THAI ETHNIC TEXTILES
STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS
HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN CHẤT LIỆU VẢI DỆT THỦ CÔNG
CỦA DÂN TỘC THÁI
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN CHẤT LIỆU VẢI DỆT THỦ CÔNG CỦA DÂN TỘC THÁI
Brocade Production Groups Nhóm sản xuất thổ cẩm Chieng Chau and Na Phon Commune, Mai Chau District, Hoa Binh Province Xã Chiềng Châu và Nà Phòn, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình Chau Tien and Chau Hanh Commune, Quy Chau District, Nghe An Province Xã Châu Hạnh và Châu Tiến, Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An
Supported by
THAI ETHNIC TEXTILES
STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS
HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN CHẤT LIỆU VẢI DỆT THỦ CÔNG
CỦA DÂN TỘC THÁI
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 3
Một cuốn sách nhỏ của Vietcraft với hy vọng đem lại chút cảm hứng cho quý vị về nghệ thuật trang trí trên vải tuyệt vời của dân tộc Thái. A book writen by Vietcraft to inspire you the wonderful art of decoration on textile of Thai ethnic minority.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN CHẤT LIỆU VẢI DỆT THỦ CÔNG CỦA DÂN TỘC THÁI
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 5
The Weaving Love
NA PHON
MAI CHAU
This project works with two Thai communities from Mai Chau, Hoa Binh and Quy Chau, Nghe An. While both groups have a rich tradition of textile making with cotton and silk, each group has a unique identity. For instance, the Thai group in Mai Chau produce minimalist geometrical patterns with contemporary color combination. The Thai group in Nghe An are known for their meticulous embroidery and intricate brocade patterns. The Thai from Mai Chau decorate their skirt belt in a similar manner to their neighboring Muong group, while the Thai in Quy Chau decorate the whole skirt the same way as the Thai in Thanh Hoa, Vietnam and Sam Neua, Laos. However, any comparison will oversimplify the complexity of each group’s textiles and tradition. We invite you to dwell into the book to have a better understanding of the culture of two Thai groups reflected through their textiles.
Thổ cẩm Thái Dự án của chúng tôi làm việc với hai nhóm dân tộc Thái từ Mai Châu, Hoà Bình và Quỳ Châu, Nghệ An. Cả hai nhóm này đều có truyền thống dệt vải lâu đời, nhưng mỗi nhóm lại có nét đặc sắc riêng. Người Thái ở Mai Châu thường dệt các tấm có hoa văn hình học với bố cục và cách phối màu mang hơi thở hiện đại, còn người Thái ở Quỳ Châu lại rất giỏi trong việc kết các hoa văn cầu kỳ, tinh xảo và. Người Thái ở Mai Châu dệt hoa văn lên cạp váy theo cách tương tự như nhóm Mường trong cùng địa bàn tỉnh Hoà Bình. Nhóm Thái Quỳ Châu lại chọn dệt trang trí thân váy và gấy váy giống như nhóm Thái ở Thanh Hoá, Việt Nam và Sầm Nưa, Lào. Tuy nhiên, truyền thống của mỗi dân tộc đều phong phú và mọi sự so sánh đều dẫn đến việc đơn giản hoá truyền thống đó. Vì vậy, chúng tôi mời độc giả đọc tiếp cuốn sách này để hiểu rõ hơn không chỉ về thổ cẩm mà còn về văn hoá của hai nhóm dân tộc Thái này.
HAI MAI CHA
DECORATIVE PATTERNS OF THAI ETHNIC TEXTILES IN MAI CHAU, HOA BINH Hoa văn trang trí trên vải của dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình Brocade Production Groups Nhóm sản xuất thổ cẩm Chieng Chau and Na Phon Commune, Mai Chau District, Hoa Binh Province Xã Chiềng Châu và Nà Phòn, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình
Local palm thorn Gai cọ Nam hiềng
This pattern depicts the thorn of a local plant that is in the palm family but whose fruit is smaller and edible. Thai people use the trunk of this tree to make cattle drinking troughs and the leaves to make brooms - not like palm leaves that are used to make the roofs of traditional houses. Hoạ tiết này mô phỏng gai của một loại cây gần giống cây cọ nhưng quả bé hơn quả cọ và ăn được chứ không chát như quả cọ. Thân cây này được dùng làm máng nuôi gia súc. Lá cây dùng làm chổi chứ không để lợp nhà như lá cọ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 11
Rattan flower Hoa mây Boọc bai
Similar to bamboo, rattan is one of the most important sources of fiber that have been traditionally used to craft everyday’s objects in the life of Thai people. A highly adaptable plant, rattan can either form a bush to survive in the jungle or grow in the backyard with human’s care. The rattan flower is admired for its beauty. This motif is a highly stylised decorative pattern often used in repetition to add colour. Tương tự như cây tre, cây mây là một trong những loại nguyên liệu ngoài gỗ được sử dụng rộng rãi nhất để làm các vật dụng gia đình. Cây mây thích nghi được với mọi điều kiện sống, có thể sống thành bụi trong rừng hoặc trong vườn nhà với sự chăm sóc của con người. Hoa mây nổi tiếng bởi vẻ đẹp của nó. Hoa văn này được dệt lặp lại để làm hoạ tiết trang trí và thêm màu sắc cho vải thổ cẩm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 13
Ben flower Hoa bến Boọc bến
In the jungle near the village of Thai people, there is a type of tree that produces beautiful flowers, called the Ben tree. Generations of Thai women have turned this beautiful wild flower into a signature pattern of their textiles. Đây là một loại hoa rất đẹp thường mọc ở trong rừng quanh bản của người Thái. Nhìn thấy hoa đẹp, các cô gái Thái đã chuyển thể thành một loại hoa văn rất phổ biến trên thổ cẩm của họ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 15
Clom fruit Quả Clom Mắc clom
Clom is a type of wild fruit in the jungle of the local area that is small like a silver berry but has a rough and ribbed surface like that of the bitter gourd. Thai women turned this ordinary flower into a stylized brocade pattern. Generations of Thai women have turned this beautiful wild flower into a signature pattern of their textiles. Người Thái đặt tên «Clom» cho một loại quả rừng nhỏ như quả nhót nhưng vỏ ráp và thân có rãnh giống quả mướp đắng. Các cô gái Thái đã chuyển thể thành một loại hoa văn rất phổ biến trên thổ cẩm của họ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 17
Big flower Hoa lớn Lài luông
This elaborated pattern is translated from the local language as «big flower.» An intricate and time-consuming brocade pattern, it is usually woven on «lang biang» - a type of large, densely patterned textile that shows off the weaving skills of Thai women. Lang biang is traditionally used for decoration or sewn together to make blanket covers. Lài luông dịch ra từ tiếng địa phương có nghĩa là «hoa lớn.» Đây là một loại hoa văn tinh xảo và tốn nhiều thời gian để dệt, thường được dệt lên các tấm Lang Biang để làm vỏ chăn hoặc tấm trang trí.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 19
Pili Quả trám Mắc cướm, nuồi cướm
Pili nut, or Chinese olive, is a type of fruit that appears often in the diet of Thai people. They usually collect pili nut falling from big pili trees that grow in the jungle near their village and braise or steam to eat with rice. As a way to thank this ordinary fruit, Thai women weave this pattern on their textiles. Quả trám là một loại quả quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình người Thái. Họ thường đi nhặt quả trám rụng trong rừng, mang về rửa sạch và luộc hay kho để ăn với cơm. Nhớ ơn loại quả nhỏ bé nhưng hữu ích này, người Thái dệt hoa văn quả trám lên thổ cẩm của mình.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 21
Palm flower Hoa dừa Cho páo
The village of Thai people in Mai Chau is quite scenic with tree-covered mountains, vast rice fields and traditional wooden houses nesting under the shade of big and graceful coconut trees. The sight of coconut flowers is thus very close to the daily lives of Thai people. Thai women have turned this beautiful flower into a common motif in their textiles. Khung cảnh làng của người Thái tại Mai Châu rất đẹp với các ngọn núi bao phủ bởi cây xanh, cánh đồng rộng và nhà sàn dưới bóng dừa nhà sàn dưới bóng dừa. Hình ảnh hoa dừa đã trở nên. Hình ảnh hoa dừa đã trở nên quen thuộc với đời sống của người Thái và cũng là một loại hoa văn rất hay gặp trên thổ cẩm của người Thái.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 23
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 25
Monkey Con khỉ Tô lình
Almost all Thai women of Mai Chau know how to embroider the monkey pattern, as it is unique to the village. According to local people, they use the motif of a monkey on brocade to represent the longing of a mother for her children. The story had it that, a long time ago, a destitute family in the commune gave birth to a baby, but they did not have enough food for him. The child cried of hunger every day so the mother lied to make him forget his hunger. At first, she told the child to wait for her to fetch rice from the field. Next, she told him that he would have to wait for the rice to ripen. After the rice grains had been ground, she then said he had to wait for it to be cooked. The child was so starved that it was said he resembled a monkey rather than a human. As he could no longer stand his hunger, he attempted to thrust his hand into the rice pot. Instead he found he had dipped his hand into a vat of boiling cloth dye. His body was permanently changed and he ran away from home. The mother crossed many high mountains and deep valleys looking for her son, but she could not find him. As a way to remember her child, she embroAidered an image of his body on brocade cloth. Một gia đình rất nghèo không có gì cho con ăn. Khi con khóc đòi ăn, người mẹ nói con chờ mẹ đi nương, mót thóc xát lấy gạo nấu cơm cho con ăn. Người con chờ mãi, đến khi mẹ rửa xong gạo cho vào chõ đồ xôi thì người con vô tình nhúng tay vào chậu nước gạo. Chân tay người con bỗng mọc lông lá, người con biến thành khỉ chạy vào rừng, ở trên ngọn cây sấu chua không chịu xuống. Mẹ gọi về ăn cơm, con bảo con biến thành khỉ rồi, ăn quả rừng không thấy chua thấy ngứa, không về ăn cơm với cha mẹ nữa. Vì thương nhớ con, người mẹ dệt con khỉ để nhớ đến đứa con đã đi mất.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 27
Horse Con ngựa Tô mạ
In the dawn of humanity, humans had to survive in nature by themselves. Upon seeing their living conditions, God decided to send animals to help humans. The horse asked God to send him to Earth so he could use his strength to carry humans and their goods. The horse swore to be loyal to his master and to take him everywhere until his last breath. To commemorate this loyal servant, Thai people weave the horse pattern on their blanket cover or on the «nen vong» textile that are used for decoration during important events of the year. Khi trái đất mới hình thành, con người sống trong thiếu thốn, một mình đương đầu với thiên nhiên. Thấy vậy, ông trời phân công cho các loài vật xuống trần gian giúp con người. Ngựa nói rằng mình có sức khỏe phi thường, xin ông trời xuống hạ giới để chở con người và thồ lương thực, nguyện trung thành theo chủ đi khắp nẻo gần xa. Người Thái nhớ ơn nên dệt hình con ngựa trên tấm chăn và nền vọng làm tấm trang trí trong các ngày lễ tết.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 29
Deer Con Hươu Tô quang
Deer is a widespread motif that can be found in textiles for daily use such as belts and blanket covers. To Thai people in Hoa Binh, the deer symbolizes freedom and loyalty. A local folk tale tells the story of an orphan deer who was saved by a boy. The boy gave the deer food and shelter. He also helped the deer escape from a butcher who wanted to slaughter it for meat. They had to part ways as the boy left for school and work in a big town. The deer enjoyed its free life in the jungle but never ceased to think about its childhood friend and savior. When it was about to die, the deer found its way back to the cave where the boy used to hide it. The boy, now a married and successful man, visited the cave one day and found a tree whose branches looked like the antler and its leaves looked like the ears of a deer. Local people told him that there was an old deer with graceful antler who came here and died in the cave. Touched by the loyalty of the deer, he brought a branch of the tree back to town and grew it in his garden. This tree is known as Frangipani. Một loại hoa văn hay gặp trong thổ cảm của người Thái, cả thêu và dệt. Con hươu tượng trưng cho sự tự do và trung thành. Có câu chuyện kể về một cậu cậu bé nghèo chăm sóc con hươu, bảo vệ nó khỏi lão đồ tể gian ác. Cậu bé và con hươu trở thành bạn thân. Khi lớn lên, cậu bé được đón lên thành phố học, không kịp chào từ biệt hươu. Hươu lớn lên trở thành đầu đàn, kiêu hãnh với đôi sừng to đẹp. Một ngày nó ăn được một ít muối của những người đi rừng làm rơi và nhớ lại vị cơm nắm muối mà cậu bé mang lên nuôi nó. Hươu tìm về cái hang mà cậu bé từng giấu nó khi còn bé và chờ người bạn thơ ấu. Câụ bé giờ đã thành đạt và có gia đình, một ngày về thăm quê nhà, nhớ con hươu ngày nào nên lên cửa hang tìm. Hươu không thấy, chỉ thấy một cái cây thân như sừng hươu lá như tai hươu và có hoa trắng tinh khôi thơm ngát. Người dân ở đó bảo rằng có con hươu già về đây nằm chết; đúng chỗ nó nằm mọc lên cây đó - gọi là cây hoa Đại.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 31
Water buffalo Con trâu Tô khoài
Thai people tell the story of Tao Lo Kham, assigned by God to come down to Earth and build villages. When they know about this mission, the buffalo asked God to let them follow Tao Lo Kham. «Why should I send you to earth» - God asked. The water buffalo said «I will follow Tao Lo Kham, drawing the plough with my shoulders and turning the soil with my feet. When my master dies I volunteer to die for his funeral». Người Thái hay kể cho nhau câu chuyện trời sai Tạo Lò Kăm xuống trần gây bản dựng mường. Tạo Lò Kăm vâng mệnh xuống xuống trần, các con vật như trâu, ngựa xin xuống theo cùng để giúp đỡ. Trời hỏi sao lại xin xuống trần như thế, Trâu tâu trình «xin xuống trần để vai mang ách, chân giẫm ruộng trồng lúa, khi chủ mất xin được xả thân làm ma cho chủ».
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 33
Turtle Con rùa Tô táu
In Thai people’s folk tales, the Turtle is slow but it is also the smartest in the animal kingdom. The Turtle taught humans to worship the Gods and to build their houses. At the dawn of their civilization, the Turtle appeared in the dream of some Thai people and said “You should build your house to resemble my body, the roof like my shell. It will be durable through time.”Thai people followed in build their stilt house. To commemorate the Turtle, Thai people hanging the dried Turtle shell onto their holy column (sau he) in front of their ancestor’s altar. Another story also explained that the spiritual power of the chicken feet was given by the Turtle as a way to reciprocate the chicken for saving the Turtle’s life. Trong truyền thuyết về các loài vật của người Thái, con rùa chậm chạp nhưng thông minh, nhiều phép và giỏi tiên tri nhất trong các con vật. Con rùa dạy người cách tế thần trên trời. Truyện kể rằng từ thưở khai thiên lập địa khi người Thái tìm cách xây nhà ổn định cuộc sống có một con rùa ngoi lên từ sông và mách «các ông cứ làm mái hồi như cái mai của tôi, làm như vậy sẽ lâu hỏng và không bị dột.» Người Thái nhớ ơn rùa, xây nhà theo mai rùa và người Thái Đen còn treo mai rùa lên sâu hẹ (cột thiêng) đối diện bàn thờ tổ tiên. Cũng có câu chuyện kể rằng trong một lần lên thiên đình tâu bẩu, con rùa dẫn cả đoàn đi chậm nói chậm quá, bị các con vật khác lật ngửa và vùi dưới đống lá cỏ ở dưới đất. Con gà trông thấy bèn dùng chân đào đất để giúp con rùa đứng dậy. Để cảm tạ ơn cứu mạng của con gà, con rùa ban phép để cho chân gà có thể dự báo điềm lành điềm dở. Vì thế, người Thái có tục treo chân gà gác bếp để dự báo điềm may rủi trong năm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 35
Elephant Con Voi Tô chạng
Originally a pattern from Laos, also known as the Kingdom of Lan Xang or Land of a Million Elephants. Thai people in Na Phon have long weaved this pattern, claiming that it represents the story of the Vietnamese Trung Sisters who fought Chinese occupying forces in AD43. The story represents the patriotism and strength of women in the fight against foreign aggression. Hoa văn con voi có xuất xứ từ Lào, còn được gọi là Đất nước Triệu Voi. Người Thái Mai Châu đã biết dệt hoạ tiết này từ rất lâu. Người dân địa phương thường gắn ý nghĩa của hoa văn này với câu chuyện Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán (Trung Quốc) vào năm 43 sau công nguyên, qua đó ca ngợi tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 37
Dragon Con rồng Tô ngược
Once opon a time, there lived an old and childless peasant couple. One day, the wife went fishing by the stream and found an egg that looked like a duck egg. As soon as she picked it up, shoals of fish came into her net. She brought the egg home and gave it to the chicken. The next day, a small dragon was hatched. She put it in the rice millstone but the millstone was flooded with water. The husband tried to release the baby dragon into the river but it kept following the husband home. They adopted the dragon like their own child. Everyday, the dragon would follow its «father» to the field. One day, the father accidentally hit the dragon with his hoe and cut the tail off, so they called it the tailless dragon. When invaders came, the dragon volunteered to fight. Before leaving, it asked the couple to not disclose its name. The parents missed their child so much that they could not help mentioning its name. The invaders heard of the name and killed the dragon. The father went to the battle to collect the remains of his child and buried it in Mai Chau, Hoa Binh. Ever since, every year during the rainy season, there are schools of fish swimming into the rivers by the village. People say thatit’s the way the dragon gives back to its parents. To honor the dragon and pass the story to the next generation, Thai people weave this pattern on their textiles. Ngày xưa có đôi vợ chồng nhà nông nghèo mà hiếm con. Một hôm người vợ ra suối xúc cá, đi cả buổi không được con cá nào mà xúc lần nào cũng chỉ được một quả trứng như trứng vịt. Sau khi bà nhặt quả trứng lên, bao nhiêu cá thi nhau bơi về. Bà mang trứng về cho gà ấp, sáng hôm sau trứng nở ra một con rồng nhỏ. Bà thả nó vào cối giã gạo. Nước bỗng dâng lên ngập cối nên ông chồng phải mang rồng con ra ngoài suối thả, nhưng nó không ở mà cứ đi theo ông về nhà. Từ đó, cứ mỗi lần ông đi đâu là nó đi theo. Ông bà thương nó, gọi là con. Một hôm, ông đang khai hoang ruộng, vô tính cuốc phải đuôi làm nó bị cụt đuôi. Khi giặc đến xâm lược, rồng xin bố mẹ cho đi đánh giặc. Dù thương con nhưng vì đất nước, ông bà vẫn cho «con» đi. Khi đi, nó dặn rằng không được nhắc tên nó nhưng bố mẹ nhớ quá vẫn nhắc. Giặc biết được bèn bắt và đánh chết rồng. Người bố thương, bèn đóng quan tài và mang về Mai Châu chôn cất. Từ đó, cứ đến mùa nước to, nó muốn báo hiếu cha mẹ nên gửi hàng đàn cá lớn về. Người Thái Mai Châu lưu truyền câu chuyện này và dệt hoa văn con rồng cụt đuôi. THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 39
Mallard Con vịt Tô pẹt
In Thai folklore, there was a period of time when men neglected agriculture and relied only on hunting for their livelihood. One day, they captured God’s beloved bird. To punish men, God sent nine suns to burn down Earth. Men managed to shoot down eight suns; the only remaining sun went into hiding under water, leaving humans in eternal darkness. The duck and the chicken volunteered to set out on a journey to find the sun. The duck carried the chicken on his back and swam across the ocean to where the sun was hiding. The chicken was able to call the sun; life came back to the Thai village when the sun rose from the Far East. Thai people weave the duck pattern to honor the duck’s contribution to the return of the sun. Theo truyền thuyết của người Thái, vào kỷ nguyên thứ 8, khi loài người bắn hạ tám mặt trời và mặt trời thứ chín đi trốn, con người sống trong tăm tối. Họ phải gửi con vịt cõng con gà đi gọi mặt trời về. Để nhớ ơn con vịt đã cõng con gà đi gọi mặt trời, người Thái dệt hoa văn con vịt lên thổ cẳm của họ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 43
Bird Con chim Tô nộc
Thai people in Mai Chau believe that their founding father is from Thailand. They tell the story about the first Thai family that had three sons. When they came of age, the father sent the three sons to lead three countries - the first son to Thailand, the second to present-day Laos, and the third to Vietnam. On his way, the third son arrived at a crossroad, nowadays known as the Tong Dau crossroad, and could not decide which path to take. Suddenly, a group of birds flocked towards the direction of what is Mai Chau today. He followed the birds and set up his reign in Mai Chau. To express their gratitude towards the birds for leading their first king, Thai people weave and embroidery the bird motif on their textiles. Ngày xưa có gia đình dòng họ Hà Công sinh được ba người con trai. Khi các con trưởng thành, bố mẹ muốn ba anh em cai quản ba đất nước. Người anh cả cai quản Thái Lan, người anh thứ thì ở Lào, người em út thì sang Việt Nam. Nhưng cả ba anh em đi tìm chỗ để cho người em út lập chiềng thì đến nga ba Tông đậu, cả ba anh em phân vân không biết cho em út ở đâu thì thấy một đàn chim bay về hướng Mai châu nên ba anh em bàn nhau chắc là ở đây đất lành nên chim đậu. Người em út đã sinh cơ lập nghiệp ở Mai Châu. Nhờ công của đàn chim mà người em út đã tìm được đất Mai Châu, nên từ đó các chị em dệt hình ảnh con chim lên thổ cẩm để nhớ ơn.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 45
Chicken Con gà Tô cày
Thai shamans use chicken legs in their practice because they believe that the chicken leg is blessed. This custom is explained by a folk tale. According to this story, the Turtle is slow but it is also the smartest in the animal kingdom. Once a year, the Turtle leads all animals to Heaven to report. Frustrated by his slow walking speed, other animals flipped the Turtle and burried him under a pile of leaves. Seeing the Turtle in trouble, the chicken used its claws to dig the turtle out and helped him standing back on his feet. To reciprocate, the Turtle blessed the chicken feet so that it has the power to predict fortune of the year. Các thầy cúng người Thái dùng chân gà để đoán điềm lành dở. Tục lệ này bắt nguồn từ câu truyện như sau. Trong truyền thuyết về các loài vật của người Thái, con rùa chậm chạp nhưng thông minh, nhiều phép và giỏi tiên tri nhất trong các con vật. Trong một lần rùa dẫn cả đoàn động vật lên thiên đình tâu bẩu, các con vật sốt ruột vì rùa đi chậm quã, bèn lật ngửa rùa và vùi dưới đống lá cỏ bên đường. Con gà trông thấy bèn dùng chân đào đất để giúp rùa đứng dậy. Để cảm tạ ơn cứu mạng của gà, rùa ban phép để cho chân gà có thể dự báo điềm lành điềm dở.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 47
Fish Con cá Tô pá
Every year, at the beginning of harvest time, Thai people cook a feast and put it on the altar to thank their ancestors for a successful season. Two items cannot be absent from this meal - steamed sticky rice and fish. A local story had it that a family was planning to kill their hen to make the feast. The hen overheard the humans and turned to her little chicken and cried, that «I waited all year for this day when I can finally pick up some grains leftover from the harvest, but the master will kill me tomorrow.» They hugged each other in tears. Humans were touched by the hen’s reason and decided to substitute it with the fish. Người Thái cứ đến mùa vụ là làm cơm để cúng tổ tiên. Truyện kể rằng một gia đình tối đến bàn với nhau mai giết gà làm cơm mới. Gà mẹ nghe thấy và nói với đàn con, rằng mong mãi mới đến ngày mùa để nhặt ăn thóc rơi thóc vãi thế mà con người lại sắp thịt mẹ. Nói xong gà mẹ gà con ôm nhau khóc. Con người thấy vậy động lòng quyết định không thịt gà nữa. Nghĩ đến con cá có thể thay thế con gà, nên cứ vụ mùa người Thái đồ xôi và đồ cá để cúng tổ tiên.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 49
Butterfly Con bướm Tô bướm
When spring comes, young couples go on date and take a walk in the surrounding nature. Seeing the colorful butterflies that return for spring, the girls come home at night and weave the butterfly onto the scarf that they would give to their man the next day. The butterfly on this scarf always appear in a pair. This is a guesture to show the love and care of the woman to her man. That is why the motif of butterfly in a pair is very common in scarves by Thai people in Mai Chau. Mỗi khi mùa xuân về, các đôi trai gái rủ nhau đi chơi xuân ngắm cảnh. Nhìn thấy những đàn bướm bay lượn rất đẹp, tối về các cô gái ngồi vào khung cửi và dệt tấm khăn có hình đôi bướm đang bay lượn để hôm sau quàng vào cổ cho người yêu. Từ đó hình ảnh con bướm luôn xuất hiện trên tấm khăn thổ cẩm của người Thái Mai Châu.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 51
«Booc Khoay» Bọc khoáy Boọc khoáy
On the first day of the year according to Lunar calendar, every family will hang in front of their house a «booc khoay,» a piece of wood coal and three leaves from the Tu bi tree (Blumea balsamifera, or Naat in Thai language) to ward off bad spirits. Booc khoay is made from four bamboo sticks tied together using rattan strips. Thai families then keep their Booc khoay all year to wish for good luck to come into their house. Cứ năm hết tết đến, để đón mùa xuân mới, nhà nào cũng treo một boọc khoáy, 1 cục than củi và ba ngọn lá từ bi để xua đuổi tà ma. Boọc khoáy được làm từ bốn thanh tre buộc lại bằng dây mây. Boọc khoáy treo lên vào mùa xuân và được người Thái Mai Châu giữ lại quanh năm để cầu cho điềm lành đến với gia đình mình.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 53
Lock Khoá hòm Khoá hòm
When a Thai girl in Mai Chau gets married, her dowry includes 4 blankets, 4 mattresses, 20 pillows and 4 cushions, together with a lot of textile products made by herself and her family. The preparation starts when she turns 12 years old. All of this dowry is put into rattan baskets with a lid, a lock and a long piece of cotton strap which she wears across her forehead to bring to her new home. She keeps all of her dowry locked in the baskets (called Co bem) and only brings them out when there are guests or during special occasions in the family. This pattern symbolizes the lock of the basket that follows a Thai woman from the day she starts her married life. Khi người con gái Thái ở Hoà Bình đi lấy chồng, của hồi môn mang theo bao gồm 4 tấm đệm nằm, 4 chăn, 20 cái gối và 4 cái đệm ngồi bông lau, cùng với rất nhiều vải thổ cẩm mà gia đình nhà gái chuẩn bị từ khi cô gái đến tuổi 12. Tất cả của hồi môn này được đặt vào một cái bế bằng mây (cờ bém) có nắp và khoá, vòng qua miệng một chiếc đai vải dài để đeo lên đầu khi người con gái đi về nhà chồng. Những của hồi môn này được cô gái cất giữ, khoá lại trong cái hòm này và chỉ mang ra khi có khách hoặc trong các dịp quan trọng của gia đình. Hoa văn khoá hòm mô phỏng cái khoá của cái bế đựng của cải bố mẹ cho khi người con gái Thái về nhà chồng.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 55
HAI QUY CHA
DECORATIVE PATTERNS OF THAI ETHNIC TEXTILES IN QUY CHAU, NGHE AN Hoa văn trang trí trên vải của dân tộc Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An Brocade Production Groups Nhóm sản xuất thổ cẩm Chau Tien and Chau Hanh Commune, Quy Chau District, Nghe An Province Xã Châu Hạnh và Châu Tiến, Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An
The sun and the moon Mặt trời và mặt trăng Tá nghên, mạc bướn
Once upon a time, two sisters went fishing by a stream and found a fig. They split it between themselves. After that day, they got pregnant, the older sister gave birth to a babyboy and the younger sister to a babygirl. Embarrassed by their fatherless grandchildren, the grandparents put the babies on a small boat and released it on the river. A couple downstream found them and adopted them. When they grew up, the boy and the girl wanted to find their biological parents, without knowing they shared the same blood. After a long journey across the mountains and jungles, they not only found their family but also fell in love. No matter how hard the mothers tried, they wished to get married to each other. One day before the wedding, when the young couple walked to the jungle to find food, there was a loud thunder cutting the sky into half, throwing the boy to the East and the girl to the West. The boy became the Sun and the girl became the Moon. Every month, they only saw each other once when the Moon was still in the sky at dawn. Their tears turned into the usual rain at the end of the month. Một nhà có hai chị em gái một hôm ra suối bắt cá và tìm thấy một quả sung chín. Họ chia đôi quả sung ăn. Hai chị em bỗng có thai, chị sinh được con trai, em sinh được con gái. Cha mẹ sợ mang tai tiếng, cho hai đứa trẻ lên hai bè cho trôi sông. Ở cuối nguồn nước, có một bà hiếm con nhặt được mang về nuôi. Bé gái càng lớn càng xinh đẹp, bé trai càng lớn càng khôi ngô, tuấn tú. Ông bà nuôi gọi chàng trai là Tạo Hún Lu, người con gái là Nàng Uà Piểm. Khi Tạo và Nàng lớn, ông bà nuôi kể cho hai người biết là họ đã nhặt được hai người như thế nào. Tạo và Nàng liền xin phép đi ngược theo dòng sông để tìm lại cha mẹ. Ông bà ưng thuận. Hai người đi hết ngày này sang ngày khác, trên chặng đường nảy sinh tình cảm. Khi tìm được về nhà mẹ, hai người xin mẹ cho lấy nhau. Mẹ Nàng thấy không ngăn cản được tình yêu của hai người, mới đồng ý và sai đôi trẻ vào rừng kiếm nấm và cá cho lễ cưới. Vừa đi đến bìa rừng, trời đất tối sầm, sấm sét rạch đôi bầu trời, chia tách hai người ra hai phía, Tạo bị bắn về phía Đông, biến thành Mặt Trời; Nàng bị bắn về phía Tây, biến thành Mặt Trăng. Hàng tháng, Tạo và Nàng phải đợi đến cuối tháng, lúc mặt trời mọc lên còn nhìn thấy mặt trăng lặn muộn ở đằng Tây, hai người từ hai phía chân trời nhìn nhau, chỉ còn biết khóc, nước mắt đầm đìa nhỏ xuống trần gian thành những trận mưa cuối tháng. THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 59
Two-headed dragon Con rồng hai đầu Tô ngược hung
This is a dragon that has two heads but only one heart. It symbolizes love and the connections between a couple. That is the reason why Thai people in Nghe An call it the «happiness dragon.» When a Thai girl gets married, her parents will give her skirts and textiles with this pattern to wish her a happy couple life. Là con rồng có 2 đầu nhung chung 1 ruột, ý nói về tình yêu của 2 con rồng, chúng không thể tách rời nhau vì chung cung 1 ruột, tinh yêu của họ quan quýt lấy nhau, (hay còn gọi là rồng hạnh phuc) khi con gái về nhà chồng sẽ được cha mẹ cho những chiếc váy thêu bằng con rồng, mong cho hai con sống hạnh phúc bên nhau.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 61
Koel Con Tu hú Nộc chu hú
Once upon a time, there was an orphan boy that lived with his uncle. They loved each other as if the uncle was the real parent of the boy. That year, the crops sufferred from severe damage. The uncle and the boy ran out of food and had to come to the door of a rich family to ask for rice. The family refused and said that their dog ate all the leftover. Suddenly the boy saw one last piece of rice sticking to the dog’s hair. He grabbed it and put in his mouth. Magically, the boy felt revitalized as he kept the rice in his mouth. He gave the piece of rice to his uncle and it saved him from hunger. Just like that, they passed the rice between each other until the nephew accidentally swallowed the rice. The uncle died of starvation. The nephew was too sad that he kept crying until he turned into a Koel. Every year around harvest time, the Koel sings a sorrowful song all day and night, as if the nephew was trying to tell his uncle to come back for food. Có một gia đình sinh được một đứa con trai, sau đó bố mẹ chết đi để lại con cho người chú ruột nuôi. Hai chú cháu rất thương yêu và bao bọc lẫn nhau. Năm ấy mất mùa, hai chú cháu lâm vào cảnh đói nghèo đành phải sang nhà giàu để xin ăn. Nhà giàu không cho cơm, bảo là chó ăn hết rồi. Cháu chợt nhìn thấy trên lông chó còn dính một hạt cơm chín, nhặt lấy cho vào miệng thì lạ thay cảm thấy khỏe và tỉnh táo lại. Người cháu bèn nhả ra cho chú ngậm hạt cơm, người chú cũng thấy khoẻ lại. Hai chú cháu thay nhau ngậm hạt cơm. Đến lượt cuối cùng người cháu ngậm thì chẳng may bị trôi xuống bụng. Người chú đói quá mà chết đi. Người cháu thương chú quá, khóc nhiều mà hoá thành con tu hú, cứ mỗi vụ mùa lại khắc khoải gọi chú về ăn đến hết cả hơi.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 63
Dragon Con Rồng Tô ngược
Once upon a time, an old peasant couple found a small egg while working on the rice field. They gave the egg to their hens; not long after, a snake-looking animal was hatched. The couple put it into their rice mill with some water. The baby animal was very loyal to its adopted parents; every day it would follow the father to the field. One day, he accidentally stepped on its tail, so they called it the tail-less child (tao duon); the blood from the tail turned into the «di» fish (a local red tailed fish). When the dragon out grew the mill, the couple had to release it to the river. Before swimming away, the dragon turned around and said - when you want to see me, wait for when the sun rises after the rain, look to the horizon and you will see the colors of my skin reflecting on the sky making a rainbow. That’s why in Thai language, the word for rainbow is «nguoc hung» while the word for dragon is «to nguoc.» Adults usually tell children that when you see «nguoc hung» in the horizon, do not point as you may be punished by the dragon. Có một đôi vợ chồng đi xúc tép, xúc mãi không được gì, chỉ được quả trứng. Họ mang về cho gà ấp, sau nở ra con rắn nhỏ. Ông bà thấy lạ, thả nó vào cái cối giã gạo với nước cho nó sống. Hằng này, rồng con cứ đi theo ông bà ra ruộng. Một hôm ông vô tình cuốc phải đuôi nó, thế là gọi nó là chàng cụt (táo đuôn), máu chảy từ đuôi thành con cá đì. Khi rồng lớn quá, ông bà đành thả nó ra sôn. Rồng quay lại nói khi nào muốn nhìn thấy con thì trời mưa con sẽ hiện bóng lên trời thành dải cầu vồng. Vì vậy, trong tiếng Thái, cầu vồng được gọi là «ngược húng» và con rồng được gọi là «tô ngược.» Người lớn thường bảo trẻ nhỏ nếu con thấy ngược húng (tô ngược) thì chỉ được nhìn thôi, không được chỉ mà bị phạt cụt tay.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 65
San flower Hoa tám cánh Boọc san
A long time ago, a Thai person was working the soil in the jungle to grow crops. At some point, he ran out of food and was too deep in the jungle to find his way out. When he was about to pass out under a tree, the fruit of that tree, in the shape of an eight-wing star, fell down next to him. He ate the fruit and was able to regain his strength. To remember the tree that saved the life of their ancestor, Thai people weave the eight-wing star fruit into their textile. Truyện kể răng khi xưa có một người Thái đi vào rừng khai hoang mở đất. Người đó cứ đi sâu mãi vào rừng đến khi bị lạc, không có gì ăn. Người đó kiệt sức và đói quá, đành ngồi tựa ở gốc cây san. Bỗng có quả san rụng xuống, người đó nhặt lên ăn, nhờ đó mà có sức lực trở lại. Để ghi nhớ loại quả đã cứu sống tổ tiên của mình từ thuở khai hoang lập địa, người Thái dệt bộc san lên vải vóc của họ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 67
Luffa leaves Lá mướp Bớ buộp
Luffa is a very common plant that can be found in any Thai family’s backyard. Thai people not only eat luffa fruits in the summer time, they also put luffa leaves into a local soup made with bamboo shoots to create an inducing aroma. With their rich imagination, traditional weavers turned this ordinary leaf into a beautiful pattern on their textiles. Cây mướp là một loại cây quen thuộc trong vườn của người Thái. Họ thường cho lá mướp vào nấu cùng với canh măng cho thơm. Với trí tưởng tượng phong phú, các thợ dệt từ cổ xưa đã biến cái cây, chiếc lá rất đời thường này thành một loại hoa văn quen thuộc trên vải thổ cẩm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 69
Birds Con Chim Tô nộc
The form of the bird pattern is very similar to that of the chicken’s. However, the bird pattern is signified by the tail which runs in an upward, diagonal line. The tail in the chicken pattern tends to be more ornate and comes in the form of a fan. Tương tự như hình dáng của hoa văn con gà, nhưng hoa văn con chim thường có đuôi thẳng, kéo vút lên chứ không xoè ra như hoa văn con gà.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 71
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 73
Chicken Con Gà Tô cày
Every Thai family raise their own chicken in their backyard. Observing the roosters crowing at sunrise, Thai people tell each other about the story of the chicken embarking on a journey to call the sun back to earth, thus bringing back light and life to human. The chicken is a very common motif in Thai textiles. Although they share similarities in form and shape, the many diversions of this pattern reflect the rich imagination and the dexterity of Thai weavers. Trong gia đình người Thái, hầu như nhà nào cũng có con gà con vịt. Quan sát thấy con gà hàng sáng gáy lúc bình mình, người Thái truyền tai nhau câu chuyện cổ về con gà cưỡi trên lưng con vịt đi gọi mặt trời về, xoá đi tăm tối và mang lại sự sống cho trái đất. Các thợ dệt người Thái hay thêu con gà lên thổ cẩm; tuy các hoa văn này có nhiều điểm chung về kết cấu và hình dáng nhưng sự tồn tại của nhiều dị bản khác nhau của cùng một hoa văn thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự khéo léo của người dệt.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 75
Gourd stem Dàn bí Sằng ấc
In ancient times, Thai people used to live in extreme poverty and did not have enough rice to feed themselves. They had to collect gourd stems from the field to eat. To remember the old hard days, Thai women weave gourd stems on their textiles. Ngày xưa khi người Thái còn nghèo khổ, đi làm rãy phải tỉa bí để ăn. Người Thái thêu hoa văn dàn bí để không quên loại thức ăn này.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 77
Bird Footprints Chân chim Tín nộc
In the rice field stretching at the base of the mountains, bird footprints on the soil are a very ubiquitous image for Thai peasants. Since Thai women work in the field during the day and weave in their free time, they turn this ordinary sight into a pattern on their textiles. Hình ảnh vết chân chim trên bờ ruộng là một mình ảnh rất quen thuộc với người Thái vì họ sống dựa chủ yếu vào trồng lúa. Các cô gái Thái ngày đi làm ruộng tối về dệt vải, đã biến hình ảnh rất bình thường này thành một loại hoa văn.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 79
Elephant riders Người cưỡi voi Tô Chảng
This pattern symbolizes the story of Trung Trac and Trung Nhi’s battle against invaders. The story of two women encapsulates the patriotism and women’s power in the struggle for country’s independence and sovereignty. Hoạ tiết người cưỡi voi được truyền cảm hứng từ câu chuyện chống giặc ngoại xâm của hai người nữ tướng huyền thoại Trưng Trắc, Trưng Nhị. Với người Thái, hoạ tiết này là biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 81
Baby elephant Con voi con Tô Chảng
In Thai culture, elephant represents health and strength. Thai mothers weave the baby elepvhant pattern on the blankets and sleeping nets of their children with a wish that their children will grow up to be big and strong. Trong văn hoá của người Thái, voi là 1 loại động vật biểu trưng cho sức khỏe và sự mạnh mẽ. Các bà mẹ người Thái thêu hình voi con lên những tấm chăn, cổ màn với mong muốn con mình có sức mạnh như voi.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 83
Big elephant Con voi lớn Chàng hồm hôm
As the biggest animal in the jungle that also live in herds, the elephant symbolizes strength and solidary. Thai people believe that when someone is sick, if he or she could hold the breath and pass under the elephant three times, the sickness would go away. Con vật này là loài vật to nhất trong các loài động vật sống trong rừng, nó có sức mạnh phi thường, sống tập trung thành bày đàn thể hiện tình đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau. Dân gian thường quan niệmrằng khi ốm đau nếu nín thở chui qua phía dưới bụng con voi ba lần thì sẽ xua đuổi được tà ma và chóng khỏi bệnh tật.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 85
Toad’s intestine Ruột cóc Say cằn cạc
In the folklore of Thai people, the Frog is the uncle of the highest God in Heaven. It is believed that when the Frog clicks his tongue, the God will bring rain to Earth. Therefore, Thai people, most of whom base their livelihood on agriculture, worship the Frog to have decent rains for their crops. Trong truyện cổ tich của người Thái, con Cóc được coi là cậu của ông trời. Mỗi khi con cóc tặc lưỡi là trời sẽ gây mưa. Người Thái sống chủ yếu dựa và việc đồng áng; họ tôn thờ con cóc để nó cầu mưa cho việc đồng áng được thuận lợi
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 87
Crab Con cua Tin pú
The crab that Thai people are familiar with are those that live in the soil in the rice field. A small animal living in the mud, crab does not have a folk tale associated with it. Rather, it is an ordinary animal that Thai people see everyday when working on the field. However, through their imagination and dexterity, Thai weavers turned this animal into an elaborate weaving and embroidery pattern, the same way they observe nature and turn the smallest object into intricate patterns. Loại cua mà người Thái hay nói đến là cua đồng, sống chui rúc trong đất ruộng. Chỉ là một loài vật nhỏ bé sống trong bùn lầy, con cua không có câu chuyện cổ tích nào kể về nó. Tuy nhiên, người thợ dệt Thái một lần nữa thể hiện tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo để biến một con vật bình thường nhất thành một loại hoa văn tinh xảo.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 91
Holly fish Cá vía Húa pá xạc
Thai people believe that in heaven, there is a holly fish pond, in which each fish carries the the soul of a human being on Earth. If the fish is strong and healthy, the human whose soul it carries will be healthy. Otherwise, if the fish dies, the human will also get sick and die. Người Thái tin rằng trên trời có một ao cá vía, mỗi con cá trong đó mang theo hồn vía của một người dưới trần. Khi con cá trên trời khoẻ mạnh, người dưới trần cũng khoẻ mạnh. Khi một con cá ốm yếu và chết đi đồng nghĩa với việc con người mang hồn vía đó ở dưới trần cũng ốm yếu mà chết đi.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 93
Freshwater clams Con hến Cượp hên
A very common decorative motif in Thai textiles, this pattern is called by different names by local people. The most popular name for it is «Cuop hen,» which is translated to English as the shells of the freshwater clams. This particular type of clam comes in very small size, lives in large community in rivers by the Thai village in Nghe An, and is a common food for local peasants. Regardless of the many different explanations, this pattern reflects the rich imagination and artistic sense of local weavers through the way they turn an ordinary, everyday object into a symmetrical and symbolic pattern for weaving. Một mô típ rất quen thuộc trên thổ cẩm của người Thái, nhưng người dân địa phương có nhiều cách giải thích khác nhau cho hoa văn này. Phổ biến nhất là cái tên «cượp hên» nghĩa là vỏ hến. Con hến là một loài động vật quen thuộc trong cuộc sống của người Thái, cũng là một loại thức ăn thường nhật với người nông dân. Dù là cách giải thích nào thì hoa văn này cũng thể hiện sự sáng tạo của những thợ dệt xưa khi biến những hoạ tiết thường nhật, tưởng như không có gì đặc sắc, thành các hoa văn đối xứng đầy tính thẩm mỹ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 95
Lampshade Chụp đèn Cuốm ten
Back in the old days, Thai people used oil lamp to light up their house. To shield the fire from the wind, they put on top of their lamp a cone-shaped tube with an opening at the bottom. That is the origin of the oil lamp pattern. Ngày xưa khi chưa có điện, người Thái thường dùng đèn dầu để thắp sáng. Vào những ngày mưa gió thì ngọn đèn hay bị gió thổi tắt đi. Sau đó người ta nghĩ ra cách dùng lồng đèn để cản gió cho ngọn lửa bên trong. Người Thái đã biến đồ vật rất bình thường này thành hoa văn trên vải.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 97
Lantern Đèn lồng Đèn lồng
In the old days, only rich and influencial families had lanterns to hang in front of their doors. Therefore, to ordinary Thai people, the lanterns symbolized wealth and good quality of life. Thai mothers would weave the lantern on fabrics for their children to wish that the children would have a good life in the future and have lanterns hanging in front of their doors. Ngày xưa lồng đèn được treo trước nhà quan lại và những người giàu có. Trong khi đó, dân nghèo chỉ mơ ước có cơm ăn hàng ngày, có mái nhà che nắng che mưa là được. Với người Thái xưa, lồng đèn là biểu tượng của giàu sang phú quí. Họ thêu lồng đèn để mong sau này các con cháu sẽ được giàu sang quyền quí, được ở trong những ngôi nhà có lồng đèn treo trước cửa.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 99
Can pia Dụng cụ cuốn sợi Can pia
This is a tradtional tool made of wood, used to wind silk or cotton yarn in the very first steps of yarn preparation. The yarn is winded onto the can pia to form a loop; the loop is dipped into boiling water with ash for an hour to soften and dyed if needed. After that, the yarn is fitted onto the spinning wheel and rolled into spools ready for weaving or embroidery. Because of the close relationship between the can pia and the yarn, Thai people have a saying - «ai cuot pen pia xi nong cuot pen dai,» meaning you (the guy) is a Can pia and me (the girl) is the silk yarn. Therefore, can pia pattern also symbolizes the romance between a guy and a girl. Can pía được làm bằng gỗ và sử dụng để cuốn sợi trong bước đầu tiên của quá trình chuẩn bị sợi. Sợi chỉ tháo từ can pía ra mới được chuội mềm bằng nước tro, nhuộm, đưa lên xa quay sợi và đánh vào ống chỉ để dệt hoặc thêu. Người Thái vẫn truyền tai nhau câu chuyện về một đôi trai gái yêu nhau và đã hứa hẹn suốt đời suốt kiếp luôn sống bên nhau. Câu chuyện này có câu ca, rằng ai cượt pén pía xì nòng cượt pến đai, nghĩa là anh hóa thành can pía còn em hóa thành sợi tơ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 101
More than an ordinary animal, the chicken is appreciated by Thai people for its endvour to bring back the sun. According to the folklore explaining the formation of the Universe, the Earth and its inhabitants, during the sixth phase, God sent a couple to Earth to start agricultural works. After they deceased, their children - humans - got lazy with fieldwork and chose to hunt for food. They shot down God’s beloved bird. Infuriated, God sent nine suns to burn down Earth. Humans managed to shoot down eight suns, the remaining sun went hiding under water, leaving the Earth in eternal darkness. The chicken and the duck embarked on a mission to call the sun back.
Wild chicken Gà rừng (hoa văn cổ) Tô cày
Theo truyền thuyết «Xuống mường hạ giới» của người Thái, vào kỷ nguyên thứ sáu, trời sai hai ông bà Tạo Vi xuống trần trồng cây cối, trồng song mây. Hai ông bà chết đi, con cháu lười nhác không chịu khai ruộng, suốt ngày chỉ đan lưới, làm bẫy săn bắt chim, cá, thú rừng về ăn. Chim quý Áng Vanh của Trời xuống trần mắc phải bẫy, Trời nổi giận làm ra chín mặt trời thiêu đốt dương gian. Người trần không chịu nổi, bàn nhau làm ná, làm cung tên bắn rụng tám mặt trời. Còn lại một mặt trời sống sót trốn xuống biển nấp. Mặt đất trở nên tối tăm. Con người bàn nhau và cử Gà và Vịt đi tìm gọi Mặt Trời, mặt đất mới sáng trở lại. Đoạn dịch nguyên bản như sau: Vịt làm thuyền, cõng gà mãi xuôi theo dòng suối Lâu ngày vịt không có gì cho vào bụng Gà chẳng có chi cho vào diều Mới dắt díu nhau vào cạnh bụi rì rí mò tôm tép Thấy bóng cá quả lượn qua, gà sợ rét run mào Cuống cuồng bảo chị vịt bơi đi trốn Vịt bảo đấy chỉ là cá chạch với chép Bơi tìm rong rêu làm bữa Vậy mà anh cũng sợ, ngẫm xấu mặt «nam nhi» Nghe tự ái gà trống liền xòe lông khoe mẽ Vịt lắc mình, gà suýt té xuống sông… …Xuống qua «ghềnh ranh giới», đến vũng lớn cuối nguồn Gà nghển cổ, gáy o o vang vọng «Mắt trời» thức giấc bực mình nhô cao lên ngó Vịt cùng gà ngước theo mặt trời lên vòi vọi Nắng chiếu ngập tràn xua hết đêm đen. THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 103
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 105
Rock climbing monkeys Khỉ leo đá Tô lình
Once upon a time, there lived a very poor family with a lot of children. The parents could not feed the children with the crops they had, so the mother asked the children to go to the jungle and find food for themselves. Before they left, she tied them together with a cotton string so that they stayed together. The children kept walking deeper and deeper into the jungle in search of food. They gradually turned into monkeys. The mother missed her children and regretted sending them to the jungle, so she weaved the monkey climbing the rock as a tribute to them. Một nhà rất nghèo lại đông con, vì không có gì cho con ăn, người mẹ đành bảo các con vào rừng tự kiếm ăn. Để các con không bị lạc nhau, người mẹ lấy một sợi bông để buộc các con vào. Các con vào rừng kiếm ăn và biến thành khỉ không quay về nhà nữa. Sau này khi có đủ ăn rồi, con cháu người thái dệt hình đàn khỉ leo đá để nhớ đến thời cơ hàn.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 107
Bauhinia Hoa ban Boáť?c ban
Once upon a time, there lived a beautiful girl named Ban who fell in love with a man named Khum. When her father forced her to marry a rich man in the village whom she did not love, Ban ran to Khum’s house to escape her father’s will. Unfortunately, Khum was away with his father to sell buffaloes in the market. Ban tied her «Pieu» scarf to the stairs of his house and went to find him. She crossed mountains and mountains, never stopped calling the name of the man she loved, until she died at the base of a mountain. Later on, a tree grew where she rested. The shape and the pure white color of the tree’s flowers remind Thai people of the hand of the maiden who died for love. Ever since, they called this tree “Ban” tree and weaved Ban flowers on their textiles to honor the beautiful love story. Người Thái có câu chuyện về cô gái xinh đẹp tên Ban yêu một chàng trai nghèo tên Khum. Bố của Ban, vì hám của nên hứa gả con cho một lão giàu có trong làng. Ban nghe tin vội chạy trốn đến nhà Khum để tìm nơi nương náu. Chẳng may Khum và cha lại đi chợ xa bán trâu. Ban buộc khăn piêu vào cửa nhà Khum và chạy đi tìm chàng. Cô chạy qua không biết bao nhiêu núi rừng, cho đến khi kiệt sức nằm chết ở chân một ngọn núi. Về sau, ở nơi Ban yên nghỉ mọc lên một loại cây mà bông hoa trắng muốt tinh khiết như làn da của Ban; hình hoa cũng như bàn tay e ấp của người con gái đẹp này. Họ dệt hoa Ban lên thổ cẩm để tưởng nhớ một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng buồn.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 109
Gong Rack Cồng chiêng Sao công, sao coóng
Gong is an important instrument that carries not only musical but also spritual significance in festive occasions of the Thai people.This pattern resembles the robe on which Thai people hang their gongs. The long chain of hanging gongs can create harmonious tunes for large gatherings of the villagers. Cồng chiêng là những nhạc cụ không thể thiếu trong lễ hội của người Thái. Cồng chiêng được treo thành dãy dài và tạo ra âm thanh hài hoà cho các dịp lễ của làng.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 111
Forbidden flower Hoa cấm Boọc cấm
Once upon a time, there lived two brothers who loved and cared for each other. One day, they went bathing in the stream. The older brother forgot to keep an eye on his younger brother. When he returned to shore, the younger brother has disappeared. Hearing the voice of his brother asking for help echoing from the deep jungle, the older brother ran after the footprint of his brother. But at one point, the footprint also stopped. Everyday, the older brother returned to this spot hoping to find his brother. Later, a tree grew from that piece of land. Strangely, the entire tree only had one flower. Believing that the flower carried the spirit of his sibling, the older brother swore to protect the only flower and forbid anyone from touching it. The «Forbidden flower» owes its name from this story. Nowadays, nobody knows what the actual «forbidden flower» looks like; they only know about through the story and the pattern woven into the Thai textiles. Ngày xưa ở Mường Miếng có 2 anh em trai rủ nhau ra khe tắm. Người anh mải tắm không để ý tới em, mãi sau quay ra tìm em thì không thấy em đâu, bỗng dưng có tiếng hét to «cứu em với… cứu em với…»Người anh vội lên bờ chạy theo dấu chân của em nhưng không thấy em đâu. Đến một đoạn thì dấu chân của người em cũng biến mất. Về sau, nơi dấu chân của em ngừng mọc lên một cây to. Lạ thay, cả cây chỉ có một bông hoa. Vì thương tiếc em, người anh ngày ngày ra gốc cây trông và cấm không cho bất cứ ai hái bông hoa đó. Cái tên hoa cấm từ đó mà ra. Không ai biết hình dáng thật sự của bông hoa này thế nào, chỉ biết đến nó qua hoạ tiết thổ cẩm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 113
Cuom flower Hoa Trám Boọc cươm
Old weavers in Thai village call this pattern Canarium flower, although it is not clear if it is the flower of which canarium species. The only background information they have of this pattern is that it was inspired by a type of canarium flower that is white with many layers of petals, blooms in February and March. Like many other plant-inspired motifs, this pattern was passed down generations of Thai weavers and became a common weaving and embroidery for the Thai textiles. Những thợ dệt lâu năm gọi đây là hoa trám, mặc dù không ai biết gốc gác của hoạ tiết này là từ hoa của giống trám nào. Chỉ biết rằng hoạ tiết này được mô phỏng từ một loài hoa trám có màu trắng, nhiều cánh, nở vào tầm tháng hai tháng ba. Cũng như nhiều loại hoạ tiết bắt nguồn từ cây cỏ, các đời thợ dệt người Thái truyền cho nhau cách dệt loại hoa văn này để trang trí gấu váy.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 115
«Co dong» tree Cây cờ đòng Có cờ đòng
The story about this kind of tree goes back to the ancient time when Thai people lived in extreme poverty. When going to find food in the jungle, ancient Thai people collected the trunk of this tree, cleaned up and submerged in the stream for two days. After the trunk is clean, they would bring it back, steam it, cut into cubes and distribute to members of the family as a substitute for rice. Đây là một loại cây rừng đã cứu đói người Thái xưa qua những ngày đói nghèo. Truyện dân gian kể rằng người Thái cổ vào rừng kiếm thức ăn, nếu thấy cây cờ đòng có thể chặt về, làm sạch và ngâm ngoài khe suối hai ngày cho hết nhựa, sau đó đưa về đồ chín lên và vắt thành từng cục phát cho từng người trong gia đình để ăn thay cơm.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 117
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 119
Wild bitter mellon flower Hoa mướp đắng rừng Boọc gđóm
Wild bitter melon is very bitter and is inedible. It is said that the flower of this tree has a pure white color that reminds people of the virtue of a maiden. Therefore, this pattern is often woven or embroidered onto the Pieu scarf of young women. Hoa mướp đắng rừng, nhỏ và rất đắng, không ăn được. Loài hoa thuần khiết một màu trắng tinh, tượng trưng cho sự trinh trắng của người con gái. Vì vậy, hoa văn này thường được thêu và dệt lên khăn Piêu cho các cô gái trẻ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 121
Gong Rack Móc treo Cồng chiêng Boọc cóng
This pattern resembles the metal hook that Thai people use to hang their traditional bossed gong on the rack. This is a type of traditional percussion that Thai people use in festive social gatherings, usually accompanied by fermented rice stem wine. One of these occasions is the first thunderstorm of the year that occurs after the traditional Tet (locally called pha hoong). The use of such meticulously cast metal hooks to hang gongs is in decline in today’s society but thanks to ancient weavers that this pattern is now saved on textiles. Hoa văn này được làm theo hình của cái móc sắt mà người Thái dùng để treo cồng chiêng. Người Thái thường mang dàn cồng chiêng ra đánh khi có lễ hôi, khi tụ họp uống rượu cần hay ngày đầu tiên có sấm chớp sau Tết âm lịch (phà hoọng). Loại móc kim loại được chạm khắc cẩn thận như thế này hiện nay ít được dùng nhưng nhờ có các thợ dệt xưa mà hình ảnh của móc cồng chiêng cổ được lưu giữ trên vải.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 123
Bitter melon flower Hoa mướp đắng nhà Buộc cờ đóm
Bitter melon is a type of fruit that is very common in the daily diet of the Thai family. Bitter melon blossoms and makes fruits during summertime. Thai people grow bitter melon in bamboo scaffold in their backyard. Generations of Thai women have turned this beautiful wild flower into a signature pattern of their textiles.
Một loại quả quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình người Thái. Mướp đắng đơm hoa kết trái vào mùa hè, quả mướp đắng ăn mát và tốt cho gan. Khác với mướp đắng rừng, người Thái trồng mướp đắng thành giàn trong vườn nhà. Các cô gái Thái đã chuyển thể thành một loại hoa văn rất phổ biến trên thổ cẩm của họ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 125
Le flower Hoa «lé» Boọc lé
This is an edible flower that appeared in the diet of Thai people in the old days. This flower has ceased to exist near Thai villages in Nghe An. Thanks to ancient weavers, this beautiful flower is preserved in the form of a weaving pattern. Ngày xưa trên đĩa thức ăn của người dân tộc Thái thường có loại hoa này. Các cụ nhìn thấy đẹp và sợ mất đi hoa văn đó nên đã thêu lại nó. Ngày nay loài hoa này dường như đã biến mất, không ai biết bông hoa boọc lé thật trông như thế nào, nhưng nhờ có hoạ tiết trên vải thổ cẩm mà người Thái vẫn gìn giữ được hình ảnh của loài hoa này.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 127
Fletchings Hoa cung tên Bọc kiến pứng
In the ancient time, Thai people used to hunt for food. They usually used the leaf of the «Kieng pun» tree from the jungle to fletch their arrows. The tree is actualy named after this function as «kieng pun» in Thai language means «arrow.» The tree is in the same family as pineapple, but its fruit is traditionally used among the Thai as a kind of birth control for women. Ngày xưa các thợ săn người THái hay dùng cung tên để ăn các con vật hoặc để làm vũ khí. Họ hay lấy lá của cây kiến pứng để gắn vào phía sau cung tên giúp định vị.Cái tên Kiếng pứn (cây cung tên) cũng từ đó mà ra. Quả của cây này gần giống quả dứa. Khi xưa, phụ nữ sau khi có con thường uống nước sắc từ quả này để không sinh nở thêm nữa.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 129
Coconut stem Cành dừa Can pao
Not only a common tree in the village of the Thai, coconut also stands for perseverance. Thai people look up to the coconut palm whose slim trunk grows sky-high with big and resilient leaves standing gracefully atop. They weave the coconut leaf on their textiles probably as a way to honor the stamina of such an ordinary tree. Không chỉ là một loại cây quen thuộc trong bản của người Thái, ngọn dừa vươn lên cao vút với tán lá xoè rộng mà vẫn vững vàng trong mưa gió. Người Thái khâm phục sự vững vàng của cây dừa nên thêu hoa văn lá dừa.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 131
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 133
Ket May bark Vỏ kết mây Boọc kết mây
Ket may is a type of tree with very big trunk that grows in the jungle near Thai villages of Nghe An. The bark of the tree has beautiful patterns which inspired Thai weavers to adapt it to woven textiles. Kết mây là 1 loại vỏ cây to ở trong rừng, người dân thường vào rừng hái măng đốn củi nhìn thấy các vỏ cây cổ thủ đẹp và về thêu lên bộ trang phục của mình.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 135
Canarium Quả Trám Mặc cươm bấy
Canarium tree grows around the village of Thai people and usually produces fruit in diamond shape in August. When Thai people lived in poverty, they would fetch this fruit and boil it to eat with rice. Weaving the canarium on their textiles is one way that Thai weavers use to remember the fruit that saved them through hard times. Canarium motif in Thai textiles comes in many variants; however, they all share the same trait of having multiple concentric diamond shapes with decorative patterns filling the void. Starting from a simple geometric element, Thai weavers turned this motif into a ground for them to show off their skills in weaving, pattern and color matching. Là loại quả thường chín vào tháng 8. Người dân trước đây đói khổ không có gạo ăn thường hái quả trám này về luộc ăn đỡ bữa. Người dệt thổ cẩm Thái đã thêu hình quả trám này lên trên trang phục của mình để tưởng nhớ món ăn đã cứu giúp mình trong những ngày cơ hàn. Hoa văn quả trám có rất nhiều dị bản, nhưng chủ yếu đều có các mô típ hình trám đồng tâm và điểm xuyết các hoa văn nhỏ hơn ở giữa. Vì vậy, từ một loại quả tự nhiên đơn giản, người dệt thủ công dân tộc Thái đã biến thành một loại hoa văn độc đáo thể hiện sự khéo léo của bàn tay và trí tưởng tượng của trí óc.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 137
Lotus flower Hoa sen Boọc búa
Thai people settle and build their communities at the base of the mountains, which is an ideal location for lotus. Every Thai village usually has at least one lotus lake. The delicate, pure beauty of lotus has become a familiar sight to Thai people. Thai people not only weave lotus on their textiles but also forge lotus shape as a decoration on their hairstick. Người Thái xây bản ở chân núi để tiện việc đồng áng ở cánh đồng và để nhà cửa cao hơn mặt nước. Đây là môi trường lý tưởng cho hoa sen mọc. Mỗi bản người Thái đều có ít nhất một ao sen. Vẻ đẹp dịu dàng và thanh thoát của hoa sen đã được lưu giữ không chỉ qua hoa văn thổ cẩm mà còn qua hoạ tiết trang trí trên trâm cài tóc bằng bạc của các cô gái Thái.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 139
Butterfly Con bướm Tô bơ
During the summer, colorful butterflies gather around the stream. around the stream. When Thai girls return from fieldwork and bathe or rinse their clothes in the stream, they remember the beauty of the butterflies and weave them into textiles, especially on blanket covers. Có hai loại hoa văn con bướm: hoa văn nhiều màu và hoa văn đen trắng. Hoa văn con bướm màu đen trắng chỉ được dùng trong tang lễ. Vào mùa hè, các cô gái Thái đi làm ruộng hoặc đi rừng về dừng lại tắm ở suối, trông thấy các con bướm nhiều màu sắc bay lượn bên bờ suối. Tối về họ thêu các hình con bướm nhiều màu này vào chăn và màn của mình
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 141
Tom flower Hoa tóm Boọc tóm
This is a pattern found in the head scarves of Thai women. Called Pieu scarf, this is an ornate, rich-in-pattern piece of textile that showcases the skills in weaving and embroidery of Thai women. In their tradition, Pieu scarf can only carry floral patterns because «placing animals above human’s head» is not allowed. Theo truyền thống của người Thái, chỉ các loại hoa rừng mới được thêu lên khăn piêu đội đầu. Không được thêu con vật lên khăn piêu vì tổ tiên không cho đặt con vật lên đầu.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 143
Mi flower Hoa Mi Boọc mì
Traditionally, Thai women used the leaves of the Mi tree to tie yarn to make Ikat patterns. The Mi tree is known for its beautiful flowers. The weavers then turn the Mi flower into weaving patterns. Ngày xưa, người Thái thường dùng lá Mi mọc trong rừng để buộc sợi làm hoa văn Ikat. Loại cây này có hoa rất đẹp. Người phụ nữ Thái thấy đẹp nên đã thêu lại hoa văn này lên trang phục và thổ cẩm của mình.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 145
Peacock Con Công Nộc Nhung
They possess sleek feather and a long tail, which can be imagined as a splendid colorful dress when it spreads out. In ancient times, peacock is a bird that symbolizes for noble and beauty. Therefore, Thai people consider peacock as a princess so they call it “Nang Nhung” Chúng sở hữu bộ lông mượt mà và cái đuôi dài, khi xòe ra trông như chiếc váy lộng lẫy nhiều sắc màu đan xen rực rỡ. Ngày xưa, chim công là một loại chim khi được sinh ra được coi là một loại cao quý và xinh đẹp. Cho nên nó được người Thái ví như là một nàng công chúa nên hay gọi nó là “Nang Nhung”.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 149
Cat Con M猫o T么 Meo
Cat is gentle, agile, wise, and good at climbing. Their eyes are very bright, especially in the dark. People love and care for cats because they are very helpful. With the presence of cats in houses, less household items are damaged, gnawed and nibbled. In ancient times, Thai people believed that cat is a mascot symbolizing the souls of ancestors, the ancestors of some of the clan (as clan Lo Kam). For that reason, whenever Thais see a dead cat, they usually fake cry and say that (Dear progenitor … you die for us to have meat to be alive) to express a respect fot their beliefs. Mèo hiền lành, nhanh nhẹn, khôn ngoan, leo trèo giỏi và mắt rất tinh nhanh, đặc biệt là trong bóng đêm. Người chủ nuôi cưng chiều, chăm sóc vì nó là con vật có ích. Có mèo, tài sản của con người đỡ bị giống gặm nhấm tàn phá. Ngày xưa người Thái quan niệm con mèo là linh vật tượng trưng cho linh hồn của cha ông, tổ tiên của một số dòng tộc (như dòng tộc Lo Kăm). Cho nên người Thái mỗi khi thấy mèo chết thường hay giả khóc và nói câu (Cụ ơi..., cũng may là cụ chết thì chúng cháu mới được ăn thịt) để thể hiện một tín ngưỡng tôn trọng của mình.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 151
Tiger Con Hổ Tô Xứa
The tiger is also known as the king of jungle, an animal symbolizing the power and the most ferocious so that no other animals can intimidate it. Thais embroider tigers on blankets, or skirts to wish her and her family members to avoid illness and sickness but they have a strong health and endurance as tigers. Con Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm, tượng trưng cho loại vật có sức mạnh và hung dữ nhất, không con vật nào có thể dọa nạt được nó. Người Thái thêu con hổ lên chăn, hoặc chân váy để mong muốn mình và những người thân trong gia đình tránh được nhưng bệnh tật, ốm đau thông thường, và có một sức khỏe mạnh mẽ và dẻo dai như hổ.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 153
Gecko Tắc Kè Mè tặc ke
In the old days, when climate changes with coming rain, wind or storm, geckos gladly make sound to have water for drinking. There fore, Thais embroidered geckos to express their gratitude for geckos to give them signals to avoid storm and heavy rain. Ngày xưa, khi thời tiết thay đổi, mỗi khi có mưa gió, con tắc kè kêu mừng là được uống nước. Cho nên, người Thái thêu con tắc kè để nhớ ơn nó báo thời tiết giúp cho người dân tránh được những cơn mưa bão.
THAI ETHNIC TEXTILES STORIES BEHIND DECORATIVE PATTERNS - 155