấn đề này là
“miễn thuế thu nhập đến năm 2018” và chính phủ sẽ
tập trung đổi mới tất cả các giai đoạn của chuỗi sản
“cung cấp những nguồn lực cần thiết cho các trang
xuất và tất cả các DN. n
trại này”. Vùng Belgorod, phía nam Mátxcơva, trên Undercurrentnews
đường biên giới với Ukraina, sẽ là trung tâm nuôi thủy sản của cả nước, với các loài như cá hồi, cá tầm và sản xuất trứng cá muối. Dự kiến, năm 2018, khu
Hàn Quốc: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
vực này sẽ sản xuất 3.600 tấn cá hồi, 650 tấn cá tầm và 36 tấn trứng cá muối. n Intrafish
Philippin, Inđônêxia, Malaixia ký hiệp định nghề cá
Bộ Nghề cá và Hàng Hải Inđônêxia (MMAF), Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Sabah Malaixia, và Tổng cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philipin (BFAR) đã ký hiệp định quản lý nghề cá tại đông Kalimantan, Inđônêxia. Ba nước sẽ thực hiện “Chương trình Hành động Chiến lược Khu vực” nhằm tăng cường sản xuất bền vững trên vùng biển Hàn Quốc đang có kế hoạch XK sản phẩm thủy sản chế biến có thương hiệu sang Trung Quốc. Các công ty thủy sản lớn của Hàn Quốc như Hansung Enterprise Co. và Jeong Hwa Foods Co. rất quan tâm khai thác nhu cầu thủy sản tại thị trường rộng lớn này. Hàn Quốc chủ yếu XK hải sâm, bào ngư, mực và cá bơn sang Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường NK thủy sản lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Nhật Bản và Mỹ. n Seafoodsource
34
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Sulu-Celebes. Chương trình kéo dài 2 năm với sự tham gia của các thành phần liên quan, các chuyên gia và cơ quan quản lý. Chương trình tập trung vào bảo tồn các loài cá nhỏ và các loài cá khác có trữ lượng lớn trong khu vực. n Fis
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
THUYÃ SAÃ N 5 CHÊU Na Uy: 90% cơ sở chế biến cá thịt trắng vi phạm vệ sinh
Walmart triển khai dự án đánh giá các dự án thủy sản bền vững
Trong năm 2013, Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy (NFSA) đã phát hiện ra 90% các cơ sở chế biến cá thịt trắng của nước này có vấn đề về vệ sinh. Vấn đề chính là các cơ sở sản xuất không sạch, thiếu trật tự và thiếu kiểm soát nội bộ. Năm nay, các vấn đề về vệ sinh được quan tâm hơn do hạn ngạch cá thịt trắng cao bất thường. Tuy nhiên
Từ ngày 9/10/2013, tại Atlanta, nhà bán lẻ
kết quả kiểm tra các cơ sở chế biến cá thịt trắng
tại Mỹ Walmart và Tổ chức Nâng cao Tính bền
cũng đáng thất vọng. NFSA đang tăng cường lấy
vững Sản phẩm Tiêu dùng (The Sustainability
mẫu kiểm tra cho năm 2014. n
Consortium) đã triển khai dự án đánh giá các Seafoodsource
chương trình phát triển thủy sản bền vững, nhằm phát triển “tiêu chí cho các chương trình đánh giá thủy sản bền vững”. Dự án được chính quyền bang Alaska hỗ trợ, có sự tham gia của Hiệp hội Tiếp thị Thủy sản Alaska (ASMI), các tổ chức cung cấp nhãn sinh thái, các tổ chức phi chính phủ, Cục Quản lý Nghề cá Biển Quốc gia và một số nhà sản xuất và bán lẻ thủy sản. n Undercurrent News
Cá ngừ vằn Thái Bình Dương dán nhãn MSC đã đến châu Âu
ASC, GAA và GlobalG.A.P xác định tiêu chuẩn chung về thu mua bột cá và dầu cá có trách nhiệm
ASC, GAA và GlobalG.A.P đã xác định các Hãng SPAR của Áo là nhà bán lẻ đầu tiên chào bán cá ngừ vằn đóng hộp dán nhãn MSC được khai thác từ vùng biển Trung Tây Thái Bình Dương do PNA (các bên tham gia Thỏa thuận Naru) quản lý. Khách hàng có thể xác định loại cá ngừ này thông qua nhãn sinh thái MSC màu xanh đã được quốc tế công nhận dán trên bao bì. Cá ngừ vằn khai thác có chứng nhận MSC nhận hiện có mặt ở các cửa hàng SPAR, Europspar và Interspar. n MSC
yêu cầu chung đối với việc thu mua bột cá và dầu cá, được xem là bước khởi đầu nhằm cải thiện phương pháp NTTS trên toàn cầu. Các tiêu chí chung gồm: truy xuất nguồn gốc (hoặc ít nhất là xuất xứ) các loài, không sử dụng nguyên liệu thu mua từ các loài bị đe dọa theo danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tránh sử dụng thủy sản thu mua từ khai thác IUU, ưu tiên cho các nhà sản xuất thức ăn thủy sản có bằng chứng về thu mua có trách nhiệm. n Fis
Hằng Vân dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 167 / thaáng 11/2013
35
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
Hoàng Hà Logistics:
Kinh nghiệm là vốn quý để phục vụ khách hàng Công ty cổ phần quốc tế Logistic Hoàng Hà (HIL) thành lập từ năm 1992, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics sớm nhất ở Việt Nam. Đến nay, với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng hệ thống đại lý chuyên nghiệp toàn cầu, HIL đảm bảo mọi yêu cầu vận chuyển và theo dõi hàng hóa đến nơi an toàn, đúng hẹn.
Gắn liền với thủy sản từ ngày mới thành lập
Những năm 1990, sự mở cửa hội nhập của đất nước đã làm dấy lên một làn sóng không nhỏ các công ty nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đặc biệt là thu mua các mặt hàng thủy sản tươi sống xuất sang các thị trường như Malaixia, Đài Loan, Hồng Kông… Khi ấy, thị trường logistics Việt Nam còn quá non trẻ và chưa có nhiều dịch vụ đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đặc biệt này. Công ty TNHH Thương mại Hoàng Hà được thành lập theo Giấy phép số 711/GP-UBTP vào ngày 04/12/1992, đảm nhận việc
cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng thủy sản tươi sống, đặc biệt là tôm hùm, cá mú và cua sống. Với đặc thù hàng hóa chuyên biệt như vậy, bắt buộc phải vận chuyển bằng đường hàng không và kỹ thuật đóng gói phải được chuyên môn hóa cao. “Ví dụ như tôm hùm, chúng tôi phải áp dụng kỹ thuật “ru ngủ”, quấn một loại giấy ẩm xung quanh và để vào thùng xốp, khi đến nơi thả tôm vào hồ thì chúng lại ’tỉnh giấc’ và bơi lội bình thường”ông Nguyễn Quang Thạnh, Phó TGĐ Công ty cho biết. Những năm tiếp theo, Hoàng Hà tiếp tục phát triển ngành vận tải hàng không với nhiều hãng bay, trở thành đại lý giao nhận quốc tế, thành lập kho bảo quản
Công ty CP Logistics Quốc tế Hoàng Hà tại Tp HCM
36 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Ông Nguyễn Quang Thạnh - Phó TGĐ Công ty CP Logistics Quốc tế Hoàng Hà
và sơ chế hàng hóa XNK… Năm 1995, Công ty đã vinh dự được nhận bằng khen hạng I và trở thành Đại lý hàng đầu của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và từng bước trở thành một đơn vị chuyên nghiệp trong vận chuyển hàng thủy sản tươi sống. Từ nền tảng đó, công ty bắt đầu mở rộng dịch vụ sang lĩnh vực vận tải đường biển các mặt hàng đông lạnh. Năm 2003, Hoàng Hà xây dựng hệ thống kho lạnh tại KCN Tân Bình, Tp HCM, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, thiết lập hệ thống quản lý phân phối hàng hóa, từng bước chuyên
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
nghiệp hóa nghiệp vụ giao nhận quốc tế logistics… Năm 2008, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Quốc tế Logistics Hoàng Hà, cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng như vận tải hàng không, tàu biển, đường bộ; khai hải quan; chứng từ XNK; kho vận; tư vấn bảo hiểm hàng hóa; chuyển phát nhanh; gia công & đóng gói các mặt hàng tươi, ướp đá, đông lạnh,… Hiện nay, HIL đã có 4 văn phòng đại diện trải dài khắp đất nước từ Bắc vào Nam, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Kinh nghiệm là vốn quý dành cho khách hàng
Có thể nói, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, HIL đã dần đáp ứng được hầu như mọi yêu cầu ngày một cao và khắt khe của khách hàng, từ hàng hoá thông thường, đến hàng dễ hư hỏng (tươi, sống), dễ vỡ, nguy hiểm (hóa chất, sinh hóa phẩm..); hàng có kích thước siêu trường, siêu trọng (linh kiện, máy móc..); hàng cần sự chăm sóc đặc biệt (vật nuôi, động vật sống, cá cảnh..). Ngoài ra, dịch vụ vận chuyển của HIL
cũng được xem là lựa chọn tốt nhất cho những loại hàng hóa có yêu cầu hạn định về thời gian. Hiện tại, 80% doanh thu của HIL là từ cung cấp các dịch vụ logistics đối với hàng thủy sản như cá ngừ đại dương, cá giò (cá bớp), tôm hùm, cua sống… đến các thị trường trọng điểm như Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU. Hơn nữa, HIL cũng cung cấp đầy đủ các loại thùng chuyên dụng, bao bì đặc biệt cho việc đóng gói mặt hàng thủy hải sản với đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản. Song song với hàng thủy sản, HIL hiện cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển XK hoa cho công ty Hoa tươi Đà Lạt (Dalat Hasfarm), vận chuyển trái cây (thanh long), rau củ quả tươi… với đá khô (CO2) và túi gel giữ lạnh do HIL tự sản xuất theo công nghệ tiên tiến của hãng Northwest (Hoa Kỳ). Tại nhà máy ở KCN Tân Bình, HIL có 2 phân xưởng đóng gói hàng thủy sản và đóng gói hàng trái cây, rau củ quả riêng biệt, đảm bảo VSATTP và chất lượng cho hàng hóa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Thạnh, công việc không phải lúc nào cũng trơn tru, sẽ có
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LOGISTICS HOÀNG HÀ Tên giao dịch: HOANG HA INTERNATIONAL LOGISTICS Địa chỉ: Lô III-22, Đường 19/5A, Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8.3.815.5319/3.948.4696 Fax: +84 8.3.815.5320/3.948.4697 www.hoangha.com Email: info@hoangha.comn Code nhà máy: DL 379, SG/001NL Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000 Sản phẩm: Đá khô CO2, Đá gel, vận chuyển hàng bằng đường biển, đường hàng không, cho thuê kho lạnh...
Đóng gói cá ngừ XK tại HIL - Ảnh : HIL
những lúc gặp phải những rủi ro không mong muốn. Nếu bất trắc xảy ra ở trong nước thì còn có điều kiện để tháo gỡ, nhưng nếu rủi ro xảy ra ở nước ngoài thì sẽ rất phức tạp và khó khăn. Một công ty logistics chuyên nghiệp phải đảm bảo giải quyết được mọi vấn đề và hỗ trợ tối đa cho các nhà XK để họ toàn tâm, toàn ý tập trung vào sản xuất, nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, với hệ thống networks chuyên nghiệp toàn cầu, hệ thống các công ty bảo hiểm và các đại lý, đại diện mà HIL đã ký hợp đồng liên kết rộng khắp trên thế giới, HIL sẽ là người bạn luôn đồng hành, sát cánh cùng khách hàng để cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh dù khó khăn đến đâu. “Kinh nghiệm trong hơn 20 năm qua của HIL sẽ chính là nguồn vốn quý nhất mà chúng tôi dành cho khách hàng”- ông Thạnh khẳng định. n Trần Duy
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
37
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
Công ty TNHH UV Việt Nam:
Hỗ trợ và phát triển nhân tài để nâng cao nguồn nhân lực p Đỗ Văn Thông Hỗ trợ và phát triển nhân tài NHẰM nâng cao nguồn nhân lực, và từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp những dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng – đó là cách Công ty TNHH UV Việt Nam lựa chọn để góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản và của chính Công ty trong những năm qua.
Ông Trần Thanh Vân - GĐ Công ty TNHH UV Việt Nam (Bìa phải) trao học bổng cho sinh viên trường Đại Học Cần Thơ.
Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học
Sự phát triển vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam những năm qua là kết quả đóng góp công sức của mọi thành phần trong chuỗi sản xuất, từ người nông dân làm ra nguyên liệu, đến các DN chế biến đang tìm kiếm, mở rộng thị trường trong điều kiện kinh tế khó khăn để tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm ấy còn có sự đóng
38 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
góp không nhỏ của các công ty, DN sản xuất, kinh doanh, XNK thuốc thú y thủy sản. Là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất - kinh doanh - XNK các sản phẩm chuyên dùng trong ngành thú y và thú y thủy sản, lại là một trong những đơn vị tiên phong sở hữu nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO - GMP, Công ty TNHH UV Việt Nam là một đại diện tiêu biểu có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của
ngành, tiêu biểu là ngành nuôi cá tra và tôm. Bằng nỗ lực hợp tác nghiên cứu khoa học, Công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, phục vụ tốt nhất nhu cầu phòng chống dịch bệnh, tăng sức đề kháng và tăng trưởng của động vật thủy sản nhằm gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Với triết lý kinh doanh “Mỗi một sản phẩm trước hết phải đem lại lợi ích cho người sử dụng, đem lại chuỗi giá trị thương mại, hạnh phúc cho khách hàng và xã hội”, UV luôn ý thức được rằng, mục tiêu đó chỉ có thể đạt được bằng cách tiếp cận thông qua những tiến bộ khoa học, kỹ thuật cùng với đội ngũ nhân lực có tâm huyết với nghề. Ông Trần Thanh Vân, Giám đốc Công ty khẳng định: “Công tác liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện trường là một trong những ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động của công ty trong thời gian qua và sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”. Trong những hoạt động của mình thời gian qua, Công ty đã hợp tác chặt chẽ với các viện, trường, như Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ; Đại học Nông Lâm
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
TP Hồ Chí Minh, Đại học Nha Trang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học như. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần giải quyết nhiều khó khăn cho người nuôi, đồng thời cũng giúp công ty cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Gần đây nhất, để tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Công ty UV Việt Nam đã trao nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 200 triệu đồng cho các các bộ nghiên cứu khoa học tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Phát biểu tại buỗi lễ, PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng khoa Thủy sản, đã đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Khoa Thủy sản và Công ty UV Việt Nam: “Sự hỗ trợ của Công ty UV Việt Nam cho Khoa có ý nghĩa vô cũng to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu khoa học cũng như các em sinh viên thuận lợi hơn về mặt tài chính để hoàn thành được nhiệm vụ cũng như thõa mãn đam mê nghiên cứu khoa học thủy sản của mình. Những hoạt động hỗ trợ như thế này đã phần nào góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển”.
Hỗ trợ phát triển nhân tài, nâng cao nhân lực
UV Việt Nam nhận thức rằng, con người là một trong những
nhân tố cực kỳ quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, yếu tố quyết định sự thành bại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Vì thế, Công ty luôn chú trọng xây dựng một đội ngũ bác sỹ Thú y – Kỹ sư NTTS có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, luôn đem đến sự an tâm cho khách hàng về kỹ năng chuyên môn cũng như tác phong đạo đức nghề nghiệp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cho các sinh viên có năng lực nhưng gặp nhiều khó khăn trong học tập, nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Công ty đã trao 50 suất học bổng, trị giá 1.000.000đ/suất, cho các sinh viên Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ đạt thành tích cao trong học tập. Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS. Trương Quốc Phú đánh giá rất cao sự hỗ trợ của Công ty và mong muốn UV Việt Nam hỗ trợ ngày càng nhiều hơn nữa để tạo điệu kiện thuận lợi trong học tập cho các em sinh viên hoàn thành được ước mơ của mình. Thay mặt Công ty UV Việt Nam, ông Trần Thanh Vân phát biểu: “80% cán bộ cốt cán hiện có của công ty có xuất thân từ Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Đây là lực lượng nòng cốt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Chúng tôi rất vui mừng và vinh
Công ty TNHH UV - Việt Nam Văn phòng: 18 Lô G - Đường D1 - KCN An Hạ – Phạm Văn Hai – Bình Chánh -TP. HCM. Điện thoại: (84-08) 37.685.370 - 37.685.371 - 37.685.372 Fax: (84-08) 37.685.490 Email: uvvietnam@uv-vietnam.com.vn
dự vì phần nào hỗ trợ được các em thuận lợi hơn trong học tập. Đây chính là lực lượng kế thừa đầy tiềm năng góp phần phát triển ngành trong tương lai không xa”. Nhằm hỗ trợ sinh viên được tốt hơn, bên cạnh việc cấp phát học bổng, UV Việt Nam còn liên kết với trường tiến hành các khóa đào tạo kỹ năng mềm, tư vấn định hướng nghề nghiệp giúp sinh viên trang bị đầy đủ các kỹ năng, hiểu biết cần thiết trước khi rời khỏi ghế nhà trường tham gia công việc thực tế. Ngoài ra, theo thông tin từ Ban lãnh đạo công ty, từ năm 2014 trở đi, Công ty sẽ dành một khoản kinh phí nhất định nhằm hỗ trợ, khuyến khích sinh viên trong học tập và hoạt động nghiên cứu khoa học. Các sinh viên có nguyện vọng và năng lực có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến công ty hoặc thông qua Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ để được xem xét hỗ trợ. Bằng các hoạt động của mình, UV Việt Nam đã góp phần nâng cao nhân lực, hỗ trợ phát triển nhân tài cho toàn ngành, đồng thời, thông qua đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như củng cố và hoàn thiện bộ máy nhân sự của mình nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất với những dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên thành công của công ty trong thời gian qua. n Đ.V.T.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
39
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
Chị Tư Ánh: Doanh nhân nữ tài năng p Ngọc Tú Trong số 90 “Doanh nhân nữ, trí thức thành đạt năm 2013” được vinh danh nhân kỉ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2013 có chị Nguyễn Thị Ánh – thường được gọi với cái tên thân mật chị Tư Ánh – người đã chèo lái hai công ty thủy sản Sông Tiền và Ngọc Xuân trụ vững qua các thời kỳ gian khó, suốt hai mươi năm qua.
Chị Nguyễn Thị Ánh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sông Tiền (Sotico) và Công ty CP Thủy sản Ngọc Xuân
Vươn lên từ quyết tâm xóa nghèo cho quê hương
Là người con của mảnh đất phì nhiêu mang tên con sông Tiền, đã dành trọn những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, hòa bình lại lao vào những công việc bộn bề của cách mạng, chị Tư Ánh luôn trăn trở với cái nghèo của quê hương và gia đình mình. Số phận đã đưa chị đến và gắn bó với ngành thủy sản trên mảnh đất Tiền Giang.
Chế biến cá tra tại Công ty CP Ngọc Xuân
40 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
“Trong một chuyến đi Nhật, người ta mời tôi món bánh pizza đặc sản NK từ Ý. Khi ăn tôi mới phát hiện ra nó đặc biệt ở chỗ nhân bánh làm từ nghêu. Có lẽ vì vậy mà nó đắt hơn nhiều lần so với các loại bánh pizza nhân thịt khác” - chị Nguyễn Thị Ánh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sông Tiền (Sotico) và Công ty CP Thủy sản Ngọc Xuân, nhớ lại. Thời kỳ ấy tại Tiền Giang, chuyến thuyền khai thác nào về bến cũng chất đầy nghêu mà
ngư dân vẫn đói, vẫn rách, nhiều lao động lại thiếu việc làm. Nỗi bức xúc ngày đêm vì nghịch lý này đã khiến chị Nguyễn Thị Ánh nung nấu quyết tâm đưa con nghêu Tiền Giang đi XK, làm giàu cho quê hương. Mong muốn đó được hiện thực hóa khi vào năm 1994, bà chính thức thành lập Công ty TNHH Thương mại Sông Tiền, sau đó cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty CP Thủy sản Sông Tiền. Khởi đầu từ mấy cái
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
Thu hoạch cá tra tại vùng nuôi được chứng nhận GlobalG.A.P của Ngọc Xuân
chảo luộc nghêu đơn sơ, với hai bàn tay trắng và số vốn riêng ít ỏi, Công ty đã từng bước lớn mạnh dần từng ngày. Ngoài sản phẩm chủ lực là nghêu, Công ty còn XK các mặt hàng hải sản hỗn hợp (seafood mix), mực, tôm, cá cuộn, cá cắt thanh,… Hiện nay, mỗi tháng Sotico XK khoảng 15 côngtennơ với 200-300 tấn hàng, doanh thu khoảng 700.000 USD. Nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của con cá tra, năm 2008, chị Ánh quyết định thành lập thêm một công ty chuyên nuôi, chế biến và XK cá tra với công suất 120 tấn nguyên liệu mỗi ngày, sử dụng 800 công nhân, lấy tên là Công ty CP Thủy sản Ngọc Xuân. Nhà máy Ngọc Xuân được trang bị công nghệ và máy móc chế biến hiện đại nhất, được chứng nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như HACCP, DL 487, ISO, BRC, IFS. Để chủ động đầu vào nguyên liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty đã sớm đầu tư mua đất và quy hoạch đào ao nuôi cá tại các cồn Phú Túc, Phú Đức và Tân Lộc với tổng diện
tích 40 hecta. Vùng nuôi của Ngọc Xuân đã được cấp chứng nhận GlobalG.A.P cho khoảng 10 hecta diện tích nuôi. Tính đến nay, vùng nuôi cá tra của Ngọc Xuân đã đi vào hoạt động được 3 năm, mỗi năm cho thu hoạch 18.000 tấn cá nguyên liệu, trong đó có tới 90% là cá thịt trắng, đáp ứng được 80-90% nhu cầu của nhà máy chế biến.
Phải giữ được khách hàng
Sông Tiền là DN chế biến thủy sản quy mô nhỏ, chỉ có khoảng 300 lao động, nhưng qua gần hai chục năm vẫn đứng vững, thậm chí còn phát triển thêm một nhánh mới là công ty Ngọc Xuân, mà chị Ánh ví như “công ty con” của Sông Tiền, chủ yếu là nhờ tạo dựng được uy tín với khách hàng. “Điều quan trọng nhất là giữ được khách hàng. Muốn vậy, phải ưu tiên “chăm sóc hàng hóa”, coi chất lượng là mục tiêu số một của nhà máy” - chị Tư Ánh chia sẻ. “Từng bộ phận được giao trách nhiệm cụ thể. Vai trò của đội ngũ kỹ thuật, kiếm tra chất lượng được đề
cao, quản lý chặt chẽ từ đầu vào con giống, thức ăn cho đến nguyên liệu và thành phẩm chế biến.” Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Công ty cũng chú trọng đến chất lượng môi trường. “Ngay từ khi xây dựng nhà máy, được Dự án SEAQIP và Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) giới thiệu, Công ty đã nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) để xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong xí nghiệp chế biến thủy sản. Đến nay, việc quản lý và phát huy hệ thống nhà máy này vẫn duy trì tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh cho môi trường trong và ngoài nhà máy” - chị Tư Ánh nói. Trong đợt thanh tra hồi tháng 6 vừa qua, Tổng cục Môi trường đã đánh giá rất cao hoạt động xử lý nước thải của nhà máy. Các mẫu nước kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn. Khách hàng đến thăm nhà máy và vùng nuôi hoàn toàn an tâm với vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường, từ đó cũng đặt nhiều tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của Công ty. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất ổn định, Công ty rất chú trọng giữ uy tín với các đối tác cung cấp đầu vào. “Trong kinh doanh phải có chữ tín, mà trong cuộc sống thì cần có chữ tình” – chị Tư Ánh khẳng định. Trong giao dịch thu mua hàng, Công ty không bao giờ sử dụng các thủ đoạn nhằm ép giá đối tác, mà luôn thỏa thuận một mức giá hợp lý, thuận mua vừa bán, đồng thời cũng luôn sòng phẳng, kịp thời thanh toán tiền hàng. Nhờ đó, Công ty không vướng phải Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
41
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
tình trạng thiếu nguyên liệu, duy trì được sản xuất đều đặn, không bị gián đoạn trong việc đáp ứng các đơn hàng.
Đau đáu nỗi niềm con cá
Tiếp cận ngành thủy sản đã hơn 27 năm nhưng mới chỉ làm bạn với con cá tra khoảng 5 năm qua, tuy khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm về con cá nổi danh này chưa phải là dài, nhưng chị Ánh cũng chia sẻ nhiều trăn trở về tình hình khó khăn chung của XK cá tra hiện nay. Chị cho rằng cái gốc của vấn đề nằm ở mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông cá tra. Theo chị, hoạt động nuôi hiện đã và đang phát triển quá rộng, quá ồ ạt; các nhà máy chế biến cũng mọc lên quá nhiều, XK cá tra có quá nhiều đầu mối, trên thị trường cung vượt quá cầu, dẫn đến tình trạng các DN chế biến cá tra XK cạnh tranh nhau về giá, khiến giá cá liên tục giảm. Trong khi đó, nhiều đơn vị sản xuất chưa quản lý tốt chất lượng sản phẩm, kéo theo hệ lụy là uy tín cá tra XK Việt Nam ngày càng đi xuống. Chị Ánh cho biết: “Cá tra chế biến từ nguyên liệu nuôi tại các vùng nước ao tù có giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn. Do đó, họ có thể hạ giá bán sản phẩm tới 30-40 cent/ kg mà vẫn có lời, gây khó khăn cho các DN làm ăn uy tín, đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, tất yếu những sản phẩm giá rẻ sẽ có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng cao hơn.”
42 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Mặc dù giá là yếu tố giúp sản phẩm dễ đến được với người tiêu dùng, nhưng chất lượng mới là yếu tố giữ chân khách hàng. “Nguyên liệu cá từ các vùng nuôi không đạt tiêu chuẩn sẽ cho ra các sản phẩm kém chất lượng, không chỉ là vấn đề hình ảnh của một nhà máy, mà còn ảnh hưởng lớn tới uy tín của cả một ngành hàng, cả một đất nước” - chị nói. Chị đồng tình với nhiều kiến nghị hiện nay rằng cần đưa nuôi và chế biến cá tra vào danh sách các ngành sản xuất có điều kiện. Các nhà máy chế biến XK cần xây dựng những vùng nuôi riêng đáp ứng đủ tiêu chuẩn hoặc phải liên kết chặt chẽ với người nuôi
để đảm bảo chất lượng cho cá nguyên liệu. Theo chị, phát triển ngành cá tra cần có định hướng và quy hoạch cụ thể, thống nhất từ cấp quản lý Nhà nước xuống đến các chính quyền ấp, xã. Mặt khác, phải đổi mới phương thức tổ chức, giải quyết cung – cầu ngành cá tra. Quan trọng hơn cả, những định hướng này không nên chỉ nằm trên giấy tờ hay trong lời nói, mà phải được hiện thực hóa triệt để, vận động các thành phần tham gia thực hiện một cách tích cực. n
Ao nuôi cá tra đã có chứng nhận GlobalG.A.P Công ty CP Thủy sản Sông Tiền Tên giao dịch: SOTICO Địa chỉ: Ấp Tân Thuận, Xã Bình Đức, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang Điện thoại: +84 73 3853243/ 3853362 Fax: +84 73 3853244/ 3954535 Website: www.sotico.com.vn Email: info@sotico.com.vn; anh.nguyen@sotico.com.vn Công ty CP Thủy sản Ngọc Xuân Tên giao dịch: Ngoc Xuan Seafood Corp. Địa chỉ: Ấp Đông Hòa, Xã Song Thuận, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang Điện thoại: +84 73 3619138 Fax: +84 73 3619136 Website: www.ngocxuanseafood.com.vn Email: info@ngocxuanseafood.com.vn
N.T.
DOANH NGHIÏåP/DOANH NHÊN
&+8 & 0¬ 1* 6,1+ 1+ 7 %ÑP &JÔºR JѲPJ +K¾µR JŵK &J¾º DK¾ºP XѲ ;WÔºV MJÔ¼W 7JW³[ UѳP 9K¾µV 1ÑO 9$6(3
PJK¾µV NK¾µV EJW±E OÕ²PI FQÑPJ PIJK¾µR JŵK XK¾P PJÔP M[³ PK¾µO PIѲ[ VJѲPJ NÔµR EW³Ñ ÐÆP XÄ VTQPI VJѱPI
& 7< &¨1* 1*+,¡µ3 1¨1* 7+8 < 6$ 1 3+8 <¡1 7+,0$&2
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
43
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG
Giảm tiêu thụ môi chất lạnh R22
trong chế biến thủy sản Chế biến thủy sản là ngành sử dụng nhiều chất HCFC22 (R22) ở Việt Nam, chất đang được xem là tác nhân gây hại cho tầng ô zôn, làm trái đất nóng lên, tạo ra những cực đoan trong biến đổi khí hậu. Do đó, một lộ trình phù hợp được đưa ra nhằm giảm tiêu thụ chất R22 trong lĩnh vực chế biến thủy sản là cần thiết.
N
gành chế biến thủy sản (CBTS) được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước XK thủy sản hàng đầu thế giới, kim ngạch XK gia tăng nhanh
chóng. Chỉ trong vòng 10 năm, từ 2,2 tỷ USD năm 2003 tăng lên gấp 3 lần vào năm 2012, đạt 6,1 tỷ USD, chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Song hành với sự phát triển đó, các cơ sở CBTS cũng không ngừng được gia tăng, đầu tư mới và đổi mới. Báo cáo của Cục Chế biến, Thương
mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối cho thấy số DN CBTS XK năm 2012 là 568 DN, trong số đó số DN CBTS đông lạnh lên tới 429 DN, tăng gấp đôi so với 211 DN năm 2002. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng đó, các DN CBTS đông lạnh cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường, một trong số đó
Hội thảo “Kế hoạch tổng thể về giảm tiêu thụ môi chất lạnh HCFC-22 (R22) trong lĩnh vực chế biến thủy sản”
44 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG
HCFC22 là gì?
HCFC 22 (R22) là hóa chất được sử dụng trong làm lạnh, được phát minh từ năm 1928 và nhanh chóng trở thành tác nhân lạnh thông dụng nhất, do những đặc tính như không độc, không cháy, giá thiết bị thấp, hiệu suất phát lạnh cao… Trong lạnh công nghiệp, R22 đứng ở vị trí thứ 2 sau NH3. Sản lượng R22 trên toàn thế giới năm 2008 là 800.000 tấn, trong đó gần 500.000 tấn dùng làm tác nhân lạnh. Hiện nay, lượng R22 dùng cho các nước công nghiệp phát triển đang giảm dần, trong khi đó, lượng R22 dùng ở các nước đang phát triển vẫn tiếp tục tăng. Ở nước ta, chất này được sử dụng chủ yếu trong điều hòa không khí, trong sản xuất xốp và đặc biệt trong hệ thống cấp đông của ngành thủy hải sản.
Hiện trạng sử dụng chất R22 tại các cơ sở CBTS
Theo báo cáo của Ngân hàng
20 03 20 0 20 4 0 20 5 06 20 0 20 7 0 20 8 0 20 9 20 10 1 20 1 12
Giá trị (triệu USD)USD) Giá trị (triệu
1600 7000 Khối lượng và giá trị XK thủy sản 10 năm (2002-2012) 1400 6000 1600 7000 1200 5000 1400 6000 1000 4000 1200 800 5000 Khối lượng 3000 1000 600 4000 Giá trị XK 2000 800 Khối lượng 400 3000 600 1000 200 Giá trị XK 2000 4000 0 1000 200 0 0 20 03 20 0 20 4 0 20 5 0 20 6 0 20 7 0 20 8 0 20 9 20 10 1 20 1 12
chính là việc sử dụng chất R22 (H22) trong hệ thống cấp đông và các kho lạnh đông sâu. Hội thảo “Kế hoạch tổng thể về giảm tiêu thụ môi chất lạnh H22 (R22) trong lĩnh vực chế biến thủy sản” do Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên - Môi trường) tổ chức vào ngày 15/10/2013, tại Hà Nội đề cập đến hiện trạng này.
Sản lượng (nghìn tấn) tấn) Sản lượng (nghìn
Khối lượng và giá trị XK thủy sản 10 năm (2002-2012)
Năm
Nguồn: Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối- Bộ NN&PTNT
Năm
Nguồn: Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối- Bộ NN&PTNT
Hạn định loại trừ các chất HCFC theo Nghị định thư Montreal áp dụng cho các nước đang phát triển Hạn định loại trừ các chất HCFC theo Nghị định thư Montreal áp dụng cho các nước đang phát triển
Nguồn: Cục Khí tượng, thủy văn và Biến đổi khí hậu- Bộ Tài Nguyên Môi trường Nguồn: Cục Khí tượng, thủy văn và Biến đổi khí hậu- Bộ Tài Nguyên Môi trường
Thế giới, Bộ Tài nguyên và Môi đá, điều hòa nhiệt độ và làm trường và Bộ Nông nghiệp và lạnh nước, hệ thống máy nén và PTNT, tại Việt Nam có hơn 600 ngưng... Lượng R22 nạp Một số trường hợp chuyển đổi tựgiàn nguyện từ R22 sanggaNH3 xí nghiệp chế biến sản phẩm bổ sung và nạp mới hằng năm MộtTên số trường chuyển đổi tựtrong nguyện từ R22 sang công ty hợp Thiết bị được chuyển đổi Năm thủy sản đông lạnh, khoảng ngành thủy sảnNH3 ước tính 80Seanamico kho độc lập, sức chứa khoảng từ đến 300 Năm tấn. Hiện Tên lạnh công Thiết được chuyển đổi280 (Càty Mau) 3 tủ đôngbị tiếp xúc 1.000 kg/mẻ x3 2000 lên từ 500 tấn trở lên. Tổng sức có tới 25% cơ sở cấp đông và Seanamico (Cà Mau) 3Băng tủ đông tiếp xúc 1.000 kg/mẻ x3 2000 Vĩnh chuyền cấp đôngcơ 500 kg/hr 2009 bằng chứa kho Hoàn lạnh toàn ngành đạt 40% sở kho lạnh chạy (Đồng Tháp) khoảng tấn. Lĩnh gađông R22, các loại ga khác Vĩnh600.000 Hoàn Băngvực chuyền cấp 500 kg/hr 2009 hiện chế biến thủy sản được đánh dùng không đáng kể. Các tỉnh (ĐồngPhương Tháp) Đông 3 tủ đông tiếp xúc 1.000 kg/mẻ x 3 2004 giá là ngành sử dụng nhiều nhất có nhiều DN CBTS dùng ga R22 (Quảng Nam) kg/mẻ x 3 Minh, Tiền 2004 chất Đông R22,Phương với các thiết 3bịtủ đông lạnhtiếp xúc là1.000 TP Hồ Chí Giang, như dây chuyền cấp đông và tái Khánh Hòa, Cần Thơ, Cà Mau (Quảng Nam) Kisimex (Kiên Giang) Nhiều băng chuyền cấp đông, tủ đông tiếp xúc, 2001-2012 đông, tủ đông tiếp xúc, tủ đông tủ đông và gió Bà Rịa-Vũng Tàu. Kisimex (Kiên Giang) Nhiều băng chuyền cấp đông, tủ đông tiếp xúc, 2001-2012 gió và hầm đông, kho lạnh, máy tủ đông gió Với những ưu thế về chi phí Cofidec (TP HCM)
Cofidec (TP HCM) An Phú (Đồng Tháp) An Phú (Đồng Tháp)
Toàn bộ TB cấp đông, kho lạnh, đá vẩy
2014
maå thaáng 12/2013 45 Toàn bộ TB cấp đông, khoThûúng lạnh,kg/hr đái Thuã vẩyy saãn / söë 168 /2014 Băng chuyền cấp đông 500 2012
Băng chuyền cấp đông 500 kg/hr
2012
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG
ban đầu, tiện lợi, tốn ít diện tích, khả năng đáp ứng về mặt công nghệ không thua kém NH3, R22 đã và đang được nhiều DN CBTS lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các thiết bị lạnh chạy bằng R22 là thiết bị đơn lẻ, được đầu tư dần dần, chỉ một ít là có hệ thống liên hoàn. Một phần đáng kể thiết bị lạnh R22 khi lắp đặt đã là thiết bị đã qua sử dụng, hay bị hỏng hóc, mất ga.
Lộ trình giảm tiêu thụ môi chất lạnh H22 (R22) trong lĩnh vực CBTS
Hơi ga R22 thoát ra ngoài được xem là chất gây tác hại cho tầng ô zôn, ảnh hưởng lớn tới bầu khí quyển, làm trái đất nóng lên, tạo nên những hiện tượng cực đoan trong biến đổi khí hậu. Theo cam kết của Nghị định thư Montreal, từ ngày 1-1-2013, Việt Nam phải giảm dần việc sử dụng chất HCFC, đến năm 2015 Việt Nam phải giảm 10% lượng HCFC và đến năm 2040, Việt Nam loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng chất HCFC. Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montrreal cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển tính trên lượng HCFC được loại trừ theo đơn giá của từng lĩnh vực, từng công nghệ thay thế. Để tuân thủ nghị định thư Montreal, hạn ngạch NK R22 vào Việt Nam từ năm 2015-2020 dự kiến sẽ giảm 10%, từ 2021-2025 giảm 35%, từ 2025-2030 giảm 32,5%, từ 2030-2040 giảm 2,5%
46 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Nguồn: Cục Khí tượng, thủy văn và Biến đổi khí hậu- Bộ Tài Nguyên Môi trường
Một số trường hợp chuyển đổi tự nguyện từ R22 sang NH3 Tên công ty
Thiết bị được chuyển đổi
Năm
Seanamico (Cà Mau)
3 tủ đông tiếp xúc 1.000 kg/mẻ x 3
2000
Vĩnh Hoàn
Băng chuyền cấp đông 500 kg/hr
2009
3 tủ đông tiếp xúc 1.000 kg/mẻ x 3
2004
Kisimex (Kiên Giang)
Nhiều băng chuyền cấp đông, tủ đông tiếp xúc, tủ đông gió
2001-2012
Cofidec (TP HCM)
Toàn bộ TB cấp đông, kho lạnh, đá vẩy
2014
An Phú (Đồng Tháp)
Băng chuyền cấp đông 500 kg/hr
2012
(Đồng Tháp) Đông Phương (Quảng Nam)
Thủy sản là ngành sử dụng nhiều nhất chất R22
và hoàn toàn chấm dứt NK vào năm 2040. Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, kế hoạch loại trừ các chất HCFC của Việt Nam, giai đoạn 1 (2012-2017) bao gồm: Giảm sử dụng R22 trong hệ thống kho lạnh, giảm lắp đặt mới thiết bị làm lạnh sử dụng R22 trong ngành thủy
sản; Nâng cao hiệu suất năng lượng cho điều hòa không khí sản xuất tại Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng thiết bị tiết kiệm năng lượng; Tăng cường năng lực kiểm soát NK các chất HCFC. Lộ trình loại bỏ R22 trong ngành CBTS bao gồm 4 cấu thành: Lộ trình cấm lắp mới thiết bị lạnh R22 từ 1/1/2017
PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG
đến 1/1/2024; Lộ trình cải tạo bắt buộc thiết bị lạnh R22 (trừ kho lạnh) sang NH3 và HFC từ 1/1/2025 đến 31/12/2032; Lộ trình chuyển đổi tự nguyện kho lạnh R22 sang NH3 và HFC từ 2033 đến 2041; Lộ trình áp dụng các biện pháp giảm thiểu thất thoát R22 và HFC từ các hệ thống lạnh từ 1/1/2015. Theo ông Lương Đức Khoa, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT thì đây là một thách thức lớn của Việt Nam trong việc tuân thủ Nghị định thư Montreal vì phần lớn các DN CBTS có công nghệ sản xuất khá lạc hậu.
Biện pháp chính sách nhằm giảm thiểu việc sử dụng R22
Nhằm giảm thiểu, tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng R22, các biện pháp chính sách được Bộ Tài nguyên Môi trường
đưa ra bao gồm: Cấp phép NK các chất HCFC theo hạn ngạch với lượng giảm dần theo hạn định loại trừ HCFC; Không cấp phép thành lập mới các DN sản xuất thiết bị sử dụng HCFC; Hạn chế cấp phép mở rộng sản xuất /nâng cao công suất của các DN hiện đang sử dụng HCFC; Giảm sử dụng HCFC cho dịch vụ sửa chữa thiết bị làm lạnh; Hạn chế lắp mới các thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC trong ngành thủy sản (các DN sử dụng thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC không thể XK sản phẩm sang châu Âu, Hoa Kỳ). Ông Nguyễn Việt Dũng, Khoa Điện lạnh, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định, việc ra đời Nghị định “Kế hoạch tổng thể về giảm thiểu tiêu thụ môi chất lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy sản” là rất cần thiết, bởi đặc điểm thị trường Việt Nam đa phần là thiết bị NK, nếu không thực hiện
việc cắt giảm và loại trừ các chất R22 thì Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, các DN thủy sản phát triển đa dạng, tự phát, trang thiết bị không được đồng đều. Do đó, cần phân loại để đưa ra lộ trình phù hợp cho từng đơn vị DN. Mỗi DN cũng cần có kế hoạch riêng để không ảnh hưởng đến sản xuất và tối ưu hóa chi phí chuyển đổi.
Thay lời kết
Hiện nay, các thị trường NK thủy sản trên thế giới đang ngày càng khó tính hơn, vì vậy việc thay thế dần chất R22 được sử dụng tại các kho lạnh của các cơ sở CBTS là cần thiết. Tuy nhiên, trước những khó khăn chồng chất của các DN thủy sản thì việc thay thế công nghệ mới cho R22 đồng nghĩa với việc gia tăng thêm chi phí cho DN, bởi giá thiết bị chuyển đổi và giá nguyên liệu mới thay thế cho các chất HCFC còn khá cao. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa cho các DN về tài chính, công nghệ, kỹ thuật cũng như cơ chế chính sách,…như hỗ trợ kinh phí, ưu đãi vốn phù hợp cho các cơ sở CBTS, đồng thời tạo cơ chế khuyến khích cho các cơ sở sản xuất chế tạo thiết bị, công nghệ thay thế trong nước giúp giảm giá thành sản phẩm nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho các DNTS và nhà sản xuất. n Nguyễn Thị Hồng Hà
Hệ thống cấp đông tự̣ động tại một nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
47
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
Tho
Hồ Huy Sơn
Hồ Huy Sơn sinh năm 1985. Quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đến với thơ từ khi còn là cậu học sinh trường làng, sau đó tham gia sinh hoạt tại nhóm sáng tác “Hoa cát” của tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Khoa Lý luận - sáng tác phê bình, Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2009. Hiện là phóng viên, đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã xuất bản: Con trai, con gái (Tập truyện, NXB Kim Đồng 2007); Ngày lạ (Tập thơ, NXB Hội Nhà văn 2009); Thả chim về trời (Tập truyện, NXB Kim Đồng 2012); Cơm nhà, cơm người (NXB Trẻ 2012). Giải thưởng:Giải Nhất Văn và Khuyến khích Thơ báo Thiếu niên Tiền phong 2004; Giải Nhất Thơ báo Mực tím 2007; Giải Khuyến khích Thơ báo Tuổi trẻ 2007; Giải Ba Truyện ngắn Yume 2011; Giải thưởng Văn học Hồ Xuân Hương 2011.
Giãi bày Anh của người đàn ông hôm nay
Thông thênh một nẻo về
Vai không u Bắp không nở
Anh muốn được cùng em đi trên con đường dậy hương hoa sữa
Chỉ có trái tim là rộng lớn
Chúng mình rất yêu mùa thu
Chỉ có lời nói là chân thật
Cả anh và em đều tan ra trong mùi hương dịu ngọt
Không biết những lời cho lá hát, hoa cười
Bất chấp những cơn gió lùa
Không biết trao em những lời dịu lưỡi ngọt môi Người miền Trung - anh - lời thẳng như ruột ngựa
Được không em?
Nhưng anh biết nắm tay em khi mùa trở lạnh…
Đơn giản chỉ là nụ cười mọng như bông hoa mới nở Để anh thấy ấm hơn trước gió chớm mùa
Em biết không
Những câu thơ thôi không còn đơn độc
Câu chuyện dài về những con chữ có thể không làm em vui
Chúng mình yêu nhau kể từ lúc này, được chưa?.
Nhưng anh đã từng xem chúng là điểm tựa Giống như em Đã ở bên anh sau những ngày dài bất tận Hà Nội buồn hơn ở quê!
48
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
Thư gửi cha Lạc Long Quân “Mẹ Âu Cơ sinh một bọc trứng, nở được trăm người con. 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển…” (Theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ)
Thưa cha! Hôm tiễn mẹ Cha đưa 50 người con xuống biển Thời gian trôi Ngần ấy anh em của con đâu rồi Mà sao hôm nay để biển phải dậy sóng? Trên đất liền người người xuống đường Vì biển
Thưa cha! Không kể Trường Sa, Hoàng Sa hay một hòn đảo nhỏ... Và cả đất liền hôm nay Những người con của mẹ Âu Cơ
Khi đó cha ở đâu?
Dù sức mỏng tay mềm
Bao nhiêu giọt biển mất đi Là bấy nhiêu giọt nước mắt chát mặn Mẹ không nỡ
chân yếu Cùng các con Không kể con gái, con trai
Chúng con không nỡ
Vẫn quyết tâm giữ biển.
Bởi vậy hôm nay Cha biết không? Những người con của mẹ Âu Cơ Dù sức mỏng
Đêm trên cánh đồng của mẹ Đêm ấy không ngủ được Tôi đi ra đồng bằng đôi chân trần
tay mềm chân yếu Cùng các con Không kể con gái, con trai Vẫn quyết tâm giữ biển Cha cũng biết biển là Tổ quốc Rất thiêng liêng và đáng tự hào Bởi nơi đó bao nhiêu người ngã xuống Trong xanh trong có máu đỏ quyện vào
Cọng cỏ may cười ngả nghiêng trong gió Trăng soi gương trong vũng nước cỏn con. Hoang hoải Đê mê Từ phía bờ sông bùn đất dậy hương… Tôi nghe bên tai mình thanh âm ồn ã Dế cha đi uống rượu - say rồi về nhà đập phá Dế mẹ cúi lặng buồn buồn. Mỗi lúc chỉ còn một mình lại khóc Xé toạc màn đêm bằng những lời nỉ non.
Biết bao thế hệ nối tiếp, lớn lên...
Ngoan nào yên lặng nhé đêm
Biển cho dáng vóc, hình hài
Để tôi xin chút êm đềm ngày xưa
Biển cho tình yêu
Mẹ tôi dầu dãi nắng mưa
Trong chúng con hôm nay biển là máu thịt
Chỉ xin đồng những vụ mùa bội thu!
Đi khắp nơi vẫn nghe tiếng sóng rì rào Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
49
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
PHÒNG TRANH VỚI BIỂU TƯỢNG HỘI THÁNH LUKE
(Gallery of Paintings with the Arms of Guild of Saint Luke) Họa sĩ: Ch.E. Biset, W.S. von Ehrenberg và nhiều họa sỹ khác Năm: 1666 Tranh sơn dầu, khổ 141 x 263 cm Bảo tàng nghệ thuật Alte Pinakothek, Munich [896] 50
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT
T
rong phòng tranh, một người phụ nữ và hai người đàn ông đang ngắm nghía bức tranh trên tay một cậu bé giúp việc, trên đó vẽ một con cá hồi lớn (Salmo salar), một con cá đuối (Raja spp), một con cá vây tròn (Cyclopterus lumpus), một con cá hồi và một con cua (Cancer pagurus) nằm lộn xộn trên bàn và cả trên sàn. Trong số 33 bức tranh đắt giá
thuộc đủ mọi kích cỡ và nguồn gốc được trưng bày, tác phẩm tĩnh vật này chiếm vị trí nổi bật, hút mắt người xem với màu sắc tươi sáng, hình ảnh sống động đến mức có thể nhận ra cả những nét run rẩy trên lớp da trắng bạc, bóng nhẫy và ướt rượt của những con cá đang oằn mình muốn vùng vẫy. Có thể nói đây là một tuyệt tác khá thành công của Peter Boel [Antwerp, 1622 – Paris, 1674] - sau này được vẽ lại nhiều lần nữa với cùng bố cục rất dễ nhận ra. Quay lại với khung cảnh chung, phía ngoài cùng bên trái của phòng tranh là cửa ra vào với bức rèm được cuốn cao để lộ mặt biển xanh thẫm ngay gần bên. Một người phụ nữ đang bước qua ngưỡng cửa trong sự chào đón của một người đàn ông ăn mặc trang trọng với thanh kiếm đeo bên hông. Ánh nắng mặt trời xuyên qua khung cửa cùng những tia hắt qua khung cửa sổ trên cao làm bừng sáng một góc phòng. Xa hơn nữa trên nền bức tranh là một nhóm đàn ông đang xem những bức tượng đặt cạnh một số tư liệu trên chiếc bàn. Bên phải là hình ảnh hư cấu của một nhóm các vị thần Olympia được vẽ quay lưng lại với người xem. Với tác phẩm này, các danh họa xứ Flanders thế kỷ 17 đã đưa ta trở về quá khứ để sống lại một thời vàng son của hội họa. Không đâu ta có thể tìm được một sự hội tụ đầy đủ và chân thực đến thế. Dù có nhiều bức tranh tương tự ra đời vào các thế kỷ sau nhưng không bức nào đẹp, độc đáo và mang tính tư liệu quý báu như bức này. Sự phối hợp nhịp nhàng của đông đảo họa sỹ cũng là điểm đặc biệt của tác phẩm, làm tốn không biết bao giấy mực của
các nhà phê bình hội họa. Charles Emmanuel Biset [Malinas, 1644 - Breda, 1691] được cho là tác giả của các nhân vật trong tranh – rất giống với những nhân vật trong bức tranh “Huyền thoại William Tell” của cùng tác giả. Người đàn ông mặc áo choàng đen trên nền bức tranh, tay cầm tượng chúa Giêxu bị đóng đinh là Hendrick van Halmale, thị trưởng của Antwerp, bên trái ông là Gonzalez Coques, còn bên phải là Peter Verbruggen, cả hai đều là những nhà điêu khắc nổi tiếng thời bấy giờ. Trong số các vị thần hư cấu bên phải bức tranh – sản phẩm của Jacob Jordaens - có thần của nghệ thuật Apollo – mặc áo choàng xanh, đứng gần người phụ nữ cầm cây cọ và bảng màu; thần của giao dịch và bảo hộ nghệ thuật Mercury – mặc áo choàng vàng, đang dạy đứa bé bên cạnh mình vẽ. Tác giả của phòng tranh là Wilhelm S. von Ehrenberg [Antwerp, 1630-1676]. Các họa sỹ khác góp tên là Philips Augustijn Immenraet, Cornelis de Heem, Jan Cossiers, Pieter Snayers, Philips Augustijn Immenraet, R. Van Den Hoecke, Th. Boeyermans… Johann Wilhelm mua bức tranh này cho phòng trưng bày Duseldorf vào khoảng năm 16841693. Sau đó, nó được chuyển đến bảo tàng nghệ thuật Pinakothek vào năm 1805. Sau một thời gian xuất hiện cả ở cung điện Schleisseheim, nó lại được đưa về Pinakothek và được trưng bày ở đó cho đến nay. n T.T.P The Triumph of The Sea Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
51
Bạn đồng hành giữa biển Các tàu hậu cần thu mua hải sản ngay tại các điểm khai thác, đồng thời cung cấp nước ngọt, thực phẩm, đá bảo quản, dầu… Hải sản chuyển vào bờ luôn tươi sống, bán được giá cao hơn giúp ngư dân thu lợi lớn. Ngoài ra, các tàu còn giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn trên biển. p Dũng Minh Trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, các tàu hậu cần thu mua hải sản chủ yếu từ các tàu khai thác làm nghề lưới giã Cân cá lúc bình minh vừa lên
Nhận được tín hiệu gọi từ tàu khai thác, tàu hậu cần sẽ cập mạn để chuyển hàng ngay trên biển Mỗi ngày có 3 lần cân cá trên biển, tàu hậu cần luôn bám sát các tàu khai thác
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Vào mùa này tuy ít có cá lớn nhưng sản lượng mực khai thác được rất lớn
Có thể thanh toán ngay sau khi cân cá, nhưng hầu hết các thuyền trưởng chọn giải pháp ghi lại khối lượng sau đó yêu cầu bên thu mua chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của … vợ ở đất liền Tàu hậu cần chuyển cá lên bờ tại bến cá thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Mỗi tàu dịch vụ hậu cần có thể chở tới 100 tấn hàng hóa, chi phí cho mỗi chuyến biển là 50 triệu đồng Hải sản tươi sống được chào bán ngay sau đó
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
Săn cua đêm ở Thiên Cấm Sơn p Bài và ảnh: Nguyễn Việt Xóc mớ cua núi đang hung hăng dựng những chiếc càng đồ sộ nhọn hoắt màu vàng đỏ và đám chân gai góc màu tím đẹp mắt, anh Nguyễn Bửu Tài trầm ngâm: “Cua trên núi còn nhiều, mỗi đêm tui đi bắt chưa bao giờ dưới 3 ký, nhưng bắt riết rồi chắc cũng hết. Tui cũng đã thử nuôi mà chưa được. Giá có mấy ông khoa học nào bỏ công nghiên cứu nuôi được loài cua đặc sản này thì vừa bảo tồn được giống quý mà có thể giúp dân núi Cấm thoát nghèo”.
Mới học lớp 5, cu Sang đã rất quen xử trí lũ cua núi
Lần mò tìm nhà thợ săn cua
Núi Cấm là tên gọi dân dã của Thiên Cấm Sơn – cao hơn 700 m, chu vi gần ba chục cây số, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn nổi tiếng của tỉnh An Giang (6 ngọn núi còn lại gồm: núi Cô Tô – Phụng Hoàng Sơn, núi Năm Giếng – Ngũ Hồ Sơn, núi Tượng – Liên Hoa Sơn, núi Nước – Thủy Đài Sơn, núi Dài – Ngọa Long Sơn, núi Két – Anh Vũ Sơn). Bảy ngọn núi nằm rải rác trên địa bàn
54 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, trong đó núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Từ lâu đã nghe “giang hồ đồn đại” trên núi Cấm có bà Hai Tề Thiên chuyên nghề câu cua núi độc đáo, nên có dịp công tác An Giang, tôi háo hức tìm gặp. Nhưng sau khi “nhảy chồm chồm” với con ngựa sắt 2 bánh ngót trăm km từ Tp. Long Xuyên ngược theo Quốc lộ 91 rồi rẽ vào Tỉnh lộ 948 đầy ổ gà, tìm được đến trung tâm xã An Hảo, mà
hỏi mãi chẳng ai biết ấp Vồ Đầu với bà Hai Tề Thiên ở chỗ nào. Trời ngả chiều, đường núi càng đi càng vắng, chợt giật thót khi một con rắn dài cỡ thước rưỡi bất ngờ quăng ngang lộ, dù tôi kịp đánh lái tránh mà nó còn quay đầu phồng mang “khè” vào đuôi xe nghe sởn da gà. Thấy ớn, tôi quyết định “sáng suốt” là tìm về UBND xã An Hảo hỏi đường. Anh công an xã vui vẻ tiếp khách lạ, nhưng lắc đầu: “Đợt này không lên Vồ Đầu được đâu anh (tiếng địa phương, đỉnh núi gọi là Vồ, cái tên Vồ Đầu nghĩa là đỉnh đầu tiên trong các đỉnh của núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m). Ấp này nằm trên núi, từ đây lên phải hơn chục cây số, nhưng đường núi mới bị đá lở lấp rồi, chắc vài bữa nữa mới thông”. Hỏi chuyện bà Hai Tề Thiên, anh cho biết bà tên thật là Võ Thị Kim Thao, quê ở Tiền Giang. Biệt danh Tề Thiên được gán do bà trèo cây giỏi như… Tề Thiên Đại Thánh. Gia đình bà chuyên câu cua núi, dùng nhánh tre non dẻo, buộc mấy sợi dây thun. Loài cua này ban ngày ẩn trong các hang hốc đá, đêm xuống
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
mới mò ra kiếm ăn; chúng rất hung hăng, thấy dây thun luồn vào nhắp nhắp là dùng càng kẹp ngay, thợ săn phải nhẹ nhàng kéo ra để bắt. Kể thao thao một hồi, anh mới hỏi khách tính lên Vồ Đầu kiếm người nhà hay sao? Biết tôi chỉ định kiếm… cua núi, anh vỗ đùi cái đét: “Vậy mà anh không nói luôn! Muốn bắt cua thì vô ấp Tà Lọt kiếm Năm Tài là được rồi, đường vô đó cũng đang kẹt nhưng còn lối khác đi vòng được, để tôi chỉ cho”. Tạm biệt anh công an xã tốt bụng, tôi lại lên xe dò dẫm vòng sang huyện Tri Tôn, hướng về phía thị trấn Ba Chúc. Con đường gập ghềnh xuyên giữa đồng lúa bát ngát vàng trĩu và rừng thốt nốt khoe những buồng trái căng nhựa sống. Thiên nhiên hào phóng dệt bức tranh bình yên đẹp đến ngỡ ngàng, bao bọc vùng đất một thời đau thương. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, chỉ chưa đầy hai tuần cuối tháng 4 năm 1978, giặc Khmer Đỏ đã thảm sát 3.157 thường dân Ba Chúc. Vẫn còn đó những bằng chứng ghê rợn tại Cụm Di tích Căm thù với Nhà mồ Ba Chúc – nơi chứa hài cốt 1.159 nạn nhân. Nhưng lần này tôi không về Ba Chúc, mà chỉ phải đi đến xã Châu Lăng là có lối vòng về ấp Tà Lọt của xã An Hảo. Hỏi thăm thêm mấy lần, cuối cùng cũng đến được nhà Năm Tài, nhưng rồi chưng hửng khi bà hàng xóm cho biết: “Nó mới bị rắn cắn, chân bự như chân voi, sao mà vô rừng bắt cua được!”. Tôi chỉ biết cười méo xẹo, ngó căn nhà lụp
Cái chân bị rắn cắn của Năm Tài vẫn còn sưng
xụp với đàn gà nhảy bừa cả lên cửa sổ.
Chuyện đời thợ săn
Lát sau, Năm Tài tay chống gậy tay vịn vai vợ nhảy lò cò về nhà. Nếu không hỏi trước, biết anh chỉ hơn tôi 2 tuổi (Tài sinh năm 1972), chắc tôi sẽ chào anh bằng chú xưng cháu, bởi anh râu ria xồm xoàm, khắc khổ lam lũ như ông lão 60. Chị Út Cưỡng vừa đỡ chồng ngồi xuống ghế vừa thanh minh với tôi và mấy người hàng xóm thấy khách lạ cũng tò mò chạy qua: “Nằm nhà riết, ổng chán quá đòi tui dìu đi lòng vòng cho đỡ cuồng cẳng, nhà cửa tanh bành đã kịp dọn đâu”. Năm Tài cười hiền lành, tắc lưỡi bảo tôi: “Anh vô bữa nay xui quá, tui đi không được. Nếu chờ 3 ngày nữa thì thế nào anh cũng có vài ký cua mang về. Giống này đã bắt về là khó sống quá 1 ngày, nên bữa nào có khách đặt tui mới vô rừng, chớ nhà không sẵn”. Tôi hỏi thăm chuyện bị rắn cắn, Tài kể: bữa đó anh bắt được
cỡ 4 kg cua thì trời đổ mưa. Theo kinh nghiệm săn, hễ mưa là nghỉ, chờ đến đêm sau cua sẽ ra nhiều hơn, nên anh xuống núi. Bình thường anh rất cảnh giác, vì núi Cấm rắn rết còn nhiều, nhưng vì vừa đi lên lối đó nên cứ vững dạ bước tràn, rủi đạp nhằm con rắn hổ bướm lủi trong búi cỏ. Loại rắn này nhỏ, nhưng nọc rất độc, người bị cắn nếu không được cứu chữa đúng cách thì tỷ lệ tử vong gần như 100% sau tối đa là 24h. Mặc dù Tài đã tự buộc garô ngay trên vết cắn, nhưng khi lết được đến nhà thầy lang ở xã bên, chân anh đã sưng bằng cột nhà, chảy máu chân răng. Cũng còn may là hợp thầy hợp thuốc nên không đến nỗi phải bỏ tay bỏ chân như mấy người bị rắn cắn khác trong xã. Vợ chồng Năm Tài – Út Cưỡng được 4 con. Đứa con gái đầu chẳng may mất sớm, còn 3 đứa sau đều đang học phổ thông. Nhà làm rẫy, mùa trồng bắp lúc trồng dưa, chỉ đắp đổi qua ngày, tiền ăn học cho lũ con chủ yếu trông vào nghề săn của Tài. Gia đình anh vốn ở Ba Chúc, sau chạy nạn thảm sát thời Chiến tranh biên giới Tây Nam mới lên núi Cấm khai hoang, định cư ở ấp Tà Lọt từ năm 1980. Tài nhớ lại: “Thời đó vùng này rừng rậm lắm, heo rừng kéo nhau hàng đàn diễu trước mặt, không nhà nào nuôi nổi gà vịt vì chồn cáo bắt sạch, rùa rắn “nhặt” ở rẫy về ăn phát ngán, bán không ai mua, chớ không thành đặc sản như bây giờ”. Làm rẫy cực lắm mà vẫn mãi nghèo vì gia đình có tới 8 anh chị em, Tài phải đi Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
55
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
làm mướn đủ nghề, rồi xoay qua săn tắc kè. Giống bò sát này hồi trước ở núi Cấm nhiều vô kể, có đêm anh bắt được cả trăm con. Nhưng bắt mãi cả chục năm rồi cũng cạn kiệt, Tài phải đi xa dần, lặn lội khắp miền Tây, ra cả đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu để săn tắc kè. Khoảng 5-6 năm nay, tắc kè ngày càng hiếm, Tài lại “phát hiện” núi Cấm rất nhiều cua và ốc đá. Săn ốc leo rừng, săn cua lội suối, hai loại này giống nhau ở chỗ ban ngày trốn biệt, đêm mới lộ diện ở các khu vực khác nhau, nên mỗi đêm Tài chỉ săn được một loại, nhưng luôn thành công. Ông Hai nhà ở kế bên cho biết: “Nhiều người đi bắt cua ốc lắm, nhưng thường chỉ được ít con đủ nấu nồi canh. Riêng Năm Tài đã đi thì đêm nào cũng được vài ký cua hoặc ốc vác về. Nghề săn ở Tà Lọt này hắn là số 1.” Hiện mỗi kg ốc đá bán được 80.000đ bất kể to nhỏ. Cua núi có giá hơn, khoảng 120.000đ/
kg. Nếu không vướng vụ rắn cắn, mỗi đêm Tài mò mẫm trong rừng từ chập tối đến nửa đêm là có trên dưới 400.000đ, ở quê vậy là “sống khỏe”. Nói chuyện săn cua, Tài như quên hẳn cái chân đau: “Bên Vồ Đầu người ta câu cua ban ngày, không biết hốc đá nào có cua, cách này dù săn được quanh năm nhưng mất nhiều thời gian lại được ít. Tui lội suối ban đêm khi cua ra kiếm ăn, soi đèn thấy cua thì dùng tay chộp thật nhanh không cho nó kịp cắp. Săn cách này vào mùa mưa từ cỡ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm được nhiều cua lắm, mùa khô thì cua ít chịu rời hang”. Mải chuyện, trời tối sập không hay. Chị Út Cưỡng mau mắn mời khách dùng bữa cơm đồng rừng với cá lóc kho tộ và chuối ngự xanh xắt lát. Năm Tài bật thêm đèn pin soi mâm cơm, vì ngọn đèn duy nhất trong nhà chỉ sáng mờ mờ. Anh trầm giọng: “Ấp Tà Lọt nằm giáp ranh giữa 2 huyện
4 xã, đến giờ vẫn chưa có điện lưới. Nhà tui xài cục pin năng lượng mặt trời, nạp vô ăcquy 12V, chỉ thắp đèn với sạc điện thoại được thôi. Các thứ khác cũng còn thiếu thốn lắm. Hồi con lớn nhà tui mất, cũng chỉ sốt xuất huyết mà cứu không kịp…” Tôi đang lúng túng tìm lời an ủi anh, thì Năm Tài đổi giọng cái rụp: “Đêm nay mình đi săn cua!”. Vợ anh la chói lói: “Bộ ông muốn rắn đớp nốt bên chân kia hả?!”. Tôi cũng gàn anh, chân cẳng vậy đứng không vững làm sao leo rừng. Nhưng Năm Tài khoát tay: “Đợi tui buộc thuốc vào chân rồi kêu Hai Tèo nhà bên đi cùng anh, thêm con Hạnh nhà tui nữa là ổn. Đến cửa rừng tui ngồi nghỉ đợi, chỉ chỗ cho mà bắt”. Vừa lúc, cô Hồng là em gái thứ 8 của Năm Tài qua chơi, hùa theo: “Phải vậy chớ, khách Hà Nội vô tận đây mà không đãi cua núi sao được. Em đi nữa!”. Chị Út Cưỡng chào thua, cõng chồng lên sau xe Hai Tèo. Mấy chiếc xe máy cùng rồ ga vút vào bóng đêm.
Đêm săn trên núi
Lần mò lật từng tảng đá đầy rêu dưới suối để tìm cua
56 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Tôi đỡ Năm Tài vào nhà người quen ở cửa rừng, xách theo cái gậy của anh phòng gặp rắn. Tám Hồng phì cười chọc tôi: “Anh có vũ khí thì phải bảo vệ em nha. Em bỏ con đi bắt cua với anh đó”. Cái vụ “bỏ con” là thật, bà mẹ 27 tuổi này có 2 cô con gái sinh đôi rất dễ thương, vừa gửi lại nhà bác. Cô cũng háo hức vì “hồi nào tới giờ chỉ ăn cua anh Năm bắt, chưa đi bắt cua lần nào”. Hai Tèo 32 tuổi đang độc thân vui tính, cẩn thận kiểm tra đèn săn cho
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
từng người. Nhỏ Hạnh mới học lớp 8 nhưng đã theo ba Tài vào rừng nhiều, tự tin dẫn đường. Năm Tài dặn với theo: “Nhớ đi sát nhau, soi đèn tập trung cho sáng, bước nhẹ thôi kẻo cua chạy hết!”. Lối mòn nhỏ ngược lên núi Cấm tối thui ẩn hiện giữa các bụi rậm. Những tán cây ken dày trên đầu, lòa xòa quệt cả vào trán. Sương mờ mịt khiến mỗi hơi thở như khói tỏa càng tăng thêm vẻ huyền bí cho rừng đêm tĩnh mịch thê lương. Bước thấp bước cao một hồi, tôi đã mồ hôi nhễ nhại và hoàn toàn mất phương hướng. Hai Tèo giảng giải: “Mình đang vào Ô Bồn Nước (ở đây suối gọi là Ô). Trước năm 75, trong này có trại giam tù binh Cộng sản, xây bồn chứa nước suối nên mới có tên như vậy, heo hút lắm”. Leo một lúc lâu đã nghe tiếng suối róc rách, cả đoàn bỏ đường mòn lần xuống suối theo nhỏ Hạnh. Sợ rắn nên tôi diện đôi giày cao cổ, chỉ dám men bờ suối, nhưng rêu bám đá trơn tuột nên trượt ngã liên tiếp, giày uống no nước, đành bấm bụng lội tràn. Căng mắt soi đèn chẳng thấy con cua nào, dù nhỏ Hạnh đã reo: “Cua kìa!”. Hai Tèo rón rén ra sau tảng đá Hạnh chỉ, gần như ngồi xổm xuống nước, dang tay lùa từ hai bên lại để chặn đường thoát của chú cua xấu số. Và, “hấp”, chiến lợi phẩm đầu tiên được Tèo đắc thắng giơ cao, con cua lớn cỡ lòng bàn tay, đôi càng to màu vàng đỏ giương lên đe dọa, 8 cái chân màu tím giãy giụa thật lực. Trong khi tôi vừa vuốt mồ hôi vừa lôi máy ảnh thì Tám
Cua núi Cấm có mầu sắc đặc trưng
Hồng cũng đã bắt được một con cua nhỏ bằng hai ngón tay. Tôi hỏi: “Bé vậy cũng bắt sao em?”. Hồng gật: “Mình chỉ không bắt cua trứng thôi anh, để sau này còn có cua mà bắt. Giống này con nhỏ cũng ngon, lại mềm chớ vỏ không cứng như con lớn”. Cả đoàn lần mò soi từng tảng đá đầy rêu dưới làn nước chảy loang loáng. Nhiều đoạn suối luồn dưới bụi rậm, phải cúi rạp sát mặt nước mà không tránh được, gai cào đau điếng. Vậy mới biết sống được bằng nghề săn cua thật nhọc nhằn. Nhớ lời anh Tài, tôi gắng bước nhẹ mà không được, có gậy chống nhưng vẫn trượt bùm bũm. Nhỏ Hạnh vẫn dẫn đầu, chỉ cua cho dì Hồng và chú Tèo bắt, ngoái lại cười ngặt nghẽo: “Chú khua khoắng dữ vậy đuổi hết cua của con rồi”. Tôi vờ nạt: “Không lo bắt cua còn chọc chú sao!”. Hạnh so vai: “Nó kẹp đau lắm chú ơi, ba con nói cua núi kẹp thì trời
gầm không nhả”. Hai Tèo vừa thả cua vào bao vừa khen: “May có con Hạnh tinh mắt, lại được ba nó truyền nghề nên biết chỗ cua hay trốn. Mình bắt thì được chớ nước chảy đèn lóa vậy khó phát hiện cua lắm”. Bỗng nhỏ Hạnh và Tám Hồng cùng la lớn, vụt nhảy tháo lên bờ. Ngỡ gặp rắn, tôi hoảng hốt xách gậy lao tới rọi đèn cùng Hai Tèo,… rồi thở phào khi thấy chỉ là xác một con chó nhỏ tội nghiệp dập dềnh ở bờ suối, với chú cua kềnh đang bám trên con mắt chết dại đờ. Hai Tèo tỉnh bơ chộp con cua: “Có vậy mà tui bây làm tau muốn đứng tim!”. Tôi đùa: “Vậy ra cua núi khoái thịt chó sao?”. Tèo lắc đầu: “Nó ăn tạp, nhưng chủ yếu ăn lá rừng thôi”. Cuộc săn tiếp tục ngót một giờ nữa, nhưng lũ cua trốn kỹ, chỉ bắt thêm được ít con, lại ngấm nước lạnh nên chúng tôi quay xuống cửa rừng, mang về được gần 1 kg cua. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
57
PHOÁNG SÛÅ / KYÁ SÛÅ
Năm Tài ôm chân đau kéo hơi thuốc ngồi đợi, nạt yêu con gái: “Tau nghe dì cháu bây cười nói rổn rảng nãy giờ, cua nào nó chịu ở đó mà bắt. Nếu tau đi chừng đó thời gian thì phải được 3 ký sắp lên”.
Mong muốn duy trì giống quý
Cu Sang, con thứ 3 của anh Tài, mới học lớp 5 nhưng đã rất giỏi xử trí lũ cua, nhanh nhẹn vào bếp phụ mẹ. Vừa làm cua, chị Út Cưỡng vừa cho biết, dân nhậu trong vùng và mấy nhà hàng thường đặt anh Năm bắt cua, làm món rang me hoặc cua nướng ăn với muối đâm ớt hiểm rừng cay xé họng, cua hấp cách thuỷ và nấu canh hẹ. Chị bảo: “Hôm nay đãi anh món ngon nhứt là gỏi cua lá chúc”. Cây chúc cũng là đặc sản riêng có ở vùng Bảy Núi, trái như trái chanh nhưng xù xì, có người gọi là chanh rừng, vị chua thanh và rất thơm, đặc biệt là chỉ cho trái vào mùa mưa và phải trồng 5-7 năm mới có trái. Món gỏi của chị Út gồm cua núi lột mai làm sạch, lá chúc thái nhỏ, vắt nước trái chúc và thêm chút bột canh, trộn đều. Chưa từng ăn cua sống, lại nhớ cảnh “cua ăn thịt chó”, tôi phải chiêu ly rượu đế lấy khí thế rồi mới dám động đũa. Thật bất ngờ, thịt cua núi Cấm ngọt đậm, béo ngậy, ngon hơn cua biển, nhất là phần yếm cua chắc nịch, giòn và mềm, quyện với vị trái chúc thơm lừng, tuyệt nhiên không tanh. Ông Hai hàng xóm kiên gan ngồi từ chập tối đợi chúng tôi
58 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
đi săn về, cười rung mớ tóc bạc tuổi ngoại 70, nâng ly động viên tôi: “Ăn mạnh đi chú! Giống này ngon mà bổ lắm, tui ăn xong mà muốn đi kiếm bạn gái liền”(!). Hai Tèo cũng cười khùng khục: “Ông già quăng lựu đạn thấy ghê!… Nhưng mà bổ thiệt đó anh. Con cua sống trên núi, môi trường tinh khiết, ăn lá rừng và hấp thụ khí thiêng, thịt nó là vị thuốc. Hồi trước em bị té xe, chỉ giã cua núi với rau chay, vắt lấy nước uống là tan hết máu bầm. Còn mấy người cao huyết áp, mỗi ngày cho vài con cua vô trái dừa, đun sôi rồi uống, vài thang như vậy là huyết áp ổn định cả năm”.
Anh Tài tiếp lời: “Cua núi Cấm có giá lắm, nhưng không lẽ bắt hoài tuyệt chủng mất. Nếu có vốn, tui sẽ làm một hai công đất, tạo môi trường thật giống tự nhiên, có cây nhiều tầng, có nước lưu thông, thế nào cũng nuôi cua được. Chỉ có vậy mới mong thoát nghèo, chớ đi săn cua lại đạp hổ bướm nữa thì…”. Cô Tám Hồng lại vui chuyện: “Đâu phải vậy. Tại anh Năm tuổi Tý, năm nay là năm Tỵ, đạp phải rắn đúng giờ Mão ngày Mão đó chớ(!)”. Những tràng cười hào sảng vang xa theo gió đêm mát lạnh từ núi Cấm thổi về… n N.V.
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Đặt chữ Tâm lên hàng đầu
TS Trần Hữu Lộc, người đầu tiên trên thế giới tìm ra nguyên nhân dịch bệnh gây hội chứng tôm chết sớm (EMS), góp phần giải quyết vấn nạn tôm chết toàn cầu, vừa chia sẻ mong muốn sẽ làm nên một kỳ tích như một Điện Biên mới trong lĩnh vực thủy sản Việt Nam.
T
ôi nhận được tin Đại tướng mất khi tôi đang ở Mỹ. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn hụt hẫng, một cảm giác chưa bao giờ tôi có. Suốt ngày hôm đó tôi mở máy tính tìm những bài, những thước phim về Đại tướng xem. Niềm tự hào và xúc động trào dâng trong lòng tôi. Theo dõi sự tri ân của giới trẻ với Đại tướng qua các phương tiện thông tin đại chúng từ nửa vòng trái đất, tôi cảm nhận đó là những chia sẻ rất thực. Giới trẻ Việt, từ mọi miền đất nước có chung một cảm xúc tiếc thương, hụt hẫng nhưng không uỷ mị. Mỗi bạn trẻ tự soi lại mình trước một tấm gương lớn, cảm thấy cần phải làm việc có ý nghĩa hơn, góp phần xây dựng đất nước, xứng đáng là thế hệ con cháu của Đại tướng. Tôi vừa sang Mexico theo lời mời từ Bộ Nông nghiệp nước này giúp bà con nông dân tìm ra nguyên nhân dịch bệnh tôm. Tôi đã có những ngày làm việc khá căng thẳng với hàng trăm nông dân và nhà khoa học của họ. Với lòng tự tôn dân tộc và tinh thần quốc tế, tôi đã làm hết khả năng của mình, mong muốn bạn bè quốc tế sẽ nhìn về Việt Nam là đất nước có những con người dễ mến và giàu tri thức.
TS. Trần Hữu Lộc, Đại học Arizona (Mỹ)
Tôi học được ở Đại tướng bài học sâu sắc về đạo làm người, khi làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. Là một nhà khoa học, một thầy giáo, tôi sẽ cố gắng truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học tới các bạn trẻ đồng thời làm những việc có ích giúp bà con nông dân. Để làm được một Điện Biên chấn động địa cầu với tôi là điều quá vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể cùng chung tay hành động để đất nước thoát khỏi nghèo khó và lạc hậu, để tất cả bạn bè quốc tế phải nhìn ta với ánh mắt nể phục. Chúng ta đã khiến không ít bạn bè quốc tế tôn trọng khi một vấn đề nan giải trong ngành tôm đó là xác định nguyên nhân của dịch hoại tử gan tụy (EMS) trên tôm đã được một người Việt Nam đầu tiên giải quyết và được thế giới công nhận.
Tôi nghĩ chúng ta đang đứng trước cơ hội trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu tôm số 1 thế giới nếu chúng ta chung tay và đồng lòng. Chúng ta có giải pháp tốt với bệnh tôm, nên nhanh chóng biến đó thành lợi thế để vượt qua các nước khác về lĩnh vực tôm. Đó sẽ thực sự là một “Điện Biên” trong ngành thủy sản. Đối với những du học sinh đang học tập ở nước ngoài, tôi nghĩ ngoài nhiệm vụ học và nghiên cứu tốt, mỗi bạn nên tự trang bị cho mình một hành trang bất ly thân đó là bản sắc và lòng tự tôn dân tộc. Chỉ có bản sắc mới khiến ta không bị lẫn lộn và sẽ là điều khiến bạn bè quốc tế nhận ra ta và tôn trọng ta. Lòng tự tôn dân tộc sẽ khiến ta sẽ luôn mong muốn làm một điều gì đó để hình ảnh dân tộc Việt ngày một tươi sáng hơn. Cho dù các bạn có đi đâu, làm gì thì những điều trên sẽ khiến các hành động của chúng ta sẽ luôn hướng về đất nước để đất nước này sẽ tiếp tục lập thêm những Điện Biên. n Trần Hữu Lộc Đại học Arizona (Mỹ)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
59
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Cơ hội xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Ba Lan Với dân số khoảng 40 triệu người, Ba Lan là thị trường lớn nhất tại Trung Âu và đứng thứ 6 trong toàn khối EU. Nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người tiêu dùng được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới là cơ hội tốt giúp các DN thủy sản đẩy mạnh kinh doanh tại quốc gia này.
thực phẩm khác. Trung bình, giá bán lẻ thủy sản tăng hàng năm 6,2%. Giá cá nước ngọt Hằng năm, một hộ gia đình xông khói và cá ướp muối tăng Ba Lan chỉ dành cho thủy sản cao nhất, tới 10%. Tăng nhẹ 3% tổng chi phí thực phẩm. Tiêu nhất là giá hải sản và cá đóng thụ thủy sản bình quân theo đầu hộp (tăng 2,4 %). Năm 2012, cá người tại Ba Lan năm 2011 là 12,1 trích, cá minh thái, cá hồi và kg, thấp hơn mức tiêu thụ trung cá tuyết là thủy sản được tiêu bình 23 kg/người của toàn châu thụ nhiều nhất, chiếm tới 70% Âu, 45 kg ở Tây Ban Nha và 54kg trong tổng số 452.000 tấn thủy ở Bồ Đào Nha. sản NK, trị giá 1,19 tỷ euro (1,5 Tuy nhiên, các chuyên gia dự tỷ USD). báo, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Người tiêu dùng Ba Lan dễ Ba Lan sẽ tăng trong vòng 5 năm chấp nhận những sản phẩm tới, đặc biệt là thủy sản tươi và các mới nhưng cũng rất nhạy cảm sản phẩm giá trị gia tăng, do người với giá cả, do đó giá có vai trò tiêu dùng thích sử dụng thủy sản rất quan trọng đối với tiêu thụ nhờ ít hoặc không béo, giá trị dinh thủy sản tại nước này. dưỡng cao, calori thấp, vitamin và Một yếu tố khác cần quan tâm các khoáng chất cao. khi thâm nhập thị trường thủy Vào năm 2011, thủy sản là sản Ba Lan là người tiêu dùng nhóm mặt hàng có tốc độ tăng ngày càng quan tâm đến tác giá cao nhất so với các loại động môi trường Tiêu thụ cá bình quân theo đầu người tại Ba Lan (kg/người.năm) và xã hội của Sản phẩm 2007 2008 2009 2010 hoạt động khai Cá (tổng số) 13,74 14,86 13,16 13,27 Cá biển 8,86 9,69 9,44 9,90 thác thủy sản. Cá minh thái 3,20 3,33 3,08 2,76 Do đó sản phẩm Cá trích 2,72 2,30 2,48 2,93 Cá thu 1,03 1,02 0,85 0,76 có dán nhãn sinh Cá hồi 0,53 0,35 0,74 0,81 thái MSC trên túi Cá tuyết 0,03 0,05 0,36 0,50 Cá nước ngọt 4,88 5,17 3,71 3,37 bán lẻ sẽ hấp dẫn Cá tra 3,10 3,19 1,95 1,51 người tiêu dùng Cá chép 0,46 0,47 0,51 0,49 Cá hồi vân 0,37 0,32 0,35 0,34 hơn.
Xu hướng tiêu thụ thủy sản ở Ba Lan
Nguồn: MIR, ARR, MRiRW, IERiGZ
Sản Lan, 19502010, nghìn tấn maåxuất i Thuãythủy saãn sản / söëBa 168 / thaá ng 12/2013 60 Thûúng
Tổng sản lượng
Sản lượng khai thác
Sản lượng nuôi trồng
Sản xuất
Thống kê của FAO (2008) cho thấy, Ba Lan là nước sản xuất thủy sản trung bình ở châu Âu, chiếm 3% sản lượng của EU. Sản lượng thủy sản Ba Lan đạt đỉnh vào năm 1975 với 800.000 tấn. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, sản lượng giảm mạnh. Từ 2001-2006, sản lượng giảm 30%. Thủy sản Ba Lan được khai thác chủ yếu ở vùng đông bắc Đại Tây Dương (82%) và vùng nước nội thủy (13%), một phần nhỏ từ Nam Cực. Đối tượng khai thác như cá trích cơm, cá trích Đại Tây Dương, cá tuyết… Ngoài khai thác, Ba Lan cũng đẩy mạnh NTTS (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng), các loài nuôi chủ yếu là cá hồi, cá măng, cá chình, cá chép,…
Chế biến
Ba Lan đứng thứ 9 trong các nước chế biến thủy sản ở EU, với tổng kim ngạch đạt 7 tỷ zloty Ba Lan (PLN) (1,6 tỷ euro/ 2,2 tỷ USD). Nước này cũng nhập nguyên liệu thủy sản để chế biến tái XK. Các nhà cung cấp nguyên liệu thủy sản chính cho các nhà máy chế biến ở Ba Lan gồm có Na Uy, Ailen, Anh và Tây Ban
Cá Cá hồi hồi Cá Cá tuyết tuyết Cá Cá nước nước ngọt ngọt Cá Cá tra tra Cá Cá chép chép Cá hồi vân
0,53 0,53 0,03 0,03 4,88 4,88 3,10 3,10 0,46 0,46 0,37 0,37
0,35 0,35 0,05 0,05 5,17 5,17 3,19 3,19 0,47 0,47 0,32 0,32
0,74 0,74 0,36 0,36 3,71 3,71 1,95 1,95 0,51 0,51 0,35 0,35
0,81 0,81 0,50 0,50 3,37 3,37 1,51 1,51 0,49 0,49 0,34 0,34
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Nguồn: MIR, ARR, MRiRW, IERiGZ
Tổng sản lượng
Sản lượng khai thác
Sản Sản lượng lượng nuôi nuôi trồng trồng
Tấn Tấn(x1000) (x1000)
Tấn(x1000) (x1000) Tấn
Tấn(x1000) (x1000) Tấn
Sản xuất thủy sản Ba Lan, 1950- 2010, nghìn tấn
Năm Năm
Nguồn: FAO Nguồn: FAO
Năm Năm
Năm Năm
Nghìn tấn tấn Nghìn
NK cá và sản phẩm cá vào Ba Lan theo loài (Từ 2009-2011) NK cá và sản phẩm cá vào Ba Lan theo loài (Từ 2009-2011)
cá hồi
cá trích
cá thu
cá hồi
cá trích
cá thu
cá minh thái cá minh thái
cá tuyết
cá tra
cá ngừ
cá meluc
cá haddock
cá rô phi
cá hồi vân
cá tuyết
cá tra
cá ngừ
cá meluc
cá haddock
cá rô phi
cá hồi vân
Nguồn: Theo báo cáo của Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Ba Lan, tháng 11/2011. (E: số liệu ước tính)
Nguồn:Thủy Theo báo của Cục Thủy sản, Ba Lan, (E: số liệu ước tính) viên EU nhưtháng Đức11/2011. và Pháp. lớn vào nguồn nguyên liệu NK. Nha. sảncáo thành phẩm (phiBộ NN&PTNT Các nhà máy chế biến tại Những thị trường NK chính lêCấu đông lạnh, cá đóng hộp) cũng trúc (%) sản phẩm cá xuất khẩu từ Ba Lan 2010 quốc gia này sản xuất khoảng năm 2011 bao gồm Nauy, Trung được từ sản những - theoNK nhóm phẩmthị trường Cấu trúc (%) sản phẩm cá xuất khẩu từ Ba Lan 2010 từ 360.000 đến 380.000 tấn cá Quốc, Đức, Đan Mạch, Việt Nam chính như Việt Nam, Trung Quốc - theo nhóm sản phẩm mỗi năm, đạt 1.500 tỷ euro. Năm và Anh. Nhu cầu tiêu thụ nội và Thái Lan. 2011, do hạn chế NK thủy sản, địa năm 2011 giảm làm cho sản Các nhà máy chế biến thủy sản lượng chế biến thủy sản Ba lượng thủy sản NK giảm 2,5 % sản Ba Lan NK một lượng cá Lan giảm 2,8% so với năm 2010. so với năm 2010. Tuy vậy, Ba Lan biển đáng kể (chủ yếu là philê Dù vậy, XK sản phẩm này vẫn vẫn duy trì nhập khẩu cá và thủy cá trích và cá thu đông lạnh) để tăng. Năm 2012, lợi nhuận ròng sản đã qua chế biến. hun khói hoặc ướp, làm sa lát, của toàn ngành chế biến thủy Các loài được NK nhiều nhất đóng hộp... Do có năng lực chế sản tăng 2,7% so với năm 2011. trong năm 2011 về khối lượng là biến, Ba Lan NK lượng lớn cá Nguồn: Hryszko . Xu hướng ngoại thương của ngành thủy sản, giá cả và dự báo, 2011 cá hồi (22,9%), cá trích (21,7%), hồi để chế biến và tái xuất, ngoài Nguồn: Hryszko . Xu hướng ngoại thương của ngành thủy sản, giá cả và dự báo, 2011 Nhập khẩu cá thu, cá minh thái, cá hồi vân, ra, còn NK phi lê cá thịt trắng Giá trị XK thủy sản từ Việt Nam sang Ba Lan từ 2005- 2013 Nhu cầu nguyên liệu cho chế cá ngừ... Ba Lan NK cá thịt trắng (cá tra, cá minh thái, cá rô phi..) vượt quá 2013 sản lượng trong (cá rô phi, cá tuyết, cá tra..) từ các trịvà XKđông thủy sản từ Việt Nam Ba Lan từ 2005tẩmGiá bột lạnh. Phần lớnsangbiến nước khiến ngành chế biến thủy nước đang phát triển, trong đó thủy sản chế biến của Ba Lan sản của Ba Lan phụ thuộc rất có Việt Nam, chủ yếu để phục được XK sang các nước thành Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
61
N
Nghìn tấn
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU cá hồi cá hồi
cá trích cá trích
cá thu cá thu
cá minh thái cá
cá tuyết
cá tuyết cá tra
cá tra cá ngừ
cá ngừ cá meluc
cá meluc cá haddock
thái Nguồn: Theo báo cáo của Cục Thủy sản,minh Bộ NN&PTNT Ba Lan, tháng 11/2011. (E: số liệu ước tính)
vụ nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.
Xuất khẩu
Trên thực tế, tình hình NK thủy sản vào Ba Lan cũng phản ánh rất rõ tình hình XK thủy sản của nước này, bởi Ba Lan là một trong những nhà NK thủy sản để chế biến và tái xuất. Các nhà máy chế biến thủy sản Ba Lan đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thủy sản sang các nước Tây Âu và Trung Âu, với những sản phẩm chủ yếu như cá hồi, cá hồi vân, cá trích, cá trích cơm, cá thu… dưới dạng hun khói, phi lê, đóng hộp, tẩm ướp và làm sa lát… Khoảng 59% sản lượng thủy sản đã qua chế biến được XK sang Đức, Anh, Pháp, Đan Mạch. Ngoài ra còn XK sang các thị trường khác tại Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh sản phẩm chế biến, Ba Lan còn XK các sản phẩm thủy sản dưới dạng tươi, đông lạnh.
cá haddock cá rô phi
Nguồn: Theo báo cáo của Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Ba Lan, tháng 11/2011. (E: số liệu ước tính)
Cấu trúc (%) sản phẩm cá xuất khẩu từ Ba Lan 2010
- theo nhóm phẩm Cấu trúc (%) sảnsản phẩm cá xuất khẩu từ Ba Lan 2010 - theo nhóm sản phẩm
Nguồn: Hryszko . Xu hướng ngoại thương của ngành thủy sản, giá cả và dự báo, 2011
Nguồn: Hryszko . Xu hướng ngoại thương của ngành thủy sản, giá cả và dự báo, 2011
trị thủy XK thủy từ Nam Việt Nam BatừLan từ 2013 2005- 2013 GiáGiá trị XK sản sản từ Việt sang sang Ba Lan 2005-
bán lẻ đối với mặt hàng thủy trường này. Thêm vào đó, ngành sản. Điều này chứng tỏ các siêu thủy sản Việt Nam đã có nhiều Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Ba Lan 2012 Kênh phân phối thủy sản thị đang chiếm ưu thế hơn so với động thái tích cực thâm nhập thị Sản phẩm Cơ cấucác mặt hệ hàng thủy sản xuấtphối khẩu sang Ba Lan 2012 tại Ba Lan thống phân bán lẻ trường các thành viên mới của Tổng Sản phẩm Trước đây, tại Ba Lan, thực về hàng sản tại Ba Lan EU, đặc biệt là Ba Lan. Cá ngừ khác đóng hộp (thuộcthủy mã 16) Tổng Cá ngừ đang thuộc mã (trừ gia sản phẩm và surimi) Năm 2005, kim ngạch XK phẩm được phân phối qua các góp0304 phần tăng chả tiêucáthụ ngừ đóng (thuộc mã 16) CáCá sống + cá cảnhhộp thuộc kênh bán buôn truyền thống. sản phẩm này.mã 0301 thủy sản Việt Nam sang Ba Lan Cá ngừ thuộc mã 0304 sản phẩm chả cá và surimi) Cá tra chế biến khác (thuộc(trừ mã 16) Tuy nhiên, hiện nay ngành bánCá sống + cá cảnh thuộc mã 0301 chỉ đạt 14,8 triệu USD, với 6.240 Cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) lẻ đã có sự mở rộng mạnh mẽ. Xuất khẩu thủy sản tấn. năm 2007, XK TS sang Cácátra chế biến khác (thuộc mã 16) Chả và surimi (bao gồm cả các sản phẩm làm từ cá ngừ,Đến cá tra) Tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở nước từ Việt Nam sang Ba Lan Ba Lan đã tăng kỷ lục lên 91,3 Cua độngmã vật0304 giáp(trừ xác khác chế biến 16) Cághẹ tra và thuộc sản phẩm chả(thuộc cá và mã surimi) Mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03) các sảnquan phẩm làm từ cáUSD, ngừ, với cá tra) này là Biedronka hiện có trênChả cá vàBasurimi Lan(bao là gồm bạn cảhàng triệu 39.480 tấn. Nhuyễn thểvà (trừ mựcvật và bạch sống/tươi/đông lạnh thuộc mã 0307 Cua ghẹ động giáp xác chếÂu. biến (thuộc mã 16) 1.700 cửa hàng, mục tiêu năm trọng của Việt Namtuộc) tạikhác Đông Tuy nhiên, từ năm 2009 đến Nhuyễn thể chế biến (trừlạnh mực (thuộc và bạchmã tuộc) thuộc mã 160590 Mực sống/tươi/đông 03) 2015 tăng lên 3000 cửa hàng. Kim ngạch XK thuỷ sản của Việt nay, XK TS sang Ba Lan giảm Nước mắm thể (trừ mực và bạch tuộc) sống/tươi/đông Nhuyễn lạnh thuộc mã 0307 Ngoài ra, nhiều tập đoàn bán Philê lẻ cáNam sang Ba Lan thời gian trước XKmãTS và các loại thịt cá (không bao gồm chả cá vàđáng surimi) kể. (trừ cáNăm ngừ, cá2009, tra) thuộc 0304 Nhuyễn thể chế biến (trừ mực và bạch tuộc) thuộc mã 160590 Tôm chân trắng chế biến (thuộc mã 16) lớn khác như Tesco, Carrefour, tăng mạnh, do nhu cầu tiêu thụ sang Ba Lan đạt 52,3 triệu USD, Nước mắm Tôm loại khác chế biến khác (thuộccủa mã 16) Auchan, Metro,... đều đang hoạt người 2012, XKTS sang thị mã 0304 Philêsản cá vàphẩm các loạithủy thịt cásản (không bao gồm chảđến cá vànăm surimi) (trừ cá ngừ, cá tra) thuộc Tôm sú chế biến khác (thuộc mã 16) động hiệu quả ở Ba Lan. Các siêuTôm dân tăng chế cao,biến cùng vớimãsự16)mở trường Ba Lan chỉ còn ở mức trắng (thuộc Tôm sú chân sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03) loại khác chếmẽ biếnngành khác (thuộc 16) thị chiếm khoảng 40% thị phầnTôm rộng mạnh bán lẻmã ở thị 32,3 triệu. 6 tháng đầu năm 62 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Tôm sú chế biến khác (thuộc mã 16) Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03)
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Ba Lan 2012
Sản phẩm
GT (triệu USD)
Tổng Cá ngừ đóng hộp (thuộc mã 16) Cá ngừ thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) Cá sống + cá cảnh thuộc mã 0301 Cá tra chế biến khác (thuộc mã 16) Cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) Chả cá và surimi (bao gồm cả các sản phẩm làm từ cá ngừ, cá tra) Cua ghẹ và động vật giáp xác khác chế biến (thuộc mã 16) Mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03) Nhuyễn thể (trừ mực và bạch tuộc) sống/tươi/đông lạnh thuộc mã 0307 Nhuyễn thể chế biến (trừ mực và bạch tuộc) thuộc mã 160590 Nước mắm Philê cá và các loại thịt cá (không bao gồm chả cá và surimi) (trừ cá ngừ, cá tra) thuộc mã 0304 Tôm chân trắng chế biến (thuộc mã 16) Tôm loại khác chế biến khác (thuộc mã 16) Tôm sú chế biến khác (thuộc mã 16) Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03)
2013, XK TS sang Ba Lan đạt 10,2 triệu USD, giảm 27,44% so với cùng kỳ 2012, nguyên nhân có thể do suy thoái kinh tế toàn cầu và vấn đề nợ công tại EU vẫn chưa được khắc phục hiệu quả . Cá tra, cá ngừ, tôm đông lạnh và chế biến, nhuyễn thể, mực sống và đông lạnh, chả cá và sumiri là những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Ba Lan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội để các DN thâm nhập sâu vào thị trường này. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam EU đang được đàm phán tích cực cũng được kỳ vọng sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU nói chung và Ba Lan nói riêng. Các DN cần theo dõi tiến trình này và chuẩn bị tốt hơn khi cơ hội kinh doanh đang đến. Mặc dù, tại Ba Lan, các DN chưa gặp khó khăn lớn về hàng rào pháp lý và những quy định khắt khe trong NK, nhưng các DN cũng cần kiểm soát tốt
32.351.797 1.062.734 268.122 3.975 2.600 21.463.303 3.028.108 868 26.879 10.634 1.342 10.623 2.792.150 1.180.970 74.147 2.049.565 375.777
Chế biến cá tra XK tại Cty CP Thủy sản Bình An
chất lượng VSATTP hàng thủy sản XK bởi người tiêu dùng Ba Lan rất quan tâm đến yếu tố sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ người lao động, kiểm soát các chất nguy hiểm có trong sản phẩm… Cũng cần lưu ý thêm rằng, những sản phẩm được dán nhãn MSC và ASC sẽ được tiêu
thụ mạnh hơn tại Ba Lan. Ngoài ra, sự cạnh tranh thị trường với mức giá hợp lý cũng là một trong những yếu tố quyết định giữ vững được thị trường xuất khẩu này. n Nguyễn Thị Hồng Hà Biên soạn
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
63
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Nam Phi: Tiềm năng thương mại thủy sản (tiếp theo và hết) p Blessing Mapfumo Kinh tế phát triển và nhu cầu tiêu thụ tăng đã thúc đẩy mạnh mẽ giao thương về thủy sản giữa khu vực SADC với thị trường thế giới. Tuy nhiên, ở phạm vi khu vực, trao đổi thương mại vẫn còn hạn chế, còn ngành nuôi thủy sản mới ở giai đoạn sơ khai. Mặc dù vậy, đây vẫn là những lĩnh vực nhiều tiềm năng vì khu vực này có nhu cầu NK thủy sản ngày càng nhiều, đồng thời cũng có những điều kiện thuận lợi để nuôi thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản
Giá trị XK thủy sản của SADC năm 2000 đạt 0,96 tỷ USD, chiếm 1,7% tổng giá trị XK thủy sản toàn cầu (55,6 tỷ USD). Năm 2005, con số này tăng lên 1,5 tỷ USD, bằng 1,9% tổng thị phần của thế giới (78,9 tỷ USD). Các sản phẩm thủy sản XK chủ yếu là khai thác tự nhiên. Khoảng 80-90% sản lượng thủy sản của các nước sản xuất chính được XK đi EU, Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, hoạt động thương mại trong nội bộ khu vực lại rất hạn chế, ước tính chỉ chiếm 6%
Nguồn: FAO FishStat, 2012
64 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
tổng sản lượng – khoảng 150.000 tấn/năm. Các loài có khối lượng XK lớn nhất là cá nổi nhỏ (gồm cá trỏng, cá mòi và cá trích tròn, chiếm 60-65% tổng sản lượng khai thác) và các loài sống ở tầng giữa (cá sòng) với sản lượng hằng năm 800.000-1.200.000 tấn. Cá tuyết than và cá vược sông Nile là các loài có giá trị thương mại quan trọng nhất, trong đó cá tuyết than là loài cá đáy có sản lượng lớn nhất (200.000-300.000 tấn/năm). Namibia, Nam Phi, Mauritius,
Tanzania và Seychelles là các nước XK thủy sản lớn nhất SADC năm 2009 (Hình 3). Namibia là nhà XK thủy sản lớn nhất khu vực xét cả về khối lượng và giá trị. Cá tuyết than và cá sòng của Namibia và Nam Phi là các sản phẩm XK chủ yếu, trong đó phần lớn cá tuyết than xuất sang châu Âu, nhất là Tây Ban Nha. Thị trường XK chính của cá sòng là Côngô và các nước châu Phi khác. XK thủy sản nước ngọt lớn nhất là Tanzania với sản phẩm chính là cá vược sông Nile từ hồ Victoria. Mauritius đứng thứ ba khu vực về XK thủy sản, cả về khối lượng (92.388 tấn) và giá trị (288 triệu USD). Khối lượng cá ngừ chế biến sẵn hoặc bảo quản đạt 55.920 tấn. Với giá trị 210 triệu USD, Seychelles là nhà XK lớn thứ tư với sản phẩm chính cũng là cá ngừ hộp. Năm 1992, khối lượng XK
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
2.000.000
800.000
Khối lượng
700.000
Giá trị
1.800.000 1.600.000 1.400.000
600.000
1.200.000
500.000
1.000.000
400.000
800.000
300.000
600.000
200.000
400.000
100.000
200.000 0
1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
0
Nguồn: FAO FishStat, 2012
thụ mạnh các sản phẩm cá rô phi Trao đổi thương mại của người dân trong khu vực và trong khu vực châu Phi số người Trung Quốc nhập cư Thương mại thủy sản trong ngày càng đông ở các nước này. khu vực châu Phi nhìn chung Hình 5. Khối lượng và giá trị NK thủy sản của SADC từ châu Phi, Giá bán cá rô phi NK ở mức 1,25 vẫn còn hạn chế và kém phát 1980-2009 (tấn, nghìn USD) USD/kg, thấp hơn chi phí sản triển. 1.200.000 600.000 Khối lượng xuất tại chỗ. Các nước châu Phi sản xuất 500.000 Thủy sản hộp Giá trịNK từ Thái nguyên liệu là chủ yếu,1.000.000 XK thủy Lan. Nhiều siêu thị trong khu sản sơ chế sang các nước 400.000 800.000phát vực SADC đang tăng dự trữ cá triển và NK thành phẩm giá cao 300.000 600.000 mòi và cá ngừ hộp NK từ Thái từ các thị trường ngoài khu vực. 200.000 Lan do các sản phẩm này có giá Bên cạnh đó, lợi nhuận400.000 cao hơn bán hợp lý. 100.000 khi XK sang các thị trường 200.000quốc Các0 sản phẩm khác. Có thể tế khiến thương mại giữa các 0 tìm thấy các sản phẩm giá trị cao nước châu Phi ít được ưu tiên. NKNguồn: từ châu Âu 2012 như cá hồi, các Cơ sở hạ tầng kém phát triển, FAO FishStat, loài cá thịt trắng và tôm đông sự bất ổn của thị trường, cùng lạnh tại các siêu thị ở Nam Phi. khả năng tiếp cận vốn và thanh Các nhà máy thủy sản ở khoản thấp cũng là các nguyên Mauritius NK cá thu hố từ nhân khiến thương mại nội khối Niudilân và Ôxtrâylia để không cải thiện nhiều trong chế biến, tái xuất sang EU và những năm gần đây. Nam Phi. Tuy nhiên, quy mô thương Người nuôi ở khu vực SADC mại đã được mở rộng ở một số cũng NK thủy sản bố mẹ hoặc mặt hàng như cá rô phi, thịt cá con giống chất lượng cao đã ngừ đỏ và các sản phẩm chế biến được kiểm định, như hàu nuôi từ phụ phẩm khai thác cá ngừ ở Namibia NK từ Mỹ và Pháp, (như cá mòi hộp và bột cá). cá rô phi nuôi ở Môzămbic Các sản phẩm cao cấp (như NK từ Malaixia, và tôm nuôi ở tôm, tôm hùm và cá ngừ) được Môzămbic và Mađagascar NK từ XK sang khu vực SADC, trong châu Á. đó chủ yếu đưa đến các phân Nghìn USD
Nhu cầu tiêu thụ tăng cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển khiến các nước SADC phải tăng cường NK thủy sản từ thị trường quốc tế. Ba ưu tiên chính trong NK thủy sản của SADC là: i) NK để gia tăng giá trị sản phẩm thông qua chế biến và tái xuất; ii) NK các loài giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu của bộ phận tiêu dùng giàu có (dân bản địa và khách du lịch); iii) NK các loài giá rẻ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thu nhập thấp. Cá rô phi NK từ Trung Quốc. Cá rô phi nguyên con đông lạnh NK từ châu Á là nguồn cung chính cho khu vực SADC với khối lượng NK ngày càng tăng vào các nước như Angôla, Côngô, Tanzania và Zambia. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu
1980-2009 (tấn, nghìn USD) 900.000
1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nhập khẩu thủy sản
Hình 4. Khối lượng và giá trị XK thủy sản của khu vực SADC,
Tấn
của SADC tăng vọt (Hình 4) khi XK của Namibia bắt đầu được ghi nhận. Trước đó, XK thủy sản của nước này sang Nam Phi - thị trường tiêu thụ chính - không được ghi nhận trong tổng giá trị XK do một phần Namibia (Walvis Bay) thuộc quyền quản lý của Nam Phi. Nhờ việc dỡ bỏ cấm vận thương mại của các nước phương Tây, XK của Nam Phi cũng bắt đầu tăng sau năm 1994. Trong giai đoạn 2002-2009, khối lượng XK thủy sản hằng năm của SADC đạt khoảng 600.000-700.000 tấn và giá trị XK đạt mức cao nhất gần 1,9 tỷ USD vào năm 2009 (Hình 4).
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
65
0
Nguồn: FAO FishStat, 2012
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
66 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Hình 5. Khối lượng và giá trị NK thủy sản của SADC từ châu Phi, 1980-2009 (tấn, nghìn USD)
500.000
1.200.000
Khối lượng
1.000.000
Giá trị
400.000
800.000
300.000
600.000
200.000
400.000
100.000
200.000
1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
0
Nghìn USD
600.000
Tấn
khúc thị trường giá trị cao như các chuỗi siêu thị và nhà hàng của Nam Phi. Trong khi đó, Namibia và Nam Phi XK các sản phẩm chế biến (như bột cá và dầu cá) sang nhiều quốc gia châu Phi làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Năm quốc gia SADC NK thủy sản lớn nhất từ thị trường châu Phi năm 2009 gồm Nam Phi, Mauritius, Angôla, Seychelles và Côngô. Nam Phi là nhà NK thủy sản lớn nhất (263 triệu USD), sản phẩm NK đa dạng, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, trong đó có một số sản phẩm cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của bộ phận thu nhập cao và du khách. Mauritius đứng thứ hai (241 triệu USD) với phần lớn khối lượng NK dùng để chế biến và tái xuất. Angôla ở vị trí thứ ba (97 triệu USD), cho thấy người dân nước này ngày càng giàu hơn. Seychelles xếp ở vị trí thứ tư (87 triệu USD) với sản phẩm NK chính là cá ngừ, hầu hết cũng dành cho chế biến, tái xuất. Côngô là quốc gia NK lớn thứ năm ( 51 triệu USD) với phần lớn thủy sản NK dành cho tiêu dùng nội địa, nhất là cho nhóm thu nhập thấp. Các sản phẩm NK chính gồm thủy sản khô, thủy sản đông lạnh và cá mòi hộp. NK thủy sản của khu vực SADC tăng nhanh trong vài năm trở lại đây cả về khối lượng và giá trị. Dự đoán nhu cầu NK sẽ còn tăng do sự gia tăng dân số và tầng lớp trung lưu ở khu vực
1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
0
0
Nguồn: FAO FishStat, 2012
thành thị ngày càng đông dảo. Nhờ đó, thương mại thủy sản giữa các quốc gia SADC sẽ được đẩy mạnh.
Thương mại thủy sản nội khối SADC
Thương mại thủy sản nội khối SADC ước tính chỉ đạt 150.000 tấn/năm với sản phẩm trao đổi chủ yếu là các loài cá nổi, gồm cá biển (cá mòi hộp, cá sòng đông lạnh) và cá nước ngọt thịt trắng (chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ như kapenta và dagaa). Nam Phi thống lĩnh thị trường thủy sản khu vực này và xuất siêu sang các nước khác. Đặc trưng của thương mại nội khối SADC là thương mại không chính thức và chậm phát triển. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như: DN thiếu kiến thức về chế biến thủy sản trong khi người dân vẫn ưa chuộng các sản phẩm thịt hơn thủy sản; các rào cản thương mại nội khối, bao gồm cơ sở hạ tầng (giao thông, kho lạnh và phân phối) chưa đáp ứng được yêu cầu của các giao dịch thương mại lớn và thuế NK cao; dịch vụ ngoại hối và các cơ sở tín dụng XK
chưa phát triển ở một số nước. Nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt truyền thống tham gia vào trao đổi thương mại nội khối hiện nay dưới dạng các kiện hàng nhỏ được miễn thuế. Phần lớn các sản phẩm này có GTGT thấp, chế biến từ cá vược sông Nile, cá rô phi, dagaa và cá nheo; và được trao đổi phi chính ngạch – không khai báo giá trị và kim ngạch XNK với cơ quan hải quan. Hạn chế được thương mại không chính thức sẽ góp phần quản lý hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, giảm lạm thác, từ đó thúc đẩy bảo vệ nguồn lợi. Ngoài ra, nó còn giúp đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực, tăng doanh thu hải quan, thu thập dữ liệu thương mại chính xác hơn, và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn ATTP và vệ sinh dịch tễ. Tuy nhiên, việc quản lý các hoạt động thương mại không chính thức cũng có thể làm giảm tốc độ của các dòng chảy thương mại do quy trình thủ tục rườm rà, quan liêu, gây tác động không nhỏ đến các sản phẩm thủy sản dễ hỏng cũng như sự sẵn có của nguồn cung thủy sản trên thị
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
trường một số nước như Côngô, Môzămbíc và Swaziland – những nước phụ thuộc chủ yếu vào NK thủy sản nội khối cho tiêu dùng nội địa. Do thương mại không chính thức mang lại nguồn thu nhập và việc làm quan trọng cho nhiều gia đình, nhất là phụ nữ, nên các biện pháp chính thức hóa thương mại cần đảm bảo không ảnh hưởng mà phải giúp cải thiện sinh kế người lao động thông qua việc đẩy nhanh quy trình giao dịch, giảm thiểu khó khăn và chi phí thương mại ở biên giới, cũng như phổ biến các quy định mới. Nhiều sáng kiến quốc tế đã được đưa ra nhằm thúc đẩy thương mại khu vực và thế giới, trong đó có Thúc đẩy thương mại và Trợ giúp thương mại (Trade Facilitation and Aid for Trade) ở WTO. Trợ giúp thương mại (Aid for Trade) đóng vai trò như một công cụ quản lý và giải trình nhằm giúp các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất, xây dựng cơ sở hạ Nguồn: FAO FishStat, 2012 tầng và các kỹ năng liên quan đến thương mại để có thể tận dụng
triệt để lợi ích từ các quy định thương mại của WTO. Trong khi đó, Thúc đẩy thương mại (Trade Facilitation) nhằm mục đích tăng cường sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và xây dựng năng lực thương mại, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hải quan và các cơ quan liên quan về các vấn đề thúc đẩy thương mại và tuân thủ các quy định của hải quan.
Phát triển nuôi thủy sản
Ngành nuôi thủy sản ở khu vực SADC mới ở trong giai đoạn phát triển sơ khai. Trong giai đoạn 2006-2010, tổng sản lượng thủy sản nuôi trung bình hằng năm của SADC đạt 40.000 tấn. Trong đó, sản lượng năm 2010 đạt 45.000 tấn, chiếm 0,05% tổng sản lượng thế giới. Quốc gia sản xuất lớn nhất là Zambia (10.921 tấn), tiếp theo là Mađagascar (10.886 tấn) và Tanzania (7.334 tấn). Các loài thủy sản nước ngọt nuôi chính gồm cá rô phi, cá da trơn, cá hồi vân, cá chép và tôm càng xanh. Ngoài ra, cá sấu sông Nile cũng được nuôi quy mô lớn ở Nam Phi, Zambia và Zimbabwe.
Trong các loài nước mặn, tôm có quy mô nuôi lớn ở Mađagascar, Môzămbic và Tanzania; hàu và bào ngư nuôi chủ yếu ở Nam Phi và Namibia; cá nạng nuôi thành công ở Mauritius; Tanzania và đảo ven biển Zanzibar có sản lượng tảo biển nuôi lớn. SADC là khu vực có tiềm năng NTTS nhờ điều kiện môi trường thuận lợi, các vùng nước không bị ô nhiễm và có nhiều loài bản địa phù hợp với điều kiện nuôi. Hoạt động đầu tư vào ngành NTTS của SADC có thể phân thành hai nhóm: nuôi theo cộng đồng – hình thức nuôi được các tổ chức quốc tế, các cơ quan viện trợ và chính phủ khuyến khích nhằm xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người lao động và đảm bảo nguồn cung thực phẩm; và nuôi thương mại – chủ yếu do các tổ chức tư nhân đầu tư vốn và hướng đến XK. Một số dự án NTTS của SADC hướng đến XK ra thị trường thế giới đã đạt được thành công như nuôi cá rô phi ở Zimbabwe, nuôi tôm ở Môzămbic và Mađagascar, nuôi hàu ở Namibia, nuôi bào ngư ở Nam Phi và nuôi cá nạng ở Mauritius. Với nhu cầu thủy sản ngày càng lớn, các nước SADC cần tăng cường đầu tư vào ngành NTTS bên cạnh việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. n Phương Thảo biên dịch Theo Chương trình nghiên cứu Globefish, Tập 109, FAO Rome, 2013
Nguồn: FAO FishStat, 2012 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
67
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Những thị trường cá ngừ
sẽ nổi lên trong thập kỷ tới p Dario Chemerinski
Những nước nào có triển vọng nhất về sức tăng trưởng tiêu thụ cá ngừ? Những động lực và thách thức nào đối với ngành? Đó là những vấn đề được tác giả lý giải trong bài viết dưới đây.
a) Tiêu thụ trung bình trên đầu người sẽ đạt khoảng 20 kg/năm vào năm 2021 b) Mức tiêu thụ trên tăng thêm 1kg so với mức trung bình 19kg trong năm 2009. c) Sản lượng NTTS sẽ vượt qua khai thác thủy sản vào năm 2018 và chiếm khoảng 52% tổng tiêu thụ thủy sản vào năm 2021 d) Tiêu thụ thủy sản trung bình trên đầu người tăng ở tất cả các khu vực, trừ châu Phi, do có tốc độ tăng dân số nhanh hơn sản lượng.
T
Đánh bắt cá ngừ ở Nhật Bản
ài liệu của FAO cho thấy trong thập kỷ tới, ngành nông nghiệp toàn cầu sẽ phải đối phó với nhiều thách thức cam go như nhu cầu tăng năng suất bằng các biện pháp phát triển bền vững nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với 4 loại sản phẩm cơ bản: thực phẩm, nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi và vải sợi. Một vấn đề lớn ảnh hưởng đến các thị trường lương thực, thực phẩm là ngày nay nông nghiệp có liên quan đến ngành kinh doanh năng lượng như ngô/đường để sản xuất ethanol……
Những xu hướng thủy sản chính
Trong giai đoạn 2012-2021, sản lượng thủy sản toàn cầu sẽ đạt 172 triệu tấn, trở thành nguồn cung cấp protein động vật có sức tăng trưởng nhanh nhất. Như vậy, nguồn protein từ thủy sản sẽ chiếm 6% tổng nguồn protein thế giới. Theo dự đoán, ngành thủy sản thế giới nói chung sẽ tăng trưởng trung bình 15%, tuy nhiên nuôi trồng thủy sản (NTTS) sẽ tăng khoảng 33%, trong khi mức tăng trưởng của ngành khai thác chỉ là 3%. Trong những năm tới, tiêu thụ thủy sản sẽ theo các xu hướng chính sau:
68 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Ngành cá ngừ sẽ như thế nào?
Tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ trong năm 2011 đạt khoảng 4,4 triệu tấn, trong đó 3,2 triệu tấn được đưa vào chế biến đồ hộp và 1,2 triệu tấn còn lại để phục vụ tiêu thụ tươi. Trong 6-7 năm vừa qua, tổng sản lượng cá ngừ đánh bắt không thay đổi. Sản lượng cá ngừ đóng hộp vẫn ổn định ở mức 1,65 triệu tấn và tiêu thụ bình quân trên đầu người trên toàn thế giới đối với sản phẩm này luôn giữ ở mức 200 gam/năm.
Những khó khăn thách thức
Theo dự đoán, dân số thế giới sẽ tăng thêm 700 triệu người, khiến nhu cầu protein tăng, tiêu thụ thủy sản tăng, sức mua tăng và thói quen tiêu dùng lành mạnh tăng lên v..v… Vì vậy, mối lo ngại của ngành cá ngừ là chưa dự đoán được tình hình tiêu thụ cá ngừ hộp đến năm 2021. Tuy nhiên, nếu sản phẩm này được chấp nhận rộng rãi như những thủy sản thông dụng nhất thì chắc chắn nó sẽ chiếm một tỷ trọng hợp lý trong phần khối lượng thủy sản tăng lên của thế giới. Vào năm 2021, thế giới sẽ có thêm với 700 triệu người tiêu dùng thủy sản mới.
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Theo tác giả, tạm lấy mức tiêu thụ trung bình cho mỗi người là 100gam. Mức này sẽ hợp lý hơn vì các nước phát triển đã đạt mức đỉnh về tiêu thụ cá ngừ hộp, các nước nghèo khó có điều kiện tăng tiêu thụ. Chỉ có các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi mới có nguồn thu nhập và mức sống tăng lên, những nước này rõ ràng sẽ lựa chọn nhiều đối với cá ngừ. Vì vậy, 700 triệu người tiêu dùng cá ngừ hộp mới nhân với 100 gam/người thì ngành cá ngừ sẽ phải sản xuất thêm 70.000 tấn cá ngừ hộp, hoặc sản lượng đánh bắt sẽ phải tăng thêm khoảng 160.000 tấn cá ngừ mỗi năm.
Các nhóm nước BRIC, CIVET, N-11, MINT và 3G?
Cần tập trung vào các nước có tiềm năng với những điều kiện lý tưởng và các yếu tố cần thiết để thu hút ngành cá ngừ về mặt triển vọng của người tiêu thụ đầu cuối. Xem xét các nhóm nước mới xuất hiện gần đây, nhóm nước BRIC (gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) chắc chắn sẽ là một phần trong sự tăng trưởng này, nhưng các nền kinh tế đang nổi lên khác cũng là những ứng viên khá mạnh. Nếu đánh giá một cách chi tiết tất cả các nước trong những nhóm trên, nhiều nước sẽ được lựa chọn, tuy vậy cũng không nên bỏ qua những yếu tố quyết định như thói quen mua bán của người tiêu dùng, thái độ thờ ơ đối với thủy sản đóng hộp hay từ chối thực phẩm có bảo quản v..v…. Nghiên cứu này xem xét sự tương tác giữa sự tăng trưởng và tiêu thụ cá ngừ với mục tiêu là xác định những yếu tố dự báo hợp lý, như: - Sự tăng trưởng của nền kinh tế có tác động nhiều hơn tới sự ưa chuộng cá ngừ hộp không? - Sự tăng trưởng của nền kinh tế có tác động tới thói quen ăn uống lành mạnh, như ăn cá ngừ không? - Sự tăng trưởng của nền kinh tế có làm tăng doanh số bán lẻ hiện đại và giảm doanh số trong các cửa hàng nhỏ truyền thống không? Phần lớn trả lời cho những cầu hỏi trên là có, vì động cơ cho tăng trưởng là tiêu thụ trong nước và sự đòi hỏi kỹ càng của người tiêu dùng tăng nhanh, họ là những người đã vươn lên những bậc
Viết tắt các nền kinh tế tăng trưởng Goldman Sachs HSBC Fidelity Citi N-11 CIVET MINT 3G Bănglađet Columbia Mêhicô Bănglađet Ai Cập Inđônêxia Inđônêxia Trung Quốc Inđônêxia Việt Nam Nigeria Ai Cập Iran Ai Cập Thổ Nhĩ Kỳ Ấn Độ Mêhicô Thổ Nhĩ Kỳ Inđônêxia Nigeria Irắc Pakistan Mông cổ Philippin Nigeria Hàn Quốc Philippin Thổ Nhĩ Kỳ Xrilanca Việt Nam Việt Nam
thang mới trong xã hội. Vấn đề này đã được phân tích trong công trình nghiên cứu “Nhà kinh tế” mới đây (1/6/2013, “Tiến tới chấm dứt nghèo đói”) với phần kết luận không gây bất ngờ, là một nước nhờ tăng trưởng đã giảm được 2/3 đói nghèo. Bằng cách tự do hóa thị trường, quốc gia đó đã giúp người nghèo giàu,trưởng và nhờ khá giả Viếttrở tắt thành các nền người kinh tế tăng Goldman Sachs tấtHSBC Citi hơn hơn, con người nhiên sẽ Fidelity quan tâm nhiều N-11 CIVET MINT 3G đến việc chuyển từ tiêu thụ các loại protein “xấu” Bănglađet Columbia Mêhicô Bănglađet sang cá ngừ. Ai Cập Inđônêxia Inđônêxia Trung Quốc Inđônêxia
Việt Nam
Nigeria
Ai Cập
Irantương tác Ai Cập tiêu Thổ Ấn Độ Sự giữa thụNhĩ cáKỳngừ Mêhicô Thổ Nhĩ Kỳ Inđônêxia và các nhóm nền kinh tế
Nigeria Irắc Tăng trưởng là yếu tố quan trọng đối Pakistan Môngvới cổ 700 Philippin triệu dân số tăng thêm, nên các nhóm Nigeria nước phân Hàntheo Quốcnền kinh tế có liên quan đến sự Philippin loại phát triển Thổ Nhĩ Kỳ Những nước được vào nhiềuXrilanca nhất trong các danh sách n trong thập kỷ tới của những thị trường cá ngừ. Việt Nam Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Việt Nam Inđô Việt Philip Colom N
Các ngân hàng và các nhà kinh tế đã sắp xếp Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin một ▲ đáng▲các▲nước ▲ vào những nhóm sau: BRICcách xác CIVET
☻
☻
☻
☻
NEXT11
∗
∗
∗
∗
◘
◘
MINT
bia
r
☻ ∗
3G
3G-Những nước là động lực phát triển toàn c
BRIC
Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Philip Colom Ni Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bia ri ▲ ▲ ▲ ▲
CIVET
☻
☻
☻
☻
NEXT11
∗
∗
∗
∗
◘
◘
MINT 3G
•
•
•
•
☻ ∗
∗
◘ •
•
•
69 Thûúng maåi Thuãy saã•nI/ rắc, söë 168 / thaáng 12/2013 Cộng thêm • Xrilanca, • Môngcổ, • Băn
Những nước được vào nhiều nhất trong các danh sách nư
Ai Cập Inđônêxia Inđônêxia Trung Quốc N-11 CIVET MINT 3GCập Inđônêxia Việt Nam Nigeria Ai Bănglađet Columbia Mêhicô Bănglađet Iran Ai Cập Thổ Nhĩ Kỳ Ấn Độ Ai Cập Inđônêxia Inđônêxia Trung Quốc Nhĩ Inđônêxia THÕMêhicô TRÛÚÂNG/XUÊËTThổ KHÊÍ U Kỳ Inđônêxia Việt Nam Nigeria Ai Cập Nigeria Irắc Iran Ai Cập Thổ Nhĩ Kỳ Mông Ấn Độcổ Pakistan Mêhicô Thổ Nhĩ Kỳ Inđônêxia Philippin Nigeria Nigeria Irắc Hàn Quốc Philippin Pakistan Mông cổtrường Trung Quốc với việc thỏa thuận được phép Thổ Nhĩ Kỳ MINT và CIVET. Đây là những nhóm Xrilanca BRIC; N-11; Philippin Nigeria Việt Việt Namtiếp cận 10.000 cửa hàng để phân phối ở nước này, nướcNam có tiềm năng lớn nhất. Một công trình nghiên Hàn Quốc Philippin thêm nữa Công ty Princes và Tập đoàn Thai Union cứu khác cũng cho thấy: Thổ Nhĩ Kỳ Xrilanca (chuyên phân phối cá ngừ) cũng đang tăng cường (a) Nhóm BRIC giữ vị trí quán quân, Việt Nam Việt Nam đầu tư vào Nga. (b) Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônêxia cùng xuất hiện ở trong 3 nhóm nước, 3G- một danh sách gây bất ngờ (c) Việt Nam, Aicập (trước thời điểm Mùa Xuân 3G là nhóm nước được coi là tạo động lực tăng Ảrập) Nigeria, Mêhicô và Hàn Quốc cùng xuất trưởng cho toàn cầu, bao gồm 11 nước. hiện trong hai nhóm, Hai công trình phân tích của Citigroup (Buiters (d) Nam Phi mới đây ra nhập nhóm BRIC, và Rahbari) cho rằng sự tăng trưởng liên tục về (e) Columbia, Pakistan, Iran và Philippin chỉ mặt dài hạn mới là yếu tố căn bản. Mặc dù một xuất hiện trong một nhóm. số nước trong nhóm 11 nước do Citi xác định, sẽ Xây dựng biểu đồ về tiềm năng kinh doanh cá gây bất ngờ vì những nước này hiện còn nghèo và ngừ cho 16 nước, khi so sánh với các khu vực khác phải mất nhiều năm nữa mới có thể theo kịp các có mức tiêu thụ trung bình mỗi người (trên dưới nước khác. 500gam), có thể thấy rõ 10 nước (kể cả 4 nước thuộc Nhưng việc phân nhóm được dựa trên đánh BRIC) với dân số lớn có nhiều tiềm năng hấp dẫn giá bình quân 6 động lực tăng trưởng, gồm: triển ngành cá ngừ vì tiêu thụ loài này của họ cao hơn vọng dân số, mức độ thịnh vượng, độ mở của giao mức trung bình của thế giới, mặc dù vẫn kém xa thương, tỷ lệ tích lũy/đầu tư trong nước, giáo dục, so với các nước phát triển. chất lượng của các thể chế và chính sách. Lưu ý Về mặt quy mô thị trường, Braxin của nhóm rằng 3 nước đầu tiên có liên quan nhất định tới BRIC có thể tiêu thụ khoảng 25.000 tấn cá ngừ nguồn thu nhập tăng, vì vậy nó có giá trị làm yếu đóng hộp, trong khi Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Những nước được vào nhiều nhất trong danh khả sáchnăng nước có viết tố các dự đoán lợitắtnhuận từ tiêu thụ cá đông dân hơn rất nhiều lại chỉ đạt dưới 5.000 tấn/ ngừPhilip hộp. Colom Nige Hàn Nam Paki Iran Mêhi năm. Nhưng, mới đây đã Aicập thâm nhập Trung Ấn Dongwon Nga Braxin Thổ thị Inđô Việt Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bia ria Quốc Phi stan cô Những nước được vào nhiều nhất trong các danh sách nước viết tắt ▲ ▲ ▲ ▲ BRIC Trung Ấn Nga Braxin ☻ Aicập ☻ Thổ ☻ Inđô ☻ Việt Philip ☻ Colom ☻ Nige Hàn Nam Paki Iran Mêhi CIVET N.Kỳ nêxia Nam pin bia ria Quốc Phi stan cô Quốc Độ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ NEXT11 ▲ ▲ ▲ ▲ BRIC ◘ ◘ ◘ ◘ MINT ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ CIVET 3G ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ NEXT11 ◘
MINT
◘
◘
◘
3G 3G-Những nước là động lực phát triển toàn cầu Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Philip Colom Nige Hàn Nam Paki Iran Mêhi Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bia ria Quốc Phi stan cô 3G-Những nước là động lực phát triển toàn cầu ▲ ▲ ▲ ▲ BRIC Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Nige Hàn Nam ☻ ☻ ☻ ☻ Philip Colom ☻ ☻ Paki Iran Mêhi CIVET Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bia ria Quốc Phi stan cô ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ NEXT11 ▲ ▲ ▲ ▲ BRIC ◘ ◘ ◘ ◘ MINT ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ CIVET • • • • • • • 3G ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ NEXT11 Cộng thêm • I ◘rắc, • ◘ Xrilanca, • Môngcổ, • Bănglađét ◘ ◘ MINT • / thaáng•12/2013 maåi Thuãy saãn / söë 168 70 Thûúng 3G
•
•
•
•
•
Cộng thêm • I rắc, • Xrilanca, • Môngcổ, • Bănglađét Những động lực tăng trưởng toàn cầu – Các nước
NEXT11 MINT
∗
∗
∗
◘
◘
∗
∗
∗
∗
∗
∗
∗
∗
◘
◘
Những nước được vào nhiều nhất trong các danh
3G BRIC
Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Philip C THÕ TRÛÚÂNG/XUÊË T KHÊÍU Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bi ▲ ▲ ▲ ▲
CIVET
☻
☻
☻
☻
NEXT11
∗
∗
∗
∗
☻ ∗
3G-Những nước là động lực phát triển toàn cầu ◘ ◘ MINT Mặc dù, nhiều tác giả còn chưa nhất trí, nhưng lớn nhấtColom về tăngNige trưởng mạnh vàPaki các cơ hội đầu tư Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt3G Philip Hàn Nam Iran Mêhi khi so sánh danh sách 3G của hai tác giả trên với lợi nhuận. Quốc Độ N.Kỳ nêxia Namcó pin bia ria Quốc Phi stan cô các nhóm nước viết tắt khác, thì có đến 70% số ▲ ▲ ▲ ▲ BRIC nước trong danh sách 3G đã được nêu. Chẳng hạn, ☻ ☻ ☻ ☻ Các nước ☻nhóm 3G và mặt ☻ hàng cá ngừ CIVET hai nước trong số đó thuộc BRIC (Trung Quốc và hộp – những yếu tố then chốt ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ NEXT11 nước là ra động Ấn Độ), đồng thời Inđônêxia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Ngay từ đầu, nhiều câu3G-Những hỏi đã được đặt nhưlực phát triển ◘ ◘ ◘ ◘ MINT Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Philip Col Nam, Philipin và Nigeria cũng nằm trong số này nước nào có triển vọng tốt nhất về tăng trưởng Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bi • • tiêu•thụ. Những động • 3G (3G). Nhưng• “bất •ngờ” là hai tác giả•lại đưa 4 nước lực và thách thức nào phải BRIC
▲
▲
▲
▲
Cộng thêm I rắc, • Xrilanca, • Môngcổ, Bănglađét lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách, •đó là Irắc, đối phó? Biểu• đồ cho thấy những nước thực sự có ☻ ☻ ☻ ☻ CIVET Xrilanca, Mông Cổ và Bănglađet. tiềm năng trở thành thị trường lớn về cá ngừ hộp NEXT11
∗
∗
∗
☻
∗
∗
là vì họ tăng tiêu thụ khi sức mua tăng lên. ◘ ◘ MINT Xem xét một cách chi tiết danh sách các nước • • • • • • 3G Từ nay đến năm 3G 2050, châu Phi và châu Á sẽ (2010-2050) 3G, có thể phát hiện những nước có các yếu tố cần Cộng thêm • I rắc, • Xrilanca, • Môngcổ Chỉ số thiết để trở thành những thị trường cá ngừ nổi bật GDP/người vớitriển nhanh Tăng nhất trở thành những khu vực So phát 3G (USD) GDP/người trưởng Nước với động lực tăng dân(%) số trung và thubình nhập. trong thập kỷ tới. Cần nghiên cứu những hành vi 2010trưởng củalàMỹ Vì vậy, tất cả những nước 3G đều thuộc (%) về hai lục Việtnày Nam địa (9 ở châu Á3.108 và 2 ở châu Phi)7không có6,4 nước 0,86 Những động lực tăng trưởng toàn cầu – Các nước Tr. Quốc 7.430 16 5 0,81 3G (2010-2050) nào ở các châu lục3.298 khác. Theo tác 7giả, triển 6,4 vọng 0,71 Chỉ số GDP/người So với Tăng Ấn Độ 3G (USD) GDP/người trưởng Inđônêxia 4.363 5,6Độ 0,7 tăng trưởng hứa hẹn nhất là Trung10 Quốc và Ấn Nước 2010 của Mỹ (%) trung bình Môngcổ 3.764 8 6,3 0,63 trong nhóm BRIC (mặc dù không tính Braxin và (%) Philippin 3.684 8 5,5 0,6 Việt Nam 3.108 7 6,4 0,86 Nga). cho thấy nhiều8 điểm yếu Irắc Hai nước này 3.538 6,1liên 0,58 Tr. Quốc 7.430 16 5 0,81 Bănglađét 1.735 4 và chính6,3 quan đến chất lượng của các thể chế sách 0,39 Ấn Độ 3.298 7 6,4 0,71 Aicập 5.878 13 5 0,37 Inđônêxia 4.363 10 5,6 0,7 có khả năng hạn chế triển vọng tăng Xrilanca 4.988 11 trưởng.5,1 0,33 Môngcổ 3.764 8 6,3 0,63 Việt Nam có chỉ số động lực tăng toàn 0,25 Philippin 3.684 8 5,5 0,6 Nigeria 2.335 5 trưởng6,9 Irắc 3.538 8 6,1 0,58 cầu cao nhất trong số 11 nền kinh tế nêu trên(0,86), Bănglađét 1.735 4 6,3 0,39 Trung Quốc đứng thứ hai với 0,81 và Ấn Độ thứ Aicập 5.878 13 5 0,37 Xrilanca 4.988 11 5,1 0,33 3 với 0,71. Điều này khiến Việt Nam có tiềm năng
Tính khu động vực của cáctrưởng nhómtoàn cầu – Các nước Những lực tăng
Nigeria
2.335
5
6,9
0,25
Các nước 3G - Những động lực tăng trưởng về tiêu thụ cá ngừ hộp Nước Dự kiến Tăng dân Đô thị Tăng trưởng Tiêu thụ Chỉ số phát Đạo Cơ sở chế thịt (kg) triển bán mức sống, hóa dân số Hồi/ biến cá số trong Các nước 3G Những động tăng trưởng về t GDP trung 2012 2021 dân số ngừ ởlực 10 năm lẻ theo nước Nước Dự kiến Tăng dân Đô thị Tăng trưởng Tiêu t bình 2021(%) (%) (triệu) (triệu) ATKearney sở tại số64 trong hóa mức có sống, thịt (k Trung Quốc 1.380 44 51 8,4 58dân số 1 2021 10 năm 2012 GDP trung Ấn Độ 1.340 135 31 7,8 4 61 14 có (triệu) (triệu) (%) bình 2021(%) Inđônêxia 280 21 51 6,6 12 53 88 có Trung Quốc 1.380 44 51 8,4 Irắc 38 8 67 7,4 Độ 42 1.340 không có 135 95 31 không 7,8 Ấn Môngcổ 4 1 68 9,6 83 59 21 6 51 Không 6,6 Inđônêxia 280 Aicập 98 15 44 5,7 26 52 8 90 67 Không 7,4 Irắc 38 Nigeria 213 42 50 6,2 10 Không có 1 50 68 Không 9,6 Môngcổ 4 Aicập 98 Philippin 122 19 49 4,8 34 43 15 5 44 Có 5,7 Nigeria 213 Xrilanca 24 33 15 6,6 7 47 42 8 50 Có 6,2 Philippin 122 19 49 Việt Nam 99 8 31 7,3 49 45 1 Có 4,8 Xrilanca 24 33 15 Bănglađét 186 25 28 7 4 Không có 88 Không 6,6 Việt Nam 99 8 31 7,3 11 nước tăng 321 triệu người Bănglađét 186 11 nước tăng 321 triệu người
25
28
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
7
71
◘
MINT
◘
◘
◘
3G
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU 3G-Những nước là động lực phát triển toàn cầu
BRIC
Trung Ấn Nga Braxin Aicập Thổ Inđô Việt Philip Colom Nige Hàn Nam Paki Iran Mêhi Quốc Độ N.Kỳ nêxia Nam pin bia ria Quốc Phi stan cô ▲ ▲ ▲ ▲
CIVET và thói
☻ người ☻ ☻ dân ☻ ở các nước ☻ ☻ quen tiêu dùng của ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ này. Có bảy yếu tố chi phối liên quan đến sự thay ◘ ◘ ◘ ◘ MINT đổi về tiêu thụ cá ngừ hộp: • • • • • • • 3G - Dân số tăng: Cộng Dânthêm số tăng, tổng tiêu•thụ thực • I rắc, • Xrilanca, Môngcổ, • Bănglađét phẩm sẽ tăng. - Đô thị hóa: Việc đô thị hóa tầng lớp nông dân Những động lực tăng trưởng toàn cầu – Các nước to lớn của Trung Quốc là động lực thúc đẩy tiêu 3G (2010-2050) Chỉ số GDP/người So với Tăng thụ từ cấp(USD) thấp lên cấp kỹ trưởng càng hơn. 3G Cá ngừ chưa GDP/người Nước 2010 của Mỹ (%) trung bình được phổ biến ở Trung Quốc(%)và Ấn Độ, nhưng sự Việt Nam 3.108 7 6,4 0,86 phát triển nhanh của các hệ Tr. Quốc 7.430 chóng 16 5 thống 0,81 bán bánh Ấn Độ 3.298 7 6,4 0,71 săngđuých Subway-TunaSub (kẹp Inđônêxia 4.363 10 5,6 thịt 0,7cá ngừ, bán Môngcổ 3.764 8 6,3 0,63 chạy nhất) chắc biến hơn khi Philippin 3.684 chắn sẽ 8làm nó 5,5phổ 0,6 Irắc 3.538 100 cửa 8 hàng.6,1 0,58 mỗi năm có thêm Bănglađét 1.735 4 6,3 0,39 Aicập- Mức sống 5.878 13Tầng lớp 5 trung 0,37 lưu ở Ấn nâng lên: Xrilanca 4.988 11 5,1 0,33 Nigeria 5 hóa 6,9 0,25 tế, đa sắc Độ tăng lên 2.335 đã cách mạng nền kinh tộc cũng tạo ra những dịch vụ mới và chấp nhận Thịt cá ngừ đại dương - Ảnh: Internet những sản phẩm quốc tế như cá ngừ. - Nhu cầu protein động vật: Thịt gà, lợn và các loại đạt giá trị 2,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Thị trường Các nước 3G - Những động lực tăng trưởng về tiêu thụ cá ngừ hộp thịtNước là những protein phổ biến, nhưng chưa phải là halal đang bùng nổ do tâng lớp dân số trẻ Hồi giáo Dự kiến Tăng dân Đô thị Tăng trưởng Tiêu thụ Chỉ số phát Đạo Cơ sở chế số Bình số trong thịt (kg) Hồi/ biến cá lành mạnhdân nhất. quânhóatiêu mức thụsống, thịt (chủ yếu triển bán tăng lên. 2021 10 năm 2012 GDP trung lẻ theo dân số ngừ ở nước là cừu) trên đầu người của Mông Cổ ở ATKearneyTheo Quran, (triệu) (triệu) một (%)năm bình 2021(%) sở tại tất cả thực phẩm thủy sản đều là Trung Quốc 44 liệu 51 tầng lớp 8,4 58 64 phẩm 1 có Vì vậy, cá ngừ là nguồn cung mức cao nhất1.380 là 83kg, vậy trung lưu thực Halal. Ấn Độ 1.340 135 31 7,8 4 61 14 có đang tăng lên của nước này có chuyển sang chế độ cấp Halal và nó rất phổ biến ở các nước Inđônêxia 280 21 51 6,6 12 53 tốt protein 88 có ăn không? Irắc thủy sản lành 38 mạnh hơn 8 67 7,4 42 không có 95 không Ảrập. Hãy thử tính nếu 80 triệu dân Hồi giáo Môngcổ 1 68 9,6 83 59 6 Không - Ngành bán 4lẻ phát triển: Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng Nigeria chuyển từ ăn thịt gà sang ăn thủy sản! Aicập 98 15 44 5,7 26 52 90 Không hạng vị trí 50 13 năm 2012 của các nhà máy chế biến cá ngừ: Việc Nigeria về độ hấp 213dẫn, từ42 6,2 tăng lên 10 Không có- Sự có 50 mặtKhông Philippin 122 2013 19 49 4,8 tế của 34 43 vị trí 6 trong năm nhờ tiềm năng kinh sản xuất 5cá ngừCóhộp ở địa phương của các cơ sở Xrilanca 24 33 15 6,6 7 47 8 Có tầng lớp trung lưu (hãng AT Kearney xuất chế Việt Nam 99 tăng lên 8 31 7,3 49 45 biến 1đã giúp Có sản phẩm này thâm nhập vào Bănglađét 186 28 giúp khu vực 7 bán lẻ 4 Không có 88 Không bản các chỉ số hàng năm25nhằm người tiêu dùng và khu vực bán lẻ. Chính phủ 11 nước tăng 321 triệu người sắp xếp ưu tiên đầu tư phát triển) Côxta Rica và Mêhicô khuyến khích sử dụng chính - Dân số đạo Hồi: Hạng mục Thực phẩm Halal đã thức cá ngừ hộp trong các chương trình thực phẩm NEXT11
Các nước 3G - Những động lực tăng trưởng về tiêu thụ cá ngừ hộp Dự kiến Tăng dân Đô thị Tăng trưởng Tiêu Chỉ số phát Đạo Cơ sở chế thụ triển bán Hồi/ biến cá dân số số trong hóa 2012 mức sống, 10 năm (%) GDP t.bình thịt lẻ theo dân số ngừ trong 2021 (triệu) 2021(%) (kg) ATKearney nước (triệu) Trung Quốc 1.380 44 51 8,4 58 64 1 có Ấn Độ 1.340 135 31 7,8 4 61 14 có Inđônêxia 280 21 51 6,6 12 53 88 có Irắc 38 8 67 7,4 42 không có 95 không Môngcổ 4 1 68 9,6 83 59 6 Không Aicập 98 15 44 5,7 26 52 90 Không Nigeria 213 42 50 6,2 10 Không có 50 Không Philippin 122 19 49 4,8 34 43 5 Có Xrilanca 24 33 15 6,6 7 47 8 Có Việt Nam 99 8 31 7,3 49 45 1 Có Bănglađét 186 25 28 7 4 Không có 88 Không 11 nước tăng 321 triệu người Nước
72 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013 Khung thời gian của từng nước đối với việc phát triển các cơ hội
ở nhà trường. Mới đây Thai Union đã công bố về một nhà máy chế biến cá ngừ lớn ở Xri Lanca. Mặc dù còn có nhiều yếu tố khác, nhưng trên đây là bảy yếu tố chiếm chủ đạo, đối chiếu 11 nước 3G với 7 biến số vừa nêu, có thể đi đến các kết luận cuối cùng.
Kết luận
Riêng danh sách 11 nước 3G đã chiếm khoảng 45%
Nigeria 213 42 Philippin 122 19 Xrilanca 24 33 Việt Nam 99 8 Bănglađét 186 25 11 nước tăng 321 triệu người (hay 320 triệu người) trong số 700 triệu dân số bổ sung, Ngoại trừ Ai cập và Philippin, tất cả các nước 3G còn lại đều có mức tiêu thụ cá ngừ hộp bình quân trên đầu người thấp (thấp hơn mức trung bình 200gam của thế giới), nghĩa là còn rất nhiều tiềm năng. Tất cả các nước trong 3G đang trở nên giàu có hơn, đô thị hóa nhiều hơn và có một tầng lớp trung lưu lớn mạnh hơn. Tiêu thụ cá ngừ sẽ tăng lên nhưng với tốc độ khác nhau. Ví dụ, Xri Lanca rất ưa chuộng cá thu ngừ đóng hộp vì đây là nguồn cung cấp protein rẻ tiền cho tầng lớp dân nghèo. Trong tương lai, sản phẩm này có thể được “nâng cấp lên” thành cá ngừ đóng hộp. Các nét văn hóa/tín ngưỡng, như xu hướng halal sẽ có lợi thế ở các nước này với dân số theo đạo Hồi lớn; Nigeria, Inđônêxia và Irắc là những ví dụ điển hình cho xu hướng này. Các nhà máy chế biến cá ngừ tại các nước không có nhiều tương quan với sức tăng trưởng tiêu thụ, nhưng nghề khai thác lại có những tác động trực tiếp khi người dân gắn bó với sản phẩm này. Theo tác giả, tất cả những nước 3G cộng với các nước được lựa chọn vào nhóm CIVET, N-11 và MINT đều thể hiện những cơ hội và thách thức đối với ngành cá ngừ trong những khuôn khổ thời gian khác nhau như được thể hiện trong bảng đính kèm. n
Khung thời gian/các nước 3G * Ngắn hạn 0-3 năm *Trung hạn 3-5 năm *Dài hạn 5-10 năm *Dài hạn hơn 10 năm
50 6,2 10 Không có 49 4,8 34 43 15 6,6 7 47 7,3 T KHÊÍ49 45 THÕ31TRÛÚÂNG/XUÊË U 28 7 4 Không có
Khung thời gian của từng nước đối với việc phát triển các cơ hội Châu Á
Trung Quốc Việt Nam Ấn Độ, Inđônêxia Xrilanca, Philippin Bănglađét, Môngcổ Pakistan (N11)
Trung Châu Phi Đông Irắc Aicập Nigeria
Mỹ Latinh
Á-Âu
Colombia Nga (BRIC) (CIVET) Thổ Nhĩ Kỳ (MINT) Braxin (BRIC)
Phương Mai tổng hợp Theo Infofish International, April/May-2013. Cá ngừ hộp của Việt Nam (ảnh Internet) Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
73
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
XUÊËT KHÊÍU THUÃY SAÃN VIÏÅT NAM
10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013
Xuêët khêíu thuãy saãn cuãa Viïåt Nam àaä lêëy laåi àûúåc àaâ tùng trûúãng khaá cao, trong thaáng 10 àaåt giaá trõ 776 triïåu USD, tùng hún 29,7% so vúái thaáng 10/2012. Cöång döìn 10 thaáng àêìu nùm, XK thuãy saãn chñnh ngaåch cuãa caã nûúác àaåt xêëp xó 5,58 tyã USD, tùng 9,1% so vúái 10 thaáng nùm 2012. Àaáng chuá yá, xuêët khêíu sang thõ trûúâng EU, sau 20 thaáng kïí tûâ àêìu nùm 2012 liïn tuåc giaãm, àïën thaáng 10 àaä chuyïín sang tùng trûúãng dûúng, duâ múái chó vúái +1,29%. Giaá trõ XK töm chên trùæng tiïëp tuåc tùng maånh, trong 10 thaáng àaåt hún 1,2 tyã USD, cao gêìn gêëp àöi, trong khi xuêët khêíu caá tra vêîn giaãm nheå 0,5% so vúái cuâng kyâ trûúác. Cú cêëu thõ trûúâng vaâ caác nhoám haâng xuêët khêíu chñnh nhû sau (GT: giaá trõ, triïåu USD).
Nguöìn: VASEP (theo söë liïåu Haãi quan Viïåt Nam)
Thõ trûúâng
Thaáng 9/2013 (GT )
Thaáng 10/2013 (GT)
146,036 109,319 20,187 13,293 14,573 9,794 10,272 101,483 59,121 11,320 50,686 31,940 22,529 10,609 5,188 12,741 90,260 639,912
182,955 135,165 22,638 15,580 19,757 12,147 10,419 118,087 72,318 11,701 63,956 39,271 26,197 12,701 8,166 18,693 98,308 775,817
Myä EU Àûác Italy Anh Haâ Lan Têy Ban Nha Nhêåt Baãn TQ vaâ HK Höìng Köng Haân Quöëc ASEAN Öxtrêylia Braxin Mïhicö Nga Caác TT khaác Töíng cöång
Saãn phêím
Nhêåt Baãn 16,8%
Öxtrêylia 3,0%
EU 17,4%
Haân Quöëc 7,1%
1.240,970 967,926 171,179 122,621 119,271 105,348 100,807 934,831 462,393 103,605 394,212 319,080 165,508 92,687 86,786 76,757 834,814 5.575,964
So vúái T10/2012 (%)
+21,9 +1,29 +3,5 -4,1 +29,3 -10,2 -10,6 +3,0 +36,7 -7,7 -4,4 +11,2 +4,5 +60,3 -0,1 -3,8 +3,2 +9,1
334,218 180,864 134,848 137,819 37,066 21,590 15,476 75,458
403,611 228,740 152,683 173,218 39,167 23,541 15,625 88,131
+73,9 +207,3 +14,4 +6,4 -14,3 +12,0 -36,7 -0,4
2.467,213 1.207,769 1.096,071 1.447,176 453,929 208,313 245,617 699,567
+32,7 +99,7 +5,14 -0,5 -5,4 +21,9 -20,5 -5,0
44,650 39,255 5,148 10,702 639,912
57,700 51,049 6,335 13,991 775,817
+5,0 +6,9 -9,5 +0,3 +29,7
423,138 360,559 60,966 84,940 5.575,964
-13,0 -14,4 -4,7 -10,5 +9,1
Myä 22,3%
Trung Quöëc 8,3%
+64,3 +24,5 +8,3 +4,0 +88,5 -0,3 -11,9 +5,4 +66,1 +7,7 +35,3 +10,7 +33,1 +17,4 -29,3 +58,0 +14,5 +29,7
Thaáng 10/2013 (GT)
Thõ trûúâng chñnh 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác 19,6%
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
Thaáng 9/2013 (GT)
Töm caác loaåi (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Töm chên trùæng - Töm suá Caá tra (maä HS 03 vaâ 16) Caá ngûâ (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Caá ngûâ maä HS 16 - Caá ngûâ maä HS 03 Caá caác loaåi khaác (maä HS 0301 àïën 0305 vaâ 1604, trûâ caá ngûâ, caá tra) Nhuyïîn thïí (maä HS 0307 vaâ 16) trong àoá: - Mûåc vaâ Baåch tuöåc - Nhuyïîn thïí hai maãnh voã Cua, gheå vaâ giaáp xaác khaác (maä HS 03 vaâ 16) Töíng cöång
ASEAN 5,7%
So vúái T10/2012 (%)
Top 10 DN XKTS 10 thaáng àêìu nùm 2013
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
Saãn phêím chñnh 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)
GT (tr.USD) MINH PHU SEAFOOD CORP VINH HOAN CORP STAPIMEX QUOC VIET CO., LTD CASES Cty TNHH CBTS Minh Phuá - Hêåu Giang AGIFISH FIMEX VN AUVUNG SEAFOOD HUNG VUONG CORP Töíng cöång
325,741 142,681 121,575 115,330 104,636 100,131 94,901 85,632 81,990 76,618 1.249,237
Caá khaác 12,5%
Nhuyïîn thïí 7,6 %
Caá ngûâ 8,1%
Giaáp xaác khaác 1,5%
Töm àöng laånh 44,2%
Caá tra, basa 26,0%
Xuêët khêíu thuãy saãn Viïåt Nam 2011 - 2013
Triïåu USD 750 500 250 0
1
2
3
4
5
2011 GT
74 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
6
7
2012 GT
8
2013 GT
9
10
11
12
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
XUÊËT KHÊÍU TÖM 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK töm 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác 13,9%
Trung Quöëc
XK töm 10 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD
Nhêåt Baãn
2500
23,3%
2000
12,6%
1500 1000 500
Haân Quöëc 6,3% Öxtrêylia 4,1%
0
Myä
EU
2009
2010
2011
2012
2013
26,7%
13,1
Thaáng 9/2013 (GT)
Thaáng 10/2013 (GT)
%GT
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
Myä
97,069
116,578
28,9
Nhêåt Baãn
66,287
77,437
19,2
+132,5
659,313
26,7
+71,7
+14,7
574,543
23,3
EU
45,014
58,442
+13,0
14,5
+92,2
322,051
13,1
Àûác
10,473
+23,9
13,591
3,4
+92,5
75,273
3,1
Anh
+12,1
9,432
13,401
3,3
+143,0
64,228
2,6
Phaáp
+48,0
6,002
8,854
2,2
+155,4
49,454
2,0
+60,5
43,158
54,371
13,5
+91,6
310,054
12,6
+49,4
Höìng Köng
6,246
5,729
1,4
+37,8
51,820
2,1
+1,2
Haân Quöëc
24,131
30,358
7,5
+93,4
155,542
6,3
+17,4
Öxtrêylia
15,628
18,431
4,6
+80,7
102,212
4,1
+14,3
Canaàa
13,573
16,739
4,1
+103,0
93,935
3,8
+61,2
Àaâi Loan
12,067
10,370
2,6
+30,5
79,478
3,2
+23,1
Thuåy Sô
6,059
4,152
1,0
+74,2
42,263
1,7
+20,9
ASEAN
4,453
5,396
1,3
+63,2
39,477
1,6
+31,2
Xingapo
2,995
4,247
1,1
+75,7
26,782
1,1
+25,9
Philippin
0,132
0,179
0,0
-50,5
5,337
0,2
+15,8
Caác TT khaác
6,778
11,337
2,8
+43,4
88,346
3,6
-1,0
334,218
403,611
100
+73,9
2.467,213
100
+32,7
Thõ trûúâng
TQ vaâ HK
Töíng cöång
So vúái T10/2012 (%)
GT: Giaá trõ (triïåu USD)
Töm caác loaåi (chïë biïën, thuöåc maä HS 1605)
Töm caác loaåi (söëng/ tûúi/àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03)) STT
Thõ trûúâng
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
STT
1
Nhêåt Baãn
390,560
23,21
1
2
Myä
364,422
21,65
2
3
Trung Quöëc vaâ HK
299,266
17,78
4
Haân Quöëc
110,725
5
Àaâi Loan
6
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
Myä
294,890
37,60
Nhêåt Baãn
183,983
23,46
3
Öxtrêylia
75,682
9,65
6,58
4
Haân Quöëc
44,817
5,71
72,413
4,30
5
Àûác
28,082
3,58
Canaàa
65,993
3,92
6
Canaàa
27,942
3,56
7
Àûác
47,190
2,80
7
Phaáp
19,285
2,46
8
Anh
45,758
2,72
8
Anh
18,470
2,36
9
Bó
36,332
2,16
9
Haâ Lan
15,450
1,97
10
Thuåy Syä
34,020
2,02
10
Bó
12,761
1,63
1.466,679
87,15
Töíng 10 TT
721,363
91,98
216,271
12,85
Caác TT khaác
62,901
8,02
1.682,949
100,00
Töíng cöång
784,264
100,00
Töíng 10 TT Caác TT khaác Töíng cöång
Thõ trûúâng
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
75
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
XUÊËT KHÊÍU CAÁ TRA 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK caá tra 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác
XK caá tra 10 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT)
EU
33,0%
Triïåu USD
22,3%
Cölömbia
1500 1200
3,2%
900 600
Braxin 6,4%
Mïhicö 5,4%
Thaáng 9/2013 (GT)
Thõ trûúâng
300
ASEAN
Myä 22,5%
Thaáng 10/2013 (GT)
0
7,1%
2009
So vúái T10/2012 (%)
%GT
2010
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
2011
2012
%GT
2013
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
Mỹ
25,967
37,122
21,4
+35,4
326,160
22,5
+5,1
EU
30,633
38,033
22,0
-6,4
322,896
22,3
-10,7
Têy Ban Nha
5,804
6,032
3,5
-16,1
62,738
4,3
-16,5
Haâ Lan
3,557
4,829
2,8
-3,1
50,242
3,5
-14,6
Àûác
2,981
4,552
2,6
-36,1
37,611
2,6
-21,0
Anh
3,251
4,468
2,6
+47,8
34,951
2,4
+13,9
ASEAN
8,797
11,435
6,6
+30,4
102,760
7,1
+12,4
Xingapo
2,533
3,198
1,8
+15,0
29,745
2,1
-0,1
Thaái Lan
2,681
3,424
2,0
+88,5
29,590
2,0
+72,8
Philippin
1,295
2,438
1,4
+7,0
21,571
1,5
-4,0
Braxin
10,489
12,505
7,2
+15,6
91,967
6,4
+59,7
Mïhicö
4,869
7,233
4,2
-33,9
78,634
5,4
-1,2
TQ vaâ HK
7,831
8,797
5,1
+28,7
74,234
5,1
+23,8
Höìng Köng
2,752
3,483
2,0
-12,2
29,822
2,1
-16,2
Cölömbia
5,345
6,286
3,6
+31,8
46,761
3,2
+12,6
Arêåp Xïut
2,756
4,090
2,4
+7,1
40,762
2,8
-6,7
Caác TT khaác
41,131
47,717
27,5
-2,1
363,001
25,1
-11,2
Töíng cöång
137,819
173,218
100
+6,4
1.447,176
100
-0,5
GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá tra chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)
Caá tra söëng/ tûúi/ àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03) STT
Thõ trûúâng
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
STT
Thõ trûúâng
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
1
Myä
325,409
22,63
1
Haâ Lan
3,848
40,73
2
Braxin
91,967
6,40
2
Àûác
1,027
10,87
3
Mïhicö
78,632
5,47
3
Myä
0,751
7,95
4
Trung Quöëc & HK
73,959
5,14
4
Thuåy Syä
0,641
6,78
5
Têy Ban Nha
62,570
4,35
5
Xingapo
0,518
5,48
6
Cölömbia
46,691
3,25
6
Öxtrêylia
0,359
3,80
7
Haâ Lan
46,393
3,23
7
Trung Quöëc & HK
0,275
2,92
8
Arêåp Xïut
40,504
2,82
8
Arêåp Xïut
0,258
2,73
9
Öxtrêylia
36,714
2,55
9
Phaáp
0,255
2,70
10
Àûác
36,583
2,54
10
Bó
0,204
2,16
839,422
58,39
Töíng 10 TT
8,137
86,13
598,306
41,61
Caác TT khaác
1,311
13,87
1.437,727
100,00
Töíng cöång
9,448
100,00
Töíng 10 TT Caác TT khaác Töíng cöång
76 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
XUÊËT KHÊÍU CAÁ NGÛÂ 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK caá ngûâ 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)
XK caá ngûâ 10 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD
Mïhicö
Ixraen
1,4%
3,1%
Caác TT khaác 18,3%
500
Myä
400
35,9%
300
ASEAN
200
6,9%
100 0
Nhêåt Baãn 8,4%
2009
EU
2010
2011
2012
2013
25,9%
Thaáng 9/2013 (GT)
Thaáng 10/2013 (GT)
So vúái T10/2012 (%)
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
Mỹ
12,248
15,956
EU
11,443
11,632
40,7
-17,4
163,077
35,9
-23,3
29,7
+14,9
117,656
25,9
+29,5
Àûác
3,705
1,393
Italy
2,948
3,337
3,6
-53,5
36,386
8,0
+39,7
8,5
+65,0
23,063
5,1
Têy Ban Nha
1,441
+10,6
1,175
3,0
-10,8
13,864
3,1
+14,7
Nhêåt Baãn ASEAN
1,721
1,489
3,8
-45,6
38,329
8,4
-21,3
2,400
1,891
4,8
-56,2
31,207
6,9
-2,1
Thaái Lan
1,319
0,683
1,7
-81,2
22,273
4,9
-21,4
Ixraen
1,077
0,378
1,0
-64,6
14,166
3,1
+36,9
Tuynidi
0,621
0,512
1,3
-35,4
9,857
2,2
+25,7
Canaàa
0,489
0,363
0,9
-54,5
9,187
2,0
-2,1
Mïhicö
0,279
0,648
1,7
+47,3
6,445
1,4
+14,1
Thõ trûúâng
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
Caác TT khaác
6,788
6,296
16,1
+3,3
64,006
14,1
+2,1
Töíng cöång
37,066
39,167
100
-14,3
453,929
100
-5,4
GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá ngûâ chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)
Caá ngûâ söëng/tûúi/àöng laånh/khö (thuöåc maä HS 03) STT
Thõ trûúâng
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
STT
Thõ trûúâng
GT (tr.USD)
Thõ phêìn (%)
1
Myä
88,134
35,88
1
Myä
74,943
35,98
2
Nhêåt Baãn
32,921
13,40
2
Àûác
32,748
15,72
3
Italy
21,700
8,83
3
Thaái Lan
17,488
8,40
4
Têy Ban Nha
10,981
4,47
4
Tuynidi
9,130
4,38
5
Ixraen
9,323
3,80
5
Lybia
6,795
3,26
6
Canaàa
7,455
3,04
6
Nhêåt Baãn
5,408
2,60
7
Trung Quöëc & HK
7,418
3,02
7
Ixraen
4,964
2,38
8
Philippin
7,255
2,95
8
Libùng
4,843
2,32
9
Mïhicö
6,445
2,62
9
Haâ Lan
4,418
2,12
10
Anh
4,952
2,02
10
Thuåy Syä
3,782
1,82
Töíng 10 TT
196,584
80,04
Töíng 10 TT
164,520
78,98
Caác TT khaác
49,033
19,96
Caác TT khaác
43,792
21,02
Töíng cöång
245,617
100,00
Töíng cöång
208,313
100,00
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
77
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
Thõ trûúâng NK nhuyïîn thïí HMV 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)
XUÊËT KHÊÍU NHUYÏÎN THÏÍ HAI MAÃNH VOÃ 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013
ASEAN 2,9%
Myä
Öxtrêylia
Caác nûúác khaác
2,1%
4,8%
Nhêåt Bản 10,8%
7,1%
Haân Quöëc 2,1%
EU 70,1% Thaáng 9/2013 (GT)
Thõ trûúâng
3,525 1,740 0,862 0,390 0,521 0,440 0,106 0,044 0,119 0,107 0,074 0,082 0,064 0,111 5,148
EU Böì Àaâo Nha Têy Ban Nha Italy Nhêåt Baãn Myä ASEAN Malaixia Öxtrêylia Haân Quöëc Canaàa TQ vaâ HK Àaâi Loan Caác TT khaác Töíng cöång
Thaáng 10/2013 (GT)
%GT
So vúái T10/2012 (%)
4,257 1,588 0,870 0,752 0,655 0,418 0,351 0,230 0,242 0,189
67,2 25,1 13,7 11,9 10,3 6,6 5,5 3,6 3,8 3,0
-3,2 +16,4 -39,5 +10,9 -23,2 -51,2 +142,6 +202,0 +249,1 +9,0
0,036 0,018 0,169 6,335
0,6 0,3 2,7 100
+132,5 -32,1 +0,8 -9,5
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
42,756 12,936 10,861 8,344 6,564 4,327 1,789 0,950 1,299 1,283 0,708 0,651 0,562 1,027 60,966
70,1 21,2 17,8 13,7 10,8 7,1 2,9 1,6 2,1 2,1 1,2 1,1 0,9 1,7 100
-2,1 -4,4 +9,9 +29,1 +7,6 -22,2 +8,4 +23,6 +13,1 -47,3 -31,6 -48,9 +19,5 +60,3 -4,7
GT: Giaá trõ (triïåu USD)
XUÊËT KHÊÍU MÛÅC, BAÅCH TUÖÅC 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK mûåc, baåch tuöåc 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Nga 1,7%
ASEAN 12,0% Trung Quöëc 5,3%
Caác nûúác khaác 6,1%
XK mûåc, baåch tuöåc, 10 thaáng àêìu nùm 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD 500
Nhêåt Baãn 27,1%
400 300 200 100
EU 17,4%
Thõ trûúâng
Haân Quöëc Nhêåt Baãn EU Italy Àûác Bó ASEAN Thaái Lan TQ vaâ HK Höìng Köng Nga Àaâi Loan Öxtrêylia Myä Caác TT khaác Töíng cöång
0
Haân Quöëc 30,5%
Thaáng 9/2013 (GT)
12,029 9,713 6,628 4,854 0,625 0,149 5,522 4,328 1,644 0,712 0,941 0,522 0,311 0,207 1,739 39,255
GT: Giaá trõ (triïåu USD)
78 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
2009
2010
2011
2012
2013
Thaáng 10/2013 (GT)
%GT
So vúái T10/2012 (%)
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
17,088 11,291 9,962 7,389 0,317 0,361 5,861 4,893 2,672 0,849 1,252 0,731 0,607 0,224 1,359 51,049
33,5 22,1 19,5 14,5 0,6 0,7 11,5 9,6 5,2 1,7 2,5 1,4 1,2 0,4 2,7 100
+24,2 -7,9 -0,003 -2,0 -36,4 +149,6 +13,5 +10,0 +0,4 -3,8 +120,5 +29,4 +38,1 -79,1 +4,6 +6,9
109,830 97,848 62,620 44,503 3,388 2,907 43,161 34,215 19,072 5,760 6,022 3,945 3,280 2,177 12,605 360,559
30,5 27,1 17,4 12,3 0,9 0,8 12,0 9,5 5,3 1,6 1,7 1,1 0,9 0,6 3,5 100
-9,0 -19,7 -28,2 -18,2 -10,9 -41,1 +7,1 +12,4 -2,3 -8,3 +34,5 -8,5 -17,8 -74,8 +21,4 -14,4
THÕ TRÛÚÂNG/XUÊËT KHÊÍU
XUÊËT KHÊÍU CHAÃ CAÁ VAÂ SURIMI, 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK chaã caá, surimi 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) ASEAN 19,7%
Àaâi Loan 3,7%
Caác nûúác khaác 5,4%
XK chaã caá, surimi 10 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD
Nhêåt Baãn 10,5%
250 200 150 100 50
Trung Quöëc 13,0%
Thõ trûúâng
EU 7,6%
Haân Quöëc 40,2%
Thaáng 9/2013 (GT)
Thaáng 10/2013 (GT)
8,965 3,660 2,314 1,001 0,344 3,186 0,166 3,181 2,392 1,688 0,124 0,135 0,633 0,622 0,138 0,447 23,225
9,393 4,788 2,895 1,526 0,310 3,461 0,188 2,905 1,353 0,915 0,248 0,076 0,664 0,995 0,124 0,456 24,139
Haân Quöëc ASEAN Thái Lan Xingapo Malaixia TQ vaâ HK Hồng Kông Nhêåt Baãn EU Pháp Lithuania Tây Ban Nha Àaâi Loan Nga Myä Caác TT khaác Töíng cöång
%GT
0
2009
2010
2011
2012
2013
So vúái T10/2012 (%)
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
-20,1 +0,1 -12,1 +50,0 -21,2 +41,6 +155,1 -30,0 -51,9 -43,7 -61,9 -76,0 -56,4 +12,9 -44,6 -7,9 -17,0
72,951 35,722 23,972 9,248 2,305 23,708 1,506 19,124 13,751 8,762 1,442 1,170 6,716 4,668 1,135 3,921 181,696
40,2 19,7 13,2 5,1 1,3 13,0 0,8 10,5 7,6 4,8 0,8 0,6 3,7 2,6 0,6 2,2 100
-21,8 +14,5 +21,1 +18,3 -26,4 +28,0 +16,2 -43,0 -46,1 -35,9 -72,6 -41,5 -38,1 -46,3 -48,3 -26,3 -20,7
38,9 19,8 12,0 6,3 1,3 14,3 0,8 12,0 5,6 3,8 1,0 0,3 2,8 4,1 0,5 1,9 100
XUÊËT KHÊÍU CUA, GHEÅ VAÂ GIAÁP XAÁC KHAÁC, 10 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 TT NK cua gheå, giaáp xaác khaác 10 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) XK cua, gheå, giaáp xaác khaác 10 thaáng àêìu nùm 2009 - 2013 (GT) ASEAN 3,7%
Trung Quöëc 7,9%
Haân Quöëc 2,0%
Triïåu USD 100
Caác nûúác khaác 4,9%
80 60 40 Myä 45,8%
EU 19,8%
Thõ trûúâng
0
Nhêåt Baãn 15,8%
Thaáng 9/2013 (GT)
Mỹ EU Pháp Anh Hà Lan Bó Nhêåt Baãn TQ vaâ HK Hồng Kông ASEAN Xingapo Inđônêxia Haân Quöëc Öxtrêylia Canaàa Caác TT khaác Töíng cöång GT: Giá trị (triệu USD)
20
6,167 1,510 0,738 0,543 0,147 0,016 1,446 0,702 0,131 0,182 0,159 0,122 0,194 0,110 0,270 10,702
Thaáng 10/2013 (GT)
7,162 2,524 1,972 0,311 0,099 0,106 2,308 0,733 0,109 0,378 0,187 0,179 0,285 0,252 0,262 0,089 13,991
2009
%GT
51,2 18,0 14,1 2,2 0,7 0,8 16,5 5,2 0,8 2,7 1,3 1,3 2,0 1,8 1,9 0,6 100
2010
2011
2012
2013
So vúái T10/2012 (%)
Tûâ 1/1 àïën 31/10/2013 (GT)
%GT
So vúái cuâng kyâ 2012 (%)
+4,2 -3,0 +35,9 -51,7 -74,7 +408,8 -7,9 +29,0 -43,4 -32,3 +32,5 -49,6 +272,5 +45,1 -50,1 +28,4 +0,3
38,883 16,821 8,389 4,130 2,332 1,136 13,406 6,742 1,301 3,176 1,706 0,747 1,734 1,557 1,329 1,293 84,940
45,8 19,8 9,9 4,9 2,7 1,3 15,8 7,9 1,5 3,7 2,0 0,9 2,0 1,8 1,6 1,5 100
-8,0 -17,7 -28,0 -12,6 +31,3 -7,7 -18,3 +37,3 -20,0 -19,3 -17,5 -24,9 -24,6 +4,7 -28,2 -1,7 -10,5
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
79
CHÊËT LÛÚÅNG/ATTP/TRUY NGUYÏN NGUÖÌN GÖËC
Kiểm soát tốt chất lượng tôm nguyên liệu
để xuất khẩu
Mặc dù các DN chế biến tôm XK đã thực hiện mọi biện pháp kiểm soát nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ sản phẩm bị phát hiện bị nhiễm hóa chất, kháng sinh bị cấm, do chất lượng tôm nguyên liệu không được kiểm soát từ khâu đầu.
Gian nan kiểm soát tôm nguyên liệu
Nguyên liệu có chất lượng tốt và đảm bảo yêu cầu VSATTP là yếu tố quan trọng để sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu về an toàn và chất lượng của người tiêu dùng và cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công của sản phẩm trên thị trường. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những ngành có tính cạnh tranh cao như ngành chế biến XK tôm. Trong điều kiện nguồn tôm nguyên liệu đang khan hiếm, giá tăng cao, để có nguồn tôm nguyên liệu đáp ứng yêu cầu chế biến XK càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
80 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Đối với tôm, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm. Một lô hàng XK bị trả về do không đạt yêu cầu của nhà NK sẽ gây tổn thất rất lớn cho DN, không chỉ về mặt kinh tế mà cả về uy tín. Để tránh rủi ro, các DN đã luôn cố gắng tìm biện pháp quản lý chất lượng và VSATTP trong quá trình sản xuất, nhưng đối với nguồn nguyên liệu đầu vào thì nhiều khi việc kiểm soát nằm ngoài tầm tay của họ. “Minh Phú luôn tự cố gắng đảm bảo kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Do nguồn nguyên liệu thiếu hụt, bên cạnh nguồn tôm tự DN sản xuất, để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất, Minh Phú phải thu mua một lượng không nhỏ từ bên ngoài. Do phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng nguyên liệu không đồng nhất, lại không thể kiểm soát được nên nguy cơ nhiễm kháng sinh rất cao” - bà Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết. Lý giải nguyên nhân tại sao phần lớn tôm nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu chất lượng và rất khó kiểm soát hóa chất, kháng sinh, bà Trang cho biết:
“Nông dân ta rất cả tin, luôn làm theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc và thức ăn, trong khi hiểu biết của họ về kháng sinh lại rất hạn chế. Mặt khác, họ có xu hướng không hợp tác với DN thu mua chế biến XK, nên càng làm cho quá trình kiểm soát chất lượng khó khăn hơn. Ngoài ra, danh mục kháng sinh, hóa chất cấm rất mập mờ, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý lẫn nông dân. Một số kháng sinh mặc dù có tên trong danh sách cấm sử dụng vẫn xuất hiện công khai trên thị trường”. Không chỉ Minh Phú mà đối với hàng loạt các DN thu mua, chế biến tôm XK, việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn là bài toán vô cùng nan giải. “Một khi lô hàng xuất đi không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng như nhiễm kháng sinh, chất cấm, DN sẽ gánh chịu thiệt hại rất lớn cả về mặt kinh tế lẫn uy tín. Đồng thời còn phải giải trình nguyên nhân dẫn đến sự việc. Có nhiều trường hợp, nguyên nhân không ở khâu chế biến mà là do nguồn nguyên liệu, nhưng vấn đề bất hợp lý ở đây là người sử dụng chất bị cấm thì không phải giải trình, còn người không sử dụng lại phải giải trình,” - một đại diện của công ty Anh Khoa phát biểu.
CHÊËT LÛÚÅNG/ATTP/TRUY NGUYÏN NGUÖÌN GÖËC
Ngoài ra, để kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu phục vục cho xuất khẩu trong điều kiện chất lượng không đồng nhất và khó kiểm soát, DN phải chia nhỏ nguồn nguyên liệu đồng thời tăng tần suất kiểm nghiệm. Điều này làm tăng chi phí và kéo dài đáng kể thời gian sản xuất, nhưng các mối nguy vẫn tiềm ẩn, do dù bằng cách nào thì khâu kiểm nghiệm cũng không thể đảm bảo 100% yêu cầu về chất lượng.
Phải có cách nhìn và đối xử công bằng hơn
Rõ ràng, để có sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, cần phải kiểm soát được tất cả các khâu trên toàn bộ quá trình sản xuất. Đối với các sản phẩm thực phẩm nhạy cảm và dễ biến đổi chất lượng như thủy sản, trong đó có tôm, khâu nuôi, trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng và phải được đặc biệt quan tâm. “Phải tăng cường công tác kiểm soát chất lượng nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào, và đặc biệt phải có hình thức xử phạt đủ mạnh để răn đe các cơ sở, DN sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thủy sản, con giống vi phạm các qui định về đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhãn mác,...” - bà Trang đề nghị. Tuy nhiên, bên cạnh những biện pháp hành chính cũng cần những biện pháp phi hành chính, như tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng các loại hóa chất, thuốc dùng trong thủy sản; liên kết các hộ nuôi tôm qui mô nhỏ thành hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất
Tôm nguyên liệu
qui mô lớn hơn, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh cũng như đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho DN chế biến. “Đã đến lúc chúng ta phải có cách nhìn khác đi và nên tiếp cận theo chuỗi sản xuất, kiểm soát theo qui trình và có những qui định cụ thể hơn trong khâu sản xuất tôm nguyên liệu, phải có cái nhìn và đối xử công bằng hơn giữa khâu chế biến và nuôi trồng.” - Ông Trương Đình Hòe – TTK Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khuyến nghị. Theo ông Hòe, hoạt động nuôi tôm cần được xem là một ngành công nghiệp thực sự. Trong ngành thủy sản, các DN chế biến đã tiến bộ rất nhiều, đầu tư sản xuất theo qui mô công nghiệp, đã kiểm soát tốt
được chất lượng. Nên chăng nhà nước nên trao quyền lớn hơn cho DN để họ tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Vì lợi ích, sự sống của của bản thân, DN sẽ tự ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm tốt việc này. “Thay vì kiểm soát DN, chúng ta nên mạnh dạn trao quyền cho họ đồng thời tăng cường kiểm soát ở những khâu khác, đặc biệt là khâu sản xuất nguyên liệu, tạo sân chơi bình đẳng hơn đối với tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Ai làm tốt thì được hưởng lợi nhuận nhiều hơn, ai làm không tốt thì bị phạt, thậm chí không được tham gia vào sản xuất ngành hàng” - ông Hòe đề nghị. n Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
81
PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH
Thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh Trong những năm qua, nước ta đã cố gắng để phòng chống tham nhũng, tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến và vẫn là nút thắt cổ chai đối với sản xuất kinh doanh.
hút các nhà đầu tư rất lớn. Có một thực tế là không chỉ ở Việt Nam, các DN thành công bền vững thường là các DN thực hiện tốt liêm chính và tham gia tốt vào việc chống tham nhũng trong KD. Do đó tham gia vào phòng chống tham nhũng của DN là yêu cầu rất quan trọng”.
DN vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của tham nhũng
DN chủ động hay bắt buộc phải đưa hối lộ
T
ham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đây được coi là vấn đề quan ngại hàng đầu của các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh (KD) tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, bất kì nơi đâu mà tham nhũng còn tồn tại với quy mô lớn thì ở đó hoạt động KD, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp hơn so với những khu vực có môi trường minh bạch và liêm chính. Đây là vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp (DN) hướng tới thúc đẩy liêm chính trong KD tại Việt Nam” do Thanh tra Chính
82 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 30-31/10/2013. Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã phân tích sâu thực trạng, nguyên nhân tình trạng tham nhũng và vai trò của DN trong phòng chống tham nhũng hiện nay. Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: “Tại Việt Nam, qua nghiên cứu PCI cũng như các chỉ số khác trong KD, chúng ta thấy rằng địa phương nào thực hiện tốt phòng chống tham nhũng, môi trường KD minh bạch thì ở đó có sức thu
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết: “Hầu hết các DN đều cho rằng tham nhũng là vấn đề đáng quan ngại. 60% số DN được hỏi cho rằng “chi phí không chính thức là khá tốn kém cho DN”, 57% số DN cho rằng “chi phí không chính thức tạo ra môi trường KD không công bằng giữa các DN”. Số liệu tại hội thảo cũng đã chỉ ra, DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức hoặc phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước… Như vậy, rõ ràng, DN là nạn nhân của tham nhũng, bởi họ đang bị ảnh hưởng không nhỏ do tình trạng này. Trong khi đó, số đông DN cho rằng, để thực hiện được hoạt động KD thuận lợi hơn, họ buộc phải dùng đến khoản tiền “bôi trơn”, do công chức cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc hoặc giải thích không rõ, cố tình
PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH
bắt lỗi DN,... Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia về quản trị Nhà nước của Ngân hàng Thế giới khẳng định, chính DN góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của tham nhũng hành chính, bởi có tới 63% DN trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng và trong số đó có tới hơn 75% DN cho biết họ vẫn hối lộ dù không bị gợi ý. Điều này chứng tỏ DN vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của tham nhũng. Mối quan hệ không liêm chính này đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN, có tác động tiêu cực, làm biến dạng các quan hệ thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh không chính đáng cho “nhóm lợi ích”, gây thiệt hại cho các nhóm đối tượng khác trong xã hội. Và cũng chính “mảnh đất màu mỡ” của các “mối quan hệ” đó đã giúp cho tham nhũng nảy mầm và phát triển. Các DN có thực sự cần thiết phải sử dụng tiền để “bôi” nhằm làm “trơn” tiến trình KD, giúp tốc độ KD “lăn” một cách dễ dàng hơn không? Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các DN hoàn toàn có lợi thế, năng lực để thực hiện tốt mục tiêu và chiến lược KD mà không cần phải sử dụng đến số tiền “bôi trơn” này. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam dưới góc nhìn của DN cho thấy, các tỉnh có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại có khối DN hoạt động hiệu quả hơn, những DN tìm kiếm giải pháp khác ngoài hối lộ thì
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc
kết quả KD tốt hơn. Bởi lẽ, có thể rất nhiều DN được việc khi chi trả “chi phí không chính thức” nhưng xét về tổng thể, họ không có nhiều lợi nhuận vì đã chi quá nhiều vào các khoản “chi phí không chính thức” này.
Trách nhiệm của DN trong phòng chống tham nhũng
Khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy, tham nhũng được coi là vấn đề đáng quan ngại thứ hai, chỉ sau giá cả sinh hoạt, 5 ngành tham nhũng nhiều nhất dưới góc nhìn DN đó là hải quan, thuế, cảnh sát giao thông, quản lý đất đai và xây dựng. Tuy nhiên, có mặt tại Hội thảo, cả đại diện phía Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đều khẳng định, trong những năm qua, 2 ngành này đã có rất nhiều nỗ lực nhằm hạn chế hơn nữa tình trạng tham nhũng. Để giảm nạn nhũng nhiễu của một số cán bộ công chức biến chất đối với DN, bên cạnh nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước rất cần sự phối hợp của DN bằng những hành động cụ thể.
Bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, qua thanh tra, kiểm tra, đa số các DN có sai sót trong hợp đồng do không hiểu biết, hoặc chưa nắm vững các chính sách. Theo bà, mặc dù Tổng cục Thuế thường xuyên tăng cường tuyên truyền, tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách mới, nhưng ít khi các giám đốc DN đến dự, mà họ chỉ cử nhân viên kế toán đến dự. Do đó, đã dẫn đến việc các DN thực thi không đúng chính sách, có sai phạm, sau đó giám đốc mới có ứng xử bằng chi phí không chính thức, đưa hối lộ… Ông Nguyễn Xuân Thái, Phó Tổng cục trưởng Hải quan cũng khẳng định, có nhiều DN còn lơ là trong việc khai báo hải quan điện tử, phần lớn DN chỉ cử nhân viên, hoặc thuê người khai.., và khi có sai sót, nhiều DN tìm cách giải quyết “rắc rối” bằng cách “nhờ cậy” đến công chức hải quan…Theo ông, việc thực hiện các thủ tục hải quan điện tử là biện pháp giúp hạn chế tiếp xúc, nhất là hệ thống thông quan tự động sẽ giúp hạn chế tối đa tiếp xúc giữa DN với Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
83
PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH
nhân viên hải quan, giúp hạn chế tiêu cực. Tổng cục Hải quan “rất mong các DN hợp tác”. Vì vậy, DN cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc ngăn chặn, phòng chống tham nhũng ngay từ đầu nguồn, đồng thời tìm hiểu rõ các chính sách mới để tránh những sai sót không đáng có. Bên cạnh đó, DN cần có những hoạt động chủ động phòng, chống tham nhũng, như xây dựng hệ thống chặt chẽ để phòng, chống tham nhũng; ứng phó với các rủi ro cả từ trong nội bộ và bên ngoài, rủi ro từ các nhà cung cấp; rà soát, luân chuyển các vị trí có rủi ro tham nhũng; tăng cường báo cáo công khai về hệ thống phòng chống tham nhũng; xây dựng các quy tắc ứng xử trong KD; tổ chức chiến dịch “Nói không với tham nhũng”; tổ chức các sự kiện để nâng cao kiến thức về phòng, chống tham nhũng; tham gia các sáng kiến phòng, chống tham nhũng; tích cực tham gia vào các hành động tập thể … Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: “DN cần là lực lượng tiên phong và chủ lực trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng. Vai trò của DN trong quá trình này được thể hiện trên một loạt khía cạnh. Thứ nhất, DN phải tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc hoàn thiện môi trường KD và cải thiện theo hướng minh bạch, bình đẳng và cải thiện hành chính cho đơn giản, dễ tiên liệu. Môi trường kinh doanh bình đẳng, thủ tục hành chính đơn giản, dễ tiên liệu sẽ giúp giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân rất căn bản của tham nhũng. Bên cạnh đó, DN cũng 84 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp hướng tới thúc đẩy liêm chính trong KD tại Việt Nam”, Hà Nội, ngày 30-31/10/2013.
cần phải hiến kế đối với Chính phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng và DN cần đảm bảo thực thi hệ thống pháp luật này”.
Hành động tập thể
DN không chỉ là chủ thể của nền kinh tế mà còn là chủ thể trong phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng sẽ không thể giải quyết được triệt để nếu từng DN hoạt động riêng lẻ. Do đó, “hành động tập thể” được đưa ra như một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hướng tới môi trường KD công bằng cho tất cả các bên tham gia và giảm bớt nguy cơ đưa hối lộ. Sự đoàn kết của cộng đồng DN sẽ tạo nên sức mạnh giúp xây dựng bức tường thành vững chắc ngăn chặn hiệu quả hơn nạn tham nhũng này. Ông Vũ Tiến Lộc cho biết thêm: “Các DN có vai trò đưa ra các sáng kiến và tổ chức thực hiện chương trình phòng chống tham
nhũng, nhưng không phải từng DN xây dựng mô hình phòng chống tham nhũng riêng lẻ mà phải có chương trình hành động tập thể, thậm chí có thể xây dựng một liên minh của các DN để phòng chống tham nhũng, có thỏa thuận, quy ước về thực hiện liêm chính trong các DN đó”. Các đại biểu khuyến nghị, để “hành động tập thể” thành công, DN phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện, cương quyết nói không với phong bì, tự trang bị kiến thức pháp luật cho mình, xây dựng văn hóa DN, cùng các ban ngành thực hiện đúng pháp luật… Cũng cần phải nói thêm rằng, Nhà nước rất cần có những cơ chế khuyến khích bằng chính sách và hành động cụ thể nhằm đảm bảo lợi ích thiết thực cho các DN thực hành liêm chính. n Nguyễn Thị Hồng Hà
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
Phụ phẩm trong chế biến cá ngừ Khối lượng phế liệu rắn thải ra trong chế biến cá ngừ có thể chiếm gần 70% lượng nguyên liệu ban đầu. Gia tăng giá trị và tận dụng tối đa phụ phẩm sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể thất thoát nguồn prôtêin có lợi, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường.
nuôi hoặc dầu cá. Một phần phế liệu còn lại được tận dụng để sản xuất một số sản phẩm khác như cá lên men, các dưỡng chất bổ sung, canxi hoặc bột hương vị…
Bột cá và dầu cá
Da cá ngừ
C
á ngừ là nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Sản lượng khai thác cá ngừ và các loài gần cá ngừ đạt khoảng 6,6 triệu tấn năm 2010, tăng gần 7 lần so với mức 1 triệu tấn năm 1950. Các loài phổ biến trên thị trường là cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis), cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá ngừ mắt to (T. obesus), cá ngừ vây dài (T. alalunga) và ba loài cá ngừ vây xanh (T. thynnus, T. orientalis và T. maccoyii). Sản lượng khai thác các loài này đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó, 1/3 số loài đã bị khai thác quá mức, 37,5% đã tới giới hạn khai thác, chỉ còn 29% chưa được khai thác tới hạn.
Thương mại cá ngừ và các loài gần cá ngừ chiếm hơn 8% giá trị thương mại thủy sản toàn cầu. Cá ngừ thường bán ra thị trường dưới dạng tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc đóng hộp. Các nước NK các sản phẩm cá ngừ lớn là Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU với các sản phẩm cá ngừ sashimi, cá ngừ nguyên liệu đóng hộp và cá ngừ hộp. Sản xuất cá ngừ hộp toàn cầu năm 2009 đạt 1,7 triệu tấn. Phế liệu rắn từ ngành đóng hộp có thể lên tới 65% lượng nguyên liệu ban đầu, bao gồm đầu, xương, nội tạng, mang, thịt tối màu, thịt đỏ và da... Ngành sản xuất thăn cá ngừ cũng tạo ra tới 50% phế liệu rắn. Phần lớn phế liệu chế biến cá ngừ được tận dụng làm bột cá cho thức ăn chăn
Phần lớn phế liệu rắn từ cá ngừ được dùng để sản xuất bột cá và dầu cá, sử dụng chủ yếu trong thành phần thức ăn nuôi cá, tôm, gia súc và gia cầm. Nguyên lý sản xuất bột cá và dầu cá là tách triệt để thành ba phần chính, gồm chất rắn, dầu và nước. Hiện nay, tại Thái Lan, bột cá và dầu cá chủ yếu được sản xuất theo phương pháp ép ẩm. Quy trình sản xuất bao gồm các bước chính như cô đặc prôtêin, nhờ đó giải phóng nước và dầu, sau đó tách ra bằng cách nén phần cô đặc tạo ra bã ép rắn chứa 60-80% vật phẩm khô không chứa dầu (thịt, da và xương), dầu và một phần chất lỏng (nước cá) chứa nước và một phần chất rắn còn lại (dầu, prôtêin hòa tan và lơ lửng, vitamin và các chất khoáng). Loại bỏ phần lớn chất cặn và dầu trong nước cá bằng phương pháp ly tâm. Phần nước còn lại được cô đặc bằng thiết bị bay hơi nhiều bước để tạo ra dịch chiết cá ngừ cô đặc có thể hòa tan. Dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
85
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
chiết lại được trộn với bã ép, sau đó khử nước qua quá trình làm khô hai giai đoạn. Nguyên liệu khô được nghiền và bảo quản trong từng túi nhỏ hoặc thùng trữ lớn. Dầu thô cá ngừ được trữ trong các bể chứa.
Thức ăn lên men
Ủ lên men là một trong những phương pháp tốt nhất nhằm tận dụng phế liệu cá ngừ. Cá lên men là sản phẩm dạng lỏng chế biến từ toàn bộ hoặc một phần con cá mà không cho thêm một chất gì khác ngoài một loại axit giúp hóa lỏng nguyên liệu nhờ các enzyme sẵn có trong cá. Lợi ích chính của thức ăn lên men là có chứa lượng lớn prôtêin và các amino axit thiết yếu, đặc biệt là lysin. So sánh thức ăn lên men chế biến từ phế liệu (nội tạng và thịt đen) của 4 loài cá ngừ bò (Thunnus tonggol), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis), cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ chấm (Euthynnus affinis), tổng hàm lượng lipid của thức ăn lên men dao động từ 10,41% trong thịt đen cá ngừ vằn đến 22,01% trong nội tạng cá ngừ
Mắt cá ngừ
86 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
chấm, tuy nhiên, tất cả lipid đều chứa lượng lớn thành phần axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Cá lên men thường dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản để thay thế cho bột cá (do bột cá là một trong những thành phần tốn kém nhất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi). Theo Viện Công nghệ Công nghiệp Sri Lanka, thức ăn chăn nuôi lợn công nghiệp được trộn thêm thức ăn lên men theo tỷ lệ 25% sẽ cho kết quả tốt hơn so với thức ăn chỉ có bột cá. Trộn thức ăn lên men vào thức ăn nuôi gà công nghiệp cũng cho thấy những kết quả tích cực về trọng lượng, tỷ lệ thịt cũng như sự chuyển đổi prôtêin của thịt.
Gelatin
Gelatin từ nguyên liệu hải sản là một prôtêin tạo ra bằng cách thủy phân một phần dịch chiết collagen thu được khi đun da, xương và vây cá. Gelatin hải sản là nguồn thay thế cho gelatin từ trâu, bò. Lợi thế của gelatin hải sản là không mang nguy cơ bệnh bò điên (BSE) và được hầu hết
các tôn giáo chấp nhận. Lượng gelatin thu được từ da cá ngừ chiếm khoảng 20%. Gelatin từ da cá ngừ rất thích hợp để sản xuất các sản phẩm cần độ kết dính.
Thành phần chất dinh dưỡng
Mắt cá ngừ là một đặc sản tại Nhật Bản với giá rẻ và có vị giống mực, thường được nấu lên và thêm vào chút gia vị. Mắt cá ngừ giàu chất béo (12,04%), prôtêin (10,17%) và tro (2,09%), chứa nhiều axit béo không bão hòa đa nối đôi như DHA (chiếm 35% trong tổng lượng axit béo), EPA (7%), axit arachidonic (3,6%) và axit linoleic (1,3%). Trong số các axit không bão hòa đơn, axit palmitoleic và axit elaidic chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 17% và 1,3%. Axit béo bão hòa chủ yếu là axit myristic, chiếm 2%. Hàm lượng amino axit trong mắt cá ngừ chủ yếu là glyxin (chiếm 19% trong tổng lượng amino axit), tiếp đến là axit glutamic (16%), axit aspartic (13%), alanine (12%) và leucin (10%). Thịt đỏ chiếm tới 9-11% tổng trọng lượng cơ thể cá ngừ, chứa 28% prôtêin và 1% chất béo. Quá trình đóng hộp cá ngừ tạo ra một lượng lớn phế liệu thịt đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, thường được chiết xuất từ ba loài cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ chấm. Phân tích hàm lượng amino axit trong thịt đỏ cho thấy có chứa tất cả các amino axit thiết yếu đối với sự phát triển và duy trì các mô cơ, chiếm tới 49-52% tổng lượng amino axit. Axit béo
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
không bão hòa đa nối đôi chiếm 65% tổng lượng axit béo, có khác biệt nhỏ giữa các loài. Dầu chiết xuất từ thịt đỏ cá ngừ khô đông lạnh bằng phương pháp chiết siêu tới hạn có hàm lượng lớn axit béo không bão hòa đa nối đôi, trong đó chủ yếu là DHA và EPA. Về hàm lượng chất khoáng, thịt đỏ giàu kali (549-624 mg/100g), natri (49 mg/100g) và canxi (41 mg/100g). Chương trình dinh dưỡng tiến hành tại một nhà trẻ kết hợp với Viện nghiên cứu Hải sản Trung tâm của Ấn Độ cho thấy, món cháo ngọt nấu từ thịt đỏ cá ngừ có hiệu quả rất lớn trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em.
Canxi
Xương cá rất giàu canxi như dicanxi phôtphat với tỷ lệ canxiphôtpho lý tưởng ở mức 2:1. Canxi trong cá là các vi tinh thể, có thể dễ dàng được hấp thụ. Ngành chế biến cá ngừ thải ra một lượng lớn phế liệu xương cá, có thể tận dụng làm nguồn cung cấp canxi và phôtpho giá rẻ cho con người. Xương cá ngừ từ các nhà máy đóng hộp được giải phóng prôtêin nhờ men papain, sau đó rửa sạch và làm khô. Loại bỏ chất béo bằng cách xử lý KOH hoặc tách chiết sử dụng ête. Sấy khô phần còn lại một lần nữa rồi nghiền thành bột mịn. Với hai phương pháp khác nhau, phần bột này cũng có hàm lượng canxi khác nhau ở mức lần lượt là 43,2% và 38,2%. Bột canxi có khả năng hòa tan cao trong dung dịch HCl pha loãng, do đó,
Thịt đỏ cá ngừ
cơ thể người có thể dễ dàng hấp thụ nhờ môi trường axit trong dạ dày. Phần bột này cũng có thể sử dụng trong các món ăn mà không gây ảnh hưởng đến cảm quan.
Chất thủy phân
Nội tạng và bộ xương cá là nguồn cung cấp chất prôtêin thủy phân đầy tiềm năng. Chất thủy phân từ phế liệu cá ngừ, kết hợp với vi khuẩn Lactobacillus brevis LB43 và L. plantarum LP64 và 10% mật, trộn với tỷ lệ 12,5% trong thức ăn cho ấu trùng tôm sú, giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót của ấu trùng. Việc thêm chất thủy phân không ảnh hưởng tới chất lượng nước trong các bể nuôi, hơn nữa, còn làm giảm lượng vi khuẩn Vibrio spp. Phế liệu khô của cá ngừ vằn trộn với 25% bột mì và cấy vi khuẩn có lợi Lactobacillus plantarum và Bacillus licheniformis, sau khi lên men 14 ngày sẽ tạo thành nguyên liệu trong thức ăn nuôi thủy sản rất tốt cho nhiều loài cá.
Bột hương vị cá ngừ
dụng hiệu quả phế liệu từ các nhà máy đóng hộp. Nước cốt cá được quay ly tâm và cô đặc bằng phương pháp bay hơi tức thời thành dịch chứa 15% tổng lượng chất khô hòa tan. Bổ sung Maltodextrin (DE 9) nhằm tăng tổng lượng chất khô hòa tan của phần nước cốt cô đặc, sau đó làm khô bằng phương pháp sấy phun sương ở 180oC. Bột hương vị cá ngừ sản xuất từ nước cốt cá ngừ cô đặc chứa 22% tổng chất khô hòa tan được coi là thành phẩm tốt nhất. Ngoài các phụ phẩm trên, phế liệu cá ngừ còn được tận dụng theo nhiều cách khác như sản xuất bánh ép đùn từ thịt đỏ cá ngừ tại Ấn Độ với tên gọi “Tuna Kure”, tạo ra nguồn enzim có lợi từ nội tạng cá ngừ hay tận dụng máu cá làm nguồn bổ sung prôtêin hoặc chất tạo màu như tại Thái Lan, v.v… n Ngọc Tú lược dịch Theo Chương trình nghiên cứu Globefish, Tập 112, FAO Rome, 2013
Bột hương vị cá ngừ chế biến từ nước cốt cá ngừ là cách tận Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
87
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
Sản phẩm thủy sản năm 2013 Thịt cua đóng hộp mới Công ty Handy International đã cho ra mắt sản phẩm thịt cua đóng hộp mới, với 4 loại thịt cua khác nhau trong một hộp. Một hộp bánh cua tổng hợp (Crab cake combo) gồm các loại thịt cua như thịt vụn, miếng to, loại đặc biệt và thịt càng. Thịt được chế biến theo công thức rất độc đáo. n Seafoodsource
Cá ngừ đóng hộp mới
Công ty Saupiquet (Pháp) đã bổ sung thêm một sản phẩm mới trong dòng cá ngừ đang thống trị thị trường Đức. Philê cá ngừ đóng hộp được bổ sung thêm dầu ô liu, chanh, hương thảo và mùi tây. Cá ngừ có thịt mềm, có thể ăn một mình hoặc cùng các thành phần khác. n Atuna
Bánh thủy sản cho người sành điệu Dòng sản phẩm cá ngừ Creation mới Starkist đã giới thiệu hương vị mới trong dòng sản phẩm cá ngừ Creations đóng gói. Cá ngừ đóng gói đậm hương vị sốt ranch được được trộn với bơ sữa và các loại thảo mộc, cung cấp 80 calo. Cá ngừ Creation còn có hương vị tiêu chanh, ngọt và cay, thảo mộc và tỏi. n Intrafish
88
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
King & Prince Seafood cho ra mắt hai sản phẩm bánh thủy sản mới dành cho người sành ăn là bánh thủy sản tôm hùm, làm từ tôm hùm nước lạnh Canađa và bánh thủy sản cua tuyết trộn với surimi. Có thể sử dụng 2 món này như một món khai vị, món chính, ăn với bánh sandwich hoặc với các món khác. n
Intrafish
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
Mì vằn thắn tôm
Mì vằn thắn tôm ăn liền là sản phẩm của công ty Chaoren Pokphand Foods. Sản phẩm được làm từ tôm tươi nguyên con nuôi theo công nghệ xanh thân thiện với môi trường, kết hợp với mỳ và nước súp đậm đà. Chỉ cần bỏ vào lò vi sóng 3-5 phút sóng là có thể sử dụng. n http://www. cpbrand.com/ us/product. aspx?pid=265
Bíttết cá hồi hồng Bít tết cá hồi hồng của Bumble Bee được làm từ cá hồi hồng trộn nước sốt làm từ dầu đậu nành, vị chanh và thì là. Sản phẩm được làm chín hoàn toàn và nêm gia vị hoàn hảo, vì vậy đây là cách để có một bữa tiệc thủy sản nhanh và dễ dàng. Có các gói có trọng lượng 4 ounce. n http://www.bumblebee.com/products/2/ bumble-bee-prime-fillet-pink-salmon-steaks/
Bánh cua bao bột
Món bánh cua của công ty Seawatch International làm từ thịt ghẹ xanh kết hợp với hành, hạt tiêu và trộn nước sốt kem và được bao bột nhẹ. Sản phẩm đã được chiên sơ để dễ chế biến hơn. Có thể nướng, chiên hoặc bỏ lò vài phút là ăn được. Có gói cỡ 6/12/3 ounce. n http://www.seawatch.com/products/ crab/breadedcrab.html
Hàu hun khói Hàu hun khói đầy hương vị của Bumble Bee được hấp, bóc vỏ thủ công, phân loại, sau đó hun khói để thêm hương vị. Các hộp được đóng gói bằng tay. Hàu đóng hộp được bổ sung dầu thực vật, niêm phong kín khí, đảm bảo hương vị hoàn hảo khi kết hợp với snack hoặc ăn với các món khác. Có các gói cỡ 3,75 ounce. n http://www.bumblebee.com/products/6/bumble-beesmoked-oysters/
Hằng Vân tuyển chọn Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
89
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
Máy cắt đầu và moi ruột cá thịt trắng Baader 160
Máy có chiều dài 35-70cm, sử dụng để xử lý cá tuyết, cá meluc, không cần phân loại và thay đổi sản phẩm để phù hợp với máy. Cá sẽ được cắt đầu và moi ruột bằng các dụng cụ chuyên dùng. Công suất đạt 25, 35 hoặc 40 con cá/phút. n http://en.nordicmarine.net/d/26910/d/ techspec_b160_eng_1.pdf
Máy cắt vây và đuôi cá STEEN ST540
Sử dụng để cắt vây và đuôi các loại cá, như cá bơn và cá dẹt với nhiều loại kích cỡ khác nhau. Máy tiết kiệm sức lao động, chỉ cần 1 người điều khiển. Với kích cỡ nhỏ gọn, chiếc máy này cũng rất tiết kiệm diện tích mặt bằng. n http://steen.be/en/products/fish/fintail_cutter/ ST540/
90
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Máy lọc xương dăm của STEEN ST590/100E
Dùng để lọc tất cả các loại xương, kể cả xương cổ, một cách linh hoạt và tiết kiệm. Tốc độ máy thay đổi thông qua hộp điều khiển. Máy có thể tháo rời dễ dàng. Thân thiện với người sử dụng, dễ vệ sinh và ít phải bảo trì. n http://steen.be/en/products/fish/pinboneremoving/ ST590100E/
Máy lọc xương Baader 601
Dùng để lọc thịt cá và các thành phần như sụn, gân, da và xương. Máy cũng có thể lọc được xương dăm và cắt sửa các thành phần khác. Công suất tối đa 800 kg/giờ. Máy mang lại sản lượng và chất lượng cao nhất cho sản phẩm. n http://en.nordicmarine.net/ katalog?mode=product&product_id=1753400
SAÃN PHÊÍM/CÖNG NGHÏå/THIÏËT BÕ MÚÁI
Máy đóng nắp lon bán tự động Somme S-230
Máy đóng nắp lon hình tròn, cỡ 2, 3 và 6, công suất đạt 15 hộp/ phút. Tất cả các bộ phận liên quan đến hộp hoặc sản phẩm đều được làm bằng thép không gỉ. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho sản phẩm. Máy ít phải bảo trì và vệ sinh dễ dàng. n http:// en.nordicmarine.net/
katalog?mode=product&product_id=1745000
Máy tạo hình BIRO F2000N/ F3000N/F4000N/HD3000EHN/ B1200N
Dùng để tạo hình cho nhiều sản phẩm với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau như hình vuông, ovan, tam giác, hình cá, hình gà. Công suất tối đa 2.000-4.000 sản phẩm/giờ. Người sử dụng có thể chọn trọng lượng của sản phẩm nhất định bằng cách thay đổi độ dày của trống. Máy rất nhỏ gọn, dễ lau chùi, đáng tin cậy. n http://www.birosaw.com
Côngtenơ chứa đá di động của GEA Refrigeration Technology
Có thể được sử dụng ở các khu vực như cảng, vịnh để bảo quản thủy sản. Công suất đạt khoảng 150-26.000 kg đá bào/ngày. Công suất bảo quản đá lên đến 20.000 kg. Khu vực sản xuất và bảo quản đá đều làm bằng thép không gỉ và sàn làm bằng nhôm. n http://www.gea-foodsolutions.com
Máy phân loại Marel Belt Graders
Máy có thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, với hình dạng và kích cỡ đa dạng. Hệ thống có thể phân loại và định lượng từ đơn giản đến phức tạp. Máy có chức năng nạp nguyên liệu, phân loại, định lượng tự động và các chức năng khác. Máy định lượng trong hệ thống hoạt động linh hoạt, chính xác. n http://marel.com/fish-processing/systemsand-equipment/whitefish/groundfish/ receiving--handling/grading--batching/customgraders/138?prdct=1&pc=3 Hằng Vân lược dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 164 / thaáng 8/2013
91
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 - 2014 Năm 2013 được xem là năm thành công trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, dịch bệnh đã được kiểm soát và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên để đảm bảo thành công cho niên vụ 2014, ngành thủy sản cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục nghiên cứu xác định nguyên nhân hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm.
Đã kiểm soát được dịnh bệnh
Nhằm rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013, thống nhất công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2014, ngày 8/11/2013 tại TP Cần Thơ, Bộ NN&PTNT đã tổ
chức “Hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014” dưới sự chủ trì của thứ trưởng Vũ Văn Tám. Theo báo cáo, mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và xảy ra trên nhiều đối tượng, nhưng nhìn chung ngành đã cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là hội chứng
hoại từ gan tụy trên tôm. Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình dịch bệnh thủy sản, nhất là dịch bệnh trên tôm, đã giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn xảy ra trầm trọng ở vài nơi, gây thiệt hại cho người nuôi. Cụ thể, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã xuất hiện tại 192
Hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014, Cần Thơ, ngày 8/11/2013.
92 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám
TS Nguyễn Văn Hảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu NNTS 2
Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh
xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành cả nước. Tổng diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh là 5.705 ha, bao gồm 2.423 ha tôm thẻ và 3.282 ha tôm sú. So với 10 tháng đầu năm 2012, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra tại nhiều địa phương hơn, nhưng tổng diện tích bị nhiễm bệnh đã giảm hơn rất nhiều, ước tính chỉ bằng 1/5 so với năm 2012. Dịch bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện trên cả hai đối tượng nuôi chính là tôm sú và thẻ chân trắng và chủ yếu ở độ tuổi 35 ngày sau khi thả nuôi. Cụ thể, diện tích tôm sú mắc bệnh năm 2013 chiếm 55,53% tổng diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh, so với 42,47% đối với thẻ chân trắng. Tỷ lệ này khác so với năm 2012 với con số tương ứng là 92,36% và 7,64%, nguyên nhân là do năm 2013 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng trên tôm cũng diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng. Trong 10 tháng đầu năm 2013, bệnh đốm trắng đã xảy ra tại hơn 278 xã của 93 huyện thuộc 28 tỉnh
thành, với tổng diện tích bị bệnh là 12.242 ha, tăng hơn 4.085 ha so với năm 2013. So với 10 tháng đầu năm 2012, dịch bệnh đốm trắng đã tăng 4.085 ha, số lượng xã, phường, huyện tỉnh xuất hiện dịch bệnh cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra, cùng với những biến động thời tiết bất thường, ô nhiễm môi trường đã khiến thủy sản nuôi bị giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Bên cạnh con tôm, dịch bệnh còn xảy ra trên các đối tượng thủy sản nuôi khác như tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển, cá tra….Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm cũng như các đối tượng khác đã giảm và dần đi vào ổn định. Phát biểu tại hội nghị, thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định: “Việt Nam là một trong những nước sớm tìm ra nguyên nhân dịch bệnh trên tôm. Có thể nói, 2013 là năm chúng ta phục hồi sản xuất và tìm
ra được hướng phát triển mới. Đặc biệt là ngành tôm mà quan trọng là thẻ chân trắng, được mùa được giá và kiểm soát được dịch bệnh. Đó là thanh quả nỗ lực của tất cả chúng ta”.
Tiếp tục nghiên cứu sâu hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm
Năm 2014, dự kiến diện tích và sản lượng NTTS tăng khoảng 5% so với năm 2013. Trong đó, nuôi tôm nước lợ, sản lượng tôm sú không tăng, sản lượng tôm chân trắng tăng 20-30% so với năm 2013, tương đương 230.000 tấn và diện tích 60.000 ha. Diện tích cá tra giữ mức 6.000 ha, sản lượng 1,0 triệu tấn (giảm 200.000 tấn so với 2013). Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ có nhiều phức tạp. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình hịnh dịch bệnh thủy sản nói chung, đặc biệt là hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nói riêng. Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh phát biểu: “Đối với tôm Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
93
NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN
nuôi, có vi khuẩn là có mầm bệnh. Việc quản lý môi trường ao nuôi, đặc biệt là các chỉ tiêu về chất lượng nước nên được quan tâm nhiều hơn, mở rộng các chỉ tiêu cần theo dõi chứ không dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản đó nữa. Theo kinh nghiệm sản xuất, cùng một qui trình nuôi lặp lại có khi thành công cũng có khi thất bại. Do đó việc xác định tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy là do vi khuẩn Vibrio là chưa đầy đủ”. Ông cũng kiến nghị: “Các nhà khoa học cần phải mở rộng các hướng nghiên cứu khác nhau nhằm xác định chính xác, rõ ràng và đầy đủ tất cả các nguyên nhân, tác nhân gây bệnh”. Cùng với quan điểm trên, TS Nguyễn Văn Hảo – Viện trưởng Viện NTTS 2 - bổ sung: “Phải phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Bên cạnh việc mở rộng nghiên cứu tác nhân gây bệnh, các nhà khoa hoc, cơ quan quản lý Nhà nước cần giúp nông dân chẩn đoán nhanh, phát hiện bệnh sớm, tập huấn qui trình, kỹ thuật nuôi, phương pháp chấn đoán với độ tin cậy 70-80%. Đây là việc trong khả năng và chúng ta cần phải thực hiện ngay”. Nhận định tình hình dịch bệnh năm 2014, thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Mặc dù ngành thủy sản đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, nhưng tình hình dịch bệnh năm 2014 dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường”. Ông cũng đề nghị các nhà khoa học tích cực liên kết với các cơ quan chức năng, DN, nông dân tiếp tục mở rộng các hướng nghiên cứu khác nhau nhằm xác định rõ ràng tác nhân, nguyên 94 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Tôm bị nhiễm EMS
nhân, xây dựng, hoàn thiện bản đồ dịch tễ bệnh hoại tử gan tụy trên tôm. Ngoài ra, để đảm bảo lợi ích cho người nuôi tôm, các địa phương cần kiểm soát tốt dịch bệnh, đặc biệt là kiểm soát chất lượng tôm, cá giống và vật tư nguyên liệu đầu vào. Cùng với đó là tăng cường công tác quản lý, đảm bảo đúng qui hoạch, mùa vụ nuôi, làm tốt công tác cảnh báo và quan trắc môi trường…. Các địa phương nuôi tôm cần vận động người nuôi tuân thủ lịch mùa vụ và triển khai áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Về phía Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiểm soát chất lượng vật tư
đầu vào phục vụ NTTS, trong đó có tôm nuôi; tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư thuốc thú y nông nghiệp, để đảm bảo kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi giá trị sản xuất. Các kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch bệnh năm 2013 là tiền đề quan trọng để ngành chủ động chuẩn bị tốt hơn cho những hoạt động trong năm 2014. Bên cạnh những thuận lợi, vẫn tồn tại nhiều thách thức cần phải được khắc phục và tháo gỡ. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, tích cực tin rằng ngành thủy sản sẽ tiếp tục đà thắng lợi trong năm 2013, đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo thành công cho niên vụ 2014. n Đỗ Văn Thông
ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG
“Nướng cá tế thần” hội làng Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Nét văn hóa đặc sắc cần khôi phục p Bài và ảnh: Việt Quang
Tượng rồng cắn thân, tương truyền là xuất phát từ nỗi đau của Thái sư Lê Văn Thịnh
Ông Tuệ cẩn thận lau lại ban thờ, chỉnh trang mấy thức hoa quả bánh trái đơn sơ trước khi thắp hương ở chính điện, ánh mắt trầm tư hướng lên mái đền cũ kỹ đã nghiêng võng và những chiếc cột sứt sẹo ngả màu thời gian. Nhịp sống chậm rãi của làng quê càng gói gọn trong những công việc thư thả của một ông từ giữ đền, khiến ông đúng là “lừ đừ” quá đỗi, dù vẫn khoác bộ quân phục bạc phếch – kỷ niệm một thời xông pha trận mạc. Ông Tuệ sinh năm 1942, cựu binh cao xạ 37 ly từng tham chiến ở mặt trận Quảng Trị và Nam Lào. Sau chiến tranh, ông xuất ngũ sang công tác trong ngành thương nghiệp. Nghỉ hưu đã lâu, 5 đứa con đều đã trưởng thành
ra ở riêng, ông quyết định ra đây ngày ngày hương khói quét tước đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Đền thờ vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta nằm khiêm nhường ngay ven đê sông Đuống, giữa một vùng văn hóa Kinh Bắc với những di tích lịch sử như lăng Kinh Dương Vương, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ… Xưa đây gọi là làng Điềng, từ khi có đền mới thay tên Đình Tổ. Xã Đình Tổ có 4 xóm là Nghè, Đình, Chùa và Sông, ông Tuệ là dân gốc xóm Nghè. Ông Tuệ cho biết, hội đình tổ chức hàng năm vào tháng 8 Âm lịch, chính hội là ngày 12 (ngày mất của Thái sư Lê Văn Thịnh), với các hoạt động chính gồm lễ tế Thánh, rước kiệu long đình,
ngựa trắng và kiệu bát cống từ đình làng ra bãi Nghè, lễ tế chung cùng đoàn kiệu long đình từ Lệ Chi, một làng kết chạ với Đình Tổ cách đó chừng 3 cây số rước sang… Đồ lễ gồm nhiều thứ, nhưng không thể thiếu hai món là cháo thái và cá nướng. Theo chuyện xưa, năm 1075 Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi đầu tiên của nước ta do nhà Lý tổ chức, khi đó ông mới 25 tuổi, rồi được phong làm Tả thị lang, là thầy dạy vua Lý Nhân Tông suốt mười năm. Năm 1096 ông gặp nạn, bị khép vào tội mưu phản giết vua trong “vụ án hồ Dâm Đàm” và phải chịu án lưu đày. Khi được ân xá, trên đường về quê ông nghỉ chân tại chợ Điềng (Thuận Thành). Một nông dân thấy cụ già gầy yếu liền biếu bát cháo hoa, rồi hỏi cụ thích ăn gì nữa không, cụ trả lời muốn ăn một khúc cá. Bác nông dân nướng một khúc cá mè biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó. Mọi người đưa cụ ra một gò nổi bên bờ sông, nhưng xác bị mối đùn kín, dân làng thấy lạ liền chôn cất và lập đình thờ, tôn làm Thành hoàng làng Ông Tuệ bảo hồi nhỏ đã được xem nướng cá tế thần cầu kỳ lắm. 4 xóm của Đình Tổ mỗi xóm lựa chọn 3 con cá mè hoa cỡ vài cân, đặt vừa chiếc lá dong (còn gọi Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
95
ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG
Công việc thường ngày của ông từ Tuệ
là mè lá dong). Gia đình nào có phúc lắm mới được giao nuôi cá. Gần đến hội, phải chọn trai chưa vợ bắt cá, mổ moi, nhồi lá chuối khô vào bụng, không chặt đuôi, để nguyên vẩy. Mỗi con cá được nướng riêng trong một hố đào giữa nền nhà, kẹp cá trong ống tre tươi rồi cắm xuống để đầu cá chúc xuống dưới, như vậy vảy cá mới giữ được nước mắm và gia vị phết lên, ngấm vào thịt cá rất ngon. Rồi phải dùng cây duối khô hoặc gỗ thơm đốt lấy than, gạt xuống hố tạo hơi nóng để cá chín dần. Thường sau ba ngày ba đêm cá mới nướng xong. Vào hội, cá được đưa lên kiệu, miệng ngậm hoa dâm bụt chờ các bậc cao niên cùng trai làng mang cờ lệnh và trống vào rước ra đình tế lễ. Còn nấu cháo thái thì phải ngâm gạo nửa ngày rồi mới xay nhuyễn, để ráo nước, nhào bột gạo thật kỹ rồi nặn thành một phên to. Dùng dao thái bột thành những lát mỏng, thả vào nồi nước xương đang ninh sôi sung sục, cho thêm thịt lợn băm 96 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 168 / thaáng 12/2013
Hai cựu binh tâm đắc bàn chuyện khôi phục sinh hoạt văn hóa truyền thống
hoặc thịt gà xé nhỏ. Khi những lát bột chuyển màu trong là cháo đã chín, thì rắc hành với hạt tiêu. Yêu cầu bắt buộc là những lát bột chín phải nguyên hình dạng như lúc thái, không được vỡ nát. Lệ xưa là vậy, nhưng theo ông Tuệ nay chỉ còn làm được món cháo thái, còn cá nướng thì mai một dần, khó kiếm được cá mè lá dong, nên dân làng thay bằng cá trắm. Cách nướng cũng không còn độc đáo cầu kỳ, mà chỉ nướng thường như các món khác, sau rồi cũng bỏ, đến nay mỗi kỳ vào hội chỉ cúng gà, thủ lợn… cho đơn giản. Ông Tuệ chép miệng: “Cũng muốn khôi phục phong tục truyền thống lắm, nhưng không có điều kiện. Ngay như đình thờ cũng xuống cấp nhiều mà không có kinh phí tôn tạo. Cũng may là có ông Bắc xóm bên quen biết chỗ UNESCO nên nhờ họ về tu bổ được mấy hạng mục, không thì còn nhiều chỗ hỏng lắm”. Ông Bắc nhà ở xóm Sông, hồi còn trong quân ngũ từng làm chuyên gia quân sự tại Lào, nay nghỉ hưu cũng thường ghé đền
thắp hương, đàm đạo với bạn cựu chiến binh. Ông Bắc cho biết: “Đình làng Đình Tổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Trung tâm UNESCO Phát triển nhân văn đã tài trợ kinh phí xây lăng mộ và dựng bia thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại xóm Nghè. Quỹ Phát triển văn hóa Thụy Điển – Việt Nam thì tài trợ kinh phí phục chế đình thờ. Nhưng từ đó đến nay đã hơn chục năm, di tích cần được tôn tạo tổng thể thì mới mong lưu giữ lâu dài”. Hai ông đồng tình rằng sắp tới sẽ thông qua Hội Cựu chiến binh, đề nghị chính quyền hỗ trợ tổ chức ao nuôi cá ngay gần đình, vừa thêm hướng phát triển kinh tế, vừa có “nguyên liệu” khôi phục phong tục “nướng cá tế thần” như một cách giáo dục cháu con trong làng ngoài xã biết tri ân tổ tiên, đùm bọc sẻ chia “người trong một nước”. Ông Bắc cười tự tin: “Biết đâu một ngày không xa, cá nướng Đình Tổ sẽ thành đặc sản, góp phần thu hút thêm du khách về Kinh Bắc”… n
Traceverified â&#x20AC;&#x201C; traceability you can trust