Vụ tấn công nhìn từ trên cao.
4
TIN HOA KỲ
Metro Viet News
Philadelphia
Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
Quốc hội Mỹ cứng rắn chưa từng có với Trung Quốc Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, Quốc hội Mỹ đã đưa ra ít nhất 366 dự luật liên quan đến Trung Quốc trong hàng loạt lĩnh vực từ thương mại, đầu tư đến an ninh, nhập cư. Cố vấn cấp cao của Trung tâm nghiên cứu và chiến lược quốc tế (CSIS) Scott Kennedy cho biết, trong hai năm qua, gần như mỗi ngày chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đều đưa ra những biện pháp mới nhằm vào Trung Quốc.
Quốc hội Mỹ liên tục đưa ra các dự luật liên quan đến Trung Quốc trong 2 năm qua. (Ảnh minh họa: EPA)
Cụ thể, kể từ tháng 1/2019, quốc hội Mỹ đã đưa ra ít nhất 366 dự luật liên quan đến Trung Quốc, chưa kể 75 nghị quyết không ràng buộc khác. Hầu hết các dự luật này đều giải quyết một vấn đề riêng lẻ, trong khi một số dự luật giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Các dự luật này tập trung chủ yếu vào các vấn đề thương mại, đầu tư, trong khi cũng đề cập đến các vấn đề khác như an ninh chuỗi cung, quốc phòng, an ninh
quốc gia, đại dịch và nhập cư. Trong 6 tháng trở lại, các dự luật liên quan tới Trung Quốc tăng đột biến, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 và chủ yếu liên quan đến việc Washington chỉ trích cách ứng phó của Bắc Kinh với đại dịch Covid-19 và nhấn mạnh đến các thách thức như tác động đến nguồn cung và mở rộng năng lực sản xuất. Nếu trong quý 4/2019, các dự luật liên quan đến Trung Quốc chủ yếu do các nghị sĩ Dân chủ đề xuất, thì đến năm 2020 chủ yếu do các nghị sĩ Cộng hòa. Trong số 366 dự luật được đề xuất, 19 dự luật chỉ được Hạ viện thông qua, 7 dự luật chỉ được Thượng viện thông qua và 12 dự luật được cả hai viện thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký ban hành luật.
Tỷ phú Bloomberg tính chi 100 triệu USD giúp ông Biden đánh bại ông Trump Sau khi chi hàng trăm triệu USD tranh cử, tỷ phú Michael Bloomberg dự kiến chi ít nhất 100 triệu USD ở bang chiến trường Florida để giúp ứng viên Joe Biden cạnh tranh với Tổng thống Donald Trump. Washington Post ngày 13/9 dẫn lời các cố vấn của tỷ phú Michael Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố New York (Mỹ), cho biết tỷ phú này đã quyết định sẽ chi ít nhất 100 triệu USD để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông Biden ở Florida. “Bỏ phiếu tại Florida sẽ bắt đầu vào ngày 24/9 do vậy việc bơm tài chính vào bang đó là một nhu cầu cấp thiết. Tỷ phú Bloomberg tin rằng với việc đầu tư vào Florida sẽ cho phép tận dụng các nguồn lực của chiến dịch tranh cử và các nguồn lực khác của đảng Dân chủ ở những bang khác, đặc biệt là Pennsylvania”, Kevin Sheekey, cố vấn của ông Bloomberg, cho biết với Washington Post. Florida được coi là một trong các bang chiến trường có vai trò quyết định cục diện các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Quyết định của tỷ phú Bloomberg được đưa ra sau khi có thông tin Tổng thống Trump tuyên bố sẽ bỏ tiền túi khoảng 100 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của mình trong bối cảnh ứng viên Dân chủ Biden quyên được số tiền kỷ lục.
Chuyên gia Scott dự báo, xu hướng này sẽ còn tiếp tục và "sấm chớp" quốc hội kỳ 116 của Mỹ sẽ mở màn cho "mưa rào" ở kỳ quốc hội tiếp theo. Minh Phương
Tỷ phú Bloomberg cũng từng tham gia vào cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ông từng tuyên bố: "Ưu tiên số một của tôi là đánh bại Donald Trump. Tôi sẽ chi toàn bộ tài sản của mình để đánh bại ông ấy". Trước khi rút khỏi cuộc đua vào đầu tháng 3 năm nay, ông là ứng viên đảng Dân chủ chi nhiều tiền nhất cho quảng cáo tranh cử kể từ khi khởi động chiến dịch vào tháng 11 năm ngoái. Minh Phương
Theo CSIS
Theo Reuters
“Số dự luật gia tăng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng tới Trung Quốc trong chính sách đối ngoại và đời sống đối nội của người Mỹ”, ông Scott Kennedy nhận định.
Dư luận trái chiều xung quanh việc ông Trump được đề cử Nobel Hòa bình Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình đã dẫn đến rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng giải Nobel Hòa bình từ lâu đã không còn uy tín và ý nghĩa thiêng liêng và giờ đang bị biến thành một công cụ chính trị, và việc Tổng thống Mỹ Trump được đề cử giải thưởng này đã khẳng định điều này. Công cụ chính trị Nghị sĩ đảng Tiến bộ Na Uy Christian Tibring-Gedde đã đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình vì “nỗ lực giải quyết các xung đột lâu dài trên thế giới”. Trong thư gửi tới Ủy ban Nobel, nghị sĩ Tibring-Gedde chỉ ra rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Theo ông, “các quốc gia khác ở Trung Đông sẽ noi gương UAE, thỏa thuận này là bước ngoặt, nhờ đó Trung Đông sẽ trở thành một khu vực hợp tác và thịnh vượng”. Nhà phân tích chính trị Marat Bashirov bình luận: “Giải Nobel đã bị mất uy tín và giảm giá trị đến mức nó không còn mang ý nghĩa thiêng liêng như ban đầu nữa. Chúng ta đã quen với việc những người đoạt giải Nobel là những người có động cơ nào đó.
Giải thưởng đã trở thành một công cụ chính trị”. Theo ông Bashirov, giá trị của giải Nobel đối với hầu hết mọi người hiện nay chỉ được ước tính bằng tiền chứ không phải là bằng ý nghĩa hay giá trị nào đó . Ông cũng lấy làm tiếc rằng Ủy ban Nobel đang “theo dõi những tín hiệu này”. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận rằng khác với nhiều tổng thống Mỹ khác, trong suốt nhiệm kỳ của mình ông Trump thực sự không kích động một cuộc chiến nào. Giáo sư Oleg Matveychev, nhà phân tích chính trị làm việc tại Trường Kinh tế Cao cấp Nga, cũng có quan điểm tương tự. Ông nhắc lại rằng người tiền nhiệm của Trump là Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến, nhưng vẫn được trao giải Nobel Hòa bình năm 2009. Chuyên gia này cho rằng nếu so với ông Obama, ông Trump thậm chí có thể nhận được “2 giải Nobel”, bởi ông không khởi đầu cuộc chiến mới nào trong khi lại “đóng băng” nhiều xung đột cũ. Ông Matveychev nói: “Về tổng thể, giải Nobel đã mất uy tín từ lâu. Thay vì đánh giá công lao thực sự, ở đây chỉ có người Mỹ ‘tập hợp lại với nhau’ và giải thưởng được trao vì lý do chính trị”. Cơ hội mong manh cho ông Trump Trong khi đó, theo Tổng Giám đốc Trung
tâm Thông tin Chính trị Alexei Mukhin, việc Tổng thống Trump được đề cử giải Hòa bình càng khẳng định sự thất bại của nhóm lựa chọn ứng viên cho giải Nobel. Ông Mukhin kết luận khi trả lời phỏng vấn đài Sputnik: “Mọi việc không còn có thể tồi tệ hơn. Trao giải Nobel Hòa bình cho một người phá hủy hệ thống an ninh tập thể bằng cách liên tục rút khỏi tất cả các thỏa thuận là tội ác, hoặc có thể xem là đỉnh điểm của những hoài nghi”. Tờ The Local bình luận: “Việc được đề cử giải Nobel hòa bình không đảm bảo rằng ông Trump sẽ giành được nó tại Na Uy, quốc gia về cơ bản không mấy quan tâm tới những động cơ của ông”. Nhà phân tích chính trị và chuyên gia về các vấn đề nước Mỹ Malek Dudakov nói: “Ông Trump từ lâu đã khẳng định rằng ông ấy xứng đáng với giải Nobel Hòa bình hơn cựu Tổng thống Barack Obama. Theo ông Trump, ông Obama đã được ‘tạm ứng’ giải Nobel, nhưng rồi hóa ra chẳng có gì lý do gì để họ trao cho ông ấy. Tôi nghĩ rằng, ở một mức độ nào đó, thực sự ông Trump xứng đáng hơn với giải thưởng này". Theo chuyên gia này, ông Trump đã thu được thành công trong một số hoạt động gìn giữ hòa bình. Dù không có quá nhiều thành tựu, nhưng ông ta làm được việc lớn
là thay đổi quan hệ giữa Israel và thế giới Ả Rập và tuyên bố rút hầu hết lực lượng Mỹ khỏi Trung Đông. Mặc dù có thể đó là những hành động mâu thuẫn và không nhất quán, nhưng được đánh giá là đi theo hướng hòa bình. Bên cạnh đó, ông cũng có một số phát biểu với tinh thần phản chiến trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, theo ông Dudakov, cơ hội để ông Trump nhận được giải thưởng là rất mong manh. Ông cho rằng lực lượng tự do, những người có tiếng nói trong việc quyết định các ứng cử viên, không mấy tôn trọng ông Trump, và thậm chí là còn có thái độ tiêu cực. Ông nói: “Rất ít khả năng ông Trump nhận được giải thưởng này. Và thậm chí nếu ông Trump giải quyết mọi xung đột, chưa chắc họ sẽ trao bất cứ giải gì cho ông ta. Đơn giản là vì ông ta bị coi là một người theo chủ nghĩa dân túy”. Hãng tin AFP cho biết Viện Nobel, nơi luôn “kín tiếng” về các đề cử, như thường lệ tiếp tục giữ im lặng và từ chối bình luận. Trong khi đó, theo The Local, trong quá khứ một vài thành viên trong Ủy ban Nobel, gồm 5 người có quyền chọn lựa đề cử, đã đánh điểm trừ cho đề cử của Tổng thống Trump. Theo Thái Bình Thế giới & Việt Nam
TIN HOA KỲ
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
5 Philadelphia
Kinh hoàng xe tải đâm liên hoàn 11 ô tô trên đường cao tốc Mỹ lúc 17h40 (giờ địa phương) hôm 8/9 trên đường cao tốc liên tiểu bang 5, phía nam Sacramento, bang California khi 1 người thiệt mạng, 3 người phải nhập viện sau khi một chiếc xe tải kích thước lớn gây tai nạn liên hoàn với 11 phương tiện. Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vì sao chiếc xe tải màu cam không giảm tốc độ khi xảy ra vụ đâm liên hoàn (Ảnh: KCRA)
Một xe tải đã gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường cao tốc ở California, Mỹ khi đâm liên hoàn 11 ô tô làm 1 người chết, 3 người bị thương. Dailymail ngày 12/9 đưa tin, vụ việc xảy ra
Video ghi lại vụ việc cho thấy một chiếc xe tải màu cam lớn lao nhanh vào đâm vào phía sau các ô tô đang di chuyển. Vụ việc làm các xe ô tô bị đâm mất kiểm soát và tiếp tục đâm vào nhau. Theo KCRA, sau vụ tai nạn, đơn vị tuần tra đường cao tốc California đã đóng cửa
đường liên bang số 5 ở đoạn đường Florin để xử lý hiện trường. Các điều tra viên không cho rằng tài xế xe tải sử dụng rượu hoặc ma túy, nhưng chưa lý giải được vì sao chiếc xe không giảm tốc độ khi vụ việc xảy ra. Một phát ngôn viên của cơ quan điều tra cho rằng việc tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ mất thời gian vì họ phải tiếp tục thu thập thông tin và điều tra 11 chiếc xe có liên quan tới vụ việc.
cựu ứng viên chức thị trưởng của thành phố lân cận Elk Grove đã qua đời vì bị thương nặng. Anh đang lái xe về nhà sau khi gọi điện chúc mừng sinh nhật mẹ. Broussard là cha của 4 người con. “Cảm giác như trái tim tôi như bật ra ngoài nhiều lần vậy. Anh ấy là một người cha, người chồng tuyệt vời, một người bạn tốt”, Angie Broussard đau khổ khi nói về người mà chị đã kết hôn 17 năm qua.
Cơ quan chức năng đang điều tra theo hướng tài xế điều khiển đã bị phân tâm khi lái xe.
Trên trang gây quỹ GoFundMe, một chiến dịch quyên góp cho gia đình Broussard đã thu hút hàng chục nghìn USD từ cộng đồng mạng. Đức Hoàng
Anh Joel Broussard, một người cha 39 tuổi,
Theo Dailymail
Bầu trời Mỹ đỏ rực như “tận thế” vì thảm họa cháy rừng khô và nóng đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng.
khi khói cháy rừng cản trở hoàn toàn ánh nắng mặt trời.
Tại thành phố Portland, đã có 2 người thiệt mạng vì cháy rừng. Cảnh sát trưởng hạt Marion Joe Kast cảnh báo đây có thể sẽ không phải là những thiệt hại về người duy nhất trong đợt cháy rừng lần này.
Truyền thông Mỹ mô tả bức ảnh chụp đường chân trời ở San Francisco như “một bộ phim khoa học viễn tưởng” lấy bối cảnh là thời loạn lạc. “Chúng tôi biết là khói, bóng tối và ánh sáng màu cam đỏ là rất đáng sợ. Hãy bình tĩnh và ở yên trong nhà”, cơ quan cứu hỏa địa phương trấn an người dân.
Jody Evans, một cư dân Detroit một trong những khu vực bị tàn phá ở Oregon - đã di tản khẩn cấp khỏi nhà khi ngọn lửa áp sát. “Lửa xuất hiện ở 2 bên, cây đổ rạp, gió thổi mạnh và tro tàn bay trong gió. Giống như là tôi đang lái xe qua địa ngục vậy”, Evans nói.
Xe hơi băng qua cây cầu Cổng Vàng nổi tiếng buộc phải bật đèn dù trong thời điểm ban ngày. Tại California, các đám cháy rừng lớn nhỏ đang lan rộng với tốc độ nhanh, khiến đội cứu hộ phải đối mặt với những diễn biến phức tạp.
Ảnh chụp cầu Cổng Vàng ở California vào ban ngày, hôm 9/9 với bầu trời đỏ rực như "tận thế" (Ảnh: Storyful)
Bầu trời tại nhiều khu vực ở Mỹ chuyển sang màu đỏ cam như “tận thế” do cháy rừng dữ dội tại các bang California, Washington và Oregon. Hàng trăm ngôi nhà, bao gồm một cộng đồng dân cư ở phía tây nước Mỹ đã chìm trong biển lửa cháy rừng vào ngày 9/9, trong khi các quan chức cảnh báo về những mối đe dọa chết người số lượng lớn.
Hai nhân viên cứu hỏa chợp mắt sau 72 giờ đồng hồ liên tiếp dập lửa cháy rừng (Ảnh: Reuters)
mô tả các vụ cháy rừng là “chưa từng có tiền lệ và gây đau lòng”. Cả ông Inslee và người đồng cấp bang California Gavin Newsom đều cho rằng cháy rừng một phần là do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Bầu trời tại một số bang của Mỹ trong khi đó đã chuyển sang màu đỏ rực mà hãng tin AFP mô tả giống như “tận thế". Ít nhất 5 thị trấn ở Oregon đã bị “phá hủy” đáng kể. Thống đốc bang Kate Brown cảnh báo sẽ có thể có những thiệt tại nghiêm trọng cả về vật chất lẫn con người và đây có thể sẽ là những mất mát lớn nhất trong lịch sử bang.
Bầu trời San Francisco, California hôm 9/9 (Ảnh: Reuters)
Cháy rừng tại Tollhouse, California hôm 8/9 (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, cơ quan chức năng cảnh báo sẽ có thêm các trường hợp tử vong khác được thông báo trong những ngày tới khi một số khu vực gần như bị lửa cô lập hoàn toàn.
Khói cháy rừng cản trở tầm nhìn ở cầu Cổng Vàng (Ảnh: AP)
Tại California, chính quyền thông báo đã có ít nhất 8 người thiệt mạng. Bầu trời tại khu vực vịnh San Francisco đỏ rực, trong
Đức Hoàng Tổng hợp
Tại Washington, Thống đốc bang Jay Inslee
Bầu trời thành phố Chiloquin, Oregon đỏ rực vì cháy rừng (Ảnh: Rừng quốc gia Fremont-Winema)
Cùng với các bang lân cận California và Washington, Oregon đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn những đám cháy rừng đang lan với tốc độ chóng mặt từ cuối tuần qua. Nhiệt độ cao chưa từng có kết hợp với gió
Lính cứu hỏa dập lửa ở Alpine, California (Ảnh: Reuters)
Metro Viet News
TIN THẾ GIỚI
Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
6 Philadelphia
Venezuela tuyên bố bắt gián điệp Mỹ
Nga chuyển lô vắc xin Covid-19 đầu tiên cho toàn bộ địa phương
Tổng thống Nicolas Maduro thông báo Venezuela đã bắt giữ một “gián điệp Mỹ” đang do thám các nhà máy lọc dầu ở nước này.
Nga đã chuyển các lô vắc xin ngừa Covid-19 được đăng ký đầu tiên trên thế giới cho toàn bộ 85 khu vực trên lãnh thổ rộng lớn của nước này.
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 11/9, Tổng thống Nicolas Maduro cho biết gián điệp Mỹ bị bắt khi mang theo “vũ khí chuyên dụng hạng nặng và số lượng lớn tiền mặt” gần 2 nhà máy lọc dầu ở bang Falcon.
“Những lô vắc xin đầu tiên đã được chuyển”, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 12/9 thông báo.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (Ảnh: Reuters)
Ông Maduro cáo buộc gián điệp Mỹ tìm cách thu thập thông tin về các nhà máy lọc dầu Amuay and Cardón. 2 cơ sở này nằm ở bán đảo Paraguaná, dọc bờ biển Venezuela.
Theo Tổng thống Venezuela, đối tượng bị bắt giữ là một thành viên của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và từng làm việc cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Iraq. Ông Maduro đã ra lệnh thắt chặt an ninh tại toàn bộ nhà máy lọc dầu của Venezuela sau vụ bắt giữ gián điệp Mỹ. Nhà lãnh đạo cho biết Bộ Xăng dầu Venezuela trước đó đã phát hiện và chặn đứng âm mưu “gây ra một vụ nổ” tại nhà máy lọc dầu El Palito ở Carabobo, phía tây thủ đô Caracas. Tổng thống Maduro cáo buộc Mỹ phát động cuộc chiến kinh tế nhằm vào Venezuela và tìm cách phá hủy ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này. Chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần công kích Tổng thống Maduro và công khai ủng hộ chính trị gia đối lập Juan Guaido là “tổng thống lâm thời” của Venezuela. Thành Đạt Theo RT
Ông Murashko cho biết chính phủ đã kiểm tra chuỗi ung ứng để đảm bảo hệ thống vận chuyển vắc xin nhanh chóng tới toàn bộ 85 khu vực trên lãnh thổ Nga. Ngoài việc kiểm tra sự hiệu quả và tính an toàn của vắc xin Covid-19, chính phủ Nga cũng đặt trọng tâm vào việc phân phối kịp thời và đầy đủ vắc xin cho người dân, đặc biệt những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 thông báo Nga chính thức phê chuẩn vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Đây là vắc xin do Viện nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Gamaleya nghiên cứu, phát triển và mới chỉ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ nhất và thứ hai với sự tham gia của chưa đến 100 tình nguyện viên. Phương Tây đã hoài nghi về tính hiệu quả và an toàn của vắc xin Sputnik V. Tuy nhiên, tạp chí y khoa The Lancet của Anh công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng của Sputnik V cho thấy 100% tình nguyện viên được tiêm chủng đã có kháng thể mạnh. Các tình nguyện viên đầu tiên tại Moscow đã được tiêm chủng vắc xin Sputnik V hôm 10/9. Đây là một phần trong số khoảng 40.000 tình nguyện viên tham gia đợt thử nghiệm lâm sàng cuối cùng vắc xin Covid-19 do Nga sản xuất. Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ước tính hơn 1 tỷ người sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik-V trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 trên toàn thế giới. Thành Đạt Theo RT
TikTok quyết không bán thuật toán cho Mỹ ByteDance, công ty mẹ của TikTok sẽ không bán hay chuyển nhượng thuật toán được coi là linh hồn của ứng dụng chia sẻ video này bất chấp sức ép phải đóng cửa hoặc bán lại hoạt động ở Mỹ. "Xe có thể bán nhưng động cơ thì không. ByteDance sẽ không chuyển giao mã nguồn cho bất cứ khách hàng Mỹ nào, nhưng đội ngũ kỹ thuật của TikTok ở Mỹ có thể phát triển một thuật toán mới", báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 13/9. Nguồn tin cho biết thêm, nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối điều kiện này, có thể ByteDance sẽ quyết định không bán lại hoạt động của TikTok ở Mỹ, thay vào đó chấp nhận đóng cửa ứng dụng này ở xứ sở cờ hoa sau thời hạn 15/9. Chính quyền Tổng thống Trump cho ByteDance hạn chót đến 15/9 để bán lại hoạt động của TikTok ở Mỹ hoặc phải đóng cửa hoạt động ở đây. TikTok đối mặt hạn chót phải bán lại hoặc đóng cửa hoạt động ở Mỹ. (Ảnh: Getty0
Theo nguồn tin, điều kiện “không thuật toán” được coi là điều kiện cho bất cứ đàm phán chuyển nhượng hay tái cơ cấu nào liên quan đến TikTok đặc biệt sau khi Trung Quốc siết luật kiểm soát xuất khẩu công nghệ. Theo danh sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ cập nhật của Trung Quốc đưa ra cách đây 2 tuần, việc xuất khẩu các công nghệ như thuật toán của TikTok đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của chính phủ. ByteDance cho biết, họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định này. Tại Trung Quốc, nhiều ý kiến cũng ủng hộ việc không bán thuật toán của TikTok. "ByteDance có thể bán toàn bộ TikTok ngoại trừ thuật toán", một nguồn tin chính phủ Trung Quốc cho biết với SCMP.
Ông Navalny nghi bị đầu độc bằng “chất độc thần kinh mạnh hơn” Chính khách đối lập Nga Alexei Navalny có thể đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok mạnh hơn so với các loại trước kia, tạp chí Der Spiegel dẫn nhận định của cơ quan tình báo Đức cho hay. Tạp chí Der Spiegel ngày 11/9 đưa tin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, ông Bruno Kahl, đã đưa ra nhận định trên tại một cuộc họp kín về nghi án ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Tuy nhiên, tạp chí không nêu thêm các chi tiết khác của cuộc họp. Der Spiegel cho biết thêm, một phái đoàn của Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) đã tới bệnh viện ở Berlin nơi ông Navalny đang điều trị và phục hồi tốt. Der Spiegel dẫn một số nguồn thạo tin nói rằng, ông Navalny hiện đã tỉnh táo và có thể nhớ lại những chi tiết trước khi ông bất tỉnh trên chuyến bay ở Nga. Ông Navalny, 44 tuổi, là chính khách đối lập ở Nga từng nhiều lần bị bắt giữ vì biểu tình trái phép. Ông bị hôn mê sâu từ hôm 20/8 trên chuyến bay từ vùng Siberia trở về Moscow. Sau khi được cấp cứu tại một bệnh viện ở Nga, ông Navalny được chuyển đến bệnh viện Charite ở Berlin, Đức để điều trị. Chính phủ Đức hồi đầu tháng này nói rằng, kết quả xét nghiệm cho thấy ông Navalny có thể đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Phía Đức cũng đồng thời hối thúc Nga mở một cuộc điều tra hình sự làm sáng tỏ và đề nghị Nga cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc. Giới chức Nga trong tuần này cũng đề nghị được đưa các điều tra viên đến Đức để thẩm vấn ông Navalny. Trong một diễn biến liên quan, một đại diện của Nga tại OPCW hôm qua đã bác bỏ tuyên bố của chính phủ Đức rằng họ đã bàn giao tài liệu liên quan đến vụ việc của ông Navalny cho OPCW.
Việc không bán thuật toán có thể sẽ khiến những khách mua tiềm năng, trong đó có Microsoft, phải cân nhắc lại kế hoạch thâu tóm hoặc định giá. ByteDance được cho là sử dụng chung mã nguồn cho TikTok ở tất cả các nước, chỉ có sự điều chỉnh nhất định với các thị trường khác nhau. “Về lý thuyết, đội ngũ của Mỹ có thể sao chép thuật toán, nhưng nó sẽ khiến người dùng mất thời gian làm quen”, nguồn tin cho hay. ByteDance và TikTok hiện chưa đưa ra bình luận.
Nghi án liên quan đến ông Navalny có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Đức. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cuối tuần trước nói rằng, Đức sẽ thảo luận với đồng minh về khả năng trừng phạt Nga.
Minh Phương
Minh Phương
Theo SCMP
Theo Reuters
7
TIN THẾ GIỚI
Metro Viet News
Philadelphia
Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
Trung Quốc hứa viện trợ thiết bị trịgiá 20 triệu USD cho Philippines
Thư ông Kim Jong-un gửi ông Trump: Thời gian ở Hà Nội là kỷ niệm quý giá
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã cam kết sẽ viện trợ cho quân đội Philippines 20 triệu USD thiết bị dùng cho cứu trợ nhân đạo và thảm họa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhiều lần gửi thư cho nhau kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019.
Theo SCMP, Trung Quốc ngày 11/9 hứa sẽ tài trợ số thiết bị phi chiến đấu trị giá khoảng 20 triệu USD cho Manila khi Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tới thăm Philippines. Ông Ngụy đã gặp người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana và Tổng thống Rodrigo Duterte trong chuyến thăm. Theo Nikkei, ông Ngụy đã cam kết sẽ hỗ trợ quân đội Philippines khoản tiền trên dưới dạng các thiết bị hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Ông Ngụy, người vừa tới công du 3 nước Đông Nam Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana (trái) và Á Malaysia, Indonesia và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong Brunei, đồng ý với ông cuộc gặp ở thành phố Quezon hôm 11/9 (Ảnh: AFP) Lorenzana về việc tăng cường hợp tác giữa quân đội 2 nước Trung Quốc - Philippines and tiếp tục duy trì đàm phán liên quan tới những tranh chấp trên Biển Đông. Theo SCMP, đây là khoản viện trợ lần thứ 4 liên quan tới các nhiệm vụ nhân đạo và cứu trợ thảm họa mà Trung Quốc trao cho Philippines từ năm 2017. Hồi tháng 5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng viện trợ cho Philippines số thiết bị bảo hộ cá nhân và vật tư y tế trị giá 292.000 USD. Năm ngoái, Bắc Kinh cũng tài trợ lực lượng vũ trang Philippines các thiết bị kỹ thuật trị giá 30,8 triệu USD. Trong cuộc gặp ông Wei và ông Lorenzana đồng ý tiếp tục sửa đổi biên bản ghi nhớ Philippines - Trung Quốc năm 2004 về hợp tác quốc phòng. Ngoài ra, Tổng thống Duterte nói rằng chuyến thăm của ông Ngụy đánh dấu một phái đoàn cấp cao đầu tiên tới thăm Manila kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và điều đó cho thấy Bắc Kinh coi trọng mối quan hệ với Philippines. Ông Duterte vào cùng ngày cũng kêu gọi phương án xử lý mâu thuẫn một cách hòa bình trên Biển Đông, nhấn mạnh việc áp dụng luật pháp quốc tế. Theo SCMP, chuyến thăm của ông Ngụy tới các nước Đông Nam Á được xem là nhằm mục tiêu cân bằng tầm ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đang leo thang. Đức Hoàng
Phóng viên Bob Woodward của hãng tin Washington Post cho biết trong cuốn sách "Rage" (tạm dịch: Cơn thịnh nộ) sắp ra mắt trong những ngày tới rằng, trong một lá thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/6/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã khẳng định lại mối quan hệ tốt đẹp giữa họ, trong đó có kỷ niệm về hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Hà Nội hồi tháng 2 năm ngoái. "Cũng giống như khoảng thời gian ngắn cách đây một năm ở Singapore, mọi giây phút mà chúng ta cùng trải qua ở Hà Nội cách đây 103 ngày đều là khoảnh khắc của vinh quang và là một kỷ niệm quý giá", cuốn sách dẫn nội dung trong bức thư của ông Kim. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng viết thêm: "Tôi cũng tin rằng mối quan hệ sâu sắc, đặc biệt giữa chúng ta sẽ là một sức mạnh kỳ diệu".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong khuôn viên khách sạn Metropole dịp hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội hồi cuối tháng 2/2019. (Ảnh: Reuters)
Đáp lại bức thư này của ông Kim Jong-un, Tổng thống Trump viết trong bức thư đề ngày 12/6/2019 rằng: "Chỉ khi tôi và ngài phối hợp với nhau mới có thể giải quyết được các vấn đề giữa hai quốc gia và chấm dứt gần 70 năm đối đầu, mang lại thời kỳ thịnh vượng vượt mọi kỳ vọng của chúng ta cho bán đảo Triều Tiên”. Đây là 2 trong số 27 bức thư trao đổi giữa ông Trump và ông Kim, 25 bức thư còn lại chưa từng được tiết lộ. Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 6/2018 tại Singapore nhằm thảo luận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hội nghị Mỹ - Triều lần hai diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 2/2019, song không đạt được kết quả đáng kể nào. Sau hai hội nghị, hai nhà lãnh đạo tiếp tục gặp nhau tại Bàn Môn Điếm ở Khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Đến nay, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai bên vẫn bế tắc, song ông Trump nhiều lần khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trong bức thư gửi ông Kim Jong-un ngày 22/3/2019, nghĩa là chưa đầy 1 tháng sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, ông Trump viết: “Một lần nữa cảm ơn ngài đã đi một hành trình dài đến Hà Nội. Như tôi đã nói khi chúng ta chia tay, ngài là bạn của tôi và mãi như vậy”. Minh Phương Theo Yonhap
Theo SCMP
Paris lại rực lửa biểu tình Áo vàng Lần đầu tiên kể từ khi dỡ lệnh phong tỏa do Covid-19, người biểu tình Áo vàng cuối tuần qua đã trở lại đường phố Paris của Pháp, đốt phá và đụng độ với cảnh sát.
Cảnh sát Paris cho biết, đến cuối giờ chiều qua, họ đã bắt giữ và thẩm vấn gần 300 người biểu tình. Cảnh sát cũng kêu gọi người biểu tình tuân thủ các biện pháp phòng dịch ở Paris, một trong những nơi có nguy cơ Covid-19 bùng phát mạnh trở lại và việc đeo khẩu trang thành quy định bắt buộc. Tại thành phố Toulouse, hàng trăm người biểu tình Áo vàng cũng xuống đường biểu tình.
Người biểu tình đốt phá nhiều xe hơi và đụng độ với cảnh sát. (Ảnh: Reuters)
Các hình ảnh và video đăng tải ngày 12/9 cho thấy, người biểu tình đốt phá hàng loạt xe hơi ở thủ đô Paris. Cảnh sát buộc phải dùng đến hơi cay để giải tán biểu tình.
Phong trào biểu tình Áo vàng manh nha từ giữa năm 2018 và bắt đầu bùng phát mạnh từ tháng 11/2018 bắt nguồn từ tình trạng giá nhiên liệu tăng. Người biểu tình đã xuống đường phản đối các chính sách của chính phủ gây tình trạng bất bình đẳng thu nhập, trong khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì lại ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ tầng lớp thu nhập thấp. Chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra nhiều nhượng bộ, song vẫn không thể dập tắt làn sóng biểu tình. Làn sóng biểu tình chỉ tạm lắng khi chính phủ ban bố
Hàng trăm người đã bị bắt giữ và thẩm vấn. (Ảnh: Getty)
lệnh phong tỏa hồi đầu năm nay nhằm ngăn đại dịch Covid19 lây lan. Lệnh phong tỏa chỉ được dỡ bỏ hồi tháng 5. Minh Phương
8
Metro Viet News
Philadelphia
Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
Bộ trưởng điện thoại cho Bí thư tỉnh, “thúc” sử dụng văn bản điện tử, ký số khai kết nối với Cổng và hoàn thành tích hợp đăng nhập một lần, đồng bộ trạng thái hồ sơ. Bắc Ninh, Hà Nam là 2 tỉnh có nhiều hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, nhiều tỉnh khác mới chỉ dừng ở hoàn thành kết nối kỹ thuật, chưa phát sinh giao dịch hoặc số lượng giao dịch rất ít.
Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng nghe đại diện các tỉnh thành báo cáo về tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại địa phương.
Nghe các tỉnh thành báo cáo về khó khăn khi xây dựng, ứng dụng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng điện thoại ngay cho một Bí thư tỉnh ủy vận động dùng ngay chữ ký số. Chiều 11/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi kiểm tra, đôn đốc 7 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình về nhiệm vụ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử.
Về xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hầu hết các tỉnh đã triển khai hoặc đang triển khai thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang đang thử nghiệm kết nối 9 chỉ tiêu kinh tế-xã hội với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Bắc Ninh, Bắc Giang đã kết nối Hệ thống camera giám sát Trung tâm phục vụ hành chính công với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Bí thư tỉnh ủy chỉ đọc văn bản giấy, ký “tươi”
Báo cáo nhiều vướng mắc trong thực tế triển khai Chính phủ điện tử tại các địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, trở ngại lớn nhất là về tâm lý, sự tiếp nhận của cả cán bộ nhà nước và người dân. Nhiều tổ chức, cá nhân không muốn thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường
Thực hiện hình thức
Một số tỉnh đạt tỷ lệ cao về gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan trong tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử như Bắc Giang 98%, Bắc Ninh 95%. Các tỉnh đều đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc ở các cấp chính quyền, bước đầu đã triển khai xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Một số tỉnh có số lượng xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử nhiều như Thái Bình (92%), tuy nhiên cũng còn một số tỉnh có tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử chưa cao. Hiện nay, các tỉnh như Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã áp dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử, còn Thái Bình, Bắc Ninh đang triển khai, thử nghiệm áp dụng chữ ký số cá nhân.
Tương tự, đại diện UBND tỉnh Thái Bình cho biết, dù tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp quy trình thanh toán lên Cổng dịch vụ công quốc gia nhưng thực tế số giao dịch có thanh toán rất ít, người dân, doanh nghiệp hầu hết vẫn chưa lựa chọn phương thức này. Khó khăn khác là việc sử dụng chữ ký số vẫn không đồng bộ giữa hệ thống các cơ quan tại tỉnh, thành ra lúc luân chuyển, trao đổi văn bản vẫn quay lại hình thức giấy tờ, chữ ký “tươi”, mặc dù, theo báo cáo của Ban Cơ yếu Chính phủ, cơ quan này đã cấp 276.000 chữ ký số, trang bị tới lãnh đạo các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh đạt 100%, cấp cục, vụ, sở tương tương đạt hơn 90%... Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thốt lên: “Nhiều tỉnh thành vẫn lạc hậu, chậm thay đổi, thích ứng quá! Để tôi điện thoại trực tiếp cho Bí thư, Chủ tịch tỉnh để trao đổi việc này”. Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng lo ngại, thời gian đến cuối năm 2020 không còn dài, yêu cầu các địa phương tích cực, quyết liệt để đẩy mạnh những thực hiện những nội dung Thủ tướng đã chỉ đạo về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính. Bộ trưởng “ấn định” 7 địa phương đến hết tháng 11/2020 hoàn thành việc kết nối với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, bảo đảm được mục tiêu kết nối 70% ở cấp tỉnh, 60% cấp huyện, 30% cấp xã, phường, thị trấn. Về việc kết nối dịch vụ công với Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ trưởng Dũng cũng “chốt”đến hết năm 2020, có 30% dịch vụ công ở các địa phương phải thực hiện.
Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để đại diện các tỉnh thành tận mắt thấy quy trình kiểm soát, vận hành hệ thống báo cáo, gửi nhận văn bản, cổng dịch vụ công quốc gia từ Chính phủ xuống các bộ, ngành, địa phương. Kết quả kiểm tra của Tổ công tác cho thấy, về tình hình triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, đã có 7/7 tỉnh đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia và hầu hết đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước như Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Giang.
tâm lý chung vẫn là phải đến tận nơi, trao - nhận tận tay giấy tờ mới yên tâm.
Cuộc kàm việc diễn ra tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
trực tuyến tới cấp độ 3, 4 (thanh toán trực tuyến, nhận kết quả, giấy tờ tại nhà). Tiêu biểu như các thủ tục trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, cấp chứng nhận sử dụng đất…
“Phải làm cho cả cán bộ và người dân, doanh nghiệp hiểu dịch vụ công trực tuyến là thuận lợi, hiệu quả, là công cụ để triệt tiêu tiêu cực. Gửi nhận giấy tờ trực tuyến, giải quyết hồ sơ qua mạng thì có phong bì cũng không thể nhét vào đâu được, “đỡ” cho người dân, doanh nghiệp rất nhiều” – Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nói. Chính phủ điện tử, theo đó, được khẳng định không chỉ giúp việc điều hành của Chính phủ mà tất cả dữ liệu, thông tin được chia sẻ, khai thác thuận tiện cũng giúp hoạt động của chính các địa phương. Phương Thảo
Người thu mua phế liệu trả lại gần 90 triệu đồng nhặt được Dân trí Sau khi nhặt được 1 túi xách, bên trong có nhiều tiền mặt, 2 điện thoại di động, nữ trang và giấy tờ, anh Cường lập tức đem đến công an địa phương giao nộp, nhờ trao trả cho người mất. Người thu mua phế liệu trả lại gần 90 triệu đồng nhặt được - 1Nhấn để phóng to ảnh Anh Cường (giữa) trao trả tài sản cho chị Min. Ngày 13/9, Công an xã Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, cơ quan này vừa tổ chức buổi trao trả gần 90 triệu đồng do chị Nguyễn Thị A Min (34 tuổi, ở xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đánh rơi.
Trước đó, lúc 17h30 ngày 11/9, trên đường đi làm về, anh Trần Về triển khai cung cấp dịch vụ công trực Xuân Cường (ở thôn Hiếu An, xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn) tuyến và tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ nhặt được 1 túi xách, bên trong có rất nhiều tiền mặt, 2 điện thoại di công quốc gia, hiện tất cả các tỉnh đã triển động, một số nữ trang và giấy tờ. Nhận thấy số tiền lớn, anh Cường
lập tức đem túi xách này đến Công an xã Nhơn Khánh giao nộp, nhờ trao trả cho người mất. Người thu mua phế liệu trả lại gần 90 triệu đồng nhặt được - 2Nhấn để phóng to ảnhSau khi nhặt được túi xách, anh Cường đem đến Công an xã Nhơn Khánh giao nộp, nhờ tìm người đánh rơi để trao trả. Sau khi xác minh, kiểm tra, Công an xã Nhơn Khánh xác nhận bên trong túi xách có gần 90 triệu đồng. Công an xã đã liên lạc với chị Nguyễn Thị A Min để xác minh và làm các thủ tục giao trả tài sản. Nhận lại tài sản, chị Min xúc động gửi lời cảm ơn đến anh Cường và tập thể Công an xã Nhơn Khánh. Theo lãnh đạo UBND xã Nhơn Khánh, gia đình anh Cường làm nghề nông và thu mua phế liệu ở địa phương, gia cảnh còn khó khăn. Doãn Công
9
Metro Viet News
Philadelphia
Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
Khôi phục tuyến tàu du lịch đường sắt Hà Nội - Lào Cai Từ ngày 18/9/2020 Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nộ tổ chức khôi phục hoạt động đôi tàu du lịch SP3/SP4 phục vụ kdu khách đi Lào Cai, Sa Pa sau thời gian tạm dừng vì dịch bệnh Covid -19. Ga Lào Cai thông tin, từ ngày 18/9/2020, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Tổng công ty đường sắt Việt Nam) khôi phục chạy đôi tàu du lịch SP3/SP4 phục vụ khách du lịch thăm Lào Cai và Sa Pa sau thời gian tạm gián đoạn vì dịch bệnh Covid -19. Thời gian chạy tàu SP3 lúc 22h ngày thứ 6 hàng tuần tại ga Hà Nội và chạy tàu SP4 lúc 21h40 ngày chủ nhật hàng tuần tại ga Lao Cai, thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Ngành đường sắt cũng khuyến cáo hành khách khi đi tàu cần chú ý khai báo y tế trước khi lên tàu, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát khuẩn đã được trang bị tại nhà ga và trên tàu, đeo khẩu trang khi ra ga và trong suốt quá trình đi tàu, hạn chế đi lại giữa các toa xe nếu không thực sự cần thiết. Hành khách có thể “mua vé mọi lúc, mọi nơi” với các lựa chọn mua vé tại ga, mua trên các trang web bán vé; các đại lý bán vé tàu hỏa trên toàn quốc. Phạm Ngọc Triển
Mỹ hỗ trợ các nước vùng sông Mê Kông hơn 150 triệu USD Trong số hơn 150 triệu USD này có 55 triệu USD cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới, 1,8 triệu USD hỗ trợ Uỷ hội sông Mê Kông để tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước. Ngày 11/9/2020, Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mê Công – Mỹ lần thứ nhất đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng thường trực Mỹ Stephen Biegun (thay mặt Ngoại trưởng Michael Pompeo ) đồng chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam tháp tùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh có Thứ trưởng Bộ Công an và đại diện các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường. Bộ trường Ngoại giao Việt Nam cùng Thứ trường Ngoại giao Mỹ đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị chính thức công bố nâng cấp hợp tác lên Quan hệ đối tác Mê Kông – Mỹ (MUSP) trên nền tảng những thành công của cơ chế Sáng kiến Hạ nguồn Mê Kông (LMI) được thành lập từ năm 2009, đặt nền móng cho việc phát huy tiềm năng của quan hệ đối tác, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của khu vực trong giai đoạn mới. Hội nghị khẳng định quan hệ hữu nghị tốt đẹp và những thành công của hợp tác giữa các nước Mê Kông và Mỹ trong các lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, y tế, giáo dục, và kết nối khu vực. Về định hướng hợp tác giai đoạn tới, các Bộ trưởng nhận định, trước những thách thức và cơ hội mà tiểu vùng Mê Kông đang đối mặt, Quan hệ đối tác Mê Kông – Mỹ cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoà bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực, hỗ trợ việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Thủ tướng: Không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ổ dịch mới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo thận trọng khi tổ chức các chuyến bay từ nước ngoài về, không quá khắt khe nhưng không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới. Thủ tướng quán triệt tinh thần trên khi chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 11/9 về công tác phòng chống dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các bộ, ngành và một số địa phương theo hình thức trực tuyến. Mở lại một số đường bay thương mại trong tháng 9 Nói về diễn biến dịch bệnh hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 9 ngày qua không có ca nhiễm mới trong cộng đồng; số người chữa khỏi tăng lên hàng ngày. Như vậy, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia. Cơ quan điều hành Thủ tướng: "Thực hiện các khâu một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người đã chỉ đạo tương đối bài nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới". bản, nhịp nhàng, chủ động, đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Nhịp độ sản xuất kinh doanh hiện nay đã sôi động hơn. Trạng thái bình thường mới được thiết lập, Thủ tướng lưu ý tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là ngành y tế, các bệnh viện. Ngành y tế luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình này, đồng thời đề xuất các biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép. Đối với những chuyến bay từ nước ngoài vào thì từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe. “Trong tháng 9 sẽ mở một số đường bay thương mại. Chúng ta phải quan tâm đặc biệt các biện pháp chống dịch thường triển khai như cách ly, xét nghiệm, thực hiện các khâu một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới” - Thủ tướng chỉ đạo. Được biết, ngày 15/9, 4 đường bay từ Việt Nam đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chính thức mở lại. Đến ngày 22/9 sẽ mở thêm hai đường bay đến Campuchia và Lào. Sẽ có khoảng 20.000 người nhập cảnh vào Việt Nam trong tháng 9 này. Cách ly bắt buộc 14-21 ngày Theo báo cáo của Bộ Y tế (tính đến 17h ngày 10/9), hầu hết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều yêu cầu người nhập cảnh phải có Giấy xét nghiệm không dương tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh (từ 2 tới 5 ngày), cách ly 14 ngày và có thể lên tới 21 ngày sau khi nhập cảnh (tại nhà hoặc cách ly tập trung). Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.059 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 402 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước, trong số đó có 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.
Về nguyên tắc hợp tác, các Bộ trưởng khẳng định Quan hệ đối tác Mê Công – Mỹ cần đề cao nguyên tắc ASEAN làm trung tâm, cởi mở, bình đẳng, đồng thuận, cùng có lợi, minh bạch, tôn trọng chủ quyền của các nước, không can thiệp, tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như quy định và luật pháp của các nước thành viên.
Về tình hình xét nghiệm, từ 23/7-08/9, thực hiện 625.431 xét nghiệm trong tổng số 1.063.656 xét nghiệm Realtime RT-PCR từ đầu dịch (chiếm 58,8%). Hiện nay, tổng số người đã được xét nghiệm là 1.239.174 lượt người.
Về lĩnh vực hợp tác, các Bộ trưởng thống nhất Quan hệ đối tác Mê Công – Mỹ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực là: kết nối kinh tế; quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; an ninh phi truyền thống; và phát triển nguồn nhân lực.
Theo Bộ Y tế, hiện trên thế giới có hơn 250 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có 8 loại tiềm năng nhất đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh những đóng góp của LMI trong thúc đẩy phát triển bền vững và xây dựng Cộng đồng ASEAN và khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác giữa các nước Mê Kông và Mỹ. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh ASEAN đang bước sang giai đoạn mới của tiến trình xây dựng Cộng đồng, Quan hệ đối tác Mê Kông – Mỹ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của tiểu vùng Mê Kông, giúp các nước Mê Kông thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm bắt cơ hội mới và vượt qua thách thức.
Sputnik V là vaccine đầu tiên do Nga sản xuất. Từ ngày 9/9/2020, phía Nga có thể thực hiện tiêm phòng Sputnik V cho khoảng 40.000 tình nguyện viên đăng ký trực tuyến. Việc tiêm phòng gồm 2 liều với khoảng thời gian giữa 2 liều là 21 ngày.
Tại hội nghị, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Mỹ sẽ dành gần 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực Mê Kông, trong đó có 55 triệu USD cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới, 1,8 triệu USD hỗ trợ Uỷ hội sông Mê Kông tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách, và một số dự án về quản lý thiên tai, tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về phát triển khu vực Mê Kông. Thái Anh
Tại Trung Quốc, ngày 7/9, hãng dược Sinova Biotech lần đầu tiên công bố các dữ liệu liên quan kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của vaccine Covid-19 CoronaVac. Ngoài ra, Mỹ cũng đang chuẩn bị sẵn kế hoạch tiếp nhận và phân phối “một lượng hạn chế” 1 hoặc 2 loại vaccine dự kiến ưu tiên miễn phí cho các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, an ninh, nhân viên và người ở các nhà dưỡng lão. Thái Anh
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
KINH TẾ TÀI CHÁNH
10 Philadelphia
Nước ngoài chi tiền cực “khủng” mua cổ phần công ty ông Phạm Nhật Vượng
Thành công của nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam
Sáng nay, cổ phiếu VHM của Vinhomes xuất hiện giao dịch thoả thuận lên tới trên 5.000 tỷ đồng, chủ yếu là giao dịch mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, thanh khoản thị trường tăng sốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, coi thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam.
Thị trường sáng nay (10/9) rung lắc khá mạnh. Dù trạng thái tăng của chỉ số được bảo toàn trong suốt buổi sáng nhưng VN-Index vẫn chưa tiếp cận trở lại được ngưỡng 900 điểm. Chỉ số này hiện ghi nhận tăng 5,67 điểm tương ứng 0,64% lên 894,99 điểm.
Chiều 7/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản. “Chúng tôi luôn đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và những đóng góp to lớn của ngài Abe Shinzo cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua” Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu, sự tin cậy giữa hai nước ngày càng sâu sắc.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,18 điểm tương ứng 0,14% lên 126,11 điểm và vẫn gần như đang quanh quẩn ngưỡng tham chiếu. UPCoMIndex tăng 0,19 điểm tương ứng 0,32% lên 59,02 điểm.
Trong bối cảnh tác động tiêu cực của Covid-19, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời đưa ra quyết sách hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài và bày tỏ vui mừng khi được biết trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản nhận được hỗ trợ đợt đầu của Chính phủ Nhật Bản thì có đến 15 doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Thanh khoản thị trường bứt tốc rất mạnh với khối lượng giao dịch tại HSX lên tới 246,21 triệu cổ phiếu tương ứng 8.418,68 tỷ đồng. Các con số này trên HNX là 22,96 triệu cổ phiếu tương ứng 259,31 tỷ đồng và trên UPCoM là 11,16 triệu cổ phiếu tương ứng 108,81 tỷ đồng.
Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, là những nhà đầu tư nghiêm túc, có trách nhiệm, làm ăn kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, chú trọng bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động. Doanh nghiệp Nhật Bản giữ chữ tín, điều rất quan trọng trong làm ăn kinh doanh.
Sở dĩ khối lượng và giá trị giao dịch trên HSX tăng đột biến là nhờ xuất hiện giao dịch thoả thuận “khủng” tại cổ phiếu VHM của Vinhomes.
Với quyết tâm chính trị cao, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do một Phó Thủ tướng làm tổ trưởng để nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư, đối thoại, xử lý kiến nghị của các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam.
Mã này được sang tay 66,98 triệu cổ phiếu bằng phương thức thoả thuận, giá trị 5.023,27 tỷ đồng. Đồng thời, ở phương thức khớp lệnh, VHM cũng được chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phiếu. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng VHM tổng cộng 65,62 triệu cổ phiếu.
“Tôi đã chỉ đạo mở lại các chuyến bay thương mại tới một số nơi có hệ số an toàn cao, trong đó có Nhật Bản, với quy trình nhập cảnh rút gọn, thuận lợi, vừa bảo đảm an toàn chống dịch, vừa thuận lợi cho kinh doanh” - Thủ tướng nói.
Cổ phiếu VHM của Vinhomes và VIC của Vingroup đang có tác động mạnh nhất lên chỉ số chính VN-Index
Mức giá thoả thuận thấp hơn đáng kể so với giá thị trường. Cụ thể, mức giá thoả thuận VHM là 75.000 đồng trong khi giá VHM đã tiến gần đến 80.000 đồng/cổ phiếu.
Top những cổ phiếu được thoả thuận mạnh nhất thị trường sáng nay
Ngoài VHM ra còn có một số mã khác cũng được thoả thuận khá mạnh sáng nay là VGC với 4,17 triệu cổ phiếu được sang tay, HNG với 3 triệu cổ phiếu.
Bức tranh thị trường sáng nay khả quan với 429 mã tăng, 42 mã tăng trần, áp đảo so với 246 mã giảm và 22 mã giảm sàn. Trong đó, rổ VN30 có ảnh hưởng tích cực với 22 mã tăng giá giúp chỉ số này tăng 5,51 điểm tương ứng 0,67% lên 829,93 điểm. Trong đó, một số mã có mức tăng tốt là SAB tăng 1.400 đồng lên 191.400 đồng; VIC tăng 1.300 đồng lên 91.800 đồng; VHM tăng 1.200 đồng lên 79.800 đồng, VNM tăng 1.100 đồng lên 124.900 đồng. Trogn số này, VIC và VHM là hai mã có ảnh hưởng đáng kể nhất đến VN-Index với tác động lần lượt là 1,23 điểm và 1,13 điểm. Chiều ngược lại, BCM giảm giá xuống 45.300 đồng và lần này lại là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất với VN-Index, tác động tới chỉ số 0,78 điểm. Theo nhóm phân tích tại BVSC, phiên hôm nay, VN-Index dự báo tăng điểm trở lại, tuy nhiên, chỉ số sẽ vẫn gặp khó khăn khi thử thách lại vùng kháng cự 895-905 điểm. Về tổng thể, BVSC vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, giúp thị trường tích lũy thêm xung lực và cũng là cơ hội để tham gia vào các nhóm cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý. Mai Chi
Về phía Nhật Bản, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho hay: Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn và đặc biệt cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước trong tháng này đã minh chứng cho mối quan hệ tin cậy mật thiết ở cấp cao. Đây chính là tài sản vô cùng quý báu trong quan hệ giữa hai nước. Theo Đại sứ, tình hình dịch bệnh Covid19 chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, Việt Nam đã cho thấy những năng lực quản lý rủi ro ưu việt của mình, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi các nước vẫn còn đang chật vật trong phòng, chống dịch Covid-19 thì Việt Nam đã sớm phục hồi. Việt Nam đang được hưởng thụ trực tiếp lợi thế từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. “Có thể nói, các nhà đầu tư trên thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các doanh trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thời gian tới đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, một nơi đầu tư trong điều kiện bình thường mới hậu Covid-19” - Đại sứ Nhật Bản nói và cho biết: Việc mở lại đường bay giữa hai nước, cải thiện việc giải ngân cho các dự án đầu tư công hiện nay sẽ thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao xếp hạng tín dụng của Việt Nam. Ghi nhận và trả lời các vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, không được để chậm trễ. Thủ tướng khẳng định tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của 15 doanh nghiệp Nhật Bản trong đợt đầu tiên được triển khai thuận lợi nhất cũng như chuẩn bị tốt hơn nữa cho các đợt đầu tư tiếp theo. Nhấn mạnh Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng nêu rõ việc thực hiện mục tiêu kép, duy trì sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn như sân bay, bến cảng, dịch vụ logistics, đường bộ cao tốc… cũng như không để mất điện, mất nước ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng, các khu công nghiệp để các doanh nghiệp có vị trí đặt nhà máy ngay. “Chúng tôi sẽ duy trì các cuộc gặp gỡ trực tiếp tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư, từ hải quan đến thuế, đất đai, môi trường, lao động, thủ tục hành chính… Khó khăn đến đâu, chúng ta kịp thời tháo gỡ đến đó. Thủ tướng sẵn sàng gặp các bạn để tháo gỡ khi cần thiết.” - Thủ tướng khẳng định và nhấn mạnh coi thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam. Châu Như Quỳnh
Bãi đậu xe rộng rãi - Nhận Foodstamp và Credit Card
Giá cả hàng hoá lấy số liệu tại Market làm chuẩn, không thông báo trước, nếu món hàng đã bán hết.
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
GIA ĐÌNH
15 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
GIA ĐÌNH
16 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
CHUYỆN VIỆT NAM
17 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
CHUYỆN VIỆT NAM
18 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
AUTOS
19 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
DU LỊCH
20 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
GIẢI TRÍ
21 Philadelphia
Metro Viet News Thứ Sáu, Ngày 18/09/2020
GIẢI TRÍ
22 Philadelphia