Nhập thất là gì

Page 1

hoasentrenda.com CHỌN NƠI TU HÀNH Lập cốc (lập thất) Trong buổi nói chuyện tràng giang đại hải với Thầy Thích Thiền Tâm (Đại Ninh) đệ có bàn về chuyện *Lập Cốc* loại *Professional*. Tất nhiên là khi nghe các Huynh bàn chuyện nầy thì đệ sẽ ủng hộ 100%. Kiến thức về chọn đất đai thì có dư. Về kích thước để dựng cốc thì đệ sẽ dùng cái thước quái đản *Phong Thuỷ- Hoán* để đo cửa. Một cái thước tổng hợp Đời và Đạo đã áp dụng cho trên 47 cái cốc ở Đà Lạt và đã có hiệu lực. Còn không thích chuyện thước tấc thì đệ sẽ dùng cách coi hào quang của địa thế và sẽ chọn chỗ dựng cốc cho thật chính xác. Trên đây là chuyện chuyên môn, và sau đây, Các Huynh cùng các Bạn cho đệ một thời gian ngắn để thanh tịnh cái *con trâu cui* và đệ sẽ trình bày tất cả những cái huyền bí và những cái khó khăn trong vấn đề lập Cốc để tu hành. Bàn về cái chuyện bud-business nầy lại là một đề tài vô tận với những biến khúc không thể nào mà lường hết được. Nói về cốc thì phải để ý tới cái chuyện *Coke* có nghĩa là muốn có cái *Ngoại Cốc* thì nên có cái *Nội Cốc* cho tốt trước cái đã. Cho dù mình có xây một cái cốc ngay nơi Phật Thích Ca thành đạo mà khi mình vào đó để nhập cốc mà mình dùng *Coke* (sì ke, ma túy, chất say hay lại suy nghĩ về các Pháp thuộc về Tham, Sân, Si...) thì kể như là tiêu đời trai. Muốn có cái nội Cốc cho thật tốt thì... nên chịu *Cóc* có nghĩa là nên mở con mắt mà nhìn cho thật kỹ và nên hiểu rằng cái cách mình đang theo chẳng đi tới đâu. Bằng cách so sánh với những định nghĩa (mà đệ sẽ viết ngay sau bài nầy). Và vì vậy mà cũng nên cho Bạn Bè cóc đầu vài cái để biết rằng mình đang sai (qua những lý luận, bàn tán những chuyện Hữu Ích trên diễn đàn nầy). Tất nhiên cũng nên mở con mắt thịt ra mà dòm cho thật kỹ những Người đang hành những Pháp, mà họ tuyên bố là chắc ăn như bắp đó, có những biểu hiện đúng với những diễn tiến trong các Kinh Phật hay không? Có nghĩa là cũng nên soạn sẵn những cú thọc cù lét để *Cóc* những người đó, để coi coi cái *Bản Ngã* của họ (người thuyết pháp, người dạy pháp) còn ló mặt ra không? Qua đại khái ba chiêu chính trên rồi, mới các Bạn và các Huynh cùng với đệ đi về một số định nghĩa để: Trước hết có một cái *Nội Cốc* cho ngon lành và sau cùng là cùng với đệ đi lùng và tìm những cái *Ngoại Cốc* cho thật xứng đáng để cùng nhau mà tu tập. Jan 15 12:29:06 1999 Chào các Bạn. Coi vậy chớ ít ai biết được các Sư Phụ vào rừng và lựa chỗ làm cốc như thế nào. Như đã hứa, đệ nay xin trình bày lại một vài kiến thức và những kinh nghiệm của Thầy Thiền Tâm trong việc tìm linh địa để cắm dùi tu tập: - Vào rừng nếu gặp một chỗ không có cỏ, sạch sẽ như có người quét dọn, ở khoảng giữa lại có hoa lạ, rắn hay thú dữ. Hay có mây ngũ sắc (HL: hỏi Thầy lại cho kỹ: hiện tượng y như cầu vòng xuất hiện trong đám sương mù) Chim công tới rải hoa. - Hay loại đất có 5 mầu, sáng sớm phát ra ánh sáng cũng 5 màu. - Nếu gặp Đá thì thì đá phải trong suốt (Hang Chùa Hương?) gõ kêu như chuông. 1


Về phần nầy đệ cũng có hỏi Thầy về một chỗ ở Kinh tế mới Định An, Đức Trọng, có một cái hang mà trong đó chỉ có một cục đá nhỏ bằng nồi cơm và khi gõ vào thì nó kêu như một cái mõ bự ở Chùa (loại Mõ bự cao cỡ 2 feet đó). Thầy kêu là chỗ đó cũng được. Sau nầy anh An Điên giữ chủ quyền và không cho ai đến đó quấy rầy cả. - Nếu gặp hang thì phải có mãnh thú ở và đặc biệt không có cây mọc: Đệ lại hói Thầy cái hang của con tê giác đen ở Kinh Tế Mới Trà Tiên lại không có cây! Thầy cười ngất và nói rằng nó (con tê giác) ủi sạch bách thì lấy gì mà cây mọc! Ở đây là cái hang cọp chẳng hạn mà cây cối lại không mọc được thì mới đúng!) ý Thầy muốn nói đến vài chỗ ở núi Cấm, Sau nầy nhờ linh ảnh nầy, mà đệ mò xuống Khánh Hội gặp Thầy Minh, Thầy là một người bị vị Thầy trù trì trên Chùa ở chỗ đó thử coi có chắc là thứ dữ không, bằng cách: Nói Thầy xuống và vào cái hang cọp đó mà ngủ. Hôm ấy Cọp về phá Chùa và sáng hôm sau: thì hai chú bé lại mò lên chùa an toàn và tu hành (chuyện còn dài). - Đệ có phát hiện ra ở ngay sân Cù Đà Lạt có một chỗ mà khi nhìn vào những cành cây thông, đệ phát hiện ra một dạng hình người đang ngồi xếp bằng. Đệ dẫn Phước Nhỏ đến đó và hỏi coi chỗ nầy có gì lạ thì tên oắt tỳ đó cũng phát hiện ra cái hình tự nhiên đó. Thầy nói rằng chỗ đó rất nhiều Chư Thiên đến: Tu ngon lành. Thầy tiếp: -- à! Nếu nhìn một cách khác thì cậu sẽ thấy như vầy! Thầy dùng linh ảnh để chỉ cho đệ biết rằng khi dùng thần nhãn thì thấy màu hồng phát ra từ chỗ đó và khi dùng quán tưởng ở Tứ Thiền thì lại thấy có một ông Thần mặc Thiên Y. - Đặc biệt những chỗ có gò mối cao cỡ 2,5 mét (cỏ 6.5') thì lại dùng cho những Tu Sĩ phát triển về Tâm Từ. Hay Mã thánh, hố chôn tập thể... - Nếu gặp Động Đá thì đứng ngoài gọi vô thì không có tiếng vọng. - Nếu khi đào xuống mà gặp đất nung cứng như gạch ngói... thì chôn thêm vàng vào đó thì tu hành rất tốt. Chỗ đất cứng nầy đệ cũng có gặp nhưng lại không có Vàng (nghèo rớt mòng tơi) để chôn nên chưa biết chắc chắn chuyện gì sẽ xẩy ra. Chỉ biết rằng khi nhìn bằng cách khác thì thấy rất nhiều ông thần Rừng mặc đồ đỏ, có râu trắng đứng nghiêm trang nơi đó (Hồ Tùng Lâm/Tuyền Lâm (?) Chỗ rừng cây can-ki-na. TB: Thầy dặn rằng: Có một điều là cọp vẫn là cọp hay rắn vẫn là rắn cho dù có nằm hay ngồi ngay trên chỗ đắc địa đó mà không chịu bức phá để tu hành. Vấn đề chính là tu cho ngon lành đã để tạo nhân duyên, để được Qualify (hội đủ điều kiện) một chỗ ngon lành để lập cốc và tu hành tiếp. Chớ không phải tìm ra cho được một chỗ tốt rồi mới khởi tu thì mình vô tình làm các Chư Thần ở đó buồn phiền và linh khí tiêu tán vì cái tính tu hành rất là tài tử của mình. Thầy dặn rằng: Đối với người nào hay anh em nào mà khi ở một mình mà hành động tầm bậy tầm bạ hay nghĩ vớ vẩn thì phải có người hộ cốc mới tu hành thành công được. Loại đó mà để họ ở một mình là họ sẽ phá giới. Làm đại! Trong tu hành những người đi trước hay tính toán các thời điểm để có thể tập cho ngon lành. Những thời điểm được đề nghị. Và đã được thi hành xưa lơ, xưa lắc: a. Nữa đêm, mặt trời vưà mọc, giữa trưa, mặt trời vừa lặn. b. Giờ thế nào cho hiện tượng "Thân Cư Phúc Đức". Có người táo bạo hơn lại dùng cách tính hai sao "Tuần" và "Triệt" để mà tập. c. Như tibu cũng có bàn về tình trạng đắc pháp của gia đình Như Lai. Hết Ngài này đắt đạo dưới cây này! Đến Ngài khác thì đắc Đạo dưới loại cây khác. Tất cả những hiện tượng đắc đạo đều là bí mật, và không biết đâu mà mò. 2


Tibu lần mò vào vấn đề này thì có nhìn thấy vài ba chuyện, xin ghi lại đây với tính cách là ... kiến thức thường thức, gọi là: Biết để nói. 1. Mõ vàng: Biết rằng chấn động của nó ăn theo vị trí Mặt Trời: Mặt Trời giữa trưa: Chấn động phát song song với mặt đất. Mặt trời lặn: chấn động phát ra thẳng gốc với mặt đất. Như vậy mõ này sẽ cộng hưởng đến mõ kia và tại thành những điểm hội tụ năng luợng. Những điểm này lại di chuyển lung tung trên mặt đất, khi Mặt Trời đúng giữa trưa! 2. Điểm giao thoa các cõi: Điểm này di động rất là lung tung trên mặt đất, khi nó đi qua những chỗ có gài bùa, ếm gì đó, thì đều có thể vô hiệu hóa những cái này. Các ông tiên có nói là cứ 100 năm (thời gian Trái Đất) thì những chỗ gài bùa này đều bị hoá giải. 3. Sự hội tụ những tia vũ trụ (Tinh Tú, Nhật Thực, Nguyệt Thực, Nổ trên Mặt Trời, Trăng tròn ...): Bạn cứ tượng tượng như là một em bé cầm đèn pin và tinh nghịch chiếu lên tường. Những tia sáng này hột tụ và di chuyển không có thứ tự, và chạy lung tung. Nhưng nếu có nhiều em bé cùng chơi như vậy thì những điểm sáng này sẽ có cơ hội đụng nhau. Nếu đây là những tia vũ trụ được hội tụ xuống Trái Đất thì nó cũng có thể đụng nhau và cũng di chuyển rất là lung tung trên mặt đất. 4. Chưa kể như là những nơi đắc địa (hội tụ của Chư Thiên, Tiên, hay là Quỷ Thần ...) 5. Những kiến trúc của các đền thờ: Chùa với những cái mái cong (y như là cái viền áo của Ngài Quan Thế Âm): Chỉ cần một, hai người tu là được, không cần số đông. Nhà Thờ với mái nhọn: Thì cần số đông tới để có đủ yếu tố Tâm Linh. Kết luận: Những yếu tố trên là những ... ngọn gió. Tác dụng: Cũng y như là đi xe đạp, gió mà thổi đằng sau lưng thì ai cũng có thể nghĩ rằng mình có thể tháp tùng đoàn đua xe đạp "Vòng Quanh Nước Pháp" liền. Tu hành cũng vậy, thời buổi này ít ai ra gốc cây mà ngồi! Chỉ ngồi trong nhà, nên 5 yếu tố trên có tác dụng mạnh nhất! Nếu vì một lý do gì đó mà nó ... "Thổi Đằng Sau Lưng"! Do vậy mà cứ làm đại có khi trúng lúc nó giúp mình là mình sẽ ngon lành được liền ngay hôm đó. Đặc biệt: Khi nhận pháp xong mà tập ngay liền! Thì khả năng Tâm Linh sẽ có cơ hội tiến triển vượt bực. Tại sao? Là vì những lời đề nghị này nọ của Người Chỉ Đường lúc nào cũng là kinh nghiệm bản thân khi tu hành. Do đó mà lời nói này nó có tính cách y như là cột thu lôi. Năm ngọn gió trên đang hướng về 3


Hành Giả và đăng thổi đằng sau lưng. Vì vậy mà vưà nhận xong mà tập liền thì kết quả nó sẽ không thể ngờ được. Hết Diệu Ngân: Có 1 anh bạn thích lên núi tu hành vì anh bạn nói tu giữa đời thì khó quá. Quan điểm của chú về vấn đề này thế nào? Tibu: Đi lên núi theo kiểu vào hang núi mà ở rồi tu: Phải biết khai mở Kundalini, sức khỏe tương đương với những người lính thiện chiến và khả năng mưu sinh thoát hiểm Đi lên núi mà có nhà đàng hoàng thì không cần Kundalini, sức khỏe cỡ trung bình và khả năng mưu sinh thoát hiểm. Đi lên núi mà có người nhà theo thì sức khỏe cỡ trung bình. Diệu Ngân: Riêng con nghĩ thế này không biết có đúng không? 1. Nếu mình tu ở trên núi thì sẽ được cảnh trợ duyên trong lúc tu tập, sự vắng lặng tịch mịch, xa cảnh đời huyên náo, xa những định kiến xã hội, và các nhu cầu vật chất vì thế mình sẽ dễ dàng chuyên tâm hành thiền. (anh bạn nói là: muốn khẩu nghiệp dừng thì ko nói- thân nghiệp dừng thì ko gieo duyên-y nghiệp dừng thì nhập thất hành thiền). Tibu: Vì cõi mình đang ở, được gọi là "Lục thú Đồng Cư" [sáu loại thú (Thiên (Tiên), A tu la (Thần), Nhơn (Người), Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh (Thú vật).) cùng ở với nhau] nên đã bị lai giống với nhau rồi. Về vấn đề này, Con Người lai với Tiên: Khi tu hành, những người này cần nhiều điều kiện: 1. Vùng tu phải có nhiều sanh khí: Vùng này có thể xác định bằng cách nhìn lên bầu trời khi nắng đẹp, nhất là vào buổi sáng. Người ta có thể thấy nhiều điểm màu vàng nhỏ và sáng, những điểm sáng này di chuyển lung tung, ngoằng ngoèo, nếu nhìn kỷ thì có thể thấy những gợn sóng quanh cái điểm y như là tàu chạy trên mặt nước vậy. 2. Hay hơn một tý là vùng này có linh khí: 21. Vùng này được xác định qua các nhánh cây, giữa cây này và cây kia. Có khi nó giáp vói nhau tạo thành những khoảng trống, và khi nhìn vào những khoảng trống này: Có khi thấy hình dáng của một người ngồi xếp bằng. Đây là nơi hội họp của các ông Tiên! Anh em lubu còn lạ gì cái đỉnh đồi với 4 cây thông trên đồi cù Đà Lạt. 22. Hay là nơi có cây chuá: Vùng này được xác định bằng cách nhìn vào từng lùm cây, hay là đám cây: Cây chúa mọc trên cao có nhiều cành cây, to và cao hơn những cây kế bên. Những cây khác mọc nghiêng về hướng cây chúa. Anh em lubu còn lạ gì trên đồi cù, chỗ ở dưới cái hụp. Chỗ mà tibu mất cái chày Kim Cang hehehe. 23. Hay là vào những buổi chiều sương khói bắt đầu xuất hiện theo từng luồng: Có khi người ta nhìn ra những hình ảnh của những Linh Vật! Hoặc là bất chợt, ngay ban ngày, trong một cơn gió xoáy nhỏ, bụi đất bay lên và ... Cùng lúc đó, người ta có thể nhìn ra hình dáng của Linh Vật. Tibu đã nhìn ra được hình con rồng ở Thung Lủng Tình Yêu (Đa Thiện Đà Lạt). Con rồng này xuất hiện ngay cuối cái dốc đi xuống cái đập. Và bơi qua hồ: Khi bơi thì con rồng uốn éo toàn thân thẳng đứng với mặt hồ! (Khác với con rắn nó bơi là nó uốn éo nguyên thân hình nó trên mặt nước) Khi qua được bên kia hồ thì nó leo lên mặt đất và tibu thấy nó chạy trên bốn chân! Nó chạy nhanh thật nhanh lên ngọn đồi hướng Bắc Đông Bắc. Và biến mất khi lên đỉnh đồi. hehehe tibu mà là đại gia thì phải biết 4


hehehehe 24. Khi tìm ra hang núi thì nên đứng ở ngoài và kêu lớn một tiếng và lắng nghe hang núi có bị tiếng vọng hay không. Không có tiếng vọng là ngon lành. 25. Khi gặp đá thì cũng nên gõ vào đó coi nó kêu ra làm sao! Nó mà kêu như tiếng mõ hay là tiếng chuông là yên tâm công tác hehehe Vùng Đức Trọng (cách Đà Lạt 15 cây số) có những món này hehehe. 26. Ngon lành nhất phải kể là vùng Đại Ninh, ngay bià rừng chỗ cỏ cây mọc lung tung thì lại có một vùng trống trơn hình dáng tròn quay ngay giữa vùng này thì có rắn nằm canh giữ: Vùng này là nơi tu thành công của một A La Hán. Như vậy thì cũng đã khá đủ về những chỗ có thể có đầy đủ linh khí ... Diệu Ngân: Nhưng làm sao để biết thời điểm anh chàng tu trên núi này đã xong? Liệu khi anh ta quay trở lại đời thường anh ta còn bị xao động trước chướng ngại mà anh ko hề gặp phải trên núi? Tibu: Đây là điểm chết của vấn đề: Phải căn cứ vào một phương pháp rõ ràng từ A tới Z. để biết được là mình đang tu tới đâu, còn bao xa nữa, và khi tu xong thì nó ra làm sao? Chớ không thể nào mà tu một cách ấm ớ mà xong được đâu! Tất nhiên, khi xong thì tu sĩ phải biết mình thuộc loại nào: Độc Giác Phật, Bồ Tát hay là Bật Chánh Đẳng Chánh Giác. Rồi căn cứ vào loại này mà tu sĩ có chương trình thích ứng. Diệu Ngân: Tuy nhiên con lại thấy Đức Phật có khuyên các Đệ Tử nên tìm 1 gốc cây trong rừng sâu để mà hành thiền. Cái này nó mâu thuẫn làm con ko hiểu rõ. Tibu: Đức Phật thì có quan niệm khác hẳn các ông Tiên, Ngài tính toán rằng: Một khi tu sĩ có một phương pháp đúng đắng từ A tới Z thì khi tu hành pháp này: tu sĩ tự phát ra linh khí (vì thay đổi hào quang). Nên chuyện tìm ra chỗ nhiều linh khí lại không thành vấn đề. hehehehe Pháp Siêu Thế mà! Diệu Ngân: Khi mình tu tập giữa đời thường, trước mắt thấy là khó khăn hơn vì mình còn phải đối diện với trăm công nghìn việc của cuộc sống thường nhật, những lo lắng cơm áo gạo tiền, danh lợi đục trong, định kiến xã hội (ví dụ: Cô này đến tuổi lấy chồng mà sao ko lấy chồng đi? Dạ, tôi đi tu? Gì hả, cô này đầu óc có vấn đề rồi ), hoặc là đối diện với những trở ngại là những nghịch duyên khiến tâm mình nổi máu tham, sân, si. Xong ngược lại, vì những trở ngại này, thì mình sẽ dựa vào đó mà sửa mình. Chẳng hạn bình thường đối diện cảnh đó mình rất muốn nổi điên lên, nhưng nay mình đi tu rồi thì mình cố gắng ko nổi sân hận nữa -> lâu ngày thì mình thấy mình đón nhận những chuyện xảy đến với mình bằng 1 tâm an lạc và bình thản. Như vậy, môi trường tu tập giữa đời thường này lại trở thành nơi tốt nhất để rèn luyện cho mình sự kiên định trước ngoại cảnh. Tibu: Tu tại gia thì phải hên như bọn lubu. Ngồi xa long, ăn cơm nhà, và có đầy đủ pháp hành. Quen thì toàn là cấp lớn. Chuyện gì thì hô lên là lubu ... bu nhiều hơn kiến. Diệu Ngân: Như vậy, khi nào thì mình nên tu giữa đời thường, khi nào thì mình nên xuất gia để sống đời đạo hạnh của bậc chân tu? Tibu: Khi mình có dầy đủ pháp hành là mình đi trên con đường "Chân Tu". "Xuất" hay "Tại" đều như nhau. 5


"Xuất" mà không có pháp hành, và gặp đồ ... gần đúng là tiêu đời trai. "Tại" mà gặp đầy đủ và đúng ... thì còn có hy vọng. Do đó cho nên, "Xuất" hay "Tại" không thành vấn đề. Vấn đề là gặp đúng bài, đúng bản, đúng Thầy, đúng thợ là yên tâm công tác. Tu ở đâu dễ nhất? Wed, 20 May 1998 18:39:55 Chào quý Bạn. - Tu ở chỗ nào và phương pháp nào mà hạp với mình là dễ nhất. - Người niềm tin mạnh mà tu Thiền là hổng bét! - Người nặng về logic và nhát gan mà tu Mật tông là ôi xương tan! - Người ở trong những môi trường bị quỷ ám mà... quán không là bị kinh mạch đảo lộn như Âu Dương Phong! - Người có nghiệp sát nhiều mà tu trong hang núi là tiêu đời trai! - Người mà tính dâm dục nhiều mà tu một mình (không có người đồng tu) bất cứ ở đâu là sụm bà chè. - Người mà lề mề, không quyết chí hạ thủ công phu thì tu ở đâu, phương pháp nào cũng... khó. - Người tánh tham mà tu không có giới luật thì thành... Kẻ Tanh Hù. Tóm lại... hí hí... Tùy vào Nghị lực, nghiệp lực, nghiệp duyên và trên hết là Phước Báu. Phước báu sẽ giúp mình gặp hên, thấy rõ, đủ độ nhạy cảm và nhất là giúp mình uyển chuyển tanh hù! Uạ quên: Tu hành. Tu mà không có đủ phước báu thì cho dù có gặp Thầy Thứ Thiệt cũng không cách gì tu theo được. Mà Phước Báu lớn nhất là: Chữ Hiếu! Không có chữ Hiếu thì coi như không có đủ Phước Báu để tu hành nhưng họ lại có thể... dư phước báu để... Tanh Hù. Thử Nghĩ: Người sinh ra họ, nuôi họ ăn học cho nên người mà họ lại coi không ra gì thì quả thật: Trái tim của họ chạy sai rồi. Mà trái tim đã chạy sai thì họ chỉ có thể nhìn cuộc đời qua Những Con Số mà thôi. Như vậy họ sẽ nặng về sự *Hơn Thua, Lời Lỗ. Đã hơn thua lời lỗ với nhau thì làm sao họ lại hiểu nỗi Từ Bi Hỷ Xả. Mà đã không lèo lái con khỉ theo 4 đức tính tốt trên thì lấy gì mà tu hành, thành thử họ chỉ Tanh Hù không thôi. Như vậy: Khởi tu mà coi thường chữ Hiếu là hết đường tương chao. Tudieude: Hế lô sư phụ! Hế lô sư huynh, tỷ,đệ muội Rất mong được thầy và các sư huynh, tỷ chia sẽ kinh nghiệm trong việc tạo thất và nhập thất của mình. - Một người nhập thất lâu (7 ngày trở lên) thì vấn đề vệ sinh được xử lý như thế nào Còn cái vụ đi toilet hổng lẽ thầy cũng "giải quyết" tại chỗ sao ta? Vậy sao chịu cho nỗi mà thiền Tibu: Cũng tùy, nói vậy mà không phải vậy thì sao? Tuy nhiên, chuyện ăn và ị tại chỗ khi nhập cốc thường xảy ra trên Tây Tạng (Trời lạnh, nên tất cả thành nước đá nên không có hôi). Người hộ cốc làm vê sinh. Người trong cốc dùng kundalini để giữ sức nóng. 6


Lubu nhập cốc là ngon lành lắm. Có những người hiền trong nhóm nấu ăn, suốt ngày cứ Vạn Thắng Công, rồi đề mục. Vì lubu, nên cũng ra và vào cốc, bình thường. Nhưng phải nói là thời gian này tập dợt nhiều hơn. Hai ba mạng một phòng. Tibu thì nhịn đói 7 ngày luôn cho tiện. Uống nước muối pha loảng. Trigia: Có 2 cách: an Thất hay nhập Thất. An Thất: - bạn không ra khỏi cái chỗ bạn ở - giới hạn sự tiếp cận - giới hạn các sinh hoạt có tính cách Đời - tu tập Nhập Thất: - Không ra khỏi nhà - Không tiếp cận bất cứ ai trừ người hộ thất (là người lo hết mọi việc cho mình để mình tu tập (nấu nướng, chợ búa, giặt giũ … ) - Ngưng hẳn các sinh hoạt có tính cách Đời: điện thoại, xem TV, nghe nhạc … - Tu tập Như vậy thì "Nếu đạo không sáng thệ không ra cốc" có nghĩa là tui vẫn tiếp tục như trên cho đến tui chết nếu tui vẫn chưa làm xong. Không hiểu thầy làm theo kiểu gì. Tudieude: Thầy cho con hỏi nhịn đói thì có lợi ích gì cho công phu của mình ạ. Người chưa khai mở kundalini có nên nhịn đói không? Nếu mình ăn một bữa vào trước ngọ thì cũng đâu mất bao nhiu thời gian. Nhịn đói thì lấy sức đâu mà dợt VTC chứ? Tibu: Hồi tập Đàn Pháp Chuẩn Đề. Đàn Pháp quá khó, và một mình mày mò, nên tibu nghĩ rằng: Mình bỏ hẳn cái vấn đề "Vật Chất" thì sẽ được cái "Tinh Thần" (theo nguyên tắc ống nước đo "ni-vô": có nghiã là dùng cái ống nước, đổ nước vào và dùng mực nước để xác định mặt bằng) Khi bên này xuống thì bên kia lên! Tibu đánh bức bí mật đàn pháp này trong vòng một tuần ngồi liền tù tì. Đừng có bắt chước mà chết ráng chịu đó nghe. Hehehe Cavoi: Mình nhập cốc thì đơn giản hơn .dưới đây là 1 đợt nhập cốc của mình và các bạn( thường thì mình nhập cốc có khoảng 3-4 người) để mọi người tham khảo thêm nhé: Trước khi chuẩn bị nhập cốc mình Phát nguyện : Lý do mình nhập : để tu tập tinh tấn hơn, để có sức khoẻ chửa bệnh.... ( tuỳ theo hành giả nhưng mục đích chính là tập tinh tấn, ra đề mục, tăng trưởng phước báu) Thời gian: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày..có khi được 15 ngày. Địa điểm: Ở nhà nếu không bị chi phối ngoại cảnh thì hay quá nhưng mình hay đi về Đàlat vì khí hậu mát mẻ, yên tĩnh và linh khí rất tốt để tập. Thức ăn: hoàn toàn ăn chay, ngày 3 bữa, trái cây.Điều quan trọng : TỊNH KHẨU trong khi nhập cốc nếu có gì trao đổi thì viết ra giấy.Và" Nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong thời gian này. Thời gian cho 1 ngày như sau: SÁNG: 6h00- 6h15' : Dậy, vệ sinh cá nhân. 7


6h15'- 6h30': Thiền hành 6h30'-7h30': Công phu( Phát nguyện,hộ thân, sám hối ) 7h30'-8h30': Ăn sáng 8h30'-8h45': Thiền hành 8h45- 9h45': Công phu ( đề mục) 9h45'-10h00: Thiền hành 10h00-11h00: Công phu( Đọc kinh Sám Dược Sư) 11h00-13h00: Ăn trưa, nghĩ ngơi. TRƯA: 13h00- 13h15': Thiền hành 13h15'- 14h15': Công phu (đề mục) 14h15'-14h30': Thiền hành 14h30'-15h30': Công phu ( Đọc kinh Sám Dược Su 15h30'-15h45':Thiền hành 15'45- 16h45': Công phu ( Đề muc 16h45-19h00: Ăn cơm, vệ sinh cá nhân TỐI : 19h00-19h15: Thiền hành 19h15- 20h15: Công phu( Đọc kinh Sám Dược Sư) 20h15-20h30 : Thiền hành 20h30-21h30: Công phu ( Đề mục)và xả thiền Ngủ trong chánh niệm. Công phu : đề mục, đọc kinh hoặc trì chú là do tự mình chọn cho thích hợp. Trigia: Lâu lắm rồi Tg có làm cái kiểu này. Một kiểu An Thất. - số 7 trong chín tháng - số 8 trong ba tháng Số 7 thì nhiều người biết. Còn số 8 thì như sau: - ngày chỉ ăn 1 chén cơm gạo lứt với muối mè và uống chỉ 1 chén nước - nhai mỗi búng cơm nhỏ khoảng 300-400 lần cho đến khi nó tự động chạy tọt xuống bụng mà không cách chi kềm lại được. Như vậy thì nhai 1 chén cơm phải mất khoảng 1.5 giờ. Uống nước thì ngậm thiệt lâu rồi mới nuốt. Thân thể lúc này là thây ma biết đi. Ai cũng nói là dân xì ke thiếu thuốc. Các thứ bệnh đều lộ ra rồi tự động biết mất. Tâm lực thì ghê gớm. Cái đầu 100% trong trạng thái im lặng và mát lạnh. Ngủ: nhắm mắt lại, mở mắt ra nhìn đồng hồ thì thấy đã ngủ 5 tiếng mà cứ nghĩ là chưa ngủ gì hết. Vẫn đi học, vẫn làm việc nhà mà chẳng gì động tâm. Chỉ tiếc lúc đó không có Thầy nên chỉ làm như vậy rồi thôi. Rồi chìm xuồng. Chỉ nói chơi thôi chớ không khuyên ai làm thử. Tg bây giờ mà nhớ lại lúc đó – khoảng tuổi 15-20, cái tuổi xung mãn - thì cũng ớn cơm sườn. Bây giờ mà làm lại thì chắc là lăn đùng ra chết liền tại chỗ …

8


Hình: Một trong những cái thất (cốc) của anh em Lubu hoasentrenda.com

Hình: Bàn thờ bên trong thất 9


Hình: Sàng tọa thiền (bồ đoàn) bên trong thất tu.

10


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.