5 minute read

4. Tiện phục

quan niệm sai lầm. Bởi tư liệu cho thấy tục cạo tóc đã xuất hiện tại Việt Nam trước khi nhà Thanh thành lập. Bên cạnh đó, các sách như Lịch đại danh thần sự trạng, Nhân vật chí, Công dư tiệp ký, Danh thần danh nho truyện ký đều chép: Khi người Thanh vào làm chủ Trung Hoa, sai sứ mang chiếu thư đến nước ta, lệnh cho quốc dân đều phải cạo tóc, bề trên lấy làm lo, lệnh cho ông Nguyễn Đăng Cảo đến cửa quan nghênh đón, ông bèn làm bài Giải chư hầu hoặc văn để nói rõ ý tứ, người Thanh mới thôi(1) . Tuy nhiên, sau khi người Thanh giao thương với người Việt, quả nhiên đã có không ít người Việt cạo tóc bắt chước người Thanh, khiến triều đình nhà Lê phải nhiều lần ra lệnh: “Thương nhân phương Bắc qua lại nước ta, quốc dân có nhiều kẻ bắt chước họ, bèn nghiêm sức cho người phương Bắc nhập tịch vào nước ta, từ ngôn ngữ đến y phục, nhất nhất phải noi theo quốc tục”(2); “Năm 1696, Phủ Liêu lại vâng mệnh truyền rằng: phàm các xã dân ở giáp địa giới ngoại quốc, từ ngôn ngữ đến ăn mặc và cư xử đều nên tuân theo dáng vẻ lề lối và phong tục nước ta, nếu cạo trọc đầu thì cũng nên bớt lại một mảng tóc, chứ không được càn bậy bắt chước tiếng nói và quần áo của người ngoại quốc. Kẻ nào vi phạm thì cũng cho phép quan trấn phủ điều tra trừng trị”, năm 1727 lại truyền rằng “con trai trong nước ta, hễ ai cạo tóc cũng nên theo phong tục nước nhà, để lại cái chỏm để tỏ ra phân biệt. Kẻ nào vi phạm thì cho phép quan lưu thủ hoặc quan đề lãnh phạt ngay 10 trượng.”(3)

Quản tượng ở Hội An trong Chu ấn thuyền hội quyển (1609).

Advertisement

1. (Việt) Công dư tiệp ký – Danh thần - Nguyễn Đăng Cảo ký. Nguyên văn: 時清人入帝中華,發使齎詔往 我國,令國人皆薙髮。上以爲憂,命公往關上迎接。公乃作解諸侯惑文以誦之,清人乃止 2. (Việt) Việt sử - Q.3 – Huyền Tông, Gia Tông. Tr. 41. Nguyên văn: 清帝中國薙髮短衣,一守滿洲故習 宋明衣冠禮俗為之蕩然。北商往來我國,國人多有效之。乃嚴飭北人籍我國者,言語衣服一遵國俗 Sách Cương mục thời Nguyễn cũng có ghi chép tương tự, song có một vài chữ xuất nhập (自清入帝中國薙 髮短衣,一守滿洲故習。宋明衣冠禮俗為之蕩然。北商往來日久,國人亦有效之者。乃嚴飭諸北人 籍我國者,言語衣服一遵國俗) 3. (Việt) Lịch triều tạp kỷ. Tr. 245, 243. D. Cạo tóc là một trong những cách đánh dấu nhằm phân biệt binh lính với dân thường. Ghi nhận của An Nam kỷ du (Thanh, 1688) cho biết: “Con trai đến tuổi trưởng thành, phù hợp với ngạch quy định phải biên vào quân ngũ thì quan cho cạo mấy tấc tóc trên trán để phân biệt với dân”(1) . Ghi chép trên hoàn toàn khớp với hình vẽ lính Giao Chỉ trong Boxer Codex với niên đại 1590 (Philipines). Với những chứng cứ hiện có, chỉ có nhóm quan điểm thứ tư cho rằng việc cạo Binh lính Giao Chỉ trong Boxer một phần tóc được thực hiện trong quân Codex (1590). đội, nhằm phân biệt quân lính với dân thường, không tồn tại mâu thuẫn. Trong các quan điểm còn lại, chúng tôi nghiêng về quan điểm cho rằng, một bộ phận người Việt cạo tóc khi có tang, do đó thời kỳ có tang được gọi là thời tang tóc. Ngoài ra cần lưu ý thêm rằng, trong khi triều thần nhà Lê là Lê Quýnh thà chết không chịu cạo tóc thì Quốc Uy công Nguyễn Phúc Thuần ở Đàng Trong lại cạo tóc tương tự kiểu kayasaki của người Nhật. Triều thần Lê Quýnh sau khi bị Phúc Khang An dụ cạo tóc đã

Người Hội An (Chu ấn thuyền hội quyển).

1. (Trung) An Nam kỷ du. Nguyên văn: 男成丁,符於定額宜編伍者則官剃其額上髮寸許以別於民焉

tức giận trả lời: “Bọn ta đầu có thể chặt, chứ tóc không thể cạo, da có thể lột, chứ y phục không thể thay!”(1) Đến năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), Lê Quýnh được thả về nước, sau đó thường xõa tóc, mặc áo cừu, du ngoạn ở chùa Đại Đồng, Hải Dương. Tác giả Vân nang tiểu sử ca ngợi, mười mấy năm trời ở Trung Quốc mênh mông, xõa tóc rủ áo dài duy chỉ có một mình ông mà thôi(2). Điều đó chứng tỏ, so với Đàng Ngoài, tục cạo tóc được đón nhận và lưu hành rộng rãi hơn ở vùng Đàng Trong, trước khi diễn ra cuộc cải cách về đầu tóc trang phục thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Bên cạnh đó, với riêng kiểu tóc của phụ nữ, Phạm Đình Hổ còn cho biết: “Phụ nữ nước ta (cuối Lê đầu Nguyễn) chỉ dùng khăn là giấu tóc, gặp bậc tôn trưởng thì xõa tóc để tỏ lòng tôn kính”(3). Dựa vào ghi nhận của Phạm Đình Hổ, đối chiếu với pho tượng thị nữ chùa Dâu (Bắc Ninh), có thể thấy vào cuối thời Lê, tục dùng lụa bọc tóc vấn quanh đầu đã định hình và phổ biến trong một bộ phận phụ nữ Việt. Riêng việc xõa tóc để tỏ lòng tôn kính, Jerome Richard năm 1778 cũng ghi nhận: “Nam giới và phụ nữ thường búi tóc cao và gắn vào đó một cái nơ phía sau đầu. Nhưng khi họ xuất hiện trước bề trên, Tượng thị nữ chùa Dâu (Bắc Ninh). họ lại để xoã tóc tỏ ý tôn

Chân dung Quốc Uy công Nguyễn Phúc Thuần.

1. (Việt) Hoàng Lê nhất thống chí – Đệ thập tam hồi. Nguyên văn: 我輩頭可斷,發不可雉,皮可削,服 不可易也 Mục tháng 4 năm 1789 trong Cương mục cũng có ghi chép tương tự. 2. (Việt) Vân nang tiểu sử - Trường phái hầu. Nguyên văn: 嘉隆三年,清皇許公奉出帝襯回國,公全 髮以歸寧。後公常於本縣大同寺遊玩,披裘散髮[…]雲史氏曰:遂使十數年間,茫茫中朝而散髮垂 衣,惟公一人而已 3. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn: 婦人古有冠髮,我國只用羅巾斂髮, 其見尊長則散垂為敬 kính”(1). Cha Marini ở Đàng Ngoài vào giai đoạn 1646 - 1658 cho biết: “Họ buông xõa tóc xuống vai để thể hiện phẩm giá và sự kính trọng. Khi xuất hiện trước mặt nhà vua hoặc người đức cao vọng trọng, nếu đang buộc tóc thì họ phải nhanh chóng thả tóc ra. Nếu không, họ sẽ bị quan cắt tóc”(2) . Thanh triều văn hiến thông khảo cũng ghi nhận: “Yết kiến bậc tôn quý thì quỳ gối lạy ba lạy. Ngẫu nhiên gặp ắt buông nón xõa tóc, không làm như vậy là bất kính.”(3)

Trang phục của vũ công thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

1. Nguồn tư liệu thư tịch phương Tây với tiến trình lịch sử Thăng Long Hà Nội. Tr.216 2. Dẫn theo Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam. Tr.63 3. (Trung) Thanh triều văn hiến thông khảo - Q.296 - Tứ duệ tứ. Tr. 7450. Nguyên văn: 謁尊貴跪膝三拜, 偶相見必脫笠披髮,非是則為不敬

This article is from: