4 minute read
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam
from Đánh giá hiện trạng MT không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại CT xi măng Quang Sơn
Thậm chí, làn khói độc hại đang bao phủ nhiều thành phố lớn trên thế giới còn có thể nhìn thấy được từ trạm không gian quốc tế ISS. Còn nhớ ISS đã công bố những hình ảnh cho thấy một vài tuyến đường tại thủ đô London (Anh) đang hứng chịu làn khói độc hại dày đặc, vượt quá mức cho phép. Tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu hiện nay chính là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra nhiều chứng bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng mất trí nhớ. Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và Pakistan là 110.000 người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.) Ngày 12/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra báo cáo khiến nhiều người phải giật mình. Đó là 80% dân cư đô thị trên toàn cầu đang phải hít thở không khí ô nhiễm. 7 triệu người được cho là đã chết do mắc các bệnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay [8].
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam
Advertisement
Trong những năm qua, với xu thế đổi mới hội nhập và hợp tác quốc tế, Việt Nam chúng ta đã có những bước đột phá mới cho nền kinh tế đưa đời
sống nhân dân được tốt hơn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì vấn đề môi trường chưa bao giờ là hết tranh cãi khi phát triển kinh tế kéo theo ô nhiễm môi trường nhanh chóng. Mà đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí (MTKK), vấn đề này ngayd càng trở nên nóng hơn và khó giải quyết hơn khi mà ô nhiễm không khí nó đã bị ô nhiễm nặng nề và đã đem lại nhiều hậu quả cho con người. Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội chưa đượcquản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng MTKK. Áp lực lên MTKK có sự thay đổi tùy theo đặc thù phát triển của từng vùng miền và quy mô tính chất của từng nguồn thải. Số lượng đô thị tăng nhanh chóng kèm với gia tăng nhanh dân số đô thị (hiện chiếm 32% tổng dân số toàn quốc) trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề MTKK ở các đô thị loại I và II. Hoạt động xây dựng, cải tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm phát tán bụi vào MTKK xung quanh. PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m3 ). So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3 ).
Hình 2.1. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
(Nguồn:TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010)[5]. Ghi chú: - Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên tục trong thành phố - Hà Nội, Đà Nẵng: số liệu từ một trạm tự động liên tục tại 1 vị trí của mỗi thành phố. Trong khi đó, theo ngành nghề thì xây dựng gây áp lực MTKK chủ yếu do các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp BVMT tại công trường xây dựng. Áp lực từ hoạt động dân sinh tập trung ở khu vực nông thôn nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, củi... và các chất thải chưa được kiểm soát. Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại trong 2 năm từ 2011 - 2013) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại khí thải gồm khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, NOx 65%, và một số khí khác như H2S và NH3. Lĩnh vực trồng trọt cũng gây ra vấn đề môi trường do tăng lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và lượng chất thải sau thu hoạch (gồm rơm rạ, cây khô) thiếu kiểm soát.