4 minute read

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Bác Hồ nói “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế văn hóa các nước bạn nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc riêng biệt của đất nước Việt Nam ta. Giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn phải được chú trọng ,đổi mới liên tục đáp ứng môi trường xã hội, thêm vào đó lối sống văn hóa với kỹ năng sống cho sinh viên như: thực hiện nội dung dạy học các môn đạo đức, trên cơ sở lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và sự phát triển của sinh viên, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức công dân; tăng cường giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn đạo đức, giáo dục công dân theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, phát huy tính tích cực của học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh. Qua nghiên cứu phản ánh sự quan tâm giáo dục đạo đức của 85

Advertisement

gia đình với nhà trường khiến cho sinh viên lỗ lực học tập và rèn luyện đạt hiểu quả cao. Thông qua nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra một số nhận xét mang tính khách quan tổng thể rằng: tuổi trẻ quan trọng nhất là sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người. Việc đưa ra những phương hướng và giải pháp trên nhằm nâng cao trách nhiệm , nhận thức của từng cá nhân sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay là xuất phát từ thực tiễn ,nhận thức lí luận chung,và thực trạng qua khảo sát của nhóm tác giả. Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có vai trò quan trọng trong nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đất nước bước vào giai đoạn phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị và hơn thế nữa luôn mang đạo đức truyền thống đoàn kết dân tộc. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì phát triển của đất nước đều có những biến động khác nhau không ổn định cùng với đó việc giáo dục đạo đức luôn được kế thừa giữ vững hơi thở truyền thống.

This article is from: