http://hoasentrenda.com
Hướng Dẫn THỰC HÀNH TU TẬP
Tháng 8 - 2010
OM, VAJRA-DHARA
3
http://hoasentrenda.com
“Xin hồi hướng công đức tu hành này đến cho những ai có tai mà muốn nghe để họ mau thành đạt quả vị Giải Thoát còn con ra sao thì cũng được. ” HL.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
4
http://hoasentrenda.com
Các pháp thực hành sau đây là kinh nghiệm và chứng nghiệm của chính bản thân chú Tibu và nhiều hành giả tu tập theo sự hướng dẫn của chú Tibu, chứ không phải là những lý thuyết suông. Đúng với câu "Nói việc mình Làm và Làm việc mình Nói". Trong Võ thuật cổ truyền, khi Lý Tiểu Long (chưa có bằng Cao Đẳng) cho ra đời môn "Triệt Quyền Đạo" thì ai cũng tưởng rằng đây là một môn võ mới! Nhưng thật ra, đây chỉ là một tiến trình bắt buộc của hệ thống Võ Thuật con người! Võ Sư đã khéo léo trộn lại hết tất cả những cái hay, cái khéo của những môn Võ trên thế giới (từ Vĩnh Xuân Quyền, qua Võ Tự Do Thái Lan, qua Arnis của Phi Luật Tân, Judo, Aikido, Nhu Thuật, rồi Savate của Âu Châu... Ông đem bỏ hết những động tác thừa của những môn này và cô đọng lại thành những chiến thuật, chiến lược để cho những võ sinh của mình thao dượt! Và dĩ nhiên với phương thức mới này (học ngay bằng chiến thuật và chiến lược chớ không phải là học tấn, học thế, rồi học đòn như những môn võ khác): Võ Sư trở nên rất là nổi tiếng. Trong giới theo học Võ Sư, có hai loại: Loại 1: Là loại theo chính ngay Võ Sư để học. Những võ sinh này là từ đai đen đệ tứ đẳng cho tới đệ bát đẳng! Toàn là loại... "Võ Sư mà lại đi theo học Võ Sư" không mà thôi! Loại 2: Là loại không thích theo, là vì môn Triệt Quyền Đạo là một môn võ mà trong đó không có ai mang đai! (Đối với Võ Sư Lý Tiểu Long thì cái đai chỉ có công dụng là giữ cái quần đừng bị tuột!) Do vậy mà những võ sinh tự động liệt môn này là một môn võ thuật thuộc loại tự phát và do đó là loại võ giang hồ. Thế nhưng, khi nghe ngóng thì môn võ này lại quá là hay: Tất cả những võ sinh theo chân Võ Sư, sau một thời gian, đều có thể biểu diễn những ngón đòn rất là đặc biệt. Nhưng... kẹt một cái, nếu mà mình ghi danh xin theo Võ Sư để học thì... quê quá đi! Là vì mình cũng là võ sư kỳ cựu của những môn Võ thuộc loại chính phái: có đai, có bằng cấp đàng hoàng! Mà nay lại... hạ mình xuống để đi theo một tên vô danh tiểu tốt, không biết từ xứ nào đến, lại chưa có bằng Cao Đẳng (college), để học! Để rồi... danh dự của môn phái mình cũng theo đó mà tiêu thành mây... thành khói luôn sao! Nếu mà làm vậy thì... ai mà coi cho được! Do vậy mà... thôi thì đành... học lén vậy! Đó là chuyện võ thuật này trở lại chuyện chủ trương của Hoa Sen Trên Đá: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
5
http://hoasentrenda.com
Dẹp bỏ hết tất cả những hoa lá cành không cần thiết (vì tính cách thương mại nhiều hơn là giúp cho trình độ tu chứng: Như hương hoa, quần áo, chuông mõ, bàn thờ). Và khai triển triệt để "Tứ Như Ý Túc" còn gọi là "Tứ Thần Túc" và nhất là "Dục Thần Túc" là một cái mà tất cả những chủ trương tu hành khác của Phật Giáo đều cố ý lãng quên và không được khai triển (Đối với những phương thức tu hành này: Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo do chính Đức Phật Thích Ca trình bày từ xa xưa thì đến nay chỉ còn có ba mươi sáu (36) phẩm), mời các Bạn đến đây coi: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_th%E1%BA%A7n_t%C3%BAc Từ năm 1992, những trận mưa pháp này đã tuông xối xả xuống những diễn đàn Phật Giáo và cũng từ đó những huyền thoại tưởng chỉ xảy ra trong truyện Cổ Tích và Tề Thiên Đại Thánh như là: Linh ảnh Ngài Quan Thế Âm, hiện tượng "Ngộ Đạo", những công thức vào Diệt Thọ Tưởng Định, những phương pháp "Phân Thân", những phương pháp "Độ Tử"... đã được khai quật trở lại và được trình bày dưới dạng văn chương bình dân. Cái độc đáo của trang nhà này là: Sai lầm về "Lịch Sử" thì có thể xảy ra (hoàn toàn do cố ý). Nhưng sai lầm về "Phương Pháp Thực Hành" thì chưa một lần xảy ra! Tất nhiên, các Bạn có thể học lén phương pháp tu hành này... y như những võ sư khác đối với môn "Triệt Quyền Đạo". Nhưng tỷ lệ thành công chỉ dành cho những tu sĩ đã có để lại ít nhất là một thân xác trên Địa Cầu này mà thôi. Còn ngoài ra, tuy rằng khi đọc thì rất là "ngon ăn" và thậm chí "rất là dể làm nữa đó", nhưng khi tập thì nó có những biến khúc mà một tu sĩ, dù có giỏi cách mấy đi nữa, cũng đều bí và bị vấp ngã. Trường hợp này sẽ không xảy ra... nếu và chỉ nếu: Chính họ đã để lại một thể xác trên Điạ Cầu. Nếu có gì thắc mắc thì xin mời các Bạn gia nhập vào Forum, hay mục "Hỏi và Đáp" để có thể cùng "nói chuyện ngang cơ". Lý do là vì ở đây, cũng... "không có đai" đối với nhau.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
6
http://hoasentrenda.com
MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................... 6 A. GIỚI ĐỊNH HUỆ ......................................................................................................... 15 1. Ăn Ngay Nói Thật.................................................................................................. 15 2. Có Hiếu với Cha Mẹ .............................................................................................. 16 B. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH...................................................................................... 16 I. THIỀN ĐỊNH ........................................................................................................ 16 1. NHƯ LAI THIỀN (THIỀN TIỂU THỪA).............................................................. 16 a) THIỀN TÂM ..................................................................................................... 16 b) QUAN NIỆM CƠ BẢN của ĐẠO PHẬT .......................................................... 17 c) ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN.................................................................................... 17 d) CÁCH CHỌN MỘT ĐỀ MỤC ĐỂ BƯỚC VÔ CÔNG PHU ............................. 19 e) THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC........................................ 20 2. THỰC HÀNH........................................................................................................ 26 a) PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THÂN ......................................................................... 26 b) PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TỨC ............................................................................ 28 c) HỘ THÂN......................................................................................................... 29 d) ẤN KIM CANG ĐỊNH TRONG CÔNG PHU ................................................... 32 e) THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC: LỬA.............................. 33 II. TỊNH ĐỘ .............................................................................................................. 55 1. Tịnh Độ Là Gì? ...................................................................................................... 56 a) Pháp môn Tịnh độ.............................................................................................. 56 b) Nguyên tắc hoạt động của Tha Lực trong Tịnh Độ. ............................................ 57 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH ............................................................................ 59 a) Chuẩn Bị Niệm Phật .......................................................................................... 59 b) Kỹ thuật niệm Phật ............................................................................................ 59 c) AN TRÚ CHÍNH NIỆM ĐẰNG TRƯỚC MẶT ................................................ 61 d) NIỆM PHẬT - CÔNG PHU HẰNG NGÀY ...................................................... 61 e) NIỆM PHẬT RẢI TÂM TỪ - QUÁN CHẤM ĐỎ............................................. 61 f) NIỆM PHẬT - KỸ THUẬT VÀ NIỆM LỰC .................................................... 63 3. ĐÔNG PHƯƠNG TỊNH ĐỘ.................................................................................. 70 a) Chú Dược Sư quán đỉnh chân ngôn:................................................................... 70 b) Trong 12 lời nguyện của Ngài............................................................................ 71 c) Ứng dụng........................................................................................................... 72 III. MẬT TÔNG.......................................................................................................... 74 1. Tam mật tương ưng ................................................................................................ 74 2. ĐÀN PHÁP............................................................................................................ 76 a) Đàn pháp QUÁN THẾ ÂM (hay QUAN THẾ ÂM)........................................... 77 b) Đàn Pháp Quan Thế Âm (mới) .......................................................................... 79 c) Đàn Pháp Văn Thù Sư Lợi - Om Driym ............................................................. 80 Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
7
http://hoasentrenda.com
d) Đàn Pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề........................................................................... 80 e) Đàn Pháp Ngũ Phật Trí ...................................................................................... 82 IV. VẠN THẮNG CÔNG ........................................................................................... 84 1. XUẤT THỦ (Kim Báo Long Trảo) ........................................................................ 85 a) Các tên gọi khác nhau:....................................................................................... 86 b) Ca quyết: ........................................................................................................... 86 c) Xuất Thủ Trị Liệu:............................................................................................. 87 d) Phản ứng: .......................................................................................................... 87 e) Đặc điểm của Xuất Thủ. .................................................................................... 88 f) Nguyên lý. ......................................................................................................... 89 g) Vài khẩu quyết quan trọng ................................................................................. 91 2. VẠN THẮNG CÔNG VÀ OM AH HÙM.............................................................. 91 a) Chiêu 1 - Xuất Thủ: ........................................................................................... 93 b) Chiêu 2 - Phi Lâu Diệu Thủ: .............................................................................. 94 c) Chiêu 3 - Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần:.......................................................... 95 3. CHÚ Ý................................................................................................................... 96 4. OM AH HÙM ........................................................................................................ 97 C. ỨNG DỤNG ................................................................................................................ 98 I. HỒI HƯỚNG CÔNG PHU.................................................................................... 98 1. Hồi hướng - Kim cang thừa .................................................................................... 98 2. Hồi hướng về một đối tượng................................................................................. 100 a) Hồi Hướng cho người còn sống ....................................................................... 101 b) Hồi Hướng cho Người Chết ............................................................................. 102 c) Cúng Kiếng Cầu Siêu ...................................................................................... 102 d) Người Thân Chết ............................................................................................. 102 e) Tâm Lực .......................................................................................................... 103 f) Tu Hành và Mả Kết ......................................................................................... 103 3. Lời Nguyện - Nguyện Lực Chân Thật................................................................... 103 a) Độ Sanh Giải Nạn............................................................................................ 104 b) Niệm Phật........................................................................................................ 104 c) Biệt Nghiệp ..................................................................................................... 105 d) Trả Nghiệp ...................................................................................................... 105 e) Gia Trì Tiến Tu................................................................................................ 105 f) Hồi Hướng Trước Khi Ăn................................................................................ 105 4. Làm sao để Hồi Hướng?....................................................................................... 106 a) Tâm định: ........................................................................................................ 106 b) Tâm lực: .......................................................................................................... 107 5. Hồi hướng công đức là... một pháp môn tu hành................................................... 108 II. SÁM HỐI............................................................................................................ 109 a) Tại sao Sám Hối .............................................................................................. 109 Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
8
http://hoasentrenda.com
b) Phước bất tòng lai, Hoạ vô đơn chí .................................................................. 109 c) Lợi Ích Sám Hối .............................................................................................. 110 d) Có nhiều cấp độ để sám hối, thông thường thì có hai trình độ: ......................... 110 e) Sám hối cho người không phải là Đạo Phật...................................................... 111 f) An Trú Đề Mục và Sám Hối ............................................................................ 112 g) Trò Chơi Sám Hối ........................................................................................... 113 h) Sám Hối Tiến Tu ............................................................................................. 114 i) Sám Hối Theo Mật Tông ................................................................................. 114 III. PHƯƠNG PHÁP ĐỘ TỬ - HỘ NIỆM................................................................. 115 1. NIỆM PHẬT A DI ĐÀ......................................................................................... 115 a) Cách thứ nhất:.................................................................................................. 115 b) Cách thứ hai: ................................................................................................... 115 2. ĐỘ TỬ - HỘ NIỆM ............................................................................................. 115 a) Vào lúc chết, có hai việc đáng kể ..................................................................... 115 b) TỤNG KINH................................................................................................... 116 c) Hộ niệm - Trước Xác Chết............................................................................... 116 d) Hộ Niệm - Vắng mặt........................................................................................ 118 e) Độ Tử - Hấp Hối.............................................................................................. 119 f) Kiểm Tra Điểm Nóng Cuối Cùng .................................................................... 120 g) Hộ Niệm - thân trung ấm giảm đau trong vòng 49 ngày đầu? ........................... 121 h) Hộ niệm - Độ Vong Linh người thân đã chết lâu năm ...................................... 121 i) Chuông Trống Bát nhã..................................................................................... 123 j) Cúng Thí Thực ................................................................................................ 124 IV. PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ................................................................................. 126 1. Thần Chú ............................................................................................................. 126 2. Trì chú ................................................................................................................. 127 a) Tự Vệ Nhập Môn:............................................................................................ 127 b) Cận Định Trì Chú: ........................................................................................... 127 c) Chánh Định Trì Chú: ....................................................................................... 127 3. PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ ĐẠI BI..................................................................... 128 V. CÁCH NHÌN HÀO QUANG............................................................................... 129 VI. HÀN HÀO QUANG............................................................................................ 129 VII. SỬ DỤNG THẦN THÔNG................................................................................. 130 VIII. SONG HÀNH NHẬP ĐỊNH ............................................................................... 134 1. Tu Sĩ Trợ Lực Tu Sĩ ............................................................................................. 135 2. Đồng Đội Trợ Lực................................................................................................ 136 IX. CHÂM CỨU ....................................................................................................... 136 X.
SẠC PIN NHẬT NGUYỆT ................................................................................. 137
XI. CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH ..................................................................... 137 1. Thiền định điều hoà Tứ Đại.................................................................................. 137 Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
9
http://hoasentrenda.com
a) Gợi hứng thứ nhất:........................................................................................... 137 b) Gợi hứng thứ nhì: ............................................................................................ 138 2. Nguyên tắc: .......................................................................................................... 138 3. Thực hành: ........................................................................................................... 138 XII. TIỀN THAI GIÁO............................................................................................... 138 1. Có phải là nếu muốn có một "đứa con đặc biệt" thì chú và hành giả sẽ xuất hồn lên trên để "chọn" một vị muốn xuống dưới này không ạ?......................................................... 139 2. Quy trình Nhập Thai của 1 linh hồn diễn ra như thế nào? ..................................... 140 3. Điều kiện để một người có thể làm tiền thai giáo như thế nào? ............................. 142 4. Đứa bé ra đời xong thì có cần luyện tập an trú chánh niệm đằng trước mặt không? Hay tự bé đã là một vị bồ tát xuất chúng và đi làm hạnh ba la mật luôn? ............................. 143 a) Thời gian chuẩn bị: Ba tháng. .......................................................................... 144 b) Thời gian nghiên cứu: Sau lúc rụng trứng 24 giờ.............................................. 144 c) Sau khi có bầu: ................................................................................................ 144 5. Hỏi - Đáp ............................................................................................................. 145 D. PHỤ ĐÍNH................................................................................................................. 148 I. TỨ NIỆM XỨ ..................................................................................................... 148 II.
AN CHÚ CHÁNH NIỆM ĐẰNG TRƯỚC MẶT ................................................ 150
a) An Trú Chánh Niệm và Chú Tâm: ................................................................... 151 b) Chánh Định: .................................................................................................... 151 c) Quán Pháp trên Pháp: ...................................................................................... 152 d) Khi Niệm Thân:............................................................................................... 152 e) Trả nghiệp ....................................................................................................... 156 f) Phóng Tâm (Nghĩ bậy nghĩ bạ): ....................................................................... 156 g) Hỷ Lạc............................................................................................................. 157 h) Nhất Tâm Bất Loạn ......................................................................................... 157 III. Tranh Chăn Voi - Nghệ Thuật Điều Tâm ............................................................. 158 1. Quy Trình............................................................................................................. 158 a) Tu Sĩ:............................................................................................................... 158 b) Giai Đoạn: ....................................................................................................... 158 2. Tranh Chăn Voi - Diễn Giải ................................................................................. 159 IV. CHÁNH PHÁP VÀ TÀ PHÁP ............................................................................ 164 1. Bùa Ngải, Thần Quyền ......................................................................................... 164 2. Tẩu Hoả Nhập Ma. ............................................................................................... 165 a) Tẩu Hoả:.......................................................................................................... 165 b) Nhập Ma:......................................................................................................... 166 3. Điện Thần Nhân ................................................................................................... 166 4. Ma, Quỷ, quỷ hiền, quỷ dữ ................................................................................... 166 5. Tà Đạo Trong Phật Giáo....................................................................................... 168 a) Phương pháp tu hành đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm cơ bản của Phật giáo: 168 Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
10
http://hoasentrenda.com
b) Phương pháp đi đúng đường lối của Phật giáo nhưng tu sĩ không chịu vào Diệt thọ tưởng định, hay chưa vào được. ....................................................................................... 169 6. Yết Ma Bộ (Mật Tông của Quỷ Thần) .................................................................. 170 V. BIA RƯỢU VÀ TU HÀNH................................................................................. 171 1. Vào "Cận Định" mà uống cho qua chuyện:........................................................... 171 2. Vào "Tứ Thiền Hữu Sắc" để mà uống và sau đó là dùng màn tivi đẩy chất độc ra khỏi cái hào quang bằng nhiều cách: ........................................................................................... 172 3. Xong chuyện: ....................................................................................................... 172 VI. TÌNH TRẠNG Ù LỲ TRONG CÔNG PHU ........................................................ 172 1. Thói quen tu sĩ: .................................................................................................... 172 a) Đóng dấu tâm linh khi còn trớn ở "Cận Định".................................................. 173 b) Chai lỳ tâm thức: ............................................................................................. 174 2. Giải quyết: ........................................................................................................... 175 a) Suy nghĩ dương tính trong tình trạng thê thảm (tự bơm):.................................. 175 b) Tỷ lệ "quyết tâm"............................................................................................. 176 c) Tuyệt chiêu của Đại Đệ Tử của Đức Phật......................................................... 178 3. Kết Luận: ............................................................................................................. 183 VII. CHÌA KHOÁ SỐ VÀ THƯỢNG/TRUNG/HẠ CĂN........................................... 184 E. TỤI NHỎ TU HÀNH (Thay lời kết) .......................................................................... 185
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
11
http://hoasentrenda.com
Cấp cứu? Không! Còn hơn như thế nữa: GIẢI THOÁT! Phật nói: Này Ananda, anh hãy tránh qua một bên, Chư Thiên không thấy được tôi! đầu.
Ananda, không hiểu ý, đã tránh qua một bên (y như Anh và tôi) thật đau
Ý Phật muốn là: Ananda hãy tránh cái bản ngã chứ không phải là cái thể xác, y như Anh và tôi, nếu chúng ta được diễm phúc ở vào thời điểm đó. Tất nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục hiểu sai ý của Phật cho tới khi chúng ta hoàn toàn được giải thoát… Xin thân tặng tập tin nhỏ này cho những ai đã từng khổ sở với sự hiểu lầm của mình. Đây là những vấn đề căn bản, để làm sống dậy NHỮNG ĐÓA HOA CHẾT được trình bày rải rác trong những tài liệu về THỰC HÀNH TU TẬP vô cùng hiếm hoi của PHẬT GIÁO. Chúng ta thông qua cách đọc tài liệu này và để ý vào một số thái độ tu tập của tu sĩ. Trước hết: Phương pháp tu hành của Phật giáo chỉ hiệu lực đối với những ai có ý muốn giải thoát và nhất là có hiếu với cha mẹ… sao.
1. Đọc CHẬM RÃI, đừng nhảy đoạn, vừa đọc vừa HÌNH DUNG coi nó ra 2. Cố gắng thâm nhập vào cách hành văn lủng củng này. 3. Đọc nguyên cả tài liệu để có khái niệm tổng quát về con đường tu tập. 4. Chân lý, không phải là sự thật: Nên chỉ có một. 5. Và dỉ nhiên không có chân lý của Tiểu thừa và Đại thừa. 6. Thấy cho kỹ, hỏi cho kỹ, nghe cho kỹ, đọc cho kỹ, rồi hẳn làm cho kỹ 7. Đừng bao giờ phiêu lưu vào thế giới vô hình mà không hộ thân. 8. Đừng nên sửa đổi công thức trong lúc công phu: Vì chả đi tới đâu hết. 9. Tâm không cầu giải thoát: không có đạo giải thoát, dù có tu đạo Phật. 10. Nếu muốn xuất hồn, thì hãy xuất hồn bằng luồng Bhavanga (Tứ thiền). Ví dụ: Quán một màn TV: tác ý tên cung trời và tác ý muốn vào đó… 11. Thập phương chư Phật không chấp nhận bất cứ sự tình cờ ngẫu nhiên nào. 12. Pháp mà vượt quá phàm phu tâm: sẽ bị khùng (vì quá tải). Ví dụ: Biết hết lý giải thoát, rồi đem áp dụng với phàm tâm: Rất nguy hiểm. Huệ mà không định thì điên… Định mà không huệ thì tà… 13. Nếu bị nghiệp nhẹ, niệm: Nhân lành thì quả phải lành! Rồi tu tiếp… Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
12
http://hoasentrenda.com
14. Bị nặng: Bám chết công phu, rồi niệm: Thân tứ đại coi như bỏ, cầu chánh đạo (theo kiểu ông Phật) cho đời sau… 15. Nếu bị lùi: Sám hối, làm việc thiện, bình tĩnh tu tiếp, niệm liên tục… 16. Đừng dùng những lý thuyết không đầy đủ: Chỉ hại thêm thôi! 17. Mật Tông trình bày những việc tuần tự nên làm để vận hành: Đàn Pháp 18. Tịnh độ trình bày diễn tiến niềm tin từ thấp lên cao… 19. Xả thiền: Nếu nằm làm như vừa ngủ dậy. Nên xả chậm, từng cấp một... 22. Công phu xong, nhớ HỒI HƯỚNG (Đọc hồi hướng, đọc kinh Đại thừa…). 23. Đôi khi phải HỘ THÂN lại, rồi mới sinh hoạt bình thường. XẢ THIỀN THEO THẦY MILAREPA Xả thiền là một giai đoạn chuyển tiếp từ một trạng thái Định tỉnh sang một trạng thái Động, cơ thể (hệ thần kinh) cần phải có một thời gian để chuẩn bị. Xả Thiền là một yếu tố rất quan trọng y như là khi chúng ta đổ nước nóng vào một cái ly đang lạnh vậy. Nếu chúng ta đổ liền một phát: Ly sẽ bị nứt hay bể. Nếu trái lại chúng ta đổ từ từ, vừa đổ vừa lắc đều thì chúng ta sẽ tránh được những điều đáng tiếc. Ở mức độ Cận Định sự xả thiền dường như không cần thiết lắm. Nhưng ở mức độ nhập định cao hơn (Tam Thiền tới Tứ Thiền Hữu Sắc) hành giả sẽ bị choáng váng khi xả thiền một cách đột ngột, hiện tượng này sẽ tác động vào hệ thần kinh và sẽ làm cho hành giả tự nhiên đau đầu, hay có những cảm giác như bị Máu Xâm. Nặng hơn, hành giả sẽ có hiện tượng *Tự Nhiên Bất Tỉnh* (mà không rõ nguyên nhân). Trong cuốn Tibetan yoga and secret doctrines của W.Y Evans-Wentz, ISBN 0-19-500278-4 có đề cập rất rõ về cách xả thiền. THỰC HÀNH: Nếu tư thế thiền là Nằm: Thì rất đơn giản, làm như vừa mới ngủ dậy. Nếu là ngồi Kiết già: Tất cả những động tác sau đây nên làm chầm chậm và liên tục (y như chiếu phim quay chậm vậy) A. Đầu: 1. Quay đầu sang trái: thở ra 2. Trở về lúc đầu: hít vào 3. Lập lại những động tác trên, nhưng lần này về bên phải. 4. Lập đi lập lại ba tối thiểu 3 lần. B. Vai: 1. Xoay vai từ thấp lên cao. Vai lên cao (hít vào), vai thấp (thở ra) 2. Lập lại ba 3 lần C. Xả Ấn (nếu có dùng) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
13
http://hoasentrenda.com
1. Đem ấn đụng với đầu rồi mới Xả (bằng một động tác vuốt tóc bằng cả 2 lòng bàn tay như làm điệu vậy) D. Tay: 1. Rảy 2 cánh tay: Như sự giãy giụa của con cá khi bị câu lên khỏi mặt nước. E. Chân: 1. Từ từ bung 2 chân ra, 2 tay chịu xuống nền nhà. 2. Nâng 2 chân lên 3. Rảy như đã làm với cánh tay F. Thân: 1. Ngồi lại như lúc đầu công phu, nhỏm người như muốn nhảy lên (chồm người ra phía trước như muốn đứng lên rồi trở về lại tư thế khởi đầu). 2. Vừa nhỏm vừa hô: Huh... huh... (ứng với mỗi lần nhỏm dậy) 3. Nhỏm người 3 - 6 lần 4. Hơi từ bụng thóp vào tạo thành tiếng Huh (nên phát âm nho nhỏ thôi). Xả thiền đúng sẽ tẩy được độc tố trong ta, và giúp cho lần sau tu tốt hơn. Nhớ: đọc vài câu *Hồi Hướng Công Phu* trước rồi mới xả thiền sau buổi tập. Tác Hại Khi Xả Thiền Không Kỹ
được.
Cứ muốn xuất hồn lên thượng giới
Linh hồn không chồng khít vào nhau sau khi xuất định
Bị nhức đầu kinh niên, uống thuốc hoài mà không bớt.
Phải tập lại cách xả thiền như của Thầy Milarepa thì mới có mòi khá hơn
Tại sao là vì khi chàng tập xong thì là chàng đứng dậy liền không thèm xả thiền cho đàng hoàng. Vả lại khi anh chàng lại vào thân thể thì cái linh hồn đó không chồng khít vào thân hình của chàng nên... lâu ngày thành thói quen và sau đó thì bị nhức đầu. VÍ DỤ MỘT MẪU ĐỂ VÀO CÔNG PHU 1. Môi trường công phu nên YÊN TỊNH, AN TOÀN, ban đêm là TỐT NHẤT 2. Chọn tư thế THÍCH HỢP, thư giãn, điều hòa hơi thở 3. Sửa quần áo đừng bị cấn 4. Đọc trong TÂM: Hôm nay, tại đạo tràng (số nhà…. đường…. v.v.), sau này giỏi rồi thì tu sĩ vừa đọc vừa quán: CĂN NHÀ CỦA MÌNH….. Con (đệ tử) tên là……. pháp danh: ……… TU PHÁP: ……… Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
14
http://hoasentrenda.com
Sau này tu giỏi rồi, vừa đọc vừa quán: Tu sĩ đang ngồi tu trong nhà … Nguyện xin chư vị hộ đạo tràng, hộ gia đình, hộ tiền, hộ của. Hộ trì cho… công phu được TINH TẤN. Nguyện xin chư vị: Phước đức tròn đầy, tuổi thọ tăng trưởng. Cùng với… tu hành đến bực CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. 5. Vô công thức HỘ THÂN • Con gái: Đọc câu OM, KRODANA HUM JAH (7 lần) vừa đọc vừa nhìn bộ phận sinh dục ĐỂ TẨY UẾ + tránh CẢNH GIỚI CHI PHỐI khi công phu. Rồi lại tiếp tục hộ thân theo cách của nam giới… Tu sĩ tu Tịnh độ không cần đọc phần hộ thân mà vào ngay công phu. • Con trai: Vô theo cách BÌNH THƯỜNG. 6. Vô công phu... Nhớ ghi nhận trạng thái TÂM LÝ sau buổi công phu. BẤT CỨ SỰ DAO ĐỘNG TÂM LÝ NÀO (do mưa, bão, sấm, tiếp xúc với người ác, nói chuyện quá nhiều, sân hận… hay không giữ Giới Luật) ĐỀU DẪN ĐẾN TUỘT ĐỊNH hay nôm na là thụt lùi trong công phu. 7. Sau khi công phu, nhớ HỒI HƯỚNG và CẢM ƠN chư vị hộ pháp. ĐỪNG CÓ BAO GIỜ NHẦM LẪN GIỮA: TÂM LÀNH và TÂM KHÔNG. Định nghĩa: Tâm lành là sự yên tĩnh tâm lý của tu sĩ đã TU LÂU rồi, trong lúc VÔ SỰ (cơm no, áo ấm...). Ở trạng thái này, có những CẤP ĐỘ sâu dầy như sau: • Có một sự DỬNG DƯNG đối với mọi vấn đề trên đời, có khi có cảm giác mình TỪ ĐÂU TỚI chớ KHÔNG PHẢI Ở ĐÂY. Chẳng có một ước muốn gì cả… • Cao hơn chút nữa, tu sĩ hay có linh tính: Có một vấn đề gì đó sắp xảy ra mà lại KHÔNG BIẾT NÓ XẢY RA CÁI GÌ! Như trường hợp của YOGANANDA trong XỨ PHẬT HUYỀN BÍ, lúc ông ấy cản không cho mấy đứa trẻ xuống tắm ở một cái hồ. Chúng ta đặc biệt lưu ý đến SỰ BÌNH TĨNH của tu sĩ lúc này, nhất là SỰ NHẠY CẢM: Khi đi thăm bệnh, bệnh nhân BỆNH LÀM SAO, thì tu sĩ BỊ Y CHANG như vậy. TÂM KHÔNG CÒN GỌI LÀ BÌNH THƯỜNG TÂM TÂM KHÔNG là một sự YÊN TĨNH HƠN tâm lành RẤT NHIỀU... RẤT NHIỀU... Đến độ CHỈ CẦN HỎI một vấn đề LÀ HỌ TRẢ LỜI ĐƯỢC NGAY không thông qua bất kỳ một trạng thái trung gian nào cả như: Nhập định, thần giao cách cảm, vô mạn-đà-la, v.v... Trạng thái này, chỉ có những người đã đắc được: JNÃNA-PARAMITA… Và xin nhớ rằng: Họ làm được, mình làm được!
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
15
http://hoasentrenda.com
A. GIỚI ĐỊNH HUỆ Thực hành mà không có một phương hướng và nhất là một phương pháp rõ ràng và đầy đủ, thì tỷ lệ bị rơi vào "Tình_Trạng_Rối_Loạn_Pháp_Môn" rất là cao và khó có thể thoát được. Y như một con chó khi bị mấy con chó khác cắn hội đồng. Nó sẽ cắn bên phải một phát, rồi đớp bên trái một miếng thì nó sẽ chết. Nhưng nếu nó biết cách mở đường máu, chỉ tấn công về một hướng thì tổn thất sẽ ít hơn và khả năng thoát khá cao. Như vậy, thực hành theo kiểu "nghe đâu tập đó", hay "vui đâu tập đó", hay tập vì có một số khá đông đang tập và đang hoan hô phương pháp này... thì kết quả, nếu có, sẽ không là bao nhiêu, mà phải y như là lời nhắn nhủ của Thầy Milarepa: "Phải có một phương pháp tối thượng và một vị Thầy kề cận thì các con mới đạt được mục đích tối hậu của mình". Hay là lời của Bổn Sư: Phương pháp mà các ông có dịp trình bày phải được: - Hoàn hảo ở giai đoạn đầu (được hiểu là Giới). - Hoàn hảo ở giai đoạn giữa (được hiểu là Định) - Hoàn hảo ở giai đoạn cuối (được hiểu là Huệ) Kết luận: Không phải đụng đâu tập đó, mà có thể thành công được mà phải có một phương pháp có tính xuyên suốt, rõ ràng và hoàn hảo ở ba giai đoạn: Giới, Định, Huệ. Với phương pháp tối thượng này thì khả năng thành công mới nhiều được. Như vậy, vì căn tánh chậm chạp (2500 năm rồi mà vẫn chưa xong) bọn mình nên tận lực thực hành và cố gắng... hết sức thì mới có thể thành công được. Giới Luật: Hoasentrenda chủ trương là tu sĩ phải trang bị hai điều kiện:
1. Ăn Ngay Nói Thật Trung bình thì một người hay nói xạo một ngày một lần (theo đài truyền hình PBS điều tra). Tuy nhiên đó là chuyện bên Mỹ. Nhưng ở những vùng chạy gạo như... đà điểu thì không nói xạo thì... diệt vong luôn đó chớ đừng có nói là chỉ riêng một mình mình chết mà thôi! Nhưng khi tu hành thì lại phải giữ giới. Đây là thế kẹt. Tuy nhiên, vẫn có thể gở được một phần nào! - Chọn người để nói thật: Nếu mình chọn một người trong gia đình của mình, thế nào cho: Hể mà mình nói chuyện với nhân vật này thì mình lại nói thật. Làm được như vậy thì ngoài đời mình có nói xạo thì chính nhờ vào người này mà mình lấy lại được thăng bằng. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
16
http://hoasentrenda.com
- Chọn một nơi để nói thật: Hay là mình chọn một chỗ trong nhà mình, nếu mà bị hỏi, hay là chuyện trò ngay nơi này thì mình lại nói thật. Chỉ có hai cách này mà thôi.
2. Có Hiếu với Cha Mẹ Coi cha mẹ là trên hết, quyết định đứng đắn của cha mẹ được tôn trọng cho đến cùng. Cha mẹ nói đúng là mình làm liền, vì coi cha mẹ là tối thắng nên ý của cha mẹ nhiều lúc không phải ý của mình thì phần đông mình cũng phải làm cho được luôn mới thôi.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH I.
THIỀN ĐỊNH
1. NHƯ LAI THIỀN (THIỀN TIỂU THỪA) (Dành cho những người có một tinh thần khoa học cao không tin vào những điều huyền bí viển vông, vốn là một người rất nhân hậu và có rất nhiều phước báu điển hình: Họ kiếm tiền rất dể mà không cần lừa dối ai chỉ dựa vào sự nhân hậu của họ mà thôi). Vì tự mình đi tìm chân lý nên họ thường gặp rất nhiều trở ngại và phản ứng phụ khi tu tập. Vì quá tự tin, họ sẽ bị thế giới vô hình lừa dối họ bằng cách: Cầm chân họ lại, không cho họ tiến tu mà họ không hề hay biết! Như: - Tạo những linh ảnh rất đẹp để họ ngắm nhìn mà quên mục đích chính của mình là tu giải thoát. - Báo mộng và nhất là dùng giấc mộng để lung lạc niềm tin của họ. - Tạo những sự việc gần đúng với luận đoán của họ để họ tăng bản ngã lên và quên mục đích chính là giải thoát. - Tập hợp những người lạ lại rồi tuyên xưng họ là Thầy này, Thánh kia. Họ rất lanh lợi trong đời sống hằng ngày nhưng lại rất ngay thơ trong đời sống tu hành. Thật ra chúng ta nên làm ngược lại thì đúng hơn. Vì kết quả của việc tu tập một cách sai lầm chỉ xảy ra cho họ sau một thời gian rất lâu (từ 6 tới 12 năm): Nên họ không cách gì mà biết được. Quả thật là phức tạp.
a) THIỀN TÂM Trong thiền tông, thường nói đến một trạng thái tâm lý được gọi là: TÂM THIỀN. Có nghĩa là một sự thảnh thơi nào đó của tâm lý, hay một trạng thái KHÔNG nào đó. Sự việc này thường dẫn đến những sự hiểu lầm rất TAI HẠI, vì: Nó sẽ đưa chúng ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và cũng chính nó làm ĐẢO LỘN tâm lý của ta và có thể biến chúng ta thành những người KHÙNG, ĐIÊN, MAD…(Mà Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
17
http://hoasentrenda.com
những người nhẹ dạ có thể tưởng lầm đó là những vị đã ĐẮC ĐẠO). Để tránh trình trạng trên, chúng ta nên đọc những tài liệu sau: 1. ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP của NARÃDA. 2. TRUNG BỘ KINH (tập 3) của THÍCH MINH CHÂU Trong những tài liệu trên, còn thiếu rất nhiều những KỸ THUẬT về phần thực hành. Để bổ túc vô khoảng đó, tài liệu này chỉ bàn về THỰC HÀNH, và những phản ứng phụ CÓ THỂ xãy ra cho chúng ta trong lúc công phu.
b) QUAN NIỆM CƠ BẢN của ĐẠO PHẬT 1. Con người không có linh hồn và tư tưởng. 2. Không một cảnh giới nào làm ta phải khiếp sợ và khuất phục cả. 3. Cố gắng giữ giới luật theo sức chịu đựng của mình. 4. Không được nóng vội, đốt giai đoạn trong lúc công phu. 5. Nên tìm người giỏi hơn mình để đàm luận hữu ích.
c) ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN (1) CẬN ĐỊNH: Là những phản ứng, cảm giác, hình ảnh xảy ra BẤT CHỢT, KHÔNG BÁO TRƯỚC trong lúc đang công phu hay sau khi công phu. a. Phản ứng: Gồm những cử động bất chợt, không biết nguyên nhân, trên thân. b. Cảm giác: Gồm những cảm nhận trên thân (nóng, ngứa, nghiêng, nổ, lắc, rần…) định”.
c. Hình ảnh: Gồm những linh ảnh xuất hiện trước hay sau khi nhập “chánh
(2) TÀ ĐỊNH: Là tất cả những cách thức công phu dựa vào ngũ quan để tập trung tư tưởng. Ví dụ: Thôi miên: nhìn vào nhang, hay vào mặt trời; niệm sáu chữ A-di-đà chạy lòng vòng trên cơ thể: tập trung tư tưởng đằng sau ót, hay có cảm giác nằng nặng, châm chích đằng sau ót hay trên bả vai…
(3) CHÁNH ĐỊNH: Chánh Định là an trú chánh niệm đằng trước mặt, có nghĩa là mình nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng của mình mà vẽ cho ra cái đề mục (có 4 mức độ riêng biệt từ SƠ đến TỨ THIỀN). Ví dụ: Tu sĩ nhắm mắt lại, rồi tập trung tư tưởng về một ngọn LỬA và vẽ ngọn lửa đó bằng trí tưởng tượng của mình cho tới khi: Ngọn lửa xuất hiện đằng trước mặt mình một cách rõ ràng NHƯ THẬT. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
18
http://hoasentrenda.com
Đó là giai đoạn đầu (hình ảnh đứa bé đứng chựng và đi lạng quạng, té lên, té xuống, khóc lóc trong bước đầu tiên là giai đoạn này đây). Giai đoạn thứ hai là do thói quen (làm đi làm lại nhiều lần) nên mình có thể giữ được lâu hơn cái hình ảnh mà mình tự vẽ ra. (hình ảnh đứa bé dựa vào bàn, ghế để đứng lâu hơn và "đi" xa hơn, là giai đoạn này đây). Hai giai đoạn này là chưa nhập Chánh Định. Điều nên làm: Hay lắm rồi đó! Nhưng, chưa được gì đâu em ơi! Chỉ mới là giai đoạn đầu mà thôi! Cố lên! Điều cấm kỵ: Tự cho đó là ảo giác. Điều này là cho chính tâm thức của mình nó... bị rối loạn! Nó không biết phải làm sao luôn! Đây nè nha: Bắt nó vẽ ra cái đề mục! Nó nghe lời, nó bỏ những suy nghĩ lăng xăng và cố gắng vẽ cho ra! Rồi khi nó vẽ ra được rồi thì kết án nó là "Mầy làm sai rồi! Vì đây chỉ là ảo giác!" Thế là nó hết đường chạy và không biết làm sao luôn. Bạn đi đúng hướng rồi đó, nhưng còn nhiều giai đoạn lắm! Việc của bạn, hiện này, chỉ là đứng chựng được ngay trên đề mục này là ưa lắm rồi đó! Giai đoạn kế tiếp là đề mục phát sáng: Đây là khởi sự của phép lạ và cũng là giai đoạn của "Chánh Định" Nói về thời gian xuất hiện của đề mục thì có 12 giây mà thôi. Nói về khó khăn thì "khỏi nói": Tình trạng "Khó được và dễ mất" xảy ra thường xuyên (nguyên nhân: Lo ra, không giữ giới, nghĩ tầm bậy tầm bạ, ăn nói tàm xàm ba láp, thức khuya nhiều quá, cười nói nhiều quá, ngủ nhiều quá, ăn nhiều quá, bị dị ứng về phương hướng, dị ứng về tiếng động, dị ứng về cuộc sống... ). Sách gọi đây là "Sơ Thiền". Nét Chính của Chánh Định Chỉ nói thêm những điều thường hay làm, nhưng không có nói ra trong các tài liệu dạy về Thiền Định. Đề mục trong quy trình “Chánh Định” nên được tu sĩ từ Tứ Thiền Hữu Sắc trở lên tìm kiếm, dựa trên tiêu chuẩn sau: 1. Hiếu Thảo 2. Ăn Ngay nói thật Ngoài ra tu sĩ trứ danh này còn xem xét tình trạng Hào Quang [Rachs (do bệnh tật), méo, thiếu màu sắc… được trị bằng cách đeo hộ phù)…], Độ quyết tâm, Biệt Nghiệp … Đưa ra đề án để chống trả lại ác nghiệp trong tương lai bằng cách khuyến khích tạo cho nhiều phước báu. Để khi gặp ác nghiệp thì đỡ đi phần nào ác báo. Một đôi khi lại cần cả ba bốn tu sĩ trứ danh xem xét lại cẩn thận sau đó mới quyết định được. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
19
http://hoasentrenda.com
Video Nét Chính Chánh Định: http://www.youtube.com/watch?v=jT5Vx7nnOXY
d) CÁCH CHỌN MỘT ĐỀ MỤC ĐỂ BƯỚC VÔ CÔNG PHU (1) DỰA VÔ ĐẶC TÍNH ÂM DƯƠNG CỦA TỨ ĐẠI: Với mức độ âm dương từ thấp tới cao của TỨ ĐẠI được dự kiến như sau: ĐẤT < NƯỚC < LỬA < GIÓ. 1.1 Đề mục ĐẤT: Giúp ta nhập vô SƠ THIỀN. Lấy một cục đất sét có đường kính 05cm hay 02” sơn lên đó màu hồng lợt. 1.2 Đề mục NƯỚC: Giúp ta nhập vô NHỊ THIỀN. Lấy một ly nhỏ, đổ đầy nước. Dùng bề mặt của nước làm đề mục 1.3 Đề mục LỬA: Giúp ta nhập vô TAM THIỀN. Lấy một ngọn lửa nhỏ, như ngọn lửa của ngọn đèn dầu hột vịt 1.4 Đề mục GIÓ: Giúp ta nhập vô TỨ THIỀN. Lấy ảnh của một cửa sổ (chính diện hay tả diện), trên đó có một tấm màn mỏng bị gió thổi và phất phơ nhẹ nhàng.
(2) DỰA VÔ TÍNH TÌNH CỦA TU SĨ: 2.1 Nóng tính (nhạy bén, lanh lẹ, nhạy cảm…) Lấy đề mục nước, hay một hòn bi xanh lơ, đường kính 03cm 2.2 Ù LỲ (Chậm chạp, lờ mờ, ít nhạy cảm… Lấy đề mục lửa, hay một hòn bi đỏ, đường kính 03cm Trong ĐẠI THỦ ẤN hai Tổ TILOPA và NAROPA đã dùng 2 cách trên để chọn ĐỀ MỤC. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
20
http://hoasentrenda.com
e) THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC Trước hết, chúng ta phải hiểu tại sao lại phải thực hiện CHÁNH ĐỊNH Trong những tài liệu về PHẬT GIÁO, về phần vũ trụ quan, có nói tới nhiều thế giới khác, trong một vùng không gian rộng lớn được gọi là: TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Vùng không gian này được chia ra làm BA vùng nhỏ hơn dựa vào những đặc tính chung của từng vùng. Ba vùng đó có tên như sau: DỤC GIỚI (Gồm từ chư TIÊN dục giới: Tha Hóa Tự Tại đến A-Tỳ địa ngục). Ở đây lúc nào cũng có sự hiện diện của 02 giống: ĐỰC và CÁI. Hành động của chúng là ĂN, UỐNG và GIAO DÂM. Tuổi thọ của những loài từ CON NGƯỜI trở xuống đều không BẰNG NHAU; những loài trên CON NGƯỜI đều có CÙNG MỘT TUỔI THỌ nếu cùng ở trên cùng một cung trời.
Khi nằm mơ thấy CON TRAI, CON GÁI vì: Tâm còn THAM DỤC. SẮC GIỚI (gồm từ chư THIÊN sắc giới: Sơ thiền đến Tứ-thiền). Ở đây KHÔNG CÒN 02 giống: ĐỰC và CÁI. Không có vấn đề giao dâm, và ăn uống. Thức ăn của họ chính là: LINH ẢNH của họ tạo ra trong cơn THIỀN ĐỊNH. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng một cung trời.
VÔ SẮC GIỚI (gồm những chư THIÊN từ Không Vô Biên Xứ, tới Phi-Phi Tưởng Xứ). Ở đây không còn hình tướng của bất cứ cái gì nữa. Chỉ gồm toàn là tư tưởng. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng một cung trời.
Chúng ta lại biết rằng: Ở DỤC GIỚI, trạng thái TƯ DUY đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này KẾ TIẾP hay ĐẰNG SAU hiện tượng kia: Khi ta thấy hiện tượng này, thì lại KHÔNG THẤY hiện tượng đứng liền sau đó. Ở SẮC GIỚI, trạng thái ĐỊNH lại đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này ở KẾ BÊN hiện tượng kia. Tương tự như vậy: Ở VÔ SẮC GIỚI, khi ta thấy hiện tượng này, thì ta lại THẤY RẤT RÕ hiện tượng đứng liền sau đó. Vậy lợi điểm của vấn đề NHẬP CHÁNH ĐỊNH là: Ta có thể biết ngay lập tức BẤT CỨ vấn đề gì vì: hai hiện tượng lại ở KẾ BÊN nhau (như cái bàn ở KẾ BÊN cái ghế vậy). Đó chỉ là lợi điểm nếu áp dụng nó vào đời sống hàng ngày… Ví dụ:
LÝ. NGỮ.
Thực
hiện CHÁNH ĐỊNH nơi luân xa YẾT HẦU: Tu sĩ sẽ không đói và khát
Thực
hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và hình tướng: Tu sĩ sẽ biết được TÂM
Thực
hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và ký hiệu: Tu sĩ sẽ biết được NGÔN
Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới việc sử dụng nó vào việc GIẢI THOÁT mà thôi. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
21
http://hoasentrenda.com
(1) CẤU TRÚC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MỘT TƯ TƯỞNG Trước khi vô vấn đề “thực hiện chính định trên một đề mục”, chúng ta phải biết sơ qua về cấu trúc, sự vận hành, và sự tạo nghiệp của một tư tưởng. Vấn đề này có trình bày trong kinh VI DIỆU PHÁP hay TỐI THẮNG TẬP YẾU LUẬN của Thích Minh Châu (2 tập). Chúng ta để ý đến sự việc xảy ra như sau: Tiếng “cạch” do chùm chìa khóa rơi trên mặt bàn. Khi đem phân tích nó dựa trên VI DIỆU PHÁP, ta có kết quả sau: Sau khi ta nhận thức được sự việc vừa xảy ra như trên, trong một tiếng “cạch”: Ta biết rằng, hay có một tư tưởng trong đầu ta kết luận rằng: Đó là tiếng động của chùm chìa khóa rơi trên mặt bàn, thì tư tưởng đó đã qua năm (5) giai đoạn sau: 1. Xuất phát từ luồng “BHAVANGA” (Cá tính của ta). 2. Vào những giác quan (ở đây gồm: Mắt, Tai và Ý). 3. Làm các giác quan chú ý đến sự việc. 4. Vào Tốc hành tâm (JAVANA) một cách yếu ớt. 5. Ra Đăng ký tâm và Xác định tâm. Tư tưởng đó đã di chuyển từ VI TẾ TÂM (1,2,3,4) đến THÔ TÂM (5) và mất đi một thời gian là: 17 sát-na tâm thức.
(2) NGUYÊN TẮC TẠO NGHIỆP CỦA MỘT TƯ TƯỞNG 1. Một tư tưởng SẼ TẠO NGHIỆP khi nó đủ mạnh có nghĩa là từ: (2,3,4,5) 2. Một tư tưởng KHÔNG TẠO NGHIỆP khi nó không đủ mạnh có nghĩa là (1) Để GIẢI THOÁT hay GIẢI THOÁT TRI KIẾN, chúng ta đem theo sự THANH TỊNH đến cho bằng được luồng BHAVANGA (cá tính) và VƯỢT QUA nó để đạt được sự THANH TÂM hay AN CHỈ.
(3) ĐỊNH NGHĨA LUỒNG BHAVANGA Là phần đầu của VI TẾ TÂM nó lúc nào cũng RUNG ĐỘNG và khó làm cho nó chấm dứt được. Nó được tạo nên, do, và theo ý của TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG của ta, khi ta chết ở kiếp trước. Và chính nó đã âm thầm hướng dẫn ta làm việc này việc nọ, ghét người này thương người kia và cũng chính nó đã dìm, đắm ta trong NGHIỆP QUẢ. Như vậy cũng đã có QUÁ ĐỦ lý do để chúng ta thực hiện cuộc HÀNH HƯƠNG từ miền VÔ MINH đến miền GIẢI THOÁT qua con đường CHÁNH ĐỊNH. Con đường này không dành cho những THIÊN TÀI, mà chỉ dành riêng cho những ai tự thấy rằng mình phải CẦN CÙ BÙ KHẢ NĂNG. Hay cho những ai vì tò mò muốn tìm hiểu coi GIẢI THOÁT và GIẢI THOÁT TRI KIẾN là gì?
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
22
http://hoasentrenda.com
(4) NIMITA? Ồ Thật Giản Dị Nimita là những hình ảnh mà thiền sinh khi nhắm mắt hay mở mắt và tập trung tư tưởng vào một đề mục, thường gặp trong lúc công phu. Nimita trong hiện tượng của cận định (tâm gần nhập được chánh định): Hình ảnh này lúc đầu thường xuất hiện với 3 tính cách sau đây: Bất ngờ. Không báo trước. Và không theo một chủ đề nhất định nào. Giao động tâm thức lúc này chỉ gồm 10 sát na tâm thức, với 7 sát na tâm thức căn bản và 3 tâm thức ở luồng tốc hành tâm (Javana): Chuẩn bị, thuận thứ, cận hành. Cận Định là: Cách gọi ba sát na tâm thức đầu tiên trong luồn janana: Chuẩn Bị, Thuận Thứ, Cận Hành. 1. Chuẩn bị: Những cảm nhận trên thân thể trong khi đang tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt. Tùy theo cảm giác mà "phàm tâm" của tu sĩ được biểu hiện. 2. Thuận Thứ: Những biểu hiện của cái thấy qua những màu sắc, khi tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt. Đây cũng là những biểu hiện các phàm tâm của tu sĩ. 3. Cận Hành: Sự tập trung tư tưởng ngay đằng trước mặt đã đủ mạnh để có thể thấy được hình ảnh, hoặc là ngửi được mùi của những sinh vật trong cõi Dục Giới.
Video Nét Chính Cận Định: http://www.youtube.com/watch?v=MvRiPrF5CJ8
(a) Khi đạt được sát na CHUẨN BỊ:
Hành giả có những cảm giác ngay trên THÂN mình như sau: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
23
http://hoasentrenda.com
Phình to ra, teo nhỏ lại, bị nghiêng, lúc lắc, tê rần từng luồng, nổ trong đầu (kèm theo một tia chớp sang), ngủ gục (cả người hay từng phần). Phân Tích: Nimita ở cận định thường phản ảnh trạng thái thô tâm của mình khi tâm đang lắng xuống do tác động của công phu, ở đây: Phình to ra: do tính cách tự cao, tự tôn, tự đại. Teo nhỏ lại: tự ti, mặc cảm. Bị nghiêng: thiên lệch khi phê bình, cũng có khi do ảnh hưởng củ từ trường chỗ tu tập gây nên, Nếu bị vậy: cứ xoay 45º theo chiều kim đồng hồ để khỏi bị hao lực trong lúc công phu. Lúc lắc: Lăng xăng (khi như vầy, khi như thế kia). Tê rần từng luồng và nổ là do tác dộng của thô tâm sân hận. Ngủ là do thô tam si nên thường bị mê, nhưng cũng có khi do mệt gây ra. Ngủ ở đây là nói về trường hợp sau khi đã ngủ một giấc đã đời rồi mà khi tập mà vẫn bị ngủ thì cái này đích thị là do thô tâm si gây ra. (b) Sat na THUẬN THỨ:
Tâm thức có những hình ảnh sau đây, tất nhiên là vì cận định nên hình ảnh cũng xuất hiện với 3 tính chất: Bất ngờ. Không báo trước. Và không theo một chủ đề nhất định nào. Đối với những hành giả nào nhắm mắt sẽ thấy rõ hơn. Nếu mở mắt vẫn có thể thấy rõ trong màn đêm. Một đốm màu xanh lơ. Một đốm có màu sắc lẫn lộn. Một đốm sáng màu đỏ hay cam. Hình như có một đèn pha chiếu từ bên trái hay bên phải kèm theo những giải màu sắc (đủ màu). mình.
Với sát na Thuận thứ: hình ảnh thường cho biết những nét chính của hào quang Đốm màu xanh lơ: người trầm tính thích đọc sách. Một đốm sáng màu đỏ hay cam: người nóng tính
Một đốm có màu sắc lẫn lộn: Người ta có khuynh hướng thần quyền (vẽ bùa), tính tình bất nhất, đa nghi một cách tiêu cực (chỉ nghi ngờ vậy thôi chứ không cố gắng tìm hiểu). Hình như có một đèn pha...: cũng đa nghi nhưng tích cực hơn. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
24
http://hoasentrenda.com
Đặc biệt những ai có... tâm nhiều họ cảm nhận được hai cảm giác của 2 sát na Chuẩn bị và Thuận thứ. Có nghĩa là vừa có cảm giác ở thân thể mà lại có những hình ảnh nói trên. (c) Tiếp đến sát na CẬN HÀNH trong luồng Javana:
Ở trình độ công phu này hành giả có thể gặp những hình ảnh sau: Một con mắt trái, hoa rơi, người đứng hay ngồi lúc nhúc, nghe tiếng nói bên tai, mùi thơm, hôi, mùi phòng thí nghiệm. Do tác động yên tĩnh của thô tâm sau một thời gian ngồi với một quan niệm “KHÔNG” nào đó hay một quan niệm buông xả hay buông bỏ (từ ba tháng trở đi tuy tùy theo nghiệp quả từng người), hệ thần kinh trở nên trong sạch và cảm nhận được những rung động rất là tế nhị của những thế giới vô hình. Những hình ảnh này không mời mà xuất hiện là do sự cộng hưởng của một giai tần KHÔNG nào đó (Ý của Hai Lúa tôi là: KHÔNG cũng có nhiều trình độ khác nhau!) Cũng như không thể nói là vọng tâm (vì trước khi đó mình không có một khởi niệm về nó thì dựa vào đâu mà kết luận: nó là vọng?) Ba hình ảnh đầu tiên thuộc về thế giới của THA HÓA TỰ TẠI. Đặc biệt hình ảnh hoa rơi làm cho mình lầm tưởng đó là cảnh giới thuyết pháp của chư Phật được miêu tả trong các kinh Đại Thừa. Hai Lúa tôi xin mạn phép chép lại một đoạn kinh Pháp Hoa cho các bạn nghiên cứu (câu 21-22 phẩm Tựa, trang 43), Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh lúc đó nói kinh Đại Thừa tên là Vô Lượng Nghĩa Xứ Giáo Bồ Tát Pháp Phật sở hộ niệm. Khi ấy trời mưa hoa Mandala, hoa Maha Mandala… Hai lúa tôi bị lọt bẫy ở nơi này khá lâu (1977-1983), Nghe tiếng nói hay ngửi được mùi là vì cái trạng thái KHÔNG của hành giả đã ổn định hơn trước, nên mới bắt được các tần số đó. Hương: thường phát ra một mùi thơm như hoa Tha hóa tự tại: mùi thơm ngọt như bánh ngọt Quỉ thần: mùi khét hay mùi phòng thí nghiệm Hộ pháp Kim cang: thường phát ra một mùi trầm (mùi của loại trầm tốt) Nguy Hiểm: Ngửi hay thấy “sau một thời gian” hành giả có thể bị cảnh giới ảnh hưởng và làm tăng bản ngã vì hai lý do: 1. Khi đi hỏi thì không ai giải thích rõ rang, làm cho mình suy diễn là chỉ có mình là đạt tới trình độ tâm linh đó thôi. Đặc biệt, ai mà thấy hoa rơi nhiều thường hay bố thí một cách rất là “ta đây”. 2. Phần đông là không ai thấy gì cả nên mình thường cho rằng: ta là tu hành tinh tấn hơn những người khác (là do lúc trước đó mình cũng như họ) Do vậy, các thiền sư lỗi lạc thường định nghĩa THA HÓA TỰ TẠI là con của THIÊN MA! Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
25
http://hoasentrenda.com
Khi tụi mình ngồi như vậy với một tâm KHÔNG nào đó, một cách thụ động, sau một thời gian hệ thần kinh tạm ổn định ở trạng thái thô tâm và trở nên như một máy thu song, nên lúc đó mình tự nhiên thấy này thấy nọ. Do thấy này thấy nọ thành thử hành giả thường lầm lẫn đây là Huệ nhãn. Xin thưa: đây không phải là Huệ nhãn. Tại sao? 1. Vì tụi mình không điều khiển được cái thấy này! Ví dụ: trong khi thấy này nọ thử tác ý muốn thấy trên con đường dọc theo xóm của mình có bao nhiêu cái cây? Xin thưa cái này nó không có khả năng đó. Huệ nhãn thì thấy được liền. 2. Và nếu đã nói là huệ thì mình phải biết nguyên nhân tại sao những cảnh giới này xuất hiện và nguồn gốc của nó. Ngay khi mình thấy nó: chi tiết này rất quan trọng khi các bạn gặp những người tự xưng hay có những hành động chứng tỏ rằng “mình đã khai Huệ hay khai Huệ nhãn”. Người đã khai Huệ rồi thì không có cái trò đón mò và nói chuyện một cách “tâm lý như thầy bói”. Họ nói ngắn gọn và chính xác. Xin hẹn thư sau sẽ bàn về Chính định có nghĩa là mình sẽ thấy gì ở sát na Chuyển tính. (d) Nay vào sát na kế tiếp, CHUYỂN TÁNH:
Tâm lý hành giả được nhảy vọt và thăng cấp bằng cách: 1. Chuyển tánh công phu: thay vì ngồi hay nằm: với “tâm không” một cách thụ động như đã bàn vào bài trước đó với tất cả những hậu quả của nó. Nay hành giả cố gắng tạo một hình ảnh xuất hiện đằng trước mặt. Hình ảnh đó là đề mục thiền định do mình tự chọn hay do một thiền sư chọn cho mình. 2. Do cố gắng tạo một hình ảnh xuất hiện đằng trước mặt nên hành giả không còn ngồi hay nằm một cách thụ động nữa mà lại rất là tích cực – Do tính cách “Chuyển tính” (từ thụ động sang tích cực) này mà hành giả không còn thấy những cảnh giới trước đó nữa – cách này hoàn toàn hợp lý. Điểm sai lầm thường gặp là: 1. Vì tiêm nhiễm tính cách KHÔNG của thể tính mà hành giả cố tình gạt bỏ hay xóa bỏ tất cả những hình ảnh ở trạng thái cận định để cố gắng vào cái KHÔNG: chính cách này sẽ làm hành giả rơi vào một tình trạng là: Không được gì cả. Người đầu tiên rơi vào trên chính là ngài Ma Ha Ca Diếp. Tại sao? Vì lúc đó là huệ mà không có định. Các bạn sẽ đụng những tu sĩ này ở những lý luận không rõ ràng, giải quyết thắc mắc không rõ nét và thực tế. Lời nói thường hay bị hiểu lầm. Do đó các thiền sư lỗi lạc có đinh nghĩa tình trạng này như sau: Huệ mà không có định là điên (vì tính cách hiểu lầm của những người nghe Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
26
http://hoasentrenda.com
pháp, mà người thuyết pháp không có cách gì để kiểm tra họ được vì: tình trạng là (người thuyết pháp) không có “Chánh định”) 2. Sợ quá mà không tập nữa: vì không ai giải thích. Vì người ta nói là KHÔNG! Mà tại sao mình ngồi thì lại thấy tùm lum như vậy là có sai cái gì đó: thôi không tập nữa. Kết luận: Và sau khi đã “Chuyển tánh” được rồi thì sẽ thấy để mục ở đang hình nổi 3D. Cũng nói thêm rằng: tất cả những linh ảnh biến hiện một cách không tự chủ ở trên đầu tự động biến mất. Nói một cách xác thực, nhờ vào tốc hành tâm Chuyển tánh mà mình có thể nhập chánh định trên đề mục được. Do vậy mà để rút ngắn hơn nữa thời gian thành tựu: Hai Lúa tôi thường xuyên đề nghị các bạn, ngay từ giai đoạn đầu, nên tập trung tư tưởng đằng trước mặt và cố tạo ra một hình ảnh từ một đề mục chọn sẵn là vậy đó. Và tất nhiên sau đó là những cặp vé số Thanh tịnh hay An chỉ. Nếu cái thấp nhất là Sơ thiền thì cái cao nhất tất nhiên là Diệt thọ tưởng định. Xin mời các bạn đến đó xem và thưởng thức cái tính giải thoát mà đức Phật Thích Ca đã phát kiến ra, cách đây tròn 2500 năm. (e) Cách thoát Cận định
Tibu bị hiện tượng Cận Định này rất là lâu. Sau này, do an trú chánh niệm đằng trước mặt, mới thoát được. Gần đây thì lại có câu của Ngài Xá Lợi Phất nên anh em thoát nhanh hơn. Có nghiã là, đọc trong tâm câu đó với đại ý như sau: "Tui không muốn thấy các sắc pháp này nữa, vì tui biết còn rất là nhiều cảnh giới cao đẹp hơn, tui còn rất là nhiều việc phải làm." Và kế đó là niệm liên tục tên của đề mục mình và nhìn ngay đằng trước mặt và cố mà vẽ cho ra cái viền của đề mục. Tới đây thôi, thì các cảm giác của Cận Định, với ba đặc tính rất là rõ ràng: 1. Xuất hiện bất ngờ 2. Không thể lập lại, y chang lần thứ hai, theo ý muốn. 3. Ngoài chương trình tu tập. Sẽ tự động biến mất từ hồi nào không hay. Cách hộ thân: Tất nhiên, là nên dùng chỉ với ý đồ là phòng xa mà thôi.
2. THỰC HÀNH a) PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THÂN (1) TƯ THẾ THIỀN: Nhớ để nguyên CÁI LƯỠI tiếp xúc với HÀM ẾCH. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
27
http://hoasentrenda.com
(a) Định nghĩa:
Là một tư thế ĐƠN GIẢN, thăng bằng, an toàn, ít bị mỏi. (b) Phân loại:
Có hai tư thế thường dùng: NGỒI và NẰM. Ngồi: Ngồi ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi. Nếu thích ngồi BÁN GIÀ thì nên theo cách đã được trình bày ở các sách HATHA YOGA (Nhớ để bàn chân PHẢI trên bàn chân TRÁI). Nếu chọn tư thế ngồi trên ghế thì để hai gót chạm nhẹ vào nhau. Nằm: Nằm ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi (c) Phương Hướng:
Có những người không hề bị DỊ ỨNG thì sẽ có (4) cảm giác chính sau: Cảm giác không ĐÃ, hay không AN TOÀN khi quay mặt về hướng đó. Khi công phu BỊ VẶN CỔ một cách đột ngột về một hướng khác. Cảm giác NHƯ BỊ NGHIÊNG, mà thật ra mình ngồi rất thẳng. Cảm giác LẮC LƯ nhẹ nhàng, ngay cả lúc nằm cũng vậy. (d) Giải quyết:
hồ).
Cứ XOAY từ từ cả thân hình qua hướng khác (nhớ xoay theo chiều kim đồng
Ví dụ: Nếu lần này ngồi ở hướng BẮC thì tới lần công phu sau sẽ ngồi quay mặt về hướng ĐÔNG BẮC. Nếu lại không được, thì ở lần sau, ta lại xoay qua hướng ĐÔNG…
(2) THƯ GIÃN: (a) Định nghĩa:
Là không gồng bất cứ bắp thịt nào KHÔNG CẦN THIẾT trong lúc công phu: Vẫn giữ hàm răng KHÍT, cả cái lưỡi tiếp xúc với hàm ếch (vòm họng). (b) Mục đích:
Tránh VỌNG NIỆM thường xuất hiện vào lúc mới vô công phu. (c) Thực hành:
Buông thả tất cả các bắp thịt từ đầu ngón chân, qua các khớp, lên đến đầu. Nếu trong lúc buông thả mà có chỗ nào bị trở ngại thì: Gồng nhẹ nó lên rồi thả ĐỘT NGỘT (Như 1 sợi dây đang căng bị cắt đứt đột ngột !). Điều thân cho ngon lành đã, rồi mới thực hành TIẾP TỤC… Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
28
http://hoasentrenda.com
a) Buông xả mọi việc và ý tưởng. Đã buông xả thì buông xả thể xác trước, rồi tới tư tưởng sau: Thì mới đi xa được. Cách buông xả của Hai Lúa tôi, khi ngồi, như sau: Từ tư thế ngồi cứ một hơi thở hít vô rồi thở ra, tôi để ý đến ngón chân và khi thở ra: tôi buông thả nó, xong tới bắp vế, rồi tới đùi, hậu môn, vai, cổ hơi cúi đầu xuống (Gập cằm, nhẹ thôi!), dùng đầu như “đội trần nhà sẽ làm xương sống thẳng một cách tự nhiên. b) Đếm hơi thở Sau đó tôi đếm hơi thở như sau: Hít vào thở ra, tôi tưởng tượng vẽ một con số trong các loại đồng hồ điện tử xuất hiện đằng trước mặt như sau:
1, 2, 3... cho tới 12. Lặp đi lặp lại ba chu kỳ, những con số chỉ cần xuất hiện “Mờ Mờ” thôi là đủ rồi vì đây chỉ là cách để làm cho tâm quên đi những việc thường ngày thôi (buông xả tư tưởng).
b) PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TỨC (1) Định nghĩa: Là sự chú ý vào sự RA, VÀO của hơi thở, dựa vô đó có thể thư giãn được dễ dàng hơn, chỉ đưa tu sĩ tới CẬN ĐỊNH thôi, đừng quá tin vô kinh sách.
(2) Sự phân bổ khí lực: Khi hít VÀO: Khí lực bị CHẶN ĐỨNG. Khi thở ra: Khí lực được LƯU THÔNG. Vì thế, nên thư giãn các cơ bắp vào lúc: THỞ RA (thở ra dài hơn hít vô).
(3) Mục đích: Nối tiếp tình trạng CẬN ĐỊNH với CHÁNH ĐỊNH: Từ CẬN ĐỊNH qua CHÁNH ĐỊNH là qua hai trạng thái tâm lý rất khác nhau:
Ở cận định: THAM DỤC còn rất nhiều (không thể hết được!).
Ở chính định: THAM DỤC càng ngày càng mật đi (tùy theo độ nhập định).
Nên khi đi từ cận định đến chính định, ta sẽ không tránh khỏi một sự đảo lộn về tâm lý. Như chúng ta sẽ thấy như sau: "BẤT CỨ SỰ DAO ĐỘNG TÂM LÝ NÀO ĐỀU DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ: tuột định." Do đó nên giải quyết như sau:
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
29
http://hoasentrenda.com
(4) Thực hành: Với hai ngõ vào (mũi, miệng) và hai chỗ chứa (phổi, bụng), ta có ngay sự phân bố về đặc tính ÂM (-), DƯƠNG (+) như sau: Mũi (+) --- VÀO --- (-) Miệng PHỔI (+) --- CHỨA --- (-) BỤNG (+,+):
Ta nhận xét như sau: nếu khi thở, mà dùng MŨI với PHỔI là thuần DƯƠNG Ta sẽ bị nóng tính, hồi hộp, dễ kích động, KHÓ THƯ GIÃN… Nếu khi thở có sự phối hợp giữa MIỆNG và BỤNG là thuần âm (-,-): Ta sẽ bị: chết vì kiệt, hay yếu xìu, bệnh nặng…
THƠ! mức).
Vì vậy: Ta nên dùng MŨI và BỤNG: Âm dương điều hòa: (+,-) là hơi thở TRẺ CHÚ Ý TỚI HƠI THỞ RA nhiều hơn HÍT VÀO (thở DÀI ra nhưng đừng quá
Ví dụ: Nhắm mắt lại, khởi sự bằng hơi HÍT VÀO, khi THỞ RA lại tưởng tượng:
Con số xuất hiện (mờ mờ) ngay đằng trước mặt trong một khung hình nhỏ.
Lập lại ba (3) chu kỳ; mỗi chu kỳ gồm 12 con số hay 12 HƠI THỞ.
Chú ý đến việc TÁC Ý vô những con số đó để làm cho chúng RÕ lên.
Nên thở chậm thôi, cố gắng phồng BỤNG lên khi hít VÀO. RỒI SẼ QUEN
c) HỘ THÂN Giúp ta thực hiện công phu AN TOÀN hơn, khi hộ thân KỸ LƯỠNG, những luân xa sẽ được KHÉP CHẶT lại và tránh tình trạng xuất hồn mà không TỰ CHỦ được.
(1) Công Thức Hộ Thân: (a) Hộ Thân Phái Nữ
Đọc câu: AUM, KRODANA HUM JAH (7 lần), vừa đọc vừa nhìn nó (CƠ QUAN SINH DỤC) để TẨY UẾ + tránh CẢNH GIỚI CHI PHỐI khi công phu. Rồi lại tiếp tục hộ thân theo cách của nam giới… Tu sĩ tu Tịnh độ khỏi cần đọc phần hộ thân mà vào ngay công phu. (Chú giải: Có hình vẽ này, nhìn vào hai cái đùi thì mình sẽ thấy nguyên không gian này có dạng hình người. Nè nha: Chỗ "Ấy ấy" là cái đỉnh đầu, hai bên đùi là cái dạng của cái đầu, hai đầu gối là... hai vai và cẳng chân là hai bờ vai. Tóm lại đây là một cái khung hình con người thuộc dạng... Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
30
http://hoasentrenda.com
chân dung. Khi người dùng trí tưởng tượng mà để ý tới chuyện "nghiên cứu" thì chỗ này nó phát ra một cái lực thu hút phái bên kia. Khung hình chân dung có lực hẳn hoi. Nạn nhân do cứ làm tới làm lui chuyện tưởng tượng này nọ mà "Điện Thần Nhân" mới có thể thấy được và nhập vào cái khung hình này để mà nghiên cứu mình! Đó là nguyên nhân của bệnh "Đằng Dưới". Do vậy mà khi con gái (người có trí tưởng tượng mạnh gấp ngàn lần người con trai) mà tu tập thì có người lại theo thói quen lại suy nghĩ về "chuyện ấy". Nên chỗ đó (Khung hình chân dung) lại có dịp giao động. Để phá cái giao động này nên các Tổ và Thầy đã tìm ra được thần chú: OM, Krodana Hùm Ja. Do vậy mà Hộ Thân của phái Nữ cần thêm cái đoạn này.) Quán cho được một chữ AUM (ÔM) ngay CƠ QUAN SINH DỤC. Lưu ý: âm thanh cao quý OM phát xuất từ luân xa thứ 6: Ajna. Âm thanh này chỉ thua những chấn động tự nhiên của các Tâm Chú (Hrih, Vãm...) Vốn có nguồn gốc từ luân xa thứ 7. Nên chỉ trong những trường hợp thật sự bất thường (do biệt nghiệp: Hai bộ phận sinh dục cùng xuất hiện) thì mới dùng chữ Om ngay nơi này. Ngoài ra thì nó làm cho những cõi giới kinh hoàng khi ngay chỗ này lại phát ra âm thanh OM. Do vậy mà hầu như rất là ít có ai lại quán chữ này nơi đây. (b) Con Trai: Vào theo cách BÌNH THƯỜNG:
Thần chú: OM, DRIYM (ôm dri - dim).
(2) Kiết ấn hộ thân: Thường, nên tìm tu sĩ tu đắc pháp Mật-tông để truyền ấn thì ấn pháp có tác dụng mạnh hơn. Nếu không có duyên thì tự phát bi nguyện rồi tự tập bắt ấn lấy. - Chắp 2 tay, co 2 ngón trỏ y như hình, ngón trỏ phải nằm trên ngón trỏ trái. - Hai ngón cái thẳng, trám kín vòng cung của ngón trỏ phải. - Chạm ngón cái của khế ấn vô 6 chỗ trên thân thể. Chạm nhẹ ẤN vô 6 chỗ sau: Vừa chạm nhẹ, vừa đọc trong tâm câu chú: VỚI TẦN SỐ CAO 1. Giữa THÓP. (Huyệt Thần Đỉnh, trong các sách châm cứu có nói tới). 2. Giữa TRÁN. (Huyệt Ấn đường). 3. Giữa chỗ LÕM ngực PHẢI. (Huyệt Vân Môn). 4. Giữa chỗ LÕM ngực TRÁI. (Huyệt Vân Môn). 5. Giữa NGỰC. (Huyệt Chiên Trung). Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
31
http://hoasentrenda.com
6. Giữa MIỆNG. (Thực hành 7 chu kỳ) Khi kiết ấn (bắt ấn) thì các bắp thịt của bàn tay nên được "thư giãn vừa phải". Thực hành về khái niệm "thư giãn vừa phải": 1. Ngửa bàn tay ra với các ngón tay khít lại với nhau. 2. Để bàn tay này lên trên mặt bàn. 3. Thư giãn cái bắp thịt của bàn tay. 4. Chú ý đến độ thư giãn của các ngón tay. Các ngón tay nghiêng cỡ 45 độ là "vừa phải" còn cong lại như chữ "C" là thư giãn nhiều quá. Kiết ấn: Với mức độ thư giãn của các ngón tay thì khí lực mới cộng hưởng với tâm lực mà phát ra được. Kiết ấn có ba trường hợp: a. Tu sĩ mới tu hành và có những hiện tượng như sau: - Đã tu tập và có sử dụng "Thần Quyền" vào những việc như đánh võ, chữa bệnh, viết bùa... Rất là nhiều lần, một cách siêng năng. - Khi đang tu tập một mình mà cửa tự mở hay là đồ đạc trong phòng tự di chuyển. - Tiền kiếp đã tu về "Thần Quyền". Thực hành: Tu sĩ kiết ấn bằng tay và hộ thân theo công thức. b. Tu sĩ có khuynh hướng xuất hồn, hay là khi tập thì nó đau ngay ngực: Hiện tượng này xảy ra là vì đang tu đến khoảng Tam Thiền và lúc này các trung tâm năng lực nó bị nở ra quá! Nhất là trung tâm năng lực Anahata (ngay ngực). Thực hành: Tu sĩ bất ấn bằng cách quán hình ellipse (hột gà dựng đứng với hai đầu bằng nhau) màu vàng khè. Trong hình ellipse vày có một tu sĩ đầu trọc và bận áo cà sa màu vàng khè. Tu sĩ quán cho ông tu sĩ này hộ thân. Khi ấn chạm tới đâu thì tu sĩ sẽ thấy chỗ đó lóe hào quang, căn cứ vào mức độ lóe sáng này thì tu sĩ sẽ biết được mức độ vững chắc của cách hộ thân. c. Kiết ấn với trình độ "Thường Trú Tam Bảo". Cách này dành cho Tứ Thiền Hữu Sắc trở lên. Ở trình độ này, khi tu sĩ để ý đến trên đỉnh của mình, thì tu sĩ có thể thấy có những người ngồi hay đứng trên hoa sen. Những người này được sắp xếp theo thứ tự sau đây: Gần mình nhất có thể là vị Thầy của mình và cũng có thể là cái vòng phép (Mandala) mà mình đang học, cao hơn một tý thì những vị Thầy khác và cao hơn tý nữa thì tới những vị Phật. Có hai trường hợp rõ ràng: - Tu sĩ chưa vào các định ở Vô Sắc: Vị Phật cao nhất là Tỳ Lô Giá Na phát quang màu xanh dương. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
32
http://hoasentrenda.com
- Tu sĩ vào được các định ở Vô Sắc: Vị Phật cao nhất là: Hắc Bì Phật phát quang 7 màu cầu vòng. Các vị này cư ngụ thường xuyên trên đỉnh của tu sĩ: Nên gọi là "Thường Trú Tam Bảo". Đây là một tình trạng cao cấp của Mật Tông. Tuy nhiên nó lại có những mức độ cao thấp của chính nó. Mức độ 1: Tu sĩ thấy hào quang của những vị này phát sáng rất là linh động, nhưng pháp thân thì cứng đơ, y như là hình chụp. Muốn tiến tu thì tu sĩ dùng nguyên tắc: "Muốn có thì phải cho" có nghiã là tiếp tục cho và tiếp tục làm việc thí pháp ... Mức độ 2: Hào quang linh động và Pháp Thân cũng sinh động luôn. Đây quả thật là trình độ cao cấp nhất của Mật Tông. Lúc này tu sĩ làm bất cứ việc gì thì những hành động này đều là "ấn". Và dĩ nhiên là tu sĩ nói bất cứ điều chi thì lời nói này đều là "thần chú"
(3) Đọc Lời Nguyện trầm nhất Nguyện xin ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT hộ trì cho con trong buổi công phu hôm nay được yên ổn và bình an.
Nguyện xin các chúng HỮU TÌNH cùng tu hành với con đều được bình an
Nguyện xin các chư vị HỘ PHÁP, HỘ ĐẠO TRÀNG đẩy lui tất cả các ác đạo, ác tâm, ác nghiệp ra khỏi chốn đạo tràng (chỗ tu).
Nguyện xin các chư vị THANH TỊNH, ĐẠI THANH TỊNH.
Hộ thân là một xảo thuật (lấy "Huyễn Trị Huyễn") trong Mật Tông. Nó có tác dụng là bảo vệ cái hào quang và khép lại những trung tâm năng lực của mình. Nó còn có tác dụng là kêu gọi những vị Hộ Pháp Kim Cang đến để bảo vệ mình khi mình tu hành.
d) ẤN KIM CANG ĐỊNH TRONG CÔNG PHU (1) KIẾT ẤN: Ấn (theo thủ hiệu OK) còn gọi là "Kim Cang một tay" đó là ngón tay trỏ đụng ngón tay cái tạo thành một vòng tròn và các ngón tay kia thư giãn theo kiểu vừa phải. Ấn Kim Cang hai tay: Với tâm lực của tu sĩ thì dùng ấn này nó ngon lành hơn cái ấn kim cang một tay. Thiết lập: Tay phải bất ấn "Cam Lồ": Ngón áp út đụng với ngón cái tạo thành một hình vòng tròn các ngón tay kia lại thư giãn một cách vừa phải. Tay trái bắt ấn "Dược Sư" ngón tay giữa đụng với ngón tay cái tạo thành một vòng tròn, các ngón tay kia lại thư giãn vừa phải. Hai tay lại để ngửa, các đầu ngón tay hướng vào nhau.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
33
http://hoasentrenda.com
Động tác kế tiếp là: tu sĩ cứ một mạch đẩy cho hai bàn tay khít lại với nhau, các ngón tay sẽ tự động xen kẽ: ngón trên, ngón dưới một cách hài hoà và tự nhiên. Động tác cuối cùng là: Thả hai cái vòng ở hai bàn tay đó ra và để hai đầu ngón cái đụng nhau và nằm trên trỏ phải thì đây là ấn Kim Cang hai tay. Chú ý: Trong điều kiện này: Ngón trỏ của bàn tay "Phải" sẽ nằm trên ngón trỏ của bàn tay "Trái". Ngón giữa phải lại nằm "dưới" ngón giữa trái... và.... LÁ
Khi bắt ẤN 2 bàn tay đụng nhẹ nhau như KẸP 1 TỜ GIẤY HÚT THUỐC
Để cái Ấn ngay chỗ nào thỏm nhất cho vững.
Xong rồi là thư giãn các cơ bắp nhưng không phải xuội lơ 2 bàn tay. Nếu như gồng là 10 và xuội lơ là 0, thì nó ở mức độ 2 hay 3.
Nên đọc từ từ kỹ lưỡng, đọc tới đâu làm tới đó.
Âm (bàn tay phải) khí đi xuống. Dương (bàn tay trái) Khí đi lên. Từ đó âm dương giao hoà, tạo thành ấn Kim Cang. Và khi các ngón tay đan lại với nhau thì tu sĩ sẽ không bị tình trạng tuột ấn (các ngón tay hở ra) khi nhập chánh định cực kỳ cao độ. Vì khi xuất định với các ngón tay hở ra thì những tu sĩ trứ danh này lại bị bệnh (Có nghĩa là Khởi sự thì ấn khít, đến lúc xả thì ấn hở làm cho Tu sĩ bị bệnh do khí lực không ổn định). Do vậy mà thời xa xưa, Các Tu sĩ trứ danh đã phải tìm cách bó hai bàn tay lại khi bắt ấn Đại Định bằng một sợi dây. Ấn Đại Định: Hai bàn tay để chồng lên nhau (tay phải ở trên tay trái, với các ngón tay không có đan vào nhau).
(2) XẢ ẤN: Đem ẤN ĐỤNG DA ĐẦU RỒI MỚI XẢ. Chú ý: Hộ thân trên chỉ tác dụng lên hệ thần kinh. Ứng với tình trạng tu cao cấp (từ Tam thiền trở lên), tu sĩ phải quán một hột vịt đứng (hai đầu to bằng nhau) màu vàng trong đó có một người ngồi bắt ấn hộ thân và quán cho họ thực hiện lại những động tác hộ thân vừa nêu trên. Hộ thân này rất tốt với hào quang của tu sĩ. Nên nhớ cho kỹ rằng: Mỗi lần đọc một câu chú để hộ thân, hột vịt lại lóe hào quang. Căn cứ vào mức độ lóe sáng đó, tu sĩ biết được độ vững chắc của sự hộ thân.
e) THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC: LỬA (Các đề mục khác áp dụng tương tự) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
34
http://hoasentrenda.com
(1) CHỨNG VÀ ĐẮC THIỀN HỮU SẮC Tưởng tượng một ngọn LỬA xuất hiện đằng trước mặt: thôi. giây.
1. Khi ngọn lửa CHƯA xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA… LỬA… chậm chậm 2. Khi ngọn lửa ĐÃ xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA 1… LỬA 2… cách nhau 1 3. Khi ngọn lửa xuất hiện lần đầu tiên, tu sĩ bị MẤT cảm giác thân thể. 4. Cố gắng THƯ GIÃN, đừng nôn nóng, đừng thi đua với nhau. 5. Nếu thấy trở ngại: SÁM HỐI, cố gắng GIỮ GIỚI càng kỹ, càng tốt. 6. Khi chính định tới TAM THIỀN thì mới thấy ĐÚNG một cái gì đó.
7. Nếu không, tu sĩ sẽ BỊ MA NHẬP, hay MA CHO THẤY, và sẽ bị CHI PHỐI ! 8. Nếu có SỢ thì đừng có SỢ: CÁI SỢ của mình. 9. Dùng câu: NHÂN LÀNH THÌ QUẢ PHẢI LÀNH để trấn áp cơn SỢ HÃI. CHỨNG: Mới nhập chính định một vài lần đầu tiên: Chưa được TỰ TẠI. TẠI.
ĐẮC: Muốn xuất và nhập định bao lâu, lúc nào, ở đâu cũng được: Gọi là TỰ
(a) SƠ THIỀN: Giữ đề mục 12 giây
Ở đây tu sĩ mất SÂN HẬN, LO, SỢ, hết nghi ngờ về phương pháp, ít ngủ. Tâm tư lăng xăng vô cùng, nay chỉ còn 5 vấn đề: 1. Tầm: Tìm kiếm đề mục. 2. Tứ: Giữ đề mục càng lâu càng tốt (khoảng từ 1 đến 12 lần đếm). 3. Hỷ: Vui ở ý, miệng mỉm cười do nhập được chánh định. 4. Lạc: Nhẹ nhàng ở thân. 5. Nhất tâm: Được xác định do độ trong suốt, rõ ràng, và sự xuất hiện lâu dài của đề mục. Nếu tinh tấn: Không gian quanh đề mục có màu đen tuyền và xa thăm thẳm.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
35
http://hoasentrenda.com
Video Nét Chính Sơ Thiền: http://www.youtube.com/watch?v=QHCSaLQo1m8
Cận Định là: Cách gọi ba sát na tâm thức đầu tiên trong luồn janana: Chuẩn Bị, Thuận Thứ, Cận Hành. Nguyên tắc thứ nhất là: Nhìn chăm chăm vào đề mục, đừng đếm xỉa gì chung quanh đó. Chỉ khi nào đề mục hiện ra thật vững chắc thì những chi tiết khác mới lần lược hiện ra! thôi.
Nguyên tắc thứ hai là: Kiên trì, kiên định và nên nhớ làm tới 70% sức lực mà
Đề mục đã hiện ra thì: Đừng có xa đà, làm hăng máu quá mà sinh ra tức ngực, chóng mặt. Những cảm giác vừa nêu ra này đều có khuynh hướng chận bước tiến tu. Tốt nhất làm tới 70% sức lực thì ngưng. SƠ THIỀN và TIẾNG ỒN Khi đề mục xuất hiện đằng trước mặt khoảng 12 giây là hành giả vào được ngưỡng cửa của Sơ Thiền. Hành giả sẽ bị những tiếng ồn sau đây chi phối: Tiếng ồn có tánh cách bất chợt như một vật gì đó rớt xuống nền nhà, một tiếng kêu của ai đó, một bước chân của ai đó đang đi tới chỗ mình tập. Để khắc phục chỉ còn nước là: đi chỗ khác mà tập. Hay là dặn người nhà là đừng làm ồn, hay là (trường hợp của Anh Sơn) là nghiến răng, và ép nguyên cả cái lưỡi lên nóc vọng và tập trung tư tưởng liên tục vào đề mục (vì vợ anh ấy hễ thấy anh tập là chị lại chơi piano. Và nhất là tiếng í í trong lỗ tai phải (nhiều hơn): Tiếng ồn này không có gì là khó chịu lắm đâu. Vì đó là Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
36
http://hoasentrenda.com
tiếng ồn của phần não bộ bên phải nó phát ra... khi vô thức của hành giả do tu tập mà mạnh dần lên. Nguyên tắc là vẫn tập trung vào đề mục chớ đừng có mất thì giờ mà ngồi nghe cái tiếng í í này: nó chẳng dẫn mình đi đâu xa cả ngoài hiện tượng Cận Định mà thôi. Ngoài ra có hành giả còn nghe luôn được cả tiếng ù ù của bộ An Ninh Quốc Phòng các cường quốc. Tiếng ù ù này dùng để phát hiện vị trí những tàu ngầm của nhau. Chỉ còn một cách là... uống rượu cho say để mà ngủ. Hay là nghiến răng lại và ép cả cái lưỡi lên nóc vọng và tập trung tư tưởng vào đề mục để thoát khỏi sự nhạy cảm của hệ thần kinh này. (b) NHỊ THIỀN: Từ 12 đến 40 giây
mẽ.
Những kết quả do từ bỏ THAM, SÂN, SI ở trên càng được củng cố và mạnh Tâm còn 4 vấn đề: 1. Tứ: Đề mục xuất hiện liên tục từ 12 đến 40 lần đếm. 2. Hỷ: Nên niệm nó và tiến tu dễ dàng hơn. Xin đừng quên. 3. Lạc: cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc càng tăng so với Sơ thiền. 4. Nhất tâm: đề mục đã phát ra ánh sáng xung quanh. Tâm lý: SỢ MẤT ĐỀ MỤC xuất hiện Nếu tinh tấn, đề mục nhỏ lại và đứng im.
Video Nét Chính Nhị Thiền: http://www.youtube.com/watch?v=1AyQm59v_JE
Đặc điểm thứ nhất: Vì tình trạng đề mục rất là khó giữ và làm cho hiện ra. Đống thời là: Sau khi đã hiện ra rồi thì cứ bị mất hoài! Nên tâm lý "Sợ mất cái đề mục" lúc nào cũng ám ảnh Tu sĩ khi leo lên đến Nhị Thiền.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
37
http://hoasentrenda.com
Đặc điểm thứ hai là: Đề mục tự phát ra ánh sáng. Và hiện ra được từ 12 giây cho tới 40 giây. Tất nhiên, thực tế không hẳn là như vậy! Ý là thời gian xuất hiện của đề mục thông thường là như trên. Nhưng sau này, cái chất lượng của đề mục mới thật sự là cần thiết: Tức là độ phát sáng của đề mục. Hoặc là đề mục thay đổi cường độ phát sáng (lập lòe)! Đặc biệt: Khi thấy được sự lập lòe này, tu sĩ lại có thể hiểu được luôn ý nghĩa của nó!. NHỊ THIỀN với TẦM VÀ TỨ Khi đề mục phát ra ánh sáng là hành giả đã vào được Nhị Thiền hay nếu nói về thời gian xuất hiện thì sẽ là từ 12 đến 40 giây đồng hồ. Khi này thì tâm lý lại có khuynh hướng: Sợ đề mục lại biến mất đi trong tầm nhìn. Do vậy mà tầm (cố vẽ đề mục bằng trí tưởng tượng) và tứ (là cố giữ đề mục xuất hiện càng lâu càng tốt) lại là một trở ngại trong khi hành thiền ở trình độ Nhị Thiền. Giải quyết: Khi đề mục biến mất trong tầm nhìn thì hành giả cũng nên niệm trong tâm rằng: Đó chẳng qua là sự sinh diệt của các pháp. Khi mình chứng được sự sinh diệt của các Pháp này rồi thì mình trở nên bình tĩnh hơn trong công phu. Có nghĩa là mình không còn lên án rằng là “mình tu quá tệ” nữa, khi đề mục lại biến mất trong tầm nhìn. Mà mình hiểu rằng: sự biến mất này là cái tự nhiên của tất cả các pháp. Do bình tĩnh hơn và nhất là không lập tâm rằng mình sẽ ráng làm cho ngon lành hơn... hồi hôm qua khi khởi đầu buổi công phu. Nên tâm mình trở nên an phận hơn. Do sự an phận này mà mình lại an vui hơn. Và vì mình cố ý tác ý về sự an vui này khi đề mục phát ra ánh sáng thì sự Hỷ và Lạc càng thấm nhuần thân thể và càng mạnh mẽ hơn khi còn ở Sơ Thiền. Do an vui mà mình vô Tam Thiền hồi nào mà mình cũng không hay. (c) TAM THIỀN: Từ 40 đến 70 giây
Sự từ bỏ THAM, SÂN, SI càng rõ và mạnh hơn (đời không còn đáng lo nữa cho dù: Động đất hay cháy nhà). Tâm chỉ còn ba vấn đề. 1. HỶ: Nên niệm: hỷ… hỷ… tới khi có một niềm vui dâng lên rồi tu tiếp. 2. LẠC: Nhẹ nhàng hơn Nhị thiền nhiều. Hạnh phúc vô cùng! 3. NHẤT TÂM: đề mục xuất hiện dễ dàng, có hào quang chói về cái thấy. Bị tức ngực (do không hộ thân kỹ) có nguy cơ xuất hồn. Dừng lại: HỘ THÂN CHO KỸ ĐÃ. Nếu tinh tấn: giữ đề mục cho lâu và thực hiện công đoạn đổi đề mục được nói rất kỹ ở phần Tứ thiền. Đề mục xuất hiện từ 40 đến 70 lần đếm. Lúc này sự THANH TỊNH đã lấn xuống luồng BHAVANGA rồi, nên tu sĩ cảm nhận có một sự RUNG ĐỘNG tuy rất NHẸ, nhưng nó cũng làm cho tu sĩ rất KHÓ CHỊU và có cảm giác như BỊ TUỘT ĐỊNH. Ngay lúc này mới đổi đề mục để vào Tứ thiền. Tam Thiền, ôi cái rắc rối của cuộc đời! Đề mục đã chói sáng rất là mạnh và phát ra hào quang (trên lý thuyết là từ 40 cho tới 70 giây). Hiện giờ tu sĩ chỉ chú ý tới cái độ chói sáng của nó mà thôi. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
38
http://hoasentrenda.com
Một trạng thái loạn động cực kỳ khó chịu lại xuất hiện! Tu sĩ nghi ngờ là mình bị "thảm họa" tuột định! Tại sao đề mục vẫn chói sáng ngon lành như vậy mà trong tâm lại kèm theo một hiện tượng giao động theo kiểu bị tuột định lạ lùng như kia? Thật ra đây là lần đầu tiên tu sĩ tiếp xúc với sự loạn động của "Vi Tế Tâm". Phần đông tu tới đây, thì rất là chán nản và sau cùng là bỏ cuộc luôn! Nguyên tắc vượt qua là: Tu sĩ đọc lại Đại Nguyện và chỉ chăm chăm vào đề mục bất chấp chuyện gì xảy ra. Tu sĩ... sống giữa hai trạng thái "Định Tỉnh" cực kỳ ổn định. Đồng thời tu sĩ cảm nhận luôn được cái loạn động của Vi Tế Tâm. Rất là khó chịu.
Video Nét Chính Tam Thiền: http://www.youtube.com/watch?v=oVKNJ0p8qNk
TAM THIỀN và HỶ Khi đề mục lại phát ra tia sáng mạnh như tia hồ quang (cái tia sáng màu trắng xanh khi thợ hàn điện đang hàn đó mà!) thì mình lại vào được Tam Thiền, hay nói theo thời gian xuất hiện của nó thì khoảng 40 đến 70 giây. Tuy vậy cái trở ngại của nó lại là cái hỷ (cái vui ở trong bụng). Tại sao? Là vì khi mình tới Nhị Thiền thì cái vui này nó càng ngày lại càng mạnh. Đến độ, nếu bất chợt nhìn vào gương thì mình lại thấy cái mép của mình cứ cong cong y như là nụ cười của La Joconde (bức tranh trứ danh của Leonard De Vinci) vậy. Và tất nhiên là khi vào Tam Thiền thì cái hỷ này biến mất và hiện tượng trụ tâm vào cái xả cùng với sự cố gắng giữ cái chánh niệm và sự tỉnh giác mà thôi. Do không biết cái chuyện này nên hành giả lại đi tìm ngược lại cái hỷ. Nên lại tự lâm vào cái tình trạng cà xịch, cà đụi: có nghĩa là vừa lên được Tam Thiền (mất cái hỷ) thì lại tìm xuống Nhị Thiền (để tìm lại cái hỷ) v.v.. và cứ lòng vòng như vậy hoài. Ngoài ra, tình trạng Tam Thiền là một tình trạng có rất nhiều cảm nhận đặc biệt: Đến đây. sự thanh tịnh đã có lực: Thô Tâm hầu như đã im lặng, nhưng vi tế tâm vẫn còn giao động (dĩ nhiên). Nhưng cũng vì lúc này cái tâm đã có lực rồi, nên nó cảm nhận được sự giao động của vi tế tâm hay là luồng Bhavanga (vốn là cái cá tánh Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
39
http://hoasentrenda.com
đặc biệt của mình: cá tánh này được tích lũy do những chập tư tưởng cuối cùng của từng kiếp khi mình chết đi và sống lại trong hàng tỷ kiếp luân hồi). Cũng do cảm nhận được sự giao động này mà hành giả lại có cảm giác là mình đang tuột định. Đặc biệt, một vài hình ảnh tiền kiếp của chính mình bỗng nhiên xuất hiện trong vòng một sát na. Cuối cùng, đây cũng là cái trần nhà khi nhập chánh định trên một đề mục (kasina) mà thôi. Không cách gì mà lên được Tứ Thiền với phương tiện này được. (d) TỨ THIỀN: Từ 70 giây trở lên
Những kết quả HẾT THAM, SÂN, SI gần như lúc nào cũng có bên ta. Tâm còn hai vấn đề: 1. Lạc. 2. Nhất tâm. Ở đây, cố gắng chịu đựng độ chói sáng của đề mục và giữ nó càng lâu càng tốt, kế đó đổi đề mục: Quán một khối cầu màu xanh lơ hay xanh lá cây non (màu xanh lá cây non sẽ làm cho tâm tu sĩ ít giao động hơn) có đường kính 3cm. Sau khi đề mục xuất hiện dễ dàng: Làm cho nhỏ lại bằng cách tập trung vào trung tâm của đề mục (hòn bi) và tác ý làm cho nó nhỏ lại. Sau khi, thực hiện thành công hai giai đoạn trên, tu sĩ thực hiện lại công đoạn trên nhưng với đề mục (hòn bi) lần lượt có những màu khác nhau: đỏ, vàng, trắng. (Thay đổi những hòn bi và làm cho nhỏ lại) + Tâm Lực (một mất, một còn) = Tứ Thiền. Ghi chú: Đừng đợi cho đề mục nó tự mất mà phải làm cho nó nhỏ lại khi nó vừa hiện hơi lâu một chút (có nghĩa là lúc thân hòn bi trong hơn) thì đổi đề mục ngay, nhớ làm theo thứ tự từ lớn sang nhỏ. Phản ứng phụ: Bất ngờ, thấy rơi một cái (như máy bay rớt xuống khi vào một túi không khí loãng) và một không gian trong suốt bao la xuất hiện càng ngày càng rõ. Tu sĩ đã chứng: Quan-quả-thiên (cung trời đầu tiên của Tứ thiền, Cung trời có không gian rộng lớn, trong sáng với không khí sạch sẻ như được lau chùi.). Xuất hồn: Đang tập mà tự nhiên thấy mình đứng ngay ở một chỗ nào đó, không có sự cảm nhận của thân thể! Nhưng chỉ có "cái Thấy". Giống như là con mắt nó di chuyển đến chỗ đó vậy. Tiếp tục dùng kỹ thuật thiền định để vào Quang Quả Thiên. Sau Khi ở Quang Quả Thiên thì: Trong bất cứ điều kiện nào thì hành giả đều cố gắng giữ tình trạng đang có càng lâu càng tốt. Tất nhiên, vào những lúc đầu (1 và 2) thì không làm gì được là cái chắc. Nhưng sau đó thì làm được và làm rất là dễ dàng. Do hành giả trụ tại sự thanh tịnh này nên khi ở càng lâu thì sự thanh tịnh càng nghiều và đi đến cái tư tưởng nó... keo lại (Vô Tưởng Thiên). Vô Phiên Thiên là cung Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
40
http://hoasentrenda.com
trời của các Thánh Tăng. Lúc bây giờ công việc tu tập trở nên đơn giản hơn. Công việc kế tiếp là phải: ngăn không cho tình trạng an chỉ, vừa mới có, chìm xuống luồng Bhavanga. Quán một MÀN TIVI màu trắng như hột gà bóc, tâm đọc thật chậm rãi: Chuẩn bị... thuận thứ... cận hành... chuyển tánh... an chỉ… Cho tới khi thấy hơi ngộp thở dài thì giảm cường độ tập trung. Tập đi tập lại cho thật nhuyễn rồi mới bước sang con đường Minh sát tuệ. Ở đây tu sĩ thường mắc phải sai lầm là hấp tấp trong khi tu tập, lần này đừng để phạm sai lầm đó nữa, tu sĩ phải từ tốn, đừng vội vàng. Phải tập đi tập lại cho nó nhuyễn rồi mới bước vào Minh sát tuệ. Ghi chú: Khi đọc chậm rãi câu trên, tu sĩ nên lắng tâm để thâm nhập vào ý nghĩa của từng chữ, vì đó là năm (5) chập tư tưởng của Tốc hành tâm (Javana).
Video Nét Chính Tứ Thiền: http://www.youtube.com/watch?v=pOOHCDLW8FI
TỨ THIỀN và HƠI THỞ Chắc rằng các Bạn cho rằng: Đây là bước đầu của sự tự thắng, nên chỉ còn một nước là: Một mất, một còn chớ gì? Đó là trên lý thuyết mà thôi. Xin quý bạn bình tâm và đừng có lo về cái chuyện phải chiến đấu với cái hơi thở ở cái trình độ Tứ Thiền này. Một ví dụ:
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
41
http://hoasentrenda.com
Lấy một cái đồng hồ báo thức loại cổ lỗ xỉ (loại lên dây thiều) loại mà khi nó chạy, nó kêu một cách ồn ào: tích tắc... tích tắc đó. Kế đó là mình ngồi lắng nghe tiếng động của cái đồng hồ này, khi mình đã có thể nghe rõ cái tiếng tích tắc tích tắc của nó rồi, thì mình lại để cái đồng hồ đó cách xa mình hơn một tý. Kế đó là mình cứ ngồi yên tại chỗ cũ mà cố nghe cái tiếng động của cái đồng hồ đó. Sau khi nghe được rồi, thì lại đem cái đồng hồ đó ra xa hơn một tý nữa và cứ thế mà làm cho tới khi phải cố gắng lắm thì mình mới có thể nghe được nó. Tới đây, quý vị có để ý rằng: hơi thở của chính mình lại tự động chậm lại và đôi lúc mình lại tự động... nín thở để mà nghe chăng? Tứ thiền cũng dùng một nguyên tắc đó để tự động quên hơi thở. Sau khi dùng cái đề mục của mình để vào được Tam Thiền (đề mục phát hào quang) thì mình lại đổi cái đề mục ấy thành những hình ảnh của những hòn bi có những màu sắc khác nhau và theo thứ tự như sau: Màu xanh dương, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng và cuối cùng là màu trắng. Về đường kính của các hòn bi này thì có 2 (hai) giai đoạn: (golf).
1. Giai đoạn thứ nhất: là đường kính khoảng 3cm hay là to như trái banh cù
2. Giai đoạn thứ nhì: là tập trung vào ngay trung tâm của hòn bi, sự tập trung vào chỗ này, tự động làm cho hòn bi đó nhỏ lại và có đường kính là một ly (1mm) Cách thực hành như sau: Khi hòn bi xuất hiện ra ngay đằng trước mặt mình rồi và có cái màu mà mình muốn (ví dụ như là màu xanh dương, màu xanh da trời đó mà) thì mình lại tập trung vào ngay trung tâm của nó để làm cho hòn bi đó nhỏ lại. Sau khi nó nhỏ lại rồi, thì mình lại đổi cái màu của nó. Hành động này, muốn cho dễ làm, thì mình phải vẽ nó lại ở cái dạng có đường kính to hơn, có nghĩa là: như trái banh cù hay là khoảng 3cm. Sau khi nó có màu sắc khác (màu đỏ chẳng hạn) thì lại làm cho nó nhỏ lại bằng cách là nhìn vào ngay trung tâm của nó. Và cứ lập đi lập lại như vậy với những hòn bi có màu sắc khác nhau. Hỏi: Tại sao lại là phải theo cái thứ tự màu sắc đó? Đáp: Là vì màu xanh dương là âm, màu đỏ là dương, màu xanh lá cây (màu xanh đọt chuối) là tâm đã thanh tịnh, màu vàng là màu của sự giữ giới luật và màu trắng là... bảy màu hoà lại, và là màu đầu tiên để vào cõi Vô Sắc. Hỏi: Tại sao phải làm cho hòn bi nhỏ lại? Đáp: Là vì để nâng cao hơn nữa sự tập trung tư tưởng hay tình trạng nhập chánh định. Nhập vào Tứ Thiền: Trong lúc đang làm như trên thì hành giả cảm nhận rằng thân thể mình nó rớt xuống một cái, y như là... máy bay nó xụp ổ gà vậy. Và các hòn bi biến mất và thay vào đó là một không gian trong và sáng, bao la và rộng lớn: Hành giả đã vào được tầng trời đầu tiên của Tứ Thiền Hữu Sắc. Các Ngài đã đặt tên là “Quang Quả Thiên” có nghĩa là chư Thiên ở những nơi có không gian quang đãng và rộng lớn. Hơi thở tự động biến đi trong khi nhập định bằng cái mẹo vặt thay đổi các đề mục như trên đã trình bày. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
42
http://hoasentrenda.com
(2) QUÁN MÀN TIVI - TÂM KÍNH ĐÀN Trình độ lý tưởng là... Tứ Thiền Hữu Sắc (TTHS). Hành giả dùng đề mục nhập vào TTHS. Khi nhập chánh định vào tới đó: hành giả thay đổi đề mục, quán một cái khung như một màn ảnh Tivi (TV). Màn ảnh này có kích thước 9 cm × 12 cm. Về màu sắc thì tùy vào trình độ nhập định nông hay sâu mà màu sắc sẽ xuất hiện theo trình tự biểu kiến như sau: Màu đen xám, màu xám, lấm tấm những hạt cát màu vàng, rồi màu vàng và sau cùng là màu trắng như trứng hột gà bóc. Màu trắng này đặc biệt là hành giả có thể thấy cả chiều sâu của nó. Tâm lực thể hiện qua mức độ quán tưởng của hành giả. Tâm càng có lực thì linh ảnh trong màn TV càng rõ, càng nhiều chi tiết và rất sống động Tâm Kính Đàn 1. Dùng đề mục để chứng các từng thiền 2. Quán một cái màn ảnh như màn ti vi to cỡ 9cm x 12cm 3. Sơn cho màn ti vi đó nó có màu trắng y như hột gà luộc và bóc vỏ. 4. Giữ cái màn ti vi này 24 trên 24 trong vòng 1 tuần. 5. Sử dụng cho việc đời thì Màn ti vi lại nằm ngang (tự động) 6. Sử dụng cho việc Đạo thì màn ti vi lại dựng đứng (cũng tự động). Nhiên liệu để chạy màn tivi hay là "Tâm Kính Đàn": 1. Giữ giới luật cho thật là ngon lành. 2. Kiểm tra tư tưởng liên tục (có nghĩa là không có chuyện giải lao) 3. Và Thiền Định.
(3) TU TẬP THẦN THÔNG Khi vào được Tứ thiền, tu sĩ lo tu về thần thông để tập làm chủ tư tưởng. Ở đây, tu sĩ đã gần kề mục tiêu của Phật giáo rồi, nhưng chưa có một tý gì về Phật pháp hết. Mặc dù với sự cố gắng hết sức, tu sĩ có thể có đủ ngũ thông: - Thiên nhãn thông: Quán một màn tivi, giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một cảnh vật nào đó (nên chọn một cảnh vật gần nơi mình ở để có thể kiểm soát khi mình làm xong thí nghiệm). - Thiên nhĩ thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ ở đâu, và đang nói những gì? Liền thấy ổng đang làm cái gì đó trong màn tivi, và nghe tiếng nói của ổng “xuyên qua” đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác! - Tha tâm thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ đang nghĩ gì? Liền nghe tiếng nói của tư tưởng ổng xuyên qua đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác! - Túc mạng thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
43
http://hoasentrenda.com
muốn coi một quá khứ gần mình đang làm những gì: Liền thấy mình đang làm cái gì đó trong màn ti vi. Cùng một thể thức ấy, tác ý muốn coi mình đang làm gì vào lúc ba tuổi chẳng hạn... Một tuổi... Không tuổi... Lúc này nên đặt câu hỏi “Rồi sao nữa” để thấy được tiếp... Nhớ giữ giới luật thật nghiêm khắc khi thử nghiệm. - Thần túc thông: Trước khi thí nghiệm, lấy một cái đĩa và rắc khá dày bột phấn rôm (talc) hay tro lên đĩa đó, để dĩa trên bàn ngoài phòng khách. Vào nơi mình tu tập, nhập Tứ thiền, quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn thấy nơi mình để cái dĩa và tác ý muốn vào nơi đó để in bàn tay mình lên đĩa đó. Liền thấy mình đứng trước đĩa và in bàn tay mình lên đó. Xuất định, đi ra kiểm soát coi có dấu tay mình trên đó không? Nhớ nhờ một người khác xác nhận có đúng vậy không? Để tránh rơi vào ảo giác! Sau đó tác ý đi lấy một cái gì đó của một anh bạn nào đó... Lấy xong nhớ trả lại họ chớ không thì tội nghiệp họ. Tuy vậy, họ vẫn bị Phật giáo gọi là tà đạo!!! Và như vậy, cho tới khi tu sĩ vào được Phi phi tưởng xứ. Lúc này tu sĩ có thể coi được bốn mươi kiếp (40), vì còn tà đạo, tu sĩ không cách gì coi được kiếp thứ bốn mươi mốt (41)!!! Thật là ghê gớm, khi được biết mình vẫn còn bị kìm hãm trong tà giáo! Lúc đó tu sĩ mới hiểu được sự cao siêu của đức Phật. Chỉ khi nào Tu sĩ vào được Diệt thọ tưởng định thì lúc đó tu sĩ mới được công nhận là không còn tà đạo nữa!!! Tất nhiên còn phải vào cho đủ bảy lần để chỉ thành Độc giác Phật. Còn bậc “Như lai, ứng cúng, chính biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, thế tôn” thì Thằng ngọng tôi, xin nghiêng mình đảnh lễ! Trên đây là con đường dành cho những người thật là bình thường đi vào chính đạo (có nghĩa là phải đắc các từng thiền trước rồi mới vào được Chân lý). Còn một con đường khác hay hơn và rất là hiếm khi thành công, đó là con đường đi tắt vào Chân lý. Có nghĩa là, khi ngồi nghe nói chuyện đạo, tự nhiên do câu chuyện gây xúc động mãnh liệt, tâm của người đó đột biến và ngừng giao động, nếu cứ để yên như vậy thì có thể đắc ngay quả vị A La Hán mà không cần phải đắc các từng thiền. Chúng ta nên thận trọng khi gặp những cái gọi là Tà sư, có những tà sư thật sự là dở (phần 1.). Đối với các pháp môn đó, là Phật tử, chúng ta không tu theo họ. Nhưng cũng có những “tà sư” nhưng vẫn còn dùng được vì chữ tà đây lại có nghĩa là chưa tu xong. Vậy chúng ta đừng vội cho ông này tà, bà kia chính. Vì thật sự vấn đề chánh, tà hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Vì oái oăm thay, chúng ta hoàn toàn vô minh có nghĩa là còn tệ hơn là tà đạo nữa! Thật vậy tà đạo chỉ dùng cho những tu sĩ hoặc tu sai lầm, hoặc chưa tu xong. Còn chúng ta không hiểu gì hết về vấn đề tu hành (vì còn là vô minh) mà bày đặt đi lo phê bình này nọ theo quan niệm rất là phàm phu của chúng ta.
(4) VÔ SẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP (a) TRẠNG THÁI TÂM LÝ Ở VÔ SẮC:
Đó là 5 trạng thái tâm lý khác nhau hoàn toàn: Không thể giải thích cho cặn kẽ được... trừ khi Anh tới đó vì: Lời nói viết chỉ là một phần thôi còn khi Anh đạt được nó rồi lúc đó Anh mới hiểu rõ nó trong cái toàn diện. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
44
http://hoasentrenda.com
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên. 2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không còn gì hết. và có rõ ràng cái cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên. 3. Vô sở hữu xứ: Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên. 4. Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Nói rằng người đó Có Tư Tưởng thì không đúng nhưng nói rằng họ không có tư tưởng thì cũng không đúng luôn. Kèm theo một cảm giác là sâu xa thẳm và rộng lớn vô biên. 5. Tính Không: Vô Ngã, trong veo và vắng lặng. (b) PHƯƠNG PHÁP TU TẬP
Video Nét Chính Vô Sắc: http://www.youtube.com/watch?v=NlrggsA8eB8
Đề Mục là ngôi sao màu trắng nhỏ như cái chấm, không kể cái ngoặc (.) Đề mục phát hào quang: - Hào quang trắng chói chang + một tý màu cầu vòng: Không Vô Biên - Hào quang bảy màu (như cầu vòng): Thức Vô Biên - Hào quang bảy màu chiếm hết không gian của tầm nhìn: Vô Sở Hữu. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
45
http://hoasentrenda.com
- Như trên nhưng mạnh mẻ hơn nhiều Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
(i)
Không Vô Biên Xứ: Điều kiện: Xuất và nhập Tứ Thiền Hữu Sắc dể dàng như... cao bồi rút súng vậy. Đề mục: Nhắm mắt 100% và quán tưởng về một cái chấm trắng nhỏ như vầy đây: (.) Diễn tiến:
Chấm trắng nhỏ xíu (càng nhỏ càng tốt) sau một thời gian được hành giả khéo léo an trú thì đã có thể phát ra những tia sáng. Những tia sáng này càng lúc càng sáng và càng lúc càng lan rộng ra, và chiếm dần khoảng không gian (màu đen) bao la và rộng lớn. Sau khi lan rộng một mức độ nào đó thì những tia sáng này ngừng lại, không thể lan rộng thêm nữa. Và bước kế tiếp là những tia sáng này biến thành những màu sắc của cái cầu vòng. Diễn tả thêm về những màu sắc này. Những màu sắc này không có giới hạn riêng biệt của nó mà chúng lại nhoà dần và đồng thời chuyển dần sang từ màu này qua màu kia (y như sự chuyển biến các màu sắc trong cái cầu vồng vậy). Vì đôi lúc, trong quá trình tu chứng ở cõi Hữu Sắc, hành giả cũng có lúc lại có cái cảnh Không gian đầy màu sắc. Nhưng những màu này nó không như là màu sắc trong cái cầu vồng mà nó lại có ranh giới hẳn hoi. Cảnh này là cái tâm sân hận. Khả năng: Cõi đầu tiên của Vô Sắc là: Không Vô Biên Xứ, đạt được cảnh giới này thì hành giả có khả năng cảm nhận được những cảm giác của một chúng hữu tình nào đó. Một ví dụ: NP (thằng nhóc của Cô Bé Hàng Xóm) mới có 13 tuổi, khi nó vào được cái cảnh giới này thì khi nó tập trung vô cây ớt thì nó biết là cây nó đang khát nước! Và khi nó ngắt trái ớt thì nó biết là cây ớt nó bị đau. DP (em của nó) cũng vào được lớp định này và nó hay để ý tới đệ và khi đệ đau cái dây thần kinh toạ thì nó nói nó cũng đau chỗ đó! Như vậy cái cảm giác của thân thể hành giả nó không còn giới hạn trong cái thân thể của mình nữa mà nó lại có thể lan ra đến độ ... không còn biên giới nữa. Do đặc tính này mà cõi này mới có tên là: Không Vô Biên Xứ.
(ii) Thức Vô Biên Xứ Nhập vào từng lớp định này là cả một vấn đề, vì cái màu sắc trong không gian làm hành giả chia trí và khó tập trung cho được vào cái chỗ của ngôi sao đã biến đâu mất tiêu rồi. Tuy vậy với cố gắng và sự tinh tấn, hành giả rồi cũng làm được. Lần này hành giả sẽ thấy được nguyên cả cái không gian đã được nhuộm bởi màu sắc (y như cầu vồng). Kết quả là hành giả có thể đọc tư tưởng một cách dễ dàng. Ví dụ: Cô Bé Hàng Xóm lại báo cáo với đệ là hai đứa nhỏ, sau khi vào được Thức Vô Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
46
http://hoasentrenda.com
Biên Xứ thì: “Tụi nó nói chuyện với nhau bằng... Thần Giao Cách Cảm. Người ngoài sẽ không nghe gì hết và cũng không hiểu gì hết luôn. Chỉ thấy tụi nó lắc đầu và gật đầu mà thôi. Y như là mình coi phim câm.
(iii)
Vô Sở Hữu Xứ
Hành giả cũng ngay vào chỗ cái ngôi sao mà chú tâm thì, bỗng nhiên không gian từ từ đen ngòm lại và tuy rằng đen ngòm nhưng hành giả có thể cảm nhận được sự to lớn của nó. Kết quả hành giả có thể cùng một lúc cảm nhận được người khác đang đau ở chỗ nào và cũng đồng thời đọc được tư tưởng của họ luôn. Con Người thì gồm có hai cái: Thể xác và tư tưởng, nay do lớp định này mà hành giả đã có thể phá tan cái giới hạn của hai cái thể này! Cả hai đều trải rộng ra vô tận, nên cả hai không còn thuộc về mình nữa do vậy mà nó có tên là: Vô Sở Hữu Xứ.
(iv) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Cũng cái chỗ đó mà hành giả tập trung tư tưởng vào không gian càng bao la và càng đen ngòm. Kết quả: sự im lặng tư tưởng nó có thể kéo dài lâu cỡ nào cũng được. Thô tâm và vi tế tâm đã bị định lực khuất phục. Đến độ, hành giả có cảm giác là mình đã thanh tịnh thật sự rồi. Nếu và chỉ nếu... khi hành giả thật sự chú tâm vào cái sự thanh tịnh này thì bất chợt hành giả tự hiểu rằng: Thứ nhất, đây là một sự thanh tịnh rất là cao cấp. Từ hơi thở đã chấm dứt từ lâu (nếu hành giả vào lớp định này cho thật là sâu) Thứ hai: Nhưng... não bộ vẫn còn hoạt động. Do vậy mà bản ngã vẫn còn mạnh như tự thủa nào.
(5) MINH SÁT TUỆ
Video Nét Chính Minh Sát Tuệ: http://www.youtube.com/watch?v=Eu9iRBPNPXY
Là trí tuệ quán xét mình hay chứng và đắc câu: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
47
http://hoasentrenda.com
“THÂN NÀY KHÔNG LÀ TA, LINH HỒN NÀY KHÔNG PHẢI TA, TƯ TƯỞNG NÀY KHÔNG LÀ TA.” A. Nhập lên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng vững mạnh. B. Chánh niệm 1. Sau đó là niệm thanh tịnh hoài thôi. Nhập từ SƠ THIỀN tới TỨ THIỀN (dựa vô đề mục), kế đó quán một màn tivi trắng như hột gà bóc, giữ càng lâu càng tốt. Tâm niệm: THANH TỊNH, THANH TỊNH… 2. Sẽ tới lúc cảm thấy ngộp thở. Lúc đó cố gắng niệm tiếp một niệm QUYẾT ĐỊNH: THANH TỊNH! Từng tý một, từng ngày một mà tu sĩ cứ đong đưa với sự ngộp thở. Tất nhiên là chẳng có ai mà quen được với cái chuyện lạ đời này. Dĩ nhiên là sợ! Sợ bị điên (Tibu), sợ bị chết... Khẩu quyết của chư tổ ghi lại là: Cho dù có sợ, thì đừng có sợ cái sợ của mình. Có nghĩa đừng có sợ quá rồi ngưng không tập luôn thì toi cơm! Mà nên coi lại giới luật, xong rồi đi hỏi người đã làm xong coi có bị điên hay bị chết hay không?... Chuyện gì cũng vậy, người đi trước lại cười ngặt nghẽo mà nói rằng: "Nó không có chết đâu, không ai bị gì cả. Chẳng qua là cái bản ngã nó sợ chết, nó sợ điên nên nó xúi mình nghỉ chơi đi đó." Đừng có tới liền mà cứ nhích từng tý một và khi nó quen thì nó qua nhẹ hìu hà! 2.1. Tu sĩ sẽ thấy hình ảnh của mình xuất hiện trên màn tivi. Ở đây tu sĩ lại rất XA LẠ với hình ảnh đó: Không biết đó là AI? Không biết nó tên gì? Kế đó là làm quen với anh chàng ngu ngu này. 2.2. Và sau đó là tiến thêm một bước quan trọng nữa là: Ở trong trạng thái ngộp thở này mà suy nghĩ về trái đất! Làm đi rồi mới biết nó ra làm sao! Vì cứ vào đó thì ở trong sự "Thanh tịnh" thì khó làm được cái gì khác lắm! Nếu suy nghĩ về TRÁI ĐẤT thì có cảm giác: Tôi chưa sinh ra ở đó một (1) lần nào! Nhưng cũng vì tính kiên trì và cũng vì thới quen mà rồi có lúc hành giả làm được và làm một cách dễ dàng. Sự dễ dàng này là vì nhờ vào ba cái chuyện độ tử, độ sinh này nọ khi mình đang tập sự "hành nghề" tu sĩ. 2.2.1. Câu trả lời lạ đời: "Tôi chưa sanh ra ở chỗ này lần nào!" Khi đối diện với Trái đất trong không gian bao la... là một điều hoàn toàn phi lý! Nhưng sau này tu sĩ hiểu rằng: Sự thanh tịnh cao độ (ngưng thở...) chưa lần nào xảy ra cho một chúng sinh khi vẫn còn sống trên trái đất này! C. Thực tập chánh định Là một kỹ thuật tập dượt về tâm lực cao cấp nhất. Tu sĩ dượt kỹ những kỹ thuật này cho thật là nhu nhuyễn và dễ sử dụng. Tu sĩ càng nắm vững các tầng thiền chừng nào, thì vào Diệt Thọ Tưởng Định càng dễ chừng đó.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
48
http://hoasentrenda.com
(6) VÔ DƯ NIẾT BÀN
Video Nét Chính Vô Dư Niết Bàn: http://www.youtube.com/watch?v=P_n9PhgFVOU
Sau khi qua được sự ngộp thở. Rồi đến chuyện suy nghĩ về Trái đất với trạng thái thanh tịnh và nhất là với câu xác minh: "Chưa bao giờ sinh ra được ở nơi này". Hành giả đã hiểu rất rõ là chưa có một chúng sinh nào được sinh ra ở Trái đất với sự thanh tịnh y như hành giả đã vừa và đang trải qua. Đây là cải mớm mồi của sự không tái sinh. Và ũng có thể hiểu là: Với sự thanh tịnh này thì không có nơi nào mà chưa hành giả cả. Do đó, khi hành giả sút quả cuối cùng, qua cách định nghĩa của cái anh chàng ngu ngu (vốn đại diện cho sự sống hiện hữu...) bằng ba pháp ấn: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã thì việc giải thoát mà còn trở ngại, hoặc là không thực hiện được thì mới là lạ!
(7) DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH Muốn nhập vào trạng thái đầu tiên của quy trình Diệt Thọ Tưởng Định thì hành giả dùng cái niệm "Thanh Tịnh" ở vào trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc: Khi trạng thái "Thanh Tịnh" tác động ngược vào chính ngay thân thể của hành giả thì hành giả sẽ cảm thấy như mình đang bị... ngộp thở vậy . Lời bàn: Hiện tượng này thật ra cũng là bình thường hết sức là vì: các Ngài đã từng nói rằng: "Tâm Thanh Tịnh thì Cảnh Thanh Tịnh". Do cái xì xụp của hơi thở nó còn hoạt động nên theo đúng nghiã của chữ "Thanh Tịnh" thì thực tế rằng mình đang còn ... giao động. do vậy mà khi nhập vào Tứ Thiền Hữu Sắc thì tâm lực lúc này rất là mạnh nên khi niệm "thanh tịnh" thì việc đầu tiên nó sẽ tác động vào hơi thở của mình. Với cái đặc tính "Dũng" của một người đã từng thề rằng: Một là sanh cỏ, hai là đỏ ngực: nay con đã quyết chí đi theo con đường của Ngài thì nhằm nhò gì ba cái chuyện ngợp thở này. Đọc xong thì hành giả tự chiến đấu với cơn ngợp thở và cố Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
49
http://hoasentrenda.com
gắng niệm cho được cái niệm "Thanh Tịnh" cuối cùng trong lúc nhập chánh định cao độ này: Do trạng thái nhập chính định cao độ này cộng với cái niệm "Thanh Tịnh" kia: Hành giả đã có thể quên được cái bản thân và... lọt vào "Chân Như" qua "Cái Thấy" Hiện tượng kế tiếp là: Hành giả nay đã là "Cái Thấy" thấy hình ảnh của một anh chàng đang ngồi kiết già ở trong một cái khung hình dựng đứng. Đối trước cái hình ảnh của anh chàng này, "Cái Thấy" lại có cảm giác rằng đã có thấy ông này ở đâu đó nhưng lại không biết ở đâu, cảm giác quen quen và ngờ ngợ này rất là lạ kỳ, khi nhìn vào cái hình ảnh này "Cái Thấy" lại... hiểu rằng cái anh chàng này sao mà ngu ngu và khờ khờ và không được... bình thường lắm. Khi tác ý vào Trái Đất thì một tư tưởng lại xuyên qua đầu mình từ bán cầu Phải sang bán cầu Trái của cái não bộ của mình như sau: - Tôi chưa từng sanh ra ở đó một lần nào cả !!! Thập phương Chư Phật không chấp nhận bất cứ một trường hợp “Bất Kỳ” nào cả. Do vậy, chuyện vào Diệt Thọ Tưởng Định phải hội đủ những điều kiện tối thiểu sau đây: 1. Tâm lực phải đủ mạnh, có nghĩa là trình độ Nhập Định phải là Tứ Thiền Hữu Sắc. Tâm lực này biểu hiện qua ngũ thông. Mà mình có thể tập được. 2. Ý đồ Giải Thoát phải là cái đích để đến, Không nuôi dưỡng và tìm cách thực hiện cái ý đồ này thì “Không có chuyện Giải Thoát” cho dù có tu theo... Đạo Phật. 3. Bí quyết vào Diệt Thọ Tưởng Định phải được học thuộc nằm lòng. 4. Hành giả phải hiểu rằng khi vào đó xong thì hơi thở sẽ ngừng hoạt động. Do vậy, phải một mất một còn với cái... hột cát hơi thở này. 5. Họ cũng là người và đã làm được thì mình phải làm được. Chỉ hơn thua phương pháp mà thôi, nay mình đã được biết phương pháp rồi thì chỉ có làm mà thôi, không thèm nói nữa. Cũng như là biết bơi rồi vậy, kể từ giây phút này thì có quăng xuống nước thì bì bõm lội được thôi. Không quên được. Tất cả những từng lớp thiền đều còn đó, một khi đã tập qua. Chỉ có cái đặc biệt là khi giải thoát xong thì cái tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại trong đầu của mình như sau: “Tu đã thành, học đã xong, tôi làm việc tôi làm”. Mục đích của những tu sĩ PHẬT GIÁO. Ở đây tu sĩ đã lọt vô được CHÍNH ĐẠO. Còn phần trước là TIÊN ĐẠO hay còn gọi là TÀ ĐẠO hay con đường chưa tu được hết. Nếu vô được: 1 lần (TU ĐÀ HƯỜN). 2 lần (TU ĐÀ HÀM). 4 lần (A NA HÀM). Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
50
http://hoasentrenda.com
7 lần (A LA HÁN). Tương tự như MINH SÁT TUỆ, nhưng cho tới khi bị NGỘP thật sự, cố gắng niệm 1 trong 3 PHÁP ẤN: 1. ĐỜI: VÔ THƯỜNG 2. PHÁP: VÔ NGÃ 3. THỌ: THÌ KHỔ. Hay: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Là lọt vô. Ở đó nếu tu sĩ có ý niệm về một vật hay một nhân vật nào đó thì: tu sĩ sẽ LÀ NÓ, bằng cách: Tu sĩ MANG HÌNH DẠNG nó và có những RUNG ĐỘNG đặc biệt của nó. Nếu không muốn tập nữa thì thôi. Khi ra khỏi tình trạng đó, tu sĩ sẽ nhận thấy rằng: TIM và PHỔI đều ngưng hoạt động trong lúc CHỨNG QUẢ. Thời gian đắc quả tùy theo ý muốn của mình có thể từ 01 giờ đến 07 ngày.
(8) NGỘ ĐẠO - NHẬP LƯU Thường được nói đến rất nhiều trong các tài liệu về THIỀN TÔNG, nhưng ít ai biết THỰC CHẤT nó là như thế nào: dựa vô đâu mà các thiền sư nói người này NGỘ, người kia chưa NGỘ? Lúc nào thì tu sĩ có khả năng NGỘ? Nói như thế có nghĩa là khi nào thiền sư mới cho thiền sinh MỘT CÔNG ÁN? Biểu hiện của người NGỘ ĐẠO là như thế nào? Ở đây chỉ là những nhận định và những kinh nghiệm của những bật đàn anh đã tu chứng và truyền đạt lại cho chúng ta, nên tu sĩ có TRỌN QUYỀN nghe theo hay không tùy: (a) Lúc nào tu sĩ có KHẢ NĂNG ngộ đạo?
Lúc tu sĩ chứng và đắc NHỊ THIỀN. Lúc bấy giờ, tu sĩ TẠM THỜI ngưng công phu và chuyển sang một trong hai câu hỏi sau: a. Phật tính Ở KHẮP MỌI NƠI, mà sao mình không biết cà? b. Vạn vật ĐỒNG NHẤT THỂ, tại sao mình lại không biết cà? (b) Biểu hiện của người ngộ đạo là như thế nào?
Trong khi đang nhập định với tư tưởng trên, sẽ có một lúc tu sĩ cảm thấy mình TAN RA hay BIẾN ĐÂU MẤT và tu sĩ có cảm giác rằng: Mình ở KHẮP CẢ MỌI NƠI, tuy nhẹ nhưng cảm giác đó GÂY TÁC DỤNG rất MÃNH LIỆT trên thân thể của tu sĩ: Bằng chứng là, tu sĩ BỊ NGẦY NGẬT SUỐT 24 GIỜ (kể từ lúc có cảm giác được nói ở trên). Xin nhắc lại cho KỸ: Thời gian ngộ đạo rất ít khi XẢY RA TRONG LÚC CÔNG PHU, mà thường xảy ra lúc ta đang SINH HOẠT bình thường (hay lúc ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI). Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
51
http://hoasentrenda.com
Khi hành giả Ngộ Đạo thì hành giả sẽ phải qua một quy trình tạm gọi là: Quy trình Reset! Có nghĩa là cái hệ thần kinh của hành giả hiện nay chỉ hoạt động theo chiều hướng của Nghiệp Lực mà thôi. Sau khi được gọi là “Nhập Lưu” hay “Ngộ Đạo” hệ thần kinh của hành giả sẽ rung động để thấm nhuần cái Chân Lý mà hành giả chỉ mới nếm được trong một chớp mắt mà theo danh từ chuyên môn: thời gian ngắn ngủi đó còn được gọi là một “Sát Na”. Sự rung động của hệ thần kinh trên sẽ làm cho hành giả chóng mặt trong suốt 24 giờ kể từ lúc hành giả Ngộ Đạo VÀ NẾU, KHÔNG CÓ CẢM GIÁC NGẦY NGẬT VỪA NÓI TRÊN, LÀ CHƯA ĐÚNG. (c) Dựa vô đâu mà thiền sư nói người này NGỘ?
Dựa vô THẦN THÔNG, Với THIÊN NHÃN thanh tịnh, Thiền sư thấy ngay GIỮA NGỰC ai đó CÓ MỘT CHỮ VẠN VỚI ĐƯỜNG KÍNH 10cm MÀU VÀNG SÁNG CHÓI! Và ông ta nói ngay, nói một cách KHÔNG NGƯỢNG MIỆNG, nói rất CHÂN CHÍNH và rất CHÍNH NGỮ rằng: “NÀY BẠN, BẠN ĐÃ NGỘ ĐẠO! Nhưng tôi có BỔN PHẬN phải nhắc với bạn rằng: Bạn còn CÁCH PHẬT RẤT XA! Y như bạn vừa mới lấy BẰNG XÓA NẠN MÙ CHỮ xong, nhưng bằng này được cấp cho bạn VỀ PHƯƠNG DIỆN TÂM LINH. Vì bạn chỉ mới NGỘ, còn NHẬP nữa!”. LỜI DẶN: Nếu trước khi nhập định mà thấy: CON MẮT TRÁI, HOA RƠI, NGƯỜI LÚC NHÚC, NHIỀU NGƯỜI NGỒI XẾP BẰNG KHÔNG CÓ Ở TRÊN HOA XEN NÀO CẢ, NGHE TIẾNG NÓI BÊN LỔ TAI, TỨC NGỰC, NGỬI ĐƯỢC MÚI THƠM…. MỘT CÁCH BẤT NGỜ: Thì phải ngừng ngay! Và tập HỘ THÂN, nếu không sẽ bị CẢNH GIỚI CHI PHỐI! TB: Kinh nghiệm của bản thân đệ là: khả năng Ngộ Đạo cao nhất là trình độ nhập vào Nhị Thiền: Khi hành giả đã thấy đề mục rồi và kèm theo trạng thái tâm lý là "sợ đề mục lại mất đi". HL
(9) HOẠT ĐỘNG TÂM THỨC TRONG CÔNG PHU Do ý thức càng ngày càng mạnh, vì càng ngày càng thanh tịnh nhờ vào việc nhập chánh định. Nên, tu sĩ có thể cảm nhận một cách rõ ràng sự hiện diện của bản ngã qua sự rung động của luồng Bhavanga khi chứng Tam-thiền. Áp dụng công thức đổi đề mục liên tục, tu sĩ sẽ nâng cao hơn nữa mức độ tập trung tu tưởng để vào Tứ-thiền (vùng trời của sự làm chủ tư tưởng). Ở đây, ý thức dùng niệm: “thanh tịnh” để làm Mạc-na-thức xuất hiện. Dưới tác dụng của niệm “thanh tịnh” được ý thức đọc lên ở trạng thái Tứ-thiền, bản ngã văng ra ngoài, bị khuất phục đợt một, và tiếp tục lừa đảo bằng cách cho tu sĩ biết Minh-sáttuệ. Thực tế, nếu tu sĩ chấp nhận một cách ngây thơ rằng mình đã được giải thoát, tu sĩ chỉ mới chứng đắc được quả vị Minh Tiên với một bản ngã còn to như thửa nào. Thế nhưng, do định lực dũng mãnh của ý thức. Tu sĩ lập lại hiện tượng trên và dùng ngay “ lý” của Chân lý để định nghĩa lại Mạc-na-thức: Khổ… Vô thường… Vô ngã… (khi bị ngợp thở dưới tác dụng của niệm “thanh tịnh”). Lúc bấy giờ ý thức đã Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
52
http://hoasentrenda.com
đủ lực để hòa tan được bản ngã (Mạt Na Thức hay là ý thức ) và Mạc-na-thức đã hoạt động đồng bộ, hay đúng hơn: Từ tình trạng không đồng bộ, ý thức và Mạc-na-thức đã tạo nên một “pháp giới của thói quen vô minh”: A-lại-gia thức. Nay, do chúng đã hoạt động đồng bộ nên tu sĩ đã bước sang một thế giới mới của sự: Giải thoát tri kiến hay Đại viên cảnh-trí, tới đây con đường đạo pháp lại mở ra hai ngả rõ rệt: 1. Nếu có ác nghiệp đời trước (giết anh em để đoạt của, giết cha mẹ…) mà tu hành thành công: Tu sĩ sẽ không có cơ hội để nói lại kinh nghiệm tâm linh của mình cho “Con người” nghe. Điều này buộc tu sĩ phải vào Niết bàn với quả vị Độc-giác Phật hay Bích-chi Phật. 2. Nếu do thiện nghiệp mà tu thành: Tu sĩ sẽ có cơ hội để nói lại cho “Mọi người” nghe và thực hành theo kinh nghiệm tâm linh của mình. Tu sĩ này được gọi là: Bồ tát hay người dẫn đường. Lúc bấy giờ, Niết bàn không còn là cứu cánh nữa. Mà là “phương tiện độ và hiệu quả độ” mới thực sự là cứu cánh. Vì tu sĩ chỉ sống để thực hiện cho bằng được 4 hay 6 đại ngưyện đã được dõng dạt tuyên bố lúc tu sĩ nhập Diệt thọ thưởng định…
(10) QUÁN VÔ THƯỜNG Tập trung tư tưởng để tạo ra một cảnh Vô Thường: Nấm Mồ. Khi cái linh ảnh này xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt thì tiếp tục quán cái sự thật phũ phàng rằng: mình cũng sẽ lò mò vào đó, kế đó là vì mình đã lò mò vào đó rồi thì hãng xưởng, xí nghiệp, cơ nghiệp, người tình, con cái, của cải cũng đều về đó. Tác dụng: Làm được cái linh ảnh đó rồi thì tâm lý hành giả sẽ trở nên dửng dưng trước những hiện tượng có ảnh hưởng đến mình trong đời sống hàng ngày. Sau khi có cái tính cách dửng dưng này rồi thì đợi đến lúc cái cảm giác này nó chín mùi qua ba giai đoạn:Tẩm ướt, tràn đầy và sung mãn. Khi cái tâm lý này trở nên sung mãn thì trong lúc công phu thì cái nấm mồ nó... Morph (biến dạng) ra thành cái... nải chuối... (ý lộn) cái hoa sen màu vàng với năm cánh hẳn hoi. Tịnh Độ: Với cái Hoa Sen năm cánh đó trong linh ảnh thì động tác kế tiếp là Niệm danh hiệu Ngài: Nam Mô A Di Đà Phật. Hay muốn cho nó tây hơn thì dùng câu chân ngôn: Om, Amitabha Hrih Svaha. Thì lọt vào Tây Phương Tịnh Độ liền. Mời các Bạn tu thử coi mình có vào được không.
(11) QUÁN XÁC CHẾT Chuyện này rated R, trò chơi này chỉ là dân thứ dữ mới chịu nổi. Trong Mật Tông, có vị Thần Kim Cang đang làm tình với một Kim Cang nữ. Không biết bao nhiêu người tưởng bở cứ nhào vô làm đại, cho mình là chì, là gồ để rồi: Tối tối, Thầy tìm đệ tử... nghiên cứu. Chuyện này nhan nhản. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
53
http://hoasentrenda.com
Khi gặp người khác phái thì đừng có nhìn Lỡ nhìn thì đừng có nói, Lỡ nói thì phải dùng chính niệm. Chính niệm này cũng tùy vào đối tượng: Hai Lúa đệ lo thủ cẳng công thức quán xác chết cho chắc ăn. Hảo ngọt (khoái những đứa trẻ mới lớn như... Phật Thích Ca) thì chỉ còn cách không được làm biếng để chống lại mười Đạo quân Ma. Còn một cách nữa là ngay từ lúc đầu: cứ coi người khác phái đó là... người trong nhà thì cụt hứng liền. Cái nguy hiểm của cách quán Vô Thường trong trường hợp này là khi mình thấy một người... quá đẹp thì mình lại quên không thấy cái Vô Thường nơi đối tượng đó. Do vậy, cách quán Vô Thường lại ít ép phê.
(12) QUÁN TỪ BI (Là cái khốn nạn và... khó nhất) Công việc mà nói ra thì rất là dễ nhưng làm cho được thì trần ai chi chí. 1. Nhắm mắt (100%) 2. Hình dung cho ra cái khuôn mặt dễ thương của cô bé hàng xóm, người mà mình yêu thích và ưa làm đẹp lòng nhất. Điều này rất là dễ… Kế đó 3. Hình dung ra khuôn mặt Sadden Hussen, người mà mình thù và ghét nhất (chẳng hạn). Sau khi hình ảnh này xuất hiện thật là rõ đằng trước mặt mình (điều này cũng rất là dễ, nếu mình thù ghét họ đủ ... đô) thì ... 4. Hình dung luôn cả hai cái hình ở phần 2. và 3.. Hai khuôn mặt này phải ngang nhau và rõ như nhau!!! Trần ai chi chí là ở chỗ này đây. Cái tâm của mình nó không có chịu làm cái chuyện này. Phải có một cuộc sống đầy đủ đức độ thì mới làm được, còn không thì chỉ còn nước ngồi ... nhắm mắt và nghĩ chuyện đời mà thôi. 5. Sau đó là nguyện của tâm từ bi. Sư Huynh nào rảnh thì làm thử coi thì biết liền. Theo chỗ đã tới của đệ thì Mật Tông có một Ngài tên là Tỳ Lô Giá Na. Và cũng ngay cái chỗ đọc kinh Vạn Phật thì Ngài đầu tiên lại có tên là... Đấu Chiến Thắng Phật. Rồi từ đó đệ có tò mò đi tìm Ngài Đấu Chiến Thắng Phật này ra làm sao, Và cũng biết rằng Ngài cầm gậy Cô Lâu (Đầu Lâu) và có hỏi Ngài làm cách nào để thành Phật thì Ngài có nói lại là: Tôi chỉ có giỏi một pháp là: Quán Vô Thường mà thành Phật. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
54
http://hoasentrenda.com
Tất nhiên là: Không có một Đức Phật nào dùng phương tiện...đọc sách để tăng kiến thức cả. Mà chỉ dùng chánh định để tìm hiểu vấn đề mà thôi. Và cũng không có một Đức Phật nào lại bắt chước vị nào khác cả, mà các Ngài đều có một dấu hiệu để nhận nhau mà thôi, đó là câu: - Tôi không có một ai làm Thầy tôi cả
(13) QUÁN TỪ BI HỶ XẢ (Tứ Vô Lượng Tâm) Trình độ tứ thiền hữu sắc. Đầu tiên quán hình một kẻ thù và sau đó là quán một cái hình của người mình yêu thích. Bước kế tiếp là quán cho cả hai cái hình đó xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt của mình. Sau khi các pháp đã bình đẳng, có nghĩa là: Cả hai cái hình đã có thể xuất hiện ra được một cách điều hoà và dễ dàng rồi thì lúc đó mới phát tâm Từ Bi Hỷ Xả về một đối tượng nào đó. Ngắm nhìn đối tượng đó thay đổi ra làm sao. Kế tiếp là phóng Tứ Vô Lượng Tâm về hai đối tượng, phóng xong rồi thì ngắm nhìn coi tác động của nó như thế nào qua những biến chuyển của đối tượng (như cây mọc tốt hơn, ra hoa to hơn, trái ăn ngọt hơn...) Hay (người ghét mình bỗng nhiên hỏi thăm và tỏ vẻ ra thân mật hơn...) Kế tiếp nữa là phóng tâm cho ba đối tượng, rồi quan sát coi các đối tượng đó bị tác động ra làm sao? Sau đó là một nhóm đối tượng... và cứ thế mà phóng tâm cho càng lúc càng nhiều đối tượng... cho tới khi nào mà mình đụng trần thì phải cứ cố gắng hoài và miệt mài với công việc phóng tâm này
(14) QUÁN THÂN BẤT TỊNH Lâu quá lại có dịp trình bày lại cho Huynh nghe cái chuyện lòng vòng này: Tham Dục. Đệ vốn là một người rất là sung sức nên cái chuyện ấy thì quả là một... cái núi... riêng cho đệ. Sách nói rằng: để đối trị cái chuyện trên thì nên quán "Thân Bất Tịnh". Đây là dùng chiêu Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long có nghĩa là theo môn võ này thì phe ta sẽ tấn công và hạ đối thủ, trước khi đối thủ có đủ thời giờ để xuất chiêu tấn công mình. Cũng vậy, ở đây tâm thức sẽ giải quyết ngay từ trong trứng nước tình trạng tham dục kỳ quái trên. Bằng cách tạo thành một thói quen suy nghĩ khác về phái đẹp (hay phái xấu cũng được). 1. Lựa đối tượng: a) Lúc mới bắt đầu, thì Huynh đừng có nên lấy đối tượng là một mái tóc dài xinh như mộng. Mà nên khởi đầu bằng hình ảnh của một bà cụ cỡ 80 lưng còng, má hóp, da nhăn ... b) Rồi khi Huynh đi đưa đám ai đó thì Huynh ghi nhớ cái cảnh chôn cất thảm não đó. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
55
http://hoasentrenda.com
c) Sau cùng là Huynh ghi nhớ cái hình ngôi mộ đầy hoa và lạnh lẽo. Sau khi có đủ ba (3) phần (a,b,c) rồi thì Huynh bước qua phần thực hành: 2. Thực hành: a) Được ba mẩu phim đó rồi thì Huynh về nhà nằm ngửa (cho nó khoẻ) và ráp nối lại cho nó thành một cuốn phim như thật trong trí tưởng tượng của Huynh. Có nghĩa là: Cho bà cụ 80 đứng đâu đó rồi hình ảnh bà cụ nhoà dần để rồi hiện ra cảnh đưa đám rồi kế đó là cái hình của cái ngôi mộ hiện rõ lên và đè lên tất cả... và sau cùng là chỉ còn có ngôi mộ. Nếu Huynh tự đạo diễn và chiếu được cuốn phim này trong trí tưởng tượng của Huynh thì Huynh đã thực hiện được cái chữ "Quán" thường nói đến trong sách thiền rồi đó.Huynh sẽ thấy rằng cái chuyện ấy cũng theo đó mà tiêu ma hồi nào không hay.Nếu chưa được thì tự chiếu phim này thêm vài lần nữa. Rồi thay vì bà già thì thay vào đó một mái tóc dài với sắc đẹp bình thường. Giải thích: Sở dĩ phải dùng bà già trước vì cái tâm của mình nó... cho bà già chết một cách dễ dàng hơn. Nếu không ép phê thì cho một sắc đẹp trung bình vào (một cô bé ó đâm nào đó cũng được). Theo kinh nghiệm của đệ thì đến đây trong cái đám lu bu đã nhẹ người hết 99% rồi (Đám lu bu gồm khoảng 50 gia đình vào năm 1991). b) Cách này thì phớt lờ nó đi vì... điều kiện để phá tham dục không có. Cũng theo sách vở thì không thể nào có cái chuyện hết tham dục trong điều kiện tâm lý như ngay bây giờ. Vì điều kiện ắt có và đủ để hết cái chuyện "Tham Dục" này là vô cho được "Sơ Thiền" Vì cũng theo sách vở thì khi nhập Sơ Thiền những chuyện này lại xảy ra: 1. Tầm 2. Tứ 3. Hỷ 4. Lạc và Nhất Tâm Nhưng theo trong sách thì có nói đến câu "Ly Tham Dục thì chứng Sơ Thiền".
II. TỊNH ĐỘ Dành cho những ai bị nghiệp sát, nghiệp tham ái nhiều, nhưng một lòng thích tu hành và tin vào bốn mươi tám đại nguyện của Phật A-Di-Đà ở Tây Phương cực lạc, ý thức rằng đời thì mình chẳng được gì, còn đối với đạo mình chẳng có ký lô nào cả. Nhưng trên hết, mình có một niềm tin tuyệt đối vào ngài A-Di-Đà.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
56
http://hoasentrenda.com
1. Tịnh Độ Là Gì? Có ba kiểu tin, hiểu, đoán về Tịnh độ. Người có học thức và có căn bản về Thiền: Họ cho rằng Tịnh độ trong Tâm. Người ưa chuyện Huyền bí, Họ cho rằng có một Ông Phật và có câu chú của Ổng là như vậy: Om, Amitabha Hrih Svaha. Người bình dân học vụ: tin rằng có một ông Phật với 48 đại nguyện và nếu mình làm một điều kiện là niệm danh hiệu của Ổng thì Ổng sẽ dẫn mình về xứ của Ông với 9 phẩm, sau đó học với ổng trở thành Nhất sanh bổ xứ rồi Thành Bất thối chuyển Bồ Tát rồi đi giúp các chúng hữu tình.
a) Pháp môn Tịnh độ Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn chuyên dùng câu A-Di-Đà Phật để vào chính niệm, rồi dựa vào niềm tin mạnh mẽ, tu sĩ có thể đạt được từ Sơ phẩm đến Cửu phẩm sau đó phát đại nguyện để vào Nhất sanh bổ xứ và đi độ sanh cũng bằng câu niệm Phật bất hủ đó.
Video Nét Chính Tịnh Độ: http://www.youtube.com/watch?v=cFFnwz6VsS4 Nhưng với màn vô minh dày đặc không biết có bao nhiêu người đã cho rằng: - Tịnh độ tông chỉ dành riêng cho những ai hết xí quách hay gần chết tu thôi. Một pháp môn chỉ dành cho những người đã hết nhựa sống tu, thực tế chả hấp dẫn tý nào! Vì vậy, người niệm Phật chiếm đa số là già. Còn đám trẻ mà nói tu Tịnh độ lại có mặc cảm nặng nề vì người đối diện thế nào cũng an ủi họ rằng: Pháp môn nào cũng tốt hết, tôi thì theo Thiền tông nó có vẻ trí tuệ hơn (ý muốn nói: Thiền tông ngon hơn Tịnh độ nhiều!) và sau câu nói xã giao, người bạn Thiền tông bỏ mặc anh chàng Tịnh độ rồi quay sang những người khác nói công án này công án nọ.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
57
http://hoasentrenda.com
Đó là chuyện thường tình trong những nhóm theo đạo Phật. Mặt khác những buổi giảng đạo thường lấy đề tài là công án này công án nọ có vẻ hấp dẫn hơn và thu hút một số khá đông người mộ đạo trẻ tuổi. Ai cũng thích nói về các bộ kinh lớn như Kim cang, Pháp hoa, Hoa nghiêm. Còn nói về Tịnh độ, giảng sư hình như kẹt đề tài. Thật vậy, chỉ có chúng ta ở Nam Thiện Bộ Châu với đầy chất vô minh mới có ý nghĩ kỳ quái đó. Có lẽ chuyện này xảy ra vì cái đám học giả vốn là cái đám ăn không ngồi rồi. Tự cho mình thông minh, học giỏi lại là con nhà giầu, nên có quyền ấn loát, cắt xén nguyên bản và viết lại theo ý nghĩ của mình... Với hai thần thông: Ngu si thông và Vô minh thông, họ đã cắt xén nguyên bản của Pháp môn Tịnh độ, biến chế theo ý riêng của mình. Họ vô tình tiếp tay với Thiên ma, hóa phép từ một pháp môn cực kỳ khó khăn thành một pháp môn chỉ dành cho những ai gần đất xa trời tu mà thôi. Thật ra, họ có biết đâu: Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, vào một hôm, Sariputa, với sự nhạy cảm cực kỳ của mình, phát hiện ra sự đăm chiêu của đức Phật. Ông nghĩ rằng: Đây là lần độc nhất mình thấy Thầy có vẻ trầm tư một cái gì đó. Hay là mình hỏi thử xem sao? Nghĩ tới đó, ông liền hỏi và Phật im lặng không nói... Ông lại hỏi lần thứ hai, Phật vẫn im lặng... Đến lần thứ năm, Phật mới nói: Khó lắm! Rồi im lặng... Sau khi hỏi thêm bốn lần nữa, Phật đều trả lời: Khó lắm đừng hỏi thêm chi cho mất công. Và như vậy, đây cũng là lần độc nhất Phật nói Khó tới năm (5) lần trước khi trình bày một pháp môn! Một pháp môn mà khởi đầu bằng tới năm cái khó của một đức Phật thì đủ hiểu nó khó đến chừng nào... Ấy vậy mà vẫn có người cứ cho rằng: Tịnh độ là dễ tu. Thật là vô minh hết biết luôn!!! Tịnh độ là pháp môn dựa vào tha lực của ngài Adida Phật nên dành cho người mạnh về niềm tin và/hoặc nặng về nghiệp sát và ít phước báu. Khi đi dưới đại nguyện của ngài thì không lo gì. Còn đi trật cái đường rày là nghiệp sát nó "hỏi thăm" liền. Khi gặp ngài Adida Phật thì hành giả có thể hỏi ngài về những thắc mắc và ngài sẽ trả lời. Cách này cũng dùng để độ tử được. Cuối cùng là đạt được vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ, thượng phẩm thượng sanh, rồi đi ra sau lưng ngài làm Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ, và phát nguyện quay lại cứu độ bà con của mình. Còn Thiền thì dành cho người ít nghiệp sát hơn. Do đó mà con đường hợp lý là: Từ Tịnh độ sang Thiền Tông [từ vị trí nhiều nghiệp sát và do tu hành mà nghiệp sát nó bớt đi (do làm chuyện độ tử thiên hạ) nên người này mới có điều kiện thay đổi pháp môn là nhảy qua Thiền Tông] thì có lý hơn là từ thiền tông mà chạy sang Tịnh độ. Vì vậy mà "Tịnh Thiền song tu" nó có lý hơn là chữ "Thiền Tịnh song tu".
b) Nguyên tắc hoạt động của Tha Lực trong Tịnh Độ. Khi đệ chết lần thứ nhất và qua được bên đó thì đệ mới biết được nguyên tắc của cái gọi là Tha Lực. Xuất phát của Phật lực: Ngài A Di Đà Phật Phát ra một luồn hào quang rất là mạnh từ đỉnh (Phần thịt màu đỏ trên đầu của Ngài) của Ngài. Phân tích luồn năng lực này: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
58
http://hoasentrenda.com
Trong nhiều kinh Đại Thừa có diễn tả về cung cách phóng quang của chư Phật: Trích từ “KINH ÐẠI ÐÀ RA NI MẠT PHÁP TRUNG NHẤT TỰ TÂM CHÚ” Ngài nhập nơi đỉnh Tam muội của tất cả Như Lai tối thượng đại Chuyển Luân Vương, liền ở giữa chặng mày phóng một đại hào quang, hào quang kia chiếu khắp mười phương thế giới hết thảy các Phật sát, trong ấy chúng sanh nào gặp được ánh hào quang thảy đều vui mừng. Hào quang kia chiếu khắp rồi, trở về đến chỗ Phật nhiễu quanh ba vòng rồi nhập vào đỉnh của đức Như Lai. Đại khái là như vậy, có nghĩa là luồng hào quang xuất phát từ trung tâm năng lực Ajna (từ điểm giữa của chân mày kéo thẳng lên một khoảng cách dài bằng đốt giữa của ngón giữa). Và bay ra, rồi vòng về lại và nhập vào đảnh. Như vậy, có thể nói là năng lực (hay hào quang) này có hai phần: PHẦN 1: Xuất phát từ trung tâm năng lực Ajna và phóng thẳng ra. Người có thần nhãn (thấy được hào quang bằng mắt thịt) có thể thấy được rất là rõ cái phần này khi nhìn một tu sĩ Tứ Thiền Hữu Sắc đang sử dụng Thiên Nhãn (danh từ của bọn lu bu: Màn ti vi) để quán xét này nọ. Người này thấy ngay từ trung tâm năng lực của tu sĩ này phóng ra một tia laser màu vàng rực, đồng thời người này cũng hiểu là tu sĩ đang sử dụng tinh khí của chính họ để làm chuyện này, do vậy mà sau khi quán này nọ xong thì tinh khí cũng bị mất đi phần nào: Người mà dùng màn ti vi nhiều quá thì cũng xanh xao vàng vọt như những tay ăn chơi hạng nặng. Cái lợi: Cái gì đồng dạng là tự động cộng hưởng đó là định luật tự nhiên của vũ trụ. Do vậy mà khi quán thì năng lực này cũng cộng hưởng với nhau! Ví dụ như, ngay lúc này thì có 40 tu sĩ đang quán này nọ thì khi chính mình vào cách quán thì 40 người kia cùng cộng hưởng với mình để mà tự động trợ lực với nhau, mình vẫn bị mệt nhưng hiệu xuất rất là cao. Lần hồi, do tâm mình nó càng nhạy cảm nên khi quán mình cũng cảm nhận được sự cộng hưởng này tạm gọi là “năng lực gia trì” của Thập Phương Chư Phật. Một khi đã gia nhập vào đây rồi thì hành giả lúc nào cũng ở trong tư thế quán, và có thể gọi là khi họ nhìn bằng mắt thịt thì cũng là lúc họ nhìn qua Thiên Nhãn. Thiên nhãn là mắt thịt, mắt thịt là thiên nhãn. Chú ý quan trọng: Chỉ khi lên đến Tứ Thiền hành giả tác ý về hiện tượng “năng lực gia trì”, thì mới được an toàn. Còn mới tập quán mà đã để ý tới năng lực gia trì thì rất là dể bị Tha Hoá Tự Tại chi phối. Đặc biệt trong Tịnh Độ: Khi tu sĩ độ tử thì động tác dễ làm nhất là: Quán Tam Tôn (tính từ bên trái qua bên phải là: Ngài Quan Thế Âm, Ngài A Di Đà và Ngài Đại Thế Chí). Khi linh ảnh đã xuất hiện thì các Ngài tự động độ người này. Tu sĩ chỉ cần theo dõi coi người này ở vào phẩm nào vậy thôi. Lời bàn:
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
59
http://hoasentrenda.com
Khi tu sĩ tập trung tư tưởng và quán cho ra Tam Tôn thì có thể nói là tu sĩ chính là cái kinh hội tụ để hội tụ lại cái tha lực mà Ngài A Di Đà đã phóng ra từ đỉnh của Ngài vào đối tượng hữu duyên. Khi đã hội tụ lại được rồi thì cái tha lực tự động làm việc. Và dĩ nhiên đó cũng là sự sử dụng của cái phần “phóng đi” của Ngài A Di Đà. Nay bàn tiếp vê phần năng lực quay về. PHẦN 2 Sau khi lực phóng quang này đi hết đà, thì hào quang tự quay về với cái đỉnh của Ngài A Di Đà. Phần quay trở về này, được lợi dụng tối đa để cho những tu sĩ chưa được thấy Ngài A Di Đà. Thật vậy, khi mà tu sĩ làm một cách nào đó để biến mình thành ra được một tư tưởng thì tu sĩ này có thể nương vào cái lực quay trở về kia mà có thể về lại ngay cái đỉnh của Ngài và do đó mà có thể thấy được Ngài một cách lẹ nhất.
2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH a) Chuẩn Bị Niệm Phật (1) Bước thứ nhất - Chuẩn bị tâm lý: Đời thì chẳng ra gì. Đạo thì cũng chẳng đi tới đâu, vì khó tu quá. Thế nên chuẩn bị... "vượt biên" đi tìm một chỗ khác để tu cho dễ hơn. Do tâm lý sẽ "vượt biên" nên mình chỉ tạm sống ở đây mà thôi. Cũng vì sẽ "vượt biên", nên chỉ cần đủ no và đủ ấm mà thôi, cuộc sống đơn giản chừng nào thì tốt chừng đó. Trang bị nhẹ chừng nào thì dễ đi chừng đó. Vì tình trạng mong cầu về xứ Phật để tu tiếp nên cứ vào buổi chiều khi mặt trời lặn thì tự nhủ rằng: - Một ngày lại trôi qua mà mình chưa về được quê (rồi thở dài, rồi suy nghĩ tiếp) không biết mình ở đây mình làm được cái gì cà. Đó là chuẩn bị phần tâm lý.
(2) Bước thứ nhì là: Trạng thái cảm phục khi đọc qua những Đại Nguyện của Ngài. Những Đại Nguyện ngoài sức tưởng tượng của Ngài để làm cho mình có cảm hứng... bảo trợ và giúp đỡ những người thân thiết của mình theo cái cách làm được cái gì cho họ đỡ khổ chừng nào thì mình vui chừng đó. Trong nhóm lu bu xuất hiện những tay vừa niệm Phật, vừa làm việc thiện một cách bất vụ lợi. Trạng thái của họ là cố gắng trải cái tâm linh của họ ra qua những việc thiện và bất vụ lợi, thế nào cho nó (cái tâm) càng... đồng dạng với Ngài (Đức Phật A Di Đà) chừng nào thì càng tốt chừng đó.
b) Kỹ thuật niệm Phật Lật sách tu của Tiểu Thừa thì có nói đến cách nhập vào cõi Vô Sắc. Kỹ thuật là quán một ngôi sao nhỏ như dấu chấm ở trong cái ngoặc này (.). Như đã biết, Vô Sắc là cõi của tư tưởng. Và dĩ nhiên là nếu hành giả vào được cách nhập định này Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
60
http://hoasentrenda.com
thì đương nhiên hành giả đã biến thành “tư tưởng”. Nắm được bí quyết này thì Tịnh Độ nằm trong tầm tay. Phật.
Nay lại bàn tiếp về “âm thanh” của năng lực quay về này của Ngài A Di Đà Vì năng lực này là tư tưởng nên nó cũng có âm thanh là “A Di Đà Phật”.
Nhưng vì đây là Ngài nói cho tất cả các Thế Giới của Uế Độ nghe nên Ngài không thể nói là A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! được! mà phải là: AAAAaaaaaaaa...... DIIIIiiiiiiiiiiiiiiiiiiii...... ĐÀÀÀÀÀààààà....... PHẬẬẬậậậậậật....... Do vậy mà khi hành giả niệm như trên (từng tiếng một và kéo dài) và đồng thời quán cho ra cái chấm đỏ là vô tình được cộng hưởng với tiếng kêu gọi của Ngài và thoả điều kiện (biến mình thành một tư tưởng) để có thể xuôi buồm thuận gió mà về lại đỉnh của Ngài và do đó mà có thể gặp Ngài một cách dễ dàng. Đặc biệt: Cách này rất là khó làm nên tâm hành giả tạm ngưng những cuộc “nội chiến” về Tham Sân Si để chỉ lo chú ý vào công cuộc biến chính mình ra cho được thành một tư tưởng để có thể trở về với Ngài A Di Đà. Do vậy mà danh từ bọn lubu có nói không ngoa rằng: Chơi Tịnh Độ y như là em bé nắm chéo áo của ba để đi coi hát bóng (xinê). Em bé này không cần biết luật đi đường, không cần đọc bản đồ, không cần có tiền, không cần gì hết. Chân thì cứ nhảy chân sáo, tay thì cầm cà rem, nhưng khi tới nơi thì cà rem vẫn ăn và xi nê vẫn cứ được coi! Vì hành giả đi về để thăm một vị Phật thì đâu có ai giành đường, hay khen chê, hay chen lấn gì đâu? Nên phần hộ thân trong công phu cũng không cần thiết. Đặc Biệt: Không có ai cấm cho những người Thiên Chúa Giáo lại dùng ý trên để có thể gặp Đức Mẹ qua cách niệm: AAAaaaaaa.... Vêêêêêêêê..... Maaaaaaaa..... Riiiiiiiiiiiiiiiii.... AAaaaaaaa.... Khi đọc như vậy thì hành giả quán 1 chấm màu trắng nhỏ như dấu chấm trong ngoặc (.) hay là quán từng hột của vòng mân côi, sau khi ra nguyên vòng mân côi rồi thì quán cái chấm nhỏ và có màu trắng (.).
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
61
http://hoasentrenda.com
c) AN TRÚ CHÁNH NIỆM ĐẰNG TRƯỚC MẶT Chính niệm là niệm về một niệm thế nào cho cái niệm đó không còn là niệm thì là chính niệm. Ví dụ: A Di Dà Phật là một niệm. Nhưng khi niệm phóng mạnh cái niệm đó ra đằng trước mặt và đẩy nó ra càng xa càng tốt (cũng đằng trước mặt thôi). Nhờ vào cái niệm có đủ lực này mà mình có thể thành nhất tâm bất loạn được, mà nhất tâm bất loạn là cái sự tiêu hóa của Chánh Niệm vậy! À! Ở đây thì niệm từng chữ một: AAAaaa... DIIIiiiiiiiii… ĐÀÀÀàà... Phậậậật... Lại nữa: Trong câu Chú: Ôm, MaNi Padmê Hùm thì tụi mình lại có kỹ thuật Chính niệm như sau để mau nhất tâm bất loạn. Đọc trong tâm và chia ra làm hai bè (giọng) mà hợp ca: Bè 1: ÔÔÔôôômmmm Bè 2: Ma Ni Pad Mê Hùm Rồi áp dụng kỹ thuật đẩy mạnh ra đằng trước mặt như cách thức trên...
d) NIỆM PHẬT - CÔNG PHU HẰNG NGÀY Niệm làm sao cho thấy cảnh luôn, vì thấy cảnh nên cái niệm này rõ ràng là mạnh hơn (to hơn) những cái vọng niệm của mình thường ngày, phần này làm cho tất cả các tạp niệm biến mất. Tạp niệm rơi rụng (niệm đầu tiên bị văng ra ngoài) vì có cảnh nên nó nhất tâm, vì tình trạng nhất tâm nên không mỏi mệt y như mình đang coi xinê phim hay vậy: Mình có thể ngồi 4 giờ liền há miệng mà dòm vào cái màn ảnh. Nếu không có gì thì ai có thể ngồi há miệng mà coi cái màn ảnh trắng bệch đó? Hoạ chăng chỉ là "Thiền Đăng"). Để lấy cái niệm này ra thì có nhiều cách: Cách đơn giản nhất và hữu hiệu nhất là khi mình thấy Pháp Thân ông Phật thì để ổng lo, mình khỏi lo! Trên là trong cái Pháp Niệm Phật không pha trộn.
e) NIỆM PHẬT RẢI TÂM TỪ - QUÁN CHẤM ĐỎ Niệm Phật để rải cái Tâm Từ - Niệm Phật Quán Chấm Đỏ
(1) Tư thế: Hành giả nhắm mắt 100%. Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
62
http://hoasentrenda.com
(2) Cách niệm: Niệm với một giọng cao nhất bằng cái tâm, có nghĩa là niệm trong cái đầu, và tất nhiên là không cho phát ra thành tiếng. Cách niệm này dân Mật Tông gọi là Kim Cang Trì. Niệm từng chữ một và kéo dài ra như sau: AAAaaaa ... Diiiiiiiiiiiii.... Đàààààà..... Phậậậttt…
(3) Khi niệm, Mắt chăm chăm nhìn vào một điểm ngay đằng trước mặt và ngang với tầm nhìn của chính mình. Đệ nói chăm chăm có nghiã là nhìn cố định vào một điểm, không nhìn về bên phải hay nhìn về phía trái. Có nghiã là không cho cái nhìn của mình nó chạy qua, chạy lại mà chỉ nhìn có vào một điểm duy nhất mà thôi
(4) Tưởng tượng Tưởng tượng cái điểm đó thành ra một cục màu đỏ y như đóm nhang (hay to bằng cái đèn LED của máy vi tính). Kỹ Thuật: Nói là nói như vậy! Nhưng trong thực tế, khi hành giả nhìn chăm chăm vào một điểm thì vào những lần đầu tiên, cái điểm màu đỏ đó nó không chịu nằm yên. Mà nó cứ chạy đi chỗ khác. Kinh nghiệm của đệ là khi nó chạy đi xa cỡ 5 cm (2") thì hành giả nên bỏ nó đi và dùng tâm lực của mình mà tạo ra một cục màu đỏ khác ở vào ngay cái vị trí cũ. Chớ đừng có tốn sức mà kéo cái cục màu đỏ đó lại về vị trí cũ của nó. Làm đúng bốn động tác trên, thì hành giả rơi vào cái tâm lực của Ngài A Di Đà Phật. Tại sao? Vì ở cõi Tây Phương Cực Lạc: Chính Ngài A Di Đà Phật cũng lại phóng cái câu niệm này bằng cái đỉnh màu đỏ của Ngài. Câu niệm này, theo cái tâm lực của Ngài, đi xuyên vào các cõi uế độ và lại quay trở về lại chính nơi cái đỉnh của Ngài tạo thành một luồng tâm lực cứu độ, cứ xoay vòng như vậy. Mặt khác, khi nhìn chăm chăm vào một điểm ở ngay đằng trước mặt và đồng thời phóng mạnh cái niệm vào cái điểm màu đỏ đó thì hành giả "rất dễ quên mình" khi niệm Phật. Do tình trạng "quên mình này" mà hành giả rất là dễ rơi vào tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn". Mà đã "Nhất Tâm Bất Loạn" thì cảm giác đầu tiên là tình trạng An Lạc liền xảy ra. Càng An Lạc thì chấm đỏ lại càng hiện ra càng rõ ràng hơn nữa! Cho đến khi cái chấm đỏ lại phát ra hào quang thì phải hiểu rằng hành giả đã gần như đi được nửa đoạn đường rồi! Đến giai đoạn này thì sự An Lạc "gần như" hiện tiền. Đem cái An Lạc này mà hồi hướng cho ai đó thì... Nếu "Không phải là Từ thì nó cũng là Bi" và ngược lại. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
63
http://hoasentrenda.com
TB: Khi hồi hướng cho ai đó thì nên hồi hướng 100%, đừng có giữ lại cái gì cho mình hết. Làm như vậy thì cái tâm của mình nó ... đồng dạng với cái tâm của Ngài A Di Đà Phật.
f) NIỆM PHẬT - KỸ THUẬT VÀ NIỆM LỰC Niệm Phật mà không có lực thì không thành công được. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ câu trên, tụi mình thử quan sát hai cách ném giấy của hai người sau đây: 1. Một lực sĩ cầm một tờ giấy lịch để nguyên như vậy và ném. Cho dù ông ta ném mạnh đến đâu đi nữa, ông cũng không thể ném xa được. 2. Một em bé lấy một cục đá và gói trong miếng giấy đó và ném thì khỏi cần nói: em bé có thể ném xa hơn lực sĩ kia mà không cần dùng sức nhiều cho lắm. Lực sĩ và tờ lịch để nguyên là hình ảnh của một người đang niệm Phật mà không có lực. Như vậy hình ảnh thứ hai là hình ảnh của người niệm Phật mà có lực. Như vậy muốn niệm Phật cho được việc thì nên... gói cái gì trong câu niệm đó? “Niềm tin”: Vì tin rằng có một thế giới là Cực Lạc nên người niệm Phật chỉ mượn tạm cuộc đời này để sống tạm qua ngày qua bữa và mong về Tây Phương Cực Lạc để tu tập tiếp. Như vậy, vì cách sống tạm này mà họ không màng đến những chuyện có thể kích động họ, họ sống... như cái bóng giữa cuộc đời.
(1) Bước đầu tiên: Nhìn vào đâu để niệm Phật: Khi niệm thì nên nhắm mắt và nhìn về một điểm duy nhất. Điểm duy nhất này lại ngang với tầm nhìn của mình. Diễn tiến như sau: Đầu tiên, khi nhắm mắt lại thì cái thấy lại thấy nguyên một vùng không gian đằng trước mặt. Khi đã thấy được vùng không gian này rồi thì hướng tầm nhìn vào một điểm ngay khoảng giữa của vùng không gian đó. Niệm như thế nào? Cứ nhìn vào điểm trên và niệm hướng về cái điểm đó. Cái tông niệm là cao. Cao theo cái kiểu mình kêu ai đó. Niệm cao đã rồi thì la lớn (la trong tâm). La lớn mệt thì lại xuống tông để niệm cao. Cứ làm qua lại theo 2 cái này. Khi niệm phóng mạnh cái niệm đó ra đằng trước mặt và đẩy nó ra càng xa càng tốt (cũng đằng trước mặt thôi). Thở như thế nào? Cứ thở tự nhiên hay một chữ một hơi thở cũng được, miễn sao thấy thoải mái là được. A DI ĐÀ PHẬT Niệm từng chữ một: AAAaaaa Diiiiiii Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
64
http://hoasentrenda.com
Đààààà Phậậậậttt OM, AMITABHA HRIH, SVAHA. - Cách niệm 1 Om… Om… Om... (Ôm) A… A… A…. Mi… Mi…Mi… Ta… Ta… Ta… Ba… Ba… Ba… Hrih …rih… rih… (Hơ Ri (hơ)! Chữ (hơ) viết trong ngoặc là chỉ còn hơi ra mà thôi.) Swaha... ha… ha… (xoa ha) - Cách niệm 2 Niệm Om làm bè 1 (ngân dài cho tới khi bè tứ hai chấm dứt) Niệm A… Mi… Ta… Ba… làm bè 2 (đọc và để ý tới bè thứ nhất, và cho nó ngân cho tới chữ xoa ha) Cách này khó hơn nhưng nếu làm được thì độ tập sẽ trung cao hơn. Nói cách khác nó tương tự như: Tay trái vẽ vòng tròn, Tay phải vẽ hình vuông!
(2) Bước thứ hai là: Sau khi niệm một thời gian cho thuần rồi thì tưởng tượng ngay cái điểm mà mình thường nhìn hằng ngày khi niệm Phật đó nó biến thành một đốm màu đỏ như đốm cây nhang. Duy trì câu niệm và cái điểm đỏ đó càng lâu càng tốt. (hành giả tưởng tượng phóng cái niệm vào 1 điểm đỏ. Cái điểm đỏ này vốn là cái Đỉnh của Ngài, trong tầm nhìn cách khoảng từ 0.5m đến 1 sải tay. Kích cỡ của cái điểm đỏ có đường kính bằng hạt tiêu, 1, 2 hay 3cm thì tùy theo hành giả kiểm tra mình an trụ được cái nhìn với cái kích cỡ nào. 1. Khi nhắm mắt 100% thì đợi cho cái nhìn nó đứng im cái đã. 2. Kế đó là vẽ cái viền của đề mục trước. 3. Rồi sau đó là mới tới giai đoạn sơn nó ra cái màu mình muốn. Khi nó đã lâu, rõ và đứng im rồi thì mới tác ý tô nó. Tuy nhiên cũng có người là tự động nó thành ra màu vàng (nếu là lửa), hay là màu đỏ (nếu là cục màu đỏ, dành cho niệm Phật). Kỹ thuật: 1. Nó ra hiện cái gì thì... kệ nó. Cứ một mạch vẽ đè lên đó cho nó ra cái đề mục. Không thèm đếm xỉa gì tới những cái không mời mà đến! Chỉ chú tâm đến đề mục thôi. Những cái hiện ra mà không dính líu gì đến đề mục thì chỉ ghi nhận rồi quay lại liền với cái đề mục. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
65
http://hoasentrenda.com
2. Điều cần yếu là không thèm để ý vào cái bề rộng của tầm nhìn mà chỉ chăm chú vào cái chỗ mà ta vẽ mà thôi. Không thèm nhìn chung quanh coi nó ra cái gì? 3. Nhớ là 70% sức lực của mình mà thôi đó nghe. Đề mục xuất hiện trong một sát na: Thông thường là do Cái đầu chưa được yên lặng, hay là chưa quen: Mình cứ làm tới làm lui nhiều lần. Khi nó quen, là nó ra lâu hơn. Nhớ là cứ tập y như là lúc tập đi xe đạp vậy. Có nghĩa là nó té thì đứng lên làm tiếp. Khi tập đi xe đạp thì chưa có ai mà có ý nghĩ là mình phải đi được y như hôm qua. Mà cứ leo lên đại và đạp đại. Và bị té thì ngay cái té đó mà mình sẽ biết cách đối phó cho lần sau. Khi quán ra được chấm đỏ: Mờ mờ; khi có, khi không. Vị Trí: Đã ra rồi, nhưng còn xa lắm, chưa tới nơi. Lúc đó nên tiếp tục "vừa niệm và vừa quán" y như mới lúc đầu mà mình tập vậy. Khi mà cái niệm... nó mạnh hơn cái quán thì lúc đó mình đang "dừng lại để hỏi đường". Cứ tiếp tục như vậy mà không quan tâm đến cái điểm đỏ có ra hay không. Cho đến nó khi xuất hiện. Mờ mờ và ba chớp ba nháng. Lúc có lúc không. Hành giả vẫn không quan tâm và vẫn tiếp tục công phu. Đến đây thì hành giả đã đi được 1 đoạn đường khá dài rồi. Tâm lý hành giả bây giờ ổn định hơn, tự tin hơn, vui vẻ hơn và nhất là có được 1 Niềm Tin tưởng như không gì lay chuyển nỗi. Và hành giả đã có thể công phu để hồi hướng, độ tử. Công phu trung bình từ 20 phút đến 1 giờ. Có người tới đây chỉ trong vòng 1 tuần. Nhưng cũng có người làm cả 10 năm vẫn chưa xong giai đoạn này.
(3) Bước thứ ba: Cái điểm đỏ bỗng dưng càng rõ và càng xa cái tầm nhìn. Câu niệm có vẻ có chiều sâu. Đề mục thì khi giữ nó và nó đã chịu xuất hiện lâu 12 giây thì nó tự động dời ra xa. Chỉ một số rất là ít người mới nên đẩy nó ra xa mà thôi (những người này hiếm lắm). Rõ, nhưng khi có và khi không: Gần hơn hồi nãy nhưng chưa tới được... trước cửa. Do đó mà vẫn cứ y như khi mới tu tập: Vừa niệm, vừa quán. Khi mà cái quán... nó mạnh hơn cái niệm là mình đang tiến bước để về Tịnh Độ. Điểm đỏ càng ngày càng ổn định. Hành giả khởi đầu công phu quán điểm đỏ và giữ cho được 12 giây. Cái này khó vô cùng khó. Giữ được 2,3 giây là đã xé rào. Được rồi là la lớn phóng cái niệm vào ngay trung tâm cái điểm đỏ. Hành giả vừa niệm vừa tưởng tượng đẩy cái điểm đỏ ra xa trong cái không gian đó. Nếu để ý thì sẽ thấy cái không gian xung quanh điểm đỏ lúc này đen lại. Niệm đã rồi hành giả chỉ nhìn vào cái điểm đỏ mà thôi. Nhìn trừng trừng như thôi miên. Mệt rồi thì lại nhìn nó như canh 1 con ruồi muốn đậu lên cái bánh của mình. Làm qua làm lại với 2 cách này. Chúc mừng hành giả đã tinh tấn đi được đến giai đoạn này. Ở giai đoạn này Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
66
http://hoasentrenda.com
hành giả đã có thể giữ điểm đỏ được 12 giây trở lên và hào quang đã sáng chói vàng ròng rồi đó.
(4) Bước thứ tư Khi cái điểm đỏ đó xa nhất và câu niệm gần như là tự động niệm thì lúc này đọc câu chìa khóa để vào cõi Cực Lạc: Câu đầu tiên là: Tứ Đại Nguyện Câu thứ hai là: Nguyện xin thể hiện (Tây Phương Cực Lạc) Nhắm mắt nhìn vào một vùng không gian đằng trước mặt là... tập trung tư tưởng, cái tầm nhìn này nó gần. Sau khi thấy được vùng không gian này rồi thì lần này mình nhìn vào một vùng nhỏ hơn, rồi sau đó thì có thể gom tầm nhìn vào một điểm. Đến đây mình sẽ thấy cái tầm nhìn nó có vẻ xa hơn. Độ tập trung tư tưởng lại mạnh hơn so với lúc trước. Muốn vào đến đây thì gần như mình phải thư giãn toàn bộ cơ thể, như vậy là cả con mắt luôn. Thế nhưng đến lúc cục màu đỏ xuất hiện như đốm nhang thì tầm nhìn lại... tự tại hơn nhiều: Mình có thể nhìn phải, nhìn trái, nhìn xa, nhìn gần trong tư thế này. Càng tự tại bao nhiêu thì câu niệm càng tự động bấy nhiêu. Chấm Đỏ Sáng Ổn Định Thấy chấm đỏ sáng chói và đứng yên: Tới nơi rồi, nhưng vì còn đang ở Vô Sắc, nên chỉ thấy được cái phần tư tưởng của Ngài A Di Đà Phật. Do đó mà nên nhìn rộng ra một tý thì sẽ thấy mái tóc của Ngài (Từ Vô Sắc mình tuột xuống Hữu Sắc). Sau khi thấy mái tóc rồi thì sẽ thấy cả Pháp Thân của Ngài! Rồi từ đó nới rộng tầm nhìn ra hai bên và hướng xuống dưới ở vào gốc độ (60 độ âm) thì sẽ thấy hai Bồ Tát ở hai bên Ngài. Rồi cứ tiếp tục nhìn rộng xuống thì có cả cõi Tịnh Độ. Thấy được Pháp Thân các Ngài thì nhu nhuyễn dễ sử dụng. Còn một cách nữa là: Đọc câu Nguyện xin thể hiện sau khi cục đỏ biến thành chữ Hrih. Hành giả giữ được điểm đỏ trên 40 giây. Ở giai đoạn này quán điểm đỏ để thấy được Pháp Thân của Ngài. Còn quán Hrih là để nhập vào Trí Tuệ của Ngài. Bất cứ ở giai đoạn nào 1, 2, 3 hay 4 Bà Rá Nhập Ông Địa hành giả thấy cái mặt của Ngài thì chứng được Thượng Phẩm Thượng Sanh tại thế. Và nếu thấy được nguyên Pháp Thân của Ngài thì hỏi mượn màn Tivi của Ngài để hoằng Pháp độ Sanh. Tuy vậy hành giả không làm xong được giai đoạn 4 vẫn có thể có thể qua giai đoạn 5. Niệm Phật - Quán Chấm Đỏ và Hrih (Hơ Ri (hơ)
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
67
http://hoasentrenda.com
1. Tâm niệm A-Di-Đà-Phật với tần số cao, mạnh, vang ra xa nhất và đẩy mạnh niệm đó ra xa ngang với tầm nhìn của mình. nhìn.
2. Quán một cục đỏ nhỏ như đốm nhan cho tới khi nó xuất hiện đằng truớc tầm 3. Sau khi nó xuất hiện ra cho thật rõ (như thật) với một màu đỏ rực.
4. Quán một chử HRIH. Chử HRIH xuất hiện trong một mặt trời nhỏ bằng móng tay cái của mình. 5. Giữ hình đó cho lâu, và làm cho rõ lên. Khi chữ đó đã rõ, thì thấy mình phải hơi ngước lên để nhìn chữ đó: Y như mình đang ngồi dưới chữ đó vậy (vấn đề trên chỉ còn thời gian thôi, đừng nôn nóng, nên giữ tín tâm thanh tịnh). 6. Tâm đọc câu: Nguyên xin thể hiện. Nó sẽ hiện ra một cái gì đó. Nhớ tìm người giỏi hơn mình để kiểm tra hình ảnh đó có đúng không? 7. Hình ảnh xuất hiện ở đây không được tính ở mức độ định mà nó chỉ là kết quả của niềm tin thôi. 8. Niệm cho tới lúc hết niệm nổi mà hình ảnh vẩn xuất hiện đó mới thật là niệm: Vô niệm. Ôm, Amitabha hrih, svaha. (Dành cho người để được vảng sanh). Ôm, krêkara krêkara hrih hrih hrih, svaha. (Để vãng sanh cho súc vật). HRIH chữ đỏ, viền đỏ, nền vàng tất cả đều phát hào quang.
(5) Chỉ Còn Cái Quán Và sau cùng là chỉ còn cái quán: Mình đã tới nơi nhưng còn lạ nước, lạ cái: Hỏi chẳng ai trả lời, hay là im ru vì không có gì để hỏi cả. Và dĩ nhiên, khi là cư dân ở đó rồi thì... quán và hỏi, nó dễ dàng như mình đang ở Điạ Cầu vậy. lành.
Như vậy cái diệu dụng lại quan trọng hơn. Miễn là mình xài được là ngon Mình dùng cái của mình đang có: Rồi từ đó dặt câu hỏi (Đơn giản trước).
Sau đó khi pháp nó đã lưu xuất được rồi thì hỏi cái gì thì cũng tương đương với màn tivi. Thời gian đầu trong cả năm hay hơn nữa nhớ thử và kiểm tra. Nếu không thì chỉ là cái Bản Ngã nó kể chuyện. Hành giả đã giữ được điểm đỏ hay Hrih trên 70 giây và Dứt Luôn Câu Niệm. Giai đoạn nào thì hành giả có thể đổi điểm đỏ thành Hrih để quán? - Điểm đỏ là Vô Sắc, là phương tiện để đi về Tây Phương Cực Lạc. Khi tới đó được rồi thì sẽ có hai cách: 1. Nhìn chung quanh điểm đỏ thì thấy được mái tóc của Ngài, và kế đó là thấy luôn Ngài và Tam Tôn và sau cùng là toàn cõi Tây Phương Cực Lạc. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
68
http://hoasentrenda.com
2. Nguyên cõi Tây Phương Cực Lạc kể cả Tam Tôn có thể biến mất và chỉ còn chữ Hrih. Là vì đây là Tâm Chú của các Ngài. Có thể quán Hrih ở ngay Ajna của Ngài? - Khi quán ra chữ Hrih thì Linh Ảnh của Ngài biến mất vì mình đã vào Tâm Chú của Ngài rồi. Rõ hơn, Hữu Sắc là có cảnh vật, Linh Ảnh này nọ. Còn Tâm Chú thì chỉ có chữ Hrih. Cô Ba Hột Nút đã làm thử và nói là Chữ Hrih và Linh ảnh tác dụng như nhau. Một bên là ý (chữ Hrih), một bên là Linh Ảnh. Chấm đỏ là trung gian của hai hiện tượng này.
(6) Nhất Tâm "Bất Loạn" (a) Nhất Tâm:
Có thể ví như là tìm người bạn mà chỉ mới biết có cái tên, và không biết mặt mũi ra sao! Dùng cái tên mà đi hỏi là phải kiên cường ghê lắm và nó... buồn ngủ dể sợ luôn. Vì đâu có làm cái gì được đâu: Lúc nào cũng dùng cái tên mà hỏi. Do cứ làm như vậy... đều đều hoài nên dễ sinh ra chuyện buồn ngủ. (b) Bất Loạn:
Có thể ví như là người tìm bạn ở trên đã hỏi ra được căn nhà, và bây gìờ đang đi tìm ngưòi bạn đang còn đi làm! Tâm lý: Khi thấy được một cái gì của người kia rồi thì hăng máu ghê lắm. Chuyện buồn ngủ không còn nữa. Nó tỉnh ruội y như là về nhà mà coi phim Tề Thiên Đại Thánh (phim bộ của Trung Quốc đó!). Trong công phu thì đề mục đã xuất hiện được một vài lần, và khi nó xuất hiện thì hành giả rất là tỉnh và khó ngủ lắm. Bất Loạn nặng hơn một tý là thấy được cái mặt của Bổn Tôn (người mà mình đang tìm gặp bằng câu niệm). Kinh nghiệm là: Khi Thấy được mặt của Bổn Tôn thì tính tình liền thay đổi. Xử lý công việc nó có tình và có lý liền. Con người hiền khô. Tính tình thay đổi có thể là nói là... một sớm một chiều! (c) Bây giờ tới Ngộ Đạo:
Thử nghĩ, chỉ cần vài cái nét đẹp bề ngoài thôi mà mê nhau tít thò lò và theo nhau ... từ kiếp này qua kiếp khác! Huống chi là khi gặp cái nét đẹp nhất của các chúng hữu tình đó là "Chân Lý" thì làm sao mà bỏ được đây! Chuyện gì xảy ra sau khi là Thánh Tăng? Cho dù có ương ngạnh như thế nào đi chăng nữa, có nghĩa là: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
69
http://hoasentrenda.com
Sao khi Ngộ Đạo mà Tu Sĩ vẫn cứ làm bậy thì... sẽ gặp tình trạng: Nhân Quả Đồng Thời! Một khi Con Người nó đã có mùi vị của Thánh Tăng rồi thì tự động... nó không thích ở dơ nữa. Có nghiã là: Tu sĩ mà cứ tạo nhân cà chớn, thì quả báo nó xảy ra ngay vài ngày sau và kéo dài một tuần là tối thiểu 1) "Khi thành Phật mới Nhất Tâm Bất Loạn" HL: Ý của đệ là: tình trạng này mạnh nhất là vì đây là sự Nhất Tâm của một Đức Phật mà! 2) "Về Tịnh Độ thì lại có những kỹ thuật để vào tình trạng Nhất Tâm Bất Loạn lẹ nhất" Lẹ nhất là vì khi mình dồn sức để chỉ còn có tiếng niệm Phật với một tâm lực khá mạnh (tình trạng bắn mạnh câu niệm ra ngay đằng trước mặt và vào chỉ có một điểm). thì vô tình mình bị lọt vào dòng tư tưởng của Đức A Di Đà Phật. Nên mình nương vào dòng tư Tưởng này của Ngài mà mình có thể qua cõi Tịnh Độ. Dòng tư tưởng này do Ngài phóng ra từ cái đỉnh và đi vào cái uế độ rồi quay trở về lại cũng ngay cái đỉnh của chính Ngài. Hiện tượng này Huynh có thể tìm thấy trong rất nhiều các kinh sách Đại Thừa. Thông thường là: Đức Phật nhập Định rồi thì hào quang từ đỉnh của Ngài phát ra và bay ba vòng theo chiều bên phải và lại quay trở về và vào cái đỉnh của Ngài. 3) "Đệ tập thử thì biết rằng đây là tình trạng Nhất Tâm Bất Loạn" Thật ra mỗi người khi chập chững với con đường Tịnh Độ, họ đều có một tình trạng nhất tâm riêng của họ với một cường độ khác nhau. Do vậy mà khi một hành giả nào mà tập được một tình trạng như thế nào đó, thì đệ thật tình cũng không có biết. Nhưng khi đệ tập lại đúng cái cách của hành giả đó thì thấy rằng đây cũng có thể gọi là một tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn" thì đệ mới nói lại câu trên.
(7) Tây Phương Cực Lạc Theo kinh nghiệm của đệ thì khi vào Tây Phương Cực Lạc thì cái phần trước mặt của Phật A Di Đà Phật lại dễ vào hơn cái phần đằng sau lưng của Ngài. Vì cái phần đằng trước này là những Ngài chưa tu xong, các Ngài còn bị Hoa Sen tám cánh (nếu nhìn từ trên cao nhìn xuống theo chiều thẳng đứng), và Hoa sen năm cánh (nếu nhìn ngang) và ngay đằng trước mặt các Ngài chi phối. Mở Ngoặc: Hoa sen trên đó có hai vị trí để nhìn: từ trên nhìn xuống thì Hoa Sen lại có tám cánh vốn là Bát Chánh Đạo. Và nếu nhìn ngang ở vị trí ngay đằng trước mặt thì Hoa sen lại có hình năm cánh đó là Ngũ Uẩn Giai Không. Tất nhiên vì người được độ đối với Ngũ Uẩn họ lại "Giai Hữu Quá Nặng" nên Hoa Sen, trong điều kiện này bị nặng ngay trung tâm, nên lại... khép lại tạo thành tình trạng Hạ Phẩm Hạ Sanh. Và dĩ nhiên là khi Ngũ Uẩn hơi hơi giai không thì Hoa Sen sẽ hở ra một tý Tạo thành tình trạng Hạ Phẩm Trung Sanh... v.v. và v.v. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
70
http://hoasentrenda.com
Cái phần đằng sau lưng của Ngài là cái phần không gian có chứa những Bảo Tháp. Vốn là nơi các Nhất Sanh Bổ Xứ đăng ký trở về độ Bạn Bè. Những Bảo Tháp là những ngỏ vào của những thế giới uế độ. Nên muốn ra đằng sau lưng Ngài A Di Đà thì phải ở trạng thái Thượng Phẩm Thượng Sanh và phải phát nguyện thì mới vào được vùng đó. Nay lại trở qua cung trời Sắc Cứu Cánh. Sắc Cứu Cánh lại không xa hơn Tây Phương Cực Lạc nhưng lại đòi hỏi ở trạng thái tâm hành giả phải thanh tịnh hơn và trộn lẫn kinh nghiệm của những lần mình vào Diệt Thọ Tưởng Định. Do vậy mà muốn vào thì phải mất nhiều thời giờ hơn. Tất nhiên: cái phần Sắc Cứu Cánh và cái cảnh đằng sau lưng Ngài A Di Đà thì có phần tương đương nhau. Có nghĩa là qua Tây Phương rồi, nhưng khi muốn ra đằng sau lưng Ngài A Di Đà Phật thì cũng phải khá chật vật mới có thể nhớ lại những Đại Nguyện và phát tâm đọc Đại Nguyện. Tuy rằng đây là hai vấn đề thật là đơn giản nhưng khi đến Tây Phương Cực Lạc thì có người lại... quên và chỉ thích đi đều bước (như Sinh Viên Sĩ Quan của Trường Võ Bị đi dạo phố Đà Lạt) và ngắm cảnh. Do vậy mà lâu lâu lại có những Bồ Tát từ các uế độ xuất hiện ở bên đó và nhắc nhở các Ngài rằng: Còn rất nhiều thế giới đang cần đến mấy ông, Tôi nghĩ mấy ông nên phát nguyện độ sanh. Một cảnh cũng khá đặc biệt là khi từ Thượng Phẩm thượng sanh mà qua dạng Nhất Sanh Bổ Xứ, hầu như tất cả các Ngài đó đều trải qua một trạng thái bất tỉnh. Trạng thái bất tỉnh này cũng tương đương với trạng thái nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Và sau đó là các Tân Nhất Sanh Bổ Xứ này bay vào các Bảo Tháp và bắt đầu cuộc hành trình độ sanh bằng cách: Nhập Thai Biết, Xuất Thai Biết.
3. ĐÔNG PHƯƠNG TỊNH ĐỘ Hôm nay thì Tibu quay qua đề mục: Đông Phương Tịnh Độ, một đề mục thật sự là nghèo nàn thê thảm về kinh sách, tài liệu. Dân bình dân học vụ thì chỉ nghe qua câu: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Ngon lành hơn tý xíu: Thì có đọc qua cuốn Sám Pháp Dược Sư (Một cuốn sách mỏng tanh và nhỏ xíu) Dân có thớ tý xíu: Lại biết là Ngài có bắt cái ấn bàn tay dựng đứng và đầu ngón giữa đụng đầu ngón cái, tạo thành một cái vòng tròn. Còn câu chú của Ngài thì cũng có người biết, cũng lại có người lại tròn xoe con mắt khi nghe người khác đọc một cách rành rẽ:
a) Chú Dược Sư quán đỉnh chân ngôn: Nam mô, Bạt già phạt đế, bệ xát xã lũ rô-bệ lưu ly bát lạc bà - hát ra xà dã, đát tha yết đa dã - a ra hất đết, tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệt sát thệ, bệ sát xã - tam một yết đế, ta ha. (Trích trong Kinh Dược Sư). Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
71
http://hoasentrenda.com
Tibu hỏi Thầy Google: Thì Thầy cho biết là nên lên chùa này mà nghe người ta tụng câu chú 24 trên 24: (Nguồn: http://www.jivanjili.org/medicine_buddha_mantra.html ) The Mantra word for word: 1. OM: We begin with Om the under-current tone of the universe. 2. NAMO: Means yielding or full of trust also can mean to bend or bow and might mean to melt into. 3. Bhagawate: means in intimate relation to the Divine and often means the entire cosmos. 4. Bhaishjaye: a name for the Medicine Buddha. 5. Guru: Spiritual Master also means the “that” which transmutes ignorance into wisdom. 6. Vaidurya prabha: Divine deep blue light, like that of Lapis Lazuli. 7. Rajaya: means Great King. 8. Tathagataya: means once came or once gone. 9. Arhate: one who has conquered the cycle of birth death. 10. Samyaksam buddhaya: perfectly enlightened. 11. Teyatha: do it like this. 12. OM: Again we begin with Om the under-current tone of the universe. 13. Bekhajye bekhajye: do away with the pain of illness. 14. Maha bekhajye: do away with the pain of illness (of the darkness of Spiritual Ignorance). 14. Bekhajye: do away with the pain of illness. 15. Samudgate: means the supreme heights. Like this, go go go (my prayer shall go to the highest and the widest and the deepest). 16. Svaha: I offer this prayer and now relinquish it… (to you Medicine Buddha) Phải nói cái thời xa xưa (thời còn đi xe ngựa) mà mò ra được chừng này kiến thức thôi thì có khi đã mảng đời rồi. Gì thì gì, cũng không thể nào lột hết được ý của Ngài Dược Sư.
b) Trong 12 lời nguyện của Ngài (Trong kinh Dược Sư: http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhduocsu.html) (Nên đọc 12 lời nguyên của Ngài). Tibu tóm tắt lại như sau: 1. Tôi đã thành Phật và được những gì, thì mọi người sẽ được y như vậy. 2. Nói về ngọc lưu ly: Sáng suốt, trong veo, nhìn vào thì phát triển Trí Tuệ. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
72
http://hoasentrenda.com
3. Phương tiện làm ra của cải. 4. Bỏ Tà Đạo, quy Chánh Đạo 5 Giữ Giới Luật đầy đủ 6. Hết bệnh bẩm sinh, kinh niên, bệnh Bác sĩ chê. 7. Gia đình ly tán, bệnh, nghèo. 8. Chuyển nghiệp: Gái (tồi tệ) thành Trai (ngon lành). 9. Bỏ Tà Kiến qua Chính Kiến. 10. Giảm tù tội, được ân xá 11. Thoát nạn đói 12. Quần áo đầy đủ. Các Bạn cũng không ngờ là cái chìa khóa nó nằm ở câu thứ hai: 2. Nói về ngọc lưu ly: Sáng suốt, trong veo, nhìn vào thì phát triển Trí Tuệ.
c) Ứng dụng Chỉ như vậy thôi. Tibu dùng câu này để tự nâng cao thể trạng. Chữa bệnh và đả thông kinh mạch.
(1) Nguyên tắc: 1. Nằm tập đừng có làm cho máu huyết tắt nghẽn bằng cách ngồi. Mà chỉ, xin nhắc lại, là: Nằm trên giường (cho nó êm cái thân già) đắp mền cho nó ấm nếu là trời lạnh. 2. Nhắm mắt 100% 3. Nhìn ra đằng trước mặt thấy một vùng xám xám đen đen. (Cận Định) 4. Nhìn vào một vùng ngay giữa, ngang với tầm nhìn (An Trú Chính Niệm Đằng Trước Mặt). 5. Nhìn kỹ thì sẽ thấy một cái đám bùi nhùi. 6. Đám bùi nhùi 7. Trong đám bùi nhùi có hiện ra cái cục trong trong mờ mờ nhỏ xíu. (Lưu Ly của mình đó) 8. Tới đây thì nhìn nó (cục lưu ly của mình) như nhìn con ruồi. Hình ảnh thì mờ mờ ảo ảo, Khi có, Khi không. 9. Kệ nó cứ nhìn vào chỗ đó mà vẽ (hay đúng hơn là mường tượng) cho ra cái cục có màu và cũng có phần nào trong trong. Khi nó ra thì bình tỉnh niệm "trong tâm" câu: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. (nhấn mạnh giọng ở chỗ "Lưu Ly") Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
73
http://hoasentrenda.com
10. Hình ảnh theo sự chú tâm có ra phần nào rõ hơn. thân).
11. Kệ nó, bây giờ mới tác ý là: Con làm cái này cho sức khỏe tổng quát (toàn
12. Nhìn cái cục trong trong thì cũng tác ý là: Đây là cục ngọc lưu ly, nó phải chắc chắn và trong.
(2) Kết quả: Đói bụng! Cơn đói ấp tới bất thần.
(3) Phản ứng: Tác ý: Đói thì ăn cho hết cái bệnh đi! Làm nhiều lần! Và đừng có dại dột mà đứng lên tìm cái ăn! Làm cho tới có khi ngủ luôn càng tốt. Có khi phải thức dậy để làm cái gì đó: Cảm giác là thân thể đã được đả thông phần nào: Thân Thể nhẹ nhàng. Bà con làm thử, có gì thì cứ hỏi Tibu sẽ tìm ra câu trả lời cho.
(4) Bệnh Từng Vùng Tiếp theo là dùng cục lưu ly của mình để giảm những triệu chứng đầu tiên của các cơn bệnh vặt. Ví dụ như ngứa cổ họng, để lâu nó ho, rồi từ ho, nó ra sổ mũi. Ngay triệu chứng đầu tiên, hành giả: 1. Ngậm miệng lại 2. Nín thở 3. Ép nguyên cả cái lưỡi lên vòm họng, nhắc lại là: Ép nguyên cả cái lưỡi. 4. Nhắm mắt 100% 5. Nhìn cho ra viên lưu ly của mình. Cảm giác là: Ngứa cổ dữ dội, và khi viên lưu ly hiện ra mờ mờ đằng trước mặt thì cảm giác giảm rõ rệt và biến luôn. Liên quan: Như vậy những chỗ bị đau thường ngày thì mình sẽ khoanh vùng nó và mình biết chỗ nào là gốc của cái cảm giác đau: Cứ việc hễ mà rảnh là: 1. Để ý tới chỗ đó, chỉ một chỗ mà thôi. (kinh nghiệm: Làm chỗ ít đau trước). 2. Nhắm mắt 100%. 3. Nhìn cho ra viên lưu ly của mình. 4. Tác ý (có nghĩa là: dùng trí tưởng tượng của mình) làm cho nó cứng lại (vì là "ngọc" mà)! Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
74
http://hoasentrenda.com
5. Cảm giác bị đói 6. Lại tác ý: Đói thì ăn cái chỗ này cho nó bớt đau đi. Bàn về cảm giác đói: Có khi, do việc nhìn chưa ra được cho rõ viên ngọc lưu ly của mình nên nó chưa có đói. Rồi do chưa ra mà mình ngưng tập và sinh hoạt lại bình thường. Thì sau đó vài mươi phút, nó lại đói. Nguyên tắc là đừng có đi tìm cái ăn, mà hãy tác ý: Đói hả? Thì ăn cái chỗ hồi nãy đó, cho nó bớt đau đi.
III. MẬT TÔNG 1. Tam mật tương ưng Ngày hôm qua, Nhí đã đủ điều kiện vào học ở Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na. Nhí (anh) do hiền hơn Nhí (em), nên đã được cái nước rút là vào ngay vùng đầu của Pháp Thân. Nhí cứ đi xuyên qua các cảnh giới diễn tả lại các kinh nghiệm Tâm Linh của Pháp Thân. Và đi dần vào trung tâm Trí Tuệ của Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na. Tới đó, Nhí biết là mình đã thành một Đức Phật y như bốn Đức Phật khác đã ở đó từ lâu. Năm Đức Phật y như nhau này cùng quăng năm cái chày Kim Cang lên không gian. Theo Nguyên Lý cuối cùng: Sự Vô Ngại của kinh Kim Cang. Khi quay phim và cho chạy chậm lại, quang cảnh sẽ là như sau: Đức Phật ở giữa quăng chày thẳng đứng lên trên. Đồng thời bốn Đức Phật kia ở bốn hướng Nam, Tây, Bắc, Đông. Và năm chày này đụng nhau tạo thành tiếng nổ rất là to, tiếng nổ đó là dĩ nhiên là: "Subham" Chứng và đắc cảnh này: Nhí (anh) đương nhiên đạt được Tước Hiệu "Phật" (nôm na: hơi hám của một Đức Phật, vì chưa có chính thức). Vì còn thiếu một chiêu cuối cùng là "Phản Bổn Hoàn Nguyên". Chiêu này thì Tibu phải xin phép gia đình Nhí. Nếu gia đình chấp nhận thì tibu chỉ tiếp. Nếu gia đình không chấp nhận thì Tibu sẽ chỉ tiếp khi Nhí tới tuổi "Trưởng Thành". Nhí vì chưa có tước vị chính thức vì còn thiếu một chiêu cuối cùng "Phản Bổn Hoàn Nguyên". Và cũng được biết là đã có Nhí (anh) đang ngồi bên tay trái của Ngài Tỳ Lô Giá Na. (Bên Trí Tuệ). Nhí (em) hiền như Nhí (anh) và cũng vào cảnh giới "Sự Sự Vô Ngại" và cũng đã quăng chày và đã nghe tiếng nổ "subham". Nhí (em) chưa thông báo là đang ở bên nào của Ngài Tỳ Lô Giá Na. Tất nhiên, khi đối diện với hai Nhí này thì người có cái tâm rộng lượng, không tướng như thế nào thì cũng vẫn còn lui vào tư thế... xét lại. Thưa bà con: Một Nhí vào Mật Tông bằng... Tịnh độ. Và Nhí kia bằng Thiền Quán. Có người hỏi: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
75
http://hoasentrenda.com
Làm sao mà Tịnh Độ mà vào Mật Tông được. Vì Tịnh Độ là phương pháp tập của người bị nhiều nghiệp sát. Nhưng không phải là không vào được một khi cố gắng tới "thành người câm lặng": Nhí Tịnh Độ, hiểu nhiều, nhưng lại không có đủ chữ để nói. Nhí rất là ngại đi tiếp xúc với ngay cả Cô Bác trong đám lubu. Nhí sẽ rầy Tibu khi Tibu viết lại chuyện của Nhí Tịnh Độ đây. Trong suốt thời gian vào Tịnh Độ Nhí chưa có lần nào rời Linh Ảnh của Tam Tôn. Bà con làm thử và giữ thử thì biết liền. Với mức độ kiên định, một mất một còn với Linh Ảnh. Nên cái Chánh Định của Nhí đã vượt ra khỏi mức bình thường của những người tu tập Tịnh Độ. Và dĩ nhiên đủ sức vào Mật Tông. Nay lại bàn về cái mà tibu gọi là Tước Hiệu: Chỉ là danh từ mà thôi, chưa có chính thức. Vì phải vào cho được Chân Như và khi ra lại thì được Chân Như ghi cho Tước Hiệu Vĩnh Viễn: Y như là tibu, cô Ba Hột Nút, cô Trang đã... bị ghi: Khi xuất định khỏi quy trình "Phản Bổn Hoàn Nguyên" thì tư tưởng sau đây lại xuất hiện, tư tưởng này do Chánh Định và trình độ Chánh Trí mà có: Tư Tưởng đi từ bên Phải qua bên Trái của Đại Não như sau: Đời Đời Làm Bồ Tát Độ Sanh. Tất nhiên, để làm nổi thì phải có sức khỏe. Bây giờ thì Nhí yếu xìu hà. Phải tĩnh dưỡng một thời gian. Mật Tông là cách đi từ con đường "Có" vào con đường "Không". Vì có cái tên là "Mật Tông" nên ai cũng tưởng đây là "Bí Mật", là "Kín", là "Chỉ có một số người nào đó được biết mà thôi". Hay là Pháp Môn này "thuộc về mâm trên". Do đó cho nên, những người Thầy đều làm bộ là "Mật" nên họ muốn nói sao thì nói, và nói ra sao thì cũng được. Pháp Môn "Mật Tông" bị các Thầy tung hoả mù đến độ. Cho đến bây giơ cũng chẳng còn ai biết đâu là đâu nữa. Tất nhiên, đó là cái sai lầm lớn của một số người làm nghề là "Thầy Tu". Chớ có ai ngờ đâu: Mật là "Tam Mật Tương Ưng". Nói theo cách này thì dể nghe và dể hiểu hơn: Tam Mật là: Thân, Khẩu, Ý. Tương ưng là: y chang, là giống nhau y đúc, là trùng nhau. Như vậy là Tam Mật Tương Ưng là: Tu sĩ y chang như là Đức Phật. Có nghiã là... tu xong rồi. Thế nào là tu xong rồi? Là Ngũ Uẩn Giai Không. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
76
http://hoasentrenda.com
Và đi từ đường "Có" nên nó khác rất là xa cách đi từ con đường "Không". Đường "Có" là có đủ thứ: 1. Có linh ảnh của Bồ Tát (tibu thì là: Linh ảnh Nghìn Tay, Nghìn Mắt và 11 cái đầu của Ngài Quang Thế Âm). 2. Có linh ảnh của Phật (tibu là: Ngài A Di Đà Phật), 3. Có Linh ảnh của Hành Giả, 4. Có linh ảnh của Hộ Pháp. 5. Và có luôn linh ảnh của vị Phật cao cấp nhất: Đó là linh ảnh của Ngài Tỳ Lô Gía Na ở trên Liên Hoa Tạng. Tu sĩ gôm được đủ nguyên bộ Linh ảnh này rồi thì sẽ thực hiện công đoạn "Phản Bổn Hoàn Nguyên". Có nghiã là quay về cội nguồn. Năm linh ảnh này khi hội tụ trên trung tâm của Liên Hoa Tạng thì lại đóng vai là Ngũ Uẩn. Và khi thi hành công đọan "Năm Ông Nhập Một" (danh từ của lubu) thì tu sĩ có thể là: Một vị Phật. Một vị Độc Giác Phật. Một vị Bồ Tát. Quy trình này do Tibu tìm ra, và sự tập dợt rất là gian nan và có khi lại nguy hiểm. Nhất là lúc thực hiện kinh nghiệm của hai chày kim cang giao nhau. Ba chày kim cang giao nhau. Bốn chày kim cang giao nhau và sau cùng là năm chày kim cang giao nhau. Cuối cùng mới là giai đoạn "Phản Bổn Hoan Nguyên". Sau này, tibu lại tìm ra cách cho mấy Nhí vào trực tiếp mà không cần qua các giai đoạn đã trình bày ở trên! Một phát kiến chỉ có ở Việt Nam. Quy trình lại đơn giản, ít gian nan và ít nguy hiểm hơn, nếu tu sĩ trụ vào những việc thiên về "Phước Báu Độ Sanh". Hai Nhí Bám sát tibu và dùng Diễn Đàn để thực hiện những việc thiên về Phước Báu Độ Sanh. Và khi đi gặp Ngài Ty Lô Giá Na, cả hai Nhí đã đủ phước báu và đã lọt vào quy trình năm chày Kim Cang giao nhau tạo ra tiếng nỗ Trứ danh: Subham! Hiện nay Nhí (anh) và Nhí (em) đang nghĩ mệt. Tibu không thể viết rõ ra quy trình "Phản Bổn Hoàn Nguyên". Là vì hể mà viết ra là Hai Nhí này sẽ làm liên, trong khi sức khỏe chưa phục hồi được bao nhiêu. Và đó là điều nguy hiểm.
2. ĐÀN PHÁP MẬT TÔNG Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
77
http://hoasentrenda.com
>AUM< PHƯƠNG TIỆN ĐỘ LÀ CỨU CÁNH AI MUỐN CÓ ĐỦ NÊN DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC: "MUỐN CÓ THÌ PHẢI CHO!" AI ĐÃ VÔ “DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH” và TỪ ĐÓ PHÁT “6 ĐẠI NGUYỆN” ĐƯỢC GỌI: BỒ TÁT. AI ĐÃ SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ MỘT VỊ BỒ TÁT ĐƯỢC GỌI: BỒ TÁT. Tu sĩ MẬT TÔNG là một người sống bình phàm, mang lý tưởng BỒ TÁT, trên tiếp thông với chư PHẬT, dưới phổ độ chúng sanh, khi bình thường: như người thường, khi có việc lại SIÊU PHÀM VƯỢT THẾ. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến một số kỹ thuật để khai triển hết mức một ĐÀN PHÁP rất phổ thông và ít nguy hiểm (hầu như không có phản ứng phụ):
a) Đàn pháp QUÁN THẾ ÂM (hay QUAN THẾ ÂM) Tất cả những điều viết sau đây chỉ có hiệu lực cho những tu sĩ đắc Tứ thiền hữu sắc, đã vào Diệt thọ tưởng định ít nhất một lần, và đã dõng dạt tuyên bố Lục đại nguyện ở trong định đó: 1. Chúng sanh vô lượng thệ nguyện ĐỘ. 2. Phiền não vô biên thệ nguyện TẬN. 3. Phước trí vô biên thệ nguyện TẬP. 4. Pháp môn vô lượng thệ nguyện HỌC. 5. Bồ Tát vô cùng thệ nguyện SỰ. 6. Phật đạo vô thượng thệ nguyện THÀNH. 1. Nhập vô TỨ THIỀN (nhờ vô đề mục), quán HỘT CHÂU MẪU, vừa đọc trong tâm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Khi hột châu mẫu xuất hiện rõ nét, đặt câu hỏi: Tại sao phải làm vậy? Liền thấy một cảnh khổ, rối ta nguyện xin xó ĐỨC Q-T-Â xuất hiện để cứu khổ: Q-T-Â xuất hiện và rưới nước cam lồ cho họ. 2. Quán một màn tivi, và đọc NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. Thấy Ổng xuất hiện, giữ càng lâu càng tốt ! Nhớ thử Ổng rồi mới xài. ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN! Phương pháp thử một linh ảnh coi có thiệt không: a. Giữ linh ảnh cho lâu b. Tâm đọc: tất cả các chúng hữu tình không có phận sự hãy lui ra. c. Đọc chậm rãi ba (3) lần, lần cuối thêm: (không thôi bị tổn thương!). d. Nếu linh ảnh không biến: Quán ẤN HỘ THÂN bay vô NGỰC linh ảnh. e. Nếu linh ảnh PHÁT QUANG: Đúng là thứ thiệt! Xài được!
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
78
hết.
http://hoasentrenda.com
f. Nếu nó CHÁY hay tiêu ra NƯỚC: là thứ dỏm. Không xài và không sao
3. Đang lúc tu sĩ giữ linh ảnh: Ổng xuất hiện như thật trước mặt mình: TÂM GIỚI HẠN, NĂNG LỰC GIỚI HẠN. 4. Ở đây, có thể GIẢI OAN cho cả gia đình tu sĩ: bằng cách quán một vài người trong gia đình cùng cầu nguyện với mình trong đàn pháp vào BAN ĐÊM. 5. Thắc mắc cái ĐẢNH bằng thịt hay xương: giữ Ổng lại, Ổng trùm vô mình: lấy TAY rờ thử: TIẾP XÚC VỚI TẤT CẢ Ý TƯỞNG TỐT, VÀ KINH NGHIỆM ĐỘ SANH. 6. Làm một vài việc nhỏ mang tính cách TỪ BI… 7. Hỏi xem câu chú của Ổng là gì: Ổng sẽ thần giao cách cảm với mình về CÁCH ĐỌC THẦN CHÚ, nhớ LẠI cho kỹ và nói lại cho anh em khi cần. 8. Thắc mắc LƯNG Ổng để làm gì? Và ra sau lưng Ổng coi: Hình ảnh đó để độ tử. Đi độ tử, rồi về hỏi Ổng (ở hình ảnh đó): thần chú của Ông lúc này, đọc làm sao? 9. Tương tự như vậy đi hết 6 mặt (trái: TỪ, phải: BI, dưới: HỶ, trên: XẢ). 10. Quán coi hiện giờ AI đang HỘ TRÌ mình? Hỏi họ có cần làm người không? Nếu họ cần: Nhờ họ làm một công việc thiện nhỏ, RỒI ĐỘ HỌ QUA TỊNH ĐỘ. Lúc này HỘ PHÁP VI-ĐÀ mới xuất hiện! (cao khoảng 3 mét). 11. Sau đó làm một vài việc về TỪ, BI, HỶ, XẢ: độ tử, độ sinh (chữa bệnh). 12. Nguyện xin Ổng thể hiện ĐẠI NGUYỆN? Ổng liền xuất hiện trong TAMTHIÊN-ĐẠI-THIÊN-THẾ-GIỚI: TÂM VÔ LƯỢNG, NĂNG LỰC VÔ LƯỢNG. (đàn pháp gốc). 13. Độ liên tục, phân thân lung tung, thuyết pháp trong ĐÀN PHÁP GỐC trên. 14. Nguyện xin Ổng biểu hiện ở PHƯƠNG TIỆN VÔ LƯỢNG: Ổng xuất hiện ở dạng THIÊN-THỦ-THIÊN-NHÃN. (Hình ảnh này không có 6 mặt). 15. Chư vị quỷ thần đến hộ trì mình (tay họ đã cầm chày KIM CANG), họ cao khoảng 10 mét. Thực hiện lại điều (10). 16. Đem THIÊN-THỦ-THIÊN-NHÃN qua đàn pháp gốc (12): Nguyện xin ngài phát Đại Nguyện. TÂM VÔ LƯỢNG + NĂNG LỰC VÔ LƯỢNG + PHƯƠNG TIỆN VÔ LƯỢNG. 17. Dựa vô uy đức của Ổng, nguyện xin cho tu sĩ đi (BẤT CỨ nơi nào: SẮC CỨU CÁNH để gặp hoá thân của Phật Thích ca để học hỏi tất cả tàng kinh các, qua thập phương tịnh độ để cúng dường hay xin thập phương chư PHẬT ẤN CHỨNG, đi gặp CÁC TỔ: Ca-diếp, Long Thọ, Milarepa, Babaji, chúa Jesus Christ… mổi ông đều có cái hay riêng, nên đặt câu hỏi: Họ sẽ không dấu một điều gì hết…). Khi đi qua đức A-Di-Đà, nhớ nhờ ổng đưa qua Liên hoa tạng để gặp Đức Tỳ-lô-giá-na, và nhờ ổng đưa vào đảnh để học bộ kinh Kim-cang đảnh rất hay… Đi với ổng rồi, nhớ hỏi ổng cách thức tự đi qua đó (cố nhớ lại cho kỹ.). Nếu muốn chơi trò chơi lớn thì nhờ mấy ổng dẫn về pháp giới một lần…) vui lắm! Không quên đi thăm Địa tạng vương bồ tát Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
79
http://hoasentrenda.com
để học bộ Khổng tước kinh (bộ kinh bí mật của chư tổ), ghé qua tổ Long thọ để học bộ Hoa Nghiêm… tu sĩ cũng có thể đi hết 6 mặt của từng ông một để học hỏi thêm. Vì pháp môn vô lượng thề nguyền học mà!... Xin thông cảm cho, không ai có đủ sức để nói hết phần này được. 18. Lúc này HỘ-PHÁP KIM CANG MẬT TÍCH mới xuất hiện cao khoảng 16 mét. Để phân biệt HỘ PHÁP KIM CANG với chư QUỶ THẦN, tu sĩ căn cứ vô CẶP MẮT của họ: Hộ pháp kim cang có cặp MẮT LỒI, tròng đen có VÒNG XOÁY. Khi mở miệng lại PHUN RA LỬA NGỌN. Tay cầm chày KIM CANG màu VÀNG, SÁNG CHÓI. Chư quỷ thần có cặp MẮT PHƯỢNG, xếch, không lồi. Khi mở miệng không có lửa.Tu sĩ sẽ tiếp thông được với ĐẠI NHẬT QUANG NHƯ LAI và với TỲ LÔ GIÁ NA, còn phần trước, tu sĩ chỉ mới tiếp xúc được với chư vị BỒ TÁT (để ý đến đỉnh của mình là biết liền).
b)Đàn Pháp Quan Thế Âm (mới) (1) Bước thứ nhất: Đọc đều đều trong tâm câu: Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Vừa đọc vừa nhắm mắt, vừa dùng trí tưởng tượng vẽ ra một hòn bi màu vàng hoa quỳ, ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn. Sau khi hòn bi xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt thì tiếp tục vẽ một hòn bi thứ hai và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi đủ một vòng tròn gồm 18 hòn bi. Khỏi nói, bạn cũng có thể hiểu đây là mình tạo ra trong trí tưởng tượng của mình... một xâu chuỗi 18 hột bằng câu niệm trên. Chú ý: khi hòn bi đầu tiên xuất hiện rõ ràng thì Huynh mới vẽ tiếp hòn bi thứ hai, hòn bi này nằm bên trái hòn đầu tiên và cứ thế mà vẽ cho tới khi có đủ một vòng tròn gồm 18 hòn bi.
(2) Bước thứ hai: Là ngay giữa hòn bi thứ nhất và hòn bi thứ 18, ở phía trên một tý Huynh tiếp tục vẽ cũng bằng trí tưởng tượng một hòn bi thứ 19 (vốn là hột châu mẫu).
(3) Bước thứ ba: Với 19 hòn bi màu vàng xuất hiện đằng trước mặt mình như thật như vậy, Huynh hướng cái tầm nhìn vào hột châu mẫu. Hột châu này càng ngày càng chiếu sáng, khi cảm thấy rằng nó sáng lắm rồi thì đọc câu: nguyện xin thể hiện. (Thì đối với Cô Vân: Hột châu mẫu biến mất và một cảnh tượng cứu độ của Ngài Quan Thế Âm như sau: trong cảnh tranh tối, tranh sáng, có một đám đông ăn bận rách rưới và nghèo khổ, họ dơ tay lên trời và kêu gào thảm thiết. Một vùng ánh sáng xuất hiện và trong vùng ánh sáng này tất nhiên là Ngài QTA đang cầm bình cam lồ và nhành dương liễu: Ngài rảy nước tới ai thì người đó ăn bận lành lặn và yên bình tới đó... Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
80
http://hoasentrenda.com
Đối với Cô Trang thì: Ngài QTA xuất hiện tay trái nâng cái hư không ngang tầm bụng, tay phải lại bắt ấn cam lồ, Ngài xuất hiện tới đâu thì đám đông đang đau khổ, kêu gào thê thảm, bỗng nhiên biến mất dưới hào quang phóng ra từ toàn thân của Ngài. Đối với đệ: đệ là... QTA ở tư thế thiên thủ thiên nhãn, thân hình to lớn và cao vời vợi. Chung quanh đệ là có một vùng ánh sáng khá rộng và ngoài vùng ánh sáng này là cảnh tấn công biển người, họ nhiều như kiến, họ tràn vào vùng ánh sáng từ khắp nơi, hễ mà họ đụng tới vùng ánh sáng này thi họ liền biến mất! Chưa hết, từ đỉnh của đệ phóng ra một tia hào quang màu vàng, tia này quét tới đâu là đám đông trống trơn tới đó.)
c) Đàn Pháp Văn Thù Sư Lợi - Om Driym Nhập Tứ Thiền, quán mạn đà la Văn Thù Sư Lợi (hình cô bé trẻ ngồi trên kỳ lân màu xanh da trời, với bàn tay phải có ngón tay út chỉ Hư Không, và bàn tay trái giấu dưới áo). Khi mình có cái hình Nhất Tự Chú Vương thì mình dùng màn tivi... chụp hình cái hình đó bằng cách cho vào màn tivi và từ đó đặt câu hỏi thì Ngài trả lời, hay là chỉ giữ Ngài cho lâu thì Ngài sẽ xoa đầu thọ ký, sau đó là mình làm việc về cái Trí Tuệ của Ngài (Chỉ cho người khác tu bằng phương pháp tròn đầy: Kiếp này là xong nếu người đó hội đủ điều kiện, còn chưa xong, vì thiếu điều kiện, thì về Tịnh độ mà dượt cho xong)! Cho nên nếu tính bằng kiếp người thì toàn là dân... Bất Lai không mà thôi Là vì, kiếp này là... kiếp Vô Minh cuối cùng!
d)Đàn Pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề Quán các mẫu tự của câu chú: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Taba Ha. Mạn đà la này có hai phần: Phần thứ nhất là phần mọc tay (y như cái hình vậy) Những cánh tay này dựa trên căn bản của tỉnh điện được tạo ra từ luồn kundalini. Hình ảnh được thể hiện nguyên một cái hình Phật Mẫu Chuẩn Đề với 18 tay đầy đủ binh khí và thêm hai con rồng đội cái hoa sen. Chưa hết, trên hào quang lại có câu chú bằng tiếng Phạn, Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Câu chú đi đúng cái phần không gian của hào quang của Ngài khởi sự từ vai phải và chấm dứt ngay bon vào vai trái của Ngài. Phần thứ nhì là dùng cách quán tưởng "hai chiều xoay" của các chữ trong vòng phép Chuẩn Đề. Không có kinh nghiệm về kundalini thì sẽ không được, khi hành giả khai mở đến chổ này. 1. Nó đòi hỏi một ý chí sắt đá, mà ý chí này chỉ có, khi hành giả đã thành thục về sự khai mở kundalini. Chớ không phải loại ý chí sơ sơ qua những buổi thức khuya trồng cây si ở dưới mưa, hay là cái ý chí của những đêm thức khuya để gạo bài thi ... Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
81
http://hoasentrenda.com
(Phần này bàn về "Ý Chí": Có thể gọi y ùchi và ví nó như là chữ "l-ò" trong cụm từ: Lò nguyên tử vậy: Lò này chỉ có thể chạy với nhiên liệu đặc biệt dành riêng cho nó mà thôi, tuy cũng gọi đó là cái "l-ò" nhưng cái lò này không thể chạy bằng... cũi được.) 2. Nó khó làm y như là khi, cùng một lúc dùng cả hai tay để mà vẽ những hình như sau: Trong khi tay trái đang vẽ vòng tròn thì tay phải đồng thời vẽ một hình vuông. Giới thiệu vòng phép: Trong vòng phép Chuẩn Đề thì Các Bạn sẽ thấy có một hình toàn bằng chữ không mà thôi. Hình này gồm hai vòng tròn đồng tâm với nhau: Vòng thứ nhất, ở bên trong, chỉ có một chữ độc nhất là chữ Om (hay là Aum) Vòng thứ hai ở bên ngoài (trên cái vành khuyên được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) gồm tám chữ của câu thần chú đó là: Chiết; Lệ; Chủ; Lệ; Chuẩn; Đề; Taba; và sau cùng là chữ Ha (Trong cuốn Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni của Thích Viên Đức) Thực hiện: Hành giả quán cho ra cái hình này. Sau khi cái hình xuất hiện như thật đằng trước mặt của mình thì động tác kế tiếp là: Quán phần Chữ OM cho thật đứng im, có nghĩa là phần nằm trong cái hình thì đứng im, không nhúc nhích. Kế tiếp thì quán tám chữ kia, tức là phần ngoài của cái hình. Hành giả phải quán thế nào cho những chữ này :***quay trên chính nó*** theo chiều ***ngược với chiều kim đồng hồ*** và đồng thời, tám chữ này phải chạy theo cái vành khuyên (phần này được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) ***theo chiều kim đồng hồ***. Làm được như vậy (có nghiã là cùng một lúc phóng ra ba (3) tư tưởng: Đứng im, Bên trái và Bên phải) thì sẽ được Phật Mẫu Chuẩn Đề xuất hiện và ấn chứng bằng hai cách: 1. Xoa đầu hành giả 2. Là chính Ngài sẽ vẽ lên thân thể của hành giả những chữ này qua những yếu huyệt hay trung tâm năng lực. Làm không được thì sẽ bị hất văng ra khỏi vòng phép bằng sự tuột định bất ngờ. Tất nhiên là có thể bị bệnh. Phật Mẫu Chuẩn Đề có cách quán kỳ lạ là: Các chữ tự xoay trên chính nó theo chiều: Ngược chiều kim đồng hồ. Đồng thời cả câu chú lại quay trên một vòng tròn thuận theo chiều kim đồng hồ. Tất nhiên, để làm nổi chuyện này thì tâm tu sĩ phải vào một tình trạng "Không Chấp phải cũng không chấp trái" thì mới làm Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
82
http://hoasentrenda.com
được. Mà như vậy chỉ có ông Phật thì mới chơi được mà thôi! Vì vậy mà các Tổ mới đặt tên là: Phật Mẫu Chuẩn Đề (Mẹ của Phật hay đúng ra pháp quán (vision) dễ nói, rất chi là khó làm này sẽ giúp mình thành Phật).
e) Đàn Pháp Ngũ Phật Trí Pháp thân Tỳ Lô có thể chứng bằng cách nhập vào các Đàn Pháp. Con đường khá dài, nguy hiểm và đầy dẫy những kỹ thuật: Khi hành giả đổi cung cách tu hành và dùng hình ảnh các biểu tượng để đem áp dụng cái Không Trí vào Thế Sự thì có rất nhiều con đường. Đệ bị ảnh hưởng nặng nề những tiền kiếp nên đã quay lại và khai triển những đàn pháp theo một dạng rất là đặc biệt (dạng hình lập phương: y như cục Rubic vậy). Trình bày một trong những cách nhập vào Pháp Thân Tỳ Lô: Đàn Pháp QTA là bước đầu dễ dàng nhất và không có phản ứng phụ. Sau khi học hết sáu mặt (Từ, Bi, Hỷ, Xả, độ Sinh và độ Tử). Kế đó là thay đổi hệ hộ pháp và đi tìm cho mình một Kim Cang Vương. Tiếp là Qua Tây Phương Cực Lạc để gặp Ngài A Di Đà Phật. Tiếp nữa là nhờ Ngài A Di Đà Phật giới thiệu cảnh Liên Hoa Tạng Thế Giới: cả ba người trong một cái duỗi tay của Ngài A Di Đà Phật, đã... cùng với Ngài A Di Đà Phật đi vào Pháp Giới Liên Hoa Tạng để gặp Ngài Tỳ Lô Giá Na trong cái núi Tu Di ở ngay giữa Liên Hoa Tạng, núi này cao hơn những núi kia một tý. Sau đó, là quy trình phá Chấp Kim Cang: Hành giả cùng với Kim Cang vương qua Liên Hoa Tạng và quăng chày Kim Cang vào đỉnh của Ngài Tỳ Lô Giá Na. Kim Cang Vương không chịu và bỗng nhiên biến thành... Chấp Kim Cang. Vì Ngài mắc quai lời nguyện nên, Ngài đành phải miễn cưỡng qua đó để hộ trì mình. Phải nói rằng tính phá chấp phải thật là mạnh thì mới dám làm chuyện này trước cảnh hào quang rực rỡ màu xanh của tia hồ quang của Ngài Tỳ Lô mà mình dám quăng chày Kim Cang vào ngay đỉnh của Ngài Tỳ Lô. Ba Chày chạm nhau tạo thành âm thanh vốn là Tâm Chú của Ngài Tỳ Lô. Và sau cùng là cả bốn người là (A Di Đà, QTA, Kim Cang Vương và đệ) trong cái duỗi tay của Phật A Di Đà mà qua đến Liên Hoa Tạng gặp Đức Tỳ Lô để quăng chày khi năm chày gặp nhau và đệ bay theo luôn thì cả năm đều bình đẳng và tan biến trong tiếng nổ Subham. Từ đây, không còn hình ảnh nào mà đệ phải quán tưởng nữa. Câu khái niệm: Phật trong ta, ta trong Phật đã được hoàn thành. Tâm lúc bây giờ rỗng lặng và sự thoả mãn tâm lý này đã dẫn đến trình trạng mà mình thường bàn tán đó là: Thường Lạc Ngã Tịnh. So Sánh: Như vậy Diệt Thọ Tưởng Định là tình trạng thanh tịnh trong một cảnh nhỏ của Vũ Trụ Quan của Phật Giáo: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới với chỉ một Trái Đất. Chứng nhập Pháp Thân Tỳ Lô là một cảnh Thanh Tịnh đối trước Liên Hoa Tạng Thế Giới với hằng hà sa số Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cùng với hằng hà sa số Trái Đất TB: Sự so sánh một cách chính xác thì... đệ chịu vì dụng cụ hiện nay là Ngôn Ngữ. Cách thức là: hãy đến mà xem thì mới rõ được. Nhưng một cách tổng quát và rất là gượng ép thì có thể nói như sau: Cảnh thanh tịnh khi vào diệt thọ tưởng định Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
83
http://hoasentrenda.com
này có thể ví như mình rất là bình tĩnh khi... cầu chì nhà bị đứt. Còn chứng nhập pháp thân Tỳ Lô Giá Na là mình vẫn bình tĩnh khi bị... động đất, trước cảnh nhà thì xụp, vợ con, bạn bè thì chết.... Cái thanh tịnh thứ nhì này nó đầm hơn vì mình đã có thể đem ra áp dụng nó vào chuyện thế gian. (Phần Đọc thêm) PHÁ CHẤP... CHẤP KIM CANG: Một hôm, đệ vào Liên Hoa Tạng và thấy rằng Ngài Tỳ Lô lại thành Hắc Bì Phật với tay phải cầm chày Kim Cang và tay trái cầm chuông Kim Cang, Hai tay lại bắt ấn A Xà Lê (cánh tay phải nằm bên ngoài và chéo với cánh tay trái ngay ngực Ngài). Vì thấy Ngài có vũ khí và đệ cũng sẵn cái chày nên đệ... nhắm ngay đầu của Ngài mà quăng liền. Trong chớp mắt một tiếng nổ kinh hồn "Brhum" chấn động cả pháp giới. Hai chày đã đụng nhau vào ngay điểm giữa của quỹ đạo. Có nghĩa là khi đệ quăng chày thì Ngài cũng quăng cái chày của Ngài ra và hai chày đụng nhau vào khoảng giữa của quỹ đạo, tạo thành tiếng nổ *Brhum*. Khi xuất định, đệ vẫn còn ù tai vì âm thanh quá lớn đó nhưng trong thâm tâm của đệ, đệ lại cảm thấy nó thiêu thiếu một cái gì đó. Đệ bèn nghĩ rằng, lần sau rủ Hộ Pháp Kim Cang qua bên đó với ý đồ là lập lại thí nghiệm trên: Hộ Pháp lắc đầu không chấp nhận. Tư Tưởng lại xẹt qua xẹt lại: Đây là một Chấp Kim Cang!!! Đệ lại hiểu rằng: Kim Cang mà đã chấp thì phải có cái còn cứng hơn Kim Cang để phá cái chấp này!!! Nhưng cái nào lại có thể cứng hơn Kim Cương? À!... Dùng màn TV: Màn TV im lặng, không cho đáp số. Phải mất ba tháng sau, đệ mới tìm ra đáp số để phá... Chấp Kim Cang. Đệ lại nói với Kim Cang một cách rõ ràng hơn: Không phải tôi nhờ ông quăng một mình đâu, nhưng chính tôi cũng quăng nữa, như vậy ông có đi không? Chấp Kim Cang lưỡng lự một hồi, nhìn đệ, hả miệng phun lửa ào ào, rồi quyết định: - Vì tình bạn, ông làm thì... tôi làm! Sống, cùng sống! Chết thì cùng chết!!! Tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại: Quả thật, kim cương cứng nhưng tình bạn còn cứng hơn nhiều. Thế là cả hai tên qua đó và khi tác ý quăng chày thì tự động... Hộ Pháp xuất hiện ở ngay đằng sau lưng của Ngài Tỳ Lô Giá Na (mà nay là Hắc Bì Phật) và cả ba cùng quăng chày: Đệ nhận thấy rằng: Chày của đệ bay cong lên cao tạo thành một phần tư vòng tròn (1/4 vòng tròn). Chày của Hộ Pháp cũng vậy. Và chày của Ngài lại bay thẳng góc lên cao... Và ba chày đụng nhau tạo thành âm thanh "Vãm" còn to hơn cả "Brhum" trước đây. Nhận xét: Nếu có thể vẽ lại những quỹ đạo của ba cái chày trên thì đệ và Hộ Pháp lại ở trên một Đường Kính và Ngài Hắc Bì Phật lại là trung tâm. Quỹ đạo 2 cái chày của đệ và của Hộ Pháp tạo thành 1/2 vòng tròn và tất nhiên quỹ đạo chày của Ngài Hắc Bì Phật là đường bán kính thẳng góc với đường kính nối liền đệ và Hộ Pháp. Âm thanh tuy rằng to như vậy nhưng vẫn không làm đệ xuất định. Chứng tỏ mức độ yên lặng của đệ lúc này nó khá hơn trước rất nhiều, và đệ chỉ có nói về âm thanh còn ánh sáng khi ba chày đụng lại thì nó sáng đến mức độ mà mình thấy nó... thành xanh như Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
84
http://hoasentrenda.com
tia hồ quang, nhưng trạng thái định vẫn không bị lung lay gì cả. Khi xuất định thì đệ vẫn còn cái cảm giác là... đi đúng hướng rồi đó... nhưng... vẫn chưa xong... Tất nhiên là lần sau, đệ sẽ mời cả bốn người là A Di Đà Phật, Quan Thế Âm, đệ và Hộ Pháp cùng qua bên đó để lập lại thí nghiệm trên, nhưng lần này là với bốn người. Thế là cả bốn người qua tới Liên Hoa Tạng. Và khi quăng thì cả bốn người tự động vào vị trí tứ trụ và năm cái chày chạm nhau trên không trung tạo thành một âm thanh "SuBham" cùng với chấn động và ánh sánh chói chang... Tuy là quang cảnh nó kinh hồn như vậy nhưng tâm của đệ vẫn vững vàng và không xuất định!!! Chứng tỏ cái sự yên lặng lúc này rất là mạnh. Khi xuất định, đệ lại vẫn còn cái cảm giác là... chưa xong. Nó còn lấn cấn một cái gì đó. Lần này thì trong tiếng "SuBham" Kinh thiên động địa của năm cái chày hợp lại thì đệ tác ý nhắm ngay vùng chấn động và ánh sáng đó mà lao mình vào luôn, đệ chỉ thấy các Vị kia cũng làm như vậy luôn!!! và chung quanh toàn là ánh sáng trong suốt như được mặt gương đã được lau chùi. Và sau tiếng nổ "SuBham" thì đệ lại hiểu cái ý của Chân Ngôn này là: "Nó là Như Vậy". Cùng một lúc, cái tư tưởng lại xuất hiện: Năm Ông đã nhập một, Ngũ uẩn đã giai không, tâm thức đã phản bổn hoàn nguyên. Và một sự tĩnh lặng vô cùng, ngay khi suy nghĩ về một vấn đề gì thì đệ có cảm giác như tư tưởng nó chạy rất là chậm. Đồng thời, tất cả các hiện tượng đều phản ảnh rất là trung thực và rõ ràng khi tâm thức rơi vào sự "im lặng sấm sét" như vậy. Và cái biết nó càng trở nên bén nhạy. Sau đó khoảng một tháng thì các hình ảnh của màn Tivi lại càng có nhiều chi tiết hơn trước nữa. Cô Trang nói là hình ảnh có thể phân bố như là trong chương trình "Picture in picture" của Tivi vậy. Màn Tivi trở nên mềm dẻo, nhu nhuyễn và dễ sử dụng hơn nhiều... Câu chuyện đến đây... lại chưa hết vì khi lao vào vùng chấn động đó, đệ mới hiểu tại sao họ lại làm cái chày Kim Cang với hình thức lạ kỳ như vậy.
IV. VẠN THẮNG CÔNG Vạn Thắng Công có từ thời Phù Đổng Thiên Vương (Với Thế Vươn Vai), rồi qua Đinh Bộ Lĩnh (Với thế: Phi Lâu Diệu Thủ), rồi qua Trần Quốc Toản (Với thế nắm tay bóp bể trái cam) từ đây thế võ này bị thất truyền... cho đến 1966 tại Đồi Cù Đà Lạt, một dị nhân gặp một thằng bé mồ côi và vị này đã chỉ lại cho thằng bé. Mãi đến năm 1990 thì thằng bé sáng tác ra thế “Vổ Tay Thoát khỏi Hồng Trần”. Vạn Thắng Công còn có tên là “Kim Báo Thần Công”. Là một môn “Thần Công” thuần túy Việt Nam. Gọi là “Thần Công” chớ không phải là “Nội Công” là vì lý do sau đây: Nhờ niệm mà chuyển là tà. Không niệm mà chuyển mới là chánh tông. Người Việt Nam... không ưa những môn “Nội Công” của Tàu vì rất là khó tập. Bởi lý do dễ hiểu là: Không ai biết thực chất... cái Đan Điền nằm chính xác ở đâu trên vùng bụng. Và muốn thành công, khi tập Nội Công, thì phải dồn được khí xuống Đan Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
85
http://hoasentrenda.com
Điền. Dồn đúng thì phát kình lực, dồn không đúng thì bị trĩ, bị bất tỉnh, bị đau bụng y như triệu chứng kẹt ruột... Do vậy mà những tay nội công tập trật (số này khá đông) hay bị bệnh là vậy... Tập Thần Công thì không cần biết đến cái đan điền, chẳng cần dồn khí, chẳng cần... niệm cái gì hết mà khí vẫn chuyển... có thể chữa bệnh... ung thư như thằng bé đã nói lại cho đệ nghe vào năm 1991. Quảng cáo như vậy đã đủ. Nay thử nhìn anh Vĩnh Song tập 24 giờ môn Vạn Thắng Công. Tất nhiên, đây lại là một guinness nữa của anh ấy. Tụi đệ dùng phấn để ghi lại những giọt mồ hôi của anh ấy trên sàn gỗ. Lúc đầu những giọt mồ hôi nhỏ tại chỗ, nhưng khi anh ấy “Vô Xê” thì những giọt mồ hôi văng rất là xa, rồi khi anh ấy đuối sức thì những giọt mồ hôi không còn văng ra xa nữa. Khi anh ấy té xỉu trong khi quay thân hình vào thế cuối cùng thì anh ấy có những linh ảnh rất là bất ngờ. Anh kể lại: Tôi thấy được thế giới Vô Hình... Và tôi hiểu được cấu trúc của Bàn Thờ Việt Nam. Có lẽ là Ngài rơi vào tình trạng này chăng? Có một lần tập Vạn Thắng Công ở ngoài sân khi còn ở Đà Lạt, vào một ngày mây mù: đệ đã phá được một ô vuông rộng lớn những đám mây ở ngay trên đỉnh đầu của đệ. Cảnh tượng nhìn cũng đã lắm: cả bầu trời Đà Lạt thì xám xịt duy chỉ có một chỗ ngay nhà của đệ thì mây không có và một bầu trời màu xanh dương xuất hiện... theo hình chữ nhật sắc cạnh.
1. XUẤT THỦ (Kim Báo Long Trảo) Các vị Lạt Ma Tây Tạng thường nói: "Lha-Dre-Mig-Cho-Nang-Chig” nghĩa là quỷ thần và nhân gian cũng bị chi phối như nhau bởi những định luật huyền bí của vũ trụ và những định luật thiên nhiên. Thay vì phủ nhận sự hiện hữu của những sức mạnh huyền bí đó: Bởi lý do người ta không thể cân lường hay quan sát phản ứng của chúng dưới ảnh hưởng các hóa chất trong phòng thí nghiệm, những bậc danh sư bên Đông Phương đã cố gắng tăng gia khả năng kiểm soát của họ đối với những mãnh lực thần bí vô hình. Bản chất thật sự của vũ trụ là “khí” từ đó ta có động và tỉnh, hợp và tan, co và dãn và nhiều tác động hổ tương khác. Vũ trụ tuyệt đối trong trạng thái của nó và được biểu lộ trong tính cách nhị nguyên là Vô Song Nguyên Lý hay Thuyết Âm Dương. Người xưa dựa vô quy luật của vũ trụ hay nói cách khác là tìm sự biến đổi của hai hoạt động âm dương và những thăng trầm của nó mà tìm ra phương pháp thể dục để trị bệnh hữu hiệu: Vừa phát triển đời sống tâm linh bên trong, và vừa là một môn võ đạo tự vệ vô địch và bồi bổ cơ thể đẹp đẻ và cường tráng. Người Tây Tạng đã khám phá ra những bí quyết của những hiện tượng thần nhãn, thần giao cách cảm và những hiện tượng siêu hình khác. Nhiều vị có thể ngồi trầm mình trong tuyết lạnh và làm tan rả băng tuyết chỉ qua quyền năng ý chí. Các vị ấy cũng có thể khinh thân nhẹ bổng lên không trung. Hai thầy trò có thể mang đôi Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
86
http://hoasentrenda.com
guốc đánh võ trên mặt nước. Những quyền năng đó không có gì là nhiệm mầu cả, mà chỉ là kết quả của sự áp dụng một vài điều luật thiên nhiên. Các vị Trung y cổ, các võ gia cũng đã dựa vào các định luật thiên nhiên mà khám phá ra những tư thế (động tác) dùng để trị bệnh hay những thế võ cao siêu bí ẩn. Ngày nay chúng ta không tìm học cái gốc, trái lại thường đeo đuổi cái ngọn tức là tập luyện những trước tác võ thuật của các vị ấy, học như thế, chúng ta không đủ tuổi thọ để học. Hãy phản bổn hoàn nguyên, quay về học cái gốc, tìm hiểu các vị đó dựa vô những định luật nào để sáng lập ra những quyền thức. Chúng ta hãy học cái định luật đó rồi những đòn thế sẽ phát vô tận. Cũng như chỉ bảy màu sắc mà Picasso đã để lại bao nhiêu là tuyệt tác. Với bảy nốt nhạc mà Mozart, Beethoven đã làm cho lòng người xao xuyến cảm hứng. Các bậc tiền bối đã dựa vô vài định luật của vũ trụ rồi áp dụng trên cơ thể (là tiểu vũ trụ) để phát huy các chiến vũ và được xây dựng trên hai ý thức: Dưỡng sinh và chiến đấu. Mỗi duỗi tay, chân của các chiến vũ, trọng tâm duy nhất đều tập trung vô thế “Xuất Thủ”, đó là chiến vũ khởi đầu. Thế này, nói về võ đạo là tất cả các tinh hoa của các võ phái cương nhu, nội ngoại công phu vì xuất thủ là một định luật quan trọng nhất của vũ trụ về dưỡng sinh và võ đạo. Trước khi trình tấu một bản nhạc, người nhạc công dạo đoạn mở đầu: Người sành nhạc đã hiểu nội dung bài nhạc. Tương tự như vậy chỉ cần học duy nhất một thế xuất thủ là đủ, vì đến mức tột cùng chính là niềm giản dị lớn của tạo hóa.
a) Các tên gọi khác nhau: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.
Xuất thủ liệu pháp dịch cân kinh Kim Báo Công Trảo Thôi Sơn Thủ Thế chèo đò và quay tay Thế đánh đường xa Quả lắc đồng hồ Nội Giản Thần Công Hổn Nguyên Nhất Khí Công.
b) Ca quyết: Xuất thủ liệu pháp gồm 16 câu: 1. Thượng nghi hư 2. Hạ nghi thực 3. Đầu nghi huyền
(Phần trên nhẹ trống rỗng) (Phần dưới nặng cứng, đầy đặc) (Đầu nên để như treo)
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
87
4. Khẩu nghi độc 5. Hung nghi nhị 6. Bối nghi bạc 7. Yên nghi trục 8. Tý nghi đao 9. Trửu nghi 10. Uyên nghi trọng 11. Thủ nghi hoạch 12. Phúc nghi hoạch 13. Khóa nghi tung 14. Công nghi đề 15. Cân nghi thạch 16. Chi nghi trảo
http://hoasentrenda.com
(Mồm để mặc, tự nhiên) (Ngực hít thở đều đặn) (Lưng nên thẳng đứng) (Eo như trục) (Cánh tay nên đong đưa) (Cánh tay nên để trầm xuống) (Cổ tay nên nặng) (Bàn tay nên đưa) (Bụng nên đưa) (Nên để lỏng tự nhiên) (Hậu nên chắc con lên) (Góc chân chắc như đá) (Ngón chân bám chặt mặt đất)
Bất cứ bệnh gì đều không phải cố định và bất biến, điều quan trọng là: Tranh đấu và đấu tranh đến cùng để dành được thắng lợi. HL: Đây là lời nói của Anh Minh Đen, anh bị ung thư gan và chỉ dùng chiêu này và anh đã xuất thủ trong vòng 24 giờ là hết bệnh.
c) Xuất Thủ Trị Liệu: Có thể trị được bệnh tật? Theo quan niệm y học Trung Hoa: Khí huyết khó chuyển sẽ phát sinh hàng trăm bệnh tật. Nếu khí huyết thông suốt thì trăm bệnh cũng hết, tự nó biến đi. Xuất thủ làm thông suốt khí huyết do đó có thể cải tạo thể chất xem như khoa trị liệu.
d) Phản ứng: Khi tập Xuất Thủ, ta thấy có phản ứng rõ rệt. Phản ứng ở chỗ khí huyết thay đổi: Vùng ngực, vùng bụng nhẹ nhàng, chân thấy nóng lên. Những chỗ máu chưa chảy tới đủ nay đả thông dễ dàng. Tam Tiêu (Ba vùng chính yếu ở thân thể: Đầu, ngực, và bụng) cũng được thông suốt. Có người phản ứng thấy nấc cục, ợ hơi, đánh rắm, nhức mỏi, tê đau, nóng lạnh, ngứa ngáy, cảm giác như sâu bò, rung động. HL: Cảm nhận mát mát từng điểm tròn tròn trên thân thể đã được ghi nhận từ xa xưa nên Xuất Thủ còn có tên là “Kim Báo Long Trảo”
(1) Xuất Thủ làm thay đổi mạch. Từ sự biến hóa của mạch, có thể hiểu được sự biến hóa của lục phủ ngũ tạng, sự mạnh yếu của thể chất. sâu.
Mạch bình thường: 60 đến 80 lần trong một phút, mạch đập kéo dài, có sức mà Bệnh tim, huyết áp cao: Mạch nổi, mạnh. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
88
http://hoasentrenda.com
Bệnh tim, già yếu: Mạch dưới 60 và đập cạn. Bệnh thận, thần kinh, điên: Mạch đập nhanh và trơn nổi. Các chứng về máu: Mạch chậm yếu, có khi không thấy đập, cũng có khi 2 bên đập khác nhau (do bị té …). Bán thân bất toại: Hai bên mạch khác nhau, chênh lệch ở chỗ xương một bên thông suốt, một bên tăng áp lực. Tại sao Xuất Thủ là cải tạo? Mạch đập nhanh vì máu không chế được khí, khí mất đi, thành phần máu sẽ không đầy đủ (thiếu dưỡng khí), Xuất Thủ làm cho máu có tác dụng chế được khí, hấp thụ được dinh dưỡng. Mạch đập chậm vì máu lưu thông trở ngại và thiếu về lượng (áp huyết hạ), Xuất Thủ làm khai thông máu huyết, máu tụ sẽ tản mát rồi mạch sẽ bình thường trở lại.
(2) Sự thay đổi mạch là sự thay đổi Kinh Lạc. Mạch bắt đầu từ ngón chân. Trọng tâm của Xuất Thủ là ở hai chân, chân mà dùng sức như cây mọc rể, như đóng được cọc. Người ta thường nói “Xem chân, xem cẳng” xét ra cũng không ngoài ý trên. Người già cả hai chân rung rẩy, tập võ cũng cần nhất “Mã Bộ” (Một thế tấn để chiến đấu với sự phân bố trọng lượng là 30% ở chân trước và 70% ở chân sau). Máu ở chân (tốt) lưu thông sẽ gây ảnh hưởng tốt đẹp cho toàn thân. Quyền thuật phải tập “Mã Bộ” cho thần khí xuống đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại. Ngoài ra dưới lòng bàn chân có huyệt “Dũng Tuyền” (Nguồn Suối của Sức Mạnh) rất quan trọng, là nơi thông khí huyết lên thận con người. Đối với Nhu Đạo: Động tác nhảy ếch là một động tác rất quan trọng để luyện tập phần dưới cho cứng chắc. tập.
Trong môn Không Thủ Đạo, các lực sĩ thường mang guốc sắt nặng 10 ký để
Xuất Thủ là một động tác bao gồm sự vận động của tay chân, thân hình, hô hấp, mắt, di động của tinh thần. Nếu động tác yếu đuối quá thì không đủ lực chuyển, nếu mạnh quá ta sẽ không đủ sức đeo đuổi. Xuất Thủ nơi đây là một động tác nhu nhuyển phô diễn “luật tuần hoàn của vũ trụ”.
e) Đặc điểm của Xuất Thủ. Thượng hư, hạ thực hay thượng tam, hạ thất (trên ba, dưới bảy). Động tác dịu dàng, tinh thần tập trung ở đan điền. Làm như vậy có thể thay đổi trạng thái “thượng thực hạ hư” của những thể chất yếu kém, dần dần trở thành “thượng hư hạ thực”: Bệnh tật tự biến mất. Thượng tam, hạ thất là nguyên tắc bất di bất dịch, là bí quyết của phương pháp Xuất Thủ đã quy định rõ rệt mức độ dùng sức của sự hư thực. Khi đứng trong thế Xuất Thủ phần trên của thân hình để tự nhiên, lưng thẳng đứng, eo chắc. Chân phải cứng chắc, gót chân bám chặt vào đất chắc như hòn đá. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
89
http://hoasentrenda.com
Nói về động tác tay, khi phóng ra đằng trước thì nhẹ nhàng tự nhiên đó là “thượng hư” hay “thượng tam”. Khi quật tay ra đằng sau thì phải dùng sức rồi theo trọng tâm của một vật, đó là “hạ thực” hay “hạ thất”. Khi quay tay, khớp ngón tay lúc hơi co, lúc thì hơi duỗi, nhất là sự co duỗi ở cổ tay lại càng lớn. dụng.
* Không dùng sức không có nghĩa là hoàn toàn để lỏng, vì không gây được tác
* Dùng sức không có nghĩa là toàn bộ đều dùng sức. Nếu tay dùng sức, chân không có sức thì sẽ mất động lực (thượng thực, hạ hư). Bán thân bất toại cũng là mất động lực. Sự công hiệu của Xuất Thủ là điều chỉnh được sự mất động lực, lấy lại được quân bình. Tầm quan trọng của sự dùng sức ở chân: Ở chân có nhiều huyệt vị của ngũ tạng và lục phủ. Huyệt “Dũng Tuyền” ở lòng bàn chân chạy tới thận tạng. Mỗi khi tim đập mạnh, mất ngủ: Xoa bóp huyệt này là ngủ được. Say rượu bôi vôi cũng nơi này là giải rượu. Dựa vào những huyệt đạo ở chân, người ta có thể chữa được những căn bệnh về lục phủ, ngũ tạng. Xuất Thủ có thể chữa được trăm bệnh không phải là điều phóng đại. Bản thân Xuất Thủ đã là một phép lạ rồi.
f) Nguyên lý. Lý dưỡng sinh và võ đạo của Xuất Thủ đặt căn bản trên lý tiến hóa của Trời Đất, tức là Thái Cực. Hổn nguyên khí (Koilon, Ojas...) của vũ trụ có sức ép khoảng một trăm triệu tấn trên một phân vuông. Xuất Thủ là lợi dụng sức mạnh của Thiên Nhiên làm sức mạnh của mình. Tổ sư Yeshiba suốt đời không có đối thủ nào quật ngã được là nhờ luyện thành “Hổn Nguyên Khí Công”. Với cách nói tràn đầy tính Đạo ông phát biểu: “Vì tôi là tiểu vũ trụ hòa đồng với đại vũ trụ, nên ai đụng tới tôi tức đụng tới đại vũ trụ mà vũ trụ thì không ai lay chuyển nổi.” Trên hai vai, phía sau lưng có huyệt “Cao Hoang du”, kích thích huyệt này sẽ tiêu trừ mọi chứng bệnh. (HL: Huyệt này khi hơ nóng thì có khả năng tăng hồng huyết cầu, mà nhiều hồng huyết cầu thì máu đem nhiều dưỡng khí nuôi cơ thể. Tập Xuất Thủ một thời gian thì môi son và móng tay thì hồng là do huyệt này làm ra). Hai tay đưa lên trời là hạ hỏa ở Tam Tiêu (bộ tiêu hoá). HL bàn: Khi tập Xuất Thủ thì con người lúc lắc và đong đưa nên Khí và Huyết bị lực ly tâm đưa lên não bộ rất là nhiều: Để ý là sau vài phút tập thì gân máu ở chân biến đi đâu mất. Và khi tập từ từ lại thì máu lại dồn trở xuống (do lực ly tâm bớt mạnh đi) và nhất là nhờ vào cách uốn éo mà có thể làm cho các bế tắc ở ba vùng quan trọng trong thân thể (Tam tiêu: Đầu, ngực, và bụng) được súc sạch sẻ và khai thông. Các pháp tấn rất cần vì nó dẫn khí xuống tận đan điền, trừ được hỏa Tam Tiêu. (lời bàn dựa theo kinh nghiệm thực chứng của HL ở trên) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
90
http://hoasentrenda.com
Các Đạo Gia thường nói: "Con người cũng như là Trời Đất: “Trời thanh mà nhẹ, Đất nặng và trọc” . Nếu không hiểu thâm lý này mà để cho “trên nặng dưới nhẹ” là trăm bệnh dễ sinh ra, tính mạng phải ngặt nghèo. Quyền thuật phải luyện tập mã bộ cho thần khí xuống đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại. Đan điền là gốc rể của thảo mộc, bồi dưỡng đan điền là bồi dưỡng cái gốc rể khiến cho nó được ấm nhuần. Đan điền mỏng từng lớp như cánh sen. Khi mới sanh ra rất dễ thấy nhờ nó thoi thóp và rất quan hệ đến tính mạng. Vận dụng đan điền làm cho tinh khí vận chuyển mạnh mẻ. Người tập Xuất Thủ: bụng thì to ở phần dưới chỗ đan điền. Bụng dưới tròn nhẵn láng, không có người thành tựu Xuất Thủ nào mà bụng teo như con ve đực. Nếu người ấy cởi trần ta sẽ phần bụng dưới thoi thóp nhẹ nhàng đó là họ thở bằng bụng, người thường thở bằng ngực. Trong Võ Đạo, đan điền là trọng tâm của tinh thần. Thể chất và tinh thần cùng quy chú về đan điền gọi là “thể xác và tinh thần hợp nhất” . Đó là sức mạnh đích thực của vũ trụ mà các bậc hành giả cố gắng tu luyện. Ngày nay môn Aikido cũng như những võ phái khác cùng tôn trọng chân lý: Tinh thần điều chỉnh thể xác. Tư tưởng là những âm ba rung động của tinh lực. Vật chất chỉ là tinh lực đông đặc lại. Một tư tưởng nếu biết đúng cách và kết tinh lại có thể di chuyển một đồ vật. Nếu biết điều khiển nó theo phương pháp thần giao cách cảm, người ta có thể làm cho một người khác ở cách xa cảm nhận được ý nghĩ của mình và có thể hành động một cách thích nghi theo ý mình muốn. Trong phép Xuất Thủ, chúng ta quay hai tay theo lực ly tâm hay là lúc phóng tay ra theo vòng tròn quỹ đạo từ dưới lên trên và khi thu tay về cũng theo vòng tròn quỹ đạo ngược lại. Tác dụng làm cho khí lưu thông từ đan điền ra các đầu ngón tay hay là đả thông kinh mạch (Phế Kinh, Tâm Kinh, Tam Tiêu Kinh, Tâm Bào Lạc và Đại Trường Kinh). Cử động quay tay dẫn khí và huyết lưu thông qua các vùng vai, toàn thân hai tay, ngực, lưng, bụng … Động tác này làm cho máu huyết lưu thông đến tận các mao quản nhỏ nhất. HL: Đây là một điều quan trọng trong các chiến vũ. Khi mạch máu bị dồn một cách tự nhiên ra cái mao quản nhỏ nhất thì trên não bộ cũng diễn ra hiện tượng y chang như vậy: Thế là khi suy nghĩ điều gì, thay vì ngồi một chỗ thì nên thử vừa Xuất Thủ và vừa suy nghĩ xem có gì khác lạ hơn không? Đối với HL thì khả năng “đau lưng do ngồi suy nghĩ nhiều quá” biến đi đâu mất, và kết quả hiện ra nhanh hơn. Máu huyết sẽ sinh ra nhiều tinh (30 giọt máu sinh ra một giọt tinh). Nếu tinh mất thì hai thứ còn lại cũng rời khỏi thân thể. Vì “Tinh” chế thành “Khí” mà “Khí” lại hóa thành “Thần”. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
91
http://hoasentrenda.com
Đến đây là hết phần kỹ thuật của Thế Xuất Thủ.
g) Vài khẩu quyết quan trọng Tuy nhiên, khi HL gặp anh Minh Đen thì cũng có trao đổi và có ghi nhận thêm vài khẩu quyết quan trọng khi tập Xuất Thủ tới chiêu thức thứ ba. Đại khái là: Chiêu đầu tiên là: Xuất Thủ (sáng tác vào thời Phù Đổng Thiên Vương) Chiêu thứ hai là: Phi Lau Diệu Thủ (sáng tác vào thời Đinh Bộ Lĩnh qua truyền thuyết là “Lấy Cờ Lau mà tập trận”) Chiêu thứ ba sáng tác tại Đà Lạt với tên là: Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần. Tuy rằng là được anh Minh Đen dặn là đừng có phổ biến những khẩu quyết sau đây một cách đại trà, nhưng vì xét thấy... theo năm tháng, những khẩu quyết này, nếu áp dụng đúng cách, cũng chỉ có tác dụng là phát triển thể lực, linh tính và một vài khả năng thần bí thuộc loại thường thường. Nên sau khi suy nghĩ kỹ càng thì HL sẽ ghi ra đây thêm ba khẩu quyết nữa. Chỉ là ghi ra mà thôi, không có bình luận và giải thích: 1. Khẩu quyết thứ nhất là: Khi ôm là ôm vào cả Vũ Trụ. 2. Khẩu quyết thứ hai là: Khi kéo là kéo cả Vũ Trụ. 3. Khẩu quyết thứ ba là: Nên Xuất Thủ lần lượt theo từng hướng một, trong tám hướng chính. Hay là cả tám hướng trong một lần tập thì cũng được.
2. VẠN THẮNG CÔNG VÀ OM AH HÙM Trigia: Anh Hai hỏi Bt tập tành VTC ra sao rồi. Bt: Dạ, đang tính email cho chú nhưng chưa kịp. Ngày xưa, khi Chú Tibu chỉ, con tập hăng lắm. Con tập liên tục chừng 5 phút thì chịu không nổi, lúc đó chỉ cảm thấy khỏe thôi. Sau này, chú Tibu nói tập đừng nên nhanh quá, tập vừa vừa sức của mình như chạy Marathon vậy, có thể chạy lâu chạy dài được. Với một bí quyết nữa của chú Tibu, con tập vài ngày thì có những triệu chứng rất lạ. Đầu tiên, con cảm giác rất vui. Cái vui của sự thanh tịnh. Cái vui nằm bên trong và âm ỉ vui làm mình cảm giác mạnh mẻ và vui vui, chứ không phải cái vui vẻ bình thường. Vài ngày sau, khi đi cầu, dầu phun ra rất nhiều. Lúc đó, con nghi ngờ đó là kết quả của Vạn Thắng Công, nên hỏi chú Tibu, và được cho biết là Vạn Thắng Công đẩy chất độc hay những chất dư thừa trong cơ thể ra. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 ngày. Và đây là bí quyết mà Chú Tibu chỉ con. Bí quyết là áp dụng 3 chữ OM, AH, HÙM khi tập: 1. OM: Khi đánh tay xuống lần thứ nhất, thì đọc trong tâm: OM. 2. AH: Khi đánh tay xuống lần thứ hai, đọc trong tâm: AH 3. HÙM: Khi đưa tay lên trời (thế 1) hay chặp 2 tay vào nhau (thế 2 và 3), thì đọc: HÙM. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
92
http://hoasentrenda.com
Chỉ có nhiêu đó thôi. Trạm 1 đã kiểm tra mẹ nó khi tập VTC với ba chữ này thì thấy hào quang phóng ra rất mạnh và xa, đồng thời nó nói, ba chữ này có nhiều công dụng khác nữa như trị bệnh, v.v... Có gì chưa rõ, nhớ cho con biết nha. QT: Chú Tibu cũng có chỉ con tập chiêu thứ 3 với OM AH HUM, mục đích lúc đó để chữa bệnh cột sống cho Chị của con và con nhớ không lầm là chỉ có 2 hoặc 3 ngày là chị hết đau... vừa tập VTC vừa nghĩ đến người mình muốn chữa bệnh, và khi tập xong thì massage ngay vùng bị đau, người bệnh sẽ thấy rất dễ chịu. Trong ngày mình nên dành nhiều thời gian để nghĩ đến người đó nữa, thật là hay vậy đó….. HL: ...Qua chuyện QT đã đưa ra kết quả cùng với chuyện ị ra dầu và vui lân lân, là mình có quyền đưa ra cho bà con tập là ngon lành rồi. Sở dĩ, mình dùng Om Ah Hùm khi niệm trong tâm mà không có để ý tới là phải dùng lực ra làm sao (Như là phóng ra đằng trước mặt như thường làm), nên tự nó chấn động đến cả ba hệ thống của Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá khứ (Om), Hiện tại (Ah) và Vị lai (Hùm). Vì là động công nên nó là cái nền rất là vững chắc để những người mới tu tập (tâm lực chưa mạnh) có thể phát huy được phần nào sự cầu nguyện của mình cho một người nào đó. Đồng thời do VTC nó có tác dụng là... tự tạo ra những dây chằng trong não bộ nên người tập, sau một thời gian, sẽ thấy rằng mình tự nhiên rất là thăng bằng: Ít khi nào mà bị trợt chân mà... té lắm. Trigia: Như vậy thì ngoài tác dụng trên thân khác nhau ở từng người, công năng thuộc tâm linh của VTC phát triển cũng khác. Thanh tịnh thì bớt sân hận... Chú thì lại hay vỡ lẽ nhiều thứ linh tinh trong khi tập VTC. Sự phát triển thuộc dạng Linh Tính, đôi lúc lại là Trí Tuệ. Chỉ biết kết luận VTC thật là lạ. Khó có thể hiểu cho hết được sự vận hành của nó. Chỉ duy vừa tập vừa kiểm tra lại với bài viết Xuất Thủ thì y chang như vậy. Đó là chỉ mới tập trong 20 - 30 phút thôi. Nếu tập cỡ 2,3 tiếng mỗi ngày thì cái gì nữa phát sinh chưa hiểu được. Anh Bt có thể nói lại cho rõ hơn không Bt: Đọc OM, AH là khi đánh tay qua một bên. Thánh gióng cầm gậy tre đập qua trái (OM), đập qua phải (AH), và bay lên trời là lúc đứng đinh tấn hay tay đưa lên trời (hay chặp tay lại với nhau), thì mình đọc HÙM. Con trình bày lại 3 chiêu này với phần OM, AH, HÙM:
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
93
http://hoasentrenda.com
a) Chiêu 1 - Xuất Thủ:
a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm đồng thời những việc này cùng một lúc:
b. Quay người 180 độ, tư thế ngược lại, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:
- Đánh tay qua một bên - Hít vào bằng mũi. - Nhìn vào phần lỗ rốn (Đan Điền) - Đọc trong tâm: OM
- Trong khi quay người về hướng đối nghịch, xoay lòng bàn chân sau theo hướng quay cho đến khi mũi chân hướng thẳng phía trước (thường là một góc khoảng 90 độ). Lòng bàn chân chà sát mặt đất khi xoay - Đánh hai tay qua một bên - Hít vào bằng mũi. - Nhìn vào phần lỗ rốn (Đan Điền) - Đọc trong tâm: AH
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
94
c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc: - Chân chuyển thành Đinh Tấn - Thở ra bằng miệng
http://hoasentrenda.com
Đến đây là kết thúc chiêu đầu tiên. Và tiếp tục đánh 2 tay xuống qua 1 bên, chân chuyển thành Trảo Mã Tấn, hít vào bằng Mũi, nhìn vào phần lỗ rốn, và đọc trong tâm: OM để trở về chu kỳ đầu của chiêu 1, và cứ tiếp tục như thế.
- Đánh hai tay lên trời, - Đọc trong tâm: HÙM.
b) Chiêu 2 - Phi Lâu Diệu Thủ: Giống như chiêu thứ nhất, chỉ khác là hai tay ôm vòng từ dưới lên trời sao cho các ngón của hai bàn tay chặp vào nhau thay vì đánh 2 tay lên trời
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
95
http://hoasentrenda.com
c) Chiêu 3 - Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần:
a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm đồng thời những việc này cùng một lúc:
b. Quay người 180 độ, tư thế ngược lại, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:
- Nhìn vào phần lỗ rốn (Đan Điền)
- Trong khi quay người về hướng đối nghịch, xoay lòng bàn chân sau theo hướng quay cho đến khi mũi chân hướng thẳng phía trước (thường là một góc khoảng 90 độ). Lòng bàn chân chà sát mặt đất khi xoay.
- Đọc trong tâm: OM
- Đánh hai tay qua một bên
- Đánh tay qua một bên - Hít vào bằng mũi.
- Hít vào bằng mũi. - Nhìn vào phần lỗ rốn (Đan Điền) - Đọc trong tâm: AH
c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc: - Chân chuyển thành Đinh Tấn - Thở ra bằng miệng nhau.
- Hai tay ôm vòng từ dưới lên trời sao cho các ngón của hai bàn tay chặp vào Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
96
http://hoasentrenda.com
- Đọc trong tâm: HHÙÙMMM - Hơi thở ra và âm thanh: HHÙÙMMM sẽ kéo dài tiếp cho hết chiêu này lúc vỗ tay. Kế tiếp chuyển từ Đinh Tấn lùi người ra sau thành Trảo Mã Tấn, hai tay cũng đồng chuyển đánh từ sau ra phía trước song song với chuyển từ Trảo Mã Tấn sang Đinh Tấn ….vv Đúc kết lại thì: 1 người bình thường mới tập có thể tập chiêu 1 trong 3 tháng. Làm thêm chiêu 2 trong 3 tháng kế tiếp. Tập chiêu thứ 3 và chỉ tập chiêu này cho đến khi nhuần nhuyễn. Nhuần nhuyễn là khi các động tác từ tay, chân đến bộ tấn được múa nhịp nhàng và kết hợp hòa điệu với hơi thở. Và sau rốt là áp dụng Om Ah Hùm vào VTC như đã trình bày ở trên. Như vậy là xong 3 chiêu của Vạn Thắng Công.
3. CHÚ Ý - Cái hay của VTC là dùng hơi thở ngược: Khi khom người thì lại hít vào bằng mũi (hít vào tới hai lần, 1 lần khi ẹo bên này, và lần nữa khi ẹo bên kia. Mắt thì phải nhìn xuống rún, để khi hít vào thì mình cảm nhận là bụng nó phình lên, khí dồn xuống bụng chứ không phải trên ngực. Còn khi ưỡn người thì lại thở ra bằng miệng! Thở ra một tiếng khù to là hay nhất, hơi phải được đẩy từ bụng thở ra cái Phù, nếu thở ra bằng ngực thì dễ bị đuối sức lắm. - Chân thì phải đứng hơi rộng so với vai, nếu khoảng cách 2 chân mà bằng vai hoặc quá xa nhau thì khi tấn sẽ không vững, lực phân phối ở chân sau là 70% và chân trước là 30%... Khi nào rãnh là cứ đứng tập tấn cho quen rồi sau đó kết hợp với tay. Thế đứng của Vạn Thắng Công cũng gần giống như Trảo Mã Tấn nhưng cả bàn chân đều phải chạm mặt đất. Cách dồn trọng lượng là 3 phần trước và 7 phần sau theo như truyền thuyết Thánh Gióng 7 mâm cơm 3 mâm cà. Tất cả những thế đứng tấn trong Vạn Thắng Công đều có bàn chân chạm mặt đất và khi quay một góc 90, thì cũng chà xát dưới mặt đất. - Để chân trần, chịu sức nặng trên gót chân và nhướn các ngón chân ngược lên. Việc này để cho huyệt Dũng Tuyền chà nhẹ vào nền nhà. Chỉ chà nhẹ như tiếng gọi nhỏ nhẹ của người yêu thì khí lực mới chuyển. Còn khi mình tham lam nhấn hơi nặng xuống thì thành ra tiếng cằng nhằng của "Bà Chằn Lửa" nên khí lực sẽ không chuyển được. Lấy gót chân làm trục khi quay người. Và để kích thích được huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân, nhướn các ngón chân lên khi quay. Quay người chớ không phải xoay người. Hai cái khác nhau. Tập lâu ngày tự nhiên sẽ làm được. - Cong cổ tay để tụ được Khí - Khi đánh tay xuống, hơi căng cơ bắp vai bằng cách đánh ra sau 1 chút. Nhớ là chỉ căng một chút thôi. Cẩn thận nếu không rất dễ bị rách bắp thịt ở đây. Nhất là khi bắt đầu tập, chưa nóng người, lại tập quá nhanh quá mạnh. Tập lâu ngày chỉ cần tác ý về VTC 5 phút là ấm người ngay Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
97
http://hoasentrenda.com
Nên tập đều đặn 30 phút mỗi ngày. - Bạn nên tập chậm chậm, thật chậm, chậm như con rùa ấy. - Thời gian sau quen rồi thì bạn tập sẽ đều tay hơn. - Đến khi thật sự thích nghi rồi thì bạn sẽ tập vừa vừa là được (cảm nhận). 1. “Khi ôm là ôm cả Vũ Trụ”: khi tập thì động tác nào mà giống như ôm vào thì lúc đó mình tác ý câu 1. 2. "Khi kéo là kéo cả Vũ Trụ”: khi tập đến động tác nào mà giống như kéo cái gì đến gần người mình thì mình tác ý câu 2. 3. Quay 8 hướng: Thầy giải thích: "Sở dĩ mình quay tám hướng là để làm quen với chiều từ trường nơi mình tập và những bức xạ phát ra từ những cây cối, đồ vật, và các quặng mỏ ở dưới đất... Cũng có khi những bức xạ này lại là ác xạ! Như vậy là hệ thần kinh được tôi luyện bởi những cái bức xạ từ bên ngoài đưa vào thân thể của mình. Sau khi chiến thắng được những cái này thì Thần Công mới phát ra được." Đối với 1 người bình thường chưa biết gì hết về võ thuật thì có mấy giai đoạn như sau: - Làm quen: 1 tháng - Vừa tập vừa sửa cho đúng động tác: 15 ngày - Kết hợp động tác với hơi thở: 15 ngày - Trồi lên thụt xuống nhịp nhàng, ẹo qua ẹo lại nhịp nhàng, tay với chân nhịp nhàng ăn khớp, hơi thở với động tác ăn khớp tự nhiên: 6 tháng - Động tác nhẹ nhàng đều đặn như nước chảy: 3 năm trở lên.
4. OM AH HÙM OM là nguyên ngôn của Vũ Trụ Ah là nguyên ngôn (âm thanh căn bản) của các loài hữu tình. Hùm là chấn động hướng về tương lai. Giải thích tý xíu về âm thanh Hùm: Sở dĩ có chuyện này là khi hành giả đánh nhau với Hộ Pháp (Đây là một phần quy trình để tiến tới cách vào Chân Như bằng con đường "Có"). Vào lúc gần xong trận đánh thì tới lúc cả hai (Hành Giả và Hộ Pháp) tung ra những tuyết chiêu như là quăng chày Kim Cang lên và chày này sẽ bay theo ý tưởng của Hành Giả. Lúc chày của Hộ Pháp đụng vào cơ thể của hành giả thì nó phát ra một âm thanh to khủng khiếp. Nhưng nếu hành giả đủ bình tỉnh để nghe cho được thì nó có âm thanh là Hùm. Do hiện tượng này mà nói là chữ Hùm hướng về tương lai. Cũng vậy, chữ về quá khứ là Phát do chày đụng vào đằng sau lưng). Trong các câu chú, lại có những câu tận cùng bằng: Hùm Hùm Hùm, Phát Phát Phát là có ý này đây. Hết phần giải thích. Nay bàn tiếp về Om Ah Hùm Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
98
http://hoasentrenda.com
Vận Hành của Om AH Hùm: Trong chấn động vũ trụ (ý nói về nguyên ngôn OM): Chấn động hay nhất là sự trao truyền lại kinh nghiệm Tâm Linh. Trong chấn động của các chúng hữu tình (nguyên ngôn Ah): chấn động hay nhất là... thuyết pháp Giải Thoát. Trong chấn động hướng về tương lai (Hùm): vốn là một chuyển biến có tính cách nối liền ba thời: Quá Khứ (mình đã từng làm chuyện này). Hiện Tại (hiện này mình đang làm: Do đưa ra câu hỏi, nhận xét về kinh nghiệm, phương pháp...). Tương lai (là mình sẽ còn làm dài dài những chuyện này trong tương lai). Do mình làm như vậy trong thực tế đời sống hằng ngày: nên khi mình tụng trong tâm: Om Ah Hùm thì mình đụng đến một thứ ngôn ngữ tâm Linh của Chư Phật và Chư Bồ Tát trong ba thời quá khứ, hiện tại, và tương lai. Ngoài ra Vạn Thắng Công (VTC) là một động công có tính cách tạo nên một cái nền vững chắc qua những chuyển động tự nhiên của khí huyết. Nên khi mình tập VTC và tác ý Om Ah Hùm, cộng với tính cách trao truyền kinh nghiệm tâm linh thực sự trong sinh hoạt hằng ngày. Thì sự chấn động đến cả ba hệ thống của Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai là chuyện tự nhiên. Mà người ta ghi gọn lại thành Om (quá khứ) Ah (hiện tại) Hùm (vị lại) là vậy.
C. ỨNG DỤNG I.
HỒI HƯỚNG CÔNG PHU Hỏi: Chú ơi! có phải mình có cách gửi e mail bằng tư tưởng phải không chú?
Chú có thể chỉ lại cái chiêu đó không chú? Và làm sao thì biết người ta nhận được e mail của mình? HL: Chuyện gởi e mail bằng tư tưởng có từ khuya rồi. Gởi e mail bằng tư tưởng trong Phật Giáo là... hồi hướng đó.
1. Hồi hướng - Kim cang thừa Bài này thật là trứ danh và có... hậu hoàn toàn, thuộc về Kim Cang Thừa. Nguồn gốc: Thông thường thì vị Thầy hay đi tìm cho đệ tử của mình một bài hồi hướng hay sám hối một cách riêng biệt. Để làm được như vậy: Vị Thầy lặn lội xuống tận... A Tỳ Địa Ngục rồi coi hồ sơ mật của vị đệ tử. Hồ sơ này trình bày đầy đủ các ác pháp mà vị đệ tử có thói quen hay làm từ lâu lắm rồi. Sau đó, Ngài mới hỏi Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát một bài sám hối hay hồi hướng đặc biệt chỉ dành riêng cho vị đệ tử này mà thôi. Và sau đây là bài hồi hướng tổng quát dành cho mọi người tu hành theo phái Kim Cang Thừa: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
99
http://hoasentrenda.com
Hôm nay tại đạo tràng: số nhà…. đường…. con tên…. (sau này tu giỏi rồi thì vừa đọc vừa quán) thuộc dòng pháp KIM-CANG. 1. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến chư Phật chư Bồ Tát 10 phương, tổ pháp Mật tông, giáo chủ mật giáo ĐẠI NHẬT NHƯ LAI, giáo chủ mật giáo TỲ LÔ GIÁ NA MÂU NI THẾ TÔN, tổ thầy kim cang sư, chư thiên, chư tiên các cõi các tầng trời, thiên long bát bộ, hộ chú, hộ pháp, hộ đạo tràng, hộ gia đình, thần tài, thần tiền. Nguyện xin tất cả đồng tăng phước đức, thọ mạng lâu dài, tội chướng nghiệp đều được tiêu trừ, tu hành đều được rốt ráo, thành tựu CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. 2. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: Tổ thầy kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước. Chư vị hộ thầy tổ, huynh đệ kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước: Nguyện xin tất cả đồng tăng phước đức, thọ mạng lâu dài, tội chướng, nghiệp chướng tiêu trừ, tu hành chóng thành CHÁNH QUẢ. 3. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: chư THIÊN MA, TIÊN MA, ĐỊA MA, TỲ NA DẠ DA, DƯỢC XOA, LA SÁT, CHƯ BỘ ĐA, Quỷ Thần HỘ TÔI. Nguyện xin tất cả tội chướng, nghiệp chướng kiếp này, vô lượng kiếp trước đều ĐƯỢC TIÊU TRỪ, phước đức tăng trưởng, tu hành thành tựu CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. 4. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: chư THIÊN MA, TIÊN MA, ĐỊA MA, TỲ NA DẠ DA, DƯỢC XOA, LA SÁT, CHƯ BỘ ĐA, Quỷ Thần PHÁ HOẠI TÔI. Nguyện xin tất cả đồng xóa bỏ tâm ác, phát tâm lành. Đổi các phá hoại thành giúp đỡ. Các oan gia, nghiệp chướng với tôi, nguyện xin giải trừ. Tất cả đồng hướng về CHÍNH PHÁP, cùng tôi tu hành. NGUYỆN XIN ĐỒNG TU HÀNH ĐỒNG THÀNH TỰU. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: chúng sanh, mà đệ tử dùng thân mạng của họ để nuôi sống đệ tử. Những chúng sinh mà đệ tự cố ý giết hại hoặc vô tình giết hại kiếp này, kiếp trước, hoặc vô lượng kiếp trước. Nguyện xin tất cả đồng TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC ĐỨC, tội chướng nghiệp chướng kiếp này, kiếp trước, hoặc vô lượng kiếp trước được tiêu trừ và được VÃNG SINH TỊCH TỊNH THẾ GIỚI. 6. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: chư VONG LINH CỬU HUYỀN THẤT TỔ BÊN NỘI, BÊN NGOẠI, BÊN VỢ, BÊN CHỒNG. Chư vong linh theo hộ TÔI TU HÀNH, theo HỘ GIA ĐÌNH. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
100
http://hoasentrenda.com
Nguyện xin tất cả đồng TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC ĐỨC, tội chướng nghiệp chướng kiếp này, kiếp trước, hoặc vô lượng kiếp trước được tiêu trừ và được VÃNG SANH TỊCH TỊNH THẾ GIỚI. 7. Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp đến: thân tộc hiện tiền bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên chồng, tất cả chúng hữu tình giúp đỡ tôi, hộ tôi tu hành. Nguyện xin tất cả đều được bình yên, đêm yên, ngày yên, đêm và ngày đều bình yên, tài bảo gia tăng, tai nạn bệnh tất thảy đều tiêu trừ. Sau cùng con (tên…..) 1. Nguyện xin tất cả Như Lai nhiếp thọ, hộ niệm cho con: Tất cả tội lỗi, khuyết phạm khi tu hành đều được tiêu trừ. Tất cả các tội lỗi của thân quá khứ, hiện sanh thân này đều được rốt ráo thanh tịnh. lần)
Ôm, sạc vat a tha gat a hơri da gia ma ni j va la tê a vít hi gia, hùm. (21 (OM, sarva tathagata hridaya mani jvalatê avisthiya, hùm)
2. Nguyện xin đệ tử được yên ổn tu hành. Nguyện xin tất cả những oan gia ác nghiệp, phiền não đều được hoá giải, khiến con tu pháp yếu của Chư Phật mau được thành tựu. 3. Nguyện xin Chư Phật gia hộ cho con. Tất cả Như Lại, Chư Bồ Tát, Hộ Chú, Hộ Pháp, Chư Thiên, Chư Tiên, các cỏi các tầng trời gia hộ con. Tất cả mong cầu, nguyện lực đều được viên mãn. Tâm ưa thích muốn cầu điều chi, đều được thành tựu. Cách phiên âm của câu chú (Phiên âm là phiên âm theo tiếng Pháp): Ôm, sạc vat a tha gat a hr da gia (gia này có âm như trong chữ gia đình) ma ni j (như chữ job đó) va la tê a vít (tất cả âm i đều như visitor) hi gia hùm. Cách đọc: Thông thường: Ðọc trong tâm với giọng vừa thôi, có nghĩa là y như mình nói chuyện vậy. Muốn hồi hướng khắp mười phương chư Phật và chư Bồ Tát thì: Ðọc trong tâm với giọng Bass và rền như sấm sét vậy. Muốn tác dụng vào những cõi thấp thì đọc thì thầm trong miệng theo kiểu xù xì xù xì của mấy ông thầy phù thủy.
2. Hồi hướng về một đối tượng này.
Hồi hướng là cái khó nhất trong công phu để thực tập làm một vị Bồ Tát sau
Hồi hướng... khơi khơi: Như là những câu hồi hướng trong khi đọc những nghi thức tụng niệm, hay là có khi cao hứng thì đọc trong tâm và không chủ định là cho ai cả. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
101
http://hoasentrenda.com
a) Hồi Hướng cho người còn sống a. Hẹn giờ để biết giờ đối tượng đang tập. b. Đối tượng (hành giả) phải tác ý về người Bạn mà mình đã nhờ họ hồi hướng cho mình. c. Bên kia thì người Bạn (tất nhiên là dân có nghề) dùng hai cách sau đây để hồi hướng cho có tác động: - Người bạn xuất hồn bằng luồng Bhavanga Người Bạn giỏi hơn đó dùng màn tivi coi hành giả bạn của mình đã ổn định trong khi tu tập hay chưa. Khi người bạn của mình đã ổn định rồi thì tác ý đến ngồi đối diện với người bạn đó (hành giả). Lúc này hành giả (khi nhắm mắt) sẽ thấy một cái bóng mờ của ai đó đang ngồi trước mặt mình. Và hành giả cứ một mạch nhìn vào cái bóng mờ đó. Trong khi đó, người Bạn tác ý và làm cho cái tâm thức của mình rung động đồng dạng với đối tượng (hành giả). Lúc này Đối tượng hành giả sẽ thấy cái bóng càng lúc càng rõ hơn. Đối tượng hành giả tự động chuyển dần về cách tu tập của mình khi thấy cái bóng đã tạm rõ. Bên kia người Bạn chỉ làm khoảng một giờ là bở hơi tai, mờ con mắt. Nhưng không sao! Vì là người Bạn hành giả đang học đòi làm Bồ Tát mà nên có mệt thì là mệt chết đi được, nhưng cũng là rất là đã. Bên này thì đối tượng hành giả tập tành tinh tấn khỏi nói luôn, nếu tới luôn bác tài bằng cách cứ tập tiếp thì tinh thần trong lúc tu tập lên cao cực độ, để rồi từ đó mới đủ sức tự tu tập một mình. - Nhờ vào Mandala mà hồi hướng: Người Bạn dùng màn tivi quán ra vị bổn tôn của Đàn Pháp (Mandala) ví dụ như Quan Thế Âm Bồ Tát ở dạng... Trăm tay Ngàn Mắt (dạng 11 dầu), hay là dạng Như Ý (dạng ba đầu) hay là dạng 4 tay (theo kiểu Mandala Om Mani Padme Hùm), hay là dạng 12 tay (có vũ khí) hay là dạng 18 tay (cũng có vũ khí)... (đệ chịu thua và không diễn tả được hết vì khả năng của Ngài rất là vi diệu). Kế tiếp, quán: Bên phía tay trái của Ngài thì là mình, còn bên phải lại là đối tượng hành giả. Mình bèn phóng quang vào Bổn Tôn và kèm theo lời hồi hướng cho đối tượng. Bổn Tôn phóng quang vào đối tượng và đồng thời mình cũng phóng quang ngang qua đối tượng luôn. Những phóng quang này tạo thành một tam giác đều mà trên đỉnh là Bổn Tôn, bên trái của Ngài là người Bạn, còn bên phải cũng của Ngài lại là đối tượng hành giả. Kết quả: Phía đối tượng hành giả thông thường thì không cảm nhận gì cả và cứ công phu theo thường lệ, nhưng khi công phu thì tinh tấn và tiến bộ trông thấy luôn. Kết luận: Làm cách thứ hai này thì người Bạn ít bị mệt hơn, và tác động cũng tương đương. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
102
http://hoasentrenda.com
b) Hồi Hướng cho Người Chết đó:
Còn hồi hướng cho Người đã chết thì cũng dùng hai cách đã trình bày trước
1. Dùng xuất hồn bằng luồng Bhavanga: Nhập Tứ Thiền rồi quán một màn ti vi, sau khi màn ti vi thật là trắng và sáng (hình ảnh này chính là sự biểu hiện tình trạng tâm thức của hành giả đã đạt được trình độ thanh tịnh rất là cao và mạnh). Kế tiếp tác ý coi người đó ở đâu, sau đó thì hồi hướng công đức và lời nguyện của mình cho người đó. Làm cách này hành giả bị mệt. 2. Dùng mạn đà la: Nhờ Bổn Tôn làm giùm mình. Cách này ít mệt hơn cách trên nhưng không đã bằng. 3. Còn một cách thuộc loại "Vô Chiêu" về hồi hướng là cứ miệt mài niệm Phật và tác ý cho người đó (dù đã sống hay đã chết). Sau một thời gian... rất là lâu, bất ngờ hành giả sẽ rơi vào một giấc mơ và trong giấc mơ đó thì hành giả sẽ biết được kết quả của sự hồi hướng của mình. hơn.
a. Hành giả sẽ thấy người đó ở nơi sáng sủa hơn, bận đồ mới và mạnh khỏe
b. Hành giả sẽ thấy người đó không còn ở vào cảnh sa mạc nữa mà đã vào được thành phố, tuy là một thành phố vắng nhưng cũng đỡ hơn là ở sa mạc. c. Hành giả sẽ thấy người đó vượt biển và khi qua được bờ bên kia thì lại bận đồ thầy chùa. d. Trong một pháp hội giảng kinh thuộc dạng Đại Thừa: hành giả nhận ra được người đó cũng có mặt tại pháp hội đó luôn. e. Hành giả sẽ nằm mơ thấy người đó cám ơn hành giả và nhắn lại rằng: Gia đình còn có rất nhiều người đàng bị lầm than như vậy, và đề nghị hành giả nên cố gắng niệm Phật để cho những người đó được siêu thoát.
c) Cúng Kiếng Cầu Siêu Hình thức cúng kiếng hay nhất là... hồi hướng công đức công phu của mình cho người nhà mà mình biết tên. Sau đó, khi tâm lực mạnh hơn thì mới có thể hồi hướng cho những ai mà mình không biết tên. Và sau cùng là cho cha mẹ, huynh đệ, Thầy Tổ kiếp này, kiếp trước.... Đây là một hành động với cái tâm tỉnh thức nhất và hiệu quả nhất.
d) Người Thân Chết Không còn cách nào khác hết là chính mình tu hành và hồi hướng công đức cho người nhà của mình. Cách thứ hai là: Cách này chỉ làm khi tâm của mình nó có cái cảm giác là xót xa cho người thân đó khi mình nghĩ về cái chết của họ. Nếu không có cái cảm giác đó thì... thôi vậy. 1. Dùng con mắt thịt của mình rồi nhìn vào tấm hình của người thân. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
103
http://hoasentrenda.com
2. Sau một thời gian (tuỳ vào từng người có người chỉ cần vài giờ, có người lại vài tháng) khi nhắm mắt mà tưởng tượng ra cái mặt của người đó thì mình đã có thể thấy như thật thì ngay lúc đó nên bỏ hết mọi chuyện mà đọc câu niệm Phật thường ngày. Khi đọc thì cứ nhìn vào cái linh ảnh đó. 3. Nếu linh ảnh vì một nguyên nhân nào đó mà mất đi thì cứ y vào chỗ đó mà nhìn và cứ niệm.
e) Tâm Lực Thực tế, Hồi hướng là một động tác của Tâm Lực. Tâm không có lực thì không làm gì được cho cả hai trường hợp hữu duyên và không có duyên. Ngược lại, một khi mà Tâm đã có lực thì chỉ có thể thành công trong trường hợp hữu duyên mà thôi. Còn trường hợp không có duyên nghiệp với nhau thì... chịu. Trong trường hợp hữu duyên thì mình biết ngay vì câu chuyện nó làm cho mình khó chiu. Còn trong trường hợp vô duyên thì tâm mình nó dửng dưng như chuyện con muỗi nó bị xịt thuốc nó chết vậy. Có nghĩa là mình vẫn sống tỉnh queo, không có áy náy một tý xíu nào cả.
f) Tu Hành và Mả Kết Con cháu thì tự nhiên có đứa thích chuyện tu hành một cách... không thực tế tý nào cả. Đó là hai dấu hiệu chính của sự kết của mồ mả. Bàn qua sự kết của mồ mả. Nguyên tắc: tự nhiên ngay vùng đó: Nhiệt độ lại ổn định, và tự nhiên chỗ đó lại có thể duy trì một độ ẩm rất là ổn định và không thay đổi thì lúc đó mồ mả mới kết. Trong nhà của em (bên vợ) thì nhà lại có hai hủ cốt được để lên bàn thờ. Tuy rằng, hủ cốt để khơi khơi như vậy mà hủ của Ba lại có hiện tượng kết. Em có mở ra coi thì thấy có một lớp màn mỏng y như màng nhện và có màu hồng: Đời Cháu làm ăn khá. Quả nhiên là như vậy! Nhìn qua, nhìn lại thì lại thấy công này là do thằng rể là... em. Như vậy mồ mả kết là do phước báu tăng. Phước báu tăng nhanh nhất không phải là đem cốt của ông bà đem đi táng nơi long mạch mà lại là được tăng do sự hồi hướng công đức tu hành của con cháu. Phước báu mà do công đức tu hành của con cháu là... bất tận vì cứ hết một buổi công phu thì nó lại tự động hồi hướng y như là đắp đê vậy. Nó càng ngày càng to và càng chắc!
3. Lời Nguyện - Nguyện Lực Chân Thật. Chính do hành giả nói lời chân thật nên "nguyện lực chân thật" mới tạo thành năng lực phi thường và những kết quả ngoài sức tưởng tượng!" Nguyên tắc chính là giọng trầm, nguyên tắc thứ hai là hồi hướng công đức tu hành của mình cho họ bằng câu: Từ hồi tôi chưa tu hành thì tôi cũng có phạm những ác nghiệp, nhưng khi tôi tu theo chánh pháp cho đến nay thì tôi không hề cố ý làm hại bất cứ chúng hữu tình nào. Nếu đúng là như vậy: - Nguyện xin cho... (anh hay chị) ... được về vùng thanh tịnh và Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
104
http://hoasentrenda.com
nương vào tâm lực này mà về vùng ánh sáng. - Nguyện cho chị… sinh con dễ dàng, mẹ tròn con vuông - Vân vân…
a) Độ Sanh Giải Nạn Trong bộ phim DVD nhiều tập, khi nói đến làm sao để hồi hướng cho người thân đang sa lầy vào những thói hư tật xấu và có thể dẫn đến hậu quả tai hại không sớm thì cũng muộn. Anh HL đã diễn đạt như là một khám phá mới mà theo đệ hiểu như là một mật pháp chưa bao giờ được nói ra. Vì tính cách quan trọng của lời nguyện và phương pháp, đệ mạn phép ghi lại để quý huynh tỷ tiện áp dụng khi gặp chuyện tương tự và đang bí lối và đang cần một giải pháp để giúp đỡ người thân của mình. “Trước sau gì người ta cũng bỏ thói hư tật xấu... Với công phu này, tôi nguyện xin cho... của tôi được gặp nhân duyên sớm trước khi hậu quả tai hại xảy ra” HL. Lời nguyện này nên tác ý vào giữa thời công phu, sau đó thì tiếp tục công phu với tâm thức hoàn toàn quên hẳn lời nguyện và chỉ chú tâm vào công phu mà thôi. Thời điểm để công phu và phát ra lời nguyện là thời gian chập choạng vừa mới ngủ của người thân mà mình muốn hồi hướng. Đây là một cách gởi thư bằng tâm linh, mà lời nguyện như là một lá thư, và người nhận là người thân của mình. Sau khi bỏ thư vào thùng thư thì mình sẽ tiếp tục công phu và quên hẳn cái thư đó đi (tiếp tục công phu và quên hẳn lời nguyện mình phát ra). Cứ như vậy mà làm nhiều lần trong lúc công phu thì sẽ tác động đến hệ tư tưởng của người nhận.
b) Niệm Phật Khi nhìn chăm chăm vào một điểm ở ngay đằng trước mặt và đồng thời phóng mạnh cái niệm vào cái điểm màu đỏ đó thì hành giả "rất dễ quên mình" khi niệm Phật. Do tình trạng "quên mình này" nên hành giả rất dễ rơi vào tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn". Mà đã "Nhất Tâm Bất Loạn" thì cảm giác đầu tiên là tình trạng An Lạc liền xảy ra. Càng An Lạc thì chấm đỏ lại càng hiện ra càng rõ ràng hơn nữa! Cho đến khi cái chấm đỏ lại phát ra hào quang thì phải hiểu rằng hành giả đã gần như đi được nữa đoạn đường rồi! Đến giai đoạn này thì sự An Lạc "gần như" hiện tiền. Đem cái An Lạc này mà hồi hướng cho ai đó thì... Nếu "Không phải là Từ thì nó cũng là Bi" và ngược lại. Khi hồi hướng cho ai đó thì nên hồi hướng 100%, đừng có giữ lại cái gì cho mình hết. Làm như vậy thì cái tâm của mình nó... đồng dạng với cái tâm của Ngài A Di Đà Phật. 1. Niệm Phật: Niệm xù xì trong miệng trong khi nhắm mắt 100%. Khoảng 1 giờ sau thì độ tập trung của tu sĩ tài tử này mới có thể thấy được người đã chết. Hồi hướng công Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
105
http://hoasentrenda.com
đức tu hành và chúc người đó tươi đẹp, khỏe mạnh ra và hạnh phúc. Sau rồi nếu người đó còn đứng xớ rớ trong tầm nhìn của tu sĩ tài tử này thì tu sĩ hộ niệm cho người này về trên đó chơi luôn cho rảnh việc. 2. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc rồi quán ra người đó và hồi hướng công đức tu hành cho người đó.
c) Biệt Nghiệp Một cách đặc biệt dành cho biệt nghiệp như bị đau nhức khi tu tập, thần kinh hay giựt khi tu tập, bắp thịt co giật khi tu tập (xem lại phần Hồi Hướng - Kim Cang Thừa).
d) Trả Nghiệp Trả nghiệp bằng cách hồi hướng (Nhập chánh định nơi vùng bị thân bệnh của tu sĩ thì sẽ thấy nguyên câu chuyện về nhân quả của ác nghiệp. Tìm lại người mà mình đã hại họ, rồi độ tử và nguyện xin cho hết bệnh thì liền được hết bệnh).
e) Gia Trì Tiến Tu Cô Bé đã tận mắt chứng kiến hai đứa nhỏ cùng trả lời như nhau khi được hỏi cùng một vấn đề. Tụi nhỏ (đứa thì mười tuổi, đứa thì mười một tuổi) bàn về nghiệp quả rất là... chuyên nghiệp: - Mẹ! Đó là ác nghiệp đó! Mẹ càng quậy thì nó càng trở nên rắc rối hơn! Mẹ nhịn một tý đi mà!!! Phải nói là nhờ vào cái Minh Triết của tụi nhỏ mà Cô Bé càng hay hơn nữa. Cô Bé bị kềm kẹp tứ phía: - Mẹ! Tới giờ tập rồi! Mẹ xuống dưới nhà tập đi rồi tụi con mới đi ngủ được! - Mẹ! Để khi được nghỉ thì con hồi hướng cho Mẹ! Để Mẹ tu tập dễ dàng hơn! - Chà Mẹ lại giữ cục đỏ lâu quá hớ! Mẹ tập tới đâu thì con biết tới đó, rất là rõ, như hồi nãy Mẹ giữ cục màu đỏ lâu ghê hớ! Cô Bé cứ nhấc điện thoại lên gọi đệ để kiểm chứng liên tục: - Có đúng không vậy Chú! Tụi nó có Tha Tâm Thông rồi hả Chú? - Có đúng không vậy Chú! Tụi nó có thể biết con tập tới đâu hả Chú! - Có đúng không vậy Chú! vv và vv... Có Đúng không vậy Chú!
f) Hồi Hướng Trước Khi Ăn Hỏi: Chú cho cháu hỏi chút, là Phật Tử tại gia, không có điều kiện ăn chay luôn, ăn thịt lung tung chẳng lẽ cứ nhờ độ hoài hay sao thưa chú? HL: Nghe là tái da gà liền. Mình nên dượt rồi đọc đoạn hồi hướng sau đây: Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chân ngôn chú pháp (có thể thay thế bằng phương pháp tu hành của mình) đến: Chúng sanh mà đệ tử dùng thân mạng của họ để nuôi sống đệ tử. Những chúng sanh mà đệ tử cố ý giết hại hoặc vô tình giết hại kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
106
http://hoasentrenda.com
trước. Nguyện xin tất cả đồng tăng trưởng phước đức, tội chướng nghiệp chướng kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước đều được tiêu trừ và được vãng sanh Tịch Tịnh Thế Giới. Thì sau đó pháp nó tự nhiên lưu xuất và đồ ăn cũng được thanh tịnh được phần nào. Tuy nhiên đừng có nặng nề quá mà sanh ra khó khăn trong cuộc sống vốn đã quá tệ rồi! Hồi xưa là tibu không biết nói làm sao, thành thử tự nói như vầy: Tôi sẽ tu hành cho thật là giỏi và tôi sẽ độ cho mấy ông. Chớ tôi mà không dùng những thức ăn này thì lại không được! Và ăn theo kiểu: ăn để mà sống. Sau này có bài bản đàng hoàn nên cũng đỡ khổ hơn. Lại nữa là vì phước báu của họ rất là yếu nên khi mình hồi hướng thì 80% là được với một tâm lực cỡ "Cận Định". Còn đề mục mà ra trong vòng 12 giây thì thông thường là mình đưa được cỡ 90 % ! Do đó mà đi đâu cũng... làm một cái gì đó thuộc công phu thì cũng đỡ vả lắm đó. Công phu có lý là niệm Phật.
4. Làm sao để Hồi Hướng? Muốn làm được như vậy thì phải có hai điều kiện:
a) Tâm định: Trình độ lý tưởng là... Tứ Thiền Hữu Sắc (TTHS). - Bước một: hành giả dùng đề mục nhập vào TTHS. Khi nhập chánh định vào tới đó: hành giả thay đổi đề mục, quán một cái khung như một màn ảnh TV. Màn ảnh này có kích thước 9 cm × 12 cm và trong trường hợp này thì màn ảnh sẽ thẳng đứng và có bề đáy là 9 cm. Về màu sắc thì tùy vào trình độ nhập định nông hay sâu mà màu sắc sẽ xuất hiện theo trình tự biểu kiến như sau: Màu đen xám, màu xám, lấm tấm những hạt cát màu vàng, rồi màu vàng và sau cùng là màu trắng như trứng hột gà bóc. Màu trắng này đặc biệt là hành giả có thể thấy cả chiều sâu của nó. - Bước hai: Vừa duy trì cái màn TV này, hành giả vừa đọc bài hồi hướng. Đọc đến cảnh giới nào thì màn ảnh hiện ra những chúng sanh hữu duyên ở cảnh giới đó. Hành giả sẽ có thể thấy ngay sự thay đổi về y báo và chánh báo của họ. Với phương tiện thiện xảo này hành giả sẽ làm lợi cho rất nhiều bạn bè của mình … Còn trình độ khả dĩ có thể chấp nhận được là… sự “Thật lòng”. Trong điều kiện eo hẹp về “Định và Lực” này, hành giả sẽ mất khá nhiều thời giờ để hồi hướng. Dĩ nhiên, đây là những bước chập chững của 1 bồ tát tương lai. Sau khi đọc bài hồi hướng thì có lúc hành giả sẽ có 1 giấc mơ thấy những người ăn xin, bận đồ rách rưới, đứng trước cửa ngõ nhà mình. Một thời gian sau thì hành giả sẽ nằm mơ thấy họ ăn bận đàng hoàng hơn… Khẩu quyết: Vấn đề là đừng có bám víu vào cảnh giới này. Bằng cách tự Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
107
http://hoasentrenda.com
nhiên thấy thương họ và rồi cứ lo hồi hướng, cúng kiến họ hoài mà quên rằng: công việc chính của mình là tu giải thoát. Thì vô tình mình lại bị họ cầm chân mình, trong khi đó thì mùi vị giải thoát lại chưa nếm qua. Sống như vậy là rất hay! Nhưng đối với đạo “Giải Thoát” thì đây là một trong những cảnh “Chết Chùm Cả Đám”.
b) Tâm lực: Thông thường dược hiểu là “Ý chí”. Nhưng trong vấn đề tế nhị này: Tâm lực thể hiện qua mức độ quán tưởng của hành giả. Tâm càng có lực thì linh ảnh trong màn TV càng rõ, càng nhiều chi tiết và rất sống động. Thực tế tâm lực lại có những quái chiêu của nó. Một vị thầy, trước khi cúng thí thực, bị lạc mất chùm chìa khóa. Trong khi làm nghi thức trên, thầy bị chia trí và suy nghĩ về chùm chìa khóa… Sau đó, thầy lại tu tập bình thường. Bỗng một hôm, trong cơn nhập định hộ pháp xuất hiện và thông báo rằng: - Ông ơi! Vừa rồi ông cho người ta… ăn sắt không hà! Toát mồ hôi lạnh, thầy ráng quán tưởng lại và thấy cảnh: Bạn bè mình được mời đến vào mùa vu lan cách đây vài… năm!!! Và chính trong lần đó, họ được mời ăn chìa khóa!!! Trước hết là phải có những điều kiện như sau:
(1) Tâm lực mạnh (Tứ Thiền Hữu Sắc): (a) Điạ chỉ:
1. Cái mặt của người này phải được hành giả quán cho ra. 2. Và khi ra rồi thì phải giữ cho nó tự động nỗi lên. 3. Sau khi nó đã tự động nổi thì hành giả phải giữ cho nó mạnh lên (rõ ràng càng nhiều chi tiết chừng nào thì tốt chùng đó). (b) Gởi tin tức:
1. Quán mặt người nhận cho nó rõ và nổi. (lúc đó là khoảng 70% tâm lực) 2. Gởi tin qua sự tác ý 3. Thay đổi đề mục bằng cách: Tập tiếp phần công phu hằng ngày của mình (phần này không dính dáng gì đến người nhận: Ví dụ như la ngọn lửa, hay là niệm A Di Đà Phật khi làm mà đừ quá)
(2) Tâm lực yếu: (a) Điạ chỉ:
Mường tượng cái mặt của người này rõ chừng nào hay chừng đó. (b) Gởi tin tức:
Lựa lúc người này vào giấc ngủ: Nếu mà cánh cho đúng thì là đang thiu thiu Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
108
http://hoasentrenda.com
ngủ. Còn không được thì cứ làm buá xua. Những bức thư tình hay nhất thế giới (Sau đây là vài hàng mẫu để mà gửi tin): 1. Con tên là... xin hồi hướng (phương pháp tu hành của mình) đến... Nguyên xin cho... rút được kinh nghiệm đau thương này để mà thay đổi tính tình và tinh tấn tu hành như con vậy đó. 2. Nếu mà không được thì cũng xin nhờ các Hộ Pháp che chở cho (vị này) được yên ổn, tai qua nạn khỏi và dùng phương tiện bí mật của Chư Phật và Chư Bồ Tát mà khuyến tu. thôi.
Biểu hiện nhận được e mail là họ thích hay hỏi chuyện tu hành của mình vậy
5. Hồi hướng công đức là... một pháp môn tu hành. Thường thì tụi mình chỉ nghĩ về một vế của sự hồi hướng mà thôi. Trong ví dụ của Thầy CQ có bàn về một người bệnh, rồi người nhà đi làm phước và sau đó hồi hướng công đức cho người đó. Chuyện đơn giản là: Sở dĩ có kết quả là vì người nhà đó hồi trước lại mắc nợ người bị bệnh... nay họ trả lại vậy thôi. Còn chuyện bình thông hơi thì là chuyện có thật. Ví dụ như: Hai lúa đệ tu, rồi đem kinh nghiệm bản thân ra chỉ cho một Bạn Hữu Duyên, Và Bạn Đó Lại Làm Theo rồi có ép phê lập tức, thì không phải là một dạng của bình thông nhau là gì? Phân tích cho cùng thì: Kinh nghiệm bản thân của đệ khi nói lại cho ai đó, là: Một Sự Hồi Hướng Công Phu cho Bạn hữu duyên đó. Và tất nhiên Sự Làm Theo của Bạn đó là một sự chấp nhận sự hồi hướng công đức của đệ. Như vậy trên một phương diện nào đó cũng có thể nói là tôi tu giùm anh được quá đi chớ! Vì thực tế, có những lúc chính đệ lại gặp những Bạn hỏi về những hiện tượng mà Bạn đó gặp phải khi bạn đó tu tập theo một pháp môn mà đệ chưa bao giờ biết tới! Thông thường khi gặp trường hợp như vậy thì đệ thường đề nghị: Án binh bất động! Đợi đệ về dượt thử cái đã rồi sẽ phân tích và nói lại sau. Tất nhiên có khi họ không nghe (như Anh H. ở Đà Lạt với hậu quả là bị mù mắt do khí lực chạy bậy). Và cũng lại có người lại nghe theo... Nếu cùng trình độ với nhau thì còn lẹ hơn nữa: Chỉ cần một cái nhướng mắt là đủ rồi! Chuyện xảy ra hằng ngày ở chùa của đệ. Vả lại việc hồi hướng công đức còn thấy rất rõ ở pháp môn Mật Tông khi một người A Xà Lê truyền khế ấn cho một người hữu duyên. Có thể nói là truyền xong, về nhà tập là ép phê liền. Hỏi: Công phu tu hành của người này “bán cái” cho người khác được chăng? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
109
http://hoasentrenda.com
Cái này thì phải dùng cái trí tuệ xẹt qua, xẹt lại đây hí hí. Tùy vào nhân duyên sâu dầy hay không: Chuyện này vẫn có thể Bán Cái cho nhau được như thường! Có nghĩa là trong một nhóm đã từng sống chết với nhau từ kiếp này sang kiếp nọ, tuy rằng lần này, họ không hề biết nhau, nhưng một sợi dây vô hình vẫn liên kết họ với nhau một cách chặt chẽ: Đệ có kinh nghiệm về chuyện này: Từ một cây cỏ gai gồm 16 nhánh, nay... đã thành 16 người. Cứ mỗi lần, họ đồng thành người thì sợi dây liên kết với nhau rất là rõ nét: Hễ một người trong nhóm làm business thì cả nhóm cùng sống kẻ nghèo, người giàu lu bu với công việc làm ăn chả ai để ý đến vấn đề Đạo Hạnh cả. Hễ có người đi tu (... không ra gì thì cả nhóm cũng sống dở dở ươn ươn, nửa đời nửa đạo, lu bu tu sĩ... Nhưng hễ có người tu thành công, thì điều trước tiên là họ sẽ lôi cái nhóm của họ. Và khi gặp nhau, thì người tu thành công đó đều nhận thấy rằng cả nhóm đều là "dân có máu mặt" trong các vị trí của các tôn giáo, tôn phái khác nhau, hoặc tuy là dân làm ăn nhưng khái niệm về tu hành rất mạnh: Chỉ cần một câu khai mào thôi là họ cắm đầu cắm cổ, bỏ hết để tu liền, và phong cách tu hành là y như bài Thầy Ajahn Chah vậy. Kết Luận: Có thể nói là: Cùng một khối với nhau thì công phu của người này, do nhân duyên sâu dầy, có thể Bán Cái một phần nào đó cho nhau. Còn ngoài khối thì không có ép phê cho dù đó là con cái hay anh em ruột. "Cũng vì lý do đó mà Đức Phật của tụi mình mới nhấn mạnh đến chuyện Cúng Dường các Thầy, để hy vọng rằng: Một Thầy tu thành công thì sẽ lôi theo một nhóm. Và cứ như vậy mà oánh."
II. SÁM HỐI a) Tại sao Sám Hối Chúng ta vẫn còn ở trong vòng u minh của luân hồi sinh tử nên không sao tránh khỏi những điều sai lầm tội lỗi, và nghiệp sát mà chúng ta đã tạo ra không chỉ trong đời này mà từ vô lượng kiếp trước do thân khẩu ý sanh ra. Sám hối để hối cãi, để chừa và từ bỏ, để không dám tái phạm, khiến tội lỗi giảm dần cho đến hoàn toàn trong sạch. Bồ Tát Di Lặc hiện sám hối 6 thời một ngày tại cung trời Đâu Suất. Chúng ta là phàm ngu nên bắt chước Ngài, và nên sám hối nhiều hơn.
b) Phước bất tòng lai, Hoạ vô đơn chí Trên đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc sau khi tu tập một thời gian có chút ít vốn liến, và cũng bởi những nghiệp duyên đời trước giờ chủ nợ đến đòi. Hoặc chúng ta đã vượt pháp, đi ra khỏi căn cơ biệt nghiệp, cho nên ác nghiệp và tai hoạ ập đến. Hoặc trong khi phát nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặc thân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc túc nghiệp ác duyên khiến mờ mịt ngu tối... Nên khi gặp những hoàn cảnh trên, chúng ta nên nhanh chóng và thành tâm sám hối. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
110
http://hoasentrenda.com
Với tấm lòng thiết tha chân thành, chúng ta sám hối và hứa nguyện cầu chư Phật và Bồ-tát chứng minh, gia hộ. Và cũng do lòng thành khẩn thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch. Con đã tạo bao điều ác nghiệp, Đều bởi do tánh tham sân si, Từ thân miệng ý mà phát sanh, Tất cả, nay con xin sám hối.
c) Lợi Ích Sám Hối Nhờ vào năng lực của việc sám hối và tu tập, chúng ta sẽ tu sửa con người của mình bằng cách quán sát thân khẩu ý từng giây phút không ngừng nghỉ, và hành thiện tránh ác thì kết quả chắc chắn sẽ đến, cho dù chưa trở thành bậc Thánh nhưng cũng sẽ trở nên người hiền: Những lợi lạc sẽ đến chắc chắn: Thiện Duyên Tăng Trưởng, Nghiệp Chướng Tiêu Trừ, Tham Sân Si Giảm, Thân Tâm An Lạc, Tu Tập Tinh Tấn.
d) Có nhiều cấp độ để sám hối, thông thường thì có hai trình độ: (1) Trình độ tự vệ nhập môn: Đọc kinh Dược Sư sám pháp là ngon lành: nó vừa ngắn, nó vừa hay. - Cách tổng quát: Muốn đánh xà càng, là đọc câu: Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát. - Cách tổng quát thứ hai: Làm phước theo kiểu trả nghiệp. - Cách đặc biệt dành cho biệt nghiệp như bị đau nhức khi tu tập, thần kinh hay giựt khi tu tập, bắp thịt co giựt khi tu tập: Đọc bài "Hồi Hướng" mà đệ đã đăng.
(2) Sau khi tu một thời gian thì (Tam Thiền là tối thiểu): Vừa đọc, vừa quán một vị Phật xuất hiện ngay trước trán (cách trán khoảng 30 cm, hay 1 cánh tay). Cách dùng năng lực thiền và quán để sám hối: 1. Tự sám hối: Lên Tứ Thiền và dùng thiên nhãn để sám hối, có nghiã là quán màn Ti Vi rồi sám hối từng tội một như: ăn cắp, tà dâm, tà hạnh, khẩu nghiệp ... 2. Dùng Mandala (vòng phép) mà sám hối từng tội một. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
111
http://hoasentrenda.com
3. Còn cách này thì lại không khá cho một số rất là đông: Đó là loại thuốc tê mà quý vị thường đọc tụng hằng ngày. Phải cẩn thận vì đó thuốc của những vị thượng căn hay đã tu xong rồi. Ghi Chú: Tất nhiên, cái hay nhất vẫn là... xin chừa và không tái phạm. Niệm
A Di Đà Phật thông thường là để sám hối những tội ác vì tập thể mà mình làm (như đi lính và bắn giết người bên kia chiến tuyến chẳng hạn). Niệm
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thông thường là để sám hối những tội ác vì cho mình mà mình làm. Niệm Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát như đã giải thích ở trên. Cho những tội ác cực nặng nề. Sám hối không xong, chỉ còn biết cầu sám hối mà thôi. Thông thường thì Sám hối dành cho Thiền và Mật, Tịnh Độ không sám hối vì người chuyên trì niệm Phật thường ở trên Cái Đường Rầy hay Cái Dù Che của Ngài rồi. Tuy vậy người niệm Phật vẫn có thể thường tác ý như ở đoạn sau đây trích từ bài Độc Thoại của anh Hai (anh Hai Lúa):
…Trong tất cả các cách tu hành nguyên tắc chính là suy nghĩ đến chuyện “chưa tu xong“ của mình. Và lấy làm hổ thẹn với chính mình. Qua lí luận sau đây: đã hơn 2500 năm rồi mà vẫn mình vẫn chưa làm nên trò trống gì cả. Người thân trong gia đình của mình rồi đây sẽ lần lượt qua đời. Không lẽ mình không làm hay giúp họ được cái gì hay sao? Và sau đó là đọc cái câu của ngài Xá Lợi Phất: tôi còn rất nhiều chuyện phải làm. Rồi mình nên chú ý đến chuyện tu hành là chính... Là chính chớ không phải là phụ (không biết có đúng không nhưng TP tôi rất khoái cái đoạn này).
e) Sám hối cho người không phải là Đạo Phật Câu chuyện là có một người thuộc tôn giáo khác đã hỏi đệ về cách sám hối, vị này không phải là Phật Giáo. Sau một hồi mày mò và kiểm tra lại cho thật là chắc ăn, đệ mới phát kiến ra cung cách tuyệt vời này. Cách này được phát kiến ra qua cách "Thức Hiện Chánh định về câu kệ Sám Hối Thông Thường: "Tội từ tâm làm, đem tâm sám...". Và sau đây là kết quả. Có hai cách để sám hối:
(1) Cách 1. mình.
- Là cố gắng tưởng tượng cái thánh giá màu vàng cao bằng móng tay cái của - Đọc bài sám hối, hay kinh ăn năn tội
- Vừa đọc vừa cố gắng giữ cây thánh giá màu vàng xuất hiện cách trán của mình cỡ 10cm (hay là 3").
(2) Cách 2. - Là tự mình kể lại một cách chi tiết câu chuyện mà mình vô tình hay cố ý phạm tội.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
112
http://hoasentrenda.com
- Vừa kể vừa cố gắng tưởng tượng cho ra cây thánh giá trên và làm cho nó xuất hiện ngay trước trán của mình và cách cái trán 10cm (hay là 3"). Tại sao phải làm vậy. Vì đây là cách chung để liên lạc với các Giáo Chủ của tất cả các Tôn Giáo trên Trái Đất (hay là kết hợp với ý của các Ngài) bằng cách quán cho ra ký hiệu thông dụng của Tôn Giáo đó. Ví dụ như: - Công Giáo: thì quán cho ra cây thánh giá - Phật Giáo: thì chữ Vạn (cái chữ mà khi mình nhìn vào thì thấy được chữ "S" thì mới đúng là chữ Vạn) - Cao Đài, Hoà Hảo: thì quán cho ra con mắt trái Và từ bàn đạp này: hành giả sám hối. Y như là đối trước các Giáo Chủ này để mà sám hối vậy! Cách này ép phê vô cùng. Tùy vào tình trạng tập trung của hành giả (mà hành giả có thể kiểm tra qua sự xuất hiện liên tục hay sự rõ ràng của các ký hiệu trên) mà hành giả biết được mức độ được tha tội. Làm đi, làm lại công thức tuyệt vời này. Kết quả: Thì sẽ có lúc hành giả chợt nghĩ về các tội lỗi mà mình đã vô tình hay cố ý phạm tội. Và ngay lúc đó hành giả lại có cảm giác là những tội lỗi này do ai làm đó chớ không phải là do chính mình làm nữa. Có nghĩa là sự nặng trĩu của lương tâm biến đâu mất và không còn nữa! Mỗi khi, do bất chợt, mình suy nghĩ về những điều đã lở hay cố ý mà mình đã làm trước đây.
f) An Trú Đề Mục và Sám Hối …..cố gắng tưởng tượng cho ra cây thánh giá trên và làm cho nó xuất hiện ngay trước trán của mình và cách cái trán 10 cm (hay là 3")….. 1- Nếu khoảng cách chỉ khoảng 10cm như nói trên thì cái đề mục chỉ mờ mờ. Đôi lúc chỉ còn là sự tưởng tượng. Sức chuyên chú lại khá do cảm giác nằng nặng ở trán và sự cố gắng làm cho rõ đề mục. Phân tích: Đây là sự giao lưu giữa "Cận Định" và "Chánh định" có nghĩa là với phương cách tập trung tư tưởng này (đề mục cách trán 10cm hay là 3") thì chấn động của não bộ nằm y boong ngay cái mà thiên hạ gọi là "lương tâm". Có nghĩa là mình rà lại các giao động tư tưởng và đặt nó ngay boong cái tầng số của lương tâm, rồi từ vị trí này mình mới đọc bài sám hối. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời! Ít ai biết và lại đi nói một cách công khai như vậy. Do tư tưởng nó nằm ở khoảng cuối của cái Thô tâm (thể hiện qua hiện tượng Cận Định: có cái cảm giác nằng nặng ở trước trán). Và ở ngay đầu của Vi Tế Tâm (thể hiện qua hiện tượng Chánh định sơ sơ: linh ảnh xuất hiện mờ mờ). Qua các cảm giác nằng nặng ở trước trán và sự xuất hiện mờ mờ của linh ảnh mà hành giả đã biết được rằng não bộ đang hoạt động ngay tầng số của cái "lương tâm". Tất nhiên từ vị trí này mà sám hối thì không còn gì bằng.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
113
http://hoasentrenda.com
g) Trò Chơi Sám Hối Rất là quái đản và tất nhiên chiêu thức này là made in Việt Nam: - Điều kiện: Hành giả đã có thể vừa giữ linh ảnh cách 10cm ở trước trán 10cm, hay là 3" và vừa đọc bài sám hối. Nhận xét: Tuy nhiên linh ảnh cũng có khi xuất hiện và cũng có khi lại biến đâu mất. - Trò chơi sám hối: Khi hội đủ hai điều kiện trên thì hành giả lại... lấy một cây bút chì và một cuốn kinh sám hối (có ngon thì dùng Thủy Sám, không có ngon thì dùng Dược Sư...). - Cách thức chơi: Cứ thông thả đọc bài kinh sám hối với linh ảnh mờ mờ đằng trước trán. Mỗi khi linh ảnh biến mất thì hành giả lại đánh dấu vị trí này trên cuốn kinh. Sau khi đọc xong một chương và đã đánh dấu các vị trí mà linh ảnh bỗng nhiên biến mất như vậy trên chương đó. Xong rồi, với tâm bình thản: hành giả đọc lại một cách bình thường (như đọc truyện vậy) đoạn kinh đó (hay chương đó). Đọc bình thường là buông cây bút chì xuống và không còn tác ý về sự xuất hiện của linh ảnh nữa. Vừa đọc bình thường như trên và vừa để ý cái linh tính của mình nó phản ứng khi đọc tới chỗ linh ảnh biến mất và ghi nhận cái cái phản ứng đó. Nó có hai phản ứng rõ rệt: 1. Tội này là của mày nè, sám hối đi con! 2. Không có gì là của mày cả! Linh ảnh chỉ biến mất một cách bình thường vì sự chú ý của mày lúc này nó không còn mạnh nữa Nhận Xét: 1. Nếu là đằng trước mặt và trong tầm nhìn, khoảng từ 30cm đến 0.5 thước thì cái thấy rõ hơn. Và còn có thể thấy được cái không gian đen chung quanh cái đề mục. Nhưng độ chuyên chú lại kém vì cảm giác nằng nặng giảm đi. Đúng vậy, vì đây là Chánh định, lúc này Não bộ đã đi sâu vào Vi Tế Tâm rồi. Do vậy mà những tội trọng cũng đã vơi đi phần nào rồi! Vì đây là cái suy nghĩ của các Chư Thiên nên phần tội lỗi thuộc loại thô đã mặc nhiên bớt đi phần nào rồi. Có nghĩa là nếu đề mục xuất hiện đằng trước mặt ở khoảng một sải tay (60 cm) thì lúc này hành giả cũng đã sám hối... xong một số các trọng tội rồi. 2. Nếu lùi cái thấy vào bên trong trán thì lại có thể thấy rõ đề mục và cái không gian đen chung quanh. Sự chuyên chú có vẻ khá như trong trường hợp 1. Cảm giác nằng nặng ở trán cũng giảm. Đây lại là cái tầng số của lương tâm. 3. Không quan tâm đến khoảng cách mà chỉ nhìn cái đề mục theo tầm nhìn thôi thì sự chuyên chú, cái sắc nét của đề mục và cái không gian chung quanh lại lúc thế này lúc thế kia. Vì cái này là phản ứng của những bước đầu tiên, khi hành giả mới vào được Chánh định, nên sự an chỉ chưa được ổn định.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
114
http://hoasentrenda.com
h) Sám Hối Tiến Tu Hành Giả Trên Đường Tu Tập: Có 2 trường hợp xảy ra: Hành giả tu tập đến 1 lúc nào đó tâm sẽ thanh tịnh, lắng qua thô tâm, đụng tới 1 phần rất lấn cấn trước khi vào vi tế tâm Lấn cấn (tuột định hay tu tập cà xịch cà đụi ) xảy ra lúc này là do nghiệp ác nằm chờ ở đây để đòi nợ không cho hành giả thành tựu, và vì không thể nào biết được là do hành nghiệp nào nên hành giả chỉ biết sám hối mà thôi.
Thực Hành: sau:
Quy trình tu tập... tác ý sám hối hay tụng bài sám hối rồi niệm 1 trong 3 cách
Nam Mô A Di Đà Phật (nghiệp ác ở đây là nhẹ nhất. Biết là ác mà vẫn làm. A Di Đà Phật vì tâm nguyện bảo hộ nên sẽ hóa độ hành giả) Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (ác nghiệp nặng hơn) không việc ác nào mà từ nan ) Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát (nghiệp ác ở đây là nặng nhất. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng nỗi giận cho giết tất cả mọi người trong vòng chu vi 4 dặm khi đi chu du và xe bị vấp phải 1 ổ gà). Thông thường sự đòi nợ này nằm dưới dạng Thiên Ma quấy phá hành giả.
Cái nào đúng thì hành giả sẽ kinh nghiệm lại sự thanh tịnh sau chỉ khoảng 20 – 30 niệm. Do ép phê của sự bức phá đa số hành giả sẽ không chịu nỗi và khò ngay. Cũng có người có thể tu tập tiếp. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
i) Sám Hối Theo Mật Tông Về tội, phước thì... trong Mật Tông lại rõ ràng hơn: Ví dụ như khi mình sám hối theo kiểu: Đối trước chư Phật, chư Bồ Tát mà sám hối (câu này ở trong kinh Nhật Tụng). Để được cái hiện tượng gọi là “Đối Trước” này thì hành giả phải tập xong một Mạn Đà La (ví dụ như Mạn Đà La Quan Thế Âm chẳng hạn). Động tác đầu tiên là: Hành giả quán mình ngồi hay đứng trước Ngài Quan Thế Âm. Có nghĩa là tưởng tượng ra cái màn ti vi trong đó có cái cảnh mình đứng hay ngồi trước linh ảnh của Ngài. Giữ cái cảnh này một thời gian. Khi đủ lực, thì cái khung của màn tivi lại biến mất và chính mình lại đứng hay ngồi trước Ngài như là... thật vậy. Đây là giai đoạn “Đối Trước”. Kế đến là giai đoạn sám hối. Ví dụ như mình lại tác ý: - Cho con sám hối về khẩu nghiệp (chẳng hạn). Thì Ngài liền biến mất và thay vào khoảng không gian đó là những cái hình nhỏ như móng tay cái, diễn tả những cái cảnh mà chính mình nối dối hại người, nói đâm thọc, cho đến cái cảnh mình tính toán nói sạo hại người từ những kiếp xa xôi cho Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
115
http://hoasentrenda.com
tới nay, hình ảnh này nhiều không thể đếm hết được... và ngay chính giữa những cái hình nhỏ này là cái hình to tổ chảng diễn tả cái cảnh mà mình phải chịu những cái nghiệp này. Trong trường hợp của đệ thì bạn bè xa lánh, và sống cô độc. Đối trước cái cảnh tội lỗi như vậy với cái niềm cảm xúc ghê tởm những hành động trên thì tự nhiên mình hứa “xin chừa” và “không tái phạm”. Khi hứa nhu vậy xong rồi thì có cái giọng của Ngài Quan Thế Âm vang lên trong không gian rằng: - Ông muốn tôi xóa hay là để đó làm kỷ niệm? Đệ tác ý: - Để đó làm kỷ niệm. Thì lạ lùng thay, khi nhìn lại những hình ảnh đó thì mình có cảm giác đó là của ai đó làm chớ không còn cái cảm giác mặc cảm tội lỗi như của chính mình làm nữa. Sau đó thì chính cuộc sống của đệ thì: Cảnh cô độc thì vẫn bị nhưng không còn cái cảm giác nặng nề như đeo chì nữa.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐỘ TỬ - HỘ NIỆM 1. NIỆM PHẬT A DI ĐÀ a) Cách thứ nhất: Là niệm Phật xù xì trong miệng: AAAaaa... diiiii... Đaàa... Phaậttt.... Niệm kéo dài 1 giờ đồng hồ, thì sau 1 giờ thì có thể thấy người chết đang đi ở dưới tầm nhìn của mình (y như là mình bay trên họ và ở đằng sau họ, với góc độ nhìn là 30 độ tới 60 độ. Mình càng niệm thì họ càng có thể đi được xa, mình nên niệm cho tới khi họ vượt qua 1 cái biển (biển khổ), và sau khi qua bờ bên kia thì mình mới không niệm nữa.
b) Cách thứ hai: Nhìn vào trung tâm Ajna của họ (trung tâm này ở ngay trán, vào khoảng 1 thốn cao hơn cặp chân mày. Thốn là cách đo trong các sách châm cứu) Sau đó là niệm Phật, thì sẽ có cảm giác là vui khi họ đi về được, hay là nếu hành giả (có thể thấy) thì sẽ thấy Phật A Di Đà đem hoa sen đến để đưa họ về Tịnh Độ
2. ĐỘ TỬ - HỘ NIỆM a) Vào lúc chết, có hai việc đáng kể 1- Những gì ta đã làm trong đời. 2- Tâm trạng ta lúc sắp chết. Dù ta có tích lũy rất nhiều ác nghiệp, song nếu ta có thể thật sự thay đổi lòng dạ vào lúc sắp chết, thì điều ấy chắc chắn có thể ảnh hưởng đến tương lai ta và chuyển hóa nghiệp của ta, bởi vì giờ phút chết là một cơ hội vô vàn mãnh liệt để tịnh hóa nghiệp chướng. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
116
http://hoasentrenda.com
Vì đã từng chết đi sống lại đến bốn (4) lần nên chuyện bị coi lại cuốn phim cuộc đời của mình là chuyện... có thật 100%. Các Bạn thử để ý một chi tiết nhỏ này. Khi mình coi một cuốn phim đến lúc họ mùi mẫn nhau, hay bắn giết nhau, hay là chia tay nhau thì các Bạn có thấy mình bị cuốn hút vào các hiện tượng và sự dao động tình cảm ấy làm cho mình thấy khó chịu, buồn rầu, và ghê tởm không?... Đó là chuyện của thiên hạ mà mình còn như vậy huống chi là chuyện... của chính mình đóng phim? Bao nhiêu là chuyện tức tối? Bao nhiêu là chuyện giận nhau, bao nhiêu là chuyện hiểu lầm nhau, đánh nhau, chia tay, xa lìa, chuyện chưa làm xong mà họ đã chết rồi?.... Vấn đề đặt ra là liệu trong lần duy nhất lên sân khấu (đệ có cái may mắn là được lên đó tới bốn lần) thì mình có đủ bình tĩnh để nhận dạng rằng đó là chuyện mộng huyễn không? Hay là cũng sẽ bị lôi cuốn bởi tình cảnh... rất thật đã xảy ra do chính mình đã làm với những kết quả rành rành ra đó??? “GIÂY PHÚT CHẾT - Hãy nhớ mọi tập quán, khuynh hướng đã chất chứa trong nền tảng tâm thông thường của ta đang nằm sẵn để có thể bị khởi động bởi bất cứ một ảnh hưởng nào. Ngay hiện tại ta cũng biết chỉ cần một khiêu khích nhỏ cũng đủ để làm cho những phản ứng quen thuộc, bản năng nơi ta, nổi lên. Điều này càng đúng hơn vào lúc chết.”
b) TỤNG KINH Tụng kinh ồn ào rôm rả thì cũng có thể độ được người... sắp chết như mình. Tụng kinh hay chú theo kiểu vi thinh (đọc xù xì nho nhỏ trong miệng) thì có thể gây ảnh hưởng đến những cõi giới thấp sống xen kẽ với mình, những cõi mà ông bà mình thường gọi là: Cô Hồn Các Đảng. Tụng bằng tâm rồi nhắm mắt đồng thời chú tâm vào một điểm ngay đằng trước mặt của mình thì khoảng... một giờ đồng hồ sau thì có thể thấy cái cảnh mà người đang chết đang đi qua. Tác ý rằng họ cứ theo tiếng niệm này mà đi... Cảnh giới xuất hiện ra nhiều thêm và sẽ tới lúc hành giả sẽ thấy người chết vào vùng ánh sáng, lúc này mình sẽ biết rằng sức tiếp dẫn của mình chỉ có bấy nhiêu. Nhưng dùng quán tưởng ở Tứ Thiền Hữu Sắc thì trong vài trường hợp hữu duyên với mình thì mình có thể độ được người chết một cách ngon lành.
c) Hộ niệm - Trước Xác Chết Nếu cái xác đang còn nằm trước mặt mình thì khi dùng cái niệm A Di Đà bằng cách đọc xù xì xù xì (nho nhỏ trong miệng). Vừa đọc vừa nhìn vào cái trung tâm năng lực Ajana (ngay cái chỗ giữa trán đó). Hay là ngồi tại chỗ có cái xác của họ, rồi nhắm mắt niệm A Di Đà Phật và phóng cái niệm đó ra đằng trước mặt của mình. Hay là dùng câu chân ngôn: Ôm AMiTaBha Hrih Svaha. Đọc một hồi thì nếu có duyên thì sẽ thấy thần thức của họ lang thang ở đâu đó. Tiếp tục đọc cho đến khi họ vào vùng ánh sáng là ngon lành. Hỏi: Người chết đạo công giáo mà mình niệm Phật thì có khiến thần thức họ thêm bực mình rồi nổi sân si không? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
117
http://hoasentrenda.com
Họ không biết gì hết là vì cái công thức tôn giáo hàng ngày của họ là chỉ là những suy nghĩ rất là ấu trĩ. Và không có một tác động nào trong lúc họ đối diện với cái chết của chính họ cả. Cho dù là một người vô thần nòng cốt chí đến một anh chàng sùng đạo nào đó thì khi chết họ đều được coi lại cuốn phim của đời họ. Cuốn phim đó sẽ đứt phim khi tâm của họ bị dao động bởi những tình tiết nào đó: Họ sẽ giận dữ hay thất vọng ê chề hay xấu hổ... và như vậy họ sẽ không còn có thể coi cuốn phim đó nữa mà chỉ còn cái hình ảnh cuối cùng đó nó ám ảnh mà thôi. Ngay lúc đó mà có một người nào đó dùng cách thức: - Phóng mạnh cái niệm đó ra đằng trước mặt, - Nhìn vào trung tâm năng lực Ajna. - Phát tâm dũng mãnh cố giúp người này. Thì người này sẽ cảm thấy chấn động và chính họ sẽ nghe một tiếng nói trong không gian và họ sẽ không còn cách nào khác là theo tiếng nói đó để mà đi theo mà thôi. Ngay lúc này, họ không có thì giờ để nhớ lại rằng mình là con chiên, hay là mình đã quy y ai cả chỉ còn có cái tiếng nói trong không gian này mà thôi. Hiện tượng này sẽ xảy ra bất kỳ một ai, cho dù đó là một đại đức, một thượng toạ, một linh mục, một ông vô thần... mặc dù rằng ở ngoài đời: dân chúng cho rằng mình đạo cao đức trọng, cho dù rằng họ có phong chức cho mình là thầy trụ trì này nọ, cho dù rằng họ trao tặng mình những bằng cấp này kia... thì khi chết mình cũng phải đối diện với cuốn phim bất hủ này. Và mình sẽ bị những tình tiết đó nó lôi cuốn và một khi đã bị lôi cuốn thì ai cũng như ai. Sự thật nó... dã man như vậy đó. TB: Tất nhiên là vì người tiếp dẫn chỉ ngồi một đống đó và nhắm mắt lại im lặng trì niệm danh hiệu hay chân ngôn thì chỉ có người có tha tâm thông thì mới biết mà thôi còn bàn dân thiên hạ thì mỉa mai: - Hứ cái đồ hư đồ thúi, đang lúc tang gia người ta bối rối mà cứ ngồi đó mà ngủ gục! Hỏi: Tác Hại cũng như sự Lợi Hại nếu một người dùng cách của chú để làm chuyện này? Chẳng có tác hại gì cả. Là vì mình dùng câu niệm Phật để tiếp dẫn họ. Hay là mình dùng câu chân ngôn để tiếp dẫn họ thì cũng chỉ là một. Nếu hội đủ nhân duyên thì được, còn không thì... thôi. Thế nào là hội đủ nhân duyên? xin thưa rằng: Khi nghe tin buồn đó thì mình thấy nặng nề, áy náy, khó chịu, và nhất là muốn giúp họ một tay trong việc tiếp độ. Không có tác động trên thì không làm được vì nạn nhân với mình không có nhân duyên. Sự áy náy và nặng nề trong tâm thức của mình càng mạnh thì nhân duyên càng sâu dầy. Còn bàn về tâm lực mạnh hay yếu thì không có chuyện đó trong vấn đề độ tử. Tại sao? xin thưa, là vì đã ra tay tiếp độ thì ai cũng như ai, ngay lúc này chỉ còn là đối tượng chớ không còn người tiếp dẫn nữa. Cũng y như là các y sĩ trong phòng cấp cứu vậy, họ làm việc một cách cấp bách và... không hề thấy mình. Trong trường hợp đầy đủ nhân duyên: một giờ hay vài giờ chỉ là một cái vèo là hết. Làm xong thì mệt nhoài, nên đi kiếm cái gì đó để ăn cho lấy lại sức.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
118
http://hoasentrenda.com
Hỏi: Lại thắc mắc là khi tứ đại tan rã, các căn đã hoại thì thần thức người chết cảm nhận những tác động của môi trường qua sự dao động của tâm thức chứ không bằng những âm thanh sắc tướng như người còn sống? Thần thức là cái linh hồn đó. Có nghĩa là cái thân xác của họ y như lúc còn sống, nhưng nó lại ở dạng... khí. Mở ngoặc: người có thần nhãn thì chỉ thấy một cái đám khói màu xanh da trời tròn vo như cái thúng vậy. Người có thiên nhãn thì sẽ thấy hình ảnh của đương sự rõ ràng hơn: Nếu là một người kém thì áo quần của họ là y như họ sinh hoạt bình thường vậy. Nếu là một người có thiện tâm thì là áo choàng (theo kiểu áo ngủ kín đáo của mấy cô đó...). Cho nên họ cũng vẫn có thể nghe và thấy y như là mình... nằm mơ vậy đó.
d) Hộ Niệm - Vắng mặt Có hai cách để làm: 1. Là đi xin cái hình của đương sự về nhà của bà đầm rồi nhìn bằng mắt thịt của mình cho nó... thuộc cái mặt của đương sự. Kế đó là nhắm mắt lại và tự tạo một cái linh ảnh của đương sự thế nào cho cái mặt của đương sự xuất hiện “như thật” ngay đằng trước mặt của mình. Sau khi có cái linh ảnh đó rồi thì dùng câu niệm Phật hay chân ngôn của Ngài là: Om Amitabha Hrih svaha và phóng mạnh cái niệm đó vào cái linh ảnh đó. 2. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc và khi tìm ra cái thần thức của họ đang lang thang đâu đó thì mình hồi hướng công đức của mình cho họ, hay là dùng câu niệm Phật mà tiếp dẫn họ. Nhận xét: làm xong cái chuyện... cách sơn đả Ngưu (cách một hòn núi mà giết được con trâu)... này thì nó mệt lả người y như là bị bỏ đói lâu ngày mà còn bắt mình leo núi nữa đó. Hành giả có một sự nhạy cảm rất là đặc biệt thì khi hành pháp nào đó thì nên “Hộ Thân” cho kỹ trước cái đã nghe. Ý của đệ là nói về cái cảm giác “cận định” (rờn rợn xương sống) mà hành giả đã cảm nhận đó mà. Hỏi: Người chết xem lại cuốn phim cuộc đời mình như thế nào? - Cũng y như là mình coi xi-nê vậy, cũng cái màn ảnh rộng đại vĩ tuyến nhưng cuốn phim là những hành động thường ngày của mình với đầy đủ tình tiết... Sau này đệ dùng cách tu hành để giúp những người hữu duyên thì khi làm xong thì đệ đều kiểm tra lại thì họ đều trải phải qua cái cuốn phim này cho dù là bị banh thây, nát thịt. Tất nhiên rằng, khi... bị coi lại những chuyện trên thì tâm lý của đương sự rất là nhạy cảm, những chuyện buồn tủi thì nó lại nặng nề hơn 100%, cũng y như những lúc mình làm bậy làm bạ như lừa dối, xúi bậy, nói xạo, nói gièm pha thiên hạ thì đương sự bị quê cơ đến 100% và xấu hổ vô cùng... Tóm lại bị lương tâm hành hạ 100% thì... hết đỡ. Như vậy đó là tiếng nói của lương tâm. Còn cách vận hành như thế nào thì khi nào Huynh vào Tứ Thiền và dùng Vi Diệu Pháp để coi lại thì Huynh sẽ biết cái vận hành của chập tư tưởng này ứng với từng cá nhân một trong lúc cận tử nghiệp. Do vậy mà bất cứ tôn giáo nào cũng đều khuyên là nên làm lành và tránh làm dữ là vì nguyên nhân này đó. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
119
http://hoasentrenda.com
e) Độ Tử - Hấp Hối Làm thế nào để giúp người thân đang hấp hối được bớt sợ sệt và an lạc khi gần kề cái chết? Bệnh nhân Đạo nào thì nên cho người Đạo đó... hướng dẫn. Riêng Đạo Phật thì mình nên dùng tiếng trầm nhất để khuyên, tức là khi khuyên thì nên dùng giọng Bass. Phương cách: Hỏi: - Em có cảm thấy sợ không? Đáp: - Có. Khuyên: -Như vầy đây nè: Em sẽ thấy hơi ngợp thở một tý, rồi kế đó là hiện tượng mất cảm giác bắt đầu từ chân lên dần cho tới ót. Cảm giác lạnh này sẽ không cho em để ý đến hơi thở nữa. Cười nhẹ: - Vậy hả anh? Khuyên tiếp: - Sau đó em thấy một đám mây, đúng hơn là: em đang ở trong một cái ống mà cái thành của nó là mây xám và đằng xa là một vùng sáng rất là mạnh. Cười nhẹ: - Em vẫn sợ. Khuyên tiếp: - Tất nhiên là sợ, nhưng em nên niệm Phật A Di Đà và đi vào vùng sáng đó. Việc của em ở đây đã xong rồi, việc còn lại để anh lo hết cho. Em đừng lo lắng gì cả. Sau đó một tiếng đồng hồ, thì cơn ngợp thở đến, cô nắm bàn tay của Anh Nhâm hơi mạnh. Theo lời dặn của đệ thì lần này, Anh Nhâm nói với giọng trầm nhất và nhắc lại với cô em (nói vào lỗ tai của Cô): - Nó sáng lắm lận, cứ một lòng niệm A Di Đà Phật và đi vào vùng sáng đó. Đôi môi mấp máy như cố nói một điều gì và cô em tắt thở Anh Nhâm kể tiếp: Sau đó, theo lời em dặn, anh niệm nho nhỏ Phật với giọng trầm nhất vừa niệm vừa nhìn vào huyệt Ấn Đường. Toàn thân bỗng nhiên lạnh toát, bàn tay của Cô, anh cầm cũng lạnh luôn. Và cũng theo lời căn dặn của em, anh vừa niệm Phật nho nhỏ với giọng trầm nhất, Anh rờ cái trán của Cô và nhận thấy rằng chỗ này nó nóng như bị sốt cao độ vậy và sau đó khoảng năm phút, anh mới xác định được là điểm nóng cuối cùng là ngay cái thóp của Cô ấy. Cả nhà À lên một tiếng vui vẻ: - Tịnh Độ, Cô về Tây Phương rồi. Anh Nhâm có Cô em tu theo Thầy Thanh Từ và bị ung thư ngực, Anh Nhâm xuống đó hộ niệm theo lời dặn của đệ. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Anh hiện nay ở Đường Đông Tỉnh Đà Lạt. Tuy là một cư sĩ nhưng anh đã leo đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
120
http://hoasentrenda.com
Hỏi: Bệnh nhân đang lúc yếu tinh thần nhất, sợ chết nhất, nếu gặp phải những người lợi dụng thời cơ như kể trên đến rù quyến bỏ đạo thì thân nhân phải đối phó ra sao? HL: Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì để bệnh nhân nói với họ. Còn khi bệnh nhân đã nằm thiêm thiếp thì người nhà nên chỉ dùng cái Đạo của nạn nhân mà khuyên mà thôi. rằng:
Bệnh nhân không có Đạo mà bọn mình phải khuyên thì mình nên nhắc nhở họ - Anh/Chị nên bỏ hết đừng lo lắng gì hết, Cứ nhắm cái ánh sáng đó mà đi tới.
là:
Vì rằng sau khi cái ánh sáng đó hết đi, thì sẽ rơi vào Cận Tử Nghiệp có nghĩa 1. Cuốn Phim cuộc đời của mình sẽ được chiếu lại 2. Mình có thể bỗng nhiên ganh ghét, thương nhớ, Tức tối một vấn đề gì đó. 3. Bất tỉnh nhân sự 4. Lo sợ vì bỗng nhiên căn nhà vắng lặng với ánh sáng mờ mờ ảm đạm. Thế là lại luân hồi...
f) Kiểm Tra Điểm Nóng Cuối Cùng Khi mình đi trì tụng cho người chết thì có nghe ai nhắc đến cái chuyện gì đang xảy ra ở cái thể xác kia không chớ? Có ai để tay lên người chết để kiểm tra cái điểm nóng cuối cùng không? Biết rằng:
Nóng ngón chân cái là A Tỳ
Nóng háng là súc vật
Nóng bụng dưới là quỷ đói
Nóng trên lỗ rún là Thần
Nóng ngực là Con Người
Nóng mặt là Chư Tiên ở Dục Giới
Nóng trán là Chư Thiên ở Sắc Giới
Nóng đỉnh đầu là Tịnh Độ
Tịnh Độ có một công dụng nữa là độ tử. Tập cái gì hay làm cái gì đi nữa mà không làm được chuyện độ tử (giúp cho những người đã chết) thì cũng chỉ là bánh vẽ, không có ích lợi gì cho mình và cho người. Cái lớn lối thứ nhất của người tu Tịnh Độ là như sau: Khi đi hộ niệm, mà người hộ niệm đến trước (có mặt sớm nhất) thì gia đình may mắn đó có thể biết được kết quả của sự hộ niệm.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
121
http://hoasentrenda.com
Cái lớn lối thứ hai của người tu sĩ Tịnh Độ là khi đi hộ niệm mà lại đi đến sau thì: tu sĩ phải biết người đi trước đã độ cho người này tới đâu rồi. Nếu người tới trước đã độ xong rồi thì tu sĩ sẽ tuyên bố với chủ nhà rằng: Nghi thức độ tử không cần thiết nữa. Còn nếu chưa xong thì tu sĩ sẽ độ tiếp và gia đình sẽ được tường thuật lại đầy đủ chi tiết. Ngoài ra, đôi khi, gia đình còn nhận được lời nhắn nhủ cuối cùng của người đã
chết. Hai đề tài này ngoài bọn lu bu ra thì chưa ai được nghe nói tới trong bất kỳ bài giảng nào về Tịnh Độ.
g) Hộ Niệm - thân trung ấm giảm đau trong vòng 49 ngày đầu? Có nhiều cách. 1. Niệm Phật: Niệm xù xì trong miệng trong khi nhắm mắt 100%. Khoảng 1 giờ sau thì độ tập trung của tu sĩ tài tử này mới có thể thấy được người đã chết. Hồi hướng công đức tu hành và chúc người đó tươi đẹp, khỏe mạnh ra và hạnh phúc. Sau rồi nếu người đó còn đứng xớ rớ trong tầm nhìn của tu sĩ tài tử này thì tu sĩ hộ niệm cho người này về trên đó chơi luôn cho rảnh việc. 2. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc rồi quán ra người đó và hồi hướng công đức tu hành cho người đó.
h) Hộ niệm - Độ Vong Linh người thân đã chết lâu năm Đối với Bạn nào có những triệu chứng sau đây có thể giải quyết bằng cách này:
(1) Triệu chứng hay hội chứng: a) Thường nằm mơ và thấy đi thấy lại một người thân đã quá cố b) Khi mơ thấy người đó lại có cảm giác tê rần cả người mặc dù đang ngủ c) Tâm bất an, và hình như trong thâm tâm biết rằng người thân chưa được yên ổn lắm cho lắm.
(2) Giải quyết: Thư giãn tất cả các bắp thịt từ chân lên đến đầu và thư giãn từng phần một ví dụ: ngón chân... lòng bàn chân... cổ chân... đầu gối... đùi a) Niệm A Di Đà Phật trong tâm như sau: AAAaaa... diiiii... Đaàa... Phaậtt.... Cứ mỗi lần niệm cố gắng đẩy mạnh niệm về một điểm phía trước và đưa điểm đó ra xa, càng lúc càng xa [Chỉ đẩy điểm đó ra xa thôi chứ đừng cho một toạ độ nào cả (Ví dụ: mình phóng cái điểm này qua nhà hàng xóm, rồi xuống down town rồi về Việt Nam...)] ngay đằng trước mặt, [không lệch trái hay lệch phải hay hướng xuống dưới hay chếch lên trên]. b) Hay dùng cách thứ hai cho dễ hơn: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
122
http://hoasentrenda.com
Niệm chậm rãi, khoan thai niệm này nối tiếp niệm kia: a di đà phật, a di đà phật, a di đà phật,... Hít vào hay thở ra, chúng ta đều đẩy mạnh niệm lực đó hướng về ngay đằng trước mặt. Chúng ta có thể thấy được người quá cố với một độ dốc là 45 độ tới 60 độ như là từ trên cao nhìn xuống. Cứ giữ khoảng cách biểu kiến đó, đừng tác ý tới gần họ. Nguyên tắc là đưa họ về vùng có ánh sáng và lên cao. Trong khi làm việc đó không tác ý nói chuyện với họ. Nếu trong lúc làm, mà tự nhiên biết rằng họ bị ngợp thở: Nên hồi hướng công đức tu tập đến cho họ và làm tiếp. Khi tác pháp là làm một lèo luôn đừng có ngưng giữa chừng cho tới lúc làm không nỗi nữa mới thôi. Chúc các Bạn có những hội chứng trên thành công và an lành.
(3) Thư gửi người em Thiên Chúa Giáo Em, Tụi mình đều là những cư dân trên Trái Đất. Cùng chia xẻ mọi thứ mà Trái Đất trao tặng không một chút điều kiện nào. Và cùng đi qua một quy trình không ngừng biến chuyển từ vật chất đến tâm linh ở bản thân tuy trưởng thành khác mhau và sống khác nhau trong hoàn cảnh và môi trường chung quanh cá biệt. Anh theo Phật Giáo. Còn em theo Thiên Chúa Giáo. Sự khác biệt này có làm cho mình khác nhau không? Anh nghĩ là không. Vì mình đều biết đau ở thể xác và buồn khổ ở nội tâm. Anh nghe là mẹ em mất rồi và em nói là qua những giấc mơ em biết mẹ chưa siêu thoát hay chưa về với Chúa. Qua 1 vài thông tin em nói là em sẽ gặp bạn anh để nhờ họ đưa mẹ em về với Chúa. Thú thật anh nghi ngờ điều này vì em là con chiên của Chúa mà bạn anh thì lại con em của Phật. Nên anh nói với chị là để anh coi lại xem em có thật lòng tin không. Vì anh nghĩ Niềm Tin là cái cửa đầu tiên trên con đường này. Rồi anh nhận được email từ người anh của anh: Dù người đó có xấu đến đâu, tồi tệ đến đâu nhưng vẫn còn nghĩ đến cha mẹ và biết hiếu thảo với cha mẹ thì cũng đủ để họ xứng đáng là Con Người… Đụng tới Cha Mẹ của ai thì cũng làm liền thôi. Còn họ tin hay không thì không thành vấn đề..... Chúa nói đến Tình Thương. Phật nói đến Từ Bi. Các Đấng Giáo Chủ lớn đã nói như vậy thì đâu có gì khác đâu mà sao anh cứ nghĩ khác. Từ chỗ này anh có ý đề nghị em làm những việc sau đây: • Lúc nào em nghĩ đến mẹ dạt dào nhất thì em khởi ngay Cầu Nguyện. Hay nhất là bưổi tối sau 1 ngày lăn lộn với đời • Nhắm mắt lại vì em đang gác bỏ tất cả chuyện đời qua 1 bên, đang cố gắng hòa nhập vào Tình Thương Thiên Chúa mà cầu nguyện cho mẹ em. Làm được thì em nhìn thấy Thiên Chúa với linh ảnh đầu tiên lúc đó là 1 không gian ba chiều tỉnh lặng đằng trước mặt. Ba chiều vì nó có chiều sâu em à. • Trong điều kiện này đọc nhiều lần 1 bài Kinh em thích nhất cũng sẽ giúp em trở về với Thiên Chúa nhanh nhất. • Rồi nghĩ đến mẹ sao cho cái gì đó cứ dâng trào lên lồng ngực và hình ảnh của mẹ hiện ra đằng trước mặt em trong khi em vẫn nhắm mắt. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
123
http://hoasentrenda.com
• Nhìn vào linh ảnh của mẹ, tiếp tục cầu Kinh với tác ý là Thiên Chúa sẽ đưa mẹ em về vùng Ánh Sáng của Ngài • Cứ làm như vậy thôi, rồi em sẽ hiểu được nhiều điều. Mến chúc em Làm Nổi và Làm Được. Rồi ngày nào đó về đây, em sẽ gặp bạn bè của anh. Những người thật bình thường, sống bình thường, giữa những người bình thường. Anh.
i) Chuông Trống Bát nhã 1) Xuất xứ của chuông trống Bát-nhã? 2) Xin cho biết ý nghĩa chuông trống Bát-nhã? Trong một lúc vào được cõi Tây Phương Cực Lạc thì Cô Vân nhắc nhở Các vị Thượng Phẩm Thượng Sanh nên phát nguyện trở về độ Bạn bè ở các uế độ. Lạ Lùng thay, sau lời nhắc nhở Này thì: Cả pháp giới liền vang lên hồi trống và chuông Bát Nhã. Sáng hôm sau, tóc của Cô Vân rụng từng mảng. Sau này Cô Trang cũng lập lại và kết quả cũng y chang: Sau hồi chuông Bát Nhã thì tóc của Cô cũng rụng. Đệ có hỏi thì cả hai cô đều nói rằng: Phiền Não nó rụng, thể theo lời ước nguyện của một Cổ Phật (không biết tên). Như vậy, Hồi Chuông và trống Bát Nhã có nguồn gốc từ đây. Trọc Đầu Cảm khái cái chuyện Điạ Tạng của Huynh AP nên Hai Lúa tôi lại nhớ đến câu chuyện này khi còn ở Đà Lạt. Có một hôm, Cô Vân, trong lúc vui câu chuyện, mới hỏi Hai Lúa tôi rằng: “Người ta thường viết nói rằng “Tự Tính Di Đà”, hay “A Di Đà là chính anh!” Vậy anh có cái cách nào chứng minh rằng câu đó là đúng không?” Vì là tu bụi đời (không có ông Thầy nào dẩn dắt hết) nên Hai Lúa tôi đề nghị cô về làm như sau: “Tối nay, khi em qua Tây Phương Cực Lạc rồi đối trước cảnh đó mà phát nguyện rằng: Nguyện xin tất cả các chúng sanh trong chín phẩm được thành nhất sanh bổ xứ và cùng với tôi, phát nguyện xuống Nam Thiện Bộ Châu để độ các chúng sanh khác! Làm xong nhớ cho anh biết và coi kết quả nó ra sao? Cô về nhà làm y chang, sáng hôm sau, cô nói: “Khi em đọc xong câu nguyện đó thì ao hồ bổng nhiên trống trơn, không gian bổng vang lên hồi trống Bát Nhã (té ra điệu trống này ở chổ đó). Và sáng nay tóc em tự động rụng rất nhiều, em nghĩ rằng nếu tới chiều thì đầu em thành trọc, và khi em nhìn tóc em rụng thì tư tưởng sau đây tới với em: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
124
http://hoasentrenda.com
“Phiền Não rơi rụng!” “Vậy em muốn nó hết rụng không?” “Muốn” “Có rất nhiều cách làm cho ngưng tóc rụng nhưng cách này là hay nhất: Em lại vào cảnh giới đó nữa và đối trước Phật A Di Đà em đọc Tứ Đại Nguyện! Sáng hôm sau, Tóc hết rụng, cô nói: “Em hiểu tại sao trong các tranh ảnh hay diễn tả các đệ tử của Phật lại trọc đầu nhưng bất cứ ông Phật nào cũng có tóc cả!” “Tại sao?” Đầu tiên, hình ảnh các chúng sanh có tóc, tóc đó biểu tượng cho cái Khổ hay phiền não, sau khi tu thì phiền não rơi rụng thể hiện bằng hình ảnh thực chứng: Đầu trọc một cách tự nhiên, và sau đó nhờ phát nguyện mà tóc lại mọc lại: Tóc này có lại là do Đại Nguyện!”
j) Cúng Thí Thực Trong kinh Vu Lan Bồn có nhắc tới một thế giới vô hình gọi là Ngạ quỷ. Có nhiều loại Ngạ quỷ mà hình như đã có người dùng huệ nhãn vẽ lại tỉ mỉ từng loại một mà Hai Lúa tôi quên tên cuốn kinh đó rồi. Về nghi thức cúng thí thực lại có nhiều cách, và thuộc về Yết Ma Bộ (một nhánh của Mật Tông chuyên liên lạc với các loại Quỷ thần). Nguyên tắc: Vạn Pháp Duy Tâm Tạo. Thành thử, dựa vào sức quán mà vị tu sĩ đó cúng thí thực: Hôm ấy cũng vào ngày Vu Lan này, Hai Lúa tôi đến nhà anh Hùng trên Đà Lạt, vào ngay lúc anh đang cúng thí thực, anh muốn tôi dòm coi chuyện gì xảy ra. Hai Lúa tôi xuống nhà bếp và nhắm mắt nhập định. Và kể lại cho anh nghe như sau. Ngay vào lúc vào được Tứ Thiền, và quán một màn Tivi xuất hiện rõ ràng đằng trước mặt, rồi tác ý coi chuyện gì xảy ra: Liền thấy trên bàn nào là bánh tráng, rồi hột nổ đủ màu, có tô cháo, rồi chè và chuối, lạ lùng là không thấy bát nhang đâu cả. Vì nhập định khá sâu nên Hai Lúa tôi chỉ nghe tiếng tụng kinh văng vẳng: “U-âu... U-âu... v.v... “Rồi bất ngờ, đồ ăn nhiều ra, Rồi được cỡ ba cái bàn, rồi họ tới, Hai Lúa tôi thấy rất rõ, có hai loại Ngạ quỷ: - Một loại lông lá xồm xoàm, người không thấy mặt mũi, rồi trong cái đống lông lá đó họ cục cựa khó chịu vì bị lửa tự cháy ngún trên thân thể họ, họ câm lặng chịu cực hình. - Một loại thứ hai thì có dạng người, đầu trọc như thầy chùa tay thì bị liệt nên họ có tay mà dùng không được. Họ ăn bằng cách thò cái lưỡi to tướng của họ vào một cái... ao. Cái lưỡi đó run run và một vài hạt cháo vướng vào các sợi lông trên cái lưỡi đó! Hai Lúa tôi trực nhận: “Họ đói và lạnh lắm lận!”. Rồi bỗng nhiên mọi cảnh đều biến mất, khi anh Hùng tụng chú Bát Nhã, có một vài Ngạ quỷ suốt buổi lễ không ăn Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
125
http://hoasentrenda.com
được gì: Họ bò ở dưới đất, họ chồm lên bàn nhưng chỗ họ đứng lại không có gì: Đồ ăn như sợ họ mà chạy đi vậy! Có vài người, bỗng nhiên biến thành hình dạng con Người có quần áo đàng hoàng và ngồi bàn ăn uống thoả thích! Anh Hùng giải thích: “Cái lúc đồ ăn nhiều ra là do Chú Biến Thực!” Nhưng cũng như Hai Lúa tôi, anh cũng thắc mắc và cứ xuýt xoa: “Tội nghiệp! Họ còn đói! Tôi không thấy mà còn xót lòng, huống chi là anh thấy họ được! Ủa vậy ra, họ không ăn được mấy thứ khác mà chỉ ăn cháo thôi sao?” “Dạ có một vài Ngạ quỷ bỗng nhiên biến thành dạng người và có bận đồ, thì ăn uống tùm lum thứ!” À! Chắc nhờ có câu niệm: Nam mô Diệu Xác Thân Như Lai mà ra chăng?” Rồi Hai Lúa tôi bàn chuyện đạo cho tới sáng mới về! Hai Lúa tôi có hứa là sẽ cúng lại một lần nữa cho họ ăn thoải mái luôn trong vòng hai tuần nữa. Hỏi: Mình hay cúng thí thực cô hồn rằm tháng bảy, vậy thực sự cúng những vong hồn đó như thế nào mới đúng cách để họ có thể hưởng được? Thứ nhất là phải có đủ tâm lực, khoảng Tam Thiền là tối thiểu. Sau đó là mình phải hướng tâm thức về những cõi Ngạ Quỷ, sau đó là mình thấy có một nổi xót thương cho cái cảnh khổ do cái tính tham của họ, và sau đó là tác ý mời họ tới, họ tới đông ghê lắm (Tam Thiền mà đã kêu là uy lực ghê lắm), và tác ý có đồ ăn cho họ ăn. Không có: Hương, nhan, đèn, tụng kinh gì hết. Chỉ toàn là tác ý, và tất nhiên: Tứ Thiền là hết chạy! đó là mâm trên họ cúng
(1) Vật dụng nên có những thứ như sau: 1. Một tô cháo loãng: Cháo mà loãng là phải thiệt là loãng: 1 muỗng cà phê gạo và 1 tô nước nấu thành cái thứ nước màu trắng cho tù ở xà lim họ ăn họ còn chê nữa đó! 2. Một cái lọ cắm nhan, và 1 cây nhan
(2) Nghi thức cúng: Tay trái bắt ấn Cam Lồ, tay phải bắt ấn Kim Cang (theo thế bưng cái chén) Ấn Cam Lồ: bàn tay duỗi thắng các ngón tay, các ngón tay khít lại với nhau, kế đó là thư giãn các ngón tay, các ngón tay sẽ tự động cong lại tự nhiên, kế đó là tu sĩ đem cái đầu ngón áp út đụng với đầu ngón cái.
Ấn Kim Cang (thế bưng chén): ngón giữa và ngón áp út cong hết cỡ vào trong lòng bàn tay, và ba ngón còn lại thì duỗi thẳng, và để cái chén vào giữa ba ngón tay.
(3) Tác pháp: Tu sĩ nhìn chén cháo loãng và đọc xù xì câu chú: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
126
http://hoasentrenda.com
Om Amitabha Hrih svaha Đọc vài mươi lần, xả ấn (tay trái) và để chén cháo xuống bàn cúng, kế đó là tạt nguyên chén cháo đó xuống đất và sau đó tu sĩ bắt ghế ngồi đâu đó trong nhà và nhìn ra ngoài chỗ chén cháo đã bị đổ xuống đất, và niệm câu chú đó (Niệm xù xì, xù xì), cho tới khi mình cảm thấy vui trong bụng thì mới thôi, hết. Chú ý: Khi cúng thí thực mà không làm đúng như vậy thì họ (cô hồn các đảng) sẽ không hưởng được gì hết. Tham khảo thêm thức ăn của các cõi giới: Cõi dưới hơn: Điạ Ngục thì ăn sự nặng nề và ăn sự hành hạ của ác nghiệp. Cõi mình thì ăn thức ăn Cõi rồng thì ăn đồ ăn chay và tráng miệng bằng bùn. Cõi Ma thì ăn cái buồn phiền. Cõi quỷ thì ăn xác chết, ăn đồ ói mửa, ăn tinh khí, ăn máu ... Cõi tiên thì hấp thụ sinh khí cầu, hấp thu ánh sáng, hấp thụ tĩnh điện, hấp thụ ánh sáng ngôi sao mà khi mình sanh ra thì mình bị nó ảnh hưởng, hấp thụ âm thanh ... Cõi trên thì ăn bằng hình ảnh lúc Thiền Định.
IV. PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ 1. Thần Chú Thần Chú là chân ngôn hay là lời nói chân thật, ý nghĩa của Chú chỉ có Chư Phật mới hiểu. Chú do tâm Phật, do lòng từ bi của chư Phật mà có. Mật chú của chư Phật là phép bí mật chỉ có Phật với Phật tự biết nhau, các vị Thánh không thể đạt. Chỉ tụng trì là diệt được đại lỗi mau lên Thánh vị. Mật chú không thể giải thích được là vì Thần chú là viên mãn, giải thích bằng ngôn từ sẽ trở nên phiến diện, làm mất đi thần lực của chú, bởi vậy cho nên không giải thích cho người khác rõ được, mật nghĩa nằm trong đó, cần phải suy nghĩ. Công năng của Thần chú khác nhau, tuỳ vào người truyền chú và cũng tuỳ thuộc vào tâm lực của hành giả. Sự chứng nghiệm và kết quả sẽ được hiện lộ sau khi hành trì. Sau đây là những Thần Chú phổ biến: Phật, Bồ Tát
Thần Chú
Phật Thích Ca
Om, Muni Muni Mahamuni sakyamuni Svaha
Phật Tỳ Lô Giá Na
Om, Vairocana Hùm
Phật Bảo Sinh
Om, Ratnasambhava Tram
Phật Bất Không Thành Tựu Om, Amogasiddhi Ah
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
127
http://hoasentrenda.com
Phật A Di Đà
Om, Amitabha Hrih
Phật Bất Động
Om, Akshobya Hùm
Quan Thế Âm Bồ Tát
Om Mani Padme Hùm
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Om Driym
Chuẩn Đề Bồ Tát
Om Kalê Kulê Kundê Svaha
Địa Tạng Vương Bồ Tát
Om Chalohê Kara svaha
Hộ Pháp Kim Cang
Om Vajra Agnipranan Pataya Svaha
Ngoài ra còn có nhiều loại thần chú: Hộ thân, chữa bênh, hàng long v.v
2. Trì chú Như là học sinh học võ thuật với đủ thứ binh khí: Đoản côn (khúc gậy ngắn), trường côn (khúc gậy dài), nhị khúc (roi của Lý Tiểu Long), Tam Khúc (dài gấp bốn lần cái nhị khúc ..Cái nào cũng... chết người hết. Nhưng có người thì thích vũ khí dài, có người lại thích cái ngắn. Như vậy Chú cũng cùng một ý như trên. Nay bàn về trình độ cao thấp khi trì chú và những triệu chứng của nó. Trì niệm chú thuật thì có rất là nhiều trình độ:
a) Tự Vệ Nhập Môn: Công dụng là dùng ngôn ngữ "Có Vô Lượng Nghĩa" của Thần Chú để thô tâm bớt vọng. Cao hơn một tý thì chư quỷ thần theo hộ chú vì ưa thích tính tình của mình như: sự cố gắng tu tập tuy rằng không có thời giờ. Từ đây tu sĩ tài tử đã có người hộ vệ nên linh tính khá bén nhạy.
b) Cận Định Trì Chú: Vì thô tâm thanh tịnh nên tình trạng Cận Định (gần nhập được chính định) xuất hiện: Tình trạng này làm cho hành giả cảm nhận có những người theo mình hay ở phiá sau lưng mình. Mình có thể cảm nhận sự xuất hiện của họ qua cảm giác mát lạnh sau gáy hay nằng nặng sau cổ ở vùng bã vai. Trình độ này nếu phước báu nhiều thì có thể chữa bệnh Ma Nhập hay giải bùa ngãi và đôi khi chữa được một số thân bệnh nhưng kết quả không rõ ràng cho lắm. Bạn bè vô hình thường là cõi Tha Hóa Tự Tại là nhiều.
c) Chính Định Trì Chú: Tới đây thì mới có thể gọi là tôi tập Mật Tông được rồi đây. Vì hầu như các khai triển Đàn Pháp đề đòi hỏi Hành Giả phải có trình độ nhập chính định tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc. Còn các từng thiền khác như Tam hay Nhị và Sơ Thiền thì tâm lực đều còn yếu và như vậy: chưa đủ lực để chuyển câu Chú và học hỏi ở câu chú đó. Tóm lại trình độ của hành giả chỉ là Tự Vệ Nhập Môn nên tụng câu nào mình thấy quen là được rồi. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
128
http://hoasentrenda.com
3. PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ ĐẠI BI Đệ có cuốn Đà La Ni xuất tượng của Nguyên Phong dịch, nguyên câu (trang 15) là: Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi và phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mới tụng đủ năm biến, là đã trừ diệt tội nặng trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử trong bản thân. Kinh nghiệm bản thân của nhóm lu bu thì không cần tới năm biến mà chỉ cần một biến thôi cũng đủ, nếu có một tâm lực mạnh. Cái chìa khóa của cách trì tụng không nằm ở con số năm mà lại nằm ở đoạn trên đó, mà đệ xin ghi lại một lần nữa cho rõ: Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi và phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mới tụng đủ năm biến. Khi đọc tới đây, đệ hiểu rằng phải đọc liên tục và không được dứt niệm. Như vậy, thì dùng cái gì hay cách gì để cùng một lúc có thể đọc: 1. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (y như kinh đã ghi câu: "chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi") 2. Nam Mô A Di Đà Phật (để thoả điều kiện: "và phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấng Bổn Sư của tôi"). 3. Và trì tụng chú Đại Bi, như kinh đã chỉ cách: (vậy sau mới tụng đủ năm biến). Đệ tìm ra có hết thảy... ba cách để có thể trì tụng: Cách 1: Dùng trình độ chính định của Tứ Thiền Hữu Sắc để quán cho ra cả ba vị: Phật A Di Đà ở ngay giữa, bên phải của Ngài là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên Trái của Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát. Tất cả đều đứng trên Hoa sen năm cánh. Sau đó là tác ý đọc chú Đại Bi. Cách 2: Cũng dùng trình độ chính định trên mà quán cho ra chữ Hrih (vốn là tâm chú của Quan Thế Âm Bồ Tát và cũng là tâm chú của Ngài A Di Đà Phật). Chữ có màu đỏ trong cái mặt trời màu vàng sáng chói. Và sau cùng là tác ý đọc Chú Đại Bi. Cách 3: Nhắm mắt nhìn chăm chú vào một điểm ngay đằng trước mặt và trì chú. Cách này chỉ dùng niềm tin với một tâm lực yếu hơn hai cách trên. Biểu hiện khi trừ diệt tội nặng: Ở hai cách đầu (1 và 2) thì linh ảnh biến mất và sẽ xuất hiện một màn ảnh rất là lớn (có thể nói là cả cái tầm nhìn 360 độ). Ở ngay giữa là một hình ảnh khá lớn, hình ảnh này mang ý nghĩa tổng quát của những khuynh hướng gây tội của mình, và chung quanh cái hình chính này là những hình nhỏ như ngón tay cái, mỗi hình lại diễn tả chi tiết nhũng lần phạm tội của mình, nếu mình tập trung vào cái hình đó. Kế đó, một Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
129
http://hoasentrenda.com
giọng nói xuất phát từ một điểm cao hơn tầm nhìn khoảng 45 độ và ngay đằng trước mặt. Giọng nói này vang khắp cả bầu trời làm chấn động cả không gian: - Ông muốn tôi xóa hết hay là để đó làm kỷ niệm? Hễ mình tác ý xoá thì màn ảnh liền trắng (Cô Trang), còn hễ mình tác ý là để làm kỷ niệm (Đệ và Cô Vân) thì màn ảnh còn y nguyên. Nhưng khi nhìn vào những hình ảnh nhỏ đó thì mình chỉ thấy đó là chuyện của ai đó đã làm chớ không phải là mình đã làm, nhưng mình hiểu rằng là chính mình đã làm. Và giọng nói đó lại một lần nữa vang lên với bài kệ của kinh nhật tụng quen thuộc. Ở cách 3 thì không được rõ ràng như vậy mà chỉ hiểu mang máng rằng mình cảm thấy nhẹ nhàng trong tâm và những giấc mơ với những nhân vật trong gia đình đã quá cố xuất hiện cám ơn mình đã trì tụng và họ đã được nhẹ tội. Sau khi đã trì tụng một thời gian khá lâu.
V.
CÁCH NHÌN HÀO QUANG Nhìn vào bàn tay người khác phái (người yêu) là tốt nhất. Nếu không có thì... dùng bàn tay của mình vậy.
Các ngón tay xòe ra hết cỡ, cách khoảng một vài cm một cái nền có màu hơi tối. Dùng đèn ngủ có màu hồng lợt (anh Sơn) hay bình dân hơn: Một cái đèn hột vịt được vặn lên đừng cho có khói là được rồi. Hai Lúa tôi, thường để cái đèn dầu đó đằng sau lưng và dùng cái bóng mình làm nền là tự nhiên hơn hết. Nhìn vào cái viền các ngón tay (ngón giữa và ngón trỏ). Nếu nhìn đúng cách sẽ thấy như có một màn sương, sau đó sẽ thấy một màu xanh dương lợt hay màu tím lợt. Vẫn tiếp tục nhìn như vậy một thời gian: Bất chợt sẽ thấy lóe lên màu sắc HQ của bàn tay. Tập cho thuần thục bài tập trên, sau đó mới tập ngoài ánh sáng tự nhiên... Nếu muốn thấy nguyên cấu trúc của HQ trên một con người: - Nhìn vào một điểm tưởng tượng gần phía trước mình (khi đó sẽ thấy có 2 đối tượng vì do mình lé) - Sau đó di chuyển điểm tưởng tượng đó về phía đối tượng cho tới khi hai đối tượng chập lại một. - Tập trung cái nhìn vào điểm đó. Đối tượng mờ mờ đằng trước mặt sẽ lóe sáng lên với tất cả màu sắc và cấu trúc của HQ. Khi làm thì thở vững chắc, sâu và chậm. Tất nhiên là không cố gắng quá sức mà bị mệt oan uổng. Tập trường kỳ cho tới khi thấy màu sắc mới thôi. Nếu tập trung cao hơn: Mình sẽ thấy được nguyên hệ thống kinh lạc của châm cứu: Châm vào điểm sáng nhất hay tối nhất: Bệnh sẽ giảm. Làm cách này mình sẽ rất mệt vì đã dùng thần thông can thiệp vào nghiệp quả của người khác.
VI. HÀN HÀO QUANG Hào quang thường phản ảnh về tình trạng sức khỏe, tinh thần và tư tưởng. Và khi nhìn vào cấu trúc của hào quang sẽ thấy được tình trạng của Tâm và tâm lực. Khi nói đến việc hàn hào quang là vì hào quang bị rách trong những trường hợp sau đây: Tan vỡ thành nhiều mảnh vụn (trường hợp ngài QTA) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
130
http://hoasentrenda.com
Khuyết lõm do bị cảnh giới chi phối Khuyết lõm hay rách do bị bệnh lâu ngày Và tập theo kiểu "Cận Định" lâu ngày. Nói lâu ngày là cả 5 năm trở lên thì nó mới rách được. Nghiệp sát làm nó rách. Rách do ma nhập hay do bệnh đằng dưới Người bị nhập thì hào quang bị rách và khi hết thì tinh khí theo chỗ đó mà thoát ra. Do đó mà người cứ như là trên mây, trên khói. Đến lúc bị bệnh thì lại phải làm sao đó cho bị nhập lại thì mới đở đi chút đỉnh, nhưng sức khỏe thì càng ngày càng xuống. Chỉ có trường hợp là đã có duyên nợ với nhau thì tính tình trở nên hung hăn, hay giận hờn và làm ẩu với người khác phái. Ma nhập vào để chữa bệnh thì người cứ ủ rủ. Quỷ mà vào thì ăn uống nhiều lắm. Tiên mà vào thì đàng hoàng hơn, ít ăn uống. Tự kiểm tra: Đề mục không ra tuy rằng đã làm đúng cách. Song song vào đó, cái cảm giác lành lạnh khó chịu cứ thoát từ thần thể. Hai cảm giác này là do nghiệp sát, đồng thời "Cận Định" lâu quá. Còn nó đã ra cho dù là mờ mờ thì những hiện tượng trên đều được miễn nhiễm. Chỉ còn lại những biệt nghiệp nho nhỏ mà thôi. Ngài Vajrapani Kim Cương Thủ là chuyên gia về hàn hào quang, ngài đã hàn hào quang khi ngài QTA bị bể đầu thành nhiều mảnh vụn vì nản chí việc cứu độ chúng sanh do cứu hoài mà thấy còn hoài. Ngài QTA âm đã cầu cứu đến thầy mình là A Di Đà Phật và nhờ lực của Thập Phương Chư Phật biến thành QTA có 11 đầu, dưới cái đâù của Adiđà là đầu cuả ngài Vajrapani, còn có tên khác do anh em Lubu gọi là ông Thần Xanh. Phương pháp như sau: Ngài Vajrapani dùng... NU nhờ ngài Thần Xanh phóng quang từ trung tâm Ajina của ngài để hàn hào quang cho mẹ. đó.
Khi người này niệm Phật thì nhờ chư Phật hàn hào quang bị rách lại cho người
Người già lắm rồi, thì nhờ bằng cách nào? Niệm phật, là vì pháp môn là niệm Phật mà. Như vậy, do cách niệm Phật mà hào quang nó tự hàn lại. Dựa vào tha lực của chư phật VBT dùng chày kim cang để hàn hào quang, cầm chày tô lên những chỗ lỏm, rách giống như là cầm bút lông tô màu vậy. Cách thứ 2 là dùng hào quang của chính mình hàn lại cho đối tượng.
VII. SỬ DỤNG THẦN THÔNG Hỏi: Có thần thông để làm gì? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
131
http://hoasentrenda.com
Đó chẳng qua là hoa mọc bên đường khi đi theo bước chân Phật. Nếu dùng nó cho đúng cách (?) tụi mình biết đại khái những khuyết tật (Tâm bệnh) của bạn mình mà điều chỉnh tác xạ cho hiệu quả vậy thôi. Tất nhiên, khi có Thần Thông, anh có quyền biểu diễn cho bà con cô bác coi chơi. Và sau khi biểu diễn anh sẽ tự biết... đã phạm giới luật (Y như bịt mắt mà chạy xe lên freeway dzậy). Tuy vậy, để đạt được nó: Không phải là một chuyện dễ, hí hí vì: Thần Thông là một pháp tu rất cao cường. Thần thông là biết rõ: Ta và Người; Trong và Ngoài. Thần thông là một phương tiện độ để giúp bạn bè “Đến Gần” với giải thoát. Nó là thế giới của phương tiện độ. Hào quang thường cho biết về tình trạng sức khỏe, tinh thần và tư tưởng. - Bệnh tuyệt vọng: hào quang (HQ) phai nhạt sau.
- Người chết bất đắc kỳ tử, khi sức khỏe còn tốt: HQ vẫn còn lưu lại một lúc
- Người chết từ từ: HQ mất đi ở óc trước, sau đó lần lượt ở các bộ phận sau và sau cùng là tóc và móng tay. - Người bình thường thì có vầng ánh sáng xanh vàng - Khi nói xạo: Màu xanh vàng (lá úa) bay vọt lên xuyên đỉnh HQ - Người nặng nề về Tâm Linh: Màu HQ rất đậm, dơ và cũ - Người đa nghi: Nâu đục quanh viền Màu áo thường mặc lúc sinh hoạt bình thường hàng ngày thường được chọn một cách vô thức theo kết cấu của HQ. - Tâm linh tiến hóa: Màu sắc thay đổi từ đậm sang nhạt nhưng vẫn rõ (màu sắc rất thanh) - Tâm linh thụt lùi: Màu vàng y nhạt đi hoàn toàn (biến từ màu vàng đục rồi qua vàng kem) Màu Đỏ: Khi nói đến màu Đỏ hay bất cứ màu nào người thấy được HQ sẽ thấy tỷ lệ màu đỏ chiếm rất cao trong cấu trúc HQ. Màu Đỏ tượng trưng cho sự hay khả năng thúc dục, tài chỉ huy. - Màu đỏ trong sáng: Tướng lãnh đạo giỏi - Đỏ trong sáng có viền vàng: Tính chinh phục và luôn luôn giúp người mạnh
- Đỏ trong sáng hay những chớp sáng phát ra từ nơi nào đó: Bộ phận đó rất
- Đỏ úa bầm quá tối ở viền HQ: Tính tình xấu hay tranh cãi, phẩm chất bóc lột người bằng sức lao động - Đỏ mờ nhạt: Tính tình nóng nảy, dễ khích động - Đỏ thoái hóa (càng ngày càng nhạt và yếu đi): Bứt rứt khó yên, dễ thay đổi ý. - Đỏ mờ nhạt + nâu thoi thóp: Phát ra từ chỗ nào là chỗ đó bị Ung Thư. - Đỏ lấm chấm hay lóe sáng ở hàm: Đau răng. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
132
http://hoasentrenda.com
- Đỏ chói phát ra ở đỉnh đầu sau một lời phát biểu: Tự tin hay sự giả kiêu hãnh. - Đỏ chói ở hông một người Nữ phập phòng và thoi thóp: Gái điếm vì tiền chớ không phải vì ưa thích. - Đỏ chói + Nâu từng tia viền HQ không đều đặng phát rất rõ ở hông: Gái điếm vì ưa thích. - Đỏ nâu màu gan tươi: Người bẩn thỉu mang đến rắc rối. Nếu xuất hiện trên toàn cơ thể: Sắp chết. Màu Hồng: Chưa trưởng thành, tính tình trẻ con, vô tội Nếu bất chợt xuất hiện ở một người bình thường, sau một lời kết án: Họ vô tội. Chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ. Cam sáng đậm: Hay quan tâm đến người khác, lòng nhân đạo và nhân hậu. - Cam nâu: Lười biếng, ẩu. - Nếu xuất hiện ở vùng thận kèm theo nhiều màu hỗn loạn: Bị sạn thận - Cam và Xanh lá cây đậm (Xanh lá cây ở giữa màu Cam): Hay cãi nhau, không nghe lời. Vàng: Màu này chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ. - Vàng y: Đạo đức, Tâm linh tự nhiên (Vàng sáng ở đỉnh đầu và chung quanh). - Vàng rực và chàm: Tâm linh tiến bộ. - Vàng nghệ: Hèn nhát (người không có “cú sút” theo danh từ đá banh). - Vàng đỏ: Yếu đuối vì tình cảm và vật chất, không có lập trường. - Vàng đỏ hay nâu đỏ: Đang tìm kiếm cái gì đó. - Lóe sáng vàng đỏ: Người hiếu chiến, mặc cảm tự ty. - Đỏ đậm trong vàng đậm: Mặc cảm. - Vàng nâu: Tư tưởng xấu, trí tuệ yếu, ngu độn. - Nâu tối (dơ) và vàng tối ở hông: Khuynh hướng xấu (dê xồm). - Lóe sáng: Vàng, đỏ, nâu trên đỉnh đầu: Khùng, bệnh tâm thần. - Vàng (dơ) và xanh dương (nửa bên là vàng dơ, nửa bên là Xanh dương dơ): Cốt đồng. - Vàng y tinh khiết: Tâm linh tuyệt vời, giới luật nghiêm chỉnh. Xanh lá cây: Người thấy được hào quang sẽ thấy rằng màu này chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ. - Xanh lá cây (xanh như dạ quang): Thầy thuốc giỏi. Bác sĩ giải phẫu giỏi. - Xanh lá cây (như áo lính) và đỏ: Vật lý giỏi. - Xanh lá cây và Xanh dương: thành công nhờ dạy học, thầy giáo yêu nghề. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
133
http://hoasentrenda.com
- Phần viền nhiều màu xanh lá cây: Người bị dị ứng đối với súc vật. - Xanh Vàng úa: Xạo, lừa đảo, không nên giao thiệp, người không có thật. cậy.
- Xanh trái chanh + Vàng + Xanh Dương (tất cả đều trong sáng, đẹp): Đáng tin Xanh lơ (dương): Màu xanh này chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc HQ. - Xanh lơ: Thông minh, thích đọc sách, thế trí biện thông. - Xanh rực rỡ phát ra đều đặng khắp người: Sức Khoẻ tốt.
- Xanh nhạt màu đục như sương mù: Người không tự quyết định được (đợi thúc hối mới làm). - Xanh đậm: Sợ tiến bộ (dị ứng với sự văn minh) ù lì, tự mãn. - Chàm trong + tím: Tín ngưởng mạnh mẽ, người này có trực giác về chính pháp, không tin bậy bạ. - Hồng trong Chàm: Quá nhạy cảm, nếu kèm theo những hiện tượng khó chịu: Sự nhạy cảm bị thoái hóa. - Xám: Rối loạn thần kinh, sức khỏe kém, tính tình yếu đuối (hết pin). Ngoài ra Hào quang còn tạo thành những hình dáng trên đỉnh đầu. cảm).
- Hình một vương miện màu xanh dương: Ưa thích tiền bạc (tay làm ăn, ít tình - Một đám khói màu đen nhảy nhót trên đỉnh đầu: Tính tình bất nhất.
Khi nói về vấn đề gì mà họ không biết (thực chứng): Một hình xoắn ốc có màu tùy theo đề tài sẽ phóng xuất nơi miệng họ: - Màu vàng đậm: Tâm linh. - Màu nâu và đen: Lấy người bạn của mình ra làm thí nghiệm nhưng điều mình chưa biết. - Màu đen như khói: Lời nói bậy bạ (khẩu nghiệp). - Màu Xanh dương đục: Phóng đại một câu chuyện, khi chỉ có nghe lại (Không được chứng kiến). Một ngọn lửa màu cam: Có khuynh hướng Tâm linh cao, nhưng chưa định hướng được, ưa chuyện nhân nghĩa, thích giúp đời. Khi hai người đang trò chuyện trong một quán cà phê, Người thấy hào quang sẽ biết được hai người đó là người bạn thân, hay bạn qua đường: 1. Bạn thân: Một cầu vòng màu xanh dương như khói thuốc và giao tiếp với cầu vòng bên kia, nơi giao tiếp sẽ hiện ra hình của đề tài nói chuyện. - Một cái nhà: họ đang nói về nhà cửa - Một con người trần truồng: Họ đang phân tích tâm lý một người nào đó. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
134
http://hoasentrenda.com
2. Bạn qua đường: Hai phần HQ sẽ nối với nhau trên đường thẳng (không phải là cầu vòng) tình bạn không bền, họ đang lợi dụng nhau. Ngôn ngữ Tâm linh là ngôn ngữ của màu sắc và hình tượng cực kỳ phong phú, người đọc được ngôn ngữ đó không bao giờ hết chuyện để nói, và không bao giờ họ ngưng học hỏi, những hiện tượng trên chỉ là một phần nhỏ của cái thấy của Hai Lúa tôi. Cái thấy này có tác dụng hai chiều: Ở lúc tâm chính, Hai Lúa tôi thấy và trực nhận ngay lập tức, rất chính xác ý nghĩa của nó. Nhưng nếu, Hai Lúa tôi chỉ thấy mờ mờ và phải luận đoán vòng vo tam quốc: Hai Lúa tôi biết ngay là mình còn tà niệm. Vậy khi thấy được HQ mình không cách gì làm bậy được Vì thấy nó rất là khó, nhưng mất nó lại rất là dễ vì chây lười, không thèm tập hay phạm giới luật. Nó (Thần Thông) là một người Bạn chân tình. và cũng một người Thầy rất nghiêm. Định luật vũ trụ sẽ rất khắc khe đối với những ai sử dụng thần thông một cách bừa bãi. - Thần thông không liên quan gì đến nhân quả. - Thần thông là quả báo của Thiền Định. - Thần thông là một pháp tu rất cao cường. - Thần thông là biết rõ Ta và Người, Trong và Ngoài. - Thần Thông chỉ là phương tiện để đưa bạn bè gần đến đường Giải Thoát. - Thần thông rất khó đạt, nhưng lại rất dễ mất vì: Chây lười hay phạm giới luật Thần Thông là con dao hai lưỡi: “Nếu lạm dụng thì nó sẽ thiêu đốt hành giả, còn nếu dùng nó làm phương tiện để chỉ đường đi cho bạn bè thì nó lại càng làm cho tâm linh hành giả cao thêm.” 1. Nó sẽ là chất xúc tác để nâng cao trình độ tâm linh của bạn 2. Nếu dùng bậy bạ (với đầy bản ngã, Ta Đây): Nó sẽ quất sụm bạn. Nguyên tắc tối hậu của Thần thông là: Muốn có thì phải cho. Vậy Thần thông không có gì phải sợ mà tránh né nó. Theo kinh nghiệm của Hai Lúa tôi: Có thì cứ dùng, muốn dùng thì phải “Giữ” vậy.
VIII. SONG HÀNH NHẬP ĐỊNH Chỉ là một thủ thuật: đó là dùng tha tâm thông và cách nhập định để rà theo tiến trình tu hành của đối tượng với ý đồ là để đo lường một trình độ công phu bất kỳ nào đó. Khi đối tượng tu tập đến cái giới hạn cao tột, hành giả có thể theo dõi và biết được cái giới hạn của đối tượng và nguyên nhân của giới hạn đó, và có thể tìm ra phương pháp để giúp đối tượng vượt qua giới hạn đó mà tiến tu đến cảnh giới cao hơn. Kẹp nách nó có ba cách: 1. Thôi miên: Tu sĩ thôi miên hành giả và khi lúc hành giả bất tỉnh thì cũng là Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
135
http://hoasentrenda.com
lúc tu sĩ xuất hồn bằng luồng bhavanga và đưa đi dạo chơi lòng vòng trong thành phố hay một cảnh giói nào đó. Vừa đi tu sĩ vừa hồi hướng công đức tu hành của tu sĩ cho hành giả. 2. Đo Tâm lực của hành giả: Tu sĩ quán hành giả và đo tâm lực của hành giả và lưu vào bộ nhớ của màn ti vi. a) Và đợi tới lúc: Hành giả tu tập thì tu sĩ chen vào và cho hành giả cảm nhận được sự thanh tịnh của tu sĩ bằng cách "Thần Giao Cách Cảm" cho hành giả biết câu niệm "Thanh Tịnh, Đại Thanh Tịnh" b) "Thần Giao Cách Cảm": Tu sĩ dùng màn ti vi đưa hành giả vào đó và nhìn vào trung tâm Ajna của hành giả. Kế đó là tu sĩ tác ý truyền cái màn tivi của mình vào cho hành giả thấy được và đồng thời tu sĩ cũng truyền luôn câu niệm "Thanh Tịnh, Đại Thanh Tịnh" cho hành giả cùng niệm với mình. 3. Tu sĩ đo tâm lực của hành giả và hẹn giờ công phu. a) Tu sĩ đợi tới lúc hành giả đã ổn định công phu, có nghĩa là hành giả chỉ tập được tới đó là hết sức thì tu sĩ dùng màn tivi cho hành giả vào đó và cùng lúc xuất hồn bằng luồng Bhavanga và hiện ra trước mặt hành giả và ngồi đối diện với hành giả. b) Tu sĩ vẫn trụ ở Chân Như và tác ý hồi hướng công đức tu hành của tu sĩ cho hành giả - Nếu hành giả có tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì: Hành giả sẽ có thể thấy được cái bóng mờ mờ của tu sĩ đang ngồi trước mặt mình. Sau khi thấy mờ mờ thì hành giả trở về đề mục của mình và nhấn ga tinh tấn tu hành. - Nếu tu sĩ biết là hành giả chưa có tâm nhu nhuyễn và dễ sử dụng thì tu sĩ neo vào màn tivi và xuất hiện đằng trước mặt một cách từ từ, ăn khớp theo tâm lực của Hành Giả. Hành giả cũng có thể thấy được cái bóng mờ mờ của tu sĩ đang ngồi trước mặt mình. Hành giả vào lại đề mục và nhấn ga tu tập. Ghi chú: Trong cả hai trường thấy hình bóng mờ mờ trên: Hành giả đều có cái cảm giác là không gian nó lắng xuống và trở nên thanh tịnh. Khi có cái cảm giác này rồi là trở về đề mục và nhấn ga tu hành. Chú ý: Nhu nhuyễn là có thể dưới sự tác ý của mình, mình làm cho đề mục to hay nhỏ một cách dễ dàng. dàng.
Dễ sử dụng: Là hành giả có thể tác ý và thay đổi đề mục của mình một cách dễ
1. Tu Sĩ Trợ Lực Tu Sĩ Rải cái Tâm Từ Bằng Linh Ảnh: Cái này lại dành cho bọn Mật Tông. Tất nhiên là tuyến xuất phát vẫn là trình độ nhập định khoảng "Tứ Thiền Hữu Sắc". Sau đó là nhập vào một Mandala, Vòng Phép hay Đàn Pháp nào đó. Ví dụ như là Đàn Pháp Quan Thế Âm đi. Sau khi linh ảnh này xuất hiện như thật ngay đằng Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
136
http://hoasentrenda.com
trước mặt của mình rồi thì hình ảnh lại chuyển thành hình nổi (3D) phóng hào quang màu vàng rực sáng chói như mặt trời không có mây che và vào lúc 12 giờ trưa. Hình ảnh càng sáng hơn nữa khi hành giả lại cẩn thận thử cái linh ảnh này bằng cách quán cái ấn "Hộ Thân" và phóng cái ấn này vào ngay ngực của linh ảnh. Sau đó là công thức phóng cái tâm từ: Khi tác ý như vậy thì từ cái "Chân Như" cái thấy lại thấy được cái cảnh như sau: 1. Linh ảnh Ngài Quan Thế Âm ngồi (hay đứng) trên hoa sen chỉ có năm cánh. 2. Linh ảnh của chính hành giả đang ngồi tư thế Liên Hoa (Padmasana). 3. Linh ảnh của đối tượng mà hành giả muốn rải cái Tâm Từ, linh ảnh này cũng ngồi thế Liên Hoa Cả ba linh ảnh này hợp thành một hình tam giác đều với Linh ảnh của Ngài Quan Thế Âm ngồi ở trên đỉnh. Rải Tâm Từ: hành giả phát nguyện với linh ảnh Ngài Quan Thế Âm và cùng với mình (hành giả) rải tâm từ và thấm nhuần cái tâm từ cho đối tượng. Từ cái thấy ở "Chân Như", hành giả sẽ chứng kiến một cách phóng quang rất là ngoạn mục. Đầu tiên, lời nguyện của hành giả biến thành một tia hào quang màu vàng rực phóng lên linh ảnh của Ngài Quan Thế Âm, Linh ảnh của Ngài lại phóng dội ngược lại hành giả không những một tia mà lại là một chùm hào quang cũng màu vàng rực. Kế đó một tia hào quang nữa lại xuất hiện cũng từ hành giả bay ngang qua đối tượng. Ngay khi tia này đụng đến đối tượng thì Linh ảnh của Ngài cũng phóng về phía đối tượng một chùm tia hào quang. Ngày mai, mọi tình trạng hục hặc, nghi ngờ, không ăn rơ, thù vặt, hoạnh họe v.v... giữa hai đối tượng đều tiêu theo mây khói. Lấy Huyễn trị Huyễn là nghề của bọn Mật Tông mà.
2. Đồng Đội Trợ Lực Điều kiện là cùng một đề mục với nhau. Thí dụ như đề mục quán lửa. Theo phương thức của hốt hụi, đó là tất cả cùng góp vào (công phu), và chỉ có một người được sử dụng lượt của mình để hốt hụi (nhận hồi hướng tu tập của đồng đội). Như vậy người được hồi hướng sẽ gom tất cả tâm lực tu tập của nhóm cho mình và nhờ lực đẩy của đồng đội mà tiến tu. Tất nhiên là sau đó đến lượt mình công phu và hồi hướng cho người khác.
IX. CHÂM CỨU Tập nhìn hào quang trường kỳ cho tới khi thấy màu sắc rõ ràng mới thôi. Tốt nhất là ở trình độ Tứ thiền hữu sắc, với màn Tivi (thiên nhãn) nhuần nhuyễn, khi tập trung cao hơn: Mình sẽ thấy được nguyên hệ thống kinh lạc của châm cứu: Khi hành giả chăm chú để tìm vị trí chính xác của huyệt đạo thì phần da chỗ đó lóe sáng lên và hành giả thấy rõ những cái ống, cái ống này không phải là dây thần kinh hay mạch máu gì cả mà đúng những đường kinh huyệt mà các sách châm cứu có vẽ lại. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
137
http://hoasentrenda.com
Châm vào điểm sáng nhất hay tối nhất: Bệnh sẽ giảm. Làm cách này mình sẽ rất mệt vì đã dùng thần thông can thiệp vào nghiệp quả của người khác. Bệnh nhân giảm bệnh thì hành giả sẽ bị đau đúng ngay cái chỗ mà bệnh nhân đau, tuy nhiên cường độ đau đớn ít hơn và ngắn hơn.
X.
SẠC PIN NHẬT NGUYỆT
Với những hành giả, sau khi vào Tứ Thiền, vì có nhiều việc phải làm: Độ sanh, độ tử, giải oan, giải nạn và cõng nghiệp cho người khác sẽ làm mất máu và tiêu hao năng lượng rất nhanh. Người lúc nào cũng lừ đừ bơ phờ, mặt mày xanh xao, không muốn ăn. Trong trường hợp này ngoài việc ăn uống bồi bổ cơ thể và nghỉ ngơi dưỡng sức, tu sĩ cũng có thể dùng những phương thức đặc biệt: - Phương pháp Sạc Pin Nhật Nguyệt: Quán màn TV, quán chính mình vào, tay trái cầm mặt trời, tay phải cầm mặt trăng; dùng năng lượng ánh sáng của mặt trời và mặt trăng chiếu vào cái thấy là hành giả, âm dương trong người sẽ được bồi bổ và điều hòa. Việc sạc pin sẽ rất hiệu quả khi mất năng lượng không dưới 50%. Ngoài ra với tu sĩ đã mở được kundalini (nội hoạ), sẽ dùng phương thức ăn ánh sáng. - Hấp Thu Ánh Sáng: Tu sĩ có thể khởi động Kundalini, thu nạp ánh sáng vào hệ thống luân xa trong cơ thể của tu sĩ, năng lượng của ánh sáng này rất là thuần khiết sẽ giúp cho cơ thể của tu sĩ phục hồi một cách nhanh chóng.
XI. CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH 1. Thiền định điều hoà Tứ Đại Lâu nay tụi mình đều nghe là Thiền định có thể điều hoà được Tứ Đại và do đó mà cơ thể có thể duy trì một phần nào đó sự trẻ trung và hoạt bát của nó. Nhưng cũng chỉ là "tin đồn" và những biểu hiện mờ nhạt (như là trẻ hơn người thường, thông minh hơn, sức chịu đựng dai hơn...) Nhưng cụ thể là như thế nào thì chưa có ai mà đi vào đề tài này. Ngày hôm qua, trong dịp châm cứu người chị, tibu khám phá ra cách tự điều chỉnh "Tứ Đại" để mà phòng ngừa bệnh tật cho cả tâm bệnh và thân bệnh. Quy trình vừa mới làm xong, còn nóng hổi:
a) Gợi hứng thứ nhất: Câu đầu thứ nhì của Pháp Cú: 2. "Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
138
http://hoasentrenda.com
Như bóng, không rời hình ".
b) Gợi hứng thứ nhì: Nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và khi tác ý về Tứ Đại thì có kết quả như sau: - Đất: Nguyên tố của sự sống (hoá chất, tế bào, kim loại, thần kinh, ...) - Nước: Nguyên lý của sự sống (lực nối kết lại của các chất trong thân thể, sự uyển chuyển) - Lửa: Biểu hiện của sự sống (sức nóng, và sức lạnh) - Gió: Sinh động của sự sống (cục cửa, lưu thông, bế tắc ...)
2. Nguyên tắc: Hành giả lần lượt: "Quán" các Tứ Đại. Kế đó là tác ý, làm cho nó hoàn chỉnh chừng nào hay chừng đó. "Quán": Là nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng để mà vẽ ra đề mục. Đề mục này xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và cách xa khoảng một với tay.
3. Thực hành: Đất: Quán một hòn bi to bằng mút đũa (cỡ 3 ly đường kính, d= 3mm) Nước: Quán giọt nước có bề ngang cỡ 3 ly (3mm). Lửa: Quán Ngọn lửa có bề ngang cỡ 3 ly (3mm). Gió: Quán cái cửa sổ có cái tấm màn và tấm màn này đang bị gió thổi và đông đưa tự nhiên. To bằng móng tay cái của mình. Điều chỉnh: Đất của tibu nó nứt nẻ và cũ kỹ (do tuổi già ...), tibu tác ý làm cho nó tròn quay lại và trơn láng ra và tô cho nó thành màu vàng. Nước: Dơ và méo mó: tibu làm cho nó tròn trịa lại và làm cho giọt nước... cho ra một giọt nước. Lửa: mờ mờ, ảo ảo... thấy mà ghê: tibu tác ý làm cho nó hoàn chỉnh lại. Kết quả: Chưa có gì biểu hiện rõ ràng: Nhưng tư thế ngồi bỗng nhiên vững chải, chắc chắn và trẻ trung ra, người ấm ra và sức sống có chuyển biến tốt đẹp. Gió thì cái màn cứng đơ, nghiêng cỡ 45 độ về phía cái "Thấy": Tibu tác ý làm cho nó dẻo dai và uyển chuyển lại. Kết quả: Có cảm giác hồi sinh cái gì đó trong thân thể.
XII. TIỀN THAI GIÁO Bác sĩ Ohsawa (http://www.ahvinhnghiem.org/angaolut.html) (Gạo Lức Muối Mè) đề cập ra chuyện tiền thai giáo bằng cách cho em bé ăn uống theo âm dương. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
139
http://hoasentrenda.com
Cho tới nay, tất nhiên là những đứa bé này đã khôn lớn, nhưng lại không có ai nghe nói năng gì những vị đã "Hợp với Âm Dương" này cả. Tiền thai giáo là giáo dục đứa bé trước khi sinh ra đời, Vốn là một chuyện không tưởng y như là alchemy (chỉ đá hóa vàng) http://en.wikipedia.org/wiki/Alchemy Do đó cho nên: Bí lù là chuyện thường tình! Tuy nhiên, vì là sức trai trẻ nên tibu lại cũng... mò ra. Và nay vì duyên lành của Diễn Đàn thì Tibu chỉ tự ý đục bỏ những vấn đề của người lớn với nhau. Còn chuyện diễn tiến bên kia thế giới thì sẽ ghi rõ lại. Bà con chuẩn bị câu hỏi và cũng như thường lệ: Cứ tự nhiên mà hỏi. tibu sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời.
1. Có phải là nếu muốn có một "đứa con đặc biệt" thì chú và hành giả sẽ xuất hồn lên trên để "chọn" một vị muốn xuống dưới này không ạ? Chưa có được như vậy đâu! Là vì có một vấn đề khá nan giải là: Trong chuyện sinh đẻ, Mẹ là người trực tiếp chịu đựng và là liên lạc viên giữa hai thế giới. Thế giới của các Linh Hồn (thế giới bên kia cửa tử) và thế giới bên này (thế giới của những chúng hữu tình có thân xác). Thông thường theo kiểu bà rá nhập ông địa thì ít có khi xảy ra chuyện gì ghê gớm lắm! Nhưng khi đứa bé chiến đấu mà xuống thì chuyện này có thể xảy ra: Vì Mẹ không có đủ sức nên khi sinh. Thì một đôi khi con lại rút hết năng lượng của Mẹ nên... Mẹ bị hủy hoại luôn. Phước báu không đầy đủ thì có nguy cơ đi đứt một thành viên trong gia đình: Ví dụ như là Mẹ sinh ra con và con đang cần rất là nhiều Phước Báu để mà thi hành phận sự thì con sẽ rút hết năng lượng của Mẹ và chuyện Mẹ đi đứt là... chuyện bình thường. Chuyện Bổn Sư của mình: 1. Tình hình gia đình: Trong gia đình thì người Mẹ là ngon lành, nhưng người Cha thì tham vọng Chính Trị rất là lớn. Một bên là nghiêng hẳn về Đạo Đức và một bên nghiêng về chuyện đời. Hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Một bên (Mẹ) là tu thân, cố gắng hiền hòa. Một bên (Cha) thủ đoạn, mưu mô, rất là đời. 2. Khuyết điểm lớn nhất: Vả lại về đêm thì Vua hay bỏ vợ một mình. Vợ bị rơi vào hoàn cảnh éo le và buồn lắm nhưng không biết cùng ai để mà thổ lộ! Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
140
http://hoasentrenda.com
3. Khi Bổn Sư vào thọ thai. Tất nhiên là khi thọ thai thì linh hồn của Mẹ và linh hồn của Ngài gặp nhau và Ngài đọc được sự buồn phiền của Mẹ và Ngài làm theo quán tính là đưa Mẹ lên Đao Lợi nghĩ mát dài hạn trên đó cho khỏe. "Đối với Ngài thì đâu có gì là sai trái, nhưng đối với dân gian thì đây là một thảm họa! Người ta xầm xì: Người mà đẻ con ra rồi chết liền thì đứa con là "kẻ thù", Triều Đình có vấn đề! Thế là chiêu: Bảy bước trên hoa sen được đưa ra để lấy lại uy tín! Tất nhiên, ai mà không tin là tối đến có người hỏi thăm!" Nay tibu lại trở về lại câu hỏi trên: Sau khi cân đong đo đếm về phước báu xong, tibu lên trên Đâu Xuất và hỏi coi có anh chàng nào muốn tháp tùng xuống chơi ... cho biết đá, biết vàng không? Thì cũng có vài người. Nhận xét: 1. Sau đó thì tibu thấy rằng dân ở trên không có làm ăn gì nhiều lắm (vì có lý lịch là dân mâm trên) nên lè phè, và không năng nỗ gì cho lắm. Nhí vừa vừa ra đời từ đó. 2. Nên tibu thay đổi chiến thuật là đi xuống để tìm. Và cũng có người hưởng ứng. Thế là Nhí xịn ra đời. Thông thường thì nếu có trình độ tâm linh (Tam Thiền) thì có giấc mơ là cùng tibu lên trên mà lựa đứa nhỏ. Lại có hai vấn đề: 1. Lựa và ôm đi, là có con 2. Bốc lên, rồi thả xuống! Lại là chưa có con (vì chưa đủ điều kiện)."
2. Quy trình Nhập Thai của 1 linh hồn diễn ra như thế nào? Buồng trứng có trứng chín. Vòi trứng hút buồng trứng và chỉ có trứng chín thì mới bị hút vào vòi. Trứng lại có trang bị những sợi lông chung quanh nên khi đang di chuyển trong vòi trứng mà đụng tinh trùng thì nhờ những sợi lông này mà không thể thụ thai (Tất nhiên, do thiếu những sợi lông này mà có tình trạng thụ thai ngoài tử cung). Khi di chuyển trong vòi trứng thì các sợi lông này rụng dần cho tới khi trứng vào được tử cung thì sạch sẽ và sẵn sàng thụ thai. Thì phải có ba cái, mới ra được một em bé: Trứng + Tinh Trùng + Linh Hồn. Hai cái đầu là vật chất. Còn cái thứ ba là tâm linh. Mà tâm linh thì kèm theo Ác và Thiện. Ở đây định luật cộng hưởng được áp dụng tối đa. đó.
Ngắn gọn, khi linh hồn thấy được cảnh nghiên cứu thì linh hồn bị cuốn hút vào Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
141
http://hoasentrenda.com
Lúc này nếu mà nó để ý đến Mẹ nó thì nó là con trai, và nếu ngược lại thì nó là con gái. Khi nó bị cuốn hút vào đó thì nó bị một cơn gió xoáy rất là mảnh liệt. Nó bị hút vào đó và đầu thai. Bàn về cơn lốc Nghiệp Quả: Trong cơn lốc này về phần đứa bé thì nó bị cái tư tưởng cuối cùng khi nó chết vừa rồi chi phối rất là mạnh: Thể xác sẽ là tập hợp của những thói hư tật xấu, cùng với những tánh tốt của chính nó. làm. xấu.
Tóm lại,nó là kết quả của chính nó qua những thói quen mà chính nó đã từng Phật Ngôn: Chính mình làm cho mình tốt, và cũng chính mình làm cho mình
Có nghĩa là nó phải trả những gì! Hoặc là làm chuyện gì khi nó thành người! Là đã được định đoạt vào lúc này rồi. Sự định đoạt này là do nguyên tắc: Gieo nhân nào thì lảnh quả đó! Không có sự can thiệp từ bên ngoài! Từ căn bản này, mà bé làm tốt thì sẽ dễ thở chút đỉnh. Còn mà càng làm xấu hơn, thì càng ngợp thở hơn, sau khi thành người. Cơn lốc và cộng nghiệp: Cha.
Khi nó bị cơn gió xoáy này thì nó lại bị cộng nghiệp với người Mẹ, và người
Ngay lúc này tư tưởng người nào mà mạnh hơn thì nó lại bị ảnh hưởng nghiêng nặng về người đó hơn. Ví dụ như: Người Cha lại nghĩ về cô đào hát bóng (Tà Dâm trong tư tưởng) thì nó bị ngọn gió dằng vật từ nhè nhẹ cho đến dữ dội (Phim nhà nghèo, hay là thuốc kích thích...) Linh hồn bị va vào vách tử cung đùng! đùng! Và càng bị va vào thì càng bị mất trí nhớ, Khi lớn lên, nó càng chậm chạp trong lối suy nghĩ dị thường, và rất là khác người khi giải quyết sự việc (Không được bình thường). Như vậy làm sao mà không bị hay là tránh bị va chạm được chừng nào hay chừng đó? Tại đây, thì người có tập an trú chánh niệm đằng trước mặt lại chiếm ưu thế, có thể nói là 100%.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
142
http://hoasentrenda.com
Tâm lực là từ Tam thiền trở lên. (đề mục phát ra ánh sáng chói lòa về phiá cái thấy, hoặc là từ 40 cho tới 70 giây). Người có tư tưởng như vậy sẽ hét trong tâm câu Niệm Phât khi có linh tính là sắp xong. Cú nước rút này cực kỳ quan trọng. Sức hút của nó rất là mãnh liệt và có thể lật ngược thế cờ ngay cả phía bên kia có suy nghĩ Tà Dâm như thế nào đi nữa (Chỉ áp dụng cho Tam Thiền, những mức độ khác thì tibu chưa kiểm chứng). Đây là chiêu thức một mất một còn với vấn đề này. Tóm lại, khi làm như trên (hét trong tâm câu niệm thường ngày) thì: Toàn lực của công đức tu hành từ trước tới giờ đều được bàn giao toàn bộ cho đứa con tương lai. Hiện tượng xảy ra, khi chấm dứt: Đối tượng phiá bên kia sẽ thấy bên này (bên hét trong tâm câu niệm) bị hụt hơi và mệt lả. Như vậy nếu Cha hay là Mẹ chỉ là "Cận Định" thì đứa bé được nâng lên cỡ "Tha Hóa Tự Tại" khi nhập thai. Sơ Thiền thì bé là Sơ Thiền khi nhập thai vv... và vv.... Tứ Thiền thì dĩ nhiên, bé "nhập thai biết và xuất thai biết".
3. Điều kiện để một người có thể làm tiền thai giáo như thế nào? Có những người họ nguyện là họ sẽ làm cầu để lót đường cho những người giỏi ra đời. Có những gia đình sống "Thuần Thiện" thì Linh Hồn cực kỳ giỏi sẽ tìm ra gia đình này mà tự nghiến răng bay vào, tự mưu sinh thoát hiểm (do ảnh hưởng của những va chạm vào vách tử cung, những va chạm này là do Mẹ là như vầy, và Cha thì lại như kia: Khi nghiên cứu) và ra đời để làm tu sĩ. Bàn về "Thuần Thiện": Có nghĩa là chỉ sống rất là hiền lành, tu tâm, dưỡng tánh, không hề nghĩ ác và làm ác cũng không nổi! Là một gia đình lúc nào cũng nghèo nàn, bị ăn hiếp, hoặc là được bà con hàng xóm thương yêu, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ (Theo kiểu: Nhà chị túng thiếu quá, thì chị cứ qua tôi mượn về xài, khi nào chị có thì chị trả, chúng tôi không có đòi). Nó khác với khái niệm "Chí Thiện" vì chí thiện là đỉnh cao của thiện thì nó sẽ biến đổi thành Tà liền, theo quy luật Dịch Lý (Cực Âm thì sinh Dương; và ngược lại). Do đó "Chí Thiện" thì có thể dẫn đến chuyện tầm bậy. Nhưng "Thuần Thiện" thì... không có chuyện đó. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
143
http://hoasentrenda.com
Lý tưởng là Cha và Mẹ đều an trú chánh niệm đằng trước mặt, trình độ "Tam Thiền trở lên".
4. Đứa bé ra đời xong thì có cần luyện tập an trú chánh niệm đằng trước mặt không? Hay tự bé đã là một vị bồ tát xuất chúng và đi làm hạnh ba la mật luôn? Đây chỉ là một đứa bé với ác nghiệp và thiện nghiệp y như bao đứa bé khác! Có nghĩa là: Chuyện gì cũng có thể xảy ra cho đứa bé, nhưng chắc chắn là nó sẽ tu hành. Nhà gần người giỏi thì 7 tuổi đem nó tới người đó và được nhắc lại cách thức An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt là yên tâm công tác! Nó có đi đông, đi tây thì rồi nó cũng tu hành. Còn những đứa khác thì sao? Quanh quẩn hai vấn đề: Ăn ngay nói thật, và chữ Hiếu. 7, 14, 21 tuổi là những thời gian thay đổi tâm lý: Ác nghiệp có thể vào cũng như là Thiện nghiệp cũng có thể tới: Ăn nhằm vào môi trường và cái nhìn của nó. Vì đây là những đứa mà mình bị vuột tay (nó ra đời trước khi mình biết cách tu), nên còn nước thì còn tát. Được tên nào, hay tên đó. Còn không được thì... thôi! Không có gì phải nặng nề. Đây là những viên thủy ngân đã bị rớt xuống đất. Muốn lấy nó lên thì phải nhẹ nhàng và khéo léo ghê lắm. Còn lụp chụp là nó vỡ ra, hay là nó chạy lung tung. Có điều này: Mình đã có những đứa con và cũng tính chuyện đầu tư này nọ, và để lại gia tài, của cải với mục đích là: Hy vọng là nó đỡ khổ. Khi đứa nhỏ tu hành thật là giỏi thì nó đang đi trên đường hết khổ (chớ không phải là đỡ khổ), và nó đi giỏi hơn là cách của mình đang đi! Thì đừng có mong là đứa nhỏ sẽ xuất sắc ở Đời và ở Đạo. Thông thường chỉ làm được một cái mà thôi. Không phải chỉ riêng mình! Mà có một giai thoại kể về một ông Vua, khi Hoàng Hậu tới nghe Đức Phật thì lại đắc quả A La Hán, trong khi đó Vua thì chưa được gì. Và ngay hôm đó là Hoàng Hậu đi xin ăn. Phật có nói là: - "Ông này không làm chuyện đời được nữa"! Vua chỉ còn nước là: - "Thôi thì Ngài cho vợ con xin ăn quanh thành phố để con còn dịp để nhìn nàng, vì con thương nàng lắm"! Nên chuẩn bị tinh thần như vậy, khi có Nhí ra đời. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
144
http://hoasentrenda.com
Vai trò của người cha trong lúc này là gì? người cha phải và nên làm gì khi biết mình sắp có con và mong nó trở thành tu sĩ thứ thiệt trong cuộc đời? Tại đây chỉ nhận dân có nghề, người Cha hay là Mẹ mà không có nghề thì chỉ chầu rià. Không có tâm lực thì độ ảnh hưởng rất là ít. Mẹ có nghề thì lợi điểm hơn Cha. Vì Cha phải đi làm, còn Mẹ thì lúc nào cũng có bé.
a) Thời gian chuẩn bị: Ba tháng. 1. Người không có nghề: Người Mẹ có nghề hay là không, nên làm chuyện này: Chép tay một cuốn kinh nhỏ và ngắn để chuẩn bị tâm thức cho có tí xíu chất tâm linh trong đó. 2. Người có nghề thì: Công phu, công phu và công phu. Sau khi xả thì liền nghĩ tới đứa con và trộn đứa con theo tỷ lệ: 50% của mình với 50% của bà xã. 3. Tư thế điều hòa khí lực cho cả hai vợ chồng, có tên là: Tư Thế Chuyển Luân Vương: Nằm như thế nào cho hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân của cả hai vợ chồng đụng với nhau,trước khi ngủ thiếp đi! chớ không phải là của một người, hay là mỗi người đâu nghe.
b) Thời gian nghiên cứu: Sau lúc rụng trứng 24 giờ. Chỉ cần một lần là được.
c) Sau khi có bầu: Công việc là làm cho bé thư giãn chừng nào thì hay chừng đó. Bằng cách dùng công phu (Niệm và nhập chánh định trên đề mục của mình và để tay lên bụng: Đứa bé đang gò cứng thì lại thư giãn một cách rất là sâu: Người Mẹ có thể cảm nhận được điều đó. Các điềm lành cũng có thể xảy ra, chỉ có trong vài trường hợp đặc biệt: Giấc mơ đi tìm con, Hay là người Mẹ đi học kinh. Người mẹ (khác tôn giáo) đang đọc kinh thường xuyên của mình thì bị lôi vào câu niệm: A Di Đà Phật. (Hơi hiếm). Những hành vi nên tránh của cha và mẹ trong lúc mang thai? Coi phim nhà nghèo. Gây gổ với nhau. Mẹ ăn dưa (Âm quá). Mẹ chạy, nhảy, leo trèo... (Tất nhiên, nếu là vận động viên thể thao thì cũng chưa đến nỗi nào). Nghiên cứu liên tục trong ba tháng đầu, tính từ khi có bầu. Một số các câu hỏi khác đã được trả lời gián tiếp đâu đó rồi. Bà con nên đọc lại cho kỹ. Tất nhiên là chủ đề này là không có chuyện đóng, hay là kết luận. Bà con cứ việc suy nghĩ, hễ mà nó ra cái gì thì ghi lên miếng giấy chớ không thôi nó quên. Tất nhiên, lubu có những trường hợp tiền thai giáo bằng... Niệm Phật. Niệm Phật quán Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
145
http://hoasentrenda.com
chấm đỏ. Xin mời qúy Bạn ghi vội vào hàng về chuyện này cho bà con sau này lên tinh thần.
5. Hỏi - Đáp 1. Do Ác nghiệp gì mà bào thai trở thành dị dạng bệnh tật? Do chất độc. Nghiệp sát, Nghiệp Sân. 2. Khi người làm cha mẹ là những người đang tập tu biết mình có con như vậy thì nên làm gì? Chỗ này nó vô cùng khó luôn chú ơi..... Biến Nghiệp thành Nguyện. Vui vẻ mà Trả một lần cho thật là đàng hoàng và để cho nó hết luôn. 3. Khi bào thai va vào thành tử cung thì sẽ từ từ quên đi mọi chuyện, như vậy làm sao để bào thai đừng va vào thành tử cung vì người mẹ còn có những sinh hoạt hằng ngày? Tà Dâm trong tư tưởng là một trong những nguyên nhân làm cho cơn bão nghiệp lực trở nên quá mạnh: Linh hồn (linh hồn cũng đã từng là như vậy! Cộng nghiệp mà) khi bị cuốn hút ngay vào lúc đầu thai thì bị va vào tử cung. Chớ không phải là người mẹ sinh hoạt hằng ngày như là lăn lộn, chạy giặc, hay là chiến đấu, hô hào... mà Linh hồn mới bị va vào tử cung đâu. Có làm như vậy thì thai bị động chớ linh hồn không có bị va vào thành tử cung. Kế đó là Sân Hận. Sự tác hại nó tỷ lệ thuận với tâm lực. Phật nói có một chữ: lửa. Thì nên hiểu: Là nó thiêu rụi hết đó Sân Hận là thuốc độc trong tâm linh. Tu sĩ tẩy chay cái này, và làm càng sớm chừng nào thì càng tốt chừng đó. Có nghĩa là khi chưa tu mà Sân Hận thì cao lắm là bể chén, bể đồ trong nhà. Hay vài người bị chết là cùng. Còn khi tu hành đã có tâm lực thì nó chặn đứng lại hết. Nếu quá mạnh thì nó làm cho mình trở thành bất bình thường và mình phải mất thời gian để học cho thật là thuộc cái bài này. 4. Vì sao lại tập trung đánh mạnh vào 3 tháng đầu kể từ ngày mới thụ thai vậy chú? Còn sau đó thì sao chú ơi? Bé đang tu ở cõi của nó và bị hoa sen bốc đi bổ nhiệm chỗ khác. Bé rất là sợ chuyện không được tu hành. Tâm hồn hoang mang và lo lắng. Sau khi đầu thai, không bị va vào tử cung và lại còn nghe câu niệm Phật thì bé yên tâm công tác. 5. Nếu như đã mang thai 1 thời gian ngắn (dưới 3 tháng) rồi mới biết những gì chú chỉ dẩn thì phải làm gì để chửa cháy vậy chú? Thay đổi phương cách sống, tu tập thiệt tình, ăn ngay nói thật, Có Hiếu với Ba và Má. Chú ý tới sự Sân Hân. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
146
http://hoasentrenda.com
Sau đó là khi bé gò, gồng, chòi... thì dùng công phu mà thoa diệu nó. Nên nhớ là "Còn nước, còn tát" và làm đại theo kiểu tới đâu hay tới đó. 6. Người cha có nên đọc câu sám hối mà chú hay dạy để giúp cho đứa con của mình đỡ được ác nghiệp và ra đời cho ngon lành, có được không chú? 7. Nếu tâm thức của người mẹ còn yếu thì nên niệm làm sao để giúp đứa con mình thoát khỏi vòng ác nghiệp vậy chú?. Còn nước còn tát, làm đại, và làm cái gì cũng được theo nguyên tắc: Công Phu, công phu, công phu. 8. Chú ơi, có lần đang ngủ, con mơ thấy mình đang đi trên đồi thông ở Đà Lạt và trên tay đang ẵm một đứa bé trai rất tuyệt vời xinh đẹp bổng nhiên xung quanh con xuất hiện 4 con quỷ ở 4 hướng, và tụi nó đòi bắt đứa bé đi, con nhất định không cho và nghỉ rằng "muốn sống chết thì bắt tôi đi, chứ đừng đụng vào đứa nhỏ này", vậy là tụi nó nhào tới liền. Con cố gắng bắt ấn và chống trả, có con quỷ đánh vô sau lưng con, có con đánh vô bên phải, con đánh trước ngực nhưng không làm gì được vì con đang dùng tay phải bắt ấn mà. Riêng con bên trái thì lợi dung lúc tay trái con ôm đứa bé và không bắt ấn được nó thò tay chụp ngay đứa nhỏ trong lúc con đang trở tay bắt ấn ngăn cản nó. Con nghe tiếng đứa bé khóc thét lên và bay mất. Con giật mình tỉnh dậy nhưng bên tai vẫn nghe thấy tiếng khóc thét của đứa bé. Vậy trường hợp này là sao vậy chú?. Nó đẹp bên ngoài mà tâm nó lại là tâm quỷ thì quỷ nó mới dành. Còn với cái đẹp ở bên trong thì quỷ nó dành về hang ổ của nó để nó... tế à! Giấc mơ thông báo là nhìn bề ngoài nhiều quá đó. 9. Chú ơi, Loại kinh nào giúp ích cho người mẹ và bào thai trong quá trình mang thai vậy chú? Chú có đường link cho con xin. Con cám ơn chú lắm..... Thiên Chuá Giáo: Đức Mẹ ở Lộ Đức http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/05.htm http://www.dongcong.net/MeMaria/LinhDiaDucMe/10.htm http://www.catholic.org/clife/mary/lourdes1.php (cái này có vẻ hay hơn) Phật Giáo: Kinh Duy Ma Cật http://www.thuvienhoasen.org/khduyma-00.htm 10. Trong mấy bài trước, chú có nói đến đứa bé sinh ra sẽ trên con đường hết khổ, chứ không phải là đỡ khổ, và nếu nó đang tiến lên trên con đường tinh thần, thì về mặt vật chất, sẽ là không được đầy đủ. Riêng đứa nhỏ thì chẳng có vấn đề gì lắm đâu: đủ ăn, đủ bận vậy thôi. 11. Như vậy thì đối với người vợ/người chồng (chủ yếu), bố mẹ anh chị em của người sinh ra bé; nếu họ không được chuẩn bị tinh thần,chưa hiểu gì về đạo thì sẽ như thế nào ạ? Vì cũng không ai muốn con cháu mình sinh ra phải sống một cuộc sống khổ sở về vật chất cả? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
147
http://hoasentrenda.com
Gia đình thì giai đoạn đầu thì mệt mỏi lắm. Giai đoạn kế thì đỡ hơn vì đứa trẻ đã lớn. 12. Có cách gì để giải quyết điều này không chú? Tùy vào đứa nhỏ, nếu vì nguyên nhân nào đó mà nó nghiêng hẳn về Chuyện Đạo thì... thôi (Thuận Hạnh Bồ Tát). Còn nếu mà nó nghiêng lại vào Đời thì phải biết là "Nghịch Hạnh Bồ Tát" ra đời. Từ đây trở đi thì không còn tiêu chuẩn nào để mà đo lường đứa bé được nữa. Nó làm gì thì nó làm. 13. Gia đình thì giai đoạn đầu thì mệt mỏi lắm. Giai đoạn kế thì đỡ hơn vì đứa trẻ đã lớn. Tại sao lại mệt mỏi vậy chú? Do gia đình có bất đồng quan điểm? Hay do bé tập hăng quá nên hay bị bệnh? Giai đoạn đầu là giai đoạn bé bao nhiêu tuổi ạ? Tại sao sau khi bé lớn thì lại đỡ hơn ạ? Chỉ là phước báu của gia đình. Ở bên Tây Tạng dân tình ở đây là nghèo là chuyện bình thường, nhưng khi có tu sĩ ngon lành ra đời thì càng đói vì mất mùa: Phước báu không đủ. 14. Ra là do phước báu của gia đình. Vậy để phước báu được nhiều thì mình nên tập an trú chánh niệm đằng trước mặt để đạt được các tầng thiền và đến lúc hồi hướng phước đức của mình cho những trường hợp như các nhí trên này đã tung làm, thì phước báu sẽ tăng lên. Và thế là khi người mẹ sinh ra bé, thì phước báu của gia đình may ra mới có thể chệch lệch không đáng kể so với bé. Cháu nói như vậy có đúng không chú? Đúng 100% 15. Vậy trường hợp của gia đình chú thì như thế nào? Chú đạt được Tứ thiền hữu sắc từ rất lâu rồi, chứng tỏ phước đức tạo ra cũng không thể gọi là ít. Vậy khi dùng phương pháp tiền thai giáo, thì gia đình có gặp lộn xộn không? Chú thì: Đứa đầu thì bị suy dinh dưỡng nhẹ (tiền thai giáo ba rọi: Chú là "Cận Định" với sự tác ý là tìm một đứa để chỉ cho nó tập Yoga), đứa thứ hai thì ngon lành (tiền thai giáo chiến đấu). 16. Câu hỏi của con hơi... thực dụng một tý. Con đọc thấy Chú có nói là khi Nhí mà ngộ đạo thì bà mẹ cũng được 'ăn theo' (tức là ngộ đạo sau đó). Vậy tu sĩ có nên nghĩ theo hướng "hy sinh đời bố củng cố đời con" không vậy Chú vì xem ra... đầu tư uốn nắn một cái cây non bao giờ cũng dễ hơn cái cây già? Cũng đúng, vì trong gia đình mà có một tu sĩ ba rọi thì bà con cũng hưởng được nhiều điều hay, huống chi là Nhí thì còn gì bằng. Nhưng suy nghĩ như vậy nó cũng đã hơi lỗi thời rồi. Vì Nhí sau này nó làm mạnh quá. do đó cũng không cần gấp gáp gì cho lắm. 17. Nhưng những gì nó liên quan đến 'tôi' và 'của tôi' thì lại làm cái tâm mình khó mà vô lượng cho được. Và Chú cũng đã nói "bạn đã chọn con đường khó khăn" khi ai đó mời Chú đi ăn cưới. Điều này có thể được hiểu là nếu gặp thuận duyên thì cuộc sống 'mình ên' vẫn là con đường người tu sĩ nên hướng đến??
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
148
http://hoasentrenda.com
Tất nhiên, khi trang bị nhẹ thì đi xa hơn. Đó là trên lý thuyết, nhưng mà nên nhớ là con người khi sinh hoạt bình thường thì hình ảnh chính xác nhất là hình ảnh một người đang nhảy dù. Gió thổi chiều nào thì dù sẽ bay về hướng đó. (đối với 99%). Người mà cưỡng lại được là những người biết cách lèo lái (ý là người biết cách tu). Và người rơi vào đúng ngay boong chỗ mình muốn thì phải nói là trong muôn một! Do đó, mà tibu cũng chỉ nói là: Dựa trên kinh nghiệm của người đi trước mà cứ làm theo đại. Y như Nhí: Tụi nó làm đại. Thấy là nói Thấy. Chớ còn "người lớn" khi "Thấy" thì lại cứ cho rằng "Không phải đâu: Đây chỉ là trí tưởng tượng". Chỉ có khác nhau một tí xíu chỗ đó thôi mà cách xa nhau cả hàng tỷ năm ánh sáng (ý nói về trình độ Tâm Linh).
D. PHỤ ĐÍNH I.
TỨ NIỆM XỨ
Trong Vipassana cái khó hiểu nhất là cái câu "An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt". Như trong bài kinh quán niệm hơi thở của Trung Bộ Kinh tập ba: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung118.htm : Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Nay lại bàn tiếp: Và sau đó là hàng loạt chi tiết như: Chánh niệm vị ấy thở vô; chánh niệm vị ấy thở ra. Thông thường thì hành giả hay thông qua cái chi tiết trên (trú niệm trước mặt). Và nhảy vào làm ngay vipassana ngay trên cảm giác của thân thể hay ngay trên những biểu hiện của tâm thức. Hành động vội vàng này cũng giúp hành giả vào được một ít thanh tịnh này nọ. Nhưng sự thanh tịnh theo kiểu của các bậc Thánh (như Tu Đà Hườn, Tu đà Hàm,...) thì chưa được. Tại sao? Là vì: Tuy rằng sau một thời gian thực tập như trên thì cái cảm giác của "Vô Thường" nó có xuất hiện, nhưng tình trạng này chỉ là tình trạng... ba chớp ba nháng, và chưa được thường trú. Do chưa được thường trú nên hạnh phúc Giải thoát chưa hiện tiền. Do hạnh phúc Giải Thoát chưa hiện tiền nên quả vị Bậc Thánh còn bấp bênh. Ví dụ như khi gặp chuyện bực mình thì hành giả bị lôi cuốn ngay vào đó liền và do tính cách bị lôi cuốn vào đó nên tham sân si cứ loạn xạ cả lên.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
149
http://hoasentrenda.com
Khác với cảnh của Đức Vua Bình Sa Vương, với quả vị Tu Đà Hườn cùng với nghiệp sát cao như núi Hy Mã Lạp Sơn! Trong đoạn trích dẫn sau đây, quý Bạn sẽ thưởng thức phản ứng của người thánh tăng này khi gặp chuyện trắc trở theo kiểu "trời ơi, đất hỡi" này! Trích Đoạn từ cuốn "Đức Phật và Phật Pháp" của Narada http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp11.htm [...] Hoàng tử Ajatasattu (A Xà Thế) bị Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) xúi giục, âm mưu sát hại vua cha là Bimbisara (Bình Sa Vương) để chiếm ngôi. Nhưng công việc bại lộ, Ajatasattu bị bắt quả tang, và người cha đầy lòng bi mẫn không đành xử phạt xứng đáng như quần thần xin, mà còn nhường ngôi vàng cho hoàng tử, vì thấy con thèm muốn làm vua. Để trả ơn, vị hoàng tử bất hiếu vừa lên ngôi liền hạ ngục cha và ra lệnh bỏ đói cho chết dần. Chỉ một mình hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng. A Xà Thế hay được quở trách mẹ... Sau lại, bà giấu trong đầu tóc. A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường, bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gợt lấy món ăn này để nuôi sống. Nhưng Ajatasattu (A Xà Thế) cũng bắt được, và cấm hẳn mẹ không cho vào thăm vua cha nữa. Lúc ấy Bimbisara (Bình Sa Vương) cam chịu đói, nhưng lòng không oán trách con. Ngài đã đắc Quả Tu Đà Hườn nên thản nhiên, cố gắng đi lên đi xuống kinh hành, chứng nghiệm hạnh phúc tinh thần. Thấy cha vẫn vui tươi, Ajatasattu (A Xà Thế) nhất định giết cho khuất mắt nên hạ lệnh cho người thợ cạo vào khám, lấy dao bén gọt gót chân vua cha, xát dầu và muối vào rồi hơ trên lửa nóng cho đến chết. Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngỡ rằng con mình đã ăn năn hối cải, cho người đến cạo râu tóc để rước về. Trái với sự ước mong của Ngài, anh thợ cạo đến chỉ để thi hành lệnh dã man của Vua A Xà Thế một cách tàn nhẫn, đem lại cho Ngài một cái chết vô cùng thê thảm. [...] Nay, đệ lại bàn tiếp về chi tiết quan trọng trên: Đây là cái mồ chôn tập thể của những ai đang miệt mài tập vipassana mà không biết cách "An Trú Chánh niệm Đằng Trước_Mặt" Do không biết cách "An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt" mà suốt thời gian miệt mài sati, hành giả chỉ có thể chơi với Thô Tâm mà thôi, còn Vi Tế Tâm thì chưa đụng tới được. Chuyện này, cũng y như trò chơi "Đập đầu con chó cỏ" ở các chợ phiên. Người chơi chỉ cần cầm cái búa và đập lên đầu những con chó cỏ sẽ trồi lên từ những cái hang. Con chó trồi và khi người chơi đập được vào đầu nó thì nó lại thụt xuống và con khác lại trồi lên... Cảnh này y chang như tình trạng làm vipassana mà không có biết: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
150
http://hoasentrenda.com
"An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt" Tư Tưởng, y như những con chó cỏ, nó cứ trồi lên và khi mình nhìn ra được nó, y như lúc người chơi dùng búa đập trúng vào đầu của con chó cỏ, thì nó lại biến mất hay đúng hơn là nó lại chìm xuống luồng Bhavanga. Và rồi từ đó nó lại tiếp tục trồi lên, để rồi mình lại nhìn ra nó và nó lại chìm xuống luồn Bhavanga. Chu kỳ này cứ lập đi, lập lại bất tận. Tạo nên một sự thanh tịnh nào đó nhưng chưa phải là sự thanh tịnh của các bậc thánh. Kỹ thuật: Để thực hiện thật đúng lời dạy của Đức Phật, bọn mình phải biết cách "An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt": Khi theo dõi hơi thở. Hành giả nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng của mình mà tưởng tượng ra: Một cái khung hình trong đó có cái bụng của mình và cái bụng đó (cái bụng trong khung hình) đang phồng xẹp theo cái bụng thật của mình, khi mình thở. - Trở ngại: Vô số kể, khó vô cùng vì nó (cái bụng trong khung hình) không thèm ăn khớp với cái bụng thật của mình. Hình ảnh thì lúc có, lúc không, cứ mờ mờ, ảo ảo thấy mà chán! - Tinh tấn: Cứ làm như vậy sau một thời gian, thì sẽ cảm thấy rằng: 1. Mức độ "bị lo ra" tan biến, vì độ tập trung tư tưởng nó mạnh hơn. 2. Do mình đã... rủ quyến được nguyên con "cái tâm" (Gồm cả thô tâm và vi tế tâm) vào công việc làm vipassana 3. Do nguyên con "cái tâm" nó làm nên khi nó phát hiện ra cái Vô Thường thì cái Vô Thường nó trụ lâu dài hơn.Và có thể, nếu tinh tấn, thì mình đạt được quả vị Thánh Tăng và sống rất là hạnh phúc bất chấp chuyện gì xảy ra cho mình, y như vua Bình Sa Vương với đứa con cực kỳ bất hiếu kia.
II. AN CHÚ CHÁNH NIỆM ĐẰNG TRƯỚC MẶT Một kỹ thuật mà cho đến nay, có thể nói là đã gần như là thất truyền trong Phật Giáo. Giá trị: Anh Sơn (A La Hán ở Đà Lạt) đã từng than thở: “Tôi mà biết được cái kỹ thuật An trú chính niệm đằng trước mặt và sự mầu nhiệm của nó thì tôi đã không uổng phí thời gian trong vòng 30 năm để tu tập tầm bậy tầm bạ.” An trú chánh niệm đằng trước mặt có đề cập đến trong kinh điển nhưng không có một ai biết được hết cái giá trị siêu phàm vượt thánh của nó! Vì sự thật là: rất ít ai biết cách thức an trú chánh niệm đằng trước mặt! Nên nhớ rằng: Kinh Majjhima Nikaya (trung bộ tập 3) kinh số 107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta) có đề cập đến một trình tự tu tập và trong đó, Đức Phật cũng có nhắc đến chuyện chú ý tỉnh giác khi đi đứng nằm ngồi và sau đó là quy trình "an trú chánh niệm đằng trước mặt" và chỉ có bấy nhiêu mà thôi, còn phần kỹ thuật thì không ai biết nó ra làm sao cả! Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
151
http://hoasentrenda.com
a) An Trú Chánh Niệm và Chú Tâm: "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt". Nó là một trời một vực với cái chuyện chú tâm vào hành động của mình. Cái chú tâm vào hành động của mình, nó không dẫn mình đi tới đâu hết vì đó là giai đoạn đầu của "Chánh Niệm". Phân tích ra thì thấy liền: Khi mình chú tâm vào một mục tiêu Đang Di Động (ở đây là hành động của mình) thì tâm của mình cũng Di Động theo mục tiêu đó. Vì hành động này vẫn còn là Động nên không thể dẫn dắt mình vào Chánh Định được.
b) Chánh Định: Là an trú và làm cho đề mục xuất hiện như thật đằng trước mặt bằng sự tập trung tư tưởng (có bốn mức độ sâu dầy riêng biệt từ Sơ tới Tứ thiền). Ví dụ: Tu sĩ nhắm mắt lại, và tập trung tư tưởng về một ngọn lửa bằng cách: vẽ nó bằng trí tưởng tượng của mình. Cho tới khi: Linh ảnh của ngọn lửa xuất hiện đằng trước mặt mình rõ ràng như thật (nên nhớ là chỉ có một ngọn lửa thôi, chớ không có đèn đuốc gì ở dưới đó cả!). Có thể nói "Chánh Định" được hiểu theo định nghĩa sau đây: "An trú chánh niệm đằng trước mặt", là một cách... đánh vần và ghép chữ khi hành giả gặp chữ "Quán" trong các công thức để vào các mandala (vòng phép hay còn gọi là đàn pháp). Để quán cho ra hồn thì hành giả phải có một trình độ tập trung tư tưởng rất là cao. Thể hiện bằng một tâm lực rất là mạnh và kiên cố. Có nghĩa là một khi đã tập trung vào một đề tài hay đề mục nào, thì hành giả rơi ngay vào tình trạng "quên rằng mình đang ở đâu, và mình không còn nghe được những tiếng động bên ngoài nữa". Với hai tình trạng trên, hành giả có thể khẳng định rằng mình nay đã có một định lực rất là vững bền. Nếu so sánh với khi hành giả đang ra sức học một ngôn ngữ mới thì hành giả phải qua những bước sau đây: - Cách biết mặt chữ. - Cao hơn một tý là cách ghép chữ và đánh vần. - Cao hơn một tý nữa là cách tránh lỗi chính tả. - Cao cấp nhất là cách hành văn sao cho mạch lạc, dễ hiểu, với đầy đủ dấu chấm câu. Với bốn yếu tố trên, hành giả có thể tự hào rằng mình đã rành cái ngôn ngữ đó. Thì ngôn ngữ tâm linh cũng phải qua bốn trình độ của sự nhập chánh định: 1. Sơ Thiền: đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt lâu khoảng 12 giây. 2. Nhị Thiền: đề mục xuất hiện lâu hơn một tý: hơn 12 giây, và có thể kéo dài đến 40 giây.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
152
http://hoasentrenda.com
3. Tam Thiền: thì sự xuất hiện lại lâu hơn trên 40 giây và sẽ biến mất vào khoảng 70 giây. 4. Tứ Thiền: thì sự xuất hiện lại lâu hơn: đề mục xuất hiện trên 70 giây. Đến trình độ Tứ Thiền thì hành giả mới có đủ khả năng để... quán cho ra một cái gì đó. Chưa đến trình độ này thì chỉ là... nói không mà thôi! Chớ chưa có thể làm được gì cả. Do vậy mà đệ được các Ngài mách nước cho một công thức chính để có thể vào bất cứ mandala (vòng phép hay đàn pháp) nào. Có thể nói đây là cách hành pháp thuộc thế hệ thứ hai về Mật Tông. Và cũng từ đó đệ mới biết rằng: Khi "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt" thì phép lạ liền xảy ra. Kế đó, là cảnh "Tức nước vỡ bờ":
c) Quán Pháp trên Pháp: 1. Nhắm mắt 100%, tưởng tượng cái tư thế mình đang nằm/ngồi trên ghế hay trên giường. Khi đã thiện xảo về phép "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt" rồi thì hành giả có thể mường tượng ra cái thân mình đang đi trên hè phố. 2. Niệm: "Buồn à! Buồn à!" 3. Cảm giác buồn rầu y như cái bánh xe bị xì hơi: Cảm giác buồn nó giảm một cái... vèo! Đúng là phép lạ Vipassana 4. Hành giả được ngay cái tính miễn nhiễm ở trình độ buồn này. Có nghĩa là Hành giả sẽ bị buồn lại và chỉ buồn khi cái buồn nó nặng nề hơn tình trạng này. Còn nếu nó nhẹ hơn hay bằng thì cũng chỉ mỉm cười và dư sức qua cầu. Như vậy, hai cách quán kia cũng cùng công thức. TB: Cũng y như Ngài U Silanda đã đề cập: Chánh định lại nằm ngay trung gian của Chánh niệm và Chánh Huệ nhưng Ngài lại không miêu tả cái kỹ thuật nó ra làm sao.
d) Khi Niệm Thân: Sau một thời gian thực tập và tu sĩ đã tỉnh giác được rồi, thì kế đến là phần kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt trên "Thân" nó là như thế này: Bước thứ nhất: Tu sĩ nhắm mắt 100% và nhìn chăm chăm về hướng đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và dùng trí tưởng tượng của mình, tưởng tượng ra một cái hình ellipse (hột vịt mà hai đầu đều bằng nhau) dựng đứng. Thông thường thì khi hình này hiện ra thì đã có một hình ảnh (mờ mờ) của một Con Người ngồi theo thế kiết già và bận áo Thầy Chùa màu vàng. Như vậy trong kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt với đề mục là "Thân" thì hành giả phải thấy được hai 2 thành phần của Con Người: a. Thành phần Hào Quang (là phần không gian trong cái hình ellipse) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
153
http://hoasentrenda.com
b. Và phần thân thể là cái hình Con Người bận áo Thầy Chùa, đầu trọc ngồi kiết già ở trong cái hình ellipse đó.
(1) Ý nghĩa: Tu sĩ đang bận áo Chánh Pháp và đang thực tập về cách quán hay an trú chánh niệm đằng trước mặt với đề mục là "Thân" với mục đích là ly khổ (cái đầu trọc)
(2) Trình độ: - Bước thứ nhất (Thấp): Hành giả dùng trí tưởng tượng của mình và bằng cái nhìn chăm chăm vào cái linh ảnh đó và... tô (sơn) nó lên, và làm cho nó thật là rõ, khi cái hình nó nổi lên rõ ràng thì đó là dấu hiệu báo rằng bước thứ nhất đã tạm được - Bước thứ nhì (Cao): Hành giả dùng trí tưởng tượng và... thấy luôn cả bộ xương. Đây là trình độ cao nhất mà hành giả có thể an trú chính niệm đằng trước mặt trên đề mục là "Thân".
(3) Khó khăn: Khó vô cùng, vì nó đòi hỏi "nguyên con cái tâm" (Vi tế tâm và Thô Tâm) phải tham gia vào việc quán hay an trú chánh niệm đằng trước mặt. Do vậy mà tu sĩ phải thật là chú tâm vào công thức quán này, thì nó mới chịu ra. Và phải kiên định lập trường (phải tập cho xong) cũng như tinh tấn đến cao độ, có thể nói là tập "một mất một còn" với nó... thì mới xong cái phần căn bản này!
(4) Nhận Xét: a) Kỳ lạ là: Tuy rằng tu sĩ, đang nằm, hay ngồi trên cái ghế, để quán thì lúc nào hình ảnh của Con Người trong cái hình ellipse cũng đều ngồi ở tư thế Kiết Già! Và lúc nào cũng bận đồ cà sa màu vàng và đầu lúc nào cũng là đầu trọc. b) Một khi cái phần căn bản trên đã làm xong thì khi áp dụng kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt vào Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì chỉ là trò hề! Nó rất là dễ làm và có kết quả có thể nói là rất là tức thời!
(5) Áp dụng: a) Hơi thở: áp dụng cho cả hai trình độ (thấp và cao), khi an trú chính niệm đằng trước mặt thì tu sĩ sẽ thấy rằng: khi mình thở "ở ngoài này" thì cái ông đang ngồi xếp bằng đó cũng thở y chang như mình! Sự hoạt động đồng bộ này là dấu hiệu của "nguyên con cái tâm" nó đang học và khi nó học thì nó hiểu rằng: Tất cả đều có, khi còn cái phòng xẹp này! Và tất cả sẽ biến mất, khi không còn cái phòng xẹp này nữa (dĩ nhiên). (Trước đây chỉ có cái "Thô Tâm" nó hiểu mà thôi, còn cái "Vi Tế Tâm" thì nó cứ lăng xăng nên sự hiểu biết này chưa có đủ sức mạnh để ngăn cản những sự xé rào (bỗng dưng mình cảm thấy ưa cái này, thích cái kia), và nhất là những cơn bùng dậy của Tham, Sân, Si sau khi đã... ngủ ngầm một thời gian! Nay, cũng là bổn cũ soạn lại,
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
154
http://hoasentrenda.com
nhưng lần này thì có cái khác là: Nguyên con cái tâm nó biết và một khi nó biết rõ là như vậy, thì nó tự điều chỉnh. Nên chỉ cần vài tuần, hay vài ngày thì nó đã đủ sức mạnh để hiểu rõ cái tình trạng "Vô Duyên" hay sự "Lãng Xẹt" khi mình tham cái này, giận cái kia, hay thích cái nọ! Ái mà dứt được rồi, thì cái gì mà còn?) Kết quả: Tập như vầy thì cũng đã đủ để siêu vượt thế gian rồi. b) Đi (Đứng, Nằm, Ngồi): Chỉ áp dụng cho trình độ cao, hành giả vừa đi vừa quán thấy nguyên cả bộ xương mình cũng đang đi, y chang như mình đang đi ở... ngoài này! • Trí Tuệ: Cả bộ xương mà đi đứng nằm ngồi thì rõ ràng là tu sĩ hết còn cái nhìn ở lớp da (ai cũng biết cái nhìn này tạo ra sự phân biệt: có Nam, có Nữ, có Già, có Trẻ, có Đẹp, có Xấu,...) mà nó đã vào tới tận cùng xương tủy. Chỉ cần nguyên con cái tâm (gồm cả hai phần: Vi Tế tâm và Thô Tâm) mà thấy được như vậy thì tự nó hiểu rằng không có Nam, không có Nữ, không có Già, không có Trẻ,... vì vậy mà nguyên con cái tâm nó dứt được hết các phân biệt này nọ. • Kết quả: đi coi vũ sexy thì chỉ thấy bộ xương nó cục cựa, nhìn thấy người đẹp cười thì cũng chỉ thấy có bộ xương nó cười. Tham ái tự dứt: A Na Hàm và A La Hán trong tầm tay. Tập tới đây thôi cũng là đủ rồi! Không cần tập thêm cái gì nữa cả. c) Thọ, Tâm, Pháp: Ba cái này rất là dễ làm! Chỉ cần tu sĩ chú ý đến cái phần không gian trong cái hình ellipse (cái hào quang). Nguyên tắc: Một khi mà nguyên con cái tâm nó đã biết thế nào là đẹp thế nào là xấu thì nó tự động không thèm tham gia vào những hành động hay những suy nghĩ dẫn đến những cái xấu nữa! Y như tình trạng đem cứt mà để lên bàn thờ vậy! Nguyên con cái tâm nó không chấp nhận và nó cũng không làm được như vậy luôn. Thực tế, khi an trú chánh niệm đằng trước mặt của "Thân trên Thân" thì nó đã tự động dẫn đến cái chuyện không còn Tham, Sân, hay Si rồi! Nhưng để gọi là "đóng chốt" luôn cái tình trạng này, nên các tu sĩ khác cũng đã cẩn thận cho "nguyên con cái tâm" nó học hỏi và hiểu biết luôn với mục đích là để chừa luôn, không còn thèm Tham Sân Si nữa: Bằng cách cho nguyên con cái tâm nó hiểu rằng những chuyện gì sẽ xảy ra khi mình Tham, Sân và Si. c.1. Thực hành: Cho tới bây giờ thì khó có cơ hội để mà Sân hận được! Nên chỉ còn hai cách: • Nhìn người ta đang Sân Hân hay Tham: Sau đó thì nhìn hào quang của người đó. Tu sĩ sẽ thấy nó dơ như cứt vậy! Chỉ cần một lần thôi thì nguyên con cái tâm nó chê và không thèm chơi luôn với ba cái Pháp lăng nhăng này. • Hồi tưởng lại hồi xưa: Mình cũng còn giận hờn như ai vậy và tác ý muốn thấy lại cái hào quang của mình ngay vào lúc đó: Liền thấy ông ngồi Kiết Già với cái đầu thì trọc mà lại có cái hào quang quá là dơ dáy!
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
155
http://hoasentrenda.com
Dĩ nhiên chỉ cần làm một lần thôi thì cả nguyên con cái Tâm nó đã thuộc bài và không thèm chơi với ba cái pháp theo kiểu xịt bộp này nữa! Trên đây chỉ bàn đến kết quả tất nhiên của kỹ thuật an trú chánh niệm đằng trước mặt. c.2. Nguyên Tắc Trả Nghiệp Nay đệ lại bàn về sự mầu nhiệm của an trú chánh niệm đằng trước mặt đối với ác nghiệp quá khứ và nguyên tắc trả nghiệp! Muốn bàn về vấn đề này thì nên biết về vài thông số kỹ thuật mà đệ đã thực nghiệm qua: Tất nhiên là khi an trú chánh niệm đằng trước mặt thì tu sĩ sẽ có thể đo được sự xuất hiện lâu hay mau như thế nào của đề mục. Tuy rằng không chính xác cho lắm nhưng cũng gọi là tàm tạm. Và sau khi nhìn lại từ trình độ Tứ Thiền thì đệ đã đúc kết ra được thời gian tối thiểu mà đề mục xuất hiện đằng trước mặt để xác định trình độ tâm linh của cá nhân đó như sau: - Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu tới 12 giây: Sơ Thiền - Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu từ 12 tới 40 giây: Nhị Thiền - Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu từ 40 tới 70 giây: Tam Thiền - Hình ảnh đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và lâu trên 70 giây: Tứ Thiền Theo Kinh sách thì: Tuổi thọ của Sơ Thiền: từ 1/3 đến 1 A Tăng Kỳ Kiếp [1 A Tăng Kỳ là: Một con số một với 47 con số không (từ điển Phật Học của Đoàn Trung Côn)] (Và một kiếp là vài trăm vạn năm ở Trái Đất) Tuổi thọ của Nhị Thiền: từ 2 đến 8 Đại A Tăng Kỳ Kiếp. Tuổi thọ của Tam Thiền: từ 12 đến 32 Đại A Tăng Kỳ Kiếp. Tuổi thọ của Tứ Thiền: từ 500 đến 16000 Đại A Tăng Kỳ Kiếp Như vậy tuổi thọ này nó tính ra làm sao đối với một Con Người đang tu tập với cách an trú chánh niệm đằng trước mặt? Ví dụ như là tu sĩ chỉ tới Sơ Thiền có 12 giây đồng hồ: Phải hiểu rằng tu sĩ chỉ ở Sơ Thiền chỉ có 12 giây thôi và hiện tượng tuột định liền xảy ra. Lý do là do hết sức, hoặc là do độ nhập Chánh Định chưa có mạnh cho lắm vì chưa quen vậy thôi. Tuy vậy chỉ cần 12 giây vàng son này thôi thì tu sĩ đã có thể bao trùm vài ngàn kiếp ở Trái Đất thuộc về quá khứ! Tại sao? (Đường trở nên cực kỳ trơn trợt, xin Các Bạn giảm vận tốc đọc lại thật là chậm và suy nghĩ cho kỹ) Lý do là vì tu sĩ chết ở Sơ Thiền 12 giây trước đó và tiếp tục sống lại liền ở Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
156
http://hoasentrenda.com
đây! Do vậy mà cái tuổi thọ mà tu sĩ đã sống 12 giây ở Sơ Thiền, nó... lại bao trùm ngược về quá khứ, Có nghĩa là khi sống 12 giây ở Sơ Thiền thì tu sĩ đã sống tương đương với vài chục ngàn năm ở Trái Đất vào thời quá khứ!
e) Trả nghiệp Đối với một người không có tu hành (anh A): Khi người này (anh A) bị ai đó đá một cú vào đít của mình, thì chỉ có một ý nghĩa duy nhất là: Vì kiếp trước anh A này đã có đá vào đít của người kia một lần! Và chỉ là như vậy mà thôi. Do vậy mà anh A rất là hận người đá vào đít của mình! Vì anh A đâu có biết nguyên nhân hồi kiếp trước đâu nè! Đối với người tu tập theo cách an trú chính niệm đằng trước mặt thì Nghiệp quả cũng sẽ tới với một cú đá vào đít, y như anh A đã bị! Nhưng vì âm hưởng của thời quá khứ (do tuổi thọ 12 giây ở Sơ Thiền) nên nghiệp quả còn mang một tính chất đặc biệt nữa là: Nó lại đại diện cho vài ngàn cú đá ở vào những kiếp quá khứ! Do vậy mà tu sĩ này nhận cú đá với nụ cười trên môi. Vì tu sĩ biết chắc rằng: Mình đã có dịp trả nghiệp vào thời quá khứ nhanh gấp vài ngàn lần so với một phàm phu! Vì lý do đó mà Đức Phật Thích Ca chỉ nhắc chừng cho những tu sĩ mới tu, Ngài đã nói: - Ông bị muỗi cắn suốt đêm và ông ngủ không được à! Ông nên nhẫn nại...
f) Phóng Tâm (Nghĩ bậy nghĩ bạ): 1. Nhắm mắt 100% 2. An trú Chánh Niệm đằng trước mặt bằng cách: tưởng tượng ra cái tư thế của chính mình (tư thế nằm hay ngồi) trên ghế hay giường. 3. Khi mình đã thấy rõ tư thế của mình rồi thì Niệm: Nghĩ bậy à! Nghĩ bậy à! 4. Cảm giác rúng động toàn thân, và liền sau đó là sự thanh tịnh. Giải thích: khi an trú Chánh Niệm ra đằng trước mặt thì Thô Tâm và Vi Tế Tâm cùng hoạt động đồng bộ (Sự đồng bộ này sẽ ảnh hưởng đến cái hình ảnh mà Hành Giả thấy được. Có nghĩa là sự đồng bộ càng mạnh thì hình ảnh càng rõ ràng. Và khi mình niệm một tình trạng mất thằng bằng (ở đây là tình trạng "nghĩ bậy") thì lập tức có một sự tự điều chỉnh (Vô Sư Trí chăng?), chấn động tự điều chỉnh này ảnh hưởng từ cái hào quang, qua các trung tâm năng lực và vào hệ thần kinh. Sự rúng động này rất là mãnh liệt và có hiệu năng dập tắt tất cả những tạp nhiễm trải dài từ Thô Tâm và ảnh hưởng đến Vi Tế Tâm! Do cái tình trạng thấm sâu vào Vi Tế Tâm nên cái âm hưởng (ở đây là sự thanh tịnh) nó kéo dài rất là lâu. Trong ứng dụng này, thì sự thanh tịnh ập đến ngay sau khi mình mới niệm chỉ có ba lần. Khác với khi mình niệm mà không an trú Chánh Niệm: Lúc này chỉ có Thô Tâm niệm mà thôi tuy rằng nó cũng biến mất nhưng nó có lại liền. Cách này là dậm chân tại chỗ y như khi nhảy đầm vậy: Cũng có này có nọ nhưng lại không đi đâu xa cả.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
157
http://hoasentrenda.com
So sánh hai cách công phu trên, mình có thể nói là cách có An Trú Chánh Niệm đằng trước mặt y như cảnh một lực sĩ dùng xà beng thọc sâu xuống đất và bẩy hòn đá (thói quen hay tạp nhiễm) lên. Do cách này, hòn đá lung lay và có thể bị bật gốc. Còn cách niệm mà không an trú thì là cảnh người lực sĩ dùng sức của mình mà xô cục đá. Cục đá có thể lung lay nhưng không thể bật gốc được.
g) Hỷ Lạc ...Coi vậy chớ tài liệu này, và cũng như những tài liệu khác đều lại thiếu cái phần quan trọng bậc nhất đó là kỹ thuật "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt". Không có cái này thì không có cái cảm giác an vui theo cái kiểu tẩm ướt, tràn đầy, sung mãn y như kinh đã nói có nghĩa là tới trạng thái Sung mãn thì khi để ý đến cái đầu gối thì cũng thấy nói... vui. Cảm giác đặc biệt này chỉ dành cho những ai biết cách "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt". Mọi người khác thì không cách gì mà có được cái cảm giác An Vui một cách chắc nịch này.
h) Nhất Tâm Bất Loạn Nói gì thì nói, nhưng khi dùng Niệm để mà tu thì: - Nhất Tâm là phải thấy. - Không hoặc là chưa Nhất Tâm là không thấy. - Nhất Tâm Bất Loạn là khi niệm cái gì là thấy cái đó. Ví dụ như niệm A Di Đà Phật mà thấy ánh sáng là Nhất Tâm nhưng chưa... Bất Loạn được. Nhưng khi niệm A Di Đà mà thấy được Ngài là Nhất tâm và Bất Loạn. Còn niệm A Di Đà mà không thấy gì cả thì chỉ là Tạp Niệm, hay là niệm chưa có lực. Muốn cho có lực thì phải biết "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt". Khi biết cách "An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt" một cách "Nhu Nhuyễn" và "Dễ Sử dụng" thì trong bọn lubu có những oắt tỳ chưa sạch mũi xanh chỉ cần 1 niệm mà thôi thì những oắt tỳ này đã thấy Ngài A Di Đà Phật rồi. Điều này còn lẹ hơn cả trong kinh (Phải là 10 niệm). Mặt khác bọn lubu cũng chơi cái trò luyện tập... "Thân Nhất Tâm". Bài tập có ba trình độ: 1. Trình độ thường: Hành giả cầm cái xâu chuỗi và đi ngủ, sáng thức dậy thì vẫn cầm thì đó là trình độ sơ cấp của "Thân Nhất Tâm". Trong khi ngủ mà nếu rớt thì lại giựt mình thức dậy mà tìm cái xâu chuỗi: Đó là dấu hiệu đầu tiên của "Thân Nhất Tâm" 2. Bắt ấn và đi ngủ. Sáng thức dậy vẫn bắt ấn: Trình độ Trung bình của "Thân Nhất Tâm" 3. Giữ một thế ngủ, tay cầm xâu chuỗi, tay bắt ấn và đi ngủ: sáng thức dậy vẫn y chang như trước khi đi ngủ: "Trình độ cao đẳng của Thân Nhất Tâm". Đức Bổn Sư ngủ với tư thế tự nhiên khi Ngài Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc, có nghĩa là Ngài nằm tư thế Nhập Niết Bàn. Ngài cũng khởi sự nằm bình thường như bọn mình, nhưng tới khi Ngài nhập vào Tứ Thiền thì tự động thân thể của Ngài lại Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
158
http://hoasentrenda.com
vào cái thế khi Ngài Nhập Niết Bàn.
III. Tranh Chăn Voi - Nghệ Thuật Điều Tâm 1. Quy Trình a) Tu Sĩ: Điều kiện: Nói Thật và Có Hiếu. Đề mục: Phải hợp với Biệt Nghiệp, Từ 2008 cho tới hiện nay, trên mạng chỉ có: hoasentrenda.com Pháp Khí: 1. Búa Chú Tâm: An trú chánh niệm ngay đằng trước mặt (Thiền Sư dơ búa) 2. Dây Tỉnh Thức: Kiểm tra tư tưởng liên tục b) Giai Đoạn: Ngã.
Mới bắt đầu, tâm thức hành giả là: Voi Phàm Phu, và Khỉ Ảo Giác của Bản
Hành giả cảm thấy tâm rất là loạn động và khó làm theo ý của hành giả (đề mục xuất hiện từ 0 giây cho tới 40 giây). Hành giả đã làm chủ phần nào tâm thức: Và đã cảm nhận được sự giao động của Thỏ Vi Tế Tâm. (Đề mục xuất hiện từ 40 cho tới 70 giây). Hành giả "một mất một còn" để lên Tứ Thiền Hữu Sắc (Đề Mục xuất hiện từ 70 cho tới vài phút). Hành giả rơi vào tình trạng lý tưởng để tu hành: Đạo đã nhiều hơn Đời. Thưòng Trụ Tam Bảo đang thành hình. Công phu bị chậm lại chút đỉnh do những cái gợn nhẹ của Tham Sân Si. Thường Trụ Tam Bảo đang ở vào giai đoạn cuối tháng.
Hành giả có thể nhập Đại Định với đề mục: từ 1 giờ cho tới 1 tuần và có khi cả
Giai đoạn vào Vô Sắc Định, làm Minh Sát Tuệ trong lớp định này thì mới có hiệu quả. Diệt Thọ Tưởng Định (Hữu Dư Niết Bàn). Cực kỳ khó khăn: "Voi đi ngược". Yếu Tố Thành Công: Tu sĩ: (70%) Pháp Khí và Giai đoạn: (30%)
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
159
http://hoasentrenda.com
Link tranh chăn voi: http://www.hoasentrenda.com/images/HinhAnh/Chanvoi_final.jpg
2. Tranh Chăn Voi - Diễn Giải Một bức tranh tuyệt kỷ về nghệ thuật điều tâm: Tranh Chăn Voi. Phát tâm tu hành: (Góc phải: Núi và cây) Tuy rằng đã được nhấn mạnh: Tham Sân Si là "ba ngọn núi ngoại khổ" (trong hình hai ngọn núi rưởi) thì vẫn có người chỉ nhận thức là Tham Sân Si cao lắm chỉ to bằng ba cái cây cổ thụ cũng thuộc diện "quá khổ" ở ngay sau hè. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
160
lắm.
http://hoasentrenda.com
Do tình trạng sai lầm này mà hiếm khi có người quyết tâm tu hành cho đúng
Dân nghiệp dư (tu tài tử) do nhìn gần nên tưởng rằng đây chỉ là ba cái cây cổ thụ sau hè (ba cây sau chùa), nên dự trù: Sau khi tớ ăn uống no say, có chúc đỉnh vốn liếng rồi! Là ta vác búa ra làm vài nhác là có thể đốn tận gốc! Dân chuyên nghiệp thì do nhìn xa hơn nên nhận thấy đây là ba ngọn Hy Mã Lạp Sơn nên việc sang bằng chỉ còn tính được ở mức độ làm đều đều và theo kiểu: Cần cù bù khả năng! Họ hiểu rõ đây là không phải một sớm, một chiều mà làm xong được. Đứng nhìn từ nhịp cầu 12 nhân duyên (12 giòng nước), thiền sư bắt đầu đi chập chững những bước điều tâm đầu tiên. Lúc đầu là Thiền Sư nhìn theo cái tâm. Và nhận thấy rằng cái tâm gồm hai phần Voi Tâm Thức Phàm Phu và Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã. Hai thành phần này rất là u mê, khó dạy bảo theo kiểu muốn đi đâu thì cứ đi. Và mình (Thiền Sư) cứ phải theo đuôi nó hoài mặc dù đã trang bị đầy đủ dụng cụ để khuất phục như dây nài (Sự Tỉnh Thức) và búa (Sự Chú Tâm). Trong giai đoạn (1) này thì Khỉ lại dẫn Voi chạy lung tung ở phía trước, không có thứ tự. Lúc nào Khỉ cũng nói chuyện với Voi và lôi cuống Voi chạy hết ga sau lưng mình. Cả hai không thèm để ý tới Thiền Sư. Trong hình số (1) Thiền Sư với bàn chân đứng yên ngay tại chỗ diển tả cảnh... chưa kịp phản ứng gì cả. Thiền Sư trợn mắt mà nhìn hai con Vật Bất Kham này! Mặc dù đã đưa Dây Nài Tỉnh Thức và Búa Chú Tâm nhưng Khỉ và Voi chưa bị cầm chân chút nào hết. Thiền Sư không làm gì được cả, trong giai đoạn đầu này. Giai đoạn (2) (chú ý vào chân của Thiền Sư) Ngài đã bước đi được vài bước trong kinh nghiệm điều tâm: Khỉ và Voi không thể nào chạy nhảy như ở giai đoạn đầu nữa. Tuy nhiên, Ngài vẫn phải chạy theo chúng bở hơi tay! Búa Chú Tâm vẫn phải giữ đằng trước mặt, Dây Nài Tỉnh Thức đã được Ngài dơ cao chuẩn bị quăng vào hai con thú Bất Kham này, Vì chúng càng ngày càng gần và càng ngày càng vào tầm quăng của Ngài. Lúc này, Thiền Sư hay phát giác ra được sự rối loạn của tâm thức như là: Sao mà mình nghĩ bậy bạ dữ vậy nè! Hoặc là tự đánh giá: Mình còn sân quá! Mình đúng là đồ cà chớn... Lửa Giới Luật phực cháy hai bên đường! Lửa này vừa cản trở được hai con vật Bất Kham, nhưng đồng thời cũng cản trở chính Thiền Sư luôn (vì phương pháp đưa và giữ Búa Chú Tâm ngay đằng trước mặt lại quá khó)! Chưa hết, hương thơm của hoa Tham Dục (màu hồng) trong đời sống, Hương vị của trái cây Danh Vọng tuy là ở xa hai bên đường, nhưng lúc nào cũng ám ảnh và có thể đánh gục Thiền Sư bất cứ lúc nào! Giai đoạn (3) Vừa tầm rồi! Quăng! Voi Phàm Phu đã bị Dây Nài Tỉnh Thức Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
161
http://hoasentrenda.com
quăng tròng qua đầu và dưới sức mạnh của sự Tỉnh Thức: Voi bị giật mạnh và quay đầu lại nhìn Thiền Sư vì đã bị khuất phục phần nào rồi! Voi Phàm Phu và Khỉ Ảo Giác đã bị đổi màu vào những phần chính yếu (Đầu và Cổ). Thì ngay lúc này Thiền Sư phát hiện ra Thỏ Vi Tế tâm ngồi chễm chệ trên Voi Phàm Phu từ đời nào rồi. (Trình độ tương đương Tam Thiền). Thỏ Vi Tế tâm này trước đó (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) Thiền Sư chưa đủ sự Tỉnh Thức để theo dõi. Nay thì Thỏ Vi Tế tâm đã được phát hiện. Trong giai đoạn (3) này: Búa Chú Tâm đã được Thiền Sư sử dụng thuần thục, với hai chiêu: Nhu Nhuyễn và Dễ Sử Dụng. Thiền Sư không cần để ra trước mặt nữa mà chỉ thủ thế để khi hữu sự thì chỉ việc phóng Búa ra là yên tâm. Tới đây có hai quan niệm: 1. Các Thiền Sư Tây Tạng quan niệm rằng: Từ Giai Đoạn (1) cho tới giai đoạn (3) này thì Thiền Sinh nên dùng Dây Nài Tỉnh Thức nhiều hơn là Búa Chú Tâm. Các Ngài bàn rằng là: Nếu mà dùng Dây Nài Tỉnh Thức nhiều hơn thì có thể khống chế sự loạn tâm. Và sau khi sự loạn tâm được khuất phục thì Các Ngài mới dùng Búa Chú Tâm để đánh gục thói hư dã dượi, buồn ngủ! 2. Tibu không nhìn theo hướng này, có thể là tibu tập trong xứ nóng nên tibu theo sát diễn tiến trong tranh ảnh: Tibu khai triển tối đa Búa Chú Tâm để đánh cùng một lúc tính loạn động và sự dã dượi, buồn ngủ. Giai đoạn (4) Voi Phàm Phu dẫy chết và lồng lên dữ tợn! Thiền Sư phải thâu ngắn Dây Nài Tỉnh Thức, đứng trong tầm sát hại và vung Búa Chú Tâm tử chiến với Voi để bắt Voi Phàm Phu phải nghe lời! (Bằng các bài tập càng ngày càng khó, và theo sát các khẩu quyết thâm diệu và các kinh nghiệm sống về Tâm Linh. Và hơn lúc nào hết: Họ làm được là mình làm được)! Trong khi đó Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã nhìn thấy hoa quả Danh Lợi mọc đầy bên lề đường, tay Khỉ chỉ chỏ và chuẩn bị chộp lấy! Giai đoạn này là ghê gớm nhất đối với Thiền Sư: Cây Trái Danh Vọng và Hương Thơm Tham Dục đã chín mùi: Chỉ cần Thiền Sư gật đầu là... Nhà lầu, và xe hơi! Trong khúc quanh nguy hiểm này: Ngọn Lửa Giới Luật phực lên và đốt cháy hết những rác rưởi! Thiền Sư bẻ cua và bước sang giai đoạn thứ (5). Giai đoạn này (5) (Giai đoạn chỉ trông cho trời mau tối, để mà dợt: Giai đoạn Đạo nhiều hơn đời) thì Voi Phàm Phu, Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã, Thỏ Vi Tế tâm chỉ còn hoạt động yếu ớt! Thiền Sư chỉ cần quay lại trừng mắt nhìn hay là vung những nhác Búa Chú Tâm chí tử vào ngay đầu của Voi Phàm Phu (ý là bắt Voi tập bài tập Thiền Định với đề mục) thì Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã và Thỏ Vi Tế tâm bị khuất phục toàn bộ. Những loạn động không còn làm tổn thương Thiền Sư nữa. Buồn phiền rơi rớt (hình ốc Loa) và niềm vui Chư Thiên bắt đầu xuất hiện (Cặp Phèn La). Giai Đoạn (6) Thỏ Vi Tế tâm biến mất, Voi và Khỉ đi theo Thiền Sư một cách ngoan ngoãn. Tất cả những vũ khí như Dây Nài Tỉnh Thức và Búa Chú Tâm chỉ hiện Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
162
http://hoasentrenda.com
diện cho có lệ. Hoa "Trí Tuệ" trong tầm mắt (Hoa màu xanh dương). Nói như vậy: Không có nghiã là Thiền Sư lè phè đi uống rượu, ăn thịt chó... hoặc là ngâm thơ, sáng tác bài hát... như sách vở đã nhồi sọ quý bà con cô bác! Mà ngược lại là đàng khác! Do Thiền Sư đã tập, và còn đang tiếp tục tập những món trên, một cách liên tục và đã... thành thói quen. Đề mục có khuynh hướng di chuyển theo chiều đi thẳng lên. Trình độ "Thường Trú Tam Bảo" đang thành hình. Giai đoạn (7) Voi có thể đi trước hay đi sau gì cũng được, tuy rằng vẫn còn vài điểm đen nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã vái lạy Thiền Sư và giả từ. Trong giai đoạn này chỉ còn vài cái gợn nhẹ của tâm thức. Như là gợn nhẹ Sân hận, gợn nhẹ Tham ái,... Tuy rằng những vấn đề trên vẫn được Thiền Sư chú ý và biết đến nhưng tính cách nguy hiểm thì đã qua lâu lắm rồi. Giai Đoạn (8 ) Voi Phàm Phu đã thành Bạch Tượng! Voi "Nghe Lời" Thiền Sư sai bảo một cách chăm chỉ. Tuy nhiên, một đôi lúc cũng cần phải chú tâm khá mạnh để hoàn thành những bài tập thiền định! Tâm Kính Đàn trong tầm tay. Tứ Thiền Hữu Sắc: Thường Trú Tam Bảo đang ở vào những giai đoạn cuối: Thiền Sư đã có thể thấy được "ai đó" đang ngồi hay đứng trên đảnh của mình. Thiền Sư đã có thể trao truyền cách bắt ấn. Giai đoạn (9) Bạch Tượng nằm ngủ Thiền Sư vào giai đoạn Nhập Đại Dịnh. Hành giả có thể nhập Chánh Định vào đề mục trong vòng một ngày, một tuần và ngay cả Tháng cũng còn thấy dể dàng! Giai Đoạn (10) Giai Đoạn Minh Sát Tuệ. Đây là vùng ảnh hưởng của Tư Tưởng, nên trong hình lại vẽ cầu vòng bảy màu: Đó là biểu tượng của cõi Vô Sắc. Về phần này: Gần như 99.99 % giới tu hành đã thực hành Minh Sát Tuệ quá sớm (từ "Cận Định" cho tới "Hữu Sắc") nên không có đủ lực để... vói tới cái đáy của tâm thức là cái "tư tưởng" để dứt điểm nó! Do đó cho nên, Bà con cô bác sẽ đọc không biết bao nhiêu là Sách Vở và nghe rất là nhiều Băng Thuyết Pháp nói về chuyện này nhưng chưa có một ai làm cho xong! Toàn là nói và tưởng tượng không mà thôi! Nguyên tắc là phải bò vào cõi Vô Sắc để có thể đánh cận chiến với khối tư tưởng, thì may ra nó mới yên. Giai đoạn (11) Hành giả cầm gươm lửa Trí Tuệ và vào Diệt Thọ Tưởng Định. Ngọn lửa cuối cùng: Lửa Giải Thoát Tri Kiến! Tập trật là thành ông tiên bay lơ lững... thấy mà ớn óc. Nhận Xét: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
163
http://hoasentrenda.com
Những kết quả hiển nhiên khi thiền định từ giai đoạn (5) trở lên như là: Bớt Khổ tâm (Ốc Loa), Hỷ Lạc của Chư Thiên (Đôi phèn la), Hương Hoa Trí Tuệ (Hoa Xanh Dương) mà có thể dịch là hiểu biết do trực giác, Thiên Nhãn (Tâm Kính Đàn) tất cả đều được cố ý vẽ nằm ngoài con đường tu hành, tức là chỉ nằm ở bên lề. Đây là cách diễn tả rất đúng với Chánh Pháp trong khi đang hướng về Niết Bàn để tu. Điều lý thú mà người vẽ tranh đã tóm tắt nguyên Con Đường này bằng hai hình vẽ nhỏ xíu trên cao, bên góc trái của tấm hình: 1. Sáu chấm nhỏ màu trắng: Đó là sáu "Công Đoạn" mà Thiền Sư nên làm trước khi thành Phật. Tibu không nhìn ra được những giai đoạn này. Sau khi bàn với Nhí thì Nhí cũng... chịu thua. Nhưng liền sau đó, tibu lại tìm ra: Nhìn nguyên cái hình thì có sáu con đường nằm ngang, đường cuối cùng (Thứ sáu) là đường của cầu vòng (cõi Vô Sắc) và là "công đoạn" cuối để "Mình Chiến Thắng Chính Mình" (Nhí đặt tên). 2. Kế đó là cái cục màu nâu và cái vòng màu trắng bao quanh: Cục màu nâu tượng trưng cho "Trái Đất" và cái vòng màu trắng lại tượng trưng cho "Con Đường Tu Đã Được Minh Họa" ở phía dưới. Chưa hết! Vòng tròn, có màu trắng và khép kín này, còn có một ý nghiã nữa là: Đây là con đường tu hành để thành Phật dành riêng cho Con Người. Nhí hiểu và đặt tên là: "Bài Học Đi Vào Phật Đạo". Cũng Lại Chưa hết: Một thành viên trong Diễn Đàn lại phát hiện ra: Thầy?
- Bên kia cũng có một cái cục với một cái vòng nâu! Nó có ý nghiã gì vậy Phải đợi Nhí về và tibu hỏi Nhí cho ra đầu ra đũa.
Nhí vừa lên mạng là bị hỏi liền, tất nhiên, câu hỏi không dễ dàng! Tuy nhiên, Nhí thì có cái gì mà tìm không ra! Sau mười phút (Nhập Chánh Định), Nhí trình bày: - Con thấy đó là một pháp tu, - So với phương pháp của ông Phật thì nó có đúng không? - Đúng. Và tibu nói với Nhí rằng: - Bên kia lại có cái cục nhưng cái vòng lại là màu trắng! Sau mười phút (Nhập Chánh Định), Nhí xác quyết: - Muốn tu thành Phật thì phải đi qua cái màu nâu. Còn chê cái nâu thì không thể thành Phật được! Tibu nhận xét: - Con nói đúng hoàn toàn vì cái màu nâu là... Vô Sắc. Không qua Vô Sắc là Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
164
http://hoasentrenda.com
không đụng tới được tư tưởng nên không thể nào vào Diệt Thọ Tưởng Định được. Tới bây giờ thì mới là hết thiệt đây: Thành viên trong diễn đàn lại đặt câu hỏi: - Sao mà có hai con đường "Cầu Vòng" vậy, Thầy? - Một con đường có Thiền Sư và Bạch Tượng "de lui"! Cưỡi Voi mà "de lui" là khó làm lắm! Dám nói de lui là vì theo chiều tiến của các "Công Đoạn". Và con đường kia thì thuần túy Vô Sắc, phải có ngọn lửa "Giải Thoát Tri Kiến" thì nó mới cùng chiều được. Và câu hỏi cuối cùng của thành viên này là: Thầy?
- Ngay ngực của Thiền Sư lại đi ra hai con đường "Cầu Vòng", có ý gì không
- Khi mà đã tập xong thì Thiền Sư phân biệt rất là dễ dàng hai con đường "Vô Sắc": Một con đường thành ông Chư Thiên bay lơ lững, và một con đường đi vào Niết Bàn. Trên cùng, với con mắt chuyên nghiệp: Hoạ Sĩ Thiền Sư nhắn lại thế gian là: Tuy trong kinh không hề gọi Ngũ Uẩn là "núi". Nhưng sau khi làm xong với bao nhiêu khó khăn. Họa Sĩ Thiền Sư đã dùng bốn ngọn núi rưởi để diễn tả: Ngũ Uẩn thật ra là "Năm Ngọn Núi Quá Khổ" và không phải là chuyện dể khi muốn sang bằng nó thành "Giai Không" được đâu. So sánh với 10 bức tranh chăn trâu, bức ảnh này rõ hơn nhiều về cả phần kỹ thuật điều tâm, lẫn ý nghĩa thâm sâu.
IV. CHÁNH PHÁP VÀ TÀ PHÁP 1. Bùa Ngải, Thần Quyền Chữ Tà đi với chữ Ta một vần. Ai cũng vậy: Đang tu hành ngon trớn mà bị... kết án là Tà thì hết thuốc chữa. Ấy vậy mà có những tà sư xài được và những tà sư chính hiệu con nai vàng. Loại này có tác dụng và có đặc tính "truyền nhiễm" như trong y khoa vậy: Tất nhiên là tà 100% và không xài được. Xin liệt kê một ít pháp môn mà đệ đã đụng và đã thử sức khi còn lu bu ở Đà Lạt: - Loại pháp môn luyện bùa: Bùa năm ông, bùa Lục tổ, bùa ngũ hành, bùa án nhãn, bùa cách không lấy vật, bùa gồng, võ bùa. - Loại luyện ngải: Ngải yêu, Ngải mà mắt, Ngải đi mượn đồ giùm, Ngải thời tiết, Ngải đắt khách. - Loại Pháp môn có lấy kinh Phật để luận giải: 1. Phật quyền, sau là Vạn Thiên giới linh sau cùng là Tâm Linh (ký hiệu là Đức A Di Đà đứng trên... Địa Cầu. Pháp môn này dùng chữ Hrih của Ngài A Di Đà và được gọi là *Tâm Chú* Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
165
http://hoasentrenda.com
2. Pháp Lý Vô Vi... 3. Vô Thượng Sư... Và sau đây là những điểm giống nhau của những pháp môn này: - Nghi lễ gồm (con số 5 (năm) làm chuẩn): Năm ly nước, năm loại trái cây, năm cây nhang. - Nội quy, hay giới luật, có nhiều điểm khác nhau nhưng... có hai điều rất giống nhau: 1. Con trai mà phạm giới thì bị mù. 2. Con Gái thì bị điên. Cách nhập đề để vào pháp môn cũng có tính giống nhau: để ý câu "cho mượn quyền năng" - Cái này là do... Thiêng Liêng cho mượn quyền năng để mình dễ bề tu hành theo chánh pháp hơn thôi. Sau nghi lễ, hay có khi chỉ qua một cái rờ đầu hay một câu đề nghị đại khái là: - Con về con quay mặt về hướng Tây và cầu nguyện như thế này nghe! Nếu làm theo lời chỉ dẫn của họ thì: Sau đó thì người nhập môn có những cử động lạ kỳ (như đánh võ, hay nói tiếng lạ, và đôi khi đọc kinh cũng lạ kỳ, hầu như không ai hiểu gì cả, nhưng người yếu bóng vía khi nghe những chuỗi âm thanh đó thì... bị nhức đầu... bán nhà, bán cửa theo họ. Đó là những nét chính của các Tà Pháp đó.
2. Tẩu Hoả Nhập Ma. Là hai (2) bệnh khác nhau:
a) Tẩu Hoả: Khi tu sĩ dọ dẩm, toan tính khai mở luồng hoả hầu (tục gọi là Kundalini) và khờ dại đến mức dùng thô tâm để Khai mở (qua cách thở bằng... lổ mũi trái..., lổ mũi phải...) thì: 1. Luồng hoả hầu cũng sẽ đươc khai mở (sau một thời gian dài thực tập). Nhưng vì vi tế tâm chưa có thanh tịnh nên tu sĩ không có cách nào mà giữ cái luồn kundalini này lại. Nên cái luồng khí nóng này sau khi khởi sự từ xương cụt và chạy trong cái đường rãnh trong xương sống (thường gọi là Canal) và khi lên đến đầu và khi nó đến huyệt Bách Hội (có nói trong các sách châm cứu) thì nó vọt ra không gian và bay đi mất tiêu luôn. 2. Hậu quả: Luồng Kundalini do tinh khí tạo ra. Do cái luồng này không thể ở lại trong thân thể mà lại bay đi luôn nên tình trạng của tu sĩ sẽ là tương đương với một người bị xuất tinh ra mà không thể kềm chế được. Hiện tượng là tu sĩ sẽ bị lạnh kinh khũng, bị mất sức và có thể đi đến tình trạng mất mạng sống, hay bị điên (là so quá sợ hải).
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
166
http://hoasentrenda.com
b) Nhập Ma: Là sau khi luồng kundalini vọt ra không gian và bay đi luôn thì sẽ tạo ra một khoảng trống. Khoảng trống này sẽ tạo ra một hấp lực để hút những tinh khi có thể có ở chung quanh người tu sĩ, nếu quanh nới đó có một con ma hay con quỷ thì nó sẽ bị hút vào. Vì bị ngoài ý muốn của họ nên họ cũng hoản sợ và chạy nhảy lung tung. Thì ngay lúc này, tu sĩ cũng chạy nhảy, la hét, lung tung vì đã vô tình bị họ nhập vào thân thể. Do vậy mà tu sĩ chỉ nên mở kundalini vào lúc chứng Tam Thiền Hữu Sắc mà thôi. Tại sao? Là vì ở trình độ Tam Thiền thì không những Thô Tâm đã yên lặng lắm rồi mà vi tế tâm cũng đã yên tỉnh được một phần nào rồi. Bằng chứng là ở trình độ này (Tam Thiền) tu sĩ đã có thể thấy một vài hình ảnh của chính tiền kiếp của mình.
3. Điện Thần Nhân …Là vì đây là dạng tu sĩ mở huệ âm. Thực chất họ không có đủ nội lực để làm chuyện này chuyện nọ mà họ phải nhờ những điện thần nhân. Điện thần nhân không có bao giờ... cho không một cái gì.... Người nào mà lạm dụng họ mà hành pháp thì kết quả là khi về già thì tinh khí lại xuất ra dầm dề và bị bịnh rất là nặng trước khi chết. Có người bị mù, có người bị điên. Ghi chú: Quý vị có thể đọc trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada do Bác Phạm Kim Khánh dịch. Vào Chương 14 (Đại Niết Bàn) Đoạn: Bốn Điều Tham Chiếu Lớn để tham vấn thêm về chánh pháp và tà pháp.
4. Ma, Quỷ, quỷ hiền, quỷ dữ Thế nào là ma??.. - Do buồn phiền mà thành Ma Thế nào là Quỷ ?? ... - Do sân hận rồi đi phá phách Thế nào là ma hiền ?? ... - Ma chỉ có biết... buồn mà thôi Thế nào là ma dữ ?? ... - Ma nhập vào người khác rồi khóc lóc, kêu than. Thế nào là Quỷ Hiền ?? ... - Nhập vào người khác nhưng lại xem bói, coi được chuyện tốt xấu, hộ trì những người hiền... Thế nào là Quỷ Dữ ?? ... - Nhập vào người khác và gây bệnh tật, xúi người ta chém giết nhau. Ma Nhập Vào một buổi trưa thanh vắng, Anh Hoà ... Buà tà tà từ hợp Tác Xã Thông Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
167
http://hoasentrenda.com
Xanh đi về nhà, trên đường Phan Đình Phùng, Không hiểu từ đâu một hình Phật rơi xuống cách Anh Hoà Buà vài ba mét. Anh cúi người xuống lượm và nhìn dáo dát coi có ai ra xin lại không, nhưng không có ai cả nên anh định bụng sẽ đem qua nhà người vợ sắp cưới ở ngay cây xăng Kim Cúc. Chỗ ngã tư khi từ đèo Prenn đi vào thành phố Đà Lạt. Hình Phật A Di Đà đã được Anh đóng khung và tự động đặt lên bàn thờ. Khoảng ba tháng sau, cô Vân (em vợ của Anh Hoà) bị nhập tự xưng là Quan Thế Âm. Anh Hòa lúc này chưa có... nghề nhưng Anh nghĩ rằng câu chuyện này là do ma nó nhập vào cái hình Phật. Anh tức tốc cầm cả cái khung hình xuống và nguyện rằng: Nếu con đấm vào cái hình này mà mặt kính không bể thì quả thật là có chuyện ma nhập vào cái hình nàỵ Và Anh ấy đấm thật mạnh, (Anh là võ sĩ Thiếu Lâm Tự có thể nhổ bật góc cây thông to bằng bắp chân). Mặt kính cong hẳn lại và trở về bình thường. Anh tức tốc đốt cái hình Phật. Và Anh cũng phát minh ra cách là cả nhà đọc câu Nam Mô A Di Đà Phật để... hàng ma. Trong nhà, chẳng ai tin cả, nhưng chỉ có bà mẹ vì bí quá mà bà làm liều theo vậy thôi. Trong khoảng một tuần, thì bà mẹ bỗng nhiên lăn lộn và chỉ chỏ tùm lum và nói như mê sảng: Kìa kià họ đi ra quá xá trời luôn ... ... ... Bà mẹ nhìn đệ và xác nhận: Chính Bác thấy, họ là những người cao khoảng nửa thước vì câu niệm Phật mà được ra đi vui vẻ, họ đông lắm lận ... Cả nhà nhìn đệ và cầu khẩn: Anh Phước, anh đừng cho nó hành em Vân nghe, cương quyết không cho nó ở lại đây nghe. Đây là lần thứ nhì em nó bị. Đệ thủng thẳng vào phòng có Cô Vân nằm, vừa thấy đệ thì con ma nói tầm bậy tầm bạ và hoàn toàn vô nghĩa. Công việc đầu tiên là kiết giới bàn thờ trong nhà. Kế tiếp là kiết giới nguyên cả cái nhà. Sau khi làm xong thì đệ vào cái phòng của Cô Vân. Lại nói về Cô Vân: Cô Vân là một kịch sĩ nổi tiếng của Đoàn Văn Công Lâm Đồng. Trong khi dợt một vai người điên trong một vở kịch thì ngay lúc đó cô bị... nhập luôn. Nay lại kể tiếp: Vì cung cách xiếc chặc vòng vây bằng cách kiết giới như trên nên khi thấy đệ đi vào phòng thì con ma lại ê a đọc bằng một ngôn ngữ như tiếng Tàu và âm điệu như là đọc kinh trong chùa vậy.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
168
http://hoasentrenda.com
Đệ hiểu rằng là đối phương đã sợ khi đối diện với oai lực của những hộ pháp Kim Cang mà đệ đã gọi đến để kiết giới. Đệ nói với con ma rằng: Vì nhân duyên cô cho tôi cái điều kiện để trình bày lại với gia đình một vấn đề trọng đại là "Chết không phải là hết" nên cô muốn tôi làm cái gì thì tôi sẽ làm cho. Con ma nhìn đệ trừng trừng và trợn mắt và lè lưỡi và... nhập hoàn toàn 100% vào người Cô Vân. Ngày lúc đó trời Đà Lạt bỗng nhiên mưa. Con ma nói tiếng Việt trệu trạo như là người Tàu nói vậy: Trời mưa, lâu quá tôi không nghe tiếng trời mưa. Và cô (con ma) cho biết là tên cô là "A Bình" cô bị hãm hiếp và treo cổ vào cuộc cách mạng văn hoá bên Tàu vào lúc cô mới có 16 tuổi. Cả nhà há hốc, im lặng ngồi nghe cô kể chuyện hồi còn là một thôn nữ ở giáp giới Việt Nam và Trung Hoa. Câu chuyện có những chi tiết thật là thương tâm... Vậy cô có cần tôi làm cái gì cho cô không? Trước khi cô đi? Không, vì tôi có nghe nói rằng nếu về cõi đó thì yên vui lắm phải không anh? Tôi có qua bên đó vài lần, bên đó yên vui, có Phật chỉ cách tu hành, cô ráng tu hành cho ngon lành rồi đi giúp người ta nghe. Như anh vậy đó hả? Ừ, như tôi vậy. Và sau khi diễn lại cảnh bị chết treo cổ một lần nữa thì cô ra đi. Vào buổi chiều hôm sau, trong khi hồi hướng công đức cho cô, thì trong cái... chuồng của đệ, cô xuất hiện một lần cuối, cô đẹp hẳn ra, cô cám ơn đệ và vui vẻ ra đi trong câu niệm Phật. (Hai Lúa.) TB: Cảm kích vì nhìn thấy tận mắt cái tính hiền hoà và khôn ngoan của một tu sĩ mật tông, trong gia đình có Anh Cường phát tâm tu hành. Đệ nghe lại là Cô Vân đã có chồng, Anh Cường nay là hướng dẫn viên du lịch đến nay vẫn tu hành ngon lành. Đời sống dễ thở hơn.
5. Tà Đạo Trong Phật Giáo Tà đạo: Chúng ta thường có thói quen kỵ hai chữ tà đạo và không ưa ai đó tặng mình hai chữ đó. Ngược lại, trong Phật giáo, chúng ta lại có hai quan niệm rõ rệt về cung cách tu hành tà đạo.
a) Phương pháp tu hành đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm cơ bản của Phật giáo: Phật Thích Ca có một lần nhắc nhở La hầu La: -Thể xác này không là ta, linh hồn kia không là ta, tư tưởng nọ không là ta. Vì vậy, Phật giáo không chấp nhận có thể xác, linh hồn và tư tưởng trong điều kiện Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
169
http://hoasentrenda.com
“toàn giác”. Nên Phật giáo có một cách tu hành đặc biệt để loại bỏ dần các thành phần trên để vào được Niết bàn. Dựa vào phát kiến đầy trí tuệ trên: Chúng ta liệt kê những pháp môn tu về: Tinh khí thần, Xuất hồn, đánh võ thần quyền, thôi miên, luyện mặt trời, luyện mặt trăng, luyện thu lôi, Bát tinh, Thất sơn, Năm ông, luyện bùa ngải... đều thuộc về tà đạo (100%).
b) Phương pháp đi đúng đường lối của Phật giáo nhưng tu sĩ không chịu vào Diệt thọ tưởng định, hay chưa vào được. Trong điều kiện này, Phật giáo vẫn gọi đó là tà đạo. Kể từ khi tu sĩ đạt được trình độ Sơ thiền (chớ không phải thiền sơ sơ) với đầy đủ tầm, tứ, hỷ, lạc. Tu sĩ đã đi trên con đường Phật giáo rồi, nhưng vẫn không hiểu gì về Phật pháp hết. Khi vào được Tứ thiền, tu sĩ lo tu về thần thông để tập làm chủ tư tưởng. Ở đây, tu sĩ đã gần kề mục tiêu của Phật giáo rồi, nhưng chưa có một tý gì về Phật pháp hết. Mặc dù với sự cố gắng hết sức, tu sĩ có thể có đủ ngũ thông: - Thiên nhãn thông: Quán một màn tivi, giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một cảnh vật nào đó (nên chọn một cảnh vật gần nơi mình ở để có thể kiểm soát khi mình làm xong thí nghiệm). - Thiên nhĩ thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ ở đâu, và đang nói những gì? Liền thấy ổng đang làm cái gì đó trong màn tivi, và nghe tiếng nói của ổng “xuyên qua” đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác! - Tha tâm thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ đang nghĩ gì? Liền nghe tiếng nói của tư tưởng ổng xuyên qua đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác! - Túc mạng thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một quá khứ gần mình đang làm những gì: Liền thấy mình đang làm cái gì đó trong màn ti vi. Cùng một thể thức ấy, tác ý muốn coi mình đang làm gì vào lúc ba tuổi chẳng hạn... Một tuổi... Không tuổi... Lúc này nên đặt câu hỏi “Rồi sao nữa” để thấy được tiếp... Nhớ giữ giới luật thật nghiêm khắc khi thử nghiệm. - Thần túc thông: Trước khi thí nghiệm, lấy một cái đĩa và rắc khá dày bột phấn rôm (talc) hay tro lên đĩa đó, để dĩa trên bàn ngoài phòng khách. Vào nơi mình tu tập, nhập Tứ thiền, quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn thấy nơi mình để cái dĩa và tác ý muốn vào nơi đó để ịn bàn tay mình lên đĩa đó. Liền thấy mình đứng trước đĩa và ịn bàn tay mình lên đó. Xuất định, đi ra kiểm soát coi có dấu tay mình trên đó không? Nhớ nhờ một người khác xác nhận có đúng vậy không? Để tránh rơi vào ảo giác! Sau đó tác ý đi lấy một cái gì đó của một anh bạn nào đó... Lấy xong nhớ trả lại họ chớ không thì tội nghiệp họ. Tuy vậy, họ vẫn bị Phật giáo gọi là tà đạo!!! Và như vậy, cho tới khi tu sĩ vào được Phi phi tưởng xứ. Lúc này tu sĩ có thể coi được bốn mươi kiếp (40), vì còn tà đạo, tu sĩ không cách gì coi được kiếp thứ bốn mươi mốt (41)!!! Thật là ghê gớm, khi được biết mình vẫn còn bị kềm hãm trong tà giáo! Lúc đó tu sĩ mới hiểu được sự cao siêu của đức Phật. Chỉ khi nào Tu sĩ vào được Diệt thọ Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
170
http://hoasentrenda.com
tưởng định thì lúc đó tu sĩ mới được công nhận là không còn tà đạo nữa!!! Tất nhiên còn phải vào cho đủ bảy lần để chỉ thành Độc giác Phật. Còn bậc “Như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, thế tôn” thì Thằng ngọng tôi, xin nghiêng mình đảnh lễ! Trên đây là con đường dành cho những người thật là bình thường đi vào chánh đạo (có nghĩa là phải đắc các từng thiền trước rồi mới vào được Chân lý). Còn một con đường khác hay hơn và rất là hiếm khi thành công, đó là con đường đi tắt vào Chân lý. Có nghĩa là, khi ngồi nghe nói chuyện đạo, tự nhiên do câu chuyện gây xúc động mãnh liệt, tâm của người đó đột biến và ngừng giao động, nếu cứ để yên như vậy thì có thể đắc ngay quả vị A La Hán mà không cần phải đắc các từng thiền. Chúng ta nên thận trọng khi gặp những cái gọi là Tà sư, có những tà sư thật sự là dở (phần 1.). Đối với các pháp môn đó, là Phật tử, chúng ta không tu theo họ. Nhưng cũng có những “tà sư” nhưng vẫn còn dùng được vì chữ tà đây lại có nghĩa là chưa tu xong. Vậy chúng ta đừng vội cho ông này tà, bà kia chính. Vì thật sự vấn đề chính, tà hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Vì oái oăm thay, chúng ta hoàn toàn vô minh có nghĩa là còn tệ hơn là tà đạo nữa! Thật vậy tà đạo chỉ dùng cho những tu sĩ hoặc tu sai lầm, hoặc chưa tu xong. Còn chúng ta không hiểu gì hết về vấn đề tu hành (vì còn là vô minh) mà bày đặt đi lo phê bình này nọ theo quan niệm rất là phàm phu của chúng ta.
6. Yết Ma Bộ (Mật Tông của Quỷ Thần) Không thể gọi là Mật Tông là một phương pháp tu của Phật Giáo được. Mà thật ra nó được chia ra làm ba bộ: 1. Quỷ thần 2. Bồ Tát 3. Phật Trong 3 cái này thì Bồ Tát và Phật thì được chớ cái bộ của Quỷ Thần thì rắc rối vô cùng. Và không biêt đâu mà rờ. Là vì trong bộ này thường hay có danh từ... "nhập vào" và "xuất ra". Và cũng có danh từ... đánh vỏ, uống bùa, xâm bùa, kiên cử những cái là lạ như là: Không được ăn... khế, thịt chó, thịt trâu, chui qua dây phơi đồ... Và dĩ nhiên là cái lạ nhất là: Nếu mà phạm thì sẽ bị bùa quật, hay là hành xác... Do đó cho nên, không có ai khi chơi Mật Tông mà lại đi tìm những cái thuộc về "cái bộ cho quỷ thần" này. Duy chỉ có một phần là được hay dùng đó là cách lên đồng của quỷ thần. Cách lên đồng như sau: Người lên đồng dùng 1 sợi dây tự thắc cổ, hay là nhờ 2 người đứng hai bên xiết thật mạnh và thật chặt sợi dây vào cổ của mình. Và khi sợi dây lún xâu vào cổ, với cái mặt tím lè vì nghẹt thở, thì cũng là lúc quỷ thần nhập vào và tiên đóan này nọ. Có khi cả tiêng đồng hồ! Yết Ma Bộ (Mật Tông của Quỷ Thần) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
171
http://hoasentrenda.com
Lâu lắm rồi, tibu có tới một cái chùa gần "Chùa Tàu" trên Đà Lạt và có gặp "Sư Phụ" (là danh xưng mà người ta thường gọi thầy). Khi được mời vào cốc của thầy để "một chọi một", thì thầy ngồi trên cao và tibu ngồi dưới đất. Thầy nhắm mắt và khi mở mắt ra thì tibu có cảm giác như có một cái luồng điện gì đó nó chạy xuyên vào thân thể của mình. Tibu tác ý là nối cái lực này xuống Đất. Thế là cái lực đó mất tiêu và Thầy nhắm mắt lại và nói một câu: "Cái này là măng lại già hơn tre đây". Giải thích: Thông thường là người dùng Yết Ma Bộ (Mật Tông của quỷ thần) hay dùng cái lực này để đục thủng hào quang của người đối diện. Và ghi vào đó một mã số để khi mình tập theo lời chỉ dẫn của người này thì mình sẽ nhận thấy cái lực này thêm nhiều lần nữa và chẳng mấy chốc mình sẽ bị các "Điện Thần Nhân" xâm nhập và điều khiển mình y như là con rối. Có hai trường hợp xảy ra: 1. Mình hoan hỷ chấp nhận sự khó chịu này thì mình đương nhiên là... hội viên của họ. Có nghiã, một lần nữa, là khi mình tập theo lời yêu cầu của họ thì mình sẽ bị các "Điện Thần Nhân" này nhập vào thân thể của mình. 2. Mình chống lại bằng cách của hpm, hay là cách của tibu, hay là cách của Hoà Lùn thì bộ mặt thật của họ sẽ lộ ra trong giấc mơ ngay liền lập tức (y như là hpm đã kể). Cách của Hoà Lùn: Anh chàng tự chế lời nguyện như sau: - "Con không biết cái này là cái gì! Con sẽ làm theo lời Thầy dạy, nhưng trước khi con làm thì cho con một giấc mơ." Mộc mạc như vậy đó, và hiệu quả vô cùng (sở dĩ nó được là vì: Anh Hoà lùn của mình ăn ngay nói thật ghê lắm). Thế là, sáng hôm sau, anh chàng mò qua Trạm Y Tế để gặp tibu và kể rằng: "Tôi gặp lại ông Thầy trong giấc mơ và thấy ông Thầy bận quần xà lỏn với cái áo cà sa! Tôi chưa lần nào thấy tu sĩ nào mà ăn bận gì kỳ cục như vậy cả! Tôi thấy nó kỳ kỳ sao đó! Chắc là tôi không tập theo ông ấy đâu."
V.
BIA RƯỢU VÀ TU HÀNH Sau đây là những cách làm, khi uống rượu (làm thử trước ở nhà):
1. Vào "Cận Định" mà uống cho qua chuyện: Chú ý tới trung tâm năng lực Ajna và giữ cho chỗ này nặng nặng hoài thôi (Từ khi ở nhà cho tới khi hết chuyện). Xong chuyện, thì chú ý đến trung tâm năng lực Anahata (Huyệt Ngọc Đường) và tưởng tượng cho chỗ đó quay ngược chiều kim đồng hồ. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
172
http://hoasentrenda.com
Miêu tả: Vị trí tưởng tượng là "từ bên trong thân thể" nên khi tưởng tượng là từ bên trong ra ngoài. Và nhớ cho chỗ đó nó quay ngược với chiều kìm đồng hồ. Không nên cho nó chạy ngược chiều kim đồng hồ nhưng lại tưởng tượng từ bên ngoài mà nhìn vào cơ thể Vì khi làm như vậy là: Làm cho nó chạy ngược lại rồi (đừng có dại dột mà làm thử). Không hiểu thì cứ hỏi lại cho rõ.
2. Vào "Tứ Thiền Hữu Sắc" để mà uống và sau đó là dùng màn tivi đẩy chất độc ra khỏi cái hào quang bằng nhiều cách: 1. Quán ngay luân xa anahata (huyệt Ngọc Đường) và tác ý cho nó quay thuận theo chiều kìn đồng hồ. 2. Quán cái hột vịt hai đầu bằng nhau và quán cho hào quang nó sạch sẽ và bóng láng sau khi làm cho xong.
3. Xong chuyện: Mượn hộ pháp Kim Cang Vương của Tibu và nhờ anh chàng tẩy sạch hào quang của mình bằng cách nói chuyện đại ý như sau: - Ông à! Tôi có nghe ông Tibu kể lại chuyện ông ấy cai thuốc lá và ông đã dùng cái chày kim cang của ông mà làm sạch sẽ cái hào quang của ông tibu. Hiện giờ thì tôi không có thể thấy ông được, nhưng khi tôi đọc câu chú mà ông tibu có cho tôi thì nhờ ông làm một phát y chang như là ông đã làm cho ông tibu. Sau đó là đọc câu chú: Om Vajra Agni Prananpataya, svaha Ôm Vat ra A(gơ) ni Pra năn pa tai gia, soa ha TB: Ajna là cái trung tâm năng lực thứ 6. Vị trí là ngay giao nhau của hai chân mày với đường thẳng đứng ngay xoang mũi. Từ điểm này (Tha Hoá hay tập trung nơi này lắm đây) lại đo lên phía trên thêm 1/3 khoảng cách tới chân tóc. Người đầu trọc, thì lại đo từ điểm này lên phiá trên 1 bề ngang của ngón tay cái của chính mình. Nhớ soi gương mà làm chuyện này cho chắc ăn. Hỏi: Chết rồi thầy ơi, con đang uống rượu thuốc rễ cây để chữa bệnh đau dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Mỗi tối trước khi lên giường là con làm 1 chén hạt mít. Giờ con ko được uống nữa phải không ạ? Thảo nào cái đề mục biến đâu mất tiêu. HL: Luật hồi xa xưa, thời Đức Phật: Khi bị bịnh thì tu sĩ có quyền uống rượu để chữa bệnh. Thì con nằm trong trường hợp này. An toàn 100%, uống chừng đó đâu có xỉn đâu mà sợ!
VI. TÌNH TRẠNG Ù LỲ TRONG CÔNG PHU 1. Thói quen tu sĩ: Tu sĩ hay bất cứ nghề gì cũng bị cái thói quen nghề nghiệp nó làm cho tu sĩ, theo thời gian, mất đi cái cảm giác của "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy", có nghĩa là: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
173
http://hoasentrenda.com
Thay vì vừa làm vừa thưởng thức thì lại làm một cách máy móc, theo phản xạ. Điều tai hại lúc nào cũng xảy ra, nếu tu sĩ không làm cho mình "vui số 10" (với số 0 là không vui gì hết, và số 10 là vui tối đa). Không có cái vui này thì cái tâm nó lại chạy theo thói quen "buôn bán, tính toán này nọ" liền! Thói quen thâm căn cố đế: Cái mặt chìm của cuộc sống là đi tìm hạnh phúc, không có cái này thì... ai mà dại dột làm việc đó chi cho mất công, và tốn thời giờ một cách vô ích như vậy? Từ uống rượu, hút xì ke, đánh bạc, đi ăn vụng, ăn cao lương mỹ vị, uống máu, nhóm họp bạn bè, làm ăn... cái gì cũng không ngoài cái mục đích là đi tìm cái hạnh phúc. Trong đó có cái tu tập, cái mà nó đòi hỏi "Con Người" phải đạt tiêu chuẩn hạnh phúc rất là cao cấp, và cực kỳ rõ ràng. Tuy nhiên, do thói quen đã nói ở trên: Hành giả sau 1 thời gian tu tập thì tự nhiên lòi ra những phản ứng phụ trong công phu, những phản ứng này phát xuất từ nghiệp sát.
a) Đóng dấu tâm linh khi còn trớn ở "Cận Định" Có nghĩa là khi vừa mới ra cái bùi nhùi màu sắc mờ mờ, ảo ảo, xìu xìu, ểnh ểnh (củi lửa không nên thân).
(1) Trước hết là nên hiểu tình trạng "cận định" và tầm ảnh hưởng của nó: Tâm ở Cận Định là một dạng công phu cao cấp ở Dục Giới (Tương đương với Tha Hóa Tự Tại). Đồng thời nó cũng là... tiếng nói của lương tâm (nếu tâm thức dao động ngay ở cái bản lề giữa Thô Tâm và Vi Tế Tâm).
(2) Kế đó là nên biết cái ưu điểm và cái khuyết điểm của nó: Trong tư thế này mà kết luận bất cứ cái gì thì hành giả đều có thể tác dụng trực tiếp vào cái "Vô Thức". Mà cái "Vô Thức" mà bị kích động... đúng thì nó lại bơm cho hành giả tiếp tục tiến tu. Nhưng nếu mà nó bị... kết án thì nó sẽ cầm chân hành giả lại một thời gian rất là dài. Hư bột hư đường cũng là ở chỗ này đây! Bơm à? Ừ, nó có thể bơm hành giả khi hành giả "vui số 10". Còn "không vui được số 10", thì hành giả ráng sức mà tự bơm mình lên bằng cách là suy nghĩ về phước báu vô lậu này là: Ngồi xa lông mà cũng có đầy đủ pháp hành! (khỏi cần trèo non lội núi để tìm Milarepa) Ra ngoài đường thì tay bắt mặt mừng với Quan Thế Âm bằng xương bằng thịt! ... Có gì thì... mách Quan Thế Âm và nhờ giải quyết! Và nhớ là suy nghĩ về nhưng chuyện này khi vừa công phu xong. Lúc này tâm lực nó đang còn ở tình trạng "Cận Định" với cách suy nghĩ về cái phước báu này thì qua lần công phu sau: nó có thể lên tinh thần và... bơm mình để có thể tiến tu. Cầm chân được à? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
174
http://hoasentrenda.com
Ừ, nó bị chính mình kết án là... đồ cù lần! Làm ăn không nên thân! Ông đã chết lên chết xuống và đưa tới tận miệng mà làm... cũng không xong! Với câu kết án như vậy thì nó xuống tinh thần và lần sau là... chưa tập đã bị... khiếp vía và do đó là... hết pin! Nó còn bị cái ký ức này kềm lại khi gặp trở ngại trong công phu. to.
Nó là cái "lương tâm" hay là cái "Vô Thức" đó! Cả hai cái mà nó rị lại là thua
b) Chai lỳ tâm thức: Như trên đã nói là sau một thời gian tu tập thì buổi công phu biến thành phản xạ, hành giả làm... như máy, và mất hết cái "tình cảm" mà mình có được vào những buổi đầu: Tâm thức trở nên "chai lỳ". Do sự nhàm chán này mà tính cách linh động của đề mục lại không còn nữa. Sự phát sinh: 1. Sở dĩ có tình trạng này là vì... trong vùng mình ở... chưa có ai tập hay hơn mình, tính cách "ta đây" nho nhỏ xuất hiện và mọi cố gắng trở nên vô nghĩa! 2. Hoặc là có người cùng tập với mình. Nhưng người này lại quá hay, quá chính xác, nên mặc cảm "thua thiệt" bắt đầu xuất hiện và do đó mà tâm thức trở nên ù lỳ và từ tình trạng này nó thành chai lỳ luôn! Đây là tình trạng mà sách vở nói về "vi tế ngã" tức là một hạt cát của cái gợn nhẹ về bản ngã này đã chặn đứng được nguyên bộ máy tâm linh! 3. Ngoài ra, vì chưa có ai hay hơn mình nên mình không cần cố gắng nữa! Và tự cho là "Nhất Thiên Hạ" rồi! Đây cũng là... có lý khi hành giả này: Nói về nghe thì họ có thể nghe từ tiếng ììì của sợi dây có dòng điện đi qua, cho tới tiếng kêu của "Trái Đất". Hay từng hành tinh một trên dãy Ngân Hà! Nói về Thấy thì hào quang của họ từ nữa thước (lúc đầu tu tập) thì nay đã phủ trùm từ chỗ họ ở cho tới phân nửa Thái Bình Dương! Và dĩ nhiên là họ đã coi qua luôn được cái kiếp thứ 41 từ khuya rồi. Nói về nếm thì hành giả có thể nếm cả cái mùi của chính thân thể mình và ngay cả cái mùi... chưa đúng hay chưa chuẩn của một hệ thống hay là của một cái gì đó! Nói về rờ thì đã từ lâu lắm rồi: Họ đã rờ được từng bộ phận trong thân thể của họ và cho tới... Mặt Trời và Mặt Trăng. Làm được như vậy: Thì dĩ nhiên, câu nói "Trên Thế Giới này chưa ai làm được như con hết!" là... đúng!
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
175
http://hoasentrenda.com
2. Giải quyết: Như vậy là... ai cũng bị! Nhỏ bị theo nhỏ, lớn bị theo lớn! Cách giải quyết là: Mình tu để làm cái gì? Tất nhiên là để cho mình "hạnh phúc" và cứ suy nghĩ về câu trả lời này thì... an toàn. Có nghĩa là lúc nào mình cũng vui và nhẹ nhàng là ngon lành. Còn y như chưa tu, có nghĩa tâm nó cứ bơ bơ và hể mà có tý chuyện là mình cảm thấy được cái nặng nề ... cái mệt mỏi và nhất hay "lên giọng" hơi cáu gắt ... là có vấn đề!
a) Suy nghĩ dương tính trong tình trạng thê thảm (tự bơm): Cái phần này dành cho những người "hay kết án mình"! Phải hiểu là sự kết án này nó phát xuất từ: 1. Cái tình thương chân thành với thằng Bạn của mình. 2. Do mình cũng muốn phụ nó một tay để cho nó đỡ mệt. Nhưng vì tập hoài không xong, nên mới sanh ra cái phản ứng trên. đình".
Lời khuyên là: Nên để ý đến câu chuyện "Học đánh kiếm để trả thù cho gia Chuyện rằng:
Có gia đình nọ bị cướp vào và bị giết hết. May thay, còn lại bà mẹ và đứa con út. Mẹ nuôi con lớn lên và cho con đi học kiếm để phục thù. Khi thanh niên này gặp được vị Thầy thì anh chàng hỏi rằng: - Học nhanh nhất thì trong bao nhiêu năm mới thành kiếm sĩ? Thầy nhìn tướng người học trò, đo xương bả vai (theo truyền thống bí mật của Samurai), xong rồi mới gật gù trả lời: - 5 năm. Học trò đề nghị là: - Nếu con học siêng năng và ngày đêm thao dượt thì bao nhiêu năm? - 10 năm thì xong. Nếu con bỏ hết, ngay cả thời gian ngủ, nghĩ và tiết chế cả ăn và uống để dành cả thời giờ đó vào việc thao dượt thì bao nhiêu năm? - 15 năm có thể là xong, nhưng chắc rằng xong rồi thì hết làm gì được. Và nhìn anh thanh niên này, Kiếm Sư nói lên khẩu quyết quan trọng như sau: - Này anh bạn à, sở dĩ có chuyện trễ nải đến như vậy là vì anh bị phân tâm trong việc học. Anh bạn phải mất đi 10 năm vì anh bị hai cái: cái thứ nhất là việc học kiếm, và cái thứ hai là việc trả thù. Còn chuyện 15 năm là vì anh sẽ bị ba cái: cái thứ nhất là học kiếm, cái thứ hai là trả thù và cái thứ ba là không có đủ sức khỏe. Lời khuyên của tôi là anh cứ lo học kiếm và khi học là gác chuyện trả thù qua một bên. Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
176
http://hoasentrenda.com
Khi nào xong thì tôi sẽ nói cho anh bạn biết, và tôi sẽ là người nhắc cho anh bạn nhớ lại là phải đi trả thù. Kết quả: ba năm sau là anh chàng học xong.
b) Tỷ lệ "quyết tâm". được.
Ai cũng quyết tâm hết á! Có người làm được, và cũng có người lại không làm Tại sao? Nguyên nhân sâu xa:
(1) Trí óc thì biết đây là phương pháp đầy đủ và muốn thực hành, nhưng do thói quen lâu đời nên khó có thể quyết tâm được. Thói quen này do đâu mà có? Con Người chưa tu tập xong thì có ba phần: Tư tưởng, linh hồn và thể xác. Trong đó thể xác ảnh hưởng nặng nề nhất, kế đó là linh hồn và sau cùng là cái tư tưởng. Thể xác thì... ở đây. Linh hồn thì có khả năng di động nhiều hơn, còn tư tưởng là cái hay trở về với những thói quen xa xưa của hành giả. Có nghĩa là khi hành giả ngủ thì tư tưởng lại có thói quen lôi cái linh hồn về lại cõi mà nó hay ở. Dùng thiên nhãn mà coi một hành giả, thì sẽ thấy được nguyên nhân này liền: Khi còn thức là "con người" nhưng khi đi ngủ thì linh hồn lại trở về cõi Atula, hay cõi linh vật (Rồng), hay là đi gặp lại những vị thầy mà mình đã tu tập với họ: Thông thường là những cõi của những "Điện Thần Nhân". Những hành giả này rất là khó mà quyết tâm.
(2) Sau đây là những kinh nghiệm của những người, tuy rằng đang lâm vào tình trạng trên, nhưng vì có phước báu nên đã mò ra cách thức như sau: (a) Điều đình tâm thức:
Như đã nói ở trên, tâm của hành giả "chạy ngược chiều" với lòng mong muốn (áp dụng cho những hành giả có liên quan đến cái "Điện Thần Nhân"). Trong điều kiện này thì phải quay ngược 180 độ. Nhưng làm như vậy là quá đột ngột nên tâm lý nó bị dao động rất là mạnh và không ổn định. Do tình trạng không ôn định này mà nó không thể yên tâm mà vào đề mục được. (tình trạng ngủ mê mệt khi sắp sửa vào đề mục). Nguyên tắc là làm từ từ. Vào thời kỳ của Đức Phật Thích Ca thì Ngài cho thời gian là ba tháng. Những hành giả này làm cái gì trong ba tháng này? Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
177
http://hoasentrenda.com
Họ... hoan hỷ ở "Cận Định" nhưng lại kiểm soát không cho mình "lớn lối", và không cho mình "hở tý là sân hận", "hở tý là ghen tuông". Trong ba tháng vào quân trường này họ rơi hoàn toàn vào tình trạng "không phải là Tha Hóa Tự Tại" (do không cho mình "lớn lối") và "không phải là Atula" (do ngăn chặn tình trạng ghen tuông và sân hận). Cũng trong ba tháng này họ cũng được nghe tin tức: Những người tu sĩ được quả vị này, được quả vị kia... việc này để bơm họ lên. Do sự chuẩn bị tâm lý được như vậy nên khi họ có, hay là gặp những triệu chứng như sau, thì họ biết là thời gian nhấn ga tu hành đã đến: 1. Ra ngoài đường thì hay nghe những người khác gọi nhau sau lưng mình. Chuyện kỳ lạ là họ vẫn cứ gọi nhau hoài đó chớ! Nhưng trong tình trạng "ba tháng quân trường" thì hành giả lại nghe tiếng gọi lại có tính cách "hướng về mình" và rất là chói tai. 2. Khi công phu vào "Cận Định" thì trong khi nhắm mắt nhìn cái đám sương mù, hay là màu sắc bùi nhùi, xoay xoay ngay đằng trước mặt (thông thường hành giả chỉ dừng ở ngay chỗ này thôi) thì đồng thời cũng có cảm giác là có cái gì đó nó đang ở sau lưng mình. Và hành giả biết là "cái đằng sau lưng là không đúng, và không tự nhiên". Hai hiện tượng này nó phản ảnh tình trạng níu kéo của các cảnh giới thuộc loại thói quen xa xưa của mình. Sau khi cứ bị đi, bị lại tình trạng trên, thì hành giả nên hỏi người có thiên nhãn xác nhận lại lần cuối, coi có đúng là như vậy không? Nếu đúng, là hành giả nhấn ga tu hành vào cách "Nhập Chánh định" vào đề mục. Song song vào đó, nên nhớ tác ý về tình trạng hỷ lạc khi đề mục đã xuất hiện ổn định (lâu từ 40 giây đồng hồ trở đi). Mẹo vặt: Trong khi đề mục chưa có xuất hiện mà hành giả cũng còn đang loay hoay với cái đám sương mù hay là đám màu sắc... thì hành giả nên bơm mình lên bằng cách suy nghĩ: Đây là cơ hội ngàn vàng do cố gắng cá nhân mà tôi được như vầy đây! Tôi đang đi trên con đường "Chánh Pháp" đây là kết quả của những "Phước Báu Vô Lậu" mà tôi đã gieo trồng từ vô lượng kiếp cho tới này. Đây đúng là thời thoát xác tu hành! Và với tâm hoan hỷ như vậy, hành giả vào công phu và tìm cách vẽ bằng tư tưởng cho ra cái đề mục ngay đằng trước mặt mình. Nếu chưa ra thì nên biết là từ Vô Lượng kiếp cho tới nay, hành giả chưa một lần đạt được tình trạng công phu theo kiểu này! Do đó mà nó mới... khó làm như vậy! Hiểu như vậy thì không nên kết án mình là... dở, là... không ra gì! Mà vô tình lại rơi vào cái vòng lẩn quẩn của tình trạng ù lỳ trong công phu! Mà nên... bơm mình lên bằng cách nói cho mình nghe là: Chẳng qua đây là thói quen! Mà thói quen thì làm riết thì nó... quen! Và khi nó đã quen thì nó làm được! Vấn đề chỉ còn là cố gắng cá nhân và nhớ là phải làm đều đều, một cách "trung đạo". Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
178
http://hoasentrenda.com
(b) Nhập Chánh định vào đề mục:
Trong khi tu hành nước rút này: 1. Hành giả không được bước ra khỏi chương trình tu hành. Có nghĩa là phải kềm cái tâm của mình lại, và dán nó vào cái đề mục. 2. Hoặc là sau này (có thiên nhãn rồi), thì dán cái tâm vào cái điều mà mình muốn quán tưởng. Không cho nó chạy bậy. Điều này khó làm... trần ai luôn đó! Nhưng sau khi bị mệt phờ râu, mệt gần chết, mệt lả người... thì tâm thức đã bị khuất phục và nó phải làm theo ý của mình. Đối với những người hay về cõi Linh Vật (Rồng) thì chỉ cần sám hối và vào tập vào Chánh định! Loại hành giả này không thích sám hối đâu! Nhưng chỉ có cách này thì mới tiến được mà thôi. Hay nói cách khác đây chỉ là quẹo cua 90 độ mà thôi, nên tình trạng điều đình tâm thức nó không có nặng nề như hành giả Atula hay là hành giả "Điện Thần Nhân". (Đệ là hành giả "Điện Thần Nhân"). Một giấc mơ, hay là một linh ảnh chứng tỏ là hành giả đã giả từ được cảnh giới đó và ra đi: Các Bạn cứ tưởng tượng một vận động trường có thể chứa được vài tỷ người, và vài tỷ người này đồng thời vảy tay chào hành giả. Trong khi đó là hành giả lại bay từ từ trên hư không! Cảnh tượng ngoạn mục và thanh tịnh không thể tả được. Lúc này mà ngủ quên trong chiến thắng là..." không có cái ngu nào bằng cái ngu này". Lúc này là lúc nhấn ga tu hành và nhập cho vững chắc vào cái "Chánh định trên một đề mục". Làm như vậy là khẳng định với chính mình là "không về lại thế giới này nữa đó!
c) Tuyệt chiêu của Đại Đệ Tử của Đức Phật. Nói về những Ngài này, ít ai ngờ rằng những gian nan và khó khăn mà các Ngài phải tự chiến đấu với cái thói quen lâu đời của mình. Thật là ngoài sức tưởng tượng của bọn mình khi có thể tạm thời hình dung được hoàn cảnh cô đơn và tuyệt vọng của các Ngài khi đang phấn đấu và tự bức phá để tu hành! Những Đại Đệ Tử này thật là xứng đáng và là những tấm gương không bao giờ phai mờ. Chỉ trong vòng một tuần thôi mà các Ngài đã chứng tỏ cho cái đám hậu sinh như bọn mình đây... phải... xanh mặt khi chỉ có đọc được phần tóm tắt về những khó khăn mà các Ngài đã phải trải qua trong thời kỳ chập chững vào Chánh Pháp.
(1) Mục Kiền Liên: Ngài thứ nhất và cũng là Ngài lỳ đòn nhất, không ai khác hơn là Ngài Mục Kiền Liên: Đó là Ngài mà các tu sĩ sau này chế ra cái chuyện "ăn bánh bao có thịt chó" (Ấn Độ đâu có ăn... bánh bao!), mà bọn mình có thời kỳ "tin như sấm" đó. Lý lịch cá nhân: mù mờ (vì đây là lúc Ngài còn đang tu hành.) Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
179
http://hoasentrenda.com
Phản ứng của tu sĩ, phản ứng này... chỉ có Đức Phật Thích Ca là người phát hiện ra khi Ngài ở Tứ Thiền và đi ăn xin: Ngài đã tỏ ra mất kiên nhẫn khi đứng trước cửa nhà ai đó! Trong dịp này Đức Phật đã dặn dò Ngài là: "Mỗi lần các thí chủ này trễ nải về chuyện để bát cho ông thì ông nên nhớ cho tôi điều này là: Không phải họ khinh ông, mà là họ đang bận làm chuyện gì đó mà thôi!" Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy thôi mà Ngài Mục Kiền Liên đã nhận ra cái không hợp lý của chính mình! Đó là: Tại sao đã là Tứ Thiền rồi mà còn có tình trạng... mất kiên nhẫn? Lời bàn: Thật là tinh tế khi Ngài tìm ra điều này! Tứ Thiền có thể ví như là Bác Sĩ. Và mất kiên nhẫn là phản ứng của người chưa tu, thì có thể ví như là "tình trạng mù chữ". Bác Sĩ và tình trạng mù chữ là hai hiện tượng không chấp nhận, và không thể nào đi đôi với nhau. Hết lời bàn. Ngài rà soát kỹ lưỡng hơn nữa trong một ngày và coi Ngài có làm gì sai trái không? Thì Ngài thấy là Ngài không phạm điều gì hết! Vả lại, Ngài lại tu hành xa Đức Phật nên không biết tính sao, và không biết hỏi ai! Và từ đó Ngài thấy rất là rõ cái gợn nhẹ của sự phật ý! Và chính sự phật ý này lại đưa đến sự mất kiên nhẫn, khi Ngài gặp điều gì không được như ý như là đứng đợi khi đi ăn xin. Đây là cái gai! Nhưng nguyên nhân của cái gai thì Ngài lại mù tịt! Cô đơn và tuyệt vọng trong rừng, Ngài không tìm ra được đâu là cái khuyết điểm về cách tu hành của mình! Ngài tự nhủ: - Thật là điên cái đầu! Mình giữ giới luật tới như vậy là cùng cực rồi! Tập tành như vậy là hết rồi! Đề mục rõ và không gian thanh tịnh như vậy là hết mức rồi! Nhưng ở đâu lại ra cái tình trạng "mất kiên nhẫn này" vậy ta! Tất nhiên, "hay gõ thì sẽ mở", "hãy tìm thì sẽ gặp" lại không sai trong trường hợp này: Ngài đã tìm ra được nguyên nhân của cái thời gian mà Ngài không kiểm soát được! Đó là lúc Ngài đi ngủ! Ngài tự nhủ: - À há! Do tình tạng không thể kiểm soát này mà sự mất kiên nhẫn cứ hành hạ
mình! Bởi vậy mà Đức Phật mới có cơ hội để thuyết pháp về cách tu hành để chống lại cơn buồn ngủ. Trích dẫn
Còn Mahà Moggallàna thì không sử sách nói rõ tại sao Ngài lại chọn nơi ẩn tu xa xôi tận rừng núi, tại ngôi làng Kalla Vàlaputta, thuộc vương quốc Ma Kiệt Ðà Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
180
http://hoasentrenda.com
(Magadha). Ở đó, với một sự tinh tấn bất thối Ngài luôn luôn giữ tâm trong pháp thiền, ngay cả trong lúc đi kinh hành hay trong những oai nghi khác. Mặc dù vậy, Ngài vẫn bị những cơn buồn ngủ nặng nề tràn ngập. Ngài không muốn đầu hàng những hôn trầm này. Nhưng Ngài vẫn bất lực, không thể giữ cho thân mình ngồi thẳng, và đầu vẫn ngục xuống. Có những lúc Ngài phải vận dụng toàn lực để mở rộng đôi mí mắt, không cho nó khép lại. Ðây là một trạng thái rất dễ hiểu. Bởi khí hậu vùng nhiệt đới oi bức, và bởi sau những năm dài du phương tầm đạo. Ðại đức Mahà Moggallànagiờ đây thân thể phải mệt mỏi và những cơn buồn ngủ đến với Ngài là một sự tự nhiên. Nhưng đức Thế Tôn, bằng đức tính chăm sóc của một bậc thầy đến hàng đệ tử, Phật dù biết vậy, vẫn không ngừng theo dõi mọi sinh hoạt của Mahà Moggallàna. Ðức Phật tuy ở xa, nhưng với nhãn lực siêu phàm Ngài đã thấy rõ những trở ngại tu tập của người tân môn đồ đó, nên dùng Phật lực hiện ra trước mặt Mahà Moggallàna. Khi Mahà Moggallàna thấy Phật đang đứng trước mặt mình, một phần lớn sự buồn ngủ, sự mệt nhọc tự nhiên bị biến mất. Bây giờ đức Thế Tôn mới hỏi Ngài: - Phải chăng Mahà Moggallàna đang ngủ ngục? - Bạch Thế Tôn! đúng vậy! sau:
Phật bèn dạy tám pháp giải trừ chướng ngại hôn trầm (buồn ngủ) như
1/ Này Mahà Moggallàna! Ðừng nghĩ rằng có cơn buồn ngủ đang ở trong ông, rồi chú ý đến nó. Giữ tâm như thế cơn buồn ngủ sẽ biến mất. 2/ Nếu làm như vậy mà hôn trầm không đi mất thì ông nên nhớ lại những lời dạy của Như Lai và suy ngẫm. Khi ông nhớ đủ, rồi soi xét ý nghĩa giải thoát thì hôn trầm sẽ biến mất. 3/ Nhưng nhớ đủ Phật ngôn như thế mà hôn trầm không biến mất, thì ông nên lập lại sự phán xét ấy một cách chi tiết hơn về các pháp hữu vi của Như Lai đã dạy, hôn trầm sẽ theo đó mà biến mất. 4/ Nhưng nếu hôn trầm cũng không biến mất thì ông đem tâm ý vào xúc giác, cọ mạnh đôi vành tai và xoa bóp tứ chi thì hôn trầm (hay cơn buồn ngủ) sẽ biến mất. 5/ Khi làm như vậy mà hôn trầm cũng không đi mất thì ông nên đổi oai nghi, để tâm và ý duyên vào động tác, như đứng dậy đi rửa mặt bằng nước mát, rồi phóng tầm mắt quan sát tất cả mười phương tám hướng. Ðoạn ông nhìn lên bầu trời, quan sát mọi tinh tú, không gian, thì hôn trầm sẽ biến mất. 6/ Nhưng nếu làm như thế má hôn trầm vẫn không biến mất thì ông nên chăm chú đến ánh sáng. Nếu ấy là ban ngày thì lấy ánh sáng mặt trời làm đề mục. Ban đêm thì lấy ánh sáng tinh tú (trăng, sao) làm đề mục. Ðây là cách làm cho tinh thần xán lạn không bị ú ám, hôn trầm sẽ biến mất. 7/ Nhưng nếu dùng ánh sáng bền ngoài mà hôn trầm không biến mất thì ông quay lại soi xét nội tâm. Lấy nội tâm làm đề mục và cố gắng xem kỹ từng ý nghĩa, giống như lấy ánh sáng tinh thần để rọi thẳng vào tâm thức để thấy rõ từng chập tư Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
181
http://hoasentrenda.com
duy khác nhau, đừng để một thứ tư duy nào hiện lên trong đầu ông mà ông không biết, đồng thời ông đứng dậy đi kinh hành. Làm thế hôn trầm sẽ biến mất. 8/ Như thế mà hôn trầm vẫn không biến mất thì ông có thể nằm xuống, biết rõ mình đang nằm như một con sư tử: vai mặt ở dưới, vai trái ở trên, hai chân duỗi thẳng, kê lên nhau, giữ trong tâm một ý niệm mạnh mẽ là: "Ta phải biết mình toàn thân đang nằm như thế nào? Nếu thân thể ta mệt mỏi thì ta để cho nghỉ ngơi, nhưng ta không say đắm trong sự nghỉ ngơi ấy!" thì hôn trầm sẽ biến mất. Tất nhiên, Ngài chiến thắng và làm xong trong 1 tuần. Sau này Ngài sưu tra lại lý lích của mình thì Ngài phát hiện ra mình đã là "Thiên Ma". Như vậy, hành giả "Thiên Ma" sẽ phải vượt qua một cái núi Tu Di khó khăn đó là "Chống lại cơn buồn ngủ". Chỉ còn độc lộ này (con đường duy nhất) để mà thoát thân mà thôi! Vì hể mà hành giả đi ngủ là thói quen làm Thiên Ma lại có dịp hoành hành và lấy lại sức để rồi... làm cho hành giả mất kiên nhẫn, có nguy cơ dẫn đến sân hận và sau cùng là trở về an trú trong Tứ Thiền với khuyết tật sân hận này. Và dĩ nhiên là chôn đời trong vòng lẩn quẩn để làm đi, làm lại cái chuyện... Thiên Ma! Vòng tròn khép kín đến vô tận. Ngài Mục Kiền Liên đã đập tan ngục tù này chỉ trong vòng có 7 ngày! Trong cái chỗ giam người: Cực hình không cho ngủ là một trong cái dã man nhất: Nạn nhân bị điếc, bị nhức đầu, mệt mỏi cực kỳ, và sau cùng là ảo giác, rồi điên. Tất cả cực hình này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
(2) Ngài Xá Lợi Phất: Đại Đệ Tử thứ hai này của Đức Phật Thích Ca là Ngài Xá Lợi Phất. Nghe tới Ngài thì có ai ngờ là để có cái tài thuyết pháp tương đương với Đức Phật thì chính Ngài phải... tự thắng một cách cam go như thế nào! Trong bài trích dẫn về chuyện ngủ gục của Ngài Mục Kiền Liên, nếu các Bạn đọc kỹ thì sẽ thấy cái đoạn giải thích rằng Ngài Mục Kiền Liên ngủ gục vì cái nóng oi ả của xứ Ấn Độ! Hiện tượng "lấy bụng ta, suy ra bụng người" là một trở ngại lớn nhất trên con đường tu hành. Với sự thông minh sẵn có, tu sĩ này dùng lý luận theo cái nhìn bình thường và giải thích rất là ngon lành, chẳng coi trước và xem sau gì cả. Cái trở ngại này, Đức Phật gọi là "Thế Trí Biện Thông". Do "suy luận" nó nhảy vào và dùng sự nhận xét logic của nó để giải thích mọi sự việc. Tất nhiên, làm kiểu này thì kết quả sẽ là "gần đúng" và từ đó sẽ đẻ ra nhiều pháp môn "gần đúng". Do cái tình trạng na ná này mà Chánh Pháp bị tan tành đó là cái thảm họa lớn nhất! Còn cái thảm họa nhỏ hơn là khi hành giả nghe về "Vô Thường" thì cái "thế trí biên thông" nó nhảy vào và đưa ra hàng loạt kết luận: Vì tất cả là "Vô Thường" nên hiện tượng hiển nhiên là: Không có pháp nào để tu, không có quả vị nào để chứng! Ngài xá Lợi Phất bị cái cú này! Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
182
http://hoasentrenda.com
Khi Ngài quán đề mục thì vừa lúc đề mục xuất hiện mờ mờ thì "thế trí biện thông" nhảy tót vào và định nghĩa: - Cái này đâu có phải là quán mà chỉ là trí tưởng tượng mà thôi! Và khi đề mục mới xuất hiện và chỉ là mờ mờ: Thế trí biện thông lại xuất hiện: - Cái này đâu có phải là thấy, nếu mà là "thấy" thì nó phải là rõ như mình nhìn cái lá cây kia kià! Cái này đúng là do tưởng tượng, nó chẳng có ăn nhập vào đâu cả! Và làm như vậy là... sai rồi! Và Ngài làm bất cứ cách nào thì cái suy luận này cứ nhảy vào, rồi định nghĩa! Ác một cái là nó tự cho nó điểm bằng cách nhận xét, phê bình này nọ luôn! Không cần phải suy nghĩ dông dài! Ngài chỉ hét trong cái tâm của Ngài cái câu trứ danh: "Tôi không muốn thấy các sắc pháp này nữa! Vì tôi biết còn có nhiều cảnh giới cao đẹp hơn, cũng như còn nhiều sự giải thoát cao hơn nữa! Tôi còn rất nhiều việc phải làm!" Với chiêu thức này, cùng với ngay lúc Ngài cảm nhận được sự hỷ lạc loan tỏa ra trong thân thể của Ngài khi Ngài chứng Sơ Thiền thì "thế trí biện thông" tạm thời lui binh. Quật ngã Ngài không được, "thế trí biện thông" lui vào linh tính và làm cho Ngài có một trực giác rất là bén nhạy: Ngài thuyết pháp rất là trúng ý của Đức Phật Thích Ca. Đến độ, Đức Thế Tôn đã nhiều lần xác định rằng: - Nếu mà tôi có nói cho mấy ông nghe thì cũng đến cở này là hết! Xá Lợi Phất đã trình bày không sót một chi tiết, mấy ông nên theo đó mà làm. Và cứ thế, Ngài cứ một mạch sử dụng cái linh tính này. Tuy nhiên, cái linh tính đâu phải lúc nào cũng đúng đâu! Nếu nói về thuyết pháp thì Ngài Xá Lợi Phất siêu đẳng bao nhiêu thì ngược lại: Chuyện hướng dẫn những người khác tu hành, Ngài lại sơ hở bấy nhiêu. Cũng vì cái linh tính này mà Ngài bị hố to! Chuyện rằng: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dp&pp/dp&pp08.htm Trích dẫn: [...] Đến năm lên mười tám, nhân dịp một tư tưởng luyến ái phát sanh có liên quan đến thân hình đẹp đẽ của mình, Sa-di Rahula (La Hầu La) lại được nghe một bài Pháp thâm diệu về sự phát triển tinh thần. Ngày nọ thầy Sa-di theo Đức Phật trì bình. Phong độ oai nghiêm quý trọng của hai vị tu sĩ xem tựa hồ như thớt ngự tượng dõng dạc cùng đi với tượng con quý phái, như thiên nga của đức vua dắt con lội trên mặt hồ trong cung điện, như hổ chúa oai phong và hùm con lẫm liệt. Cả hai Ngài đều có Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
183
http://hoasentrenda.com
thân hình đẹp đẽ, cả hai đều thuộc dòng mã thượng và vương tôn, cả hai đều từ ngai vàng cất bước ra đi. Trong lúc chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn, Sa-di Rahula (La Hầu La) nghĩ rằng: "Ta cũng đẹp đẽ như Đức Thế Tôn, cha ta. Thân hình của Đức Phật vô cùng đẹp đẽ và thân hình ta cũng vậy. [16]" Đức Phật đọc ngay tư tưởng bất thiện ấy. đang đi, Ngài dừng chân, quay lại dạy như sau: "Bất luận hình dáng đẹp đẽ hay xấu xa, hay thế nào đi nữa, cũng phải được quan sát như vầy: Cái này không phải của ta (N'etam mama); cái này không phải là ta (N'eso'ham' asami); cái này không phải là linh hồn của ta (Na me so atta) [17]" Thầy Rahula cung kính bạch với Đức Phật có phải ta chỉ nên xem hình thể như thế ấy không. Đức Phật dạy rằng ta phải xem tất cả năm uẩn (khandha) [18] như thế ấy. Sau khi nghe lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, Thầy Rahula xin phép không đi theo vào làng trì bình như mọi hôm. Thầy dừng lại dưới cội cây, ngồi chéo chân theo lối kiết già, thẳng mình và chú tâm hành thiền. Đức Sariputta (Xá Lợi Phất), thầy tế độ của Sa-di Rahula (La Hầu La), lúc ấy không biết người đệ tử đang hành thiền về một đề mục mà Đức Phật vừa dạy, thấy thầy Rahula ngồi kiết già dưới cội cây thì khuyên nên chú tâm về pháp niệm hơi thở (Anapana Sati). Sa-di Rahula lấy làm phân vân khó xử bởi vì Đức Phật dạy một đề mục và vị thầy tế độ lại dạy một đề mục hành thiền khác. [...] Hết phần trích dẫn. Thế là Ngài La Hầu La toát mồ hôi lạnh vì không biết tính sao? Đây đều là hai sư phụ, nếu mà La Hầu La làm theo ý Ngài Xá Lợi Phất thì Ngài bị phạm lổi là không thi hành lời khuyên của Đức Phật và ngược lại! Ngài bèn đi hỏi Đức Phật! Cũng may La Hầu La là một Phật Tử đúng hiệu con nai tơ! (con ruột của Đức Phật, thì khi hỏi ba mình thì đâu có gì là ngại ngùng?), chớ nếu mà lại là một phật tử xoàng xoàng và do cái tính hay ngại ngùng khi đặt câu hỏi và rồi cứ ngồi đó nhắm mắt mà nghĩ tới chuyện đời thì hậu quả sẽ không biết ra sao! Vì không có thể khai triển cái năng lực quán tưởng (còn gọi là: Thực hành chánh định trên một đề mục) nên Ngài Xá Lợi Phất đã không có đủ phương tiện để độ những đệ tử của mình lên Tu Đà Hàm được! Mà Ngài chỉ dừng lại ở trạng thái "Nhập Lưu" hay là Tu Đà Hườn mà thôi. Trong khi đó thì Ngài Mục Kiền Liên là độ cho tới A La Hán luôn.
3. Kết Luận: Bài này tới đây là hết.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
184
biệt. trên.
http://hoasentrenda.com
Nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ hết được! Vì mỗi hành giả là một sự đặc Tuy nhiên, có thể tự mò ra những khiếm khuyết của mình qua những ví dụ Vì thật ra, là ít có ai mà không bị pha trộn lắm! Thông thường là "Hành giả Thế Trí Biện Thông" lại rất là nhiều.
cả.
Còn những trường hợp đặc biệt như là hành giả Thiên Ma thì đệ chưa có gặp ai
VII. CHÌA KHOÁ SỐ VÀ THƯỢNG/TRUNG/HẠ CĂN Cách đây ba hôm, đi với đứa Con Gái vào chợ đồ cũ. Đít không có đồng xu nhớt. Và dòm đứa Con Gái lựa món này, bóc món kia! Đi lòng vòng thì Tibu nhìn lên cái kệ để lung tung đồ và "Bắt" phải một cái ổ Khoá cực kỳ đặc biệt: Ổ khóa màu xám có bọc cao su chung quanh và to như nắm tay người lớn nặng cỡ gần một ký lô, hiệu Master! Hiệu khóa tốt bên này. Nhìn vào cái giá thì thấy có 0,50 đô. Có nghiã là 50 xu. Thế là tibu mừng húm vì có trò chơi. Đem về nhà thì bà chị vợ qua dòm cái ổ khóa khổng lồ và nói: - Ở đâu mà ra cái thứ này đây? - Dạ chợ đồ cũ. - Rồi làm sao mà mày mở ra? - Dạ nó có 10.000 con số thôi. Em vặn từ từ thì nó cũng phải ra! - Đồ điên! Đồ khùng! Biết chừng nào mới ra chớ! - Dạ khởi sự từ bốn số không và em làm đều đều thì thế nào nó cũng ra! Vợ đi làm về nghe ngay câu cuối cùng và nói vào: - Khùng điên quá anh ơi! Của ngưòi ta đã bỏ thì làm sao mà anh làm ra được? - Tại vì họ không có phương pháp và đầy đủ kiên nhẫn thì làm sao mà ra được? Để coi anh là "Thượng Căn" Trung Căn hay là "Hạ Căn". Cả hai chị em cùng hỏi một lúc: - Mở khóa mà có "Thượng Căn", "Trung Căn" và "Hạ Căn" nữa sao? Khùng điên vừa vừa! Để cho người ta khùng điên với! Chớ mày dành hết thì sao được! hahahaha! Tibu cũng cười theo: - Hahahahaha! Thế là Tibu vặn cho tới bốn số: 0 0 0 0 Và bắt đầu xoay từ từ, và đều đều, xoay không nôn nóng, không suy nghĩ, đến lúc đau tay thì tibu nghỉ mệt. Hết đau tay thì lại xoay tiếp, khi rảnh rỗi... Trong khi xoay thì ông đi qua bà đi lại: Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
185
http://hoasentrenda.com
- Đúng là đồ khùng! Đồ điên! - Trời! Trời! Ba làm gì nữa đây! - 10.000 cách xoay thì xoay biết chừng nào mới xong chớ! Ba ngày sau, bà xã đang đọc báo: Cụp! - Hehehehe! Nó phải ra thôi: 6519 cách xoay: Anh là "Trung Căn"! Bà xả quay qua nói: - Hay lắm vậy là khi đi chợ đồ cũ thì hễ thấy là rinh về cho anh mở! hehehe! Bà cầm lên và khen cái ổ khóa: - Nó như là một cái két sắt vậy hớ! Mình có thể đựng đồ vào cái thân của nó luôn! Hay quá! Thiệt là tiện lợi! Rồi bà nghiêm nét mặt: - Mà sao lại là "Trung Căn" - Khi mình nhận phương pháp về rồi để đó thì là... "Ngu Căn". Còn vọc thử và vọc đều đều thì y như cái ổ khoá này: Người chủ trước bắt buộc phải làm một mã số và con số đó phải nằm trong khoảng từ 0000 cho tới 9999 (vị chi là 10 000 con số). Vì anh vặn đều đều và tới số 6519 thì ra. Và con số đó nằm ở giữa nên anh là "Trung Căn". Nếu mã số lại nằm ở đoạn đầu thì anh là "Thượng Căn"! Còn ở phần cuối thì lại là "Hạ Căn". Thượng, Trung, Hạ... là kết quả của cách làm đều đều. Còn ngồi đó mà... nói, mà mơ tưởng... thì lại là "Ngu Căn"
E. TỤI NHỎ TU HÀNH (Thay lời kết) Sau khi thí nghiệm vào hai đứa con của tui, thì tui mới khám phá ra là ngay khi tuổi tụi nhỏ tới 7 tuổi thì đây là thời gian mà trí tưởng tượng của tụi nó phong phú nhất. Có nghĩa là khi tụi nhỏ tưởng tượng ra cái gì thì cái đó xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt của tụi nó. Ngay thời điểm vàng son này mà có người tu sĩ nào có nghề chỉ cần chỉ cho tụi nó cách thức "An Trú Chánh niệm Đằng Trước Mặt" thì tụi nó phát triển ghê hồn lắm. Thật vậy, chỉ cần không tới một, hai tháng là tụi nhỏ đã có thể xâm nhập vào Thế Giới Tâm linh dễ dàng còn hơn mình... đi chợ nữa. Tụi nhỏ có thể lấy lại cuộc sống thời kỳ còn ở Châu Atlantic. Có nghĩa là tụi nhỏ, không một trở ngại gì cả, có thể sống cùng một lúc ở hai thế giới: Thế Giới Thần Linh và Thế Giới Hiện Tại. Kết quả thật là ngoài sức tưởng tượng: Tụi nhỏ dần dần ít bệnh hoạn và sống rất là đàng hoàng, không quậy phá, rất trung thực và cực kỳ hiếu thảo. Hiện tượng chuyển hoá này hiệu nghiệm đến độ mà những gia đình có những đứa trẻ (mà, thông thường, ai cũng tưởng là tụi nó đều thuộc loại thượng căn) này đều có ý tưởng là: Nhờ Hai Lúa tôi mở một trường để đào tạo những tài năng này... Nhưng câu chuyện không dễ dàng như vậy đâu…..
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.
186
http://hoasentrenda.com
Kết quả: Bên Utah, Hai Lúa tui chỉ có chơi với hai gia đình: Cô Bé Hàng Xóm (với hai đứa con) và cô Không Nói Xạo (với một đứa con): Cả ba đều là tu giỏi và tu cao. Không những vậy mà ngay ngày tụi nhỏ thành Thánh Tăng thì bà mẹ cũng "bị" thành Thánh Tăng luôn. Cô "Không Nói Xạo" thì ngay lúc đó, còn "Cô Bé hàng Xóm" thì vài ngày sau đó. Bên Việt Nam, thì ngay đêm đó thì cả ba bà mẹ cũng bị cộng hưởng như trên luôn. Mến. Chúng tôi thành thật hoan nghênh tất cả những sự ấn loát, dịch thuật phổ biến, với một điều là: Ghi lại sau đó, đầy đủ nguyên bản tiếng Việt, để giữ được nguyên ý. HL.
Đọc cho kỹ, Suy nghĩ cho kỹ, Hỏi cho rõ và thật là kỹ và sau cùng là làm cho thiệt là kỹ. HL.