17 minute read

vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập

sinh viên quay ngược lại thời gian để tìm tòi những giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam, giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, lý tưởng của Bác để lại cho nhân dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, là những thế hệ sinh viên, sinh viên ngày nay luôn nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng,đạo đức và không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân và làm theo tấm gương của Bác.

3.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập

Advertisement

Đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Trường Đại học Nội vụ nói riêng và tổ chức Đoàn thể các cấp nói chung. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp bộ đoàn, công tác giáo dục lý luận chính trị của Ðoàn Sinh viên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có những chuyển biến tích cực theo xu hướng đa dạng hóa hình thức, từng bước phù hợp tâm lý, nguyện vọng của sinh viên. Ðồng thời, các hoạt động giáo dục của Ðoàn đã phần nào nhạy bén, theo sát các sự kiện chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố cũng như đất nước; luôn gắn hoạt động của sinh viên với giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống đẹp và ý thức công dân. Công tác giáo dục của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thời gian qua đã góp phần thắp lên ngọn lửa lý tưởng cách mạng, ý chí và lòng yêu nước, yêu quê hương cho sinh viên. Công tác ấy được thể hiện tiêu biểu qua các hoạt động: Hội thi Olympic các môn khoa học chính trị Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các Trường Đại học Nội vụ Hà Nội các phong trào thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chỉ thị số 01 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác cán bộ Đoàn”; cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng giá trị hình mẫu sinh viên Việt Nam thời kỳ mới; xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối tượng đoàn viên sinh viên gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và tuyên dương, biểu dương .Chú trọng đổi mới phương

thức giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, trong đó, đẩy mạnh hơn việc giáo dục thông qua các phong trào hành động cụ thể, lấy môi trường thực tiễn để bồi dưỡng, rèn luyện, vun đắp những giá trị tốt đẹp cho đoàn viên sinh viên. Phát huy những kết quả đạt được trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đoàn viên sinh viên thành phố trong thời gian qua, thời gian tới trong bối cảnh tình hình mới của đất nước, quá trình hội nhập toàn câu, việc giáo dục thế hệ trẻ cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh. Cần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để sinh viên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Ðồng thời, tạo cho sinh viên cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa, lối sống đẹp, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh đó, Ðảng và Nhà nước cũng cần tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội nhất là vấn đề tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, giải quyết các vấn đề về an toàn giao thông…, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành lối sống văn hóa và ý thức công dân cho sinh viên.Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, cần chú trọng các hoạt động gắn trách nhiệm của sinh viên với bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, coi việc tôn vinh, nêu gương, cổ vũ sinh viên sống đẹp, sống có ích, làm rạng danh Tổ quốc cũng chính là cách để giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho sinh viên. Việc tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ trong tình hình mới phải biết cách phát huy khả năng sáng tạo, nhu cầu vươn tới sự hoàn thiện và mong muốn thể hiện bản lĩnh của sinh viên, biến quá trình giáo dục thành “tự giáo dục” đối với mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, điều quan trọng trong công tác giáo dục sinh viên chính là sự lựa chọn trúng những vấn đề sinh viên đang quan tâm, khát khao vươn tới. Sinh viên phải được đặt ở vị trí trung tâm, là những người vừa thiết kế ý tưởng, vừa tổ chức thực hiện, vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Nhiều hoạt động của các cấp bộ Đoàn vừa qua như ngày hội sinh viên, chương trình đồng diễn, các cuộc hành quân về nguồn,... đã thật sự mang màu sắc của Đoàn và hấp dẫn các bạn trẻ một cách tự nhiên mà vẫn bảo đảm định hướng chính trị. Quan trọng hơn

cả là quá trình giáo dục khi đã “thấm” vào sinh viên một cách tự giác, góp phần định hướng giá trị, chuẩn mực hành vi cho sinh viên. Với Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030 cũng như đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên,sinh viên, thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2015 – 2020” sẽ tạo động lực thúc đẩy sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội cho sinh viên và sinh viên, góp phần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Đối với việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng sinh viên, trong đó có lớp sinh viên trí thức – những sinh viên, sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng được Bác dành sự quan tâm đặc biệt. Ở lứa tuổi sinh viên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy các em mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “học, học nữa, học mãi” của vị lãnh tụ vĩ đại Lênin. Khi nói đến việc học tập, rèn luyện của sinh viên Bác yêu cầu sinh viên: “Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?”. Tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II, ngày 7.5.1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với sinh viên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi. Số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ hầu hạ chúng. Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, sinh viên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập. Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân, phong kiến khác nhau”, “Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học

kỹ thuật và quân sự” và “Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Từ đó có thể thấy, nhiệm vụ của sinh viên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ được tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý tưởng cộng sản đúng đắn. Lý tưởng đúng đắn chính là cứu cánh, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống lại cái xấu, chống lại những cám dỗ bên ngoài, giúp sinh viên vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành mục tiêu. Sự dạy bảo sâu sắc của Bác đã làm cho sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhận định ra bước đi của tương lai, nhận định được câu hỏi cho bản thân học để làm gì, học để sau này sẽ ra sao, học cần hiểu biết và áp dụng vào thực tiễn. Trong trường nói chung các khoa nói riêng thì khoa khoa học chính trị luôn đề ra các phương hướng học tập lành mạnh, làm khuấy động sự yêu thích môn học của sinh viên trong khoa,biến các môn học khô khan khó hiểu thành những bài giảng nhỏ đầy sinh động. Khi có thể trả lời được các câu hỏi mấu chốt của việc học thì đã giúp sinh viên không bị nhầm đường lạc lối vào xã hội đầy thách thức khó khăn tiết kiệm thời gian tới con đường vinh quang dành cho các em sinh viên .Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay là các nước với chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, cơ hội có thể dễ dàng nhận biết nhưng có những thách thức đang đặt ra đối với sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng, trước hết là sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng quyết liệt. Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh đó không chỉ giữa các quốc gia với nhau mà còn cạnh tranh ngay tại trong nước. Lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia là trí tuệ, nhân lực. Giải pháp duy nhất hiệu quả dành cho bản thân mỗi sinh viên là phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh mà trước hết là về chất lượng nguồn nhân lực. Muốn vậy, phải học tập, học nghiêm túc, học có chất lượng, học thường xuyên; đồng thời phải rèn luyện, phát triển các kỹ năng để làm việc và xử lý các vấn đề

đặt ra với hiệu quả cao nhất. Là lực lượng lớn, ưu tú, tràn đầy tiềm năng trong xã hội, hơn ai hết, chính sinh viên là lực lượng chủ công, xung kích để đưa đất nước hội nhập quốc tế thành công. Và đó là một nhiệm vụ, là sứ mệnh to lớn, vẻ vang của sinh viên hôm nay. Cùng với trình độ ngoại ngữ, tin học, hiểu biết văn hóa dân tộc đất nước mình,…để hội nhập quốc tế đòi hỏi sinh viên phải trang bị cho mình một bản lĩnh,trí tuệ ,sự tự tin vững vàng và phải không ngừng nâng cao được bản lĩnh chính trị. Thế giới mà chúng ta hội nhập đã, đang và sẽ hết sức phức tạp. Do đó cần phải hết sức tỉnh táo để phân biệt được cái đúng, cái sai, cái thật, cái ảo... Vì vậy, cần có được một thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và tiến bộ. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Trong vấn đề học tập, Bác nhắc nhở học sinh, sinh viên Việt Nam rằng: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có nghĩa rằng ngay cả đối với một bộ phận sinh viên không theo học đại học, cao đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học…để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh tế nhằm làm giàu cho bản thân cũng như xã hội. Bác cũng luôn lưu ý học sinh, sinh viên rằng, để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Bác nói: “Chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa, “lý luận phải gắn liền với thực tế”.Theo lời dạy của Bác sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn chú trọng triển khai các phong trào mang tính thực tiễn, sáng tạo, ứng dụng khoa học xã hội, hoạt động làm việc theo nhóm cần được phát triển thêm nữa. Bước đầu việc làm việc theo nhóm được kể đến là các bài nghiên cứu khoa học của trường dành cho sinh viên các khoa, làm việc nhóm trong học tập,làm tiểu luận, làm nhóm trong các hoạt động thiện nguyện như chung tay giúp người nông dân giải cứu khoai lang, dưa hấu. Sinh viên Việt Nam có trình

độ văn hoá, chuyên môn và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém sinh viên các nước. Nhưng sinh viên nước ta còn thua kém sinh viên các nước tiên tiến về kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tham gia các hoạt động quốc tế... Có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là thiếu cơ hội để “cọ xát” nên chúng ta dễ rơi vào tâm lý e ngại, tự ti khi bước chân vào “đấu trường quốc tế”, hạn chế khả năng sáng tạo cũng như kỹ năng thuyết trình trước đám đông của sinh viên , trong khi đó làm việc theo nhóm là một thế mạnh của sinh viên nước ngoài. Để tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm, mỗi sinh viên phải không ngừng học hỏi, đọc sách báo về các nền văn hóa, tìm hiểu về lịch sử, tôn giáo, giá trị, phong tục của các địa phương, các quốc gia để có thể hiểu được nhiều nhất các thành viên khác nghĩ gì và hành động như thế nào qua giao tiếp cá nhân – cá nhân. Không ngừng cải thiện kỹ năng viết, một kênh giao tiếp quan trọng. Viết sao cho rõ ràng, ngắn gọn, tránh sử dụng thành ngữ, tiếng lóng… Làm sao cho người đọc hiểu thông điệp mình muốn gửi đến họ như mình hiểu. Cải thiện kỹ năng nói, cần luyện sao cho trường độ, cao độ, âm lượng và âm vực tiếng nói rõ ràng, dễ hiểu với người nghe. Ngoài ra khi nói, kết hợp với ngôn ngữ không lời (động tác tay, chân, nét mặt…) phù hợp với ngữ cảnh gây ấn tượng với người nghe. Phải biết lắng nghe- lắng nghe người khác là biểu thị sự tôn trọng họ. Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn thế hệ trẻ phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống. Bác nhấn mạnh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. “Đức”, ở đây như Bác nói là đạo đức, đạo lý làm người mà với thời đại chúng ta, Bác yêu cầu rèn luyện để có đạo đức cách mạng. Bác giải thích đạo đức cách mạng rất giản di, cụ thể: “Đạo đức cách mạng không phải là những điều cao siêu, xa lạ mà đối với mỗi người bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm một việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”. “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện

càng trong”. Bác coi “đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Để làm tròn trách nhiệm, sinh viên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn”. Sinh viên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai nếu không có tri thức, trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề giỏi. Mỗi sinh viên trong giai đoạn hiện nay phải có chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể, tuỳ vào năng lực của từng người. Khả năng đó có cơ sở từ một trí tuệ và trình độ học vấn, tay nghề cao. Đây là yếu tố để sinh viên thực hiện được lý tưởng nghề nghiệp của mình. Một số bạn trẻ hiện nay vẫn quan niệm ấu trĩ “phải vào đại học mới có danh”, mà không nhận thức được rằng, đóng góp cho xã hội bằng năng lực, kiến thức, bàn tay của mình là hết sức quan trọng. Người sinh viên là công nhân giỏi chuyên môn thể hiện ở trình độ kỹ thuật, tay nghề, có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần giảm những chi phí không cần thiết cho các doanh nghiệp, cho xã hội. Đối với sinh viên đến từ vùng nông thôn giỏi chuyên môn được thể hiện ở chỗ, họ có khả năng nắm bắt kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, sản lượng đối với cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế nhà nông V-A-C và áp dụng các công nghệ khoa học nhân tạo vào tái tạo các loại giống để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với sinh viên là học sinh - sinh viên, trí thức, đó là những người học tập giỏi, có nhiều sáng kiến, phát minh khoa học, có những công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tiễn. Có một chuyên môn nhất định, một tay nghề vững vàng được coi là điều kiện cơ bản để sinh viên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định: Sinh viên là chủ nhân tương lai của nước nhà…Chính vì thế, việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn xã hội, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa”. Nhớ lời dạy của Bác kính yêu, mỗi

This article is from: