35 minute read

Biểu đồ 2.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay

giáo dục, học tập, không xá định được mục tiêu, ký tưởng sống của bản thân dẫn đến việc học bỏ dở và tin vào những điều mê tín không hợp pháp như: Hội thánh đức chúa trời, pháp luân công, ... làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội, gây ảnh hưởng đến môi trường học đường, gây mất trật tự an toàn xã hội. Điều đó cho thấy sinh viên cần nhận thức rõ mục đích và lý tưởng sống là phấn đấu học tập để góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời làm giàu cho bản thân và gia đình. Đa số sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là những người sống có hoài bão, lý tưởng sống qua việc xác định rõ mục tiêu học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, tích cực tham gia các hoạt động của trường, vì vậy đại đa số sinh viên cho rằng học tập là “ để cống hiến nhiều hơn cho xã hội” chiếm 19%. Bên cạnh đó có ít sinh viên chưa xác định rõ mục đích và.ký tưởng sống dẫn đến số ít sinh viên trong trường chưa phát huy hết khả năng, sức sáng tạo của tuổi trẻ, có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, dễ sa vào các tệ nạn xã hội. [38, tr.88-90]

68% 13%

Advertisement

19%

Có lòng yêu nước

Sống có hoài bão, Lý tưởng

Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước

Biểu đồ 2.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay

Để phát huy hết vai trò giáo dục đạo đức, tư tưởng cho sinh viên ngày nay. Yêu cầu đặt ra đó là gia đình, nhà trường và xã hội cần phải tích cực truyền

đạt những giá trị văn học truyền thống tốt đẹp, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh trong thời kỳ hội nhập, nhằm giáo dục cho sinh viên là người “ đủ Đức, đủ Tài” theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, sinh viên cần tích cực phát huy khả năng trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học tại trường, thể hiện được sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, tạo ra mục tiêu, hướng đi mới cho bản thân; tạo dựng niềm tin vào Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao sự hiểu biết về vai trò giáo dục đạo đức cho sinh viên được Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong bản Di chúc để thế hệ trẻ, sinh viên ngày nay biết rõ, hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

2.1.1. Một số kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Họ tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng. Đối với mỗi sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và cần làm thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân có ích của đất nước Việt Nam và làm theo lời dạy của Bác : “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.Và từ rất sớm người đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo đối với sự trường tồn của đất nước- bác nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội, là tương lai của đất nước”. Nhà trường luôn phát động phong trào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tư tưởng và

phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “sánh vai với cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần: Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha để chúng ta có non song, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. Ngày nay chúng ta luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của sinh viên dưới hình thức trực tiếp, gián tiếp và khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc... của sinh viên. Ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo khó, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Mỗi sinh viên luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết tương thân tương ái trong nhà trường; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi ý đồ xấu. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính. Sinh viên Nội Vụ là nguồn nhân lực dự bị của Đảng luôn phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc học tập, có quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta, biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, học tập, công tác, hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, phải nêu cao trách nhiệm của sinh viên, không tham lam, ích kỉ, vụ lợi. Nhà trường thực hiện dạy và học đúng lời dạy của bác: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Những phẩm giá đó là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ đối với chính mình được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là: tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức, phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm...Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì hăng hái. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng

các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển. Còn Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, phấn đấu vì hòa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của sinh viên nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng noi theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực. Một là, phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Hai là, tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Thông qua các hoạt động thiện nguyện, hiến máu, giải cứu và giúp đỡ các bác nông dân đã khẳng định thêm giá trị của sinh viên Trường đại học Nội Vụ trong những khoảng thời gian khó khăn đầy biến động và thách thức hiện nay. Không chỉ nói sinh viên mà phải kể đến hoạt động quan tâm của cấp Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đưa ra được các phương án hữu ích, đảm bao an toàn và làm theo chỉ đạo của cấp trung ương về việc phòng chống dịch covid hiệu quả. Cả nhà trường và sinh viên đều tuân thủ các khuyến cáo của bộ y tế khiến cho chiến dịch phòng chống dịch covid của dất nước ta thành công được cả thế giới ngưỡng mộ với thành tích không có ca bệnh nhất chết bởi dịch. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế tồn tại và thông qua điều tra một bộ phận sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Ví dụ như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia lái xe vẫn còn một số bạn sinh viên không chấp hành đúng, việc đi học muộn với nhiều lý do không đúng, bỏ tiết học không tham gia đầy đủ...Một số bạn sinh viên luôn không tham gia các hoạt động chung của toàn trường, không có sự tham gia nhiệt tình các buổi văn nghệ chào mừng của nhà trường như buổi hoạt

dộng chào mừng các em tân sinh viên, buổi hướng nghiệp trong tương lai của trường. Thêm vào đó còn có mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim ảnh, internet, sách báo... đã tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên.

2.1.2. Hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố để ảnh hưởng tới việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhưng đa phần vẫn là do các lí do khách quan, đó có thể là những tác động của môi trường, thế giới bên ngoài, nhưng vẫn hơn cả và mang yếu tố quyết định nhất là từ ý chí, nghị lực của sinh viên, là tầng lớp cần được giáo dục và phát triển. Một là, những hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên bắt nguồn nhiều nhất vẫn là từ các công tác quản lý giáo dục chưa thực sự hiệu quả, các kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng như là ở các cấp đoàn thôn, xã, thành phố, tỉnh chưa thực sự sáng tạo, cụ thể để mà phù hợp với đặc điểm tình hình của thời đại mà vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự xây dựng chung của kế hoạch chuyên môn; nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức chỉ còn ở mức tốt nhưng việc thực hiện còn ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức còn chưa tốt, thanh thiếu niên còn chưa thấy được sự hiệu quả trong các phương pháp rèn luyện; còn chưa nhận thức được rõ vai trò của việc rèn luyện bản thân. Ý thức thực hiện những quy định, nội quy, chấp hành pháp luật còn chưa cao. Xuất những biểu hiện lệch chuẩn lối sống trong học sinh, sinh viên nói riêng và tầng lớp thanh thiếu niên nói chung đã cho thấy khoảng trống trong công tác giáo dục, bởi không ít nơi còn xem nhẹ việc dạy đạo đức, rèn nếp sống đẹp cho học sinh. Tuy nhiên, trong mối quan hệ sinh viên tại môi trường sư phạm, phải kể đến các tác động của ban Cán sự, ban Chấp hành của mỗi lớp mặc dù là các thủ lĩnh của lớp, chi Đoàn nhưng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác tư tưởng, giáo dục các giá trị đạo đức sâu rộng. Qua đó hiệu quả công tác giáo dục còn hạn chế, vẫn

còn mang tính định hướng chính trị, tính lý thuyết và sức thuyết phục chưa cao. Hai là, việc đổi mới hình thức, phương pháp công tác tư tưởng giáo dục đạo chưa thật mạnh mẽ chặt chẽ và mang tính đồng bộ; chưa bám sát tình hình và diễn biến tư tưởng của sinh viên trong lớp,… nên còn để xảy ra rất nhiều sai sót nghiêm trọng vi phạm quy chế trường học. Ba là, việc kiểm tra và đánh giá kết quả rèn luyện cá nhân của từng bộ phận thanh thiếu niên đôi khi chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính thúc đẩy, động viên, khuyến khích những tấm gương các cá nhân, tập thể có tấm gương rèn luyện tốt, đạo đức tốt, kỉ luật cao. Bốn là, về phía trách nhiệm của gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến việc giáo dục đạo đức phải kể đến là các bậc cha mẹ phối hợp tác với nhà trường để giáo dục sinh viên còn vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như việc luôn luôn suy nghĩ, quan tâm đến kết quả học tập, lao động của con mình như thế nào nhưng lại không khuyến khích, tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động trải nghiệm, các sự kiện làm phát triển kĩ năng cá nhân của bản thân…v.v, còn có nhiều bậc phụ huynh coi việc giáo dục đạo đức chỉ là trách nhiệm dành cho nhà trường…… Năm là, vai trò trọng yếu trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đó là tính gắn kết, phối hợp giữa các đơn vị hay cụ thể là các phòng, ban thực sự còn thiếu tính đồng bộ điều này thể hiện nhiều nhất ở việc thực hiện Điều này thể hiện nhiều nhất trên tinh thần thực hiện các văn bản, hướng dẫn thực hiện các công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng còn thực hiện chưa triệt để, nhiều khâu thực thiện còn mang tính hình thức mà không chú trọng đặc biệt tới nội dung, kết quả thực hiện, chưa nhận thức được vai trò đạo đức, lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ cũng như là kết quả học tập của sinh viên vì thế những kết quả đem lại không hiệu quả và đạt được theo yêu cầu.. Sáu là, việc tổ chức, hoạt động của các CLB, Sinh viên xung kich trong nhà trường còn đôi lúc chưa có sự chủ động và mang tính sáng tạo, khi hoạt động mà sinh viên không nhận lại được những kinh nghiệm, kĩ năng để phát triển bản thân, các hoạt động vẫn còn đi theo lối mòn không đem lại sự mới mẻ,

bổ ích, bài học kinh nghiệm...v.v Bảy là, đội ngũ thủ lĩnh của các CLB, Sinh viên xung kích còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm, kiến thức về việc quản lý các hoạt động nên đôi khi thiếu phù hợp trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên.

2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội 2.2.1. Nguyên nhân của các kết quả đạt được trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội đạt được những kết quả nêu trên là do những nguyên nhân sau: Một là, Đảng, Nhà nước thời gian qua đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết đúng đắn để định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng. Trong đó có các Chỉ thị, Nghị quyết như: Chỉ thị số 06-CT/TW (2006); Nghị quyết số 25-NQ/TW (2008); Chỉ thị số 03-CT/TW (2011); Chỉ thị 42-CT/TW (2015); Chỉ thị số 05-CT/TW (2016). Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đầu tư kinh phí cho hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học như: hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho các giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, đầu tư cho công tác đổi mới, biên soạn giáo trình, chương trình học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, Đảng ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đã nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Vì vậy, các tổ chức, đoàn thể đã có những hoạt động triển khai công tác này trong Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội như: xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên cơ sở tiếp thu sự chỉ đạo của Đảng bộ và có sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để triển khai thực hiện cho sinh viên. Ba là, Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chất lượng đội ngũ cán bộ

giảng dạy, quản lí giáo dục có phẩm chất và đạo đức, trình độ cao không ngừng được cải thiện và tăng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từng bước về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục. Bốn là, đại đa số sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội có lòng yêu nước, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Năm là, Hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp và các công trình quy mô giáo dục phát triển nhanh, đẩy mạnh thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thanh thiếu niên không ngừng được nâng cao. Sáu là, Công tác giáo dục và tuyên tuyền về giáo dục đạo đức hầu hết đã được nâng cao và có nhiều tiến bộ nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Nguyên nhân dẫn tới việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn tồn tại những hạn chế là do: Một là, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa chú trọng đúng mức tới công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Các hoạt động triển khai mang tính chất chung chung, không gắn cụ thể với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo, lãnh đạo chưa sát sao. Đồng thời, các tổ chức, đoàn thể, các trường thành viên trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau, sự phối hợp với gia đình và xã hội còn chưa chặt chẽ trong hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết của các tổ chức trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đối với hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên mang tính hình thức, không thường xuyên, có nhiều hoạt động tổ chức nhưng không có tổng kết, đánh giá. Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn mang tính chung chung, thiếu đồng bộ. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên chủ yếu thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung cần truyền tải và thời lượng học tập, hình thức, phương pháp giảng dạy chưa thu hút được sinh viên. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường chưa thiết thực, sức lan tỏa chưa cao, nặng về khẩu hiệu, tuyên truyền, thiếu các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho sinh viên để gắn học với hành, lý luận với thực tiễn. Do đó, các hoạt động này chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Thầy cô giáo chưa phát huy vai trò của mình trong việc định hướng nhân cách, chưa trở thành tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo. Nhà trường chưa phát huy được hết vai trò của tổ chức Đoàn và Hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, đặc biệt trong công tác tổ chức hoạt động tập thể hình thức phong phú, đa dạng thu hút được nhiều sinh viên tham gia nhằm làm cho họ có nhiều điều kiện tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Ba là, sự tác động của toàn cầu hóa và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường làm cho xã hội nước ta có nhiều biến đổi: lối sống thực dụng chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, danh lợi, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, bạo lực, tội phạm… Những mặt trái đó đã tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của sinh viên. Bốn là, sự thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên, dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận sinh viên. Sự suy thoái về đạo đức của sinh viên là do: Nhà trường chưa quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, Đoàn sinh viên, Hội sinh viên chưa phát huy được vai trò đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” thông qua sách báo, phim ảnh phản động, bạo lực, đồi trụy, hướng sinh viên theo các giá trị ngoại lai vốn xa lạ với truyền thống dân tộc, thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ

phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ trong đó có sinh viên Thực tế thông qua các hoạt động đã được tổ chức tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội như: hoạt động phòng chống ma túy, hoạt động thiện nguyện: “xây bếp ăn cho điểm trường mầm non” bản Suối Tôn, tỉnh Thanh Hóa, hoạt động hiến máu nhân đạo,…Nhóm tác giả nhận thấy các hoạt động của Đoàn trường phù hợp và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên của trường. Thế nhưng vẫn còn một số hạn chế như: hầu hết các hoạt động dựa trên tinh thần tự giác tham gia của sinh viên, nhưng chưa được tổ chức thực hiện hợp lý nên chưa thu hút được sự chú ý của nhiều thành phần sinh viên trong nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ để đáp ứng cho những hoạt động lớn có thể tổ chức tại trường nên một số trường hợp chỉ sinh viên đại diện lớp mới có thể tham dự.

Tiểu kết chƣơng 2

Thông qua phân tích thực trạng và nguyên nhân của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhóm tác giả đã đề cập được một số ưu điểm cũng như hạn chế của sinh viên. Đạo đức sinh viên trở nên yếu kém trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng hai nguyên nhân cơ bản cần phải khắc phục ngay đó là trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Giải quyết được các nguyên nhân cơ bản, thì các nguyên nhân khác không trở thành quá khó khăn và phức tạp. Cụ thể là nếu sinh viên được gia đình và nhà trường giáo dục để đủ khả năng làm chủ được mình thì đồng nghĩa với việc các em có khả năng “miễn nhiễm” với những tác động bên ngoài. Muốn làm được điều đó, nhà trường phải thể hiện vai trò là chủ xướng, gia đình phải có trách nhiệm phối hợp; mỗi giáo viên phải nhận thức và thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình. Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có ưu điểm năng động, sáng tạo tiếp thu các chuẩn mực mới của đất nước và trên thế giới. Thông qua khảo sát của chương 2 đại bộ phận sinh viên cơ bản giữ vững và trau dồi việc giáo dục đạo đức, có tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết nhân dân một lòng.Những ưu điểm đó được thể hiện qua sự kiện phòng chống dịch covid19 vừa qua như là ủng hộ góp gạo chia sẻ cho những hoàn cảnh chịu ảnh hưởng và khó khăn từ bệnh dịch, chia sẻ với bạn bè quốc tế và bạn bè nước láng giềng. Từ các hoạt động ý nghĩa mang đậm chất nhân văn trên đã khiến bạn bè thế giới được Việt Nam giúp có cái nhìn mới nhất về con người Việt Nam trên hết đó là đạo đức của người Việt Nam. Sau những ưu điểm tất yếu cũng còn tồn tại một số hạn chế trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của bộ phận nhỏ sinh viên. Vì vậy nhóm tác giả đề xuất hững giải pháp cụ thể để nâng cao, đổi mới và nêu gương nói riêng dành cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

3.1. Đổi mới phƣơng thức giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.

Hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo Trong quá trình giảng dạy và học tập các môn học, trong đó môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội học với tài liệu chính là “ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu khác cho sinh viên tiếp cận, học hỏi. Sinh viên có thể tìm kiếm, tiếp cận tài liệu về Hồ Chí Minh ở nhiều nguồn khác nhau như: sách, bảo, tạp chí, nghiên cứu khoa học, tại liệu trên mạng internet, các kênh sóng truyền hình,.... nhằm hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Nguồn tài liệu tham khảo về Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu, giúp cho sinh viên tích lũy và mở rộng kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình tìm tài liệu sinh viên cần có phương pháp tìm và sử dụng tài liệu, biết khai thác tài liệu hợp lý, có chọn lọc, đem lại hiệu quả cao trong quá trình học cũng như biết cách vận dụng vào cuộc sống, biến những kiến thức đó thành kiến thức của bản thân. Qua đó giảng viên cần phải hướng dẫn sinh viên lưu ý khi tìm và tra cứu tài liệu như: tìm tài liệu có mục đích rõ ràng, lựa chọn tài liệu tham khảo hợp lý, phù hợp với yêu cầu giảng viên và như cầu, hứng thú của sinh viên, lựa chọn được phương pháp tìm kiếm tại liệu nhanh, tiết kiệm thời gian cho sinh viên. Đối với sinh viên ngoài thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội , sinh viên có thể tìm tài liệu ở các trường Đại học, Học viện khác như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia và Thư viện Quốc gia Hà Nội... nhằm tăng tính chủ động, tìm kiếm và tiếp cận đa dạng các nguồn tài liệu khác nhau, giúp cho sinh viên có được những kiến thức, tri thức vững vàng, hiểu rõ sâu sắc về hoạt động, sự nghiệp cách mạng, đạo đức 67

Hồ Chí Minh để học hỏi, tích lũy kiến thức và áp dụng được vào bài học, cuộc sống.

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những môn học lý luận chính trị, kiến thức chủ yếu là lý luận nên phương pháp dùng lời nói thuyết trình dễ gây nhàm chán và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên. Vì vậy, ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, tăng cường tính trực quan góp phần nâng cao chất lượng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức cho sinh viên. Ngày nay, đại đa số sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều tìm kiếm tư liệu, tài liệu tham khảo qua mạng internet, hệ thống thông tin tra cứu tài liệu nhanh gọn, giúp cho sinh viên lĩnh hội kiến thức, tìm kiếm nhanh mà không tốn thời gian. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, sự phát triển của công nghệ đòi hỏi giảng viên cần phải áp dụng công nghệ thông tin phù hợp, phương thức giảng dạy cho sinh viên nhằm tạo ra sự hứng thú, lấy sinh viên làm việc nòng cốt, giữ vai trò trung tâm trong quá trình dạy học, sinh viên phải tích cực, chủ động, sáng tạo, biết phối hợp chặt chẽ với giảng viên trong quá trình lĩnh hội tri thức thông qua các phương tiện như internet, máy tính.... đặc biệt là trong các môn lý luận chính trị như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản,.... nhằm giúp cho sinh viên không cảm thấy khô khan, chán nản trong quá trình học. Giảng viên cần biết khai thác hình ảnh, đổi mới phương thức truyền đạt, lồng ghép những câu chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh, sự nghiệp, cuộc đời của Bác vào bài giảng. Cùng với tài liệu học tập cho sinh viên, hệ thống thông tin, tư liệu trên rất quan trọng, phục vụ cho công tác biên soạn, thiết kế bài giảng của giảng viên. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc học tập, tìm kiếm tài liệu đem lại hiệu quả cao cho giảng viên trong quá trình tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, thuận lợi cho việc thiết kế, biên soạn bài giảng, lưu trữ giữ liệu nhanh ngọn. Đồng thời, ứng dụng Công nghệ thông tin giúp giảng viên thể hiện

bài giảng dưới nhiều hình thức khác nhau, quan trọng là giảng viên cần phải lấy hình ảnh, tư liệu về Bác phù hợp, mang tính khoa học và có nguồn tin đúng và đáng tin cậy. Đổi mới phương pháp ôn luyện, kiểm tra, thi kết thúc học phần Việc học tập các môn học tại trường có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên, điều đó thể hiện việc sinh viên tham gia học có chăm chú nghe giảng, ghi chép bài và tham gia xây dựng bài trong lớp, quá trình học, phương hướng, mục tiêu mà bản thân muốn đạt được sau khi kết thúc học phần của sinh viên, qua quá trình học giảng viên có thể hiểu rõ về năng lực, trình độ khả năng của sinh viên. Nhưng điều quan trọng là kết quả học tập của sinh viên khi kết thúc học phần, kết quả học sẽ đánh giá thành tích, học lực, ý thức của sinh viên trong suốt thời gian học. Vì vậy, phương pháp ôn luyện, kiểm tra của sinh viên là quan trọng đòi hỏi giảng viên luôn tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giúp cho sinh viên chủ động tích cực hơn trong việc học. Đối với các môn lý luận chính trị Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn tổ chức thi kết thúc học phần bằng hình thức tự luận và đạt được hiệu quả cao. Thay vì áp dụng hình thức thi tự luận như trước thì Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có thể áp dụng, thay đổi phương thức thi tự luận bằng hình thức trắc nghiệm, vấn đáp, giúp cho sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi tránh học tủ, học vẹt, là hình thức thi mới nên sinh viên cần chú trọng học tập, biết cách học, ôn tập một cách khoa học, logic, vận dụng và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn, giúp cho sinh viên nắm rõ về lý tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh và tạo được mục tiêu, phương pháp học tập, ôn luyện phù hợp, logic, sáng tạo trong quá trình học nhằm đem lại thành tích tốt trong quá trình học.[38, Tr.24- 129] Như vậy, đổi mới giảng dạy đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ đạt được kết quả tốt khi chú trọng đổi mới các môn học, đặc biệt là môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm tăng tính chủ động, tìm tòi, sáng tạo cho sinh viên, giúp cho giảng viên truyền đạt, giảng dạy kiến thức hay hơn, sinh động, phong phú, đa dạng hơn. Từ đó, sinh viên sẽ lĩnh hội toàn bộ tri thức tưởng rằng là khô khan nhưng bản chất là quá trình lịch sử, giúp cho

This article is from: