Tập san Tổ chức tham gia phien giải trình của cơ quan dân cử

Page 1



CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LÃNH ĐẠO BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU

TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

TRỤ SỞ 22 HÙNG VƯƠNG BA ĐÌNH - HÀ NỘI ĐT: 080 46002 FAX: 080 46003 Website: www.ttbd.gov.vn Email: ttbd@qh.gov.vn


MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu................................................................................................... 6 Phần I: Tổng quan về giải trình ..................................................................... 1. Khái niệm, tính chất của giải trình ..................................................... 2. Khuôn khổ pháp luật .......................................................................... 3. Tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động giải trình ........................... 4. Thực tiễn giải trình thời gian qua ...................................................... Phần II: Tổ chức và tham gia phiên giải trình 1. Tổ chức và điều hành phiên giải trình............................................... 2. Kỹ năng tham gia phiên giải trình của đại biểu dân cử.................... 3. Sự tham gia của cơ quan giúp việc trong giải trình ......................... Phụ lục: Điều trần tại Ủy ban của nghị viện 1. Khái niệm; khuôn khổ pháp lý ............................................................ 2. Những chủ thể chính........................................................................... 3. Quy trình, thủ tục .................................................................................

4


Trang

5


LỜI GIỚI THIỆU Giải trình là một hình thức giám sát tương đối mới ở Việt Nam. Được bắt đầu thí điểm tổ chức tại Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII và một số Hội đồng nhân dân vào năm 2009, trong gần mười năm qua, giải trình đã được tiến hành thường xuyên hơn trong hoạt động của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các địa phương. Không những thế, việc tổ chức các phiên giải trình đã mang lại những kết quả cụ thể, phục vụ hoạt động giám sát, xây dựng pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Chính vì vậy, Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội khẳng định, “hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới, đạt kết quả thiết thực, góp phần nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật và nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của Nhà nước, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, giám sát việc thực thi trên thực tế có hiệu quả hơn”. Báo cáo cũng nhấn mạnh bài học và định hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo là cần “tiếp tục đổi mới hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”. Về khuôn khổ pháp luật, từ những quy định mang tính gián tiếp trong Luật Tổ chức Quốc hội 2002, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, giải trình đã được quy định trực tiếp, rõ ràng, cụ thể hơn trong Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Đặc biệt, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng giải trình, theo đó, giải trình không chỉ được tiến hành tại HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội, mà còn là hình thức giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trong bối cảnh có những điểm mới từ thực tiễn và các quy định pháp luật, Ban Công tác đại biểu chủ trì soạn thảo tập san “Tổ chức, tham gia phiên giải trình của cơ quan dân cử”. Tập san nhằm giúp các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân tổ chức hoạt đồng giải trình tốt hơn có hiệu quả hơn, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm tổ chức, tham gia phiên giải trình của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân. Tập san có các nội dung chính sau đây: - Phần I trình bày tổng quan về giải trình với các nội dung như khái niệm, tính chất của giải trình; khuôn khổ pháp luật về giải trình; tầm quan trọng, ý nghĩa của giải trình; thực tiễn tiến hành giải trình tại các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thời gian qua. - Phần II cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức và tham gia phiên giải trình như: chuẩn bị tổ chức phiên giải trình (xác định vấn đề cần giải trình, thu thập thông tin, chuẩn bị bộ câu hỏi, kịch bản phiên giải trình, mời

6


các bên tham gia…); tổ chức, tham gia phiên giải trình (điều hành, hỏi - đáp); công việc của cơ quan giúp việc. - Phần Phụ lục cung cấp kiến thức tổng quát về kinh nghiệm tổ chức phiên điều trần ở Ủy ban của nghị viện các nước như khái niệm; khuôn khổ pháp luật; vai trò của các chủ thể; quy trình, thủ tục. Phần này cũng đưa ra một bảng mô tả công việc của một phiên điều trần ở Australia để tham khảo. Với tính chất một ấn phẩm phục vụ hoạt động bồi dưỡng của Ban Công tác đại biểu, hy vọng tập san sẽ giúp các đại biểu dân cử có thêm thông tin tham khảo trong quá trình hoạt động của mình. Chúng tôi, mong nhận được ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các ấn phẩm sau này.

7


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ GIẢI TRÌNH 1. Khái niệm, tính chất của giải trình Theo từ điển tiếng Việt, giải trình là việc trình bày, giải thích, thuyết minh về vấn đề nào đó theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Trong hoạt động giám sát, giải trình được quy định tại Khoản 8, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó: Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này. Như vậy, giải trình là hoạt động mà tại đó, các cơ quan, cá nhân có liên quan giải thích, thuyết minh, làm sáng tỏ vấn đề và trách nhiệm của mình với tư cách là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát. Từ việc lắng nghe và làm rõ nội dung vấn đề giải trình, chủ thể giám sát có thể xem xét và làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ quan, cá nhân liên quan tại kết luật phiên họp giải trình.

(Một phiên họp giải trình tại Uỷ ban của Quốc hội)

Hoạt động giải trình là hình thức giám sát của cơ quan dân cử dưới dạng phiên họp, hoặc nhiều phiên họp về một nội dung thuộc thẩm quyền của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, do các chủ thể giám sát lên kế hoạch và chủ trì, mời tất cả các bên liên quan đến nội dung đó đến để cung cấp thông tin/bằng chứng. Trong đó, ở Quốc hội chủ thể có quyền yêu

8


cầu giải trình gồm Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Người giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gồm các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước và các cá nhân liên quan (Điều 43. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Đối với hoạt động giải trình tại địa phương, chủ thể có quyền yêu cầu giải trình là Thường trực Hội đồng nhân dân, chủ thể có trách nhiệm giải trình bao gồm thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và các cá nhân liên quan (Điều 72. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Như vậy, chủ thể có trách nhiệm giải trình không chỉ bó hẹp trong những chức danh do Quốc hội bầu/phê chuẩn hoặc các thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, mà còn có thể là bất kỳ cán bộ, công chức nào có liên quan đến vấn đề được yêu cầu giải trình. Đây là điểm khác biệt và có sự mở rộng về chủ thể giải trình hơn so với hoạt động chất vấn. Trong chất vấn, chủ thể trả lời chất vấn phải là chức danh do cơ quan dân cử bầu hoặc phê chuẩn, không bao gồm các cá nhân khác có liên quan. Bên cạnh các đối tượng có trách nhiệm giải trình như trên, để có thông tin đa chiều, tất cả các nhóm đối tượng có liên quan đều có thể được mời đến để cung cấp thông tin cho cơ quan dân cử, như các chuyên gia về lĩnh vực liên quan, tổ chức xã hội, công dân liên quan chịu tác động hoặc quan tâm đến vấn đề đang được xem xét. Về phạm vi, hoạt động giải trình diễn ra tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân, số lượng tham gia khoảng vài chục người, nhỏ hơn so hoạt động chất vấn ở phiên họp toàn thể với sự tham gia theo dõi của rất nhiều các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Tùy theo tính chất của phiên giải trình, cơ quan yêu cầu giải trình có thể mời hoặc không mời báo chí tham dự. Nội dung giải trình được xây dựng căn cứ trên chương trình giám sát và "vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách" (Khoản 1, Điều 43 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân); hoặc "các vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm" (Khoản 1, Điều 72). Như vậy, đối với các cơ quan của Quốc hội, vấn đề giải trình phải nằm trong giới hạn của lĩnh vực phụ trách; còn đối với Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp, nội dung giải trình được giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương. Đặc điểm của hoạt động này ở chỗ kiểm chứng, đối chứng thông tin đã

9


thu nhận được qua các hoạt động khác, làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau xung quanh nội dung được đưa ra, với đầy đủ các thành phần, các bên liên quan (nhất là cơ quan có trách nhiệm cao nhất). Qua đó, cơ quan giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân kiểm chứng, xem xét, làm sáng tỏ vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của đối tượng giám sát. Hệ quả của hoạt động giải trình được thể hiện trong kết luận của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân về vấn đề được giải trình. Các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kết luận về phiên giải trình theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Kết luận này được xem như căn cứ để Quốc hội, Ủy ban TVQH hay Hội đồng nhân dân xem xét, xử lý trong trường hợp kết luận không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Bảng so sánh: Giải trình - chất vấn - điều trần Giải trình Phạm vi

Trong giám sát

Chất vấn Trong giám sát

Làm rõ vấn đề về

Xác định trách nhiệm

Lấy thông tin để

quản lý nhà nước đối với cơ quan, cá nhân

đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng

làm rõ vấn đề.

có trách nhiệm.

nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

HĐDT và các Ủy ban

Quốc hội/Nghị viện,

Các Ủy ban của

của Quốc hội; Thường trực Hội đồng nhân

Hội đồng nhân dân tổ chức;

nghị viện chủ trì;

Cá nhân ĐBQH/nghị sỹ, đại biểu Hội đồng

của Ủy ban điều trần mới được hỏi.

dân chủ trì. Người hỏi: Thành viên Chủ thể

HĐDT, các Ủy ban; thường trực Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể được mời dự và phát biểu ý kiến,

10

Trong lập pháp và giám sát

áp dụng

Mục đích

Điều trần

nhân dân hỏi.

Chỉ có thành viên


Đối tượng trả lời

Thành

Cơ quan, cá nhân có

Người được Quốc hội/

Cơ quan, cá nhân

trách nhiệm theo điều 43 và Điều 73 của luật

nghị viện, Hội đồng nhân dân bầu hoặc

có liên quan

hoạt động giám sát của QH và HĐND

phê chuẩn

Có thể có các chuyên

Cơ quan báo chí,

Tổ chức xã hội,

gia, tổ chức, công dân liên quan, báo chí

khách mời.

chuyên gia, công dân có liên quan

phần tham

hoặc quan tâm; cơ quan báo chí

dự khác

Nội dung

Nội dung thuộc lĩnh

Tất cả các lĩnh vực

Thuộc lĩnh vực do

vực phụ trách của HĐDT, UB; đối với Hội

(lưu ý là chất vấn đúng đối tượng)

Ủy ban của nghị viện phụ trách

đồng nhân dân, nội dung giới hạn trong địa giới hành chính của địa phương.

Tính chất

Hệ quả

Quy định pháp lý

Một phần đối chứng,

Hỏi – đáp trực tiếp

Đối chứng, kiểm

kiểm chứng thông tin; một phần trao đổi

giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn

chứng thông tin của các bên với nhau

HĐDT, Ủy ban của

QH/nghị viện, Hội

Là cơ sở để Ủy ban

Quốc hội /TT Hội đồng nhân dân ra kết luận

đồng nhân dân có thể ra nghị quyết

của nghị viện ra báo cáo, kiến nghị

Được quy định trong

Được quy định trong

Được quy định

luật

luật

trong luật, nội quy nghị viện

2. Khuôn khổ pháp luật a. Hoạt động giải trình tại HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về thầm quyền của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu báo cáo, giải trình trước đây, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng

11


nhân dân năm 2015 đã quy định về tổ chức phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các Điều 77 (Hiến pháp 2013), Điều 88 (Luật tổ chức Quốc hội năm 2014), Điều 43 (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015) theo đó, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan giải trình về những vấn đề cần thiết, thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Đây là thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đã được hiến định và luật định Sau mỗi phiên giải trình, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải kết luận về vấn đề được giải trình. Kết luận của Hội đồng, Ủy ban được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định. Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Hoạt động giải trình được tổ chức tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Về nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thông báo cho người được yêu cầu giải trình, thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu được mời tham dự phiên giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình. Phiên giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội quyết định. Về trình tự phiên giải trình được quy định tại Khoản 5 Điều 43 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: + Chủ tọa nêu vấn đề yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình; + Thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tham dự nêu yêu cầu giải trình; + Người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu; + Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến; + Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình;

12


+ Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết tán thành. Kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Như vậy có thể nhận thấy Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đã quy định khá cụ thể về thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Điều đáng lưu ý là trong Hiến pháp 2013, cũng như Luật tổ chức Quốc hội 2014, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đã xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân là thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan khác đến báo cáo, giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đến báo cáo, giải trình. Mặt khác, có thể nhận thấy số lượng người được yêu cầu đến báo cáo, giải trình đã mở rộng hơn so với các quy định trước năm 2013. Phạm vi yêu cầu giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội không bị hạn chế về lĩnh vực giải trình, nhưng đòi hỏi phải thuộc thẩm quyền phụ trách của cơ quan đó. Đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã quy định cụ thể về trình tự tổ chức phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. b. Giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân Giống như hoạt động giải trình của các cơ quan của Quốc hội, đối với hoạt động giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân được tổng kết thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân trước đây, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã bổ sung quy định về tổ chức phiên giải trình tại Thường trực Hội đồng nhân dân tại Điều 72. Theo

13


đó, tổ chức phiên giải trình được căn cứ theo chương trình giám sát. Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang nghe Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh báo cáo giải trình về trách nhiệm trong quản lý quan tâm. Việc tổ chức giải và hoạt động cho thuê và thuê lại nhà xưởng trình, nội dung, kế hoạch tổ Nguồn: baobacgiang.com.vn chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định. Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thông báo cho cá nhân được yêu cầu giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình. Phiên giải trình được tổ chức công khai, trừ trường hợp Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định khác. Trình tự phiên giải trình được quy định tương tự như với phiên giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Sau khi thực hiện việc tóm tắt nội dung phiên giải trình và dự kiến kết luận vấn đề được giải trình, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, người được yêu cầu giải trình và cơ quan, tổ chức có liên quan. Cũng tại Điều này, pháp luật quy định cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Như vậy, có thể nhận thấy Điều 72 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã quy định khá cụ thể về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cá nhân có trách nhiệm giải

14


trình về vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm; đồng thời, quy định rõ quy trình tổ chức phiên giải trình, thành phần tham dự phiên giải trình và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan thực hiện kết luận của phiên giải trình.

3. Tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động giải trình Giải trình là hình thức giám sát mới được pháp luật quy định giao thẩm quyền cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân. Đây là hình thức được đánh giá góp phần đáng kể nâng cao chất lượng giám sát của cơ quan dân cử, thể hiện thông qua một số khía cạnh: Một là, hoạt động giải trình giúp nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Thông qua hoạt động giải trình, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan này được cung cấp thông tin một cách chuyên sâu, minh bạch dưới sự giám sát của công chúng. Chính vì tính chất công khai này, các bên tham gia phải chuẩn bị kỹ càng, các thông tin cung cấp sẽ phải thận trọng, trung thực hơn. Việc công khai hoạt động giải trình giúp nâng cao hình ảnh của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hoạt động này đóng vai trò như cầu nối giúp cử tri hiểu rõ hơn công việc của Quốc hội thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban, góp phần làm cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân minh bạch, trách nhiệm hơn. Hai là, giải trình giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trong điều kiện ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoạt động không thường xuyên, đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân ít có cơ hội yêu cầu cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời trực tiếp, công khai trước công chúng. Các phiên giải trình góp phần quan trọng giúp đại biểu và các cơ quan dân cử khắc phục được hạn chế này. Thẩm quyền yêu cầu giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân chủ động yêu cầu những người có trách nhiệm giải trình về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm. Đồng thời, thúc đẩy các cơ quan Nhà nước xem xét lại trách nhiệm, hoạt động của mình để khắc phục hạn chế, tồn tại nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Kết luận của phiên giải

15


trình là căn cứ để Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xem xét, xử lý, yêu cầu cơ quan được giải trình thực hiện. Ba là, giải trình hỗ trợ cho hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Mặc dù hoạt động giải trình được xem như là một hình thức giám sát, tuy nhiên trong quá trình xây dựng pháp luật, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân cũng có thể vận dụng hình thức giải trình để thu thập thông tin, đánh giá tác động và tạo điều kiện để các bên có liên quan tham gia phát biểu ý kiến, quan điểm của mình để từ đó làm căn cứ đánh giá thẩm tra dự án luật, hoặc văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương, hướng tới việc tìm kiếm giải pháp và đưa ra quyết sách cuối cùng của cả Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Bốn là, đối với cơ quan dân cử, đây là cơ hội để khai thác, thu thập thông tin, tăng cường chất lượng quyết định chính sách, có cái nhìn toàn diện hơn về một chính sách cụ thể. Mặt khác, diễn đàn tại các phiên giải trình hẹp hơn so với diễn đàn phiên họp toàn thể của Quốc hội hay Hội đồng nhân dân nên các đại biểu tham gia phiên giải trình có nhiều thời gian và cơ hội để hỏi và hỏi lại sâu hơn đối với những vấn đề cụ thể. Ngoài ra, hoạt động giải trình còn được xem như cơ hội “vàng” đối với cơ quan Nhà nước hữu quan nhằm giải trình các vấn đề về quản lý nhà nước, giúp cơ quan dân cử, công chúng hiểu cặn kẽ hơn về các hoạt động của mình, tháo gỡ, giải tỏa căng thẳng đối với những vấn đề nóng, bức xúc trong dư luận xã hội. Hoạt động giải trình giúp cơ quan dân cử đóng vai trò cầu nối giữa cơ quan hành pháp, tư pháp với người dân để tăng sự đồng thuận trong xã hội.

4. Thực tiễn giải trình thời gian qua Quyền yêu cầu báo cáo, giải trình của một số cơ quan dân cử đã được quy định, nhưng chưa cụ thể trong Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật giám sát của Quốc hội năm 2003. Dựa trên những quy định này, các cơ quan của Quốc hội và Hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố đã tiến hành các phiên giải trình từ những năm cuối Quốc hội khóa XII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2005-2011. Tuy nhiên, hoạt động này chưa nhiều và mới chỉ mang tính thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mở đầu bằng phiên giải trình thí điểm vào năm 2009 của Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XII về xóa đói giảm nghèo, Ủy ban tiếp tục tổ chức phiên giải trình về quản lý giá thuốc; đồng thời Hội đồng dân tộc tổ chức hai phiên giải trình thuộc phạm vi giám sát của mình. Đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, hoạt động giải trình tại Hội đồng nhân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã được tăng cường về số lượng, trung bình

16


mỗi năm mỗi cơ quan của Quốc hội tiến hành 2-3 phiên giải trình như: Phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non và đảm báo chất lượng giáo dục phổ thông; phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật về nghệ thuật biểu diễn của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; phiên giải trình về tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: phiên giải trình về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn, thi hành luật, pháp lệnh được ban hành từ 1/1/2009 đến 30/6/2012... do Ủy ban Pháp luật chủ trì; Ủy ban Quốc phòng - An ninh tổ chức phiên giải trình về Bảo đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Ủy ban các vấn đề xã hội tổ chức phiên giải trình về chính sách pháp luật bảo trợ xã hội;… Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH mời người đứng đầu các bộ, ngành trung ương đến giải trình về những vấn đề nổi cộm thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành. Để có các nguồn thông tin khác nhau, các cơ quan của Quốc hội mời đại diện chính quyền, Hội đồng nhân dân các địa phương liên quan, các chuyên gia; một số ít các phiên giải trình có mời các tổ chức xã hội, cá nhân người dân có quyền lợi liên quan. Cũng từ năm 2009, Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thành phố đã tiến hành các phiên giải trình khác nhau với tên gọi là phiên điều trần hoặc phiên họp các bên liên quan về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng nhân dân mời lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các sở, ngành đến giải trình về những vấn đề chưa rõ, thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan đó. Để có các nguồn thông tin khác, Hội đồng nhân dân mời đại diện chính quyền, Hội đồng nhân dân cấp dưới có liên quan; các chuyên gia. Một số ít các phiên giải trình có sự tham gia của các tổ chức xã hội và cá nhân những người dân có quyền lợi liên quan. Điển hình một số phiên giải trình do Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiến hành, như: Điều trần về bảo vệ môi trường ở TP Hồ Chí Minh; điều trần về việc thành lập mới trường PTTH ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh; điều trần về việc cấp sổ đỏ cho gần 300 hộ dân ở một xã ở tỉnh Vĩnh Phúc; phiên họp các bên liên quan về một số vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Đồng Tháp; phiên họp các bên liên quan về mức thu học phí ở Nam Định;… Các phiên giải trình đã góp phần thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực liên quan; thay đổi chính sách, các quy định pháp luật; làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước trở nên minh bạch hơn, các chủ thể liên quan có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành chính sách.

17


PHẦN II. TỔ CHỨC VÀ THAM GIA PHIÊN GIẢI TRÌNH 1. Tổ chức và điều hành phiên giải trình a. Chuẩn bị tổ chức phiên giải trình Mỗi phiên giải trình cần thời gian chuẩn bị khá dài, thường khoảng từ 1 đến 2 tháng, với số lượng công việc lớn từ việc lựa chọn vấn đề, xác định nội dung, mục đích, phạm vi, đối tượng thành phần tham gia giải trình,… đến các công tác lễ tân, hậu cần đỏi hỏi nhiều công sức của cơ quan dân cử. Sau đây là một số vấn đề lưu tâm trong công tác chuẩn bị phiên giải trình. i) Xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi, vấn đề cần giải trình: Để tổ chức được thành công phiên giải trình, điều đầu tiên cần quan tâm là mục tiêu, nội dung vấn đề được giải trình. Việc xác định mục tiêu giúp cho không bị đi chệch hướng, không biến phiên giải trình thành phiên chất vấn tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân. Mục đích của phiên giải trình là lắng nghe, trao đổi, thảo luận giữa các bên tham gia nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Ủy ban hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân đang quan tâm. Nội dung được lựa chọn nên ưu tiên những vấn đề “nóng”, được nhiều người quan tâm và liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Bởi vì, khi vấn đề đang được dư luận quan tâm, bức xúc đó là những vấn đề đang có vướng mắc, bất cập cần phải tháo gỡ. Mặt khác, nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân là những vấn đề có sức thu hút lớn đối với sự chú ý, quan tâm của người dân và giới báo chí. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung là những vấn đề bức xúc, quan tâm của người dân đánh dấu sự thành công bước đầu của phiên giải trình. Vấn đề thứ hai trong việc lựa chọn nội dung giải trình là cần quan tâm đến những vấn đề chưa được làm rõ, có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn nhau, thuộc trách nhiệm quản lý, giải quyết của cơ quan nhà nước có liên quan. Một trong những mục đích của hoạt động giải trình là thuyết minh, làm rõ vấn đề được quan tâm, những vấn đề chưa được chưa làm rõ đáp ứng đúng mục đích của hoạt động này. Vấn đêề thứ ba quyết định đến việc lựa chọn nội dung của phiên giải trình đó chính là nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực phụ trách của cơ quan yêu cầu giải trình. Đối với các cơ quan khác nhau của Quốc hội được phân công phụ trách các lĩnh vực phụ trách khác nhau, và đã được pháp luật quy định cụ thể. Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân, phạm vi quyền hạn được giới hạn trong địa giới hành chính của địa phương. Do đó, khi quyết định lựa chọn một vấn đề để tiến hành giải trình, nhất thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực, phạm vi thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các chủ thể có quyền yêu cầu giải trình. Ngoài ra, để lựa chọn nội dung giải trình

18


được thuận lợi, cơ quan dân cử cần cân nhắc, tính toán đề đưa các nội dung cần được giải trình vào chương trình hoạt động của các cơ quan mình trong từng năm của nhiệm kỳ. Cuối cùng, để lựa chọn vấn đề giải trình, các cơ quan thực hiện giải trình cần cân nhắc lựa chọn và khái quát thành những vấn đề mang tính quyết sách lớn của nhà nước hoặc địa phương mình, không nên thực hiện giải trình đối với một vụ việc cụ thể, trừ những trường hợp rất quan trọng, có tác động rộng. Nếu chọn tiến hành phiên giải trình về một vụ việc, các cơ quan có quyền yêu cầu giải trình cần phải tổng hợp, khái quát thành vấn đề chính sách và thực hiện chính sách để lựa chọn thành vấn đề cần được giải trình. Việc khái quát này cần có sự đánh giá, tổng hợp một cách khách quan, tổng quát đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, đầu tư nghiêm túc, lâu dài. Không nên chọn quá nhiều nội dung cho một buổi giải trình; nếu có nhiều nội dung cần phải giải trình thì nên bố trí thời gian tăng lên, tuỳ theo nội dung.

Ví dụ về chọn vấn đề để tiến hành phiên giải trình Qua giám sát, tham vấn công chúng, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, hộ nghèo giảm khá nhanh, nhưng tỷ lệ hộ nghèo mới, tái nghèo cũng gia tăng đáng kể, các hộ cận nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn (gấp đôi tỷ lệ hộ nghèo), nguy cơ tái nghèo rất cao. Điều đó chứng tỏ: kết quả giảm nghèo

không bền vững; chính sách dành cho người nghèo chưa thật sự đến với mọi người nghèo. Vậy vấn đề cần tiếp tục làm rõ tại phiên giải trình là gì? Qua phân tích thông tin thu nhận được trước đó, Thường trực Hội đồng nhân dân xác định nguyên nhân chính là công tác tổ chức thực hiện của cấp chính quyền tại cơ sở, bên cạnh đó là một số chính sách còn bất cập, chưa hợp lý. Do vậy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã chọn 3 nội dung chính đưa ra yêu cầu các cơ quan liên quan giải trình là

(1) Công tác bình xét hộ nghèo, nhất là việc xét cho thoát nghèo; (2) Việc thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đối với hộ nghèo; (3) Chính sách hỗ trợ đối với các hộ cận nghèo.

19


ii) Thời điểm tổ chức giải trình: Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để đưa vấn đề đến diễn đàn tại phiên giải trình của Hội đồng nhân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cũng được xem là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của phiên giải trình. Thời điểm đưa vấn đề đến diễn đàn của phiên giải trình cần phải được đánh giá là “chín muồi” để đưa ra giải trình. Những thời điểm đó thường được tích tụ các yếu tố: một là, thời điểm vấn đề đang là điểm “nóng”, được dư luận quan tâm; hai là, thời điểm mà các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chưa hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời, thỏa đáng đối với nội dung được lựa chọn giải trình; ba là, bản thân cơ quan dân cử có đủ thông tin, nắm bắt và nghiên cứu kỹ nội dung vấn đề giải trình, phát hiện ra nhiều mâu thuẫn, thiếu thông tin rõ ràng;… iii) Xác định thành phần tham gia phiên giải trình Cơ quan tổ chức giải trình cần xác định thành phần mời đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ trọn vẹn từ các khía cạnh khác nhau, thậm chí là ngược nhau liên quan đến nội dung vấn đề giải trình. Trên cơ sở vấn đề được lựa chọn, cơ quan tiến hành phiên giải trình xác định cơ quan chủ thể có trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, cần xác định được các chủ thể có trách nhiệm liên quan trong cả chu trình diễn biến của vấn đề căn cứ trên trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, khi xác định thành phần mời, để đảm bảo tính khách quan, khoa học, cần tính đến các đối tượng là những người bị ảnh hưởng, tác động bởi chính sách và thực hiện chính sách của cơ quan nhà nước, các chuyên gia và những người am hiểu về lĩnh vực giải trình. Ngoài ra, tùy theo mức độ và nội dung giải trình, cơ quan tổ chức giải trình có thể mời cơ quan của báo chí tham gia đưa tin về phiên giải trình. Điều này giúp công khai hóa hoạt động của Hội đồng nhân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tăng cường hiệu quả của phiên giải trình, đồng thời tạo áp lực đòi hỏi cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm thực hiện giải trình nghiêm túc, thúc đẩy xử lý nhanh chóng những vướng mắc đang tồn tại. Tóm lại, phiên giải trình phải đảm bảo đủ các bên liên quan, cụ thể là: - Cơ quan nhà nước có liên quan như thành viên Chính phủ, đại diện các cơ quan nhà nước ở trung ương (nếu là giải trình tại HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội); UBND các cấp, các sở, ban, ngành (nếu là giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân). Đây là những người chịu trách nhiệm về nội dung đưa ra giải trình. - Các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng chịu ảnh hưởng từ vấn đề đưa ra giải trình. Đây là những người chứng kiến sự việc. - Chuyên gia; các tổ chức xã hội; doanh nghiệp. Đây là những người làm chứng, đối chứng thông tin.

20


- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự và phát biểu ý kiến, hỏi thêm tại phiên giải trình. iv) Chuẩn bị thông tin liên quan đến nội dung giải trình Mức độ hiệu quả của phiên giải trình phụ thuộc lớn vào quá trình thu thập và xử lý thông tin liên quan đến nội dung của phiên giải trình. Để có được thông tin phục vụ hoạt động giải trình, việc đầu tiên là thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề giải trình. Nguồn thông tin được xác định tương đối đa dạng, phong phú: các quy định của pháp luật được quy định trong Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về vấn đề cần được giải trình; định hướng của Đảng về nội dung giải trình trong các văn kiện của Đảng; yêu cầu các cơ quan, cá nhân này gửi báo cáo, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giải trình. Bên cạnh đó, cơ quan dân cử có thể sử dụng các thông tin thu được từ hoạt động tham vấn nhân dân, các chuyên gia, đối tượng chịu tác động, phiếu thăm dò thông tin và các kênh thông tin khác như tiếp xúc cử tri, tiếp công dân hay thông tin từ cơ quan truyền thông, báo chí…để tham khảo, tham chiếu với thông tin do bên cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp, cơ quan tổ chức giải trình. Đây là những nguồn thông tin hữu ích, vô cùng phong phú, đa dạng để cơ quan dân cử có thể khai thác và sử dụng hiệu quả. Để có thông tin tin cậy làm căn cứ cho hoạt động giải trình, cơ quan tổ chức giải trình cần xác minh sự đúng đắn, chuẩn xác của thông tin. Việc xác minh thông tin cần làm sáng tỏ các vấn đề sau: nguồn thông tin lấy từ đâu, ai là người cung cấp thông tin? Phương thức lấy thông tin là gì? Thời gian của thông tin, sự tồn tại của vấn đề do thông tin đó cung cấp có, còn hay không?... Nếu thấy cần thiết cơ quan dân cử có thể tổ chức đến tận nơi, xem xét trực tiếp. Sau khi xác định được tính tin cậy, đúng đắn của thông tin, việc tiếp theo cần làm là phải tổ chức nghiên cứu và sử dụng thông tin đó. Hoạt động này đỏi hỏi sự đối chiếu kỹ thuật từ các quy định của pháp luật so sánh với vấn đề từ thông tin thu thập và giữa các thông tin thu thập được với nhau được để tìm ra điểm hợp lý, bất hợp lý, những điểm thông tin còn nhiều mâu thuẫn hoặc thông tin còn chưa được sáng tỏ. Điều này giúp tìm ra đúng, trúng vấn đề để đưa ra phiên giải trình. v) Chuẩn bị bộ câu hỏi Một trong những công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị phục vụ hoạt động giải trình là xây dựng bộ câu hỏi tham chiếu nhằm giúp những người điều hành phiên giải trình chủ động, không bỏ sót câu hỏi đối với các bên liên quan, thu thập được thông tin cần thiết. Bộ câu hỏi gồm các câu hỏi cụ thể, chi tiết, được soạn theo nội dung, vấn

21


đề đã được chọn để tiến hành giải trình; đồng thời soạn theo các nhóm đối tượng được mời đến giải trình hoặc cung cấp thông tin. Từ những nội dung lớn và nhóm đối tượng, cần chia nhỏ vấn đề để soạn các câu hỏi. Dù kết cấu của bộ câu hỏi như thế nào cũng cần tuân thủ tính logic, hợp lý và kết nối giữa các nội dung cần cần giải trình. Các câu hỏi thường được xây dựng trên căn cứ báo cáo giải trình (được gửi trước phiên giải trình) và những thông tin thực tế thu thập được, do đó hết sức phong phú, đa dạng và không tuân theo một khuôn mẫu cố định. Tuy nhiên, nội dung của câu hỏi thường đề cập đến các ý sau: một là, thực trạng của vấn đề; hai là, yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin và xác định, giải thích nguyên nhân; ba là, yêu cầu định hướng, giải pháp (nếu có). Bên cạnh đó, nếu cần, xác định trách nhiệm của người có trách nhiệm với nội dung của vấn đề giải trình (xem ví dụ trong hộp dưới đây). Việc bố trí, sắp xếp các ý trong câu hỏi không nhất thiết phải tuân theo một trật tự cố định nào và cũng không nhất thiết phải đầy đủ tất cả các nội dung trên (có thể nhiều hơn, có thể ít hơn), nhưng cần đảm bảo nguyên tắc ngắn ngọn, đơn giản, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề. Khi xây dựng câu hỏi tham chiếu cần lưu tâm đến mục đích làm rõ vấn đề của giải trình, không đi nặng vào vấn đề xác định trách nhiệm của cá nhân có trách nhiệm. Ví dụ về câu hỏi có thể đưa ra tại phiên giải trình Ví dụ 1: Câu hỏi gợi mở có đầy đủ các ý của yêu cầu giải trình “Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo “Căn cứ vào kết quả dự báo lao động việc làm hàng năm để có định hướng đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động”. Tuy nhiên, trong Báo cáo về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Chính phủ và Báo cáo về việc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII của Bộ Giáo dục và đào tạo không đề cập đến việc sử dụng kết quả dự báo lao động việc làm đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động như yêu cầu của Quốc hội. Vậy, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giải trình về tình hình thực hiện nội dung yêu cầu của Quốc hội còn những điểm hạn chế, vướng mắc nào; nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc; trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, cá

22


nhân liên quan; một số giải pháp chính để khắc phục”1 Phân tích câu hỏi: Trong câu hỏi này, thực trạng của vấn đề gồm 2 ý được trình bày tại 2 đoạn đầu tiên từ “Tại phiên chất vấn... như yêu cầu của Quốc hội”. Trong đoạn thứ 3 từ “đề nghị ... giải trình về...” bao gồm các ý: cung cấp thông tin làm rõ thêm vấn đề này, lý giải nguyên nhân của thực trạng này, đề nghị cho biết giải pháp (nếu có),... Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của mình về vấn đề được nêu. Đây là câu hỏi ngắn gọn, súc tích nhưng hàm chứa các yêu cầu cần thiết của hoạt động giải trình. Ví dụ 2: Câu hỏi gợi mở chứa một số các yêu cầu giải trình “Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có giao Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trình Chính phủ trong quý IV năm 2009. Tuy nhiên, ngày 17/10/2011, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 91/2011/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đề nghị lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh xã hội làm rõ nguyên nhân sự chậm trễ thực hiện các nội dung trên?”2 Phân tích câu hỏi: Câu hỏi trên được bố cục gồm hai phần, một là, nêu thực trạng vấn đề từ “Chỉ thị số 1408/CT-TTg…. chăm sóc trẻ em”. Phần hai của câu hỏi từ “Đề nghị…các nội dung trên” là yêu cầu xác định nguyên nhân và giải thích việc để xảy ra tình trạng của vấn đề đã nêu. 3. Ví dụ 3: Câu hỏi gợi mở chỉ nhằm thu thập thông tin “Đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết số liệu tương đối tin cậy về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng

1) Câu hỏi cho nhóm vấn đề về “Kết quả trả lời chất vấn đối với nội dung sử dụng kết quả dự báo lao động việc làm đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo” tại “Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện Luật Giáo dục đại học và giải quyết việc làm cho sinh viên” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khoái XIII tổ chức. 2) Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008 – 2010” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tổ chức, có một câu hỏi gợi mở được xây dưng như sau

23


hệ chính quy chưa có việc làm cũng như phương pháp điều tra, thống kê?”3 Phân tích câu hỏi: Trong câu hỏi trên thuần túy yêu cầu cung cấp thông tin, không có bất kỳ một hàm ý chứa đựng về các nội dung khác như: xác định nguyên nhân, xác định trách nhiệm,…. Câu hỏi cho nhóm vấn đề về “Kết quả trả lời chất vấn đối với nội dung sử dụng kết quả dự báo lao động việc làm đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo” tại “Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện Luật Giáo dục đại học và giải quyết việc làm cho sinh viên” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa XIII tổ chức. Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008 – 2010” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tổ chức, có một câu hỏi gợi mở được xây dưng như sau: Câu hỏi cho nhóm vấn đề về “Giải quyết việc làm cho sinh viên” tại “Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện Luật Giáo dục đại học và giải quyết việc làm cho sinh viên” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tổ chức.

vi) Xây dựng kịch bản của phiên giải trình - phân công công việc đối với các thành viên tham gia Trong công tác chuẩn bị nội dung, không thể bỏ qua việc xây dựng kịch bản cho phiên giải trình. Kịch bản là bản kế hoạch chi tiết tiến trình diễn tiến của phiên giải trình, trình bày được dự kiến các hoạt động sẽ diễn ra tại phiên giải trình theo trình tự thời gian, với dự liệu chi tiết cho từng hoạt động và có sự phân vai rõ ràng giữa các thành viên tham gia tổ chức phiên giải trình, đồng thời có các phương án ứng xử với những tình huống diễn ra trên thực tế. Việc xây dựng kịch bản cần phân bổ hợp lý thời gian, trình tự sắp xếp các vấn đề đưa ra phiên giải trình cũng cần có sự cân nhắc, bàn bạc kỹ lưỡng giữa các thành viên của Tiểu ban tổ chức phiên giải trình. Sự phân công, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân tham gia phiên giải trình cũng cần căn cứ trên 3) Câu hỏi cho nhóm vấn đề về “Giải quyết việc làm cho sinh viên” tại “Phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện Luật Giáo dục đại học và giải quyết việc làm cho sinh viên” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tổ chức.

24


nhiệm vụ cụ thể của từng người, ưu tiên phân công người đang có nhiệm vụ hoặc chuyên môn liên quan đến nội dung câu câu hỏi. Điều này giúp theo dõi, nắm bắt được vấn đề được xuyên suốt hơn, tăng cường hiệu quả của phiên giải trình. Nên bố trí thời gian cho từng nội dung giải trình hợp lý. Nếu phiên giải trình diễn ra trong một buổi, mỗi nội dung được thực hiện trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút; các nội dung được sắp xếp theo mức độ và logic của nó để thực hiện nội dung nào trước, sau. Qua thực tế, có thể thấy, nếu mỗi nội dung bố trí khoảng 30 đến 45 phút, nên còn có những vấn đề lẽ ra phải tiếp tục làm rõ ràng hơn, nhưng lại không đủ thời gian; do vậy chưa thật sự “đi đến tận cùng của vấn đề”. Kịch bản phiên giải trình có thể có nhiều cách sắp xếp khác nhau, dưới đây là một gợi ý: Thời gian/ thời điểm

7.30-8h00

8h00-8h15

8h15-9h30

Hoạt động

Nội dung

Người thực hiện

Thời gian

Lễ tân

Đăng ký đại biểu

Văn phòng

30 phút

Giới thiệu

Ông A

3 phút

Khai mạc - có văn bản

Bà B

5 phút

Ông A

1 phút

Bộ trường Bộ X

15 phút

Thứ trưởng Bộ Y

10 phút

Khai mạc

Giải trình về

Mời các chủ thể phát

nội dung 1

biểu Trình bày tóm tắt báo

cáo của Bộ X (có văn bản kèm theo) Trình bày tóm tắt báo

….

cáo của Bộ Y (có văn bản kèm theo)

Đặt câu hỏi

Câu 1

Đại biểu G

3 phút

Đặt câu hỏi

Câu 2

Đại biểu H

3 phút

25


… …

Đặt câu hỏi Đề nghị giải trình

Câu 3

Đại biểu K

3 phút

biểu, đề nghị Bộ trưởng X trả lời

Bộ trưởng

15 phút

Hỏi lại, hỏi thêm

15 phút

Sau ba câu hỏi của đại

9h4511h30

Giải trình về nội dung 2

Thành viên HĐDT, Ủy ban/Thường trực Hội đồng nhân dân, các đại biểu hỏi theo trình tự như trên

vii) Mời cơ quan báo chí Theo quy định của pháp luật, phiên giải trình được tổ chức công khai trừ trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định. Việc mời báo chí tham dự và đưa tin về hoạt động của phiên giải trình giúp thực hiện công khai các hoạt động của cơ quan dân cử. Tuy nhiên, việc mời báo chí có thể khiến cho các bên liên quan ngại cung cấp chứng cứ, lập luận. Vì vậy, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định khi nào mời báo chí tới mà vẫn bảo đảm các bên cảm thấy thoải mái; hoặc khi cần thiết mời báo chí và công chúng ra ngoài khỏi phòng trong một khoảng thời gian ngắn để đại diện cơ quan giải trình hoặc người đối chất cung cấp thông tin. b. Tiến hành phiên giải trình Việc tiến hành, điều hành phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 43, Điều 72 của Luật Hoạt động giám sát của ĐBQH và Hội đồng nhân dân năm 2015 (như trình bày tại mục 2.I). Phần này sẽ đề cập cụ thể hơn về nội dung tiến hành phiên giải trình. Mở đầu cho việc tiến hành phiên giải trình là hoạt động lễ tân đón tiếp đại biểu. Cơ quan hoặc vụ chuyên môn giúp việc đảm nhận thủ tục đăng ký đại biểu tham dự phiên giải trình; bố trí chỗ ngồi cho các đại biểu và giới thiệu thành phần các đại biểu tham dự phiên giải trình. Bắt đầu cho phiên giải trình, chủ tọa phiên họp khai mạc phiên giải trình và nêu mục đích, nội dung, yêu cầu giải trình và phổ biến một số quy định về hỏi

26


và trả lời trong phiên giải trình. Chủ tọa phiên họp có thể là Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công. Giống như trong hoạt động chất vấn, thời gian hỏi và trả lời nên được quy định cụ thể. Thời gian phù hợp cho việc hỏi khoảng 3 phút, thời gian phù hợp cho việc trả lời một câu hỏi tùy thuộc vào nội dung từng vấn đề và do chủ tọa quyết định; hỏi lại 2 phút. Khi điều hành tùy theo phương thức hỏi - trả lời (hỏi câu nào trả lời câu đấy) hay hỏi- hỏi trả lời (hỏi một số lượng câu hỏi nhất định, có thể là 3, 5 câu hỏi rồi mới trả lời), chủ tọa có thể xác định thời gian dành cho việc trả lời của người giải trình. Tiếp theo, người điều hành phiên họp mời đại diện Chính phủ, cơ quan được yêu cầu giải trình báo cáo tình hình thực hiện nội dung liên quan phiên giải trình; giải trình làm rõ các vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu. Để bổ sung làm rõ một số vấn đề, người điều hành có thể mời đại diện một số bộ ngành có liên quan về trách nhiệm báo cáo bổ sung, làm rõ một số vấn đề có liên quan nội dung giải trình. Sau phần báo cáo của các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm về vấn đề giải trình, thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các đại biểu khác tham dự nêu câu hỏi, yêu cầu giải trình để đại diện Chính phủ, các bộ ngành có liên quan giải trình làm rõ. Đối với phiên giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu khác tham dự đều có thể nêu câu hỏi và yêu cầu giải trình. Việc nêu câu hỏi, chủ tọa nên bố trí sau 3 lượt hỏi của đại biểu, yêu cầu đại diện của các cơ quan giải trình trả lời làm rõ những câu hỏi này. Trường hợp, có ý kiến phản biện, tranh luận lại với nội dung giải trình của đại diện cơ quan giải trình, chủ tọa nên ưu tiên trước để cùng làm rõ ràng sáng tỏ, dứt điểm vấn đề được hỏi. Khi thấy cần thiết, chủ tọa có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân…được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến. Trường hợp câu hỏi không sát với nội dung, hoặc đối tượng giải trình tại phiên giải trình, chủ tọa có thể yêu cầu trả lời bằng văn bản hoặc gửi chuyển đến cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm về vấn đề này. Chủ tọa điều hành phiên giải trình cần kiên quyết và linh hoạt, bám sát chủ đề, nội dung giải trình (khéo léo cắt những câu trả lời không đúng trọng tâm, đảm bảo về mặt thời gian dự kiến cho từng nội dung); điều hành theo kiểu cuốn chiếu (hết nội dung này mới chuyển sang nội dung khác). Thành viên Ban chủ tọa và đại biểu khác chỉ tập trung hỏi nội dung được phân công; người trả lời được mời đích danh và trả lời đúng trọng tâm câu

27


hỏi đặt ra (lạc đề chủ tọa sẽ cắt). Khách tham dự và những đại diện khác dự phiên giải trình nếu chưa được Chủ tọa cho phép (mời) thì không được phát biểu; nếu cần thiết phát biểu phải được Chủ tọa đồng ý. Thành viên Ban chủ tọa có thể hỏi nhiều câu đối với một người, hỏi thêm, hỏi lại cho đến khi vấn đề đã được sáng tỏ Chủ tọa mới chuyển sang nội dung khác. Nên có những phương án, biện pháp dự phòng, lường trước một số trường hợp có thể phát sinh ngoài kịch bản để kịp thời xử lý (Ví dụ: các Bộ, ban, ngành liên quan trước nay quen hình thức phát biểu khi thấy cần thiết, hoặc đôi khi phải yêu cầu mới phát biểu; thời gian phát biểu không hạn chế… Tuy nhiên, khi thực hiện theo hình thức mới hỏi - đáp, chủ tọa mời mới được phát biểu…có thể có đại biểu không quen, xin được phát biểu; nếu chủ tọa không chủ động và linh hoạt xử lý vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng gây ức chế cho đại biểu dự họp). Chủ tọa nên tránh những điều sau: - Thảo luận, tỏ thái độ với các bên tham gia hoặc đưa ra bình luận đúng sai, trừ khi đó là các yêu cầu về thủ tục. - Tóm tắt, nhắc lại thông tin mà người tham gia vừa trình bày. Kết thúc phiên giải trình, chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình. Để có thể có dự thảo kết luận giải trình ngay, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban, Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo Vụ chuyên môn/Văn phòng giúp việc chuẩn bị trước và trong thời gian diễn ra phiên giải trình, căn cứ vào ý kiến hỏi của các đại biểu và việc trả lời, giải trình của cơ quan, cá nhân được yêu cầu giải trình để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo kết luận. Trên cơ sở đó Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Đối với những nội dung khó, chưa thể thống nhất ý kiến kết luận ngay, chủ tọa có thể lui lại thời gian và giải thích rõ lý do. Kết luận vấn đề được giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Kết luận giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, người được yêu cầu giải trình và cơ quan, tổ chức có liên quan. c. Sau giải trình Căn cứ trên kết luật của phiên giải trình, cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;

28


trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân, trường hợp không thực hiện kết luận hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực có thể báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Để kết luận vấn đề giải trình được thực hiện, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc và giám sát thực hiện việc kết luận này. Có thể phân công trong Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban, Thường trực Hội đồng nhân dân và đơn vị chuyên môn giúp việc theo dõi, giám sát và báo cáo lại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân. d. Áp dụng giải trình trong hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội Mặc dù giải trình là hình thức giám sát chỉ được quy định cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nhưng Đoàn đại biểu Quốc hội có thể áp dụng cách làm của giải trình trong các hoạt động của mình. Theo quy định tại Điều 48 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát thông qua các hoạt động: giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Đoàn đại biểu có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát tại địa phương. Để có thêm nhiều thông tin, cở sở thực tiễn, lý luận,…giúp thực hiện hiệu quả các hoạt động giám sát trên, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể tổ chức cuộc họp yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đến báo cáo, giải trình vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát của Đoàn. Đặc biệt, theo quy định tại Mục b, Khoản 2, Điều 52, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, khi tiến hành giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền: “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm”. Như vậy, trong tổ chức giám sát chuyên đề về một vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể tổ chức cuộc họp mời những người có trách nhiệm của cơ quan bị giám sát đến Đoàn đại biểu Quốc hội giải trình, làm rõ các vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan này trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đồng thời có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia cùng tham dự và phát biểu ý kiến để làm rõ vấn đề quan tâm. Đối với hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của

29


công dân, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm “tổ chức để đại biểu Quốc hội giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền” -(Khoản1. Điều 54. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Căn cứ trên quy định này, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể tổ chức cuộc họp mời đại diện cơ quan nhà nước có trách nhiệm và đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự. Tại cuộc họp này, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân, các cơ quan có liên quan giải trình, làm rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân về lĩnh vực quản lý; nghe ý kiến của người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở đó, Đoàn ra kết luận giám sát cùng với những yêu cầu, kiến nghị về vấn đề này theo thẩm quyền. Việc chuẩn bị các cuộc họp và trình tự tiến hành các cuộc họp về giám sát tại Đoàn đại biểu Quốc hội có thể vận dụng tương tự như việc chuẩn bị phiên giải trình, quy trình tiến hành phiên giải trình. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tham mưu, phục vụ tổ chức cuộc họp để yêu cầu đối tượng bị giám sát làm rõ các vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội.

2. Một số kỹ năng tham gia phiên giải trình của đại biểu dân cử Việc tổ chức phiên giải trình là hoạt động tập thể của cơ quan dân cử. Tuy nhiên, để hoạt động phiên giải trình được thực hiện hiệu quả, mỗi cá nhân đại biểu cũng phải tham gia các công việc từ chuẩn bị, xác định vấn đề giải trình, thu thập thông tin, xây dựng bộ câu hỏi… cho đến thực hiện phiên giải trình, xem xét, biểu quyết về kết luận của phiên giải trình. Như vậy, nhiều nội dung về kỹ năng của đại biểu liên quan đến tham gia phiên giải trình đã được trình bày mục 1, phần II. Bên cạnh đó, để phát huy vai trò cá nhân của đại biểu tại phiên giải trình, đại biểu cần lưu ý thêm một số nội dung được trình bày dưới đây. a. Chuẩn bị Để đạt được hiệu quả, thu thập được nhiều thông tin có ích phục vụ phiên giải trình, trước mỗi phiên giải trình đại biểu nên dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về nội dung của phiên giải trình thông qua những tài liệu đơn vị giúp việc cung cấp, qua đó xác định vấn đề trọng tâm của phiên giải trình. Đại biểu cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật liên quan. Trường hợp, đại biểu không chuyên sâu ở lĩnh vực được giải trình thì có thể sử dụng sự trợ giúp từ đơn vị giúp việc, văn phòng giúp việc, các chuyên gia, cử tri... Bên cạnh đó, đại biểu cũng có thể thu thập, tìm hiểu thông tin liên quan qua thông tin đại chúng, tiếp xúc cử tri; các nguồn thông tin tin cậy của cá nhân đại biểu… Để sử dụng các thông tin phục vụ cho hoạt động giải trình, đại biểu cũng cần kiểm chứng độ chính xác, tin cậy, thời điểm, không gian

30


Ví dụ về thu thập thông tin để tham gia phiên giải trình Để tham gia phiên giải trình về cách tính giá bán căn hộ chung cư, đại biểu có thể cần thu thập, xử lý thông tin sau đây: - Khái niệm về các cách tính giá căn hộ theo thông thủy và tim tường; - Mỗi cách tính có lợi, có thiệt gì cho người mua nhà, chủ đầu tư, nhà nước? Có sự chênh lệch về số tiền người dân phải nộp giữa hai cách tính không? - Các quy định pháp luật liên quan hiện hành điều chỉnh như thế nào về vấn đề này? Tại sao lại quy định như vậy? Pháp luật các nước quy định như thế nào? Để thu thập thông tin về những vấn đề trên, đại biểu có thể tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước; chuyên gia liên quan trong ngành xây dựng, thuế, địa chính, luật; các doanh nghiệp; và nhất là không thể thiếu thông tin từ những người dân mua nhà chung cư, ví dụ qua đơn thư. Từ nhiều nguồn thông tin như vậy, đại biểu sẽ đối chiếu, kiểm chứng các dữ liệu với nhau từ góc độ của một người đại diện cho lợi ích của quốc gia và của cử tri. Cách tính nào đáp ứng nhiều hơn hai dạng lợi ích này thì đại biểu ủng hộ cách tính đó.

của thông tin. Trên cơ sở đó, đối chiếu so sánh các thông tin, phát hiện vấn đề còn chưa rõ, các nội dung còn vướng mắc,… Ngoài bộ câu hỏi do Thường trực HĐDT, Ủy ban của Quốc hội hoặc Thường trực HĐND chủ trì chuẩn bị, tự bản thân mỗi đại biểu cũng cần xây dựng những câu hỏi theo ý kiến cá nhân về những vấn đề mình phát hiện được (xem thêm gợi ý về xây dựng câu hỏi tương tự như trong mục v.a.1.II). Những ý kiến của đại biểu có thể đưa ra thảo luận trước trong các cuộc họp chuẩn bị và đóng góp vào trong bộ câu hỏi chung của cơ quan mình. Trường hợp cần thiết, đại biểu có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này. Ngoài ra, để chủ động tham gia vào phiên giải trình, đại biểu cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về quy trình, thủ tục tổ chức giải trình và tham gia đầy đủ các hoạt động chuẩn bị cho phiên giải trình. b. Tham gia phiên giải trình Trách nhiệm của đại biểu tham gia phiên giải trình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lươnhj hiệu quả của hoạt động giải trình, đồng thời còn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của đại biểu trong con mắt của công

31


luận. Để tham gia hiệu quả phiên giải trình, đại biểu cần lưu tâm một số vấn đề sau: Một là, tâm thế và ứng xử: Đại biểu tham gia phiên giải trình với tư cách là thành viên của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đại diện có cử tri và nhân dân cả nước hoặc địa phương yêu cầu cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giải trình, giải thích, làm rõ những vấn đề đang quan tâm. Chính vì vậy, một điểm cần lưu ý trong quá trình tham gia phiên giải trình, đại biểu nên đeo phù hiệu đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân. Khi tham gia phiên giải trình đại biểu cần có tâm thế của vị chính khách, khai thác thông tin và phản biện với tư cách một chính khách. Những vấn đề đưa ra cần đề cập ở tầm chính sách; khi đề cập những vụ việc cụ thể cũng là nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề ở tầm chính sách. Giải trình không nhằm xác định trách nhiệm chính trị của người giải trình, mục đích chủ yếu của phiên giải trình nhằm làm sáng tỏ vấn đề thông qua việc giải thích, lý giải, thông tin,…về nội dung giải trình, qua đó các bên tham gia phiên giải trình hiểu rõ quan điểm, luận chứng, luận cứ,... về vấn đề đã, đang và sẽ thực hiện của các chủ thể có trách nhiệm. Do đó, trong quá trình

Ví dụ về cách thức nêu câu hỏi về vụ việc liên hệ đến vấn đề tầm chính sách 1. Ví dụ 1: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII từng tổ chức phiên giải trình “Việc chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách trong hoạt động điều tra vụ án hình sự”. Một ĐBQH cho rằng việc không xem xét trách nhiệm của ông Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) trong vụ án dùng nhục hình dẫn tới chết người ở TP Tuy Hòa, là không đúng pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Từ đó, đại biểu liên hệ tới tình hình xử lý các vụ dùng nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự. 2. Ví dụ 2: Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII đã tổ chức hai phiên giải trình về một vụ việc cụ thể, đó là sự cố ở đập thủy điện Sông Tranh 2. Tại hai phiên, các đại biểu đã nêu câu hỏi về những vấn đề lớn như: tích nước hồ chứa thủy điện; nghiên cứu, đánh giá tác động của lũ, động đất đến công trình; phương án phòng, chống lũ, lụt, trong đó cần thiết lập mạng lưới cảnh báo cho người dân; ứng phó động đất, diễn tập sơ tán có tính đến tình huống vỡ đập nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân; điều chỉnh quy trình điều tiết hồ chứa và lưu vực; phòng, chống lũ.

32


tham gia phiên giải trình, vấn đề được đề cập với sự thiện chí, cởi mở, sẻ chia với thái độ ôn hòa vì mục đích chung. Không nên chỉ chú trọng đến việc phán xét trách nhiệm của cơ quan, cá nhân giải trình. Điều này sẽ tạo không khí làm việc thân thiện, giúp tăng cường hiệu quả của phiên giải trình. Hai là, lắng nghe: Trong quá trình tham gia phiên giải trình, đại biểu cần tập trung lắng nghe, theo dõi chặt chẽ diễn tiến các hoạt động. Việc lắng nghe tại phiên giải trình không phải đơn thuần nhằm thu thập thông tin mà còn thể hiện trách nhiệm, thiện chí và sự tôn trọng đối với cơ quan tổ chức giải trình, các đại biểu tham dự và người dân. Để theo dõi chặt chẽ, nắm bắt xuyên suốt tiến trình làm việc, tránh nhầm lẫn các nội dung trong chương trình, đại biểu nên đọc trước chương trình tổng thể phiên giải trình, cũng như kịch bản (nếu có). Tại phiên giải trình, thường có nhiều thông tin mới được cung cấp, đại biểu cần phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin tức thời, do đó, đại biểu nên ghi chép lại những nội dung diễn tiến của cuộc họp với những nhận định cá nhân. Việc ghi chép lại thông tin giúp đại biểu ghi nhớ, hệ thống và lưu trữ lại được thông tin tốt hơn. Từ những thông tin này, kết hợp với vốn thông tin đã có, đại biểu dễ dàng nắm bắt được vấn đề cũng như đưa ra vấn đề phản biện hiệu quả. Ba là, phát biểu và hỏi. Đầu tiên, đại biểu cần quan tâm đến nội dung vấn đề cần hỏi. Thông thường những vấn đề đưa ra hỏi tại phiên giải trình đã được nghiên cứu, chuẩn bị và phân công từ trước trên cơ sở những thông tin có được từ các nguồn thông tin thu thập được. Tuy nhiên, trên thực tế có thể diễn ra không như dự liệu, do đó đại biểu cần hết sức linh hoạt trong những trường hợp này để lựa chọn đưa vấn đề nào lên trên diễn đàn của phiên giải trình. Những vấn đề được chính thức đưa lên diễn đàn này phải là những vấn đề còn chưa rõ ràng, thiếu thông tin hoặc đang có vướng mắc bất cập vào thời điểm giải trình. Tránh tình trạng cứng nhắc trong thực hiện kịch bản của phiên giải trình. Trường hợp, nội dung được chuẩn bị để hỏi các chủ thể giải trình nhưng đã được giải quyết, xử lý, khắc phục đạt hiệu quả tốt, đại biểu không cần thiết đề cập đến trong phiên giải trình, dành thời gian cho những vấn đề khác còn chưa được làm sáng tỏ. Khi phát biểu hoặc hỏi, đại biểu nên sử dụng ngôn từ có tính ôn hòa, với lập luận phản biện, lý lẽ chặt chẽ, không né tránh, kiêng nể. Câu hỏi đơn giản, hỏi trực diện vào nội dung cần hỏi, tránh tâm lý sợ người nghe không hiểu dẫn đến trình bày nội dung dài dòng. Ở phiên giải trình cần làm rõ vấn đề, phân tích mặt được mặt chưa được trong việc thực hiện trách nhiệm, từ đó đưa ra sự thống nhất chung về đánh giá mức độ trách nhiệm của các chủ thể giải trình. Trường hợp ý kiến của đại biểu trùng với ý kiến của đại biểu khác đã phát biểu, không nên nhắc lại, chỉ cần nên khẳng định cùng quan điểm với ý kiến đã được đưa ra.

33


Trong trường hợp người giải trình chưa trả lời đúng, trúng, đủ các nội dung nêu ra hoặc từ câu trả lời của người giải trình đại biểu phát hiện thấy có vấn đề cần được hỏi thêm, đại biểu có thể xin phép chủ tọa để hỏi lại, hỏi thêm, hỏi nối tiếp để làm rõ hơn nội dung của vấn đề. Hỏi thêm về những nội dung chưa được đề cập trong câu trả lời trước đó; hỏi lại về nội dung đã được trả lời, nhưng chưa được rõ ràng; hỏi tiếp là dựa trên ý tứ trong câu trả lời để hỏi mở rộng về vấn đề đang được giải trình. Thông thường đối với, đối với những trường hợp hỏi bổ sung, thời gian dành cho người đặt câu hỏi không nhiều, (khoảng 3 phút, tùy theo từng cơ quan chủ trì), do đó đại biểu cần đặt câu hỏi hết sức ngắn gọn, không dẫn dắt, không trình bày thực trạng vấn đề nhiều. Đối với các nội dung chưa được làm rõ, đại biểu cần đi đến tận cùng để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này vừa thể hiện được trách nhiệm của đại biểu, vừa nâng cao vị thể của đại biểu cũng như vị thế của cơ quan dân cử trước các chủ thể giải trình, cơ quan truyền thông và cử tri, nhân dân cả nước, địa phương. Đại biểu lưu ý, trong quá trình tham gia giải trình, cần tuân theo sự bố trí, sắp xếp của chủ tọa, không tự ý phát biểu làm ảnh hưởng đến kịch bản điều hành của phiên giải trình.

3. Sự tham gia của cơ quan giúp việc trong giải trình Sau đây xin nêu các hoạt động của Văn phòng Quốc hội (Vụ chuyên môn giúp việc) tham mưu, phục vụ Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên giải trình; Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tổ chức phiên giải trình. 3.1. Tham mưu, phục vụ việc chuẩn bị phiên giải trình Để chuẩn bị cho phiên giải trình, đơn vị chuyên môn giúp việc cho cơ quan chủ trì phiên giải trình thực hiện các công việc sau đây: - Căn cứ vào chương trình giám sát, đơn vị giúp việc có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn vấn đề cần giải trình, người có trách nhiệm báo cáo, giải trình; có thể nêu một số vấn đề cần giải trình để Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. - Vụ chuyên môn giúp việc phục vụ Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban làm văn bản xin ý kiến Lãnh đạo Quốc hội về tổ chức phiên giải trình, mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian tiến hành, thành phần tham dự phiên giải trình (ở địa phương không có bước này vì phiên giải trình do chính Thường trực HĐND tổ chức). - Đơn vị giúp việc tham mưu làm công văn gửi cơ quan, cá nhân có trách

34


nhiệm báo cáo, giải trình và làm giấy mời các đại biểu, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học tham dự phiên giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình. - Tổ chức nghiên cứu các báo cáo của cơ quan, cá nhân được yêu cầu giải trình để xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, cá nhân được yêu cầu giải trình, những việc đã làm được, những hạn chế, bất cập liên quan đến vấn đề yêu cầu giải trình. - Chuẩn bị các văn bản pháp luật, tài liệu có liên quan; thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cơ quan chủ trì phiên giải trình. - Chuẩn bị các câu hỏi, vấn đề yêu cầu giải trình để Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban, Thường trực Hội đồng nhân dân nêu tại phiên giải trình. - Soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Chương trình phiên giải trình, dự thảo văn bản khai mạc, báo cáo dẫn đề phiên giải trình. - Tổ chức các cuộc họp với các đơn vị có liên quan (ví dụ, Vụ chuyên môn phục vụ HĐDT, Ủy ban của Quốc hội họp với Vụ hành chính, Vụ tổng hợp, các đơn vị khác) để bàn, triển khai phục vụ việc tổ chức phiên giải trình. - Liên hệ, mời các cơ quan báo chí tham dự và đưa tin. - Tự mình hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan bố trí phòng họp, sắp xếp bàn ghế, làm phông, biển chỗ ngồi của các đại biểu. - Thực hiện các công việc khác chuẩn bị cho phiên giải trình. 3.2. Tham mưu, phục vụ việc tiến hành, điều hành phiên giải trình Đơn vị giúp việc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc của Hội đồng nhân dân thực hiện các công việc sau đây để tiến hành, điều hành phiên giải trình: - Đăng ký và phát tài liệu cho các đại biểu tham dự phiên giải trình; hướng dẫn, bố trí các đại biểu, đại diện các cơ quan, tổ chức và cán bộ, chuyên gia ngồi đúng vị trí quy định. - Giới thiệu lý do phiên giải trình, giới thiệu các đại biểu, đại diện các cơ quan, tổ chức, cán bộ, chuyên gia tham dự phiên giải trình. - Phục vụ Chủ tọa điều hành phiên giải trình; ghi biên bản, ghi âm phiên giải trình; tổng hợp nhanh các ý kiến giải trình. - Phục vụ việc chỉnh lý dự thảo kết luận trên cơ sở ý kiến phát biểu tại phiên giải trình. Nếu là phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thì Vụ chuyên môn giúp việc gửi dự thảo kết luận xin ý kiến các

35


thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện để Chủ tọa xem xét trình Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết thông qua. Nếu là phiên giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân thì gửi xin ý kiến các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện để Chủ tọa xem xét trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp biểu quyết thông qua. - In kết luận phiên giải trình để gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Nếu là phiên giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thì thì gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình, các cơ quan, tổ chức có liên quan và theo dõi, đôn đốc, giám sát cơ quan, cá nhân có liên quan thực hiện kết luận. Nếu là phiên giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân thì gửi đến được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, người được yêu cầu giải trình, cơ quan, tổ chức có liên quan và theo dõi, đôn đốc, giám sát cơ quan, cá nhân có liên quan thực hiện kết luận Trường hợp phát hiện cơ quan, cá nhân có liên quan không thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc thực hiện không đầy đủ thì báo cáo Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

36


PHỤ LỤC: ĐIỀU TRẦN TẠI ỦY BAN CỦA NGHỊ VIỆN 1. Khái niệm; khuôn khổ pháp lý Nghĩa gốc tiếng Anh của điều trần là nghe (hearings) - ủy ban của nghị viện nghe thông tin từ tất cả các bên liên quan về vấn đề mà ủy ban đang quan tâm. Như vậy, điều trần là một quá trình bao gồm một hoặc nhiều phiên họp chính thức để Ủy ban nghe tất cả các bên liên quan cung cấp thông tin, quan điểm, chứng cứ về những nội dung quan trọng trong một dự luật; hoặc một vấn đề, vụ việc cần giám sát. Từ đó, Ủy ban sẽ ra báo cáo điều trần kiến nghị về dự luật hoặc có kiến nghị giám sát buộc Chính phủ phải có phản hồi về những khuyến nghị đưa tra trong báo cáo, thường là với những biện pháp cải thiện tình hình1. Điều trần của Ủy ban thường được quy định trong nội quy của nghị viện (Rule of Procedures); hoặc ở một số nước, đạo luật về tổ chức và hoạt động của nghị viện như ở Nhật Bản, Hàn Quốc có đề cập đến hoạt động điều trần của Ủy ban2. Theo một khảo sát của Liên minh nghị viện thế giới (IPU), có 71 trên 88 nước có quy định về điều trần tại Ủy ban của nghị viện3. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến hoạt động điều trần ở văn bản của các nước tương đối khác nhau. Những quy định về hoạt động điều trần ở ủy ban của nghị viện các nước gồm một số nội dung như: mục đích của điều trần, chủ thể tiến hành, thẩm quyền của ủy ban quyết định nội dung cần điều trần, tính bắt buộc của điều trần, đối tượng điều trần, tính công khai, thủ tục phiên điều trần, hệ quả của điều trần4.

2. Những chủ thể chính Điều trần có sự tham gia của nhiều thành phần - thành viên Ủy ban, đại diện của các cơ quan chính phủ, các nhân chứng, cán bộ phục vụ ủy ban, báo chí và công chúng. Mỗi người đều có vai trò của mình trong điều trần5. Trước hết, chủ thể chính ở đây là các thành viên Ủy ban chủ trì điều trần. Nhiệm vụ của họ là nghe và hỏi nhân chứng, hỏi cũng là để nghe, nghe chứ không được trình bày quan điểm. Thành phần tham gia ban chủ tọa gồm các 1) Xem thêm: Nguyễn Đức Lam, Điều trần tại Ủy ban: nghiên cứu khả năng áp dụng ở Việt Nam, Bài cho Hội thảo “Vai trò của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp của Quốc hội”, Văn phòng Quốc hội, 28-29/6/2007; Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012. 2) Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012, tr. 45. 3) Hironori Yamamoto, Tools for Parliamentary Oversight – A Comparative Study of 88 National Parliaments, IPU, 2007, tr.30. 4) Xem cụ thể hơn về nội dung các quy định ở một số nước về điều trần trong: Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012, tr.46-54.

37


nghị sỹ của đảng đa số, các đảng thiểu số, nghị sỹ độc lập; số lượng thường chỉ khoảng 7-8 người. Thông thường, nghị sỹ của mỗi đảng có cách hỏi nhân chứng để có được những thông tin ủng hộ chính sách của đảng mình. Các thành viên Ủy ban thường không bỏ lỡ cơ hội của điều trần để “moi” thông tin từ nhân chứng. Nhóm nhân vật thứ hai là các nhân chứng, kể cả các nhân chứng từ các cơ quan chính phủ, nhưng đặc biệt quan trọng là công dân, đại diện các tổ chức dân sự, chuyên gia, công ty liên quan đến vấn đề, vụ việc. Nếu thiếu các nhân chứng này, sẽ không còn là phiên điều trần, mà chỉ là phiên họp bình thường của Ủy ban với đại diện chính phủ. Cơ sở để Ủy ban lựa chọn và mời các nhân chứng là các ý kiến bằng văn bản (submissions) do công chúng gửi đến Ủy ban trước đó trong khuôn khổ điều trần. Chủ yếu từ các văn bản góp ý kiến và chứng cứ do nhân chứng cung cấp trực tiếp tại các phiên điều trần, Ủy ban sẽ phân tích, lựa chọn thông tin để đưa vào báo cáo, kiến nghị các giải pháp lập pháp hoặc giám sát. Nhóm thứ ba có báo chí và đàng sau đó là công luận theo dõi, bình luận, đánh giá về điều trần, về ứng xử của các bên, tạo ra lực ép buộc các bên đều phải tuân thủ những quy tắc chung. Quy chế hoạt động của nghị viện nhiều nước cho phép báo chí dự và đưa tin về các hoạt động của Ủy ban, trong đó có các phiên điều trần. Trong một số trường hợp, nhân chứng yêu cầu trình bày một số thông tin riêng cho Ủy ban nghe mà không có báo chí dự. Nhưng nếu thấy cần thiết, sau đó Ủy ban hoặc cả nghị viện vẫn có thể quyết định công bố các thông tin đó cho công chúng biết. Sự tham gia, theo dõi của công chúng có tác dụng tăng cường tính minh bạch của điều trần. Cuối cùng là nhân viên trong Ban Thư ký của các Ủy ban nghị viện. Họ chia nhau hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, từ soạn thảo kế hoạch, chuẩn bị tài liệu cho các thành viên Ủy ban, tiếp nhận, phân tích các đơn kiến nghị của công chúng, hỗ trợ trực tiếp các thành viên Ủy ban tại các cuộc gặp công chúng, các phiên điều trần, soạn thảo, hoàn thiện báo cáo…

3. Quy trình, thủ tục Thông thường, quy trình tiến hành điều trần gồm các bước: Soạn thảo Đề cương tham chiếu; lập kế hoạch; mời công chúng gửi ý kiến bằng văn bản; tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia độc lập; nghe các nhân chứng trình bày, thường là công khai (thường kéo dài nhiều phiên); công bố biên bản về nội dung phiên điều trần; soạn thảo báo cáo về điều trần; công bố báo cáo và đưa báo cáo vào chương trình nghị sự; theo dõi việc thực hiện các kiến nghị trong báo cáo6. Sau khi có quyết định tiến hành điều trần, Ủy ban điều trần giao cho Ban 5) Xem thêm: Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012; Hironori Yamamoto, Tools for Parliamentary Oversight – A Comparative Study of 88 National Parliaments, IPU, 2007, tr.30-31.

38


Thư ký (bộ phận giúp việc của Ủy ban) soạn thảo Đề cương tham chiếu (Terms of Reference - TOR) và kế hoạch chi tiết kèm theo các khoản mục chi để bàn bạc, thống nhất thông qua. Đề cương tham chiếu chỉ khoảng 1-2 trang, nhưng là tài liệu rất quan trọng, bởi lẽ trong đó nêu những nội dung chính của điều trần, giúp cho các thành viên Ủy ban, các nhân chứng định hướng trong suốt quá trình điều trần. Bước quảng bá và kêu gọi gửi ý kiến bằng văn bản có vai trò rất quan trọng, vì nhờ nó mà công chúng biết đến rộng rãi và thấy quan tâm đến điều trần hay không, mà điều trần không thể thiếu sự tham gia của công chúng và không thể thiếu nguồn thông tin từ công chúng, từ các nhân chứng. Tiếp theo, Ban Thư ký sẽ tiếp nhận và xử lý ban đầu các ý kiến bằng văn bản do công chúng, các chuyên gia gửi đến để tổng hợp, phân loại, tóm tắt cho các thành viên Ủy ban. Hoạt động thu hút sự chú ý nhiều nhất trong quá trình này là các phiên điều trần. Tại đây, trước hết Chủ nhiệm Ủy ban sẽ phổ biến nội quy, mời nhân chứng thề hoặc tuyên thệ chỉ nói sự thật và không có gì khác ngoài sự thật. Sau đó, các thành viên Ủy ban nghe và hỏi các nhân chứng dưới sự điều hành của Chủ nhiệm Ủy ban. Các phiên điều trần phải được ghi tốc ký đầy đủ và ghi biên bản. Sau khi kết thúc các phiên điều trần, Ban Thư ký thu thập, phân tích các thông tin thu thập được từ đơn kiến nghị, từ chứng cứ của các phiên điều trần, và nếu cần các nguồn thông tin khác để soạn báo cáo điều trần theo mẫu có sẵn. Đây là công việc khó khăn, chiếm nhiều thời gian, nguồn lực. Báo cáo điều trần về những vụ việc, vấn đề phức tạp có thể lên đến hàng trăm trang. Trong báo cáo phải có các nội dung chính gồm sự kiện, ý kiến của các thành viên Ủy ban, và các kiến nghị của Ủy ban. Nếu có ý kiến thiểu số, ý kiến đó cũng phải kèm theo báo cáo, nhưng nghị sỹ phải tự soạn ý kiến đó, chứ không phải Ban Thư ký. Ủy ban tiến hành họp để thảo luận và quyết định về báo cáo theo quy trình, thủ tục họp chung của Ủy ban. Báo cáo được gửi đến tất cả các nghị sỹ, đăng tải trên trang web của nghị viện để công chúng và báo chí có thể tiếp cận, thậm chí rất quan trọng là phải gửi đến trực tiếp các nhân chứng. Cuối cùng là bước theo dõi, giám sát sự thực hiện các kiến nghị nêu trong báo cáo điều trần. Luật nghị viện ở nhiều bang của Australia như New South Wales, Tây Úc, Nam Úc quy định chính phủ phải có phản hồi về các kiến nghị đó trong vòng sáu tháng. Thông thường, chính phủ đáp ứng yêu cầu này, nhưng cũng có trường hợp nhiều tháng sau mới có biện pháp thực hiện kiến nghị.

6) Xem thêm: Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012; Hironori Yamamoto, Tools for Parliamentary Oversight – A Comparative Study of 88 National Parliaments, IPU, 2007, tr.30-31.

39


40

3

3

Truyền thông, quảng bá

bằng văn bản (submissions)

Mời gửi ý kiến

Lập kế hoạch

(TOR)

Lập đề cương tham chiếu

TÊN HOẠT

2

1

TT

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn;

Các hoạt động chính; ngày tháng; phân công; sản phẩm, dự

nhân vật gửi văn bản góp ý

- Soạn thư mời riêng một số

bản góp ý

- Soạn đoạn văn đăng trên báo chí, TV, internet để mời gửi văn

internet

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn

Chủ nhiệm Ủy

trì; thời gian kết thúc.

Soạn đoạn văn quảng bá về điều trần đăng báo chí, TV,

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn;

NGƯỜI LÀM

Nêu tên cuộc điều trần; những nội dung chính; tên Ủy ban chủ

CÔNG VIỆC CỤ THỂ

liên hệ (Dựa trên đề cương)

về đâu, thời hạn nhận ý kiến, địa chỉ

Đoạn văn, thư mời ngắn gọn; nêu rõ: nội dung cần được góp ý, gửi cho ai,

cương)

một số lời phát biểu của lãnh đạo Ủy ban; địa chỉ; ngày tháng...(Dựa trên đề

Đoạn văn ngắn gọn; nêu rõ nội dung,

Chi tiết; ai làm gì.

Ngắn, rõ, khoảng 1 trang; cơ sở để tiến hành các hoạt động tiếp theo.

YÊU CẦU CẦN CHÚ Ý

Dưới đây chúng tôi tổng hợp các bước tiến hành điều trần ở Ủy ban của Thượng viện bang New South Wales, Australia từ tài liệu của khóa tập huấn về điều trần, Sydney, tháng 2/2009. Cơ bản quy trình tiến hành điều trần tại Ủy ban của nghị viện ở các bang khác của Australia và Nghị viện liên bang Australia, cũng như nhiều nước khác đều tương tự như vậy, nhất là các nước nói tiếng Anh.


41

Liên hệ báo chí

Chuẩn bị phòng điều trần

7

nhân chứng

Liên hệ mời

bằng văn bản

Thu thập, tổng hợp ý kiến

6

5

4

- Vị trí của từng nhóm người

bảng tên...

-Trang thiết bị; ghi âm; bàn ghế;

- Gửi giấy mời kèm hướng dẫn cụ thể về phiên điều trần.

- Khẳng định sự tham gia của họ;

cụ thể về phiên điều trần. - Danh sách phóng viên mời;

- Gửi giấy mời kèm hướng dẫn

- Khẳng định sự tham gia của họ;

đồng; nhà khoa học; cá nhân công dân.

gồm đại diện chính phủ; đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, cộng

kiến. - Lập Danh sách nhân chứng

- Gửi thư trả lời và cám ơn theo mẫu sẵn cho những người gửi ý

- Tóm tắt cho thành viên Ủy ban;

cả các ý kiến gửi đến;

- Tập hợp, phân loại, lưu trữ tất

Cán bộ giúp việc của Ủy ban

Ủy ban phê duyệt

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn;

Ủy ban phê duyệt

Cán bộ giúp việc của Ủy ban soạn;

của Ủy ban soạn

Cán bộ giúp việc

- Chú ý không quên ghi âm, ghi tốc ký.

ở từng nước;

- Cách xếp bàn ghế có thể khác nhau

quyền và nghĩa vụ của báo chí.

- Hướng dẫn về phiên điều trần: nội dung, thành phần, chương trình,

dung, thành phần, chương trình, quyền và nghĩa vụ của nhân chứng...

- Hướng dẫn về phiên điều trần: nội

- Xác định thứ tự phát biểu;

ban;

- Dựa vào các mối quan hệ của Ủy

đã gửi ý kiến bằng văn bản;

- Chọn nhân chứng từ những người

- Lưu cả bản giấy và bản điện tử.

- Dựa trên đề cương;


42 Cán bộ giúp việc của Ủy ban Chủ tọa phiên Chủ tọa phiên điều trần

- Kiểm tra danh tính nhân chứng;

Giới thiệu mục đích, thành phần,

Thời gian nói, nội dung câu hỏi, câu trả lời; quyền và nghĩa vụ

Khai mạc

Phổ biến thủ tục

Hỏi-nghe-hỏi

10

11

12

Hỏi và nghe các nhân chứng theo thứ tự danh sách

Ủy ban điều trần

Các thành viên

chuẩn bị riêng

bị cho nghị sỹ; nghị sỹ có thể

Đăng ký

- Phân công phương án hỏi.

9

- Chuẩn bị các câu hỏi;

Chuẩn bị, phân công hỏi

8

Cán bộ giúp việc của Ủy ban chuẩn

không tóm tắt, không nêu ý kiến;

- Thành viên Ủy ban không bình luận,

- Hỏi không nhằm truy vấn trách nhiệm, mà để “moi thông tin”;

- Hỏi-đáp không được trệch khỏi nội dung điều trần (dựa vào Đề cương);

một nhân chứng có thể được hỏi nhiều lần;

- Mỗi lần hỏi-đáp chỉ trong vài phút;

5 phút

5-10 phút

Kiểm tra xem người đến dự có đúng với giấy mời không

tình huống có thể xảy ra

- Các phương án hỏi để làm rõ các thông tin còn thiếu; lường trước các

- Câu hỏi không trệch khỏi các nội dung đã nêu trong Đề cương;


43

15

14

Tư vấn, hỗ trợ

13

thông qua báo cáo

Thảo luận,

sau phiên điều trần

Xử lý thông tin

Hỏi-nghe-hỏi

12

cáo ra trước nghị viện, phổ biến báo cáo.

Ủy ban điều trần

có phần riêng nêu ý kiến thiểu số, tên của các nghị sỹ có ý kiến thiểu số.

khác với đa số thì trong báo cáo phải

Nếu các thành viên có ý kiến thiểu số

của cán bộ giúp việc

- Thống nhất về việc đưa báo

Ủy ban điều trần họp với sự tham gia

- Chú ý đến những nội dung nhạy cảm; các kiến nghị.

+ các tài liệu khác nếu cần);

(dựa vào Đề cương; các ý kiến gửi đến, ghi âm, biên bản phiên điều trần

- Một người chủ trì, phân công nhóm

khắp phòng.

chủ tọa hoặc ngồi sau bàn chủ tọa; một số khác chia nhau ở các vị trí

bên cạnh Chủ nhiệm Ủy ban; một số cán bộ ngồi chếch ở bàn tay phải bàn

Một cán bộ giúp việc kỳ cựu ngồi ngay

một hoặc một nhóm nhân chứng (báo chí và công chúng ra ngoài).

- Có thể xảy ra trường hợp hỏi riêng

điều chỉnh, bổ sung trong báo cáo;

của Ủy ban

Cán bộ giúp việc

của Ủy ban

Cán bộ giúp việc

Các thành viên Ủy ban điều trần

-Thảo luận, thống nhất các điểm

Viết báo cáo.

trước và trong phiên điều trần

Tổng hợp, phân tích thông tin

thủ tục

Hành chính, hậu cần, ghi âm, biên bản, tư vấn cho chủ tọa về

theo thứ tự danh sách

Hỏi và nghe các nhân chứng

- Thành viên Ủy ban chỉ được nêu ý kiến về thủ tục;


44

17

16

nghị

Theo dõi việc thực hiện kiến

Phổ biến báo cáo

- Thông báo nội dung kiến nghị và thời hạn thực hiện cho các cơ

- Nêu thời hạn thực hiện trong báo cáo;

- Công bố cho công chúng, báo chí, mạng kèm đoạn văn quảng

chứng;

- Gửi báo cáo cho những người đã gửi ý kiến và cho các nhân

- Gửi báo cáo cho các nghị sỹ khác;

- Đưa báo cáo ra trước nghị viện;

của họ đã được tiếp thu như thế nào.

thực hiện

cán bộ giúp việc thực hiện

về việc theo dõi này.

Thông báo cho công chúng, báo chí

đã gửi ý kiến và cho các nhân chứng kèm thư giải thích để họ thấy ý kiến

ban quyết định, cán bộ giúp việc

Chủ nhiệm Ủy ban quyết định,

Đặc biệt chú ý gửi cho những người

Chủ nhiệm Ủy


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2.Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. 3.Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. 4.Quốc hội khóa XIII, Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII, Hà Nội, 2016. 5.Văn phòng Quốc hội, Tài liệu hội thảo về giải trình tại HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam và điều trần ở Ủy ban của nghị viện một số nước, Hải Phòng, 2014. 6.Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay, Điều trần tại các ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Dự án Tăng cường năng lực các cơ quan đại diện ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và UNDP, Hà Nội, 2012. 7.Hironori Yamamoto, Tools for Parliamentary Oversight – A Comparative Study of 88 National Parliaments, IPU, 2007.

45


MỘT SỐ SÁCH ĐÃ PHÁT HÀNH

46




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.