LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống hiện tại, con người, chúng sinh luôn luôn có một khái niệm nhất quán là mình đang hiện hữu, thế giới đang hiện hữu và tồn tại độc lập khách quan bằng những tư duy hữu ngã. Qua đó, theo quan điểm của Đạo Phật hay Duy Thức học đó là một ngộ nhận căn bản. Bởi vì, chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức là sản phẩm của năng lực tổng quát, năng lực ấy chính là Thức. Như vậy, mọi hiện tượng đã là phó sản của Thức, thì cơ bản là chúng không thật có. Nếu chấp là thật có, thì thành ra chấp Ngã và chấp Pháp. Một khi con người còn chấp Ngã chấp Pháp thì còn bị sinh tử luân hồi. Nói khác đi, nếu chưa đạt được lý Duyên sinh Vô ngã, thì không thể nhập Niết Bàn. Thế nên, mục đích của Đạo Phật, cũng như Duy Thức học là nhằm khai thị cho chúng sinh nhận rõ lý Vô ngã của vạn sự vạn vật trên thế gian này bằng Không Trí. Qua Không Trí sẽ thấy các pháp là giả là không, chứ không phải không có các pháp. Vì vậy, khi nhận rõ ngoài Thức không có thế giới vật lý và tâm lý, thì phải tiến thêm một bước nữa là không còn cho Thức là thật 1
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
có. Tại sao? Vì không còn chấp có chủ thể và đối tượng, vì các pháp là Chân không; nhưng là Diệu hữu hàm tàng trong lý Chân không ấy. Từ cơ bản nhận thức trên, Bồ tát Thế Thân đã sáng tác 30 bài tụng, gọi là Duy Thức Tam Thập tụng. Nội dung 30 bài tụng này không ngoài mục đích chỉ rõ lý Vô ngã cho con người, từ phạm vi nhận thức về chủ thể đến đối tượng và cuối cùng là chân lý giác ngộ cũng là Vô ngã, nhưng là Chân ngã. Chân ngã là Vô tướng, là thật tướng của các pháp. Như Long Tế Hòa thượng nói: “Khi không còn chấp tâm và cảnh, mới ngộ lý Sắc Không. Muốn biết thể tánh xưa nay, thì hãy nhìn mây trắng với non xanh”. Với những ý niệm cơ bản trên, là nền tảng để đi vào tìm hiểu nội dung Luận Duy Thức tam thập tụng gồm 3 phần trình bày về: - Duy thức Cảnh - Duy thức Tánh - Duy thức Quả TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2021 THÍCH THIỆN NHƠN Kính ghi 2
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
PHẦN TỔNG QUÁT (Tổng Luận)
I. LỊCH SỬ A. Tại Ấn Độ Đứng trên bình diện nguồn gốc sâu xa, thì Đức Phật là người đầu tiên đã trình bày lý Duy Thức Pháp Tướng trong các kinh. Tuy nhiên, đứng về mặt hệ thống hóa, triển khai và tập thành, thì Bồ tát Di Lặc, Vô Trước và Thế Thân là những vị có công đức rất lớn, được gọi là Tổ Sư. Về mặt lịch sử văn học tư tưởng thì tiền thân Duy Thức Pháp Tướng là Tông Du Già (Yogacàra). Tông Du Già y cứ vào tư tưởng, giáo nghĩa bộ Luận Du Già Sư Địa (Yogacàra - Bhumi). Luận Du Già do Bồ Tát Di Lặc đích thân trình bày tại Tịnh xá Đạo tràng, xứ AduĐà, Ấn Độ, vào cuối thế kỷ thứ 4 do Bồ tát Vô Trước thân thỉnh. Ngài Vô Trước đã tập thành bộ Luận Du Già Sư Địa, gồm 100 quyển, 15 địa, và truyền bá tư tưởng, giáo nghĩa Du Già, được gọi là Tông Du Già, chuyên giảng dạy về pháp Quán hạnh. 3
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Về sau, khi Bồ tát Thế Thân từ bỏ Tiểu Thừa, theo Đại thừa, Ngài đã hệ thống hóa những yếu điểm về Lý Duy thức trong Luận Du Già thành tư tưởng, học Lý Duy thức và truyền bá sâu rộng. Như vậy, kể từ đầu thế kỷ thứ 5, Tông Duy Thức được hình thành và thay thế hẳn Tông Du Già. Sau Bồ tát Vô Trước, Thế Thân có Ngài Trần Na, Vô Tánh, Ngài Hộ Pháp đệ tử Bồ tát Thế Thân, Giới Hiền đệ tử Ngài Hộ Pháp đã tiếp tục xiển dương giáo nghĩa Duy thức học tại Ấn Độ và truyền sang Trung Hoa. B. Tại Trung Hoa Trước khi Pháp Tướng Tông hình thành do Ngài Huyền Trang khởi xướng, thì đã có Tông Nhiếp Luận (Samparigraha). Tông Nhiếp Luận y cứ vào giáo lý, tư tưởng bộ Luận Nhiếp Đại Thừa (Mahayana - Samparigraha) do Ngài Vô Trước sáng tác vào đầu thế kỷ thứ 5, và đã được Ngài Chân Đế dịch sang Hán văn khoảng gần giữa thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Sau khi Ngài Huyền Trang nhập Trúc cầu pháp, tu học 17 năm tại Ấn Độ, đã tham học về Lý Duy thức với những Luận sư nổi tiếng như Giới Hiền v.v... Khi trở về nước, Ngài bắt đầu thuyết giảng truyền 4
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
bá tư tưởng Pháp Tướng quả bộ Luận Thành Duy Thức (Vijnãptimatratatrisiddhi). Luận Thành Duy Thức, là bộ Luận giải thích giáo nghĩa, học lý của Bộ Duy Thức Tam Thập Tụng (Vijnãptimatratatrisimsika) của Bồ tát Thế Thân sáng tác sau cùng vào cuối thế kỷ thứ 5, trước khi nhập diệt, đã được 10 vị Luận sư giải thích như Thân Thắng, Hỏa Biện, An Huệ, Hộ Pháp. Trong quá trình thuyết pháp, Ngài Khuy Cơ đệ tử Ngài Huyền Trang đã tập thành lại, thành ra bộ Luận Thành Duy Thức Thuật Ký. Như vậy, Tông Pháp Tướng (Tông Từ Ân) đã thực sự thay thế Tông Nhiếp Luận vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Sau Đại sư Khuy Cơ có Ngài Trí Châu, Huệ Trí truyền bá tư tưởng Duy Thức Pháp Tướng từ đời Đường cho đến thời đại Thái Hư Đại Sư cận đại. C. Tại Việt Nam Rồi Tông Duy Thức Pháp Tướng truyền sang Việt Nam và được tiếp tục truyền bá cho đến ngày nay, nhưng không còn mang tính hệ thống quy mô và truyền thừa như trước. Tuy nhiên, đã có nhiều bậc cao Tăng, Giáo sư, Cư sĩ phiên dịch và giảng dạy truyền bá giáo lý Duy Thức ở một mức độ giới hạn theo chương trình Phật học 5
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
của Phật Học Đường, Phật Học Viện và các Trường Phật Học v.v... như HT. Bích Liên, HT. Phước Huệ, HT. Trí Độ, HT. Trí Hải, HT. Huyền Cơ, HT. Thiện Hoa, CS. Lê Đình Thám, CS. Thiều Chửu v.v... II. DANH NGHĨA Duy Thức: Là một năng lực, là bản chất của tất cả pháp. Ngoài năng lực này ra không có một năng lực nào khác. Thời gian, không gian, vạn hữu vũ trụ, nhân sinh đều là kết quả của năng lực này. Những pháp phân biệt (chủ thể) và bị phân biệt (khách thể) đều nằm trong năng lực ấy, nên gọi là Duy Thức. Pháp Tướng - Luận Đại Thừa nghĩa chưởng nói: Tướng là thể trạng của các Pháp. Tuy nhiên, theo Duy Thức Pháp Tướng, Tướng các pháp có 3 dạng: 1. Thể tướng, tức là những tướng trạng có thật thể, là đối tượng của 5 thức như sắc, thinh, hương, vị, xúc. 2. Mạo tướng là hình sắc sự vật mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày. Theo Thành Duy Thức Thuật Ký, Mạo tướng có 3: a. Hiển sắc: màu xanh, vàng, đỏ, trắng v.v.... b. Hình sắc: các tướng dài, ngắn, vuông, tròn v.v... c. Biểu sắc: các động tác, sự di động v.v... 6
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Luận Du Già Địa Sư giải thích: Hiển sắc là các sắc biểu lộ rõ ràng, là đối tượng sở duyên của nhân thức. Hình sắc là sắc chất tích tụ, hợp thành những khối lượng hình thể. Biểu sắc là những sắc chất tích tụ tiêu biểu trạng thái sinh diệt liên tục. 3. Nghĩa tướng là các đối tượng nhận thức của Thức thứ 6, tức là độc ảnh cảnh (Pháp trần). Nói rộng hơn, đối tượng nhận thức của Thức thứ 7 và Thức thứ 8. Nếu phối với 3 cảnh, thì Tánh cảnh thuộc về Thể tướng; Đới chất thuộc về Mạo tướng; Độc ảnh cảnh thuộc về Nghĩa tướng. Nói khác đi, Nghĩa tướng thông cả Đới Chất và Độc ảnh cảnh. Mạo tướng thông cả Tánh cảnh và Đới chất cảnh. Tóm lại, phàm là một vật có đầy đủ 2 đặc tính, duy trì được tự tính và biểu thị được hình tướng, làm cho con người nhận thức được 2 đặc tính ấy đều được gọi là một Pháp, cho đến khái niệm về Không, ngoan Không vẫn là một pháp. Nên gọi là Pháp tướng. III. CƠ SỞ Y CỨ Theo truyền sử, Pháp tướng Duy Thức Tông, y cứ vào tư tưởng, giáo nghĩa của 6 bộ Kinh và 11 bộ Luận. a. 6 bộ Kinh: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Giải Thâm 7
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Mật, Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm, Kinh A Tỳ Đạt Ma, Kinh Lăng Già, Kinh Mật Nghiêm (Hậu Mật Nghiêm). b. 11 Bộ Luận: Du Già Sư Địa Luận, Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Tạp Lượng Luận, Nghĩa Đại Thừa Luận, Thập Địa Kinh Luận, Phân Biệt Du Già Luận, Biên Trung Biên Luận, Nhị Thập Duy Thức Luận, Quán Sở Duyên Luận, Tạp Tập Luận. Tuy nhiên, chúng ta có thể thêm: Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Phật Địa, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Bách Pháp, Luận Duy Thức Tam Thập Tụng, Luận Thành Duy Thức v.v... IV. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG DUY THỨC PHÁP TƯỚNG HỌC Đứng về mặt văn học và tư tưởng, nếu nói Bộ Luận Câu Xá là kết tinh giáo nghĩa của Hữu bộ, thì Luận Duy Thức Tam Thập Tụng là hệ thống hóa và kết tinh giáo nghĩa của Duy Thức Pháp Tướng Tông. Do đó, nghiên cứu tường tận giáo nghĩa bộ Duy Thức Tam Thập Tụng tức là tường tận giáo lý Duy Thức Pháp Tướng. Cho đến bộ Luận Thành Duy Thức, cũng chỉ làm sáng tỏ và chi tiết những vấn đề đã được trình bày trong Duy Thức 8
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tam Thập Tụng và để thành tựu hoàn toàn học Lý Duy Thức trên mọi bình diện. Do đó nội dung, tư tưởng, những học lý của Duy Thức Tam Thập Tụng là nội dung, học lý giải thích các Pháp từ hiện tượng tâm lý, vật lý, đạo đức cho đến quả vị tu chứng của Duy Thức Pháp Tướng. Qua đó, gồm có những nội dung, tư tưởng, học lý như sau: A. Về Bản Thể Luận - Tâm Lý Học Như trên đã trình bày, Tâm - Thức là bản thể. Do đó, Thức là cơ sở phát sinh các pháp thế gian và xuất thế gian. Như Kinh A Tỳ Đạt Ma nói: “Có một năng lực từ vô thỉ đến nay. Tất cả Pháp đều y cứ vào đấy. Từ đó có ra các cõi và Quả Niết bàn chứng đắc”. Hay nói khác hơn, chính là Thức năng biến thứ nhứt - Thức A Lại Da và các Thức Tâm Vương khác. Tuy nhiên, năng lực chính vẫn là Thức. Vì thế, năng phân biệt hay sở phân biệt cũng đều là Thức. Thức trực giác phân biệt chính nó, và trực giác phân biệt trong một năng lực tổng thể vô tận, sâu thẳm và mầu nhiệm ấy. Vì thế, Bát Thức Quy Củ Tụng nói: “Mênh mông 3 Tàng không cùng tận. Thẳm sâu 7 Thức chuyển vô ngần”. Kinh Lăng Già cũng khẳng định: 9
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
“Biển Tàng Thức thường trú Bị gió cảnh giới làm động Có ra những lượn sông Thức Chúng đua nhau phát sinh” Trên cơ sở ấy, chân lý tuyệt đối chính là bản thể thanh tịnh lý tướng. Nó Không phải là hai, mà chính là mặt vô tướng của các pháp. Thế nên Kinh Lăng Già nói: Tâm ý thức 8 thức. Về mặt Tục đế thì có 8. Về mặt Chân đế thì không. Vì không có nặng tướng và sở tướng. B. Vấn đề Duyên Khởi Kế thừa tư tưởng A Lại Da duyên khởi, do Mã Minh Bồ tát đã trình bày (cuối thế kỷ thứ 4) trong Luận Đại Thừa Khởi Tín, thì vào thế kỷ thứ 5 sau TL, Vô Trước và Thế Thân đã trình bày thuyết Chủng Tử Duyên Khởi, hay A Lại Da Duyên khởi trong học Lý Duy Thức. Như kệ tụng nói: “Do Thức Nhứt Thiết Chủng, cứ vận động như thế. Trong quá trình vận động, mà các Pháp phát sanh”. Hay nói rõ hơn, Kinh Lăng Già giải thích: “Ví như một biển lớn Các lượn sóng phát sinh 10
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Đây do gió gây nên Liên tục không gián đoạn” Như vậy, Pháp tướng Duy Thức Tông chủ trương vạn hữu vũ trụ được hình thành là theo lý duyên khởi. Và chính chủng tử duyên khởi, hay A Lại Da duyên khởi mà các pháp được hình thành, tồn tại và phát triển trong một năng lực chung là “Thức”. C. Vấn đề nhận thức 1. Trình độ nhận thức: Cơ sở nhận thức là 8 thức Tâm vương. Nhưng chủ yếu là 6 thức trước. Về trình độ nhận thức có 4 loại: Không biến không kế: Tức chỉ cho 5 thức trước, vì chúng chỉ có tánh cảnh hiện lượng. Như Bát Thức Quy Củ tụng nói: “Tánh cảnh, hiện lượng thông tam tánh”. Có kế nhưng không có biến: Tức chỉ thức thứ 6. Vì có 5 trường hợp Thức thứ 6 không hiện hữu là sinh về cõi Trời Vô tưởng, 2 định vô tâm, ngủ mê và chết giấc. Có biến và có kế: Tức Thức thứ 7. Vì Thức thứ 7 luôn luôn phân biệt chấp ngã, chấp pháp một cách trực giác và vi tế trong mọi trường hợp và mọi cảnh giới. Không kế mà chỉ có biến: Tức chỉ cho Thức thứ 8 11
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
và các Thức đã chuyển thành Trí vô phân biệt. Như ánh sáng mặt trời, chỉ có chiếu cùng khắp mà không có biến kể phân biệt. 2. Nhận thức về các Pháp: Trên cơ sở trình độ nhận thức: Đối với các Pháp có 3 dạng nhận thức có và không. a. Tự tính chấp ngã: Là vong hữu, do sự nhận thức sai lầm của Thức thứ 6. Như nhận lầm sợi dây cho là con rắn. Hoặc tưởng tượng ra lông rùa sừng thỏ v.v... Luận Thành Duy Thức nói: Ban ngày đi thấy sợi dây, chính sợi dây là dây gai. Ban đêm đi thấy sợi dây cho là con rắn. Trên sợi dây lầm cho là rắn là do trí loạn. Chẳng lẽ sợi dây lại sanh ra rắn được hay sao? Như vậy con rắn là không có thật. b. Tự tính pháp duyên sanh: Các pháp hình thành là do nhiều yếu tố. Do đó, thấy được lý duyên sanh của các pháp, thì thấy được pháp tánh. Như Trung Luận nói: “Nếu không có pháp duyên khởi, thì không có các pháp. Do có Pháp duyên khởi, nên các pháp hình thành”. Nhưng trên bình diện nhận thức đây chỉ là tương đối có, vì do các duyên hòa hợp sanh, nên là giả. c. Tự tánh Viên Thành thật: Tức là tánh chân thật hằng hữu của các Pháp. Nói như thế có nghĩa là xa lìa 12
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
được biến kế, thấy được lý Y tha duyên khởi, thì phần nhiễm không còn, phần tịnh xuất hiện, là pháp thật có, là trung đạo. Và từ đó, mà thành lập 3 sự nhận thức các pháp là không. Tính chấp Ngã Pháp không, chính là tướng không. Tự tính pháp duyên sinh không, là không phải tự nhiên sanh, còn gọi là sinh không. Tánh Viên Thành thật không, là Thắng nghĩa không, vì không còn Ngã chấp, Pháp chấp. Do diệt hết phần giả, pháp chơn xuất hiện, diệt hết phần nhiễm, phần tịnh xuất hiện, nên chơn cùng là giả là không. Như kinh Lăng Nghiêm nói: “Chơn tánh hữu vi không. Duyên sanh cố như huyền. Vô vi vô khởi diệt. Bất thật như không hoa. Nhân vọng hiên như chơn. Vọng chơn đồng nhị vọng. Chân, phi chơn bất thật vân hà kiến sơ kiến?”. D. Vấn đề nhân sinh và vũ trụ Theo quan điểm của Duy Thức, Pháp Tướng về vũ trụ, chính do tất cả chủng tử và năng lực. Năng lực chướng ngại, năng lực viêm nhiệt, năng lực lưu nhuận, năng lực di động. Do 4 năng lực của thức mà chúng sinh thấy có chướng ngại, di động v.v... Nơi khác gọi là Tính 13
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
cứng (địa đại), tính nóng (hỏa đại), tính ướt (thủy đại), tính di động (phong đại). Trên cơ sở ấy, thế giới vật chất hình thành theo lý duyên khởi: “Cái này có, thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh”. Như kệ tụng nói: “Do nhứt thiết chủng thức. Như thị như thị biến. Dĩ triển triển lực có. Bỉ bỉ phân biệt sanh”. Đồng quan điểm, kinh Lăng Nghiêm nói: “Này A Nan! Tất cả san hà, đại địa cỏ cây hoa lá v.v... đều là vật hiện lên trong chân tâm của ông. Tất cả nhân quả thánh phàm, các pháp thế, xuất thế gian đều do tâm mà thành thể”. Về con người, chính do năng lực chủng tử thiện ác, trên cơ sở ấy, hình thành 3 cõi và các loài chúng sinh nối tiếp nhau. Nói khác đi, do nghiệp thức cộng với 4 năng lực tiềm tàng và luôn luôn ở trong quá trình vận động, khi đủ duyên thì chúng hiện, để có ra một chúng sinh (dị thục quả) trên cơ sở nhân quả, đạo lý nhân quả được duy trì liên tục và mãi mãi về sau, khi nào nhân quả của giải thoát đã thành tựu hoàn toàn, thì chủng tử vô lậu sẽ là nhân quả của sự giải thoát, không còn sinh tử luân hồi, thành Phật. E. Vấn đề tu chứng 14
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Đứng về phương diện Pháp tánh vô tướng thì không có vấn đề nhiễm tịnh phàm thánh. Khi nào đứng về mặt Pháp tướng y tha duyên khởi thì mới có sự phân chia nhiễm tịnh và phàm thánh. Do đó, có vấn đề tu chứng. Quá trình tu tập về Duy thức quán, theo Kinh Luận ước định và tạm chia làm năm giai đoạn, gọi là năm địa vị tu hành: 1. Tư lương vị 2. Gia hành vị 3. Thông đạt vị 4. Tu tập vị 5. Cứu cánh vị 1. Địa vị tư lương: Trên con đường dài đi đến chứng quả Duy thức, Tư Lương Vị là những người mới sắm sửa hành trang lương phạn đế tiến bước lên đường Hành giả tập tu Duy thức mong cầu chứng được thật tánh Duy thức. Song phần tri kiến và phần đối tượng còn tiềm tàng mai phục trong Tâm thức, cho nên năng, thủ sở thủ là chướng ngại vật đối với vị này. Như Cổ Đức nói: 15
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
“Từ nay cõi thánh bước lần (Ngã - Pháp) Bồ đề thêm lớn, muôn phần cao xa (Pháp) Được vào trong pháp vương gia (Ngã - Pháp) Đủ duyên, đủ phước nghe qua pháp mầu (Ngã Pháp)” 2. Địa vị gia hạnh: Gia hạnh có nghĩa là gia công hơn nữa trên đường tu tập cầu trụ Duy thức tánh. Cái chướng ngại làm cho Duy thức tánh chưa hiển lộ được là “chút đối tượng”, nghĩa là cho rằng mình có “chứng đắc” Duy thức tánh. Như Xuyên Thiền Sư nói: “Đầu sào trăm thước đứng vững chân Lý tuy đã ngộ, vẫn chưa chân Đầu sào trăm thước, thêm một bước Mười phương thế giới hiện toàn chân” Căn cứ quá trình tu tập từ thấp đến cao, Duy thức học ước định chia Vị Tư Lương thành ba mươi vị là: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Vị gia hạnh chia làm bốn là: Noãn, đảnh, nhẫn và Thế đệ nhất. Hai vị này được gọi bằng thuật ngữ: “Tam tư lương, tứ gia hạnh”, để chỉ cho những vị thứ của những người thành tựu viên 16
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
mãn công phu tu tập của giai đoạn A tăng Kỳ thứ nhất. 3. Địa vị thông đạt: Thông đạt vị cũng gọi là vị kiến đạo. Vị này bước qua ngưỡng cửa A tăng kỳ thứ hai. Họ thấy một phần chân lý do công phu diệt trừ năng thủ và sở thủ. Đến đây, được gọi là “Thật trụ Duy thức Tánh”. Tuy nhiên, cái tác dụng chuyển y phải chờ đến địa vị “Tu tập” mới đạt đến chỗ công viên quả mãn. Bởi lẽ, mới diệt trừ được tác dụng năng thủ sở của ý thức phân biệt, còn chủng tử câu sành cần phải đến địa vị “Vô công dung hạnh” mới dứt hết năng thủ sở câu sanh. 4. Địa vị tu tập: Không phải Tư lương, Gia hạnh và Thông đạt, ba vị này không có tu tập. Theo quan điểm của Đại thừa Phật giáo, thì quả phải là quả cứu cánh Vô thượng Bồ đề mới là đạt mục đích yêu cầu tối hậu. Cho nên tu tập phải là tu tập cái nhơn cứu cánh Vô thượng Bồ đề. Sự tu tập của ba địa vị trên chỉ là bước đầu. Quả cứu cánh Vô thượng Bồ đề còn đòi hỏi nhiều công phu diệt trừ chủng tử phiền não, sở tri, câu sanh ngã pháp chấp. Thế nên, cuộc hành trình quyết liệt, cuộc chiến đấu tu tập kiên trì của Thập địa Bồ tát từ Sơ địa đến Thập địa, suốt hai A tăng kỳ thứ hai và thứ ba, chỉ có nhân tu tập ấy mới kết được 17
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
cái quả Cứu cánh Vô thượng Bồ đề. Vì thế, giai đoạn tu hành này được gọi là “Tu tập vị”. Theo quan điểm của Đại thừa Phật giáo, Câu sanh ngã chấp và câu sanh pháp chấp đến địa vị tu tập mới diệt trừ hoàn toàn, được trí xuất thế gian, khởi tác dụng chuyển phiền não chướng thành Đại Niết Bàn, chuyển sở tri chướng thành Đại Bồ đề, gọi đó là hai quả chuyển y. Như Cổ Đức nói: “Ví như người gỗ vô tình. Tâm không, cảnh tịch thinh thinh một mầu. Lo gì Giác đạo cao sâu. Tự nhiên sẽ được mong cầu làm chi”. 5. Địa vị Cứu cánh: Từ nhân là địa vị tu tập kết thành quả cứu cánh Vô thượng Bồ đề, gọi là Cứu cánh vị. Đến địa vị này là đạt được cảnh giới vô lậu, không còn sanh tử phiền não khổ đau. Cảnh giới vượt suy tư và ngôn ngữ, cảnh giới thanh tịnh hoàn toàn, cảnh giới chân như không sanh diệt, cảnh giới không có bức não, cảnh giới của bậc giải thoát không còn phiền não chướng. Cảnh giới Đại tịch diệt, không còn sở tri chướng của bậc cứu cánh vô thượng Bồ đề, cảnh giới của Pháp thân thanh tịnh vô thỉ vô chung. Đây là kết quả cuối cùng của quá trình tu tập Duy thức quán. Như Kinh Phật Địa nói: “Vô cấu thức của Như Lai 18
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Đây là cảnh giới vô lậu Giải thoát hai thức chướng Cùng viện cảnh trí tương ưng” Tóm lại, quá trình tu chứng theo Duy thức học gồm có 3 A tăng kỳ kiếp. A Tăng kỳ thứ nhất, từ sơ phát tâm Bồ đề đến mãn Tam thiền tức Tư Lương, Gia hạnh vị. A tăng kỳ thứ hai và thứ ba gồm Thập địa Bồ tát và Đẳng giác, tức Thông Đạt vị, Tu tập và Cứu cánh vị.
19
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
NỘI DUNG
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG A. DUY THỨC TƯỚNG (CẢNH) Trình bày lý do nói có Ngã – Pháp: 1/2 - kệ 1 Trình bày tổng quát Thức thứ 8:
1/2 kệ 1 - kệ 2
Trình bày Thức Năng Biến thứ 1: 1/2 kệ 2 - kệ 4 Trình bày Thức Năng Biến thứ 2: kệ 5 - 7 Trình bày Thức Năng Biến thứ 3: kệ 8 - 16 Trình bày lý do có sự phân biệt :
kệ 17 - 18
Trình bày lý do có Chúng sinh và thế giới: kệ 19 B. DUY THỨC TÁNH Trình bày 3 tự tính:
kệ 20 - 22
Trình bày 3 vô tính:
kệ 23 - 24
Trình bày Duy Thức Thật Tánh:
kệ 25
C. DUY THỨC VỊ
20
Tư Lương vị:
kệ 26
Gia Hành vị:
kệ 27
Thông Đạt vị:
kệ 28
Tu Tập vị:
kệ 29
Cứu Cánh vị:
kệ 30
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
TIỂU SỬ TÁC GIẢ Tác giả Luận Duy Thức Tam Thập Tụng là Bồ tát Thế Thân, còn gọi là Thiên Thân. Tiếng Phạm là Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu). Thiên Thân có 3 anh em. Anh cả lấy biệt hiệu là Vô Trước (Asanga), người em út lấy biệt hiệu là Tỷ Lân Trì Bạt Đà (Virincitara = Mẫu Nhi). Còn Thiên Thân (Vasubandhu) chính là húy danh và cũng là tên họ của 3 anh em ngài. Ngài ra đời sau Phật nhập diệt 900 năm (khoảng thế kỷ thứ III trước TL), tại nước Phú Lâu Sa Phú Na (Trượng An Purasapuna), Bắc Thiên Trúc. Theo Thiên Thân truyện ký, Ngài thuộc dòng dõi Tỳ Nữu Thiên (Vishinu), em của Thiên Đế Thích (Sakkha Deva). Do cha mẹ Ngài cầu khẩn với Thế Chủ Thiên Thân Ái, nên hạ sanh Ngài, do đó đặt tên là Thiên Thân. Thuở nhỏ xuất gia tại xứ Kiên Đà Là (Gandhara), tu học theo giáo lý Tiểu thừa (Hữu Bộ) quán triệt tâm nghĩa Luận Tỳ Bà Sa, và thuyết giảng trong đại chúng, cứ mỗi ngày khi giảng xong một đoạn Tỳ Bà Sa, thì Ngài tóm tắt thành một bài kệ, tổng cộng có 600 bài, tập hợp lại 21
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
gọi là Câu Xá Kệ tụng, còn có tên khác là Luận Câu Xá, hiện lưu truyền trong Tam Tạng giáo điển Phật giáo. Về sau được sự cảm hóa của anh là Vô Trước, Ngài nghiên cứu thâm ngộ giáo lý Đại Thừa, và chuyển hướng sang Đại Thừa. Ăn năn những tội lỗi phỉ báng Đại thừa, xiển dương giáo nghĩa Tiểu thừa trước đó. Ngài định cắt lưỡi tạ tội. Vô Trước Bồ tát nói: “Lưỡi tự nó không tạo nên tội, tội là do tâm. Nhưng trước đây đã dùng nó để xiển dương giáo nghĩa Tiểu thừa, thì giờ đây, chỉ cần dùng nó để truyền bá, tán thân giáo lý Đại thừa là đủ”. Ngài Thế Thân tỏ ngộ được thâm ý ấy. Từ đó về sau, Ngài sáng tác và truyền bá giáo lý Đại thừa một cách tích cực. Các tác phẩm của Ngài gồm có: - Câu Xá Luận Tụng - Câu Xá Luận Thích - Nhiếp Đại Thừa Luận - Thập Địa Kinh Luận - Diệu pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá - Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá - Chuyển Pháp Luân Kinh 22
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận - Lục Môn Giáo Thọ Tập Định Luận - Duy Thức Nhị Thập Tụng - Duy Thức Tam Thập Tụng - Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn - Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn, Phật Tánh Luận v.v... Tương truyền rằng, khi theo Tiểu thừa, Ngài sáng tác 500 bộ luận, và sau khi chuyển sang Đại thừa, Ngài cũng đã sáng tác 500 bộ luận, nên người đời gọi Ngài là “Thiên Bộ Luận Sư”. Sau hơn 50 năm hoằng pháp lợi sanh, công viên quả mãn, Ngài nhập diệt ở nước Ayodhya (A Du Đà) Bắc Ấn, hưởng thọ 80 tuổi.
23
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
PHẦN GIẢNG YẾU Bài số 1
I. TRÌNH BÀY VỀ DUY THỨC TƯỚNG (CẢNH) VÀ THỂ A. Nêu lý do và danh từ về 3 Thức năng biến 1. Nguyên văn: Nhược duy hữu Thức Văn hà thế gian Cập chư Thánh giáo Thuyết hữu Ngã pháp? Do giả thuyết Ngã pháp Hữu chủng chúng tướng chuyển Bỉ y thức sở biên Thử năng biến duy tam Vi dị thục, tư lương Cập liễu biệt cảnh thức 2. Nghĩa là: 24
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Nếu như chỉ có thức? Thì tại sao thế gian Và trong các Thánh giáo Đều nói có Ngã pháp? Đáp: Do giả nói Ngã pháp Có các thứ tướng chuyển Chúng y thức biến ra Thức năng biến có 3 Là Dị thục, Tư lương Và Thức liễu biệt cảnh. 3. Lược giảng: Theo nguyên tắc lý luận, nhất là Nhân Minh Luận, trong các lỗi, phải tránh lỗi tương vi (mâu thuẫn). Nếu phạm một trong những lỗi tương vi thì lập luận không thành. Vì vậy, ngoại đạo đã nêu 2 lỗi tương vi của Duy thức Pháp tướng tông. Đó là, Thế gian tương vi, vì thế gian công nhận có Ngã và Pháp. Thánh giáo tương vi, vì trong Phật pháp cũng có đề cập đến Ngã pháp. Trên cơ sở lý luận ấy, nếu thế gian sai, thì Duy thức 25
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tông đúng. Ngược lại, Duy thức tông đúng, thì thế gian sai? Vấn đề này Luận chủ giải quyết như thế nào? Vấn đề là Luận chủ, đại diện Duy thức tông, không phủ nhận Ngã pháp. Nhưng chỉ khẳng định chúng là giả có, và chỉ Thức là thật có. Vì tất cả Ngã, Pháp đều do một năng lực duy nhất phát sinh là Thức. Thành ra, dù năng phân biệt (Ngã) Chủ thể nhận thức, Sở phân biệt (Pháp) đối tượng nhận thức, cũng không ngoài năng lực ấy. Vì Thức là bản thể của tất cả vạn hữu vũ trụ, thời gian, không gian, nhân quả Thánh, Phàm, thế gian và xuất thế gian v.v... Đứng về mặt giả, Thành Duy thức Luận phân làm 2: a. Vô thể tùy hình giả, nghĩa là các pháp hoàn toàn không có thật thể, nhưng chúng sanh chấp là có thật. b. Hữu thể thi thiết giả, nghĩa là giả nói, giả lập danh ngôn các pháp mà thôi, kỳ thực không có thật. Tại sao? Vì theo Phật pháp, Ngã thế gian như Luận Trí Độ đề cập có 16: Hữu tình, thọ mạng, ý sanh, ma nạp phược ca, sát thủ thú, sĩ phu, dưỡng dục, chủng số, tác giả, khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả, tri giả, kiến giả v.v... Ngã Phật pháp như 4 quả, 52 vị Hiền Thánh v.v... nhất thiết phải đầy đủ 5 tính chất: 26
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Chủ tể: Không bị chi phối, lệ thuộc vào một thế lực nào. - Tự tại: Như như bất động. - Cát đoán: Chính nó là như thế, không một lý do sự kiện nào làm thay đổi được. - Thường trụ: Vĩnh cửu, thường hằng. - Bất biến: Vô thỉ, vô chung, bất sinh bất diệt. Nếu thiếu một trong những tính chất ấy, thì dù cho 4 quả Thánh, 52 địa vị, Đức Phật Thích Ca, Ca Diếp v.v..., cũng là không có thật, huống là con người, bản ngã, một chủ ngữ đại danh từ giả hợp, dựa trên danh ngôn và yếu tố tâm lý, vật lý tổng hợp thành. Như Phó Đại Sĩ nói: “Ngã, nhân chúng sanh và thọ giả. Chỉ hư danh được thành lập trên 5 uẩn. Như lông rùa không thật. Tợ sừng thỏ vô hình”. Về Pháp cũng thế, vạn hữu vũ trụ, thời gian, không gian bao hàm 2 đặc tính, biểu thị được tự tính và hình tướng của nó, mà bất cứ ai khi sử dụng khả năng nhận thức đều có thể biết được, cho đến khái niệm về không, lông rùa sừng thỏ v.v... vẫn là một Pháp. Tuy nhiên, đối với Phật pháp, cứu cánh vẫn không có pháp gì, dù là pháp thế gian, hay xuất thế gian. Như 27
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Đức Phật dạy: “Pháp pháp bổn vô pháp. Vô Pháp pháp diệc Pháp. Kim phú vô pháp thời. Pháp pháp hà tằng pháp” (Pháp mà gọi là pháp. Nó vốn là pháp không. Dù là pháp không, nhưng vẫn là một pháp. Nay Như Lai trao cho Ông Pháp không. Nhưng Pháp không và pháp có, xưa nay chưa hề có pháp nào?). Như vậy, cho đến Pháp xuất thế gian là Tứ đế, Lục độ, 5 uẩn v.v... Niết bàn chân như, quả vị vô thượng Bồ đề còn không thật có, huống là sơn hà đại địa, năng kiến tướng, sở kiến tướng có thật hay sao? Nhưng như trên đã nói, là do giả thi thiết, tạm gọi là pháp, kỳ thực không có gì là pháp cả. Tuy nhiên, đứng về mặt hiện tượng, chúng sinh vọng thấy có ngã pháp, thì Đức Phật cũng như Phật pháp tùy theo chúng sanh nói có ngã pháp. Như kinh Mật Nghiêm nói: Vì đối trị ngu phu chấp có thật ngã, Pháp cai do thức biến ra giả gọi là ngã pháp. Thành thử, một khi đã có giả ngã, giả pháp, tức có đối tượng, thì dĩ nhiên phải có một năng lực phát sinh, năng phân biệt (chủ thể, bản ngã), sở phân biệt (đối tượng). Đó là năng lực thức, năng lực phát sinh này có 3: 1. Dị thục thức, là thức thứ 8, đây là đứng về mặt quả tướng để xác lập danh nghĩa. 2. Tư lương thức, là thức thứ 7, đây là đứng về mặt 28
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
suy lường, chấp kiến phần thức thứ 8 làm ngã, để xác định ý nghĩa. 3. Liễu biệt cảnh thức, là 6 thức trước nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức. Đây là đứng trên bình diện soi rọi, phân biệt, nhận thức về đối tượng để lập danh. Theo Luận Thành Duy thức, dù có 3 Thức năng biến, nhưng không ngoài 2 nghĩa: 1. Nhân năng biến (bản thể luận). Nghĩa là tất cả tập khí Đẳng lưu nhân, dị thục nhân chuyển biến phát sanh hiện hành các Pháp thế và xuất thế gian. Nói khác đi, do tất cả chủng tử nhân duyên theo duyên phát sinh hiện tượng, năng phân biệt và sở phân biệt (quả). Vì đối với Quả nên gọi là Nhân. 2. Quả năng biến, tức là Nhân sinh và Tri thức luận. Vì do năng lực của 2 thức tập khi đẳng lưu và Dị thục nhân, mà 8 thức và các thứ tướng (Năng kiến tướng và sở kiến tướng, các uẩn, xứ, giới v.v...) phát sinh. Ở đây, đứng trên cơ sở pháp duyên sinh, chớ không phải đứng về mặt bản thể. Nghĩa là đứng ở góc độ Quả đối với Nhân mà nói, nên gọi là Quả năng biến. Tóm lại, các pháp là không có thật, nhưng vì chúng sinh vọng chấp, nên có ngã pháp phát sinh. Như Kinh 29
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Mật Nghiêm nói: “Như người ngu phân biệt. Ngoại cảnh đều là không. Do tập khí nhiểu loạn tâm. Mà dường như các Pháp do tâm sinh”. Thế nên, vấn đề căn bản của Đạo Phật cũng như Duy Thức học là phá Ngã chấp, Pháp chấp. Nếu còn Ngã chấp và Pháp chấp thì không giác ngộ giải thoát thành Phật. Trái lại, nếu không còn Ngã chấp, Pháp chấp tức Vô ngã thì được giải thoát, chứng Duy Thức tánh, thành Phật. Cho nên, Long Tế Hòa thượng nói: “Khi không còn chấp Tâm và Cảnh mới ngộ lý sắc không. Muốn biết bản lai thể, kia mây trắng vơn non xanh”. 3. Đại ý: - Luận chủ mượn lời của người ngoài để nêu lên vấn đề Ngã - Pháp. - Giải thích lý do nói có Ngã - Pháp. - Trình bày tổng quát 3 năng lực biến hiện của Tâm thức.
30
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 2 B. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA THỨC NĂNG BIẾN THỨ NHẤT 1. Chánh văn: Tuy dĩ lược thuyết Tam Năng Biến Danh, Nhi vị năng biệt Tam Năng Biến Tướng. Thả Sở năng biến kỳ tướng vân hà? Tụng viết: Sở A lại da thức, Dị thục, nhất thiết chủng Bất khả tri chấp thọ, Xứ, liễu thường dữ xúc. Tác ý thọ tưởng, tư Tương ưng duy xả thọ Thị võ phú vô ký Xúc đẳng diệc như thị Hằng chuyển như bộc lưu A La Hán vị xả. 2. Nghĩa: 31
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Dù đã lược nói tên của 3 Thức Năng biến, nhưng chưa nói rộng cái tướng của chúng. Vậy Thức Năng biến thứ nhất, tướng của nó như thế nào? Đáp: Thứ nhất A lại da Dị thục, Nhất thiết chủng Không thể biết chấp thọ Xứ, liễu, thường cùng xúc Tác ý thọ tưởng tư Chỉ tương ưng xả thọ Tánh vô phú vô ký Xúc vân vân cũng thế Hằng chuyển như thác nước Quả A La Hán không còn. 3. Lược giảng: Thức Năng biến thứ nhất, bản thân nó bản thể của vạn hữu vũ trụ, là hiện tượng của sự hiện hữu và nguyên nhân của sự hiện hữu. Do đó, vai trò và tác động của nó rất quan trọng trên các mặt nhân sinh, vũ trụ, tâm đạo đức và siêu hình học. 32
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Theo Luận Thành Duy thức học ký để giải vấn đề này được minh bạch, phải chia làm 10 môn. 1. Tự tướng môn (Bản thể môn): Thức năng biến thứ nhất có nhiều tên nhưng đại loại có 3, vì 3 tên này tiêu biểu cho 3 vấn đề trọng đại của Duy thức học, cũng như triết học. Tự tướng, cũng gọi là tự thể. Luận Thành Duy thức lý giải: “Tự tướng là tướng của tự thể. Cũng như tướng của hư không, tướng của biển cả, trong biển cả có những tiềm năng vô tận và đặc biệt”. Tự tướng, tự thể có 3 tướng là Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. a. Năng tàng: Thức năng biến thứ nhất có công năng hàm tàng (năng) tất cả chủng tử và sự hiện hữu của các pháp (sở). Cũng như quả đất có công năng hàm tàng, duy trì và phát sinh vạn vật. Như Cổ Đức nói: “Tâm hàm vũ trụ. Đạo quán cổ kim”. Nói rõ hơn “Không một pháp nào không từ tâm này mà lưu xuất. Không một pháp nào cuối cùng không trở về đây” (Kinh Hoa Nghiêm). Về mặt tự thể, kinh Lăng Nghiêm nhấn mạnh: “Tất cả san hà đại địa, cỏ cây hoa lá, đều là vật hiện lên trong chân tâm. Tất cả nhân quả Thánh phàm pháp thế và xuất thế gian đều nhân tâm mà thành thể”. 33
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
b. Sở tàng: Thức năng biến thứ nhất là môi trường chứa đựng chủng tử và sự hiện hữu của các pháp. Nói như thế có nghĩa là, Thức năng biến là sở, mà chủng tử và các pháp hiện hữu là năng. Thực vậy, Nếu không có năng lực duy trì và môi trường lưu trữ, thì tất cả chủng tử hành động, tạo tác và sự hiện hữu của các pháp không thể tồn tại. Ngay cả kinh nghiệm, nhận thức, thấy biết của con người. Nếu có, nếu còn, tức nhiên phải có môi trường và cơ sở lưu trữ. Như khế kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp. Khi đã tạo nghiệp thì không mất. Nhân duyên đầy đủ rồi. Quả báo mình phải thọ” (Kinh Nhất Thiết Hữu). c. Ngã ái chấp tàng: Thức năng biến thứ nhất là cơ sở phát sinh sự nhận thức phân biệt trực giác về tướng phần và trực giác kiến phần. Nói như thế có nghĩa là khi đã nói trực giác kiến phần, trực giác tướng phần thì phải có sở trực giác kiến phần và sở trực giác tướng phần. Trong phạm vi ý nghĩa này, chỉ nói về ý nghĩa năng trực giác kiến phần và sở trực giác kiến phần. Có nghĩa là tâm duyên tâm, duyên một cách trực giác và trực tiếp. Tại sao? Vì do sự chấp trước phân biệt của sai lầm thức thứ 7, mà chính đây là điều kiện nhiễm ô, hư vọng phát khởi đầu tiên. Như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm lại 34
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
chấp tự tâm. Tự tâm không phải là pháp huyễn. Vì do sự chấp trước sai lầm, nên cả 2 thành pháp huyễn”. Cũng vậy, Thức năng biến thứ 2, do Thức năng biến thứ nhất sinh. Nhưng trở lại chấp trực giác kiến phần của Thức năng biến thứ nhất làm cái của mình và cho tự ngã, thành ra có năng sở, bỉ thử, ngã pháp phát sinh, gọi tắt là Ngã ái chấp tàng. Do đó chúng sinh tạo nghiệp, bị che mờ chân tánh, và bị sinh tử luân hồi. Tóm lại, có thể định vị là trực giác kiến phần Thức năng biến thứ nhất là sở. Trực giác kiến phần Mạt na (Thức năng biến thứ hai) là năng. Nói chí lý hơn: Mạt na là năng nhiễm ô, và A lại da là sở nhiễm ô. Nhưng đặc biệt ở đây chỉ đề cập đến phần năng sở nhiễm ô của thức năng biến thứ nhất. 2. Quả tướng môn: Thức năng biến thứ 2 có 2 trường hợp để xác lập danh xưng. Tổng báo là dị thục quả; Biệt báo là dị thục sanh. Năng lực đưa đến dị thục quả và dị thục sanh là dị thục thức. Nói như thế, có nghĩa là sự vận động của thức này từ nhân đến quả, từ chủng tử ra hiện hành, phải trải qua 3 sự kiện thời gian, hình thái và nhân quả. Đó là: 35
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
a. Dị thời: Nghĩa là khi thọ quả, nhân quả không nhất thiết phải đồng thời. b. Biến dị: Nghĩa là nhân quả luôn luôn vận động, vô thường. Do đó, không phải vĩnh viễn nhân sao quả vậy. c. Dị loại: Nghĩa là tạo nghiệp thì có nhân thiện ác, nhưng khi thọ quả báo thân, thì vô ký. Do đó, có tên là dị thục thức. Về địa vị, dị thục thức có 3 vị: a) Ngã ái chấp tàng hiện hành vị: Tức là ở địa vị hàng thất địa Bồ tát trở về trước. Nhị thừa hữu học và tất cả dị sanh thì gọi là A lại Da thức. b) Thiện ác nghiệp quả vị: Tức là ở địa vị Bồ tát kim cang tâm, giải thoát đạo, Nhị thừa vô học, thì gọi là dị thục thức. c) Tương tục chấp trì vị: Tức là từ vô thỉ đến quả vị Phật, đều gọi là A Đà na Thức. Mặt khác, theo Luận Thành Duy thức, dị thục quả là bao gồm 4 quả của 5 quả. Tức Đẳng lưu quả, Sĩ dụng quả, Dị thục quả, Tăng thượng quả, Trừ ly hệ quả. 3. Nhân tướng môn: 36
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Thức năng biến thứ nhất là nhân và chứa chủng tử phát sinh tất cả pháp, các cõi và thánh quả. Như Kinh A Tỳ Đạt Ma nói: “Có một cái nhân (chủng tử năng lực) từ vô thỉ tới nay. Tất cả pháp đều y cứ vào đó. Và từ đó có ra các cõi và quả Niết bàn chứng đắc”. Theo Luận Thành Duy thức, chủng tử có 2 loại: a. Tân luân chủng tử: Chủng tử mới luân tập do tiền lục thức tác động với 6 trần, gồm 2 mặt nhiễm và tịnh, tạo thành chủng tử nhiễm tịnh. b. Bản hữu chủng tử: Chủng tử có sẵn từ vô thỉ đến nay, như Phật tánh chân như Bồ đề v.v... và chủng tử có 6 tính chất: (1) Sát na diệt: Chủng tử các pháp, luôn ở trong quá trình sinh diệt tương tục, không gián đoạn, tạo thành một năng lực để phát sinh các pháp. Tính thứ nhất là phủ nhận chủng tử mang tính thường trụ bất biến. (2) Quả câu hữu: Nhân và quả hiện hành phải tương xứng nhân. Trong nhân có quả. Tính này phủ nhận trước sau bất nhất, nhân quả không tương ưng. (3) Hằng tùy chuyển: Nghĩa là chủng tử luôn luôn một loại chuyển biến, tương tục không gián đoạn. Tính này phủ định nghĩa đoạn tuyệt. 37
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
(4) Tánh quyết định: Chủng tử thiện ác đã quyết định rõ ràng. Do đó, chủng tử ác thì hiện hành và thọ quả báo ác. Chủng tử thiện thì hiện hành, thọ quả báo thiện. Tính này phủ nhận lý khác nhân sinh ra quả khác. (5) Đãi chúng duyên: Chủng tử là tiềm năng có sẵn, nhưng phải nhờ các duyên, nếu không chủng tử không thể hiện hành quả được. Tính chất này phủ nhận không cần duyên mà chính nhân có thể sanh ra quả. (6) Dẫn tự quả: Nghĩa là nhân nào thì đến quả đó. Tính chất này phủ nhận lý một nhân sinh ra nhiều quả khác nhau. Tổng quan vấn đề tự thể, tự tướng là một môi trường, là bản thể của vạn hữu, vũ trụ, nhân sinh quan, vũ trụ quan, của đạo đức và siêu hình học. Nói khác đi, là bản thể của chân lý và cũng là bản thể của vạn pháp, là hiện tướng của vạn pháp, cùng tồn tại và hiện hữu như bản thể nó hiện hữu. Như Bát Thức Quy Củ nói: “Mênh mông 3 tàng không cùng tận, Thẩm sâu 7 thức chuyển vô ngần. Chấp thọ, huấn tập, duy trì chủng tử. Đến trước đi sau làm chủ nhân ông”. 4. Sở duyên môn: 38
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Đối tượng nhận thức vi tế và phát sinh trí giác vi tế là khí thế gian, tức tướng phần và chủng tử căn thân của chúng sanh. Nói chí lý hơn, đối tượng tri giác vi tế của thức năng biến thứ nhất, gồm có 2 phần ngoại cảnh và nội cảnh. Ngoại là toàn bộ thế gian, cơ sở y cứ của chúng sanh. Nội cảnh tức chủng tử căn thân và khí thế giới, tức năng lực tiềm tàng để hình thành thế gian và chúng sanh. Luận Thành Duy Thức nhấn mạnh: “Chủng tử căn thân và khí thế giới, đều là sở duyên của thức và do thức biến, đồng thời tiếp cận cảm giác, cho là tự thể, đồng một tự thể, cùng sinh tồn an nguy không cách ly”. Nói rộng hơn, Thức năng biến thứ nhất, do sức nhân duyên, khi tự thể sinh, trong thì biến ra chủng tử (năng lực) và căn thân cơ sở hình thành chúng sanh, ngoài thì hiện ra khí thế giới. 5. Hành tướng môn: Khả năng tri giác, cảm thọ, nhận thức và huân tập của thức thứ 8 rất vi tế, khó nhận thấy nhưng không phải không có. Nếu không có, thì cần gì đề cập đến năng lực của nó. Điều cần muốn nói là khả năng tri giác, cảm thọ, huân tập nhận thức của nó không giống như tiền lục thức, hoặc thức thứ 6, thứ 7 mà nó chỉ có trực giác tri giác cảm thọ và nhận thức mà thôi. Như Kinh Mật 39
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Nghiêm nói: “Tất cả duy chỉ có giác và sở giác. Không có năng giác và sở giác. Mỗi loại tự nhiên biến chuyển vận động”. Nói rộng hơn, hành tướng là sự liễu biệt của thức thứ 8 và đầy đủ cả 2 phần: - Kiến phần: Khả năng trực giác vi tế. - Tướng phần: Đối tượng trực giác vi tế. Còn chứng phần và chứng tự chứng phần là trực giác kiểm chứng lẫn nhau. Tạp Tập Luận nói: “Tợ cảnh tướng sở lượng. Năng thủ tướng tự chứng. Tức năng lượng và quả. Ba thứ này thể không có riêng khác tức đồng một thể”. 6. Tương ưng môn: Bản chất của thức năng biến thứ nhất là vô phú vô ký, tức trong giá trắng ngần. Do đó, nó phải tương ưng với những tâm sở cùng bản chất ấy. Các tâm sở đó là 5 món biến hành, xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. Đây là 5 trạng thái tâm lý hoạt động tiềm tàng trong tâm. Không phải là tác động tâm lý của sự nhận thức về đối tượng ngoại cảnh. Điều này cần lưu ý là theo Luận Thánh Duy Thức ở địa vị phàm phu, thì thức thứ 8 chỉ tương ưng với 5 tâm sở biến hành. Nhưng khi thành Phật thì tương ưng 40
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
với 21 tâm sở, tức 5 biến hành, 5 biệt cảnh và 11 tâm sở thiện. Và ở địa vị Phật, 21 tâm sở trên đều gọi là thiện, như vậy có 21 tâm sở thiện trong môi trường tâm lý và hành động của một Đức Phật. 7. Thọ môn: Trong 5 thọ, khổ, lạc, ưu, hỷ và xả thọ, thức năng biến thứ nhất chỉ tương ưng xả thọ. Vì tương ưng chấp thọ về xả, nên sự cảm nhận, huân tập tất cả chủng tử, năng lực tiềm tàng một cách bình đẳng, vô tư, ô hợp và phức tạp. Ví như biển cả không từ chối bất cứ một dòng nước nào, dơ sạch lớn nhỏ v.v... (đại hải bất nhượng tiểu lưu, bình đẳng dung nạp). 8. Tánh môn: Tánh chất của Thức năng biến thứ nhất là vô phú vô ký. Vô phú, tức không bị phiền não khống chế, chi phối. Không bị thiện ác chi phối. Vô ký không phân biệt thiện ác, nhậm vận tùy duyên, nhậm vận thọ huân và hiện hành. Bản chất vô phú vô ký của thức thứ 8 làm rõ nét sự khác biệt với thức thứ 6 và thức 7, nhất là thứ 7 (Mạt na), hữu phú vô ký (7) và hữu phú hữu ký (6). 9. Nhân quả tương tục môn: 41
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Sự huân tập và duy trì chủng tử, sự hiện hành chủng tử các pháp, gồm căn thân và khí thế giới, tức hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh một cách liên tục. Không gián đoạn như giòng nước chảy cuồn cuộn. Như kinh Giải Thâm Mật nói: “Thức A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị. Các tập khí chủng tử sinh diệt như dòng thác. Ta đối với phàm phu và chúng sanh, không giảng nói thức này, vì sợ chúng phân biệt chấp làm ngã”, và Kinh Lăng Nghiêm cùng đồng quan điểm như thế: “Đà Na vi tế thức. Chủng tử thành bộc lưu. Chơn phi chơn khủng mê. Ngã thường bất khai diễn”. Nói cụ thể hơn, năng lực duy trì, thọ huân, phát hiện, chuyển biến của các chủng tử, tập khí (các năng lực) một cách liên tục, tế nhị và trực giác, không thể dùng mắt thường và bằng đối tướng mà hiểu được thấy được. Chính năng lực hiện hữu là các pháp. Chính sự vận động liên tục của nó là sự vận động, chuyển biến của các pháp. Không có sự vận động bằng những năng lực, thì không có các pháp thế và xuất thế gian hiện hữu. Tóm lại, do hằng hữu nên không phải là đoạn, do vận động nên không phải là thường. Do đó, nếu chấp thức A Lại Da là Thường hay Đoạn đều là sa vào lối chấp ngã sai lầm. 10. Đoạn Hoặc chứng Chơn môn: 42
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Trên quá trình tu chứng, đối với Nhị thừa là A La Hán, Đại thừa Bồ tát Bát Địa cho đến Bích Chi Phật và Như Lai, thì không còn tính chất nhiễm tạp, ô hợp phức tạp của A Lại Da, mà trở thành thanh tịnh hoàn toàn, do đó tính chất Ngã ái chấp tàng không còn nữa. Như Luận Du già, phần quyết trạch nhấn mạnh: “Các vị A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ tát, Như Lai không còn tính chất ô hợp, phức tạp của A lại da thức”. Và Tạp Tập Luận khẳng định tiếp: “Các vị Bồ tát, khi chứng Bồ đề, thì đã đoạn trừ phiền não và sở tri chướng, thành A la Hán và như Lai, tức được thuần tịnh, vô lậu”. Nói dễ hiểu hơn, theo Luận Thành Duy Thức từ địa vị Thất địa Bồ tát, thuộc Đại thừa, Hữu học thuộc Nhị thừa, thì còn tính nhiễm ô phức tạp của A lại da. Từ Bát địa Bồ tát trở đi, vô học A la Hán và Như Lai, vì Như Lai đôi khi cũng được xưng là A la Hán, thì tính nhiễm ô, phức tạp không còn nữa, hoàn toàn vô lậu. Nói như thế có nghĩa là, khi nhập sở tâm Bát địa, thì xả tên A lại da, chuyển thành Dị thục Thức. Tóm lại, Thức năng biến thứ nhất là bản thể của các Pháp. Nó hiện hữu, chính là bản thể, do đó, tính chất năng duyên, sở duyên, quá trình vận động, sinh diệt, sự cảm nhận, thọ huân, tri giác v.v... đều là phạm vi trực giác, vi tế, không như các thức khác như thứ 6 và Mạt 43
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Na chẳng hạn. Và vì nó là cơ sở của nhiễm tịnh y cứ, của sự luân hồi, sinh tử, do đó, nó sẽ không còn tồn tại tính chất ô hợp, vô lậu, phức tạp v.v... khi trạng thái tâm lý của một bậc Thánh xuất hiện, đó là A la Hán chẳng hạn, tức được thanh tịnh, vô lậu và giải thoát. Nói rõ hơn, tên A lại da thức không còn, bấy giờ được chuyển thành tên mới là Dị thục thức và từ từ tiến lên, chuyển biến tiếp tục, cho đến khi thành tựu Vô cấu thức là cứu cánh, viên mãn. Như Kinh Như Lai xuất hiện công đức Trang Nghiêm nói: “Như Lai vô cấu thức. Thử tịnh vô lậu giới. Giải thoát nhất thiết chướng. Viên cảnh trí tương ưng” (Vô cấu thức của Như Lai, là cảnh giới thanh tịnh, vô lậu. Giải thoát khỏi 2 thứ chướng, tương ưng Đại viên Cảnh trí). 3. Đại ý: - Trình bày lý do nói có Ngã - Pháp. - Nêu lên tổng quát 3 năng lực biến hiện của Thức. - Đề cập Thức Năng biến thứ nhất. - Đề cập các đối tượng và Tâm sở tùy thuộc với Thức Năng biến thứ nhất. - Giải thích về Tính, Tướng của Thức cũng như đến quả vị nào không còn tên Thức A Lại Da. 44
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
4. Chú thích: Thức Năng biến thứ nhất có nhiều tên khác nhau như: 1. A Lại da thức 2. Dị thục thức 3. Nhất thiết Chủng thức 4. Chấp trì thức (A Đà Na thức) 5. Chủng tử thức 6. Hiện hành thức 7. Trách thức 8. Bản thức 9. Căn bản thức 10. Sở tri thức 11. Đệ nhất thức 12. Đệ Bát thức 13. Tàng thức 14. Vô cấu thức 15. Bạch Tịnh thức 16. Sở tri thức 17. Sanh tử ấm. 45
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 3 C. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA THỨC NĂNG BIẾN THỨ 2 1. Chánh văn: Như thị dĩ thuyết Sở năng biến tướng Đệ nhị năng biến Kỳ tướng văn hà? Đáp: Thứ đệ nhị năng biến Thị thức danh Mạt Na Y bỉ chuyển duyên bỉ Tư lượng vi tánh tướng Tứ phiền não thường, câu Vi ngã si, ngã kiến Tịnh ngã mạn, ngã ái Cập dư xúc đẳng câu Hữu phú vô ký nhiếp 46
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tùy sở sanh sở hệ A La hán, diệt định Xuất thế đạo vô hữu. 2. Nghĩa: Đã nói về Thức năng biến thứ nhứt rồi, còn tướng trạng của Thức năng biến thứ hai ra sao? Đáp: Thức năng biến thứ hai Tên nó là Mạt na Kia sanh lại chấp kia (thức thứ 8) Tư lương làm tánh tướng Cùng bốn phiền não tương ứng Là ngã si, ngã kiến Và ngã mạn, ngã ái Cùng với xúc vân vân Tánh hữu, phú vô ký Sanh ghép A Lại da A La Hán, diệt định Bậc xuất thế không còn. 47
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3. Lược giảng: Trong phạm vi bài này, nói về Thức năng biến thứ hai, tức là giải thích về ý nghĩa năng lực trực giác chấp ngã, vị ngã của một bản thể. Kỳ thực không có thức thứ hai, mà chỉ có những năng lực sai biệt của một Tổng Thức. Tuy nhiên, để lý giải năng lực thứ hai được rõ ràng và có hệ thống, Luận Thành Duy thức học ký chia làm 10 môn. 3.1. Danh xưng môn: a) Thức năng biến thứ hai, theo Phạn ngữ gọi là Manas, Hoa ngữ gọi là Ý. Và ý cũng chính là Thức, là Tâm. Và năng lực này cũng được gọi là Ý, chính vì đứng trên bình diện đặc thù của nó là Hằng, Thẩm tư lương. Như Kinh Lăng Già nói: “Vì nghĩa Tích tập thù thắng nên gọi là Tâm” (Thức thứ 8); Vì nghĩa tư lương thù thắng, nên gọi là ý (thức thứ 7); Vì nghĩa liễu biệt cảnh thù thắng nên gọi là Thức (6 thức trước). b) Nếu đứng về mặt suy lường, chấp ngã trực giác thì gọi là Tư lương thức. 48
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
c) Nếu đứng về mặt vận chuyển chủng tử, thực hiện nhiệm vụ cung cầu và nhập kho chủng tử, thì gọi là Truyền tổng thức. d) Nếu đứng về mặt trực giác chấp ngã, tức chấp kiến phần A lại da, làm Tự nội ngã, thì gọi là Chấp Ngã thức (Luận Du Già). e) Vì thức thứ 8 là cơ sở y cứ của nó và luôn luôn chuyển biến, vận động không ngừng, nên Thức Mạt na còn được gọi là Chuyển thức (theo kinh Lăng Già). f) Vì Mạt na thức tương ứng các phiền não căn bản và Đại tùy phiền não, như thế, chính thức mạt na là cơ sở y cứ của nhiễm ô, nên Luận Nhiếp Đại thừa gọi là “Nhiễm vô ý”. g) Đôi khi gọi là ý căn, vì thức mạt na là Truyền thống thức, có công năng vận chuyển chủng tử, tiếp nhận từ 6 thức, lưu nhập kho tàng A lại da và cũng ứng chủng tử cho 6 thức trước. Do đó, nó là cơ sở y cứ của các chủng tử trong giai đoạn vận chuyển, và các thức phải y cứ vào nó để truyền trao và tiếp nhận chủng tử, chứ không phải mạt na = ý căn = sinh thức thứ 6, hoặc y cư vĩnh viễn như là một bản thể, hay là cơ sở phát sinh các thức. 49
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3.2. Sở Y môn: Như Kinh Luận lý giải và chúng ta đã biết Thức thứ 8 là căn bản thức, là Nhất thiết chủng tử thức. Do đó, tất cả pháp, tất cả thức, đều từ tâm thể, thức thể là A lại da phát sinh. Do đó, Mạt na là một trong các thức, như vậy nó phải từ A lại da phát sinh, và y cứ A lại da mà tồn tại và tác động. Như hai cánh tay, từ thân người phát sinh và phải gắn liền với thân người để tồn tại, hoạt động và bảo vệ thân, chấp lấy thân là của mình. Cũng thế, Mạt na thức phát sinh từ A lại da, nhưng lại chấp kiến phần A lại da làm tự nội ngã, và hết lòng bảo vệ, bảo vệ một cách trực giác, và chấp ngã một cách trực giác, vi tế. Về sở y, theo Luận Du Già giải thích có 3: Đẳng vô gián y, chủng tử y và căn bản y. Nếu thiếu một trong ba tính chất trên, thì thức Mạt na không sinh, có nghĩa là không có. Và Luận Thành Duy Thức cũng đồng quan điểm, nhưng khác danh từ, đó là 3 duyên y: a) Nhân duyên y: Nghĩa là chủng tử các pháp đều y cứ vào thức A lại da mà phát sinh, nếu cách ly 50
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
thì không có các pháp phát sinh. Cũng có nghĩa là không có các thức khác. b) Tăng thượng duyên y: Nghĩa là 6 căn và các tâm sở, đều y cứ vào thức A lại da phát sinh. Nếu ly khai thì không có sự chuyển biến. c) Đẳng vô gián duyên y: Nghĩa là ý niệm trước diệt, ý niệm sau sanh, và các tâm sở cũng thế, đều y cứ thức A lại da phát sinh. Nếu tách rời thì không có ý phát sanh. Tóm lại, như Duy thức Nhị Thập tụng nói: “Thức từ tự chủng sanh, Tợ cảnh tướng như chuyển vi thành nội ngoại xứ. Phật thuyết bỉ vi thập” {các thức từ chủng tử của mỗi thức sanh, mà dường như do cảnh tướng chuyển biến, để làm thành nội ngoại xứ, cho nên Phật nói có 10 xứ (5 căn, 5 trần)}. 3.3. Sở Duyên môn: Đối tượng vi tế, trực giác chấp ngã, và xem như cảnh của thức Mạt na là kiến phần và tướng phần của thức thứ 8, vừa là căn, vừa là cảnh của thức Mạt na. Nói rõ hơn, thức Mạt na trực giác chấp kiến phần và chủng tử (nội tướng phần) làm căn và cảnh, và cho là tự nội ngã và hình thành ý nghĩa ngã ái chấp tàng, tính vị 51
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
ngã vi tế phát sinh trong nội thức, tiềm năng sai biệt về nhân sinh quan và vũ trụ quan của con người. Như kinh Lăng Già nhấn mạnh: “A lại da thức là cơ sở y cứ. Nên có thức Mạt na phát sinh. Y chỉ tâm và ý, mà các thức phát sinh”. 3.4. Thể Tánh môn: Như đã đề cập trong phần nhận thức luận, tám thức tâm vương, có sự nhận thức không đồng. Năm thức trước không hằng không thẩm. Thức thứ 6 có thẩm nhưng không hằng, thức thứ 8 có hằng nhưng không thẩm, chỉ có thức Mạt na là đầy đủ 2 tính chất hằng và thẩm tư lương. Trên cơ sở đó, thể tánh của Mạt na thức là luôn luôn thẩm xét, suy lường chấp ngã, tức chấp kiến phần A lại da thức làm tự nội ngã, do đó, thể tánh tư lương của Mạt na thức tức Tự chứng phần năng duyên, là năng lực chấp ngã trực giác vi tế. Thế nên, Kinh Mật Nghiêm nói: “Ở địa vị Bát địa trở về trước, thì hằng thẩm tư lương ngã tướng, cho đến Bát địa trở về sau, Nhị thừa vô học, thì cùng hằng thẩm tư lương về Vô ngã tướng”. Đây là thể tánh đặc thù của Mạt na thức, do đó, mới được mệnh danh là ý. 3.5. Hành Tướng môn: 52
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Trên cơ sở thể tánh mà hiểu về hành tướng. Vì lấy thể tánh tư lương làm thể, thì lấy hình thái, biểu hiện của tư lương làm hành tướng, tức kiến phần năng duyên trực giác nội ngã. Ví như con người nhiều suy nghĩ (tánh) thì thường hay biểu hiện hình thái đăm chiêu, tư lự, nghĩ ngợi v.v... (tướng). Cũng như ngọn đèn, lấy tính nóng của lửa làm thể tánh, và lấy tướng lửa sáng làm hình tướng ngọn đèn. Dù phân hai, nhưng kỳ thực là một. Vì trong tướng sáng có tánh lửa nóng, tính lửa nóng không ngoài tướng lửa sáng mà có. 3.6. Nhiễm cụ môn: Tức thức Mạt na tương ứng với 4 thứ căn bản phiền não, và làm cho nhiễm ô tâm tánh che mờ tánh giác. Như Thành Duy Thức Luận nói: “Từ vô thỉ cho đến địa vị chưa chuyển y, Mạt na thức nhậm vận duyên Tàng thức và cùng tương ứng với 4 căn bản phiền não, đó là ngã si ngã kiến, ngã mạn và ngã ái” và 4 phiền não trên thường nhiễu loạn, làm ô trọc nội tâm làm cho thức trở thành tạp nhiễm. Và chúng sanh bị sanh tử luân hồi, không được giải thoát. Đồng quan điểm, Bát Thức Quy Củ Tụng Huyền Trang nói: “Hữu tình chúng sanh, ngày đêm bị mê mờ, bất giác. Do vì thức Mạt na tương ứng với 4 phiền não tham, sân, si...”. Ý nghĩa bốn căn bản phiền não như sau: 53
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
a) Ngã si: Là vô minh chấp ngã. Nói đúng hơn do mê mờ về sự và lý. Do đó, chấp kiến phần A lại da làm tự nội ngã và Tướng phần làm ngoại cảnh ngã. Về vô minh, theo Luận Du Già có 2: + Cộng vô minh, gọi là tương ứng vô minh, nghĩa là cùng tương ứng với tham, sân, mạn, nghi v.v... phát khởi. + Bất cộng vô minh có 2: Độc hành vô minh và hằng hành vô minh. - Độc hành vô minh là chính nó tự phát khởi tham, sân, phẩn hận, mạn, nghi v.v... hoặc nó tự nghĩ và phát hiện. - Hằng hành vô minh, là bản thân Mạt na thức luôn luôn tương ứng với 4 phiền não, mà si làm đầu. b) Ngã kiến: Do vô minh, nên nhận thấy sai lầm và bảo vệ kiến chấp của mình. c) Ngã mạn: Do vô minh, không ngộ lý vô ngã nên tự nhận, tự thấy mình là cao quý và hơn hết. d) Ngã ái: Do vô minh, nên đắm đuối, đam mê chấp ngã, chìu chuộng và phục vụ cho bản ngã, tính vị ngã hẹp hòi của mình. 3.7. Tương ứng môn: 54
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
a) Ngoài 4 món căn bản phiền não (ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái). Thức Mạt na còn tương ứng với 8 Đại Tùy phiền não (trạo cử, hôn trầm, bất tín, giãi đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri). b) Năm Tâm sở biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư). c) Tâm sở tư huệ, thuộc Huệ tâm sở của 5 Tâm sở biệt cảnh. Như vậy, thức Mạt na tương ứng với 18 tâm sở. Còn các tâm sở khác hoặc bản thân nó đã là như vậy, hoặc không phù hợp với tính chất, nên không tương ứng, như 11 tâm sở thiện và 4 món bất định. Và cũng như thức thứ 8, khi thành Phật, thì Mạt na thức tương ứng với 21 tâm sở thiện (5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 tâm sở thiện). 3.8. Tam tánh môn: Trong 3 tánh, thiện và ác vô ký, Mạt na thức tương ứng với tánh hữu phú vô ký. Hữu phú tức 4 món căn bản phiền não và 8 đại tùy phiền não ngăn che tánh giác, mê mờ tâm tánh, thuộc về ác. Còn nói vô ký, là tự tánh thức Mạt na không thiện không ác, chỉ bị 4 căn bản phiền não ngăn che, nhưng với trách nhiệm vận chuyển chủng tử, tiếp nhận chủng tử, mà nó trở thành nhiễm ô hay không nhiễm ô. Do đó, với tính vô ký đối với chủng tử, nên nó mới hoàn thành trách nhiệm của một tên đáp ứng cung cầu và tiếp thu chủng tử của các thức. 55
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tóm lại, Luận Thành Duy Thức nhấn mạnh: a) Không thiện không ác là vô ký. Vì bản tánh thức này không tự nhiễm ô, do tương ứng với phiền não, nên gọi là vô ký. b) Khi nhập định, chứng tứ thiền, nhờ định lực chế ngự phiền não và chấp tàng, phiền não không sinh, nên gọi là vô ký. c) Thức thứ 7, tương ứng câu nhiễm pháp vi tế, và nhậm vận chuyển biến, nên gọi là vô ký. 3.9. Giới hệ môn: Xuất phát từ tự thể là A lại da thức, do dẫn nghiệp và mãn nghiệp của thức thứ 6, mà thức A lại da thọ sanh. Chính bản thân A lại da và Mạt na thức cũng không đủ khả năng tạo nghiệp và thọ sanh. Trên ý nghĩa liên hệ về mặt chấp ngã, hễ thức A lại da sinh về cõi nào, dục giới, sắc giới, vô sắc giới thuộc tâm tướng không có thật, thì Mạt na thức sẽ hiện hữu ngay giờ phút đầu tiên, để chấp ngã, bảo vệ ngã và y báo liên hệ. Như Luận Thành Duy Thức nói: “Khi sinh ở dục giới, thì hiện hành Mạt na tương ứng tâm sở, tức dục giới hệ, cho đến hữu đánh cũng thế. Nhậm vận hằng chuyển, hằng duyên tự địa pháp - Thức, chấp làm nội ngã, không phải là địa (cảnh giới) khác. Nếu khởi tâm sinh về địa 56
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
khác, thì Dị thức, tàng thức, phát khởi hiện tiền, gọi là sinh về địa khác, nhiễm ô Mạt na, duyên tàng thức chấp làm tự ngã, tức lệ thuộc tàng thức và cảnh giới liên hệ. Hoặc bị phiền não cảnh giới, địa đó ràng buộc, chi phối, nên gọi là liên hệ với chánh và y báo của địa ấy”. 3.10. Phục Đoạn chứng Chơn môn: Như đã trình bày, Thức Mạt na chỉ có vi tế và trực giác chấp ngã, do đó, chỉ có chủng tử câu sanh ngã và pháp chấp. Còn hiện hành, phân biệt pháp chấp, phần lớn tùy thuộc Thức thứ 6. Vì mối quan hệ thô tế như thế, nên Luận Duy Thức nói: Thức thứ 6, thứ 7 thì khi tu nhân chúng đã chuyển nhiễm thành tịnh. Còn Thức thứ 8 và 5 Thức trước thì khi chứng quả mới chuyển hoàn toàn và thanh tịnh tuyệt đối. Do đó, về mặt chuyển Thức thành Trí, Thức thứ 7 phải trải qua các giai đoạn: a) Khi đến Sơ địa thì chinh phục được phần hiện hành của 2 thức Câu sinh Ngã chấp, Pháp chấp. b) Khi đến Bát địa thì đoạn trừ được Câu sanh Ngã chấp. c) Khi đến Kim Cang đạo (Đẳng giác) thì đoạn trừ hết phần Câu sanh Pháp chấp, và thành tựu Phật quả, còn gọi là Diệu giác, chứng viên mãn Bình đẳng Tánh trí. 57
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Về Bình đẳng Tánh trí, trên cơ sở Tha thọ dụng thân, thì có 10 đức tính và 10 công dụng: a) Các tướng tăng thượng hỷ lạc bình đẳng. b) Tất cả lãnh thọ duyên khởi bình đẳng. c) Xa lìa dị tướng, phi tướng bình đẳng. d) Đại từ hoằng tế bình đẳng. e) Đại từ không chờ đợi bình đẳng. f) Thị hiện theo sở thích của chúng sinh bình đẳng. g) Nói ngã ái của hữu tình bình đẳng. h) Thế gián đồng một vi tịch tính bình đẳng. i) Pháp khổ lạc của thế gian nhất vị bình đẳng. j) Tu trong vô lượng công đức cứu cánh bình đẳng (Kinh Phật Địa). Tóm lại, như Bát Thức Quy Củ nói: Đến Sơ địa thành bình đẳng trí. Đến Vô công dụng hằng phá Ngã. Như Lai hiện thân Tha thọ dụng. Để giáo hóa Thập địa Bồ tát. 3. Đại ý: - Trình bày tính chất Thức Năng biến thứ hai. - Đề cập các Tâm sở tương ứng, cũng như các tính chất phụ thuộc khác. - Trình bày mối tương quan giữa Thức thứ 7 và 8, cũng như đến địa vị nào thì sự chấp ngã không còn. 58
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 4 D. TRÌNH BÀY VỀ Ý NGHĨA THỨC NĂNG BIẾN THỨ 3 1. Phần âm: Thứ đệ tam năng biến Sai biệt hữu lục chủng Liễu cảnh vi tánh tướng Thiện bất thiện câu phi Thử tâm sở Biến hành Biệt cảnh, thiện, phiền não Tùy phiền, bất định Gia tam thọ tương ưng Sở biến hành xúc đẳng Thứ biệt cảnh vị Dục Thắng giải, niệm định huệ Sở duyên sự bất đồng Thiện vị tín tàm quý Vô tham đẳng tam căn 59
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Cần an, bất phóng dật Hành xả cập bất hại Phiền não vị tham sân Si mạn, nghi, ác kiến Tùy phiền não vị phẩn Hận phú não tật xan Cuống xiểm dữ hại kiêu Vô tàm cập vô quý Trạo cử dữ hôn trầm Bất tín, tịnh giải đãi Phóng dật cập thất niệm Tán loạn bất chánh tri Bất định vị hối miên Tầm tư nhị các nhị Y chỉ căn bản thức Ngũ thức tùy duyên hiện Hoặc câu hoặc bất câu Như ba đào y thủy 60
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Ý thức thường hiện khởi Trừ sanh vô tưởng thiền Cập vô tâm nhị định Thùy miên dữ muộn tuyệt. 2. Dịch nghĩa: Thức năng biến thứ 3 Có 6 thứ sai biệt Tánh tướng sáng soi cảnh Thiện, bất thiện vô ký Những tâm sở biến hành Biệt cảnh, thiện, phiền não Tùy phiền não, bất định Cùng 3 thọ tương ứng Trước hết là biến hành Xúc, tác, ý v.v... Kế biệt cảnh có dục Sự sở duyên bất đồng Thiện có tín, tàm quý 61
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Phiền não là tham sân Tùy phiền não có phẩn Bất định là hối miên v.v... Tầm, tứ đều 2 nghĩa Ý chí căn bản thức Năm thức tùy duyên hiện Hoặc chung hoặc không chung Như sóng mới nương nước Ý thức thường biến khởi Trừ sanh vô tưởng thiên Và 2 định vô tầm Ngủ say cùng chết ngất. 3. Lược giảng: Thức năng biến thứ 3 là giải thích công năng nhận thức của Tổng Thức, được gọi là nhận thức luận. Tức là 6 năng lực, nhận thức về 6 đối tượng. Khi đề cập đến Thức Năng biến thứ 3, tức là công năng phân biệt của 6 thức trước. Và điều cần lưu ý là ở đây thuộc về trường hợp Ngũ câu ý thức, chứ không 62
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
phải là Độc đầu ý thức. Nghĩa là ý thức cùng hợp tác, hoạt động với 5 thức trước. Và ngược lại, đối với 5 thức trước, là ở sát na thứ 2, chớ không còn ở sát na thứ 1. Vì sát na thứ 1, 5 thức trước chỉ có Tánh cảnh và hiện tượng. Theo Luận Thành Duy thức học ký chia làm 7, 9 và 10 môn để giải thích vấn đề Tánh, tướng, nghiệp dụng và nhân quả thế, xuất thế gian của chúng như sau: 3.1. Danh xưng sai biệt môn: Thức năng biến thứ 3 có 6 tên, tức 6 công năng, 6 năng lực khác nhau, phát xuất từ một bản thể duy nhất, là căn bản thức. Sáu công năng sai khác là: - Nhãn thức: Sự thấy, biết của nhãn quan (con mắt) có công năng nhận thức, phân biệt về sắc trần (đối tượng) (thị giác). - Nhĩ thức: Sự nghe, biết của thính quan (con mắt) có công năng nhận thức, phân biệt về âm thanh (thính giác). - Tỷ thức: Sự ngửi, sự phân biệt về mùi vị của lỗ mũi (khứu giác). - Thiệt thức: Sự phân biệt, nhận thức các vị của lưỡi (vị giác). 63
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Thân thức: Sự nhận thức, phân biệt về xúc trần (xúc giác). - Ý thức: Sự phân biệt, nhận thức về các đối tượng ngoại cảnh và nội thức của Tâm thức. Theo Luận Thành Duy Thức, 6 thức này mỗi thức đều có đầy đủ 5 tính chất là y, phát, thuộc trợ, như. Và điều có 3 Y: Đẳng vô gián y, chủng tử y và căn bản y (Luận Du Già). Nói tắt một lời, dù chia làm 6 năng lực nhưng kỳ thực là một. Ví như một ngọn đèn lồng 6 mặt, có 6 màu kiếng khác nhau, nên thấy 6 màu khác nhau, kỳ thực chỉ có một ngọn đèn duy nhất. Thế nên, Kinh Lăng Già nói: “Tâm, ý thức 8 thức. Về tục đế thì có 9. Về chân đế thì không. Vì không có năng kiến và sở kiến tướng” (tức không có chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức). 3.2. Tự tánh môn: Tự tánh môn là đứng về mặt tánh, kế đạt, tùy niệm phân biệt và kiến phần của mỗi thức mà xác lập. Vì tính chất, cũng như bản năng của chúng là phân biệt về trần cảnh, tức 6 đối tượng sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, một cách rõ ràng, chính xác, thô và tế v.v... 3.3. Tự tướng môn: 64
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Trên cơ sở tự tánh mà xác lập ý nghĩa tư tưởng. Nói khác đi, lấy tính phân biệt, kiến phần nâng duyên làm tánh, thì lấy hình thái, sự phan duyên, biểu thị của 6 thức làm tướng. Như Cổ Đức nói: “Tuổi nhỏ từng quen gió bốn phương. Non hoành mấy độ với Sông tương. Nay đây gặp hương hoa lý. Mới biết xa quê mấy dặm đường” (Xuyên Thiền sư). Nói tắt một lời, tự tánh cũng như sự sáng và sự nóng của ngọn đèn. Tự tướng cùng như ánh sáng chiếu soi của ngọn đèn. Nhờ sự chiếu soi của ngọn đèn mà bóng tối tan, và thấy rõ sự vật. Nhưng cũng phải nhờ sự sáng, tính sáng của ngọn đèn, mới thấy được sự vật và bóng tối không còn. 3.4. Tam tánh môn: Trong ba tánh, thiện ác và vô ký (câu phi) về vấn đề này gồm có 3 ý: a) Ở đệ nhất sát na, 6 thức tương ưng với tánh thiện. Trong trường hợp tương ứng với thiện pháp, thiện tâm sở và tu quán hạnh, thì tương ứng với tánh thiện. b) Trong trường hợp, 6 thức bội giác hiệp trần xa lìa tự tánh thiện, thì chúng tương ứng với tánh ác. Như Y Sơn Thiền sư nói: “Tự vi chân tánh, uổng nhập mê lưu. Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm. Trục sắc thanh 65
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
nhi tham nhiễm. Thập triền, thập sử tích thành hữu lậu chi nhân...” c) Trong trường hợp thờ ơ, vô tâm, lãng trí v.v... thì chúng tương ưng với tánh vô ký (câu phi = phi thiện - phi ác). 3.5. Tương ưng môn: Thức năng biến thứ 3, về mặt hoạt động rất sâu rộng, thô tế, đặc biệt hơn thức thứ 7 và 8, do đó, chúng tương ưng với 51 tâm sở, có nghĩa là tương ưng với toàn bộ Tâm sở. Đó là: a) Năm tâm sở biến hành: Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. b) Năm Tâm sở biệt cảnh: Dục, thắng giải, niệm, định, huệ. c) Mười một tâm sở thiện là: Tín, tinh tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại. d) Sáu căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. e) Mười tùy phiền não: Phẩn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu. 66
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
f) Hai trung tùy phiền não là: Vô tàm, vô quý. g) Tám đại tùy phiền não: Trạo cử, hôn trầm, phóng dật, bất tín, giải đãi, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri. h) Bốn tâm sở bất định: Hối, miên, tầm, tứ. Ở đây, cần lưu ý là chỉ có trường hợp ngủ câu ý thức, mới tương ưng 51 Tâm sở. Kỳ thực 5 thức trước bản thân chúng chỉ tương ưng 34 tâm sở (5 Tâm sở Biến hành, 5 Biệt cảnh, 11 Tâm sở Thiện, 2 Tâm sở Phiền não trung tùy, 8 Phiền não đại tùy, 3 Căn bản Phiền não). Còn bản thân thức thứ 6 thì tương ưng với 51 tâm sở (xem phần giải thích chi tiết ở bài 5). Và cũng giống như thức thứ 7 và 8, khi thành Phật, chỉ còn tương ưng với 21 tâm sở thiện là: 5 Tâm sở Biến hành, 5 Tâm sở Biệt cảnh và 11 Tâm sở Thiện. 3.6. Tam thọ môn: Song song với tam tánh là tam thọ, cảm giác khổ, cảm giác lạc, cảm giác về xả (khổ, lạc và xả thọ). Vì cảnh duyên không đồng, thuận nghịch sai biệt, do đó, tùy theo cảnh mà 6 thức trước tương ưng với các thọ, hoặc khổ thọ đối với cảnh nghịch, lạc thọ đối với cảnh thuận, xả thọ đối với trường hợp thơ thẩn, thờ ơ, vô tâm, lãng trí, mông lung, buông xuôi tất cả v.v... 67
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3.7. Sở Y môn Cơ sở y cứ chính là thức A lại da, còn được gọi là Căn bản thức hay A đà na thức. Như Luận Du Già nói: “Do có thức A lại da và chấp thọ 5 căn, cho đến vì có thức này nên có thức Mạt na và thức thứ 6 y cứ vào đó mà sanh”. Về sự y cứ, theo Luận Thành Duy Thức có 2 nghĩa: a) Nội sở y: Tức y cứ chủng tử tiềm tàng trong thức thứ 8 gọi là Thân nhân duyên y. b) Tăng trưởng duyên y: Tức y cứ chủng tử hiện hành của thức thứ 8, mà 6 thức phát sinh. Sự y cứ của Thức năng biến thứ 3 với Căn bản thức, ví như sóng với nước. Sóng phải nương vào nước mà có. Ly khai với nước ra, thì không có sóng, nhưng tính nước của sóng và tính nước của biển nước không khác. Tuy nhiên, trên cơ sở hiện tượng, thì sóng với nước là 2 hiện tượng. Còn về mặt bản thể là một. Như đã khẳng định ngay lúc đầu, Thức năng biến thứ 3 là nói về trường hợp Ngũ câu ý thức. Do đó, trên quá trình hoạt động, ngoài phần y cứ vào bản thể, 5 thức trước phải y cứ vào Tịnh sắc căn (thần kinh hệ) và thức thứ 6 để hoạt động hữu hiệu, tức phân biệt rõ về 5 trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc. 68
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3.8. Sở duyên môn Đối tượng hay cảnh của 6 thức là một duyên và ngoại duyên. a) Ngoại duyên là 6 đối tượng sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tức 6 cảnh và 5 căn mắt, tai, mũi, lưỡi và thân căn cộng Tịnh cấu căn. b) Nội duyên là tác ý, chủng tử các tâm sở và căn bản thức. Nói như thế có nghĩa là như bài kệ tám thức với chín duyên đã khẳng định: Nhân thức đủ chín duyên Nhĩ thức bỏ ánh sáng Tỷ, thiệt, thân thức còn 7 duyên sau Ý thức không có phân biệt Nhiễm tịnh y và bỏ 2 duyên đầu. Mạt na còn các duyên: Tác ý, căn, chủng tử. Thức thứ 8 còn 4 duyên là: Chủng tử, cảnh, căn và tác ý. Nói rộng hơn, 4 duyên cũng là duyên của 6 thức: a) Nhân duyên: 6 căn là nhân, 6 trần là duyên. b) Tăng thượng duyên: Do lục căn làm cơ sở duyên lục trần, nên 6 thức phát sanh. 69
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
c) Sở duyên duyên: Tâm vương, tâm sở và 6 trần tiếp xúc, giao thoa với nhau, phát sinh sự nhận thức 6 trần. Nói rõ hơn, sở duyên là ngoại cảnh, duyên là tâm vương, tâm sở hợp tác với nhau để duyên theo 6 trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. d) Đẳng Vô gián duyên: Chủng tử sắc, tâm, thức, tâm sở sinh diệt liên tục không gián đoạn, làm nhân, làm duyên cho nhau tạo thành một hiện tượng tâm lý, hay là dòng chảy của tâm thức. Tóm lại, nếu đủ 6 duyên, thì 6 thức phát sinh. Nếu không đủ duyên thì có thể chúng hiện 5 hoặc 4 hay 3 thức chẳng hạn. 3.9. Sinh diệt môn Sự hiện hữu của 5 thức trước và thức thứ 6 có những trường hợp khác nhau. Tại sao? Vì 5 thức trước lấy 5 cảnh làm duyên chính. Do đó, nếu không có 5 cảnh, thì 5 thức không phát sanh. Như thế, lúc có lúc không, gián đoạn, vô thường. Vì bản năng của nó là không hằng, không thẩm (không biến kế). Trái lại, thức thứ 6 vì tầm hoạt động rất sâu, rất rộng, cả thô lẫn tế, và trong 2 trường hợp Ngũ câu và Độc đầu ý thức. Do đó, thức thứ 6 thường xuyên hiện hữu. Trừ 5 trường hợp: 70
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
a) Sinh về cõi trời Vô Tưởng: Do hành giả tu định vô tưởng, nên sinh về cõi trời vô tưởng của ngoại đạo. Vì vui thích cảnh định, nhàm chán sự phiền toái, phân biệt của tâm tưởng, nên thức thứ 6 tạm thời lắng động, không sinh khởi. b) Diệt tận định, Vô tưởng định: Khi hành giả nhập Tứ thiền, tâm đạt được các Thiền chi, xả, niệm, thanh tịnh và nhất tâm. Do đó, 6 thức, nhất là thức thứ 6 không còn phát khởi vọng động, phân biệt, mà thức thứ 6 lúc đó đã chan hòa trong cảnh định. Còn khi hành giả hữu học, vô học, A La Hán, nhập diệt tận định, thì nhờ năng lực của định, đoạn trừ được 4 phiền não si, kiến, mạn, ái v.v... do đó Mạt na thức không còn hoạt động. Tức không còn chấp ngã, ngã sở, định sắc và định quả sắc, tâm vắng lặng hoàn toàn, coi như là một trạng thái Niết bàn. c) Ngũ mê và chết giấc: Khi ấy thức thứ 6 không còn hiện hành, nhưng phần tế vẫn còn hoạt động, để duy trì mạng căn, nên mới có vấn đề tỉnh lại. Vì có 5 trường hợp ý thức không hiện hữu, do đó, về mặt nhận thức luận cho rằng ý thức có thẩm xét, nhưng không hằng hữu. 3.10. Tự tại vị môn Thức năng biến thứ 3, khi ở địa vị chuyển y, hay tự tại vị, tức là đã chuyển thức thành trí. Năm thức trước 71
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
chuyển thành Sở tác trí. Thức thứ 6 chuyển thành Diệu quan sát trí. Quá trình chuyển thức thành trí, phần lớn do công năng tu tập, quán hạnh của thức thứ 6 gồm có: a) Tư lượng vị: Chế phục được phần hiện hành ngã chấp và pháp chấp. b) Kiến đạo vị: Đoạn trừ chủng tử ngã chấp. c) Tu tập vị: Đoạn trừ hoàn toàn chủng tử cu sanh ngã chấp và pháp chấp (từ thất địa trở đi). d) Đẳng giác vị: Đoạn trừ hoàn toàn vi tế pháp chấp, chuyển thành Diệu quan sát trí. e) Cứu cánh vị: Thành tựu Phật quả. Như Kinh Phật Địa nói: “Thành sở tác trí của Như Lai, có công năng quyết trạch hữu tình, tâm hành sai biệt, phát khởi 3 nghiệp, để giáo hóa chúng sinh và 4 việc đối đáp v.v... nếu không duyên cùng khắp, thì không có công năng này”. Nói rõ hơn, tác dụng của Thành sở tác trí và Diệu quan sát trí là dựa trên 10 nghiệp, được gọi là 10 nghiệp trí dụng, đó là thân 3, miệng 3 và ý 4. a) Thân giáo hóa có 3 là: 72
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
+ Hiện thần thông + Hiện thọ sanh + Hiện nghiệp quả b) Ngữ giáo hóa có 3 là: + An ủi chúng sanh + Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ + Phân biệt biện luận tán dương. Và 4 sự đối đáp là: + Ghi nhận + Phân biệt giải thích + Hỏi ngược lại + Để đó không trả lời. c) Ý giáo hóa có 4: + Ý quyết trạch giáo hóa + Ý tạo tác giáo hóa + Ý phát khởi giáo hóa + Ý lãnh thọ giáo hóa. Tóm lại, Thức năng biến thứ 3 là cơ sở nhận thức 73
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
thường xuyên, là môi trường sinh hoạt của con người. Nếu không có Thức năng biến thứ 3, thì không có sự nhận thức về thế giới chủ quan và khách quan. Nói sâu hơn, về mặt tạo nghiệp, chính do chúng mà con người phải bị sinh tử luân hồi. Nhưng cũng do chúng mà con người được thăng hoa, tiến bộ, phát minh, văn minh v.v... Ở trường hợp xuất thế, do sự tu tập, quán hạnh, tương ưng các tâm sở thiện, nên chúng sinh được vô lậu, thanh tịnh, giải thoát, chứng thành quả Phật, chuyển thức Thành trí v.v... Như Bát Thức Quy Củ Tụng nói: “Cực hỷ sơ tâm hoan hỷ địa. Cu sinh ngã pháp vẫn còn nguyên. Sau bậc Viễn hành thuần vô lậu. Quan sát viên minh Chiếu Đại thiên”. 3. Đại ý: - Trình bày tính chất và những Tâm sở tương ưng với Thức biến hiện thứ 3. - Sự phát hiện của 5 Thức trước cũng như Thức thứ 6 và mối quan hệ hữu cơ của chúng.
74
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 5 E. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÁC TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG VỚI THỨC NĂNG BIẾN THỨ 3 Danh từ Tâm sở, phát xuất từ câu “Tâm vương chi sở hữu pháp”, nghĩa là các pháp sở hữu của tâm vương, gọi tắt là Tâm sở. Ba tiêu chuẩn của tâm sở là: Y cứ Tâm vương phát khởi; cùng Tâm vương tương ứng; hệ thuộc vào Tâm vương. Nói rõ hơn: Tâm sở phát khởi từ Tâm vương, tương ứng với Tâm vương và tùy thuộc vào Tâm vương. Năm mươi mốt Tâm sở là: 1. 5 Biến hành 2. 5 Biệt cảnh 3. 11 Tâm sở thiện 4. 6 Tâm sở căn bản phiền não 5. 20 Tâm sở tùy phiền não 6. 4 Tâm sở bất định. Đặc tính chung của 6 loại Tâm sở ví như một nhóm quần thần, trong đó có loại chỉ làm công tác giao liên, trình văn thư, lấy chữ ký, như 5 tâm sở biến hành; Có loại chỉ lo những việc riêng tư, không cộng tác với nhau, 75
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
không đoàn kết, nhất trí với nhau như 5 tâm sở biệt cảnh; Có hạng siêng năng cần mẫn, lo xây dựng cơ đồ, sự nghiệp như 11 tâm sở thiện; Có loại tham ô, móc ngoặc, thoái hóa như 26 tâm sở phiền não, trong đó có loại chủ mưu sừng sỏ, nguy hiểm như 6 tâm sở căn bản phiền não; Và những bọn đồng lõa, tòng phạm như 20 tùy phiền não. Có loại chỉ gật đầu ba phải như 4 tâm sở bất định. Tất cả những loại triều thần này, chúng hiện hữu và phục vụ cho bộ máy chính quyền tâm linh của con người. A. NĂM TÂM SỞ BIẾN HÀNH Năm Tâm sở biến hành này, chúng hiện hành khắp cả 4 lãnh vực. - Khắp tất cả tánh (thiện, ác, vô ký). - Khắp tất cả thức (8 thức tâm vương). - Khắp tất cả thời (quá khứ, hiện tại, vị lai). - Khắp tất cả xứ (3 cõi, 9 địa). Năm Tâm sở biến hành là: 1. Xúc: Tâm cảm xúc, tác dụng giao tiếp giữa chủ thể và đối tượng, giữa tri giác và sở tri giác. Theo kinh A Hàm có 6: Do nhãn, sắc làm duyên v.v... phát sinh ra 76
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
xúc, gồm có nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Tính chất của tầm sở xúc là làm cho tâm vương, tâm sở, tiếp với cảnh. Tác dụng làm chỗ y cứ cho thọ, tưởng, tư phát sinh. 2. Tác ý: Sự móng tâm, chú ý vào đối tượng, tâm sở này có 3 tác dụng: - Đánh thức chủng tử tâm vương, tâm sở và sắc pháp. - Tâm chưa phát sinh, thì làm cho phát sinh - Tâm đã phát sinh, thì dẫn tâm đến đối tượng. Theo kinh, Phật dạy: Tác ý là nghiệp nhân, là động lực đầu tiên của tâm lý con người. Như Luận Đại Trí Độ nói: “Nhất cử, nhất động, khởi tâm động niệm đều là nghiệp cả”. 3. Thọ: Lãnh thọ, cảm thọ, cảm giác. Kinh A hàm nói: Do nhân sắc làm duyên v.v… phát sinh, 6 thọ là nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ… ý thọ. Trên cơ sở 6 thọ, thông qua 3 cảnh, cảnh thuận sinh lạc thọ, cảnh nghịch sinh khổ thọ, cảnh bình thường sinh xả thọ. Về mặt vi tế thêm ưu thọ và hỷ thọ. Tóm lại: Thân thọ gồm lạc thọ, khổ thọ, Tâm thọ gồm ưu thọ, hỷ thọ và xả thọ. 4. Tưởng: Tưởng tượng, nhớ cảnh đã qua. Kinh 77
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Lăng Nghiêm nói: Tưởng tướng tưởng phát sinh, như tưởng hình chiếc xe đạp thì xe đạp xuất hiện trong tâm và trên cơ sở đó mà đặt tên cho nó là xe đạp. Theo kinh A Hàm có 6 tưởng, do nhân sắc v.v… làm duyên phát sinh 6 tưởng: Nhân tưởng, nhĩ tưởng, tỷ tưởng, thiệt tưởng, thân tưởng và ý tưởng. 5. Tư: Suy tư, tính toán. Kinh A Hàm nói: Do nhân sắc làm duyên v.v… phát sinh 6 tư, gồm nhân tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư và ý tư. Còn gọi là 6 hành: nhân hành, nhĩ hành, tỷ hành, thiệt hành, thân hành và ý hành. Theo Câu Xá Luận, tư tâm sở thuộc về hành uẩn. Như Khế kinh nói: “Ngày nay tính việc hơn thua. Ngày mai nghỉ việc tranh đua nhọc nhằn. Đắm thân trong cảnh khổ kham. Nào hay quỷ dữ đang gườm bên thân”. (Kinh Tọa Thiền Tam Muội) B. BIỆT CẢNH TÂM SỞ Biệt cảnh là cảnh riêng biệt, năm loại tâm sở này chúng khởi tác dụng trong từng hoàn cảnh thích ứng riêng biệt. Sự hiện hữu của tâm sở này không liên quan gì đến tâm sở khác. Theo Luận Du Già, đối tượng của tâm sở biệt cảnh gồm có 4 đặc tính: - Cảnh ưa thích - Cảnh quyết định 78
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Cảnh quen biết - Cảnh đang quan sát Năm Tâm sở biệt cảnh là: 1. Dục (hy vọng): Mong muốn, tánh tâm sở này luôn luôn mong muốn duyên những cảnh ưa thích. Nghiệp dụng làm chỗ y cứ cho siêu năng. Như Cổ đức nói: “Tu hành không có mong muốn, thì Đạo quả khó thành” (Tu hành vô dục Đạo quả nan thành). Dục trong trường hợp này thuộc về thiện tâm sở. Luận Đối Pháp nói: “Tín tâm là cơ sở y cứ cho dục. Dục là cơ sở y cứ cho tinh tấn. Và làm chỗ y cứ cho việc quy y Tam Bảo, vào biển Phật pháp”. Như ca dao Việt Nam nói: “Vào chùa thấy Phật muốn tu, thấy Kinh muốn đọc, thấy Thầy muốn xuất gia”. 2. Thắng giải: Nhận định, hiếu biết chắc chắn, rõ ràng. Tâm sở này nói lên ý nghĩa không còn nghi ngờ gì nữa. Như một với một là hai. Hay nói hàm súc hơn: “Muôn Pháp về không, không chỗ nương. Chơn như vắng lặng tuyệt suy lường. Thấu suốt nguồn tâm không chỗ chỉ. Nước tâm bóng nguyệt tuyệt suy lường”. Theo Luận Thành Duy Thức: Tâm sở thắng giải không xuất hiện trong 2 trường hợp sau đây: Tâm do dự và cảnh không quyết định. 79
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3. Niệm: Nhớ nghĩ. Tánh tâm sở này khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã qua, duyên tâm vào một đối tường tiền đề quán tưởng v.v… Nghiệp dụng tâm sở này làm chỗ nương cho Định. Theo Luận Nhiếp Đại Thừa, niệm có 3 cảnh: - Nhớ nghĩ đến thiện pháp. - Nhớ nghĩ đến chúng sanh - Nhớ ân để báo đáp + Nhớ thiện pháp gồm có 10: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Niết Bàn, niệm Sổ tức, niệm Thân, niệm Vô thường. + Nhớ nghĩ đến chúng sinh, nên phát Tứ hoằng thệ nguyện. + Nhớ bốn ân để báo ân, như tục ngữ có câu: “Với ân ấy ghi lòng, tạc dạ. Nguyện trọn đời xin được đáp đền”. 4. Định: Tâm chuyên nhất vào một đối tượng. Tâm sở này khiến cho tâm khi duyên cảnh tán loạn, thuần nhất và tương tục. Thiền Tông gọi là Tâm nhất cảnh tánh, Nghiệp dụng làm chỗ nương cho huệ. Để làm sáng tỏ ý nghĩa hơn, kinh A Hàm nói: “Mỗi 80
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
khi tọa thiền đếm hơi thở. Tâm ý chánh định, không dao động. Dù đất chấn động tâm không động. Ấy là thiền định nên tu tập”. Và kinh Pháp Cú nhấn mạnh: “Không định không trí huệ, Có định có trí huệ. Nơi nào có định huệ. Nơi đó có Niết bàn”. (PC.372) Luận Đối Pháp nói: “Ví như con ong đang chăm chú hút mật hoa, không còn nhớ nghĩ đến cảnh giác”. Tóm lại, Không Lộ Thiền Sư nói: “Bỏ ngoài ngàn dặm lòng tham dục. Để lẽ huyền vi mãi ở trong”. 5. Huệ: Quan sát, phân tích, chọn lựa, rõ ràng. Tánh tâm sở này đối với cảnh sở quán, sáng suốt không mù mờ, không bất định. Khế kinh nói: “Vận dụng trí huệ sáng, quán tất cả các pháp. Trong tất cả các pháp, thảy đều do Quán nhập. Tâm giải, huệ thanh tịnh, ba cõi ấy không ai bằng” (Luận Chỉ Quán). Do có quán huệ, thấy rõ được lý nhân quả, nên quyết định cho mình một hướng đi, một hành động cụ thể. Như Cổ đức dạy: “Rút gươm huệ đứt dây thân ái, Kịp tìm thấy câu phái Qui y. Dứt lòng tham ái, sân, si, Thị phi phủi sạch trong trong ai bì”. Tóm lại, như Luận Duy Thức Phương Tiện Đàm ví dụ: - Dục: Muốn đọc kinh 81
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Thắng giải: Đọc đến đâu hiểu đến đó. - Niệm: Đọc qua nhớ mãi không quên. - Định: Đọc một cách say sưa, tâm không còn duyên cảnh khác. - Huệ: Do đọc tụng kinh phát sinh trí huệ vô lậu. C. THIỆN TÂM SỞ Thiện là tăng ích, nghĩa là làm lợi ích cho mình và chúng sinh. Thiện là thuận lý, tức là việc làm phù hợp với chơn lý và chánh pháp. Theo kinh A Hà, thiện là những ý nghĩ, hành động có lợi cho mình, cho người, đời này và đời sau, có lợi cả hai, được người trí khen ngợi… Thiện dựa trên 4 cơ sở: - Về tính chất, phù hợp với chân lý, chánh pháp. - Về mối quan hệ hỗ tương, cả hai đều được lợi ích - Về thời gian cả hai đều được lợi ích. - Về đạo đức, không tổn giảm hạnh phúc cả hai bên. Thiện tâm sở là một đạo binh lương thiện, giúp cho con người trở thành hiền nhân, thánh thiện. Thiện có 4 loại: 1. Tối thắng thiện: Là Bồ đề, Niết bàn, Chân như, Phật tánh. Viên giác, Duy thức Kinh… 82
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
2. Tự tánh thiện: Tất cả 11 Tâm sở thiện đã có sẵn trong tự tâm con người. 3. Tương ưng thiện: Những điều thiện xuất phát từ tự tâm, tương ứng với cảnh thiện bên ngoài. 4. Đẳng khởi thiện: Tự tâm mỗi người đã có sẵn chủng tử thiện, thời phát khởi hiện hành đúng như nhân của nó. Ví dụ: Tự tâm đã có sẵn chủng tử vô tham xả v.v… thì thể hiện hành động không trộm cướp, bố thí v.v… Tâm sở thiện: 1. Tín: Niềm tin, đức tin. Theo Luận Thánh Duy Thức, tín có 3 nghĩa: - Tín thật hữu: Nghĩa là đối với tất cả pháp, hoặc sự, hoặc lý, tin nhận như thật. - Tín hữu đức: Nghĩa là đối với công đức Tam bảo, có lòng tin chân chánh sâu sắc, không chống trái, không phỉ báng. - Tín hữu năng: Nghĩa là đối với tất cả pháp thế và xuất thế, có lòng tin sâu sắc và cso thể thành đạt được. Theo kinh Hoa Nghiêm, tín có 5 đức: - Tín là cửa ngõ vào đạo. 83
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Tín là mẹ công đức. - Tín có khả năng nuôi lớn căn lành. - Tín có khả năng thoát khỏi lưới ma. - Tín có khả năng thành tựu quả Bồ Đề. Đối tượng của niềm tin có 6: Tin lý, tin sự, tin tự, tin tha, tin nhân, tin quả. Như Trương Vô Tận thiền sư nói: “Bốn mùa nóng lạnh cứ trôi qua. Phàm thánh không ngoai một sát na. Quả báo tiền khiên nay phải trả. Trả rồi mới hết nghiệp oan gia”. 2. Tàm: Tự thẹn, tự xấu hổ với mình khi làm điều xấu xa, đê tiện tội lỗi, lương tâm cắn rứt, phát nguyện ăn năng. Như ca dao Việt Nam có câu: “Thôi thôi xin tởn tới già, đừng đi nước mặn mà hà ăn chân”. 3. Quý: Hổ thẹn với người, khi mình tạo ra điều xấu, và cố gắng khắc phục, phấn đấu vương lên để bằng người. Như ca dao Việt Nam có câu: “Nhìn người mà thẹn cho ta. Cũng trang nam tử sao ra nỗi nầy?” 4. Vô tham: Không tham những cảnh dục lạc trong 3 cõi, bao gồm ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. Lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Cụ thể như Đức Phật dạy: “Không vì mình, vì người, không mong cầu quốc độ, của cải và vợ con. Không mong mình thành tựu với việc làm phi pháp” (PC.84) 84
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
5. Vô sân: Không sân hận, nóng nảy, giận tức trước những nghịch cảnh. Bất cứ trong tình huống nào, tâm vẫn bình tĩnh, an nhiên, tự tại, giải thoát. Như Cổ đức nói: “Lửa lòng đã tắt từ lâu. Tâm ta thanh tịnh một bầu thanh lương. Mưa từ, nước pháp, nhành dương. Thân tâm mát mẻ bốn phương đượm nhuần”. 6. Vô si: Không si mê, đối với sự lý biết một cách rõ ràng, không mờ tối và tích làm việc lành, vì biết rõ nhân quả của các pháp. Hay nói cụ thể hơn: “Không chơn biết là không chơn. Chơn thật biết là chơn thật. Mau đạt được lý chơn. Vì do thấy biết đúng” (PC.14) 7. Cần: (Tinh tấn) siêng năng đoạn trừ những điều ác và nỗ lực tu tập những điều thiện. Kinh A Hàm nói có 4: -Siêng năng đoạn trừ điều ác đã sanh, -Siêng năng ngăn chặn những điều ác chưa sanh không cho phát sanh, -Siêng năng phát triển những điều thiện đã sanh, -Siêng năng tìm cách làm cho những điều thiện chưa sanh, có cơ hội sanh. Tóm lại, như người xưa nhấn mạnh: “Trên đường đời không gì bằng tinh tấn, không gì bằng trí tuệ của đời ta. Sống điêu linh trong kiếp sống Ta bà. Có tinh tấn là vượt qua tất cả”. 85
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
8. Khinh an: Tâm hồn an tĩnh, nhẹ nhàng, thư thái, khoan khoái, lâng lâng, giải thoát. Như Cổ đức đã dạy: “Lấy gió mát, trăng thanh kết nghĩa. Mượn hoa đàm, đuốc tuệ làm duyên. Mừng thay tâm chẳng não phiền. An nhàn, tự tại, thiên nhiên một bầu”. 9. Bất phóng dật: (không buông lung) Phòng ngừa việc ác, nỗ lực thực hiện các điều thiện, tinh tấn nhiếp căn và tâm. Như Khế kinh nói: “Không làm các điều ác. Nỗ lực làm việc lành. Giữ tâm mình thanh tịnh. Ấy là lời Phật dạy” (PC.183). Hay nói sâu sắc hơn: “Thấy sắc không nhiễm sắc. Nghe tiếng không nhiễm tiếng. Sắc, tiếng đều vô ngại. Mới đến thành pháp vương” (Xuyên Thiền sư). 10. Hành xả: Làm thiện mà không chấp trước, nên tâm an trụ vô công dụng đạo. Như kinh Kim Cang nói: “Bồ tát suốt ngày hóa độ chúng sanh, nhưng không thấy chúng sanh được hóa độ”. Hay nói bóng bẩy hơn: “Trời không cánh nhạn bay qua. Bóng in đáy nước xóa nhòa một khi. Nhạn không để bóng làm gì. Nước không giữ bóng, bởi vì vô tâm” (Hương Hải Thiền Sư). 11. Bất hại: Không có tâm ác, không đang tâm sát hại các loại chúng sanh, phát triển tâm từ bi, đưa đến an vui, hạnh phúc, giải thoát chứng quả Bồ đề, Niết bàn. Khế kinh nói: “Như tâm thực hạnh từ bi. Lòng không 86
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sân hận khinh khi mọi loài. Dù là to lớn, nhỏ nhoi. Đem tâm bình đẳng, nên coi ngang hàng, phóng sinh cứu thế, an toàn. Hiện đời phước lạc an nhàn khỏi lo. Mai sau chứng quả được to. Báo thân viên mãn, tự do tùy hình” (Pháp cú thí dụ 7). D. CĂN BẢN PHIỀN NÃO Theo Luận Thành Duy Thức, phiền nghĩa là khuấy nhiễu. Não nghĩa là rối loại, não loạn hữu tinh, gọi là phiền não. Nói khác hơn, những tác động tâm lý làm bức bách, thiêu đốt, xáo trộn về mặt tâm lý, vật lý, sinh lý thì gọi là phiền não. Sáu tâm sở phiền não này là cơ sở phát sinh những phiền não phụ thuộc, nên gọi là căn bản phiền não. Theo Luận Câu Xá, phiền não có 10 nghĩa: 1. Kiến căn bản 2. Lập tương tục 3. Trị dư điền 4. Dẫn đẳng lưu 5. Phát nghiệp hữu 6. Nhiếp tư cụ 7. Mê sở duyên 8. Đạo thức lưu 9. Việt thiện pháp 10. Quảng phước nghĩa. - 6 căn bản phiền não là: 1. Tham lam: Tham ái, đắm nhiễm ngũ dục – tài sắc danh thực thùy, lục trần – Sắc thinh hương vị xúc, pháp. Như Cổ đức nói: “Võ Đế làm vua, muốn làm tiên. Thạch Sùng cự phú, hận không tiền, Hằng Nga đẹp thế còn than xấu, Bành Tổ ngày đêm nguyện sống lâu”. 2. Sân: Nóng nảy, giận tức, nổi nóng trước những 87
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
cảnh không vừa ý. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Một niệm sân khởi lên, thì trăm nghìn nghiệp chướng sẽ phát sinh”. Và ca dao Việt Nam nhấn mạnh: “Sân si nghiệp chướng không chừa. Bo bo mà giữ tương dưa ích gì?”. 3. Si: Si mê, mờ tối, không sáng suốt đối với cảnh phải trái, hay dở, sự lý, không biết rõ ràng, si mê là mê sự và mê lý. a) Mê lý: Không nhận rõ được Chân như, tự tánh, Niết bàn, lý Tứ đế v.v… Như Đức Phật dạy: “Xưa ta cùng các ông. Vì không thấy Tứ Đế, nên bị sinh tử mãi. Trong biển khổ sanh tử” (Tăng Nhứt A Hàm, NB). b) Mê sự: Tất cả các pháp không thật có, chấp là thật có, nên sinh tâm tham đắm, tạo nghiệp bị sinh tử luân hồi, khổ đau. Như Đức Phật dạy: “Đây là con ta, đây là tài sản của ta. Người ngu cứ chấp như thế. Kỳ thực, cái ta còn không thật có, huống là con ta với tài sản của ta”. (PC.65) Về ngu si có 5: Nghĩa lý ngu si, tri kiến ngu si, phóng túng ngu si, chân thật nghĩa ngu si, tăng thượng mạn ngu si. 4. Mạn: Khinh mạn, cống cao, tự đắc, ỷ tài, ỷ đức, khinh khi lấn lướt mọi người. Theo Luận Câu Xá có 7: Mạn, ngã mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ty liệt mạn, tăng thượng mạn, tà mạn. 88
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Như người xưa nói: “Hiu hiu tự đắc, mục hạ vô nhơn” (Nghênh nghênh tự đắc, coi người chẳng có ra chi). 5. Nghi: Nghi ngờ, do dự, không quyết đoán trước mọi vấn đề, không tin lẽ phải, điều thiện, việc hay dở, chánh tà v.v… Nghi có 3: Nghi tự, nghi tha và nghi pháp. 6. Ác kiến: Thấy sai vấn đề, nhận định sai lầm. Ác kiến có 5: a) Thân kiến: Chấp thân này thật có, chấp cái ta thường còn sau khi con người mất. b) Biên kiến: Chấp lệch một bên. Chấp có, chấp không. Ví dụ chấp sau khi con người chết, hoặc còn hoặc mất hẳn, tức là chấp thường, chấp đoạn. c) Tà kiến: Hiểu sai lý nhân quả, bác lý nhân quả, mê tính dị đoan v.v… Như tục ngữ có câu: “Tu nhơn tích đức già đời cũng chết. Hung hăng bạo ngược, tận số cũng không còn”. d) Kiến thủ: Bảo thủ, chấp đặt sự hiểu biết của mình, cho mình là đúng, ngoài ra đều sai. Như ngạn ngữ phương Tây có câu: “Bên này núi Pensyansee là chân lý, bên kia núi Pensyansee là sai lầm”. e) Giới cấm thủ: Tín giữ những giới cấm, phi lý của 89
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
ngoại đạo, tin giữ những tín điều tà vạy, phi lý, không chơn chánh, không phù hợp với lý nhân quả. Luận Câu Xá nói có 3: - Không phải chánh nhân cho là chánh nhân. - Không phải chánh đạo cho là chánh đạo. - Không phải chánh giải thoát cho là chánh giải thoát. Và Kinh A Hàm nhấn mạnh: “Này A Nan! Nếu như tắm nước sông Hằng, mà được giải thoát, thì những loài cá sấu sẽ được giải thoát đầu tiên, vì ngày nào chúng cũng lội trong nước sông Hằng”. E. TÙY PHIỀN NÃO Tùy phiền não là những phiền não tùy thuộc Căn bản phiền não mà sinh, ảnh hưởng căn bản phiền não mà có. Căn bản phiền não dụ như thân cây. Tùy phiền não dụ như chồi tượt, nhành lá. Từ ngữ Phật giáo gọi là Chí mạn phiền não. Phạm vi tác động và tương ứng của chúng rộng hẹp không đồng, nên chia làm 3 loại: Tiểu tùy phiền não, trung tùy phiền não, đại tùy phiền não (Luận Thành Duy Thức Thuật ký). a. Tiểu tùy phiền não có 10 tâm sở 1. Phẫn: Giận, phẫn nộ, nộ khí xung thiên, nổi trận 90
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
lôi đình. Như ca dao Việt Nam có câu: “Nghe qua nổi trận lôi đình. Lòng như lửa đốt cả thân quay cuồng”. Phần tâm sở, ảnh hưởng một phần tâm sân, do đó trước sân hận, sau mới sinh giận tức. Hậu quả đưa đến giết người, hại vật và tổn thương chính bản thân. 2. Hận: Hờn mát, giận lẫy. Hận tâm sở trước nóng giận, sau mới hờn, do hơn mát nên ôm hận suốt đời, chấp thù không xả bỏ. Nên tục ngữ Việt Nam có câu: “Sống thì san dắn thở dài. Thác rồi đem xuống tuyền đài minh oan”. 3. Phú: Che giấu tội lỗi, đạo đức giả, vì sợ mất uy tín, danh dự, địa vị, tài lợi nên che giấu tội lỗi. Như ca dao Việt Nam nói: “Nếu như thiên hạ biết rồi thì ta còn sống với đời được chăng?” . Phú ảnh hưởng một phần tâm sở tham và si mê. 4. Não: Buồn man mác, lo lắng. Tam sở này khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau buồn phiền. Như ca dao Việt Nam có câu: “Buồn trông chênh chếch sao mai. Sao ơi, sao hỡi còn chờ mối ai?”. Não ảnh hưởng một phần tâm sở sân, phẩn và hận. 5. Tật: Ganh tỵ, ghét người hơn mình, ảnh hưởng một phần tâm sở sân. Như tục ngữ Việt Nam nói: “Thằng nở nào có ra chi. Chính ta biết cả tông ty họ hàng”. Với tâm 91
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sở này không muốn ai hơn mình, và luôn trù dập những người hơn mình. Ảnh hưởng phần tâm tham, sân và si. 6. Xan: Keo kiết, bỏn xẻn, rít rắm, giả bộ nghèo khổ để tích lũy tài sản, không bố thí. Như ca dao Việt Nam có câu: “Của mình thì cứ bo bo, Của người thì lại đem mo kéo về”. Tâm sở này ảnh hưởng một phần tâm tham si và bất xá. 7. Cuống: Giả trá, lừa dối, gạt người để làm những việc bất chính, lợi mình một cách phi pháp, để nuôi bản thân và gia đình. Cuống ảnh hưởng phần tâm sở tham và si. 8. Xiểm: Dua nịnh, bợ đỡ. Tâm sở này tùy thời thế, địa vị đối phương mà bợ đỡ, nịnh hót, làm cho người ta vui lòng, để được tài lợi, danh vị v.v… Xiểm ảnh hưởng một phần tâm sở tham và si. Như Cổ Đức nói: “Khi nghèo thì chẳng ai nhìn. Đến khi đỗ đạt, trăm nghìn nhân duyên”. 9. Hại: Tổn hại người, bức não loài hữu tinh, đưa đến tử vong, đau khổ. Tâm sở này ảnh hưởng tâm sở tham và sân, làm chướng ngại tâm bất hại và từ bi. Tổ Điền Viên nói: “Hằng ngày giữ bát canh ăn. Oán sâu như biển, hận bằng non cao. Muốn hay binh lửa thế nào, hãy nghe quán thịt tiếng gào đêm thâu”. 92
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
10. Kiêu: Khoe khoang, làm dáng, tỏ vẻ ta đây. Ảnh hưởng một phần tâm sở tham và mạn. b. Trung tùy phiền não Tâm sở: 1. Vô tâm: Không thẹn với lương tâm khi làm điều xấu xa tội lỗi, không biết hổ thẹn, không sợ người chê bai. Như tục ngữ có câu: “Phóng lao thì phải theo lao. Lỡ lên lưng cọp xuống nào được đâu?”. Vô tâm ảnh hưởng phần tâm sở si và phú. 2. Vô quý: Khi làm ác, không hổ thẹn với tha nhân. Vô quý ảnh hưởng một phần tâm sở si và phú. Như tục ngữ Việt Nam có câu: “Chó sủa mặc chó. Đường mình cứ đi”. c. Đại tùy phiền não Tâm sở: Tác động của 8 Tâm sở tùy phiền não này tương đối rộng và sâu nên gọi là Đại tùy phiền não. 1. Trạo cử: Ba nghiệp chao động không an. Còn gọi là trạo hối. Trạo là chao động về thân. Hối là chao động về tâm, làm cho thân tâm không yên, chưởng ngại thiền định. Cổ đức nói: “Cảnh không tạm lại chua không. Tâm ngầm duyên cảnh, thật là khổ thay. Tự mình biết, tự mình hay. Vọng duyên trôi mãi biết ngày nào ngưng?”. Ảnh hưởng một phần tâm sở phóng dật, tán loạn, bất xả. 93
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
2. Hôn trầm: Mờ mịt, buồn ngủ, đối với cảnh sở quán mờ mịt, tối tăm không sáng suốt, chướng huệ và khinh an. Như Cổ đức nói: “Chập chờn nửa tỉnh, nửa mê. Đường xưa, cảnh cũ biết về lối mô?”. Ảnh hưởng một phần tâm sở si. 3. Bất tín: Không có đức tin, bác lý nhân quả. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tu nhơn tích đức già đời cũng chết. Hung hăng bạo ngược tận số cũng không còn”. Kinh A Hàm nói: Mạt Già Lê Cư Xá Lợi chủ chương “Không có tội, không có phước, tất cả đều vô nhân”. Ảnh hưởng một phần tâm sở si và tà kiến. 4. Giải đãi: Lười biếng, biếng nhác. Thân lười biếng gọi là giãi. Tâm lười biếng gọi là đãi. Theo kinh A Hàm nói, lười biếng có 3 cảnh: - Thân lười biếng, tức không tu tập những điều thiện về thân, - Lười biếng về tâm tức không tu định, - Lười biếng về pháp tức không thực hành các thiện pháp. Tóm lại, tục ngữ Việt Nam có câu: “Lật đật cũng tới bến giang, lang thang cũng tới bến đò”. Ảnh hưởng một phần tâm sở phóng dật và si. 94
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
5. Phóng dật: Buông lung. Theo Kinh A Hàm, buông lung là không nhiếp thân, không nhiếp tâm và không tu tập các thiện pháp. Kinh Pháp cú nói: “Người ngu sống phóng dật, không nhiếp tâm, tu thiện. Sống buông lung theo dục. Dù sống như thây ma” (PC.21). Ảnh hưởng một phần tâm sở giải đãi và si. 6. Thất niệm: Quên mật chánh niệm. Luận Thành Duy Thức nói: “Đối với các cảnh, không ghi nhận một cách rõ ràng. Nguyên nhân đưa đến thất niệm là tâm tán loạn và một phần si mê”. Như ca dao Việt Nam có câu: “Khổ thay học trước quên sau. Nghe qua liền mất có vào được đâu”. 7. Tán loạn: Tán tâm, phân tâm, tâm không tập trung một đối tượng cố định, tâm không chú ý vào đề mục quán tưởng. Kinh A Hàm nói: “Tâm chạy vào rừng sâu. Tâm chạy rong đồng nội. Cùng khắp cõi hư không. Như khỉ vượn trong rừng”. Theo Luận Thành Duy Thức nói: “Tâm sở tán loạn ảnh hưởng phần lớn của tâm tham, sân si và phóng dật”. 8. Bất chánh chi: Hiểu biết sai sự thật, không đúng với chân lý. Theo Luận Thành Duy Thức: “Đối với cảnh sở quán, hiểu biết sai lầm. Nguyên do ảnh hưởng một phần ác huệ, một phần si mê, một phần phiền não tương ứng huệ”. 95
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Kinh Pháp cú nói: “Phi nhơn cho là chơn. Chơn nghĩ là phi chơn. Người hiểu sia như thế. Không đạt được lý chân”. (PC.13) d. Nhận định: Đối với các tâm sở phiền não dưới đây, Luận Thành Duy Thức giải thích và so sánh như sau: Tâm sở sân, phẫn, hận, não, khác nhau như thế nào? - Sân: nổi nóng, dụ như lửa rơm - Phẫn: giận, dụ như lửa củi. - Hận: hờn, dụ như lửa than. - Não: buồn man mác, dụ như tro nóng. Trạo cử, tán loạn, phóng dật khác nhau như thế nào? - Trạo cử: Lao chao như con ngựa đứng một chỗ trong chuồng, nhưng đầu mình vẫn lắc qua lắc lại. - Tán loạn: Tán tâm, phân tâm, ví như con ngựa chạy lăng xăng trong chuồng - Phóng dật: Buông lung, ví như con ngựa đã thoát ra khỏi chuồng, chạy rong ngoài đồng nội. F . TÂM SỞ BẤT ĐỊNH Bốn tâm sở bất định, khi chúng hiện hữu chưa có thể 96
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
khẳng định được là thiện hay ác mà phải dựa trên kết quả, hay tính chất hành động mới có thể xác định được. Theo Luận Thành Duy Thức, 4 tâm sở bất định, muốn khẳng định là thiện hay ác, phải dựa trên 4 tiêu chuẩn: Đối tượng, mục đích, tính chất và ý thức phân biệt. Bốn tâm sở bất định là: 1. Hối: Ăn năn, hối hận về việc làm của mình, không bằng lòng với việc làm đã qua. Chỗ khác gọi là ô tác. Nghĩa là ghét việc đã làm, làm chướng ngại cho định. Theo Luận Thành Duy Thức: Ô tác, ghét việc đã làm là nhân và ăn năn việc đã làm là quả. Về tâm sở ăn năn có 2 trường hợp được xác định là thiện hoặc ác sau đây: - Ví dụ ăn năn thiện: “Xưa con đã tạo bao tội ác. Đều do vô thủy tham sân si. Từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Tất cả con đều xin sám hối” (Kinh Phổ Hiền). - Ví dụ ăn ăn ác. Ca dao Việt Nam có câu: “Uổng công xúc tép nuôi cò. Nuôi cò cho lớn, cò dò lên cây”. Tóm lại, nếu tâm hối hận trái với thiện pháp, chơn lý và đạo đức thì gọi là ác. Ngược lại, hối hận phù hợp với chân lý, đạo đức, thiện pháp thì gọi là thiện. 2. Miên: Tính hôn mê của giấc ngủ, buồn ngủ, ngủ 97
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
nghỉ v.v… Tâm sở này làm cho thân tâm không tự tại, không sáng suốt, mù mịt, gật gà gật gưỡng… làm chứng ngại huệ tâm sở. Sự ngủ nghỉ, buồn ngủ thiện hay ác tùy theo thời gian, mục đích, đối tượng, tính chất và ý thức phân biệt. Ví dụ: Khế kinh nói: “Con rắn phiền não ở trong tâm của các ông chưa đuổi ra, mà an tâm ngủ nghỉ, thì thật là không biết hổ thẹn” (Kinh Di Giáo). Ngày xưa, Tôn giả A Na Luật, mỗi khi nghe Phật nói Pháp thì ngủ gục, bị Phật quở là đồ súc sinh. Vì ngủ như thế tức là ác. Trái lại, ngủ đúng giờ đúng khắc, ngủ ít, thức nhiều là thiện, vì mang tính chất chánh niệm, tỉnh giác và không tham dục về thùy miên trong ngũ dục. 3. Tầm: Tìm cầu, suy tìm với hành động thô. Tầm có hai trường hợp thiện và ác. a) Về trường hợp thiện: “Trót buổi tìm xuân chẳng thấy xuân. Chân đi dẫm nát rặng mây ngàn. Trở về chợt thấy hoa đào nở. Xuân ở đầu cây đã thập phần”. b) Về trường hợp ác: “Khoét vách đào tường chí những đâu. Ngàn mưu, trăm kế, luống tham cầu. Của 98
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
người dẫn có đời này được. Đời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu”. 4. Tứ: Nghiệm xét, tế nhị, suy nghĩ chín chắn những việc có lợi cho mình, cho người đời này và đời sau. Đặc biệt đi sâu vào nội tâm để đạt đạo, chứng ngộ tự tâm v.v… Như Cổ đức nói: “Hằng ngày nên quan sát lại mình. Xét nét cho cùng chớ dễ kinh. Không tìm tri thức, ở trong mộng… Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình”. (Hương Hải Thiền Sư). Tóm lại, 2 tâm sở tầm tứ, nó khẳng định tính thô và tế. Về mặt tư duy của tâm lý, nếu tâm tìm cầu thô, thì gọi là tầm, tâm tìm cầu, suy xét tế thì gọi là Tứ. Luận Đối Pháp nói: Tầm ví như con ong đang bay lượn vòng vòng trên đóa hoa, vì biết đây là đóa hoa nhưng chưa đáp vào. Tứ ví như con ong đã đáp xuống đóa hoa và chăm chú, say mê hút mật hoa, không còn phân biệt cảnh thô bên ngoài. Tóm lại, theo Luận Thành Duy Thức, Tầm tâm sở do ảnh hưởng một phần tư tưởng tâm sở, nếu không có tư tưởng tâm sở, nếu không có tư tưởng tâm sở thì không có tâm sở Tầm. Còn Tứ là ảnh hưởng một phần Huệ tâm sở, thì không có Tứ tâm sở. Và hậu quả, Tầm tâm sở đưa đến thân tâm không an, Tứ tâm sở đưa đến tâm an định và sáng suốt. 99
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3. Đại ý: Trình bày và giải thích chi tiết 51 Tâm sở tương ứng với thức biến hiện thứ 3 gồm: - 05 Tâm sở Biến hành - 05 Tâm sở Biệt cảnh - 11 Tâm sở Thiện - 06 Căn bản phiền não - 20 Tùy phiền não. Trong đó có: - 10 Tiểu tùy phiền não - 02 Trung tùy phiền não - 08 Đại tùy phiền não - 04 Tâm sở Bất định
100
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 6 E. GIẢI THÍCH LÝ DO TẠI SAO CHỈ CÓ THỨC – CÓ CÁC THỨ PHÂN BIỆT VÀ CHÚNG SANH SINH TỬ TƯƠNG TỤC 1. Hán âm: Vân hà ưng tri ý thức sở biến? Giả thuyết ngã pháp phi biệt thật hữu do thị nhất thiết duy hữu thức giả? Nhược duy hữu thức độ vô ngoại duyên do hà nhi sanh chủng phân biệt? Cập chư hữu tình sanh tử tương tục? Đáp: Thị chư Thức chuyển biến Phân biệt sở phân biệt Do thử bỉ giai vô Cố nhất thiết chủng thức Như thị như thị biến Dĩ truyền chuyển lực cố Bỉ bỉ phân biệt sanh Do chư nghiệp tập khi Nhị thủ tập khí câu 101
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tiền dị thục ký tận Phục sanh dư vị thục. 2. Dịch nghĩa: Làm sao biết được là thức biến, còn ngã pháp là giả nói chứ không thật có? Tất cả Duy thức? Nếu là Duy thức thì do đâu các thứ phân biệt sanh? Do đâu hữu tình sanh tử tương tục? Các Thức ấy chuyển biến Phân biệt sở phân biệt Bởi năng sở đều không Nên tất cả Duy thức Do nhất thiết chủng thức Biến như vậy như vậy Và do sức vận động Vạn vật hữu tình sinh Do tập khí hai thủ Dị thục trước và hết Lại sanh dị thục khác. 102
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3. Lược giảng: 3.1 Giải thích lý do nói Giả - Ngã – Pháp (K.17): Như chúng ta đã biết, tất cả năng lực hữu tình, vô tình, phân biệt, vô tri v.v… nói cụ thể hơn, cơ sở nhận thức, đối tượng của nhận thức, tức kiến phần, tưởng phần, đều có chủng tử hàm tàng trong A lại da thức và theo một điều kiện và qui luật vận động, chuyển biến, huân tập, hiện hành, do đó thành ra có 2 hiện tượng nhận thức và đối tượng của nhận thức. Ví dụ: A lại da thức thì hiện thành ra hữu tình (căn thân) và thế giới. Mạt na thức thì hiện hành năng lực chấp Ngã – Pháp vi tế và vận chuyển chủng tử. Còn 6 thức trước thì phân biệt đối tượng một các rõ ràng. Và trong quá trình biến chuyển vận động, cần có hợp tác đồng bộ với các tâm sở, gồm 51 tâm sở. Và tùy theo sự tương ứng mà hành động và giá trị của sự biến chuyển ấy là tốt xấu, thiện ác, vi tế hay thô thiển v.v… Nói tắt một lời, A lại da thức là căn bản, là bản thể của mọi hiện tượng, dù là hiện tượng nhận thức hay hiện tượng cảnh giới. A lại da thức là năng lực chung của tất cả năng lực nhận thức và năng lực của pháp tồn tại. Và một khi chúng ta đã nhận được lý này, thì chỉ có thức là thực hữu và ngoài ra đều là giả. Nói khác hơn, 103
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
không ngoài thức mà có. Nên kinh Mật Nghiêm nói: “Ngã pháp không thật có. Chúng sinh vọng phân biệt. Chấp có ngã và pháp. Nên tạm nói có ngã pháp”. Như thế, ngã pháp không thật có tức kiến, tướng phần không thật có mà chỉ có thức là thật có. 3.2 Giải thích lý do có những thứ phân biệt (K.18): Cứ theo đà nhân quả lý luận trên, chúng ta đã biết A lại da thức là một tổng thể, được mang danh là Nhứt thiết Chủng tử thức. Với danh nghĩa và năng lực tiềm tàng ấy, dĩ nhiên sự phát sanh cũng dựa trên cơ sở nhân quả của thuận lý, còn gọi là “đẳng lưu chủng tử hay đẳng lưu nhân quả”. Thật ra, tin các thứ phân biệt tức là phân biệt về con người và thế giới con người. Mà con người đã có chủng tử căn thân, thế giới con người đã có chủng tử khí thế giới tiềm tàng trong A lại da thức. Qua sự vận động liên tục, và năng lực của sự vận động, mà các pháp sanh, tức hiện hữu, nên ly khai năng lực thức ra, thì không có sự hiện hữu của con người và thế giới. Nói sâu hơn, Thức A lại da có 4 năng lực là năng lực chấp ngại (địa lại), năng lực viêm nhiệt (hỏa đại), năng lực lưu nhuận (thủy đại), năng lực di động (phóng đại). 104
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Do 4 năng lực này mà con người nhận thức thấy có sự vật chướng ngại, hiện hữu, có tính nóng, tính phát triển, điều hợp, phân tán v.v… Nếu không có 4 năng lực này, tức không có thế giới khách quan và con người bằng xương bằng thịt, và cũng không có sự phân biệt. Nhưng thực tế mà nói, con người và thế giới là không thật có nếu ly khai thức. Do đó, kinh Hậu Mật Nghiêm nói: “Cảnh của tâm ý thức. Đều không rời tự tánh. Nên ta nói tất cả pháp. Chỉ có thức, ngoài ra đều không”. Hay nói rõ hơn, như Duy Thức Nhị Thập tụng đã khẳng định: “Các thức chủng tử sanh. Dường như do ngoại cảnh sanh. Thành ra nội ngoại xứ. Nên Phật nói có 10 xứ” (tức 5 căn và 5 trần). 3.3 Giải thích lý do có chúng sanh sinh tử tương tục (K.19) Kế thừa tư tưởng chủng tử duyên khởi hay A lại da duyên khởi, mà Đức Phật cũng như Duy thức học giải thích sự hiện hữu của chúng sanh trong hiện tại và tương lai. Tại sao? Vì A lại da thức là sinh mệnh của tất cả chúng sinh. Sinh mệnh, năng lực sinh mệnh này, hàm tàng một ý nghĩa liên tục và sự hiện hữu. Vì liên tục mới có đời này đời sau. Vì nó hiện hữu, nên chúng sanh mới hiện hữu. 105
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tuy nhiên, tùy theo giá trị của A lại da thức mà sự liên tục và hiện hữu được hình thành với phẩm lượng cao hay thấp, tốt hay xấu. Giá trị đó là nghiệp. Và tập khí của kiến phần (ngã chấp), tưởng phần (pháp chấp). Do năng lực nghiệp và tập khí ấy mà chúng sinh hiện hữu. Và năng lực của nghiệp và tập khí ấy mà chúng sinh hiện hữu. Và năng lực của nghiệp và tập khí thì không ngoài 3 loại “Danh ngôn tập khí, Chấp ngã tập khí và Hữu chí tập khí” (Luận Thành Duy Thức). Dù nói giá trị nghiệp và tập khí, nhưng cần xác định rõ ràng là nếu nghiệp thiện, tập khí thiện, chúng sinh hiện hữu đầy đủ phúc đức, trong một môi trường hoàn toàn hạnh phúc, thanh tịnh giải thoát. Ngược lại, nếu nghiệp và tập khí ác, nhiễm ô v.v… thì chúng sinh hiện hữu khổ đau, và trong một hoàn cảnh xấu, khổ đau. Nói rõ hơn, 4 cõi thánh và 6 cõi phàm đều dựa trên cơ sở nghiệp thiện ác và bất động (Thiền định) nghiệp. Tiến trình và sự vận động của sinh mệnh thì liên tục, nhưng sự hiện hữu thô tướng của sinh mệnh thì có từng giai đoạn. Hay nói khác đi, cái gì hữu tình, hữu tướng thì phải hoại diệt, gián đoạn. Cái gì vô hình, vô tướng thì nó tồn tại mãi mãi và liên tục, dù là pháp thế gian hay xuất thế gian, hữu tình hay vô chúng sinh v.v … cũng đều theo một qui luật chung. 106
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Vì vậy, sự chết của chúng sinh, là tạm chấm dứt một giai đoạn của sự hiện hữu (thân dị thục) nhưng dòng sinh mệnh, tức thức A lại da, một tổng hợp (Thiện ác, thiện định) vẫn tiếp tục hoạt động để hình thành một chúng sanh đời sau. Kế tiếp, theo lý Duyên khởi, nhân duyên hiện hữu. Do đó, sự sinh tử là giả có không thật. Như Cổ đức nói: “Sinh như thể đắp chăn đông. Thác như cởi áo hạ nồng khác chi. Xưa nay các pháp hữu vi. Không sao tránh khỏi hiệp ly vô thường. Một khi ngộ lý thân thường, Pháp thân hiển hiện mười phương chan hòa”. Thành ra, khổ vui, sa đọa hay giải thoát là tùy thuộc vào năng lực, sinh mạng con người. Mà quan trọng nhất là thức thứ 6, nói rộng là 7 thức trước. Như Cổ đức nói “Ba điểm như sao sáng chói lòa. Móc câu nào khác trăng tà xưa nay. Súc sinh ác thú đọa đày. Thành Phật, làm Tổ tâm này mà ra”. Nói tắt một lời, tất cả đều do con người, do chúng ta quyết định vận mệnh, tương lai của chúng ta, thông qua sự hoạt động của năng lực duy nhất là thức. Thức là bản thể của sinh mệnh và sự hiện hữu. Nói khác đi, như Hoa Nghiêm Đại sớ nói: “Mười miền pháp giới vẽ thành đồ Chỉ thắng tâm người, thấy là vô Bốn thánh, sáu phàm đều giả huyễn Mây mù tan hết, trăng trong lộ bày” (*) 107
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
4. Đại ý: Trình bày lý do có ngã pháp, có các thứ phân biệt, có chúng sinh và thế giới để chứng minh do thức biến, ngoài thức không có những thứ trên tức vô ngã, đồng thời có nghĩa là đã thành lập lý Duy thức. 5. Chú thích: (*) Thập bang pháp giới họa thành đồ Trực chỉ nhẫn tâm tiến giả vô Tứ thánh, lục phàm giai thị huyễn Phù vân tán tận nguyệt luân phô. (Kinh Hoa Nghiêm Đại Sớ) (*) Tập khi có 3 loại: - Danh ngôn tập khí. - Chủng tử tập khí. - Hữu chi tập khí.
108
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 7 F. SỰ NHẬN THỨC VỀ MẶT CÓ CỦA CÁC PHÁP 1. Chánh văn: Nhược duy hữu thức, vân hà thánh giáo trung thuyết hữu tam tánh? Đáp: Do bỉ bỉ biến kế Biến kế chủng chủng vật Thử biến kế sở chấp Tự tánh vô sở hữu Y tha khởi tự tánh Phân biệt duyên sở sanh Viên thành thật ư bỉ Thường viễn ly kiến tánh Cố thử dữ y tha Phi dị phi bất dị Như vô thường đẳng tánh Phi bất kiến thử, bỉ. 109
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
2. Dịch nghĩa: Nếu như chỉ có thức thì tại sao trong Thánh giáo nói có 3 tánh. Đáp: Do các thứ biến kế Vọng chấp tất cả vật Tánh biến kế chấp này Tự tánh không thật có Còn tánh y tha khởi Do duyên, phân biệt có Viên thành thật với nó Thường xa lìa biến kế Nên viên thành, y tha Là khác, chẳng phải khác Như tánh vô thường v.v… Nếu không thấy viên thành Cũng không thấy y tha. 3. Lược giảng: Trên cơ sở nhận thức, Duy thức học giải thích về 110
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
hiện tượng các Pháp gồm 2 mặt có (tự tánh) không, (vô tánh) thật, hư v.v… Hay nói khác đi, dù là có hay không vẫn không ngoài thức. Ly khai thức, tức miễn không có sự nhận thức về các pháp có và không. Trước hết về mặt hữu, tức có – Duy thức học căn cứ trên tinh thần về ý nghĩa của kinh Giải Thâm Mật được cô đọng lại qua Luận Duy Thức Tam Thập Tụng, và được triển khai ở Luận Thành Duy Thức. Đó là Tam tánh, tức là ba dạng nhận thức về mặt có của các pháp, kỳ thực không có pháp gì. 3.1. Tự tánh chấp Ngã chấp Pháp Bằng sự nhận thức phổ quát, ý thức và một phần thức của thứ 7, nhận định về các pháp một cách sai lầm, do vọng niệm phân biện mà có ra sự nhận thức và đối tượng của sự nhận thức. Theo Luận Thành Duy Thức, Biến kế gồm có 3 ý: a) Năng Biến kế: Tức thức thứ 6 cùng các Tâm, Sở. Đối với thức, thì thuộc vào kế đạt và tùy niệm phân biệt, tức là vọng có ngã và pháp. Để khẳng định, kinh Giải Thâm Mạt Sớ nhấn mạnh: Thức A lại da, mặt ẩn là chủng tử của các pháp, mặt hiện là hiện hành của các pháp. Các pháp ấy là y tha khởi thánh. Ngộ nhận các pháp như vậy là ngã pháp. Ngã 111
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
pháp ấy là biến kế chấp tánh. b) Sở biến kế: Tức là 5 uẩn, 12 xức, 18 giới, 3 cõi các pháp trần và các pháp ngoan không. Như Cổ đức nói: “Ban ngày đi thấy sợi dây cho là sợi dây gai. Đêm đi thấy sợi dây cho là rắn. Trên sợi dây mà thấy rắn là do trí loạn (vọng niệm phân biệt). Không lẽ trên sợi dây lại sinh rắn hay sao?” Nói chung, Biến kế sở chấp là một nhận thức sai lầm, có tính phổ quát. Do đó, dù là phổ quát, nhưng thuộc về vọng động, phân biệt. Bản thân nó là giả, thì sản phẩm tức đối tượng do nó hình thành, phân biệt cũng là giả. Do đó, các pháp tục đế giả như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 cõi, cho đến lông rùa, sừng thỏ, v.v… là giả có không thật. Nên thuật ngữ gọi là hữu hay giả hữu. c) Về sở duyên: Tức là cơ sở y cứ để phát sinh sự nhận thức, là pháp y tha. Tuy nhiên, vì không nhận thức đúng như thật, nên pháp y tha trở thành vọng, tạp loạn, hữu, nhiễm ô. Kỳ thực, Pháp y tha là pháp duyên sinh, bản thân nó là có theo đặc tính của sự vật. Nhưng nó bị biến thành sai lầm, huyễn giả, nhiễm ô, tạp loạn, là do nhận thức sai lầm của thức thứ 6. Cũng như hư không, bản thân nó là trong sáng, thanh tịnh, không có hoa đốm, loạn sinh loạn diệt. Lỗi này do bệnh nhậm mắt chớ không phải là hư không hay hoa đốm. 112
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3.2. Tự tính pháp duyên sanh: Cơ sở nhận thức thứ 2, là nhận biết các pháp do duyên sinh mà có. Nếu không có lý do duyên sinh, thì không có các pháp. Cũng như sợi dây là do sợi chỉ và công người đánh lại mà thành. Nếu ly khai những yếu tố này, thì không có sợi dây. Như Khế kinh nói: “Cái này có thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt thì cái kia diệt”. Để nhấn mạnh và làm sáng tỏ vấn đề, Luận Thành Duy Thức chia làm 2 phần: Y tha tự tướng và y tha tự thể. • Y tha tự tướng: Tức là y cứ vào các yếu tố vật chất hoặc tâm lý, để hình thành pháp duyên khởi và sự vật hiện hữu theo hình tướng nhất định của một pháp. Ví dụ: nhiều sợi chỉ hiệp lại thì thành sợi dây to và dài vì xứng với tự tướng của nó. • Y tha tự thể: Tức y cứ bản chất của sự vật, không mâu thuẫn và không loại trừ lẫn nhau, mà phải hòa hiệp và tồn tại. Ví dụ: ly sữa chính là do nước, đường, sữa hiệp lại. Bản chất của nó là thể lỏng, là tính nước v.v… không thể hòa hiệp thành một vật cứng (tính cứng) được. Tóm lại, để khẳng định vấn đề, kinh Giải Thâm Mật nhấn mạnh: “Như người bị bệnh màng mắt, thấy những 113
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
ảo ảnh lông, tóc, ong, ruồi, lá diếp, dây rắn, hay xanh, vàng, đỏ v.v… những ảo ảnh ấy là y tha khởi tánh”. Do đó, pháp y tha khởi, là pháp y cứ vào những yếu tố phụ thuộc khác, để hình thành một pháp hiện hữu, làm đối tượng cho sự nhận thức. Bản thân nó là có, vì do duyên sanh. Tuy nhiên, sự có này là tương đối có, hay tạm có. Vì còn duyên, thì còn hiện hữu, hết duyên thì chúng không hiện hữu, 3.3. Tự tính viên mãn chân thật (Duy thức tánh): Bản thể các pháp là thanh tịnh chân như, ly khai phân biệt, vọng chấp. Do đó, bất cứ một pháp nào cũng đều y cứ trên một bản thể duy nhất. Song, bản thể này được biểu hiện hay không, là do không còn vọng động phân biệt, tức không còn biến kế sở chấp. Muốn không còn biến kế sở chấp, điều kiện tiên quyết là phải thấy pháp y tha, tức thấy một cách như thật về sự vật tồn tại khách quan theo lý duyên sinh. Ví dụ: Cũng như nước biển động, động là do gió, gió dừng, sóng hết thì biển lặng yên xuất hiện. Cũng như lu nước đục. Trong nước đục vốn có nước trong. Song, nước trong chỉ xuất hiện khi nước đục không còn. Như vậy, nước trong là hằng hữu, sẵn có và có thật. Bản thể thanh tịnh của các pháp, tánh viên thành thật cũng vậy. Tức thật có và viên mãn. 114
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tóm lại, như kinh Giải Thâm Mật nhấn mạnh: “Do đúng như sự thật, mà biết biến kế chấp tánh, y tha khởi và viên thành thật tánh. Cũng đúng như sự thật, mà nhận biết sự vô tướng, sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh. Đúng như sự thật mà nhận biết sự vô tướng nên hủy diệt sự tạp nhiễm. Do hủy diệt sự tạp nhiễm mà chứng đắc sự thanh tịnh”. Nói dễ hiểu hơn, y tha khởi tánh gồm có 2 mặt, mặt tạp nhiễm và mặt thanh tịnh. Khi tạp nhiễm không còn (tức không còn biến kế chấp tánh) thì viên thành thật tánh xuất hiện. Như kinh A Hàm nói: “Người nào thấy được lý duyên khởi, tức là thấy được pháp tánh. Người nào thấy được pháp tánh, tức là thấy được Như Lai”. (Như Lai tự tánh = Chân như Viên thành thật tánh, Duy thức tánh v.v…) Tóm lại, vấn đề 3 tánh, là 3 sự nhận thức mọi mặt về các pháp hữu vi. Ba mặt đó là giả có, tạm có, tương đối có và thực có. Nói về chân lý, tính chất thật của các pháp, chân như v.v… thì chân như là thật có, các pháp hiện hữu theo duyên sanh là tạm có. Vọng chấp các pháp ấy là ngã hay pháp có biến kế, là giả có. Song, điều căn bản là dù ở mặt nào, cũng không ngoài thức, đều do thức biến, tức vận động và hiện hành. Vì vậy, với trí tuệ như thật, vô phân biệt, thì trực nhận 115
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
được các pháp duyên khởi, tự tánh duyên sanh, là có thật theo đặc tính, nên vọng chấp không còn. Do vọng chấp không còn nên tính chân như Niết bàn xuất hiện. Như Cổ đức nói: “Một mai băng tuyết tiêu tan. Trăm hoa như cũ, xuân ngàn đẹp tươi”. 4. Đại ý: Trình bày về tự tánh, tức sự có của các pháp cũng như mối quan hệ của chúng, để chứng minh ngoài thức không có 3 Thánh và cũng có nghĩa là đã thành lập được lý Duy thức. 5. Chú thích Ba tánh, theo kinh Lăng Già được phối hợp như sau: - Tự tánh chấp Ngã – Pháp (Danh tướng). - Tự tánh Pháp duyên sanh (Phân biệt). - Tự tánh Viên thành Thật (Chánh Trí Như như).
116
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 8 G. NHẬN THỨC VỀ MẶT KHÔNG CỦA CÁC PHÁP 1. Chánh văn: Tức y thử tam tánh Lập bỉ tam vô tánh Cố Phật mật ý thuyết Nhất thiết pháp vô tánh Sở tức tướng vô tánh Thứ vô tự nhiên tánh Hậu do viễn ly tiền Sở chấp ngã pháp tánh Thử chư pháp thắng nghĩa Diệc tức thị chân như Thường như kỳ tánh cố Tức duy thức thật tánh 2. Dịch nghĩa: Tức y cứ ba tánh 117
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Mà nói ba vô tánh Là Phật mật ý nói Tất cả pháp vô tánh Trước là tướng vô tánh Kế, vô tự nhiên tánh Sau, do lìa tánh trước Là chấp ngã chấp pháp Là thắng nghĩa các pháp Cũng tức là chân như Vì tánh nó thường như Tức Duy thức thật tánh. 3. Lược giảng: Mục đích thuyết pháp của Phật nhằm khai thị cho chúng sanh nhận rõ thực tướng của các pháp, cũng như hiện tượng các pháp. Nhưng vì chúng sanh không ngộ được tôn ý Phật, lại chấp vấn đề trình bày là thật có và y cứ vào đó để hành trì, cho là cứu cánh. Thật vậy, sự nhận thức về 3 mặt có của các pháp cũng nhằm mục đích nhận thức được vấn đề có. Nhưng 118
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
chúng sanh lại chấp có thật 3 tự tánh, tức chấp có. Do đó, Đức Phật một lần nữa lại phải nói không, hay trình bày sự nhận thức về 3 mặt không của các pháp. Và sự nhận thức của Duy thức học về mặt không của các pháp cũng trên tinh thần và thâm ý ấy. Điều cần lưu ý là, nói không có biến kế, không có chấp trước cái tướng hữu vi, giả tạo, đối đãi, chứ không phải thật tánh các pháp hoàn toàn là không trơn, hay ngoan không. Cũng như, Không của Bát nhã là không 4 tướng, không chấp ngã và pháp, tức không có biến kế, không có chấp có, chứ không phải thật tướng các pháp là hoàn toàn không, nói khác đi là Chân không diệu hữu. Trên cơ sở đó, 3 dạng nhận thức về mặt Không của các pháp là nhằm đối trị 3 dạng chấp Có của chúng sinh, nhưng cuối cùng không có pháp gì hết. Ba dạng nhận thức về mặt Không của các pháp là: 3.1 Tướng vô tánh: Tất cả các pháp do vọng tưởng phân biệt, tức biến kế sở chấp mà có, pháp ấy được hình thành trên 3 phạm trù là phân biệt, giả lập danh ngôn và giả danh, chứ không phải từ tự tướng các pháp hình thành hiện hữu. Nói như thế có nghĩa là: Do danh ngôn đặt ra, giả lập danh từ mà có, chứ không phải từ bản thế các pháp hiện lên, nên 119
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tướng các pháp được hình thành trong dạng thức đó, thì được gọi là tướng không, cũng gọi là tự tướng không, chứ không phải là thật tướng các pháp là không. Giả tướng này không, như Phó Đại Sĩ nói: “Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”. Chỉ là giả danh thành lập nên năm uẩn. Như lông rùa không thật có. Tợ như sừng thỏ vô hình. Về ngã là thế. Còn pháp thì sao? Kinh Lăng Nghiêm nói: “Thấy, nghe như mắt nhặm. Ba cõi cũng như hoa đốm giữa hư không…” Như vậy, tướng lông rùa, sừng thỏ (chỉ cho 4 tướng), tướng hoa đốm chỉ cho các pháp là không tướng, tức tướng vô tánh, là không có thật. 3.2 Sanh vô tánh: Các pháp trong thế gian, không có một pháp nào tự nhiên có hay vô nhân, vô duyên sanh mà phải do nhiều yếu tố hợp thành. Do đó, pháp y tha khởi là pháp duyên sanh. Tức do những điều kiện ngoại tại, hoặc nội tại kết hợp lại mà thành. Do đó, bản chất nó là không có thật. Vì do duyên sinh và nhiều yếu tố cấu hợp, nếu không các duyên thì chúng không có. Do đó, các pháp duyên sanh tánh không là thế. Chớ không phải không có các pháp hiện hữu. Theo lý duyên sanh tức giả có. Để làm sáng tỏ vấn đền, kinh Bát Chu Tam Muội nói: “Trong tất cả các pháp, nhân duyên sinh vô chủ. Dứt 120
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tâm một nguồn gốc gọi là vị Sa môn”. Qua đó, chúng ta thấy rằng, các pháp do nhân duyên sinh, chúng là không có thật, không nên vọng chấp phân biệt là có. Và phải biết rằng các pháp đều tự tâm, tự tánh, tự thức phát sanh. Như vậy, dù có hay không, các pháp đều phải hình thành trên thức và do thức mà có. Nếu không có thức thì không có vấn đề nhận thức các pháp là không. Cuối cùng thức cũng không thật có. Tóm lại, các pháp do duyên sinh là không, như huyễn hóa, và kinh Lăng Nghiêm đã khẳng định rõ ràng: “Chân tánh không có các pháp hữu vi. Pháp hữu vi do nguyên sinh mà có, nên như huyền hóa. Pháp vô vi không có sanh diệt, pháp hữu vi không thật có, như hoa đốm giữa hư không”. 3.3 Thắng nghĩa vô tánh: Trên cơ sở Viên thành tánh tức Chân như, Duy thức tánh là bản hữu, thật có. Nhưng nó chỉ hiện hiện khi không còn vọng chấp, ngã pháp, tức không còn biến kế sở chấp. Nói khác đi, tức đạt được ngã không và pháp không thì chân như xuất hiện. Nhưng chân như xuất hiện, là do Nhị không hay vô ngã mà có. Nếu không có vô ngã thì không có Chân như hay Thắng nghĩa tánh xuất hiện. Như vậy, chân như 121
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
không có tánh chấp ngã và pháp, tánh chấp ngã pháp cũng không thật có. Thế thì, vấn đề Thắng nghĩa vô tánh là ở đây. Vì không có 2 thứ tánh này, nên gọi là Vô tánh. Đó là ý thứ nhất, vấn đền thứ hai là Thắng nghĩa, Chân như xuất hiện trong tướng đối đãi như thế, tức nhiên chưa phải là cứu cánh, tuyệt đối ly tướng, đệ nhất nghĩa không. Nói không, là không trong ý nghĩa không có bản chất ngã pháp, không trong trường hợp còn đối đãi và nhận thức có được chân lý. Chứ không phải hoàn toàn không có chân lý, thật tánh các pháp, hoặc Viên thành thật tánh, hay pháp Thắng nghĩa vì chúng ta thường trụ bất sanh diệt. Tóm lại, để làm sáng tỏ vấn đề, kinh Lăng Nghiêm nhấn mạnh: “Nhân vọng mà trình bày chân lý. Nhưng cuối cùng chân – vọng đều là vọng, nếu còn thấy có chơn vọng đối đãi. Chân và phi chân còn không có thật. Huống là có năng kiến tướng và sở kiến tướng (chủ thể và đối tượng của nhận thức có hay sao?)” Tổng quan vấn đề, 3 mặt nhận thức không của các pháp là nhằm đối trị 3 bệnh chấp có của chúng sanh. Có thật tướng ngã pháp, do biến kế chấp hình thành. Các pháp duyên sanh là thật có và có chân lý chứng đắc thật sự. Vì lý do đó, Đức Phật và Duy thức học mới nói 3 sự nhận thức về mặt Không để đối trị, loại trừ bịnh chấp có 122
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
của chúng sanh. Tuy nhiên, đến mức độ cứu cánh, thì vấn đề có không cũng không còn. Vì chân lý tuyệt đối là bất nhị, ly khai có và không. Như Thiền Sư Từ Đạo Hạnh nói: “Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cũng không. Ví như bóng nguyệt dòng sông. Cho hay mới biết có không là gì?” 4. Đại ý: Trình bày lý do nói có 3 Vô tánh, tức nghĩa không của các pháp, mối quan hệ của chúng, cũng như đã đề cập lý Duy thức thật tánh, để hoàn thành học lý Duy thức. 5. Chú thích: Theo Luận Thành Duy Thức có 4 thứ Thắng nghĩa: a) Thế gian Thắng nghĩa: Như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v… b) Đạo lý Thắng nghĩa: 4 đế - Khổ, tập, diệt, đạo. c) Chứng đắc Thắng nghĩa: Chân như, ngã không, pháp không. d) Thắng nghĩa Thắng nghĩa: tức Chân như, Phật tánh, Bồ đề, Niết bàn, Duy thức tánh v.v…
123
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 9 H. TRÌNH BÀY VỀ QUẢ VỊ TU CHỨNG I. TƯ LƯƠNG VỊ 1. Chánh văn: Như thị sở thành Duy thức tánh tướng. Thùy y kỷ như hà ngộ nhập? Vị cụ đại thừa nhị chủng tánh. Nhất bản tánh chủng tánh. Vị vô thủy lai y phụ bản thức pháp nhĩ, sở đắc vô lậu pháp nhân. Nhị vị tập sở thành chủng tánh. Vị văn pháp giới đẳng lưu pháp dĩ, văn sở thành đẳng huận tập sở thành. Cụ thử nhị tánh phương năng ngộ nhập. Hà vị ngũ vị? Nhất tư lương vị, y đại thừa thuận giải thoát phần y thức tánh tướng, năng them tín giải, kỳ tường như hà? Nãi chí vị khởi thức Cầu trụ duy thức tánh Ư nhị thủ tùy miên Du vị năng phục diệt 2. Dịch nghĩa: Như trên đã thành lập Duy thức tánh, Duy thức tướng rồi. Vậy có bao nhiêu địa vị, người nào có thể chứng nhập và làm sao để chứng nhập Duy thức tánh?... 124
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Phải là người có đầy đủ 2 thứ giống đại thừa. a) Chủng tánh vốn có sẵn, là pháp nhân vô lậu, pháp tánh sẵn có từ vô thủy đến nay y cứ bản thức. b) Chủng tánh do huân tập thành. Do nghe giáo pháp, từ pháp giới phát xuất, nghe rồi duy nghĩ, suy nghĩ rồi tu tập, huân tập thành chủng tánh. Phải đầy đủ 2 thứ Chủng tánh Đại thừa như thế, mới có thể tu tập dần dần, trải qua 5 địa vị mới chứng nhập Duy thức tánh. Năm địa vị là: Tư lương vị, Gia hành vị, Thông đạt vị, Tu tập vị, Cứu cánh vị. -Tư lương vị, là các hành giả đối với Duy thức tướng, Duy thức tánh, tin sự sâu sắc, hiểu rõ ràng, tùy thuận theo giải thoát phần, Niết bàn của Đại thừa mà tu tập. Tướng của Tư lương vị là: Từ chưa cho đến tu Duy thức Tâm cần an trú Duy thức tánh Nhưng hai thứ chấp vẫn tùy miên Chưa chế ngự cũng chưa đoạn trừ 3. Lược giảng: Từ địa vị nội phàm, hành giả từ trước đến đây đã nghe, tin, hiểu rõ về Duy thức tướng (K1 – 24), Duy 125
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
thức tánh rồi (k.25), giờ đây phát tâm Bồ đề tu theo Duy thức lý, Duy thức quán, để hướng đến Kiến đạo vị. Do đó thân tâm hành giả đã có sự quyết chí tu hành, mong cầu giải thoát cho chính mình, làm lợi cho chúng sinh. Do đó, xem như đã tùy thuận phần giải thoát, là Niết bàn của Đại thừa. Ở đây, do hành giả có sức tin hiểu sâu sắc và ý chí quyết liệt, nên cũng được xem như là Bồ tát giải hạnh. Do đó, hành giả có thể tu tập, các pháp hành thù thắng, để tạo ra 2 thứ Tư lương, hành trang, phương tiện tiến đến giải thóat, chứng Niết bàn, thành tựu Phật quả, còn gọi là chứng Duy thức tánh. Hai thứ Tư lương là phúc đức và trí tuệ. Về mặt trí, là tu 37 phẩm trợ đạo, lục độ, 5 sự hiểu biết. Về phúc đức là tu Tứ nhiếp pháp, Tứ bình đẳng tâm, 4 đại nguyện v.v… Do viên mãn các pháp tu tập này mà thành tựu 2 pháp Tư lương phúc trí. Đồng thời, muốn thành tựu phúc đức và trí tuệ theo Luận Thành Duy Thức, hành giả phải y cứ và 4 thứ pháp thù thắng: a) Nhân lực thù thắng: Hành giả phải tin tưởng vững chắc vào khả năng và y cứ chủng tử Phật tánh Đại thừa mà tu tập một cách kiên cố. b) Thiện trí thức thù thắng: Y cứ theo sự hướng dẫn, 126
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sự dạy dỗ của Thiện trí thức mà tu tập. c) Ý lực thù thắng: Hành giả y cứ vào Tâm quyết định thù thắng và tác dụng của thức thứ 6 và các Tâm sở thiện để tu tập. d) Tư lương thù thắng: Chính là hành giả y cứ và 37 phẩm trợ đạo, Lục độ, Tứ vô lượng âm v.v… để tu tập. Mặt khác, Tư lương vị theo Kinh tạng, thì có 3 bậc – Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. a) Thập trụ: - Phát tâm trụ: Phát tâm khởi sự tu hành theo 10 tâm. - Trị tự địa trụ: Sửa sang tâm địa cho bằng phẳng, trong sạch. - Tu hành trụ: Sau khi tâm đã bình ổn, sự tu hành được thuận lợi, không còn chướng ngại. - Sinh quý trụ: Được an trú nơi đất Phật, hưởng phần an lạc. - Phương tiện cụ túc trụ: Đầy đủ đức tự lợi, lợi tha, phương tiện không có gì thiếu xót. - Vô phược – giải thoát hồi hướng. 127
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Pháp giới vô lượng hồi hướng. Hành giả ở địa vị Tư lương, còn gọi là Bồ tát sơ phát tâm Bồ đề, dù có năng lực quyết chí tu tập, hiểu rõ lý Duy Thức, nhưng đối với việc tu tập còn trong phạm vi hành tướng, chưa thể nhập lý tánh. Cho đến 2 thứ tập khí của Ngã chấp, Pháp chấp, Phiền não chướng, Sở tri chướng cũng thế. Có nghĩa chưa hiểu rõ bản chất của 2 thứ tập khí này, nên chỉ mới chế ngự phần hiện thành thô, còn phần tế chưa chế ngự và đoạn trừ. Do đó xem như chúng còn nguyên và cứ đeo đẳng trong tâm của hành giả, chờ có cơ hội là hoạt động trở lại. Cũng như người đang ngủ, khi bị đánh thức thì dậy ngay. Thế nên, Luận Trí độ nói: “Bồ tát từ khi phát tâm Bồ đề, cho đến khi chứng quả vô thượng Chánh giác, trong khoảng thời gian dài như thế, Bồ tát cố gắng vận dụng hết khả năng mình, chọn lựa phương pháp tu tập, để tu các pháp thù thắng, với năng lực, việc làm như thế đều gọi là Tư lương vị”. Tóm lại, từ khi hành giả phát tâm Bồ đề, cho đến khi chưa phát khởi sự tu hành theo Duy thức lý, Duy thức tánh, cho đến lúc đã có chí hướng quyết tu theo Duy thức tánh, cầu an trú Duy thức tánh, như thế là đã có sự tiến bộ so với địa vị phàm phu nội phàm. Tại sao? Vì chưa phải là bậc Hiền. Trái lại, Tư lương vị đã chính thức vào bậc Hiền, mà nó đầy đủ 3 tâm, nhập trụ và xuất, 128
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
trải dài qua 3 bậc, gọi là Tam Hiền. Và từ đó tướng của các tánh giải thoát Niết bàn, chuẩn bị tiến lên thành vị trôi vào dòng chảy của Như Lai. Nên Cổ đức nói: “Từ nay cõi Thánh bước lần. Bồ đề thêm lớn, muôn phần cao xa. Đã vào trong Pháp vương gia. Đủ duyên đủ phước nghe qua Pháp màu”. 4. Đại ý: Bài kệ thứ 27, trình bày về địa vị Tư lương của Bồ tát Tam Hiền, nỗ lực tu tập về 2 thứ phương tiện là Phúc đức và Trí tuệ, nhưng chưa chế ngự và đoạn trừ được hai chữ Ngã và Pháp chấp. 5. Chú thích: Mười Tâm tức là Thập tín: a) Tín tâm: Tin là đạo lý Duy thức. b) Tinh tấn tâm: Siêng năng đoạn trừ các điều ác của 03 nghiệp và nỗ lực siêng tu các điều thiện c) Niệm tâm: Không quên mất tâm Bồ đề. d) Huệ tâm: Có chính kiến chọn lựa pháp tu thích hợp. e) Định tâm: Tâm an định nhờ thành tựu giới f) Thí tâm: Thực hành 3 Pháp thí (Tài, Pháp và Vô úy thí) 129
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
g) Giới tâm: Giữ gìn 3 nghiệp thanh tịnh h) Hộ tâm: Hộ trì các Tâm đã tu và thính pháp i) Nguyện tâm: Phát 4 điều đại nguyện. j) Hồi hướng tâm: Hồi hướng về 3 nơi. - Chân như Pháp giới - Vô thượng Bồ đề - Chúng sinh.
130
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 10 II. GIA HÀNH VỊ 1. Chánh văn: Gia hành vị kỳ hành tướng như hà? Hiện tiền cập thiểu vật Vi trụ Duy thức tánh Dĩ sở hữu đắc cố Phi thật trụ Duy thức 2. Dịch nghĩa: Về hành tướng của gia hành thì như thế nào? Hiện tiền còn chút chấp không Cho đó là Duy thức tánh Vì còn thấy có chứng đắc Nên không thật trụ Duy thức 3. Lược giảng: Về Gia hành vị có 3 phạm trù đề lý giải: a) Hình thái tu tập: Gia hành vị còn gọi là Thắng giải hạnh như Tư lương vị. Vì còn trụ tướng không, mà làm cho Duy thức tánh, 131
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
do đó không chứng được thật tánh, nên xem như chưa chứng. Gia hành vị là cuối bậc Tam hiền, Thập trụ, Thập hạnh. Thập hồi hướng là Pháp giới vô tận hồi hướng. Hành giả trong quá trình tu tập ở Tư lương vị đã đầy đủ 2 thứ phúc đức và trí tuệ, cũng như thuận phần Chân như, Niết Bàn, Giải thoát, từ đó tiến lên Kiến đạo vị, nên nỗ lực tu tập 4 pháp tầm, từ, vận dụng trí huệ chọn lựa pháp tu thích hợp, pháp tu đó chính là Quán tầm từ, thuộc về huệ. Qua đó, ở Gia hành vị, hành giả chuyên tu về trí huệ nhiều hơn, còn Tư lương vị, hành giả chuyên tu về phước đức nhiều hơn. Do vận dụng trí huệ tu tập 4 pháp Tầm từ quán, mà đoạn trừ được phần hiện hành, phân biệt Ngã chấp, Pháp chấp, còn phần chủng tử, câu sinh, tức tập khí tùy miên thì chưa đoạn trừ. Do đó, đừng về mặt thật chứng Chơn lý là chưa, mà chỉ tương ứng với chân lý, nhờ trí tuệ xác định một cách rõ ràng, để vững bước tiến tu và Kiến đạo vị. b) Về pháp tu tập Pháp tu tập chính là 4 pháp tầm từ, là danh, tướng, tự tánh, sai biệt của các pháp là không có thật, chỉ là giả danh, đều do thức biến. Ngoài thức không có các pháp – sắc- tâm, uẩn, xứ, giới thì làm gì có danh tướng, tự tánh và sai biệt để xác lập và tư duy quan sát? 132
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Hành giả vận dụng trí tuệ như thế để biết rõ 4 tướng ngoài tâm thức là không, do thức biến, là giả danh, không thật có thành tựu 4 trí như thật. Qua đó, 4 pháp tầm từ là Danh tầm từ, Tướng tầm từ, Tự tánh tầm từ và Sai biệt tầm từ. Còn 4 trí như thật là – Trí biết như thật về danh, về tướng, về tự tánh và về sai biệt. Như vậy, 4 pháp quán và 4 trí như thật là Nhân, mà thành tựu 4 thiện căn Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất là Quả. c) Bốn cấp độ chứng đắc của gia hành Do 4 pháp tầm từ và 4 trí như thật phân là 2 cấp thượng và hạ. Nên thành ra có 4 là noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất. - Noãn là hạ phẩm tầm từ quán - Đảnh là do thượng phẩm tầm từ quán - Nhẫn là hạ phẩm như thật trí quán - Thế đệ nhất là thượng phẩm như thật trí quán. Trên cơ sở hình thành 4 pháp quán như thế, không gì khác hơn là do 4 thứ định mà hình thành. Đó là: Minh đắc định, Minh tăng định, Ấn thuận định, Vô gián định. • Về Minh đắc định: Là hành giả dùng trí tuệ bậc hạ quán 4 pháp - Danh, tưởng tự tánh, sai biệt thuộc về sở thủ, tức cảnh giới quán sát. Thấy cảnh giới là không, 133
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
thành tựu trí tuệ ban đầu cũng như mặt trời xuất hiện dần dần. Mặt trời, lửa trí tuệ, lửa đạo, tướng đạo đã dần dần xuất hiện gọi là Noãn vị. • Về Tăng trưởng định: là hành giả dùng trí huệ bậc thượng quán cảnh giới Danh tướng. Tự tánh sai biệt là không, không có Tâm thức chủ thể quan sát, đạt đến đỉnh cao của trí tuệ trong pháp tầm từ quán, nên gọi là Đảnh vị. • Về Ấn thuận định: là ấn khả 4 pháp tâm từ quán trước đây, tức thấy đối tượng là không, và chấp nhận dự tu tập tiếp theo để tăng tiến thăng hóa, tức chử thể Tâm quan sát không. Do đó, hành giả vận dụng trí như thật bậc hạ, quán đối tượng là 4 tướng cũng không, mà tâm thức chủ thể quan sát cũng không. Về Nhẫn có 3 phẩm thượng – trung – hạ. Mà ở đây chỉ đề cấp hạ nhẫn. Còn quán năng thủ không an vui chấp nhận cảnh không là trung nhẫn: ấn khả năng thủ không là thượng nhẫn, gọi là chung là Nhẫn vị. • Về Vô gián định: là hành giả vận dụng trí huệ bậc thượng phẩm quan sát, ấn thuận 2 thứ chấp là không, là pháp thù thắng so với chúng sinh phàm phu, hữu lậu, nên gọi là Thế đệ nhất. Vượt qua trạng thái này, là xuất thế gian vị. Nói khác đi, thế đệ nhất là do vô gián định và vô gián trí, như thật thấy, biết hai khái niệm, chủ thể quan 134
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sát và đối tượng quan sát đều là không, thành tựu ngã không, pháp không sơ khởi, nên phần hiện hành, phân biệt ngã chấp không còn, nhưng vì còn thấy có tướng không và cho là chân lý, do đó không thật trụ dụng thức tánh, nên Tạp Tập luận nói: “Bồ Tát ở trong định, quán cảnh chỉ do tâm. Tướng nghĩa đã diệt trừ. Thẩm quán chỉ tự chứng”. Như vậy trụ nội tâm, biết đối tượng chẳng có, biết chủ thể cũng không, sau cùng cũng không có chứng. Tóm lại, Gia hành vị là địa vị gắn với Kiến đạo, nên cần nỗ lực hơn để chứng được Kiến đạo, chớ không phải ở địa vị Tư lương không có Gia hành. Gia hành ở Tư lương là nỗ lực tu tập 2 thứ phúc đức và trí huệ, thuận giải thoát phần. Còn Gia hạnh ở Gia hành vị là nỗ lực tu tập 4 pháp tầm từ quán thành tựu, 4 trí như thật và 4 thiện căn, chính thức bước vào Kiến đạo. Vì bằng trí tuệ như thật, tức thuận quyết trạch phần thuộc về Tuệ, để quan sát thấy các pháp không ngoài tâm thức, do thức mà có, nên không thật. Từ đó, hành giả tiến lên quán chủ thể quán sát cũng không, đó chính là tiền đề của Kiến đạo. Thế nên Luận Câu xá nói: “Noãn ắt đến Niết Bàn. Đảnh không đoạn thiện căn. Nhẫn không đọa ác đạo. Đệ nhất nhập ly sinh” (Noãn tất chí Niết bàn. Đảnh bất đoạn thiện căn. Nhân bất đoạn ác đạo. Đệ nhất nhập ly sinh). 135
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
5. Đại ý: Bài kệ thứ 27, nói về địa vị tu tập của bậc Bồ tát Giải hạnh. Do nỗ lực tu tập 4 pháp, Tầm từ chứng 4 thứ Trí như thật và phải trải qua 4 giải trình là Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, còn gọi là 4 thiện căn. 6. Chú thích: Quán ly
| Danh
| Sự
|
| Tự tánh
|
| Sai biệt
Quán hợp
| 1. Noãn
|
Tầm từ quán
| 2. Đãnh
|
| 3. Nhẫn
|
| 4. Thế đệ nhất 136
Tứ thật Trí quán |
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 11 III. THÔNG ĐẠT VỊ 1. Chánh văn: Thử thông đạt vị kỳ hành tướng vân hà? Đáp: Nhược thời ư sở duyên Trí độ vô sở đắc Vị trụ Duy thức tánh Xả nhị thô trọng cố. 2. Nghĩa là: Về thông đạt vị, hành tướng nó như thế nào? Khi đối tượng quán sát Trí không còn chứng đắc Trụ Duy thức thật tánh Vì xa lìa hai chấp 3. Lược giảng: Có 3 vấn đề để lý giải a) Hình thái tu tập: Thông đạt vị: là sát na cuối cùng của Thế đệ nhất 137
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
pháp chuyển sang. Nói như thế có nghĩa là ở địa vị Gia hành, Thế đệ nhất, hành giả đã tương ứng, thấy được Chân lý, Duy thức tánh, Thông đạt Duy thức tánh, thấy rõ đạo lý Tứ đế và hai chữ Chân như. Mặt khác, hành giả đã phát sinh và tương ứng với Chân trí. Chân trí vô lậu phát khởi từ chủng tử vô lậu của tâm thức đã thanh tịnh một phần lớn. Do đó, nếu sử dụng Chân trí vô phân biệt đoạn trừ chủng tử Ngã- pháp chấp vi tế, thì gọi là Căn bản trí, Vô phân biệt trí. Nếu vận dụng để quán sát pháp duyên sanh, thì gọi là Hậu đắc trí. Bồ tát Kiến đạo luôn luôn sử dụng 2 chữ trí này để quán 2 cảnh Chân đế và Tục đế. b) Pháp tu tập: Bao gồm cả 2: Chân kiến đạo và tướng kiến đạo. Như đã đề cập. Kiến đạo vị là chứng đắc 2 thứ trí: Căn bản và Hậu đắc trí, thể nhập Duy thức tánh. Sở dĩ gọi là Chân kiến đạo là do dùng Căn bản trí đoạn Hoặc chứng Chơn. Gọi Tướng kiến đạo là vì dùng Hậu đắc trí tu tập, đoạn Hoặc chứng Chân. Nói khác đi, Chân kiến đạo là dùng Vô phân biệt – Căn bản trí, đoạn trừ 2 thứ chủng tử Ngã – Pháp chấp, chứng 2 thứ Không, Chân Như, bao gồm Vô gián đạo và Giải thoát đạo. Vô gián đạo là ở Gia hành vị, phát sinh Ngã pháp 138
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
không, Vô phân biệt trí, đoạn trừ 2 thứ chủng tử phân biệt của Ngã và Pháp chấp, cũng gọi là dùng sanh không phân biệt trí đoạn trừ chủng tử phiền não: cũng là dùng Pháp Không vô phân biệt trí đoạn trừ chủng tử Sở tri chướng. Còn 2 Giải thoát đạo là khi đoạn trừ hết chủng tử 2 thứ chướng, thì Chân như lý hiển hiện và thể nhập Chân lý, cũng gọi là xả bỏ tập khí 3 thứ chướng ở sát na cuối cùng của Gia hành vị, để nhập sơ tâm Kiến đạo vị, còn gọi là Hoan hỷ địa thuộc Thập địa Bồ tát Về tướng kiến đạo gồm có 2 loại: • Quán Phi An lập (thuộc về Chân như Pháp tánh) – Ba tâm kiến đạo • Dùng sinh không trí: loại trừ bệnh chấp lấy hữu tình chúng sinh làm cảnh để duyên, dứt trừ được một phần thô của phân biệt chủng tử tùy miên Ngã chấp. • Dùng pháp không trí: loại trừ bệnh chấp lấy các pháp giả làm cảnh để duyên, đoạn trừ được một phần thô phân biệt, chủng từ tùy miên Pháp chấp. • Dùng hai không trí: loại trừ được bệnh chấp lấy chúng sinh và các pháp giả làm cảnh để duyên, đoạn trừ hai chấp phân biệt chủng tử tùy miên Ngã- pháp chấp. Trong đó, loại 1 và 2 là pháp trí, vì duyên nội 139
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
thân và nội pháp. Loại 3 là loại trí, vì hiệp cả 2 Ngã và Pháp lại để duyên. - Quán An Lập Đế: (Quán Tứ đế) + Quán về Chủ thể và Chân lý: gồm có 16. - Khổ pháp nhẫn, quán tánh Chân như của khổ để trong 3 cõi, chính thức đoạn trừ các phiền não tùy miên do mê khổ đế phát sinh. - Khổ pháp trí, với khổ Pháp nhẫn trên liên tục không gián đoạn, quán tánh Chân như của Khổ đế như trên, chứng được giải thoát, không còn phiền não, do đã đoạn trừ ở trước mà có. - Khổ loại nhẫn, với Khổ pháp trí, trên đây liên tục không gián đoạn, phát sinh Trí huệ vô lậu, đối với Pháp nhẫn, Pháp trí đều riêng chứng được ở trong tâm. - Khổ loại trí, với Khổ loại trí nhẫn trước đây, không gián đoạn, phát sinh Trí tuệ vô lậu, thẩm định, ấn chứng loại Trí nhẫn trước đây. Với Khổ đế, có 4 tâm, thì Tập đế, Diệt đế, Đạo đế cũng có 4 tâm bằng 16 tâm. Trong 16 tâm, 8 pháp nhẫn, Pháp trí là quán Chân như, 8 loại Nhẫn, loại Trí là quán Chánh trí. Nói cách khác là bao gồm chủ thể quán sát và chân lý để nhập. + Quán 4 Đế trong 3 cõi: Dùng Vô gián đạo, Vô gián trí, quán Tứ đế hiện tiền 140
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
và không hiện tiền, thành tựu 8 Nhẫn, 8 Trí tức 16 Tâm Chứng quả.
Hiện tiền Tứ Đế
Khổ pháp nhẫn - Khổ pháp trí Tập pháp nhẫn - Tập pháp trí Diệt pháp nhẫn - Diệt pháp trí
Dục giới
Đạo pháp nhẫn - Đạo pháp trí Không hiện tiền Tứ đế
Khổ loại nhẫn - Khổ loại trí Tập loại nhẫn - Tập loại trí Diệt loại nhẫn - Diệt loại trí
Sắc vô sắc giới
Đạo loại nhẫn - Đạo loại trí
Qua đó, Pháp nhẫn loại nhẫn, Vô gián đạo, Vô gián trí là Nhẫn – Trí, Loại Trí và Giải thoát đạo, là Quả, cũng gọi là 8 Nhẫn, 8 Trí. Khi chứng quả thì còn 4 Trí – Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí, chính thức vào Kiến 141
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
đạo vị, còn gọi là nhập tâm Sơ địa Bồ tát. Như Khế kinh nói: Sinh tử đã hết (Tập trí). Phạm hạnh đã tròn (Diệt trí). Việc đã làm xong (Đạo trí). Không còn thọ thân sau (Khổ trí). c) Phần chứng quả: Như trên đã xác lập, Thông đạt vị là Kiến đạo vị, vì là nhập tâm Sơ địa – Hoan hỷ địa Bồ tát, khi được Chân kiến đạo thì chứng Duy thức tánh, kế tiếp khi được tướng Kiến đạo thì chứng Duy thức tướng. Nói khác đi, thành tựu Căn bản trí là Vô phân biệt trí và Hậu đắc trí (Sai biệt trí). Qua Căn bản trí là Vô phân biệt trí, Hậu đắc trí là Phân biệt trí, tu tập đoạn trừ chủng tử phân biệt tùy miên, do đó 2 thứ chủng tử phân biệt tùy miên không còn, 2 thức Chân như – Ngã và Pháp không, Chân như xuất hiện. Còn gọi là 2 thứ không, nghĩa là Phiền não chướng không, Sở tri chướng không. Như kinh Lăng Già nói: “Biết Nhân, Pháp vô ngã, Phiền não và Sở tri. Đều là thanh tịnh ly tướng…” Khi Bồ tát đạt được 2 thứ Kiến đạo, thì lập tức sinh vào nhà Như lai, gọi là Chánh tánh ly sinh, an trụ địa vị Cực hoan hỷ địa, thông đạt pháp giới, được các thứ bình đẳng, vì tương ứng với tánh bình đẳng, thường 142
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sinh vào trong pháp hội của chư Phật, đối với trăm ngàn pháp môn đã được tự tại, tự biết không bao lâu sẽ chứng được đại Bồ đề, có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sinh cùng tận đời vị lai, cho đến khi thành Phật (Luận Thanh Duy Thức). 4. Đại ý: Bài kệ thứ 28, nói về Thông đạt vị là địa vị tu tập của hàng Bồ tát Kiến đạo, cũng như của hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác.
143
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 12 IV. TU TẬP VỊ 1. Chánh văn: Thử tu tập vị, kỳ tướng vân hà? Đáp: Vô đắc, bất tư nghì Thị xuất thế gian trí Xả nhị thô trọng cố Tiên chứng đắc chuyển y. 2. Dịch nghĩa: Về tu tập vị, hành tướng nó như thế nào? Đáp: Trí vô đắc, không thể nghĩ bàn Là loại trí xuất thế gian. Do xả được 2 trọng chướng, Nên chứng 2 chuyển y. 3. Lược giảng: Trên quá trình tu tập, từ 3 Tư lương đến Kiến đạo vị, là Bồ tát Thập địa, mới gọi là thật tu, do đó còn gọi là Tu 144
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tập vị. Sở dĩ như thế là vì từ khi phát tâm Bồ đề, tu tập đoạn trừ 2 thứ chấp, thì ở bậc Tam hiền chỉ mới chế ngự phần hiện hành, đến Kiến đạo mới đoạn trừ phần hiện hành, đến Kiến đạo mới đoạn trừ phần hiện hành, còn chủng tử Câu sanh là chưa. Vì vậy, muốn được giác ngộ, giải thoát, chứng Duy thức tánh thì dĩ nhiên phải đoạn trừ phần Câu sanh. Và vấn đề này phải dành cho bậc tu đạo, tức là Thập địa Bồ tát. Mặt khác, do thấy tâm thấy tánh, từ đó phát khởi sự tu tập, thì gọi là Chân thật tu. Như kinh Phạm Võng nói: “Từ Tâm tánh phát khởi sự tu hành và tu hành tại Tâm tánh, nên gọi là Chân thật tu”. Về tu tập vị chia làm 4 phần để giải. 3.1. Sự Kinh qua: Quá trình tụ tập của hàng Thập địa Bồ tát phải trải qua 10 cấp độ. a) Hoan Hỷ Địa: Thành tựu Thánh tánh, chứng 2 thứ Chân như, lợi ích tự tha một cách bình đẳng, tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng, an lạc, giải thoát. b) Ly Cấu Địa: Thành tựu phạm hạnh thanh tịnh, không còn vi tế phạm giới. c) Phát Quang Địa: Thành tựu Thánh định, chứng 145
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
đạt Tổng trì. Viên mãn 3 Tuệ, trí tuệ vô lậu phát sinh. d) Diệm Huệ Địa: An trú pháp phần Bồ đề tối thắng, phát sanh trí tuệ cực mạnh, cực sáng, đốt cháy củi phiền não, vô minh. e) Nan Thắng Địa: Sự liễu ngộ Chân tục, Chân trí, Tục trí bất nhị là vấn đề rất khó khăn nhưng đã vượt qua và thành tựu viên mãn. f) Hiện Tiền Địa: Quán pháp Duyên khởi nhiễm tịnh bất nhị, không có phân biệt, trí vô phân biệt luôn luôn hiện tiền. g) Viễn Hành Địa: An trú Vô tướng quán sát, tu hành, hành động, ý nghĩ cao xa, xa lìa tâm nhị thừa, có một định hướng cứu cánh cho tương lai là Quả vị Phật. h) Bất Động Địa: Vô công dụng đạo, trí vô lậu nhậm vận, tự nhiên phát khởi và tác dụng, phiền não không còn xâm phạm làm chướng ngại được. i) Thiện Huệ Địa: Thành tựu 4 trí vô ngại, giải thoát, có thể nói các loại Pháp khắp cả 10 phương thế giới. j) Pháp Vân Địa: Trí đại pháp có thể che lấp tất cả hoặc, chướng vi tế, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng mưa pháp. Cũng như mấy che khắp không gian và bao trùm cả chúng sanh và vũ trụ. 146
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
3.2. Pháp tu tập: Hàng Thập địa Bồ tát, do tu tập 10 thắng hạnh mà thành tựu nhân quả Bồ tát. a) Hoan Hỷ Địa: Tu Bố thí Ba La Mật, có 3: tài thí, pháp thí và vô úy thí b) Ly Cấu địa: Tu Trì giới Ba La Mật, có 3: Luật nghi giới, Thiện pháp giới và Nhiên ích hữu tình giới. c) Phát Quang Địa: Tu Nhẫn nhục Ba La Mật, có 3: Nhẫn nại oán. Nhẫn khổ oán. Nhẫn Quán sát còn gọi là Vu Sanh Nhẫn. d) Diệm Huệ địa: Tu Tinh tấn Ba La Mật, có 3: Mặc giáp tinh tấn, Nhiếp thiện tinh tấn, Lợi lạc tinh tấn. e) Nan Thắng địa: Tu Thiền định Ba La Mật, có 3: An trụ tịnh lự, Dẫn phát tịnh lự, Biện sự tịnh lự. f) Hiệu Tiểu địa: Tu Bát nhã Ba La Mật, có 3: Sanh không trí, Pháp không trí, Sinh không pháp trí (Câu Không Trí). g) Viễn Hành địa: Tu Phương tiện Ba La Mật, có 2: Hồi hướng phương tiện, Cứu tế phương tiện. h) Bất Động địa: Tu Nguyện Ba La Mật, có 2: Nguyện cầu Vô thượng Bồ đề, Nguyện độ tất cả chúng sinh. 147
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
i) Thiện Huệ địa: Tu Lực Ba La Mật, có 2: Quyết trạch lực, Tự tập lực. j) Pháp Vân địa: Tu Trí Ba La Mật, có 2: Thọ dụng pháp lạc trí, Thành tựu chúng sinh trí. Muốn thành tựu 10 pháp hạnh Ba la Mật, Bồ tát Thập địa phải y cứ vào 7 pháp làm cơ sở để tu. Đó là: An trụ tối thắng (An trụ chủng tánh Bồ tát). Y chỉ tối thắng (Y chỉ Bồ đề tâm), Ý lạc tối thắng (đầy đủ tâm từ, bi, hỷ, xả), Phương tiện tối thắng (tu tập tất cả thiện pháp), Thiện xảo tối thắng (đầy đủ Vô tướng trí). Hồi hướng tối thắng (đầy đủ 3 thứ hồi hướng). Thanh tịnh tối thắng (không còn Ngã chấp, Pháp chấp) v.v… 3.3 Sự đoạn trừ Hoặc chướng: Hành giả do tu tập 10 pháp thù thắng y cứ trên cơ sở 7 pháp tối thắng, đoạn trừ 10 thứ Chướng và 22 thứ ngu si. a) Di sanh chướng: Đoạn trừ chướng về 2 thứ chấp Ngã và chấp Pháp, Phiền não và Sở tri cùng 2 thứ ngu si về 2 thứ chấp và sự tạp nhiễm trong ác đạo. b) Tà hạnh chướng: Đoạn trừ chướng về vi tế phạm giới, làm cho giới pháp không thanh tịnh và 2 thứ ngu si… 148
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
c) Ám độn chướng: Đoạn trừ chướng về thiền định, tổng trì và 3 thứ huệ. d) Vi tế phiền não hiện hành chướng: Đoạn trừ 2 thứ chướng vi tế là tham ái về pháp (thuộc huệ) và tham ái về thiền định (định). e) Hạ thừa Bát Niết bàn chướng: Đoạn trừ 2 thứ chướng, nhàm chán sinh tử mong chứng nhập Niết bàn. f) Thô tướng hiện hành chướng: Đoạn trừ chướng chấp có nhiễm tình sai khác, làm chướng ngại sự không sai khác. g) Tế tướng hiện hành chướng: Đoạn trừ thứ chướng chấp có sinh diệt vi tế, chướng vi diệu vô tướng đạo. h) Vô tướng trung tác Gia hành chướng: Đoạn trừ chướng phát khởi sự nỗ lực trong pháp vô tướng làm chướng ngại vô công dụng đạo. i) Lợi tha trung bất dục hành chướng: Đoạn trừ chướng không nhậm vận độ sinh, chứng trí vô ngại giải thoát, lợi tha công đức. j) Chủ pháp trung bất đắc tự tại chướng: Đoạn trừ chướng không duyên, phổ quát các pháp, chứng đại pháp trí, thần thông và vô lượng công đức. 149
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
k) Nghiệp tự tại sở y Chân như: Thành tựu thần thông, tổng trí, thiền định và vô lượng công đức, 3 nghiệp hành động tự tại vô ngại. 3.5. Phần Nhân – Quả chuyển Y: Kỳ thực trong quá trình đoạn hoặc chướng, chân như, có nghĩa là đã chuyển phiền não thành đại Niết bàn, giải thoát, chuyển Sở tri thành Bồ đề. Nói như thế, có nghĩa là trong đó đã có đầy đủ ý nghĩa quả Niết bàn và Bồ đề. Tuy nhiên, đứng về mặt cơ bản thì 10 Chân như cũng không vượt ra ngoài Bồ đề và Niết bàn. Tại sao? Vì Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có vô thủy bồ đề, vô thủy Niết bàn, do 2 thứ căn bản này mà tu hành thành cựu Phật quả” (Kinh Lăng Nghiêm). Như 10 Chân như là y cứ vào Thập địa mà xác lập cho phù hợp, kỳ thực thì không có sự sai biệt vì đã là Chân như thật tướng thì làm gì có sai biệt? Qua đó, trở lại vấn đề căn bản là Niết bàn và Bồ đề. a. Về Niết bàn có 4: - Hữu dư y Niết bàn: Đã hết Phiền não và Sở tri, không còn Ngã chấp, Pháp chấp, nhưng còn thân ngũ uẩn, còn sinh lão bệnh tử, khổ đau chi phối trên thân, bị thục quả một lần sau cùng. 150
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
- Vô dư y Niết bàn: Không những không còn ngã chấp, pháp chấp, Phiền não và Sở tri chướng mà đến thân ngũ uẩn sanh y cũng không còn, nghĩa là đã nhập diệt (Niết bàn). - Tự tánh thanh tịnh Niết bàn: Bản thể thanh tịnh sẵn có của chúng sinh từ vô thủy đến nay, dù bị sinh tử luân hồi vô lượng kiếp, bị phiền não vô minh chi phối nhưng không thay đổi. - Vô trụ xứ Niết bàn: Tự tính bình đẳng bất sinh, bất diệt, không có phiền não diệt, không có Niết bàn chứng đắc. Do đó, không trụ phiền não sinh tử, không trụ Niết bàn, tự tánh hành xử theo sự vận hành của từ bi và trí tuệ. b. Về Bồ đề tức Trí gồm có 4: - Thành sở tác trí: do chuyển 5 thức trước mà thành. Tác dụng của Trí này giúp cho chư Phật thị hiện hóa thân. - Diệu quan sát trí: do chuyển thức thứ 6 mà có. Tác dụng của Trí này giúp Phật quán sát căn cơ, trình độ, nghiệp quả của chúng sinh để thuyết pháp độ sanh. - Bình đẳng tánh trí: Do chuyển thức thứ 7 mà thành. 151
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tác dụng của trí này là bình đẳng độ sinh, thành tựu Tam Niệm Đạt Bi. - Đại viên cảnh trí: Do chuyển thức thứ 8 mà có. Tác dụng của trí này là phổ quát rính pháp thân hiệu hữu cùng khắp, đồng với chư Phật trong 10 phương pháp giới. - Tóm lại, ở địa vị tu tập từ Thập địa Bồ tát cho đến Đẳng giác Bồ tát là giai đoạn tu tập chuyển hóa, đoạn trừ hết phần vi tế, câu sinh Ngã chấp, Pháp chấp, còn gọi là vi tế tùy miên hay chủng tử. Như thế, Bồ tát ở địa vị này vẫn còn là giai đoạn tu nhân, chứ chưa chứng quả cứu cánh. Do đó, có thể nói là phần phá vô minh, phần chứng pháp thân để đạt đến viên mãn, cứu cánh là Phật quả. Pháp tu tập căn bản là Thập độ, như kinh Hoa Nghiêm nói: “Xưa vì chúng sinh khởi đại bi, tu hành Bố thí Ba La Mật, nên được tướng tốt, thân đẹp đẽ, chúng sinh trông thấy đều vui mừng”. Trên cơ sở pháp tu Thập độ, dù nói khác đi, cũng là tu tập Giới – Định – Tuệ. Tại sao? Vì: Giới gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục. Định gồm: Tinh tấn, Thiền định. Huệ gồm: Bát nhã, Phương tiện, Nguyện lực và Trí. 152
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Hay nói khác đi, là phúc đức và trí tuệ. Phúc đức là: Bố thí, trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định. Trí tuệ là Bát nhã, Phương tiện, Nguyện lực và Trí. Tóm lại, như Cổ đức nói: “Muôn hạnh trông về Bi Trí Dũng. Những mong sáng tỏ bậc siêu trần”. 4. Đại ý: Bài kệ thứ 29, nói về sự tu tập của hàng Thập địa Bồ tát, tu 10 Pháp Ba la Mật, trừ 10 thứ Chướng, chứng 10 Chân như, Chuyển 2 thứ Phiền não thành đại Niết bàn, chuyển Sở tri chướng thành Đại Bồ đề, chứng sơ bộ về 2 quả Chuyển y, chứ chưa phải là viên mãn, cứu cánh.
153
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài số 13 V. CỨU CÁNH VỊ 1. Chánh văn: Thử cứu cánh vị, kỳ tướng văn hà? Đáp: Thủ tức vô lậu giới Bất tư nghị thiện, thường An lạc, giải thoát thân Đại Mâu Ni danh pháp. 2. Dịch nghĩa: Về cứu cánh vị, hành tướng nó như thế nào? Đáp: Quả này, là cảnh giới vô lâuk Không nghĩ bàn, là thiện, là thường Là an lạc, giải thoát thân Đại Mâu Ni cũng là Pháp thân. 3. Lược giảng: Từ sát cuối cùng của xuất tâm Pháp vân địa vào Kim cang đạo, cũng gọi là Kim cang tâm, là Đẳng giác Bồ 154
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tát. Ở đây, hành giả sử dụng Kim cang Trí phá hết phần vi tế vô minh, Tâm thức hoàn toàn vô lậu, thành tựu cứu cánh, viên mãn quả chuyển y là Bồ đề và Niết bàn, còn gọi là Diệu giác, viên mãn Đại Viên cảnh trí hay gọi là Vô Cấu thức. Do đó, Bát Thức Qui Củ nói: “Sau bậc Kim Cang đạo, không còn gọi là Dị thục thức. Đại viên, vô cấu đồng thời hiện. Chiếu khắp thế giới trong 10 phương nhiều như cát bụi”. Qua đó, vấn đề quả vị cứu cánh ở đây cần được xác lập theo 8 đức dụng: a) Cảnh giới vô lậu: Quả Bồ đề, Niết bàn là 2 đức tánh của chân lý hiện hữu tại tâm. Nó vừa là nhân hay quả, tất cả đều là vô lậu, thanh tịnh tuyệt đối và không thể nghĩ bàn. Nói khác đi, nó không còn các lậu hoặc, phiền não, sở tri chướng. Thế nên kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức nói: “Vô cấu thức của Như Lai. Là cảnh giới vô lậu. Giải thoát khi 2 thứ chướng. Đại viên cảnh trí tương ưng”. Đây cũng là nghĩa chân tịnh của Niết bàn. b) Không thể nghĩ bàn: Hai quả chuyển y là Bồ đề, Niết bàn trên cơ sở biểu tượng là quả vị Phật, trên mặt bản thể là cảnh giới của thật không thể dùng tâm suy lường, không thể dùng ngôn 155
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
ngữ diễn đạt được, chỉ có thể tự chứng tại tâm. Thế nên, kinh Giải Thâm Mật nói: “Thắng nghĩa chứng tại tâm. Vô tướng biết bằng trí tuệ. Không thể dùng lời nói năng. Dứt hẳn mọi sự biểu thị. Đình chỉ các thứ tranh luận. Với thắng nghĩa đế như thế. Siêu việt tất cả tâm từ”. c) Thiện: Quả chuyển y là Tánh thanh bạch, thuần tịnh, đồng với pháp giới tánh thanh tịnh. Xa lìa sự sinh diệt, cùng cực an ổn, tùy thuận chánh lý, lợi ích quần sinh, trái với pháp bất thiện. Theo Luận Câu Xá: “Niết bàn, Bồ đề là tối thắng thiện. Vì Niết bàn là rất an ổn, vĩnh viễn và dứt hết mọi thống khổ, dù đó chỉ là khổ vi tế, tức biến dịch sinh tử khổ cũng không còn”. d) Thường: Hai quả chuyển y là vô thủy Bồ đề và vô thủy Niết bàn không có bắt đầu, cũng không có kết thúc, thường trụ bất sinh, bất diệt, đồng nhất với pháp giới tánh. Thế nên, kinh Giải Thâm Mật nói: “Pháp giới tánh là thường trú. Dù có Phật ra đời hay không, thì pháp giới, pháp tánh vẫn thường trú”. Nói khác đi, cùng tột đời quá khứ, cùng cận đời vị lai, pháp này vẫn thường trú, bất sinh bất diệt, đây cũng là nghĩa chân thường của 4 đức Niết bàn. e) An lạc: 156
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Hai quả Chuyển y này không còn phiền não chướng và sở chi chướng làm bức não, không còn bị sinh tử luân hồi, thọ thân Dị thục quả, hay Dị thục báo, được giải thoát hoàn toàn, an vui tuyệt đối. Vì thế, kinh Pháp cú nói: “Niết bàn là vui tối thượng”. Chính đây cũng là nghĩa chân lạc của Niết bàn. f) Giải thoát thân: Khi hàng Nhị thừa đoạn trừ hết phiền não chướng, thì chứng quả chuyển y, trên tinh thần ý nghĩa này là thành tựu được thân giải thoát. Do đó, ở phạm vi A La Hán hay Phật quả đều có đủ thân giải thoát. Như kinh Pháp Cú nói: “Tỳ Kheo hết lậu hoặc. Uống ăn vừa biết đủ. Tự tại nơi hành xứ. Không vô tướng vô nguyện. Như chim giữa hư không. Tìm vết chân không thấy” (PC.92). g) Đại Mâu Ni: Hai quả chuyển y, trên cơ sở Phật quả là sự vắng lặng tuyệt đối, và sự vắng lặng tuyệt đối này cũng chính là bản thể thanh tịnh tuyệt đối này cũng chính là bản thể thanh tịnh tuyệt đối. Cho nên, kinh Pháp Hoa nói: “Các pháp từ xưa nay, tự tường thường vắng lặng”. Sự vắng lặng tuyệt đối ấy cũng chính là pháp thân. Nên kinh Lăng Già nói: “Tất cả không Niết bàn. Không Niết bàn của Phật. Không Phật nhập diệt Niết bàn. Xa lìa giác và 157
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sở giác. Hoặc có hay là không. Tất cả đều xa lìa. Quán Mâu Ni Pháp thân như thế”. h) Pháp thân gồm 3 loại: - Tự tánh pháp thân: Còn gọi là pháp giới pháp thân, bình đẳng ly tướng, thanh tịnh tuyệt đối, làm cơ sở y cứ cho thân biến hóa và thọ dụng, làm cơ sở cho các pháp công đức, vô lượng thần lực y cứ. Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Pháp thân viên mãn cả pháp giới. Tất cả chúng sinh và quốc độ. Ba đời đủ cả không hề thiếu. Cũng không hình sắc, không thể thấy”. - Thọ dụng thân có 2: + Tự thọ dụng thân: Thân phúc đức, trí tuệ đầy đủ do 3 A tăng kỳ kiếp tu tập thành tựu. Và tự thọ dụng những quả báo trang nghiêm ấy, nhưng không rời pháp thân mà có. Như kinh A Hàm nói: “Bố thí thành Phật đạo. Đủ 32 tướng tốt. Chuyển pháp luân vô thượng. Quả báo do bố thí”. + Tha thọ dụng thân: Thân hiện ra nói pháp cho hàng Thập địa Bồ tát. Còn gọi là Viên mãn báo thân. Như kinh Phạm Võng nói: “Nay Ta là Lô Xá Na, đang ngồi trên đài Liên Hoa, có ngàn cánh sen đơm vòng…”. - Biến hóa thân gồm có 2: 158
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
+ Thắng ứng hóa: Thân hiện ra nói pháp cho hàng Bồ tát + Liệt ứng hóa: Thân hiện ra nói pháp cho hàng Nhị thừa và chúng sanh. Và tùy loại ứng thân là thân hiện ra tùy theo yêu cầu và chủng loại của chúng sanh để hóa độ chúng. Đây cũng là chính nghĩa chân ngã của 4 đức Niết bàn. Một khi đã có thân, thì phải có độ và trí, 3 pháp này không tách rời nhau. Do đó, tự tánh pháp thân, thì an trú pháp tánh Tịnh độ. Tha thọ dụng thân thì an trú Tha thọ dụng Tịnh độ. Tự thọ dụng thân thì an trú tự thọ dụng Tịnh độ, gọi chung là báo độ. Hóa thân thì an trụ Biến hóa Tịnh độ, bao gồm cả uế độ và Tịnh độ. Và tự tánh pháp thân, Tự thọ dụng thân thì tương ứng với Đại viên cảnh trí, Tha thọ dụng thân thì tương ứng với Diệu Quan Sát và Bình Đẳng Tánh Trí, Ứng Hóa thân tương ứng Thành Sở Tác Trí và có thể nói tương ưng cả Bình Đẳng và Diệu Quan Sát Trí. Vì tính cách tương quan, bất khả phân như thế, nên kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Ba thân vốn ngã thể. Bốn trí tại tâm ta. Thân, trí dung hòa không chướng ngại. Ứng hóa theo duyên mặc tùy tình…” 4. Đại ý: 159
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Bài kệ thứ 30 nói về Cứu cánh vị, tức Phật quả, đầy đủ Tổng tướng và Biệt tướng công đức. 5. Chú thích: - Cảnh giới vô lậu là Tống tướng. - Sáu công đức còn lại là Biệt tướng của Pháp thân. Đó là không thể nghĩ bàn, là thiện, là thượng, an lạc, giải thoát thân và Đại Mâu Ni. - Mặt khác, không thể nghĩ bàn là thiền, thường, an lạc, giải thoát thân là Nhị thừa cộng thông. Trái lại, còn Đại Mâu Ni, Pháp thân, thì chỉ thuộc Đại thừa – Phật quả.
160
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
161
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
162
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
PHỤ LỤC 30 BÀI TỤNG DUY THỨC DUY THỨC TAM THẬP TỤNG 1. 2. 3. 4. 5.
Atmadharmopacāro hi vividho yah pravastate vijiñānaparināme ’sau parināmah sa ca tridhā Vipāko mananākhyaśca vijñaptirvisayasya ca tatrālayyākhyamvijñānam vipākah sarvabljakam Asamviditakopādi athānavijñaptikam ca tat sadāaparśamanaskāravit samjñācetanānvitam Upeksā vendanā talra śnivrtāvyākrtam ca tat tathā sparśādayas tacca vartate srotasaughavat Tasya vyāvrtirarhatve tadāsritya pravartate 163
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
tadālambam manonāma vijñānam mananātmakam 6. Kelśaiścaturbhih sahitām nivrtāvyākrtaih sadā ātmadrstyātmohātmamāna ātmasnehasamjñitaih 7. Yatrajas tanmayair anyaih sparśadyaiśca arhato na tat na ni rodhasamapattau mārge lokottare na ca 8. Diviyah parinamo’yam trtiyah sadvidhasya yā visapaśya upaiabdhih sā kuśala akuśala adyayā 9. Sarvatragair viniyataih kuśalaiś caitasair asan samprayukta tathā kleśair upakleśais trivedanā 10. Adyāh sparśādayaś chanda adhimoksa smrtayah saha samādhi dhibhyām niyatāh śradhātha hrir apatrapā 164
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
11. Alobhādi trayam vìryam praśrabdhihsa apramādikā ahimsā kuśalāh kleśā rāgaśpratigha mudhayah 12. Māna drgvicikittāśca krodha uoanahane punah mraksah pradāsá ìrsyātha mālsaryam saha māyayā 13. Sāthyam mado vihimsā ahrlatrapā styānam uddhavah āśraddhyamatha kausidyam pramādo musitā smrtih 14. Viksepo śampraianyam ca kaukrtyam middham eva ca vitarkaśca vicāraścetiy upakleśā dvaye dvidhā 15. Pañcānām mùlavijñāne yathāpratyayam udbhavah vijñānām saha na vā tarangānām yathā jale 16. Manovijṅana sambhùtih sarvadā asamjñikādrte 165
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
samāpatti dvayān middhān mūrchanādapyacittakāt 17. Vijñāna parināma’ yam vikalpo yad vikalpyate tena tannāsti tena idam sarvam vijñaptimātrakam 18. Sarvabijam hi vijñānam parināmastathā tathā yātyanyonyavaśād yena vikalpah sa sa jāyate 19. Karmano vāsanā grāha dvaya vāsanayā saha ksine pùrvavipāke nyad vipákam janayanti tat 20. Yena yena vikalpena yad yad vastu vikalpyate parikalpita eva asau svābhāvo na sa vidyate 21. Pāratantrasvabhāvāstu vikalpad pratyaya udhbhavah nispannastasya pùrvena sadā rahitatā tu yā 166
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
22. Ata eva sa na eva anyo na anuyah parataniratah anityatā ādivad vāvyo na adrste śmin sa drśyate 23. Trividhasyà svabhāvasya trivldhām nihsvabhāvatām samdhāya sarvadharmānām desitā nihsvabhāvatā 24. Prathamo laksanema eva nihsvabhāvo parah punah na svayambhāva eiaśya ity aparā nihsvabhāvatā 25. Dharmānām paramārthaśca sa yatas tathatā api sah sarvakālām tathābhāvāt sa eva vijñaptimātrāta 26. Yāvad vijñaptimatratve vijñānam na avatisthati grāha dvayasya anusayas tavan na vinivartate 27. Vijnaptimātram evá idam ity api hy upalambhstah 167
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
sthāpayannagratah kimcit tanmātre na avatisthate 28. Yadālambanam vijnānam na eva upalsbhate tadā sthitam vijnānamātrave grāhya abhāve tad agrahāt 29. Acitto nupalambho‘ sau jnānam lokottaram ca tat āśrayasya parāvrttir dvidhā dausthulya hānitah 30. Sa eva anasarvo dhātur acintyah kuśalo dhruvah śukho vimuktikāyo sau dharmākhyo’ yam mahāmunéh.
168
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
世親菩薩造 大唐 三藏法師玄奘 奉詔譯 護法等菩薩,約此三十頌造成唯識,今略標所以。 謂此三十頌中,初二十四行頌,明唯識相,次一行 頌,明唯識性,后五行頌,明唯識行位。就二十四 行頌中,初一行半,略辨唯識相,次二十二行半, 廣辨唯識相。謂外問言:“若唯有識,云何世間及 諸聖教說有我法?”舉頌詶答,頌曰: 1. 由假說我法,有種種 相轉,彼依識所變,此 能變唯三。 2. 謂異熟思量,及了別 境識。 次二十二行半,廣 辨唯識相者,由前頌文 略標三能變。今廣明三 變相,且初能變其相云 何?頌曰:初阿賴耶 識,異熟一切種。 3. 不可知執受,處了常 與觸,作意受想思,相 應唯舍受。 4. 是無覆無記,觸等亦 169
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
如是,恆轉如瀑流,阿 羅漢位舍。 已說初能變。第二 能變,其相云何?頌 曰: 5. 次第二能變,是識名 末那。依彼轉緣彼,思 量為性相。 6. 四煩惱常俱,謂我痴 我見,並我慢我愛,及 余觸等俱。 7. 有覆無記攝,隨所生 所系,阿羅漢滅定,出 世道無有。 如是已說第二能 變。第三能變,其相云 何?頌曰: 8. 次第三能變,差別有 六種,了境為性相,善 不善俱非, 9. 此心所遍行,別境善 煩惱,隨煩惱不定,皆 三受相應。 170
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
10. 初遍行觸等,次別 境謂欲,勝解念定慧, 所緣事不同。 11. 善謂信慚愧,無貪 等三根,勤安不放逸, 行舍及不害。 12. 煩惱謂貪瞋,痴慢 疑惡見。隨煩惱謂忿, 恨覆惱嫉慳, 13. 誑諂與害憍,無慚 及無愧,掉舉與惛沈, 不信並懈怠, 14. 放逸及失念,散亂 不正知。不定謂悔眠, 尋伺二各二。 已說六識心所相 應。云何應知現起分 位?頌曰: 15. 依止根本識,五識 隨緣現,或俱或不俱, 如濤波依水。 16. 意識常現起,除生 無想天,及無心二定, 171
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
睡眠與悶絕。 已廣分別,三能變 相,為自所變。二分所 依,云何應知,依識所 變,假說我法,非別實 有,由斯一切,唯有識 耶?頌曰: 17. 是諸識轉變,分別 所分別,由此彼皆無, 故一切唯識。 若唯有識都無外 緣,由何而生種種分 別?頌曰: 18. 由一切種識,如是 如是變,以展轉力故, 彼彼分別生。 雖有內識而無外 緣,由何有情生死相 續?頌曰: 19. 由諸業習氣,二取 習氣俱,前異熟既盡, 復生余異熟。 若唯有識,何故世 172
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
尊,處處經中,說有三 性?應知三性,亦不離 識,所以者何?頌曰: 20. 由彼彼遍計,遍計 種種物,此遍計所執, 自性無所有。 21. 依他起自性,分別 緣所生,圓成實於彼, 常遠離前性。 22. 故此與依他,非異 非不異,如無常等性, 非不見此彼。 若有三性,如何世尊, 說一切法皆無自性?頌 曰: 23. 即依此三性,立彼 三無性,故佛密意說, 一切法無性。 24. 初即相無性,次無 自然性,後由遠離前, 所執我法性。 25. 此諸法勝義,亦即 是真如,常如其性故, 173
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
即唯識實性。 後五行頌,明唯識 行位者。論曰:如是所 成唯識性相,誰依幾位 如何悟入?謂具大乘二 種種性,一本性種性, 謂無始來,依附本識法 爾,所得無漏法因;二 謂習所成種性,謂聞法 界等流法已,聞所成等 熏習所成。具此二性方 能悟入。何謂五位?一 資糧位。謂修大乘順解 脫分,依識性相,能深 信解。其相云何?頌 曰: 26. 乃至未起識,求住 唯識性,於二取隨眠, 猶未能伏滅。 二加行位。謂修大 乘順決擇分,在加行 位,能漸伏除,所取能 取。其相云何? 27. 174
現前立少物,謂是
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
唯識性,以有所得故, 非實住唯識。 三通達位。謂諸菩 薩所住見道,在通達位 如實通達。其相云何? 28. 若時於所緣,智都 無所得,爾時住唯識, 離二取相故。 四修習位。謂諸菩 薩所住修道,修習位 中,如實見理數數修 習。其相云何? 29. 無得不思議,是出 世間智,舍二粗重故, 便證得轉依。 五究竟位。謂住無 上正等菩提,出障圓 明,能盡未來,化有情 類。其相云何? 30. 此即無漏界,不思 議善常,安樂解脫身, 大牟尼名法。 唯識三十論頌 175
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY THỨC 1. Do giả nói ngã pháp
Có tướng ngã pháp chuyển
Chúng nương thức biến hiện
Thức biến hiện có ba.
2. Là Dị thục, Tư lương
Và thức liễu Biệt cảnh
Đầu, thức A Lại Da
Dị thục, Nhất thiết chủng
3. Không thế biết chấp thọ,
Xứ, liễu, tương ưng: xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Vả chỉ có xả thọ.
4. Tánh vô phú vô ký
Xúc, thảy cũng như thế,
Hằng chuyển như dòng nước
A La Hán, bỏ hết.
5. Thức biến hiện thứ hai 176
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Gọi là thức Mạt na
Nương kia chuyển, duyên kia
Tư lương làm tánh tướng
6. Tương ưng bốn phiền não,
Là ngã si, ngã kiến
Và ngã mạn, ngã ái
Cùng tâm sở Biến hành.
7. Tánh hữu phú vô ký
Sanh theo A Lại Da
Chứng La Hán, Diệt định
Xuất thế đạo, không còn.
8. Thức biến hiện thứ ba,
Sai biệt có sau thứ,
Tánh tướng là biết cảnh,
Thiện, bất thiện, vô ký.
9. Cùng tâm sở Biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não,
Tùy phiền não, bất định
Đều tương ung ba Thọ. 177
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
10. Trước là Biến hành: xúc
Tiếp, là Biệt cảnh: dục,
Thắng giải, niệm, định, tuệ
Cảnh sở duyên không đồng.
11. Thiện là tín, tàm, quý
Không tham, không sân, si
Siêng, an, không phóng dật
Hành xả và không hại.
12. Phiền não là tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến
Tùy phiền não là phẫn
Hận, phú, não, tật xan.
13. Dối, nịnh và hại, kiêu
Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm,
Không tin cùng giãi đãi
14. Phóng dật và thất niệm
178
Tán loạn, không chánh tri
Bất định là hối, miên
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Tâm, tứ hai đều hai.
15. Nương dựa căn bản thức,
Năm thức theo duyên hiện,
Đồng thời khởi hoặc không
Như sóng mòi mương nước
16. Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh trời Vô tưởng
Và hai định vô tâm,
Khi ngủ say, chết ngất.
17. Các thức ấy chuyển biến,
Phân biệt, bị phân biệt,
Do kia, đây đều không
Nên hết thảy Duy thức.
18. Do thức Nhất thiết chủng
Biến như vậy như vậy,
Vì năng lực triển chuyển,
Kia kia, phân biệt sanh.
19. Do tập khí các nghiệp
Cùng tập khí hai thủ 179
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Thân Dị thục trước hết.
Lại sanh Dị thục khác.
20. Do biến kế nọ kia
Biến kế chủng chung vật,
Biến kế sở chấp nầy,
Tự tánh toàn không có.
21. Tự tánh y tha khởi.
Do duyên phân biệt sanh.
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa biến kế.
22. Nên nó cùng y tha,
Chẳng khác chẳng không khác
Như tánh vô thường thảy,
Thấy đây, mới thấy kia.
23. Chính nương ba tánh nầy,
Lập ba vô tánh kia.
Nên Phật “mật ý” nói:
“Hết thảy pháp không tánh”.
24. Trước là “Tướng không tánh” 180
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
Kế, “Không tự nhiên tánh”
Sau, do lìa tánh trước,
Là tánh chấp ngã pháp.
25. Đây, thắng nghĩa các pháp,
Cũng tức là chơn như,
Vì thường như tánh nó,
Tức thực tánh Duy thức.
26. Cho đến chưa khởi thức.
Cầu trụ tánh Duy thức.
Đối hai thủ tùy miên,
Còn chưa thể phục diệt.
27. Hiện tiền lập chút vật,
Cho là tánh Duy thức
Vì còn có sở đắc,
Chưa thực trụ Duy thức.
28. Khi đối cảnh sở duyên,
Trí không sở đắc gì,
Bấy giờ trụ Duy thức,
Do lìa tướng hai thủ. 181
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
29. Không đắc, chẳng nghĩ nghi
Là trí xuất thế gian.
Vì bỏ hai thô trọng,
Chứng đắc hai chuyển y.
30. Đây, tức giới vô lậu,
Chẳng nghĩ nghì, thiện, thường
An lạc thân giải thoát,
Đại Mâu Ni pháp thân.
Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ tánh Duy thức. Năm bài sau cùng nói năm hạnh vị tu chứng. Trong 24 bài đầu, một bài rưỡi đầu lược biện tướng Duy thức, hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện tướng Duy thức.
182
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA MINH ĐẠO
Tỳ-kheo THÍCH THIỆN NHƠN Dịch và Chú Thích NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO Số 53 Tràng Thi, Hoàng Kiếm – Hà Nội Điện thoại: 024. 3782 2845 – Fax: 024. 3782 2841 Email: nhaxuatbantongiao@gmail.com Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ThS. NGUYỄN HỮU CÓ Biên tập
: LÊ HỒNG SƠN
Sửa bản in
: HT. THÍCH THIỆN NHƠN
Trình bày
: TRƯỜNG THỊNH
Bìa
: MINH NGỘ
Đơn vị liên kết
: HT. THÍCH THIỆN NHƠN
Địa chỉ
(Viện chủ chùa Minh Đạo) : 12/3 Bis Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM
Số lượng: 1.000 bản, khổ 14,5 x 20,5 cm. In tại: Công ty CP in thương mại Đông Dương - 161/1 Lũy Bán Bích, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 028. 3816 4414 - 3816 4415 Số ĐKXB: 110-2021/CXBIPH/01-05/TG Số mã ISBN: 978-604-61-7494-3 QĐXB số: 07/QĐ-NXBTG ngày 13 tháng 01 năm 2021. In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2021
183
LUẬN DUY THỨC TAM THẬP TỤNG - LƯỢC GIẢNG
184