4 minute read

Thái Nguyên

Hoạt động của một số nhóm làng nghề, điển hình như làng nghề tái chế, tạo sức ép đáng kể lên môi trường và phổ biến ở khu vực miền Bắc nơi chiếm đến 60% tổng số làng nghề trong toàn quốc. Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng MTKK. Trong đó, các khí CO, VOC, TSP chủ yếu do các loại xe máy phát thải còn đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2 và NO2. Các nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp có đặc thù phân bố cục bộ quanh khu vực sản xuất và có nồng độ các chất độc hại cao. Ngành khai thác, chế biến than thường tập trung ở khu vực phía Bắc với đặc trưng phát thải các loại bụi (TSP, PM10) và SO2, CO, CH4... Ngành sản xuất thép thì tập trung khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, với thành phần khí thải gồm bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại... Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát sinh chủ yếu bụi, CO, SO2 và H2S và nguyên nhân gây ô nhiễm chính do cung cao hơn nhu cầu thị trường. Ngành nhiệt điện thì tập trung ở khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương) và phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh) với thành phần khí thải phụ thuộc nhiều vào công nghệ cũng như loại hình sản xuất. Nhìn chung, nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu từ các ngành được lý giải do công nghệ sản xuất chưa được cải tiến đáng kể, hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên chưa cao, đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp chưa được chú trọng và các chế tài quản lý đối với vấn đề ô nhiễm MTKK chưa hiệu quả [5].

2.3.3. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất xi măng tại Thái Nguyên

Advertisement

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các hoạt động công nghiệp chủ yếu

gồm: khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng,... Các hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng: Điển hình là các cơ sở sản xuất xi măng với công nghệ lò đứng lạc hậu (xi măng Lưu Xá, xi măng Cao Ngạn, xi măng Núi Voi, 02 lò đứng xi măng La Hiên) không có hệ thống xử lý bụi, khí thải đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Các cơ sở công nghiệp thường dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu) làm nhiên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ. Ô nhiễm bụi: Tại các khu vực đô thị, do tập trung nhiều hoạt động công nghiệp, giao thông nên đã bị ô nhiễm bụi, nhiều khu vực mức độ ô nhiễm là rất lớn, như tại khu vực Ngã ba Quan Triều, hàm lượng bụi lơ lửng vượt QCVN 05:2008/BTNMT gần 4 lần, các khu vực khác hàm lượng bụi vượt từ trên 01 lần đến gần 03 lần. Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng: tại các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, vấn đề ô nhiễm bụi là rất lớn, nhiều khu vực hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép gần 05 lần. Các khí ô nhiễm độc hại khác (SO2, NO2, CO, Pb) được phát hiện thấy những thấp hơn so với QCCP Thái Nguyên có 5 Nhà máy xi măng và hàng trăm cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng quy mô vừa và nhỏ. Các nhà máy này hàng năm đang thải ra môi trường không khí hàng ngàn tấn khí thải và bụi. Hoạt động sản xuất xi măng là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện sớm và lâu đời ở nước ta. Bên cạnh những giá trị về lợi tích kinh tế mang lại thì hoạt động sản xuất xi măng đã góp phần tác động gây ô nhiễm tới

môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Bụi - là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm bụi xi măng trên thế giới và Việt Nam đang là vấn đề nổi cộm bức xúc khi trong thời kì phát triển hội nhập, nhu cầu xi măng tăng cao hơn rất nhiều so với các biện pháp giảm thiểu khắc phục ô nhiễm do sản xuất xi măng gây ra. Thực tế cho thấy, cần có cái nhìn tổng quan và các biện pháp triệt để hơn nữa để góp phần phát triển kinh tế cũng như môi trường bền vững.

This article is from: