12 minute read

2. Kiểu tóc

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

như vậy, một cách tổng quan có thể thấy quy chế Cổn Miện của nhà nguyễn đã tham khảo từ hai nguồn chính là quy chế nhà Tống và nhà Minh, khớp với lời nhận định có phần khoa trương của triều thần Lý Văn Phức “Đai rộng mũ cao, ấy y phục Tống Minh vậy.” Trong đó, Cổn Miện 9 lưu 9 chương được tham khảo từ quy chế Minh, còn Cổn Miện 6 lưu 5 chương và 4 lưu 3 chương được tham khảo từ quy chế Tống. Dĩ nhiên, như chúng tôi đã đề cập, toàn bộ kiểu dáng hoa văn, trang sức, cũng như sự kết hợp giữa các phục sức (Thường, Kế y, đại thụ, tế tất, đại đới v.v.) trong bộ Cổn phục của Việt nam không rập khuôn theo tỉ lệ 1:1 so với quy chế cổ của Trung Quốc. Tình hình này cũng xảy ra tượng tự ở Triều Tiên. So sánh sự bố trí hoa văn hỏa, hoa trùng, Tông di trên áo Cổn 9 chương của vua Triều Tiên với áo Cổn 9 chương của vương công triều nguyễn, có thể thấy được sự đại đồng tiểu dị này.

Cổn Miện 4 lưu 3 chương của Quan văn Tòng Nhị phẩm và Chính Tam phẩm. (Phục dựng. Tranh: Lý Tiệp).

Advertisement

绿。衣一章繪粉米,裳二章,綉黼、黻[…]光禄卿、监察御史、读册官、举册官、分献官以上服之 Trang phục Hoàng đế và Hoàng thân triều Nguyễn mặc khi tế Giao do Nguyễn Văn Nhân vẽ năm 1902 (Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất) chỉ là dạng trang phục vẽ theo trí tưởng tượng của họa sĩ. Có lẽ do Nguyễn Văn Nhân chưa được chứng kiến lễ tế Nam Giao để tận mắt thấy Cổn Miện.

QUY CHẾ CỔN MIỆN CỦA CÁC QUAN NHÀ NGUYỄN (theo Hội điển)

Cổn Miện 6 lưu 5 chương Các quan chính nhị phẩm trở lên

Mũ Miện trước và sau đều có 6 lưu, mỗi lưu 5 dây thái tảo, 6 tựu, xâu bởi 6 hạt châu chất liệu ngọc; xung quanh miện bản quấn đồng khắc hoa văn mây rủ; mũ mạ vàng sức bác sơn vàng, 2 giao long vàng, 1 kim tuyến, ở chỗ cài trâm cũng sức bằng vàng, còn lại đều theo quy chế Miện phục của hoàng tử và vương công

Áo xanh 3 chương thêu Phấn mễ 2 hình ở vai 1 hình ở lưng; Tảo, Tông di ở hai tay áo, mỗi chương 3 hình; cổ áo như màu áo

Cổn Miện 4 lưu 3 chương Quan văn tòng nhị phẩm và Chính tam phẩm

Mũ Miện phía trước và sau đều 4 lưu, mỗi lưu 5 thái tảo, 4 tựu, xâu 4 viên ngọc châu thái thảo, còn lại đều theo quy chế của quan chính nhị phẩm; riêng lược bỏ đi 2 hình giao long vàng

Áo xanh 1 chương thêu Phấn mễ 2 hình ở vai, 1 hình ở lưng, ở hai ống tay áo cũng lại thêu mỗi bên 2 hình;

Thường màu đỏ nhạt 2 chương, thêu Phủ, Phất mỗi chương 2 hình; cổ áo Trung Đơn làm bằng sa trắng thêu 7 hình Phất Thường màu đỏ nhạt 2 chương, thêu 2 hình Phủ và 2 hình Phất

Tế tất và đại thụ đều thêu chương Sơn. Đại thụ trong và ngoài đều làm bằng là trắng, ở phần eo không có viền, ở chỗ rủ xuống viền màu lục. ngọc bội xâu bởi 3 viên ngọc châu thái thảo, còn lại đều theo quy chế bội, thụ của hoàng tử và các vương công. Đai màu đỏ nhạt, mặt trước sức 6 miếng gồm hình vuông lẫn hình quả trám, bề mặt đều khảm đồi mồi, viền đồng mạ vàng

1.2. Lễ phục Tịch điền

Tịch điền là một trong những buổi lễ quan trọng của các nước nông nghiệp. Ít nhất từ năm 987, vua Lê Đại hành đã “lần đầu cày ruộng Tịch điền”. Tuy nhiên, do sự khuất lấp của sử liệu, chúng ta hiện không thể biết được loại trang phục sử dụng vào dịp lễ Tịch điền của vua quan các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, hồ, hậu Lê. Song chúng tôi ngờ rằng, Lễ phục Tịch điền của các triều đại trước đây có lẽ không nằm ngoài các bộ Triều phục và Thường phục, có chăng xuất hiện một

Thường phục và Triều phục của các quan vài biến cách nhỏ tương tự như quy triều Nguyễn. (BAVH). chế của triều nguyễn. Đối với quy chế Lễ phục Tịch điền của vua quan triều nguyễn, Hội điển ghi nhận, Lễ phục của hoàng đế là mũ Cửu Long Đường Cân kết hợp với Long bào hẹp tay màu vàng. năm 1827, Lễ phục Tịch điền của các quan văn võ chấp sự được quy định là “áo Thái bào hẹp tay màu lam. Quan võ đội mũ Hổ Đầu, quan văn đội mũ Văn Công, mũ Xuân Thu. Bát, cửu phẩm đội Anh Cân, áo Thái y hẹp tay. Đai lưng lụa màu lam”(1); năm 1849, Lễ phục Tịch điền của hoàng tử và các vương công được quy định là “mũ Kim Quan, áo Thái bào hẹp tay màu đỏ.”(2) Trong đó, mũ Cửu Long Đường Cân, mũ hổ Đầu, Văn Công, Xuân Thu, Anh Cân là mũ Thường phục của vua và văn võ bá quan; mũ Kim Quan là mũ Triều phục của hoàng tử và thân vương. Có điều, khác với quy chế Thường phục Bổ tử, Lễ phục Tịch điền của vua quan nhà nguyễn là sự kết hợp giữa mũ Thường phục và các loại áo Thái bào, Thái y hẹp tay, tức loại áo được thêu hoa văn sặc sỡ, tương tự như áo bào Triều phục. Quy chế cụ thể của các loại mũ hổ Đầu, Văn Công, Xuân Thu, Anh Cân, Kim Quan chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày ở phần sau.

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.48. Nguyên văn: 明命八年議準文武官充耤田從耕執事藍色狹袖彩袍。武官 虎頭帽,文文公、春秋帽。八九品英巾狹袖彩衣,藍帛腰帶 2. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.19. Nguyên văn: 耤田從耕皇子諸公品服,冠用金冠,袍用赤色狹袖彩袍

2. Triều phục

Theo quy chế Triều phục năm 1500 thời vua Lê hiến Tông, bá quan nhất loạt đội mũ Phốc Đầu kết hợp với Bổ phục. Vào thời nguyễn, mũ Phốc Đầu vẫn được áp dụng làm mũ Triều phục cho văn võ bá quan, song được phân làm ba loại: mũ Phốc Đầu dáng tròn dành cho quan văn, mũ Phốc Đầu dáng vuông dành cho quan võ và mũ Phốc Đầu đính thêm 2 sừng bạc gọi là mũ giải Trãi áp dụng cho Pháp quan (các quan thực thi pháp luật và ngự sử). Mũ Triều phục của hoàng thân, thân vương nhà nguyễn chủ yếu có ba loại: mũ Bình Đính, mũ Kim Quan và mũ Phốc Đầu vuông. ngoài ra, vào thời nguyễn, quy chế Bổ tử Triều phục thời Lê Trung hưng được thay đổi, quay trở lại làm Thường phục như quy chế triều Lê sơ và triều Minh. Song đối với các chức quan lục phẩm, thất phẩm, áo bào Triều phục vẫn sử dụng Bổ phục kết hợp với mũ Phốc Đầu. Riêng áo bào Triều phục của các quan từ nhất phẩm đến ngũ phẩm lần lượt

được phân biệt là các loại Mãng bào (còn gọi là áo bào Tứ linh, thêu hình long, lân, quy, phượng), giao bào (áo bào giao long) và hoa bào (áo bào hoa). a. Thất Long Đường Cân 七龍唐巾 năm 1811, Triều phục của hoàng thái tử được quy định, “mũ dùng Thất Long Đường Cân sức vàng và ngọc châu. Áo bào rồng ổ màu đỏ sẫm. Thường thêu rồng 5 móng. Đai sức vàng trổ rồng.”(1) Loại mũ Triều phục Thất Long Đường Cân của hoàng thái tử có kiểu dáng tương tự mũ Thường triều Cửu Long Đường Cân của hoàng đế, song số lượng trang sức trên mũ có sự gia giảm. Bức ảnh vua Bảo Đại

Vua Bảo Đại khi còn là Hoàng thái tử và Hoàng thái tử Bảo Long mặc Triều phục.

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.17. Nguyên văn: 皇太子大朝品服冠用唐巾七龍金珠飾。袍用盤龍袍大赤 色。裳繡五爪龍。帶金飾雕龍

Long bào cổ tròn, màu đỏ sẫm (Đại Xích) của vua Đồng Khánh khi còn làm Hoàng Thái tử.

khi còn là hoàng thái tử và bức ảnh hoàng thái tử Bảo Long trong lễ tấn phong đều thể hiện bộ Triều phục này. b. Bình Đính (Bình Thiên) 平頂冠 năm 1816, Triều phục của các vị hoàng tử, hoàng tôn, công tử được quy định, “mũ dùng mũ Bình Thiên sức vàng và ngọc châu. Áo bào dùng Mãng bào cổ tròn, màu đỏ sẫm. Thường thêu rồng 4 móng. Đai sức vàng rồng 4 móng.”(1) Tuy nhiên 16 năm sau, vua Minh Mạng ra lời dụ, quy định đổi tên mũ Bình Thiên thành mũ Bình Đính vì cho rằng tên Bình Thiên là tên nôm na không được điển nhã, vả lại hai chữ Bình Thiên cũng không phải từ dành cho phận bề tôi(2), đồng thời quy định, mũ Bình Đính là mũ Triều phục áp dụng cho hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, quận vương, thân công, quận công.

Tuy Lý vương Miên Trinh và Hoằng Hóa Quận vương Miên Triện đội mũ Bình Đính (BAVH).

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.19. Nguyên văn: 嘉隆十五年議準皇子大朝冠用平天冠金珠飾。袍用盤領 蟒袍大赤色。裳繡四爪龍。帶金飾四爪龍. Tr.36. Nguyên văn: 嘉隆十五年議準皇孫、公子大朝冠用 平頂冠金珠飾 2. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.21. Nguyên văn:諭向來皇子諸公所戴之冠俗稱為平天冠,頗平天二字非臣 子之所應有,殊覺未雅。玆著名為平頂冠 QUY ChẾ TRIỀU PhỤC BÌnh ĐÍnh nĂM 1845 (theo Hội điển)

Hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, quận vương Hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân công, quốc công

Mũ Bình Đính 6 hoa vàng, 6 rồng, (?) giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 4 hình cổ đồ và 4 thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao

Áo bào Áo bào Đại vân màu đỏ sẫm làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim

Đai Trước sau có 18 miếng, bề mặt trổ hình mãng khảm vàng, các miếng đai đều bọc vàng 4 hoa vàng, 4 rồng, 2 giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 2 hình cổ đồ và 2 thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao

Áo bào Tứ linh màu đại xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim

Phải trái trước sau 18 miếng; đai của thân công bề mặt trổ hình kỳ lân khảm vàng, đều bọc vàng; đai của quốc công miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 4 miếng hình dẹt ở bên phải và trái bề mặt trổ hình hoa khảm vàng, 13 miếng còn lại bề mặt khảm gương, các miếng đai xen kẽ nhau, đều bọc vàng

Thường Làm bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân

Mũ Kim quan. 1. Mũ trong chân dung Tùng thiện vương Miên Thẩm (mũi tên đỏ: Bác Sơn vàng); 2, 4. Mũ lưu giữ tại Bảo tàng Quân sự Pháp (Ảnh: Nguyễn Như Đan Huyền); 3. Mũ lưu giữ tại BTLSVN (Ảnh: TQĐ). Đồ giải: 1.Hậu xí; 2. Hổ kỳ; 3. Hổ Nhĩ; 4. Giao long; 5. Vân khí; 6. Hoa; 7. Thùy văn.

c. Kim Quan 金冠 Theo Hội điển, mũ Kim Quan kết hợp với áo bào Tứ linh màu đỏ là Triều phục của hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công, hương công, huyện hầu và hương hầu.

Tùng Thiện vương Miên Thẩm (1819 - 1870), đội mũ Kim Quan; Quốc cữu triều Nguyễn làm chủ hôn trong đám cưới của công chúa, đội mũ Kim quan. (BAVH).

QUY ChẾ MŨ KIM QUAn nĂM 1845 (theo Hội điển)

Hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công

Hoàng tử, hoàng thân được phong hương công, huyện hầu, hương hầu

Mũ Kim Quan Sức 2 bác sơn vàng, phía trước và sau 3 hoa vàng, phía trước 4 giao long vàng, trên đỉnh 2 hình mây, 1 hậu xí (cánh sau), 1 hổ kỳ (bờm hổ), 2 hổ nhĩ (tai hổ), 6 vân khí, đỉnh mũ trổ 1 thùy văn, 4 ngọn lửa, đều kết chuỗi hạt giả chu Sức 2 bác sơn vàng, trước và sau 2 hoa vàng, còn lại giống hoàng tử, thân vương được phong huyện công

Áo bào Áo bào Tứ linh màu hoa xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim

Đai Miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 17 miếng còn lại bề mặt khảm gương, đều bọc vàng

Thường Làm bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân d. Phốc Đầu 幞頭冠 Mũ Phốc Đầu được áp dụng rộng rãi làm mũ Triều phục cho bá quan văn võ và một số vị hoàng tử, hoàng thân, tôn thất triều nguyễn. Trong đó, mũ Phốc Đầu tròn được quy định là mũ Triều phục của quan văn, mũ Phốc Đầu vuông là mũ Triều

phục của quan võ (ngoại trừ quan bát, cửu phẩm)(1), đồng thời cũng là mũ Triều phục của các vị tôn thất được phong tước thân vương, quận vương, thân công, quốc công, quận công, huyện công, hương công, huyện hầu, hương hầu, các vị hoàng tử, hoàng thân, tôn thất được phong tước kỳ ngoại hầu, kỳ nội hầu, đình hầu, trợ quốc khanh, tá quốc khanh, phụng quốc khanh, trợ quốc úy, tá quốc úy, phụng quốc úy, trợ quốc lang, tá quốc lang, phụng quốc lang(2) . ngoài ra, loại mũ Phốc Đầu được đính hai sừng bạc ở trang sức bác sơn, gọi là mũ giải Trãi, là mũ Triều phục của đô ngự sử, phó đô ngự sử và các chức khoa đạo chưởng

ấn(3) .

Quy chế Triều phục Phốc Đầu của bá quan triều nguyễn được đặt định lần đầu tiên vào năm 1804 thời vua gia Long, được chỉnh sửa vào năm 1845 thời vua Thiệu Trị. Quy chế năm 1845, về cơ bản tương tự quy chế

Mũ Phốc Đầu tròn, mũ Phốc Đầu vuông, mũ Giải Trãi. (BAVH).

Hiện vật mũ Phốc Đầu vuông của quan võ Nhất phẩm triều Nguyễn (bộ sưu tập cá nhân). Trang sức: 1. Bác sơn (còn gọi là khỏa kiều); 2. Hoa; 3. Giao long; 4. Ngạch tường; 5. Khỏa giản (còn gọi là hốt); 6. Như ý; 7. Nhiễu tuyến.

Trang sức mũ Phốc Đầu. 1. Bác sơn vàng – khỏa kiều vàng; 2. Cánh chuồn viền bọc vàng, đầu sức vàng, bề mặt đính giao long vàng; 3. Giao long vàng; 4. Khỏa giản vàng – Hốt vàng.

1. (Việt) Đại Nam điển lệ toát yếu. Nguyên văn: 文大朝冠自一品至七品均用圓幞頭,武用方幞 2. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.25-31. 3. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.56-57.

This article is from: