2 minute read
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
from Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội
hội, chịu tác động có chủ đích đến cá nhân (giáo dục) cũng như quá trình tự phát ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách”. Thứ hai, “xã hội hóa” được sử dụng để chỉ những việc tăng cường sự quan tâm, tham gia rộng rãi của xã hội (cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng,..) về cả vật chất và tinh thần vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện. Xã hội hóa trở thành một phương châm hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội nhằm phát huy nội lực, huy động sức lực của cộng đồng, nguồn vốn xã hội từ nhân dân, theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; Nhà nước và nhân dân cùng làm. Và theo đó, XHH có thể xem là một hình thức phi công lập hóa, tức có sự tham gia của các đối tượng khác bên ngoài Nhà nước. Với đề tài này, XHH trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay, nhóm tác giả tiếp cận theo nghĩa thứ hai. Với cách hiểu thứ hai, trong quá trình thực hiện chủ trương XHH của Đảng và Nhà nước, khái niệm xã hội hóa ngày càng được các nhà nghiên cứu nhận thức và định nghĩa một cách hoàn thiện dần. Tuy vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau cần tiếp tục trao đổi, nhưng tựu chung lại đều có những quan điểm thống nhất, đó là: - Xã hội hóa là một quá trình mở rộng sự tham gia và huy động các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội để chung sức và chia sẻ trách nhiệm cùng với Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của một lĩnh vực xã hội nào đó. - Trong quá trình xã hội hóa, càng cần phải nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Nhà nước. - Cần mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân, cho toàn xã hội tham gia rộng rãi, chủ động và bình đẳng vào các hoạt động xã hội. - Cần đa dạng hóa các phương thức, mô hình thực hiện các hoạt động trong quá trình xã hội hóa các lĩnh vực đó. Từ cách phân tích tổng quát trên, tác giả có thể hiểu xã hội hóa như sau: “Xã hội hóa là quá trình huy động có hiệu quả và mở rộng sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, của toàn xã hội, với nhiều phương thức và mô hình hoạt động phong phú, linh hoạt để cùng với Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của một lĩnh vực nào đó nhằm mục tiêu vì con người và phát triển bền vững đất nước”.
Advertisement