VN ISSUU#573

Page 1

Thứ Sáu, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Philadelphia

Số 573

Mỹ vạch "kế hoạch lớn" ngăn tham vọng biển của Trung Quốc Chính quyền của Tổng thống Trump đã có "kế hoạch lớn" nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc, giữa lúc hai cường quốc tiến gần hơn bao giờ hết tới một cuộc xung đột vũ trang. Trong bài viết đăng tải trên trang Asiatimes, chuyên gia Richard Javad Heydarian, Giáo sư chính trị tại Đại học De La Salle (Philippines) và học giả nghiên cứu uy tín về Biển Đông, nhận định rằng Mỹ và Trung Quốc ngày càng tiến gần một cách nguy hiểm tới một cuộc xung đột ở Biển Đông, một vụ va chạm có thể dễ biến những lời đe dọa và khẩu chiến của một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới thành xung đột vũ trang thực sự. Cuộc khẩu chiến giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng nóng lên, khi Ngoại trưởng Vương Nghị nói hồi cuối tuần qua nói: “Một số lực lượng chính trị Mỹ đang bắt giữ con tin trong quan hệ Mỹ-Trung, cố gắng đẩy thủy triều tới bờ vực của cái gọi là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Điều này là nguy hiểm và sẽ làm tổn hại tới hòa bình toàn cầu”. Trong khi đó, giới chức quân đội Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang làm tổn hại tới nền hòa bình đó trong nhiều tháng qua. Theo ông Reed Werner, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ về khu vực Đông Nam Á, đã xảy ra ít nhất 9 vụ đối đầu “không an toàn” giữa các lực lượng vũ trang của hai nước ở Biển Đông kể từ tháng 3 năm nay. “Chúng tôi nhận thấy khuynh hướng hiện thời rất đáng lo ngại”, ông Werner nói với hãng tin Fox News hồi tuần trước, cảnh báo rằng Trung Quốc “sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong khi các quốc gia đang tập trung đối phó với dịch Covid-19”. “Chúng tôi tiếp tục thấy hành động làm mất ổn định của Trung Quốc ở Biển Đông giữa đại dịch Covid-19”, quan chức trên nói thêm, miêu tả các hoạt động quân sự và bán quân sự bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực là một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm “hăm dọa và bắt nạt những nước khác”. Quan chức Lầu Năm Góc cho hay, các cảnh báo của Mỹ các chắc không phải là quá mức, trong khi cũng nhấn mạnh điều mà ông gọi là “hành động leo thang và ngày càng nguy hiểm” của Trung Quốc nhằm vào các lực lượng Mỹ trên

biển. Hồi tháng trước, một tàu của Trung Quốc hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh trong “các trận chiến giả tưởng” ở Biển Đông được cho là đã hành động một cách “không chuyên nghiệp và an toàn” đối với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ đang tham gia một hoạt động bình thường ở Biển Đông, theo Lầu Năm Góc.

các vấn đề Trung và Nam Á, đã kêu gọi các đối tác trong khu vực chống lại “sự gây hấn liên tiếp, nỗ lực liên tiếp của Trung Quốc nhằm thay đổi các quy định và hiện trạng”. “Điều đó cần phải bị phản đối, dù là ở Biển Đông nơi chúng tôi đã có hoạt động chung cùng Ấn Độ hay ở sân sau của Ấn Độ, cả trên đất liền và Ấn Độ Dương”, bà Wells nói, hối thúc sự hợp tác quân sự và chiến lược mạnh mẽ hơn giữa Mỹ và Ấn Độ.

Lần gần đây nhất Mỹ và Trung Quốc giáp mặt gần tới mức suýt va chạm như vậy trên biển xảy ra vào cuối năm 2018, khi một tàu chiến Trung Quốc di chuyển cách tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur của Mỹ chưa tới 45m trong khi tàu Mỹ đang tiến hành hoạt động tự do hàng hải tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

“Bất kỳ ai ảo tưởng rằng sự gây hấn của Trung Quốc chỉ là lời nói xuông thì tôi nghĩ họ cần trò chuyện với Ấn Độ, nơi hàng tuần, hàng tháng, nhưng thường là với tốc độ rất thường xuyên, phải chứng kiến các vụ gây hấn của quân đội Trung Quốc”, quan chức trên nói thêm.

Theo Giáo sư Heydarian, mặc dù Mỹ hiện đang nỗ lực đối phó với đại dịch Covid-19 ở trong nước, vốn đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng, Trung Quốc đã tranh thủ hành động với các đối thủ và láng giềng, như việc cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và một tàu chiến Philippines trong những tuần gần đây.

Trong báo cáo tới quốc hội, Nhà Trắng đã nhấn mạnh mối liên kết ngày càng gia tăng giữa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Trump và chính sách an ninh và phát triển của Ấn Độ, tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa của Nhật Bản, mô hình Ấn Độ-Thái Bình Dương của Australia, chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và chính sách hướng Nam mới của Đài Loan.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo sẽ hành động mạnh mẽ hơn để đáp trả, làm gia tăng nguy cơ về các cuộc xung đột vũ trang trên biển. Chiến lược ngăn chặn của Nhà Trắng Trong một báo cáo gần đây được trình lên quốc hội Mỹ có tựa đề “Cách tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc”, Nhà Trắng cho rằng “Bắc Kinh đã mâu thuẫn với chính lời nói của mình và bỏ qua những cam kết với các láng giềng bằng cách thực hiện các hành động quân sự và bán quân sự khiêu khích và cưỡng ép ở Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông, eo biển Đài Loan và các khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc”. Được trình lên cùng với Luật ủy quyền quốc phòng quốc gia 2019, vốn quy định cách thức tiếp cận toàn diện nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, báo cáo cảnh báo rằng Trung Quốc đã cho thấy “khả năng và sự sẵn sàng… để thực hiện sự hăm dọa và cưỡng ép trong nỗ lực nhằm loại trừ các nguy cơ ảnh hưởng đối với lợi ích của mình và thúc đẩy các lợi ích chiến lược trên toàn cầu”. Miêu tả Trung Quốc như một cường quốc bành trướng, báo cáo viết rằng hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác đã đi ngược với các tuyên bố của các lãnh đạo Trung Quốc rằng phản đối mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác hay cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Trong khuôn khổ một chiến lược ngăn chặn lớn hơn, Mỹ đang tìm cách ủng hộ các nước lớn khác trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, nhằm chống lại các tham vọng biển của Trung Quốc ở Biển Đông và xa hơn thế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một gặp bên lề G20 ở Nhật Bản năm 2019. (Ảnh: AFP)

Trong một cuộc trò chuyện công khai ở Washington gần đây, bà Alice Wells, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về

Lo ngại về một Trung Quốc ngày càng bành trướng và hung hăng đang thúc đẩy các sáng kiến chính sách ngoại giao liên kết mới giữa Mỹ và các đối tác lớn của Mỹ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Họ cũng đi theo hướng rằng Mỹ đang xây dựng một chiến lược kiểm soát kiểu Chiến tranh Lạnh để đối phó Trung Quốc, dù điều này có làm gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự. “Được dẫn dắt bởi sự trở lại của 'chủ nghĩa thực tiễn có nguyên tắc', Mỹ đang đối phó với thách thức trực tiếp từ Trung Quốc bằng việc thừa nhận rằng chúng ta đang ở trong một cuộc cạnh tranh chiến lược và phải bảo vệ các lợi ích của chúng ta một cách phù hợp”, báo cáo của Nhà Trắng viết. Lập trường cứng rắn của chính quyền Trump được xây dựng dựa trên tâm lý chỉ trích Trung Quốc ngày càng tăng tại quốc hội Mỹ, đặc biệt là trong các nghị sĩ Cộng hòa, cũng như trong đảng Dân chủ. Cả ông Trump và đối thủ Joe Biden dự kiến sẽ tranh cử tổng thống dựa trên các “tấm vé” chống Trung Quốc mạnh mẽ. Ông Mac Thornberry, một thành viên của Ủy ban quân vụ Hạ viện, đã khen ngợi báo cáo của Nhà Trắng, mà ông nói là sẽ đưa ra một viễn cảnh về cách thức cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc và ngăn chặn hành động bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và khắp thế giới. Chiến lược này cũng củng cố sự cần thiết phải đầu tư vào các khía cạnh quân sự của chiến lược đó, cũng như gia tăng hợp tác với các đồng minh và đối tác”, ông Thornberry nói. Nghị sĩ Michael McCaul, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện, đã khen ngợi chính quyền Trump về "chủ nghĩa thực tiễn có nguyên tắc" với Trung Quốc, và chỉ trích các chính sách của các chính quyền trước. Nghị sĩ Mike Rogers, thành viên cấp cao của Ủy ban an ninh nội địa Hạ viện, đi xa hơn trong việc miêu tả Trung Quốc là một mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ cần phải được xử lý phù hợp. An Bình Theo Asiatimes


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

QUẢNG CÁO

2 Philadelphia


Metro Viet News

TIN HOA KỲ

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

3 Philadelphia

Lao động di cư khốn khổ trong “núi nợ” giữa tâm dịch Hồ Bắc Cao và những lao động di cư khác từ Hồ Bắc đã dấy lên hy vọng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Vũ Hán tuần trước rằng lệnh phong tỏa sẽ sớm bị gỡ bỏ và họ sẽ được rời quê để đi làm kiếm tiền ở khu vực bờ đông Trung Quốc - nơi đặt hàng loạt các nhà máy sản xuất của quốc gia Đông Á.

Tỉnh Hồ Bắc đã bị phong tỏa từ vài tháng qua khi dịch Covid-19 bùng phát (Ảnh: Reuters)

Do lệnh phong tỏa nên không thể đi làm, Cao Xier là 1 trong hàng triệu người đang chật vật duy trì cuộc sống không thu nhập trong khi nợ nần ngày càng chồng chất tại tâm dịch Covid-19 ở Hồ Bắc. Giống các lao động nông thôn di cư khác từ Hồ Bắc, Cao và gia đình trở về nhà ăn tết Âm lịch vào cuối tháng 1 và sau đó bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa trong nỗ lực ngăn dịch Covid-19 lây lan rộng hơn. “Chúng tôi chưa bao giờ trải qua cơn hoảng loạn như thế này”, người đàn ông tới từ Caodian, một vùng nông thôn nghèo ở Hồ Bắc, cho hay.

“Em rể tôi nói là nếu các quan chức không để chúng tôi đi làm vào đầu tháng 4, cậu ấy sẽ trốn ra ngoài vì việc không có thu nhập nuôi gia đình hoặc trả nợ cũng tệ hại không khác gì bị nhiễm virus”, Cao nói. Covid-19 - bệnh dịch đã khiến 80.000 mắc và hơn 3.200 người chết ở đại lục - đã khiến Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuối tháng 1. Nền kinh tế sụt giảm cộng với việc Trung Quốc bị cách ly với toàn thế giới. Tuy nhiên, trong khi các cửa hàng và nhà máy trên khắp Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại, gần 60 triệu dân sống ở hàng chục địa phương tại Hồ Bắc vẫn sống trong tình cảnh bị phong tỏa.

“Chúng tôi rất bất bình với quyết định của chính quyền. Chúng tôi đều khỏe mạnh và đều bị mắc kẹt lại ở nhà. Chính quyền phong tỏa đường xá nhưng không hỗ trợ hoặc đền bù gì cho thiệt hại của chúng tôi”, tài xế xe tải 36 tuổi Zhang Liang từ Kinh Sơn, Hubei cho biết. Zhang đang ngập trong nợ nần sau khi bỏ tiền ra mua xe tải để làm ăn. Với Cao, người làm tài xế cho một ứng dụng gọi xe công nghệ cao ở Đông Hoản, Quảng Đông, áp lực tài chính bắt đầu lớn dần sau nhiều tháng không được đi làm. Không có thu nhập, Cao buộc phải dùng thẻ tín dụng để trả số tiền 428 USD mỗi tháng trong khoản nợ mua xe hơi để đi làm vào tháng 10/2018. Câu chuyện tương tự xảy ra với em gái anh, người cùng với chồng không thể quay trở lại làm việc ở Đông Hoản. Cặp đôi sống ở Tùy Châu, Hồ Bắc phải nuôi 2 con gái và 3 người lớn tuổi nhưng trong vài tháng qua cũng không có thu nhập. Họ phải vay Cao 713 USD để đóng một khoản trả góp.

“Nhìn chung, những người trẻ trong làng chúng tôi đều đang nợ nần, nợ mua nhà, mua xe hoặc mua điện thoại thông minh”, Cao nói. Trên khắp Trung Quốc, tỉ lệ nợ hộ gia đình trên tổng sản phẩm quốc nội đã tăng vọt từ 17.9% năm 2008 tên 52,1% năm 2018 và 55,8% vào năm 2019. Đại dịch Covid-19 mang lại rủi ro to lớn với lao động nhập cư phải vay những khoản lớn để mua bất động sản, Simon Zhao, chuyên gia về khoa học xã hội tại đại học BNUHKBU United (Trung Quốc) nhận định. Ông Zhao nói rằng việc trở lại làm việc là điều thiết yếu với những lao động này. “Chúng tôi đều sống trong sợ hãi. Tôi chắc chắn sẽ thất nghiệp khi quay trở lại Thâm Quyến vì cơ sở làm đẹp tôi từng làm đã đóng cửa. Nhưng tôi vẫn phải trả 542 USD cho căn hộ mà tôi thuê ở đó”, Gao Minghui, 28 tuổi - người đang kẹt tại quê nhà Nam Chương, Hồ Bắc, cho biết. Gao cho biết tình cảnh ở quê nhà cô ngày càng trở nên tuyệt vọng hơn. “Chúng tôi có một nhóm trao đổi trên ứng dụng nhắn tin Wechat gồm 400 người cùng làng. Người trẻ tuổi liên tục nói rằng họ muốn đi làm và toàn bộ lợn, vịt, gà đã bị làm thịt hết để ăn. Chúng tôi đã cạn túi và đang phá sản”, Gao nói. Đức Hoàng Theo SCMP


4

TIN HOA KỲ

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Chuyên gia WHO tin Covid-19 không được tạo ra tại phòng thí nghiệm Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 không được tổng hợp tại phòng thí nghiệm. “Những gì chúng tôi biết đó là, đây là virus xuất hiện trong tự nhiên, không phải được tổng hợp nhân tạo trong phòng thí nghiệm”, Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học tại WHO, nói với hãng tin Straits Times. Trả lời câu hỏi về giả thuyết do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề cập gần đây rằng, virus corona chủng mới thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học bảo mật cao tại thành phố V ũ H á n , Tr u n g Q u ố c , b à Swaminathan cho biết “không có quan điểm về vấn đề này”. “Chúng tôi đều biết rằng nhiều khả năng virus bắt nguồn từ loài dơi. Những gì chúng tôi không biết là bằng cách nào và từ khi nào virus thực sự lây truyền từ dơi sang người, con vật trung gian là gì, khi nào các sự việc này xảy ra và liệu đây là một sự việc hay một chuỗi sự việc. Những vấn đề này cần phải được các nhà khoa học điều tra”, nhà khoa học WHO cho biết thêm. Bà Swaminathan cho rằng cần có “nỗ lực hợp tác quốc tế” về vấn đề này. “Liên quan tới những vấn đề này, chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Trung Quốc về việc có một nhóm quốc tế làm việc với các nhà

nghiên cứu Trung Quốc để hiểu rõ hơn”, bà Swaminathan nói. Khi được hỏi về việc hợp tác quốc tế với Trung Quốc, nhà khoa học WHO cho biết “các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn làm việc với WHO và với các đối tác quốc tế”. Một số nước, gồm Mỹ, Australia và Liên minh châu Âu (EU), đang kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ủng hộ một cuộc điều tra “vào thời điểm phù hợp”, tuy nhiên phản đối việc “Mỹ và một số nước khác” tìm cách chính trị hóa dịch Covid-19 để thúc đẩy một cuộc điều tra dựa trên giả thuyết Bắc Kinh có lỗi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cơ quan này đã trao đổi với Trung Quốc về việc cử một nhóm chuyên gia tới đây để điều tra về nguồn gốc động vật của virus corona. Tại cuộc họp báo ngày 6/5, khi được hỏi khi nào WHO được mời tham gia cuộc điều tra liên quan tới nguồn gốc Covid-19, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Chen Xu cho biết ưu tiên của Bắc Kinh ở thời điểm hiện tại là tập trung vào cuộc chiến chống dịch “cho tới khi giành chiến thắng cuối cùng”. Ông Chen cũng khẳng định Trung Quốc không ngại “bất kỳ cuộc điều tra hay đánh giá nào”. Thành Đạt Theo Straits Times

Nhà Trắng dọa trừng phạt Trung Quốc vì dự luật an ninh Hong Kong Cố vấn An ninh Nhà Trắng cảnh báo chính phủ Mỹ có thể sẽ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh thông qua dự luật an ninh mới với Hong Kong. Trả lời phỏng vấn NBC ngày 24/5, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết dự luật an ninh mới do Trung Quốc đề xuất đã thể hiện mong muốn “thâu tóm” Hong Kong. Kết quả là, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ không thể xác nhận được rằng, liệu đặc khu hành chính này có còn duy trì được “mức độ tự trị cao” nữa hay không. Theo ông O’Brien, điều này có thể dẫn tới việc Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong năm 2019. Theo luật này, Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm xác nhận ít nhất một năm một lần rằng, Hong Kong vẫn duy trì quyền tự trị để được hưởng quy chế ưu đãi về thương mại mà Mỹ dành cho đặc khu. Quốc hội Trung Quốc ngày 22/5 đã bàn về dự luật an ninh mới liên quan tới đặc khu hành chính Hong Kong, trong đó cấm các hành vi ly khai, chống phá, khủng bố, can thiệp nước ngoài và tất cả các hoạt động nổi loạn nhằm lật đổ chính quyền. Theo Tân Hoa Xã, dự luật nhằm “thiết lập và cải thiện hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật cho Hồng Kông đã được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc”. Một tài liệu giải thích về dự luật này cho biết nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ đã “đạt được thành công chưa từng có ở Hong Kong”. Tuy nhiên, “rủi ro an ninh quốc gia ngày càng đáng chú ý” tại Hong Kong đã “trở thành một vấn đề nổi bật”. Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 22/5 cho biết kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh sẽ không ảnh hưởng tới tính độc lập pháp lý của đặc khu. Bà Lâm nói rằng mục tiêu của Trung Quốc là nhằm chống lại các hoạt động phạm pháp mà chính phủ tin rằng đang gây hại tới an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ phản đối mạnh mẽ động thái mới của Trung Quốc với Hong Kong. Tổng thống Donald Trump hôm 21/5 tuyên bố Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Trung Quốc thông qua dự luật. Ngoại trưởng Pompeo cũng cảnh báo nếu Trung Quốc có hành động làm ảnh hưởng tới quyền tự trị của Hong Kong, điều này sẽ tác động tới đánh giá của Washington về mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” của đặc khu. Ngoại trưởng Pompeo gọi dự luật an ninh là “cái kết” với sự tự trị của Hong Kong. Cố vấn O’Brien cảnh báo Hong Kong có thể đánh mất vị thế của một trung tâm tài chính toàn cầu. “Thật khó tưởng tượng Hong Kong có thể duy trì vị thế trung tâm tài chính châu Á như thế nào nếu bị Trung Quốc tăng cường kiểm soát”, ông O’Brien nói. Theo Cố vấn An ninh Nhà Trắng, các dịch vụ tài chính ban đầu tìm đến Hong Kong vì quy định pháp luật tại đây bảo vệ doanh nghiệp tự do và hệ thống tư bản. “Nếu tất cả những điều này mất đi, tôi không chắc liệu cộng đồng tài chính có thể tồn tại ở đây nữa không”, ông O’Brien cảnh báo. Dự luật an ninh gây tranh cãi của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối từ nhiều nước. Gần 200 chính trị gia, nghị sĩ từ 23 quốc gia, gồm Anh, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, đã ra tuyên bố chung phản đối dự luật của Trung Quốc. Tuyên bố nêu rõ dự luật là “đòn tấn công toàn diện vào quyền tự trị, pháp trị, tự do cơ bản của Hong Kong, và tính toàn vẹn của nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” đang bị đe dọa”. Trong khi đó, hàng nghìn người ngày 24/5 đã xuống đường biểu tình tại Hong Kong, buộc cảnh sát phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông. Thành Đạt Theo CNBC

Brazil vượt 360.000 ca Covid-19, Tổng thống xuống đường ăn uống, biểu tình tăng 15.813 ca so với một ngày trước đó. Diễn biến dịch bệnh ở Brazil đang trở nên phức tạp, khi số ca bệnh ở nước này tăng vọt trong suốt những ngày qua và đã vươn lên thành vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Mặc dù vậy, Tổng thống Bolsonaro vẫn đang là tâm điểm chú ý khi ông liên tục lên Ông Bolsonaro gặp gỡ người biểu tình ở Brasilia tiếng phản đối lệnh phong tỏa hôm 24/5 (Ảnh: Reuters) do các thống đốc bang ban hành để ngăn dịch. Giới quan Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn xuống đường ăn uống, tham gia biểu tình sát nhận định, nội bộ Brazil hiện vẫn chưa thể thống nhất được cách chống dịch khi dù quốc gia Nam Mỹ đã trở thành vùng Tổng thống trực tiếp đối đầu với thống đốc. dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới với trên Hôm 24/5, ông Bolsonaro đã xuống đường 360.000 ca bệnh. cùng với những người biểu tình ủng hộ ông. Reuters dẫn thông báo của Bộ Y tế Brazil Cùng với đội ngũ an ninh đứng xung quanh, cho biết, Brazil hiện có 22.666 người chết vì ông Bolsonaro xuất hiện mà không đeo khẩu dịch, trong khi, có 363.211 người mắc bệnh, trang. Trang Facebook của ông phát sóng

trực tiếp cuộc biểu tình cho thấy ông Bolsonaro chào hỏi những người ủng hộ vẫy cờ Brazil và gọi nhà lãnh đạo là “huyền thoại”. Đây là một trong những cuộc biểu tình mà ông Bolsonaro đã ủng hộ tổ chức trong những tuần gần đây. Trong những sự kiện này, ông Bolsonaro đã bắt tay, chụp ảnh với người ủng hộ - những hành động bị cho là phớt lờ các biện pháp giãn cách xã hội mà các chuyên gia y tế khuyến nghị. Ngoài vướng tranh cãi về quan điểm phản đối mạnh mẽ lệnh phong tỏa ngăn dịch do lo ngại kinh tế sụp đổ, ông Bolsonaro cũng đang vướng vào lùm xùm chính trị. Ông bị nghi ngờ có ý định cản trở công lý để chặn cảnh sát điều tra gia đình mình, theo Guardian. Tối 23/5, ông Bolsonaro gây tranh cãi khi xuống đường ở thủ đô Brasília để ăn bánh mì kẹp và uống nước ngọt.

Các khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ của ông Bolsonaro là khoảng 30%. Tuy nhiên, ông cũng bị nhận hàng loạt chỉ trích với những động thái phá vỡ lệnh giãn cách xã hội trong những ngày qua. Con trai ông, Eduardo Bolsonaro, bị nghi tham gia một bữa tiệc tại một khu quần thể sang trọng ở bang Sao Paulo vào ngày 22/5. Linh mục, nhà hoạt động xã hội Antônio Carlos Costa đã chỉ trích Tổng thống Bolsonaro, cho rằng nhà lãnh đạo này là một phần nguyên nhân dẫn tới dịch bệnh lây lan rộng ở Brazil. “Cách cư xử của ông ấy thật lạ. Chúng ta đang ở giữa đại dịch. Mọi người đang chết đi trong các bệnh viện quá tải và ông ta không rơi lấy một giọt nước mắt. Không ai biết quốc gia này đang đi về đâu. Tình hình thật sự đang rất hỗn loạn”, ông Costa cáo buộc. Đức Hoàng Theo Reuters


Metro Viet News

TIN HOA KỲ

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

5 Philadelphia

Cựu Đô đốc Mỹ chỉ trích Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” Cựu Đô đốc Mỹ cho rằng Trung Quốc đã có những tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn diện tích Biển Đông và tham vọng biến vùng biển này thành ao nhà.

bằng cách triển khai tên lửa, đường băng, súng tầm xa và binh sĩ”, ông James cho biết thêm. “Trung Quốc thường cho máy bay lượn lờ phía trên các tàu khu trục (của Mỹ). Các máy bay này đôi khi chỉ bay trước mũi tàu Mỹ vài chục mét. Hoặc họ có thể điều các tàu hộ vệ và tàu khu trục để thách thức các tàu chiến Mỹ. Các hoạt động (của Trung Quốc) có thể bao gồm việc ra hiệu và phát tín hiệu đe dọa qua sóng radio, chĩa radar kiểm soát hỏa lực chính xác về phía các tàu của chúng tôi, hướng tên lửa và súng nhằm vào các lực lượng Mỹ và áp sát các tàu Mỹ ở khoảng cách nguy hiểm”, cựu Đô đốc Mỹ hồi tưởng lại. Khi đối mặt với những tình huống trên, cựu Đô đốc James Stavridis thường yêu cầu chỉ huy của các tàu khu trục Mỹ giữ bình tĩnh, tránh đối đầu không cần thiết và liên tục báo cáo tình hình cho ông, trong khi ông cũng báo cáo cho cấp trên.

Cựu Đô đốc James Stavridis (Ảnh: BI)

Trong bài viết trên Bloomberg với tiêu đề “Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông”, Đô đốc về hưu James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO, cho biết ông dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp đi biển của mình ở Thái Bình Dương và từng nhiều lần đi qua Biển Đông. Ông James nói rằng “dưới đáy biển Đông là mỏ dầu cũng như khí tự nhiên” và “gần 40% hoạt động vận tải quốc tế đi qua vùng biển này”. “Trung Quốc đã có những tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên xấu đi do hai nước liên tục công kích lẫn nhau vì đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh năm bầu cử tại Mỹ, khả năng xảy ra xung đột tại Biển Đông ngày càng gia tăng”, cựu Đô đốc Mỹ nhận định. Theo cựu Đô đốc James Stavridis, hiệu trưởng danh dự Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, trong những tuần gần đây, một số tàu chiến Mỹ, gồm USS Barry - tàu khu trục ông từng chỉ huy trong đầu thập niên 1990, đã đối đầu với các tàu Trung Quốc trong lúc tiến hành tuần tra. Tại sao Biển Đông trở thành một điểm nóng và cần làm gì để tránh xảy ra sự cố có khả năng bùng phát thành xung đột lớn hơn? Cựu Đô đốc James Stavridis cho biết cơ sở lịch sử để Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bắt nguồn từ các chuyến hải trình của Đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15. James từng viết về đô đốc này trong cuốn sách “Sailing True North” gần đây của ông. Cựu Đô đốc Mỹ nói rằng mỗi lần ông gặp những người đồng cấp Trung Quốc trong các chuyến thăm cảng, họ đều tôn vinh Đô đốc Trịnh Hòa. Các chuyến thám hiểm của Đô đốc Trịnh Hòa tại Biển Đông, Ấn Độ Dương, cũng như các vùng biển ở châu Phi và Ả rập đều trở thành huyền thoại. “Nhưng đó không phải là cơ sở pháp lý để Trung Quốc tự nhận toàn bộ Biển Đông là ao nhà của họ. Lập luận này của Trung Quốc đã bị tất cả các quốc gia ven Biển Đông và tòa án quốc tế bác bỏ”, ông James cho biết. Chạm trán căng thẳng Theo cựu Đô đốc Mỹ, để đẩy lùi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải, nhằm thể hiện rằng đây là vùng biển quốc tế. “Các cuộc tuần tra này có thể dẫn đến căng thẳng. Vài chục năm trước, khi tôi còn chỉ huy một nhóm tàu khu trục tại vùng biển này, một số tàu của tôi đã thực hiện các sứ mệnh tương tự. Các sứ mệnh này bao gồm đi qua vùng biển nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, mà ngày nay là khu vực có các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa

“Đó luôn là một trải nghiệm căng thẳng. Tôi và đội ngũ của mình thường thở phào nhẹ nhõm mỗi lần các tàu của chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”, ông James cho biết. Cựu Đô đốc Mỹ nói rằng trong các cuộc tuần tra gần đây, tàu USS Barry và một tàu khu trục khác, Bunker Hill, đã chạm trán với các tàu Trung Quốc, tuy nhiên các tàu này đều tránh leo thang căng thẳng. Những vụ việc này sẽ tiếp tục “thổi bùng” căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung và có thể sẽ lặp lại thường xuyên hơn trong những năm tới. Trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 19/5, ông Reed Werner, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Nam Á, cho biết đã xảy ra “ít nhất” 9 vụ việc đáng quan ngại liên quan tới các máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Mỹ tại vùng trời phía trên Biển Đông kể từ giữa tháng 3. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Business Insider rằng, một số vụ chạm trán giữa các máy bay Mỹ và Trung Quốc diễn ra không an toàn. Các hành vi khiêu khích của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở trên không. Ông Werner cho biết một tàu hộ tống của Trung Quốc đi cùng nhóm tác chiến tàu sân bay của nước này đã di chuyển “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” gần tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ tại Biển Đông hồi tháng 4. "Chìa khóa" của Mỹ Theo ông James, các tàu chiến Mỹ hiện đã tìm ra cách để cân bằng giữa việc bị các tàu Iran đối đầu và quấy nhiễu tại vùng Vịnh, do vậy các tàu này cũng cần phải làm như vậy ở Biển Đông nơi Mỹ có nhiều lợi ích hơn. “Chìa khóa cho Mỹ là dần điều chỉnh hành vi của Trung Quốc mà không phá vỡ mối quan hệ quốc tế theo cách có thể dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh hoặc xung đột vũ trang. Cách tốt nhất cần làm là lôi kéo thêm đồng minh quốc tế vào các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (bao

gồm các đối tác NATO cùng Australia và Nhật Bản), tăng cường sự can dự của Mỹ với Đài Loan, đặc biệt về hợp tác quân sự, kiên quyết thực hiện cuộc điều tra quốc tế toàn diện về dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông”, cựu Đô đốc James Stavridis nhận định. Cũng theo ông James, những biện pháp “đối đầu” này cần đi kèm với một loạt đề nghị hợp tác với Trung Quốc. Những đề nghị này có thể bao gồm các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp theo để Trung Quốc có thể tiếp cận thị trường Mỹ, ngoài các biện pháp “giai đoạn 1” đã được đàm phán ngay trước đại dịch Covid-19; hợp tác về các tuyến thương mại Bắc Cực và các tiêu chuẩn về môi trường ở khu vực này - vốn là lĩnh vực mà Bắc Kinh rất quan tâm; tiến hành các hoạt động nhân đạo chung; hợp tác để thiết lập “quy chuẩn hành vi” giữa lực lượng hải quân hai nước (tương tự cách Nga và Mỹ đang làm); khai thác các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến thuật và chiến lược. “Về cơ bản, chúng ta sẽ đối đầu nếu buộc phải đối đầu, nhưng vẫn hợp tác nếu có thể hợp tác. (Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger) từng cảnh báo cách đây vài tháng rằng, ông nhận thấy Mỹ và Trung Quốc đang “ở dưới chân đồi của một cuộc Chiến tranh Lạnh”. Mặc dù tôi thích cách ẩn dụ bằng hình ảnh núi đồi của ông ấy, nhưng chúng ta cũng cần nhìn ra phía biển để đánh giá mối quan hệ này sẽ trở nên căng thẳng như thế nào. Dự báo Biển Đông sẽ thực sự dậy sóng”, cựu Đô đốc James Stavridis nhận định. Thành Đạt Tổng hợp

Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ đi qua Biển Đông ngày 15/3. (Ảnh: US Navy)


TIN THẾ GIỚI

Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

6 Philadelphia

WHO cảnh báo “thảm kịch nhân đạo không thể tưởng tượng” tại châu Âu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu đang chứng kiến “thảm kịch nhân đạo không thể tưởng tượng” tại các viện dưỡng lão, nơi chiếm tới 50% số ca tử vong vì Covid-19 tại nhiều nước. Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge cho rằng tình hình dịch bệnh tại các viện dưỡng lão ở khu vực này “đáng quan ngại sâu sắc”. Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần hôm 23/4, ông Kluge dẫn con số thống kê từ một số nước châu Âu cho thấy một nửa số ca tử vong vì Covid-19 tại những nước này là những người sống tại các viện dưỡng lão. Tính đến ngày 13/4, 245 trong tổng số 444 ca tử vong tại Ireland, tương đương 55,2%, có liên quan tới các viện dưỡng lão. Tại Pháp, tính đến ngày 15/4, 49,4% số ca tử vong tại nước này có liên quan tới các viện dưỡng lão. Trong khi đó tại Bỉ, tính đến ngày 16/4, 49,1% trong tổng số 4.857 ca tử vong vì Covid-19 là những người sống tại các viện dưỡng lão. Tại Anh, thống kê dựa trên tỷ lệ tử vong kể

từ ngày 1/4 cho thấy, có tới 7.500 trường hợp tại các viện dưỡng lão đã tử vong vì Covid-19, gấp 5 lần so với con số được công bố chính thức. Theo dữ liệu do truyền thông cung cấp từ các nguồn chính thức, số ca tử vong vì Covid-19 tại các viện dưỡng lão ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lần lượt chiếm 33% và 53% trong tổng số ca tử vong tại hai nước này. Ông Kluge đã nhấn mạnh “nhu cầu trước mắt và cấp bách trong việc điều chỉnh cách thức hoạt động của các viện dưỡng lão”, bao gồm ưu tiên rà soát và tổ chức các khu vực đặc biệt dành cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Các viện dưỡng lão cũng cần xây dựng các kế hoạch để phòng ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm. “Thậm chí ngay cả những người cao tuổi, vốn rất yếu ớt và có nhiều bệnh kinh niên, vẫn có cơ hội hồi phục nếu họ được chăm sóc tốt”, ông Kluge nói. Theo ông Kluge, các nhân viên làm việc tại các viện dưỡng lão “thường bị quá tải, bị trả lương thấp và không được bảo vệ”. Cả các nhân viên cũng như những người được họ

Gần 100.000 người chết vì Covid-19, ông Trump phản pháo chỉ trích chơi golf Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng phản pháo chỉ trích việc ông rời Nhà Trắng để chơi golf giữa lúc số người chết vì Covid-19 tại Mỹ lên gần 100.000 ca. Theo số liệu thống kê trên trang web Worldometers, tính đến chiều 25/5 theo giờ địa phương, Mỹ ghi nhận tổng cộng gần 99.800 ca tử vong do Covid-19, tăng gần 500 ca so với một ngày trước đó. Số ca mắc Covid-19 cũng tăng gần 19.000 ca mới lên hơn 1,7 triệu ca. Trong một động thái được cho là nhằm thể hiện cuộc sống đã trở lại bình thường, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua đã rời Nhà Trắng để tới một sân golf ở Sterling, Virginia. Đây là lần đầu tiên ông Trump chơi golf kể từ ngày 8/3, khoảng một tuần trước khi chính phủ Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19. Chủ nhân Nhà Trắng ngày 25/5 đã lên tiếng công kích truyền thông khi đưa tin về chuyến đi này của ông. "Đã có một số tin tức về việc tôi ra ngoài, có lẽ là luyện tập thể thao một chút, tôi đã chơi golf cuối tuần qua. Hãng tin giả và bị mua chuộc đã làm ra vẻ như đó là một tội lỗi rất lớn", ông Trump bình luận trên Twitter. Ông Trump viết thêm: “Họ nghĩ tôi nên ở Nhà Trắng 24/24. Điều mà họ không đề cập đến là đây là lần đầu tiên tôi chơi golf trong gần 3 tháng, và Biden (ứng viên tổng thống đảng Dân chủ) liên tục đi nghỉ dưỡng, xả hơi, hay Barack (cựu tổng thống Barack Obama) thường xuyên chơi golf”.

chăm sóc tại các viện dưỡng lão đều không được trang bị đủ thiết bị bảo hộ. Ông Kluge cho biết những người sống tại các viện dưỡng lão là những trường hợp “rất dễ bị tổn thương” trước virus corona, vì họ là những người lớn tuổi, có bệnh nền, gặp vấn đề về nhận thức. Theo giám đốc phụ trách khẩn cấp WHO Michael Ryan, các Các nhân viên từ tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha tại viện dưỡng lão ở Barcelona. (Ảnh: Getty) nước trong khu vực cần tìm cách để bảo vệ người già và những ca nhiễm ngày càng tăng tại khu vực phía người dễ bị tổn thương, thay vì để họ tự đông châu Âu, đặc biệt tại Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cách ly. Ông Ryan cho rằng các viện dưỡng và Ukraine. lão phải ứng phó “rất nhanh” để kiểm soát Italia hiện là ổ dịch lớn nhất tại châu Âu với dịch ngay khi xuất hiện dấu hiệu lây nhiễm 25.549 ca tử vong và 189.973 ca nhiễm, đầu tiên, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tiếp đó là Tây Ban Nha với 22.524 ca tử của việc tập huấn đầy đủ cho các nhân viên vong và 219.764 ca nhiễm. Pháp cho đến làm việc tại các viện dưỡng lão. nay ghi nhận 21.856 người chết và 158.183 Gần một nửa trong tổng số hơn 2,7 triệu ca người nhiễm bệnh, trong khi số người chết mắc Covid-19 trên toàn thế giới được ghi tại Anh tăng lên tới hơn 18.700 người và số nhận tại châu Âu. Khu vực này hiện có hơn ca nhiễm cũng vượt 138.000. 110.000 người chết vì virus corona, trong Thành Đạt đó Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức là Theo AFP những điểm nóng. WHO cũng cảnh báo số

Tổng thống Putin bất ngờ trở lại Điện Kremlin Tổng thống Vladimir Putin đã có lần xuất hiện hiếm hoi tại Điện Kremlin trong thời gian phong tỏa khi tình hình dịch Covid-19 tại Nga có tín hiệu khả quan. Tổng thống Putin hôm nay 25/5 đã có cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo công ty Đường sắt Nga, đánh dấu lần đầu tiên ông xuất hiện tại Điện Kremlin ở Moscow kể từ ngày 9/5. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov không cho biết liệu Tổng thống Putin đã quay lại làm việc bình thường tại đây hay chưa. Trong suốt nhiều tuần qua, Tổng thống Putin làm việc từ xa tại khu nhà của ông ở phía tây thủ đô Moscow. Ông chủ trì các cuộc họp của chính phủ Nga thông qua hình thức họp trực tuyến. Động thái quay trở lại Điện Kremlin của Tổng thống Putin diễn ra sau khi giới chức Nga thông báo đã có sự cải thiện về tình hình dịch Covid-19 tại Nga, từ đó cho phép nước này mở cửa trở lại một số khu nghỉ dưỡng du lịch và nới lỏng các biện pháp hạn chế tại nhiều khu vực. Nga hiện là nước có số ca mắc Covid-19 nhiều thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil. Nga hôm nay ghi nhận thêm 8.946 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 353.427 người. Giới chức Nga cũng ghi nhận thêm 92 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên 3.633. Moscow, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Nga, đã bước sang tuần phong tỏa thứ 9. Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết hiện vẫn còn quá sớm để dỡ bỏ phong tỏa.

Ông Trump nhiều lần nói rằng, chính phủ của ông đã ứng phó rất tốt với đại dịch Covid-19. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng, nếu chính phủ của ông hành động sớm hơn, hàng chục nghìn người có thể đã được cứu sống. Ông Trump mới đây tuyên bố, ông tin rằng nước Mỹ sẽ có hàng trăm triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 vào cuối năm nay.

Nga vẫn đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch. Các trường học và cửa hàng không thiết yếu vẫn chưa được hoạt động trở lại.

Trong bình luận trên Twitter hôm qua, ông Trump cho biết, ông đã dành toàn bộ tiền lương quý 1 năm nay khoảng 400.000 USD đến 450.000 USD để tặng cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh hỗ trợ phát triển vắc xin và thuốc điều trị Covid-19.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết các khu nghỉ dưỡng có thể hoạt động khi tình hình trở lại bình thường, song vẫn khuyến cáo người dân Nga không nên đi du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ hè năm nay.

Một mô hình phân tích của Đại học Washington dự báo, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 147.000 người vào đầu tháng 8 tới. Bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, nhiều người Mỹ những ngày qua đã đổ xô tới các bãi biển hay tụ điểm giải trí bỏ qua những khuyến cáo về giãn cách xã hội.

Anna Popova, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Nga, thông báo 44 trong tổng số hơn 80 vùng tại Nga đủ điều kiện nới lỏng phong tỏa xã hội, cho phép người dân ra ngoài đi dạo và một số cửa hàng không thiết yếu được mở cửa trở lại.

Minh Phương

Thành Đạt

Theo Reuters

Theo Reuters


7

TIN THẾ GIỚI

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Tổng thống Trump góp toàn bộ tiền lương chống dịch Covid-19 Tổng thống Donald Trump thông báo ông đã góp toàn bộ tiền lương quý I năm nay để hỗ trợ phát triển phương pháp điều trị Covid-19. “Tôi đang chuyển, và ngay từ đầu đã chuyển, toàn bộ tiền lương hàng năm của mình, từ 400.000 USD đến 450.000 USD, trở lại cho chính phủ của chúng ta. Lần chuyển gần nhất cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Đó là vinh hạnh lớn của tôi”, Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 25/5. Trước đó, tại cuộc họp báo hôm 22/5, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng thông báo kế hoạch của Tổng thống Trump về việc góp 100.000 USD tiền lương quý Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters) I/2020 trong tổng số 400.000 USD tiền lương cả năm cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Số tiền này sẽ được sử dụng để phát triển phương thuốc phòng ngừa và điều trị virus corona chủng mới. Đây là lần thứ 2 Tổng thống Trump quyên góp tiền lương để đóng góp vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng từng tặng 100.000 USD tiền lương quý IV/2019 cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ nhằm hỗ trợ “nỗ lực đương đầu, kiểm soát và chống lại virus corona”. Tổng thống Trump thường quyên góp tiền lương cho các cơ quan của chính phủ Mỹ để ứng phó với một vấn đề khẩn cấp. Kể từ khi nhậm chức, ông Trump vẫn chỉ đạo chuyển 400.000 USD tiền lương hàng năm của ông cho các cơ quan khác nhau theo từng quý. Các khoản quyên góp trước đây của Tổng thống Trump từng được chuyển cho Bộ An ninh Nội địa để giúp xây tường biên giới phía nam, hay cho Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu để đối phó với vấn đề nghiện rượu. Tỷ phú Donald Trump là tổng thống Mỹ thứ 3 từ chối nhận lương. Việc không nhận lương cũng là một trong những cam kết của ông Trump từ khi ông còn là ứng viên tranh cử tổng thống hồi năm 2016. Trước ông Trump, lịch sử Mỹ đã ghi nhận 2 trường hợp từ chối nhận lương của 2 cựu tổng thống là John F. Kennedy và Herbert Hoover. Cả hai nhà lãnh đạo này đều quyên tặng toàn bộ tiền lương từ chức vụ tổng thống cho các hoạt động từ thiện.

Gần 100.000 người chết vì Covid-19, ông Trump hối thúc mở cửa trở lại Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc các bang mở cửa trở lại để khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội khi cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 đã qua. Theo số liệu trên trang web Worldometer, tính đến chiều 23/5 theo giờ địa phương, Mỹ ghi nhận gần 98.700 ca tử vong do Covid-19, tăng hơn 1.000 ca so với một ngày trước đó. Số người mắc Covid-19 tại nước này cũng lên gần 1,67 triệu ca, tăng gần 22.000 ca mới so với một ngày trước đó.

Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP)

Mỹ tiếp tục là tâm dịch lớn nhất thế giới xét cả về số ca mắc bệnh và số người tử vong. Các mô hình phân tích dự báo, số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ có thể lên 147.000 ca vào đầu tháng 8 tới. Mặc dù vậy, chính quyền Tổng thống Donald Trump khuyến khích các bang nhanh chóng mở cửa trở lại nhằm khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Trong một động thái được cho là nhằm thể hiện cuộc sống đã trở lại bình thường, ông Trump hôm qua đã lần đầu tiên rời Nhà Trắng để chơi golf kể từ khi chính phủ Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19 hồi tháng 3. Đoàn xe của ông Trump được nhìn thấy xuất phát từ Nhà Trắng và di chuyển đến Câu lạc bộ golf quốc gia ở ngoại ô Washington. Ông Trump mặc áo phông trắng và đội một chiếc mũ lưỡi trai trắng. Trong tuần này, ông Trump cũng kêu gọi các bang mở cửa nhà thờ trở lại ngay lập tức vì đây là một trong những hoạt động thiếu yếu trong cuộc sống của người Mỹ.

Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận 99.804 ca tử vong và hơn 1,7 triệu ca mắc Covid-19.

“Đây là những nơi gắn kết xã hội chúng ta lại với nhau và củng cố đoàn kết. Thật không đúng đắn khi một số bang coi các cửa hàng rượu và phòng khám phụ sản là cần thiết tiếp tục mở cửa hoạt động hơn việc thờ phụng. Bất kỳ thống đốc nào thắc mắc về yêu cầu này đều có thể liên hệ thẳng với tôi. Nếu họ không thực hiện ngay lập tức thì cuối tuần này, tôi sẽ tự làm việc đó”, ông Trump nói hôm 22/5.

Thành Đạt

Minh Phương

Theo Fox

Theo Reuters

Montenegro tuyên bố là nước châu Âu đầu tiên hết dịch Covid-19 Thủ tướng Dusko Markovic ngày 25/5 tuyên bố Montenegro là nước đầu tiên hết dịch Covid-19 tại châu Âu. “Cuộc chiến với một virus nguy hiểm như vậy đã giành chiến thắng và Montenegro trở thành nước đầu tiên không còn virus corona mới tại châu Âu”, Thủ tướng Dusko Markovic phát biểu tại cuộc họp báo hôm 25/5 sau cuộc họp với cơ quan được giao nhiệm vụ ứng phó với dịch Covid-19.

Theo Reuters, Thủ tướng Markovic bắt đầu cuộc họp báo bằng việc bỏ khẩu trang. Ông Markovic cho biết Montenegro sẽ mở cửa biên giới trở lại với các quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn của Viện Y tế Cộng đồng Montenegro, với chưa đầy 25 ca nhiễm trên 100.000 dân. Những nước này bao gồm Croatia, Slovenia, Áo, Đức, Ba Lan, Séc, Hungary, Albania và Hy Lạp. Thủ tướng Markovic cũng thông báo các biện pháp phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nhằm tái cấu trúc nền kinh tế trong trung hạn. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Montenegro kéo dài 68 ngày. Trong giai đoạn này, 324 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, trong đó 9 người tử vong và 315 người đã hồi phục. Trong 24 giờ qua, Montenegro đã phân tích 140 mẫu bệnh mới và tất cả đều có kết quả âm tính với Covid-19.

Thủ tướng Dusko Markovic (giữa) thông báo Montenegro hết dịch Covid-19 tại cuộc họp báo ngày 25/5. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Markovic ca ngợi lệnh phong tỏa kéo dài 28 ngày và các biện pháp cách ly, cũng như trách nhiệm của công dân đã giúp Montenegro không phải ban bố tình

trạng khẩn cấp quốc gia hay áp lệnh giờ giới nghiêm. Bộ trưởng Y tế Kenan Hrapovic cho biết Montenegro là “nước cuối cùng tại châu Âu ghi nhận sự hiện diện của Covid-19, nhưng là nước đầu tiên đánh bại virus này”. Hồi đầu tháng 3, Montenegro, đất nước với 620.000 dân có nguồn thu phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, đã đóng cửa biên giới, sân bay, cảng biển và trường học để kiểm soát dịch Covid-19. Các sự kiện tập trung đông người và hoạt động ngoài trời đều bị cấm. Các nhà chức trách Montenegro cũng xử phạt hoặc buộc tội hàng trăm người vì không tuân thủ các biện pháp chống dịch hoặc quy định về vệ sinh. Để kiểm soát sự lây lan của virus, Montenegro thậm chí công khai danh sách, bao gồm tên và địa chỉ, của những người tự cách ly. Châu Âu là khu vực có nhiều ổ dịch lớn trên thế giới. Tuy nhiên một số nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 như Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Anh gần đây đều đã dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cho phép các doanh nghiệp không thiết yếu mở cửa trở lại. Thành Đạt Theo Xinhua, Reuters


8

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Chuyên gia nước ngoài: Đánh bại Covid-19 tạo bước ngoặt cho Việt Nam (IMF). Thậm chí với dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn cao hơn so với mức dự báo dành cho các quốc gia trong khu vực và Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Chính phủ hy vọng nền kinh tế quốc gia sẽ có thêm động lực nhờ thành công trong chiến dịch ứng phó Covid-19. Đến nay, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 325 ca mắc Covid-19, trong đó 267 người đã bình phục và chưa có ca tử vong nào. Hơn 1 tháng qua, Việt Nam cũng không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào trong cộng đồng. Tất cả các ca nhiễm gần đây đều là người từ nước ngoài trở về.

Chuyên gia dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh sau đại dịch. (Ảnh: FT)

Chuyên gia nước ngoài cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh sau đại dịch Covid-19 và đây có thể là bước ngoặt để Việt Nam gia nhập nhóm kinh tế như Thái Lan, Hàn Quốc. Báo DW của Đức mới đây đã đăng tải một bài viết đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam hậu Covid-19. Tờ báo viết, bất chấp nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái tại một số quốc gia do tác động của dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2020. Mục tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố tại một hội nghị trực tuyến gần đây với sự tham gia của hàng nghìn đại diện doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Mục tiêu đầy tham vọng này cao hơn nhiều so với dự báo 2,7% của Quỹ tiền tệ quốc tế

Các chuyên gia tin rằng Việt Nam đã ngăn chặn được dịch Covid-19 nhờ ứng phó nhanh và quyết đoán. Việt Nam đã đóng cửa trường học, đóng cửa biên giới và hoãn các chuyến bay quốc tế sớm hơn nhiều so với các quốc gia khác. Việt Nam cũng lập ra các khu cách ly tập trung nhằm hạn chế nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Nhờ đó, cách ứng phó dịch Việt Nam đã nhận được sự ca ngợi của cộng đồng quốc tế. Sự tin tưởng đó được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

“Mục tiêu tham vọng nhưng không viển vông” Adam McCarty, kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu và tư vấn Mekong Economics, cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể nhờ thành công trong ứng phó Covid-19. “Đây có thể là bước ngoặt để Việt Nam rời khỏi nhóm các nước tăng trưởng như Campuchia, Philippines và gia nhập nhóm các nền kinh tế như Hàn Quốc, Thái Lan mặc dù Việt Nam chưa có được GDP tương đương”, ông McCarty nhận định với DW. Chuyên gia này cũng nói rằng, Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng đối phó với các mối đe dọa phức tạp như cuộc khủng hoảng Covid-19. “Họ cho thấy họ có thể xử lý tốt hơn hầu hết các nước châu Âu và Mỹ. Đó là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài”, chuyên gia McCarty bình luận. Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục xu hướng đã bắt đầu cách đây 3 năm sau khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu leo thang khiến một số doanh nghiệp chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhờ giá nhân công rẻ, dân số trẻ và một môi trường đầu tư tương đối mở, Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp có ý định chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Vũ Minh Khương, Phó giáo sư Đại học quốc gia Singapore, cho rằng mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam “tham vọng nhưng

không viển vông”. Ông Khương nhận định với DW, ông hy vọng Việt Nam sẽ thu hút thêm được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc. Hơn nữa, theo chuyên gia này, Covid-19 đã tăng cường khả năng liên kết xã hội của Việt Nam và tăng cường số hóa. "Nhờ đại dịch, Việt Nam đã đạt được bước tiến nhảy vọt trong chuyển đổi số. Tỷ lệ giao dịch trực tuyến trong các dịch vụ công cộng tăng từ 12% lên 24% trong thời gian giãn cách xã hội". Ông Khương cũng dự đoán khoản đầu tư lớn của chính phủ và tiêu dùng tư nhân sẽ thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù được dự báo sẽ hồi phục nhanh hơn so với các nước trong khu vực nhưng kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh được bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong quý đầu năm nay, GDP của Việt Nam tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng thấp nhất trong 11 năm. Các lĩnh vực như du lịch hay xuất khẩu đối mặt với giai đoạn khó khăn. Số đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may nhận giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ giảm. “Khi cả thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn bị ảnh hưởng”, chuyên gia McCarty nhận định. Minh Phương Theo DW

Việt Nam được xếp hạng là nước chống dịch Covid-19 tốt nhất thế giới Báo Politico (Mỹ) nhận định Việt Nam là nước ứng phó tốt nhất với đại dịch Covid-19 dựa trên các tiêu chí đánh giá cùng với các quốc gia khác trên thế giới.

2,7% trong năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước ứng phó thành công nhất với Covid-19 trên toàn cầu”, Politico nhận định.

cả mọi cách để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, nhưng không thể thoát khỏi thực tế rằng nền kinh tế hòn đảo này cũng bị ảnh hưởng.

Gần như mọi quốc gia trên thế giới đều đang vật lộn để mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an toàn, trong khi vẫn tiếp tục chiến đấu với dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số nước đang làm tốt hơn những nước khác, theo Politico.

Trong khi đó, Đức có các chỉ số thường xuyên thay đổi nhưng kết quả chung tương đối xấu. Nền kinh tế Đức đang đi xuống cùng tốc độ với các nước láng giềng, nhưng tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Đức thấp đáng kể so với các nước khác, nhờ xét nghiệm quy mô lớn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt.

CNN dẫn thống kê của Đại học Johns Hopkins cho biết tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 340.000 người đã tử vong vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm lên tới hơn 5,2 triệu người trên toàn thế giới. Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với 98.683 ca tử vong và hơn 1,66 triệu ca nhiễm.

Đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra nhiều quốc gia ở những thời điểm khác nhau và mỗi nước có cách ứng phó khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị, y tế cũng như nền kinh tế. Mặc dù có một số điểm sáng, nhưng gần như tất cả các nước đều có bức tranh tổng quan phức tạp. Bảng đánh giá của Politico dựa trên việc thống kê về tình trạng lây nhiễm, số ca tử vong, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp và các biện pháp chống dịch của chính phủ từng nước. Trong số 30 quốc gia được xếp hạng, Politico đánh giá Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về chống dịch thành công. “Việt Nam là nước đông dân nhưng không có ca tử vong nào, với khoảng 300 ca nhiễm được ghi nhận trong tổng số 95 triệu dân. Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng

Một số quốc gia tiến hành xét nghiệm rộng rãi như Iceland và thống kê tất cả các ca tử vong nghi liên quan tới Covid-19 như Bỉ. New Zealand và Thụy Sĩ có cách tiếp cận trái ngược nhau để hạn chế hoạt động di chuyển của người dân và dẫn đến những kết quả khác nhau về y tế, dù vậy tình trạng suy thoái kinh tế của hai nước này gần như tương đồng nhau. Nhiều quốc gia có chỉ số GDP tương đương nhưng có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ thất nghiệp như Mỹ, Anh và Nhật Bản. Ấn Độ cố gắng để hệ thống y tế vốn yếu kém của nước này không rơi vào tình trạng quá tải bằng cách triển khai lệnh phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới, nhưng dẫn đến việc nền kinh tế Ấn Độ giảm tới 45% trong quý này. Trong khi đó, Đài Loan gần như đã làm tất

Bảng xếp hạng của Politico đã chia 30 quốc gia thành 3 nhóm màu, trong đó các nước có viền màu tím áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức nghiêm ngặt, các nước có viền màu vàng áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức vừa phải, còn các nước có viền màu xanh áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức nhẹ. Nhóm các nước áp dụng biện pháp nghiêm ngặt Các quốc gia trong nhóm này duy trì việc áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, cấm người dân ra khỏi nhà ngoại trừ hoạt động di chuyển thiết yếu. Các nước này có thể yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và có giấy phép khi ra ngoài. Hầu hết các hoạt động thương mại đều phải đóng cửa gồm quán bar, nhà hàng, trường

học, doanh nghiệp, ngoại trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm và nhà thuốc. Toàn bộ hoạt động thể thao, tôn giáo và các hoạt động tập trung đông người đều bị cấm. Chỉ những người làm các công việc thiết yếu mới được phép ra khỏi nhà, và mọi hoạt động xuất nhập cảnh đều bị hạn chế. Nhóm các nước áp dụng biện pháp vừa phải Tại các quốc gia thuộc nhóm này, người dân được phép rời khỏi nhà, tuy nhiên họ phải tuân thủ theo các hướng dẫn về giãn cách xã hội và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét so với người xung quanh. Các hoạt động tụ tập ít người và duy trì giãn cách xã hội vẫn được phép diễn ra. Một số cơ sở thương mại vẫn có thể hoạt động nhưng trong điều kiện hạn chế. Các trường học gần như đóng cửa hoặc mở cửa theo ca. Người lao động được khuyến khích làm việc tại nhà. Việc đeo khẩu trang được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Nhóm các nước áp dụng biện pháp nhẹ Các quốc gia thuộc nhóm này, bao gồm Việt Nam, cho phép hầu hết các doanh nghiệp, văn phòng và trường học được mở cửa, một số nơi chỉ giảm công suất làm việc. Tuy nhiên, các sự kiện lớn bị hạn chế. Thành Đạt Tổng hợp


9

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

40 ngày không ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, gần 15 nghìn người cách ly

Công an đang điều tra vụ xe chở thi thể từ Đà Nẵng ra Huế

Đến 6 giờ sáng ngày 26/5, Việt Nam bước vào ngày thứ 40 không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, con số cách ly theo dõi nguy cơ Covid-19 còn rất lớn, với 14.739 trường hợp.

Công an quận Ngũ Hành Sơn đã phối hợp với Công an TP Huế điều tra vụ xe chở thi thể từ Đà Nẵng ra Huế, ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc.

Kể từ ca mắc Covid-19 thứ 268 tại Hà Giang được công bố sáng 16/4, đến nay, 40 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. 58 ca mắc được ghi nhận sau đó đều là những trường hợp mới nhập cảnh về Việt Nam, được cách ly ngay khi nhập cảnh, phát hiện bệnh trong thời gian cách ly nên không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Như vậy đến nay, Việt Nam ghi nhận 326 ca mắc Covid-19, trong đó có tổng cộng 186 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.739, trong đó: - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 54 - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.379 - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.306 Về điều trị, đã có 272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong cả nước chỉ còn 54 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, đa phần là các ca mới nhập cảnh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Ngoài ca nặng là nam phi công người Anh đã âm tính 6 lần với Covid-19, đang được điều trị tổn thương phổi, đã có thêm 11 ca âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2. Tú Anh

Gia đình gốc Việt tại Mỹ mất 3 thành viên vì Covid-19 chỉ trong 5 ngày Một gia đình gốc Việt tại bang Massachusetts, Mỹ đã mất 3 thành viên vì đại dịch Covid-19 chỉ trong 5 ngày. Joseph Vo Van Ngo và Bay Thi Huynh - cặp vợ chồng người Mỹ gốc Việt đã kết hôn với nhau 60 năm - đã qua đời chỉ cách nhau vài chục phút hôm 14/5 tại bệnh viện St. Vincent, thành phố Worcester, Massachusetts. Vào ngày 2 ông bà mất, con gái cả - bà Kim Chi Nguyen Ngo, 50 tuổi - cũng phải vào nhập viện. Bà Kim Chi, một doanh nhân, người nhận nhiệm vụ chắm sóc cha mẹ, đã qua đời 5 ngày sau đó cũng vì Covid-19. Vợ chồng ông Ngo và bà Huynh có 10 người con. Hai con Dominic và Thuy Ngo, cùng sinh sống ở Worcester, cho biết cho tới lúc nhắm mắt, cha mẹ họ cũng không bị chia lìa. “Họ đã nắm tay nhau. Cha qua đời trước và (sau 90 phút), mẹ cũng ra đi. Tôi nghĩ mẹ và cha đã mang chị gái chúng tôi lên thiên đường. Họ là những vị thần. Họ là hình mẫu của chúng tôi”, Dominic, 48 tuổi, cho biết. Ông Ngo thọ 85 tuổi, trong khi bà Huỳnh thọ 82 tuổi. Cuộc hôn nhân của họ được sắp đặt, nhưng họ đã kết nối và yêu thương nhau. Các con của ông bà nói rằng cha mẹ họ luôn nắm tay nhau và thường hôn nhau. Khi cặp vợ chồng được đưa tới bệnh viện St. Vincent, gia đình họ nghĩ rằng họ bị cảm cúm hoặc dị ứng. Thuy, 46 tuổi, nói rằng cha mẹ của bà luôn luôn bệnh cạnh nhau. Trong khi đó, bà Kim Chi là một người mẹ đơn thân có 3 con và thường xuyên ở gần bên chăm sóc cha mẹ trong 4-5 năm qua khi sức khỏe của 2 ông bà yếu đi. Theo Thuy, Kim Chi là một người người “tràn ngập yêu thương, tử tế và khiêm tốn”, luôn hành xử như một người mẹ thứ 2 với các em mình. Lynnzie Ngo, 42 tuổi, nói rằng bà Kim Chi cùng cha mẹ mỗi năm trước đều trở về Việt Nam để phát gạo từ thiện cho người nghèo. Lynnzie cho biết gia đình của bà đã thành lập một quỹ từ thiện để tiếp tục giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Vợ chồng ông Vo và bà Huynh mới kỉ niệm 60 năm về chung một nhà vào ngày 20/4. Gia đình này đã lên kế hoạch từ vài tháng trước rằng mọi người sẽ tụ họp ở Worcester để ăn mừng vào ngày 17/5. Đức Hoàng Theo Telegram

Chiều 25/5, trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Trần Mưu Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết, Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận thông tin ban đầu vụ việc một công nhân tử vong do tai nạn lao động ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và được đưa về quê quán ở TP Huế. Hiện Công an quận Ngũ Hành Sơn đang phối hợp với Công an TP Huế để điều tra, làm rõ vụ việc. Thông tin từ Công an quận Ngũ Hành Sơn cho biết, tối 24/5, Công an quận nhận được tin báo vụ việc anh Hoàng Trọng D. (SN 1981, quê quán ở TP Huế) gặp tai nạn lao động dẫn đến tử vong tại công trình ở Đà Nẵng từ Công an TP Huế. Thời điểm xảy ra vụ việc tại công trình ở Đà Nẵng, những người ở công trình không trình báo ngay vụ việc đến công an địa phương. Công an quận đã khám nghiệm hiện trường nơi anh Hoàng Trọng D. rơi từ tầng 16 của công trình xuống ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc. Khám nghiệm thi thể của anh D. tại Huế, công an xác minh nguyên nhân tử vong do đa chấn thương (vỡ sọ, gãy xương cột sống...) Thông tin ban đầu được biết, anh D. bị té ngã, rơi Công trình ở Đà Nẵng - nơi được cho đã xảy ra xuống đất và tử vong tại chỗ vụ tai nạn lao động khiến anh D. tử vong khi đang thi công hệ thống điện tại sảnh thang máy tầng 16 của công trình. Nhưng người thợ cùng nhóm phát hiện nhưng không trình báo với chính quyền địa phương mà thuê xe đưa thi thể anh D. về quê nhà ở Huế. Chiều 25/5, ghi nhận tại công trình nằm trên đường Võ Nguyên Giáp (thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) - nơi được cho là xảy ra vụ tai nạn lao động khiến khiến anh D. tử vong, công trình vẫn đang trong tiến trình thi công. Thông tin tại công trình cho biết, đây là công trình dự án Tổ hợp căn hộ khách sạn Condo 2 do Công ty CP khách sạn và du lịch Thiên Thai làm chủ đầu tư. Như Dân trí đã đưa tin, theo người nhà của anh Hoàng Trọng D. (SN 1981, quê quán ở TP Huế), chiều 24/5, người nhà nghe tin anh D. bị tai nạn tử vong ở Đà Nẵng. Đến tối cùng ngày, 2 người đàn ông đi trên một ô tô chở thi thể của anh D. ở trong cốp xe ra đến nhà anh D. ở TP Huế, bàn giao thi thể cho gia đình. Theo 2 người đàn ông đưa thi thể anh D. về quê thì anh D. bị rơi khỏi công trình cao tầng khi đang làm làm việc ở đây. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu bất thường, người nhà anh D. đã giữ 2 người đàn ông này lại và trình báo công an.Tâm An


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

10

KINH TẾ TÀI CHÁNH

Philadelphia

Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trong trật tự kinh tế toàn cầu mới chính trị, bởi Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất, mua tới 38% tổng lượng hàng xuất khẩu của Canberra năm ngoái. Tháng 7/2019, Trung Quốc chính thức trở thành nhà mua lớn nhất thịt bò Australia. Do khó thay thế bằng nguồn cung trong nước, Trung Quốc quyết định nới lỏng hạn chế với lúa mạch Mỹ nhập khẩu cùng tuần cân nhắc áp thuế với lúa mạch Australia. Quan hệ thương mại khiến một số chính phủ “nhắm mắt làm ngơ” với những hành động chính trị khó chấp nhận của Trung Quốc.

Trung Quốc dường như ngày càng tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu, dẫn đến lo ngại Bắc Kinh có thể triển khai nhiều động thái thương mại cứng rắn hơn.Chiến tranh thương mại, cạnh tranh địa chính trị, trò chơi đổ lỗi lẫn nhau về Covid-19 cùng xu hướng phi toàn cầu hóa, trừng phạt và chia rẽ khiến nhiều quan chức Bắc Kinh cho rằng thế giới có nhiều sự thù địch với Trung Quốc trong những năm tới. Cho đến tuần trước, gần như toàn bộ nguồn thịt bò Angus từ trang trại gia đình rộng hơn 6.000 hecta của Robert Mackenzie ở thành phố Newcastle, bang New South Wales, vẫn có điểm đến là Trung Quốc. Tuy nhiên, bất đồng thương mại đã khiến Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ 4 lò mổ Australia, tạo ra “lo ngại lớn” cho nhà sáng lập Macka’s, công ty chuyên xuất khẩu thịt bò thượng hạng. “Sau một tháng, lệnh cấm sẽ gây thiệt hại cho tôi. Mọi sự ngừng nhập khẩu đều gây tổn thương cho nông dân, nhà sản xuất, các hộ gia đình và người tiêu dùng. Lần này, chúng tôi cảm thấy gánh nặng”, Mackenzie nói. Ông thuê một trong 4 lò mổ trên để xử lý thịt bò của trang trại. Hành động của Trung Quốc cơ sơ pháp lý là do khai báo sai trong tài liệu hải quan nhưng nhiều người tin Trung Quốc muốn đáp trả việc Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

chính trị, trò chơi đổ lỗi lẫn nhau về Covid19 cùng xu hướng phi toàn cầu hóa, trừng phạt và chia rẽ khiến nhiều quan chức Bắc Kinh cho rằng thế giới có nhiều sự thù địch với Trung Quốc trong những năm tới. “Có vẻ chính phủ Trung Quốc muốn đặt chính trị lên trước thương mại”, Zhaokang Jiang, giám đốc công ty tư vấn thương mại GSC Potomac, nhận định. “Trung Quốc thích hệ thống đa phương nhưng nếu mọi thứ không thể chấp nhận được, họ sẽ thay đổi hướng đi”. Tốc độ Trung Quốc thực hiện ý định áp lệnh an ninh quốc gia với đặc khu hành chính Hong Kong – động thái vấp phải sự chỉ trích từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều chính trị gia, khiến một số người lo Washington thu hồi trạng thái thương mại đặc biệt với Hong Kong – là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh ưu tiên chính trị hơn thương mại. Trong khi đó, đóng góp của xuất khẩu vào GDP của Trung Quốc trong năm 2019 là 17,4%, giảm đáng kể so với con số 36,04% năm 2006. Nhập khẩu giảm từ đỉnh 23,37% GDP năm 2011 xuống 14,45% trong năm 2019. Thương mại hàng hóa chiếm 64,4% kinh tế Trung Quốc năm 2006, theo số liệu từ World Bank, giảm còn 32% trong năm ngoái.

“Đã có nhiều quốc gia nghĩ đến rủi ro từ việc bỏ tất cả trứng của họ vào một giỏ và bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Dali Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, nói. “Đại dịch Covid19 càng làm rõ điều này”. Cuộc họp ngày 22/5 của quốc hội Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quan trọng, vai trò của Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu đang được thảo luận cả ở trong và ngoài nước. Một tài liệu tư vấn gần đây từ Viện Trung Quốc về Khoa học Xã hội, viện chính sách có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, nhận định 5 năm tới sẽ mang đến “những thay đổi lớn chưa từng có trong thế kỷ” với Bắc Kinh, bởi “trò chơi chiến lược giữa các cường quốc gia tăng, hệ thống và trật tự quốc tế được cải tổ”. Tài liệu đề cập đến “sự thù địch gia tăng” và cho rằng để ứng phó, Trung Quốc nên hướng nội nhiều hơn, nuôi dưỡng công nghệ trong nước, phụ thuộc vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng. Những từ ngữ thường được dùng trong thập kỷ trước về “giai đoạn cơ hội chiến lược” của Trung Quốc không xuất hiện, bị thay thế bằng quan điểm thù địch hơn với thế giới từ nhóm nhà ngoại giao “chiến binh sói”. Nhóm quan chức này, do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên) và Hua Chunying (Hoa Xuân Doanh) dẫn dắt, càng khiến căng thẳng Trung Quốc – phương Tây gia tăng liên quan Covid-19. “Những chính trị gia ‘chiến binh sói’ đó hành động giống như Tony Soprano”, chủ tịch công ty tư vấn APCO, Jim McGregor, nói, nhắc đến ông trùm băng đảng nổi tiếng của truyền hình Mỹ.

Những người nuôi bò Australia như Mackenzie, cùng với các nhà xuất khẩu lúa mạch hiện phải chịu thuế 80% khi xuất sang Trung Quốc. Trước đó, các hãng bán lẻ Hàn Quốc, nông dân trồng chuối ở Philippines, người trồng cải dầu Canada, người nuôi cá hồi Na Uy cũng chung số phận vì căng thẳng chính trị với nền kinh tế số hai thế giới.

Đóng góp của xuất khẩu vào GDP Trung Quốc qua các năm.

Trung Quốc dường như ngày càng tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu, dẫn đến lo ngại Bắc Kinh có thể triển khai nhiều động thái thương mại cứng rắn hơn.

Trung Quốc đang phụ thuộc vào thương mại nước ngoài ít chưa từng thấy và tìm cách chuyển hướng nền kinh tế về mô hình dựa trên lực cầu nội địa.

Chiến tranh thương mại, cạnh tranh địa

Australia không sẵn sàng động đến vấn đề

Trung Quốc đang xa lánh các đối tác thương mại giữa lúc kinh tế nước này gặp khó khăn. Trong quý I, GDP giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, lần thu hẹp mạnh nhất kể từ năm 1976. “Mức độ cứng rắn của những người theo lập trường này gia tăng”, theo Chen Zhiwu, giám đốc Viện Toàn cầu châu Á tại Đại học Hong Kong. “Mọi thứ họ nói hay làm với các quốc gia khác đều cứng rắn hơn, không chỉ với Australia. Họ không cảm thấy cần phải thận trọng ứng phó với

nhiều nước khác”. Tuy nhiên, dù giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, Trung Quốc vẫn không hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới. Cú sốc từ việc lực cầu hàng hóa Trung Quốc giảm trên thế giới vì Covid-19 có thể tác động mạnh đến nền kinh tế số hai thế giới trong quý II. Trước khi Covid-19 xuất hiện, John Jiang vận chuyển khoảng 10 container trang sức và phụ kiện mỗi tháng từ ba nhà máy ở tỉnh An Huy và Hồ Nam, Trung Quốc, đến bên mua ở nước ngoài. Giờ đây, con số trên chỉ còn 1. “Chúng tôi từng theo định hướng xuất khẩu 100% nhưng giờ đây, lượng hàng bán trong nước lại gia tăng”, Jiang nói. Ông bắt đầu nhập thực phẩm để cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân để ứng phó với lực cầu hàng hóa không thiết yếu giảm. “Các sản phẩm của chúng tôi đều rẻ, đắt nhất cũng không quá 40 nhân dân tệ (5,6 USD) nên tôi không nghĩ công ty sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ việc lực cầu suy giảm. Thực phẩm vẫn là hàng hóa thiết yếu và người dân Trung Quốc thích hàng nhập khẩu hơn nội địa vì chất lượng tốt hơn”. Các quan chức và cố vấn kỳ cựu kêu gọi Trung Quốc có cách tiếp cận thận trọng hơn và không phá hủy những cây cầu đã giúp Bắc Kinh phát triển kinh tế trong 40 năm qua. Long Yongtu, người đàm phán để Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, giúp Trung Quốc có giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ bị tách khỏi trật tự kinh tế toàn cầu mới. “Trung Quốc cũng là một thành viên quan trọng trong toàn cầu hóa. Do đó, khi mọi người bắt đầu đề cập ‘phi toàn cầu hóa’, tất nhiên, chúng ta cũng cần cảnh giác cao”. Shi Yinhong, cố vấn Quốc vụ Viện Trung Quốc, kêu gọi các “chiến binh sói” dịu giọng, mô tả họ không nhận ra sự phức tạp của địa chính trị hiện đại và hành động “quá vội vã, quá sớm và quá ồn ào”. Thế giới cũng đang tái đánh giá quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ giữa nước này với châu Âu và Mỹ xấu đi vì Covid-19. Ngay cả những thị trường phụ thuộc vào lực cầu từ Trung Quốc với hàng hóa của họ như Australia và Brazil cũng có xu hướng này. Chỉ 4 tháng sau ký kết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 đã gặp trở ngại. Nghiên cứu từ Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế cho thấy Trung Quốc chỉ mua 19,8 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 12 tháng tính đến hết tháng 3, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 43,2 tỷ USD đề ra trong thỏa thuận. Tổng thống Donald Trump đã dọa hủy bỏ thỏa thuận nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết. Hy vọng về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 đang ngày càng mờ nhạt, ngay cả với những người lạc quan nhất. Như Tâm


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

QUẢNG CÁO

11 Philadelphia


ẨM THỰC

Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Mua măng cụt, muốn biết nó có nhiều múi và đầy đặn hay không, nhìn vào chỗ này là biết Măng cụt là loại quả rất ngon và bổ dưỡng nhưng lại khó chọn, vì thế chị em hãy tham khảo mẹo dưới đây để biết cách mua những trái hoàn hảo nhất nhé. Măng cụt là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Loại quả có hương vị ngọt ngào, thanh mát này được mệnh danh là nữ hoàng của các loại quả. Phần múi trắng của măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như protein, canxi, sắt, magiê... cùng các vitamin A, C, E, D, B12, B6, niacin, riboflavin, thiamin... Măng cụt còn giúp ngăn ngừa ung thư, chống viêm, giúp da và hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa tiểu đường và bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm choresterol và nhiều công dụng khác... Ăn ngon và được yêu thích là vậy nhưng măng cụt thuộc loại quả khó chọn. Nếu không biết cách bạn sẽ chọn phải những quả thối hỏng, không ngon mà trông bên ngoài vỏ của nó vẫn rất lành lặn. Vì thế, người trồng măng cụt lâu năm đã mách những mẹo rất đơn giản dưới đây để khi mua măng cụt, chúng ta có thể lựa chọn dễ dàng hơn. 1. Nhìn màu sắc quả Trước tiên, chọn những quả có màu tím đậm hoặc tím rám xám. Không chọn những quả có màu đen nóng. Về cơ bản, nhìn quả măng cụt tươi ngon sẽ đầy đặn, không bị teo, héo. Ưu tiên lấy những quả có những vệt mủ màu vàng bám bên ngoài vỏ măng cụt. Quả măng cụt nào càng nhiều phần mủ màu vàng bên ngoài, quả đó càng già và ngọt. 2. Nhìn vào núm hoa dưới quả Đây là mẹo rất hay nhưng không phải ai cũng biết. Phần dưới đáy quả măng cụt có một núm hoa nhiều cánh. Số cánh của núm hoa này bằng với số múi bên trong của quả măng cụt. Do đó, nếu bạn không muốn ăn phải những quả lép, ít múi (quả ít múi sẽ có hột rất to) thì hay chọn những quả mà phần núm hoa này nhiều cánh. 3. Nhìn vào cuống quả măng cụt Chọn những quả cuống màu xanh, tươi sáng vì những quả này tươi ngon. Với những quả có phần cuống màu đen chứng tỏ nó đã để lâu, chất lượng kém ngon. 4. Độ mềm của quả măng cụt Để kiểm tra quả măng cụt đã chín chưa và có bị hỏng không thì bạn dùng tay ấn vào vỏ quả. Vỏ măng cụt rất dày nên ấn mạnh tay chút cũng không sao nhé. Bạn cứ ấn đều 1 vòng quanh quả và thấy quả nào dễ ấn và mềm đều, độ mềm vừa phải thì đây là quả đã chín ngọt và không bị

12 Philadelphia

Khi mua tôm, thấy 4 điều này tránh ngay, người bán thầm khen "bạn là chuyên gia” Để mua được những con tôm tươi ngon, chất lượng cũng cần bí quyết. Tôm là loại hải sản được rất nhiều người yêu thích vì tươi ngon, bổ dưỡng. Tôm có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp, luộc, xào, kho, rim, rang, nướng, gỏi... mà món nào cũng vô cùng hấp dẫn. Thịt tôm vốn ngọt, chắc nên ai ăn cũng thấy thích. Tuy nhiên, để mua được những con tôm ngon, tươi, không bị bơm nước hay hóa chất thì không phải ai cũng biết. Nếu không biết cách, bạn có thể sẽ mua trúng những con để lâu ngày, kém chất lượng ăn sẽ chẳng còn ngon nữa. Do đó đầu bếp mách bạn 4 dấu hiệu cần tránh khi mua tôm, nếu bạn áp dụng được khiến người bán cũng phải sửng sốt, tưởng bạn là chuyên gia. 1. Khi đi mua tôm, bạn cần quan sát kỹ phần đầu tôm. Nếu thấy phần đầu tôm có màu chuyển sang màu vàng, phần đầu lỏng lẻo, không liên kết chắc chắn với thân thì tôm đã để lâu, không nên mua. 2. Khi cầm con tôm lên, thấy bị nhớt chứng tỏ tôm đã bị ươn, để quá lâu. Do đó chị em không

nên mua chúng, dù có giá rẻ thế nào đi nữa. 3. Nếu thấy tôm bị rụng chân và râu chứng tỏ nó đã bị chết từ lâu hoặc do người bán bảo quản không đúng cách. Những con tôm này ăn có hương vị không hấp dẫn, thịt bỏ, nên tránh. 4. Cầm con tôm, thử kéo thẳng nó ra, nếu tôm không co cong lại như tư thế ban đầu chứng tỏ nó đã chết một thời gian dài, không còn tươi nữa. Ngoài ra, khi mua tôm, hãy chọn những con có dấu hiệu như dưới đây: 1. Điều cơ bản nhất khi mua tôm phải chọn những con còn tươi sống, khỏe mạnh. Nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên thử bấm thử vào thân tôm, thấy thân rắn chắc chứng tỏ nó còn sống trước khi được để đông lạnh, nên mua. 2. Nhìn vào vỏ tôm, tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, tôm đực có màu vàng nhạt, vỏ tôm có màu sáng trong và đầu tôm liên kết chặt chẽ chắc chắn với thân tôm. 3. Khi mua tôm cũng nên ngửi mùi tôm. Tôm tươi sẽ có mùi đặc trưng. Nếu là tôm đông lạnh sẽ có mùi hải sản nhẹ và không có mùi gì khác.

Mùa hè, làm ngay gà xé phay trộn cay cho ông xã nhậu chơi Ức gà xé phay trộn cay ăn một lần, thèm suốt đời bởi thịt gà mềm mại được kết hợp vị cay nồng của các loại gia vị, nhưng vẫn có chút thanh mát của rau xanh. Nguyên liệu: - 150gr thịt ức gà, 1 củ tỏi, hạt tiêu, 1 nhánh gừng, rau mùi, hành, ớt bột (ớt tươi), xì dầu, vừng trắng đã rang.

- Thêm 1 thìa canh xì dầu và chút vừng trắng vào bát rau, trộn đều. Bước 4: Hoàn thiện món ăn - Đổ thịt gà vào bát rau, trộn đều cho thấm gia vị.

Bước 1: Sơ chế thịt gà - Thịt ức gà làm sạch, luộc chín tới. Vớt thịt gà ra, để nguội và xé thành sợi nhỏ. Bước 2: Chuẩn bị nước sốt - Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, thái chỉ. - Lấy 1 chiếc thìa múc canh, đổ một chút dầu ăn, hạt tiêu vào. Đun thìa trên lửa đến khi dầu sôi thì đổ vào bát tỏi, gừng vừa băm. Thêm ớt bột hoặc ớt tươi tùy thích.

hỏng.

Bước 3: Trộn rau

Ngược lại, nếu bạn ấn vào vỏ mà thấy phần vỏ cứng có nghĩa là quả đó chưa chín. Hoặc khi ấn thì thấy có chỗ mềm chỗ cứng, cứng đến mức không ấn được thì ngay vị trí không ấn được đó có thể đã bị côn trùng đốt vào nên chai cứng.

Rau mùi thái nhỏ, sau đó trộn với phần dầu ăn và gừng, tỏi vừa chuẩn bị bên trên.

Chúc các bạn thành công!


13

ẨM THỰC

Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Philadelphia

5 món dễ ăn cho bữa sáng mùa hè, chồng con đỡ tốn tiền ra hàng quán Món ăn sáng nào cũng thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt là dễ thưởng thức trong mùa hè. BÚN TÔM HẢI PHÒNG Nguyên liệu: Tôm sú: 0,5kg Mộc nhĩ, nấm hương Hạt tiêu, chanh, ớt, hành, thì là Rau cần (hoặc cải cúc, mùa hè thì thay thế bằng rau muống, rau cải, rau rút) Bún sợi to (không dùng bún sợi nhỏ, sẽ lạc vị mất ngon) Sơ chế nguyên liệu: - Tôm sú mua về hấp sơ lên để lột vỏ, gỡ chỉ lưng. Nếu mua tôm sú bóc sẵn thì nhớ xin thêm vỏ tôm. - Vỏ tôm: dùng máy xay nhuyễn sau đó lọc như lọc cua (Bước này cũng là 1 điểm mấu chốt giúp có 1 nồi nước dùng thơm nức vị tôm). Sau đó đun sôi phần nước dùng vừa lọc được. - Mộc nhĩ, nấm hương ngâm cho nở, rồi rửa sạch, thái sợi vừa.

- Cà chua: 3 quả; sấu: 2-3 quả

viên chín nổi lên, nêm gia vị vừa miệng.

- Chả mực viên: 200g - Hành khô: 2 củ; Ớt hiểm: 1 quả

Cho bún lên bát tô, thêm gạch cua, đậu phụ vào bát, thêm chả mực viên, rau rút hành hoa thái nhỏ rồi từ từ chan phần nước dùng cua lên dùng nóng.

- Hành, răm, rau thơm các loại

MÌ BÒ TRỨNG

- Đậu phụ: 2 bìa- Bún: 500g

Nguyên liệu:

- Rau rút: 1 mớ

- 300g thịt bò, thái lát

- Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn.

- 1 quả trứng

- Trứng gà: 1 quả

Cách làm: Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ phần mai, khều lấy gạch. Cho phần thịt cua vào xay hoặc giã nhuyễn. Trước khi giã thêm vài hạt muối để cua có nhiều gạch hơn. Lọc lấy 1 bát nước cua. Promote health. Save lives. Serve the vulnerable. Visit who.int Cà chua, hành, rau răm rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Hành, răm thái nhỏ. Rau rút nhắt rửa sạch, để ráo. Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho cà chua vào xào vừa chín tới. Đậu phụ cắt miếng rán vàng.

- Hành, thì là rửa sạch thái nhỏ. Cách làm: - Cho chảo lên bếp, phi thơm hành củ (chỉ dùng hành, không dùng tỏi). Hành thơm thì lần lượt cho tôm vào, rim 1 lúc cho tôm săn lại, sau đó cho tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào cùng, nêm nếm gia vị, hạt tiêu.

BÚN RIÊU CUA CHẢ MỰC Nguyên liệu: - Cua đồng: 300g

- Hành tươi, rau thơm, rau giá rửa sạch để ráo. Xếp bún vào tô, cho lần lượt rau giá, hành tươi rồi chan nước dùng còn nóng hổi trên bếp vào. Cho rau thơm thái nhỏ (hoặc để nguyên tùy ý) lên trên. Lưu ý: Có thể thay phở bằng bún hoặc miến.

- 30g hành lá thái nhỏ - 2 bó mì nhỏ - Nguyên liệu làm nước dùng: 250ml nước; 250ml nước luộc gà; 2 tép tỏi; 1 củ hành tây; 4 quả cà chua; 30g sốt cà chua (ketchup); 5g muối; 2.5g muối Cách làm: Cà chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, thái miếng cỡ trung bình. Làm nước dùng: Cho ít dầu ăn trong chảo, đun nóng dầu rồi cho tỏi vào xào, thêm hành tây, xào cho đến khi hành mờ. Sau đó cho cà chua và sốt cà chua vào.

MIẾN NGAN Nguyên liệu: - Ngan: 1/2 con - Miến dong: 200g

Đảo đều nấu cho đến khi cà chua mềm. Thêm nước luộc gà và nước vào, đun 2030 phút, nêm muối và hạt tiêu vừa ăn.

- Nấm hương: 5-7 cái

Đun một nồi nước sôi, cho mì vào luộc theo hướng dẫn của gói.

- Hành hoa, mùi tàu, giá đỗ, 2 củ hành tím, gừng, chanh tươi

Sau đó thả mì vào nồi nước dùng, nấu khoảng 2 phút, sau đó thả thịt bò vào, đập trứng lên trên rồi cho ra bát thưởng thức.

- Sả: 2-3 củ

- Măng: 150g

- Gia vị, hạt nêm, bột canh, mì chính Cách làm: Ngan làm sạch, cho vào luộc chín vớt ra để nguội (Nên thêm vài củ sả đập dập để ngan không có mùi hôi).

- Đun sôi nước dùng. - Chần bún, rau bằng nước sôi cho ra bát, tiếp đó bỏ thêm tôm tim, hành, thì là. Chan thẳng nước dùng nóng vào bát là đã có thành phẩm!

tiếp, cho thêm hoa hồi, thảo quả vào ninh cùng để lấy nước dùng, nêm cho vừa.

Đặt nồi nước cua lên bếp đun nhỏ lửa, thêm 1 thìa bột canh, 1 quả trứng gà rồi khuấy đều cho tan (trứng gà sẽ làm cho nồi nước cua đóng gạch ngon hơn). Đợi cua đóng tảng vớt gạch cua ra bát để riêng. Đổ cà chua vừa xào vào nồi và đun nhỏ lửa, sau đó viên từng viên chả mực thả vào nồi nước dùng đun nhỏ lửa đến khi chả mực

Măng khô rửa sạch rồi cho vào luộc xé sợi nhỏ, nấm hương rửa sạch, ngâm nở. Cho măng vào xào kỹ với ½ thìa bột canh, sau đó cho vài cái nấm hương vào rồi cho vào nồi nước dùng hầm trong khoảng 10-15 phút cho mềm. Miến dong ngâm rồi cắt dài khoảng 5-7 cm. Rau sống ăn kèm rửa sạch để ráo. Ngan luộc sau khi nguội, lọc thịt thái miếng mỏng. PHỞ GÀ Nguyên liệu: - Thịt gà 1 con (khoảng 1kg – 1,2kg sau khi đã thịt)

Khi nồi canh măng sôi và măng đã chín thì cho miến vào chần sơ, vớt miến cho vào bát tô, xếp thịt ngan lên trên, thêm ít hành hoa thái nhỏ, ít măng, nấm rồi chan nước dùng vào rồi ăn nóng.

- Hành tây, hoa hồi, thảo quả, gừng. - Các loại rau thơm như húng cay, húng quế, ngò gai, ngổ. - Chanh, ớt tươi. Giá đỗ sống. - Nước mắm, hạt nêm. - Bánh phở dày hoặc mỏng (3 – 4 lạng) Cách làm: - Bạn chặt riêng chân, cổ cánh và mình gà ra rồi cho vào nồi luộc với lượng nước vừa đủ (chú ý: Bạn ước lượng sao cho lượng nước sau khi vớt gà ra còn đủ ăn). Thêm hành tây, gừng nướng và một chút muối. - Vớt gà đã chín ra lọc riêng phần thịt, thái vừa ăn. Phần xương lại cho vào nồi ninh

Miến ngan béo ngậy lại thơm ngon đã miệng ăn kèm với rau sống ai cũng thèm.


14

ẨM THỰC

Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Philadelphia

Cẩn thận với cách trữ đông thịt trong tủ lạnh, nếu không biết bạn sẽ ăn phải "thịt zombie” Việc bảo quản thịt rất quan trọng, đặc biệt là khi trữ đông, nếu không cẩn thận có thể rước bệnh vào người.

nghiêm trọng cho cơ thể. Sau đây là những điều cần chú ý khi bảo quản thịt bằng cách trữ đông.

Thịt là loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể con người, thịt có thể chế biến được vô số món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. Khi lỡ mua quá nhiều thịt, không ít người nghĩ ngay đến việc trữ đông. Tuy nhiên, vì không nắm rõ được những nguyên tắc bảo quản mà khiến thịt trở thành thịt zombie.

- Thịt tươi Thịt tươi mới mua về cho ngay vào trữ đông thì có thể lưu giữ trong 1 tháng. Nếu cần một miếng nhỏ thì có thể lấy ra rã đông một ít, sau đó cho phần thịt còn lại vào tủ lạnh. Loại thịt này không nên để quá lâu. - Thịt đã rã đông nhiều lần

thịt sẽ xuống cấp và vị không còn ngon nữa. Nếu không thể ăn hết 1 lúc, bạn có thể cắt ra thành từng miếng nhỏ và cho vào từng túi riêng. Khi ăn chỉ cần lấy 1 phần và các phần khác sẽ không bị hỏng. - Thịt đông lạnh mua sẵn Hầu hết những loại thịt này đều là gà đông lạnh và một số loại thịt khác. Sau khi mua về, thịt sẽ được rã đông và không thích hợp trữ đông lại trong tủ lạnh một lần nữa. Trong thời gian rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, nếu không thể ăn hết một bữa thì nên chia nhỏ để ăn vào hôm sau, không nên để quá 3 ngày.

Vì tủ lạnh trong nhà khác với tủ đông trong siêu thị. Tủ lạnh ở nhà thường được mở nhiều lần trong ngày, do đó nhiệt độ bên trong cũng sẽ thay đổi, dẫn tới thời gian bảo quản thịt bị rút ngắn. Nếu thịt được lưu trữ trong tủ đông riêng biệt, thời gian bảo quản tương đối dài lên tới 6 tháng.

- Hải sản đông lạnh

Thịt zombie được định nghĩa là loại thịt được đông lạnh trong thời gian dài và chất lượng đã xuống cấp. Khi ăn loại thịt này thường xuyên, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả

Sau khi thịt được rã đông, cấu trúc thịt bên trong đã thay đổi, vi khuẩn dễ sinh sôi nhanh. Khi bị đông lạnh lại quá nhiều lần,

Hải sản như cá, tôm, cua nếu đem trữ đông thì nó không còn giữ được độ tươi như ban đầu. Hơn nữa, thời hạn của loại thịt này cũng ngắn hơn thịt heo, gà, vịt. Trong trường hợp sau khi mua hải sản tươi về và đem trữ đông ngay, không rã đông lần nào thì thì có thể lưu trữ được trong thời gian dài lên tới 2 tháng.

Ảnh: Petersenshunting

Thịt trữ đông sẽ không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe nếu nó được kiểm soát chặt chẽ thời gian lưu trữ. Đối với những loại thịt đã được trữ đông quá lâu, tốt nhất không nên ăn chúng và thay thế bằng thịt tươi sẽ tốt hơn.

Để chè đỗ đen có hạt mềm, thơm bùi nhưng không vỡ nát chỉ cần thêm một thìa này

Chưng trứng trong nhiều năm giờ mới biết, trứng và cà chua không thể nấu cùng lúc

Hóa ra từ trước đến nay, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nấu chè đỗ đen đúng cách.

Hóa ra việc nấu trứng hay cà chua trước và sau vô cùng quan trọng, nó quyết định đến độ ngon cũng như chất lượng món ăn.

Chè đỗ đen là loại chè truyền thống, đơn giản, dễ nấu nhưng được rất nhiều người yêu thích vì thơm ngon, thanh mát đặc biệt là nó có thể giải nhiệt, tốt cho sức khỏe. Mùa hè nóng bức mà được cốc chè đỗ đen mát lạnh, thơm bùi thưởng thức thì còn gì bằng.

Trứng chưng cà chua là món ăn rẻ tiền nhưng được nhiều người yêu thích vì có hương vị đậm đà, đặc biệt trôi cơm. Không chỉ thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưng trứng trong nhiều năm, bạn đã bao giờ thắc mắc nên cho trứng hay cà chua nấu trước chưa?

Thông thường khi nấu chè đỗ đen, chúng ta thường đãi sạch đỗ rồi cho vào nồi kèm với nước đem ninh nhừ. Nếu có nồi áp suất thì chỉ mất 25 phút là đỗ mềm hết. Còn đun nồi thường sẽ lâu hơn. Khi đỗ đen chín mềm, thêm đường cho vừa miệng, nấu thêm một lát cho đỗ ngấm đường rồi múc chè ra cốc, thêm đá là thưởng thức thôi.

Theo quan điểm của đầu bếp, về cơ bản, trứng và cà chua không nên nấu cùng một lúc. Hương vị của món ăn khác nhau nếu bạn cho thứ tự nấu của chúng khác nhau. Vậy, nguyên liệu nào nên nấu trước, chị em có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Tuy nhiên, có điều chúng ta thường thấy là chè tự nấu hạt đỗ thường bị bở nát, không lành lặn được như ngoài quán. Chính vì vậy độ thơm và bùi của đỗ đen cũng bị giảm đi. Nước đỗ đen bị vẩn đục do bột đỗ đen tan ra. Chính vì thế, người bán chè lâu năm đã tiết lộ bí quyết, để hạt đỗ đen không nát khi nấu chè cần thêm một nguyên liệu nữa, chính là baking soda. Cách làm chi tiết:

- 4 quả trứng tươi, 5 quả cà chua, 1 củ hành lớn và muối tinh (hoặc nước mắm), hành lá thái nhỏ

Trước tiên, chọn loại đỗ xanh ngon, loại xanh lòng càng tốt sau đó đem đãi sạch.

- Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu.

Cho đỗ vào nấu với nước cho sôi khoảng 3 phút rồi chắt bỏ nước. Khâu này giúp đỗ sạch hoàn toàn bụi bẩn bám bên ngoài.

- Trứng đập ra bát, thêm ít muối (hoặc mắm) vừa đủ vào, dùng đũa đánh đều cho tan. Làm nóng dầu ăn trong chảo, để nhiệt độ dầu nóng đến 50% thì đổ trứng vào, đảo tái rồi cho ra đĩa.

Thêm nước mới vào nồi đỗ đen, lượng nước đủ để bạn nấu thành chè, sau đó tiếp tục đun sôi. Sau khi nước sôi, thêm 1 chút baking soda vào, đun thêm một lát. Sau đó tắt bếp, ủ nồi đỗ đen cho đến khi gần nguội. Việc ủ nồi đỗ đen có baking soda sẽ giúp hạt đỗ nhanh mềm nhưng nguyên vẹn không bị vỡ nát.

- Làm nóng dầu trong chảo, hành khô thái nhỏ vào phi thơm, đổ cà chua thái hạt lựu vào, đảo đều đến khi cà chua mềm, thêm chút muối vừa đủ, cho trứng vào, chưng trên lửa lớn. Lưu ý, tại thời điểm này, thao tác làm phải nhanh thì món ăn mới ngon.

Khi nồi đỗ đen đã ủ xong, bật bếp đun sôi trở lại, sau đó giảm lửa, đun liu riu vài phút, thấy đỗ mềm thì tắt bếp. Gạn phần nước đỗ đen ra bát để riêng. Trong nồi giữ lại một chút nước cùng đỗ đen. Cho đường vào, đảo đều rồi rim liu riu cho đường ngấm vào hạt đỗ, đỗ săn lại trong từ 5-7 phút hoặc đến khi nào bạn thấy nó đủ ngấm đường là được. Lúc này thêm nước đỗ đen đã gạn lúc trước ra, đun sôi rồi tắt bếp. Lưu ý: Bạn nên sử dụng đường nâu, đường vàng, đường thốt nốt để chè thêm ngon và có hương vị đặc biệt hơn nhé! Khi ăn, múc chè đỗ đen ra bát hoặc cốc, thêm đá cùng chút vani hoặc dầu chuối nhé! Nếu thích, có thể cho thêm dừa khô, lạc rang, dừa tươi nạo sợi đều được. Hoặc bạn cũng có thể để chè đỗ đen vào ngăn mát tủ lạnh rồi đem thường thức cũng rất hấp dẫn!

Chuẩn bị:

Cách làm:

Lý do việc cho cà chua vào sau trứng vì cà chua giàu vitamin, lycopene nên nếu xào cà chua trước, việc đun nấu cà chua lâu quá trên bếp có thể phá huỷ các chất dinh dưỡng trong cà chua. Ngoài ra, cà chua sẽ chảy ra rất nhiều nước trong quá trình xào trên chảo. Lúc này, chảo có quá nhiều nước nếu bỏ trứng vào sẽ khiến trứng không thể kết dính, trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng đến hương vị và thẩm mỹ. Đó chính là lý do chúng ta nên chiên trứng trước rồi mới cho cà chua vào. - Thêm 1 giọt dầu mè vào trứng, rắc ít hành lá thái nhỏ rồi cho chứng chưng cà chua ra đĩa và ăn cùng cơm trắng. Lưu ý: - Để món ăn này ngon, nên chọn những quả cà chua chín, vỏ mỏng, màu đỏ đẹp. - Cà chua nên gọt vỏ.


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

15

GIA ĐÌNH

Philadelphia

Nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi sau khi bị nhiễm 7-21 ngày Sốt cao, phát ban khắp người và kết mạc mắt... là một trong những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi dễ nhận biết và phát hiện nhất. Sởi là một bệnh nhiễm virut gây sốt và phát ban đặc biệt trên cơ thể. Bệnh sởi rất dễ lây lan và lây lan dễ dàng qua các giọt nhỏ do ho và hắt hơi. Virus sởi có thể sống tới 2 giờ trong không khí nơi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nếu hít thở không khí này, bé có thể bị nhiễm bệnh. Hoặc nếu bé chạm vào một bề mặt bị nhiễm trùng và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bé có thể bị nhiễm trùng. Bệnh sởi lây lan dễ dàng đến mức có đến 9 trên 10 (90%) những người không miễn dịch và gần gũi với người bị nhiễm bệnh.

Một trẻ bị nhiễm sởi có thể truyền virus cho người khác từ 4 ngày trước khi họ phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Đối với trẻ lớn hoặc người lớn hơn, một số người có hệ miễn dịch yếu, như người mắc bệnh bạch cầu hoặc HIV, có thể không bị phát ban.

năng mắc SSPE có thể cao hơn nếu một người bị sởi trước 2 tuổi. Tiêm chủng giúp kiểm soát bệnh sởi ở trẻ em tốt hơn Ở Việt Nam và các nước trên thế giới, vắcxin MMR được tiêm cho tất cả trẻ em sau 12 tháng và liều thứ hai (MMR) được tiêm lúc 18 tháng. Những vắc-xin này bao gồm sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Nếu con bạn đã tiêm hai mũi sởi thì khả năng chúng mắc sởi là rất thấp. Tuy nhiên, những người không được tiêm chủng có 90% khả năng bị nhiễm bệnh nếu họ tiếp xúc với virus.

Hệ lụy nghiêm trọng do bệnh sởi gây ra ở trẻ nhỏ

Nếu bé chạm vào một bề mặt bị nhiễm trùng và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bé có thể bị nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)

Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có nhiều khả năng bị biến chứng do bệnh sởi nghiêm trọng hơn những người ở độ tuổi khác. Khoảng 1 trong 4 người (25%) bị sởi cần điều trị tại bệnh viện.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi sau khi bị nhiễm

Bệnh sởi có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho trẻ em như:

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em nói chung và dấu hiệu trẻ bị sởi khi dưới 1 tuổi biểu hiện rõ nhất là ho hoặc sốt phát ban. Những triệu chứng này người lớn thường dễ cảm nhận sớm hơn trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi (vẫn chưa biết nói hay đưa ra cảm nhận) như bị đau họng hoặc cảm thấy chóng mặt.

- Các vấn đề về hô hấp, như viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc co thắt. Viêm phế quản là tình trạng viêm (đau, đỏ và sưng) của các ống phế quản mang không khí đến phổi. Viêm phế quản có thể gây ho, khó thở và thở khò khè. Viêm thanh quản là tình trạng viêm của hộp giọng nói (còn gọi là thanh quản). Viêm thanh quản có thể khiến bé bị mất giọng, giọng khàn hoặc khó thở.

Các dấu hiệu và triệu chứng sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi bao gồm: - Ho - Sốt cao (có thể cao đến hơn 38-39 độ C) - Phát ban khắp người - Mắt đỏ, chảy nước mắt (còn gọi là viêm kết mạc hoặc mắt hồng) - Sổ mũi - Đau họng - Các đốm trắng (còn gọi là đốm Koplik) bên trong miệng

- Nhiễm trùng tai. Khoảng 1 trong 10 trẻ em mắc bệnh sởi (10%) bị nhiễm trùng tai. Những nhiễm trùng này có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn . - Viêm não, sưng não: Khoảng 1 trong 1.000 trẻ em mắc bệnh sởi bị viêm não. Nó có thể dẫn đến co giật làm cho cơ thể bạn run rẩy nhanh chóng và không kiểm soát. Trẻ bị viêm não có thể bị điếc hoặc bị thiểu năng trí tuệ hoặc phát triển, ảnh hưởng việc phát triển thể chất, học tập, giao tiếp, chăm sóc bản thân hoặc hòa đồng với người khác.

Bệnh sởi có thể kéo dài trong vài tuần. Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ thường bắt đầu khoảng 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Những đốm trắng nhỏ có thể xuất hiện bên trong miệng 2 hoặc 3 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Đây cũng là dấu hiệu bị sởi ở trẻ sơ sinh mẹ dễ phát hiện nhất.

- Viêm phổi: Là một bệnh nhiễm trùng phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Có đến 1/20 trẻ em mắc bệnh sởi (5%) bị viêm phổi. Những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể phát triển một loại viêm phổi có thể gây tử vong.

3 đến 5 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên, phát ban bùng phát. Nó thường bắt đầu như những đốm đỏ phẳng trên mặt ở chân tóc lan ra cổ, thân của cơ thể, cánh tay, chân và bàn chân. Những vết sưng nhỏ có thể xuất hiện trên đỉnh của những đốm đỏ phẳng. Khi phát ban xuất hiện, sốt tăng đột biến đến hơn 38 độ C.

- Viêm màng não bán cấp (còn gọi là SSPE): Một số người mắc bệnh sởi sớm trong đời sẽ tiếp tục phát triển SSPE. Đây là một căn bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). SSPE thường phát triển 7 đến 10 năm sau khi một người bị sởi, mặc dù người đó dường như đã hoàn toàn khỏi bệnh. Khả

Điều trị và chăm sóc cho trẻ bị bệnh sởi như thế nào? Không có điều trị y tế cụ thể cho bệnh sởi. Để giúp quản lý các triệu chứng và dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi: - Cho bé uống nhiều nước - Cố gắng cho bé nghỉ ngơi thật nhiều - Nếu bé bị sốt cao, bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống một số loại thuốc hạ sốt không chứa aspirin, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ mắc bệnh do virus, vì việc sử dụng như vậy có liên quan đến các biến chứng không mong muốn .

Triệu chứng sởi ở trẻ thường bắt đầu như những đốm đỏ phẳng trên mặt ở chân tóc lan ra cổ. (Ảnh minh họa)

Không chỉ có trẻ em dưới 1 tuổi mà bệnh sởi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng bệnh sởi đặc biệt có hại cho phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

cư vào nước ta hoặc đã đi du lịch nước ngoài. Hầu hết trẻ em mắc bệnh sởi đều hồi phục hoàn toàn, nhưng trong một số trường hợp, bệnh sởi có thể gây tử vong nếu có các biến chứng nghiêm trọng, như viêm não (viêm não).

Tiêm chủng ở trẻ giúp phòng bệnh sởi. (Ảnh minh họa)

Mặc dù, theo thống kê, số lượng người mắc bệnh sởi không nhiều, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra vì vậy điều quan trọng là con bạn phải được chủng ngừa bệnh sởi. Thông thường, dịch bệnh xảy ra khi virus được đưa vào Việt Nam bởi những người được di

Cần phải lưu ý rằng, trẻ em bị sởi nên được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt, các bé dưới 1 tuổi hoặc đang bị các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên được điều trị bởi bác sĩ. Vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chủ quan điều trị tại nhà. Theo Linh Hà (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

NEW SPRING GARDEN SUPERMARKET 400 Spring Garden Street, Philadelphia, PA 19123 8:30AM-8:00PM - (215) 928-1288

Siêu Thị Á Châu lớn nhất Philadelphia GiÁ SIÊU NHẸ - MUA SẮM NHIỀU - TIẾT KIỆM NHIỀU Bãi đậu xe rộng rãi - Nhận Foodstamp và Credit Card

MUA HÀNG CÓ TẶNG QUÀ - Mua $150 tặng bao gạo - Mua $100 tặng phiếu mua hàng $10 - Mua $25 tặng trái cây/món khác Gạo, mì, thuốc lá, BBQ, hải sản tươi, hàng nguyên kiện/thùng, và hàng khuyến mãi, không tính chung vào tổng cộng giá tiền mua, không gộp nhiều hoá đơn lại hoặc tách rời hoá đơn.

Giá cả hàng hoá lấy số liệu tại Market làm chuẩn, không thông báo trước, nếu món hàng đã bán hết.


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

16

GIA ĐÌNH

Philadelphia

Con trai 26 tuổi vẫn mặc tã, mẹ chăm chút vệ sinh hàng ngày, khẳng định "con tôi còn trẻ” Cặp mẹ con trai xuất hiện trong chương trình khiến khán giả đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự phát triển của xã hội, đầy đủ về vật chất giúp cho các bậc cha mẹ có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến những đứa con của mình. Tuy nhiên, đôi khi sự quan tâm thái quá của phụ huynh vô tình biến những đứa con trở thành đứa trẻ không bao giờ chịu lớn, có thể đánh mất bản thân mình, hình thành suy nghĩ phụ thuộc và tạo nên những bất lợi cho sự phát triển. Mới đây, trong một số của chương trình truyền hình "Cảm ơn vì đã đến" của đài Trung Quốc, một bà mẹ trẻ đã đến cùng với cậu con trai 26 tuổi của mình. Hai người mặc trang phục đôi khiến khán giả nhầm lẫn họ là vợ chồng. Sau màn giới thiệu, ai cũng ngỡ ngàng họ là mẹ và con trai.

Theo các chuyên gia trong chương trình, việc các bà mẹ nuông chiều, chăm chút cho con của mình là đúng nhưng nuông chiều thái quá đến tận khi đứa trẻ đã trưởng thành thì là điều không nên xảy ra. Những hành vi này sẽ dẫn đến khiếm khuyết về tính cách của trẻ khi trưởng thành. Đứa trẻ được bao bọc quá lớn bởi tình yêu của cha mẹ trong thời gian dài sẽ có xu hướng ích kỉ, bất kể ai làm cho chúng cảm thấy không hạnh phúc, chúng sẽ "khóc lớn" và không khoan dung với người đó. Chắc chắn, sự nghiệp tương lai của những đứa trẻ ích kỉ sẽ sớm thất bại. Chính vì thế, để đứa con của mình trở thành những đứa trẻ thành công trong tương lai, thích nghi với mọi điều kiện sống thì ngay từ nhỏ, cha mẹ nên chú ý rèn luyện cho trẻ tính tự lập, xây dựng ở con lòng can đảm và ý thức tự chịu trách nhiệm.

Bà mẹ cho biết, cậu con trai là đứa con duy nhất trong nhà nên về cơ bản mọi thứ bà đều lo cho con và con trai chỉ cần tận hưởng mọi thứ. Thậm chí những điều nhỏ nhặt như chuyện đi vệ sinh của cậu con trai cũng được bà sắp xếp một cách rõ ràng vì bà sợ đứa trẻ của mình không thể tự chăm sóc mình khi ở trong nhà vệ sinh. Có ai có thể tưởng tượng được, một chàng trai 26 tuổi giờ vẫn còn mặc tã không? Người dẫn chương trình Tu Lei đã đứng hình và không thể tin được khi nghe chia sẻ này từ phía bà mẹ. Khi chia sẻ những điều này, người mẹ cũng nói luôn rằng bản thân cảm thấy rằng mình không hề sai, bà lập luận "con trai tôi vẫn còn trẻ".

Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trước tiên Đầu tiên, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ ở tuổi này nên được dạy để thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp như: - Kỹ năng giữ vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là điều bố mẹ cần dạy con để trở thành em bé văn minh, tự lập. Nhiều trẻ 2 tuổi đã biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định, nhặt rác xung quanh, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,... - Kỹ năng chăm sóc bản thân: Nếu cha mẹ dạy bé biết tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn uống,... thì sẽ vô cùng bất ngờ về tính tự giác của trẻ sau một thời gian ngắn, trẻ sinh hoạt giống như một người lớn, khiến cha mẹ không cần quá bận rộn để chăm sóc trẻ mà chính trẻ cũng rất vui vẻ khi được khen ngợi và tự làm việc của mình.

Tất cả mọi khán giả có mặt trong trường quay đều bất ngờ với câu chuyện của cặp mẹ con khách mời và đa số đã cho rằng lần đầu tiên họ thấy một người mẹ như vậy và thực sự bà đang làm hư đứa con của mình.

- Kỹ năng giúp đỡ người khác: Ở độ tuổi 2 - 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ bé có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây... Bước 2: Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con

Tuy nhiên, có vẻ như đây không phải là bà mẹ duy nhất có lối suy nghĩ chăm sóc trọn đời cho con trai của mình mà trước đó, câu chuyện về chàng trai 33 tuổi người Nhật Bản vẫn sống dựa dẫm vào mẹ cũng từng khiến dư luận xôn xao. Chàng trai này còn thừa nhận việc sống riêng nhưng mỗi tuần đều phải về nhà để được tắm cùng với mẹ.

Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa.

Hay chàng thanh niên tên Xiao Hu 27 tuổi (Trung Quốc) vẫn ngủ chung giường với mẹ, thích được mẹ xoa lưng và ý định chung sống với mẹ suốt đời cũng khiến dân tình quá sốc.

Đầu tư thời gian và thái độ cho con là một trong những cách tạo cho con một tương lai tốt mà cha mẹ có thể làm được. Lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi biết cách xử lý và

(Ảnh minh họa)

giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Thay vì xỏ giúp con, hãy lặng lẽ quan sát cách bé đang cố gắng mang giày vào chân và hướng dẫn cho bé khi cần. Bước 3: Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức Trẻ con rất nhạy cảm trong việc bắt chước người lớn. Vì vậy mà mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại một cách âm thầm lặng lẽ và sẽ bắt chước làm theo khi nào bé học được. Cha mẹ là người làm việc có kế hoạch, có tổ chức về thời gian không gian. Ví dụ bữa sáng sẽ ăn ở đâu, lúc nào, mỗi ngày đều làm việc nhà giờ nào, đồ đạc để ở đâu vì sao, là những điều người lớn lập kế hoạch và thực hiện hàng ngày để tạo thói quen tốt cho bé. Một ví dụ như khi bạn nhặt rau, bạn nên giải thích và hướng dẫn để con bạn có thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau, từ đó, bé hình thành suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình. Bước 4: Phân công công việc cho mỗi người Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Nếu giao việc vừa sức cho bé cùng những câu khen ngợi, trẻ sẽ vô cùng hãnh diện vì là một thành viên, một người lao động chân chính. Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên. Bước 5: Khuyến khích trẻ lao động Lao động mang đến cho con người cảm giác được giải phóng năng lượng, gặt hái niềm vui khi được đền đáp xứng đáng. Việc tạo môi trường cho con làm việc và khen ngợi sẽ đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này rất có ý nghĩa,nó sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, từ đó sẽ hình thành tính cách của trẻ. Trẻ em có kỹ năng sống tự lập sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và hãnh diện vì bản thân làm được những điều như người lớn. Cha mẹ không cần quá nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu trẻ. Ngoài những điều đó, trẻ có kỹ năng sống này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh. Theo Chi Chi (Dịch theo Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)


17

CHUYỆN VIỆT NAM

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Đời bi kịch của cô gái có "con mắt thứ 3" nhìn xuyên thấu và lời giải của khoa học Cho đến nay bí ẩn về "con mắt thứ ba" đã được một số nhà khoa học thừa nhận có tồn tại nhưng trong quá khứ, người sở hữu khả năng này lại bị cho là lừa đảo và có số phận đáng thương. Chizuko Mifune là người phụ nữ đầu tiên có khả năng thiên lý nhãn hay thấu thị vào thời đại Minh Trị, Nhật Bản nhưng lại có số mệnh bi thảm. Chizuko Mifune sinh vào ngày 17/7/1886, ở Kumamoto, Nhật Bản, trong một gia đình hành nghề y. Năm 1908, cô đã kết hôn với một trung úy lục quân Nhật Bản. Một ngày nọ, bố chồng cô bị mất tiền trong ví và Chizuko đã chỉ chính xác nơi tiền bị rơi. Nhưng sau đó, cô lại bị gia đình chồng nghi ngờ ăn cắp và đuổi ra khỏi nhà.

không. Tiến sĩ Kenjiro Yamakawa của trường đại học Teikyo, Nhật Bản đã mời Chizuko đến Tokyo làm thí nghiệm. Họ viết 3 từ vào một tờ giấu cất trong ống nghiệm chì rồi để Chizuko quan sát. Kết quả cô viết ra đúng 3 từ y hệt trong tờ giấy nhưng người làm thí nghiệm lại phủ nhận. Sau đó, Chizuko lại thử nghiệm lần 2 và cô vẫn đoán đúng khiến 12 nhà khoa học ở đó đều ngạc nhiên. Nhưng vì không thể giải thích được khả năng đặc biệt của Chizuko nên họ không thừa nhận năng lực của cô. Cũng từ đó, giới truyền thông Nhật loan tin Chizuko không có thiên lý nhãn. Nhiều người chửi mắng cô lừa đảo khiến cho Chizuko tự sát vào ngày 19/1/1911, Chizuko khi ấy mới chỉ có 25 tuổi.

Cô bé Yogamaatha có khả năng thấu thị có thể đọc chữ khi bị bịt mắt.

Trở về nhà đẻ, Chizuko tiếp tục giúp bố hành nghề chữa bệnh, bốc thuốc. Cô đã sử dụng khả năng thấu thị bẩm sinh của mình giúp chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân, từ đó kê đơn thuốc. Thông tin về khả năng khám bệnh của Chizuko nhanh chóng lan xa, người bệnh đến ngày càng nhiều.

Tiến sĩ Tomokichi Fukurai tin vào khả năng của Chizuko là có thật.

Liệu con mắt thứ 3 có tồn tại?

Chizuko Mifune có khả năng thấu thị đặc biệt.

Khi ấy, Kiyohara – anh rể của Chizuko là người rất am hiểu thuật thôi miên biết được khả năng của cô nên đã dạy Chizuko cách mở ra nhiều công năng của bản thân gồm cả công năng dao thị, khiến cô có thể nhìn thấy rất nhiều điều mà người khác không thể nhìn thấy. Nhờ khả năng nhìn thấu mọi thứ mà Chizuko giúp nhiều người chữa được bệnh, tìm được đồ vật như kim cương hay giúp một công ty lớn tìm ra mỏ than màu mỡ và được trả 20 triệu yên Nhật. Tiếng lành đồn xa, tin về người phụ nữ có khả năng thiên lý nhãn khiến giới khoa học Nhật Bản chấn động, họ muốn kiểm chứng năng lực của cô. Tomokichi Fukurai, Trợ lý Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Tokyo sau khi kiểm tra khả năng của Chizuko thì rất tin vào cô nhưng những người khác thì

Theo các nhà yoga, các thiền sư lỗi lạc thì ai cũng có "con mắt" đó, vấn đề là có biết “mở” nó ra hay không. Những nhà yoga tài ba trên thế giới có thể khai thác được những khả năng của “con mắt thứ ba” như có tác dụng giống tia X-quang, đi xuyên qua các bức tường, nhìn thấy vật đằng sau, hoặc phát hiện được kho báu dưới lòng đất. Họ còn có thể quan sát được các sự kiện diễn ra ở bất cứ thời gian nào và bất cứ ở đâu trên trái đất. Ở Ấn Độ, những người có khả năng như vậy được gọi là Trikalazna, có nghĩa là người biết được cả quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở châu Âu người ta gọi là nhà chiêm tinh học. Còn theo các nhà khoa học Anh và Đức, sự tồn tại của “con mắt thứ ba” tương tự như một số loài động vật. Thực tế, có không ít loài động vật sở hữu “con mắt thứ ba”, phổ biến nhất là ở những loài bò sát, đặc biệt là rắn và thằn lằn. Chúng có một con mắt thóp nằm ngay dưới một lỗ nhỏ trên phần xương sọ và được phủ một lớp da mỏng trong suốt

và cơ quan này rất nhạy cảm với sóng milimet và từ trường. Nhiều khả năng nó còn thu nhận được các loại sóng siêu âm và hạ âm. Nhờ đó, loài bò sát thường có khả năng biết trước thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào, bão từ... Cũng có trường hợp con người sở hữu "mắt thứ ba" như động vật đó là trường hợp của Emi Hanson, một cô giáo 25 tuổi, sống tại thành phố Columbus (Mỹ). Emi có "mắt thứ ba" nằm sau gáy lại nhìn rõ hơn hai con mắt thường vốn bị cận của cô. Hồi nhỏ, Emi phải để tóc dài để che con mắt này đi, nhưng bị phát hiện và mọi người đặt cho cô cái tên Cyclops (tên người khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp). Tiến sĩ người Nga Pravdivtsev đã bỏ gần như cả cuộc đời để nghiên cứu Emi Hanson và những người có khả năng phát ra năng lượng sinh học từ một điểm nằm trên trán. Ông khẳng định rằng bằng nghiên cứu về phôi thai hiện đại, có thể tìm thấy “con mắt thứ ba” ở tháng thứ hai của phôi thai, nhưng con mắt này sẽ dần mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn và chỉ còn là tuyến yên trước tiểu não mà thôi. Một ý kiến khác của các nhà khoa học trên thế giới đều nhận định rằng, "con mắt thứ ba" chính là tuyến epiphysis (tuyến quả thông), một bộ phận nhỏ cỡ hạt đậu, có hình dạng quả lê và màu đỏ nâu, nằm ngay trước tiểu não. Theo nhận định của các nhà

khoa học, trong quá khứ, bộ phận này có thể to bằng hạt nhãn. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện được chức năng của tuyến epiphysis, nhưng nó có thể xoay đảo như mắt người, có thấu kính và các thành phần cảm thụ màu sắc như mắt. Qua phân tích, trong epiphysis có chứa những mẩu khoáng chất hình cầu, có kích thước 0,5 mm và có những cấu trúc dạng tinh thể silic. Nhiều khả năng những vi tinh thể này là nơi chứa đựng thông tin dạng ba chiều về toàn bộ cơ thể con người. Còn nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga Voronezh Anatoly Rodionov thì nhận định rằng, “con mắt thứ ba” nằm ở vùng đỉnh hoặc vách xương chẩm ở đầu người từ cách đây nhiều thế kỷ. Con mắt này như một thấu kính hội tụ truyền đi tối đa thông tin mà nó nhận được, giúp con người giám sát xung quanh một cách toàn diện. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ tiến hóa, con mắt này đã dịch chuyển vào sâu trong não. Các nhà khoa học cũng nhận thấy một quy luật thú vị, đó là những người có khả năng thông tin đặc biệt, phần xương trên chóp mỏng đến mức chỉ còn như một lớp da, tương tự như con mắt của rắn, thằn lằn và một số loại bò sát. Hiện tại giới khoa học vẫn đang nghiên cứu về việc liệu epiphysis có liên quan tới khả năng đặc biệt này của con người hay không.


Metro Viet News

CHUYỆN VIỆT NAM

18 Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Tại sao Nhật Bản được Liên Hợp Quốc công nhận là nước có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp nhất? Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp nhất thế giới. Tuy nhiên nếu những người Nhật chuyển đến sống ở Bắc Mỹ lại có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy điều gì ở nước Nhật đã khiến người dân nơi đây ít mắc bệnh tim.

phần chất dinh dưỡng khác nhau trong rau và giảm sử dụng bột ngọt. 3. Món ăn

đều tham gia thể thao. Người Nhật bình thường không có thói quen tập thể dục, nhưng họ không béo phì và sống rất thọ. Ngoài các yếu tố chế độ ăn uống, bí quyết giúp người Nhật sống thọ còn liên quan đến niềm đam mê đi bộ và đạp xe. Ở Nhật Bản, ngoài phương tiện giao thông công cộng, đi taxi là một điều xa xỉ và giá quá đắt. Do đó, nhiều người Nhật tin rằng đi bộ là phương tiện di chuyển giúp tiết kiệm tiền và thuận tiện. Do đó, đi bộ chính là một phương pháp giúp người Nhật có một trái tim khỏe mạnh.

Trong số các bệnh tim mạch, bệnh tim mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong báo cáo UN Chronicle: Atlats of Heart Disease and Stroke thuộc Liên Hợp Quốc, Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thuộc hàng thấp nhất thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành chỉ là 0,41%.

7. Số đo vòng eo quyết định chiều dài của cuộc sống

Người Nhật đã làm gì để đạt được điều đó? Theo nhiều nghiên cứu phát hiện ra chính những thói quen tốt dưới đây đã giúp người Nhật luôn khỏe mạnh và sống thọ. 1. Phương thức lựa chọn thực phẩm Người Nhật Bản có món ăn phụ nổi tiếng là natto, món ăn này thực sự có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, bởi vì nattokinase trong natto là một chất làm tan huyết khối rất hiệu quả, có thể ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về mạch máu rất hiệu quả, hơn nữa nó là thực phẩm tự nhiên, không có tác dụng phụ gây độc hại. 4. Lượng thức ăn Người Nhật ăn đến 30 loại nguyên liệu mỗi ngày, mặc dù nhiều loại món ăn, nhưng số lượng mỗi loại thực phẩm khá ít. Khi ăn, người Nhật chỉ ăn no đến 7 phần, khi sự nhiệt tình đối với thực phẩm đã giảm, họ sẽ ngừng ăn. Người Nhật luôn đề cao một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phong phú, mỗi bữa ăn là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau, bao gồm cơm, rau, các loại hải sản, ngũ cốc thô,… Mỗi ngày người Nhật ăn khoảng 30 loại nguyên liệu, để cơ thể được cung cấp dinh dưỡng toàn diện. Ngoài ra, người Nhật luôn tuân thủ ăn các loại thực phẩm theo mùa. Ví dụ mùa xuân ăn cá hồng, mùa hè ăn cá chình, mùa thu ăn cá hồi, mùa đông ăn cá cơm…

5. Văn hóa uống trà

Tại sao vòng eo rất quan trọng? Khi vòng eo trở nên dày hơn, các chất béo sẽ tích tụ ở các cơ quan như tim, gan, và chức năng sinh lý suy giảm, đặc biệt là tải trọng của tim tăng lên, khiến chứng phì đại tim và suy tim dễ xảy ra. Chu vi vòng eo càng lớn, nguy cơ tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, bệnh tim mạch càng lớn.

Đồng thời, là một quốc đảo, người Nhật thường xuyên ăn hải sản. Các sản phẩm hải sản có thể cung cấp cho cơ thể protein chất lượng cao, vitamin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất khác nhau. Gúp làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và bệnh về mạch máu. 2. Phương pháp nấu ăn

Các phương pháp nấu ăn của Nhật Bản chủ yếu là ăn sống, luộc, nướng, hấp, để duy trì độ tươi và hương vị của món ăn, có rất ít các món nhiều dầu mỡ trên bàn ăn của ngời Nhật. Hầu hết các thành phần gia vị là đường, rượu mirin để nấu ăn, tiếp theo là nước tương và muối, không chỉ có tác dụng điều chỉnh hương vị, mà còn duy trì các thành

Nhật Bản có quy định yêu cầu các công ty thực hiện kiểm tra vòng eo đối với nhân viên từ 40 đến 75 tuổi mỗi năm. Nếu chu vi vòng eo vượt quá tiêu chuẩn, bạn sẽ phải kiểm tra thêm huyết áp, lượng đường trong máu và xét nghiệm lipid máu. Một trong số đó không đủ tiêu chuẩn và thuộc nhóm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với án phạt của chính phủ vì không quản lý được vòng eo và cân nặng của nhân viên.

8. Sức khỏe răng miệng tốt giúp tăng cường sức khỏe tim gan

Trung Quốc là một quốc gia có văn hóa uống trà rất lâu đời, phong tục uống trà của người Nhật Bản đứng sau Trung Quốc rất lâu. Tuy nhiên, tỷ lệ người hiện đại uống trà của Nhật Bản đã cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Văn hóa uống trà ở Nhật Bản không chỉ ở trong gia đình, phòng trà mà còn trong các cửa hàng tiện lợi trên đường phố, thậm chí cả ở máy bán hàng tự động. Tuy nhiên người Nhật uống trà bằng cách nghiền trà xanh thành bột, còn được gọi là matcha. Loại trà này có thể được sử dụng để pha trà và làm bánh ngọt matcha. Nếu uống trà và ăn cùng bánh ngọt matcha, giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất polyphenol trong trà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể bảo vệ hệ tim mạch. Một cuộc khảo sát cho thấy, uống thêm một tách trà mỗi ngày có thể giảm 44% nguy cơ nhồi máu cơ tim so với người không uống trà. Ở Nhật Bản, bạn càng uống nhiều trà xanh mỗi ngày, bạn càng ít mắc bệnh tim mạch vành. 6. Đam mê đi bộ và xe đạp Năm 2017, tạp chí "The Lancet" đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên "các quốc gia ít thể thao nhất thế giới". Nhật Bản đứng thứ 11, với hơn 60% người dân trong nước

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn miệng có thể gián tiếp gây ra bệnh tim mạch. Vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các mạch máu từ vết thương của nướu, gây ra cục máu đông. Ở Nhật Bản, mọi người mang theo bàn chải đánh răng, kem đánh răng hoặc nước súc miệng trong túi. Nhật Bản rất coi trọng việc vệ sinh răng miệng, giúp giảm đáng kể sự bám dính của vi khuẩn trên bề mặt răng, tránh nhiễm trùng nha chu và cũng là một biện pháp chính để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.


19

AUTOS

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Bị hàng xóm trám bọt xốp vào ống pô vì xe Ford Mustang quá ồn ào Dù ống pô có cả chế độ "Yên tĩnh", nhưng Ford Mustang vẫn là một chiếc xe thể thao ồn ào. Và đó là lý do chủ xe đã nhận được một lá thư đe doạ từ hàng xóm, còn ống pô thì bị bọt xốp bịt kín. Aaron Robinson, một chủ xe Ford Mustang ở Mỹ đã đăng hai bức ảnh lên Facebook, tố hàng xóm trét bọt xốp vào ống pô của xe anh. Một bức ảnh là ống pô xe bị bọt xốp bịt kín, và một bức ảnh là lá thư cảnh cáo viết tay. Anh cho rằng tác giả chính là một hàng xóm xấu tính. Bức thư doạ: “Cuối cùng cũng tìm được anh! Anh muốn chúng tôi phải chú ý sao? Anh sẽ không muốn có sự chú ý của chúng tôi đâu! Anh có 14 ngày để sửa pô xe, hoặc lắp lại ống pô nguyên bản. Đừng chọc giận chúng tôi, anh sẽ phải hối tiếc đấy.” Tác giả bức thư còn thách chủ xe đi báo cảnh sát, hoặc lắp camera theo dõi. Robinson khẳng định rằng đây là việc làm của hàng xóm. Anh cũng không tiếc lời "trù ẻo" tác giả bức thư. Dù lý do là gì, rõ ràng việc trét bọt xốp vào ống pô xe như vậy cũng là hành vi phá hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, đây có lẽ là bức xúc không chỉ của hàng xóm nhà Aaron Robinson. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 2017, hãng Ford đã đưa chế độ "Hàng xóm tốt" (‘Good Neighbor Mode’) vào gói nâng cấp hệ thống xả của Mustang GT, còn gọi là chế độ "Yên tĩnh" (Quiet Exhaust Mode) cho phép giảm âm thanh phát ra từ ống pô khoảng 10 dB so với thông thường. Khi giới thiệu tính năng này vào năm 2017, Ford nói rằng nó xuất phát từ ý tưởng của kỹ sư Steve von Foerster. Ông cho biết, một buổi sáng, khi ông đang lái chiếc Shelby GT350, một hàng xóm đã gọi cảnh sát để phàn nàn về tiếng ống pô quá ồn ào. Tuy nhiên, với trường hợp nói trên của anh Robinson, xe anh đã được độ pô.

Gần 2.700 xe cập cảng, thị trường ôtô có “khủng hoảng thừa”? Sau khi “tơi tả” bởi dịch Covid-19, thị trường xe tiếp tục gần như đóng băng trước thông tin sẽ giảm 50% phí trước bạ. Trong khi đó xe nhập khẩu vẫn về dồn dập. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 5 vừa qua, đã có 2.694 ôtô nhập khẩu nguyên chiếc làm thủ tục thông quan, đạt trị giá 57.124 triệu USD, nâng tổng số xe nhập khẩu kể từ đầu năm lên con số 34.283 xe. Với số liệu này, lượng xe nhập khẩu nửa đầu tháng 5/2020 vừa qua giảm khoảng 14,4% so với cùng kỳ tháng trước và đạt giá trị trung bình khá lớn; 21.207 USD/xe. Trong số này, lượng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn chiếm số lượng nhiều nhất, với 2.229 chiếc (chiếm tỷ trọng 82,7%) với trị giá đạt 39,302 triệu USD. Và cũng như các tháng trước, lượng xe vận tải (trên 9 chỗ) làm thủ tục thông quan nửa đầu tháng 5 cũng không nhiều, khi chỉ có 6 chiếc nhập khẩu, với trị giá chỉ 201.400 USD. Đáng quan tâm, dự báo nếu vẫn duy trì lượng xe nhập khẩu như trong nửa đầu tháng 5, nguồn cung cấp cho phân khúc xe tải và bán tải sẽ có khả năng bị thiếu hụt khi mà cả nước chỉ có 165 chiếc làm thủ tục thông quan trong thời gian này (trị giá đạt 3,318 triệu USD).

Thái Lan và Indonesia vẫn là những thị trường

Tuy vậy, các chuyên gia cho cung cấp các dòng xe dưới 9 chỗ các loại cho Việt rằng, với khó khăn chung của Nam, với kim ngạch từ đầu năm đạt 480 triệu USD (tương ứng khoảng 27.800 xe) thị trường cũng như việc thay đổi các chính sách quản lý đã làm phân khúc xe bán tải mất dần lợi thế (phí sở hữu tăng) do đó việc khan hàng – tăng giá nhiều khả năng sẽ khó xảy ra.

Nhật Minh

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 5/2020 vừa qua thị trường Việt Nam đã chi 81,334 triệu USD để nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô, nâng hạn ngạch nhập khẩu ở mảng này lên con số 1,25 tỷ USD kể từ đầu năm.

Theo Carscoops

Như Phúc

Triển lãm ô tô New York 2020 - Sau hoãn là chính thức huỷ bỏ Triển lãm ô tô New York 2020 ban đầu được hoãn từ tháng 4 đến tháng 8 tới, do dịch Covid-19 bùng phát, nhưng đến nay đã có quyết định chính thức huỷ bỏ. Nơi diễn ra triển lãm - Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits Convention Center hiện vẫn đang trong trạng thái sẵn sàng

để trưng dụng làm bệnh viện dã chiến phục vụ bệnh nhân Covid-19. Theo thông lệ, Triển lãm ô tô New York sẽ diễn ra vào tháng 4, nhưng do dịch Covid-19, sự kiện này đã được lùi lại dự kiến vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng, đơn vị tổ chức - Hiệp hội các đại lý ô tô New York hôm 22/5 đã tuyên bố huỷ bỏ luôn triển lãm. “Từ đầu mùa dịch, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với văn phòng Thống đốc và lãnh đạo Trung tâm hội nghị Javits về phương án bảo vệ doanh nghiệp và khách tham quan triển lãm,” ông Mark Schienberg, chủ tịch Hiệp hội đại lý ô tô New York, cho biết. “Chúng tôi rất tự hào về những đóng góp của Trung tâm Javits trong giai đoạn khó khăn này, và hiểu rằng trung tâm vẫn cần cho việc phục vụ phòng chống dịch.”

“Chúng tôi cũng hiểu rằng cần có kế hoạch rõ ràng cho các nhà sản xuất ô tô và các đối tác của họ để chuẩn bị cho triển lãm. Do những bất ổn gây ra bởi dịch bệnh, chúng tôi thấy sẽ là thiếu cẩn trọng nếu cứ tiếp tục tổ chức triển lãm năm nay; thay vào đó, nên chuẩn bị cho một triển lãm hoành tráng hơn vào năm 2021.” Bệnh viện dã chiến ở Trung tâm hội nghị Javits đã dừng hoạt động từ đầu tháng 5 và hiện không có bệnh nhân, nhưng vẫn trong tình trạng sẵn sàng để hoạt động trở lại khi cần thiết, cho đến khi chính quyền bang cảm thấy đủ an toàn để tháo dỡ bệnh viện, trả lại mặt bằng. Ban tổ chức triển lãm giờ đây sẽ tập trung vào việc lên kế hoạch cho triển lãm năm sau, dự kiến diễn ra từ ngày 211/4/2021. Hàng loạt triển lãm ô tô quốc tế khác từ đầu năm đến nay cũng đã bị huỷ bỏ, như triển lãm ở Detroit, Geneva, Paris... Nhật Minh Theo Autoblog


20

DU LỊCH

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

7 địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng quá đông đúc nên du khách hiếm khi muốn quay lại thiên nhiên độc đáo của dãy núi Himalaya bằng bất cứ giá nào.

đó mỗi năm và con số đó là quá nhiều cho một hòn đảo nhỏ như vậy.

Chính sách này ảnh hưởng đến du lịch vì nhiều du khách thường bị nhầm lẫn cho rằng đất nước này có vẻ khá "đóng cửa". Khách du lịch chỉ có thể đến Bhutan như một phần của một nhóm khách du lịch có tổ chức và họ phải thuê một hướng dẫn viên địa phương. Tức là bạn chỉ có thể đi Bhutan nếu mua tour du lịch. Vì vậy, chuyến đi sẽ tốn kém rất nhiều, nhưng cuối cùng có thể lại không mang lại niềm vui như mong đợi.

Phần lớn du khách đến đây bằng các tàu du lịch. Vì vậy, chính quyền địa phương đã phải hạn chế số lượng tàu được phép đến thăm hòn đảo. Cơ sở hạ tầng và kích thước của Santorini không cho phép nó chứa quá nhiều khách du lịch cùng một lúc.

5. Santorini, Hy Lạp

6. Dubrovnik, Croatia Một trong những tập phim Game of Throne đã được quay ở đây và chính điều này đã khiến thành phố trở nên nổi tiếng hơn. UNESCO thậm chí còn khuyến nghị giới hạn số lượng du khách tới 4.000 người mỗi ngày. Nhưng các tàu du lịch vẫn vào thành phố quá thường xuyên và mang theo rất nhiều du khách tới đây. 7. Barcelona, Tây Ban Nha

Phong cảnh đẹp, nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng thế giới nhưng những thành phố này khiến du khách cảm thấy mệt mỏi và có một chuyến đi không thoải mái. Mặc dù là những điểm đến nổi tiếng ai cũng muốn có cơ hội ghé thăm một lần, nhưng đây lại là những nơi nhiều du khách không muốn quay lại lần thứ hai bởi sự đông đúc, chật chội và vô cùng không thoải mái.

từ cái nhìn đầu tiên. Nhiều du khách phàn nàn rằng Delhi là một nơi có nhiều con đường bẩn thỉu, quá đông đúc và thậm chí đôi khi khá nguy hiểm. Nhất là các du khách nữ càng cần phải cẩn thận. Bộ Ngoại giao Ấn Độ khuyến cáo các du khách (đặc biệt là nữ giới) không rời khách sạn vào ban đêm và không sử dụng dịch vụ của các tài xế taxi bất hợp pháp. 3. Venice, Ý

Được đánh giá bởi trang Brightside, 7 thành phố sau là những địa điểm khiến du khách thất vọng với chuyến đi của mình. 1. Paris, Pháp Paris là thành phố không cần phải được quảng cáo bởi nó đã quá nổi tiếng. Nó là một thành phố tuyệt vời với nhiều điểm tham quan và hàng ngàn khách du lịch luôn đông đúc. Đây cũng là nhược điểm chính của Paris vì tất cả chúng ta đều muốn là người duy nhất tận hưởng không khí của nơi tuyệt đẹp này. Nhiều khách du lịch đồng ývà đưa thành phố tình yêu vào vị trí đầu tiên trong danh sách những nơi đáng thất vọng nhất. Vốn có diện tích tương đối nhỏ nhưng Paris thu hút 16 triệu khách du lịch mỗi năm. Con số này gần bằng số lượng khách du lịch đến London, nhưng Paris nhỏ hơn London những 15 lần, vậy là bạn hiểu mật độ du khách ở thành phố này lớn thế nào rồi đấy! 2. Delhi, Ấn Độ

Venice quá đông khách du lịch đến nỗi các chuyên gia tin rằng đến năm 2030, sẽ không có người dân địa phương nào sống ở đó nữa. Chuyến đi một ngày đến thành phố này được bao gồm trong nhiều tour du lịch trọn gói, vì vậy bạn có thể sẽ gặp rất nhiều khách du lịch gần các điểm tham quan nổi tiếng. Bạn sẽ kinh ngạc bởi giá cả ở đây cực kỳ đắt đỏ và có thể bạn sẽ gặp gỡ những người dân không được thân thiện cho lắm. 4. Bhutan

Thủ đô của Ấn Độ nằm trong danh sách này vì một vài lý do khác nhau. Thành phố này rất khác biệt, nhưng nó không phù hợp với nhu cầu của một khách du lịch bình thường. Vì vậy, mọi người hiếm khi yêu nó

Bhutan không muốn lặp lại số phận của Venice nên đã thực hiện chính sách hạn chế du lịch. Kinh tế của Bhutan phụ thuộc vào khách du lịch nhưng họ vẫn cố gắng bảo vệ

Đây là một hòn đảo nhỏ ở phía nam Hy Lạp được khách du lịch vô cùng yêu thích. Santorini nổi tiếng với những con phố đặc trưng và cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Tuy nhiên, giờ bạn chỉ có thể chụp ảnh trên... đầu của những du khách khác. Santorini rất đông đúc: hơn 5 triệu khách du lịch đến

Người dân địa phương thường phàn nàn rằng "Barcelona thực sự mệt mỏi với du lịch". Thành phố này là một phần của nhiều tuyến du lịch và nhiều người ghé thăm nó trong một ngày mà không có mục đích rõ ràng. Số lượng lớn khách du lịch làm cho việc đi bộ trên đường phố trở nên khó chịu và ngăn cản mọi người tận hưởng kỳ nghỉ của họ. Nhiều điểm du lịch như Sagrada Familia và Park Guell nằm ở khu vực đông dân cư, nơi nhìn đâu cũng thấy toàn các nhóm du khách khác nhau.


21

GIẢI TRÍ

Metro Viet News

Philadelphia

Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

Lộ danh tính cô bạn gái mới dính tin cặp kè Brad Pitt, Angelina Jolie lại tiếp tục đau đầu? Kể từ sau khi độc thân, Brad Pitt liên tục dính tới tin đồn tình ái với các người đẹp có tiếng. Theo thông tin mới đây nhất, tài tử vạn người mê Brad Pitt lại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý khi có tin anh đang hẹn hò với một phóng viên giải trí. Cụ thể, cô gái được nhắc đến chính là nữ phóng viên Renee Bargh. Có thông tin Brad Pitt đã bí mật gặp gỡ Renee từ sau khi người đẹp này phỏng vấn anh hồi tháng 1 vừa rồi.

Anh ấy thấy Renee là một người rất tài năng. Brad chưa bao giờ mở lòng chia sẻ trên thảm đỏ nhiều như khi nói chuyện với Renee. Mọi người đều chú ý rằng Brad nán lại rất lâu để trò chuyện với cô ấy", một nguồn tin tiết lộ. Thực tế, Renee cũng từng phỏng vấn "ông Smith" tại lễ trao giải phim Ad Astra, Once Upon a Time in Hollywood vào năm ngoái. Vì một vài lần gặp gỡ khiến cả hai có thiện cảm về nhau và đặc biệt thấy hợp nhau về tình cách. Họ cũng có nhiều bạn bè chung nên nhanh chóng thân thiết.

Renee Bargh là một nữ nhà báo tài năng. Renee Bargh là tình mới của Brad Pitt?

Được biết, Renee Bargh là phóng viên của kênh Extra. Cô đã gặp và có cuộc phỏng vấn kéo dài 3 phút với Brad Pitt trên thảm đỏ SAG. Trong cuộc phỏng vấn, Renee đùa rằng mình và Brad có sự kết nối kỳ lạ và nam tài tử đã ngay lập tức nháy mắt với khán giả trong khi đang trả lời.

Mối quan hệ của Brad và Renee khá tốt.

Một nguồn tin cho bết Brad được cho là mời Renee Bargh đi chơi khi cô tới Los Angeles làm việc. Cũng từ đây mối quan hệ của 2 người phát triển.

Sau khi tin tức này đăng tải, nhiều người tò mò về thái độ của Angelina Jolie đối với chuyện này. Thực tế, mỗi khi Brad có tin đồn tình ái, vợ cũ luôn là người được nhắc khéo đến. Thậm chí có tin Angelina từng nổi giận khi Brad có tình mới. Cụ thể, cách đây không lâu lời đồn Brad tái hợp với vợ cũ đầu tiên Jennifer cũng khiến cho "bà Smith" khó chịu thậm chí còn có ý định cấm Brad đưa Jen đi gặp các con.

Renee Bargh sinh năm 1986, là phóng viên giải trí nổi tiếng của kênh âm nhạc Channel V tại Australia. Hiện tại, cô đang sống tại Los Angeles và trở thành MC của kênh tin tức truyền hình Extra. Đầu năm 2020, Renee được mời làm host của chương trình The Voice Australia cùng đồng nghiệp Darren McMullen.

Renee Bargh phỏng vấn Brad tại thảm đỏ SAG.

Angelina cảm thấy thế nào khi chồng cũ lại có "tình mới"?

Cô từng tức giận khi có tin Brad quay lại với Jen.

Brad nháy mắt với ống kính khi đang được Renee phỏng vấn.

Tờ New Idea cho biết, sau lần gặp gỡ đó, Renee Bargh và Brad Pitt đã trở nên thân thiết. "Renee đúng với mẫu người Brad thích: thông minh, xinh đẹp, hài hước và mạnh mẽ.

Cô cũng có vẻ ngoài cuốn hút.

Đối với thông tin có bạn gái mới, Brad Pitt chưa có phản hồi. Anh ít khi lên tiếng giải thích những tin đồn về mình. Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn cách đây không lâu, Brad từng tiết lộ mình vẫn độc thân.


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

QUẢNG CÁO

22 Philadelphia


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

QUẢNG CÁO

23 Philadelphia


Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 29/05/2020

QUẢNG CÁO

24 Philadelphia


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.