3 minute read
2.1.4. Nguồn gốc ô nhiễm không khí
from Đánh giá hiện trạng MT không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại CT xi măng Quang Sơn
Đioxit Sunfua ( SO2): là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ cao trong khí quyể, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun và do oxy hóa lưu huỳnh khi đốt cháy các nguyên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng, sunfua… SO2 là chất gây kích thích đường hô hấp mạnh. Cacbon monoxit ( CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm toàn cầu sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. CO có khả năng gây ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250ppm sẽ tử vong. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hóa CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm ô nhiễm CO. Nito oxit ( N2O): không màu, không độc, dùng trong y tế như thuốc gây mê nhẹ nồngđộ trung bình trong không khí khoảng 0,25ppm. Phát thải do công nghiệp thấp. Phát tán tự nhiên do sinh vật nitrit hóa các nitrit trong môi trường đất, nước và phân bón. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 – 0,3%. Metan (CH4): Metan là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính, Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hóa đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch. CH4thúc đẩy sự oxy hóa hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.
2.1.4. Nguồn gốc ô nhiễm không khí
Advertisement
Có hai nguồn gây ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí đó là nguồn ô nhiễm thiên nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo.
Nguồn ô nhiễm tự nhiên: + Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SOX ,NOX, có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi trường. + Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOX, NOX, CO. + Ô nhiễm do bão cát: hiện tượng bão cát thường xuyên xảy ra ở những vùng đất trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài ra gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm nhìn. + Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển co kéo theo một lượng muối ( chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền, không khí có nồng độ muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại. + Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan(CH4), các hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ( ammoniac –NH3), hợp chất lưu huỳnh ( hydrodunfua - H2S) và thậm chí có các vi sinh vật. Nguồn ô nhiễm nhân tạo: - Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. + Ô nhiễm do sản xuất Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.