7 minute read

1.2.3. Các yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học

những ý tưởng khoa học cũng như của chính các nhà nghiên cứu (UNESCO, 1966).

1.2.3. Các yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học

Advertisement

a. Cần quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước Quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục - đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện xã hội hóa, trong đó, đảm bảo vai trò của Nhà nước, gắn xã hội hóa với công bằng trong giáo dục đào tạo. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản, chính sách liên quan đến xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Mặt khác, cần tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. b. Hệ thống giáo dục quốc dân cần được xây dựng theo hướng mở và xây dựng xã hội học tập Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục quốc dân, các cấp học, đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự. Khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi người dân nâng cao trình độ, tiếp cận được tri thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển giáo dục từ xa... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. c. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia xã hội hóa giáo dục - đào tạo Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên

truyền về chủ trương, chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước trong nhân dân để tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia, đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cần cải tiến chế độ học phí, huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các doanh nghiệp. Việc huy động nhân dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của nhân dân ở từng vùng, từng địa phương trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội; được thực hiện thông qua chính sách học phí và trợ cấp xã hội, cho vay vốn để đi học. d. Ứng dụng công tác phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục - quản lý Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế... Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ nhất là quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia là yêu cầu cấp bách hiện nay. Để làm được điều đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục; triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục. Nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học. Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và

chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập. Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới. e. Hợp tác quốc tế đối với xã hội hoá giáo dục đại học Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng XHCN, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục đại học. Muốn vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học hàng đầu quốc tế mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặc biệt là trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cho phép một số trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài được mở trường tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Cho phép các trường đại học trong nước mời giáo viên nước ngoài, giáo viên là người Việt Nam sống ở nước ngoài vào giảng dạy. Bên cạnh đó, cần tổ chức các diễn đàn, hội thảo nhằm

This article is from: