8 minute read

Phòng ngừa rủi ro cho những “Mùa vàng” tốt đẹp

PHÒNG NGỪA RỦI RO

CHO NHỮNG “MÙA VÀNG” TỐT ĐẸP

Advertisement

THANH BÌNH (thực hiện)

Năm 2022, Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ (PC&KSTT) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động. Là người có nhiều năm gắn bó, tâm huyết với lĩnh vực kiểm tra, pháp chế, ông Từ Quốc Học - Trưởng Khối PC&KSTT - đã chia sẻ về những yêu cầu đổi mới hoạt động, cũng như kinh nghiệm triển khai công tác này tại BIDV.

Ông Từ Quốc Học, Trưởng Khối PC&KSTT BIDV

Ông có thể chia sẻ đôi nét về tình hình thực tế và những đổi mới trong công tác kiểm tra, pháp chế trong thời gian qua?

Trong năm 2022, hoạt động kiểm tra, pháp chế tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn để xây dựng và triển khai các công tác một cách quyết liệt, hiệu quả. Qua thực tiễn triển khai, đã rút ra một số kinh nghiệm, từ đó từng bước đổi mới hoạt động, với một số điểm nhấn đáng chú ý:

Thứ nhất, Việc triển khai kế hoạch kiểm tra toàn hệ thống được thực hiện ngay từ đầu năm với thời gian và phạm vi kiểm tra linh hoạt phù hợp thực tế; công tác Kiểm tra giám sát đảm bảo nguyên tắc thống nhất, toàn diện, tập trung một số vấn đề trọng điểm, những vấn đề mang tính thời sự đang được quan tâm, gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Thứ hai, Coi trọng và tăng cường công tác giám sát rủi ro, công tác chấn chỉnh, cảnh báo sớm; khai thác triệt để thông tin và tính hữu ích của thông tin truyền thông, dữ liệu hệ thống và từ các đơn vị nghiệp vụ; hỗ trợ tích cực cho công tác chuẩn bị kiểm tra trực tiếp từ khâu xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, mẫu kiểm tra đảm bảo rút ngắn thời gian, tăng năng suất, hiệu quả kiểm tra trực tiếp.

Thứ ba, Hình thức triển khai cũng được thay đổi phù hợp với phương pháp kiểm tra; công tác chỉ đạo mang tính hệ thống xuyên suốt, thống nhất rõ ràng trong toàn bộ quá trình thực hiện: từ khâu phát hiện, kiến nghị, đề xuất, quyết định xử lý sai phạm. Đây là một bước tiến quan trọng trong công tác Kiểm tra giám sát năm 2022.

Thứ tư, Hệ thống hóa và tổ chức tốt việc theo dõi, giám sát thực hiện kiến nghị và xử lý sai phạm sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao trật tự, kỹ cương hoạt động của hệ thống.

Thứ năm, Chủ động triển khai toàn diện các mặt hoạt động pháp chế trong điều kiện khối lượng và mức độ phức tạp của hoạt động ngân hàng ngày càng tăng. Tập trung hướng tới mục tiêu tăng cường chất lượng tham mưu về mặt pháp lý của hệ thống trên các mảng công tác chính như: Tư vấn hỗ trợ, xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, hợp tác, cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động nghiệp vụ; Triển khai, phối hợp với các Cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của BIDV...

Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật từ việc đổi mới công tác thời gian qua?

Thông qua những đổi mới trong hoạt động, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, pháp chế tại BIDV đã được nâng cao, giúp phát hiện, răn đe, xử lý kịp thời hành vi vi phạm trong hệ thống. Việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm đã nhận được sự đồng thuận trong toàn hệ thống. Ngoài ra, việc phân định cụ thể vai trò Trưởng đoàn kiểm tra đã tạo được sự tập trung cao trong tổ chức và triển khai, đảm bảo sự chủ động trong việc kiểm soát tất cả các giai đoạn của hoạt động. Chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng cao rõ rệt trong năm 2022, giúp phát hiện và chỉ ra kịp thời nhiều sai phạm, hạn chế trong hoạt động của đơn vị.

Công tác giám sát được thực hiện bài bản, đi vào chiều sâu, phát huy vai trò là công cụ quan trọng phục vụ cảnh báo sớm các rủi ro. Điển hình như các chuyên đề giám sát: cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP; cho vay hỗ trợ y tế; tài trợ dự án điện gió; làm sạch dữ liệu thông tin khách hàng…

Việc tăng cường bước rà soát, đánh giá chất lượng đoàn kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện đã góp phần hạn chế những tồn tại trong hoạt động kiểm tra, từ đó nâng cao chất lượng Biên bản kiểm tra, tạo được sự nhất trí cao giữa đối tượng kiểm tra và cán bộ kiểm tra trong quá trình ký kết và ban hành Quyết định xử lý hành vi vi phạm.

Ngoài triển khai 03 dự án trong Đề án số hóa, năm 2022 toàn Khối PC&KSTT đã được công nhận 04 đề tài nghiên cứu khoa khoa học và 17 sáng kiến. Các đề tài và sáng kiến đã/đang được áp dụng hiệu quả như: Tự động tổng hợp tình hình khắc phục kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra, kiểm toán; Phát triển công cụ phục vụ phân tích dữ liệu; ban hành bộ mẫu tiếng Anh Hợp đồng bảo đảm áp dụng trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài;… Bên cạnh đó, đã tham mưu Ban Lãnh đạo có đề xuất, kiến nghị với NHNN hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch điện tử/số trong lĩnh vực ngân hàng và luật hóa quy định về xử lý nợ xấu; chủ trì xây dựng nhiều bộ Q&A thiết thực, ý nghĩa cho đơn vị trong hệ thống…

Thực hiện tốt chức năng tham mưu, đầu mối phối hợp với Cơ quan quản lý, điều tra các cấp trong quá trình làm việc tại BIDV…Hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện trên 2.000 lượt yêu cầu báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu, trong đó nhiều nội dung liên quan đến các vụ án lớn được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua. Ngoài ra, đã trực tiếp tham gia tố tụng/tranh tụng nhiều vụ án lớn với kết quả tích cực, được Ban Lãnh đạo đánh giá cao…

Bước sang năm mới với những thuận lợi và thách thức đan xen, ông có thể chia sẻ một số dự định và kế hoạch của hoạt động Khối trong năm 2023?

Trong bối cảnh có nhiều biến động, yêu cầu đặt ra cho hoạt động kiểm tra, pháp chế ngày càng cao, Khối PC&KSTT luôn sẵn sàng tâm thế học hỏi sáng tạo để đáp ứng với tình hình mới. Bước sang năm 2023, hoạt động của Khối tiếp tục tập trung các định hướng lớn:

Thứ nhất: Bám sát định hướng, nội dung chỉ đạo của Ban Lãnh đạo trong triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mặt hoạt động góp phần bảo đảm an toàn tài sản và uy tín của BIDV cũng như tài sản của khách hàng.

Thứ hai: Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra năm 2023 theo hướng trọng tâm, hiệu quả, tập trung kiểm tra đối với những hoạt động/lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra vi phạm/tiêu cực; đơn vị phát sinh nhiều đơn thư…

Thứ ba: Nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm tra, nhất là nâng cao chất lượng, tiến độ khắc phục các kiến nghị, kết luận; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với hành vi vi phạm ngay khi phát hiện. Phát huy vai trò, chức năng của đơn vị tham mưu công tác kiểm tra Đảng ủy BIDV, tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm BIDV.

Thứ tư: Tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra giám sát, tư vấn pháp lý, quản lý văn bản chế độ; tập trung dồn lực vào hoạt động kiểm tra trực tiếp và giám sát từ xa, tố tụng/tranh tụng nhằm thường xuyên đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động cũng như bảo đảm thực thi pháp luật tại BIDV.

Thứ năm: Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, quy định phù hợp nội dung và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Luật Thanh tra mới.

Nhân dịp Xuân mới, ông có lời nhắn nhủ gì tới cán bộ làm công tác kiểm tra, pháp chế nói riêng, cán bộ toàn hệ thống nói chung?

Nhân dịp năm mới 2023, thay mặt Khối PC&KSTT, tôi gửi lời chúc “sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng” tới toàn thể cán bộ trong hệ thống; đồng thời gửi lời nhắn: Để có những thành quả lao động ngọt ngào thì công tác phòng ngừa rủi ro phải luôn được quan tâm hàng đầu, anh chị em đang làm công tác kiểm tra, pháp chế tại các đơn vị tiếp tục quyết tâm nỗ lực, sáng tạo, không ngừng để góp phần vào thành công chung của BIDV.

Xin trân trọng cảm ơn Ông!

This article is from: