Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại thủy sản

Page 1



Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá...

CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. töm ùn á c û Th

Hïå thö n ë ga n

toa n â s inh ho cå

nuöi

Töm giön ë g

á ao ã ly an Qu

Fulfill the Success For Sustainable Business

Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái

“CPF-Turbo Program”

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM

ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn


Nöå i dung

SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

NÙM THÛÁ 15

08

Söë 169 thaá n g 1/2014

Đại sứ và tham tán thương mại với nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường

Các đại sứ và thương vụ có vai trò quan trọng trong mở thị trường, xúc tiến thương mại và làm cầu nối cho DN.

12

APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm phát triển NTTS, xem đó là xu hướng chủ đạo để giảm áp lực khai thác nguồn lợi tự nhiên.

16

Xuất khẩu tôm 2014: Cơ hội và thách thức

Tuy thành công lớn với giá trị xuất khẩu năm 2013 vượt 3 tỷ USD, nhưng ngành tôm vẫn phải giải quyết nhiếu vấn đề mới duy trì được sự tăng trưởng.

26

Tổ chức lại ngành bột cá

Chỉ có sắp xếp lại một cách hiệu quả hoạt động sản xuất bột cá trong nước mới có thể ổn định được giá thành thức ăn nuôi thủy sản.

28

Nha Trang Seafoods tự tin hơn từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, trong đó có các vấn đề về phòng vệ thương mại.


46

Bạn đồng hành giữa biển

Giữa biển khơi, những bạn tàu dịch vụ hậu cần và ngư dân luôn đồng hành, sẻ chia cho nhau từng phần nước ngọt, hay niềm vui khi trúng cá.

52

Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực 2013: Những diễn biến khác thường

Chỉ có giá trị XK tôm tăng trưởng rất cao, còn hầu hết các mặt hàng truyền thống khác đều trì trệ, có mặt hàng còn giảm mạnh.

57

Inđônêxia: Nhà sản xuất, xuất khẩu tôm và cá ngừ hàng đầu thế giới

Ngoài vai trò nhà sản xuất cá ngừ số một, gần đây Inđônêxia còn nổi lên thành nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.

74

Công nghệ cao áp nâng cao năng suất chế biến và chất lượng thủy sản

Công nghệ cao áp giúp giảm chi phí nhân công, tăng năng suất chế biến, giữ hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng, kéo dài tuổi thọ sản phẩm,...

90

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi và biện pháp khống chế - Từ khoa học hàn lâm đến thực tiễn sản xuất

Khó tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh, mà cần đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

3


THÛSÛÅBAN TÊÅP LUÊÅN KIÏåBIÏN N / BÒNH

Lên tiếng và Hành động

T

rên đường công tác cuối năm, mấy anh em báo chí chúng tôi ghé thăm ông bạn cũ ở Tiền Giang. Tay bắt mặt mừng, ông bạn nhất quyết kéo cả đội về nhà riêng để “kiếm con rùa con rắn lai rai hàn huyên”. “Nhà” là cả trang trại ngót sáu chục hecta ao cá tra giống. “Bệnh nghề nghiệp” khiến chúng tôi vừa trầm trồ vừa nhất loạt lôi máy ảnh ra. Chợt thấy nụ cười ông bạn kém tươi: “Mấy ông chụp chơi thôi nghe, chớ đưa hình lên báo, mà tốt nhất là đừng viết lách gì cả”. Trong đời làm báo, dường như ai cũng từng nghe qua câu ấy; mấy năm gần đây phải nghe nhiều hơn, còn trong năm 2013 vừa kết thúc thì gần như đó là lời dặn thường trực dành cho báo giới mỗi lần tiếp cận DN nói chung và DN thủy sản nói riêng. Cũng không có gì khó hiểu, khi mà bức tranh kinh tế trong nước cũng như toàn cầu đã và đang có nhiều gam màu xám. Riêng cá tra, từng được gọi là con cá kỳ diệu, đã làm nên kỳ tích trong chuỗi những thành tựu của XK thủy sản Việt Nam, những năm gần đây lại liên tục rớt giá thê thảm. Trong công văn kiến nghị gửi những người đứng đầu Chính phủ về các giải pháp tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cá tra, VASEP đã nhận định: “DN và người nuôi cá tra đã và đang phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều người nuôi phải treo ao hay chuyển nghề”. Thói quen “tốt phô ra, xấu đậy lại” và tâm lý “nằm im chờ thời” âu cũng là lẽ thường mỗi khi tình hình diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi. Đó là chưa kể, trong nhiều trường hợp cụ thể đã có những người, những DN phải trả giá vì “lên tiếng”, vì không muốn chịu cảnh “bảo sao nghe vậy”. Tại cuộc họp của một số “đại gia” trong ngành chế biến và XK thủy sản mới đây, lãnh đạo một DN lớn đã tuyên bố sẽ “không phát biểu”. Lý do vì lần trước chỉ “trót kêu ca ít nhiều” trong một cuộc họp tương tự về những bất hợp lý tồn tại kéo dài trong cách hành xử của cơ quan công quyền, thì lập tức “những cái vách có tai” đã truyền đi những thông điệp khiến sau đó DN này bị “xử lý đến nơi đến chốn”.

4

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Nhưng việc nuôi trồng – sản xuất – kinh doanh vẫn phải duy trì, cũng như báo và chí cứ đến kỳ là phải xuất bản. Trở ngại luôn chồng chất, nhưng “ví phỏng đường đời bằng phẳng hết – anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Một lựa chọn cho cả DN và báo giới là “bưng mắt bắt chim”, vin vào cái quy luật muôn sự trên đời đều dao động hình sin, có hưng thịnh thì phải có suy vong, hết mưa rồi sẽ nắng… để cầm chừng trong cả lời nói và việc làm, chờ cho giai đoạn khó khăn qua đi! Một lựa chọn khác là đồng thuận lên tiếng và bắt tay hành động quyết liệt để cùng nhau rút ngắn quá trình tháo gỡ khó khăn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trước hết cần phải không tránh né đề cập đến những yếu kém nội tại của chính các DN thủy sản, nhất là phương thức làm ăn chạy theo mối lợi trước mắt, cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp đó là đoàn kết đấu tranh vì lợi ích chính đáng của cả cộng đồng DN và nông ngư dân. Thật dễ để buông xuôi, khi có những vấn đề, những bức xúc tồn tại dai dẳng cả năm ròng, thậm chí nhiều năm vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Nhưng sự thật thì không thể lảng tránh. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn từng viết: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Phải chăng nên coi việc mạnh dạn “lên tiếng” như đặt những viên đá đầu tiên cho hành động thiết thực xây chặng đường mới của chính mình, góp phần vươn dài những đại lộ thênh thang của tương lai đất nước! Năm Quý Tỵ sắp khép lại, với hiện trạng phổ biến thường được ví von hình ảnh như con rắn thu mình im ắng trong búi cỏ chờ thời vận. Xuân Giáp Ngọ đã cận kề giục giã như thiên lý mã mong được giũ khóa, cởi then để sải vó tung hoành. Mong lắm thay…! n Ban Biên tập Thương mại Thủy sản


Hội nghị BCH lần thứ 12 nhiệm kỳ IV

Hội nghị Ban Chấp hành VASEP

Lần thứ 12 Nhiệm kỳ IV Ngày 03/01/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị Lần thứ 12, Nhiệm kỳ IV, đánh giá hoạt động năm 2013 và bàn kế hoạch công tác Hiệp hội năm 2014.

Hoạt động chính năm 2013

Theo báo cáo của Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, tổng số hội viên của VASEP năm 2013 là 280, tăng 7 DN hội viên so với năm 2012, bao gồm 3 hội viên chính thức và 4 hội viên liên kết. Về công tác hội viên, VASEP đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và chuyên sâu, phục vụ, hỗ trợ khắc phục kịp thời những vướng mắc của hội viên. Đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề theo ngành hàng (ngành hàng tôm, cá tra, CLB hàng nội địa, CLB cá ngừ, CLB ghẹ…); tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến hội viên và kịp thời lấy ý kiến phản hồi từ phía hội viên đối với các chính sách mới của Nhà nước một cách nhanh nhất. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

5


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

VASEP tiếp tục thực hiện vai trò đại diện bảo vệ lợi ích chính đáng cho hội viên thông qua việc tích cực, chủ động phản ánh, kiến nghị sửa đổi những bất cập trong nội dung Thông tư thay thế Thông tư 55 của Bộ NN-PTNT; tích cực tham gia hoạt động vận động hành lang trong các vụ kiện cá tra, tôm tại Hoa Kỳ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong vụ kiện chống trợ cấp tôm; làm cầu nối cho các DN tiếp nhận các nguồn tài trợ, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài (Dự án VIDATEC, Dự án CBI…). Về công tác vận động chính sách (VĐCS), trong năm 2013, Hiệp hội đã có tổng cộng 270 công văn góp ý dự thảo, các đề xuất và kiến nghị đối với các chủ trương, chính sách, về kế hoạch hoạt động XTTM,… gửi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các bộ NN&PTNT, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Chính phủ. Tuy nhiên, dù có những kết quả tích cực, hiệu quả của VĐCS còn hạn chế, do thiếu sự tham gia tích cực, thường xuyên của cộng đồng DN hội viên. Ý kiến phản ánh thường chỉ tập trung ở khoảng 20-25 DN hội viên, chưa tạo thành tiếng nói chung thể hiện sự đồng thuận của cộng đồng, làm giảm đi sức nặng của các kiến nghị. Trong công tác quan hệ quốc tế, năm qua VASEP đã tổ chức hơn 20 cuộc gặp gỡ các đoàn khách đại diện các tổ chức quốc 6

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

tế, các hiệp hội DN nước ngoài; duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các đối tác; cử cán bộ tham gia nhiều hoạt động và hội nghị quốc tế, như tham gia đoàn khảo sát của Bộ NN&PTNT tại Hàn Quốc (4/2013), dự Diễn đàn Quốc tế Thực Phẩm & Môi trường Nhật Bản (9/2013), Đại hội Cá ngừ lần thứ XV tại Philippin (8/2013), Hội nghị “Asian Trade Standars Compliance” tại Nhật Bản (8/2103),… Về các mặt hoạt động dịch vụ cho hội viên, VASEP cũng đã đề xuất với Cục XTTM Bộ Công Thương 7 chương trình XTTM với tổng kinh phí 11,19 tỷ VNĐ, gồm 6 hội chợ và 1 chương trình tuyên truyền quảng bá. Kết quả được phê duyệt 3 chương trình Hội chợ Thủy sản (Boston, Châu Âu ESE, Trung Quốc) với tổng kinh phí 5,7 tỷ đồng. Về thông tin, các tạp chí Thương mại Thủy sản, Vietfish International, các bản tin tuần đã được phát hành kịp thời tới mọi DN hội viên, các cơ quan Nhà nước, cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Bản tin ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh được gửi bằng email đến các DN hội viên. Số liệu thống kê thương mại thủy sản được khai thác, cập nhật thường xuyên, liên tục, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ thông tin nhanh, tin cậy và chính xác. Bộ phận đào tạo của Hiệp hội cũng đã tổ chức tổng cộng 35 lượt khóa đào tạo và hội thảo với 27 chủ đề (trong đó có 13 chủ

đề mới) cho tổng cộng 1.046 lượt cán bộ các DN tham gia. Để gìn giữ uy tín cốt lõi của VASEP, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận cho hoạt động Hiệp hội, Ban Chấp hành đã dành thời gian thảo luận đề xuất của Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, về việc Hiệp hội dành ưu tiên cao cho các hoạt động phục vụ hội viên (không thu phí, không kinh doanh) của Văn phòng Hiệp hội, tách bạch rõ với các hoạt động dịch vụ có thu, do các tổ chức mang tính kinh doanh, do Hiệp hội thành lập (như Công ty VASEP và Trung tâm VASEP. Pro) thực hiện. Ban Chấp hành giao Tổng Thư ký xây dựng đề án tách các tổ chức kinh doanh dịch vụ ra khỏi Văn phòng Hiệp hội, chấm dứt tình trạng các Phó Tổng Thư ký kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo các tổ chức kinh doanh, dịch vụ. Ban Chấp hành cũng đã thảo luận và giao cho Chủ tịch tiếp tục làm rõ một số thông tin có liên quan đến quan hệ về tổ chức của VASEP với một hiệp hội khác.

Trọng tâm hoạt động năm 2014

Tại kỳ họp này, Ban Chấp hành đã nhất trí tổ chức Đại hội Toàn thể Bất thường thay cho Hội nghị Thường niên vào tháng 6/2014, nhằm thông qua các nội dung sửa đổi Điều lệ Hiệp hội theo hướng siết chặt đội ngũ và tinh thần kỷ luật hội viên; kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo; xây dựng lại Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành và Văn phòng Hiệp hội; chú trọng xây


Lãnh đạo Ban Chấp hành thảo luận nội dung sửa đổi Điều lệ, 6/2013

dựng và tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ, chú trọng đến DN miền Bắc và Trung. Năm 2014, VASEP sẽ vận hành hiệu quả mạng lưới thông tin hoạt động VĐCS, gồm các cán bộ nòng cốt do DN hội viên chỉ định, nâng cao hiệu quả VĐCS cho các cụm lĩnh vực quan trọng đối với DN thủy sản hiện nay, như cải cách thủ tục hành chính, thuế, phí, lệ phí, hải quan, ATTP và kiểm dịch thủy sản... Hiệp hội sẽ tăng cường tham gia các hoạt động của Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính, tham gia và phối hợp với các tổ chức khác để tạo thêm sức mạnh và tiếng nói có trọng lượng hơn trong hoạt động VĐCS. Về hợp tác quốc tế, VASEP sẽ phối hợp với Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) và Bộ NN & PTNT tổ chức Hội nghị Dự báo Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (GOAL) đầu tháng 10/2014. Hội nghị sẽ quy tụ những chuyên

gia hàng đầu, các nhà NK, phân phối thủy sản khắp thế giới, tạo nên một sự kiện quốc tế nổi bật trong ngành thủy sản năm 2014. Theo dự kiến của đơn vị tổ chức, hội nghị sẽ thu hút khoảng 400 khách quốc tế đến Việt Nam. Nhằm khôi phục thị trường, đưa cá tra vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, VASEP sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị với Chính phủ; tổ chức xây dựng thương hiệu chất lượng cao cho cá tra Việt Nam tại thị trường EU, xây dựng Trung tâm Phân phối Thủy sản tại cảng Zeebrugge, đồng thời cũng hối hợp với các đối tác quốc tế tiếp tục triển khai hoặc xây dựng mới một số đề án hỗ trợ cho các DN thủy sản, bao gồm: • Dự án “Xây dựng trang trại nuôi cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại Việt Nam” (VIDATEC) thực hiện tại Đại học Cần Thơ, theo Quyết định số 1545/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/7/2013 của Bộ trưởng Bộ

NN&PTNT. • Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững” (SUPA) do Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VN CPC) chủ trì với sự hợp tác của VASEP và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF Việt Nam và Áo). • Chương trình hợp tác về quản lý ATTP cho các DN thủy sản tại Đà Nẵng (JICA). • Xây dựng và đề xuất đề án Đổi mới sáng tạo (với sự hỗ trợ của Dự án Đổi mới Sáng tạo – IPP), đề án hỗ trợ DN quản lý rủi ro và phòng chống tham nhũng (với sự hỗ trợ của tổ chức Towards Transparency), ... Ban Chấp hành cũng đã nhất trí thông qua việc kết nạp hội viên mới, gồm 8 DN hội viên chính thức và 4 DN hội viên liên kết và việc phát hành phụ san Thủy sản Đông Nam Á (Asean Seafood) - ấn phẩm mới do Tạp chí Thương mại Thủy sản thực hiện. n Trần Duy

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

7


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

Đại sứ và Tham tán thương mại

với nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường

Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Công Thương đã tổ chức một số hội nghị và hoạt động với chủ đề “Hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại”. Đáng chú ý có hai hoạt động chính là Hội nghị Ngoại giao Lần thứ 28 và Hội nghị Tham tán Thương mại 2013.

nhấn mạnh: “Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan kiện toàn bộ máy cơ quan đại diện tại nước ngoài, đảm bảo các cơ quan này phát huy tốt nhất vai trò là tai mắt của đất nước trong hội nhập quốc tế”.

Cơ quan đại diện với nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường mới

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP-Nhật Bắc

C

ác hội nghị tập trung đánh giá về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặt ra yêu cầu triển khai những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kinh tế đối ngoại, trong đó nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của các đại sứ và tham tán thương mại trong nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư cũng như tìm kiếm và phát triển thị trường. Trong từng hội nghị đều có sự tham gia và chỉ đạo của nhiều lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Nguyễn

8

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Tấn Dũng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các bộ trưởng, thứ trưởng các bộ ngành tham gia. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ: “Tích cực triển khai chủ trương kinh tế đối ngoại của Đảng và Chính phủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại, thiết thực phục vụ cho tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, mở rộng thụ trường nước ngoài cho XK, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam”. Ông

Phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: “Các thương vụ có vai trò quan trọng trong mở thị trường, xúc tiến thương mại và làm cầu nối cho các DN. Những việc này còn có thể làm tốt và làm tốt hơn. Các cán bộ thương vụ, các cơ quan đại diện phải là các nhà tư vấn chính sách cho Chính phủ, trước hết cho Bộ Công Thương về sự cần thiết phải đổi mới tư duy, đổi mới cách suy nghĩ. Mặc dù không có tiền lệ, không sao chép của các nước, nhưng ít nhất cán bộ của ta phải nghiên cứu từ góc nhìn của người vừa hiểu sâu tình hình trong nước, đồng thời lại đứng chân trên thị trường nước ngoài để có thể đưa ra những tư vấn phù hợp. Các cán bộ đại diện gồm tham


Năm 2013 giá trị kim ngạch XK của cả nước ước đạt 132,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với 2012, xuất siêu đạt hơn 800 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam có 55 thương vụ, 7 chi nhánh thương vụ và 1 trung tâm xúc tiến thương mại với 122 tham tán thương mại, tham tán công sứ vv.. hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị (ảnh Internet)

tán và đại sứ, trước hết là những nhà kinh tế, những nhà chính trị và nhà ngoại giao đồng thời cũng phải là những nhà khoa học khi tư vấn chính sách cho Chính phủ, Bộ”. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những trăn trở về những vấn đề còn chưa được giải quyết trong năm. Ông nói: “Chúng ta có quyền tự hào về những cái được nhưng cũng phải nhìn nhận nghiêm túc trong 133,5 tỷ USD ước XK, tăng khoảng 15,6% so với năm 2912, thì có bao nhiêu trong đó thực tế là do các DN tự xúc tiến XK, ví dụ như Samsung, Intel…. Có bao nhiêu thứ lẽ ra phải làm được nhưng Việt Nam chúng ta đã làm không tốt. Ví dụ như cá tra, gần như chỉ có Việt Nam làm, nhưng tại sao lại để gặp khó? Và lúa gạo nữa! Hiện nay, Bộ Công Thương và Chính phủ đang phải vật lộn để làm quy hoạch các đầu mối XK trong nước. Liên kết giữa các tỉnh như thế nào? Liên kết giữa các nhà khoa học như thế nào? Có liên kết với các thị trường nước ngoài hay không? Ở đây (cá tra và lúa gạo)

chúng ta thấy một nỗi đau không chỉ về mặt kinh tế mà nghĩ sâu xa về hình ảnh đất nước, tự mình không vượt qua được mình, tự mình làm hại sản phẩm của mình mà đứng đằng sau đó còn là cả nhiều triệu người nông dân”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ các tham tán công sứ, tham tán thương mại phụ trách các thương vụ và chi nhánh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần luôn quan tâm và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, DN trong nước để khai phá và mở đường tiếp cận vào thị trường mới, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong năm 2014, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, trong đó mục tiêu tăng trưởng XK là một nhiệm vụ trọng yếu. Trao đổi tại hội nghị, các tham tán thương mại đều cho rằng việc xúc tiến thương mại chỉ đạt hiệu quả cao khi các DN chủ động và tích cực cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để quảng bá giới thiệu, đồng thời cũng cần nghiên cứu kỹ thông tin về thị trường muốn hợp tác và tích cực tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại. Một

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng phát biểu tại Hội nghị ngoại giao thương mại 2013

vấn đề quan trong khác là các DN luôn phải đảm bảo sự ổn định về chất lượng và khả năng cung cấp hàng hóa của mình.

Nắm bắt cơ hội và thu hút đầu tư

Đại sứ Việt Nam tại thị trường lớn Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưng, cho biết Việt Nam đang có cơ hội và đang trên đà thuận lợi thúc đẩy kinh tế đối ngoại với Nhật Bản: “Chỉ trong vòng hai năm 2012-2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD, trong khi cả 25 năm vừa qua mới được 33 tỷ USD. Về thương mại cũng rất tốt, đến nay đã đạt khoảng 25 tỷ USD, năm 2012 đạt 25 tỷ USD. Hy vọng sau ký kết Hiệp định xuyên Thái Bình Dương và hoàn tất cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên rất nhiều”. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

9


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng lưu ý rằng người Nhật Bản rất tôn trọng lòng tin, Việt Nam cũng cần có sự tin cậy vì vậy nếu các địa phương, các tổ chức đã có cam kết, có thể cam ít nhưng phải tích cực và quyết liệt thực hiện bằng được. Đại sứ và các cán bộ đại diện sẽ rất mất uy tín nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng thất hứa. Hiện nay Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản. Họ sẵn sàng hợp tác toàn diện trong vấn đề nông nghiệp. Nếu Việt Nam làm nên những thay đổi lớn trong nông nghiệp thì đất nước sẽ có sự ổn định và an ninh chính trị vững bền hơn, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ. Đại sứ đề nghị tổ chức một hội nghị ngoại giao thương mại chung nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại khu vực, trước mắt là cụm Đông Bắc Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông, đây là cụm có ý nghĩa rất cụ thể về kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam. Trên địa bàn thị trường Liên minh châu Âu (EU), đại sứ Phạm Sanh Châu đề nghị phải có những đột phá mới. Ông nói: “Việc cấp thiết hiện nay là Việt Nam phải kết thúc đàm phán và ký kết FTA với EU trong năm 2014. Đây là cơ hội cuối cùng đối với chúng ta, nếu không ta phải đợi đến năm 2018. Năm sau (2014) vào tháng 11, Chính phủ EU sẽ thay đổi và không có sự tái nhiệm nữa. “Dấu ấn” Việt Nam sẽ không còn và bộ máy chính quyền mới sẽ 10 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Phối hợp đấu tranh với những rào cản thương mại

Ông Phạm Sanh Châu, đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU

tiếp cận với chúng ta từ đầu.” Về nâng cao giá trị thương mại, ông cho rằng chúng ta phải đổi mới và quyết liệt đổi mới công nghệ, trong đó áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là vấn đề cần thiết nhất ở giai đoạn này. Về tận dụng nguồn ODA (Hỗ trợ Phát triển Chính thức) từ EU, ông cho biết trong khi các nước khác đang giảm ODA với Việt Nam, thì riêng Liên minh châu Âu lại tiếp tục tăng ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020. Hiện nay EU sẵn sàng cân nhắc và xem xét tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy ta phải chuẩn bị để tận dụng đầu tư ở những mục tiêu mà ta mong muốn. Ông cũng kiến nghị rằng hiện nay nhiều địa phương đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nên đã xuất hiện sự cạnh tranh trong khi nguồn lực phía bạn có hạn. Vì thế, chính phủ cần có một cơ chế tổng thể để có thể phân bổ hợp lý cho các đối tác và lựa chọn tỉnh để ưu tiên.

Ông Nguyễn Hải Tịnh - Tham tán thương mại tại Hà Lan phát biểu:“Giúp phát hiện và cảnh báo các rào cản thương mại và các biện pháp hạn chế NK mà nước ngoài đang và có thể áp dụng đối với hàng NK, trong đó có hàng của Việt Nam. Đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý kịp thời hoặc đưa ra kiến nghị cần thiết để tháo rỡ rào cản. Tham gia đàm phán với nước sở tại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường. Điều tra tư cách pháp nhân các đối tác và hỗ trợ giải quyết tranh chấp, giúp các đoàn trong nước sang đàm phán và nghiên cứu thị trường”.

Tham tán thương mại tại Hà Lan Nguyễn Hải Tịnh

Tham tán công sứ tại Nhật Bản Nguyễn Trung Dũng cho biết, các cơ quan chức năng của Nhật đang xem xét nâng mức dư lượng ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam từ 0,01ppm lên 0,2ppm. Đây là kết quả đấu tranh bền bỉ có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chức năng và cơ quan đại diện Việt Nam ở Nhật Bản cùng các DN Việt Nam. Hiện chưa có quyết định cuối cùng, vì vậy Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và thúc đẩy. Ông Dũng cho rằng các cơ quan


Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Công sứ tại Nhật Bản

Ông Đào Trần Nhân, Tham tán công sứ Việt Nam tại Mỹ

quản lý Việt Nam và các DN cần phải tiếp tục có các biện pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm XK - biện pháp căn bản để đấu tranh có hiệu quả. Đứng chân trên địa bàn thị trường rộng lớn và sôi động nhất là Mỹ, ông Đào Trần Nhân - tham tán Công sứ tại Hoa Kỳ - đã có sự chia sẻ rất toàn diện và cụ thể tại Hội nghị Ngoại giao 28 về tiềm năng và thách thức của thị trường, trong đó vấn đề tranh chấp thương mại. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng có nhiều tranh chấp lớn. Mỹ sử dụng rất tích cực nhiều công cụ làm rào cản thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật về vệ sinh ATTP, bao bì, nhãn mác; các biện pháp phòng vệ bằng thuế quan như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp để gây cản trở đối với NK các mặt hàng của Việt Nam, nhất là con tôm và cá tra. Ông Đào Trần Nhân nêu thí dụ cụ thể: “Ví dụ như Chương trình giám sát cá da trơn trong Dự luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) của Mỹ. Để bảo hộ người nuôi cá tại các

bang nuôi trồng thủy sản lớn của Mỹ, các nhóm lợi ích đã vận động Chính phủ Mỹ đưa Chương trình giám sát cá da trơn vào Dự luật Nông trại và chuyển việc giám sát cá da trơn đang do Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quản lý về cho Bộ Nông nghiệp Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ngay tiêu chuẩn mới gọi là “Tiêu chuẩn tương đồng” áp dụng cho tất cả các khâu từ nuôi trồng đến chế biến và XK cá da trơn trong đó có cá tra và basa của Việt Nam XK sang Mỹ. Tiêu chuẩn này thực chất là hàng rào kỹ thuật để ngăn cản các nước XK cá da trơn vào Mỹ. [...].” Tại nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao với các quan chức các bộ ngành của Mỹ như Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần trực tiếp nêu ý kiến phản đối của Chính phủ Việt Nam đối với Chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã gửi công hàm cho hàng loạt các quan chức cao cấp ở các bộ, ngành của Mỹ và các nghị

sĩ quốc hội Mỹ, nêu rõ Chương trình giám sát cá da trơn thực chất là hàng rào bảo hộ trá hình của Mỹ, không có luận cứ khoa học, vi phạm các quy định của WTO về tự do thương mại, khẳng định Việt Nam có thể sẽ áp dụng biện pháp trả đũa đối với hàng nông sản XK của Mỹ vào Việt Nam, nếu phía Mỹ vẫn khăng khăng đưa vào thực hiện Chương trình giám sát cá da trơn. Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã viết bài trên một số báo lớn của Mỹ để kêu gọi dư luận Mỹ, Đại sứ quán và thương vụ cung cấp thông tin cho các phóng viên của Mỹ viết tin, bài bình luận có lợi cho ta trên các báo Mỹ, vận động các đại sứ của các nước có chung quyền lợi XK da trơn vào Mỹ như Thái Lan, Inđônêxia viết thư gửi chính phủ và quốc hội Mỹ. “Mỹ là thị trường NK lớn nhất mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam; ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang nuôi sống hàng triệu lao động từ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đến XK, do vậy ý nghĩa xã hội, ý nghĩa an ninh chính trị của hai mặt hàng tôm, cá đối với chúng ta là không hề nhỏ. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan đại diện và thương vụ là phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cả trước mắt và lâu dài, bảo vệ DN, góp phần tăng nhanh XK”- ông Đào Trần Nhân khẳng định. n Thái Phương tổng hợp

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

11


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng từ các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như Nuôi và quản lý môi trường nuôi; Công nghệ sản xuất giống; Di truyền chọn giống; Phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi; Thức ăn nuôi thủy sản; Xúc tiến thương mại thủy sản; và đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu ngành nuôi thủy sản Việt Nam đã được trình bày và thảo luận tại Hội nghị Nuôi trồng Thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương 2013 (APA13).

APA13 với chủ đề “Định vị hướng tới lợi nhuận”

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với ngành NTTS thế giới, khu vực và Việt Nam, do Phân ban Châu Á - Thái Bình Dương của Hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới (WAS-APC) phối hợp với Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10-13/12/2013. Sự kiện này thu hút gần 2.500 đại biểu trong nước và nước ngoài tham dự với hơn 300 báo

Khai mạc APA13

12 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

cáo chuyên đề của các diễn giả quốc tế và Việt Nam. Lịch trình hội nghị diễn ra dày đặc, lôi cuốn rất đông thính giả đến từ các viện, trường thuộc ngành thủy sản, các công ty tư nhân, các tổ chức NTTS, các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, v.v… Bên cạnh các hội nghị chuyên đề, trong khuôn khổ APA13 còn có Triển lãm Thương mại Thủy sản Quốc tế với sự tham gia của 173 DN trong khu vực, giới thiệu các kết quả nghiên cứu và thành tựu

trong lĩnh vực thủy sản và các sản phẩm phục vụ cho ngành. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có ngành NTTS lớn, phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Năm 2010, sản lượng NTTS của cả khu vực đạt 53,1 triệu tấn, chiếm 89% tổng sản lượng và 80% tổng giá trị thủy sản nuôi trồng thế giới. Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng NTTS đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, cao hơn nhiều so với các khu vực khác


trên thế giới. Năm 2011, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có 11 nước lọt vào danh sách 16 nước có sản lượng TS lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Bangladesh, Thái Lan, Mianma, Philippin, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Với lợi thế sản lượng lớn và do tập quán tiêu dùng, người dân khu vực châu Á–Thái Bình Dương tiêu thụ thủy sản nhiều hơn các khu vực khác, mức tiêu thụ bình quân hiện đạt khoảng 29kg/người.năm, tương đương tổng tiêu thụ 116 triệu tấn thủy sản/năm cho cả khu vực. Ước tính đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng thêm 16-20 triệu tấn/năm và đến năm 2030 tăng thêm 25 triệu tấn/năm. Ngày nay, nhiều nguồn lợi thủy sản trên thế giới đã bị khai thác tới hạn, nhiều khu vực đã lâm vào tình trạng cạn kiệt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, NTTS trở thành xu hướng chủ đạo, nhằm giảm áp lực và thay thế một phần sản lượng khai thác. Do vậy, NTTS được nhiều nước trong khu vực rất quan tâm phát triển. Trong những năm gần đây ngành NTTS khu vực đã gặt hái nhiều thành công và có lợi nhuận, nhưng, theo phát biểu trong phiên khai mạc chung của Chủ tịch Lukas Manomaitis của WAS-APC, ngành NTTS châu Á vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức do mới làm ra sản lượng lớn mà chưa tạo ra được giá trị cao hơn. Chúng ta chưa đạt được hoặc chưa định hướng

Sản lượng thủy sản của 16 nước sản xuất chính trên thế giới năm 2011, tấn TT Nước Sản lượng TT Nước Sản lượng 1 Trung Quốc 52.033.400 9 Thái Lan 2.517.133 2 Ấn Độ 9.251.951 10 Ai Cập 1.963.569 3 Inđônêxia 6.314.654 11 Philippin 1.718.506 4 Việt Nam 5.405.925 12 Êcuađo 1.429.185 5 Na Uy 5.235.806 13 Brazin 1.286.517 6 Chilê 5.001.773 14 Mianma 1.070.860 7 Bangladesh 3.364.328 15 Đài Loan 1.059.376 8 Nhật Bản 2.958.775 16 Hàn Quốc 1.037.916 Ghi chú: Những nước in nghiêng nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

nhằm vào lợi nhuận tối ưu từ chuỗi giá trị sản xuất của ngành. Vì vậy, bên cạnh mở rộng diện tích và sản lượng, phải chú trọng thúc đẩy lợi nhuận tối ưu. Trước mắt và trong tương lai không xa, ngành NTTS khu vực phải đối phó với những thách thức chính, như sự thiếu kiểm soát và quản lý vệ sinh thú y thủy sản và sức khỏe vật nuôi, tác động từ các hiệp định tự do thương mại sắp ký kết; áp lực khách quan gia tăng (người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin về sản phẩm và những vấn đề trong việc cấp chứng nhận), ... vì vậy ngành có thể phải gánh chịu tình trạng “tăng trưởng không hiệu quả” . Với những vấn đề nêu trên, APA13 được tổ chức nhằm mục đích tạo điều kiện cho mọi thành phần tham gia ngành NTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản nói chung nhận diện những vấn đề căn bản của NTTS khu vực, những bất cập gay cấn và nóng bỏng mà ngành đang phải đối phó, cũng như yêu cầu liên kết và phối hợp đưa ra các giải pháp phù hợp đối với những trở ngại trong NTTS của khu vực.

APA13 với ngành NTTS Việt Nam

APA13 được coi là một sự kiện đặc biệt đối với ngành thủy sản Việt Nam. Nhân dịp hội nghị này, chúng ta có cơ hội cập nhật những tiến bộ mới trong nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như những kết quả ứng dụng vào thực tế NTTS. Đồng thời, đây cũng là dịp để cộng đồng NTTS thế giới chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành NTTS Việt Nam. Trong phiên khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2012 tổng sản lượng NTTS của Việt Nam đạt 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2% tổng sản lượng thủy sản, tăng 7,2% so với năm 2011 và 287,4% so với 10 năm trước, trong đó hai loài nuôi chính là tôm đạt 488.000 tấn và cá tra 1,2 triệu tấn. Việt Nam là nước có sản lượng NTTS lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về XK thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Thủy sản Việt Nam đã xác định ưu tiên phát triển NTTS theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng và bền Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

13


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu trong phiên khai mạc

vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản Phạm Anh Tuấn, trong báo cáo về ngành NTTS nước ta, đã nêu lên những thời cơ và thách thức trong quá trình hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu tới năm 2020 của NTTS Việt Nam là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường XK để thu ngoại tệ, đạt tổng sản lượng thủy sản 4,5 triệu tấn với giá trị XK 5,5 triệu USD và tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động. Ông cũng nêu lên những thách thức lớn của ngành như tình trạng dịch bệnh còn phổ biến, chi phí sản xuất cao, hạn chế về nguồn lực tài chính và lợi ích giữa các thành phần trong chuỗi giá trị sản xuất chưa hài hòa; trong khi đó yêu cầu thị trường ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận thủy sản; chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo của Phó Tổng cục trưởng cũng bao quát nhiều nội dung về tái cơ cấu ngành NTTS Việt Nam trong tình hình mới tiến tới phát triển bền vững. Nhiều giải pháp 14 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

TS Donald Lightner thảo luận trong buổi báo cáo

đã được đề xuất để khắc phục những bất cập đang tồn tại.

Chủ đề nóng: Phát hiện và phòng chống dịch bệnh trên tôm

Trong 300 chuyên đề trình bày tại APA13, các báo cáo xung quanh hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nóng bỏng nhất, thu hút nhiều thành phần thính giả, gồm cả các chủ DN, nhà khoa học, chủ cơ sở nuôi… Các học giả quốc tế đã trình bày về diễn biến dịch bệnh và biện pháp kiểm soát ở các nước trong khu vực và ở một số nước Mỹ Latinh. Nhiều nhà khoa học trong ngành TS của Việt Nam đã tham gia báo cáo công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật là TS Trần Hữu Lộc. Anh là nhà khoa học trẻ, đồng tác giả với tiến sĩ Donald Lightner, Đại học Arizona, trong công trình nghiên cứu đầu tiên phát hiện tác nhân gây EMS. Góp phần giúp nông dân khắc phục và phòng chống EMS trên tôm, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện nghiên cứu NTTS II cũng trình bầy “Kết quả sơ bộ thử nghiệm nhằm kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp

trên tôm nuôi tại ĐBSCL”. Báo cáo kết luận, các yếu tố môi trường là nguy cao làm bùng phát dịch hoại tử gan tụy cấp, cụ thể độ pH cao (>8.0), nhiệt độ trên 350C, độ mặn trên 35ppt, ôxy hòa tan dưới 3ppm, Redox dưới 100 mv, nồng độ hydro sulfure, nitric và COD cao …. TS Hảo đã đưa ra những khuyến nghị rất thiết thực cho người nuôi trong phòng chống bệnh cho tôm. Trong đó, một số điều kiện cơ bản nhất cần chuẩn bị trước khi bắt đầu thả tôm giống cho vụ nuôi mới bao gồm: có ao lắng xử lý nước; cạo lớp đất đáy ao 10-15cm sau đó phơi đáy ao it nhất 2-3 tuần; cấp nước và xử lý nước theo yêu cầu diệt khuẩn và virus; bón khoáng chất và dinh dưỡng phát triển hệ vi sinh vật tự dưỡng (3 ngày/lần); kích thích phát triển tảo khuê và tảo lục, đồng thời khống chế sự phát triển của tảo lam; duy trì độ kiềm trên 100ppm, khoáng đa lượng và vi lượng 1ppm. Ông đề nghị người nuôi lựa chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín về chất lượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm


TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày báo cáo

bằng thử sốc formol, đánh giá ngoại hình về màu sắc, độ đồng đều, hành vi bơi lội, tỷ lệ cơ/ruột đốt bụng, không phát sáng trong quá trình ương... xét nghiệm các mầm bệnh cần thiết và chú ý mật độ thả phải phù hợp với sức chứa của ao. Ngoài ra, cần chú trọng cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi; quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, đặc biệt trong tháng nuôi đầu tiên. Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, đảm bảo cho tôm ăn đủ, nhằm giảm chi phí, hạn chế tảo nở hoa làm bùng phát dịch bệnh và biến động độ pH và ôxy. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm để xử lý thích hợp và kịp thời khi có sự cố.

Tiếp thị thủy sản quốc tế và bất cập trong xuất khẩu cá tra

Một số báo cáo về chủ đề thương mại và tiếp thị thủy sản đã được trình bày tại APA13, trong đó báo cáo về xây dựng, tiếp thị và khai thác giá trị thương hiệu sản phẩm do TS David Hughes, Đại học Imperial College London, trình bày rất sinh động. Ông cho rằng, thương hiệu có thể mang

TS Nguyễn Văn Hảo trả lời tại buổi trình bày báo cáo

lại lợi nhuận lớn, nhưng đồng thời nó cũng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trước người tiêu dùng. Ngày nay, các thương hiệu bán lẻ của những sản phẩm chế biến GTGT, tiện lợi cho người tiêu dùng có xu hướng phổ biến và tăng nhanh. Chủ nhân của những thương hiệu mạnh chính là người biết cách lấy thủy sản làm nguyên liệu để tăng thêm đáng kể nhất giá trị thương mại. Các sản phẩm thủy sản chế biến GTGT luôn tạo nên mối thiện cảm ở người tiêu dùng mạnh hơn so với các sản phẩm thô. Với cá tra Việt Nam, ông gợi ý cụ thể: Liệu có thể thay tên buôn bán trên thị trường quốc tế Pangasius của cá tra bằng một số tên khác cho thân thiện hơn với người tiêu dùng được không? Liên quan đến vấn đề thương mại cá tra, bài trình bày của PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cá tra Việt Nam và tầm quan trọng của con cá này về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nêu lên những bất cập lớn ngành này đang phải đối

mặt, đó là: XK sang thị trường EU đã sụt giảm mạnh trong vài năm gần đây; một khối lượng lớn cá tra do các tổ chức thương mại XK do vậy không có sự minh bạch về chất lượng và giá cả; một khối lượng lớn sản phẩm đang bị đầu cơ tích trữ tại châu Âu; lợi nhuận thu được của các nhà XK giảm xuống mức thấp; uy tín sản phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực; và lợi ích của người nuôi và nhà chế biến chưa hài hòa. Để khắc phục sự sa sút của cá tra trên thị trường EU, theo ông Dũng, Việt Nam cần thực hiện đồng thời một số chương trình, với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế và trong nước, đồng thời có sự tham gia quản lý giám sát của nhà nước. Hội nghị APA13 thật sự là sự kiện lớn đóng góp tích cực cho sự phát triển NTTS của Việt Nam và khu vực. n Thái Phương

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

15


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

Xuất khẩu tôm 2014:

Cơ hội và Thách thức Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD. Đây là thành công bất ngờ đối với ngành tôm nói riêng và với ngành thủy sản Việt Nam nói chung.

Vinh danh 12 DN xuất khẩu tôm tiêu biểu 2013

Thắng lợi trong năm 2013

Theo Tổng Cục Thủy sản (TCTS), năm 2013 đánh dấu sự phục hồi sản xuất của ngành nuôi tôm nước lợ, được mùa, được cả giá và kiểm soát tốt dịch bệnh, xác định được hướng phát triển rõ ràng, là mở rộng nuôi và XK tôm chân trắng. Từ tháng 8/2013, XK tôm chân trắng với giá trị 180-190 triệu USD/tháng, đã vượt tôm tôm sú, tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái và chiếm 54-56% tổng giá trị XK tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị XK tôm Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng giá trị XK tôm năm 2013 đạt trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với

16 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

năm 2012. XK tôm tăng mạnh không chỉ bù đắp cho sự sụt giảm XK những mặt hàng thủy sản khác, mà còn giúp XK thủy sản nói chung vượt mục tiêu 6,5 tỷ USD đã đề ra. Trong năm 2013 công tác quản lý môi trường và dịch bệnh trên tôm nuôi được thực hiện tốt, đã kiểm soát được bệnh hoại tử gan tụy cấp. Tính đến nay, cả nước có khoảng 68.099 ha diện tích tôm nuôi bị bệnh (bằng 84,7% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 10,4 % diện tích nuôi tôm). Trong đó, diện tích nuôi tôm bị bệnh hoại tử gan tụy là 6.842,2 ha, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011 và 2012 (chỉ bằng 24,4% so với cùng kỳ 2012, chiếm 1,0% diện tích nuôi tôm nói chung). Vào tháng 9/2013, ngành tôm Việt Nam cùng lúc nhận được 2

quyết định quan trọng và có nhiều ý nghĩa từ thị trường Mỹ. Đó là kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 (POR7), theo đó, toàn bộ 33 DN Việt Nam đều được công nhận không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG là 0%. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012. Ngay sau quyết định của ITC, NK tôm vào Mỹ tăng “chóng mặt”. Tháng 10/2013, NK tôm Việt Nam vào thị trường này tăng 104% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là thành công và thắng lợi lớn nhất đối với ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung trong năm 2013.

Cơ hội lớn trong năm 2014

Năm 2013 vừa qua cũng đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của thị trường EU và Nhật Bản, hai thị trường XK tôm quan trọng của Việt Nam. Một mặt, do kinh tế khu vực Eurozone từ nửa cuối năm 2013 đã phần nào thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Mặt khác nỗ lực


từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng DN chế biến và XK tôm Việt Nam trong kiểm soát dư lượng ethoxyquin đã có tác động tích cực đến phía Nhật Bản. Nước này đã xem xét nới lỏng mức kiểm tra dư lượng hóa chất này so với mức hiện nay. Bên cạnh đó, năm 2013, nguồn cung tôm từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS, trong khi tiêu thụ tôm trên thị trường Trung Quốc tăng, khiến giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh. Việt Nam, Inđônêxia và Ấn Độ trở thành nguồn cung tôm thay thế nhờ sản lượng tôm của cả các nước này đều tăng. Những yếu tố trên đã, đang và sẽ hậu thuẫn cho XK tôm Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác, thống kê Hải quan cho thấy, 11 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU đều tăng, tương ứng từ 44,2%, 69,7% và 52,5%. Theo xu hướng đó, năm 2014, hoạt động nuôi tôm chân trắng sẽ gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam, sự tham gia của các hộ nuôi nhỏ lẻ sẽ nhiều hơn. Dự báo, sản lượng tôm chân trắng năm 2014 tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 20%, đạt khoảng 300.000 tấn Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản dự báo, tôm Việt Nam vẫn có cơ hội XK với giá tốt trong nửa đầu năm nay. Ông khẳng định: “Vừa qua, khi tham quan ngành tôm Ấn Độ, tôi nhận thấy mùa vụ tôm ở nước này trễ hơn ở Việt Nam 1 - 1,5 tháng. Trong khi đó, tuy nuôi tôm ở Trung Quốc, Thái Lan… sẽ phục

hồi sau EMS, nhưng chưa thể được như trước đây, mà phải mất ít nhất 2 năm nữa. Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá tôm XK của Việt Nam vẫn còn cao, nếu có giảm thì mức giảm cũng chưa đáng kể”.

Thách thức không nhỏ

Theo thống kê Hải quan, XK tôm sang Trung Quốc 11 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh, đạt 349 triệu USD, tăng 53%. Tuy vậy, tỷ trọng tôm nguyên liệu (tươi/đông lạnh/ướp lạnh) lại chiếm tới 94%, XK tôm chế biến chỉ chiếm 6%. Trong khi đó, DN Việt Nam không “đủ sức” cạnh tranh với giá thu mua tôm của thương lái gom hàng xuất đi Trung Quốc. Theo ông Trần Văn Lĩnh, thương lái mua tôm xuất sang Trung Quốc không cần quan tâm đến kháng sinh, điều kiện về chất lượng rất dễ mà giá mua lại cao, nên nhiều người nuôi đã chủ quan, lạm dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu không có các biện pháp phòng chống, xử lý sớm, khi sản xuất tôm của các nước khác phục hồi, thị trường NK có đủ nguồn cung sẽ quay lại siết chặt kiểm tra chất lượng, mà trước hết là kháng sinh và tạp chất, lượng tôm kém chất lượng trên sẽ không thể tiêu thụ được. Mặt khác, hậu quả từ việc cạnh tranh không nổi với thương lái nước ngoài trong thu mua tôm nguyên liệu cũng buộc các DN phải gia tăng NK tôm từ nước ngoài, như Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các DN đang phải chịu

mức thuế NK cao (10%) và theo văn bản dự thảo mới đây của Bộ Tài chính thì thuế NK các loài tôm phục vụ XK chính (tôm sú và tôm chân trắng) sẽ tăng thêm 2% vào năm 2014, nhằm bảo hộ và khuyến khích nuôi trong nước. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các DN tôm Việt Nam. Ngoài ra, tình trạng bơm chích tạp chất (agar) vào tôm nguyên liệu đang tiếp tục là mối lo lắng lớn của các DN chế biến XK tôm. Ông Võ Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho biết, hiện nay việc bơm tạp chất không còn lén lút nữa mà công khai thực hiện với nhà xưởng cùng hàng trăm công nhân làm việc. Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nhận định, tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã tới mức báo động đỏ. Vì nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ… đã phản ứng với các DN Việt Nam về vấn đề này. Để chuẩn bị tốt cho sự phát triển năm 2014, sản xuất tôm rất cần sự quan tâm kiểm soát chất lượng chặt chẽ (kháng sinh, tạp chất, dịch bệnh...), kiểm soát nguồn nguyên liệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho DN sản xuất chế biến (vốn , thuế XNK, rào cản thương mại...). Với những thuận lợi và cơ hội lớn trong năm 2014, mốc giá trị XK 3,5 tỷ USD như kỳ vọng của các DN sẽ không phải là xa vời mà là mục tiêu hoàn toàn khả thi. n Trần Duy

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

17


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

sự kiện của thương mại thủy sản

10 V i ệ t

Nam

năm

1. Xuất khẩu thủy sản đạt kết quả cao trong năm 2013

Trong vô vàn khó khăn, XK thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng. Giá trị XK thủy sản 11 tháng đầu năm của cả nước đạt trên 6,3 tỷ USD, ước tính cả năm đạt 6,8 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2012. Việt Nam đã XK sang 156 thị trường, trong đó 10 thị trường hàng đầu chiếm 85% tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam. n

2. XK tôm đạt kỷ lục, tôm chân trắng vượt tôm sú

XK tôm của Việt Nam đã xác lập kỷ lục mới trong năm 2013. Tính đến hết tháng 11/2013, tổng giá trị XK tôm của cả nước đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012. Dự đoán cả năm 2013, XK tôm có thể đạt trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với 2012. XK tôm tăng mạnh nhờ tôm chân trắng. 11 tháng đầu năm, giá trị XK tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD, tăng 106,6% so với cùng kỳ 2012, trong khi giá trị XK tôm sú là 1,22 tỷ USD, tăng 5,7%. Đây là lần đầu tiên giá trị XK tôm chân trắng vượt qua tôm sú. n

3. Tôm Việt Nam thắng 2 vụ kiện của Mỹ

Ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận Việt Nam không bán phá giá tôm trong đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (POR7). Toàn bộ 33 DN XK tôm vào Mỹ đều được hưởng mức thuế chống bán phá giá (CBPG) bằng 0%. Tiếp đó, ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) bác bỏ cáo buộc về trợ cấp đối với tôm NK, trong đó có tôm Việt Nam, gây tổn hại về vật chất đối với ngành tôm nội địa Mỹ, chấm dứt vụ kiện chống trợ cấp lên tôm Việt Nam. n

4. Việt Nam bước đầu khắc phục dịch bệnh EMS trên tôm

Đầu tháng 5/2013, nhóm nghiên cứu của GS Donald Lightner (Đại học Arizona, Hoa Kỳ) đã xác định tác nhân gây EMS là một dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tập trung tìm kiếm giải pháp đối với dịch bệnh này. Năm 2013 Việt Nam đã khắc phục được phần nào dịch bệnh trên nhiều diện tích nuôi, góp phần phục hổi sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK. n

18 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

2013


5. Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55

Sau 2 năm VASEP kiên trì kiến nghị và đối thoại, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013, thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 về kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATTP thủy sản XK. Tuy nhiên nội dung Thông tư 48 còn nhiều điểm bất cập, cần phải có những nỗ lực vận động tiếp tục để sửa đổi. n

6. VASEP tròn 15 năm phát triển

Ngày 12/6/2013 Hội nghị Toàn thể và Lễ kỷ niệm 15 năm (12/6/1998 - 12/6/2013) thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Từ chưa đầy 70 hội viên, đến nay VASEP đã có 273 hội viên, XK mở rộng đến 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị XK thủy sản năm 2011 đã lần đầu tiên vượt qua mốc 6 tỷ USD. VASEP đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba và nhiều hình thức khen thưởng khác. n

7. Hội nghị NTTS Châu Á – Thái Bình Dương (APA-2013)

Hội nghị APA-2013 được tổ chức từ ngày 10-13/12/2013 tại Tp Hồ Chí Minh, do Bộ NN-PTNT Việt Nam và Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội Nuôi trồng Thuỷ sản Thế giới (WAS-APC) đồng chủ trì. APA13 là cơ hội tốt để Việt Nam học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm NTTS với các nước trong khu vực và thế giới. n

8. Cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế CBPG một cách vô lý tại POR9

Ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 đặt các mức thuế CBPG cao một cách vô lý cho philê cá tra đông lạnh Việt Nam: 2 DN bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg; các DN bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg. Lý do là Inđônêxia được chọn làm quốc gia thay thế Bănglađét để tính giá cá tra của Việt Nam. n

9. Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm phân phối cá tra tại châu Âu

Ngày 10/11/2013, tại trụ sở VASEP, Bà Hilde Crevits, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính vùng Flanders, Vương quốc Bỉ đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) giữa cảng Zeebrugge với đại diện VASEP về việc hợp tác thiết lập trung tâm phân phối và sàn đấu giá thủy sản tại châu Âu. n

10. Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản

Ngày 22/11/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã ký ban hành Quyết định số 2760/QĐBNN-TCTS (QĐ 2760) về “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” phát triển ngành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với định hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. n Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

19


SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

trong lĩnh vực thủy sản Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng. Một trong những giải pháp tích cực để thu hút nguồn vốn này là tăng cường tính liên kết vùng.

Quang cảnh Hội thảo

Hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng

Các tỉnh ĐBSCL đóng góp phần rất quan trọng trong sản xuất và XK thủy sản của Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản của toàn vùng liên tục tăng qua các năm. Riêng lĩnh vực NTTS, ĐBSCL chiếm tới 65% tổng sản lượng của cả nước, tạo nên nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống kinh tế - xã hội cho các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát huy thế mạnh và tiềm năng ngành thủy sản vùng ĐBSCL nói

20 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

riêng cũng như cả nước nói chung trong thời gian qua vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Sự tăng trưởng của ngành thủy sản còn nhiều biểu hiện thiếu bền vững, như số tàu thuyền đánh cá nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, hệ thống cơ khí tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá thiếu và yếu; NTTS tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá cả các mặt hàng thủy sản luôn biến động theo chiều hướng bất lợi và khó lường,... Các địa phương không phát huy được hết thế mạnh của mình do thiếu nguồn lực đầu tư. Để tạo điều kiện phát triển ổn định, bền vững, ngành thủy sản đã có nhiều cố gắng kêu gọi, thu

hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế. Theo thống kê của Phòng Hội nhập và Đầu tư, Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 11/2013 cả nước có 15.600 dự án FDI với hơn 229 tỷ USD đăng ký, nhưng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ giữ vị trí hết sức khiêm tốn trong số đó, với 501 dự án còn hiệu lực (chiếm 3,2% số dự án), tổng vốn đăng ký hơn 3,35 tỷ USD (chiếm 1,45% tổng vốn đăng ký) và đang có mức tăng trưởng âm (8% năm 2001 còn 5,2% năm 2007 và chỉ còn hơn 1% năm 2011). Riêng trong lĩnh vực thủy sản, cả nước hiện có hơn 70 dự án FDI với số vốn đăng ký trên 310 triệu USD, tập trung vào các ngành nuôi, chế biến, sản xuất thức ăn và giống thủy sản. Hiện chỉ có DN của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tại nước ta. Các dự án này hoạt động theo mục tiêu, nhu cầu riêng lẻ của từng DN, không có sự liên kết với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng và sản xuất. Nói về các dự án FDI trong thủy sản, bà Đinh Thị Thanh Huyền, Phó trưởng phòng Hội


nhập và Đầu tư nhận xét: “Nhìn chung, kết quả thu được trong công tác thu hút dự án FDI vào lĩnh vực thủy sản vẫn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là đối với khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân chính là do các địa phương còn lúng túng trong xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút, xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài mang tầm quốc gia. Vì thế, các dự án FDI trong lĩnh vực thủy sản hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng đầu tư. Các dự án này vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ, bình quân chỉ hơn 4,4 triệu USD cho mỗi dự án”. Do đặc thù của ngành thủy sản là lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận không cao trong khi đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, thời gian sinh lời chậm, cùng với đó là cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài chưa thật sự mặn mà trong lĩnh vực thủy sản ở nước ta.

Tăng cường liên kết vùng tạo nguồn lực thu hút vốn đầu tư

Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các dự án FDI trong lĩnh vực thủy sản cũng đã góp phần gia tăng giá trị XK, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, đẩy mạnh thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp thu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam. Bản thân ngành thủy sản cũng có nhiều tiềm năng thu hút từ các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân

sách Nhà nước. Ngay từ năm 2012, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ KH&ĐT và các tỉnh vùng ĐBSCL nghiên cứu chủ trương phát triển cụm công nghiệp thủy sản theo mô hình liên kết vùng để tạo điểm nhấn kêu gọi đầu tư phát triển thủy sản theo chiều sâu gắn với công nghiệp phụ trợ. Trong đó, trọng tâm là xây dựng và phát triển Trung tâm Thủy sản tại Cần Thơ gắn với vùng NTTS ĐBSCL và Trung tâm Nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường khai thác Tây Nam Bộ. Với các điều kiện thông thoáng và chính sách kêu gọi vốn đầu tư thống nhất, hai trung tâm này sẽ làm đầu tàu liên kết và hỗ trợ các trung tâm vệ tinh, tỉnh thành lân cận, thúc đẩy ngành thủy sản toàn vùng phát triển bền vững và ổn định. Trên cơ sở kết quả thực hiện chủ trương trên, ngày 20/12/2013 Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo “Xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành thủy hải sản các tỉnh ĐBSCL” nhằm giới thiệu, đánh giá tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách phát triển thủy sản ở ĐBSCL, đồng thời giới thiệu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ; đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thương mại thủy sản. Một trong những kết luận quan trọng rút ra từ hội thảo này, là sự tái khẳng định “tăng cường liên kết vùng chính là động lực quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào lĩnh vực thủy sản.” Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phạm Thanh Nam nhấn mạnh: “Liên kết vùng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản cũng như quyết định hiệu quả kêu gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Chúng ta cần xác định rõ vai trò, thế mạnh và các mối liên kết giữa các địa phương đối với 2 trung tâm thủy sản vùng và các điều kiện, cơ sở, dự án cần đầu tư. Từ đó sẽ đề xuất các chính sách cụ thể và tiến hành kêu gọi đầu tư cho vùng thông qua danh mục dự án cụ thể; nghiên cứu những điểm mấu chốt của chính sách thu hút đầu tư. Các chính sách đề xuất cần sát với thực tế để thu hút đầu tư hiệu quả.” Ngoài ra, để xúc tiến kêu gọi đầu tư đạt hiệu quả, các địa phương cần căn cứ chiến lược phát triển nghề cá Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng những dự án kêu gọi đầu tư FDI có hàm lượng công nghệ cao và mang tính bền vững, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài. Cần tăng cường tìm hiểu xu thế đầu tư quốc tế và nhu cầu của các nhà đầu tư, kết hợp xúc tiến thương mại với thúc đẩy thu hút nguồn vốn ODA. Đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu đa dạng hóa phương thức đầu tư, trong đó “Đối tác công tư” (PPP) là mô hình đầu tư mới đầy triển vọng, đang được thúc đẩy thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. n Đỗ Văn Thông

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

21


TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ

Sản xuất kinh doanh thủy sản 2013 Tình hình chung Trong khi kinh tế Mỹ có những dấu hiệu khả quan, thì sự hồi phục của các nền kinh tế châu Âu vẫn rất mong manh, nguy cơ khủng hoảng vẫn hiện hữu, sức mua của người dân suy giảm, và từ đó hạn chế hoạt động NK. Ở trong nước, nhiều khó khăn, bất cập vẫn kéo dài, như tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều điều kiện và thủ tục khiến DN khó tiếp cận tín dụng, nhất là các nguồn vốn ưu đãi; sức mua yếu; nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, ... Ngoài bối cảnh chung, sản xuất, kinh doanh thủy sản còn gặp nhiều tác động tiêu cực, từ những cơn siêu bão, thời tiết nóng lạnh bất thường; sản phẩm sụt giá; nguyên liệu thiếu triền miên, lại bị thương lái nước ngoài cạnh tranh thu mua khiến giá nguyên liệu tăng cao, sản xuất không có lãi, nhiều DN chỉ sản xuất cầm chừng; cho đến năng lực quản lý yếu của các cơ quan chức năng hay những trở ngại, phiền hà do chính bộ máy ấy gây ra. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh thủy sản năm 2013 cũng có nhiều mặt tích cực. Trước hết là sự cải thiện đáng kể năng lực và tổ chức của đội tàu khai thác thủy sản, tạo điều kiện để sản lượng tiếp tục tăng. Trong nuôi tôm, đã bước đầu xác định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục họi chứng chết sớm EMS, giúp đạt vụ thu hoạch thắng lợi, trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn cung tôm trên thị trường thế giới, nhờ đó người nuôi tôm thu lợi lớn. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012; trong đó riêng thuỷ sản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%. GDP năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ tăng 2,67% so với năm 2012, xấp xỉ mức tăng của năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm trong tổng mức tăng GDP chung 5,42% của cả nước. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước đạt 6 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm trước. Tổng sản lượng cá đạt 4,4 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm trước; tôm 700.000 tấn, tăng 11,7%. Tổng giá trị 22

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

XK thủy sản cả nước ước đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 11% so với thực hiện năm 2012. n

Khai thác thủy sản Tuy gặp nhiều trở ngại như thời tiết biến động xấu gây cản trở hoạt động khai thác trên biển, đặc biệt là sự xuất hiện của những “siêu” bão; cộng thêm giá sản phẩm bấp bênh, giá xăng dầu và vặt tư đầu vào tiếp tục tăng, … nhưng nhờ việc phổ biến tổ chức sản xuất theo tổ đội, cải thiện phương tiện liên lạc và hoạt động của đội tàu xa bờ nên kết quả khai thác biển vẫn tốt. Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 12/2013 ước đạt 170.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012, đưa sản lượng khai thác cả năm 2013 lên 2,7 triệu tấn, trong đó khai thác biển 2,5 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm trước. Riêng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm 2013 giảm mạnh so với năm trước, do ảnh hưởng chi phí chuyến biển cao trong khi giá bán sản phẩm xuống thấp nên nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định đạt 8.361 tấn, bằng 84% so với năm trước; tỉnh Phú Yên đạt 4.529 tấn, giảm 25,8%.n

Nuôi trồng thủy sản

Diện tích NTTS ước 1,05 triệu ha, giảm 0,2% so với năm 2012; diện tích nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng) 666.000 ha, tăng 1,6% so với năm 2012; diện tích nuôi cá tra tập trung 5.200 ha, giảm 17,5%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 12 ước đạt 280.000 tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2013 lên 3,3 triệu tấn; trong đó sản lượng của riêng hai loài tôm sú và tôm chân trắng xấp xỉ 550.000 tấn, tăng 13% so với năm 2012; sản lượng thu hoạch cá tra từ các vùng nuôi tập trung ước 1,17 triệu tấn, giảm 6%. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong khi diện tích nuôi tôm sú ước 600.000 ha, giảm 2,2%, và sản lượng gần 270.000 tấn, giảm 11,3% so với năm 2012; thì diện tích nuôi và sản lượng tôm chân trắng đều tăng gấp đôi, tương ứng bằng 66.000 ha (+57,9%) và 280.000 tấn (+50,5%). n


Niềm vui chưa trọn vẹn Xuất khẩu thuỷ sản Giá trị XK thủy sản tháng 12 ước 550 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, giá trị XK thủy sản ước đạt trên dưới 6,8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2012. Trong tổng giá trị XK của cả nước năm 2013, thủy sản đóng góp 5,1%, thấp hơn chút ít so với 5,3% năm 2012. Tuy nhiên, tăng trưởng XK thủy sản đã bù đắp phần nào cho sự sụt giảm giá trị XK của một số mặt hàng khác như gạo (-18,7%), cà phê (-26,6%), cao su (-11,7%), trong khối nông-lâm-thủy sản. Gây quan ngại lớn nhất trong bức tranh chế biến - XK thủy sản hiện nay là sự bất cân đối

trong giá trị XK của các mặt hàng chính và sự giảm sút mạnh lợi nhuận của DN. Mặt hàng tôm đóng góp hầu như toàn bộ mức tăng trưởng XK thủy sản, trong khi các nhóm mặt hàng chủ lực khác không tăng, thậm chí nhóm hàng hải sản, trong đó có cá ngừ, giảm rõ rệt. Báo cáo tài chính của các DN chế biến XK cũng cho thấy lợi nhuận giảm mạnh. Ngay cả các DN XK tôm, tuy có doanh số tăng ấn tượng, nhưng tỷ suất lợi nhuận ở mức rất thấp hoặc hầu như không có lãi. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN trong thời gian tới. n Hoàng Thanh tổng hợp

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

23


THUÃY SAÃN 5 CHÊU Philipin sẽ tiếp tục khai thác tại khu vực HSP1 thêm 3 năm

WCPFC cắt giảm sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành

Ủy

ban

Nghề cá Trung Tây Bình

Thái Dương

(WCPFC)

đã

quyết định cắt giảm 15% sản lượng

khai

thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong năm 2014 nhằm bảo vệ nguồn lợi đang bị giảm tới mức thấp kỷ lục của loài cá này. Quyết định này được áp dụng đối với cá ngừ vây xanh nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm tuổi. Dự kiến, giới hạn sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh sẽ còn được tăng thêm vào năm 2015. n Seafoodnews

WCPFC đã cho phép Philipin tiếp tục khai thác cá ngừ tại ngư trường thuộc vùng biển ngoài khơi số 1 (HSP1) thêm 3 năm nữa. Quyết định này được đưa ra trong phiên họp lần thứ 10 của WCPFC, tổ chức tại Ôxtrâylia từ 02 – 06/12/2013. Philippin là quốc gia duy nhất được phép khai thác tại khu vực giàu cá

Hàn Quốc tăng cường NK tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy

ngừ tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương này. n Undercurrentnews

Inđônêxia và Hà Lan hợp tác phát triển nghề cá bền vững

Bộ Hàng hải và Nghề cá Inđônêxia và Bộ Nông nghiệp Hà Lan đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá nhằm tạo điều kiện tiếp cận hàng thủy sản an toàn và có chất lượng cao tại thị trường Inđônêxia. Nội dung hợp tác gồm 3 phần chính: giảm tổn thất sau khai thác thủy sản bằng phương pháp câu tay; phát triển sản phẩm thủy sản nuôi bền vững theo tiêu chuẩn Tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy ngày càng được ưa chuộng tại Hàn Quốc do người dân nước này lo ngại các mặt hàng thủy sản bị nhiễm phóng xạ từ vụ rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Khối lượng NK tôm hùm (bao gồm tôm hùm Mỹ) vào Hàn Quốc đã đạt 600.000 tấn chỉ trong 1 thời gian ngắn. Tương tự, cá hồi Na Uy cũng có kết quả kinh doanh khả quan. Cá hồi trở thành mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Hàn Quốc. n Seafoodnews

24

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Thực hành Nuôi Tốt (GAP); đẩy mạnh hệ thống phân phối và tiếp thị thủy sản. n TheFishSite


MSC ra mắt thư viện thủy sản trực tuyến

Đan Mạch áp dụng TXNG thủy sản điện tử toàn quốc

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã cho ra mắt thư viện nghiên cứu khoa học thủy sản trực tuyến có tên Science Series tại địa chỉ www.msc.org/ science-series. Thư viện giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thủy sản, môi trường biển, hệ sinh thái và các chủ đề quan trọng khác. Đây cũng là nơi các thành phần quan tâm tới hoạt động khai thác bền vững có thể truy cập miễn phí. Có thể tra cứu MSC Science Series. n MSC

Đan Mạch đang có kế hoạch áp dụng dự án TXNG điện tử trên tất cả các chuỗi cung ứng thủy sản từ ngày 1/3/2014. Trong 3 năm, dự án SIF (TXNG thủy sản) đã cập nhật dữ liệu của 100.000 tấn thủy sản đã bán tại Đan Mạch vào cơ sở dữ liệu của nó. Chín chợ đấu giá và các nhà chế biến và kinh doanh của nước này đang sử dụng hệ thống điện tử trực tuyến này. Dự kiến, hơn 4.000 nhà bán lẻ sẽ tham gia vào hệ thống này từ ngày 1/02/2014. n Undercurrentnews

Côlômbia: Công ty Aquabest đạt chứng nhận ASC cho cá rô phi

Ôxtrâylia sẽ xây dựng trại nuôi cá hồi, cá mú tại Trung Quốc

Công ty công nghệ Radaqua của Ôxtrâylia đã Công ty Aquabest Seafood của Côlômbia đã đạt Chứng nhận ASC cho trại nuôi cá rô phi Piscicola Botero S.A đặt tại Neiva. Sau khi có chứng nhận BAP, trại nuôi của Aquabest đã tiếp tục được tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ Institute of Maketcology chứng nhận đáp ứng các tiêu chí hoạt động bền vững ASC. Aquabest sản xuất và cung cấp cá rô phi tươi cho thị trường Mỹ. n Seafoodnews

khởi công xây dựng một trại nuôi cá biển quy mô lớn tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trại nuôi này sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn, công suất 5.000 tấn cá biển một năm, dự kiến sẽ mang lại một cuộc cách mạng trong ngành nuôi thủy sản tại đây. Đối tượng nuôi là cá mú và cá hồi. Thương vụ này trị giá 300 triệu AUD (267 triệu USD), toàn bộ sản lượng để phục vụ nhu cầu nội địa ở Phúc Kiến. n Undercurrentnews

Hằng Vân dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

25


DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN

Tổ chức lại ngành bột cá Bột cá là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất bột cá trong nước được tổ chức, sắp xếp lại một cách hiệu quả thì giá thành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản mới có thể đi vào ổn định.

Ông Châu Minh Tâm, GĐ công ty TNHH Minh Tâm

Buông lỏng quản lý sản xuất và tiêu thụ

Thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất NTTS; đối với nuôi cá tra, tỷ lệ này có thể lên trên 70%. Giá thành các loại thức ăn thủy sản tăng nhanh và liên tục, một phần nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu phải NK và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, rất khó kiểm soát về chất lượng và không thể điều tiết giá. Bột cá là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nghịch lý hiện nay 26 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

là phần lớn bột cá đều có nguồn gốc NK, còn ngành sản xuất bột cá trong nước có đủ tiềm năng để thỏa mãn nhu cầu đó lại đang bị bỏ ngỏ. “Các DN sản xuất thức ăn kêu là nguồn cung bột cá không đủ cho sản xuất, nên họ NK vô tội vạ, làm mất đi nguồn ngoại tệ lớn của đất nước, trong khi nguồn bột cá trong nước dư thừa không tiêu thụ hết, DN bột cá trong nước phải tự bươn chải tìm đầu ra vô cùng khó khăn. Đây là một nghịch lý khó có nơi nào trên thế giới thấy như ở nước ta” ông Châu Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm - một trong những DN sản xuất bột cá

lớn tại Kiên Giang - bức xúc. Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về kinh tế biển, NTTS nước ngọt, lợ, mặn đều rất phát triển. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến bột cá trong nước, kể cả bột cá biển lẫn bột cá nước ngọt. Theo đánh giá của ông Tâm, bột cá biển Việt Nam có chất lượng, độ đạm rất cao, có khi đạt đến 65-67 độ đạm, điều mà bột cá của các nước trong khu vực như Thái Lan không bao giờ có được. Cũng theo ông Tâm, sản lượng bột cá biển hiện nay của cả nước giao động trong khoảng 800.000 đến 1 triệu tấn/ năm. Riêng tại Kiên Giang, với 10 nhà máy sản xuất hiện có, sản lượng bột cá hằng năm không dưới 100.000 tấn. Đại diện cho một trong những đơn vị sản xuất bột cá qui mô lớn của tỉnh Kiên Giang, ông Tâm cho rằng, nguồn cung bột cá trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản cả về lượng lẫn về chất. Nhưng hiện nay hầu hết các DN chế biến thức ăn đều NK bột cá, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các công ty này đều là công ty con, có đơn vị chủ quản, công ty mẹ ở nước ngoài. Ông


không loại trừ khả năng “chuyển giá” của các DN chế biến thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. “Họ cũng họp đồng thu mua với các DN bột cá trong nước khi có nhu cầu bột cá có chất lượng, độ đạm cao, nhưng lượng tiệu thụ rất nhỏ, còn phần lớn là NK, nên các DN sản xuất bột cá trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra, việc NK bột cá không phải chịu thuế trong khi đối với các DN sản xuất trong nước lại phải chịu thuế suất 5%. Đây là nghịch lý lớn, khiến cho DN trong nước mất lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà” - ông Tâm cho biết.

Cần có tổ chức

Trước thực trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bột cá của các DN trong nước cũng như tình hình giá cả các loại thức ăn thủy sản tăng cao, gây nhiều bức xúc cho người chăn nuôi nói chung cũng như người nuôi thủy sản nói riêng, việc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất, tiêu thụ bột cá trong nước là vô cùng cần thiết và cấp bách. “Trước tiên các DN sản xuất bột cá trong nước cần phải tập hợp lại với nhau thành một tổ chức, phải thống kê chính xác số lượng nhà máy, sản lương bao nhiêu ở từng địa phương và cả nước từ đó có kế hoạch điều tiết sản xuất, đảm bảo cung cầu trong nước ổn định, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài, định hướng thị trường cho sản xuất, góp phần ổn định giá cả thị trường bột cá cũng như giá cả thành phẩm thức ăn chăn nuôi” - ông Tâm đề nghị. Rõ ràng, từ việc xác định sản

Thế mạnh về khai thác thủy sản là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp bột cá

lượng bột cá trong nước, tổ chức này sẽ tham mưu cho cơ quan quản lý Nhà nước có cách chính sánh điều chỉnh hạn chế lượng bột cá NK, quản lý tốt hơn giá thức ăn chăn nuôi trong nước, đồng thời sẽ kiến nghị kịp thời điều chỉnh các các bất cập về chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, tăng cường tiếng nói của cộng đồng DN sản xuất bột cá đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Sản xuất bột cá là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có yêu cầu về trình độ lỹ thuật rất cao, đặc biệt là ở khâu xử lý nước thải. Việc ra đời một tổ chức cầu nối sẽ giúp cho các DN sản xuất bột cá trong nước thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, góp phần đảm bảo ngành phát triển bền vững, lâu dài. Ngoài ra, với những thế mạnh về kinh tế biển cũng như sự phát triển mạnh của ngành NTTS nước

ngọt, nhất là cá tra, bên cạnh bột cá biển, bột cá nước ngọt cũng có một tỷ lệ rất lớn. Nhưng sử dụng hai loại bột cá này sao cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Vì thế, cần có một tổ chức điều phối, phối hợp với cơ quản quản lý Nhà nước để có hướng quản lý và hướng dẫn cho DN thực hiện. Đã từ lâu, nông dân luôn than phiền giá thức ăn chăn nuôi luôn tăng và mất kiếm soát mà một trong những nguyên nhân là do chúng ta không kiểm soát và xử lý được cái gốc của vấn đề là khâu sản xuất, tiêu thụ và NK bột cá. Chỉ khi nào chấn chỉnh được cái gốc này người chăn nuôi mới có thể phần nào “ăn ngon ngủ yên”, không phải nơm nớp lo sợ thức ăn chăn nuôi lại tăng giá. n Đỗ Văn Thông

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

27


DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN

Nha Trang Seafoods:

Tự tin hơn từ các vụ kiện phòng vệ thương mại Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho thương mại thủy sản Việt Nam phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Ngoài những vấn đề liên quan đến đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc, sản xuất thân thiện với môi trường,… còn là những vấn đề về phòng vệ thương mại và tranh chấp trên thương trường.

Tròn 10 năm theo đuổi vụ kiện ở thị trường Mỹ

Ông Huỳnh Long Quân - Phó TGĐ Nha Trang Seafoods

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 là một DN có bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực XK thủy sản, trong đó, các sản phẩm tôm hiện là mặt hàng chủ lực chiếm trên 90% tổng khối lượng và giá trị XK hàng năm của công ty. Năm 2009, với sản lượng XK hơn 8.000 tấn, Nha Trang Seafoods là DN

Tôm thẻ chân trắng là mặt hàng chủ lực của Nha Trang Seafoods

28 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

số 1 của Việt Nam XK sản phẩm tôm chân trắng vào thị trường Mỹ. Năm 2011, công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất với tổng doanh số trên 100 triệu USD. Hiện nay, Nha Trang Seafoods F17 nằm trong số 05 DN lớn nhất Việt Nam chế biến và XK mặt hàng này, với thị trường XK chính là Mỹ (chiếm tỷ trọng trên 60%), Hàn Quốc (20%), EU và các thị trường khác (20%).


Cách đây đúng 10 năm, ngày 31/12/2003, Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá (CBPG) tôm lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US-ITC) đối với các DN XK tôm vào thị trường Mỹ của 6 nước (Braxin, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ). Đây cũng chính là lần đầu tiên con tôm XK của Việt Nam phải đối mặt với vụ kiện CBPG. Cùng chung hoàn cảnh với 32 DN tôm Việt Nam tham gia vụ kiện lần đầu tiên ấy, Nha Trang Seafood cũng rất hoang mang và lo lắng, bởi chưa biết vụ kiện sẽ tiến hành ra sao, điều tra như thế nào và kết cục sẽ đi đến đâu… Tuy nhiên, trải qua 10 năm theo đuổi, các DN tôm Việt Nam nói chung và Nha Trang Seafood nói riêng đều đã khá am hiểu và tự tin trong điều tra từ phía Mỹ, nhất là từ kỳ xem xét hành chính lần thứ 4 (POR4) đến nay, khi Nha Trang Seafood luôn là bị đơn bắt buộc. Thật đặc biệt, cũng đúng 10 năm sau lần đầu tiên đối mặt với vụ kiện CBPG, các DN tôm Việt Nam lại phải đối mặt với thử thách mới khi vào ngày 17/01/2013, DOC lại chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm tôm NK từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ, Inđônesia, Malaysia và Thái Lan. Lần này, Nha Trang Seafoods cùng với Công ty Minh Quý (Tập đoàn thủy sản Minh Phú) tiếp tục là 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Nha Trang Seafoods F17

Thắng lợi lớn và đẩy mạnh xuất khẩu

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), do bị khởi kiện sau mặt hàng cá tra, nên các DN tôm Việt Nam đã có các bước chuẩn bị tốt hơn và có cách thức tiếp cận vụ kiện hợp lý hơn. Xét về mặt kết quả, việc chống kiện CBPG tôm tại Mỹ được xem là thành công hơn so với vụ kiện cá tra. Thực tế đúng như vậy. Ngày 10/9/2013, DOC đã phải chính thức công bố tất cả lô hàng tôm Việt Nam XK vào Mỹ trong đợt xem xét hành chính lần 7 (POR7), giai đoạn 1/2/2011- 31/1/2012, của 2 bị đơn bắt buộc là Tập đoàn thủy hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) và Nha Trang Seafoods đều có mức thuế CBPG bằng 0%. Theo đó, mức thuế CBPG của 30 bị đơn tự nguyện còn lại cũng là 0%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xem xét thuế CBPG đối với mặt hàng tôm Việt Nam, DOC đã công nhận các DN Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này.

Bên cạnh đó, quyết định cuối cùng của ITC về việc dỡ bỏ thuế chống trợ cấp do DOC cáo buộc trước đó đối với Việt Nam cũng đã được đưa ra vào ngày 20/9/2013. Với quyết định này, 33 DN Việt Nam tham gia vụ kiện cũng đều được hưởng mức thuế 0%. Với thành công lớn của 2 vụ kiện từ thị trường Mỹ, tôm Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào thị trường này, với tổng giá trị XK trong 11 tháng đầu năm 2013 đạt 748,571 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2012, góp phần đưa XK thủy sản Việt Nam chạm mốc 6,8 tỷ USD trong năm 2013. Ông Huỳnh Long Quân, Phó TGĐ Nha Trang Seafood F17 cho biết, sau khi thông tin về 2 vụ kiện trên được công bố, giá nguyên liệu tôm trong nước đã gia tăng một cách nhanh chóng, mang lại niềm vui cho người nuôi, đồng thời Nha Trang Seafood cũng đã tận dụng được cơ hội, tạo động lực đẩy mạnh XK vào thị trường Mỹ, khiến cho đến nay thậm chí tồn kho cũng không còn. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

29


DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN

Nhiều bài học kinh nghiệm quý giá

Tại hội thảo về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản và các biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Tp Nha Trang ngày 27/11/2013 vừa qua, trao đổi với đông đảo DN, đại diện các cơ quan quản lý và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong ngành, ông Huỳnh Long Quân đã có những chia sẻ về các kinh nghiệm của Nha Trang Seafoods trong việc tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại. Điển hình trong vụ kiện CVD đối với tôm vừa qua. Theo ông Quân, giai đoạn điều tra là giai đoạn quan trọng và có yếu tố quyết định nhất đối với toàn bộ vụ kiện. Trong giai đoạn này hồ sơ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thời gian trả lời các câu hỏi phải nhanh chóng và phải lập một nhóm chuyên trách xuyên suốt từ đầu đến cuối vụ kiện. Về mặt hồ sơ nguyên liệu, phía DN thìtương đối ổn, nhưng về phía người nuôi thì cực kỳ khó khăn và phức tạp. Các chuyên viên của Nha Trang Seafood đã phải đến từng hộ nuôi để vận động, thuyết phục, đôi khi phải ăn, ở cùng họ để tạo sự tin tưởng và chuẩn bị tâm lý cho họ. “Những người nuôi họ rất mơ hồ

Tôm thẻ chân trắng là mặt hàng chủ lực của Nha Trang Seafoods

và e ngại đối với kiện cáo, thậm chí chỉ mới nghe Mỹ đến để điều tra là họ đã sợ hãi, bỏ chạy mất rồi”- ông Quân nhấn mạnh. Bên cạnh đó, vì thời gian đi điều tra của phía Mỹ rất khẩn trương, đòi hỏi phải chuẩn bị rất gấp gáp, trong khi chỉ thị từ cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương về đến địa phương thì việc triển khai không mấy nhanh chóng. Chính Nha Trang Seafoods đã phải tự thân liên hệ trước với chính quyền các cấp xã, phường để phối hợp và cung cấp thông tin về vụ kiện, bởi nếu không, khi phái đoàn Mỹ đến, ngay cả chính quyền địa phương cũng bối rối và lúng túng chứ không chỉ riêng người nuôi tôm. Không chỉ có vậy, Nha Trang Seafoods còn phải phân công nhiệm vụ, giao quyền hạn cụ thể cho một nhóm chuyên trách đi

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 Trụ sở chính: Số 58B đường 2/4 - P.Vĩnh Hải, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa Tel: (+84-58) 831040 - 831033 Fax: (+84-58) 831034 Email: nhatrangseafoods@nhatrangseafoods.vn Website: www.nhatrangseafoods.com.vn Sản phẩm chính: Tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị. Năng lực sản xuất: trên 12.000 tấn nguyên liệu/năm Doanh số xuất khẩu: trên 80 triệu USD/năm. Số lượng công nhân viên: trên 1.700 người Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU,Nhật, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Canađa…

30 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

theo vụ kiện từ đầu tới cuối. Có như vậy, mọi thông tin và chiến lược hành động mới xuyên suốt và nhất quán. Nếu không, mỗi một lần nảy sinh vấn đề lại phải điều động bộ phận này, bộ phận kia, rất mất thời gian và dễ rối, phức tạp. Đặc biệt, bộ phận kế toán được xem là rất quan trọng trong kiện CVD, và vai trò của kế toán trưởng trong nhóm chuyên trách là cực kỳ cần thiết. Tóm lại, khi quyết định tham gia vào các vụ kiện thì không chỉ Nha Trang Seafood mà cả các công ty XK thủy sản khác ở Việt Nam cũng đều hết sức lo lắng và lúng túng. Tuy nhiên, cũng chính nhờ các vụ kiện này mà các DN Việt Nam đã trưởng thành hơn và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm rất quý giá trên thương trường. “Có thể nói, nhờ thắng kiện lần này mà các DN như chúng tôi có thêm tự tin, không còn e ngại hay sợ hãi nếu Mỹ tiếp tục kiện, dù cho họ nắm đằng chuôi và đã quá sành sỏi trong các vụ kiện phòng vệ thương mại”- ông Huỳnh Long Quân khẳng định. n Trần Duy


CHUÁC MÛÂNG SINH NHÊÅT Ban Chêëp haânh Hiïåp höåi Chïë biïën vaâ Xuêët khêíu Thuãy saãn Viïåt Nam (VASEP) nhiïåt liïåt chuác mûâng 27 doanh nghiïåp höåi viïn nhên kyã niïåm ngaây thaânh lêåp cuãa àún võ trong thaáng 1/2014

CÖNG TY CP THUÃY SAÃN BÏËN TRE BESEACO (1/1/2003)

CÖNG TY TNHH SWIRE COLD STORAGE VIÏÅT NAM SWIRE COLD STORAGE (8/1/1998)

CÖNG TY TNHH THUÃY SAÃN PHAÁT TRIÏÍN FATIFISHCO (2/1/2002)

CÖNG TY TNHH MAI LINH MAILINH CO.,LTD (6/1/2002)

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN XUÊËT NHÊÅP KHÊÍU HOAÂNG LAI HOANG LAI IM-EX JSC (9/1/1992)

CUÅC QUAÃN LYÁ CAÅNH TRANH VCAD (9/1/2006)

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THUÃY SAÃN SOÁC TRÙNG STAPIMEX (7/1/1993)

C.TY TNHH ÀÖNG PHÛÚNG DONG PHUONG CO., LTD (7/1/1994)

CÖNG TY TNHH TM HÛÄU TÑN

C.TY TNHH LOTTE-SEA LOGISTICS

HUU TIN TRADING CO., LTD

LOTTE-SEA LOGISTICS CO., LTD

(12/1/1996)

(12/1/2008)

EXPORT JOINT-STOCK CO.

NGÊN HAÂNG ÀÖNG AÁ SEABANK (14/1/2005)

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÏË BIÏËN

CÖNG TY PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË DUYÏN HAÃI

HAÂNG XUÊËT KHÊÍU CÊÌU TRE

COFIDEC (15/1/1993)

CTE JSCO (15/1/1993)

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÏË BIÏËN CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THUÃY SAÃN CAÂ MAU

THÛÅC PHÊÍM PHÛÚNG NAM

SEAPRIMEXCO VIETNAM (16/1/1993)

PHUONG NAM CORP (16/1/1998)

XUÊËT KHÊÍU VAÅN ÀÛÁC

CÖNG TY TNHH ANH KHOA

VD FOOD EXPORT JSC (15/1/2001)

AK SEAFOOD (15/1/2002)

CÖNG TY TNHH PHAÁT TRIÏÍN CÖNG

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN SAÂI GOÂN V.E.T

NGHÏÅ VAÂ MÖI TRÛÚÂNG AÁ ÀÖNG

SGN.V J.S.C (18/1/2002)

THUÃY HAÃI SAÃN HIÏÅP THANH

CÖNG TY TNHH ANTARA VIÏåT NAM

VIÏÅT NAM

HTFOOD (22/1/1998)

ANTARA VIET NAM CO.,LTD (23/1/1998)

AQUA SERVICE (24/1/2002)

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THÛÅC PHÊÍM SAO TA FIMEX VN (20/1/1995)

ASIA-TECH (18/1/2001)

CÖNG TY TNHH AQUA SERVICE

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÏË BIÏËN

CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THÛÅC PHÊÍM

CÖNG TY CP CHÏË BIÏËN VAÂ XNK

C.TY TNHH THUÃY SAÃN PHÛÚNG ÀÖNG

THUÃY SAÃN CADOVIMEX II

PHUONGDONG SEAFOOD

CADOVIMEX (24/1/2007)

(29/1/2001)

CÖNG TY XUÊËT NHÊÅP KHÊÍU NÖNG SAÃN THÛÅC PHÊÍM AN GIANG AN GIANG AFIEX COMPANY (29/1/1996)

CÖNG TY TNHH MTV XUÊËT KHÊÍU THUÃY SAÃN KHAÁNH HOÂA KHASPEXCO (30/1/1993)

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

31


DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN

Trung tâm Phân tích và Kiểm định Hàng hóa

Xuất nhập khẩu VIACIMEX

Trung tâm Phân tích và Kiểm định Hàng hóa Xuất nhập khẩu (VIACIMEX), có trụ sở tại thành phố Cần Thơ, là chi nhánh của Công ty TNHH Thiết bị KHKT Hải Ly.

N

hờ thế mạnh kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng vật tư, thiết bị và hóa chất phân tích phòng thí nghiệm của công ty mẹ, VIACIMEX được đầu tư hoàn chỉnh để triển khai hoạt động trong mảng dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, trong đó trọng tâm là thủy hải sản, thức ăn gia súc, nông sản và mật ong. Với hệ thống hạ tầng trên tổng diện tích hơn 3500 m2, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư máy móc hiện đại và quy tụ một đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên giàu kinh nghiệm, VIACIMEX định hướng xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm (PTN) của trung tâm thành PTN trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2015 và đạt tiêu chuẩn PTN trọng điểm của quốc gia vào năm 2017 trong lĩnh vực phân tích thực phẩm và thức ăn gia súc; phân tích, đánh giá tác động môi trường và xét nghiệm dịch bệnh thủy sản. Bên cạnh hoạt động kiểm nghiệm, VIACIMEX còn cung cấp đa dạng các dịch vụ về tư vấn, giải pháp xây dựng PTN, thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng PTN đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 và đào tạo, tập huấn các kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực phân tích thực phẩm. Áp dụng các chương trình đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế của Úc và Châu Âu, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý mẫu thử nghiệm, VIACIMEX luôn mang

32 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

đến cho khách hàng những kết quả chính xác và đáng tin cậy. Đây là ưu thế vượt trội và cũng là cam kết về uy tín của VIACIMEX ở một lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm và sự đầu tư đúng đắn. Tháng 10 năm 2013, sau gần 4 tháng hoạt động, PTN của VIACIMEX được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 trên cả hai lĩnh vực Hóa và Sinh, với mã số VILAS 681. Năm chương trình thử nghiệm thành thạo quốc tế tham gia với tổ chức FERA (Anh) đều đạt kết quả tốt. Những thành tựu này bước đầu khẳng định

năng lực và sự phát triển nhanh chóng của Trung tâm. Nắm bắt được nhu cầu và những khó khăn của doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản, VIACIMEX đã và đang hoạch định những chiến lược phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong lĩnh vực phân tích, tư vấn và đào tạo để có thể đồng hành cùng doanh nghiệp, chia sẻ những khó khăn trong quá trình quản lý và giám sát chuỗi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng đến nhà máy sản xuất thành phẩm. n

Quý Doanh nghiệp và cá nhân quan tâm hoặc có nhu cầu về các dịch vụ của VIACIMEX, xin vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại website www.viacimex.com hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 07103 918 820, e-mail info@viacimex.com để được hướng dẫn chi tiết.


Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

33


MINH TRIÏËT / PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG

Con người và văn hoá doanh nghiệp p Ngô Sỹ Thuyết Hiểu rõ được sứ mệnh sang cả của con người trong xã hội cũng như trongmỗi tổ chức, doanh nghiệp (DN) sẽ có những hành xử nhân văn và những suy nghĩ lành mạnh về cuộc sống. Điều này cũng giúp cho việc xây dựng một lối sống và làm việc trong một DN có văn hoá cao và chuyên nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp

Theo các giáo trình quản trị kinh doanh, văn hóa (VH) doanh nghiệp (VHDN) là những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, được kết tinh theo thời gian của một tổ chức, DN. Hình thành và phát triển VHDN mạnh cần một tư duy hệ thống về chiến lược tổ chức, chính sách quản trị nhân lực, truyền thông nội bộ và vai trò đầu tàu của các cán bộ lãnh đạo quản lý. Đối với những DN đang trong quá trình phát triển nóng hay chuyển đổi cổ phần hóa thì càng cần thiết phải xây dựng VHDN, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của DN trong tương lai. VHDN là nhận thức về tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi của một tổ chức, DN, được mọi người trong DN cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen. Hệ giá trị đó chính là “phần hồn” của mỗi DN, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. VHDN thể hiện ở dạng hữu hình như: đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, ấn phẩm, các hoạt động phong trào,… hoặc vô hình như: thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức DN.

34 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Bản sắc VHDN có ảnh hưởng to lớn đến DN cũng như từng thành viên. Chính vì vậy, DN cần phải nắm được nhân tố xuyên suốt trong bản sắc VH của mình là gì?. Cách thức duy trì và phát triển những đặc trưng VH nào? Để từ đó phát triển được bản sắc VH riêng biệt của mình, tạo nên một hình ảnh có sức hấp dẫn cao không chỉ với các thành viên trong DN mà còn với các khách hàng và đối tác. Lời tuyên bố ngày nhậm chức của một lãnh đạo DN thường là “Tôi sẽ nỗ lực hết sức để lãnh đạo Tập đoàn/ Công ty đạt vượt mức những mục tiêu, kế hoạch đề ra, thoả mãn những kỳ vọng của nhân viên dưới quyền và các nhà đầu tư, ngoài ra tôi sẽ sát cánh cùng mọi người xây dựng những giá trị VHDN có ý nghĩa thiết thực nhất, đặc sắc của riêng chúng ta”. Mục tiêu hàng đầu của DN là sự tăng trưởng và lợi nhuận, chí ít là bảo toàn vốn và duy trì hệ thống sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong môi trường cạnh tranh, sức ép lên DN và người lãnh đạo rất lớn và liên tục. Và việc sao nhãng “công cuộc” xây dựng VHDN là chuyện thường tình, dễ dàng được cảm thông khi dành nỗ lực cho những mục

tiêu quan trọng khác về doanh số, lợi nhuận, uy tín và thương hiệu. Tuy nhiên, người lãnh đạo DN phải cùng bộ máy của mình phân định rõ ràng được những mục tiêu và công việc thực hiện: - Mục tiêu trước mắt: những việc phải làm ngay hoặc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất; - Mục tiêu chiến lược: là những nội dung được liệt kê trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, có thể trong 1 quý hoặc trên 12 tháng; - Mục tiêu mong ước: là những việc được thực hiện bất cứ lúc nào có thể. Có thể thấy ngay rằng, xây dựng VHDN thuộc về nhóm mục tiêu mong ước, bởi vì xây dựng một thói quen “văn hoá”, hình thành một chuẩn mực nhất định không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. VHDN có ý nghĩa quan trọng và lâu dài, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, quy mô, thời điểm mỗi DN chọn cho mình những nội dung thích hợp để hình thành một hệ thống giá trị tạo nên thương hiệu và lợi nhuận của doanh DN mình. Bản sắc VHDN phải luôn được duy trì và phát triển cùng với các mục tiêu khác củaDN, đồng thời thích


ứng với những thay đổi trên thị trường.

Con người và doanh nghiệp

DN là môi trường để cho các cá nhân có đất “dụng võ”, VHDN được hình thành từ những nhận thức và hành vi của từng cá nhân, đặc biệt là cá nhân giữ vị trí lãnh đạo then chốt. Hiểu rõ được sứ mệnh sang cả của con người trong xã hội cũng như trong mỗi tổ chức DN chúng ta sẽ có những hành xử nhân văn và những suy nghĩ lành mạnh về cuộc sống. Điều này cũng giúp cho việc xây dựng một lối sống và làm việc trong một DN có văn hoá cao và chuyên nghiệp. Có một câu chuyện hết sức thú vị và ý nghĩa như sau. Một thanh niên là Việt kiều hỏi bác sĩ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ rằng: “Thưa thầy, con sang Mỹ này rất là thành công trên phương diện vật chất, nhưng cũng hết sức chán đời, nhiều khi còn muốn tự tử, vì thấy cuộc sống rất là vô nghĩa. Vậy xin hỏi thầy: Sống để làm gì?”. Ông nói: ”Tôi sẽ lấy chữ LÀM, để trả lời Anh. 1. Vì con người có Xác, nên trước hết phải LÀM ĂN. 2. Vì con người có Hồn, nên phải LÀM NGƯỜI. 3. Sau hết vì con người có Thần, nên phải LÀM THẦN THÁNH”. Và chàng thanh niên nọ liền đáp: “Cám ơn Thầy, con hiểu rồi, và con không còn ý định tự tử nữa”. Quan sát dòng người hối hả trên đường phố lúc tan tầm, chúng ta thấy có lẽ 99% số đó phải “gắng gỏi và lam lũ” trong việc làm ăn để nuôi phần xác và thoả mãn những nhu cầu vật chất.

Đôi khi nghĩ lại, số ít thấy người ta cần phải chăm lo tới phần hồn và người ta mới nghĩ đến chuyện đạo đức và lương tâm trong trách nhiệm làm người. Thực tế hiện nay trong giáo dục đào tạo người ta cũng chỉ dạy nhau cách làm ăn và làm người chứ không ai dạy làm… thần thánh (trừ những kẻ buôn thần bán thánh). Ngay cả việc dạy làm người đôi khi cũng bị xem nhẹ bởi sự nhận thức thụt lùi, vong bản khiến người ta quá coi trọng vật chất và sự thực dụng. Câu chuyên trên khiến chúng ta liên tưởng đến mục đích, vai trò, vị trí của mỗi DN. Rõ ràng, DN có nhiều loại từ nhỏ đến lớn, bao trùm tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Phần lớn, DN sinh ra để làm ăn, để cống hiến, đóng góp làm giàu cho xã hội và có cả những DN sinh ra để thực thi sứ mệnh cải biến thế giới. Có những DN đơn giản chỉ đem công ăn việc làm cho một vài người nhưng có những DN có tới hàng nghìn, hàng vạn lao động và góp phần tạo nên cuộc sống ấm no của gia đình họ. Lại có những DN với những sản phẩm, dịch vụ có tính cách mạng làm thay đổi thế giới mà chúng ta được chứng kiến như các công ty công nghệ thông tin Microsoft, Apple, Google, Facebook,… và có thể nói đây là những DN “thần thánh”, họ phát triển và trở thành những “đế chế” hùng mạnh chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trong nước, nhờ có sự phá bỏ độc quyền trong lĩnh vực viễn thông mà chúng ta được dùng

điện thoại di động và internet giá rẻ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến những DN xã hội, hoạt động bất vụ lợi, chăm lo đời sống tinh thần, văn hoá và bảo vệ môi trường, giống như những người chăm chút, làm đẹp cho phần hồn của mình vậy. Mỗi người xin đừng quên rằng mình không chỉ có phần xác, mà còn có phần hồn, thậm chí cả phần Phật tính tối linh, ai cũng như ai. Đối với DN cũng vậy, nếu chỉ chú trọng đến vật chất, lợi nhuận mà bất chấp mọi thủ đoạn thì thật nguy hại cho xã hội. Chính vì vậy, lãnh đạo DN phải biết cân bằng các mục tiêu giữa làm ăn, phát triển và cống hiến. Nếu xem mỗi DN như một “sinh thể” thì ngoài phần vật chất, phần xác DN còn có phần hồn và VHDN chính là phần hồn cốt đó, xây dựng VHDN đúng nghĩa chính là việc mỗi người luôn nghĩ đến đạo đức lương tâm trong sứ mệnh làm người. Trước cuộc đổi mới “căn bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục đào tạo” đang được chính giới kêu gọi và khởi xướng, chúng ta mong rằng, những người làm chính sách đừng xem nhẹ việc “dạy làm người” như thời gian qua để đến nỗi đất nước lâm vào tình cảnh suy thoái, xuống cấp về đạo đức, văn hoá như hiện nay./. n N.S.T.

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

35


MINH TRIÏËT / PHAÁT TRIÏÍN BÏÌN VÛÄNG

Bài toán tháo gỡ khó khăn

ngành cá tra

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu

Hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao GTGT cá tra tại ĐBSCL”,19/12/2013, TP Cần Thơ.

Không đơn giản chỉ là kiểm soát sản lượng

Đó là ý kiến được đưa ra tại hội thảo hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra tại ĐBSCL” do Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức vào ngày 19/12 tại TP Cần Thơ vừa qua. Theo thống kế của Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối tháng 12/2013, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL là 4.679 ha, chỉ bằng 87% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó diện tích đã thu hoạch là 3.638 ha 36 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Ước giá trị XK cá tra năm 2013 gần đạt 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra còn rất nhiều khó khăn. Theo ý kiến của lãnh đạo nhiều DN cũng như chuyên gia, việc kiểm soát diện tích nuôi thông qua đó kiểm soát được sản lượng cá tra thương phẩm sẽ là một trong những giải pháp ưu tiên thực hiện nhằm tháo gở khó khăn ngành cá tra hiện nay. Ông Nguyễn Văn Kịch – Tổng GĐ Công ty CAFATEX - cho rằng: “Giải pháp trước tiên và cấp bách hiện nay đối với con cá tra

hiện nay là phải kiểm soát được sản lượng và diện tích nuôi. Nếu chúng ta chưa kiển soát được sản lượng, diện tích nuôi thì đừng nên bàn đến những giải pháp khác. Chỉ khi nào làm tốt giải pháp này thì hàng loạt các khó khăn của ngành cá tra sẽ tự động được giảm bớt, gỡ bỏ”. Tại hàng loạt các hội thảo chuyên ngành lớn được tổ chức trong thời gian qua, PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã khẳng định rằng kiểm soát diện tích và sản lượng cá tra nuôi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp cá tra hiện nay. Để làm tốt công tác này, ông đề nghị lãnh đạo các địa phương có diện tích nuôi và sản lượng lớn nên ngồi lại với nhau cũng bạn bạc thống nhất phân chia sản lượng, diện tích nuôi của từng địa phương, kiểm soát chặt chẽ nguồn cung. Đồng quan điểm trên, song ông Võ Hùng Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam nêu lên những quan ngại cho rằng việc kiểm soát diện tích và sản lượng cá tra nuôi là vô cùng khó khăn. “Đây là việc mà chúng


ta nhất định phải làm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh liên kết vùng đối với con cá tra còn nhiều hạn chế và lõng lẽo” Ông cho biết thêm: “Do tính đặc thù nên con cá tra rất nhạy cảm với giá, dù thực trạng hiện nay là người nuôi cá tra thua lỗ phải treo ao, nhưng một khi có sự biến động tăng về giá dù rất nhỏ thì nông dân ùn ùn nuôi cá, cả diện tích và sản lượng gia tăng nhanh chóng mà nhiều tháng sau mới có thể tiêu thụ hết”. Con cá tra Việt Nam đang “mắc cạn” trong một mớ “bòng bong” của những vấn đề nan giải. Để vượt qua giai đoạn chông gai này, kiểm soát diện tích và sản lượng nuôi là một trong những giải pháp quan trọng cần phải được ưu tiên thực hiện trước tiên. Song vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Song song với đó cần phải thực hiện song hành hàng loạt giải pháp khác trong đó có xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị gia tăng philê cá tra XK.

Mở rộng thị trường xây dựng thương hiệu và nâng GTGT phi lê cá tra XK

Cá tra Việt Nam gần như chiếm độc quyền trên thị trường thế giới thế nhưng sản phẩm XK cá tra còn quá đơn điệu phần lớn là philê đông lạnh, một phần rất nhỏ là sản phẩm GTGT. Đây được xem là một trong những rào cản trong việc xây dựng thương hiệu và hình tượng con cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, từ những mặt hàng truyền thống

chất lượng cao đến các mặt hàng GTGT, sẽ là điều kiện tốt để con cá tra Việt Nam tiếp cận mạnh hơn với thị trường thế giới. Trong thực tế, quá trình chế biến cá tra thành sản phẩm đông lạnh XK thường chỉ lấy đi 1/3 khối lượng nguyên liệu đầu vào, phần còn lại thải ra như: đầu xương cá, da, vè, mỡ, bao tử, thịt vụn cá,…chứa rất nhiều nguyên liệu có giá trị làm ra nhiên liệu sinh học, dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,… Ngoài bao tử cá được bán dưới dạng hàng GTGT thì phần còn lại chỉ dùng để sản xuất bột cá và dầu cá thô. Thay vì cứ XK cá tra phi lê, cạnh tranh lẫn nhau, ngành nên tập trung phát triển mặt hàng GTGT tiện dụng cho người tiêu dùng, đa dạng chủng loại. Với những đặc thù về sức tăng trưởng nhanh, sản lượng lớn, khả năng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để gia tăng sản lượng cá tra còn rất lớn. Bên cạnh đó, một số quốc gia lân cận trong khu vực cũng đang đầu tư tiền bạc, công sức nghiên cứu khoa học để nuôi thương phẩm đối tượng này, quá trình cạnh tranh giữa cá tra Việt Nam và các nước khác đang hình thành và ngày càng lớn dần. Do đó, để phát huy hết tất cả tiềm năng, lợi thế trong nước cũng như gia tăng sự cạnh tranh đối với các nước trong khu vực thì công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường cần phải được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, dự kiến kim ngạch

XK cá tra Việt Nam năm 2014 sẽ giảm khoảng 5% so với năm 2013. Nhìn chung cá tra vẫn là sự lựa chọn của người tiêu dùng nước ngoài do giá cả phải chăng, trong đó nhu cầu tiêu dùng tại châu Á, Mỹ Latinh sẽ ít thay đổi. Thị trường Trung Quốc có thể sẽ trở thành thị trường hấp dẫn khi đã có mức tăng trưởng đang kể trong năm 2013 đạt mức 6% tổng kim ngạch XK với mức trung bình khoảng 4.000 tấn/tháng. “Bên cạnh việc xúc tiến và mở rộng thị trường nước ngoài, thị trường trong nước, với hơn 90 triệu dân cũng là một thị trường đầy tiềm năng và cần phải được chú trọng khai thác. Theo dự báo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến năm 2015 sản lượng cá tra tiêu thụ nội địa có thể tăng 100%, năm 2020 là 300% so với năm 2012” - ông Võ Hùng Dũng cho biết. Cá tra Việt Nam có nhiều lợi thế và còn nhiều tiềm năng, nhưng suốt thời gian khá dài đã phát triển thuần túy theo bề rộng, với quan điểm kinh doanh “bán cái mình có” chứ không phải “bán cái khách hàng cần”. Đã đến lúc tư duy này cần phải được thay đổi. Song song với kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi, công tác nghiên cứu mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và nâng cao tỷ lệ hàng GTGT các sản phẩm cá tra cần phải được đầu tư thực hiện một cách khoa hoc, bài bản. n Đỗ Văn Thông

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

37


BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG

Đại dương

- Thế giới của những điều kỳ bí (Kỳ 1) p Bryan Richard, Sarah Richkayzen, Joan Barker Đại dương bao phủ tới hơn 70% bề mặt trái đất. Nhưng đến tận bây giờ, nơi đây còn ẩn chứa vô vàn những điều bí ẩn, kỳ thú… Trên con đường khám phá muôn mặt đời sống đại dương, Tạp chí Thương mại Thủy sản xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài dài kỳ “Đại dương – Thế giới của những điều kỳ bí”, biên soạn từ cuốn ‘Ocean’ của các tác giả Bryan Richard, Sarah Richkayzen và Joan Barker.

Giới thiệu

Những tảng băng nổi làm thành tấm áo giữ nhiệt cho nước và các sinh vật phía dưới

38 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Từ một điểm ngoài vũ trụ nằm ở phía trên Thái Bình Dương nhìn xuống Trái đất, ta sẽ chỉ thấy màu xanh mênh mang của nước. Chính sự hiện diện bao trùm của loại chất lỏng mang tên nước này đã làm nên sự khác biệt giữa Trái đất với những hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Môi trường nước trong các đại dương là nơi sự sống bắt đầu. Đại dương đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa nhiệt độ Trái đất, không đơn thuần chỉ nhờ những chu kỳ thủy văn. Thiếu đại dương, Trái đất sẽ nóng như lửa vào ban ngày và lạnh như băng về đêm. Nhiều bí ẩn của đại dương đã được giải mã, từ việc tại sao chúng lại có màu xanh dương, cho đến dấu ấn của chúng trong những hiện tượng thời tiết như lốc xoáy, sóng thần và El Niño. Tuy nhiên, lòng đại dương dường như vẫn là vùng lãnh địa “bất khả xâm phạm” cuối cùng còn sót lại trên trái đất. Dưới độ sâu 200 m – nơi ánh sáng không thể xuyên thấu - là thế giới của bóng tối với những kiến tạo độc đáo


và những sinh vật kỳ dị. Những kiến tạo đó có thể cao đến nỗi dãy Andes cũng trở nên khiêm nhường, và hun hút đến mức có thể nuốt chửng được cả ngọn Everest dưới khối nước sâu hàng cây số. Người ta từng nghĩ loài cá vây tay cổ đại – vốn mang danh hiệu “khủng long của đại dương” vì hóa thạch của chúng có tới 400 triệu năm tuổi – đã tuyệt chủng từ trước năm 1938, thì nay lại thấy chúng “tung tăng” nơi đáy đại dương. Cả việc phát hiện thêm loài cá mập miệng rộng (megamouth shark) đầu tiên vào năm 1976 đã dấy lên câu hỏi: Còn bao nhiêu loài “thủy quái” nữa chưa được biết đến nơi đại dương bao la?

Cái nôi của sự sống

Đại dương: 97% Nước ngọt: 3%

Đại dương: 97% Nước ngọt: 3%

Băng tuyết ở hai cực và trên các ngọn núi (69%) Nước ngầm: 30% Nước ngọt ở tầng mặt: 1%

Sự phân bố của nước trên trái đất

Nước trong ao hồ: 52% Nước trong đất: 38% Hơi nước trong không khí: 8% Nước sông, suối: 1% Nước trong cơ thể sinh vật: 1%

Cái nôi của sự sống

Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trên trái đất với thể tích ước đạt 1,38 tỷ km3. Trong đó, trên 97% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai địa cực và trên các ngọn núi (69%), nước ngầm (30%), nước trong đầm lầy, sông hồ (0,03%) và hơi nước (0,04%). Ngoài ra, nước còn có mặt trong mô cơ của tất cả các sinh vật, với tỷ lệ đôi khi có thể lên đến 90% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, loại nước sinh học này chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ bé trong tổng lượng nước có trên trái đất (0,0001%). Nước là một trong những hợp chất có cấu tạo đơn giản nhất, ở dạng tinh khiết nhất, không màu, không mùi, không vị; song

ở nhiều phương diện, nó lại được coi là thứ phức tạp nhất, có nhiều đặc tính lý hóa dị thường, có ảnh hưởng chi phối đến trạng thái lý hóa của trái đất và sự sống của sinh vật trên đó. Đặc tính vật lý

Nước là một trong những phân tử nhỏ nhất và nhẹ nhất với công thức hóa học là H20, tức là hai nguyên tử hyđrô kết hợp với một nguyên tử ôxy. Các nguyên tử hydro và ôxy liên kết với nhau sao cho Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

39


BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG

phân tử nước bị phân cực với phía nguyên tử hydro tích điện dương và phía ôxy tích điện âm. Sự phân cực đó tiếp tục tạo nên mối liên kết hyđrô gắn các phân tử nước lại với nhau. Chiếm tới 92,7% khối lượng vật chất trong vũ trụ, hyđrô là nguyên tố phổ biến nhất và rất dễ dàng liên kết với ôxy. Những phát hiện mới đây cho thấy, nước ở thể lỏng cũng xuất hiện trên một số hành tinh khác chứ không quá hiếm như người ta vẫn tưởng. Thế nhưng không ở đâu nước lại nhiều và đa dạng về thể (rắn, lỏng, khí) như trên trái đất. Nước hóa hơi ở nhiệt độ 1000C và đóng băng ở 00C. Điều này từ lâu đã được coi là chân lý. Thế nhưng, ngược với mọi chất khác, nước co lại khi nóng và nở ra khi lạnh (khi đóng băng, thể tích chúng tăng thêm 9%). Vì thế, nước có mật độ phân tử cao nhất khi ở thể lỏng (ở 40C) và thấp

nhất khi đóng băng. Đây cũng là lý do tại sao băng lại nổi trên mặt nước, tạo thành tấm áo giữ nhiệt cho khối nước và các sinh vật phía dưới, và làm chậm lại quá trình đóng băng của cả khối nước. Ví thử băng co lại và chìm xuống dưới nước thì hẳn vùng nước ở đầu 2 cực sẽ đóng băng hoàn toàn, gây ra những tác động khủng khiếp đến những dòng hải lưu bên dưới và cả khí hậu bên trên. Ngoài ra, nước nở ra khi lạnh cũng tạo điều kiện cho một số sinh vật bên trong nó sống sót, thay vì bị o ép cho đến chết. Điều hòa khí hậu trên trái đất Nước sở hữu những đặc tính nhiệt học quan trọng. Nó dẫn nhiệt tốt hơn mọi chất lỏng khác (trừ thủy ngân) và có nhiệt dung riêng rất cao, tức là phải tiêu tốn nhiệt lượng lớn hơn để thay đổi nhiệt độ của nó. Thực ra, nếu không kể amôniăc thì nước có nhiệt dung riêng cao nhất trong các hợp chất tự nhiên. Điều đó

Bản đồ địa hình thế giới và nền đáy đại dương

40 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

có nghĩa là nước có thể từ từ hấp thu một nhiệt lượng rất lớn trong quá trình nóng lên và tỏa nhiệt dần dần khi giảm nhiệt độ. Bằng cách này, những vùng chứa nước lớn như đại dương giúp thu nhiệt từ mặt trời vào ban ngày hay mùa hè, để sưởi ấm trái đất vào ban đêm và mùa đông. Tương tự, các loại ao, hồ cũng có tác dụng điều hòa khí hậu ở một khu vực nhỏ. Ngay cả việc điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể các sinh vật cũng không nằm ngoài cơ chế này. Nước là dung môi đa năng nhất, có khả năng hòa tan rất nhiều hợp chất, bất kể là vô cơ hay hữu cơ. Nước giúp hòa tan và vận chuyển các nhất dinh dưỡng trong cơ thể sống. Thiếu nước, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Nhiều quá trình sinh hóa chủ đạo trên trái đất như quang hợp cũng phải có nước mới thực hiện được. Nước biển chứa rất nhiều


nguyên tố, hợp chất, khoáng chất, chất khí hòa tan như natri clorua, cacbon, nitơ, phốtpho, hyđrô, ôxy, cũng như các dưỡng chất thiết yếu như phốtphát, nitrat và silicat. Tuy nhiên, về phương diện hóa học, nước biển rất tinh khiết với tỷ lệ nước đạt khoảng 95%. Thế nên, mỗi sinh vật đều tìm thấy trong nước biển thứ gì đó có lợi cho mình và chính bản thân nước biển với những đặc tính tuyệt vời của nó cũng là nơi sự sống nẩy lộc đâm chồi.

Động học đại dương

Quá trình hình thành đại dương Kiến tạo mảng. Phải mất hàng tỷ năm trái đất mà chúng ta đang sống mới có hình hài như bây giờ. Khoảng 4,5 tỷ năm về trước, trái đất chỉ là một khối khí và kim loại nóng chảy hình cầu. Qua hàng chục triệu năm, khối khí đó nguội dần, hình thành một lớp vỏ đá macma cứng bao bọc với độ dày dao động từ 8 km (vỏ đại dương) cho đến trên 60 km (vỏ lục địa). Dưới lớp vỏ cứng này còn có 3 lớp nữa. Đầu tiên là lớp phủ dạng mềm, dày khoảng 3.000 km, tiếp theo là lõi ngoài cấu thành từ hợp chất sắt - niken dày trên 3.500 km; cuối cùng, nằm ở trung tâm trái đất là lõi trong chứa kim loại nóng chảy có bán kính khoảng 1.200 km. Vỏ cứng bao bọc trái đất thực ra không liền lớp mà vỡ ra thành nhiều phần, gọi là mảng kiến tạo. Hiện nay trái đất có 13 mảng kiến tạo lớn, và giữa các mảng đại dương và mảng lục địa có sự khác biệt rõ ràng, theo đó mảng đại dương là nguyên

Panthalassa

Panthalassa

Thái Bình Dương

Đại Tây Dương Thái Bình Dương

Trước kỷ Triat, Pangaea là siêu lục địa duy nhất của trái đất. Sau đó, nó tách ra thành Laurasia và Gondwana do hậu quả của sự trôi dạt lục địa. Hiện tại, các lục địa vẫn đang tiếp tục dịch chuyển Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

41


BIÏÍN & ÀAÅI DÛÚNG

nhân gây ra sự trôi giạt của các mảng lục địa. Hải bồn và sự xuất hiện của nước. Hải bồn - hay còn gọi lòng chảo đại dương – là hệ quả của quá trình vận động kiến tạo vỏ trái đất. Mảng đại dương vốn là những vùng nặng hơn mảng lục địa nên bị kéo xuống sát lớp phủ. Những nơi bị kéo xuống nhiều hơn tạo thành vùng lõm trên bề mặt trái đất như những lòng chảo. Sau đó, chất khí bốc ra từ hoạt động phun trào núi lửa trong lớp phủ trái đất tích tụ lại và sản sinh ra hơi nước (cách đây 4 tỷ năm). Khi trái đất nguội dần, hơi nước ngưng tụ lại tạo thành mưa chảy vào những lòng chảo ấy. Lượng nước này được bổ sung thêm khi có những thiên thạch mang theo tinh thể băng bắn vào trái đất, bốc hơi và ngưng tụ thành nước. Sự trôi giạt lục địa. Những dòng đối lưu trong lớp phủ khiến các mảng kiến tạo liên tục bị dịch chuyển làm thay đổi bề mặt trái đất. Học thuyết này – còn gọi là thuyết lục địa trôi - được nhà khoa học người Đức Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên vào năm 1912, nhưng phải mãi đến những năm 1960 mới được thế giới công nhận là đúng. Theo học thuyết này, cách đây khoảng 200 triệu năm trái đất chỉ có một đại dương duy nhất là Panthalassa bao quanh biển Tethys và một khối lục địa có tên Pangaea. Sau khoảng 50 triệu năm, Pangaea bắt đầu tách ra làm đôi: khối lục địa Laurasia ở phía bắc (sau này là Bắc Mỹ và Eurasia) và khối lục địa 42 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Gondwana ở phía nam (sau này là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Nam cực). Khi hai mảng lục địa này dịch chuyển ra xa nhau, vùng nước ở giữa chúng giãn rộng dần và mở ra Đại Tây Dương ngày nay. Cũng trong gian này, sống núi giữa Đại Tây Dương (phân tách mảng Á-Âu với mảng Bắc Mỹ ở phía Bắc Đại Tây Dương, và mảng châu Phi với mảng Nam Mỹ ở phía Nam Đại Tây Dương) đã hình thành. Sau đó, Gondwana tiếp tục chia tách và mở ra Ấn Độ Dương, còn Pangaea mở ra Biển Bắc cực. Lòng chảo Nam Đại Tây Dương

hình thành và hợp nhất với lòng chảo Bắc Đại Tây Dương. Siêu đại dương Panthalassa thu hẹp dần, trở thành một phần của Thái Bình Dương ngày nay. Phải đến 15 triệu năm trước đây, các lục địa và đại dương mới tiến tới vị trí như trên bản đồ hôm nay. Hiện tại, các mảng kiến tạo vẫn đang tiếp tục dịch chuyển và dự kiến Thái Bình Dương sẽ còn bị thu hẹp nữa, trong khi Đại Tây Dương mỗi năm lại mở rộng thêm khoảng 2,5 cm. n Thanh Phương Biên dịch (Còn nữa)


Happy Tet Holiday

2014

VIET NAM

Your “cool” port

Halifax can safely and efficiently handle your temperaturecontrolled cargo • Reefer capacity to spare: A total of 1,000 reefer plugs in the port • Halifax’s supply chain partners specialize in reefer handling, from cold storage facilities to specialized rail and truck infrastructure • CN’s inland rail network has expanded their ‘Genset’ fleet and provides remote monitoring to ensure ideal conditions from beginning to end.

Viet Nam Representative: Viet Nam Shipping Services Corp. 46 Hoa Phuong St., Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Viet Nam. Tel: +84 835176068 or +84 90 393 1003 Emial: andy@vietnam-ship.com marketting@portofhalifax.ca

www.portofhalifax.ca

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

43


VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT

Tho Tạ Văn Sỹ

Nhà thơ Tạ Văn Sỹ sinh ngày 1/1/1955 tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định. Năm 1965 lên định cư tại Kon Tum – Tây Nguyên đến nay. Tốt nghiệp Sự phạm. Nghỉ dạy, đã từng làm đủ các nghề để mưu sinh. Từ năm 1970 đã có thơ đăng trên các báo và tạp chí ở Sài Gòn. Tiếp tục làm thơ, viết văn, viết báo đến nay. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam. Hiện đang là biên tập viên tạp chí Văn nghệ Kon Tum, Hội Văn học – Nghệ thuật Kon Tum. Ròng rã mấy năm trời, Tạ Văn Sỹ đã bỏ công sức sưu tầm, biên soạn, rồi chạy vạy vay tiền để xuất bản cuốn sách kỷ niệm Kon Tum 100 năm thành lập tỉnh, như một món quà dâng tặng cho miền đất đã nuôi dưỡng mình gần 50 năm! Tác phẩm đã xuất bản: Mặt đất (tập thơ, 1997), Cõi người (tập thơ, 2003), Trời xa (tập thơ, 2006), Tuỳ khúc (tập thơ, 2010), Thơ Kon Tum 100 năm (hợp tuyển, 2012), Kon Tum tạp ký (tạp văn, 2012), Ở núi (tập thơ, 2013). Giải thưởng: Giải nhì thơ Tứ tuyệt của tập san Áo trắng, Nhà xuất bản Trẻ, 1991; Giải B về thơ của UBND tỉnh Kon Tum, 2001; Giải B thơ Lục bát của báo Văn nghệ trẻ, 2002; Giải thưởng 5 năm của UBND tỉnh Kon Tum (2008 – 2013); Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật năm 2004.

“Được” “Đến khi ốm nặng . Ông (tức Nguyễn Du) không chịu ống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói với ông đã lạnh rồi. Ông nói “Được?” rồi mất, không trối lại một lời”. Đại Nam chính biên liệt truyện

“Được ?“ Nghĩa là Thiền sư Giờ tĩnh tâm soi lại Vằng vặc cõi không tâm thức Sau khi ngâm khúc Đoạn Trường…

“Được?” Nghĩa là Nhà thơ Đã thanh thản nỗi lòng đau đáu Sau khi vắt kiệt mình trên bản thảo Cảo thơm lần giỏ trước đèn … “Được?” Nghĩa là Triết nhân Bình thản gửi trả mọi chức danh Cái thứ đã làm đầu sớm bạc

“Được?“ Nghĩa là Đạo sỹ An nhiên sau bước tiêu đao Vẫy chào Mây trắng … “Được ?“ Nghĩa là Con người Đã hoàn tất sự hiện hữu của mình Hoá thân vào thập loại Phủi tay, giã từ …

44

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014


Đa tình Vâng, thì tôi - kẻ đa tình Dở - hay, thôi, cũng trời sinh vậy mà Làm sao trong cõi người ta Mà không yêu đến thiết tha hết mình Mẹ cha cho cái xác hình Trời thương cho cái tính tình thế thôi Tôi si mê hết mọi người Và yêu thương cả cuộc đời đáng yêu Kiếp người sống có bao nhiêu Sớm mai đấy đã xế chiều rồi đây Trái tim còn đập một ngày Tôi còn yêu đến phút giây cuối cùng Và em, cô gái thuỷ chung Yêu tôi, em có ngại ngùng nữa thôi Hồn thơ gửi trọn thơ rồi Xin đừng giận trách rằng tôi… đa tình!

Viếng mộ Tú Xương Và nay con lại về thăm cụ Thăm lại thành Nam của cụ xưa Những trò bát nháo trăm năm cũ Không biết bây giờ đã bớt chưa.

Bánh chưng Ngày xuân mở lạt bánh chưng Mùi thơm từ thuở Vua Hùng vẫn nguyên Nhớ thời nước thịnh dân yên Vua cho mở hội Tịch điền cùng dân Vào mùa, náo nức xa gần Đồng sâu ruộng cạn gieo trồng, chăm lo Ơi, hồn dân tộc thơm tho Ngàn năm cái nghĩa ấm no truyền đời Ngụ trong dáng đất hình trời Dẻo thơm hương nếp ấm hơi ruộng vườn Thơm từ thuở đất còn vuông Bây giờ trái đất đã tròn, vẫn thơm.

Người ta mộ táng nơi thanh vắng Riêng Cụ nằm ngay chốn phồn hoa Hẳn nỗi đau đời còn sâu nặng Đành chưa lánh được “Cõi Người Ta” ? Cụ nằm đây lắng nghe phố phường Tất tả bon chen những sớm chiều Những người và ngợm … Trò nhăng nhố Láo nháo chung trong một chiếu chèo. Thì thôi, Cụ ạ, yên mà nghỉ Hết kiếp là xong một phận người Trăm năm hoặc dẫu ngàn năm nữa Cũng bấy nhiêu thôi – Chuyện khóc cười.

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

45


VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT

Bạn đồng hành giữa biển Chia sẻ cho nhau phần nước ngọt dự trữ, hát cho nhau nghe, tay bắt mặt mừng khi trúng cá, hay không cần thanh toán tiền hàng ngay… đó là cách hành xử của những người bạn tàu dịch vụ hậu cần đồng hành với ngư dân giữa biển khơi mênh mông.

Chuyển cá từ tàu khai thác sang tàu dịch vụ giữa biển

Không dám ghé vào nhà ngư dân

May mắn được gặp ông Đỗ Quang Dũng, Giám đốc Công ty Dũng Thành Trung tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, tôi được nghe ông kể về những tháng ngày còn gắn bó với các chuyển biển khai thác suốt từ Bắc vào Trung, vất vả nhưng đầy niềm vui. Ông kể, trước đây ra biển gần lắm nhưng vẫn có cá và được giá cao. Dần dần nguồn lợi cạn kiệt, tàu khai thác phải chạy ra xa hơn mới mong có cá, khiến thời gian các chuyển biển càng ngày càng dài thêm. “Vất vả hơn, nguy hiểm hơn, lại thêm trúng cá cũng chưa chắc đã trúng giá, vì bảo quản thô sơ về được đến bờ cá không còn tươi

46 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

ngon, nhiều lúc bán được là may. Trên biển rớt mồ hôi để đánh, về bờ thì rớt nước mắt để bán” - ông Dũng nói. Bởi vậy, ông Dũng đành bỏ nghề đi biển về quê nuôi ngao. Liên tục mấy năm thắng lớn với con ngao, có vốn, ông lại quyết tâm quay về cái nghề từng gắn bó, mà theo ông nói là cái nghiệp đi biển của mình. Nhận thấy tàu giã cào từ Quảng Ngãi ra Vịnh Bắc Bộ khai thác rất nhiều nhưng cũng vẫn luẩn quẩn trong cái vòng được cá - mất giá, từ năm 2000 đến 2003, ông đầu tư đóng 1 đôi tàu thu mua hải sản trên biển, mỗi tàu công suất 500CV, nay ông tiếp tục đóng mới 1 tàu. Ông lặn lội vào tận Quảng Ngãi trao tiền cho ngư dân cải tạo

ngư cụ với cam kết họ bán sản phẩm cho mình. Hiện tại, lực lượng khai thác cung cấp cho tàu dịch vụ của ông Dũng có trên 20 tàu giã cào, hoạt động khắp các vùng biển từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến Nghệ An, Thanh Hóa, trung bình mỗi tháng cung ứng cho thị trường 1.000 tấn tôm cá tươi các loại. Các tàu dịch vụ của ông Dũng thu mua hải sản ngay tại điểm khai thác, đồng thời cung cấp nước ngọt, thực phẩm, nước đá, dầu,… giúp tàu của ngư dân tiếp tục bám sát luồng cá mà không phải quay vào bờ như trước kia. Ngoài ra, vì là tàu lớn nên còn có thể giúp đỡ tàu khai thác gặp sự cố trên biển. Từ đó nhiều ngư dân tôn ông Dũng là “thầy”. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Mạnh, tàu QNG 11356, nói: “Thu lời nhiều hơn, không phải đau đầu tính toán giá cả, thanh toán đầy đủ, đúng hạn, tàu dịch vụ thu mua cá của ông Dũng thật quý như vàng đối với chúng tôi”. “Sao lâu thế không thấy thầy vào trong này chơi?”, “Tết này nhất định phải đón thầy vô”… - đó là những lời nhắn của ngư dân làng chài thuộc huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi gởi đến ông Đỗ Quang Dũng ở mãi tận quê lúa Thái Bình. Hỏi ông Dũng về thắc mắc của mọi người, ông cười xòa:


“Dạo này ốm rồi, không uống được bia rượu nữa, nên không dám vào”. Vui chuyện, bà Hồng, người vợ và cũng là người nắm tay hòm chìa khóa cho ông Dũng, nhắc lại cái lệ uống rượu của người Quảng Ngãi mà hãi hùng: “Họ cứ thấy mình vào là vui quá trời quá đất, rồi thì nhậu suốt ngày. Hồi xưa thì được, chứ tuổi này cứ 100% hết lon bia rồi vứt cái keng xuống nền nhà mới qua, cả chục két một lần thì ai chịu thấu”.

Nghề biển Nghề nguy hiểm

Làm quen với anh Đỗ Quang Trung, con trai cả của ông Dũng, không khó. Da đen trũi, người thấp, đậm nhưng cực kỳ rắn chắc. Mặt lúc nào cũng tươi cười, nhưng sau nghe mấy thuyền

viên kể lại, ông này hét ra lửa mới thấy hết phong thái làm ra làm chơi ra chơi của vị thuyền trưởng năm nay mới sang tuổi 27 nhưng đã có 15 năm đi biển. 24h con tàu mang số hiệu TB 99998 mới ra khơi, nhưng từ 9h tối anh Trung đã có mặt tại bến tàu thị trấn Diêm Điền. Đi dọc đi ngang từ mũi cho tới đuôi tàu, đôi mắt của vị thuyền trưởng soi đèn pin không bỏ sót bất cứ thứ gì. Anh nói: “Tàu dài 25m, rộng 6m, có 12 thuyền viên, ông nào cũng chưa có vợ nên vui lắm, nhưng vẫn phải cẩn thận”. Khi được hỏi đã bao giờ gặp chuyện không may trên biển chưa, anh tếu táo: “Suýt đi mấy lần rồi ấy chứ”. Anh Trung kể: “Lần đấy ra khơi gặp bão chạy không kịp, lao vào bờ tránh thì bị sóng đẩy vào đá

Thuyền viên phân loại cá trước khi đưa xuống kho hàng bảo quản

ngầm. Biết khó thoát, lúc đấy tôi báo về nhà ngay là tàu chuẩn bị chìm. Báo xong, một là sống hai là chết vì chắc chắn lúc đấy tàu chìm thì các anh em cũng chết, tôi cho thuyền thả trôi vào giữa luồng nước, đến đúng điểm cùng với mọi người dồn hết sức đánh lái ra ngoài. May mắn thoát được lần đó. Rút kinh nghiệm, các tàu bây giờ đều trang bị máy vô tuyến nghe dự báo bão 24/24, cứ nghe có bão ngoài xa thì chúng tôi chạy trước”. Ông Dũng cũng kể: “Lần ấy, nghe nó báo về mà rụng rời tay chân, tôi với vợ lập tức gọi cho tàu còn lại đang neo ở Quảng Ninh lao ra cứu người, tầu bỏ cũng không sao. Giờ thì với cả tàu của ngư dân tôi cũng khuyên nên nghe bão ở xa cũng chạy vào luôn, nhiều thứ không tham được”. Thấy mọi người thoát chết trở về, ông Dũng và vợ ăn chay 3 tháng như để tạ ơn trời phật đã cứu sống con và các thuyền viên khác. Chưa đến giờ đẹp để xuất bến, anh em thuyền viên giết thời gian bằng cách hát karaoke không hình. Anh Lê Văn Thành quê Thanh Hóa cười lớn: “Mọi ngày tivi vẫn bình thường nhưng đúng hôm ra khơi lại không thấy lên thành ra không sửa kịp. Không có tivi, đợt này lại phải tự biên tự diễn văn nghệ rồi”. Không thấy lời nhưng mọi người vẫn cất tiếng hát vang trên con tàu, xen lẫn tiếng cười nói trêu nhau hát sai hát đúng vang động cả bến cảng. Anh Trung cho biết, trước khi xuất bến, sẽ có ba nghi thức “cúng cầu an” cho chuyến ra khơi trời yên biển lặng. 2 mâm cỗ hoa quả sẽ được chuẩn bị để cúng ngoài mũi và ban thờ trong Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

47


VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT

thuyền, ngoài ra các thuyền viên sẽ thả tiền vàng xuống nước lúc khởi hành. Đúng giờ đẹp, anh Trung lấy bó hương, bóc ra, ngồi chụm xuống châm lửa vì gió rất to. Anh xoay người 4 hướng, lầm rầm khấn vái, cúi lạy rồi cắm hương xuống đầu mũi thuyền. Xong lễ, tàu TB 99998 rùng mình chuyển động, tiếng máy rền ầm ầm dội vào thinh không. Đứng ở mũi soi đèn cho tàu rời bến, Nguyễn Mạnh Thắng sinh năm 1993 chia sẻ: “Khéo không ngã đấy anh. Em mới bị ngã xuống biển, giờ vẫn còn hãi đây”. Thắng kể, anh bị ngã xuống biển đúng lúc mọi người trên tàu vừa ăn trưa xong đã đi nghỉ hết nên không ai biết. Thắng lênh đênh trên biển cả tiếng đồng hồ, tay thì bị đau do lúc ngã xuống đập vào thành tàu, may sao có tàu đi ngang qua cứu kịp. Tiếp xúc với các thành viên trên tàu, được nghe hàng chục câu chuyện về những nguy hiểm của nghề biển, mới thấy thấm thía lòng quả cảm của họ. Những tình huống bị đứt tay, va chạm gẫy tay gẫy chân là chuyện thường như cơm bữa, rồi đến những câu chuyện nguy hiểm đến tính mạng nhiều không kể hết. Anh Trung cho biết: “Nguy hiểm nhất trên tàu chắc là những lúc mọi người đi nghỉ hết, vì qua thời gian làm việc mệt mỏi cộng thêm tiếng máy tàu rất to nên không ai nghe thấy gì”. Thắng nói: “Nếu lúc ấy tàu tới chậm hơn tí nữa em sẽ không còn đủ sức để nổi. Sau hỏi ra mới biết trên tàu không thấy em đâu, đoán bị rơi xuống biển nên đã gọi bộ đàm 48 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

cho toàn bộ tàu khai thác trong vùng lùng kiếm. Biển rộng thế mà vẫn thấy, may mắn quá anh ạ”.

Tiếng hát át tiếng… máy tàu

5h sáng, tàu TB 99998 ra tới vùng biển các tàu khai thác đang thả lưới. Vừa cầm chặt tay lái, vừa rít thuốc liên tục, thuyền trưởng Trung liên lạc với các thuyền khai thác để lấy tọa độ. Anh bảo phải cập mạn cân cá ngay trước khi trời sáng mới kịp. Không nói, mà có hét lên thì cũng không ai nghe thấy, anh Trung đập mạnh tay xuống chiếc phản đánh thức mọi người dậy. Mặt biển vẫn mờ mờ tối, ầm ào sóng đập liên hồi vào thân tàu, gió rít qua mang tai, chúng tôi đứng bên thành tàu sẵn sàng đón chờ cảnh cân cá ngay trên mặt biển. 14 thuyền viên đều có mặt tại mũi tàu, người thì đứng thành hàng trên thành tàu bắt đầu chuyển hàng, người thì cầm cân cầm bút ghi lấy ghi để, người thì nửa trong nửa ngoài thành tàu, người thì chui hẳn vào trong thành một dây chuyền chuyển cá vào hầm. Những đôi tay chai sần, những đôi vai trần vạm vỡ, đôi bàn chân to bè, rắn chắc, bám chặt vào thành tàu. Thuyền trưởng tàu QNG 11356 Nguyễn Văn Mạnh cho biết: “Khi tàu khai thác có sản phẩm sẽ điện cho tàu dịch vụ đến thu mua, phân loại ngay trên tàu. Nhiều khi, tàu của ông Dũng còn chuyển thực phẩm, rau tươi, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho tàu chúng tôi không lấy tiền. Nếu cung cấp với số lượng lớn thì mới tính”. Phương

thức thanh toán giữa các tàu cũng rất đơn giản và tiện lợi. Có thể trả tiền ngay sau khi cân cá theo giá thị trường, nhưng hầu hết các thuyền trưởng chọn giải pháp ghi lại khối lượng sau đó yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của … vợ ở đất liền. Ông Mạnh nói: “Đi biển dài này, cứ về nhà là được cả cục tiền, khoái lắm”. Một ngày làm việc có 3 ca cân cá tất cả, cứ trung bình 7 tiếng một lần theo thời gian thả lưới của tàu khai thác. Mua hàng xong ở tàu này, tàu dịch vụ lại đi tới tàu khác cách đó chừng 6-7 hải lý để tiếp tục công việc mua và giao hàng. Anh Trung cho biết, mùa này ra khơi không mong được cá to, nhưng bù lại sản lượng mực rất lớn, trung bình mỗi chuyến phải thu tới 10 tấn. “Trừ đi chi phí vẫn dư ra một ít để thưởng Tết cho anh em” - anh Trung nói. Giữa những giờ làm việc mệt mỏi là những lời hỏi han nhau ăn cơm chưa, nhậu không, chuyện gia đình, chuyện quậy tới bến qua đài ICOM. Anh Trung lái tàu đêm nói chuyện không biết mệt với mọi người. “Vui lắm, lúc đầu giọng nghe không rõ nhưng dần dần nói nhiều thành quen, giờ cất tiếng lên là biết ai ra ai ngay rồi,” - anh kể. “Hôm nay không có tivi thể nào cũng có màn văn nghệ văn gừng phục vụ miễn phí”. Không phải đợi lâu, trong bữa tối ngày hôm ấy, tô điểm thêm cho bữa liên hoan toàn mực là những câu hò của những người ngư dân, “đặc sệt chữ tình”. n Dũng Minh


Chuyện nuôi cá bè xứ lụa p Bài và ảnh: Nguyễn Việt

Đ

ã qua mùa nước lớn, sông Tiền vẫn mênh mang, khoáng đạt như sóng lụa dạt dào bao quanh xứ lụa Tân Châu (An Giang). Tưởng vẫn còn nghe đâu đây câu hò :“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A, Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần...”. Những bè nuôi cá lồng quây quần thành từng cụm rải rác hai bờ sông từ lâu đã thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh sông nước sống động. Mất gần chục cú điện thoại hỏi đường, chúng tôi lần xuống bờ sông tìm làng bè đoạn giáp ranh giữa phường Long Sơn và

phường Long Thạnh của thị xã Tân Châu. Thở ra đằng tai mới đi hết con đường đất ẩm ướt ngập trong cỏ dại ngang xóm bãi, lại phải nín thở qua cây cầu khỉ dài thượt được ghép bằng đủ loại vật liệu cũ, từ cây luồng vỡ toác đến con thuyền nát tận dụng làm lối vượt bãi sình. Ghé thuyền lại đón chúng tôi ra làng bè, anh Huỳnh Văn Lên sốt ruột huơ mái chèo: “Cứ bước mạnh lên anh ơi, ván cũ đong đưa coi vậy chớ chắc lắm, còn lâu mới gãy”. Chèo nhẹ nhàng để con thuyền nhỏ xíu không tròng trành, có 3 người ngồi mà nước đã mấp mé mạn, anh Lên cho

biết, nghề nuôi cá ở Tân Châu bắt đầu từ những thập niên đầu của thế kỷ trước, tuy không quy mô bằng ở Châu Đốc nhưng bề dày truyền thống thì chẳng kém. Hồi đầu, bà con vớt cá giống trên sông trong mùa nước nổi về nuôi trong hầm, dần dà mới chuyển sang đóng bè nuôi cá. Sản phẩm tùy theo thị hiếu từng giai đoạn, người ta nuôi cá lóc bông, cá mè vinh, cá he, cá hú, cá tra,… rồi phát triển “cực thịnh” với con cá basa. Ngày đó, cá basa giống phải đặt bắt bên Campuchia mang về. Đến những năm cuối thế kỷ 20, khi nguồn cá giống được lai

Làng nuôi cá bè trên sông Tiền, Tân Châu, An Giang Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

49


VÙN HOÅC NGHÏå THUÊÅT

tạo thành công trong nước và cá basa xuất khẩu đang hút hàng, An Giang tới giai đoạn vàng son của nghề nuôi cá bè, có tới vài ngàn bè cá ken nhau trên sông Hậu kéo dài từ Long Xuyên lên Châu Đốc, thì làng bè sông Tiền ở Tân Châu cũng đông vui lắm. Nhiều người thành tỷ phú chỉ sau một vụ cá. Người ta bảo nhau “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt” để rồi đua nhau gom tiền, vay vốn ngân hàng, vay nợ lãi suất cao đóng thêm bè nuôi cá. Ánh mắt người dân theo nghiệp sông nước vẫn lấp lánh khi nhớ lại một thời niềm tự hào của Châu Đốc, Tân Châu là những chiếc nhà bè hoành tráng đầy đủ tiện nghi như biệt thự nổi, nhiều bè lớn đóng toàn bằng gỗ sao, bề thế gấp đôi cái nhà trên bờ. Mỗi kỳ thả lứa mới, tiền mua con giống của một hộ có khi lên tới cả trăm cây vàng, rồi thức ăn nuôi cá mỗi ngày cũng hết cả tấn. Nhưng rồi “cực lạc sinh bi”, nghề nuôi cá bè cũng nổi chìm theo con nước. Cá nuôi quá nhiều, tồn đọng mấy ngàn tấn không tiêu thụ được, lại khiến nguồn nước ô nhiễm, cá chết do dịch bệnh... Sau liên tiếp mấy vụ cá rớt giá, nhiều đại gia làng bè lâm cảnh nợ nần, những chiếc bè trên sông cứ thưa vắng dần. Hàng loạt nhà bè phải “xẻ thịt” bán phế liệu. Anh Lên bảo: “Nuôi cá bè ở Tân Châu không rầm rộ bằng Châu Đốc, nên khi bĩ cực cũng đỡ thê thảm hơn, nhưng cũng có lúc muốn bỏ bè lên bờ tìm việc 50 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Anh Năm Quách giới thiệu lồng nuôi cá he, tận dụng thức ăn thừa của cá basa

khác. Song chắc là cái nghiệp lênh đênh nó đeo đẳng, lại bám bè chuyển sang nuôi cá lóc, cá bông, cá mè vinh, cá diêu hồng, cá heo nước ngọt... Mà nói vậy chớ vẫn nhiều người tiếp tục sống được với con cá basa đó, như nhà Năm Đực kia có tới 8 bè basa lận”. Không còn là thời đỉnh cao của nghề nuôi cá bè, mỗi chiếc bè loại lớn ở Tân Châu cũng phải đầu tư ngót 1 tỷ đồng mới đóng nổi. Năm Đực có tên thật

là Nguyễn Văn Quách, 32 tuổi, to béo bệ vệ, đang loay hoay bên chiếc máy trộn thức ăn cho cá chạy rầm rầm, khói và bụi cám mờ mịt, nên chỉ ngoái lại mỉm cười ngoắc tay mời chúng tôi lên bè. Ngớt việc, Năm mới thư thả dẫn tôi tham quan các bè nuôi cá basa, từ cá bố mẹ, cá con đến cá thương phẩm. Anh cho biết: “Bây giờ người ta nuôi cá tra nhiều, nhưng nuôi bè nước chảy thì cá basa vẫn hơn. Một hecta ao nuôi cá tra được cỡ


300 tấn/vụ, trong khi một bè cá basa của em đã khoảng 120 tấn. Cá basa hiện bán được khoảng gần 30.000 đ/kg, đắt hơn cá tra khoảng 6.000 – 7.000đ. Nếu nuôi basa từ khi trứng mới nở đến lúc thu hoạch được thì mất 2 năm, lâu gấp 3 lần so với một vụ cá tra hiện nay. Nhưng em nuôi các kích cỡ cùng lúc nên quanh năm có cá bán”. Phương thức này cũng ngày càng được các hộ nuôi cá bè áp dụng rộng rãi, vì “chủ động” hơn so với thu hoạch ồ ạt theo mùa, gặp khi giá cá thấp thì bán cũng dở mà “găm” lại thêm ít lâu thì không chịu nổi chi phí

thức ăn cho cá, nhất là đối với những người ít vốn hoặc phải vay vốn để nuôi cá. Nói chuyện mà phải như gào lên để át tiếng máy đinh tai, Năm cho biết thức ăn gồm tấm cám trộn với ốc, cá con cho cá ăn dặm, có khi thêm cả thảo dược trị bệnh. Năm bảo, nuôi con cá basa trong lồng bè cũng khá vất vả. Vào mùa cạn nước chảy yếu, có khi phải đặt máy đuôi tôm trước đầu bè cho chân vịt quay để nước lưu thông mạnh hơn, vì cá basa không hợp với nước đứng. Đó là chưa kể việc phải thường xuyên lặn xuống nước để kiểm tra, vệ

sinh lồng nuôi để “giữ sức khỏe” cho cá, phòng ngừa dịch bệnh. Nói thì đơn giản, nhưng công việc này đòi hỏi cả sức khỏe và kinh nghiệm, vì đáy bè phải sâu hơn hai mét, nhằm bảo đảm con cá hứng được nước chảy, cũng như tận dụng tối đa diện tích nuôi cá. Sang bè khác, tháo bao thức ăn hất xuống cho đám cá cỡ lòng bàn tay sùng sục tranh mồi khiến nước văng tung tóe, Năm lại thủng thẳng: “Cá he đó anh. Em nuôi ghép để tận dụng thức ăn thừa của cá basa. Giống này phàm ăn hơn cả cá tra, mà cũng bán được 45.000đ/kg. Em còn 2 lồng nuôi rô phi nữa”. Nhiều người dân làng bè đồng tình rằng con cá basa tuy đã qua rồi thời đình đám, nhưng vẫn còn đất sống; cũng như đa dạng hóa giống nuôi là hướng phát triển ổn định hơn cho nghề nuôi cá bè ở Tân Châu. Có người đã manh nha ý tưởng thiết kế bè theo hướng kết hợp nuôi cá với làm du lịch và phục vụ các món ăn dân dã chế biến tại chỗ từ chính các “sản phẩm” trong lồng mà du khách chọn bắt lên. Được vậy thì khách thập phương về thăm xứ lụa sẽ có thêm địa chỉ hấp dẫn với những phút thư thái trên sông Tiền lộng gió lấp lánh nắng vàng. Không có gì dễ dàng, nhưng những làng bè đã tồn tại qua ngót cả thế kỷ thăng trầm, chắc chắn sẽ viết thêm những trang mới cho câu chuyện dài nuôi cá bè xứ lụa… n N.V Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

51


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực 2013:

Những diễn biến khác thường p Nguyễn Thái Phương

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước tính sẽ đạt kết quả cao, với giá trị khoảng 6,7-6,8 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2012.

T

uy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là, trong số các mặt hàng thủy sản XK chủ lực truyền thống từ nhiều năm nay, chỉ có giá trị XK tôm đạt mức tăng trưởng rất cao, còn tất cả các mặt hàng khác đều trong tình trạng tyrif trệ hoặc giảm, thậm chí giảm mạnh như cá ngừ, mực và bạch tuộc, nhuyến thể hai mảnh vỏ, cá biển, v.v... Đặc biệt, các mặt hàng cá ngừ và nhuyễn thể, hồi đầu năm đã được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng XK cao của năm 2012, nhưng thực tế lại diễn ra theo chiều ngược lại.

XK tôm: Tranh thủ thời cơ nhưng đề phòng phát triển nóng

Năm 2013 ngành tôm gặt hái những thành công kỷ lục về giá trị XK. Trong 11 tháng đầu năm đã đạt 2,807 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012. XK tôm sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó ba thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU đều tăng mạnh, lần lượt là 75,7%; 12,9% và 28,9%. Theo dự đoán, XK tôm năm 2013 sẽ đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, vượt ngưỡng 3 tỷ USD.

52 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2011 - 2013 Triệu USD 800 600 400 200 0 1

2

3

4

5 2011

XK tôm tăng mạnh nhờ Việt

6

7 2012

8

9

10

11

12

2013

trong tôm NK lên 0,2 ppm.

Thị trường nhập khâu thủy sản Việt Nam,11 Nam đã hạntháng chế đầu được Một số DN XK tôm hàng đầu 2013đáng kể Từ 1/1 đến So với cùng THỊ TRƯỜNG dịch EMS, trong khi các nước như Minh Phú Seafood Corp, 30/11/2013 (GT) kỳ 2012 (%) Mỹ 1.382,865 +23,8 khác như Trung Quốc, Thái Quốc Việt Co., Stapimex, Fimex, EU 1.074,458 Lan, … bị thiệt hại nặng từ dịch+2,88…đã đạt doanh số XK 11 tháng Đức 191,968 +4,9 này, tôm toàn+34,0vượt xa so với doanh số của cả Anh khiến sản lượng 133,984 cầu XK tôm tăng -5,5năm 2012. Italy thiếu hụt lớn. 132,297 Hà Lan 117,987 mạnh cũng nhờ thuế chống bán -7,7 Theo Bộ NN và PTNT, sản Tây Ban Nha 110,939 -7,8 phá giá bằng 0 và 1.048,563 thuế chống trợ +3,4lượng tôm nuôi nước lợ của cả Nhật Bản cấp của bỏ từ giữa+39,1nướckhoảng 550.000 tấn, giá tôm TQ và HKHoa Kỳ bị bãi 518,851 Hồng 2013. Kông 114,899 -7,0nguyên liệu tăng khoảng 20-30% năm Hàn Quốc 454,871 -1,8 Tính đến hết tháng 10, Việt+12,4so với năm ngoái, người nuôi tôm ASEAN 355,792 Nam là nhà cung 188,212 cấp tôm lớn +7,9có lãi lớn nhờ trúng mùa mà vẫn Australia Brazil 107,185 nhất cho thị trường Nhật Bản và+57,2được giá. Tuy nhiên, tình trạng đó Mexico 95,651 -3,0 đứng thứ 5 ở thị trường Mỹ (sau phần nào chịu ảnh hưởng của việc Nga 86,246 -2,9 Thái Lan, Inđônêxia và +4,5các thương nhân Trung Quốc ồ ạt Các TT khác Êcuađo, 924,886 TỔNG CỘNG Ấn Độ). Theo dự6.237,580 báo, trong vụ+10,5thâm nhập vào các địa phương,

tôm năm 2014, nước ta vẫn có thể thu gom tôm nguyên liệu bằng tiếp tục tranh thủ thời cơ để gia mọi giá. Mức giá tôm nguyên liệu Saãn phêím chñnh 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) tăng XK trước khi Thái Lan, Ấn quá “nóng” đã thúc đẩy nông dân Giaá p xaác khaátrở c Độ,… ổn định sản lượng lại. tự phát phá bỏ nhiều loại cây trồng Nhuyïîn thïí 1,5% Töm àöng laånh 7,6 % Bên cạnh đó thị trường Nhật Bản45,0%để mở rộng diện tích nuôi tôm. Các Caá khaác 12,5% có thể sẽ khởi sắc hơn với việc nới cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều lỏng mức dư lượng ethoxyquin khuyến cáo người dân không phát Caá ngûâ 7,8%

Caá tra, basa 25,6%


Triệu USD 800 600 400 200 0 1

2

3

4

5

6

2011

triển nuôi tôm một cách ồ ạt để tránh tình trạng mất kiểm soát về dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, tuy nhiên việc quản lý vẫn cần chú trọng hơn nữa để tránh thiệt hại khi nuôi tôm ở các nước khác hồi phục.

2012

Thị trường nhập khâu thủy sản Việt Nam,11 tháng đầu 2013 Từ 1/1 đến So với cùng THỊ TRƯỜNG 30/11/2013 (GT) kỳ 2012 (%) Mỹ 1.382,865 +23,8 EU 1.074,458 +2,88 Đức 191,968 +4,9 Anh 133,984 +34,0 Italy 132,297 -5,5 Hà Lan 117,987 -7,7 Tây Ban Nha 110,939 -7,8 Nhật Bản 1.048,563 +3,4 TQ và HK 518,851 +39,1 Hồng Kông 114,899 -7,0 Hàn Quốc 454,871 -1,8 ASEAN 355,792 +12,4 Australia 188,212 +7,9 Brazil 107,185 +57,2 Mexico 95,651 -3,0 Nga 86,246 -2,9 Các TT khác 924,886 +4,5 TỔNG CỘNG 6.237,580 +10,5

XK cá tra: Trì trệ vì tiêu thụ chậm và nhiều rào cản

Doanh thu XK cá tra của cả nước trong 11 tháng đầu năm nay đạt gần 1,6 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2012 (chỉ giảm nhẹ 0,1%), nhưng có nhiều khả năng cả năm khó đạt mức 1,8 trỷ USD như năm trước. Hiện cá tra của nước ta đang được XK sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với cùng kỳ năm 2012, 11 tháng đầu năm nay, XK cá tra đã có tiến triển tốt hơn sang một số thị trường như Brazin (tăng 56%), Trung Quốc (+25,6%), ASEAN

7

Saãn phêím và chñnh 11 thaáng àêìu (+11,6%). nùm 2013 (GT) (+12,9%) Côlômbia Tuy nhiên, hai thị Giaátrường p xaác khaác chính là Nhuyïîn thïí 1,5% Tömtổng àöng laånh 7,6 % chiếm tới 44,2% EU và Mỹ, Caá khaác 45,0% 12,5% XK cá tra của Việt Nam, lại đang có diễn biến không tích cực. Caá ngûâ Là thị trường tiêu thụ cá tra 7,8% Việt Nam lớn nhất nay, Caá tra,hiện basa 25,6% nhưng NK cá tra vào EU trong

Giá trị XK tôm 11 tháng đầu năm, 2009 - 2013 Triệu USD 3000 2400 1800 1200 600 0 2009

2010

2011

2012

2013

Giá trị XK cá tra 11 tháng đầu năm, 2009-2013 Triệu USD

2000 1500 1000 500 0 2009

Ao nuôi cá tra theo GlobalG.A.P của Công ty Godaco

2010

2011

2012

2013

8

9

10

11

12

2013

năm 2013 diễn biến tương tự như năm 2012, vẫn trong tình trạng bế tắc do sức mua sa sút, liên tục trải qua những tháng tăng trưởng âm, mặc dù các tháng gần đây mức sụt giảm NK đã thấp hơn so với những tháng trong nửa đầu năm. XK cá tra sang EU trong 11 tháng đầu năm nay đạt trên 353,6 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2012. Những thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều nhất trong khối như Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức vẫn tiếp tục giảm mạnh hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có thị trường Anh, với giá trị nhập không lớn, đang tăng (+12,7%). Theo đánh giá mới nhất của FAO, khi sản lượng đạt được hơn 1,2 triệu tấn, cá tra đã có vai trò chi phối trên thị trường thủy sản quốc tế. Cá tra đứng thứ 6 trong số 8 mặt hàng thủy sản có giá trị thương mại quốc tế lớn nhất, sau tôm, cá hồi, cá đáy, cá ngừ và nhuyễn thể chân đầu; đứng trước bột cá và dầu cá. Tuy nhiên, đến nay trên thị trường quốc tế, con cá này đang mất dần uy tín cả về giá trị và chất lượng. Mặc dù, thương mại nhiều mặt hàng thủy sản từ các nước trên thế giới tiếp tục ảm đạm trong năm 2013, nhưng philê cá tra là mặt hàng có giá rẻ mà tiêu thụ vẫn rất chậm là hiện tượng không bình thường. Điều đáng lo ngại là uy tín của mặt hàng này đang bị đe dọa. Trong các cuộc găp mặt vừa qua, nhiều vị đại sứ và tham tán thương mại nước ta đã phản ảnh lại rất nhiều phàn nàn của các Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

53


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

nhà NK và khách hàng về chất lượng philê cá tra. Vấn đề chính không phải là về vệ sinh ATTP mà do phẩm cấp chất lượng của sản phẩm không đảm bảo, nhất là tỷ lệ mạ băng quá cao làm hỏng kết cấu thịt, mất hương vị và mất trọng lượng của miếng philê sau khi rã đông để chế biến tiếp. Theo phản hồi của khách hàng thông qua các đại diện Việt Nam, vấn nạn trên là một trong những nguyên nhân chính khiến giá bán cá tra của Việt Nam trên các thị trường liên tục bị sa sút và nhiều khả năng mất dần khách hàng, cả ở thị trường truyền thống và thị trường mới mở. So với các khu vực thị trường khác, giá cá tra XK sang châu Âu sụt giảm khá sâu, đến nay chỉ đạt khoảng 1,6-1,7 euro/kg. Trên thị trường Mỹ, XK cá tra cũng đã bị ảnh hưởng mạnh từ quyết định sơ bộ Rà soát Hành chính lần thứ 9 (POR9) của Mỹ, theo đó, thuế CBPG áp cho 2 DN bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg, cho các DN bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg, cao hơn rất nhiều so với POR8.

54 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Nhiều DN từng đạt doanh số khá cao trên thị trường Mỹ trong những năm trước, nhưng sang năm 2013 đã rất lo ngại trước mức thuế đó đã phải giảm doanh số và chuyển hướng thị trường. Do vậy, tăng trưởng XK cá tra sang Mỹ năm 2013 kém hẳn năm 2012. 11 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt trên 351,3 triệu USD, chỉ tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ năm 2012. Giá cá tra philê chỉ đạt quanh mức 1,7USD/pao.

XK cá ngừ: giảm dần sau khi tăng mạnh trong năm 2012

Hiện nay, sản phẩm cá ngừ của nước ta được XK sang 112 nước và vùng lãnh thổ. Trái với mức tăng trưởng kỷ lục của năm 2012 với giá trị 569,4 triệu USD, tăng trên 50% so với năm 2011, từ đầu năm 2013 đến nay XK cá ngừ giảm dần, 11 tháng đầu năm chỉ đạt giá trị 489,2 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2012. Sự sụt giảm mạnh trên hai thị trường tiêu thụ chính là Mỹ và Nhật Bản là nhân tố chính

khiến tổng XK cả năm 2013 giảm đáng kể. Trong các tháng đầu năm 2013, NK cá ngừ Việt Nam vào EU vẫn tiếp tục tăng trưởng như xu hướng năm 2012, mặc dù, XK cá ngừ của nước ta sang châu lục này đang phải cạnh tranh khá vất vả với các nguồn cung cấp như Thái Lan, Inđônêxia và Philippin được hưởng Quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP). Trong 11 tháng đầu 2013, EU NK hơn 126,25 triệu USD cá ngừ Việt Nam, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2012. Một số thị trường nhỏ khác đang tăng NK cá ngừ khá mạnh từ Việt Nam là Ixraen tăng 48%, Tuynidi tăng 13,6%.... Theo Globefish, tổng NK cá ngừ (trừ cá ngừ hộp) của Nhật Bản từ tất cả các nguồn trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012. Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi, đông lạnh phẩm cấp sashimi cũng thấp hơn trong mùa tiêu thụ chính của năm. Nhu cầu của nhiều thị trường chuyển dịch sang tiêu thụ cá ngừ hộp có giá vừa phải. Đáng lưu ý, sản lượng khai thác cá ngừ ở miền Trung nước ta năm nay giảm so với năm 2012, do chi phí cho chuyến đi biển tăng cao, nhất là xăng dầu. Trong khi đó giá bán cá ngừ đại dương nguyên liệu giảm mạnh nên nhiều tàu khai thác bị lỗ vốn. Một số tỉnh điển hình về khai thác cá ngừ đại dương đều có sản lượng thấp hơn như Bình Định ước đạt 8.361 tấn, giảm 16% so với 9.956 tấn năm 2012; Phú Yên đạt 4.529 tấn giảm 25,8%,... Bên


Mexico Nga Các TT khác TỔNG CỘNG

cạnh đó, chất lượng bảo quản sau thu hoạch không tốt, vì vậy sản lượng đưa vào chế biến XK không tăng. Mặc dù vậy, doanh số của một số nhà XK cá ngừ hộp hàng đầu của nước ta như Yueh Chyang Co., Công ty TNHH Foodtech,... trong 11 tháng đầu năm vẫn vượt xa doanh số của cả năm 2012. Các Công ty Bidifisco, Havuco và Highland Dragon cũng có doanh số xấp xỉ cả năm 2012 trong 11 tháng đầu năm. Nhìn chung, các thị trường tiêu thụ cá ngừ đều không có tín hiệu tích cực, ngoại trừ NK cá ngừ hộp của một số thị trường châu Âu và châu Phi. Dự báo trong thời gian tới tiêu thụ cá ngừ của châu Âu sẽ tiếp tục tốt hơn, nhất là đối với cá ngừ hộp. Hy vọng đây sẽ là yếu tố chính thúc đẩy XK cá ngừ của nước ta trong năm 2014.

Mực và bạch tuộc: XK giảm năm thứ 2 liên tiếp do thiếu nguyên liệu

Với giá trị XK hơn 403,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2012. Theo đà này, XK cả năm 2013 có nhiều khả năng giảm sâu so với năm 2012. Như vậy, XK mực và bạch tuộc của nước ta liên tục giảm trong hai năm 2012 và 2013. Tính trong 11 tháng, XK sang 3 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mực và bạch tuộc của nước ta là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU (chiếm tới 74,8% tổng giá trị XK mặt này của Việt Nam) đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất

95,651 86,246 924,886 6.237,580

-3,0 -2,9 +4,5 +10,5

Saãn phêím chñnh 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)

Caá khaác 12,5%

Caá ngûâ 7,8%

Nhuyïîn thïí 7,6 %

Giaáp xaác khaác 1,5%

Töm àöng laånh 45,0%

Caá tra, basa 25,6%

chuyển sang tăng NK bạch tuộc, là sang EU 27,5%. mực ống và mực nang từ các Một trong những nguyên nhân chính làm giảm XK nhóm nguồn dồi dào nguyên liệu như trị XK tôm 11 tháng đầu năm, 2009 - 2013 hàng nàyGiá trong năm 2013 là sản Marốc, Môritani, Xênêgan, Tây Triệu USD Ban Nha, Achentina,… Tương lượng khai thác mực và bạch 3000 tự, theo Globefish, Italia và Tây tuộc của nước ta trong mấy năm 2400 Ban Nha là hai thị trường tiêu gần đây giảm do nguồn lợi thấp thụ lớn nhất mặt hàng mực ống, và thời tiết không thuận lợi. Sản 1800 bạch tuộc ở châu Âu, cũng tăng lượng mực và bạch tuộc ở các 1200 NK từ các nguồn Marốc, Tây Ban tỉnh trọng điểm như Bà Rịa-Vũng 600 Nha, giảm NK từ Inđônêxia. Tàu, Bình Thuận, Kiên Giang và Cũng nguồn tin trên nhận Cà Mau thấp hơn hẳn, do suy 0 2010 2011 định,2012 kiệt nguồn 2009 lợi. Nhiều nhà máy nhu cầu 2013 tiêu thụ các loài chế biến phải giảm 40-50% công nhuyễn thể chân đầu ở một số suất chế biến. nước tiêu thụ chính như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha Nhiều DN chế biến khác đã Giá cường trị XK cá tranguyên 11 tháng 2009-2013 và Italia vẫn khá tốt trong bối phải tăng NK liệuđầu năm, cảnh kinh tế eo hẹp. Vì vậy trong để duy trì sản xuất và giữ khách Triệu USD 2000 tương lai, XK nhóm mặt hàng hàng. Theo Bộ NN&PTNT, NK này của nước ta sẽ phụ thuộc thủy sản của cả nước trong năm 1500 chủ yếu vào sản lượng khai thác 2013 ước đạt 691 triệu USD, tăng 1000 ở trong nước. 5,6% so với năm 2012, trong số đó có một phần là NK bạch tuộc 500 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: và mực các loại. 0Trong năm 2013, do sản lượng Năm thứ 3 giảm XK 2009 2010 2011 2013 nhuyễn thể chân đầu từ Đông do2012 dịch bệnh và thị trường Nam Á thấp, NK từ Việt Nam không ổn định Theo thống kê, XK nhuyễn và một số nước châu Á khác như thể hai mảnh vỏ của cả nước Thái Lan, Ấn Độ và Philippin trong 11 tháng đầu năm đạt gần giảm, thị trường Nhật Bản Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

55


7,8%

25,6% Caá tra, basa 25,6%

THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

Giá trị XK tôm 11 tháng đầu năm, 2009 - 2013 66,6 triệu USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2012. Cũng theo dự đoán, XK mặt hàng này trong năm 2013 có khả năng không bằng năm trước và đây là năm thứ 3 liên tiếp, XK chính ngạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng trưởng âm. Thực tế đáng lưu ý là miền Bắc có vùng nuôi ngao (nghêu) rất lớn nằm chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh và Thanh Hóa, sản lượng thu hoạch hằng năm rất cao, mặc dù chưa được thống kê chính thức. Theo phản ánh từ các vùng nuôi, lượng hàng hóa này chủ yếu tiêu thụ qua biên giới ViệtTrung, một phần nhỏ khác được một số nhà máy ở ĐBSCL và Tp Hồ Chí Minh thu mua để chế biến XK. Các nhà máy này có truyền thống và kinh nghiệm chế biến, đồng thời có uy tín ở các thị trường Nhật Bản và châu Âu. Mặc dù vậy, trong năm 2013 XK sang EU, thị trường chính tiêu thụ gần 70% tổng giá trị XK mặt hàng này của ta, đã giảm nhẹ 2,1%. Các thị trường khác không ổn định. Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nhà NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất thế giới đều đang giảm nhập từ các nguồn khác; 10 tháng đầu năm 2013 Nhật giảm 12%, Hàn Quốc giảm 4% so cùng kỳ 2012. Về lượng xuất bán qua biên mậu, ngao trắng, ngao nâu đi sang Trung Quốc cũng không mấy suôn sẻ trong năm vừa qua. Khách hàng Trung Quốc mua rất không ổn định, có thời điểm ngừng thu mua đột xuất trong vài tháng, gây thiệt hại khá lớn 56 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Triệu USD 3000 Giá trị XK

tôm 11 tháng đầu năm, 2009 - 2013

Triệu USD 2400 3000 1800 2400 1200 1800 600 1200 0 600

2009

2010

2011

2012

2013

0 2009

2010

2011

2012

2013

Giá trị XK cá tra 11 tháng đầu năm, 2009-2013 Triệu USD

Giá trị XK cá tra 11 tháng đầu năm, 2009-2013 2000 Triệu USD 1500 2000

1000 1500 1000 500

500 0 2009

2010

2011

2012

2013

0 2009 2010 2011 2012 2013 cho người nuôi ở Thái Bình và Trung Quốc tăng 2,64 lần, Tây Nam Định do ngao rớt giá mạnh Ban Nha 2 lần và Mỹ 1,19 lần so và quá lứa thu hoạch. với 10 tháng đầu 2012. Tiền Giang cũng là tỉnh trọng Như vậy, tiềm năng thị điểm nuôi nghêu, nhưng năm trường tiêu thụ nhuyễn thể hai 2013 diện tích nuôi nghêu bị mảnh vỏ của nước ta cũng phụ dịch bệnh và thiệt hại chiếm đến thuộc nhiều nhất vào việc đảm 30-70%. Nhà nước đã phải chi bảo nguồn nguyên liệu và củng tới hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cố tốt các thị trường tiêu thụ người dân khôi phục sản xuất. truyền thống như EU, Nhật Bản, Trong khi đó, theo Trademap. Hàn Quốc và Trung Quốc. com, NK nhuyễn thể hai mảnh Năm 2014 chờ đợi sẽ tiếp tục vỏ của thế giới, nhất là các nước có những diễn biến phức tạp trên có giá trị NK đáng kể nói chung thị trường thủy sản toàn cầu. n đang trong xu hướng tăng (10 N.T.P. tháng đầu năm 2013 tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó đáng kể nhất là thị trường


Inđônêxia:

Nhà sản xuất, XK tôm và cá ngừ hàng đầu thế giới Ngoài vai trò nhà sản xuất cá ngừ số một toàn cầu, trong khi dịch bệnh EMS khiến nhiều nước cung cấp tôm lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Mêhicô,… thiếu nguyên liệu trầm trọng, thì Inđônêxia nổi lên thành nhà sản xuất và XK tôm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

V

ới hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ và khoảng 81.000 km đường bờ biển, diện tích có tiềm năng nuôi thủy sản là 26,6 triệu héc ta, Inđônêxia có mọi điều kiện cần thiết để phát triển các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến XK thủy sản.

Sản xuất không ngừng phát triển

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

kinh tế quốc dân Inđônêxia. Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 9,8 triệu tấn, trong đó, khoảng 50% là sản phẩm nuôi trồng. Hải sản đóng góp hơn 4 tỷ USD (tương đương 1 %) vào GDP quốc gia. Ngành thủy sản thu hút khoảng 7 triệu lao động, cả trực tiếp và gián tiếp, riêng lĩnh vực nuôi trồng sử dụng 40% tổng số đó. Cả nước có hơn 500 nhà máy chế biến thủy sản. Thủy sản nuôi đa loài ở cả ba

vùng nước ngọt, mặn và lợ, với các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá mú, cá chép, cá măng biển, cá tra, cá chẽm, cá rô phi vằn, cua bể và tảo biển... Sản lượng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng, trong giai đoạn 2003 – 2009 tăng 285% từ 1,224 triệu tấn lên 4,7 triệu tấn. Sang năm 2010, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 6,28 triệu tấn, tăng lên 6,98 triệu tấn vào năm 2011 và tăng vọt lên 9,45 triệu tấn vào năm 2012.

Chợ thủy sản truyền thống tại phía Đông JaVa- Inđônêxia Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

57


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN Sản lượng thủy sản nuôi trồng Inđônêxia 2003-2009, tấn

Ngành khai thác thủy sản của Inđônêxia cũng đạt nhiều thành công. Năm 2012, Inđônêxia khai thác được 5,81 triệu tấn hải sản, tăng từ mức 5,41 triệu tấn năm 2011 và 5,38 triệu tấn năm 2010. Hiện nay, chính phủ Inđônêxia quyết định sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ năng và công nghệ mới cho cả 2 lĩnh vực quan trọng này. Mục tiêu của Bộ Nghề cá và Hàng hải Inđônêxia (MMAF) là nâng sản lượng thủy sản từ 17,49 triệu tấn năm 2013 lên 20,05 triệu tấn năm 2014, bao gồm 6,08 triệu tấn hải sản khai thác và 13,97 triệu tấn thủy sản nuôi, trong đó tôm và cá ngừ tiếp tục là các sản phẩm chủ lực. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP ngành thủy sản 7,25%, cao hơn 0,77 % so với mức tăng năm 2013.

Sản phẩm 2003 2009 2003-2009 (%) 2009 (%) Tôm 192.912 338.060 75% 7% Rong tảo biểnSản lượng 233.156 2.963.556 1,171% 63% thủy sản nuôi trồng Inđônêxia 2003-2009, tấn Cá mú 8.637 8.791 2% 0% Sản phẩm 2003 2009 2003-2009 (%) 2009 (%) Cá chép 192.912 249.279 29% 5% Tôm 192.912 338.060 75% 7% Cá măng biển 227.854 328.288 44% 7% Rong tảo biển 233.156 2.963.556 1,171% 63% Cá trê 58.614 144.755 147% 3% Cá mú 8.637 8.791 2% 0% Cá tra 12.904 109.685 750% 2% Cá chép 192.912 249.279 29% 5% Cá tai tượng 22.666 46.452 105% 1% Cá măng biển 227.854 328.288 44% 7% Nhuyễn thể 2.869 15.857 453% 0% Cá trê 58.614 144.755 147% 3% Cua bể 3.172 7.516 137% 0% Cá tra 12.904 109.685 750% 2% Cá rô phi 71.947 323.389 349% 7% Cá tai tượng 22.666 46.452 105% 1% Cá chẽm 5.508 6.400 16% 0% Nhuyễn thể 2.869 15.857 453% 0% Cá khác 164.568 166.734 1% 4% Cua bể 3.172 7.516 137% 0% Tổng 1.224.192 4.708.565 285% 100% Cá rô phi 71.947 323.389 349% 7% Nguồn: MMAF (2011) Cá chẽm 5.508 6.400 16% 0% Cá khác 164.568 166.734 1% 4% Tổng 1.224.192 4.708.565 285% 100% Nguồn: MMAF (2011)

Tổng sản lượng tôm XK của Inđônêxia, 2008-2010 .

.

.

.

.

. .

.

. . . .

Trở thành nước sản xuất tôm lớn trên thế giới

Hiện nay, dịch bệnh EMS tàn phá nhiều nhà sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam,… khiến nguồn cung tôm toàn cầu trở nên khan hiếm, giá tôm tăng tới 50% trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, một số nước, trong đó có Inđônêxia, đã hưởng lợi từ tình trạng này và “phất” lên nhanh chóng. Với 1,2 triệu ha mặt nước tiềm năng cho nuôi tôm, trong đó diện tích có hiệu quả chiếm tới 773.000 ha, Inđônêxia có thể vượt qua các đối thủ láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Malaixia để trở thành nước sản xuất và XK tôm

Tổng sản lượng tôm XK của Inđônêxia, 2008-2010

. . .

.

Nhật Bản

Mỹ

Cộng đồng chung châu Âu

Những thị trường khác

Nguồn: ITC 2011

Tổng sản lượng tôm Inđônêxia, 2005-2009 .

Nhật Bản

Mỹ

Cộng đồng chung châu Âu

Những thị trường khác

Nguồn: ITC 2011 . . .

Tổng sản lượng tôm Inđônêxia, 2005-2009

. . . . . . . .

. .

Các sản phẩm tôm nuôi khác

Tôm sú

Tôm chân trắng

Tôm khai thác

Tôm sú

Tôm chân trắng

Tôm khai thác

Nguồn: FAO FIGIS 2011

58 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 Các sản phẩm tôm nuôi khác

Nguồn: FAO FIGIS 2011


Các sản phẩm tôm nuôi khác

Tôm sú

Tôm chân trắng

Tôm khai thác

Nguồn: FAO FIGIS 2011

hàng đầu trên thế giới. Hiện, Bộ Nghề cá và Hàng hải của Inđônêxia đang triển khai chương trình công nghiệp hóa và mở rộng diện tích nuôi tôm, phục hồi các trại nuôi tôm ở một số khu vực bị bỏ hoang, đặt mục tiêu 608.000 tấn tôm năm 2013, tăng mạnh so với 415.703 tấn năm 2012. Mỹ, Nhật Bản và EU là những thị trường XK tôm lớn nhất của Inđônêxia. XK tôm của Inđônêxia sang Mỹ chiếm gần 50% tổng XK tôm của nước này. Trong năm 2011, Inđônêxia là nước XK tôm lớn thứ 2 sang Mỹ, chỉ sau Thái Lan.

Cá ngừ

Inđônêxia có ngành khai thác cá ngừ lớn nhất thế giới, với sản lượng 994.822 tấn năm 2011, chiếm 18% tổng sản lượng khai thác cá ngừ trên thế giới. Ngư dân Inđônêxia chủ yếu khai thác ở 2 ngư trường chính: Khu vực Trung Tây Thái Bình Dương cung cấp 71% sản lượng và khu vực Đông Ấn Độ Dương 29% còn lại. Ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU và Nhật Bản, hiện nay Inđônêxia bắt đầu thâm nhập những thị trường đầy tiềm năng ở Trung Đông và châu Phi. Bộ Nghề cá và Hàng hải Inđônêxia cho biết, cá ngừ hộp của Inđônêxia chiếm tới khoảng 50% thị trường cá ngừ đồ hộp của Arập Xêut. Tại EU, những thị trường NK cá ngừ Inđônêxia quan trọng nhất bao gồm Đức (62%), Bỉ (15%), Anh (10%) và Italy (4%).

Thị trường cá ngừ hộp Inđônêxia, 2006-2010 (đơn vị: Nghìn USD)

Mỹ

Nhật Bản

Thái Lan

Ả rập Xê-ut

Cộng đồng chung châu Âu

Ly Băng

Những thị trường khác

Nguồn: ITC 2011

Nửa đầu năm 2013, Mới Cơ đây, tâm Nghiên cấu Trung sản phẩm thủy sản XK từ VN sang Inđônêxia, 2012 Inđônêxia XK thủy sản đạt 1,97 tỷ USD. cứu Nuôi trồng Thủy sản Biển tại Tôm hiện là mặt hàng XK chủ Buleleng (Inđônêxia) khởi động lực của Inđônêxia với 723,6 triệu lại dự án nghiên cứu khai thác USD, chiếm 36,7% tổng kim cá ngừ lớn nhất thế giới, sau khi ngạch XK thủy sản. bị tạm dừng do nguồn kinh phí Với mục tiêu đa dạng hóa không đảm bảo. Dự án tập trung thị trường XK, nước này đang nghiên cứu sự phát triển sinh hướng đến mở rộng thị trường học, các luồng di cư của cá ngừ sang Trung Đông và châu Phi, và các phương pháp khai thác cá những khu vực có nhu cầu lớn ngừ. Dự án trên hứa hẹn sẽ tạo về sản phẩm chế biến. Năm 2010, ra một lộ trình phát triển ngành XK thủy sản sang châu Phi đạt khai thác cá ngừ của Inđônêxia 24.000 tấn, trị giá 58 triệu USD. một cách bền vững đồng thời Con số này tăng lên 29.000 tấn, tạo ra nguồn dữ liệu và thông trị giá 81 triệu USD năm 2011. XK tin đầy đủ về ngành khai thác cá sang Trung Đông năm 2010 đạt ngừ Inđônêxia. 14.000 tấn, trị giá 29 triệu USD. Đa dạng hóa thị trường XK Mặc dù năm 2011 khối lượng XK Inđônêxia XK thủy sản sang giảm xuống còn 13.000 tấn nhưng hơn 210 nước và vùng lãnh thổ giá trị tăng lên 30 triệu USD. Ước trên thế giới, kim ngạch đạt 3,28 tính XK sang Trung Đông và tỷ USD vào năm 2012 và được châu Phi sẽ tăng lên khoảng 25% dự báo sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm trong những năm tới. 2013. Các thị trường XK chính của Inđônêxia bao gồm Mỹ, Nhật Hạn chế nhập khẩu, Bản và châu Âu, với nhiều mặt tăng tiêu thụ nội địa hàng đa dạng như tôm, cá ngừ, Do thói quen tiêu dùng thủy cá ngừ vằn, cua, tảo biển, philê sản của người dân và chính sách đông lạnh cá rô phi, cá tra và các thúc đẩy tiêu thụ nội địa của loài thuộc họ cá mú, trong đó Mỹ chính phủ, nhu cầu thủy sản tại là thị trường quan trọng nhất. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

59


Tổng sản lượng tôm Inđônêxia, 2005-2009 .

THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN . . .

Inđônêxia liên tục tăng. Năm phủ Inđônêxia mới cho phép NK . tiêu thụ thủy sản nội địa 2009, thủy sản. Tuy nhiên, chính phủ nước này sẽ chỉ cho phép NK tối bình quân đạt 30,17 kg/người/ . đa 20% tổng nhu cầu sản xuất năm, tăng trung bình 5,96% so với năm 2005, riêng từ năm 2008 thủy sản, 80% còn lại phải mua . - 2009 tăng 7,75%. từ nguồn trong nước. Năm 2010, Liên đoàn Nghề Bắt đầu từ quý IV /2010, Bộ cá Inđônêxia công bố lượng tiêu Nghề cá và Hàng hải Inđônêxia phẩm tôm nuôi khác sú Tôm chân trắng khai thác thúc đẩy thựcTôm hiện Quyết thụ nội địa Các cácsảnmặt hàng thủy Tômđã Nguồn: FAO FIGIS 2011 sản ít nhất là 9 triệu tấn/năm, định số 17/2010 về kiểm tra thủy gồm 6 triệu tấn tiêu dùng và 3 sản NK nhằm bảo vệ người tiêu triệu tấn làm nguyên liệu để chế dùng. Cơ quan kiểm dịch (BKI) đặt tại sân bay quốc tế Soekarno biến. Mức tối thiểu là 30,17 kg/ Hatta, Cơ quan Kiểm tra An toàn người/năm. Hiện nay, mục tiêu Chất lượng thuộc Tổng Cục Kiểm của Bộ Hàng hải và Thủy sản Tài nguyên Biển và Thủy sản Inđônêxia là đẩy mạnh nhu cầu Thị trường cá ngừ hộp Inđônêxia, soát 2006-2010 (đơn vị: Nghìn USD) Inđônêxia đặt tại cảng Muara tiêu thụ thủy sản trong nước lên Baru là 2 cơ quan được giao tổ mức 38 kg/người. chức thực hiện quyết định và cấp Bộ Nghề cá và Hàng hải giấy chứng nhận NK. Inđônêxia đã triển khai nhiều chương trình, như tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc cải Hợp tác thủy sản Việt Nam thiện năng suất, hiệu quả và chất - Inđônêxia lượng nhằm phục vụ tốt hơn nữa Trong những năm qua, quan nhu cầu tiêu thụ nội địa đồng hệ thương mại giữa Việt Nam và thời thực hiện chính sách cắt Inđônêxia ngày càng được đẩy giảm hạn ngạch NK. Trên thực mạnh. Hiện nay, Inđônêxia là tế, trong một vài tháng có thời đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ Nhật Bản Ả rập Xê-ut Cộng đồng chung châu Âu tiết xấu, sản lượng thủy sản khai Việt Nam ở Đông Nam Á, tổng Thái Lan Ly Băng Những thị trường khác thác biển không đáp ứng đủ nhu kim ngạch XNK giữa hai nước Nguồn: ITC 2011 cầu sản xuất trong nước, chính đã tăng 84%, từ 2,5 tỷ USD năm Cơ cấu sản phẩm thủy sản XK từ VN sang Inđônêxia, 2012

2008 lên 4,6 tỷ USD năm 2012. Việt Nam và Inđônêxia đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD vào năm 2015 và phấn đấu đạt 10 tỉ USD vào năm 2018. Riêng trong lĩnh vực thủy sản, Inđônêxia là thị trường XK lớn thứ 6 trong khối ASEAN của Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2013, XK thủy sản sang Inđônêxia đạt hơn 3 triệu USD, các mặt hàng chính gồm cá khô, cá tra, cá ngừ, cua, ghẹ, giáp xác, phi lê cá và các loại thịt cá… Gần đây, hợp tác về thủy sản ngày càng được thắt chặt hơn giữa 2 nước khi Bộ Nghề cá và Hàng hải Inđônêxia đã đồng ý để 40 tàu của Việt Nam sang hợp tác khai thác tại vùng biển giáp ranh giữa hai nước. Đại sứ Inđônêxia tại Việt Nam cũng khẳng định, nếu các DN Việt Nam có nhu cầu hợp tác đầu tư với Inđônêxia, có thể trực tiếp liên hệ để đặt nhà xưởng tại Inđônêxia hoặc liên kết với các DN chuyên ngành thủy sản của nước này. Tuy nhiên, hiện nay, DN Việt Nam cũng đang vấp phải nhiều khó khăn khi XK cá tra sang thị trường nước bạn do quy định hạn chế hạn ngạch NK của Inđônêxia. Hi vọng, trong thời gian tới, Inđônêxia sẽ nới rộng hạn ngạch để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng mạnh lên của người tiêu dùng trong nước và tạo thế cạnh tranh công bằng trong cộng đồng DN quốc tế. n Nguyễn Thị Hồng Hà tổng hợp

60 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014


Thị trường cá rô phi thế giới

còn nhiều tiềm năng Theo dự báo, sản lượng cá rô phi nuôi của nhà sản xuất lớn nhất là Trung Quốc SẮP tới sẽ giảm, tuy nhiên, nguồn cung từ các nhà sản xuất khác sẽ giữ cho thị trường thế giới ổn định. Chứng nhận nuôi bền vững cho cá rô phi ngày càng được chú trọng trên toàn cầu.

Sản lượng nuôi cá rô phi tăng nhanh

Tổng sản lượng cá rô phi toàn cầu đã bùng nổ trong vòng hai thập kỷ qua, từ 830.000 tấn năm 1990 tăng lên hơn 2,5 triệu tấn năm 2005, và hơn 4,2 triệu tấn năm 2012. Các chuyên gia dự báo con số này sẽ vượt quá 4,5 triệu tấn vào năm 2014 do nhu cầu vẫn tiếp tục tăng lên. Cá rô phi nuôi chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng cao, với sản lượng tăng thêm 75% từ gần 2 triệu tấn năm 2005 lên gần 3,5 triệu tấn năm 2010. Trong khi đó, sản lượng cá rô phi khai thác tự nhiên chỉ đạt khoảng 700-800 tấn mỗi năm. Nuôi cá rô phi đang ngày càng được chú trọng phát triển khắp các khu vực trên thế giới nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo chuyên gia về cá rô phi Kevin Fitzsimmons thuộc Hiệp hội Cá rô phi Hoa Kỳ, sản lượng cá rô phi nuôi ngày càng tăng là nhờ vào một số yếu tố, như việc chuyển từ nuôi cá tra lồng sang cá rô phi tại vùng ĐBSCL của Việt Nam; sự hỗ trợ của Chính phủ và đầu tư của khu vực tư nhân tại Malaixia; thương mại hóa của các nước châu Phi cận Xahara; nguồn nước, lao động, đất đai và thức

Sản lượng nuôi cá rô phi toàn cầu ngày càng tăng nhanh Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

61


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

ăn chăn nuôi dồi dào tại Braxin; nuôi thâm canh tại Ai Cập. Ai Cập có sản lượng cá rô phi nuôi lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Từ 266.000 tấn năm 2007, sản lượng cá rô phi của nước này đã tăng lên 390.000 tấn năm 2009; 557.000 tấn năm 2010 và 611.000 tấn năm 2011. Theo chuyên gia thủy sản Izzat H. Feidi, sản lượng cá rô phi nuôi tại nước này sẽ còn tiếp tục tăng khoảng 10% mỗi năm. Sản lượng cá rô phi của Bănglađét ước tính tăng từ khoảng 100.000 tấn năm 2011 lên khoảng 120.000 tấn trong năm 2013 nhờ hỗ trợ từ Chính phủ và đầu tư của khu vực tư nhân. Ngân hàng phát triển châu Phi (AFDB) đã hỗ trợ tài chính cho một dự án công-nông nghiệp nhằm tăng cường nuôi cá rô phi tại hồ Kariba thuộc Zimbabwe. Đây là dự án nhằm tăng sản lượng cá rô phi lên gấp 7 lần, mục tiêu đạt 20.000 tấn vào năm 2015. Nhu cầu cá rô phi đang tăng mạnh tại các nước tiếp giáp với Zimbabwe. Cộng hòa Dân chủ Cônggô, Zambia, Nam Phi, Malawi và Ăngôla NK 100.000 tấn cá mỗi năm, với tổng lượng tiêu thụ đạt 1,3 triệu tấn cá. Dự án nói trên hy vọng sẽ tạo thêm khoảng 900 việc làm mới vào năm 2015 và đóng góp khoảng 33 triệu USD cho nước này trong vòng 10 năm tới. Theo tờ Trinidad and Tobago Guardian, Chính phủ nước này mới đây cũng vừa công bố biện pháp khuyến khích phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó có chính sách 62 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Nguồn: FAO

cung cấp thức ăn nuôi cá rô phi với mức giá thành sản xuất cho người nuôi. Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi hằng năm ở nước này là khoảng 135 tấn, tuy nhiên, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 16%, tương ứng với khoảng 22 tấn, còn lại chủ yếu NK từ Trung Quốc.

Trung Quốc – giữ vững vị thế nhà XK số một thế giới

Thế giới đang ưa chuộng cá rô phi nhưng gần như chỉ có Trung Quốc và Đài Loan độc chiếm thị trường XK. Trung Quốc là nhà sản xuất cá rô phi số 1 thế giới. Năm 2013, sản lượng cá nguyên liệu ước đạt 1,45 triệu tấn, giảm nhẹ so với 1,5 triệu tấn trong năm 2012. Theo dự báo, trong những tháng đầu năm 2014 sản lượng cá rô phi nuôi của nước này sẽ giảm nặng nề do thời tiết lạnh giá. Năm 2013 Trung Quốc XK 370.000 tấn cá rô phi, trị giá gần 1,3 tỷ USD. Trung Quốc đang cố gắng đa dạng hoá thị trường Nguồn: Thương mại tránh Hoa Kỳ tiêuBộthụ để phụ thuộc quá Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

nhiều vào thị trường Mỹ. XK phi lê đông lạnh sang thị trường chính là Mỹ giảm hơn 20% trong khi XK sang Mêhicô tăng 34%. XK sang một số nước EU cũng tăng trưởng đáng kể như Tây Ban Nha (+32%), Ba Lan (+62%) và Đức (+19%). Các nước Mỹ Latinh như Costa Rica, Pêru và Côlômbia cũng ngày càng tăng cường NK phi lê cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc. XK sang Iran và các nước Đông Nam Á (Malaysia,Việt Nam và Thái Lan) cũng tăng 138%. XK cá rô phi đông lạnh nguyên con của nước này tăng 24% về lượng và 44% về giá trị, đạt 124 triệu USD, chiếm 36% trong tổng XK cá rô phi của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2013. XK tăng phần lớn là do nhu cầu tăng cao tại châu Phi và các nước Trung Đông. Sản lượng cá rô phi nuôi của Đài Loan đạt khoảng 70.000 tấn mỗi năm, trong đó, 60% được xuất sang Mỹ, Canada, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc. XK cá rô phi đông lạnh của Đài Loan trong 6


Nguồn: FAO

tháng đầu năm 2013 tăng 32% lên 18.400 tấn so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá nguyên con chiếm tới 90%, đạt 16.564 tấn, chủ yếu được XK sang thị trường Mỹ (50%). Bên cạnh đó, các nước Trung Đông như Ả Rập Saudi, Côoét, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Baranh, Ôxtrâylia và Canađa cũng ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong XK cá rô phi của Đài Loan. Philê cá rô phi đông lạnh của Đài Loan thường có mức giá tốt nhờ chất lượng cao. Mức giá trung bình trong 3 tháng đầu 2013 là 8,35 USD/kg. Thậm chí, các sản phẩm đạt phẩm cấp sashimi xuất sang thị trường Nhật Bản còn có giá lên tới 10,2 USD/kg.

Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Mỹ - thị trường hấp dẫn

NK cá rô phi vào Mỹ nhìn chung liên tục tăng, từ 134.000 tấn năm 2005 lên 227.000 tấn năm 2012. NK cá rô phi vào Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2013 giảm 1,6% về lượng nhưng tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Theo số liệu từ Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ (NMFS), Mỹ NK 205.561 tấn cá rô phi trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm so với 208.954 tấn cá rô phi cùng kỳ năm 2012 và 205.596 tấn cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, giá trị NK cá rô phi vào Mỹ 11 tháng đầu năm 2013 đạt gần 922 triệu USD, tăng so với mức 893 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp cá rô phi lớn nhất cho thị

Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

trường Mỹ. Nhìn chung trong giai đoạn 2008-2012, khối lượng cá rô phi NK từ Trung Quốc vào Mỹ có xu hướng tăng, từ 262.908 tấn năm 2008 lên 382.278 tấn năm 2012. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2013, XK từ Trung Quốc sang thị trường này chỉ đạt 129.000 tấn, giảm so với mức 139.000 tấn cùng kỳ năm 2012. Giá cá rô phi NK vào Mỹ tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Cuối tháng 11/2013, giá phi lê cá rô phi tươi NK vào Mỹ đã

đạt mức kỷ lục gần 9 USD/kg. Nguyên nhân tăng giá là do các nhà NK cạnh tranh để thu mua cá tại các thị trường mới khi NK từ nhà cung cấp chính sụt giảm. Dự báo XK cá rô phi Trung Quốc sang Mỹ trong những năm sẽ tiếp tục giảm. Từ năm 2009, Êcuađo cũng giảm dần nuôi cá rô phi để chuyển sang sản xuất tôm. Mười tháng đầu năm 2013, XK cá rô phi của Êcuađo sang Mỹ giảm 28% xuống còn hơn 5.000 tấn. NK cá rô phi từ Honduras cũng Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

63


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

giảm trong giai đoạn này. Ngược lại, một số nước Trung và Nam Mỹ khác như Côlômbia, Costa Rica và Mêhicô tăng sản xuất cá rô phi để tranh thủ việc giảm nguồn cung từ Êcuađo và Honduras. Theo Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI), năm 2012, với mức tiêu thụ bình quân 0,67 kg/người, cá rô phi đứng thứ 4 trong top10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Theo dự báo, năm 2015, cá rô phi sẽ leo lên vị trí thứ 2 hoặc 3 trong bảng xếp hạng, và đến năm 2020 có thể trở thành mặt hàng thủy sản số một tiêu thụ tại Mỹ. Do vậy, Mỹ là thị trường rất hấp dẫn cho cá rô phi từ các nước đang phát triển nuôi loài cá này. Tuy tại Mỹ, cá rô phi liên tục đứng trong top5 loài thủy sản được ưa chuộng nhất từ năm 2006 tới nay, nhưng tại châu Âu, loài cá này vẫn gặp nhiều thách thức để có thể thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Năm 2011, Mỹ NK gần

195.000 tấn cá rô phi, trong khi EU chỉ NK gần 20.700 tấn. Sang năm 2012, khoảng cách này còn lớn hơn khi NK vào Mỹ tăng lên gần 227.000 tấn, trong khi NK vào EU lại chỉ còn chưa đầy 17.400 tấn. Các nước Bắc Âu là thị trường cởi mở nhất, tuy nhiên, NK cá rô phi cũng không cao, đặc biệt là tại Anh, khi NK cá rô phi vào nước này chỉ đạt dưới 675 tấn trong năm 2011, mặc dù có tăng so với mức 532 tấn trong năm 2010. Có hai nguyên nhân chính khiến cá rô phi chưa đạt được thành công tại EU. Thứ nhất, xét về giá, cá rô phi đắt hơn nhiều so với cá tra. Cá tra đã rất thành công trên thị trường này nhờ mức giá tốt, thịt trắng và hình thức hấp dẫn. Thứ hai, uy tín của loài cá này bị ảnh hưởng do trong vòng 10 năm qua, cá rô phi đưa vào thị trường EU đều có chất lượng thấp, trong khi đó, đây lại là một thị trường khó tính với những quy định khắt khe về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản

Cá rô phi đứng thứ 4 trong những loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ

64 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

phẩm và việc sản xuất thân thiện với môi trường sinh thái. Mặc dù vậy, trong 6 tháng đầu năm 2013, NK phi lê cá rô phi đông lạnh vào EU vẫn tăng 13% về lượng, đạt 8.353 tấn, trong đó 99% lượng hàng NK đến từ Trung Quốc, theo sau là Inđônêxia, Việt Nam và Thái Lan. Ngoại trừ Malaixia, NK cá rô phi từ các nước châu Á khác vào EU đều tăng trong khoảng thời gian này. Dự báo, năm 2014, cá rô phi sẽ gặp thêm không ít trở ngại tại EU do Iceland tăng hạn ngạch khai thác cá tuyết lên 196.000 tấn, Na Uy và Nga lên 1 triệu tấn. Sản lượng tăng sẽ khiến giá cá tuyết giảm trong thời gian tới, giúp cho mặt hàng này hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Anh so với cá rô phi do truyền thống tiêu thụ tại nước này.

Chứng nhận nuôi bền vững ngày càng được chú trọng

Chứng nhận cho cá rô phi đã bắt đầu được áp dụng trên thế giới từ năm 2009. Tới nay, 40.000 tấn cá rô phi sông Nile có nguồn gốc từ Trung Quốc, Honduras, Malaixia, Ba Lan và Việt Nam đã được chứng nhận GlobalG.A.P. Chứng nhận bền vững không chỉ được áp dụng cho hoạt động nuôi mà còn cho cả thức ăn và con giống. Nhu cầu về cá rô phi được chứng nhận bền vững đang ngày càng tăng mạnh tại thị trường EU do yêu cầu cao về chất lượng cũng như các vấn đề về môi trường. Nhiều quốc gia XK cá rô phi


đã có những bước tiến tích cực trong việc đạt chứng nhận cho sản phẩm của mình. Tại Trung Quốc, người nuôi, các nhà chế biến, các học giả và các nhà tư vấn đã tham gia khóa đào tạo kéo dài ba ngày về tiêu chuẩn ASC cho cá rô phi được tổ chức vào cuối tháng 6 tại tỉnh Hải Nam. Một dự án kéo dài hai năm với tên gọi “Xanh hóa nguồn cung cá rô phi Trung Quốc” cũng được triển khai với khoản tài trợ 1 triệu euro từ Chương trình Quản lý môi trường EU – Trung Quốc. Dự án hướng đến việc nâng cao tính minh bạch trong hoạt động nuôi cá rô phi của nước này thông qua việc tăng cường khả

năng tiếp cận của cộng đồng đối với thông tin về chuỗi cung cấp cá rô phi, đồng thời cũng nhằm thúc đẩy sản xuất cá rô phi bền vững tại Trung Quốc thông qua chứng nhận ASC. Ngày 14/3/2013, 11 trại nuôi cá rô phi đầu tiên tại Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn ASC, chiếm gần ½ trong tổng số 24 trại cá rô phi đạt ASC trên toàn cầu, và chính thức được cấp chứng nhận tại Hội chợ Thủy sản Châu Âu (ESE) 2013. Đài Loan cũng dự định quảng bá sản phẩm cá rô phi đạt ASC tại ESE cùng nhiều sự kiện khác trong ngành thủy sản toàn cầu trong thời gian tới. Cũng tại Hội chợ ESE 2013,

Công ty Hoàng Long là DN đầu tiên của Việt Nam nhận chứng chỉ ASC cho trại nuôi cá rô phi. Trước đó, cuối năm 2012, Công ty cũng đã được trao chứng nhận GlobalG.A.P cho vùng nuôi của mình. Mục tiêu của Công ty là hướng tới thị trường khó tính EU với những đòi hỏi khắt khe về các sản phẩm bền vững. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một thị trường tiềm năng với phân khúc giá cả ở giữa, tức là cao hơn giá của Trung Quốc nhưng thấp hơn một số nước khác, đồng thời đi theo hướng bền vững. n Ngọc Tú tổng hợp

Fusheng Group factories woldwide

FUSHENG

Quangdong China

MÁY NÉN KHÍ www.fusheng-vietnam.com Mr. Hùng 0903.841243 Maùy Thoåi Khí

QC Fuxeng

. otline: 061.3933260 H

Maùy neùn khí piston

Beijing China

St. Louis USA

Shanghai China

Oberhausen Germany

Pittsburgh USA

Thương Hiệu Của TÂY BAN NHA

Taipei Taiwan

India Dongnai Vietnam

Brazil

Maùy truïc vít khoâng daàu

Maùy neùn khí truïc vít

Maùy neùn khí truïc vít bieán taàn Tiết Kiệm Điện 30~50%

Toång coâng ty/ Nhaø maùy : Soá 6 ñöôøng 3A Khu Coâng Nghieäp Bieân Hoøa II, Ñoàng Nai Vaên phoøng Tp.HCM : Vaên phoøng Haø Noäi :

Tel : 061.3834566 - Fax : 061.3834599

Tel : 08.62601987 - Fax : 08.62602361 Soá 42, Toå 22A, Phoá Ñöùc Giang, P.Ñöùc Giang, Quaän Long Bieân, Haø Noäi Tel : 04.38757758 - Fax : 04.38757768 299 Ñöôøng soá 29, P. Bình Trò Ñoâng B, Q. Bình Taân, TP.HCM

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

65


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

XUÊËT KHÊÍU THUÃY SAÃN VIÏÅT NAM

11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Nguöìn: VASEP (theo söë liïåu Haãi quan Viïåt Nam)

XK thuãy saãn Viïåt Nam vêîn tùng trûúãng khaá cao, trong thaáng 11 àaåt 661,6 triïåu USD, tùng hún 24,5% so vúái thaáng 11/2012. Cöång döìn 11 thaáng àêìu nùm, XK thuãy saãn chñnh ngaåch cuãa caã nûúác àaåt hún 6,237 tyã USD, tùng 10,5% so vúái cuâng kyâ nùm 2012. Cú cêëu thõ trûúâng vaâ caác nhoám haâng xuêët khêíu chñnh nhû sau (GT: giaá trõ, triïåu USD).

Thõ trûúâng Myä EU Àûác Anh Italy Haâ Lan Têy Ban Nha Nhêåt Baãn TQ vaâ HK Höìng Köng Haân Quöëc ASEAN Öxtrêylia Braxin Mïhicö Nga Caác TT khaác Töíng cöång

Thaáng 10/2013 (GT )

Thaáng 11/2013 (GT)

182,955 135,165 22,638 19,757 15,580 12,147 10,419 118,087 72,318 11,701 63,956 39,271 26,197 12,701 8,166 18,693 98,308 775,817

141,895 106,532 20,789 14,713 9,676 12,639 10,132 113,731 56,458 11,294 60,659 36,712 22,704 14,499 8,865 9,489 90,072 661,616

Saãn phêím

Nhêåt Baãn 16,8%

Öxtrêylia 3,0%

EU 17,2%

Haân Quöëc 7,3%

1.382,865 1.074,458 191,968 133,984 132,297 117,987 110,939 1.048,563 518,851 114,899 454,871 355,792 188,212 107,185 95,651 86,246 924,886 6.237,580

+23,8 +2,88 +4,9 +34,0 -5,5 -7,7 -7,8 +3,4 +39,1 -7,0 -1,8 +12,4 +7,9 +57,2 -3,0 -2,9 +4,5 +10,5

403,611 228,740 152,683 173,218 39,167 23,541 15,625 88,131

340,681 190,469 128,840 147,336 35,328 24,326 11,002 77,290

+64,6 +164,5 +11,0 +3,8 -20,9 +4,0 -48,2 -2,0

2.807,894 1398,238 1224,911 1.594,512 489,257 232,639 256,618 776,857

+35,9 +106,6 +5,73 -0,1 -6,7 +19,8 -22,3 -4,7

57,700 51,049 6,335 13,991 775,817

48,661 42,961 5,593 12,321 661,616

+0,6 +1,3 -5,0 +15,2 +24,5

471,799 403,520 66,559 97,261 6.237,580

-11,8 -13,0 -4,7 -7,9 +10,5

Myä 22,2%

Trung Quöëc 8,3%

+43,7 +19,9 +18,7 +89,3 -20,1 +19,1 +33,2 +7,3 +63,1 0,0 +19,6 +24,0 +41,7 +39,9 -24,3 +5,1 +18,6 +24,5

Thaáng 11/2013 (GT)

Thõ trûúâng chñnh 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác 19,5%

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

Thaáng 10/2013 (GT)

Töm caác loaåi (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Töm chên trùæng - Töm suá Caá tra (maä HS 03 vaâ 16) Caá ngûâ (maä HS 03 vaâ 16) trong àoá: - Caá ngûâ maä HS 16 - Caá ngûâ maä HS 03 Caá caác loaåi khaác (maä HS 0301 àïën 0305 vaâ 1604, trûâ caá ngûâ, caá tra) Nhuyïîn thïí (maä HS 0307 vaâ 16) trong àoá: - Mûåc vaâ Baåch tuöåc - Nhuyïîn thïí hai maãnh voã Cua, gheå vaâ giaáp xaác khaác (maä HS 03 vaâ 16) Töíng cöång

ASEAN 5,7%

So vúái T11/2012 (%)

So vúái T11/2012 (%)

Top 10 DN XKTS 11 thaáng àêìu nùm 2013

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

Saãn phêím chñnh 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)

GT (tr.USD) MINH PHU SEAFOOD CORP VINH HOAN CORP STAPIMEX QUOC VIET CO., LTD CASES Cty TNHH CBTS Minh Phuá - Hêåu Giang AGIFISH FIMEX VN AUVUNG SEAFOOD NHA TRANG SEAFOOD F17 Töíng cöång

366,503 153,526 140,456 132,388 120,828 113,357 102,553 95,405 91,646 89,675 1.406,337

Caá khaác 12,5%

Nhuyïîn thïí 7,6 %

Caá ngûâ 7,8%

Giaáp xaác khaác 1,5%

Töm àöng laånh 45,0%

Caá tra, basa 25,6%

Xuêët khêíu thuãy saãn Viïåt Nam 2011 - 2013

Triïåu USD 750 500 250 0

1

2

3

4

5

2011 GT

66 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

6

7

2012 GT

8

2013 GT

9

10

11

12


XUÊËT KHÊÍU TÖM 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK töm 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác 13,8%

Trung Quöëc

XK töm 11 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD

Nhêåt Baãn

3000

23,0%

2400

12,4%

1800 1200 600

Haân Quöëc 6,7% Öxtrêylia 4,2%

Thõ trûúâng

Myä

0

Myä

EU

2009

2010

2011

2012

2013

26,7%

13,2%

Thaáng 10/2013 (GT)

Thaáng 11/2013 (GT)

%GT

So vúái T11/2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

116,578

89,258

26,2

+111,3

748,571

26,7

+75,7

Nhêåt Baãn

77,437

71,395

21,0

+11,9

645,938

23,0

+12,9

EU

58,442

47,515

13,9

+78,2

369,566

13,2

+28,9

Àûác

13,591

12,098

3,6

+59,8

87,371

3,1

+16,9

Anh

13,401

10,311

3,0

+191,0

74,539

2,7

+58,8

Phaáp

8,854

5,777

1,7

+139,8

55,231

2,0

+66,3

54,371

39,236

11,5

+96,6

349,290

12,4

+53,6

Höìng Köng

5,729

5,881

1,7

+6,7

57,701

2,1

+1,7

Haân Quöëc

30,358

33,616

9,9

+54,5

189,158

6,7

+22,6

Öxtrêylia

18,431

15,321

4,5

+87,1

117,533

4,2

+20,5

Canaàa

16,739

13,898

4,1

+135,9

107,833

3,8

+68,0

Àaâi Loan

10,370

8,143

2,4

+76,7

87,621

3,1

+26,7

Thuåy Sô

4,152

5,015

1,5

+204,2

47,278

1,7

+29,1

ASEAN

5,396

6,657

2,0

+98,9

46,134

1,6

+38,0

Xingapo

4,247

3,822

1,1

+77,7

30,605

1,1

+30,7

Philippin

0,179

1,513

0,4

+180,2

6,850

0,2

+33,0

Caác TT khaác

11,337

10,626

3,1

+20,1

98,972

3,5

+0,9

Töíng cöång

403,611

340,681

100

+64,6

2.807,894

100

+35,9

TQ vaâ HK

GT: Giaá trõ (triïåu USD) Töm caác loaåi (chïë biïën, thuöåc maä HS 1605)

Töm caác loaåi (söëng/ tûúi/àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03)) STT

Thõ trûúâng

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

STT

1

Nhêåt Baãn

434,613

22,84

1

2

Myä

408,978

21,49

2

3

Trung Quöëc vaâ HK

336,977

17,71

4

Haân Quöëc

135,127

5

Àaâi Loan

6

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

Myä

339,592

37,53

Nhêåt Baãn

211,325

23,35

3

Öxtrêylia

86,317

9,54

7,10

4

Haân Quöëc

54,030

5,97

79,548

4,18

5

Àûác

33,485

3,70

Canada

74,745

3,93

6

Canaàa

33,089

3,66

7

Àûác

53,886

2,83

7

Phaáp

21,586

2,39

8

Anh

53,268

2,80

8

Anh

21,271

2,35

9

40,619

2,13

9

Haâ Lan

17,021

1,88

10

Thuåy Syä

38,255

2,01

10

14,303

1,58

1.656,017

87,02

Töíng 10 TT

832,019

91,94

246,962

12,98

Caác TT khaác

72,896

8,06

1.902,980

100,00

Töíng cöång

904,915

100,00

Töíng 10 TT Caác TT khaác Töíng cöång

Thõ trûúâng

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

67


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

XUÊËT KHÊÍU CAÁ TRA 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK caá tra 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác TT khaác

XK caá tra 11 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT)

EU

33,2%

Triïåu USD

22,2%

Cölömbia

2000

3,3%

1500 1000

Braxin 6,7%

500 Mïhicö 5,5%

Thaáng 10/2013 (GT)

Thõ trûúâng

EU

ASEAN

Myä 22,0%

Thaáng 11/2013 (GT)

0

7,2%

%GT

2009

2010

So vúái T11/2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

2011

2012

%GT

2013

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

38,033

30,761

20,9

+3,1

353,657

22,2

-9,7

Têy Ban Nha

6,032

6,619

4,5

+39,7

69,357

4,3

-13,2

Haâ Lan

4,829

4,649

3,2

+0,3

54,891

3,4

-13,5

Àûác

4,552

3,974

2,7

-8,1

41,584

2,6

-19,9

Anh

4,468

2,979

2,0

+1,0

37,930

2,4

+12,7

Mỹ

37,122

25,154

17,1

-1,5

351,313

22,0

+4,6

ASEAN

11,435

11,402

7,7

+17,1

114,206

7,2

+12,9

Xingapo

3,198

3,191

2,2

+19,2

32,936

2,1

+1,5

Thaái Lan

3,424

2,841

1,9

+20,7

32,431

2,0

+66,5

Philippin

2,438

3,267

2,2

+11,9

24,838

1,6

-2,2

12,505

14,074

9,6

+35,8

106,042

6,7

+56,0

Mïhicö

7,233

8,422

5,7

-21,3

87,056

5,5

-3,6

TQ vaâ HK

8,797

8,530

5,8

+44,5

82,764

5,2

+25,6

Höìng Köng

3,483

3,030

2,1

-4,9

32,852

2,1

-15,3

Cölömbia

6,286

5,666

3,8

+4,3

52,427

3,3

+11,6

Braxin

Arêåp Xïut

4,090

4,207

2,9

+6,9

44,969

2,8

-5,6

47,717

39,119

26,6

-3,4

402,078

25,2

-10,5

173,218

147,336

100

+3,8

1.594,512

100

-0,1

Caác TT khaác Töíng cöång

GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá tra chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)

Caá tra söëng/ tûúi/ àöng laånh/ khö (thuöåc maä HS 03) STT

Thõ trûúâng

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

STT

Thõ trûúâng

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

1

Myä

350,526

22,12

1

Haâ Lan

3,959

39,05

2

Braxin

106,042

6,69

2

Àûác

1,085

10,70

3

Mïhicö

87,015

5,49

3

Myä

0,787

7,76

4

Trung Quöëc & HK

82,462

5,20

4

Thuåy Syä

0,754

7,44

5

Têy Ban Nha

69,138

4,36

5

Xingapo

0,600

5,92

6

Cölömbia

52,357

3,30

6

Öxtrêylia

0,404

3,99

7

Haâ Lan

50,932

3,21

7

Trung Quöëc & HK

0,302

2,98

8

Arêåp Xïut

44,698

2,82

8

Arêåp Xïut

0,271

2,67

9

Öxtrêylia

40,749

2,57

9

Phaáp

0,255

2,52

10

Àûác

40,500

2,56

10

Têy Ban Nha

0,219

2,16

924,419

58,35

Töíng 10 TT

8,636

85,18

Caác TT khaác

Töíng 10 TT Caác TT khaác

659,954

41,65

Töíng cöång

1.584,37

100,00

68 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Töíng cöång

1,502

14,82

10,139

100,00


XUÊËT KHÊÍU CAÁ NGÛÂ 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK caá ngûâ 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)

XK caá ngûâ 11 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD

Mïhicö

Ixraen

1,4%

3,5%

Caác TT khaác 18,1%

600

Myä 36,3%

400

ASEAN 6,8%

200 0

Nhêåt Baãn 8,2%

2009

EU

2010

2011

2012

2013

25,8%

Thaáng 10/2013 (GT)

Thaáng 11/2013 (GT)

So vúái T11/2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

Mỹ

15,956

14,546

EU

11,632

8,596

41,2

-25,2

177,623

36,3

-23,5

24,3

-16,7

126,252

25,8

+24,8

Àûác

1,393

2,180

Italy

3,337

1,625

6,2

-8,1

38,566

7,9

+35,7

4,6

-43,1

24,688

5,0

Têy Ban Nha

1,175

+4,2

0,660

1,9

-23,1

14,524

3,0

+12,2

Nhêåt Baãn ASEAN

1,489

1,890

5,3

+15,1

40,219

8,2

-20,1

1,891

1,987

5,6

-31,9

33,194

6,8

-4,6

Thaái Lan

0,683

1,403

4,0

-39,7

23,676

4,8

-22,8

Ixraen

0,378

2,768

7,8

+152,0

16,934

3,5

+48,0

Tuynidi

0,512

0,339

1,0

-70,0

10,196

2,1

+13,6

Canaàa

0,363

0,516

1,5

+82,1

9,703

2,0

+0,4

Mïhicö

0,648

0,196

0,6

-74,8

6,641

1,4

+3,3

Caác TT khaác

6,296

4,489

12,7

-35,9

68,495

14,0

-1,8

Töíng cöång

39,167

35,328

100

-20,9

489,257

100

-6,7

Thõ trûúâng

%GT

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

GT: Giaá trõ (triïåu USD) Caá ngûâ chïë biïën (thuöåc maä HS 1604)

Caá ngûâ söëng/tûúi/àöng laånh/khö (thuöåc maä HS 03) STT

Thõ trûúâng

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

STT

Thõ trûúâng

GT (tr.USD)

Thõ phêìn (%)

1

Myä

91,847

35,79

1

Myä

85,776

36,87

2

Nhêåt Baãn

34,145

13,31

2

Àûác

34,651

14,89

3

Italy

22,667

8,83

3

Thaái Lan

18,785

8,07

4

Têy Ban Nha

11,167

4,35

4

Tuynidi

9,470

4,07

5

Ixraen

10,116

3,94

5

Lybia

6,914

2,97

6

Canaàa

7,792

3,04

6

Ixraen

6,817

2,93

7

Philippin

7,496

2,92

7

Nhêåt Baãn

6,074

2,61

8

Trung Quöëc & HK

6,695

2,61

8

Libùng

5,576

2,40

9

Mïhicö

6,641

2,59

9

Haâ Lan

4,418

1,90

10

Anh

5,333

2,08

10

Thuåy Syä

4,107

1,77

Töíng 10 TT

203,900

79,46

Töíng 10 TT

182,588

78,49

Caác TT khaác

52,718

20,54

Caác TT khaác

50,051

21,51

Töíng cöång

256,618

100,00

Töíng cöång

232,639

100,00

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

69


THÕ TRÛÚÂNG THUÃY SAÃN

Thõ trûúâng NK nhuyïîn thïí HMV 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT)

XUÊËT KHÊÍU NHUYÏÎN THÏÍ HAI MAÃNH VOÃ 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013

ASEAN 3,0%

Myä

Öxtrêylia

Caác nûúác khaác

2,4%

4,8%

Nhêåt Bản 11,0%

7,2%

Haân Quöëc 2,3%

EU 69,4% Thaáng 10/2013 (GT)

Thõ trûúâng

4,257 1,588 0,870 0,752 0,655 0,418 0,351 0,230 0,242 0,189

EU Böì Àaâo Nha Têy Ban Nha Italy Nhêåt Baãn Myä ASEAN Malaixia Öxtrêylia Haân Quöëc Canaàa TQ vaâ HK Àaâi Loan Caác TT khaác Töíng cöång

0,036 0,018 0,169 6,335

Thaáng 11/2013 (GT)

%GT

So vúái T11/2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

3,429 1,213 1,026 0,424 0,759 0,438 0,227 0,111 0,288 0,223 0,078 0,027 0,045 0,079 5,593

61,3 21,7 18,3 7,6 13,6 7,8 4,1 2,0 5,1 4,0 1,4 0,5 0,8 1,4 100

-1,4 +34,0 +8,6 +13,6 -15,4 -10,6 +1,8 -27,6 +31,7 +36,4 +23,7 -86,0 -41,9 -2,8 -5,0

46,185 14,149 11,887 8,767 7,323 4,765 2,016 1,061 1,587 1,506 0,786 0,679 0,607 1,106 66,559

69,4 21,3 17,9 13,2 11,0 7,2 3,0 1,6 2,4 2,3 1,2 1,0 0,9 1,7 100

-2,1 -2,0 +9,7 +28,3 +4,7 -21,2 +7,6 +15,1 +16,1 -42,1 -28,4 -53,8 +10,8 +53,2 -4,7

GT: Giaá trõ (triïåu USD)

XUÊËT KHÊÍU MÛÅC, BAÅCH TUÖÅC 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK mûåc, baåch tuöåc 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Nga 1,8%

ASEAN 12,0% Trung Quöëc 5,2%

Caác nûúác khaác 6,0%

XK mûåc, baåch tuöåc, 11 thaáng àêìu nùm 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD 500

Nhêåt Baãn 27,4%

400 300 200 100

EU 16,9%

Thõ trûúâng

Haân Quöëc Nhêåt Baãn EU Italy Àûác Bó ASEAN Thaái Lan TQ vaâ HK Höìng Köng Nga Àaâi Loan Öxtrêylia Myä Caác TT khaác Töíng cöång

Haân Quöëc 30,6%

Thaáng 10/2013 (GT)

17,088 11,291 9,962 7,389 0,317 0,361 5,861 4,893 2,672 0,849 1,252 0,731 0,607 0,224 1,359 51,049

GT: Giaá trõ (triïåu USD)

70 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

0

2009

2010

2011

2012

2013

Thaáng 11/2013 (GT)

%GT

So vúái T11/2012 (%)

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

13,509 12,650 5,749 4,132 0,340 0,235 5,449 4,356 2,026 0,723 1,307 0,642 0,393 0,434 0,804 42,961

31,4 29,4 13,4 9,6 0,8 0,5 12,7 10,1 4,7 1,7 3,0 1,5 0,9 1,0 1,9 100

-0,7 +4,6 -18,4 -19,6 +14,5 -26,7 +20,9 +14,0 -5,7 +6,6 +193,2 +88,9 +11,1 -53,3 -16,2 +1,3

123,339 110,498 68,369 48,635 3,729 3,142 48,610 38,570 21,097 6,483 7,328 4,586 3,673 2,611 13,409 403,520

30,6 27,4 16,9 12,1 0,9 0,8 12,0 9,6 5,2 1,6 1,8 1,1 0,9 0,6 3,3 100

-8,1 -17,5 -27,5 -18,3 -9,1 -40,2 +8,5 +12,6 -2,7 -6,8 +48,9 -1,4 -15,5 -72,7 +18,2 -13,0


XUÊËT KHÊÍU CHAÃ CAÁ VAÂ SURIMI, 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 Thõ trûúâng NK chaã caá, surimi 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Caác nûúác khaác 5,3%

ASEAN 19,5%

Àaâi Loan 3,6%

XK chaã caá, surimi 11 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD

Nhêåt Baãn 11,0%

300 240 180 120 60

Trung Quöëc 13,3%

EU 7,6%

Thõ trûúâng

Haân Quöëc 39,8%

Thaáng 10/2013 (GT)

Thaáng 11/2013 (GT)

9,393 4,788 2,895 1,526 0,310 3,461 0,188 2,905 1,353 0,915 0,248 0,076 0,664 0,995 0,124 0,456 24,139

8,606 4,181 2,293 1,184 0,705 3,461 0,203 3,364 1,724 1,346 0,083 0,094 0,718 0,305 0,183 0,665 23,206

Haân Quöëc ASEAN Thaái Lan Xingapo Malaixia TQ vaâ HK Höìng Köng Nhêåt Baãn EU Phaáp Lithuania Têy Ban Nha Àaâi Loan Nga Myä Caác TT khaác Töíng cöång

0

2009

So vúái T11/2012 (%)

%GT

37,1 18,0 9,9 5,1 3,0 14,9 0,9 14,5 7,4 5,8 0,4 0,4 3,1 1,3 0,8 2,9 100

2010

2011

2012

2013

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

81,557 39,904 26,265 10,432 3,010 27,169 1,709 22,488 15,475 10,108 1,525 1,264 7,434 4,973 1,317 4,585 204,902

39,8 19,5 12,8 5,1 1,5 13,3 0,8 11,0 7,6 4,9 0,7 0,6 3,6 2,4 0,6 2,2 100

-20,2 +13,4 +15,8 +19,9 -10,0 +31,3 +22,9 -39,3 -43,1 -32,4 -72,4 -36,9 -38,7 -48,3 -43,1 -16,8 -18,7

-4,1 +4,9 -20,7 +34,3 +232,9 +59,2 +113,9 -4,2 +2,2 +6,1 -66,9 -43,7 -67,0 +52,8 +245,1 +1,6

XUÊËT KHÊÍU CUA, GHEÅ VAÂ GIAÁP XAÁC KHAÁC, 11 THAÁNG ÀÊÌU NÙM 2013 TT NK cua gheå, giaáp xaác khaác 11 thaáng àêìu nùm 2013 (GT) Trung Quöëc 7,4%

ASEAN 3,5%

Haân Quöëc 1,8%

XK cua ghe, giaáp xaác khaác 11 thaáng àêìu nùm, 2009 - 2013 (GT) Triïåu USD 120

Caác nûúác khaác 4,9%

90 60

EU 19,1%

Thõ trûúâng

Nhêåt Baãn 16,4%

Thaáng 10/2013 (GT)

7,162 Mỹ EU 2,524 Phaáp 1,972 Anh 0,311 Haâ Lan 0,099 Bó 0,106 Nhêåt Baãn 2,308 TQ vaâ HK 0,733 Höìng Köng 0,109 0,378 ASEAN Xingapo 0,187 Inàönïxia 0,179 Haân Quöëc 0,285 Öxtrêylia 0,252 Canaàa 0,262 Caác TT khaác 0,089 Töíng cöång 13,991 GT: Giaá trõ (triïåu USD)

30

Myä 46,9%

0 2009

Thaáng 11/2013 (GT)

%GT

So vúái T11/2012 (%)

6,758 1,722 1,002 0,562 0,031 0,017 2,561 0,441 0,221 0,231 0,147

54,9 14,0 8,1 4,6 0,3 0,1 20,8 3,6 1,8 1,9 1,2

+31,0 +12,9 +17,7 +56,3 -87,8 -22,0 +2,8 -2,3 +87,7 -54,7 +0,2

0,061 0,193 0,005 0,348 12,321

0,5 1,6 0,0 2,8 100

-57,5 -29,0 +29,1 +140,4 +15,2

2010

2011

Tûâ 1/1 àïën 30/11/2013 (GT)

%GT

45,641 18,543 9,391 4,692 2,363 1,153 15,967 7,183 1,522 3,408 1,853 0,747 1,795 1,750 1,334 1,641 97,261

46,9 19,1 9,7 4,8 2,4 1,2 16,4 7,4 1,6 3,5 1,9 0,8 1,8 1,8 1,4 1,7 100

2012

2013

So vúái cuâng kyâ 2012 (%)

-3,7 -15,6 -24,9 -7,8 +16,2 -8,0 -15,5 +34,0 -12,7 -23,3 -16,3 -40,6 -26,6 -0,5 -28,0 +12,4 -7,9

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

71


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

Trung Quốc thu mua nông sản Việt Nam:

Thực tế và những hệ lụy

Việc thương nhân Trung Quốc tiến hành từng đợt thu mua nông sản của Việt Nam với giá cao và không khó tính về chất lượng đã diễn ra từ rất lâu. Nhưng mỗi câu chuyện đều luôn có 2 mặt lợi hại, nhiều hệ lụy khiến cả người nông dân lẫn DN Việt phải ôm hận.

Thương nhân Trung Quốc thu mua tôm ngay tại cảng Vân Đồn - Quảng Ninh

Mua từ kỳ hoa dị thảo cho tới… kỳ quặc

Trong một vài năm qua, cứ vài tháng thương lái Trung Quốc lại tạo nên những vụ scandal thu mua sản phẩm nông sản, từ lúa gạo, dứa, khoai, dừa tới cả những mặt hàng “độc” như đỉa, phân trâu, ốc bươu vàng, … Thủ đoạn chung của các “tay buôn” Trung Quốc là: tung tin đồn, đẩy giá cao và đặt thu mua số lượng lớn; mua không cần chú ý đến chất lượng, nhiều khi còn yêu cầu nông dân “pha

72 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

tạp” sản phẩm. Sau khi họ tích trữ được một số lượng lớn hàng hóa, thương lái Trung Quốc sẽ yêu cầu đối tác Việt Nam là các chủ đầu nậu thu mua lô hàng có khối lượng cực lớn với giá trên trời. Nhiều “con thiêu thân” thấy bở ăn đã bỏ ra hàng đống tiền để mua lại chính những sản phẩm mà thương nhân Trung Quốc gom được nay bán lại qua tay trung gian khác. Hậu quả để lại là một bộ phận thương lái trung gian Việt Nam mất trắng “cả chì lẫn chài”, do sau khi ôm đủ tiền

lời, thương lái Trung Quốc đã biến mất. Ngoài ra, một số mặt hàng “kỳ quặc” còn khiến người nông dân “sống dở chết dở” do được trồng hay nuôi quá nhiều trong thời gian ngắn. Những ví dụ nhỡn tiền như hiện nay nhiều làng quê tại đồng bằng sông Hồng đang bị “lụt” ốc bươu vàng, hay có thời gian các thôn xóm trong ĐBSCL tràn ngập khoai lang. Riêng lĩnh vực thủy sản, vấn đề thương nhân Trung Quốc thu mua nguyên liệu được coi như là chuyện đến hẹn lại lên của ngành thủy sản Việt Nam. Hết nguyên liệu hải sản như cá, mực, bạch tuộc, cho tới tôm hùm, tôm càng xanh, ngao… Sang năm nay, rộ lên tình trạng thương lái Trung Quốc tận thu tôm tươi nguyên liệu của Việt Nam đúng vào thời điểm tháng 7, 8 và 9, khi các DN chế biến và XK tôm bước vào giai đoạn cao điểm chế biến và xuất hàng ra thị trường thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu cuối năm. Việc tận thu gần như không bỏ sót cân nào khiến không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của nhiều DN chế


biến tôm mà tình trạng này còn để lại nhiều hệ lụy tồi tệ cho cả ngành tôm nước nhà. Tình trạng nông dân đổ xô nuôi tôm bỏ qua nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, phá vỡ lịch thời vụ, không xử lý ao trước khi thả nuôi, bơm chích tạp chất … đang xẩy ra tại nhiều địa phương. Gặp anh Lê Văn Tân, còn gọi thân mật là anh Bảy, người có 20 ao thả nuôi tôm, tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, được nghe anh kể chuyện, những tháng đầu năm do bán được giá tôm, trúng khá nên anh đặt thế chấp nhà cửa vay vốn ngân hàn,g cộng thêm vay vốn bên ngoài đầu tư nuôi tôm lớn. Hai vụ liên tiếp tôm chết trắng ao do nuôi quá dầy, không chịu xử lý ao. Đầu tháng 11, anh lại tiếp tục thả mong chờ trúng tôm để trả nợ dù biết thời tiết đang chuyển lạnh. Anh Tân chỉ chưa tới 30 tuổi nhưng cơn lốc tận thu tôm khiến dung mạo anh như ở tuổi ngoài 50.

DN chế biến XK tôm Việt Nam gánh hậu quả

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối tháng 9, giá tôm sú nguyên liệu đã tăng lên tới mức 210.000 – 220.000 đồng/kg loại 30 con, tôm cỡ 40 con có giá 180.000 – 185.000 đồng/kg. Giá tôm chân trắng tăng mạnh hơn, cỡ 100 con từ 87.000 đồng/kg cuối tháng 9 năm ngoái lên 123.000 đồng/kg cuối tháng 9 năm nay. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng giá tôm nguyên liệu tăng mạnh đã

mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân. Nhưng trên thực tế, hầu hết lợi nhuận đều chảy vào túi các thương lái trung gian là chủ nậu vựa thu mua tôm. Trong khi đó, DN chế biến, bởi không “đủ sức” cạnh tranh với giá thu mua thường cao hơn tới 10-20% do thương nhân Trung Quốc đưa ra, đã trở nên “héo hon” vì thiếu tôm để chế biến, lâm vào thế mắc kẹt với những đơn hàng đã ký. Nhiều DN phải chấp nhận chịu bị phạt hợp đồng để giữ khách hàng hoặc “ngậm bồ hòn làm ngọt”, mua nguyên liệu giá cao bất chấp thua lỗ để giữ thị trường. Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản xuất tôm nói chung và dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm sú. Năm 2013, dự kiến sản lượng tôm nuôi của Việt Nam lên tới hơn 500.000 tấn. Tuy vậy, hậu quả từ việc cạnh tranh với thương lái nước ngoài trong thu mua tôm nguyên liệu ngay chính trên “sân nhà” khiến các DN chúng ta càng xuất nhiều, càng lỗ lắm, bởi vẫn phải chấp nhận mua tôm với giá cao ngất ngưởng để thực hiện hợp đồng XK đã ký với khách hàng từ nhiều tháng trước. Và họ cố tìm mọi cách để gia tăng NK tôm nguyên liệu từ Ấn Độ hay Êcuađo…, trong khi nguồn tôm nguyên liệu ngày càng eo hẹp, giá cao vọt lên. Trong điều kiện khó khăn ấy, một nghịch lý hiện nay là các DN đang gồng gánh nhiều khó khăn vì tình hình sản xuất trong nước, mà vẫn phải chịu mức thuế NK 10% đối với các loài tôm nguyên liệu chính (tôm sú và tôm chân

trắng). Như đổ thêm dầu vào lửa, dự thảo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy thuế NK mặt hàng này sẽ còn tăng thêm 2% vào năm 2014 với lý do nhằm bảo hộ và khuyến khích nuôi trồng trong nước. Đối mặt với cả núi khó khăn như vậy, nhưng kết quả kim ngạch XK của ngành tôm năm nay vẫn cao vọt, 11 tháng đầu năm tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012, dự kiến cả năm XK tôm sẽ vượt ngưỡng 3 tỷ USD, đó quả là những kỳ tích phi thường được thực hiện trong thời buổi kinh tế vô cùng khó khăn. Các DN chế biến và XK tôm Việt Nam đang phải gồng mình chịu đựng như những lực sĩ huyền thoại trong kinh doanh. Nhưng, liệu những “lực sĩ” ấy còn đủ sức gồng gánh những sức nặng đang ngày càng chồng chất do những yếu kém của cơ quan quản lý ? Suốt 10 năm, biết bao công sức và tiền bạc của Chính phủ lẫn cộng đồng DN đã đổ ra để theo đuổi và chiến thắng ở các vụ kiện chống bán phá giá và kiện chống trợ cấp tôm của Mỹ. Những thành quả ấy đang có nguy cơ bị mất đi, chỉ bởi một lý do đơn giản là bị tranh mua nguyên liệu chế biến bởi các doanh nhân nước ngoài đang hoạt động thu mua bất hợp pháp ngay trên chính sân nhà mình, do sự quản lý thiếu sát sao và một số chính sách bất hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước! Quá đáng tiếc! n Dũng Minh

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

73


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

Công nghệ cao áp nâng cao năng suất chế biến

và chất lượng thủy sản p Alex Goncalves và Joseanna de Paiva Alves

Việc sử dụng công nghệ cao áp có thể cắt giảm đáng kể chi phí nhân công, tăng năng suất chế biến, tách thịt 100%, giữ được hương vị tự nhiên, các chất dinh dưỡng và các đặc điểm cảm quan khác của thực phẩm, đồng thời kéo dài thời tuổi thọ sản phẩm bằng việc khử hoạt tính của các vi sinh.

C

ông nghệ chế biến sử dụng áp suất cao - HPP (còn gọi với nhiều tên khác như công nghệ tiệt trùng cao áp - HPP; công nghệ cao áp thủy tĩnh - HHP hay công nghệ siêu cao áp - UHP) đã được áp dụng như một công nghệ không sử dụng nhiệt, có khả năng làm giảm tổng lượng vi sinh vật, nhờ đó kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nâng cao độ an toàn vi sinh của các loại thịt và sản phẩm thủy sản ăn liền, đồng thời cũng cải tiến việc chế biến các loài thủy sản giáp xác và có vỏ. Nhiều công nghệ truyền thống đã được ứng dụng để làm ngừng sự hoạt động của vi sinh vật, nhằm mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây do sự thúc ép của các chỉ tiêu kinh tế, nên nhiều nhà chế biến thủy sản đã nghĩ đến việc áp dụng công nghệ cao áp HPP. Công nghệ cao áp HPP gây ra những sự thay đổi đối với màng tế bào, ribosomes và enzyme, từ đó ảnh hưởng đến hoạt tính 74 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Alex Goncalves

Joseanna de Paiva Alves

hóa sinh của vi sinh vật. Những phân tử có kết nối đồng hóa trị tương đối nhỏ, như những phân tử tạo ra vị và màu, cũng như các vitamin thường không bị ảnh hưởng nhiều dưới áp suất cao. Tuy nhiên, các phân tử phức tạp hơn như protein có thể không giữ được đặc tính riêng trong quá trình chế biến, nhất là ở áp suất cao hơn 300Mpa. Điều này có thể làm cho các nguyên liệu có chứa lượng protein cao như thịt bò và thủy sản nhìn bên ngoài như “đã nấu chín”, tùy theo các điều kiện chế biến được sử dụng.

Các bước sử dụng công nghệ cao áp HPP

Sản phẩm được đặt vào âu chế biến dưới áp suất thủy tĩnh cao. Do áp lực được phân phối đồng đều trên sản phẩm, nên hình dạng của nó vẫn giữ nguyên. Thực phẩm được bao gói đặc biệt để đảm bảo ATTP. Sản phẩm không có bao bì được tách thịt ra khỏi vỏ theo một cách riêng. Áp suất cao tác động đến các chức năng sinh học, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của vi khuẩn, một số protein bị biến chất hoặc vi khuẩn bị chết.


Chế biến sử dụng công nghệ cao áp HPP có thể tiến hành được đối với các loại sản phẩm đang ở nhiều nhiệt độ đông lạnh khác nhau, như vậy sản phẩm vẫn giữ được chất lượng tươi hoặc như đã được chế biến. Áp lực được truyền ngay lập tức lên toàn bộ sản phẩm nên thời gian xử lý không phụ thuộc vào kích cỡ của sản phẩm. Thời gian chế biến gói sản phẩm lớn cũng giống như gói nhỏ. Công nghệ HPP thân thiện với môi trường và người tiêu dùng, cần ít năng lượng hơn việc tiệt trùng bằng gia nhiệt.

Nâng cao hiệu suất tách thịt

Công nghệ HPP mang lại cơ hội đưa ra thị trường các sản phẩm thịt cua, thịt tôm hùm lột vỏ còn tươi, chưa xử lý nhiệt. Quy trình chế biến này tăng tỷ lệ thu hồi thịt đến 50% so với các biện pháp luộc chín truyền thống, đồng thời tăng 10% trọng lượng sản phẩm do không làm protein bị mất nước tự nhiên và cải thiện chất lượng sản phẩm. Các nhà chế biến thủy sản có vỏ sử dụng công nghệ HPP để tách thịt thủy sản ra khỏi vỏ đã cho phép cắt giảm tới hơn 50% chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp. Việc sử dụng công nghệ HPP để hút tách vỏ sản phẩm thường được thực hiện ở áp suất từ 2.500-4.000 bar (250-400 Mpa) trong thời gian ngắn chừng 1-3 phút, nhờ vậy nâng cao đáng kể năng suất chế biến. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng về mặt vi sinh, chế biến theo công nghệ

HPP còn cải thiện nhiều đặc tính cảm quan của sản phẩm. Công nghệ HPP có thể tách thịt cơ học đối với các loại tôm hùm, hàu, nghêu và các sản phẩm thủy sản tươi khác bằng cách làm biến chất loại protein đặc trưng có chức năng kết nối thịt với vỏ. Công nghệ HPP cho phép lấy toàn bộ 100% sản phẩm mà không gây ra bất cứ tổn hại nào đến sản phẩm. Bằng cách điều chỉnh các điều kiện chế biến, công nghệ này có thể làm cho cơ thịt của thủy sản có những thay đổi có lợi nhờ nâng cao khả năng giữ ẩm của protein, từ đó làm giảm sự mất nước trong quá trình bảo quản hay làm chín. Công nghệ hút cao áp đạt hiệu suất tách thịt giáp xác cao hơn nhiều so với các phương pháp gia nhiệt truyền thống nhờ nhiều lý do như : Thứ nhất, sản phẩm được đặt dưới áp suất từ 2.500-5.000 bar trong các âu chế biến dùng trong công nghệ HPP, thịt thủy sản sẽ được tách ra khỏi vỏ, kể cả thịt ở

phần càng (như đối với tôm hùm và cua). Thứ hai, với các cách làm chín truyền thống, nhiều protein sẽ bị mất nước, dẫn đến làm giảm trọng lượng sản phẩm, trong khi ở công nghệ HPP lại diễn ra điều ngược lại, nghĩa là làm tăng độ ẩm của protein nguyên liệu. Tỷ lệ trọng lượng thu hồi thịt bình quân đối với tôm hùm theo cách làm chín truyền thống là 25% tổng trọng lượng nguyên con, trong khi tỷ lệ thu hồi thịt tôm hùm bằng công nghệ hút cao áp bình quân đạt 43%. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là hiệu suất thu hồi đối với các loài giáp xác mới thay vỏ (vỏ còn mềm) tăng lên rất đáng kể, đạt đến hơn 45% so với chỉ 22% theo phương pháp luộc. Tương tự, đối với cua, ghẹ (ghẹ xanh, cua Đăngi, cua huỳnh đế Alasska, cua vàng), tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 19% tổng trọng lượng cả con theo phương pháp nấu chín truyền thống, còn theo công nghệ HPP tỷ lệ tăng đến mức 35%. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

75


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

Hiệu quả đối với vi sinh và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm

Nhiều phương pháp kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm thủy sản đã được nghiên cứu, nhưng các công nghệ chế biến không gia nhiệt nhằm bảo quản và đảm bảo ATTP đã được thừa nhận rộng rãi trong toàn ngành thực phẩm. Chẳng hạn công nghệ cao áp HHP đã được xác định là một phương pháp làm bất hoạt hiệu quả đối với vi sinh vật. Ngược với phương pháp xử lý gia nhiệt truyền thống, lợi thế lớn nhất của công nghệ HHP là có thể làm mất khả năng hoạt động của các loại vi sinh vật và các enzyme ở các mức nhiệt độ của môi trường hoặc các mức nhiệt độ thấp, nhưng không làm thay đổi hầu hết các đặc tính của các thành phần dinh dưỡng

và các đặc điểm cảm quan của sản phẩm. Hiệu quả của công nghệ HPP đối với vi khuẩn gam dương kỵ khí L. monocytogenes đã được nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của thời gian xử lý, của áp suất và các điều kiện tối ưu theo ba thông số (áp suất, thời gian và nhiệt độ) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng sống sót của tế bào. Áp suất ở mức 250Mpa không làm bất hoạt L. monocytogenes, nhưng đã làm chậm sự phát triển của nó khoảng 17 ngày ở nhiệt độ 50C và 10 ngày ở 100C. Áp suất ở 200 Mpa có hiệu quả đáng chú ý về cả màu sắc và kết cấu thịt của cá hồi hun khói lạnh bảo quản ở nhiệt độ làm lạnh. Cá nục heo hun khói lạnh chế biến trong điều kiện muối nhạt và hun khói

Hút thịt cua huỳnh đế Alaska nguyên liệu bằng công nghệ cao áp HPP. A) Thịt càng cua được rút ra hoàn toàn. B) Nguyên vẹn miếng thịt đuôi. C) Toàn bộ thịt tôm hùm được lấy ra

76 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

đậm (2,93% muối và 82 phần triệu phenol) kết hợp với tiệt trùng ở áp suất 300 Mpa ở 200C trong 15 phút có thể giữ L. monocytogenes ở dưới mức phát hiện trong thời gian bảo quản lên tới 100 ngày.

Tác dụng đối với ký sinh trùng

Hiện nay, quy định về vệ sinh thực phẩm của Liên minh Châu Âu đang quan tâm đến mối nguy về sự xuất hiện của ký sinh trùng trong các sản phẩm cá. Quy định này chỉ cho phép tiêu thụ các sản phẩm cá tươi khi được bảo quản an toàn bằng cấp đông, với nhiệt độ ở tâm sản phẩm phải đạt -200C hoặc với các biện pháp khác đã được chứng minh là có hiệu quả, như hun khói ở nhiệt độ trên 600C, hoặc xử lý bằng cách ướp trong các loại xốt đủ khả năng tiệt trừ bất cứ loại ký sinh trùng nào. Ở Mỹ, nhiệt độ được yêu cầu để tiệt trừ ấu trùng thường thay đổi đổi ở các mức như -350C trong 15 giờ hoặc -200C trong 7 ngày. Hiện nay, đã có nhiều công nghệ mới cho ngành thực phẩm thủy sản, chẳng hạn công nghệ cao áp HHP, có thể thử nghiệm áp dụng đối với nhiều hệ thống chế biến, trong đó tính phá hủy của nó ít hơn những biện pháp nêu trên và những công nghệ này đang chứng tỏ có hiệu quả trong việc tiệt trừ ấu trùng Nematode. Sự kết hợp áp suất 300 Mpa trong 5 phút đã có tác dụng tiêu diệt 100% sự có mặt của ký sinh trùng trong


các mô của cá thu (loài Scomber scombrus) đã qua xử lý.

Kết luận

Công nghệ tiệt trùng cao áp HPP, được thực hiện từ hơn một thế kỷ trước, cuối cùng đã đến lúc có thể áp dụng trên quy mô lớn phục vụ cho mục đích thương mại. Công nghệ này ngày càng thu hút được sự chú ý trong các ngành công nghiệp chế biến cá và các loài thủy sản có vỏ, do nó có khả năng diệt trừ gần như toàn bộ các loại vi sinh gây bệnh và vi sinh gây phân hủy ở nhiệt độ như trong phòng. Công nghệ cao áp HPP có nhiều lợi thế, như rút ngắn thời gian chế biến, hạn chế những biến đổi về lý hóa, giữ được độ tươi, hương vị, kết cấu thịt, cảm quan bên ngoài và màu sắc sản phẩm; loại bỏ tình trạng làm mất vitamin C và hạn chế sự biến đổi chức năng so với các phương pháp gia nhiệt truyền thống. Công nghệ HPP sử dụng như một biện pháp xử lý phi nhiệt đối với nguyên liệu sò tươi nhằm hạn chế tổng khuẩn nhưng lại không gây ra sự thay đổi đáng kể nào về hình thức cảm quan, hương vị, kết cấu thịt và chất lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chế biến sâu hơn các sản phẩm trên để sản xuất ra những sản phẩm tiếp theo tạo ra những cơ hội cho việc lây nhiễm vi sinh gây bệnh và làm hư sản phẩm. Phương Mai dịch Theo Infofish International 11-12/2013 Ứng dụng công nghệ cao áp để tách thịt thủy sản Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

77


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

Việt Nam

- Nguồn cung cấp thủy sản phong phú và bền vững p Hailey Settineri Theo dự báo, trong thập kỷ tới, để đáp ứng nhu cầu trong nước, Australia sẽ phải đối mặt với việc thiếu hụt hàng triệu tấn thủy sản. Nhằm đẩy mạnh XK vào Australia, các công ty thủy sản của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện các tiêu chuẩn ATTP, quản lý chất lượng và các chứng nhận về môi trường cũng như xã hội, đáp ứng mọi yêu cầu mà thị trường đòi hỏi.

K

hai thác và NTTS là một ngành kinh doanh rất lớn ở Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2013, XK thủy sản Việt Nam đã đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2012 (theo VASEP và Hải quan Việt Nam), phần lớn xuất sang Mỹ (21,3%), EU (17,7%) và

Nhật Bản (17,6%). Đáng ngạc nhiên, thị trường Australia chỉ chiếm 2,8% trong số đó. Những năm gần đây, uy tín của thủy sản từ Việt Nam đã để lại những dấu ấn rất đáng kể tại Australia. Quan niệm cho rằng “sản phẩm nội địa vẫn tốt hơn” hiện đang chiếm ưu thế rất mạnh

Tham quan và tác nghiệp tại nhà máy chế biến tôm của Công ty Cafatex (Hậu Giang)

78 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

mẽ, và nhất là trong khi điều này tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nội địa, thì lại khiến các nhà NK thủy sản chúng ta phải đối mặt với khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các kênh thông tin thời sự còn làm vấn đề nghiêm trọng thêm với những chương trình phát sóng không


trung thực, các cảnh quay thô cứng về các trại cá hộ gia đình và trại cá quy mô nhỏ,… trong các bản tin nói về Việt Nam. Việc thiếu đi sự miêu tả trung thực về ngành công nghiệp thủy sản đã đem đến một câu chuyện hoàn toàn sai lệch. Để khắc phục điều đó, Hiệp hội Các nhà NK Thủy sản Australia (SIAA) gần đây đã đến thăm Việt Nam cùng một đoàn làm phim nhằm tìm hiểu sự thật đằng sau ngành công nghiệp đang bùng nổ ở đất nước này. Tạp chí Retail World đã cùng tham gia và lần đầu tiên trải nghiệm sự phát triển mạnh mẽ của ngành này ở Việt Nam.

Quy mô ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là một nhà máy ở tỉnh Đồng Tháp thuộc Công ty CP Vĩnh Hoàn. Với 15 trại nuôi có tổng diện tích hơn 300 ha, 47 ha trại sản xuất giống và 3 nhà máy chế biến (công suất 200-300 tấn/ngày), Vĩnh Hoàn là một trong những công ty thủy sản hàng đầu Việt Nam, quy mô lớn và hiện đại hơn nhiều so với những trại cá nhỏ lẻ mà các phương tiện truyền thông ở Australia thường hay miêu tả khi nói đến Việt Nam. Công ty được thành lập năm 1997 bởi bà Trương Thị Lệ Khanh và chuyển sang cổ phần vào năm 2007. Bà Khanh, người gần đây nằm trong danh sách những doanh nhân hàng đầu của tạp chí Forbes Việt Nam, là chủ sở hữu trên 50% cổ phần của Vĩnh Hoàn.

Đoàn SIAA đến thăm Cty CP Vĩnh Hoàn

Bà Khanh cho Tạp chí Retail World biết Vĩnh Hoàn là nhà XK cá philê đông lạnh lớn nhất Việt Nam về giá trị trong 3 năm qua. “Sản phẩm chủ yếu của chúng tôi là cá tra philê, nhưng cũng có khả năng sản xuất các sản phẩm GTGT khác như: cá tra tẩm bột, ướp hay nướng xiên”bà Khanh nói thêm. “Chúng tôi cũng sản xuất cá chẽm, XK chủ yếu sang Australia. Sản xuất cá chẽm của chúng tôi tuy số lượng chưa nhiều nhưng giá trị cũng khá cao”. Cùng với thủy sản, Vĩnh Hoàn còn có các công ty con trong sản xuất lúa gạo và collagen. Cám gạo được sử dụng trong thức ăn thủy sản, còn vỏ trấu được tận dụng làm nhiên liệu sinh học tại nhà máy thức ăn. Trong khi đó, để tận dụng tối đa giá trị cá tra, không để lãng phí, collagen được chiết xuất từ da cá và sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dược phẩm.

“Chính sách của công ty chúng tôi là giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường”- bà Khanh nói. “Đó là lý do tại sao ngay khi xây dựng, chúng tôi đã đầu tư khoảng 2 triệu USD vào công nghệ xử lý nước thải ở nhà máy chế biến”. Tại thời điểm chuyến thăm của chúng tôi, 2 vùng nuôi của Vĩnh Hoàn đã đạt chứng nhận ASC và dự kiến vùng nuôi thứ 3 sẽ được chứng nhận trong vài tuần tới. Công ty cũng đã có chứng nhận từ các tổ chức phát triển bền vững hàng đầu khác như: GlobalGAP, AquaGAP và BAP. Những chứng nhận này, ngoài việc do yêu cầu của thị trường, cũng phản ánh cam kết của công ty đối với các vấn đề về môi trường và VS ATTP, truy xuất nguồn gốc và chăm lo phát triển đời sống cho trên 4.000 công nhân của mình. Những ngày sau đó, chúng tôi cũng đến thăm trang trại và nhà máy của các công ty thủy sản Việt Nam khác, như Công ty Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

79


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

Cafatex (nuôi và chế biến tôm, cá tra với khoảng 1.500 công nhân) và Công ty Australis (nuôi và chế biến cá chẽm với khoảng 110 lao động). Mặc dù khối lượng và loại thủy sản được sản xuất ở các công ty là khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự cố gắng nhằm sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân địa phương và bảo vệ môi trường.

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt

Liên minh NTTS Toàn cầu (GAA) là một Hiệp hội NTTS thương mại, với mục tiêu thúc đẩy NTTS bền vững. GAA đã có hơn 1500 thành viên trên toàn thế giới và cũng đã tạo dựng được nền tảng khá tốt ở Việt Nam.

Hơn một thập kỷ trước, GAA phát triển một chương trình chứng nhận gọi là Thực hành NTTS Tốt nhất (BAP), để từ đó hình thành một loạt các tiêu chuẩn trong lĩnh vực quản lý trang trại, nhà máy chế biến cũng như nhà máy thức ăn và trại giống. Bốn nền tảng của BAP là tuân thủ pháp luật, trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường và ATTP. Giám đốc Kiểm soát Chất lượng BAP của GAA, ông Jeff Peterson, cho biết vào đầu năm nay, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội đã được mở rộng từ 12 lên 33 nội dung và hiện tại đã bao gồm nhiều vấn đề từ cưỡng bức và bóc lột lao động cho đến công tác đào tạo và bố trí nhà ở cho công nhân. “Trong suy nghĩ của

Phỏng vấn ông Jeff Peterson tại Vietfish 2013 (Hailey Settineri thứ 2 từ phải sang)

80 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

chúng tôi, trách nhiệm xã hội của các nhà điều hành không chỉ là các yếu tố riêng tại nhà máy chế biến, nó phải là tất cả các yếu tố xuyên suốt toàn bộ tổ chức”- ông nói. Trò chuyện với Retail World tại triển lãm Vietfish 2013 vào tháng 6/2013 , ông Peterson cho biết đã có nhiều sự ủng hộ nhiệt tình cho chứng nhận BAP và nâng cao các thực hành bền vững này một cách rộng rãi hơn nữa ở tất cả các cấp độ trong ngành thủy sản ở Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng Việt Nam thực sự là một điển hình cho những gì bạn có thể đạt được khi hướng đến phát triển bền vững. Trước hết, họ rất có ý thức về ý nghĩa của việc thâm nhập thị trường khi tiếp thu áp dụng các tiêu chuẩn


bền vững này. Điều ấn tượng ở đây là họ đã biết nội địa hóa các tiêu chuẩn và khiến chúng trở thành một nội dung buộc phải áp dụng trong thực hành nuôi. Các quy chuẩn thực hành này đã trở thành một triết lý trong mọi hoạt động. Do đó, có thể nói họ luôn chuẩn bị sẵn sàng và không ngại khi bị kiểm tra”. Ông Peterson tin rằng khách hàng Australia nên xua tan bất kỳ mối lo ngại nào mà họ có về chất lượng thủy sản NK từ Việt Nam. “Các vấn đề chất lượng và ATTP đã hoàn toàn được kiểm soát. Với sự quan tâm về môi trường và tập trung hơn vào trách nhiệm xã hội, tôi khẳng định rằng các sản phẩm từ Việt Nam (từ những công ty có uy tín) là những sản phẩm tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy và không cần phải nghi ngờ gì về điều đó”.

Thời đại của nuôi trồng thủy sản

Trong ngành thủy sản toàn cầu, về mặt khối lượng, NTTS đã vượt qua khai thác tự nhiên. Theo Giám đốc Phát triển Kinh doanh (khu vực Australia/New Zealand) thuộc GAA, ông Roy Palmer, những cơ hội mà NTTS đang mang đến cho thế giới là rất lớn. “Ở châu Á, chúng ta có 8085% khối lượng sản xuất của cả thế giới nằm ở khâu NTTS. Điều này là đáng kinh ngạc. Tôi nghĩ rằng ngành công nghiệp NTTS sẽ là xu thế ở phía trước thay thế cho phương thức cũ là săn bắthái lượm. Điều này là rất quan trọng liên quan đến môi trường

và phát triển bền vững”. Ông Palmer đã có một thời gian khá dài làm việc trong ngành thủy sản, cả ở Australia và ở nước ngoài. Ông đã giữ nhiều vai trò khác nhau như là nhà NK, nhà bán buôn, bán lẻ, từng là Chủ tịch Phân ban Châu Á - Thái Bình Dương (APA) của Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới (WAS), và hiện nay ông là thành viên HĐQT của WAS. Ông tin rằng ngành công nghiệp NTTS ở Việt Nam là rất cần thiết cho thị trường Australia. “Việt Nam có vai trò then chốt ở Đông Nam Á và sẽ một đối tác quan trọng trong nhu cầu NK thủy sản của Australia. Cá tra, loài thủy sản XK chủ lực của Việt Nam, là đặc biệt quan trọng, bởi giá cả phải chăng, phù hợp với khả năng tiêu dùng của người dân Australia. Và đó là một điều rất tuyệt vời”. Ông Palmer ca ngợi sự phát triển thủy sản Việt Nam những năm gần đây trong việc bắt kịp và vượt xa các tiêu chuẩn toàn cầu. “Tôi đã nhìn thấy đất nước này chuyển đổi và trong những năm qua tôi cũng đã tham gia vào quá trình này, khá là đáng kể. Họ có một Hiệp hội thủy sản mạnh mẽ, họ làm việc chặt chẽ với chính phủ, họ lắng nghe các nhà nghiên cứu, họ làm việc với nhiều tổ chức khác nhau và họ làm mọi việc đến nơi đến chốn”ông Palmer nói. “Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi nhận thấy rằng bạn đang ở một đất nước biết lắng nghe, biết vận dụng và biến mọi việc thành hiện thực. Không nghi ngờ gì nữa, họ

đúng là một trong những nhà sản xuất (thủy sản) đẳng cấp thế giới”. Ông Palmer cho biết ngoài việc hỗ trợ cho XK, Australia có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp Việt Nam thông qua nghiên cứu và giáo dục. “Một ví dụ tuyệt vời cho việc này đã được thực hiện trên hàu. Nuôi hàu ở Việt Nam đã phát triển vào khoảng 7.000 tấn trong 5 hoặc 6 năm qua, gần gấp đôi so với ngành công nghiệp hàu trên 100 tuổi ở bang New South Wales (Australia), và tất cả đều được thực hiện bởi sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu từ Australia” - ông nói.

Sự lựa chọn toàn cầu

Những năm gần đây, giá trị sản xuất trong nước (Australia) đã được tăng cường trong mắt công chúng, các nhà bán lẻ hàng đầu đã phải cạnh tranh với khá nhiều các sản phẩm nội địa Australia. Tất nhiên, không cần phải nghi ngờ gì về lợi ích trong việc hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa, nhưng quá tập trung vào điều này đã dẫn tới những nhận định tiêu cực về hàng NK - rằng hàng NK kém chất lượng, không đáng tin cậy và chỉ góp phần làm giảm giá trị của các DN Australia. Một nhà NK thủy sản của Australia, ông Vincent Lee từ công ty Oceanic Food tin rằng người dân Australia cần phải thay đổi cách suy nghĩ của mình và chấp nhận một thị trường toàn cầu. “Tôi rất tự hào về ngành công nghiệp thủy sản Australia”- ông nói. “Chúng ta sản xuất một số Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

81


CHÊËT LÛÚÅNG / ATTP / TRUY XUÊËT NGUÖÌN GÖËC

sản phẩm tốt nhất trên thế giới. Nhưng tôi xin lỗi - Australia không có độc quyền về sản phẩm tốt nhất. Phần còn lại của thế giới cũng cần phải ăn và họ cũng sản xuất thực phẩm rất tốt “. Ông Lee nói với Retail World rằng Australia nên tập trung ít hơn vào các vấn đề dân tộc và thay vào đó xem xét những lợi ích của sự lựa chọn toàn cầu. “Chúng ta là một phần của cộng đồng toàn cầu và vẫn còn nhiều việc cần làm ở các nước đang phát triển không được may mắn như nền kinh tế Australia. Đúng, chúng ta phải chăm sóc bản thân, nhưng đồng thời phải nhớ rằng chúng ta cũng là một công dân toàn cầu và khi chúng ta lựa chọn thực phẩm, không nhất thiết phải giới hạn ‘chọn hàng nội địa mới là sự lựa chọn tốt’. Một sự lựa chọn toàn cầu có thể sẽ

là một lựa chọn tốt khi nó được thực hiện có trách nhiệm“. Ông đưa ra dẫn chứng về Quốc Việt, một DN Việt Nam thành công nhờ vào sự hỗ trợ từ khách hàng quốc tế (gồm cả Australia). Năm ngoái, Quốc Việt đã chế biến và XK khoảng 10.000 tấn tôm, trong đó chỉ khoảng 10% xuất đi Australia. Họ làm rất nhiều sản phẩm, và gần đây họ đã chuyển trọng tâm sang sản xuất các sản phẩm GTGT như nấu chín, tẩm bột, chiên giòn hay ướp sẵn gia vị… cho thị trường bán lẻ. Sự thành công của DN không chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, mà còn cho hơn 2.180 công nhân viên đang làm việc tại Quốc Việt cùng gia đình của họ. “Chúng ta hãy thẳng thắn, họ là một trong những cộng đồng vẫn còn nghèo trên thế giới. Bằng

cách hỗ trợ các thương hiệu Việt, một cách gián tiếp, chúng ta cũng đang hỗ trợ cho họ”- ông Lee nói. Khi được Tạp chí Retail World hỏi về những rào cản cho giao thương XNK thủy sản giữa Việt Nam – Australia, ông Ngô Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Việt cho rằng ngành thủy sản Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì thị trường Australia đòi hỏi, nhưng tiếc thay, thế vẫn chưa đủ. “Chính phủ và ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các DN tôm phải làm sao để cho các nhà bán lẻ ở nước ngoài biết rằng Việt Nam có một hệ thống tốt, luôn quan tâm đến sản phẩm, chuỗi cung ứng là hoàn toàn khép kín và truy xuất được nguồn gốc. Ngoài ra, DN Việt Nam cũng luôn quan tâm về trách nhiệm xã hội và môi trường. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang làm rất tốt những điều này ở Việt Nam, nhưng không nhiều người biết về điều đó”- ông nói. “Tôi nghĩ rằng Australia là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, luôn đón chào và sẵn sàng hỗ trợ các dân tộc trên thế giới. Nếu các hệ thống bán lẻ cũng có chung tinh thần như vậy thì sẽ rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, cho đất nước Australia, cũng như sẽ giúp đỡ được cho rất nhiều người nghèo ở Việt Nam”- ông Tuấn khẳng định. n Trần Duy biên dịch Theo Tạp chí Retail World – Tháng 11/2013

Đoàn SIAA thăm vùng nuôi trên biển của Cty Australis (Bà Hailey Settineri ngoài cùng bên phải)

82 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014


PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH

Hành trang cho DN khi tham gia TPP Tham gia TPP, Việt Nam lại chuẩn bị dấn thân vào “biển lớn” một lần nữa sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, lần này các doanh nghiệp (DN) Việt Nam không còn “vẻ” háo hức, hồ hởi như trước, mà họ thận trọng hơn, sắp xếp hành trang chu đáo hơn, như những “chiến binh” đã từng kinh qua những trận đánh lớn.

Diễn giả tham gia Tọa đàm - Hội thảo “Hành trang DN khi tham gia TPP”.

Đ

ó là nhận định của ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Viêt Nam (VCCI), tại Tọa đàm- Hội thảo “Hành trang Doanh nghiệp khi tham gia TPP” tổ chức hồi tháng 12/2013 tại Hà Nội. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, là hiệp

định thương mại tự do nhiều bên lớn nhất hiện nay. Đến nay có 12 quốc gia, kể cả Việt Nam, với 800 triệu dân, chiếm 40% tổng GDP và 30% tổng kim ngạch XNK toàn cầu, tham gia đàm phán ký kết hiệp định này. Trong số đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Xingapo,.. TPP đã trải 19 vòng đàm phán chính thức và nhiều vòng

đàm phán giữa kỳ. Ở thời điểm hiện nay, TPP đang bước vào giai đoạn quyết định với các lĩnh vực đàm phán gay cấn nhất, như mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, mua sắm công, DN nhà nước, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ,…TPP được ví như một ”Hiệp định thương mại tự do thế kỷ” với những cam kết mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, loại bỏ phần lớn Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

83


PHAÁP LUÊÅT KINH DOANH

thuế quan cho hàng hóa giữa các nước tham gia. Điều đó sẽ mang lại nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, đòi hỏi các DN phải chuẩn bị hành trang tốt nhất để tận dụng cơ hội và ứng phó với những thách thức trên sân chơi TPP.

Kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng để lại cho Việt Nam những dư chấn nặng nề, và mặc dù nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “ở vùng đáy”. Nói như TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam bị “nghẽn mạch tăng trưởng”, trong khi các nền kinh tế khác đang trỗi dậy. DN hoạt động cầm chừng khiến ngân sách cũng lao đao theo. Với hơn 2/3 số DN làm ăn không lãi hoặc thua lỗ, thuế thu nhập DN chỉ thu đạt được ở mức thấp xa so với dự toán. Do đó, khi tham gia TPP, Việt Nam được đánh giá là nước phát triển chậm nhất so với các thành viên khác. Nếu so

với 6 năm trước, khi gia nhập vào WTO, vị thế để gia nhập TPP lúc này của Việt Nam được xem là “yếu thế” hơn, do những xuất phát điểm, thực lực kinh tế khác nhau, với những đòi hỏi khác nhau. Vậy, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất? Hay thiệt thòi nhất? TS Thiên nhấn mạnh: “ Sẽ không có ai được hưởng lợi mà không phải trả giá”.

Cơ hội và thách thức

Những cơ hội Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương, nếu TPP được ký kết thì đến năm 2025, XK và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD, hay 28,4% và 10,5% so với trường hợp nếu không tham gia TPP (tính theo giá 2007). TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO (VCCI) nhấn mạnh, việc tham gia TPP có thể loại bỏ từ 92% đến 95% hàng rào thuế quan tại thị trường các nước tham gia hiệp định. Đối với một nền kinh tế định hướng XK như Việt Nam, thì lợi ích mà các hiệp định thương mại

Tăng trưởng GDP: Giai đoạn suy giảm tốc độ kéo dài nhất

Nguồn: TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam

84 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

tự do như TPP mang lại thể hiện rõ nhất đó là lợi ích XK. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường với thuế quan ưu đãi. Cụ thể như trong những vụ kiện thương mại ảnh hưởng đến các ngành kinh tế chủ lực của chúng ta như những vụ kiện chống bán phá giá, với tình trạng cạnh tranh bằng giá như hiện nay, việc các dòng thuế xuống bằng 0 % là cực kỳ có ý nghĩa với Việt Nam. TS Trần Đình Thiên nhận định, TPP sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội bắt nguồn từ sự hình thành một thị trường rất lớn, đẳng cấp cao hơn và tự do hóa mạnh nhất, do đó sẽ thúc đẩy thương mại, hấp dẫn đầu tư cũng như thúc đẩy cải cách thể chế. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất trong TPP, là yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Đầu tư nước ngoài gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, thuế NK của các thành viên TPP sẽ giảm đáng kể, nhờ đó, Việt Nam có thể gia tăng XK, nhất là các mặt hàng quần áo, giày dép và thủy sản. Và thách thức Tuy nhiên, tham gia TPP không có nghĩa là có ngay liều thuốc giải quyết tận gốc các điểm yếu kém trong điều hành vĩ mô. TPP chỉ góp thêm cơ hội và sức ép để giải quyết các vấn đề của mình. TPP chưa đàm phán xong, các cam kết chưa được công bố, song đã hé ra những sức ép rất lớn cho Việt Nam. Bởi vì TPP sẽ xóa hầu hết thuế, mở cửa thị


trường, yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ được nâng cao với những chế tài khắc nghiệt hơn đối với các vi phạm thương mại tự do, thắt chặt các tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật,… TS. Thiên nhận định, cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ vô cùng khốc liệt, bởi thực tế cho thấy, vòng đàm phán TPP thứ 19 tại Brunei vừa qua đã không đạt được đồng thuận của các quốc gia về việc mở cửa thị trường nông sản. Nhiều quốc gia vẫn cương quyết bảo hộ nền nông nghiệp trong nước. TPP sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá thành nông sản. Các nông hóa phẩm mà Việt Nam đang sử dụng hiện nay đều có bảo hộ sáng chế vì vậy chi phí sản xuất sẽ cao. “Người nông dân đang phải gánh chi phí rất lớn cho thuốc bảo vệ thực vật, thú y…Việc sử dụng những sản phẩm có bảo hộ sở hữu trí tuệ trong TPP khắt khe hơn, chưa kể theo đề xuất sử dụng chỉ dẫn địa lý của TPP, thương hiệu ai đăng ký trước sẽ được bảo hộ ngay lập tức. Đó là nguy cơ với nông nghiệp”TS. Thiên nhận định. TS. Trang tỏ ra lo ngại, tham gia TPP có nghĩa là các DN vốn nhỏ bé và ít kinh nghiệm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh, có năng lực đến từ các nước TPP ngay ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, bà cho rằng thuế quan mới là một phần của câu chuyện XK. Thuế giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn, nhưng các quy định kỹ thuật khắt khe về bao gói, nhãn mác, về mức độ/dư lượng hóa chất, về tính hợp pháp của nguyên

TS Trần Đình Thiên -Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

liệu,… có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam, thậm chí có thể không có đường vào thị trường các nước TPP. Khi đó, lợi ích về thuế quan sẽ chỉ là “lợi ích trên giấy” mà thôi.

Hành động của DN trước thềm TPP

Theo TS Trang, việc quan trọng mà DN cần làm ngay là cần tích cực tham gia tham vấn thương mại quốc tế hơn nữa. DN cần nghiên cứu về nguyên tắc xuất xứ, mức thuế quan phù hợp để tư vấn cho cơ quan đàm phán. Bà khẳng định, mặc dù TPP đã trải qua 19 vòng đàm phán chính thức, có vẻ như “ván đã đóng thuyền”, nhưng một thỏa thuận chỉ có hiệu lực khi đồng thuận, do đó, ý kiến tham vấn của DN hiện nay vẫn rất cần thiết. Bên cạnh đó, ngay từ bây giờ, các DN cần tranh thủ tìm kiếm đối tác mới trên thị trường, không đợi đến khi TPP chính thức được kí kết. Cần tìm kiếm những đơn hàng trực tiếp từ các đối tác TPP, và cả đơn hàng gián tiếp đến từ các đối tác khác muốn tận dụng

cơ hội thuế quan trong TPP. Đồng thời, các DN cần điều chỉnh hoạt động sản xuất để tận dụng ưu đãi thuế quan (ví dụ thay đổi nguồn nguyên liệu,…), vượt qua rào cản phi thuế quan (ví dụ thay đổi phương thức sản xuất, kiểm soát quy trình…). Thị trường càng lớn, rủi ro sẽ càng lớn, do đó các DN cần tăng cường kỹ năng cạnh tranh và nhận diện rủi ro trong cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam NK tới 90 % nguyên liệu từ Trung Quốc, do đó nếu không thay đổi cơ cấu về nguồn nguyên liệu thì sẽ không tận dụng được TPP. Bà Trang nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đang cạnh tranh bằng giá, mà giá bị thuế ảnh hưởng. Do đó, nếu thuế giảm, năng lực cạnh tranh bằng giá sẽ ít hi vọng được cải thiện. Các DN cần thay đổi từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng những yếu tố khác như thương hiệu hoặc chất lượng kỹ thuật… Việt Nam về cơ bản là nước nông nghiệp, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ KHKT còn thấp. Do đó, khi bước vào một “sân chơi” với toàn “ông lớn”, các DN Việt Nam cần sự chuẩn bị chu đáo nhất có thể, nắm vững chính sách cải cách hiện hành, đồng thời nâng cao khả năng quản lý, cải thiện trình độ … để sản xuất hàng hóa chất lượng cao nhằm tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua những thách thức mà Hiệp định TPP mang lại. n Nguyễn Thị Hồng Hà

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

85


KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå

Sản phẩm nổi bật của năm 2013 Tạp chí Seafood International đã bình chọn những sản phẩm mới nổi bật nhất của năm 2013 sau đây, dựa trên các tiêu chí độ độc đáo, hình thức bao gói và mức độ thành công.

Tôm xiên sáng tạo của Macrae Edinburg Sản phẩm có 2 hương vị tỏi + húng quế, và chanh + ớt, rất lý tưởng để làm một bữa ăn nhanh cho những người bận rộn. Mỗi xiên có 4 con tôm với giá bán lẻ 1,25 bảng Anh. Bao bì bắt mắt, hương vị hấp dẫn và tính linh hoạt đã mang đến sự thành công cho sản phẩm này. n Độ độc đáo: 5; Bao gói: 5; Mức độ thành công: 5; Tổng điểm: 15.

Cá tra chiên cháy cạnh của Queen

Được làm từ những miếng philê cá tra đạt chứng nhận ASC thái nhỏ ướp trong 3 hương vị: tự nhiên, càri Malaixia và chanh ớt. Sản phẩm rất tiện lợi vì có thể chế biến ngay sau khi rã đông và sử dụng trong vòng 4-5 phút như món ăn nhanh hoặc món chính. n Độ độc đáo: 5; Bao gói: 5; Mức độ thành công: 4; Tổng điểm: 14.

Thủy sản bọc khoai lang chiên của High Liner Sản phẩm làm từ cá minh thái Alaska đạt chứng nhận MSC bao bột giòn làm từ khoai lang, hạt nhục đậu khấu và quế, mang đến vị ngọt đậm nhưng giàu dinh dưỡng và rất hấp dẫn các em bé. Sản phẩm này có các hình quân cờ, cắt thanh, phi lê và cắt khúc. n Độ độc đáo: 5; Bao gói: 4; Mức độ thành công: 4; Tổng điểm: 13.

86

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Mực cắt khoanh nướng giòn của Golden Fresh

Sản phẩm làm từ mực hảo hạng với lớp vỏ giòn tan đánh thức vị giác của người thưởng thức bằng gia vị cay nóng. Sản phẩm có thể chiên hoặc bỏ lò, mang đến cảm giác hoàn hảo cho bữa tiệc BBQ gia đình. n Độ độc đáo: 4; Bao gói: 4; Mức độ thành công: 4; Tổng điểm: 12.


Sò điệp trộn nước sốt của Clearwater Seafood

Làm từ sò điệp khai thác tự nhiên trộn trong nước sốt kem tỏi, sản phẩm có thể dùng trong vòng 6 phút. Sản phẩm rất dễ chế biến và được đóng gói trong bao bì bắt mắt. n Độ độc đáo: 3; Bao gói: 5; Mức độ thành công: 4; Tổng điểm: 12.

Ghẹ xào của Phillip Làm từ ghẹ xanh 100% tự nhiên, có các dạng thịt vụn và những miếng thịt cỡ lớn, đều nhau mang đến hương vị ghẹ tươi, không chứa chất phụ gia nhân tạo. Sản phẩm giúp việc ăn ghẹ dễ dàng và thường xuyên hơn. Hạn sử dụng của sản phẩm là 18 tháng nếu bảo quản đúng cách. n Độ độc đáo: 4; Bao gói: 3; Mức độ thành công: 4; Tổng điểm: 11.

Bánh cá bơ ngũ cốc của Clear Springs

Bánh làm từ 51% ngũ cốc mang đến sự hòa quyện giữa vị dịu nhẹ với mùi thơm của thịt cá hồi xay nhuyễn và hấp chín. Bánh có các hình cá voi, cá mập và cá hồi. Bánh “tan” có phô mai kem bên trong và các khẩu phần 3 aoxơ và 3,7 aoxơ rất hoàn hảo cho món sandwich, các tiệc buffet và bữa trưa văn phòng. n Độ độc đáo: 3; Bao gói: 5; Mức độ thành công: 3; Tổng điểm: 12.

Bánh pudding đen mực và táo của Big Prawn Bánh pudding đen mực và táo với sò điệp và bột đậu Hà Lan có thể làm món khai vị hoặc món chính. Sản phẩm rất dễ chế biến bằng cách áp chảo hoặc nướng. Sử dụng mực của mực ống thay cho tiết lợn, tạo nên mùi vị và màu sắc độc đáo cua sản phẩm. n Độ độc đáo:5; Bao gói: 3; Mức độ thành công: 3; Tổng điểm: 11.

Hằng Vân lược dịch Seafood International,12/2013 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

87


KHOA HOÅC / CÖNG NGHÏå

Máy lột da bằng tay V 368 của Varlet

Là chiếc máy lột da rất lý tưởng cho các nhà máy chế biến và các cửa hàng thủy sản nhỏ. Sử dụng cho các loài như cá bơn, vây cá đuối, philê cá tươi, các loài cá có da dày hoặc mỏng. Máy làm bằng thép không gỉ, dễ di chuyển và không phải bảo trì. n http://www.seafoodtech.com

Máy lột da tự động V1258 của Varlet

V 1258 là mẫu máy trong dòng máy lột da tự động hiện đại, ứng dụng rộng rãi cho nhiều loài cá. Có thể cài đặt chương trình để lột da sâu hoặc nông. Máy có thể tự động điều chỉnh, có băng chuyền đơn hoặc kép, dễ làm sạch, công suất lớn. n http://www.seafoodtech.com

88

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Máy ghi nhãn và định lượng ES7001

ES7001 có tốc độ ghi nhãn trọng lượng/ giá với tốc độ 120 sản phẩm mỗi phút với độ chính xác tối đa, có thể xử lý ngay cả các sản phẩm khá lớn lên đến 640x360x200 mm. Dễ sử dụng với một màn hình cảm ứng giúp vận hành và điều chỉnh hệ thống. n http://www.scanvaegt.com

Máy cấp đông IQF của Skaginn

Gồm có nhiều mẫu khác nhau với công suất từ 600-10.000 kg/giờ, phù hợp cho các nhà máy có diện tích sàn nhỏ với thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt. Công suất cấp đông nhanh hơn 40% nhờ công nghệ vành đai CAD đã được cấp bằng sáng chế. Tiết kiệm năng lượng và chi phí. n http://www.skaginn.is


Máy làm đá DeepChill

Máy sử dụng công nghệ làm lạnh tiên tiến tạo ra nước đá có diện tích mặt tiếp xúc lớn, tác dụng làm lạnh cá nhanh gấp 3 lần so với các loại đá khác, mang lại chất lượng đồng đều. Hệ thống làm lạnh sâu khép kín không gây ô nhiễm. DeepChill có thể làm đá từ nước giếng, nước mặn hoặc nước ngọt. n http://www.sunwell.com

Máy lọc nước thải của Dantech

Máy Dantech Filtracon A5 + A5B có hệ thống lọc kép với hệ thống lọc 1000 micron loại bỏ chất thải rắn và hệ thống lọc 400 micron mang đến hiệu quả và khả năng lọc tối đa. Hệ thống hoàn toàn tự đông với công suất lọc lên tới 100m3/ giờ. n http://www.d-tech.dk

Máy cắt đầu C 3027 V của Curio

Được thiết kế đặc biệt để cắt đầu các loài cá thịt trắng như cá tuyết, cá haddock và các loài tương tự. Thân thiện với người sử dụng, tiết kiệm thời gian bảo trì, vệ sinh và sửa chữa. Máy có hệ thống bôi trơn tự động giúp các bộ phận quan trọng hoạt động an toàn. Cơ chế cắt linh hoạt đảm bảo năng suất và chất lượng cao và đồng đều. n http://www.seafoodtech.com/new-equipment/ curio-c-3027-v-cut-heading-machine/50

Máy phi lê cá thịt trắng C 2011 của Curio

Gồm ba kích cỡ lớn , vừa và nhỏ, có thể xử lý lên đến bảy loài khác nhau có trọng lượng 700g12kg ở tốc độ 16-38 con cá mỗi phút. Máy có công tắc bảo vệ và tắt dừng khẩn cấp giúp hoạt động an toàn. n http://www.seafoodtech.com

Hằng Vân lược dịch Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 164 / thaáng 8/2013

89


NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi và biện pháp khống chế:

Từ khoa học hàn lâm đến thực tiễn sản xuất* p TS. Trần Hữu Lộc - Đại học Arizona, Hoa Kỳ Các hội nghị chuyên ngành về bệnh tôm và chủ đề Hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPNS) đều thống nhất rằng, khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh, mà cần phải đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường.

Tác nhân gây bệnh tôm

Trước hết, khi nói về bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND), Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome EMS), hay Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS), chúng ta nên thống nhất rằng đang nói về duy nhất một bệnh trên tôm với các tên gọi khác nhau, được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010, ở Malaixia và Thái Lan năm 2011 và ở Mêhicô năm 2013. Để thuận tiện cho việc theo dõi, tôi sẽ sử dụng tên gọi EMS hiện được dùng rộng rãi trên truyền thông trong và ngoài nước như là tên thông dụng cho bệnh tôm kể trên. Tôi sang Mỹ từ năm 2010, làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Phòng nghiên cứu Bệnh học Thuỷ sản, Trường Đại học Arizona (Phòng nghiên cứu của GS. Donald Lightner - UAZ-APL) nên may mắn được tham gia nghiên cứu về bệnh này từ những ngày đầu. Khi EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc rồi sau đó ở Việt

90 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Nam, Malaixia và Thái Lan, gây ra thiệt hại chưa từng thấy cho nghề nuôi tôm của các nước sản xuất và xuất khẩu tôm chính của thế giới, câu hỏi trước hết là: Nguyên nhân của bệnh là gì? Phân tích bệnh học các mẫu bệnh phẩm mà Trường Đại học Arizona nhận được từ các nước có EMS cho thấy, đây là một bệnh chưa từng được ghi nhận trên tôm. Nhận lời mời của Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới (OIE) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tổng Cục Thuỷ sản, Cục Thú y Việt Nam, các cơ quan chức năng các tỉnh duyên hải có nghề nuôi tôm của Việt Nam, và sự hỗ trợ của rất nhiều các tổ chức (World Bank, FAO, Global Aquaculture Alliance), các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, CP Thái Lan, Grobest, UniPresident, Sheng Long Bio-tech, Công ty Lasan), các nhà khoa học của Trường Đại học Arizona đã đến Việt Nam nghiên cứu từ năm 2011. Sau gần 3 năm nỗ lực làm việc tại Việt Nam và Mỹ, đến năm

TS. Trần Hữu Lộc và GS. Donald Lightner

2013, nghiên cứu của tôi, do GS Lightner hướng dẫn, đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS là do một dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là loài vi khuẩn vô cùng phổ biến trong môi


trường và chỉ có một dòng đặc biệt của loài vi khuẩn này gây được bệnh. Do đó, các phương pháp xét nghiệm thông thường sẽ không thể xác định được sự tồn tại của dòng vi khuẩn gây bệnh này. Tôi là tác giả chính của nghiên cứu này và đã có những đăng tải về các công trình nghiên cứu này trên các tạp chí khoa học quốc tế. Nghiên cứu này giúp tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2013. Có nhiều ý kiến cho rằng có những loài vi khuẩn này, khác cùng gây bệnh EMS; tuy nhiên, các loài vi khuẩn đã được đề cập không thoả mãn định đề Koch như là một mầm bệnh truyền nhiễm và không tạo ra được bệnh tích đặc trưng của EMS. Việc thống nhất về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tăng tốc nghiên cứu theo hướng tìm giải pháp khắc phục bệnh.

Có khả năng trị bệnh triệt để hay chỉ phòng ngừa?

Lịch sử ngành bệnh học tôm cho thấy việc điều trị sau khi bệnh đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu; sau khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được; và thường khi mắc bệnh, tôm chết rất nhanh nên khó có thể điều trị kịp. Ngoài ra, các vấn đề quan ngại cho sức khoẻ người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu tôm như dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm, v.v... khiến việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tôm là rất hạn chế. Đối với bệnh EMS, các nghiên cứu của tôi cho thấy, sau khi bị

nhiễm mầm bệnh, tôm có thể chết rất nhanh, có khi chỉ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh chưa đầy 12 tiếng. Ngoài ra, chính con tôm bệnh trở thành nguồn lây cho các con tôm khỏe khác trong đàn qua đường nước, phân và cả xác tôm chết, làm cho bệnh lan rất nhanh. Đó là lý do một khi đàn tôm đã nhiễm bệnh thì việc cứu chữa là rất khó khăn và ít hiệu quả. Các hội nghị chuyên ngành về bệnh tôm và chủ đề EMS trong đó có tôi tham dự đều thống nhất rằng, khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ nào giải quyết được vấn đề dịch bệnh tôm EMS, mà cần đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường. Việc thiếu các thông tin và hiểu biết về các vấn đề nêu trên sẽ dễ dẫn đến những lập luận thiếu cơ sở về bệnh EMS/AHPND, như các vấn đề về pH trong ao nuôi, về việc có nên khử trùng nước ao hay không, cũng như mức độ cảm nhiễm khác nhau giữa tôm chân trắng và tôm sú như chúng ta vẫn nghe.

Biện pháp phòng bệnh nào khả thi nhất và có thể áp dụng trên diện rộng?

Theo quan điểm riêng của tôi, để tiến đến các giải pháp phòng ngừa bệnh EMS khả thi, trước tiên phải hiểu rõ các đường lây bệnh, từ đó mới đánh giá các giải pháp có tác dụng như thế nào,

đối với đường lây nào? Các nghiên cứu của tôi cho thấy bệnh EMS lây qua đường miệng, khi trong nguồn nước có nhiễm mầm bệnh, hoặc tôm ăn xác tôm chết hay các giá thể có mang mầm bệnh. Đây là đường lây ngang. Các quan sát khác cũng cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa việc di chuyển tôm giống, tôm bố mẹ với sự phát tán của bệnh. Điều này gợi ý rằng, rất có thể bệnh cũng lây truyền theo đường dọc từ tôm bố mẹ mang mầm bệnh sang tôm con, và khi tôm con mang mầm bệnh, bệnh sẽ bùng phát trong điều kiện ao nuôi. Theo quan sát và nghiên cứu của tôi, khi mầm bệnh được dịch chuyển đến một vùng nuôi hoàn toàn mới hoặc một quốc gia chưa từng có bệnh EMS, thì đường truyền dọc từ tôm bố mẹ sang tôm giống là phổ biến nhất; ví dụ cụ thể là sự bùng phát của dịch bệnh ở Mêhicô năm 2013. Một khi mầm bệnh đã bùng phát ở vùng nuôi, mầm bệnh có xu hướng tồn tại và tích luỹ trong môi trường nước và ao nuôi, dẫn đền khả năng rất cao là bệnh sẽ tiếp tục tái diễn trên chính ao nuôi, vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh trước đó. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua bằng chứng ở vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng năm 2011 và 2012, với hiện tượng dịch bệnh tiếp diễn liên tục và gần như không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, sau một thời gian bỏ nuôi, để ao nghỉ thì việc nuôi lại cho khả năng thành công cao hơn hẳn. Theo tôi, hiện tại, ở hầu hết các Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

91


NUÖI TRÖÌNG THUÃY SAÃN

vùng nuôi tôm của Việt Nam đều đã từng xảy ra dịch bệnh. Do đó, việc chú trọng ngăn ngừa bệnh từ đường lây dọc và lây ngang đều có ý nghĩa quan trọng như nhau. Các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan qua đường dọc bao gồm các giải pháp tổng hợp từ trại tôm giống, với sự kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ, kiểm tra mầm bệnh từ tôm bố mẹ, các chế tài quản lý XNK tôm bố mẹ và tôm giống vào Việt Nam, quản lý chất lượng tôm giống trước khi xuất bán, v.v... Theo tôi, để quản lý dịch bệnh thành công, việc quản lý tôm giống có vai trò đặc biệt then chốt. Ở góc độ của người nuôi tôm quy mô nhỏ, có thể áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa các cơ chế lây ngang của bệnh, thông qua các bước chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình, trại nuôi có ao lắng đúng quy cách, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; có các biện pháp cắt mầm bệnh đối với các ao nuôi đã từng xuất hiện bệnh thông qua việc luân canh và đa canh, có thời gian phơi và cày đáy ao đủ lâu giữa các vụ nuôi, luân canh tôm-lúa, tôm-cá, đa canh với cá hoặc nuôi cá trong ao lắng, thực hiện các thực hành nuôi tốt, v.v... Ở quy mô các trang trại lớn hoặc các công ty có đủ tiềm lực về tài chính và khả năng tự sản xuất con giống hoặc liên kết với các công ty cung cấp tôm giống, có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng tôm giống, quy hoạch vùng nuôi theo hướng an toàn sinh học, đầu tư cho công tác khoa học trong kiểm soát chất lượng tôm 92 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Tôm bẹnh

giống và quan trắc mầm bệnh trong trại giống và trại nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm như công nghệ nuôi tôm trong nhà, biofloc, v.v... Theo tôi, bất kỳ thách thức nào cũng cùng lúc đem lại những cơ hội, buộc chúng ta tự thay đổi để tiến tới bước phát triển cao hơn. Bệnh EMS cũng không là ngoại lệ. Trước tình hình dịch bệnh và để khống chế dịch bệnh một cách căn cơ, hiệu quả, đã dần xuất hiện những mô hình hay, ví dụ như của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và các đơn vị cùng ngành khác, đang hình thành chuỗi liên kết cung ứng tôm bền vững, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa trại sản xuất giống và vùng nuôi với các cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo sản xuất và cung cấp tôm giống theo hướng loại bỏ mầm bệnh EMS và các mầm bệnh khác trước khi đến trại nuôi; là công tác hỗ trợ kỹ thuật để phòng bệnh tại vùng nuôi theo hướng an toàn sinh học, giảm thiểu và tiến tới không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm; là chuỗi cung ứng thức ăn và vật tư thuỷ sản chất lượng cao, và cuối cùng là cam kết thu

mua tôm với giá cao, ổn định khi tôm được nuôi theo quy trình như trong chuỗi liên kết. Tôi nhận thấy cách làm này là định hướng hay, bền vững và sẽ phát triển mạnh, trong đó các bên từ nhà sản xuất giống, người nuôi, người cung cấp dịch vụ, khoa học, và nhà chế biến tôm có thể ngồi lại với nhau, cùng chia sẻ lợi ích và cùng khống chế rủi ro trong nghề nuôi tôm. Theo tôi, việc khống chế bệnh EMS không nên coi là việc tìm kiếm những giải pháp riêng rẽ hay một liệu pháp thần kỳ. Việc khống chế bệnh thành công nên dựa trên chương trình kiểm soát các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến dịch bệnh như đã nêu trên. Tuỳ thực tế của từng cá nhân và đơn vị nuôi tôm mà chúng ta có các lựa chọn cách ứng dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp.

Tác dụng và cách thức triển khai nuôi ghép cá rô phi (và loài cá khác)

Tôi có một số nghiên cứu về tác dụng của cá rô phi, đăng tải trên Tập san của Liên minh Nuôi thuỷ Sản Thế giới (Global Aquaculture Alliance Advocate số


tháng 1-2/2014). Theo kết quả nghiên cứu đến thời điểm này, cá rô phi giúp thiết lập một hệ sinh thái vi sinh trong nước ao với các quần thể tảo và vi khuẩn cân bằng. Trong một hệ sinh thái vi sinh cân bằng như vậy, vi khuẩn gây bệnh ít có cơ hội phát triển đến đủ mật độ có thể gây bệnh cho tôm. Sự hiện diện của cá rô phi còn giúp cho các biến động lớn về hệ vi sinh này ít xảy ra. Một khi hệ vi sinh trong ao có sự biến động lớn như hiện tượng sụp tảo trong ao thì khả năng vi khuẩn gây bệnh bùng phát để gây bệnh trên tôm là rất lớn. Nếu cá rô phi thả trong ao nuôi chung với tôm ở một mật độ thấp vừa phải thì nó có tác dụng diệt tảo đáy, làm sạch đáy ao, ăn các con tôm bệnh chết giúp giảm sự lan truyền của bệnh v.v... Một số loài cá khác cũng có thể có một phần tác dụng tương tự như cá rô phi. Theo tôi, tuỳ vào hoàn cảnh sản xuất và hệ thống nuôi của từng trang trại, có thể ứng dụng cá rô phi theo các cách linh hoạt như: nuôi cá rô phi trong ao lắng để hoạt hoá nước trước khi lấy nước cho ao nuôi, nuôi cá rô phi trong lồng hoặc vèo đặt trong ao tôm, nuôi luân canh một vụ tôm một vụ cá để làm sạch môi trường và cắt mầm bệnh, nuôi xen cá rô phi mật độ thưa trong ao để cá dọn đáy ao, tảo đáy và ăn tôm chết, v.v...

Tác dụng và nguy cơ của việc sử dụng kháng sinh

Trong việc nuôi tôm để xuất khẩu, nếu không có cách quản lý mầm bệnh trong ao nuôi thì

vi khuẩn gây bệnh luôn hiện diện và sẽ dẫn đến việc bị lệ thuộc vào kháng sinh. Sử dụng kháng sinh liên tục sẽ dẫn đến việc vi khuẩn kháng kháng sinh, bắt buộc ta phải tăng liều, đổi kháng sinh v.v... Việc sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một nghiên cứu của tôi và cộng sự thực hiện từ năm 2012 đến nay cho thấy bà con nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sử dụng oxytetracyline để trộn vào thức ăn tôm một cách định kỳ. Tuy nhiên, mặc dù có sử dụng kháng sinh, tác dụng giảm thiểu bệnh EMS là không rõ ràng. Nghiên cứu về sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh EMS thu từ chính vùng dịch tỉnh Sóc Trăng cho thấy, trong các chủng vi khuẩn của loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS và các chủng không gây bệnh EMS được phân lập trên tôm bệnh từ năm 2011, 2012 và 2013, tất cả các mẫu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phân lập từ năm 2011 và 2012 đều mẫn cảm với kháng sinh oxytetracycline. Trong khi đó, hầu hết các mẫu vi khuẩn, cả gây bệnh và không gây bệnh EMS, phân lập từ tôm bệnh năm 2013 đều hoàn toàn kháng kháng sinh này. Đó là bằng chứng cho thấy loài vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh rất nhanh, dẫn đến làm mất tác dụng của việc chữa trị. Ở góc độ khoa học, tôi không ủng hộ hay bài bác việc sử dụng kháng sinh, mà chỉ

muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta nên sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả, đúng lúc, đúng liều, đúng thuốc và an toàn. Kháng sinh nên được xem là hàng rào phòng thủ cuối cùng chứ không nên xem là một biện pháp phòng bệnh.

Tiềm năng của biofloc

Theo tôi, biofloc là một công nghệ nuôi có nhiều tiềm năng, nhưng đòi hỏi đầu tư, kỹ thuật, và kiến thức cao. Nếu ứng dụng thành công, hiệu quả sẽ rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện đầu tư ứng dụng công nghệ này. Ngoài ra, các vấn đề về kỹ thuật cũng hết sức phức tạp và đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm để vận hành hệ thống này được hiệu quả. Về tác dụng của biofloc, tôi có một nghiên cứu và nhận thấy rằng về nguyên tắc chung, biofloc cũng cho tác dụng gần giống việc nuôi cá rô phi trong ao ở đặc điểm hệ thống biofloc tạo một hệ sinh thái vi sinh vật dày đặc trong nước. Ở điều kiện đó, vi khuẩn gây bệnh khó có thể phát triển đủ mật độ gây bệnh. Tuy nhiên, việc quản lý một hệ sinh thái vi sinh vật phức tạp như vậy trong ao nuôi là không hề đơn giản. n T.H.L. * Bài viết theo đề nghị của Tạp chí Thương mại Thủy sản

Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

93


ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG

Ngày cuối năm ở

“làng Vũ Đại!” p Ký của Thanh Hội Là món ăn thường ngày nhưng cá kho vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ tết của dân làng Đại Hoàng

Làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân (Hà Nam) được nhiều người biết đến với cái tên “Làng Vũ Đại” - do tên của tác phẩm điện ảnh nổi tiếng được chuyển thể từ các tác phẩm văn học: “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Sống mòn” của nhà văn, liệt sỹ Nam Cao. Bên cạnh những “đặc sản” phi vật thể, Hòa Hậu còn có những đặc sản thấm đẫm hồn quê, như hồng Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng, đặc biệt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết - Cá kho Nhân Hậu.

N

hững ngày cuối năm Quý Tỵ, cánh báo chí chúng tôi lại rủ nhau về thăm Hòa Hậu, một vùng quê mang đậm nét văn hóa vùng chiêm trũng châu thổ sông Hồng. Trong cái rét hanh hao, lẫn trong những làn khói lam chiều tỏa ra không gian một mùi hương thơm lựng, anh bạn cùng đi vỗ vai bảo: “Cá kho, đặc sản riêng của 94 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Nhân Hậu đấy anh ạ!” Nằm bên QL38B, khu vườn hiện thực nhà văn Nam Cao ẩn mình trong vườn chuối ngự xanh tốt. Xung quanh không gian, tiếng thoi dệt vải lách cách dường như cũng rộn ràng hơn cho việc hoàn thiện những tấm vải cuối cùng để vui xuân, đón tết. Tất cả tạo nên một khung cảnh vừa thanh bình, vừa nhộn

nhịp của một làng quê đổi mới, nhưng vẫn đậm nét của vùng nông thôn Bắc bộ, khiến lòng tôi ngập tràn bao cảm xúc. Người gặp đầu tiên là bà Trần Thị Ngân, Chủ tịch Hiệp hội Chuối ngự Đại Hoàng, hội viên Hiệp hội Cá kho Nhân Hậu. Vừa thoăn thoắt sửa sang đống niêu đất chuẩn bị kho mẻ cá mới, bà vừa kể: “Để giữ thương hiệu cho


các thực phẩm truyền thống, năm nay Hòa Hậu đã thành lập các hiệp hội nghề truyền thống, trong đó có Hiệp hội Chuối ngự Đại Hoàng và Hiệp hội Cá kho Nhân Hậu”. Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Trần Văn Đô, là một nhà giáo, ông hiểu rất sâu sắc về “đất và người làng Vũ Đại”. Cạnh nhà ông, ngôi nhà cổ nguyên mẫu Bá Kiến vẫn vẹn nguyên như cách đây hàng thế kỷ, nằm thâm trầm lặng lẽ, ẩn mình trong vườn chuối ngự. Ông giới thiệu: “Cách đây dăm năm, ngôi nhà được tỉnh Hà Nam mua với giá 700 triệu để bảo tồn. Mặc dù ngôi nhà chưa được tôn tạo nhưng thời gian qua khách thập phương đã đổ về đây đông như trẩy hội”. Mâm cơm được dọn ra. Ông Đô bưng từ dưới bếp lên một nồi cá bằng đất còn nóng hổi rồi cẩn thận xếp từng miếng cá kho vàng ươm ra đĩa, cung kính đặt lên ban thờ. Mùi hương trầm thơm ngát lan toả khắp năm gian nhà, tạo nên một không khí tôn nghiêm và ấm cúng. Bữa cơm đạm bạc mà sao ngon lạ. Vừa ăn, ông vừa giới thiệu một cách tự hào về món ẩm thực thẫm đẫm hương vị quê này. Cá kho ở đâu cũng có, nhưng chỉ người Nhân Hậu kho mới ngon. Món đặc sản này không biết có tự bao giờ, nhưng khi ông sinh ra đã có, và nó đã đi vào tiềm thức của ông ngay từ thuở mục đồng. Đất Nhân Hậu ao hồ san sát, do vậy rất thuận lợi cho việc nuôi cá. Trong vườn mỗi nhà lại đều trồng những loại cây gia vị để chế biến cá. Những ngày giáp tết, ông thường cùng lũ bạn đi hết các dãy đầm xem đánh cá. Rồi những

Cân cá cẩn thận để đảm bảo chất lượng từng niêu cá kho

đêm đông gió rét mưa phùn, ngồi sưởi cùng bạn bên những niêu cá kho thơm lựng, mái tóc xẹm cháy vàng hoe vì những lần ngủ quên do hơi lửa. Ông cho biết: “Người dân làng Đại Hoàng ăn cá kho quanh năm, nhất là những ngày tết thì càng không thể thiếu. Dù bận trăm công ngàn việc, nhưng nhà nào cũng phải kho bằng được một niêu cá, bởi ngoài bánh chưng, cá kho còn được người dân cung kính lên ban thờ tổ tiên trong mâm cơm tất niên đêm 30 tết. Giờ đây, món cá này lại là sản phẩm quý, đã trở thành món “quốc hồn, quốc tuý” được nhiều người chọn làm quà biếu trong ngày Tết”. Từ tháng 10 âm lịch, người dân Nhân Hậu đã toả đi nhiều nơi tìm mua cá về thả vào bể dã chiến dự trữ. Trong cả năm trời, người dân phải chuẩn bị từ chất đốt tới đặt niêu kho, rồi hàng chục loại nguyên liệu khác để tập trung cho “vụ làm ăn” chính kéo dài trong khoảng 1 tháng trước tết. Tuy

vậy, để “giữ nghề”, Hiệp hội đã có những nguyên tắc rất chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín của “làng nghề”. Hội viên nào vi phạm điều lệ, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của Hiệp hội sẽ bị loại khỏi nghề! Chúng tôi đề xuất được “mục sở thị”, ông hào hứng đưa ngay tới nhà anh Trần Xuân Thực, Chủ tịch Hiệp hội và cũng là người có thâm niên trong “nghề” kho cá. Anh hồ hởi: “Năm nay, Hiệp hội vừa được thành lập theo quyết định của UBND huyện, đây là cơ sở để chúng tôi phát huy thế mạnh của mình để cho nồi con cá Đại Hoàng được “bơi” xa hơn trước”. Căn nhà rộng nằm sát mép đường, cả khoảng sân anh căng kín bạt nhưng dường như vẫn chật chội bởi những vật dụng phục vụ cho việc kho cá. Giữa sân, ngổn ngang chậu cá, những con trắm nặng đến vài ký vẫy đuôi đành đạch, nước bắn tung Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

95


ÀÊËT VIÏåT / NHÛÄNG NEÃO ÀÛÚÂNG

toé ướt đẫm một khoảng sân. Những dãy nồi được bày ra la liệt theo dọc hiên nhà, trên bếp, hàng trăm niêu cá kho khác vẫn đang đượm lửa, toả hương thơm ngào ngạt. Vợ anh Thực cùng mấy cô cháu gái tất bật hết ra lại vào, khuôn mặt rực hồng vì ánh lửa. Trong nhà, từng đống hộp đựng cá vừa được đóng gói, chúng tôi tìm mãi mới chọn được một chỗ trống nơi góc nhà để ngồi “chiêm ngưỡng”. Rít xong điếu thuốc lào, nhả một làn khỏi cuộn tròn trên không gian một cách khoái chí, anh Thực tâm sự: “Hiệp hội có 26 hội viên, mỗi năm kho trên dưới 40 nghìn nồi với lượng cá lên đến hàng chục tấn, nhưng các hội viên vẫn giữ được chất lượng “trăm nồi như một” bằng cách đảm bảo tất cả các khâu từ tuyển chọn tới chế biến. Niêu dùng kho cá được làm bằng đất dẻo để chịu nhiệt tốt, có độ dày và nung chín đều, đặc biệt phải cho “qua lửa” trước khi mang kho cá. Điều quan trọng nhất là cá kho phải được chế biến từ những con khoẻ mạnh, tối kỵ cá chết. Nguyên liệu cá vẫn là trắm đen, được nuôi tự nhiên và có trọng lượng tối thiểu 3 kg trở lên. Cá để nguyên vẩy, được bỏ đầu, đuôi, để thật ráo nước rồi mới cho vào niêu ướp gia vị. Ngoài hàng chục loại gia vị và đồ nêm, như: thịt sườn, riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng,… thì cá còn được kho bằng nước tương cua, và tuyệt đối kiêng nước lã. Đặc biệt, cá chỉ được kho “một lửa” và kéo dài tối thiểu 10 tiếng bằng loại củi cháy đượm, tránh kho lại sẽ làm cá bị bục và không còn mùi hương thơm đặc trưng truyền thống”. 96 Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014

Cá kho xong được đóng hộp để xuất khẩu

Đang ngồi nói chuyện cùng khách, anh Thực vội gọi với người vợ canh dãy niêu cá đang sôi lục bục dưới bếp: “Em cho nhỏ lửa hơn rồi thêm vào chút mắm nữa kẻo như thế là nhạt đấy!”. Tôi ngớ người, thì ra dù ngồi nói chuyện với khách nhưng qua hương thơm, anh biết ngay nồi cá còn thiếu vị gì để bổ sung tiếp. Rồi chỉ cần nghe tiếng sôi thôi cũng sẽ biết ngay trong niêu còn bao nhiêu nước để từ đó điều chỉnh lửa cho phù hợp. Những điều đặc biệt này chỉ có những người dân Nhân Hậu mới có thể nhận biết một cách chính xác! Mặc dù tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản, nhưng cá kho ở Nhân Hậu bao giờ cũng giữ được lâu, đó là nhờ kỹ thuật kho và cách chế biến gia vị đều được bằng chất liệu tươi. Giờ đây, đặc sản này không chỉ được bán ở Hà Nam mà còn vươn tới nhiều tỉnh thành khác, như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…, thậm chí còn được xuất sang tận… trời Âu. Cũng nhờ vậy mà món ăn thấm đẫm hồn

Việt này đã gợi cho những người con dù xa Tổ quốc tới nửa vòng trái đất vẫn dằng dặc nỗi nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn của dân tộc. Chia tay “làng Vũ Đại” trong một chiều cuối năm, từng làn gió lạnh thổi về mang theo hương vị từ những nồi cá kho toả ra không gian thơm ngào ngạt, nhớ về câu nói của Phó Chủ tịch UBND xã Trần Đức Tuyến: “Cá kho tuy giản dị, nhưng nó cũng là nét văn hoá truyền thống, là tâm hồn của con người Hoà Hậu! Từ những “đặc sản” cả vật thể và phi vật thể, Hoà Hậu đã phát huy được thế mạnh của mình để phát triển kinh tế. Mặc dù là xã xa và có dân số đông nhất tỉnh (trên 14 nghìn người), nhưng người dân Hoà Hậu luôn biết khai thác và phát huy những tiềm năng của nghề truyền thống. Năm qua, từ các nghề này đã mang về cả trăm tỷ đồng cho người dân Hòa Hậu. Diện mạo làng quê Hoà Hậu đã hoàn toàn thay đổi, nhất là từ mùa xuân này!” n T.H.


Traceverified – traceability you can trust



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.