17 minute read

Chương III. TRANG PHỤC THỜI LÊ

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

1.1. Cửu Phượng 九鳳冠 Mũ Cửu Phượng và Phượng bào là Triều phục dành riêng cho hoàng thái hậu và hoàng hậu triều nguyễn. Trong đó, mũ Cửu Phượng của hoàng hậu có thân mũ làm bằng lông mã vĩ, trùm búi tóc, sức 9 hình phượng múa rồng bay, khảm 9 chiếc lạp bồn, 1 miếng vân hoa bó tóc, 1 miếng bác sơn, 12 cành Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng Thái hậu Đoan Huy. hoa bướm, 4 đóa hoa sức trâm, 2 cành hốt phía trước, 1 vòng liên đằng bọc tóc, 4 đóa hoa mai, 2 đoạn hoa liên đằng trang sức chân tóc, 1 miếng khỏa (kiều) phía sau, phô hình phượng vàng nạm một đoạn chỉ, 4 thân trâm bạch kim đều xâu chuỗi thùy anh, 198 hạt trân châu cỡ nhỏ, khảm 235 hạt pha lê các loại. Ngạch cân làm bằng đoạn Bát ti màu thiên thanh lót lĩnh Đại tào màu vàng chính sắc sức 4 khuyên vàng, 1 dải thao tơ. Mũ Cửu Phượng dành cho hoàng thái hậu tương tự mũ của hoàng hậu, song việc xâu ngọc châu, khảm gương được tùy ý(1) . Đối chiếu tư liệu hình ảnh xuất hiện hình tượng mũ Phượng thể hiện trong các bức ảnh hoàng hậu, công chúa triều nguyễn, có thể thấy đỉnh mũ trùm búi tóc ở mũ Cửu Phượng trong Kỹ thuật của người An Nam có phần khoa trương, “Mũ Thái hậu và Hoàng hậu song kiểu dáng tương đối thống nhất. Tuy nhiên dùng trang sức chín phượng ngậm sách, vàng ngọc đan chúng tôi chưa thể xác định được các khái niệm xen”, “Hài của Thái Hậu, lạp bồn, vân hoa bó tóc v.v. cụ thể chỉ những chi Hoàng hậu là hài thêu Phượng” (Kỹ thuật của người An Nam).

1. (Việt) Hội điển. Q.78. Tr.11 – 13. Nguyên văn: 皇后冠服:九鳳冠身用馬尾毛披髻頂,竝飾黃金搖龍翔 鳳各九形,嵌粒盆九口,雲花約髮一片,博山一片,蝴蝶辰花十二枝,飾簪花四朵,前笏二枝包髮 連藤一周,梅花四朵,飾髮際連藤花二段,後邊跨一片,鋪金鳳形鑲綫一段,白金簪莖四竝串結垂 纓,小項珍珠一百九十八粒,嵌各項玻璃二百三十五粒。額巾天青素八絲緞,裏正黃大曹綾竝飾黃 金圈四件,絲絛一條[…]皇太后冠服: 九鳳冠一頂。黃金帶一圍與黃后冠帶同,惟串珠,嵌鏡隨用 tiết trang sức nào. Riêng với miêu tả của Hội điển về ngạch cân, có thể thấy đây là khăn cố định búi tóc của hoàng hậu, tương tự võng cân của vua quan triều nguyễn. Kết hợp với mũ Cửu Phượng là Phượng bào. Phượng bào của hoàng hậu được làm bằng đoạn Bát ti bóng màu vàng chính sắc thêu phượng hoa tròn, sóng nước, lót trừu phượng hoa màu hoa xích. Cổ áo làm bằng lĩnh bóng Lai lộ màu tuyết bạch. Thường làm bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch, thêu Phượng hoa tròn xen vàng, lót dải lụa Cao bộ màu tuyết bạch. Đai vàng, thân đai dùng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu vàng chính sắc, đều sức vàng, 18 miếng vuông dẹt đều lót mặt gương, khảm hoa vàng trổ rỗng, 2 chiếc móc vàng. Hài làm bằng tơ lông vũ màu đỏ, viền thêu phượng. Bít tất làm bằng lĩnh Nam bóng màu tuyết bạch.

Advertisement

Phượng bào của hoàng thái hậu được làm bằng sa mát màu vàng chính sắc, thêu chữ Thọ ngũ sắc gia kim, hoa, sóng nước xen kẽ kết san hô, gương, lót trừu màu hoa xích và sa mát thêu Hoa. Thường làm bằng đoạn Bát ti bóng màu hoa xích thêu phượng ổ, hoa, sóng nước, xen kẽ kết gương Tây. Viền đoạn gấm nền vàng liên đằng, lót sa Hoàng quế, nối liền Trâm Phượng bằng vàng thời chúa Nguyễn (Ảnh: Vũ Kim Lộc). với áo lụa trắng. Bít tất làm bằng lĩnh bóng màu tuyết bạch, lót trừu bóng màu hoa xích, viền cổ bít tất có hai dây thao làm bằng trừu bóng màu hoa xích. Hài làm bằng tơ lông vũ màu vàng chính sắc thêu phượng xen kẽ kết san hô, trân châu, gương của Tây dương. (1)

Bác sơn vàng trên mũ của mệnh phụ. (Ảnh: Vũ Kim Lộc).

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.11-13. Nguyên văn: 皇后冠服:黃袍正黃素八絲緞,繡團鳳花水波,裏花

Lễ phục của Phò Mã, Công chúa và Hậu phi triều Nguyễn (Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất). Tiên cung Hoàng Thái hậu, thân mẫu của vua Khải Định (Ảnh: Trịnh Bách).

Phượng bào phục chế (Báu vật triều Nguyễn); Hài thêu rồng phượng triều Nguyễn (Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế).

1.2. Thất Phượng, Ngũ Phượng 七鳳冠、五鳳冠 Theo quy chế Triều phục năm 1808, các công chúa đều được đội mũ Thất Phượng, mặc Phượng bào màu đỏ sẫm. Từ năm 1845 trở về sau, chỉ có trưởng công chúa tiếp tục sử dụng mũ Thất Phượng, các vị công chúa còn lại chỉ được đội mũ ngũ Phượng, mặc Phượng bào màu hoa xích. Các loại Phượng bào dành cho công chúa đều được may bằng đoạn Bát ti, thêu hoa văn phượng ổ, kết hợp với thường màu tuyết bạch, đi hài thêu phượng(1) .

赤四則鳳花紬。領雪白來路光素綾。裳雪白間金團鳳花八絲緞,裏幷腰帶雪白高步帛金。帶身熟沙 竹包正黃素八絲緞,均飾黃金方扁各樣十八片,竝裏鏡面,嵌金花鏤空金鈎二件。鞋用赤羽絲緣繡 鳳。襪用雪白南素綾[…]皇太后冠服:袍用正黃涼紗織五彩加金壽字、辰花、水波間結珊瑚、洋鏡 子,裏花赤紬花涼紗。裳用花赤素八絲緞,繡團鳳、辰花、水波間結洋鏡子。綠(謬文,該為緣)連藤 金地錦緞,裏黃桂紗連白絹片衣。襪雪白光素綾,裏花赤素紬,襲纊綻竝花赤素紬二條。鞋正黃羽 絲,繡鳳間結珊瑚、珍珠、洋鏡子 1. (Việt) Hội điển. Q.78. Tr.33-34. Nguyên văn:(嘉隆)七年議準公主冠服七鳳冠[…]明命五年奏準製 給長公主冠服七鳳冠[…]紹治五年議準製給公主冠服五鳳冠 Phượng ổ trên áo bào của quý phi triều Nguyễn (Nguyên mẫu. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế).

QUY ChẾ TRIỀU PhỤC CỦA CÔng ChÚA TRIỀU ngUYỄn nĂM 1808, 1824, 1833 VÀ 1845 (theo Hội điển)

Năm Nội dung Trưởng công chúa Công chúa

1808

Mũ Mũ Thất Phượng, khỏa kiều vàng nặng 4 lạng vàng Y phục Áo bào nữ màu đỏ thêu hình loan phượng; 1 chiếc đai; 1 chiếc váy đại triều màu trắng dệt hình phượng ổ; 1 đôi hia, 1 đôi tất

1824 Mũ Mũ Thất Phượng, thân mũ làm bằng lông mã vĩ trùm búi tóc, sức vàng 85 tuổi, 2 chiếc khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 đóa hoa cúc, 7 đóa hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với một miếng tuyến khỏa trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê

Y phục Áo bào may bằng đoạn Bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ; thường may bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến; đai: thân đai làm bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng các hình vuông dẹt bằng vàng, bề mặt trổ cổ đồ, vân phượng lót mặt kính; 1 đôi Kim ước phát; 1 đôi tất may bằng lĩnh Bát ti màu tuyết bạch; 1 đôi hài làm bằng tơ Xích vũ thêu phượng

1833 Mũ

Y phục

1845 Mũ

Y phục

Mũ Thất Phượng

Áo bào nữ may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình phượng ổ ngũ sắc gia kim; 1 thường nữ may bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến; 1 đai vàng, 1 đôi hia, tất

Mũ Ngũ Phượng, 1 chiếc mạt ngạch sức vàng, bạch kim, trân châu, san hô

Áo bào nữ may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến; đai sức vàng và bạch kim

2. Thường phục

Theo Hội điển, áo nhật Bình là Triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường phục của hoàng hậu, công chúa. Áo nhật Bình có nguyên mẫu là dạng áo Phi Phong thời Minh, là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật ở trước ngực, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo. Thường phục nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua gia Long và được duy trì cho đến cuối thời nguyễn. Song quy chế mũ mão kết hợp với loại trang phục này không ổn định. như quy chế năm 1807 quy định từ hoàng hậu Công chúa triều Nguyễn. đến cung tần tứ giai nhất loạt sử dụng Kim ước phát phối với áo nhật Bình, đến năm 1846 thời vua Thiệu Trị, Kim ước phát được thay thế bằng một loại thủ sức có tên Kim phượng. Cung tần tam giai, tứ giai và ngũ giai còn được phân biệt bởi số lượng trâm cài. Kiểu dáng cụ thể của Kim ước phát và Kim phượng, chúng tôi chưa thể khảo được. Song tư liệu tranh ảnh đầu thế kỷ XX cho thấy bất kể hoàng hậu, công chúa hay cung tần đều vấn khăn vành, mặc áo nhật Bình, chứng tỏ quy chế trang phục của hậu phi triều nguyễn đến thời vua Đồng Khánh, Khải Định vẫn được sửa đổi. Khăn vành, còn gọi khăn vành dây, là một khổ vải dài hơn chục mét, khổ rộng 30cm, được vấn gấp nếp thành hình chữ nhân 人 ở giữa trán, sau đó quấn nhiều vòng quanh đầu, có khi lên tới 20, 30 vòng. Loại khăn này vào cuối thời nguyễn được kết hợp với áo nhật Bình, áp dụng làm Thường phục của hoàng thái hậu, hoàng hậu và Triều phục của mệnh phụ, cung tần, phần lớn có màu xanh lam. Sau này, khăn vành dần được phổ biến trong dân gian, được phụ nữ Việt nam sử dụng trong các dịp lễ nghi trang trọng.

Hoàng Thái hậu Đoan Huy, Trưởng công chúa con vua Đồng Khánh, Hoàng hậu Nam Phương.

Phục dựng lối trang điểm của hậu phi triều Nguyễn trong dịp đại lễ; Trưởng công chúa con vua Dục Đức. (Ảnh: Trịnh Bách).

Áo Nhật Bình thêu Phượng ổ, Loan ổ (Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế).

QUY ChẾ LỄ PhỤC CỦA hẬU PhI nĂM 1807 (theo Hội điển)

Nội dung Hoàng hậu Công chúa Cung tần nhị giai

Mũ 2 chiếc Cửu long Kim ước phát, 1 chiếc Cửu phượng Kim ước phát, 8 trâm phượng 1 chiếc Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa 1 chiếc ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa

Y phục 1 áo bào làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti màu trắng thêu rồng phượng 1 áo nhật Bình may bằng sa sợi đỏ, thêu hình phượng ổ

1 áo nhật Bình làm bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ

Cung tần tam giai

1 chiếc Tam phượng Kim ước phát, 8 trâm hoa

1 áo nhật Bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ

Cung tần tứ giai

1 chiếc nhất phượng Kim ước phát, 8 trâm hoa

1 áo nhật Bình làm bằng sa màu tím nhạt, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan

(Thiệu Trị 6-1846) Cung tần nhất nhị giai: mũ Kim phượng đều có 3 bác sơn, riêng nhất giai 8 phượng, nhị giai 7 phượng; tam giai trên búi tóc cài trâm phượng; tứ giai, ngũ giai trên búi tóc không cài trâm để tỏ sự phân biệt IV. TRAng PhỤC QUÂn ĐỘI Từ thời chúa nguyễn, trang phục quân đội và dân gian Đàng Trong đã trải qua một cuộc biến cách lớn. Đến thời nguyễn, chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của bộ quân trang giáp trụ, thay vào đó, quan viên ban võ phần đông đội mũ hổ Đầu, mặc Mãng Lan. Binh lính cũng không còn cởi trần đóng khố như thời Lê Trung hưng.

Binh lính thời Minh Mạng (Việt Nam qua tranh khắc Pháp).

1. Nón Kê Mao, lính kinh kỳ đội; 2. Nón Kỳ binh; 3. Nón lính Tập; 4. Đội Binh; 5. Áo lính An Nam; 6. Lính Tập khố xanh. (Kỹ thuật của người An Nam). năm 1835, Thái Đình Lan mô tả: “Lính cấp dịch ở tỉnh gọi là tỉnh binh, đội nón nứa, nón nhỏ chỉ đủ che đầu, quết sơn màu vàng, chỏm cắm lông gà, áo dùng loại dệt len màu đỏ, viền màu lục, ống tay màu lục. Lính ở phủ, huyện gọi là phủ binh, huyện binh, đội nón quết sơn màu lục, màu đen, cắm lông gà, áo dùng vải đen, viền đỏ, ống tay màu đỏ.”(1) những dòng mô tả của Thái Đình Lan hoàn toàn khớp với những bức vẽ binh lính Việt nam do một số người phương Tây khắc họa. ngoài ra, qua tranh ảnh đầu thế kỷ XX với những hình vẽ mô tả

1. (Trung) Hải Nam tạp trứ - Việt Nam kỷ lược. Nguyên văn: 給役在省者曰省兵,戴竹笠笠小僅可蔽首, 塗金色,上插雞羽,衣用紅色嗶吱,綠緣綠袖;在府、縣者曰府兵、縣兵,笠塗綠色、黑色,插雞 羽,衣用黑布,紅緣紅袖

khá chi tiết trang phục của một số hạng quân binh như lính cẩm vệ, lính kỵ binh hoàng gia, lính thị vệ, lính thủy quân, lính pháo thủ, lính bắn súng thần công, lính hầu trong Áo thị vệ (Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế), áo lính, áo của cung, lính hầu đèn v.v. đội nghi vệ (Silken threads-A History of Embroidery in China, do Viện Viễn Đông Bác Korea, Japan and Vietnam). Cổ (EFEO) thực hiện, có thể thấy binh lính triều nguyễn tuyệt đại đa số đều đội nón, đi đất. Sự phân biệt giữa các hạng binh lính chủ yếu nằm ở kiểu dáng nón mão. Riêng áo mặc phần nhiều là loại áo song khai(1) , cài khuy, xẻ vạt trước và sau, vai áo có viền mây bao quanh, gọi là vân kiên. ngoài ra, từ sau khi chiếm đóng nam kỳ, Bắc kỳ, người Pháp thành lập đơn vị quân bản xứ để phụ trợ cho quân chính quy của Pháp, gọi là lính Tập. Lính Tập còn được gọi là lính khố đỏ, lính khố xanh, bởi bộ quân trang đặc trưng của hạng lính này là nón dẹp, quần áo chẽn, đặc biệt là dải thắt lưng buộc ở bụng có một đầu buông xuống che phần hạ bộ, trông tương tự như chiếc khố.

Châu bản triều Nguyễn (Thành Thái quyển số 43, tờ số 8 – 9)

Niên đại: Ngày 16 tháng 3 nhuận năm Thành Thái thứ 10 (1898) Nội dung: Thị vệ xứ tấu xin may quần áo cho binh lính hộ giá. Vua Thành Thái đích thân thiết kế kiểu áo nón mới và chuẩn cho may mặc. Châu phê: 1. “Loại nón quân trang này trông chưa được nhã, áo quân trang thì không tiện cưỡi ngựa. Nay chuẩn cho làm theo kiểu mới”; 2. “Sống nón dùng sắt nạm bạc. Nón dùng màu đen”; 3. “Áo quân trang dài một thước hai tấc năm phân, màu lục, viền đỏ. Bên trong mặc áo vải trắng. Đai lưng dùng màu lục”; 4. “Nón của võ lại cũng chiểu theo kiểu này. Tùy theo chức tước mà đính (tên chức) vào trước nón. Hình tròn trước ngực áo quân trang (của võ lại) chiểu theo hình Bổ tử mà thêu vào.”

1. Đại Nam quấc âm tự vị định nghĩa: Áo song khai là áo xẻ vạt trước, vạt sau. TRAng PhỤC QUÂn ĐỘI TRIỀU ngUYỄn (theo Quân lực Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, bản sao của EFEO)

V. TRAng PhỤC DÂn gIAn

1. Y phục

Triều nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt nam, triều đại lưu lại nhiều ấn tượng mặc định và những ảnh hưởng lâu dài trong quan niệm của người Việt hiện đại về phong tục tập quán của ông cha, trong đó có quan niệm về trang phục. Tuy nhiên, văn hiến áo mũ của mỗi một triều đại đều có sự kế thừa, biến dị so với quy chế áo mũ của triều đại liền kề. Khoảng cách giữa các triều đại càng xa, sự biến dị theo đó càng lớn. ngay trang phục trong dân gian, mặc dù có tính bảo thủ và ít biến cách như trang phục cung đình, song so với thời Lý, Trần, trang phục dân gian thời Lê, nguyễn cũng đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt phải kể đến việc phổ biến áo dài cổ đứng cài khuy, phế bỏ áo giao lĩnh trong dân gian mang tính cưỡng ép dưới thời vua Minh Mạng. Loại trang phục phổ biến nhất trong cung đình và dân gian Việt nam thời nguyễn hiển nhiên là bộ quần chân áo chít. Song theo ghi nhận của Thái Đình Lan thì vào năm 1835 thời vua Minh Mạng, nam giới người Việt ở Trung, nam kỳ thường mặc áo chít màu đen cài khuy hẹp tay kết hợp với quần nhiễu đỏ. Ông cho biết “(họ) đều dùng lụa đen vấn đầu, mặc áo đen ống tay hẹp, quần may bằng lĩnh đỏ, đi chân đất. Quan viên Việt Nam ra ngoài cũng đều đi đất, áo không phân mùa nóng mùa lạnh, mùa đông vẫn mặc áo lụa mỏng. Người sang hay dùng hai màu lam, đen, vấn khăn quanh đầu cũng như vậy, quần đều màu đỏ.”(1) Riêng loại quần chân áo chít của nữ giới, theo Phan Kế Bính, trong khoảng những năm 1910-1915, quần thì phần nhiều mặc quần sồi, quần lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ. (2) nhất Thanh ghi lại “khoảng từ 1910 trở đi có những me Tây bạo dạn bắt đầu

Cụ ông đội khăn xếp, áo the. (Hình ảnh Hà Nội).

1. (Trung) Hải Nam tạp trước. Nguyên văn: 皆烏縐綢纏頭,穿窄袖黑衣,紅綾褲,赤兩腳。越南官員 出入皆赤腳,衣不分寒暑。冬月猶著輕羅。貴者多用藍黑二色,纏頭亦然,褲俱紅色 2. Việt Nam phong tục. Tr. 324. mặc quần trắng. Những con nhà tử tế gia giáo không bao giờ lấy Tây, dù Tây có giàu, sang trọng đến mấy. Cho nên bận quần trắng là tự tố cáo làm nghề lấy Tây. Trái lại, từ giữa thế kỷ XIX, đàn bà xứ Huế khá giả đôi chút đều mặc quần trắng, họ là vợ con những công chức các sở thuộc tòa khâm sứ, các cơ quan thuộc sáu bộ của triều đình […] Nếp sống rảnh rỗi cảnh vẻ, cho nên y phục sang trọng quý phái. Còn dân lao động ăn mặc lem luốc thì không mặc quần trắng. Tuy nhiên sau đó quần trắng đã dần dà đắc dụng với nữ giới, ban đầu còn rụt rè, sau đó khắp nơi đều ưa chuộng.”(1) như vậy sự kết hợp giữa áo dài năm thân và quần màu trắng hẳn chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trở về sau, trước đó người Việt hầu hết đều mặc quần màu thâm hoặc màu đỏ. Có điều, sau những phong trào cải lương nêu cao tinh thần đoạn tuyệt lạc hậu, hướng tới văn minh từ cuối thế kỷ XIX, song song với việc cắt bỏ búi tó, để răng trắng, không ít nam nữ người Việt, đặc biệt là giới trí thức Tây học đã dần đổi sang mặc trang phục châu Âu. Trang phục của nữ giới lúc này cũng trải qua những đợt biến cách về kiểu dáng nhằm lược bớt sự lụng thụng của loại áo truyền thống trước đây. những cải cách kiểu dáng áo dài nữ tiêu biểu phải kể đến áo dài Le Mur của họa sĩ Cát Tường năm 1930 và áo dài Lê Phổ

Thầy khóa mặc Âu phục (Hình ảnh Hà Nội); Thiếu nữ mặc áo dài sau khi đã cách tân.

1. Vợ chồng nông dân – áo tơi, váy đụp; 2. Ông cháu ăn xin; 3.Ông già mặc áo cộc (loại áo có vạt trước khép chờm lên già nửa vạt bên phải, năm khuy cài khuyết tết vải với hai dải bơi chèo buộc phía dưới, khoảng năm 1970 còn ít người Thuận Quảng ưa mặc. Đất lề quê thói. Tr. 218); 4. Người đàn bà quảy gánh, chít khăn vuông đội nón ba tầm.

1. Đất lề quê thói. Tr. 212.

This article is from: