8 minute read

Bảng 2.2: Những điều kiện đảm bảo chất lượng và cam kết chuẩn đầu ra

văn thư lưu trữ, quản trị văn phòng, quản trị nhân sự. Từ năm 2010 đến nay, các cán bộ giảng viên tích cực tham gia hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ. Hằng năm, Trường đã tiến hành tổ chức nghiệm thu khoảng 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, từ 2 đến 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 1-2 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước phục vụ cho ngành Nội vụ và xã hội; Xét duyệt hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đó có xét chọn đề tài xuất sắc tham gia Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc các năm 2017, năm 2018. Hằng năm, Nhà trường tổ chức nhiều Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm khoa học và các buổi nói chuyện chuyên đề; tổ chức biên soạn giáo trình, tập bài giảng năm 2018 (gồm: 5 giáo trình, 6 tập bài giảng); tích cực triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; Triển khai xét công nhận nhiều sáng kiến cấp trường và đăng ký các sáng kiến cấp Bộ. Niên giám các công trình khoa học của cán bộ, viên chức và giảng viên được xây dựng để phục vụ cho việc tra cứu, tham khảo tài liệu trong Trường. Bên cạnh đó, tháng 10/2018, nhằm thúc đẩy nghiên cứu hoạt động khoa học và công nghệ, Nhà trường đã thành lập Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học. Giữ vững, củng cố và phát huy vị trí của Nhà trường là một trung tâm nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực Khoa học xã hội - nhân văn có chất lượng và uy tín cao trong nước, có vị thế nhất định đối với các nước trong khu vực. Trường cam kết mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2017 có ít nhất 100 bài báo khoa học đăng trên tạp chí và các hội thảo khoa học, trong đó có ít nhất 5 bài đăng trên các tạp chí quốc tế. c. Xã hội hoá hoạt động tài chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, trong đó nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 20%; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (thu học phí các hệ đào tạo, thu từ hoạt động dịch vụ chiếm khoảng 80% kinh phí hoạt động thường xuyên của Nhà trường).

Trường luôn chú trọng khai thác các nguồn thu, quản lý tập trung các nguồn thu và quản lý tài chính hiệu quả. Trường luôn chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các khoản chi theo chế độ chính sách quy định và theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Nguồn thu sự nghiệp tăng qua các năm về cơ bản đã đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, ổn định thu nhập cho cán bộ giảng viên đồng thời có phần tích lũy phục vụ phát triển Nhà trường. Các nguồn tài chính được sử dụng một cách công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định. Hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ, đã được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời phù hợp với thay đổi của chế độ chính sách nhà nước và tình hình tài chính của trường, thực hiện giao dự toán đến các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong trường về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Thu chi tài chính bảo đảm cân đối để phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động của Nhà trường. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra quyết toán tài chính các đơn vị của Trường được thực hiện nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các nguồn kinh phí. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu, công tác chỉ trả chế độ chính sách cho sinh viên tiếp tục được thực hiện qua tài khoản ngân hàng nhằm hướng đến mục tiêu giảm chi tiền mặt. Công tác kế hoạch, dự toán bám sát tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Nhà trường. Trường đã ban hành Quyết định giao dự toán kinh phí năm 2018 cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường. Các chế độ của viên chức được bảo đảm, điều kiện dạy và học tập được quan tâm thường xuyên, cơ sở vật chất được tăng cường. Trong chi tiêu hoạt động thường xuyên đảm bảo ưu tiên các khoản chi, đặc biệt coi trọng chi cho viên chức, người lao động.

Advertisement

Ngoài chi tiêu thường xuyên, nguồn tiết kiệm được trích kinh phí đáng kể để nâng cấp, cải tạo các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường. Kinh phí đầu tư xây dựng và các chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước cấp được đơn vị quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, giải ngân kịp thời, phát huy được hiệu quả đầu tư. - Đảm bảo cân đối thu chi tài chính cho hoạt động thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ chính trị của trường chi tiết về Chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên hệ đại học chính quy giai đoạn 2015 - 2018, được thể hiện ở Bảng 2.3, Dự toán cân đối thu chi hoạt động thường xuyên tại Bảng 2.4.

Ngoài ra Trường còn cân đối được kinh phí để thực hiện bổ sung 15% từ nguồn thu hợp pháp cho đầu tư xây dựng công trình Viện nghên cứu và Phát triển giai đoạn 2016-2018. - Tăng tỷ trọng cơ cấu chi cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên, công tác chuyên môn, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, giáo trình học liệu để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. - Đảm bảo các chính sách xã hội, quyền lợi và công bằng cho người học, trích lập quỹ học bổng khuyến khích học tập, quỹ học bổng thu hút tài năng cho các sinh giỏi, sinh viên tài năng, và sinh viên thuộc diện chính sách và đặc biệt khó khăn; - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện trích lập quỹ phát triển sự nghiệp tối thiểu 15% chênh lệch thu lớn hơn chi của trường; - Đảm bảo ổn định thu nhập của cán bộ, viên chức theo tiến trình cải cách lương của Chính phủ. Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức dự kiến tăng trung bình từ 10-12% giai đoạn 2016-2018.

Bảng 2.3. Chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên hệ đại học chính quy

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung I Thanh toán cho cá nhân

1 Tiền lương 2 Phụ cấp lương 3 Các khoản trích nộp theo lương 4 Khen thưởng phúc lợi 5 Thu nhập tăng thêm

Năm học

II Chi cho nghiệp vụ chuyên môn III Khấu hao tài sản cố định

1 Khấu hao Nhà giảng đường, thư viện, Nhà làm việc, phòng máy

2

3 Khấu hao máy móc thiết bi, máy tính, máy chiếu, điều hòa, thiết bị thực hành, trang âm. Khấu hao TSCĐ vô hình (các phần quản lý đào tạo, thư viện, học tập)

2015 2016 2016 2017 2017 2018

9,98 11,48 13,20 3,30 3,80 4,36 0,90 1,04 1,19 0,98 1,13 1,30 1,10 1,27 1,45 3,70 4,26 4,89 3,49 4,08 4,68 3,4 3,8 4,1

0,6 0,7 0,8

2,4 2,7 2,9

0,4 0,4 0,4

IV Chi phí đào tạo theo 3 mức 16,88 19,32 22,01 1 Mức 1-Đảm bảo lương và các khoản phúc lợi 9,98 11,48 13,20

2 Mức 2 - Đảm bảo lương, các khoản phúc lợi, chi thường xuyên 13,47 15,56 17,88

3 Mức 3- Đảm bảo lương, các khoản phúc lợi, chi thường xuyên, khấu hao TSCĐ 16,88 19,32 22,01

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Phòng Kế hoạch - Tài chính) + Nhóm 1: đối với nhóm ngành, chuyên ngành xã hội hoá thấp (Văn thư, Lưu trữ, Luật học, Chính trị học, Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Khoa học thư viện) chỉ thu tối đa bằng chi phí đào tạo Mức 1 (đảm bảo lương và các khoản phúc lợi) trong giai đoạn 2016-2018. + Nhóm 2: đối với nhóm ngành, chuyên ngành xã hội hoá trung bình (Quản lý văn hoá, quản lý nhà nước, chính sách công) trong năm đầu tiên để có thể phù hợp với thu nhập của đối tượng học, chỉ áp dụng mức thu tối đa bằng chi phí đào tạo thuộc Mức 2 (đảm bảo lương và các khoản phúc lợi và chi thường xuyên cho công tác chuyên môn (đào tạo sinh viên). + Nhóm 3: đối với nhóm ngành, chuyên ngành xã hội hoá cao: (Quản trị

This article is from: