UNSPOKEN
LANGUAGE OF
MUONG ETHNIC TEXTILES HOA VĂN TRANG TRÍ
TRÊN VẢI DỆT TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC MƯỜNG
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN VẢI DỆT TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC MƯỜNG
Textile Production Groups Nhóm sản xuất thổ cẩm Dong Lai and Man Duc Commune Tan Lac District, Hoa Binh Province Xã Đồng Lai và Mãn Đức Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình
Supported by
UNSPOKEN
LANGUAGE OF
MUONG ETHNIC TEXTILES HOA VĂN TRANG TRÍ
TRÊN VẢI DỆT TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC MƯỜNG
Một cuốn sách nhỏ của Vietcraft với hy vọng đem lại chút cảm hứng cho quý vị về nghệ thuật trang trí trên vải tuyệt vời của dân tộc Mường. A book writen by Vietcraft to inspire you the wonderful art of decoration on textile of Muong ethnic minority.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES
HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN CHẤT LIỆU VẢI DỆT TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC MƯỜNG
UONG TAN LAC
Muong people weave with silk and cotton. Patterned textiles are usually made into three types of products - blankets and mattress covers, skirt belts, and decorative pieces. Muong people don’t show off their skills through wood, stone, ceramics or metal works; they don’t make terra-cotta or brass sculptures. Instead, they showcase their dexterity through the woman’s skirt belt. That was the conclusion of an influential ethnologist after studying the textiles of Muong people in Hoa Binh One has to look closely to find the splendor of Muong textiles. On their understatement, simple clothing, the colorful skirt belt can look like a mere decorative piece until they are carefully examined. A Muong skirt belt comprises three parts - Upper (rang tren), Lower (rang duoi), and Bottom (cao). The Upper part contains perfectly symmetrical patterns resembling the different forms of the sun in a horizontal layout. This layout is strikingly similar to that on the bronze drums - relics the earliest civilization of Vietnam. The Bottom part usually has stripes with minimal patterns. The Lower part is the most sophisticated with lines of different animal and plant motifs intertwined with geometric decorative patterns. This is where Muong girls show off their weaving skills and aesthetic sense through the arrangement of patterns and matching of colors. Due to its complexity, this part is woven on a special loom with very dense harness acting as the negative for the patterns. Even though it is made of nothing else but silk, the Lower part is so tightly woven that water cannot infiltrate. Due to a long trade history, textiles of Thai and Muong groups in Hoa Binh share some similarity. However, the patterns and their meaning reflect the distinctive viewpoint of each group. For this book, we sit for hours with old weavers, listening and being captivated by the endless stories of not only the textile patterns but also the entire culture of the Muong people. We hope that this small book will open the door to a better understanding of the world of the Muong community in Hoa Binh.
Người Mường dệt với tơ tằm và sợi bông. Họ dệt hoa văn lên ba nhóm sản phẩm chính: chăn và vỏ nệm, cạp váy và các tấm trang trí (mặt phà). Người Mường không chọn gỗ, đá, gốm sứ hay kim loại để thể hiện sự tinh xảo của mình; họ không chạm khắc lên gốm hay đồng. Thay vào đó, họ thể hiện nghệ thuật tạo hình của dân tộc mình trên cạp váy người phụ nữ. Đây là kết luận của nhà dân tộc học Từ Chi sau khi nghiên cứu về hoa văn cạp váy Mường. Phải quan sát thật kỹ người ta mới có thể nhận thấy hết giá trị của thổ cẩm Mường. Trang phục của người Mường đơn giản nhưng chỉ riêng phần cạp váy cũng đủ thể hiện tinh hoa văn hoá. Một chiếc cạp váy gồm ba phần theo thứ tự từ trên xuống: Rang trên, Rang dưới, và Cao. Rang trên bao gồm các hoa văn hình học thể hiện các hình thái khác nhau của mặt trời theo bố cục ngang. Cách bố trí các biến thể của mặt trời trên cạp váy có nhiều nét tương đồng với bố cục hoa văn trên mặt trống đồng – di tích của nền văn minh lâu đời nhất Việt Nam. Phần cao thường có các đường kẻ sọc và điểm xuyết ít hoa văn. Phần rang dưới tinh tế nhất với các dòng họa tiết mô phỏng các loài động vật và thực vật đan xen với các hoa văn trang trí hình học. Đây chính là nơi các cô gái Mường thể hiện khả năng dệt khéo léo và óc thẩm mỹ thông qua cách sắp xếp hoa văn và phối hợp màu sắc. Do tính phức tạp của nó, phần này được dệt trên khung cửi đặc biệt với phần go dày đặc. Mặc dù làm từ chất liệu tơ tằm, phần rang dưới được dệt khít đến mức nước cũng không thể thấm qua. Với lịch sử giao thương lâu đời, thổ cẩm của nhóm Thái và Mường tại Hòa Bình có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, các hoa văn và ý nghĩa của chúng lại phản ánh những nét đặc thù của từng nhóm. Để viết nên cuốn sách này, chúng tôi đã ngồi hàng giờ với những thợ dệt vải lâu đời, lắng nghe và đắm chìm vào thế giới bất tận của những câu chuyện để giải thích hoa văn thổ cẩm cũng như nền văn hóa của người Mường. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ mở ra cánh cửa để cảm nhận rõ hơn hơn về cộng đồng người Mường tại Hòa Bình.
Tlang flower Hoa Tlang Pテエng Tlトハg
The Pong Tlang flower grows next to the river and is often featured in folk songs. It symbolises the faithful relationship between a husband and wife. The flowers when floating on the river stick together, just like man and wife. Dệt theo hoa của một loại cây sống trên mặt nước, hình tượng bông Tlăng đi vào thi ca của dân tộc Mường như một biểu tượng cho tinh vợ chồng. Mặc dù cây sống nổi trên mặt nước, các bông hoa nở ra luôn có sợi dây gắn kết với nhau như vợ và chồng vậy.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 9
Palm thorn Gai cọ Cai mùi
The palm is used to build the house roof and also to create tools used by the Muong people. The palm tree is an everyday sight for each family. Muong people replicate the palm thorn pattern and embroider it on dress belts and the front side of textiles. Cây cọ là một loại cây thân thiết với đời sống của người Mường. Lá cọ để lợp mái nhà sàn truyền thống, thân cây dùng làm đồ vật trong gia đình. Người Mường tái tạo lại hoa văn gai cọ và dệt lên cạp váy cũng như các tấm thổ cẩm trang trí của họ.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 11
Rose myrtle Hoa sim P么ng khim
May and June, rose myrtle petals blanket the hills surrounding the Muong village with their distinctive purlish-pink color. For generations, Muong women kept a part of this stunning view of their village with them all year around by weaving them into their skirt belt. Tháng năm tháng sáu hoa sim nở tím những quả đồi quanh bản Mường tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Các cô gái Mường thấy hoa sim đẹp nên dệt vào cạp váy của họ (dệt voà cạp váy của họ) như một cách để giữ những cánh hoa sim với mình quanh năm.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 13
Bird Con chim Con c첫
Birds are are a very familiar sight for every Muong person. The bird is the icon of caring, regard and respect among Muong people. According to Muong ideas, nature consists of four elements: the sky, the earth, the world and water. Birds represent the sky. Không chỉ là một con vật quen thuộc với đời sống hằng ngày của người Mường, con chim còn là biểu tượng của sự quan tâm và tôn kính trong văn hoá Mường. Người Mường quan niệm trời đất vạn vật được tạo thành bởi bốn yếu tố - trời, đất, nước và con người. Cánh chim bay liệng tự do cũng được coi như một biểu tượng của bầu trời.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 15
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 17
Pomelo flower Hoa bưởi Pông bưởi
An ordinary tree that many Muong family grow in their backyard, pomelo tree produces small, porcelain white flowers with a pure and refreshing aroma. In Muong culture, this flower symbolizes the pureness of a virgin. This motif is woven or embroidered onto the top part of the traditional belt or as supplementary patterns on wider textiles that are used to make blanket covers . Hoa bưởi trắng muốt với mùi hương tinh khiết là biểu tượng cho sự trong trắng của người con gái. Hoạ tiết hoa bưởi thường được dệt hoặc thêu vào rang trên cạp váy truyền thống hoặc điểm làm hoạ tiết trên mặt phà.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 19
Chu Dong tree Cây chu đồng
Chu Dong is a fairy tree with brass fruits, tin flowers, golden leaves and silver branches. In the Muong people’s belief, the Chu Dong tree symbolizes not only wealth but also a force of nature that was conquered by the unity of humankind. Muong’s epic poetry portrayed the long and heroic quest of the Muong people, led by their hero Tam Tach who found and led his people to cut down the legendary tree and bring it back to the village to improve the lives of the people. Trong truyền thuyết của người Mường, cây Chu Đồng là loại cây quả đồng, lá thiếc, thân và cành bằng vàng bạc. Đây không chỉ là biểu tượng của của cải mà còn biểu tượng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thiên nhiên của người Mường. Sử thi của người Mường có kể về câu chuyện của người anh hùng Tặm Tạch dẫn người dân bản Mường đi đốn đổ cây Chu Đồng về để làm nhà, dựng bản.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 21
En fruit Quแบฃ en Trรกi en (2 mแบทt)
Small like a tree that you can put in the house, en tree has very strong trunk that Muong people use to make axe handle. The leaf makes a traditional natural dye for Muong textiles. The perfectly symetrical fruit of en tree inspired this geometric pattern on the Muong belt. Tuy nhỏ như cây cảnh nhưng cây En có thân rất cứng, thường được người Mường dùng làm cán rìu. Lá en cũng được các cô gái Mường dùng để nhuộm vải. Hình dáng độc đáo, đối xứng tuyệt đối của quả en tạo cảm hứng cho loại hoa văn cạp váy rất phổ biến này.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 23
Gold apple (Diospyros decandra) Hoa thị Pông thị
Known as «Golden apple,» or «Thi» in local language, this tree originated from the jungle with big sturdy trunk and extensive shades. Over time, Muong people grew Thi tree in public spaces or by the entrance to their village. A plant with long lifespan, the Thi tree usually is the witness of the ups and downs of a village. The fruit, which is large inedible, is well-known for its disctintive aroma with calming effect. Gold apple’s pure white flower blooms in the hot summer days of July. Cây thị vốn là một loại cây rừng có thân gỗ cao và tán rộng. Người Mường xưa thấy cây đẹp nên mang về trồng ở đầu làng. Vì tuổi thọ của cây thị rất cao, những cây thị đầu làng này thường chứng kiến bao đổi thay của ngôi làng qua năm tháng. Người Mường khâm phục vì trải qua bao sương gió và thay đổi nhưng cứ đến tầm tháng Bảy cây thị lại nở những bông hoa trắng tinh khiết, rồi kết những quả mọng thơm ngát.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 25
Sun or Thai egg plant flower Mặt trời hoặc hoa cà
There are two possible explanations for this motif that are circulated among the locals. The first explanation describes this pattern as the sun - which represents the ultimate power of the universe. In the old time, kings and lords in Muong communities often claimed that they were descendants of the Sun. The second theory attributes this pattern to the flower of the so-called Thai eggplan tree, a very common type of plant that can be found in any Muong family’s backyard. Its fruits are pickled to make a traditional dish, especially for poor families. Thai eggplant produces big and impressive paper-like flowers in white and violet. Trong dân gian tồn tại hai cách lý giải về hoa văn này. Cách lý giải thứ nhất coi đây là mặt trời - khởi nguồn của vũ trụ và duy trì sự sống. Khi xưa, các vua chúa của tạo mường thường coi mình là hậu duệ của trời để phân biệt với dân thường. Cách giải thích thứ hai gọi đây là hoa cà. Rất phổ biến trong vườn nhà của các gia đình Mường, quả cà muối là một món ăn quan trọng đặc biệt với các gia đình nghèo. Dù cây mọc bờ bụi nhưng lại cho ra một loại hoa rất đẹp màu trắng và tím.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 27
Deer Con hニーニ。u Con pトハg
The deer is a symbol of friendship and kindliness among Muong people. Muong people still tell each other the tale of a loyal deer that never forgets his friend. This pattern is embroidered on the top part of the dress belt. Người Mường coi con hươu hiền lành là biểu tượng của tình bạn và sự nhân ái. Người Mường hay kể cho nhau câu chuyện về con hươu trung thành với ân nhân, khi chết còn tìm về nơi gặp ân nhân để đợi người đó quay lại. Hoa văn con hươu thường được dệt lên rang dưới cạp váy.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 31
Rattan fruit Quả mê Trái mê
Rattan is the most important source of natural fibers in the daily lives of Muong people. They use the leaves and stalk of rattan to weave homestuff like pillows, chairs and storing units. Rattan tree produces beautiful fruits that turn white when they are ripe with dragon scale pattern on the outside. Cây mây đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Mường. Từ xa xưa, mây đã được dùng để làm các đồ vật thông dụng trong nhà như gối, ghế, rổ rá; thân cây mây dẻo dai nên được dùng làm quang gánh. Quả của cây mây khi chín ngả sang màu trắng rất đẹp, với hoa văn hình vảy rồng. Các nghệ nhân xưa đã hình tượng hoá loại quả đặt biệt này thành một loại hoa văn rất phổ biến trên cạp váy của các cô gái Mường “dệt thành tấm thổ cẩm cho con cháu… đất Mường về sau».
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 33
Citrus flower Hoa qu媒t P么ng Nghia
The hillside environment where Muong people settle is an ideal environment for citrus trees like tangerine. Traditionally, Muong people use tangerine peel as a cough medicine. Muong women keep the pure white tangerine flowers that only bloom very shortly in the spring by turning them into an omnipresent brocade pattern on their colorful skirt belt. Cây quýt mọc bên những triền đồi khô cằn quanh bản Mường vừa mang lại bóng mát vừa cho họ quả ngọt. Vỏ quả quýt được dùng làm thuốc ho. Vào một khoảng thời gian ngắn ngủi trong mùa xuân, cây quýt nở những chùm hoa trắng tinh khiết. Các cô gái Mường giữ lại hình ảnh đẹp này bằng cách dệt những bông hoa cách điệu lên cạp váy của mình.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 35
«Vet» motif Hoa vét Pông vét
Always comes in the form of three line of alternating isosceles triangles, this geometric motif is woven in between two lines of ornate patterns like dragon or phoenix. The motif provides a break to the eye while complimenting the colors of the main motifs. Hoạ tiết bông vét luôn đi thành ba hàng liên tiếp, bên trong xen kẽ các hình tam giác cân đặt ngược chiều nhau. Dệt thành thành luống phân cách giữa hai hàng hoa văn phức tạp hơn như rồng, phượng trên cạp váy, hoa văn này vừa tạo điểm nghỉ cho mắt vừa tôn lên độ tinh xảo của hoa văn mà nó bổ trợ.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 37
Dragon Con rồng Con rồng
Dragon is the most powerful mythical figure in Muong culture. Dragon can be the symbol of water (which is crucial to the agriculture-based Muong community), power, wealth and the mandate of heaven. Under the tributary muang social system, only the lords and those who held important positions in the society could wear belts with dragon and phoenix patterns. Normal people were not allowed to wear textiles with these patterns. Trong văn hoá Mường, rồng là biểu tượng cho sức mạnh, sự quyền quý, nước (một phần không thể thiếu với người Mường vì họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp) và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Khi xưa, dưới thời vua chúa Mường, chỉ những người có chức quyền mới được mặc váy có cạp hoặc đeo thắt lưng có gẩy hoạ tiết rồng phượng. Người dân thường không được mặc vải vóc có các hoa văn này.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 41
Phoenix Con phượng Con phượng
Similar to dragon, phoenix is an important mythical animal that symbolizes privilege. Therefore,this pattern is only woven onto the costumes of upperclassmen. Ordinary people could only wear belts with plant, fruit and flower motifs. Cũng giống như rồng, phượng được coi như một loài chim cao quí. Chỉ những người có chức quyền, các quan lang mới được mang cạp váy có thêu rồng phượng. Dân thường chỉ được phép mang cạp váy có hoa văn hình cỏ cây hoa lá.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 43
Canarium nut (Chinese Olive) Quแบฃ trรกm
Canarium nut tree is a tall plant with big, sturdy trunks that grow in the jungle near the villages of the Muong people. In the old days when Muong people still based their livelihood on what they found in the jungle, the diamond-shaped fruit falling from the Canarium nut tree makes a very common dish in the daily diet of the Muong. The geometric pattern inspired by this fruit can be found everywhere on Muong textiles from skirt belts to blanket covers and decorative textiles. Cây trám là một loại cây rừng thân to tán rộng. Người Mường khi xưa còn nghèo hay đi rừng lượm quả trám rụng xuống đất để mang về ăn. Các nghệ nhân Mường hay dệt loại hoa văn này lên cạp váy và mặt phà của họ.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 45
Ven leaf Lá vẽn Lá vẽn
«Ven» is a wild tree with edible leaf. It has been traditionally used by Muong people to treat digestive problems. The Ven leaf is a very common brocade motif in the skirt belt of ordinary Muong women. Lá vẽn là một loại lá rừng có thể ăn được. Người Mường còn dùng lá này để chữa bệnh đường ruột. Lá vẽn là một loại hoạ tiết thêu rất phổ biến trên cạp váy của các cô gái Mường con nhà thường dân.
UNSPOKEN LANGUAGE OF MUONG ETHNIC TEXTILES - 47