6 minute read
Cổ phiếu ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng khả quan năm 2022
c ổ p HI ếu N g ÂN H à N g Hữu TH 2022Kỳ vọng tăng trưởng khả quan nămàNH
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của đại dịch Covid-19, song thị trường chứng khoán nước ta vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Chỉ số Vn-index tăng hơn 30%, HNX-Index tăng 125% và UPCOM-Index tăng 50% so với đầu năm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chiếm khoảng 29% vốn hóa thị trường, là một trong những nhóm đóng góp lớn vào sự tăng trưởng ấn tượng của các chỉ số.
Advertisement
Cổ pHIếu tăNg trưởNg NHờ Kết quả KINH DoaNH tHuậN LỢI
Trên thực tế, cổ phiếu ngành Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng từ cuối năm 2020 và kéo dài cho đến đầu tháng 7/2021 nhờ mức lợi nhuận lớn của các ngân hàng. Vào giữa năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều tỉnh/thành rơi vào tình trạng phong tỏa kéo dài để phòng chống dịch, trong đó TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam - khu vực đóng góp gần 50% GDP cả nước - chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Lo ngại trước tình hình phức tạp của dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, áp lực giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng khiến đa phần cổ phiếu ngân hàng phải chịu áp lực điều chỉnh giảm từ 10 - 30% trong quý III/2021. Đến nay, giá cổ phiếu đang ổn định và tích lũy cho chu kỳ mới.
KqKD 9 tháng đầu năm 2021 so với kế hoạch đầu năm của một số NH niêm yết
KẾ HOẠCH ĐẦU NĂM THỰC HIỆN 9 THÁNG NĂM 2021 % Tín dụng % Huy động % TTS PBT % PBT NPLs % Tín dụng PBT (% KH) NPLs
BID 10% - 12% 12% - 15% N/A 13,000 44.0% <1.6% 9.1% 82.6% 1.6% ACB 9.5% 9.0% 10.0% 10,602 10.5% <2% 9.0% 84.6% 0.8% CTG 7.5% 8-12% 6-10% 16,800 -1.6% <1.5% 6.3% 82.8% 1.7% HDB 25.8% 25.3% 25.1% 7,281 25.1% <2% 7.7% 83.6% 1.4% LPB 20.3% 15.0% 16.5% 3,200 31.9% N/A 10.7% 87.6% 1.4% MBB 10-11% N/A 11.0% 13,200 23.5% <1.5% 14.2% 90.0% 0.9% STB 9.0% 9.0% 8.0% 4,000 19.8% <2% 19.2% 81.2% 1.6% TCB 12.0% 14.7% N/A 19,800 25.3% <2% 17.1% 86.4% 0.6% TPB 25.0% 20.0% 21.0% 5,800 32.2% <2% 11.4% 75.8% 1.0% VCB 10.5% 7.0% 5.0% 25,000 8.5% <1% 11.6% 77.2% 1.2% VIB 25.5% 31.0% 31.2% 7,510 29.5% <3% 10.9% 71.1% 2.1% Nguồn: Tài liệu ĐHCĐ các NH niêm yết, BSC Research
Kỳ VọNg tIếp tụC DuY trì
Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong quý III/2021 chỉ đạt mức tăng trưởng 1,0% so với quý II/2021, lũy kế 9 tháng 2021 đạt mức 7,42%, cho thấy phần nào ảnh hưởng của dịch bệnh đến nhu cầu tín dụng trong nước. Tính đến 25/11, sau gần 2 tháng thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế đã tăng trở lại đáng kể, tín dụng toàn hệ thống tăng 10,1% so với đầu năm, tăng 2,2% so với tháng 9/2021. Theo đánh giá của BSC, việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng “sống chung cùng Covid-19” sẽ giúp nhu cầu tín dụng phục hồi trong quý IV/2021 và dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức khoảng 13,0% cho cả năm 2021.
Trong năm 2022, BSC cho rằng nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao (13,0%) nhờ các yếu tố thuận lợi như: tiếp tục hồi phục nền kinh tế sau dịch bệnh; gói hỗ trợ kinh tế lớn trong 2 - 3 năm tới kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh…
Trong quý III/2021, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN),
tăng trưởng tín dụng các NH niêm yết tính đến hết tháng 9 năm 2021
Room tín dụng được cấp cho cả năm của từng ngân hàng
Nguồn: Các NH niêm yết, BSC Research
Dự kiến tăng trưởng q4.2021 Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2022
quy mô giảm lãi suất trong q3.2021 của các NH niêm yết
các ngân hàng đã đồng thuận triển khai các gói giảm lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, người đi vay vốn giảm bớt khó khăn trong thời gian dịch bệnh như BIDV, Agribank, VCB, CTG, MBB,… Mức giảm lãi suất cho vay từ 1,0% - 1,5% cho gần như toàn bộ các khoản vay, thời gian giảm lãi suất từ 01/07/2021 đến 31/12/2021. Các ngân hàng ước tính sẽ giảm một phần thu nhập lãi để hỗ trợ trong cả năm 2021.
Theo nhận định của BSC, việc giảm lãi suất gây tác động tới chỉ số NII nhưng lãi suất huy động trung bình của toàn ngành vẫn được giữ ở mức thấp nhờ giảm chi phí vốn. Chỉ số NIM trong quý III/2021 giảm 20 bps so với quý II/2021, đạt mức 4,0%. Việc NHNN phê duyệt nới room tín dụng cho các ngân hàng
Ngoài ra, chất lượng tài sản của các ngân hàng có suy giảm nhẹ với tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng lên 1,64% vào cuối quý III/2021 từ mức 1,49% vào cuối quý II/2021. Nợ tái cơ cấu toàn hệ thống đã tăng lên 250 nghìn tỷ đồng (2,5% tín dụng hệ thống) vào cuối tháng 11 từ mức 227 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 8. Theo NHNN tỷ lệ bao phủ nợ được các ngân hàng duy trì ở mức cao và đang dần được cải thiện. Một số ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng, và cải thiện mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu như BID, MBB, TCB, VCB,…
Theo đánh giá của BSC, mặc dù dịch Covid-19 gây nên nhiều tác động tiêu cực vào nhu cầu tín dụng cũng như dự phòng của các ngân hàng nhưng không gây nên sự suy giảm quá nhiều lợi nhuận (tính đến hết QIII/2021 các ngân hàng đã hoàn thành 80% kế hoạch kinh doanh của cả năm và trích lập phần lớn các khoản nợ tái cơ cấu cần trích trong năm 2021). Do đó, các Ngân hàng được kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2021 và đạt mức tăng trưởng khoảng 22% trong năm 2022 nhờ tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của Ngân hàng trong 2022 cũng được kỳ vọng sẽ được định giá cao hơn với thời điểm hiện tại, đặc biệt là các ngân hàng có nền tảng quản trị và công nghệ tốt, tăng trưởng tín dụng cao và chủ động trích lập dự phòng tỷ lệ lớn như BID, MBB, TCB, VCB,…
trong quý IV/2021 đã hỗ trợ các ngân hàng sẽ có nền quy mô cho vay cao hơn trong năm 2022. Do đó, NIM trong năm 2022 dự kiến sẽ tăng 35 bps so với năm 2021 do: phục hồi của nền kinh tế giúp tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt tập trung vào nhóm SME và cá nhân với NIM cao; lãi suất cho vay phục hồi sau thời gian hỗ trợ (ước tính hết năm 2021) và tăng cơ cấu CASA trong năm 2022 giúp giảm chi phí vốn.
Nguồn: Các NH niêm yết, BSC Research
Dự báo NIm trong năm 2022
Tính toán theo giá trị trung bình của lãi suất cho vay và huy động trung bình của các DN trong theo dõi của BSC
Nợ xấu được kiểm soát ở mức ~1.6% tỷ lệ bao phủ nợ được cải thiện
Nguồn: Các NH niêm yết, BSC Research Nguồn: BCTC các NH niêm yết, SBV, BSC Research