7 minute read

Nốt nhạc BIDC trong giai điệu Samaki Việt Nam – Campuchia

Nốt nhạc BIDC trong giai điệu Samaki

VIỆT NAM – CAMPUCHIA

Advertisement

VŨ QUANG NĂNG

Năm 2022 là năm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (1967 - 2022). Dấu mốc này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ hai nước. Năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh, đây là nền tảng rất quan trọng để triển khai và hoàn thành thắng lợi kế hoạch chiến lược 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đã được Hội đồng Quản trị BIDV phê duyệt.

THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NỖ LỰC, QUYẾT TÂM LỚN

Về chính trị, năm 2022 đặc biệt quan trọng đối với Campuchia khi nước này đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN, nhiều sự kiện quy mô khu vực và quốc tế đã được tổ chức. Năm 2022, Campuchia cũng tổ chức thành công bầu cử hội đồng xã phường nhiệm kỳ 2022-2027, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia vào giữa năm 2023. Đối với quan hệ Việt Nam - Campuchia, 2022 là năm Hữu nghị, năm diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 55 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong năm này, lãnh đạo cấp cao hai nước bố trí nhiều chương trình làm việc, tổ chức chuyến thăm lẫn nhau. Nhiều Đoàn công tác do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, lãnh đạo các bộ, ngành,

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (tháng 11/2022)

địa phương Việt Nam dẫn đầu làm việc tại Campuchia và ngược lại.

Những năm qua, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế Campuchia, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, du lịch, may mặc, bất động sản. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt… khiến tăng trưởng GDP năm 2020 của nước bạn ở mức âm 3,1%, năm 2022 tuy có phục hồi nhưng vẫn chưa lấy lại đà tăng trưởng như giai đoạn trước khi xảy ra Covid-19. Trong lĩnh vực ngân hàng, ngành ngân hàng Campuchia tiếp tục hoạt động ổn định, với yêu cầu rất cao của cơ quan quản lý trong việc đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng diễn ra khốc liệt với xu hướng chung là gia tăng lãi suất hai đầu, cùng với việc bản thân các ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhất là các sản phẩm số hiện đại. Trong năm 2022, Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã nhiều lần kêu gọi, cho phép các ngân hàng cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thiên tai; tạo điều kiện cho phục hồi sản xuất kinh doanh và tới nay, hơn 20% dư nợ nền kinh tế đã được cơ cấu, giãn nợ.

Trong khó khăn chung, hoạt động của BIDC còn gặp nhiều khó khăn, mức độ đẩy mạnh tăng trưởng quy mô và quản lý chất lượng tín dụng có bị ảnh hưởng. Tuy vậy, với sự hỗ trợ chỉ đạo của

Ban lãnh đạo BIDV/BIDC, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống, BIDC đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Quy mô hoạt động tăng trưởng với tỷ lệ phù hợp: Năm 2022, quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn của BIDC ước tăng khoảng 6-8% so với năm 2021, vừa đảm bảo khả năng tăng trưởng gắn liền với kiểm soát rủi ro, vừa tuân thủ quy định về hệ số an toàn vốn – đây là hạn chế lớn mà BIDC đang tìm các phương án để cải thiện.

ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN

Tới nay, sau hơn 13 năm hoạt động, BIDC là ngân hàng có quy mô lớn tại Campuchia với tổng tài sản đạt khoảng 860 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt gần 640 triệu USD, huy động vốn dân cư đạt khoảng 380 triệu USD, mạng lưới gồm 9 chi nhánh với 430 cán bộ tại các địa bàn kinh tế trọng điểm Việt Nam và Campuchia.

Chất lượng tín dụng được cải thiện mạnh mẽ, vượt chỉ tiêu năm 2022 theo kế hoạch 2021 - 2025 đã được BIDV phê duyệt: Công tác xử lý nợ, nâng cao chất lượng tài sản tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của BIDC trong năm 2022. Theo đó, bằng các biện pháp xử lý khác nhau, tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 của BIDC đã giảm mạnh. Tới cuối 2022, tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 lần lượt còn dưới 1,5% và 6%. BIDC cũng đã xây dựng lộ trình cụ thể, nhằm xử lý dứt điểm một số khoản nợ xấu chủ yếu, tiếp tục lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản và nâng cao quy mô, chất lượng hoạt động của hệ thống.

BIDV tích cực chuyển dịch cơ cấu tài sản và nền khách hàng theo hướng bền vững. Cùng với việc phát triển quy mô, BIDC tiếp tục kiên định tái cấu trúc, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, gia tăng tỷ trọng khách hàng bán lẻ với mức tăng dư nợ bán lẻ bình quân đạt trên 20%/năm, theo đó, dư nợ bán lẻ của BIDC tăng từ 35% tổng dư nợ năm 2019 lên 46% năm 2022. Về huy động vốn, tỷ lệ huy động vốn bán lẻ của BIDC đạt trên 64%/tổng vốn huy động.

Về phát triển sản phẩm dịch vụ gắn với việc chuyển đổi số, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường quảng bá thương hiệu, BIDV đã tập trung đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ngân hàng số, triển khai một số sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường như: mở tài khoản online eKYC (định danh điện tử); Kết nối thanh toán QR Code với hơn 40 ngân hàng tại Campuchia; Sản phẩm chuyển tiền nhanh 24/24 Campuchia - Việt Nam kết nối với 50 ngân hàng thành viên NAPAS... Hơn nữa, với sự hỗ trợ của BIDV, BIDC cũng đang đẩy mạnh hoàn thiện một số sản phẩm có tiềm năng cao tại Campuchia như: sản phẩm gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm online, chuyển tiền quốc tế online, nâng cấp mobile banking …

BIDC tiếp tục khẳng định vai trò đại sứ của BIDV trên nước bạn, thúc đẩy việc kết nối đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia và hoạt động an sinh xã hội tại Campuchia. Nhiều năm qua, BIDC và các hiện diện thương mại BIDV tại Campuchia luôn nỗ lực thúc đẩy hoạt động đầu tư, giao thương và kết nối thị trường tài chính ngân hàng hai nước. Đến nay, BIDC đã thu xếp nguồn vốn và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nhiều dự án lớn của Campuchia, cũng như một số dự án trọng điểm của Việt Nam đầu tư tại Campuchia và phục vụ đa dạng khách hàng dân sinh. Đồng thời, BIDC khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu trong kết nối thanh toán giữa Campuchia - Việt Nam với doanh số thanh toán hai chiều năm 2022 đạt trên 1 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch thương mại hai nước.

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước song, những kết quả đạt được gần đây đã thành nền tảng quan trọng để BIDC đẩy mạnh triển khai quyết liệt hơn nữa các mục tiêu kế hoạch năm 2023 và những năm tiếp theo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chi tiêu kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025 trước thời hạn, đóng góp hơn nữa vào kết quả chung của hệ thống BIDV, sự phát triển kinh tế Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam theo kỳ vọng của Ban lãnh đạo BIDV; đúng như tinh thần “biến nguy thành cơ”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã quán triệt đến các doanh nghiệp Việt Nam tại buổi gặp mặt ở Campuchia vào đầu tháng 11/2022; như thế, BIDC xứng đáng là nốt nhạc hay ngân vang trong giai điệu đoàn kết Samaki Việt Nam - Campuchia.

Đoàn công tác của BIDV do Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú dẫn đầu thăm, làm việc với BIDC (tháng 4/2022)

Thu dịch vụ ròng của BIDC từ năm 2020 tới nay tăng trưởng trung bình trên 20%/năm; năm 2022 đạt gần 3,8 triệu USD. Chênh lệch thu chi, Lợi nhuận trước thuế năm 2022 lần lượt đạt khoảng 13 triệu USD và 2 triệu USD, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.

This article is from: