TCNH So Tet

Page 1

Số

1+2 01/2012

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

HAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NĂM 2012



Huân chương Lao động hạng Ba (1987)

Huân chương Lao động hạng Nhì (1992)

Huân chương Lao động hạng Nhất (2010)

Năm thứ 60

tạp chí lý luận và nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước việt nam tổng biên tập TS. Nguyễn Thị Thanh Hương phó tổng biên tập PGS.,TS. Nguyễn Đắc Hưng TS. Nguyễn Đình Trung hội đồng biên tập

Mục Lục số 1+2 tháng 01/2012

TS. Nguyễn Toàn Thắng - Chủ tịch TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch TT GS., TS. Cao Cự Bội PGS., TS. Nguyễn Đình Tự PGS., TS. Lê Quốc Lý PGS., TS. Tô Kim Ngọc PGS., TS. Nguyễn Đình Thọ TS. Nguyễn Ngọc Bảo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh TS. Phạm Huy Hùng TS. Nguyễn Tiến Đông TS. Hoàng Huy Hà TS. Nguyễn Danh Lương ThS. Đoàn Thái Sơn TÒA SOẠN Khu nhà lô E Vườn Đào, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội E-mail: banbientaptcnh@gmail.com Fax: (04) 22239403 THƯ KÝ - BIÊN TẬP ĐT: (04) 22239401 PHÁT HÀNH, QUẢNG CÁO ĐT: (04) 22239409

Giấy phép xuất bản số: 59/GP-BVHTT In tại: Xí nghiệp in Tổng cục CNQP ĐT: (04) 37534714 - (069) 556120

Giá 50.000 đồng

3. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012. 4. Thư chúc mừng năm mới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gửi cán bộ ngành Ngân hàng. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2011, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2012 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 6. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng - hai nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012. TS. Nguyễn Văn Bình 11. Cải cách thủ tục hành chính và sự đồng bộ trong cải cách thể chế của ngành Ngân hàng. TS. Đào Minh Tú 14. Quyết tâm tái cấu trúc thành công hệ thống ngân hàng 2011 - 2015. ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa 21. Khuôn khổ pháp lý tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Vũ Thế Vậc 24. Các giải pháp điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng. Nguyễn Quang Huy 30. Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh 34. Quản lý dự trữ ngoại hối - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Phạm Bảo Lâm 40. Một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. TS. Dương Hồng Phương 46. Một số chỉ tiêu cụ thể trong tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam. TS. Hoàng Công Gia Khánh


50. Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh - 35 năm một chặng đường. NGND., PGS., TS. Ngô Hướng 56. Vietcombank và các giải pháp thực thi Nghị quyết 11/NQ-CP. Nguyễn Phước Thanh 62. Kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011: Những vấn đề đặt ra cần quan tâm và giải pháp phát triển. Nguyễn Văn Dũng 65. Hệ thống ngân hàng thành phố Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ. Võ Minh 68. Hệ thống ngân hàng tỉnh Nam Định với việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. TS. Đặng Huy Việt 71. Hoạt động ngân hàng Bắc Ninh góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyễn Như Đôn 75. 10 sự kiện ngân hàng nổi bật năm 2011. CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG 80. Cổ đông chiến lược nước ngoài kỳ vọng của Ngân hàng Việt Nam và những khoảng trống pháp lý. Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh 88. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Loan 92. Tư duy mới về quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. TS. Lê Huyền Diệu ThS và Nguyễn Trung Hậu 100. Một vài suy nghĩ về tính hiệu quả của đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng. Nguyễn Thị Sương Thu 106. Những vấn đề đặt ra về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại trong giai đoạn suy giảm kinh tế. ThS. Phùng Văn Hưng Quang 2

Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 110. Thực trạng hoạt động và sự cần thiết tái cấu trúc khối công ty chứng khoán Việt Nam. ThS. Trần Thị Xuân Anh NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN 116. Hiệp hội Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam, 5 năm hình thành và phát triển. TS. Trần Quang Khánh DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG 126. Hoạt động tài chính vi mô - Kinh nghiệm của thế giới và bài học cho Việt Nam. PGS.,TS. Nguyễn Kim Anh và ThS. Nguyễn Đức Hải 130. Điều chỉnh tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là yêu cầu phù hợp và cần thiết hiện nay ở Việt Nam. Nguyễn Tâm Thư TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 140. Thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế năm 2011 và dự báo. TS. Lê Thị Thùy Vân HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 149. Ấm trà giao thừa của Bác. ĐOÀN THỂ - XÃ HỘI 150. Văn hóa và đạo đức nghề nghiệp - Một nhân tố quan trọng để xây dựng ngành Ngân hàng. 154. Tổ chức công đoàn hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và toàn Ngành. HƯƠNG XUÂN TIN TỨC


Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu

năm 2012 * 1. Mục tiêu tổng quát Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Các chỉ tiêu kinh tế

12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bội chi ngân sách phấn đấu dưới 4,8% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%.

b) Các chỉ tiêu xã hội Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% - 6,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 46%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%. Nhập siêu khoảng 11% -

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 16,6 %. Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường.

c) Các chỉ tiêu môi trường Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 70%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.

* Trích Nghị quyết số 11/2011/QH 13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 09/11/2011

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 3


Thư chúc mừng năm mới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi cán bộ ngành Ngân hàng Nhân dịp năm mới 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã có thư chúc mừng gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong ngành Ngân hàng, những cán bộ đã nghỉ hưu và chuyển ngành qua các thế hệ. Tạp chí Ngân hàng xin trân trọng giới thiệu.

N

hân dịp năm mới 2012 và đón xuân Nhâm Thìn, thay mặt Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN Việt Nam, tôi thân ái gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong ngành Ngân hàng, những cán bộ đã nghỉ hưu và chuyển ngành qua các thế hệ lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Năm qua, ngành Ngân hàng chúng ta đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta; kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành; sự quan tâm, động viên của các thế hệ cán bộ lão thành ngành Ngân hàng và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực to lớn của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành từ trung ương đến địa phương, từ NHNN đến các TCTD, chúng ta đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm qua. Hệ thống ngân hàng đã thực sự là huyết mạch và đáp ứng trên 80% nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tín dụng ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả và điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, mang lại kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Đặc biệt trong năm vừa qua, triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Những thành tựu to lớn này được Đảng, Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao. Đó cũng là niềm vui, động lực khích lệ toàn Ngành chúng ta tiếp tục phấn đấu, tự tin bước vào một năm mới với khí thế mới. Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới dự báo vẫn còn nhiều bất ổn; trong nước, lạm phát đã giảm tốc, song vẫn đứng ở mức cao, sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn. Nhiều vấn đề lớn đặt ra cho

4

Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


ngành Ngân hàng như thanh khoản của các TCTD chưa vững chắc, nợ xấu và rủi ro tín dụng có xu hướng tăng; vấn đề lãi suất, ngoại tệ và vàng chưa được ổn định; công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, thiết lập trật tự kỷ cương chưa thực sự hiệu quả; thể chế về hoạt động tiền tệ, ngân hàng chưa hoàn thiện; công tác dự báo, thống kê chưa đáp ứng yêu cầu... Chính vì vậy, định hướng năm 2012 của ngành Ngân hàng vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Với định hướng đó, chúng ta tiếp tục điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt và đồng bộ, đảm bảo phù hợp với mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng; điều hành lãi suất và tỷ giá ổn định, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn phục vụ sản xuất, các nhu cầu an sinh xã hội, các dự án, phương án có hiệu quả; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thiết lập trật tự kỷ cương, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Năm 2012 cũng sẽ là năm thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, mà trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại với phương châm thận trọng nhưng quyết liệt, toàn diện, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chương trình tái cấu trúc này ngoài ý nghĩa là sự tiếp nối của một quá trình liên tục vận động và hoàn thiện, còn là sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, đảm bảo phát triển nhanh mà bền vững, tiến tới xây dựng hệ thống ngân hàng được quản trị tốt, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, có tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Với trách nhiệm lớn lao trước Đảng, Chính phủ và nhân dân, tôi mong rằng, tất cả cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành hãy tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trên mỗi vị trí công tác, phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành, đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng xây dựng ngành Ngân hàng ngày càng phát triển và vững mạnh hơn. Tôi tin tưởng rằng, bước sang năm mới, với tinh thần và quyết tâm cao, phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thành công trên tất cả các mặt hoạt động, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển đi lên của đất nước. Chúc các đồng chí, anh chị em trong ngành Ngân hàng cùng toàn thể gia đình một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng! Thân ái!

Nguyễn Văn Bình Ủy viên BCH Trung ương Đảng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 5


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG - HAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NĂM 2012 TS. Nguyễn Văn Bình Ủy viên BCH Trung ương Đảng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

N

ăm 2011 với biết bao khó khăn, thách thức đã đi qua. Nhìn lại, chúng ta có thể tự hào thấy rằng mặc dù phải đối mặt với diễn biến phức tạp, khó lường từ nền kinh tế thế giới và những yếu kém, khó khăn từ nội tại nền kinh tế nước ta, nhưng với những quyết sách kịp

thời, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ nhất tại Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, kiềm chế thành công lạm phát,

6 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được mức tăng trưởng khá, nhập siêu giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư sau 3 năm liên tục thâm hụt, bội chi ngân sách thấp hơn kế hoạch đề ra từ đầu năm, an sinh xã hội được đảm bảo với số hộ


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

nghèo giảm 2% và tạo thêm được 1,6 triệu việc làm mới, chính trị - xã hội ổn định. Những thành tựu này sẽ tạo đà cho việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng, Quốc hội khoá XIII và Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2015 xác định. Cùng với các cấp, các ngành, ngành Ngân hàng cũng tự hào đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trong năm qua, trong đó có 2 đóng góp mang tính đột phá quan trọng: Một là, sự chuyển biến căn bản trong hoạt động tín dụng; Hai là, lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng và đặt nền móng đầu tiên cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Sự chuyển biến căn bản trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thể hiện rõ nét dưới 2 góc độ. Thứ nhất, với chính sách “thắt lưng buộc bụng”, hệ thống ngân hàng đã kiềm chế được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong suốt 15 - 20 năm qua (khoảng 12 - 13%). Chính nhờ kết quả này mà lạm phát đã được kiềm chế thành công ở mức 18,12%, nhập siêu giảm mạnh xuống mức 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, mặc dù tín dụng tăng trưởng ở mức thấp, nhưng cơ cấu tín dụng đạt được sự chuyển dịch mạnh mẽ với tín dụng phục vụ sản xuất tăng tới 18%, trong đó tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 25% và tín dụng xuất khẩu tăng kỷ lục tới 58%. Tín dụng phi sản xuất giảm 20%, trong đó dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm tới 43%. Nhờ đó, GDP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 5,8 - 6% và

hiệu quả đầu tư của nền kinh tế được nâng cao. Bước chuyển biến căn bản này thể hiện rất rõ khi chúng ta đem so sánh với hoạt động tín dụng ngân hàng trong 10 năm trở lại đây. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, mức độ tăng trưởng tín dụng trung bình trong giai đoạn 2000 - 2010 lên tới 29,4%/năm, nếu tính riêng trong 5 năm 2006 - 2010 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân lên tới 33,5%/năm, trong đó cá biệt có năm lên tới trên 50%/năm. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân cao gấp hơn 2 lần so với năm 2011, nhưng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chỉ dao động quanh mức 7 - 8,5% (riêng năm 2008, 2009 chỉ tăng ở mức 6,18% và 5,52%), cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011. Như vậy là, hiệu quả tín dụng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn trước đây không cao, làm cho dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đã vượt xa so với GDP và điều này đã góp phần đẩy hệ số ICOR của Việt Nam lên mức cao hơn. Vì vậy, có thể thấy rằng, kiểm soát dư nợ tín dụng ở mức hợp lý so với tốc độ tăng trưởng GDP là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế để kiểm soát rủi ro và thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu trong giai đoạn hiện nay. Kết quả kiểm soát và chuyển dịch cơ cấu tín dụng trong năm 2011 đã tạo cơ sở, tiền đề cho định hướng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Ở một khía cạnh khác, kết quả này còn thể hiện quyết tâm chính trị và sự hy sinh của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong

việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Đảng, Nhà nước. Chúng ta đều biết, tín dụng là kênh sinh lời chủ yếu của hầu hết các ngân hàng Việt Nam, trong đó tín dụng phi sản xuất thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng. Vì vậy, việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong suốt cả năm 2011 và giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng phi sản xuất đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các tổ chức tín dụng. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp vì lợi ích quốc gia của các tổ chức tín dụng trong năm qua. Khâu đột phá không kém phần quan trọng thứ hai trong năm 2011 của hệ thống ngân hàng là lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng và đặt nền móng đầu tiên cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hệ thống tiền tệ, ngân hàng của Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức quá lớn từ diễn biến kinh tế, tài chính, tiền tệ trong, ngoài nước và những yếu kém từ nội tại của hệ thống ngân hàng. Có những thời điểm, do khó khăn về thanh khoản, sự yếu kém về năng lực tài chính, quản trị, điều hành và ý thức chấp hành pháp luật không tốt, một số tổ chức tín dụng đã vi phạm quy định về trần lãi suất huy động, hạch toán sai tính chất một số nghiệp vụ ngân hàng, tạo phản ứng lan truyền trong toàn hệ thống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, với sự quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước và quyết tâm, nỗ lực của

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng

7


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

toàn hệ thống tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm đã dần trở lại đúng bản chất và có nhiều chuyển biến tích cực, điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống ngân hàng bộc lộ rõ. Điều này đã mang lại cả thách thức và thời cơ, là đòi hỏi khách quan và chủ quan để tiến hành quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Vì vậy, từ cuối năm 2011, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng đã có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan hơn và có quyết tâm chính trị cao hơn, định hướng, giải pháp rõ ràng hơn trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, trong tháng 11 và 12/2011, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị Đề án tổng thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 với quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp và lộ trình cụ thể. Về quan điểm, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không phải là vấn đề mới vì nó đã diễn ra thường xuyên, liên tục cùng với quá trình đổi mới của đất nước trong suốt 25 năm qua, nhất là từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1996 - 1998 và sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Điểm mới căn bản của quá trình tái cấu trúc lần này, ngoài ý nghĩa là sự tự vận động, tự hoàn thiện trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng còn phải đạt được sự chuyển biến

căn bản về chất để đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, tất cả các tổ chức tín dụng dù lành mạnh hay yếu kém, dù quy mô hoạt động lớn hay nhỏ đều phải cải cách mạnh mẽ, toàn diện để có đủ sức đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Về mục tiêu, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có khả năng cạnh tranh và ứng phó tốt trong quá trình hội nhập với nhiều biến động phức tạp, khó lường; có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phục vụ tốt quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo người dân được tiếp cận ngày càng sâu, rộng với mọi loại hình dịch vụ ngân hàng. Tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, về sở hữu và về qui mô, trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục giữ vị trí chi phối trong hệ thống ngân hàng. Phấn đấu sau 5 năm tái cấu trúc, không còn ngân hàng yếu kém, gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống và có khoảng 2 ngân hàng mạnh đủ sức cạnh tranh trong khu vực, có 10 - 15 ngân hàng đủ lớn làm trụ

8 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

cột, nòng cốt cho hệ thống ngân hàng trong nước, các ngân hàng còn lại đáp ứng tốt nhu cầu của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc, phải hết sức thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, đảm bảo không để xảy ra đổ vỡ, rối loạn và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tiết giảm tối đa chi phí và tổn thất bằng cách dùng các tổ chức tín dụng có quy mô lớn hơn, lành mạnh hơn tham gia vào quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ trên nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, người đang hưởng thụ các dịch vụ ngân hàng. Về phương pháp và lộ trình tiến hành. Bước đầu tiên của quá trình tái cấu trúc là giải quyết tốt vấn đề thanh khoản của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng yếu kém và phân loại hệ thống ngân hàng thành 3 nhóm. Nhóm một là nhóm các ngân hàng có quy mô và năng lực đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Nhóm hai là nhóm các ngân hàng lành mạnh nhưng quy mô nhỏ. Nhóm ba là nhóm các tổ chức tín dụng yếu kém cần phải cấu trúc lại. Sau đó, sẽ ưu tiên tái cấu trúc các tổ chức tín dụng thuộc nhóm thứ ba thông qua các biện pháp như thay đổi cổ đông, nâng cao năng lực của


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

cổ đông hoặc cho các tổ chức tín dụng trong nước khác tham gia góp vốn, mua lại hoặc sáp nhập. Tiếp đó, sẽ tập trung tái cấu trúc các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo hướng nâng cao hệ số an toàn, hiệu quả hoạt động, đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra sau 5 năm tái cấu trúc. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai tích cực bước đảm bảo thanh khoản và phân nhóm các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trong tháng 12/2011, đã có 3 ngân hàng đầu tiên tự nguyện hợp nhất dưới sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ toàn diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bước đi này được chuẩn bị chu đáo, thận trọng nên về cơ bản, không gây xáo trộn lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với 2 đột phá quan trọng nêu trên, trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước còn tạo được sự chuyển biến tích cực trong ổn định tỷ giá, bình ổn thị trường ngoại tệ, thị trường vàng và giảm đáng kể tình trạng đôla hoá, vàng hoá trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng tiếp tục có bước phát triển đáng kể với nhiều dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại được áp dụng. Mặc dù còn không ít tồn tại, hạn chế và yếu kém, nhưng những đóng góp của ngành Ngân hàng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư đánh giá cao. Năm 2012 được coi là năm bản lề và có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Bên cạnh việc

tiếp tục kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, Việt Nam còn đặt mục tiêu triển khai quyết liệt chương trình tái cấu trúc lại nền kinh tế với 3 khâu đột phá là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp mà trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc lại hệ thống tài chính mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2012, ngành Ngân hàng có 2 nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần triển khai quyết liệt, hiệu quả. Một là, chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, góp phần kiểm soát lạm phát khoảng 9%, tăng trưởng kinh tế khoảng 6 - 6,5% và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, triển khai quyết liệt, toàn diện, sâu sắc nhưng thận trọng quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đúng lộ trình, mục tiêu đã đặt ra. Để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất, ngành Ngân hàng đã xác định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2012 là kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán ở mức 14 - 16% và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 15 - 17% với 6 nhóm giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhưng với mức độ linh hoạt và chủ động cao hơn để kiểm soát tốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và ứng phó kịp thời với mọi diễn biến có thể xảy ra trên thị trường tiền tệ. Trong đó, lãi suất sẽ được điều hành một cách căn cơ để giảm

dần mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với mục tiêu và diễn biến kiểm soát lạm phát. Thứ hai, thực hiện giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo mức độ hoạt động lành mạnh, với nguyên tắc nhóm tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý và cả năm theo đúng chỉ tiêu được giao; tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động và áp dụng công nghệ cao, xây dựng kho bãi, kho đông lạnh để bảo đảm, tích trữ nông sản trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kiểm soát dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất ở mức hợp lý, trong đó ưu tiên đặc biệt cho nhu cầu xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, ký túc xá sinh viên, phòng trọ công nhân các khu công nghiệp hoặc các khu định cư phục vụ việc giải tỏa mặt bằng. Thứ ba, điều hành tỷ giá ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để kiên quyết khắc phục một bước tình trạng đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế, làm cơ sở để khắc phục triệt để trong các năm tiếp theo. Thứ tư, chấn chỉnh, nâng cao tính chủ động và hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 9


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

hành vi vi phạm quy định và các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao của các tổ chức tín dụng, đảm bảo tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm có tính hệ thống như năm vừa qua. Trong đó, cần phải coi hoạt động giám sát là công cụ quản lý chủ yếu, thường xuyên của Ngân hàng nhà nước và coi hoạt động thanh tra, kiểm tra trực tiếp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý, giám sát. Thứ năm, tiếp tục nâng cao chất lượng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, thống kê tiền tệ, đặc biệt là hệ thống thống kê hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Tập trung triển khai có hiệu quả đề án “Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo vĩ mô” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 674/QĐ-TTg ngày 10/5/2011. Thứ sáu, chủ động thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời về các chủ trương và giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước để định hướng và tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của cả ngành Ngân hàng; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý kịp thời các thông tin nhạy cảm, sai sự thật, thiếu chính xác, không đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Để triển khai quyết liệt, toàn diện, sâu sắc nhưng thận trọng quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đúng mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình đã đặt ra, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước nói riêng và hệ thống

ngân hàng nói chung, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém phải nỗ lực hết mình để xử lý tốt vấn đề thanh khoản, hoàn thành việc phân loại 3 nhóm ngân hàng và tái cấu trúc một bước các ngân hàng thuộc nhóm 3. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ nặng nề và khó khăn này, Ngân hàng Nhà nước cần tập trung mọi nguồn lực để triển khai và giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để xảy ra xáo trộn hay đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát. Khuyến khích các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện, giám sát toàn diện và tạo mọi điều kiện thuận lợi để quá trình tái cấu trúc của các tổ chức tín dụng được triển khai an toàn, hiệu quả. Ưu tiên tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém với sự hỗ trợ tích cực, toàn diện của các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần lớn và sự trợ giúp thích hợp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trên nguyên tắc chủ sở hữu tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng về những tổn thất xảy ra đối với tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước và tài sản của nhân dân phải được bảo vệ tốt nhất. Đối với tổ chức tín dụng yếu kém đến mức không thể trở lại hoạt động bình thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật để kiên quyết loại bỏ các tổ chức này một cách có trật tự, bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng. Mỗi tổ chức tín dụng cần chủ động xây dựng phương án tái cấu trúc tổ chức mình với trọng tâm là xử lý nợ xấu, đảm bảo các tỷ lệ

10 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

an toàn, lành mạnh tình hình tài chính; phát triển các hoạt động kinh doanh chính, giảm các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao, kém hiệu quả và từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng; đổi mới quản trị ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, trong đó chú trọng đổi mới hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel; tăng tính minh bạch và tính đại chúng trong hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp, nhiệm vụ đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong năm 2012 cũng như các năm tiếp theo vô cùng nặng nề để vừa khắc phục được những tồn tại, yếu kém trong nội tại hệ thống, vừa tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định; dân chủ, kỷ cương, đồng thuận. Vì vậy, trong năm 2012, ngành Ngân hàng cần phải tập trung cao độ nguồn lực và phát huy tối đa tính hệ thống để cùng chung sức, đồng lòng triển khai có hiệu quả hai nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu mà Đảng, Chính phủ đã giao phó, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ SỰ ĐỒNG BỘ TRONG CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TS. Đào Minh Tú *

V

ừa qua, Chính phủ đã tiến hành đánh giá, tổng kết việc thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 và qua đó xây dựng Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020, với sáu nhiệm vụ chính. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Chương trình. Thực tế triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cho thấy: Cải cách TTHC có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách TTHC sẽ góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thể chế để giải phóng các nguồn lực xã hội, thu hút đầu tư, tạo việc làm và tăng trưởng bền vững. Có thể thấy, trong nhiều nội dung về cải cách hành chính thì cải cách thủ tục hành chính cần được xem như là khâu ưu tiên đột phá trong giai đoạn trước mắt, bởi thủ tục hành chính là * Chánh Văn phòng NHNN

một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó, chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, của bộ máy hành chính… Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính cũng là quá trình cải cách cần có sự đồng bộ với các nội dung nêu trên. Đối với ngành Ngân hàng, thời gian qua, công tác cải cách, hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng được đặc biệt coi trọng, thể hiện ở việc hai Luật Ngân hàng vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Khóa XII với nhiều nội dung đổi mới về căn bản. Hai Luật Ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu công tác cải cách thể chế, trong đó đã tập trung vào nội dung cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu hướng đến việc giải

quyết tốt mối quan hệ hành chính giữa NHNN với tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân liên quan; đã tạo cơ sở pháp lý, nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình; đã có những đổi mới nhằm giảm bớt TTHC, tăng quyền tự chủ cho các TCTD, như quy định về chuẩn y danh sách dự kiến nhân sự chủ chốt, đăng ký điều lệ… Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn hai Luật Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng, được các đơn vị chức năng tập trung thực hiện. Để khắc phục hạn chế của công tác xây dựng thể chế như đã gặp thời gian trước đây, khi mà hàng loạt văn bản được ban hành nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung thậm chí nhiều văn bản phải thay thế, bãi bỏ vì không phù hợp với thực tiễn, hoặc có những vấn đề rườm rà, phức tạp và vấp phải phản ứng của các đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh. Công tác xây dựng văn bản QPPL hướng dẫn hai Luật Ngân hàng đã được gắn chặt với cải cách TTHC để đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD và các tổ chức, cá nhân thực hiện. Một số kết quả nổi bật trong trong công tác cải cách TTHC năm 2011 Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách TTHC, trong năm 2011, mặc dù phải tập trung, quyết liệt thực hiện các giải

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 11


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

pháp điều hành chính sách tiền tệ để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, nhưng NHNN đã quan tâm và triển khai mạnh mẽ, toàn diện công tác cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối. Công tác cải cách TTHC đã mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ riêng với các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, mà còn đem lại lợi ích chung cho cả người dân và doanh nghiệp trong xã hội. Lần đầu tiên, toàn bộ các TTHC trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được rà soát để sửa đổi, bổ sung với mục tiêu cải cách, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN. Kết quả rà soát, NHNN đã công bố và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đơn giản hoá 189 trên tổng số 228 TTHC. Đây là kết quả bước đầu tích cực trong nỗ lực cải cách TTHC của NHNN đã được Chính phủ ghi nhận. Kết quả này cũng giúp NHNN nhận diện được những tồn tại trong các quy định về TTHC để có những khắc phục, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong năm 2011, trên cơ sở phương án đã được duyệt, NHNN đã ban hành 4 thông tư sửa đổi, bổ sung hơn 70 TTHC, bãi bỏ 10 TTHC thuộc các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thành lập, hoạt động ngân hàng và lĩnh vực thanh toán. Thông qua kết quả chỉnh sửa tổng thể hệ thống các quy định về TTHC, đến nay hầu như không còn tình trạng sử dụng các văn bản hành chính hướng dẫn TTHC hoặc tồn tại các quy định về hồ sơ, điều kiện thực hiện TTHC chung chung, khó thực hiện… Bên cạnh các kết quả về chỉnh sửa, kiểm soát TTHC, công bố công khai các TTHC là một nhiệm vụ được Chính phủ đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện

TTHC. Theo yêu cầu đó, vừa qua Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định công bố TTHC mới ban hành trong năm 2010, 2011 và TTHC được sửa đổi, bãi bỏ theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN. Qua lần công bố này, bộ TTHC của NHNN được bổ sung 31 thủ tục, sửa đổi 73 thủ tục và bãi bỏ 10 TTHC. Toàn bộ các dữ liệu về TTHC, gồm nội dung quy định của từng TTHC, các mẫu đơn, mẫu tờ khai và các văn bản quy định về TTHC được công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và Trang tin điện tử của NHNN. Vừa qua, nhằm duy trì và phát huy những kết quả của cải cách TTHC trong khuôn khổ Đề án 30, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc thiết lập hệ thống cơ quan kiểm soát TTHC từ trung ương đến địa phương, với nhiệm vụ bảo đảm và nâng cao chất lượng của hệ thống các quy định về TTHC. NHNN cũng đã thành lập Phòng Kiểm soát TTHC đặt tại Văn phòng để triển khai các nhiệm vụ về kiểm soát TTHC, đồng thời ban hành các quy chế về công bố, công khai và tiếp nhận xử lý, phản ánh kiến nghị về quy định hành chính và bổ sung quy định về kiểm soát TTHC trong trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của NHNN. Các nhiệm vụ của bộ phận Kiểm soát TTHC cũng là một nội dung mới trong công tác cải cách TTHC của NHNN. Quy trình của hoạt động kiểm soát TTHC bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về TTHC trong quá trình dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn và tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất

12 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc giải quyết TTHC của cán bộ, công chức. Đối với việc kiểm soát TTHC tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bộ phận pháp chế sẽ không thẩm định dự thảo nếu chưa được kiểm soát TTHC. Trong năm qua, 30 TTHC mới được quy định trong các Thông tư của NHNN xây dựng và ban hành đã được kiểm soát TTHC chặt chẽ theo đúng quy định, nhiều quy định trong các dự thảo văn bản đã được bộ phận kiểm soát TTHC đề xuất điều chỉnh hoặc loại bỏ để đảm bảo chỉ ban hành các quy định về TTHC thực sự cần thiết, hợp lý, minh bạch và tiết giảm tối đa chi phí của các đối tượng thực hiện TTHC. Kết quả của kiểm soát TTHC đã góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng các quy định TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN. Có thể nói, bên cạnh việc triển khai các nội dung khác của cải cách hành chính như cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy và tài chính công, công tác cải cách TTHC năm 2011 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả đơn giản hóa TTHC đã góp phần tiết giảm chi phí thực hiện TTHC, tăng tính chủ động trong kinh doanh và tạo thuận lợi cho TCTD trong việc thực hiện các quy định hành chính; công tác kiểm soát TTHC đã góp phần nâng cao chất lượng các quy định TTHC trong các văn bản. Qua đánh giá của Cục Kiểm soát TTHC và ý kiến của nhiều đơn vị, công tác cải cách TTHC của NHNN đã dần đi vào thực chất, có ý nghĩa thiết thực đối với các TCTD và doanh nghiệp. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách TTHC Trong thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 2016, đã xác định hoàn thiện thể


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những khâu đột phá để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, hoàn thiện thể chế phải gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp mà trọng tâm là cải cách TTHC. Để những chủ trương mới của Đảng, Chính phủ về cải cách hành chính đi vào cuộc sống, vấn đề cấp bách lúc này là phải đặt yêu cầu cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân. Quán triệt tinh thần đó, công tác cải cách TTHC tiếp tục được NHNN xác định là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ ngân hàng đã đề ra trong năm tới và các năm tiếp sau. Để nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thể chế của NHNN, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Ngành, một số giải pháp trước mắt chúng tôi đặt ra cho năm 2012, cụ thể là: Thứ nhất, ngay từ đầu năm các đơn vị trong hệ thống NHNN xây dựng kế hoạch rà soát các quy định, TTHC, dự kiến kết quả, sản phẩm cụ thể để thực hiện và hoàn thành trong năm 2012 theo lộ trình cải cách hành chính chung của toàn Ngành. Mục tiêu để tiếp tục cải tiến, đổi mới các quy định về TTHC theo hướng sử dụng các biện pháp hậu kiểm, đăng ký và quy định chặt chẽ các điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật để thay cho các hình thức giấy phép nhằm tăng tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các TCTD

và các tổ chức cá nhân liên quan. Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi TTHC. Các TTHC đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực nhưng thủ tục chỉ là điều kiện cần. Thay đổi tác phong công chức mới là điều quan trọng - là điều kiện đủ trong mọi cải cách. Khi những cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu, gây phiền hà và có “động cơ kinh tế” thì hiệu quả của công tác cải cách TTHC sẽ khó cải thiện được. Như vậy, bên cạnh việc tập trung vào công tác cải cách TTHC, cũng cần xây dựng một cơ chế giám sát cụ thể đối với cán bộ, công chức, có cơ chế thưởng, phạt thật rõ ràng với cán bộ, công chức. Cơ chế này sẽ giúp cho cán bộ, công chức bên cạnh sự tự giác, trách nhiệm của mình ra thì còn có trách nhiệm phải thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. Chính phủ cũng cần quan tâm có những điều chỉnh quy định về kinh phí thực hiện công tác cải cách TTHC, để công tác này đạt hiệu quả cao. Thứ ba, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp khác để giúp cho việc cải cách TTHC đạt yêu cầu. Hiện tại, việc triển khai các Luật hoặc các văn bản dưới Luật vẫn còn có sự không thống nhất, không đồng bộ. Trong khi đó, hầu hết các TTHC vẫn đang lệ thuộc vào nội dung các Luật. Sự không đồng bộ trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn Luật cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc thực hiện công tác cải cách TTHC. Vì vậy, việc thực hiện cải cách TTHC cần phải có sự phối hợp, đồng bộ giữa các Bộ, ngành, giữa cấp trên và cấp dưới. Ngoài ra, cải cách TTHC cũng phải đồng thời với cải cách các quy trình, thủ tục xử lý công việc ngay tại mỗi cơ quan, đơn vị. Thứ tư, các cấp lãnh đạo phải thực sự coi trọng công tác cải cách TTHC, từ đó quan tâm chỉ đạo và

theo dõi sát sao việc triển khai công tác này trong đơn vị mình phụ trách, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Cần có cơ chế động viên khuyến khích những cán bộ trực tiếp xây dựng các quy định hành chính hoặc trực tiếp giải quyết TTHC chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, sáng kiến cải cách góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các quy định hành chính. Đồng thời có chế tài xử lý những tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, không trách nhiệm hoặc thực hiện mang tính hình thức. Thứ năm, cần tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về quy định TTHC, về cải cách TTHC trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhất là những lĩnh vực được xã hội quan tâm như cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, cấp phép hoạt động thuộc các lĩnh vực quản lý ngoại hối; thanh toán... Thứ sáu, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện các TTHC theo hình thức dịch vụ công trực tuyến, nhất là đối với các thủ tục có nhiều đối tượng thực hiện. Thực tế hiện nay, việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ xin giải quyết TTHC đang là gánh nặng đối với nhiều tổ chức, cá nhân. Các chi phí về lập hồ sơ, đi lại gửi hồ sơ nhiều khi chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí tuân thủ của TTHC. Vì vậy, nếu sớm triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các TTHC sẽ làm đơn giản hóa rất nhiều đối với việc lập, gửi hồ sơ cũng như việc tiếp nhận và giải quyết TTHC. Số lượng TTHC thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến càng nhiều sẽ càng góp phần làm tốt và nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC của các đơn vị.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 13


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

QUYẾT TÂM TÁI CẤU TRÚC THÀNH CÔNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa *

BỐI CẢNH KINH TẾ Chặng đường 25 năm đổi mới đã qua tạo thế và lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển và trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất về những nỗ lực và thành tựu đạt được của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện từ năm 1986. Điều này cũng cho thấy sự lựa chọn con đường đổi mới, chính sách phát triển và tư * Vụ trưởng Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ, NHNN

duy lãnh đạo của Đảng về kinh tế là hoàn toàn đúng đắn. Đất nước đang đứng trước vận mệnh to lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như đã nêu tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp như đã đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu phát triển

14 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với khát vọng chính đáng của dân tộc ta đã đấu tranh, lao động và cống hiến không ngừng nghỉ. Nền kinh tế đã thực sự thay đổi về diện mạo, tầm vóc và cả về chất. Trong 25 năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh (bình quân 7%/năm) nhờ phát huy nội lực, tháo gỡ các nút thắt, giải phóng năng lực sản xuất kết hợp với sức mạnh thời đại thông qua tích cực hội nhập quốc tế và tận dụng ngoại lực cho phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

và tài nguyên, do đó chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện. Mặt trái của tăng trưởng nhanh, kém hiệu quả và không bền vững của nền kinh tế thị trường ở giai đoạn phát triển ban đầu là sự cạn kiệt dần về tài nguyên, môi trường ô nhiễm, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm đối tượng và vùng, miền gia tăng, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Trong một thế giới toàn cầu hóa sâu sắc mà các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và đang biến đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, thì nền tảng vững chắc cho phát triển quốc gia chính là các yếu tố nội sinh và năng lực thể chế của nền kinh tế - lựa chọn mô hình và con đường phát triển phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia. Do đó, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm phải cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, trong đó lấy 3 lĩnh vực làm then chốt: Cơ cấu lại đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính.

Thực trạng hệ thống các TCTD Trong những năm qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã đạt nhiều được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Các TCTD động viên và cung cấp một khối lượng vốn tín dụng to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước. Đồng thời, ngân hàng cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự đa dạng về quy mô, sở hữu, loại hình TCTD đã được hình thành và vận hành tốt theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện hơn. Số lượng các TCTD tăng lên nhanh chóng và đến nay, hệ thống các TCTD bao gồm: 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc cổ phần chi phối (sau đây gọi là NHTMNN), 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 17 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 QTDND Trung ương, 1.087 QTDND cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô. Sự tồn tại của nhiều loại hình TCTD với các quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng. Đặc điểm đa dạng của hệ thống các TCTD phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh

tế, đa sở hữu, đa ngành nghề và nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Nói cách khác, tính đa dạng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội quy định tính đa dạng của hệ thống các TCTD Việt Nam. Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các TCTD tăng nhanh; tín dụng ngân hàng trở thành nguồn vốn quan trọng cho hệ thống doanh nghiệp và nền kinh tế. Tổng dư nợ tín dụng của các TCTD cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010 và đến cuối năm 2010, tương đương khoảng 116% GDP. Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng ngân hàng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới, hiện đại hóa theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,… Màng lưới ngân hàng mở rộng hơn trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn tới các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với hơn 2.300 chi nhánh trên khắp các địa phương và hệ thống 1.085 QTDND ở 56 tỉnh, thành phố đã trở thành lực lượng chủ đạo cung

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 15


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

cấp vốn và dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Việt Nam đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế thì cũng là lúc nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu và trong khu vực diễn biến hết sức phức tạp, tác động lớn đến kinh tế và hệ thống tài chính trong nước. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 gây đổ vỡ hàng loạt các định chế tài chính, ngân hàng đẩy kinh tế khu vực và kinh tế thế giới vào suy thoái. Tuy nhiên, hệ thống các TCTD Việt Nam đã vượt qua những tác động bất lợi của các cú sốc đó, đồng thời vẫn bảo đảm giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống để góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này khẳng định quá trình đổi mới và phát triển trong thời gian qua đã tạo ra thế và lực mạnh hơn cho hệ thống các TCTD, đồng thời, các chính sách quản lý hệ thống các TCTD của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là tương đối hợp lý và có hiệu quả. Cùng với sự phát triển nhanh về quy mô, các TCTD hiện nay đang tiềm ẩn những yếu kém, rủi ro nhất định. Hệ thống các TCTD tiềm ẩn rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản khá cao, tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng tín dụng còn thấp. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ đối với nền kinh tế ở mức trên 3% theo quy định phân loại nợ của Việt Nam nhưng con số này thực tế có thể còn cao hơn do nhiều TCTD

chưa thực hiện đúng phân loại nợ. Nếu thực hiện phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn cao hơn nữa (theo Fitch Rating là 13%). Hiện nay, một khối lượng không nhỏ tín dụng được đầu tư vào bất động sản trong khi thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và chưa có khả năng phục hồi trong ngắn hạn do Chính phủ kiên quyết chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Do đó, nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thanh khoản và kết quả kinh doanh của một số các TCTD có liên quan chặt chẽ đến bất động sản (đầu tư bất động sản, nhận tài sản bảo đảm bằng bất động sản cho các khoản tín dụng, cấp tín dụng cho các ngành xây dựng). Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD lớn làm cho tính lệ thuộc lẫn nhau giữa các TCTD và rủi ro hệ thống cao. Sự đan xen sở hữu vốn TCTD này với TCTD khác dẫn đến không chỉ vấn đề vốn điều lệ tăng không thực chất mà còn giảm hiệu quả quản trị ngân hàng, gia tăng xung đột lợi ích, đồng thời làm cho rủi ro có tính hệ thống lớn hơn khi TCTD hoặc cổ đông lớn của TCTD gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng tới không chỉ một TCTD. Năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động. Chiến lược kinh doanh của nhiều TCTD thiên về hướng phát triển theo chiều rộng hơn là chiều sâu, chủ yếu tăng trưởng nhanh về quy mô và tập trung vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao để tạo lợi nhuận lớn

16 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

hơn. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các TCTD hoạt động chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chính sách, quy trình kinh doanh của các TCTD nhìn chung còn hạn chế dẫn đến chưa kiểm soát có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động. Ý thức chấp hành pháp luật của các TCTD chưa cao. Năng lực cạnh tranh của các TCTD Việt Nam còn hạn chế. Thiếu các NHTM có quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh tầm khu vực. Cạnh tranh giữa các TCTD chưa lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các TCTD dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng chưa được chấp hành triệt để. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh của các TCTD và dẫn tới vi phạm quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng khá phổ biến. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của các TCTD Việt Nam là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có nơi, có lúc trở nên quá mức, không có trật tự, kỷ cương gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, gia tăng rủi ro và gian lận trong hoạt động ngân hàng. Các NHTMNN là nòng cốt trong hệ thống nhưng phát triển còn chậm, chưa bảo đảm vai trò chủ đạo, chủ lực của hệ thống các


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

tế, tổng công ty nhà nước không có khả năng cạnh tranh huy động vốn và hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng mẹ hoặc công ty mẹ và các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty. Nguyên nhân của những yếu kém này xuất phát từ những yếu tố khách quan (kinh tế vĩ mô trong nước, ngoài nước kém ổn định, hệ thống doanh nghiệp nhiều yếu kém, khuôn khổ thể chế còn bất cập,…) và yếu tố chủ quan (năng lực quản trị, điều hành, tài chính, trình độ cán bộ và công nghệ nhiều hạn chế,…). Trong suốt thời gian dài vừa qua, Đảng và Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD ra đời và phát triển nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCTD chậm được cải thiện, nhiều yếu kém không được xử lý kịp thời, triệt để. Các TCTD hoạt động thiếu công khai, minh bạch. Nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng không được đề cao. Khuôn khổ pháp lý chậm được đổi mới và hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CƠ CẤU LẠI CÁC TCTD

Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự thay đổi về diện mạo, tầm vóc

TCTD và trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc điều tiết và bình ổn thị trường tiền tệ theo định hướng, mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ. Một số NHTM mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phi ngân hàng như thành lập các công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, vàng không đem lại hiệu quả cao và làm tăng rủi ro cho NHTM, đồng thời gây

khó khăn hơn cho công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý. Nhiều công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động với quy mô nhỏ, không có hiệu quả đã và đang tác động ngày càng lớn đến an toàn hệ thống. Hầu hết các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thuộc sở hữu của các NHTM và tập đoàn kinh

Những yếu kém hiện nay của một bộ phận các TCTD không được xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Quy mô dư nợ tín dụng và tài sản của hệ thống các TCTD đã vượt xa GDP làm cho hệ thống các TCTD dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Ngược lại, sự bất ổn của hệ thống các TCTD cũng sẽ tác động lớn đến sự ổn định kinh tế

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 17


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

vĩ mô. Một hệ thống ngân hàng yếu kém không thể huy động và phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ. Do đó, cơ cấu lại hệ thống các TCTD là yêu cầu cần thiết để lành mạnh hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các TCTD, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng trưởng kinh tế bền vững. Để thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20112020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, Việt Nam cần phát triển một hệ thống các TCTD có quy mô lớn hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sâu sắc thì hệ thống các TCTD cũng cần phải được củng cố và phát triển để có đủ khả năng tận dụng cơ hội phát triển mới và đối phó với những thách thức, cú sốc từ bên ngoài, chẳng hạn khủng hoảng, biến động bất lợi của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế. Chủ trương cơ cấu lại hệ thống các TCTD đặt ra hiện nay do yêu cầu cần khắc phục những tồn tại, yếu kém và đòi hỏi của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới. Cơ cấu lại hay đổi mới liên tục hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung trong một nền kinh tế đang phát triển là yêu cầu thường xuyên để nhằm chủ động trong giải quyết các mâu thuẫn, tạo thêm xung lực mới cho phát triển, đồng thời đối phó có hiệu quả với những thách thức từ bên ngoài.

Quan điểm của Đảng và Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các TCTD là xuất phát từ thực tiễn khách quan của quy luật phát triển. Việt Nam không bị thúc ép phải cải cách, cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng do bị rơi vào khủng hoảng như đã từng thấy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Nói cách khác, chủ trương cơ cấu lại hệ thống các TCTD nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế đang vận động và phát triển nhanh.

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU LẠI CÁC TCTD Mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các TCTD lần này nhằm hướng tới đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng. Về định hướng, hệ thống các TCTD sẽ được củng cố, phát triển phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các TCTD bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trò làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ, TCTD phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội. Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các TCTD Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm các NHTMNN thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Theo đó, các TCTD Việt Nam sẽ được cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và

18 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

sở hữu bằng các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Chính phủ kiên quyết không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Kinh nghiệm của các nước cho thấy muốn cải cách nhanh, triệt để hệ thống ngân hàng thì Chính phủ phải đóng vai trò quyết định thông qua các biện pháp can thiệp về chính sách, nguồn lực tài chính, đồng thời phải khuyến khích được sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Cải cách bao giờ cũng kèm theo chi phí kinh tế. Để hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả bền vững sau cơ cấu lại thì cơ cấu lại tài chính là quan trọng nhưng cơ cấu lại quản trị, hoạt động và kể cả khuôn khổ thể chế là yếu tố quyết định. Thông thường, thời điểm được coi là hợp lý để cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng khi nền kinh tế có mức lạm phát tương đối thấp để tạo dư địa cho sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ và NHTW vào hệ thống tài chính - ngân hàng. Kế hoạch cơ cấu lại hệ thống các TCTD ở Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN Về thuận lợi, cơ cấu lại hệ thống các TCTD được đặt trong chương trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Mục đích cơ cấu lại các TCTD là vì lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không vì lợi ích nhóm cục bộ. Do đó, cơ cấu lại hệ thống các TCTD nhận được sự quyết tâm và đồng thuận


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Đảng và Chính phủ quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

cao về mặt chính trị - xã hội. Các TCTD ý thức rõ ràng về sự cần thiết phải cơ cấu lại để hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Trong vài năm tới, Việt Nam không bị quá câu thúc bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, do đó áp lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống các TCTD giảm bớt là phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng thường có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại trong thời kỳ tái cấu trúc.

sở hữu tài sản và nghĩa vụ tài chính. Kinh tế, tài chính thế giới diễn biến không thuận lợi. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng tài chính tác động bất lợi đến hệ thống ngân hàng trong nước. Ngoài ra, tâm lý người dân không ổn định dễ phản ứng thái quá nếu không được định hướng đúng đắn và tuyên truyền đầy đủ về các chủ trương, chính sách về cơ cấu lại ngân hàng.

Về khó khăn, nền kinh tế đang chịu áp lực lạm phát cao và còn tồn tại những yếu tố có thể gây bất ổn vĩ mô. Nguồn lực của Chính phủ hạn chế do thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã ở mức cao và đang tăng nhanh. Các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Khuôn khổ pháp lý cho việc cơ cấu lại doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt là vấn đề phá sản, quyền

Trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, yếu tố then chốt quyết định thành công của kế hoạch cơ cấu lại hệ thống các TCTD là sự lựa chọn khôn ngoan các giải pháp triển khai, huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân, duy trì được lòng tin của nhân dân và tất nhiên phải bảo đảm vai trò chủ đạo, kiểm soát của Chính phủ trong toàn bộ tiến trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Để thực hiện được các mục tiêu, định hướng

Giải pháp cơ cấu lại các TCTD

nêu trên một số giải pháp dưới đây cần nghiên cứu áp dụng: Thứ nhất, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, một số TCTD có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật. Luật NHNN và Luật Các TCTD (năm 2010) đã có những quy định cụ thể hơn về các biện pháp, quyền lực của NHNN, nghĩa vụ của TCTD trong cơ cấu lại, xử lý TCTD yếu kém. Về phương diện các TCTD, cơ cấu lại TCTD cũng là cơ hội thuận lợi để các TCTD tăng nhanh hơn về quy mô và nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ hai, các TCTD cần được đánh giá, phân loại thành TCTD

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 19


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém. Các TCTD lành mạnh được tạo điều kiện phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế. Các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hệ thống cần được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật. Nếu TCTD yếu kém không thể phục hồi được thì phải được kiên quyết đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự để bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn của hệ thống các TCTD. TCTD tạm thời thiếu thanh khoản sẽ được NHNN hỗ trợ để phục hồi, đồng thời phải chấn chỉnh, củng cố để hoạt động lành mạnh, an toàn hơn. Thứ ba, trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đặc biệt là xử lý những TCTD yếu kém, các NHTMNN và các NHTMCP lành mạnh sẽ là lực lượng chủ lực tham gia tích cực với sự hỗ trợ thích hợp của Chính phủ và NHNN về cơ chế, chính sách và nguồn lực để thực hiện. Đây cũng là đặc trưng riêng phản ánh tính hệ thống chặt chẽ của các TCTD. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Chính phủ và NHNN “bao cấp” toàn bộ cho việc cơ cấu lại TCTD. Tổn thất và chi phí trong quá trình xử lý yếu kém của hệ thống các TCTD cần phải được chia sẻ hợp lý giữa các bên có liên quan theo quy định của pháp luật (Nhà nước, chủ sở hữu, nhà đầu tư và người gửi tiền). Trong đó, chủ sở hữu ngân hàng phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng về những tổn thất xảy ra đối với TCTD và lợi ích của Nhà nước, tài sản của nhân dân phải

được bảo vệ tốt nhất. Thứ tư, thực hiện lành mạnh hóa tài chính với trọng tâm là xử lý nợ xấu, bảo đảm mức độ đủ vốn theo quy định của pháp luật và thay đổi cấu trúc của bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh, bền vững hơn. Thứ năm, củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính và giảm các lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro, kém hiệu quả của TCTD. Tập trung tín dụng ngân hàng vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Thứ sáu, đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ chuẩn mực quốc tế với trọng tâm là triển khai các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel. Tăng tính minh bạch hóa hoạt động ngân hàng và tính đại chúng của các TCTD. Các quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần được củng cố, phát triển hợp lý để các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả và góp phần thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn mới và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.

20 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, Chính phủ và NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm chuẩn mực an toàn và quản trị rủi ro; quy định về cấp tín dụng; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; quy định về cấp phép thành lập TCTD, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD; hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nên được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong thời gian tới. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD nêu trên, đến năm 2015 hệ thống các TCTD Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng TCTD nhỏ, yếu kém và hình thành một số NHTM có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các NHTMNN trong hệ thống ngân hàng. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các TCTD được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Vũ Thế Vậc *

S

au hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, ngành Ngân hàng đã có sự đổi mới căn bản cả về chất và lượng. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đã tạo sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Hệ thống ngân hàng hai cấp tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện căn bản của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan khác. Hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta đã phát triển lớn mạnh, đa dạng về loại hình, đa dạng về sở hữu với 5 ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần chi phối của Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 1.085 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ và 50 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Hệ thống các tổ chức tín dụng đã làm tốt vai trò trung gian tài * Vụ trưởng Vụ Pháp chế, NHNNVN

chính để huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng năm sau cao hơn năm trước, năm 2011, tăng 8,4% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng trung bình trên 35%/năm. Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên tăng trưởng tín dụng năm 2011 tăng 9,1% so với năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng còn tồn tại và yếu kém; nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, nhiều ngân hàng thương mại khó khăn về thanh khoản, quản trị, điều hành của ngân hàng yếu kém; tỷ giá ngoại tệ và vàng biến động phức tạp. Bên cạnh đó, nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng của nước ta chịu tác động nặng nề, phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính. Những tồn tại, yếu kém của các ngân hàng tác động tiêu cực đến tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Điều đó, đòi hỏi phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 đã nhìn nhận và quyết định, trong 5 năm tới, cần tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng. Cụ thể, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấu

trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại là việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng hiện tại, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng thương mại, mở rộng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng để hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, đảm bảo ổn định hệ thống. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng giảm nhanh các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời tăng hợp lý về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, quản lý và sử dụng vốn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có khả năng cạnh tranh lành mạnh, phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần có lộ trình và bước đi thích hợp. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại phải bảo đảm nguyên tắc phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị tới nông thôn, vùng

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 21


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Hệ thống các TCTD đã làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước

sâu vùng xa. Quy mô, hệ thống phải có các ngân hàng lớn mạnh về năng lực tài chính, năng lực về quản trị, điều hành đủ sức cạnh tranh trong nước và khu vực, thực hiện vai trò nòng cốt trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng để đáp ứng cho các nhu cầu dịch vụ ngân hàng đa dạng của nền kinh tế. Việc tái cơ cấu ngân hàng phải đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, không để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng, không để ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người gửi tiền, quyền và nghĩa vụ của những bên liên quan. Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng đề án tổng thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại để trình Chính phủ quyết định và tổ chức triển khai đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại với một quyết tâm chính trị cao. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cần có những giải pháp và bước đi thích hợp. Các giải pháp hợp nhất, sáp nhập ngân hàng để tạo ra những ngân hàng lớn mạnh về năng lực tài chính, năng lực quản trị điều

hành tốt hơn, hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh. Đây là giải pháp cơ cấu giảm bớt số lượng ngân hàng, tăng quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị ngân hàng, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Trong những trường hợp cần thiết, để bảo đảm an toàn hệ thống, Nhà nước phải mua lại ngân hàng tạo ra những ngân hàng chủ đạo của Nhà nước. Tái cơ cấu ngân hàng là một việc nhạy cảm, cần có bước đi thận trọng và thích hợp. Mỗi một ngân hàng phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm của ngân hàng để có bước đi và giải pháp phù hợp của mình. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại để khắc phục những tồn tại, yếu kém của hoạt động ngân hàng, đồng thời phát triển hệ thống ngân hàng an toàn hơn, hiệu quả hơn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương, chính sách này cần được thể chế hoá thành những quy định pháp luật để triển khai đồng bộ, quyết liệt trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại,

22 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

không bị chi phối bởi ý chí, lợi ích chủ quan của nhóm cổ đông của ngân hàng. Các quy định pháp luật này buộc ngân hàng, tổ chức và cá nhân có liên quan phải triển khai việc tái cấu trúc ngân hàng thương mại. Khuôn khổ pháp lý cho các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, pháp luật đã quy định cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục để các tổ chức tín dụng thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước được áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt là quyết định sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng (khoản 12 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) hay áp dụng hình thức bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

đặc biệt (Điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng 2010). Trong quá trình thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phải được đảm bảo. Đây là một trong những nguyên tắc đã được quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN. Bên cạnh phương thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, một số phương thức khác có thể được phối hợp triển khai trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn, cho vay đặc biệt, góp vốn, mua cổ phần hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần…; Xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng; Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, áp dụng các phương thức quản trị, điều hành có hiệu quả, đồng thời phát triển các hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ tại Luật Các tổ chức tín dụng về giới hạn góp vốn, mua cổ phần (Điều 129), về việc hạn chế góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát (Điều 135) hay việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (Điều 16), tỷ lệ sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng là công ty cổ phần (Điều 55)… Theo quy định tại Điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng, việc Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn,

mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó, đòi hỏi cần có những quy định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới, đặt trong điều kiện hoạt động không bình thường, đặc biệt khi tổ chức tín dụng phải thực hiện biện pháp tái cơ cấu theo quyết định bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước và tái cơ cấu tổ chức tín dụng không chỉ nhằm đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động của riêng tổ chức tín dụng đó mà còn cho cả hệ thống ngân hàng. Như vậy, việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp cho tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại là yêu cầu hết sức cần thiết hiện nay, đồng thời có thể cân nhắc đến việc xây dựng và ban hành một văn bản luật riêng điều chỉnh về vấn đề tái cơ cấu hệ thống tài chính. Mặt khác, để phát huy hiệu quả của các phương thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, các quy định pháp luật về ngân hàng cũng cần phải được tiếp tục hoàn thiện nhằm phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam để tạo thành khuôn khổ pháp luật đồng bộ về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, quản trị điều hành, quản trị rủi ro, hạch toán kế toán

của tổ chức tín dụng, quy định về bảo đảm quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, đảm bảo kỷ cương, trật tự thị trường; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để công chúng được tiếp cận với những nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy, tạo sự ổn định tâm lý, góp phần ổn định thị trường và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Như vậy, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cần được triển khai với nhiều biện pháp phù hợp, đồng bộ cùng với việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ về tái cơ cấu ngân hàng, tăng cường thanh tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm từng bước lành mạnh hóa về tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiến tới xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh tốt trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế. Hoàn thiện thể chế tái cơ cấu ngân hàng thương mại là giải pháp cơ bản và quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Việc thực thi các quy định pháp luật nghiêm túc cùng với sự thanh tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước tạo điều kiện cho các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống và tái cấu trúc ngân hàng thương mại đạt được những thành công to lớn.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 23


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ, QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH VÀNG Nguyễn Quang Huy *

N

ăm 2011 là một năm chứng kiến nhiều biến động phức tạp trên thị trường tài chính quốc tế, đã có tác động mạnh đến thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước. Dựa trên những đánh giá, phân tích chi tiết bám sát tình hình cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động và linh hoạt đưa ra các giải pháp điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng nhằm ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn, bài viết muốn nhìn lại những gì Ngân hàng Nhà nước đã làm được trong năm Tân Mão, qua việc phân tích tình hình thị trường thế giới và trong nước cũng như đánh giá những giải pháp đã thực hiện trong việc quản lý thị trường ngoại tệ và thị trường vàng. Thay cho lời kết là những bài học được rút ra trong việc điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng trong năm 2011; từ đó, đề xuất một số định hướng chính sách điều hành quản lý ngoại hối trong năm 2012 và những năm tiếp theo. * Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, NHNN

I- DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1. Tình hình thị trường thế giới Trong năm 2011, thị trường tài chính quốc tế đã có những diễn biến rất phức tạp do những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu như nguy cơ lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là những lo ngại về tình trạng nợ công của Mỹ và châu Âu. EUR là đồng tiền chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ diễn biến của bối cảnh kinh tế khu vực châu Âu. Trong những tháng cuối năm, đồng EUR đã liên tục mất giá do các nhà đầu tư lo ngại rủi ro vỡ nợ từ khu vực châu Âu có thể kéo đồng tiền này giảm giá sâu hơn nữa. Mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu và các tổ chức tài chính quốc tế đã tích cực tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ cho những nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên đến nay các biện pháp đã thực hiện vẫn chưa phát huy tác dụng. Đối với USD, mặc dù có xu hướng tăng giá so với EUR và GBP, nhưng nội tại nền kinh tế Mỹ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như xếp hạng tín nhiệm bị hạ, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp vẫn lớn, các gói chính sách hỗ trợ nền kinh tế

24 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

chưa phát huy tác dụng... Do đó, ngoại trừ đồng EUR và GBP, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác như JPY, AUD, Franc Thụy Sỹ… lại có xu hướng tăng giá mạnh so với USD. Cùng với sự biến động của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, giá vàng thế giới đã có những diễn biến rất phức tạp. Trong những tháng cuối quý II, đầu quý III năm 2011, giá vàng thế giới liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao. Ngày 23/8 và 6/9/2011, giá vàng đã đạt đỉnh ở mức 1.9171.918 USD/oz, tăng 36% so với giá vàng đầu năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu như nguy cơ lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là những lo ngại về tình trạng nợ công của Mỹ và châu Âu khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Từ giữa tháng 10 năm 2011, giá vàng thế giới đảo chiều bắt đầu xu hướng giảm và sau đó dao động ở khoảng 1.600 - 1.700 USD/oz. Nguyên nhân của hiện tượng này là sau một thời gian giá vàng tăng cao, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới bắt đầu chao đảo và giảm điểm nên các quỹ đầu tư lớn trên thế giới nắm giữ cả vàng, ngoại tệ và chứng khoán trong


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

danh mục đầu tư đã phải bán bớt vàng để bù đắp các khoản ký quỹ do giá chứng khoán giảm mạnh. Có thể nói, năm 2011 là một năm biến động rất phức tạp của thị trường tài chính và thị trường vàng quốc tế, có tác động sâu rộng cả về luồng chu chuyển vốn cũng như về mặt tâm lý đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam.

2. Tình hình thị trường trong nước Theo chu kỳ, thị trường ngoại hối trong nước thường có dấu hiệu căng thẳng vào thời điểm cuối năm, và đặc biệt vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, nguyên nhân chính do lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh, nhập siêu ở mức cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp khá trầm trọng dẫn đến các nguồn ngoại tệ không tập trung vào hệ thống ngân hàng, tình trạng đô la hóa trở nên phổ biến. Trước tình hình đó, ngày 10/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% và giảm biên độ giao dịch xuống ±1%. Sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá, đồng thời thực hiện một loạt biện pháp chống đô la hóa, thị trường ngoại hối đã đi vào ổn định. NHNN đã mua được lượng ngoại tệ lớn từ hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) từ tháng 4 đến tháng 7/2011. Tuy nhiên, sau đó do những diễn biến phức tạp của các thị trường tài chính quốc tế và giá vàng thế giới, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu căng thẳng trở lại do nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu vàng tăng và tác động bất lợi đến

tâm lý thị trường. Sau khi NHNN thực hiện một số biện pháp bình ổn thị trường ngoại hối, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, thị trường ngoại hối đã ổn định hơn, tỷ giá đã giảm trở lại. Đầu quý IV, thị trường tiếp tục diễn biến căng thẳng, NHNN đã điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt và thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường. Nhờ đó, đến cuối năm 2011, thị trường ngoại hối và tỷ giá đã đi vào thế ổn định. Bên cạnh thị trường ngoại tệ, thị trường vàng cũng có nhiều biến động trong năm 2011. Khi

giá vàng thế giới tăng đột biến, giá vàng trong nước bắt đầu tăng mạnh, có nhiều thời điểm cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới từ mức 400.000 - 500.000 đồng/lượng trở lên, thường xảy ra hiện tượng nhập khẩu lậu vàng, gây xáo trộn thị trường ngoại tệ. Sau khi giá vàng thế giới đảo chiều giảm, giá vàng trong nước cũng giảm theo nhưng với tốc độ chậm hơn khiến cho mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước tăng đáng kể, có thời điểm lên tới trên 3 triệu

(Nguồn: NHNN)

(Nguồn: Reuters) Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 25


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

VND/lượng. Có dấu hiệu một số đối tượng lợi dụng tình hình thị trường vàng phức tạp để đầu cơ, làm giá thu lợi.

II- CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Trước những diễn biến phức tạp trên các thị trường, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần khôi phục lại sự ổn định trên các thị trường. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng: Ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, trong đó chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Việc ban hành Nghị quyết này là một bước đi rất quan trọng nhằm củng cố tâm lý và lòng tin của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp trong Nghị quyết 11, NHNN đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, góp phần chuyển hóa quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là người cư trú nhằm thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD và quy định trần lãi suất huy động vốn tối đa bằng

đôla Mỹ của tổ chức kinh tế và cá nhân. NHNN cũng đã ban hành Thông tư quy định về việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, Thông tư quy định về mức ngoại tệ tiền mặt phải khai báo khi xuất nhập cảnh và Thông tư quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Việc ban hành các quy định này đã tạo điều kiện để nguồn ngoại tệ tập trung vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của người dân và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Đối với thị trường vàng, để góp phần giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng đầu cơ để góp phần ổn định thị trường ngoại hối và giảm phương tiện thanh toán bằng vàng trong lưu thông, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo Thông tư này, TCTD

26 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác hay gửi vàng tại TCTD khác. TCTD cũng không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Ngoài ra, TCTD không được huy động vốn bằng vàng hoặc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng trước đây thành VND trừ một số trường hợp cụ thể trong giai đoạn chuyển tiếp. Khi thị trường vàng có dấu hiệu căng thẳng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn thị trường, NHNN đã ban hành Thông tư cho phép một số NHTM được bán một lượng vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ (vàng tồn quỹ) ra thị trường, đồng thời được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Biện pháp này có tác động nhanh, mạnh với tính chủ động cao tới thị trường vàng do đã có sẵn lượng vàng tồn quỹ trong kho mà lại tiết kiệm ngoại tệ, do lượng vàng cần cho


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và giảm áp lực về cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

NHNN sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án huy động vàng trong dân nhằm tăng cường nguồn lực, nâng cao vai trò điều tiết đối với thị trường vàng

phép nhập khẩu sau này nhỏ hơn lượng vàng thực tế đã bán, vì các NHTM mua được vàng vật chất trong nước để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi khi thị trường ổn định. Thứ hai, kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng. Ngay từ đầu năm, trước tình hình thị trường ngoại hối đặc biệt căng thẳng, ngày 10/2/2011, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% và giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%. Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, kiểm soát tăng trưởng và phân bổ tín dụng một cách hợp lý, kiểm soát chặt thanh khoản VND ngắn hạn của hệ thống TCTD, điều chỉnh các mức lãi suất điều hành của NHNN phù hợp với diễn biến thị trường. Việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh tín dụng phục vụ xuất khẩu trong cả năm 2011 đã góp phần tích cực

Đầu tháng 9/2011, dựa trên những phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD, Thống đốc NHNN đã công bố chủ trương điều hành tỷ giá ổn định và đến cuối năm không vượt quá 1%. Cam kết giữ tỷ giá ổn định đến hết năm thể hiện mục tiêu điều hành rõ ràng của NHNN, góp phần ổn định tâm lý thị trường, kiểm soát tỉ lệ lạm phát dự tính và mất giá dự tính của đồng Việt Nam, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong những tháng cuối năm, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng linh hoạt, theo đúng định hướng đã đề ra là, điều hành tỷ giá tương đối ổn định nhưng không cố định, tạo điều kiện bình ổn thị trường ngoại hối, tích cực góp phần hỗ trợ sản xuất và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, tỷ giá ngoại tệ những ngày cuối năm 2011 tương đối ổn định và là một điểm sáng trong chính sách điều hành tỷ giá mấy năm qua. NHNN cũng đã triển khai can thiệp thị trường ngoại tệ trong những thời điểm có dấu hiệu căng thẳng, dưới các hình thức can thiệp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thông qua một số NHTM lớn và yêu cầu các ngân hàng này chủ động bán trước ngoại tệ trên thị trường, đồng thời bán ngoại tệ hỗ trợ cho một số nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Việc can thiệp thị trường ngoại tệ đã được thực hiện kịp thời với

liều lượng hợp lý, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và tỷ giá. Đối với thị trường vàng, trước tình hình cung cầu trên thị trường vàng mất cân bằng, giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng quốc tế khiến nhu cầu nhập khẩu vàng (cả nhập khẩu chính thức và nhập lậu vàng) tăng đã góp phần gây sức ép lên tỷ giá chính thức, ảnh hưởng bất lợi tới thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bình ổn thị trường vàng, từ đó góp phần hỗ trợ bình ổn thị trường ngoại tệ. Vào các thời điểm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu “sốt vàng”, NHNN đã kịp thời đăng tải các thông điệp trên trang thông tin điện tử của NHNN để ổn định tâm lý người dân, trong đó thông báo việc cho phép nhập khẩu vàng khi cần thiết để bình ổn thị trường, đồng thời khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng trong bối cảnh thị trường đang diễn biến phức tạp để tránh các thiệt hại không đáng có. NHNN cũng đã nhanh chóng cấp phép nhập khẩu vàng cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN còn yêu cầu Công ty SJC, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nắm giữ trên 90% thị phần vàng miếng, tăng năng lực sản xuất, gia công vàng miếng và khẩn trương trả vàng miếng gia công cho các tổ chức nhập khẩu vàng để nhanh chóng bổ sung nguồn cung vàng trong nước. Tuy nhiên, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng dần dần không còn hiệu quả trong việc giảm nhanh được mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới như giai đoạn trước đó.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 27


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Mặt khác, để hạn chế khả năng dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ vàng gây rối loạn thị trường như hiện tượng tổ chức, cá nhân vay vốn mua vàng hoặc thế chấp, cầm cố vàng để vay vốn tại TCTD, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện các biện pháp để kiểm tra chặt chẽ việc vay vốn của khách hàng có cầm cố, thế chấp bằng vàng và ban hành quy định hệ số rủi ro là 250% đối với các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng. Các TCTD không được đáp ứng nhu cầu vay vốn để mua vàng trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của NHNN. Căn cứ vào quy mô vàng tồn quỹ, khả năng quản trị rủi ro cũng như khả năng tác động đến thị trường vàng của các ngân hàng thương mại, NHNN đã cho phép 5 NHTM (tổng số vàng tồn quỹ chiếm trên 70% vàng tồn quỹ của cả hệ thống ngân hàng) được bán một phần lượng vàng tồn quỹ ra thị trường và mở tài khoản vàng ở nước ngoài. NHNN cũng yêu cầu Công ty SJC tham gia bán vàng và đồng thời giữ vai trò điều phối giữa các NHTM này dưới sự chỉ đạo của NHNN, nhằm tăng cường hiệu quả của biện pháp can thiệp mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Sau khi thực hiện việc bán vàng can thiệp, với lượng cung vàng lớn từ Công ty SJC và 05 NHTM, cơ chế bán vàng tồn quỹ can thiệp đã thu được những kết quả khả quan. Mức chênh lệch giữa giá

vàng trong nước và giá vàng thế giới đã được thu hẹp đáng kể. Tỷ giá đô la Mỹ trên thị trường tự do đã giảm do mức chênh lệch thấp giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, khiến cho nhu cầu thu gom đô la Mỹ để nhập khẩu vàng lậu giảm mạnh. Giới đầu cơ vàng đã co lại và không thể thao túng giá vàng trên thị trường trong nước. Hiện tượng nhập khẩu lậu vàng gần như chấm dứt. Nhu cầu mua vàng của người dân đã được đáp ứng với mức giá hợp lý so với giá vàng thế giới. Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Nửa năm đầu 2011, NHNN đã thực hiện các biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ. NHNN đã phối hợp với Bộ Công an tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ tại các đại lý thu đổi ngoại tệ, nhằm xóa bỏ giao dịch mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ và vàng đã diễn biến tương đối ổn định trong khoảng thời gian này, thị trường ngoại tệ tự do được kiểm soát chặt chẽ hơn và hầu như không có giao dịch. Đặc biệt, để tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước về thị trường ngoại hối và kinh doanh vàng, hạn chế tình trạng đô la hóa, tiến tới xóa bỏ thị trường tự do, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN

28 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

đã có văn bản chỉ đạo các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống các quy định tại Nghị định mới và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, NHNN cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp thực hiện kiểm tra, rà soát việc thực hiện Nghị định 95, tăng cường công tác thông tin truyền thông nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 95. NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các đợt kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm với mức phạt nghiêm khắc theo quy định tại Nghị định 95. Các quy định của Nghị định 95 đã tạo ra cơ chế xử lý hiệu quả hơn đối với hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng, đòi hỏi tổ chức, cá nhân có liên quan cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần thiết lập lại kỷ cương trên thị trường ngoại tệ và vàng, tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do. Tóm lại, năm 2011 là một năm khá bận rộn đối với NHNN, nhằm triển khai các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu chuyển hóa dần quan hệ huy động cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, nhằm khắc phục tình trạng đô la hóa và ổn định giá trị của đồng Việt Nam. Nhờ thực hiện các giải pháp trên, thị trường ngoại tệ và vàng đã diễn biến tương đối ổn định, thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Các nhu


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của doanh nghiệp và người dân được đáp ứng đầy đủ. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ đáng kể để bổ sung cho dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã được khắc phục một bước.

III- BA BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH TRONG NĂM 2012 CŨNG NHƯ CÁC NĂM TIẾP THEO 1. Ba bài học rút ra trong công tác điều hành thị trường ngoại tệ và thị trường vàng năm 2011 Thứ nhất, cần tiếp tục quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đô la hóa. Hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý kinh tế vĩ mô. Việc chống hiện tượng đô la hóa cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thời gian dài, trong đó giải pháp căn cơ nhất là khôi phục và nâng cao lòng tin vào giá trị đồng Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt kết quả cuối cùng, trong mỗi giải pháp, chính sách điều hành cần phải có phân tích tác động đến hiện tượng đô la hóa và sự góp phần của giải pháp, chính sách đó trong việc chống hiện tượng đô la hóa. Ngoài ra, sự kiên quyết và nhất quán trong việc chống hiện tượng đô la hóa thông qua việc kiểm tra, giám sát thị trường cũng có vai trò quan trọng để đạt mục tiêu chống đô la hóa. Thứ hai, việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ trong năm đã phát huy tác động tích cực, góp phần quan trọng hỗ trợ bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối. Các mức điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN phù hợp với thị

trường và hỗ trợ tích cực cho việc hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành tỷ giá. Thứ ba, trong điều hành thị trường ngoại hối, cần có những cam kết rõ ràng vào những thời điểm thích hợp và có các biện pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện các cam kết này. Việc NHNN đưa ra cam kết điều hành tỷ giá ổn định và đến cuối năm không vượt quá 1% đã tạo sự ổn định tâm lý, kiểm soát kỳ vọng của thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh. Vai trò và uy tín của NHNN cũng được nâng cao thêm qua việc NHNN giữ vững cam kết của mình. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện của các chính sách trong tương lai.

2. Định hướng điều hành trong năm 2012 và các năm tiếp theo Đối với chính sách tiền tệ, trong năm 2012 và những năm tiếp theo, NHNN sẽ tiếp tục điều hành theo hướng chặt chẽ, linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, với tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 15% - 17% trong năm 2012 sẽ góp phần thu hẹp thâm hụt thương mại, gia tăng thặng dư trên cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và tạo tiền đề tốt để bình ổn thị trường ngoại hối và tỷ giá. Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối, NHNN sẽ có các biện pháp điều hành linh hoạt, phù hợp với

các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị của đồng Việt Nam, góp phần khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống các TCTD để tạo điều kiện đáp ứng tốt các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội chung của đất nước. Đối với việc hoàn thiện thể chế, NHNN sẽ tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối với trọng tâm là sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối, trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai các Nghị định về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Nghị định về vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ. Sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế Nghị định số 174/1999/NĐ-CP sau khi được Chính phủ ban hành, nhằm sắp xếp lại một bước thị trường vàng trong nước; NHNN sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án huy động vàng trong dân nhằm tăng cường nguồn lực, nâng cao vai trò điều tiết đối với thị trường vàng. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa, xóa bỏ hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 29


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TS. Nguyễn Thị Kim Thanh *

N

guồn gốc hình thành cơ chế điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) không theo lối truyền thống (điều hành qua mục tiêu trung gian), tức là hướng trực tiếp từ mục tiêu hoạt động đến mục tiêu cuối cùng, không qua mục tiêu trung gian, đó là sự nhận thức về mối nguy hại của lạm phát lạm phát bên cạnh việc làm méo mó giá cả, nó còn làm xói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư, hạn chế tăng trưởng, gây ra những bất ổn về chính trị, xã hội... Do vậy, chính phủ các nước coi lạm phát như một căn bệnh nguy hiểm chết người, nên cố gắng chấm dứt nó bằng nhiều giải pháp, trong đó chấp nhận một CSTT thận trọng và chính sách tài khoá bền vững. Trong giải pháp CSTT, việc lựa chọn mục tiêu trung gian là tổng tiền và mục tiêu tỷ giá cũng đem lại những thành công chống lạm phát trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, thập kỷ cuối thế kỷ 20, nhóm 7 nước kinh tế cấp tiến (New Zealand, Canada, Phần Lan, Thuỵ Điển, Anh, Úc, Tây Ban Nha) và đến nay được mở rộng ra với 26 nước trên thế giới * Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

đã không điều hành CSTT theo phương pháp truyền thống, mà điều hành CSTT theo cách tiếp cận mới là hướng tới mục tiêu lạm phát ổn định ở mức thấp để đối phó với những khó khăn mà họ mắc phải trong phương pháp truyền thống.

Cơ sở lập luận Vấn đề đặt ra là tại sao những nước này chọn mục tiêu lạm phát ổn định ở mức thấp (gọi tắt là mục tiêu lạm phát thấp) làm thay đổi toàn bộ khuôn khổ chính sách? Các nước đi đến lựa chọn lạm phát làm mục tiêu, đều thống nhất trên cơ sở lập luận sau: Trước hết, Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước này đã quyết định điều hành CSTT để đạt được sự ổn định giá cả, vì tỷ lệ lạm phát thấp và đều đặn là sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế mà việc điều hành CSTT có thể thực hiện được. Thứ hai, kinh nghiệm thực tế đã chứng minh, sự vận động của CSTT, về mặt ngắn hạn, có tác động đến một số các biến số kinh tế, như công ăn việc làm cao hoặc có thể tăng cường sản lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa hiểu một cách chính xác về bản chất và mức độ tác động này, cũng như thời gian và cách thức mà CSTT chuyển tải

30 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tới nền kinh tế. Thứ ba, CSTT có tác động không rõ ràng về mặt trung hạn đối với sản lượng và công ăn việc làm, nhưng có tác động lâu dài đến mức giá. Thứ tư, CSTT tác động đến tỷ lệ lạm phát với độ trễ thời gian không chắc chắn và với cường độ khác nhau. Độ trễ này là một khó khăn, nếu không phải là không thể đối với NHTW để kiểm soát lạm phát trên cơ sở từng giai đoạn một. Dựa trên cơ sở lập luận như vậy, một số nhà kinh tế học xem mục tiêu lạm phát thấp như một định hướng điều hành có thể làm cải thiện việc xây dựng, thực hiện và kết quả điều hành CSTT của NHTW so với những qui trình thông thường trước đây (thiếu sự minh bạch).

Điều kiện thực hiện Về mặt lý thuyết, có 2 điều kiện cơ bản để một nước có thể theo đuổi “inflation targeting”1, đó là: Thứ nhất, NHTW phải chỉ đạo điều hành CSTT với một mức độ độc lập tương đối, điều đó có nghĩa là không đòi hỏi sự độc lập hoàn toàn với chính phủ, nhưng 1 Infflation targeting as a Framework for Monetary Policy, by Guy Debelle, Paul Masson, Miguel Savastano and Sunil Sharma.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

phải có quyền tự do điều hành các công cụ CSTT để đạt được mục tiêu lạm phát mà Chính phủ cho là thích hợp. Để tuân thủ điều kiện này, nước đó không thể thực hiện một chính sách tài khoá thống trị (fiscal dominance) - đó là một chính sách không xem xét đến sự khống chế của CSTT, mà phải thực hiện một chính sách tài chính không thống trị, tức khi thâm hụt ngân sách, nguồn bù đắp cho thâm hụt này không phải chủ yếu là từ nguồn NHTW và hệ thống ngân hàng, mà phải sử dụng chủ yếu từ nguồn thu phát hành công cụ nợ của chính phủ với dân chúng và từ các nguồn thu khác của Chính phủ. Nếu tồn tại một chính sách tài khoá thống trị, thì áp lực lạm phát có nguồn nguốc từ chính sách tài khoá sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của CSTT. Thứ hai, NHTW phải có thẩm quyền và sẵn sàng không theo đuổi mục tiêu của các biến số kinh tế khác, như tiền lương, công ăn việc làm hoặc tỷ giá hối đoái. Vì nếu CSTT theo đuổi đồng thời với các mục tiêu này thì không thể thực hiện mục tiêu lạm phát và ổn định, hoặc có thì cũng không hiệu quả. Ví dụ NHTW đồng thời theo đuổi mục tiêu tỷ giá, thì để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức mục tiêu buộc NHTW phải can thiệp trên thị trường, khi đó mức cung tiền có thể cao hoặc thấp hơn mức mong muốn để đạt mức lạm phát mục tiêu. Việt Nam có thể là một minh chứng cho lập luận này. Trong những năm 2000 - 2010, CSTT của NHNN theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đó ổn định tỷ giá được coi trọng nhất. Về cơ bản, từ năm

2000 - 2007, Việt Nam đã đạt được mục tiêu về tỷ giá, nhưng mục tiêu lạm phát đã không đạt được ở mức mục tiêu (năm 2000, mức mục tiêu 5%, thực tế -0,6%; năm 2008, lạm phát mục tiêu dưới 10%, thực tế trên 19%)... Trong những trường hợp sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, thì xét về mặt lý thuyết, mục tiêu tỷ giá cũng có thể cùng tồn tại với mục tiêu lạm phát với điều kiện phải rõ ràng và mục tiêu lạm phát phải được ưu tiên hàng đầu, nếu không CSTT sẽ không có được lòng tin cần thiết cho sự thành công.

Khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ cho mục tiêu lạm phát và ổn định Một nước thoả mãn hai điều kiện cơ bản nêu trên, về nguyên tắc, có thể tổ chức thực hiện điều hành CSTT theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công và đem lại hiệu quả thực sự, NHTW cần thiết lập một khuôn khổ CSTT theo 4 yếu tố sau2 . Thứ nhất, mục tiêu lạm phát cần phải được lượng hoá bằng một con số hay một biên độ dao động của lạm phát và đặt tỷ lệ lạm phát cho một số năm hoặc nhiều năm trong tương lai: Về bản chất, mục tiêu lạm phát gắn với chỉ số lạm phát, do đó, việc hình thành mục tiêu lạm phát hàm ý xây dựng một chỉ số lạm phát cụ thể, nghĩa là chính sách mục tiêu lạm phát đòi hỏi phải có sự công bố về chỉ số lạm phát và được xem như mục tiêu ổn định giá cả trong một số năm tiếp theo. Vậy ổn định giá cả được hiểu See IMF Wwworking Paper 97/130 “ The Scope for iflation Targeting in Developing Countries. 2

như thế nào? Những nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, với mức chỉ số lạm phát trên 0% một chút được gọi là ổn định giá cả. Chỉ số lạm phát này phải là chỉ số lạm phát cơ bản, tức là chỉ số lạm phát đã loại trừ ảnh hưởng của những cú sốc giá cả và những ảnh hưởng của CSTT được thực hiện trước đây (NHTW châu Âu định nghĩa ổn định giá cả trong năm 2001 là chỉ số giá cả dưới mức 2%/ năm). Việc đặt ra mục tiêu lạm phát cho một số năm tiếp theo là nhằm xác định rõ bao lâu thì CSTT tiến tới đích và bao lâu thì mục tiêu sẽ chiếm ưu thế. Điều này khác nhau giữa các nước, và nó phụ thuộc một phần vào tỷ lệ lạm phát tại thời gian mà chính sách được chấp nhận và việc sử dụng mục tiêu lạm phát để khuyến khích hay không khuyến khích giảm phát của NHTW. Thứ hai, CSTT phải thể hiện tính rõ ràng, minh bạch và linh hoạt: - Tính rõ ràng, minh bạch của CSTT, đó là mục tiêu lạm phát phải được chuyển tải đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, để dân chúng thấu hiểu mục tiêu ổn định giá cả của CSTT là thế nào. Đồng thời, NHTW phải có trách nhiệm giải thích và công bố đến dân chúng về những thay đổi chính sách với những lý do rõ ràng. Điều này làm tăng tính minh bạch và giảm độ trễ của CSTT đến những thay đổi giá cả và những quyết định tiền lương. Mặt khác, NHTW phải nói rõ trách nhiệm của mình ở mức độ nào khi thực hiện mục tiêu lạm phát đã đặt ra, phải giải thích cho dân chúng một cách

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 31


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

NHTW phải chỉ đạo điều hành CSTT với một mức độ độc lập tương đối

dân chủ, công khai, rõ ràng ai là người xác định lạm phát, NHTW, hay Chính phủ, hay cả hai. Điều đó nói lên rằng lạm phát được xác định trên cơ sở cấu trúc hay áp lực chính trị. - Tính linh hoạt, là để trả lời câu hỏi, “Độ lệch khỏi mục tiêu lạm phát được phép là bao nhiêu để phản ứng lại các cú sốc về tổng cung hay tổng cầu?”, “Mục tiêu lạm phát là một con số cụ thể hay trong một khung nhất định?” và “Mục tiêu lạm phát có thay đổi theo thời gian hay không?” Thứ ba, NHTW cần phải có một khuôn khổ tốt cho dự báo lạm phát, phải có những hiểu biết nhất định về kênh truyền dẫn giữa công cụ CSTT và lạm phát, qua đó mới biết được độ trễ thời gian giữa việc điều chỉnh các công cụ CSTT với ảnh hưởng của nó tới tỷ lệ lạm phát. Thứ tư, trong quá trình điều hành CSTT, lạm phát dự báo được sử dụng như mục tiêu trung gian chủ yếu của CSTT, do vậy, cần xác định rõ một cơ chế truyền dẫn (một qui trình hoạt động) của các công cụ CSTT hướng tới lạm phát trong tương lai.

Có thể nói khuôn khổ CSTT hướng tới mục tiêu lạm phát thấp đã tỏ ra có hiệu quả ở các nước phát triển và nó làm tăng tính minh bạch, uy tín của NHTW, tuy nhiên, các nhà kinh tế Fillion và Léonard (1997), Landarretche et al (1999), Leiderman và Bar-Or (2000) đã chỉ ra rằng, đối với những nước thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ này thì mối quan hệ giữa lạm phát với mức sản lượng và tỷ giá hối đoái là yếu đi, không còn chặt chẽ như mối quan hệ truyền thống trước đây. Đồng thời, cơ chế truyền dẫn của CSTT đến lạm phát trở nên phức tạp và gián tiếp hơn khi môi trường lạm phát thấp. Mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán với lạm phát cũng kém chặt chẽ hơn.

Khả năng áp dụng ở Việt Nam Một CSTT lành mạnh cùng với những chính sách cơ cấu, chính sách tài khóa và tài chính thích hợp là một trụ cột quan trọng cho thành công về kinh tế. Do vậy, đối với mỗi nước, khuôn khổ CSTT là tốt nhất khi nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và tài chính của nước đó. Việc đặt lạm phát mục tiêu có

32 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

thể không phải là tối ưu đối với tất cả các nước vì mỗi nước có hoàn cảnh kinh tế và tài chính không giống nhau, hơn nữa, không có một khuôn khổ CSTT nào hứa hẹn là khuôn khổ tốt nhất cho tất cả các nước trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng đến nay (sau 13 năm kể từ khi 7 nước cấp tiến áp dụng) đã có 26 nước chính thức áp dụng (bao gồm cả các nước thị trường mới nổi) cũng cho thấy tính ưu việt của việc đặt lạm phát mục tiêu cho điều hành CSTT. Đối với Việt Nam, việc hướng tới khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu” là rất cần thiết vì những hữu ích mang lại từ khuôn khổ chính sách này phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai, đó là phải xây dựng NHNN thành một ngân hàng trung ương hiện đại, theo đó, NHNN ngoài việc làm tốt chức năng thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD và thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán nhằm đảm bảo ổn định hệ thống, thì phải điều hành CSTT sao cho có thể chủ động kiểm soát được lạm phát ổn định ở mức


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

thấp - nhiệm vụ chủ yếu của một NHTW. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam đến thời điểm này đã đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ CSTT này chưa? - Như đã đề cập ở phần trên, một nước muốn áp dụng khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu” phải thỏa mãn 2 điều kiện là có tính độc lập tương đối trong điều hành CSTT và NHTW phải có thẩm quyền và sẵn sàng điều hành CSTT hướng tới một mục tiêu duy nhất, không theo đuổi mục tiêu của các biến số kinh tế khác, như tiền lương, công ăn việc làm, hoặc tỷ giá hối đoái. Xét thực tế ở Việt Nam hiện nay, điều kiện thứ nhất, về cơ bản, đáp ứng được. Ngân hàng Nhà nước (NHNN), về cơ bản, chủ động điều hành các công cụ CSTT, Luật NHNN năm 2010 đã tạo cho NHNN tính chủ động cao hơn trong thực thi CSTT, khuôn khổ điều hành CSTT không bị ràng buộc là điều tiết khối lượng như luật cũ. Mặt khác, trong mối quan hệ với chính sách tài khóa, NHNN không phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách. Đây là vấn

đề cốt yếu để thực hiện CSTT hướng tới mục tiêu lạm phát; còn điều kiện thứ 2, thực tế Việt Nam chưa thỏa mãn được. Trong điều hành CSTT hiện nay của NHNN, có thể nói là CSTT đa mục tiêu: Về mục tiêu cuối cùng, ngay cả trong ngắn hạn và dài hạn, NHNN vừa theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, theo đó mục tiêu trung gian vừa kiểm soát lãi suất, vừa kiểm soát tỷ giá, lại kiểm soát cả khối lượng tiền tệ (như kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng). Mục tiêu hoạt động cũng vừa điều tiết khối lượng vừa điều tiết lãi suất… Với thực tế như vậy, nếu thực hiện khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu” là khó thực hiện được. - Thêm vào đó, khả năng phân tích và dự báo lạm phát của NHNN đã có nhiều cải thiện nhiều, đã đào tạo được một lực lượng cán bộ có đủ trình độ trong dự báo lạm phát. Quan trọng là hiện nay NHNN và Tổng cục Thống kê đã tính toán và xác định được lạm phát cơ bản của Việt Nam. Đây là những điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được khi áp dụng khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu”. Tuy nhiên, mức độ phân tích dự báo, xác định lạm phát cơ bản vẫn còn rất hạn chế, do thiếu cơ sở dữ liệu để có thể thiết lập mô hình dự báo lạm phát chính xác. Đồng thời, NHNN thiếu một hệ thống thông tin để cập nhật kịp thời những thay đổi trên thị trường tài chính và tình hình kinh tế tác động đến lạm phát để có cơ sở phân tích và dự báo chính xác lạm phát. Hơn nữa, một vấn đề quan trọng nữa đảm bảo sự thành công khi áp dụng khuôn khổ CSTT “lạm phát

mục tiêu” đó là, NHNN phải xác định rõ một cơ chế truyền dẫn (một qui trình hoạt động) của các công cụ CSTT hướng tới lạm phát trong tương lai. Trên thực tế, thì đây còn là vấn đề nan giải của NHNN, do rất nhiều nguyên nhân vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan mà NHNN chưa thể xác định được, chẳng hạn như mức độ phát triển của thị trường tài chính còn rất thấp so với mức độ phát triển cuả thị trường tài chính quốc tế, phân đoạn thị trường còn rõ nét và đang trong quá trình phát triển, các thị trường bất động sản, thị trường lao động cũng còn nhiều bất cập, tính thị trường trong các giao dịch kinh tế còn hạn chế, hệ thống thông tin chưa đầy đủ… Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, hiện nay, Việt Nam còn thiếu rất nhiều điều kiện để thực hiện khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu”. Muốn áp dụng nó, trước hết, NHNN cần nâng cao một bước hiệu quả điều hành CSTT thông qua khuôn khổ kiểm soát khối lượng, sau đó là kiểm soát lãi suất để kiềm chế được lạm phát ở mức ổn định dưới 10%, đồng thời tạo sự bình ổn vững chắc và giao dịch của thị trường tiền tệ thông suốt. Tin học hóa hệ thống thông tin thị trường liên ngân hàng để NHNN theo dõi sát các diễn biến của thị trường liên ngân hàng nhằm điều tiết một cách kịp thời. Bên cạnh đó, đòi hỏi NHNN trong sự phối hợp với các Bộ, ngành khác phải nỗ lực tạo dựng những điều kiện cần thiết đảm bảo áp dụng thành công, hay có hiệu quả khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu”.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 33


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Quản lý dự trữ ngoại hối -

Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam Phạm Bảo Lâm * Theo Cẩm nang hướng dẫn Cán cân thanh toán quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối được định nghĩa là “các tài sản bằng ngoại hối thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan quản lý tiền tệ để sẵn sàng tài trợ trực tiếp cho sự mất cân đối thanh toán, hoặc gián tiếp điều tiết mức độ mất cân bằng cán cân thanh toán thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại tệ nhằm tác động lên tỷ giá và/hoặc các mục tiêu khác”. Như vậy, có thể thấy, dự trữ ngoại hối có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia thông qua khả năng sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, mức độ liên kết giữa các quốc gia ngày càng lớn và trong bối cảnh hàng loạt những bất ổn của các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay. Do đó, việc xây dựng chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia luôn là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý tiền tệ các nước mà cụ thể là các ngân hàng trung ương (NHTƯ).

I. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia Châu Á, quy mô dự trữ ngoại hối của các quốc gia này ngày càng tăng mạnh. (Bảng 1) Số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu trong danh sách về dự trữ ngoại hối với quy mô 2.876 tỷ USD tính đến thời điểm 31/12/2010, tiếp theo đó là * Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

34 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối quốc tế


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Bảng 1: Danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về dự trữ ngoại hối Đơn vị: Tỷ USD Xếp hạng

NHTƯ

Dự trữ ngoại hối

Xếp hạng

NHTƯ

Dự trữ ngoại hối

1

Trung Quốc

2.876

11

Singapore

225,7

2

Nhật Bản

1.063

12

Đức

216,5

3

Nga

479,4

13

Thái Lan

176,1

4

Ả Rập Xê Út

445,1

14

Pháp

166,2

5

Đài Loan

387,2

15

Algieria

162,9

6

Hàn Quốc

291,6

16

Italia

158,9

7

Braxin

288,6

17

Mỹ

132,4

8

Ấn Độ

287,1

18

Mê xi cô

120,5

9

Thụy Sĩ

270,3

19

Malaysia

106,5

10

Hồng Kông

268,7

20

Lybia

99,84

Nguồn: Wikipedia Nhật Bản, Nga, Ả Rập Xê Út. Các quốc gia Đông Nam Á góp mặt ba đại diện là Singapore, Thái Lan và Malaysia trong danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về dự trữ ngoại hối. Mặc dù quy mô dự trữ ngoại hối, đặc thù của từng quốc gia và chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối của từng NHTƯ có những khác biệt, tuy nhiên, các NHTƯ đều quản lý hướng theo những mục tiêu khá tương đồng: an toàn vốn, đảm bảo thanh khoản và sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường quốc tế. Một số NHTƯ có trình độ phát triển còn cung cấp các dịch vụ quản lý dự trữ ngoại hối cho thị trường tài chính và các NHTƯ khác. Dưới đây là kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối của NHTƯ một số nước trong khu vực và trên thế giới: 1. Kinh nghiệm của Pháp NHTƯ Pháp (BdF) được thành lập từ năm 1800. Bên cạnh các nhiệm vụ của một NHTƯ quốc gia, BdF còn đóng vai trò là thành viên của NHTƯ Châu Âu - ECB.

Do vậy, ngoài việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, BdF còn quản lý phần dự trữ của ECB ủy thác và là nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực đồng EUR. BdF là một trong các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu của khu vực tiền tệ Châu Âu cho hơn 120 khách hàng bao gồm các NHTƯ, tổ chức công, tổ chức quốc tế trên phạm vi toàn cầu. BdF cung cấp dịch vụ tiền gửi với các kỳ hạn từ qua đêm đến 1 năm bằng đồng EUR, GBP, USD, AUD, CAD, NOK và DKK và đang triển khai phương án nhận tiền gửi đồng JPY, CHF, NZD và SDR. BdF cung cấp dịch vụ giao dịch hối đoái (FX) và vàng dưới hình thức giao ngay và kỳ hạn (tối đa 1 năm). BdF đồng thời cung cấp dịch vụ mua bán vàng trên tài khoản và vàng vật chất (gồm việc sắp xếp, vận chuyển, lưu giữ vàng). Đối với mảng kinh doanh trái phiếu, BdF thực hiện mua bán trái phiếu các đồng tiền chủ chốt, trong đó có trái phiếu Chính phủ Pháp,

cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán trái phiếu theo yêu cầu, dịch vụ cho vay trái phiếu. Đầu tư dự trữ ngoại hối của NHTƯ Pháp được chia làm 3 loại danh mục: (i) Danh mục mua và giữ đến đáo hạn: chỉ mua đầu tư và giữ đến đáo hạn với kỳ hạn dài, không liên quan đến thanh khoản; (ii) Danh mục đầu tư theo chiến lược tối đa hóa lợi nhuận rủi ro - áp dụng các chiến lược đầu tư chủ động mua đi bán lại trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, hạn mức kỳ hạn bình quân của danh mục này do Ủy ban quản lý tài sản có/tài sản nợ đặt ra; (iii) Danh mục quản lý theo chỉ số mốc (benchmark portfolio) đầu tư tài sản dựa trên danh mục chỉ số gốc. Các công cụ đầu tư mà NHTƯ Pháp thực hiện bao gồm: Trái phiếu (trái phiếu chính phủ, các tổ chức đa quốc gia, tổ chức được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu được bảo đảm); các sản phẩm phái sinh lãi suất (hợp đồng tương lai, hoán đổi lãi suất); các công cụ thị trường tiền tệ

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 35


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

(hợp đồng mua lại, tiền gửi, hoán đổi vàng, các hợp đồng tương lai trên thị trường tiền tệ). Trong bối cảnh các loại lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm thấp, đặc biệt là các mức lãi suất ngắn hạn, để tăng lợi nhuận, BdF và một số NHTƯ thực hiện các chiến lược như: Tăng kỳ hạn đầu tư bình quân (duration); đa dạng hóa các loại đồng tiền dự trữ - xu hướng đa dạng hóa sang các đồng tiền có lãi suất cao hơn như AUD, CAD, NZD; đa dạng hóa sang các công cụ có mức rủi ro cao hơn để tăng lợi nhuận như đầu tư vào trái phiếu công ty, cổ phiếu, trái phiếu các quốc gia mới nổi. 2. Kinh nghiệm của Thái Lan Dự trữ ngoại hối của Thái Lan do NHTƯ Thái Lan quản lý trên cơ sở Luật NHTƯ Thái Lan và Luật về tiền tệ. NHTƯ Thái Lan được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến quản lý ngoại hối gồm: Mua và bán ngoại tệ, vàng và bạc; quan hệ tiền gửi ngoại tệ với Kho bạc và ngân hàng thương mại; mua và bán chứng khoán ngoại tệ của Chính phủ Thái Lan, chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế mà Thái Lan là thành viên. Các tài sản ngoại hối mà NHTƯ Thái Lan nắm giữ bao gồm: Vàng, ngoại tệ, chứng khoán bằng ngoại tệ, vàng và tài sản dự trữ bằng ngoại tệ đóng góp tại IMF, Quyền Rút vốn đặc biệt và chứng khoán ngoại tệ do Chính phủ Thái Lan phát hành. Phân bổ đầu tư của NHTƯ Thái Lan như sau: Đầu tư vào chứng khoán chiếm tỷ lệ chủ yếu, còn lại là đầu tư vào ngoại hối, tiền gửi, vàng và các tài sản khác. Trong tổng số đầu tư vào chứng khoán thì 88% được đầu

tư vào chứng khoán của các tổ chức được xếp hạng AAA và đầu tư tương ứng là 3%, 3% và 6% vào chứng khoán của các tổ chức được xếp hạng AA+, AA- và A. Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối do NHTƯ Thái Lan thực hiện bao gồm: Giao dịch ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi; tiền gửi; đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi; đầu tư vào trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu; đầu tư vào nghiệp vụ Fixbis và các sản phẩm trung hạn do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - BIS phát hành. Các danh mục đầu tư của NHTƯ Thái Lan bao gồm: (i) Danh mục đầu tư bảo đảm thanh khoản: Chỉ bao gồm các tài sản bằng đồng USD có tính thanh khoản cao, kỳ hạn ngắn để đảm bảo thanh khoản của thị trường ngoại hối; (ii) Danh mục đầu tư dài hạn được đầu tư vào đồng tiền của các nước thuộc nhóm G7, các đồng tiền mạnh khác nhằm bảo toàn giá trị của dự trữ ngoại hối và có khả năng sinh lời, kỳ hạn của tài sản bao gồm từ ngắn hạn đến dài hạn, (iii) Danh mục đầu tư đáp ứng nghĩa vụ nợ bằng đồng Yên. Đây là khoản vay nợ Chính phủ Nhật do Bộ Tài chính Thái Lan ủy thác NHTƯ Thái Lan quản lý bằng đồng Yên nhằm giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất của đồng Yên khi đến hạn thanh toán nợ và (iv) Danh mục ủy thác đầu tư được đầu tư vào nhiều loại đồng tiền. Mục đích của hình thức đầu tư này là nhằm học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ quản lý. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư vào các thị trường trái phiếu các nước phát triển, các hình thức như tiền gửi, tài sản ngắn và dài hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng trái

36 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

phiếu tương lai. NHTƯ Thái Lan sử dụng các hệ thống mạng dịch vụ phục vụ quản lý dự trữ ngoại hối bao gồm: Reuters, Bloomberg, Telerate và Dealing Room System (Financial Kit).

II. THỰC TIỄN QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Theo các quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối. Cũng như hầu hết các NHTƯ khác, NHNN thực hiện quản lý DTNHNN theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán và sinh lời từ các nghiệp vụ quản lý DTNHNN thông qua các giao dịch được phép thực hiện trên thị trường ngoại hối quốc tế. Kể từ khi được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/1991 đến nay, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (SGD) là đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý hàng ngày DTNHNN theo các nguyên tắc nêu trên thông qua các nghiệp vụ cụ thể bao gồm: Mua/bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế, đầu tư tiền gửi, mua/bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế phát hành trên thị trường quốc tế và ủy thác đầu tư. Trước năm 1995, quy mô DTNHNN của Việt Nam mới ở mức khiêm tốn, được phân bổ hầu hết nắm giữ bằng đồng USD, đầu tư chỉ dưới hình thức tiền gửi với kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm).


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

07 đồng tiền. Kỳ hạn đầu tư cũng được phân bổ vào các kỳ hạn dài hơn, tạo điều kiện tận dụng các mức lãi suất cao trong chu kỳ lãi suất của các đồng tiền.

Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 30/9/2011, SGD đã thực hiện tổng số hàng nghìn giao dịch đầu tư DTNHNN, mua/bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế và trong nước với tổng doanh số hàng chục tỷ USD.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế, DTNHNN cũng không ngừng được củng cố tích lũy. Đến nay, tổng DTNHNN đã tăng hàng trăm lần so với năm 1991 và hàng chục lần so với thời điểm năm 1995. Bên cạnh sự mở rộng quy mô DTNHNN, các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cũng không ngừng được phát triển. Các hình thức đầu tư vào trái phiếu chính phủ và ủy thác đầu tư được lần lượt đưa vào áp dụng trong giai đoạn 1994 - 2000. Thời gian đầu, các giao dịch trái phiếu chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ và Nhật. Sau đó, SGD đã mở rộng giao dịch đối với các loại trái phiếu Chính phủ Châu Âu và trái phiếu do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế phát hành. Bên cạnh giao dịch qua Reuters và điện thoại, để phục vụ các giao dịch trái phiếu, đến năm 2007, SGD đã đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch của Hãng Bloomberg. Ngoài ra, SGD đã phân bổ một tỷ lệ nhất định trong DTNHNN để thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư với một số ngân hàng nước ngoài đủ tiêu

chuẩn. Thông qua nghiệp vụ này, các cán bộ SGD có cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm quản lý tài sản từ các nhà quản lý chuyên nghiệp trên thế giới, đồng thời đa dạng hóa khả năng sinh lời đối với DTNHNN và tăng cường khả năng nắm bắt công nghệ, sản phẩm mới trong đầu tư DTNHNN. Đến năm 2004, các công cụ phái sinh bao gồm giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn chính thức được bổ sung, cho phép áp dụng trong quản lý DTNHNN theo Quyết định số 1549/QĐ-NHNN ngày 06/12/2004 của Thống đốc NHNN, tạo điều kiện để SGD từng bước đưa vào áp dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Cơ cấu DTNHNN theo đồng tiền cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nắm giữ bằng Đô la Mỹ, đa dạng hóa sang các đồng tiền mạnh có tính chuyển đổi cao khác. Đến nay, DTNHNN đã được đa dạng hóa đầu tư vào khoảng

Cùng với quá trình hình thành và hoạt động của SGD, NHNN đã thành lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ, trong đó, SGD tham gia với tư cách vừa là một thành viên, vừa tham gia điều hành hoạt động của thị trường. Trong bối cảnh tỷ giá thị trường luôn biến động, tỷ lệ lạm phát còn ở mức cao, việc ổn định thị trường lấy lại lòng tin cho đồng Việt Nam được đặt lên hàng đầu - thông qua việc mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng. Từ năm 1994, với việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, SGD đóng vai trò là đơn vị trực tiếp điều hành thị trường. Tại thời điểm thành lập, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có sự tham gia của 17 thành viên, bao gồm 04 ngân hàng thương mại nhà nước, 06 ngân hàng thương mại cổ phần, 07 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã phát triển không ngừng, với sự tham gia của đầy đủ các loại hình ngân hàng thương mại và công ty tài chính; hiện nay, số lượng thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 86 thành viên. Quy mô giao dịch trên thị trường cũng tăng mạnh, đạt doanh số bình quân 70 triệu USD/ngày (năm 2010), các đồng tiền được sử dụng đa dạng (EUR, GBP, JPY,SGD,AUD,CAD, THB,HKD, USD, VND) góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế ngày

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 37


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Sơ đồ 1: Tỷ trong doanh số các loại hình giao dịch năm 2011 (tính đến 30/9/2011)

Trái phiếu 11,55%

Hối đoái 3,99%

Liên ngân hàng 47,01%

Tiền gửi 37,45%

Tiền gửi

Trái phiếu

càng mở rộng về quy mô của nền kinh tế. Ngoài nghiệp vụ mua bán giao ngay, theo nhu cầu thanh khoản của thị trường, các loại hình giao dịch được đa dạng hóa (giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn), nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ được áp dụng cho các loại kỳ hạn dưới 1 năm. Với sự phát triển đa dạng hóa của các loại hình nghiệp vụ, đến nay, các hoạt động quản lý DTNHNN diễn ra rất sôi động. Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 30/9/2011, SGD đã thực hiện tổng số hàng nghìn giao dịch đầu tư DTNHNN, mua/bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế và trong nước với tổng doanh số hàng chục tỷ USD. (Sơ đồ 1) Như vậy, kể từ những năm đầu được thành lập, qua quá trình thực tế và học hỏi không ngừng, các nghiệp vụ quản lý DTNHNN tại SGD đã thực sự phát triển cả về lượng và chất. Cùng với đà tăng lên mạnh mẽ của quy mô, DTNHNN đã được đầu tư đa dạng hóa cả về đồng tiền, các hình thức, chiến lược đầu tư, kỳ hạn đầu tư và đối tác đầu tư. Trải qua 20 năm với bao thăng trầm

Hối đoái

Liên ngân hàng

của nền kinh tế, SGD tự hào đã quản lý bảo đảm an toàn cho dự trữ ngoại hối quốc gia trước những biến động, khủng hoảng xảy ra ngày càng thường xuyên và nặng nề trên thị trường tài chính quốc tế; luôn bảo đảm thanh khoản kịp thời trước những thăng trầm của thị trường liên ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam; và cuối cùng sinh lời, góp phần làm tăng quy mô DTNHNN và cải thiện thu nhập cho NHNN. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô DTNHNN, trong xu thế phát triển của các NHTƯ khu vực và thế giới, yêu cầu tăng cường đa dạng hóa, quản lý hiệu quả DTNHNN ngày càng trở nên quan trọng để vừa đảm bảo an toàn và thanh khoản, nhưng đồng thời nâng cao khả năng sinh lời từ DTNHNN.

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, để theo kịp yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản lý DTNHNN, theo chúng tôi, trong thời gian tới, NHNN cần xây dựng một chiến lược toàn diện, bao gồm thay đổi

38 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

và hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển các nghiệp vụ đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng các nghiệp vụ và kỹ thuật quản lý mới, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực ngoại hối. Theo đó: 1. Hoàn thiện khung pháp lý Nghị định số 86/1999/NĐCP và Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 và các văn bản liên quan khác cần được sửa đổi ban hành theo hướng tăng cường tính chủ động của NHNN trong việc thực hiện quản lý DTNHNN, tạo hành lang pháp lý mở cho việc áp dụng các nghiệp vụ mới và kỹ thuật quản lý dự trữ ngoại hối hiện đại theo xu hướng chung trên thị trường tài chính quốc tế cũng như NHTƯ các quốc gia khác. 2. Cải thiện hạ tầng công nghệ Với khối lượng công việc và giao dịch phát sinh ngày càng nhiều, nhưng việc xử lý giao dịch tại SGD hiện nay đuợc thực hiện chủ yếu theo phương pháp thủ công, thiếu một hệ thống xử lý nghiệp vụ gắn kết đồng bộ tất cả các khâu. Do đó, việc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin trong xử lý nghiệp vụ là nhiệm vụ khách quan SGD cần thực hiện. SGD đã và đang xây dựng và triển khai các nghiệp vụ quản lý bằng hệ thống “Core Banking” nhằm tin học hóa quy trình xử lý các nghiệp vụ, tăng cường khả năng quản trị rủi ro, nâng cao tính bảo mật trong các hoạt động nghiệp vụ tại SGD. Bên cạnh đó, đối với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay, tiền gửi và trái phiếu, SGD cần tiến hành


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Sơ đồ 2: Biến động tỷ giá một số đồng tiền so với USD trên thị trường quốc tế

đầu tư trái phiếu và tiền gửi và triển khai nghiệp vụ phái sinh khi điều kiện cho phép. - Tiếp tục hoàn thiện quy trình để thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư do nghiệp vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, tận dụng kinh nghiệm và năng lực đầu tư của các đối tác quốc tế nhằm tối đa lợi nhuận, đồng thời tăng cường học hỏi kinh nghiệm quản lý đầu tư ngoại hối từ phía đối tác.

nâng cấp hệ thống giao dịch trên nền tảng của hai hãng cung cấp dịch vụ Bloomberg và Thomson Reuters nhằm tăng cường tính thuận tiện, an toàn và giảm thiểu rủi ro hoạt động. 3. Tăng cường đa dạng hóa DTNHNN - Đa dạng hóa đồng tiền nắm giữ DTNHNN: Trong xu hướng phát triển của thế giới, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật và Anh đang gặp nhiều khó khăn và trải qua khủng hoảng, lãi suất các đồng tiền mạnh đã giảm thấp xuống mức chưa từng có trong lịch sử. Trong khi đó, một số các nền kinh tế khác và các nền kinh tế mới nổi vẫn duy trì được mức phát triển ấn tượng khiến dòng vốn dự trữ có xu hướng đa dạng hóa ra ngoài các đồng tiền mạnh. Các NHTƯ ngày càng có xu hướng chuyển từng bước một phần dự trữ ngoại hối sang các đồng tiền như Đôla Úc, Canada, New Zealand, đồng tiền các nước Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế cao như Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài ra, ngày

càng có nhiều các NHTƯ trên thế giới đa dạng hóa sang vàng, một công cụ đầu tư an toàn trước tình hình khủng hoảng và lạm phát. Đây là các xu hướng NHNN có thể cân nhắc khi tiến hành đa dạng hóa DTNHNN. - Đa dạng hóa các công cụ đầu tư: Khi điều kiện thị trường thuận lợi, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, trái phiếu chính phủ các nước còn lại trong nhóm G7 chưa được đầu tư, các loại hình trái phiếu được bảo lãnh và các trái phiếu do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành. Ngoài ra, trong tương lai, khi đồng tiền được đa dạng hóa, NHNN có thể cân nhắc phát triển sang trái phiếu chính phủ các nước đang phát triển hoặc các nước Châu Á khác. (Sơ đồ 2) 4. Tiếp tục phát triển, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư - Tiếp tục phát triển các nghiệp vụ hiện tại như kinh doanh ngoại hối, thực hiện lại nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay theo hạn mức nhằm tăng cường nghiên cứu, bám sát thị trường, giao dịch

- Ngoài ra, các nghiệp vụ khác như các giao dịch phái sinh, nghiệp vụ cho vay chứng khoán có thế chấp (securities lending), mua bán lại (repos), các nghiệp vụ quản lý vàng cũng là những công cụ cần được nghiên cứu áp dụng vào thực tế để đảm bảo an toàn cho danh mục đầu tư DTNHNN và tăng cường khả năng sinh lời. 5. Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự Đào tạo nhân sự là một nhiệm vụ then chốt đối với hoạt động quản lý DTNHNN của SGD. Phát huy những thành quả trong những năm vừa qua, SGD sẽ tiếp tục cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài để đảm bảo có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý DTNHNN. Những định hướng này sẽ là nền tảng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý DTNHNN tại SGD, đồng thời, góp phần xây dựng SGD ngày càng hiện đại xứng tầm với vị trí một đơn vị thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ lõi của NHNN.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 39


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

MỘT BƯỚC TIẾN LỚN VỀ KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM TS. Dương Hồng Phương *

V

ăn bản quy phạm pháp luật cao nhất dưới Luật điều chỉnh các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua là Nghị định 64/2001/NĐ-CP ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCUDVTT) - Nghị định 64. Nghị định 64 được xây dựng và ban hành để hướng dẫn thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành ngày 12/12/1997 về lĩnh vực thanh toán. Trong 10 năm qua, Nghị định 64 đã hoàn thành tốt sứ * NHNNVN

mệnh lịch sử là tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán mà về cơ bản đã phù hợp với thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế, đa dạng hóa các kênh thanh toán, phát triển dần các phương tiện thanh toán đa tiện ích, đáp ứng bước đầu yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế về tài chính - ngân hàng nói chung, về thanh toán nói riêng. Có thể khái quát hóa những mặt được cơ bản nhất của Nghị định 64 như sau: (i) Chuẩn hóa các hoạt động thanh toán qua các TCCUDVTT, định hướng cho các tổ chức này hoạt động thanh toán một cách

40 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

thống nhất, phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời, bước đầu đã pháp quy hóa theo tư duy pháp lý mới về thanh toán quốc tế đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. (ii) Nới lỏng quy định các điều kiện, thủ tục, nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản, tính chất tài khoản theo hướng mở và trao quyền chủ động cho TCCUDVTT ban hành các quy định nội bộ của hệ thống tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật theo phương châm đơn giản hóa và tiện lợi để thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng. (iii) Quy định mở về phí dịch vụ thanh toán thông qua trao quyền


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

chủ động cho các TCCUDVTT tự quy định mức phí dịch vụ thanh toán và niêm yết công khai, chấm dứt việc áp đặt cách thức quản lý hành chính mang tính chất mệnh lệnh về mức phí trước đây của NHNN, tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ thanh toán chọn lựa các phương tiện, cách thức cũng như hệ thống thanh toán có chi phí dịch vụ phù hợp với yêu cầu và khả năng của mình. (iv) Quy định về thấu chi đã tạo điều kiện cho các TCCUDVTT và người sử dụng dịch vụ thanh toán tự thỏa thuận về hạn mức thấu chi với tính chất là một khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Đây là một quy định mang tính liên thông, điều chỉnh pháp lý mối quan hệ tác động tương hỗ giữa hoạt động thanh toán và tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả thống nhất trong hoạt động ngân hàng. (v) Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh toán đã vạch ra ranh giới pháp lý cần thiết mà các chủ thể thanh toán có nghĩa vụ thực hiện và sẽ phải chịu một chế tài tương ứng khi có hành vi vi phạm. Nhìn chung, Nghị định 64 đã tạo tiền đề pháp lý cơ bản cho các TCCUDVTT tham chiếu để chuẩn hóa hoạt động thanh toán và phát triển các dịch vụ thanh toán phục vụ ngày càng thiết thực hơn cho nhu cầu thanh toán và sử dụng dịch vụ thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó, NHNN thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán và các TCCUDVTT có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh giúp phân tán rủi ro và gia tăng doanh thu/lợi nhuận

của tổ chức mình. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 64, thực tiễn hoạt động thanh toán đã phát sinh khá nhiều vấn đề chưa được đề cập đến trong Nghị định 64, gây khó khăn không ít cho việc triển khai các hoạt động thanh toán của các TCCUDVTT. Thêm vào đó, các căn cứ pháp lý để xây dựng và ban hành Nghị định 64 đã thay đổi, cụ thể Luật NHNN và Luật các TCTD 1997 đã được thay thế bằng Luật NHNN và Luật các TCTD ban hành ngày 16/06/2010 với một số nội dung mới cơ bản về lĩnh vực thanh toán.

1. Sự cần thiết ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 64 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học và công nghệ viễn thông, công nghệ thanh toán trong 10 năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Điều này có thể minh họa qua ví dụ về phát triển thanh toán thẻ: lượng thẻ phát hành ra lưu thông tính đến hết năm 2011 đạt khoảng 40 triệu thẻ, cao gấp hơn 170 lần so với 234.677 thẻ của năm 2003 và gấp hơn 11,4 lần so với 3,5 triệu thẻ của năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông trong những năm 2000 đạt khoảng 300%/năm và hơn 200%/năm đối với doanh số giao dịch thẻ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của thị trường thẻ tính đến cuối năm 2011 đạt khoảng 13.000 máy ATM, 66.000 máy POS, lần lượt lớn gấp 5,2 lần và hơn 4,7 lần so với 2.500 máy ATM và 14.000 máy POS của

năm 2006. Ngoài dịch vụ thanh toán thẻ, các TCCUDVTT trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thanh toán ứng dụng công nghệ viễn thông và tin học hiện đại để phục vụ cho nhu cầu thanh toán giản đơn, tiện lợi và hiệu quả của đại bộ phận khách hàng như: Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử... từ đó góp phần tích cực thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại điện tử, du lịch văn hóa, thể thao giải trí... trong nền kinh tế. Bên cạnh các TCCUDVTT đã tự hình thành các tổ chức không phải TCTD làm trung gian chuyên cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thanh toán thông qua các ứng dụng công nghệ tin học và công nghệ viễn thông vào hoạt động thanh toán. Thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như vậy đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi nhất định về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới. Để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn này, Luật NHNN và Luật các TCTD 2010 đã đưa ra một số quy định mới, đó là những quy định về cơ bản khác hoặc chưa được đề cập đến trong Luật NHNN và Luật các TCTD 1997, cụ thể như sau: Luật NHNN 2010 - Điều 4 đã quy định rất rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về lĩnh vực thanh toán tại các khoản sau: “ Hoạt động ngân hàng nhằm… bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia” - khoản 1; “cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 41


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng” - khoản 9 và “Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.” - khoản 16; - Điều 6 đã đưa ra các định nghĩa về “hệ thống thanh toán quốc gia” và “dịch vụ trung gian thanh toán” tại khoản 9 và 10; - Điều 28 quy định: “NHNN tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia” và “quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế”; - Điều 52 quy định: “tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” là “đối tượng thanh tra” của NHNN. Luật các TCTD 2010 - Điều 4 quy định: “tổ chức tín dụng phi ngân hàng” không được thực hiện “các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng” - khoản 4; đưa ra định nghĩa “hoạt động ngân hàng là… c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” khoản 12; đồng thời cũng đã đưa ra các định nghĩa về “cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” và “tài khoản thanh toán” tại các khoản 15 và 22; - Điều 8 quy định rõ: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng”; - Điều 108, khoản 1 và Điều 109, khoản 2 và 3 quy định về mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ tín dụng của công ty tài chính;

- Điều 114 quy định về mở tài khoản thanh toán của công ty cho thuê tài chính;

phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

- Điều 118, khoản 3 và 4d,đ quy định việc cung ứng một số dịch vụ thanh toán cho các thành viên và mở tài khoản thanh toán của qũy tín dụng nhân dân;

2. Những nội dung mới cơ bản của Dự thảo Nghị định về Thanh toán không dùng tiền mặt (Dự thảo Nghị định)

- Điều 121, khoản 2 quy định “tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng”. Như vậy Luật NHNN và Luật các TCTD 1997 là các căn cứ pháp lý để xây dựng và ban hành Nghị định 64 đã được thay thế bởi Luật NHNN và Luật các TCTD 2010 với không ít các quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt như đã trình bày ở trên. Do đó, sau 10 năm đưa vào triển khai thực hiện, Nghị định 64 cần được thay thế bằng một Nghị định mới về Thanh toán không dùng tiền mặt và như vậy cũng là để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn

42 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

- Kết cấu của Dự thảo Nghị định gồm 6 Chương với 27 Điều, cụ thể các Chương như sau: Chương I: Những quy định chung Chương II: Mở và sử dụng tài khoản thanh toán Chương III: Dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán Chương IV: Thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin Chương V: Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát các hệ thống thanh toán Chương VI: Điều khoản thi hành - Những nội dung mới cơ bản nhất của Dự thảo Nghị định


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

hàng nói chung, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản nói riêng. Đồng thời, có bổ sung thêm đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức khác không phải TCTD thực hiện một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán (sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể).

Việt Nam từng bước hoàn thiện các phương tiện thanh toán đa tiện ích, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng

2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Dự thảo Nghị định đã quy định rõ, chỉ điều chỉnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và không điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt đang được điều chỉnh tại Nghị định 161/2006/ NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ. Phạm vi hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong Dự thảo Nghị định bao gồm cả “dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán”; đây là nội dung mới phù hợp với các quy định tại Điều 4, khoản 1, 16, Điều 6, khoản 9, 10 và Điều 28 Luật NHNN 2010. Quy định mới này đã tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức không phải là ngân hàng có cơ sở tham chiếu để hoạt động hỗ trợ thanh toán; đồng thời khẳng định vai trò quản lý nhà nước

của NHNN đối với cả dịch vụ trung gian thanh toán và các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Hoạt động trung gian thanh toán là hoạt động ứng dụng công nghệ cao, hiện đại đi kèm không ít rủi ro nên cần phải được giám sát chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được cấp phép mà theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Chính phủ sẽ quy định về các điều kiện được cấp phép để hoạt động. Dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm đối tượng áp dụng là “các tổ chức trung gian thanh toán” ngoài 2 đối tượng đã được điều chỉnh tại Nghị định 64 cho phù hợp với Điều 4, khoản 9 Luật NHNN 2010; loại bỏ đối tượng là tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán vì Luật các TCTD 2010 quy định rất rõ nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là TCTD thực hiện hoạt động ngân

2.2. Quy định mới về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với các quy định tại Luật NHNN 2010 và Luật các TCTD 2010. Trong Luật NHNN 2010 (khoản 1c Điều 6) và Luật các TCTD 2010 (khoản 12 Điều 4) có quy định cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là một trong các hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, theo khoản 16 Điều 4 và khoản 2 Điều 28 Luật NHNN 2010 thì NHNN có trách nhiệm giám sát các hệ thống thanh toán và thực hiện quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, vì vậy, phạm vi quy định dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong Dự thảo Nghị định bao trùm cả một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán, ví dụ các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ, chi hộ… không nhất thiết qua tài khoản thanh toán của khách hàng và do các tổ chức không phải TCTD thực hiện. Những dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán như vậy cần phải được NHNN quản lý và giám sát do mức độ khá lớn về hệ quả an ninh xã hội và an toàn thanh toán, cũng như những phản ứng dây chuyền có thể xảy ra với các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. 2.3. Quy định mang tính nguyên tắc về thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 43


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh toán ngân hàng phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận thanh toán quốc tế mà Việt Nam tham gia. Dự thảo Nghị định đã bổ sung tại Điều 7, khoản 2 về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại NHNN bao gồm cả ngân hàng trung ương các nước theo quy định của Chính phủ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đồng thời, trong Dự thảo Nghị định đã khẳng định vai trò quản lý nhà nước của NHNN đối với các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán (Điều 5, khoản 6), ví dụ NHNN sẽ là thành viên đại diện của Việt Nam trong việc tham gia thanh toán thông qua SWIFT (thời gian dài vừa qua các NHTM được phép tham gia thanh toán quốc tế thông qua SWIFT mà NHNN không chính thức là thành viên đại diện cho Việt Nam). 2.4. Quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo hướng chặt chẽ bắt buộc tài khoản thanh toán chỉ được sử dụng cho mục đích thanh toán vì trong thực tế hiện nay có không ít các trường hợp sử dụng tài khoản thanh toán cho nhiều mục đích ngoài thanh toán nhằm hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán để cho vay lẫn nhau bù đắp thiếu hụt thanh khoản… Dự thảo Nghị định còn quy định chi tiết về mở tài khoản của cá nhân đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay có loại đối tượng lao động chưa đủ 18 tuổi ở các khu công nghiệp và khu chế xuất đã được trả lương qua tài khoản; vì

vậy, quy định tại Điều 9, khoản 2 sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó và phù hợp với các quy định liên quan tại Luật Dân sự và Luật Lao động. Khái niệm “đồng chủ tài khoản” ở Nghị định 64 đã được thay bằng khái niệm “tài khoản thanh toán chung” để thống nhất với quy định tại Luật Dân sự. Để mở và sử dụng tài khoản thanh toán chung, các chủ tài khoản phải xác định rõ ràng bằng văn bản mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định không giới hạn số lượng người được ủy quyền sử dụng tài khoản như Nghị định 64 để phù hợp với Điều 583 Luật Dân sự cho phép ủy quyền cho người thứ 3, nhưng nêu rõ ủy quyền phải có thời hạn. Riêng tài khoản thanh toán chung sẽ không được phép ủy quyền sử dụng vì trong thực tế khi xảy ra tranh chấp, việc xử lý tài khoản thanh toán chung có ủy quyền sẽ rất phức tạp. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định có quy định mới về “tạm khóa” tài khoản thanh toán khi chủ tài khoản yêu cầu, khác với các trường hợp “phong tỏa” tài khoản do các nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ tài khoản. 2.5. Quy định NHNN cấp phép cho việc cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán Dịch vụ trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ hỗ trợ hoạt động thanh toán rất mới, xuất hiện và phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển rất ngoạn mục và ứng dụng thực tiễn của khoa học công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Do

44 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

chưa có quy định về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này nên cho đến nay, NHNN đang cấp phép thí điểm cho 9 tổ chức triển khai thực hiện dịch vụ Ví điện tử (đạt khoảng 650.000 ví vào cuối năm 2011); sau khi Nghị định về Thanh toán không dùng tiền mặt được ban hành, NHNN sẽ có Thông tư hướng dẫn chi tiết loại hình dịch vụ mới này. Trong quá trình dự thảo Nghị định, NHNN đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và theo dõi, tổng hợp tình hình thực tiễn phát sinh ở Việt Nam để bước đầu có thể đúc kết và phân loại thành 3 loại hình dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm các dịch vụ: (i) cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, (ii) hỗ trợ dịch vụ thanh toán và (iii) các dịch vụ khác theo quy định của NHNN. Đây là các loại hình dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang tính phức tạp nhất định và luôn đi kèm rủi ro, do vậy, trong Dự thảo Nghị định đã đưa ra các quy định khá chặt chẽ về các điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của Luật NHNN 2010 nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro liên quan đến các dịch vụ này. Tuy nhiên, trong phạm vi Nghị định chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản mà không quy định chi tiết các điều kiện cụ thể. Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức không phải ngân hàng, dự kiến được NHNN ban hành trong quý II/2012, sẽ quy định hướng dẫn chi tiết Nghị định Thanh toán không dùng tiền mặt về loại hình dịch vụ này. Các dịch vụ trung gian thanh toán sẽ được tạo điều kiện phát triển hỗ trợ việc


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

ứng dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thanh toán hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN. Dịch vụ có ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ luôn đồng hành với rủi ro, vì vậy rất cần có khuôn khổ pháp lý làm cơ sở đảm bảo cho việc kiểm soát, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới tài sản của người dân và an toàn các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. 2.6. Quy định về giám sát các hệ thống thanh toán được bổ sung trong Dự thảo Nghị định bao gồm các nguyên tắc cũng như tiêu chí, phạm vi giám sát các hệ thống thanh toán là bước tiến rất quan trọng về khuôn khổ pháp lý cho NHNN để có thể giám sát chặt chẽ các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt và hiệu quả; tránh các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro hệ thống gây ảnh hưởng dây chuyền tới hệ thống tài chính quốc gia. Các quy định về giám sát hệ thống thanh toán được đưa ra trong Dự thảo Nghị định dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm cũng như các khuyến nghị về nguyên tắc giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), quy định chi tiết về công tác giám sát sẽ được NHNN hướng dẫn cụ thể trong Thông tư của NHNN. Khoản 16 Điều 4 và khoản 1 Điều 28 Luật NHNN 2010 quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN có việc tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống

thanh toán quốc gia vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế Việt Nam nhằm đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động ngân hàng được ổn định, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống thanh toán quốc gia (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) mới chỉ phục vụ thanh toán đồng nội tệ, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các TCCUDVTT; các khoản thanh quyết toán chứng khoán, thanh toán ngoại tệ được xử lý qua các ngân hàng thương mại. Đồng thời, hệ thống thanh toán quốc gia mới chính thức triển khai mở rộng trên toàn quốc, chưa qua các thử nghiệm thực tế về khả năng sẵn sàng thay thế của hệ thống dự phòng cũng như việc đảm bảo hoạt động liên tục trong các kịch bản xảy ra thảm họa… Về kỹ thuật vẫn còn xảy ra lỗi kết nối đường truyền và một số trục trặc khác, vì vậy hệ thống thanh toán quốc gia cần phải được điều chỉnh bằng các quy định cụ thể về việc tổ chức, vận hành, quản lý và đặc biệt là giám sát của NHNN. Bên cạnh việc tham gia là thành viên các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành, đa số các TCTD đều tham gia thiết lập kênh thanh toán điện tử song phương với một hoặc một số ngân hàng quy mô lớn, có đầu tư và phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Trong thực tế, đây là kênh thanh toán được các TCTD lựa chọn chủ yếu để xử lý các giao dịch thanh toán sau thời điểm đóng cổng thanh toán của hệ thống thanh toán quốc gia. Trong đó đáng chú ý là hệ thống VCB-Money

của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam hiện còn cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ (trong khi NHNN chưa có hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng). Cho đến nay, các hệ thống thanh toán điện tử song phương đều do các TCTD tự phát xây dựng và triển khai hoạt động; chưa có sự theo dõi giám sát của NHNN nên chưa có phân tích tổng hợp để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, cũng như tính an toàn và hiệu quả của các hệ thống này. Ngoài ra, các giao dịch tự động nhỏ lẻ chủ yếu là các giao dịch thẻ, được xử lý qua các hệ thống chuyển mạch thẻ do các liên minh thẻ cũng đã hình thành một cách tự phát là Banknetvn, Smartlink và VNBC. Thanh toán bù trừ chứng khoán hiện nay do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực hiện. Từ thực tiễn hoạt động của các hệ thống thanh toán tự phát hình thành và hoạt động như vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tế về thanh toán, Dự thảo Nghị định đã đưa ra quy định NHNN giám sát các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế (Điều 25). Trên đây là những nội dung mới cơ bản nhất của Dự thảo Nghị định lần 2 đang được gửi xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia đóng góp, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành đầu năm 2012.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 45


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ TRONG

TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Hoàng Công Gia Khánh *

S

au gần 2 tháng công bố, chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được thực thi bằng việc thống nhất ba ngân hàng: Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Với phản ứng tích cực của thị trường sau khi thông tin thống nhất được công bố, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục triển khai tiến trình tái cấu trúc. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít những băn khoăn lo lắng, dè dặt không chỉ dừng lại ở chính các ngân hàng trong cuộc mà còn có cả các nhà đầu tư, người gửi tiền, bởi lẽ các thông tin chi tiết về kế * Trường Đại học Kinh tế - Luật

hoạch tái cấu trúc dường như vẫn còn là một ẩn số.

1. Mục tiêu và các bước chuẩn bị tái cấu trúc Ngay khi công bố chủ trương, NHNN đã nêu rõ bốn mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc và sau đó trong phiên trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã chi tiết phần nào các mục tiêu khi nêu ra quan điểm sẽ chia các ngân hàng làm ba nhóm lớn và biện pháp xử lý đối với từng nhóm nhằm có được hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Tuy nhiên, câu hỏi không kém phần quan trọng là Việt Nam sẽ sử dụng chỉ tiêu nào để đo lường mức độ an

46 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

toàn, lành mạnh và hiệu quả của các ngân hàng? Liệu hệ thống chỉ tiêu hiện hành của Việt Nam có đủ để đảm bảo giám sát an toàn, đo lường chính xác mức độ lành mạnh và hiệu quả của các ngân hàng? Theo chúng tôi, các chỉ tiêu hiện hành của Việt Nam còn thiếu khá nhiều và nhiều chỉ tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Nếu các chỉ tiêu đánh giá này không đạt chuẩn thì ngay cả khi hoàn tất việc tái cấu trúc, chưa chắc chúng ta có được hệ thống ngân hàng như mong muốn. Vì vậy, trên tinh thần này, việc tái cấu trúc cần được thực hiện theo tuần


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

tự bốn nội dung:

hiện tái cấu trúc theo yêu cầu, nội dung của cơ quan quản lý thông qua các rào cản kỹ thuật và các biện pháp khác kể cả biện pháp hành chính nếu cần thiết.

Bước 1: Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để giám sát an toàn, đánh giá mức độ lành mạnh, hiệu quả của ngân hàng phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng phải đảm bảo tương thích và bám sát với quy định của Hiệp ước Basel, đồng thời xác định lộ trình đáp ứng tiêu chuẩn Basel III.

2. Chỉ tiêu đo lường mức độ lành mạnh, hiệu quả Ở thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng toàn diện tiêu chuẩn của Basel II nên trong vài năm tới chúng ta vẫn chưa thể sử dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel III. Tuy nhiên, dưới áp lực hội nhập, chúng ta không thể không sử dụng các chuẩn mực của Basel III để đo lường, đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì lẽ đó, việc xây dựng chuẩn mực theo hướng bám sát, tương thích với Basel III kèm theo lộ trình cụ thể để triển khai đạt chuẩn Basel III là điều chắc chắn phải thực hiện

Bước 2: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đã có ở bước 1 để phân nhóm chính xác các ngân hàng. Bước 3: Đề ra lộ trình áp dụng riêng cho từng nhóm ngân hàng để các ngân hàng trong mỗi nhóm có thời gian hợp lý tự thực hiện tái tổ chức hoạt động của mình. Bước 4: Xây dựng kịch bản để cơ quan quản lý có thể buộc các ngân hàng chưa đạt chuẩn, không thể tự tái tổ chức phải thực

Bảng 1: Một số chỉ tiêu so sánh ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Hoa Kỳ (tính đến 30/6/2011) Hoa Kỳ TT

Chỉ tiêu

Việt Nam

Chia nhóm theo quy mô tổng tài sản Dưới 2.100 tỷ VND

Từ 2.100 tỷ đến Trên 21.000 tỷ 21.000 tỷ VND VND

Tất cả

7.649*

1.205

6.035

454.648

40.496

1.648*

139

629

52.210

4.615

4

Tổng tài sản trung bình (tỷ VND) Vốn chủ sở hữu trung bình (tỷ VND) Vốn cổ phần phổ thông trung bình (tỷ VND)

1.500* (3000)

19

109

1.291

149

5

Số lượng ngân hàng (số trong ngoặc: tỷ lệ so với tổng số)

52** 48***

2.264 (35%)

3632 (56,6%)

517 (8,4%)

6.413 (100%)

6

GDP/ngân hàng (triệu USD)

2.011

-

-

-

2.059

7

Dân số/ngân hàng (người)

1.671.687

-

-

-

48.355

1 2

Nguồn:Tổng hợp từ website của SBV, FED, FDIC, BEA Ghi chú: Tỷ giá quy đổi USD/VND = 21.000. Số liệu trên không tính đến các trung gian tài chính phi ngân hàng. * Số liệu của ngân hàng cổ phần nhỏ nhất dựa theo chỉ tiêu tương ứng tại thời điểm 31/12/2010 (không tính ngân hàng nước ngoài, liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Số trong ngoặc là vốn pháp định. ** Không tính chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không có tư cách pháp nhân, hoạt động giới hạn). *** Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

chứ không thể tự đặt ra những tiêu chuẩn riêng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Số lượng ngân hàng: Số liệu thống kê cho thấy bình quân một ngân hàng Việt Nam phục vụ cho hơn 1,6 triệu dân và bình quân cứ 2,01 tỷ USD GDP thì có một ngân hàng. Con số này ở Hoa Kỳ tương ứng là 48 ngàn dân và 2,05 tỷ USD GDP; Malaysia tương ứng là 785 ngàn dân và 6,71 tỷ USD GDP. Như vậy, số ngân hàng ở Việt Nam chưa hẳn đã quá nhiều như nhiều người lo ngại. Do vậy, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không nên nhắm đến mục tiêu giảm số lượng ngân hàng mà quan trọng cần hướng đến là chất lượng của từng ngân hàng. Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản: Trong những năm 2005 - 2007, khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị với quy mô vốn tăng đột biến, các ngân hàng đô thị mới chịu áp lực lớn trong việc gia tăng lợi nhuận trong lúc chưa thể đa dạng hóa phương thức sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, công nghệ còn lạc hậu, mạng lưới chưa phát triển và quan hệ ngân hàng đại lý còn hạn chế đã khiến các ngân hàng này chưa thể phát triển ngay hoạt động dịch vụ thanh toán nên đành dựa chủ yếu vào hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Đẩy mạnh quá mức dư nợ tín dụng và hoạt động đầu tư, các ngân hàng này mạo hiểm sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường 2 thay vì phải dựa chủ yếu vào tiền gửi huy động trên thị trường 1. Đáng tiếc là vào thời điểm đó, các chỉ tiêu an toàn hoạt động dù đã được

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 47


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Mục tiêu của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là sự an toàn và hiệu quả của từng ngân hàng riêng lẻ

ban hành nhưng chưa được các ngân hàng tuân thủ nghiêm túc. Hậu quả là sau khi Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, chính sách thắt chặt tiền tệ có tác dụng thì cuộc đua lãi suất dậy sóng vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 mà đỉnh điểm là vào ngày 15/2/2008 với lãi suất trúng thầu trên thị trường mở lên đến 30,1%/ năm, lãi suất cho vay qua đêm 35% - 39%/năm. Trong suốt hơn 3 năm qua, chúng ta chưa có được giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng này trong khi vẫn tiếp tục yêu cầu các ngân hàng tăng vốn điều lệ với tốc độ cao. Dường như chúng ta đã chú trọng quá mức quy mô vốn điều lệ mà chưa xem trọng đúng mức các chỉ tiêu an toàn - vốn dĩ có tầm quan trọng hơn nhiều so với vốn điều lệ hoặc thậm chí vốn chủ sở hữu. Cụm từ “ngân hàng nhỏ” được nhắc đến ngày càng thường xuyên hơn với ngầm định đó là các ngân hàng có nguồn gốc từ ngân hàng nông thôn trước đây hoặc là các ngân hàng có vốn điều lệ cỡ 3.000 tỷ đồng. Dường

như chúng ta vô tình đồng nghĩa ngân hàng nhỏ cũng chính là ngân hàng thiếu lành mạnh, kém an toàn. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, tổng tài sản mới là chỉ tiêu dùng để phân loại quy mô ngân hàng chứ không phải vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu. Thế nhưng, ngay cả khi dựa trên quy mô tổng tài sản thì ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhất Việt Nam cũng không hề thua kém ngân hàng trung bình của Hoa Kỳ. Số liệu bảng 1 cho thấy, Hoa Kỳ có đến 35% ngân hàng có tổng tài sản dưới 100 triệu USD (dưới 2.100 tỷ đồng), chỉ bằng 25% tổng tài sản của ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhất Việt Nam. Ngay cả nhóm ngân hàng có tổng tài sản từ 100 triệu USD đến 1 tỷ USD (từ 2.100 tỷ đồng đến 21.000 tỷ đồng) chiếm 56,6% tổng số ngân hàng của Hoa Kỳ - cũng chỉ có tổng tài sản trung bình là 6.035 tỷ đồng. Nói cách khác, trên cả ba tiêu chí vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản thì các ngân hàng Việt Nam không hề nhỏ so với mặt bằng chung của các ngân hàng Hoa Kỳ.

48 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Nói cách khác, việc phân nhóm ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn như vừa qua là chưa có cơ sở khoa học lẫn pháp lý thuyết phục. Thiết nghĩ, khi chưa có được hệ thống tiêu chuẩn để phân nhóm hợp lý thì trước mắt, chúng ta nên chủ động chấm dứt cách gọi ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn để tránh những tác động tâm lý, ảnh hưởng bất lợi và hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra. Song song đó, cũng cần xem lại việc thành lập nhóm G12 bởi lẽ hiện đã có Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với đầy đủ đại diện của các ngân hàng nên hoàn toàn có thể tin cậy để NHNN tham khảo ý kiến. Trên thực tế, lấy gì để đảm bảo rằng các ý kiến đóng góp của nhóm G12 sẽ không vì lợi ích nhóm? Dù 40 ngân hàng còn lại chỉ chiếm 15% thị phần nhưng sự an toàn và hiệu quả hoạt động của nhóm này chắc chắn vẫn gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, nên họ hoàn toàn xứng đáng và cần thiết được bình đẳng thật sự, được NHNN tham khảo ý kiến như nhóm G12. Theo chúng tôi, Việt Nam vẫn cần thiết phải duy trì các ngân


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

thị trường: Các yêu cầu về hệ thống giám sát và đặc biệt là yêu cầu về kỷ luật thị trường cũng phải được xây dựng xong trước khi đi sâu vào tiến trình tái cấu trúc nhằm buộc các ngân hàng phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến vốn, rủi ro nhằm đảm bảo các nguyên tắc của thị trường theo quy định của Basel.

hàng có quy mô tài sản nhỏ để hoạt động dưới dạng ngân hàng địa phương, khai thác các phân khúc thị trường mà những ngân hàng có quy mô tài sản lớn ít quan tâm hoặc không muốn chiếm lĩnh. Tất nhiên, phải đặt ra các hạn chế về phát triển mạng lưới, phát triển nghiệp vụ hoạt động và quản trị của các ngân hàng địa phương này. Đây cũng là mô hình khá phổ biến ngay cả với các nước phát triển. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và các tỷ lệ an toàn khác: Hệ số CAR theo quy định hiện hành của Việt Nam giới hạn tối thiểu ở mức 9% trong lúc theo tiêu chuẩn Basel III mức tối thiểu chỉ 8%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo quy định Basel III, dù đạt mức 8% nhưng nếu vẫn dưới 10,5% (sau khi cộng thêm tỷ lệ đệm chuyển đổi 2,5%) thì các ngân hàng này vẫn còn phải đặt dưới sự kiểm soát với các hạn chế. Mặt khác, Basel III còn quy định tỷ lệ giới hạn đối với vốn cấp 1 và vốn cổ phần phổ thông - điều mà quy định của Việt Nam hiện chưa đề cập đến. Hơn nữa, điều quan trọng là các chuẩn mực đo lường

vốn và phân loại tài sản của Basel III khắt khe hơn nhiều so với quy định hiện hành của Việt Nam. Vì vậy, thay vì quy định tỷ lệ tối thiểu cao hơn quy định Basel trong lúc chuẩn mực đo lường vốn và phân loại tài sản thấp hơn quy định của Basel, Việt Nam nên cải cách theo hướng chấp nhận các tỷ lệ tối thiểu thấp hơn quy định của Basel nhưng phải sử dụng các chuẩn mực theo quy định của Basel để đo lường vốn và phân loại tài sản. Đồng thời, phải đặt ra lộ trình cụ thể tăng dần mức tối thiểu nhằm hướng đến việc đạt chuẩn tỷ lệ tối thiểu của Basel III trong 10-15 năm tới. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến các tỷ lệ an toàn khác theo quy định của Basel III như tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản và tỷ lệ quỹ ổn định ròng. Tái cấu trúc bằng cách sáp nhập cơ học các ngân hàng với nhau chỉ giúp tăng vốn điều lệ và quy mô tài sản mà không thể cải thiện sự an toàn vì CAR và các chỉ tiêu an toàn khác không thể tăng lên nếu không có sự cải tổ toàn diện ngân hàng sau khi sáp nhập. Hệ thống giám sát và kỷ luật

3. Một số kết luận Về tổng thể, dù quy mô tài sản của các ngân hàng Việt Nam không hề nhỏ theo mặt bằng chung (không thể lấy ngân hàng Việt Nam đem so với Citibank, Bank of America hay HSBC), số lượng ngân hàng Việt Nam không phải quá nhiều như dư luận lo ngại nếu xét trên hai tiêu chí quan trọng là dân số/ngân hàng và GDP/ngân hàng nhưng không vì thế mà cho rằng tất cả các ngân hàng Việt Nam đều mạnh. Rõ ràng, việc tái cấu trúc toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam là điều hết sức cần thiết nhưng hành động phải được thực hiện hết sức thận trọng với hệ thống tiêu chí đánh giá, phân nhóm khoa học là công việc đầu tiên cần thực hiện trước khi bắt tay vào các kỹ thuật tái cấu trúc. Thay vì tập trung vào việc tăng vốn điều lệ và tăng quy mô tài sản như thời gian qua, tái cấu trúc cần tập trung vào mục tiêu tối thượng là sự an toàn và hiệu quả của từng ngân hàng riêng lẻ, từ đó mới có thể có được hệ thống ngân hàng lành mạnh. Các tiêu chuẩn để đo lường mức độ an toàn, lành mạnh và hiệu quả của ngân hàng phải được xây dựng theo hướng tuân thủ chuẩn mực quốc tế - Basel II và Basel III chứ không phải chỉ là tiêu chuẩn của riêng Việt Nam.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 49


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

35 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NGND., PGS., TS. Ngô Hướng *

Trong niềm vui giang sơn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, giữa ngổn ngang, bộn bề công việc của những ngày đầu đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nhiều công việc đang đặt ra cho chính quyền, trong đó có việc làm thế nào để ổn định nền kinh tế, xây dựng lại đất nước, ổn định cuộc sống của nhân dân.

T

rước mắt, cần tạo điều kiện để hàng hóa được lưu thông, tiến tới thống nhất tiền tệ, thống nhất cơ chế, chính sách quản lý nền kinh tế của cả hai miền Nam Bắc. Để có thể lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ cần phải có một hệ thống ngân hàng để điều hành việc lưu thông tiền tệ, cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp. Vấn đề đầu tiên là phải có một đội ngũ nhân lực để điều hành hệ thống ngân hàng trong những ngày sắp tới. Một nhiệm vụ rất cấp bách được đặt ra là đào tạo nhanh một đội ngũ cán bộ để bố trí cho các ngân hàng tương lai. Ngày 16/12/1976, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký Quyết định số 1229/NH-TCCB thành lập Cơ sở 2 Trường Cao cấp Nghiệp vụ * Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Cơ sở 2 Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng là trang bị kiến thức chuyên ngành cho các cán bộ đang tiếp quản các ngân hàng, vì họ hầu hết là cán bộ Ban Kinh tài Miền, được chi viện từ miền Bắc vào, những người vừa mang áo lính, vừa làm công tác tài chính trong thời kỳ chiến tranh giải phóng, chưa am hiểu nghiệp vụ ngân hàng. Cơ sở để hình thành Trường là một ngân hàng thương mại của Pháp, Ngân hàng BNP (Banque National de Paris) ở số 36 Tôn Thất Đạm, quận 1 và hiện nay vẫn là trụ sở chính của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp quản Trường là một đội ngũ cán bộ vừa từ chiến khu ra, thuộc Ban Kinh Tài Miền. Trong đó có các anh Hoàng Sách, Đặng Trọng Quyết, Bùi Thanh Tụ, chị

50 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Nguyễn Thị Hương… nay đã về hưu, bác Nguyễn Văn Sỹ, anh Lê Ngư, nay đã mất. Những cán bộ này đã liên tục cống hiến từ buổi đầu xây dựng Nhà trường cho đến lúc nghỉ hưu. Một đội ngũ của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội cũng được điều động vào để hình thành bộ máy quản lý Nhà trường. Thầy Lê Đình Thu được cử làm phụ trách Cơ sở 2, cô Hoàng Phương Thảo làm Trưởng phòng Đào tạo, anh Hoàng Sách làm Trưởng phòng Tổ chức, bác Nguyễn Thọ Đàm làm Trưởng phòng Hành chính, bác Nguyễn Văn Sỹ làm Trưởng phòng Đời sống. Các giáo viên có thầy Vũ Ngọc Nhung - Trưởng khoa Tiền tệ - Tín dụng, thầy Phạm Thanh Bình Trưởng khoa Kế toán, thầy Trương Xuân Lệ - Khoa Mác Lênin, thầy Trần Minh Hoàng - Khoa Kinh


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Đại diện Nhà trường nhận cờ thi đua của NHNN trao tặng

tế ngành. Sau này bổ sung thêm nhiều giảng viên khác như thầy Phạm Công Hướng thay thầy Phạm Thanh Bình làm Trưởng Khoa Kế toán, thầy Nguyễn Ngọc Xuân thay thầy Lệ phụ trách Bộ môn Mác Lênin, thầy Trần Anh Đôn thay thầy Trần Minh Hoàng làm Trưởng khoa Kinh tế ngành, thầy Hoàng thay cô Thảo làm Trưởng phòng Đào tạo về hưu, thầy Phạm Văn Liền dạy toán. Còn có rất nhiều thầy cô khác từ NHTƯ, từ Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội vào giảng dạy mà tôi không nhớ hết để ghi ra đây. Một số thầy cô giáo khác thuộc các cơ sở ở miền Nam được giữ lại để làm các công việc khác, như dạy bổ túc văn hóa có thầy Thân Trọng Vui, cô Mai Thị Trúc Ngân, dạy tiếng Anh có chị Loan, chị Lan, anh Hưng… cũng có thầy được giữ lại giảng dạy như thầy Phan Sum. Khó có thể ghi tên hết

mọi người ra đây, mong các thầy cô thông cảm. Lớp trẻ mới ra trường về có thầy Cao Văn Nhãn dạy toán, thầy Đoàn Hồng Nhật - Bộ môn Kinh tế, cô Nguyễn Thị Kim Chi - Khoa Kế toán, cô Trần Thị Thu, thầy Trần Thiện Minh, thầy Long, cô Lan về Phòng Đào tạo… Đến năm 1978, tốt nghiệp khóa đại học kA - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh về Trường có thầy Hồ Diệu, cô Nguyễn Thị Lệ Liễu, Ngô Hướng, Hoàng Văn Toàn, Trần Mộng Hùng, Huỳnh Thị Chi, thầy Lê Ôn Mỹ và nhiều anh chị khác… Từ các trường phía Bắc vào có thầy Nguyễn Văn Quê, Lê Văn Công, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Thị Nhung… Vào thời kỳ đó, cuộc sống thực sự vất vả và khó khăn, thế nhưng với hạnh phúc làm công dân của một đất nước vừa mới dành lại

hòa bình, độc lập, thống nhất tổ quốc, mọi người đều vui sướng làm tốt mọi công việc của mình với tất cả lòng nhiệt thành đối với công việc được giao. Năm 1980, tin vui lại đến với Cơ sở 2 Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng là việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 149/ TTg ngày 8/5/1980 cho phép cơ sở Tp. Hồ Chí Minh đào tạo hệ đại học chính quy chuyên ngành Tín dụng - Ngân hàng. Đây là khóa đào tạo hệ đại học chính quy đầu tiên của hệ thống trường trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Nhiều anh chị sinh viên khóa đầu tiên này hiện đang giữ những vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đào tạo hệ đại học chính quy, Trường tiếp tục đào tạo hệ chuyên tu và tại chức để hoàn thiện kiến thức cho rất nhiều cán bộ của ngành Ngân hàng chưa

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 51


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

qua đào tạo. Những lớp học chính quy, chuyên tu, tại chức đầu tiên này thực sự là những lớp học mang dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Nhà trường. Hầu hết những học viên của những khóa học này là những người đã cầm súng chiến đấu từ chiến trường mới trở về. Trong đó có những người đã tuổi trung niên, cũng có những người còn rất trẻ, nhưng họ đều là những người chuyên cần học hành, trong số những học viên này còn có cả những người thuộc các cơ sở ngân hàng của chế độ Miền Nam. Ngày ấy, những người đi học phải mang theo cả tem phiếu, lương thực do gia đình trang bị cho, người mang theo vài ký gạo, ký tôm khô, cá khô, vài lạng mắm ruốc... Cơ sở vật chất của Nhà trường thuở ấy có khá nhiều: số 36 Tôn Thất Đạm, số 15 Bến Chương Dương, số 39 Hàm Nghi, số 1 Võ Văn Tần - quận 1, số 13-15 Hải Triều, cơ sở Kha Vạn Cân (nay là 56 Hoàng Diệu 2). Đây đều là cơ sở tiếp quản các ngân hàng cũ trước năm 1975, nên phòng học, giảng đường đều dưới dạng cải tạo, bàn ghế, người học chẳng khác mấy trường cấp 3, đèn, quạt cũ kỹ, điện nước lúc có lúc không… thế nhưng không khí học tập khá sôi nổi và nghiêm túc. Hằng năm, các kỳ lễ lớn đều có hội diễn văn nghệ, thể thao toàn Trường, các lớp có báo tường kể chuyện buồn vui, chuyện tư tưởng, chính sách, chuyện tương lai nghề nghiệp… Tôi nhớ trong những ngày đó, các thầy cô rất nhiệt tình tổ chức các hội diễn văn nghệ do các thầy cô tự diễn là chính, thỉnh thoảng

mời thêm một số ca sĩ, nhạc sĩ bên ngoài vào diễn cho thêm phần long trọng, hoành tráng. Trong những năm 1976 - 1993, nhiều khóa đại học chính quy, chuyên tu, tại chức được đào tạo và ra trường được phân công về các địa phương và hiện nay đang giữ nhiều vị trí quan trọng của ngành. Đặc biệt là các lớp chuyên tu 4, 5, 6, 7; các lớp tại chức 8, 9, 10, 11, 12; các lớp chính quy 1, 2, 3, 4, 5, 6... Ngày ấy, ngoài những thầy cô được chi viện từ miền Bắc vào, còn lại hầu hết các thầy cô giáo còn rất trẻ, thậm chí còn trẻ hơn cả học trò hoặc xấp xỉ tuổi học trò, và tuổi làm cách mạng thì chưa có, nên khoảng cách giữa các thầy cô và học trò gần như không có. Do vậy, đã nảy nở những cuộc tình duyên đẹp giữa thầy trò, giữa cô - trò và gây dựng nên những gia đình rất hạnh phúc. Trong thời kỳ này, cũng có những cột mốc rất đáng nhớ, có thể kể ra như: Ngày 23/3/1986, Tổng Giám đốc NHNN ký Quyết định số 196-QĐ quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Cao cấp Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Đến đây, Cơ sở 2 Tp. Hồ Chí Minh đã có một bộ máy độc lập trong hoạt động đào tạo cấp bằng đại học chính quy, tại chức. Trong giai đoạn này, nhu cầu bổ túc kiến thức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng tăng lên nhanh chóng, nên Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) cho phép Nhà trường mở lớp Bổ túc kiến thức sau trung học cho các cán bộ nhân viên ngân hàng. Đối tượng của các khóa học này là học sinh

52 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tốt nghiệp trung cấp ngân hàng ở các trường Trung cấp Ngân hàng I Bắc Ninh, Trung cấp Ngân hàng II Phú Yên, Trung cấp Ngân hàng III Tp. Hồ Chí Minh và một số đối tượng khác. Thời kỳ này, rất nhiều cán bộ ngân hàng tham gia học khóa đào tạo bổ túc này, vì sau khi tốt nghiệp sẽ được tăng ngạch lương lên chuyên viên (đại học). Trong thời kỳ này, Trường được bổ sung hai Phó Tiến sĩ (Tiến sĩ ngày nay) là anh Nguyễn Hữu Phùng về làm Hiệu trưởng và anh Đỗ Linh Hiệp, anh Nguyễn Văn Hà được điều về làm chủ nhiệm Khoa Mác Lênin thay thầy Xuân sang làm Hiệu trưởng Trường Trung học Ngân hàng III Tp. Hồ Chí Minh. Đây cũng là thời kỳ lực lượng giảng viên được bổ sung mạnh mẽ. Khoa Mác Lênin có anh Hoàng Văn Tuấn, chị Nguyễn Thị Ngọc Hên, anh Ngô Gia Lưu và một số anh chị khác về các khoa khác như anh Lê Tấn Phát, anh Phạm Ngọc Hưng, Ngô Phấn Dũng... Chương trình học của thời kỳ này cũng rất đặc biệt, sinh viên phải học rất nhiều môn học thuộc kinh tế các ngành, như kinh tế xây dựng cơ bản, kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và cả những môn kỹ thuật các ngành như nông nghiệp, xây dựng cơ bản, kế toán các ngành kể cả kế toán hợp tác xã nông nghiệp. Vì vậy, Trường còn tuyển dụng cả các thầy tốt nghiệp từ các trường nông nghiệp, xây dựng về để giảng dạy các môn chuyên ngành kinh tế. Đây là thời kỳ mà sự giao lưu


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Những sinh viên xuất sắc của nhà trường được trao học bổng

Sinh viên ĐH Ngân Hàng TP HCM tại Ngày hội việc làm

kinh tế và giáo dục của Việt Nam với các nước bùng nổ, nhiều đoàn cán bộ của NHTƯ, trong đó có cán bộ của các trường ngân hàng cũng được cử đi theo để học tập, tìm kiếm một đường hướng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ mà thương hiệu Trường Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đang lên cao, nhiều giảng viên ở các trường khác xin chuyển về giảng dạy cho Trường Ngân hàng, như thầy Lê Văn Trọng, thầy Bùi Đức Hùng, thầy Nguyễn Tư Khuông, thầy Lê Văn Kháng về dạy toán, thầy Lê Hùng về Khoa Mác Lênin, thầy Lê Minh Thanh về Bộ môn Ngoại ngữ, ở Hà Nội vào có TS. Hà Quang Đào.

điểm khác cho rằng nên đào tạo có bằng cấp đàng hoàng thì mới có thể xếp lương theo ngạch, bậc công chức đúng với cơ chế công chức Việt Nam.

dài ba năm. Rất nhiều anh chị cán bộ ngân hàng và học sinh tốt nghiệp phổ thông theo học những khóa cao cấp nghiệp vụ ngân hàng này.

Đích cuối cùng của cuộc tranh luận ấy là ngày 23/3/1993, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 112/TTg thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng. Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh và Trường Trung học Ngân hàng III Tp. Hồ Chí Minh được sáp nhập lại và trở thành Chi nhánh Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, trực thuộc Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng Hà Nội.

Đây cũng là thời kỳ Việt Nam bắt đầu nở rộ những ngân hàng thương mại cổ phần. Những học viên tốt nghiệp cao cấp nghiệp vụ ngân hàng được các ngân hàng thương mại nhà nước cũng như ngân hàng thương mại cổ phần tuyển dụng. Hiện nay, cũng có rất nhiều anh, chị tốt nghiệp các khóa cao cấp nghiệp vụ này đang là những người thành đạt trong hệ thống ngân hàng, cũng như ở các ngành kinh tế khác.

Tuy nhiên, định hướng đào tạo của Nhà trường bắt đầu có sự chuyển động mạnh, do các luồng tư tưởng mới được tiếp nhập từ các cuộc tham quan, khảo sát nước ngoài du nhập vào.

Trên cơ sở Quyết định này, Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng không còn tồn tại, chức năng đào tạo đại học cũng bị hủy bỏ. Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng chỉ còn nhiệm vụ mở các lớp cao cấp nghiệp vụ không nằm trong hệ thống bằng cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình đào tạo cao cấp nghiệp vụ về nội dung được thiết kế như một chương trình đại học, thời gian học kéo

Những cuộc tranh luận nảy lửa về việc có hay không có đào tạo đại học cho chuyên ngành Ngân hàng đã được đặt ra. Một số quan điểm cho rằng nên mở các trung tâm đào tạo như của các ngân hàng các nước bạn. Một số quan

Vấn đề đặt ra cho thời kỳ đào tạo cao cấp nghiệp vụ ngân hàng là về sau này, nhiều ngân hàng từ chối tuyển dụng, vì lý do là tấm bằng mà người tốt nghiệp xuất trình không nằm trong hệ thống bằng cấp của nhà nước, vì vậy, vấn đề xếp lương cho cán bộ gặp rất nhiều khó khăn, gây bức xúc cho nhiều sinh viên tốt nghiệp của Trung tâm. Có thể nói đây là một thời kỳ vô cùng khó khăn của Nhà trường, của chính Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 53


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

- chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, của Ban Giám đốc chi nhánh, mà người đứng đầu là thầy Trần Minh Hoàng. Cũng cần nói thêm rằng, trong thời kỳ mang danh nghĩa Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Trung tâm được thành lập một Viện Nghiên cứu Khoa học trực thuộc và trên cơ sở chức năng nghiên cứu khoa học, Viện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo sau đại học. Đây là lần đầu tiên hệ thống đào tạo ngành Ngân hàng được đào tạo sau đại học. Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy, nhưng đây là thời kỳ các giáo viên của Nhà trường đã học tập nâng cao trình độ rất tốt. Nhiều thầy, cô đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong thời kỳ này và sau này đều trở thành những người lãnh đạo của Nhà trường. Như thầy Nguyễn Văn Hà (sau là Hiệu trưởng), thầy Hồ Diệu, cô Nguyễn Thị Nhung (sau là Hiệu phó), thầy Ngô Gia Lưu (Trưởng Khoa Lý luận Chính trị), thầy Lê Hùng (Trưởng khoa Sau Đại học), thầy Phan Ngọc Minh (Trưởng phòng Đào tạo), thầy Nguyễn Văn Lương, thầy Lê Thẩm Dương (Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh)… Để giải quyết vấn đề việc đào tạo và cấp bằng của Trường sao cho phù hợp yêu cầu xã hội, Ban lãnh đạo Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, đứng đầu là thầy Nguyễn Duệ đã cùng với lãnh đạo NHTƯ nỗ lực tìm kiếm một con đường khác là xin phép trở lại con đường cũ, đào tạo và cấp bằng theo hệ thống bằng cấp của Bộ Giáo dục

và Đào tạo. Vấn đề đặt ra là cơ sở đào tạo ấy sẽ mang cái tên như thế nào, trường đại học hay học viện? Cuối cùng cái gì đáp ứng nhu cầu của xã hội thì nó sẽ phải được thỏa mãn. Ngày 9/2/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg thành lập Học viện Ngân hàng. Chi nhánh Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh trở thành Phân viện của Học viện Ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh. Tin vui đó lại đến với mọi người, đặc biệt là tập thể cán bộ, giảng viên của Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng. Từ đây Nhà trường có thể ngẩng cao đầu để sánh vai cùng với bạn bè đồng nghiệp trong giới đào tạo đại học, xây dựng một chương trình đào tạo thích hợp nhằm đào tạo một nguồn nhân lực cung ứng cho nền kinh tế đáp ứng thời kỳ hội nhập, thời kỳ toàn cầu hóa. Học viện Ngân hàng trong trang sử mới của hệ thống đào tạo của ngành Ngân hàng nay được phép đào tạo các cấp học từ trung cấp, cao đẳng, đại học đến sau đại học ở tất cả các hệ chính quy, liên thông, vừa học vừa làm (tại chức) và chuyên tu. Quyết định thành lập Học viện Ngân hàng đã tạo ra một niềm tin lớn và vững chắc cho hệ thống đào tạo của ngành, thương hiệu của Nhà trường nhanh chóng được củng cố, việc hợp tác đào tạo với các trường đại học quốc tế cũng được tiến hành và gây được tiếng vang trong hoạt động đào tạo có chất lượng cao. Năm 2003 là một cột mốc đáng

54 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

ghi nhớ trong sự phát triển của Nhà trường. Ngày 20/8/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg, tách Phân viện Tp. Hồ Chí Minh của Học viện Ngân hàng ra thành một đơn vị độc lập và gọi là Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường là NGND., TS. Nguyễn Văn Hà (nay đã nghỉ hưu). Việc thành lập Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh là một sự kiện lớn đối với thế hệ giảng viên, sinh viên của Nhà trường. Có sự kiện này là nhờ sự quan tâm sâu sắc của NHTƯ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có công lao to lớn của các thầy Nguyễn Văn Hà, thầy Hồ Diệu trong vai trò những người đưa ra đề án và thuyết minh đề án thành lập Trường trước các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ. Kể từ năm 1976 đến nay đã tròn 35 năm, Nhà trường đã đào tạo ra một lực lượng cán bộ đông đảo, từ cao đẳng, đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ. Đến nay, chỉ tiêu tuyển sinh từ một - hai trăm sinh viên các hệ, Trường được tuyển 2000 sinh viên đại học chính quy, 500 sinh viên cao đẳng, 1000 sinh viên các hệ bằng hai, liên thông, vừa học vừa làm, 250 học viên cao học, 20 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 200 đại học và 300 thạc sĩ chương trình liên kết với đại học ngoài nước. Hiện, Trường có ba trung tâm đào tạo ngắn ngày: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ và Công nghệ Ngân hàng, Trung tâm Tin học. Những trung tâm này hoạt động trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của xã hội, trong đó chủ yếu


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

là đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên các tổ chức tài chính - ngân hàng theo đơn đặt hàng của tổ chức hoặc cá nhân. Việc hợp tác quốc tế của Nhà trường cũng được đẩy mạnh đáng kể. Hiện Trường có hai chương trình hợp tác đào tạo đại học và thạc sĩ với Trường Đại học Bolton, Vương quốc Anh và Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc, Thụy Sĩ. Ngoài ra, Trường cũng đang tham gia vào mạng lưới đào tạo đại học với một số trường đại học trong khối Asian, tham gia chương trình Phát triển Kinh tế Cộng đồng (SEED) với các trường đại học quốc tế, đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài… Hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên cũng được đẩy mạnh nhằm tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ, giảng viên, tham gia giải quyết những vấn đề của ngành, của Tp. Hồ Chí Minh và của một số địa phương khác ở phía Nam. Tính đến nay, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng của Trường đã bước sang tuổi thứ 7, đã giới thiệu trên 1000 bài viết của nhiều tác giả tên tuổi và chính thức được đưa vào danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm công trình khoa học quy đổi vào ngày 07/6/2006 theo Quyết định số 28/HĐCDGSNN do Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước GS.TSKH Đỗ Trần Cát ký và luôn giữ được số điểm này cho đến nay. Cơ sở vật chất của Nhà trường 35 năm qua cũng đã được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của sinh viên.

Một số cơ sở của Nhà trường đã phải chuyển giao cho các cở sở kinh doanh, nhưng chưa kịp xây dựng, nên phải đi thuê cơ sở để đảm bảo nơi học cho sinh viên. Tuy nhiên, cơ sở đi thuê thường không thể đảm bảo về môi trường sư phạm, điện nước, các công cụ phục vụ giảng dạy, học tập cho sinh viên, thư viện, nơi nghỉ ngơi cho giảng viên, sân chơi - nơi ăn ở cho sinh viên đều thiếu và không đúng chuẩn. Với sự cố gắng vượt bậc trong suốt thời gian 35 năm qua, Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cấp ủy từ Trung ương đến địa phương nên chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cũng đã được các đơn vị sử dụng thừa nhận và Nhà trường cũng đã được nhà nước tặng thưởng một số phần thưởng nhất định: Năm 1987, được tặng Huân chương Lao động Hạng 3; năm 1991 được tặng Huân chương Lao động Hạng 2; năm 2001 được tặng Huân chương Lao động Hạng 1, năm 2006 được tặng Huân chương Độc lập Hạng 3.

truyền thống tất cả vì sự nghiệp xây dựng đất nước, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Kỷ niệm 35 năm thành lập Trường, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa trong chặng đường mới, để phấn đấu xây dựng Nhà trường ngày một to lớn hơn, chất lượng hơn, vươn lên thành một trung tâm đào tạo có tầm vóc và chất lượng trong khu vực, giữ vững truyền thống năng động, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ do nhà nước và nhân dân giao phó. Để làm được điều đó, Trường phải củng cố tổ chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ và năng lực giảng dạy tốt. Cán bộ, giảng viên Nhà trường phải tích cực đổi mới giáo trình, hiện đại hóa chương trình giảng dạy, tích cực nghiên cứu khoa học, coi trọng việc nghiên cứu khoa học, coi việc nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ

Một số giảng viên, cán bộ cũng được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3 và nhiều phần thưởng, Bằng khen của Thủ tướng, của Thống đốc NHNN...

để nâng cao trình độ, tiếp cận

Những phần thưởng cao quý đó đã ghi nhận sự đóng góp của tập thể Nhà trường cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước trong một chặng đường vô cùng khó khăn gian khổ.

mắt là những vấn đề của lĩnh vực

Nhìn lại chặng đường 35 năm qua, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh có thể tự hào với

với thành tựu khoa học của nhân loại, qua nghiên cứu khoa học để tham gia giải quyết những vấn đề thiết thực của đất nước, mà trước tài chính ngân hàng. Qua nghiên cứu khoa học mà sáng tạo, tìm kiếm những con đường đi mới, những giải pháp hiệu quả cho đất nước vươn lên, xây dựng một nền kinh tế độc lập, giàu đẹp, vững bền cho các thế hệ mai sau.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 55


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Vietcombank

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP Nguyễn Phước Thanh *

N

ăm 2011 trôi qua với biết bao thăng trầm biến động của kinh tế trong nước và quốc tế. Nhận diện được những biến động này, ngay những ngày đầu năm, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công; đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, điều chỉnh giá cả gắn với hỗ trợ người nghèo. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, thời gian qua, các Ngành, các cấp triển khai rất quyết liệt các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Hệ thống ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết thông qua việc chủ động * Tổng Giám đốc Vietcombank

xây dựng kế hoạch về tốc độ tăng trưởng tín dụng, thực hiện các biện pháp kiểm soát tốc độ tín dụng tại đơn vị, điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm cho vay lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng... Nghị quyết 11/ NQ-CP đã đi sâu vào từng chính sách và từng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong hệ thống. Hầu hết các ngân hàng đều tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, chủ động và năng động tìm kiếm khách hàng, tìm các dự án khả thi để mở rộng cho vay; tiếp thị tới các đối tượng khách hàng về sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đổi mới và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, coi trọng việc quản lý, xử lý nợ và thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản vay để nâng cao chất lượng tín dụng. Các mức lãi suất cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn cũng được áp dụng linh

56 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

động, hợp lý, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như lợi ích của khách hàng. Bên cạnh những biện pháp chung, ở mỗi ngân hàng thương mại, Nghị quyết 11/NQ-CP còn được thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của từng đơn vị. Ngay từ thời điểm Nghị quyết 11/NQ-CP được ban hành, Ban Lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã quán triệt việc thực hiện Nghị quyết với mục tiêu tổng quát là: tối đa hóa hiệu quả và các mục tiêu kinh doanh trên cơ sở phát huy vai trò gương mẫu của một tổ chức kinh tế lớn trong việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, Vietcombank đã đưa ra 08 nhóm giải pháp phải thực hiện


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

như sau: (1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn; (2) Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; (3) Ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán, lãi suất huy động và cho vay hợp lý; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; (5) Quản lý tài chính, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; (6) Cắt giảm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; (7) Chủ động tham gia công tác an sinh xã hội; (8) Tiếp tục cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành. Các giải pháp thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP mà Ban Lãnh đạo Vietcombank đưa ra đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của toàn hệ thống Vietcombank. Việc triển khai các giải pháp đồng thời cũng được thực hiện nhanh chóng và toàn diện trên từng lĩnh vực hoạt động. Vietcombank luôn đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo Vietcombank luôn bám sát diễn biến thị trường, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, chủ động ban hành chính sách và cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt; chỉ đạo quyết liệt đến các phòng/trung tâm tại Hội sở chính và chi nhánh nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động vốn. Vietcombank luôn tuân thủ mức trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN, chủ động áp dụng nhiều biện pháp linh

hoạt để tăng cường huy động vốn như: triển khai các chương trình, sản phẩm huy động mới đa dạng, tăng cường chăm sóc khách hàng... Chia sẻ với khó khăn và thách thức chung này, từng chi nhánh trong hệ thống Vietcombank cũng rất năng động, quyết liệt, lăn xả vào thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng nhằm duy trì được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng. Kết quả, mặc dù thị trường diễn biến khó khăn, nguồn vốn của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định. Không chỉ quan tâm đến công tác huy động vốn, Vietcombank luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất, cụ thể là điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức phù hợp và giao cụ thể kế hoạch trần dư nợ cho vay cho từng chi nhánh. Việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện theo nguyên tắc: (i) hạn chế những khu vực có môi trường không thuận lợi, không khuyến khích tăng trưởng ở các chi nhánh có nợ xấu cao; (ii) không khuyến khích tăng trưởng dư nợ cho vay ngoại tệ và trung dài hạn. Ngoài ra, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đặc biệt là đảm bảo an toàn thanh khoản cho Vietcombank, Vietcombank đã đưa ra những chỉ đạo về các mức trần khống chế dư nợ cho vay trung, dài hạn, dư nợ cho vay

VND và dư nợ cho vay ngoại tệ. Bên cạnh đó, Vietcombank còn áp dụng việc giao chỉ tiêu trần dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất cho từng chi nhánh nhằm đảm bảo kiểm soát được tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này dưới mức 22% tại 30/06/2011 và 16% tại 31/12/2011, đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về đối tượng được cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng vay là người cư trú theo Thông tư số 07/2011/TT-NHNN ngày 24/03/2011. Để tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra thì công tác kiểm soát và quản trị rủi ro cũng được Vietcombank chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Ngoài việc tận dụng cơ hội thị trường, chủ động sàng lọc và cơ cấu lại danh mục khách hàng theo hướng thu hẹp các khách hàng hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, xếp hạng tín dụng thấp…; tập trung cho vay các khách hàng tốt, có tiềm năng phát triển, Vietcombank còn củng cố hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro và các giải pháp quản trị rủi ro. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sau một năm đưa vào áp dụng chính thức đã hoạt động tương đối ổn định, cung cấp được nhiều báo cáo, thông tin quan trọng phục vụ cho mục tiêu quản lý. Các hoạt động mua - bán nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, gia hạn nợ… được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không che giấu nợ xấu, tỷ lệ nợ phản ánh đúng thực chất chất lượng tín dụng của Vietcombank.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 57


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Vietcombank Nam Sài Gòn sẽ cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh

Với vai trò là một NHTM lớn, Vietcombank luôn đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về việc ổn định lãi suất cho vay, Vietcombank tiếp tục triển khai nghiêm túc chính sách cho vay theo lãi suất thỏa thuận, cố gắng áp dụng mức lãi suất cho vay tương đối thấp so với thị trường chung trong bối cảnh chi phí huy động vốn khá cao nhằm chia sẻ một phần khó khăn với khách hàng (mức lãi suất cho vay đang áp dụng hiện nay là 17%/năm đối với cho vay ngắn hạn). Đặc biệt, để khuyến khích và hỗ trợ các ngành/lĩnh vực ưu tiên, theo định hướng phát triển của Chính phủ như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để sản xuất, Vietcombank đã áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ưu đãi hiện là 16%/năm. Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và bán ngoại tệ cho

Vietcombank, lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng chỉ còn 15%/năm. Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 về việc quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng, theo đó, các trường hợp khách hàng rút tiền gửi trước kỳ hạn, Vietcombank chỉ áp dụng lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Lãi suất huy động VND được áp dụng tối đa ở mức 14%/năm theo chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011, còn lãi suất huy động USD đối với tổ chức kinh tế được áp dụng tối đa ở mức 0,5%/năm, đối với dân cư là 2% theo chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ngày 01/06/2011. Không chỉ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, Vietcombank

58 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

luôn đặt vấn đề an toàn, hiệu quả trong kinh doanh lên hàng đầu. Vietcombank không ngừng nâng cao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ xa, theo dõi thường xuyên các hoạt động của Ngân hàng nói chung cũng như của tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc Vietcombank. Trên cơ sở giám sát từ xa, Vietcombank yêu cầu các chi nhánh báo cáo làm rõ ngay các vấn đề phát sinh để phối hợp cùng chi nhánh giải quyết, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm toán. Vietcombank còn cố gắng tích cực kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay bất động sản; kiểm tra một số lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro và yêu cầu chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn trong hệ thống; thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm, phối hợp làm việc với cơ quan an ninh, cảnh sát điều tra và đã thu hồi 100% hỗ trợ lãi suất chưa phù hợp (1,684


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

tỷ đồng) theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT-NHNN, Vietcombank luôn quán triệt tinh thần quản lí tài chính, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư xây dựng ở mức hợp lí, hiệu quả. Vietcombank luôn đảm bảo quản lí các hoạt động mua sắm tài sản cố định, thuê mua nhà đất, hướng dẫn các chi nhánh triển khai các dự án xây dựng cơ bản đúng theo quy định của Vietcombank và pháp luật. Vietcombank đã tiến hành rà soát lại các dự án trong năm 2011 và kết quả thực hiện cắt giảm những dự án đầu tư mới. Việc mua sắm tài sản đều nằm trong dự toán được hội đồng mua sắm tài sản phê duyệt và được thẩm định kỹ về giá cả, chất lượng thông qua khảo sát thực tế thị trường, nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa. Không chỉ chú trọng công tác kinh doanh, Vietcombank còn là một đơn vị điển hình trong các phong trào đoàn thể, các hoạt động chính trị - xã hội và công tác nhân đạo an sinh xã hội. Năm 2011, Vietcombank đã dành hơn 100 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội. Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TU của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ Hội thi “Vietcombank nhớ mãi tên Người” trong toàn hệ thống Vietcombank đến đỉnh cao là chương trình truyền hình trực tiếp “Tuổi trẻ Việt Nam làm theo lời Bác”, Vietcombank đã nhân

rộng tầm ảnh hưởng của cuộc vận động không chỉ đến từng cán bộ nhân viên Vietcombank mà đến từng trái tim người dân Việt Nam. Điều đó đã thể hiện sức trẻ và tài năng của cán bộ Vietcombank hòa cùng sức trẻ thanh niên Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dan tộc Việt Nam, lớp lớp thế hệ Vietcombank luôn nhớ về cội nguồn dân tộc bằng những việc làm có ý nghĩa thiết thực như quyên góp cho quỹ đền ơn đáp nghĩa; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng vào các dịp lễ, tết, ngày Thương binh liệt sĩ; thăm hỏi và tặng quà các cán bộ lão thành cách mạng, các thương bệnh binh. Vietcombank đã có những chuỗi hoạt động an sinh xã hội có tầm ảnh hưởng lớn, góp phần chia sẻ và tạo nềm tin cho những mảnh đời bất hạnh, giúp họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Vietcombank đã tham gia ủng hộ ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” và chương trình “Nối vòng tay lớn”, ủng hộ các nạn nhân bị động đất ở Nhật Bản, hỗ trợ Quỹ phòng tránh thiên tai miền Trung. Với tấm lòng tri ân cao cả đến các anh hùng chiến sĩ Trường Sơn đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc, Vietcombank triển khai chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”. Ngoài ra, Vietcombank tặng xuồng hải quân cho bộ đội Trường Sa; tặng phao cứu sinh cho quỹ BTTE của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; tặng trường mẫu giáo tại Đồng Hới - Quảng Bình; Xây dựng đền thờ Côn đảo, tượng

đài và công viên tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ bên bờ sông Thạch Hãn. Những nỗ lực của Vietcombank trong công tác an sinh đã phát đi thông điệp đầy ý nghĩa đối với với xã hội và cộng đồng. Cuối cùng, một yếu tố quan trọng quyết định thành công của Vietcombank là trước mọi biến động thị trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn linh hoạt, quyết liệt nắm bắt cơ hội để chỉ đạo điều hành hoạt động toàn hệ thống. Khi thị trường có diễn biến bất thường hoặc mỗi khi có chỉ đạo của NHNN, Ban lãnh đạo đã tổ chức ngay các cuộc họp toàn hệ thống và/hoặc theo các khu vực để chỉ đạo tức thời, triển khai các định hướng, giải pháp hoạt động. Nhờ việc đặt huy động vốn lên làm nhiệm vụ trọng tâm, nhạy bén, linh hoạt ứng phó với những diễn biến bất thường của thị trường, Vietcombank đã đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, duy trì cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với khả năng nguồn vốn; hạn chế nợ xấu đi đôi với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng; đồng thời, nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ. Với những nỗ lực lớn lao và tinh thần nghiêm túc trong việc thực hiện Nghị quyết 11/CP, Vietcombank cũng đã đứng vững trước những biến động của thị trường. Kết quả năm 2011 có thể nhìn thấy qua: Về hiệu quả kinh doanh Năm 2011, nguồn vốn của Vietcombank ước tăng 17% so

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 59


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, vốn huy động từ nền kinh tế ước tăng xấp xỉ 16% và vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng 10% so với cuối năm 2010. Trong khi đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về mức trần tăng trưởng tín dụng 20% trong năm 2011, Vietcombank đã điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức phù hợp và giao kế hoạch trần dư nợ cho vay cho từng chi nhánh. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 17% so với cuối năm ngoái, duy trì trong giới hạn cho phép của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Vietcombank năm 2011 dự kiến sẽ duy trì 2,2%. Bên cạnh đó, một số hoạt động dịch vụ khác của Vietcombank như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank luôn phát triển theo hướng bền vững và ổn định, duy trì được vị thế dẫn đầu trên hầu hết các nghiệp vụ thẻ. Hàng loạt các sản phẩm mới bán lẻ được nghiên cứu và triển khai như: thanh toán trên điện thoại di động hợp tác với Viettel, thanh toán vé máy bay của Jetstar, dự án triển khai sản phẩm Vietcombank-MobileB@nking, nghiên cứu, lựa chọn đối tác triển khai dịch vụ chuyển tiền tại nhà… thể hiện sự nỗ lực lớn của Vietcombank trong việc khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Một điểm đặc biệt nổi bật trong năm 2011 là Vietcombank đã thực hiện thành công việc lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài (Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản) phù

hợp với định hướng kinh doanh tương lai của ngân hàng và chỉ đạo của Chính phủ. Về mặt xã hội Năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng bằng nỗ lực và quyết tâm, Vietcombank đã vinh dự đứng trong hàng ngũ 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; trở thành ngân hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Ngoài những đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước, Vietcombank đã được biết đến là ngân hàng đầu mối của các chương trình đồng tài trợ các dự án kích cầu, cải tạo phát triển hệ thống giao thông, cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm. Không chỉ làm tốt công tác kinh doanh, Vietcombank còn là đơn vị điển hình trong các phong trào đoàn thể, các hoạt động chính trị - xã hội và công tác nhân đạo, từ thiện và an sinh xã hội trong hệ thống ngân hàng. Các phong trào của Vietcombank có sức lay động và cuốn hút mạnh mẽ đối với không chỉ tập thể cán bộ nhân viên Vietcombank mà còn có tác động tích cực tới các đơn vị và cá nhân trên cũng địa bàn và hệ thống. Các chương trình an sinh xã hội cũng đã đạt được hiệu quả thiết thực, không chỉ tạo thêm các cơ hội sống và học tập an toàn cho các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn mà còn đem lại niềm vui cho cha mẹ và cộng đồng xã hội, đồng thời thể hiện được tinh thần đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối

60 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

với những thế hệ đi trước. Định hướng đối với công tác thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP Năm 2012, kinh tế thế giới được dự báo vẫn tiếp tục khó khăn do tình trạng suy thoái kéo dài tại Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Đà hồi phục của kinh tế thế giới sẽ được duy trì nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia. Tại nhiều nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật,...) tăng trưởng vẫn còn yếu, trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ,...) sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, những rủi ro đang ngày càng gia tăng cùng với những nguy cơ, thách thức mới phát sinh có thể đe dọa quá trình phục hồi của các quốc gia. Dưới tác động của kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta có lẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn. Theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP, trong đầu năm tới,


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

triển khai các chương trình huy động cá nhân, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng,... Việc thực hiện các chính sách khách hàng sẽ gắn kết chặt chẽ với hoạt động huy động vốn và theo đúng các chỉ đạo của NHNN về lãi suất huy động vốn (Chỉ thị 02/CT-NHNN và Thông tư 30/TT-NHNN).

Vietcombank luôn đi đầu trong thực hiện các CSTT của NHNN

chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng chặt chẽ, thận trọng; điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý theo quý, tháng để phù hợp với diễn biến thị trường; tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất xuống mức phù hợp, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra nợ xấu và chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát để tỷ lệ và mức cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất, bất động sản, chứng khoán giảm so với mức hiện nay. Trước tình hình đó, Vietcombank đã có những giải pháp định hướng cho việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP trong những tháng cuối năm và năm 2012, cụ thể: (1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn: đây là nhiệm vụ trọng tâm và mũi nhọn của Vietcombank nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Vietcombank sẽ tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để tăng cường huy động vốn như

(2) Kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng phát triển an toàn và hiệu quả, tuân thủ định hướng của Chính phủ và NHNN, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu, xử lý và thu hồi nợ xấu: Vietcombank sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Vietcombank đã thực hiện giao chỉ tiêu trần dư nợ cho vay ngoại tệ và điều chỉnh phù hợp với tình hình từng thời kỳ, đồng thời, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu trên cơ sở cơ cấu lại nợ nếu khách hàng hợp tác, có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với khách hàng xử lý, phát mại tài sản đảm bảo. Chất lượng tín dụng cũng cần được chú trọng bên cạnh việc rà soát và có biện pháp kịp thời đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực có rủi ro cao. (3) Tiếp tục chú trọng công tác quản trị rủi ro, đảm bảo tuân thủ kỷ cương, an toàn trong hoạt động: Tiếp tục nâng cao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ xa, theo dõi thường xuyên các hoạt động của Ngân hàng, của tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc Vietcombank. Trên

cơ sở giám sát từ xa, các chi nhánh phải báo cáo làm rõ ngay các vấn đề phát sinh để phối hợp cùng Hội sở giải quyết, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm toán. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay bất động sản; kiểm tra một số lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro và yêu cầu chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn trong hệ thống. (4) Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân hàng điện tử nhằm tạo nguồn thu cho Vietcombank, nâng cao hiệu quả kinh doanh. (5) Các hoạt động khác Tiếp tục triển khai các phong trào, chương trình an sinh xã hội, các chương trình thực hiện văn hoá Vietcombank trong toàn hệ thống góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời phát triển thêm những nét văn hoá mới hiện đại, phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của Vietcombank. Đẩy mạnh quan hệ với cổ đông và công chúng, tăng cường các hoạt động truyền thông, quan hệ khách hàng nhằm xây dựng hình ảnh Vietcombank trên phạm vi toàn quốc. Năm 2012, Vietcombank sẽ tiếp tục đoàn kết nội bộ, nhất trí cao trong cán bộ và nhân viên, chủ động, linh hoạt sáng tạo, đổi mới, vững tin vượt qua chông gai tiếp tục đem lại hiệu quả kinh doanh cao, góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 61


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011:

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN QUAN TÂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Nguyễn Văn Dũng * mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - lạm phát và an sinh xã hội,... Trong điều kiện đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

B

ước vào năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức mới, đó là sự biến động khó lường của kinh tế thế giới và những bất ổn về sự mất cân đối vĩ mô trong nước như lạm phát tăng cao, nợ công tăng, nền kinh tế đứng trước những thách thức, khó khăn trong * Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Trong quá trình đó, hoạt động ngân hàng nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, gắn liền với quá trình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1. Những kết quả đạt được Đánh giá chung kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong năm 2011, gắn liền với 03 kết quả nổi bật sau: (i) Vốn tín dụng tập trung cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh: Tính đến cuối năm 2011, tổng huy động vốn trên địa bàn đạt

62 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

886.900 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2010. Trong đó, tiền gửi VND đạt 668.222 tỷ đồng, tăng 10,61% so với cuối năm 2010; tiền gửi ngoại tệ đạt 218.678 tỷ đồng, tăng 8,17% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ chiếm 24,65% so với tổng huy động vốn. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đến cuối năm 2011 đạt 753.760 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2010. Trong đó, dư nợ bằng VND đạt 529.750 tỷ đồng, tăng 2,69%; dư nợ bằng ngoại tệ đạt 224.010 tỷ đồng, tăng 15,92% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ dư nợ ngoại tệ chiếm 29,72% so với tổng dư nợ. Yếu tố lãi suất, sự chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, là yếu tố chính tác động đến xu hướng, diễn biến và tốc độ tăng trưởng ngược nhau giữa huy động vốn và cho vay vốn bằng ngoại tệ; bằng VND trong năm 2011.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Huy động vốn và cho vay vốn năm 2011 trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây. Đó là kết quả của quá trình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, cũng như những tác động khó khăn từ nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 634.000 tỷ đồng, tăng 10,81% so với năm 2010 (tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung của tín dụng trên địa bàn). Trong khi đó, cho vay lĩnh vực phi sản xuất đạt 119.760 tỷ đồng, giảm 12,55% so với năm 2010 và chiếm 15,89% trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn; (ii) Thị trường ngoại hối ổn định: Kết quả quan trọng và nổi bật nhất trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, đó là thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá diễn biến theo đúng định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Đây là kết quả hội tụ từ cơ chế chính sách đúng về điều hành tỷ giá; lãi suất ngoại tệ; điều hành thị trường vàng (đặc biệt trong 2 tháng cuối năm 2011). Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tốt với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra và quản lý thị trường ngoại hối, vàng đã tác động tích cực đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong năm 2011. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2011, tổng doanh số mua ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại đối với tổ chức và cá nhân đạt 36.098 triệu USD, tăng 123% so với cuối năm 2010; tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 33.387 triệu USD, tăng 4% so

với cuối năm 2010. (iii) Trật tự thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng được củng cố: Việc thực hiện nghiêm và yêu cầu thực hiện nghiêm từ Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá; lãi suất; tín dụng; huy động vốn và mua bán ngoại tệ, thông qua hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm đã và đang lập lại trật tự thị trường theo xu hướng tích cực, đảm bảo hoạt động ngân hàng công khai, minh bạch, tuân thủ và kỷ luật cao, để hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định, hạn chế thấp nhất rủi ro do sai phạm, do yếu tố con người…

2. Một số vấn đề đặt ra cần quan tâm Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã và đang phát sinh một số vấn đề cần quan tâm. Những tồn tại, hạn chế xuất hiện gắn liền với nhiều yếu tố trong quá trình tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua: Một là, nợ xấu có xu hướng gia tăng và tăng trưởng thiếu bền vững: Đây là hệ quả của tăng trưởng nóng và quản trị kinh doanh hạn chế tại một số tổ chức tín dụng. Việc tăng trưởng và phát triển của một số tổ chức tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng, tiềm ẩn rủi ro cao và khi thị trường biến động, khó khăn kinh tế xuất hiện, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Hai là, luân chuyển vốn chậm và khó khăn thanh khoản cục bộ xuất hiện: Nợ xấu gia tăng, cùng

với những khó khăn trong việc trả nợ vay của doanh nghiệp, của khách hàng. Vì vậy, dòng luân chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại chậm lại, một vài ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất cao (bất động sản;…), càng khó khăn hơn. Trong khi đó, huy động vốn trong những tháng gần đây có xu hướng giảm, gia tăng áp lực lên thanh khoản tại các ngân hàng này, nhu cầu vốn trong thanh toán cao, tiếp cận vốn từ các thị trường khó hơn và khó khăn thanh khoản cục bộ đã xuất hiện. Ba là, thị trường bất động sản đóng băng và tiềm ẩn rủi ro kinh doanh cao: Khó khăn chung từ thị trường bất động sản đã xuất hiện trong 2 năm trở lại đây, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thua lỗ, nhiều dự án dở dang - trực tiếp tác động đến các khoản tín dụng bất động sản, đến khả năng thanh toán, trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, xuất hiện và tiềm ẩn rủi ro về kỳ hạn, do huy động vốn hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Trong khi đó, quy mô cho vay trung, dài hạn vẫn chưa có chuyển biến phù hợp với quá trình khai thác và sử dụng vốn trung, dài hạn tại một số tổ chức tín dụng (mặc dù tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn vẫn đảm bảo theo quy định). Bốn là, giá vàng tăng cao, khó khăn trực tiếp đối với hoạt động tín dụng bằng vàng trong mối quan hệ ngân hàng - khách hàng: Mặc dù đã có quy định về ngưng hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng (từ tháng 5/2010 theo Thông tư 22). Tuy

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 63


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

yếu kém phát sinh trong quá trình quản lý theo hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong những năm qua.

Tính đến cuối năm 2011, tổng huy động vốn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2010

nhiên, số dư huy động vốn bằng vàng vẫn chưa giảm nhiều (về cơ bản chỉ chuyển từ các hình thức tiết kiệm vàng, sang hình thức phát hành chứng chỉ vàng). Đến thời điểm 31/10/2011, phát hành chứng chỉ vàng của 14 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đạt 96.122 tỷ đồng, chiếm 87,3% trong tổng huy động vốn bằng vàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần cần đặc biệt quan tâm và thực hiện điều chỉnh giảm huy động và cho vay vốn bằng vàng, theo đúng lộ trình của Ngân hàng Nhà nước đề ra (giảm dần và chấm dứt phát hành chứng chỉ vàng vào tháng 5/2012 - theo văn bản số 8492/ NHNN-CSTT ngày 31/10/2011).

3. Một số giải pháp Để duy trì sự ổn định và phát triển, cũng như thực hiện các mục tiêu, định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cần quan tâm thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất: Tập trung các giải

pháp nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế và xử lý nợ xấu phát sinh. Trong đó, phân tích, đánh giá phân loại thực trạng nợ để có biện pháp xử lý phù hợp. Khai thác và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả. Đảm bảo sự phù hợp về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn VND và ngoại tệ; phù hợp về kỳ hạn với cơ cấu hợp lý giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong cho vay trung, dài hạn; phù hợp giữa huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng. Trong đó, thực hiện nghiêm quy định và định hướng của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng vàng; về huy động và phát hành chứng chỉ vàng (theo Thông tư 22 và các văn bản liên quan); xây dựng các phương án dự phòng, đảm bảo thanh khoản. Thứ hai: Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm phù hợp diễn biến tình hình phát triển kinh tế và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Đảm bảo hiệu quả và chất lượng tăng trưởng. Khắc phục những tồn tại,

64 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Thứ ba: Nâng cao chất lượng quản trị điều hành ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức tín dụng. Trong quá trình này cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên; có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả. Luôn có ý thức tuân thủ và tôn trọng triệt để các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là bài học kinh nghiệm đối với mọi định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo phát huy vai trò phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Thứ tư: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng, tăng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng, tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt; tập trung phát triển thẻ thanh toán; thanh toán qua POS. Có biện pháp quản lý, giám sát an toàn hoạt động giao dịch qua hệ thống ATM, tạo lòng tin đối với khách hàng.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11 CỦA CHÍNH PHỦ Võ Minh *

M

ục tiêu năm 2011 được Chính phủ xác định rõ trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sinh xã hội. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ thông qua các giải * Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng

pháp tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Để hiện thực hoá mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngay từ đầu năm 2011, hệ thống ngân hàng Đà Nẵng đã xác định và triển khai thực hiện 4 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) Tăng trưởng tín dụng toàn địa bàn phải phù hợp với tốc độ toàn nền kinh tế không quá 20%; (2) Giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và cho vay chứng khoán); (3) Giảm dần lãi suất cho vay; (4) Tăng cường công tác quản lý ngoại hối kiểm soát việc giao dịch, mua bán, găm giữ ngoại tệ trái pháp luật, từ đó sẽ điều tiết được tình hình ngoại tệ, đảm bảo cung ứng cho

những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp này, mục tiêu kiểm soát lạm phát trên địa bàn sẽ được hiện thực hoá. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh thành phố Đà Nẵng đã tổ chức tốt công tác triển khai, theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó, còn phối hợp với Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố Đà Nẵng tiến hành thanh tra, kiểm tra quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, đến nay, đã kiểm tra được 08 bàn thu đổi ngoại tệ và 95 tổ chức cá nhân kinh doanh vàng. Qua kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đơn

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 65


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

vị, kiến nghị 03 đơn vị cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, NHNN Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo ngành, lãnh đạo thành phố. Riêng tại các chi nhánh tổ chức tín dụng, dưới sự chỉ đạo của Hội sở, sự giám sát, đôn đốc của NHNN Chi nhánh thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các nhiệm vụ được Thống đốc giao tại Chỉ thị 01, đã đạt được những kết quả: - Tăng trưởng tín dụng của toàn địa bàn phù hợp với mục tiêu “tăng trưởng tín dụng dưới 20%”, theo đó, đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 48.000 tỷ đồng tăng 7,07% so với cuối năm 2010, thấp hơn mức tăng 12% của toàn quốc. - Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng thấp nhưng cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng tích cực: Giảm cho vay lĩnh vực phi sản xuất, tăng cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực sản xuất ước thực hiện 37.900 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cuối năm 2010. Ước đến cuối năm 2011, tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 6%, tín dụng xuất khẩu tăng 13,4%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,68% so với cuối năm 2010. - Giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với cuối năm 2010, theo đó, ước cuối năm 2011, tốc độ giảm 16,4% và tỷ trọng giảm từ mức 27% của năm 2010 xuống còn

Hệ thống ngân hàng Đà Nẵng đã xác định và triển khai thực hiện các giải pháp chủ yếu nhằm hiện thực hoá mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngay từ đầu năm 2011

66 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

21% vào cuối năm 2011 (nếu loại trừ một số đối tượng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất tại công văn số 8844/NHNN-CSTT ngày14/11/2011) thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 18%. Trong dư nợ phi sản xuất, lĩnh vực cho vay chứng khoán có mức giảm nhiều nhất 87,11%; cho vay lĩnh vực tiêu dùng giảm 25,75%; cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản giảm 8,69% so với cuối năm 2010. - Cung, cầu ngoại tệ trên địa bàn tương đối ổn định mặc dù trong những tháng cuối năm 2011 cầu ngoại tệ có phần gia tăng. Nguồn cung ngoại tệ từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên, trong khi đó, cầu ngoại tệ từ các đối tượng này lại giảm so với cùng kỳ năm 2010. Việc thực hiện chủ trương giảm mạnh huy động cho vay bằng vàng được thực hiện nghiêm túc. Từ tháng 4 đến tháng 9 sau khi NHNN ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN, số dư huy động vàng giảm mạnh, giảm 8,8% so với năm 2010; tuy nhiên, sau khi ban hành Thông tư 32/2011/TT-NHNN thì số dư huy động vàng có phần tăng trở lại. Đến cuối năm 2011, chỉ còn 12 ngân hàng có số dư huy động bằng vàng là 63.732 lượng với số tiền quy đổi: 2.853 tỷ đồng, giảm 2,9 % so với cuối 2010. Số dư huy động bằng vàng chiếm tỷ trọng 7% trên tổng nguồn vốn huy động (năm 2010 là 8%); và 03 chi nhánh ngân hàng cho vay bằng vàng với dư nợ cho vay là 316 lượng với số tiền quy đổi 14 tỷ đồng, giảm 72% so với cuối 2010, - Lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm dần kể từ tháng 8/2011. Mặc dù trong suốt 8 tháng đầu năm, lãi suất cho vay liên tục duy trì ở mức cao, tuy nhiên, từ tháng

hướng giảm, trong khi đó, dư nợ cho vay lại có xu hướng tăng. Do đó, trong thời gian đến, cần tiếp tục quan tâm đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

8 trở lại đây, lãi suất cho vay đã có mức giảm đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo đó, lãi suất cho vay bình quân đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã giảm từ mức 20,01%/năm của tháng 8 xuống còn 19,67%/năm của tháng 11. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát cần khắc phục những hạn chế sau: - Trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay VND liên tục duy trì ở mức cao, tại nhiều chi nhánh tổ chức tín dụng có lãi suất thực tế vẫn trên mức 14%/năm thông qua việc “lách” các quy định của NHNN. Mặc dù từ ngày 7/9 đến nay, hiện tượng này đã giảm nhưng chưa được thực hiện triệt để. Mặt khác, mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đang ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Do đó, trong thời gian đến, cần tiếp tục thực hiện nghiêm trần lãi suất huy động, kết hợp với việc tiết giảm các chi phí hoạt động để giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động và xu hướng giảm dần của lạm phát. - Quy mô, tốc độ tăng tín dụng trong những tháng gần đây tăng nhanh hơn so với khả năng huy động vốn tại chỗ, gây sức ép lên cung cầu vốn và lãi suất. Kể từ tháng 7/2011, xét về cả quy mô lẫn tốc độ thì vốn huy động có xu

- Ngoài ra, trong vấn đề kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ vẫn còn hạn chế. Theo đó, quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ chưa phù hợp với khả năng huy động ngoại tệ. Kể từ tháng 5/2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có dấu hiệu tăng lên, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động lại giảm mạnh. Mặc dù từ cuối tháng 8/2011, tình hình huy động, cho vay ngoại tệ đã có xu hướng ngược lại nhưng nhìn chung, quy mô dư nợ ngoại tệ vẫn lớn hơn nhiều so với khả năng huy động ngoại tệ từ tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Đà Nẵng. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo tăng trưởng tín dụng ngoại tệ phù hợp với khả năng huy dộng vốn và chủ trương hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Trong năm 2011, hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt Nghị quyết 11của Chính phủ, góp phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành cũng như góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải được xử lý, song, hệ thống ngân hàng thành phố Đà Nẵng đã và đang cùng toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011 tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong các năm tiếp theo.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 67


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TỈNH NAM ĐỊNH

VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TS. Đặng Huy Việt *

N

ăm 2011, hoạt động của hệ thống ngân hàng Nam Định chủ yếu tập trung thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hệ thống ngân hàng Nam Định đã có nhiều cố gắng triển khai các giải pháp hoạt động nghiệp vụ để đạt được những kết quả tích cực theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc NHNN.

* Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định

Trước hết, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của NHNN tỉnh đối với hoạt động tiền tệ ngân hàng trên địa bàn được tăng cường. Ngay sau khi có Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN, NHNN tỉnh đã xây dựng và ban hành phương án triển khai trên địa bàn. NHNN tỉnh đã tổ chức một số hội nghị và ban hành các văn bản hành chính phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Các TCTD trên địa bàn đều tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và các cơ chế, quy chế của ngành Ngân hàng. Trong năm, NHNN tỉnh đã tiến hành 20 cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các TCTD trên địa bàn. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của NHNN cùng với hoạt động kiểm soát nội bộ của các TCTD được tăng cường, đã phát hiện kịp thời và hạn chế được các sai sót, vi phạm, nhờ vậy, hoạt động của các TCTD trên địa bàn mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn giữ được thế ổn định và có bước

68 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

phát triển, không có vụ việc nổi cộm xảy ra, đồng thời hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đã góp phần tích cực thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm và thực hành tiết kiệm. Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Nam Định năm 2011 được đánh giá trên một số nội dung chính sau đây: Dư nợ tín dụng cuối năm 2011 đạt 18.400 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% so với năm 2010, là năm dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001 đến nay. Mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với các năm trước đây, nguyên nhân là do các năm trước đây dư nợ tín dụng đã tăng trưởng ở mức cao (bình quân 5 năm 2006 - 2010 mỗi năm dư nợ tín dụng đã tăng trưởng 33,48%); mặt khác, do nguồn vốn huy động gặp khó khăn và thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát nên nguồn vốn điều chuyển từ đơn vị cấp trên của TCTD có hạn. Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo lộ trình chỉ đạo của Thống đốc NHNN, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm từ 16,34% thời điểm đầu năm xuống còn 10,90% thời điểm cuối năm, trong đó, trên địa bàn Nam Định không phát sinh các khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, tỷ lệ nợ xấu cho vay lĩnh vực phi sản xuất ở mức thấp,


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Năm 2011, hệ thống ngân hàng Nam Định tích cực triển khai các giải pháp hoạt động nghiệp vụ để đạt được những kết quả tích cực theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 11/NQ-CP

không có các khoản nợ bị tổn thất. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ được các TCTD trên địa bàn triển khai rộng rãi, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 19,28%, chiếm tỷ trọng 49,17% tổng dư nợ cho vay. Chính sách lãi suất, cụ thể là việc thực hiện mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN được các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc cùng với sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của NHNN tỉnh nên không có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng phải xử lý. Về quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ, NHNN tỉnh đã tham mưu để UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra trong năm 2011 việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vàng, ngoại tệ. Các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh vàng trên toàn tỉnh có 150 đơn vị hiện đang hoạt động.

Đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra đối với 60 đơn vị. Qua kiểm tra, đã phát hiện một số sai phạm về niêm yết giá, điều kiện kinh doanh, đo lường, chế độ chứng từ, hoá đơn,… Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 27 đơn vị, số tiền phạt nộp vào ngân sách nhà nước 127,6 triệu đồng. Việc xử lý và những kiến nghị của Đoàn kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng và mua bán ngoại tệ trên thị trường. Các đại lý đổi ngoại tệ trên địa bàn được NHNN tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát, đảm bảo hoạt động theo đúng quy định. Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng vàng của các TCTD trên địa bàn đã thực hiện lộ trình giảm dần việc huy động vốn bằng vàng và thực hiện việc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam theo đúng quy định của NHNN. Công tác thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, bảo đảm thông suốt, chính xác, an toàn. Riêng về dịch vụ ATM, đến nay, toàn tỉnh có 91

ATM, 102 điểm chấp nhận thẻ, chất lượng dịch vụ ATM được các ngân hàng thương mại quan tâm cải thiện, hạn chế trục trặc kỹ thuật và nghiệp vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn trước đây. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thể hiện rõ vai trò quản lý của NHNN tỉnh. Tuy nhiên, qua công tác chỉ đạo điều hành, trên địa bàn Nam Định còn có những vướng mắc khó khăn: Nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng trưởng thấp so với các năm trước, trong khi nguồn vốn điều hoà từ đơn vị cấp trên của TCTD có hạn, dẫn đến có nơi, có lúc thiếu nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; chất lượng tín dụng ở một số lĩnh vực còn hạn chế; việc giám sát của NHNN tỉnh đối với các TCTD trong thực hiện mức trần lãi suất huy động những tháng đầu năm khó phát hiện những vi phạm của TCTD và còn thiếu cơ chế xử lý cụ thể; sự hướng dẫn nghiệp vụ của hội sở chính TCTD đối với các chi nhánh có trường hợp chưa phù hợp với quy định, nên đã gây khó khăn cho

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 69


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

quá trình thanh tra, giám sát của NHNN. Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao vai trò quản lý của NHNN tỉnh trong thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Nam Định cần thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau: Thứ nhất: Chủ động nắm bắt, nghiên cứu và triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện hai Luật ngân hàng có liên quan nhiều đến tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn và các quy định của Thống đốc NHNN về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thứ hai: Chú trọng công tác đào tạo, quy hoạch, sắp xếp phân công nhiệm vụ cán bộ ngân hàng hợp lý, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng Nam Định đạo đức tốt, nghiệp vụ giỏi. Thứ ba: Kiểm soát tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Các TCTD trên địa bàn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu của đơn vị cấp trên giao, phù hợp với chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hạn chế cạnh tranh huy động vốn bằng công cụ lãi suất, để thay bằng các giải pháp như: Mạng lưới hoạt động, địa điểm giao dịch tiện lợi, tác phong, thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng gửi tiền tận tình chu đáo, nâng cao tiện ích của sản phẩm,… Trên cơ sở giảm lãi suất

huy động, đồng thời tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng vay giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ tư: Các TCTD được phép hoạt động ngoại hối phải tuân thủ đúng các quy định của NHNN về: Mua, bán ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ, không được cho khách hàng vay để mua vàng trừ trường hợp có giấy phép của NHNN, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn cầm cố, thế chấp bằng vàng,… NHNN tỉnh tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trên địa bàn theo các quy định của pháp luật và ủy quyền của Thống đốc NHNN; phối hợp với các sở, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ trên địa bàn. Thứ năm: NHNN tỉnh và các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thiết bị và nâng cao ứng dụng tin học vào mọi hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, trong đó, ưu tiên cho hoạt động thanh toán để đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt, an toàn, không để sai sót làm đọng vốn của khách hàng do ngân hàng gây ra. Các đơn vị cung ứng phương tiện thanh toán thẻ ngân hàng phải tuân thủ đúng các quy định của NHNN về trang bị, quản lý, vận hành và thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM. Hoạt động ngân quỹ của NHNN tỉnh đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt cho các TCTD và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn kể cả số lượng cũng như cơ cấu các loại

70 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tiền trong lưu thông. Các TCTD trên địa bàn từ trụ sở chính đến các điểm giao dịch đều phải tuân thủ các quy định của NHNN về dịch vụ ngân quỹ, phòng chống tiền giả, đảm bảo an toàn trong thu, chi, vận chuyển và trong kho quỹ. Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. NHNN tỉnh tổ chức thanh tra trọng tâm là chất lượng, cơ cấu tín dụng và phân loại nợ, việc chấp hành chính sách lãi suất, việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát ngân hàng theo hướng nắm bắt nhanh nhạy thông tin, phân tích, đánh giá hoạt động của TCTD, phát hiện cụ thể các vi phạm để cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời các rủi ro. Những sai phạm qua thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh phải được xử lý kịp thời và nghiêm túc. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với mọi hoạt động nhằm nâng cao tính tuân thủ, kỷ cương, đoàn kết tại các TCTD trên địa bàn. Hoạt động thanh tra, kiểm soát phải gắn liền với việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Khiếu nại, tố cáo và phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng. Thứ bảy: Chú trọng củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, nhất là một số quỹ tín dụng nhân dân còn yếu kém, đảm bảo cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn phát triển ổn định, vững chắc cả về tổ chức và hoạt động.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ký giao ước thi đua năm 2012

Hoạt động ngân hàng BẮC NINH góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội CỦA tỉnh Nguyễn Như Đôn *

B

ước vào năm 2011, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, những tháng đầu năm, lạm phát cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro bất ổn. Trước tình hình đó, ngày 24/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm * Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bắc Ninh

phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, các đơn vị trong toàn Ngành tập trung thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt

các nhiệm vụ và giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%, điều hành lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung kinh tế tiếp tục tăng trưởng

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 71


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

cao theo hướng tích cực, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 ước tăng 16,24% so với năm 2010, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP toàn quốc (6%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục gia tăng, chiếm 70,6%; khu vực dịch vụ chiếm 20,8%, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,9%. Tổng thu ngân sách tỉnh ước đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu. Hoạt động đầu tư phát triển đạt 23.800 tỷ đồng, tăng 11,2 % so với năm 2010. Toàn tỉnh có 334 đơn vị FDI với số vốn đăng ký 3.345 triệu USD, đóng góp 10% tổng thu ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm trên 37.000 lao động. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội được giữ vững và ổn định. Góp phần vào những thành tựu kinh tế - xã hội của địa bàn tỉnh là sự đóng góp tích cực của hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, định hướng của NHNN Việt Nam, cùng với sự quyết tâm triển khai thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp nên hoạt động ngân hàng trên địa bàn luôn ổn định, tăng trưởng. Những kết quả nổi bật năm 2011 Ngay từ đầu năm 2011, hệ thống ngân hàng Bắc Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt là triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá

Sản xuất kính ở công ty Kính Đáp Cầu

cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, Chi nhánh NHNN tỉnh đã yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất nông nghiệp, góp phần duy trì, mở rộng sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Đối với những trường hợp khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, các NHTM thực hiện cơ cấu lại nợ, xử lý nợ vay bị thiệt hại và tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng được tiếp tục vay vốn để duy trì và mở rộng sản xuất theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, để tăng cường công tác quản lý và đảm bảo an toàn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND), Chi nhánh NHNN tỉnh đã giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm và chỉ xem xét mở rộng địa bàn hoạt động cho các QTDND đáp ứng đủ điều kiện để đảm bảo các tổ chức này hoạt động đúng bản chất, mục tiêu và định hướng. Chi nhánh NHNN tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Báo Bắc Ninh,

72 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh, Thời báo Ngân hàng, các Sở, Ban, Ngành, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội các doanh nghiệp trẻ của tỉnh tuyên truyền nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, cơ chế chính sách của ngành Ngân hàng,... nhằm giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức đúng, hiểu rõ, tham gia tích cực, tạo sự đồng thuận, tạo động lực mạnh mẽ trong triển khai thực hiện. Về huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 21/12/2011 đạt 17.372,1 tỷ đồng, tăng 21,5% so với 31/12/2010; trong đó, tiền gửi của các tổ chức đạt 7.557,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,5%, tăng 33,2%, tiền gửi tiết kiệm đạt 9.567,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,1% và tăng 15,8% so với 31/12/2010. Huy động vốn của các ngân hàng tăng trưởng khá cao so với bình quân chung của cả nước, nên hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đảm bảo ổn định, chưa có đơn vị nào khó khăn về khả năng thanh toán.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

Về hoạt động cho vay: Đến 21/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 26.722,3 tỷ đồng, tăng 14,5% so với 31/12/2010, (toàn quốc tăng 12-13%). Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện cho vay bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh. Các chi nhánh ngân hàng, QTDND đã cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt 8.058 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,76% trong tổng dư nợ, tăng 26,7% so với năm 2010, (toàn quốc tăng 25%); trong đó, cho vay 8 xã điểm trong xây dựng nông thôn mới với dư nợ là 618 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2010. Cho vay sản xuất đạt 23.458,8 tỷ đồng, tăng 18,5% (toàn quốc tăng 18%) và tăng tỷ trọng từ 80% trước khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ lên 87,9%. Cho vay lĩnh vực phi sản xuất đạt 3.236,4 tỷ đồng, giảm 22,8% (toàn quốc giảm 20%) và giảm tỷ trọng từ 20% trước khi có Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ xuống còn 12,1% trên tổng dư nợ. Cho vay xuất khẩu đạt 1.069 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ, tăng 738,7 tỷ đồng (tăng 2,2 lần) so với năm 2010. Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Hiện còn 27 doanh nghiệp FDI vay vốn các ngân hàng trên địa bàn với dư nợ 1.420,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,3% tổng dư nợ cho vay, trong đó, có 2 doanh nghiệp có nợ xấu, với tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,5% trên dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI. Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ phù hợp với định hướng của tỉnh và NHNN; cơ cấu tín dụng

được chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất như: lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất cây lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu. Giảm tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Về phát triển hoạt động thanh toán và dịch vụ: Năm 2011, các chi nhánh ngân hàng tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị đường truyền đẩy nhanh tốc độ thanh toán như thay thế đường truyền cũ bằng đường truyền Megawan kết nối giữa chi nhánh NHNN với các NHTM đáp ứng tốt thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, các món thanh toán được thực hiện chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. Trong tháng 12/2011, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lễ công bố kết nối liên thông thanh toán qua máy POS. Đến nay, đã có 15/27 chi nhánh NHTM trên địa bàn tham gia thực hiện kết nối liên thông mạng lưới POS với tổng số 90/114 máy POS được kết nối. Việc kết nối liên thông mạng lưới POS đã thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội, tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và góp phần quan trọng trong quá trình triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Đến nay, Bắc

Ninh đã có 25/27 ngân hàng đầu tư lắp đặt 143 máy ATM tăng 30 máy so với năm 2010, trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và phát hành 175.563 thẻ phục vụ trả lương 946 đơn vị tăng 136 đơn vị so với năm 2010, trong đó có 572 đơn vị hưởng lương từ NSNN, so với năm 2010, tăng 86 đơn vị, nâng tỷ trọng trả lương cho các đơn vị hưởng lương NSNN từ 55% cuối năm 2010 lên 67,5%; vận hành có hiệu quả hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trên địa bàn tỉnh, năm 2011, tổng giá trị giao dịch đạt 88.555 tỷ đồng, tăng 26,3% so với tổng giá trị giao dịch năm 2010. Về phát triển mạng lưới: Năm 2011, có 4 ngân hàng là Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh và Shinhan bank đã mở và khai trương chi nhánh tại tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, trên địa bàn có 31 đơn vị ngân hàng và 25 QTDND cơ sở với tổng số gần 300 điểm giao dịch trải khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Bắc Ninh trở thành tỉnh có mật độ ngân hàng dày nhất chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc trung ương và cũng là tỉnh duy nhất có mạng lưới ngân hàng mà ở mỗi huyện, thị đều có trên 5 đơn vị ngân hàng khác nhau đang hoạt động. Về hoạt động QTDND cơ sở: Mặc dù năm 2011, hoạt động ngân hàng trên địa bàn hết sức khó khăn nhưng hệ thống QTDND tiếp tục ổn định, tăng trưởng và an toàn hệ thống. 100% QTDND

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 73


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

đảm bảo khả năng thanh toán và có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 9,2% trở lên, cao hơn mức quy định của NHNN, trong đó có 19/25 QTDND có tỷ lệ từ 12% trở lên. Và hầu hết các QTDND cơ sở đều đạt và vượt kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2011. Đến hết năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 485 tỷ đồng, tăng 22,4% so cuối năm 2010, bình quân 19,4 tỷ đồng/quỹ; tổng dư nợ cho vay đạt 483 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2010, bình quân 19,3 tỷ đồng/quỹ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tế hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục, đó là, mặc dù tỷ lệ nợ xấu chung trên địa bàn tỉnh vẫn thấp dưới giới hạn cho phép của NHNN, nhưng chất lượng tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng giảm chủ yếu do còn nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, yếu về năng lực quản trị, tài chính thiếu minh bạch, chưa có đủ năng lực đánh giá diễn biến thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Một số ngân hàng xử lý thu hồi nợ xấu chậm và một số khoản nợ xấu khó xử lý vì cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nên khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn hoặc ngừng hoạt động, dẫn đến ngân hàng khó có thể xử lý và thu hồi được vốn. Mục tiêu và các giải pháp trọng tâm năm 2012 Trên cơ sở định hướng và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 của NHNN; căn

cứ phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh; mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Bắc Ninh năm 2012 được đặt ra là tập trung chỉ đạo, thực hiện hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo hướng chất lượng, an toàn và hiệu quả. Với các chỉ tiêu đặt ra: tín dụng tăng trưởng không quá 17%, nợ xấu dưới 4%/tổng dư nợ; tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Tập trung vốn cho vay sản xuất nông nghiệp, nông thôn, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu và các dự án, phương án có hiệu quả; kiểm soát dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý; thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ; từng bước giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động và xu hướng giảm dần của lạm phát; đối với những chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, chất lượng tài sản hình thành từ vốn vay thấp phải có giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng đảm bảo của tài sản từ vốn vay. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư, trong đó, tăng cường thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh phát triển thanh toán qua máy POS; nâng cao chất lượng dịch vụ của

74 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

hệ thống máy ATM và máy POS. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng chi nhánh TCTD trên địa bàn, để đảm bảo không vượt chỉ tiêu cho phép trong suốt cả năm 2012; kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ. Tiến hành thanh tra đột xuất đối với những chi nhánh TCTD có mức tăng trưởng tín dụng cao, biểu hiện chất lượng tín dụng kém, các chi nhánh ngân hàng có biểu hiện huy động vượt trần lãi suất quy định, kịp thời xử lý các sai phạm theo thẩm quyền hoặc trình Thống đốc NHNN xử lý theo qui định. Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản trị điều hành của các NHTM, đồng thời kiện toàn công tác tổ chức; tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cả về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các chi nhánh NHTM trên địa bàn để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về quản lý và xử lý rủi ro; kiểm toán được hết các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh, nhất là những nghiệp vụ có độ rủi ro cao. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, đưa thông tin đầy đủ, kịp thời về các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, NHNN và của tỉnh, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính đặc biệt là việc kiểm soát thủ tục hành chính.


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

sự kiện ngân hàng nổi bật

năm 2011 (Do Tạp chí Ngân hàng bình chọn)

1. Kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2011) Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 6/5/2011 đánh dấu mốc son chói lọi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển rất vẻ vang và đáng tự hào của ngành Ngân hàng Việt Nam. Trải qua 60 năm xây dựng và

trưởng thành, hệ thống ngân hàng đã góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng vẻ vang chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ghi nhận những thành tựu và đóng góp của ngành Ngân hàng, Đảng, Nhà nước đã trao tặng ngành Ngân hàng Huân chương Sao vàng năm 2006, Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 1996, Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2011; 2 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 12 đơn vị trong Ngành được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; hàng trăm đơn vị, hàng ngàn cán bộ ngân hàng được Đảng và Nhà

2. Tổ chức thành công Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 Sau nhiều tháng chuẩn bị, từ ngày 3/5 - 6/5/2011, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hội nghị năm nay đã đạt con số kỷ lục về số lượng người tham dự với khoảng 4.000 đại biểu, trong đó có Thủ tướng, Phó Thủ tướng một số quốc gia, các Bộ trưởng Kinh tế - tài chính, các Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương, các nhà hoạch định

chính sách quan trọng, các lãnh đạo doanh nghiệp và các học giả. Hội nghị cũng thu hút được số lượng lớn đại diện từ các tổ chức xã hội dân sự và giới truyền thông tham gia.

nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý khác. Với những nỗ lực không ngừng, đến nay, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, loại hình, chất lượng hoạt động, đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ tiền tệ - ngân hàng của nền kinh tế và tiến gần hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế

Các vấn đề chính tại Hội nghị năm nay bao gồm giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, cơ sở hạ tầng và khả năng liên kết, biến đổi khí hậu, cũng như làm thế nào để châu Á Thái Bình Dương có thể đảm bảo được một tương lai thịnh vượng trong những thập kỷ tới. Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 75


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

3. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng Với bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16% và điều chỉnh cơ cấu

tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hạn chế cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất để đảm bảo tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất đến cuối năm dưới 16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý. Nhờ triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ nên tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, góp phần quan trọng giảm dần tốc độ tăng chỉ số CPI.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng tín dụng, M2 và lạm phát năm 2011 60.00%

25.00%

50.00%

20.00%

40.00%

15.00%

30.00%

10.00%

20.00%

5.00%

10.00%

0.00% -5.00%

0.00% 2000

2001

2002

2003

2004

2005

M2 (trái)

4. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Trước tình

2006

2007

2008

2009

2010

2011

tín dụng (trái)

hình đó, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng đã quyết định một nội dung mới rất quan trọng, đó là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó có cơ cấu lại thị trường

tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) và các tổ chức tài chính. Chính phủ đã chỉ đạo NHNN xây dựng đề án và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém. Thống đốc NHNN xác nhận có 8 ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém. Đến ngày 06/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức tuyên bố hợp nhất 3 ngân hàng. Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động NHTMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012, có vốn điều lệ 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản 154.000 tỷ đồng. Theo lộ trình tái cơ cấu, đến hết năm 2012, NHNN sẽ xử lý dứt điểm tất cả ngân hàng yếu kém, không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ. Giai đoạn 2014 - 2015, mục tiêu sẽ hình thành ít nhất 1 - 2 ngân hàng tầm cỡ khu vực, với tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD.

76 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

5. Điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,3% Năm 2011, chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của NHNN, có thể coi là 1 cú “sốc” trên thị trường ngoại hối. Ngày 11/2/2011, NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD (tăng 9,3%), đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ +/-3% xuống +/-1%. Sau đợt điều chỉnh tỷ giá của NHNN, tỷ giá ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh, tại một số thời điểm, tỷ giá tự do lên mức 22.000 đồng/USD. Để đảm bảo bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã thực hiện một loạt các biện pháp quyết liệt như: thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô-la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại TCTD, trình Chính phủ ban hành chế tài xử phạt mạnh đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lí ngoại tệ và vàng; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các đợt kiểm tra, phát

6. Bước ngoặt trong quản lý thị trường vàng Trong năm 2011, với việc kinh tế thế giới có nhiều bất ổn đã dẫn đến giá vàng tăng mạnh, trung bình khoảng 25%. Vì vậy, giá vàng tại Việt Nam tăng theo và đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8/2011. Để ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước, NHNN đã ban hành Thông tư 11/TT-NHNN ngày 29/9/2011 chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để ổn định tâm lý người dân khi giá vàng trong nước và ngoài nước có biến động lớn; cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vàng trong nước; cho phép một số ngân hàng thương mại có đủ điều kiện được bán ra thị trường một

hiện và xử lí nghiêm minh với khung hình phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm. Các biện pháp của NHNN đã góp phần giảm tình trạng đô-la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam; cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

phần lượng vàng huy động và giữ hộ, đồng thời được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng; xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản và trình Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và quản lý ngoại hối. Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng

và thị trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường; các ngân hàng đã bắt đầu mua được vàng từ thị trường trong nước để bù đắp lại lượng vàng bán ra, giảm bớt áp lực nhập vàng, tiết kiệm ngoại tệ và giảm bớt áp lực lên tỉ giá.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 77


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

7. Căng thẳng lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm và bình ổn vào những tháng cuối năm Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất OMO (từ 8% lên 15%). Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010. Lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động thực tế VND lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5 - 20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25 - 28%/năm. Một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản đã ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng khác gây biến động trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất trên thị trường ngân hàng lên cao. Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 03/8/2011, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Bình giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Gần 5 tháng điều hành, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thể hiện quyết tâm cao trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất, bình ổn thị trường vàng, ngoại tệ. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có những biện pháp cứng rắn trong việc giữ trần lãi suất huy

78 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

động VND ở mức 14%. Một số giám đốc chi nhánh ngân hàng làm trái quy định, lách luật đã bị xử lý kỷ luật; cùng với đó, các ngân hàng bị “tuýt còi” cũng bị hạn chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ngừng mở rộng mạng lưới trong 1 năm…


hoạt động của ngành ngân hàng việt nam năm 2011, định hướng năm 2012 và những năm tiếp theo

9. NHNN công khai nợ xấu tính theo chuẩn IMF Để tránh rủi ro của việc không đánh giá hết tác động của nợ xấu, ngày 11/11/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN về việc quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN. Theo đó, từ 1/4/2012, NHNN sẽ công khai tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo chuẩn IMF. Đây là bước tiến mới, rất quan trọng của Việt Nam nhằm công khai, minh bạch hơn nữa các thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Số lượng thông tin được công bố sẽ nhiều hơn trước đây, thậm chí, một số thông tin trước đây thuộc dạng không công bố hoặc không chính thức công bố thì sắp tới cũng sẽ được công khai. Trong giai đoạn hiện nay, việc công khai này là bước đi cần thiết nhằm tăng minh bạch, củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng, cũng như phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Đồng thời giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền, nhà đầu tư.

10. Ngân hàng hút mạnh vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài, IPO hai ngân hàng thương mại Nhà nước Năm 2011, hàng loạt ngân hàng đã tăng vốn được nhờ việc bán cổ phần cho đối tác ngoại. Riêng hai ngân hàng lớn là Vietinbank và Vietcombank đã tìm được đối tác chiến lược. Vietinbank chào bán hơn 168,58 triệu cổ phần cho các tổ chức đầu tư thuộc Tổ chức tài chính quốc tế - IFC, giá phát hành là 21.000 đồng/cổ phần. Đồng thời, Vietinbank dự định bán tiếp 15% cổ phần cho Bank of Nova Scotia của Canada. Vietcombank cũng đã bán cho Mizuho 15% cổ phần (347 triệu cổ phiếu) với bản hợp đồng trị giá 570 triệu USD giá thỏa thuận đạt 34.000 đồng/cổ phần. VIB bán 20% cổ phần cho Commonwealth Bank of Australia (CBA) với giá

46.000 đồng/cổ phần, OCB được chấp thuận bán cho BNP Paribas (PNPP) tăng tỷ lệ nắm giữ lên 20%; SouthernBank được chấp bán cổ phần riêng lẻ cho UOB tăng tỷ lệ nắm giữ từ 15% lên 20%. Ngoài ra, ABBank bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và Maybank; Shinhan Financial Group (SFG) quyết định sẽ mua lại toàn bộ cổ phần của VCB trong Shinhan Vina Bank… Năm nay, IPO Ngân hàng MHB đấu giá hơn 64,5 triệu cổ phần với giá khởi điểm 11.000 đồng vào ngày 20/7/2011. Kết quả MHB bán được 17,85 triệu cổ phần, bằng 27,6% lượng chào bán, giá bình quân là 11.025 đồng/cổ phần. Vào ngày 28/12/2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức IPO, bán 3% ra công chúng, tương đương hơn 84 triệu cổ phần; giá khởi điểm là 18.500 đồng/cổ phần.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 79


công nghệ ngân hàng

CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC NƯỚC NGOÀI

KỲ VỌNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh *

M

ua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một hình thức giao dịch được hình thành từ rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường mà theo đó, các bên tham gia giao dịch có thể tận dụng được giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính, thị trường và các lợi thế của nhau. Ở Việt Nam, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được khởi động từ năm 2000 nhưng số lượng và quy mô còn hạn chế. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vào giữa những năm 2000, các ngân hàng thương mại Việt Nam (sau đây gọi tắt là ngân hàng Việt Nam) đua nhau lên kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và coi đây như là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu của mình. Trong giai đoạn này, có rất nhiều giao dịch mua bán, sáp nhập được thực hiện thành công * Hà Nội

giữa ngân hàng Việt Nam và các định chế tài chính nước ngoài. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các định chế tài chính trên toàn thế giới, nhiều ngân hàng lớn không vượt qua được cuộc khủng hoảng này đã phải nộp đơn xin phá sản (điển hình là Lehman Brothers ở Mỹ…). Trong bối cảnh đó, các định chế tài chính nước ngoài đã phải ngừng/tạm ngừng mở rộng đầu tư để ưu tiên áp dụng các giải pháp khắc phục khó khăn và ổn định kinh doanh ở nước sở tại. Do vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam đã không thể triển khai được kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài. Năm 2010, nhận định cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt và tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, các định chế tài chính lớn nước ngoài tiếp tục thực hiện mục tiêu đầu tư để

80 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần. Do đó, các ngân hàng Việt Nam dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các tổ chức tư vấn quốc tế đã khởi động lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài. Nhờ đó, năm 2011, các nhà đầu tư đã chứng kiến giao dịch mua bán, sáp nhập giữa hai ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam (Vietinbank và Vietcombank) với hai định chế tài chính lớn nước ngoài (IFC và Mizuho Corporate Bank, Ltd.). Mới đây, một ngân hàng thương mại nhà nước lớn khác đang chuẩn bị cổ phần hóa (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) cũng công bố lộ trình lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài và tỷ lệ cổ phần dành bán cho đối tượng này chiếm 15% vốn điều lệ trong năm 2012. Do vậy, có thể nói, việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài là mục tiêu của các ngân hàng Việt Nam, bất kể ngân hàng đó có quy


công nghệ ngân hàng

Bảng 1: Ngân hàng tiếp nhận cổ đông chiến lược nước ngoài Sacombank ACB Techcombank VP Bank DongA Bank Habubank Southern Bank Eximbank ABBank VIBank Vietinbank Vietcombank

Cổ đông chiến lược nước ngoài

Thời gian đầu tư ban đầu

Tỷ lệ sở hữu cổ phần

Quy mô đầu tư

ANZ Standard Chartered HSBC OCBC Citibank Deutsche Bank UOB SMBC Maybank Commonwealth Bank of Australia IFC Mizuho

3/2005 6/2005 12/2005 2/2006 1/2007 2/2007 5/2007 11/2007 3/2008 9/2010 3/2011 9/2011

10% 15% 20% 14,9% 10% 10% 15% 15% 15% 15% 10% 15%

27 triệu USD 161,3 triệu USD 128,1 triệu USD 41,2 triệu USD 12,3 triệu USD 42 triệu USD 45,6 triệu USD 225 triệu USD 135,2 triệu USD 600 tỷ VNĐ (theo mệnh giá) 173 triệu USD 567,3 triệu USD

Nguồn: website của các ngân hàng có tên nêu trên mô lớn hay nhỏ, có cổ phần nhà nước chi phối hay không có cổ phần nhà nước chi phối… Cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng Việt Nam là một vấn đề rộng và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi bài này, người viết chỉ đề cập đến hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng dưới góc độ kỳ vọng của ngân hàng Việt Nam ở cổ đông chiến lược nước ngoài và những khoảng trống pháp lý trong quá trình lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

1. Sự cần thiết có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực sự được hình thành và hoạt động với tư cách là một định chế tài chính độc lập theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào đầu những năm 90 khi hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: cấp quản lý (Ngân hàng Nhà nước) và cấp kinh doanh (các ngân hàng thương 1 TS. Nguyễn Văn Bình - Thống đốc NHNN tại buổi tọa đàm “Cơ cấu lại nền kinh tế” do Báo Nhân dân tổ chức ngày 16/12/2011.

mại). Sau nhiều lần cơ cấu và tăng vốn để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, vốn điều lệ lớn nhất của một ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ đạt mức khoảng 1 tỷ đô la Mỹ (quy đổi theo tỷ giá hiện tại trên thị trường liên ngân hàng) và tổng tài sản khoảng 25 tỷ USD (trong khi một ngân hàng mức trung bình ở khu vực Đông Nam Á có tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD)(1) . Tỷ lệ nợ xấu hàng năm của đa số các ngân hàng thương mại trong nước cao hơn nhiều so với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Năng lực quản trị của các ngân hàng trong nước còn hạn chế và ngành nghề kinh doanh dịch vụ mang nhiều dấu ấn truyền thống, chưa có tính đột phá, mở rộng để khai thác các tiềm năng sẵn có ở thị trường trong nước, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Nhiều người dân ở các khu vực nông thôn chưa biết đến hoặc chưa sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Điều này đã được chứng minh qua số liệu điều tra của các ngân hàng: dân số Việt Nam có khoảng 84 triệu người nhưng mới chỉ có hơn 10% dân số mở tài khoản tiền gửi để sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Có

nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, chủ yếu là do sự hạn chế của ngân hàng Việt Nam về năng lực tài chính, khả năng quản trị - điều hành và sức cạnh tranh. Để khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn hình thức liên kết với các định chế tài chính lớn, có uy tín của nước ngoài thông qua việc phát hành thêm cổ phần để chào bán riêng lẻ cho tổ chức đó với tư cách là cổ đông chiến lược nước ngoài. Chỉ trong vòng 6 năm qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn được các định chế tài chính lớn của nước ngoài làm cổ đông chiến lược của mình. Điển hình là các giao dịch được liệt kê (Bảng 1). Ngoài các ngân hàng nêu trên, Oricombank, SeABank và Tien Phong Bank cũng đã phát hành thêm cổ phần để chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài BNP Paribas (tháng 11/2006), Societe Generale (tháng 7/2008) và SBI Holdings (tháng 8/2009) với tỷ lệ đầu tư ban đầu tương ứng là 15%, 15%

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 81


công nghệ ngân hàng

và 20% vốn điều lệ. Dựa trên nền tảng tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại - tiên tiến, kinh nghiệm quản trị, điều hành ngân hàng theo cơ chế thị trường hàng trăm năm và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, các định chế tài chính nước ngoài (với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam) đang được kỳ vọng hỗ trợ, giúp đỡ và song hành cùng với ngân hàng Việt Nam để phát huy hơn nữa các thế mạnh sẵn có và nâng cao năng lực quản trị, điều hành, mở rộng, phát triển các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ còn yếu của các ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam đã tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tăng cường được tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định được tầm vóc, thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế. Vì vậy, việc các ngân hàng Việt Nam chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết.

2. Cổ đông chiến lược nước ngoài: kỳ vọng của Ngân hàng Việt Nam Pháp luật Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của ngân hàng Việt Nam phải là tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại; có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến

lược phát triển của ngân hàng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí cụ thể do ngân hàng Việt Nam quy định. Trước khi quyết định tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược của mình, các ngân hàng Việt Nam đều mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ được mình trong các công việc chính sau: Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro; áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển sản phẩm các lĩnh vực khác phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Tuy nhiên, không phải vì mục đích nêu trên mà các ngân hàng Việt Nam phải lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược của mình bằng mọi giá vì việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài không chỉ đạt được mục đích nêu trên trong ngắn hạn, mà phải mang lại lợi ích lâu dài cho ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam cũng phải thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình, lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả đầu tư (tức là phải có lãi) để báo cáo chủ sở hữu/cổ đông và cơ quan quản lý ở nước sở tại. Lợi nhuận thu được từ việc đầu tư mua cổ phần chiến lược của ngân hàng Việt Nam có thể gián tiếp hoặc trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt Nam, ngắn hạn hoặc dài hạn… Thông thường, khi quyết định đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải xác

82 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

định đầu tư dài hạn. Mặt khác, môi trường kinh doanh ở nước sở tại và các nước phát triển đã bão hoà, thị phần bị thu hẹp hoặc không thể mở rộng thêm được nữa, nên các định chế tài chính nước ngoài phải tìm cơ hội đầu tư ở nước khác để mở rộng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt là thị trường ở những nước mới nổi như Việt Nam. Các định chế tài chính nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam thay vì thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có thể vì một số lý do chính sau: (i) Tận dụng được mạng lưới sẵn có rộng khắp của các ngân hàng Việt Nam; (ii) Hiểu được tập quán, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và khách hàng nói riêng thông qua việc tham gia quản trị, điều hành tại ngân hàng Việt Nam; (iii) Thủ tục đầu tư mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam đơn giản hơn so với thành lập pháp nhân mới hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; (iv) Phát triển quan hệ khách hàng và sản phẩm dịch vụ trên cơ sở nền tảng sẵn có thay vì phải tìm kiếm, xác lập quan hệ khách hàng từ đầu; (v) Thời gian thu hồi vốn từ việc đầu tư mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam nhanh hơn và đơn giản hơn so với thành lập pháp nhân mới hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì thế, việc ngân hàng Việt Nam lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược của mình phải bảo đảm nguyên tắc tự


công nghệ ngân hàng

nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: (i) Có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng mình; (ii) Không tạo ra xung đột lợi ích; (iii) Không tạo ra sự độc quyền trong cạnh tranh không lành mạnh đối với khách hàng, nhà đầu tư khác của ngân hàng mình và đối với các tổ chức tín dụng khác; (iv) Cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng mình (thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần). Do vậy, trước khi tìm kiếm và lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, mỗi ngân hàng Việt Nam phải xây dựng các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược phù hợp với nhu cầu và đặc điểm thực tế của mình, bao gồm: Tổng tài sản, kinh nghiệm hoạt động quốc tế, xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế, điều kiện không cạnh tranh và nội dung cần được hỗ trợ từ cổ đông chiến lược nước ngoài. Lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài là sự khởi đầu của quá trình hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam với định chế tài chính nước ngoài. Cho nên, vấn đề quan trọng là sau khi trở thành cổ đông chiến lược, các bên phải phối hợp như thế nào, hoà hợp văn hoá ra sao, quản trị công ty như thế nào… để cùng nhìn vào những khía cạnh tích cực của cả hai bên, nhằm đạt được giá trị cộng hưởng tốt hơn(2). Khi lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, đa phần các ngân hàng Việt Nam đều mong muốn được 2 Dương Công “Hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp: Chuẩn hoá mô hình quản trị”, Thời báo Ngân hàng Việt Nam số 74 ra ngày 08/05/2010. 3 Ngô Hải “Cổ đông chiến lược “ngoại” trong ngân hàng nội”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 285 ra ngày 29/11/2011.

tiếp cận một hệ thống quản trị nội bộ tiên tiến hơn và được cổ đông chiến lược nước ngoài giúp đỡ quản trị nguồn nhân lực, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo hướng hiện đại hơn, quản lý hoạt động ngân hàng mang dáng dấp của ngân hàng hiện đại. Qua đó, cổ đông chiến lược nước ngoài giúp các ngân hàng Việt Nam vươn tới tầm khu vực và quốc tế(3). Tuy nhiên, quy mô và đặc điểm của ngân hàng Việt Nam khác với quy mô và đặc điểm của ngân hàng nước ngoài, nên ngân hàng Việt Nam khó có thể áp dụng ngay được phương thức quản trị tiên tiến mà cổ đông chiến lược nước ngoài giới thiệu. Cho nên, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, đặc điểm và chiến lược của từng ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ, ngay lập tức hoặc sau một thời gian nhất định… phương thức quản trị tiên tiến do cổ đông chiến lược nước ngoài giới thiệu. Với tỷ lệ tham gia đầu tư còn bị hạn chế theo quy định của pháp luật Việt Nam (không được vượt quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam), cổ đông chiến lược nước ngoài có thể là cổ đông lớn tại ngân hàng Việt Nam nhưng không thể tự quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng Việt Nam, nên trong một chừng mực nhất định, họ chỉ có thể chuyển giao cho ngân hàng Việt Nam kinh nghiệm quản trị một ngân hàng thương mại hiện đại, giúp mở các khóa học đào tạo nghiệp vụ cho một số cán bộ, nhân viên và hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Chiến

lược kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng Việt Nam cần có sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược nước ngoài để mở rộng và phát triển, có thể được xây dựng bài bản, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng chiến lược này có thực thi được hiệu quả hay không lại còn phụ thuộc vào người tổ chức thực hiện và các biện pháp triển khai thực hiện cụ thể ở từng địa phương, từng phân khúc thị trường. Do đó, những người quản trị, điều hành đại diện cho phần vốn còn lại của ngân hàng Việt Nam (chiếm tối đa 80% vốn điều lệ) phải tự chủ động nghiên cứu, học hỏi và đổi mới phương thức quản trị, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để không ngừng phát triển, thích nghi với môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, các ngân hàng Việt Nam cần có sự chuẩn bị trước kế hoạch, nội dung và lộ trình hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài để thỏa thuận, quy định rõ trong hợp đồng và triển khai thực hiện sau khi hoàn tất giao dịch bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài.

3. Những khoảng trống pháp lý trong việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài Trước khi xác lập giao dịch bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam phải đàm phán và thương thảo hợp đồng với đối tác nước ngoài. Thực tế, nội dung của dự thảo hợp đồng mua cổ phần thường được luật sư nước ngoài soạn thảo theo mẫu tiêu chuẩn quốc tế và được để mở một số nội dung cho các bên đàm phán,

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 83


công nghệ ngân hàng

thương lượng trong trường hợp các nội dung đó chưa được pháp luật Việt Nam quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Do đó, bên nước ngoài thường dự thảo nội dung (trong trường hợp luật sư của nhà đầu tư nước ngoài soạn thảo hợp đồng) hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung của dự thảo hợp đồng (nếu dự thảo hợp đồng do luật sư của bên Việt Nam soạn thảo) theo hướng có lợi cho mình và tạo sức ép để bên Việt Nam chấp thuận nội dung đó. Điển hình là một số nội dung sau đây: (i) Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa chào bán cổ phần riêng lẻ theo văn bản nào? Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định về hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ của các công ty cổ phần thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và không áp dụng đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần(4). Nghị định này quy định Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc chào bán cổ phần riêng lẻ của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam chưa được niêm yết chứng khoán(5). Ở Việt Nam, trước đây có 5 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, bao gồm: Vietcombank, 4 Điều 2 Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ về chào bán cổ phần riêng lẻ. 5 Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 69/2007/ NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Vietinbank, MHB, BIDV và Agribank. Cho đến nay, có 3 ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước đã chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, MHB) và một ngân hàng (BIDV) đang thực hiện các thủ tục cổ phần hóa để chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần (dự kiến quý I/2012), một ngân hàng còn lại (Agribank) được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên từ tháng 10/2010. Cổ phiếu của Vietcombank và Vietinbank đều đã được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. BIDV đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh không muộn hơn quý III/2012. Do đó, nếu đối chiếu với quy định nêu trên thì việc Vietinbank chào bán cổ phần riêng lẻ 10% vốn điều lệ cho IFC và Vietcombank chào bán cổ phần riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Mizuho trong thời gian qua là không thuộc phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 01/2010/NĐ-CP và Nghị định số 69/2007/NĐ-CP. Vì vậy, việc thực hiện các thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ và lập hồ sơ xin

84 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

chấp thuận chào bán cổ phần riêng lẻ của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa vẫn chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn. (ii) Thông tin nội bộ cung cấp cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong đợt chào bán riêng lẻ có bị cấm? Do tham gia giao dịch có giá trị lớn và phải gắn bó lâu dài với ngân hàng Việt Nam, nên nhà đầu tư chiến lược nước ngoài luôn rất thận trọng, thẩm định kỹ năng lực và điều kiện tài chính của ngân hàng Việt Nam trước khi quyết định đầu tư. Để có cơ sở thẩm định, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường yêu cầu ngân hàng Việt Nam cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết, ngoài các thông tin và tài liệu đã công bố ra công chúng. Có ý kiến cho rằng, việc ngân hàng Việt Nam cung cấp thông tin, tài liệu chưa công bố cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để chào bán cổ phần riêng lẻ là vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 “3. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình


công nghệ ngân hàng

Mục tiêu của lựa chọn cổ đông chiến lược nhằm đạt được giá trị cộng hưởng tốt hơn

hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ”. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 9 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 chưa quy định rõ chủ thể sử dụng thông tin nội bộ mà mới chỉ đề cập đến việc ngăn chặn hành vi sử dụng thông tin nội bộ để phục vụ mục đích tư lợi. Do đó, có ý kiến hiểu rằng, chủ thể được đề cập tại khoản 3 Điều 9 nêu trên chỉ là cá nhân hoặc nhóm cá nhân có được thông tin nội bộ. Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng thông tin nội bộ để cung cấp cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ sau khi hai bên đã ký hợp đồng bảo mật thông tin (nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cam kết không được cung cấp thông tin nội bộ cho bên thứ ba, kể cả trong trường hợp giao dịch mua bán cổ phần riêng lẻ thành công hoặc không thành công, ngoại trừ phải công bố/cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật hoặc được ngân hàng Việt Nam chấp thuận) có thể được coi là không vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 vì chủ thể và mục đích cung

cấp thông tin khác với tinh thần của quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006. Trong khi còn có các ý kiến khác nhau về vấn đề nêu trên thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Điều 9 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006. (iii) Đồng tiền sử dụng trong giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ? Hiện tại, có hai văn bản quy phạm pháp luật quy định về đồng tiền được sử dụng để thanh toán mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa và ngân hàng chưa được niêm yết cổ phiếu, bao gồm: Nghị định số 59/2011/NĐCP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam. Theo đó, khi mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải thanh toán tiền mua cổ phần bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói ở

trên, việc các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán như Vietinbank và Vietcombank chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 59/2011/NĐCP và Nghị định số 69/2007/NĐCP, nên đồng Việt Nam được sử dụng thanh toán trong giao dịch bán cổ phần của Vietcombank và Vietinbank cho Mizuho và IFC được thực hiện theo nguyên tắc vận dụng quy định tương tự của pháp luật và phải được sự đồng ý của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Với số tiền thanh toán lên tới 3.540 tỷ đồng (IFC thanh toán cho Vietinbank) và 11.819 tỷ đồng (Mizuho thanh toán cho Vietcombank), các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không dễ thu xếp để có đủ số tiền đồng Việt Nam đó vì bản thân các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chỉ có ngoại tệ (không có đồng Việt Nam) và các ngân hàng Việt Nam cũng không có đủ nguồn tiền đồng để mua hết số ngoại tệ tương ứng theo tỷ giá chuyển đổi hiện hành. Ví dụ, với số tiền đồng Việt Nam mà Mizuho phải thanh toán cho Vietcombank nêu trên

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 85


công nghệ ngân hàng

thì hiện nay, không có một ngân hàng Việt Nam có đủ nguồn vốn bằng đồng Việt Nam để mua hết số ngoại tệ tương ứng theo yêu cầu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong thời hạn 1- 2 ngày. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn rõ đồng tiền được sử dụng để nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thanh toán tiền mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc có cơ chế hỗ trợ mua ngoại tệ để chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo yêu cầu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hoặc cho phép thực hiện cơ chế thanh toán tiền mua cổ phần bằng cả ngoại tệ và đồng Việt Nam theo một tỷ lệ phù hợp (tùy thuộc vào giá trị của từng giao dịch). (iv) Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có phải đặt cọc khi mua cổ phần của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa? Việc ngân hàng Việt Nam lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài được thực hiện trong suốt một quá trình dài với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức tư vấn tài chính, tư vấn luật và tổ chức kiểm toán. Kể từ khi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài bắt đầu tìm hiểu ngân hàng Việt Nam đến lúc thanh toán tiền mua cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược, ngân hàng Việt Nam phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau và chịu một số chi phí phát sinh nhất định (như phí tư vấn, chi phí đàm phán…). Do đó, để bảo đảm tính nghiêm túc của các bên tham gia giao dịch, ngay sau khi ký hợp đồng mua cổ phần, ngân hàng Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đặt cọc một khoản tiền nhất định.

Tuy nhiên, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài yêu cầu ngân hàng Việt Nam chỉ rõ cơ sở pháp lý của vấn đề này: pháp luật Việt Nam có yêu cầu đặt cọc hay không, tỷ lệ đặt cọc là bao nhiêu và đồng tiền được sử dụng đặt cọc… Hiện nay, nước ta chỉ có Nghị định số 59/2011/NĐ-CP quy định nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải đặt cọc ngay 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm. Cho nên, các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa đang có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán (không thuộc đối tượng và phạm vi áp dụng của Nghị định số 59/2011/NĐCP) không thể áp dụng quy định này để yêu cầu nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đặt cọc ngay sau khi ký hợp đồng. Điều này khá mất nhiều thời gian để ngân hàng Việt Nam đàm phán và thương thảo với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vì đối tác nước ngoài không muốn phải chuyển một khoản tiền lớn (10% giá trị giao dịch) vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng ở Việt Nam mà không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi với mức lãi suất không kỳ hạn trong thời hạn các bên chưa hoàn tất các thủ tục có liên quan (như xin chấp thuận nội bộ hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có chức năng… có thể mất 1-2 quý). Hơn nữa, nếu đối tác nước ngoài chấp thuận nộp tiền đặt cọc thì căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, ngân hàng Việt Nam phải cam kết trả cho đối tác nước ngoài số tiền tương đương với 200% số tiền đặt cọc trong trường hợp không bán cổ phần cho họ, vi phạm hợp đồng mua cổ phần được ký kết, trong khi một số nội dung của giao dịch bán cổ phần

86 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nằm ngoài thẩm quyền của ngân hàng Việt Nam, cần có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước…). Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa nói riêng, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải đặt cọc đăng ký mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó hướng dẫn rõ tỷ lệ, thời điểm, đồng tiền và nơi đặt cọc. (v) Thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là bao lâu? Thông tư số 10/2011/TT-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược đối với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa (bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước đang cổ phần hóa, ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết tại thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa và niêm yết tại thị trường chứng khoán); theo đó, yêu cầu cổ đông chiến lược nước ngoài phải có văn bản cam kết bằng văn bản hỗ trợ ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa trong các lĩnh vực cần hỗ trợ (mục đích lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài như đã nêu ở trên) và cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên, thế


công nghệ ngân hàng

nào là lâu dài hay nói cách khác, lâu dài là thời gian bao lâu (bao nhiêu tháng hoặc năm trở lên) thì Thông tư số 10/2011/TT-NHNN không quy định rõ. Cho nên, khi thương lượng và đàm phán hợp đồng, bên nước ngoài thường đề nghị thời gian cam kết gắn bó với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là khoảng thời gian ngắn so với thông lệ (2-3 năm, kể từ thời điểm trở thành cổ đông). Rõ ràng, với thời gian này, nếu ngân hàng Việt Nam chấp nhận thì mục đích của việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài khó có thể đạt được, thay vào đó, bên nước ngoài có thể hưởng lợi sau thời gian cam kết hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Bởi vì sau khi trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa, bên nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, tổ chức đào tạo nhân sự và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa và thị trường Việt Nam. Các công việc này phải mất vài năm mới có thể áp dụng và thực hiện có hiệu quả trên thực tế, trong khi ngay từ năm đầu tiên, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đã hoàn tất thủ tục cử cán bộ quản lý cấp cao đảm nhiệm một số vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa (như thành viên HĐQT, thành viên Ban điều hành và một số chức vụ quan trọng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua cổ phần). Sau khi được bầu cử hoặc bổ nhiệm, nhân sự cấp cao của cổ đông chiến lược nước ngoài có thể kiểm soát được các hoạt động quan trọng của ngân hàng

thương mại nhà nước cổ phần hóa, trong đó, có cả những khách hàng lớn truyền thống. Như vậy, với thời gian từ 2- 3 năm, rất khó để nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện được vai trò hỗ trợ ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa đạt được mục đích nêu trên. Ngược lại, kết thúc thời hạn hạn chế chuyển nhượng như thỏa thuận trong hợp đồng, cổ đông chiến lược nước ngoài không còn bị ràng buộc bởi cam kết không cạnh tranh và có quyền bán hết số cổ phần của mình tại ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa để thành lập chi nhánh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (có thể thành lập mới hoặc có sẵn). Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng các thông tin có được trong thời gian làm cổ đông chiến lược để lôi kéo khách hàng của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa. Với những thế mạnh của mình (tiềm lực tài chính, công nghệ, chính sách cạnh tranh linh hoạt, dịch vụ đa dạng, phong phú và thủ tục đơn giản, nhanh chóng…), các định chế tài chính nước ngoài không khó để cạnh tranh và lôi kéo khách hàng của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa. Vì vậy, để ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước cần quy định rõ thời hạn tối thiểu hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông chiến lược nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa (tương tự như thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông chiến lược trong nước tại ngân

hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa theo khoản 2(h) Điều 3 của Thông tư số 10/2011/TTNHNN hoặc của cổ đông chiến lược nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 69/2007/ NĐ-CP: tối thiểu 5 năm kể từ ngày mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng thương mại Việt Nam). Qua thực tế thực hiện giao dịch mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và căn cứ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nêu trên, có thể thấy rằng, còn nhiều khoảng trống pháp lý cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, hoàn thiện để tạo công cụ và hành lang pháp lý an toàn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài. Việc hoàn thiện khung pháp luật về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc để thương lượng, đàm phán, xác lập quan hệ gắn bó lâu dài với các định chế tài chính nước ngoài, thực hiện được các mục đích của việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, mà còn ngăn chặn được các định chế tài chính nước ngoài lợi dụng những kẻ hở của pháp luật Việt Nam để cạnh tranh không lành mạnh với ngân hàng thương mại Việt Nam, sử dụng quan hệ cổ đông chiến lược làm cầu nối để mở rộng thị phần tại Việt Nam.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 87


công nghệ ngân hàng

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Loan *

T

hu nhập của ngân hàng đến từ sự chấp nhận rủi ro để đổi lấy một mức “giá”, do đó, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là làm thế nào để quản trị rủi ro một cách đúng đắn và phù hợp, nhằm kiểm soát rủi ro nhưng vẫn đạt được mục tiêu đặt ra. Ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập, gánh chịu rất nhiều rủi ro tiềm tàng, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu vì tín dụng vẫn là hoạt động “chủ đạo” tại các NHTM Việt Nam, tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng (Bảng 1), nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu ngân hàng quản trị tín dụng yếu kém, cơ cấu danh mục tín dụng kém hiệu quả, một mặt, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản, xét về góc độ vĩ mô sẽ dẫn đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng do sự đổ vỡ mang tính dây chuyền. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng là vấn đề bức thiết để có thể phát triển bền vững trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

1. Thực tế về hoạt động quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam - Các NHTM Việt Nam đều đã xây dựng chiến lược để có cơ sở từng bước thực hiện nâng

Phần lớn các NHTM Việt Nam đã xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng

cao năng lực tài chính và quản trị ngân hàng. - Phần lớn các NHTM Việt Nam đã thực hiện tăng vốn đảm bảo yêu cầu thực hiện quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng đã có vốn điều lệ cao hơn yêu cầu của vốn pháp định như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Eximbank, ACB, Sacombank, MB, Techcombank… - Một số NHTM đã thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thông qua đó, thực hiện quản trị tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro

thị trường tại hội sở chính và định hướng lãi suất huy động và cho vay đối với chi nhánh ngân hàng trong hệ thống. - Hàng năm, các ngân hàng đều xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, làm cơ sở để kiểm soát, giám sát việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng. - Phần lớn các NHTM Việt Nam đã xây dựng các công cụ về quản lý rủi ro như: xây dựng quy trình tín dụng, quy định về tài sản bảo đảm…

Bảng 1: Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng so tổng thu nhập tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn TP. HCM (Đơn vị tính: %) STT

2006

2007

2008

2009

2010

1 NHTM nhà nước

88,90

87,00

89,80

88,30

87,50

2 NHTM cổ phần

77,90

75,80

82,10

72,40

80,80

3 NH liên doanh

90,40

90,70

85,20

80,20

84,90

4 Chi nhánh NH nước ngoài

86,50

75,80

69,20

57,90

64,80

* Đại học Ngân hàng TP. HCM

88 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Chi nhánh NH

Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh TP.HCM


công nghệ ngân hàng

- Trong phân công quyền hạn trách nhiệm, NHTM Việt Nam đã thực hiện kiểm soát theo nguyên tắc “4 mắt” trong quy trình tín dụng, không để một người, một bộ phận thực hiện toàn bộ quy trình tín dụng. - Một số NHTM Việt Nam đã áp dụng mô hình chấm điểm khách hàng trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, chủ yếu là đối với khách hàng vay là doanh nghiệp như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Eximbank, ACB, MB… - Ngân hàng đã thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Tiêu chuẩn nhân sự đối với người quản lý và chuyên viên trong các phòng ban nghiệp vụ tại một số ngân hàng được quy định khá cụ thể và được đào tạo lại thông qua các trung tâm đào tạo được thành lập tại ngân hàng... - Các NHTM Việt Nam đều có bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ góp phần giám sát, đánh giá hoạt động quản trị rủi ro khách quan. Thực tế đó, đã góp phần tạo cho các NHTM Việt Nam có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm thể hiện Bảng 2. Đi kèm theo đó, các NHTM Việt Nam đều có lợi nhuận trong các năm vừa qua với tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn có thể chấp nhận được theo báo cáo của các NHTM xấp xỉ trung bình là 2% thể hiện qua Bảng 3 và Bảng 4. Tỷ lệ nợ xấu được thống kê trên nền số liệu theo quy định

Bảng 2: Tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam Đơn vị tính: 1.000 tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng (%)

2006 693,9 -

2007 1067,7 53,86

2008 1339,2 25,42

2009 1869,3 39,58

2010 2417,1 29,30

Nguồn: www.imf.org và báo cáo thường niên NHTM Bảng 3: Lợi nhuận của một số NHTM Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng Agribank Vietcombank Vietinbank ACB Techcombank Sacombank Eximbank MB Đông Á

2006 2.086 3.998 778 687 356 543 359 270 211

2007 2.379 4.486 1.529 2.127 709 1.452 629 609 454

2008 2.789 6.298 2.436 2.561 1.600 1.091 969 861 703

2009 2.794 5.004 3.373 2.838 2.253 1.901 1.533 1.505 788

2010 5.596 5.479 4.598 3.106 2.744 2.426 2.378 2.288 858

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên NHTM Việt Nam Bảng 4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng (%)

2006 2,48

2007 1,38

2008 2,13

2009 1,99

2010 2,16

Nguồn: www.sbv.gov.vn Bảng 5: Hệ số CAR tại một số NHTM Việt Nam Đơn vị tính: % Ngân hàng Eximbank Techcombank MB Đông Á ACB Sacombank BIDV Vietcombank Vietinbank Agribank

2006 15,97 17,28 15,47 13,57 10,89 11,82 9,10 9,30 5,18 4,97

2007 27,00 14,30 14,21 14,36 16,19 11,07 11,00 9,20 11,62 5,45

2008 45,89 13,99 12,35 11,30 12,44 12,16 8,94 8,90 10,90 7,9

2009 26,87 9,60 12,00 10,64 9,97 11,41 9,52 8,11 8,06 6,21

2010 17,79 13,11 11,60 10,84 10,60 9,97 9,32 8,37 8,02 n.a

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên NHTM Việt Nam Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn trên Bảng 5 là tính toán theo quy định của Việt Nam, còn nếu tính toán theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) thì hệ số CAR của NHTM Việt Nam có sự sai lệch, thể hiện qua Bảng 6: Bảng 6: Hệ số CAR của BIDV theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế Chỉ tiêu Hệ số CAR theo VAS (%) Hệ số CAR theo IFRS (%)

2006 9,1 5,9

2007 11,10 6,7

2008 8,94 6,5

2009 9,53 7,55

2010 9,32 n.a

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 89


công nghệ ngân hàng

phân loại nợ của NHNN Việt Nam (Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro). Tuy nhiên, theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings có cảnh báo tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ, vì theo chuẩn mực quốc tế, nếu có một khoản nợ đến hạn của khách hàng không trả được thì toàn bộ dư nợ phải xếp vào loại nợ xấu. Bên cạnh đó, một số NHTM Việt Nam đã đạt hệ số an toàn vốn theo quy định của Việt Nam từ 8% đến 9%.

2. Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam a) Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro - Hoạt động quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam thực hiện vẫn còn rời rạc, chủ yếu nghiêng về quản trị rủi ro tín dụng dẫn tới hoạt động quản trị rủi ro chưa hiệu quả; vì vậy, một số ngân hàng đã phải điều chỉnh kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch lợi nhuận. - Các hoạt động kinh doanh tại một số ngân hàng còn thiếu tính nghiêm ngặt và phần nào còn thiếu gắn kết với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài. - Chiến lược quản lý rủi ro tại một số ngân hàng đưa ra khó thực hiện vì các biện pháp ban hành không có sự thống nhất với nhu cầu và khả năng, thực lực của ngân hàng.

theo dõi rủi ro một cách chính xác, biện pháp kiểm soát quản trị và phối hợp không đầy đủ hoặc phân công trách nhiệm không rõ ràng. b) Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng - Một số ngân hàng nghiêng về chỉ tiêu lợi nhuận, cho vay “dễ dãi”, thiếu sự giám sát tín dụng dẫn đến nợ quá hạn gia tăng. - Danh mục tín dụng tại một số ngân hàng tập trung vào cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… dẫn đến khả năng thu hồi nợ, lãi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. - Một số ngân hàng cho vay quá chú trọng dựa trên tài sản đảm bảo, nhưng tài sản đảm bảo lại kém chất lượng dẫn đến thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. - Quy trình tín dụng tại các ngân hàng còn chung chung chưa cụ thể cho từng loại hình tín dụng, từng sản phẩm… ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng giao dịch. - Phân loại các khoản nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn

chịu nhiều tác động chủ quan của nhà quản trị ngân hàng, làm sai lệch thông tin về chất lượng tín dụng ngân hàng thông qua việc ngân hàng cho vay đảo nợ, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo quá cao… - Một số NHTM Việt Nam chưa xây dựng mô hình chấm điểm khách hàng hoặc đã xây dựng thì việc áp dụng mô hình trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vẫn còn mang tính chủ quan và hình thức. - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy tốt vai trò tư vấn cho lãnh đạo trong quản trị rủi ro, chủ yếu là nghiêng về đánh giá vụ việc, chi tiết. - Các mô hình đo lường, định lượng rủi ro tại các ngân hàng chưa được thiết lập đầy đủ, chưa cung cấp đủ thông tin góp phần giúp nhà quản trị ban hành các biện pháp điều tiết rủi ro. - Rủi ro đạo đức từ một số lãnh đạo và nhân viên ngân hàng cố tình làm sai quy trình, thông đồng với khách hàng vay cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam.

Bảng 7: Các nguyên tắc của thông lệ tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng Các nguyên tắc của thông lệ tốt nhất

• • • • • • • •

- Các chiến lược quản trị tại ngân hàng Việt Nam có thể thực hiện được thì lại không được thực thi vì thiếu công cụ đo lường hay 90 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng từ ban lãnh đạo cấp cao nhất Giám sát từ trung tâm đối với công tác quản lý rủi ro trong toàn doanh nghiệp (bao gồm các công ty con, các bộ phận chức năng) Mô hình thiết kế cho một tổ chức quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất

Quan điểm minh bạch và nhất quán về rủi ro Phân định trách nhiệm Nghĩa vụ và trách nhiệm được xác định rõ ràng Chính sách rủi ro do ban lãnh đạo cấp cao nhất xác định rõ ràng Hoàn toàn chủ động về rủi ro và quản lý rủi ro ở cấp đơn vị kinh doanh Các đơn vị kinh doanh chính thức tham gia và coi công tác quản lý rủi ro như một công việc của mình

Nguồn:

McKinsey & Company


công nghệ ngân hàng

3. Biện pháp góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam a) Biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung, Bảng 7. - Ngân hàng Việt Nam cần hòa nhập các hoạt động quản trị rủi ro trong toàn ngân hàng, không nên chỉ tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng, cần chú trọng đến các hoạt động quản trị nền tảng như quản trị nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ… - Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch dự phòng, quản trị rủi ro và các hoạt động Ngành. - Phân định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa hội sở, chi nhánh, phòng ban, cá nhân. b) Biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam (1) Nâng cao chất lượng quản trị điều hành - Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường giám sát, xuyên suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ của cấp dưới, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc quản trị điều hành của phòng, ban, cán bộ tín dụng. - Tổ chức hệ thống báo cáo thường xuyên, định kỳ, báo cáo bất thường, kênh thông tin thông suốt từ Ban Giám đốc đến từng cán bộ tín dụng, đảm bảo mọi chỉ đạo, điều hành đều được truyền đạt đúng, đầy đủ đến các cán bộ tín dụng và các phản ánh của khách hàng đều được trình báo đến Ban Giám đốc kịp thời. - Xây dựng chính sách quy hoạch cán bộ và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để xây dựng đội

ngũ cán bộ cụ thể. - Thực hiện, luân chuyển cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng giữa các phòng khách hàng cũng như trong từng phòng khách hàng, luân chuyển lãnh đạo giữa các chi nhánh để hạn chế sự thông đồng. (2) Chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay, giám sát sau khi cho vay và là cơ sở định tính kết hợp với quy định phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ. (3) Cơ cấu danh mục tín dụng hợp lý: Thông qua chính sách phân loại khách hàng, phân loại danh mục tín dụng để có những biện pháp cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. (4) Xây dựng quy trình tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm tín dụng cụ thể, trong đó cần ghi chú các vấn đề cần lưu ý trong từng bước thực hiện quy trình tín dụng. (5) Nâng cao vai trò tư vấn quản trị của bộ phận kiểm toán, kiểm soát nội bộ thông qua việc chọn lựa người có năng lực vào bộ phận này và nên có sự thuyên chuyển nhân sự từ bộ phận này sang bộ phận chuyên môn khác và ngược lại sau một khoảng thời gian nhất định. c) Biện pháp hỗ trợ - NHNN cần có sự đánh giá, phân loại ngân hàng theo các tiêu chuẩn CAMELS, để có chính sách tín dụng thích hợp nhằm thúc đẩy sản xuất hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát vì nếu quy định mức tăng trưởng tín dụng bằng nhau cho tất cả các ngân hàng sẽ dẫn hạn chế tín dụng đối với các ngân hàng có năng lực quản

trị tốt và ảnh hưởng đến sức sản xuất của doanh nghiệp. - Tăng cường hệ thống giám sát từ xa thông qua hoàn thiện hệ thống các báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất từ phía NHTM gửi cho NHNN có cơ sở phân tích, xác định “điểm nóng” từ đó, tiến hành thanh tra ngân hàng tại chỗ có trọng điểm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hoạt động ngân hàng. - Hoàn thiện hệ thống báo cáo, hệ thống công nghệ nối kết giữa NHNN và NHTM để thu thập, phân tích, tổng hợp, giám sát dự báo tình hình kịp thời, hiệu quả hơn. - Cần có chính sách đối với nguồn nhân lực của NHNN, để tạo nguồn nhân lực hoạch định chiến lược, chính sách, giám sát hoạt động ngân hàng và có cơ chế xử lý mạnh để đảm bảo hoạt động NHTM Việt Nam an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên đây là một số ý kiến chưa thật đầy đủ về quản trị rủi ro tại ngân hàng Việt Nam và biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, hy vọng bài viết là một số đóng góp nhỏ nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng tại các NHTM Việt Nam. Tài liệu tham khảo: - Các quy định liên quan trong bài viết. - Website của các NHTM Việt Nam và NHNN Việt Nam. - Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 91


công nghệ ngân hàng

TƯ DUY MỚI VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TS. Lê Thị Huyền Diệu * ThS. Nguyễn Trung Hậu **

N

ăm 2011 các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế dày dặn đã được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các ngân hàng trong nước. “Sân chơi” tài chính ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên đông đúc với hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Việc giữ thị phần và phát triển kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để có thể tự tin trụ vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng ngoại, các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) cần thay đổi về tư duy quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt là chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế. Đây chính là những vấn đề then chốt để dẫn đến thành công. Bài viết dưới đây xin đưa ra một số đề xuất thay đổi tư duy quản trị công ty tại các NHTMVN. * NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ** NHTMCP Công thương Việt Nam

1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị công ty

Quan niệm và nội dung của quản trị công ty ở các quốc gia khác nhau là rất khác nhau. Điều này do sự khác nhau về nguồn gốc thể chế luật pháp, đặc tính quốc gia, văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước… từ đó ảnh hưởng đến quyền của cổ đông, quyền của chủ nợ, và thực thi quyền tư hữu.

Quản trị công ty và quản lý công ty là hai khái niệm khác nhau. Nếu như quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình của công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tính trách nhiệm và giải trình thì quản lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Như vậy, quản trị công ty được đặt ở một tầm cao hơn nhằm bảo đảm rằng công ty sẽ được quản lý một cách hiệu quả và phục vụ lợi ích của các cổ đông.

Cuốn “Các nguyên tắc quản trị công ty” xuất bản năm 2004 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty là một loạt mối quan hệ giữa Ban Giám đốc (BGĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện”.

Một là, quản trị công ty được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của BGĐ, sự giám sát của Ban kiểm soát (BKS) và sự đóng góp của người lao động, những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Điều

1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản trị công ty

92 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Như vậy, có thể thấy hoạt động quản trị công ty có những đặc điểm như:


công nghệ ngân hàng

này dẫn đến cần phải có một cơ chế để nhà đầu tư cũng như các cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hai là, quản trị công ty xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các cổ đông, HĐQT, Ban Điều hành (BĐH), BKS và những người liên quan khác của công ty như người lao động, nhà cung cấp. Đồng thời, quản trị công ty cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. 1.2. Mục tiêu của quản trị công ty Quản trị công ty có 2 mục tiêu chính là tối đa hoá giá trị cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông nhỏ và người có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh, tạo nên sự hài hòa của một loạt các mối quan hệ giữa BGĐ công ty, HĐQT, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị công ty, giảm thiểu rủi ro, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp

và nền kinh tế. 1.3. Vai trò và lợi ích của quản trị công ty Quản trị công ty có hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những công ty thực hiện tốt việc quản trị sẽ có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn giá rẻ và thường đạt hiệu quả hoạt động cao hơn các công ty khác. Lợi ích của quản trị công ty thể hiện ở những mặt sau: - Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), quản trị công ty có hiệu quả có thể cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc cải tiến cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng những cách thức quản trị công ty có hiệu quả sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Ngoài ra, một hệ thống quản trị công ty hiệu quả cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả đối tượng liên quan. - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn Cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình đối với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời

mà không xâm phạm tới quyền lợi của cổ đông. - Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trị công ty thường huy động được nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị công ty tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn. - Nâng cao uy tín của công ty Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Lý do là để thực hiện quản trị công ty tốt, các doanh nghiệp luôn phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giành được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Đối với một ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), hoạt động quản trị công ty tốt sẽ mang lại cho ngân hàng những lợi ích như sau: - Đảm bảo đáp ứng các nội dung quan tâm của cổ đông, phù hợp với việc mục tiêu tạo giá trị dài hạn cho cổ đông. - Tăng cường minh bạch hóa thông tin trong và ngoài ngân hàng. - Nâng cao tính giải trình trong toàn ngân hàng.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 93


công nghệ ngân hàng

- Cân bằng quyền lợi giữa cổ đông và HĐQT/BĐH. - Tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới của ngân hàng. - Tăng cường quá trình ra quyết định để có ảnh hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Tạo điều kiện cho ngân hàng củng cố hình ảnh, uy tín của mình trong việc thu hút và giữ chân người tài.

2. Phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị công ty IFC đưa ra phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị công ty dựa trên một ma trận bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn và đưa ra các cấp độ khác nhau về quản trị công ty đối với các tổ chức tài chính. Các tiêu thức cụ thể mà IFC đưa ra như sau: Ma trận đánh giá về quản trị công ty đối với các tổ chức tài chính của IFC Cấp độ 1:

Cấp độ 2:

Cấp độ 3:

Mức chấp nhận Có thực hiện thêm Có cống hiến quan được một số biện pháp trọng để cải tiến để đảm bảo quản chất lượng quản trị trị tốt ở cấp độ quốc gia

Cấp độ 4: Là người tiên phong đi đầu

Cam kết về quản trị công ty Cơ cấu và hoạt động của HĐQT Môi trường và các quy trình kiểm soát Minh bạch và công bố thông tin Đối xử với các cổ đông thiểu số

Đối với từng tiêu thức ở cột dọc, IFC đưa ra những tiêu thức cụ thể riêng để đánh giá về hoạt động quản trị theo từng cấp độ cụ thể để các doanh nghiệp có thể tham khảo và định vị được hoạt động quản trị của mình đối với từng tiêu thức cũng như về tổng thể hoạt động quản trị công ty. Doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu những tiêu thức cụ thể của IFC trên website http://www.ifc.org.

3. Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế 3.1. Nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra một số nguyên tắc quản trị công ty, bao gồm một số nguyên tắc chính như sau: - Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả. - Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản. - Đối xử bình đẳng với cổ đông. - Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty. - Công bố thông tin và tính minh bạch. - Trách nhiệm của HĐQT. Mỗi nguyên tắc trên bao gồm nhiều nguyên tắc và phù hợp với 94 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

các loại hình công ty hoạt động trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể chia các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế thành 4 nhóm chính, bao gồm: (i) Các nguyên tắc về cơ cấu, tổ chức của công ty đại chúng, bao gồm các nguyên tắc về cơ cấu HĐQT, BGĐ, BKS, cơ chế hoạt động phối hợp và chế độ thù lao của các bộ máy này. (ii) Các nguyên tắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HĐQT và BGĐ, những người có liên quan và xã hội. (iii) Các nguyên tắc về thực hiện quyền của cổ đông và đại hội cổ đông. (iv) Các nguyên tắc về minh bạch và công bố thông tin. Tất cả các nguyên tắc này cần phải được thực hiện sao cho công ty hoạt động sinh lời và giá trị đầu tư của cổ đông liên tục tăng trưởng, đồng thời bảo đảm thực thi quyền cổ đông một cách công bằng thông qua hoạt động của HĐQT, đại hội đồng cổ đông, tránh xung đột lợi ích và công bố thông tin minh bạch, đầy đủ. Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh doanh nghiệp là NHTM với tư cách là một tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động theo Luật các TCTD năm 2010, 03 nguyên tắc quan trọng trong quản trị công ty đối với NHTMCP, đó là: Cơ cấu và tổ chức HĐQT, BGĐ, BKS Điều 43, Điều 44 và Điều 48 Luật các TCTD: quy định về cơ cấu HĐQT, BGĐ và BKS đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH, bao gồm một số nội dung như nhiệm kỳ, số lượng, bộ phận giúp việc. Cơ cấu, tổ chức HĐQT, BGĐ, BKS: nguyên


công nghệ ngân hàng

tắc này bảo đảm rằng công ty có những bộ máy cần thiết để HĐQT - người đại diện cho quyền lợi của các cổ đông - có thể vận hành và quản lý công ty một cách hiệu quả và sinh lời. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BGĐ, BKS Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 49 Luật các TCTD: quy định về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BGĐ và BKS đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH. Quyền và nghĩa vụ của từng ban được quy định cụ thể nhằm phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm điều hành. Cả cơ cấu tổ chức cũng như quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BGĐ, BKS của TCTD đều được quy định tại Điều lệ của TCTD nhưng không được trái với quy định tại Luật các TCTD và các quy định liên quan. Nguyên tắc này đảm bảo rằng thành viên của các bộ máy vận hành công ty thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ vì lợi ích tối cao của cổ đông và những người có liên quan bao gồm nhân viên, người làm công, chủ nợ, khách hàng, người tiêu dùng, cơ quan quản lý và cộng đồng. Quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Điều 50 Luật các TCTD có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD. Việc quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với HĐQT, BGĐ, BKS của TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro về đạo đức nghề nghiệp xuống mức thấp nhất. Nguyên tắc này đảm bảo tính trung thực của hoạt động công ty và cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro đạo đức. 3.2. Các nguyên tắc Basel về

quản trị công ty

một cách thận trọng.

Với 14 nguyên tắc được chia thành 6 mục, nội dung cơ bản của các nguyên tắc Basel được tóm tắt như sau:

- Với các doanh nghiệp có cơ cấu phức tạp: Hai nguyên tắc tiếp theo của Basel quy định rằng HĐQT và BĐH phải hiểu biết về cơ cấu hoạt động và rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu, họ phải nắm rõ và tìm biện pháp phân tán rủi ro được phát hiện.

- Với mô hình HĐQT: Đây là phần quan trọng nhất trong các nguyên tắc Basel, bao gồm 4 nguyên tắc đầu tiên quy định rõ ràng về trách nhiệm chung của HĐQT, trình độ, năng lực của HĐQT, thông lệ và cơ cấu riêng của HĐQT cũng như các cấu trúc của tập đoàn. - Với BĐH: nguyên tắc thứ 5 của Basel quy định rằng BĐH phải đảm bảo rằng tất cả hoạt động của doanh nghiệp phải nhất quán với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được HĐQT phê duyệt. - Với công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ: 4 nguyên tắc tiếp theo của Basel dành để quy định đối với công tác nói trên cho thấy tầm quan trọng các công tác này. Cụ thể là Basel cho rằng các doanh nghiệp cần phải thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro hiệu quả; các rủi ro cần được phát hiện và theo dõi trên phạm vi toàn hệ thống và chi tiết đối với từng bộ phận kinh doanh; doanh nghiệp cần có mạng lưới truyền thông nội bộ mạnh đối với các rủi ro; HĐQT và BĐH phải sử dụng kết quả làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài một cách có hiệu quả. - Với chế độ đãi ngộ: nguyên tắc thứ 10 và 11 của Basel quy định rằng HĐQT phải tích cực giám sát việc thiết lập và thực hiện chế độ đãi ngộ cũng như phải giám sát việc thực thi chế độ đãi ngộ, việc đãi ngộ phải được gắn liền với quan điểm chấp nhận rủi ro

- Với việc công khai và minh bạch: nguyên tắc cuối cùng của Basel quy định việc quản trị ngân hàng phải đảm bảo được tính minh bạch với cổ đông và các bên liên quan đến công ty. 3.3. Hệ thống tính điểm của Standard and Poor's về quản trị công ty Standard and Poor's là một trong ba tổ chức xếp hạng có uy tín nhất trên thế giới. Theo Tổ chức này, để đánh giá về hiệu quả quản trị công ty cần đưa ra hệ thống tính điểm. Đồng thời, Standard and Poor's công bố hệ thống tính điểm của mình được chia thành 4 nhóm như sau: - Cơ chế sở hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài: trong đó tập trung vào tính minh bạch trong cơ chế sở hữu, sự tập trung và ảnh hưởng từ quyền sở hữu và các cổ đông bên ngoài. - Quyền cổ đông và quan hệ cổ đông: theo đó Standard and Poor's quan tâm đến quy chế về họp đại hội đồng cổ đông và biểu quyết; quyền sở hữu và các biện pháp chống thâu tóm; và quan hệ cổ đông. - Tính công khai, minh bạch, kiểm toán: Standard and Poor's tập trung vào 3 nội dung chính là nội dung công khai; thời điểm và khả năng tiếp cận thông tin công khai; và quy trình kiểm toán của doanh nghiệp.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 95


công nghệ ngân hàng

- Cơ chế và hiệu quả của HĐQT: những nội dung mà Standard and Poor's quan tâm và đánh giá là cơ cấu và sự độc lập của HĐQT; vai trò và hiệu quả của HĐQT; và chế độ, quyền lợi của thành viên HĐQT và BĐH.

4. Thực tế quản trị công ty của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Quản trị ngân hàng tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trước biến động của nền kinh tế. Không những thế, hoạt động của ngân hàng tác động đến sản lượng của nền kinh tế bởi lẽ các ngân hàng huy động và phân bổ tiết kiệm của xã hội. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, khi các ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài rất lớn của doanh nghiệp, quản trị ngân hàng tốt sẽ không những tác động đến giá trị của ngân hàng và giá vốn của họ mà còn tác động đến giá vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình mà họ cho vay vốn. Bản thân NHTM là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động của ngân hàng cũng có những “đặc thù” khác với các công ty, đó là: sự đa dạng về các đối tượng thụ hưởng nên khó quản lý; độ rủi ro lớn, nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro trong hoạt động là rất cao và rất dễ dẫn đến phá sản; chịu sự quản lý chặt chẽ với nhiều quy định khắt khe và chi tiết do tầm quan trọng trong hệ thống, nếu đổ vỡ có thể gây ra tổn thất lớn và trên phạm vi rộng. Tại cùng một thời điểm, các ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn về quản trị so với doanh nghiệp thông thường vì tính không rõ ràng có nghĩa là phạm vi cát cứ,

chuyển giao rủi ro, lợi ích của cá nhân và sự chiếm dụng công khai (hoạt động ngầm, cho vay nội gián, chiếm đoạt…) lớn hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính. Do đó, vai trò của quản trị ngân hàng lớn hơn vì chỉ với quản trị tốt, ngân hàng có thể minh bạch hơn, giá trị cao hơn và tạo điều kiện giám sát hiệu quả hơn. Công tác tổ chức và quản trị tại ngân hàng (quản trị ngân hàng) sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến giá trị của ngân hàng mà còn tới vị thế và uy tín của ngân hàng. Thực tiễn quản trị ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ không ít những hạn chế mà nếu không khắc phục được thì các NHTMVN sẽ rất khó cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Những hạn chế có thể kể đến là: Thứ nhất, thiếu hành lang pháp lý và khuôn khổ cho hoạt động quản trị Có một sự thật khá trớ trêu là từ trước tới nay, Bộ Luật liên quan trực tiếp tới các hoạt động tín dụng, hay tổ chức tín dụng lại không hề có mục nào đề cập cụ thể tới các vấn đề tổ chức và quản trị. Kể cả khi Luật Doanh

96 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

nghiệp mới được sửa đổi vào năm 2005, vấn đề về quản trị doanh nghiệp của NHTM dường như vẫn bỏ ngỏ. Thực tế, trong suốt thời gian qua, vẫn thiếu hẳn một hệ thống luật đầy đủ trong công tác quản lý tổ chức và quản trị. Không có luật, NHTM phải dựa vào các Nghị định để tự xây dựng cơ chế quản trị. Luật các TCTD (mới) được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 với kỳ vọng sẽ giải quyết được những vướng mắc cho hoạt động quản trị tại các NHTM, tuy nhiên đến nay các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật vẫn chưa được ban hành. Thứ hai, mô hình tổ chức và quản lý của các ngân hàng trong hệ thống vẫn bộc lộ một số nhược điểm Một là, thực tế vai trò của HĐQT và BĐH ở một số NHTM chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐQT có thể bị rơi vào trường hợp: hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu vào các hoạt


công nghệ ngân hàng

Các NHTMVN cần thay đổi về tư duy quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế

động thường ngày của hoạt động quản lý.

Thứ ba, vấn đề quản trị nội bộ chưa được quan tâm đúng mực

Hai là, mô hình tổ chức của các ngân hàng chưa hoàn thiện. Vẫn còn tình trạng các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh được phân nhiệm theo nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với NHTM. Điều này làm hạn chế khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng của các NHTMVN.

Quản trị nội bộ ngân hàng là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay, đó là tiền đề giúp các ngân hàng hoạt động tốt và chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường. Quản trị nội bộ bao gồm nhiều mảng liên quan từ quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính đến quản trị khách hàng, quản trị rủi ro, quản trị thương hiệu, quản trị thị trường... Nói chung là tất cả các hoạt động trong phạm vi nội bộ liên quan đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Ở các nước, vai trò của quản trị nội bộ ngân hàng được đánh giá rất cao vì ngân hàng là một ngành kinh doanh nhạy cảm và thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt, vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán và chất lượng dịch vụ cung cấp. Ở Việt Nam, quản trị nội bộ đã được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân cơ bản làm cho vấn đề quản trị nội bộ chưa phát huy được hết hiệu quả: (i) hệ thống thông tin quản trị của các NHTMVN chưa được tốt. Nhiều NHTM đã mua các sản

Ba là, thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng, ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho HĐQT và BĐH bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các NHTM hiện đại vẫn còn thiếu, do vậy, nhìn chung các NHTM còn khá lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.

phẩm về quản trị cho ngân hàng tuy nhiên, thói quen sử dụng các thông tin và việc sử dụng triệt để các tính năng của sản phẩm để đưa ra các quyết định quản trị chưa cao; (ii) hệ thống kế toán quản trị chưa hoàn thiện, chưa đánh giá được hiệu quả của từng sản phẩm, từng khối kinh doanh nên chưa tính được rủi ro và lợi nhuận của NHTM; (iii) các giải pháp quản trị rủi ro đã được đưa ra, tuy nhiên, cách áp dụng vẫn còn chưa triệt để, nửa vời, do đó, vẫn chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản trị rủi ro.

5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Với những khó khăn thực tế nêu trên thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khúc mắc trong vấn đề quản trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là cần thiết. Tuy rằng, giải pháp đưa ra không có nghĩa là giải pháp đó sẽ ngay lập tức được thực hiện, nhưng việc nghiên cứu giải quyết những bất cập cho công tác quản trị ngân hàng hiện được rất nhiều nhà lập pháp quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Bài viết này xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: Về phía NHNN Thứ nhất, cần một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động quản trị ngân hàng Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kỹ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 97


công nghệ ngân hàng

quốc tế. Song, quản trị ngân hàng cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an toàn cho NHTM. Để tạo một sự thay đổi có tính chiến lược về quản trị ngân hàng, một Bộ Luật rành rẽ là cần thiết. Thứ hai, cần có lộ trình cụ thể cho việc tái cấu trúc ngân hàng Trên cơ sở tái cấu trúc ngân hàng lọc ra các ngân hàng yếu, sáp nhập để tạo thành các ngân hàng mạnh, vững trên thương trường. Lộ trình cần phải quan tâm đến các nội dung như sau: - Cần có sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ để các hoạt động ngân hàng diễn ra phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường; - Cần có những chính sách công khai minh bạch hoá thông tin của các ngân hàng để các ngân hàng tự bộc lộ ra nội lực của mình, trên cơ sở đó phân loại được các ngân hàng yếu và mạnh; hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu, tham gia kiểm soát vốn một phần để cùng đưa ra phương án giải quyết đối với các trường hợp cụ thể; - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần quan tâm nhiều đến các vấn đề về tái cấu trúc tài chính, hoạt động và cơ chế quản lý, trong đó Vốn và Cách điều hành là 2 yếu tố trọng tâm quyết định sự lớn mạnh của ngân hàng. Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề xử lí nợ xấu, cơ cấu nợ, mua bán nợ. Về phía NHTM Vấn đề thay đổi Cách quản trị điều hành là một vấn đề mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay. Để nâng

cao hiệu quả quản trị kinh doanh, cần quan tâm đến 3 vấn đề sau: Cơ cấu lại mô hình tổ chức của các ngân hàng Về mô hình tổ chức của ngân hàng, ta quan tâm đến mô hình hoạt động, cơ cấu HĐQT và năng lực kinh doanh của bộ máy. Về mô hình hoạt động: Các ngân hàng cần xác định lại mô hình hoạt động của mình là Tập đoàn tài chính hay chỉ là công ty mẹ con. Trên cơ sở đó, đối chiếu các Luật áp dụng cho phù hợp. Về mô hình tổ chức của ngân hàng: các ngân hàng cần phân thành từng khối khách hàng để quản lí cho dễ, ví dụ: Khối kinh doanh (bao gồm khối Bán buôn, Bán lẻ, Khối kinh doanh vốn) và Khối hỗ trợ. Các ngân hàng cần có mô hình tổ chức phân tách chức năng của Trung ương và chi nhánh cho rõ ràng. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị và Ban điều hành - Cần xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT: tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Cơ cấu lại HĐQT với số thành viên tham gia sao cho hợp lí. - Các NHTMCP phải đảm bảo có các Ủy ban hỗ trợ HĐQT và BĐH (Ủy ban quản lí rủi ro, ALCO, Ủy ban nhân sự và Chiến lược) và hoàn thiện cơ cấu của các Ủy ban. Tăng cường năng lực quản trị cấp cao - Tham khảo các khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng để áp dụng hợp lí, hiệu quả vào mô hình quản trị ngân hàng.

98 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

- Nghiên cứu và tuân thủ các nguyên tắc quản trị ngân hàng của OECD, IFC,S&P. - Hoàn thiện các quy chế, quy trình hoạt động của các bộ máy quản trị (HĐQT, BĐH, các Ủy ban, các Hội đồng...) bảo đảm sự phối hợp tương tác, chia sẻ thông tin và ra các quy định phù hợp chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của bộ máy quản trị. - Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền và trách nhiệm cụ thể của các thành viên HĐQT. Nâng cao năng lực kinh doanh của các ngân hàng - Tăng cường công tác phân tích, dự báo, thống kê, đánh giá chính sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh để kịp thời ứng phó với những thay đổi của môi trường. - Tiếp tục từng bước ứng dụng các mô thức quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. - Tăng cường hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ trong nội bộ và bên ngoài. - Đo lường, đánh giá kinh doanh thường xuyên của ngân hàng để kịp thời đưa ra quyết định kinh doanh đúng, phù hợp. - Hoàn thiện toàn bộ quy trình quy chế hoạt động của ngân hàng theo hướng chuẩn hóa, tuân thủ theo quy trình quản lí ISO. - Thường xuyên đánh giá, kiểm điểm, bổ sung, điều chỉnh chính sách ban hành phù hợp với thị trường và mục tiêu của ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ của các ngân hàng thương mại Năng lực quản trị, đặc biệt


công nghệ ngân hàng

là năng lực quản trị nội bộ của ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần dựa trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng… Để thực hiện tốt những nguyên tắc này, ngoài việc quản lý tốt tài sản Nợ - tài sản Có theo nguyên tắc của Uỷ ban Basel, xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, các NHTM cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhưng cũng không nên quá nhấn mạnh đến kiểm tra, kiểm soát nội bộ, dễ đánh mất tính sáng tạo trong công việc. Trong quản trị nội bộ cần chú trọng đến: Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro - Tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐQT và các Ủy ban quản lí rủi ro. - Củng cố hoạt động của Hệ thống kiểm tra giám sát tuân thủ: bao gồm Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ tại Hội sở chính, các phòng/tổ kiểm tra giám sát tuân thủ tại các Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng. - Tăng cường hoạt động của

Hệ thống kiểm toán nội bộ: là bộ phận trực thuộc BKS ngân hàng, thực hiện rà soát, đánh giá một cách độc lập và khách quan đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy chế, quy trình đã được thiết lập nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. - Các phòng ban có nhiệm vụ quản lý rủi ro (QLRR) tại Hội sở chính tăng cường hiệu quả hoạt động QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường; giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc; đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình. - Tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả giám sát. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro - Chuẩn hoá các quy trình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng bộ công cụ đo lường quản lí, giám sát rủi ro. - Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng. - Tiếp tục thực hiện việc phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ giữa ba bộ phận: quan hệ khách

hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của ngân hàng. - Xây dựng hệ thống định danh, quản lí nhóm khách hàng/khách hàng liên quan để bảo đảm tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của luật. - Rà soát hoàn thiện cơ sở dữ liệu đúng, kịp thời về khách hàng và doanh số kinh doanh của từng sản phẩm dịch vụ để phục vụ công tác điều hành, quản trị rủi ro hữu hiệu. - Cấu trúc lại hệ thống MIS nâng cấp các báo cáo tự động định kì. - Xây dựng hệ thống stress test. - Xây dựng cấu trúc định giá/cơ sở tính toán rủi ro. - Nghiên cứu đưa vào áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế: rủi ro thị trường, tỷ giá, thanh khoản, rủi ro tác nghiệp trong quá trình hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro ngân quỹ thanh toán. Nâng cao năng lực tài chính - Cần có lộ trình tăng vốn phù hợp và đưa ra phương án kinh doanh phù hợp với số vốn tăng lên. - Có các phương án xử lí nợ xấu thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ, xử lí dự phòng, bán nợ... Tài liệu tham khảo: - http://www.ifc.org - http: //www.oecd.org - http://www.bis.org

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 99


công nghệ ngân hàng

Một vài suy nghĩ về tính hiệu quả của đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng Nguyễn Thị Sương Thu *

Q

uản lý ngoại hối là một trong những vấn đề nóng, đã và đang được quan tâm của nhiều người. Năm 2011 đã qua, kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được ghi nhận có nhiều thành công, một trong những thành công đó, có nhiệm vụ quản lý ngoại hối. Chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành trong năm 2012, vẫn còn rất nhiều cơ chế, chính sách cần ban hành cho phù hợp với yêu cầu quản lý và sát với sự vận động của nền kinh tế. * NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam

Với cách đặt vấn đề về thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức nhằm tăng khả năng kiểm soát tiền tệ là việc cần làm trong thống nhất quản lý ngoại hối của NHNN, mọi nguồn thu phải được tập trung về một đầu mối, để cân đối nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán, nguồn ngoại tệ tập trung vào thị trường chính thức, sẽ chủ động trong việc đáp ứng đủ lượng ngoại tệ cho nhu cầu của nền kinh tế. Thị trường ngoại tệ được nói đến ở đây, là thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. Bài viết xin đề cập đến một vấn đề

100 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tuy nhỏ, nhưng có thể đóng góp một phần cho việc điều chỉnh thị trường ngoại tệ, giữa ngân hàng và khách hàng vốn lâu nay được xem là phức tạp và khó quản lý, đó là, bàn về việc phát huy hiệu quả các hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức khác, cụ thể là dịch vụ đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng (TCTD) góp phần phát triển thị trường ngoại tệ chính thức. 1. Sự cần thiết và thực trạng hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ cho TCTD Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn tình trạng sử dụng ngoại tệ


công nghệ ngân hàng

cho các nhu cầu thanh toán trên thị trường hàng hóa, dịch vụ… mà hiện nay, chúng ta đang triệt để nghiêm cấm, việc hình thành các đại lý đổi ngoại tệ đó là nhu cầu khách quan và cần thiết. Phương thức thực hiện là các tổ chức kinh tế có hoạt động cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ tiền mặt từ các khách hàng là người nước ngoài khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ họ đã sử dụng tại đơn vị, được một TCTD ủy nhiệm làm đại lý đổi ngoại tệ trên cơ sở ký kết hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ giữa TCTD và tổ chức kinh tế được uỷ nhiệm và phải đăng ký với NHNN. Đây là một dịch vụ có điều kiện nên các nội dung quy định tại hợp đồng đại lý phải tuân thủ các yêu cầu của NHNN và bắt buộc nguồn ngoại tệ tiền mặt thu được phải được bán lại cho các TCTD hàng ngày. Với loại hình dịch vụ này, nếu thực hiện đồng bộ và nghiêm túc có rất nhiều ý nghĩa thiết thực, theo đánh giá chủ quan của người viết, nó đáp ứng được một số tiện ích sau: Thứ nhất, đây là một vệ tinh của các TCTD, từ các vệ tinh này, lượng ngoại tệ thu về trên thị trường được tập trung vào TCTD đáp ứng được nguồn thu ngoại tệ để thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối. Thứ hai, đây là một loại hình dịch vụ được pháp luật công nhận là thị trường ngoại tệ có tổ chức, nếu loại hình dịch vụ này phát triển mạnh và công tác quản lý được thực hiện một cách nghiêm

túc, sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường ngoại tệ không chính thức (chợ đen), góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ngoại hối. Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho người sở hữu ngoại tệ có nhu cầu đổi tiền đồng để chi tiêu tại các điểm giao dịch hợp pháp, góp phần rất lớn trong việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam… Với một số tiện ích cơ bản đó, sự tồn tại của đại lý đổi ngoại tệ là rất cần thiết, tạo điều kiện lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nếu không quản lý tốt, đây có thể là nơi hợp pháp để trục lợi cho tổ chức, cá nhân. Với lý do này, việc đưa ra các giải pháp để đưa hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ vào tầm kiểm soát tốt thì khả năng tập hợp ngoại tệ thông qua các trung gian tài chính (chủ yếu là các NHTM) sẽ được phản hồi về NHNN thông qua một đầu mối để xử lý tập trung, từ đó, thị trường ngoại tệ sẽ đi vào quỹ đạo có tổ chức để “dẫn dắt” thị trường ngoại tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Tại Nghị định số 160/2006/NĐCP ngày 28/12/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối (Nghị định 160) về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các tổ chức khác: "Tổ chức kinh tế được làm đại lý đổi ngoại tệ cho TCTD được phép (sau đây gọi tắt là đại lý đổi ngoại tệ) khi được uỷ nhiệm. Việc ủy nhiệm đổi ngoại

tệ phải được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ giữa TCTD và tổ chức kinh tế được ủy nhiệm và phải đăng ký với NHNN", (Quy định tại Chương 6, Mục 1, Điều 43, khoản 1). Cụ thể hóa nội dung này, được quy định tại Quyết định số 21/2008/ QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của NHNN Việt Nam ban hành Quy chế đại lý đổi ngoại tệ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 21). Đây là cơ sở pháp lý để các TCTD được phép thiết lập các cơ sở vệ tinh nhằm thu được lượng ngoại tệ thông qua việc thanh toán các dịch vụ từ khách hàng là người nước ngoài hay người dân có nhu cầu đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam để tiêu dùng. Để phát huy hiệu quả hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, bài viết đề cập đến mối liên quan giữa quy định tại Điều 3 (quy định về địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ) và Điều 11 (quy định về trách nhiệm của TCTD ủy nhiệm) của Quyết định số 21, đồng thời nêu một số giải pháp để phát huy hiệu quả hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ cho các TCTD khi thực hiện dịch vụ này thì việc mở rộng thị trường ngoại tệ chính thức sẽ thông suốt. Cụ thể là: Điều 3, Quyết định 21 quy định về địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ: 1. Cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp…) đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 (ba) sao trở lên; 2. Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy); 3. Khu vui chơi giải trí có

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 101


công nghệ ngân hàng

Nếu phát huy hiệu quả, đại lý đổi ngoại tệ sẽ góp phần đáng kể vào ổn định thị trường ngoại hối

thưởng dành riêng cho người nước ngoài; 4. Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam; 5. Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài thăm quan, mua sắm. So với quy định trước đây, Quyết định số 21 có hạn chế hơn về địa điểm được phép đặt đại lý đổi ngoại tệ, quy định này có mặt tích cực là tránh việc cho phép quá nhiều tổ chức được phép đổi ngoại tệ, trong khi các NHTM chưa có điều kiện để quản lý trực tiếp dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để tư lợi, tuy nhiên, xét trên nhu cầu thực tế của từng địa bàn riêng biệt thì quy định này khi

thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, cụ thể là tại địa bàn thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam (nơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới) có thực tế sau: - Hầu hết các khách sạn trên địa bàn Hội An (không chỉ riêng các khách sạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên) đều có khách du lịch là người nước ngoài lưu trú, có nhu cầu thu đổi ngoại tệ và làm đại lý thu đổi ngoại tệ. - Riêng Bưu điện Hội An, là tổ chức cung ứng dịch vụ ngay tại Trung tâm đô thị cổ Hội An, đây là nơi khách du lịch có nhu cầu giao dịch điện thoại, thư tín nước ngoài… nên nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ của khách du lịch tại đơn vị này rất lớn. - Một số các cơ sở kinh doanh

102 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

của các doanh nghiệp tư nhân tại địa bàn Hội An chuyên cung ứng các dịch vụ như: các cửa hàng bán vải, trang phục may mặc sẵn, cơ sở dịch vụ may trang phục cho khách du lịch, các cửa hàng bán sản phẩm truyền thống của Quảng Nam như: đèn lồng, gốm sứ, tranh nghệ thuật, sản phẩm dệt tơ tằm, hàng lưu niệm…, có nhu cầu đăng ký Bàn đại lý đổi ngoại tệ… Do không đáp ứng về địa điểm nên đương nhiên các tổ chức, cá nhân trên không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Trong công tác quản lý, tổ công tác liên ngành gồm: NHNN, công an, quản lý thị trường tại các tỉnh thường xuyên tiến hành kiểm tra và có xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm. Tuy nhiên, trong thực


công nghệ ngân hàng

tế, nhu cầu được làm đại lý đổi ngoại tệ cho các NHTM là có. Nên chăng, trong quy định về địa điểm nên nghiêm cấm tuyệt đối các cửa hiệu kinh doanh vàng làm đại lý đổi ngoại tệ, đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh tại các địa điểm có nhiều khách du lịch là người nước ngoài nếu đảm bảo đủ điều kiện qui định tại Điểm 1,3,4,5, Điều 5, Quyết định 21 về điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ, có nhu cầu làm đại lý đổi ngoại tệ được NHTM thẩm định trên cơ sở có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên với số lượng nhất định và đảm bảo có khả năng quản lý sẽ được thực hiện dịch vụ này, đây là nhu cầu khách quan cần phải quan tâm. Điều 11, Quyết định 21 quy định về trách nhiệm của TCTD ủy nhiệm: 1. TCTD được phép căn cứ vào nhu cầu mở rộng mạng lưới đổi ngoại tệ và việc đáp ứng đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức để xem xét ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ. 2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật giả và cách thức ghi hóa đơn, ghi chép sổ sách và cấp giấy xác nhận cho nhân viên của đại lý đổi ngoại tệ. 3. Cung cấp phần mềm cho các đại lý để quản lý và theo dõi hoạt động đổi ngoại tệ tùy theo điều kiện của TCTD và tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ. 4. Kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động đổi ngoại tệ của đại lý do mình ủy

nhiệm. Nếu phát hiện đại lý đổi ngoại tệ vi phạm các quy định tại hợp đồng đại lý và các quy định tại Quy chế đại lý đổi ngoại tệ, thì TCTD tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp. 5. Trong trường hợp phải thanh lý hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh lý hợp đồng, TCTD phải thông báo bằng văn bản cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn biết để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ đã cấp và chấm dứt hoạt động đổi ngoại tệ của đại lý. Đây là một quy định rất chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm của TCTD ủy nhiệm (gọi chung là NHTM) đối với các đại lý đổi ngoại tệ. Nếu thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định thì những tiện ích khi mở rộng mạng lưới đổi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân là vô cùng khả thi, bởi vì, nếu có quy trình quản lý tốt thì NHTM có thể chủ động trong việc tìm kiếm các tổ chức kinh tế đủ điều kiện làm đại lý thu đổi ngoại tệ mà không bị ràng buộc bởi quy định về địa điểm. Quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới và quản lý tốt hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ là việc làm đầy trách nhiệm và phải mang tính đồng bộ trong hệ thống NHTM, trong hoạt động kinh doanh, với đa dạng các sản phẩm, ngoại tệ chỉ là một sản phẩm dịch vụ và mang nhiều yếu tố rủi ro bởi tỷ giá, trong khi đó, mục tiêu chủ yếu và trước mắt là lợi nhuận, có thể đây cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân mà các

NHTM chưa thiết tha với dịch vụ này. Nên chăng, cần quán triệt về việc các NHTM phải xem đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần cùng với NHNN trong việc tập trung nguồn ngoại tệ có trên thị trường qua hệ thống NHTM nhằm phát huy các tiện ích nêu tại phần trên. Các giải pháp đặt ra về nâng cao trách nhiệm của các NHTM là không có kẽ hở để các đại lý đổi ngoại tệ nằm ngoài sự kiểm soát của NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thu, đổi ngoại tệ. 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ cho các TCTD Với quan điểm về việc đưa hoạt động mua bán ngoại tệ trực tiếp (tại trụ sở của NHTM) hay gián tiếp (thông qua đại lý đổi ngoại tệ) nhằm góp phần cùng với NHNN trong việc ổn định thị trường tiền tệ, người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau: Một là, tăng cường hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ để đảm bảo việc đổi ngoại tệ thuận tiện, thu hút ngoại tệ tiền mặt vào hệ thống ngân hàng. Tăng cường ở đây được hiểu là sự mở rộng của số lượng tại các đại lý đổi ngoại tệ, như đã nêu, việc quy định tại địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ, Điều 3, Quyết định 21 cần mở ra theo hướng tăng cường sự chủ động thẩm định của các NHTM, đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều kiện sẽ được các NHTM chấp thuận cho mở đại lý đổi ngoại tệ. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có thể tham

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 103


công nghệ ngân hàng

gia đại lý ủy nhiệm, sẽ hạn chế được việc thu trực tiếp ngoại tệ tiền mặt, đồng thời thu hút được nguồn ngoại tệ thông qua thu đổi vào hệ thống ngân hàng. Hai là, giám sát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ tại các đại lý đổi ngoại tệ. Yêu cầu về công tác quản lý đã được quy định rõ tại Quyết định 21 như: phần trách nhiệm của các TCTD ủy nhiệm, trách nhiệm của các đại lý được ủy nhiệm, các thỏa thuận chặt chẽ và sự nghiêm túc thực hiện các giao kết tại hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ… Vấn đề là sự giám sát, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ không chỉ được thực hiện bởi NHTM, NHNN mà còn là của các cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường, tổ công tác chống gian lận thương mại… Các NHTM phải xem đây là một “chân rết” để tập hợp nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế. Vì vậy, các yêu cầu cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ phải được xem như là một nghiệp vụ chính thống của NHTM, ngoài việc cung cấp phần mềm quản lý, hướng dẫn và giám sát việc ghi chép, lưu trữ hóa đơn… xin đề xuất thêm việc phải quản lý qua camera giám sát (xem đây là một bộ phận nghiệp vụ cần theo dõi, giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng bị lợi dụng). Ba là, phải thực hiện nghiêm quy định trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam. Pháp lệnh ngoại hối của nước ta luôn nghiêm cấm việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự

do, việc thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, việc niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ... Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, do sự phát triển không bền vững của nền kinh tế, đã làm cho đồng nội tệ không thể cạnh tranh được với đồng ngoại tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ; nhu cầu ngoại tệ của tổ chức và cá nhân không được bảo đảm là sẽ được đáp ứng đầy đủ; lạm phát cao và kéo dài khiến đồng nội tệ luôn bị mất giá, người dân sẽ bảo toàn vốn của mình bằng các kênh khác, trong đó có ngoại tệ… Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan trong việc điều hành chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá của NHNN có lúc còn thiếu ổn định; công tác quản lý ngoại hối của NHNN, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo và không thường xuyên; công tác tuyên truyền về các quy định của việc sử dụng ngoại tệ không đến được với người dân, doanh nghiệp… làm cho thói quen sử dụng ngoại tệ như một chức năng của tiền tệ, trong vai trò định giá, thanh toán, dự trữ và các hoạt động khác của nền kinh tế diễn ra phổ biến, làm mất dần vị thế của đồng nội tệ… Với các giải pháp đề xuất tại bài viết: "Hạn chế tiến đến xóa bỏ tình trạng giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ". (Bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 14/2011) cùng với việc nâng mức xử phạt tại Nghị định số 95/2011/NĐCP ngày 20/10/2011 (Nghị định 95) Sửa đổi bổ sung một số điều

104 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt của các cơ quan chức năng… chắc chắn quy định trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam sẽ được thực hiện nghiêm túc. Bởi vì, với sự nghiêm khắc của pháp luật sẽ là rào cản để người dân không thể sử dụng ngoại tệ để thanh toán trong các giao dịch trong nước, càng không thể tự do mua, bán tại nơi pháp luật không cho phép (tức là ngoài hệ thống NHTM và các đại lý đổi ngoại tệ của NHTM), lúc này biện pháp thanh toán và cất giữ an toàn nhất là hệ thống NHTM. Bốn là, việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế kể cả cầu đầu tư hoặc cầu tiêu dùng cần phải được cả NHNN và NHTM cam kết đáp ứng đầy đủ. Thực tế những năm qua cho thấy, khi nhu cầu về ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, du lịch, du học, chữa bệnh hay chi tiêu phục vụ cho các quan hệ kinh tế đối ngoại... nếu không được thị trường ngoại tệ chính thức là các TCTD đáp ứng đủ thì buộc họ phải tìm kiếm từ các nguồn khác, đó là lý do để một số đối tượng có khả năng đáp ứng được nhu cầu này có “đất sống”, bởi vì, khi trên thị trường có yếu tố cầu, cho dù là cầu tiêu dùng hay các mục đích khác thì phải có yếu tố cung làm cho cân bằng, nếu thị trường chính thức không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của dân chúng hay các doanh nghiệp, tổ chức…


công nghệ ngân hàng

thì lúc đó, thị trường tự do sẽ có cơ hội phát triển và đây là câu chuyện về hai tỷ giá trong nền kinh tế được bàn luận từ rất lâu và khắc phục nó là điều không dễ thực hiện. Để giải quyết yêu cầu này, vấn đề mấu chốt làm thế nào để thị trường chính thức có thể “dẫn dắt” thị trường ngoại tệ. Muốn làm được điều đó, các chính sách liên quan đến tiền tệ và tỷ giá cần phải hợp lý để người dân thấy được việc nắm giữ ngoại tệ là không có lợi, khi cần cho nhu cầu hợp pháp thì được cung ứng đầy đủ. Vì vậy, các TCTD phải là đầu mối tập hợp đủ số lượng ngoại tệ cần thiết, vừa đảm bảo đáp ứng cầu kinh doanh, nếu dư thừa thì bán trên thị trường liên ngân hàng hoặc được NHNN mua lại, mặt khác, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN phải được thực hiện theo hướng khuyến khích người dân có ngoại tệ sẽ bán hoặc gửi vào hệ thống ngân hàng. Một khi mọi nhu cầu về ngoại tệ cho đầu tư hoặc tiêu dùng đều được thị trường ngoại tệ chính thức giải quyết, tất yếu sẽ không còn chỗ cho hoạt động của

thị trường “chợ đen”. Lúc này, sự tồn tại của các đại lý đổi ngoại tệ mục đích là để tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho khách du lịch là người nước ngoài có thể thuận tiện sử dụng tiền Việt Nam để thanh toán các dịch vụ thông qua nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ tại các điểm hợp pháp. Cuối cùng, là việc giải quyết mối quan hệ giữa bài toán hiệu quả (lợi nhuận đem lại từ hoạt động thu đổi ngoại tệ) và lợi ích về mặt nhà nước đối với việc mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ của các TCTD. Xét về lợi ích cụ thể từ hoạt động thu đổi ngoại tệ tại các NHTM, chắc chắn sẽ không thể so sánh với nhiều sản phẩm dịch vụ mà các NHTM cung ứng, những chi phí đầu tư cho việc quản lý, đào tạo nhân viên, kiểm tra, giám sát…với lợi nhuận thu được không đủ bù đắp sẽ là hạn chế sự mở rộng dịch vụ này đối với các NHTM. Hoạt động kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu là có lợi nhuận, ít rủi ro… riêng ngành Ngân hàng còn phải nhận thêm

trách nhiệm là ổn định thị trường tiền tệ. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị nói chung của cả hệ thống ngân hàng cũng phải tính đến lợi ích chung của nền kinh tế, nhất là ổn định thị trường ngoại tệ. Việc mở rộng và kiểm soát tốt hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, góp phần đưa thị trường ngoại tệ chính thức phát triển mạnh. Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần có chính sách hợp lý để chia sẻ rủi ro với NHTM trong dịch vụ này, khi ngoại tệ tại NHTM thừa thì NHNN sẽ mua lại toàn bộ số ngoại tệ đó, khi thiếu thì NHNN cung ứng đủ lượng ngoại tệ cần thiết, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân và doanh nghiệp cũng như các NHTM về sự chủ động của NHNN trong điều hành cung cầu ngoại tệ. Điều đó giúp hệ thống ngân hàng tận thu các nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế, đồng thời, khi cung cầu ngoại tệ được cân bằng thì không còn hình thành hai tỷ giá trong nền kinh tế, đây là điều kiện tốt để thiết lập thị trường ngoại tệ ổn định. Tóm lại, liên quan đến thiết lập sự ổn định của thị trường tiền tệ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, chính sách lãi suất và tỷ giá, tính nghiêm minh của pháp luật, cân bằng lợi ích kinh tế giữa nhà nước - doanh nghiệp - cá nhân, cơ chế quản lý ngoại hối… Các hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ, nếu phát huy hiệu quả tốt thì trong một chừng mực nhất định, sẽ góp phần đáng kể vào việc ổn định thị trường ngoại tệ chính thức để dẫn dắt hoạt động ngoại hối nói chung.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 105


công nghệ ngân hàng

Những vấn đề đặt ra về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại trong giai đoạn suy giảm kinh tế ThS. Phùng Văn Hưng Quang *

M

ột trong những lý do mà quản lý rủi ro đang nhận được sự chú ý đặc biệt đó là vì các hiểm họa tài chính dường như xảy ra thường xuyên, nhắc nhở chúng ta về những thảm họa từ việc chưa quản lý rủi ro một cách đúng đắn. Nhiều năm trước đây, các vấn đề thuộc về quản lý rủi ro đã dẫn tới sự sụp đổ của các ngân hàng Barings, Kidder, và Confederation Life. Gần đây nhất, các thị trường tài chính thế giới đã bị đe dọa bởi sự sụp đổ của các định chế tài chính hàng đầu tại Mỹ, dẫn tới việc Chính phủ phải cứu trợ bằng các gói tài chính khổng lồ. Trong quản lý rủi ro, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thường chú ý nhiều đến rủi ro tín dụng bởi nó chiếm phần * Agribank

chủ yếu trong rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rủi ro hoạt động đang trở thành vấn đề đau đầu của các nhà quản lý không chỉ bởi quy mô ngày càng lớn mà việc quản lý loại hình rủi ro này còn nhiều khó khăn lúng túng. 1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động Rủi ro vận hành hay rủi ro hoạt động là rủi ro chịu tổn thất trực tiếp hay gián tiếp, nguyên nhân là do các quy trình nội bộ, con người và hệ thống bị thiếu, hoặc do các biến cố bên ngoài. Rủi ro hoạt động không phải là một loại hình rủi ro mới mẻ. Trên thực tế, rủi ro hoạt động có thể coi như loại rủi ro đầu tiên mà một ngân hàng cần phải quản lý tốt, thậm chí phải quản lý trước cả khi bắt đầu cho vay hay thực hiện giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, ý

106 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tưởng về việc đưa quản lý rủi ro hoạt động thành một nguyên tắc, có cơ cấu, công cụ và quy trình quản lý riêng như đối với rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường thì mới chỉ thực sự bắt đầu mấy năm gần đây. Năm 1998, Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BIS) công bố một văn bản xin ý kiến tham gia liên quan đến rủi ro hoạt động. Rủi ro hoạt động là một phần trong thông lệ quản lý rủi ro lành mạnh trên các thị trường tài chính hiện đại. Theo văn bản này của BIS, những loại hình rủi ro hoạt động quan trọng nhất bao gồm các trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ hay hệ thống quản trị doanh nghiệp bị phá vỡ. Những trường hợp hệ thống bị phá vỡ như vậy, có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng do nguyên nhân sai sót, lừa đảo, gian lận hay không thực hiện tốt


công nghệ ngân hàng

Mô hình định nghĩa rủi ro hoạt động theo cách tiếp cận của BIS

CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ

- Giai đoạn 1: Phương pháp tiếp cận truyền thống. Rủi ro hoạt động luôn tồn tại trong thực tế và trước đây thường được quản lý bằng cách tập trung vào các biện pháp tự kiểm soát và kiểm soát nội bộ.

YẾU TỐ CON NGƯỜI

GẦN BỊ MẤT

CƠ SỞ HẠ TẦNG

TỔN THẤT NGOÀI DỰ KIẾN

TỔN THẤT TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP

TỔN THẤT TIỀM NĂNG

HỆ THỐNG

TỔN THẤT DỰ KIẾN

CÁC BIẾN CỐ BÊN NGOÀI

trách nhiệm một cách kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi và sự tồn tại của ngân hàng. Rủi ro hoạt động có thể là do nhân viên tín dụng, nhân viên kinh doanh hay bất kỳ nhân viên nào khác trong ngân hàng có hành động vượt quá thẩm quyền, hay tiến hành hoạt động kinh doanh một cách phi đạo đức, hoặc quá rủi ro. Ngoài ra, rủi ro hoạt động còn bao gồm các lĩnh vực khác như hệ thống công nghệ thông tin gặp sự cố nghiêm trọng, hoặc xảy ra những biến cố như hoả hoạn hay thảm họa thiên tai, sự phá hoại... Rủi ro hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng nhất

đoạn trong quá trình phát triển của quản lý rủi ro hoạt động.

đối với tất cả các doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính. Thời gian gần đây, rủi ro hoạt động ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của cơ quan giám sát, các nhà đầu tư và ban lãnh đạo ngân hàng. Theo định nghĩa này có 5 yếu tố dẫn tới những tổn thất bao gồm những vấn đề về hệ thống quản trị, các quy trình nội bộ, cơ sở hạ tầng, yếu tố con người và các biến cố từ bên ngoài. Các giai đoạn quản lý rủi ro hoạt động Quá trình phát triển thông lệ quản lý rủi ro hoạt động khá khác nhau tuỳ theo văn hoá cũng như lịch sử các biến cố rủi ro hoạt động của từng ngân hàng. Có 5 giai

- Giai đoạn 2: Nhận thức. Giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển bắt đầu bằng sự cam kết từ nhà quản lý cấp cao làm cho toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng trở nên chủ động, thấu hiểu rủi ro hoạt động, đồng thời chỉ định một cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm về rủi ro hoạt động. - Giai đoạn 3: Giám sát. Sau khi đã xác định được tất cả các rủi ro hoạt động, hiển nhiên phải hiểu rõ ý nghĩa của những rủi ro hoạt động đến hoạt động kinh doanh. Quan trọng nhất là xác định mức rủi ro hoạt động và tính hiệu quả của các chức năng quản lý. - Giai đoạn 4: Định lượng. Khi đã hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, sẽ tập trung vào định lượng các rủi ro và dự báo điều gì sẽ xảy ra. - Giai đoạn 5: Kết hợp. Ý thức được giá trị của các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động ở các bộ phận kinh doanh khác nhau, cũng như bản chất tương tác, bổ sung cho nhau của từng công cụ riêng lẻ, Ban Lãnh đạo ngân hàng cần tập trung vào kết hợp và triển khai thực hiện các quy trình và giải pháp. 2. Sự xuất hiện rủi ro hoạt động tại các ngân hàng Rủi ro hoạt động xuất hiện khá

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 107


công nghệ ngân hàng

Rủi ro hoạt động là vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính

sớm trong các ngân hàng thương mại (nói tắt ngân hàng) Việt Nam, điển hình là vụ EPCO Minh Phụng cuối những năm 90, tổn thất hàng ngàn tỷ đồng, để lại hậu quả lâu dài. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ hệ thống quản trị thất bại trong việc kiểm soát hạn mức đối với khách hàng. Hay vụ việc kinh doanh ngoại tệ tại Agribank năm 2004, với tổn thất gần 500 tỷ đồng, nguyên nhân xuất phát từ cán bộ kinh doanh ngoại tệ vi phạm quy trình, thực hiện kinh doanh vượt quá thẩm quyền, không tuân thủ hạn mức mua bán ngoại tệ, hạn mức ngắt lỗ, ngân hàng thiếu cơ chế quản lý tài khoản Nostro (là tài khoản Agribank được mở tại một ngân hàng khác), một khối lượng lớn ngoại tệ ở nước ngoài được giao cho một nhóm cán bộ cấp dưới sử dụng để kinh doanh, lẽ ra nó

phải thuộc quyền quản lý của Tổng Giám đốc. Suy giảm kinh tế giai đoạn 2008 - 2010 đã bộc lộ những yếu kém của các ngân hàng trong quản lý rủi ro hoạt động mà vấn đề thường được che dấu dưới vỏ bọc của rủi ro tín dụng. Vụ việc Vinashin là ví dụ điển hình, khi các ngân hàng cho vay, lỗ hổng đầu tiên không phải là chất lượng thẩm định các dự án mà nằm chính trong quy trình quản lý hạn mức và giải pháp phân tán rủi ro của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều gia tăng hạn mức cấp tín dụng, cạnh tranh lẫn nhau để giành thị phần tại Vinashin mà không tính đến yếu tố an toàn. Theo báo cáo của hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s, tổng nợ của Vinashin chiếm khoảng 3% tổng nợ vay của các Ngân hàng Việt Nam

108 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

kể cả ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển, số nợ của Vinashin hiện lên tới 80 ngàn tỷ đồng. Rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn mặc dù các quy trình tín dụng vẫn được bảo đảm. Những con số thống kê về các vụ việc cán bộ ngân hàng tham ô, thụt két, bị cơ quan pháp luật khởi tố ngày càng nhiều, cho thấy yếu tố con người đang là vấn đề lớn trong quản lý rủi ro của ngân hàng. Dưới góc nhìn này, có thể gọi đó là rủi ro đạo đức, tuy nhiên, đó là sự kết hợp của hai yếu tố trong rủi ro hoạt động đó là: yếu tố con người và các quy trình nội bộ có vấn đề. Trong giai đoạn phát triển của công nghệ ngân hàng, quy mô của rủi ro hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ trong nội bộ mà cả yếu tố từ bên ngoài. Tội phạm


công nghệ ngân hàng

lợi dụng công nghệ, làm giả thẻ, séc để rút tiền, lừa đảo ngân hàng đang trở nên phổ biến, thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động từ các ngân hàng về nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Suy giảm kinh tế tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó, hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những yếu kém trong quản lý, sự thất bại của hệ thống kiểm soát, đạo đức nghề nghiệp một bộ phận cán bộ bị sút là những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng rủi ro hoạt động. Vấn đề này cần được nhìn nhận thấu đáo và khách quan, giúp đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 3. Giải pháp đề xuất Cho đến nay, ngành Ngân hàng mới chủ yếu tập trung những nỗ lực của mình nhằm đưa ra các kỹ thuật đo lường để giúp họ có thể tận dụng được quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mang tính cách mạng mà Ủy ban Basel đưa ra đối với các rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, các mô hình vốn tốt nhất cũng không thể làm giảm rủi ro hoạt động nếu như không được kết hợp với những quy trình quản lý vững chắc. Hoạt động quản lý rủi ro hoạt động đang xây dựng hệ thống các công cụ toàn diện để xác định và đánh giá rủi ro hoạt động. Từng ngân hàng lại sử dụng các công cụ hết sức đa dạng và có thể chia ra 5 nhóm chủ đề đích: rủi ro và

tự đánh giá, sắp xếp rủi ro, các chỉ số rủi ro, yếu tố làm gia tăng rủi ro, và cơ sở dữ liệu các trường hợp tổn thất. Công cụ hiện được đánh giá cao và sử dụng nhiều nhất là tự đánh giá (hay đánh giá rủi ro). Tuy nhiên, công cụ mà phần lớn các ngân hàng đang nghiên cứu, khảo sát và sẽ được phát triển trong thời gian tới là cơ sở dữ liệu tổn thất nội bộ. Để có thể kiểm soát tốt rủi ro hoạt động các ngân hàng có thể tham khảo các bước sau: - Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hoạt động: Quản lý rủi ro bắt đầu bằng chiến lược và mục tiêu chung của toàn ngân hàng, các mục đích cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh, từng dòng sản phẩm, từng người quản lý. - Chính sách rủi ro: Chiến lược rủi ro đi kèm với chính sách quản lý rủi ro hoạt động. Đây là thông điệp chính thức được truyền tải đến toàn ngân hàng về tầm quan trọng cũng như phương pháp quản lý rủi ro hoạt động. - Quy trình quản lý rủi ro: Đặt ra quy trình, thủ tục tổng thể để quản lý rủi ro hoạt động. - Kiểm soát: Định nghĩa về kiểm soát nội bộ, hoặc lựa chọn chiến lược khác để giảm thiểu rủi ro, ví dụ như bảo hiểm. - Đánh giá: Các chương trình nhằm đảm bảo mọi chốt kiểm soát nội bộ và chính sách đều được tuân thủ chặt chẽ, đồng thời nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro. - Đo lường: Kết hợp giữa các thước đo tài chính và phi tài chính các chỉ số rủi ro, yếu tố gia

tăng rủi ro và vốn kinh tế để xác định mức rủi ro hiện tại. - Báo cáo: Thông tin báo cáo cho Ban Lãnh đạo nhằm tăng cường nhận thức và ưu tiên các nguồn lực. - Giảm thiểu rủi ro: Đây là biện pháp kiểm soát hoặc chương trình cụ thể được thiết kế để giảm nguy cơ, tần suất, mức độ nghiêm trọng của rủi ro, hoặc giảm tác động của một biến cố hoặc hạn chế, chuyển một phần rủi ro hoạt động. - Quản lý vận hành: Việc này liên quan đến các quy trình hàng ngày, ví dụ như chức năng frontoffice (bộ phận giao dịch) và back-office (bộ phận hạch toán kế toán). - Văn hoá: Luôn luôn có sự cân bằng giữa các chính sách chính thức và văn hoá, hay những giá trị của con người trong ngân hàng. Quản lý rủi ro hoạt động đang trở thành một nội dung quan trọng trong thông lệ tốt về quản lý rủi ro trên các thị trường tài chính hiện đại. Những loại hình rủi ro hoạt động quan trọng nhất là hệ thống kiểm soát nội bộ và các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bị phá vỡ. Dù đa số ngân hàng đều có một khuôn khổ nhất định để quản lý rủi ro hoạt động nhưng rất ít ngân hàng hiện nay có đo lường và thường xuyên báo cáo về loại rủi ro này, mặc dù nhiều ngân hàng có theo dõi các chỉ số chất lượng vận hành, phân tích các trường hợp tổn thất, giám sát kết quả xếp hạng của kiểm toán và cơ quan giám sát.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 109


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Thực trạng hoạt động và sự cần thiết tái cấu trúc khối công ty chứng khoán Việt Nam ThS. Trần Thị Xuân Anh *

V

iệc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán (CTCK) được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây cùng với yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Ngay khi hơn một trăm CTCK ra đời, đã có nhiều ý kiến cho rằng con số trên là quá thừa đối với một thị trường nhỏ như Việt Nam. Khi các công ty này còn hoạt động hiệu quả thì áp lực tái cấu trúc chưa lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường suy giảm mạnh như hiện nay, hơn 50% CTCK thua lỗ đã đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện tái cấu trúc công ty. Cơ quan quản lý đã có đề án tái cấu trúc CTCK trên tinh thần phân loại các công ty thành 3 nhóm dựa trên các tiêu chí như: vốn khả dụng/tổng nợ, mức lỗ vốn/vốn điều lệ. Trên cơ sở này sẽ có giải pháp để buộc các CTCK phải tái cấu trúc nợ, tăng cường quản trị công ty, giảm * Học viện Ngân hàng

Bảng 1: Một số dữ liệu về quá trình phát triển của TTCK Việt Nam

2000

Vốn hóa thị trường (% GDP) 0,28%

2001

0,34%

8.780

8

10

2002

0,48%

13.607

9

20

2003

0,39%

16.486

1

12

22

2004

0,63%

21.600

2

13

26

Thời gian

Tài khoản nhà đầu tư 2.908

Công ty Công ty quản lý quỹ chứng khoán 7

Công ty niêm yết 5

2005

1,21%

29.065

6

14

41

2006

22,70%

110.652

18

55

195

2007

40,00%

312.139

25

78

253

2008

19,76%

531.428

43

102

342

2009

37,71%

822.914

46

105

457

2010

42,25%

925.955

46

105

557

Nguồn: UBCKNN danh mục đầu tư… Thậm chí, những công ty yếu có thể sẽ phải hướng theo mua bán, sáp nhập, rút bớt nghiệp vụ nếu không tuân thủ các quy định về an toàn tài chính. Bài viết này xin đề cập đến thực trạng hoạt động và sự cần thiết của tái cấu trúc khối CTCK, đồng thời đưa ra những bước đi cần thiết nhằm giúp cho việc tái

110 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

cấu trúc này hiệu quả hơn.

1. Tình hình chung Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 07/2000, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, nhiều CTCK đã được thành lập. Trong thời gian đầu, số lượng và quy mô của các CTCK còn hết sức khiêm tốn (3 công ty),


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

nhưng đến các năm 2005 - 2006 và cho đến đầu năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh, tốc độ cổ phần hóa được đẩy nhanh, chính sách tiền tệ nới lỏng, hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của các NHTM không bị kiểm soát chặt chẽ… thì CTCK cũng phát triển, số lượng công ty tăng nhanh (105 công ty), nghiệp vụ đa dạng, quy mô vốn và nguồn nhân lực phát triển, kinh doanh có lãi lớn. Song kể từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh mạnh, hầu như không có CTCK nào được thành lập mới. Trên thực tế, số lượng CTCK gia tăng phù hợp với quy mô ngày càng lớn của thị trường. Tuy nhiên, khi thời kỳ thị trường tăng trưởng mạnh đi qua, các CTCK bắt đầu phải chật vật để tồn tại. Những yếu kém hiện đang bộc lộ rõ hơn khi TTCK trải qua năm thứ hai liên tiếp vật lộn trong khó khăn và sụt giảm. Năm 2007, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tính chung của khối công ty chứng khoán tăng vọt. Năm 2008, con số này đột ngột chuyển sang lỗ 1.000 tỷ đồng. Năm 2009, TTCK tăng trưởng trở lại góp phần đưa mức lãi của các CTCK tăng lên 3.000 tỷ đồng. Năm 2010, chỉ còn 1.800 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2011 mức lỗ tính chung là khoảng 2.000 tỷ đồng. Hiện tổng số công ty có lỗ lũy kế đã lên tới con số 71/105 công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của phần lớn các CTCK đều âm.

2. Tại sao phải tái cấu trúc khối công ty chứng khoán?

Bảng 2: Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của CTCK Vốn chủ sở hữu Trên 5.000 tỷ đồng Tỷ trọng Từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng Tỷ trọng Từ 300 đến 1.000 tỷ đồng Tỷ trọng Dưới 50 tỷ đồng Tỷ trọng

2007 0 3 3,85% 19 24,36% 15 19,23%

2008 0 5 4,9% 22 21,57% 24 23,53%

2009 0 7 6,6% 27 25,47% 28 26,42%

2010 1 0,95% 9 8,57% 26 24,76% 28 26,67%

Nguồn: BCTC CTCK các năm & tác giả tổng hợp

Thực trạng hoạt động của khối CTCK hiện nay đang tồn tại quá nhiều điểm yếu kém và bất hợp lý, trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động của khối này, cũng như hiệu quả đầu tư của toàn thị trường. Những hạn chế này được biểu hiện qua một số mặt sau đây: a) Số lượng các CTCK không cân xứng với quy mô của thị trường Con số 105 CTCK hiện nay được xem là quá nhiều so với quy mô, nhu cầu của TTCK Việt Nam. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng nếu so sánh với một số TTCK khác trong khu vực. Tổng số tài khoản cá nhân trên TTCK VN chỉ ở mức khoảng 0,7% dân số hiện tại trong khi Trung Quốc có khoảng trên 100 triệu tài khoản, tương đương với khoảng 8% dân số, nhưng số lượng CTCK cũng chỉ bằng Việt Nam; thị trường chứng khoán Thái Lan với quy mô khoảng 100 tỷ USD, giá trị giao dịch bình quân/phiên khoảng 400 triệu USD nhưng chỉ có gần 40 CTCK; Singapore chỉ có 26 CTCK, Malaysia có 33 CTCK… Số lượng lớn CTCK Việt Nam đang hoạt động nhỏ lẻ cho thấy sự phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa

có định hướng dài hạn. b) Năng lực tài chính và quy mô hoạt động còn hạn hẹp Theo quy định hiện hành, CTCK phải có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng nếu muốn có đủ 4 nghiệp vụ kinh doanh là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong 4 năm gần đây, số lượng CTCK có quy mô nguồn vốn chủ sở hữu dưới 300 tỷ đồng (tương đương khoảng 15 triệu USD) chiếm khoảng 70% số lượng CTCK trên thị trường. Đặc biệt, số lượng CTCK có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng (tương đương dưới 2,5 triệu USD) có xu hướng gia tăng qua các năm. Thậm chí, một số CTCK đã xin rút giấy phép hoạt động một số nghiệp vụ nhằm giảm áp lực vốn điều lệ theo quy định. Cụ thể, tính cho đến thời điểm hiện nay, theo danh sách công bố trên hai Sở GDCK, chỉ có 102/105 CTCK là thành viên. Như vậy, có 3 CTCK hiện không cung ứng dịch vụ môi giới chứng khoán là TC Capital Việt Nam, CTCK Hamico và CTCK CIMBVinashin. Với quy mô vốn như hiện nay, năng lực tài chính của các CTCK Việt Nam thấp hơn

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 111


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

nhiều so với các định chế tài chính khác như NHTM, công ty bảo hiểm, công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng CTCK nhiều nhưng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch chưa rộng khắp, chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở những tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển. Đặc biệt, theo thống kê từ đầu năm 2011 đến nay, có tới 54 chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) của hơn 30 CTCK đã đóng cửa, trong khi chỉ có 28 chi nhánh, PGD của 20 CTCK được mở mới. Dẫn đầu là CTCK Thăng Long (TLS) khi đóng cửa tới 6 PGD và chuyển trụ sở chính, tiếp theo là WSS với việc đóng cửa 5 chi nhánh, PGD. Theo Điều 3, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/ QĐ-BTC, CTCK phải có quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu trong vòng 1 năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ NĐT tối thiểu là 150 m2. Theo Điều 17 Quy chế này, CTCK sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không duy trì các điều kiện trên. Tuy nhiên, có một thực tế là diện tích sàn giao dịch tại nhiều CTCK đang ngày càng hẹp lại. Tại nhiều sàn chứng khoán, diện tích dành cho NĐT được quây lại sao cho vừa đủ chiều rộng của 2 màn máy chiếu bảng điện tử, chiều dài đủ khoảng 4 - 5 hàng ghế, diện tích còn lại để tận dụng cho các hoạt động dịch vụ khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho nhà đầu tư. c) Các chỉ số an toàn tài chính

Bảng 3: Khả năng thanh khoản của các CTCK trên thị trường Chỉ tiêu A. Trung bình ngành Tỷ trọng TS ngắn hạn/Tổng TS Tỷ trọng TS dài hạn/Tổng TS Tỷ trọng TSCĐ/NVCSH B. Nhóm 20 công ty có TS lớn nhất Tỷ trọng TS ngắn hạn/Tổng TS Tỷ trọng TS dài hạn/Tổng TS Tỷ trọng TSCĐ/NVCSH C. Nhóm 20 công ty có TS nhỏ nhất Tỷ trọng TS ngắn hạn/Tổng TS Tỷ trọng TS dài hạn/Tổng TS Tỷ trọng TSCĐ/NVCSH

2007

2008

2009

2010

81,10% 18,9% 2,65%

73,87% 26,13% 4,81%

81,49% 18,51% 4,44%

84,67% 15,33% 3,94%

80,41% 19,59% 1,90%

73,34% 26,66% 3,59%

81,50% 18,5% 3,48%

82,62% 17,38% 3,25%

91,01% 8,99% 16%

81,69% 18,31% 14,2%

85,16% 14,84% 12,96%

85,89% 14,11% 11,71%

Nguồn: BCTC các CTCK và tác giả tổng hợp giảm xuống, rủi ro hoạt động tăng cao Trong 4 năm gần đây, hệ số nợ trung bình của các CTCK được duy trì dưới mức 0,65 hay tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu được duy trì dưới mức 2:1. Xét tổng thể toàn ngành, hệ số nợ này tương đối an toàn. Tuy nhiên, nếu xét theo nhóm 20 công ty có tổng tài sản lớn nhất có hệ số nợ cao hơn mức trung bình ngành trong khi nhóm 20 công ty có tổng tài sản thấp nhất trên thị trường lại có hệ số nợ khá thấp. Nói cách khác, mức độ an toàn tài chính tổng quát của các công ty lớn có xu hướng thấp hơn các công ty nhỏ. Đồng thời, số lượng CTCK có hệ số nợ cao - trên 0,8 - có xu hướng gia tăng mạnh. Năm 2010, số lượng CTCK có hệ số nợ trên 0,8 lên tới 19 công ty, gấp hơn 2 lần so với 3 năm trước đó. Tính đến đầu tháng 10/2011, có 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Trong số đó, có 5 CTCK có tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

112 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Cùng với đó, hệ số nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn cũng có xu hướng đồng điệu với hệ số nợ. Năm 2010, mức trung bình ngành của hệ số này là 0,68 thì nhóm 20 công ty có tài sản lớn nhất đạt tới 0,74 gấp 2 lần so với mức của 20 công ty có tài sản nhỏ nhất thị trường. Cá biệt có CTCK hệ số này đã lên mức trên 1 như CTCK MeKong năm 2009 đạt mức gần 1,3; Agriseco đạt mức trên 1,2 năm 2009 và 1,05 năm 2010. Việc cung cấp đòn bẩy một cách thái quá, trong đó không loại trừ khả năng lạm dụng vốn nhàn rỗi của khách hàng là một trong những nguyên nhân khiến CTCK bị thiếu hụt thanh toán tạm thời. Trong trường hợp bình thường, công ty có thể tìm kiếm nguồn khác để bù đắp, chẳng hạn lấy vốn tự có, vay nóng ngân hàng, thậm chí vay nóng cả bên ngoài để cân đối. Mọi việc sẽ vẫn trơn tru nếu vòng quay này vận hành tốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, như danh mục cầm cố không giải phóng được, nhà đầu tư sử


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Biểu đồ 1: Tình hình cấp giấy phép hành nghề KDCK qua các năm

hành nghề chứng khoán, đặc biệt là đội ngũ quản trị, điều hành có trình độ cao. e) Kết quả hoạt động thua lỗ kéo dài

dụng đòn bẩy bị kẹt, nguồn vay ngắn hạn bị ngắt, vòng quay vốn sẽ dừng lại. Trên thực tế là những lý do đó lại thường xảy ra trong bối cảnh khó khăn như hiện tại: Thị trường liên tục xuống dốc, giá trị tài sản cầm cố suy giảm quá nhanh, ngân hàng không dễ dàng cho vay trước áp lực thu hồi nợ… đã đẩy hoạt động của công ty rủi ro hơn rất nhiều, thậm chí có công ty có dấu hiệu mất thanh khoản tạm như CTCK SME. Thực tế này không chỉ nằm ở một hai công ty mà có thể tiềm ẩn ở khá nhiều đơn vị nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các CTCK không được cải thiện trong thời gian tới.

Nguồn: UBCKNN

viên CTCK có giấy phép hành nghề mới chỉ chiếm khoảng 55% tổng số nhân viên. Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây khi hoạt động kinh doanh của các CTCK trở nên kém hiệu quả, nhiều công ty đã phải cắt giảm đến 15-20% nhân sự. Trong đó, xuất hiện ngày càng mạnh xu hướng rút lui khỏi hoạt động chứng khoán của đội ngũ những người có chứng chỉ

Kết thúc năm 2010 có 24 công ty chứng khoán đã báo lỗ với tổng mức lỗ 574 tỷ đồng, 10 công ty lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008 - 2010. Báo cáo kinh doanh quý III của các CTCK cho thấy, 11/27 CTCK niêm yết thua lỗ với tổng mức lỗ lên tới 295 tỷ đồng. Nếu tính lũy kế 9 tháng đầu năm, số công ty thua lỗ lên tới 18 với tổng số tiền hơn 1.350 tỷ đồng. Những công ty có lãi thì mức lãi giảm đến 60%-95% so cùng kỳ năm ngoái. Kết quả báo cáo của các CTCK cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý đã tăng mạnh, trong khi hầu hết doanh thu lại suy giảm nghiêm trọng. Thậm chí có công ty chi phí tăng gấp đôi mức doanh thu (doanh thu của BVS chỉ đạt hơn 45 tỉ

Bảng 2: Các CTCK đã báo lỗ trong năm 2010

d) Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu Lực lượng lao động hành nghề trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và mở rộng hoạt động của các CTCK. Nhưng đi kèm với tốc độ gia tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực không được đảm bảo. Tỷ trọng nhân

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 113


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

105 CTCK là con số quá nhiều so với quy mô, nhu cầu của TTCK Việt Nam

đồng, trong khi chi phí cho hoạt động kinh doanh và quản lý gần 100 tỉ đồng). Mới đây, Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) đã phải giải trình vì cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục và kết quả quý I/2011 của SBS chỉ lãi 6,13 tỉ đồng, giảm đến 84% so cùng kỳ. Nguyên nhân do chi phí hoạt động kinh doanh quý I vừa qua tăng 67%, lên 326 tỉ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp là 24 tỉ đồng... Với tình hình thị trường khó khăn và lãi suất ngân hàng cao ngất như hiện nay, một số CTCK đã đem tiền gửi ngân hàng để lấy lãi thay vì đầu tư; một số khác tìm đến các kênh đầu tư khác, trong số đó, một số công ty đã bước chân sang lĩnh vực bất động sản. Cụ thể như Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã đặt ra con số lợi nhuận hấp dẫn từ việc đầu tư bất động sản tại Mỹ để bảo

toàn vốn với kỳ vọng chỉ sau 5

Tái cấu trúc khối các CTCK

năm sẽ thu hồi được vốn đầu tư

Theo đề án, từ nay đến ngày

ban đầu...

1/4/2012, cơ quan quản lý sẽ tập

Tóm lại, những bất cập trong

trung xử lý các CTCK có rủi ro

khối các CTCK kể trên xuất

về an toàn tài chính theo cơ sở

phát từ những yếu kém của nền

pháp lý hiện có. Từ sau 1/4/2012,

kinh tế và bản thân các công ty.

nhóm công ty chứng khoán sẽ

Nhưng trong bối cảnh hội nhập

được phân loại theo chuẩn quy

ngày càng sâu, rộng thì những

định tại Thông tư 226 và các biện

vấn đề này sẽ vẫn thường trực

pháp xử lý sẽ tương ứng với từng

và càng thêm bất ổn nếu không

nhóm. Chúng tôi đồng tình với

thực hiện một quá trình tái cấu

ý kiến cho rằng “Việc tái cơ cấu

trúc hệ thống.

không phải ủng hộ công ty lớn

114 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Bảng 3: Các CTCK lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008-2010

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

mà trên cơ sở an toàn tài chính. Công ty lớn mất an toàn tài chính cũng phải xử lý. Thông lệ quốc tế là xử lý những công ty thiếu an toàn tài chính và hỗ trợ công ty đạt chuẩn an toàn”. Ý kiến là vậy, nhưng bước đi nào cho thích hợp cần được tính tới.

trước hết là Luật CK; nâng cao các điều kiện thành lập và duy trì hoạt động của CTCK; mức vốn pháp định để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ chính cần tăng từ 2 đến 3 lần so với hiện nay.

Thứ nhất: Để thực hiện tái cấu trúc, việc làm đầu tiên là cần rà soát lại các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động CTCK. Đây được coi là vấn đề then chốt trong tiến trình tái cấu trúc. Cần xây dựng các tiêu chí về một CTCK hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững như vốn điều lệ tối thiểu, điều kiện cần và đủ để thành lập CTCK, hạ tầng công nghệ tối thiểu phải có. Tiêu chuẩn thành lập CTCK và công ty quản lí quỹ được quy định tại Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán và Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và huy động của Công ty quản lý quỹ là tương đối thấp về vốn pháp định, nhân lực, cơ sở vật chất và một số tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, từ những tháng đầu năm 2008 đến nay, thị trường liên tục sụt giảm dẫn đến các CTCK gặp những khó khăn trở ngại nhất định về năng lực tài chính. Một số công ty mới thành lập năm 2006 có quy mô vốn nhỏ nên sức chống đỡ với thị trường khó khăn và khả năng tăng vốn của các CTCK khó thực hiện. Do đó, cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK mà

- Đối với các CTCK có năng lực tài chính hạn chế, rủi ro về an toàn tài chính cao, UBCKNN cần nhanh chóng chỉ đạo theo hướng thu hẹp nghiệp vụ cấp phép. Khuyến khích các công ty sắp xếp lại trên cơ sở tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty. Với các CTCK đang lâm vào tình trạng hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài từ 3 năm trở lên, cần đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của một bộ phận chuyên trách thuộc UBCKNN. Các CTCK rơi vào tình trạng “kiểm soát đặc biệt” phải chịu các chế tài: không được vay nợ, không được cung cấp dịch vụ tài chính cho NĐT…

Thứ hai: Bước tiếp theo, rà soát các CTCK theo hướng:

- Đối với các công ty không được xếp vào diện có rủi ro an toàn tài chính cao, điều mấu chốt là phải tái cấu trúc quản trị nội bộ, quản trị rủi ro một cách minh bạch nhất. UBCKNN cũng cần thiết lập cơ chế đặc biệt để các CTCK có thể chuyển đổi mô hình hoạt động, thực hiện cung cấp các dịch vụ chuyên sâu như mô hình ngân hàng đầu tư chuyên sâu, hoặc mô hình ngân hàng đầu tư đa năng kết hợp ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và bảo hiểm.

Thứ ba: Thực hiện tái cấu trúc nguồn nhân lực và quản trị rủi ro và minh bạch hóa thông tin. Các công ty CTCK cần phải xây dựng văn hóa kinh doanh nhằm tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, trong đó phải xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro. Trên cơ sở này, đưa ra các biện pháp cảnh báo rủi ro, giảm thiểu rủi ro và xử lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, cần minh bạch thông tin về tái cấu trúc khối CTCK một cách mạnh mẽ để tăng niềm tin của nhà đầu tư vào CTCK và thị trường. Đây là nội dung quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các CTCK phát triển bền vững. Tài liệu tham khảo: (1) Bài viết có sử dụng lại một số nhận định, số liệu của bài “Hệ thống CTCK ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp tái cấu trúc” của tác giả, Kỷ yếu Hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống NHTM, CTCK, Bảo hiểm”, Học viện Tài chính tháng 11/2011. (2) Các bài viết có liên quan đến tái cấu trúc nền kinh tế, DNNN, NHTM, CTCK trên tạp chí: Nhịp cầu đầu tư số 254, 2011; Kỷ yếu Hội thảo “Tái cấu trúc DNNN”, Học viện Tài chính tháng 11/2011. (3)

Các

cafef.vn;

trang

web:

www.

www.VEF.vn;

www.

vnexpress.vn

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 115


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

HIỆP HỘI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM,

5 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TS. Trần Quang Khánh *

H

iệp hội quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam (Hiệp hội) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/01/2006. Ra đời và phát triển trong giai đoạn nền kinh tế nước ta có nhiều biến động lớn và chịu nhiều tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu; đặc biệt, các QTDND là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có quy mô nhỏ lại càng chịu nhiều rủi ro bất lợi hơn so với các loại hình TCTD khác. Vì vậy, hoạt động trong nhiệm kỳ này của Hiệp hội gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện cơ sở vật chất rất thiếu thốn, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ * Chủ tịch Hiệp hội QTDND Việt Nam, Chủ tịch HĐQT QTDND Trung ương

chủ chốt của Cơ quan thường trực (CQTT) Hiệp hội liên tục thay đổi, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo Ban chấp hành và đội ngũ cán bộ nhân viên CQTT Hiệp hội cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của các hội viên nên trong nhiệm kỳ I (20052010) vừa qua, Hiệp hội đã vượt qua những khó khăn ban đầu, đi vào hoạt động ổn định và đã đạt được một số kết quả quan trọng như sau:

1. Phát huy vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi và làm cầu nối giữa hội viên và các cơ quan chức năng Nhà nước Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho hội viên, trong quá trình hoạt động nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã có văn bản tham

116 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

gia xây dựng định hướng phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, tham gia các dự thảo luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động của hệ thống QTDND (bao gồm Luật Các TCTD, Luật thuế, Luật HTX sửa đổi, Nghị định về Tổ chức Hội và quản lý Hội…); đồng thời, chủ động đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng về những chính sách liên quan đến hoạt động của hệ thống QTDND, cụ thể như sau: Trong thời gian khi tất cả các TCTD đều đang phải chấp hành mức cho vay tối đa không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, thì Hiệp hội đã phối hợp với QTDND Trung ương kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước C hu y ê n mụ c n à y do

A GR I BA NK tà i tr ợ


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Việt Nam (NHNN) Quyết định cho phép hệ thống QTDND cơ sở được áp dụng lãi suất cho vay tối đa đối với khách hàng là 165% so với lãi suất cơ bản; cho phép hệ thống QTDND cơ sở không bị hạn chế mức tăng trưởng tín dụng là 20%; đồng thời, kiến nghị cho phép các QTDND cơ sở không phải chấp hành mặt bằng lãi suất huy động khống chế chung đối với các ngân hàng thương mại (14,5% so với mức 14% hiện nay); kiến nghị hỗ trợ vốn cho hệ thống QTDND khi gặp khó khăn đột biến về vốn. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị nói trên cũng đã đóng góp một phần tích cực giúp hệ thống QTDND tháo gỡ khó khăn để hoạt động ổn định và phát triển trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Hiệp hội cũng đã chủ động đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế cho hệ thống QTDND và mức thuế của các QTDND đã được giảm còn 20%, thấp hơn so với các loại hình TCTD khác phải chịu là 25% (trước đây mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà các QTDND phải thực hiện là ngang bằng với các loại hình TCTD khác); đồng thời, kiến nghị của Hiệp hội đề nghị sửa đổi Luật thuế theo hướng thu nhập từ lợi tức vốn góp của thành viên QTDND không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính ghi nhận để xem xét; ngoài ra, Hiệp hội cũng phối hợp với QTDND Trung ương tham gia góp ý xây dựng cơ chế tài chính cho hệ thống QTDND… Để tạo điều kiện cho các Chuy ên m ụ c này d o

AGRIB A N K t à i t r ợ

QTDND hội viên xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng có trình độ chuyên môn ổn định và phát triển, Hiệp hội cũng đã đề nghị hướng dẫn về chế độ trợ cấp thôi việc đối với cán bộ QTDND làm việc theo chế độ bầu cử và bổ nhiệm và đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản để Hiệp hội hướng dẫn các QTDND hội viên thực hiện. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND hội viên trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã tham gia kiến nghị với Bộ Tài nguyên môi trường về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của các QTDND; tham gia kiến nghị với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về chế độ thông tin báo cáo, cho vay hỗ trợ, chi trả đối với các QTDND tạm thời thiếu khả năng chi trả...

2. Về hoạt động tư vấn Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Hiệp hội đã thường xuyên tư vấn, giải đáp thắc mắc về công tác quản trị điều hành, các vướng mắc trong nghiệp vụ cho vay, xử lý lãi suất tiền gửi và cho vay khi lãi suất cơ bản của NHNN có sự điều chỉnh; xử lý tài sản thế chấp; quyền thừa kế; thế chấp quyền sử dụng đất khi vay...; tư vấn về thuế, về tổ chức, về thủ tục đăng ký kinh doanh, mở phòng giao dịch; bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc;... Các hoạt động tư vấn nói trên được thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua diễn đàn Website Hiệp hội; Bản tin Hiệp hội, công văn, trao đổi trực tiếp qua điện thoại... Vì vậy, cũng đã

tạo điều kiện cho các QTDND dễ dàng tiếp cận và xử lý các vướng mắc trong hoạt động của mình và được các QTDND hội viên đánh giá cao. Ngoài ra, để hỗ trợ các QTDND hội viên, Hiệp hội đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng bộ sách hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hệ thống QTDND theo từng mảng nghiệp vụ (gồm 4 tập), tiến hành in và cung cấp cho các QTDND hội viên nhằm tạo điều kiện giúp các QTDND hội viên thuận tiện trong nghiên cứu, nâng cao hiểu biết về hoạt động ngân hàng nói chung và QTDND nói riêng; đồng thời, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về pháp luật cho đội ngũ cán bộ của các QTDND hội viên. Ngoài việc xây dựng bộ sách trên, Hiệp hội đã tổ chức nghiên cứu rà soát các mẫu biểu tín dụng (9 loại mẫu biểu tín dụng và 12 loại ấn chỉ) đang áp dụng tại các QTDND cơ sở để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính về thủ tục, nội dung mẫu biểu nhằm vừa đảm bảo thuận lợi cho các QTDND hội viên trong giao dịch, vừa chặt chẽ về mặt pháp lý, đúng quy định của NHNN và của pháp luật, được các QTDND hội viên đánh giá cao trong quá trình sử dụng.

3. Về hoạt động đào tạo Do đội ngũ cán bộ QTDND cơ sở trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, lại chủ yếu vừa học, vừa làm. Vì vậy, Hiệp hội đã xác định công tác đào tạo

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 117


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng triển khai. Trước tình hình các QTDND gặp nhiều khó khăn về tài chính, với vai trò là tổ chức đầu mối liên kết hệ thống, Hiệp hội đã cố gắng mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho hệ thống QTDND. Trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội đã tổ chức đào tạo được 16 lớp với 1.750 học viên tham gia các khóa đào tạo chuẩn hóa cán bộ QTDND theo tinh thần Quyết định số 31/2006/QĐNHNN của Thống đốc NHNN; 5 lớp trung cấp cho gần 400 cán bộ của các QTDND hội viên; 3 lớp đại học tại chức dành riêng cho hệ thống QTDND theo mô hình liên doanh, liên kết với 210 học viên và làm đầu mối hỗ trợ giúp cho 30 cán bộ QTDND cơ sở khu vực phía Nam tham dự chương trình đại học tại chức do Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh mở (đây là những hoạt động đào tạo nền tảng đầu tiên cho việc nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng ở cấp bậc đại học cho đội ngũ cán bộ QTDND); 32 khóa đào tạo cho gần 3.000 cán bộ QTDND trên cả nước tham gia về các chuyên đề: Kiến thức pháp luật trong hoạt động ngân hàng và QTDND, về Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và giao dịch đảm bảo; nghiệp vụ tín dụng, marketing, kế toán và kho quỹ...; 7 lớp đào tạo triển khai phần mềm nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (BMS-PCFs, BMS-PCFs. Net và ITD-VAPCF) cho hơn 200 QTDND ở một số tỉnh, thành phố

trong cả nước. Ngoài ra, trong năm 2011, Hiệp hội đã phối hợp với Sở Giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức 2 khóa đào tạo nâng cao và phát triển “Kỹ năng Lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân” cho gần 400 học viên là lãnh đạo các QTDND cơ sở tại 3 miền (Bắc - Trung - Nam) tham gia với kết quả rất tốt và được các học viên là lãnh đạo QTDND cơ sở đánh giá cao, cho rằng đây là chương trình rất bổ ích đối với đội ngũ lãnh đạo QTDND cơ sở. Cùng với các hoạt động đào tạo nói trên, để không ngừng mở mang kiến thức và tạo điều kiện cho các QTDND học hỏi kinh nghiệm hoạt động của mô hình QTDND trên thế giới, trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội đã phối hợp với Hiệp hội liên đoàn các Quỹ tín dụng Châu Á (ACCU) tổ chức 4 đoàn khảo sát và trao đổi kinh nghiệm với ACCU, Liên đoàn Quỹ tín dụng Thái Lan, Liên đoàn Quỹ tín dụng tiết kiệm và tín dụng Thái Lan và một số Quỹ tín dụng cơ sở tại Thái Lan cho cán bộ lãnh đạo QTDND Trung ương và một số QTDND cơ sở trong cả nước; 1 đoàn cho 47 cán bộ của các QTDND khu vực Hà Nội đi khảo sát và học hỏi tại Trung Quốc; 1 đoàn cho 32 cán bộ QTDND trên địa bàn tỉnh Hải Dương sang thăm và làm việc tại Malaysia và Singapore.

4. Về hoạt động thông tin, tuyên truyền Sau khi chính thức đi vào hoạt động, Hiệp hội đã khai trương đưa trang Website của Hiệp hội

118 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

vào hoạt động để thường xuyên cập nhật thông tin về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung, hệ thống QTDND và của Hiệp hội nói riêng; đồng thời, quảng bá hình ảnh của hệ thống QTDND và của Hiệp hội đến các tổ chức và cá nhân; là cầu nối để các QTDND hội viên có thể dễ dàng và nhanh chóng gửi thông tin và trao đổi các vướng mắc về cơ chế, chính sách; đồng thời, kiến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống QTDND... Bên cạnh đó, những thông tin quan trọng về hoạt động ngân hàng mà bạn đọc quan tâm cũng được Hiệp hội chọn lọc đăng tải trên Website. Từ khi khởi động khai trương hoạt động trang Website Hiệp hội (30/06/2006) đến nay, đã có hơn 1 triệu lượt người truy cập với gần 1.500 tin, bài được đăng tải phản ảnh những hoạt động của hệ thống QTDND nói chung và của Hiệp hội nói riêng. Với sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức phát triển quốc tế Desjardins (DID), Hiệp hội đã chính thức phát hành Bản tin riêng của Hiệp hội vào cuối năm 2008. Bản tin Hiệp hội lúc đầu phát hành 2 tháng/1số (số đầu tiên vào tháng 12/2008); Đến tháng 7/2009, Bản tin Hiệp hội được tăng từ 4 trang lên 32 trang và tăng kỳ xuất bản từ 2 tháng/kỳ lên 1 tháng/ kỳ. Đến tháng 8/2011, Bản tin Hiệp hội đã phát hành được 26 số với số lượng bình quân 1.200 bản/1số. Kể từ khi ra đời đến nay, Bản tin Hiệp hội đã từng bước C hu y ê n mụ c n à y do

A GR I BA NK tà i tr ợ


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

được cải thiện cả về hình thức, chất lượng lẫn nội dung đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra là tuyên truyền phổ biến và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng và QTDND cũng như tư vấn kịp thời cho các QTDND hội viên; vì vậy, Bản tin Hiệp hội cũng đã được đánh giá cao và ngày càng thu hút được sự chú ý quan tâm của các QTDND hội viên cũng như các đối tác có liên quan. Ngoài những hoạt động thông tin tuyên truyền nói trên, Hiệp hội đã phối hợp với QTDND Trung ương và Thời báo Ngân hàng thực hiện chuyên trang về QTDND và thực hiện tuyên truyền hoạt động của QTDND thông qua các báo trong và ngoài ngành Ngân hàng, các chương trình hội nghị, tọa đàm với NHNN, các ngành, tổ chức có liên quan và các buổi tập huấn, hội nghị, khóa đào tạo cho các QTDND hội viên.

5. Về hoạt động đối ngoại Trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội đã tiếp nhận và triển khai một số dự án hỗ trợ cho hệ thống QTDND cũng như hỗ trợ trực tiếp cho Hiệp hội, cụ thể như sau: Dự án tài trợ của WB về trợ giúp kỹ thuật cho Hiệp hội và hệ thống QTDND, dự án hỗ trợ kỹ thuật do Quỹ FIRST tài trợ nhằm xây dựng và phát triển Hiệp hội QTDND Việt Nam (theo đó, đã hoàn thành bản “Đề xuất cơ cấu tổ chức của Hiệp hội QTDND Việt Nam và kế hoạch hoạt động 3 năm triển khai đề xuất cơ cấu tổ chức của Hiệp hội” để làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển Hiệp hội Chuy ên m ụ c này d o

AGRIB A N K t à i t r ợ

trong những năm tiếp theo); phối hợp với QTDND Trung ương làm việc với WB đề xuất cho hệ thống QTDND được tham gia dự án Tài chính nông thôn III (đến nay, dự án này đã triển khai thực hiện để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống QTDND thông qua Hiệp hội QTDND Việt Nam); dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực Hiệp hội QTDND Việt Nam”, theo đó, Hiệp hội đã phối hợp với DID triển khai thực hiện thí điểm thành công chương trình đào tạo từ xa về nghiệp vụ quản lý QTDND (chương trình PAMEF) cho 18 Tiểu giáo viên và gần 60 học viên cán bộ QTDND cơ sở; đồng thời, Công ty tin học trực thuộc Hiệp hội đã phát triển xây dựng và triển khai thí điểm thành công phần mềm quản lý nghiệp vụ QTDND (ITD-VAPCF) tại 10 QTDND cơ sở ở các địa phương có nhiều QTDND. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã tham gia phối hợp với QTDND Trung ương và chuyên gia DID xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện dự án “Liên kết nông thôn thành thị góp phần chống đói nghèo” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với mục tiêu nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ tài chính của người nghèo ở nông thôn, mở rộng phạm vi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thông qua việc tăng cường mối liên kết giữa nông thôn với thành thị để thực hiện các giao dịch tốt hơn bằng cách tăng cường sử dụng các dịch vụ chuyển tiền và sản phẩm thẻ liên kết trong hệ thống QTDND. Ngoài việc tiếp nhận và triển

khai các dự án nói trên, Hiệp hội đã làm việc với tổ chức GTZ CHLB Đức và đã được GTZ chấp thuận trợ giúp kỹ thuật xây dựng cuốn sổ tay tư vấn và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; xây dựng cuốn cẩm nang kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với các QTDND cơ sở để làm cơ sở quan trọng giúp cho Hiệp hội có thể đào tạo chuyên sâu nhằm hướng dẫn các QTDND cơ sở triển khai thực hiện tốt các quy chế của Thống đốc NHNN về kiểm tra, kiểm soát nội bộ và Quy chế kiểm toán nội bộ đối với các tổ chức tín dụng kể từ năm 2011; tổ chức một số buổi tọa đàm tư vấn về hoạt động kiểm toán, Quỹ an toàn hệ thống, hỗ trợ hoàn thiện mô hình hoạt động của Hiệp hội. Trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội cũng đã phối hợp làm việc để Tổ chức DID (Canada) và GTZ (CHLB Đức) tài trợ cho việc tổ chức trao giải thưởng “Bông lúa vàng” nhằm vinh danh các QTDND hội viên và các cán bộ quản lý của các QTDND hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động trong các năm 2006, 2007, 2009, 2010. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội cũng đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn Hiệp hội QTD Liên bang Nga sang khảo sát và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động của hệ thống QTDND tại Việt Nam; đồng thời, tổ chức thành công chuyến khảo sát và làm việc của đoàn đại biểu Hiệp hội và các QTDND hội viên sang dự hội thảo quốc tế và làm việc

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 119


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

tại Liên bang Nga; đón tiếp đoàn QTDND Trung ương Litva sang thăm và làm việc tại Việt Nam; tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của Tập đoàn Quỹ tín dụng Desjadins (Canada). Hiệp hội đã gia nhập thành viên của Hiệp hội các Định chế Tài chính Cộng đồng Liên kết (Proxfin) là một mạng lưới quốc tế của 30 định chế tài chính cộng đồng và Développement international Desjardins (DID) được thành lập ngày 18/09/2006 và có trụ sở đóng tại trụ sở chính của DID để tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức này đối với hệ thống QTDND Việt Nam; đồng thời, tham dự Đại hội thường niên của tổ chức Froxfin và hội thảo quốc tế tại Litva và Québec (Canada). Ngoài ra, Hiệp hội còn cùng với QTDND Trung ương làm việc để hệ thống QTDND được tham gia Chương trình phát triển do ADB tài trợ cho Việt Nam, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, cải cách chính sách và tăng cường thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, trong đó, hệ thống QTDND cũng là đối tác được thụ hưởng. Thông qua các hoạt động đối ngoại có hiệu quả nói trên, uy tín của Hiệp hội nói riêng và của hệ thống QTDND nói chung đối với các đối tác quốc tế ngày càng được nâng cao; qua đó, thu hút được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho hệ thống QTDND ngày càng nhiều hơn.

6. Về triển khai mở rộng mạng

lưới hoạt động Văn phòng đại diện Hiệp hội và phát triển hội viên

phía Nam; trong năm 2011,

Để mở rộng phạm vi hoạt động hỗ trợ các QTDND hội viên, trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội đã thành lập 04 Văn phòng đại diện (VPĐD) là Thái Bình, Hà Nội, VPĐD khu vực phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh và VPĐD khu vực miền Trung tại Quảng Bình phụ trách khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Các VPĐD Thái Bình và Hà Nội được thành lập vào năm 2007 và bước đầu đã phát huy được vai trò của mình trong hoạt động cầu nối giữa Hiệp hội với các QTDND hội viên trên địa bàn. Riêng VPĐD Hiệp hội khu vực phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào cuối năm 2010 (có trụ sở tại 117 Huỳnh Tấn Phát Phường Tân Thuận Đông - Quận 7 - TP.Hồ Chí Minh) và được khai trương vào đầu năm 2011 để đi vào hoạt động chuyên trách, trực tiếp phối hợp với CQTT Hiệp hội tổ chức các hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho các QTDND hội viên khu vực phía Nam (tính từ Quảng Nam trở vào). Vào quý IV/2010, mặc dù VPĐD chưa được chính thức khai trương đi vào hoạt động, nhưng Ban chuẩn bị thành lập đã tranh thủ khai thác cơ sở vật chất, hội trường để phối hợp với CQTT Hiệp hội tổ chức được 3 lớp đào tạo (trong đó có một lớp đào tạo theo Quyết định 31/2006/QĐNHNN) ngay trong Quý IV/2010 cho hơn 160 học viên của các QTDND cơ sở hội viên khu vực

CQTT mở được 3 khóa đào tạo

120 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

VPĐD phía Nam đã phối hợp với theo Quyết định 31/2006/QĐNHNN và 3 khóa đào tạo nghiệp vụ tín dụng, kế toán và kho quỹ. Đây chính là mô hình đổi mới hoạt động (VPĐD có nhân sự chuyên trách, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất trang thiết bị và hội trường đào tạo) mà Hiệp hội sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyển giao đến các VPĐD còn lại để đưa hoạt động của Hiệp hội ngày càng gần hơn đối với các QTDND hội viên; đồng thời, nâng cao kết quả hoạt động phục vụ hỗ trợ các QTDND hội viên. Nhằm tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các QTDND trong toàn hệ thống, Hiệp hội luôn xác định việc vận động hội viên tham gia Hiệp hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong nhiệm kỳ I vừa qua, Hiệp hội đã phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và QTDND Trung ương, VPĐD Hiệp hội ở các vùng để tuyên truyền, vận động các QTDND cơ sở tham gia là hội viên của Hiệp hội. Tính đến 30/09/2011, đã có QTDND Trung

ương

1.029/1.083

QTDND cơ sở tham gia hội viên Hiệp hội.

7. Về triển khai đề án tin học Tiếp tục thực hiện Đề án tin học, sau khi rút kinh nghiệm tổ chức thí điểm triển khai phần mềm BMS-PCFs ở 7 QTDND cơ sở do QTDND Trung ương bàn giao lại, Hiệp hội đã phối hợp C hu y ê n mụ c n à y do

A GR I BA NK tà i tr ợ


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

với QTDTD Trung ương triển

các QTDND cơ sở hội viên. Đến

Chặng đường 5 năm của nhiệm

khai phần mềm BMS-PCFs tại

nay, phần mềm đã được triển

kỳ I vừa qua, tuy chưa dài, nhưng

34 QTDND cơ sở thuộc các

khai thí điểm thành công tại 10

đã đánh dấu một giai đoạn khởi

tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,

QTDND cơ sở tại một số tỉnh có

đầu hết sức có ý nghĩa, khẳng

Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định,

nhiều QTDND cơ sở (trong đó,

định vai trò quan trọng của Hiệp

Thanh Hóa, Hưng Yên. Đến

có những QTDND cơ sở có quy

hội QTDND Việt Nam (với tư

quý III/2008, Hiệp hội đã hoàn

mô lớn như Dương Nội, Nam Sài

cách là tổ chức liên kết phát triển

thành việc thành lập Công ty

Gòn…) trước khi triển khai nhân

hệ thống) trong việc góp phần

phát triển công nghệ tin học trực

rộng cho hệ thống QTDND trên

phát triển ổn định, bền vững của

thuộc Hiệp hội (gọi tắt là Công ty

phạm vi cả nước trong năm 2011.

hệ thống QTDND Việt Nam.

tin học) tiếp tục triển khai nhân

Tiếp đó, trong 9 tháng đầu năm

Thành công đó, trước hết, do

rộng phần mềm BMS-PCFs cho

2011, Công ty tin học đã phối

sự nỗ lực của tập thể Ban chấp

89 QTDND hội viên đã đăng ký

hợp với NHNN tỉnh Nam Định

hành, của đội ngũ cán bộ, nhân

tham gia đề án này.

triển khai phần mềm nói trên cho

viên CQTT Hiệp hội; sự quan tâm

Tuy nhiên, do phần mềm này

các QTDND cơ sở trên địa bàn

chỉ đạo của NHNN Việt Nam; sự

được thiết kế trên nền ngôn ngữ

tỉnh Nam Định và tiếp tục phối

ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của

Foxpro cũ, nên khó đáp ứng cập

hợp với Văn phòng đại diện phía

QTDND Trung ương (kể cả về

nhật công nghệ mới và yêu cầu

Nam triển khai nhân rộng cho

vật chất và cán bộ); sự quan tâm

hiện đại hóa nghiệp vụ hoạt động

các QTDND cơ sở trên địa bàn

đóng góp của các QTDND hội

ngày càng cao của các QTDND

các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình

viên trong việc chung sức, chung

cơ sở; vì vậy, trong năm 2010,

Dương, Bình Thuận (với số lượng

sau khi BCH Hiệp hội chấp thuận

gần 40 QTDND cơ sở). Hiện

cho phép, Công ty tin học đã phối

nay, công ty đã cập nhật Thông

Hoạt động của Hiệp hội trong

hợp với đối tác để phát triển xây

tư 21 vào phần mềm ITD-VAPCF

nhiệm kỳ II phải tập trung vào

dựng phần mềm quản lý nghiệp

và đang triển khai chuyển giao

việc hỗ trợ thúc đẩy hệ thống

vụ QTDND (ITD-VAPCF). Đây là

cho các QTDND đã được cài

QTDND

phần mềm thống nhất, phát huy

đặt phần mềm này để đáp ứng

thiện mô hình tổ chức hệ thống

được các ưu điểm và khắc phục

theo yêu cầu hoạt động của các

QTDND bao gồm QTDND Trung

được nhược điểm của các phần

QTDND nói trên cũng như đảm

ương và các QTDND cơ sở; phát

mềm đã được triển khai trước đây;

bảo cho việc triển khai nhân rộng

triển QTDND Trung ương thành

đồng thời, đảm bảo cho Công ty

cho hệ thống QTDND đáp ứng

Ngân hàng hợp tác có đủ năng

tin học có thể chủ động trong quá

đúng quy định của NHNN Việt

lực tài chính, quản lý và công

trình triển khai và chỉnh sửa cập

Nam về chế độ báo cáo áp dụng

nghệ nhằm đưa hoạt động của

nhật, hỗ trợ phục vụ lâu dài cho

đối với các QTDND.

QTDND đi đúng hướng và đảm

Chuy ên m ụ c này d o

AGRI B A N K t à i t r ợ

lòng xây dựng Hiệp hội thành mái nhà chung của hệ thống.

theo

hướng

hoàn

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 121


NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

bảo an toàn. Để làm tốt chức năng đầu mối liên kết phát triển hệ thống, định hướng hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ II sẽ tập trung giải quyết một số nội dung căn bản dưới đây: Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt của CQTT và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động của CQTT Hiệp hội và Công ty tin học nhằm hỗ trợ được tốt hơn cho các QTDND hội viên. Thứ hai, sớm thành lập Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống và tổ chức kiểm toán là công cụ hỗ trợ giúp cho hoạt động của các QTDND hội viên đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trong môi trường hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

cơ sở để tạo điều kiện cho các QTDND hội viên vượt qua những khó khăn trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động không thuận lợi; đồng thời, giúp cho các QTDND tiếp tục hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Thứ sáu, tiếp tục thực hiện tốt việc tư vấn cho các QTDND hội viên về các lĩnh vực hoạt động của QTDND; trong đó, đặc biệt chú trọng việc tư vấn cho các QTDND hội viên thực hiện tốt

quản trị nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản và nâng cao hiệu quả thu nhập tài chính trong điều kiện hoạt động khó khăn hiện nay. Thứ bảy, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để QTDND hội viên hiểu rõ mục tiêu hoạt động của hệ thống QTDND; trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia tổ chức liên kết hệ thống để tích cực xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh, đủ sức hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của các QTDND hội viên.

Thứ ba, tiếp tục triển khai và đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ các QTDND hội viên hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời tăng nguồn thu cho Hiệp hội. Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt vai trò tổ chức đầu mối của hệ thống QTDND trong mối quan hệ với Chính phủ và các Bộ, ngành nhằm phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của QTDND hội viên với các cơ quan chức năng Nhà nước để có cơ chế chính sách phù hợp, hỗ trợ cho hệ thống QTDND tiếp tục phát triển ổn định, an toàn và bền vững. Thứ năm, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho QTDND 122 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

C hu y ê n mụ c n à y do

A GR I BA NK tà i tr ợ





doanh nghiệp với ngân hàng

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI

và BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

PGS., TS. Nguyễn Kim Anh * ThS. Nguyễn Đức Hải **

T

ài chính vi mô (TCVM) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Với cách hiểu như vậy cho thấy, TCVM đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới do các cá nhân giàu có, có thu nhập và địa vị cao trong xã hội cung cấp hoặc do các chủ cửa hàng, cửa hiệu, hiệu cầm đồ cung cấp cho người nghèo và với mức lãi suất rất cao, tồn tại phổ biến trong khu vực không chính thức. Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm đầu thế kỷ thứ 17, do Jonathan Swift, một người Ailen, là cha đẻ của TCVM. Đến thế kỷ thứ 19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do F.W.Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm 1860 cho lĩnh vực nông nghiệp. Theo phương pháp của F.W.Raiffeisen những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động dựa trên nguyên tắc giúp đỡ nhau, bằng những nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, tổ chức của chính những thành viên trong nhóm. Những nguồn lực này nhằm giúp đỡ trước tiên cho các thành viên là những nông dân, những nhà * Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ** Học viện Ngân hàng

sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp. Qua đó, giúp cho các thành viên không phải đối diện với các nguồn lực bên ngoài, được tính theo các điều kiện thị trường, thường với mức lãi suất rất cao, và kèm thêm các điều kiện thế chấp về tài sản. Trong những nguồn lực của nhóm, nguồn tài chính quan trọng nhất là sự tham gia đóng góp vốn của các thành viên. Những nguồn vốn đóng góp là cơ hội để cho các thành viên được vay, đầu tư vào sản xuất, cho các nhu cầu chi tiêu khác, bên cạnh đó, từ sự đóng góp vốn cũng tạo ra thu nhập cho những người góp vốn. Mô hình của F.W.Raiffeisen được hình thành và phát triển không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn được nhân rộng trong cộng đồng của xã hội, ngay cả trong khu vực thành thị. Cách thức tổ chức thành các nhóm tiết kiệm, vay vốn giúp cho nhiều người nghèo, đối tượng kinh doanh nhỏ trong khu vực thành thị, được đáp ứng nhu cầu về vốn và các nguồn lực thiếu hụt khác, nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập ổn định. Thời gian gần đây, TCVM đã phổ biến rộng hơn, nhờ mô hình Grameen Bank được phát triển của Giáo sư Muhammad Yunus, người Bangladesh, mô hình đã có những tác động tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước này và trên thế giới,

126 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

qua đó cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người về lĩnh vực TCVM.

1. Tài chính vi mô ở các khu vực trên thế giới Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ TCVM với đối tượng khách hàng là những người nghèo, và chủ yếu ở các nước đang phát triển. Nhưng tại châu Âu, một lục địa già, với đa phần các nước đã thực hiện công nghiệp hoá từ vài trăm năm nay, lại có rất nhiều các tổ chức TCVM đang hoạt động. TCVM ở khu vực này chủ yếu hướng tới nhu cầu tìm việc làm cho người thất nghiệp, tạo thêm thu nhập cho người lao động nghèo (nhất là tại Đông Âu, nơi có tình trạng thất nghiệp cao) qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Vì những lao động thất nghiệp có việc làm, đã không còn phải phụ thuộc vào trợ cấp thất nghiệp nữa. Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực này nhờ vào các khoản vay từ dịch vụ TCVM, đóng góp thêm thu nhập cho ngân sách, tạo ra nguồn cung hàng hoá đa dạng, đáp ứng cho nhu cầu dân cư và xã hội. Tại Mỹ, từ khi Luật Đầu tư Công cộng ra đời vào năm 1977, đã yêu cầu bắt buộc nhiều ngân hàng thương mại phải thực hiện việc đầu tư vào nhóm dân cư nghèo sinh sống tại các khu đô


doanh nghiệp với ngân hàng

trong nhóm mà khoản tiền vốn sẽ được ưu tiên cho thành viên đó nhận trước.

TCVM giúp người dân nghèo châu Phi được sử dụng nước sạch

thị, thành phố lớn và cả các vùng nông thôn. Ban đầu chỉ có một vài tổ chức phải thực thi Điều Luật trên, sau một thời gian thu được kết quả khích lệ, chính quyền liên bang đã mở rộng phạm vi áp dụng rộng hơn đến các tổ chức tài chính, tín dụng trên cả nước. Nhưng khác với nhiều nơi, mặc dù phải quan tâm đến TCVM nhưng các ngân hàng, tổ chức tài chính ở Mỹ thường thực hiện các nghiệp vụ TCVM thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức xã hội. Khu vực Mỹ La tinh Tại châu Mỹ La tinh, người ta thường biết đến sự hoạt động của Tổ chức Accion, Banco Ademi, Finca, Prodem. Đây là những tổ chức quốc tế có sự hoạt động trên phạm vi nhiều nước. Theo mô hình hoạt động của các tổ chức này, việc cho vay được thực hiện qua các tổ, nhóm nhưng sau đó được thực hiện trực tiếp đến từng người nghèo. Ở khu vực Mỹ La tinh, nơi mà mọi người thường có tính độc lập cao và tự chủ trong các quyết định của mình nên việc cung cấp dịch vụ TCVM trực tiếp đến từng người nghèo sẽ hiệu quả hơn. Trong khi đó, mô hình cho vay qua tổ, nhóm chỉ hoạt động hiệu quả nhất, khi các thành viên

trong nhóm phải hoạt động, kinh doanh những ngành nghề giống nhau và gặp phải những khó khăn tương tự. Hàng ngày, tuần, tháng, các thành viên phải có những cuộc gặp gỡ để trao đổi, cung cấp các thông tin về các thành viên - một yêu cầu quan trọng trong thành công của các tổ chức TCVM điển hình trên thế giới. Do vậy, cách thức tổ chức theo tổ nhóm lại không thích hợp đối với khu vực này. Khu vực châu Phi Tại châu Phi, có một hình thức tổ chức của các nhà cung cấp TCVM rất phát triển mang rất nhiều tên gọi khác nhau ở tùy từng nước như Susus, Gamiyas... được hiểu là hiệp hội tín dụng, tiết kiệm quay vòng. Hiệp hội này bao gồm nhiều thành viên, tập hợp nhau thành nhóm và tự thỏa thuận về việc đóng góp các khoản tiết kiệm theo tuần, tháng. Lần lượt từng thành viên sẽ nhận được những khoản tiền nhất định, cho đến những người cuối cùng trong nhóm. Thông thường, các nhóm sẽ có một cách thức tiến hành tương tự như việc quay xổ số nhằm chọn ra lần lượt từng người nhận vốn vay. Nhưng cũng có những trường hợp, do nhu cầu khẩn cấp của một thành viên

Khác với nhiều nơi, ở châu Phi, các tổ chức TCVM thường lựa chọn khách hàng vay thông qua việc kết hợp với hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ hoặc tổ chức do Nhà nước sở hữu để triển khai các dịch vụ TCVM. Freedom from Hunger (FFH) là một tổ chức quốc tế hoạt động ở châu Phi. Để tiến hành cung cấp dịch vụ TCVM cho các nước ở khu vực này, FFH đã tìm kiếm các đối tác phù hợp với tiêu chí hoạt động cũng như mô hình của FFH. Chủ yếu những đối tác của FFH là các ngân hàng, hoặc các tổ chức chính thức của Chính phủ. Đây có thể là các tổ chức chưa từng có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ TCVM, nên nhân viên sẽ được đào tạo và cung cấp các hỗ trợ kĩ thuật với các phương thức tài chính phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp. Sự phối hợp giữa FFH và các đối tác đảm bảo được rất nhiều yêu cầu, sự chuyên môn hóa về tài chính, giảm chi phí nhờ tận dụng mạng lưới của đối tác, tạo cơ hội cung cấp các dịch vụ tài chính. Cách thức hợp tác trên rất phù hợp với các nước châu Phi, nơi luôn có sự bất ổn cả về chính trị, kinh tế, khuôn khổ luật pháp chưa hoàn thiện, qua đó nhằm bảo hộ cho các hoạt động tài chính của các tổ chức và cả khách hàng. Khu vực châu Á Ở khu vực châu Á, đây là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới, hoạt động của các tổ chức TCVM rất phát triển và thành công, ban đầu chỉ là những tổ chức TCVM phát triển có qui mô nhỏ, hoạt động thiếu tính bền vững. Các chi phí bình quân cho hoạt động cao hơn so

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 127


doanh nghiệp với ngân hàng

TCVM nhằm mục tiêu nâng cao cơ hội kinh tế, cải thiện môi trường, sức khỏe... cho người nghèo

với nhiều khu vực khác trên thế giới. Nhưng từ những năm 1980 trở lại đây, TCVM khu vực này đã không ngừng mở rộng qui mô hoạt động do đã tìm ra những mô hình tổ chức phát triển phù hợp. Các mô hình TCVM thành công nhất thế giới gồm Grameen Bank (Bangladesh), Nhóm tự quản - SHG (Ấn Độ), Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia - BRI (Indonesia). Đầu tiên phải kể đến là mô hình ngân hàng làng xã của Grameen Bank (GB) với đa phần là phụ nữ có thu nhập thấp. Để tiếp cận được các khoản vốn vay của GB, các phụ nữ nghèo thường tổ chức theo nhóm 5 thành viên, sống trong cùng một khu vực dân cư, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Hàng tuần, nhóm có tổ chức họp để xem xét tình hình thực hiện các khoản vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả... Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại. Ngoài việc mỗi

nhóm phải tuân theo những qui định mang tính bắt buộc về tài chính, qui định của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Những qui định đó bao gồm: gia đình sinh ít con, trẻ em đều phải được đến trường, các thành viên tương trợ lẫn nhau... SHG (The self-help group) là một nhóm tự quản gồm, phổ biến từ 10 đến tối đa 20 thành viên, trong đó đa phần là phụ nữ. Nguồn vốn cho thành viên vay trong mỗi nhóm ban đầu là từ các khoản tiết kiệm của nhóm, ngoài ra còn các khoản khác như doanh thu, lãi, phí của hội viên. Ngoài ra, nhóm còn tìm kiếm từ các nguồn tài trợ như các ngân hàng thương mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ… Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với các tổ chức khác, có thể tổ chức đó là các NGOs. Có những SHG lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng, nhờ vào sự liên kết này mà các SHG có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao trình độ quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho phát triển

128 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

kinh tế và đời sống. Nếu như các mô hình TCVM thành công của châu Á đều thuộc sở hữu tư nhân thì BRI lại là một mô hình thành công khác thuộc sở hữu Nhà nước. Ban đầu, BRI chủ yếu cung cấp tín dụng bao cấp của Nhà nước cho người nghèo, nhưng sau một thời gian, do hệ quả của tín dụng bao cấp mà BRI đã bị rơi vào tình trạng khó khăn. Từ năm 1983 trở lại đây, BRI đã chia các hoạt động của mình ra thành các bộ phận riêng biệt, bộ phận khách hàng lớn; bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa; bộ phận khách hàng nghèo... Trong đó, các bộ phận được tổ chức một cách riêng biệt và hạch toán độc lập. Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng mà BRI áp dụng các mức lãi suất khác nhau, đối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn, mức lãi suất khoảng 9 - 12%/năm; lãi suất cho vay khu vực nông thôn khoảng 20 - 24%, mức lãi suất được áp dụng cho các đối tượng trên, căn cứ vào mức rủi ro, chi phí hoạt động và không có sự bao cấp. Qua việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển TCVM ở các khu vực trên thế giới và những


doanh nghiệp với ngân hàng

mô hình thành công, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.

2. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển TCVM ở Việt Nam - Nâng cao nhận thức đối với các hoạt động TCVM TCVM bao gồm nhiều hoạt động, không chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng mà còn các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội… nhưng cho đến nay, rất nhiều người còn nhầm lẫn TCVM với tín dụng vi mô. Mặt khác, việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải là một hoạt động từ thiện. Hoạt động TCVM cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh lành mạnh, hoạt động theo hướng bù đắp đủ chi phí và có lãi. - Các tổ chức TCVM cần có sự trợ giúp ban đầu của các nhà tài trợ, Chính phủ Ban đầu khi mà các tổ chức TCVM chưa có khả năng huy động tiết kiệm, có thể do qui định của luật pháp hoặc chưa huy động được số tiền tiết kiệm lớn. Lúc này, các nguồn trợ giúp ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển của các tổ chức TCVM. Hệ thống tín dụng của các nước như Ailen vào thế kỷ thứ 17, Đức và các nước châu Âu khác vào thế kỉ 19 đã chỉ rõ điều này, có thể ở từng quốc gia sự hỗ trợ là rất khác nhau nhưng có vai trò quan trọng. Một số nước thông qua cách thức hỗ trợ trực tiếp, nhưng đa phần đều có sự hỗ trợ gián tiếp như chính sách lãi suất ưu đãi, các khoản vốn góp từ thiện của cộng đồng… - Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô thuận lợi cho TCVM phát triển Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô đầu tiên phải kể

đến là chính sách lãi suất, lãi suất phải đủ bù đắp được chi phí hoạt động, tình trạng mất vốn, tình trạng lạm phát. Như kinh nghiệm của Indonesia, kể từ khi chính sách lãi suất được thay đổi theo hướng thị trường, các tổ chức TCVM được quyền quyết định lãi suất cho vay theo đối tượng khách hàng. Những khoản vay nhỏ, rủi ro lớn thường được tính lãi suất cao hơn còn những khoản vay lớn, rủi ro thấp được tính lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó, cũng phải đưa ra chính sách thuế hợp lý, tại Argentina, hoạt động của các tổ chức TCVM không thành công được như những khu vực khác trên thế giới là do chính sách thuế giá trị gia tăng của nước này quá cao, lên tới 21% đã làm tăng chi phí cho các khoản vốn vay, người nghèo khó có khả năng tiếp cận. Trong khi ở những nước khác, mức thuế giá trị gia tăng thường thấp hơn rất nhiều, thậm chí còn được miễn thêm các khoản thuế như thu nhập, đối với các tổ chức TCVM trong những thời gian đầu thành lập. Còn trong quá trình hoạt động, khi mà các tổ chức TCVM theo đuổi các mục tiêu xã hội, hoặc đưa ra thêm các dịch vụ không tính lãi hay mức lãi suất thấp sẽ được một số Chính phủ xem xét miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cần phải minh bạch, công khai về tài chính Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nghèo bị tính lãi suất quá cao khi vay vốn, là do các tổ chức TCVM đã không minh bạch. Một mặt, họ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng một tỉ lệ lãi suất thấp hơn, nhưng thực tế, đằng sau các khoản vay vốn là các khoản phí được tính thêm làm cho lãi suất

các khoản vay rất cao. Trường hợp của Banco Compartamos ở Mỹ La tinh là một điển hình, bên cạnh đó, họ còn mập mờ trong cách tính thời gian để tính lãi, làm cho các khoản vay tính theo năm đã phải tính dư thêm một tháng. - Hoạt động TCVM thực sự là lĩnh vực đem lại lợi nhuận Qua mô hình thành công của nhiều tổ chức TCVM cho thấy TCVM có khả năng sinh lời cao, không thua kém bất kỳ một ngành kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Điều này, có cơ sở để tin tưởng rằng TCVM có khả năng phát triển bền vững. Hoạt động sinh lời của TCVM góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tăng số lượng khách hàng được tiếp cận các dịch vụ TCVM, qua đó góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội cho những người nghèo nhất. Đồng thời, khi mà hoạt động của các tổ chức TCVM theo đúng tôn chỉ hoạt động là vì người nghèo, thì các khoản lợi nhuận được phân chia cũng sẽ lại được chuyển đến với người nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. HOLLIS, A. and SWEETMAN, (1997) Complementarity, A. Competition and Institutional Development: The Irish Loan Funds through Three Centuries, University of Calgary and University of Victoria. 2. LEDGERWOOD, J,.(1999) Microfinance Handbook: An Institutional and Financial Perspective, Washington: World Bank. 3. www.microfinance@idlo.int 4. http://www.bri.co.id/Home/ tabid/54/Default.aspx 5. http://www.worldbank.org/ html/cgap/cgap.html 6. http://www.cdivietnam.org

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 129


doanh nghiệp với ngân hàng

Điều chỉnh tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là yêu cầu phù hợp và cần thiết hiện nay ở Việt Nam Nguyễn Tâm Thư *

B

ảo hiểm tiền gửi (BHTG) tuy là thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, loại hình dịch vụ này đã có lịch sử tồn tại gần 80 năm. Từ khi ra đời ở Mỹ sau cuộc đại khủng hoảng lịch sử 1929 - 1933, dịch vụ bảo hiểm tiền gửi công khai(1) đã phát triển đa dạng với nhiều hình thức, quy mô và mạng bao phủ rộng khắp trên toàn thế giới. Hoạt động BHTG đã đóng góp đáng kể vào sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng ở nhiều quốc gia và quan trọng hơn, BHTG nắm vai trò chủ chốt trong công tác bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, kênh góp vốn quan trọng cho sự phát triển của mỗi nền kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) mới ra đời được hơn 10 năm, là một nhân tố trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia và đang trong quá trình khẳng định vị thế của mình với vai trò là cơ quan bảo vệ tiền gửi cho nhân dân. Có thể nói, chính sách BHTG đang

được áp dụng ở Việt Nam đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền vào sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để chính sách này có thể thực sự phát huy hiệu lực một cách tối ưu, kịp thời đáp ứng được sự phát triển đa dạng và ngày càng phức tạp của thị trường tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, thiết nghĩ, chính sách BHTG cần được liên tục đổi mới, cập nhật. Trong những vấn đề mà BHTGVN luôn cần xem xét cập nhật, hạn mức chi trả BHTG có lẽ là vấn đề đầu tiên được người gửi tiền quan tâm, là thước đo khả năng tạo sự tín nhiệm của người gửi tiền vào hiệu quả của công cụ bảo vệ họ là BHTG. Do đó, đây cũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của chính sách BHTG. Trong giới hạn bài viết này, vấn đề hạn mức chi trả BHTG sẽ được đề cập, phân tích và từ đó, một số giải pháp sẽ được đề xuất dựa trên đánh giá của tác giả.

* Hà Nội

Hạn mức chi trả BHTG có thể

130 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

được hiểu là số tiền tối đa mà người gửi tiền có thể được BHTG cam kết chi trả trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi của họ bị đổ vỡ. Tùy theo quy định của mỗi quốc gia, hạn mức chi trả BHTG có thể là một mức tiền có giới hạn hoặc không giới hạn. Thậm chí, tùy theo tình trạng của hệ thống ngân hàng, mức độ lòng tin của người gửi tiền vào sự an toàn của hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi, hạn mức này có thể thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, trong một số trường hợp khi có khủng hoảng xảy ra, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng, hạn mức này đã được chính phủ hay tổ chức BHTG một số nước điều chỉnh lên mức bảo đảm toàn bộ (tức là hạn mức chi trả không giới hạn) đối với các khoản tiền gửi để khôi phục sự tín nhiệm của người dân vào hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 vừa qua, (1) Trong khuôn khổ bài viết này, khi nói đến BHTG, người viết bài chỉ giới hạn ở loại hình tổ chức BHTG công khai.


doanh nghiệp với ngân hàng

cùng với một số quốc gia trên thế giới, một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan(2) đều đã sử dụng biện pháp tuyên bố bảo đảm toàn bộ, trong một khoảng thời gian nhất định, để ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt khi những thông tin xấu về cuộc khủng hoảng toàn cầu đang lan rộng. Những dẫn chứng kể trên đã cho thấy việc điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG cần linh hoạt, phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng ở từng thời điểm. Hạn mức này cần phải được xem xét thay đổi ngay khi những điều kiện trên đã thay đổi và làm cho hạn mức chi trả BHTG cũ trở thành sự cản trở hiệu quả của hoạt động BHTG. Theo “Tài liệu về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi”(3) của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) ấn hành năm 2009, những yếu tố làm giảm giá trị thực tế của hạn mức chi trả BHTG và khiến nó trở nên kém hiệu quả so với những mục tiêu của chính sách này bao gồm: lạm phát, sự thay đổi về thành phần và quy mô của các khoản tiền gửi, và sự phát triển của những công cụ tài chính mới. Theo đó, những điều chỉnh về hạn mức chi trả BHTG nên được thực hiện định kỳ. Tất nhiên, tần suất thay đổi hạn mức cũng phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, với những nước có nền kinh tế phát triển và ổn định với mức lạm phát thấp, tần suất này sẽ thưa hơn so với những nước hoặc có nền kinh tế đang gặp phải những

Biểu đồ 1: Chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2000 - 7/2011

Nguồn: World Economic Outlook 2011, IMF(5) và tổng hợp của tác giả thách thức trầm trọng hoặc hệ thống tài chính đang phát triển hoặc đang trải qua khủng hoảng. Quay trở lại với trường hợp của BHTG ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét liệu đã xuất hiện những yếu tố này để cần phải có sự điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG hay chưa? Hãy cùng nhìn nhận lại quá trình tăng hạn mức chi trả BHTG ở Việt Nam. Từ khi thành lập BHTGVN năm 2000, hạn mức chi trả BHTG của Việt Nam đã ở mức 30 triệu đồng. Từ đó đến nay, chỉ có một lần duy nhất hạn mức chi trả BHTG được tăng lên mức tối đa 50 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG vào năm 2005, và hạn mức này được duy trì cho

đến nay. Tuy nhiên, nếu so sánh quá trình này với tình hình lạm phát của Việt Nam thì hạn mức chi trả BHTG hiện nay đang khá bất cập. Trước năm 2005, lạm phát ở Việt Nam được duy trì ở mức thấp, thậm chí có thời kỳ giảm phát, tuy nhiên, từ sau năm này trở đi, lạm phát ở mức cao, cá biệt là năm 2008 (23,1%) và năm nay (2011) mới 7 tháng đầu năm mà chỉ số giá tiêu dùng đã lên đến 14,6% so với đầu năm. So sánh với tương quan tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm, thì lạm phát hiện nay đã trở nên rất cao so với thời kỳ trước năm 2005. Điều này làm giảm đáng kể giá trị đồng tiền, (cụ thể đồng VND mất giá khoảng 30% so với USD từ năm 2005(4)), khiến cho

(2) http://www.dic.gov.jo/arabic/images/stories/CONFERENCEPRESENTEATION/ amman%20presentation_finaljose%20nagrales.pdf (3) http://www.iadi.org/docs/IAD_Coverage_Limit_Guidance_Paper_August_10_2009For_website_public_consultation.pdf (4) http://www.sbv.gov.vn/wps/SBVPortlets/ajax?bst_model=Public/tygia/TygiaBQGraph/ RateGraphPortlet&bst_action=ab94db3de_popupPage&bst_instanceID=Public_00215tyg ia_00215TygiaBQGraph_00215RateGraphPortlet_00515131caf058d0_0051535442&b st_keep=true (5) http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/01/pdf/text.pdf

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 131


doanh nghiệp với ngân hàng

hạn mức chi trả BHTG trở thành

làm tăng rủi ro đạo đức cũng như

mức chi trả BHTG của BHTGVN

không còn phù hợp với diễn biến

những ảnh hưởng không lường

từ khi thành lập là 30 triệu đồng

giá cả.

trước đối với tình hình cạnh tranh

tương đương với 4,5 lần thu nhập

của các tổ chức tham gia BHTG

quốc nội bình quân đầu người tại

khi các tổ chức tham gia BHTG

thời điểm 2002, mức này được

với mức độ an toàn khá cách biệt,

đánh giá là mức trung bình phổ

lại cùng hưởng những quyền lợi

biến trên thế giới (xem biểu đồ

tương đương về BHTG. Do vậy,

2) và bảo vệ được khoảng 90%

cần có thêm những chỉ tiêu đánh

số người gửi tiền ở Việt Nam tại

giá khác để có thể trả lời câu hỏi

thời điểm đó. Tuy nhiên, với sự

nên hay không nên tăng hạn mức

phát triển không ngừng, GDP

chi phí BHTG lúc này.

bình quân đầu người của Việt

Để giữ ổn giá trị thực của hạn mức chi trả BHTG, một số quốc gia còn định mức thay đổi hạn mức này theo trượt giá, ví dụ như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico. Cách dễ dàng là lấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm chỉ tiêu đánh giá, và hạn mức sẽ tự động cập nhật theo trượt giá. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là

Một chỉ tiêu khác cũng hết sức

Nam đã tăng đáng kể, và đến

sẽ khiến người gửi tiền gặp khó

quan trọng để đánh giá sự hợp

năm 2010, đạt mức trên 1.000

khăn trong việc ghi nhớ hạn mức

lý hạn mức chi trả BHTG là tỉ lệ

USD. Mặc dù hạn mức chi trả

chi trả BHTG hiện tại, từ đó, dẫn

hạn mức chi trả BHTG trên thu

BHTG đã được điều chỉnh lên

đến sự khó khăn cho việc tự bảo

nhập quốc nội (GDP) bình quân

mức 50 triệu đồng như hiện nay,

vệ quyền lợi của họ. Mặt khác,

đầu người. Vì khi GDP bình quân

sự thay đổi này vẫn không theo

theo IADI việc tăng hạn mức chi

đầu người thay đổi, nó sẽ có tương

kịp tốc độ tăng GDP bình quân

trả BHTG cũng cần được xem

quan với sự thay đổi quy mô của

đầu người. Do đó, tỷ lệ hạn mức

xét rất kỹ càng trong trường hợp

các khoản tiền gửi trong dân cư,

chi trả BHTG/GDP bình quân

lạm phát cao, vì nó có thể tăng

chỉ số này thường được đem ra

đầu người đã phản ánh sự thiếu

chi phí cho tổ chức BHTG. Việc

phân tích để đánh giá giá trị thực

cập nhật của hạn mức chi trả

tăng hạn mức chi trả BHTG cũng

của hạn mức chi trả BHTG. Hạn

BHTG hiện thời. Biểu đồ 3 cho

Biểu đồ 3: Sự suy giảm tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân đầu người tại Việt Nam

thấy, tỷ lệ này ban đầu tương đương với mức 5 lần, sau đó suy giảm dần cùng với sự tăng trưởng của GDP bình quân đầu người. Với lần tăng hạn mức chi trả BHTG năm 2005, tỷ lệ này lại được hồi phục ở mức 5 lần, sau đó lại bị suy giảm và hiện tại ở mức 2,25 lần. Điều này càng được thể hiện rõ khi ta so sánh chỉ tiêu này của Việt Nam với một số nước trong

Nguồn: International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2011(7) và tính toán của tác giả 132 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

(7) http://www.imf.org/external/pubs/ft/ weo/2011/01/weodata/weorept.aspx?pr. x=41&pr.y=8&sy=2000&ey=2010&scsm= 1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=58 2&s=NGDPPC&grp=0&a=


doanh nghiệp với ngân hàng

Biểu đồ 2: Tỉ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân đầu người một số quốc gia năm 2002

Nguồn: Deposit Insurance Around the World: A comprehensive data, Kunt và các tác giả khác(6) (6) http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/01/weodata/weorept.aspx?pr.x=41&pr.y=8&sy=2000&ey=2010&scsm=1&ssd=1&sort= country&ds=.&br=1&c=582&s=NGDPPC&grp=0&a=

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 133


doanh nghiệp với ngân hàng

Bảng 1: Hạn mức chi trả BHTG của một số quốc gia Asean (cập nhật năm 12/2010)

một số thời điểm khi người dân có nhiều lựa chọn cho việc đầu tư, tích lũy của cải của mình.

Hạn mức chi trả BHTG Quốc gia

Tỉ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân

Quy định theo luật

Tương đương USD

Singapore

20.000 SGD

15.300

0,35

Philippines

500.000 PHP

11.500

5,64

Malaysia

250.000 MYR

80.300

9,74

Indonesia

100 triệu RPH

11.700

3,75

Thailand

1 triệu THB

33.000

6,90

Vietnam

50 triệu VND

2.600

2,25

Điều này dẫn đến cần thiết phải có sự cân nhắc thay đổi hạn mức chi trả BHTG kịp thời cho phù hợp với tình hình hiện tại, để củng cố lòng tin của người gửi tiền vào sản phẩm truyền thống này, bảo vệ tính an toàn của hệ thống ngân hàng. Những nhận định trên đây, đã cho thấy việc tăng hạn mức chi trả BHTG trong tương lai gần là một điều cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa cho mục tiêu cuối cùng của chính

Nguồn: Cơ quan bảo vệ tiền gửi Thái Lan(8) khu vực Asean (xem bảng 1).

quan.

Ngoại trừ trường hợp Singapore là

Ngoài hai yếu tố trên, sự gia

nước phát triển, kinh tế ổn định,

tăng không ngừng của các dịch

các nước khác trong khu vực đều

vụ tài chính mới trong thị trường

có tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG/

tài chính - ngân hàng cũng là

GDP bình quân đầu người cao hơn so với Việt Nam hiện nay với mức chỉ 2,25 lần.

một yếu tố thứ ba tác động đến giá trị thực của hạn mức chi trả BHTG. Trong một thị trường tài

Theo IADI, hạn mức chi trả

chính - ngân hàng tiềm năng,

BHTG có thể cần được điều

dân số đông, kinh tế đang phát

chỉnh tăng dần theo thời gian để

triển, ngày càng nhiều các công

phản ánh thu nhập quốc nội cao

cụ tài chính mới được ra đời, thay

hơn (đặc biệt được so sánh với

thế những công cụ truyền thống.

GDP bình quân đầu người) và tỷ

Sản phẩm tiền gửi đang không

lệ lạm phát gia tăng. Cả hai yếu

ngừng bị cạnh tranh bởi sự ra

tố này hiện nay ở Việt Nam, như

đời và phát triển các công cụ đầu

phân tích ở trên đều đã tăng, vì

tư khác ở Việt Nam trong những

vậy, nhu cầu cho một sự thay đổi

năm gần đây. Lợi nhuận và những

theo chiều hướng tăng hạn mức

tiện ích của những sản phẩm tài

chi trả BHTG tại Việt Nam đang

chính mới khiến cho tính hấp

trở thành một hiện thực khách

dẫn của tiền gửi bị lung lay trong

134 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

sách BHTG là củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, góp phần đảm bảo tính an toàn lành mạnh của hệ thống, việc tăng hạn mức chi trả BHTG cũng cần được cân nhắc cụ thể và chi tiết một số vấn đề sau đây: - Để nâng hạn mức chi trả BHTG, trước hết, cần nâng cao nguồn lực tài chính của BHTGVN vốn hiện nay đang khá nhỏ bé so với nhiệm vụ bảo vệ tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng (tổng nguồn vốn của BHTGVN là 8.615 tỷ đồng tính đến 15/6/2011(9)). Điều này, nhằm nâng cao uy tín cũng như hiệu lực của chính sách BHTG tại Việt Nam, ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức nhận tiền gửi (8) h t t p : / / w w w. d p a . o r. t h / D e t a i l . aspx?menu=22&id=50 (9) h t t p : / / w w w. d i v. g o v. v n / D e f a u l t . aspx?tabid=201


doanh nghiệp với ngân hàng

Mục tiêu xuyên suốt của chính sách BHTG là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và góp phần vào sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng

trong những thời điểm khó khăn khi người gửi tiền mất tín nhiệm

triển.

đề cập đến.

- Tuy nhiên, mức tăng hạn mức

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam

chi trả BHTG cũng cần phải xét

hiện nay đã có những dấu hiệu rõ

đến rủi ro đạo đức của các tổ chức

ràng báo hiệu cần thiết phải có

nhận tiền gửi. Rủi ro đạo đức này

sự thay đổi hạn mức BHTG nhằm

sẽ có nguy cơ gia tăng khi hạn

đảm bảo và tăng cường hiệu

mức chi trả cao, vô hình chung

lực của chính sách BHTG mà

khuyến khích các tổ chức này sử

chính phủ Việt Nam đang thực

- Mức tăng hạn mức chi trả

dụng tiền gửi vào những dự án có

hiện thông qua hoạt động của

BHTG cần thỏa mãn nhu cầu của

rủi ro cao để theo đuổi mục tiêu

BHTGVN. Mặc dù vậy, việc tăng

đại đa số người gửi tiền, vì suy

lợi nhuận, vì họ đã yên tâm có sự

hạn mức BHTG trong thời gian tới

cho cùng, tăng hạn mức chi trả

bảo vệ cần thiết khi đổ vỡ chẳng

cũng cần được nghiên cứu, cân

BHTG cũng để duy trì niềm tin

may xảy ra.

nhắc kỹ một số yếu tố ảnh hưởng

vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính của BHTGVN, cũng cần phải xét đến điều kiện cụ thể nguồn tăng này là từ phí BHTG hay từ ngân sách cấp.

và những bên có liên quan như:

của người gửi tiền vào hệ thống

- Ngoài hạn mức chi trả có giới

các tổ chức nhận tiền gửi. Đây

hạn, cũng cần xem xét có một cơ

cũng là một cách gián tiếp củng

chế cho việc chuyển đổi sang chi

BHTG, các cơ quan chức năng

cố sự ổn định của hệ thống tài

trả không giới hạn, hay còn gọi

để đạt được một hạn mức chi trả

chính và nền kinh tế, vì khi người

là bảo đảm toàn bộ, trong những

BHTG tối ưu, thỏa mãn mục tiêu

gửi tiền có thêm một nguồn động

trường hợp khẩn cấp, hệ thống

xuyên suốt của chính sách BHTG

viên gửi tiền vào các tổ chức tín

ngân hàng gặp khó khăn, nguy cơ

tại Việt Nam là bảo vệ quyền lợi

dụng, nền kinh tế sẽ được gia

đổ vỡ lan truyền gia tăng. Hiện

của người gửi tiền và góp phần

tăng nguồn vốn đầu vào cho các

nay, cơ chế này ở Việt Nam vẫn

vào sự an toàn và lành mạnh của

hoạt động kinh tế - xã hội để phát

chưa có một quy chế hay luật nào

hệ thống ngân hàng.

người gửi tiền, tổ chức tham gia

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 135






TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ

NĂM 2011 VÀ DỰ BÁO TS. Lê Thị Thùy Vân *

S

au khi phục hồi nhẹ trong đầu năm 2011, kinh tế thế giới diễn biến ngày càng xấu đi với nguy cơ suy thoái được cảnh báo tăng dần trong bối cảnh các hoạt động toàn cầu đang yếu đi và trở nên thất thường hơn. Trong khi sự yếu kém mang tính cấu trúc chưa được giải quyết, thì một loạt các cú sốc (động đất và sóng thần ở Nhật Bản; nợ công Mỹ tăng lên cùng với việc Mỹ bị hạ mức tín nhiệm quốc gia; khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng Euro ngày càng lan rộng...) đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong năm 2011, khiến cho tăng trưởng chậm lại và rủi ro tăng lên. Theo IMF (9/2011), tăng trưởng * Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính

toàn cầu dự kiến đạt mức 4% trong năm 2011 và 2012 (so với mức 5% đạt được vào năm 2010). Các hoạt động kinh tế yếu và thất nghiệp cao khiến cho GDP ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng với tốc độ thấp, khoảng 1,6% năm 2011, và 1,9% năm 2012. Tốc độ tăng trưởng ở các nước mới nổi và đang phát triển sẽ giảm từ mức 7,3% (năm 2010) xuống còn 6,4% trong năm 2011 và 6,1% trong năm 2012, trong khi vẫn phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng. Với những tác động trên, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế đã diễn biến phức tạp trong năm 2011. Trong khi thị trường chứng khoán ghi nhận sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu chủ chốt thì trên thị trường tiền tệ, đồng EUR giảm

140 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

giá so với các đồng tiền chủ chốt trước áp lực của khủng hoảng nợ công châu Âu, và đồng Nhân dân tệ phải đối mặt với sức ép điều chỉnh giá sau khi Mỹ thông qua “Dự luật thao túng tiền tệ Trung Quốc”. Hàng loạt ngân hàng các nước bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, và rủi ro gia tăng trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng châu Âu. Về xu hướng điều chỉnh chính sách, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, ở đa số các nước còn lại, chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt trong nửa đầu năm 2011 trước áp lực lạm phát gia tăng; và chuyển sang hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011 khi kinh tế thế giới trở nên bất ổn, nhiều rủi ro


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Hình 1: Chỉ số tổng hợp MSCI của các thị trường chứng khoán toàn cầu

Ghi chú: tính đến hết ngày 9/12/2011 (Nguồn: Morgan Stanley Capital International, http://www.msci.com) và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp. Có thể điểm lại những nét nổi bật trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế năm 2011 (và dự báo) như sau:

1. Thị trường chứng khoán toàn cầu (Mỹ, Châu Âu, Châu Á) đồng loạt giảm Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2011 chứng kiến hai xu hướng diễn biến chính: phục hồi trong 6 tháng đầu năm, sau đó sụt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái lần hai, và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp… Xét chung cả năm 2011, các thị trường chứng khoán đều giảm điểm. Chỉ số tổng hợp MSCI ACWI (Morgan Stanley Capital International - All Country World Index) của các thị trường chứng khoán toàn cầu đã phục hồi và tăng điểm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, sau khi

tăng điểm nhẹ vào đầu năm, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán thế giới đã giảm đến 11% trong 6 tháng cuối năm. Tính chung trong năm 2011 (tính đến ngày 9/12/2011), chỉ số tổng hợp MSCI của thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm 6,4% và đóng cửa ở mức 81,730 điểm vào ngày 9/12/2011 (Hình 1). Thị trường chứng khoán của các nước phát triển G7 sụt giảm sau khi tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2011. Chỉ số MSCI của các nước G7 giảm 8,5% trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên, tính chung cả năm, chỉ số này của các nước G7 chỉ giảm khoảng 3,4% và đóng cửa ở mức 83,4 điểm trong phiên giao dịch ngày 9/12/2011. Tại thị trường Mỹ, chỉ số Dow Jones (DJIA) tăng điểm mạnh trong 6 tháng đầu năm (7,2%) đã hỗ trợ khá tốt cho việc giảm giá của chỉ số này trong những tháng cuối năm (1,9%). Do đó, tính chung cả năm 2011, chỉ số Dow Jones DJIA tăng giá 5,3% và đóng cửa ở mức 12.184,26

điểm trong phiên giao dịch ngày 9/12/2011. Chỉ số Nasdaq (Nasdaq Composite) giảm nhẹ với mức giảm 0,2% trong năm 2011 và đóng cửa tại 2.646,58 điểm trong ngày 9/12/2011. (Tính toán theo số liệu của Reuters đến ngày 9/12/2011) Tại châu Âu, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong năm 2011, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tiếp tục lan rộng tại châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, Italy) và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Fitch, Moody’s ) đã đánh tụt mức tín nhiệm của nhiều nước trong khu vực này (Hy Lạp, Hungary, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy). Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Âu giảm tới 17,4% trong 6 tháng đầu năm và giảm 9,5% trong cả năm 2011. Chỉ số chứng khoán DAX của Đức giảm 16,3% trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 16,6% so với cuối năm 2010 và đóng cửa lần lượt ở các mức 5785,43 điểm; 3172,35 điểm trong phiên giao dịch ngày 9/12/2011. Khác với thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, thị trường chứng khoán châu Á chịu áp lực giảm điểm ngay từ trong nửa đầu năm 2011. Áp lực lạm phát tăng cao cùng với thảm họa động đất và sóng thần Nhật Bản (21/3/2011) là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong nửa đầu năm 2011. Trong nửa cuối năm 2011, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục giảm sâu hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 141


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Âu. Tính chung cả năm 2011 (đến ngày 9/12/2011), chỉ số MSCI của các nước mới nổi châu Á giảm 16,2%. Tính chung cả năm 2011, chỉ số Nikkei 225 đã giảm giá 16,5% và đóng cửa ở mức 8536,46 điểm trong phiên giao dịch ngày 6/9/2011. Các chỉ số chứng khoán ở các nước khác giảm từ 15% đến 23%: chỉ số Straits Times của Singapore giảm 15,5%; chỉ số Shanghai của Trung Quốc giảm 18,7%; chỉ số Hang Seng của Hồng Kong giảm 19,3%; chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 23,2%. (Bảng 1) Bảng 1: Biến động của các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên các thị trường Thị trường

Chỉ số Dow Jones Nasdaq CAC 40 DAX FTSE 100 Nikkei 225 Hang Seng Shanghai Composite Taiwan Weighted Straits Times

Mức đóng cửa ngày 31/12/2010 11.577,51 2.652,87 3.804,78 6.914,19 5.920,451 10.228,92 23.035,45 2.820,18 8.972,5 3.190,04

Đóng cửa ngày 9/12/2011

Tăng/giảm (%)

12.184,26 2.646,58 3.172,35 5785,43 5.529,21 8.536,46 18.586,23 2.291,54 6.893,3 2.694,6

5,3% 0,2% Pháp 16,7% Đức 16,3% Anh 6,3% Nhật Bản 16,5% Hồng Kông 19,3% Trung Quốc 18,7% Đài Loan 23,2% Singapore 15,5% (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ Reuters. Riêng chỉ số DAX và Shanghai Composite tổng hợp từ Yahoo Finance) Mỹ

Theo dự báo của Financial Forecast, các thị trường chứng khoán chủ chốt sẽ diễn biến tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2012 trước khi giảm nhẹ vào giữa năm 2012. Trên thị trường Mỹ, chỉ số Dow Jones được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức 12.320 điểm vào tháng 3/2012 và sau đó giảm nhẹ xuống mức bình quân 11.590 điểm trong tháng 7/2012. Trên thị trường châu Âu, chỉ số DAX và FTSE 100 được dự báo cũng sẽ diễn biến theo xu hướng tăng nhẹ cho đến hết quý I/2012 trước khi giảm nhẹ xuống mức giá trung bình lần lượt tại 5.830 điểm; 5.308 điểm vào tháng 7/2012. Tuy nhiên, trên thị trường châu Á, sau khi liên tục giảm giá trong năm 2011, chỉ số Nikkei 225 của Nhật sẽ phục hồi trở lại vào đầu năm 2012, khi nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại nhờ vào những nỗ lực khắc phục của Chính phủ Nhật sau thảm họa kép. Dự báo chỉ số Nikkei 225 sẽ tăng trên 9.000 điểm kể từ tháng 5/2012 và đạt mức giá bình quân 9.730 điểm vào tháng 7/2011. (Bảng 2) Bảng 2: Dự báo diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt đến tháng 1/2012 Thời gian dự báo (bình quân tháng)

Chỉ số Dow Jones

Chỉ số Nasdaq

11/2011 12/2011 1/2012 2/2012 3/2012 4/2012 5/2012 6/2012 7/2012

11.798 12.011 12.335 12.607 12.320 11.960 12.250 11.920 11.590

2.607 2.667 2.772 2.860 2.790 2.722 2.790 2.680 2.570

Chỉ số DAX 5.821 5.943 6.140 6.330 6.230 6.090 6.220 6.060 5.830

Chỉ số FTSE 100

Chỉ số Nikkei 225

5.400 5.524 5.680 5.770 5.661 5.570 5.690 5.540 5.380

8.511 8.650 8.600 7.990 8.260 8.660 9.000 9.410 9.730

(Nguồn: Theo dự báo của Financial Forecast, tại thời điểm 12/12/2011 đối với Nikkei 225; 9/12 đối với FTSE 100 và DAX; 5/12 đối với Dow Jones và Nasdaq)

142 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

2. Đồng Euro trước nguy cơ tan rã do cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu. Sau khi phục hồi và tăng giá nhẹ trong nửa đầu năm, đồng Euro giảm giá mạnh trong nửa cuối năm 2011 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu có nguy cơ biến thành cuộc khủng hoảng xã hội và thể chế, khiến khu vực đồng Euro phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Chỉ số giá EUR đã giảm 5,4% so với đầu tháng 6/2011 và giảm 1,3% so với cuối năm 2010. Đồng Euro giảm giá 8,1% so với Đôla Mỹ , 10,8% so với Yên Nhật và 5,6% so với Bảng Anh trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của xu hướng tăng giá trong nửa đầu năm 2011, nên tính chung cả năm 2011, mức độ giảm giá của đồng EUR là không quá nhiều. Trong năm 2011, đồng Euro giảm giá 0,4% so với Đôla Mỹ, giảm 0,6% so với Bảng Anh, và giảm 4,2% so với Yên Nhật (Tính toán từ số liệu của Reuters đến ngày 9/12/2011). Trước đây, với những tiêu chí chặt chẽ để được tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu

(như thâm hụt ngân sách quốc gia dưới 3% GDP, nợ công dưới 60% GDP, minh bạch về ngân sách...), đồng Euro đã tạo sự tin cậy khá cao trong giới tài chính quốc tế kể từ khi ra đời vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, kể từ khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, cùng với tình trạng nợ công ngày càng xấu đi ở các nước thành viên khác, thì giá trị và sức mạnh của đồng Euro đã bị suy giảm. Tính chung trong vòng 2 năm (20102011), chỉ số giá EUR đã giảm tới 11%. (Hình 2) Lo ngại về việc đồng Euro sụp đổ đã lên đến đỉnh điểm khi các nhà đầu tư từ chối mua một số loại trái phiếu Chính phủ châu Âu. Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu chính phủ nhiều nước thuộc khu vực đồng Euro đã tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng cuối năm 2011. Lãi suất trái phiếu của Italy đã tăng lên mức 7,6 - 7,9%/ năm để huy động hơn 7,5 tỷ USD, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Pháp đã tăng 0,5 điểm phần trăm trong bối cảnh các khoản nợ của

Hình 2: Chỉ số giá EUR giai đoạn 2010-2011

(Ghi chú: Chỉ số giá EUR đo lường sự biến động của đồng EUR so với một rổ tiền tệ gồm 6 loại: USD, JPY, GBP, CAD, CHF, SEK.) (Nguồn: Reuters)

Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ Euro, gần mức 1.900 tỷ Euro của Italia. Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức cũng tăng 0,145 điểm phần trăm lên 2,056%, lần đầu tiên tăng cao hơn chi phí vay của Mỹ kể từ tháng 10/2011, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực. Nhằm tăng cường củng cố và bảo vệ đồng Euro, tại Hội nghị Thượng đỉnh EU (kết thúc ngày 9/12/2011), 26/27 thành viên EU (trừ Anh) đã đồng ý đưa ra một thỏa thuận mới về giám sát tài chính chặt chẽ hơn. Theo đó, giới hạn thâm hụt cơ cấu sẽ ở mức 0,5% GDP của mỗi nước thành viên, trong khi đó trần nợ công vẫn duy trì ở mức 60% GDP, kèm theo điều luật mới quy định nếu nước nào vi phạm sẽ tự động bị trừng phạt nặng. Một giải pháp khác cũng được thông qua nhằm cứu nguy cho Khu vực đồng Euro, đó là thành lập quỹ cứu trợ thường trực của khu vực có quy mô 500 tỷ EUR với tên gọi là Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM), dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2012. ESM sẽ được cấp một giấy phép hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, giúp ESM có thể tiếp cận thanh khoản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nâng cao khả năng của cơ chế này đối phó với cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng Euro. ESM cũng có khả năng trực tiếp tái cấp vốn cho các ngân hàng. Thỏa thuận này được coi là một “Công ước tài chính” dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Khu vực đồng Euro (17 nước) và những nước tham gia Công ước này. Tuy nhiên,

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 143


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CNY trong năm 2010-2011

(Nguồn: Reuters) cũng còn một số rủi ro khi nhiều thành viên phải trưng cầu dân ý về thỏa thuận này. Bên cạnh đó, các nước Bungaria, Đan Mạch, Latvia, Litva, Ba Lan, Hungary, Romania, Czech và Thụy Điển đang tham vấn các cơ quan lập pháp của các nước này trước khi quyết định có tham gia hay không. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các nước vì bên cạnh những quyền lợi, các thành viên phải tuân thủ theo các quy định nếu không muốn bị trừng phạt. Để thỏa thuận được ký kết vào năm tới với sự tham gia của 17 nước thành viên và 9 nước còn lại sẽ không phải là vấn đề đơn giản, nếu không muốn nói là quá khó khăn. Do đó, đồng Euro sẽ còn phải đối mặt với nguy cơ tan rã trong năm 2012 nếu cuộc khủng hoảng nợ công không được kiểm soát và các nước trong khu vực không ký kết được thỏa thuận chung.

3. Đồng Nhân dân tệ (CNY) trước sức ép điều chỉnh giá và “Dự luật thao túng tiền tệ Trung Quốc” của Mỹ Sức ép điều chỉnh giá đồng Nhân dân tệ (CNY) từ phía Mỹ tiếp tục tăng lên trong năm 2011,

với yêu cầu Trung Quốc cho phép đồng CNY nâng giá, nhằm thực hiện tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, cuộc chiến tỷ giá USD/CNY giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài trong nhiều năm khi giá trị nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng cao. Thâm hụt thương mại hàng hóa với Trung Quốc chiếm 42% (khoảng 273 tỷ USD) tổng thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ năm 2010 và chiếm 39% (khoảng 217 tỷ USD) thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 20111. Tỷ giá USD/CNY sau khi được Trung Quốc điều chỉnh từ 8,38 xuống 6,83 vào tháng 7/2008, đã gần như được cố định để giúp các nhà xuất khẩu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc điều chỉnh thêm một bước tỷ giá USD/CNY bằng cách ấn định tỷ giá tham chiếu 6,7896 (ngày 25/6/2010), tăng 0,3% so với một ngày trước đó, tỷ giá CNY tiếp tục được duy trì ở mức ổn định trong năm 2010-2011. Trong năm 2011, Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tăng cường quốc tế hóa đồng CNY với 3 giai đoạn chuyển đổi: phát huy

144 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

vai trò định giá và thanh toán của đồng CNY trong thương mại xuyên biên giới; thúc đẩy đồng CNY thực hiện chuyển đổi trong các dự án vốn; đưa đồng CNY trở thành đồng tiền dự trữ của ngân hàng trung ương nhiều nước. Tuy nhiên, tỷ giá đồng CNY vẫn chưa thực sự linh hoạt. Theo số liệu của Reuters, đồng CNY chỉ tăng giá khoảng 6,7% so với đồng USD trong 3 năm qua (tính từ đầu năm 2009 đến ngày 9/12/2011). Trong năm 2011 (tính đến ngày 9/12/2011), đồng CNY chỉ tăng giá 3,4% so với Đôla Mỹ, tăng 3,6% so với đồng Euro, tăng 3,3% so với Bảng Anh, và thậm chí giảm 0,8% so với Yên Nhật. (Hình 3) Theo đánh giá từ phía Mỹ, CNY vẫn thấp hơn giá trị thực từ 3-20%, tùy theo phương pháp tính, gây tác động tiêu cực đến kinh tế nước này. Việc Trung Quốc định giá thấp đồng CNY giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn hàng Mỹ, tạo ra khoảng thâm hụt khổng lồ 273 tỷ USD trong năm 2010, làm mất việc làm của 2 triệu lao động nước Mỹ và ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất Mỹ2. Do đó, ngày 12/10/2011, Thượng viện Mỹ đã quyết định thông qua Dự luật “sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc” (China’s currency manipulation Bill) với việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với một số hàng hóa Trung Quốc (trong đó bao gồm tăng thuế, cấm thu mua hàng tại Mỹ và không thể nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ đầu tư ở nước ngoài…), nếu 1 http://www.census.gov/foreign-trade/ Press-Release/current_press_release/. 2 http://worldnews.about.com/od/wto/a/ China-And-Currency-Manipulation.htm


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Cuộc khủng hoảng nợ công cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế đã khiến nhiều ngân hàng châu Âu phải đối mặt với việc thiếu nguồn vốn nghiêm trọng

Bộ Tài chính Mỹ xác định rằng hàng hóa đó được Trung Quốc bảo hộ xuất khẩu bằng cách định giá thấp đồng nội tệ. Với kế hoạch hành động tỷ giá này, Mỹ kỳ vọng sẽ có thể tạo sức ép buộc Trung Quốc nâng giá đồng CNY, từ đó giúp tạo thêm việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức 9-10%, hỗ trợ cho tăng trưởng yếu hiện nay của Mỹ.

4. Hàng loạt ngân hàng các nước bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, rủi ro gia tăng trong hệ thống tài chính buộc 6 NHTW lớn phải cùng phối hợp can thiệp để hỗ trợ. Trong khi hệ thống ngân hàng các nước vẫn còn yếu, thị trường tài chính quốc tế còn nhiều rủi ro sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008, thì cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu đã làm cho tình hình trở nên tiêu cực hơn trong năm 2011. Các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm thế giới (S&P, Fitch, Moody’s) đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của hàng

loạt ngân hàng các nước, chủ yếu do quan ngại về danh mục đầu tư của các ngân hàng (đặc biệt là trái phiếu) trong điều kiện thị trường tài chính biến động và các chính phủ phải can thiệp nhiều hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp, ngân hàng. Theo đó, nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ (Bank of America, Goldman Sachs, Citigroup, Morgan Stanley), châu Âu (Barclays, Lloyds, Commerzbank, UBS, Royal Bank of Scotland, Lloyds Banking Group, Banco Santander, Banco Bilbao Vizcaya Argentaria) và châu Á (Bank of Tokyo Mitsubishi, Sumitomo Mitsui Banking Corporation) đều bị hạ bậc tín nhiệm trong năm 2011. Theo xếp hạng mới nhất của Standard & Poors (ngày 29/11/2011), 37 thể chế tài chính lớn nhất thế giới đã bị hạ mức đánh giá tín dụng dài hạn. Trong đó, 3 ngân hàng lớn của Mỹ gồm Bank of America, Goldman Sachs, Citigroup đã bị hạ mức xếp hạng

từ A xuống A-. Morgan Stanley, HSBC, Barclays, Lloyds cùng một số ngân hàng khác tại châu Âu (như Commerzbank, UBS, Royal Bank…) cũng bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Hệ thống ngân hàng châu Âu đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi cuộc hoảng nợ công cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế đã khiến nhiều ngân hàng châu Âu phải đối mặt với việc thiếu nguồn vốn nghiêm trọng. Nhiều ngân hàng ở châu Âu hiện không thể đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 8% theo chuẩn của Basel II. Tiêu biểu gồm các ngân hàng: RBS - Royal Bank of Scotland (Anh); Deutsche Bank (Đức), BNP Paribas (Pháp), Societe Generale (Pháp), Barclays (Anh); UniCredit (Italy); BPCE (Pháp); Commerzbank (Đức); Bankia (Tây Ban Nha); Ngân hàng Hy Lạp (Hy Lạp). Để hỗ trợ khắc phục những khó khăn trong hệ thống ngân hàng, trong tháng 11/2011, 6 ngân

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 145


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

hàng trung ương (NHTW) lớn trên thế giới gồm NHTW Mỹ, NHTW châu Âu (ECB) NHTW Anh (BOE), NHTW Canada (BOC), NHTW Nhật (BOJ), NHTW Thụy Sỹ (SNB) đã cùng thống nhất tạo ra chương trình hoán đổi song phương để nguồn cung tiền của bất kỳ loại tiền nào sẽ được đảm bảo nếu thị trường có nhu cầu (có hiệu lực đến 01/02/2013). Theo chương trình hoán đổi thanh khoản, FED cho ECB và các NHTW khác vay USD, đổi lại sẽ nhận đồng tiền khác, trong đó có Euro. NHTW cho các ngân hàng thương mại vay USD thông qua đấu giá, như đã từng được thực hiện vào tháng 5/2010 khi khủng hoảng nợ châu Âu trở nên căng thẳng. Thỏa thuận hợp tác này giữa 6 NHTW có thể giúp tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng đang kẹt vốn của châu Âu, cho phép các ngân hàng châu Âu được quyền tiếp cận dễ dàng hơn đối với các nguồn vốn bằng USD, đồng thời, góp phần xoa dịu tâm lý căng thẳng của giới đầu tư về những hậu quả nặng nề phát sinh từ cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng ở Khu vực đồng Euro.

5. Chính sách tiền tệ thể hiện rõ hai xu hướng: thắt chặt trong nửa đầu năm ở các nước trước áp lực lạm phát (ngoại trừ Mỹ, Nhật), và hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011. Chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tương đối ở Mỹ, Nhật trong cả năm 2011. Tuy nhiên, ở đa số các nước còn lại, chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt trong nửa đầu năm 2011 trước áp lực lạm phát gia tăng; và chuyển sang hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011 khi kinh tế thế giới trở

nên bất ổn, nhiều rủi ro và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp. Lạm phát thế giới tăng lên mức 4% trong quý I/2011, từ mức 3,5% của quý IV/2010. Giá cả hàng hóa tăng cao trong 6 tháng đầu năm với sự biến động mạnh của giá dầu tăng vượt mức 110 USD/thùng và giá vàng biến động xung quanh ngưỡng 1.500 USD/ ounce đã làm gia tăng áp lực lạm phát trên thế giới, đặc biệt ở các nước mới nổi và đang phát triển. Theo dự báo của IMF (tháng 9/2011), trong khi tỷ lệ lạm phát của khối các nước phát triển là 2,6% trong năm 2011, thì các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức lạm phát dự kiến là 7,5% trong năm 2011 (cao hơn nhiều so với mức 6,1% của năm 2010). Áp lực lạm phát đã buộc nhiều ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2011, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tại các nước (Hàn Quốc, Khu vực đồng Euro, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Hungary, Nga Philippines, Malaysia…), các NHTW đã tiến hành tăng lãi suất chính sách, thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Một số NHTW tiến hành tăng lãi suất chính sách nhiều lần, nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, tiêu biểu là: Khu vực đồng Euro (2 lần); Hàn Quốc (3 lần); Na Uy (2 lần); Trung Quốc (3 lần). Riêng tại Ấn Độ, áp

lực lạm phát vẫn tiếp tục cao đe dọa đến tăng trưởng kinh tế đã buộc NHTW nước này tiến hành tăng lãi suất chính sách 6 lần trong 10 tháng; trong khi Brazil tăng lãi suất 5 lần trong 7 tháng; và Thái Lan tăng lãi suất 4 lần trong 8 tháng đầu năm 2011. Bên cạnh động thái tăng lãi suất, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương xem xét và sử dụng nhằm giảm cung tiền, kiềm chế lạm phát. Tiêu biểu gồm các nước Ấn Độ, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Trung Quốc với 6 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2011, trong bối cảnh kinh tế thế giới chuyển biến xấu đi với nguy cơ suy thoái được cảnh báo tăng dần3, nhiều NHTW đã chuyển hướng chính sách tiền tệ sang hướng hỗ trợ tăng trưởng hoặc thậm chí nới lỏng tiền tệ ở một số nền kinh tế (Khu vực đồng Euro, Australia, Trung Quốc, Brazil). Tại các nền kinh tế phát triển, trong khi NHTW các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng và chống lại suy thoái kinh tế, thì Khu vực đồng Euro và Australia đã có động thái điều chỉnh mạnh mẽ với việc giảm lãi suất chính sách trong bối cảnh phục hồi kinh tế chậm và tình hình nợ công ngày càng lan rộng. Theo đó, tại Australia, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009, lãi suất chính sách

3 Nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới đã được các chuyên gia và các tổ chức quốc tế cảnh báo với nhiều cấp độ khác nhau. Trong khi một số nhận định nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới là tương đối cao với các tỷ lệ đặt cược được điều chỉnh tăng dần lên (Paul Krugman với 50%; Michael Spence với 50%; Wall Street với 45%; và Reuters với 31%), thì các tổ chức quốc tế lớn (IMF, OECD, ADB và WB) chỉ đưa ra các cảnh báo kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những rủi ro rất cao (tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao…), và đang ở trong một giai đoạn biến động phức tạp, khó lường

146 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Lãi suất chính sách (Policy rates) của một số nước trên thế giới (Tính đến 12/12/2011) Lãi suất chính sách hiện tại (%)

Lãi suất cũ (%)

Lần điều chỉnh gần nhất

Mỹ

0,25

1,0

16/12/2008

Khu vực đồng Euro

1,0

1,25

8/12/2011

Nhật

0,1

0,3

19/12/2008

Canada

1,0

0,75

8/9/2010

Anh

0,5

1,0

5/3/2009

Australia

4,25

4,5

6/12/2011

Thụy Điển

2,0

1,0

7/9/2011

Hàn Quốc

3,25

3,0

10/6/2011

Trung Quốc

6,56

6,31

6/7/2011

Ấn Độ

8,5

8,25

25/10/2011

Đài Loan

1,875

1,75

1/7/2011

Thổ Nhĩ Kỳ

5,75

6,25

5/8/2011

Brazil

11

11,5

30/11/2011

Ghi chú về lãi suất chính sách ở các nước: 1. Mỹ: FED Fund Rate (Lãi suất điều hòa dự trữ liên bang). 2. Eurozone: Refinancing Operation rate. 3. Nhật: Uncollateralized overnight call rate. 4. Canada: overnight funding rate. 4. Anh: bank rate. 5. Australia: cash rate . 6. Thụy Điển: 3-month Swiss Libor. 7. Hàn Quốc: BOK Base rate. 8. Trung Quốc: One-year yuan lending rate. 9. Ấn Độ: Repo rate. Đài Loan: Discount rate. 10. Thổ Nhĩ Kỳ: Overnight borrowing. 11. Brazil: Selic rate (Nguồn: Fxstreet, central banks) đã được điều chỉnh giảm 25 điểm cơ bản xuống còn 4,5% (ngày 1/11/2011) và tiếp tục xuống còn 4,25% (ngày 6/12/2011). Tại Khu vực đồng Euro, sau những nỗ lực thắt chặt tiền tệ vào nửa đầu năm 2011, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã chuyển hướng sang điều chỉnh chính sách tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2011 qua 2 lần giảm lãi suất chính sách: giảm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 1,25% (ngày 3/11) và tiếp tục giảm xuống còn 1% (ngày 8/12/2011), trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng căng thẳng và kinh tế khu vực đang phục hồi yếu.

Triển vọng kinh tế suy giảm cùng với nhiều rủi ro đe dọa tốc độ tăng trưởng đã khiến NHTW các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phải chuyển hướng sang chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011. Trong khi một số nước (Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia) đã ngừng động thái tăng lãi suất và có thể tính đến khả năng hạ lãi suất thì một số nước (Brazil) đã quyết định hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước kể từ 31/8/20114, trong bối cảnh kinh 4 Đây là lần đầu tiên ngân hàng trung ương Brazil tuyên bố cắt giảm lãi suất kể từ tháng 7-2009 và đưa ra động thái ngược lại với hàng loạt lần tăng lãi suất kể từ tháng 4-2010.

tế toàn cầu đang chuyển biến xấu đi. Theo đó, chỉ trong vòng 3 tháng kể từ cuối tháng 8/2011, NHTW Brazil đã 3 lần hạ lãi suất (lãi suất chủ đạo - lãi suất cho vay liên ngân hàng qua đêm có bảo đảm bằng chứng khoán chính phủ) với mức giảm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất chính sách của nước này lần lượt xuống các mức 12% (ngày 31/8); 11,5% (ngày 19/10); và 11% (ngày 31/11). Ngoài ra, tại Trung Quốc, ngày 30/11/2011, NHTW Trung Quốc (PBoC) đã tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, xuống còn 21%, áp dụng cho các ngân hàng thương mại lớn từ ngày 5/12/2011. Đây là lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 147


TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Hình 5: Lãi suất chính sách của các NHTW trên thế giới và dự báo

Ghi chú: 1. Lãi suất chính sách: Bình quân giản đơn lãi suất chính sách của mỗi nhóm nước, tính đến tháng 9/2011. Dự báo theo khảo sát của Bloomberg. 2. Các nền kinh tế phát triển: Khu vực đồng Euro, Nhật Bản, Anh, Mỹ. 3. Các nền kinh tế mới nổi: Trung Quốc, Brazil, Columbia, CH Séc, Hungary, Mexico, Peru, Hàn Quốc, Ba Lan, Nam Phi.

(Nguồn: NHTW các nước và Bloomberg) đầu tiên của NHTW Trung Quốc kể từ tháng 12/2008 và sẽ giúp “giải phóng” 390 tỷ CNY (khoảng 61 tỷ USD) vốn tín dụng để các ngân hàng được phép cho vay5. Với động thái điều chỉnh này, chính sách tiền tệ Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang đặt tăng trưởng kinh tế lên vị trí ưu tiên hàng đầu, thay cho mục tiêu chống lạm phát trước đây. Chính sách tiền tệ được dự báo sẽ tiếp tục được nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng yếu ở nhiều nền kinh tế phát triển. ECB có thể tiếp tục hạ lãi suất nếu rủi ro tiếp tục tăng lên đối với tăng trưởng của khu vực này, trong khi lãi suất FED được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp hiện tại cho đến giữa năm 2013, trong bối cảnh phục hồi kinh tế còn yếu kém và nhiều http://online.wsj.com/article/SB100014 24052970204012004577069804232647 954.html 5

rủi ro. NHTW (BOJ) được dự báo sẽ tiếp tục duy trì lãi suất thấp hiện tại và có thể sẽ thực hiện các hỗ trợ thanh khoản dưới hình thức mua tài sản tư nhân. Các nước mới nổi đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng trong khi áp lực lạm phát vẫn còn. Do đó, lãi suất của các NHTW các nước mới nổi sẽ tiếp tục ở mức hiện tại hoặc tăng nhẹ trong năm 2012-2013. (Hình 5) Tài liệu tham khảo: 1. IMF (2011). “World Economic Outlook - Slowing Growth, Rising Risks”. 9/2011 2. IMF (2011). World Economic Outlook Update. June, 2011. 3. Bridget Johnson (2011). “China and Currency Manipulation”. October 21, 2011. 4. The Wall Street Journal

148 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

(2011). “China’s Move Shifts Growth to Top of Agenda”, December 1, 2011 5. https://portal.hpd.global. reuters.com/auth/login.aspx (Thomson Reuters) 6. http://www.msci.com (Morgan Stanley Capital International) 7. http://www.fxstreet.com (Fxstreet) 8. http://forecasts.org/ (Financial Forecast Center) 9. http://www.census.gov (US Census Bureau) 10. http://online.wsj.com (The Wall Street Journal) 11. http://www.bis.org (Bank for International Settlements) 12. http://www.imf.org/ external/data.htm (IMF Database)


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

ẤM TRÀ GIAO THỪA CỦA BÁC *

Đ

êm ba mươi Tết Đinh Dậu 1957, anh Ba, anh Út và tôi, ba anh em Nam Bộ ngồi tại nhà bảo vệ Phủ Chủ tịch, uống trà, chờ đón giao thừa. Đến 9h tối, từ phía sau, Bác Hồ bước vào. Trời rét, Bác mặc áo bông và đội mũ len đan. Chúng tôi mừng rỡ đứng dậy chào: - Thưa Bác! Trông thấy chúng tôi, Bác hỏi: - Các chú UTQ(1) hả? Chúng tôi cung kính: - Dạ! Bác nói vui: - Cho Bác tham gia với! Chúng tôi lúng túng, vừa mừng, vừa hồi hộp. Bác cười nói tiếp: - Hôm nay, Bác sẽ pha trà cho các chú uống! Bác bảo anh Ba lên nhà mở tủ lấy lọ trà ở ngăn kéo thứ hai và cầm xuống cho Bác hộp kẹo và cái ca tráng men có nắp đậy mà Bác thường dùng (loại ca bộ đội kỷ niệm chiến thắng Điện Biên). Bác ngồi xuống chiếu với chúng tôi, tự tay Bác tráng ấm chén. Khi anh Ba xuống, Bác lấy trà bỏ vào ấm và pha nước. Rồi Bác cầm ấm rót nước trà ra ca để đó. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, tìm hiểu. Bác pha ấm trà thứ hai cũng rót ra ca để đó. Đến ấm trà thứ ba. Bác mới rót trà ra bốn chén con. Bác nhìn chúng tôi đang trố mắt theo dõi và vẫy tay bảo: - Thôi, uống đi! Cử chỉ thân mật của Bác khuyến khích chúng tôi xử sự tự nhiên. Chúng tôi cầm chén trà uống ngay, Bác cũng uống một chén. Bác mở hộp nhựa lấy kẹo chia cho ba chúng tôi. Không ai bảo ai, chúng tôi đều bỏ kẹo và túi cất, Bác hỏi:

- Sao không ăn đi? - Quà năm mới của Bác, chúng cháu xin để dành đem về tặng cho các bạn - chúng tôi đồng thanh đáp. Bác pha trà tiếp. Ấm trà thứ tư, Bác pha vơi một ít và lấy ca nước trà dự trữ rót thêm vào cho đầy. Bác rót ra ba chén cho chúng tôi uống. Bác không uống nữa, Bác chỉ uống có mỗi một chén thôi. Đến ấm trà thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám. Bác cũng pha như vậy, trà vẫn đậm, uống vẫn ngon như những nước đầu. Chúng tôi say sưa uống, mắt sáng ra thích thú, vừa uống vừa theo dõi cử chỉ của Bác, lòng tràn đầy trìu mến. Tiệc trà mãn, Bác dạy: - Bác nghe nói mấy chú Nam Bộ đầu tháng thì “trung nông”, giữa tháng thì “bần nông”, cuối tháng thì “cố nông”. Như thế mấy chú chi tiêu thiếu kế hoạch. Mấy chú phải chi tiêu theo lối pha trà của Bác thì từ đầu tháng khi mới lĩnh lương, đến cuối tháng vẫn đủ tiền chi tiêu, khỏi bị nợ. Bác chúc chúng tôi ăn Tết vui vẻ rồi Bác đi lên nhà. Chúng tôi đứng nhìn Bác ra đi, lòng bồi hồi cảm xúc, chan chứa mối tình trìu mến đối với người Cha, người Lãnh tụ đã sưởi ấm lòng chúng tôi lúc xa nhà, trong đêm vui giao thừa. Hình ảnh của Bác cứ nhắc nhở, giáo dục chúng tôi, chẳng những trong công tác, mà cả trong sinh hoạt và đạo đức. Báo Văn nghệ (Hà Nội) Xuân Canh Tuất 1970. (1) UTQ: Uống trà quạo tức trà đặc. * Trích từ cuốn: "Những mẩu chuyện về đạo đức tác phong của Bác Hồ" - NXB Thanh Niên, 2008

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 149


Đoàn thể - xã hội

VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG NGÀNH NGÂN HÀNG Năm 2011 là năm diễn ra sự kiện quan trọng - kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng; năm 2012 là năm tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội V Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN). Phóng viên Tạp chí Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn NHVN về một số nội dung hoạt động của Công đoàn NHVN trong năm 2011 và 2012. Phóng viên (PV): Thưa đ/c, năm 2011 là năm kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng, đ/c có thể cho biết một số hoạt động nổi bật do Công đoàn NHVN tổ chức phát động nhân sự kiện trọng đại này của Ngành? Đ/c Nguyễn Văn Tân: Năm 2011, Công đoàn NHVN đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng (6/5/1951-6/5/2011). Để chào mừng sự kiện đặc biệt này, Công đoàn NHVN đã phát động các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, tuyên truyền về lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng, qua đó khẳng định sự đoàn kết, nhất trí, đồng tâm, hiệp lực của CNVCLĐ toàn Ngành, nhằm xây dựng ngành Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững. Nổi bật trong các hoạt động đó là cuộc thi tìm hiểu “Ngân hàng Việt Nam - 60 năm

xây dựng và phát triển” được Công đoàn NHVN tổ chức từ cấp cơ sở đến toàn Ngành. Tham dự cuộc thi này không chỉ có đoàn viên lao động tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, Bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng chính sách, các hiệp hội trong Ngành… mà còn thu hút đông đảo người lao động tại các ngân hàng liên doanh, ngân hàng có vốn nước ngoài, đặc biệt là

150 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

những cán bộ ngân hàng đã nghỉ hưu. Trong hàng ngàn bài dự thi gửi về các cấp công đoàn, có rất nhiều bài dự thi có chất lượng cao, được đầu tư công phu. Công đoàn NHVN đã trao 01 giải đặc biệt, 05 giải nhất, 08 giải nhì, 12 giải ba, 30 giải khuyến khích và 103 giải phong trào cho các cá nhân tham gia cuộc thi… Một hoạt động cũng thu hút sự quan tâm của CNVCLĐ ngành


Đoàn thể - xã hội

Ngân hàng là Hội thi Giọng hát hay ngành Ngân hàng lần thứ hai, với sự tham gia của 119 thí sinh đến từ 16 đơn vị trong toàn Ngành. Ban Tổ chức đã trao 41 giải A, 48 giải B, 24 giải C, 6 giải khuyến khích và 1 giải phụ cho các thí sinh tham gia cuộc thi. Công đoàn NHVN còn tổ chức các hoạt động thể thao, qua đó quyên góp tiền ủng hộ của các đơn vị tham dự để hỗ trợ xây dựng các công trình từ thiện tại các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các cấp công đoàn trong toàn Ngành cũng tổ chức nhiều hoạt động phong trào sôi nổi, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. PV: Cùng với các hoạt động chào mừng đó, xin đ/c cho biết một vài kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn NHVN trong năm 2011 Đ/c Nguyễn Văn Tân: Năm 2011, Công đoàn NHVN đã chỉ đạo công đoàn các cấp trong hệ thống tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, như phổ biến Nghị quyết, cung cấp tài liệu, xây dựng Chương trình hành động và hướng dẫn triển khai, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI… Đồng thời, công đoàn các đơn vị cũng đã tập trung tuyên truyền tới CNVCLĐ về những khó khăn và nhiệm vụ của đơn vị, của Ngành trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều khó khăn thách thức; tuyên truyền để cán bộ, CNVC-LĐ hiểu và thực hiện tốt nhiệm vụ chung

của Ngành theo Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tuyên truyền các nội dung quan trọng khác như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức Tín dụng được Quốc hội khóa XII phê chuẩn tại kỳ họp lần thứ 7, lịch sử 60 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam, tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ lý luận, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong tình hình mới…; phát động các đơn vị trong Ngành thực hiện đổi mới phong cách giao dịch, xây dựng đạo đức nghề nghiệp, văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, hướng tới mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại”. Một số công đoàn đã tổ chức thành công các cuộc thi như: Công đoàn Viettinbank tổ chức Hội thi “Cán bộ Vietinbank Thanh lịch - giỏi việc Ngân hàng”; Hội thi “Nghiệp vụ giỏi, Tài năng văn nghệ” của Công đoàn Ngân hàng CSXHVN;… Ngoài ra, Công đoàn Ngành đã có kế hoạch cung cấp 1.252 cuốn sách để xây dựng tủ sách cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn liền với triển

khai Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; công tác xây dựng đời sống văn hóa công sở trong CNVC-LĐ ngành Ngân hàng… và nhiều hoạt động khác. Trên cơ sở phát động thi đua của Ngành, của Tổng Liên đoàn và hướng dẫn của Ban Thường vụ Công đoàn NHVN, các cấp công đoàn đã phối hợp với chuyên môn kịp thời tổ chức, phát động các phong trào thi đua trong CNVC-LĐ phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của đơn vị theo từng giai đoạn và cả năm 2011. Thông qua Hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ, Đại hội CNVC, các cấp công đoàn đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức đăng ký thi đua và ký giao ước thi đua giữa các tập thể; tổ chức xây dựng chỉ tiêu cụ thể theo từng tháng, quý và giao chỉ tiêu thi đua đến từng cá nhân, bộ phận; đánh giá xếp loại lao động hàng tháng, gắn phân phối thu nhập với kết quả thực hiện công việc được giao;… Các phong trào thi đua được tổ chức với nhiều hình thức phong phú như: thi đua lao động giỏi; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện tiết kiệm chi phí quản lý, kinh doanh; thi đua huy động vốn; xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện văn

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 151


Đoàn thể - xã hội

hoá đơn vị; nghiên cứu khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình nghiệp vụ trong các đơn vị. Các cấp công đoàn thường xuyên tham gia ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật, những quy chế, quy định của cơ quan đơn vị có liên quan như: nội quy cơ quan, tiền lương, tiền thưởng, phân phối phúc lợi, bảo hiểm, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, công tác khen thưởng - kỷ luật cán bộ, công chức… Trong ngành Ngân hàng, việc thực hiện các chế độ chính sách như: BHXH, BHYT, ký hợp đồng lao động, tiền lương, khen thưởng, phúc lợi của đoàn viên, người lao động luôn được đảm bảo theo quy định, 100% người lao động được ký hợp đồng lao động, trên 90% người lao động được đóng BHXH, BHYT. Hoạt động xã hội từ thiện vẫn

luôn được các cấp Công đoàn ngành Ngân hàng quan tâm, nhiều chương trình ủng hộ, giúp đỡ các địa phương nghèo gặp thiên tai, dịch bệnh, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn… được tổ chức, phát động như: xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục, xoá nhà tạm, nhận đỡ đầu các cháu nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm tặng quà các trung tâm thương binh, trại trẻ mồ côi bằng tiền và nhiều hiện vật có giá trị. Ban Thường vụ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn hưởng ứng vận động đoàn viên, người lao động hưởng ứng các chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp các ngành phát động như: tháng cao điểm vì người nghèo; chương trình nối vòng tay lớn năm 2011; tấm lưới

152 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

nghĩa tình và bình chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới thế giới;… PV: Công tác phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn là một nhiệm vụ quan trọng. Trong năm qua, công tác này có gì đổi mới, thưa đ/c? Đ/c Nguyễn Văn Tân: Để làm tốt công tác phát triển, thành lập công đoàn cơ sở, Công đoàn NHVN đã làm việc với một số Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố, đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn để trao đổi về công tác tổ chức, hoạt động công đoàn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn và khả năng chuyển số công đoàn ngân hàng thương mại cổ phần hiện đang trực thuộc LĐLĐ về sinh hoạt với Công đoàn NHVN. Công đoàn NHVN cũng đã làm việc với Đại diện ban Lãnh


Đoàn thể - xã hội

đạo ngân hàng và Lãnh đạo công đoàn của một số ngân hàng TMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài… tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Phước, Kiên Giang… để cùng trao đổi về khả năng chuyển tổ chức công đoàn ngân hàng về sinh hoạt với Công đoàn NHVN.

PV: Được biết đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội V Công đoàn NHVN, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2013, xin đ/c cho biết kế hoạch chuẩn bị của Công đoàn NHVN?

9 (đầu năm 2012). Theo Dự thảo Đề án, Công đoàn NHVN dự kiến tổ chức hội diễn cấp cơ sở tiến tới Hội diễn nghệ thuật quần chúng ngành Ngân hàng lần thứ 5; làm phim tư liệu, kỷ yếu 20 năm thành lập Công đoàn NHVN; vận động sáng tác các ca khúc về ngành Ngân hàng; hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với điều kiện thực tế… Trong năm tới, Công đoàn NHVN sẽ tập trung tuyên truyền về kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội V Công đoàn NHVN, về 20 năm xây dựng và phát triển Công đoàn ngành NHVN và về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng…

Đ/c Nguyễn Văn Tân: Theo kế hoạch, đại hội công đoàn các cấp trong ngành Ngân hàng sẽ hoàn thành trong quý VI/2012 đến quý I/2013 và Đại hội V Công đoàn NHVN tổ chức chậm nhất vào quý II/2013. Năm 2013 cũng là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Công đoàn NHVN. Để chuẩn bị cho các sự kiện đó, Công đoàn NHVN đang tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn các cấp công đoàn trong hệ thống tổ chức đại hội theo quy định; dự kiến thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội; xây dựng dự thảo Đề án tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội V Công đoàn NHVN để trình Hội nghị Ban Thường vụ Công đoàn NHVN lần thứ 8, Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ

Đ/c Nguyễn Văn Tân: Trong giai đoạn hiện nay, ngành Ngân hàng đang trong tiến trình cổ phần hoá và hội nhập, đồng thời đang tích cực triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thì việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững là mục tiêu vô cùng quan trọng của tổ chức Công đoàn, của ngành

Trong năm 2011, Công đoàn NHVN đã tiếp nhận thêm một CĐCS trực thuộc là Công đoàn Ngân hàng TMCP Kiên Long (trước thuộc LĐLĐ tỉnh Kiên Giang), nâng số CĐCS trực thuộc Công đoàn NHVN lên 21 CĐCS.

PV: Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp rất được quan tâm chú trọng? Vậy Công đoàn NHVN sẽ tuyên truyền, giáo dục đoàn viên xây dựng và phát triển văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp là đặc biệt cần thiết. Các ngân hàng đã xây dựng những tiêu chuẩn văn hóa nghề nghiệp cụ thể của đơn vị và công đoàn các cấp đã phối hợp với chặt chẽ với chuyên môn để tuyên truyền đến CNVCLĐ thực hiện tốt các chuẩn mực này như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank… Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ ngân hàng thực hiện chưa tốt các chuẩn mực đạo đức và văn hóa nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của Ngành. Để tạo ra một phong trào sâu rộng trong toàn Ngành, Công đoàn NHVN vừa ban hành hướng dẫn số 677/ HD-CĐNH về việc tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng. Hướng dẫn của Công đoàn NHVN tập trung vào một số nội dung trọng tâm về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng, đồng thời yêu cầu các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị để công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao; hình thức tuyên truyền linh hoạt, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, hướng tới xây dựng đội ngũ “cán bộ ngân hàng đạo đức tốt, nghiệp vụ giỏi, vững tin bước vào hội nhập”.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 153


Đoàn thể - xã hội

tổ chức Công đoàn hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của TỪNG ĐƠN VỊ VÀ toàn Ngành Năm 2011, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chuyên môn các đơn vị, Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức được rất nhiều hoạt động, tiếp tục khơi dậy và phát huy sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức lao động trong toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành. Trước thềm năm mới 2012, chào đón Xuân Nhâm Thìn, phóng viên Tạp chí Ngân hàng đã trao đổi với đồng chí Hà Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) về kết quả hoạt động Công đoàn năm 2011 và định hướng nhiệm vụ năm 2012, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. PV: Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tổ chức Công đoàn, đề nghị đồng chí cho biết Công đoàn NHNNVN đã thực hiện nhiệm vụ này trong năm 2011 như thế nào? Đ/c Hà Ngọc Hải: Như chúng ta đã biết, năm 2011, là năm có rất nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của Ngành, mở đầu từ kết quả và thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam và là năm đầu tiên tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII cùng một ngày với bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016..., vì vậy, Ban Thường vụ Công đoàn NHNNVN đã chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chuyên môn cùng cấp thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng,

động viên cán bộ, đoàn viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm 2011, các đơn vị trong toàn hệ thống NHNN đã tổ chức trên 800 lượt các hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai nhiệm vụ từ cơ sở với trên 25 ngàn lượt cán bộ, công chức tham dự, nội dung trọng tâm là: tuyên truyền về kết quả và thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tổ chức các lớp nghiên cứu, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc NHNN về nhiệm vụ chính trị của Ngành năm 2011, đặc biệt là: Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”; Chỉ thị số 01/CT-NHNN và Kế hoạch số 1639/KH-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc

154 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

NHNN “Về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội”; Chỉ thị số 02/ CT-NHNN ngày 07/9/2011 của Thống đốc NHNN “Về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; tuyên truyền về lịch sử và truyền thống ngành Ngân hàng Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển; tuyên truyền và vận động cán bộ, đoàn viên tham gia với trách nhiệm cao của người công dân trong Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016... PV: Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, Công đoàn NHNNVN đã triển khai những hoạt động cụ thể gì để tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị và góp


Đoàn thể - xã hội

phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành? Đ/c Hà Ngọc Hải: Với phương châm “Mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn đều phải hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và của toàn Ngành” nên các phong trào do Công đoàn NHNNVN triển khai, tổ chức thực hiện đều gắn với yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của Ngành; khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nhất trí của toàn thể cán bộ, đoàn viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành. Một số kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận là: Một là, 69/69 công đoàn cơ sở (CĐCS) đều phối hợp chặt chẽ với chuyên môn cùng cấp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011, qua đó, thống nhất về nhận thức tư tưởng và biện pháp tổ chức thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; đồng thời cũng thông qua hội nghị cán bộ, công chức để tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị

số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận động cán bộ, công chức thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế làm việc của NHNN, Quy chế văn hoá công sở, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức; tuyên truyền, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; thực hiện tốt Pháp lệnh Dân số KHHGĐ, Pháp lệnh Phòng chống cháy nổ; ký kết giao ước trong cơ quan về thực hiện phòng chống HIV/ AIDS và các tệ nạn xã hội, duy trì thường xuyên phong trào xanh sạch - đẹp trong cơ quan... Hai là, các CĐCS đã phối hợp với chuyên môn cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo đại học, sau đại học và tập huấn nghiệp vụ tại Học viện Ngân hàng, các trường đại học và Trường Bồi dưỡng cán bộ NHNN. Trong năm 2011, có gần 3.000 lượt cán bộ được tham dự các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức và nhất là nâng cao trình độ, năng lực thực thi nhiệm vụ cho cán bộ, đoàn viên. Đồng thời công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tổ chức các hội nghị nghe nói chuyện chuyên đề về biển đảo; vận động cán bộ, công chức, viên

chức, lao động NHNN nhắn tin góp phần vào thành công việc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và nhắn tin ủng hộ Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” theo lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp đỡ ngư dân gặp khó khăn, hoạn nạn; vận động cán bộ, đoàn viên đóng góp ủng hộ các quỹ xã hội từ thiện nhân đạo với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng (bình quân mỗi cán bộ đã đóng góp từ 4 - 5 ngày lương). Ba là, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các đơn vị, trong năm 2011, các cấp công đoàn đã tổ chức rất nhiều hoạt động chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành, nổi bật như: tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Ngân hàng Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển” thu hút 5.665 cán bộ, công chức NHNN viết bài thi (chiếm 86,5% tổng số cán bộ, công chức NHNN); tham gia Cuộc thi giọng hát hay toàn Ngành được giải Nhì toàn đoàn; và nhất là tổ chức hội thao, hội diễn hoặc giao lưu văn nghệ, thể thao ngành Ngân hàng các tỉnh, thành phố, thu hút trên 40 ngàn lượt cán bộ ngành Ngân hàng

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 155


Đoàn thể - xã hội

tham gia, tạo khí thế sôi nổi từ cơ sở đến toàn Ngành và được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhất là các tầng lớp nhân dân đánh giá cao, qua đó, góp phần để đông đảo người dân hiểu sâu hơn về ngành Ngân hàng. Cùng với các hoạt động chung nêu trên, nhiều CĐCS còn tổ chức các hoạt động chuyên đề như: Chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao NHNN Chi nhánh 8 tỉnh miền núi phía Bắc; giải bóng đá truyền thống hàng năm của CĐCS NHNN Trung ương; giải bóng đá mùa xuân hàng năm của ngành Ngân hàng Hà Nội; hội thao, hội diễn văn nghệ, hội thảo khoa học, hội thảo về văn hoá công sở chào mừng 50 năm ngày truyền thống của Học viện Ngân hàng... rất sinh động và hiệu quả. Bốn là, các cấp công đoàn đã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua truyền thống như: phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào phụ nữ “Giỏi việc Ngân hàng, đảm việc nhà”; phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; phong trào “Hai không”; phong trào “Học sinh, sinh viên thanh lịch” trong khối đào tạo, đồng thời phát động các phong trào thi đua thiết thực như: “Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành năm 2011 và Nghị quyết số 11 của Chính phủ”; thi đua “Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành; Chào mừng Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016”. Nội dung của các phong trào thi đua này đều gắn với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Năm là, cùng với các hoạt động riêng của Công đoàn NHNNVN, 63/63 CĐCS NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố là đại diện

Công đoàn NHVN trên địa bàn còn thực hiện rất tốt nhiệm vụ chung của Công đoàn ngành Ngân hàng. Trong năm 2011, các đại diện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, nổi bật là tổ chức hội thao, hội diễn hoặc giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các ngân hàng trên địa bàn chào mừng 60 năm ngày thành lập Ngành; tổ chức tốt lễ kỷ niệm 60 năm; tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội, từ thiện như thăm hỏi, tặng quà các cán bộ lão thành của Ngành, gia đình thuộc đối tượng chính sách, trao tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng cặp phao cứu sinh, xây dựng trường học, phòng học, trang cấp dụng cụ học tập..., được cấp uỷ Đảng, chính quyền và LĐLĐ địa phương đánh giá cao đóng góp của ngành Ngân hàng đối với phong trào chung của địa phương. Có thể nói, các hoạt động do công đoàn tổ chức triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và của toàn Ngành. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, nhiều điển hình tiên tiến, qua đó, năm 2011, các CĐCS đã giới thiệu 150 đoàn viên công đoàn kết nạp vào Đảng và trên 500 đoàn viên công đoàn được cử đi học lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng. PV: Chức năng quan trọng hàng đầu của tổ chức công đoàn là “Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động”, đề nghị đồng chí cho biết Công đoàn NHNNVN đã thực hiện chức năng này như thế nào? Đ/c Hà Ngọc Hải: Đây là câu hỏi rất hay và rất thú vị. Như chúng

156 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

ta đã biết, Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định ba chức năng chủ yếu của tổ chức Công đoàn, trong đó chức năng đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động được đưa lên hàng đầu. Trong những năm qua, Công đoàn NHNNVN luôn thường xuyên quan tâm thực hiện việc đổi mới nội dung và yêu cầu về chăm lo đời sống, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, các cấp công đoàn đã thực hiện tốt chức năng của công đoàn là phối hợp với chuyên môn tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, xếp lương A, B, C, nghỉ phép, nghỉ dưỡng sức, nghỉ ốm đau, thai sản..., đảm bảo công khai, dân chủ, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định; đồng thời, Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình cán bộ thuộc diện chính sách, gia đình cán bộ, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vấn đề rất quan trọng là, đoàn viên công đoàn trong hệ thống NHNN hầu hết là công chức NHNN, tức là mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cán bộ, công chức được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các chính sách, chế độ của Nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, Công đoàn phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu mỗi cán bộ, đoàn viên phát huy tinh thần trách nhiệm


Đoàn thể - xã hội

theo đúng quy định đối với cán bộ, công chức, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan, phải làm chuyển biến về nhận thức của mỗi cán bộ, đoàn viên, trước khi đòi hỏi cơ quan và công đoàn chăm lo cho mình thì cũng phải tự thấy mình đã đóng góp được gì cho tổ chức công đoàn và cho cơ quan, trên tinh thần đó có trách nhiệm đóng góp vào việc xây dựng cơ quan đoàn kết, nhất trí cao. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, công đoàn còn phải vận động, kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt nghĩa vụ của người cán bộ, công chức, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động; giờ giấc làm việc, văn hoá công sở; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

hợp với chuyên môn để triển khai thực hiện triệt để chương trình công tác do công đoàn cấp trên phát động, hoặc triển khai mang tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả thiết thực. Vai trò tham gia quản lý, cơ quan, đơn vị, cũng như việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên ở một số CĐCS còn hạn chế; một số cán bộ công đoàn thiếu bản lĩnh, ngại va chạm, chưa mạnh dạn tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cấp uỷ Đảng và chuyên môn quan tâm đối với hoạt động công đoàn. Thủ trưởng một số đơn vị cũng chưa thực sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn. Việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua tại một số đơn vị cũng còn mang tính hình thức, thụ động theo chỉ đạo của công đoàn cấp trên, nội dung thi đua chưa cụ thể, chưa thực hiện thường xuyên việc theo dõi, sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến.

PV: Những thành tích đã đạt được của Công đoàn NHNNVN trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, theo đồng chí, hoạt động của Công đoàn NHNNVN còn những hạn chế, tồn tại gì?

Cũng xin lưu ý thêm, những hạn chế trên cũng xuất phát từ nguyên nhân khách quan là cán bộ công đoàn các cấp hầu hết làm việc kiêm nhiệm, do áp lực công tác chuyên môn lớn nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận cán bộ, đoàn viên chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức, chưa thực sự quan tâm đến phong trào chung của cơ quan cũng như của công đoàn. Một nguyên nhân khác khá quan trọng là do nguồn kinh phí hoạt động của công đoàn trong hệ thống NHNN có nhiều khó khăn do cơ chế tài chính phải thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Đ/c Hà Ngọc Hải: Tôi xin khẳng định ngay, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động của các cấp công đoàn trong hệ thống NHNN vẫn còn những hạn chế cần kiên trì khắc phục. Tôi xin nêu một số hạn chế cụ thể là: Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ yếu vẫn là phổ biến văn bản, chưa cụ thể hoá gắn với yêu cầu thực tế của từng đơn vị. Một số CĐCS chưa chủ động phối

PV: Năm 2012 là năm tổng kết nhiệm kỳ III để chuẩn bị Đại hội lần thứ IV Công đoàn NHNNVN

nhiệm kỳ (2013-2018), Công đoàn NHNNVN đã có định hướng và sẽ tập trung và những nhiệm vụ trọng tâm gì? Đ/c Hà Ngọc Hải: Hiện nay, Ban Thường vụ Công đoàn NHNNVN đang khẩn trương triển khai kế hoạch tổ chức đại hội các CĐCS tiến tới Đại hội IV Công đoàn NHNNVN. Nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội III, nhiệm kỳ (2008-2013), trên cơ sở đó xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ IV (2013-2018) phù hợp với tình hình mới. Định hướng chung là phát huy hơn nữa thành tích và kết quả đạt được trong thời gian qua; tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN, của Công đoàn cấp trên để đẩy mạnh triển khai toàn diện các mặt hoạt động; kiên trì giữ vững phương châm “Mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn đều phải hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và của toàn Ngành”. Tích cực, chủ động đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đặc thù của hệ thống Công đoàn NHNNVN; nêu cao hơn nữa vai trò, vị trí của Công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp toàn thể cán bộ, đoàn viên tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nhất trí, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống NHNN, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển của Ngành và đất nước. Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 157


Hương xuân

Tái cấu trúc ngân hàng Nguyễn Quốc Việt

Đánh chuột hay chi để vỡ bình Không nhất bên trọng, nhất bên khinh Hợp lực tiềm năng lành mạnh vốn Khuyến tài quản lý, giỏi kinh doanh.

Ngàn ngày có lẻ theo năm tháng Đổi mới "lần hai" ấy phải chăng? Tiền đồng quyết chọi đô la hóa Sáng giá vàng thau bởi chủ quyền

Từ sông ra biển sóng lừng say An toàn thân chủ gửi và vay Mỹ, Âu giàu thế còn chao đảo! Sách lược đồng tiền khó vậy thay. Xuân Nhâm Thìn 2012

158 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012


Hương xuân

KHI HOA CỎ HÁT LỜI MÙA XUÂN Nguyễn Loan Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế Khi hoa cỏ hát lời mùa xuân Ta bắt chước hát cùng hoa cỏ Không lý gì mà Sông chẳng hát theo? Không lý gì mà Biển chẳng hát theo? Cả ngọn Núi già nua cũng coi mình trẻ nhỏ Hân hoan nhập vào dàn đồng ca… Khi hoa cỏ hát lời mùa xuân Cơn mưa hết dỗi hờn Giọt nắng thôi ghẻ lạnh Giữa trời xanh - từng nốt nhạc chim én kết thành niềm kiêu hãnh Con suối chảy một mình chẳng còn thấy cô đơn. Khi hoa cỏ hát lời mùa xuân Môi, má em hồng thơm hơn đâu cần son phấn nữa Anh làm thơ cũng chẳng cần phải đi đây đó Ở quanh ta thơ đã hiện diện… mặt trời. Khi hoa cỏ hát lời mùa xuân Ước mơ đã cởi trói cho niềm vui tung cánh Và tình yêu như mới bắt đầu Cho mỗi trái tim ươm mầm hy vọng.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 159


Hương xuân

Hình tượng về con Rồng qua các triều đại nước ta

C

on rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt. Rồng là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam đối nghịch với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây. Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy. Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là

con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uốn cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa. Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳng, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vảy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng. Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài như rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa

160 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại). Rồng thời Trịnh - Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. ĐT (st)



tin tức

Sở giao dịch Agribank vượt khó khăn vững vàng thành công

N

ăm 2011, có thể nói là năm đầy sóng gió với các tổ chức tài chính, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng liên tục biến động gây nhiều bất lợi cho các tổ chức kinh tế... Trong những khó khăn như vậy, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Sở giao dịch Agribank) vẫn có sự ổn định và phát triển vững chắc. Với sự nhìn nhận và đánh giá đầy đủ những khó khăn do khách quan, cũng như thấy hết những điểm mạnh của một đơn vị đầu

mối của một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và là một đơn vị trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, Sở giao dịch Agribank (SGD) đã tạo cho mình chiến lược riêng để phát triển nhưng cũng đồng thời đáp ứng được yêu cầu vai trò của một đơn vị chủ lực trong hệ thống Agribank. Xuất phát từ yếu tố con người, cán bộ, yếu tố quyết định thành công của mọi công việc, trong năm 2011 SGD đã đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, bồi

162 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

dưỡng cán bộ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo ở trong và ngoài nước, tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng. Xây dựng kế hoạch đào tạo năm 2012 trong đó có đề xuất việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ chuyên ngành. Tổ chức hội thi cán bộ kiểm ngân giỏi và thi cán bộ nghiệp vụ giỏi và kiến thức về ISO đối với các với nội dung đề thi đa dạng, phong phú, phát huy được tính sáng tạo, đồng thời thông qua hội thi đã tập hợp được nhiều ý kiến đề xuất có giá


tin tức

trị của cán bộ, nhân viên đối với hoạt động kinh doanh của SGD.

toàn ngành về chất lượng phục vụ khách hàng.

Trong năm 2011, SGD cũng đã chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ theo chuẩn ISO, tổ chức đánh giá nội bộ hàng quý tại 100% phòng nghiệp vụ; thực hiện đo lường năng suất lao động thông qua số liệu trên hệ thống IPCAS, sử dụng phiếu giao việc và phiếu đánh giá kết quả công việc hàng tuần đối với 100% cán bộ, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng, tăng năng suất lao động, đồng thời giúp ban lãnh đạo SGD sử dụng nguồn lực cán bộ hợp lý, hiệu quả.

Trong từng hoạt động nghiệp vụ cụ thể, SGD cũng đã phát huy trí tuệ của cán bộ, nhân viên để có những cải tiến, sáng kiến tập trung thực hiện nhiệm vụ là đơn đầu mối của hệ thống cũng như trực tiếp kinh doanh tiền tệ.

Thực hiện công tác quản lý hình ảnh SGD hàng ngày (từ hình ảnh giao dịch viên, sảnh giao dịch, quầy phục vụ khách hàng, nhân viên bảo vệ…). Thường xuyên tổ chức các đợt đo lường sự hài lòng của khách hàng (bao gồm cả lấy ý kiến của các chi nhánh trong hệ thống) đối với sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ của SGD thông qua hình thức gửi phiếu thăm dò, phiếu góp ý,… Qua đó, giúp ban lãnh đạo SGD đánh giá được chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ khách hàng, từ đó, tổ chức chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Đặc biệt với phương thức lấy ý kiến khách hàng trực tiếp sau mỗi giao dịch, SGD là đơn vị tiên phong trong

Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, SGD đã chủ động, linh hoạt nắm bắt xu thế biến động của tỷ giá, quyết định kinh doanh hợp lý, lựa chọn thời điểm mua bán phù hợp, có mức giá hợp lý cũng như linh hoạt điều tiết phí thu chi nội bộ… đã chủ động phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và đảm bảo vai trò đầu mối trong kinh doanh ngoại tệ. Trong hoạt động quản lý thanh khoản, quản lý danh mục giấy tờ có giá và hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, SGD đã luôn thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biễn về lãi suất và tình hình vốn trên thị trường, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động quản lý kinh doanh vốn, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh để có mức sinh lời tốt nhất. Quản lý danh mục đầu tư giấytờ có giá an toàn, hiệu quả góp phần hỗ trợ thanh khoản của hệ thống và có mức sinh lời cao. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đối tác trên thị

trường liên ngân hàng, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh vốn (SWAP, tiền gửi đối ứng, repo trái phiếu…) nhằm nâng cao hiệu quả sử sụng vốn. Bằng nhiều nghiệp vụ và biện pháp, trong năm 2011, SGD tiếp tục khẳng định và phát huy được vai trò đầu mối trong quản trị hoạt động của hệ thống SWIFT, hệ thống ngân hàng đại lý; phát triển dịch vụ kiều hối và hợp tác với Western Union; đầu mối điều hòa ngoại tệ mặt; thực hiện tốt hoạt động quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, với chức năng là một tổ chức trực tiếp kinh doanh tiền tệ như các chi nhánh trong hệ thống của Agribank, năm 2011 cũng là năm đánh dấu thực hiện vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Liên tiếp nhiều năm liền được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong chuyên môn nghiệp vụ và kinh doanh tiền tệ, năm 2011, SGD lại thêm một lần nữa được nhận “Chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc” do HSBC trao tặng. Vượt lên trên khó khăn, SGD vẫn vững vàng thu được nhiều thành công. CTV

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam hân hạnh tài trợ Tạp chí Ngân hàng cho Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 163


tin tức

các khách hàng may mắn trúng thưởng lần quay số mở thưởng giai đoạn 3 chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt II/2011 “Gửi tiền - Quay liền - Trúng lớn”.

VRB thay đổi địa điểm Trụ Sở chính

N

gân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 2722/QĐ - NHNN chấp thuận cho Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) chuyển địa điểm đặt Trụ sở chính từ ngày 28/12/2011. Theo đó, Hội sở chính của ngân hàng sẽ chuyển từ địa chỉ cũ là số 85 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội sang địa chỉ mới là Tòa nhà số 1 phố Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. VRB là ngân hàng liên doanh duy nhất hiện nay giữa Việt

Nam và Liên bang Nga, vốn điều lệ tương đương mức trên 3000 tỷ VND (168,5 triệu USD) do hai ngân hàng BIDV (Việt Nam) và Bank VTB (Nga) góp vốn theo tỷ lệ 50:50. Hiện nay, VRB có 6 chi nhánh và sở giao dịch tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh, 1 ngân hàng con 100% vốn tại Liên bang Nga. CTV

BIDV trao giải đặc biệt trị giá 1,2 tỷ đồng cho khách hàng may mắn trúng thưởng chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt II/2011

N

gày 28/12/2011, tại trụ sở

Chí Minh), Ngân hàng Đầu tư

BIDV Sài Gòn (505 Nguyễn

và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Trãi, Phường 7, Quận 5, Tp Hồ

tổ chức lễ trao giải thưởng cho

164 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

Giải đặc biệt là 01 xe Toyota Camry (hoặc 24 lượng vàng SJC hoặc 01 thẻ tiết kiệm BIDV trị giá 1,2 tỷ đồng) được trao cho ông Đoàn Văn Lộc là khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Sài Gòn; 02 giải nhất, mỗi giải là 01 xe ô tô Toyota Vios (hoặc 12 lượng vàng SJC hoặc 01 thẻ tiết kiệm BIDV trị giá 600 triệu đồng) được trao cho ông Thái Sơn Minh và ông Vĩnh Như tham gia gửi tiền tiết kiệm lần lượt tại BIDV SGD II và BIDV TP HCM. Riêng ông Vĩnh Như là khách hàng trúng thưởng lần mở thưởng giai đoạn 2. Ngoài ra, 06 giải ba, mỗi giải là 01 máy giặt Sanyo (hoặc 01 thẻ tiết kiệm BIDV trị giá 06 triệu đồng) và hàng trăm giải thưởng khác cũng được trao cho các khách hàng. Chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt II/2011 “Gửi tiền Quay liền - Trúng lớn” được BIDV thực hiện từ ngày 26/9/2011 đến hết ngày 21/12/2011. Đến nay, chương trình đã kết thúc thành công, thu hút được sự tham gia của đông đảo khách hàng với gần 2.400.000 số dự thưởng được phát hành, trong đó, riêng đợt mở thưởng giai đoạn 3 có hơn 599.900 số dự thưởng phát hành với hơn 12.800 giải thưởng được trao cho các khách hàng may mắn. Ngày 30/12/2011, BIDV tiếp tục tổ chức quay số mở thưởng giai đoạn 4 chương trình tiết kiệm dự thưởng đợt II/2011 để tìm ra những khách hàng may mắn cuối cùng của chương trình. Kết quả quay số mở thưởng sẽ được


tin tức

công bố chính thức trên các cơ quan báo chí, trên website www. bidv.com.vn, tại các chi nhánh, phòng giao dịch BIDV. Tiếp nối thành công của Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Gửi tiền - Quay liền Trúng lớn”, đón chào năm mới Nhâm Thìn, từ 22/12/2011 đến 15/03/2012, BIDV tiếp tục triển khai Chương trình Tiết kiệm Lộc Xuân May Mắn với hơn 117.000 giải thưởng có tổng giá trị trên 26 tỷ đồng. Với tối thiểu 8 triệu đồng hoặc 500 USD gửi tiết kiệm, khách hàng có ngay một mã số dự thưởng để tham gia quay số trong chương trình. Có 03 đợt quay số tương ứng với từng đợt seri phát hành. Với mỗi đợt quay số, khách hàng sẽ có cơ hội trở thành một trong những chủ nhân của các giải thưởng giá trị: 01 giải đặc biệt, là xe ô tô Mercedes C250 hoặc 30 lượng vàng SJC; 5 giải nhất, mỗi giải là 01 xe máy Piaggio Fly hoặc 01 lượng vàng SJC; 60 giải nhì, mỗi giải là 01 máy giặt Sanyo trị giá 05 triệu đồng và hàng trăm nghìn giải thưởng hấp dẫn khác. Thông tin chi tiết về Chương trình Lộc Xuân May Mắn của BIDV được công bố tại các chi nhánh, PGD của BIDV trên toàn quốc và trên website: www.bidv.com.vn. CTV

Ngân hàng Quân đội mang Tết sớm đến cho trẻ em nghèo và các gia đình chính sách tại Quảng Nam - Đà Nẵng

N

gày 5 và 6/1/2012, Ngân hàng Quân đội đồng hành cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em) đến thăm và trao tặng những món quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các gia đình chính sách tại hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch danh dự của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng đoàn đi đã tham dự và trực tiếp trao tặng những món quà có ý nghĩa đến tận tay các em nhỏ và các gia đình chính sách tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Ngày 5/1/2012, tại tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Quân đội đã trao tặng 300 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại “Hội nghị tuyên dương những tấm lòng vì trẻ thơ đất Quảng”. Cũng tại đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã động viên, khích lệ, biểu dương những cá nhân doanh nghiệp, tổ chức, trong đó có Ngân hàng Quân đội đã dành sự quan tâm cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Cùng ngày, Ngân hàng Quân đội và Quỹ Bảo trợ trẻ em đã đến thăm và tặng quà cho một số gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tại đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thi Doan nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp đồng hành cùng cộng đồng xã hội chăm lo đến các đối tượng trẻ

em khó khăn, các gia đình chính sách đã thể hiện rõ nhất tinh thần nhân văn, “tương thân tương ái” của người Việt Nam. Ngày 6/1/2012, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Quân đội cùng với đoàn đi của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm Làng hy vọng - Trung tâm nuôi dạy trẻ khó khăn thành phố Đà Nẵng. Tại đây, Ngân hàng Quân đội đã trao tặng134 suất quà cho trẻ em mồ côi và tới thăm, chúc Tết 20 gia đình chính sách tại thành phố Đà Nẵng. Năm 2010, Quỹ BTTEVN đã đề cử Ngân hàng Quân đội nhận bằng khen “Vì sự nghiệp trẻ em” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vì đã có những đóng góp to lớn trong các hoạt động chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Trong những ngày này, việc Ngân hàng Quân đội mang Tết sớm đến cho trẻ em khó khăn, các gia đình chính sách ở Quảng Nam, Đà Nẵng bằng những suất quà thiết thực đã một lần nữa thể hiện tinh thần nhân văn, chia sẻ với cộng đồng xã hội của Ngân hàng Quân đội. CTV

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long hân hạnh tài trợ Tạp chí Ngân hàng cho Trường đại học Chi nhánh Nam Thăng Long

Ngoại thương Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số 1+2 | tháng 01/2012 | Tạp chí ngân hàng 165


tin tức

BIDV và CDB ký hợp đồng tín dụng 200 triệu USD, kỳ hạn 5 năm

T

rên cơ sở Thư Cam kết ký ngày 21/12/2011 với sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc ngày 22/12/2011, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ông Phạm Đức Ấn - Phó Tổng Giám đốc, và đại diện Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) ông Bai Yingfu (phiên âm Bạch Ánh Phúc) - Giám đốc Chi nhánh CDB Quảng Tây, đã chính thức ký hợp đồng tín dụng cho khoản vay 200 triệu USD, kỳ hạn 5 năm. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ về Hợp tác toàn diện được hai bên ký vào năm 2010. Mục đích của khoản vay là để BIDV tài trợ các dự án điện, viễn thông, nông nghiệp, vận tải, công nghiệp nhẹ và vật liệu xây dựng của Việt Nam. Được biết năm

2010, CDB cũng đã cho BIDV vay 100 triệu USD, kỳ hạn 3 năm. Trong bối cảnh tín dụng toàn cầu nói chung, tín dụng trong nước nói riêng giữa các định chế tài chính bị thu hẹp, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, khoản tín dụng trên đã thể hiện sự tín nhiệm của CDB đối với năng lực tài chính và uy tín của BIDV. Khoản vay sẽ góp phần bổ sung đáng kể nguồn vốn trung, dài hạn và cải thiện cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của BIDV. Ngay sau Lễ ký kết, hai bên sẽ triển khai các thủ tục cần thiết để giải ngân khoản vay. CDB được thành lập vào năm 1994, có tổng tài sản trên 600 tỷ USD, là một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc với trọng tâm hoạt động là tài trợ cho các dự án lớn, các dự án cơ sở hạ

166 Tạp chí ngân hàng | Số 1+2 | tháng 01/2012

tầng của Trung Quốc. Ngoài ra, CDB cũng là một trong số ngân hàng hàng đầu tại Trung Quốc tài trợ các hoạt động đầu tư và mua bán hàng hóa tại nước ngoài như khai thác dầu mỏ và khí tại Nga, Brazil và Turkmenistan, cũng như tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng nước ngoài. Tại Lễ ký kết, hai bên cũng đã trao đổi về các cơ hội hợp tác giữa BIDV và CDB trong các lĩnh vực khác, như tài trợ dự án nhà thu nhập thấp, hợp tác trong khuôn khổ Hiệp hội các Ngân hàng ASEAN - Trung Quốc (CAIBA) mà CDB đang giữ cương vị Chủ tịch và các lĩnh vực hợp tác khác đã đề cập trong Biên bản ghi nhớ về hợp tác toàn diện ký năm 2010. CTV




NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI VUI XUÂN NHÂM THÌN 2012 Kể từ ngày 15/12/2011 đến ngày 14/03/2011, Ngân hàng Phương Nam triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng “Vui Xuân Nhâm Thìn 2012” gồm 163 giải thưởng với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng. Các giải thưởng gồm: - 1 Giải Đặc Biệt: 1 Xe TOYOTA INNOVA V - 3 Giải Nhất: 1 Xe SH 125 HONDA - 3 Giải Nhì: 1 LCD SONY - 46 INCH - 6 Giải Ba: 1 Tủ lạnh ELECTROLUX 250L - 150 Giải Khuyến khích: 1

Thẻ Debit Mastercard trị giá 1.000.000 Đồng Chỉ với 5 triệu đồng hoặc USD300 hoặc 1 Chỉ Vàng SJC/ NJC, gửi tiết kiệm dự thưởng có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên Khách hàng sẽ nhận được một số dự thưởng để tham gia chương trình. Chương trình được mở thưởng 3 đợt: - Đợt 1 (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 50 giải Khuyến khích): ngày 18/01/2012, gồm các số dự thưởng đã phát hành từ ngày 15/12/2011 đến ngày 15/01/2012. - Đợt 2 (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 50 giải Khuyến khích): ngày 18/02/2012, gồm các số dự thưởng đã phát hành từ ngày 16/01/2012 đến ngày

15/02/2012. - Đợt 3: ngày 21/3/2012, gồm: + Đối với 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 50 giải Khuyến khích: gồm các số dự thưởng đã phát hành từ ngày 16/02/2012 đến ngày 14/03/2012; + Đối với 1 giải Đặc biệt: gồm các số dự thưởng đã phát hành từ ngày 15/12/2011 đến ngày 14/03/2012. Chương trình “VUI XUÂN NHÂM THÌN 2012” được triển khai toàn hệ thống Ngân hàng Phương Nam trên cả nước. Chi tiết xin liên hệ tại các đơn vị gửi vốn thuộc hệ thống Ngân hàng Phương Nam hoặc Hotline: 1800 5777 18. NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - PHÒNG MARKETING













Xe vận chuyển tiền Hyundai Cash Carrier

Xe vận chuyển tiền Grand

Chọn mặt gửi vàng

Sẵn sàngg trên tr mọi nẻo đường

Hyundai ndai Cash Carrier

Hệ thống then và chốt khóa

Khóa số điện tử kết hợp chìa an toàn

Màn hình Camera tích hợp gương chiếu hậu

Đèn trần trong khoang chở tiền

Hệ thống báo động

Camera an ninh quan sát phía sau

Camera hồng ngoại quan sát phía trong khoang chở tiền

Cảm biến khói trong khoang chở tiền

Bình cứu hỏa

Thiết bị điều khiển từ xa và báo động

ĐƯỢC PHÂN PHỐI DUY NHẤT BỞI HYUNDAI THÀNH CÔNG VIỆT NAM

NHÀ PHÂN PHỐI VÀ LẮP RÁP Ô TÔ HYUNDAI TẠI VIỆT NAM CÔNG TY CP Ô TÔ HYUNDAI THÀNH CÔNG VIỆT NAM (HTC) Nhà máy: Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Văn phòng Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà Thành Công, đường Đồng Bông, quận Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng TP.HCM: Tầng 14, Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q1, TP. HCM Phòng bán hàng dự án - Xe chuyên dùng - Mobile: 0918 061881, Tel: 04.37951116/Máy lẻ 152 Website: hyundai-thanhcong.vn - Email: hyundai-special@hyundai-thanhcong.vn



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.