Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2020.01 Chủ nhiệm đề tài : Chu Thị Bạch Cúc Lớp : 1705CSCA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga Hà Nội, 2020 https://lop6.edu.vn/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2020.01 Chủ nhiệm đề tài : Chu Thị Bạch Cúc Thành viên tham gia : Đào Nguyên Phú Lê Xuân Biên Lê Thị Ngọc Lớp : 1705CSCA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga Hà Nội, 2020 https://lop6.edu.vn/

Do hạn chế về thời gian, trình độ và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm tác giả không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy/Cô và các bạn để đề tài của nhóm tác giả được hoàn thiện tốt nhất Nhóm tác giả xin được gửi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả các Thầy/Cô, các bạn. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội. Ngày ...... tháng ..... năm 2020 https://lop6.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô giáo trong Khoa Khoa học Chính trị, trường Đại học Nội vụ Hà Nội và tập thể lớp 1705CSCA đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh, cung cấp tri thức và kỹ năng để nhóm tác giả có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga đã là người hướng dẫn tận tình, chu đáo và tâm huyết để nhóm tác giả có được thành quả lao động ngày hôm nay.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GTYTBVMT Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 2 YTBVMT Ý thức bảo vệ môi trường 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 MT Môi trường 5 BĐKH Biến đổi khí hậu 6 GD VÀ ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 BGDĐT Bộ Giáo dục đào tạo 8 CT Chỉ thị 9 CT/TW Chỉ thị/Trung ương 10 CT TTG Chỉ thị - Thủ tướng 11 CLB Câu lạc bộ 12 CSC Chính sách công 13 BCH Ban chấp hành https://lop6.edu.vn/

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Những hành động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 47 Biểu đồ 2.2 Mức độ tham gia bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 48 Biểu đồ 2.3 Nhu cầu giáo dục kỹ năng ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 53 Biểu đồ 3.1 Tầm quan trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 73 Hình 2.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường. 42 https://lop6.edu.vn/

DANH MỤC ẢNH STT NỘI DUNG TRANG

1 Chi đoàn viên chức cùng thực hiện công trình “Tái chế lốp xe” sau mỗi ngày kết thúc giờ làm việc. 94 2 Công trình "từ rác thải đến sân chơi" 94 3 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. 95 4 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. 95 5 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. 96 6 Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” tháng 10 năm 2019 tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 97 https://lop6.edu.vn/

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài....................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5 6. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................6 7. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................6 8. Cấu trúc của đề tài.................................................................................6 Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC..........7 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan...................................................7 1.1.1. Khái niệm về môi trường 7 1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường .........................................................8 1.1.3. Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường.............................................9 1.1.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 11 1.1.4.1. Đặc điểm của sinh viên..............................................................11 1.1.4.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên .13 1.2. Mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên....................................................................17 1.2.1.Mục đích giáo dụcý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học .17 1.2.2. Nộidung giáo dụcý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học.18 1.2.3. Hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học......................................................................................19 https://lop6.edu.vn/

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

1.2.3.1. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 19 1.2.3.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 20 1.2.3.3. Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 22 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 23 1.3.1. Quá trình hội nhập quốc tế tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học............................................................23 1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học................................................24 1.4. Ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học hiện nay 25 1.4.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước..............................................................25 1.4.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên hiện nay.................................................................27 1.4.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ mội trường cho sinh viên góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách người thanh niên tri thức thời đại mới. 27 1.4.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên là một phương thức điều chỉnh hành vi có tính đặc thù, góp phần làm tăng hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. ..........................................................28 1.4.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần tạo cơ sở nền tảng cho việc thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường...30 1.4.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên tạo cơ sở quan trọng thức đẩy quá trình thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất, hướng đến sự phát triển bền vững.............................................................................31 https://lop6.edu.vn/

1.4.2.5 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thông nước ta.......32 Tiểu kết chương 1....................................................................................33 Chương 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..34 2.1.Vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 34 2.1.1. Vai trò của chủ thể giáo dục trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội .............................34 2.1.2. Vai trò của sinh viên trong ý thức bảo vệ môi trường..................35 2.2. Đặc điểm sinh viên và khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................................36 2.2.1. Đặc điểm cơ bản sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội..........36 2.2.2. Khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội..................................................................................39 2.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 47 2.3.1. Kết quả đạt được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội...............................................................47 2.3.2. Hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội............................................................................49 2.3.2.1. Hạn chế từ phía chủ thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................................49 2.3.2.2. Hạn chế về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.......................................................50 2.3.2.3. Hạn chế về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hiện nay 52 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.............................55 https://lop6.edu.vn/

Tiểu kết chương 2....................................................................................58 Chương 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤHÀ NỘI.....................................................................................................59 3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 59 3.1.1. Xây dựng động cơ tích cực về bảo vệ môi trường cho sinh viên. 59 3.1.2. Tăng cường khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường............................................................60 3.1.3. Phát huy vai trò xung kích của sinh viên trên mặt trận tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng........................................................62 3.2. Các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. 64 3.2.1. Chú trọng nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường. 64 3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên phải nhấn mạnh giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường làm cơ sở nền tảng .....66 3.3. Giải pháp về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội........................................................67 3.3.1 Tăng cường phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những nội dung cần thiết về bảo vệ môi trường cho sinh viên................................................67 3.3.2. Kết hợp nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên với nội giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, thẩm mỹ, văn hóa. 69 3.4. Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội...........71 https://lop6.edu.vn/

3.4.1. Chú trọng việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hình thức tổ chức lớp học, khóa học phù hợp đặc thù sinh viên từng chuyên ngành đào tạo..............................................................................71 3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện mô hình câu lạc bộ sinh viên phát triển kỹ năng về bảo vệ môi trường......................................................................73 3.4.3. Phát huy vai trò của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học............................................................74 3.5. Giải pháp về điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội .................76 3.5.1. Tạo lập môi trường giáo dụ

c tốt cho giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phát huy mặt tích cực của ý thức bảo vệ môi trường ở sinh viên..76 3.5.2. Huy động nguồn vốn xã hội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 77 Tiểu kết chương 3....................................................................................79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................84 https://lop6.edu.vn/

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi toàn thế giới; làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như: an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng,... Ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ về BĐKH) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái ở nước ta cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức trách nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của con người tàn phá môi trường, cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người yếu kém là căn nguyên sâu xa của mọi tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu. Để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt thời gian dài vừa qua, việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức. GDYTBVMT rất cần được xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi trước, đi cùng và theo sau mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Vì thế, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải ngày càng được quan tâm. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng là một nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ở lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi tường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng https://lop6.edu.vn/

2 nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 2020, Đảng xác định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội”. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục cho thế hệ trẻ về vấn đề này có ý nghĩa to lớn. Thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên sinh viên, là bộ phận xã hội luôn được Đảng ta quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Họ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt gánh vác trọng trách tương lai của đất nước. Những năm qua, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên, sinh viên đã được thực hiện, góp phần trang bị nền tảng nhận thức, cổ vũ tinh thần nhiệt tình hăng hái của họ trong các hoạt động bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững, nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trên mọi mặt trận trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên ở các trường đại học có ý nghĩa quan trọng không chỉ với mục tiêu giáo dục toàn diện con người thế hệ mới, mà còn có thể tạo sự lan tỏa ý nghĩa giáo dục cho cả xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục mọi khó khăn để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên nước ta, góp phần xây dựng một lực lượng xã hội tích cực trong lĩnh vực bảo vệ MT, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện có rất ít công trình nghiên cứu sâu về hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học. Đặc biệt lĩnh vực về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội theo góc độ tiếp cận của khoa học công tác tư tưởng thì còn nhiều nội dung lớn phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, nhằm làm rõ hơn nữa về vị trí và vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trong công tác tư tưởng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm tác giả lựa chọn https://lop6.edu.vn/

3 đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Con người, xã hội và tự nhiên luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau và chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định của thế giới vật chất. Nghiên cứu của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin đã có những tư tưởng vượt trước thời đại, đặt nền móng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề môi trường: C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập (1995). Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền ”. Nghiên cứu luận giải quyết mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ MT dưới góc độ triết học, từ đó nêu lên các điều kiện và giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển lâu bền trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các cuốn sách bàn về vấn đề này tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), “Bảo vệ MT Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại”; tác giả Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải (2011), “Nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường”; tác giả Phạm Anh (2012), “Những vấn đề bảo vệ môi trường mà người dân cần biết”; Nguyễn Minh Quang (2013), “Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, MT”. Các công trình phân tích việc bảo vệ môi trường dưới nhiều góc độ: quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề cao vai trò của đạo đức môi trường, nghiên cứu các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trên cơ sở nhận thức luận duy vật khoa học; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” ; tác giả Lê Thanh Vân trong cuốn “Con người và môi trường” (2012); tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người”(2013) đã phân tích: MT tự nhiên không những cung cấp những giá trị vật chất cho sự hình thành, phát triển của con người và xã hội, mà còn mang lại nhiều giá trị tinh thần; https://lop6.edu.vn/

4 giá trị thẩm mỹ, thể hiện quan hệ đạo đức, văn hóa và tác động ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của con người. Cuốn “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương (2013). Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả đại diện trong Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện khoa học Khí tượng thủy văn và MT,Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục MT và Phát triển (CERED),... đánh giá tổng quát về công tác bảo vệ tài nguyên MT, ứng phó với BĐKH nước ta thời gian qua; nêu lên một số kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và MT; đồng thời nêu định hướng chiến lược quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với BĐKH. Hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế, gắn liền với quá trình đô thị hóa và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT và biến đổi khí hậu hiện nay. Các công trình tiêu biểu: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2015), “Một số bệnh, dịch liên quan đến ô nhiễm môi trường ” , Nxb. Khoa học, kỹ thuật. Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của tất cả các quốc gia và của mọi công dân trên toàn thế giới. Với MT đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh kéo dài và sự phát triển nóng khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa cao,...Việt Nam nhận thức rõ nhiệm vụ phải bảo vệ MT, mà trước hết là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài làm rõ cơ sở lý luận của GDYTBVMT cho sinh viên đại học.Trêncơ sở khảo sát,đánh giá thực trạng YTBVMT và thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đề tài đề xuất một số quan điểmvà giải pháp nhằm tăng cường GDYTBVMT cho sinh viên đại học Nội vụ Hà Nội. https://lop6.edu.vn/

5 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, nhóm tác giả cần thực hiện nhiệm vụ: + Tổng quan các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, để từ đó xác định hướng nghiên cứu của đề tài + Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về GDYTBVMT cho sinh viên đại học, tầm quan trọng của GDYTBVMT cho sinh viên trong bối cảnh BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay + Khảo sát thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên và đánh giá thực trạng YTBVMT của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra đối với hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. + Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường GDYTBVMT cho sinh viên đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: + Đề tài nghiên cứu vấn đề GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là vận dụng các nguyên tắc, quan điểm cơ bản trong nghiên cứu như: Nguyên tắc khách quan, nguyên tắc đề cao tính năng động chủ quan của ý thức, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, nguyên tắc lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Lôgic, phân tích và tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp https://lop6.edu.vn/

6 điều tra xã hội. 6. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đề tài đưa ra được những giải pháp hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. 7. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học, xây dựng khung lý thuyết về cấu trúc GDYTBVMT cho sinh viên đại học, định hướng quá trình giáo dục bảo vệ MT có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy ở trường đại học Nội vụ Hà Nội. Ngoài ra, đề tài có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng định hướng, chính sách, chương trình giáo dục, tuyên truyền, xây dựng nội dung tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và hình thành tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, đề tài có ba chương.Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đạ

i học. Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. https://lop6.edu.vn/

7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Khái niệm về môi trường Đến nay, những vấn đề MT toàn cầu đang đặt ra yêu cầu ngày càng bức thiết đối với nghiên cứu, quan niệm về MT đã hết sức đa dạng, tùy các góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau mà sử dụng các khái niệm khác nhau: MT, MT tự nhiên, MT sinh thái, MT địa lý, MT sống. Theo định nghĩa của UNESCO (1987), “MT sống” của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Với nghĩa hẹp, khái niệm “MT sống” của con người chỉ bao gồm các nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số diện tích nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, bầu không khí cho sinh hoạt, điều kiện vui chơi, giải trí, MT cho hoạt động học tập, MT làm việc,... Trên thực tế, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả trên thế giới và ngay tại Việt Nam, bàn đến các khía cạnh của vấn đề này và đề xuất những cách định nghĩa khác nhau về MT. Theo điều 3, Luật “Bảo vệ môi trường” năm 2015: “MT là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Qua phân tích hàng loạt cách tiếp cận khái niệm, luận án tập trung làm rõ khía cạnh MT tự nhiên bao quanh cuộc sống con người (nhưng mang nghĩa rộng hơn tự nhiên thuần túy trong sinh học, đồng thời không phải là toàn bộ “giới tự nhiên” như triết học).

Môi trường là hệ thống tổng thể các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có vai trò quyết định trực tiếp hoặc ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động, sự phát triển của con người trong những thời kỳ lịch sử nhất định. https://lop6.edu.vn/

8 Giữa MT và sự phát triển xã hội loài người có mối quan hệ biện chứng với nhau. MT là địa bàn tạo điều kiện cho hoạt động con người diễn ra, đồng thời là đối tượng chịu sự tác động của con người. MT biến đổi cũng thể hiện phần nào trình độ phát triển xã hội mỗi thời đại đạt được. Tuy nhiên, không phải mọi sự biến đổi của MT đều cho thấy đó là dấu hiệu phát triển. Có những biến đổi chỉ đáp ứng lợi ích trước mắt, theo một khía cạnh ý nghĩa nhất định chúng ta đã từng coi đó là bước phát triển của trình độ con người trong quá trình chinh phục giới tự nhiên, song lại gây nên biến đổi tiêu cực đối với MT. Quan điểm về sự phát triển xã hội còn nhiều khía cạnh phải nghiên cứu thêm, nhưng trong phạm vi xét ở mối liên hệ với MT thì phát triển cần được hiểu là quá trình biến đổi cả đời sống xã hội con người lẫn MT theo hướng tích cực và bền vững. Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Con người là một thực thể tự nhiên có những nhu cầu sống như mọi sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà xã hội chính là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh nó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm các điều kiện xã hội. 1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng MT của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hóa,... Đặc biệt, con người sống trong MT bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong MT bị ô nhiễm, con người có thể dễ mắc các bệnh về tim mạch, phổi, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em,... Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ MT và cải thiện MT đang bị ô nhiễm. Theo khoản 3 điều 3 Luật “bảo vệ môi trường” năm 2015: Hoạt động bảo vệ MT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MT; ứng phó sự cố MT; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MT; khai thác, sử dụng https://lop6.edu.vn/

9 hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ MT trong lành. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường: Bảo vệ MT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến độ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ MT quốc gia phải gắn với bảo vệ MT khu vực và toàn cầu. Bảo vệ MT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động ô nhiễm MT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng. Bảo vệ MT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Mỗi tổ chức, cá nhân, gia đình gây ô nhiễm MT phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Như vậy, bảo vệ môi trường là quá trình bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và khắc phục những tác động bất lợi của sự suy thoái môi trường; gìn giữ môi trường sống nhằm đảm bảo sự phát triển của con người. 1.1.3. Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường Ý thức con người là một phạm trù rất rộng, là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều khoa học khác nhau như tâm lý học, triết học, luật học, văn học, kinh tế học, nghệ thuật học, đạo đức học,... Mọi trạng thái tâm lý, mọi hoạt động sống của con người đều là biểu hiện và bị chi phối bởi ý thức. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu làm rõ đặc trưng của ý thức tinh thần con người theo khía cạnh khac nhau. Cấu trúc của ý thức về cơ bản bao gồm: Tri thức, niềm tin, tình cảm, giá trị, ý chí. Vai trò của ý thức biểu hiện khi con người có nhu cầu, động cơ, mục tiêu, niềm tin, lý tưởng tích cực hình thành trên nền tảng nhận thức đúng đắn về thế giới, tạo động lực tinh thần từ bên trong thôi thúc ý chí sẵn sàng hành động tích cực. Bảo vệ môi trường là quá trình bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và khắc phục những tác động bất lợi của sự suy https://lop6.edu.vn/

10 thoái MT; gìn giữ MT sống nhằm đảm bảo sự phát triển của con người. Từ vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người và xã hội loài người, nên tất yếu con người phải BVMT sống của chính mình. Điều 3 Luật bảo vệ môi trường khẳng định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp...”. Và để con người có thể BVMT, họ cần phải có YTBVMT, vậy YTBVMT là gì? YTBVMT là một bộ phận của ý thức con người, có cấu trúc phức tạp, đồng thời cũng gồm nhiều cấp độ phản ánh do phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách tiếp cận khái niệm khác nhau. Dựa vào phương thức tồn tại, YTBVMT gồm các yếu tố cơ bản: tri thức về các vấn đề MT; niềm tin vào khả năng thực tiễn trong bảo vệ MT; tình cảm với MT; hệ chuẩn mực về MT và ý chí trong hành độngbảo vệ MT. YTBVMT là một nội dung của ý thức, chịu sự quy định của những điều kiện MT nhất định. Nội hàm khái niệm YTBVMT chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể, nhưng rất gần với khái niệm “ý thức sinh thái”, “ý thức đạo đức MT” đã được làm rõ ở một số công trình nghiên cứu: Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, ý thức sinh thái là những quan điểm, quan niệm của con người về MT tự nhiên; về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội) với MT đó: về tình cảm, thái độ và trách nhiệm của con người trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Tác giả Phạm Văn Bông đưa ra cách hiểu về ý thức sinh thái: là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức về trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó. Tác giả Phạm Thành Nghị kế thừa quan niệm này khi bàn về “ý thức sinh thái cộng đồng”: Ý thức sinh thái cộng đồng có thể hiểu là những quan điểm, quan niệm của cộng đồng của MT; về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa con người, cộng đồng và MT; thái độ và trách nhiệm của con người, cộng đồng trong giải quyết các vấn đề sinh thái. Như vậy, một số tác giả đã phân tích khái niệm ý thức sinh thái là khả năng phản ánh của con người trước thực trạng sinh thái MT, thể hiện qua hệ thống quan điểm, thái độ, tình cảm, trách nhiệm với MT sinh thái. Tuy nhiên, các tác giả làm https://lop6.edu.vn/

11 rõ: ý thức sinh thái (cũng tương tự như ý thức nói chung) phản ánh lĩnh vực MT sinh thái có khả năng tác động chở lại MT sinh thái theo hai khuynh hướng (tích cực hoặc tiêu cực). Hơn nữa, các nghiên cứu chưa chỉ ra điểm khác biệt giữa khái niệm ý thức sinh thái với khái niệm YTBVMT, mặc dù hai khái niệm rất gần nhau, trong nhiều trường hợp được sử dụng ngang nhau. Do vậy, để làm rõ hơn khuynh hướng tác động tích cực của ý thức con người đến MT, tác giả đưa ra quan niệm về YTBVMT: YTBVMT là sự phản ánh đúng đắn các vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa con người với môi trường trên cơ sở nhận thức khoa học, thể hiện bằng tình cảm tích cực, niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong định hướng hành vi con người theo một chuẩn mực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của con người. 1.1.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 1.1.4.1. Đặc điểm của sinh viên Ở Việt Nam, sinh viên là những người theo học tại các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học của hệ thống giáo dục quốc dân. Sinh viên là lực lượng trí thức trẻ, là bộ phận thanh niên tiến bộ trong xã hội, là nhóm xã hội có vị trí đặc biệt cần phải coi trọng. Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo C.Mác là “tổng hòa các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng. Về mặt tâm lý, sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi 18 đến 23 25, là giai đoạn đạt được sự chín muồi về thể lực và tiến tới trưởng thành về phương diện tâm lý xã hội, chưa định rõ rệt về nhân cách, các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Lứa tuổi này được đánh giá là thời kì phát triển tích cực về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt là sinh viên đã có vai trò “người lớn” thực sự (họ có quyền công dân, quyền xây dựng gia đình, quyền lao động kiếm sống,...). Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi và độc lập trong phán đoán. Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội. Sinh https://lop6.edu.vn/

12 viên đã biết xác định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu dấn thân thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. “Sự phát triển tình cảm của lứa tuổi sinh viên được đặc trưng bằng thời kỳ bão táp căng thẳng”. Đây là thời kỳ xúc cảm đối với mỗi cá nhân sinh viên. Có nhiều tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống sinh viên đòi hỏi họ phải phán đoán, ra quyết định, trong khi họ còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội. Do đó, họ thường lúng túng, thiếu tự tin, thậm chí khủng hoảng. Về trình độ, lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển trí tuệ đặc trưng, khả năng tư duy lôgic phát triển. Đây là cơ sở vững chắc cho quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. “Thời kỳ này sự phát triển trí tuệ đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn, phức tạp hơn, có tiến bộ rõ rệt trong các lập luận lôgic, trong việc lĩnh hội tri thức”. Thời kỳ sinh viên là “thời kỳ vàng” với khả năng và lượng tri thức được lĩnh hội về nhiều mặt trong cuộc đời con ngườVi.ề mặt xã hội, nét đặc trưng của lứa tuổi sinh viên là hình thành kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp. Kế hoạch đường đời là kế hoạch hoạt động của sinh viên và bắt đầu bằng sự lựa chọn nghề nghiệp. Điều đó không chỉ bộc lộ sở thích mà còn thể hiện trình độ và đạo đức. Đồng thời, giai đoạn này sinh viên phát triển khả năng tự ý thức, tạo điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, phù hợp với thực tiễn xã hội. Tự ý thức là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhìn cách theo yêu cầu xã hội, có liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên. Họ có nhiều ưu điểm trong giai đoạn này với đặc trưng tâm lý ưa khám phá, tìm tòi, sáng tạo, giàu ước mơ, khát vọng, muốn tự khẳng định bản thân mạnh mẽ, thích giao lưu, tham gia hoạt động xã hội,…Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi đó, đặc điểm tâm lý sinh viên giai đoạn này cũng có trở ngại, thách thức, nên hạn chế quá trình trưởng thành của sinh viên.Họ còn thiếu kinh nghiệm sống thực tiễn, nhân cách chưa thực sự ổn định, có bị kích động, thiếu tự chủ, dễ cực đoan, thích a dua, dễ bị lôi kéo. https://lop6.edu.vn/

13 Trên cơ sở phân tích những đặc trưng về tâm lý, trình độ, năng lực. Phẩm chất của sinh viên đại học, nhóm tác giả đề tài khẳng định: sinh viên là bộ phận xã hội có nhiều ưu điểm với sức trẻ và bầu nhiệt huyết, trình độ nhận thức cao hơn nhiều bộ phận xã hội khác, song đồng thời họ cũng có những hạn chế nhất định. Do vậy, họ rất cần được định hướng giáo dục phù hợp với những đặc trưng đó, nhằm phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế, để trở thành bộ phận xã hội có đóng góp tích cực cho xã hội, đồng thời là lực lượng kế cận đáng tin cậy trong tương lai gánh vác nhiều trọng trách của dân tộc. “Sinh viên là lực lượng đông đảo trong xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chăm lo giáo dục, đào tạo để trở thành những người lao động giỏi, cán bộ tốt, chủ nhân của xã hội tương lai. Nhưng sinh viên có huy độngđược năng lực tiềm ẩn của mình hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng, sự rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân họ ngoài ra còn phụ thuộc vào sự giáo dục nói chung…”. 1.1.4.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên - Giáo dục Theo tác giả Phạm Viết Vượng, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên”. Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này được thực hiện bằng các con đường quan trọng. Giáo dục thông qua dạy học, giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng, giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể, giáo dục thông qua quá trình tự tu dưỡng. Trong đó, giáo dục thông qua con đường tự tu dưỡng hay là quá trình tự giáo dục biểu hiện tính tích cực cao nhất của con người. Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, không chỉ là sản phẩm của đời sống con người mà trở thành nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. “Xem xét dưới góc độ triết học, chúng ta thấy rằng: Giáo dục là một quá trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, là sự tác động từ bên https://lop6.edu.vn/

14 ngoài vào đối tượng giáo dục.Giai đoạn thứ hai, là thông qua sự tác động này làm cho đối tượng giáo dục tự biến đổi, tự hoàn thiện bản thân”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh vai trò của tự giáo dục ở mỗi cá nhân (trong tác phẩm Đường Cách Mệnh). Sự tự giáo dục chính là sự tự ý thức về nhân cách, tự rèn luyện, tự thể hiện, tự kiểm soát để tạo nên “cái tôi” nhân phẩm.Quá trình tự giáo dục là quá trình thể hiện tính năng động, chủ động, tích cực, tự giác của ý thức, tạo nên sức mạnh thôi thúc từ bên trong tinh thần của mỗi người. Trước hết, con người ý thức được cái cần phải làm để tránh sự trừng phạt của thiết chế xã hội.Sau đó, con người ý thức được điều cần làm để tránh phải xấu hổ trước người khác, tránh dư luận xấu của xã hội.Cao hơn cả, con người ý thức điều cần làm để tránh xấu hổ với bản thân.Như vậy, giáo dục phải thúc đẩy mặt năng động của ý thức, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, nhân văn cao thượng, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách. Hành vi của con người từ đó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người, như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. GDYTBVMT cho sinh viên có những điểm khác biệt so với giáo dục cho học sinh phổ thông và các bộ phận xã hội khác. GDYTBVMT cho sinh viên khác với giao dục về môi trường nói chung. GDYTBVMT cho sinh viên vừa có sự khác biệt với giáo dục thế giới, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ trong công tác tư tưởng. - Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên GDYTBVMT là quá trình tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, động cơ, ý chí, từ đó thay đổi hành vi trong ứng xử với MT theo hướng phù hợp, góp phần cải tạo thực tiễn. Với mỗi bộ phận xã hội khác nhau,

GDYTBVMT có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện khác nhau để sao cho quá trình thúc đẩy sự phát triển YTBVMT của nhân dân đạt hiệu quả cao. https://lop6.edu.vn/

15 Với sinh viên đại học, việc GDYTBVMT là hoạt động tập trung và khía cạnh tác động đến mặt ý thức tư tưởng của sinh viên về bảo vệ MT, góp phần thôi thúc sự phấn đấu không ngừng của sinh viên trong điều kiện MT sống đang có nhiều diễn biến bất lợi.

GDYTBVMT cho sinh viên là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục với nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện phù hợp, nhằm trang bị tri thức khoa học, định hướng tình cảm, niềm tin, giá trị và ý chí sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng văn hóa môi trường trong sinh viên. GDYTBVMT phải là quá trình thường xuyên, qua đó, sinh viên đại học lĩnh hội được tri thức đúng đắn, xây dựng những giá trị chuẩn mực trong ứng xử với MT, được trải nghiệm để có kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề MT hiện tại và tương lai. Cũng như bất kỳ quá trình giáo dục nào khác, GDYTBVMT cho sinh viên là quá trình không ngừng phát huy năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân người sinh viên. Năng lực tự giáo dục bản thân làm sinh viên tăng cường khả năng tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự giác hoạt động, giúp họ phát triển hoạt động sáng tạo độc lập, phát triển các thói quen lành mạnh và phương pháp làm việc độc lập. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng tri thức của mỗi sinh viên, làm tăng khả năng vận dụng những tri thức và biến nó thành cái của mình. Yếu tố này cần được kích thích từ nhu cầu, lợi ích thiết thực và đúng đắn khi tham gia hoạt động bảo vệ MT. Việc tự giáo dục luôn phù hợp với sinh viên đại học. - Đặc trưng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên Thứ nhất, GDYTBVMT cho sinh viên có những điểm khác biệt so với giáo dục cho học sinh phổ thông và các bộ phận xã hội khác.GDYTBVMT cần được thực hiện cho mọi đối tượng, dưới mọi hình thức. Trong cuộc đời mỗi người, việc GDYTBVMT luôn là cần thiết, thường xuyên, suốt đời, nhưng ở mỗi giai đoạn, với mỗi tầng lớp xã hội thì có mục tiêu và cách thức giáo dục khác nhau. Đối với lứa tuổi nhỏ, còn là học sinh thì việc giáo dục với mục tiêu hình thành “con người giác ngộ về môi trường", với sinh viên và lứa tuổi trưởng thành nhằm tạo dựng “mẫu https://lop6.edu.vn/

16 người công dân có trách nhiệm với môi trường", với người lao động ở các lĩnh vực nghề nghiệp thì hình thành “những nhà chuyên môn hoặc những doanh nhân thấu hiểu môi trường”,… Hơn nữa, GDYTBVMT cho sinh viên có sự kế thừa từ quá trình giáo dục MT cho học sinh phổ thông, nhưng nâng lên một trình độ cao hơn với tầm nhận thức khái quát, sâu sắc hơn và thúc đẩy khả năng hiện thực hóa trong hành động với quy mô lớn. Học sinh phổ thông cũng đã được GDYTBVMT, song do đặc điểm nhận thức của lứa tuổi cũng như khả năng tham gia hoạt động thực tiễn của học sinh phổ thông hạn chế nên việc giáo dục có nội dung cụ thể, độ khái quát chưa cao. Ngoài ra, GDYTBVMT cho sinh viên là bộ phận xã hội có trình độ học vấn tương đối cao nên thuận lợi hơn so với việc giáo dục cho người dân trình độ còn thấp (chẳng hạn, một bộ phận nông dân, ngư dân, tiểu thương... có trình độ thấp). Khác với những người lao động trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, hoạt động chủ yếu của họ là học tập, nghiên cứu trong trường đại học, phần lớn chưa bị chi phối hoặc cám dỗ nhiều bởi lợi ích vật chất, quỹ thời gian lớn, tinh thần nhiệt tình, hăng hái, thích hòa mình vào các phong trào thực tiễn nên họ luôn ủng hộ nhiệt thành các hoạt động phong trào vì MT sống xanh cho cộng đồng Thứ hai, GDYTBVMT cho sinh viên vừa có điểm chung vừa có sự khác biệt với giáo dục thế giới quan, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ trong công tác tư tưởng. Các hoạt động giáo dục đều tác động đến mặt tư tưởng của con người, giữa chúng có sự ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu nâng cao trình độ nhận thức, phát huy tính tự giác, sáng tạo đóng góp của con người. Tuy nhiên, với nội dung giáo dục khác nhau, cách thức tiến hành sẽ phải có tính chất đặc thù. GDYTBVMT cho sinh viên xét ở khía cạnh nhất định nội dung phản ánh một lĩnh vực cụ thể, phạm vi eo hẹp hơn so với giáo dục thế giới quan, nhưng theo góc độ tiếp cận khác thì nó có nội dung mang tính chất đa ngành. Theo đó, để đạt mục tiêu của GDYTBVMT cho sinh viên thì yêu cầu đặt ra phải đạt mục tiêu của giáo dục thế giới quan, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, đạo đức,... Như vậy, GDYTBVMT cho sinh https://lop6.edu.vn/

17 viên vừa kế thừa được kết quả của việc giáo dục các nội dung tư tưởng khác, vừa hỗ trợ để đạt mục tiêu chung trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Thứ ba, GDYTBVMT cho sinh viên khác với giáo dục về MT nói chung. Mặc dù đều phản ánh mục tiêu chung là làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử con người với MT, nhưng giáo dục MT rộng hơn, bao quát cả GDYTBVMT. Giáo dục MT nói chung có nhiều nội dung, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, với mỗi đối tượng thì việc giáo dục cũng khác nhau tương ứng với các trình độ. Do đó, giáo dục MT có thể gắn liền hoặc thông qua hoạt động nghiên cứu của khoa học tự nhiên (khi làm rõ cấu trúc, chức năng, cơ chế hoạt động của sinh viên,…), gắn liền với hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật (khi làm rõ tác động của kỹ thuật công nghệ lên MT sống, tìm các biện pháp tối ưu về kỹ thuật công nghệ nhằm khắc phục và ngăn chặn hậu quả xấu cho MT), gắn liền với hoạt động nghiên cứu của khoa học xã hội (khi phân tích về cách tổ chức, quản lý, lối sống, lối ứng xử với MT,…). Còn GDYTBVMT cho sinh viên tập trung tác động đến đời sống ý thức tư tưởng, làm hình thành mặt tích cực của ý thức sinh viên, giúp hoàn thiện nhân cách của họ dựa trên đặc trưng của quy luật nhận thức và tâm lý. Trong thực tiễn, phân biệt GDYTBVMT cho sinh viên với giáo dục MT nói chung chỉ mang tính tương đối. 1.2. Mục đích, nội dung, hình thức vàphương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên 1.2.1. Mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên Đại học Mục đích của GDYTBVMT cho sinh viên là nhằm hình thành và phát triển YTBVMT của bộ phận xã hội có vai trò quan trọng này. Cụ thể, mục đích của GDYTBVMT cho sinh viên hướng đến là làm chuyển biến tích cực nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của sinh viên, từ đó làm chuyển biến trong hành động thực tiễn của sinh viên một cách tích cực nhất và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ MT của toàn dân. Mục đích tác động tới đời sống tư tưởng sinh viên là làm cho họ thực sự hiểu rõ cần phải trở thành một công dân trưởng thành có trách nhiệm với MT, chuẩn bị hành trang để sau này họ trở thành những người lao động thông thái https://lop6.edu.vn/

Thứ hai, sinh viên cần được giáo dục để nhận thức rõ thực trạng ô nhiễm MT đất, không khí, nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên rừng, tài nguyên biển, ô nhiễm MT đô thị, ô nhiễm MT nông thôn,... và khả năng tác động của BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại, phát triển của xã hội. Những vấn đề MT đang diễn ra như Ph.Ăngghen đã dự báo: “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại”. Vì lẽ đó, “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Từ đó, sinh viên được định hướng tình cảm, thái độ phù hợp. Thứ ba, sinh viên cần được giáo dục về những chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử với tự nhiên phù hợp với thời đại. Điều này tạo cơ sở để sinh viên có định hướng lựa chọn giá trị, biết kế thừa những chuẩn mực giá trị trong truyền thống dân tộc, hơn nữa có thể bổ sung mới và phát triển hệ giá trị chuẩn mực trong ứng xử tự nhiên. Ngày nay, một số chuẩn mực cơ bản cần được nhấn mạnh trong https://lop6.edu.vn/

18 biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích của việc bảo vệ MT. 1.2.2. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học Sinh viên có khả năng lĩnh hội tri thức khoa học lý luận khái quát, đồng thời cũng có khả năng lĩnh hội trí thức và sáng tạo cao. Nếu như giáo dục môi trường cho trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học chủ yếu qua câu chuyện, thơ ca, trò chơi; giáo dục cho học sinh trung họ cơ sở và trung học phổ thông qua các bài học còn giản đơn, riêng lẻ; qua các hoạt động sinh hoạt cụ thể, thì GDYTBVMT cho sinh viên trang bị cho họ tri thức rộng hơn, khái quát và sâu sắc, bản chất hơn, đặc biệt là sinh viên theo học các chuyên ngành về MT với định hướng làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực MT. Thứ nhất, sinh viên cần được giáo dục để hiểu biết về hệ sinh thái và cơ chế của hệ sinh thái, chức năng và vai trò của MT (chức năng là không gian sống của cộng đồng con người và sinh vật; chức năng chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất; chức năng chứa đựng phế thải và tự làm sạch; chức năng lưu trữ; cung cấp thông tin cho con người).

19 quan hệ ứng xửa với tự nhiên là: Gìn giữ MT sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống cá nhân, cộng đồng, lối sống văn minh, tiết kiệm. Xây dựng mô hình tăng trưởng xanh (sản xuất theo kỹ thuật công nghệ tiêntiến thân thiện với MT; khai thác hiệu quả tài nguyên, chuyển từ khai thác theo diện rộng sang khai thác theo chiều sâu, hạn chế sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo, kết hợp quá trình bảo vệ tính đa dạng sinh học và đảm bảo khả năng phục hồi của tự nhiên) - Đề cao tinh thần tự giác, tự nguyện, có lương tâm, trách nhiệm trong mọi hoạt động sống, tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường; chủ động trang bị các kỹ năng và sẵn sàng phối hợp hành động trong giải quyết sự cố. Thứ tư, sinh viên cần nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về vấn đề MT. Họ cần được phổ biến pháp luật về MT để củng cố niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, vào những thiết chế giúp họ hình thành động cơ tích cực và có định hướng trong hành động đúng đắn góp phần bảo vệ. 1.2.3. Hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học. 1.2.3.1. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học Hình thức giáo dục và phương pháp giáo dục là công cụ phi vật thể để thực hiện tác động, chuyển tải nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục. Nếu không có những yếu tố đó thì nội dung giáo dục không thể xâm nhập và được chuyển hóa trong đối tượng được giáo dục. Hình thức công tác tư tưởng do đối tượng, mục đích và nội dung quy định. Mỗi hình thức nhằm thực hiện một nội dung nhất định, trong một không gian, thời gian, phù hợp với một trình độ nhất định của đối tượng và nhằm đạt tới một mục đích nhất định. Thứ nhất, là GDYTBVMT cho sinh viên theo hình thức tổ chức giảng dạy trên lớp. Hình thức này gắn với việc tổ chức lớp học, lớp bồi dưỡng chuyên đề. Thứ hai, là GDYTBVMT cho sinh viên theo hình thức tổ chức các hoạt động https://lop6.edu.vn/

20 ngoại khóa như: Tổ chức hội thảo khoa học sinh viên thường niên của trường đại học, tổ chức các hội diễn, cuộc thi, hoạt động thăm quan, thực địa, về khoa học MT Thứ ba, là hình thức GDYTBVMT cho sinh viên thông qua các sinh hoạt tập thể như: Hoạt động phong trào hoạt động tình nguyện, thành lập các câu lạc bộ MT của sinh viên với nhiều chương trình hành động đa dạng, thành lập diễn đàn trao đổi về MT cho sinh viên, hoạt động văn hóa văn nghệ với chủ đề về MT,... Gắn với hình thức này là việc sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng tác động rộng rãi tới đông đảo sinh viên như: Khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin phát thanh,... Ở hình thức này, đôi khi chủ thể giáo dục cũng có thể kết hợp tác động đến từng cá nhân sinh viên với việc nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những biểu hiện hành vi chưa phù hợp trong tình huống cụ thể. 1.2.3.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học Phương pháp GDYTBVMT là cách thức tác động của chủ thể giáo dục đến sinh viên để hình thành những phẩm chất cần thiết tích cực như mục đích đã đặt ra. Giáo dục là quá trình diễn ra với nhiều khâu phức tạp và đối tượng tác động đa dạng có khả năng tiếp nhận nội dung giáo dục khác nhau, gắn với những hình thức giáo dục khác nhau. Do đó, chủ thể giáo dục cần phải biết lựa chọn, xây dựng phương pháp giáo dục một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. Đó là một nghệ thuật trong quá trình giáo dục. Phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên là các phương pháp được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chung của lý luận về phương pháp công tác tư tưởng. Việc thực hiện các phương pháp giáo dục luôn gắn liền với những hình thức nhất định nên rất đa dạng, phong phú, cần được phối kết hợp hài hòa trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đạt hiệu quả cao. Việc phân loại phương pháp giáo dục chỉ mang tính chất tương đối. Căn cứ vào cách sử dụng phương tiện giáo dục, phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên gồm: Thứ nhất, phương pháp dùng lời nói để tác động đến sinh viên, trong đó có phương pháp độc thoại và đối thoại. Phương pháp này về cơ bản phù hợp với hình https://lop6.edu.vn/

21 thức giảng dạy cho sinh viên trên lớp. Trên lớp, phần lớn giảng viên sử dụng phương pháp độc thoại, tức dùng lời nói để truyền đạt tri thức, kinh nghiệm như: phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải, phương pháp thuyết giảng,... Ngoài ra, các chủ thể giáo dục còn sử dụng phương pháp đối thoại, tức là tổ chức và định hướng cho sinh viên tham gia trao đổi, trình bày nhận thức, quan điểm của họ về các vấn đề MT cần được làm sáng tỏ: phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tranh biện,... Thứ hai, phương pháp trực quan là sự tác động của chủ thể đến sinh viên thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan như: phương tiện tạo hình ảnh, âm thanh ấn tượng (phim ảnh, tranh vẽ, khẩu hiệu, biểu ngữ, các bài hát, bản nhạc,...); phương tiện in ấn (sách, báo, tạp chí, tờ rơi, thông báo,...); các phương tiện tượng trưng (sơ đồ, bảng thống kê số liệu, bản đồ, biểu đồ,...). Phương pháp trực quan phù hợp với hình thức GDYTBCMT thông qua hoạt động tập thể của sinh viên các trường đại học. Thứ ba, phương pháp thực tiễn là phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên thông qua các hoạt động tham quan thực tế để được tiếp cận với các mô hình sản xuất ở nhiều địa phương (mô hình sản xuất nông nghiệp sạch hữu cơ, mô hình sản xuất ở các làng nghề gây ô nhiễm MT nghiêm trọng,...), tiếp xúc với các nhóm đối tượng nghề nghiệp khác nhau trong những MT làm việc đa dạng, được thực tế quan sát, đo đạc thông số về MT,... Phương pháp thực tiến phù hợp với các hình thức tổ chức ngoại khóa trong GDYTBVMT, giúp việc tác động đến đối tượng được giáo dục một cách sinh động và tự nhiên. Thứ tư, cho sinh viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, ở trường học, nơi ở: thu gom rác thải, quét đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh tại trường học,… Tóm lại, phương pháp và hình thức tổ chức GDYTBVMT cho sinh viên khá phong phú do chịu ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện học tập và tổ chức hoạt động cho sinh viên ở mỗi trường đại học khác nhau. Mỗi trường đại học có thế mạnh riêng cần được phát huy, đồng thời có những hạn chế nhất định. Việc giáo https://lop6.edu.vn/

22 dục cho sinh viên đều hướng đến kết quả: đào tạo nên những lớp người sau khi ra trường đủ tài đủ đức, phát triển toàn diện mọi mặt để đóng góp cho đất nước, nhưng do tính chất đặc trưng đào tạo ngành nghề khác nhau mà việc định hướng phát triển YTBVMT của sinh viên cũng có tính riêng sao cho phù hợp từng lĩnh vực nghề nghiệp sau này. 1.2.3.3. Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học Phương tiện cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên là những công cụ, vật thể mà cả chủ thể và đối tượng sử dụng để chuyền tải cũng như tiếp nhận nội dung giáo dục nhằm đạt mục đích đã xác minh. Phương tiện kỹ thuật được đặt trong những điều kiện cơ sở vật chất và một số điều kiện khác (như môi trường giáo dục, nguồn lực tài chính, truyền thống giáo dục,…) sẽ đảm bảo cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Đó là những yếu tố tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò của phương pháp, hình thức giáo dục. Với sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại, phương tiện giáo trực quan phong phú, trường học văn minh tiện nghi, các phương tiện truyền thông đa dạng,… Và các yếu tố tạo động lực cho hoạt động giáo dục, thì tất yếu quá trình giáo dục sẽ có nhiều thuận lợi. Phương tiện tác động trực tiếp đến sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động tập thể, gồm phương tiện trực quan như: áo mũ đồng phục với biểu tượng bảo vệ MT, cờ biểu tượng cho ngày lễ hành động vì MT, màu sắc, ánh sáng, các phương tiện đi lại được trang trí để diễu hành nhân dịp kêu gọi bảo vệ MT Ngoài phương tiện trực quan, lời nói cũng là phương tiện quan trọng trong

GDYTBVMT (lời thuyết phục trong giảng dạy, lời nói hấp dẫn của diễn giả, lời kêu gọi thúc giục hành động vì MT,…). Phương tiện đã nêu cũng là phương tiện tuyên truyền miệng, gắn liền với hệ thống giảng dạy trong nhà trường. Phương tiện tác động gián tiếp đến sinh viên gồm phương tiện kỹ thuật tác động trong phạm vi không lớn (loa míc, máy chiếu, máy ghi âm, máy ghi hình,…) và phương tiện truyền thông đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, báo điện tử, phương tiện in ấn như : sách, báo chí, tranh, tem thư, tờ rơi,…). Ngoài ra, phương tiện GDYTBVMT cho sinh viên còn có thể là hoạt động giao tiếp xã https://lop6.edu.vn/

23 hội; sinh hoạt đoàn, câu lạc bộ, lớp, nhóm,... Tuy nhiên, việc phát huy tốt nhất lợi thế của phương tiện vật chất - kỹ thuật còn phụ thuộc vào việc sử dụng chúng một cách phù hợp với đối tượng, với từng nội dung và các phương pháp tác động nhất định. Hơn nữa, khi có phương tiện vật chất hiện đại, chủ thể giáo dục cũng phải có trình độ năng lực, kỹ năng thành thạo và sự sáng tạo trong việc sử dụng chúng để tận dụng tối đa tính năng, phục vụ quá trình giáo dục. Ngược lại, không những phương tiện vật chất được đầu tư trở nên lãng phí mà còn làm con người trở thành nô lệ của công nghệ, hoặc bị những yếu tố công nghệ lôi kéo, chi phối, làm lệch lạc so với định hướng, mục tiêu. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học 1.3.1. Quá trình hội nhập quốc tế tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học YTBVMT của sinh viên và quá trình GDYTBVMT cho sinh viên đang chịu sự tác động của những yếu tố khách quan là xu thế hội nhập quốc tế. Thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khó có một quốc gia nào có thể phát triển và đảm bảo sự phát triển lâu bền nếu không tôn trọng quy luật khách quan này. Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới đều ý thức được việc phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, giữ gìn sự ổn định chung và bảo vệ bầu khí quyển, nguồn tài nguyên,... trên trái đất. Tất cả các nước đều sẽ có lợi, bằng không khí sẽ bị đe dọa nếu đạt hay không đạt được mục tiêu chung bảo vệ sự sống lâu bền trên toàn thế giới. Do đó, xây dựng hòa bình và an ninh quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ MT toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm tuyên truyền, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ nhau tăng cường sức mạnh và phát triển công tác giáo dục trong bảo vệ MT. “Mỗi quốc gia phải xây dựng cho đất nước mình một chiến lược phát triển lâu bền, cũng tức là góp phần kiến tạo một sự phát triển lâu bền trên toàn thế giới”. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng vẫn còn khuynh hướng lợi dụng sự https://lop6.edu.vn/

Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng tạo ra khả năng khai thác tự nhiên ngày càng khổng lồ Mặc dù, con người đã tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, năng lượng có khả năng tái tạo song chi phí để khai thác chúng tốn kém, chưa dễ dàng nhân rộng việc sử dụng chúng. Mặt khác, con người ngày https://lop6.edu.vn/

24 liên kết để phục vụ lợi ích nhóm, mở rộng khả năng can thiệp chi phối của nước giàu với nước nghèo, từ đó chi phối quyền lực trong việc khai thác tài nguyên. Xung đột, chiến tranh và nghèo đói ngày càng gia tăng là nguy cơ gây khó khăn trong tiến trình giải quyết vấn đề MT toàn cầu. 1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học YTBVMT của sinh viên và quá trình GDYTBVMT cho sinh viên đang chịu sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ có tác động hai mặt đến quá trình GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay. Thành tựu đạt được trong khoa học kỹ thuật, sự ra đời của nhiều ứng dụng khoa học công nghệ mới tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục, song đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới với việc bảo vệ MT và GDYTBVMT. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm biến đổi mạnh mẽ đời sống xãhội con người về mọi mặt. Khi tài nguyên trí tuệ con người được khai thác triệt để, việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên có sự thay đổi đáng kể. Con người đã phát hiện thêm nhiều công dụng, tính chất, thuộc tính mới của tài nguyên thiên nhiên; thay đổi đáng kể cách thức sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, con người có nhiều kỹ thuật xử lý chất thải và sử dụng công nghệ tái chế, giúp cho tính khép kín của chu trình trao đổi chất trong tự nhiên phục hồi và toàn vẹn. Nhờ đó, đời sống của con người hiện đại ngày càng tiện nghi, đủ đầy hơn về vật chất. Sự phát triển khoa học, công nghệ giúp hiện đại hóa phương tiện truyền thông, thế giới có điều kiện tăng cường sự kết nối, con người ngày càng có điều kiện mở rộng tầm nhìn và nắm bắt thông tin thuận lợi, lĩnh hội tri thức ngày càng đa đạng, phong phú, nhanh chóng và có động lực sáng tạo không ngừng cải thiện MT sống.

25 càng có nhiều biểu hiện xa rời bản chất nhân tính của mình khi chưa lường hết được tác động mặt trái của quá trình lạm dụng các công nghệ hiện đại. Con người dễ bị lạc và mê đắm trong những thế giới ảo, lãng quên hiện thực; quá đề cao cái tôi cá nhân; xa cách nhau; dễ có hành vi chà đạp và xem nhẹ những giá trị của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Cùng với sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường hiện nay, người ta đã lợi dụng tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ để phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hình thành lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất thiển cận, xem nhẹ các giá trị chung của cộng đồng dân tộc và nhân loại. Mặc dù, sức sáng tạo của con người rất lớn, nhưng con người không thể thoát li, không thể tự tách mình ra, coi mình là trên hết so với những điều kiện của giới tự nhiên. Xa rời bản chất con người, xem nhẹ mối quan hệ với tự nhiên và các quy luật của giới tự nhiên sẽ đẩy con người đến nguy cơ của sự hủy diệt. 1.4. Ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học hiện nay 1.4.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc ta luôn gắn liền với quá trình chăm lo cho công tác thanh niên. Trong đó, nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố tích cực, tạo thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố tích cực, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình đi lên của xã hội. Hiệu quả của công tác này góp phần làm nên nhiều thắng lợi của công tác tư tưởng, cũng như hoàn thành những mục tiêu lớn lao của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, V.I.Lênin từng nhấn mạnh về giáo dục thanh niên: ... Chỉ có cái tổ triệt để việc dãy dỗ, việc tổ chức và giáo dục thanh niên, thì chúng ta mới có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ, đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản. Cho nên chúng ta phải nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề chúng ta phải dạy những gì và thanh niên phải học thế nào nếu họ thật sự muốn tỏ ra xứng đáng với danh hiệu thanh niên cộng https://lop6.edu.vn/

26 sản, và chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để cho họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thành triệt để cái sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu. Kế thừa quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng ta trong Nghị quyết TW 4 (khóa VII) cũng khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Để thực hiện được mục tiêu như trên, bên cạnh những nội dung giáo dục thanh niên, sinh viên đã được chú trọng (giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa thẩm mỹ,...) thì trong điều kiện hiện nay, gắn với MT sống đang suy thoái, BĐKH thách thức nhiều mặt đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc gia,... nên GDYTBVMT cho sinh viên cũng phải là một nội dung cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn. GDYTBVMT cho thanh niên, sinh viên với tư cách là một hoạt động trong công tác tư tưởng, do đó luôn gắn chặt với mục đích và nhiệm vụ chính trị quan trọng. GDYTBVMT là một quá trình nhằm hình thành, khẳng định các phẩm chất văn hóa, nhân cách tốt đẹp ở sinh viên trong mối quan hệ với tự nhiên, đồng thời cũng là quá trình giúp sinh viên tỉnh táo nhận thức và có năng lực trong đấu tranh với những khuynh hướng phản tuyên truyền về MT. Thực tế hiện nay, lợi dụng một số bất ổn về MT đã xảy ra ở các nước ta trong thời gian qua, những chủ thể phản động tấn công bằng vũ khí tuyên truyền với nhiều nội dung cường điệu hóa, xuyên tạc, phản tích cực, phản giá trị, phản văn hóa nhằm kích động thanh niên, gây hoang mang, dao động và suy giảm niềm tin trong giới trẻ cũng như toàn thể nhân dân về định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với MT. Điển hình như: cuộc khủng hoảng MT xảy ra năm 2016 ở miền Trung nước ta, nhân cơ hội này, nhiều thế lực đã cấu kết với nhau, kêu gọi “cuộc cách mạng cá” để thực hiện những mục đích phản động chống phá. Do đó, GDYTBVMT cho sinh viên https://lop6.edu.vn/

27 góp phần tích cực vào việc khẳng định tính đúng đắn, khoa học của hoạt động tuyên truyền về MT theo hướng của Đảng. GDYTBVMT cho sinh viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung giáo dục khác trong công tác tư tưởng, giúp thanh niên sinh viên không những có trình độ cao, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, mà còn là người có trách nhiệm với cộng đồng và phát triển bền vững của tương lai nhân loại. 1.4.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên hiện nay. 1.4.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ mội trường cho sinh viên góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách người thanh niên tri thức thời đại mới Đảng ta luôn nhấn mạnh: “Thanh niên là trụ cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tó quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Do đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội luôn quan tâm chăm lo cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng, tạo điều kiện để họ trưởng thành về mọi mặt; xác định công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. “Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện”. GDYTBVMT là một bộ phận của quá trình giáo dục hình thành nhân cách, vì không chỉ nâng cao về nhận thức khoa học, mà còn hình thành hệ thống quan điểm, niềm tin để thay đổi thái độ, mục đích, lý tưởng sống, điều chỉnh hành vi con người. GDYTBVMT góp phần phát triển đời sống ý thức tư tưởng một cách tự giác. Nhận thức ngày càng phong phú, sâu sắc hơn; thái độ và hành vi được điều chỉnh theo nguyen tắc, chuẩn mực phù hợp hơn; con người biết tôn trọng tự nhiên https://lop6.edu.vn/

28 cũng chính là biết tôn trọng sự phát triển bền vững chung của nhân loại. Con người biết bảo vệ cho những giá trị tốt đẹp; đấu tranh với khuynh hướng tiêu cực, thống trị, cực đoan, tàn phá MT tự nhiên. GDYTBVMT cho sinh viên giúp họ hình thành lối sống văn hóa mới lối sống sinh thái nhân văn, trên cơ sở biết chắt lọc giá trị truyền thống của dân tộc (lối sống giản dị, ôn hòa, gần gũi thiên nhiên) kết hợp với tư duy mạnh mẽ, phóng khoáng, tự do, sáng tạo của phương Tây một cách phù hợp. Sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ngày càng ý thức được trách nhiệm xây dựng một đời sống xã hội mới bằng những tạo phẩm văn hóa thật sự hài hòa với tự nhiên, tiện nghi hơn, song cũng không làm con người xa cách nhau, mâu thuẫn nhau mà xích lại gần gũi hơn. Hiện nay nước ta đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thanh niên sinh viên là những trí thức trẻ sẽ có vai trò quan trọng trong tương lai. Quyết định việc hiện thực hóa những mục tiêu lớn lao của sự nghiệp cách mạng. Sinh viên sẽ là đội ngũ lao động tiên tiến, có thể là lực lượng lãnh đạo, quản lý, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bảo vệ MT, do đó cần ý thức được ý nghĩa và có tinh thần trách nhiệm cao về việc này. GDYTBVMT giúp họ hiểu được giá trị của việc phát huy năng lực trí tuệ, không ngừng sáng tạo khoa học và công nghệ để tận dụng những nguồn tài nguyên vô tận trong tự nhiên, biết tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo. Để sinh viên thực sự trở thành nguồn lao động chất lượng, tiên tiến của thời đại thì giáo dục nói chung và GDYTBVMT ở các trường đại học nói riêng có vai trò lớn, đáp ứng những yêu cầu về con người mới phát triển toàn diện. 1.4.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên là một phương thức điều chỉnh hành vi có tính đặc thù, góp phần làm tăng hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp chế để bảo vệ môi trường bao gồm: + Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các cơ quan quản lý môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương. Trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các Bộ/ngành và các thành phố để nghiên cứu, đánh giá, dự báo môi trường cả nước. https://lop6.edu.vn/

29 + Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật. Tăng cường pháp chế về bảo vệ MT. Tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý đối với những hành động xả khí, nước, chất thải độc hại không qua xử lý ra MT của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện. + Nâng cao nhận thức quản lý MT cho các cấp lãnh đạo, cán bộ cấp xã, phường, huyện thị và lãnh đạo doanh nghiệp. + Không ngừng hoàn thiện và tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường ra đời và luôn được bổ sung cho phù hợp hơn với tực tiễn, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ pháp lý cho từng đối tượng. Ngoài ra, trên quy mô quốc tế, các công ước, thỏa thuận có giá trị pháp lý về MT cũng có vai trò định hướng hoạt động con người vì một tương lai bền vững. Con người khi đã biết quyền và nghĩa vụ trước pháp luật thì họ sẽ hạn chế hành vi gây ô nhiễm MT. Tuy nhiên, có những trường hợp chưa được quy định chặt chẽ trong luật, hoặc luật pháp chưa phản ánh kịp sự vận động biến đổi của thực tiễn. Nếu chỉ bằng công cụ pháp luật để cưỡng chế thực hiện, uốn nắn, răn đe đối với hành vi con người thì chưa đủ. Trong những trường hợp nhất định, con người chỉ thực hiện đối phó, thậm chí tìm cách lách luật, cố ý vi phạm pháp luật MT. Song nếu có YTBVMT tốt thì dù pháp luật chưa đủ mạnh họ vẫn không gây ô nhiễm MT. Vì họ đã có nhận thức về nghĩa vụ và có trách nhiệm cao với việc bảo vệ MT cho mình và cộng đồng, có nội lực thôi thúc từ bên trong mà không cần sức mạnh cưỡng chế từ bên ngoài (từ phía trừng phạt của cơ quan Nhà nước) và lương tâm họ biết phán xét những hành vi sai trái trong quan hệ ứng xử với MT, có thể gây đau thương cho đồng loại. “Con người vẫn chỉ là con người, vẫn chỉ là sự thức dậy ý thức của con người dẫn dắt hành động của họ mới ngăn chặn được nguy cơ tàn phá MT. Không có cái đó thì dù có một bộ luật bảo vệ môi trường, môi trường vẫn bị tàn phá”. Như vậy, ý thức pháp luật về MT và YTBVMT có mối quan hệ rất chặt chẽ, tương hỗ cho nhau trong quá trình GDYTBVMT. GDYTBVMT thường gắn liền với những nội dung mang tính phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường. “Phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về sử https://lop6.edu.vn/

30 dụng các hình thức hoặc biện pháp khác nhau hướng tới việc thủ tiêu hoặc giảm thiểu những nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật và tội phạm về MT nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tình hình vi phạm pháp luật và tôi phạm về MT nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tình vi phạm pháp luật và tội phạm về MT. Để phòng và hạn chế việc vi phạm pháp luật môi trường thì chúng ta cần phải tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân. Do đó, công tác giáo dục cần được đi trước để định hướng, đi cùng để uốn nắn, điều chỉnh và tiếp tục đi sau những tình huống trong thực tiễn để rút kinh nghiệm và phòng ngừa ngăn chặn tái hiện vi phạm pháp luật. 1.4.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần tạo cơ sở nền tảng cho việc thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm MT, chủ động ứng phó với BĐKH cần đến nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, đồng thời quá trình thực hiện các giải pháp cũng đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cộng đồng nhân dân. Cho dù thực hiện biện pháp nào cũng đòi hỏi các chủ thể phải có YTBVMT tốt. Các biện pháp bảo vệ MT có nhiều loại như: biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học và công nghệ - kỹ thuật, biện pháp chính trị. Nếu chủ thể xây dựng, thực hiện những biện pháp đó thiếu YTBVMT thì hiệu quả đạt được của các giải pháp đều sẽ không cao, thậm chí gây lãng phí nhiều nguồn nhân lực đầu tư của Nhà nước và xã hội. Do vậy, việc GDYTBVMT nhằm nâng cao YTBVMT cho nhân dân được xem là phương thức tạo dựng nền tảng vững chắc cho các giải pháp bảo vệ MT. Biện pháp kinh tế trong bảo vệ MT gồm: Sản xuất thân thiện với MT, tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu trong sản xuất và tiêu dùng, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ MT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, ngành, địa phương,... Biện pháp khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ MT gồm: Đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng MT, hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, công nghệ hiện đại. Ưu tiên ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất, tăng năng suất chất lượng, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, ứng dụng kỹ thuật an toàn, https://lop6.edu.vn/

31 quy trình khép kín với nguyên tắc: Giảm thiểu tái sử dụng tái chế; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với MT. Biện pháp chính trị bao gồm: Nghiên cứu đưa ra chủ trương, chính sách định hướng phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên MT, đảm bảo công bằng xã hội cho các cộng đồng trong việc hưởng thụ lợi ích từ tài nguyên MT; Phân chia trách nhiệm cho các địa phương, các ngành, các cộng đồng dân tộc, quốc gia trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Mở rộng hợp tác, đối ngoại, nhằm đảm bảo độc lập dân tộc, giảm phân hóa giàu nghèo,... Ở các biện pháp nêu trên, yêu cầu đặt ra là các chủ thể tiến hành đều phải có YTBVMT tốt. Yêu cầu đó chỉ có thể đạt được nhờ GDYTBVMT đạt hiệu quả. Với thanh niên sinh viên, thế hệ lao động kế cận trong tương lai, cần được GDYTBVMT để có thể hiện thực hóa mục tiêu của các giải pháp kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật trong bảo vệ MT. Mặt khác, kết quả đạt được của GDYTBVMT không thể tức thì trong ngày một ngày hai, mà cần một quá trình lâu dài nhất định. Do đó, GDYTBVMT cho sinh viên chính là giải pháp để đạt được mục đích có tính dài hạn. Hơn hết, GDYTBVMT ngày càng cần thiết với tất cả mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. GDYTBVMT cho sinh viên dược coi là biện pháp cơ bản, nền tảng để phối kết hợp thực hiện các biện pháp khác hiệu quả hơn. 1.4.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên tạo cơ sở quan trọng thức đẩy quá trình thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất, hướng đến sự phát triển bền vững. Cùng với quá trình sản xuất tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, con người lại khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt bởi sự hiểu biết sâu sắc và sự ích kỷ, tự mãn cao độ. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên, tiến đến xây dựng mối quan hệ hài hòa thật sự giữa xã hội và tự nhiên, con người phải tái sản xuất MT sống. Quá trình này trước hết phải được bắt đầu ngay từ trong phương thức sản xuất, bằng cách đưa nền sản xuất xã hội hòa nhập như một mắt khâu tự nhiên của chu trình sinh học, điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người (xã hội) với tự nhiên. Sự điều khiển đó phải bắt đầu từ nền sản xuất, nền công nghệ mang tính nhân văn cao. https://lop6.edu.vn/

32 Việc thay đổi tư duy kinh tế và quá trình từ tư duy đến hành động thường không dễ dàng. Trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chúng ta luôn phải xây dựng và củng cố nền tảng vững chắc về tư tưởng là YTBVMT tốt, lấy đó làm cơ sở cho các quá trình thực tiễn. Gắn liền với quá trình “xanh hóa tư duy” trong phát triển kinh tế, chúng ta cần có nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ về vấn đề này. Như vậy, tăng cường GDYTBVMT cho sinh viên sẽ góp phần vào quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia trong phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo hướng bền vững trong bối cảnh BĐKH. 1.4.2.5 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thông nước ta. Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thì sự trỗi dậy của nhiều vấn đề toàn cầu như đói nghèo, xung đột tôn giáo, sắc tộc, BĐKH, thảm họa thiên tai, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tranh chấp tài nguyên giữa các quốc gia đang tiềm ẩn các nguy cơ, đe dọa mới đối với an ninh của Việt Nam: Thách thức an ninh phi truyền thống. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta nêu rõ: “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, BĐKH, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, pji truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”. Những vấn đề an ninh phi truyền thống và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố được xác định ở mỗi quốc gia có thể khác nhau. Với Việt Nam hiện nay, một trong những thách thức an ninh phi truyền thống không mang tính chất bạo lực được xác định là vấn đề suy thoái MT, BĐKH. Yếu tố này đe dọa an ninh MT, đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng và nhiều mặt khác ở Việt Nam. Trong tình hình mới, Đảng ta xác định: đối phó với vấn đề này không chỉ bằng nội lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế, lấy việc “tự bảo vệ”, phòng chống các nguy cơ là phương thức hữu hiệu để bảo vệ con người và quốc gia. Một trong những biện pháp quan trọng cần thực hiện là tăng cường GDYTBVMT. GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay không chỉ làm thay đổi nhận thức, tư https://lop6.edu.vn/

33 tưởng và hành động của sinh viên đóng góp trong những quá trình thực tiễn bảo vệ MT, mà còn có ý nghĩa chuẩn bị hành trang cho đội ngũ cán bộ thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong tương lai nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với một trong những thách thức an ninh phi truyền thống. Như vậy, GDYTBVMT cho sinh viên có vai trò quan trọng với kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh, an ninh quốc phòng. Tiểu kết chương 1 GDYTBVMT cho sinh viên là nội dung quan trọng của công tác thanh niên, do đó nó là một bộ phận không thể thiếu trong công tác tư tưởng hiện nay, nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi của giới trẻ sinh viên trong việc bảo vệ MT. GDYTBVMT cho sinh viên đại học trên cơ sở trang thiết bị tri thức khoa học; phổ biến chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước về việc bảo vệ MT; định hướng và tổ chức hoạt động cho thanh niên sinh viên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo; nhằm hình thành YTBVMT tốt và văn hoá trong ứng xử với MT. GDYTBVMT cho sinh viên bao gồm các yếu tố cơ bản: chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở các điều kiện giáo dục nhất định nhằm đạt hiệu quả cao; góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại mới. Trước những yêu cầu bức thiết của sự suy thoái MT trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ảnh hưởng ngày càng lớn, GDYTBVMT cho sinh viên có tầm quan trọng rõ nét: góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, làm nên nét đẹp văn hóa thời đại mới; là giải pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên MT và chủ động ứng phó với BĐKH, là cơ sở cần hiết để thúc đẩy quá trình thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất và các mặt khác trong đời sống xã hội, là biện pháp để chủ động ứng phó với thách thức an ninh truyền thống đe dọa an ninh quốc gia. Như vậy, GDYTBVMT cho sinh viên đại học là một quá trình có tính chất đặc thù, có nhiệm vụ quan trọng và ý nghĩa lớn lao với sự nghiêp giáo dục và tiến trình phát triển đất nước. https://lop6.edu.vn/

34 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội 2.1.1. Vai trò của chủ thể giáo dục trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội Chủ thể của quá trình GDYTBVMT cho sinh viên, ngoài lãnh đạo nhà trường và số ít cán bộ Đoàn, Hội thì đông đảo và chủ yếu nhất là đội ngũ cán bộ giảng viên đại học. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII, khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ,... Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ theo tài năng và cống hiến với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học. Đội ngũ giảng viên ở trường đại học là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định với sự nghiệp giáo dục ở trường đại học. “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách của người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người mà có. Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào dù có được tạo ra một cách khôn khéo như thế nào cũng không thể thay thế được nhân cách của một con người trong sự nghiệp giáo dục. Không có một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh”.

Yêu cầu ngày càng cao với chất lượng chủ thể giáo dục (trình độ chuyên môn sâu, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết,...) nhưng điều kiện, cơ chế để tạo động lực thúc đẩy chủ thể giáo dục cống hiến sáng tạo thì còn hạn chế. Chính sách thu hút đội ngũ giảng viên đại học có trình độ và tâm huyết với nghề còn chưa hiệu quả bởi chưa giải quyết được thỏa đáng nhu cầu lợi ích vật chất, tinh thần và các điều https://lop6.edu.vn/

35 kiện đảm bảo khác như: mức trả công, cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc, cống hiến. Khi mà phần lớn giảng viên đại học ở nước ta hiện nay còn nặng nề, chưa thoát ra được vòng luẩn quẩn về “cơm áo gạo tiền” thì việc toàn tâm toàn ý làm việc hết sức khó khăn. Chính sách tuyển dụng giảng viên đại học lấy bằng cấp là tiêu chí quan trọng, rất có thể chỉ tuyển được những người có chức danh, học vị cao nhưng thiếu năng lực, kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc chuyên môn. Chính sách về sử dụng, đánh giá chưa phù hợp vơi tính chất và đặc điểm của giảng viên đại học sẽ dẫn đến tình trạng “hành chính hóa”. Chính sách thiếu định hướng, kiến thức, thiếu thực tế, chưa tạo MT, điều kiện làm việc thuận lợi cho giảng viên, chưa kết nối được giảng viên cùng ngành nghề đào tạo trên toàn quốc, chưa cân đối về tỷ lệ thời gian giảng dạy với thời gian nghiên cứu khoa học và thời gian đào tạo, bồi dưỡng, đi thực tế,... “Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên chưa tạo thành một quy trình chuẩn hóa, thiếu tính chủ động của cấp khoa và tổ bộ môn, chưa tạo được động lực cho đội ngũ giảng viên phấn đấu và phát huy tiềm năng của mình. Chính sách biên chế suốt đời cũng tạo ra sức ỳ và tư tưởng: “trung bình chủ nghĩa”, cản trở ý thức tự phấn đấu vươn lên của đội ngũ giảng viên. Xây dựng, hoàn thiện quy trình đánh giá đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn giảng viên (nghiệp vụ của chức danh giảng viên ở ngạch) thực hiện cơ chế sinh viên đánh giá giảng viên. Còn thiếu nhiều chính sách cần thiết đánh giá để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên đại học”. 2.1.2. Vai trò của sinh viên trong ý thức bảo vệ môi trường Bản thân sinh viên là một chủ thể đặc biệt của quá trình GDYTBVMT. Công tác GDYTBVMT cho sinh viên sẽ thực sự đạt hiệu quả cao khi chính đối tượng được tác động với đời sống ý thức của họ luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực lĩnh hội. Điều này rất gần với khả năng tự nhận thức, tự nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh. Từ đó, họ có thể tự tin, tự xác định và xây dựng mục tiêu phấn đấu phù hợp với năng lực và điều kiện bản thân, kiên định để có thể ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả. Khả năng biết xây dựng mục tiêu đúng đắn làm cho sinh viên biết sống có mục https://lop6.edu.vn/

36 đích, cao hơn là có lý tưởng phấn đấu, hiểu được ý nghĩa của sự nỗ lực. Ngược lại, sinh viên dễ bị trượt dài nếu mơ hồ, thấy cuộc sống vô vị, có thể trở nên lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Nhờ có mục tiêu, lý tưởng, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự học và nhiều kỹ năng khác cho bản thân. Thực tế, kỹ năng tự học của sinh viên hiện nay rất yếu, đồng thời họ thiếu nhiều kỹ năng khác. Theo kết quả điều tra nghiên cứu về sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh Đại học Sư phạm Hà Nội: sinh viên yếu nhất ở kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo tham luận, 50% được khảo sát tỏ ra không tự tin vào năng lực tự học của bản thân, trên 40% nhận mình không có khả năng tự học và gần 70% không có khả năng tự nghiên cứu. Rõ ràng, sinh viên hiện nay cần phải trang bị kỹ năng mềm để đáp ứng nhiều yêu cầu thực tiễn như: kỹ năng xây dựng mục tiêu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người khác, kỹ năng làm chủ cảm xúc và quản lý thời gian, kỹ năng sử dụng và khai thác công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu,... Do sinh viên sau khi ra trường còn yếu về trình độ, thiếu về kỹ năng nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra ngày càng khắt khe của thị trường tuyển dụng. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng là một trong những minh chứng cho điều đó. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ vấn đề sinh viên còn thụ động với quá trình tự học tập và rèn luyện của bản thân. Sinh viên phần lớn chưa biết cách học ở đại học, được ví như “học sinh phổ thông cấp 4”, tức là chỉ đâu học đấy, không chủ động chiếm lĩnh tri thức. Công tác giáo dục nói chung và công tác GDYTBVMT cho sinh viên nói riêng đặt ra yêu cầu sinh viên phải có năng lực biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục một cách hiệu quả, toàn diện, biết vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cuộc sống của bản thân để đóng góp cho xã hội. 2.2. Đặc điểm sinh viên và khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.2.1. Đặc điểm cơ bản sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Theo tài liệu giới thiệu về trường: “Trường Đại học Nội vụ được thành lập ngày 18/12/1971”. Trải qua 49 năm xây dựng và trưởng thành đến nay nhà trường https://lop6.edu.vn/

37 đã không ngừng lớn mạnh trong mọi lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước nói chung. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện đang quản lý khoảng 6017 đoàn viên thanh niên sinh hoạt tại 95 chi đoàn, trong đó có 1806 đoàn viên nam, 4211 đoàn viên nữ, 37 đoàn viên là đảng viên. Trình độ văn hóa, nhận thức của đoàn viên tương đối đồng đều, hầu hết đoàn viên thanh niên yêu ngành, yêu nghề mình đã lựa chọn. Trên hành trình thực hiện sứ mệnh “mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ nói riêng và cho xã hội nói chung, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế”. Trong 49 năm qua, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng nỗ lực đổi mới để phát triển, tạo dựng và khẳng định thương hiệu của Nhà trường. Trong đó không thể không nói đến sự góp sức không nhỏ của BGH nhà trường, cán bộ giảng viên và đặc biệt là lớp sinh viên đã cống hiến cho sự phát triển này. Và hoạt động phong trào Đoàn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công đó. Nói đến sinh viên là nói đến sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đây là độ tuổi thể hiện sức trẻ vốn có của mỗi con người và sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như vậy. Với hàng chục nghìn sinh viên của nhà trường, phần lớn sinh viên đều tham gia tích cực hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức, ngoài ra dưới sự quản lí của Đoàn trường, nhiều CLB được thành lập nhằm mục đích gắn kết sinh viên, giúp sinh viên học hỏi được nhiều điều bổ ích mà sách vở không có. Một số câu lạc bộ trực thuộc Đoàn trường như: CLB HAC, CLB HEC, CLB Máu, CLB Sách, CLB Võ Thuật, CLB Từ Thiện Sắc Màu,... Từ nhiều năm nay phong trào bảo vệ MT trong và ngoài nhà trường đã được BCH Đoàn thanh niên, các CLB trong trường quan tâm và duy trì thường niên, có sức lan tỏa và sức hút lực lượng đoàn viên một cách mạnh mẽ. * Đặc điểm tâm lý của sinh viên Thứ nhất, trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này chính là hình thành tự ý thức https://lop6.edu.vn/

38 Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm sinh lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trườngđại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ vào phương pháp học tập của họ. Sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình. Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo. Thứ hai, sinh viên là những người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khac nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn https://lop6.edu.vn/

*GDYTBVMT cho sinh viên theo hình thức giảng dạy trên lớp: Môi trường được sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp cận qua học phần “ Môi trường và phát triển bền vững”. Học phần “Môi trường và phát triển bền vững” được lồng ghép vào giảng dạy với mục đíchcung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, gắn kết những vấn đề môi trường và phát triển, tạo cơ sở để nghiên cứu những lĩnh vực khác như quản lí khoa học công nghệ và môi trường, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.Tìm hiểu chiến lược về môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức môi trường và bảo vệ môi trường cho người học.

39 chế về mặt tâm lý của sinh viên. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế, đặc biệt do sự phát triển của các mỗi quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà các bạn sinh viên đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Sinh viên đã bắt đầu xem xét mình, xây dựng nhân cách tương lai. Sự phát triển tự ý thức của sinh viên co ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy quá trình giáo dục ở Việt Nam. 2.2.2. Khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động, trở thành thách thức của toàn nhân loại. Chính về thế, trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân Việt Nam là như nhau, chúng ta cần phải nâng cao tính tự giác, nghiêm túc thực hiện theo những quy định của nhà nước để góp phần bảo vệ Trái Đất, bảo vệ sự sống của chính chúng ta ở hiện tại và cho thế hệ tương lai.

Trong cuộc sống hàng, ngày mỗi người đều cần không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống, như nhà ở, nơi ở, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng,… Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m³không khí sạch để hít thở; 2,5lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2.000 2.400cal.Như vậy, môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật. https://lop6.edu.vn/

40 Hình 2.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường. Học phần “Môi trường và phát triển bền vững” được kết cấu thành 6 chương: Chương 1: Môi trường Chương 2: Tài nguyên thiên nhiên Chương 3: Biến đổi khí hậu và các tác động của chúng đối với môi trường Chương 4 : Khái niệm về phát triển và các mối quan hệ Chương 5: Phát triển bền vững Chương 6: Kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Viêt Nam Các chương đi sâu vào từng vấn đề giúp người học dễ dàng nắm bắt, tìm hiểu. Hình thành kỹ năng tiếp cận vấn đề, khai thác thông tin và làm quen với việc nghiên cứu các vấn đề môi trường và phát triển. Mô tả được các mối quan hệ giữa các vấn đề xã hội quan trọng ảnh hưởng đến môi trường, phát triển và bảo tồn, phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc, hậu quả và quản lý tiềm năng của môi trường và đánh giá những cơ hội và thách thức của chiến lược khác nhau, ảnh hưởng của các quá trình phát triển đến môi trường và ngược lại. Môi trường Không giansống của con người và sinh vật Nơi chứa đựng nguồncáctài nguyên Nơi chứa đựngphế thải con người tạo ra tong cuộc sống Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin https://lop6.edu.vn/

41 + Về kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học này có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trong của môi trường trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Nắm được các khái niệm cơ bản nhất về môi trường, tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Hiểu được các vấn đề môi trường toàn cầu, nguyên nhân và các giải pháp chủ yếu gây ra các vấn đề môi trường hiện nay. Có khả năng nhận biết về sự liên quan giữa các quá trình phát triển với các vấn đề môi trường. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học trong thực tiễn góp phần bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người. + Về kỹ năng: Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm; có khả năng nhận biết các vấn đề môi trường, nguyên nhân và hệ quả từ các vấn đề thực tiễn. Có khả năng vận dụng các kiến thức về môi trường trong cuộc sống hàng ngày với cách nhìn nhận, đánh giá các tác động của quá trình phát triển đến các yếu tố môi trường. Bước đầu ứng dụng kiến thức đã học để nhận dạng và ứng xử thích hợp đối với các vấn đề môi trường, các tai biến thiên nhiên ở Việt Nam. + Về thái độ xã hội: Nhận thức được vị trí của môi trường trong quá trình phát triển phát triển kinh tế xã hội, hướng tới có thái độ và các hành vi đúng mức đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có ý thức và trách nhiệm phát huy các ứng xử thân thiện có lợi cho môi trường, cùng nhau tuyên truyền, bảo vệ môi trường cho sự phát triển chunh của đất nước và của từng cộng động. Ngoài ra, các học phần về “Chính sách” như: Hoạch định và phân tích chính sách công, Giám sát và đánh giá chính sách công giúp sinh viên trường Đại học Nội Vụ có cái nhìn tổng quan về cách xây dựng, thực thi một chính sách công và tầm quan trọng của chính sách công trong kinh tế, xã hội và cả các vấn đề về môi trường. + Về kiến thức: Sinh viên khi được tiếp cận với học phần chính sách công sẽ nắm được bố cục, chu trình của một chính sách (ở đây có thể là một chính sách về môi trường, bảo vệ môi trường) Các vấn đề về môi trường, chính sách về môi trường cũng là một trong các lĩnh vực của chính sách công, trong học phần này các https://lop6.edu.vn/

42 chính sách được phân loại theo từng lĩnh vực cụ thể giúp sinh viên phân biệt được và dễ dàng trong quá trình tìm hiểu về các chính sách liên quan đến môi trường. + Về kỹ năng: Đối với sinh viên theo chuyên ngành chính sách công sau khi học qua các học phần của chính sách công có thể tự thực hành tìm kiếm các số liệu thông tin sau đó hoạch định, thực thi và đánh giá các chính sách về môi trường và bảo vệ môi trường. Có thể trực tiếp tìm hiểu các thông tin về các chính sách về môi trường đã được ban hành trước đó rồi tự bản thân nghiên cứu và đánh giá tính thực tiễn của các chính sách. Từ đó nâng cao hiểu biết và tư duy về môi trường và các chính sách về môi trường cho sinh viên. + Về thái độ xã hội: sinh viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của Môi trường đối với sự ổn định và phát triển của kinh tế xã hội và ý nghĩa của các chính sách công hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường bên cạnh đó sinh viên sẽ rèn luyện được thái độ nghiêm túc và tự giác trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến môi trường. Chủ động hơn trong việc nâng cao tri thức về chính sách công và các chính sách liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. *GDYTBVMT cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa: Kết hợp với các học phần được giảng dạy trên lớp, sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn được tổ chức đi thực tế các học phần tại các bảo tàng, khu di tích lịch sử, làng văn hóa,… Sinh viên khi thực tế học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, bản thân sinh viên được lắng nghe hướng dẫn viên tại khu thăm quan giới thiệu thêm về kiến thứchọc phần, xem những thước phim tài liệu về lịch sử hình thành đất nước, con đường ra đi cứu nước của Bác để từ đó tự ý thức được trách nhiệm, ý thức gìn giữ và bảo vệ đất nước quan trọng như thế nào. Bảo vệ đất nước là bảo vệ tất cả mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Bởi vậy, từ những năm đầu học đại cương phần lớn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tiếp cận, hình thành được những tư duy ý thức về môi trường sống xung quanh.

*GDYTBVMTcho sinh viên thông qua các hoạt động thực tế: Tháng 7 năm 2018, BCH Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức chương trình “Mùa hè xanh” tại xã Trung Yên huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên https://lop6.edu.vn/

43

Quang với nội dung chương trình: xây dựng khuôn viên lớp học, khu vui chơi cho học sinh mầm non. Ngoài ra, BTC chương trình còn phối kết hợp hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh tại điểm tổ chức. Hoạt động này vừa tạo tinh thần xung kích cho sinh viên vừa tạo được ý thức bảo vệ môi trường từ phía sinh viên. Tháng 10 năm 2019 Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng phối hợp với các trường đại học về việc đặt banner phong trào “Chống rác thải nhựa” với nội dung: đổi 5 chai nhựa lấy nước miễn phí; mua 1 tặng 1. Khung phong trào hành trình bảo vệ môi trường tạo được hiệu ứng tích cực đối với sinh viên trong trường rất nhanh. Sinh viên đã dần thay đổi thói quen sử dụng chai nước nhực đóng sẵn bằng việc tự chuẩn bị những bình nước riêng cho bản thân những giờ lên lớp. Hành động này vừa tiết kiệm được kinh phí vừa giữa được vệ sinh an toàn mà lại bảo vệ được môi trường.Tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam công trình thanh niên làm bằng lốp xe tái chế của Chi đoàn viên chức hưởng ứng ngày quốc tế môi trường thế giới 05/6. Những lốp xe ô tô cũ tưởng sẽ bị vứt bỏ nhưng đã được các viên chức, giảng viên thuộc chi đoàn viên chức tại Phân hiệu Quảng Nam “biến hóa” thành những xích đu, con thú, chậu trồng hoa…bố trí khắp khuôn viên Phân hiệu.Chắc hẳn chẳng ai xa lạ với những lốp xe ô tô cũ được chất thành từng đống tại các gara sửa xe, hay bên dọc vệ các tuyến đường. Một nghiên cứu năm 2017 của Pieter Jan Kole tại Đại học Mở Hà Lan, được công bố trên Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng cho thấy, lốp xe cũ nếu không được xử lý sẽ giải phóng hóa chất độc hại ra môi trường tự nhiên, bao gồm kim loại nặng cực kỳ độc hại đối với con người. Đặc biệt, khi cao su mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt nhựa polymer nhỏ và chảy từ sông suối ra gây ô nhiễm cho đại dương và môi trường sống của con người. Một chiếc lốp xe mới, chúng ta có 6 năm để sử dụng, mất 30 phút để thay thế, 3 phút để vứt bên vệ đường nhưng mất tới hơn 300 năm để chúng có thể phân https://lop6.edu.vn/

44 hủy hoàn toàn. Lốp xe đẹp như thế mà bỏ đi thật là tiếc, chúng tôi muốn kéo dài tuổi thọ của nó để biến thứ xấu xí thô kệch kia trở thành một điểm ấn tượng giúp các bạn sinh viên Nội vụ Quảng Nam thích thú”, đó là lời chia sẻ của đồng chí Nguyễn Thị Linh đoàn viên chi đoàn viên chức, chuyên viên Khoa Quản trị văn phòng và Lưu trữ. Và thế, khi ý tưởng được chia sẻ trong buổi sinh hoạt của chi đoàn viên chức đã nhận được sự đồng lòng, hưởng ứng của toàn thể viên chức tại Phân hiệu. Ai cũng hào hứng, người góp công, người góp sức, người ủng hộ tiền lương 1 ngày công để chung sức cùng “kéo dài vòng đời của lốp xe”. Kết thúc giờ làm việc, tranh thủ mỗi ngày 1 tiếng, những thành viên của chi đoàn viên chức cùng nhau bắt tay vào công việc khoác lên mình những chiếc lốp xe cũ một bộ áo mới. Người vận chuyển, người vệ sinh, người lau khô, người tô vẽ, người hàn khung xích đu…. Chẳng nghĩ những thầy cô hàng ngày cầm phấn trên bục giảng, nay khéo léo cầm cây bút vẽ những nét màu đầy yêu thương đến thế. Chỉ trong 3 tuần phát động và thực hiện, công trình thanh niên làm bằng lốp xe tái chế đã được hoàn thành. Những chiếc xích đu, những hình thú, siêu nhân, chậu hoa, chậu cây cảnh… đã được các thầy cô của chi đoàn viên chức bố trí quanh khuôn viên Phân hiệu. Đánh giá về công trình này, TS. Nguyễn Mạnh Cường Bí thư đảng bộ bộ phận, Giám đốc Phân hiệu Quảng Nam chia sẻ: “Đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa của chi đoàn viên chức. Việc sử dụng lốp xe cũ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí triển khai công trình thanh niên mà còn giúp hạn chế rác thải cao su ra môi trường, tăng phần độc đáo cho các công trình. Ý nghĩa hơn khi công trình thanh niên này được hoàn thành vào ngày môi trường thế giới sẽ tạo động lực cho các bạn sinh viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”. Công trình hoàn thành đã nhận được sự hưởng ứng, thích thú, vui mừng của đông đảo viên chức, sinh viên tại Phân hiệu. Đây chính là động lực để có thêm các công trình cảnh quan của Phân hiệu sẽ sớm được triển khai thực hiện trong thời gian tới. Để đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi https://lop6.edu.vn/

45 trường của sinh viên trong trường học cũng cần được nâng cao. Sinh viên là thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số nước ta, mỗi hành động nhỏ của mỗi sinh viên chúng ta sẽ góp phần to lớn vào hoạt động bảo vệ môi trường. Do đó, khi được hỏi về các hoạt động mà sinh viên thường làm để bảo vệ môi trường cho thấy hơn 90% sinh viên chọn tất cả các hành động: trồng nhiều cây xanh; không vứt rác bừa bãi ra môi trường; sử dụng tiết kiệm nước, sử dụng ít túi nilon. Biểu đồ 2.1: Những hành động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua kết quả từ biểu đồ, hoạt động bảo vệ môi trường gắn liền với những hành động nhỏ thiết thực diễn ra hằng ngày xung quanh sinh viên như: Thứ nhất, gìn giữ cây xanh quanh khuôn viên trong và ngoài nhà trường. Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật cũng như cung cấp oxy cho bầu không khí thêm trong lành. Thứ hai, sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đang làm chúng ta chết dần chết mòn. Bởi vậy, việc sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên đang được các bạn sinh viên thông thái lựa chọn. 92% 3% 2%2%1% tất cả phương án trồng nhiều cây xanh https://lop6.edu.vn/

46 Thứ ba, tiết kiệm giấy là hình thức hạn chế việc phân hủy của môi trường đối với giấy, phế liệu. Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là chúng ta đang bảo vệ cây xanh là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy. Thứ tư, giảm sử dụng túi nilon. Túi nilon không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy, thay vì sử dụng túi nilon, chai nhựa như trước kia, nhiều sinh viên đã tự giác trong việc chuẩn bị sẵn chai đựng nước riêng, hạn chế nhận túi nilon từ các cửa hàng. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Biểu đồ 2.2 ộ tham gia b ệ ng c a sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Theo số liệu điều tra đạt được, sinh viên có những việc làm, những hành động tự ý thức bảo vệ môi trường từ 1 3 lần/tháng chiếm 68% và mức độ tham gia bảo vệ môi trường 3 6 lần/tháng chiếm 14%, số sinh viên không tham gia chiếm 10%. Qua đó cho thấy, việc tham gia bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại 10% 68% 14% Không tham gia 1 3 lần/ tháng 3 6 lần/ tháng Tuỳ thời điểm khác Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng Hằng ngày Hằng ngày nhặt rác Thường ngày 2lần / tuần Cũng tuỳ lúc, có ho… https://lop6.edu.vn/

47 học Nội vụ Hà Nội vẫn đang ở mức đáng báo động. Giả thiết đặt ra rằng, liệu con số đáng báo động này có liên quan mật thiết đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay không? Và chúng ta cần có những giải pháp kịp thời để tình trạng tự ý thức tự bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta được nâng cao. 2.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 2.3.1. Kết quả đạt được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Trong những năm học qua, hoạt động BVMT của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có những kết quả nhất định: Thứ nhất, giáo dục được nhận thức bảo vệ môi trường cho sinh viên.

Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống và sự tồn tại của con người và môi trường xung quanh chúng ta là một điều quan trọng. Nhận thức đúng đắn từ đó mà hình thành những hành động đúng đắn giúp tạo thành hạt nhân vươn xa hơn nữa. Sinh viên là thành phần xã hội với số lượng đông đảo, có khả năng tiếp thu và sáng tạo cao. Từ những hạt nhân sinh viên sẽ bùng nổ tạo ra những hoạt động mang tính chất bảo vệ MT có tính tích cực, trong diện rộng hơn chứ không ở duy nhất tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Thứ hai, giáo dục được thái độ bảo vệ môi trường cho sinh viên. Giáo dục được thái độ bảo vệ môi trường xây dựng những thói quen cho sinh viên trước những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường. Bằng những buổi học thông qua bằng những môn học tại trường “ Môi trường và phát triển bền vững” đây là môn học giúp sinh viên biết và hiểu những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường và từ những nguyên nhân đó các sinh viên sẽ tự tư duy và có những hành động, thái độ tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường. Từ những kiến thức đã được học sẽ khiến thay đổi những hành động của sinh viên từ những nhỏ nhất như việc bỏ rác, sử dụng những vật dụng dùng có khả năng tái chế cao, dễ phân hủy. Hướng sinh viên tham gia những hoạt động công cộng nhằm nâng cao kỹ năng của sinh viên trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường. https://lop6.edu.vn/

48 Thứ ba, giáo dục được hành vi bảo vệ môi trường cho sinh viên. Giáo dục hành vi sử dụng những cách như tuyên truyền, tiếp cận từ góc độ môn học, những buổi ngoại khóa từ đó xây dựng cho sinh viên những hành vi tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Hành vi được giáo dục được tác động liên tục và thường xuyên mới thành được thói quen, từ những thói quen này sẽ dẫn đến những hành vi tốt, có ý thức. Giáo dục hành vi cho mỗi sinh viên cần gắn lợi với lợi ích cho sinh viên. Ví dụ như tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, có những hành vi tốt trong việc tuyên truyền việc bảo vệ môi trường sẽ được hưởng những ưu tiên như về điểm rèn luyện, giấy khen của các cấp từ cấp khoa và đến các cấp cao hơn. Giáo dục sinh viên hướng sinh viên tích làm những việc nhỏ xung quanh mình như sử dụng ít túi nilong, xử dụng những chai lọ đã qua sử dụng vào làm những món đồ có ích, làm giảm tỉ lệ rác thải khó phân hủy ra môi trường. Tích cực tham gia những hoạt động thường niên hàng năm của các cấp từ phường, xã, địa phương,... Thứ tư, công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên ở nhà trường được phát triển mạnh mẽ và toàn diện như: giáo dục YTBVMT cho sinh viên thông qua các học phần chính khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên hiện đang được nhà trường rất quan tâm chú ý thông qua các học phần chính có liên quan đến vấn đề môi trường hiện nay như “ Môi trường và phát triển bền vững” đã giúp cho sinh viên tìm hiểu rõ về hiện trạng môi trường hiện nay và cho sinh viên tự tìm hiểu về vấn đề và đưa ra cách giải quyết những vấn đề đấy tùy vào điều kiện hiện nay. Đây là cách tác động trực tiếp cho sinh viên buộc sinh viên phải có kiến thức, biết vận dụng những kiến thức vào thực tế. Từ đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên được hưởng ứng đầy đủ cho sinh viên trong trường. Thứ năm, tình cảm sinh viên với MT có nhiều biểu hiện tích cực: yêu thiên nhiên, quan tâm đến các vấn đề về MT hiện nay. Nói không với rác thải nhựa. Túi nilon, chai, lọ nhựa rất tiện cho việc mang lại; vì thế chúng ta luôn thẳng tay lấy chúng và cũng thẳng tay vứt chúng không https://lop6.edu.vn/

49 chút đắn đo và không suy nghĩ đến hệ lụy sau này. Ngày nay, sinh viên đã có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm hơn với môi trường bằng việc mang theo bình nước cá nhân và sử dụng túi vải,... Hay bất kỳ loại túi nào có thể dùng được nhiều hơn một lần và có thể phân hủy thay cho túi nilon. Như vậy đã góp phần bảo vệ môi trường tại trường học. Thứ sáu, tinh thần nhiệt tình, sẵn sàng hết mình với các hoạt động bảo vệ MT (góp phần làm xanh sạch nhà trường, phát hiện các hành vi và thủ đoạn gây ô nhiễm MT, tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ MT. Phân loại rác thải theo thùng. Những chiếc thùng rác xanh, đỏ với vẻ ngoài bắt mắt và thu hút ánh nhìn. Những chiếc thùng rác này được xây dựng khắp khuôn viên nhà trường. Các bạn sinh viên có thể phân loại rác theo từng thùng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân loại rác thải từ nhân viên vệ sinh cũng như nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường xung quanh nơi học tập và làm việc. 2.3.2. Hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.3.2.1. Hạn chế từ phía chủ thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chủ thể GDYTBVMT là thầy,cô giảng viên phải thực sự tâm huyết, gương mẫu, tiên phong. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số trường đại học, số lượng sinh viên và học viên tăng nhanh chóng trong khi đội ngũ giảng viên tham gia trực tiếp giảng dạy còn hạn chế, phải mời thêm nhiều giảng viên thỉnh giảng. Vai trò của người giảng viên không chỉ thể hiện ở nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn mà còn gián tiếp đảm nhận vai trò của người tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn giảng dạy, Để tạo niềm tin cho các thế hệ sinh viên thì bản thân người giảng viên cũng cần phải hiểu các quan điểm của Đảng và vững vàng về lập trường tư tưởng. Giảng viên không chuyên trong lĩnh vực MT, nhận thức còn hạn chế ở lĩnh vực này thì sẽ gặp khó khăn với việc lồng ghép vào giảng dạy, hướng dẫn nghiên https://lop6.edu.vn/

GDYTBVMT cho sinh viên còn nhiều hạn chế. Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ MT”; Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ MT của các cấp học, học tập và tài liệu tham https://lop6.edu.vn/

50 cứu hoặc tư vấn hoạt động cho sinh viên liên quan tới MT. Nếu như giáo viên phổ thông từ mầm non đến trung học cơ sở được tập huấn về phương pháp tích hợp/lồng ghép nội dung giáo dục MT vào các môn liên quan trực tiếp đến MT như (môn tự nhiên xã hội, giáo dục công dân, văn học,...), nhờ đó hình thành được mạng lưới đội ngũ giáo viên triển khai nhiệm vụ tuyên truyền về GDYTBVMT tại cơ sở, thì giảng viên đại học phần lớn giảng dạy qua học phần môn môi trường và phát triển bền vững,hướng dẫn và lồng ghép kiến thức về MT trong giảng dạy. Với cán bộ Đoàn, Hội sinh viên quản lý đời sống sinh viên, họ gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, hướng dẫn, kêu gọi đoàn viên, hội sinh viên tham gia các phong trào vì MT bởi hầu hết các trường Đại học ở Hà Nội nói chung và trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng đều đã chuyển hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.Với bản thân sinh viên, còn biểu hiện chưa tự giác với hành động bảo vệ MT, chưa hiểu rõ vai trò chủ thể quan trọng của mình trong GDYTBVMT. 2.3.2.2. Hạn chế về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Khi bước vào giai đoạn mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giáo dục đại học nước ta bộc lộ những bất cập và hạn chế ở nhiều mặt. Bối cảnh chung này cũng ảnh hưởng đến GDYTBVMT cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nội dung kiến thức đào tạo đại học còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất, gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm và đáp ứng yêu cầu trong việc làm của người học. Trong bối cảnh giáo dục đại học nói chung đang có nhiều bất cập thì

51 khảo về giáo dục bảo vệ MT của các cấp học, trình độ đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp trong các cơ sở giáo dục. Quyết định 3816/QĐ BGDĐT ngày 16 ngày 10 tháng 2019 về việc phê duyệt “Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường” để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm 2020. Nhưng việc triển khai đó ở cấp đào tạo đại học còn khó khăn, chưa được coi trọng khi các trường đang đứng trước nhiều thách thức về tuyển sinh, về cơ chế tự chủ,...Ngoại trừ số ít sinh viên được học nâng cao trong chuyên ngành MT, nội dung giáo dục cho đại đa số sinh viên về MT sinh thái, chức năng của MT, nguyên nhân và thực trạng MT,... Vẫn ở cấp độ đơn giản và đã được cung cấp ở chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục kỹ năng cho sinh viên trường trong việc phòng tránh rủi ra, thiên tai còn chưa được phổ biến thường xuyên, rộng rãi. Do đó, trong quá trình điều tra bảng hỏi, nhóm tác giả có đặt ra vấn đề số sinh viên có nhu cầu muốn được trang bị các kỹ năng với tỷ lệ cao, số này chiếm 80%,số quan tâm ở mức độ bình thường chiếm 12% và số ít 8% cồn lại vẫn còn chưa quan tấm, chú trọng đến các kỹ năng ý thức bảo vệ môi trường. Biểu đồ 2.3. Nhu cầu giáo dục kỹ năng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 80% 12% 8% 0% Rất quan tâm Bình thường Không quan tâm Khác https://lop6.edu.vn/

Thứ hai, hình thức GDYTBVMT cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa như: tọa đàm, diễn đàn trao đổi về các vấn đề MT, thăm quan viết báo cáo thu hoạch về MT,... là gần như không có, ngoại trừ hoạt động ngoại khóa, thời gian kiến tập và thực tập của số ít sinh viên chuyên ngành trong lĩnh vực này. Còn lại cho thấy điều kiện để sinh viên được thực tập đánh giá tác động MT có người hướng dẫn là yếu tố rất hạn chế. Việc tổ chức cho sinh viên đi thực tế môn học chưa phổ biến do thiếu kinh phí hỗ trợ hoạt động này. Giảng viên mất nhiều công sức hướng dẫn, đánh giá báo cáo kết quả. Sinh viên chỉ xác định lấy điểm qua môn, ít tận dụng cơ hội học tập thực tiễn để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Do đó, việc học tập trở nên thiếu ý nghĩa thực sự, sinh viên thiếu nhiều kỹ năng mềm. Thứ ba, hình thức GDYTBVMT cho sinh viên qua hoạt động còn nặng tính hình thức, chỉ rầm rộ diễn ra trong những đợt trọng điểm khác nhau như: “hướng https://lop6.edu.vn/

52 Nội dung giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước về MT cho sinh viên còn ít và đơn điệu, do chưa được chú trọng nhiều nên chưa thu hút sự chú ý của sinh viên. Điều đó, dễ hiểu vì sao trong khi tiến hành khảo sát, nhu cầu cần được giáo dục kỹ năng cho sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường lại cao như thế. Điều đó, dễ hiểu vì sao trong khi tiến hành khảo sát, vẫn có 8% cho rằng nhà trường không cần thiết phải trau dồi kỹ năng về việc tự ý thức bảo vệ môi trường. Tuy con số này không đáng kể, song cũng phản ánh một phần thực trạng cần được quan tâm hơn nữa nội dung này trong GDYTBVMT. 2.3.2.3. Hạn chế về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hiện nay a) Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ MT cho sinh viên hiện nay còn mang tính phong trào, thời điểm, nặng thành tích. Thứ nhất, GDYTBVMT cho sinh viên lồng ghép vào chương trình giảng dạy môn học trên lớp gặp khó khăn lớn nhất là các môn học trong chương trình đào tạo bắt buộc của đại học còn nặng nề về lý thuyết, quỹ thời gian giảng dạy trên lớp với nhiều môn học rút ngắn để giảm thời gian đào tạo đại học.

53 tới ngày môi trường thế giới”, “tuần lễ nước sạch”, “tháng hành động vì MT”, “ngày chủ nhật xanh”,... Các hoạt động phong trào của sinh viên nhiều, nhưng với chủ điểm bảo vệ MT diễn ra không thường xuyên và thường chỉ hướng vào các dịp kỷ niệm, nặng về thành tích thi đua. b) Hạn chế về phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Nhìn chung giáo dục đại học ở nước ta chưa thực sự vận dụng được các phương pháp tổ chức dạy học đại học tiên tiến trên thế giới. Với mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học hiện nay trên thế giới rất linh hoạt dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường” nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy ở các trường đại học nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chưa được chú trọng. Phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên gắn với hình thức tổ chức lớp học cũng vì thế mà bộc lộ nhiều bất cập, vẫn chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng giải, khiến người học thụ động. Hơn nữa, bài giảng không được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa thường xuyên nên gây nhàm chán, tẻ nhạt, ít hiệu quả. Một số giảng viên vẫn sử dụng phương pháp độc thoại là chủ yếu, thiếu cải tiến đổi mới. “Việc chuẩn bị bài giảng chưa cụ thể, trong bài giảng sử dụng phương pháp dạy học tích cực chưa nhiều, phương tiện còn hạn chế”. Ngoài ra, phương pháp trực quan vốn có vai trò rất quan trọng trong

GDYTBVMT cho sinh viên bằng việc sử dụng các phương tiện trực quan như phương tiện tạo hình ảnh (băng rôn, khẩu hiệu, hộp đèn,...) trang trí trong khuôn viên nhà trường, nhưng một số trường chỉ sử dụng cho những dịp kỷ niệm nhất https://lop6.edu.vn/

54 định, không đầu tư nhiều. Phương pháp tổ chức cho sinh viên tham quan, thực tế hường chỉ được kết hợp với thời gian sinh viên thực tập. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện với sinh viên năm cuối, khó áp dụng với tất cả sinh viên các khóa. c) Hạn chế về phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên còn thiếu thốn chưa đồng bộ Phương tiện phục vụ GDYTBVMT trong trường đại học phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất như hội trường, hệ thống loa, míc, máy chiếu, hệ thống phát thanh,... nhưng các phương tiện này nhiều khi còn phục vụ cho nhiều hoạt động khác của nhà trường, mặt khác chúng chỉ tác động đến một phạm vi không lớn sinh viên. Ngoài ra, GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay còn sử dụng phương tiện hiện đại kết nối internet (mạng xã hội, báo điện tử,...). Tuy nhiên, những phương tiện đó cũng có mặt trái nhất định, thông tin có thể bị nhiễm, lẫn với nhiều thông tin phản tích cực nên sai lệch. Nếu cơ sở vật chất tốt, đó là điều kiện thuận lợi cho GDYTBVMT. Trái lại, việc GDYTBVMT sẽ thiếu sức thuyết phục nếu thiếu các điều kiện cần thiết. Trường đại học hiện nay đang qua tải, thiếu giảng đường, thiếu phòng thí nghiệm, thiếu khuôn viên xanh,... Thư viện chật chội, đầu sách báo không đủ phục vụ nhu cầu học tập và tự học cho sinh viên nên không thu hút được người học đến với những không gian nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo tri thức mới. Hơn nữa, với điều kiện đào tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên khó tham gia sinh hoạt theo tổ chức lớp và chi đoàn, do đó những hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt chung gặp nhiều khó khăn.

Trong nhà trường hiện nay, tuy đã có nội quy về việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện, song cơ chế quản lý, giám sát còn thiếu chặt chẽ, nhiều khi chưa phù hợp thực tiễn. Chẳng hạn, việc hút thuốc lá trong trường học, vứt rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định, đi vệ sinh bừa bãi,... Khi hành vi vi phạm chưa được ngăn chặn hiệu quả, thì các quy định chỉ mang tính hình thức, thiếu tính răn đe. https://lop6.edu.vn/

55 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đặt ra nhiều thách thức với MT. Nhu cầu khai thác tài nguyên lớn, dân số tăng nhanh, đô thị phát triển chóng mặt, ô nhiễm MT tràn lan,... gây trở ngại nhất định cho GDYTBVMT. Bởi lẽ, hành vi gây ô nhiễm MT một cách có hệ thống dễ ảnh hưởng xấu và lan tỏa đến các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Hơn nữa, việc đánh giá tác hại gây nên ô nhiễm MT một cách có hệ thống dễ ảnh hưởng xấu và lan tỏa đến các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Hơn nữa, việc đánh giá tác hại gây nên ô nhiễm MT gặp phải khó khăn nhất định, bởi ảnh hưởng của nó diễn ra từ từ, gây hậu quả lâu dài, khó định lượng thiệt hại về vật chất. Thể chất hay tinh thần. Chỉ khi nào, sự ô nhiễm đến mức khủng hoảng thì xã hội mới thực sự quan tâm đến nó. Khó khăn này là thử thách không nhỏ với GDYTBVMT. Thứ hai, nguyên nhân từ phía các chủ thể giáo dục. Trong cơ chế thị trường, mặt trái của nó khiến con người trở nên thực dụng, vô cảm với nhau, luôn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết mọi mối quan hệ, coi trọng kinh tế hơn các mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với MT. Điều này tác động không nhỏ đến công tác giáo dục nói chung và GDYTBVMT nói riêng. Nó tác động đến mọi khâu của quá trình giáo dục, trong đó có các chủ thể giáo dục. Không phải không có cán bộ, giảng viên chưa tâm huyết thực sự với nghề, thiếu trách nhiệm trong giảng dạy cho xong, dạy được nhiều giờ, chưa đầu tư nghiên cứu thêm về các vấn đề môi trường để bổ sung, lồng ghép vào nội dung giảng dạy một cách phù hợp. Thực tế, việc giảng viên lồng ghép giảng dạy về MT là rất ít ở trường. Thứ ba, sự phát triển quy mô quá nhanh khiến trường đại học vấp phải khó khăn lớn về đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất theo như quy chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hiệu lực ngày 9 tháng 11 năm 2015 là: Diện tích đất cơ sở giáo dục đại học được giao ít nhất 25m²/1 sinh viên, diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo ít nhất 3m²/1 sinh viên, 20 sinh viên/giảng viên đối với các nhóm ngành không phải nghệ thuật https://lop6.edu.vn/

56 hoặc y dược. Thực tế, một số trường phải đi thuê cơ sở, do đó rất thiếu thư viện, phòng thí nghiệm, thiếu điều kiện cho sinh viên luyện tập thể chất, thiếu khuôn viên xanh, thiếu chỗ ở ký túc xá,… Khung chương trình đào tạo với mỗi lĩnh vực ngành nghề đã được xây dựng chặt chẽ, phù hợp theo hướng tinh giản, tránh trùng lắp, do đó, GDYTBVMT cho sinh viên trong trường đại học sẽ gặp khó khăn lồng ghép nội dung giáo dục bởi phụ thuộc nhiều yếu tố: thời lượng mỗi môn học có hạn, trình độ của giảng viên về lĩnh vực MT, phương pháp vận dụng có phù hợp hay không,… Nội dung GDYTBVMT cho sinh viên đại học để hình thành kỹ năng giải quyết, ứng phó với các vấn đề MT thì khó thực hiện đồng bộ. Mà việc rèn luyện kỹ năng phải gắn liền với cả quá trình sinh viên được thực hành, thực tế, đánh giá kết quả rèn luyện. Thứ tư, GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay chủ yếu qua hoạt động ngoại khóa và hoạt động tập thể. Nhưng hoạt động phong trào giành cho sinh viên về bảo vệ MT không thể diễn ra thường xuyên, mà chỉ mang tính giai đoạn, thời điểm, nhiều khi gặp khó khăn trong tổ chức do điều kiện học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ và thiếu thốn về kinh phí hoạt động nên khó lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia. Thứ năm, một số nguyên nhân căn bản xuất phát từ phía bản thân sinh viên: Sinh viên từ chỗ còn hạn chế về nhận thức thì sẽ thiếu niềm tin, động cơ tích cực, nhu cầu và chưa xác định đúng mục đích tham gia bảo vệ MT. Tuy đã có nhận thức bước đầu về các vấn đề MT, đặc biệt với sinh viên học chuyên ngành về MT có hiểu biết khá sâu sắc, nhưng còn nhiều bạn khác chưa hiểu rõ về mức độ nguy hại của ô nhiễm MT đến các mặt của đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, sinh viên tham gia vào hoạt động bảo vệ MT. Một số sinh viên không có mục tiêu lý tưởng, thiếu nhiệt huyết,… thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình nên cũng thờ ơ với vấn đề chung của cộng đồng như việc bảo vệ MT. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sinh viên hiện nay tuy năng động, nhanh nhạy hơn trước, nhưng họ cũng có nhiều mối quan tâm khác hơn là quan tâm đến MT như: tình bạn, tình yêu, chương trình học hành thi cử, công việc trong tương lai,… https://lop6.edu.vn/

57 Xã hội nơi đô thị hiện đại có nhiều yếu tố cuốn hút họ hơn (thiết bị công nghệ, thời trang, vui chơi giải trí, việc làm thêm,…) nên sinh viên vẫn còn thái độ chưa thiết tha với các phong trào bảo vệ MT. Ngoài ra, sinh viên còn bị tác động bởi tâm lý a dua, bắt chước. Với đặc trưng tâm lý này, sinh viên dễ ảnh hưởng những trào lưu tư tưởng, lối sống tiêu cực mà làm theo. Hơn nữa, sinh viên là bộ phận xã hội còn thiếu kinh nghiệm sống, trình độ nhận thức và kỹ năng mà họ trang bị chưa đủ chín, khả năng tư duy tổng hợp còn yếu, thiếu sâu sắc.Vì thế khả năng đánh giá, tổng hợp thông tin của họ còn hạn chế, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo. Khả năng tự học, chủ động, tích cực của sinh viên là yếu tố cần thiết trong quá trình tự giáo dục và luôn được khuyến khích trong mô hình đào tạo theohọc chế tín chỉ ở đại học. Sinh viên phải tự rèn luyện, xây dựng kế hoạch học tập, chủ động tìm tòi tài liệu mới cho các môn học, tự nghiên cứu vẫn còn phổ biến, sức ỳ lớn, thiếu khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Do đó, GDYTBVMT cho sinh viên một phần kém hiệu quả bởi chính yếu tố này. https://lop6.edu.vn/

58 Tiểu kết chương 2 Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nước, vừa có những điều kiện thuận lợi và vừa có một số khó khăn nhất định cho công tác GDYTBVMT cho sinh viên Sinh viên từ mọi miền tập trung về những trường đại học lớn ở Hà Nội để được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chất lượng, đồng thời cũng luôn mong muốn có cơ hội ở lại làm việc tại thủ đô. Điều này đã tạo nên những áp lực vô cùng lớn về dân số, MT và nhiều mặt khác, trong đó có công tác GDYTBVMT.GDYTBVMT

cho sinh viên ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay đã đạt được những thành tựu nhất định do luôn được quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tận dụng nhiều cơ hội từ quá trình hội nhập và sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học, công nghệ; tuy vậy vẫn còn hạn chế không tránh khỏi từ tác động mặt trái của cơ chế thị trường và sự trì trệ của chính quá trình giáo dục đại học. Do đó, YTBVMT của sinh viên trường Đại học Nội Vụ trước thực trạng xã hội và thực trạng MT tuy có sự biến chuyển nhất định, nhưng vẫn còn một số biểu hiện tiêu cực. Từ quá trình phân tích thực trạng YTBVMT dưới góc độ là kết quả của thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, song vẫn còn hạn chế cần khắc phục, đặt ra một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp sao cho phát huy hơn nữa hiệu quả của quá trình giáo dục. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu khoa học nêu lên một số quan điểm cần quán triệt, đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên đại học. Hiệu quả công tác GDYTBVMT sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển trường Đại học Nội Vụ và thủ đô Hà Nội xanh văn hiến văn minh hiện đại. https://lop6.edu.vn/

59 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 3.1.1. Xây dựng động cơ tích cực về bảo vệ môi trường cho sinh viên. Trước thực trạng sinh viên còn có nhiều biểu hiện hạn chế về YTBVMT do thiếu động cơ mạnh mẽ, đúng đắn thôi thúc họ nâng cao nhận thức bản thân và tích cực đóng góp cho xã hội, chúng ta thấy cần thiết phải xây dựng động cơ, tạo động lực cho họ. Xuất phát từ chỗ quan niệm của phần lớn sinh viên là chỉ cần vào được đại học, không cần nỗ lực nhiều rồi sẽ vẫn có bằng tốt nghiệp ra trường, bởi thế mới có đến 50% học bình thường, 30% học chểnh mảng, đối phó, lười biếng. Trong số đó cũng có bạn muốn học nhưng do chưa có phương pháp phù hợp nên chán nản, buông xuôi, không cố gắng. Sau khi ra trường, chỉ cần có bằng đại học là cũng vẫn xin được việc. Như vậy, khi sinh viên thiếu động lực là bởi họ đang chưa có mục tiêu đủ xa, đủ rõ, càng không có kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Tức là họ chưa hiểu lợi ích chính đáng, ý nghĩa của các nhiệm vụ mà họ cần cố gắng. Động cơ tích cực phải gắn liền với lợi ích chính đáng. Xây dựng động cơ, tạo động lực là phải giúp họ xác định mục tiêu rõ ràng, lợi ích đạt được nếu họ đạt mục tiêu, hướng dẫn họ xây dựng kế hoạch, động viên họ trong quá trình thực hiện kế hoạch để hướng đến mục tiêu. Muốn thực hiện được điều này, các nhóm tư vấn học tập của các Khoa trong trường đại học, giáo viên chủ nhiệm, các câu lạc bộ cần phải thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm. Hoạt động tư vấn học tập, sinh hoạt lớp, trao đổi phương pháp học tập cần được thực hiện thường xuyên, chất lượng. Tư vấn cho các bạn sinh viên hiểu rõ ngành theo học, yêu cầu công việc của họ, yêu cầu trình độ và kỹ năng, đơn vị làm việc, kỹ năng xin việc cần thiết, định hướng phát triển học tập và nghiên cứu, cách thức tự https://lop6.edu.vn/

60 học,… Ngược lại, hậu quả của việc không hiểu rõ điều đó và không quyết tâm thực hiện sẽ là gì? Có thể nói, khi hiểu rõ yêu cầu của thực tiễn, xác định mục tiêu rõ ràng để đạt quyền lợi trước mắt và lâu dài, hầu hết sinh viên sẽ có ý thức phấn đấu. Trong quá trình thực hiện, họ có thể gặp khó khăn mà chưa đạt mục tiêu, chán nản, xa rời mục tiêu, họ cần đến sự hỗ trợ của tổ chức, của cán bộ tư vấn. Do đó, cần có cơ chế để duy trì sự tồn tại mối liên kết chặt chẽ giữa sinh viên với tổ chức của lớp, khoa, nhà trường. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát quá trình thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao. Khi sinh viên có động cơ tự học tập, rèn luyện thì họ sẽ tận dụng được những ưu thế về thời gian, sức khỏe, trí tuệ để tự giáo dục họ, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng về mọi mặt, làm chủ tri thức khoa học, tận dụng sức mạnh của kỹ thuật và công nghệ. Nhờ vậy, sinh viên với hoạt động bảo vệ MT cũng sẽ có nhiều đóng góp tích cực. 3.1.2. Tăng cường khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do tính chất, yêu cầu trong giáo dục đào tạo sinh viên đại học khác với giáo dục phổ thông nên người sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản về bảo vệ MT mà còn phải chủ động, tích cực với hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học, chủ động lĩnh hội và khám phá tri thức khoa học. Mặc dù, việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên mới chỉ là bước đầu của hành trình dài trong sự nghiệp nghiên cứu của họ, song đó là hình thức phát huy cao nhất tính tự giác, tinh thần tự học hỏi, tự bồi dưỡng ở người sinh viên. Hiện nay, các trường đại học phải hướng tới mục tiêu đào tạo những thế hệ không những có khả năng làm tốt công việc chuyên môn đã được đào tạo mà còn phải phát triển khả năng nghiên cứu khoa học độc lập trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình, có khả năng sáng tạo, tự giải quyết linh hoạt mọi vấn đề, tình huống đặt ra trong cuộc sống. Các trường đại học vừa là nơi đào tạo, vừa là một trong những tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học cần được chú trọng bởi không những làm ra sản https://lop6.edu.vn/

61 phẩm khoa học, công nghệ có giá trị lý luận và thực tiễn mà sẽ góp phần rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và tác phong, đạo đức cho người làm công tác nghiên cứu, theo đúng tinh thần của Luật giáo dục ban hành 6 2005: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho học viên năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như trên đã phân tích về động cơ tích cực của sinh viên, họ chỉ thực sự có động lực khi hiểu rõ lợi ích chính đáng. Khuyến khích và có cơ chế cụ thể để động viên sinh nghiên cứu khoa học, không ngừng sáng tạo với những sản phẩm phục vụ việc bảo vệ MT là một giải pháp quan trọng, đặc trưng của GDYTBVMT cho sinh viên đại học. Không phải sinh viên nào cũng có định hướng nghiên cứu và muốn theo đuổi công việc nghiên cứu. Sinh viên sẽ có động lực tham gia hoạt động ý nghĩa này khi họ được hưởng những lợi ích nhất định như: nâng cao kết quả học tập; nhận học bổng hoặc khóa học bồi dưỡng ngắn hạn; kết nạp đảng cho sinh viên ưu tú có nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học; có cơ hội được tham gia thực tập, thực tế để học hỏi, khám phá ; có điều kiện để rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp; có thêm nhiều thông tin và mở rộng giao lưu, tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai, Sinh viên nào có thành tích nghiên cứu khoa học tốt, nếu có nguyện vọng tiếp tục học sau đại học thì được chuyển tiếp để phát huy năng lực của họ. Ngoài ra, khi có nguyện vọng tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng rất cần được định hướng, hướng dẫn quá trình thực hiện nghiên cứu, bởi họ chưa có kinh nghiệm trong hoạt động này. Do vậy, vai trò của giảng viên chủ nhiệm, giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học sinh viên hết sức quan trọng. Sinh viên ở ngành nào cũng sẽ hưởng ứng sôi nổi và phát triển hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học nếu họ được tổ chức những sân chơi lành mạnh như: tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo sinh viên theo chủ đề, hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp, diễn đàn trao đổi học thuật trên một số tờ báo của thanh niên, các cuộc thi sáng tạo. Chính sách khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường là giải pháp phát triển chiều sâu https://lop6.edu.vn/

62 của việc GDYTBVMT. Với quá trình nhân rộng quy mô tuyên truyền, nhân tố sinh viên xuất sắc cần được tạo điều kiện bồi dưỡng và trao cơ hội cho họ phát huy. 3.1.3. Phát huy vai trò xung kích của sinh viên trên mặt trận tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Thanh niên sinh viên với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, sẵn sàng cống hiến, luôn tiếp bước truyền thống thanh niên Việt Nam “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Là lực lượng xung kích, lăn xả trên nhiều mặt trận, thanh niên sinh viên với mặt trận bảo vệ MT cũng thể hiện được sức trẻ, làm rất tốt vai trò của mình. Hưởng ứng phong trào thanh niên "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, sinh viên đã tình nguyện đóng góp vì cuộc sống cộng đồng ổn định, văn minh, sạch đẹp. Tinh thần xung kích, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động bảo vệ MT thể hiện ở quá trình tham gia các phong trào có ý nghĩa lớn. Đặc biệt, trong tháng thanh niên, Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, thanh niên sinh viên đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ra quân tuyên truyền và tham gia bảo vệ MT, với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: dọn vệ sinh, thu gom rác thải đường làng, ngõ, xóm; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; trồng rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng hoàn nguyên; vận động nhân dân tại địa phương tham gia chương trình nước sạch vệ sinh MT; tổ chức tập huấn về bảo vệ MT,… Các hoạt động đã tác động đến nhận thức về MT của chính giới trẻ và các bộ phận xã hội khác, góp phần nâng cao nhận thức, khẳng định tinh thần tiên phong của thanh niên sinh viên trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân hưởng ứng các chiến dịch: Ngày vì MT; Ngày MT thế giới, Ngày Trái đất, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Bảo vệ động vật hoang dã, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh MT nông thôn,… Tinh thần xung kích, sáng tạo của sinh viên trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là đòn bẩy, động lực mạnh mẽ và cũng là yêu cầu thúc đẩy tuổi trẻ không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện thể lực, trí lực cống hiến tri thức, sức trẻ của mình. Có thể nói, những phong trào nói trên đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tiềm năng của đông đảo sinh viên, tạo MT giáo dục, rèn luyện và phát triển lành https://lop6.edu.vn/

63 mạnh cho giới trẻ. Để phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của sinh viên trên mặt trận tuyên truyền, vận động và đóng góp tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ MT thì cần tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tổ chức Đoàn là người bạn đồng hành cùng tuổi trẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp các bạn trẻ phấn đấu vươn lên; khuyến khích và đánh giá cao tinh thần chủ động, sáng tạo của họ trong việc tiếp thu tri thức mới và hoàn thiện nhân cách. Do đó, chúng ta cần tập trung củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và hành động, mở rộng mặt trận thu hút, tập hợp, đoàn kết thanh niên, phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây dựng tổ chức, định hướng về chính trị và tư tưởng cho hoạt động của thanh niên. Biện pháp cụ thể là: Cần xác định công tác xây dựng tổ chức Đoàn là trọng tâm, trong đó cán bộ là khâu then chốt. Lựa chọn đội ngũ cán bộ Đoàn là những người tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn, biết đoàn kết nội bộ, phát huy trí tuệ tập thể nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn; Tích cực khai thác nguồn lực của xã hội phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Cần phân cấp giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Chi đoàn, từng bộ phận để tổ chức Đoàn các cấp phát huy được trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo của đội ngũ, cán bộ, đoàn viên trong toàn trường. Tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, và lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm trong nhà trường. Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, chương trình phù hợp để phát huy thế mạnh của lực lượng sinh viên đông đảo của nhà trường. Chú ý việc liên kết, hỗ trợ các hoạt động giữa các cấp bộ Đoàn trong và ngoài nhà trường.Xã hội hóa một số các hoạt động của Đoàn, đưa các đơn vị, doanh nghiệp có động cơ tốt cùng tham gia để tăng cường tài chính và tạo cơ hội để đoàn viên thanh niên tiếp cận với thực tiễn. https://lop6.edu.vn/

64 3.2. Các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2.1. Chú trọng nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường. Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng YTBVMT của sinh viên và thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên còn yếu về kỹ năng, nên nội dung giáo dục nhằm hình thành các kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Mỗi trường đại học có chương trình đào tạo và điều kiện giáo dục mang đặc thù nhất định. Do đó, việc trang bị tri thức và kỹ năng trong bảo vệ MT, phòng tránh rủi ro thiên tai cho sinh viên ở mỗi trường đại học có những nét riêng nhất định. Có trường đại học đào tạo chuyên ngành MT, có trường đại học hay học viện không có chuyên ngành MT nhưng có môn học về MT. Tuy nhiên, phần lớn nội dung GDYTBVMT cho sinh viên (nếu có) mới dừng ở việc cung cấp tri thức thông qua hình thức giảng dạy lý thuyết. Xuất phát từ thực trạng GDYTBVMT hiện nay, số ít sinh viên theo học các chuyên ngành MT mới có nhận thức sâu về các vấn đề MT và BĐKH; phần lớn sinh viên còn hiểu biết rất đơn giản, thậm chí một số chưa quan tâm đến vấn đề này. Hơn nữa, hầu hết sinh viên đại học thừa nhận chưa có kỹ năng cần thiết trong phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Họ mong muốn được tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết này. Thực tiễn cho thấy, GDYTBVMT chỉ thực sự hiệu quả khi con người được thực hành, vận dụng hiểu biết đúng đắn của họ để hình thành thói quen, độ thành thạo và nhanh nhạy, sáng tạo trong phản ứng trước những tình huống mới. Vì vậy, GDYTBVMT không thể thiếu nội dung giáo dục kỹ năng trong bảo vệ MT. Việc giáo dục kỹ năng ứng phó, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai và những kỹ năng cần thiết khác để bảo vệ MT là nội dung giáo dục hấp dẫn, thiết thực, nên được bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và phù hợp đặc thù sinh viên. Chương trình giáo dục cần có nội dung trang bị cho sinh viên kỹ năng: kỹ năng quan sát, dự đoán được những hiện tượng nguy hiểm của thiên nhiên; kỹ năng https://lop6.edu.vn/

65 thoát hiểm; kỹ năng ứng cứu người khi gặp nạn; kỹ năng lên kế hoạch chuẩn bị cho các chương trình hành động vì cộng đồng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thu thập thông tin và phản ánh thông tin một cách hiệu quả về các vấn đề MT; kỹ năng kết nối xin tài trợ và tổ chức hoạt động nhóm vì cộng đồng,.v.v. Mặc dù, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường hiện nay đã được bổ sung và trở thành nội dung được đánh giá cao, song cần phải đầu tư hơn nữa cho những nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với các điều kiện MT phù hợp đối tượng sinh viên, để họ không chỉ là lực lượng có nhận thức tốt mà còn có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, sinh viên có hiểu biết và kỹ năng tốt về vấn đề này sẽ càng phát huy vai trò là lực lượng xung kích hỗ trợ cộng đồng, đóng góp không nhỏ vào quá trình tuyên truyền bảo vệ MT. Thứ hai, nội dung GDYTBVMT cần gắn liền với nội dung giáo dục đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật MT. Những hành vi vi phạm pháp luật MT là những hành vi liên quan đến quá trình khai thác trái phép nguồn tài nguyên; phá hủy MT đất, nước, không khí, đa dạng sinh học,... bằng việc xả thải trực tiếp các chất độc hại; trong đó có những hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý MT”, “che giấu hành vi hủy hoại MT, cản trở hoạt động bảo vệ MT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với MT”. Có những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì lợi ích riêng hay lợi ích nhóm mà sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật MT. Do đó, nhiệm vụ đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật MT thường gắn liền với nhiệm vụ đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản quốc gia. Điều này đặt ra nhiều yêu cầu mới với công tác pháp chế và công tác giáo dục. Bên cạnh sức mạnh của hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện thì thực tiễn cũng đòi hỏi phải không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức cách mạng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh YTBVMT của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Chúng ta cần tiếp tục phát huy hơn nữa ý nghĩa của phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03 CT/TƯ ngày 14 5 2011 của Bộ Chính trị. Ngoài ra, https://lop6.edu.vn/

66 để đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện vi phạm pháp luật MT, ngăn chặn sớm các sự cố MT, nhân dân cần được trang bị nhận thức về pháp luật MT, pháp luật phòng chống tham nhũng. GDYTBVMT phải gắn liền với quá trình đấu tranh với nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đấu tranh với mọi luận điệu xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo vệ MT và đồng thời làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng tình huống MT phát sinh ở một số địa phương mà kích động bạo loạn, biến điểm nóng MT thành điểm nóng chính trị xã hội. Với sinh viên đại học, họ cần được trang bị nhận thức pháp luật về MT, pháp luật phòng chống tham nhũng. Thực tế, nội dung này đã được thực hiện trong môn pháp luật đại cương ở trường, tuy nhiên cần phát huy hơn nữa hiệu quả của giáo dục pháp luật. Sinh viên của trường cần thường xuyên được giáo dục tư tưởng nhận thức, thông tin kịp thời và được tham gia hoạt động thực tiễn, được hướng dẫn phương thức đấu tranh, bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của những người có tinh thần đấu tranh. 3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên phải nhấn mạnh giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường làm cơ sở nền tảng Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ MT là công cụ mạnh nhất của nhà nước trong quản lý MT. Các văn bản pháp luật về MT tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính nghiêm minh, bình đẳng với mọi công dân trong quá trình phát huy vai trò của quản lý nhà nước về MT. Hệ thống pháp luật có hoàn thiện, hiệu lực thực thi cao, tính răn đe đủ mạnh thì mới ngăn chặn, xử lý và góp phần chấm dứt tình trạng gây ôn nhiễm MT tràn lan. Do đó, chúng ta cần không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, ban hành những chế tài đủ mạnh để bảo vệ MT, qua đó, tác động tích cực không nhỏ đến công tác GDYTBVMT cho sinh viên. Hiệu quả của quá trình tuyên truyền, giáo dục khó đạt được như mục tiêu đặt ra, nếu như thực trạng ô nhiễm MT chưa có dấu hiệu bị ngăn chặn bằng một công cụ thể hiện quyền lực lớn nhất của nhân dân - quyền lực Nhà nước và pháp luật. Mặc dù GDYTBVMT cũng chính là biện pháp nhằm hạn chế https://lop6.edu.vn/

Quốc hội và Chính phủ đã sớm phê duyệt ban hành luật để bảo vệ MT, ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Luật bảo vệ môi trường; Luật đê điều; Luật tài nguyên nước; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Quyết định số 2139/QĐ TTg ngày 5 12 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH;... Các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự thống nhất quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nướ ảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.3.1 Tăng cường phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những nội dung cần thiết về bảo vệ môi trường cho sinh viên. Mặc dù, bảo vệ MT có nhiều biện pháp như biện pháp kinh tế, biện pháp chính trị, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính, văn hóa, giáo dục, pháp luật,... Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường, làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Mỗi biện pháp đều có vai trò nhất định, được sử dụng nhằm https://lop6.edu.vn/

c, củng cố niềm tin, tạo động lực thúc đẩy con người thực hiện phù hợp mục tiêu đặt ra. 3.3. Giải pháp về nội dung giáo dục ý thức b

67 hành vi gây ô nhiễm MT và hành vi vi phạm pháp luật MT, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện tồn tại khách quan. Hiện nay, chúng ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự. Góp phần vào công cuộc đó đòi hỏi mỗi công dân phải được nâng cao trình độ, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, đấu tranh với mọi biểu hiện tùy tiện, vô nguyên tắc, vô kỷ luật, sống theo “luật rừng” hoặc còn ảnh hưởng bởi tư tưởng “phép vua thua lệ làng”. Việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên cơ sở khoa học, đảm bảo công bằng, hài hòa về lợi ích con người trong xã hội, lợi ích của các quốc gia; tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để hướng dẫn con người hành động, điều chỉnh hành vi con người trong ứng xử với thiên nhiên, thì đó là nền tảng vững chắc cho GDYTBVMT.

68 nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân. Nhưng trong số đó, biện pháp chú trọng tới GDYTBVMT, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn vẫn luôn có vị trí quan trọng hơn cả. “Không thể ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng gây ô nhiễm MT, cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả, nếu thiếu sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, quần chúng nhân dân. Muốn nhân dân tham gia bảo vệ MT thì trước hết phải nâng cao ý thức công dân đối với vấn đề bảo vệ MT, làm thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò của MT đối với sự sống, cũng như trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ MT. Bởi đây là phương thức tốt nhất để lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về MT hoàn thành nhiệm vụ phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về MT”. Điều này đúng với tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong tác phẩm “Tư cách người công an nhân dân” viết tháng 3/1948: “dựa vào dân mà làm việc”, vì “nhân dân ta có hàng chục triệu người, có mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong”. Nhân dân giúp đỡ nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ít thì thành công ít, giúp đỡ hoàn toàn thì thành công hoàn toàn. Hoạt động GDYTBVMT trước hết phải quan tâm tới nội dung, chương trình giáo dục phù hợp đối tượng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung giáo dục, trước hết, phải làm cho thanh niên sinh viên hiểu rõ tinh thần quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, biết phân biệt với luận điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch. Hiện nay, các thế lực thù địch luôn xem “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là mũi nhọn để tấn công, mà đầu tiên là nhắm đến giới trẻ, thanh niên sinh viên. Chúng tập trung chống phá nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc bản chất Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, gây nên cho tầng lớp thanh niên sự hoài nghi về đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, giảm sút niềm tin với quá trình điều hành, quản lý của Nhà nước, tạo xung đột tâm lý, gây bất bình trong xã hội, kích động thanh niên và tiếp tay cho bọn phản động, bọn cơ hội trong và ngoài nước chống phá Đảng và Nhà nước ta. Những sự cố MT xảy ra trên cả nước, trong đó có sự cố MT biển ở các tỉnh miền trung nước ta năm 2016 là một ví dụ điển hình: các thế lực thù địch thường xuyên rình rập cơ hội bất ổn để thực hiện âm mưu, nên khi có bất ổn về MT dẫn https://lop6.edu.vn/

69 đến bất ổn trong đời sống nhân dân vùng biển, chúng đã lôi kéo nhiều phần tử quá khích với nhiều hoạt động phản động. Ngoài ra, việc tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nắm bắt rõ quan điểm, chủ trương của Đảng cần phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông hiện đại. Các kênh truyền thông và báo chí, xuất bản cần được quản lý chặt chẽ để phản ánh đúng, phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ văn bản quy định, hướng dẫn quá trình thực hiện bảo vệ MT. 3.3.2. Kết hợp nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên với nội giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, thẩm mỹ, văn hóa. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, thẩm mỹ, văn hóa mới giúp trang bị thế giới quan đúng đắn khoa học và nhân quan tích cực cho sinh viên. Việc giáo dục này thông qua nhiều nội dung học tập, trong đó chủ yếu thông qua các môn lý luận Mác Lênin như: Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tìm hiểu về pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở một số trường đại học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn và nghệ thuật, sinh viên có điều kiện được học nhiều hơn về văn hóa, thẩm mỹ, đời sống tâm lý của cộng đồng dân tộc. Từ đó, sinh viên hiểu được những quy luật vận động tất yếu của lịch sử dân tộc và nhân loại; nhận thức được ý nghĩa của việc gìn giữ, phát huy truyền thống quý báu và hình thành các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp phù hợp thời đại; nắm được mục tiêu phấn đấu để góp phần vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời trở thành một công dân có trách nhiệm trong thời đại mới. YTBVMT khi được xem xét dưới góc độ một hình thái ý thức xã hội thì nó bao hàm các khía cạnh: chính trị, văn hóa, thẩm mỹ, đạo đức, tôn giáo, pháp luật, khoa học. Khía cạnh chính trị trong YTBVMT ngày càng thể hiện rõ nét trong các quan điểm chính trị, trong mối quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại. Khía cạnh pháp luật trong YTBVMT thể hiện ở các quy định, văn bản pháp luật về MT nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi, thái độ ứng xử của con người với MT. Khía cạnh đạo đức trong YTBVMT thể hiện ở tình cảm đúng đắn, tinh thần https://lop6.edu.vn/

70 trách nhiệm, sự tự giác, tự nguyện trong hành vi bảo vệ MT. Khía cạnh văn hóa thẩm mỹ trong YTBVMT thể hiện ở khả năng cảm nhận, đánh giá vẻ đẹp của tự nhiên và mối quan hệ giữa con người gắn bó với thiên nhiên. Khía cạnh khoa học trong YTBVMT thể hiện ở tri thức khoa học đúng đắn về các quy luật vận động của MT. Như vậy, việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,... đã giúp cho sinh viên ngày càng có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, có niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, có lý tưởng sống, tinh thần xung kích và muốn cống hiến hết mình. Từ đó, sinh viên cũng ý thức tốt về quy luật phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với tự nhiên, mối quan hệ giữa phát triển các mặt của đời sống xã hội với MT sống; tự xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trong bảo vệ MT. Quá trình giáo dục này sẽ đạt hiệu quả, không chỉ thông qua chất lượng giáo dục các môn học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn cần được thực hiện thường xuyên thông qua các khoa học chuyên ngành, hoạt động ngoại khóa ôn lại truyền thống lịch sử, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên là nâng cao nhận thức (chiếm 72%); cách thức và các biện pháp bảo vệ môi trường là công cụ để ý thức được thực thi vào trong thực tiễn (chiếm 18%). https://lop6.edu.vn/

71 Biểu đồ 3.1: Tầm quan trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. 3.4. Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.4.1. Chú trọng việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hình thức tổ chức lớp học, khóa học phù hợp đặc thù sinh viên từng chuyên ngành đào tạo. GDYTBVMT cho sinh viên có thể được thực hiện theo 3 nhóm hình thức cơ bản: nghiên cứu và vận dụng lý luận khoa học về bảo vệ MT; hình thức truyền bá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ MT; truyền đạt những tri thức khoa học MT cho sinh viên thông qua việc tổ chức lớp học, tổ chức các khóa bồi dưỡng, thành lập các câu lạc bộ MT của sinh viên, viết báo, đăng bài trên các trang web, đài phát thanh dành cho sinh viên, tổ chức hội diễn hoặc các cuộc thi, tổ chức hoạt động tình nguyện,.. hình thức cổ động tính tích cực, tự giác của sinh viên với việc bảo vệ MT (sử dụng panô, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức lễ hội, chiếu phim, diễu hành, thi vẽ tranh cổ động vì MT,...) Với hình thức giáo dục thông qua việc tổ chức lớp học, GDYTBVMT cho sinh viên có thể được tiến hành với những phương thức sau: 72% 18% Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Hoàn thiện phầm chất cho sinh viên Làm nên nét đẹp trong văn hoá học đường Là cách thức và biện pháp bảo vệ môi trường https://lop6.edu.vn/

72 Bổ sung môn học hoặc chuyên đề về MT, BĐKH vào chương trình đào tạo đại học bắt buộc, có kiểm tra đánh giá theo quy định chung. Hình thức này sẽ giúp cung cấp tri thức về mặt lý thuyết cơ bản khá đầy đủ và có hệ thống. Việc này có thuận lợi nhất định để thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục không quy định khung chương trình chung cho tất cả các trường đại học, chỉ quy định thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức tối thiểu, các trường có thể tự linh hoạt xây dựng chương trình. Do đó, mỗi trường có khung chương trình khác nhau, mềm dẻo hơn, đa dạng hơn, sao cho đảm bảo đạt yêu cầu về năng lực người học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc bổ sung môn học về MT - BĐKH vào chương trình đào tạo đại học cũng gặp phải khó khăn do: mỗi trường có định hướng mũi nhọn khác nhau trong đào tạo cung cấp nhân lực đáp ứng các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Một số trường có đào tạo chuyên ngành về MT và các ngành liên quan thì dễ dàng thực hiện việc này. Một số trường khác thì không thực hiện được. Mặt khác, cùng với xu hướng giảm tải, tránh dàn trải, thời gian đào tạo ở các trường chuyên nghiệp rút ngắn hơn so với trước và có trọng tâm trọng điểm, tập trung tăng thời lượng học chuyên ngành chuyên sâu,... thì việc đề xuất xây dựng thêm những môn học bắt buộc về MT là điều khó thực hiện ở nhiều trường. Xây dựng hệ thống các môn học tự chọn, chuyên đề tự chọn bổ sung kiến thức về MT trong chương trình đào tạo hoặc lồng ghép nội dung GDYTBVMT trong các môn học khác. Việc GDYTBVMT nếu không thể thực hiện thông qua các môn học bắt buộc thì vẫn cần phát huy vai trò của hình thức giáo dục trên lớp với các môn học tự chọn hoặc lồng ghép vào các môn khác trong chương trình đào tạo. Hầu hết các môn học đều có thể lồng ghép nội dung GDYTBVMT và chủ động ứng phó với BĐKH. Chẳng hạn, sinh viên theo ngành đào tạo xây dựng, kiến trúc cần được trang bị những nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng đảm bảo không gây lãng phí tài nguyên, tận dụng được các yếu tố thuận lợi của MT tự nhiên, đồng thời công trình có khả năng chống chịu cao trước những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu. Như vậy, sự tích hợp này khác với quá trình giáo dục tích hợp đã thực hiện ở https://lop6.edu.vn/

73 chương trình phổ thông. Việc tích hợp nội dung giáo dục về MT trong nhà trường phổ thông phần lớn vẫn còn bị xem là nội dung phụ, chưa được chú trọng. Quá trình dạy và học nội dung này ở các trường phổ thông còn đối phó; thường không gắn với bài thi hoặc kiểm tra, phần lớn tổ chức dưới hình thức ngoại khóa. Do đó, việc lồng ghép nội dung GDYTBVMT trong nhà trường đại học cũng cần phải được đánh giá thông qua các sản phẩm và đặt ra yêu cầu cụ thể đối với các bài thi, kiểm tra của sinh viên. Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra được phát triển thêm những nội dung vận dụng thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả GDYTBVMT. Hình thức lồng ghép nội dung GDYTBVMT vào giảng dạy các môn học sẽ thuận lợi cho tính chất đào tạo liên ngành, đa ngành, không đòi hỏi việc sắp xếp lại khung chương trình. Tuy nhiên lại gặp khó khăn lớn là phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thậm chí phải tuyển dụng bổ sung để đáp ứng yêu cầu mới và khó khăn trong việc quản lý, đánh giá đội ngũ giảng dạy trong quá trình hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép. Ngoài ra, đội ngũ quản lý giáo dục cũng phải thường xuyên được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này để GDYTBVMT có kết quả tốt.Bên cạnh hình thức GDYTBVMT thông qua các môn học trong nhà trường, chúng ta cần kết hợp với các hoạt động ngoại khóa. Những hình thức giáo dục này cần được phối hợp vận dụng một cách linh hoạt để hỗ trợ, bổ sung cho nhau giải quyết một số khó khăn nêu trên. Giáo dục ngoại khóa có ưu điểm là sinh động, gắn liền với thực tiễn, dễ tiếp thu, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác dụng rèn luyện nhận thức, thái độ. Tuy nhiên, bản thân GDYTBVMT cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa cũng có trở ngại là không thực hiện được liên tục, không có tính hệ thống và thường phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động bên ngoài khác (chủ thể tổ chức, kinh phí, địa điểm, thời gian,…).

3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện mô hình câu lạc bộ sinh viên phát triển kỹ năng về bảo vệ môi trường.

Xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động câu lạc bộ sinh viên là một trong những giải pháp quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên, https://lop6.edu.vn/

74 giúp bổ sung, phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho họ. Cùng với chủ trương đổi mới giáo dục đại học “phát triển giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực” và “lấy người học làm trung tâm”, việc khuyến khích thành lập, phát triển các mô hình câu lạc bộ sinh viên cả số lượng lẫn chất lượng góp phần tăng tính chủ động trong việc tự giáo dục và định hướng nghề nghiệp của chính sinh viên. Câu lạc bộ vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động nhằm hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập và cuộc sống hàng ngày sinh viên, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của họ. Câu lạc bộ là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của sinh viên, tạo MT cho các sinh viên có sở thích và năng khiếu được bộc lộ, phát triển; định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho sinh viên trưởng thành về mọi mặt; giúp củng cố khối đoàn kết sinh viên thông qua các nhóm hoạt động cơ bản (học tập ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, văn hoá văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội, tình nguyện,...); nâng cao bản lĩnh chính trị; giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, truyền thống dân tộc cho sinh viên. Phát triển mô hình câu lạc bộ sinh viên làm tăng tính hấp dẫn và phát huy vai trò to lớn của hoạt động Đoàn, Hội sinh viên với việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tích cực của thanh niên, đồng thời hạn chế kịp thời biểu hiện suy thoái, lệch lạc trong giới trẻ. 3.4.3. Phát huy vai trò của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học. Với mỗi hình thức, phương pháp giáo dục khác nhau thì yêu cầu sử dụng phương tiện giáo dục khác nhau. GDYTBVMT cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học thì cần đến việc ứng dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy. GDYTBVMT cho sinh viên thông qua các hình thức chính khóa, hoạt động khác thì cần quá trình ứng dụng sáng tạo các phương tiện, công nghệ theo từng hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định. Thứ nhất, GDYTBVMT cho sinh viên gắn với hoạt động dạy học thì cần phát huy vai trò của những phượng tiện dạy học ngày càng hiện đại. Ví dụ: Bảng https://lop6.edu.vn/

75 viết (Bảng phấn, bảng phoocmica trắng), bảng giấy lật, bảng ghim, máy chiếu hắt (overheat), Projecter (phương tiện với sự trợ giúp của máy tính chương trình Powerpoint), hệ thống loa, mic, màn hình tương tác treo tường (smart touch),… Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tiện cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hoá nội dung giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu dễ dàng, tạo sự chú ý và tham gia học tập một cách chủ động tích cực, cải thiện khả năng nhớ. Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy vấn đề còn lại là giảng viên phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. Nếu khi giảng viên chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của các phương tiện và chưa biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đại thì chính phương tiện dạy học hiện đại đó sẽ phản tác dụng. Thành công của buổi học suy cho cùng phụ thuộc vào người giảng viên, giảng viên đừng tự đánh mất mình sau những phương tiện hiện đại đó. Vì bài giảng muốn thành công hay không, phụ thuộc đồng thời các yếu tố sau: Lòng yêu nghề, say sưa sáng tạo, nghiên cứu, tìm hiểu trong nghề nghiệp; kiến thức của giáo viên; phương pháp sư phạm; kỹ năng sử dụng phương tiện dạy và học. Thứ hai, GDYTBVMT thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, hoạt động câu lạc bộ sinh viên thì cũng cần phát huy hiệu quả của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Trường đại học hiện nay đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điện tử. Do đó, trên trang web của trường cần thường xuyên cập nhật thông tin cần thiết, bổ ích về MT, về hoạt động bảo vệ MT để cung cấp và khuyến khích, cổ vũ sinh viên tham gia. Ngoài ra, trường Đại học Nội vụ cần có sự đầu tư cho công tác truyền thông MT do phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Ban quản lý ký túc xá, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên làm nhiệm vụ phát thanh, biên tập bản tin phát sóng trực tiếp. Điều này vừa giúp đời sống tinh thần sinh viên phong phú hơn, vừa giúp sinh viên tiếp cận thông tin một cách chính thống, đúng đắn, nhanh và sinh động hơn. Ngày nay, tuy việc đọc báo in đối với sinh viên còn rất hạn chế nhưng tỷ lệ những người thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, mạng internet và mạng xã hội lại phổ biến. Hiện tượng này vừa phản ánh những thuận lợi trong công tác tuyên truyền GDYTBVMT, cũng vừa gây nên https://lop6.edu.vn/

i giúp nâng

nhận thức, tác động đến tình

thế giới ảo, mặt khác, những phương tiện truyền thông

ện

ảm và thúc

niên hành

76 khó khăn nhất định. Trong giáo dục sinh viên, trên tinh thần tôn trọng một thực tế khách quan đang diễn ra tất yếu của nhu cầu cao về sử dụng các ứng dụng hiện đại, trường cần nắm bắt kịp thời để định hướng nhận thức, quản lý thông tin chặt chẽ hơn, hướng dẫn họ cách khai thác thông tin một cách hiệu quả. Có như vậy, sinh viên mới không sa lầy vào một hi đạ cao c gi c thanh động mạnh mẽ hơn để bảo vệ MT. 3.5. Giải pháp về điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.5.1. Tạo lập môi trường giáo dục tốt cho giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phát huy mặt tích cực của ý thức bảo vệ môi trường ở sinh viên. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, muốn giải thích các hiện tượng thuộc lĩnh vực ý thức xã hội hoặc phát triển ý thức xã hội thì cần xây dựng, cải tạo tồn tại xã hội tốt. Do đó, GDYTBVMT nói riêng và giáo dục con người nói chung là quá trình gắn liền với mục tiêu phát triển ý thức con người nên luôn đòi hỏi phải xây dựng một MT giáo dục lành mạnh. MT giáo dục sinh viên cần đảm bảo tính thống nhất giữa môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. GDYTBVMT từ gia đình tạo nền tảng gốc quan trọng cho mỗi người. Quá trình này có thể diễn ra thường xuyên và đồng thời cùng việc giáo dục nhiều mặt khác, gắn với tất cả các hoạt động sống, sinh hoạt thường ngày của thành viên trong gia đình. Việc nâng cao YTBVMT thường phải bắt đầu từ việc hình thành nên những thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học: từ việc rèn luyện lối sống gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp nơi ở; sinh hoạt, ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe; cho tới việc thích hướng vào những hoạt động có ý nghĩa mang lại giá trị mới như: trồng hoa cây cảnh trang trí ngôi nhà, yêu quí vật cưng, tham gia hoạt động dã ngoại hòa mình vào thiên nhiên, du lịch sinh thái,... Để hình thành nên những thói quen tốt từ nhỏ, vai trò của những người lớn tuổi (ông bà, cha mẹ) trong gia đình là hết sức quan trọng. Họ uốn nắn, rèn rũa và bằng tình yêu thiên nhiên của mình hướng cho con trẻ cũng biết yêu thương, biết bảo vệ MT sống xung quanh. Do đó, họ là những người cũng cần phải được nâng cao YTBVMT, cần gương mẫu thực hiện. Có như vậy, MT giáo dục trong gia đình vừa giúp con người kế thừa được những giá trị https://lop6.edu.vn/

77 truyền thống tốt đẹp vừa không ngừng tiếp thu các giá trị mới của lối sống văn minh, hiện đại. Đối với giới trẻ, ngoài MT giáo dục gia đình, MT giáo dục trong nhà trường có vai trò to lớn. Nhà trường vẫn thường là nơi chuẩn mực, tạo điều kiện cho người học không chỉ được trang bị tri thức khoa học về MT, còn là nơi tổ chức, khuyến khích các hoạt động bảo vệ MT. Khuôn viên trường học càng được cải tạo sạch đẹp, hiện đại; giảng đường lớp học, phòng thí nghiệm và các trang thiết khác càng phong phú, tiện nghi thì càng nhắc nhở sinh viên phải biết tôn trọng, chấp hành quy định chung về bảo vệ MT, tạo điều kiện tốt để kết nối họ với tình yêu không gian xanh, không gian mở; nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên và tinh thần trách nhiệm với MT. Chúng ta phải không ngừng xây dựng trường học trở thành “MT giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực”. Trong giáo dục, sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết. Giáo dục trong nhà trường sẽ không thể đạt mục tiêu nếu giáo dục gia đình và xã hội bị xem nhẹ.Trách nhiệm của nhà trường trong GDYTBVMT là cung cấp kiến thức khoa học, hướng dẫn người học tìm kiếm tri thức theo các chuẩn mực đúng đắn mà thực tiễn yêu cầu; còn thói quen, tình cảm, chuẩn mực hành vi tích cực con người có được thì chủ yếu từ quá trình sống trong cộng đồng và chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và xã hội. Một xã hội văn minh là điều kiện tuyệt vời cho việc củng cố YTBVMT. Do đó, chúng ta cần phải có kế hoạch, nội dung, chương trình phù hợp với giáo dục cho toàn xã hội, trên cơ sở kết hợp hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm hình thành cộng đồng có trách nhiệm cao với MT. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đợi cho tới khi có xã hội văn minh thì mới thể có YTBVMT tốt. Trái lại, chính YTBVMT hình thành một cách tự giác mới có thể góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tức khi đó, xã hội con người không chỉ được cải tạo để có điều kiện vật chất đủ đầy hiện đại mà quan trọng là con người biết ứng xử văn minh với nhau và với MT sống. Để rồi, điều đó lại tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố YTBVMT cho các thế hệ mai sau. 3.5.2. Huy động nguồn vốn xã hội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học. Nhiệm vụ bảo vệ MT là nhiệm vụ của toàn dân. Chương trình “Toàn dân https://lop6.edu.vn/

78 tham gia bảo vệ MT” được Chính phủ ưu tiên thực hiện có mục tiêu tổng quát là huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia, từ quản lý, giám sát, nâng cao nhận thức đến thay đổi hành vi của cộng đồng; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, phản biện cho các quyết định có liên quan đến vấn đề bảo vệ MT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, thực hiện chương trình này cũng là quá trình thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và huy động nguồn vốn bảo vệ MT. Trong đó, việc xã hội hóa bảo vệ MT qua đầu tư và tài chính góp phần đa dạng hóa các nguồn đầu tư là rất quan trọng. Kinh phí để thực hiện những nội dung, nhiệm vụ của chương trình được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn vốn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài, cùng các nguồn vốn hợp pháp khác. GDYTBVMT góp phần không nhỏ trong chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ MT”, để đạt hiệu quả thì cần phải sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư, nguồn vốn xã hội. Trước hết, điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và ngân sách thực hiện bảo vệ MT phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ MT trong tình hình mới, nhằm đem lại kết quả tích cực. Do đó, chúng ta cần: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các trang thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm; quản lý một cách khoa học tài liệu, báo chí, thiết bị tra cứu trong thư viện. - Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh; tránh lãng phí trong tổ chức hoạt động phong trào, tổ chức kỷ niệm, ngày lễ. Quản lý chặt chẽthu chi đối với các nguồn kinh phí huy động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và thực hiện công khai tài chính. Xây dựng quy định thưởng phạt xứng đáng, chi khen thưởng phù hợp với những đóng góp cho công tác GDYTBVMT nhằm động viên, khuyến khích công hiến cho hoạt động bảo vệ MT. Có lộ trình tích lũy để duy trì nguồn vốn nhằm duy trì hoạt động GDYTBVMT thường xuyên, liên tục. GDYTBVMT nếu không thực hiện được thường xuyên thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. https://lop6.edu.vn/

Trong những năm qua, GDYTBVMT cho sinh viên đại học đã được quan tâm và đạt một số kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế làm cho hiệu quả của hoạt động giáo dục chưa thực sự cao, đồng đều các mặt. Để tăng cường hơn nữa GDYTBVMT cho sinh viên, chúng ta cần chú trọng quán triệt các quan điểm: GDYTBVMT cho sinh viên phải bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về MT và bảo vệ MT trong thời kỳ mới; GDYTBVMT cho sinh viên đại học phải dựa trên quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay; GDYTBVMT cho sinh viên đại học phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trường học với cơ quan, ban ngành có liên quan; GDYTBVMT cho sinh viên phải phối hợp với giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ MT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở xây dựng phương hướng cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên, tác giả đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục, góp phần hình thành văn hóa MT trong sinh viên hiện nay. Các giải pháp có căn cứ cơ sở lý luận khoa học, căn cứ từ quá trình đánh giá thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội và căn cứ vào các yếu tố tác động đến quá trình GDYTBVMT, do đó tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn của sinh viên và điều kiện của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống các giải pháp gồm 5 nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ thể giáo dục; thực hiện đa dạng các hình thức giáo dục, đồng thời sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục; phát huy vai trò tự giáo dục của sinh viên; tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện và các nguồn lực cho hoạt động GDYTBVMT. Nội dung các giải pháp đã được cụ thể hóa, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình vận dụng vào thực tiễn https://lop6.edu.vn/

79 Tiểu kết chương 3

80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Bảo vệ MT, chủ động ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền vững. GDYTBVMT là nội dung trọng tâm, đồng thời cũng là biện pháp được chú trọng hàng đầu để quá trình bảo vệ MT có hiệu quả, vì thế mà rất cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung sức của toàn dân. GDYTBVMT cho mỗi bộ phận xã hội có ý nghĩa nhất định. Trong đó, GDYTBVMT cho sinh viên có ý nghĩa lớn, góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp bảo vệ MT hiện tại và tương lai. GDYTBVMT cho sinh viên là một nội dung mới của công tác tư tưởng. GDYTBVMT cho sinh viên có những đặc trưng nhất định, khác với giáo dục về MT nói chung, khác với GDYTBVMT cho các bộ phận xã hội khác, đồng thời cũng có điểm phân biệt so với các nội dung giáo dục cơ bản thường được chú trọng trong công tác tư tưởng. GDYTBVMT cho sinh viên vừa kế thừa thành tựu đạt được của giáo dục bảo vệ MT từ các cấp học phổ thông, vừa khắc phục những hạn chế mà giáo dục học sinh phổ thông chưa đạt được. Mục đích cao nhất của GDYTBVMT cho sinh viên là nhằm hình thành và phát triển YTBVMT cho họ và khả năng thực hiện các hoạt động thực tiễn một cách mạnh mẽ trong việc bảo vệ MT, phát huy tính sáng tạo, tích cực của sinh viên, hỗ trợ cho việc đào tạo, rèn luyện nên những thế hệ lao động tương lai có trách nhiệm cao với MT. Như vậy, GDYTBVMT làm chuyển biến về nhận thức tư tưởng, tình cảm, niềm tin, chuẩn mực giá trị, ý chí, từ đó làm chuyển biến trong hành động của sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ MT. Hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên khi tiếp cận theo góc độ khoa học công tác tư tưởng được xem xét một cách có hệ thống trong chỉnh thể chặt chẽ gồm: chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Trên cơ sở quán triệt quan điểm định hướng của Đảng, hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên được các trường đại học và học viện trên địa bàn Hà Nội https://lop6.edu.vn/

81 giành sự quan tâm không nhỏ, nhờ đó đạt được nhiều kết quả tích cực bước đầu, góp phần nâng cao YTBVMT cho thế hệ trẻ. YTBVMT của sinh viên là biểu hiện rõ nét kết quả của quá trình GDYTBVMT cho sinh viên. Đánh giá YTBVMT của sinh viên là góp phần làm rõ hơn những ưu điểm, hạn chế của hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Bên cạnh những kết quả đạt được, GDYTBVMT cho sinh viên vẫn còn một số hạn chế nhất định về các mặt khiến cho hiệu quả của hoạt động GDYTBVMT chưa cao. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Phân tích những nội dung này, bài nghiên cứu cũng đồng thời chỉ rõ một số vấn đề đặt ra cần được giải quyết để tăng cường hơn nữa GDYTBVMT trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đó là những mâu thuẫn đối với chủ thể giáo dục, đối tượng được giáo dục; mâu thuẫn giữa yêu cầu của nội dung với điều kiện để thực hiện nội dung; mâu thuẫn trong quá trình lựa chọn, vận dụng hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục. Qua việc đánh giá thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học, bài nghiên cứu xác định bốn quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Trong số các giải pháp, việc tập trung vào nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của chủ thể công tác giáo dục có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Các chủ thể của quá trình giáo dục và tự giáo dục là nhân tố hàng đầu xác định mục tiêu trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức cho phù hợp đối tượng giáo dục. Việc thực hiện các nhóm giải pháp cần tiến hành phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả GDYTBVMT nhằm góp phần tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại trong nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi sinh viên đối với MT. Có như vậy, hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học mới thực sự phát huy được vai trò với sự nghiệp giáo dục nói riêng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước bền vững nói chung. https://lop6.edu.vn/

82 2. Khuyến nghị Giáo dục YTBVMT cho sinh viên là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống quá các hoạt động từ thiện và các mối quan hệ nhằm hình thành giá trị yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của chính chúng ta, thể hiện ý thức, nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống xunh quanh mỗi chúng ta, từ đó có những hành động đẹp, văn minh để bảo vệ môi trường sống. Giáo dục YTBVMT cho sinh viên là sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Cụ thể hơn, giáo dục YTBVMT cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội là quá trình vận động, động viên, khuyến khích, thu hút và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục cho sinh viên từ xây dựng mục tiêu, nội dung đến triển khai hình thức, phương pháp giáo dục và hỗ trợ, tương trợ các nguồn lực về trang thiết bị đến tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, nghiên cứu văn bản pháp lý ở Việt Nam về giáo dục YTBVMT cho sinh viên, nhóm tác giả đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị dưới đây: Thứ nhất, đề nghị ngành giáo dục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên về giáo dục YTBVMT nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục YTBVMT trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, khắc phục những hạn chế khi tích hợp về giáo dục YTBVMT trong giảng dạy như: lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, thông tin giáo dục về môi trường mang tính lý thuyết suông, quá hàn lâm,… Thứ hai, các cấp quản lý giáo dục trong nhà trường phải quan tâm thường xuyên đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục YTBVMT nên coi đó như một hoạt động chuyên môn trong trường. Bên cạnh đó, cần nghiêm khắc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục YTBVMT; đồng thời chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên. https://lop6.edu.vn/

83 Thứ ba, để công tác giáo dục YTBVMT có tính khả thi, nhà trường cần huy động mọi nguồn lực trong ngành giáo dục và xã hội từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về: ánh sáng, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn. Thứ tư, công tác tuyên truyền và giáo dục YTBVMT nhà trường cần phải trang bị: phim tư liệu, tranh ảnh, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường, xây dựng vườn trường, góc sinh thái,… Thứ năm, công tác bảo vệ môi trường có trở thành hiện thực hay không, có được duy trì một cách bền vững hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào công tác giáo dục ý thức cho sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhóm tác giả rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường tích cực hơn nữa, ủng hộ vật chất và tinh thần để công tác giáo dục YTBVMT trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, góp phần tạo môi trường xanh sạch đẹp; để việc bảo vệ môi trường dần dần trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể. https://lop6.edu.vn/

84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quý An (1993), "Một năm sau Rio-92", Tạp chí Thông tin môi trường, (3). 2. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1994), Toàn tập, T.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Các Mác, Phridrich Ăngghen, Toàn tập, Tập 32, xuất bản lần 2, Matxcova, tr.45. 7. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.39, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 8. Đỗ Mười (1997), "Xây dựng Nhà nước và Quốc hội thật sự của dân do dân và vì dân, hoạt động có hiệu quả", Tạp chí cộng sản, (19).

9. Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền”. Nghiên cứu luận giải mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ MT dưới góc độ triết học, từ đó nêu lên các điều kiện và giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển lâu bền trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. 10. Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), “Bảo vệ MT Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại” 11. Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sĩ triết học, Viện triết học”, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. https://lop6.edu.vn/

85 13. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay (Kỷ yếu hội thảo)”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Thành Nghị (chủ biên) (2005), “Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục (2006),“Tập bài giảng giáo dục đại học dành cho các lớp bồi dưỡng giảng viên các trường đại học, cao đẳng (lưu hành nội bộ)”, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), “Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 20. An Như Hải,Nguyễn Thị Thơm (2011), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường”. 21. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), “Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu”. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam 22.(VACNE). Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 23. Vũ Dũng (2011), “Đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay, Lý luận và thực tiễn”,Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 24. Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng (2011), “Đạo đức môi trường”, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 25. Phạm Anh (2012), “Những vấn đề bảo vệ môi trường mà người dân cần biết” 26. Lê Thanh Vân (2012) trong cuốn “Con người và môi trường”. 27. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2012), “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước https://lop6.edu.vn/

86 biển dâng cho Việt Nam”. 28. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”, Nxb. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt 29.Nam.B ộ y tế (2012), “Báo cáo tình hình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam từ 2008 2012”. 30. Lương Ngọc Vĩnh (2012), Luận án tiến sĩ chính trị học, “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay”. 31. Lê Văn Khoa (2013), “Môi trường và phát triển bền vững”, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 32. Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương (2013) “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” 33. Đỗ Thị Ngọc Lan (2013) trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người”. 34. Nguyễn Minh Quang (2013), “Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, MT”. Các công trình phân tích việc bảo vệ MT dưới nhiều góc độ: quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề cao vai trò của đạo đức MT, nghiên cứu các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai. 35. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013), “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Trần Quốc Tỏ (2013), “Bảo vệ môi trường thủ đô trong thời kỳ hội nhập Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Công an nhân dân, tr.80 81. 37. Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2015), “Một số bệnh, dịch liên quan đến ô nhiễm môi trường”, Nxb. Khoa học, kỹ thuật. https://lop6.edu.vn/

87 38. Luật bảo vệ môi trường (2015), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Lương Khắc Hiếu (2017), “Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (sách chuyên khảo)”, Nxb. Lý luận chính trị. https://lop6.edu.vn/

88 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Để chuẩn bị các luận cứ cho việc xây dựng Đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, nhóm chúng tôi xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến về các nội dung sau, bằng cách đánh dấu √ vào ô hoặc đánh số thứ tự1, 2,3… ứng với những phương án mà anh chị ưu tiên tán thành. Đối với những câu hỏi mở, xin anh/chị ghi rõ ý kiến của mình. Những ý kiến chân thành và thẳng thắn của quý anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào việc Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội. Những thông tin anh/chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho việc xây dựng đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, không được sử dụng cho các mục đích khác. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của quý anh/chị! A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI 1. Họ và tên: ……………………………………….......................... 2. Tuổi: ……….…………….…………………................................ 3. Giới tính:NNam ữ 4. Quê quán: ……………………………................................. 5. Dân tộc: 6. Đơn vị học tập:………………………….............................Mã phiếu: https://lop6.edu.vn/

89 7. Trình độ học vấn (tính theo trình độ cao nhất): a) Đại học b) Cao Đẳng c) Cao đẳng liên thông d) Khác (ghi rõ) B. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội . 8. Anh/chị hãy cho biết tầm quan trọng trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên nằm ở ? a) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường b) Hoàn thiện phẩm chất trong sinh viên c) Làm nên nét đẹp trong văn hóa học đường d) Là cách thức và biện pháp bảo vệ môi trường 9. Anh/chị tham gia hoạt động để bảo vệ môi trường với tần suất?? a) Không tham gia b)1 3 lần/ 1 tháng c) 3 6 lần/ 1 tháng d) Nhiều hơn(ghi rõ tần suất) 10. Anh/chị cho biết mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức? a) Nghiêm trọng b) Bình thường c) Không nghiêm trọng d) Chỉ nghiêm trọng vài nơi ••• •• • • https://lop6.edu.vn/

90 11. Anh chị có quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu? a) Rất quan tâm b) Bình thường c) Không quan tâm 12. Anh/chị cho biết lĩnh vực hoạt động chủ yếu của con ngƣời gây nên ô nhiễm MT ? a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp b) Hoạt động sản xuất công nghiệp c) Hoạt động sinh hoạt tiêu dùng 13. Theo Anh/chị, nghĩ vào về việc làm gây ảnh hưởng đến môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ? a) Phản đối quyết liệt b) Bất bình nhưng chưa dám lên án c) Bình thường d) Làm lơ như không biế

t 14. Anh/chị thường bảo vệ môi trường bằng những cách nào? a) Trồng nhiều cây xanh b) Không vứt rác bừa bãi ra môi trường c) Sử dụng tiết kiệm nước d) Sử dụng ít túi nilon e) Khác (ghi rõ) ……………………………………………...........................................................................………............................ ............................................. •••••• •••••• •• •• https://lop6.edu.vn/

•• •• •• •• •• •••••• https://lop6.edu.vn/

91 15. Anh/chị thường tham gia những hoạt động liên quan đến môi trường do đơn vị , tổ chức nào phát động ? a) Do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức b) Tổ chức của địa phương c) Tổ chức phi chính phủ d) Tổ chức khác 16. Mục đích tham gia hoạt động bảo vệ môi trường của anh/chị là ? a) Vì yêu thiên nhiên b) Vì hiểu rõ trách nhiệm c) Vì thành tích d) Lý do khác 17. Anh/chị, quan tâm như thế nào đến nhu cầu giáo dục kỹ năng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên? a) Rất quan tâm b) Bình thường c) Không quan tâm d) Khác,… 18. Theo anh/chị, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên,thì những phương pháp nào là hiệu quả và cần thiết? …………………………........................................................................... Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian hoàn thiện phiếu thu thập thông tin này. Những điều anh/chị cung cấp là những thông tin quan trọng để giúp nhóm chúng tôi hoàn thiện đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ” và những thông tin này không sử dụng cho mục đích khác. Nhóm chúng tôi chân thành cảm ơn!

92 Chi đoàn viên chức cùng thực hiện công trình “Tái chế lốp xe” sau mỗi ngày kết thúc giờ làm việc. (Nguồn:Page Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội) https://lop6.edu.vn/

93 Công trình "từ rác thải đến sân chơi” (Nguồn:Page Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội) https://lop6.edu.vn/

94 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. (Nguồn: Page Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội) https://lop6.edu.vn/

95 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. (Nguồn: Page Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội) https://lop6.edu.vn/

96 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang tháng 7 năm 2018. (Nguồn: Page Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội) https://lop6.edu.vn/

97 Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” tháng 10 năm 2019 tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. (Nguồn: sinh viên) https://lop6.edu.vn/

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.