VN ISSUU#527

Page 1

Thứ Sáu, ngày 12 tháng 07 năm 2019

Philadelphia

Số 527

Cuộc gặp Trump - Kim: Cái bắt tay lịch sử tại “tượng đài” của sự chia cắt

Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay tại đường ranh giới chia tách Hàn - Triều. (Ảnh: Reuters)

Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều đánh giá cao cuộc gặp của họ tại đường ranh giới quân sự, nơi được xem là biểu tượng của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên. Sau khi được nhà lãnh đạo Triều Tiên tươi cười chào đón, vào lúc 15h46 phút theo giờ địa phương, Tổng thống Donald Trump đã bước qua đường ranh giới bằng bê tông ngăn cách biên giới Hàn - Triều. Ông chủ Nhà Trắng tiến 20 bước về phía bậc thềm của tòa nhà bên phía Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ) - một động thái chưa từng có tiền lệ, thể hiện tình hữu nghị Mỹ - Triều trước ống kính truyền thông nhằm “hồi sinh” các cuộc đàm phán đang rơi vào bế tắc.

Kim Jong-un quay trở lại, bước qua đường ranh giới để tiến về phía lãnh thổ Hàn Quốc. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trao đổi ngắn với các phóng viên trước khi bước vào trong Nhà Tự Do để họp riêng cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông Trump nói rằng ông sẽ mời ông Kim Jong-un tới gặp ông ở Nhà Trắng.

“Cuộc gặp này rất quan trọng vì điều đó có nghĩa chúng tôi muốn chấm dứt quá khứ không mấy vui vẻ và tìm cách xây dựng một tương lai mới. Do vậy, đây là động thái dũng cảm và đầy quyết tâm”, nhà lãnh đạo Triều Tiên nói với các phóng viên.

“Việc bước qua đường ranh giới là một vinh hạnh lớn. Nhiều sự tiến triển đã đạt được, nhiều tình bạn đã được hình thành, và đặc biệt đây là một tình bạn lớn”, ông Trump nhấn mạnh. Là một người thích gây chú ý và từng là ngôi sao truyền hình thực tế, ông Trump luôn hứng thú với những khoảnh khắc kịch tính. Đó có thể là lý do khiến ông bất thình lình đưa ra lời mời với ông Kim Jong-un trên mạng xã hội Twitter trong vòng chưa đầy 24 giờ trước khi hai nhà lãnh đạo chính thức gặp mặt.

“Thời khắc lớn, thời khắc lớn”, Tổng thống Trump đáp lại.

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm theo dự tính ban đầu chỉ là một màn bắt tay nhanh gọn, chứ không phải là một cuộc đàm phán chính thức. Tuy vậy, ông Trump và ông Kim Jong-un rốt cuộc đã gặp nhau hơn một giờ đồng hồ.

Sau khoảng một phút ở trên lãnh thổ Triều Tiên, Tổng thống Trump đưa nhà lãnh đạo

Sau cuộc trò chuyện riêng, Tổng thống Trump cho biết ông và nhà lãnh đạo Kim

“Rất vui được gặp lại ông. Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gặp ông tại nơi này”, ông Kim Jongun nói với ông Trump thông qua phiên dịch viên.

Jong-un đã nhất trí cử các nhà đàm phán để nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân trong vài tuần tới, tức là 4 tháng sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai kết thúc mà không đạt được thỏa thuận. Ông Trump đã dự tính về một chuyến thăm không báo trước tới khu DMZ trong khuôn khổ chuyến công du của ông tới Hàn Quốc. Tổng thống Trump nói ý tưởng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un là tự phát, dù ông đã loan báo thông tin này trong những ngày vừa qua. Mặc dù vậy, ngay cả các nhân viên của tổng thống Mỹ cũng ngạc nhiên về quyết định thăm DMZ. Họ buộc phải cấp tốc sắp xếp hậu cần và an ninh cho chuyến thăm, dù công việc này bình thường đòi hỏi phải mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để chuẩn bị. Tổng thống Trump đánh cược rằng việc phô diễn tình bạn với ông Kim Jong-un có thể giúp phá thế bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân, đồng thời củng cố niềm tin của ông rằng sức mạnh của ngoại giao cá nhân có thể giúp ông làm được những điều mà các tổng thống tiền nhiệm không làm được. Hơn nửa nhiệm kỳ đã trôi qua, ông Trump vẫn chờ đợi một giải pháp cho việc giải quyết bất đồng với Triều Tiên. Ông mong muốn đây sẽ là điểm nhấn riêng biệt trong di sản của nhiệm kỳ tổng thống và tạo đà cho chiến dịch tái tranh cử. Cuộc gặp lịch sử Những người chỉ trích cho rằng cuộc gặp Trump - Kim tại khu phi quân sự chỉ là cơ hội phô diễn hình ảnh của một vị tổng thống từng dọa trút “lửa và hỏa lực” xuống Triều Tiên nếu đe dọa an ninh Mỹ trong năm đầu nhiệm kỳ.

Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên dành cho nhau những cái bắt tay thân mật tại nơi được vũ trang dày đặc nhất thế giới. (Ảnh: Reuters)

“Ngày hôm nay là chiến thắng dành cho ngoại giao sức mạnh trung gian của Hàn Quốc và chương trình hòa bình của Tổng thống Moon Jae-in. Nhưng ngày mai, Triều Tiên vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân và Mỹ vẫn giữ các lệnh trừng phạt”, Leif-Eric Easley, giáo sư trợ giảng về nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul nhận định. Tuy vậy, vẫn không thể phủ nhận ý nghĩa mang tính đột phá của cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại khu phi quân sự Hàn - Triều, nơi được xem là nguy hiểm nhất thế giới. Chưa từng có nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên nào gặp nhau tại một đường ranh giới quân sự, nơi các lực lượng vũ trang hạng nặng đứng đối mặt nhau ở khu vực chia cắt biên giới căng thẳng trong suốt 66 năm, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gọi đường ranh giới này là biểu tượng của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên. Ông Kim Jong-un từng bước qua đường ranh giới quân sự tại DMZ vào tháng 4/2018 để gặp ông Moon Jae-in, trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên bước qua đường ranh giới này từ sau chiến tranh. …xem tiếp trang 03…


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.