PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CHUNG A. GIỚI THIỆU. THE GOODS LINE là tuyến đi bộ dài 500m ở ngoại ô thành phố Sydney, trong khu vực Ultimo. Tuyến đường đi bộ này nối liền Quãng trường đường sắt (Railway Square) đến hải cảng Darlling (Darlling Harbour), vượt qua cả Đại học Công nghệ Sydney (University of Technology Syney) và Đài truyền hình nước Úc (Australian Broadcasting Corporation). 1|THE GOODS LINE
B. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH. 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ.
- Đây là một phần của tuyến đường sắt Parramatta vận tải hàng hóa ra đời vào năm 1855 kết nối khu Sydney Yard đến Hải cảng Darlling. Đến năm 1922 được mở rộng đến Dulwich hill. - Đến năm 1980, Hải cảng Darlling bị đóng cửa, khu vực Sydney Yard bị bỏ hoang và chỉ còn 1 tuyến nhỏ của tuyến đường sắt Parramatta còn được sử dụng, đến năm 1988 thì dừng hẳn mọi hoạt động của tuyến đường sắt này.
2|THE GOODS LINE
3|THE GOODS LINE
2. BỐI CẢNH RA ĐỜI DỰ ÁN.
Kể từ năm 2009, khi HIGHLINE(*) ra đời mang tính biểu tượng mới về cảnh quan của thành phố NewYork, đã tạo ra một xu hướng mới cho thiết kế đô thị nói chung cũng như thiết kế cảnh quan nói riêng, xu hướng cải tạo những tuyến đường sắt cũ. Bấy giờ mới nhất là những đường ray xe lửa hàng hóa trong khu Ultimo , ngoại ô Sydney (bỏ hoang từ năm 1988) trở thành tiêu điểm cho sự thay đổi của cộng đồng mà nó đi qua.
TẦM NHÌN - Tầm nhìn của New South Wales của Chính phủ cho một kết nối Sydney đã đi vào thực tế. Được ủy quyền bởi Sydney Harbour Foreshore và thiết kế do Sudios ASPECT phối hợp với CHROFI, The Goods Line là một ví dụ về khả năng biến đổi một không gian thành phố bị cô lập thông qua thiết kế, thành một điểm đến sáng tạo và kết nối giúp tăng cường đời sống tinh thần cho cư dân Sydney. - Ốc đảo xanh đô thị này là một khuôn viên công cộng mới, một trung tâm và một cột sống cho người đi bộ trong những phần đô thị hóa nhất và chính thức bị cô lập của Sydney.
4|THE GOODS LINE
C. HIỆN TRẠNG KHU VỰC.
Bao bọc xung quanh The Goods Line là các công trình văn hóa , giáo dục và truyền thông quan trọng của thành phố Sydney : Tòa nhà ABC ( tập đoàn truyền thông Úc) , Trường Đại học công nghệ Úc (UTS) , Bảo tàng Powerhouse ( Bảo tàng ứng dụng khoa học và nghệ thuật) ,.... Tuy phía Nam khu đất là gồm các công viên lớn của thành phố : Công Viên Hoàng Tử Alfred , Công viên Belmore , Công Viên Trung Tâm thành phố . Nhưng công trình mang khoảng không gian mở giữa các công trình cần thiết. Phía Bắc khu đất là gồm các công trình hiện đại tại cảng Darling : Trung Tâm hội nghị triễn lãm Quốc Tế Sydney , Khu Thương Mại Dịch Vụ Darling ,... Do đó The Goods Line có nhiệm vụ nối kết bằng tuyến đi bộ , xe đạp giữa khu cảng Darling hiện đại xầm uất và khu Central Station cổ kính với các mảng xanh công viên.
5|THE GOODS LINE
6|THE GOODS LINE
Phía Bắc dự án The Goods Line là các dự án lớn , quan trọng của thành phố : Trung tâm tổ chức triển lãm hội nghị quốc tế Sydney (SICEEP) và Khu thương mại dịch vụ cảng Darling với các trung tâm thương mại sầm uất.
7|THE GOODS LINE
8|THE GOODS LINE
D. Ý TƯỞNG HÌNH THÀNH. Tạo ra một tuyến không gian xanh đi bộ kết hợp xe đạp kết nối từ trung tâm thành phố đến Hải cảng Darling. Văn phòng thiết kế ASPECT đã thành công khi thiết kế chuyển đổi tuyến xe lửa bỏ hoang thành “sân sau làng đại học” đầy năng động, cuốn hút.
The Goods Line là liên kết chiến lược quan trọng và là một không gian xanh quan trọng cho hệ thống mảng xanh đang phát triển của thành phố Sydney. Nó cung cấp một kết nối thông qua các đường hầm Devonshire, khu phố Người Hoa (Chinatown) và 9|THE GOODS LINE
Hải cảng Darling, cũng như khai thác giá trị của nhiều công trình văn hóa, giáo dục và phương tiện truyền thông như công trình của KTS. Frank Gehry UTS (Dr Chau Chak Wing building), ABC, Sydney TAFE gần công viên.
10 | T H E G O O D S L I N E
Cũng như phía bắc kết nối xuống phía nam, kết nối từ phía đông sang tây đã thông suốt hệ thống đi bộ trên đường phố. Việc mở ra hai bên đường Macarthur và đường Mary Ann đã tạo tiền đề cho khu Ultimo phát triển mạnh mẽ, và liên kết đến khu Hải cảng Darling và Haymarket.
Kết nối chiến lược với những bối cảnh xung quanh, nhấn mạng và kết nối tiềm năng trong tương lại có thể thực hiện thông qua The Goods Line. Hiện có và đề xuất các dự án lớn xung quanh The Goods Line. 11 | T H E G O O D S L I N E
CONCEPT về cầu thang và phần giảng đường ngoài trời 12 | T H E G O O D S L I N E
Phác thảo khái niệm đầu tiên, phát triển hình ảnh của đường dẫn và thiết kế các yếu tố chính.
13 | T H E G O O D S L I N E
E. CÁC MỤC TIÊU.
14 | T H E G O O D S L I N E
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN:
15 | T H E G O O D S L I N E
16 | T H E G O O D S L I N E
17 | T H E G O O D S L I N E
18 | T H E G O O D S L I N E
19 | T H E G O O D S L I N E
20 | T H E G O O D S L I N E
F. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ (GUIDLINE).
21 | T H E G O O D S L I N E
22 | T H E G O O D S L I N E
Hướng dẫn thiết kế: Vật liệu : nền The Goods Line sử dụng vật liệu bê tông (600 miếng) được cắt riêng biệt không thấm nước nằm che chắn bảo vệ những đoạn đường ray cũ. - Vật liệu gỗ sử dụng ở khán đàn nhỏ tại quảng trường Mary Ann , các tay vịn , ... - Vật liệu sắt thép được sơn tông màu vàng chủ đạo làm các trang thiết bị : ghế ngồi , bàn cộng đồng , bàn bóng bàn ,.... - Vật liệu gạch đá cũ – vòi nước được kết hợp với tuyến đường ray trở thành nhiều tiểu cảnh nhỏ trong khu vực - Các mảng cỏ được bổ trí thành các block ngồi thư giản kết hợp cây xanh che bóng mát cũng như làm chiếc rào chắn vô hình với tuyến giao thông cơ giới bên ngoài Giao thông: giao thông dành cho khách bộ hành và xe đạp , việc bố trí các khu chức năng so le không đồng mức vừa hạn chế tốc độ xe đạp cũng như tạo ra các tiểu cảnh nhỏ , thay đổi góc nhìn trong từng không gian. Ánh sáng: Ánh sáng phải đảm bảo liên tục nguyên ngày ( sáng tối ) : thiết bị chiếu sáng môi trường được đặt dọc bên dãy các công trình , mảng cây xanh được đặt hướng ngược lại tạo ra bóng râm vừa đủ vào ban ngày. Ánh sáng trang trí tại lối vào công trình ( biển hiệu The Goods Line ) và được bổ trí tại các điểm sinh hoạt , tổ chức hoạt động cộng đồng khác với tông màu vàng trầm ấm chủ đạo. Công trình: công trình The transformer được xây dựng với kết cấu nhẹ , đơn giản với khu chịu lực bằng sắt hộp , vật liệu mái nhẹ có thể gập vào tạo khoảng không thoáng ở trên khi tổ chức hoạt động xem phim ngoài trời . Đồng thời , chúng có thể gập lại nhằm tổ chức các bữa tiệc trong nhà,...
23 | T H E G O O D S L I N E
Các hoạt động của cộng đồng.
24 | T H E G O O D S L I N E
25 | T H E G O O D S L I N E
26 | T H E G O O D S L I N E
G. QUY ĐỊNH THIẾT KẾ (CODING). Có một câu chuyện bao quát mạnh mẽ trong thiết kế của The Goods Line về việc di chuyền từ cơ sở hạ tầng đường sắt đến cơ sở hạ tầng xã hội, làm thế nào để có sự chuyển biến từ một mơi với một bề dày lịch sử là khu công nghiệp để trở thành một nơi có sự tương tác xã hội cao, các hoạt động sáng tạo và thúc đẩy đổi mới.
27 | T H E G O O D S L I N E
28 | T H E G O O D S L I N E
29 | T H E G O O D S L I N E
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN - Đội ngũ thiết kế đã sử dụng các vật liệu mang hiệu ứng “cứng cáp” để hòa hợp với hệ thống đường sắt cũ : sỏi , bêtông, sắt và gỗ. Việc tạo hình trên đồ họa và giải pháp kết cấu được xử lý trước. - Mục đính hưởng đến của dự án The Goods Line là mang đến một ngôn ngữ thiết kế mới cho cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng . Nơi mà tạo nên nhiều hoạt động vui chơi , hội họp hay trao đổi những ý tưởng,... - Bằng cách nâng cao phương thức thể hiện ngôn ngữ thiết kế, nơi chứa đầy yếu tố lịch sử này dần hình thành và tạo nên bản sắc mới cho khu vực - Được thực hiện đáp ứng mục đính- tham vọng của cộng đồng, dự án được thiết kế và xây dựng cẩn thận. Từ những tấm panel bêtông được đo đạc kỹ càng đến bố trí ánh sáng , bố trí cây xanh và những hàng ghế sắp đặt hợp lý. Quy trình thiết kế được thực hiện từ tổng thể cho đến những chi tiết nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo tính hoàn mỹ. - The Goods Line cơ bản là không gian hoạt động theo dạng tuyến đi bộ kết nối các không gian xung quanh nó.Việc tối đa hóa không gian ấy dọc suốt tuyến đường là các yếu tố tạo hình thẩm mỹ và các khu vực hoạt động cộng đồng : khu vui chơi , tập thể thao, bàn cộng đồng và điểm học tập. The Goods Line bao gồm 600 tấm panel bêtông được cắt riêng biệt , nằm nổi trên đoạn đường ray xe lửa cũ. Vừa bảo tồn vừa đảm bảo tuyến đường ray là điểm nhấn dọc chiều dài đoạn đường.
30 | T H E G O O D S L I N E
31 | T H E G O O D S L I N E
32 | T H E G O O D S L I N E
33 | T H E G O O D S L I N E
34 | T H E G O O D S L I N E
35 | T H E G O O D S L I N E
36 | T H E G O O D S L I N E
37 | T H E G O O D S L I N E
38 | T H E G O O D S L I N E
H. TỔNG KẾT. The Goods Line là một trục không gian cho người dân Sydney.Với việc mang nhiệm vụ vận chuyển, tuyến đường sắt xưa phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa giá trị cao cho khu dân cư phát triển – có tính cộng đồng , văn hóa , sáng tạo. Dựa trên tầm nhìn định hướng của chính quyền thành phố : tạo một tuyến không gian xanh đi bộ kết hợp xe đạp kết nối từ trung tâm thành phố đến Cảng Darling . Văn phòng thiết kế ASPECT đã thành công khi thiết kế chuyển đổi tuyến xe lửa bỏ đi thành “sân sau làng đại học” đầy năng động – cuốn hút. Được sử ủy thác của chính quyền cảng Foreshore –Sydney và sự hợp tác của đơn vị thiết kế CHROFI, ASPECT Studios đã tạo nên điểm sinh hoạt cộng đồng kết nối cho 80,000 học sinh , sinh viên , dân cư khu vực và du khách thập phương. Vì vậy, The Goods Line đã góp phần tạo nên sự sinh động cho khu Cảng Darling. Tuyến đường sắt cũ sở hữu một hệ hống sân ga được chuyển đổi thành không gian phục vụ nhiều hoạt động đa dạng khác nhau : Giải trí , tiêu khiển , lễ hội và trao đổi học thuật.Trong tương lai dự án sẽ tiến xa hơn , trở thành nơi kết nối văn hóa,nghệ thuật, giáo dục,giải trí của nền văn hóa đầy bản sắc Sydney. The Goods Line là minh chứng cho việc thiết kế chuyển đổi các không gian bỏ hoang thành điểm đến năng động sáng tạo , mang tính cộng đồng cao nhằm gia tăng tính cộng đồng của khu vực. “Nơi từng vận chuyển hàng hóa nay đã vận chuyển văn hóa , sáng tạo và tính cộng đồng lành mạnh cho khu dân phát triển thịnh vượng”- Giám đốc thiết kế dự án và Giám đốc Aspect studio - Sacha Coles.
39 | T H E G O O D S L I N E
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN. 1. PHẦN NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN CỦA TRƯƠNG TRỌNG TÍN (MSSV: 13510506606). Với những tấm bê tông đúc sẵn đan xen trên tuyến đường ray cũ , dự án The Goods Line nằm giữa các yếu tố hình ảnh đô thị (Landmark và District) và được miêu tả là công trình công cộng mang nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng của khu vực. I.Ưu Điểm:
1.Khu South:
Là giai đoạn 1 của dự án , mở đầu cho 1 không gian xanh được cải tạo từ tuyến đường ray cũ . Vì thế, một số nhà phê bình gọi đây là dự án The High Line thứ hai. Việc cải tạo mang đến nhiều ưu điểm đối với hình thái đô thị tương tự như The High Line . The Goods Line đã mở ra một không gian xanh hài hòa với yếu tố lịch sử ( tuyến đường sắt) , có nhiều ý nghĩa với cộng đồng khu vực.Yếu tố vật thể , đặc biệt khu South, đảm bảo tổ chức các hoạt động cộng đồng cho đến những hoạt động thể chất cá nhân.
40 | T H E G O O D S L I N E
a.Yếu tố vật thể:
*Trang thiết bị (Street-scape):Khu South sử dụng các vật dụng được đúc sẵn tại công xưởng với ngôn ngữ thiết kế riêng , tối giản , phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Khung chịu lực của vật dụng khoa học , ít tốn kém , dễ sản xuất(Ghế ngồi Trường Quản Trị Kinh Doanh UTS) . Các vật dụng được thiết kế hướng đến cộng đồng ( bàn cộng đồng-khu quảng trường Mary Ann, bàn bóng bàn , .....)
*Vật liệu: trang thiết bị (street-scape) sử dụng vật liệu kim loại sơn chống rỉ tiết kiệm chi phí . Phần nền không gian chủ yếu là bêtông tạo nên (hardscape) mảng bao che tuyến đường ray , chống thấm , chống trơn trợt.Vật liệu gỗ được dùng cho khu trình chiếu ngoài trời (khu quảng trường Mary Ann) , tạo điểm nhấn trong không gian tổng thể , tạo cảm giác thân thiện khi tổ chức các hoạt động.Mảng cỏ nằm đang xen qua từng khu , tăng mật độ mảng xanh . Vật Liệu Gạch sử dụng hài hoài với các hiện vật trưng bày ngoài trời ( các cổng gạch thế kỷ 19) 41 | T H E G O O D S L I N E
*Tính tương tác:Tuy tổng thể của dự án là hướng đến đối tượng là cộng đồng nhưng mỗi khu vực bên trong lại có xu hướng hướng đến từng nhóm đối tượng nhỏ riêng biệt . Quảng Trường Trường UTS phục vụ phần lớn cho sinh viên với các băng ghế ngồi lớn cho nhóm hoặc những chiếc ghế nhỏ đơn lẻ. Quảng trường Mary Ann hướng đến cộng đồng dân cư với khán đàn nhỏ phục vụ trình diễn ngoài trời , bàn cộng đồng , các vật dụng hoạt động thể chất ( bàn bóng bàn , hít xà,...).Khu Tranformer là nơi trưng bày và tổ chức các sự kiện với hai không gian đặc trưng. Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời lưu giữ yếu tố lịch sử đặc trưng của khu vực . Trong khi đó , không gian đa chức năng với mảng không gian lớn 8mx52m đảm bảo tổ chức các sự kiện khu vực.
b.Khác biệt The Goods Line: Cả hai là dự án cải tạo không gian từ tuyến đường ray cũ nhưng mục đích hướng đến lại khác nhau.The High Line là dự án cải tạo đường sắt trên cao.Do đó , ngoài mảng xanh cho khu vực , dự án muốn đưa người sử dụng cảm nhận không gian đô thị qua 1 góc nhìn khác . Người sử dụng The High Line sẽ cảm nhận một thành phố trên cote cao độ khác giữa các mảng xanh trên cao.
42 | T H E G O O D S L I N E
Ngược lại , The Goods Line muốn hướng đến tổ chức một tuyến đi bộ và đang xen với các không gian cộng đồng gắn liền. Một khu vực với các yếu tố vật thể phù hợp phục vụ cho các hoạt động chung (khán đài , bàn, thảm cỏ ,....) Tóm lại, dự án The Goods Line cơ bản có nét riêng biệt từ mục đích đến cách sử dụng so với dự án The High Line,New York. Việc sử dụng dự án The High Line để miêu tả The Goods Line là hoàn toàn không chính xác.Với sự hợp tác từ khách hàng – đội thi công – đội ngũ thiết kế , dự án đã tạo nên một không gian xanh giữa những khối nhà cao tầng , một khoảng đệm quan trọng . Dự án tạo một động lực phát triển cho khu vực , một không gian văn hóa đặc trưng của cộng đồng .
II.Hạn chế :
Tuy được nhiều phản hồi tích cực nhưng ngay từ ban đầu dự án gặp phải nhiều vấn đề phức tạp,dẫn đến khó khai thác hiệu quả từ dự án.Việc hoàn thiện dự án sẽ là một vấn đề lớn , khi mà chính quyền thành phố còn phân bố nguồn lực cho dự án CBD mới sắp hình thành. Khu đất là một tuyến cảnh quan với nhiều chủ sở hữu đất : Trường Đại Học Công Nghệ Sydney , Bảo Tàng Powerhouse , Đài truyền thống Sydney , ... tương tác với đa dạng khách hàng khác nhau.Do đó , việc đóng góp ý kiến của cộng đồng cần sự thấu hiểu chung nhằm đạt được mục tiêu lợi ích bền vững cho các bên bằng việc đóng góp cơ sở vật chất , đầu tư cho dự án.Với nhiều khách hàng (là chủ sở hữu đất) vô hình chung gây nhiều áp lực cho dự án
43 | T H E G O O D S L I N E
1.Khu South:
Do hạn chế về tài chính , dự án được hình thành với nhiều áp lực ,dù phải đáp ứng mục đích và nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Do đó , từng tấm bê tông, ngọn đèn , cây xanh hay giá treo phải được thiết kế một cách tối ưu hóa. Đội ngũ thiết kế đã mất nhiều giờ liền để đảm bảo yêu cầu thiết kế trong chi phí cho phép (9 triệu AUS)
a.The Tranformer: Khu The Tranformer phục vụ tổ chức các sự kiện trong nhà bằng một khối công trình có khung kết cấu bao che nhẹ - do đơn vị Chrofi phụ trách thiết kế chính. Tuy nhiên , nguồn lực thi công hạn hẹp , công trình chưa được triển khai . Qua đó , khu The Tranformer chỉ là một mảng xanh trải dài , hạn chế về yếu tố thẩm mỹ cũng như công năng ban đầu. Khả năng khai thác dự án chưa hiệu quả dù thuộc khu South ( giai đoạn 1 )
44 | T H E G O O D S L I N E
b.Mảng xanh (Planting):
Dự án thỏa được hầu hết các yếu tố tạo hình cảnh quan nhân tạo . Dù vậy , những mảng cây xanh vẫn chưa được khai thác như 1 yếu tố chính . Không gian xanh chỉ gồm các mảng cỏ , cũng như tuyến đường ray cũ bị cỏ bụi mọc lưa thưa. Cây tạo bóng râm lại là cây xanh vỉa hè của tuyến đường bên dưới. Trong khi đa số các dự án tương tự , yếu tố cây xanh được đặt lên hàng đầu
2.Khu North:
Khu North là giai đoạn 2 của dự án . được thi công sau . Vì nhiều yếu tố khách quan , khu North không thể thi công đúng với nguyện vọng ban đầu của nhóm thiết kế . Việc khai thác sử dụng khu North gần như còn hạn chế về mặt thẩm mỹ cũng như công năng.
45 | T H E G O O D S L I N E
a.Tính liên kết :
Khu South và Khu North liên kết nhau thông qua cây cầu sắt cũ được cải tạo đầy tính nghệ thuật. Tuy nhiên ngôn ngữ thiết kế của 2 khu hoàn toàn trái ngược nhau . Tuy cùng đối tượng phục vụ , cùng mục tiêu nhưng các yếu tố thiết kế cảnh quan hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra , khu North để tuyến đường sắt thành phần chiềm xuống lòng đường. Yếu tố lịch sử chưa liên kế với bối cảnh hiện tại. Nhìn trên tổng thể , khu North “chiềm” so với Khu South , làm cho không gian không thể xuyên suốt như kì vọng của nhóm thiết kế. Nguyên nhân chính là do chi phí thi công khá cao , đồng thời không gian khu North phải đảm bảo cho xe cứu hỏa , xe cứu thương vào được, phòng tránh trường hợp xấu cho 2 dãy công trình xung quanh. b.Yếu tố vật thể: 46 | T H E G O O D S L I N E
Khác với sự năng động khu South , khu North gần như tĩnh lặng do hạn chế về không gian (nằm giữa 2 dãy nhà cao tầng). Nhóm thiết kế đã tạo ra các không gian cộng đồng : sân khấu ngoài trời , mảng cỏ , các băng ghế ,...) cho khu North. Vì tuyến đường sắt cũ thuộc Công ty đường sắt thành phố , đòi hỏi phải có khoảng trống 2m cách tuyến đường sắt , vô tình sẽ chia mặt cắt không gian dự án làm 2.Cùng với đó , các lệnh cấm về tiếp xúc , xây dựng trên tuyến đường sắt càng làm khó khăn cho quá trình thiết kế cũng như thi công. Gần như trang thiết bị (street-scape) chỉ ở mức cơ bản , khác biệt hoàn toàn so với khu South.Các mảng xanh , mảng cỏ gần như không có . Sân khấu biểu diễn ngoài trời không được thi công , tương tự với các bục ghế ngồi . Rõ ràng , việc thi công dựa trên ý tưởng thiết kế là một quá trình dài hạn của dự án.
III.Đề suất giải pháp: 1.Mảng xanh: Khu South : Sử dụng loại cây bụi thấp tầng-ưa nắng được trang trí dọc theo tuyến đường ray, một số loại cây đặc trưng của khu vực. 47 | T H E G O O D S L I N E
Cây tầm cao tạo bóng râm khu vực khối nhà công trình Khu North : sử dụng các mảng cỏ là khu vực ngồi , tổ chức sinh hoạt cộng đồng tương tự , đồng nhất với khu South , trang trí các loại cây bụi thấp tầng. Hoàn tất mảng xanh đứng (vertical garden) theo hướng dẫn thiết kế .Không sử dụng cây xanh tạo bóng râm , tiết kiệm chi phí. 2.The Transformer:
Xây dựng The Tranformer đúng với ý tưởng thiết kế sẽ khai thác tối đa hiệu quả sử dụng không gian , các hoạt động sẽ được tổ chức đa dạng hơn , đặc biệt các hoạt động đòi hỏi tổ chức trong nhà. Sử dụng vật liệu nền gỗ công nghiệp tạo cảm giác thân thiện , dùng thép hình làm khung chịu lực với mái che có kết cấu nhẹ.
48 | T H E G O O D S L I N E
3.Khu North: Hoàn thành các bục biểu diễn dựa theo hướng dẫn thiết kế , sử dụng các loại ghế di động , tiện lợi cho hoạt động phòng cháy cho 2 dãy nhà. Đồng nhất trang thiết bị (street-scape) vớ khu South tăng tính liên kết , mạch lạc xuyên suốt cho tuyến đi bộ.
2. PHẦN NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN CỦA NGÔ TẤN THÀNH (MSSV: 13510506321). 1. Tính hiệu quả của dự án: a. Mục tiêu 1: Dự án đã tạo được 1 không gian công cộng tuyến tính với 6 khu chức năng có đặc trưng riêng biệt. Phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau ( học tập, vui chơi, thể thao, giải trí, thư giản, nghiên cứu, tổ chức sự kiện…) cho nhiều lứa và tầng lớp khác nhau.
b. Mục tiêu 2: Dự án đã nối lại liên kết của khu đô thị hiện hữu với khu vực Cảng Harbour (trước đây bằng tuyến đường sắt hàng hóa) bằng 1 công viên tuyến tính phục vụ đi bộ và đi xe đạp , nối liền với tuyến monorail và lightrail tạo ra mạng liên kết các khu Chinatown – khu dân cư hiện hữu – khu giáo dục với các trường đại học – khu chính trị - khu giải trí, hội nghị quốc tế – khu cảng harbour.
49 | T H E G O O D S L I N E
c. Mục tiêu 3: Dự án đã mang tới không gian sáng tạo cho các hoạt động biểu diễn ngoài trời, graffiti, trưng bày thiết kế…cho giới trẻ và không gian vui chơi cho những đứa trẻ, không gian cho các hoạt động nghiên cứu cho học sinh, sinh viên, nhân viên và không gian thư giản cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
2. Bài học kinh nghiệm: -
Dự án được nhóm thiết kế lấy cảm hứng từ Dự án The Hight Line ở New York với bối cảnh tương tự về hệ thống các tuyến đường sắt dùNg để vận chuyển hàng hóa phát triển công nghiệp cho thành phố, đất nước 1 thời đã qua, khi đất nước đã phát triển, thành phố đã có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kinh tế cho người dân thì hệ thống các tuyền đường sắt này bị buộc phải chuyển đổi chức năng để tạo ra các không gian cho cho hạ tầng xã hội.
50 | T H E G O O D S L I N E
-
Vừa đáp ứng nhu cầu không gian sử dụng cho các công trình xung quanh (dự án đi qua nhiều sở hữu đất khác nhau), nhu cầu không gian công cộng – kết nối cho người dân, cho du lịch, vừa cân bằng được yếu tố tài chính hạn hẹp, vừa giữ lại được ý nghĩa 1 thời đã qua của tuyến đường sắt cũ bằng các thiết kế về cote nền, mảng cỏ lối đi màu sắc.
3. Ưu - khuyết điểm: a. Ưu điểm: -
Đạt được hiệu quả cao trên từng mục tiêu đề ra.
-
Sử dụng vật liệu tạo được sự nhận biết không gian, mỗi khu vực được chăm chút đến chi tiết dù là những góc khuất cũng được khai thác tốt.
-
Sự kết hợp tốt vs các công trình xung quang tạo ra từng khu riêng biệt cho những trãi nghiệm thực sự gây được thú vị cho người đi bộ.
-
Trở thành 1 casestudy cho các dự án có bối cảnh tương tự và mang tới 1 làn sóng cải tạo dự án cũ thành không gian công cộng mang tới nhiều giá trị không gian và ý nghĩa cho đô thị. b. Khuyết điểm: 51 | T H E G O O D S L I N E
-
Hệ thống cây bụi (thấp, trồng thưa, đá sỏi lát (xám) và cote nền bê tông đã làm nổi bậc được yếu tố chính của thiết kế là tôn trọng tuyến đường sắt, và tạo không gian công cộng đa dạng hoạt động. Nhưng ngoại trừ khu Goods green và Mary Ann Square là có cây xanh bóng mát còn lại các khu vực khác hoàn toàn là cây bụi và bóng mát nhận được từ cây của đường giao thông bên cạnh.
-
Dự án không có nhà vệ sinh công cộng và chỗ trú mưa, che nắng mà người sử dụng phải đi vào các công trình xung quanh để sử dụng.
-
Khu South của dự án được thi công khác với thiết kế ban đầu do nhiều vấn đề từ các công trình xung quanh chi phối và đặc tính hoạt động của khu cũng không được như thiết kế ban đầu.
-
Tuyến đi bộ chỉ có đông hoạt động về ban ngày, khi về đêm, những hoạt động trở nên rất ít và co cụm thành từng nhóm nhỏ ở những khu như Goods green, Business school square do thiếu các hoạt động từ các công trình khhi về đêm và các góc tối ở các khu vực ngoài đoạn thi công trở thành nơi tụ tập của các đối tượng xấu( do không có đèn).
4. Đề xuất cá nhân: -
Bổ sung các tiện ích như nhà vệ sinh công cộng, mái che mưa - nắng, cây xanh bóng mát (không trồng ở các khu vực tuyến line sắt để tránh làm hỏng kết cấu và sự dễ nhận biết).
-
Mở thêm các hoạt động về đêm 1 cách hợp lý để khu vực không trở nên nguy hiểm trong mắt người sử dụng.
52 | T H E G O O D S L I N E
3. PHẦN NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN CỦA NGUYỄN TRẦN TRUNG NGUYẾN (MSSV: 13510506321) – NHÓM TRƯỞNG. 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỒ ÁN. THE GOODS LINE được hoàn thành vào năm 2015 sau 3 năm xây dựng là một dự án thiết kế đô thị làm sống lại một khu vực trước đây là cảng Công nghiệp và đường ray hàng hóa bị bỏ hoang trong nhiều năm.
Quá trình phân kì xây dựng, Khu vực phía nam là giai đoạn 1 của đồ án. Lấy cảm hứng từ khi dự án HIGH LINE ở NEWYORK ra đời, vì vậy dự án THE GOODS LINE có nhiều để tương đồng với HIGH LINE, đều tạo ra một không gian xanh, sinh hoạt cộng đồng từ những tuyến đường ray cũ.
THE GOODS LINE, đúng như tên gọi của nó, là một tuyến đi bộ kết hợp nhiều không gian hoạt động, giải trí giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Giá trị thiết thực của THE GOODS LINE là rất lớn, một lần nữa, không gian tưởng chừng như chết đi trong đô thị, tưởng chừng sẽ phải thế chổ cho những công trình cao tầng lại trở mình biến thành một không gian xanh tràn ngập ánh nắng, cây cỏ, hoạt động cộng đồng và còn rất rất nhiều những hiệu quả tích cực mà đồ án mang lại.
53 | T H E G O O D S L I N E
2. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỒ ÁN. THE GOODS LINE gồm có 2 khu là khu Bắc và Nam, trong đó lại có những khu nhỏ với những chủ đề khác nhau, vì vậy để đánh giá riêng ưu và khuyết điểm của từng khu quả lá rất khập khiễn, nên trong bài phân tích này, tác giả xin đưa ra các tiêu chí để phân loại và đánh giá như sau: - Vị trí. - Giao thông. - Phân khu chức năng. - Tính liên kết và tương tác. - Không gian xanh. - Các yếu tố về hình ảnh đô thị (theo lý thuyết của Kenvin Lynch). - Các khía cạnh phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường). - Các giá trị phi vật thể. STT CÁC TIÊU CHÍ 1 Vị trí
ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM THE GOODS LINE hình thành, đã tạo thành một hành lang đi Đây là đô án cải tạo, hình thành sau bộ kết nối khu vực bến cảng Darling đến khu vực Nhà ga Trung những công trình hiện hữu nên xung quanh Tâm. Từ đó tạo thành một hành lang đi bộ thông suốt và đầy là những công trình cao tầng, làm ảnh cũng là một trong những mục tiêu ban đầu của đồ án. hưởng đến không gian của công viên. Bên cạnh đó là vấn đề có nhiều chủ sở hữu, khi nằm dọc theo tuyến cảnh quan là khu đất của nhiều chủ sở hữu khác nhau: như tòa nhà DR Chau Chak WING, trường đại học Công Nghệ Sydney, Đài truyền hình Sydney hay bảo tàng Powerhouse… 54 | T H E G O O D S L I N E
dẫn đến việc khai thác những lợi ích từ đồ án mang lại kém hiệu quả hơn
2
Giao thông
Một điều khác thành công của đồ án là có thể kết hợp được những không gian vừa là không gian hoạt động, vừa là không gian giao thông mà không phải tách biết với nhau. Điển hình như những người dân sống gầy đó chọn đây là một khu vực tập thể dục lý tưởng những đây cũng là nơi các bạn sinh viên làm việc nhóm hoặc tổ chức các sự kiện.
Do vị trí nằm ở ngoại ô, xa trung tâm thành phố Sydney, nên cơ hội tiếp cận của người dân sinh sống trong thành phố hằng ngày là rất khó, chỉ có những ngày cuối tuần học mới có thể lái xe đến đây để tận hưởng không gian xanh mát và cho trẻ em thỏa sức vui chơi.
Song song với tuyến cảnh quan là tuyến giao thông cơ giới, vì vậy yếu tố dễ nhận biết và tiếp cận vào công viên là rất dễ dàng
55 | T H E G O O D S L I N E
3
4
Có sự rạch ròi giữa các không gian theo phân kì xây dựng, Việc phân chia quá rạch ròi đã làm cho Phân khu chức khi tổng thể đồ án gồm có 2 khu bắc và nam cách nhau một khu vực phía Nam tương đối ít thu hút hơn năng. cây cầu vượt được cải tạo. khu vực phía Bắc, mặc dù nghịch lý là khu vực phía Nam có diện tích lớn hơn.
Các không gian của khu bắc và nam cũng có sự rạnh ròi giữa động và tĩnh, trong khi khu nam là khu tĩnh với những không gian như: cây xanh, quãng trường truyền thông phân lớn là nơi các bạn sinh viên học nhóm, và khu yên tĩnh để tách biệt với khu động. Ở khu phía bắc là khu vực quãng trường đại học kinh doanh và quãng trường biễu diễn Mary Ann, cuối cùng là khu vực tiện ích như không gian chơi bóng bàn, tập thể dục,… Tổng thể dự án hướng đến những đóng tượng khác nhau Tính liên kết và tuy nhiên có sự phân biệt cho những nhóm nhỏ, như: quãng tương tác. trường Mary Ann hướng đền những hoạt động biểu diễn cho mọi tầng lớp, khu vực tiện ích công cộng để phục vụ cho các hoạt động thể thao, trưng bày các hiện vật có giá trị lịch sử
Hai khu được kết nối với nhau bằng cây cầu sắt được cải tạo rất tỉ mĩ, tuy nhiên ngôn ngữ thiết kế của 2 khu là không đồng bộ với nhau, dẫn đến việc rạch ròi về hoạt động và hiện nay khu Nam có ít hoạt động hơn do phần tổng thể khu Nam khá là chìm 56 | T H E G O O D S L I N E
đặc trưng, hay khu quãng trường truyền thông phục vụ cho đối so với khu Bắc. Nguyên nhân là do không tượng sinh viên đến đây hợp nhóm… gian khu phía bắc phải đảm bảo cho xe cứu hỏa, cứu thương vào được, phòng trường hợp xấu xẩy đến cho người đang sinh hoạt trong công viên hay các công trình kiến trúc cạnh đó. 5
Không xanh.
gian Không gian xanh có tính liền lạc và kết nối với nhau, với mỗi khu vực chủ đề là những hình thức cây xanh khác nhau, như ở khu vực cây xanh được trồng rất nhiều cây xanh thâos, và có những mảng xanh lớn trên tường, còn ở khu vực biểu diễn thì những cây xanh vươn cao, được cắt tỉa cẩn thận và không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Dự án thỏa được hầu hết các yếu tố tạo hình cảnh quan nhân tạo . Dù vậy , những mảng cây xanh vẫn chưa được khai thác như 1 yếu tố chính . Không gian xanh chỉ gồm các mảng cỏ , cũng như tuyến đường ray cũ bị cỏ bụi mọc lưa thưa. Cây tạo bóng râm lại là cây xanh vỉa hè của tuyến đường bên dưới. Trong khi đa số các dự án tương tự , yếu tố cây xanh được đặt lên hàng đầu.
57 | T H E G O O D S L I N E
6
7
8
Yếu tố mà đồ án hướng đến là tuyến kết nối, nên yếu tố về Các yếu tố về hình ảnh đô lưu tuyến được thể hiện rất rõ, tuy nhiên những yếu tố như nút là cầu được cải tạo nối liền khu bắc nam hay Landmark là tòa thị. nhà Chau Chak Wing cũng được khai thác triệt để. Các khía cạnh Đây được giới phê bình đánh giá rất cao về yếu tố kết nối cộng Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế lại là một thất phát triển bền đồng cũng như tăng thêm những không gian xanh cho thành bại khi chi phi cho dự án là quá lơn, sự cầu phố Sydney. kì dẫn dến chi phí thi công bị đội lên rất vững. nhiều, bên cạnh đó và việc phải thi công làm sao để không động đến hệ thống đường ray cũ do chính sách bảo tồn của thành phố nên việc hoàn thành được dự án là một thành công rất lớn của nhà quản lý khu vực này.
Các giá trị phi Từ một không gian không có gì đúng nghĩa, THE GOODS LINE đã làm cho những không gian đó có những hoạt động và thật vật thể sự trở thành nơi chốn, hay nhìn cái cách các trẻ em chơi đùa vô tư, một sinh viên tập trung nghiên cứu… đã chứng minh cho điều đó.
58 | T H E G O O D S L I N E
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. a. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC. 1. Các không gian cây xanh còn thưa thớt, chưa có chủ đề. Những không gian thảm cỏ cần được tập cho những hoạt động chứ không đơn thuần chỉ là một thảm cỏ trống trơn.
2. Yếu tố các tiện ích công cộng. Cần có đầy đủ và đồng bộ các tiện tích công cộng như các loại bàn ghế di động, hay các cột đèn trang trí để có tính kết nối liền lạc hơn chứ không rời rạc giữa khu Bắc và khu Nam như hiện nay. b. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. THE GOODS LINE, là trái ngọt từ việc hình thành nên ý tưởng, thiết kế, thi công và rất nhiều vấn đề khác. Nó thể hiện cái tâm và cái tầm của nhà quản lý, mong muốn đóng góp cho cộng động. Giá trị mà công viên này mang lại không đơn thuần mà một nơi cuối tuần mọi người đến đây vui đùa, một không gian biểu diễn khi có sự kiện hay một nơi học tập lý tưởng cho sinh viên. Nó là cả một ước mơ, một ước mơ về một sự hồi sinh của một tuyến đường sắt bỏ hoang, một không gian đóng kín trước khi được chú ý đến. Nó làm cho đô thị có hồn hơn, những không gian không bị bỏ phí, những dấu ấn của thời gian được trân trọng. Trong quá trình đô thị hóa rất nhanh như thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, rất dễ xảy ra trường hợp phá dỡ những công trình cũ, có giá trị lịch sử để làm công trình cao tầng, hay những không gian trong đô thị lại bị bỏ phí chỉ vì những nguyên nhân rất khó hiểu. Sự thành công của THE GOODS LINE đến từ những nhà quản lý, học thật sự có có tài năng để có thể đứng ra giàn xếp một không gian bỏ hoang nhiều năm, chịu sự tranh chấp về chủ quyền đất cũng như yếu tố chi phí xây dựng. Đối với bối cảnh Việt Nam thì điều đó là bất khả thi, tuy nhiên nếu thật sự muốn thì chúng ta cũng có thể làm được, hay mang cái cái vốn có của đô thi trở về đúng cái vốn có đó.
59 | T H E G O O D S L I N E
NGUYỄN TRẦN TRUNG NGUYÊN
___THE END___
60 | T H E NGÔ GOO D STHÀNH LINE TẤN TRƯƠNG TRỌNG TÍN