11 minute read

3. Thường phục

Next Article
2. Tế phục

2. Tế phục

chân và cũng đội nón”; năm 1685 Samuel Baron mô tả “Bất luận nam hay nữ đều để mái tóc dài thõng xuống.”(1) Năm 1688, William Dampier cũng miêu tả:“Tóc họ đen, dài và rất dày, để xõa xuống tận vai […] Răng họ đen hết mức họ có thể làm được, vì họ coi đây là một lối trang điểm cao quý.”(2) Lý Tiên Căn (1621-1690) người thời Thanh cho biết: “Người nước ấy xõa tóc, dùng sáp thơm chải tóc nên không bị bung, đi đất, song chân không có bụi bẩn, chừng bởi đất đều là cát sạch.”(3) Năm 1691, triều thần Mân Ám trả lời vua Triều Tiên Túc Tông về phong tục của người Việt, đáp rằng: “Bất kể người sang kẻ hèn đều buông xõa mái tóc, nhai trầu cau luôn miệng, đối đáp với khách cũng không ngừng, răng đều đen như sơn. Tính cách của họ đại để kênh kiệu dửng dưng nhưng khi gặp gỡ giao tiếp cũng rất biết lễ nghĩa, khiêm nhường.”(4)

Chân dung các giáo sĩ người Việt năm 1688, vẽ bởi Carlo Maratta. (Dẫn theo Siam and the Vatican in the seventeenth century). Vì chuộng buông xõa mái tóc dài, không ít vị quan nhà Lê khi vào chầu đều xõa tóc đội mũ, hoặc búi một phần tóc, phần còn lại buông xõa. Kiểu tóc này ta có thể kiểm chứng qua bức tranh Phủ chúa Trịnh

Advertisement

1. Mô tả vương quốc Đàng Ngoài. Tr.108. 2. Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688. Tr.59. 3. (Trung) An Nam truyện, An Nam tạp ký, An nam kỷ du - An Nam tạp ký. Tr.1. Nguyên văn: 其人被髮, 以香蠟梳之,故不散。跣足,足無塵圿,以地皆淨沙也 4. (Hàn) Triều Tiên vương triều thực lục - Túc Tông - Q.23 - Mục ngày Ất Dậu mồng 5 tháng 12 năm thứ 17 triều vua Túc Tông. Nguyên văn: 無論尊卑,盡被頭髮,恆嚼檳榔,對客不輟,牙齒皆黑。若着漆 然,其儀形,大抵慓輕而接待之際,頗知禮讓 của Samuel Baron, bức Triều phục bá quan văn võ tại vương phủ của Jean Baptiste Tavernier, hình quan văn quan võ trong Những khu truyền giáo của cha Marini, qua mô tả của sứ thần Han Tae Dong năm 1713: “Mũ Ô Sa, áo cổ tròn, đai thắt, phẩm trật đại để như chế độ nước ta, duy có việc xõa tóc buông ra phía sau rồi đội mũ lên là hiếm thấy mà thôi”(1) , qua mô tả của sứ thần Seo Ho Su năm 1713: “Quan An Nam búi tóc, buông xõa phần còn lại ra sau, rồi mới đội mũ Ô Sa”(2). Thậm chí Phùng Khắc Khoan khi vào chầu vua Minh đã búi tóc theo phong tục của thiên triều, song ngay sau khi về sứ quán ông lập tức rũ bỏ ngay. Sứ thần Triều Tiên Lý Toái Quang miêu tả: “Ông tuy rất già nhưng sức lực còn khỏe, thường đọc sách viết lách không ngừng. Gặp ngày triều hội vào chầu cửa khuyết thì búi tóc đội mũ, nhất nhất noi theo phục sức của thiên triều, nhưng nom sắc mặt ông có vẻ nhăn nhó khó chịu, vừa về là cởi bỏ ngay. Cả đoàn hai mươi ba người đều xõa tóc. Người cao sang thì sơn răng, kẻ hạ tiện thì mặc áo ngắn đi đất, dù vào mùa đông vẫn đi đất, không xỏ tất dài. Chừng phong tục của họ là vậy.

”(3) Tuy có thói quen buông xõa tóc dài, những khi cần gọn gàng thuận tiện, một cách hết sức tự nhiên, người Việt lại búi một búi tóc sau đầu. Khoảng những năm 1695, nhà sư Thích Đại Sán mô tả những người Việt Đàng Trong ở trên thuyền đều “cởi trần xõa tóc, dùng mảnh vải quấn

Tranh chân dung Phùng Khắc Khoan thờ tại nhà thờ họ Phùng, Thạch Thất, Hà Nội.

1. (Hàn) Yên hành lục - Hàn Thái Đông - Lưỡng thế Yên hành lục. Tr.233. Dẫn theo Cát Triệu Quang. Đại Minh y quan kim hà tại. Sử học nguyệt san. Kỳ 10 - 2005. Nguyên văn: 皂帽團領品帶大盖如制,而唯是 披髮垂後加帽于上,為駭見耳 2. (Hàn) Yên hành kỷ - Q.2. Tr.459. Dẫn theo Cát Triệu Quang. Đại Minh y quan kim hà tại, Sử học nguyệt san. Kỳ 10 - 2005. Nguyên văn : 束发垂后,戴乌纱帽 3. (Hàn) Chi Phong tiên sinh tập - Q.8 - An Nam quốc sứ thần xướng họa vấn đáp lục - Hậu. Nguyên văn:其 人雖甚老,精力尙健,常讀書寫冊不休。若値朝會詣闕則束髮著巾帽,一依天朝服飾。而觀其色, 頗有蹙頞不堪之狀,旣還卽脫去。一行凡二十三人皆被髮。貴人則涅齒,下人則短衣跣足,雖冬月 赤脚無袴襪。蓋其俗然也. Một số bản dịch hiện nay dịch “bị phát” là ”búi tóc”. Cách dịch như vậy hoàn toàn sai lạc. “Bị phát” 被髮, “phi phát” 披髮 đều có nghĩa là xõa tóc.

che phía trước, gián hoặc cũng có người búi tóc chuy kế để tiện làm lụng, răng đều đen […] Một thuyền tiếp đến có vị quan cũng xõa tóc đi chân đất ”(1) . Với mái tóc dài buông xõa, nhà giàu quý tộc thời Lê Trung Hưng thường dùng một vuông vải lớn phủ lên đầu, tương tự các quan triều Trần qua mô tả của Trần Cương Trung, hay truy xa hơn là lối thủ sức của vua Lý Nhân Tông trong miêu tả của Lê Tắc “dùng lụa đỏ phủ lên đầu, giắt kiếm bước lên Cửu trùng đài”(2). Lối dùng khăn phủ mang đậm âm hưởng Phật giáo này xuất hiện khá nhiều qua tranh tượng thời Lê Trung Hưng, và được minh chứng qua miêu tả của sứ thần Triều Tiên Lý Toái Quang về Chánh sứ Đại Việt Phùng Khắc Khoan: “Sứ thần họ Phùng, tên Khắc Khoan, hiệu là Nghị Trai, tuổi hơn bảy 1-2. Tượng Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung (chùa Cầu Đông, Hà Nội); 3-4. Tượng chùa mươi, hình dong rất lạ, sơn răng xõa Bút Tháp, Bắc Ninh (Ảnh: TQĐ); 5. Vị tóc, áo dài tay thụng, dùng cả khổ chánh sứ mặc Mãng bào màu trắng, phủ khăn điều, đứng đầu đoàn cống sứ Đại Việt thời vải đen phủ lên đầu như kiểu khăn Lê Trung Hưng trong Vạn quốc lai triều đồ nhà sư, để cho một nửa khổ rủ ra (họa phẩm thời Càn Long. Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Ảnh: Hồ Như Ý); 6. Mệnh phụ An đằng sau quá vai.”(3) Hoàng Thanh Nam (Hoàng Thanh chức cống đồ). chức cống đồ cũng mô tả: “Đàn bà giàu sang xõa tóc, không cài trâm, tai đeo kim hoàn […] Đàn bà dùng khăn phủ đầu, áo dài, vạt dài, đi

1. (Trung) Hải ngoại kỷ sự - Q.1. Tr.12. Nguyên văn: 裸體披髮,以布縧纏掩其前,間有椎髻便操作者, 侏黑齒[…]繼來一舟,有官,亦披髮跣足 2. (Trung) An Nam chí lược - Cổ tích - Cửu trùng đài. Nguyên văn: 王以紅帛帕頭,佩劍登臺 3. (Hàn) Chi Phong tiên sinh tập - Q.8 - An Nam quốc sứ thần xướng họa vấn đáp lục - Hậu. Nguyên văn: 使臣姓馮名克寬,自號毅齋,年踰七十,形貌甚怪,涅齒被髮,長衣闊袖,用緇布全幅蓋頭如僧巾 樣,以其半垂後過肩焉 giày lộ gót, gặp nhau đãi trầu cau, giỏi các việc thêu thùa nấu nướng.

”(1) Alexandre de Rhodes cũng ghi nhận phụ nữ Việt những năm 1625-1645 dùng the làm khăn trùm đầu(2) . Ngoài ra, qua một số sử liệu và tranh ảnh cho thấy không ít nam giới người Việt xõa tóc, đồng thời cạo một vành tóc tròn trên thóp. Giải thích ý nghĩa của việc cạo tóc này, hiện có bốn nhóm quan điểm sau:

A. Cạo tóc khi có tang, nên thời kỳ có tang gọi là thời tang tóc. Tác giả sách Sơn cư tạp thuật cho biết tục người mán mường ở Việt Nam cuối thời Lê, vào ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc(3). Jean-Baptiste Tavernier cho biết,

Người Đông Kinh (Hà Nội) trong Hải ngoại chư đảo đồ thuyết. vào năm 1681, “vua mới (tức thái tử nối ngôi, con vua đã quá cố) cắt tóc, đầu đội mũ rơm”(4) Cha sứ Marini cho biết, vào khoảng những năm 1646 - 1658, khi có tang, người Việt “cắt tóc để tỏ lòng tôn kính”(5) Tuy nhiên ghi nhận của Sơn cư tạp thuật, Jean Baptiste Tavernier và cha Marini (cắt hoặc cạo tóc khi có tang) lại mâu thuẫn với ghi nhận của Alexandre de

Rhodes (ngày thường cạo tóc, khi có tang thì không cạo). Alexandre de Rhodes cho biết “về cách để tang thì có sự khác nhau và kỳ dị về áo mặc; cách thông thường và chung cho mọi người là tóc. Phái nam không có tang thì để tóc phía trước cắt nửa vòng tròn trên trán, khi có tang thì để tóc dài xuống tới mắt, khá vướng. Trái lại phái nữ có tang thì cắt một phần

1. (Trung) Hoàng Thanh chức cống đồ - An Nam quốc. Tr.15-17. Nguyên văn: 貴家婦人披髮,不笄,耳 帶金環[…]婦女以帕蒙首,長衣長裾,納履露踵,相見以檳榔為禮,善紡績烹飪之事 2. Từ điển Việt - Bồ - La. Mục từ The. Tr.218 3. (Việt) Sơn cư tạp thuật - Q.2 - Man lạo phong tục. Nguyên văn: 成服日諸子盡髡其頭,父死母存則髡 其半。至於五服,以服之輕重為髡髮之多寡。今中土亦有循是俗者,謂之髮喪 Thành phục chỉ tang phục thân quyến mặc sau khi người chết được nhập liệm. 4. Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (1681). Tr.85 5. Dẫn theo Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam. Tr.82

tóc không cho dài ra, suốt ba năm tang nếu là người góa bụa thì cấm và bị phạt nặng nếu tái giá trong thời gian này, gọi là thời tang tóc”(1) , “để tang cha hay mẹ chết, trong thời kỳ đó, đàn ông không cạo tóc ở phía trên và phía trước đầu”(2) . Người Đông Kinh (Hà Nội) trong Vạn quốc nhân vật đồ

B. Cạo tóc là tập thuyết (1720) và Tăng bổ Hoa di thông thương khảo (1708). tục lưu hành tại vùng Đàng Trong. Theo Terajima Ryōan, tác giả Hòa Hán tam tài đồ hội: “Người Giao Chỉ (Đàng Trong) đàn ông thì cạo tóc ở vùng huyệt Bách Hội […] Đông Kinh tức là kinh đô của Giao Chỉ. Họ vốn là anh em, tới thời con cháu giao tranh nên Giao Chỉ và Đông Kinh phân làm hai nước. Ranh giới hai nước có ngọn núi tên gọi Kẻ Mâu (có lẽ chỉ núi Đâu Mâu,

Người Đông Kinh và Giao Chỉ trong Hòa Hán tam tài đồ hội. phân chia vùng Đàng Trong – Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn phân tranh) [...]Người Đông Kinh (Đàng Ngoài) cũng giống người Giao Chỉ, song không cạo tóc ở đỉnh đầu mà lại búi tóc”(3). Nishikawa Jyoken, tác giả Hoa Di thông thương khảo cho biết, vào những năm 1695

“(Người Đàng Trong) trang phục khác

với người Đường ngày nay (người Mãn Thanh), nhưng lại giống kiểu trang phục thời Minh. Sắc mặt họ hơi đen. Đầu tóc giống nam giới Nhật Bản, họ cạo một ít tóc ở vùng Bách Hội như

1. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài. Tr.53 2. Từ điển Việt – Bồ - La. Mục từ Tang tóc. Tr. 211. Bản dịch tiếng Việt dịch từ “radunt” (nguyên tác) là cắt, ở đây chúng tôi sửa lại thành từ cạo. 3. (Nhật) Hòa Hán tam tài đồ hội – Q.13 – Dị quốc nhân vật – Giao Chỉ, Đông Kinh. Tr.30. Nguyên văn: 男 則剃百會[…]東京,卽交趾之都府也。本爲兄弟,至子孫相爭,交趾與東京分爲二國。二國之界, 有山,名岐夜牟[…]其人物與交趾同,但不剃頂而束髮

kiểu tóc Sakayaki (kiểu tóc này có thể đối

chứng qua hình ảnh người Giao Chỉ trong Hòa Hán

tam tài đồ hội và bức tranh chân dung Quốc uy công

Nguyễn Phúc Thuần (1653 - 1675). TQĐ chú) […] Người Đông Kinh lại giống Trung Hoa hơn người Giao Chỉ, song không cạo tóc ở vùng trán, mà búi tóc lại, tục cạo

tóc ở vùng trán gần đây cũng nhiều. Răng thì cũng đen như người Giao Chỉ.”(1) Tuy nhiên, theo ghi nhận của Alexandre de Rhodes và hình vẽ trong Boxer Codex do người Philipines thực hiện năm 1590, người Đông Kinh trong Vạn

Người Đông Kinh trong Vạn quốc nhân vật đồ (1645). quốc nhân vật đồ (1645), rõ ràng từ những năm 1590 – 1645 vùng Đàng Ngoài đã lưu hành tục cạo tóc này. C. Cạo tóc theo tục của người Thanh. Tác giả Nam sử tư ký và Lão song thô lục, những người sống đầu thời Nguyễn cho rằng triều đình nhà Lê phải xin nhà Thanh Người Hội An năm 1609 trong Chu ấn thuyền hội quyển. cho cạo một nửa mái tóc: “Thanh Thế tổ lên ngôi, đặt niên hiệu Thuận Trị (tại vị 1643—1661), thống nhất thiên hạ, thay đổi y phục Trung Quốc. Phụ lão Trung Quốc đến cửa khuyết, xin lưu lại một nắm tóc để làm vết tích. Nước Nam ta xin cạo một nửa, gọi là

khoái giới cạo”(2) (‘khoái’ theo Từ điển Việt – Bồ -La nghĩa là ‘đỉnh đầu’). Đây là

1. (Nhật) Tăng bổ Hoa Di thông thương khảo – Q.3 – Giao Chỉ, Đông Kinh. Tr.11 – Tr.14. Nguyên văn: 人 物衣服今ノ唐人ノ形トハ別也,明朝ノ時ノ形ニ似タリ。人ノ顔色少シ黑ク,頭日本ノ男子ニ似テ 少ク百會ニサカヤキヲ剃タリ...人物交趾ヨリハ又中華ニ似タリ但シ月額無ク(俗近代ハ月額ヲ 剃タリモ多ト云リ)髮ヲ束ス齒ハ交趾ト同ク黑シ 2. (Việt) Nam sử tư kí – Chân Tông Thuận hoàng đế. Nguyên văn : 世祖即位,紀元順治,天下一統,改 易中國衣服,又有薙髮令。中國父老詣闕,乞留一握髮以爲迹。我南國乞半薙,號曰 介

This article is from: