GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NHỮNG NGÔI CHÙA
PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER
Ở ĐÔNG NAM BỘ Huỳnh Ngọc Thu, Danh Lung, Châu Hoài Thái (Đồng chủ biên) CÁC TÁC GIẢ
HÌNH ẢNH
Huỳnh Ngọc Thu Trần Dũng Phan Anh Tú Phạm Thanh Thôi Danh Lung Châu Hoài Thái Thạch Nê Danh Hữu Lợi
Đăng Huy Danh Đa Quy Danh Bé Huỳnh Danh Trường
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................4 LỜI CÁM ƠN.........................................................................................................6 LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER VÀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ............................ 10 1.1. Địa bàn cư trú và dân số............................................................................ 10 1.2. Hoạt động kinh tế....................................................................................... 11 1.3. Tổ chức xã hội và phong tục tập quán....................................................... 12 1.4. Lễ hội........................................................................................................... 14 1.5. Tín ngưỡng.................................................................................................. 15 2. TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ......................................................................................... 15
CÁC CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........................................................................................ 22 Chùa Nam Sơn - Giridakkhina Sattharama..................................................... 22 2. Tỉnh Bình Dương.................................................................................................. 31 Chùa Tông Kim Quang - Sirīsuvaṇṇavaṅsā..................................................... 31 3. Tỉnh Bình Phước................................................................................................... 40 Chùa Bodhisathārāma Bồ Đề........................................................................... 40 Chùa Chà Là - Buddha Vansa Chhulla Moni.................................................. 47 Chùa Serey Odom.............................................................................................. 50 Chùa Sirivansa.................................................................................................. 57 Chùa Sóc Lớn - Rajamahajetavana Rama....................................................... 63 4. Tỉnh Đồng Nai...................................................................................................... 72 Chùa Thái Hòa.................................................................................................. 72 Chùa Hoa Sơn - Kiri Buppharam..................................................................... 81 2
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
5. Tỉnh Tây Ninh....................................................................................................... 91 Chùa Chung Rút - Risathia Ratanautdom....................................................... 91 Chùa Hiệp Phước - Mangkalaransi................................................................... 97 Chùa Kà Ot - Kiri Sattrey Meanchey.............................................................. 104 Chùa Khe Dol - Botum Kiri Rangsay.............................................................. 114 Chùa Sat Rát - Rasmey Ratauddom............................................................... 125 Chùa Thiếu Sơn - Giri Kumarama................................................................. 132 6. Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................... 143 Chùa Candaransī............................................................................................ 143 Chùa Pothivong............................................................................................... 153
ĐẶC TRƯNG CÁC CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. CHÙA KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ HÌNH THÀNH MUỘN VÀ ĐANG HOÀN THIỆN.................................. 159 1.1. Sự xuất hiện muộn của các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ...................... 159 1.2. Nhiều ngôi chùa vẫn đang được hoàn thiện............................................ 159 2. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG LÀ SỰ TÁI TẠO BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ...................................... 160 2.1. Tái tạo qua quần thể kiến trúc................................................................. 160 2.2. Tái tạo qua các biểu tượng....................................................................... 163 2.3. Tái tạo qua các lễ hội cộng đồng và tôn giáo........................................... 167 3. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG THỂ HIỆN CÁC CHỨC NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ.............................. 172 3.1. Chức năng tôn giáo................................................................................... 172 3.2. Chức năng cố kết và chia sẻ cộng đồng..................................................... 173 3.3. Chức năng giáo dục.................................................................................. 174 KẾT LUẬN........................................................................................................ 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 178
3
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
LỜI GIỚI THIỆU
T
heo công văn số 370/CV-HĐTS ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và theo sự chỉ đạo Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cần phải thực hiện bộ sách Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông ở Việt Nam và quyển cẩm nang Những ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông. Bộ sách này dự kiến được thực hiện gồm 15 quyển sách nhằm mục đích giúp người dân, Phật tử, du khách tìm hiểu về quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung thông qua những ngôi chùa này. Quyển Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ được biên soạn và xuất bản là nằm trong kế hoạch thực hiện bộ sách nêu trên. Đây là quyển sách đầu tiên của kế hoạch, có nội dung khảo cứu về những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ, từ lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, trang trí, tín ngưỡng, hoạt động Phật sự, hệ thống tổ chức, sự đóng góp của ngôi chùa đối với sự phát triển của dân tộc, đất nước và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các ngôi chùa này hiện nay. Quyển sách giới thiệu thành tựu phát triển của Phật giáo Nam tông và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo xu hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, khẳng định quá trình phát triển của Phật giáo gắn liền với công cuộc phát triển chung của đất nước Việt Nam. Đọc bản thảo của quyển sách này, tôi tâm đắc về nội dung của nó; không chỉ giới thiệu về những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ mà còn giới thiệu về cộng đồng người Khmer ở khu vực này trên các phương diện lịch sử tộc người, kinh tế, văn hóa, xã
4
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
hội, tín ngưỡng tôn giáo (ở phần 1 của quyển sách); và đặc biệt là giới thiệu về đặc trưng của các ngôi chùa ở đây (phần 3 của sách). Điều này cho thấy, quyển sách có nội dung phong phú và có giá trị bổ ích cho việc tham khảo, tìm hiểu về Phật giáo Nam tông nói chung và những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer nói riêng ở khu vực Đông Nam Bộ hiện nay. Tôi thay mặt Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như là cá nhân tôi trân trọng giới thiệu quyển sách này đến với quý độc giả. Mùa An cư Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021 Hòa thượng THÍCH THIỆN NHƠN Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
5
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
LỜI CÁM ƠN
T
hay mặt Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Chủ nhiệm Đề án quyển sách Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông và quyển cẩm nang Những ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông, chúng con kính niệm ân chỉ đạo và chứng minh của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương, chư Tôn đức Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, trụ trì các chùa đã tạo điều kiện trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, chúng tôi cảm niệm công đức Ban lãnh đạo tập đoàn VinGroup, Ban lãnh đạo quỹ Thiện Tâm đã phát tâm công đức cúng dường thực hiện quyển sách và Đại đức Thích Minh Ân, Trụ trì chùa Minh Đạo (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đã phát tâm cúng dường in ấn quyển sách Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ. Đây là một trong những quyển sách của dự án gồm 15 cuốn sách, 10 tập phim Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông và cuốn cẩm nang Những ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ chư Tôn đức, quý vị vô lượng an lạc. Mùa An cư Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021 Hoà thượng Punnathero DANH ĐỔNG Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
6
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
LỜI NÓI ĐẦU
N
gười Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay có dân số là 172.477 người, chiếm 0,96%, đông thứ ba sau người Kinh và người Hoa. Họ lấy nông nghiệp làm sinh kế chính; và cũng có một số ít người làm nghề buôn bán nhỏ và công nhân. Đời sống kinh tế của họ còn nhiều khó khăn, nhưng đời sống tinh thần rất phong phú. Đây là cộng đồng theo Phật giáo Nam tông và có nhiều lễ hội độc đáo. Các lễ hội này đều mang màu sắc tôn giáo, tạo nên tính đặc trưng của tộc người. Các lễ hội của họ đa phần đều diễn ra tại các ngôi chùa. Vì vậy, ngôi chùa có thể được xem là biểu tượng văn hóa tâm linh quan trọng của cộng đồng. Hiện nay, ở Đông Nam Bộ có 17 ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer. Những ngôi chùa này đa phần vẫn còn đang trong quá trình xây dựng để hoàn thiện. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến vai trò chức năng về mặt tôn giáo, văn hóa đối với cộng đồng. Trái lại, những ngôi chùa này còn thể hiện tính đặc trưng quan trọng về mặt tôn giáo, văn hóa của cộng đồng, tạo nên dấu ấn của cộng đồng Khmer ở khu vực Đông Nam Bộ. Hướng đến việc giới thiệu các ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer trong bối cảnh văn hóa, tôn giáo đa tộc người ở khu vực Đông Nam Bộ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 17 ngôi chùa tại đây trong suốt thời gian từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 để viết thành quyển 7
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
sách Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ nhằm giới thiệu với độc giả. Quyển sách được chia thành ba phần: - Phần 1: Giới thiệu tổng quan về người Khmer và Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ. Phần này nhằm cung cấp bạn đọc các thông tin tổng quát về địa bàn, dân số, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay. - Phần 2: Giới thiệu các ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ. Trong đó, giới thiệu cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển, về kiến trúc, về vai trò của từng ngôi chùa trong đời sống tôn giáo, văn hóa của cộng đồng Khmer hiện nay. - Phần 3: Giới thiệu về đặc trưng các ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ. Nội dung của phần này phân tích các đặc trưng như: 1) Các ngôi chùa ở đây được hình thành muộn so với các ngôi chùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện. 2) Các ngôi chùa thể hiện sự tái tạo bản sắc văn hóa của tộc người Khmer ở Nam Bộ. 3) Các ngôi chùa này luôn đảm nhận các chức năng quan trọng về tôn giáo, văn hóa, xã hội trong cộng đồng Khmer ở khu vực này. Mặc dù đã rất cố gắng để quyển sách này có nội dung tốt nhất đến tay bạn đọc, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, vẫn có những thiếu sót nhất định trong quyển sách. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp chân tình của quý bạn đọc để có thể sửa chữa, bổ sung cho lần tái bản sau. BAN BIÊN SOẠN
8
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER VÀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ
9
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 1.1. Địa bàn cư trú và dân số Đông Nam Bộ được giới hạn trong phạm vi của các tỉnh, thành ở phía Đông Nam của khu vực Nam Bộ, gồm: Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Bình Phước. Đây là khu vực có diện tích 23.552,8 km2, chiếm 7,1% tổng diện tích đất của cả nước1. Dân số sống trong khu vực có hơn 17,8 triệu người, chiếm trên 18,5% dân số của cả nước. Trong đó, người Kinh (Việt) chiếm 94,2%; 5,8% còn lại là dân tộc thiểu số2. Nếu so với sáu khu vực còn lại của cả nước (Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long), khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân tộc thiểu số sinh sống đông thứ 5 so với các vùng còn lại; đông nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, có đến 56,2% dân tộc thiểu số sinh sống trên tổng dân số trong khu vực. Thành phần dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ có thể kể đến như người Xtiêng, Mnông (ở Bình Phước), Mạ, Chơ Ro (ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu), Hoa (ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh), Chăm (ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai), Khmer (ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước…)… Trong đó, người Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và ở Nam Bộ nói chung là hậu duệ của cư dân Khmer vùng Lục Chân Lạp - tiền thân của vương quốc Campuchia sau này. Họ có mặt ở vùng đất Nam Bộ vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Do bởi, vào khoảng thế kỷ XIII, sau sự hưng thịnh của vương triều Angkor, đế quốc Chân Lạp bước vào thời kỳ suy yếu bởi những cuộc tranh chấp nội bộ và sự đe dọa của phong kiến Xiêm La láng giềng. Trong tình trạng rối ren đó, một bộ phận người Khmer đã rời bỏ quê hương, theo dòng sông Mêkông tiến dần xuống hạ lưu châu thổ, tức vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Nam Bộ ngày nay, tìm đất sống. Họ đã trốn chạy khỏi ách áp bức, bóc lột của các thế lực phong kiến Chân Lạp đương thời.3 Họ không chỉ cư trú trên những giồng đất ở lưu vực thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn di cư đến nhiều khu vực khác thuộc khu vực Đông Nam Bộ như địa bàn Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước… ngày nay4. Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2018, tr. 89. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương. (2019). Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở nhà - thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. NXB Thống kê, tr. 53-54. (3) Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII - Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội, tr. 73-74. (4) Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 74. (1) (2)
10
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Theo Kết quả Thống kê Dân số và Nhà ở vào tháng 4 năm 2019, người Khmer ở Đông Nam Bộ có 172.477 người, chiếm 0,96% trên tổng dân số trong khu vực, và có dân số đông thứ ba (sau người Kinh và Hoa) trên địa bàn. Trong đó, người Khmer ở Tây Ninh là 9.932 người, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 50.422 người, ở Đồng Nai là 23.560 người, ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 4.015 người, ở Bình Dương là 65.233 người và ở Bình Phước là 19.315 người. 1.2. Hoạt động kinh tế Người Khmer vốn có truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nước, nhưng khi định cư ở vùng đất Đông Nam Bộ, hoạt động kinh tế này trở nên không phổ biến trong đời sống của họ. Do bởi, Đông Nam Bộ là vùng cao thích hợp cho việc trồng trọt trên rẫy. Do đó, người Khmer ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước rất giỏi trong việc khai phá rẫy và trồng trọt các loại nông sản, cây lương thực trên đất rẫy. Bên cạnh đó, việc trồng lúa trên ruộng nước vẫn được thực hiện, nhưng không nhiều do diện tích ruộng nước ở khu vực này ít hơn so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, việc trồng các loại cây lương thực như lúa, bắp, sắn… trên rẫy của người Khmer ở Đông Nam Bộ gần như không còn mà được thay bằng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu… do có năng suất cao hơn. Ngoài hoạt động nông nghiệp, người Khmer ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước trước đây còn khai thác thêm các sản vật có trong tự nhiên như săn thú, hái rau, trái rừng… Họ còn có các nghề thủ công khá đặc sắc như đan lát, rèn. Người Khmer ở Tây Ninh còn làm gốm và dệt sà rông… Hoạt động chăn nuôi là một trong những loại hình kinh tế không thể thiếu đối với người Khmer ở Đông Nam Bộ, đặc biệt là người Khmer ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Mặc dù họ không phát triển loại hình này thành trang trại hay chăn nuôi theo kiểu “công nghiệp” như người Kinh, nhưng hầu như hộ Khmer nào ở khu vực nông thôn của các tỉnh này cũng đều có chăn nuôi. Họ thường nuôi heo, gà, vịt; ngoài ra còn nuôi trâu, bò để làm sức kéo trong hoạt động nông nghiệp. Nuôi heo, gà, vịt nhằm tăng thu nhập cho gia đình, nên số lượng nuôi của mỗi nhà tương đối nhiều. Có nhà nuôi đến vài chục con gà, vịt thả vườn (gọi là gà ta, vịt ta) để vừa lấy thịt, vừa lấy trứng; nuôi gần 10 con heo trong chuồng. Ngoài ra, người Khmer còn làm công nhân, làm thuê, thợ hồ, chạy xe ôm… đặc biệt là người Khmer sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương hiện nay thường làm các nghề này. Họ làm công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,… tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… với mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng dành cho một người; hoặc làm thuê, thợ hồ nhận thù lao theo ngày hoặc theo tuần ở các trang trại, các công trình xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… và chạy xe ôm, đặc biệt là “xe ôm công nghệ” như Grab, Bee… là những công việc khá phổ 11
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
biến hiện nay mà giới trẻ và những người ở tuổi trung niên người Khmer tại các tỉnh thành này thường xuyên đi làm. Buôn bán, trao đổi cũng là một trong những hoạt động kinh tế khá phổ biến trong cộng đồng Khmer, đặc biệt là người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hình thức buôn bán của họ chỉ nhỏ lẻ, chủ yếu là bán bánh, bán hàng tạp hóa, hoặc mở tiệm sửa chữa xe đạp, xe máy, sửa điện thoại di động… 1.3. Tổ chức xã hội và phong tục tập quán Tại khu vực Đông Nam Bộ, người Khmer định cư thành từng srok. Chỉ trừ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, người Khmer ở đây không cư trú tập trung thành cộng đồng mà sống rải rác ở hầu khắp các quận, huyện trong thành phố nên không thể hình thành srok như những nơi khác. Còn ở Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… người Khmer vẫn định cư thành từng srok. Srok của người Khmer được xem như một tổ chức xã hội truyền thống. Những thành viên trong srok gắn bó với nhau bởi quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống. Trong truyền thống, srok được quản lý bởi Ban Quản trị srok, mà người Khmer gọi là kanakameka. Người đứng đầu trong Ban Quản trị này gọi mà Mê srok, do người trong srok bầu lên. Ông là người có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, biết cách xã giao, ứng đối… Ông cùng với các thành viên trong Ban Quản trị chịu trách nhiệm trong việc quản lý srok và giao tiếp với bên ngoài, lo việc bảo vệ an ninh trật tự của srok, tổ chức thanh niên tham gia bảo vệ srok, giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên, gia đình trong srok dựa trên các phong tục tập quán,…5 Hiện nay, vai trò của Me srok không còn nữa, thay vào đó là vai trò của Trưởng thôn, Trưởng ấp (cũng là người Khmer) trong cộng đồng, vì đơn vị thôn/ấp hiện nay được thay thế cho đơn vị srok của người Khmer trước đây. Trong gia đình, người Khmer hiện nay được xem là theo chế độ phụ hệ, nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ theo chế độ song hệ hoặc không phân biệt. Quan hệ thân tộc của người Khmer không có sự phân biệt giữa bên nội, bên ngoại. Những người anh em bà con đều được gọi là những người cùng một mẹ (một bụng sinh ra: chi dol tuok). Trong gia đình không có sự phân biệt địa vị giữa con gái và con trai. Gia đình Khmer là gia đình nhỏ, gồm cha mẹ, con cái hoặc thêm ông bà, ít có những gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống. Vai trò người phụ nữ Khmer được tôn trọng và đề cao. Người Khmer hiện nay có nhiều họ như người Việt, người Hoa, nhưng phần nhiều mang họ Lâm, Danh, Kim, Thạch, Sơn, Châu6. (5) (6)
Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 224-225. Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 223. 12
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phong tục tập quán của người Khmer ở Đông Nam Bộ khá phong phú, có nhiều nét tương đồng với người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này được thể hiện qua các quan niệm về sinh nở, hôn lễ, tang ma, quan hệ ứng xử tại cộng đồng, lễ hội… Trong đó, sinh nở là việc hệ trọng, vì ảnh hưởng đến sinh mạng của sản phụ lẫn trẻ sơ sinh, nên người Khmer có nhiều kiêng kỵ và cách thức thực hành để tránh những điều rủi ro như treo cây xương rồng ngay cửa phòng sản phụ để tránh việc bị ếm bùa, cho trẻ đeo bùa để không bị khóc đêm… Người Khmer thường không tổ chức hôn lễ vào những ngày nhập hạ (Chôl vôssa) và phải xem tuổi, xem ngày để tổ chức hôn lễ. Tang lễ của người Khmer ở Đông Nam Bộ tùy theo khu vực mà họ chôn hoặc thiêu xác người chết. Người Khmer ở Lộc Ninh, Bình Phước từ xưa đến nay, khi chết đều được đem chôn, không thiêu như ở những nơi khác. Trong đám tang, thi thể được liệm trong vải trắng và được cột dây 5 mối quanh người, theo 5 vị trí: cổ, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân, tượng trưng 5 điều: cha, mẹ, chồng/vợ, con cái và tài sản. Trên bụng người chết để một nải chuối xanh như phong tục của người Kinh và người Hoa. Trong tang lễ, các vị sư lãnh trách nhiệm cầu kinh cho người đã chết. Khi di quan tài, ông achar cầm cờ hiệu đi trước để dẫn linh hồn người chết. Các vị sư tụng kinh trong suốt quãng đường từ nhà đến nơi chôn hoặc thiêu. Sau khi chôn hoặc thiêu rồi nhập tháp, con cháu phải dâng cơm hàng bữa lên chùa để nhờ các nhà sư cúng cho người chết7. Trong quan hệ ứng xử tại cộng đồng, con trai Khmer khi đến tuổi 12 hoặc 13 thường phải vào chùa tu học một thời gian. Thời gian tu học trong chùa thường không bắt buộc dài hay ngắn. Những người có thời gian tu học càng lâu, càng được người trong cộng đồng kính trọng. Cũng có trường hợp chỉ tu khoảng vài tuần đến một tháng rồi dừng lại, sau đó có điều kiện lại vào chùa tiếp tục tu hành, nhưng cũng có những người tu đến vài năm hoặc hơn nữa, có khi xuất gia suốt đời. Trong thời gian tu học trong chùa, người tu hành phải chịu nhiều điều răn giới và qua hai bậc sadi và tỳ kheo. Để đạt được mỗi bậc, người tu hành phải giữ các giới. Bậc sadi phải giữ 105 giới và tỳ kheo phải giữ 227 giới. Trong những giới đó có một số giới quan trọng, mà người tu hành cần lưu ý là không sát sinh, không trộm cắp, không dâm ô, không lừa gạt, không uống rượu bia, không cất giữ vàng bạc, đá quý… Phương thức độ thực (ăn) dành cho các sư Khmer theo Phật giáo Nam tông là không cấm ăn thịt, cá; chỉ cấm các sư tự tay giết mổ động vật để làm thịt ăn, chỉ ăn thức ăn do người khác dâng cúng, trừ thịt rùa, rắn, chó, mèo, hổ, báo… và chỉ ăn từ sáng đến trước 12 giờ trưa. Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, các chùa Khmer làm lễ Chol Vosa, tức lễ nhập hạ. Trong suốt thời gian ba tháng này, các vị sư không được phép ra khỏi chùa. Trong trường hợp cần thiết phải được sự cho phép của vị Sư cả và khi đi phải luôn có từ một đến hai nhà sư khác cùng đi. Trong thời gian nhập hạ, các vị sư phải học thuộc một số bộ kinh quy định, nghe các vị đại đức, hòa thượng thuyết pháp… Đây cũng là thời gian mà các vị sư ngồi lại, suy ngẫm (7)
Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 231-233. 13
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
kỹ càng thời gian qua bản thân mình có làm việc gì xấu, không đúng, vi phạm giới luật… tự sám hối và đề xuất hình phạt cho những hành vi sai lầm. Việc ăn uống của các sư sẽ do người dân trong cộng đồng phụ trách8. 1.4. Lễ hội Người Khmer ở Đông Nam Bộ có lễ hội quan trọng như Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay)9. Lễ được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch và kéo dài nhiều ngày. Ngày đầu tiên tương ứng với ngày đầu của năm mới, mọi người đến chùa để tổ chức lễ rước Đại lịch gọi là Maha Sangkrang. Những ngày sau đó là lễ mừng năm mới theo phong tục như đắp núi cát, hoặc núi lúa trong khuôn viên hoặc chánh điện của ngôi chùa. Người Khmer tin rằng, mỗi hạt cát, hạt lúa đắp nên núi, sẽ góp phần giải thoát một linh hồn về với Đức Phật, về cõi niết bàn. Một tục lệ khác cũng được tiến hành ở chùa là “tắm Phật”. Các gia đình chuẩn bị sẵn những ấm nước, bình nước sạch, ướp hương thơm mang lên chùa. Họ sẽ đem các tượng Phật trong chùa ra “tắm” sạch sẽ bằng nước thơm. Tiếp theo là các tiệc ăn mừng trong năm mới, chúc tụng lẫn nhau… Lễ Phật đản (Visakabauchia)10 được xem là lễ quan trọng trong cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ. Lễ được tổ chức vào đầu tháng 5 âm lịch. Lễ được tổ chức ở chùa với sự tham dự đông đảo của các vị sư và người dân trong cộng đồng. Người Khmer, xem ngày Phật đản cũng là ngày Phật nhập niết bàn. Trong chùa ban đêm đèn thắp sáng, đông người đến tham dự nghe Sư cả giảng Kinh, thuyết Phật. Lễ Đôn-ta11 của người Khmer được tổ chức vào tháng 8 âm lịch, kéo dài một tháng để tưởng niệm ông, bà và những người thân đã khuất. Lễ này gần giống lễ Vu lan hoặc xá tội vong nhân của người Việt. Trong lễ Đôn-ta, mỗi gia đình làm cơm và thức ăn mang lên chùa, dâng lên sư, và mang ra tháp dựng tro hoặc mộ để cúng ông bà. Trong thời gian này, một số gia đình còn rước các sư về nhà tổ chức lễ cúng, cầu siêu cho những người đã mất được siêu thoát. Buổi tối, người Khmer đến chùa để nghe sư giảng Kinh. Lễ dâng y (Kha thăn na ten, Kathanh)12 được tiến hành trong thời gian từ khoảng gần cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 âm lịch hàng năm. Trong dịp này các gia đình khá giả sẽ tự mình hoặc cùng với một vài gia đình khác tổ chức một nghi lễ cúng dường cho chùa và cho các sư một số vật dụng, tiền bạc và y phục. Tiền bạc dâng cúng được kết thành hình cây bông (hoa) nên còn gọi là lễ dâng bông. Người Khmer tin rằng của cải làm được là nhờ sự phù hộ của Đức Phật, nên phải có nghĩa vụ chia sẻ với mọi người và cúng dường cho chùa để có thể tích lũy phước đức cho đời sau. Nhìn chung, các lễ hội của người Khmer ở Đông Nam Bộ đều liên quan đến tín Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 233-236. Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 238-240. (10) Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 238-240. (11) Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 238-240. (12) Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 238-240. (8) (9)
14
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
ngưỡng tôn giáo, trong đó yếu tố Phật giáo chi phối mạnh mẽ, do bởi cộng đồng này đa phần là tín đồ của Phật giáo Nam tông. 1.5. Tín ngưỡng Bên cạnh tôn giáo là Phật giáo Nam tông (xem phần sau), người Khmer ở Đông Nam Bộ còn có tín ngưỡng dân gian rất độc đáo. Đó là tín ngưỡng Neak Tà. Theo người Khmer, Neak Tà là vị thần bảo hộ cho srok của họ, nên được dựng miếu để thờ. Miếu Neak Tà thường được dựng ngay lối chính đi vào srok, và được làm bằng cây, lợp lá đơn sơ; nhưng hiện nay đã có nhiều miếu được xây bằng gạch, lót nền bằng gạch bông và lợp tôn rất khang trang. Bên trong miếu đặt một vài tảng đá, trong đó có một tảng đá to và nhiều đá nhỏ là nơi trú ngụ của Neak Tà. Nhưng hiện nay, ở nhiều miếu, người dân đã chuyển những tảng đá này thành hình tượng ông và bà Neak Tà được đúc bằng xi măng đặt trong miếu. Với người Khmer, không chỉ trong srok mới thờ Neak Tà, mà một số nơi khác liên quan đến sự sinh tồn của họ cũng có thờ Neak Tà như thờ Neak Tà ngã ba sông, thờ nơi cánh đồng, thờ ở rẫy (nơi canh tác)… Theo Ngô Văn Lệ (2017), người Khmer rất kính trọng Neak Tà, mỗi khi đi xe đạp ngang qua miếu Neak Tà phải xuống xe, hoặc bỏ nón, mũ khỏi đầu và không được đùa giỡn, nói năng không nghiêm túc. Nếu không sẽ làm Neak Tà nổi giận và trừng phạt người vô lễ sẽ bị ốm đau hoặc sưng tấy mình mẩy. Hàng năm tùy theo mỗi srok, mọi người lại tổ chức lễ cúng Neak Tà để cầu xin được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt. Vào thời điểm những năm hạn hán, người Khmer tổ chức cúng Neak Tà để cầu mưa. Lễ cúng Neak Tà phải có gà vịt, trứng, rượu và do ông Acha Krou thực hành nghi thức. Trước đây, người Khmer rất sùng bái Neak Tà. Khi có việc hệ trọng trong gia đình, bè bạn, họ tìm đến miếu Neak Tà để thề thốt. Những người vay nợ tìm đến miếu để xin được sự chứng kiến của Neak Tà số nợ và thời gian trả nợ. Những đôi trai gái Khmer yêu nhau, cũng tìm đến Neak Tà thề nguyền suốt đời thủy chung, nếu có ai sai lời sẽ bị Neak Tà trừng phạt…13 Nhìn chung, Neak Tà là một dạng tín ngưỡng dân gian đặc trưng hiện nay vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tâm linh của cộng đồng Khmer ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung bên cạnh niềm tin tôn giáo của họ.
2. TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ Người Khmer ở Đông Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông. Đây là một hệ phái của Phật giáo được truyền từ Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á. Hiện nay, (13)
Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 98-100. 15
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phật giáo Nam tông Khmer cùng với Phật giáo Nam tông Kinh đều thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Nam tông Khmer được truyền thừa vào cộng đồng người Khmer Nam Bộ trên 2.000 năm lịch sử, kể từ khi hai thánh tăng: Sonatthera và Uttarathera theo đường tàu buôn từ Ấn Độ đặt chân vào vùng cảng cổ Óc Eo (nay là tứ giác Long Xuyên). Tên gọi Nam tông, Bắc tông đã cho thấy sự khác biệt rõ nét của hai tông phái Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù có sự khác biệt về cách thức tu tập, tổ chức và ngay cả giáo lý, nhưng Nam tông và Bắc tông vẫn có sự tương đồng cơ bản. Điều này cho thấy, Phật giáo cho dù có phân chia về hình thức, nhưng vẫn chung một tôn chỉ, đó là sự giác ngộ tuyệt đối để thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi vòng sinh tử. Những điểm tương đồng của hai hệ phái có thể tóm tắt như sau: Một là, cả Nam tông và Bắc tông đều nhìn nhận Đức Phật là bậc đạo sư, là người thầy đầu tiên của Phật giáo. Đức Phật là người khai ngộ trí tuệ cho con người, chỉ ra cho con người con đường giác ngộ, từ bỏ được sân si để đi đến giải thoát; là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần có nhiều quyền năng. Hai là, cả hai tông phái đều phủ nhận về đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Điều này khác với nhiều tôn giáo hữu thần khác. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học chứ không phải là một tôn giáo, hoặc đó là tôn giáo vô thần. Ba là, Nam tông hay Bắc tông đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Thập nhị nhân duyên…; đều chấp nhận Tam pháp ấn: Vô thường (aniccatā), Khổ não (dukkhatā), Vô ngã (anattatā); đều chấp nhận con đường tu tập: Giới, Định, Tuệ. Sự tương đồng giữa Bắc tông và Nam tông là nền móng căn bản của giáo lý nhà Phật, là cơ sở tất yếu để hai hệ phái tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ cũng có những điểm khác biệt mạnh mẽ so với Bắc tông, đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer. Phật giáo Nam tông của người Khmer có vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Khmer, là hồn cốt trong văn hóa của họ. Hay nói cách khác, văn hóa Khmer chính là văn hóa Phật giáo Nam tông14. Triết lý Phật giáo cũng chính là triết lý của người Khmer. Họ luôn lấy ý niệm nghiệp chướng/nhân quả (karma) và phận/pháp (dharma) làm vị trí trung tâm trong hành xử tôn giáo của Vương Xuân Tình (Chủ biên, 2017). Các dân tộc ở Việt Nam, tập 3, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-Me, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 105.
(14)
16
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
họ. Nghiệp chướng quy định mỗi người phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình; thân phận, địa vị của mỗi người ở kiếp này là kết quả của các kiếp trước; để có nghiệp chướng tốt, phải sống tuân theo phận/pháp, thực hiện vai trò của mình với nỗ lực cao nhất, tích phước để kiếp sau có thân phận tốt đẹp hơn15. Do đó, trong cuộc sống, người Khmer luôn hướng về chùa, đóng góp cho nhà chùa, chăm lo cho các sư; bản thân của họ phải luôn hiếu thảo và trả nghĩa với ông bà, cha mẹ để tích đức, hành thiện làm phước. Trong ngôi chùa, việc tổ chức khá chặt chẽ từ sư sãi đến cộng đồng tín đồ. Đứng đầu mỗi chùa có vị Sư trụ trì, gọi là Sư cả. Bên cạnh đó còn có các vị giúp việc như phó trụ trì hoặc các tỳ kheo, sadi… Ngoài ra, ở một số chùa còn có thêm Ban Quản trị để giúp sức cho Sư cả chăm lo phát triển chùa và cộng đồng tín đồ quanh chùa. Các sư trong chùa chuyên tâm trong việc tu hành, phụng sự và chăm lo đời sống tôn giáo cho cộng đồng tín đồ của chùa. Việc phụng sự cho các sư sẽ do tín đồ chu cấp bằng các nghi thức dâng cơm, cúng dường, đặt bát, dâng y… Thực tế, ở khu vực Đông Nam Bộ hiện nay, cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer không đông và sống không tập trung như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nên các sư ở các chùa Khmer tại đây vẫn phải nhờ đến sự giúp sức từ cộng đồng tín đồ ở khu vực Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, không vì thế mà Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Đông Nam Bộ bị giảm sút, trái lại hiện nay đang được phát triển khá mạnh. Nhiều ngôi chùa đã và đang được xây dựng lên để phục vụ cho việc sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng Khmer ở khu vực này. Hiện nay, người Khmer ở khu vực Đông Nam Bộ đã xây dựng được 17 ngôi chùa; trong đó có những ngôi chùa đã được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều ngôi chùa đang được hoàn thiện. Những ngôi chùa này được phân bố cụ thể ở các tỉnh, thành như: Tây Ninh có 6 chùa; Thành phố Hồ Chí Minh có 2 chùa; Bà Rịa - Vũng Tàu có 1 chùa; Đồng Nai có 2 chùa; Bình Dương có 1 chùa; Bình Phước có 5 chùa. Các chùa thường được xây dựng ở khu vực trung tâm của srok, hoặc ở nơi thuận tiện để cộng đồng Khmer dễ đến sinh hoạt. Chùa của người Khmer thường là một quần thể kiến trúc với nhiều công trình; trong đó đáng chú ý là các công trình như cổng chùa, chánh điện, sala tenne, lớp học. - Cổng chùa thường được xây dựng quy mô với nét kiến trúc truyền thống của người Khmer là các tháp nhiều tầng cùng các hoa văn đắp nổi thể hiện sự uy nghi và tính trang nghiêm của ngôi chùa, tạo nên sự nổi bật của ngôi chùa trong không gian chung của cộng đồng. Dẫn theo Vương Xuân Tình (Chủ biên, 2017). Các dân tộc ở Việt Nam, tập 3, sđd, tr. 105.
(15)
17
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- Chánh điện là nơi thờ Phật, là khu vực trung tâm của khuôn viên ngôi chùa. Chánh điện luôn được xây dựng ở nơi cao nhất và có quy mô lớn nhất, trang trọng nhất trong quần thể các công trình kiến trúc của chùa Khmer. Cửa chánh điện luôn quay về hướng đông. Tòa chánh điện thường được nâng bởi 4 hàng cột từ Đông sang Tây; có hành lang rộng rãi. Nền chính điện được lát gạch men sạch sẽ. Ngoài cửa chính, chánh điện còn được mở thêm cửa sổ và cửa ra vào ở các hướng khác để tạo sự thông thoáng, mát mẻ. Mái của ngôi chánh điện thường được thiết kế với nhiều lớp chồng lên nhau và được lợp ngói và sơn màu đỏ, vàng sặc sỡ. Ở các góc được uốn cong lên và tạo thành hình hoa văn ngọn lửa, hoặc mang hình rắn nagar. Tại các góc mái và các cột sát tường luôn được ốp phù điêu Cày-no (Kayno) và chim thần Garuda (Krụt) tạo nên vẻ mỹ thuật đặc trưng trong kiến trúc của người Khmer ở Nam Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng. Bên trong chánh điện, trên các vách được vẽ kín các bức họa, là những bức Phật thoại, kể về cuộc đời tu hành của Đức Phật, những câu chuyện liên quan đến Đức Phật. Điểm nhấn của chánh điện là bàn thờ Phật, được bố trí ở vị trí đầu tiên bên trong chánh điện và quay về hướng Đông. Tượng Phật chính trên bàn thờ thường lớn và cao được đặt trên đài sen với dáng ngồi kiết già, ngoài ra còn có những tượng Phật với dáng khác nhau thể hiện cuộc đời của Đức Phật như đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn. Trong chánh điện còn để ghế kỳ lân (Rakchaxay) cho các vị sư ngồi giảng kinh, có kiệu để rước “Đại lịch” vào ngày lễ đầu năm mới…16 - Sala tenne là tòa nhà lớn và đẹp, thường là nơi nghỉ ngơi của vị sư cả trụ trì chùa. Trong sala tenne có bàn thờ Phật, có nơi tiếp khách đến thăm chùa, nơi bàn bạc một số công việc của chùa với các thành viên trong srok. Thường ngày, các tín đồ Khmer, có thể đến sala tenne thực hiện một số nghi lễ Phật giáo với sự trợ giúp của các sư trong chùa. Ở một số chùa, sala tenne dùng để làm thư viện, nơi chứa kinh sách về Phật giáo và về văn hóa truyền thống của người Khmer.17 Sala tenne được xây dựng trong khuôn viên chùa. Thường mỗi chùa đều có từ một đến vài ngôi sala tenne tùy theo phạm vi lớn nhỏ của ngôi chùa đó. Mỗi ngôi sala tenne có nhiều phòng, đặc biệt phải có nơi đặt bàn thờ Phật. Kiến trúc của ngôi sala được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Khmer, với hoa văn đắp nổi đặc trưng, và các phù điêu Cày-no đầu cột. - Lớp học cũng là một trong những công trình quan trọng trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung. Lớp học được xây dựng trong khuôn viên chùa, được dùng để dạy chữ Khmer và một (16) (17)
Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 221. Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 221. 18
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
số kiến thức liên quan đến tôn giáo trẻ em Khmer trong khu vực. Có một chùa còn mở lớp dạy chữ Pali, nhưng ở cấp độ sơ cấp cho các sư trong chùa. Kiến trúc của lớp học được xây dựng tùy theo chùa, có chùa đơn giản nhưng cũng có chùa được xây dựng rất công phu như chùa Sóc Lớn ở Lộc Ninh là một ví dụ. Ngoài những công trình trên, trong khuôn viên chùa còn có một số công trình khác như nhà bếp, nhà vệ sinh, bể chứa nước… Việc xây dựng chùa được đánh dấu bằng lễ đặt các phiến đá định vị gọi là Panhchos padhamasila/đặt đá xây dựng; và kết thúc việc xây chùa là khi đã hoàn thành chánh điện và làm lễ an vị tượng Phật trong chánh điện gọi là Pút-thia-phísêk và lễ Kiết giới si ma18. Đây là những nghi lễ quan trọng trong việc xây cất chùa của người Khmer. Chùa của người Khmer đến nay vẫn được xem là cơ sở thờ tự quan trọng, ngoài ra còn là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng, và là công trình điêu khắc nghệ thuật đặc sắc của người Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung. * *
*
Người Khmer ở Đông Nam Bộ tuy có nguồn gốc giống với người Khmer ở Tây Nam Bộ, nhưng do cư trú khác nhau về môi trường sinh thái, nên hoạt động kinh tế có đôi chút khác biệt. Người Khmer ở Đông Nam Bộ chủ yếu canh tác trên rẫy, tuy có trồng lúa nước, nhưng không nhiều, vì diện tích đất canh tác ít. Ngoài ra, trong tổ chức xã hội và sinh hoạt văn hóa cũng có đôi chút khác biệt, đó là yếu tố “phum” không được định hình, chỉ có mô hình srok, nhưng một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bà Rịa - Vũng Tàu thì mô hình srok cũng không được hình hành vì cộng đồng Khmer không sống tập trung, mà sống rải rác bởi sự chi phối của tính chất đô thị. Người Khmer ở Đông Nam Bộ khi chết cũng không nhất thiết phải thiêu (hỏa táng) như người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, mà họ có thể chôn, như cộng đồng Khmer ở Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh. Người Khmer nơi đây xây dựng cho mình một nghĩa địa riêng. Khi trong cộng đồng có người mất, họ tổ chức làm lễ an táng và chôn như người Kinh, sau đó xây mộ kiên cố. Tuy nhiên, ngoài những khác biệt trên, văn hóa tộc người vẫn là sự đồng nhất trên nhiều phương diện; đặc biệt trong tôn giáo tín ngưỡng. Người Khmer ở Đông Nam Bộ vẫn đa phần theo Phật giáo Nam tông, vẫn thờ Phật, kính sư, xem trọng chùa. Do đó, sinh hoạt tôn giáo tại chùa và góp công, góp của xây dựng (18)
Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII, sđd, tr. 222. 19
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
chùa là điều mà hầu hết người Khmer ở Đông Nam Bộ cùng thực hiện. Trong đời sống văn hóa của họ, yếu tố tôn giáo luôn chi phối; và tôn giáo trở thành “lớp văn hóa” chính thống trong cộng đồng tộc người Khmer ở nơi đây. Chính vì điều đó, các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer là nơi “giữ hồn” của “văn hóa chính thống” này cho cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
20
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
CÁC CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 21
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
CHÙA NAM SƠN - GIRIDAKKHINA SATTHARAMA 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu. Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông. Am do bà Xi cất vào khoảng thập niên 70. Am được làm bằng gỗ, lợp tôn xi măng, có diện tích khoảng 7,5 m2 (2,5 m x 3 m), bên trong thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Chùa Giridakkhina Satthamara Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
Đến năm 1995, do tuổi cao sức yếu, bà muốn nhượng lại am tự và đất đai của mình ở khu vực này để về sống với gia đình (gia đình bà ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh), nên đã gặp ông Lê Phú Băng - một Phật tử trong vùng - nhờ giúp đỡ. Do có cơ duyên đã quen biết với Thượng tọa Quách Thành Sattha trước đó nên ông Băng đến gặp Thượng tọa. Lúc này, Thượng tọa Quách Thành Sattha đang phụng sự tại chùa Candaransi tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, và cũng đang có chí hướng muốn phát triển đạo pháp ở khu vực Vũng Tàu, vì thế đã cùng với ông Băng xin tiếp quản am tự và đất đai của bà Xi với diện tích 6 công đất (6.000 m2) cùng giá chuyển nhượng lúc bấy giờ là 1,5 cây vàng ròng (vàng bốn số 9). Đến năm 2006, Thượng tọa Quách Thành Sattha tiếp tục mua thêm 9 công đất với giá 8 triệu đồng. Hiện 22
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
nay, tổng diện tích đất của chùa Giridakkhina Sattharama được chính quyền công nhận là 1,5 ha. Sau khi có được mảnh đất 6 công trên đỉnh núi Tương Kỳ, với con đường mòn nhỏ hẹp chỉ một người đi bộ, dài khoảng 200 m từ chân núi lên đến nơi, Hòa thượng Quách Thành Sattha cùng đệ tử của mình là Thái Văn Hon (sư này đã xuất tu vào năm 2003) bắt đầu công việc xây dựng chùa Giridakkhina Sattharama. Công việc đầu tiên cho việc tạo lập chùa là tạo lập mặt bằng, vì khu vực này là đất núi, triền đồi. Hai sư trò dùng các loại công cụ như cuốc, cưa khá thô sơ để phá những loại dây leo, cây nhỏ, đào đất, san lấp mặt bằng để từ đó bắt đầu xây dựng dần các công trình từ nhỏ đến lớn cho ngôi chùa của mình. Am nhỏ của bà Xi - nơi thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - vẫn được giữ nguyên để làm nơi trú ngụ cho hai sư trò trong lúc tạo dựng ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer này. Từ năm 1996 đến cuối năm 1998 là khoảng thời gian tạo lập mặt bằng cho ngôi chùa. Đây được xem là giai Đường lên chùa Giridakkhina Satthamara đoạn khó khăn nhất, Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020 vì phải phá núi, chẻ đá, san lấp mặt bằng cho phẳng. Đầu năm 1999, công trình đầu tiên được xây dựng là hồ chứa nước. Đây là công trình quan trọng nhằm chứa nước ngọt từ khe núi chảy xuống để dùng trong sinh hoạt và ăn uống. Năm 2000, ngôi chánh điện được xây dựng với diện tích 144 m2 (9 m x 16 m). Ngôi chánh điện này được dựng bằng gỗ, xây vách gạch xi măng và lợp tôn, mang tính tạm bợ, vì chưa phải là ngôi chánh điện chính thức của chùa. Từ năm 2003 đến năm 2005 tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng nhà khách trên diện tích 99 m2 (9 m x 11 m). Nhà khách này được xây dựng gạch, lợp tôn. Đến 2007, nhà tăng xá được xây dựng với diện tích 120 m2 (10 m x 12 m), gồm 2 tầng với 5 phòng dành cho các tăng sư cư trú. Từ năm 2008 đến năm 2010, các công trình phụ khác được xây dựng như nhà vệ sinh, khu nhà bếp, xây thêm bể chứa nước. Năm 2011, mở rộng đường 23
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
lên chùa và xây bậc thang bằng đá, xây hành lang, dựng các phù điêu, biểu tượng Brùm (thần bốn mặt) trên các đầu cột của hành lang dẫn lên chùa. Từ năm 2012 đến năm 2016, tiếp tục san lấp mặt bằng và xây dựng Sala Tenne - nơi tổ chức hành lễ của chư tăng và Phật tử - trên diện tích 525 m2 (15 m x 35 m), gồm 2 tầng. Từ năm 2017 đến cuối năm 2019, san lấp mặt bằng và xây dựng khu nhà nghỉ dành cho trưởng lão, chư tăng và Phật tử về dự lễ tại chùa, với diện tích 224 m2 (14 m x 16 m); ngoài ra còn xây dựng thêm bể chứa nước và kéo thêm đường dây điện ba pha để phục vụ cho việc thắp sáng và sinh hoạt của chùa. Theo dự kiến của Thượng tọa Trụ trì chùa Giridakkhina Sattharama Quách Thành Sattha, ngôi chánh điện chính thức của chùa sẽ được xây dựng trên diện tích 1.000 m2 nhằm thay thế ngôi chánh điện cũ và sẽ được tiến hành san phẳng mặt bằng, khởi công xây dựng vào năm 2021. Hiện nay các công trình đã và đang được xây dựng tại chùa Giridakkhina Sattharama gồm con đường và hành lang bằng đá dài khoảng 200 m đi từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến chùa, ngôi chánh điện, nhà khách, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác như hồ chứa nước (3 hồ), nhà bếp, nhà vệ sinh, bờ kè… Các công trình này được Thượng tọa Trụ trì chùa cùng các tăng sư và Phật tử góp công, góp của, chung sức, chung lòng xây dựng trong suốt gần 25 năm qua và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng ở khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay và trong tương lai. 2. Kiến trúc của chùa Dấu ấn của chùa Giridakkhina Sattharama là các công trình đã được xây dựng xong, trong đó công trình đường bậc thang và hành lang được xây dựng hai bên bằng đá với phù điêu chằn và tượng thần bốn mặt trên đầu cột hành lang; sau đến là các công trình như chánh điện, tăng xá, nhà nghỉ, sala tenne và các công trình phụ khác.
Tượng thần bốn mặt trên cột hành lang Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
* Đường bậc thang lên chùa
Đây là công trình được xây dựng rất công phu và mang tính mỹ quan đặc trưng. Từ dưới chân núi Tương Kỳ lên đến ngôi chùa khoảng 200 m có độ dốc 24
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
khá cao và khó đi. Theo Thượng tọa Quách Thành Sattha, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất này, chỉ có con đường mòn nhỏ với một người đi bộ ngoằn ngoèo. Do đó, để thuận tiện cho việc đi lại, Thượng tọa Trụ trì cùng các tăng sư trong chùa và sự giúp sức của Phật tử mở rộng đường, xây dựng bậc thang cùng hành lang hai bên bằng đá để tạo nên con đường rộng rãi hơn dẫn lên chùa. Việc mở và xây dựng đường, hành lang bằng đá thể hiện tính kiên trì và sự công phu của nhà chùa, vì phải phát cây, chẻ đá, vác từng bao cát, xi măng lên núi để xây dựng. Hai hành lang của đường lên được xây dựng theo phong cách tường rào của các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Đường bậc thang lên chùa Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020 Long. Đó là các đồ án trang trí bằng phù điêu chằn và trên đầu mỗi cột đều có tượng thần bốn mặt (Brùm). Điều này tạo nên phong cách và tính mỹ quan đặc trưng trong khu vực, vì khác với nhiều ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ở khu vực quanh núi Tương Kỳ này. Khi bước trên con đường bậc thang với hai hành lang bằng đá dẫn lên chùa, người hành hương hoặc du khách sẽ cảm nhận được công sức khó nhọc của những người đứng ra làm con đường này. Nhưng cũng chính vì thế, con đường trở thành dấu ấn rất đặc biệt dành cho những ai đã một lần ghé đến, vì sự công phu và vẻ đẹp của nó. Vẻ đẹp từ phong cách xây dựng đến kiến trúc và sự 25
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
hoành tráng hòa lẫn trong thiên nhiên của đường lên, và càng lên cao càng nhìn rộng ra được toàn cảnh của thành phố Vũng Tàu. Đó chính là giá trị cốt lõi mà con đường này đem lại và trở thành dấu ấn khi đến chùa Nam Sơn.
* Chánh điện
Chánh điện được xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 144 m2. Vì là tạm thời, nên chánh điện chỉ được xây dựng như một ngôi nhà ba gian, có hai mái trên và bốn chái phía dưới kéo rộng ra, có bốn hàng hiên xung quanh chánh điện. Chánh điện được làm bằng gỗ bên trong, lợp tôn; bên ngoài được xây tường gạch, các cột của mái hiên được xây bằng gạch và xi măng. Nối liền giữa cột và kèo của chánh điện luôn có biểu tượng Cày-no. Đây là nét đặc trưng trong kiến trúc của chùa Khmer ở Nam Bộ. Bên trong chánh điện là điện thờ Phật Thích Ca với các tượng biểu thị cuộc đời hành đạo của Ngài cho đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra, còn có nơi để Thượng tọa Trụ trì và các tăng sư trong chùa chiêm bái giảng đạo cho các Phật tử. Ngôi chánh điện này sẽ tồn tại cho đến khi có ngôi chánh điện mới thay thế. Ngôi chánh điện mới sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2021 trên diện tích 1.000 m2.
Điện thờ Phật Thích Ca trong chánh điện Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
Tượng Cày-no giữa cột và kèo của chánh điện Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
Ngôi chánh điện Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
26
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tăng xá
Tăng xá được xây dựng vào năm 2007 gồm hai tầng với 5 phòng trên diện tích 120 m2 (10 m x 12 m). Đây là khu vực dành cho chư tăng của chùa cư ngụ, sinh hoạt và học tập. Tăng xá được xây dựng bằng gạch, đổ bê tông chắc chắn. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca và nơi để dàn nhạc ngũ âm dùng để phục vụ khi có lễ hội tại chùa hoặc trong cộng đồng Khmer ở khu vực.
Bàn thờ Phật trong Tăng xá Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
Dàn nhạc ngũ âm. Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
* Sala tenne Sala tenne được khởi công san phẳng mặt bằng và tiến hành xây dựng vào năm 2012, sau đó đến năm 2016 được đưa vào sử dụng. Vị trí của công trình này nằm ngay trước mặt của Chánh điện hiện tại, nhưng ở vị trí thấp hơn do địa hình đất thoải theo triền núi. Sala tenne được xây dựng
Sala tenne Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
27
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
trên diện tích 352 m2 (15 m x 35 m), nhưng mới xây dựng được hai tầng, dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm tầng còn lại trong thời gian tới. Đây là nơi để tổ chức các lễ hội chính của chùa, nơi thuyết giảng và tổ chức sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng. Nơi đây cũng đặt bàn thờ Phật Thích Ca tại tầng trệt chính giữa, có nơi tiếp khách, trưng bày… ở lầu một bên phải. Công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt thép rất chắc chắn và mang phong cách “hiện đại”, hoa văn truyền thống Bàn thờ Phật trong sala tenne của Khmer được đắp nổi Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020 trên các cột, kèo xi măng, nhưng không thấy xuất hiện nhiều các phù điêu hay biểu tượng như Cày-no, Naga, Ria ja say trong kiến trúc truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Có lẽ, đây là yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt của ngôi sala tenne này ở vùng đất Đông Nam Bộ. * Nhà nghỉ Công trình này rất đồ sộ, được khởi công xây dựng vào năm 2017 và hoàn thành vào cuối năm 2019 trên diện tích 224 m2 (14 m x 16 m). Đây là khu nhà dành cho các vị Trưởng lão, Hòa thượng, Tăng nhân và Phật tử mỗi khi về hành hương, tham dự lễ hội tại chùa. Công trình được xây dựng bằng đá xanh, tường dày 50 cm, với những dãy phòng dài thông suốt được gắn máy điều hòa nhiệt độ. Kiến trúc của công trình này cũng mang dáng vẻ hiện đại, ít phù điêu và biểu tượng theo phong cách truyền thống của kiến trúc Khmer. * Am “Nam Sơn Tự” Am này nằm phía sau sala tenne, do bà Nguyễn Thị Xi dựng nên để tu hành theo Phật giáo Bắc tông. Am vẫn được Thượng tọa Trụ trì Quách Thành 28
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Sattha giữ lại như là kỷ niệm cho việc hoằng dương Phật pháp ở khu vực này. Am này hiện nay vẫn còn là vách gỗ, lợp tôn đã cũ, bên trong có bàn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên ngoài vẫn còn bản đề ba chữ “Nam Sơn Tự” được viết thành hai hàng: hàng trên viết bằng chữ Hán, hàng dưới viết bằng chữ Việt. * Các công trình phụ khác Các công trình phụ khác của chùa Giridakkhina Sattharama hiện nay gồm có hồ chứa nước, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường dây điện ba pha,… là những công trình thiết yếu được sử dụng trong sinh hoạt của nhà chùa và được xây dựng chắc chắn.
Bàn thờ Phật trong am Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020
3. Ngôi chùa Giridakkhina Sattharama trong đời sống cộng đồng Nếu so với những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung, chùa Giridakkhina Sattharama được xem là ngôi chùa mới, vì được khởi công xây dựng cách đây chưa được ¼ thế kỷ và còn đang tiếp tục hoàn thiện. Nhưng từ khi xuất hiện cho đến nay, ngôi chùa này đã đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo cộng đồng tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Do bởi, người Khmer ở đây từ lâu đã không còn ngôi chùa của riêng họ để làm nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo cộng đồng. Vì vậy, khi đặt nền móng xây dựng vào năm 1996 và sau đó được chính quyền thành phố Vũng 29
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2015, chùa Giridakkhina Sattharama đã trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực này. Hàng năm dưới sự Trụ trì của Thượng tọa Quách Thành Sattha, chùa Giridakkhina Sattharama đã tổ chức các lễ hội quan trọng cho cộng đồng Phật tử Khmer trong khu vực như lễ Phật định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 - 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Đôn-ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các tăng sư còn tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ,… Đặc biệt, chùa Giridakkhina Sattharama còn tổ chức lễ dâng y, dâng bông hàng năm cho các tăng sư vào ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 9 âm lịch (tuần tiếp theo sau lễ Ra Hạ). Đây là dịp để Phật tử khắp nơi đến cúng dường chư tăng, không chỉ chư tăng trong chùa mà còn mời các chư tăng của nhiều chùa khác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về dự. Thượng tọa Quách Thành Sattha còn tổ chức lớp học tiếng Pali (trình độ cấp 1) ngay trong chùa dành cho các sư. Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tham gia các hoạt động cứu trợ, phát quà từ thiện cho cộng đồng. Nguồn kinh phí được quyên góp từ các nơi. Tóm lại: Tuy chùa Giridakkhina Sattharama hiện vẫn còn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, nhưng đây đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo quan trọng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung ở vùng Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều đặc biệt hơn nữa, ngôi chùa này còn được Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam thuộc Trung tâm UNESCO văn hóa và thông tin truyền thông xếp vào “Top 100 điểm du lịch và văn hóa tâm linh tiêu biểu khu vực phía Nam - năm 2015”.
30
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tỉnh Bình Dương
CHÙA TÔNG KIM QUANG - SIRĪSUVAṆṆAVAṄSĀ 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo. Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh - Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương
Gia đình đại thí chủ Thái Oanh - Nguyễn Thị Tâm Phượng Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
31
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī - số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). 09 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 5 năm 2020 nhằm ngày 18 tháng 4 năm Canh Tý, chư tăng và Phật tử chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình sinh hoạt tạm. Buổi lễ do Hòa thượng Danh Lung chủ trì và tham dự của chư tăng chùa Candaraṅsī (quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Pothiwong (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) và chùa Sirīvaṅsa (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Xã An Bình, huyện Phú Giáo là địa phương có số đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với 225 hộ và 938 nhân khẩu. Theo thông tin mà chúng tôi thu thập được từ những người Khmer lớn tuổi đang sinh sống ở xã An Bình cho biết, trước đây ông bà của họ sống trong rừng dọc theo những con suối lớn thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay. Do sống trong địa hình đặc trưng rừng núi nên người Khmer thích nghi với cuộc sống kinh tế nương rẫy theo hình thức quảng canh. Cuộc sống nay đây mai đó, du canh du cư từ vùng núi này qua vùng đất
Lễ động thổ xây dựng công trình nhà tiền chế Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
32
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
khác nhằm thích ứng với môi trường sống lúc bấy giờ. Trong thời Pháp nhiều người Khmer bỏ trốn theo phong trào Việt Minh, nhưng phần lớn bị Pháp bắt đưa về vùng An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ngày nay. Tại đây, Pháp lập thành làng riêng, rào hết lại để kiểm soát. Cũng trong thời điểm này thực dân Pháp bắt đầu đặt họ cho người Khmer để quản lý hộ tịch. Pháp đặt họ theo từng làng, từng khu vực: những người Khmer trong làng An Bình (kể từ ruộng An Bình lên Phùm Me) mang họ Ngưu. Người Khmer làng Thành Công (khu vực từ suối Cuông, suối Mía đến suối Tà Ink) mang họ Kim; làng Cẩm Sô (từ suối Triết, Phùm (Phum) Cốc, đồng Tra) họ Thạch; làng An Trang (khu vực từ đồng Triêng vào tới sông Mã Đà) mang họ Trị. Sau này trong xã còn nhiều nhất là những người họ Ngưu, họ Kim, họ Thạch. Những người họ Trị do tập quán sống ở sâu trong rừng nên dân số ngày càng giảm dần do bệnh tật. Trong cả cộng đồng người Khmer tại xã An Bình hiện nay chỉ còn trên dưới 10 hộ mang họ Trị. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Pháp không kiểm soát làng Khmer An Bình nữa, một số người Khmer tiếp tục ở lại làng, một số lại vào làm ruộng rẫy rồi sinh sống tại đó như ruộng Cuông, ruộng Triết, ruộng suối Mía, ruộng Phùm/Phum Cốc. Từ những năm 1959, ở khu vực Nước Vàng (xã An Bình, huyện Phú Giáo hiện nay), Mỹ dựng thành hàng rào ấp chiến lược rồi lấy toàn bộ dân làng An Bình (Tân Lập, Đồng Phú, Bình Phước ngày nay) đưa về đây. Mỹ lập lại sổ hộ tịch, quản lý, cấp thẻ cho từng người. Ban đầu, Mỹ cấp đủ thực phẩm để nuôi trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm. Mỗi gia đình được chia cho một khoảnh đất 40 m x 40 m dọc theo đường lộ (Quốc lộ 13 ngày nay). Bất cứ người dân Khmer nào kê khai hộ tịch thì được chia đất. Khi đó toàn bộ làng chỉ khoảng hơn 30 hộ gia đình (sau giải phóng làng An Bình cũng chỉ có 37 hộ người Khmer, 62 hộ người Kinh). Từ đó đến nay, người Khmer sống cộng cư cùng với người Kinh tại xã An Bình, cư trú tập trung ở các ấp Nước Vàng, Tân Thịnh và rải rác ở các ấp còn lại trong xã. Từ những năm sau giải phóng, người Khmer tại xã An Bình có cuộc sống khó khăn, chủ yếu là sống du canh du cư nay đây mai đó, phát rừng làm rẫy, nhiều gia đình không có chỗ ở ổn định, con cái không được đi học, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Những năm 1999 trở lại đây, theo chính sách mới của Đảng và Nhà nước, người Khmer An Bình không du canh nữa, họ chuyển sang định canh và chuyển từ trồng lúa sang trồng tiêu, trồng điều và một vài năm gần đây chuyển sang trồng cao su; vào mùa nông nhàn, một bộ phận lớn người Khmer đi làm thuê, làm thợ hồ. Với sự hỗ trợ của máy móc, việc làm rẫy đã đỡ vất vả hơn cùng với việc học hỏi kỹ thuật trồng cấy từ các kỹ sư nông nghiệp, cây trái cho lợi ích kinh tế cao hơn. Các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước như hỗ trợ đất sản xuất, cho mượn tiền, cung cấp giống cây trồng vật nuôi và hướng dẫn 33
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
về kỹ thuật sản xuất từ đó người dân Khmer ở xã An Bình dần ổn định cuộc sống, định canh sản xuất, phát triển trồng trọt, chăn nuôi nên có thu nhập cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển, đời sống của người Khmer dần dần ổn định và khởi sắc, con cái họ được đến lớp học với số lượng ngày càng đông… Có thể thấy người Khmer tại xã Bình An trong quá trình sinh sống cộng cư với người Kinh đã tiếp thu văn hóa của người Kinh và mất dần bản sắc văn hóa của họ. Quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ khiến cho các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người bị mai một và biến mất. Có thể quan sát thấy là cùng với sự đan xen cộng cư với người Kinh, cùng với quá trình hội nhập vào xã hội trong quá trình sinh tồn và phát triển, sự thay đổi về những giá trị văn hóa truyền thống đã và đang diễn ra trong từng ngôi nhà, trong cộng đồng của người Khmer tại xã An Bình. Trong sinh hoạt văn hóa như thực hành các nghi lễ, tập tục trong hôn nhân, tang ma, sinh nở đến việc sử dụng ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực… của người Khmer tại xã An Bình hiện nay đều theo người Kinh. Người dân tộc Khmer nơi đây dần hòa tan vào bản sắc văn hóa của người Kinh. Vấn đề cốt yếu cần được quan tâm chính là thế hệ trẻ hiện nay cũng ít quan tâm đến bản sắc và văn hóa của chính dân tộc mình, dẫn đến quá trình mai một bản sắc dân tộc diễn ra một cách nhanh chóng. Việc giữ gìn chữ viết Khmer cũng là vấn đề nan giải đối với đồng bào Khmer tại An Bình vì thực chất ngay cả nhiều người lớn tại đây cũng không biết viết chữ Khmer mà chỉ biết trao đổi thông tin với nhau bằng tiếng Khmer trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng có quá nhiều từ ngữ cần phải vay mượn tiếng Việt vì họ không biết phải gọi chữ đó như thế nào bằng ngôn ngữ của họ. Chẳng hạn như cái muỗng, cái ly, đọt mây, v.v... Quá trình đứt gãy văn hóa của đồng bào Khmer tại đây diễn ra trong một giai đoạn quá dài, mà đến bây giờ khi kể lại nhiều người lớn tuổi cư trú tại xã An Bình cũng không thể nào nhớ rõ, những ngày lễ tết cổ truyền của người Khmer cũng không hề được diễn ra trong hơn một đời người. Do vậy, nếu muốn thực hành lại những nghi thức văn hóa cổ truyền, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc khó đánh động vào lòng tin và niềm tin dân tộc trong mỗi người Khmer tại đây. Trong văn hóa của người Khmer, ngôi chùa có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của họ, là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa tộc người để truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử chi phối, người Khmer ở An Bình không có chùa để sinh hoạt tôn giáo và văn hóa. Những gì biết về phong tục tập quán chỉ tồn tại trong tâm thức của những người lớn tuổi, khi nghe bố mẹ họ kể lại. Chính vì vậy, người Khmer ở Bình Dương do quá trình di cư và cộng cư xen kẽ với người Kinh đã ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa của người Kinh. Điểm quan trọng dẫn đến người Khmer mất bản sắc văn hóa tộc người so với người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là do ở những 34
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
khu vực họ di cư đến để sinh sống không có chùa để họ duy trì và thực hành các nghi lễ tôn giáo, cũng như thực hành văn hóa. Những người Khmer ở đây cũng không biết chữ của dân tộc mình, con cái họ sinh ra cũng không được học ngôn ngữ dân tộc Khmer mà chỉ được học tiếng Việt tại trường. Khi nhắc đến sinh hoạt văn hóa truyền thống, lễ tết, lễ hội của người Khmer thì họ cảm thấy rất mơ hồ, có chăng thì chỉ tồn tại trong tiềm thức của một số người lớn tuổi trước đây nghe ông bà, cha mẹ họ kể lại. Những thế hệ người Khmer sinh ra và lớn lên sau những năm 1970 chưa bao giờ được đến chùa, chưa tham dự các lễ hội, cách thực hành văn hóa của dân tộc Khmer. Thực trạng này chỉ diễn ra đối với người Khmer tại xã An Bình nhưng thực trạng đó đang có tác động rất lớn tới các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer, làm mất đi tính sáng tạo văn hóa, đặc trưng văn hóa, một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số người lớn tuổi tại xã An Bình cho biết, lần đầu tiên họ đến chùa để tham dự một lễ hội của người Khmer là vào năm 2012 khi ngôi chùa Sirīvaṅsa được xây dựng tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Từ đó đến nay hàng năm có khoảng chục hộ gia đình người Khmer ở An Bình vẫn duy trì tham dự các lễ hội lớn tại đây, đặc biệt là lễ tết của dân tộc mình. Cũng từ đó những hộ gia đình người Khmer có đời sống kinh tế khá giả hơn họ bắt đầu tìm tòi, ý thức về nguồn gốc văn hóa của tộc người mình. Hàng năm vào các dịp lễ lớn họ cùng nhau thuê chung một chiếc xe xuống Sóc Trăng, Trà Vinh… để tham dự lễ, tìm về cội nguồn nơi có những giá trị văn hóa tộc người rất phong phú. Từ đó họ ao ước có một ngôi chùa trên chính mảnh đất mà mình đang sinh sống. Nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và văn hóa của người Khmer ngày càng cao, nên các sư ở chùa Candaraṅsī mà đứng đầu là Hòa thượng Danh Lung đã đệ đơn lên chính quyền địa phương để xin được xây dựng một ngôi chùa tại cộng đồng Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của người dân tại đây. 2. Vai trò của chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang trong việc tái tạo bản sắc cộng đồng của người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Lễ tang của người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo Ảnh: Danh Phước Dinh - năm 2021
35
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Như đã đề cập ở trên, cộng đồng người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương do bị thoát ly môi trường tộc người, trải qua một thời gian dài không được tiếp cận với chùa chiền, lễ hội, phong tục truyền thống của tộc người Khmer nên họ chịu ảnh hưởng đậm nét của người Kinh ở khu vực cộng cư sinh sống. Trước tình hình đó, việc khôi phục lại bản sắc tộc người tại một cộng đồng gần như mất đi hoàn toàn yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người là một nhiệm vụ khó khăn. Việc xây dựng một ngôi chùa tại cộng đồng Khmer ở An Bình, huyện Phú Giáo với mục đích tái tạo lại bản sắc văn hóa tộc người đã bị lãng quên suốt mấy mươi năm qua nhằm đáp ứng nhu cầu tìm về nguồn cội của một bộ phận cư dân Khmer tại xã An Bình. Đó là mong muốn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương nói chung và cộng đồng Khmer tại xã An Bình nói riêng nhằm xây dựng một cộng đồng Giảng viên, sinh viên khoa Nhân học (trường Đại học Khoa học người Khmer mang dấu Xã hội và Nhân văn, ấn riêng, đậm đà bản sắc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội người Khmer huyện Phú Giáo dân tộc. Ảnh: Câu lạc bộ Truyền thông Nhân học - năm 2021
Đại lễ dâng y Kathina Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020 Ảnh: Triệu Trường Thọ - năm 2020
36
Từ khi thành lập chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang đã tổ chức các nghi lễ tôn giáo cho người dân Khmer tại xã An Bình và những người dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia sinh hoạt tôn giáo. Cụ thể đó là Lễ An cư kiết hạ được tổ chức vào tháng 7 năm 2020. Trước ngày lễ diễn ra nhà chùa gửi giấy mời
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Lễ Ok Om Bok - Cúng trăng - Thả đèn Hoa đăng Ảnh: Triệu Trường Thọ - năm 2020
đến các hộ gia đình người Khmer và người Kinh cư trú trên địa bàn xã An Bình tham dự. Số lượng tham dự khoảng 150 người Khmer và 50 người Kinh. Lễ dâng y được tổ chức vào ngày 26 tháng 10 năm 2020. Số lượng tín đồ và khách tham dự hơn 2.000 người. Sự tham gia với phần đông số lượng tín đồ đến từ các nơi khác, đặc biệt là công nhân Khmer làm việc ở các khu công nghiệp Bình Dương đã tạo ra một sự lan tỏa đến người dân địa phương, đặc biệt là cộng đồng Khmer. Ngoài ra chùa còn tổ chức lễ Sen Đôn-ta, Ok Om Bok (lễ cúng trăng), tại chùa với mục đích để người dân Khmer từng bước thích nghi với các lễ hội truyền thống của dân tộc mình đã bị quên lãng. Bên cạnh đó, vào mỗi buổi chiều hàng ngày các Phật tử đến chùa để tụng kinh bái tam bảo, nghe các sư thuyết giảng về giáo lý của đạo Phật. Số lượng người dân tham gia vào các buổi chiều khoảng 20 - 30 người và thu hút hàng trăm công nhân đến thăm viếng vào dịp chủ nhật hàng tuần. Mỗi ngày nhà chùa cũng có các Phật tử trong địa phương đến cúng dường, thỉnh chư tăng cầu an (cầu bình an), cầu siêu (cầu cho những người đã mất). Nhiều hoạt động từ thiện được diễn ra kể từ khi thành lập chùa như là tổ chức các đợt phát quà cho các hộ dân trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn, với mỗi đợt là 200 suất quà, mỗi suất trị giá 400 ngàn đồng. Đợt phát quà lần đầu vào lễ An cư kiết hạ,
Đại lễ Cầu siêu dịp Chôl Chhnăm Thmây Ảnh: Triệu Trường Thọ - năm 2021
37
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Lễ Tắm Phật Chôl Chhăm Thmây Ảnh: Triệu Trường Thọ - năm 2021
đợt thứ 2 vào lễ Sen Đôn-ta. Trong mỗi đợt nhà chùa và Ủy ban nhân dân xã phân theo tiêu chí không phân biệt thành phần dân tộc. Bên cạnh đó, chùa cũng tổ chức trao học bổng cho các em học sinh với 22 phần học bổng vào dịp lễ cúng trăng (Ok Om Bok rằm tháng 10). Mỗi suất học bổng trị giá 500 ngàn, không phân biệt cấp học. Đây là những việc làm hết sức ý nghĩa đối với cộng đồng người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Qua những hoạt động sinh hoạt văn hóa, tôn giáo của chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang trong suốt thời gian qua kể từ khi thành lập bước đầu đã đánh động và lan tỏa văn hóa của người Khmer đến một bộ phận người dân tại xã An
38
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bình. Trước đây người Khmer tại đây chưa biết đi chùa, chưa biết tham dự các nghi lễ, tập trung đọc kinh, lễ bái Tam bảo là gì thì hiện nay họ đang từng bước tiếp cận và thích nghi với bản sắc văn hóa tộc người, thứ mà trước đây ông bà họ đã được thực hành trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, số hộ dân Khmer tham gia sinh hoạt tại chùa vẫn còn ít, chỉ khoảng 50 - 60 hộ dân tham gia sinh hoạt thường xuyên trong tổng số 225 hộ dân người Khmer sinh sống tại xã An Bình. Chính vì vậy, trong thời gian tới nhà chùa tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nhà chùa tập trung việc tạo dựng và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer tại xã An Bình. Bên cạnh đó, trang bị kiến thức cho thanh thiếu niên người Khmer, duy trì, phát triển tiếng nói và chữ viết cho cộng đồng nhằm tái tạo bản sắc cộng đồng của người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 3. Tiểu kết Việc tái tạo bản sắc văn hóa của cộng đồng Khmer tại xã An Bình không chỉ là trọng trách của những người đứng đầu chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, ngôi chùa đầu tiên tại nơi đây; mà hơn hết, đây là nhiệm vụ cần có sự chung tay từ nhiều phía, trước hết, cần nhắc đến chính là chính quyền địa phương. Chùa là nơi tổ chức và thực hành, tái diễn lại văn hóa cổ truyền, còn chính quyền địa phương chính là đại diện cho tiếng nói, tiếng lòng của cộng đồng Khmer tại An Bình, là yếu tố hỗ trợ vận động, tuyên truyền và thúc đẩy tinh thần dân tộc, tìm về với cội nguồn của cộng đồng Khmer. Không riêng gì người Khmer, mà những dân tộc anh em đang sinh sống cộng cư với người Khmer tại An Bình, thông qua những hoạt động của chùa cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với một nền văn hóa Khmer hội tụ đầy đủ những yếu tố của chân - thiện - mỹ được tái tạo trong chính không gian sinh hoạt của mình. Có ý nghĩa rất lớn trong quá trình cố kết cộng đồng các dân tộc bản địa.
39
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tỉnh Bình Phước
CHÙA BODHISATHĀRĀMA BỒ ĐỀ 1. Lược sử ngôi chùa Bồ Đề, theo tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Phật giáo Nam tông. Với ý nghĩa như vậy, chùa Bồ Đề là nơi giúp chúng sanh có thể thấu hiểu được chân lý cao cả của đạo Phật: Giác ngộ, qua đó, giúp họ tự “giải thoát”, vượt qua “bể khổ trần gian”. Chùa tọa lạc tại ấp 5, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 22 km về phía Tây Nam (từ thành phố Đồng Xoài, theo Quốc lộ 14 về hướng Tây Nam khoảng 22 km). Chùa được xây dựng trên một khu Cổng chùa Bồ Đề đất khá vuông vắn và bằng phẳng cạnh Ảnh: Trần Dũng - 2020 Quốc lộ 14, với diện tích khoảng 2.000 2 m . Theo Thượng tọa Danh Thái (sinh năm 1947), quê ở tỉnh Kiên Giang, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1903, với sự đóng góp sức người, sức của của các cư dân Khmer trong vùng. Trước đây, Chơn Thành là vùng đồi núi, dân cư còn thưa thớt, lại trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt, nên chùa chỉ xây dựng đơn sơ, và do các tín đồ - Phật tử cùng nhau quản lý. Mãi đến năm 1987, được sự phân công của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước, Thượng tọa Danh Thái đến tiếp quản và chính thức trở thành trụ trì ngôi chùa vào năm 1989. Kể từ đó, chùa mới được trùng tu, xây dựng lại với quy mô to lớn, và thu hút được nhiều tín đồ đến sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại chùa. Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, nhiều hạng mục công trình trong chùa được cải tạo và xây mới như: cổng chùa, chánh điện, sala, nhà tăng, tháp thờ… làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, bề thế hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc trùng tu, cải tạo ngôi chùa cho tới nay vẫn chưa được hoàn thiện. 40
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
2. Kiến trúc chùa Theo các nhà nghiên cứu, tôn giáo tín ngưỡng của người Khmer chịu ảnh hưởng chính của ba luồng văn hóa: tín ngưỡng dân gian, Bà la môn giáo và Phật giáo. Do vậy, như nhiều ngôi chùa theo hệ phái Nam tông ở Nam Bộ, kiến trúc chùa Bồ Đề cũng thể hiện những nét đặc trưng văn hóa nêu trên. Đặc biệt là những đặc trưng ấy được các nghệ nhân Khmer kết hợp một cách hài hòa, thể hiện hết sức khéo léo, tài tình qua việc thiết kế xây dựng, trang trí thẩm mỹ các công trình kiến trúc ngôi chùa: từ cổng chùa, chánh điện, sala, tăng xá, tháp cốt cho đến tường rào, cảnh quan, không gian chùa,… * Cổng chùa Từ ngoài nhìn vào chùa Bồ Đề, phía Đông là cổng chùa hiện lên vẻ đẹp lộng lẫy và uy nghi, được thiết kế theo kiểu kiến trúc đền tháp Campuchia với hình búp sen cách điệu; có chiều ngang khoảng 3,5 m, chiều cao khoảng 7 m; được xây dựng bằng vật liệu xi măng cốt thép nên trông rất đồ sộ, vững chãi. Mặt trước của cổng được thiết kế theo hình năm ngọn tháp - tượng trưng cho năm vị Phật sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà la môn giáo. Vượt lên trên năm ngọn tháp, ở vị trí trung tâm và trên cùng là tháp mang hình búp sen - tượng trưng cho cõi niết bàn của
Chánh điện cũ Ảnh: Trần Dũng – năm 2020
41
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Đức Phật. Các ngọn tháp được trang trí, chạm khắc tinh xảo và đẹp mắt bằng các hình tượng, hoa văn độc đáo theo mô típ Angkor, đầu rắn Naga, và được sơn son thếp vàng trông thật lộng lẫy. Đỡ lấy các ngọn tháp là các khối trụ khá chắc chắn. Mặt tiền của các khối trụ của cổng cũng được chạm trổ bằng những hoa văn bắt mắt và được sơn màu cam nhạt. Đầu trên mỗi khối trụ được trang trí bằng hình tượng đầu rồng cách điệu, làm tôn thêm vẻ đẹp vừa uy nghi, đồ sộ, lại vừa tạo vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng cho ngôi chùa. * Chánh điện Phía trong ngôi chùa, cách cổng chùa khoảng 10 m, quay mặt về hướng Đông là ngôi chánh điện. Do trước đây chánh điện được xây dựng bằng những vật liệu thô sơ từ rừng, lại trải qua biến thiên của thời gian, lịch sử nên mặc dù đã được trùng tu, cải tạo nhưng hiện tại chánh điện đã bị xuống cấp trầm trọng. Chính vì vậy, Thượng tọa Danh Thái đã huy động các nguồn lực để xây mới lại chánh điện. Tuy vậy, hiện trạng còn lại của chánh điện cũng cho thấy lối kiến trúc đặc trưng như nhiều ngôi chùa Nam tông Khmer khác. Mặt bằng chánh điện có hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 5 m, chiều dài hơn 10 m, được kết cấu với năm trụ cột dọc theo chiều dài hai bên. Mái chánh điện có hai lớp chồng lên nhau tạo thành hình tam giác cân ở hai bên gọi là Hoo-Cheng (cánh Én). Ở hai đỉnh đầu nóc mái chánh điện trang trí một ngọn tháp vuốt nhọn, và ở bốn góc nóc mái trang trí đuôi rồng uốn lượn làm cho ngôi chùa trông mềm mại và uyển chuyển. Bốn mặt ngoài của chánh điện là hành lang rộng và thoáng để các chư tăng Phật tử tập trung chuẩn bị các lễ vật vào Chánh điện mới đang được xây dựng các dịp hành lễ. Ảnh: Trần Dũng - năm 2020 42
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bên trong chánh điện được bài trí khá đơn giản. Ở vị trí chính yếu là bệ thờ tượng Phật Thích Ca. Bệ tượng là một tòa sen chia thành nhiều cấp, trang trí rất tỉ mỉ. Trên tòa sen là tượng Phật Thích Ca đặt ở chính giữa… Theo Hòa thượng Pháp Danh, trước đây, mặt bằng của ngôi chùa tương đối cao so với mặt đường bên ngoài và ngôi chánh điện là công trình chính - nơi thờ ngôi Tam Bảo nên được đặt ở vị trí trung tâm và xây cao hơn những công trình khác. Nhưng do từ lúc Nhà nước nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14 nên hiện trạng khu đất trở nên bị thấp. Đây cũng là một trong những lý do mà nhà chùa đã huy động các nguồn lực để xây mới lại chánh điện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chánh điện mới được khởi công từ năm 2012 nhưng tới nay vẫn chưa được hoàn thành… * Sala Từ cổng nhìn vào, sala chùa nằm phía bên trái của chánh điện, quay mặt về hướng Nam. Kiến trúc sala tương đối đơn giản, gần giống kiểu nhà của người Việt, kết hợp với kiểu nhà truyền thống của người Khmer. Mặt bằng sala cũng được thiết kế theo hình chữ nhật, có diện tích khoảng 90 m2, được xây mới từ năm 2000. Các cột và tường của ngôi nhà chủ yếu làm bằng xi măng, cốt thép. Duy chỉ các vi kèo được làm bằng gỗ. Mái của sala cũng thiết kế gồm hai lớp và được lợp bằng tôn màu đỏ có hình vảy rồng. Mặt tiền của sala được thiết kế ngoài hai bộ cửa chính hai cánh và một bộ cửa sổ bốn cánh, phần còn lại cũng được trang trí hoa văn trông thật bắt mắt. Bên trong sala được bài trí khá đơn giản, được chia làm ba gian với nền nhà chia làm hai cấp. Gian ngoài cùng dùng vào việc tiếp khách, gian chính giữa là nơi chư tăng thọ trai, hội họp và cũng là nơi thuyết giảng, nghỉ ngơi của trụ trì. Gian trong cùng, ngoài bàn thờ Đức Phật Thích Ca được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm, bên phải còn đặt bàn thờ tro cốt của các Phật tử đã
Tháp thờ Đức Phật Ảnh: Trần Dũng - năm 2020
43
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
khuất mà theo giải thích của trụ trì là do chùa chưa xây được tháp thờ tro cốt riêng cho các gia đình Phật tử. * Tháp thờ Đức Phật Thích Ca Nằm bên trái, phía Nam của chánh điện là tháp thờ Đức Phật Thích Ca. Tháp được đúc theo hình khối vuông vức với các cạnh là 3 m, có chiều cao 5 m. Trong tháp chỉ đặt pho tượng Đức Phật đang ngồi mắt nhìn về hướng Đông, xung quanh tường trang trí đơn giản bằng các hoa văn sơn màu vàng nhạt. Lối lên tháp gồm tám bậc thang được xây bằng xi măng - tượng trưng cho Bát chánh đạo, trên cùng là biểu tượng búp sen - tượng trưng cho cõi niết bàn. * Tường rào Bao bọc xung quanh ngôi chùa là các dãy tường rào khá kiên cố. Đặc biệt, mặt tiền của ngôi chùa được sơn màu lộng lẫy và bắt mắt. Mặt ngoài của mỗi vách tường đều được trang trí, chạm trổ bằng các phù điêu tinh xảo với các hoa văn mang biểu tượng của Bát chánh đạo rất độc đáo. Phần trên của mỗi vách tường đều được trang trí năm hình tượng nữ thần. Liên kết các vách là những trụ tường cũng được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, phần đầu của các trụ đều được gắn tượng thần bốn mặt. * Tiểu cảnh, không gian chùa Có thể nói, cách bài trí không gian chùa Bồ Đề cũng hết sức độc đáo. Cảnh quan của chùa tạo cho người viếng có cảm giác vừa trang nghiêm, tĩnh mịch lại vừa nhẹ nhàng, thanh tịnh. Bước vào cổng chùa, ngay phía bên phải là hình ảnh cây Bồ đề hết sức cao lớn và sum suê có niên đại hàng trăm năm tuổi, được xem là biểu tượng của ngôi chùa. Dọc theo bên tường rào ở hai hướng Bắc - Nam là hai hàng cây cổ thụ cao lớn sừng sững, có tác dụng vừa tạo bóng mát vừa che chắn, bảo vệ chùa trước những thiên tai của trời đất.
Hoa văn ở tường rào Ảnh: Trần Dũng - năm 2020
Cội bồ đề trong chùa Ảnh: Trần Dũng - năm 2020
44
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Đức Phật giảng đạo Ảnh: Trần Dũng - năm 2020
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, ngoài những công trình kiến trúc được thiết kế xây dựng cho việc hành lễ, sinh hoạt văn hóa… không gian còn lại, từ trái qua phải, xen lẫn những cỏ cây, hoa lá là những hình tượng tái hiện một cách khái quát về câu chuyện cuộc đời của Đức Phật Thích ca hết sức ấn tượng, như: cảnh Đức Phật thuyết đạo trong rừng Lâm Tỳ Ni, cảnh Đức Phật thành đạo, cảnh Đức Phật nhập diệt… 3. Chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Khmer ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, chùa Bồ Đề có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các gia đình Phật tử nơi đây. Bởi hơn một thế kỷ qua, chùa là nơi chăm lo cho đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ Phật tử Khmer. Có thể nói, chùa Bồ Đề luôn song hành, gắn bó mật thiết với cuộc đời của các Phật tử Khmer. Hầu như đối với Phật tử Khmer nơi đây, từ lúc chào đời, lớn lên rồi về già và cho đến lúc chết, mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với chùa. Bởi lẽ, ngoài việc tham gia vào các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ở chùa khi còn sống, đến khi chết đi, xương cốt của các Phật tử Khmer cũng được gửi gắm tại chùa. Do vậy, trong tâm thức của người Khmer, chùa vừa là chốn thiêng liêng lại vừa rất đỗi gần gũi với họ. Chính vì vậy, dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử - xã hội, niềm tin tâm linh của các thế hệ Phật tử Khmer đối với chùa cũng như đối với Đức Phật vẫn không hề thay đổi. Theo Hòa thượng Danh Thái, cũng như nhiều ngôi chùa Phật giáo Khmer khác, hằng năm, chùa Bồ Đề cũng thực hiện những nghi lễ lớn, như: lễ Meakabauchia (vào đầu tháng 2 dương lịch), lễ Chol Chnam Thmay, lễ Năm mới (giữa tháng 4 dương lịch), lễ Vesakabauchia, lễ Phật đản và Phật nhập 45
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
niết bàn (đầu tháng 5 dương lịch), lễ Đôn-ta, lễ Xá tội vong nhân (giữa tháng 9 dương lịch), lễ Ok Ang Bo, lễ cúng trăng (cuối tháng 10 dương lịch)… Đặc biệt, vào những dịp lễ lớn, chùa thu hút hàng trăm Phật tử và người dân huyện Chơn Thành cùng nhiều khách thập phương đến tham dự. Ngoài việc tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho cư dân và Đức Phật nhập niết bàn Phật tử Khmer trong vùng, các sư Ảnh: Trần Dũng - năm 2020 trong chùa còn tham gia vào các lễ tại gia đình của các Phật tử, như: lễ cầu an, lễ làm nhà mới, lễ cưới, lễ tang… Qua các hoạt động này, tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng Khmer cũng như tình cảm của người dân đối với nhà chùa càng thêm gắn kết. Có thể nói, chùa Bồ Đề ở xã Nhơn Bích, huyện Châu Thành, tỉnh Bình Phước không chỉ là nơi chăm lo đời sống tâm linh tín ngưỡng cho cộng đồng người Khmer, mà còn là nơi giúp họ lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc… hết sức độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Mặc dù hiện nay, do nhiều nguyên nhân, chùa Bồ Đề vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện, nhưng hy vọng trong thời gian không xa, khi đời sống kinh tế người dân địa phương phát triển hơn, cùng với lòng hảo tâm, thiện nguyện của bá tánh thập phương, ngôi chùa sẽ sớm hoàn thành, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân trong vùng.
46
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- CHÙA CHÀ LÀ -
BUDDHA VANSA CHHULLA MONI 1. Lịch sử hình thành Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni. Nguyên trước đây tại ấp Chà Là có một ngôi chùa Khmer do vị tỳ kheo tên là Chao Vông từ Kiên Giang lên Bình Phước xây dựng vào năm 1964 nhưng chùa đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Khi xây dựng lại chùa mới, nhận thấy khuôn viên chùa cũ quá nhỏ hẹp nên chư tăng và người dân Khmer trong ấp đã đề nghị với chính quyền cho chuyển chùa sang phần đất đối diện. Vị trí của ngôi chùa hiện nay, trước đây từng là khu dân cư của người Khmer xã Lộc Hưng với tên gọi là phum Chà Là. Đầu thập niên 1980 đất đai bị khô hạn, người dân đào giếng tìm nước ngầm nhưng không có kết quả khả quan nên đã đồng loạt di dời nhà cửa ra phía đường lớn (đường đi Tà Thiết), do khu vực có một con suối chảy qua, vào mùa khô vẫn không cạn dòng. Phần đất cũ của phum, người dân cúng dường cho chư tăng xây dựng
Cổng vào chùa Chà Là Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
Chánh điện chùa Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
47
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
ngôi chùa hiện nay. Khuôn viên chùa Chà Là có diện tích rộng bốn ha, nằm bên cạnh đường liên ấp xã Lộc Thịnh, còn vị trí nền chùa cũ hiện nay vẫn còn nằm cách chùa mới khoảng 100 m. 2. Kiến trúc và tượng thờ Chùa Chà Là là một ngôi tự viện chưa được xây dựng hoàn chỉnh, một số công trình kiến trúc hiện hữu bao gồm cổng chùa được dựng tạm bằng gỗ, chánh điện, nhà tăng xá, nhà bếp đều được dựng tạm bằng khung sắt lợp mái tôn, vách tường của một số công trình được che chắn bằng tôn và ván gỗ như nhà bếp và nhà tăng xá. Để đáp ứng nhu cầu hành lễ của người Khmer tại địa phương, nhà chùa đã cho khánh thành chánh điện tạm thời vào ngày 15 tháng 4 năm 2018. Chánh điện rộng 140 m2, không có vách tường bao quanh nên Phật tử có thể đi vào lễ Phật từ phía trước hoặc hai bên hông. Giữa chánh điện có một pho tượng đại Phật thể hiện Đức Thích Ca ngồi tọa thiền trên đài sen, sau lưng Phật là hình tượng cây bồ đề được vẽ theo kiểu bích họa. Phía trước chánh điện bố trí một tượng Phật Thích Ca loại nhỏ và một bát hương. Hai bên chánh điện trang trí một số tranh vẽ Phật cảnh mô tả về cuộc đời của Đức Phật ở xứ Ấn Độ. Khu vực nhà tăng xá có đặt một pho tượng Bồ Tát Di Lặc của hệ phái Phật giáo Nam tông. Pho tượng được tạo tác tại Thái Lan theo phong cách tượng Phật Ngọc ở chùa Wat Phra Keo, thủ đô Bangkok, được một gia đình Phật tử người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thỉnh về tặng cho chùa nhân ngày khánh thành chánh điện.
Tượng Đức Phật trong chùa Chà Là Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
48
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
3. Hoạt động Phật sự và xã hội Hiện nay chùa Chà Là có 14 vị sư trẻ là người Khmer ở địa phương xuất gia tại chùa. Sư cả trụ trì là Đại đức Thạch Lý Sine, 43 tuổi quê ở tỉnh Trà Vinh. Do chùa nằm cách xa khu dân cư nên buổi sáng khi đi hóa duyên, các sư trẻ được một Phật tử dùng xe ba bánh của chùa chở đến đầu ấp và đón về ở cuối ấp. Số lượng người Khmer sinh sống trong ấp Chà Là hiện chỉ còn 120 hộ nhưng không phải hộ nào cũng có điều kiện kinh tế và thời gian để dâng cơm cho các sư nên nhà chùa đã tổ chức nấu ăn thêm tại nhà bếp của chùa. Tuy nhiên, truyền thống “khất thực” của Phật giáo Nam tông Khmer vẫn được chùa Chà Là giữ gìn để các sư trẻ rèn luyện sức khỏe và lòng kiên nhẫn của họ. Do vị trí của chùa cách xa khu dân cư và điều kiện mưu sinh vô cùng khó khăn của người Khmer sinh sống tại ấp Chà Là nên họ không đến chùa thường xuyên. Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay) và lễ Báo hiếu ông bà, tổ tiên (Sel Donta) là những dịp mà người Khmer trong ấp Chà Là và xã Lộc Thịnh tập trung về chùa với số lượng đông nhất trong năm. Trong những ngày lễ, chùa Chà Là tổ chức thuyết pháp, mời các vị sư lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đến giảng giáo lý cho bà con hiểu thêm về Phật giáo và đời sống tinh thần của người Khmer.
49
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Cổng chùa Serey Odom Ảnh: OIPHAT
CHÙA SEREY ODOM 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer. Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng. Năm 1960, chùa được xây dựng đơn giản theo lối kiến trúc kiểu nhà sàn Khmer, mái tranh, khung gỗ, trên phần đất do ông Lâm Cong cúng dường. Sư Thạch Sol, người Khmer gốc huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được Phật tử thỉnh đến làm trụ trì đầu tiên của chùa. Đến năm 1969 chùa được xây dựng lại khang trang hơn với phần chánh điện và nhà tăng xá. Năm 1991, sư Danh Giàu từ Kiên Giang lên trụ trì chùa Serey Odom, sau khi sư Thạch Sol hoàn tục đã lâu nhưng chùa vẫn chưa có trụ trì. Năm 1992, sư Danh Giàu đi làm trụ trì một ngôi chùa khác ở nước ngoài nên chùa Serey Odom lại vắng bóng trụ trì. Đến năm 2014, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử Đại đức Thạch Danh (sinh năm 1977), quê quán ấp No Rè A, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh về xã Lộc Hưng làm trụ trì chùa Serey Odom. Tính đến nay 50
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
chùa Serey Odom đã có lịch sử tồn tại gần 60 năm và trải qua ba đời sư trụ trì không liên tục. 2. Kiến trúc của chùa Khuôn viên chùa Serey Odom có tổng diện tích khoảng 8.000 m2. Kiến trúc cũ của chùa đã bị hư hại theo thời gian và hoàn cảnh chiến tranh. Các công trình kiến trúc ngày nay được xây dựng lại khoảng từ 2011. Ngoài các công trình kiến trúc, phần sân chùa và hai bên lối đi trồng nhiều cây thốt nốt, cây dầu, cây sao và cây sala. * Cổng chùa Cổng chùa được trang trí theo lối kiến trúc Khmer truyền thống, bao gồm hai cột trụ lớn dựng lên hai bên vệ đường với chức năng nâng đỡ phần cấu kiện kiến trúc bên trên được xây theo mẫu hình ngọn núi Tu Di cùng hai mái tháp xếp lớp nằm chồng lên nhau theo thứ tự từ thấp lên cao. Mặt trước cổng chùa có bảng hiệu song ngữ ghi tên và địa chỉ của chùa bằng tiếng Khmer và tiếng Việt. Bốn góc của tháp cổng trang trí hình tượng tiên nữ (Kày No Rey) hai tay giơ cao đỡ mái tháp. Hai dãy hàng rào trước cổng chùa, trang trí hình tượng rắn thần Naga (Niệk) đầu vươn lên cao, thân nằm trải dài từ phía cổng dẫn ra Quốc lộ 13. Mặt sau của cổng dẫn vào khuôn viên chùa là con đường rộng 5 m, dài khoảng 200 m, hai bên có hàng rào ngăn cách với khu vực nhà dân. Ở mỗi đoạn tường rào cách nhau 5 m đều có đặt một cột trụ, đỉnh cột trang trí hình tượng chiếc đầu của thần Preak Prum (Phạm Thiên) với bốn khuôn mặt nhìn ra bốn hướng, biểu trưng cho sự vĩnh cửu của Phật giáo Nam tông và ngôi chùa. * Chánh điện Chánh điện chùa Serey Odom nằm giữa trung tâm của khuôn viên chùa, có diện tích khoảng 100 m2. Sư cả Thạch Danh nhờ kiến trúc sư ở Trà Vinh vẽ kiểu nên về đặc điểm kiến trúc vẫn theo khuôn mẫu của các chùa Khmer về “tam quy ngũ điểm”. Trung tâm của chánh điện bố trí ngọn tháp hình núi Tu Di biểu trưng cho ngọn Phật sơn trung tâm của vũ trụ, nơi cư ngụ vĩnh hằng của Đức Phật Thích Mâu Ni. Tháp núi Tu Di được thiết kế năm tầng cao vút lên giữa nền trời xanh, thân tháp được xây rộng theo bốn hướng, trang trí bằng mái ngói xếp lớp chồng lên nhau. Sau 51
Chánh điện chùa Serey Odom Ảnh: Danh Trường - 2020
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
cùng là phần mái chánh điện, xếp thành ba lớp ngói theo kiểu giật cấp trải rộng bao trùm chánh điện theo hướng từ thấp lên cao. Chánh điện có 64 cột trụ gồm 54 cột nằm bên ngoài và 10 cột nằm bên trong. Chúng có chức năng vừa đỡ mái chùa vừa làm cột trụ để trang trí hình tượng Krut (đại bàng) và Kày No Rey (tiên nữ nửa người nửa chim) với đôi tay giơ cao đỡ lấy mái chùa. Hình tượng Kày No Rey hiện diện xung quanh chánh điện của các ngôi chùa Khmer mang ý nghĩa vừa biểu trưng cho sự thánh thiện, tinh khiết qua tiếng hót của các nàng tiên nữ có nguồn gốc từ loài chim, vừa thể hiện cho tình yêu thủy chung của nữ giới Phật giáo trong đời sống gia đình. Hình tượng chim Bàn thờ Tô Vê Đa Krut có nguồn gốc từ chim thần Garuda hay loài đại Ảnh: Danh Trường - 2020 bàng, được dùng làm vật cưỡi của thần Vishnu trong thần thoại Bà la môn giáo, mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh bảo vệ chánh pháp của nhà Phật. Chim Krut dùng đôi tay lực sĩ đỡ lấy mái nhà của ngôi chánh điện mang ý nghĩa về ngọn Phật Tu Di luôn bay lơ lửng trên không trung. Chánh điện chùa Serey Odom chưa hoàn thành nên chưa dựng các lá Xây-ma (sima) và trang trí bằng những bức tranh vẽ tường như đặc điểm văn hóa truyền thống của các chùa Khmer Nam Bộ. * Miếu Neak Tà Trước mặt tiền chánh điện chùa Serey Odom là một ngôi miếu nhỏ lợp mái ngói, tường gạch tráng xi măng, dùng thờ cúng Neak Tà hay ông Tà. Bên trong miếu đặt hai tảng đá lớn biểu trưng cho ông Tà, một bát hương và ba chiếc ly bằng nhựa dùng đựng nước cúng cho ông Tà mỗi khi có người đến chiêm bái. Neak Tà là tín ngưỡng dân gian của người Khmer nhằm thờ cúng những vị thần cai quản xóm làng, đất đai và ruộng rẫy. Tuy nhiên, khi dung hòa vào Phật giáo Nam tông thì người Khmer đã tạo ra chức năng của ông Tà ở chùa là giữ gìn ngôi tự viện nên họ mới gọi tên ông Tà thờ trong khuôn viên chùa là Tà Wat, tức ông Tà chùa (chùa/wat). Miếu Neak Tà Ảnh: Danh Trường - 2020
* Tháp cốt 52
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phía trước mặt tiền chánh điện có dựng hai tháp cốt nằm đối xứng nhau. Tháp được xây dựng bằng bê-tông cốt thép, kiến trúc giật cấp năm tầng, bên ngoài trang trí hoa văn kiểu Angkor, các góc tháp trang trí đầu rắn Naga vươn lên cao. Lòng tháp rộng chia thành nhiều ngăn để chứa các hũ tro cốt. Hiện nay, Phật tử người Khmer đã gửi di cốt người quá cố vào thờ trong hai tháp cốt này. Việc đưa di cốt hỏa táng vào chùa Serey Odom đã cho thấy vai trò ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh thần của người Khmer. Vì trước đây phong tục tang ma của người Khmer ở xã Lộc Hưng và huyện Lộc Ninh nói chung đều theo lối địa táng. * Nhà tăng xá và trường học
Tháp cốt Ảnh: Danh Trường - 2020
Chùa Serey Odom đang trong quá trình xây dựng nên một số hạng mục công trình đã được hoàn thành hoặc còn đang xây dựng. Trường học dùng để dạy tiếng Khmer và tiếng Pali đã được hoàn thành với mặt tiền trang trí bằng hình tượng Krut và Kày No Ray. Nhà tăng xá (sala) đang trong quá trình xây dựng thêm tầng lầu. Hiện tại chánh điện tạm thời được đặt trong nhà tăng xá để Phật tử thuận lợi khi đến chiêm bái và cúng dường cho chư tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào được trang trí đầy đủ với hình tượng các linh vật và tranh vẽ tường như quy chuẩn của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ. * Tượng Phật Hiện nay bên trong chánh điện đã dựng được một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phía trước chánh điện có dựng một bệ thờ, bên trên đặt pho tượng Phật Thích Ca ngồi lộ thiên không có mái che. Đặc biệt, các gia đình Phật tử ở địa
Chánh điện tạm thời trong tăng xá Ảnh: Phan Anh Tú - 2020
53
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tượng Phật thuyết pháp Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
Bàn thờ Phật trong sala Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
phương hiện đã cúng dường cho chùa nhiều tượng Phật Thích Ca bằng đá hoặc bằng thạch cao. Đặc biệt bộ tượng Thích Ca bằng đá được tạo tác bằng lối điêu khắc tinh tế và thẩm mỹ cao, thể hiện hình tượng Đức Phật theo bốn tư thế: ngồi, đứng, đang đi và nằm. Ý nghĩa của bốn pho tượng này là nhằm ghi lại dấu ấn kỷ niệm về bốn giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đạt đạo (ngồi), thuyết pháp (đứng), hành đạo (đi) và nhập niết bàn (nằm). Bốn pho tượng này nằm chung trong một bộ tượng Phật do một gia đình Phật tử đặt làm bên Campuchia mang về cúng dường cho chùa Serey Odom. * Công việc xây dựng hiện nay Chùa Serey Odom được khởi công xây dựng lại từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành toàn diện vì thiếu kinh phí. Sư trụ trì có đăng thông tin trên các website Phật giáo kêu gọi Phật tử hảo tâm đóng góp tịnh tài, tịnh vật để chùa có thể hoàn thành các hạng mục công trình đang xây dựng dở dang. Công việc xây dựng hiện nay do Sư cả Thạch Danh và Phật tử người Khmer ở địa
Tăng xá đang trong quá trình xây dựng Ảnh: Danh Trường - năm 2020
54
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
phương đảm trách. Chỉ có những phần kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cao như ngọn tháp trên mái chánh điện, Sư cả mới nhờ đến thợ xây chuyên nghiệp. Phần tạo tác hoa văn trang trí, nhà chùa cũng tự mua khuôn về đúc, rồi tự trang trí vào bờ tường của chánh điện, tháp cốt và nhà tăng xá (sala). Phần điêu khắc các hình tượng linh vật như sư tử, Krut, Kày No Rey, chim Hăng… đòi hỏi kỹ thuật đổ khuôn thật tinh vi và trang trí mỹ thuật cao, nhà chùa không thể tự làm nên đã đặt mua từ các công xưởng ở thành phố Trà Vinh mang lên. 3. Ngôi chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Chùa Serey Odom được xem là trung tâm tôn giáo - văn hóa của người Khmer xã Lộc Hưng. Do chùa nằm trên địa bàn ấp 4, là nơi cư trú tập trung của đồng bào Khmer tại địa phương. Phía sau cổng chùa là con đường dẫn vào khu dân cư của người Khmer nên việc kết nối giữa ngôi chùa và người dân luôn được duy trì xuyên suốt. Do chùa được xây dựng từ năm 1960 nên cộng đồng người Khmer ở ấp 4 đã quen thuộc với hình ảnh của Phật giáo. Từ năm 2011 đến nay, chùa đã duy trì lại hoạt động tu học dành cho thanh thiếu niên người Khmer xuất gia tu báo hiếu cho ông bà, cha mẹ trước khi trưởng thành ra đời tìm việc làm. Bên cạnh đó, chư tăng chùa Serey Odom cũng tổ chức các buổi thuyết pháp hàng tháng, làm lễ cầu an, cầu siêu theo nghi thức Phật giáo Nam tông Khmer dành cho các gia đình Phật tử. Hàng năm chùa Serey Odom tổ chức bốn lễ hội lớn dành cho đồng bào Khmer xã Lộc Hưng, bao gồm: lễ mừng năm mới hay còn gọi là Tết cổ truyền của người Khmer (Chol Chnam Thmay), lễ dâng y (Kathin), lễ báo hiếu tổ tiên, ông bà (Sen Đôn-ta) và lễ cúng trăng (Ok Om Bok). Trong số đó, lễ mừng năm mới được xem là lễ hội lớn nhất của đồng bào Khmer xã Lộc Hưng được chùa Serey Odom tổ chức kéo dài trong ba ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Tư dương lịch với các hoạt động văn nghệ chào mừng, múa Lâm thôn và biểu diễn nhạc Ngũ âm Khmer. Đặc biệt, sáng ngày 15 tháng Tư hàng năm, đông đảo bà con Khmer tập trung về hội trường nhà tăng xá để Sư cả Thạch Danh thuyết pháp, nói chuyện về ý nghĩa của ngày Chol Chnam Thmay và chúc Tết cho bà con Khmer. Sau cùng là nghi lễ tắm Phật và đắp núi cát với sự tham gia của hàng trăm Phật tử Khmer tại địa phương và các xã lân cận. Trong những năm gần đây, kinh tế của đồng bào Khmer xã Lộc Hưng ngày càng phát triển nhờ mô hình nghề trồng lan rừng được chính quyền địa phương nhân rộng. Một số công trình xây dựng của chùa Serey Odom được định hình cũng nhờ vào sự đóng góp nhiệt thành của các hộ Khmer có thu nhập cao tại ấp 4. Dọc theo bờ tường hàng rào chùa và các công trình kiến trúc đều có những bảng hiệu nhỏ ghi công đức cúng dường của những người Khmer. Đặc biệt, bộ tượng Phật bằng đá có giá trị nhất trong chùa Serey Odom là do một gia đình 55
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phật tử tại địa phương cúng dường cho chùa. Những gia đình Khmer khác không có điều kiện đóng góp tài chính thì đến chùa làm công quả bằng cách tham gia xây dựng chánh điện và nhà tăng xá. Phụ nữ Khmer thường đến chùa quét dọn hoặc nấu cơm cho chư tăng và công nhân xây dựng. Nhờ tinh thần hoạt động tích cực, kết hợp giữa đạo và đời của chư tăng chùa Serey Odom, ngôi tự viện đã từng bước hình thành qua các công trình kiến trúc. Một số đồng bào Khmer tại địa phương trước đây không theo đạo Phật hoặc đi theo những tôn giáo mới đã quay về với tôn giáo truyền thống là Phật giáo Nam tông Khmer. Từ 5 năm trở lại đây, khi có hoạt động tang ma hay nghi lễ vòng đời, người Khmer đều đến chùa tham vấn chư tăng và ông Achar (người phụ trách nghi lễ của chùa). Vì vậy mà cộng đồng người Khmer tại xã Lộc Hưng không còn duy trì phong tục địa táng nữa mà thực hiện nghi lễ hỏa táng người quá cố rồi gửi tro cốt vào chùa Serey Odom như truyền thống của đồng bào Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Nhìn chung, chùa Serey Odom đang từng bước hoàn thành ngôi tự viện, đồng thời kết hợp với công tác hoằng pháp nhằm xây dựng lại đời sống tinh thần cho đồng bào Khmer xã Lộc Hưng. Chư tăng chùa Serey Odom luôn nêu cao tinh thần hành động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết hợp: “Đạo pháp Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
56
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
CHÙA SIRIVANSA 1. Lịch sử hình thành Sirivansa (theo âm Hán - Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc. Trước đây người Khmer ở Đồng Xoài sinh sống tập trung một khu vực nằm ven Quốc lộ 14. Vị trí này hiện còn lưu lại qua tên gọi địa danh của người địa phương là “ngã tư sóc Miên”. Do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, năm 1963 người Khmer ở Đồng Xoài đã dựng lên một ngôi chùa Phật giáo mang tên là
Sala dùng làm chánh điện tạm thời Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
57
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Thờ Phật tại sala Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
chùa Sirivansa Kemararam nằm trên một nền đất đã từng tồn tại một ngôi miếu thờ Neak Ta của người Khmer từ khi mới lập sóc (làng), (Neak Ta là vị thần thổ công theo tín ngưỡng dân gian). Sau năm 1975 do một số biến động về mặt xã hội, người Khmer đã rời bỏ nơi sinh sống, di dời vào sâu hơn về phía ruộng rẫy, các vị sư Khmer còn ở lại một thời gian nhưng không có lương thực để sinh tồn, họ đành rời bỏ ngôi chùa ở Đồng Xoài để trở về miền Tây Nam Bộ. Chùa Sirivansa Kemararam cũng dần bị hư hại theo thời gian và ngày nay vị trí của ngôi chùa khi xưa đã trở thành một khu dân cư đông đúc. Chùa Sirivansa hiện nay vốn xuất phát từ cái tên rút gọn của ngôi chùa cũ là Sirivansa Kemararam. Vị trí của chùa mới cách chùa cũ khoảng 3 km. Từ năm 2001, các già làng người Khmer tại địa phương đã ra sức vận động người dân tìm đất xây chùa, đặc biệt với sự hỗ trợ của ông Thái Oanh, một thương nhân gốc Khmer đã đóng góp tài chính, làm thủ tục xin phép chính quyền và đồng thời cúng dường mảnh đất của gia đình nằm trên đường C2 để dựng chùa. Khi chùa Sirivansa bắt đầu khởi công xây dựng, ông Thái Oanh và người Khmer ở địa phương đã liên hệ với Hòa thượng Danh Lung, trụ trì chùa Candaransi, lãnh đạo của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ xin cử một vị tăng sĩ về làm trụ trì. Đại đức Danh Dara được cử về Đồng Xoài trụ trì chùa Sirivansa từ năm 2011 đến nay. 2. Kiến trúc và tượng thờ Hiện tại chùa Sirivansa đã xây dựng được một số hạng mục công trình 58
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Đức Phật nhập niết bàn Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
như nhà tăng xá, nhà Sala dùng để tiếp khách và làm chánh điện tạm thời, nhà bếp, một tháp Phật, một tháp cốt, một nhà sàn Khmer bằng gỗ lợp lá dừa nước. Chánh điện, hàng rào và cổng chùa đang xây dựng, dự kiến hoàn thành trong hai năm nữa. Quá trình xây dựng chùa Sirivansa được chia làm hai phần, phần xây dựng thô của các công trình kiến trúc do thợ người Việt tại địa phương thực hiện. Phần điêu khắc và trang trí hoa văn mang đặc trưng văn hóa của các chùa Khmer Tây Nam Bộ phải do thợ Khmer có tay nghề cao thực hiện. Hiện chùa đã hoàn thành một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 7 m đặt trước chánh điện do thợ Khmer ở Kiên Giang làm. Các loại hình hoa văn trang trí trên cột, bờ tường, tượng chư thiên và các linh vật trong Phật giáo Nam tông Khmer do thợ từ tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng lên Bình Phước thực hiện. Chi phí xây dựng chùa Sirivansa tốn kém hơn các chùa Khmer khác ở miền Tây Nam Bộ do phải chi trả toàn bộ tiền công, phí đi lại, ăn ở và chi phí phát sinh cho tất cả nhóm thợ Khmer từ miền Tây lên Đồng Xoài xây dựng chùa. Điều kiện phong thổ ở miền Đông Nam Bộ cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động của các kíp thợ Khmer vốn quen sinh sống ở vùng miền Tây sông nước. Điều này cũng làm chậm tốc độ xây chùa và phát sinh thêm những khoản kinh phí mới. 59
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
3. Hoạt động Phật sự và xã hội Hiện chùa Sirivansa có 11 vị sư và một chú tiểu, có hai vị tỳ kheo gồm sư cả, sư phó gốc từ miền Tây Nam Bộ và một vị sadi gốc ở Đồng Xoài. Các sư còn lại là người Khmer ở địa phương xuất gia tu Phật tại chùa. Hàng năm, nhà chùa tổ chức ba loại hình lễ hội, lễ hội của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer như lễ Phật đản, lễ Nhập hạ (mở đầu mùa An cư kiết hạ), lễ mãn hạ (kết thúc mùa An cư kiết hạ), lễ dâng y (Kathina); loại hình lễ hội dân tộc Khmer bao gồm lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ báo hiếu tổ tiên (Sel Donta), lễ cúng trăng (Ok Om Bok); ngoài ra chùa Sirivansa còn tổ chức một số lễ hội mang tính chất nối kết cộng đồng như Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Bảy, lễ Trung Thu. Hoạt động giáo dục và an sinh xã hội: nhà chùa mở nhiều khóa học giảng dạy cho con em đồng bào Khmer và các tộc người khác ở địa phương như mở
Chánh điện đang được xây dựng Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
60
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
lớp dạy tiếng Khmer-Pali, các khóa tu mùa hè, khóa tu gieo duyên, kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp học tình thương, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cứu trợ cho người dân địa phương có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ kinh phí đi học, nuôi ăn học cho một số con em của những hộ nghèo trong khu vực. Vào ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) chùa tổ chức lễ cầu an cho người dân trong vùng, tổ chức các chuyến hành hương cho đồng bào Phật tử đến chiêm bái các ngôi chùa ở Nam Bộ và các nước láng giềng như Thái Lan và Myanmar. Tổ chức cho Phật tử Khmer tham dự lễ Kiết giới sây ma (lễ khánh thành) ở các chùa Khmer khác, tổ chức giao lưu trao đổi Phật pháp, kết nối đạo tình với các chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh và Bắc tông trong tỉnh Bình Phước. Đặc biệt, do hoàn cảnh sống và sinh hoạt tín ngưỡng của người Khmer ở địa phương từ lâu đã không còn kết nối với ngôi chùa, cho nên kể từ khi chùa Srey Wongsa được thành lập vào năm 2001, Sư cả Danh Dara và chư tăng đã ra sức xây dựng lại mối quan hệ kết nối giữa nhà chùa và cộng đồng thông qua vai
Nơi tu thiếp (sàm nặc tho) Ảnh: Phan Anh Tú - năm 2020
61
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Nhà thờ của dòng họ Thái Ảnh: Phan Anh Tú
trò của ban hộ tự, hội đồng già làng và các gia đình Phật tử sinh sống trong khu vực Đồng Xoài và Đồng Phú. Việc hướng dẫn bà con Khmer ở địa phương thực hiện nghi lễ tang ma theo nghi thức của Phật giáo Nam tông là rất quan trọng. Trong đó nhà chùa đã khuyến khích được người Khmer ở địa phương thay thế nghi thức địa táng, dựng nhà mồ bằng hình thức hỏa thiêu gửi tro cốt vào chùa như phong tục của người Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Mối quan hệ kết nối giữa chùa Sirivansa và cộng đồng người Khmer ở Đồng Xoài, Đồng Phú hiện nay được xem là ưu tiên hàng đầu. Khi tổ chức sự kiện Phật giáo hoặc văn hóa dân tộc hay mở các lớp học… nhà chùa thường tổ chức cuộc họp với các thành phần liên quan tham dự, thông báo kế hoạch, ngày tổ chức, gọi điện trực tiếp cho các gia đình Phật tử, già làng, kết hợp gửi thư mời đến những nhóm Khmer ở xa chùa nhất để họ biết và đến tham dự. Nhờ những nỗ lực này mà khi diễn ra các sự kiện tại chùa có rất nhiều người Khmer ở cách xa chùa 30 km cũng đến tham gia, đã làm nên một sức mạnh kết nối cộng đồng Khmer với Phật giáo Nam tông.
62
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chùa Rajamahajetavana Rama - Sóc Lớn Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
- CHÙA SÓC LỚN -
RAJAMAHAJETAVANA RAMA 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà. Chùa do Hòa thượng Tốch Cháp cùng toàn thể tín đồ Phật tử Khmer ở đây xây dựng vào năm 1928 trên diện tích 4,8 ha do cộng đồng cúng hiến. Công trình đầu tiên được xây dựng là khu tăng xá - nơi để Hòa thượng và các sư thực hiện Phật sự, sinh hoạt, và cũng là nơi đặt điện thờ tạm khi chưa có chánh điện chính thức. Đến năm 1931, chánh điện được chính thức khởi dựng trên diện tích gần 1.000 m2, và được hoàn thành vào năm 1937. Nhưng vì khó khăn về kinh tế, nên đến năm 1954, lễ Kiết giới sây ma mới được tổ chức. 63
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Trường học của chùa Sóc Lớn Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Năm 1972, do chiến tranh, chùa bị trúng bom, chánh điện và tăng xá bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn trơ lại nền móng. Năm 1973, Phật tử Khmer trong khu vực đã dựng tạm ngôi nhà tranh trong khuôn viên đất chùa để làm nơi thờ tự và sinh hoạt tôn giáo, nhưng không có người trụ trì. Đến năm 1996, Thượng tọa Lý Sang (sinh năm 1920), quê Sóc Trăng, nhận trách nhiệm trụ trì ngôi chùa này và bắt đầu khởi công xây dựng giảng đường (sala) để làm nơi thờ tự và cũng là nơi sinh hoạt của chư tăng và Phật tử. Đến năm 2007, do tuổi cao sức yếu, Thượng tọa Lý Sang trở về Sóc Trăng và viên tịch tại đây. Sau đó, chùa do Đại đức Thạch Sa Thươl tiếp quản chăm sóc. Đến ngày 17/5/2009, Thượng tọa Thạch Nê (sinh năm 1972), quê Bạc Liêu, trú xứ tại chùa Pothivong, đến đảm nhiệm trụ trì chùa này cho đến nay. Khi đảm nhiệm trụ trì từ năm 2009 đến nay, Thượng tọa Thạch Nê đã cùng cộng đồng tín đồ nơi đây xây dựng thêm nhiều công trình mới như giảng đường, trường học, tường rào chùa, tường rào nghĩa địa, chánh điện (đang xây dựng), và nhiều công trình phụ khác… trên tổng diện tích đất hiện nay là hơn 4,2 ha. 2. Kiến trúc của chùa Dấu tích của ngôi chùa được tổ chức lễ Kiết giới sây ma vào năm 1954 hiện nay chỉ còn lại nền đất khoảng 1.000 m2 và một bệ thờ với những tượng thờ đã cũ. Các công trình hiện nay được nhìn thấy trong khuôn viên của ngôi 64
Cổng chùa Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
chùa này là những công trình được xây dựng từ năm 1996 đến nay, gồm: cổng, sala cũ, sala mới, trường học, tháp thờ Đức Phật Thích Ca, tháp thờ chư thiên, chánh điện mới đang được xây dựng, tường rào xung quanh chùa. * Cổng chùa
Cột đèn Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Cổng chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống của văn hóa Phật giáo Khmer Nam Bộ, với hai cột vuông được đúc bằng xi măng cốt sắt, và được trang trí theo lối họa tiết hoa văn Angkor ở bốn mặt. Nối liền phía trên hai đầu cột được đổ bằng bê tông, và được trang trí cũng với họa tiết chính vẫn là hoa văn Angkor, trong đó nổi bật là hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa vừa xuất thế, đứng trên tòa sen với tay phải chỉ trời và tay trái chỉ đất.
Từ cổng đi vào chùa là con đường đất đỏ rộng khoảng 8 m, dài khoảng 70 m, hai bên với hai hàng cột đèn được xây dựng theo lối đối xứng, mỗi hàng 10 cột. Kết cấu của cột được thiết kế theo phong cách rất đặc trưng với 5 phần: phần dưới đế hình vuông được trang trí theo lối hoa văn Angkor, phần kế tiếp đắp nổi 4 con rồng (Naga) theo phương thẳng đứng, tiếp nữa là trụ tròn, tiếp trên là bệ tròn và trên cùng là tượng Thiên nga (Hong).
* Nền chánh điện cũ
Từ cổng đi thẳng vào sẽ gặp nền của chánh điện cũ. Do trúng bom trong chiến tranh, nên chánh điện bị phá hủy, chỉ còn lại nền và bệ thờ. Nền chánh điện cũ được đắp đất cao hơn sân chùa, có bậc tam cấp đi lên. Phía trên là bệ thờ cũ - nơi đây còn để lại các tượng Phật đã cũ theo thời gian. Một số cây, cỏ cũng đã mọc lên trên nền chánh điện này và che phủ bệ thờ.
Nền chánh điện cũ Ảnh: Ngọc Thu - 2019
Bệ thờ trên nền chánh điện cũ Ảnh: Ngọc Thu - 2019
65
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Chánh điện mới Chánh điện mới hiện đang được xây dựng cách nền chánh điện cũ khoảng 100 m về phía tay phải. Nguyên nhân là do diện tích đất thay đổi, từ 4,8 ha lúc ban đầu xuống còn 4,2 ha hiện tại, nên vị trí xây mới của chánh điện cũng phải thay đổi theo. Vì theo quan niệm của người Khmer, chánh điện phải luôn nằm ngay trung tâm của mảnh đất do chùa quản lý. Chánh điện mới do Thượng tọa Thạch Nê cùng toàn thể tín đồ Khmer trong khu vực góp công xây dựng từ năm 2016 trên diện tích 2.763 m2, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 với tổng kinh phí dự kiến khoảng 20 tỷ đồng. Hiện nay, chánh điện mới đã được xây dựng gần xong phần thô. Hy vọng khi hoàn thành, ngôi chánh điện này sẽ là điểm nhấn quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc của văn hóa tôn giáo cộng đồng Khmer ở Bình Phước nói riêng và ở Nam Bộ nói chung. Chánh điện đang xây dựng Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
* Sala cũ (giảng đường)
Từ nền chánh điện cũ nhìn sang phải sẽ thấy sala cũ. Sala này được Thượng tọa Lý Sang xây dựng năm 1996, khi ông về đây làm trụ trì. Ngôi sala này cũng chính là nơi đặt điện thờ Đức Thế Tôn kể từ khánh thành cho đến hiện nay. Ngôi sala này được xây dựng trên diện tích gần 200 m2, trong đó gồm có điện thờ, nơi thuyết giảng, và nơi nghỉ của trụ trì. Kiến trúc của ngôi sala được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống của người Khmer Nam Bộ, nhưng phía trước được xây dựng phỏng theo lối kiến trúc chùa, những họa tiết hoa văn đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ, với nhiều biểu tượng tiêu biểu trong kiến trúc chùa như Cày-no ở những đầu cột, Naga ở lối dẫn vào, Sư tử (Ria ja say) ở trước cửa… trên nóc cổng sala còn trang trí tranh đắp nổi với 5 vị Phật và bò thần. 66
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Điện thờ trong sala Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Hình ảnh bên ngoài sala Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Sala này đã tồn tại được hơn 20 năm, và dự kiến sẽ được dời đi sau khi chánh điện mới được hoàn thành, vì vị trí của nó đang nằm đối diện với ngôi chánh điện mới.
* Sala mới
Công trình này nằm phía sau sala cũ, do Thượng tọa Thạch Nê cùng toàn thể tín đồ Khmer góp công sức xây dựng từ năm 2012 trên diện tích 1.250 m2 (25 m x 50 m) đến nay đã gần hoàn thành. Công trình này rất đồ sộ, với giảng đường rộng, có nơi dành cho các vị tăng sư nghỉ ngơi, sinh hoạt, và các công trình phụ khác.
* Trường học
Đây là tòa nhà một trệt, một lầu được Thượng tọa Thạch Nê xây dựng vào năm 2010 theo đúng kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ trên diện tích 517 m2 (25 m x 47 m). Công trình được trang trí với nhiều biểu tượng và
Trường học Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
67
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Hành lang và mặt tiền của trường học Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
họa tiết hoa văn đặc trưng của văn hóa Khmer Nam Bộ như Cày-no, Naga, Ria ja say, hoa văn Angkor… Tòa nhà này được ngăn thành nhiều phòng, được dùng để làm phòng học, phòng đọc sách, phòng vi tính…
Phòng học trong trường Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Hiện nay, tòa nhà này được xem là nổi bật nhất trong tổng thể các công trình kiến trúc của chùa Sóc Lớn, vì tính đặc sắc về biểu tượng và độ uy nghi của công trình.
Biểu tượng Sư tử (Ria ja say) Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Biểu tượng Cày-no Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
68
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tháp thờ Đức Phật Thích Ca và tháp thờ chư thiên
Một ngôi tháp nhỏ được xây dựng cũng theo lối kiến trúc đặc trưng của văn hóa Khmer Nam Bộ ở ngay gốc cây bồ đề - đối diện với trường học là nơi thờ tượng Đức Phật Thích Ca. Nơi đây, Phật tử hành hương cũng thường đến chiêm bái, cầu nguyện.
Tháp thờ Đức Phật Thích Ca Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Phía sau ngôi tháp thờ Đức Phật Thích Ca là tháp thờ chư thiên, được xây dựng trên nền cao. Xung quanh nền có ba lối lên theo bậc thang. Xung quanh được trang trí biểu tượng Naga. Chính giữa là một tháp cao thờ chư thiên với họa tiết hoa văn và biểu tượng đặc trưng của văn hóa Khmer Nam Bộ.
Tháp thờ chư thiên Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
69
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tường rào Tường rào quanh chùa cũng được xây dựng rất đặc sắc, với những họa tiết hoa văn đặc trưng của văn hóa Khmer Nam Bộ; trong đó biểu tượng đặc trưng nhất của tường rào ở đây là thần Hanuman và bánh xe luân hồi.
Tường rào Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Tường rào được xây dựng bao bọc quanh chùa, và vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Ngoài ra, xung quanh chùa, trong sân chùa còn được trồng nhiều loại cây, hoa để làm tăng thêm vẻ đẹp của ngôi chùa ở vùng nông thôn này. 3. Ngôi chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Người Khmer đã định cư lâu đời tại khu vực xã An Khánh, và ngôi chùa chính là trung tâm cố kết cộng đồng của người dân nơi đây. Đến nay, chùa Sóc Lớn đã trải qua các đời trụ trì như Hòa thượng Tốch Cháp trụ trì từ năm 1928 đến năm 1954. Hòa thượng Néc Kinh trụ trì từ năm 1954 đến năm 1973. Từ năm 1973 đến năm 1996, chùa không có người trụ trì. Sau đó, Thượng tọa Lý Sang đến trụ trì từ năm 1996 đến năm 2007. Từ năm 2007 đến đầu tháng 5 năm 2005, chùa được sự chăm sóc của Đại đức Thạch Sa Thươl. Từ ngày 17 tháng 5 năm 2009 đến nay, Thượng tọa Thạch Nê trụ trì ngôi chùa này. Khi được tạo lập cho đến hiện nay, dưới sự đảm nhiệm của các sư trụ trì, chùa Sóc Lớn luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo của cộng đồng Khmer ở khu vực này; và hiện nay, vai trò này cũng được phát huy mạnh mẽ. Hiện nay, với hơn 700 hộ Khmer sinh sống tập trung ở ba ấp Sóc Lớn, Chà Đôn, Bàu Ven của xã An Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, nên chùa Sóc Lớn chính là trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo quan trọng của cộng đồng Khmer ở đây. Quản lý chùa hiện nay là trụ trì Thạch Nê cùng 15 tăng sư chuyên lo Phật sự và sinh hoạt nghi lễ tôn giáo trong cộng đồng như lễ Phật 70
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 - 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/04 âm lịch), Đôn Ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các tăng sư còn tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ, lễ hội Khai Bàu (lễ khai mùa) vào ngày 26/4 dương lịch hàng năm…
Ao cá cộng đồng - nơi diễn ra lễ hội Khai Bàu Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
Trong chùa hiện nay còn mở các lớp học tiếng Khmer, tiếng phổ thông dành cho con em người Khmer trong cộng đồng. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trong mùa nhập hạ, tại chùa còn tổ chức thuyết pháp dành cho cộng đồng Phật tử Khmer trong vùng. Người Khmer ở đây khi chết không hỏa thiêu thi thể mà thực hiện nghi thức chôn, nên có nghĩa địa riêng. Và chùa quản lý khu nghĩa địa này. Trong cộng đồng có người mất, Ban Quản trị chùa sẽ phụ trách việc bố trí địa điểm chôn. Các tăng sư trong chùa sẽ thực hiện nghi lễ tang ma theo quy tắc tôn giáo. Chùa Sóc Lớn cũng là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động cứu trợ, phát quà từ thiện cho cộng đồng. Nguồn kinh phí được quyên góp từ các nơi. Tóm lại: Hiện nay, chánh điện của chùa Sóc Lớn tuy đang được xây dựng, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo của cộng đồng Khmer ở xã An Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa vẫn là nơi cố kết cộng đồng. Lãnh đạo chùa đã và đang giúp đỡ cộng đồng trên nhiều phương diện, từ kinh tế đến sinh hoạt văn hóa - xã hội trong suốt nhiều thập niên qua.
Mộ của tín đồ Phật giáo Khmer ở nghĩa địa của chùa Ảnh: Ngọc Thu - năm 2019
71
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tỉnh Đồng Nai
CHÙA KI-RI-MEAN-CHEY (SƠN THẮNG) – THÁI HÒA
Chùa Thái Hòa Ảnh: Đăng Huy – năm 2020
1. Lược sử ngôi chùa
Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai19. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m2; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc - Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách. Ngoài chùa Thái Hòa, còn có một ngôi chùa Hoa Sơn tự tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
(19)
72
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Năm 1996, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai phân công Đại đức Pháp Tân, thế danh Võ Văn Dũng, sinh năm 1968, quê ở Tiền Giang về làm trụ trì, và chùa được đổi tên thành chùa Thái Hòa như hiện nay. Trước đây, Định Quán là vùng đồi núi, dân cư còn thưa thớt, lại trải qua chiến tranh ác liệt, nên chùa chỉ xây dựng đơn sơ, chỉ gồm có hai cốc, một trai đường, và một chánh điện nhỏ, vật liệu chủ yếu bằng cây gỗ, tranh, tre… Cho đến khi Đại đức Võ Văn Dũng về làm trụ trì, ngôi chùa mới được trùng tu, xây dựng lại với quy mô to lớn, và thu hút được nhiều tín đồ đến sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại chùa. Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, nhiều hạng mục công trình trong chùa được cải tạo và xây mới như: cổng chùa, chánh điện, sala, nhà tăng, tháp thờ, tháp cốt… làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, bề thế hơn. 2. Kiến trúc chùa * Cổng chùa Cổng chùa được thiết kế tương đối đơn giản nhưng rất kiên cố. Kết cấu của cổng theo kiểu tam quan, gồm một cổng lớn ở chính giữa và hai cổng nhỏ ở hai bên. Nghệ thuật trang trí cổng chùa thể hiện sự kết Cổng chùa Thái Hòa hợp giữa các yếu tố vừa hiện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020 đại, vừa truyền thống. Đỡ lấy phần mái của cổng là hai trụ cột được đúc bằng bê tông, phần đầu của mỗi cột được trang trí hình vảy rồng đắp nổi. Nối liền hai cột là tấm đan bằng bê tông khắc tên chùa; phía trên trang trí các hoa văn đắp nổi mang biểu tượng Bát chánh đạo - Bánh xe luân hồi theo triết lý của Phật giáo. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là phần mái của cổng; được thiết kế gồm ba lớp mái chồng lên nhau, trên đỉnh mái được trang trí hình tượng tháp búp sen - tượng trưng cho cõi Niết bàn của Đức Phật. * Chánh điện Nằm ở vị trí trung tâm, cách cổng chùa khoảng 100 m về phía đồi cao của ngôi chùa, quay mặt về hướng đông là ngôi chánh điện. Ngôi chánh điện được khởi công xây dựng năm 2008 và làm lễ Kiết giới sây ma vào năm 2010. Để lên chánh điện, có hai con đường; bên phải là đường dốc trải nhựa còn bên trái là đường bậc thang được lát bằng đá. Mặt bằng chánh điện có hình chữ 73
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ Chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
nhật với chiều rộng khoảng 15 m, chiều dài 25 m, chiều cao khoảng 16 m, nền của chánh điện có chiều cao khoảng 0,5 m. Bố cục của chánh điện gồm hai phần, liên kết với nhau theo hình chữ T: phần mặt dựng phía trước - mặt tiền của chánh điện được thiết kế làm hai tầng với tổng chiều cao khoảng 16 m, với diện tích mỗi tầng khoảng 75 m2; tầng trên dùng để thờ Đức Phật còn tầng dưới chỉ bài trí một lư hương lớn ở giữa; còn lại để trống nhằm tạo không gian cho các chư tăng Phật tử tập trung trước khi hành lễ; hai bên vách có thiết kế cầu thang cho chư tăng đi lên tầng trên lễ Phật.
Hành lang chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
74
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phần mái mặt tiền của chánh điện gồm ba lớp xếp chồng theo hình tam giác, ở các góc mái trang trí hình tượng rồng uốn lượn; phần trên các đỉnh nóc trang trí hình đuôi rắn cách điệu; phần mái trên cùng có trang trí hình tượng tháp Angkor ở chính giữa… Nối với mặt trước của chánh điện là tòa nhà một tầng, có diện tích chừng 300 m , được thiết kế với bốn hành lang xung quanh nhằm tạo sự thông thoáng cho chánh điện. 2
Mặt tiền chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
75
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Dọc theo chiều dài hai bên của tòa nhà là dãy cột gồm năm trụ cột bằng bê tông đỡ lấy phần mái; bốn mặt của tòa nhà được thiết kế gồm bốn cửa chính và hai cửa sổ cân xứng ở hai bên. Phần mái của tòa nhà mặt sau chánh điện được thiết kế giật cấp, thấp hơn so với phần mặt tiền của chánh điện, gồm ba lớp mái chồng lên nhau tạo thành hình tam giác cân ở hai bên tựa như cánh Én. Ở hai đỉnh đầu và cuối của nóc mái chánh điện cũng được trang trí hình tượng đầu rắn (Naga) cách điệu, ở giữa mái trang trí biểu tượng tháp Angkor, và ở bốn góc nóc mái trang trí đầu rồng uốn lượn làm cho ngôi chùa trông mềm mại và thanh thoát.
Trang trí biểu tượng rồng trên mái chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Không gian bên trong của chánh điện được bài trí hài hòa bằng các tượng Phật, các bích họa, các phù điêu đắp nổi tạo cảm giác vừa tôn nghiêm, lại vừa thanh thoát, nhẹ nhàng. Ở không gian bên trong mặt trước của chánh điện, tầng trên trang trí một bệ thờ tượng Phật ở vị trí trung tâm, ba mặt của các vách tường còn lại trang trí các tranh vẽ phác họa về cuộc đời của Đức Phật, và các hình ảnh tượng trưng cho giáo lý của Phật… Phần không gian chính bên trong của chánh điện cũng bài trí khá Trang trí biểu tượng rắn trên nóc mái chánh điện đơn giản. Chính giữa của phần vách Ảnh: Đăng Huy - năm 2020 trong cùng chánh điện đặt một bệ thờ tượng Phật bằng đá lớn màu trắng, cao khoảng 1,2 m; bên dưới đặt một tượng Phật bằng đồng nhỏ; toàn bộ không gian còn lại để trống nhằm tạo điều kiện cho các cuộc hành lễ. Bên trên các vách tường trang trí những bức tranh kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi sinh ra cho đến lúc thành đạo. 76
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tượng Phật và Hình ảnh trang trí bên trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
* Sala Kiến trúc sala tương đối đơn giản, gần giống kiểu nhà của người Việt, kết hợp với kiểu nhà truyền thống của người Khmer. Mặt bằng sala cũng được thiết kế theo hình chữ nhật, có diện tích khoảng 90 m2, được xây mới từ năm 2012. Các cột và tường của ngôi nhà chủ yếu làm bằng xi măng, cốt thép. Duy chỉ các vi kèo được làm bằng gỗ. Mái của sala lợp bằng tôn màu đỏ, các diềm mái được trang trí hoa văn màu vàng. Mặt tiền của sala được thiết kế gồm ba cửa ra vào và bốn cửa sổ; cửa chính đặt ở chính giữa, hai cửa sổ hai bên và cuối cùng là hai cửa phụ ở hai đầu nhà. Bên trong sala được bài trí khá đơn giản, được chia làm ba gian. Gian trong cùng, bố trí bệ tượng thờ Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm; gian chính giữa 77
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Sala Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
là nơi dùng để chư tăng thọ trai, hội họp và cũng là nơi thuyết giảng, nghỉ ngơi của trụ trì; gian ngoài cùng dùng vào việc tiếp khách. Ngoài ra, chùa còn xây dựng các tăng xá, nhà phước, nhà bếp… nhằm phục vụ chư tăng, Phật tử ở xa mỗi khi đến chùa hành lễ… * Tháp thờ Đức Phật Thích Ca Trước mặt và bên trái, về hướng Đông Nam của chánh điện là các tháp thờ Đức Phật Thích Ca. Các tháp trang trí tương đối giống nhau; được đúc theo hình khối vuông vức với các cạnh là 3 m, có chiều cao 5 m. Trong tháp chỉ đặt các pho tượng Đức Phật bằng đá thể hiện cuộc đời hành đạo của Ngài (gọi là Phật cảnh), bao gồm các cảnh: Đức Phật đản sanh, Đức Phật rải tâm từ, Đức Phật chuyển pháp luân, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn. Trước các tượng Phật chỉ bài trí một lư hương bằng đá để Phật tử thắp nhang mỗi khi lễ Phật; các mái của tháp đều được lợp ngói; trên các đỉnh mái trang trí hình tượng quả chuông úp, hoặc trang trí đắp nổi biểu tượng Bát chánh đạo… Điều đặc biệt là các tháp thờ Phật này đều do các gia đình Phật tử cúng dường cho chùa.
Các tháp thờ Đức Phật - Phật cảnh Ảnh: Đăng Huy - nằm 2020
78
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tiểu cảnh, không gian chùa Tọa lạc ở một khu đồi cao, xung quanh được bao bọc bởi những rừng cây và vườn cao su xanh ngút ngàn; có thể nói, từ vị trí của ngôi chùa nhìn xuống xung quanh là một màu xanh trải dài bất tận. Chính các đặc điểm này tạo cho chùa Thái Hòa có một cảnh quan vô cùng đặc sắc. Cách bài trí không gian trong chùa cũng hết sức ấn tượng. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, ngoài những công trình kiến trúc được thiết kế xây dựng cho việc hành lễ, sinh hoạt văn hóa… không gian còn lại, xen lẫn những cỏ cây, hoa lá là những hình tượng tái hiện một cách khái quát về câu chuyện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca hết sức ấn tượng, như: cảnh Đức Phật đản sanh; cảnh Đức Phật thuyết giảng, cảnh Đức Phật thành đạo, cảnh Đức Phật nhập diệt… Tất cả những cảnh ấy làm cho ngôi chùa vừa trang nghiêm, tĩnh mịch nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Đường lên chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
79
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
3. Chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ở huyện Định Quán, chùa Thái Hòa có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là đối với các gia đình Phật tử nơi đây. Trong nhiều năm qua, chùa là nơi chăm lo cho đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ Phật tử người Khmer và cả người Kinh. Hằng năm, chùa đều tổ chức thực hiện những nghi lễ lớn, như: lễ Chol Chnam Thmay - Tết năm mới, lễ Phật đản, lễ Đôn Ta, lễ Ok Om Bok - lễ cúng trăng… thu hút hàng trăm Phật tử và người dân huyện Định Quán cùng nhiều khách thập phương đến tham dự. Ngoài việc tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho cư dân và Phật tử trong vùng, các sư trong chùa còn tham gia vào việc tổ chức thực hành tín ngưỡng tại gia đình của các Phật tử, như: lễ cầu an, lễ làm nhà mới, lễ cưới, lễ tang… Bên cạnh đó, chùa thường xuyên tổ chức dạy tiếng Khmer cho con em đồng bào, tổ chức các khóa tu ngắn hạn, hỗ trợ chi phí học tập cho các em gia đình khó khăn, mời nghệ nhân truyền dạy âm nhạc dân tộc cho con em đồng bào,… Ngoài ra, chùa còn quan tâm đến đời sống vật chất của người dân bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, như quyên góp tặng nhà tình thương những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà định kỳ cho những hộ nghèo… Tóm lại, chùa Thái Hòa ở Định Quán, Đồng Nai không chỉ là nơi chăm lo đời sống tâm linh tín ngưỡng cho cộng đồng người Khmer, mà còn là nơi giúp họ lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa tộc người… Mặt khác, với vị trí và không gian đặc sắc, chùa còn là địa chỉ văn hóa, là một điểm đến rất tuyệt cho những ai muốn tham quan, tìm hiểu và thưởng lãm…
80
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- CHÙA HOA SƠN KIRI BUPPHARAM 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự. Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng. Sự phát triển của chùa đến nay cũng gắn liền với những biến cố lịch sử xã hội của cư dân. Trước năm 1968, Hòa thượng Thạch Phan, quê tỉnh Trà Vinh đã
Cổng chùa Kiri Buppharam Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
81
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
đến với cộng đồng người Khmer di cư ở Long Khánh. Khi đến Long Khánh, lúc ban đầu Hòa thượng cũng không chọn sống cùng nhà ai trong cộng đồng. Thấy vậy, một gia đình Phật tử đã cúng dường khu đất rộng khoảng 2.500 m2, cách Quốc lộ 1A chừng 800 m, lối vào đối diện công viên Hòa Bình, thuộc phường Phú Bình, thành phố Long Khánh hiện nay để sư cất chùa Kiri Buppharam. Với sự trụ trì của Hòa thượng Thạch Phan, Ban Quản tự chùa nhanh chóng được thành lập và đóng vai trò nòng cốt trong quá trình xây dựng và thực hiện các lễ cúng tại chùa. Ban Quản tự gồm 10 thành viên là các Phật tử người Khmer sống trong cộng đồng. Họ đã tham gia công việc, có công quả rất lớn mà khi đến đây, những người biết chùa luôn nhắc đến. Theo lời sư Thạch Sa Huynh, sư trụ trì chùa Kiri Buppharam hiện nay rằng, nếu không có Hòa thượng Thạch Phan, không có Ban Quản tự chùa thì sẽ không có ngôi chùa Kiri Buppharam ở đất Long Khánh này. Các thành viên Ban Quản tự từ khi chùa được thành lập đến gần đây mà quý Phật tử và các sư tu học tại chùa luôn nhớ, nhất là với những thành viên mới qua đời gần đây như Danh Cư, Thạch Chiên, Sơn Diên, Danh Suông, Sơn Ngọc Diệp,… Từ khi được xây dựng vào năm 1968, chùa Kiri Buppharam vẫn mang đậm dấu ấn của Hòa thượng Thạch Phan, của các thành viên Ban Quản tự và đặc biệt, sự đóng góp công quả của hàng ngàn lượt người đến từ cộng đồng người Khmer di cư đến đất Đông Nam Bộ nói chung, đất Long Khánh, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Chùa ban đầu được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ, tôn và gạch. Ngoài chánh điện và sala tenne, trong khuôn viên chùa có phòng để sư ở và sinh hoạt. Từ sau ngày Hòa thượng trụ trì Thạch Phan viên tịch, trong chiến tranh, Phật tử đến chùa ngày cũng thưa dần, tất cả công trình đều trong tình trạng xuống cấp.
Hòa thượng Thạch Phan (1968 - 1969)
Hòa Thượng Thạch Phan viên tịch vào cuối năm 1969 và trải qua những năm tháng chiến tranh, Phật tử người Khmer cũng li tán nhiều nơi. Một số hộ trở lại quê cũ vùng sông nước Cửu Long, một số tìm đến những vùng đất mới để thích hợp cho việc làm nông nghiệp. Chùa bị gián đoạn trong một thời gian dài không có sư trụ trì làm lễ cúng. 82
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Từ sau năm 1975 đến 1995, tuy đất nước đã thống nhất và hòa bình nhưng cư dân Khmer cũng phân tán khôi phục đời sống kinh tế trong bối cảnh xã hội mới. Giai đoạn này, Phật tử gần xa biết đến chùa cũng thăm viếng thắp nhang, nhưng cũng được coi là giai đoạn vắng người thăm viếng cổng chùa. Theo đó, các hoạt động tại chùa lúc bấy giờ tiếp tục bị gián đoạn. Vào đầu những năm 1980, sư Kim Sang, quê quán từ Sóc Trăng lên ở lại chùa một thời gian, thực hiện một số lễ cúng và muốn sửa sang xây dựng lại chùa. Tuy nhiên, do thủ tục pháp lý và việc tổ chức sửa sang, xây dựng lại công trình trong chùa không thành, sư Kim Sang không ở lại được lâu, mà đã ra đi. Đáng chú ý, từ năm 1985 đến 1995, chùa Kiri Buppharam đã trở nên hoang vắng hơn, không có các sư tu học và cúng lễ. Lúc này, chỉ có một số Phật tử và ít thành viên trong Ban Quản tự thăm viếng không thường xuyên để thắp nhang, quét dọn. Từ năm 1995 đến năm 2007, việc đi lại, làm ăn, di cư của cộng đồng cư dân Phật tử người Khmer vùng sông nước Cửu Long trở lại Long Khánh ngày càng đông hơn, thường xuyên hơn. Các sư trẻ tuổi từ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đi tu học các khóa vào mùa hạ cũng nhiều hơn. Theo đó, vào ba tháng hạ, chùa Kiri Buppharam cũng thường có từ 3 - 4 sư đến từ Trà Vinh và ở lại chùa tu tập. Cư dân quanh vùng, ở trong và ngoài Long Khánh đến viếng cúng chùa ngày càng đông hơn. Tuy chùa không được xây dựng, sửa sang, các công trình đã cũ, nhưng có Phật tử, có các sư qua lại, ngôi chùa như đã được hồi sinh. Vào năm 2007, tại chùa Kiri Buppharam tuy vẫn chưa có sư trụ trì nhưng các Phật tử đến có tổ chức lễ và đi thỉnh các sư từ Thành phố Hồ Chí Minh và Trà Vinh lên dự. Lúc này, Hòa thượng Danh Lung phát biểu rằng, chùa hiện nay chưa có sư trông coi, trụ trì và cũng đã yêu cầu với sư Thạch Sa Huynh lên để giúp chùa. Lúc bây giờ, sư Thạch Sa Huynh, quê quán Trà Vinh, đang theo học đại học năm thứ hai tại Trường Đại học Trà Vinh, nên vào mùa hè mới lên chùa được. Ban đầu, dự định đến ba tháng rồi sẽ về học tiếp, nhưng khi lên chùa rồi việc xin phép, tu sửa lại chùa cũng như việc tổ chức cúng lễ ở chùa ngày càng bận rộn nên sư Thạch Sa Huynh quyết định gắn bó lo cho chùa Kiri Buppharam từ đó đến nay. Từ khi có sư Thạch Sa Huynh về phụ trách và trụ trì, các thủ tục pháp lý về đất đai, về các công trình xây dựng dần được hợp thức và hoàn thiện. Chùa Kiri Buppharam như được hồi sinh để phát triển sang một giai đoạn mới, rất ấm cúng, uy nghi. Chùa Kiri Buppharam từ đó cũng trở lại vị trí trung tâm của đời sống tâm linh đối với nhiều Phật tử, đặc biệt là các công nhân, các hộ gia đình người Khmer đến làm ăn, sinh sống tại vùng Đông Nam Bộ hiện nay. 83
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Ngoài việc tổ chức xây dựng chánh điện, tăng xá, giảng đường, tháp cốt, các tiểu cảnh, khu nhà sinh hoạt, v.v... để sớm hoàn thiện không gian kiến trúc của chùa, sư trụ trì Thạch Sa Huynh đang viết tiếp những trang mới trong hoạt động giáo dục, từ thiện được tổ chức tại chùa. Những hoạt động này sẽ diễn ra khi chùa được xây dựng xong các công trình tăng xá và giảng đường, để giúp các Phật tử, đặc biệt là con em của những gia đình công nhân trẻ người Khmer đang di cư làm ăn trên đất Long Khánh có nơi để học tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Từ năm 2007 đến nay, với sự trụ trì của sư Thạch Sa Huynh, ở chùa Kiri Buppharam đã diễn ra đều đặn các lễ, tết cúng Phật hằng năm như lễ dâng y Kathina (15/9 - 15/10 âm lịch), lễ nhập hạ (15/6 âm lịch), lễ Phật đản - Visakha Puja (15/4 âm lịch), lễ ra hạ (15/9 âm lịch)… Trong các lễ này, có lễ dâng y Kathina được tổ chức và kết nối với quý sư, quý Phật tử gần xa trong và ngoài cộng đồng đến chùa Kiri Buppharam rất đông. Vào dịp này, số lượng thiệp mời phát ra hơn 500 thiệp, số người đến dâng cúng có gần 1.000 Phật tử. Phật tử người Khmer vẫn là chủ yếu, họ đến từ những địa phương khác nhau như Trảng Bom, Biên Hòa, Bình Dương, Long Thành, v.v... Ngoài ra, tại chùa còn thực hiện các lễ truyền thống theo phong tục của người Khmer như Tết Chol Chnam Thmay (14 - 16/4 dương lịch), lễ Đôn Ta báo hiếu (30/8 âm lịch), lễ cúng trăng - Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Trong các lễ Tết theo phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức tại chùa, cả ba lễ này đều có đông Phật tử xa gần, đặc biệt là cộng đồng công nhân di cư đến thăm viếng, cúng và sinh hoạt rất đông. Trung bình tại các lễ này, mỗi lễ có khoảng 300 Phật tử tham dự với gần 10 vị sư được thỉnh mời từ các địa phương khác đến tham gia cầu nguyện. Có thể nói, cùng với quá trình xây dựng các công trình, các lễ Tết được tổ chức tại chùa thường xuyên, hằng năm, theo đó, chùa Kiri Buppharam như được hồi sinh phát triển. Cộng đồng cư dân Phật tử, đặc biệt là các Phật tử di cư đang sống và làm việc ở vùng đất Đông Nam Bộ như đã thỏa nguyện ước mong với sự sống lại của ngôi chùa. 2. Kiến trúc của chùa Kiri Buppharam Từ vai trò tổ chức của sư Trụ trì chùa, sư Thạch Sa Huynh đã cùng các thành viên Ban Quản tự và Phật tử gần xa công đức, công của cùng chung ý hướng xây dựng lại ngôi chùa Kiri Buppharam vốn từng bị gián đoạn, xuống cấp qua nhiều năm. 84
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Dấu ấn kiến trúc của chùa Kiri Buppharam được bố trí hợp lý để có được sự hài hòa, trang trọng, thiết kế mang dấu ấn ý tưởng của sư trụ trì. Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, các công trình đang trong giai đoạn xây dựng chưa hoàn thiện, nhưng qua lời miêu tả và ý nguyện xây dựng của sư trụ trì, đặc điểm kiến trúc cổ mang bản sắc văn hóa thường thể hiện trong những ngôi chùa của dân tộc Khmer cũng được hiển thị rõ. Từ sau năm 2007, với diện tích đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rộng 2.417 m2, các công trình được thiết kế trên ý tưởng của sư Trụ trì Thạch Sa Huynh và các bản vẽ của kiến trúc sư quê ở Trà Vinh dần được thực hiện. * Chánh điện Chánh điện là công trình quan trọng đầu tiên được chuẩn bị để xây dựng lại chùa do sư Trụ trì Thạch Sa Huynh thực hiện nhằm thay thế chánh điện cũ vốn rất nhỏ và đã xuống cấp do được xây dựng từ năm 1968. Qua ý tưởng thiết kế và lựa chọn hoa văn, màu sắc của mình, sư Trụ trì Thạch Sa Huynh mong ngôi chùa Khmer tọa lạc trên vùng đất của thành phố Long Khánh mang dáng vẻ kiến trúc cổ đặc trưng và không làm sai lệch hay mất đi bản sắc văn hóa của chùa Khmer nói chung ở vùng đất Nam Bộ xưa.
Chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
85
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bàn thờ Đức Phật trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Hoa văn và màu sắc ở chùa Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
Chánh điện được cấp phép xây dựng và khởi công thực hiện từ năm 2007, kéo dài đến năm 2015 thì gần hoàn thành và đã đưa vào sử dụng. Quá trình xây dựng không được nhanh do kinh phí khó khăn, nên việc xây dựng chỉ có thể thực hiện dần dần theo số lượng tiền có được của mỗi năm, khoảng hơn 200 triệu/năm. Tổng diện tích của chánh điện rộng 160 m2 (10 m x 16 m). Khung sườn được kết cấu chủ yếu bằng khung sắt, cột, tường mái bằng bê tông có trang trí hoa văn và màu sắc rất cổ kính, uy nghi. Màu sắc trang trí giả đồng để tạo nên nét cổ xưa của ngôi chùa. Hoa văn chủ yếu được sử dụng để trang trí là hình dáng của các loài hoa. Theo ý của sư trụ trì thì đến khoảng năm 2030, chùa sẽ phát tâm xây dựng lại chánh điện mới, cao hơn, rộng hơn chánh điện hiện nay. Dự kiến sẽ xây hai tầng và tháp, cao hơn tháp sala tenne hiện nay, hơn 25 m. 86
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tháp cốt Đây là công trình được khởi công cũng từ năm 2016, cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Diện tích tháp cốt rộng 80 m2, chiều cao 16 m. Kết cấu được chia làm ba tầng, tầng trên thờ xá lợi Phật, tầng 2 thờ tro cốt các sư có công và tu tập tại chùa, tầng 1, rộng nhất, nơi cốt của các Phật tử gởi. Dự kiến khi xây dựng xong, tháp cốt sẽ là nơi để của 500 tro cốt của các Phật tử sau khi qua đời, không phân biệt là người dân tộc Khmer, Hoa hay Kinh, v.v... Tuy chưa được xây dựng xong, nhưng hiện tại chùa đã có lưu giữ tại khu đền thờ linh cất tạm khoảng 100 tro cốt và tro cốt của Hòa thượng Thạch Phan.
Tháp cốt Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Hơn thế, trong cộng đồng người Khmer và các dân tộc khác ở thành phố Long Khánh nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung, sau khi chết, số lượng Phật tử có nhu cầu được thiêu và gửi tro cốt tại chùa càng nhiều trong những năm gần đây. Trong phạm vi điều kiện vật chất và không gian của chùa, sư trụ trì mong đợi tháp cốt sẽ sớm được xây xong trong năm 2020 để đáp ứng nhu cầu của quý Phật tử xa gần. * Tăng xá Tăng xá và sala tenne là công trình lớn nhất được thiết kế và xin chính quyền cấp phép xây dựng từ năm 2007 đến nay. Hai công trình này xây dựng sát nhau tạo nên một kết cấu kiến trúc to lớn hết sức độc đáo. Tăng xá được thiết kế một trệt, một tầng lầu và tháp. Tầng trệt
Tòa tháp tăng xá Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
87
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
có diện tích 100 m2, mái được thiết kế kiểu ngọn tháp, và toàn bộ khu này có chiều cao 17 m. Tăng xá đã được khởi công xây dựng cùng với sala tenne hơn 10 năm, và đến nay đang trong giai đoạn hoàn thành phần thô. Khi công trình hoàn thành, đây sẽ là nơi ở sinh hoạt và tu tập cho sư trụ trì và các sư từ phương xa đến tu tập theo mùa. * Sala tenne Nằm liền kề với tăng xá, sala tenne được thiết kế xây dựng một trệt, một lầu và tháp. Tuy nhiên, sala tenne có diện tích lớn hơn, 170 m2. Tổng chiều cao của ngôi sala tenne cao 25 m. Cả tăng xá và sala tenne được xây dựng dựa trên ý tưởng kiến trúc của sư Trụ trì Thạch Sa Huynh. Công trình sẽ được trang trí và gắn các hoa văn kiểu giả đồng cổ xưa, tạo nên những nét cổ kính. Theo đó, về màu sắc của các công trình tại chùa Kiri Buppharam sẽ tạo nên dáng vẻ cổ kính, uy nghiêm.
Bàn thờ Đức Phật trong sala tenne Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là ngôi chùa mang dáng vẻ kiến trúc độc đáo, cổ xưa, khác với màu sắc và hoa văn trang trí của nhiều ngôi chùa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường thấy. Sư trụ trì chùa mong muốn công trình xây dựng xong sớm, nhưng quá trình xây dựng hai công trình này dự kiến kinh phí hơn 8 tỷ đồng. Do vật liệu xây dựng tăng giá lên nhiều, mà số tiền có được từ những đóng góp công đức của Phật tử mỗi năm có giới hạn. Do đó, công trình này dự kiến 3 - 5 năm nữa mới hoàn thiện. Tuy vậy, bàn thờ Phật và việc tổ chức các lễ cúng cũng được diễn ra từ vài năm nay. Cũng như bao ngôi chùa Khmer khác, quá trình xây dựng các công 88
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
trình này sẽ kéo dài, bởi nguồn kinh phí chủ yếu có được từ công đức của quý Phật tử xa gần. Sala tenne khi hoàn thiện sẽ là nơi thuyết giảng đạo pháp, là nơi tổ chức các khóa tu học, nơi để các sư ở chùa có điều kiện mở các lớp dạy tiếng và chữ viết Khmer cho các con em Phật tử trong cộng đồng, gia đình không có điều kiện học hành, tu tập. 3. Chùa Kiri Buppharam với cộng đồng Phật tử Như đã giới thiệu, trước những năm 1960, người Khmer đến Long Khánh sống thành phum/sóc có đến hàng chục hộ. Có những gia đình quê quán ở Trà Vinh, có những hộ đến từ Sóc Trăng, Kiên Giang và An Giang. Từ sau năm 1968 đến nay, tuy cộng đồng Phật tử có những biến động lớn về dân cư, họ trở về quê hương hoặc tìm vùng đất mới để sinh sống đã diễn ra với quy mô lớn. Quá trình tập trung dân cư trong vùng tuy không thành phum/sóc như xưa, nhưng số lượng dân cư là người Khmer trong vùng đang tăng lên. Tính đến thời điểm năm 2007, theo thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, riêng thành phố Long Khánh, người Khmer tập trung sống ở phường Phú Bình, phường Xuân Tân, có khoảng 60 hộ, nhân khẩu hiện nay (năm 2020) có khoảng 500 người. Đáng chú ý, tại các khu công nghiệp ở Biên Hòa, Bình Dương, Long Thành, số lượng công nhân di cư là các Phật tử người Khmer đến từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên hàng chục ngàn người. Như vậy, trong sự hồi sinh và phát triển của chùa Kiri Buppharam kể từ năm 2007 đến nay đã ngày càng đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh, văn hóa của cộng đồng Phật tử Khmer, đặc biệt là những công nhân di cư đang sinh sống tại vùng đất Long Khánh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Khi đến chùa, sư Trụ trì Thạch Sa Huynh đã nhanh chóng kết nối cộng đồng Phật tử để đón nhận những đóng góp công đức, công quả nhằm xây cất lại các công trình của chùa cho phù hợp với nhu cầu tu tập, nghi lễ trong bối cảnh mới. Ban Quản tự chùa Kiri Buppharam được thành lập gồm 30 thành viên là các Phật tử. Tổ chức được xác lập chặt chẽ hơn để truyền thông, kết nối công việc, sự kiện diễn ra tại chùa với cộng đồng Phật tử xa gần. Ban Quản tự chùa có vai trò rất lớn trong việc kết nối các hộ gia đình Phật tử sống tại Suối Cát, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất và ở thành phố Long Khánh tham gia các lễ tại chùa. Từ hơn 10 năm nay, Ban Quản tự chùa lo giúp nhiều sự kiện diễn ra tại chùa. Sư trụ trì đóng vai trò hướng dẫn và thực hiện các 89
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
lễ cúng, cầu nguyện là chính. Các công việc mang tính tổ chức, kết nối với cộng đồng Phật tử đều do Ban Quản trị (có khoảng 10 Phật tử trong Ban Quản trị 30 người đảm nhiệm công việc thường xuyên) tổ chức và kết nối. Cũng từ hơn 10 năm qua, nhiều sư ở các chùa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến chùa tu tập theo khóa, theo mùa cũng ngày càng đông hơn, mỗi lượt có 3 - 4 sư. Theo đó, mối quan hệ giữa chùa Kiri Buppharam với các Phật tử xa gần ngày càng mở rộng. Đáng chú ý, kể từ khi chùa có sư trụ trì, Ban Hộ tự được tổ chức trong cộng đồng công nhân di cư ở các khu công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, số lượng Phật tử là công nhân người Khmer di cư đến từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang đến chùa càng đông vào các dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Ban Hộ tự: Trong cộng đồng công nhân hiện nay có 5 ban, phân bố tại Biên Hòa, Bình Dương (Thủ Dầu Một), Long Thành, Gia Kiệm. Thông qua Ban Hộ tự, công tác truyền thông, kết nối, các Phật tử công đức, công quả và viếng thăm chùa được thuận lợi và ngày càng đông hơn. Từ công tác tổ chức kết nối thông qua Ban Quản tự và Ban Hộ tự, chùa Kiri Buppharam trong hơn 10 năm qua đã thường xuyên đón nhận hàng ngàn lượt Phật tử đến với chùa cúng viếng Phật mỗi năm. Số tiền cúng dường của các Phật tử gần xa và trong những cộng đồng dân cư Khmer xa gần ở Long Khánh đã tạo cơ sở, điều kiện để chùa xây dựng các công trình, chi phí ăn uống cho các sư. Theo lời sư Trụ trì Thạch Sa Huynh, ước muốn của cộng đồng Phật tử là các công trình trong khuôn viên chùa Kiri Buppharam sớm được hoàn thành. Nếu tài chính có được, chùa sẽ sớm xây dựng lại ngôi chánh điện cao lớn hơn để thực hiện lễ Kiết giới sây ma. Khi các công trình tăng xá và sala tenne hoàn thiện, chùa sẽ còn là điểm đến tu học của các sư gần xa. Hơn nữa, con em Phật tử, đặc biệt của công nhân di cư sống xa cộng đồng Khmer từ các vùng quê đến sẽ có cơ hội học tiếng và chữ viết Khmer. Qua đó, người Khmer có cơ hội tu tập, học giáo lý Phật giáo để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trên vùng đất Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ đang trong quá trình hiện đại hóa.
90
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tỉnh Tây Ninh
- CHÙA CHUNG RÚT RISATHIA RATANAUTDOM 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Risathia Ratanautdom Chung Rút, người dân địa phương thường gọi tắt là chùa Chung Rút, hoặc biến âm thành Chùa Chùng Rụt. Risathia Ratanautdom có nghĩa là phước báu cao cả; Chung Rút là tên của Phum Chung Rút, nơi tọa lạc của ngôi chùa. Hiện nay, chùa Risathia Ratanautdom Chung Rút tọa lạc tại srok Chung Rút, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1990 để làm nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa cho cộng đồng người Khmer với khoảng 200 hộ ở hai phum Tro Peng Som và Chung Rút trong khu vực. Đây là cộng đồng định cư lâu đời ở khu vực này. Theo người dân kể lại, vào thời Pháp thuộc, người Khmer đã từng xây dựng ngôi chùa tại khu vực thuộc phum Tro Peng Som để làm nơi sinh hoạt tôn giáo cho cộng đồng. Nhưng đến khoảng thập niên 50, thực dân Pháp bố ráp khu vực này, buộc các sư trong chùa phải lánh nạn sang Campuchia. Một bộ phận lớn người Khmer cũng vì thế phân tán theo; và ngôi chùa cũng bị phá hủy do trúng phải bom đạn trong kháng chiến chống Mỹ vào thập niên 60, sau đó chỉ còn lại nền trống. Sau năm 1975, đất nước được hòa bình, người Khmer quay về cư trú ở vùng đất cũ, nhưng sau đó lại phải tiếp tục phân tán do nạn Pol Pot. Mãi đến sau thập niên 80 của thế kỷ XX, người Khmer mới tập trung đông trở lại ở khu vực của hai phum Tro Peng Som và Chung Rút như ngày nay. Khi số hộ Khmer ở hai phum ngày một đông lên, nhu cầu về sinh hoạt tôn giáo, văn hóa truyền thống trong cộng đồng ngày một trở nên cấp thiết, nên ông Riết Nhấp - lúc bấy giờ là Mê phum (Trưởng phum) Chung Rút - đã đứng ra vận động người dân cùng xây chùa. Cha của ông là Riết Ốc đã hiến mảnh đất 1,5 ha để làm chùa. Công việc xin phép xây chùa được bắt đầu từ năm 1990 và sau đó được chính quyền chấp thuận. Công trình đầu tiên được xây dựng trên mảnh 91
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
đất 1,5 ha này là tăng xá. Đây là ngôi nhà được làm vào năm 1990 bằng gỗ, lợp tranh, có diện tích 30 m2 (5 m x 6 m) dùng làm nơi ở và sinh hoạt của các sư. Ngôi tăng xá này sau đó được trùng tu nhiều lần, nhưng đến năm 2009 thì bị phá bỏ để xây dựng ngôi tăng xá mới có diện tích lớn hơn là 110 m2 (5 m x 22 m) gồm 6 phòng, với tổng kinh phí ước tính khoảng 100 cây vàng vào năm 2010. Kinh phí này do cộng đồng Phật tử trong vùng cúng hiến để xây dựng. Công trình tiếp theo được xây dựng vào năm 1993 là ngôi sala tenne. Đây là ngôi lễ đường được làm bằng gỗ, lợp ngói, có diện tích là 345 m2 (15 m x 23 m) dùng làm nơi hành lễ, sinh hoạt tôn giáo - văn hóa của cộng đồng do Phật tử quanh vùng Tây Ninh cùng đóng góp để dựng nên. Nhưng ngôi sala tenne này sau đó bị xuống cấp và bị phá bỏ để xây dựng lại ngôi sala tenne khác trên nền sala tenne cũ nhưng mở rộng diện tích hơn là 595 m2 (17 m x 35 m) và được xây dựng vẫn kiên cố hơn với một trệt, một lầu, cao 35 m, và được đổ bằng bê tông cốt thép. Ngôi sala tenne mới này được khởi công vào năm 2014, đến nay vẫn còn đang hoàn thiện với kinh phí dự kiến là 15 tỷ đồng do cộng đồng Phật tử đóng góp liên tục trong suốt nhiều năm qua. Ngôi chánh điện của chùa được xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 99m (9 m x 11 m) được hoàn thành và làm lễ Kiết giới sây ma vào năm 2001, với tổng kinh phí khoảng trên 300 triệu đồng (ước tính gần 100 cây vàng). Sau đó, cổng cũng được xây dựng từ năm 2005 đến năm 2007. 2
Trong quần thể kiến trúc của chùa Risathia Ratanautdom còn có tháp các chư thiên, bệ thờ tượng Phật… và các công trình phụ khác như nhà bếp, khu nhà vệ sinh đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trong suốt nhiều năm qua. 2. Kiến trúc của chùa Chùa Risathia Ratanautdom Chung Rút là một quần thể kiến trúc với nhiều công trình đã và đang được xây dựng. Trong đó, có những công trình đã hoàn thiện như cổng, chánh điện, tăng xá; công trình đang được xây dựng là sala tenne tuy mới xong phần thô, nhưng đã thể hiện được sự đồ sộ của công trình với tính đặc sắc của kiến trúc và hoa văn được thiết kế cho công trình này.
* Cổng chùa và tường rào
Cổng chùa Risathia Ratanautdom được xây dựng vào năm 2005 với hai trụ bê tông cao hơn 3 m thẳng đứng hai bên tạo thành trụ cổng chắc chắn; bên trên đổ đà bằng bê tông nối ngang qua hai trụ tạo cổng chùa hình chữ nhật. Phía mặt trước cổng ghi tên chùa bằng tiếng Khmer và tiếng Việt. Bên trên cổng chùa, xây thêm ba ngọn tháp, mỗi ngọn năm tầng, ngọn giữa cao hơn hai ngọn hai bên. Trên đầu mỗi ngọn tháp là chóp theo dạng tháp chùa của Thái Lan. Ba ngọn tháp 92
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
này tượng trưng cho tam bảo: Phật - Pháp - Tăng hoặc cũng có thể tượng trưng cho Giới - Định - Tuệ. Phía dưới, nối liền giữa đà ngang và hai trụ cổng là hình tượng của Cày-no đang thẳng hai tay đỡ đà ngang, hai chân đạp vào trụ cổng tạo vẻ chắc chắn cho cổng và cũng tạo nên nét đẹp đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc của chùa Khmer. Nối liền với hai trụ cổng là tường rào của chùa. Tường được xây dựng bằng gạch, tô xi măng. Tường được xây dựng thành từng ô, giữa các ô là trụ cột tường. Trên bờ tường được đắp nổi hình tượng rắn thần Naga uốn lượn, và đầu rắn thần vươn lên ở trên mỗi trụ cột của tường rào. Điều này tạo cho tường rào của ngôi chùa sinh động, chắc chắn, nhưng cũng chứa sự huyền bí mang yếu tố của tâm linh và đạo pháp ở phía bên trong bức tường rào. * Chánh điện Chánh điện được xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 99 m2. Nền chánh điện cao gần 1 m, bên ngoài bốn phía có khoảng sân rộng được bao bọc bởi từng rào cao khoảng 0,5 m, có bốn cửa đi vào ở bốn hướng được thiết kế theo lối bậc thang đi lên. Trên bức tường rào được trang trí hình tượng rắn thần Naga uốn lượn, đầu vươn lên ở phía đầu mỗi trụ cột của các cửa đi vào khuôn viên chánh điện. Bước qua khoảng sân là khu vực chánh điện. Chánh điện được xây trên nền cao, có bậc tam cấp đi lên; xung quanh bốn mặt đều có cửa đi vào; mỗi mặt có hai cửa. Chánh điện được xây bằng tường gạch, bên trong dựng cột gỗ, kèo gỗ; trên lợp ngói xếp mái ba tầng theo kiểu chùa Khmer truyền thống. Ở rìa của các mái được trang trí hình tượng rồng đắp nổi trổ thân dài từ trên xuống. Đầu rồng xuống dưới cạnh cuối cùng của mái thì vươn cao lên. Ở trên đỉnh, nơi giáp giữa hai mái với nhau được trang trí bởi đuôi rồng vươn cao. Ở đầu hồi, phần tam giác nơi giáp giữa hai mái được trang trí theo hình hoa văn lửa và cách điệu theo hình lá bồ đề, ở giữa lá bồ đề có vẽ hình Đức Phật ngồi tọa thiền. Trên đầu mỗi khung cửa ra vào của chánh điện đều có vẽ hình hoa văn sóng nước, biểu thị cho dòng xoáy trong thần thoại “khuấy biển sữa”. Bên trong chánh điện là bàn thờ Đức Phật; trong đó, tượng Đức Phật tọa thiền dước gốc cây bồ đề được xem là tượng chính, bên cạnh đó còn có tượng Đức Phật ngồi trên thân của rắn thần Naga với bảy đầu vươn cao che cho Đức Phật, và nhiều tượng khác thể hiện cuộc đời hành đạo của Đức Phật. Xung quanh các bức tường bên trong chánh điện được trang trí các tranh nói về những câu chuyện liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Nếu so với các chùa khác ở khu vực Đông Nam Bộ, chánh điện của chùa Risathia Ratanautdom tương đối nhỏ và được xây dựng đơn giản, không có nhiều hoa văn cũng như các biểu tượng đặc trưng trong văn hóa kiến trúc Khmer được trang trí ở đây. Tuy nhiên xét về công năng, chánh điện này vẫn 93
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
đáp ứng đầy đủ chức năng tôn giáo - văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực này. * Sala tenne Sala tenne hiện nay là công trình mới, được khởi công xây dựng vào năm 2014 để thay thế cho sala tenne cũ được xây dựng vào năm 1993. Sala tenne mới này đến nay vẫn chưa hoàn thành, đang còn trong giai đoạn trang trí, hoàn thiện. Sala tenne mới này được xây dựng trên diện tích 595 m2, với quy mô một trệt, một lầu. Tầng trệt là nơi sinh hoạt của các sư và tín đồ, trên là lễ đường - nơi dùng để hành lễ, thuyết pháp, trai tăng… Tại lầu một có đặt bàn thờ Phật, trên đó có tượng Đức Phật được đúc bằng đồng pha vàng nặng trên 2 tấn, trị giá hơn 2,5 tỷ đồng; ngoài ra còn có tượng Phật đản sanh, tượng Phật nhập niết bàn… trông rất trang nghiêm. Kiến trúc của ngôi sala tenne được thiết kế khá đặc trưng, mang đậm văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Trong đó, mái của ngôi sala được thiết kế ba lớp chồng lên nhau từ thấp đến cao; chóp cao nhất là trụ tháp 5 tầng. Vẫn là lối trang trí hình tượng rồng ở viền mỗi đầu mái, và đuôi rồng vươn cao trên đầu chóp mái. Biểu tượng Reahu được trang trí ở các ô tam giác giữa các đầu hồi của mái sala. Chạy dọc đường diềm phía dưới của các mái là hoa văn đắp nổi theo hình lá bồ đề cách điệu. Lan can xung quanh hành lang của tầng trệt và tầng một cũng như cầu thang đi lên của sala được trang trí bởi các hình tượng Apsara. Hoa văn trên cột được đắp nổi bởi hoa văn ô trám theo dạng đối xứng, nhưng chi tiết bên trong là hình tượng rắn thần Naga làm chủ đạo. Tuy ngôi sala này vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, nhưng có thể nhận xét đây là công trình đồ sộ trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa này, và mang đậm đặc trưng văn hóa kiến trúc truyền thống của chùa Khmer Nam Bộ. * Tăng xá Ngôi tăng xá hiện nay được xây dựng trên vị trí của ngôi tăng xá cũ được dựng vào năm 1990, nhưng với diện tích rộng hơn. Ngôi tăng xá hiện nay được khởi công xây dựng vào năm 2009 trên diện tích 110 m2, gồm 6 phòng bằng gạch, lợp tôn, mái chồng hai lớp. Tăng xá này được thiết kế theo dạng chữ T. Phòng bên ngoài để bàn thờ Phật, dãy bên trong là phòng ở và sinh hoạt của các sư trong chùa. Hoa văn và các phù điêu được trang trí trong kiến trúc của tăng xá cũng rất đặc sắc. Trên mái của tăng xá vẫn là biểu tượng của rồng được trang trí chạy dọc từ trên xuống ở ngoài các mép viền của mái, khi đến cuối mái, đầu rồng vươn cao 94
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
lên. Phía trên góc, nơi giáp giữa hai mái là đuôi rồng vươn cao tạo sự thanh thoát, uyển chuyển của mái tăng xá. Ở dọc phía dưới các mái là hoa văn lá bồ đề cách điệu được trang trí bao bọc quanh mái tăng xá. Hình tượng Cày-no cũng được trang trí ở các góc nơi tiếp giáp giữa cột và phần mái của tăng xá. Trên bốn mặt của các cột tăng xá được đắp nổi hoa văn theo dạng dây leo cân xứng. Nhìn chung, tăng xá hiện nay của chùa Risathia Ratanautdom mang dáng của kiến trúc hiện đại, nhưng được trang trí với hoa văn và các biểu tượng truyền thống trong văn hóa Khmer Nam Bộ nên cũng có những yếu tố đặc sắc nhất định trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa này. * Tháp chư thiên và bệ thờ Phật, Bồ tát Trong quần thể kiến trúc của chùa Risathia Ratanautdom còn có các tháp được xây dựng để thờ chư thiên. Các tháp này được xây dựng rải rác ở trong khuôn viên của chùa, có kích thước lớn nhỏ khác nhau, và theo lối kiến trúc của chánh điện truyền thống ở các chùa Khmer Nam Bộ. Tháp này thường do các gia đình trong cộng đồng tự bỏ tiền ra xây dựng, như là một hình thức tạo công đức với chùa. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn bệ thờ Phật Thích Ca được đặt uy nghi dưới gốc cây bồ đề do Phật tử phát tâm cúng dường và một bệ thờ khác với hai tượng Quan Âm lớn và một tượng nhỏ cũng do Phật tử Bắc tông cúng hiến. Bệ thờ Quan Âm được xây dựng ở góc phía trong của khuôn viên chùa. Theo Thượng tọa Trụ trì, chùa Risathia Ratanautdom thuộc hệ phái Nam tông, chỉ thờ Phật; nhưng vì Phật tử Bắc tông không hiểu, và cúng dường tượng Quan Âm, nên chùa phải chọn chỗ để Phật tử tự xây bệ thờ cho các tượng này. 3. Ngôi chùa Risathia Ratanautdom trong đời sống cộng đồng Chùa Risathia Ratanautdom được xây dựng dựa trên nhu cầu của cộng đồng Khmer ở khu vực xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đây cũng là ngôi chùa mới, có lịch sử chỉ tròn 30 năm (1990 - 2020). Nhưng từ khi xuất hiện cho đến nay, ngôi chùa này đã đáp ứng được nhiều kỳ vọng của người dân không chỉ đối với người Khmer trong khu vực mà đối với cả những Phật tử ở những vùng khác. Họ đến đây sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng. Ngôi chùa đã giúp họ tái tạo lại văn hóa truyền thống của tộc người, là chỗ dựa trong đời sống tâm linh của họ. Khi ngôi chùa đã được hình thành, vai trò của các sư, các vị trụ trì, các vị Achar, Ban Hộ tự… đã trở nên quan trọng trong cộng đồng. Họ cùng nhau xây dựng chùa, giúp đỡ cộng đồng trong sinh hoạt tôn giáo, tổ chức lễ hội. Theo người dân, các sư trong chùa, đặc biệt là các vị trụ trì của chùa qua các thời 95
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
kỳ như Đại đức Sau Thinh, Đại đức Xem Kha, Đại đức Huỳnh Diên, Đại đức Huỳnh Văn Dương, và hiện nay là Thượng tọa Nguyễn Văn Chạy đều là những vị đạo cao đức trọng, hết lòng vì đạo pháp, phụng sự cho cộng đồng và phát triển ngôi chùa Risathia Ratanautdom này. Những vị này đã cùng với Ban Hộ tự của chùa, ngoài việc tổ chức các cuộc vận động quyên góp để xây dựng chùa, còn thường cuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng, mở lớp dạy chữ Khmer cho con em trong cộng đồng… Hàng năm, chùa còn tổ chức các lễ hội quan trọng cho cộng đồng như lễ Phật định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 - 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Sen Đôn-ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các sư trụ trì còn thường xuyên tham gia các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ,… và xem đây như là điều bắt buộc trong sinh hoạt tôn giáo của các sư tại chùa đối với cộng đồng. Vào những dịp lễ tết truyền thống của người Khmer, chùa còn quyên góp để phát quà cho những gia đình nghèo. Trong vài năm gần đây, cứ mỗi dịp lễ, chùa đều phát từ 300 đến 500 phần quà và giá trị của mỗi phần quà từ 200 đến 300 ngàn. Ngoài ra, chùa còn xây nhà tình thương cho gia đình nghèo khó, và đã xây được hai căn, giá trị của mỗi căn nhà là 50 triệu đồng. Tóm lại: Chùa Risathia Ratnautdom Chung Rút được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo không chỉ của cộng đồng Khmer tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh mà còn đối với Phật tử ở những nơi khác; mặc dù, ngôi chùa này có lịch sử không quá dài và còn đang phải hoàn thiện một số công trình. Các sư trong chùa cũng như Ban Hộ tự đã phát huy tốt vai trò hoằng pháp của mình, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng Phật tử nói chung và cộng đồng Khmer nói riêng ở khu vực này cũng đã góp nhiều công sức cho việc xây dựng và phát triển ngôi chùa này để nó xứng đáng là trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo của cộng đồng.
96
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- CHÙA HIỆP PHƯỚC MANGKALARANSI 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Mangkalaransi còn có tên khác là chùa Hiệp Phước, có lẽ do tọa lạc tại ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Trong cộng đồng Khmer gọi đây là chùa Tà Lôi, vì ngôi chùa này do Unh Lôi hiến đất để xây dựng chùa; còn người Việt trong khu vực lại gọi là chùa Tà Lơi, có lẽ do biến âm từ Tà Lôi sang Tà Lơi. Đây là ngôi chùa được xây dựng vào năm 1986 dùng làm nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa cho cộng đồng gần 200 hộ Khmer trong khu vực ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh này. Theo người dân, vào khoảng thập niên 30 - 40 của thế kỷ XX, tại khu vực này đã có ngôi chùa Khmer được xây dựng rất khang trang có tên là Wat Skia (chùa Skia). Trong ngôi chùa có đến hơn mười sư sãi tu hành và hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, phong tục truyền thống cho đồng bào Khmer trong khu vực. Nhưng đến những năm đầu thập niên 50, thực dân Pháp bố ráp khu vực này, bắt các sư sãi ở trong chùa vì nghi làm chính trị và cấm các hoạt động tôn giáo của chùa, nên chùa Skia bị đóng cửa. Các sư của chùa một số bị bắt, một số bỏ qua Campuchia để tu hành. Chùa bị bỏ hoang, và cộng đồng Khmer ở khu vực này cũng bị phân tán đi khắp nơi. Họ bỏ đất, bỏ phum của mình đi nơi khác. Có gia đình
97
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
sang Campuchia, hoặc xuống vùng Tây Nam Bộ, hay lên Sài Gòn, Đồng Nai… để làm thuê sinh sống. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, chùa Skia trúng bom Mỹ nên bị san phẳng, chỉ còn lại nền chánh điện là dấu tích duy nhất còn sót lại hiện nay của ngôi chùa này. Sau năm 1975, đất nước được giải phóng, hòa bình được lập lại, người Khmer ở khu vực này bắt đầu quay về định cư trở lại; trong đó, vai trò của ông Unh Lôi được nhắc đến như là người có công trong việc kêu gọi sự trở về của người dân, nên phum mà người Khmer hiện đang ở được người dân gọi là Phum Tà Lôi. Khi số hộ Khmer trong cộng đồng ngày một đông lên, nhu cầu về sinh hoạt tôn giáo, văn hóa truyền thống trong cộng đồng ngày một cấp thiết, nên ông Unh Lôi đã cùng với những người có uy tín trong cộng đồng làm đơn xin phép được xây dựng chùa và trình lên chính quyền. Đến năm 1986, được sự đồng ý của chính quyền, ông Unh Lôi cùng với những người thân trong gia đình cúng hiến mảnh đất có diện tích gần 10.000 m2 (cụ thể là 9.960 m2) để xây dựng ngôi chùa mới ngay trung tâm của cộng đồng cư trú. Họ không xây chùa trên diện tích của ngôi chùa Skia cũ (vì sau khi đã bàn bạc giữa người dân cùng những người có uy tín trong cộng đồng và kể cả sự góp ý của chính quyền địa phương) là do xa nơi cư trú hiện tại của cộng đồng sẽ gây bất tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo, văn hóa trong cộng đồng cũng như cho các sư trong chùa. Công trình đầu tiên được xây dựng là ngôi sala tenne nhỏ để làm nơi hành lễ và sinh hoạt tôn giáo cho cộng đồng. Công trình này được khởi công xây dựng vào cuối năm 1986, và chỉ trong vòng có hai tháng là hoàn thành. Do không có nhiều kinh phí, nên công trình này chủ yếu được làm bằng cây thốt nốt và lợp lá. Người dân hạ cây thốt nốt trong khu vực, xẻ ra làm cột và dựng lên thành một sala nhỏ, phía trên lợp tranh. Bên trong có đặt bàn thờ Phật nhỏ để tiến hành làm lễ. Công trình này sau đó được gia cố dần bằng việc thay thế cột sắt, lợp tôn, nền được lát gạch… nhưng đến nay vẫn còn đơn sơ. Hiện nay, sala tenne mới đang xây dựng, chỉ xong phần đổ móng, với diện tích là 350 m2 (14 m x 25 m). Khi sala tenne mới này được hoàn thành, sẽ phá bỏ sala tenne cũ. Công trình tiếp theo là chánh điện, được khởi công vào năm 1988. Do cũng được làm bằng gỗ, ván, lợp tôn từ sự đóng góp của cộng đồng nên chỉ một tháng sau ngày khởi công, chánh điện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Sau đó, ngôi chánh điện cũng dần được gia cố thêm bằng những nguyên vật liệu tốt hơn như gạch, xi măng, nền được lát gạch… nhưng vẫn là ngôi chánh điện tạm, chưa thực hiện lễ Kiết giới sây ma. Đến năm 2002, ngôi chánh điện này được dỡ bỏ để xây dựng lại ngôi chánh điện khác khang trang hơn. Vẫn trên nền của ngôi chánh điện cũ, nhưng được mở rộng diện tích hơn, ngôi chánh điện mới 98
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
được xây dựng bằng cột bê tông cốt thép, tường gạch, lợp tôn trên nền cao 1,3 m với tổng diện tích là 165 m2 (11 m x 15 m). Đến năm 2010, ngôi chánh điện mới được làm lễ Kiết giới sây ma và chính thức đưa vào sử dụng. Tổng kinh phí để xây dựng ngôi chánh điện mới này ước tính khoảng 120 cây vàng (gần 500 triệu) lúc bấy giờ. Toàn bộ kinh phí đều do cộng đồng Phật tử Khmer trong khu vực cũng như ở các nơi khác cúng dường để xây dựng trong suốt 8 năm. Sau khi khánh thành xong ngôi chánh điện, các công trình tiếp theo của chùa được lần lượt xây dựng thêm như: - Cổng chùa và tường rào được khởi công vào năm 2010. Đến nay đã tạm xong phần cổng. Phần tường rào vẫn còn đang tiếp tục. - Tăng xá được khởi công xây dựng vào năm 2014, hoàn thành năm 2017 với tổng diện tích xây dựng là 157 m2 (9 m x 17 m), với tổng kinh phí hơn một tỷ đồng, do sự đóng góp và cúng dường của Phật tử Khmer trong khu vực. - Khu nhà ăn được xây dựng từ năm 2014 đến năm 2019 với tổng kinh phí 100 triệu trên diện tích 147 m2 (7 m x 21 m). Trong quần thể kiến trúc của chùa Mangkalaransi còn có các tháp cốt của các gia đình người Khmer trong khu vực xây dựng nên để chứa tro cốt sau khi đã làm lễ hỏa táng. Hiện nay, chùa đang xây dựng lò hỏa thiêu với tổng kinh phí 2 tỷ 158 triệu đồng, kinh phí do Nhà nước cấp. Công trình này đã xong phần móng, đang được đổ cột. Ngoài ra, các công trình phụ khác như nhà bếp, khu nhà vệ sinh đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trong suốt nhiều năm qua. 2. Kiến trúc của chùa Chùa Mangkalaransi là một quần thể kiến trúc với nhiều công trình đã và đang được xây dựng để hoàn thiện. Trong đó có những công trình đã hoàn thiện mang đậm dấu ấn của văn hóa kiến trúc Khmer như cổng, chánh điện, tháp cốt, tăng xá; những công trình đang được xây dựng, tuy mới qua phần đổ móng, nhưng nhìn vào các bảng vẽ thiết kế cho thấy, yếu tố văn hóa Khmer vẫn được đảm bảo trong các công trình này khi được hoàn thành.
* Cổng chùa và tường rào
Cổng chùa Mangkalaransi được xây dựng vào năm 2010, với hai trụ hình chữ nhật cao hơn 3 m bằng bê tông cốt thép; bên trên đổ đà ngang bằng bê tông nối hai cột lại tạo cổng chùa hình chữ nhật. Phía trên đà đúc một bảng hiệu ghi 99
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
tên chùa bằng tiếng Khmer. Sau bảng hiệu, xây thêm ba ngọn tháp, mỗi ngọn năm tầng, ngọn giữa cao hơn hai ngọn hai bên. Trên đầu mỗi ngọn tháp đặt một búp sen bằng xi măng (búp sen còn được đặt ở bốn góc của đà ngang cổng chùa). Tại bốn góc ở mỗi tầng của các tháp đều có trang trí tượng rồng (đầu rồng). Ở bốn mặt của mỗi tầng tháp được trang trí hoa văn lửa, nhưng sắp theo dạng lá bồ đề (ba lá bồ đề chồng lên nhau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). Cách trang trí cũng được thể hiện trên toàn bộ khung cổng của ngôi chùa và vẫn theo lối bố trí hình lá bồ đề cách điệu. Đây là dạng hoa văn truyền thống thường xuất hiện trong kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ. Cột của cổng chùa được xây thêm các bệ nhằm tạo độ chắc và sự hoành tráng của cột. Nhìn toàn bộ cổng của ngôi chùa này cho thấy sự đồ sộ và uy nghi của nó. Cổng chùa được gắn liền với hệ thống tường rào. Nhưng tường rào của chùa đang được xây dựng bằng gạch. Do kinh phí chưa đủ, nên dù khởi công 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chỉ hoàn thành được một phần. Về kiến trúc, có thể nhìn thấy tường rào được xây kín, sau đó tạo hoa văn hình ô trám đắp nổi trên đầu cột tường rào đặt biểu tượng búp hoa sen, và dọc theo tường là biểu tượng lá bồ đề cách điệu. Do công trình vẫn còn đang được xây dựng và trải qua nhiều năm (10 năm), chưa có sơn, vẽ để làm đẹp công trình, nên khi nhìn vào sẽ có cảm giác cũ và rêu phong, nhưng toát lên vẻ uy nghi và sự hoành tráng của một công trình kiến trúc tôn giáo. * Chánh điện Chánh điện được xây dựng từ năm 2002 đến năm 2010 trên diện tích 165 m . Nền chánh điện cao 1,3 m, được thiết kế thành hai vòng, bên ngoài là vòng tường với 4 cổng đi vào ở bốn hướng. Ở mỗi cổng đều được tạo nên bậc thang để đi lên. Trên hai đầu trụ bằng xi măng ở hai bên cổng được trang trí bởi hai đầu của rắn thần Naga vươn cao. Thân của rắn thần Naga chạy dọc trên bờ tường và kết thúc ở mỗi góc tường; từ góc tường đó lại bắt đầu bằng thân của một rắn thần khác để đầu của rắn thần vươn đến cột của một cổng khác. Như vậy có tất cả 8 rắn thần được trang trí quanh tường của chánh điện. 2
Bước qua cổng là đến chánh điện. Chánh điện được xây dựng bằng gạch, cột đúc bằng xi măng cốt thép, quay về hướng Đông trên nền đất cao, được lợp bằng tôn với các mái chồng lên nhau theo lối kiến trúc truyền thống của chánh điện chùa Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở mỗi đầu các mái đều có trang trí các tiểu tượng đầu rồng, và dọc theo viền các mái là hình tượng hoa văn lửa được cách điệu theo hình lá bồ đề. Ở mỗi đầu chóp mái có một thanh gỗ 100
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
nhỏ vuốt cong lên như hình đuôi rắn Naga. Phần diềm của mái chùa là các tấm phù điêu được đúc bằng xi măng với các họa tiết hoa văn đặc trưng của người Khmer. Các bức tường bên ngoài chánh điện được trang trí hoa văn truyền thống của người Khmer ở ô cửa chính và cửa sổ. Đặc biệt hình tượng neang (người phụ nữ với mái tóc dài) luôn xuất hiện nhiều trong trang trí bên ngoài ngôi chánh điện, cũng như trong các công trình kiến trúc khác của chùa. Một điều khác biệt ở ngôi chánh điện này là hình tượng Cày-no không xuất hiện trong việc trang trí ở các đầu nối giữa cột và kèo. Ngay cả khu tăng xá của chùa được xây dựng gần đây cũng không thấy xuất hiện hình tượng của Cày-no trong nghệ thuật trang trí. Giải thích về điều này, các sư trong chùa chỉ nói là do thiết kế lúc ban đầu, và chùa lại trải qua nhiều đời trụ trì trong lúc thi công một công trình nên không rõ được nguyên nhân. Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật. Tượng Đức Phật Thích Ca với tư thế tọa thiền trên đài sen được đặt trên bậc tam cấp. Bên cạnh đó còn có nhiều tượng khác của Đức Phật miêu tả lại cuộc đời của Ngài từ lúc đản sanh đến khi nhập niết bàn. Trong chánh điện là nơi để tăng sư và tín đồ hành lễ tôn giáo, nên bàn thờ Đức Phật là một khoảng không rộng được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ. Xung quanh các vách tường bên trong chánh điện được vẽ những bức tranh về cuộc đời của Đức Phật nhằm mục đích truyền dạy và giáo dục tín đồ noi theo gương Đức Phật. * Sala tenne Đây là công trình được xây dựng đầu tiên vào năm 1986 bằng gỗ, lợp lá; sau đó dần được thay thế các chất liệu bằng sắt, lợp tôn, nền lát gạch… Nơi đây được dùng làm chỗ thuyết pháp, giảng đạo, sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của cộng đồng. Trong sala tenne có bàn thờ Phật để tín đồ đến chiêm bái, hành lễ. Hiện nay, chùa đang xây dựng ngôi sala tenne mới với quy mô lớn và kiên cố hơn. * Tăng xá Là nơi dùng để chư tăng ở và sinh hoạt. Tăng xá được xây dựng từ năm 2014 đến năm 2017 với tổng kinh phí trên tỷ đồng, có diện tích 157 m2. Giữa tăng xá là bàn thờ Phật để chư tăng hành lễ, còn lại là các phòng dành cho chư tăng ở. Tăng xá được xây dựng với lối trang trí khá đặc trưng của văn hóa Khmer Nam Bộ; trong đó biểu tượng rồng trên mái, hoa văn lửa được sắp theo dạng lá bồ đề cách điệu đắp nổi trên các cột, màu vàng đỏ, hình tượng Đức Phật; kiến trúc giật mái năm gian… là những mô típ truyền thống trong kiến trúc của chùa Khmer. 101
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
* Tháp cốt Các tháp cốt tại chùa Mangkalaransi là do người dân tự xây dựng. Vì đây là những tháp chứa tro cốt của người thân trong gia đình của họ, nên những gia đình tùy điều kiện sẽ tự xây tháp cốt cho riêng gia đình mình. Vì vậy mà quy mô và kiến trúc của các tháp không giống nhau. Có tháp được xây theo kiểu nhà mồ và hạ thổ các hũ cốt; có tháp được xây lớn theo tầng, nhưng cũng có tháp lại nhỏ như bàn thờ đón chư thiên… * Các công trình phụ khác Các công trình phụ khác của chùa Mangkalaransi hiện nay gồm có nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh… là những công trình thiết yếu được sử dụng trong sinh hoạt của nhà chùa và được xây dựng tương đối chắc chắn. Ngoài ra, còn có lò hỏa thiêu đang được xây dựng từ kinh phí do nhà nước cấp. 3. Ngôi chùa Mangkalaransi trong đời sống cộng đồng Chùa Mangkalaransi được xây dựng dựa trên nhu cầu cần có nơi để sinh hoạt tôn giáo, văn hóa dân tộc của gần 200 hộ Khmer ở phum Tà Lôi, ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh, tỉnh Tây Ninh. Nếu so với những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác ở khu vực Đông Nam Bộ, chùa Mangkalaransi cũng được xem là ngôi chùa mới, vì được khởi công xây dựng cách đây chưa đến 35 năm và vẫn còn đang tiếp tục xây dựng một số công trình quan trọng như sala tenne, tường rào, lò hỏa thiêu… Nhưng từ khi xuất hiện cho đến nay, ngôi chùa đã đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng người Khmer ở khu vực này. Do bởi, sau thời gian phân tán vì chiến tranh, họ quay trở về định cư tại quê cũ. Ngôi chùa Skia cũ đã bị bom Mỹ phá tan; sư tăng không còn; cộng đồng đã hình thành, nhưng việc sinh hoạt tôn giáo - văn hóa truyền thống trong cộng đồng trở nên khó khăn. Vì vậy, việc tạo dựng ngôi chùa vào năm 1986, dù bằng cây lá, nhưng cũng rất cần thiết và quan trọng đối với cộng đồng Khmer ở khu vực này. Khi ngôi chùa đã được hình thành, vai trò của các sư, các vị trụ trì, các vị Achar, Ban Quản trị… càng trở nên quan trọng trong việc điều hành và phát triển ngôi chùa tại đây. Theo người dân, ông Unh Lôi là người có công trong việc xây dựng cộng đồng, xây dựng chùa; nhưng điều hành ngôi chùa, thực hiện các nghi lễ trong chùa và trong cộng đồng phải kể đến vai trò của các sư và các vị trụ trì, đầu tiên là Sau Thinh tu tại chùa Khe Don được thỉnh về quản lý chùa khi mới 11 tuổi, sau đó là các vị Som In, Thạch Sóc Kha, Thạch Hoài Phong, Danh Xương, và hiện nay là Danh Sương. Những vị này đã cùng với Ban Quản trị của chùa tổ chức các cuộc vận động sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng, mở lớp dạy chữ Khmer cho con em trong cộng đồng… 102
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Hàng năm, chùa Mangkalaransi còn tổ chức các lễ hội quan trọng cho cộng đồng Khmer trong khu vực như lễ Phật định (15/01 âm lịch), Tết Chol Chnam Thmay (14 - 16/4 dương lịch), lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Sen Đôn-ta (15/8 âm lịch), Ok Om Bok (15/10 âm lịch)… Ngoài ra, các sư trong chùa còn thường xuyên tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong gia đình và cộng đồng như cầu siêu, cầu an, hôn lễ, tang lễ,… và xem đây như là điều bắt buộc trong sinh hoạt tôn giáo của các sư tại chùa đối với cộng đồng. Người dân trong cộng đồng, hàng tháng đều dâng cơm cho sư vào các ngày mùng Một, Rằm, 23 và 30 âm lịch. Cũng giống như các chùa Khmer khác, chùa Mangkalaransi thường tổ chức lễ dâng y hàng năm vào sau mùa nhập hạ để Phật tử khắp nơi có dịp đến cúng dường chư tăng. Đây cũng là dịp Phật tử cúng dường kinh phí để xây dựng và sửa chữa chùa. Tóm lại: Chùa Mangkalaransi từ lâu đã được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo quan trọng của cộng đồng Khmer tại phum Tà Lôi, ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; mặc dù ngôi chùa này vẫn còn một số hạng mục công trình quan trọng đang được xây dựng. Các sư trong chùa đã phát huy tốt vai trò hoằng dương đạo pháp của mình, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng Khmer cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các sư trong chùa thực hiện con đường tu học của mình theo đúng đạo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
103
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- CHÙA KÀ OT -
KIRI SATTREY MEANCHEY 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Kiri Sattrey Meanchey tọa lạc tại xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ngày nay. Cộng đồng cư dân Khmer sống ở đây khá lâu đời. Ngôi chùa gắn liền với lịch sử quần cư của cộng đồng người Khmer. Không thể nói được về năm thành lập chùa, chỉ biết rằng vào đầu thế kỷ XX, trong phum người Khmer ở vùng đất thuộc huyện Tân Châu hiện nay đã có ngôi chùa. Nhiều người cao tuổi nhớ rằng, vào những năm 1940, họ thấy ngôi chùa được làm bằng gỗ, lợp mái bằng tranh. Diện tích ngôi chánh điện có chiều dài 15,6 m; ngang 12,4 m; cao hơn 15 m. Trong khuôn viên chùa lúc đó, ngoài ngôi chánh điện cao rộng nhất, còn có những căn nhà gỗ dành cho các sư tu học tại chùa ăn ở, sinh hoạt. Chùa lúc bấy giờ cũng có hàng rào làm bằng cây, khuôn viên chùa trồng nhiều cây thốt nốt và những cây tạp cho bóng mát vào những mùa nắng nóng.
104
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chùa Kiri Sattrey Meanchey là ngôi chùa của cộng đồng, được cư dân Phật tử nhiều thế hệ tại 5 làng/phum người Khmer ở đất Tân Châu công đức, công quả xây dựng và tôn tạo. Các phum ở vùng này có phum T’Pák, phum S’Lo, phum P’Rho, phum Tùm Phơr và phum K’Ot. Năm 1945, mỗi phum này có khoảng 30 hộ người dân tộc Khmer sinh sống ổn định với nghề trồng lúa nước, trồng rau màu và chăn nuôi quy mô nhỏ. Chùa được xây dựng trong phum K’Ot (Kà Ot) nên về sau cả người Việt lẫn người Khmer ở địa phương quen gọi là chùa Kà Ot. Nhiều già làng trong phum còn nhớ, vào đầu những năm 1960, tại chùa Kiri Sattrey Meanchey có khoảng 20 sư ở lại chùa tu học. Lúc bấy giờ, chùa cũng có Ban Quản trị/tự chùa, có sư cả, sư phó và các vị Achar tham gia quản lý, hướng dẫn nghi lễ, xây dựng và tôn tạo chùa. Bắt đầu năm 1960, cuộc chiến tranh đã làm xáo trộn hoàn toàn đời sống các cộng đồng cư dân nơi đây. Năm 1966, nhiều làng bị đốt cháy, cư dân bỏ phum sóc và chùa của mình để thoát thân, họ chạy li tán đến sống ở nhiều nơi. Một số chạy sang đất Campuchia, một số ít chạy lên Chùa Mới (Tòa Thánh Tây Ninh) sống tập trung, ăn cơm từ thiện. Một số khác sau đó đã di chuyển đi tìm đất canh tác trồng trọt ở nhiều nơi cách chân núi lớn (núi Bà Đen) không quá xa. Trong giai đoạn chiến tranh này, chùa bị bỏ hoang, nhiều năm không có sư hay Phật tử thăm viếng, tôn tạo. Cuối những năm 1970, chiến tranh trên đất Campuchia, nhiều người Khmer đã quay trở lại phum/làng tổ tiên của mình. Theo đó, năm 1979, nhiều hộ dân các phum đã quay lại đất làng cũ để sinh sống đến nay. Cũng có những phum, có khá nhiều hộ gia đình di chuyển thất lạc, đã định cư sống ổn định ở vùng đất khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh mà không quay về đất làng cũ nữa. Theo thống kê, cư dân phum Kà Ot, từ ngày trở về đến nay, số dân trong làng đã tăng nhiều, hiện có hơn 160 hộ; tương tự, tại phum Tùm Phơr có 172 hộ. Trở về trong điều kiện biên giới Campuchia và Việt Nam còn chiến tranh, hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng vẫn còn trong thời kỳ ngăn sông cấm chợ, đời sống cư dân Khmer tại các phum còn nhiều thiếu thốn. Nhà cửa đất đai hầu hết đều rất tạm bợ. Con cái không được học hành. Chùa lúc bấy giờ còn lại nền móng chánh điện nhưng Phật tử trong làng chỉ biết đến thắp nhang, quét dọn, chứ điều kiện kinh tế không đủ để tôn tạo hay xây dựng mới. Từ cuối những 80 của thế kỷ XX, bằng đường lối đổi mới về kinh tế, xã hội, đồng bào Khmer đã nỗ lực trong sản xuất, đời sống của đại bộ phận cư dân đã nhanh chóng đổi thay. Nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi luân phiên nhiều loại 105
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
cây trồng như lúa, mía, khoai mì v.v… để gia tăng giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ đã nhanh chóng xây dựng, nâng cấp ngôi nhà, dành tiền chăm lo cho việc học hành, chữa bệnh, xây dựng lại chùa của mình. Năm 1986, sau một thời gian có sự chuẩn bị, cộng đồng Phật tử đã đến chùa Botum Kiri Rangsay (còn gọi là chùa Khe Dol) để thỉnh sư về giúp chùa. Duyên lành đã đến, Sư cả Cao Văn Muôn, người dân tộc Khmer đã có quá trình tu học tại chùa Khe Đol khá lâu, lúc bây giờ đồng ý theo lời thỉnh nguyện của cộng đồng Phật tử chùa Kiri Sattrey Meanchey đến giúp chùa. Năm 1987, dưới sự hướng dẫn của Sư cả Cao Văn Muôn và các thành viên Ban Quản trị chùa, công trình sala tenne, cùng với khu nhà ăn được xây dựng đầu tiên. Cũng trong năm 1987, Sư cả Cao Văn Muôn hướng dẫn Phật tử góp công góp của cùng nhau xây dựng một căn nhà nhỏ - “nơi hành tăng sự”, có chức năng như chánh điện, trên nền đất của chánh điện cũ. Tất cả những ngôi nhà này đều làm theo kết cấu nhà sàn, cột kèo bằng gỗ, lợp mái tranh. Năm 1988, ngoài sư cả còn có 4 sa di, xuất gia từ cộng đồng người Khmer vào tu học tại chùa. Theo đó, chùa xây dựng thêm tăng xá với hai phòng ở. Năm 1989, khu nhà bếp được tiếp tục xây dựng để phục vụ cho nhu cầu chuẩn bị lễ vật cúng, và đời sống hằng ngày của các sư cũng như Phật tử mỗi khi đến chùa ở lại công đức, công quả trong quá trình xây dựng. Song hành với quá trình xây dựng các công trình của chùa để có nơi thờ cúng, làm lễ và sinh hoạt. Sư cả cùng với cộng đồng Phật tử các phum đã bầu ra Ban Quản trị chùa. Ban Quản trị gồm những người uy tín, đàn ông lớn tuổi trong các phum. Thường trực trong Ban Quản trị có 3 người thường xuyên đảm nhiệm các công việc tổ chức, quản lý, xây dựng, nghi lễ, v.v… Các Achar của chùa Kiri Sattrey Meanchey có nhiều đóng góp trong quá trình tôn tạo, tổ chức, quản lý xây dựng, nghi lễ được các sư và cộng đồng Phật tử luôn nhớ đến là Achar Kru Woăn, Achar On Muôn, Achar Ni Danh, v.v… Năm 1996, với sự hướng dẫn và quản lý của Sư cả Cao Văn Muôn và các Achar trong Ban Quản trị, chánh điện được khởi công xây dựng mới với vật liệu xi măng, cốt thép và gạch ngói vững bền. Quá trình xây chánh điện đã được thực hiện khá lâu, hơn 10 năm sau mới hoàn chỉnh và đã tổ chức lễ Kiết giới sây ma vào năm 2009. Quá trình xây dựng các công trình ở chùa Kiri Sattrey Meanchey đã mang dấu ấn về sự hướng dẫn và công sức của Sư cả Cao văn Muôn, cùng với hàng chục vị sư khác lần lượt đã tu học tại chùa trong thời gian xây dựng. Về phía cộng đồng Phật tử, kể từ khi Sư cả đến trụ trì chùa, các nghi lễ, Tết theo giáo lý 106
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phật giáo và theo truyền thống văn hóa dân tộc Khmer được khôi phục, tổ chức tại chùa rất thường xuyên. Đặc biệt, kể từ khi khởi công xây dựng chánh điện, công trình như đã xác lập một giai đoạn phát triển mới của cộng đồng người Khmer tại các phum ở huyện Tân Châu, vùng đất biên giới này. Năm 2013, do sức yếu và lâm bệnh, Sư cả Trụ trì chùa Cao Văn Muôn viên tịch. Hài cốt của Sư cả được để trong tháp cốt tại chùa. Tháp cốt hiện đang được xây dựng mới với dáng vẻ kiến trúc và màu sắc rất độc đáo. Năm 2013, cộng đồng Phật tử và Ban Quản trị chùa thỉnh Đại đức Sin Si Khol, sư cũng là người dân tộc Khmer đã từng đến tu học tại chùa Kiri Sattrey Meanchey và học ở chùa Candaransi (quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) hơn 10 năm. Sư Đại đức Sin Si Khol được thỉnh về trụ trì, đến năm 2015 thì đến giúp chùa ở tỉnh Bạc Liêu. Từ năm 2014 đến nay, chùa có 6 sư đang tu học, trong số các sư, có hai sư: sư Sơn Quách Thi và sư Sơn Bình Định đến từ Sóc Trăng. Năm 2018, sư Sơn Bình Định đã trở về lại Sóc Trăng giúp chùa. Còn sư Sơn Quách Thi ở lại với vai trò là quyền trụ trì chùa hiện nay. Về chuyên môn trong xây dựng, sư Sơn Bình Định và sư Sơn Quách Thi đều giỏi về kiến trúc xây dựng đền tháp. Theo đó, các công trình tiểu cảnh Đức Phật hay tháp cốt đã mang dấu ấn kiến trúc của hai vị sư này. Theo lời Sư cả Sơn Quách Thi, chùa Kiri Sattrey Meanchey (Kà Ot) đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của cộng đồng Phật tử người Khmer. Chùa cũng trở thành biểu tượng mà cư dân Phật tử trong vùng luôn rất tự hào. Có thể thấy, chùa cùng với cộng đồng Phật tử Khmer đến nay đã bước qua một giai đoạn phát triển mới. Chùa là nơi thường xuyên có các sư từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến tu học. Cùng với các công trình kiến trúc đền tháp được xây dựng kỳ công và tinh xảo, sự tham gia của cộng đồng Phật tử và các sư rất sốt sắng, đã tạo cho chùa một sức sống mới đầy màu sắc. Từ năm 1987 đến nay, với sự trụ trì của sư Đại đức Cao Văn Muôn, chùa Kiri Sattrey Meanchey (Kà Ot) đã diễn ra đều đặn các lễ, Tết cúng Phật hằng năm như dâng y Kathina, Phật đản - Visakha Puja, Nhập hạ, Ra hạ, Tết Chol Chnam Thmay, Đôn-ta báo hiếu, Cúng trăng - Ok Om Bok… Từ năm 2009 đến nay, lễ dâng y Kathina được tổ chức với quy mô lớn và số Phật tử tham gia rất đông. Chùa đã kết nối với quý sư, quý Phật tử gần xa trong và ngoài tỉnh Tây Ninh đến tham gia cầu an, cầu phước. Theo thống kê không chính thức, vào các ngày lễ dâng y Kathina và Tết Chol Chnam Thmay, chùa đón tiếp từ 20 - 30 sư và gần 1.000 Phật tử tham gia. Ngoài Phật tử là người 107
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
có quê quán ở Tây Ninh, nhiều Phật tử, du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, Campuchia cũng thường đến tham dự. Trên vùng đất biên giới có nhiều biến động xã hội bởi chiến tranh, cư dân đến nay vẫn cùng nhau đoàn kết tôn tạo và xây dựng chùa. Chùa Kiri Sattrey Meanchey đã được hồi sinh và phát triển với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong khuôn viên chùa rất đẹp. Khi tìm hiểu về lịch sử xây dựng và phát triển của chùa, chúng tôi hiểu rằng, chùa đã có một lịch sử đổi thay qua nhiều năm tháng, theo cùng với những biến đổi trong cuộc sống của cộng đồng cư dân Phật tử người Khmer tại vùng đất biên giới này. 2. Kiến trúc của chùa Kiri Sattrey Meanchey (Kà Ot) Từ khi về với vai trò quản lý, Sư cả Trụ trì chùa, Đại đức Cao Văn Muôn đã cùng với các Achar - Ban Quản trị chùa hướng dẫn, bắt đầu xây dựng các công trình trong khuôn viên chùa. Đã có những công trình hoàn chỉnh như chánh điện, sala tenne, tháp cốt, các tiểu cảnh và công trình phụ nhà ăn, cổng chùa. Nhìn toàn cảnh, các công trình kiến trúc trong chùa được bố trí hài hòa, hoa văn, kết cấu kiến trúc vừa chừng mực, vừa truyền thống tạo nên cảm giác thân quen, gần gũi. *Chánh điện Kiến trúc ngôi chánh điện được phỏng theo lối kiến trúc Khmer cổ như được thể hiện tại đền Angkor Wat (Campuchia). Chánh điện được xây dựng với vật liệu xi măng, cốt thép, tường gạch và mái ngói, được thiết kế theo kiểu ngôi đền cổ, có nhiều hoa văn và phù điêu trang trí hài hòa. Hành lang bao quanh bốn phía ngôi chánh điện bởi những hàng cột hiên có màu sắc và hoa văn, phù điêu trang trí. Diện tích ngôi chánh điện có chiều dài 15,6 m; chiều ngang 12,4 m; cao hơn 15 m. Chánh điện được đặt ở vị trí trung tâm của khuôn viên đất chùa Kiri Sattrey Meanchey, có tổng diện tích đất rộng 15.000 m2. Kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí ngôi chánh điện do Phật tử là Việt kiều Campuchia hướng dẫn. Thợ xây dựng chính được rước từ tỉnh Trà Vinh đến. Khởi công xây dựng chánh điện từ năm 1996 nhưng đến 2007 mới hoàn thành. Màu sắc của ngôi chánh điện được Đại đức Cao Văn Muôn chọn lựa là màu vàng và màu trắng. Màu vàng biểu trưng cho sự may mắn, đó cũng là màu 108
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
của sự hạnh phúc, lạc quan, giác ngộ, sáng tạo. Màu trắng là màu có ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch, giản dị và tinh khiết. Dấu ấn kiến trúc của ngôi chánh điện chùa Kiri Sattrey Meanchey được bố trí hợp lý để có được sự hài hòa về màu sắc và hình ảnh, hoa văn trang trí. Công trình được xây dựng qua nhiều năm tháng mới hoàn thành, một mặt do kinh phí, mặt khác cũng biểu hiện sự kỳ công trong hoa văn, trang trí khi xây dựng. Trong ngôi chánh điện là bàn thờ Đức Phật được đặt ở vị trí trang trọng. Hoa văn, màu sắc và các bức tranh vẽ bên trong, trên tường và trần ngôi chánh điện rất hài hòa, đẹp mắt. Những bức tranh vẽ rất kỳ công, sắc sảo và độc đáo, đã vẽ lại một cách sống động nhất về đường đời mà Đức Phật đã trải qua. Bên ngoài chánh điện các hoa văn và tranh vẽ trang trí vừa đủ, tạo cho chánh điện một vẻ hài hòa và cổ kính. Đến năm 2009, chánh điện cùng với một số công trình khác của chùa Kiri Sattrey Meanchey đã được xây dựng hoàn thành. Sư cả cùng các sư, Ban Quản trị và cộng đồng Phật tử đã tham gia tổ chức lễ Kiết giới sây ma. Lễ Kiết giới sây ma được tổ chức trang trọng trong khuôn viên chùa, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Trong đại lễ, có hơn 5.000 người Phật tử với khoảng 200 sư đến từ các chùa trong tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Campuchia tham dự. Trong lễ Kiết giới sây ma, khách mời là các nhà lãnh đạo từ các ban/ngành, địa phương ở Tây Ninh cũng đến thăm viếng chùa rất đông. * Tăng xá Tăng xá tại chùa Kiri Sattrey Meanchey được xây dựng nhiều lần, đó là nơi sinh hoạt và tu học của các sư. Công trình mới nhất, được thiết kế xây dựng bằng vật liệu xi măng, cát, gạch, sắt thép và mái ngói. Tăng xá được khởi công xây dựng từ năm 2012 do Sư cả Cao Văn Muôn hướng dẫn, thiết kế xây dựng. Đây là công trình được thiết kế theo kiểu nhà ba gian, không gian bên trong tăng xá được chia thành nhiều phòng, ngăn là nơi để các sư sinh hoạt, nghỉ ngơi và tu học. Tăng xá có chiều ngang rộng 18 m; chiều sâu 8 m. Mặt tiền và cửa của tăng xá được thiết kế trang trí hoa văn và trụ cột khá cân xứng. Nhìn toàn cảnh, tăng xá như một ngôi nhà ở rất thoáng mát, nhiều cửa và yên bình. Tăng xá từ khi xây dựng xong, luôn có từ 5 - 10 sư trong cộng đồng người Khmer đến ở lại tu học. Từ tăng xá này, nhiều sa di sau đó tham gia vào các lớp 109
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
học, cấp học cao hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh, hay tu học tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, v.v... * Tiểu cảnh ở sân chùa - cụm tượng Đức Phật Ở chùa Kiri Sattrey Meanchey, niềm vui mừng của rất nhiều Phật tử kể cả các sư rằng cụm tượng Phật trước sân chùa đã dần hoàn thiện và là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo rất đẹp. Tiểu cảnh về Đức Phật được bố trí ở giữa sân chùa, là công trình kiến trúc điển hình cho phong cách tượng tròn Khmer truyền thống. Loại hình kiến trúc này đã từng có giai đoạn phát triển rực rỡ, tồn tại phổ biến trong các đền tháp Angkor Wat trên đất Campuchia. Tượng Phật ngồi trên đài sen ở chính giữa, trước một sân lát đá hình vuông, hai bên có hai sư tử đứng chầu. Khuôn viên sân chùa Kiri Sattrey Meanchey nổi tiếng với nhiều tiểu cảnh về tượng Đức Phật ngồi rất đẹp. Sân chùa tuy trải qua quá trình xây dựng nhiều công trình nhưng những cây cối trong chùa vẫn được lưu giữ cẩn trọng, chùa nổi tiếng với nhiều cây cối cao to che bóng mát. Chùa có cây xoài mút cổ thụ, cây thốt nốt già nua, cây bồ đề sum suê tán lá. Phía sau sân chùa là khu vườn rừng có nhiều loài cây cao vút, xen nhau buông đầy bóng mát. Hàng dừa và những cây thốt nốt cong vút, nhiều trái đã vươn mình như sống mãi với thời gian. Sân chùa rộng, nhiều bóng mát, là nơi vào các dịp lễ Đôn-ta, Chol Chnam Thmay, v.v… Phật tử xa gần đến chơi trò chơi, hóng mát, thậm chí người địa phương còn đem những sản vật nhà làm ra bán. * Tháp cốt Tháp cốt là công trình được xây dựng với kết cấu kiến trúc và phù điêu trang trí rất độc đáo. Tháp cốt đang và sẽ là nơi để tro cốt của chư tăng và Phật tử trong cộng đồng đã qua đời. Tháp cốt có mặt bằng vuông, chiều cao không kém ngôi chùa. Tháp có nhiều tầng, các tầng trên đặt tượng Đức Phật, tầng giữa để tro cốt thờ chư tăng và tầng dưới để tro cốt các Phật tử trong cộng đồng đã qua đời. Các tầng tháp được phân bố hài hòa, có nhiều tượng Phật ngồi, hoa văn, phù điêu tinh xảo. Tháp đặt ở góc Đông Bắc của chùa, ngang với mặt tiền chùa. 110
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tháp cốt là công trình kiếc trúc đẹp và mới lạ, khiến nhiều Phật tử và du khách mỗi lần viếng thăm chùa phải đứng lại ngắm nhìn rất lâu mới rời mắt. 3. Chùa Kiri Sattrey Meanchey với cộng đồng Phật tử Từ khi cộng đồng cư dân Phật tử người Khmer trở về làng cũ trên đất huyện Tân Châu, quá trình tôn tạo chánh điện và thờ cúng, lễ Phật tại chùa Kiri Sattrey Meanchey được tiếp diễn. Quá trình tôn tạo với quy mô nhỏ và thực hiện các nghi lễ Phật giáo tại chùa, lúc ban đầu khi chưa có sư giúp, chỉ mang tính chất tự phát. Nhưng với niềm tin kính Đức Phật, các Phật tử đã đến chùa với lòng thành, đoàn kết đóng góp công quả, tự nguyện sửa sang nền móng của chánh điện để làm các lễ dâng cúng Đức Phật mà chưa có các sư hướng dẫn. Trải qua những quá trình ổn định cuộc sống và các điều kiện hạ tầng điện, đường, trường, trạm do Nhà nước xây dựng ở vùng biên giới đã đổi thay, cư dân Phật tử đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống tín ngưỡng và các nghi lễ truyền thống của dân tộc thường diễn ra trong khuôn viên chùa. Từ sau năm 1986, cộng đồng Phật tử tại các phum người Khmer ở huyện Tân Châu đã có sự ổn định. Trong khi chưa có sư về giúp chùa, cộng đồng Phật tử cũng thường xuyên đến quét dọn, dâng hương cúng Phật. Chùa Kiri Sattrey Meanchey (Kà Ot) được tôn tạo, xây dựng và phát triển đến ngày nay, công sức và niềm vinh hạnh lớn thuộc về các thế hệ Phật tử trong cộng đồng người Khmer ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Từ sau đổi mới đến nay, vai trò của các sư Trụ trì và Ban Quản trị chùa đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều, khi chùa đã xây dựng được những công trình có kết cấu kiến trúc và vật liệu mới nguy nga, tráng lệ và vững bền. Có thể thấy, thông qua cộng đồng Phật tử tại các phum, các sư đến trụ trì và tu học, các vị Achar có uy tín, đời sống tôn giáo và văn hóa của cộng đồng Phật tử đã gắn bó cùng nhau. Cộng đồng Phật tử đã có cuộc sống gắn bó đời mình với không gian tôn giáo và văn hóa ở chùa. Chùa đã được xây dựng và hoàn thiện về nhiều mặt khi có sự tham gia sốt sắng từ phía cộng đồng Phật tử trong suốt nhiều năm qua. Với sự hướng dẫn, quản lý và tổ chức nghi lễ của các sư, các vị Achar, chùa Kiri Sattrey Meanchey đến nay đã tái hiện và thể hiện nhiều giá trị mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ. Hơn thế, thông qua các dịp lễ, ngày nay chùa trở thành trung tâm kết nối, là giao điểm để cộng đồng Phật tử Khmer địa phương kết nối, đoàn kết, chia sẻ với cộng đồng Phật tử thập phương, xa gần. Nhiều Phật tử từ các tỉnh 111
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
thuộc miền Đông, miền Tây Nam Bộ, từ bên kia biên giới nước bạn Campuchia đã thường xuyên viếng thăm chùa. Qua đó, họ cùng cầu an, chúc phước, cùng nhau chia sẻ niềm tin, nếp sống, giúp nhau cả những vật phẩm có giá trị trong đời sống hằng ngày. Trong đại lễ Kiết giới sây ma, nhiều Phật tử và khách mời đã đến dân cúng chư Phật với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Trong các lễ tết Phật giáo và theo truyền thống phong tục Khmer, Phật tử đến từ các địa phương khác đã công đức, công quả cho chùa Kiri Sattrey Meanchey hàng chục triệu đồng mỗi lễ. Với nguồn kinh phí này, chùa Kiri Sattrey Meanchey đã có điều kiện để tôn tạo, xây dựng và hoàn thiện các công trình cho chùa ngày càng hoàn thiện hơn. Qua đó, các sư, các Phật tử mỗi khi đến tu học, ở lại chùa có điều kiện tốt hơn. Từ năm 2018 đến nay, các sư đang tu học trong chùa Kiri Sattrey Meanchey đã tổ chức thường xuyên các lớp dạy tiếng Khmer, mỗi lớp có hơn 30 thanh thiếu niên theo học tại chùa. Dưới sự quản lý trông nom của sư Cao Văn Muôn, chùa Kiri Sattrey Meanchey mỗi năm đều có từ 4 - 5 sư xuất gia đến ở chùa tu học. Một số sư đến từ các huyện khác trong tỉnh Tây Ninh, một số sư đến từ Campuchia. Theo thống kê, riêng tại các phum người Khmer tại huyện Tân Châu, số lượng Phật tử hiện có trên 1.000 người với khoảng 400 hộ gia đình: phum K’Ot có 160 hộ; phum Tùm Phor có 172 hộ; phum Suối Dăm có 100 hộ. Vào các dịp lễ tết, Phật tử địa phương đã tham gia lễ chùa, họ tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống theo phong tục cổ truyền. Sự tham gia của cộng đồng Phật tử qua năm tháng mỗi ngày càng đông hơn, các trò chơi ngày càng đa dạng với nhiều thanh thiếu niên tham gia, nhiều bài hát, tiếng nhạc cũng đa dạng hơn. Sự chuyển đổi về quy mô nghi lễ trong khuôn viên chùa ngày càng rõ, nhưng vẫn giữ được những giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer. Tây Ninh là tỉnh biên giới, đa dân tộc, đa tôn giáo. Đồng bào dân tộc Khmer sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng mía, lúa và khoai mì. Với sự chuyển đổi về điều kiện sống và mức thu nhập ngày càng lớn. Theo đó, quá trình đóng góp, công đức, công quả để tạo kinh phí xây dựng chùa cũng ngày càng nhiều hơn. Dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo của lãnh đạo các ban ngành địa phương và sự đóng góp công đức và công quả của cộng đồng Phật tử, các sư trụ trì đã tiếp nối tổ chức trùng tu, xây dựng chùa Kiri Sattrey Meanchey sớm trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Phật tử ở vùng biên giới. 112
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Với những công trình được xây dựng tại chùa Kiri Sattrey Meanchey, tuy chưa hoàn thành các hạng mục, nhưng đã tạo cơ sở rất tốt để các sư tu học và chùa tiếp tục phát triển. Tóm lại, từ xưa đến nay, cộng đồng Phật tử người Khmer ở huyện Tân Châu vẫn luôn coi chùa Kiri Sattrey Meanchey là ngôi chùa của cộng đồng mình. Cư dân vùng biên giới này tuy cũng đã nhiều lần phải ly hương, bỏ nhà cửa, chùa làng do tác động của chiến tranh. Như hoàn cảnh của một số cộng đồng Khmer khác ở vùng biên giới này, các hộ gia đình người Khmer vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi với quy mô nhỏ, nên tỷ lệ hộ khó khăn, hộ nghèo còn cao. Theo đó, quá trình xây dựng chùa Kiri Sattrey Meanchey theo kết cấu kiến trúc và vật liệu mới, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ tiền cúng dường của Phật tử thập phương. Theo đó, vai trò hướng dẫn, kết nối và tổ chức của các sư trụ trì luôn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của chùa. Ngày nay, cuộc sống của cộng đồng người Khmer ở Tân Châu vẫn luôn gắn bó với ngôi chùa Kiri Sattrey Meanchey thân yêu của mình. Dù điều kiện sống của gia đình còn khó khăn, nhưng các Phật tử cầu mong sự đoàn kết và luôn đóng góp xây dựng ngôi chùa Kiri Sattrey Meanchey ngày càng hoàn thiện và cao đẹp hơn. Chùa Kiri Sattrey Meanchey mãi mãi là nơi để cộng đồng thể hiện đời sống tôn giáo và văn hóa của mình một cách sinh động nhất, đoàn kết và hạnh phúc nhất. Chùa Kiri Sattrey Meanchey là công trình kiến trúc Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, tọa lạc trên khu đất có diện tích rộng hơn 15.000 m2, đất bằng phẳng, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát. Các sư trụ trì và Phật tử địa phương luôn mong muốn hoàn thiện sớm các công trình xây dựng ở chùa, để cộng đồng Phật tử xa gần khi đến dừng chân viếng Đức Phật có chỗ nghỉ ngơi, với không gian thoáng mát và thanh tịnh.
113
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Cổng chùa Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
- CHÙA KHE DOL BOTUM KIRI RANGSAY 1. Lược sử về ngôi chùa Đến những năm đầu thế kỷ XX, phum S’Đo - cộng đồng cư dân người Khmer - chủ nhân đầu tiên xây dựng chùa Botum Kiri Rangsay (tên gọi khác trong tiếng Việt là chùa Khe Dol), nằm ở vị trí gần chân núi Hoạch Sơn (núi Bà Đen) ngày nay. Chùa Botum Kiri Rangsay được cộng đồng gọi Botum Kiri Sattrey và sau này thì thường gọi là chùa S’Đo, gắn liền với tên của phum S’Đo. Năm xây dựng chùa, không biết tự bao giờ. Qua truyền miệng trong cộng đồng, năm 1918, chùa S’Đo đã có, chùa được xây dựng trong phum S’Đo, nằm dưới chân núi Hoạch Sơn. Chùa Botum Kiri Rangsay cũng thay đổi về vị trí theo sự chuyển đổi vị trí của phum S’Đo dưới tác động của chiến tranh. Trước năm 1975, vào thời kháng chiến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chùa Botum Kiri Rangsay đã có những lần được di dời đến vùng đất mà người Khmer gọi là núi Hoạch Khơn (cách vị trí cũ gần 5 km). 114
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Sau thời gian di chuyển, ly tán qua lại nhiều nơi trong chiến tranh, năm 1975, người Khmer ở phum S’Đo đã trở lại lập làng sống ổn định cách đất làng cũ không xa, tại ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh hiện nay. Qua lời kể được truyền miệng, chùa phum S’Đo từ những năm 1930 đến năm 1975, tuy có nhiều biến động, nhiều lúc chùa phải di chuyển vị trí theo cộng đồng cư dân Phật tử. Lịch sử chùa đã luôn gắn liền với quá trình sinh tồn của cộng đồng phum S’Đo. Theo đó, từ xa xưa, người Khmer quen gọi chùa của làng mình là chùa S’Đo. Sau năm 1975, các sư trụ trì đã có quá trình chọn lọc từ ngữ, kế thừa tên cổ truyền, lấy Pháp tự cho chùa S’Đo với tên là Botum Kiri Rangsay. Từ sau năm 1975 đến năm 2003, chùa Botum Kiri Rangsay cũng tiếp tục do chính bàn tay và công sức của cộng đồng cư dân Phật tử trong phum S’Đo xây dựng nên. Xây dựng ngôi chùa trong phum của mình, với ngôi chánh điện nhỏ, thỉnh đặt tượng Đức Phật Thích Ca. Đến các dịp lễ tết Phật giáo và truyền thống của dân tộc Khmer, cộng đồng cử người đại diện đi thỉnh các sư ở trong hay ngoài tỉnh, và cả bên nước Campuchia về tham gia hướng dẫn dâng lễ. Chùa Botum Kiri Rangsay là ngôi chùa của cộng đồng Phật tử người Khmer, có truyền thống đoàn kết trong việc trông nom, xây dựng chùa. Chùa có Ban Quản tự kể từ sau năm 1975, với các Phật tử trong làng có đóng góp nhiều 115
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
công như ông Cao Văn Dư, Cao Văn Khuôn, Thạch Mãn. Trước năm 1975, có các ông như Tak Cô, Tak Nghích quản trị mọi công việc hướng dẫn Phật tử xây dựng và tu sửa ngôi chùa. Năm 2003, một số thành viên trong Ban Quản trị và Phật tử ở chùa S’Đo đã đến Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh để trình bày việc thỉnh sư về giúp chùa S’Đo ở Tây Ninh. Theo đó, Ban Trị sự đã tổ chức lấy ý kiến và cho các sư tại Trà Vinh bốc thăm. Có 9 sư tham gia bốc thăm, sư Kiên Sô Phát lúc này đang tu học tại chùa Dừa, tỉnh Trà Vinh, đã có duyên và được cộng đồng Phật tử chùa S’Đo thỉnh rước về giúp chùa. Sư Kiên Sô Phát lúc bây giờ là giáo viên giảng dạy tiếng Pali và ngữ pháp tiếng Khmer tại Trà Vinh. Sư chưa từng đi xa, chưa từng chịu những khó khăn vất vả với cảnh chùa vắng trong một cộng đồng cư dân còn nhiều khó khăn, đa phần không biết chữ. Khi sư Kiên Sô Phát đến chùa Botum Kiri Rangsay, ý định ban đầu chỉ giúp chùa trong ba tháng nhập hạ. Tuy nhiên, chùa Botum Kiri Rangsay lúc này chỉ còn có nền chánh điện và hai ngôi nhà cây lá rất đơn sơ, đã xuống cấp
Cổng và tường rào Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
116
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Lối dẫn vào chánh điện Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
nghiêm trọng. Khuôn viên chùa có diện tích rộng 10.000 m2 nhưng chưa có công trình nào được xây dựng hoàn chỉnh. Với chuyên môn dạy tiếng Khmer và Pali và có nhiều tâm nguyện trong việc giúp cộng đồng Phật tử phum S’Đo tiếp cận với giáo dục và nếp sống mới. Khi đến chùa Botum Kiri Rangsay, sư Kiên Sô Phát đã cố công sức để thực hiện nhiều công việc tại chùa. Khi đến chùa, sư cùng quý Phật tử trong cộng đồng phum S’Đo bắt tay tổ chức xây dựng những công trình ở chùa. Quá trình xây dựng diễn ra từ từ phụ thuộc vào kinh phí và công sức của các sư, các Phật tử trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Đáng chú ý là khi các công trình khởi công xây dựng thì các sư đến tu tập tại chùa cũng đông lên. Cuối năm 2003, sư Kiên Sô Phát đã xây dựng chùa mở lớp tiếng Pali để các sư đến tu tập và giúp chùa xây dựng. Năm 2004, đã có 38 vị sư đến từ các chùa trong tỉnh và tại phum S’Đo tu học. Khi đến chùa tu học, các sư đã tự đóng bàn ghế, được hướng dẫn để góp công sức xây dựng tăng xá, khu ở, khu nhà ăn, vệ sinh, nước sạch để sử dụng. 117
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phát triển giáo dục và giáo dục nếp sống mới cho cộng đồng Phật tử là mục tiêu và cũng là công việc thường xuyên mà Sư cả Kiên Sô Phát cùng với các sư tu tập tại chùa thực hiện. Các lớp học phụ đạo ở bậc tiểu học và học tiếng Khmer được mở ra để dạy cho học sinh. Trong các buổi thuyết pháp, trò chuyện với Phật tử, các sư trong chùa còn trao đổi, giảng dạy rất nhiều về cách thức cải thiện môi trường sống, xây dựng nhà cửa, v.v… Từ sau năm 2003, với những công sức và sự nhiệt thành, quyết tâm thực hiện, các công trình cũng dần được xây dựng hoàn chỉnh. Cộng đồng Phật tử tại phum S’Đo cũng đã thay đổi rất nhiều trên các phương diện của cuộc sống. Người S’Đo đã rất vui mừng vì ngôi chùa Botum Kiri Rangsay của mình được phát triển, trở thành một trong những ngôi chùa đẹp nhất của tỉnh Tây Ninh. Chùa trở thành địa điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh của hàng triệu du khách và Phật tử thập phương mỗi khi đến vùng đất linh thiêng nhiều danh thắng ở núi Bà Đen - Tây Ninh. Sự hồi sinh, phát triển của chùa được hướng dẫn bởi Sư cả Kiên Sô Phát trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo lời Sư cả Kiên Sô Phát, quá trình xây dựng, tôn tạo các công trình chùa Botum Kiri Rangsay đã có công sức đóng góp không biết mệt mỏi của cộng Phật tử phum S’Đo, đặc biệt của hơn 150 vị sư đã từng đến tu học tại chùa qua nhiều năm tháng. Sự bình yên, đoàn kết, tương trợ để xây dựng và phát triển chùa trở thành niềm tự hào của Sư cả Kiên Sô Phát cùng Phật tử trong và ngoài cộng đồng cư dân vùng chân núi Bà Đen. Đến nay, Sư cả Trụ trì chùa Kiên Sô Phát vẫn luôn đóng vai trò hướng dẫn cho các sư, các Phật tử trong cộng đồng tu học và sống đúng, sống công bằng và bình đẳng như giáo lý Đức Phật đã dạy. Trước đây, khi không có Sư cả thường trực hướng dẫn và trông nom chùa, chùa Botum Kiri Rangsay vẫn tồn tại nhưng hoang vắng. Với sự hướng dẫn, trông nom của Sư cả Kiên Sô Phát, chùa Botum Kiri Rangsay luôn trở thành điểm mà rất nhiều thanh thiếu niên muốn đến để tu học. Các sư trong vùng, cùng các sư bên các tỉnh lân cận ở Campuchia cũng đến tham gia các nghi lễ Phật giáo và truyền thống của cộng đồng Phật tử Khmer mỗi năm một đông hơn. Năm 2009, chánh điện mới đã được xây dựng hoàn chỉnh, khuôn viên đất chùa đã được xác lập. Chùa trở thành trung tâm hiển thị đời sống văn hóa và nghi lễ của cộng đồng người Khmer tại ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, khiến nhiều du khách tham quan du lịch rất muốn đến trải nghiệm cùng. Chùa Botum Kiri Rangsay đã diễn ra đều đặn các lễ, tết hằng năm. Đáng chú ý, trong các lễ diễn ra tại chùa, cộng đồng Phật tử tại srok S’Đo với hơn 200 118
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
hộ gia đình đã tham gia tổ chức. Khắp các ngả đường vào chùa, trong srok đã rộn rã tiếng nhạc truyền thống của dân tộc Khmer. Cờ hoa giăng khắp lối, trong khuôn viên chùa, Phật tử tham gia hát múa, chơi các trò chơi truyền thống đến tận đêm khuya. Một không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống đã được tái hiện rất độc đáo, mang nhiều giá trị cộng đồng rõ nét. Trong các lễ tết theo phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức tại chùa, lễ nào cũng có đông Phật tử xa gần tham gia. Các lễ tết được tổ chức tại chùa đã rất thường xuyên. Đáng chú ý, số lượng Phật tử tại địa phương đã đến với chùa để mà thể hiện hết sức sống với niềm hân hoan, hạnh phúc. Cũng như các lễ Phật giáo khác, khắp các ngả đường vào chùa, trong phum đã rộn rã tiếng nhạc truyền thống của dân tộc Khmer. Cờ hoa cũng giăng khắp lối, trong khuôn viên chùa, Phật tử tham gia hát múa, thanh niên nam nữ chơi các trò chơi truyền thống vui nhộn. Một không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống hòa quyện mang nhiều giá trị cộng đồng. Hiện tại và trong tương lai, chùa vẫn còn tiếp tục thực hiện một số công trình xây dựng trong khuôn viên chùa để hoàn thiện. Nhưng niềm hạnh phúc đã hiển thị rõ nét trên gương mặt của các sư, cũng như nhiều Phật tử sống tại phum S’Đo, nhất là mỗi khi được nói về quá trình phát triển mới của chùa Botum Kiri Rangsay. 2. Kiến trúc của chùa Trải qua những năm tháng chiến tranh và quá trình di chuyển cùng cộng đồng, đến năm 2003, chùa Botum Kiri Rangsay chỉ còn là khu vực đất trống với nhiều cây cối hoang dại. Chánh điện chỉ còn lại nền móng và hai căn nhà lá tạm để quý Phật tử địa phương chuẩn bị lễ vật cúng vào các dịp lễ trong chùa đã rất cuống cấp. Dưới sự hướng dẫn, trụ trì của Sư cả Kiên Sô Phát cùng các sư và Phật tử, các công trình trong khuôn viên chùa, kể cả tường rào và cổng đã được xây dựng mới và đang dần hoàn thiện. Đến nay, quần thể kiến trúc của chùa Botum Kiri Rangsay trở nên rất đẹp, trở thành điểm tham quan du lịch cho rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. *Chánh điện Năm 2005, chùa khởi công xây dựng chánh điện trên nền móng đã được đổ bê tông cốt thép từ năm 2003. Chánh điện được xây dựng với diện tích 14 m ngang, dài 18 m và tháp cao 35 m. Toàn khu chánh điện được Sư cả Trụ trì Kiên Sô Phát hướng dẫn xây dựng theo mô típ kiến trúc của đền thờ Angkor Wat (Campuchia). 119
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tháp chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Diện tích ngôi chánh điện có chiều ngang 11 m; chiều dài 15 m, không kể phần hành lang; chiều cao hơn 16 m. Chánh điện được đặt ở vị trí trung tâm của khuôn viên đất chùa có diện tích 10.000 m2. Năm 2009, chánh điện được xây dựng xong, là công trình kiến trúc có kết cấu bê tông cốt thép hiện đại và kiến trúc đền tháp rất nguy nga, tráng lệ.
Trên ngọn tháp ngôi chánh điện được sư cả trụ trì thiết kế cho xây dựng cái cân. Theo như lời sư trụ trì chùa, cái cân ấy biểu thị cho sự công bằng, công tâm. Con người dù các sư hay Phật tử thì đều phải sống với nhau công bằng, không ghen ghét, tạo ra mâu thuẫn vì những bất công. Sống theo lẽ công bằng đó là điều mà sư mong muốn các thế hệ Phật tử và các sư tu học tại chùa Botum Kiri Rangsay lựa chọn và thực hành mỗi ngày. Dưới sự hướng dẫn của sư trụ trì chùa, hoa văn và màu sắc trang trí ngôi chánh điện do thợ tự làm tại sân chùa, chủ yếu là hoa văn Bông với dây leo. Màu sắc hoa văn và màu của các tượng Phật được đặt trong ngôi chánh điện chủ yếu là màu vàng đồng. Màu vàng biểu tượng cho sự may mắn, đó cũng là màu của sự hạnh phúc, lạc quan, giác ngộ, sáng tạo. Nhiều hoa văn màu đồng pha thêm những mảng màu trắng, màu trắng mang ý nghĩa biểu trưng cho sự trong sạch, giản dị và tinh khiết. Dấu ấn kiến trúc của ngôi chánh điện chùa Botum Kiri Rangsay được bố trí hợp lý để có được sự hài hòa về màu sắc và hình ảnh, hoa văn trang trí. Công trình được xây dựng công phu, nhiều năm với những bàn tay khéo léo và trí thông minh, các sư và Phật tử đã xây dựng hoàn chỉnh ngôi chánh điện của chùa Botum Kiri Rangsay cao đẹp và tráng lệ nhất vùng. Công trình xây dựng có kinh phí hơn 4 tỷ đồng, không kể công sức của hơn 100 nhà sư, cùng hàng ngàn ngày công của các Phật tử tại làng phum S’Đo đã đóng góp công sức xây dựng. 120
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bàn thờ Đức Phật trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Trong ngôi chánh điện, bàn thờ Đức Phật được đặt ở vị trí trang trọng. Hoa văn, màu sắc và các bức tranh vẽ bên trong, trên tường và trần ngôi chánh điện rất hài hòa, đẹp mắt. Những hoa văn, tranh vẽ rất kỳ công, sắc sảo và độc đáo, đã vẽ lại một cách sống động nhất về những điển tích mà Đức Phật đã trải qua. Bên ngoài chánh điện các hoa văn, phù điêu trên các mái vòm, trụ cột, bức tường rất đẹp. Các hoa văn đã góp phần làm ngôi chánh điện trở nên như một đền tháp rất cổ xưa. Những hoa văn, phù điêu, tranh vẽ rất sinh động được trang trí trên ngôi chánh điện rõ ràng có nhiều giá trị văn hóa và tâm linh, giúp răn dạy Phật tử mỗi khi mỗi lần ngắm nhìn. Chánh điện đã được xây xong, nhưng các công trình khác như tăng xá, sala tenne chưa hoàn thành. Các công trình phụ khác đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt của các sư và trong các nghi lễ cũng trong quá trình xây dựng. Do đó, đến nay chùa Botum Kiri Rangsay vẫn chưa tổ chức lễ Kiết giới sây ma. * Tăng xá Tăng xá tại chùa Botum Kiri Rangsay được khởi công xây dựng từ năm 2005 để đáp ứng nhu cầu tu học của rất nhiều vị sư đến ở lại chùa. Đây là công trình được thiết kế theo kiểu phòng ở nghỉ ngơi cho các sư tu tập tại chùa. Tăng xá hiện tại có 12 phòng liền kề, mỗi phòng rộng 20 m2. 121
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Khu tăng xá Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Tăng xá từ khi xây dựng xong, luôn có từ 10 - 20 sư trong và ngoài cộng đồng đến ở lại tu học. Từ tăng xá này, nhiều sa di, tỳ kheo sau thời gian tu học tại chùa đã tiếp tục được hỗ trợ, hướng dẫn để đến học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh. Nhiều sư tu học tại chùa sau đó đã học đến bậc Cử nhân tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, chùa sẽ có kế hoạch xây dựng lại khu tăng xá cao rộng với nhiều phòng hơn để đáp ứng các nhu cầu tu học và sinh hoạt cho các sư, kể cả các sư đến từ phương xa để tu học vào mùa khác nhau trong năm. * Sala tenne và các công trình phụ khác đang trong quá trình khởi công xây dựng. Ngoài ra, trong sân chùa, nhiều Phật tử xa gần đã tự xây dựng bàn thờ thiêng, với hình dáng kiến trúc đẹp được trang trí hoa văn và màu sắc hài hòa. 3. Chùa Botum Kiri Rangsay với cộng đồng Phật tử Cộng đồng người Khmer tại chỗ, thuộc phum S’Đo tại ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh có gần 300 hộ với khoảng 1.000 nhân khẩu. Theo dòng lịch sử trải qua hơn 100 năm, chùa Botum Kiri Rangsay (còn gọi là chùa Khe Dol) là ngôi chùa của cộng đồng. Chính cộng đồng đã hiến đất, đã góp công, góp của, thỉnh các sư trụ trì và góp nhân lực tham gia vào trong Ban Quản trị (hay Ban Hộ tự) để tôn tạo, xây dựng và phát triển ngôi chùa. Chùa là của cộng đồng Phật tử người Khmer tại phum S’Đo, chùa luôn có ý nghĩa và vai trò trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân Khmer thuộc mọi lứa tuổi. Ban Hộ tự chùa có khoảng 10 thành viên là những người có uy tín trong phum S’Đo bầu ra. Ban Hộ tự có nhiều người đóng góp trông nom, tổ chức, quản lý, tổ chức xây dựng chùa qua nhiều năm tháng đến nay vẫn được cộng đồng nhắc đến với lòng tri ân như ông Cao Văn Bư, Cao Văn Khuôn, Ông Thạch Mãn, v.v… 122
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chùa Botum Kiri Rangsay kể từ khi hồi sinh phát triển với sự hướng dẫn quản lý trụ trì của Sư cả Kiên Sô Phát, hầu hết các lễ Phật giáo và Tết Khmer truyền thống được tổ chức với quy mô khá lớn và đông người tham gia. Theo ước tính, lễ dâng y Kathina, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Ok Om Bok đều có hơn 500 - 700 Phật tử và khoảng 20 - 30 sư tham dự. Qua các lễ tết này, chùa đã thể hiện sự nối kết với lòng tin kính của Phật tử và sự đoàn kết, quan tâm tương trợ của các sư trong và ngoài tỉnh Tây Ninh với sự phát triển của chùa. Với sự quan tâm của sư Kiên Sô Phát về giáo dục và xây dựng nếp sống văn minh, nếp sống mới phù hợp với thời đại, trong hầu hết các lớp, các buổi thuyết pháp, trao đổi, trò chuyện, sư cả cùng các sư thường xuyên giáo huấn cách ăn ở, sinh hoạt, làm ăn kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc cho các Phật tử tại cộng đồng phum S’Đo. Nhiều năm trước, cộng đồng người Khmer tại phum S’Đo luôn có tỷ lệ trẻ em học yếu, bỏ học sớm khá cao. Các sư ở chùa Botum Kiri Rangsay đã mở lớp dạy hè, phụ đạo các môn học ở cấp tiểu học. Trong ba tháng hè, chùa lúc nào cũng có đông học sinh Khmer theo học các lớp bổ túc kiến thức và học tiếng Khmer. Gần đây, cộng đồng người Khmer ở phum S’Đo nói riêng, tỉnh Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ nói chung có sự chuyển đổi về điều kiện sống và nghề nghiệp rõ nét. Theo đó, việc công đức, công quả của cộng đồng để tạo kinh phí xây dựng các công trình ở chùa Botum Kiri Rangsay ngày càng nhiều và to đẹp hơn để phục vụ các lễ nghi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của cộng đồng. Có thể thấy, khi Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho chùa phát triển, Ban Hộ tự cùng các sư trụ trì đã tiếp nối tổ chức xây dựng không gian ngôi chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Phật tử gần xa. Với những công trình được xây dựng tại chùa Botum Kiri Rangsay, tuy chưa hoàn thành các hạng mục, nhưng đã tạo cơ sở để các sư tu học và chùa tiếp tục phát triển. Cộng đồng Phật tử người Khmer sống gần chùa Botum Kiri Rangsay còn nhiều khó khăn, nhưng mỗi khi có lễ tết tại chùa, các Phật tử tham gia rất vui vẻ và đoàn kết. Như nhiều phum/sóc khác ở vùng biên giới này, người S’Đo cũng đã nhiều lần phải ly hương, bỏ nhà cửa, chùa làng do tác động của chiến tranh. Trở lại sau chiến tranh, các hộ gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp trồng lúa, mãng cầu và chăn nuôi với quy mô nhỏ. Theo đó, quá trình xây dựng chùa Botum Kiri Rangsay cũng chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ tiền cúng dường của Phật tử phương xa, chủ yếu là Phật tử đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Phật tử Việt kiều từ Campuchia trở về đang sinh sống tại tỉnh Tây Ninh. Qua sự hướng dẫn, kết nối, Sư cả trụ trì cùng các thành viên Ban Hộ tự chùa Botum Kiri Rangsay đã tôn tạo và xây dựng ngôi chùa trở nên có sức sống mạnh mẽ trong lòng cộng 123
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
đồng Phật tử ở vùng biên giới này. Đến với cộng đồng, nơi sinh sống hằng ngày của Phật tử tại phum S’Đo, các sư luôn giúp đỡ trong mọi việc tang ma, cúng lễ, giáo dục nhằm xây dựng một nếp sống văn minh và bình an. Các sư luôn giáo dục cho cộng đồng Phật tử về tinh thần đoàn kết, nếp sống vệ sinh, ham thích học hành, chữa trị cho người đau bệnh. Với tấm lòng thành và uy tín của Sư cả trụ trì, cộng đồng Phật tử ở phum S’Đo từ mấy năm qua đã chuyển đổi mọi mặt trong cách sống, sinh hoạt, học hành. Họ đã cân bằng cuộc sống bằng sự đoàn kết, nỗ lực học hành, lao động và sản xuất, quan tâm đến hạnh phúc gia đình và xây dựng nhà cửa to đẹp hơn. Mỗi năm chùa tổ chức lễ xuất gia cho 5 - 10 thanh thiếu niên trong và ngoài cộng đồng đến chùa tu học. Phật tử cùng các sư tại chùa cũng mong muốn giai đoạn xây dựng các công trình sẽ sớm qua nhanh, để ngôi chùa trở thành nơi chốn yên lành, các sư xuất gia đến tu học tại chùa ngày một đông hơn. Chùa trở thành trung tâm trong đời sống tôn giáo và sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng Phật tử Khmer nói riêng và cư dân vùng biên giới Tây Ninh nói chung. Tóm lại: Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của chùa Botum Kiri Rangsay đã trải qua những giai đoạn rất khác nhau. Trước chiến tranh, quá trình di chuyển gắn liền với dân làng người Khmer tại phum S’Đo. Dù qua nhiều thay đổi, nhưng đến nay, khi chùa đã bước sang giai đoạn phát triển mới, thì chủ nhân của ngôi chùa Botum Kiri Rangsay vẫn thuộc về cộng đồng người Khmer ở phum S’Đo. Có thể thấy, với vai trò trụ trì của Sư cả Kiên Sô Phát - quê quán từ Trà Vinh, chùa đã được hồi sinh và phát triển. Chính những nỗ lực không mệt mỏi của các sư trụ trì, sự đóng góp công đức, công quả của cộng đồng Phật tử, chùa Botum Kiri Rangsay đến nay không chỉ là công trình tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng dân tộc Khmer, mà nó còn là địa chỉ tham quan, là di tích văn hóa lịch sử rất đáng để tự hào trên vùng đất biên giới Tây Ninh hiện nay. Thực tế hiện nay, chùa đã trở thành nơi mà Phật tử xa gần viếng thăm, dâng cúng cầu an và thực hiện các nghi lễ Tết cổ truyền theo phong tục văn hóa Khmer. Những công trình sala tenne, tăng xá cũng đang được khởi công xây dựng mới. Các sư tại chùa và cộng đồng Phật tử rất mong muốn tăng xá sẽ được xây dựng với quy mô lớn hơn để có thêm những phòng học, để các sư tu tập và mở lớp dạy tiếng, dạy chữ Khmer cho trẻ em trong cộng đồng. Quan tâm về giáo dục cho cộng đồng Khmer còn nhiều khó khăn, chùa mong rồi sẽ có những lớp học về văn hóa, hạn chế trẻ em người Khmer trong cộng đồng bỏ học sớm.
124
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
- CHÙA SAT RÁT RASMEY RATAUDDOM 1. Lược sử ngôi chùa Chùa Rasmey Ratauddom còn có tên gọi là chùa Sat Rát, tọa lạc tại ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; là một trong những ngôi chùa theo hệ phái Nam tông, có lịch sử lâu đời nhất ở Tây Ninh cũng như ở vùng Đông Nam Bộ, với diện tích khoảng 3.300 m2. Chùa có niên đại cách nay khoảng 300 năm, tuy nhiên do biến thiên của lịch sử, dấu tích của chùa hiện chỉ còn sót lại một vài hiện vật như tượng Phật (nhỏ), các đồng tiền xưa… Theo người dân trong vùng, vị trụ trì đầu tiên của chùa được biết đến là sư Lân (không rõ họ), có mặt tại chùa vào khoảng những năm 1930 - 1950 của thế kỷ XX. Bẵng đi một thời gian khá dài, do chiến tranh, địch họa nên chùa bị tàn phá, các sư cũng ly tán khỏi chùa, vì vậy chùa hầu như không hoạt động. Mãi đến năm 1980, khi Hòa thượng Lâm Nốt về làm trụ trì, chùa mới hoạt động trở lại. Tuy nhiên lúc bấy giờ, do điều kiện còn khó khăn, chùa chỉ xây dựng một vài hạng mục thiết yếu cho việc tu tập và hành lễ của chư tăng, Phật tử như
Cổng chùa Ảnh: Đăng Huy - 2020
125
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
trai đường, nhà tăng,… Đến năm 2004, khi đại đức Nao Honl (sinh năm 1989, là người địa phương) lên làm trụ trì, chùa mới được xây dựng bổ sung thêm các hạng mục, như cổng chùa, tường rào, Phật cảnh, các tháp cốt… Đáng chú ý, năm 2018, chánh điện của chùa được khởi công xây dựng với sự đóng góp của các phật tử ở địa phương, đặc biệt là sự đóng góp tiền của của nhiều Phật tử ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đến nay, chánh điện vẫn chưa hoàn thiện vì do thiếu nguồn kinh phí. Hiện tại, số chư tăng tu tập tại chùa gồm 9 vị. 2. Kiến trúc chùa Do nhiều nguyên nhân, nhất là do eo hẹp kinh phí nên các công trình của chùa cho đến nay vẫn còn khá khiêm tốn so với các chùa ở Tây Ninh cũng như các tỉnh Đông Nam Bộ. Hiện tại, các công trình, hạng mục trong chùa đáng kể chỉ có một sala, cổng chùa, một nhà tăng, một vài Phật cảnh, các tháp cốt, và một ngôi chánh điện đang xây dang dở… * Cổng chùa: Cổng chùa được thiết kế đơn giản, kết hợp giữa các yếu tố vừa hiện đại, vừa truyền thống. Cổng được xây dựng lại vào năm 2009, tuy đơn giản nhưng kiến trúc của cổng chùa vẫn thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Khmer. Cổng được thiết kế theo kiểu kiến trúc đền tháp với hình búp sen cách điệu; có chiều ngang khoảng 4,5 m, chiều cao khoảng 7 m; vật liệu xây dựng chủ yếu bằng xi măng cốt thép nên nhìn khá chắc chắn. Đỡ lấy phần mái của cổng là hai trụ cột được đúc bằng bê tông; mỗi trụ cột có chiều ngang 0,5 m, dài 2 Cổng chùa nhìn từ bên trong, Đầu rồng m, bốn mặt cột đều được trang được trang trí trên cổng chùa trí các hoa văn đắp nổi khá tinh Ảnh: Đăng Huy - 2020 xảo. Phần trên của cổng gồm mặt sàn hình chữ nhật có diện tích khoảng 9 m, xung quanh sàn mái đều được trang trí các hoa văn đắp nổi, bên trên dựng ba tấm đan bằng bê tông có hình tam 126
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
giác, tượng trưng cho ba ngôi Tam bảo trong Phật giáo. Trên các hình tam giác này, phần mặt trước và sau đều trang trí hình vẽ Đức Phật Thích Ca; hai góc dưới của tam giác trang trí hình đầu rồng đắp nổi nối với phần thân và đuôi rồng uốn lượn dọc theo hai cạnh trên cho đến đỉnh của tam giác. * Chánh điện Nằm cách cổng chùa chừng 150 m về phía bên trái là ngôi chánh điện (đang xây dựng). Theo Đại đức Nao Honl - trụ trì chùa, trước đây chánh điện cũ của chùa nằm ở vị trí gần cổng chùa, nhưng do chiến tranh tàn phá nên hiện không còn vết tích lưu lại. Đến tháng 5/2018, chánh điện mới mới được khởi công xây dựng.
Chánh điện đang được xây dựng Ảnh: Đăng Huy - 2020
Nguồn kinh phí xây dựng chánh điện được huy động từ sự đóng góp của các Phật tử địa phương, đặc biệt là sự đóng góp của Phật tử ở các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Nền chánh điện mới có diện tích khoảng 300 m2 với chiều dài 24 m, rộng 12 m, và cao 18 m. Tổng kinh phí xây dựng chánh điện dự kiến khoảng 11 tỷ đồng, tuy nhiên chùa chỉ mới huy động được khoảng 3,5 tỷ nên hiện tại đã tạm dừng xây dựng. Hiện tại, chùa đang tiếp tục huy động sự đóng góp của các tín đồ Phật tử để có thể tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Hy vọng trong thời gian tới với lòng hảo tâm, thiện nguyện của Phật tử gần xa, chánh điện sẽ sớm được hoàn thành, đáp ứng nguyện vọng của chư tăng, Phật tử tại địa phương. * Sala tenne Từ cổng nhìn vào, cách cổng chùa khoảng 100 m về phía bên trái, quay mặt về hướng Nam là ngôi sala. Kiến trúc sala tương đối đơn giản, gần giống kiểu nhà của người Việt, kết hợp với kiểu nhà truyền thống của người Khmer.
Bàn thờ Phật trong sala Ảnh: Đăng Huy - 2020
127
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Mặt bằng sala có diện tích khoảng 120 m2, thiết kế theo hình chữ nhật (với chiều ngang 15 m, rộng 8 m), được xây dựng từ năm 1999 và tu sửa vào năm 2009. Trước đây, sala được xây dựng bằng các nguyên liệu chủ yếu bằng cây gỗ và tranh, tre. Hiện tại, các cột và vách tường của ngôi nhà được đúc bằng xi măng, riêng các cột và vi kèo bên trong nhà được làm bằng gỗ. Mái của sala cũng thiết kế gồm hai lớp và được lợp bằng tôn màu đỏ có hình vảy rồng. Mặt tiền của sala được thiết kế tương đối đơn giản, gồm một bộ cửa chính và hai cửa sổ; mặt tiền của sala được trang trí bằng các họa tiết, hoa văn truyền thống, chủ yếu ở vị trí các cột, cửa chính và cửa sổ… Do chùa chưa có chánh điện nên mọi nghi thức hành lễ đều được tổ chức thực hiện tại sala. Có lẽ vì vậy mà thiết kế và bài trí bên trong sala tương đối đơn giản, ngoài điện thờ đặt nhiều tượng Phật ở vị trí trong cùng, khoảng không gian còn lại được để trống dùng để cho chư tăng thọ trai, hội họp, là nơi thuyết giảng của trụ trì, và cũng là nơi dành cho tín đồ Phật tử hành lễ.
Sala Ảnh: Đăng Huy - 2020
* Tăng xá Nằm đối diện, cách sala khoảng 100 m là tăng xá, được xây dựng vào năm 2014 - là nơi ở dành cho các chư tăng trong chùa, cũng là nơi nghỉ ngơi dành cho các sư tăng ở xa mỗi khi đến tham gia các hoạt động tại chùa. * Tháp thờ Đức Phật Thích Ca và tháp thờ thần thổ địa 128
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Về phía bên trái, cách cổng chùa chừng 100 m là tháp thờ Đức Phật Thích Ca. Tháp được đúc theo hình khối vuông với các cạnh là 3 m; riêng phần mái có hình tam giác. Bên trong tháp chỉ đặt một pho tượng Đức Phật ngự trên đài sen. Mặt tiền của tháp, ngoài hai thân cột trang trí các hoa văn truyền thống, dưới hai chân cột có trang trí hình tượng Naga (rắn bảy đầu); trên mái tháp trang trí hình tượng rồng ở hai cạnh; phía trước đặt một bát hương hình búp sen cách điệu, dùng để tín đồ Phật tử thắp hương mỗi khi lễ Phật…
Tăng xá
Cách tháp thờ Phật Thích Ca chừng 20 m là một tháp nhỏ thờ chư thiên; tháp được thiết kế trên một trụ xây bằng xi măng có chiều cao khoảng 3 m; bên trên đặt một trang thờ, cũng được trang trí các hoa văn, biểu tượng truyền thống của Phật giáo Khmer như hình tượng hai con sư tử, rắn thần Naga (rắn bảy đầu)…
Tháp thờ Phật
*Tháp cốt Trong khuôn viên chùa, Tháp thờ thổ địa bên cạnh các tháp thờ Đức Phật, tháp thờ thần thổ địa, còn có những tháp cốt - là những tháp do gia đình của Phật tử xây dựng để thờ những người quá cố trong dòng họ của mình. Theo tập quán tang ma của người Khmer nơi đây, sau khi ông bà, cha mẹ hoặc người trong gia đình dòng họ qua đời, thân xác của họ sẽ được hỏa táng, và đem tro cốt vào cất giữ, thờ cúng ở tháp cốt trong chùa. Tùy vào điều kiện của dòng họ, quy mô của tháp thờ này có phần khác nhau. Tuy nhiên, về kiến trúc, các tháp đều có chung các đặc điểm của văn hóa truyền thống tộc người. Tháp thường được xây trên nền đất cao khoảng 0,5 m, bên ngoài có hành lang bao bọc; mỗi tháp được thiết kế gồm ba tầng theo khối 129
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tháp cốt Ảnh: Đăng Huy - 2020
hình vuông, với quy tắc tầng trên nhỏ hơn so với tầng dưới. Ở bốn góc đầu bên trên của các tầng đều trang trí các biểu tượng văn hóa truyền thống, như tượng sư tử, chư thiên; trên cùng là biểu tượng tháp bảy tầng. * Tiểu cảnh, không gian chùa Như nhiều không gian của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ, không gian cảnh quan của chùa Rasmey Ratauddom cũng có cách bài trí tương tự. Bên trong chùa trồng nhiều loài cây cổ thụ; bên cạnh các công trình kiến trúc chính, khuôn viên chùa cũng thiết kế, bài trí các cảnh tượng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, như cảnh Phật đản sanh, cảnh Phật thuyết giới trong rừng Tỳ Ni… Đáng chú ý, chùa còn có tượng cảnh ngài Ta Ỳ Say - một vị thần theo truyền thuyết dân gian Khmer, là người có nhiều tài năng, phép thuật, đã có công giúp đỡ người Khmer vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Bên
Các tiểu cảnh trong chùa Ảnh: Đăng Huy - 2020
130
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
cạnh đó, ngài còn có khả năng chữa bệnh cứu người, thậm chí dân gian còn truyền tụng, ngài còn có khả năng “cải tử hoàn sinh”… 3. Chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Hiện nay, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành có 137 hộ dân là người Khmer. Theo Trụ trì Nao Honl, so với các địa phương khác, đời sống vật chất của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhất là đối với những gia đình Khmer, nhưng hầu hết người dân đều tôn kính Đức Phật, đều theo tín ngưỡng Phật giáo. Đối với họ, chùa là chốn linh thiêng giúp họ có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, không chỉ những ngày lễ, hằng ngày các tín đồ Phật tử đều đến chùa tham gia tụng kinh, bái Phật. Có thể nói, mặc dù điều kiện vật chất của người dân ở địa phương còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng bù lại, nhu cầu về mặt tinh thần, tâm linh của họ được đáp ứng tương đối đầy đủ bởi sự đóng góp của chùa Rasmey Ratauddom. Trong nhiều năm qua, chùa là nơi chăm lo cho đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ Phật tử người Khmer. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn trong năm, như: Chol Chnam Thmay - Tết năm mới, lễ Phật đản, lễ Đôn-ta, lễ Ok Om Bok - lễ cúng trăng… chùa tổ chức nhiều hoạt động, thu hút hàng trăm Phật tử trong vùng cũng như Phật tử các tỉnh Đông Nam Bộ đến tham dự. Ngoài việc tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho cư dân và Phật tử tại địa phương, các sư trong chùa còn tham gia vào việc tổ chức thực hành tín ngưỡng tại gia đình của các Phật tử, như: lễ cầu an, lễ làm nhà mới, lễ cưới, lễ tang… Bên cạnh đó, chùa còn quan tâm giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng các hoạt động thiết thực, như quyên góp, hỗ trợ về kinh phí học tập cho con em ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà định kỳ cho những hộ nghèo với số quà tặng hằng năm lên đến cả nghìn suất… Theo ước nguyện của Trụ trì Nao Honl, mặc dù hiện tại chùa Rasmey Ratauddom còn nhiều khó khăn nhưng định hướng của chùa trong thời gian tới, sau khi hoàn thành chánh điện, chùa sẽ xây dựng thêm nhiều công trình, như công viên, nhà văn hóa, một mặt là để các tín đồ Phật tử Khmer có nơi thực hành văn hóa tín ngưỡng, đồng thời lưu giữ các di sản văn hóa của chùa cũng như của đồng bào, mặt khác giúp người dân cũng như khách thập phương có một địa chỉ văn hóa để tham quan, giải trí… 131
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Khuôn viên chùa Ảnh: Đại đức Danh Đông - năm 2014
- CHÙA THIẾU SƠN GIRI KUMARAMA 1. Lược sử về ngôi chùa Chùa Giri Kumarama, theo tiếng địa phương là núi nhỏ, nơi có nhiều trẻ con rong chơi. Chùa được xây dựng tại Phum Ma, đất vùng này xưa có nhiều con Nhím. Cộng đồng cư dân Khmer sống ở đây khá lâu đời. Năm 1920, khi chùa được xây dựng, người Khmer nơi đây cũng thường quen gọi là chùa Phụm Ma. Chùa Giri Kumarama nằm cách thành phố Tây Ninh 20 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km, tọa lạc tại ấp Thành Tân, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Năm 2004, chùa Phụm Ma có tên chính thức là Giri Kumarama (Thiếu Sơn Tự), tên của chùa được cố Đại lão Hòa thượng Danh Nhưỡng (Kiên Giang) và Đại đức Thượng tọa Danh Lung (Trụ trì chùa Candaransi) thảo luận với cộng đồng Phật tử địa phương lựa chọn. Cũng năm 2004, chùa Giri Kumarama đã được Nhà nước cấp phép cho các hoạt động xây cất, tôn tạo Cổng chùa và thực hiện các nghi lễ. Ảnh: Ngọc Thu - năm 2020 132
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Trên vùng đất biên giới giữa Tây Ninh và Campuchia có nhiều cát trắng và khí hậu nắng nóng, cộng đồng dân tộc Khmer ở xã Thành Long, huyện Châu Thành vẫn bám trụ để mưu sinh. Ở từng thời kỳ, với tác động của chiến tranh và hoạt động kinh tế có những chuyển đổi, cộng đồng cư dân Khmer vùng biên giới này cũng đã có những biến động lớn. Trong phạm vi bài viết này, những biến động xã hội trong cộng đồng người Khmer sẽ không được trình bày chi tiết. Thực tế, khi trình bày về lịch sử của quá trình xây dựng và phát triển của chùa Giri Kumarama, chúng tôi hiểu rằng, lịch sử về quá trình phát triển của chùa cũng không nằm ngoài sự tác động to lớn từ những biến động cư dân tại vùng đất biên giới này. Theo lời của Đại đức Danh Đông, thì chùa Giri Kumarama được xây dựng từ năm 1920 thuộc sóc Phum Ma. Từ khi xây dựng, ngôi chùa luôn trở thành trung tâm của đời sống tâm linh và các sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của người Khmer vốn sinh sống lâu đời ở đây. Qua lời kể cùa nhiều Phật tử lớn tuổi và được truyền miệng qua nhiều đời, thì chùa Giri Kumarama trước những năm 1940 luôn có từ 20 đến 25 vị sư tu tập. Cư dân trong Phum Ma tuy có số lượng hộ dân tộc Khmer sinh sống không nhiều như nhiều làng của người Việt khác thường thấy ở Nam Bộ, nhưng ngôi chùa không lúc nào vắng người qua trông nom. Chùa Giri Kumarama vốn là nơi tôn thờ Đức Phật, nhưng cũng là không gian văn hóa xã hội hiển thị nhiều nghi lễ Phật giáo lẫn nghi lễ văn hóa cổ truyền của dân tộc Khmer. Chùa luôn là nơi quen thuộc của cộng đồng người Khmer ở vùng biên giới bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa. 133
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bàn thờ Đức Phật trong ngôi chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
Biến cố xã hội đã diễn ra, năm 1940 do tác động của chiến tranh (thời kỳ chống Pháp), cư dân Phật tử trong vùng đã bỏ nhà cửa, quê quán đi di tán. Một số chạy sang tìm chỗ sinh sống ở bên đất nước Campuchia, một số cũng bỏ nhà hoang chạy lên hướng Chùa Mới (tức Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh), nay thuộc thành phố Tây Ninh để sinh sống. Theo đó, ngôi chùa trải qua những tháng năm không có sư hay Phật tử trông nom, dâng cúng lễ Phật. Khuôn viên chùa cũng trở thành vườn hoang, chỉ còn lại dấu tích của chánh điện. Đến cuối năm 1979 và năm 1980, chiến tranh trên đất Campuchia và vùng biên giới tiếp tục làm biến động dân cư. Cư dân người Khmer có nguồn gốc quê quán từ Phum Ma đã quay về lại nơi này. Một số quay về rồi bám trụ sinh sống đến nay, một số khác do khó khăn phải tiếp tục đi tìm nơi khác. Từ khi cộng đồng cư dân Phật tử người Khmer trở về, quá trình tôn tạo chánh điện và thờ cúng lễ Phật tại chùa Giri Kumarama được nối lại. Những năm đầu quá trình tôn tạo và thực hiện các lễ Phật tại chùa mang tính chất tự phát, theo niềm tin tín ngưỡng tôn giáo của riêng mỗi hộ gia đình trong phum. Một số Phật tử đã đến chùa tự nguyện sửa sang nền móng của chánh điện để làm các lễ dâng cúng Đức Phật mà chưa có các sư hướng dẫn. Trải qua những quá trình ổn định cuộc sống và các điều kiện hạ tầng điện, đường, trường, trạm do Nhà nước xây dựng ở vùng biên giới đã đổi thay, cư dân Phật tử đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống tín ngưỡng và các nghi lễ truyền thống của dân tộc thường diễn ra trong khuôn viên chùa. 134
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Vào năm 1990, cộng đồng Phật tử tại Phum Ma đã có sự ổn định và cùng với sự hướng dẫn không thường xuyên của Hòa thượng Danh Lung (chùa Candaransi - Thành phố Hồ Chí Minh) và Hòa thượng Danh Nhưỡng (Kiên Giang), thỉnh thoảng Phật tử đã tổ chức các lễ Tết Chol Chnam Thmay, Đôn-ta báo hiếu tại chùa và có thỉnh mời một số sư từ Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang đến. Qua đó, cộng đồng Phật tử cũng đã phát biểu ý kiến mong muốn thỉnh sư về quản lý, giúp chùa Phụm Ma xây dựng và phát triển. Trong khi chưa có sư về giúp chùa, cộng đồng Phật tử cũng thường xuyên đến quét dọn, dâng hương cúng Phật. Năm 2002, với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cộng đồng Phật tử và Hòa thượng Danh Lung đã thỉnh một sư tên là Chia Huê, người ở xã Hòa Thạnh về và cùng giúp xây dựng lại một chánh điện nhỏ trên nền móng của chùa Phum Ma cũ. Kết cấu kiến trúc của chùa lúc này làm kiểu nhà sàn, bằng gỗ và lợp tôn. Năm 2004, sư Chia Huê đã có đơn gởi chính quyền xin cấp phép phục hồi, tôn tạo lại chùa. Cũng trong năm này, chùa tổ chức lễ dâng y - dâng bông với sự đóng góp công đức của Phật tử trong và ngoài tỉnh. Dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của Hòa thượng Danh Lung (chùa Candaransi - Thành phố Hồ Chí Minh) và Hòa thượng Danh Nhưỡng (Kiên Giang), chùa chính thức lấy tên mới là chùa Giri Kumarama (Thiếu Sơn tự). Thiếu Sơn tự là tên gọi cho chùa có liên quan đến dấu tích về một vùng đất - núi nhỏ, xưa kia có nhiều cát bên dòng Vàm Cỏ, tại nơi này có nhiều trẻ nhỏ cùng nhau ngồi đắp núi cát nô đùa, vui chơi. Dưới sự quản lý trông nom chùa, kể từ sau năm 2004, chùa Giri Kumarama mỗi năm đều có từ 2 - 3 sư đến tu học. Một số sư đến từ các huyện khác trong tỉnh Tây Ninh, một số sư đến từ Campuchia. Năm 2008, Sư cả Chia Huê đã hoàn tục, trở lại quê nhà, công trình chánh điện còn đang dang dở. Không có sư trông nom, chùa vẫn tồn tại với hoang vắng, chỉ có sự thăm viếng không thường xuyên của các sư và Phật tử trong và ngoài địa phương. Năm 2010, Sư cả Danh Đông, quê quán Kiên Giang (đến Thành phố Hồ Chí Minh ở tu tại chùa Candaransi và theo học Đại học ngành Công nghệ Thông tin), với sự giới thiệu và hướng dẫn của Hòa thượng Danh Lung, sự đón nhận của cộng đồng Phật tử Phum Ma, đã đến chùa Giri Kumarama tiếp tục sự quản lý, trụ trì chùa sau một thời gian gián đoạn. Năm 2011, Sư cả Danh Đông với sự đóng góp công đức, công quả của quý Phật tử đã thỉnh tượng Phật từ Thành phố Hồ Chí Minh về đặt vào chánh điện mới vẫn còn đang xây dựng dang dở. 135
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Từ đó, đến nay dưới sự quản lý, trụ trì của Đại đức Danh Đông, khuôn viên chùa đã được xác lập, chánh điện đã được xây dựng hoàn chỉnh. Chùa đến nay tuy chưa có nhiều công trình hoàn chỉnh ngoài ngôi chánh điện, nhưng đã đi vào giai đoạn phát triển mới, là nơi tu học thường xuyên của hơn 5 sư (sadi) đến từ các cộng đồng người Khmer ở trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Chùa trở thành trung tâm của đời sống văn hóa và nghi lễ của cộng đồng người Khmer tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Từ năm 2011 đến nay, với sự trụ trì của sư Đại đức Danh Đông, chùa Giri Kumarama đã diễn ra đều đặn các lễ, tết theo tôn giáo và theo truyền thống của người Khmer. Từ năm 2019, lễ dâng y Kathina được tổ chức vào tháng 10 với quy mô lớn và số Phật tử tham gia rất đông. Chùa đã kết nối với quý sư, quý Phật tử gần xa trong và ngoài tỉnh Tây Ninh đến rất đông. Theo thống kê, có hơn 10 sư và hơn 700 Phật tử tham gia. Một số đông Phật tử có quê quán ở Tây Ninh đi làm ăn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương trở về tham dự. Có một số ít sư và Phật tử đến từ Campuchia, Kiên Giang, v.v...
Các sư độ cơm Ảnh: Đại đức Danh Đông - năm 2019
Trong các lễ tết theo phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức tại chùa, cả ba lễ này kể từ năm 2019 đã có đông Phật tử xa gần. Đặc biệt, phần lớn các Phật tử tại địa phương đã đến tham gia tổ chức dâng cúng và sinh hoạt. Trung bình tại các lễ này, mỗi lễ có khoảng 300 Phật tử tham dự với gần 10 vị sư được thỉnh mời từ các địa phương khác đến tham gia. Trải qua quá trình hình thành và những tháng năm gián đoạn, chùa Giri Kumarama trong những năm gần đây đã vào giai đoạn khôi phục, xây dựng để hoàn thiện các công trình. Các lễ tết được tổ chức tại chùa đã thường xuyên hơn. Đáng chú ý, số lượng Phật tử tại địa phương đã trở lại và đến với chùa, coi chùa là trung tâm của đời sống văn hóa, tín ngưỡng và đã ra sức đóng góp xây dựng cho hoàn thiện. Trong tương lai, chùa Giri Kumarama sẽ được xây dựng để trở 136
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
thành điểm hành hương, du lịch tâm linh của cộng đồng Phật tử lẫn du khách xa gần dừng chân thăm viếng mỗi khi đến với vùng đất biên giới Tây Ninh nhiều nắng gió. 2. Kiến trúc của chùa Giri Kumarama Từ khi về với vai trò quản lý, Sư cả Trụ trì chùa, sư Danh Đông đã thông qua tiền công đức của quý Phật tử đã tiến hành xây dựng tiếp phần mái và tháp, cũng như hoa văn, màu sắc và các bức tranh vẽ trang trí để hoàn thành ngôi chánh điện của chùa Giri Kumarama. Không có Ban Quản tự hay Ban Hộ tự, Đại đức Sư cả Danh Đông đã ra sức thiết kế, thỉnh thợ từ hai tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang đến xây dựng.
Chánh điện Ảnh: Thanh Thôi - năm 2020
*Chánh điện Kiến trúc ngôi chánh điện được phỏng theo lối kiến trúc Khmer cổ như được thể hiện tại đền Angkor Wat (Campuchia). Diện tích ngôi chánh điện có chiều ngang 11 m; chiều dài 15 m, không kể phần hành lang; chiều cao hơn 16 m. Chánh điện được đặt ở vị trí trung tâm của khuôn viên đất chùa Giri Kumarama, có tổng diện tích đất rộng 18.450 m2. Hoa văn trang trí ngôi chánh điện do thợ tự làm tại sân chùa, chủ yếu là hoa văn bông với dây leo. Màu sắc của ngôi chánh điện được Đại đức Danh Đông chọn lựa là màu vàng và màu trắng. Màu vàng biểu trưng cho sự may mắn, đó cũng là màu của 137
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
sự hạnh phúc, lạc quan, giác ngộ, sáng tạo. Màu trắng là màu có ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch, giản dị và tinh khiết. Dấu ấn kiến trúc của ngôi chánh điện chùa Giri Kumarama được bố trí hợp lý để có được sự hài hòa về màu sắc và hình ảnh, hoa văn trang trí. Công trình được xây dựng gián đoạn qua nhiều năm kể từ năm 2008 đến hết năm 2017 mới hoàn thành. Sự gián đoạn này là do những khó khăn về tài chính. Thông thường, khi phát tâm khởi công xây dựng công trình trong chùa, tiền công đức, cúng dường của Phật tử xa gần, chủ yếu khi Phật tử đến tham gia trong các dịp lễ cúng ở chùa. Tiền sẽ được tích lũy để thuê nhân công, mua sắm vật tư cho các công trình xây dựng. Chùa Giri Kumarama có lẽ do nằm ở vị trí xa xôi của vùng biên giới giáp ranh Việt Nam và Campuchia. Do đó, những năm trước đây, giao thông đi lại còn khó khăn. Sự tham gia của quý Phật tử gần xa vào các dịp lễ không đông như nhiều chùa Khmer khác. Do vậy, kinh phí để xây dựng chánh điện chùa mỗi năm có được từ các dịp lễ không nhiều, và quá trình xây dựng chỉ diễn ra dần dần, phụ thuộc vào nguồn tiền mỗi năm mà chùa có được. Trong ngôi chánh điện là bàn thờ Đức Phật được đặt ở vị trí trang trọng. Hoa văn, màu sắc và các bức tranh vẽ bên trong, trên tường và trần ngôi chánh điện rất hài hòa, đẹp mắt. Những bức tranh vẽ rất kỳ công, sắc sảo và độc đáo, đã vẽ lại một cách sống động nhất về đường đời mà Đức Phật đã trải qua.
Trang trí hoa văn trên chánh điện Ảnh: Đăng Huy - năm 2020
138
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Bên ngoài chánh điện, các hoa văn và tranh vẽ trên các bức tường rất đẹp. Các bức tranh đã góp phần làm sáng tỏ những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật. Nhiều câu chuyện về đường tu của Đức Phật khi gặp sự quấy phá của ma quỷ, v.v… Những hoa văn, phù điêu, tranh vẽ rất sinh động, có giá trị răn dạy Phật tử mỗi khi đến chánh điện ngắm nhìn. Khi chánh điện đã xây dựng hoàn thành, từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2018, Sư cả Đại đức Danh Đông, cùng các sư và cộng đồng Phật tử ở Phum Ma đã tổ chức lễ Kiết giới sây ma. Đây là lễ được tổ chức rất trang trọng, với quy mô lớn nhất từ khi chùa được hình thành. Trong đại lễ, có hơn 6.000 người Phật tử với hơn 200 sư từ trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ Kiết giới sây ma Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Ảnh: Danh Đông - năm 2018 Campuchia đã nhận được thiệp mời đến tham dự. Trong lễ Kiết giới sây ma, khách mời là các lãnh đạo của các ban/ ngành ở Tây Ninh cũng đến chúc mừng tham dự rất đông. * Tăng xá Tăng xá tại chùa Giri Kumarama được khởi công xây dựng từ năm 2006 do Sư cả Chia Huê khi quản lý trụ trì chùa tổ chức thiết kế xây dựng. Đây là công
Tăng xá Ảnh: Danh Đông - năm 2013
139
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
trình được thiết kế theo kiểu phòng ở nghỉ ngơi cho các sư tu tập tại chùa. Tăng xá hiện có 5 phòng liền kề, mỗi phòng rộng 16 m2. Tăng xá từ khi xây dựng xong, luôn có từ 4 - 5 sư trong cộng đồng đến ở lại tu học. Từ tăng xá này, nhiều sadi sau đó được gửi đến các trường học chữ Pali, học chữ Khmer tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tăng xá đang trong quá trình xuống cấp, không còn che mưa nắng được nữa. Nhưng trong cộng đồng Phật tử có nhiều thiếu niên từ 13 - 16 tuổi muốn vào chùa ở lại tu học. Do đó, trong tương lai, chùa sẽ có kế hoạch xây dựng lại khu tăng xá cao rộng với nhiều phòng hơn để đáp ứng các nhu cầu tu học và sinh hoạt cho các sư, kể cả các sư đến từ phương xa để tu học vào mùa hạ. * Sala tenne Công trình sala tenne lúc đầu được chính quyền các cấp hỗ trợ xây dựng với kinh phí 50 triệu đồng, được thiết kế xây một phòng, có tường kín và mái tôn, nên vào mùa nắng, phòng nóng không đáp ứng được nhu cầu nên ít sử dụng. Vào tháng 10 năm 2018, chùa xây dựng sala tenne nằm ở vị trí đối diện với Sala tenne khu tăng xá. Sala tenne được Ảnh: Đăng Huy - năm 2020 thiết kế xây dựng với một tòa nhà có hai hàng cột bao gồm 16 cây cột, nền bê tông, gạch và mái lợp tôn. Diện tích sala tenne có chiều ngang rộng 8 m, chiều dài 24 m, kết cấu một không gian mở. Trong sala tenne có đặt bàn thờ Đức Phật phía cuối tòa nhà, còn lại toàn bộ không gian sẽ là nơi để các sư và Phật tử xa gần đến dâng lễ cúng và cầu nguyện. Công trình sala tenne của chùa cũng chưa được hoàn thiện do nguồn kinh phí xây dựng có ít. Tuy nhiên, tại sala tenne, mỗi ngày các Phật tử trong và ngoài cộng đồng người Khmer ở Phum Ma đến dâng lễ cúng và cầu an rất thường xuyên. Theo ước mong của sư Trụ trì Đại đức Danh Đông và cộng đồng Phật tử người Khmer tại Phum Ma, sala tenne trong tương lai sẽ được xây dựng lớn hơn, 140
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
sẽ là nơi đón tiếp được hàng trăm Phật tử, cũng như cho hàng chục sư tham gia dâng cúng lễ Phật vào các lễ tại chùa hằng năm. Sala tenne khi được xây dựng mới, thì chùa mới tổ chức được tốt các khóa tu học. Theo đó, chùa mới có điều kiện để các sư mở lớp dạy tiếng và chữ viết Khmer, cũng như dạy học vào dịp hè cho các con em Phật tử ở vùng biên giới, nơi các trẻ nhỏ còn gặp nhiều khó khăn để đến với trường lớp học. 3. Chùa Giri Kumarama với cộng đồng Phật tử Theo thống kê, riêng tại ấp, số Phật tử người Khmer trong Phum Ma ở xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay có 60 hộ, hơn 300 nhân khẩu. Tây Ninh là tỉnh biên giới, đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, người Khmer trên địa bàn tỉnh hiện có 1.844 hộ, với 7.650 nhân khẩu, chủ yếu theo Phật giáo Nam tông. Đồng bào dân tộc Khmer sống chủ yếu tại các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Hòa Thành. Trong những năm qua, cộng đồng người Khmer ở Châu Thành nói riêng, tỉnh Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ nói chung có sự chuyển đổi về điều kiện sống và nghề nghiệp rõ nét. Theo đó, quá trình đóng góp, công đức, công quả Phật tử tại lễ Chol Chnam Thmay để tạo kinh phí xây dựng chùa cũng Ảnh: Danh Đông - năm 2018 ngày càng nhiều hơn. Dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo của lãnh đạo các ban ngành địa phương và đóng góp công đức, công quả của cộng đồng Phật tử, các sư trụ trì đã tiếp nối tổ chức trùng tu, xây dựng chùa Giri Kumarama sớm trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Phật tử ở vùng biên giới. Với những công trình được xây dựng tại chùa Giri Kumarama, tuy chưa hoàn thành các hạng mục, nhưng đã tạo cơ sở để các sư tu học và chùa tiếp tục phát triển. Có thể nói, cộng đồng Phật tử người Khmer sống gần chùa Giri Kumarama không đông. Cư dân vùng biên giới này cũng đã nhiều lần phải ly hương, bỏ nhà cửa, chùa làng do tác động của chiến tranh. Trở lại sau chiến tranh, các hộ gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi với quy mô nhỏ, nên tỷ lệ hộ khó khăn, hộ nghèo còn cao. Theo đó, quá trình xây dựng chùa Giri Kumarama chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ tiền cúng dường của Phật tử phương xa, chủ yếu 141
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phật tử đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Phật tử Việt kiều từ Campuchia trở về đang sinh sống tại tỉnh Tây Ninh. Theo lời sư Trụ trì Đại đức Danh Đông, thì tâm tư của nhiều Phật tử là con em của cộng đồng người Khmer ở Phum Ma đang di cư làm công nhân tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ luôn hướng về chùa. Tuy còn khó khăn, nhưng họ mong muốn đóng góp xây dựng chùa Giri Kumarama ngày càng hoàn thiện và đẹp hơn. Muốn ngôi chùa sớm trở thành “công viên” của đời sống tôn giáo và sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng Phật tử Khmer nói riêng và cư dân Phật tử vùng biên giới Đông Nam Bộ nói chung. Tóm lại: Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của chùa Giri Kumarama phản ánh rõ nét những sự tác động của chiến tranh ở vùng biên giới Tây Nam nước ta. Những năm tháng cộng đồng Phật tử người Khmer - chủ nhân của ngôi chùa Giri Kumarama phải ly tán, rời bỏ quê quán, chùa không ai trông coi, dâng cúng, trở thành nơi hoang vắng. Những năm gần đây, với sự đổi mới trong công tác quản lý, hướng dẫn trùng tu, xây dựng lại chùa của chính quyền các cấp, đã giúp cho chùa có điều kiện được hồi sinh phát triển. Theo đó, chính những nỗ lực không mệt mỏi của các sư trụ trì, sự đóng góp công đức, công quả của cộng đồng Phật tử, chùa Giri Kumarama đã bước sang một giai đoạn phát triển mới. Chùa đã trở thành nơi linh thiêng để Phật tử xa gần viếng thăm, dâng cúng cầu an và thực hiện các nghi lễ Tết cổ truyền theo phong tục văn hóa Khmer. Tuy vậy, để trở nên hoàn thiện, theo như lời sư Trụ trì Đại đức Danh Đông, trong tương lai hàng tường rào khuôn viên và cổng chùa sẽ được xây hoàn thiện. Những công trình sala tenne, tăng xá cần được xây dựng mới với mức kinh phí khoảng 4 tỷ đồng. Tháp cốt cũng là công trình mà các sư tại chùa và cộng đồng Phật tử rất mong muốn có điều kiện xây dựng tại chùa, bởi hiện tại tro cốt người thân của Phật tử trong cộng đồng chủ yếu được để ở nhà. Tăng xá sẽ được xây dựng với quy mô lớn để có thêm những phòng học, để các sư tu tập và mở lớp dạy tiếng, chữ Khmer cho trẻ em trong cộng đồng. Cần có những lớp dạy thêm về văn hóa, hạn chế trẻ em người Khmer trong cộng đồng bỏ học. Chùa Giri Kumarama (Thiếu Sơn tự) có diện tích rộng hơn 18.400 m2, đất bằng phẳng, xung quanh có nhiều cây che bóng mát. Các sư ở chùa cũng ước muốn khuôn viên chùa được đầu tư xây dựng để trở thành công viên tâm linh, nơi cộng đồng Phật tử xa gần khi đến dừng chân viếng Đức Phật có chỗ nghỉ ngơi, với không gian thoáng mát và thanh tịnh.
142
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh
CHÙA CANDARAṄSĪ 1. Lược sử ngôi chùa Chùa Candaraṅsī (Chantarangsây) với ý nghĩa là Nguyệt Quang - Ánh Trăng, tọa lạc tại số 164/235 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa do Hòa thượng Lâm Em - quê ở Sóc Trăng, từng du học ở Campuchia, và từng là hiệu trưởng của trường Phật học ở Phnom Penh (Campuchia) - khởi công xây dựng vào giữa năm 1947 trên một bãi bồi rộng khoảng 600 m2 gần cầu Trương Minh Giảng, dọc theo kênh Nhiêu Lộc, với sự đóng góp nhân lực và tài lực của tín đồ. Các công trình được xây dựng đầu tiên như ngôi sala và 4 phòng gồm nhà bếp, liêu cho chư tăng vãng lai tạm trú. Năm 1949, ngôi chánh điện được khởi công xây dựng, đến năm 1953 hoàn thành và lễ Kết giới (Banh chos xây ma) được thực hiện. Sau đó, năm 1967 tiếp tục xây sala bằng bê tông và làm lễ khánh thành cũng trong năm đó. Chùa Candaraṅsī đến nay đã trải qua bảy lần trùng tu lớn nhỏ, nhưng kiến trúc vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu trên diện tích hiện nay là 2.982 m2. 2. Kiến trúc của chùa Mặc dù nằm trong môi trường đô thị, nhưng chùa Candaraṅsī vẫn được xây dựng theo đúng khuôn mẫu không gian kiến trúc của ngôi chùa Khmer Nam Bộ gồm: cổng, chánh điện, sala, tăng xá, tháp cốt… 143
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chùa Candaransi Ảnh: Đăng Huy - 2020
* Cổng chùa
Cổng chùa được đúc bằng xi măng với lối kiến trúc truyền thống. Trên mỗi đỉnh cột, phần tiếp giáp với mái được gia cố bởi tượng Cày-no, đôi tay dang ra để chống đỡ mái hiên. Tượng Cày-no được dân tộc Khmer chọn làm biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh, với ý niệm là sẽ chống trả được với thiên nhiên để che chở và bảo vệ con người. Trên mái bằng là một ngọn tháp tứ giác có chín tầng, tầng trên cùng là bình nước Cam lồ thể hiện rõ quan điểm tu hành của Phật giáo: Con đường đi đến cõi niết bàn phải là “Bát chánh đạo” - Bốn con đường tu luyện và bốn kết quả tương ứng, bình nước Cam lồ thể hiện tấm lòng từ bi của Phật pháp như một nguồn nước sạch trút bỏ mọi tội lỗi của cõi chúng sanh, mở rộng con đường tìm đến cõi niết bàn và rời xa bể khổ. Trên mỗi góc của một tháp Cổng chùa Ảnh: Đăng Huy - 2020 đều có những biểu tượng như đuôi rồng 144
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
uốn cao, tượng trưng cho sự oai nghiêm và sức mạnh của Phật giáo. Phía trước cổng có hai bức tường mở rộng như hình mang cá. Nối liền cổng là tường rào. Tường rào được xây dựng bao bọc xung quanh diện tích đất của chùa với lối kiến trúc và hoa văn đắp nổi truyền thống. Trong đó có nhiều biểu tượng và tượng rất đặc trưng như tượng Thần Bốn Mặt (Brum) được đặt trang trí trên các đầu cột; dọc theo biểu tượng lá bồ đề cách điệu, nhưng bên ngoài đường viền của lá bồ đề được tạo thành bởi hai con rồng nhỏ cách điệu; đuôi của hai con rồng chấp lại tạo chóp nhọn của lá; đầu của hai con rồng uốn xuống phía dưới và lại vươn lên tạo thành thân đế của lá để đặt trên thành tường rào; giữa lá bồ đề được đắp nổi hình tượng chư thiên. Ở mỗi ô trong khung của tường rào được đắp nổi thành các khung hoa văn. Giữa khung hoa văn hòa hình tượng bông sen, xung quanh bốn góc là hình tượng rắn thần Naga cùng các hoa văn lửa được cách điệu theo dạng lá bồ đề và được sắp xếp đối xứng với nhau. Ngoài ra, trên mỗi ô tường rào còn có hình tượng của chư thiên khác được sắp xếp nối tiếp nhau tạo nên chuỗi liên hoàn. Điều này tạo nên sự đặc trưng, khác lạ trong lối kiến trúc hiện đại của đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, và đã làm cho chùa Candaraṅsī trở nên nổi bật trong không gian đô thị tại khu vực nó tọa lạc.
Tường rào Ảnh: Đăng Huy - 2020
* Chánh điện Đây là công trình kiến trúc quy mô, biểu hiện phong cách độc đáo qua lối kiến trúc, nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc Khmer và đặc trưng của Phật giáo Nam tông Khmer. - Ngoại thất: Chánh điện được xây dựng cao hơn hẳn các công trình kiến trúc khác trong khuôn viên chùa. Chánh điện gồm hai tầng, có bốn cửa vào tập 145
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Chánh điện Ảnh: Đăng Huy - 2020
trung ở hai mặt trước và hai mặt sau, chánh điện với kiến trúc công phu, phía trên mỗi cửa đều được đắp hình chằng nổi đứng gác tạo thành vẻ đẹp bên ngoài của chánh điện. Chánh điện và bên ngoài được liên kết với nhau thông qua một hành lang rộng là lối đi dành riêng cho chư tăng hay dành cho các tín đồ trong dịp lễ. Đặc biệt, cầu thang dẫn lên hành lang để vào chánh điện được trang trí bởi rắn thần Naga uốn lượn, có bảy đầu vươn cao hình rẽ quạt tượng trưng cho bảy bộ kinh của Phật giáo làm cho con người thanh tịnh, trong sạch và tìm thấy cõi niết bàn. Dọc theo chánh điện là những cửa sổ với biểu hiện bằng những phù điêu đuôi rồng giao thoa, đó là sự giao thoa giữa sinh và tử. Cấu trúc đặc 146
Bàn thờ Phật bên trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - 2020
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
biệt của chánh điện còn thể hiện ở chỗ chánh điện quay mặt về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời và ban phước cho chúng sanh. Một đặc điểm nổi bật nữa luôn có cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp thể hiện qua ba ngọn tháp đặt trên mái chánh điện. Trong ba ngọn tháp này, ngọn tháp giữa là ngọn tháp cao nhất đặc trưng cho Phật giáo. Mỗi tháp lại có chín tầng, hai ngọn tháp hai bên là sự thể hiện của pháp và tăng. Như vậy, ba ngọn tháp trên đỉnh chánh điện thể hiện cho Tam bảo. Mỗi tháp lại có chín tầng, và tầng trên cùng là bình nước Cam lồ cũng thể hiện cho quan điểm “Bát chánh đạo” và tinh thần từ bi, cứu độ chúng sanh của Phật pháp. Nóc chánh điện Ảnh: Đăng Huy - 2020
Kiến trúc theo kiểu ba lớp chồng lên nhau còn thể hiện cho ba cõi, bốn góc lại được trang trí bằng đuôi rồng năm đầu. Mỗi góc ba đuôi được nối với nhau để tạo thành một đường thẳng góc với thân, tạo thành dáng như một chiếc ngà voi lớn đặt trên giá, chót đuôi cong lại, lan tỏa ra hai bên, trong rất sống động. Chính nhờ sự thay đổi các cấp mái đã tạo ra cho chánh điện có một vẻ đồ sộ, uy nghiêm. - Nội thất: Tuy bộ mái được cấu tạo phức tạp như vậy nhưng kết cấu bộ khung bên trong rất đơn giản - cơ bản giống kiểu nhà xuyên trính của người Việt. Chánh điện có lòng rộng, cột cao và được trang trí bởi hình tượng khắc nổi thần Riahu nuốt mặt trăng. Ở giữa chánh điện là bàn
Bên trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - 2020
147
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
thờ kim thân Đức Phật, được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi tầng là một tư thế tu hành của đức Phật. Ý nghĩa của bàn thờ kim thân Đức Phật năm tầng này là trên trái đất sẽ có năm vị lần lượt thành Phật - tương ứng với năm châu bốn bể rộng lớn ở cõi nhân gian. Đặc biệt hơn nữa là tường và vách trong chánh điện được thể hiện sinh động bằng những bức tranh lớn phác họa lại truyền thuyết của Đức Phật. Sát bên tường có kho tàng Pháp bảo. Như vậy, nhờ cấu trúc nội thất với đặc điểm lòng rộng, cột cao, các cột đà được trang trí bởi các phù điêu và hoa văn uốn lượn sinh động khiến cho chánh điện vừa vững chắc, uy nghiêm, lại vừa thanh thoát, nhẹ nhàng. * Sala tenne Sala tenne gồm hai tầng: tầng trệt và nhà lễ. Tầng trệt là nơi dạy học. Bên ngoài sala là các tượng Kruôt nâng đỡ ngôi nhà Phật giáo tượng trưng cho cái đẹp và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Bên trong sala là kết cấu theo số gian lẻ
Sala tenne Ảnh: Đăng Huy - 2020
chia theo ba hàng chính, tượng trưng cho Tam bảo. Các cột đứng được đắp nổi hoa văn chư thiên - mang tính chất tôn nghiêm và cũng là biểu tượng của chư thiên hộ trì. Các cột ngang lại được trang trí bằng những phù điêu đắp nổi thần Riahu thần gió nuốt mặt trăng (theo truyền thuyết, thần gió, mặt trăng, mặt trời là những anh em. Họ rất hòa thuận, thương yêu nhau. Thần gió quấn quýt, xoay mạnh như muốn ôm lấy cô em mình là mặt trăng. Như vậy, thần Riahu là biểu tượng của sức mạnh, là sự lý giải về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực). Theo số lẻ, nếu sala có chiều ngang là ba gian thì chiều dài là năm gian hoặc bảy gian. Trong sala, ngoài bàn thờ kim thân Đức Phật Thích Ca được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm. Bên phải còn đặt bàn thờ của các vị Hòa thượng có 148
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
công lớn đối với việc xây dựng và tôn tạo chùa, phía trên đặt bộ áo quan, trên áo quan được trang trí nhiều lớp hoa văn chồng lên nhau (kiểu răng trâu, Angkor, trứng cá, vẩy rồng). Các hoa văn uốn lượn uyển chuyển, biểu tượng của sự vươn tới phía trước. Bàn thờ của các vị cố Hòa thượng được sắp đặt theo vị trí từ cao đến thấp, từ trái qua phải. Trên áo quan Bên trong sala Ảnh: Đăng Huy - 2020 có ba tháp tượng trưng cho Tam bảo. Mỗi tháp có ba tầng (biểu tượng Phật, Pháp, Tăng), năm tầng (biểu tượng cho năm châu bốn bể và Phật, Pháp, Tăng). Với kết cấu trang trí phù điêu mang đậm bản sắc dân tộc Khmer. Sala khiến các tín đồ cảm nhận được sự trang nghiêm, tâm hồn nhẹ nhàng thanh tịnh khi có dịp diện kiến. * Tăng xá Là một dãy nhà gồm hai tầng dành cho các chư tăng sinh hoạt, nghỉ ngơi. Ở tầng trệt dãy này có phòng học và đọc sách.
Sala và tăng xá Ảnh: Đăng Huy -2020
Phòng học Ảnh: Hoài Thái - 2021
* Tháp cốt Có diện tích nền nhỏ, bốn cạnh đều nhau. Tháp có hai tầng, tầng dưới là nơi đặt tro cốt của Phật tử, tầng trên là nơi đặt tro cốt của các vị Hòa thượng. Đặc điểm kiến trúc đặc trưng của tháp là càng lên cao càng nhỏ dần. Phần trên cùng là tượng thần bốn mặt, ngó về bốn hướng khác nhau, đầu đội chiếc lọng ba tầng, biểu tượng cho Tam bảo và sự siêu thoát của người chết được đến 149
Tháp cốt Ảnh: Hữu Lợi - 2018
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
thẳng cõi niết bàn. Biểu tượng thần bốn mặt bắt nguồn từ quan niệm cho rằng: chùa, tháp là hình dáng mô phỏng của đỉnh núi Xô-me, ngọn núi ở trung tâm vũ trụ, nơi có thần bốn mặt ngự trị. Tháp thờ Phật và chư thiên Ảnh: Hoài Thái - 2021
Trong khuôn viên chùa, ngoài chánh điện, sala, tháp cốt… kể trên, còn trồng thêm cây song long thọ, cho hoa nở bốn mùa; giữa khuôn viên chùa là một lối hoa kiểng, trên đó có tượng hai con voi đang phủ phục trước Đức Phật, Tượng Phật nhập niết bàn thể hiện sự tích Đức Ảnh: Hoài Thái - 2021 Phật đắc đạo và khuất phục được muông thú. Sau chánh điện là tượng Đức Phật ngồi tựa lưng vào cây bồ đề, mặt quay về chánh điện. Nhìn chung, kiến trúc của chùa Candaraṅsī thể hiện rõ quan điểm của Phật giáo Nam tông Khmer, đặc biệt là quan điểm về ngọn Tudi, nơi Đức Phật cư ngụ được thể hiện qua biểu tượng ngôi chánh điện; hoặc quần thể các vật linh trong khuôn viên chùa nhằm thể hiện thế giới của chư thần theo từng cấp độ từ thấp đến cao… Chùa Candaraṅsī hiện nay nằm trong nội thành của một đô thị năng động, nên xung quanh ngôi chùa là những hộ dân sinh sống. Trước đây, muốn vào khuôn viên chùa phải đi qua con đường rộng 4 m xuyên qua khu dân cư. Nhưng hiện nay, chùa đã mở thêm cổng ở đường Hoàng Sa để thuận tiện hơn cho khách thập phương đến viếng. 3. Chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Tháng 4 năm 1948, đúng vào lễ Chol Chnam Thmay, Hòa thượng Lâm Em chính thức trở thành Trụ trì chùa Candaraṅsī. Đến năm 1995, Hòa thượng Danh Lung lên thay. Đến nay chùa Candaraṅsī có hai đời trụ trì, và Hòa thượng Danh Lung hiện nay là trụ trì đương nhiệm. 150
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Lễ mừng năm mới Ảnh: Đăng Huy - 2020
Lễ đặt bát Ảnh: Đăng Huy - 2020
Lễ dâng y Ảnh: Đăng Huy - 2020
Thuyết pháp Ảnh: Đăng Huy - 2020
Chùa Candaraṅsī hiện có 30 vị, trong đó có 01 vị Hòa thượng, 02 vị Thượng tọa, 25 vị Đại đức và 02 Sa di. Chùa Candaraṅsī luôn được gắn chặt với việc truyền dạy giáo lý, đạo đức, niềm tin và các giá trị tinh hoa của Phật giáo cho chư tăng và tín đồ; ngoài ra còn thực hiện tốt giá trị đạo đức và giá trị nhân văn qua việc tổ chức giảng dạy tiếng Khmer, Pali để tiếp cận kinh, luật, luận và giáo lý tinh hoa Phật giáo. Chùa còn có Achar (hay còn gọi là người hướng dẫn Phật tử) hướng dẫn tín đồ tụng kinh, xin giới, nghi thức cúng cầu an, cầu siêu và các lễ khác liên quan đến chùa. Hằng năm, chùa nuôi chứa từ hơn 30 chư tăng và sinh viên từ các tỉnh miền Đông và miền Tây tạm trú và tu học. Không những học ở chùa mà nhiều chư tăng khác còn tham gia học ở các trường đại học, cao đẳng. Sau khi ra trường một số chư tăng được bố trí làm trụ trì ở một số chùa, một số vị ra đời cũng có công việc ổn định, nuôi sống bản thân và gia đình. Bên cạnh chùa Pothivong ở quận 10, chùa Candaraṅsī hiện nay được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội của người Khmer ở Thành phố Hồ Chí 151
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đến thăm chùa và trao học bổng cho sinh viên Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh Ảnh: Đăng Huy - 2020
Minh, nơi hoằng pháp, nơi thực hiện các nghi lễ truyền thống của Phật giáo Nam tông, nơi từ thiện và là nơi giáo dục cho con em người Khmer kể cả người Kinh, Hoa có nhu cầu học tiếng Khmer và tìm hiểu đạo. Hằng năm, vào các dịp lễ lớn của người Khmer Nam Bộ, chư tăng chùa Candaraṅsī đã đón tiếp nhiều phái đoàn đại diện cho Đảng và Nhà nước, các cơ quan chính quyền đoàn thể đến thăm viếng chúc mừng chùa, và chùa còn đón tiếp hàng chục đoàn sinh viên, tín đồ trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Ngoài ra, chùa còn là nơi thực địa quan trọng cho sinh viên Việt Nam, sinh viên quốc tế, các nhà nghiên cứu đến nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa và đời sống của người Khmer trên địa bàn nói riêng và người Khmer ở Nam Bộ nói chung. Trong các dịp lễ, chùa còn tham gia tích cực trong công tác từ thiện xã hội như: trao học bổng cho sinh viên trong nước, sinh viên Lào và sinh viên Campuchia, phát quà cho hộ nghèo. Mùa tuyển sinh chùa đều nhận bảo trợ cho sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi cho các em dự tuyển vào các trường trên địa bàn thành phố.
152
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
CHÙA POTHIVONG 1. Lược sử ngôi chùa Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m2. Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m2. Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước
ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được 153
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.
Tượng Phật trong khuôn viên chùa Ảnh: Đăng Huy - 2020
Từ năm 2001, chùa đã trùng tu và xây dựng lại một số công trình kiến trúc gồm cổng chùa, nhà tăng xá, nhà cốt, chánh điện, đắp tượng Phật, chư thiên, linh vật và trang trí hoa văn cho toàn bộ ngôi chùa. Với tổng kinh phí đầu tư hơn 18 tỷ đồng do chư tăng và Phật tử các nơi phát tâm ủng hộ. Chùa Pothivong làm lễ Kiết giới sây ma (lễ khánh thành) vào ngày 21 tháng 02 năm 2018 và chính thức trở thành ngôi chùa Khmer thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lá sây ma Ảnh: Đăng Huy - 2020
2. Kiến trúc ngôi chùa Về mặt kiến trúc, chùa Pothivong vẫn tuân thủ những nguyên tắc truyền thống của chùa Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên do diện tích mặt bằng nhỏ hẹp ở đô thị, nhà chùa không thể xây rời từng công trình kiến trúc khác nhau như các chùa Khmer ở Tây Nam Bộ. Kiến trúc chùa hiện nay chia làm hai tầng, nhà tăng xá, nhà bếp, thư viện ở tầng một, còn chánh điện, gian thờ các vị Hòa thượng đã viên tịch, phòng thờ di cốt của người quá cố nằm ở tầng hai. Tuy nhiên, chánh điện được xây theo quy chuẩn của chùa Khmer với diện tích hình chữ nhật, mặt tiền thiết kế hai cửa chính đi vào và đi ra, mặt sau chánh điện thiết kế một bàn 154
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Thờ Phật trong chánh điện Ảnh: Đăng Huy - 2020
Thờ Phật trong tăng xá Ảnh: Đăng Huy - 2020
thờ Phật tựa lưng vào vách tường vẽ hình Phật cảnh. Kiến trúc của chánh điện được thiết kế theo phong cách mái ba tầng từ thấp lên cao, trung tâm là một tòa bảo tháp năm tầng tượng trưng cho ngọn Phật sơn Tudi và trên đỉnh là một cây phướn biểu trưng cho sự vĩnh hằng của ngôi Tam bảo. Mái chùa trang trí tượng rắn thần Naga (rồng Niek) nằm trải từ cao xuống thấp, bên dưới mái chùa trang trí những hàng dài tượng Cày-no và chim thần Kruk giơ tay đỡ lấy mái chùa. Những hàng cột, hàng rào và bờ tường phía trước đều được trang trí các mảng hoa văn đắp nổi, chủ đề lấy từ cốt chuyện Riem-ke của người Khmer xen lẫn 155
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
vào đó là những hoa văn linh vật, hoa lá, dây leo uốn lượn mà người Khmer quen gọi là hoa văn Angkor. Có thể nói kiến trúc và hoa văn trang trí của chùa Pothivong hiện nay có nét gần gũi với các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Về tượng Phật và các loại tượng thờ khác, tiêu điểm của chùa Pothivong là một pho tượng Phật ngự trên mình rắn thần Naga (hay còn gọi là rồng Niek) được thiết kế ngay trước mặt tiền của chùa để Phật tử đến viếng chùa dễ dàng chiêm bái. Kiểu tượng này rất phổ biến trong các ngôi chùa Phật giáo Nam tông ở Thái Lan, Lào và Campuchia nhưng đối với các hệ phái Phật giáo ở Việt Nam, việc thiết lập tượng Phật như vậy là một đặc điểm xác lập danh tính của một ngôi chùa Khmer thuộc hệ phái Nam tông. Trung tâm chánh điện chùa Pothivong tôn trí một pho tượng Đại Phật Thích Ca ngự trên ngai sư tử, xung quanh có nhiều tượng Phật nhỏ bài trí theo kiểu bàn thờ ba tầng. Hai bàn thờ Phật xếp đặt những bàn thờ nhỏ hơn như tượng Hoàng hậu Maya (thân mẫu của Đức Phật), thánh tăng Sivali (Siêu Lý) và tượng Hòa thượng Lâm Ym. Phía trước chánh điện có ngôi miếu nhỏ thờ thần Preak Rum (Đại Phạm Thiên) được tạo tác theo phong cách Thái Lan.
Trang trí hình tượng rồng Ảnh: Đăng Huy - 2020
3. Chùa trong đời sống cộng đồng cư dân Do chùa Pothivong nằm tại một thành phố, đa phần cư dân sống xung quanh chùa là người Việt nên số lượng Phật tử người đến chùa chiêm bái và tìm hiểu về đường lối tu tập của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer rất đông. Trong quá trình xây dựng chùa, có rất nhiều Phật tử người Việt phát cúng dường để hoàn thành những phần kiến trúc khác nhau mà danh tính của họ vẫn còn 156
Trang trí hình tượng phụng Ảnh: Đăng Huy - 2020
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
được lưu tại nhiều mảng kiến trúc khác nhau của ngôi chùa bên cạnh tên tuổi của những người Khmer. Vì vậy, nhà chùa cũng cho phép những Phật tử người Việt thuê thợ người Việt tạo tác một số mảng trang trí mà họ đóng góp. Điều này tạo nên một phong cách điêu khắc và trang trí xen lẫn Khmer - Việt tại chùa Pothivong. Cụ thể như pho tượng Đại Phật Thích Ca đặt giữa chánh điện mang phong cách của tượng Phật người Việt Nam Bộ nhưng ngồi trên ngai theo phong cách Khmer. Các mảng trang trí mô tả “chuyện Phật” thể hiện xung quanh vách tường của chánh điện được đắp nổi tương tự như các chùa Phật giáo Bắc tông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thay vì dùng tranh vẽ tường như truyền thống của các chùa Khmer Nam Bộ. Các khung cửa sổ nằm trên mặt tiền của ngôi chùa trang trí hình tượng rồng, phụng và rồng phụng chầu chữ Vạn. Hoạt động của chùa Pothivong: hiện tại chùa có khoảng 20 vị sư từ miền Tây và miền Đông Nam Bộ đến lưu trú tạm thời, do đi học tại các trường đại học trong thành phố hoặc tu học. Ngoài các ngày lễ lớn hàng năm, mỗi tháng hai lần chùa Pothivong còn tổ chức lễ đặt bát cúng dường Tam bảo vào ngày 15 và 30 âm lịch. Trước khi diễn ra các sự kiện, nhà chùa làm thông báo, thiết kế thiệp mời song ngữ (Khmer - Việt) gửi đến các gia đình Phật tử của chùa và cộng đồng Phật tử sinh hoạt tại các chùa Bắc tông và Nam tông trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, chùa Pothivong đã sử dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối với cộng đồng rất hiệu quả. Hàng năm, chùa duy trì được một số lượng lớn Phật tử là kiều bào (Khmer - Việt - Hoa) sinh sống ở nước ngoài trở về viếng chùa, đảnh lễ Đức Phật và thỉnh an chư tăng. Sau ngày lễ Kiết giới sây ma, chùa Pothivong chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận là một ngôi tự viện Khmer đủ thẩm quyền giới luật làm tăng sử lên tỳ kheo. Vào lúc 9 giờ 30 chủ nhật, ngày 30 ngày 6 năm 2019 (nhằm 28/5/2019 âm lịch) chùa Pothivong đã tổ chức lễ xuất gia tỳ kheo đầu tiên cho bốn vị sư Khmer. Sư cả Trụ trì Tăng Ngọc An đã thỉnh Hòa thượng Hữu Hin làm thầy tế độ cho bốn vị tỳ kheo mới. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của chùa Pothivong.
Tượng và bàn thờ Hòa thượng Lâm Ym Ảnh: Phan Anh Tú - 2020
Nhà cốt Ảnh: Đăng Huy - 2020
157
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
ĐẶC TRƯNG CÁC CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG
CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐÔ NG NA M B Ộ
158
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
1. CHÙA KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ HÌNH THÀNH MUỘN VÀ ĐANG HOÀN THIỆN 1.1. Sự xuất hiện muộn của các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy, các ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ chủ yếu được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, tính đến nay có khoảng thời gian tồn tại trong vòng 100 năm trở lại. Ngôi chùa được xem là sớm nhất ở khu vực này là chùa Khe Dol (Botum Kiri Rangsay) ở Tây Ninh được xây dựng vào năm 1918; sau đó đến chùa Thiếu Sơn (Giri Kumarama) cũng ở Tây Ninh được xây dựng vào năm 1920. Chùa Sóc Lớn (Rajamahajetavana Rama) ở Bình Phước được xây dựng vào năm 1928… Đây được xem là những ngôi chùa xuất hiện sớm tại khu vực Đông Nam Bộ. Các ngôi chùa còn lại đa phần đều được xây dựng từ nửa sau cho đến cuối thế kỷ XX; cá biệt có ngôi chùa Tông Kim Quang ở Bình Dương mới được khởi công xây dựng các công trình phụ vào đầu năm 2019. Nhìn chung, nếu so với nhiều ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Đông Nam Bộ có lịch sử muộn hơn rất nhiều; nhưng chúng luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo, văn hóa của cộng đồng Khmer ở đây, không khác gì so với những ngôi chùa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2. Nhiều ngôi chùa vẫn đang được hoàn thiện
Mặc dù có nhiều ngôi chùa ra đời khá sớm ở khu vực Đông Nam Bộ nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, có nhiều công trình trong số đó vẫn phải đang được xây dựng. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong 17 ngôi chùa ở Đông Nam Bộ chỉ có vài ngôi chùa được xem là cơ bản hoàn thiện tất cả các công trình, như: chùa Thái Hòa (ở Đồng Nai), chùa Chung Rút, chùa Hiệp Phước, chùa Kà Ot, chùa Thiếu Sơn (ở Tây Ninh), chùa Candaraṅsī, chùa Pothivong (ở Thành phố Hồ Chí Minh). Số còn lại là những ngôi chùa đang hoàn thiện, mặc dù trong số này có nhiều ngôi chùa xuất hiện sớm như các ngôi chùa ở Bình Phước, gồm chùa Sóc Lớn (xây dựng vào năm 1928), chùa Chà Là (xây dựng vào năm 1964), chùa Sirivansa (xây dựng vào năm 1963), chùa Serey Odom (xây dựng vào năm 1960), ở Tây Ninh như chùa Khe Dol (xây dựng vào năm 1918), chùa Sat Rát (xây dựng vào năm 1930)… Nguyên nhân những ngôi chùa này đến nay vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện là do ảnh hưởng bởi chiến tranh. Trong chiến tranh, những ngôi chùa này bị phá hủy bởi bom đạn. Sau đó, người dân phải gom góp tiền của để dựng lại ngôi chùa mới nhằm có chỗ sinh hoạt tôn giáo và văn hóa. Nhưng những ngôi chùa mới này 159
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
cũng chỉ được xây cất tạm bợ. Đến sau thập niên 90 của thế kỷ XX, đời sống kinh tế của người dân khá giả hơn, mới góp tiền để xây dựng ngôi chùa được tốt hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng chùa đều dựa vào tiền đóng góp của người dân, nhưng vì cộng đồng Khmer ở khu vực Đông Nam Bộ không nhiều, đời sống kinh tế của họ cũng không khá giả, nên thời gian hoàn thành của các ngôi chùa này thường kéo dài đến vài chục năm. Hiện nay có nhiều ngôi chùa vẫn chưa xây xong chánh điện, hoặc đã xong chánh điện nhưng còn nhiều công trình khác như sala tenne, cổng, hàng rào, nhà bếp… vẫn còn đang xây dựng dang dở. Đối với những ngôi chùa mới được xây dựng trong khoảng vài chục năm gần đây như chùa Nam Sơn ở Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng vào năm 1996, chùa Bồ Đề ở Bình Phước xây dựng vào năm 1987, chùa Hoa Sơn ở Đồng Nai xây dựng vào năm 1968, chùa Chung Rút ở Tây Ninh xây dựng vào năm 1990, chùa Tông Kim Quang ở Bình Dương xây dựng vào năm 2019… cũng chưa thể hoàn thiện. Có nhiều ngôi chùa chưa có chánh điện. Thờ Phật và sinh hoạt tôn giáo được tổ chức ở sala tenne như chùa Chung Rút, chùa Tông Kim Quang… Hiện nay, với sự nỗ lực của Ban Quản trị, Trụ trì, chư tăng cùng cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ, hy vọng trong thời gian tới, các ngôi chùa ở khu vực này sẽ được hoàn thiện để người dân có nơi tốt đẹp nhất cho việc sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của họ.
2. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG LÀ SỰ TÁI TẠO BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Tái tạo qua quần thể kiến trúc Quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ luôn cho thấy có dáng vẻ của chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy tại Đông Nam Bộ có nhiều ngôi chùa vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhưng cũng có nhiều ngôi chùa đã khánh thành và làm lễ Kiết giới si ma khá lâu, nên về mặt tổng thể các ngôi chùa ở đây cũng luôn toát lên được dáng vẻ uy nghi, trang nghiêm, lộng lẫy và cũng rất thanh tịnh như những ngôi chùa Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sự uy nghi, lộng lẫy của các ngôi chùa ở Đông Nam Bộ được biểu hiện bởi không gian kiến trúc rộng và quy mô của các công trình được xếp đặt theo quy củ nhất định. Bên ngoài là cổng chùa và có tường rào bao bọc. Tùy theo địa thế đất mà có sự lồi lõm khác nhau, những cổng và tường rào luôn trông rất tráng lệ bởi những bức phù điêu, những họa tiết hoa văn được đắp nổi, trang trí trên đó. Tường rào của chùa về mặt hình thể là ngăn cách, bảo vệ khuôn viên chùa, 160
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
nhưng về mặt tâm linh lại mang ý nghĩa che chở bảo toàn chánh Pháp của Đức Phật, tạo nên sự quyến rũ, huyền diệu của chánh pháp, và sẵn sàng che chở, cứu độ tất cả chúng sanh, đưa đến cõi an lạc. Tường rào kết hợp với cổng chùa luôn rộng mở, vì không có bất kỳ cánh cửa nào, chính là sự mở rộng, đưa tất cả chúng sanh đến với chánh pháp của Đức Phật. Tùy theo từng ngôi chùa, cổng được xây dựng với quy mô lớn hay nhỏ, nhưng tất cả đều mang hàm ý là mở rộng để cứu độ chúng sanh đến với cõi an lạc, vì thế mà cổng chùa Khmer thường không có cửa và luôn rộng mở. Qua khỏi cổng chùa sẽ là quần thể kiến trúc với nhiều công trình được tạo tác công phu, và được sắp đặt theo trật tự nhất định của chúng. Các công trình này được xây dựng chắc chắn, hài hòa với cách trang trí đặc sắc bằng những biểu tượng và các phù điêu được chạm khắc, đắp nổi, gắn tượng… theo nhiều chủ đề và ý nghĩa khác nhau. Quần thể kiến trúc trong khuôn viên chùa thường được bố trí theo phương pháp ngũ điểm, vì người Khmer quan niệm những gì lớn nhất, trân trọng nhất phải được đặt ở trung tâm, chọn đó là công trình chính, làm chủ đạo, chi phối tất cả công trình còn lại20. Do có quan điểm đó, trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer, chánh điện nằm ở trục giữa về hướng chính Đông. Ở các hướng còn lại là nơi để xây dựng các công trình khác như miếu Neak Tà ở hướng Đông - Bắc; sala ở trục Nam - Bắc; tăng xá, phòng khách, phòng trụ trì, trường học... ở hướng Đông - Tây… các hướng chánh Nam, chánh Tây là nơi để xây tháp cốt, còn chánh Đông là xây dựng tháp thờ (nếu có)… Nhưng cũng tùy vào diện tích rộng hẹp mà có cách bố trí khác như xây dựng sala và trường học song song nhau… nhằm tạo sân chùa có hình vuông hoặc chữ nhật để có chỗ tổ chức lễ hội như chùa Candaransi là một ví dụ. Điều quan trọng nhất trong quần thể kiến trúc của chùa vẫn là ngôi chánh điện. Đây là công trình chính luôn đặt ở phần hướng Đông, trên nền đất cao tượng trưng cho núi Meru. Theo quan niệm của người Khmer, hướng đông là hướng tốt, hướng sinh sôi nảy nở, hướng trời ban mai không khí trong lành. Hơn nữa, hướng Đông theo quan điểm của Phật giáo là hướng tốt, hướng đã xóa tan đi bóng tối mịt mù của nhân loại, hướng mà Đức Phật đã đạt quả toàn giác trong đêm Rằm tháng Vesak khi Ngài ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề. Chính vì thế, chánh điện của chùa Khmer quay về hướng Đông21. Chánh điện thường được bố trí mặt bằng theo hệ số lẻ, như rộng 3 gian, dài 5 gian đến 7 gian hoặc rộng 5 gian dài 9 gian, tùy theo diện tích đất của chùa. Danh Lung (2018), “Nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ”, nguồn: http://phatgiaonamtongkhmer.org/ (truy cập ngày 22/9/2019). (21) Danh Lung (2018), bđd. (20)
161
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Cách bố trí như vậy là căn cứ theo phương pháp ngũ điểm mở rộng, để tạo điểm nhấn thể hiện rõ công năng sử dụng bên trong là thờ Phật, Pháp, Tăng mà Đức Phật là tâm điểm22. Vào trong chánh điện như vào trong thư viện về thế giới Phật học, bởi những bức họa về cuộc đời của Đức Phật cùng những nhân vật có liên quan từ kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại của Đức Phật được vẽ trên vách, trên trần hết sức phong phú và sống động. Bồ đoàn Đức Phật đặt ở hướng Tây trong chánh điện, trong đó có thờ tượng Phật trong tư thế thiền định, trì bình cứu nhân độ thế, thuyết giảng thập nhị nhân duyên, hay tượng Phật nhập Niết bàn. Cũng có những chùa đặt thêm tượng của các vị Avilokesvara, tượng Đại đức Ananda, Mục Kiền Liên... Ngoài chánh điện, còn có sala cũng là công trình quan trọng trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ. Sala là nơi diễn ra các lễ cúng tứ sự, trai tăng lớn nhỏ... Công trình này thường chiếm diện tích lớn theo mật độ Phật tử trong khu vực. Sala được xây dựng trên nền đất cao nhưng không cao hơn chánh điện. Không gian của sala được bố cục theo chiều rộng 3 gian, chiều dài tùy theo nhu cầu và diện tích đất, có thể từ 5 đến 7 gian. Có chùa còn xây theo kiểu nhà hiện đại với một trệt, một hoặc hai lầu để tận dụng làm phòng tiếp khách, phòng học, phòng họp nội cho chư tăng trong chùa. Sala cũng được trang trí các biểu tượng, phù điêu, tượng… được đắp nổi hoặc điêu khắc trên các hàng cột, kèo, mái… tạo sự uy nghi, hoành tráng cho sala. Các tượng thường thấy là chim thần Krut, nữ thần Cày-no, rắn thần Naga, hoa văn dây leo, hình cánh sen, lá bồ đề… Cách trang trí trong kiến trúc của các sala luôn tạo nên nét thanh thoát, nhẹ nhàng và chứa đựng triết lý tôn giáo cũng như ước vọng của tộc người trong từng biểu tượng được đưa vào trong kiến trúc. Trường học trong khuôn viên của chùa Khmer cũng là một trong những công trình được xây dựng công phu. Trường học luôn được bố trí ở khu vực yên tĩnh, tương đối biệt lập để tăng sinh và người có thể tập trung cho việc nghe giảng và thuộc bài. Trường cũng được xây dựng trên nền đất cao, có ánh sáng chiếu rọi tốt, thoáng mát, và được xây dựng thành nhiều phòng. Có chùa còn xây dựng cả một tòa nhà lớn với một trệt, một lầu như chùa Sóc Lớn ở Lộc Ninh hay chùa Candaransi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong mỗi phòng học được trang bị bàn ghế, dụng cụ học tập; có nơi còn có cả phòng máy vi tính, phòng thư viện… Trường học cũng được xây dựng và trang trí theo phong cách truyền thống của người Khmer. Đó là trang trí các tượng, biểu tượng, và đắp nổi, điêu khắc các loại hoa văn truyền thống trong kiến trúc chùa của người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Đông Nam Bộ nói riêng. Đó chính là những công trình quan trọng trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ; và quần thể này nếu xét về chức năng, kiến trúc (22)
Danh Lung (2018), bđd. 162
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
và ý nghĩa biểu tượng gần như có sự tương đồng với quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long; vẫn là triết lý của Phật giáo Nam tông được xây trên nền tảng văn hóa tộc người Khmer để từ đó tạo nên bản sắc độc đáo trong văn hóa kiến trúc chùa Phật giáo nói chung ở Đông Nam Bộ. 2.2. Tái tạo qua các biểu tượng Trong kiến trúc chùa Khmer ở Đông Nam Bộ, việc xuất hiện các biểu tượng trang trí và thờ tự gần như mang tính tương đồng với các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này có thể xem như là sự tái tạo bản sắc văn hóa tộc người thông qua kiến trúc của những ngôi chùa đã và đang được xây dựng tại khu vực Đông Nam Bộ hiện nay. Sự tái tạo đó được biểu hiện cụ thể qua các biểu tượng trang trí cũng như biểu tượng thờ trong các ngôi chùa như các biểu tượng liên quan đến thực - động vật, linh vật, nhiên thần, và hình tượng Đức Thích Ca trong chánh điện. - Về biểu tượng liên quan đến thực - động vật có thể kể đến như lá bồ đề, hoa sen, rắn Naga, sư tử, thiên nga,… trong đó: + Biểu tượng lá bồ đề là chủ đề thường được dùng để điêu khắc ở hai cột cổng chùa hoặc trên nóc cổng sala hay ở bệ thờ trong chánh điện. Việc dùng hình tượng lá bồ đề trong kiến trúc của các chùa Khmer là do bởi Đức Phật đã giác ngộ dưới gốc cây này, nên cây và lá trở thành biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo. + Biểu tượng hoa sen được trang trí trên các bờ tường, cổng rào, các cột trong chánh điện, cột cờ và đặc biệt là ở chánh điện - nơi thờ Đức Phật; hoa sen là nơi Đức Phật tọa thiền trên đó. Hoa sen được chọn làm biểu tượng để trang trí trong kiến trúc của chùa bởi vì theo quan điểm Phật giáo, đây là biểu tượng của sự thuần khiết, có tính vô nhiễm như câu nói “sen mọc trong bùn mà không tanh hôi mùi bùn”23. Hơn nữa, theo các Sư cả trong chùa Khmer, hoa sen còn tượng trưng cho sự thành đạt và bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Khi bước chân vào cổng chùa, cũng giống như hoa sen, tín đồ dù ở tầng lớp nào trong xã hội cũng phải thực hiện theo đúng một nguyên tắc chung của giáo luật, không có ngoại lệ. Do đó, hoa sen được chọn làm biểu tượng trang trí trong kiến trúc của chùa, đặc biệt là ở các chùa của người Khmer24. + Hình tượng rắn Naga cũng xuất hiện nhiều trong kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ. Hình tượng rắn thường được đắp nổi, thân được sơn Nhiều tác giả (2014). Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin, tr. 334. (24) Tư liệu điền dã tại các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. (23)
163
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
nhũ vàng, và được dùng để trang trí trước cổng chùa, hoặc trên nóc chánh điện, cột chánh điện, mái sala, cột cờ, tường rào… Hình tượng rắn Naga thường gặp ở các chùa Khmer Đông Nam Bộ là cặp rắn thon dài. Mỗi con rắn có 5 đầu, tượng trưng cho 5 vị Phật đắc đạo và sẽ đắc đạo trong một chu kỳ hình thành và hủy diệt của trái đất25. Đầu rắn lớn nằm ở giữa, hai bên có hai đầu rắn nhỏ hơn. Đầu rắn luôn ngẩng cao nhìn về phía trước, hai bên tai rắn phùng to. Rắn luôn được người Khmer xem là con vật thiêng, vì gắn liền với những câu chuyện trong Phật thoại. Do đó, người Khmer đã khắc họa hình tượng rắn trên các công trình kiến trúc trong quần thể ngôi chùa của mình. + Hình tượng sư tử cũng khá phổ biến trong các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ. Hình tượng này thường được đặt trong trong khuôn viên chùa như trước cổng chùa, trước cổng sala… Hình tượng sư tử thường được đúc bằng xi măng đặt ở bậc tam cấp với tư thế hai chân sau khụy xuống nền đất, hai chân trước đứng thẳng, mặt và mắt hướng thẳng về phía trước. Người Khmer tạo hình tượng sư tử trong kiến trúc chùa nhằm mục đích canh gác nơi linh thiêng của Phật; và sư tử cũng được xem là thần hộ pháp, bảo vệ cho Đức Phật26, nên hình tượng của con vật này được người Khmer tạo hình để đặt trong các công trình kiến trúc của chùa. + Hình tượng thiên nga được đúc bằng xi măng gắn trên các trụ đèn, với hai cách mở rộng, đầu ngẩng cao, thân được sơn màu xanh da trời tạo nên vẻ đẹp hài hòa trong quần thể kiến trúc nhiều màu sắc của ngôi chùa Khmer. Thiên nga được chọn làm biểu tượng trang trí trong kiến trúc của chùa Khmer vì đây là con vật thiêng, là phương tiện đi lại của nhiều vị thần; hơn nữa thiên nga có khả năng di chuyển giữa các thế giới tâm linh27. - Về biểu tượng liên quan đến linh vật có thể kể đến như kỳ lân, rồng, chim thần Krut… trong đó: + Hình tượng kỳ lân trong các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ rất phổ biến. Hình tượng con vật này thường được đặt ở hai bên cổng chùa hoặc hai bên cửa ra vào của các công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa. Kỳ lân thường được làm bằng đá, được đặt trên bệ đá với tư thế đứng hoặc ngồi, miệng luôn há ra, mắt nhìn thẳng về phía trước. Kỳ lân được xem là con vật linh thiêng, được đặt trước cổng ngoài ngụ ý bảo vệ chùa còn có mục đích ban nhiều phước lành cho người dân trong cộng đồng. Tư liệu điền dã tại chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. Tư liệu điền dã tại chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. (27) Tư liệu điền dã tại chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. (25) (26)
164
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
+ Hình tượng rồng cũng rất phổ biến trong các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ. Hình tượng rồng được trang trí ở cổng chùa, trên các cột đèn, cột chánh điện, cột cờ… Rồng trong kiến trúc chùa Khmer ở Đông Nam Bộ thường có thân màu đỏ, có kỳ màu xanh ở trên lưng; mắt và miệng được tô màu xanh dương, trên đầu có chiếc sừng nhỏ hướng về phía trước. Khác với rắn Naga, rồng chỉ có một đầu. Người Khmer sử dụng hình tượng rồng để trang trí trong kiến trúc chùa nhằm mục đích cầu mong nhận được sự che chở, bảo vệ của rồng trước sự xâm nhập, tác động tiêu cực từ bên ngoài, do bởi họ xem đây là con vật thiêng28. + Hình tượng chim thần Krut được tạo hình người, đầu chim, hai chân đứng thẳng, hai bên tay có đôi cánh xòe rộng để giữ thăng bằng, hai cánh tay đưa lên cao khỏi đầu. Chim thần Krut thường được gắn ở phần nối giữa cột và kèo. Hình tượng chim thần với hai chân đạp vào cột, hai tay giơ cao nâng cây kèo, hai cánh dang rộng tạo nên vẻ chắc chắn của công trình. Trong hầu hết các công trình của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ, hình tượng chim thần Krut luôn xuất hiện với tư thế này. Hình tượng này thường được đúc bằng thạch cao hoặc xi măng, sau đó sơn màu lên. Chim thần Krut hay còn gọi là Garuda là vật cưỡi của thần Vishnu. Trong các câu chuyện của Phật thoại, chim thần Krut và rắn thần Naga được Đức Phật thu nạp, và về sau trở thành Hộ pháp, hộ trì cho Phật pháp. Vì vậy, người Khmer đã dùng hình tượng chim thần Krut để làm biểu tượng chống đỡ mái chánh điện, sala cũng như các công trình trong quần thể kiến trúc của chùa như là sự bảo trì chánh pháp của Đức Phật. - Về biểu tượng nhiên thần có thể kể đến như Reahu, chằn, thần bốn mặt (Brahma), Cày-no, thần Hanuman… trong đó: + Hình tượng Reahu (hổ phù) luôn được đắp nổi trên các bức tường bên ngoài của chánh điện, của sala, hoặc ở trung tâm cổng chùa nhằm để cho mọi người biết đó là hình ảnh của “người hùng” khổng lồ… Reahu được tạo với dáng mặt dữ tợn với hai hàm răng nhọn và chỉ có nửa thân trên, miệng đang ngậm mặt trăng. Hình thể Reahu đa phần người ta vẽ lấy từ nách trở lên, chỉ cho thấy rõ tay, cổ và đầu; và theo quan điểm của người Khmer, hình tượng Reahu là biểu trưng cho sức mạnh. Đắp nổi hình tượng Reahu bên ngoài chánh điện nhằm phòng tránh sự phá hoại của ma quỷ làm tổn hại đến chùa và chúng sinh sống xung quanh chùa. + Hình tượng chằn (Yeak) là bức tượng có dáng vẻ khá dữ tợn, mình mặc áo giáp, tay cầm gậy hoặc thanh kiếm chống xuống đất. Tượng được đặt trước cổng chùa. Trong thần thoại Bà la môn, chằn là hiện thân cho sấm sét, nhưng quan niệm của người Khmer thì chằn giữ vai trò hộ pháp, vì được Đức Phật giáo (28)
Tư liệu điền dã tại chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. 165
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
hóa bằng đạo lý và trở thành Phật tử trong Phật môn. Hình tượng chằn được đặt trước cổng chùa nhằm giữ nhiệm vụ hộ pháp và canh giữ, bảo vệ sự an toàn cho ngôi chùa Khmer. + Hình tượng thần bốn mặt (Brahma) thường gặp trên đầu các trụ cột tường rào, trên nóc sala. Hình tượng này thường không được trang trí ở chánh điện, vì không phù hợp. Tượng thần bốn mặt được đúc bằng xi măng với bốn mặt quay về bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tượng thần bốn mặt là tượng trưng cho Kabil Maha Brum (một vị Thiên đế) thông minh, trí tuệ tuyệt đỉnh, nhưng vì thua trong một cuộc đấu trí với Hoàng tử Thomabal (tiền thân của Đức Phật) nên chịu cắt đầu. Việc đặt tượng thần bốn mặt trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer, ngoài việc nêu cao sự thông minh, trí tuệ của Maha Brum mà còn mang ý nghĩa của sự thân thiện, hòa đồng, công bằng và nhẫn nại của con người trong cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung29. + Hình tượng Cày-no: Đây là dạng nữ thần xinh đẹp, duyên dáng và có tài múa hát, còn gọi là Apsara. Tượng nữ thần Cày-no được đúc bằng thạch cao hoặc xi măng với vẻ mặt xinh xắn, hiền lành, có đôi cánh dang rộng, hai chân đứng thẳng, ưỡn ngực ra phía trước, hai cánh tay đưa cao để nâng đỡ diềm cột và kèo trong các công trình kiến trúc của chùa, đặc biệt là ở khu chánh điện, sala và các tháp thờ… Tượng Cày-no được sơn với nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên vẻ nữ tính, hiền thục, tao nhã, uyển chuyển, thướt tha… của một vị thần nữ. Biểu tượng Cày-no được trang trí ở diềm nối giữa đầu cột và kèo của các công trình kiến trúc tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam bộ nói chung. Theo truyền thuyết, nữ thần Cày-no được ra đời từ câu chuyện “khuấy biển sữa”. Đây là vị nữ thần có những điệu múa nổi tiếng duyên dáng và có vẻ đẹp hoàn mỹ, nên người Khmer xem đó là biểu trưng của sự duyên dáng, đẹp đẽ và hoàn mỹ. Vì vậy, hình tượng của Cày-no luôn được trang trí trong các chùa của người Khmer. + Hình tượng thần Hanuman được nhìn thấy ở phần trang trí tường rào của một số chùa Khmer tại Đông Nam Bộ. Hình tượng đắp nổi bằng thạch cao, thân người, mặt khỉ, hai tay giơ cao lên khỏi đầu để đỡ thanh ngang của tường rào. Tượng thường được sơn màu trắng, có khoác ngoài bộ khố giáp màu nâu, hai tay và hai chân đeo khiền, đầu bịt vòng kim cô. Thần Hanuman là biểu tượng của lòng dũng cảm. Trong sử thi Ramayana, thần Hanuman rất sùng kính vị vua Rama - là hóa thân của thần Vishnu. Thần Hanuman đã giúp vua Rama chiến (29)
Tư liệu điền dã tại chùa Khmer ở Đông Nam Bộ vào năm 2019. 166
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
thắng quỷ vương Ravana. Người Khmer dùng biểu tượng thần Hanuman để trang trí trong quần thể kiến trúc chùa nhằm tôn vinh sự trung thành, lòng quả cảm của thần; ngoài ra, họ còn cầu mong thần Hanuman phù hộ, che chở họ khỏi bị tà ma quấy phá, giúp họ khỏe mạnh, sung túc. - Các biểu tượng liên quan đến Phật Thích Ca như tượng Đức Thích Ca được thờ trong chánh điện, các bức họa về cuộc đời của Đức Thích Ca được vẽ trên bốn bức tường của chánh điện. + Tượng Đức Thích Ca trong chánh điện có nhiều dạng, trong đó có bức tượng chính là Đức Phật ngồi kiết già trong tư thế thiền định trên tòa sen. Ngoài ra, còn có nhiều bức tượng khác cũng của Đức Thích Ca, nhưng nhỏ hơn với các tư thế khác nhau biểu thị cuộc đời hành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật. Tất cả các tượng được đúc hoặc điêu khắc, chạm trổ công phu, tỉ mỉ thể hiện sự tươi tắn, đầy lạc quan, với thân hình khỏe mạnh. Tượng Phật trong chánh điện được xem là “linh hồn” của chùa, nên luôn được các sư và tín đồ góp công, góp của tạo tác và trang hoàng đẹp đẽ, uy nghi để chiêm bái và hành lễ, cầu nguyện. + Các bức họa về Đức Phật được vẽ trên tường bên trong của chánh điện. Nội dung của các bức vẽ này nói về cuộc đời của Đức Phật, từ tiền kiếp đến thân thế, sự ra đời của Đức Phật, quá trình tu đạo, thành đạo, hoằng dương Phật pháp, nhập niết bàn. Nội dung của các bức họa này nhằm tuyên truyền, giáo dục lòng mộ đạo của tín đồ đối với Đức Phật và Phật giáo Nam tông Khmer. Những bức họa này còn tạo nên vẻ trang nghiêm nơi chánh điện và thể hiện triết lý về nhân sinh quan, thế giới quan của đạo Phật. Đây có thể xem là cách giữ gìn và truyền bá giáo lý Phật giáo bằng hình ảnh một cách đơn giản nhất đến với Phật tử và cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay. Như vậy, nhìn chung với cách trang trí các biểu tượng và ý nghĩa của các biểu tượng được thiết kế trong quần thể kiến trúc của chùa Khmer ở Đông Nam Bộ gần như tương đồng với các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sự ra đời của các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ muộn hơn và mang dấu ấn của các sư trụ trì đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó có thể phần nào khẳng định sự tương đồng này là do sự tái tạo văn hóa tộc người trong cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay. 2.3. Tái tạo qua các lễ hội cộng đồng và tôn giáo Các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ luôn là nơi tổ chức các lễ hội liên quan đến văn hóa, tôn giáo của cộng đồng trong khu vực. Việc tổ chức các lễ hội đều 167
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
do chư tăng trong chùa là người hướng dẫn cộng đồng tín đồ thực hiện. Người dân chuẩn bị lễ phẩm từ trước, đến ngày tổ chức lễ hội sẽ đem đến chùa dưới sự hướng dẫn của chư tăng để cùng thực hiện. Các lễ hội liên quan đến văn hóa tộc người và tôn giáo thường diễn ra trong chùa gồm: lễ Miakha Bôchia, lễ Chol Chnam Thmay (tết cổ truyền), lễ Visac Bôchia (lễ Phật đản), lễ Bon Chôl Vôsssa (lễ Nhập hạ), lễ Sen Đôn-ta (lễ cúng ông bà), lễ Ra hạ (Bon Chênh Vossa), lễ dâng y kathina (Bon Kathanh Tean), lễ cúng trăng (lễ Ok Om Bok). + Lễ Miakha Bôchia được tổ chức vào ngày 15 tháng Meak Phật lịch, nhằm ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ này nhằm tưởng nhớ đến ngày Đức Phật khả hứa với Ma vương ba tháng nữa sẽ nhập diệt, cũng là ngày hội họp thánh tăng đến 1.250 vị mà không có sự triệu tập trước. Buổi chiều ngày đó tại các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ tín đồ tập trung tại lễ đài cung thỉnh chư tăng thuyết pháp, tụng kinh cầu an và tụng bài kinh ca ngợi công đức của Đức Phật. Lễ được diễn ra trong suốt ngày và đêm, sáng ngày 16 sau khi tín đồ dâng cơm cho chư tăng xong thì kết thúc. + Lễ Chol Chnam Thmay (tết cổ truyền) có nghĩa là “vào năm mới”, hay “lễ chịu tuổi”, là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Khmer. Lễ được diễn ra trong ba ngày, từ ngày 7 đến ngày 10 tháng Chert Phật lịch, nhằm từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hoặc ngày từ 13 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch. Lễ Chol Chnam Thmay là thời điểm giao mùa: hết mùa nắng và bắt đầu mùa mưa. Ngày đầu là ngày “Sangkran”, ngày giữa là ngày Vāravanapata là ngày mù – ngày rỗng, ngày thứ ba là Tân thiên can“Lơn săk”, ngày bắt đầu bước vào năm mới. Trong suốt ngày lễ mọi công việc đều dừng lại, những người ở xa gia đình đều quay về sum họp với gia đình. Ở khu vực Đông Nam Bộ, lễ Chol Chnam Thmay cũng được tổ chức long trọng tại các chùa như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mỗi ngày lễ, tín đồ cũng đều tập trung rất đông tại các chùa để cúng dâng lễ và vui chơi, hát múa văn nghệ truyền thống dân tộc. Hoạt động tại các chùa Khmer ở đây cũng diễn ra tương tự như ở các chùa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng làm lễ đưa “Têvađa” năm cũ và rước “Têvađa” năm mới; tín đồ và chư tăng tổ chức rước “Maha sangkran” (rước đại Nông lịch; chư tăng tụng kinh cầu an phúc chúc, thuyết pháp nói về ý nghĩa của lễ Chol Chnam Thmay; tín đồ dâng cơm cho chư tăng; lễ đắp núi cát; lễ tắm tượng Phật; thỉnh chư tăng tụng kinh cầu siêu, chúc phước cho người đã quá vãng… + Lễ Visac Bôchia (lễ Phật đản) được tổ chức vào ngày 15 tháng Pisak tức ngày 15 tháng 4 âm lịch (ngày rằm trăng tròn) nhằm ôn lại ba sự kiện trọng đại của đức Phật: Đản sanh - Thành đạo - Nhập niết bàn. Tại các chùa ở Đông Nam Bộ thường tổ chức lễ này trong một ngày đêm. Sáng và trưa ngày 15, tín 168
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
đồ đến chùa dâng cơm cho chư tăng, chiều tối tín đồ vẫn tập trung tại lễ đài lễ bái Tam bảo, thỉnh chư tăng thuyết pháp, tụng bài kinh tưởng nhớ đến ân đức của Ngài, sau đó chư tăng tụng kinh cầu an cho tín đồ. Cũng nhân dịp lễ này, các chùa còn tổ chức thả Hoa đăng (nếu có điều kiện thuận lợi) để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sanh an lạc. Suốt đêm ấy, tín đồ ở lại cùng chư tăng tiếp tục đọc kinh cho tới sáng, sau khi dâng cơm cho chư tăng xong, lễ Phật đản mới hoàn mãn. Lễ Phật đản được xem là một trong những sự kiện trọng đại của tôn giáo nên thường được các chùa tổ chức trang nghiêm và trọng thể với nhiều nghi thức quan trọng về mặt tôn giáo. + Bon Chôl Vôsssa (Nhập hạ) kéo dài trong ba tháng, được bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. Mùa nhập hạ trong Phật giáo với ý nghĩa là dành thời gian để chư tăng tĩnh tâm, trau dồi đạo hạnh và nhìn lại bản thân trong cách tu tập tại chùa. Vì vậy, trong ba tháng nhập hạ, chư tăng chủ yếu sinh hoạt ở chùa; chỉ khi nhà tín đồ có làm lễ cần đến các vị tụng niệm, các vị mới được ra khỏi chùa hoặc trường hợp ba mẹ ốm, các vị được về nhà hoặc khi có Phật sự. Bắt đầu mùa nhập hạ, tại các chùa có tổ chức buổi lễ, gọi là lễ Nhập hạ. Trong buổi lễ này, tín đồ Khmer thường đến chùa làm lễ mừng ngày nhập hạ và dâng y tắm mưa, tứ vật dụng cho chư tăng sử dụng trong mùa an cư. Tại các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ, việc tổ chức lễ Nhập hạ cũng giống như với các chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tín đồ Khmer trong khu vực đến tham dự rất đông và cũng làm lễ dâng y tắm mưa, tứ vật dụng đến chư tăng để sử dụng trong mùa an cư kiết hạ. + Lễ Sen Đôn-ta (lễ cúng ông bà) được tổ chức sau lễ nhập hạ hai tháng, tức vào khoảng từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada (tương tương với tháng 8 âm lịch). Đây là lễ báo hiếu của con cháu dành cho tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Khi làm lễ, tín đồ Khmer thường đem nếp, gạo, vật thực, trái cây,… đến dâng cúng chùa. Buổi tối tín đồ đến chùa cung thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an, cầu siêu, nghe thuyết pháp nhằm tạo phần công đức hồi hướng đến linh hồn những người đã mất. Tại các chùa ở Đông Nam Bộ, lễ Sen Đôn-ta luôn được tổ chức trọng thể. Như chùa Candaraṅsī ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 5 giờ sáng, hàng trăm tín đồ Khmer đã mang nhang, đèn, trái cây, bánh ngọt, vật thực… hội tụ về chùa làm lễ cúng ông bà. Lúc này, các sư đã tập trung lên chánh điện tụng kinh cầu siêu cho những người quá cố đang gửi tro cốt trong chùa. Sau lễ tụng kinh, tín đồ thắp nhang, đốt nến. Ngoài cơm vắt ra, còn có bánh ngọt, mía, chuối, nhãn,… và một ít tiền để trong mâm, trên mâm còn cắm các lá cờ nhiều màu sắc. Tất cả các mâm 169
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
được đặt xung quanh chánh điện và trước tháp cốt. Kèm theo đó là tiếng trống kết hợp với tiếng chiêng để gọi vong hồn đến hưởng. Tất cả diễn ra trong không khí linh thiêng, người sống tưởng về người đã chết, họ đọc kinh cầu nguyện cho vong hồn thoát khỏi cảnh đói khát và sớm được đầu thai vào một kiếp mới. Buổi tối, tín đồ đến chùa lễ Phật, nghe chư tăng tụng kinh và cúng dường cầu phước để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ được siêu thoát và bản thân nhận được nhiều phước báu hiện tiền. + Lễ Ra hạ (Bon Chênh Vossa) là lễ kết thúc ba tháng nhập hạ của chư tăng Khmer, được tổ chức từ chiều ngày 14 đến trưa ngày 15 tháng 9 âm lịch. Sau lễ này, chư tăng có thêm một tuổi hạ và được phép rời khỏi chùa, về thăm gia đình. Trong lễ này, chư tăng họp lại đọc kinh sám hối, có tín đồ cùng sám hối, sau đó các tín đồ dâng cúng lễ vật đến chư tăng. + Lễ dâng y kathina (Bon Kathanh Tean) được diễn ra sau khi kết thúc mùa an cư kiết hạ, kéo dài trong khoảng thời gian 29 ngày, từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch. Tùy theo từng chùa sẽ chọn một ngày nhất định trong khoảng thời gian này để làm lễ dâng y. Đây là lễ lớn của cộng đồng Khmer nhằm dâng vật phẩm cúng dường lên cho chư tăng của chùa an cư trong suốt ba tháng hạ. Lễ được Đức Phật chế định, vì xưa kia có 30 tỳ khưu tăng sau ngày Ra hạ, liền đến chùa Kỳ Viên đảnh lễ Đức Phật, nhưng do đường xa, đi lại khó khăn, lại vào mùa mưa nên khi tăng đoàn tới nơi, y áo đều bị ướt và rách nát nên Ngài cho họ nhận y kathina từ tín đồ cúng dường. Cũng chính tại đây, nữ đại thí chủ Visakha - một trong hai bậc hộ pháp của Phật giáo (người còn lại là Trưởng giả Sudatta) đã dâng y cho Đức Phật lần đầu tiên. Từ đó truyền thống dâng y Kathina cho tăng đoàn vào tháng đầu khi kết thúc kỳ an cư được truyền cho đến ngày nay. Lễ kéo dài một ngày một đêm. Buổi tối tín đồ tập trung đến chùa chuẩn bị bộ đại y, tứ vật dụng rồi cung thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an, thuyết pháp. Sáng ngày hôm sau, tất cả các lễ vật dâng cúng đều được đặt trong kiệu được trang hoàng rực rỡ, tín đồ hành lễ rồi mang lễ vật lên chánh điện. Vào trong chánh điện, chư tăng và tín đồ tiếp tục tụng kinh. Chư tỳ khưu tăng đã an cư tại ngôi chùa chọn một vị tăng đức độ, hiểu được ý nghĩa, làm y kathina được thành tựu, khiến đại chúng tỳ khưu tăng hoan hỷ để thọ y kathina, chư tăng tiến hành tăng sự giao y và thọ y. Kế đó, mọi người lại tụng kinh, đến trưa sau khi dâng cơm cho chư tăng xong, lễ dâng y mới hoàn mãn. Hiện nay, ở một số chùa tại khu vực Đông Nam Bộ còn đang trong quá trình xây dựng để hoàn thiện, nên trong lễ dâng y, tín đồ còn thực hiện thêm hình thức dâng bông, nghĩa là có kèm thêm “kim ngân” (vàng và tiền) để góp của vào công việc xây dựng chùa. 170
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
+ Lễ cúng trăng (lễ Ok Om Bok) được diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch, nhằm tháng Phetorobot của Phật lịch Khmer và đầu tháng 11 dương lịch. Lễ Ok Om Bok không chỉ nằm trong phạm vi ở các chùa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mà ở các chùa tại Đông Nam Bộ cũng thực hiện rất trang nghiêm. Trước khi diễn ra lễ hội Ok Om Bok chư tăng và tín đồ trang trí chùa chuẩn bị thuyền hoa đăng, trưng bày mô hình thu nhỏ của ghe ngo, chánh điện cũng như chuẩn bị tất cả các vật cúng như: cốm dẹp, chuối, dừa, bông, nhang, đèn,… Tối ngày rằm khi thấy xuất hiện trăng tròn, Sư cả thực hiện nghi thức cúng lễ, đút cốm dẹp cho tín đồ; người được đút đầu tiên là Achar của chùa, sau đó là trẻ nhỏ. Sau đó, chư tăng phát mỗi người đến dự lễ một hộp nhỏ cốm dẹp và tụng kinh phúc chúc cho mọi người. Lễ Ok Om Bok được thực hiện nhằm thể hiện tấm lòng và sự biết ơn của con người đối với các vị thần tự nhiên, trong đó có thần nước, và lễ hội cúng trăng còn liên quan đến tích truyện tiền thân của đức Phật là con thỏ trắng bố thí mạng sống đến chư Thiên. Như vậy, lễ hội truyền thống cũng như lễ hội tôn giáo của người Khmer ở Đông Nam Bộ đều được tổ chức tại các chùa ở Đông Nam Bộ. Chùa ở Đông Nam Bộ không chỉ đóng vai trò là nơi chiêm bái, nơi để tín đồ thực hiện lễ nghi tôn giáo mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, sinh hoạt lễ hội và tôn giáo. Ở một số chùa tại Thành phố Hồ Chí Minh như chùa Candaraṅsī, Pothivong, các lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm, nhằm thể hiện lại nét đẹp văn hóa của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, vì nơi đây không chỉ có cộng đồng Khmer sinh sống trong khu vực thành phố mà còn có rất đông người Khmer từ khắp các tỉnh thành của Tây Nam Bộ đến tạm trú ngắn hạn để làm việc và học tập, đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm... Do đó, vào các ngày lễ hội truyền thống của tộc người, họ đều tụ họp về hai chùa này để sinh hoạt và tham dự lễ. Thường họ đến chùa trong bộ lễ phục truyền thống, tham gia vào việc dâng cơm, cúng bông, trái cây, nhang, đèn và nghe chư tăng tụng kinh, thuyết pháp. Sau các nghi lễ tôn giáo, họ còn ở lại tham dự các chương trình văn nghệ truyền thống, được bắt đầu từ 23 giờ đến 2 giờ sáng, với sự tham gia của các bạn trẻ Khmer từ các tỉnh thành lên học tập và sinh cơ lập nghiệp ở thành phố. Họ múa nhiều điệu múa như: Lâm liêu, Rôbam, Trây dâm, Saravan… Khi kết thúc văn nghệ, một số người ra về, nhưng cũng có một số người ở lại chùa để dọn dẹp cho đến sáng hôm sau. Tại một số chùa khác ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, tín đồ chủ yếu sống trong khu vực nên họ sẽ thường xuyến đến sinh hoạt tại chùa. Vào các ngày lễ hội, họ luôn ở tại chùa để lo Phật sự cùng với các tăng sư cho đến khi kết thúc công việc mới về nhà và xem đó như là bổn phận của mình. Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng do cộng đồng địa phương tổ chức và cùng tham gia như các trò chơi kéo co, đập niêu… ngay tại sân chùa. 171
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
Tóm lại, chùa Khmer ở Đông Nam Bộ đã thể hiện khá đậm nét vai trò tái hiện văn hóa tôn giáo tộc người một cách sâu sắc, và mang tính tương đồng rất lớn văn hóa tộc người của cộng đồng Khmer ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù xét về địa bàn cư trú, hoạt động kinh tế và lịch sử cư trú có đôi chút khác biệt. Điều này chứng tỏ, chùa có vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng tộc người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Đông Nam Bộ nói riêng.
3. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG THỂ HIỆN CÁC CHỨC NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KHMER Ở ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Chức năng tôn giáo Chùa Khmer là nơi thờ kim thân Đức Phật, nơi tu tập của chư tăng, nơi sinh hoạt tâm linh của tín đồ và văn hóa cộng đồng Khmer trong khu vực, đồng thời còn là nơi truyền bá giáo lý của Phật giáo Nam tông. Vì vậy, chùa Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và ở Nam Bộ nói chung luôn chứa đựng chức năng tôn giáo sâu sắc đối với cộng đồng tín đồ nơi nó tọa lạc. Chức năng này được thể hiện qua nhiều yếu tố như là chốn linh thiêng, nơi gửi gắm niềm tin, nơi gieo hạt giống lành qua những việc làm hiện tại của cộng đồng tín đồ và mong những điều tốt lành đó sẽ đến với mình trong tương lai. Vì vậy, trong cuộc sống, ngôi chùa luôn gắn bó với cộng đồng tín đồ, là nơi chứng nghiệm công quả của cộng đồng tín đồ. Đặc biệt là người Khmer, chùa càng lớn càng đẹp càng thể hiện lòng thành kính của họ với Đức Phật. Vì vậy, người Khmer dành nhiều tiền của, công sức chăm lo cho ngôi chùa, không chỉ đối với ngôi chùa nơi họ sinh sống mà còn với ngôi chùa ở những nơi khác. Xem đó như là một phương tiện gieo duyên lành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bản thân và con cháu, không chỉ trong một kiếp mà cho nhiều kiếp. Vì vậy, các chùa Khmer luôn được xây dựng công phu, tỉ mỉ và đẹp với nhiều công trình tráng lệ. Các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ cũng vậy, quy mô của từng chùa dù đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đều thể hiện độ hoành tráng của nó. Chùa là nơi để cộng đồng tín đồ đến chiêm bái, hành lễ, cầu nguyện. Tại khu vực Đông Nam Bộ, những ngôi chùa tọa lạc ngay tại trung tâm cư trú của cộng đồng như các chùa ở Tây Ninh, Bình Phước, người Khmer ở xung quanh chùa không chỉ chờ đến lễ hội, ngày lễ mới đến hành lễ tại chùa mà họ luôn tranh thủ đến chùa hàng ngày để thắp nhang cầu phước, cầu cho sự an lành trong công việc, cầu cho có sức khỏe hàng ngày…. và tham gia quét dọn để tạo công quả cho chùa. Tại các ngôi chùa ở đô thị như Candaraṅsī, Pothivong, Nam Sơn Tự… tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, tín đồ thường ở xa, bận 172
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
rộn công việc, nhưng cũng thường xuyên dành thời gian dự lễ vào những ngày rằm, những ngày lễ quan trọng của tôn giáo, của cộng đồng nhằm bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật và cũng để cầu nguyện cho bản thân, gia đình được phước báu. Đặc biệt là trong những lần đến hành lễ đó, họ không bao giờ quên cúng dường đến chư tăng trong chùa, và xem đây như là cách để hồi hướng công đức đến với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cũng mong muốn có được phước phần cho bản thân sau này. Người Khmer lấy Phật giáo Nam tông làm nền tảng trong cuộc sống, họ luôn tin tưởng vào Đức Phật. Do đó, chùa là nơi gửi gắm niềm tin hay tâm linh của họ trong cuộc sống. Khi đến chùa, tín đồ luôn với tâm thế tự nguyện, với tấm lòng thành hướng về Đức Phật, trải lòng với Đức Phật về những ưu tư trong cuộc sống. Mỗi người sẽ có những cầu nguyện khác nhau nhằm mong được cứu giúp. Khi cầu nguyện, họ dâng bông, trái cây, thắp hương lên chư Phật. Họ tin rằng những điều khấn nguyện sẽ trở thành hiện thực. Đặc biệt tất cả các lễ hội được tổ chức tại chùa, người Khmer đều rất đông và khi tham gia đều luôn nêu cao lòng hiếu kính của mình đối với chư Phật, đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Một trong những việc làm của tín đồ Khmer tại chùa nhằm thể hiện lòng hiếu kính của mình đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ là dâng cơm cho chư tăng, hoặc hùn phước (góp công, góp của) nấu thức ăn tại chùa để dâng cúng chư tăng. Họ tin rằng, khi dâng cơm cho chư tăng và được tụng kinh cầu siêu, người thân của họ sẽ nhận được những thực phẩm do họ dâng cúng. Tại các chùa ở Đông Nam Bộ, việc dâng cơm này thường diễn ra vào ngày 13 và ngày rằm hàng tháng, nhưng trong các ngày thường vẫn có gia đình đến dâng cơm. Ngoài ra, các chùa còn tổ chức lễ đặt bát, lễ dâng y để cộng đồng tín đồ có cơ hội tạo duyên lành, hồi hướng công đức đến người quá cố. Vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, chùa Khmer còn tổ chức tụng kinh sám hối cho toàn thể tín đồ trong cộng đồng và tổ chức thuyết pháp với các chủ đề liên quan đến cuộc sống nhằm giúp tín đồ vận dụng giá trị nhà Phật vào đời sống hằng ngày của họ. Đây chính là chức tôn giáo quan trọng mà các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ đã tạo dựng và chuyển tải được vào trong đời sống tinh thần của cộng đồng tín đồ Phật giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng. Các chức năng này là chỗ dựa quý báu, giúp cho cộng đồng tín đồ vượt qua những bất trắc, khó khăn về mặt tinh thần trong đời sống hiện tại của họ, cũng là niềm an lạc cho chính bản thân khi mà họ thực hiện được đầy đủ những chức năng quan trọng trong niềm tin tôn giáo khi họ đến với ngôi chùa, nơi họ đặt niềm tin tôn giáo vào đó. 3.2. Chức năng cố kết và chia sẻ cộng đồng
Người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Đông Nam Bộ nói riêng, ngôi 173
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
chùa không chỉ giữ vai trò về mặt tôn giáo trong cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến nhiều phương diện khác trong đời sống văn hóa - xã hội. Trong cuộc sống, họ luôn hướng về ngôi chùa, xem ngôi chùa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chia sẻ cộng đồng và cố kết xã hội. Điều này được thể hiện trong các dịp lễ hội. Mỗi khi lễ hội được diễn ra tại chùa, tín đồ đến tham gia rất đông, không chỉ tín đồ Khmer sống trong khu vực gần chùa mà cả những người Khmer ở những tỉnh thành khác cũng đến dự, đặc biệt có cả người Kinh (Việt), Hoa cũng đến tham dự đông đảo, tạo nên sự cố kết cộng đồng tôn giáo chặt chẽ với nhau. Khi đến tham dự trong các lễ hội tại chùa Khmer, họ luôn cùng chung một hành vi; đó là hành vi tôn giáo, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong giáo lý của Phật giáo, cùng cúng dường chư tăng, cùng hồi hướng công đức đến với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cùng tạo phước báu cho bản thân và gia đình, cùng hướng thiện, cùng xây dựng một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Chính điều này tạo nên sự cố kết trong cộng đồng tôn giáo cũng như cộng đồng tộc người trong khu vực, tạo nên sự đoàn kết, tương thân, tương ái lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, như cùng hoan hỷ hỏi thăm sức khỏe và công việc lẫn nhau, động viên nhau khi biết có người đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong công việc, trong học tập và sau đó cùng tìm cách giúp đỡ để tháo gỡ khó khăn đó bằng cách cầu nguyện, tổ chức quyên góp kinh tài, vật chất… Đặc biệt công việc từ thiện, chia sẻ khó khăn trong cộng đồng là công việc không thể thiếu trong các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ. Trên tinh thần từ bi, trí tuệ và luôn đề cao tư tưởng hòa bình, hòa hợp, vị tha, nhân ái, hướng đến đời sống hòa đồng, tương trợ, nên tại các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ luôn thực hiện hạnh bố thí. Hạnh bố thí theo quan điểm của Phật giáo là sự chia sẻ nỗi đau với người khác, tạo điều kiện cho người khác vượt qua khó khăn và xây dựng một cuộc sống an vui hạnh phúc. Theo quan điểm của Phật giáo, thực hành hạnh bố thí là làm điều thiện giúp cho tình cảm con người hướng về cuộc sống chung quanh, hòa đồng với mọi người, tích phúc theo lời Phật dạy. Vì vậy, chùa Khmer ở Đông Nam Bộ luôn là nơi giúp đỡ người già neo đơn, cưu mang trẻ mồ côi hoặc con nhà nghèo không nơi nương tựa nuôi cho ăn học. Chư tăng trong chùa luôn gắn chặt với cuộc sống của người dân thông qua các hoạt động Phật sự, ngoài ra còn tham gia công tác giúp xóa đói giảm nghèo, vận động xây cầu làm đường, xây dựng cuộc sống mới, các hoạt động từ thiện xã hội, vận động thành lập quỹ khuyến học, vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, vận động hỗ trợ đồng bào nghèo… Hàng năm, vào các dịp lễ, tết… các chùa còn vận động quyên góp tiền, gạo, mì, nước tương, quần áo, thuốc trị bệnh và các vật phẩm khác để làm quà từ thiện cho các gia đình nghèo, neo đơn, gia đình thuộc diện chính sách… không chỉ trong cộng đồng Khmer mà còn cho các 174
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
tộc người khác trong khu vực. Đó chính là sự chia sẻ cộng đồng mà các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ đang thực hiện một cách hiệu quả theo đúng quan điểm hạnh bố thí của Phật giáo.
3.3. Chức năng giáo dục
Chùa của Phật giáo Nam tông Khmer là nơi thường xuyên tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, dạy chữ Pali, giáo lý Phật giáo cho chư tăng, tín đồ và trẻ nhỏ trong khu vực. Ngoài việc dạy chữ, các vị sư còn dạy giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, dạy về văn học, thơ ca, văn hóa tộc người… để người học vừa có thể tiếp cận được kinh sách, giáo lý tinh hoa của Phật giáo, vừa nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của tộc người. Việc giáo dục tại các chùa Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng và ở Nam Bộ nói chung trở thành truyền thống lâu đời. Các chùa sau khi hoàn thành, điều quan trọng trước tiên là tổ chức lớp học dành cho chư tăng và trẻ nhỏ trong cộng đồng. Các sư tổ chức dạy tiếng Khmer trong chùa, tiếng Pali, kinh Phật,… có nơi còn dạy thêm nghề cho thanh thiếu niên trong cộng đồng để họ có cơ hội sau này tham gia vào xã hội. Người Khmer rất xem trọng những ai có học thức, đặc biệt là học thức từ nhà chùa, bởi vì người được học từ nhà chùa là những người có đạo đức, được tiếp nhận bộ tri thức theo tiêu chuẩn của Đức Phật và theo đúng phong tục tập quán của cộng đồng. Họ sẽ là những người tiêu biểu, đại diện cho cộng đồng tộc người khi thực hành các văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, giáo dục tại các chùa Khmer rất được cộng đồng xem trọng. Theo truyền thống của người Khmer, người con trai cần có một thời gian vào tu học tại chùa nhằm mục đích báo hiếu và để hoàn thiện nhân cách, đạo đức, để học nghi lễ, học nghĩa, kinh sách, giáo lý… nhằm sau này trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội. Chính vì thế, từ lâu chùa Khmer ngoài vai trò tôn giáo, còn giữ chức năng là trung tâm giáo dục của cộng đồng, nên hầu hết các chùa ở Đông Nam Bộ đều có trường học và luôn tổ chức các lớp học cho chư tăng và các thành viên trong cộng đồng.
175
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
KẾT LUẬN Nếu so với những ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Đông Nam Bộ được xem là muộn hơn. Bởi do nhiều nguyên nhân, như quá trình định cư của người Khmer ở khu vực này có lịch sử khác với người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sự quần tụ của cộng đồng Khmer ở đây không đông. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; do ảnh hưởng của chiến tranh, bom đạn… Nhưng, sự xuất hiện của những ngôi chùa này đã nói lên được tầm quan trọng của chúng trong đời sống văn hóa, tôn giáo, xã hội của cộng đồng Khmer nói chung và cộng đồng Khmer ở Đông Nam Bộ nói riêng. Người Khmer vốn lấy Phật giáo Nam tông làm tôn giáo chính trong đời sống của họ. Mọi sinh hoạt liên quan đến văn hóa, kinh tế, xã hội… đều gắn chặt với niềm tin tôn giáo, hành xử theo quy chuẩn của tôn giáo. Nên có thể nói, cộng đồng Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Đông Nam Bộ nói riêng là cộng đồng Phật giáo Nam tông thuần khiết. Do đó, ngôi chùa và chư tăng trong chùa luôn được người dân xem trọng; luôn được xem như biểu tượng tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Người dân có thể sống trong sự khó khăn. Nhà cửa có thể chật hẹp. Bữa ăn có thể không đầy đủ… Nhưng ngôi chùa trong cộng đồng của họ thì nhất thiết phải có, phải được xây dựng chỉn chu, đẹp đẽ. Có thể thời gian xây dựng ngôi chùa lâu, nhưng phải luôn cố gắng có được một ngôi chùa tốt, rộng và đẹp theo truyền thống của người Khmer. Chính vì thế, các ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay, dù có thời
176
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
điểm khởi công xây dựng cách đây vài chục năm, hoặc mới khởi công vài năm… nhưng hầu hết đều đang trong quá trình hoàn thiện. Có nhiều ngôi chùa chỉ mới hoàn thành được sala tenne và các công trình phụ, chánh điện chưa khởi công hoặc đã khởi công nhưng vẫn còn rất dang dở. Có nhiều ngôi chùa đã xây xong chánh điện, nhưng các công trình khác vẫn đang tiếp tục. Do đó, có thể 17 ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ hiện nay vẫn đang như “một công trường xây dựng”. Tuy nhiên, không vì thế mà ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của cộng đồng trong những ngôi chùa này. Người dân vẫn đến để chiêm bái Đức Phật, nghe các sư giảng pháp, thực hành lễ nghi tôn giáo, học tập… và vẫn tiếp tục đóng góp cơ sở vật chất, công sức cho việc hoàn thiện ngôi chùa của họ. Hiện nay, sự tồn tại của các ngôi chùa Phật giáo Nam tông ở Đông Nam Bộ là sự nỗ lực của cộng đồng Khmer nói chung và người Khmer ở khu vực này nói riêng. Bên cạnh đó, còn có sự giúp sức, tạo mọi điều kiện thuận lợi của chính quyền các cấp để những ngôi chùa này được hoàn thiện. Các ngôi chùa này mặc dù có nhiều chùa vẫn còn đang xây dựng, nhưng có thể xem đây là những biểu tượng văn hóa, tôn giáo đặc trưng của người Khmer, góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc văn hóa tôn giáo của cộng đồng cư dân trong khu vực; và có thể xem là một trong những điểm đến thú vị, bổ ích cho những người yêu thích tìm hiểu, khám phá về văn hóa tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng của người Khmer trong khu vực Nam Bộ nói chung và ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng.
177
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh Lung. (2018). “Nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ”, nguồn: http://phatgiaonamtongkhmer.org/ (truy cập ngày 22/9/2019). 2. Đinh Lê Thư (chủ biên) (2015). Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đỗ Thanh (tài liệu Internet) (2017). Góp phần tìm hiểu cộng đồng người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. http://www.sugia.vn/portfolio/ detail/1726/gop-phan-tim-hieu-lich-su-cong-dongnguoi-khmer-o-xa-an-binh-huyen-phu-giao-tinhbinh-duong.html. 4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014). Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài nhánh “Chính sách đối với tổ chức, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ”, thuộc Đề án tổng thể cấp Nhà nước về Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 5. Ngô Văn Lệ (Chủ biên, 2017). Vùng đất Nam Bộ - tập VII - Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Đường (2013). Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Hậu Giang hiện nay. Luận văn Thạc sĩ.
178
Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ
7. Nguyễn Khắc Cảnh (1998). Phum sóc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Mạnh Cường (2002). Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Thủy (2001). Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ. 10. Nguyễn Thanh Xuân (2005). “Trở lại những quan điểm đổi mới về công tác tôn giáo của Nghị quyết 24”. Công tác Tôn giáo, số 2. 11. Nhiều tác giả. (2014). Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. 12. Phan An (2009). Dân tộc Khmer Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Tổng cục Thống kê. (2019). Số liệu thống kê năm 2018. NXB Thống kê. 14. Tổng cục Thống kê. (2020). Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. NXB Thống kê. 15. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011: 245. 16. Vương Xuân Tình (Chủ biên, 2017). Các dân tộc ở Việt Nam - tập 3 - Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
179
250.000