3 minute read

Quản lý dịch vụ CNTT theo khung tiêu chuẩn ITIL

Quản lý dịch vụ cntt theo khung tiêu chuẩn

THaNH HoàI – TuấN HIệP ITIL tập hợp các phương pháp tốt nhất về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) đã được triển khai thành công tại nhiểu tổ chức/tập đoàn hàng đầu trên thế giới, tập trung vào việc sắp xếp các dịch vụ CNTT sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh.

Advertisement

các dịch vụ CNTT, cải thiện việc ra quyết định, cải thiện được cấu trúc tổ chức, cải thiện khả năng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ, làm tăng độ hài lòng của khách hàng.

ITSM (Information Technology Service Management) tập hợp các phương pháp quản lý CNTT, hướng con người và các tiến trình của một tổ chức CNTT đến với khách hàng. Lợi ích chủ yếu của ITSM là nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ CNTT tốt hơn, giảm rủi ro trong quản trị CNTT. Mỗi doanh nghiệp có thể quản lý dịch vụ CNTT theo quy trình riêng hoặc theo một trong những khung tiêu chuẩn quốc tế đã được khẳng định như ITIL, COBIT, ISO,… Trong đó ITIL (Information Technology Infrashtructure Library) là khung tiêu chuẩn phổ biến và đáng tin cậy nhất hiện nay (khoảng 80% doanh nghiệp áp dụng). Áp dụng phổ biến nhất hiện nay là ITIL3, bên cạnh đó phiên bản ITIL 4 với nhiều cập nhật được phát triển từ 09/2019 nhằm phù hợp với các xu hướng công nghệ mới nổi như Agile, DevOps, Cloud,....

Tại sao nên áp dụng iTil?

ITIL là một khung tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho các tổ chức/doanh nghiệp hướng dẫn để quản lý dịch vụ CNTT một cách hiệu quả nhất, đảm bảo hoạt động của CNTT bám sát mục tiêu kinh doanh, cụ thể:

ITIL cung cấp các khung hướng dẫn tới các cấp lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong việc tổ chức và vận hành các hoạt động CNTT của doanh nghiệp. Theo đó một “ngôn ngữ” chung được sử dụng làm cầu nối cho tất cả các cán bộ CNTT và cán bộ nghiệp vụ kinh doanh.

Việc áp dụng ITIL giúp vận dụng được cơ sở kiến thức trong ngành ngân hàng toàn cầu để hỗ trợ việc xây dựng cơ chế quản trị CNTT, mang lại sự linh hoạt và giảm thiểu sự lệ thuộc vào bên ngoài.

Khung ITIL được xây dựng trên các nguyên tắc có tính linh hoạt cao và có thể được áp dụng phù hợp với mức độ trưởng thành của quản trị CNTT tại từng giai đoạn. Do đó, doanh nghiệp có thể xây dựng và và điều chỉnh lộ trình triển khai phù hợp cho bất kỳ thay đổi nào trong tương lai. Bên cạnh đó, ITIL cung cấp một phương pháp luận trong công tác quản lý các nguồn lực của tổ chức khi tham gia vào các dịch vụ CNTT; đảm bảo kiểm soát được

quá Trình Triển khai áp dụng iTil Tại bidV

BIDV đã có chủ trương chuẩn hóa việc quản lý hoạt động CNTT, theo các thông lệ quốc tế. Tại chiến lược phát triển CNTT BIDV 20152020, tầm nhìn đến 2030, đã nêu “Áp dụng các tiêu chuẩn Cobit và ITIL trong quản trị CNTT” là một trong những nội dung chiến lược giai đoạn 2015-2020.

Với định hướng đó, BIDV đã áp dụng ITIL3 trong công tác vận hành CNTT từ năm 2016. Theo đó, mô hình hoạt động của Trung tâm CNTT BIDV đã được thay đổi phù hợp để thích ứng với ITIL3, cùng với đó xây dựng các quy trình và trang bị giải pháp quản lý hoạt động vận hành các dịch vụ CNTT của BIDV. Đây là nền tảng cho phép BIDV cải tiến công tác vận hành hiện tại, mở rộng quản lý các hoạt động CNTT khác.

Thời gian tới đây, với định hướng phát triển Ngân hàng số, BIDV sẽ áp dụng ITIL4 để tiếp tục cải tiến và nâng cao chất hượng dịch vụ CNTT trong thời đại số hóa. Phạm vi thực hiện không chỉ là công tác vận hành, mà sẽ được mở rộng tới các lĩnh vực như chuẩn hóa đội ngũ nhân sự về ITIL, quản trị sự thay đổi trong hoạt động CNTT, quản lý toàn trình dịch vụ CNTT.

This article is from: