22 minute read
III. Trang phục quân đội
from Ngàn năm áo mũ
vậy nên Trung Quốc đặt vững thì bốn phương yên bình.”(1) Chính vì vậy ngay sau khi lên ngôi, ông liền thực hiện kế hoạch tái thiết trật tự hoa Di, yêu cầu các “thuộc quốc” nối lại quan hệ triều cống, trong đó Triều Tiên và An nam là hai lân quốc được nhà Minh “ưu ái” hàng đầu. Quả thực, ngay sau khi nhà Minh thành lập, năm 1368 vua Trần Dụ Tông đã cử Doãn Thuấn Thần sang sứ nhà Minh. Tại thời điểm này, vua Minh Thái tổ khen văn hiến nước nam vẫn gìn giữ được chế độ cổ, không thay đổi theo phong tục nguyên Mông, đồng thời tặng bốn chữ “Văn hiến chi bang”, sắp chỗ đứng của sứ thần An nam lên trên sứ thần Triều Tiên ba bậc(2), một sự ưu đãi hết sức hy hữu. Chính vua Minh Thái Tổ tuyên bố: “Trẫm làm vua thiên hạ, đã thành chính thống, từ nay cứ ba năm, các nước ở hải ngoại vào triều cống thì An Nam đứng đầu, sau đó tới Cao Ly, sau nữa tới Chiêm Thành, các nước đều dâng biểu xưng thần, hợp với quy chế cổ, trẫm hết sức khen ngợi.”(3) Đại học sĩ triều Minh là Vương ngao còn cho biết: “Khắp trong bốn bể, những nơi uy đức của nước nhà trải đến… không nơi nào không vào triều cống hằng năm, Triều Tiên và An Nam đã gần lại thân, là các nước có văn hiến có lễ giáo, vậy nên lễ tiết của triều đình đối với hai nước ấy là ưu ái nhất.”(4)
Ấn chương. 1. Hoàng Hậu chi bảo (Nhà Nguyễn); 2. Hoàng Hậu chi bảo (Nhà Thanh); 3. Chiêu Hiến vương hậu chi bảo (Nhà Triều Tiên).
Advertisement
1. (Trung) Minh Thái tổ thực lục - Q.37 - Mục ngày Nhâm Thìn, tháng 12, Hồng Võ nguyên niên. Nguyên văn: 凡日月所照,無有遠近,一視同仁,故中國奠安,四方得所 2. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư phục chí. Tr.31. Nguyên văn: 又進我使位朝鮮三級之上,及使囘牛諒 賫龍章金印皆來褒寵焉 3. (Trung) Minh Thái tổ thực lục - Q.47 - Mục ngày Nhâm Tuất, mồng 1, tháng 12, năm thứ 2 niên hiệu Hồng Võ. Nguyên văn: 君臨天下,已成正統,于今三年,海外諸國入貢者,安南最先,高麗次,占城又次 之,皆能奉表稱臣,合於古制,朕甚嘉焉 4. (Trung) Chấn trạch tập - Quyển 11 - Tống tẩy Mã Lương quân sứ An Nam tự. Nguyên văn: 國家威德 所及,薄海内外[…]莫不嵗時入貢,而朝鮮、安南獨近且親,號文而有禮,故朝廷禮數視他國獨優 Tuy nhiên, quan hệ Việt - Minh chỉ trải qua một giai đoạn mật ngọt ngắn ngủi, bởi triều đình Đại Việt dù sao vẫn mang tâm thái của một quốc gia tự chủ, không muốn chịu sự chi phối của triều đình Trung hoa. Bất kể những biến cố liên tiếp diễn ra trong nội bộ cung đình, hay sự xô xát thường xuyên với Chiêm Thành ở phương nam, mọi việc đều do triều đình Đại Việt tự giải quyết, không cấp báo và cũng không nghe theo “lời dạy bảo” của thiên triều. Điều này được cho là sự “thiếu chân thành” trong việc thờ nước lớn, và cũng là nguyên nhân chính gây rạn nứt trong mối quan hệ Việt - Minh. Trong những chiếu sắc vua Minh Thái Tổ ban cho vua nhà Trần về sau, thường xuyên có lời nhắc nhở: “các đồ cống phẩm chỉ là bày tỏ tấm lòng thôi, nếu lòng thờ nước lớn mãi mãi bền chắc, thì đâu cần cống vật thịnh soạn(1) […] Vật không cần nhiều, cốt ở lòng thành.”(2) Tuy nhiên, vì việc tự ý hành xử và thường xuyên thác cớ chối tội của nhà Trần khiến vua Minh Thái Tổ hoàn toàn đánh mất “niềm tin” ở một phiên bang vốn được đánh giá ngang hàng với Triều Tiên ở lòng thành thần phục. năm 1372, vua Minh Thái tổ tức khí nói: “Gian manh láo xược, sinh sự gây hiềm khích, lừa dối Trung Quốc […] Từ nay An Nam triều cống, chớ có nhận.”(3) Thậm chí vua Minh còn “định nghĩa”: “An Nam […] bên trong lấy sự dối trá làm đầu, không có lòng thành của một nước nhỏ thờ nước lớn, là nước sinh sự.”(4) Dù rằng vua Minh Thái Tổ đã liệt tên nước Việt vào trong mười lăm nước “bất chinh chi quốc”, dặn con cháu muôn đời không được động đao binh, song mối nguy ngại về một cuộc chiến tàn khốc vẫn khiến Tư đồ Chương Túc hầu Trần nguyên Đán phải khuyên vua Trần nghệ Tông “kính nước Minh như cha, yêu Chiêm Thành như
Vua Minh Thái tổ và Minh Thành tổ.
1. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.2 - Dụ An Nam quốc vương chiếu: 所貢表意而已.若事大之心永堅, 何在物之盛 2. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.8 - Mệnh Trung thư hồi An Nam công văn: 物不在多,惟誠而已 3. (Trung) Minh thực lục - Thái tổ thực lục - Q.47 - Mục ngày Bính Thìn, tháng 6, năm thứ 4 niên hiệu Hồng Võ. Nguyên văn: 作奸肆侮,生隙構患,欺誑中國[…]自今安南入貢並毋納 4. (Trung) Minh Thái tổ văn tập - Q.6 - Mệnh Trung thư dụ chỉ An Nam hành nhân sắc. Nguyên văn: 安南人 情禮意其彼中動以侮詐為先非以小事大之誠乃生事之國
con, như vậy thì nước nhà vô sự.”(1) Song dẫu xét ở khía cạnh tâm lý hay diễn biến thời cuộc bấy giờ, việc kính nhà Minh như kính cha, yêu Chiêm Thành như yêu con là việc hoàn toàn không thể. Cuối cùng, năm 1406, vin cớ “phù Trần diệt hồ”, Minh Thành Tổ Chu Đệ cử quân xâm lược Việt nam, song ngay sau khi đánh bại cha con họ hồ, ông ta lại nhanh chóng sáp nhập nước Việt vào bản đồ Trung Quốc, phỏng danh xưng cũ đặt quận giao Chỉ, đồng thời ra lệnh “binh lính vào nước ấy, ngoại trừ sách kinh và ván in của đạo Phật, đạo Lão không thiêu hủy; tất cả thư tịch, ván in cho đến những loại vở trẻ con quê mùa tập viết như “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”(2), một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước ấy phàm những nơi di tích có bia do Trung Quốc dựng thì giữ lại, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy hết, một chữ chớ để còn.”(3) năm 1407, Minh Thành tổ lại ra chỉ dụ nhắc lại việc trên: “Nhiều lần đã ra chỉ dụ các ngươi rằng: phàm ở An Nam, tất cả các ván khắc thư tịch cho đến từng mảnh từng chữ của loại vở trẻ con quê mùa tập viết như “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”, cùng những tấm bia xứ ấy tự dựng lên, hễ trông thấy là hủy ngay lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói sách vở thu được trong quân doanh, không ra lệnh cho binh lính đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Trong khi quân lính phần đông không biết chữ, nếu thứ nào cũng làm như vậy, khi vận chuyển ắt sẽ mất mát nhiều. Từ nay, các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, lệnh cho quân lính hễ thấy mọi thứ sách vở văn tự ở xứ ấy là đốt ngay, chớ lưu lại.”(4) như vậy, sau 20 năm
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 願陛下敬明國如父,愛占城如子則國家無事,臣雖死且不朽 2. (Việt) Sơn cư tạp thuật – Thượng đại nhân cho biết: Trẻ con mới tập viết chữ, ắt viết “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ, hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ dã” (Bậc đại nhân thời thượng cổ, chỉ có ngài Khổng Khưu mà thôi, ngài giáo hóa ba nghìn đồ đệ, có bảy mươi học trò giỏi, nay học trò nhỏ các ngươi, tám chín đứa, làm điều nhân, biết lễ nghĩa), thiên hạ đều như vậy, không biết bắt đầu từ khi nào. Nguyên văn: 小兒習字必且曰:上大人,丘乙已,化三千,七十士,尔小生,八九子,皆作仁,可 知禮也.天下皆然不知始何時 3. (Trung) Việt Kiệu Thư - Q.2. Dẫn theo Thơ văn Lý Trần. Tập 1. Tr.58. Nguyên văn:兵入除釋道經板經 文不毀外,一切書板文字以至俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類片紙隻字悉皆毀之,其境内凡有古 跡中國所立碑刻則存之,但是安南所立者悉坏之,一字不存 Bản dịch trong sách Thơ văn Lý Trần có chỗ chưa được xác đáng, tỉ như câu “俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類” dịch là “những loại (sách ghi chép) ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”. Từ “Lý tục” (lý: nhà quê; tục: thô tục) không phải “loại sách ghi chép ca lý dân gian”, có thể người dịch hiểu nhầm sang từ “lý ngữ”, “lý ca”. (Bản Việt kiệu thư in trong Tứ khố toàn thư tồn mục tòng thư - Sử bộ - Q.162 - Tr.695 chép là “lễ tục”). 4. Như trên. Nguyên văn: 屢嘗諭爾凡安南所有一切書板文字以至俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類片 紙隻字及彼処自立碑刻見者即便毀壞勿存。今聞軍中所得文字不即令軍人焚毀,必檢視然後焚之。 且軍人多不識字,若一一令其如此必致傳遞遺失者多。爾今宜一如前敕號令軍中但遇彼処所有一應 文字即便焚毀,毋得留存 thuộc Minh, cộng với kiếp nạn năm 1371 “giặc Chiêm ùa vào thành […] đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không”(1) , đến thời Lê sơ, những bộ sách quan trọng ghi chép điển chương chế độ cụ thể của các triều đại trước đây hầu như đã mất tích(2) . Cũng chính bởi sự mất mát thư tịch này, ngay từ thời Lê sơ, điển chương chế độ của các triều đại Lý, Trần đã khó có thể kê khảo tường tận. Vào thời vua Lê Thái Tổ và nửa đầu thời vua Lê Thái Tông, văn hóa thời Lê sơ vẫn có sự tiếp nối phong cách Lý - Trần. Riêng quy chế Thường phục của bá quan nhà Lê vẫn phỏng theo chế độ trang phục cũ của thời Trần - hồ sau cải cách năm 1396. Tuy nhiên, quy chế này ngày càng thể hiện rõ tính chất “đại khái”, thiếu sự rạch ròi trong việc phân biệt phẩm trật của văn võ Trẻ em Việt Nam thời Nguyễn bá quan. như năm 1434, “tháng 8, ban cho tập viết “Thượng đại nhân…” (Kỹ thuật người An Nam); Giấy học trò trong Quốc Tử giám và học trò các lộ tập viết của trẻ em thời Thanh huyện đều được mặc quan phục, đồng thời (BTDTDL). “Thượng đại nhân, Khổng ất dĩ, hóa tam thiên, thất lại cho giáo thụ Quốc Tử giám, giáo chức ở thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, các lộ huyện được đội mũ Cao Sơn”(3); đến giai tác nhân, khả tri lễ dã”. năm 1437, vua Thái Tông lại “cho các quan võ cũng được đội mũ Cao Sơn giống như quan văn”. Theo chế độ của nhà hồ trước kia, quan văn từ lục phẩm trở lên đội mũ Cao Sơn, quan võ từ lục phẩm trở lên đội mũ Chiết Xung, đến đây, bất kể văn võ bá quan hay giáo thụ Quốc Tử giám, thậm chí giáo viên ở các lộ, huyện đều được đội cùng một loại mũ. Sự đại khái trong cách ăn mặc của bá quan chứng tỏ chế độ quan phục đương thời có nhiều khiếm khuyết, cần có một cuộc tái thiết trên diện rộng.
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 閏三月,占城入寇[…]二十七日賊乱入城,焚毀宮殿,虜掠女子、玉 帛以歸[…]賊燒焚宮室,圖籍爲之掃空,國家自此多事矣 2. Sau những đợt thiêu hủy thư tịch của Đại Việt, 12 năm sau, năm 1418, vua Minh lại sai Hạ Thanh, Hạ Thì sang “lấy các sách vở ghi chép sự tích xưa nay của nước ta” (Toàn thư). Các sách Đại Việt thông sử (Tr.101), Loại chí - Văn tịch chí (Tr.63), Cương mục (Q.13) đều nhận định: “Tướng nhà Minh, Trương Phụ lấy hết sách vở ghi lại sự tích của nước ta từ thời Trần trở về trước đưa về Kim Lăng.” Song trên thực tế, biên mục sách Việt Nam thời Minh không xuất hiện những cuốn sách mà Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn đã nêu. Nhiều khả năng phần lớn số sách Trương Phụ thu gom đã bị thiêu hủy. 3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 八月,賜國子監生及路縣生徒著冠服,并與國子監敎授及路縣教職著 高山巾
Thường phục mũ Ô Sa áo bào đính Bổ tử. 1. Quan Triều Tiên; 2. Quan Đại Việt triều Lê; 3. Quan nhà Minh. Song vẫn do sự mất mát sử liệu, ngay cả vị nho thần uyên bác như nguyễn Trãi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đặt định phẩm phục triều nghi. Vốn dĩ từ thời vua Thái Tổ đã lệnh cho nguyễn Trãi đặt định chế độ quan phục, có lẽ việc chưa hoàn tất nên đến khi vua Thái Tông lên ngôi, sau một loạt các quy định áp dụng mũ Cao Sơn thời hồ cho văn võ bá quan, cuối cùng vua vẫn một lần nữa lệnh cho nguyễn Trãi cùng Thái giám Lương Đăng đặt lại chế độ quan phục. Song đến tháng 5 năm 1437, nguyễn Trãi xin trả lại mệnh lệnh, không muốn tiếp tục hợp tác cùng Lương Đăng, nguyên nhân chính là do những điều nguyễn Trãi “thấy đều khác với Lương Đăng”(1) Sau khi vua Thái Tông chấp thuận lời kiến nghị của Lương Đăng áp dụng chế độ lễ nhạc mới mà quá bán là chế độ áo mũ của nhà Minh, nguyễn Trãi cùng một số vị triều thần như nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, nguyễn Văn huyến, nguyễn Liễu dâng sớ nói: “Việc chế tác lễ nhạc ắt phải đợi có người đã rồi sau mới tiến hành, được như Chu Công về sau không có lời chê trách. Nay lại sai tay hoạn quan Lương Đăng chuyên trách việc đặt lễ nhạc, chẳng là làm nhục nước sao? Vả lại việc y làm dối trên lừa dưới, chẳng dựa vào đâu cả.”(2) Lương Đăng thanh minh: “Thần không có học thức, không biết chế độ cổ, nay những việc đặt định đều dựa vào những điều mắt thấy mà thôi.”(3) Xét từ góc độ của nguyễn Trãi, với nhãn quan của một nho thần,
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 五月行遣阮廌奏曰:此者臣等與粱登同校定雅樂而臣所見與梁登不 同,願回所命。初太祖命阮廌定冠服制,未及施行 2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 制禮作樂必待人後行,如周公而後無間言。今使小竪梁簦專定禮樂, 國得不辱乎?且彼所為欺君罔下,無所憑據 3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 臣無學術,不知古制,今之所為尽其所見而已 áo mũ lễ nhạc được coi là văn hiến của một quốc gia phải được đặt định thận trọng, và phải cố gắng tối đa gìn giữ được chế độ cổ theo đúng truyền thống nho gia. nguyễn Trãi và các triều thần đồng tâm tôn sùng Chu Công, bậc vĩ nhân được Khổng Tử hết lời ca ngợi vì công lao tái thiết, duy trì chế độ lễ nhạc cổ của nhà Chu. Tuy nhiên, sau khi du nhập và được đặt định nhiều lần qua các triều đại Lý - Trần - hồ, văn hiến nho giáo đã có những nét đặc sắc riêng biệt tại triều đình Việt nam. Đặc biệt, từ sau cải cách của hồ Quý Ly, áo mũ Đại Việt phần lớn được mô phỏng từ quan phục hán - Đường. Đến thời vua Lê Thái Tổ, nguyễn Trãi được giao nhiệm vụ tái thiết áo mũ lễ nhạc, song thành quả khảo cứu của ông thể hiện ở việc áp dụng mũ Cao Sơn cho bá quan ngày một tỏ rõ sự khiếm khuyết, khiến cuối cùng ông và các nho thần phải tự nhận rằng: việc đặt định lễ nhạc phải đợi có nhiều người đọc thông biết rộng, nắm rõ quy chế cổ mới có thể hoàn thành. Đối với trang phục của nhà Minh
Áo thời Nguyên, áo thời Minh sơ kỳ (thời Hồng Võ), áo thời Minh hậu kỳ. (mingyiguan).
đương thời, nguyễn Trãi nhận định “Người Ngô lâu ngày nhiễm thói tục của người Nguyên, tóc xõa, răng trắng, áo ngắn mà tay áo dài, mũ xiêm lòe loẹt, lớp lớp như lá. Người Minh tuy khôi phục áo mũ Hán Đường xưa, nhưng thói tục vẫn không đổi”(1), ngụ ý không nên noi theo. Trong khi đó, Lương Đăng là một viên hoạn quan phục vụ trong cung đình, chắc hẳn đã trông thấy nhiều dạng áo mũ lễ nhạc nơi cấm cung, được cho là người có hiểu biết chút ít, nên được giao nhiệm vụ hợp tác cùng nguyễn Trãi để đặt định lễ nhạc. nếu đánh giá Lương Đăng chỉ đơn thuần là tay hoạn quan không có học thức, gây ra mối hại to
1. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư địa chí. Nguyên văn:吳人久淪元俗,被髮白齒,短衣長袖,冠裳燦 爛,如葉之重者。明人雖復漢唐衣冠之舊而其俗未變
lớn cho văn hóa Đại Việt thì không thỏa đáng. Đặt trong bối cảnh triều đình Đại Việt vừa phục hồi, sách vở thư tịch nhất thời gần như trắng trơn, điển chương chế độ khiếm khuyết, các nho thần loay hoay chờ đợi thêm người, trong khi chế độ lễ nhạc của nhà Minh đã có sự kế thừa và phát triển từ văn hóa truyền thống, riêng trang phục cung đình được coi là đỉnh cao của nghệ thuật trang phục cổ đại Trung hoa, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới Triều Tiên và Lưu Cầu, thì việc vua Lê Thái Tông chấp thuận kiến nghị của Lương Đăng, sao phỏng một phần quy chế áo mũ lễ nhạc của nhà Minh áp dụng vào triều đình Đại Việt là một xu thế tất yếu. Mặt khác, chế độ áo mũ mới được đặt định, dẫu nói thế nào vẫn là sản phẩm chung của Lương Đăng và nguyễn Trãi, bởi nhiều loại áo mũ thời Trần - hồ vẫn được duy trì sử dụng đến tận thời Lê Trung hưng mà không bị thay thế toàn bộ bằng áo mũ kiểu Minh. Chính vì vậy, trong bài thơ chúc mừng gián nghị đại phu nguyễn Ức Trai, Phan Phu Tiên vẫn khẳng định công lao chế tác ra quy chế lễ nhạc mới của nguyễn Trãi(1). Quy chế lễ nhạc mới này kể từ tháng 11 năm 1437 được chính thức áp dụng trong các dịp Thánh tiết, Chính đán, Sóc vọng, Thường triều và Đại yến(2) .
TRAng PhỤC ThỜI LÊ Sơ (1428-1527)
Trang phục thời Lê sơ có thể phân thành ba giai đoạn. giai đoạn thứ nhất, từ năm 1428 đến năm 1437, triều đình Lê sơ bảo lưu một phần chế độ trang phục của nhà Trần - hồ, thể hiện ở việc lần lượt quy định bá quan văn võ đội mũ Cao Sơn và duy trì các loại mũ Đinh Tự, Tứ Phương Bình Đính trong quân đội. giai đoạn thứ hai, từ năm 1437 đến năm 1499, vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông lần lượt cho sao phỏng chế độ áo mũ của nhà Minh thể hiện ở các quy chế Công phục - Phốc Đầu và Thường phục - Ô Sa, đặc biệt là quy chế Bổ tử. giai đoạn thứ ba, từ năm 1499 đến hết thời vua Lê Chiêu Tông, triều đình nhà Lê thực hiện các cải cách trang phục thông qua quy định về chất liệu áo mũ, hình dạng Bổ tử và quy chế trang sức trên mũ Phốc Đầu.
1. (Việt) Ức Trai di tập - Q.1 - Hạ Gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai. Nguyên văn: 禮樂規模製作新. 2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 頒新定聖節、正旦、朔望、常朝、大宴等禮儀 Xét về kiểu dáng và trường hợp sử dụng, trang phục thời Lê sơ có ba điểm khu biệt với trang phục thời Lê Trung hưng. Thứ nhất, vào dịp đại lễ, các vua Lê sơ mặc Lễ phục Cổn Miện, các vua Lê Trung hưng chỉ mặc hoàng bào, đội mũ Xung Thiên, vốn là Thường phục của các vua thời Lê sơ. Thứ hai, trang phục bá quan thời Lê sơ được phân làm ba loại trang phục: Triều phục, Công phục và Thường phục, còn trang phục Lê Trung hưng hợp nhất quy chế Công phục và Triều phục, đồng thời phân chia rõ quy chế trang phục chầu vua và trang phục hầu chúa. Thứ ba, thời Lê Trung hưng triều đình thường xuyên lục đục, nên khác với tính ổn định của trang phục thời Lê sơ, trang phục Thường triều của bá quan lúc này thường “không theo quy định” khiến triều đình nhiều lần phải quy định lại phẩm phục triều nghi. Vậy nên tại chương này, chúng tôi phân trang phục thời Lê làm hai phần: trang phục thời Lê sơ (1428-1527) và trang phục thời Lê Trung hưng (1533-1789), chủ yếu phân biệt ở trang phục của vua chúa, quan lại và quân đội. Trang phục hậu cung và trang phục dân gian chúng tôi kết hợp viết chung tại phần khảo về trang phục Lê Trung hưng.
I. TRAng PhỤC hOÀng ĐẾ
1. Lễ phục - Triều phục
Sau khi vua Lê Thái Tông chuẩn y tấu nghị của Lương Đăng, từ tháng 11 năm 1437 triều đình quy định, “ngày Mậu Thân là Kế Thiên Thánh tiết, từ buổi sớm, vua yết Thái Miếu, hành lễ tứ bái (bốn lạy), khi về cung, Lỗ bộ ty bày đặt nghi trượng, lỗ bộ ở sân Đan Trì, vua mặc Triều phục Cổn Miện, ngự ở điện Hội Anh, Đại đô đốc Lê Ngân cùng bá quan mặc Triều phục, làm lễ dâng biểu Mũ Miện 12 lưu của thiên tử nhà chúc mừng. Vua mặc Cổn Miện, bá quan Chu, dây hoành buộc cổ màu son. mặc Triều phục bắt đầu từ đây.”(1) Theo Phan huy Chú, “Miện phục của thiên tử từ thời Lý Trần trở về trước không thể khảo được […] Miện phục
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 戊申,繼天聖節。是日早,帝謁太廟,行賜拜禮,還宫鹵簿司盛設鹵 簿儀仗於丹墀,帝御衮冕朝服,御會英殿,大都督黎銀出百官著朝服,行進慶下表禮。帝御衮冕, 百官著朝服自此始
của các triều đại ở nước ta không có dấu tích, đến thời vua Lê Thái Tông mới chế ra mũ Miện, đời sau lại không sử dụng nữa. Từ thời Lê Trung Hưng về sau, vào các dịp đại lễ, hoàng đế chỉ đội mũ Xung Thiên.”(1) như vậy, quy chế Cổn Miện dành cho thiên tử nhà Lê từ thời Trung hưng về sau bị phế bỏ. Tuy nhiên, các đời vua nhân Tông, Thánh Tông, hiến Tông thời Lê sơ hẳn vẫn duy trì loại Lễ phục sang trọng bậc nhất này, dù cách nói của Phan huy Chú có phần mập mờ, không minh xác. Trên thực tế, nhà hồ đã định ra quy chế Cổn Miện, song theo ghi chép của Loại chí thì Cổn Miện của vua Triều Tiên nhà Lê sơ không kế thừa được quy chế Lễ phục Thuần Tông. (Trang phục này của nhà hồ. Vậy nên việc vua Lê Thái Tổ, Lê của chúng ta). Thái Tông trong đại lễ lên ngôi mặc loại Lễ phục nào, hiện chưa thể khảo được. Sau khi phục quốc, Lê Lợi đã lên ngôi vua, có điều do vấn đề thời gian và tư liệu nên phải đến thời vua Lê Thái Tông, quy chế Cổn Miện dành cho thiên tử phương nam mới được đặt định. Toàn thư ghi nhận, ngày 12 tháng 11 năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã đề vào bản thảo bài tựa cuốn Thiên Nam dư hạ tập của Đại học sĩ Thân nhân Trung rằng: “Vải dệt lông chuột lửa/ Tơ ngũ sắc tằm băng/ Lại tìm tay vô địch/ Cắt may áo Cổn long”(2). Tấm bia Đại Việt Lam Sơn Dụ lăng bi lại cho biết trong lễ cày ruộng Tịch điền, vua Lê hiến Tông mặc áo Cổn, đội mũ Miện có dây hoằng màu đỏ son (Đế tại Tịch điền/ Chu hoằng Cổn Miện). Vậy thì ít nhất đến thời vua hiến Tông, trang phục Cổn Miện vẫn được duy trì làm Lễ phục – Triều phục của đế vương. ngoài ra, trong thời gian trị vì của vua nhân Tông, Thánh Tông, hiến Tông, chúng ta đều thấy các vị vua Đại Việt này lần lượt phái sứ thần sang nhà Minh xin ban Cổn Miện, trên thực tế nhằm “hợp pháp hóa” quy chế Cổn Miện và đòi hỏi sự công nhận của vua Minh với tư cách
1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 按李陳以前,天子冕服不可復 考,見於史者,惟此二條[…]我國歷代冕服無徵,至黎太宗始制冕,其後竟不復行。中興以來,皇 上御大禮,惟服衝天冠 2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 帝題大學士申仁忠天南餘暇集序藁云“火鼠千端布,冰蠶五色絲,更 求無敵手,裁作袞龍衣” là vua nước nam. Song trái với mong chờ của vua quan triều Lê, vua Minh từ đầu chí cuối đều không bằng lòng để vua nước Việt mặc Cổn Miện. Bởi theo quan niệm của nhà Minh, trước sự “thần phục thiếu chân thành” của vua tôi nước Việt, vua Việt trên danh nghĩa là vương, nhưng thực chất là bề tôi của Trung Quốc, bị coi ngang hàng với quan nhất, nhị phẩm của nhà Minh. Cách đối đãi như vậy khác hẳn tình cảm đặc biệt của vua Minh dành cho vua Triều Tiên, khi năm 1403 vua Minh ban cho vua Triều Tiên Cổn Miện 9 lưu 9 chương, năm 1450 tiếp tục ban cho Thế tử Triều Tiên Đại Việt Lam sơn Dụ lăng bi (Lăng vua Lê Hiến Tông, Lam Kinh, Thanh Hóa. Cổn Miện 8 lưu 7 chương(1). Tại Triều “Mục mục Hiến Tông, tư tập tiền công […] Tiên, Cổn Miện chỉ được áp dụng làm Đế tại Tịch điền, chu hoằng Cổn Miện”. lễ phục vua mặc khi lên ngôi, ngày mồng một Tết và khi đón sứ Trung Quốc. Trước khi trở thành Đại hàn đế quốc vào năm 1897, Triều Tiên không tế trời một cách độc lập như Việt nam. Đối chiếu ghi chép của Toàn thư với Minh thực lục, Minh sử, ta được biết: tháng 10 năm 1441, vua Lê nhân tông sai sứ thần sang nhà Minh tuế cống, đại thần Lê Thận phụ trách việc “xin áo mũ”(2); năm 1442, khi sứ thần nước An nam Lê Thận từ biệt vua Minh, vua Minh lệnh cấp trang phục Bì Biền, áo dệt vàng về ban cho quốc vương(3) . năm 1456, vua Lê nhân Tông tiếp tục phái sứ thần sang nhà Minh tuế cống đồng thời “cảm ơn (xin) ban Cổn Miện”(4) . Minh thực lục ghi lại sự việc
1. (Hàn) Quốc triều ngũ lễ nghi - Tự lệ nhất. Tr.112, 116. 2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十月,遣使如明,内密院副使阮日僉、知内密院副使阮有光、僉知 密刑院陶孟珙歲貢,黎昚求冠服 3. (Trung) Minh thực lục - Anh Tông thực lục - Q.90. Mục tháng 3 năm Chính Thống thứ 7. Nguyên văn: 安 南國使臣黎昚陛辤,命賫敕并皮弁冠服、金織襲衣等物歸賜其國王黎麟 4. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十月二十五日遣陪臣黎文老阮建美阮居道鄧惠連如明歲貢并謝賜衮 冕. Các bản dịch Việt văn đều dịch thiếu từ “Cổn Miện”. Tuy nhiên, cách nói “cảm ơn ban Cổn Miện” của sử quan nhà Lê đã khiến sử thần nhà Nguyễn hiểu lầm, cho rằng “bấy giờ sứ Minh đến ban Cổn Miện, (vua) bèn sai bọn Trung thư lang Nguyễn Đình Mỹ sang Minh tuế cống, bái tạ việc ban y phục.” (Cương mục. Q.18. Nguyên văn: 冬十月遣使如明,辰明使來給衮冕,遂遣中書侍郎阮廷美等如明嵗貢,拜謝賜服)