12 minute read
Phụ khảo. Trang phục nhà Mạc
from Ngàn năm áo mũ
theo dạng thức mà làm bằng sa đen Nam, không làm hoa màu lòe loẹt(1) . Chúng tôi cho rằng Yến Vĩ lục lăng chính là mũ Yến Vĩ. Tóm lại, có thể thấy mũ Lương Cân và Yến Vĩ do tham tụng Nguyễn Công Hãng chế tạo sau khi tham khảo quy chế của nhà Minh, trong đó mũ Lương Cân tượng hình chữ Văn, có hai lá chẽ sang hai bên nên còn được gọi là Trùng Diệp (lá kép), mũ Yến Vĩ tượng hình chữ Võ, chỉ có một lá phía sau mũ tương tự hình đuôi én nên được gọi là Đơn Diệp (lá đơn), thân mũ có dạng lục lăng. Chúng tôi cho rằng loại mũ Lương Cân có từ thời Lê sơ mà vua Lê Thánh Tông từng cấm dân gian chế tạo cũng như mũ Lương Cân đen áp dụng làm Triều phục cho hoàng tử, vương tử chưa được phong tước, với loại mũ Lương Cân phỏng hình dạng chữ Văn do Tham tụng Nguyễn Công Hãng chế ra là hai loại mũ khác nhau. Với cứ liệu hiện có, chúng tôi chưa xác định được hình dáng cụ thể của các loại mũ này, nên ở đây đành để lại dưới dạng tồn nghi, chờ khảo cứu về sau.
3. Tiện phục
Advertisement
Khác với trang phục dân gian, trang phục ngày thường của bá quan vẫn có những quy chế áo mũ, vải vóc cụ thể nhằm khu biệt danh phận tôn ti, trên dưới. Ngoài các loại mũ Bình Đính, Đinh Tự, Lương Cân, Yến Vĩ vừa được coi là Thị phục, vừa được dùng làm trang phục thường ngày, quan lại quý tộc và nho sĩ thời Lê Trung Hưng còn có các loại mũ Tiện phục như Bao Đính, Bát Tiên, Bức Cân v.v. 3.1. Trung Tĩnh 忠靖冠 Theo quy chế của nhà Minh, mũ Trung Tĩnh là loại mũ Tiện phục của các chức quan đội khi nhàn hạ, không phải vào triều. Loại mũ này có khung làm bằng sợi sắt, bên ngoài bọc bằng the đen, nhung đen, chóp mũ hơi vuông, phần giữa hơi nhô, trán mũ sức các Mũ Trung Tĩnh (Tam tài đồ hội); Hoàng tử Lê Đình Tứ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) viền lương, ép bằng sợi vàng, sau mũ xõa tóc, đội mũ Trung Tĩnh. có hai cánh (gọi là nhị sơn), cũng được
1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 北紗緞涼巾及燕尾六稜巾並 依樣制南黑紗無華彩 làm bằng viền vàng. Mũ của quan từ tứ phẩm trở xuống không dùng kim tuyến, đổi dùng sợi tơ nhạt màu. Viền lương được quy định tùy theo phẩm cấp(1). Dường như sử liệu thời Lê - Nguyễn bỏ sót không đề cập đến loại mũ này, song dựa vào pho tượng Hoàng tử Lê Đình Tứ thờ tại chùa Bút Tháp, chúng tôi ngờ rằng mũ Trung Tĩnh từng hiện diện tại triều đình nhà Lê, được áp dụng làm mũ Tiện phục Nguyễn Siêu (thế kỷ XVIII, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); Bức Cân (Phục nguyên); đối với một số vị vương công, đại thần Song Si Yeol (Bảo tàng Cố cung Seoul). nào đó. 3.2. Bao Đính, Bát Tiên, Bức Cân 包頂、八仙、幅巾 Phạm Đình Hổ kể lại: “Ta thuở nhỏ thấy các bậc tiền bối khi nhàn cư thường
đội Mã Vĩ Bao Đính (Phạm Đình Hổ còn giải thích: Mã Vĩ cân là mũ ống Mã Vĩ(2)), kiểu dáng tròn, đỉnh phẳng, cao khoảng một thước, cũng có người đội mũ Bát Tiên. Đối với nhà sĩ thứ thì mũ Bát Tiên và Bức Cân là Công phục. Mũ Bát Tiên làm bằng đoạn màu huyền hoặc sa the, đỉnh phẳng, trên may cánh hoa cúc mấy lớp đùm lên nhau, quanh mũ gấp nếp như mũ Trúc Kỳ lão ở ngoại thành Hà Nội, năm Quan thời cổ, dải dây buộc ngang trán, 1920. (Ảnh: Albert Kahn). buông phần thừa ra sau gáy và hai tai có diềm rủ, đại để phỏng theo mũ Bao Đính mà làm thêm văn vẻ vậy. Bức Cân dùng Phương Cân gấp lại mà thành, cụ thể xem Gia lễ (tức Chu Tử gia lễ).”(3) Ông còn nói: “Nước ta không có mũ Truy Bố, song Bao Đính cũng
1. (Trung) Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.52. 2. (Việt) Nhật dụng thường đàm. Tr.63. 3. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 余少時見前輩燕居,常戴馬尾包頂, 其制圓而頂平,高一尺許,或戴八仙巾。士庶之家則八仙巾、幅巾皆公服也。八仙巾用玄緞或紗, 頂平,上裁菊辨數重相裹,周圍襞摺如古之竹冠,橫帶勒額,垂其末于腦後及兩耳有垂襜,蓋倣包 頂而加文也。幅巾製用方巾,折摺為之,詳見家禮
có thể chứa tóc, hoặc (người nước ta) có lúc đội Bức Cân.”(1) Qua miêu tả của Phạm Đình Hổ, có thể thấy mũ Bát Tiên thực chất là mũ Mã Vĩ Bao Đính. Hai loại mũ này đều có thân tròn, đỉnh phẳng tương tự mũ viên thể Bình Đính của vua Lê, chúa Trịnh. Nhìn chung, mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, với chiều cao và trang sức khác nhau, song kiểu mũ dạng ống đỉnh bằng rõ ràng đã từng rất phổ biến vào thời Lê Trịnh. Riêng Bức Cân, ngay từ thời Hồ, Nguyễn Bức tranh Chân dung mẹ tôi (Gia Phi Khanh đã miêu tả Chương Túc hầu Trần từ cận tượng) của họa sĩ Nam Sơn, vẽ năm 1932. Nguyên Đán đội “Bức Cân đủng đỉnh leo lên núi”(2), chứng tỏ Bức Cân đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Bức Cân có kiểu dáng tương tự mũ ni, song hai bên mang tai có hai dải thắt, thắt lại sau đầu. Loại khăn - mũ này thường được kết hợp với Thâm y, vốn là một trong những bộ trang phục trang trọng của nho sĩ, từng hết sức phổ biến tại Trung Quốc và Triều Tiên. Vào thời Lê Trung Hưng, theo cách nói của Phạm Đình Hổ, dường như tần suất sử dụng Bức Cân không phổ biến như mũ Bao Đính, song thi thoảng vẫn có người sử dụng. Và cũng theo ông, đối tượng sử dụng Bức Cân tại Việt Nam không chỉ có nho sĩ mà còn có cả người dân thường. Chúng ta có thể thấy Bức Cân qua tranh chân dung Nguyễn Siêu, phù điêu chân dung Ngô Thì Sỹ, tượng Vũ Miên, tranh chân dung thân mẫu họa sĩ Nam Sơn, và Tượng Vũ Miên (1717 - 1782) đội bức ảnh Albert Kahn chụp một vị kỳ lão ở Bức Cân, mặc áo giao lĩnh, thờ tại nhà thờ dòng họ Vũ tại thôn Ngọc ngoại ô Hà Nội năm 1920. Quan, Bắc Ninh.
1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn: 我國無緇布冠而包頂亦所以斂髮,或時 戴幅巾 Bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến có nhiều lỗi dịch thuật, đặc biệt ở phần khảo về áo mũ. 2. Thơ văn Lý Trần. Tập 3. Tr.494. Thanh Hư động ký. Nguyên văn: 幅巾徜徉以登乎岩之上 Tranh chân dung Nguyễn Siêu, thế kỷ XVIII (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Thân sĩ thời Lê Trung Hưng đội mũ the Bình Đính. (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Trên đây là một số kiểu mũ mão thường nhật của quan lại quý tộc được nhắc đến trong sử liệu mà chúng tôi hiện khảo được. Trên thực tế, kiểu dáng mũ mão của các văn nhân, nho sĩ, quý tộc thời Lê chắc hẳn phong phú, đa dạng hơn nhiều so với ghi chép của sử liệu. Sau này vào đầu thời Nguyễn, với ý muốn cải đổi trang phục cho khác hẳn tiền triều ở Đàng Ngoài, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức cấm các loại mũ từng được sử dụng phổ biến vào thời Lê. Đây cũng chính là nguyên do khiến chúng ta thấy người triều Nguyễn sang hèn đều đồng loạt búi tóc vấn khăn, mặc áo dài cài khuy, những kiểu mũ thường nhật dành cho bá quan và nho sĩ phần lớn đã tuyệt tích.
III. TRANG PHỤC HẬU CUNG Tư liệu trang phục hậu cung thời Lý, Trần, Hồ, Lê hiện thấy không ngoài một số pho tượng được tạo dựng vào thế kỷ XVII, XVIII mang những nét trang phục đặc trưng của mệnh phụ thời Lê Trung Hưng. Dựa vào tính đồng đại và những đặc điểm chung của các pho tượng, chúng ta cũng chỉ có thể đoán định được một phần nào trang phục của chính triều Lê Trung Hưng, không thể loại suy trang phục của các triều đại khác. Dĩ nhiên, một số kiểu áo như áo giao lĩnh, cổ tròn, tứ thân đối khâm đã xuất hiện từ thời Lý - Trần, song sự kết hợp giữa các dạng y phục và trang sức để tạo nên bộ Lễ phục, Thường phục dành cho hoàng hậu, vương phi và công chúa v.v. mỗi thời mỗi khác biệt.
1. Lễ phục
Thông tin duy nhất liên quan đến Lễ phục của hậu phi triều Lê sơ là những dòng miêu tả của Nguyễn Trãi trong tờ chế ban tặng Chiêu Nghi làm Hoàng Thái phi. Sách Tang thương ngẫu lục cho biết: “Văn của Nguyễn Trãi hùng hồn có khí lực như tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Lam Kinh Vĩnh Lăng thần đạo bi được viết vào thời Thuận Thiên (14281433), chép trong Thực lục, Vĩ Địch 褘翟. 1. Mũ Phượng Quan và áo Vĩ Địch của ở đây không nhắc lại nữa. hoàng hậu nhà Minh (Tam tài đồ hội); 2. Đồ giải trang sức mũ của vương hậu Triều Tiên (Bảo tàng Cố cung Quốc lập Vào thời Thiệu Bình (1434- Seoul); 3. Hai tấm áo Vĩ Địch của vương hậu Triều Tiên 1439), tờ Chế tặng Chiêu hiện cất giữ tại Đại học Sejong Hàn Quốc. Nghi làm Hoàng Thái phi, ông viết: ‘[…] Khảo xét di chế Thành Chu, nên phong Thái Phi danh phận, để sáng tỏ công lao bảo hựu, để vẹn tròn nghi lễ ai vinh. Than ôi! Lễ phục Vĩ Địch, vẻ vang không kể mất còn; nấm mộ tuyền đài, trang trí sáng ngời trời đất’.”(1) Dựa vào nội dung tờ chế, có thể thấy Lễ phục của Hoàng Thái Phi thời vua Lê Thái Tông là Vĩ Địch, loại Lễ phục đặt định theo quy chế của nhà Chu, được coi là chuẩn mực của Nho giáo. Đây cũng là dạng Lễ phục chung của hậu phi các triều Tống - Minh, Triều Tiên và Lưu Cầu. Theo Chu lễ, Vĩ Địch là Lễ phục tôn quý nhất trong sáu loại trang phục của hậu phi, tương đương với trang phục Cổn Miện của hoàng đế. Bộ trang phục này vừa là Tế phục kiêm Triều phục, đồng thời cũng là cát phục của hoàng hậu, phi tần sử dụng trong các dịp đại lễ sách phong và hôn lễ. Vĩ Địch vốn có màu đen huyền, thêu vẽ hoa văn chim trĩ. Từ thời Đường trở về sau sắc áo được đổi sang
1. (Việt) Tang thương ngẫu lục - Lê Công Trãi và (Việt) Ức Trai di tập - Q.3. Nguyên văn: 粵考成周之遺 制,宜加大妃之新封,於以彰保佑之功,於以盡哀榮之禮。於戲!褘翟命服,流輝無間其存亡;馬 鬣漏泉,賁飭有光於溟漠
màu xanh sẫm, hoa văn chim trĩ được thêu khắp áo theo mười hai hàng, viền cổ áo, tay áo đều được thêu rồng(1) . Khác với sự ổn định của áo Vĩ Địch, loại mũ kết hợp với Lễ phục này ở mỗi một triều đại lại có những quy chế khác biệt. Tại Trung Quốc, vào thời Hán, hoàng hậu sử dụng Cân Quắc, thời Đường dùng trâm thoa hình hoa, thời Tống Minh dùng Phượng Quan. Hiện vật áo Vĩ Địch của vương hậu Triều Tiên (Đại học Sejong Hàn Quốc Tại Triều Tiên, ngoài Phượng Quan, cất giữ). trong nhiều trường hợp mái tóc của vương hậu còn được vấn tết thành một búi lớn ở đỉnh đầu, chung quanh cài các trang sức hoa tròn, trâm vàng trổ hình chim phượng lớn nhỏ.
Trang phục Vĩ Địch của vương phi Triều Tiên (phục chế); Chân dung Hoàng hậu Tống Thần Tông và Hoàng hậu Tống Huy Tông thời Tống (Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc).
Tính tới thời điểm hiện nay, tư liệu liên quan đến bộ trang phục Vĩ Địch chỉ tồn tại trong vài dòng ghi chép vắn gọn, tương tự trường hợp Lễ phục Cổn Miện của các triều đại Lý - Trần. Song với sự phổ biến và tính ổn định của bộ Lễ phục này, chúng tôi ngờ rằng, Vĩ Địch không chỉ là Lễ phục của hậu phi triều Lê sơ, mà có thể còn có niên đại sớm hơn nữa.
1. Tham khảo Trung Quốc phục sức đại từ điển (Tr.136) và http://zh.wikipedia.org/wiki/翟服 Tuy nhiên, từ thời Lê Trung Hưng trở về sau, không rõ quy chế Vĩ Địch của hậu phi có bị phế bỏ tương tự quy chế Cổn Miện của hoàng đế hay không? Bên cạnh đó, qua khảo sát các pho tượng Hoàng hậu Ngọc Bạch, Hoàng hậu Ngọc Oánh, Hoàng hậu Ngọc Trúc (chùa Mật, Thanh Hóa), Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), chúng tôi nhận thấy những chiếc mũ thể hiện trên các pho tượng này đều có chung một mô típ. Thân mũ đều được vây kín bởi các hoa văn dạng lửa. Giữa trán mũ có trang sức tượng Phật ngồi kiết già. Đỉnh mũ còn có trang sức hình chữ nhật, một đầu gắn sau trán mũ, một đầu tì lên búi tóc. Tạo hình hết sức gần gụi với các loại mũ thể hiện trên tượng Phật chùa Mía, tượng Phật bà chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Ngo và một số tranh vẽ Bồ Tát Phổ Hiền.
Mũ thể hiện trên pho tượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (thế kỷ XVIII, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh).
Kết hợp với loại mũ mang đậm âm hưởng Phật giáo này, phần lớn là dạng áo giao lĩnh, đi cùng với áo đối khâm và thường. Riêng hai pho tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Oánh còn khoác vân kiên nạm hình rồng phượng phủ trên vai, phía dưới Tượng Phật bà chùa Ngo, Phúc Thọ. (Ảnh: Nguyễn đính các dải anh lạc dài che lưng Thị Dung). và bụng. Phần lớn viền áo, viền dây buộc tóc và viền tay áo đều được thêu dệt những hoa văn hoa cuộn đan xen. Một số bà phi còn mặc yếm đính các trang sức vàng, ngọc, hoặc đeo vòng trang sức nhiều tầng, toát lên vẻ sang trọng, quý phái.