4 minute read

1.2.2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học

GDĐH là tất yếu, nhưng cách thức tiến hành thế nào, ở nội dung và mức độ nào, còn là vấn đề cần thảo luận. Nếu không, một chủ trương đúng dễ bị lạm dụng vì lợi ích cục bộ và khó trở thành hiện thực. Nhìn vào bản chất chồng lấn của GD (hình 1) thì thấy: GD không phải và không thể 100% thuộc bất cứ thành phần nào. Cho nên, đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ GD và huy động sự đóng góp của tất cả các thành phần vào GD là cần thiết và tất yếu.

Tuy nhiên, do vai trò điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước cũng như do nguồn lực vượt trội so với các thành phần khác, Nhà nước phải là người cung cấp dịch vụ GD chính và chịu trách nhiệm về những phân khúc quan trọng nhất, đòi hỏi nhiều nguồn lực nhất. Đầu tư cho GD khi đó phải được coi là đầu tư cho hạ tầng quốc gia trong một tầm nhìn tổng thể, dài hạn. Nếu không, sẽ dẫn đến tình trạng Nhà nước thả nổi GD và đẩy gánh nặng GD cho dân như tình trạng lạm thu đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Advertisement

1.2.2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học

Giáo dục đại học nói chung thường được hiểu là bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng. Thực ra, khi phân tích kỹ những quan điểm khác nhau về giáo dục đại học, chúng ta có thể kể ra nhiều vai trò khác nhau của giáo dục đại học trong xã hội. Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” (feeder system) của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố hệ thống giáo dục đại học và lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng ta chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo dục đại học

Hình 1. Bản chất của chồng lấn trong giáo dục đại học

còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Ủy ban Kothari (1996) liệt kê những vai trò sau đây của các trường đại học (các cơ sở giáo dục đại học trong xã hội hiện đại): - Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, không ngừng nghỉ và không chùn bước trong quá trình kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và niềm tin cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới; - Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn. - Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác; những người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng. - Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những khác biệt về văn hoá xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục; - Nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân rộng những thái độ và giá trị này ra cho cả cộng đồng (GOI, 1966, p. 497-8). Báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục trong thế kỷ 21 của UNESCO, có tiêu đề là “Học tập: Kho báu bên trong” (thường được biết đến dưới tên Ủy ban Delors) nhấn mạnh bốn trụ cột của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người (UNESCO, 1996, p105). Giáo dục đại học cần truyền tải bốn điều này tới mỗi cá nhân và xã hội. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh những chức năng cụ thể của giáo dục đại học: - Chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy; - Cung cấp các khoá đào tạo chuyên sâu để đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội; - Mở rộng cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người, đáp ứng các khía cạnh khác nhau của việc giáo dục suốt đời trong ý nghĩa bao quát nhất của nó; - Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu, công nghệ, tạo mạng lưới liên kết, và tạo điều kiện cho sự luân chuyển tự do của

This article is from: