BRIDGING THE GAP - Khỏa lấp khoảng cách

Page 16


Bridging the gap

Editor/ Chủ biên: Danielle Labbé

Illustrations/ Hình minh họa: Jordan Lapointe

Translation and linguistic revision/ Dịch thuật và hiệu đính ngôn ngữ: Alexandra Laham, Nguyễn Quang Minh, Thọ Thanh Bình

Trình bày/ Layout: Phan Tiến Hậu, Chu Ngọc Huyền

Thiết kế trang bìa/ Cover design: Chu Ngọc Huyền

Printed in Vietnam/ In tại Việt Nam

Published in Vietnam by Thế Giới Publishers

Phát hành tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Thế Giới

Copyright © 2018 Bản quyền

All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, stored in a retrieval system, or transmitted, in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise, without the prior written permission of the publishers/ Tất cả quyền sở hữu được bảo hộ. Không một phần nào của ấn phẩm này có thể được sao chép, lưu trữ trong hệ thống truy xuất hoặc truyền bá, dưới bất kỳ hình thức hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử, cơ khí, sao chụp, ghi âm hoặc những cách khác, khi không có sự cho phép bằng văn bản của đơn vị chủ sở hữu quyền tác giả.

Note: In the following document, maps, graphs, tables, drawings and photos for which no source is indicated were produced by the members of the “Bridging the Gap” research team/ Trong tài liệu sau, những bản đồ, đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và ảnh chụp nếu không ghi chú nguồn thì điều đó có nghĩa là được thực hiện bởi các thành viên của nhóm nghiên cứu “Khỏa lấp Khoảng cách”.

English version in Canada / Phiên bản tiếng Anh tại Canada

ISBN: 978-2-9815234-3-3

Vietnamese version in Vietnam / Phiên bản tiếng Việt tại Việt Nam

ISBN: 978-604-77-5767-1

Gabriel Fauveaud, Francis Labelle-Giroux, Michael Leaf, Frédéric Morin-Gagnon, Doan The Trung, Ta Quynh Hoa, Nguyen Quang Minh, Nguyen Manh Tri, Tran Minh Tung

BRIDGING THE GAP

Towards a better integration of masterplanned new urban areas and urbanised villages

Thế Giới Publishers

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

National University of Civil Engineering

Canada Research Chair in Sustainable Urbanisation in the Global South

BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng

DEPARTMENT OF CIVIL ARCHITECTURE

Faculty of Architecture and Planning

National University of Civil Engineering

The Disaster Resilience and Sustainable Reconstruction Research Alliance

Social Sciences and Humanities Research Council of Canada

Conseil de recherches en sciences humaines du Canada

DANIELLE LABBÉ (Chủ biên)

Gabriel Fauveaud, Francis Labelle-Giroux, Michael Leaf, Frédéric Morin-Gagnon, Doãn Thế Trung, Tạ Quỳnh Hoa, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Mạnh Trí, Trần Minh Tùng

KHỎA LẤP KHOẢNG CÁCH

Hướng tới sự hòa nhập tốt hơn giữa những khu đô thị mới theo quy hoạch tổng thể và các làng xã bị đô thị hóa

About the Authors Đôi nét về các tác giả

Danielle Labbé is Associate Professor of Urban Planning at the University of Montréal (Canada), where she also holds the Canada Research Chair in Sustainable Urbanisation in the Global South. Her research focuses on the interrelations between the production and appropriation of urban space in Vietnam.

Frédéric Morin-Gagnon holds a Master’s degree in Urban Planning from the University of Montréal (Canada). Her thesis focused on the spatial, economic and social relationships between new urban areas and adjacent villages. Having started her professional career, she aims to make cities more inclusive and sustainable both in the developing world and in Australia, where she currently lives.

Francis Labelle-Giroux holds a bachelor’s degree and a master’s degree in planning from the University of Montréal (Canada). Under the supervision of Danielle Labbé, his research focused on flooding vulnerability and adaptation in Hanoi’s peri-urban villages in the context of rapid urbanisation.

Michael Leaf is Associate Professor of Urban Planning at the University of British-Columbia (Vancouver, Canada). His research and teaching focus on urbanisation and planning in cities of developing countries, with particular interest in Asian cities. Since his doctoral research on land development in Jakarta (Indonesia), Dr. Leaf has been extensively involved in urbanisation research and capacity building projects in Indonesia, Vietnam, Thailand, China and Sri Lanka.

Gabriel Fauveaud is Assistant Professor at the Department of Geography and Centre for Asian Studies at the University of Montréal (Canada). He holds a PhD in geography and urban studies from Sorbonne University (France). His current research explores the socio-spatial and socio-political aspects of urban space production in Global South cities. He is particularly interested in real estate, transnational urban planning, urban politics, private stakeholders, informality and spatial justice.

BRIDGING THE GAP I KDTM & urbanised villages

Danielle Labbé là Phó Giáo sư ngành Quy hoạch Đô thị tại Đại học Tổng hợp Montréal (Canada), đồng thời giữ chức Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu của Canada về Đô thị hóa bền vững tại các quốc gia đang phát triển. Lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ qua lại giữa việc tạo lập và chiếm dụng không gian đô thị tại Việt Nam.

Frédéric Morin-Gagnon đạt văn bằng Thạc sỹ về Quy hoạch Đô thị tại Đại học Tổng hợp Montréal (Canada). Luận văn tập trung vào các mối liên hệ về không gian, kinh tế và xã hội giữa các khu đô thị mới và làng xã kề cận. Bắt đầu hành nghề và định hướng đến các đô thị trở nên tích hợp và bền vững hơn tại các quốc gia đang phát triển và tại Úc, nơi hiện đang sinh sống.

Francis Labelle-Giroux nhận văn bằng Cử nhân và Thạc sỹ ngành Quy hoạch tại Đại học Tổng hợp Montréal (Canada). Dưới sự hướng dẫn của Danielle Labbé, hướng nghiên cứu tập trung vào sự tác động của ngập lụt và khả năng thích ứng với điều kiện này tại các làng ven đô ở Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng.

Michael Leaf là Phó Giáo sư ngành Quy hoạch Đô thị tại Đại học Tổng hợp British Columbia (Vancouver, Canada). Giảng dạy và hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề đô thị hóa và quy hoạch đô thị tại các quốc gia đang phát triển, với sự chú ý đặc biệt đến các đô thị Châu Á. Từ sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu tiến sỹ về phát triển đất đai tại Jakarta (Indonesia), tham gia sâu vào nhiều đề tài nghiên cứu đô thị hóa và các dự án xây dựng năng lực tại Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Sri Lanka.

Gabriel Fauveaud là Phó Giáo sư tại Khoa Địa lý và Trung tâm Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Tổng hợp Montréal (Canada). Nhận học vị Tiến sỹ về địa lý và nghiên cứu đô thị tại Đại học Sorbonne (Pháp). Hướng nghiên cứu hiện nay là các khía cạnh xã hội – không gian và xã hội – chính trị của việc tạo lập không gian đô thị tại các thành phố ở những nước đang phát triển. Đặc biệt quan tâm đến bất động sản, quy hoạch đô thị xuyên quốc gia, đời sống chính trị tại đô thị, các thành phần tư nhân tham gia dự án, các hoạt động không theo thể thức và sự bình đẳng về không gian.

Doan The Trung is an experienced architect and senior lecturer – Head of the Department of Civil Architecture – Faculty of Architecture and Planning, National University of Civil Engineering (Hanoi, Vietnam). Awarded a Master’s degree in Architecture by the School of Architecture, University of Laval (Québec, Canada), he is particularly interested in morphological transformation of urban housing and architectural morphology in cities.

Ta Quynh Hoa received her PhD degree in Urban and Regional Planning from the National University of Civil Engineering (Hanoi, Vietnam) and is currently Dean of the Faculty of International Education as well as a senior lecturer at the Faculty of Architecture and Planning – National University of Civil Engineering. Her research interests encompass urban design, urban planning with community participation, urban resilience and urban heritage conservation.

Nguyen Quang Minh obtained his PhD degree in Architecture (specialisation in Ecological/Sustainable Building) from Bauhaus University Weimar (Germany) and currently works as a lecturer and researcher at the Faculty of Architecture and Planning, National University of Civil Engineering (Hanoi, Vietnam). His main research interests include sustainable urban development, green/energy-efficient building, affordable housing and conservation of French colonial architecture.

Tran Minh Tung, after successfully defending his doctoral thesis in Planning and Geography at the University of Toulouse Jean-Jaurès and the National School of Architecture in Toulouse (France) on KDTMs of Hanoi, is currently a lecturer at the Faculty of Architecture and Planning, National University of Civil Engineering (Hanoi, Vietnam) and continues to undertake intensive studies on the KDTM model in the context of urban transition in Vietnam.

Nguyen Manh Tri gained a Master’s degree in Architecture from University of Laval (Canada). Currently, he is a lecturer and researcher at the Faculty of Architecture and Planning, National University of Civil Engineering (Hanoi, Vietnam). His major research interest is history of modern architecture in Asia, especially postcolonial architecture and localisation of Modernism in Vietnam.

Doãn Thế Trung là kiến trúc sư, giảng viên chính và Trưởng Bộ môn Kiến trúc Dân dụng – Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội, Việt Nam). Nhận bằng Thạc sỹ Kiến trúc tại Trường Kiến trúc thuộc Đại học Tổng hợp Laval (Québec, Canada). Quan tâm nghiên cứu lĩnh vực biến đổi hình thái nhà ở tại các đô thị và hình thái học kiến trúc đô thị.

Tạ Quỳnh Hoa nhận bằng Tiến sỹ ngành Quy hoạch Vùng và Đô thị tại Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội, Việt Nam) và hiện là Trưởng Khoa Đào tạo Quốc tế đồng thời là giảng viên chính tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch – Trường Đại học Xây dựng. Hướng nghiên cứu chính bao gồm thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng, đô thị có khả năng chống chịu và bảo tồn di sản đô thị.

Nguyễn Quang Minh đạt học vị Tiến sỹ ngành Kiến trúc (chuyên ngành Xây dựng Sinh thái/Bền vững) tại Đại học Tổng hợp Bauhaus Weimar (Đức) và hiện giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội, Việt Nam). Lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm phát triển đô thị bền vững, công trình xanh/hiệu quả năng lượng, nhà ở có khả năng chi trả và bảo tồn kiến trúc thuộc địa Pháp.

Trần Minh Tùng, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quy hoạch và Địa lý về các KĐTM tại Hà Nội tại Trường Đại học Toulouse Jean-Jaurès và Trường Đại học Kiến trúc Quốc gia Toulouse (Pháp), hiện đang là giảng viên tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch – Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội, Việt Nam) và tiếp tục phát triển các nghiên cứu chuyên sâu về mô hình KĐTM trong bối cảnh biến đổi đô thị tại Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Trí nhận văn bằng Thạc sỹ ngành Kiến trúc tại Đại học Tổng hợp Laval (Canada). Hiện là giảng viên và nghiên cứu viên tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội, Việt Nam). Lĩnh vực nghiên cứu chính là lịch sử kiến trúc hiện đại tại Châu Á, đặc biệt là kiến trúc thời kỳ hậu thuộc địa và địa phương hóa Chủ nghĩa Hiện đại tại Việt Nam. vii KHỎA LẤP KHOẢNG CÁCH I KĐTM & làng xã bị đô thị hóa

* In this book, "Khu đô thị mới" is abbreviated to KĐTM (for Vietnamese text) and KDTM (for English version). Apart from KDTM in the English translation, the authors also use some equivalent words instead, such as "new urban area" or "new town", to avoid repetitions, wherever necessary.

* Trong quyển sách này, chúng tôi viết tắt cụm từ "Khu đô thị mới" là KĐTM (trong bản tiếng Việt) và KDTM (trong bản tiếng Anh). Bên cạnh ký hiệu KDTM trong bản tiếng Anh, nhóm tác giả cũng sử dụng một vài cụm từ tương đương về ngữ nghĩa như "new urban area" hay "new town" để tránh lặp từ quá nhiều khi cần thiết.

Table of Contents Mục lục

Acknowledgement Lời cảm ơn

Introduction Giới thiệu

Hanoi’s KDTMs - A Critical Cartography

Các KĐTM tại Hà Nội - Một nghiên cứu mang tính phản biện qua hệ thống bản đồ

The KDTM of Van Quan - An overview KĐTM Văn Quán - Một góc nhìn tổng thể

The four villages surrounding the KDTM of Van Quan Bốn ngôi làng xung quanh KĐTM Văn Quán

Socio-spatial and socio-economic interactions between the KDTM and old village populations Sự tương tác về không gian - xã hội và kinh tế - xã hội giữa cư dân KĐTM và làng xóm cũ

Prospective scenarios Các kịch bản cho tương lai

Acknowledgement

The research presented in this book was funded with two grants from the Social Science and Humanities Research Council of Canada namely “Case study on the vulnerability and resilience of living environments” (Grant #435-2015-0101) and “Bridging the Gap: New town and village-based urbanisation in Hanoi (Vietnam)” (Grant #430-201600144). The research portion of the two grants that centred on Hanoi was led by Assoc. Prof. Dr. Danielle Labbé, Professor of Urban Planning and Canada Research Chair in Sustainable Urbanisation in the Global South at the University of Montréal. The second project brought together three co-investigators: Dr. Michael Leaf from the School of Community and Regional Planning at the University of British-Columbia (Vancouver), Dr. Ta Quynh Hoa from the Faculty of Architecture and Planning at the National University of Civil Engineering (Hanoi) and Dr. Gabriel Fauveaud from the Department of Geography and International Study Programme at the University of Montréal.

We would like to thank the following organisations, fund providers and people for having made the “Bridging the Gap” project possible and for their support in the preparation of this book:

- The Disaster Resilience and Sustainable Reconstruction Research Alliance for generously funding one of the Master’s students involved in the project and supporting field research activities, along with the organisation of the prospective workshop in Hanoi through two of its research grants: “Études de cas sur la vulnérabilité et la resilience des milieu de vie” (SSHRC Insight Grant #435-2015-0101), and the FRQSC Team Grant “Controverses théoriques et pratiques liées à la vulnérabilité, la résilience et la reconstruction durable”.

- Assoc. Prof. Dr. Pham Hung Cuong, Dean of the Faculty of Architecture and Planning, Dr. Ta Quynh Hoa, Dean of the Faculty of International Education and the whole research group and administrative team at the National University of Civil Engineering for their hospitality and for their enthusiastic support throughout the “Bridging the Gap” research project.

- Mr. Le Tuan Dzung, Director of PMU1 - Housing and Urban Development Cooperation (HUD) for providing all the required the documents and plans of the KDTM of Van Quan and introducing us to the role of HUD in housing and new urban development projects in Vietnam.

- Mr. Trieu Dinh Tam, Vice President of Tan Trieu Commune, for his great support in research surveys and document collection.

- Dr. Pham Quynh Huong and Ms. Nguyen Hong Van for their invaluable support as research assistants, cultural interpreters and guides in the field.

- The team of architecture students at the National University of Civil Engineering: Ta Thuy Hong, Pham Huu Khanh, Nguyen Thi Thanh Hoa, Nguyen Viet Dzung and Nguyen Quynh Anh for their effort and dedication in data collection throughout the Spring and Summer 2017.

- The organisers of and participants in the “Bridging the Gap” Workshop held in Hanoi in May 2018.

Lời cảm ơn

Đề tài nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách này được tài trợ bằng hai khoản kinh phí từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn của Canada: “Trường hợp nghiên cứu về tính dễ bị tác động và khả năng chống chịu của môi trường sống” (Khoản tài trợ số 435-2015-0101) và “Khỏa lấp khoảng trống: Khu đô thị mới và đô thị hóa làng xã ở Hà Nội (Việt Nam)” (Khoản tài trợ số 430-2016-00144). Phần nghiên cứu của hai khoản kinh phí tài trợ chủ đề về Hà Nội được dẫn dắt bởi PGS. TS. Danielle Labbé, chuyên gia ngành Quy hoạch Đô thị và Trưởng nhóm Nghiên cứu Canada về Đô thị hóa Bền vững trong Mạng lưới Global South tại Đại học Tổng hợp Montréal. Dự án thứ hai quy tụ ba đồng nghiên cứu viên: TS. Michael Leaf đến từ Khoa Quy hoạch Vùng và Cộng đồng tại Đại học Tổng hợp British Columbia (Vancouver), TS. Tạ Quỳnh Hoa đến từ Khoa Kiến trúc và Quy hoạch tại Đại học Xây dựng (Hà Nội) và TS. Gabriel Fauveaud đến từ Bộ môn Địa lý và Chương trình Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Tổng hợp Montréal.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn những tổ chức, nhà tài trợ và cá nhân sau vì đã tạo điều kiện để dự án “Khỏa lấp Khoảng cách” được thực hiện có kết quả và sự hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị cuốn sách này:

- Liên minh Nghiên cứu Tái thiết Bền vững và Chống chịu Thảm họa vì đã tích cực tài trợ cho một trong số cao học viên có liên quan đến đề tài và tham gia vào dự án và đã trợ giúp các hoạt động nghiên cứu tại hiện trường, cùng với việc tổ chức xưởng thiết kế sau đó tại Hà Nội thông qua hai trong số các khoản kinh phí nghiên cứu: “Nghiên cứu trường hợp về tính dễ bị tác động và khả năng chống chịu của môi trường sống” (Gói nghiên cứu chuyên sâu số #435-2015-0101 của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn), và Gói nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Vùng Québec về Xã hội và Văn hóa cho đề tài “Thảo luận lý thuyết và thực tiễn hướng tới tính dễ bị tác động, khả năng chống chịu và tái thiết bền vững”.

- PGS. TS. Phạm Hùng Cường, Trưởng Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, TS. Tạ Quỳnh Hoa, Trưởng Khoa Đào tạo Quốc tế và cả nhóm nghiên cứu cùng với bộ phận hành chính tại Đại học Xây dựng vì lòng hiếu khách và sự hỗ trợ đầy nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện dự án nghiên cứu “Khỏa lấp Khoảng cách”. - Ông Lê Tuấn Dũng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án số 1 – Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) vì đã cung cấp tất cả các tài liệu và bản vẽ mặt bằng của KĐTM Văn Quán theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu và giới thiệu cho nhóm vai trò của HUD trong các dự án xây dựng nhà ở và phát triển đô thị mới tại Việt Nam.

- Ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch xã Tân Triều, vì đã hỗ trợ đắc lực trong việc khảo sát nghiên cứu và thu thập tài liệu.

- TS. Phạm Quỳnh Hương và Cô Nguyễn Hồng Vân vì sự đóng góp quý báu với tư cách là trợ lý nghiên cứu, phiên dịch về văn hóa và hướng dẫn đi khảo sát hiện trường.

- Nhóm sinh viên kiến trúc tại Đại học Xây dựng gồm Tạ Thúy Hồng, Phạm Hữu Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hoa. Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Quỳnh Anh vì đã nỗ lực và tận tâm trong việc thu thập dữ liệu suốt mùa Xuân và mùa Hè năm 2017.

- Những người tổ chức và tham gia vào Xưởng thiết kế “Khỏa lấp Khoảng cách” được tổ chức tại Hà Nội tháng 5 năm 2018.

Photo 1: Panorama of the KDTM of Van Quan in 2019
Ảnh 1: Toàn cảnh KĐTM Văn Quán năm 2019
Source/ Nguồn: Phan Tiến Hậu

Section

Introduction Giới thiệu

The peri-urban landscape of developing Southeast Asia is undergoing profound transformations. These changes are typified by the functional and spatial expansion of urban areas into rural territories and often go well beyond established city boundaries. In the process, formerly agrarian places surrounding fastgrowing agglomerations such as Hanoi, on which this book focuses, have become dynamic sites of encounter between urban and rural built forms, activities, and ways of life. The resulting urban formations belie conceptions of a neat cleavage between city and countryside, such as those derived from the EuroAmerican experience (see for instance, McGee and Robinson, 1995).

Cảnh quan vùng ven đô của các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á đang trải qua những sự chuyển đổi sâu sắc. Những thay đổi này được điển hình hóa bằng việc mở rộng chức năng và không gian của các khu đô thị, tiến sâu vào các vùng nông thôn, và thường vượt quá xa các ranh giới đô thị được thiết lập. Trong quá trình này, những vành đai đất canh tác bao quanh các vùng đô thị rộng lớn như Hà Nội, vấn đề mà cuốn sách tập trung phản ánh, đã trở thành các khu vực đầy năng động do có sự giao hội nhiều luồng phát triển, giữa các công trình xây dựng cùng những hoạt động cũng như lối sống kiểu thành thị và kiểu nông thôn. Sự hình thành các khu đô thị - là kết quả của quá trình trên - cho thấy những sai lầm trong nhận thức về một sự phân tách tưởng chừng như mượt mà êm thấm giữa đô thị và nông thôn, chẳng hạn như những sai lầm phát sinh theo kinh nghiệm Âu - Mỹ (tham khảo tài liệu chẳng hạn như của McGee và Robinson, 1995).

An important manifestation of this urban dynamic in the densely populated wet-rice growing regions of Southeast Asia, including the region of Hanoi, is the village-based urbanisation of vast zones surrounding large cities (or “peri-urban” areas). Since at least the 1980s rural settlements on the periphery of the Vietnamese capital have progressively transformed into urban or quasi-urban places with limited geographical relocation of their populations. In contrast to the conventional citybased urbanisation process dominated by rural-urban migration, the erstwhile rural populations living around Hanoi have expanded the role of non-agricultural work, adopted urban settlement patterns and housing forms, along with what might be termed ‘urban’ ways of life, without leaving their place of residence or, at least, without leaving it permanently (Labbé 2014; Nguyen Van Suu 2009; DiGregorio 2001; Fanchette 2011).

Village-based urbanisation has brought important benefits to Hanoi’s peri-urban households and, more broadly, to its rapidly urbanising society and economy. Most importantly, this in situ urbanisation process absorbed the labour of millions of underemployed and low-skilled peasants released by the breaking down of agricultural cooperatives (1981-1988). This alleviated the pressure created by rural-to-urban migration on municipal administrations which have long struggled to provide their populations with decent housing, services, infrastructure and jobs. By moving back and forth between ‘rural’ and ‘urban’ occupations, peri-urban populations have further tempered the pace of changes associated with the urban transition (DiGregorio 2001; Fanchette 2011, 2015).

Một biểu hiện rõ nét của tăng trưởng đô thị mạnh mẽ trong

các khu vực canh tác lúa nước đông dân ở Đông Nam Á, bao

gồm cả Hà Nội, là quá trình đô thị hóa làng mạc diễn ra trong

các khu vực rộng bao quanh một số thành phố lớn (hoặc gọi

là các vùng ven đô). Ít nhất là từ những năm 1980, các điểm

quần cư nông thôn ngoại vi Hà Nội đã liên tục biến thành đô

thị hoặc một dạng thức gần giống đô thị với khả năng tái định cư hạn chế cho cư dân trong khu vực. Đối lập với quá trình đô thị hóa các thành phố vốn dĩ đã quá quen thuộc, bị chi phối bởi

sự dịch cư từ làng quê ra thành phố, những cộng đồng cư dân nông thôn trước kia đang sinh sống quanh Hà Nội đã mở rộng vai trò của mình trong các công việc phi nông nghiệp, chấp nhận một số mô hình quần cư và nhà ở kiểu đô thị, cùng với thứ tạm coi là lối sống “đô thị”, mà không phải rời bỏ quê hương bản quán, hoặc ít nhất là không rời bỏ nơi đó vĩnh viễn (Labbé 2014; Nguyễn Văn Sửu 2009; DiGregorio 2001; Fanchette 2011).

Đô thị hóa làng xã đã đem lại những lợi ích cho các hộ gia đình ở khu ven đô Hà Nội và, trên một bình diện rộng hơn, là cho xã hội và nền kinh tế đang trên đà đô thị hóa nhanh chóng. Điều quan trọng nhất là quá trình đô thị hóa tại chỗ này đã thu nhận nguồn lao động dôi dư - từ sự giải thể các hợp tác xã (trong thời gian 1981 - 1988) - với số hội viên lên đến hàng triệu người vốn là những nông dân thiếu công ăn việc làm và không được trang bị những kỹ năng cần thiết. Điều này đã giảm nhẹ áp lực lên bộ máy quản lý đô thị do sự dịch cư từ nông thôn ra thành phố gây ra, mà hệ thống này phải phấn đấu rất vất vả mới cung ứng nhà ở đạt yêu cầu chất lượng, các dịch vụ, hạ tầng và việc làm cho cư dân. Bằng việc chuyển đổi qua lại giữa nghề nghiệp mang tính nông thôn và thành thị, cư dân vùng ven đô đã kìm giữ được tốc độ biến đổi liên quan đến sự chuyển dịch đô thị (DiGregorio 2001; Fanchette 2011, 2015).

Around Hanoi, as in many other densely settled regions of developing Southeast Asia, the villagebased urbanisation process has however recently been confronted with a new, exogenous, and highly intrusive form of peri-urban space production: the massive development of so-called “new towns” or “new urban areas” as this model of urban development is known in Vietnam. KDTMs refer to large-scale land redevelopments dominated by the residential function, but which can also include commercial spaces, highrise office towers, private amenities (e.g., schools and medical clinics), and exclusive recreational spaces (e.g., gyms). In Vietnam as in the rest of the region, these projects are mainly developed for profit by corporate actors (both public and private). These new residential environments are mainly geared towards the rising professional and middle-classes, although some of them include resettlement and social housing (Harms 2016; Labbé 2014: chap 4; Labbé and Boudreau 2015; Douglass and Huang 2007).

New urban areas: Vectors of Urban Dualism?

The adoption of planning policies fostering the production of new towns in peri-urban areas is not unique to Vietnam. What we might call a “new town movement” began about three decades ago in Indonesia and has since then spread to the rest of Southeast Asia (Philips and Yeh 1987). In official discourse this policy orientation is justified by the purported ‘need’ to produce orderly, modern urban spaces, and to sustain national construction industries as part of larger economic development programmes (Shatkin 2011).

Xung quanh Hà Nội, cũng như nhiều khu vực đông dân khác trong vùng Đông Nam Á, quá trình đô thị hóa làng xã gần đây phải đối mặt với sự xuất hiện của một loại hình không gian mới mang tính ngoại sinh và xâm lấn ở mức độ cao tại các khu vực ven đô: sự phát triển ồ ạt của các thực thể được gọi là “khu đô thị mới”, khi mô hình phát triển đô thị này bắt đầu được biết đến ở Việt Nam. Các KĐTM này là sự tái phát triển đất đai trên quy mô lớn với chức năng chủ đạo là cung cấp không gian ở và đi kèm những không gian thương mại, tháp văn phòng, tiện ích tư nhân (trường học và bệnh viện) cùng không gian giải trí (phòng tập thể thao). Tại Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực, những dự án này chủ yếu được phát triển vì lợi nhuận bởi các tập đoàn công ty (cả công và tư). Những khu ở mới này đa phần hướng đến các tầng lớp thượng lưu và trung lưu đang gia tăng về số lượng, cho dù một vài dự án trong số đó có kết hợp nhà ở xã hội và tái định cư (Harms 2016, Labbé 2014: chương 4; Labbé và Boudreau 2015; Douglass và Huang 2007).

Các KĐTM: Mũi tên định hướng của Thuyết Nhị nguyên Đô thị?

Việc phê chuẩn các chính sách quy hoạch hỗ trợ sự hình thành của những KĐTM tại vùng ven đô không chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Điều mà chúng ta có thể gọi là “trào lưu KĐTM” bắt đầu

cách đây ba thập niên ở Indonesia và từ đó đến nay đã lan ra

các quốc gia khác tại Đông Nam Á (Philips và Yeh 1987). Trong các văn bản chính thức, việc định hướng chính sách này được biện minh bằng “nhu cầu” có chủ định nhằm tạo lập các không gian đô thị hiện đại, quy củ và duy trì ngành công nghiệp xây dựng như là một hợp phần của các chương trình phát triển kinh tế quy mô lớn (Shatkin 2011).

For nearly three decades, national and municipal governments in Southeast Asia (including Vietnam) have encouraged the development of these marketoriented, master-planned communities on the periphery of large urban centres. Planning policies continue to support the development of new towns as a means to create modern orderly urban spaces and support the real estate and construction industry despite the concerns repeatedly expressed by urban specialists about the short-term and long-term impacts of this model of urban development (e.g., Connell 1999; Firman 2004; Ortega 2012; Shatkin 2008). These scholars argue that the bright urban future promised by new towns may hide a highly uneven distribution of their benefits (and costs) across rapidly urbanising territories and societies (see for instance Percival and Waley 2012; Firman 2000; Douglass 2008).

There is little doubt that the raft of environmental, economic, social, and cultural changes brought about by new towns negatively affects the social groups living and working around these projects (villagers, migrants, suburbanising dwellers, etc.). These negative impacts are closely related to the destabilisation of pre-existing socio-economic and socio-spatial dynamics in periurban areas. The literature identifies four processes primarily responsible for this destabilisation:

• First, and perhaps most disruptive, are land acquisition and population displacement operations. In Vietnam, as in the rest of Southeast Asia, affected populations are often poorly or insufficiently compensated for their land, particularly in cases of unclear or informal land titles. Resettlement further contributes to a reshuffling of social networks which lead to the deterritorialisation of local communities;

Sau gần ba thập niên, các chính quyền quốc gia và chính quyền

đô thị tại Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đã khuyến khích

sự phát triển của những cộng đồng dân cư định hướng theo thị trường và được quy hoạch tổng thể tại các khu vực ngoại vi

của những vùng đô thị lớn. Các chính sách quy hoạch tiếp tục

hỗ trợ sự phát triển của những KĐTM như là một phương tiện nhằm mục đích tạo nên nhiều không gian đô thị hiện đại và có trật tự, và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản cũng như ngành công

nghiệp xây dựng, bất chấp những quan ngại mà các chuyên gia

nghiên cứu đô thị nhiều lần bày tỏ liên quan đến các tác động

ngắn hạn và dài hạn của loại hình phát triển đô thị này (ví dụ Connell 1999; Firman 2004; Ortega 2012; Shatkin 2008). Những học giả này lập luận rằng tương lai xán lạn mà các KĐTM hứa hẹn đem lại có thể tiềm ẩn sự phân bổ lợi ích (và chi phí) rất không đồng đều trên cả vùng lãnh thổ và các cộng đồng dân cư đang trên đà đô thị hóa nhanh chóng (tham khảo các tài liệu, chẳng hạn như của Percival and Waley 2012; Firman 2000; Douglass 2008).

Đây đó có một vài mối nghi ngại về sự tích tụ những biến đổi về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa do các KĐTM gây ra sẽ tác động tiêu cực đến những cộng đồng xã hội sinh sống và làm việc quanh các dự án này (dân làng, người di cư, cư dân phụ cận đô thị, …). Những tác động không mấy tích cực này liên quan mật thiết đến sự mất ổn định của các động lực kinh tế - xã hội và không gian - xã hội sẵn có tại nhiều vùng ven đô. Một số tài liệu nghiên cứu xác định rõ bốn quá trình sau gây ra sự mất ổn định này:

• Đầu tiên, và có lẽ là yếu tố có tác động xáo trộn lớn nhất, là việc thu hồi đất và các đợt di dời dân cư. Ở Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, những cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng thường chỉ được đền bù một khoản rất nhỏ so với giá trị thực của các khu đất của họ bị trưng dụng, nhất là trong trường hợp đất không có nguồn gốc rõ ràng hoặc phi chính thức. Việc tái định cư góp phần gây ra sự xáo trộn

Figure 1.1: High-rise residential building complex of Muong Thanh located within the KDTM of

Hình

Tổ hợp chung cư cao tầng Mường Thanh trong KĐTM Linh Đàm

• Second, and as a consequence of the above, the loss of land threatens the continuation of old incomeearning activities, which can also act as the foundation of personal and community identity. This problem is particularly acute in the case of agricultural land conversions. It is also compounded by insufficient compensation and the weakness of agrarian labour retraining programmes put in place by governments to palliate the loss of livelihoods;

• Third, large land redevelopments negatively affect pre-existing communities through environmental and bio-physical degradation - for instance, with regard to flood control or solid waste management;

• Fourth are the changes that follow the commercialisation of projects and the influx of wealthy urban dwellers into peri-urban zones. These changes include the increased influence of urban market forces (such as a steep increase in land prices), the intensification of road traffic, and the diffusion of new ‘urban ways of life’ in erstwhile (yet rapidly changing) rural zones.

• Thứ hai, và là hệ quả của điều đã đề cập đến ở trên, là việc mất đất khiến các hoạt động duy trì thu nhập khó có thể tiếp tục, và các hoạt động sinh kế này đóng vai trò như là nền tảng của những đặc trưng mang tính cá thể cũng như quần thể. Điều này

đặc biệt gay gắt trong chuyển đổi đất nông nghiệp. Vấn đề này

được dàn xếp bằng việc đền bù không thỏa đáng và sự yếu kém

của các chương trình tái đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp

được tổ chức tại chỗ bởi các cấp chính quyền nhằm khắc phục hậu quả của việc người dân mất các nguồn sinh kế;

• Thứ ba, các dự án tái phát triển đất đai quy mô lớn ảnh hưởng không tốt đến những cộng đồng dân cư hiện hữu qua sự suy thoái môi trường cũng như tác động đến quá trình sinh - vật lý của khu vực, như kiểm soát ngập lụt hoặc quản lý chất thải rắn;

• Thứ tư là những biến đổi theo sau quá trình thương mại hóa của các dự án và việc giới nhà giàu nội đô đổ xô tới các khu vực ven đô. Những thay đổi này gồm cả tầm ảnh hưởng mạnh hơn của các nguồn lực thị trường đô thị (chẳng hạn như sốt giá đất), sự gia tăng của giao thông đường bộ, sự phổ biến của “lối sống đô thị kiểu mới” tại những nơi trước đây từng là làng quê (nhưng nay đã thay đổi chóng mặt).

Linh Dam
1.1:

These four broad negative externalities underpin the literature’s severe critique of new towns’ impact on the formation of new peri-urban space in Southeast Asia. This critique centres on the idea that new towns and other large land redevelopments contribute to the socio-spatial fragmentation of peri-urban zones and, incidentally, to the formation of socially and environmentally unsustainable metropolitan structures characterised by what has been called urban dualism’— i.e., a socio-economic and a socio-spatial split in emerging urban territories, economies, and societies. As the argument goes, urban and metropolitan zones become polarised between ‘modern,’ planned enclaves inhabited by middle-class and upper-middle-class households employed in the formal sector and more ‘traditional,’ unplanned zones (called urban villages, slums, or indigenous settlements) inhabited by lowincome groups mainly employed in the informal sector.

Bốn yếu tố ngoại cảnh tác động tiêu cực trên diện rộng như

đã trình bày củng cố vững chắc thêm những bài viết phê phán

mạnh mẽ của giới nghiên cứu về tác động của nhiều KĐTM đến

việc hình thành các không gian ven đô tại khu vực Đông Nam Á. Sự phê phán này tập trung vào luận điểm mà theo đó các KĐTM và những dự án tái phát triển đất đai trên quy mô lớn gây nên sự phân tán về không gian - xã hội của các vùng ven đô và, cũng thật ngẫu nhiên, ảnh hưởng tới sự hình thành những cấu trúc đô thị kém bền vững về xã hội và môi trường, được

đặc trưng bởi “tính nhị nguyên đô thị” - ví dụ như sự phân tách về kinh tế - xã hội và không gian - xã hội tại các khu vực đô thị, trung tâm kinh tế và cộng đồng xã hội mới hình thành. Khi tiếp nối luận điểm này, những khu đô thị trở nên phân cực: một bên mang tính “hiện đại” được quy hoạch thành từng biệt khu dành cho các hộ dân thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu làm việc trong một vài lĩnh vực kinh tế chính thức và một bên thiên về “truyền thống” - những khu không được quy hoạch (được gọi là làng đô thị, khu ổ chuột hoặc các cộng đồng dân cư bản địa), nơi sinh sống của một số nhóm dân cư thu nhập thấp làm việc trong các lĩnh vực kinh tế phi chính thức.

With this in mind, new town developments such as the KDTM of Vietnam are seen as reinforcing a ‘dualistic structure’ in peri-urban zones through two interconnected processes. First, master-planned communities aimed at middle- and upper-income groups polarise social classes by creating sealed-off, premium enclaves of consumption and residence. At the same time, large land redevelopments contribute to the marginalisation of lower-income populations living in the surrounding ‘unplanned’ settlements by destabilising their livelihoods and social networks, pricing them out, or even physically excluding them from the urban services and amenities available in the new town (Firman 2004; Douglass 2008; Hudalah et al. 2007: 506-7).

The need to understand peri-urban populations’ vulnerabilities and resilience

The critiques of new towns development discussed above are important. The issues of social cohesiveness, social justice, and environmental equity to which they point need to be taken seriously during this period of accelerated urban growth. Vietnamese planning authorities cannot indeed ignore the destructuring of local socio-economic dynamics and the sociospatial divide triggered by the construction and commercialisation of new urban integrated compounds in peri-urban areas. Yet, in order to act appropriately on the problems raised in the scholarly literature, both governments and planning agencies need more detailed empirical research on the complex interactions that new towns have with the increasingly diversified territories and populations surrounding them, and on the long-term process of change that follows from their construction.

Khi để tâm đến điều này, những dự án mới về phát triển đô thị như sự hình thành các KĐTM của Việt Nam được nhìn nhận là sự củng cố một cấu trúc mang tính nhị nguyên tại các khu vực ven đô, thông qua hai quá trình có sự gắn kết. Thứ nhất, các cộng đồng dân cư được quy hoạch tổng thể hướng đến những đối tượng trung lưu và thượng lưu khiến xã hội phân hóa thành các giai tầng, bằng cách tạo ra một số khu ở biệt lập hạng sang trong đó có sự cư trú và tiêu thụ. Đồng thời, việc tái phát triển đất đai trên quy mô lớn góp phần gạt các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sinh sống trong những khu vực không được quy hoạch xung quanh ra bên lề xã hội, khiến nguồn sinh kế của họ giảm sút và liên kết xã hội mất đi tính ổn định, thậm chí không cho họ tiếp cận nhiều dịch vụ và tiện ích đô thị

cung cấp trong các KĐTM (Firman 2004; Douglass 2008; Hudalah và cộng sự 2007: 506-7).

Nhu cầu tìm hiểu đặc tính dễ bị tác động và sự thích ứng của dân cư ven đô

Như đã đề cập ở trên, những ý kiến phản biện về sự phát triển của các KĐTM có ý nghĩa quan trọng. Các vấn đề gắn kết xã hội, bình đẳng xã hội và công bằng về môi trường mà những ý kiến đó chỉ ra cần được xem xét nghiêm túc trong thời kỳ tăng tốc phát triển

đô thị. Các cơ quan chức năng về quy hoạch của Việt Nam thực

sự không thể làm ngơ trước sự suy kiệt của những nguồn lực kinh

tế - xã hội tại địa phương cùng sự chia tách về mặt không gian -

xã hội được kích hoạt bởi việc xây dựng và thương mại hóa các

KĐTM tích hợp chức năng tại vùng ven đô. Tuy nhiên, để hành

động một cách thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề được nêu lên trong tài liệu nghiên cứu của một số chuyên gia, cả hai đơn vị có liên quan là các cấp chính quyền và cơ quan chuyên trách quy hoạch cần nhiều nghiên cứu chi tiết theo lối thực nghiệm về sự tương tác phức hợp mà các KĐTM thiết lập với những khu vực và cộng đồng dân cư xung quanh ngày càng đa dạng, và nghiên cứu cả quá trình biến đổi lâu dài theo sau, phát sinh từ

Figure 1.2: The KDTM of Mo Lao (Ha Dong District) Hình 1.2: KĐTM Mỗ Lao (Quận Hà Đông)

Thus far, studies on the local impacts of these large-scale land redevelopments in Vietnam have mainly focused on the fate of peasants and on the social conflicts emerging during the land acquisition process. While these are important issues, by focusing primarily on the first steps in the implementation of projects, the existing scholarship has left unattended the transformations that follow from the conversion of farmland to urban uses and the coping mechanisms deployed in the longer term by local communities, institutions and governments, once the new urban place is built and inhabited. The scholarship discussing the socially segregative impacts of KDTMs in Vietnam’s emerging metropolitan regions also presents shortcomings. Most importantly, existing studies tend to overlook how the new living environments built by developers on the edge of cities are grounded in their specific context, how these places evolve over time, and how they might be transformed by, and perhaps even absorbed by the urban collectivity onto which they are grafted.

As a result, we still have a very limited understanding of the relationship between the multiple processes of changes that follow from the construction of new suburban neighbourhoods in peri-urban Vietnam. Little is known, for instance, about the ways in which peri-urban households recover (or not) from the loss of access to agricultural land, about how they adapt (or not) to the commercialisation of new urban space in their locality, about their perceptions and reactions to the reshuffling of socio-economic relations that occurs as large numbers of middle-class dwellers settle in their vicinity and, perhaps more importantly, about their capacity (or lack thereof) to take advantage of the opportunities that arise from this new urban space and population. In short, we have a very limited understanding of the various interactions between new towns and urbanised villages over time.

Cho đến nay, công trình nghiên cứu về những tác động tại chỗ

của các dự án tái phát triển đất đai với quy mô lớn ở Việt Nam

chủ yếu chỉ tập trung vào số phận của nông dân và những mâu

thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình thu hồi đất đai. Chủ yếu

tập trung vào những bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện

các dự án, việc nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xem xét những

biến đổi diễn ra sau đó, từ đất nông nghiệp chuyển sang những

mục đích sử dụng cho đô thị và bộ máy thượng tầng được thiết

lập trong kế hoạch quản lý dài hạn bởi cộng đồng dân cư, cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương, một khi KĐTM được

xây dựng và đưa vào sử dụng, trong khi đó lại là những vấn đề quan trọng. Việc bàn luận các tác động gây nên sự phân tách xã hội trong nhiều KĐTM ở các đô thị lớn đang xuất hiện tại

Việt Nam cũng cho thấy những khiếm khuyết. Điều quan trọng nhất là những nghiên cứu hiện có dường như bỏ qua cách thức thiết lập các loại hình cư trú mới được xây dựng bởi chủ đầu tư tại ngoại vi đô thị trong từng bối cảnh cụ thể, những khu vực này phát triển theo thời gian như thế nào, và sẽ được chuyển đổi hoặc bị sáp nhập ra sao khi bản thân chúng được gắn vào thực thể đô thị.

Do đó, sự hiểu biết của chúng ta hãy còn hạn hẹp về mối quan hệ giữa nhiều quá trình biến đổi diễn ra đồng thời sau khi những khu ở kiểu đô thị mới hình thành tại các vùng ven đô tại Việt Nam. Ví dụ như ít ai biết cách thức các hộ dân ở vùng ven đô khôi phục cuộc sống như thế nào (được hay không) sau khi mất đất nông nghiệp, họ thích ứng hay không thích ứng

được với sự thương mại hóa không gian đô thị trong khu ở của

mình, nhận thức và phản ứng của họ ra sao về sự xáo trộn các

mối quan hệ kinh tế - xã hội khi một số lượng lớn cư dân thuộc

tầng lớp trung lưu dọn đến ở tại nơi họ đang sinh sống, và có

lẽ quan trọng hơn cả là năng lực (đủ hoặc thiếu khả năng) tận

dụng các cơ hội nảy sinh từ KĐTM và những cư dân mới chuyển tới. Nói một cách ngắn gọn, chúng ta chưa biết nhiều về một mối tương tác đa dạng giữa KĐTM và các làng xóm bị đô thị hóa theo thời gian.

This book begins to fill this gap. While we acknowledge that the construction of KDTMs is drastically altering Hanoi’s peri-urbanisation process, we have tried to move beyond the dramatic visual impact of large thoroughfares, residential high-rise buildings, and bigbox stores rising out of paddy fields. At a deeper level, we apprehended the construction and occupation of new towns on the edge of Hanoi as an opportunity to learn from the actual, lived experience of peri-urban populations affected by them, and to formulate policies and planning strategies to integrate these projects in their peri-urban milieu based on the actual responses (resistance, adaptations, appropriation, etc.) of local communities and institutions. The main questions that guided our exploration were:

Cuốn sách này bắt đầu khỏa lấp khoảng trống đó. Trong khi chúng ta ghi nhận rằng việc xây dựng các KĐTM đang làm thay đổi nhanh chóng quá trình đô thị hóa vùng ven đô của Hà Nội, chúng ta đã nỗ lực vượt qua hiệu ứng thị giác rất mạnh của các trục đường rộng mênh mông, những tòa nhà vươn cao vút và nhiều cửa hàng dạng khối hộp khổng lồ mọc lên trên những nơi trước đây từng là ruộng lúa. Ở một mức độ sâu hơn, chúng ta cảm nhận và hiểu rõ việc xây dựng các KĐTM và những KĐTM này chiếm nhiều khoảng đất rộng lớn tại ngoại vi đô thị Hà Nội thực chất là cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm thực tế mà cộng đồng dân cư vùng ven đô bị ảnh hưởng bởi các KĐTM đã trải qua, và để thiết lập nên các chính sách cũng như chiến lược quy hoạch nhằm gắn kết những dự án này vào các khu vưc ven đô dựa trên phản hồi thực tế của cộng đồng dân cư và cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn (là sự kháng cự, thích ứng hay chiếm dụng, …). Những câu hỏi mang tính chất dẫn hướng cho nhóm nghiên cứu tìm tòi khám phá bao gồm:

Figure 1.4: Remaining farmland in territory between village and KDTM Hình 1.4: Đất canh tác còn lại tại khu vực giáp ranh giữa làng và KĐTM
Figure 1.3: Playing badminton in on KDTM Hình 1.3: Nguời dân chơi cầu lông trong một KĐTM

- How are pre-existing peri-urban people, institutions, territories, and economies coping with and responding to the maelstrom of changes spurred on by new town developments in their vicinity?

- Can the new town model of urban development coexist with (or be reconciled to) the village-based form of urbanisation that peri-urban people have crafted over the last three decades?

- And if so, how can (existing or new) policies, governing practices, and planning strategies facilitate a better integration of these two modes of urbanisation?

This book brings together our first answers to these questions. The research relied primarily on the case study of the KDTM of Van Quan and former rural villages directly adjacent to it. This KDTM was built on the edge of Hanoi City’s former territorial limits, in what used to be the province of Ha Tay (annexed to the province of Hanoi in 2008). Van Quan is, in many respects, what we might call a middle-range redevelopment. This project was invested, built, and managed by domestic actors and it is mainly inhabited by Vietnamese households. Most of the land area on which Van Quan was built used to be farmed by the population of three adjacent villages (the land of the fourth village adjacent to the project was not affected by it). These land lots have since been converted to serve urban functions (residential, commercial, etc.). More than 15 years after its construction began, Van Quan is now a populous and busy residential quarter seen by many as a “successful” KDTM. However, the counter-effects of this land redevelopment project need to be considered, as the project spurred rapidly, and in some cases, dramatic changes in traditional livelihoods, long-standing rural lifestyles and customs have been noted.

- Các cộng đồng, cơ quan đoàn thể, tổ chức hành chính và cơ sở kinh tế địa phương đối mặt và ứng phó như thế nào với tình huống phức tạp do sự thay đổi diễn ra được kích thích bởi các dự án phát triển mới trong vùng?

- Liệu mô hình KĐTM có thể cùng tồn tại (hoặc được dung hòa) với dạng thức đô thị hóa làng xã mà người dân tại vùng ven đô đã kiến tạo trong ba thập niên qua?

- Và nếu như thế thì các chính sách, công việc quản lý và chiến lược quy hoạch (hiện có hoặc mới) tạo điều kiện như thế nào cho việc tích hợp thành công của hai dạng thức đô thị hóa?

Cuốn sách này tập hợp những câu trả lời đầu tiên của chúng tôi cho các câu hỏi đã đặt ra. Công trình nghiên cứu chủ yếu dựa trên khảo sát trường hợp KĐTM Văn Quán và các làng cũ kề bên. KĐTM này được xây dựng ở vùng giáp ranh với thành phố Hà Nội trước kia, từng thuộc về địa phận tỉnh Hà Tây (được sáp nhập vào Hà Nội năm 2008). Văn Quán, trên nhiều góc độ, có thể coi là dự án tái phát triển trung hạn. Dự án này đã được

đầu tư, xây dựng và quản lý bởi một số đơn vị trong nước và hầu hết các hộ dân ở đây là người Việt Nam. Phần lớn diện tích

đất được trưng dụng để xây KĐTM Văn Quán là đất canh tác nông nghiệp của người dân ba làng gần đó (đất của làng thứ tư bên cạnh không bị ảnh hưởng bởi dự án này). Từ đó đến nay, các thửa đất đã được chuyển đổi chức năng để phục vụ cho các

hoạt động đô thị (ở, thương mại, …). Hơn 15 năm sau khi được khởi công xây dựng, Văn Quán hiện nay đã trở thành một khu ở đông dân và nhộn nhịp, được nhìn nhận như là một mô hình KĐTM thành công. Tuy nhiên, các tác động ngược của dự án tái phát triển đất đai này cần được xem xét khi dự án tiến triển nhanh, và trong nhiều trường hợp ghi nhận sự thay đổi chóng mặt trong các hoạt động sinh kế truyền thống, lối sống kiểu làng quê và phong tục tập quán có từ lâu đời.

1.5: KDTM scene viewed from Mo Lao village (Ha Dong District) Hình 1.5: Khung cảnh KĐTM nhìn từ làng Mỗ Lao (Quận Hà Đông)

Figure

We began our study by documenting the institutional landscape of KDTM production in the region of Hanoi through the collection and analysis of relevant policy documents, maps, legal texts, planning documents and press clips. This allowed the identification of keyinformants involved in the production of KDTMs, such as local planners and architects, public and private land developers and investors, and officials working for municipal and local governments, whom we later engaged in in-depth interviews. This was followed by a localised case-study of the interrelations between the KDTM of Van Quan and its surrounding population and territory. In 2017, we conducted over 100 semistructured interviews with the population living or working within and outside the project, including local state agents, erstwhile rural villagers, new suburbanites, public space users, etc. These interviews were supplemented with a detailed spatial analysis of the four villages adjacent to the KDTM along with observations of spatial appropriation practices, local economic activities, and socio-spatial interactions in public and semi-public spaces (e.g., streets, parks, malls, etc.).

Chúng tôi đã bắt tay nghiên cứu bằng việc phác họa bối cảnh thể chế cho việc xây dựng các KĐTM trên địa bàn Hà Nội, qua việc thu thập và phân tích các chủ trương chính sách có liên quan, bản đồ, văn bản pháp lý, tư liệu quy hoạch và những báo cáo trích dẫn. Điều này cho phép xác định các nguồn cung cấp thông tin quan trọng có liên quan tới việc xây dựng những KĐTM, chẳng hạn như các nhà quy hoạch và kiến trúc sư địa phương, các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân, quan chức chính quyền trung ương và địa phương, những đối tượng mà chúng tôi sau đó tiếp cận để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu. Tiếp theo, nghiên cứu được thực hiện bằng việc khảo sát tại chỗ mối liên hệ qua lại giữa KĐTM Văn Quán và cộng đồng dân cư xung quanh. Trong năm 2017, chúng tôi đã tiến hành trên 100 cuộc phỏng vấn theo hình thức bán cấu trúc với cư dân sống và làm việc trong cũng như ngoài phạm vi dự án, bao gồm các ban ngành chức năng địa phương, những người dân trước đây từng sống trong làng, những người mới chuyển đến sinh sống trong khu vực, những người sử dụng

không gian công cộng, … Các cuộc phỏng vấn này được bổ sung bằng những phân tích chi tiết về không gian của bốn ngôi làng

kế cận KĐTM bên cạnh việc quan sát các hành vi chiếm dụng

không gian, những hoạt động kinh tế tại chỗ, sự tương tác về

không gian - xã hội giữa địa điểm công cộng và bán công cộng (ví dụ như những đường phố, công viên, cửa hàng cửa hiệu, …).

Preliminary results from this case-study supported the organisation of a prospective planning workshop which was held in Hanoi in May 2018. Through this intensive planning exercise, about twenty Canadian and Vietnamese students, working alongside with local and international professional planners, explored alternative strategies to foster a mutually beneficial relations between KDTM and urbanised villages in Vietnam. During the two-week workshop, young professionals and students in architecture, urban planning and geography coming from Vietnam, Europe, and North America tapped into the opportunities identified in the research phase of this project to propose planning ideas that may contribute to a better territorial integration of KDTM and village-based urbanisation. Their arguments and scenarios of planning and governance adaptations are presented in section six of this volume.

The remaining of this book is structured as follows: Section 2 introduces the KDTM model of urban development and draws a cartographic portrait of its deployment on the territory of the province of Hanoi since the late 1990s. Section 3 and Section 4 describe the area studied in this project, respectively focusing on the KDTM of Van Quan and its population and on the four traditional villages directly adjacent to it. Section 5 discusses the socio-spatial and socio-economic interactions between the populations of the KDTM and of surrounding villages. Section 6 presents the prospective planning scenarios to encourage a better synergy between KDTMs and former rural villages formulated during the international workshop held in Hanoi in May 2018. Finally, the conclusion reflects on the results of this inter-disciplinary and multi-cultural research project to be applied in reality.

Figure 1.6: One road in an urbanised village adjacent to the KDTM of Van Quan / Hình 1.6: Một
KĐTM Văn Quán

Figure1.7: Gateway to a residential cluster in Van Quan village Hình 1.7: Lối vào một khu dân cư trong Làng Văn Quán

Những kết quả ban đầu của công tác nghiên cứu trường hợp này đã hỗ trợ cho việc tổ chức một xưởng thiết kế quy hoạch diễn ra sau đó ít lâu – dịp tháng 5 năm 2018 tại Hà Nội. Thông qua hoạt động thiết kế chuyên sâu này, khoảng 20 sinh viên

Canada và Việt Nam đã cùng làm việc với nhiều chuyên gia

quy hoạch trong cũng như ngoài nước, cùng tìm kiếm các

chiến lược thay thế nhằm tạo điều kiện thúc đẩy mối liên hệ

đôi bên cùng có lợi giữa KĐTM và các làng xã bị đô thị hóa ở

Việt Nam. Trong thời gian hai tuần làm việc của xưởng thiết

kế, các chuyên gia trẻ tuổi và sinh viên ngành kiến trúc, quy hoạch đô thị và địa lý học đến từ Việt Nam, Châu Âu và Bắc Mỹ đã cùng bắt tay tìm hiểu những cơ hội đã được xác định

rõ trong giai đoạn nghiên cứu của dự án này để từ đó đề xuất

các ý tưởng quy hoạch có khả năng đóng góp cho sự hòa hợp tốt hơn giữa KĐTM và các làng xã bị đô thị hóa trên cùng một khu vực. Những luận điểm và kịch bản cho sự thích ứng về quy hoạch và quản lý của sinh viên được trình bày trong phần 6 của cuốn sách này.

Nội dung còn lại của ấn phẩm được sắp xếp như sau:

Phần 2 giới thiệu mô hình KĐTM nằm trong tiến trình phát

triển đô thị và vẽ nên một bức tranh tổng thể cho thấy sự triển khai các dự án trên địa bàn Hà Nội từ những năm cuối thập niên 1990. Phần 3 và Phần 4 mô tả những khảo cứu theo từng khu vực trong dự án nghiên cứu này, tương ứng tập trung vào

KĐTM Văn Quán và cư dân của KĐTM này, cùng với bốn ngôi làng truyền thống nằm ngay bên cạnh. Phần 5 thảo luận chủ đề tương tác kinh tế - xã hội và không gian - xã hội giữa KĐTM và các làng xung quanh. Phần 6 giới thiệu một số kịch bản quy hoạch trong tương lai để khuyến khích sự phối hợp tốt hơn giữa KĐTM và các làng xã trước đây, dựa trên những ý tưởng và đề xuất được hình thành trong thời gian diễn ra xưởng thiết kế quốc tế được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 5 năm 2018. Cuối cùng, phần kết luận làm rõ những kết quả của dự án nghiên cứu mang tính chất liên ngành và đa văn hóa này, và kết quả đó cần được áp dụng trong thực tiễn.

Figure1.8: Pagoda of Yen Xa Village Hình 1.8: Chùa làng Yên Xá

Section Phần

Hanoi’s KDTMs - A Critical Cartography

KDTMs participate in Hanoi’s rapid urban expansion process, a process fuelled by over 15 years of twodigit economic growth (World Bank, 2015). These large-scale land development projects also selectively respond to the strong demand for housing space in the Vietnamese capital city, sustained by an urban population growth rate of about 4% per year. The rapid development of the KDTMs since the 2000s has been further supported by the emerging of new middleand upper-middle classes which not only constitute a significant pool of potential home-buyers but also actively participate in Hanoi's real estate market, both as small investors and as speculators. New planned urban residential spaces are actually central to the capital accumulation strategy deployed by the wealthiest segment of Hanoi’s population.

Authors/ Các tác giả

Các KĐTM góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng đô thị nhanh

chóng của Hà Nội, một quá trình được tích tụ và bùng phát sau hơn 15 năm tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số (Ngân hàng Thế giới, 2015). Các dự án phát triển đất đai quy mô lớn này cũng đáp ứng một cách có chọn lọc nhu cầu mạnh mẽ về

không gian ở tại thủ đô của nước Việt Nam, được duy trì bởi sự gia tăng dân số đô thị ở mức 4% mỗi năm. Sự phát triển nhanh

chóng của các KĐTM từ những năm 2000 trở lại đây được củng

cố thêm bởi việc xuất hiện tầng lớp trung lưu và trên trung

lưu mới trong phạm vi đô thị, thành phần không chỉ là nhóm

chiếm tỷ lệ lớn trong số những đối tượng muốn mua nhà thuộc các dự án nói trên, mà còn tích cực tham gia vào thị trường bất

động sản ở Hà Nội, với vai trò vừa là nhà đầu tư góp vốn nhỏ, vừa là giới đầu cơ. Những khu ở được quy hoạch mới thực sự giữ vị trí trung tâm trong chiến lược tích lũy vốn được triển khai bởi thành phần giàu có bậc nhất trong số

As discussed in the Introduction, the development of largescale residential projects such as Hanoi’s KDTMs is not a new phenomenon in Southeast Asia. In Vietnam, this model of urban development was however only adopted in the late1990s. This model was embraced by Vietnam’s leadership (and implemented by public planning agencies) after the collapse of the subsidised housing production programme inherited from the socialist planned economy period. Until the 1980s, the Vietnamese state’s primary approach to housing space production consisted in charging state organisations to build and manage so-called “collective housing areas”. Housing units in these projects were allocated to employees of these organisations against the payment of an almost negligible rental fee (Pandolfi, 2001). This model was abandoned a few years after the country’s reunification (1975), during a period of economic hardship. Unable to meet an ever-rising demand for housing, the Vietnamese state encouraged other actors to participate in the urban housing production process, hoping that this would help resorb Hanoi’s housing crisis (ibid.).

A transitional policy called “the state and the people join hands” was launched in the mid-1980s. This policy encouraged self-construction, allowing state employees to build their own houses on plots of land allocated to them by the organisations employing them (Ministries, universities, municipal services, hospitals, etc.). Less than a decade after this policy was adopted, local architecture and planning experts began to point out its adverse effects: anarchic urban development, over-crowding, and above all unsustainable pressure on existing public facilities (schools, hospitals, etc.) and infrastructure (roads, water supply, drainage). It is in this context that the Vietnamese Ministry of Construction and the City of Hanoi formulated a new model of urban housing production which not only sought to correct the problems associated with selfconstructed housing but also to allow the State to regain control over the urban expansion process.

Như đã bàn luận trong phần Giới thiệu, việc phát triển những dự

án khu ở quy mô lớn như các KĐTM ở Hà Nội không phải là một

hiện tượng mới trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, mô hình

phát triển đô thị này tuy nhiên chỉ được chấp nhận vào cuối những

năm 1990. Mô hình này được giới lãnh đạo Việt Nam chào đón (và

được triển khai thực hiện bởi các cơ quan quy hoạch nhà nước) sau

sự thất bại của chương trình xây dựng nhà ở kiểu trợ giá kế thừa từ thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu bao cấp. Cho đến những năm

1980, sự tiếp cận đầu tiên của nhà nước Việt Nam đến việc sản xuất

và cung ứng nhà ở được thể hiện chủ yếu qua yêu cầu các cơ quan nhà nước cần xây dựng và quản lý một mô hình gọi là “khu tập thể”. Nhiều đơn vị nhà ở trong những dự án kiểu này được phân phối đến cán bộ công nhân viên chức của các cơ quan, đổi lấy việc chi trả một khoản phí thuê gần như không đáng kể (Pandolfi, 2001). Mô hình này bị xóa bỏ chỉ vài năm sau khi đất nước thống nhất (1975), suốt một giai đoạn kinh tế khó khăn. Không thể đáp ứng mãi nhu cầu nhà ở gia tăng liên tục, nhà nước Việt Nam buộc phải khuyến khích các thành phần khác gia nhập quá trình cung ứng nhà ở với hy vọng rằng điều này sẽ giúp giải quyết phần nào cơn khủng hoảng nhà ở tại Hà Nội.

Một chính sách quá độ có tên gọi “nhà nước và nhân dân cùng làm”

được phát động vào giữa thập niên 1980. Chính sách này khuyến khích việc tự xây dựng, cho phép cán bộ công nhân viên nhà nước tự xây dựng nhà ở của mình trên các lô đất được cơ quan cấp (các bộ, trường đại học, ban ngành, bệnh viện, …). Chưa đến 10 năm sau khi chính sách này được ban bố, các chuyên gia kiến trúc và quy hoạch tại những nơi này bắt đầu chỉ ra những tác động không mong muốn: sự phát triển đô thị vô tổ chức, tình trạng chật chội và hơn hết là áp lực dồn lên các cơ sở vật chất công cộng hiện có (trường học, bệnh viện, …) cũng như hạ tầng (đường sá, cấp thoát nước). Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng và Chính quyền Thành phố Hà Nội thiết lập một mô hình mới cho việc xây dựng và cung ứng nhà ở, không chỉ nhằm khắc phục những vấn đề bất cập liên quan đến nhà ở tự xây mà còn cho phép Nhà nước tái lập quyền kiểm soát quá

The KDTM model of urban development was officially integrated into the city’s planning document through the 1998 revision of Hanoi’s Master Plan for 2020. The first pilot projects were implemented during that same period. In the following decades, KDTMs became the predominant model of planned residential space production on the periphery of large urban agglomerations such as Hanoi. However, the way in which this model was implemented is still illresearched. Apart from studies on Hanoi’s post-doi moi housing production (ex: Schenk et Trinh, 2000; Boothroyd and Xuan, 2000; Geertman, 2007; Cerise, 2009) and explorations of early KDTMs through specific case studies (ex: Tran, 2014; Calabrese et al., 2015; Labbé et Boudreau, 2015; Tran, 2015), limited scholarly attention has yet been paid to the KDTM phenomenon and its territorial dynamic at the metropolitan scale. This section begins to fill this gap through a critical mapping of Hanoi’s KDTMs.1

Mô hình KĐTM được chính thức được lồng ghép vào văn bản

quy hoạch của thành phố qua lần điều chỉnh năm 1998 - Bản

Quy hoạch Tổng thể Hà Nội đến năm 2020. Các dự án tiên phong được thực hiện trong chính giai đoạn này. Trong các thập niên tiếp theo, những KĐTM trở thành mô hình nổi bật

cho việc xây dựng các không gian cư trú có quy hoạch ở vùng

ngoại vi một số đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, việc xây dựng này theo hướng nào và mô hình gì lại chưa được nghiên cứu kỹ. Ngoài những nghiên cứu về phát triển/cung ứng nhà ở tại Hà Nội thời kỳ sau đổi mới (ví dụ như các công trình nghiên cứu của Schenk và Trịnh, 2000; Boothroyd và Xuân, 2000; Geertman, 2007; Cerise, 2009) và những tìm tòi về các KĐTM thời kỳ đầu qua các trường hợp nghiên cứu riêng biệt (ví dụ như của Trần, 2014, Calabrese và cộng sự, 2015; Labbé và Boudreau, 2015; Trần, 2015), chỉ có một số rất ít học giả chú ý đến hiện tượng KĐTM và động lực phát triển về mặt lãnh thổ trên cấp độ vùng đô thị trọng điểm của mô hình cư trú này. Phần này bắt đầu khỏa lấp khoảng trống nói trên bằng cách thiết lập bản đồ

mang tính phản biện sự phát triển của các KĐTM tại Hà Nội.1

1 The analyses presented in this section rely on a database on Hanoi’s KDTMs, provided to us by the Hanoi Urban Planning Institute. We verified this information and complemented it by gathering all the official KDTM project approval decisions issued by Hanoi and Ha Tay Province authorities or the Ministry of Construction since the 1990s. We identify the perimeter of each project using aerial images (Google Earth) and field visits (conducted from 2013 to 2015). We also gathered information on each project (ex: name of investors, planned population, etc.) on developers’ and property agencies’ advertisement websites. Large zones more akin to district planning exercises than to individual projects and projects for which we could find no administrative approval and which were entirely invisible onsite were excluded from our analysis.

1 Những phân tích trong chương này căn cứ trên cơ sở dữ liệu về các

KĐTM của Hà Nội, được Viện Quy hoạch Hà Nội cung cấp. Nhóm nghiên cứu đã kiểm chứng thông tin và bổ sung thông tin bằng cách thu thập tất cả các quyết định chính thức phê duyệt dự án KĐTM được một số cơ quan chức năng

của Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây hoặc do Bộ Xây dựng ban hành từ những năm 1990. Chúng tôi xác định đường bao của từng dự án trong khi sử dụng các bức không ảnh (Google Earth) và khảo sát thực địa (được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2015). Chúng tôi cũng thu thập thông tin về từng dự án (ví dụ như tên chủ đầu tư, quy mô dân cư theo quy hoạch, …) và từ các trang thông tin điện tử quảng bá cho chủ đầu tư và các đơn vị kinh doanh bất động sản. Những dự án quy mô lớn gần với bản quy hoạch cấp quận hơn

Understanding the territorial development process of KDTMs

Known as Hanoi’s first KDTM and located 8 km to the South of Hanoi’s centre, Linh Dam was approved in 1994. Since then, 252 KDTMs have officially been approved on the territory of the province. As further discussed below, only a small number of these projects are now completed, the vast majority have barely completed the design stage. In the following part, we characterise the territorial development dynamic of Hanoi’s KDTMs by highlighting significant patterns related to their spatial distribution, approval periods and sizes. Some explanations about the original formulation of the KDTM model of urban development are however in order before we look at these territorial patterns in more details.

The first official policy document defining the KDTM model is the Government Decree No. 52/1999/NDCP, enacted in 1999. This first official definition was expanded and clarified in subsequent regulations adopted in 2001 (Decision No.123/2001/QD-UB made by the City People’s Committee of Hanoi) and 2006 (Government’s Decree No. 02/2006/ND-CP). These three policy documents stipulate, among other things, that a KDTM is a new area planned and built on the city’s outskirts, often on formerly agricultural land. KDTMs must be invested by an economic actor which can be a domestic, foreign, public or private investor or a mix of these. The infrastructure and housing facilities inside each project must be built synchronously and their location and functional composition must conform to the state planning documents (such as extant master plans promulgated at the provincial level and then at the district scale).

Hiểu rõ quá trình phát triển

trên phương diện lãnh thổ của các KĐTM

Được biết đến như là KĐTM đầu tiên ở Hà Nội và cách trung tâm

thành phố 8 km về phía Nam, Linh Đàm được phê duyệt năm

1994. Từ đó đến nay, 252 KĐTM đã được chính thức phê duyệt

trong vùng đô thị Hà Nội. Khi vấn đề này được thảo luận tiếp

dưới đây, chỉ có một số nhỏ các dự án đã đề cập tới được hoàn

thành, đại bộ phận còn lại mới chỉ kết thúc giai đoạn thiết kế.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi xác định đặc điểm của động lực phát triển về lãnh thổ của những KĐTM tại Hà Nội bằng cách làm rõ các kiểu hình chủ yếu có liên quan đến sự phân bố về không gian, giai đoạn được phê duyệt và quy mô dự án. Tuy nhiên, một vài ý giải thích về sự hình thành mô hình các KĐTM thời kỳ đầu cũng được đưa vào trước khi chúng tôi xem xét chi tiết những kiểu hình phát triển về lãnh thổ.

Văn bản chính sách chính thức đầu tiên định nghĩa mô hình KĐTM là Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành năm 1999. Định nghĩa chính thức đầu tiên này được mở rộng và làm rõ trong các quy định tiếp theo được thông qua năm 2001 (Quyết định số 123/2001/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội) và năm 2006 (Nghị định số 02/2006/ NĐ-CP của Chính phủ). Ba văn bản pháp lý này quy định một số điều, trong đó ghi rõ KĐTM là một khu vực mới được quy hoạch và xây dựng ở ngoại ô thành phố, thông thường trên đất nông nghiệp trước kia. Các KĐTM buộc phải được đầu tư bởi một thành phần kinh tế, có thể là một đơn vị trong nước, ngoài nước, công hoặc tư, hoặc hỗn hợp. Hạ tầng và các khu nhà ở cùng tiện ích đi kèm trong mỗi dự án bắt buộc phải được xây dựng đồng bộ và vị trí cũng như thành phần chức năng của các khu này phải tuân thủ những văn bản quy hoạch của Nhà nước (ví dụ như các bản quy hoạch tổng thể còn hiệu lực được ban hành, cấp tỉnh/thành phố và sau đó là cấp quận/huyện).

Since the 1990s, KDTM policies have prioritised the production of new residential space (in the form of highrise buildings, villas, and townhouses) but those projects also include infrastructure systems (roads, sewage, sanitation, etc.) and, at least in theory, the amenities needed for their functioning (shops, schools, health clinics, etc.). New urban areas are not necessarily gated but access to housing can be, and often is, secured (for instance, the access to high-rise residential apartments is often controlled by a security guard). State planning authorities in Vietnam have relied on the KDTM model of urban development to orient and control the urban expansion process. We now turn to the outcomes of this policy, by looking at the territorial patterns which took form as this model was implemented on a metropolitan scale.

Spatial distribution

A majority of Hanoi’s KDTM projects are constructed within a 20-km radius from the inner centre with only 84 KDTMs located further out (Figure 2.1). Even if these projects are situated at a relatively close distance from the City centre, Hanoi’s relatively small urban administrative territory means that only one third of all the KDTMs (83/252) are located in urban administrative districts (quan). The remaining two thirds (169/252) are found in rural districts (huyen). In Hanoi, KDTMs do not only participate in the expansion of the urban built fabric but also “colonise” administratively rural areas with their urban functions, population groups, and economic relations.

Từ những năm 1990, các chính sách về KĐTM đã ưu tiên việc xây dựng và cung ứng những không gian ở mới (các dạng thức như nhà cao tầng, biệt thự và nhà phố - liền kề), nhưng các dự án này còn kèm theo những hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, …) và ít nhất về lý thuyết còn có một số tiện ích cần cho hoạt động/vận hành (cửa hàng, trường học, bệnh viện, …). Các KĐTM không nhất thiết phải có tường rào bao bọc nhưng việc tiếp cận nhà ở vẫn cần đảm bảo an ninh (ví dụ như việc tiếp cận các căn hộ chung cư cao tầng do nhân viên an ninh kiểm soát). Nhiều cơ quan quy hoạch của nhà nước tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển đô thị tin tưởng vào mô hình KĐTM để định hướng và kiểm soát quá trình phát triển mở rộng của đô thị. Bây giờ chúng ta chuyển sang những kết quả của chính sách này, xem xét các dạng thức phát triển về mặt lãnh thổ khi mô hình này được triển khai trên cấp độ

toàn đô thị.

Sự phân bố về không gian

Phần lớn các dự án KĐTM của Hà Nội được xây dựng trong vòng

bán kính 20 km từ trung tâm thành phố và chỉ có 84 KĐTM nằm bên ngoài phạm vi này (Hình 2.1) . Ngay cả nếu như các dự án này nằm tương đối gần trung tâm thành phố, lãnh thổ hành

chính đô thị khá nhỏ của Hà Nội cho thấy rằng chỉ 1/3 tổng số

các KĐTM (83/252) có vị trí ở các quận và số còn lại (2/3 hoặc 169/252) nằm ở các huyện. Tại Hà Nội, những KĐTM không chỉ tham gia vào quá trình mở rộng cấu trúc đô thị mà còn “xâm lấn” các vùng nông thôn về mặt hành chính với những chức năng sử dụng, nhóm dân cư và mối liên hệ về kinh tế mang tính đô thị của mình.

Figure 2.1: Spatial distribution of KDTMs approved since the mid-1990s Hình 2.1: Sự phân bố về không gian của các KĐTM đã được phê duyệt từ giữa những năm 1990

Without surprise, the spatial distribution of KDTMs is closely tied to the development of transport infrastructure in Hanoi, highways and bridges in particular. Most KDTMs are located along the provincial primary road network. In many cases, projects have been built at the same time as the roads to provide access to them were built. Another evident observation concerns the concentration of KDTMs to the West of the Red River. This situation can in part be attributed to the limited number of bridges which, until the 2000s, connected the city to the Eastern side of the river. However, other non-infrastructural factors explored below might explain this locational pattern.

Approval periods

The years of approval of each project helped us to identify three main temporal phases in the implementation of the KDTM model in Hanoi (Figure 2.2 and Table 2.1).

The first phase, which we might call the birth of the model, went from 1994 to 2003. Only 32 projects were approved within these nine years, spanning between the approval of the first KDTM (Linh Dam) and the passing of the 2003 Land Law. This law marked a turning point in the development of Vietnam’s urban property markets. It clarified not only the functioning of this market (making it more attractive for foreign investors) but also strengthened the land expropriation power of provincial authorities, allowing them to recover up to 200 ha for projects considered in the “public” interest (Labbé et Musil, 2014).

Không có gì là ngạc nhiên, khi sự phân bố về không gian của

các KĐTM gắn chặt với sự phát triển của hạ tầng giao thông

tại Hà Nội, nhất là các tuyến đường cao tốc và cầu cống. Hầu

hết các KĐTM nằm dọc theo mạng lưới đường chính của thành

phố. Trong nhiều trường hợp, những dự án được xây dựng

đồng thời với đường giao thông để tiếp cận những vị trí có dự án. Một sự quan sát rõ ràng nữa cho thấy sự tập trung của

các KĐTM ở bờ Tây sông Hồng. Tình trạng này có thể một phần

được lý giải bởi có quá ít cầu kết nối thành phố với bờ phía Đông của dòng sông cho đến những năm 2000. Tuy nhiên, các

yếu tố phi hạ tầng khác được xem xét dưới đây cũng có thể giải thích cho kiểu phân bố này.

Những thời kỳ phê duyệt

Những năm tháng chờ đợi được phê duyệt của mỗi dự án giúp chúng ta xác định ba khoảng thời gian chủ yếu trong việc thực thi mô hình KĐTM tại Hà Nội (Hình 2.2 và Bảng 2.1) .

Giai đoạn đầu tiên, quãng thời gian mà chúng ta có thể gọi là thời kỳ khai sinh của mô hình này, diễn ra từ 1994 đến 2003. Chỉ có 32 dự án được phê duyệt trong vòng chín năm, kéo dài kể từ khi phê duyệt dự án KĐTM đầu tiên (Linh Đàm) và việc thông qua luật Đất đai năm 2003. Luật này đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển thị trường bất động sản của Việt Nam. Điều này làm rõ thêm không chỉ sự vận hành của thị trường (làm thị trường hấp dẫn hơn đối các nhà đầu tư nước ngoài) mà còn tăng cường quyền lực thu hồi đất của các cơ quan chức năng cấp tỉnh thành, cho phép những cơ quan này thu lại đến 200 ha đất cho dự án được xem xét trên khía cạnh

(Labbé và Musil, 2014).

Phu Tho

Phú Thọ

Vĩnh Phúc Phu

Vinh Phuc

Vinh Phuc

Vĩnh Phúc

Hoa Binh

Hòa Bình

Legend / Chú thích

River / canal / Sông / kênh

Rural district/ Huyện

Urban district/ Quận

Provincial boundaries

Ranh giới tỉnh/thành

District boundaries

Ranh giới quận/huyện

Hoa Binh

Province name / Tên tỉnh

Inter-urban road

Đường liên đô thị

Main road / Trục đường chính

KDTM / Khu đô thị mới

Data compilation / Biên soạn dữ liệu: S.Rodrigue, 2016

Design / Thiết kế: C.Musil, 2016

Figure 2.2: The key periods of the administrative approval of KDTM projects

Hình 2.2: Giai đoạn chủ chốt của việc chấp thuận về mặt

hành chính đối với các dự án KĐTM

Hanoi’s administrative limits before 2008

Ranh giới hành chính của Hà Nội trước năm 2008

Hanoi’s administrative limits after 2008 (following Ha Tay province, Me Linh district (Vinh Phuc province) and four wards from Hoa Binh province being annexed to Hanoi)

Ranh giới hành chính của Hà Nội sau năm 2008 (theo sau sự sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội)

Commune / Xã

Commune wherein at least one KDTM project has been approved Xã, nơi mà ít nhất có một dự án

KĐTM đã được phê duyệt

Data compilation/ Biên soạn dữ liệu:

S.Rodrigue, 2016

Design/ Thiết kế: C.Musil, 2016

The second phase, short but very intensive, lasted from 2004 to 2008. A total of 167 KDTM projects were approved within these four years. This period was marked by a frantic land grabbing race to the West of Hanoi (i.e. in the former province of Ha Tay), a phenomenon facilitated by provincial governments’ heightened power over land expropriations discussed above. In the years leading to its annexation by the capital city, the authorities of Ha Tay province granted a very high number of KDTM investment licences and facilitated the recovery of thousands of hectares of agricultural land. As a result, over 75% of all the projects approved during this period are located on the territory of the former province of Ha Tay.

1994 - 2003

Limites administrative de Hanoi avant 2008

Giai đoạn thứ hai, ngắn nhưng rất mạnh mẽ và sâu sắc, diễn ra từ 2004 đến 2008. Tổng số có 167 dự án KĐTM được phê duyệt trong vòng vỏn vẹn bốn năm này. Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc chiếm dụng đất lên đến mức độ đáng kinh ngạc ở khu vực phía Tây Hà Nội (địa phận tỉnh Hà Tây trước đây), một hiện tượng được đẩy mạnh khi quyền hạn thu hồi đất của chính quyền các tỉnh thành trở nên lớn hơn như đã được bàn đến ở phần trước. Trong quãng thời gian đến lúc sáp nhập vào thủ đô, chính quyền tỉnh Hà Tây đã cấp một số lượng rất lớn giấy phép đầu tư và hỗ trợ thu hồi hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Kết quả là, trên 75% tổng số dự án đã được phê duyệt trong giai đoạn này nằm trên địa phận tỉnh Hà Tây cũ.

Limites administrative de Hanoi après 2008 (avec l’annexion de la province de Ha Tay)

2004 - 2008

2009 - 2015

Commune

Commune

Giai đoạn phát triển thứ ba bắt đầu từ năm 2009 cho đến thời điểm chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát thuộc dự án này (2015).

Commune sur laquelle au minimum un projet de KDTM (Khu Do Thi Moi) («Nouvelle Zone Urbaine») a été approuvé

The third development phase goes from 2009 until the year we conducted this survey (i.e., 2015). This period saw a significant slowdown of urban property investment in Vietnam, including a nearly complete freezing of the country’s property market between 2009 and 2013 - a situation which may partly be attributed to the global economic recession. In Vietnam, this slowdown in property investment was however heightened by some audits conducted by the Ministry of Construction in the aftermath of the 2004 to 2008 property boom. Only 12 KDTM projects were approved on the territory of Hanoi within these six years.

Commune sur laquelle au minimum un projet de KDTM (Khu Do Thi Moi) («Nouvelle Zone Urbaine») a été approuvé

Compilation des données: S. Rodrigue, 2016

Conception: C. Musil, 2016 administrative 2008 administrative 2008 de Tay)

Thời kỳ này chứng kiến sự sa sút đáng kể của việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đô thị tại Việt Nam, kể cả tình trạng thị trường bất động sản quốc gia ở mức gần như đóng băng trong khoảng thời gian giữa 2009 và 2013 - một phần khách quan do sự suy thoái kinh tế toàn cầu tác động. Tại Việt Nam, sự lao dốc của lĩnh vực đầu tư bất động sản tuy nhiên lại bị đẩy lên cao trào bởi một vài cuộc thanh kiểm toán do Bộ Xây Dựng tiến hành sau cơn bùng nổ bất động sản từ 2004 đến 2008. Chỉ có 12 dự án KĐTM được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội trong vòng sáu năm kể trên.

Compilation des données: S. Rodrigue, 2016

Conception: C. Musil, 2016 administrative avant 2008 administrative après 2008 l’annexion de de Ha Tay)

KDTM sizes

The KDTMs approved on the territory of Hanoi since the 1990s range in size from two to over 1,000 ha. A government decree enacted in 2006 (Decree 02/2006/ ND-CP, Article No. 4) established that to be called a KDTM, a land redevelopment project must cover 20 ha or more. However, this decree does not seem to be applied strictly to Hanoi. Indeed, a significant number of projects covering two to 20 ha have been officially approved as KDTMs.

At the other end of the project size spectrum, very few KDTMs have been approved since the 1990s that cover more than 200 ha. This is likely a result of legislation stipulating that projects exceeding that threshold must be supervised by the Central Government through the Ministry of Construction and the Ministry of Planning and Investment. By contrast, the large number of projects with areas ranging from 100 to 200 ha suggests that property developers prefer to fragment projects in order to be able to apply for licence of investment at the local governments (as explained earlier, provincial government have the power to approve land redevelopment projects of less than 200ha in their jurisdiction). This strategy keeps the Central Government at bay and incidentally reduces red tape in the investment process associated the involvement in projects of higher government agencies.

Quy mô các KĐTM

Các KĐTM được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội từ những năm 1990 có quy mô dao động từ 2 ha đến trên 1.000 ha. Một nghị định của Chính phủ được ban hành năm 2006 (Nghị định 02/2006/NĐ-CP, điều 4) xác định rằng để được gọi là KĐTM, một dự án tái phát triển đất đai phải có diện tích từ 20 ha trở lên. Tuy nhiên, nghị định này xem chừng không được áp dụng nghiêm ngặt đối với trường hợp Hà Nội. Thực tế là một số lượng lớn dự án có diện tích 2 đến 20 ha đã được chính thức phê duyệt để thành KĐTM.

Ở đầu bên kia của dải tần quy mô dự án, rất hiếm KĐTM được phê duyệt từ những năm 1990 có diện tích vượt quá 200 ha.

Điều này nhiều khả năng là kết quả của những chế tài pháp

luật, theo đó các dự án vượt quá ngưỡng quy định bắt buộc

phải được giám sát bởi chính quyền trung ương thông qua hai

bộ: Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Để đối chiếu, số

lượng dự án với diện tích trong khoảng 100 đến 200 ha cho

thấy các chủ đầu tư nhà đất thích phân đoạn những dự án để có thể xin giấy phép đầu tư tại các cơ quan địa phương (như đã giải thích trước đó, chính quyền tỉnh/thành có thể phê duyệt các dự án quy mô dưới 200 ha trong phạm vi quyền hạn pháp lý của mình). Chiến lược này giúp chính quyền trung ương khỏi bị quá tải và nhân thể giảm bớt một số thủ tục phiền hà trong quá trình đầu tư liên quan đến sự can dự của các ban ngành cấp cao trong những dự án.

Number of KDTMs approved with an area exceeding 200 ha

Table 2.1: KDTM projects with areas exceeding 200 ha Bảng 2.1: Các dự án KĐTM với diện tích trên 200 ha

The gap between the “dream city” and the “actual city”

Between 1958 and 2011, five general construction master plans were formulated for the province of Hanoi. These important planning documents therefore took form in very different economic and political contexts. The first two plans were dated from the pre-reform period and formulated in cooperation with Soviet Union experts. The last three were successively designed in the early 1990s onward with the support of international consultants (including French, Americans and Koreans). Despite these different contexts, all five plans embodied very strong urban development ambitions centred on modernist visions of a well-ordered urban expansion process (in terms of functional structure but also architectural aesthetics) structured by modern social and technical infrastructure.

Giữa hai mốc thời gian 1958 và 2011, đã có năm bản quy hoạch xây dựng tổng thể được thiết lập cho vùng Hà Nội. Các văn bản quan trọng này do vậy đã hình thành trong những bối cảnh kinh tế và chính trị rất khác nhau. Hai bản quy hoạch đầu tiên về niên đại có trước thời kỳ đổi mới và được lập với sự hợp tác của các chuyên gia Liên Xô. Ba bản quy hoạch sau được lập từ đầu thập niên 1990 và những năm sau đó với sự hỗ trợ của nhiều đơn vị/chuyên gia tư vấn quốc tế (gồm Pháp, Hoa Kỳ và Hàn Quốc). Dù các bối cảnh đó khác nhau, toàn bộ năm bản quy hoạch đều mang trong mình nhiều tham vọng phát triển đô thị rất mạnh mẽ tập trung vào những viễn cảnh hiện đại của một đô thị với quá trình mở rộng có trật tự (về cấu trúc chức năng nhưng cũng tính đến cả thẩm

As Vietnam is firmly geared towards the market economy, Hanoi’s latest master plan (approved in 2011) aims to reinforce the Vietnamese capital city’s role as the nation’s administrative and cultural hub while also strengthening its economic position both at the national level and regional level. KDTMs occupy an important place in this plan as a mean to enhance the city’s international image and as a strategic economic development mechanism. There is, however, an obvious gap between the ambitions entrusted in the KDTM model of urban development and the actual reality of its implementation.

Figure 2.3 gives an overview of the stated ambition, i.e. of the development of KDTMs as a symbol of modernity and social-economic success promoted by the Party and the State, versus what has been achieved so far. In 2015, less than 15% of the surveyed KDTMs (34/252) were considered “completed” (see Table 2.2). Most of these projects are located within a 10-km radius from the city centre. The “partially completed” projects (a total of 57) have at least contributed to the image of an urbanising city. The surface of a majority of these on-going projects surpasses 20 ha. Property developers tend to build them in phases, following market opportunities and their solvency. They are mostly located between 10 and 20 km away from the city centre. Finally, and more problematically, the construction of over 60% of the surveyed projects (161/252) has hardly started or not at all. Most of these projects were approved during the property investment boom - between 2004 and 2008.

Vì Việt Nam kiên định theo nền kinh tế thị trường, bản quy

hoạch tổng thể Hà Nội gần nhất (được phê duyệt năm 2011)

hướng tới mục tiêu tăng cường vai trò của thủ đô nước Việt Nam như là trung tâm văn hóa và hành chính quốc gia trong khi

củng cố vị thế kinh tế trên cả hai cấp độ quốc gia và khu vực.

Các KĐTM chiếm một vị trí quan trọng trong bản quy hoạch

này - như là một cách nâng tầm hình ảnh quốc tế của thành phố và cũng là một cơ chế phát triển kinh tế có tính chiến lược. Tuy

vậy, vẫn tồn tại một khoảng cách giữa các tham vọng phát triển

đô thị được gửi gắm vào mô hình KĐTM và thực trạng của việc thực thi tham vọng.

Hình 2.3 đưa ra một góc nhìn tổng thể về tham vọng đã được nêu, chẳng hạn như việc phát triển các KĐTM như là một biểu tượng của sự hiện đại và thành công về kinh tế - xã hội được quảng bá bởi đảng và nhà nước, so sánh với những gì đã đạt được cho đến nay. Năm 2015, dưới 15% số KĐTM được khảo sát (34/252) được coi như “hoàn thành” (xem Bảng 2.2). Hầu hết các dự án này nằm trong bán kính 10 km từ trung tâm thành phố. Các dự án “đã hoàn thành một phần” (tổng số có 57 dự án như vậy) ít nhất cũng đóng góp một chút cho hình ảnh một thành phố đang trên đà đô thị hóa. Đa phần các dự án đang thực hiện này có diện tích vượt quá 20 ha. Các nhà đầu tư bất động sản có xu hướng xây dựng những khu ở này theo từng giai đoạn, theo cơ hội mà thị trường tạo ra và khả năng thanh toán của dự án.

Hầu hết các dự án trên phân bố trong phạm vi bán kính 10 km

đến 20 km từ trung tâm thành phố. Cuối cùng, và nổi cộm hơn

cả, là trên 60% số dự án được khảo sát (161/252) gần như chưa

khởi động xây dựng hoặc hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Đa số các

dự án này được phê duyệt trong quá trình bùng nổ đầu tư bất

động sản - giai đoạn 2004 đến 2008.

Figure 2.3: The planning progress of KDTMs since the mid-1990s
2.3:

Legend / Chú thích

Rural district / Huyện

Urban district / Quận

District boundaries / Ranh giới quận/ huyện

Inter-urban road / Đường liên đô thị

KDTM / Khu Đô Thị Mới (KĐTM)

KDTMs’ development progress since 1994

Tiến trình phát triển của các KĐTM từ năm 1994

Completed KDTM / KĐTM đã hoàn thành

Partially completed KDTM

KĐTM đã hoàn thành một phần

Engaged KDTM construction

KĐTM đã được cam kết triển khai

Unbuilt KDTM / KĐTM chưa được xây dựng

Unbuilt KDTM without validated approbation year / KĐTM chưa được xây dựng

mà không có thời điểm phê duyệt chính thức

Data compilation/ Biên soạn dữ liệu: S.Rodrigue, 2016

Design/ Thiết kế: C.Musil, 2016

There are several possible explanations for the very slow progress of these KDTMs. Many of them are ambitious projects with areas in excess of 100 ha. The construction and commercialisation of such large urban zones require time. Other impediments work against the development of these zones, such as cumbersome investment procedures and poor connections to the rest of the city due to the slow implementation of public transportation infrastructure, primary road arteries in particular. It is also possible that the economic actors who hold the investment licences for theses KDTMs use them as part of a “land banking” strategy, a practice that consists in buying land as an investment, holding it for future use (or reselling), and making no specific plans for its development.

Unbuilt KDTMs with unidentified year of approval

KĐTM chưa xây dựng và không

phê duyệt

Number of KDTMs

Foreign property developers/ investors involved through joint-ventures

Các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài có liên quan thông qua các liên doanh

Unbuilt KDTMs

Các KĐTM không/ chưa xây dựng

Đã có một vài lời giải thích khả dĩ được đưa ra cho sự tiến triển vô

cùng chậm chạp của các KĐTM này. Nhiều dự án có tham vọng

lớn khi quy mô vượt quá 100 ha. Việc xây dựng và thương mại hóa các khu đô thị quy mô lớn đến mức như vậy đòi hỏi nhiều thời gian. Những trở ngại khác đã cản bước tiến của các khu đô thị

này, chẳng hạn như thủ tục đầu tư rườm rà và sự yếu kém trong

việc kết nối các khu đô thị này với phần còn lại của đô thị - là hệ quả của sự chậm trễ trong triển khai hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch. Cũng có thể

là các thành phần kinh tế nắm giữ giấy phép đầu tư cho những KĐTM này sử dụng giấy phép như là một phần của chiến lược kinh

doanh đất đai thông qua hoạt động tài chính ngân hàng, mấu

chốt của hoạt động này là mua đất như một hinh thức đầu tư và giữ đất cho việc sử dụng trong tương lai (hoặc bán lại), và không lập được kế hoạch phát triển cụ thể nào.

KDTMs under construction Các KĐTM đang triển khai

KDTMs partially completed Các KĐTM đã hoàn thành một phần

KDTMs Completed

Các KĐTM đã hoàn thành Land clearance Giải phóng mặt bằng Access

Table 2.2: Progress of KDTM projects and involvement of foreign property developers/ investors

These unbuilt and stalled KDTMs do not only contrast starkly with the “dream” city conceptualised by political decision-makers in general construction master plan but also weigh heavily on the city’s development.

Issues with the development of KDTMs

Originally seen as an urban planning solution, the large-scale implementation of the KDTM model of urban development has led to an over-consumption of peri-urban land. In less than two decades, 27,000 ha had been recovered for KDTM projects on the territory of the province of Hanoi. As shown in Figure 2.4, the further out from the city centre, the largest the projects are, with projects in rural districts of the former Ha Tay province being often more than 300 ha. This is due to the availability of low-cost land, especially to the West of Hanoi, where farmland used to be relatively abundant. The rural district of Quoc Oai is a telling example of this tendency with 25 approved projects that have led to the recovery of 5,000 ha of agricultural land: one third of the district’s total area.

In Quoc Oai as well as in other rural districts to the West of Hanoi, such massive conversion of rural lands for KDTM projects has generated important social tensions. Even though affected local population groups can (and do) negotiate the terms of the land recovery with authorities, this process remains compulsory, highhanded and sometimes violent (Labbé, 2015). In addition to this, peri-urban population groups now see that the productive agricultural land areas taken away from them in the name of development often end up with being “wasted” by unbuilt and unfinished urban zones.

Những KĐTM chưa được xây dựng hoặc bị ách lại không chỉ gây nên một sự tương phản mạnh mẽ với mô hình đô thị "mơ ước"

được lập nên bởi các chính trị gia ra quyết sách trong bản quy hoạch xây dựng tổng thể mà còn gây áp lực nặng nề lên sự phát triển của đô thị.

Các vấn đề về phát triển KĐTM

Ngay từ ban đầu, được nhìn nhận như một giải pháp quy hoạch

đô thị, việc triển khai trên quy mô lớn mô hình phát triển KĐTM đã dẫn tới hệ quả là việc tiêu tốn quá nhiều đất vùng ven đô.

Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, 27.000 ha đất đã bị thu hồi

cho các dự án KĐTM trong vùng Hà Nội. Như được trình bày

trên Hình 2.4 , càng xa trung tâm đô thị thì các dự án càng lớn, và những dự án lớn nhất tập trung trên địa phận tỉnh Hà Tây cũ, thường rộng trên 300 ha. Điều này có nguyên nhân là sự sẵn có của các khu đất giá rẻ, nhất là ở khu vực phía Tây Hà Nội, nơi từng có nguồn đất nông nghiệp khá dồi dào. Huyện Quốc Oai là một ví dụ như vậy cho xu thế này, với 25 dự án được phê duyệt, dẫn đến việc trưng dụng 5.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 1/3 tổng quỹ đất của địa phương này.

Tại Quốc Oai và một vài huyện khác ở phía Tây Hà Nội, việc chuyển đổi ồ ạt đất nông nghiệp cho các dự án KĐTM đã gây nên những căng thẳng xã hội. Ngay cả khi người dân địa phương chịu tác động của dự án có thể (và thực tế có) thương thuyết những điều khoản thu hồi đất đai với các cấp chính quyền, quá trình này vẫn mang tính chất cưỡng bách, chuyên quyền độc đoán và đôi khi còn bạo lực (Labbé, 2015). Thêm vào đó, các nhóm dân cư vùng ven đô hiện nay có thể nhận thấy đất đai màu mỡ đang bị bòn rút nhân danh phát triển thường đi đến kết cục bị bỏ hoang bởi các khu đô thị không được xây dựng hoặc không biết bao giờ mới hoàn tất.

Legend / Chú thích

Rural district / Huyện Urban district / Quận

District boundaries / Ranh giới quận/ huyện

Surface area used for KDTM development (in hectares) / Diện tích bề mặt

phát triển KĐTM (theo héc-ta)

Data compilation/ Biên soạn dữ liệu: S.Rodrigue, 2016 Design/ Thiết kế: C.Musil, 2016

Figure 2.4: Land used for KDTM development

Another issue is that, instead of contributing to the production of the urban facilities and services needed by a growing urban population, KDTM projects tend to put pressure on existing and already overloaded infrastructure. While many zones lack collective facilities because they are only partially finished and occupied, others are considered completed but suffer from seriously infrastructural deficiencies. The Vietnamese media are covering these problems in a wide range from a lack of water and power supply (Tien Phong newspaper, 10/06/2011; Cafef website, 31/10/2014), to poor connections to the telecommunication network (The Saigon Times, 22/04/2015) and to a shortage of access roads to new neighbourhoods (VnExpress website, 10/06/2011).

The problems posed by these infrastructural insufficiencies, if they are not resorbed, will become more severe. Indeed when they do get built, Hanoi’s 252 KDTMs will have the capacity to accommodate an important segment of Hanoi’s urban population. If the currently approved projects were all fully inhabited, they would be home to 2.8 million people (see Figure 2.5). These residents will need both public facilities (schools, hospitals, parks, etc.) and urban services (water and power supply, drainage, etc.) which the KDTM supposedly “completed” currently fail to provide.

Một vấn đề nữa là, thay vì đóng góp vào việc cung ứng các tiện ích và dịch vụ đô thị cần thiết cho dân cư đô thị đang gia tăng về số lượng, những dự án KĐTM có xu hướng gây áp lực lên hạ tầng hiện có vốn dĩ đã quá tải. Trong khi nhiều khu thiếu các tiện ích công cộng - bởi vì chỉ được hoàn thiện một phần và cư dân chưa đến ở hết, thì các khu khác được coi là đã hoàn thiện nhưng cũng phải cam chịu tình cảnh hạ tầng yếu kém trầm trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đang tập trung phản ánh những vấn đề bất cập này, nhắm tới một phạm vi rộng, từ việc thiếu nước và thiếu điện (Báo Tiền Phong ngày 10/06/2011, Trang tin Cafef ngày 31/10/2014) cho đến sự kết nối không đạt tiêu chuẩn với mạng viễn thông (Tờ Thời báo Sài Gòn ngày 22/04/2015) và cả việc thiếu đường vào khu dân cư (Trang tin điện tử VnExpress ngày 10/06/2011).

Các vấn đề bất cập được nêu ra bởi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nếu những thiếu hụt đó không được tái xem xét và giải quyết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thực tế, khi các cơ sở hạ tầng đó được xây dựng, 252 KĐTM của Hà Nội sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh sống cho một bộ phận quan trọng của cư dân đô thị Hà Nội. Nếu các dự án đã được phê duyệt hiện nay được cư dân dọn đến ở đầy đủ, dân số được dung nạp sẽ là 2,8 triệu người (xem Hình 2.5) . Những cư dân này cần cả tiện ích công cộng (trường học, bệnh viện, công viên, …) và dịch vụ đô thị (cấp nước, cấp

hoàn chỉnh” lại không đáp ứng được.

Legend / Chú thích

Rural district / Huyện

Urban district / Quận

District boundaries / Ranh giới quận/ huyện

Expected population by KDTM (in number of inhabitants) / Dân số được dự

theo từng KĐTM (số lượng cư dân)

300

Data compilation/ Biên soạn dữ liệu: S.Rodrigue, 2016

Design/ Thiết kế: C.Musil, 2016

2.5: Populations forecasted in KDTMs

Figure

Figure 2.6: Splendora Bac An Khanh KDTM (Hoai Duc district) The first phase was finished in 2014, yet property owners have not rushed to move in. Source: C. Musil (April 2014)

Can KDTMs be an economic growth pillar for Hanoi?

In the early 1990s, the adoption of the KDTM model by the Vietnamese government facilitated the production of housing which cities, especially Hanoi, desperately needed. However, thanks to the reforms adopted since then (modernisation and partial liberalisation of the Land Law, (re-)emergence of a formal property market, and opening of this sector to foreign capital flows), land has become as a fast and powerful wealth-creation leverage. Urban space production in KDTMs is at the heart of investors, property developers, speculators, and buyers’ capital accumulation strategies. Yet as KDTMs participated in creating wealth for a fraction of the population, they also jeopardised the future of the metropolis.

Hình 2.6: KĐTM Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức) Giai đoạn đầu đã kết thúc năm 2014, nhưng các chủ sở hữu nhà đất vẫn chưa vội dọn đến ở. Nguồn: C. Musil (Tháng 04/2014)

Liệu các KĐTM có thể là một trụ cột cho việc phát triển kinh tế của Hà Nội?

Trong những năm đầu thập niên 1990, việc chính quyền Việt

Nam chấp thuận mô hình KĐTM đã tạo điều kiện cho việc xây lắp và cung ứng nhà ở, điều mà các thành phố, đặc biệt là Hà Nội, đang cần hơn lúc nào hết. Tuy nhiên, nhờ có công cuộc đổi mới được thông qua kể từ thời điểm đó (sự hiện đại hóa và trong

chừng mực nào đó là tự do hóa Luật Đất đai, sự (tái) xuất hiện của thị trường nhà đất mang tính chính thức và việc mở cửa lĩnh vực này cho dòng vốn nước ngoài), đất đai trở thành một thứ đòn bẩy tạo ra sự giàu có một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Việc tạo ra nhiều không gian đô thị trong các KĐTM là tâm điểm cho những chiến lược tích tụ vốn của các nhà đầu tư, đơn vị phát triển bất động sản, giới đầu cơ và người mua nhà. Nhưng khi các KĐTM tham dự vào việc đem lại sự giàu sang cho một số nhóm cư dân, những khu đó cũng gây phương hại cho tương lai của đô thị.

Can the large-scale implementation of the KDTM model in Hanoi continue in the ways it started in the last two decades? With conflictual land acquisition process, ignoring the pre-existing milieu in which they are built, and generating severe service and infrastructural dysfunctions that will affect thousands, if not millions, of people? This is far from clear.

Liệu việc triển khai trên quy mô lớn mô hình KĐTM ở Hà Nội có

thể tiếp tục theo những cách thức mà mô hình đó từng bắt đầu

cách đây hai thập niên? Với một quá trình thu hồi đất lưu lại

dấu ấn của những xung đột, hoàn toàn bỏ qua những bối cảnh

có sẵn mà trong đó các KĐTM hiện diện, và tạo ra những cách

thức vận hành khác thường về dịch vụ và hạ tầng ảnh hưởng

đến hàng ngàn hàng vạn người, nếu không muốn nói là hàng

triệu người? Điều này không có một chút gì gọi là rõ ràng.

2.7: Van Phu KDTM (in Ha Dong district)

A zone considered a “ghost” zone as it is left unoccupied.

Source : C. Musil (June 2015).

Hình 2.7: KĐTM Văn Phú (quận Hà Đông)

Một khu được coi như “Khu đô thị ma” vì bị bỏ hoang không

có người ở. Nguồn: C. Musil (Tháng 06/2015).

Figure

Section Phần

The KDTM of Van Quan - An overview KĐTM Văn Quán - Một góc nhìn tổng thể

Developed by the Housing and Urban Development Corporation (HUD) over a decade ago, KDTM Van Quan belongs to the second generation of KDTM developments in Hanoi discussed in the preceding section. The new phase of residential development was born out of a real estate market boom when many developers ventured into the construction of KDTMs with very little experience. Started in 2003, Van Quan jumpstarted the development of other housing projects to the Southwest of Hanoi.

Van Quan is strategically located only about 10 km away from the city centre of Hanoi (figure 3.1). It is surrounded by four traditional villages, a relatively high number since other KDTMs are typically only adjacent to one or two former villages. Nearly 15 years after its construction, Van Quan has now become very populated (it is currently home to about 14,000 people) and dynamic. This suggests that the developer succeeded in shaping an attractive living environment at a time when many city-dwellers had turned their backs on high-rise residential buildings due to errors in management.

Authors/ Các tác giả

Frédéric Morin-Gagnon

Được Tổng công ty Phát triển Nhà ở và Đô thị (HUD) đầu tư phát triển hơn mười năm trước, KĐTM Văn Quán thuộc thế hệ thứ hai các dự án phát triển KĐTM ở Hà Nội như đã được trình bày trong phần trước. Giai đoạn mới xây dựng các khu ở hình thành từ sự bùng nổ thị trường bất động sản, thời điểm mà nhiều nhà đầu tư mạo hiểm bỏ vốn xây dựng các KĐTM khi còn quá ít kinh nghiệm. Được khởi công năm 2003, KĐTM Văn Quán đã kích hoạt sự phát triển của các dự án nhà ở khác tại khu vực phía Tây Nam Hà Nội.

Văn Quán có vị trí mang tính chiến lược, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km (hình 3.1). KĐTM này được bao bọc bởi bốn ngôi làng truyền thống, một số lượng phải nói là tương đối nhiều bởi vì các KĐTM khác thông thường chỉ gần một hoặc hai làng xóm cũ. Gần 15 năm sau khi được xây dựng, Văn Quán

ngày nay đã trở thành một khu dân cư đông đúc (hiện tại có chừng 14.000 người) và phát triển năng động. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh một không gian sống hấp dẫn tại thời điểm mà nhiều cư dân đô thị quay lưng với chung cư cao tầng vì lý do quản lý có vấn đề.

This section briefly describes the history of the KDTM of Van Quan’s development from 2001 onwards with facts and figures of the project itself along with an introduction of a few others also undertaken by HUD as the developer, and offers an initial insight into the socio-economic life of the case-study site as well, before going further into detail in the next section.

Territorial formation

The KDTM of Van Quan was developed within a very short time. The project started in 2003 and had been completed by 2007. Today, this KDTM covers an area of 62 ha of what used to be farmland. This area and the land covered by the four surrounding villages of Van Quan, Yen Phuc, Yen Xa and Trieu Khuc have consequently undergone considerable changes since 2003. With the help of aerial photos and maps, this subsection highlights the territorial evolution of the area of Van Quan and the neighbouring villages, both through planned and spontaneous urbanisation processes.

Nội dung phần này mô tả tóm tắt lịch sử phát triển của KĐTM

Văn Quán từ năm 2001 trở đi với các số liệu thực tế về chính dự

án cùng phần giới thiệu một số dự án khác mà HUD đã thực

hiện với vai trò là nhà đầu tư, và cũng cho một góc nhìn cận cảnh ban đầu về đời sống kinh tế - xã hội của khu vực được chọn nghiên cứu, trước khi đi vào chi tiết ở phần sau.

Sự hình thành về mặt lãnh thổ

KĐTM Văn Quán được đầu tư trong một thời gian ngắn. Dự án khởi động năm 2003 và được hoàn tất năm 2007. Hiện nay

KĐTM này trải rộng 62 ha trên nền một khu vực trước đây là

đất canh tác. Khu vực này và phần đất của bốn ngôi làng xung

quanh là Văn Quán, Yên Phúc, Yên Xá và Triều Khúc do vậy đã

trải qua những thay đổi đáng kể từ năm 2003. Với sự trợ giúp của các bức không ảnh và bản đồ, mục này làm rõ sự phát triển về mặt lãnh thổ của Văn Quán và các làng xung quanh, với quá trình đô thị hóa có quy hoạch lẫn tự phát.

Figure 3.1: The KDTM of Van Quan localisation Source/ Nguồn: Google Earth Hình 3.1: Vị trí của KĐTM Văn Quán

Territorial formation through planned urbanisation: The KDTM and village expansion

2001:

• The planning scheme is developed by HUD.

2002 (figure 3.2.1):

• The area is almost covered by farmland and ponds.

• Two inter-ward roads, either asphalt or concrete, pass through the area. These roads connect the area to major city roads, and will therefore become the backbone of the KDTM of Van Quan’s territorial organisation throughout its development.

From 2002 to 2004 (figure 3.2.2):

• After a year of construction, a major part of the KDTM of Van Quan’s road network is built. A considerable amount of farmland and ponds has been urbanised.

• The street grid follows an orthogonal geometry, which is very different from the organic network found in the surrounding villages.

Sự hình thành về mặt lãnh thổ qua quá trình đô thị hóa có quy hoạch: Sự mở rộng của KĐTM và các làng

2001:

• Bản quy hoạch được thực hiện bởi HUD.

2002 (hình 3.2.1):

• Khu vực này gần như toàn đồng ruộng và ao chuôm.

• Hai đường liên phường, được rải nhựa hoặc phủ bê tông, chạy qua khu vực. Những đường này nối khu vực với các tuyến giao thông chính của đô thị, và trở thành trục xương sống cho việc tổ chức không gian của KĐTM Văn Quán trong suốt quá trình phát triển.

Từ 2002 đến 2004 (hình 3.2.2):

• Sau một năm xây dựng, một phần quan trọng của mạng lưới đường trong KĐTM Văn Quán được xây dựng. Một số lượng đáng kể đất ruộng và ao hồ đã bị đô thị hóa.

• Mạng lưới đường phố theo kiểu ô cờ hình học, điều này rất khác so với hệ thống đường hình thành theo kiểu tự do được thấy trong các làng kế bên.

Figure 3.2.2: The KDTM of Van Quan area in 2004 Source/ Nguồn: Hình 3.2.2: Khu vực KĐTM Văn Quán năm 2004 Google Earth
Figure 3.2.1: The KDTM of Van Quan area in 2002 Source/ Nguồn: Hình 3.2.1: Khu vực KĐTM Văn Quán năm 2002 Google Earth

• The two existing inter-ward roads are widened and extended, increasing their accessibility within the KDTM. 19th May road and Nguyen Khuyen street connect the four surrounding villages together.

• A few buildings are erected.

From 2004 to 2008  (figure 3.2.3):

• A few minor street connections are built in the Eastern and Southern parts of the KDTM.

• Several buildings are erected, thus reducing the fragmented character of the urban fabric observed in 2004. These buildings are concentrated along Nguyen Khuyen street and 19th May road, running from Northeast to Southwest and perpendicular to Nguyen Khuyen street.

• Village expansions are built next to the villages of Yen Phuc and Trieu Khuc. The expansions cover farmland and are often developed to follow the same orthogonal pattern found in the KDTM of Van Quan (figure 3.2.4).

• Hai tuyến đường liên phường sẵn có được mở rộng và kéo dài, gia tăng khả năng tiếp cận trong phạm vi KĐTM. Đường 19/05 và phố Nguyễn Khuyến kết nối bốn ngôi làng xung quanh với nhau.

• Một số tòa nhà được xây dựng.

Từ 2004 đến 2008 (hình 3.2.3):

• Một vài tuyến đường liên kết được xây dựng ở phần phía Đông và phía Nam của KĐTM.

• Một số công trình được xây dựng, do vậy làm giảm tính chất manh mún của cấu trúc đô thị như được quan sát thấy năm 2004. Các công trình này tập trung dọc theo phố Nguyễn Khuyến và đường 19/05 chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam và vuông góc với phố Nguyễn Khuyến.

• Các khu mở rộng của làng xóm được xây dựng cạnh các làng Yên Phúc và Triều Khúc. Những khu vực mở rộng này trùm lên đất canh tác và thường được phát triển theo cùng kiểu mạng lưới đường hình ô cờ như đã thấy bên trong KĐTM Văn Quán (hình 3.2.4) .

Figure 3.2.3: The KDTM of Van Quan area in 2008 Source/ Nguồn: Hình 3.2.3: Khu
Figure 3.2.4: New streets in Trieu Khuc Village Source/ Nguồn: Trần Nhật
3.2.4:

From 2008 to 2016 (figure 3.2.5):

• A few major changes are made to the urban fabric and the street grid within the KDTM of Van Quan.

• Some infrastructure projects begin around the villages. Some new road networks that encircle the villages are constructed.

• On October 10th 2011, a large-scale urban public transportation project is launched: the city sky train line 2A from Cat Linh to Ha Dong.

• More village expansions are built for the villages of Yen Phuc and Trieu Khuc.

• In the village of Yen Phuc, the expansions include public services such as a high school, a hospital and a police station.

• In the village of Trieu Khuc, the expansions are mainly residential and their construction is mandated by a policy to increase space for the villagers (Fanchette, 2015 p.74).

Từ 2008 đến 2016 (hình 3.2.5):

• Một số thay đổi nhỏ được thực hiện đối với cấu trúc đô thị và mạng lưới đường trong phạm vi KĐTM Văn Quán.

• Một số dự án hạ tầng bắt đầu thực hiện xung quanh các làng. Một vài mạng lưới đường mới bao quanh các làng này được xây dựng.

• Ngày 10 tháng 10 năm 2011, một dự án giao thông công cộng đô thị quy mô lớn được triển khai: tuyến đường sắt đô thị trên cao 2A từ Cát Linh đi Hà Đông.

• Một số khu vực mở rộng làng xóm đã được xây dựng tại các làng Yên Phúc và Triều Khúc.

• Tại làng Yên Phúc, việc xây dựng mở rộng bao gồm các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như một trường trung học, một bệnh viện và một đồn công an.

• Tại làng Triều Khúc, sự mở rộng chủ yếu là cho khu ở và việc xây dựng được quy định bởi chính sách để tăng thêm không gian cho dân làng (Fanchette, 2015, trang 74).

Figure 3.2.5: The KDTM of Van Quan area in 2016 Source/ Nguồn: Hình 3.2.5: Khu vực KĐTM Văn Quán năm 2016 Google Earth

Territorial formation through in-situ village urbanisation

The changes to the urban fabric of the villages were not only caused by the intervention of authorities along their borders. An analysis of maps and aerial photos shows that, over the years, the density of the four neighbouring villages of the KDTM of Van Quan has kept on expanding from their cores. This situation is common in the peri-urban villages of Hanoi, and occurs through the fragmentation of residential plots in order to build some rooms and houses for rent (Figure 3.2.7). This practice, which is done at the household level, allows students, migrants and young couples to find accommodation in low-cost villages. However, the strategy consumes a large amount of space in an already very densely populated environment. As a result, the area dedicated to courtyards, gardens and ponds is rapidly shrinking. Figure 3.2.8 shows how this situation has affected the village of Trieu Khuc.

Figure 3.2.7: Rooms for rent in Van Quan Village

Hình 3.2.7: Các phòng trọ cho thuê trong làng Văn Quán

Sự hình thành về mặt lãnh thổ qua quá trình đô thị hóa tại chỗ trong làng

Những thay đổi đối với cấu trúc đô thị của các làng không chỉ do sự can thiệp của chính quyền gây ra dọc theo ranh giới làng. Phân tích các bản đồ và không ảnh cho thấy, theo thời gian, bốn ngôi làng xung quanh KĐTM Văn Quán có mật độ xây dựng ngày càng tăng và mở rộng từ khu vực lõi trở ra. Tình trạng này thường bắt gặp tại các làng ven đô Hà Nội, và diễn ra thông qua việc phân mảnh các lô đất ở để xây dựng thêm những dãy nhà hoặc phòng cho thuê (Hình 3.2.7) . Hoạt động xây dựng này ở mức độ hộ gia đình đã cung cấp chỗ ở trong những làng có giá cả sinh hoạt ở mức phải chăng cho sinh viên, người nhập cư và các đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, cách thức phát triển này chiếm khá nhiều không gian tại những nơi vốn dĩ có mật độ cư trú đã rất cao. Vì thế, các không gian dành cho sân, vườn và hồ ao nhanh chóng bị thu hẹp. Hình 3.2.8 cho thấy tình trạng này ảnh hưởng đến làng Triều Khúc như thế nào.

Sources: TRẦN NHẬT KIÊN, 2010 adaptated from Cadastre (land register / cadastral plan) © IR D , 2015

Sources: TRẦN NHẬT KIÊN, 2010 adaptated from Cadastre (land register / cadastral plan) © IR D 2015

Street grid Pond

Street grid / Mạng lưới đường

Pond / Ao nước

Street grid Pond

Figure 3.2.8: Water surface in Trieu Khuc Village

Source: Tran Nhat Kien, 2010, adaptated from Cadastre plan (Fanchette, S.(ed.), 2015)

3.2.8: Không gian mặt nước trong làng Triều Khúc

Nguồn: Trần Nhật Kiên, 2010, đạc lại từ bản đồ địa chính (Fanchette, S.(ed.), 2015)

The territorial administrative structure of the study area

Before 2008, the KDTM of Van Quan was managed by the former province of Ha Tay. In 2008, Ha Tay was annexed to Hanoi and the KDTM of Van Quan is now administratively managed by Hanoi city.

• The KDTM of Van Quan is located in two wards of Ha Dong urban district (Hanoi city) (figure 3.3.1), previously called Ha Dong town (Ha Tay province).

• Van Quan ward: Established in 2008, when Van Mo ward was divided into Van Quan ward and Mo Lao ward by National Highway No. 6 (Nguyen Trai road). Van Quan ward covers an area of 139.6 ha with 11 sub-neighbourhoods and is home to approximately 20,000 inhabitants (Phuong Van Quan, N/A)

• Phuc La ward: Established on August 23rd 1994, Phuc La covers an area of 138.7 ha with 19 subneighbourhoods and is home to nearly 26,000 inhabitants (Ha Dong, 2013) (figure 3.3.2).

Village administrative structure

• Trieu Khuc village: Administratively managed by the People’s Committee of Tan Trieu ward, Thanh Tri rural district.

• Yen Xa village: Administratively managed by the People’s Committee of Tan Trieu ward, Thanh Tri rural district.

• Yen Phuc village: Administratively managed by the People’s Committee of Phuc La ward, Ha Dong urban district.

• Van Quan village: Administratively managed by the People’s Committee of Van Quan ward (known as Van Mo ward before May 19th 2008), Ha Dong urban district.

Cấu trúc hành chính theo lãnh thổ của khu vực nghiên cứu

Trước năm 2008, KĐTM Văn Quán do tỉnh Hà Tây trước đây quản lý. Năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội và

KĐTM Văn Quán hiện giờ được quản lý hành chính bởi thành phố Hà Nội.

• KĐTM Văn Quán tọa lạc tại hai phường của quận Hà Đông (thành phố Hà Nội) (hình 3.3.1) , trước đây có tên gọi là thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây).

• Phường Văn Quán: được thành lập năm 2008, khi phường Văn Mỗ được tách thành phường Văn Quán và phường Mỗ Lao bởi quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi). Phường Văn Quán có diện tích 139,6 ha với 11 tổ dân phố và là nơi cư trú của khoảng 20.000 người.

• Phường Phúc La , được thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1994, có diện tích 138,7 ha với 19 tổ dân phố và là nơi cư trú của gần 26.000 người (Hà Đông, 2013) (hình 3.3.2) . Cấu trúc hành chính của làng

• Làng Triều Khúc: Được quản lý hành chính bởi Ủy ban Nhân dân xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

• Làng Yên Xá: Được quản lý hành chính bởi Ủy ban Nhân dân xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

• Làng Yên Phúc: Được quản lý hành chính bởi Ủy ban Nhân dân phường Phúc La, quận Hà Đông.

• Làng Văn Quán: Được quản lý hành chính bởi Ủy ban Nhân dân phường Văn Quán (trước thời điểm ngày 19 tháng 05 năm 2008 được biết đến với tên gọi phường Văn Mỗ), quận Hà Đông.

KĐTM Van Quan KĐTM Văn Quán

Van Quan village Làng Văn Quán

Yen Phuc village Làng Yên Phúc

Trieu Khuc village Làng Triều Khúc West lake Hồ Tây

Yen Xa village Làng Yên Xá

Hanoi city center Trung tâm Hà Nội

Van Quan ward Phường Văn Quán

Ha Dong district Quận Hà Đông (đô thị) Thanh Tri district Quận Thanh Trì (nông thôn)

KĐTM Van Quan KĐTM Văn Quán

Van Quan village Làng Văn Quán

Yen Phuc village Làng Yên Phúc

Phuc La ward Phường Phúc La

Figure 3.3.1: Map of districts

3.3.1: Bản đồ các quận huyện

Figure 3.3.2: Map of wards Hình 3.3.2: Bản

Yen Xa village Làng Yên Xá

Trieu Khuc village Làng Triều Khúc Tan Trieu commune Xã Tân Triều

Housing and Urban Development (HUD)

– A portrait of the project developer

HUD is a state-owned general corporation under the management of the Ministry of Construction and consists of several departments and affiliated companies. It was established to implement urban housing development strategies in Vietnam and abroad, with an emphasis on housing for low-income and middle-income groups. HUD works in multiple fields, such as investment, construction, urban design and consulting, etc.

HUD has been and continues to be a leading developer in Vietnam’s urban housing market. In recent years, HUD took the KDTM concept to the next level by applying it on a much larger scale across the country. HUD projects are now found all over Vietnam. A total of 4.8 million m2 of residential built floor area has been provided to tens of thousands of households, while also meeting their demand for a better and more modern living environment. HUD also plays an important role in improving the cityscape and makes a significant contribution to the socio-economic development of many cities. The following list includes some of the typical HUD projects in Hanoi:

• 1997: the KDTM of North Linh Dam, 24 ha, includes technical and social infrastructure and forms part of the first phase of a residential and commercial complex in Linh Dam lake.

• 1998 – 2016: Linh Dam residential and commercial complex, 184 ha, of which 74 ha is surface water.

• 1999 – 2007: the KDTM of Dinh Cong, 35 ha, Hoang Mai district, Hanoi

• 2003 – 2007: the KDTM of Van Quan, 61 ha, Ha Dong district

Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD)

- Chân dung một nhà đầu tư dự án

HUD là một tổng công ty nhà nước dưới sự quản lý của Bộ Xây

Dựng, có nhiều phân ban và một số công ty thành viên. Tổng

công ty này được thành lập để thực hiện các kế hoạch chiến lược phát triển nhà ở đô thị tại Việt Nam và nước ngoài, hướng trọng tâm vào nhà ở cho người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. HUD hoạt động trên nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như

đầu tư, xây dựng, thiết kế đô thị và tư vấn, …

HUD đã từng, và tiếp tục là nhà đầu tư hàng đầu trên thị trường nhà ở đô thị tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, HUD đã nâng tầm mô hình KĐTM bằng cách triển khai trên quy mô rộng hơn - toàn quốc. Các dự án của HUD trải khắp các tỉnh thành phố. Tổng số có 4,8 triệu m2 sàn nhà ở được cung ứng cho hàng vạn hộ gia đình, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu của họ về một môi trường sống tốt hơn và hiện đại hơn. HUD còn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm đẹp cảnh quan đô

thị và góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của nhiều đô thị. Bản danh mục sau bao gồm một số dự án tiêu biểu của HUD tại Hà Nội:

• 1997: KĐTM Bắc Linh Đàm, rộng 24 ha, bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, và là một phần của giai đoạn đầu tiên của một tổ hợp khu ở và thương mại tại Hồ Linh Đàm.

• 1998 – 2016: Cụm nhà ở và công trình thương mại Linh Đàm rộng 184 ha, trong đó có 74 ha mặt nước.

• 1997 – 2007: KĐTM Định Công, rộng 35 ha, được triển khai ở quận Hoàng Mai, Hà Nội

• 2003 – 2007: KĐTM Văn Quán, rộng 61 ha, trực thuộc quận Hà Đông

• 2004: the KDTM of Nghia Hung, 210 ha, Long Bien district, Hanoi

• 2002 – 2017: the KDTM of Phap Van - Tu Hiep, 51 ha, Thanh Tri district, Hanoi

• 2002 – 2006: the KDTM of My Dinh No. 2, 26 ha, South Tu Liem district, Hanoi

• 2009 – 2016: NEW SKYLINE high-rise building complex, the KDTM of Van Quan, 10,840 m2 gross floor area

(Source: HUD, compiled by Ta Quynh Hoa and Nguyen Quang Minh)

Land management in HUD projects

• HUD invests in all its project buildings except for those on land plots handed over to secondary developers. In this case, HUD only invests in the construction of the technical infrastructure system;

• After a project is completed, HUD hands over basic infrastructure systems, such as road networks, parks, power supply, water supply, lighting, etc. to state agencies, as legally required. High-rise apartment buildings, after completion, are handed over to HUDS, an affiliate company of HUD responsible for the operation, management and use of the buildings.

• For the land that is handed over to secondary developers, after they sign the legally required transfer documents, they become the sole investors of the construction project. HUD monitors and manages the secondary developer’s investment and ensures that building permits are approved by the competent state organisations.

• 2004: KĐTM Nghĩa Hưng, rộng 210 ha, ở quận Long Biên, Hà Nội

• 2002 – 2007: KĐTM Pháp Vân – Tứ Hiệp rộng 51 ha, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội

• 2002 – 2006: KĐTM Mỹ Đình 2, rộng 26 ha, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

• 2009 – 2016: Tổ hợp cao ốc tổ hợp có tên gọi NEW SKYLIGHT xuất hiện trong KĐTM Văn Quán, với tổng diện tích sàn 10.840 m2 (Nguồn: HUD, được biên tập bởi Tạ Quỳnh Hoa và Nguyễn Quang Minh)

Quản lý đất đai trong các dự án của HUD

• HUD đã đầu tư vào tất cả các công trình xây dựng theo dự án của Tổng công ty, ngoại trừ những dự án trên các khu đất được bàn giao cho nhà đầu tư thứ cấp. Trong trường hợp đó, HUD chỉ đầu tư vào việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

• Sau khi dự án hoàn thành, HUD bàn giao các hệ thống hạ tầng cơ bản, ví dụ như hệ thống đường, công viên, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng, … cho các cơ quan nhà nước hữu trách, theo luật định. Các chung cư cao tầng, sau khi được hoàn thành, được bàn giao cho HUDS, một công ty thành viên của HUD, chịu trách nhiệm về vận hành, quản lý và sử dụng công trình.

• Đối với đất được bàn giao cho những chủ đầu tư thứ cấp, sau khi ký kết các văn bản chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, các đơn vị này sẽ trở thành những nhà đầu tư duy nhất của dự án xây dựng. HUD giám sát và quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư thứ cấp và đảm bảo rằng việc cấp phép xây dựng sẽ được phê duyệt bởi các cơ quan

The KDTM of Van Quan

Development, costs and objectives

Van Quan was the first KDTM project in Ha Dong district to be systematically built from the housing (both highrise and low-rise), public buildings, the road network and infrastructure system, and sports facilities, to the parks and lakes. It is one of the most important housing projects in the 2001 master plan for Ha Dong town. Before the plan was realised, the district did not have adequately developed residential and public areas. Many housing projects failed to meet standards of green space, services, urban infrastructure systems, etc. However, as the demand for housing quickly increased in the area, a detailed planning scheme was developed. The KDTM of Van Quan was expected to become a model project in Ha Dong town and Ha Tay province, and was therefore given the highest priority in the city’s development programme.

The project aims to:

• Develop the Eastern part of Ha Dong town as specified in the adjusted master plan approved by People’s Committee of Ha Tay province in 2001.

• Build a KDTM in a systematic manner, as it is related to technical and social infrastructure.

• Ensure that the technical parameters of the project comply with Vietnam Building Standards.

• Meet the other technical requirements and conditions, protect the cultural heritage of the area, the historical buildings and the living environment, all in accordance with the local socio-economic development plan of Ha Dong town and Ha Tay province.

KĐTM Văn Quán

Phát triển, các chi phí và những mục tiêu

Văn Quán là KĐTM đầu tiên ở quận Hà Đông được xây dựng có hệ thống, từ nhà ở (cả nhà ở cao tầng và nhà ở thấp tầng), công

trình công cộng, hệ thống đường và cơ sở hạ tầng, và các khu

sân bãi - phòng tập thể thao, cho đến các khu công viên và hồ

nước. Đây là một trong số những dự án nhà ở quan trọng nhất

thuộc bản quy hoạch tổng thể cho thị xã Hà Đông năm 2001. Trước khi bản quy hoạch được thực hiện, khu vực này chưa chú trọng phát triển nhà ở và các tiện ích công cộng. Nhiều dự án nhà ở không đáp ứng được các tiêu chuẩn không gian xanh, dịch vụ, hệ thống hạ tầng, … Tuy vậy, khi nhu cầu nhà ở trong khu vực tăng mạnh, một bản quy hoạch chi tiết đã được lập. KĐTM Văn Quán được kỳ vọng trở thành một dự án kiểu mẫu ở thị xã Hà Đông và tỉnh Hà Tây, và do vậy được ưu tiên ở mức độ cao nhất trong chương trình phát triển đô thị.

Dự án đặt mục tiêu:

• Phát triển khu vực phía Đông của thị xã Hà Đông như được xác định trong bản quy hoạch tổng thể điều chỉnh được phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây năm 2001.

• Xây dựng một KĐTM có hệ thống, có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

• Đảm bảo rằng những thông số kỹ thuật của dự án tuân thủ các Tiêu chuẩn Xây dựng của Việt Nam.

• Đáp ứng các yêu cầu và điều kiện khác về kỹ thuật, bảo vệ di sản văn hóa của khu vực, các công trình lịch sử và môi trường sống, tất cả đều phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Đông và tỉnh Hà Tây.

• Optimise land use, especially for housing, and mobilise all the legal and financial sources available into construction investment.

• Bring a new look to the urban area – modern and well-planned.

• Ensure good-quality housing for all residents.

• Urbanise peri-urban villages step by step and secure a healthy living environment in the long term.

Land use right acquisition

The KDTM of Van Quan is found on a narrow strip of land (1.5 km long and 1 km wide) that falls within the administrative boundaries of Van Quan ward and Phuc La ward. Initially, it covered an area of 62.53 ha, of which 33.03 ha was in Van Quan ward and the rest (29.5 ha) in Phuc La ward. After planning adjustments, the total area of land was reduced to 61.52 ha.

Originally, low-productivity farmland made up about 57.8% of the area, water bodies 25.3%, and other land use, such as residential, factory, and cemeteries each covered an area between 3% to 5%.

Cemeteries cover a large part of the area, a total of approximately 2 ha, and consists of six areas of which the largest could be found in Phuc La and Van Quan, with about 1,100 tombs. According to the plan approved by the competent authorities, all plots of cemetery land within the project site will be relocated to a 6,000 m2 public graveyard within the KDTM of Van Quan.

• Tối ưu hóa việc sử dụng đất, nhất là nhà ở, và huy động các nguồn lực tài chính cũng như luật pháp hiện có vào việc đầu tư xây dựng.

• Đem đến một diện mạo mới cho khu vực đô thị - hiện đại và được quy hoạch bài bản.

• Đảm bảo nhà ở chất lượng tốt cho mọi cư dân.

• Đô thị hóa các làng ven đô dần dần và đảm bảo môi trường sinh sống lành mạnh trong tương lai lâu dài.

Thu hồi quyền sử dụng đất

KĐTM Văn Quán được xây dựng trên một khu đất hẹp (dài 1,5 km và chỗ rộng nhất là 1 km), nằm trong địa giới hành chính của phường Văn Quán và phường Phúc La. Ban đầu, dự án chiếm diện tích 62,53 ha, trong đó 33,03 ha ở phường Văn

Quán và phần còn lại (29,5 ha) thuộc địa phận phường Phúc La.

Sau một số lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích đất của dự án giảm xuống, còn 61,52 ha.

Theo hiện trạng ban đầu, đất canh tác năng suất thấp chiếm khoảng 57,8% diện tích khu vực, mặt nước là 25,3% và các mục đích sử dụng khác, chẳng hạn như đất ở, nhà xưởng và nghĩa địa, … mỗi loại chiếm từ 3% đến 5%.

Các nghĩa địa chiếm một diện tích lớn trong khu vực, xấp xỉ 2 ha và gồm sáu khu tất cả, trong đó khu lớn nhất ở Phúc La và Văn Quán, với khoảng 1.100 ngôi mộ. Theo bản quy hoạch được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, tất cả các lô chôn cất trong phạm vi đất dự án sẽ được quy tập về một khu nghĩa trang công cộng rộng 6.000 m2 thuộc phạm vi của KĐTM Văn Quán.

Project adjustments

The People’s Committee of the former province of Ha Tay approved of the construction of the KDTM of Van Quan in 2001. Although the planners had taken into account the feasibility of the land clearance required for the project before, the process was not easily undertaken in some areas. As a consequence, in 2004, the People’s Committee of Ha Tay province decided to adjust the land-use plan for the KDTM of Van Quan. Several changes were made between 2002 and 2004, mostly in the Southeastern part of the KDTM. After the adjustments, the total area of project land was reduced to 61.52 ha. The main reasons for this adjustment are given below:

• The land clearance and acquisition process could not be undertaken due to the difficulties encountered in compensation agreements. The boundaries of the project were consequently modified and certain steps of the project were eliminated. These complications led to the suspension of the project and it took a long time for these problems to be solved.

• As a result of the price of land increasing and decreasing between 2002 and 2004, the secondary project developers changed the land-use plan. This explains why some public buildings included in the project have not yet been constructed. Furthermore, during a certain period, high-rise apartments were not selling well enough and the project developer made some further adjustments to the plan, turning some plots of land into low-rise commercial housing blocks.

Những lần điều chỉnh dự án

Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây trước đây đã phê duyệt việc xây

dựng KĐTM Văn Quán năm 2001. Tuy các nhà quy hoạch trước

đó đã xem xét tính khả thi của việc giải tỏa đất đai cần thiết

cho triển khai dự án, quá trình này đã không được thực hiện

một cách dễ dàng tại một vài nơi. Kết quả là năm 2004, Ủy ban

nhân dân tỉnh Hà Tây đã quyết định điều chỉnh bản quy hoạch

sử dụng đất cho KĐTM Văn Quán. Một số thay đổi đã được thực

hiện giữa năm 2002 và 2004, chủ yếu ở phần Đông Nam của

KĐTM. Sau khi điều chỉnh, tổng diện tích đất dự án giảm xuống

còn 61,52 ha. Những lý do chính cho việc điều chỉnh này được đưa ra dưới đây: • Việc giải tỏa và thu hồi đất đai không thể thực hiện được do vấp phải những khó khăn trong thỏa thuận bồi thường. Các

đường ranh giới của dự án do vậy đã được điều chỉnh và một số bước nhất định của dự án đã bị hủy bỏ. Những điểm phức tạp này dẫn đến tình trạng “treo” dự án và cần rất nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề gặp phải.

• Do giá đất biến động lên xuống vào thời điểm từ năm 2002 đến 2004, các nhà đầu tư thứ cấp đã thay đổi quy hoạch sử dụng đất. Điều này lý giải tại sao một số công trình công cộng được đưa vào dự án lại không được xây dựng. Hơn nữa, trong một giai đoạn nhất định, các căn hộ chung cư cao tầng bán không chạy và chủ đầu tư dự án điều chỉnh tiếp phương án quy hoạch, chuyển đổi một số lô đất thành những khối nhà thương mại thấp tầng.

• Since some high-rise buildings were transformed into low-rise housing blocks, the number of stories in other high-rise buildings of the plan was increased in order to maintain the gross floor area of the project. For example, nine-storey buildings were transformed into 21-storey buildings. These changes greatly satisfied the developer. However, one of the consequences was the drastic change in the KDTM of Van Quan’s panorama and landscape.

HUD also increased the surface area occupied by villas in the KDTM of Van Quan by 2,634 m2, the built area by 3,196 m2, the gross floor area by 9,108 m2 and the number of housing blocks by 27. As for rowhouses, HUD increased their built area by 9,630 m2, the gross floor area by 36,826 m2 and the number of housing blocks by 161. According to the Government Inspectorate, these increases are illegitimate. However, sanctions have yet to be incurred and financial matters were left unaddressed.

According to a report submitted to Hanoi City People’s Committee by Ha Dong District People’s Committee, an inspection found 439 cases of building regulation violations. The transgressions were more common during the last stage of development. They occurred at a rate of 51% - 63% in KDTM Van Quan, compared to the district average of 34% - 38%. These violations include additional storey building (one to three stories more than the approved building height) and façade modification (balconies, front roofs, etc.). As a consequence, the building density of the project greatly surpassed what was originally planned.

• Do một số tòa nhà cao tầng được chuyển đổi thành các khối nhà ở thấp tầng, số tầng tại những tòa nhà cao tầng khác

của bản quy hoạch được tăng lên để duy trì tổng diện tích

sàn xây dựng của dự án. Ví dụ, các tòa nhà cao 9 tầng đã

được nâng lên thành 21 tầng. Những thay đổi này đã khiến

các nhà đầu tư rất hài lòng. Tuy vậy, một trong số những hậu

quả là sự biến đổi lớn về bức tranh tổng thể và cảnh quan

của KĐTM Văn Quán.

HUD cũng tăng tỷ lệ đất xây biệt thự trong KĐTM Văn Quán, thêm 2.634 m 2, diện tích xây dựng thêm 3.196 m 2, tổng diện tích sàn thêm 9.108 m 2 và số khối nhà thêm 27. Đối với nhà

liền kề, HUD tăng diện tích xây dựng của các dãy nhà này thêm 9.630 m 2, tổng diện tích sàn thêm 36.826 m 2 và số khối nhà thêm 161. Theo Ban Thanh tra Chính phủ, những phần tăng thêm này không hợp pháp. Tuy nhiên, việc xử phạt vẫn chưa được thi hành và các vấn đề tài chính không được đề cập đến.

Theo một báo cáo mà Ủy ban nhân dân quận Hà Đông nộp cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, một cuộc thanh tra đã phát hiện 439 trường hợp vi phạm quy định xây dựng.

Việc chuyển đổi thường xảy ra vào giai đoạn cuối. Ước tính tỷ

lệ chuyển đổi dao động trong khoảng 51% đến 63% ở KĐTM

Văn Quán, so sánh với mức độ trung bình của quận từ 34%

đến 38%. Những trường hợp vi phạm này bao gồm xây thêm

tầng (một đến ba tầng cao hơn so với chiều cao xây dựng

được phê duyệt, và sự thay đổi mặt đứng (các ban công, mái phía trước, …). Hệ quả là mật độ xây dựng của dự án vượt quá nhiều so với thông số được quy hoạch ban đầu.

The KDTM population: Residential trajectories, aspirations and real estate strategies

Twenty one residents of the KDTM of Van Quan were interviewed in June 2017. The main objective was to understand their perceptions of their environment, their relationship with surrounding areas, their residential trajectories, and the problems they face in the KDTM related to governance practices, community, social relations and more.

Socio-economic profiles

The socio-economic profiles of respondents are diverse. Grouping respondents into large socio-economic categories based on their past and present occupations, most were found to belong to middle and upper socio-economic groups. The respondents that fall into these groups generally possess advanced technical or managerial skills. Half of the respondents were working or had a history of working for public companies at the time of the interview, with a quarter of them holding positions in public administration or in community organisations (such as the Women’s Union, Youth Union, Veteran Association and Elderly Association). None of the respondents interviewed had any experience in the agricultural sector before moving into the KDTM.

A significant number of respondents possess a university degree, live with their parents, or have their parents living nearby. A large socio-economic disparity can be noted within the residents of the KDTM of Van Quan, especially between those living in apartments and villas. Although the data gathered do not allow us to quantify these differences, it is clear that villa residents are among the most affluent as they are predominantly occupied by important officials with positions in the government, law enforcement agencies and the military.

Dân cư KĐTM: Các lộ trình, nguyện vọng cư trú và chiến

lược bất động sản

Có 21 cư dân KĐTM Văn Quán được phỏng vấn đợt tháng 06 năm 2017. Mục tiêu chính của hoạt động phỏng vấn là để hiểu

sự nhận thức của họ về khu vực họ sinh sống, mối liên hệ với các khu vực xung quanh, lộ trình sinh sống và các vấn đề trong KĐTM mà họ đối mặt, liên quan đến một số hoạt động quản lý, cộng đồng, những mối quan hệ xã hội và nhiều vấn đề khác.

Những hồ sơ kinh tế - xã hội của những người được hỏi cho thấy sự đa dạng. Việc nhóm các đối tượng được hỏi thành từng hạng mục lớn về kinh tế - xã hội căn cứ trên nghề nghiệp trước đây và hiện nay cho thấy hầu hết họ đều thuộc thành phần

kinh tế trung lưu và thượng lưu. Những người được hỏi rơi vào các nhóm kể trên thường có các kỹ năng cao cấp về kỹ thuật hoặc quản lý. Một nửa trong số họ đang làm việc hoặc

đã từng có thời gian làm việc trong các công ty công tại thời

điểm phỏng vấn, với một phần tư số họ nắm giữ các vị trí trong

bộ máy hành chính công hoặc những tổ chức đoàn thể của cộng đồng (chẳng hạn như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội

Cựu chiến binh và Phụ lão). Không ai trong số những người

được hỏi có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp trước khi chuyển vào sống trong KĐTM.

Một số lượng lớn người được hỏi có bằng cấp đại học, sống với

bố mẹ hoặc gần bố mẹ. Một sự khác biệt lớn về kinh tế - xã hội

có thể được ghi nhận với cư dân của KĐTM Văn Quán, đặc biệt là giữa nhóm sống trong các căn hộ và các biệt thự. Số liệu thu

được không cho phép nhóm nghiên cứu lượng hóa những sự chênh lệch này, nhưng cũng có thể thấy rõ rằng những người sở hữu biệt thự thuộc về nhóm có ảnh hưởng, bởi vì đại đa số các biệt thự đó là tài sản của các công chức có vai vế trong chính quyền, cơ quan pháp luật và quân đội.

Residential trajectories

Almost all of the respondents originate from provinces outside Hanoi, with only one respondent from the city centre and one from a nearby village. For the majority of respondents, living in the KDTM of Van Quan is the result of complex residential trajectories, with most of them having moved at least three to four times in their lifetime. One of the decisive factors in their choice to move to the KDTM of Van Quan was the presence of the KDTM in their daily lives, whether it may be for working, schooling, visiting relatives, etc. A significant number of respondents is reported establishing roots in the part of the KDTM that they visited on a regular basis, and this partly explains their choice to move to the KDTM of Van Quan. The four main factors that underlie this dynamic are, in order of importance, work, family, social networks, and public space, as follows:

• For a large number of respondents, the locations of their workplaces played a key role in their residential strategies. Most of the respondents work or have worked within a 7km radius of the KDTM. In fact, the Nguyen Trai - AH13 road represents a main axis with the majority of respondents’ attending school, working, or visiting relatives in locations along this road.

• For different reasons, family has played an important part in determining a significant number of respondents’ choice to live in the KDTM. These reasons include the presence of relatives, the close proximity to their parents’ hometown, the availability of property that would allow respondents to live with their relatives in the same household, the presence of a hospital in the area for their parents and grandparents, and the opportunity for relatives to also buy property in the KDTM.

Lộ trình cư trú

Hầu như toàn bộ những người được hỏi xuất thân từ các tỉnh ngoài vùng Hà Nội, với duy nhất một người gốc gác từ trung

tâm thành phố và một người ở một làng gần đó. Đối với đa

số người được hỏi, sống trong KĐTM Văn Quán là kết quả của những lộ trình cư trú phức hợp, hầu hết đã chuyển chỗ ở ba đến bốn lần trong đời. Một trong số những yếu tố quyết định việc lựa chọn dọn đến KĐTM Văn Quán là sự hiện diện của

KĐTM trong cuộc sống hàng ngày của họ, vì lý do công việc, học tập, thăm nom họ hàng, … Một số lượng lớn người được hỏi gây dựng cơ sở của mình tại khu vực thuộc KĐTM mà họ đến thường xuyên, và điều này phần nào lý giải sự lựa chọn của họ khi dọn đến KĐTM Văn Quán. Bốn yếu tố chủ đạo nhấn mạnh tính linh hoạt năng động, theo thứ tự tầm quan trọng, là công việc, gia đình, các liên kết xã hội và không gian công cộng, cụ thể như sau:

• Đối với nhiều người được hỏi, vị trí chỗ làm việc đóng vai trò then chốt trong chiến lược tìm chỗ ở. Hầu hết những người

được hỏi đều hiện hoặc đã làm việc trong vòng bán kính 7 km từ KĐTM. Trong thực tế, đường Nguyễn Trãi – AH13 có vai trò là trục giao thông chính với đa số người được hỏi để

đến trường, đến công sở hoặc thăm thân tại các địa điểm dọc theo trục đường.

• Vì những lý do khác nhau, gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc xác định sự lựa chọn chỗ ở trong KĐTM của đại

bộ phận người được hỏi. Những lý do này bao gồm sự có

mặt của họ hàng thân thích, cự ly gần đến nơi bố mẹ của họ sinh sống, gia sản sẵn có cho phép người được hỏi sinh sống với họ hàng thân thích trong cùng một hộ gia đình, có bệnh viện trong khu vực cho bố mẹ, ông bà, và cơ hội cho họ hàng thân thích mua nhà trong KĐTM.

• For some respondents, their social networks (coworkers, friends, and acquaintances) encouraged them to acquire property in the KDTM.

• Finally, information circulating in social circles about HUD, the KDTM, and the benefits of buying property in the KDTM sometimes helped households make their decision. Very few respondents used real estate brokers and only some relied on information from the Internet, whereas newspapers represented an important source of information about the KDTM in general.

Overall, the KDTM of Van Quan enjoys a good reputation and it is located in an area that respondents are familiar with. The majority of the respondents had visited the KDTM before deciding to move there and reported that the environment of the KDTM of Van Quan was a decisive factor in their residential choice.

Finally, it is the interaction between the four factors mentioned above that determined household residential strategies. For example, when respondents only had a weak connection with Hanoi (no past experience with the city, no relatives living there, no information about the area), their workplaces played a significant role in their residential strategies. When Hanoi became part of respondents’ daily lives, the public space and social networks would be an important determinant in their choice to move into the KDTM of Van Quan.

• Đối với một số người được hỏi, các liên kết xã hội của họ (đồng nghiệp, bạn bè, người quen) đã khích lệ họ tậu nhà

đất trong KĐTM.

• Cuối cùng, thông tin lan truyền trong các nhóm liên kết xã hội về HUD, về KĐTM và những lợi ích của việc mua đất mua nhà trong KĐTM đôi khi giúp các hộ gia đình đưa ra quyết

định. Rất ít người được hỏi cần đến nhân viên môi giới bất

động sản, và cũng chỉ có một số ít người tin tưởng thông tin

từ mạng Internet, trong khi báo chí nói chung cung cấp một nguồn thông tin quan trọng về KĐTM.

Về tổng thể, Văn Quán là một KĐTM có tiếng và tọa lạc ở vị trí đắc địa, nơi nhiều người được hỏi đã quen thuộc. Đa số người được hỏi đã từng đến tham quan KĐTM này trước khi quyết

định chuyển đến và cho biết rằng môi trường của KĐTM Văn Quán là yếu tố quyết định khiến họ chọn đó là nơi ở.

Cuối cùng, sự tương tác giữa bốn yếu tố đã được đề cập đến ở trên là điều giúp xác định rõ chiến lược chọn chỗ ở của hộ gia đình. Ví dụ, khi người được hỏi chỉ có mối liên kết yếu với

Hà Nội (không có trải nghiệm với đô thị trước kia, không có họ hàng sinh sống ở đó, không có thông tin về khu vực), chỗ làm việc của họ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tìm chỗ ở.

Khi Hà Nội là một phần trong cuộc sống thường nhật của người

được hỏi, không gian công cộng và mạng lưới xã hội là yếu tố quan trọng giúp xác định và lựa chọn chuyển vào sống trong KĐTM Văn Quán.

An example of residential choice determinants:

“I was born in Nghe An province. I went to the University of Finance [in Hanoi]. [Back then] I lived in Hoang Van Thai street, Thanh Xuan district [close to the KDTM of Van Quan]. […] I started looking for a place to buy in 2005. […] My friends told me about [the KDTM of Van Quan]. They said it would be a bit far from the city centre, but its infrastructure was very good, not too many towers and the apartment buildings are not too dense. This is a big area but there are only eight high-rise buildings. The buildings are not too high, so the population is not dense. And infrastructure like trees or sidewalks is very good. That is why I chose it. Also when I bought it, the price was low, and affordable for young families.”

Local perceptions of the environment and their daily practices

Respondent’s perception of the environment in the KDTM of Van Quan is generally good: fresh air, a lot of space and limited building density, with nice people and positive social interactions. Most of the respondents express a desire to continue living in the KDTM of Van Quan in the future. However, respondents reported that they have noticed some changes over the past ten years. The development does not appear to be aging well as green spaces and public areas are poorly maintained, roads and sidewalks are degrading, and buildings are rapidly deteriorating.

Một ví dụ về yếu tố giúp xác định và chọn lựa chỗ ở:

“Tôi sinh ra ở tỉnh Nghệ An. Tôi học tại Đại học Tài chính (ở Hà Nội). Tôi trước kia sống ở phố Hoàng Văn Thái, quận

Thanh Xuân (gần với KĐTM Văn Quán). Năm 2005, tôi bắt

đầu tìm kiếm một khu ở để mua một chỗ. Các bạn tôi kể cho tôi về KĐTM Văn Quán. Họ nói rằng Văn Quán hơi xa trung tâm thành phố, nhưng hạ tầng của khu đô thị này rất tốt, không có quá nhiều nhà cao tầng và các khu chung cư không đến mức dày đặc. Đây là một khu vực rộng nhưng chỉ có tám nhà cao tầng. Các tòa nhà không quá cao, do đó dân số không quá đông đúc. Và hạ tầng như cây xanh hoặc vỉa hè rất tốt. Đó là lý do tại sao tôi lại chọn khu này. Cũng vậy, khi tôi mua nhà, giá cả thấp, và vừa khả năng chi trả của những gia đình trẻ.

Nhận thức của cộng đồng về môi trường và các hoạt động hàng ngày

Sự nhận thức của những người được hỏi về môi trường ở KĐTM

Văn Quán nhìn chung là tốt: không khí sạch, nhiều không gian, mật độ xây dựng được giới hạn, cư dân tử tế và sự tương tác xã hội tích cực. Hầu hết những người được hỏi bày tỏ nguyện

vọng tiếp tục sinh sống trong KĐTM Văn Quán trong tương lai.

Tuy nhiên, họ cũng cho biết rằng họ nhận thấy những thay đổi trong 10 năm qua. Sự phát triển có vẻ như không chỉ là vấn đề già hóa dân số hay các không gian xanh và khu công cộng không được duy trì tốt, đường và vỉa hè xuống cấp, và các công trình nhanh hư hỏng.

The relationship between the residents of the KDTM of Van Quan and the city centre is relatively weak. Only one respondent lived in the city centre before moving into the KDTM. In general, respondents regard the city centre as too dense, crowded, polluted, and sometimes dangerous. In contrast, the KDTM of Van Quan is thought of as a good living environment, with low density, large public spaces and fresh air. The extent of the relationship between respondents and the city centre largely depends on the available time they have to visit. Those who are retired often visit the city centre (by car, motor taxi or taxi) for various reasons (to visit friends, to go to the movie theatre, to attend public events, to visit temples or pagodas, etc.). On the other hand, most young professionals said that they would not have enough time to go to the city centre. Those who did it only went there to buy specific goods that they could not find in the KDTM.

An example of residents’ appreciation of the “social characteristics” of the KDTM of Van Quan:

“The rural area has rural characteristics. People do not have the same level of education. […] Here it is more civilised than in the rural area. It means, we come here and we participate in activities that have more cultural characteristics. For example, we do morning exercises and talk to people who are more knowledgeable. We talk about medicine, movies and share our stories with one another. I feel I can get along well with the ladies here, they are all welleducated”.

Mối quan hệ giữa cư dân của KĐTM Văn Quán và trung tâm đô

thị khá yếu. Chỉ có duy nhất một người được hỏi từng sống

ở trung tâm thành phố trước khi dọn đến KĐTM. Nói chung, những người được hỏi nhìn nhận trung tâm đô thị đồng nghĩa

với chật chội, đông đúc, ô nhiễm và đôi khi nguy hiểm. Trái

lại, KĐTM Văn Quán được cho là nơi có môi trường sống tốt, với mật độ thấp, không gian công cộng rộng rãi và không khí trong sạch. Mức độ của mối liên hệ giữa những người được hỏi và khu trung tâm đô thị phụ thuộc nhiều vào khoảng thời gian thích hợp mà họ cần phải đến. Những người nghỉ hưu thường

đến khu trung tâm đô thị (bằng xe hơi, xe máy hoặc gọi taxi) vì nhiều nguyên nhân (đi thăm bạn bè, đi xem phim, tham dự các sự kiện cộng đồng, đi lễ đền chùa, …). Mặt khác, hầu hết những người trẻ tuổi có chuyên môn nói rằng họ không đủ thời gian để đến khu trung tâm đô thị. Những người có khả năng đi được chỉ đến đó để mua một vài món đồ nhất định mà họ không thể tìm thấy tại KĐTM.

Một ví dụ của việc người dân đánh giá cao những đặc

trưng mang tính xã hội của KĐTM Văn Quán:

“Vùng nông thôn có những đặc trưng của vùng nông thôn.

Người dân không cùng một trình độ giáo dục. Ở đây văn

minh hơn các làng quê. Điều này có ý nghĩa là chúng tôi đến

đây và tham gia các hoạt động mang tính văn hóa nhiều hơn. Ví dụ, chúng tôi tập thể dục buổi sáng và trò chuyện với những người hiểu biết rộng. Chúng tôi thảo luận về y học, điện ảnh và chia sẻ với nhau nhiều chuyện. Tôi cảm giác là mình giao tiếp tốt với các quý bà ở đây, họ đều có học thức cao”.

Most of the KDTM residents purchase their groceries at the small supermarket located inside the KDTM. Some of them shop at the covered market, where sellers come from surrounding provinces. A very limited number of households ventures outside the KDTM for their everyday food supplies. In the area surrounding the covered market, a few families from neighbouring villages sell their own vegetables but this does not appear to attract many of the KDTM residents.

The fact that the KDTM “gathers educated and important people” is generally perceived as a good thing by residents. A few of them see this as an opportunity for socio-economic advancement. For many young professionals, living in a KDTM corresponds to their way of life: they are busy workers who do not have free time, nor do they want to dedicate their time to become involved in social and community activities (talking to neighbours, taking care of the elderly, interacting with the local officials, taking part in community organisations). The anonymity and privacy that the KDTM provides is generally assumed as a good thing, especially for respondents between the ages of 30 and 50. For households or individuals with previous negative experiences of living in rural areas and other kinds of residential environments, the KDTM is an opportunity to live with people with whom they can share similar values and habits. Nevertheless, the independence that the KDTM affords and the absence of established social networks might be negatively considered by some of the older residents, who mourn the lack of the community spirit typically found in villages. As a consequence, local officials and groups have started organising community events in order to encourage residents to become involved in local activities.

Hầu hết cư dân của KĐTM mua rau quả tại các siêu thị nhỏ trong phạm vi KĐTM. Một số người đi mua đồ ở chợ dân sinh ngoài trời (có mái che), nơi những người ngoại tỉnh đến bán hàng. Chỉ có một số rất ít hộ gia đình muốn thử ra ngoài KĐTM để mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Trong khu vực xung quanh chợ dân sinh, một số gia đình ở các làng lân cận bán rau nhà trồng được nhưng sản phẩm họ làm ra xem chừng không thu hút nhiều người tiêu dùng là cư dân bên KĐTM.

Thực tế là việc KĐTM “thu hút những người có dân trí cao và thế lực lớn” được cộng đồng nhìn nhận là điều tích cực. Một số người cho rằng đó là cơ hội để kinh tế xã hội tăng trưởng. Đối với nhiều người trẻ tuổi có chuyên môn, sống trong KĐTM là sự lựa chọn thích hợp với phong cách sống của họ: Họ bận rộn với công việc nên không có thời gian rảnh rỗi, hoặc không muốn dành thời gian để tham dự các hoạt động xã hội và các hoạt động cộng đồng (trò chuyện với hàng xóm láng giềng, chăm sóc người cao tuổi, tương tác với nhân viên cơ quan công quyền tại địa phương, tham gia các tổ chức cộng đồng). Sự kín tiếng và tính tiêng tư mà KĐTM mang đến nói chung được nhìn nhận là điều tốt, nhất là đối với những người được hỏi tầm tuổi 30 đến 50. Đối với các hộ dân hoặc cá nhân đã từng có những trải nghiệm không mấy tích cực khi sống ở vùng nông thôn

hoặc một số môi trường cư trú khác, KĐTM thực sự là một cơ hội để họ sống cùng nhiều người mà họ có thể chia sẻ những giá trị và thói quen tương đồng. Mặc dù vậy, sự độc lập mà

KĐTM đem đến và sự thiếu vắng các mạng lưới liên kết xã hội

mà cộng đồng thiết lập có thể được nhận định một cách tiêu

cực bởi một bộ phận người cao tuổi, những người luôn cảm

thấy tiếc nuối về sự thiếu vắng tinh thần cộng đồng rất đặc

trưng ở các làng quê. Vì thế, các nhân viên công quyền và đoàn thể tại địa phương đã bắt đầu tổ chức một số sự kiện mang tính cộng đồng nhằm

Real estate strategies

A good share of respondents owns, or has owned, multiple real estate properties. In fact, respondents between the ages of 30 and 45 largely benefited from the land speculation boom that occurred in the second half of the 2000s, thus allowing them to purchase several properties. Some of the respondents moved from one property to another within the KDTM, while others held on to their first property in order to rent it and later give it to their children.

For some of the respondents, buying property in the KDTM of Van Quan is part of a larger real estate strategy that they developed along their residential trajectory. It sometimes involves the purchase and selling of empty land, apartments or houses located in other areas of Hanoi and the countryside, of other properties inside the KDTM and surrounding neighbourhoods. Most respondents that own multiple property have real estate investments in the KDTM of Van Quan or in a neighbouring KDTM. Several of these respondents have access to real estate knowledge and opportunities through their workplaces (e.g. insurance companies, construction companies, government enterprises) or their social networks (e.g. friends working for real estate and government enterprises). Some respondents strategically buy property in the KDTM of Van Quan with plans to resell it in the near future in order to then move into a more modern KDTM.

Các chiến lược bất động sản

Phần đông người được hỏi đang hoặc từng sở hữu nhiều bất

động sản. Thực tế, những người được hỏi trong tầm tuổi từ 30

đến 45 thu được nhiều lợi nhuận từ cơn sốt đầu cơ đất đai nửa sau thập niên 2000, nguồn thu đó đủ cho phép họ mua một vài miếng đất hoặc cả cơ ngơi. Một vài người trong số đó chuyển ngang chỗ ở trong phạm vi KĐTM, trong lúc những người khác vẫn tiếp tục sống trong cơ ngơi đầu tiên mà họ tậu được để cho thuê và sau này để lại cho con cháu mình. Đối với một số người được hỏi, việc mua đất mua nhà trong KĐTM Văn Quán là một phần trong chiến lược về bất động sản mà họ vạch ra thành đường hướng sinh sống. Điều này đôi khi liên quan đến việc mua hoặc bán một mảnh đất trống, căn hộ hoặc nhà xây trong vùng đô thị Hà Nội và làng mạc, cơ ngơi trong KĐTM và các khu dân cư xung quanh. Hầu hết những người được hỏi sở hữu nhiều bất động sản đều đầu tư nhà đất trong KĐTM Văn Quán hoặc một KĐTM khác gần đó. Một số người được hỏi có cách thức tiếp cận thông tin và cơ hội sở hữu bất động sản qua nơi công tác (ví dụ như các công ty bảo hiểm, các công ty xây dựng, doanh nghiệp của chính phủ), hoặc qua các mối liên hệ xã hội của cá nhân họ (như bạn bè làm trong ngành kinh doanh bất động sản và các doanh nghiệp của chính phủ). Một vài người được hỏi cho biết mình mua nhà đất trong KĐTM Văn Quán là điều có ý nghĩa chiến lược, với kế hoạch bán lại trong tương lai gần để dọn đến ở trong một KĐTM hiện đại hơn.

Financial strategies are also varied. Respondents rarely seek out bank loans, and these usually only cover a portion of their financial needs. They usually borrow money from different sources at once (loans from family and friends, auto-financing) with short repayment terms that rarely exceed five years. When borrowing money from family members or friends, respondents stated that they are interest-free and that loans often take the form of oral agreements.

Construction strategies depend on the type of property purchased by residents (an empty land plot, a basic construction with the foundation, or a fully furnished house). In most cases, developers offered buyers their own services or allowed them to hire independent contractors to finish the construction, if required. Most respondents purchased basic constructions and then hired sub-contractors to design the interior. There are several small design and construction companies operating within the KDTM of Van Quan.

Respondents view public and private developers very differently. Public developers are perceived as “old fashioned”, and incompetent, especially with regard to their capacity to manage their construction projects. Private developers, on the other hand, are regarded as more modern and efficient. Nevertheless, the latter are criticised for prioritising more profitable and dense projects over the construction of a more liveable environment with green and public spaces. In general, HUD is considered a better public contractor than most.

Chiến lược về tài chính cũng đa dạng. Những người được hỏi ít khi tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng, và những khoản vay này chỉ đủ để chi trả một phần nhu cầu tài chính của họ.

Họ thường cùng lúc vay mượn tiền từ nhiều nguồn khác nhau (từ gia đình và bạn bè, khoản tài trợ nào đó) với thời hạn hoàn trả ngắn, ít khi quá năm năm. Khi vay tiền của thành viên gia đình hoặc bạn bè, người được hỏi cho biết là các khoản vay này không tính lãi suất, và hình thức cho vay là thỏa thuận miệng.

Các chiến lược xây dựng tùy thuộc vào hình thức bất động sản mà người dân bỏ tiền ra mua (mảnh đất trống, xây thô với móng hoặc nhà đã hoàn thiện đầy đủ). Trong hầu hết các trường hợp, chủ đầu tư mời chào khách hàng các gói dịch vụ riêng hoặc cho phép họ thuê nhà thầu độc lập để hoàn thiện việc xây cất, nếu được yêu cầu. Phần lớn những người được hỏi đã mua nhà/căn hộ xây thô và thuê nhà thầu phụ thiết kế nội thất. Có một vài công ty xây dựng và thiết kế quy mô nhỏ mở văn phòng ngay trong KĐTM Văn Quán.

Những người được hỏi nhìn nhận về chủ đầu tư công và tư rất khác biệt. Các chủ đầu tư công được nhận định là “cổ lỗ sỹ” và năng lực chuyên môn không đầy đủ, đặc biệt là năng lực quản lý dự án xây dựng. Các chủ đầu tư tư nhân, ngược lại, lại

được đánh giá là tân tiến và hiệu quả. Tuy nhiên đối tượng sau

lại bị chỉ trích là quá ưu tiên các dự án chạy theo lợi nhuận và xây dựng mật độ dày đặc hơn là tạo lập những dự án với môi trường sinh sống tốt, có đầy đủ không gian xanh và không gian công cộng. Nhìn chung, HUD được đánh giá tốt hơn hầu hết các nhà thầu công khác.

The project KDTM Van Quan in facts and figures

Start date: 2003

Finish date: 2007

Cost: 1,300 billion VND (59 million USD)

Population: 14,438

Gross housing floor area: 450,000 m2

Current occupancy rate: over 90%

Site area: 62.53 ha, including + Roads: 14.2 ha

+ Public buildings: 17.8 ha

+ Housing: 16.24 ha

(2,641 units covering 450,000 m2)

- 1,412 row-houses and villas

- 3 high-rise apartment buildings (over 25 stories)

- 10 multi-story residential blocks (11 to 21 stories)

+ Parks: 4.43 ha (about 4,000 trees).

Dự án KĐTM Văn Quán qua thực tế và số liệu

Thời điểm bắt đầu: 2003

Thời điểm kết thúc: 2007

Chi phí: 1.300 tỷ đồng (tương đương 59 triệu đô-la Mỹ)

Dân số: 14.438 người

Tổng diện tích sàn: 450.000 m 2

Mức độ cư trú hiện tại: trên 90% người dân đã dọn đến ở

Diện tích khu vực: 62,53 ha, bao gồm

+ Đất đường giao thông: 14,2 ha

+ Đất công trình công cộng: 17,8 ha

+ Nhà ở: 16,24 ha

(2.641 đơn vị nhà ở, tổng diện tích sàn đạt 450.000 m2)

- 1.412 nhà liền kề và biệt thự

- 3 tòa chung cư cao tầng (trên 25 tầng)

- 10 tòa chung cư nhiều tầng (11 đến 21 tầng)

+ Công viên: 4,43 ha (khoảng 4.000 cây xanh).

Section Phần

The four villages surrounding the KDTM of Van Quan

Bốn ngôi làng xung quanh KĐTM Văn Quán

Authors/ Các tác giả Nguyễn Quang Minh, Tạ Quỳnh Hoa, Trần Minh Tùng, Doãn Thế Trung, Nguyễn Mạnh Trí & Francis Labelle-Giroux

Introduction

Surrounded by four villages instead of one or two as is generally the case, the KDTM of Van Quan should be regarded as a special case of urban socio-spatial and socioeconomic relations with its immediate rural environment. Such relations do exit as a result of a vigorous urban development spanning over the past ten years and take place at the same time but at different levels, depending on a number of factors, such as daily life needs on one side and service delivery capacity on the other side, physical and social contact, heritage assets available - just to name a few. These relations seem to have gone predominantly from the KDTM to the villages so far. This section highlights the changes that the construction of the KDTM has brought in each village - intentionally presented in the following order: Van Quan, Yen Phuc, Yen Xa and Trieu Khuc. The authors focus on the most important aspects, including land-use transformation, spatial planning, architecture and urban morphology, infrastructure, environment, economy, culture and lifestyle. As for Van Quan village as the first case study, a preliminary study on the impact of flooding is included to exemplify how a KDTM may influence an adjacent village environmentally: with standard planning but without taking into account preventive measures when things go beyond control.

Giới thiệu

Được vây quanh bởi bốn ngôi làng, chứ không chỉ một hoặc hai làng như thường thấy trong thực tế, KĐTM Văn Quán được xem xét và lựa chọn là một trường hợp đặc biệt về các mối liên hệ không gian - xã hội và kinh tế - xã hội của đô thị với môi trường nông thôn ngay bên cạnh. Các mối liên hệ này thực sự tồn tại, là kết quả của sự phát triển đô thị mạnh mẽ kéo dài suốt 10 năm qua, diễn ra đồng thời nhưng khác nhau về mức độ, phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của một bên và khả năng cung cấp dịch vụ của bên kia, liên hệ - tiếp xúc về mặt vật lý và xã hội, vốn di sản sẵn có, … - chỉ điểm qua vài nét làm ví dụ. Cho đến nay, các mối liên hệ đó xem chừng vẫn đi theo chiều áp đảo từ phía KĐTM đến các làng. Phần này nêu bật sự thay đổi của từng làng - được trình bày có chủ đích theo thứ tự sau: Văn Quán, Yên Phúc, Yên Xá và Triều Khúc - sau khi việc xây dựng KĐTM hoàn tất. Các tác giả tập trung vào một số khía cạnh quan trọng nhất như sự chuyển đổi sử dụng đất, quy hoạch không gian, kiến trúc và hình thái đô thị, hạ tầng, môi trường, kinh tế, văn hóa và lối sống. Đối với Văn Quán là trường hợp nghiên cứu đầu tiên, một báo cáo sơ bộ về tác động của ngập lụt được bổ sung để minh họa cho luận điểm một KĐTM có thể ảnh hưởng về môi trường như thế nào đến một làng kế bên: khu đô thị

Van Quan village

History and culture

The origin of Van Quan village can be traced back to the 15th century. Previously located in Ha Tay province, Van Quan village became part of Hanoi city-province (Van Quan ward, Ha Dong district) in 2008. Today, the village is bordered by Nguyen Trai road to the North and May 19th road to the South, which separates it from Yen Phuc village.

There are currently only two religious buildings in Van Quan village: Van Quan pagoda (also known as Red pagoda) and Van Quan communal house. Van Quan pagoda was built in 1953 and designed in a style reminiscent of the Southern provinces of Vietnam (Tuoi Tre On-line Newspaper, 2013). Van Quan communal house, originally called Van Quan pavillion, was a Taoist building before it was transformed into a communal house. A yearly traditional festival takes place at the communal house (on January 15th lunar calendar) and it was recognised as a historic site in 1995 (Nguyen The Hung, 2006).

Land and land use

Van Quan is a densely built village with very little open space left. An aerial picture taken in 2002, before the KDTM of Van Quan was built, shows a significant amount of green space existing within the village. However, since 2005, these areas have been quickly replaced by self-built housing. In 2013, building density within the village reached its peak. Incidentally, it is also the year of completion of the KDTM of Van Quan’s spatial planning and functional structure.

Làng Văn Quán

Lịch sử và văn hóa

Cội nguồn của làng Văn Quán có thể được tra ngược về thế kỷ 15. Từng thuộc địa phận tỉnh Hà Tây trước đây, làng Văn Quán năm 2008 đã được sáp nhập vào địa phận thành phố Hà Nội

(phường Văn Quán, quận Hà Đông). Ngày nay, ngôi làng được giới hạn bởi đường Nguyễn Trãi về hướng Bắc và đường 19/05 về hướng Nam, đường 19/05 này chia tách làng Văn Quán khỏi làng Yên Phúc.

Hiện tại chỉ còn hai công trình tôn giáo trong làng Văn Quán: Chùa Văn Quán (còn được biết đến với tên gọi là Chùa Đỏ) và

đình Văn Quán. Chùa Văn Quán được xây dựng vào năm 1953 và được thiết kế theo một hình thức gợi nhớ các tỉnh phía Nam của Việt Nam (Báo Tuổi Trẻ trực tuyến, 2013). Đình Văn Quán, tên gọi nguyên gốc là quán nghỉ Văn Quán, là một công trình

đạo Lão giáo trước khi được chuyển đổi thành đình làng. Hội làng hàng năm diễn ra tại đây vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch và địa chỉ này được công nhận là di tích lịch sử năm 1995 (theo Nguyễn Thế Hùng, 2006).

Đất và sử dụng đất

Văn Quán là một làng có mật độ xây dựng dày đặc và còn lại rất ít không gian mở. Một bức không ảnh chụp năm 2002, trước khi KĐTM Văn Quán được xây dựng, cho thấy một diện tích không gian xanh đáng kể hiện hữu trong làng. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở đi, các diện tích xanh này đã nhanh chóng bị thay thế bởi nhà dân tự xây. Năm 2013, mật độ xây dựng trong làng đã đạt đến mức cao nhất. Thật ngẫu nhiên, đó cũng là năm mà dự án KĐTM Văn Quán hoàn thiện về quy hoạch không gian và cấu trúc chức năng.

Spatial planning

Van Quan village, located in the Northwest of the KDTM of Van Quan and the North of Yen Phuc village, is a typical example of a rapidly urbanised village in Hanoi. Despite the densely built housing, the road-and-alley system within the village retains its fishbone structure. In the past, village roads often led to paddy fields and while today’s upgraded roads still follow the same direction, they now lead to the KDTM of Van Quan.

The main entrance gate to Van Quan village is on May 19th road. There is a village pond nearby, a monument for the servicemen who died in the war, and Van Quan communal house. The only sizeable green area within the village is found in its centre; it includes a banyan tree, a small water body and a large space for events and meetings. The village centre also houses a sports complex and the local People’s Committee office building.

Architecture and urban morphology

All houses in Van Quan village are self-built and their architecture is consequently quite diverse in both form and size. Other than two high-rise apartment buildings with commercial services (SDU and Thanh Cong) situated along Nguyen Trai road, all the village houses are low-rise and a maximum of five stories high. The two buildings are separated from the rest of the village with high enclosures.

Quy hoạch không gian

Làng Văn Quán, với vị trí ở phía Tây Bắc KĐTM Văn Quán và phía Bắc làng Yên Phúc, là một ví dụ điển hình về làng bị đô thị hóa nhanh tại Hà Nội. Tuy nhà cửa được xây dựng dày đặc, hệ thống đường ngõ trong làng vẫn giữ được cấu trúc xương cá.

Trước kia, đường làng thường dẫn ra đồng ruộng và trong khi các đường hiện tại được nâng cấp vẫn giữ nguyên hướng, các đường đó bây giờ dẫn sang KĐTM Văn Quán.

Cổng chính dẫn vào làng Văn Quán được bố trí trên đường 19/05. Cạnh đó có ao làng, một đài tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh trong chiến tranh và đình Văn Quán. Diện tích cây xanh đáng kể duy nhất trong làng được đặt tại khu vực trung tâm, bao gồm một cây đa cổ thụ, một diện tích mặt nước nhỏ và một không gian rộng để tổ chức các sự kiện cũng như hội họp. Trung tâm của làng cũng có một quần thể thể thao và tòa nhà Ủy ban nhân dân.

Kiến trúc và hình thái học đô thị

Tất cả nhà ở trong làng Văn Quán là nhà dân tự xây và kiến trúc của các ngôi nhà này do đó khá khác biệt cả về hình thức và kích cỡ. Ngoại trừ hai tòa chung cư cao tầng với một số dịch vụ thương mại (SDU và Thành Công) tọa lạc dọc theo đường Nguyễn Trãi, tất cả các ngôi nhà trong làng đều là nhà thấp tầng, cao tối đa năm tầng. Hai tòa nhà trên tách biệt với phần còn lại của làng vì có hàng rào cao vây quanh.

The architectural differences between Van Quan village and the KDTM of Van Quan are very contrasting at the boundary between the two environments. In the KDTM of Van Quan, row-houses are homogeneous in style and height, while houses on the opposite side of the boundary are very different from one another. This diversity of housing styles is even more obvious in the village core.

Roads and technical infrastructure systems

The road-and-alley fishbone system within Van Quan village is highly typical for the traditional farming villages found in the Red River delta. The main road runs East to West and leads to the KDTM of Van Quan. The roads and alleys become larger towards the edge of the village. Narrower alleys run in the perpendicular direction (North to South) and usually form a zigzag shape. This established internal road network in Van Quan village has stayed the same despite the rapid local urbanisation.

The roads outside Van Quan village are wider, two of these are Nguyen Trai and May 19th. Nguyen Trai road was constructed in the early 20th century and has been gradually upgraded by the State since 1982. Today, it is one of the most important roads in Hanoi. In fact, the sky train line from Cat Linh station to Ha Dong station runs along this road. However, the connections between this road and the Van Quan village are not well planned and thus rather limited. The May 19th road separates Van Quan village and Yen Phuc village.

Sự khác biệt về kiến trúc giữa làng Văn Quán và KĐTM Văn Quán

tương phản rất rõ rệt tại đường ranh giới giữa hai khu vực. Tại

KĐTM Văn Quán, các nhà liền kề đồng đều nhau về phong cách và chiều cao, trong khi đó những ngôi nhà phía đối diện ở bên kia đường ranh giới lại rất khác nhau. Sự đa dạng này trong phong cách nhà ở thậm chí còn nhận thấy rõ rệt hơn ở trong

vùng lõi của làng.

Đường giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống đường và ngõ kiểu xương cá trong làng Văn Quán

mang tính điển hình cao cho các làng nông nghiệp truyền

thống vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Đường chính

chạy theo chiều từ Đông sang Tây và dẫn sang KĐTM Văn Quán. Các đường và ngõ này rộng hơn về phía rìa làng. Các ngõ hẹp hơn chạy theo hướng vuông góc (Bắc xuống Nam) và thông thường tạo thành hình dích dắc. Mạng lưới đường nội bộ được hình thành trong làng Văn Quán vẫn giữ nguyên, dù tốc độ đô thị hóa tại đây rất nhanh.

Các tuyến đường bên ngoài làng Văn Quán rộng rãi hơn, hai trong số đó là đường Nguyễn Trãi và đường 19/05. Đường Nguyễn Trãi được xây dựng đầu thế kỷ 20 và từ năm 1982

dần dần được nhà nước nâng cấp. Ngày nay, đây là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất tại Hà Nội. Thực tế là tuyến đường sắt trên cao từ ga Cát Linh đến ga Hà Đông

chạy dọc theo trục đường này. Tuy nhiên, sự kết nối giữa tuyến

đường này và làng Văn Quán chưa được quy hoạch tốt và do đó khá hạn chế. Đường 19/05 thực sự là ranh giới phân cách làng Văn Quán và làng Yên Phúc.

Figure 4.1: A connection between the village of Van Quan and Nguyen Trai road Hình 4.1: Một nút giao thông giữa làng Văn Quán và đường Nguyễn Trãi

In contrast to the careful planning of the infrastructure networks found in the KDTM of Van Quan or along Nguyen Trai road, the infrastructure in Van Quan village remains incomplete: sign posts are not properly placed and the area is poorly illuminated. Furthermore, all power lines are still overhead, unlike in the KDTM of Van Quan, where they are put underground. Urban facilities in the village are scarce and their quality is mediocre.

All parking lots are found in the periphery or outside the village because of the very high building density and the narrow alleys that are found in the centre. The largest parking area is located on Nguyen Trai road, including a car-and-motorbike repair and maintenance service.

Đối lập với việc quy hoạch mạng lưới hạ tầng chỉn chu bài bản

bên KĐTM Văn Quán hoặc dọc theo trục đường Nguyễn Trãi, hạ tầng bên trong làng Văn Quán vẫn ở tình trạng không hoàn thiện: các biển báo đặt không đúng chỗ và khu vực này được chiếu sáng kém. Hơn nữa, tất cả dây điện đều đi nổi, khác với

KĐTM Văn Quán với toàn bộ đường dây đều được hạ ngầm. Các trang thiết bị đô thị trong làng rất hiếm hoi và chất lượng ở mức trung bình.

Tất cả chỗ đỗ xe đều được bố trí ở vành ngoài hoặc ngoài ranh giới làng, bởi vì khu trung tâm làng có mật độ xây dựng rất cao và nhiều ngõ ngách hẹp. Khu vực đỗ xe rộng nhất nằm trên đường Nguyễn Trãi, bao gồm cả dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng ô tô và xe máy.

Environment and waste collection

In Van Quan village, environmental sanitation is one of the biggest problems which the local authorities and the community are coping with. Waste is collected in two places: in the market and at the intersection of alley No. 11 and Nguyen Trai road. Residents dispose of their waste in the streets or alleys - in front of their homes, as well as in some public places, especially in and around the open-air market. Some vacant plots of land in the village have become illegal disposal sites for the local people. During the periods of heavy rain and flooding, the pollution caused by this situation is reportedly “terrible”.

Economy - Commerce - Services - Lifestyle

Commercial activities in the village can be traced back to colonial times. In the past, the handicraft culture of the village was among the strongest in the entire Red River delta. The most popular handicrafts included weaving and knitting (Gourou, 2015). Today, these two handicrafts are rarely practised by the villagers. The nature of economic activity has greatly changed in the village. According to a recent survey, only 2% of the households live off farming and handicrafts, while 28% of respondents working as freelancers and 19% working for state-owned enterprises and offices. Surrounded by urban development and having experienced its own form of urbanisation, the lifestyle of the residents of Van Quan village has enormously changed.

Môi trường và thu gom rác thải

Trong làng Văn Quán, vệ sinh môi trường là một trong số những vấn đề nổi cộm nhất mà chính quyền và cộng đồng địa

phương đang phải đối mặt. Rác thải được thu gom tại hai địa

điểm: trong chợ và tại nút giao giữa ngõ 11 với đường Nguyễn

Trãi. Cư dân bỏ rác trên phố hoặc trong ngõ, ngay trước nhà mình, và một vài địa điểm công cộng, nhất là trong và xung

quanh khu chợ dân sinh ngoài trời. Một vài khu đất trống trong

làng cũng trở thành địa điểm cho người dân tập kết rác trái

phép. Trong mùa mưa hay khi có ngập lụt, sự ô nhiễm do tình trạng rác thải đổ bừa bãi gây ra được tường thuật là “tồi tệ đến độ khủng khiếp”.

Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ - Lối sống

Các hoạt động thương mại trong làng có thể xem như khởi đầu từ thời thuộc địa. Trước kia, văn hóa làng nghề ở đây được đánh giá thuộc loại vững mạnh nhất trong toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Các nghề thủ công phổ biến nhất bao gồm dệt và đan lát (theo Gourou, 2015). Ngày nay, hai nghề thủ công này ít được người làng gìn giữ. Bản chất của hoạt động kinh tế đã làm ngôi làng thay đổi nhiều. Theo một khảo sát mới đây, chỉ có 2% hộ gia đình còn sinh sống dựa vào nghề nông và nghề thủ công, trong khi 28% người được hỏi làm nghề tự do và 19% làm việc trong các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước. Bị đô thị vây bọc và bản thân làng cũng trải nghiệm thực tế đô thị hóa theo hình thức riêng biệt, người làng Văn Quán cũng thay đổi nhiều lối sống của mình.

Commercial services are flourishing on the periphery of the village. There are many high-end services along Nguyen Trai road, such as showrooms and interior decoration stores. These shops are quite large and require a great deal of investment. Shops are smaller in size on May 19th road and offer everyday services such as hairdressers, repair shops, pharmacies, etc. Inside the village, most of the services are targeted at students from several universities in the surrounding area, such as Hanoi Architectural University or Hanoi University. The street that runs between Van Quan village and the KDTM of Van Quan also hosts a variety of services such as restaurants, travel agencies, bars and cafés, beauty salons, mobile phone stores, real estate agencies, etc. Fish, meat and other farming products are sold in the open-air food market.

It is a common practice for both residents in the KDTM of Van Quan and the villagers to dedicate part of their front yards to commercial services. The residents of the KDTM of Van Quan tend to use or rent only part of their front yards, whereas the villagers are more likely to use the entire area. Outside the village, there is normally a clear separation between commercial and residential functions; while both are often combined inside. A notable trend is that the wider the road is, the larger the shops will be.

Các dịch vụ thương mại phát triển thịnh vượng ở vùng ngoại vi của làng. Đường Nguyễn Trãi tập trung nhiều dịch vụ dành cho tầng lớp khá giả, như các phòng trưng bày và cửa hàng trang trí nội thất. Những cửa hàng này khá lớn và đòi hỏi nhiều vốn đầu tư kinh doanh. Trên đường 19/05, các cửa hàng có quy mô nhỏ hơn và cung cấp những dịch vụ hàng ngày như tiệm làm tóc, cửa hàng sửa chữa, quầy thuốc, … Trong làng, hầu hết các dịch vụ được nhắm đến đối tượng khách hàng là sinh

viên đến từ một số trường đại học xung quanh, như Trường Đại học Kiến trúc hoặc Trường Đại học Hà Nội. Tuyến phố chạy giữa làng Văn Quán và KĐTM Văn Quán cũng thu hút nhiều loại hình dịch vụ như hàng quán, đại lý du lịch, quán rượu và quán cà phê, thẩm mỹ viện, cửa hàng bán điện thoại di động, đại lý bất động sản, … Cá, thịt và các loại nông sản khác được bày bán tại khu chợ dân sinh ngoài trời.

Người dân KĐTM Văn Quán và người làng Văn Quán đều có thói quen dành một phần sân trước nhà cho các dịch vụ thương mại. Cư dân KĐTM Văn Quán có xu hướng sử dụng hoặc cho thuê một phần sân trước, trong khi người làng lại thích sử dụng toàn bộ phần diện tích này. Bên ngoài làng, thông thường có thể nhận thấy sự phân tách rõ ràng giữa chức năng thương mại và chức năng ở trong khi đó hai chức năng này thường được gộp với nhau ở bên trong làng. Một xu hướng nữa được ghi nhận là đường phố càng rộng thì cửa hàng có quy mô càng lớn.

Hydraulic impacts: Flooding and adaptation

This subsection is based on the preliminary results from one fieldwork conducted in Hanoi during the summer of 2017. The analysis, which focuses solely on the village of Van Quan, identifies the impacts that the development of the KDTM of Van Quan has had on the severity of floods in the village as perceived by the villagers themselves. The analysis also highlights the collective and individual strategies that have been implemented to adapt to these floods. This part also discusses the relationship between the villagers’ livelihood strategies and flood vulnerability, as well as the limits of these strategies. In the end, a survey was carried out to a total of 35 households and 20 semi-structured interviews were conducted.

KDTM impacts on flood hazards

The monsoon climate and rapid rise of the Red River water level make the Red River Delta prone to flooding. In Hanoi, this threat is augmented by the poor drainage system and the urbanisation of low-lying riceland (Prasad, Ranghieri, Shash and Trohanis, 2009). Due to an extensive system of protective dikes built over the years, floods in the Red River Delta are now mainly rainfed (McElwee, Tuyen, Hue and Huong, 2017). Since its development, the KDTM of Van Quan has impacted the exposure to flooding of surrounding villages and this has been felt to varying degrees by households throughout the years.

Tác động của thủy văn: Lụt lội và sự thích nghi

Tiểu mục này căn cứ trên những kết quả nghiên cứu đầu tiên

từ chuyến khảo sát thực địa được tiến hành tại Hà Nội trong

mùa hè năm 2017. Bài phân tích này chỉ tập trung vào làng

Văn Quán, xác định các tác động từ sự phát triển của KĐTM

Văn Quán có liên hệ đến thực trạng ngập lụt nghiêm trọng bên trong làng, như chính dân làng cảm nhận. Bài phân tích này

cũng nêu bật chiến lược mà cộng đồng và các cá nhân thực

hiện để thích ứng với tình trạng ngập lụt. Phần này cũng bàn

luận mối liên hệ giữa các chiến lược sinh kế của dân làng và

tính dễ bị tác động do ngập lụt gây ra, cùng với những hạn

chế của các chiến lược này. Cuối cùng, một chuyến khảo sát đã

được tiến hành với tổng số 35 hộ tham dự, và 20 cuộc phỏng vấn được thực hiện.

Tác động của KĐTM lên nguy cơ ngập lụt

Khí hậu gió mùa và mực nước sông Hồng lên nhanh khiến vùng châu thổ sông Hồng rất dễ bị ngập. Tại Hà Nội, mối đe

dọa này còn tăng thêm bởi hệ thống đê kè không đủ kiên cố và quá trình đô thị hóa các khu vực đồng trũng (theo Prasad, Ranghieri, Shash và Trohanis, 2009). Nhờ có một hệ thống đê

điều rộng lớn được xây qua nhiều thời kỳ, lũ lụt trên sông Hồng

ngày nay chủ yếu do mưa gây nên (theo McElwee, Tuyên, Huệ và Hương, 2017). Từ khi phát triển, KĐTM Văn Quán đã tác động

đến khả năng đón nhận lụt lội của các làng xung quanh và điều này được các hộ gia đình cảm nhận ở các mức độ khác nhau theo thời gian.

Figure 4.2: Flooding before 2003

Hình 4.2: Ngập lụt trước năm 2003

Before 2003 (Figure 4.2):

As it is historically the case for many traditional villages, Van Quan was erected on small and slightly elevated mounds, partially protecting it from floods.

Since 2003 (Figure 4.3):

Since the KDTM of Van Quan was built in 2003, 13 out of 35 villagers mentioned above said that floods started to worsen.

• By filling in paddy fields and ponds adjacent to the village in order to convert them into a new urban area (see Chapter 2.2: Territorial formation), the KDTM destroyed natural rainwater retention areas.

• The KDTM of Van Quan was built above the groundlevel of the surrounding villages, including the village of Van Quan. As a result, rainwater once retained by paddy fields and ponds in the area now flows into the village, increasing the severity of floods.

Trước năm 2003 (Hình 4.2):

Về mặt lịch sử thì đây là trường hợp hay gặp đối với nhiều làng truyền thống, làng Văn Quán được dựng lên trên những gò đồi nhỏ, góp phần bảo vệ làng khỏi bị ngập úng.

Từ năm 2003 (Hình 4.3):

Từ khi KĐTM Văn Quán được xây dựng năm 2003, 13 trong số 35 người dân trong làng được nhắc đến ở trên nói rằng ngập lụt đã bắt đầu tồi tệ hơn.

• Qua việc san lấp đồng ruộng và ao chuôm gần làng nhằm chuyển đổi những khu này thành một KĐTM (xem mục 2.2: Sự hình thành về mặt lãnh thổ), KĐTM đã phá hỏng các khu vực trữ nước mưa tự nhiên.

• KĐTM Văn Quán được xây dựng trên cốt nền của các làng xung quanh, gồm cả làng Văn Quán. Vì lẽ đó, nước mưa trước kia được các diện tích trồng trọt và ao chuôm giữ lại thì nay sẽ chảy vào làng, gia tăng mức độ nghiêm trọng của ngập lụt.

Figure 4.3: Flooding from 2003

Hình 4.3: Ngập lụt từ năm 2003

Since 2007 (Figure 4.4):

A significant number of respondents (15/35) stated that flooding improved in the village since 2007.

• Ten respondents (10/15) said that the situation was improved because the authorities upgraded the drainage system within the village and raised street levels to limit water runoff.

• According to some respondents, this infrastructure was funded by the developer of the KDTM of Van Quan. As such, the KDTM increased the authorities’ financial capacity to upgrade the collective rainwater management infrastructure in the village.

The benefits of such collective adaptation measures are not evenly distributed in the village. The narrow focus on upgrading infrastructure can even shift the responsibility of adaptation to the household level, which can put so much pressure on them. However, the range of measures available to households to improve their situation is limited.

Từ năm 2007 (Hình 4.4): Một số lượng đáng kể người được hỏi (15/35) xác nhận rằng tình hình ngập lụt đã có chuyển biến tích cực trong làng kể từ năm 2007.

• Mười người (10/15) nói rằng tình hình được cải thiện bởi vì chính quyền địa phương đã nâng cấp hệ thống thoát nước trong làng và nâng cao độ của mặt đường lên để hạn chế tình trạng nước tràn qua.

• Theo một số người được hỏi, cơ sở hạ tầng này được chủ

đầu tư KĐTM Văn Quán bỏ vốn ra làm. Vì thế KĐTM nâng cao năng lực tài chính của chính quyền, nâng cấp hạ tầng quản

lý nước mưa chung trong làng.

Những lợi ích của các giải pháp thích ứng mang tính cộng

đồng này phân bố không đồng đều trong làng. Sự chú trọng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thậm chí có thể chuyển nghĩa vụ thích ứng sang vai hộ gia đình, khiến họ chịu rất nhiều áp lực. Tuy nhiên, gói giải pháp có sẵn cho các hộ gia đình nhằm cải thiện tình hình lại tỏ ra hạn chế.

Figure 4.4: Flooding since 2007

Hình 4.4: Ngập lụt từ năm 2007

• Improvements to the drainage system and the levelling of streets only benefited households with homes already on higher ground levels and those able to elevate them on their own.

• Households without the financial capacity to raise their houses are disproportionally affected by the floods and have very few alternatives to cope with them. During heavy rains, water flows into these houses, affecting inhabitants and damaging their property.

Future trends

Moderate climate scenarios predict that by the end of the century, the Red River Delta region will experience the greatest increase in precipitation in the country (McElwee et al., 2017). Rigid infrastructural solutions do not guarantee sustainable results within this context (Magnan, 2014). The drainage system would require further improvement and street level cannot be raised indefinitely.

• Việc cải thiện hệ thống thoát nước và nâng nền đường chỉ đem lại lợi ích cho các hộ gia đình có nền nhà cao hơn cao độ mặt đường và những người có khả năng tự nâng nền nhà mình.

• Các hộ dân không có khả năng tài chính để nâng nền nhà sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt ở nhiều mức độ khác nhau và có rất ít lựa chọn để đối phó với ngập lụt. Khi mưa lớn, nước sẽ chảy vào những ngôi nhà có nền thấp này, ảnh hưởng đến cuộc sống và làm hư hỏng tài sản của gia đình họ.

Các xu thế tương lai

Các kịch bản khí hậu mức độ vừa phải dự báo rằng vào cuối thế kỷ này, vùng đồng bằng sông Hồng sẽ hứng chịu lượng mưa gia tăng cao nhất cả nước (theo McElwee và cộng sự, 2017). Các giải pháp thiết kế hạ tầng một cách cứng nhắc không đảm bảo một kết quả bền vững trong bối cảnh đó (theo Magnan, 2014). Hệ thống thoát nước mưa đòi hỏi cần phải nâng cấp thêm và cốt đường không phải cứ nâng mãi lên được.

The importance of livelihood strategies in determining overall flood vulnerability

The impact of the KDTM of Van Quan on flood vulnerability extends beyond the hazards it brought about in the years following its development. By fully or partially dispossessing several households of access to farmland, the construction of the KDTM has forced many villagers to undergo an economic transition; i.e. it compelled them to find new income-generating activities. Among the 20 villagers interviewed, almost half (8/20) have started to rent out rooms, either inside or next to their homes to compensate for lost income, while six changed from cultivating rice into growing fruits and vegetables. Whether they are still farming or not, the results show that beyond the initial shock of expropriation, the villagers’ livelihood strategies have the potential to reduce the loss of income associated with heavy rains and floods (see Example 1: Paddy field sensitivity). One respondent explained that floods destroying her crops resulted in additional costs for her. The quality and quantity of rice can also be affected. The same respondent is now growing and selling fruits and vegetables (Figure 4.5), crops that are less sensitive to flooding. While the testimony in Example 1 was often repeated during the interviews, some villagers reported having experienced the opposite. They explained that heavy rains now represent a greater threat to the remaining fields because the KDTM destroyed the pre-existing irrigation and drainage systems which means that the transition from one crop to another would not be a viable solution for some respondents. Nevertheless, while a few livelihood activities are still land-based, they are subject to greater climatic stress compared to urban economic activities towards which other villagers are shifting.

Tầm quan trọng của các chiến lược sinh kế trong việc xác định

khả năng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt trên cấp độ tổng thể

Tác động của KĐTM Văn Quán đến khả năng bị ảnh hưởng

bởi ngập lụt vượt quá tầm nguy cơ mà điều đó gây ra trong những năm sau khi KĐTM phát triển. Qua thực tế một số hộ

dân mất hoàn toàn hoặc một phần đất canh tác, việc xây

dựng KĐTM đã khiến nhiều cư dân trong làng lâm vào tình

cảnh phải chuyển đổi về kinh tế, chẳng hạn như đô thị buộc họ tìm ra các hoạt động đem lại thu nhập. Trong số 20 người

dân làng được phỏng vấn, gần một nửa (8/20) đã bắt đầu cho thuê phòng, hoặc trong nhà hoặc cạnh nhà mình ở để bù đắp lại khoản thu nhập bị mất, trong khi sáu người đã chuyển từ việc trồng lúa sang trồng cây ăn quả và rau. Bất luận họ có

canh tác hay không, những kết quả cho thấy rằng vượt qua cú sốc ban đầu do việc thu hồi đất gây ra, các chiến lược sinh

kế của dân làng có khả năng giảm thất thu do chịu tác động

của mưa lớn và ngập lụt vì mưa lớn (xem Ví dụ 1: Sự nhạy

cảm của cánh đồng lúa). Một người trả lời phỏng vấn lý giải rằng ngập lụt phá hoại mùa màng mà bà bỏ công chăm bón và còn gây ra những thiệt hại khác. Số lượng và chất lượng gạo bị ảnh hưởng. Người này hiện nay đang trồng và bán hoa quả và rau (Hình 4.5) , điều này cho thấy rằng ngập lụt ít ảnh hưởng hơn đến việc trồng cây trái rau màu thay thế lúa. Trong khi lời trần tình thuộc Ví dụ 1 thường được nhắc lại trong các cuộc phỏng vấn, một số dân làng cho biết họ đã trải nghiệm điều trái ngược. Họ giải thích rằng những cơn mưa lớn bây giờ đồng nghĩa với nguy cơ cao hơn cho các

phần đất ruộng còn sót lại bởi vì KĐTM đã phá hủy hệ thống

mương tưới tiêu và thoát nước có sẵn trong khu vực, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi hình thức canh tác này sang hình thức khác không phải là giải pháp dễ thực hiện cho một số người. Tuy vẫn gắn liền với đất, một số hình thức sinh kế lại phụ thuộc nhiều hơn vào tác động của khí hậu khi so với các hoạt động kinh tế đô thị mà những người dân khác trong làng muốn hướng tới.

Figure 4.5: Remaining fields used to grow fruits and vegetables Hình 4.5: Phần cánh đồng còn giữ lại dùng để trồng rau quả

Although not specifically aimed at reducing flood vulnerability, the livelihood strategies adopted in the wake of the development of the KDTM of Van Quan have the potential to allow some households to raise the level of their homes and protect themselves. However, this potential greatly differs from one household to the next (see Example 2: Livelihood strategies and house upgrading). One respondent increased his income by adapting to the loss of his land and building rental rooms. He stated that the income generated through this new economic activity allowed him to protect his home from flooding since he could afford to raise the floor level of his home (Figure 4.6) and build a ceramic wall protection.

Dù không hướng hẳn đến việc làm giảm khả năng bị ảnh hưởng do tình trạng ngập lụt gây ra, các chiến lược sinh kế được thực hiện nhân đà phát triển của KĐTM Văn Quán cho phép một số hộ gia đình nâng nền nhà để tránh ngập và bảo vệ chính gia đình của họ. Tuy nhiên, khả năng này thay đổi khá nhiều giữa những hộ gia đình (xem Ví dụ 2: Các chiến lược sinh kế và nâng cấp nhà ở). Một người được hỏi ý kiến cho hay anh ta nâng cao thu nhập của bản thân bằng cách xây một số phòng trọ cho thuê nhằm thích ứng với việc mất đất canh tác. Anh ta cho biết rằng thu nhập có được từ hoạt động kinh tế này cho phép mình bảo vệ nhà cửa khỏi bị ngập lụt vì đủ khả năng tôn nền nhà cao hẳn lên (Hình 4.6) và xây một bức tường bảo vệ bằng gạch gốm.

However, another respondent who now derives most of his income from a small shop he runs in front of his home mentioned that this new economic activity is insufficient for him to start doing this kind of work on his home. Other villagers who have not started their own economic transition following the loss of their land might find themselves in a more vulnerable position than before. For example, some of these villagers live in precarious homes that are disproportionately exposed to floods (Figure 4.7). These homes are often rooms that were built by other villagers as part of their economic transition and are sometimes located in the village on what used to be bodies of water (see Chapter 2.2: Territorial formation). As such, unlike the collective adaptation strategies implemented by local authorities, individual adaptation measures can hinder the natural function of wetland in stormwater management and benefit some villagers (increasing their financial adaptive capacity to floods) while negatively impacting others (living in precarious areas).

This situation highlights the need to facilitate the economic transition of villagers affected by agricultural land expropriation. This economic transition appears to be a tool with a great potential to not only limit the hydraulic impacts of the KDTM, but also improve villagers’ vulnerability to floods. It is essential to ensure that these new livelihood activities can efficiently cope not only with the current climate and urbanisation pressure, but also deal with future trends that are hugely influenced by climate change and urban development projections. This need is especially true to the villagers whose livelihoods still depend on the land.

Tuy nhiên, một người dân khác trả lời phỏng vấn có nguồn thu

chủ yếu từ việc mở một cửa hàng nhỏ trước nhà cho biết hoạt

động kinh tế mới này không đủ cho anh ta bắt tay vào việc cải

tạo ngôi nhà mình đang ở bằng cách nâng nền. Những người

dân khác sinh sống trong làng chưa chuyển đổi sinh kế sau khi

mất đất thấy rằng bản thân lâm vào tình trạng túng thiếu hơn

trước. Ví dụ như một số người dân sống trong các căn nhà tạm

bợ dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập lụt (Hình 4.7) . Những

ngôi nhà này thường là các căn phòng được xây bởi người

khác, như là một phần của việc chuyển đổi về kinh tế và đôi khi nằm ở những nơi trước kia là mặt nước (xem mục 2.2: Sự hình thành về mặt lãnh thổ). Như vậy, không giống như các chiến lược thích ứng chung được chính quyền địa phương thực hiện, những giải pháp thích ứng của từng cá nhân có thể gây cản trở chức năng tự nhiên của các vùng ngập nước trong việc quản lý nước mưa và đem lại lợi ích cho một bộ phận dân cư trong làng (nâng cao khả năng thích ứng ngập lụt về mặt tài chính) trong khi lại ảnh hưởng tiêu cực đến người khác (sinh sống trong các căn nhà tạm bợ).

Thực trạng này nêu bật nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển đổi kinh tế của dân làng bị tác động bởi việc thu hồi

đất nông nghiệp. Sự chuyển đổi kinh tế này tỏ ra là một công

cụ đầy tiềm năng, không chỉ nhằm ngăn chặn tác động thủy văn do KĐTM gây ra, mà còn giúp cộng đồng dân cư trong làng tăng cường khả năng đối phó với ngập lụt. Cần đảm bảo rằng những hoạt động sinh kế mới này không chỉ đối mặt với những

áp lực của khí hậu và đô thị hóa đang diễn ra, mà còn xử trí các xu hướng trong tương lai khi đô thị chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và các dự án phát triển đô thị được triển khai. Nhu cầu này đặc biệt đúng đối với những cư dân trong làng có nguồn sinh kế hãy còn phụ thuộc vào đất.

Figure 4.6: Ground-level elevation
Hình 4.6: Tôn nền nhà
Figure 4.7: Precarious houses Hình 4.7: Nhà ở tạm bợ

Yen Phuc village

History and culture

Yen Phuc is a village with over 200 years of history. It was originally located in Ha Dong town but has belonged to Ha Dong district since 2008. The village is 10 km to the Southwest of Hanoi city centre and 2 km from the hub of Ha Dong district.

Yen Phuc is an old farming village situated on the left bank of the Nhue river, where the soil was fertile and paddy fields were highly productive. In fact, only a small number of households felt the need to practise embroidery as a source of additional income.

Yen Phuc community house is an outstanding historical and cultural building. It was classified as a national heritage site in 2001. Over the past 15 years, due to extensive urban development and following the 2008 annexation of Ha Tay province to Hanoi, Yen Phuc village has been immensely urbanised. As a consequence, the village landscape has considerably changed. The village communal house is today closely surrounded by the modern housing that is found throughout the village and the large lake that encircled it has been reduced to a small square pond. Nevertheless, the well-preserved old entrance gates of Yen Phuc communal house remind people of the past of the village.

Another important cultural and spiritual place is Yen Phuc pagoda (also known as Linh Thong pagoda). It is located next to Yen Phuc communal house and both buildings share a main axis. Together, they form a very important centre to the community.

Làng Yên Phúc

Lịch sử và văn hóa

Yên Phúc là một làng có bề dày lịch sử trên 200 năm. Trước đây

làng nằm trên địa phận thị xã Hà Đông nhưng kể từ năm 2008 thuộc về quận Hà Đông. Làng này cách trung tâm Hà Nội 10 km

về phía Tây Nam và cách trung tâm quận Hà Đông 2 km.

Yên Phúc là một làng nông nghiệp cổ nằm trên bờ trái sông

Nhuệ, nơi đất đai màu mỡ và đồng ruộng cho sản lượng cao. Thực tế thì chỉ có một số ít hộ gia đình cảm thấy họ cần làm thêm nghề phụ là thêu ren như nguồn thu nhập bổ sung.

Đình làng Yên Phúc là một công trình có giá trị văn hóa và lịch sử nổi bật. Công trình này được xếp hạng là di tích quốc gia năm 2001. Trong 15 năm qua, do đô thị phát triển rộng khắp và theo sau sự sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, phần lớn làng Yên Phúc đã bị đô thị hóa. Hệ quả là cảnh quan của làng đã thay đổi nhiều. Đình làng ngày nay bị nhà dân xây theo kiểu hiện đại vây kín và kiểu nhà này có thể được bắt gặp khắp nơi trong làng. Chiếc hồ rộng bao quanh ngôi đình đã bị thu hẹp lại thành một ao nhỏ hình vuông. Tuy nhiên, các cổng vào cổ kính của đình làng Yên Phúc được gìn giữ cẩn thận gợi nhắc mỗi người dân về quá khứ của ngôi làng này.

Một địa điểm văn hóa và tâm linh quan trọng khác là Chùa Yên Phúc (còn gọi là Chùa Linh Thông). Ngôi chùa này nằm gần đình Yên Phúc và hai công trình này có trục trùng nhau. Hai công trình đi đôi với nhau và tạo thành một trung tâm rất quan trọng cho cộng đồng.

Figure 4.8: A rare example of green space in Yen Phuc village Hình 4.8: Một ví dụ hiếm hoi về không gian xanh tại làng Yên Phúc

Land and land use

Most of the land area in Yen Phuc (30 ha, approximately 60%) is currently occupied by dense residential developments. Aside from roads, most of the remaining land is dedicated to public buildings, such as a cultural centre, a market, sports facilities and schools. The presence of green space and water bodies is rather limited. Other than a small park with a lake in the heart of the village, and another small green area in front of the communal house, trees are unevenly distributed within the village. Furthermore, most of the farmland has been converted into land for the KDTM of Van Quan and the rest for the southward urban expansion of the village.

Spatial planning

There are major differences in the urban form of two zones within Yen Phuc village that are worth a brief exploration (Figure 4.9).

Đất và sử dụng đất

Hầu hết diện tích đất ở Yên Phúc hiện nay (30 ha, xấp xỉ 60%) là đất ở với mật độ xây dựng dày đặc. Ngoài đường giao thông, hầu hết diện tích đất còn lại dành để xây dựng công trình công cộng, chẳng hạn như nhà văn hóa, chợ, sân thể thao và trường học. Sự hiện diện của không gian xanh và diện tích mặt nước khá hạn chế. Ngoại trừ một khu công viên nhỏ với một hồ nước nằm ở trung tâm làng và một khu cây xanh nhỏ khác đối diện với đình làng, cây cối trong làng phân bố không đều. Hơn nữa, hầu hết đất canh tác đã bị chuyển đổi thành đất đô thị cho KĐTM Văn Quán và phần còn lại dành cho việc mở rộng đô thị trong làng về phía nam.

Quy hoạch không gian

Về dạng thức đô thị, có sự khác biệt khá lớn giữa hai khu vực trong phạm vi làng Yên Phúc,

này (Hình 4.9) .

• Yen Phuc No.1: This is the old part of the village located at the core of Yen Phuc village. Despite significant urbanisation, some traditional aspects remain. For example, the traditional main village gate and some house entrance gates built before 1940, as well as the complex fishbone street structure. The alleys have a zigzag shape and, together with the sinuous main road, they form a so-called “organic” and “spontaneous” fabric which is quite typical for villages in the Red River delta. These roads and alleys do not have pavements but have been upgraded with concrete surfaces. They cannot be widened because of the densely constructed houses on both sides. The tracts of land in this “rural zone” are often irregular and resemble a complex mosaic picture.

• Yen Phuc No. 2: This area is located in the Southern part of the village and was planned as an urban expansion of Yen Phuc. The spatial structure of this zone is completely different from Yen Phuc No. 1: the roads are straight, wider and have pavements. As a result, the tracts of land plots here have a regular square and rectangular shape.

Bach Thai Buoi street is the boundary between Yen Phuc No. 2 and Yen Phuc No. 1.

The area that is found between the original Yen Phuc village and the KDTM of Van Quan takes three different forms:

• Streets with rows of shop-houses on both sides are most common.

• Streets with a row of shophouses on one side, and public buildings on the opposite side.

• Open areas are only found in two places: a sports field in the Northeast corner and a small green space in the Southeast corner.

• Yên Phúc 1: Đây là phần ban đầu của ngôi làng cũ chiếm vị

trí trung tâm của làng Yên Phúc. Dù bị đô thị hóa nhanh và

mạnh, một vài đặc điểm truyền thống vẫn còn lưu giữ. Ví

dụ như cổng chính của làng và một vài cổng nhà được xây

dựng trước năm 1940, cũng như cấu trúc đường phức hợp

kiểu xương cá. Các ngõ ngách chạy dích dắc và tạo thành

một cấu trúc được gọi là “hữu cơ” và “tự phát” cùng với trục

đường chính gấp khúc, khá điển hình cho các làng quê vùng

đồng bằng Sông Hồng. Những đường và ngõ này không

có vỉa hè nhưng lại được nâng cấp với bề mặt đổ bê tông.

Những đường và ngõ này không thể mở rộng bởi vì nhà cửa

hai bên được xây dựng với mật độ dày đặc. Các lô - thửa

đất trong vùng được coi là “thôn quê” này thường không

có hình dạng hình học cơ bản và trông giống như một bức tranh ghép mảnh.

• Yên Phúc 2: Khu vực này nằm ở phía Nam của ngôi làng và

được quy hoạch như là phần mở rộng mang tính đô thị của làng Yên Phúc. Cấu trúc không gian của khu này khác hẳn so với Yên Phúc 1: đường phố chạy thẳng, rộng hơn và có vỉa hè. Do vậy, hình dạng của các lô đất tại đây thường vuông vắn hoặc có dạng chữ nhật.

Phố Bạch Thái Bưởi là đường ranh giới giữa Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2.

Khu vực xen kẹp giữa làng Yên Phúc và KĐTM Văn Quán có ba dạng thức như sau:

• Các tuyến phố với những dãy nhà phố kinh doanh cả hai bên đường - là kiểu phổ biến nhất.

• Các tuyến phố với một dãy nhà phố kinh doanh một bên, còn bên kia là công trình công cộng.

• Các không gian mở giữa hai khu: một sân bóng ở góc Đông Bắc và một khu cây xanh nhỏ ở góc Đông Nam.

Figure 4.9: Location of Yen Phuc 1 and Yen Phuc 2

Hình 4.9: Vị trí của Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2

Architecture and urban morphology

The differences between Yen Phuc No. 1 and Yen Phuc No. 2 are also reflected in their residential architecture (Figure 4.10) . Most of the houses in Yen Phuc No.1 are one to two stories high. They either have large gardens or newly built houses in their places as families have been selling part of their land plots to newcomers and using the money to build new houses and renovate old ones. The architecture thus appears to be “half-rural, half-urban”. The biggest development in Yen Phuc No. 1 consists of two high-rise apartment buildings along the Southwest side of Phung Hung street and one multistorey apartment building with rooms for rent in Yen Phuc street.

Kiến trúc và hình thái đô thị

Sự khác biệt giữa Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2 cũng được phản ánh trong kiến trúc nhà ở (Hình 4.10) . Hầu hết các nhà dân bên

Yên Phúc 1 là nhà cao một hoặc hai tầng. Những ngôi nhà này hoặc là có vườn rộng hoặc nhà xây mới trên mảnh đất họ để lại nhằm sử dụng sau khi bán một phần đất cho người mới đến và sử dụng tiền bán đất để xây nhà mới hoặc nâng cấp nhà cũ. Kiến trúc căn nhà do vậy có dạng “nửa nông thôn, nửa đô thị”. Sự phát triển nhiều nhất bên Yên Phúc 1 bao gồm hai tòa chung cư cao tầng dọc theo đường Phùng Hưng trên hướng Tây Nam và một tòa chung cư nhiều tầng với các phòng cho thuê trên phố Yên Phúc.

Làng Yên Phúc
KĐTM Văn Quán
Yên Phúc 1
Yên Phúc 2

Housing types in Yen Phuc and their distribution Hình 4.10: Các kiểu nhà ở tại Yên Phúc và sự phân bố của các dạng nhà đó

VAN QUAN NEW URBAN AREA (KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN)

City road / Đường thành phố

Local street / Đường nội bộ

Village path upgraded / Đường làng được nâng cấp

Alley / Ngõ ngách

Borderline of Yen Phuc / Ranh giới của Yên Phúc

Urban houses (High-rise) / Nhà ở đô thị (Cao tầng)

Urban houses (Low-rise) / Nhà ở đô thị (Thấp tầng)

Urban-rural houses / Nhà ở nông thôn-đô thị

In Yen Phuc 2, row-houses go up to three to four stories high and do not have gardens, although some have a small courtyard. The finishing materials on the façades of these row-houses are more modern and decorative than those in Yen Phuc 1. Furthermore, the façades of these urban houses create a sense of unity in the built form.

Roads and technical infrastructure systems

Technical infrastructure is another difference between Yen Phuc 1 and Yen Phuc 2. Due to its extensive planning, the technical infrastructure in Yen Phuc 2 is more systematically planned than in Yen Phuc 1.

Tại Yên Phúc 2, các nhà liền kề cao từ ba đến bốn tầng và không có vườn, dù một vài nhà có khoảng sân nhỏ. Vật liệu hoàn thiện trên mặt tiền các ngôi nhà liền kề này trông hiện

đại hơn và mang tính trang trí cao hơn so với bên Yên Phúc

1. Thêm nữa, các mặt tiền của những căn nhà phố thị này tạo cảm giác thống nhất về mặt hình khối.

Đường giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật là một điểm khác biệt nữa giữa Yên Phúc 1 và

Yên Phúc 2. Do được quy hoạch trên phạm vi rộng, hạ tầng kỹ thuật tại Yên Phúc 2 được xây dựng một cách có hệ thống hơn so với bên Yên Phúc 1.

To Xa La new urban area (Hướng đi KĐTM Xa La)
To Cau Buou new urban area (Hướng đi KĐTM Cầu Bươu)
To Hanoi city centre (Hướng đi Trung tâm thành phố)
To My Dinh new urban area (Hướng đi KĐTM Mỹ Đình)
To Ha Dong district centre (Hướng đi trung tâm Q.Hà Đông)
Figure 4.10:

Figure 4.11: Road and alley system in Yen Phuc and the connection with streets from the KDTM of Van Quan Hình 4.11: Hệ thống đường và ngõ tại Yên Phúc và sự kết nối với các tuyến phố bên phía KĐTM Văn Quán

To My Dinh new urban area (Hướng đi KĐTM Mỹ Đình)

To Ha Dong district centre (Hướng đi trung tâm Q.Hà Đông)

City road / Đường thành phố

Local street / Đường nội bộ

Village path upgraded / Đường làng được nâng cấp

Alley / Ngõ ngách

Borderline of Yen Phuc / Ranh giới của Yên Phúc

Connecting point / Điểm đấu nối (Đường19/05)

The power lines and drainage systems are underground, the streets and roads are wider and have pavements. On the other hand, the streets in Yen Phuc 1 are too narrow to accommodate two lanes and accessibility can often be a problem. In some places, the surface of the road has deteriorated due to the poor quality of construction. Electric wires are overhead and while some drainage and sewage systems are in the process of being upgraded, many are still left open.

To Hanoi city centre (Hướng đi Trung tâm thành phố)

(Đường Nguyễn Khuyến)

VAN QUAN NEW URBAN AREA (KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN)

To Xa La new urban area (Hướng đi KĐTM Xa La)

To Cau Buou new urban area (Hướng đi KĐTM Cầu Bươu)

Các đường cấp điện và hệ thống cống thoát nước được thi công ngầm, những đường phố rộng hơn và có vỉa hè. Mặt khác, đường phố bên Yên Phúc 1 quá chật hẹp để có thể đủ

chỗ cho cả hai làn xe lưu thông và tiếp cận có thể là một vấn đề trong đa số trường hợp. Ở một vài địa điểm, bề mặt của đường đã xuống cấp và hư hại vì chất lượng thi công không cao. Dây điện đi nổi và trong khi một vài hệ thống thoát nước đang trong giai đoạn nâng cấp thì nhiều đoạn khác vẫn tồn tại ở dạng lộ thiên.

The road connection between Yen Phuc 1 and 2 to the KDTM of Van Quan is also significantly different. Yen Phuc 2 is better connected to the KDTM and some roads in that part of the village are in fact a prolongation of the KDTM’s roads (Figure 4.11).

Economy - Commerce - Services - Lifestyle

Yen Phuc is an old farming village with most of its farmland today lost to the development of the KDTM of Van Quan. The majority of the farmers interviewed in the survey lost over 1.5 acres of farmland (540 m2) and needed to find a new source of livelihood. In some cases, the area of farmland confiscated amounted to 4,000 to 5,000 m2.

There are no supermarkets in both Yen Phuc 1 and 2. Instead, the local people have 15 mini-marts or convenience stores. Local services are another major difference between Yen Phuc 1 and Yen Phuc 2. In Yen Phuc 1, almost all local stores are small and sell local food and drinks, such as rice, sausage porridge, sugar cane juice, iced tea, etc. Yen Phuc 2 is characterised by its more “urban” services, such as mobile phone stores, travel agencies, dental clinics, legal counselling services, real estate agencies, sports clubs and fitness centres, beauty parlours, private kindergartens, English language and study abroad centres, etc. In Yen Phuc 1, there is still a small traditional market near Yen Phuc lake where people sell and buy agricultural products and some household items. This market is convenient to the local people and most customers are from low-income groups.

Việc kết nối đường giao thông đến KĐTM Văn Quán giữa Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2 cũng khác nhau đáng kể. Yên Phúc 2 kết nối tốt hơn đến KĐTM và một vài đường trong phần này của làng thực chất là sự kéo dài của đường bên KĐTM (Hình 4.11) .

Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ - Lối sống

Yên Phúc là một làng nông nghiệp lâu đời, mà hầu hết diện

tích đất canh tác của làng ngày nay đã dành cho sự phát triển của KĐTM Văn Quán. Đại đa số những người làm nông được hỏi ý kiến trong khi khảo sát đã mất trên 1,5 sào đất nông nghiệp (540 m 2) và họ cần tìm một nguồn sinh kế mới. Trong một vài trường hợp, diện tích đất canh tác bị trưng dụng lên

đến 4.000 - 5.000 m 2 .

Tại Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2 đều không có siêu thị nào. Thay vào đó, người dân địa phương có 15 siêu thị mi-ni hoặc cửa hàng tiện ích. Các dịch vụ tại chỗ cũng là một điểm khác biệt căn bản giữa Yên Phúc 1 và Yên Phúc 2. Tại Yên Phúc 1, hầu như toàn bộ các cơ sở kinh doanh đều nhỏ và bán đồ ăn, ví dụ như cơm, cháo lòng, nước mía, trà chanh, … Yên Phúc 2 được đặc trưng bởi các dịch vụ mang tính “đô thị” rõ nét hơn, ví dụ như

cửa hàng điện thoại di động, dịch vụ lữ hành, phòng khám nha

khoa, tư vấn luật, đại lý bất động sản, câu lạc bộ thể thao và trung tâm rèn luyện sức khỏe, thẩm mỹ viện, nhà trẻ tư, các trung tâm tiếng Anh và tư vấn du học, … Bên Yên Phúc 1 vẫn còn một chợ truyền thống họp gần hồ Yên Phúc nơi người dân có thể bán và mua nông sản và đồ gia dụng. Chợ này tiện lợi cho người dân địa phương và hầu hết khách hàng là những người có thu nhập thấp.

In Yen Phuc 1, providing rental units is a new service that has quickly gained popularity and brought significant additional income to landlords. Within 3 km from Yen Phuc, there are several universities, institutes, offices and small manufacturing facilities that attract students and workers from other provinces. The accessibility and availability of everyday services and the reasonable cost of living have brought a high demand for rental housing in Yen Phuc. As such, many villagers with large front yards have decided to dedicate part of their land to new rental housing contructions.

The village lifestyle is still present in Yen Phuc 1. Relationships between villagers are quite open, closely connected and firmly established, which is very typical of the village culture. Other than newcomers, local people have lived in the area long enough to know each other well. They exchange visits and help one another when they encounter problems. On village festival days, most of the participants are villagers (residents of Yen Phuc 1), while those living in Yen Phuc 2, and particularly residents from the KDTM of Van Quan, rarely attend.

The interaction between residents of Yen Phuc 2 is rather limited. Next-door neighbours are sometimes not familiar with one another, as they come from different places and have different backgrounds. In fact, there are many residents from all walks of life in Yen Phuc 2, and it goes without saying that they have different habits, lifestyles and points of view.

Tại Yên Phúc 1, cho thuê nhà/phòng là một loại hình dịch vụ mới đang thịnh hành và đem đến cho chủ nhà một nguồn thu nhập phụ thêm khá lớn. Trong bán kính 3 km từ làng Yên Phúc có một số trường đại học, học viện, cơ quan và cơ sở sản xuất nhỏ thu hút sinh viên và lao động ngoại tỉnh. Việc dễ tiếp cận và sự sẵn có của các loại hình dịch vụ hàng ngày cùng với giá sinh hoạt ở mức phải chăng khiến nhu cầu thuê nhà đạt mức cao tại Yên Phúc. Do đó, nhiều người dân trong làng với khoảng sân trước nhà rộng đã quyết định dành một phần diện tích đất nhà mình để xây nhà cho thuê.

Lối sống kiểu làng xóm vẫn hiện diện tại Yên Phúc 1. Những mối quan hệ giữa dân làng khá cởi mở, gắn kết với nhau chặt chẽ và được thiết lập trên nền tảng vững chắc, điều này rất điển hình cho văn hóa làng. Khác với những người mới đến, người dân địa phương đã sống bên nhau nhiều năm, đủ lâu để quen biết và thân thiết. Họ qua lại thăm nhau thường xuyên và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Trong các ngày hội làng, hầu hết người tham dự là người làng (cư dân Yên Phúc 1), trong khi những người sống bên Yên Phúc 2, đặc biệt là cư dân của KĐTM Văn Quán rất hiếm khi tham dự.

Sự tương tác giữa cư dân bên Yên Phúc 2 khá hạn chế. Hàng xóm sát vách nhau đôi khi không hề quen biết, bởi vì họ đến từ các địa phương khác nhau và có xuất thân khác nhau. Trong thực tế, cư dân bên Yên Phúc 2 thuộc nhiều thành phần, và lẽ dĩ nhiên họ có những thói quen, phong cách sống và quan điểm khác biệt.

Yen Xa village

History and culture

Yen Xa is a peri-urban village located in Thanh Tri district, about 9 km in the Southwest of Hanoi city centre and about 2 km in the Northeast of Ha Dong town. In June 1961, the village was annexed to Trieu Khuc village. As a result of this merger, a new district - Tan Trieu - was formed. It is now part of Thanh Tri district, Hanoi cityprovince.

Today, the traditional fabric of Yen Xa village remains, despite its heavy urbanisation. There are four cultural and spiritual buildings that can be found in this village:

• Communal house: This building is located in the heart of the village, with a pond in the front and a large yard. It is a place where villagers come together, take part in meetings and participate in festivals.

• Duc Thuong temple: This building is in the Northwest corner of the village. It was built to worship Linh Lang the Great (Ly Hoang Chan), who has been regarded as the God of the village.

• Thanh An pagoda: This is a place for Buddhists from the village and elsewhere to gather and pay respect to Buddha. The pagoda was restored a few years ago and a new three-entrance gate was recently built.

• Village pavilions: The five pavilions in Yen Xa Village are used by farmers when it is rainy or excessively sunny. These pavilions may also be used for funerals when people without relatives are found deceased in the market or on the road. The pavilions are made of wood and without any windows or doors. Today, these pavilions are encircled by houses as the village keeps expanding and the city encroaches on the village land.

Làng Yên Xá

Lịch sử và văn hóa

Yên Xá là một làng ven đô thuộc địa phận huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội 9 km về phía Tây Nam và cách thị xã Hà

Đông 2 km về phía Đông Bắc. Tháng 6 năm 1961, làng này được

sáp nhập vào làng Triều Khúc. Kết quả của sự hợp nhất này là

một xã mới - tên gọi là Tân Triều - được thành lập. Hiện nay khu vực này thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ngày nay, cấu trúc truyền thống của làng Yên Xá vẫn còn giữ được, dù đã bị đô thị hóa mạnh. Có bốn công trình văn hóa và

tâm linh trong làng Yên Xá:

• Đình làng: Công trình này nằm chính giữa làng, với một chiếc ao phía trước và một khoảng sân rộng. Đây là nơi dân làng thường nhóm họp, dự các cuộc gặp mặt và tham gia những hoạt động lễ hội.

• Đền Đức Thượng: Công trình này nằm ở góc Tây Bắc của làng. Đền được xây để thờ Linh Lang Đại Vương (Lý Hoằng Chân), người được coi là Thành Hoàng làng.

• Chùa Thanh An: Đây là nơi để các Phật tử trong làng và các nơi khác tập trung và lễ Phật. Ngôi chùa đã được trùng tu vài năm trước và cồng tam quan mới đã được dựng trong thời gian gần đây.

• Quán nghỉ làng: Người dân làng Yên Xá sử dụng năm quán nghỉ khi trời mưa hoặc nắng gắt. Những quán nghỉ này cũng

có thể được sử dụng cho các đám ma khi bắt gặp người chết

đường chết chợ không có họ hàng thân thích. Các quán nghỉ này thường được làm bằng gỗ và hoàn toàn không có cửa sổ hoặc cửa đi nào. Hiện nay, những quán nghỉ này bị nhà cửa vây bọc khi làng không ngừng mở rộng và đô thị xâm lấn đất làng.

Figure 4.12: Boundary between Yen Xa village and the KDTM of Van Quan Hình 4.12: Ranh giới giữa làng Yên Xá và KĐTM Văn Quán

Festival: Traditionally, Yen Xa Temple festival takes place annually over three days, from January 9th to 11th (lunar calendar). After a worship ceremony, people participate in various traditional games (wrestling, football, traditional music, etc.), dragon processions and dancing.

Land and land use

As a consequence of the rapid urbanisation in Yen Xa village, many farmland plots were converted into housing. In the East and Southeast, most of the farmland was confiscated to build a new housing development project and its affiliated services. In the North, there is an area for villas of the KDTM of Van Quan. The core is mostly residential with the building density increasing towards the periphery. Many garden houses have been converted into shop-houses.

Lễ hội: theo truyền thống, lễ hội đền Yên Xá diễn ra hàng năm và kéo dài ba ngày, từ mùng 9 đến 11 tháng Giêng Âm lịch.

Sau nghi lễ dâng hương, người dân tham gia vào một số trò chơi dân gian truyền thống (đấu vật, đá bóng, âm nhạc truyền thống, …), rước rồng và nhảy múa.

Đất và sử dụng đất

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa nhanh trong làng Yên Xá, nhiều khu đất canh tác đã bị chuyển đổi thành đất ở. Phía Đông và Đông Nam, hầu hết đất canh tác đã bị trưng dụng để xây các khu nhà ở mới theo dự án và các dịch vụ kết hợp. Ở phía Bắc có một khu biệt thự của KĐTM Văn Quán. Khu vực lõi hầu như là đất ở với

The boundary between the KDTM and Yen Xa village takes two forms:

• A road with rural houses on one side and urban houses on the other (Figure 4.12)

• A wasteland with no future development plans (Figure 4.13). Waste is collected there, causing environmental pollution and leaving a negative impact on the urban landscape.

Spatial planning

The village fabric is mainly structured around the typical fishbone road system with a main road from which many small alleys emerge. Before and after the KDTM of Van Quan was built, the external road system of the village underwent major transformations, while its internal road-and-alley network stayed almost the same.

Figure 4.13: Boundary in the Southwest Hình 4.13: Ranh giới phía Tây Nam

Ranh giới giữa KĐTM Văn Quán và làng Yên Xá có hai dạng:

• Một đường phố với nhà kiểu nông thôn một bên còn nhà phố thị ở phía đối diện (Hình 4.12)

• Một khu đất bỏ hoang không có quy hoạch phát triển trong tương lai (Hình 4.13) . Rác thải được thu gom tại đây, gây ra ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến cảnh quan làng xã.

Quy hoạch không gian

Cấu trúc làng chủ yếu xoay quanh hệ thống đường xương cá điển hình, với một trục chính từ đó rẽ nhiều nhánh, mỗi nhánh là một ngõ nhỏ. Trước và sau khi KĐTM Văn Quán được xây dựng, hệ thống giao thông đối ngoại của làng đã có sự chuyển biến lớn, trong khi đó mạng lưới giao thông nội bộ gồm đường và ngõ gần như giữ nguyên trạng.

Architecture and urban morphology

Most of the buildings in Yen Xa are houses and they take several forms. In the East and Southeast, most of the houses are commercial row-houses along Yen Xa road (Figure 4.14). In the North, on the opposite side, there are well-planned villas (in the KDTM of Van Quan) (Figure 4.15). In the Northwest, close to Ong Thuong temple, there are some row-houses. Most of them have been constructed but not yet finished.

Most of traditional houses (one storey garden houses) have been replaced with tube houses which are two to four stories high. As a consequence of urbanisation, the price of land has rapidly increased and plots of land were subsequently subdivided into smaller pieces. Furthermore, villagers divide their land, either to give it to their children or to sell/rent part of it to outsiders.

Contrary to the homogenous villas found in the KDTM of Van Quan, the row-houses in Yen Xa differ substantially from one another and plots of land vary in size. Architectural styles are also mixed and building heights range from one to five stories.

Roads and technical infrastructure systems

The road connection between the KDTM of Van Quan and Yen Xa village is not ideal. For example, the main road from the KDTM of Van Quan ends at an intersection with a narrow village road. Traffic congestion is a daily occurrence at this junction. Another road (TT7 road) from the KDTM of Van Quan intersects a narrow road that runs through the village. Due to a lack of parking lots, road traffic is further impeded by the presence of parked cars and motorbikes in front of stores along the street. The pavements are not pedestrian-friendly since they are often occupied by local street services.

Kiến trúc và hình thái đô thị

Hầu hết các công trình trong làng Yên Xá là nhà ở và những căn nhà này khá đa dạng. Ở phần phía Đông và Đông Nam, phần lớn nhà ở là nhà lô phố liền kề kinh doanh, nằm dọc theo đường Yên Xá (Hình 4.14) . Trên hướng Bắc, phía đối diện, có các biệt thự được quy hoạch tốt (trong KĐTM Văn Quán) (Hình 4.15) . Hướng Tây Bắc, gần đền Ông Thượng, có vài ngôi nhà liền kề. Hầu hết các nhà này đều được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện.

Phần lớn các ngôi nhà kiểu truyền thống (nhà vườn một tầng) đã bị thay thế bởi nhà ống cao từ hai đến bốn tầng. Do quá trình đô thị hóa, giá đất đã tăng vọt và các lô đất bị chia nhỏ thành nhiều mảnh. Ngoài ra, dân làng phân đất rồi hoặc chia cho con cháu mình hoặc bán/cho thuê một phần và người mua/thuê là người ngoài.

Đối lập với những biệt thự thống nhất về kiểu dáng xây dựng bên trong KĐTM Văn Quán, các căn nhà liền kề bên Yên Xá rất khác nhau và lô đất cũng đa dạng về kích cỡ. Phong cách kiến trúc pha trộn và chiều cao công trình dao động trong khoảng một đến năm tầng.

Đường giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Sự kết nối đường giao thông giữa KĐTM Văn Quán và làng Yên

Xá không thật thuận tiện. Ví dụ, đường chính từ KĐTM Văn

Quán kết thúc tại nút giao với một đường làng chật hẹp. Tình

trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra hàng ngày tại đoạn giao này. Một đường khác (đường TT7) từ KĐTM Văn Quán cắt một

đường khá hẹp chạy xuyên qua làng. Do thiếu chỗ đỗ xe, một phần lòng đường được kẻ vạch cho ô tô và xe máy đỗ ngay phía trước các cửa hàng chạy dọc theo tuyến phố. Vỉa hè hai bên không thân thiện với người đi bộ vì bị các

Figure 4.14: Row-houses along Yen Xa Road Hình 4.14: Nhà phố liền kề kinh doanh, dọc theo đường Yên Xá

Figure 4.15: Villas in the KDTM of Van Quan Hình 4.15: Biệt thự trong KĐTM Văn Quán

Environment and waste collection

A large amount of waste accumulates in the village periphery since it is not collected or transported on a daily basis. Inside the village, the sewage system runs underground, yet waste still remains uncollected. Open water surfaces on the roads provide an ideal environment for mosquitoes and lavae to proliferate.

Economy - Commerce - Services

In the past, farming was the prevailing source of income for Yen Xa villagers. Up until the 19th century, local residents had about 500 acres of fertile farmland to cultivate rice. In the 1990s, because of the rapid urbanisation in the area, much of the farmland in Yen Xa village was converted into urban land. Other than agriculture, Yen Xa village was also known for its handicrafts, especially for wooden shoe making: “Trucks brought wood to the village and transported products from the village on a regular basis. People from other cities and provinces came here to learn how to make wooden shoes” (Kinh te & Do thi, 2013).

Similarly to farming, the practice of traditional handicrafts activities is fading. Instead, many villagers have ventured into commercial services partly due to the presence of the KDTM of Van Quan nearby. Many stores sell various kinds of goods and products, such as household items and home electric appliances. Services are booming, especially small family shops, such as hair salons, barber shops, tea shops, bars, etc. Rental housing is also doing well, since many migrant workers and students come from far-away provinces to Hanoi seeking jobs or studying and also looking for nearby accommodation. This is a stable source of monthly income for many families in the village.

Môi trường và thu gom rác thải

Một lượng lớn rác thải tích tụ ở ngoại vi làng vì không được thu gom và chuyển đi hàng ngày. Bên trong làng, hệ thống

cống chạy ngầm, nhưng rác thải vẫn không được thu gom. Các

diện tích mặt nước lộ thiên trên đường là môi trường lý tưởng

để muỗi và ấu trùng sinh sôi.

Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ

Trước kia, việc canh tác nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu cho cư dân làng Yên Xá. Cho đến thế kỷ 19, dân làng có khoảng 500 mẫu đất nông nghiệp màu mỡ để trồng lúa. Đến thập niên 1990, do đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong khu vực, hầu hết đất canh tác tại làng Yên Xá đã bị chuyển đổi thành đất đô thị. Ngoài trồng trọt, làng Yên Xá còn được biết đến với một số nghề thủ công, đặc biệt nhất là nghề làm guốc mộc: “Những chiếc xe tải chở gỗ đến làng và chuyển đi các sản phẩm, việc chuyên chở này diễn ra đều đặn. Những người ở tỉnh thành khác đến đây để học hỏi cách làm guốc mộc” (Theo báo Kinh tế và Đô thị, 2013).

Tương tự như hoạt động canh tác, việc sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống đang ngày càng mai một. Thay vào đó, nhiều dân làng đầu tư vào các dịch vụ thương mại do KĐTM Văn Quán hình thành ngay bên cạnh. Nhiều cửa hàng bán đủ các loại hàng hóa và sản phẩm, như đồ gia dụng và thiết bị điện gia đình. Nhiều dịch vụ nở rộ, nhất là các cửa hàng kinh doanh tại gia quy mô nhỏ, chẳng hạn như tiệm làm đầu, hiệu

cắt tóc, quán trà, quầy bar, … Nhà cho thuê cũng phát đạt, vì có nhiều công nhân và sinh viên ngoại tỉnh về Hà Nội tìm việc hoặc học tập và muốn tìm chỗ ở trọ gần nơi làm việc hoặc trường đại học. Đây là

Hình 4.17: Chợ cóc họp trên đường trong làng Yên Xá

There is also a market located at the edge of the village (Figure 4.16) that serves both local residents and people from surrounding areas. People can buy food and other products at informal street markets as well (Figure 4.17). While some convenience stores can be found in the village, there are no supermarkets. People wishing to go shopping at a supermarket often choose the KDTM of Van Quan. Finally, there are many small stores along some main streets in the village and around the village - KDTM boundary.

Ở rìa làng còn có một chợ dân sinh (Hình 4.16) phục vụ dân làng và cư dân các khu vực xung quanh. Người dân cũng có thể mua thực phẩm và các sản phẩm khác tại các chợ xanhchợ cóc họp trên đường như thế này (Hình 4.17) . Ở đây không có siêu thị, song người dân có thể đến một số cửa hàng tiện ích trong làng. Người dân có nhu cầu mua sắm ở siêu thị thường sang bên KĐTM Văn Quán. Cuối cùng thì người dân cũng có thêm lựa chọn là các cửa hàng nhỏ dọc theo một số tuyến phố chính trong làng và xung quanh ranh giới làng - KĐTM.

Figure 4.16: Yen Xa market
Hình 4.16: Chợ Yên Xá
Figure 4.17: Informal street market in Yen Xa village

Trieu Khuc village

Làng Triều Khúc

History and culture

Trieu Khuc village forms part of Tan Trieu ward, Thanh Tri district. Trieu Khuc is famous for its long tradition of weaving palm hat tassels, the quai thao, which is a highly characteristic hat of the people living in the Red River delta.

Throughout the years, Trieu Khuc has managed to maintain its planning structure with a concentration of public and community buildings in the heart of the village. The communal house and the village pagoda are found in this area and were designed with a special emphasis on the natural landscape, with a large body of water nearby. The following public and community buildings are located in the village:

• The waterfront pavilion is a lakeside building that provides a place for pedestrians to sit and relax.

• The official charter communal house is a historic place where villagers received the royal charter from the King.

• Phung Hung temple: This worship house is not located in the centre, but on the Southern edge of the village, overlooking paddy fields.

• Huong Van pagoda.

There is a village festival that takes place in order to commemorate Phung Hung as one of the greatest emperors in the history of the nation. Known to have protected and brought prosperity to the village, he is regarded as the Tutelary Spirit of the Village.

Lịch sử và văn hóa

Làng Triều Khúc là một bộ phận của xã Tân Triều, huyện Thanh

Trì. Triều Khúc được biết đến vì có truyền thống lâu đời trong nghề dệt quai nón của nón quai thao, một loại nón rất đặc trưng của người dân sinh sống tại vùng đồng bằng châu thổ

Sông Hồng.

Qua nhiều năm, Triều Khúc đã nỗ lực gìn giữ được cấu trúc quy hoạch của làng với sự tập trung các công trình công cộng/ cộng đồng ở trung tâm làng. Đình làng và chùa làng cũng

được xây dựng ở giữa làng và được thiết kế với sự chú trọng đặc biệt đến cảnh quan tự nhiên và không gian mặt nước rộng thoáng gần đó. Các công trình công cộng/cộng đồng trong làng bao gồm:

• Thủy đình: Là công trình xây dựng ven hồ để người đi dạo có thể ngồi và thư giãn.

• Đình làng: Là di tích lịch sử, nơi dân làng đón nhận các chiếu chỉ của nhà vua.

• Đền thờ Phùng Hưng: Ngôi đình thờ này không nằm ở trung tâm làng, mà lệch về rìa phía Nam của làng, trông ra cánh đồng.

• Chùa Hương Vân.

Hội làng được tổ chức để tưởng nhớ Phùng Hưng là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Ông được coi như Thành Hoàng làng vì được người dân biết đến như là nhân vật có công bảo vệ và đem lại thịnh vượng cho làng.

Land and land use

Most of the farmland in Trieu Khuc village has been urbanised. The irrigation systems have also been filled up in order to accommodate new urban projects. Consequently, the farming conditions in the area are no longer adequate and growing rice on the remaining farmland is very difficult. Villagers have instead started to grow fruits and vegetables on a small scale.

Between the KDTM of Van Quan and Trieu Khuc village, there are many converted plots of land that remain vacant. They currently house simple structures, such as vegetable gardens and restaurants.

Spatial planning

The fabric of the village is structured along the following two roads:

• Trieu Khuc road, the main road running from Northeast to Southwest through the centre of the village to the rice fields;

• Tan Trieu street, a secondary road that also runs through the centre, perpendicular to the main road, and joins Trieu Khuc village to the neighbouring residential areas.

The intersection of these two roads marks the centre of the village. A variety of traditional and modern public buildings, such as communal house, pagoda, healthcare centre and school, can be found here.

Much of Trieu Khuc farmland has been lost to urban development. This transformation is taking place on a large scale. The village space is also expanding through more informal processes. This expansion continues on a small scale and is sometimes a consequence of or reaction to the urbanisation process.

Đất và sử dụng đất

Hầu hết đất canh tác tại làng Triều Khúc đã bị đô thị hóa xong. Hệ thống kênh mương tưới tiêu đã bị san lấp để lấy chỗ cho các dự án đô thị mới. Vì thế, điều kiện canh tác trong khu vực không còn thuận tiện và rất khó có thể trồng lúa. Người dân làng bắt đầu trồng cây ăn quả và trồng rau trên quy mô nhỏ thay vì trồng lúa.

Giữa KĐTM Văn Quán và làng Triều Khúc có nhiều khoảnh đất chuyển đổi chức năng sử dụng vẫn bị bỏ không. Các khu vực đó có những cấu trúc xây dựng đơn giản, ví dụ như các vườn rau và hàng quán.

Quy hoạch không gian

Cấu trúc của làng được bố trí theo hai trục đường sau:

• Đường Triều Khúc, là trục đường chính chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam qua trung tâm làng và dẫn ra đồng;

• Phố Tân Triều, là đường cấp hai cũng chạy qua trung tâm làng, vuông góc với trục đường chính và nối làng Triều Khúc với các khu dân cư xung quanh.

Giao điểm của hai trục đường trên đánh dấu vị trí trung tâm của làng. Tại đây có sự tập trung nhiều công trình công cộng truyền thống và hiện đại, chẳng hạn như đình làng, chùa làng, trung tâm y tế và trường học.

Khi đô thị phát triển, đất canh tác ở làng Triều Khúc đã được dành cho sự phát triển đô thị. Việc chuyển đổi này đang diễn ra trên quy mô lớn. Không gian làng cũng mở rộng qua nhiều quá trình không chính thức. Sự mở rộng này tiếp diễn trên quy mô nhỏ và đôi khi là hệ quả hoặc là động thái phản ứng lại quá trình đô thị hóa.

Architecture and urban morphology

Housing typology

In Trieu Khuc village, row-houses are the dominant type of housing. These houses can be divided into the following sub-categories:

• Self-built row-houses that vary in size and height. They are mostly located at the edge of the village;

• Project-based row-houses that are are regular in form but are still not fully built.

Public buildings

There are only two public schools (Tan Trieu primary school and Tan Trieu secondary school) in Trieu Khuc village.

Roads and technical infrastructure systems

Roads

Most of the roads in the KDTM of Van Quan have two lanes and pavements, and they have a good-quality asphalt surface. Village roads in Trieu Khuc also have one to two lanes, are covered in concrete or asphalt with a fairly good surface quality. However, they lack pavements (Figure 4.18). The roads on the village periphery adjacent to the KDTM and in the relocated residential areas are generally wider and of better quality.

Parking lots

There are no parking lots in the centre and townspeople park their cars along the street. In Trieu Khuc village, some vacant plots of land are used as parking lots (Figure 4.19).

Kiến trúc và hình thái đô thị

Kiểu nhà ở

Trong làng Triều Khúc, nhà liền kề là loại hình kiến trúc nhà ở

chiếm tỷ lệ lớn. Những căn nhà này lại được chia nhỏ thành hai

loại như sau:

• Nhà liền kề dân tự xây, khác nhau về kích cỡ và chiều cao. Những căn nhà kiểu này tập trung ở rìa làng;

• Nhà liền kề xây hàng loạt theo dự án có hình khối đồng đều nhưng chưa xây xong hẳn.

Công trình công cộng

Chỉ có hai trường công lập (Trường tiểu học Tân Triều và trường trung học cơ sở Tân Triều) trong làng Triều Khúc.

Đường giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Đường giao thông

Phần lớn đường trong KĐTM Văn Quán có hai làn xe, vỉa hè và mặt đường rải nhựa đạt chất lượng tốt. Đường làng tại Triều

Khúc có một đến hai làn, được rải nhựa hoặc phủ bê tông đạt

chất lượng khá. Tuy vậy các tuyến đường trong làng lại thiếu vỉa hè (Hình 4.18) . Những tuyến đường ở ngoại vi làng, gần với

KĐTM và trong các khu ở tái định cư nhìn chung rộng rãi hơn và chất lượng tốt hơn.

Chỗ đỗ xe Tại khu trung tâm không có chỗ đỗ xe và cư dân đô thị đỗ xe dọc theo đường phố. Tại làng Triều Khúc, một vài khu đất trống

Figure 4.18: Sub-road in Trieu Khuc village Hình 4.18: Đường nhánh trong làng Triều Khúc

Figure 4.19: Parking in Trieu Khuc village Hình 4.19: Đỗ xe trong làng Triều Khúc

User-friendly traffic possibility

In Trieu Khuc village, there are no reserved bicycle lanes. Cyclists consequently share the road with cars and motorbikes. Since there are no pavements, pedestrians must also walk on the road and this poses a security risk.

Traffic flow

The streets in Trieu Khuc village are busy with many activities on both sides of the road. The streets of the KDTM of Van Quan are significantly less populated.

Environment and waste collection

The hydrological network of ponds and lakes on the village periphery is an essential element to farming; it has now almost disappeared due to urbanisation. The remaining water bodies can no longer house crops on account of serious environmental pollution. This is partly due to the incomplete urban drainage/sewage systems. As a consequence, waste water is not properly treated and is directly discharged into the open waterways.

Economy - Commerce - Services

Like many other villages, Trieu Khuc is a farming village with rice and vegetables as its main products. However, the village is mainly known for its handicrafts. In fact, this practice represents a larger source of income for the villagers than farming. In the past, Trieu Khuc village was famous for its weaving, as well as its brooms made out of feathers collected by the villagers. People still make use of vacant areas and areas along the road with low traffic to dry feathers (Figure 4.20), however, this practice can cause a very unpleasant smell. Trieu Khuc village is known across Vietnam for its brocade and fibre textiles, as well as for recycling plastic. Nearly 300 households and 14,000 workers take part in this economy (Kinh doanh Xanh, 2018).

Khả năng giao thông thân thiện với con người

Tại làng Triều Khúc, không có đường dành riêng cho xe đạp.

Những người đi xe đạp do vậy phải đi xuống lòng đường, cùng với ô tô và xe máy. Vì vỉa hè không có, người đi bộ phải bước trên đường và điều này tiềm ẩn rủi ro.

Luồng giao thông

Các tuyến phố tại làng Triều Khúc rất nhộn nhịp với nhiều hoạt

động hai bên đường. Các phố trong KĐTM Văn Quán không

đông đúc bằng.

Môi trường và thu gom rác thải

Mạng lưới mặt nước gồm ao và hồ tại ngoại vi làng là một thành phần thiết yếu cho việc canh tác, tuy nhiên hiện nay hệ thống này gần như đã biến mất vì đô thị hóa. Các diện tích mặt nước còn lại không còn thích hợp để tưới tiêu do đã bị ô nhiễm nặng. Điều này một phần là do các hệ thống thoát nước đô thị chưa hoàn chỉnh. Hệ quả là nước thải không được xử lý ở mức độ cần thiết và được xả trực tiếp ra các kênh mương lộ thiên.

Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ

Giống như nhiều làng khác, Triều Khúc là một làng nông nghiệp với lúa và rau là sản phẩm chủ đạo. Tuy nhiên, làng còn được

biết đến với một số nghề thủ công. Trong thực tế, làm nghề thủ

công đem lại cho dân làng nguồn thu nhiều hơn làm ruộng.

Trước đây, làng Triều Khúc nổi tiếng với nghề dệt vải và làm

chổi từ lông gà lông vịt được người làng thu mua. Người dân

vẫn còn tận dụng các khoảng đất trống và diện tích hai bên

đường có mật độ phương tiện giao thông thấp để phơi lông gà lông vịt (Hình 4.20) , tuy nhiên, việc phơi lông gia cầm này gây

mùi khó chịu. Làng Triều Khúc nức tiếng gần xa về nghề thêu kim tuyến và dệt sợi, và thu mua tái chế nhựa. Gần 300 hộ dân và 14.000 nhân công đã tham gia vào nền kinh tế này của làng (Theo Kinh doanh Xanh, 2018).

Figure 4.20: Feathers drying on the road Hình 4.20: Phơi lông gà lông vịt trên

Figure 4.21: Van Quan market Hình 4.21: Chợ Văn Quán

These activities have made a significant contribution to the local economy. However, it does have some consequences for the environment. The village discharges 10 tonnes of garbage and thousands of cubic metres of waste water into the environment every day. In 2008, in order to solve these environmental problems, as well as to create more job opportunities for the villagers, the People’s Committee of Thanh Tri district decided to build a cluster of manufacturing facilities for some traditional handicrafts in Trieu Khuc hamlet near the residential quarter. Today, these so-called “new traditional jobs” are becoming less popular, due to a high demand for land in the already densely built village. Another explanation for this decreasing trend is the higher requirement for environmental protection.

Apart from a village market that meets the needs of the villagers, there is a wholesale market named Van Quan agricultural product night market located between Trieu Khuc village and the KDTM of Van Quan (Figure 4.21). The investor and manager of the market is Van Quan Cooperative. The Cooperative’s capital comes from the members who used to be farmers that sought new livelihood opportunities after the KDTM of Van Quan was built. Currently, there are over 300 households selling various kinds of goods there. The market sells a wide range of products, including vegetables, fruits, meat, seafood and a variety of household products.

There are no supermarkets in Trieu Khuc village. However, some convenience stores can be found here. Inside the village, small miscellaneous stores are scattered along the main roads. Moreover, the services in Trieu Khuc village are very diverse, particularly along Chien Thang road. It includes street food restaurants and bars/cafés, offices, banks, car repair shops, etc. These urban commercial activities are integrated into shophouses on both sides of the road.

Những hoạt động này đóng góp phần đáng kể cho nền kinh tế của làng, nhưng đồng thời lại gây ra một số vấn đề về môi trường. Mỗi ngày làng đã thải ra môi trường khoảng 10 tấn rác và hàng ngàn mét khối nước thải. Năm 2018, để giải quyết các vấn đề về môi trường, cũng như tạo thêm cơ hội

việc làm cho dân làng, Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì đã

quyết định xây dựng một cụm cơ sở sản xuất tập trung cho

một số ngành nghề thủ công truyền thống, có vị trí tại thôn

Triều Khúc gần với khu dân cư. Ngày nay, cụm từ “các nghề truyền thống kiểu mới” đã không còn thông dụng như trước

đây, vì nhu cầu sử dụng đất tăng cao trong một làng có mật độ xây dựng vốn đã quá dày đặc. Một lý do khác giải thích cho chiều hướng sa sút này là yêu cầu cao hơn về công tác

bảo vệ môi trường.

Ngoài khu chợ dân sinh trong làng đáp ứng các nhu cầu

thường ngày của dân làng, còn có một chợ bán buôn khác có tên gọi là chợ đêm nông sản Văn Quán họp tại vị trí giữa làng Triều Khúc và KĐTM Văn Quán (Hình 4.21) . Chủ đầu tư và ban quản lý của chợ là Hợp tác xã Văn Quán. Nguồn vốn của

Hợp tác xã đến từ các thành viên từng là nông dân trước đây đang tìm kiếm những cơ hội mới về sinh kế sau khi KĐTM Văn

Quán được xây dựng. Hiện nay, có khoảng hơn 300 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng tại chợ này. Chợ bày bán nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa, gồm có rau, hoa quả, thịt, hải sản và nhiều đồ gia dụng.

Trong làng Triều Khúc không có siêu thị. Tuy nhiên, người dân có thể tìm một số cửa hàng tiện ích tại đây. Bên trong làng, các quầy hàng tạp hóa nhỏ nằm rải rác dọc theo những trục đường chính. Hơn nữa, những dịch vụ trong làng Triều Khúc rất đa dạng, đặc biệt là dọc theo đường Chiến Thắng. Ở đó có các nhà hàng, quán ăn, quầy bar, cà phê, văn phòng, ngân hàng, tiệm sửa xe, … Những hoạt động thương mại đô thị này được kết hợp vào trong các căn nhà mặt phố ở cả hai bên đường.

Conclusion

Just like most of the other cases in the agglomeration of Hanoi, the overall impact of the KDTM of Van Quan on any one adjacent village - Van Quan, Yen Phuc, Yen Xa and Trieu Khuc - is much stronger than that in the reverse direction. The sharp increase in building density within a short time may be the greatest change observed in all four villages. This phenomenon has arisen both from the expansion (or new construction) of houses to meet the villagers’ demand for more living spaces and from the fragmentation of their land plots partially sold to new residents. As a consequence of the land subdivision and new building processes, many other transformations continue to affect the landscape, morphology, economy and, most notably, the sociocultural life. Some transformations are regarded as positive while the rest appear to be unexpected. It is time to rethink how to improve the social relations between the two worlds. Both entities will co-exist in the future, and the two communities must learn how to live in harmony with each other. A pre-requesite condition, apart from a mutual understanding, is the establishment of a mutually beneficial situation and it is really important to keep that balance. In line with place making (as user-friendly as possible), organising more attractive activities should be integrated into all the community development programmes, and there are many solutions and options for such a long-awaited city-for-people concept.

Kết luận

Như hầu hết các trường hợp khác trong vùng đô thị Hà Nội, KĐTM Văn Quán gây tác động tổng hợp lên các làng xã kế cận - Văn Quán, Yên Phúc, Yên Xá và Triều Khúc - mạnh hơn nhiều so với tác động theo chiều ngược lại. Sự gia tăng đột ngột về mật độ xây dựng trong một thời gian ngắn có lẽ là thay đổi lớn lao nhất dễ dàng quan sát được ở cả bốn ngôi làng. Hiện tượng này nảy sinh từ cả hai quá trình, mở rộng (hoặc xây dựng mới) nhà ở để đáp ứng tại chỗ nhu cầu có thêm không gian ở của dân làng và quá trình phân mảnh khu đất

của họ rồi bán một phần cho những người mới đến. Việc phân chia đất và xây dựng mới như vậy dẫn đến hệ quả là nhiều sự chuyển đổi khác tiếp tục diễn ra về cảnh quan, hình thái, kinh tế và đáng chú ý nhất là đời sống văn hóa - xã hội. Một vài sự chuyển đổi có thể coi là tích cực trong khi phần còn lại được xem như không mong muốn. Đã đến lúc cần phải xem xét lại cần làm những gì để cải thiện mối quan hệ xã hội giữa hai khu vực. Cả hai thực thể đều cùng tồn tại trong tương lai, và cộng

đồng dân cư hai bên phải học cách sống hòa hợp với nhau. Một điều kiện tiên quyết, bên cạnh sự hiểu biết lẫn nhau, là việc thiết lập cơ chế đôi bên cùng có lợi và giữ mối quan hệ

đó sao cho cân bằng hài hòa thực sự vô cùng quan trọng. Đi

đôi với việc tạo lập không gian và nơi chốn sao cho thân thiện nhất có thể đối với người sử dụng, việc tổ chức thêm nhiều hoạt động hấp dẫn cũng cần được đưa vào mọi chương trình hay đề án phát triển đô thị, và thực sự có nhiều giải pháp cũng như sự lựa chọn cho mô hình đô thị vị nhân sinh đang được mong đợi và kỳ vọng.

Section Phần

Socio-spatial and socio-economic interactions between the KDTM and

old village populations

Sự tương tác về không gian - xã hội và kinh tế - xã hội giữa cư dân KĐTM và làng xóm cũ

Authors/ Các tác giả

Frédéric Morin-Gagnon

Danielle Labbé

Michael Leaf

This section explores the relationships between the inhabitants of the KDTM of Van Quan and those living in the four villages directly adjacent to it. It discusses changes in the villagers’ lives following the construction of the KDTM, the relationships that have taken form between them and the KDTM residents, and perceptions that each group (villagers and KDTM residents) have of the other’s living environment. The section is based on approximately 60 interviews conducted with villagers (including owners and employees of small shops, pagoda keepers, migrants, students, villagers who lost agricultural land etc.) and inhabitants of the KDTM.

Phần này nghiên cứu các mối quan hệ giữa cư dân của KĐTM

Văn Quán với những người sống trong bốn ngôi làng ngay bên cạnh. Nội dung sẽ bàn luận về những thay đổi trong cuộc sống của dân làng sau khi KĐTM được xây dựng, các mối quan

hệ hình thành giữa họ và cư dân của KĐTM, và sự nhận thức

của từng nhóm cư dân (dân làng và cư dân KĐTM) về môi trường sống của nhau. Phần này dựa trên khoảng 60 cuộc phỏng vấn được tiến hành đối với dân làng (bao gồm chủ các cửa hàng nhỏ và nhân công, người trông coi chùa, người mới chuyển đến ở, sinh viên, người làng mất đất nông nghiệp, …) và cư dân của KĐTM.

Photo 2: Spatial interaction between the KDTM and old villages
2: Sự tương tác về không gian giữa

Life after the KDTM

The construction of a KDTM brings radical transformations in the lives of the households living in adjacent, pre-existing villages. As discussed in the Introduction, large-scale land redevelopment projects often lead to socio-spatial and socio-economic fragmentation while also triggering environmental problems. The revoking of agricultural land use rights is a source of discontent among affected village households and the urbanisation process, fuelled by the construction of KDTMs, often generates social tensions due to the arrival of a large number of migrants and to the rise of so-called “social evils” such as gambling and drug use (Labbé, 2010). The KDTM of Van Quan is no exception. This project impacted several facets of the life and environment of the neighbouring village communities. These changes have however not been experienced in the same way across village populations: they were favourable to some households while creating obstacles for others.

The changes mentioned by villagers who are satisfied with their daily lives since the construction of the KDTM are numerous. These include: increased commercial and economic opportunities, more entertainment and business opportunities (services, stores, more potential customers), a better quality of life and better urban infrastructure (roads, street lighting, drainage). Surprisingly, many villagers who lost their farmland, and thus a part of their livelihoods, similarly felt satisfied with their new lives. These individuals explained that, after a more or less difficult period of adaptation, the arrival of KDTM meant the end of exhausting agricultural work and access to monetary compensations that they could invest in profitable ways. Most of these satisfied ex-farmers emphasised the important role played by the “service lands areas” allocated to them as part of the compensation packages (see box below). For these households, the construction of the KDTM marked the beginning of a far less strenuous life.

Cuộc sống sau khi KĐTM xuất hiện

Việc xây dựng một KĐTM đem lại những chuyển đổi căn bản trong

đời sống của nhiều hộ dân sống tại các làng hiện hữu kế cận. Như đã

bàn luận trong phần Giới thiệu, các dự án tái phát triển đất đai quy

mô lớn thường dẫn tới sự manh mún về kinh tế - xã hội và không gian - xã hội trong khi đó còn gây ra những vấn đề môi trường. Việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp là nguồn cơn của sự bất

mãn của các hộ gia đình trong làng bị ảnh hưởng bởi quyết định

này và quá trình đô thị hóa, được châm ngòi bằng việc xây dựng

các KĐTM, thường gây ra những căng thẳng xã hội do một số lượng lớn người từ nơi khác chuyến tới sinh sống và nhiều “tệ nạn xã hội”

lây lan, chẳng hạn như cờ bạc hoặc nghiện hút (Labbé, 2010). KĐTM

Văn Quán cũng không phải là ngoại lệ. Dự án này ảnh hưởng đến một vài khía cạnh của đời sống và môi trường của cư dân các làng lân cận. Những thay đổi này tuy vậy lại không được cảm nhận một

cách đồng đều trong số các làng: thuận lợi đối với một số hộ gia đình

nhưng lại gây trở ngại cho một số hộ khác.

Các thay đổi được dân làng đề cập đến - những người cảm thấy hài lòng với cuộc sống hàng ngày của bản thân từ khi KĐTM được xây dựng - thực sự rất đa dạng và tác động đến nhiều mặt của đời sống. Những thay đổi này bao gồm: gia tăng các cơ hội kinh tế và thương

mại, thêm nhiều cơ hội kinh doanh và giải trí (các dịch vụ, cửa hàng, khách hàng tiềm năng), chất lượng cuộc sống tốt hơn và hạ tầng

đô thị được cải thiện (đường sá, chiếu sáng đường phố, thoát nước).

Điều ngạc nhiên là nhiều người dân trong làng mất đất nông nghiệp, và do đó sinh kế giảm sút một phần, lại cảm thấy ưng ý với đời sống mới. Những người này lý giải rằng, sau một quá trình thích ứng ít nhiều chật vật, sự xuất hiện của KĐTM đồng nghĩa với việc kết thúc công việc đồng áng vất vả nặng nhọc và họ có thể đầu tư khoản tiền bồi thường nhận được theo những cách thức sinh lợi. Hầu hết những người từng là nông dân cảm thấy hài lòng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các khu đất dịch vụ được phân bổ cho họ như là một phần của gói bồi thường (xem hộp thông tin dưới đây). Đối với

The crucial role of service land areas in exfarmers’ post-agrarian livelihoods

When the state recovers agricultural land areas for the construction of a KDTM such as Van Quan it can compensate dispossessed households in different ways. While handing out a lump sum in cash to households is the most common practice, compensation packages may also include the granting of so-called “service land” (also called “bonus land”). These are small plots of land converted into urban use and often located near the KDTM. The additional allocation of service land is highly appreciated by dispossessed villagers, especially given that monetary compensations are well below the market value of agricultural land. This natural capital greatly facilitates villagers’ transition towards a post-agrarian life. In fact, our study suggests that it is often at the heart of ex-farming households’ new livelihood strategies. These households capitalised on service land areas by either renting them out, building a structure on it which they rent out, or by opening their own workshop or business. The value of service land further tends to rise rapidly following the construction of the KDTM. For those households who lost access to farmland, the inclusion of such a plot of land in compensation packages often seems to make the difference between a satisfactory and an unsatisfactory post-agrarian life.

Vai trò sống còn của những khu đất dịch vụ đối với các nguồn sinh kế hậu nông nghiệp của những người từng là nông dân

Khi trưng dụng các khu đất nông nghiệp cho việc xây dựng một KĐTM như Văn Quán, nhà nước có thể bồi thường cho những hộ gia đình bị mất đất theo nhiều cách khác nhau.

Trong lúc phân phát cho các hộ dân một khoản tiền trả một lần như cách thường được thực hiện, gói đền bù còn có thể kèm theo việc cấp những khu đất gọi là “đất dịch vụ” (còn

được gọi là các khu đất bổ sung). Đó là những mảnh đất nhỏ

được chuyển đổi thành đất đô thị và có vị trí gần với KĐTM. Việc phân bổ thêm các diện tích đất dịch vụ được những người dân làng bị mất đất đánh giá cao, nhất là khi việc đền bù bằng tiền không thỏa đáng với giá trị thấp hơn nhiều so với giá thị trường của đất nông nghiệp. Khoản tiền vốn đến một cách “tự nhiên” này đã tạo điều kiện cho dân làng chuyển đổi cuộc sống

nông nghiệp sang cuộc sống hậu nông nghiệp. Trong thực tế, nghiên cứu của chúng tôi khuyến nghị rằng điều đó thường là tâm điểm của các chiến lược sinh kế mới của những hộ gia đình thời kỳ hậu nông nghiệp. Họ vốn hóa các khu đất dịch vụ

bằng cách cho thuê, xây công trình trên khu đất rồi cho thuê, hoặc bằng cách tự mở xưởng sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh.

Phần giá trị tăng thêm của những khu đất dịch vụ có xu hướng

tăng nhanh sau khi KĐTM được xây dựng. Đối với những hộ

dân mất đất, việc kèm theo một khu đất dịch vụ như vậy trong

gói bồi thường là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa sự sự hài lòng và không hài lòng đối với cuộc sống hậu nông nghiệp.

Former farming households’ current satisfaction with their lives highlights the stark reality of farming in Vietnam. This overlaps with Labbé’s research (2015), wherein farming households who lost their land for the construction of a KDTM also talked about their postagrarian life in positive terms. Echoing what we saw in Van Quan a large proportion of households interviewed by Labbé started renting rooms or houses (adjacent to their own homes or built on service lands) to rural migrants attracted by the Vietnamese metropolis and its employment opportunities.

As such, when KDTMs are labelled as exclusive, it is useful to ask what exactly they are excluding. In the case of Van Quan and of other KDTMs around Hanoi, the answer is readily discerned, as much of the land used by the real estate industry was previously the agricultural territories allocated to the pre-existing rural villages, meaning that the excluded are those villagers who no longer have access to agricultural land for farming but who are able to invest their compensation funds to upgrade and densify their own villages, and in doing so shifting from being peasants to becoming rentier class. For this new rentier class, renting rooms is a much less arduous activity than the exhausting work they used to do in the paddy fields. This activity provides them with a more stable income level than agriculture, and with a source of revenue which, as opposed to rice farming, is not subject to the vagaries of the weather.

Sự hài lòng với cuộc sống ở thời điểm hiện tại của các hộ gia

đình từng là nông dân nêu bật một hiện thực không chút tô vẽ

của việc canh tác tại Việt Nam. Điều này trùng hợp với nghiên

cứu của Labbé (2015), trong đó các hộ dân canh tác mất đất cho việc xây dựng KĐTM phát biểu một cách tích cực về cuộc

sống hậu nông nghiệp. Điều đó lặp lại ở Văn Quán khi có một

tỷ lệ lớn hộ dân được phỏng vấn bởi Labbé có nhà hoặc phòng cho thuê (ngay cạnh nhà họ ở hoặc được xây dựng trên các khu

đất dịch vụ) và người thuê là những người nhập cư đến từ các

vùng nông thôn, rời nhà ra thành phố vì bị thu hút bởi cuộc sống đô thị và cơ hội việc làm tại đây.

Hiểu theo nghĩa như vậy, khi các KĐTM được dán nhãn “loại trừ”, điều cần thiết là hỏi xem các dự án đó thực chất “loại trừ” những gì. Trong trường hợp của Văn Quán và các KĐTM khác quanh Hà Nội, câu trả lời đã được nhận thấy, khi hầu hết diện tích đất được sử dụng bởi các tập đoàn kinh doanh bất động sản là đất canh tác vốn dĩ thuộc về các làng đã hiện diện ở đó từ bao đời. Điều này có nghĩa là các đối tượng bị loại trừ là những người dân làng không còn tiếp cận được đất nông nghiệp để trồng trọt nhưng lại có thể đầu tư các khoản tiền

đền bù cho việc nâng cấp và xây chen trong ngôi làng mình ở

để nâng cao mật độ. Bằng cách đó họ đang chuyển dịch từ địa vị nông dân thành tầng lớp sống bằng lợi tức. Với tầng lớp mới

xuất hiện này, cho thuê phòng là hoạt động không nặng nhọc như công việc đồng áng. Việc cho thuê phòng đảm bảo cho họ một mức thu nhập ổn định hơn làm nông nghiệp, và nguồn thu này, không như việc trồng lúa, không phụ thuộc vào sự thất thường của thời tiết.

trước của làng

Another group of people who appears to be particularly satisfied with their lives following the construction of the KDTM of Van Quan is the owners of shops, restaurants and other service-oriented business activities, such as small tea-stalls set up on pavements, hair salons and spa centres, etc. Several of them pointed out that the arrival of the KDTM and of its population has generated or improved business activities for them. New economic opportunities arose as they do not only have more customers but customers with higher and more stable income levels. Overall, few service-oriented business owners (be they original villagers or newcomers in the area) are dissatisfied with the KDTMs presence and a majority say that they have benefited from and still enjoy the commercial frenzy triggered by its construction.

Một nhóm người tỏ ra đặc biệt hài lòng với cuộc sống sau khi

KĐTM Văn Quán hình thành - đó là các chủ cửa hiệu, nhà hàng và các hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ, chẳng hạn như quán trà vỉa hè, tiệm làm tóc hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe, … Một vài người còn chỉ rõ rằng việc xuất hiện của

KĐTM và dân cư chuyển đến sinh sống tạo cơ hội hoặc cải thiện

hoạt động kinh doanh cho họ. Những cơ hội kinh doanh mới nảy sinh khi không chỉ giúp họ có thêm khách hàng, mà khách hàng cũng có thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Tựu trung lại, một số ít chủ sở hữu cơ sở kinh doanh thiên hướng dịch vụ (có thể là dân làng chính hiệu hoặc người mới chuyển đến) tỏ vẻ không hài lòng với sự hiện diện của KĐTM, và phần lớn cư dân nói rằng họ đã được hưởng lợi và vẫn đang cảm thấy thích thú với sự bùng nổ của các hoạt động thương mại được kích hoạt bởi việc xây dựng KĐTM.

Figure 5.1: Restaurant in front of Van Quan village Hình 5.1: Nhà hàng ở mặt
Văn Quán

Yet, not all interviewees share this vision. Some villagers are dissatisfied with their lives since the construction of the new urban residential area. These people explained that the new urban area is responsible for some negative changes in their immediate environment including: higher population density leading to more frequent traffic jams and noise, insecurity associated with a perceived increase in “social evils” (theft, drug use and gambling), a rise in unemployment in the village, change in the social fabric with the arrival of new inhabitants, a dirty and degraded environment, more environmental problems such as floods as well as a general nostalgia for the past and its more peaceful lifestyle.

For villagers who lost their farmland, the dissatisfaction comes mainly from the decline in their household’s income. The media in Vietnam tend to attribute this problem to villagers’ poor use and mismanagement of compensation moneys. In Van Quan village, however, we found that those households who struggle the most financially after having lost access to agricultural land are those that did not receive any service land. This again indicates how important a role service land play in enabling former farming households to establish sustainable post-agrarian livelihood strategies. In addition, dissatisfied ex-farmers often criticise the developer (HUD) and the government for their mismanagement of the land recovery process as well as for broken promises to set up vocational training courses and open new jobs for them in the KDTM (see box below). Today, these households are often struggling with employment instability and declining income.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người được phỏng vấn

đều chia sẻ cách nhìn nhận này. Một số người dân trong làng

tỏ ra không hài lòng với cuộc sống của họ sau khi KĐTM mọc lên. Những người này giải thích rằng KĐTM phải chịu trách

nhiệm về một số thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đối với

môi trường cư trú ngay sát nơi ở của họ, bao gồm: mật độ cư trú tăng cao dẫn đến tắc nghẽn giao thông thường xuyên cùng với tiếng ồn, tình trạng an ninh không đảm bảo vì có liên hệ với sự gia tăng của các “tệ nạn xã hội” (trộm cắp, sử dụng ma túy và đánh bạc), tình trạng thất nghiệp trong làng gia tăng, sự thay đổi cấu trúc xã hội khi cư dân mới dọn đến ở, môi trường ô nhiễm và xuống cấp, thêm nhiều vấn đề môi trường phát sinh như ngập lụt cùng sự luyến tiếc về quá khứ và cuộc sống thanh bình trước kia.

Đối với cư dân trong làng bị mất đất nông nghiệp, sự không hài lòng chủ yếu nảy sinh từ việc thu nhập của hộ gia đình giảm

sút. Truyền thông Việt Nam có xu hướng quy vấn đề này cho người dân khi họ không biết cách sử dụng hay quản lý tiền đền bù sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, tại làng Văn Quán, chúng tôi thấy rằng các hộ gia đình gặp khó khăn nhất về tài chính sau khi mất đất lại là những đối tượng không nhận được đất dịch

vụ. Điều này một lần nữa cho thấy đất dịch vụ có tầm quan trọng như thế nào trong việc tạo điều kiện cho những hộ gia

đình nông dân trước đây xây dựng chiến lược sinh kế bền vững

thời hậu nông nghiệp. Bên cạnh đó, những cá nhân không hài lòng từng là nông dân thường chỉ trích chủ đầu tư dự án (HUD) và chính quyền vì sự yếu kém trong quá trình thu hồi đất cũng như thất hứa trong việc tổ chức các khóa hướng nghiệp cũng

như mở ra cơ hội việc làm mới cho họ trong KĐTM (xem hộp thông tin dưới đây). Ngày nay, những hộ gia đình này thường vật lộn với tình trạng nghề nghiệp không ổn định và thu nhập có chiều hướng giảm sút.

Dissatisfaction with HUD and the state

Households who feel dissatisfied with their lives following the construction of the KDTM of Van Quan are resentful at the government and HUD, the developer. An interviewee from the village of Van Quan who lives right next to the KDTM had much to share about this. His frustration is mainly due to not having been informed ahead of the construction of the urban project. One morning, he got up and saw that workers were putting sticks in his backyard to delimit the KDTM. Being notified beforehand by the local authorities would have been the bare minimum, according to him. Additionally, in his opinion, a buffer zone should separate one KDTM from neighbouring villages. The immediate environment of his residence was completely upset by the construction of a multi-storey building belonging to the KDTM project, only five metres from his front door. He added that HUD and the government lied about future benefits that the KDTM would bring: service land, better environment, kiosks in the podia of KDTM buildings for village businesses, job offerings, relevant vocational training, etc. In his view, none of these promises ever came true.

Sự không hài lòng với HUD và nhà nước

Những hộ gia đình cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của

mình sau khi KĐTM Văn Quán được xây dựng thật sự oán trách

chính quyền và HUD với tư cách là chủ đầu tư. Một người được

phỏng vấn đến từ làng Văn Quán sống ngay cạnh KĐTM đã

chia sẻ rất nhiều suy nghĩ về việc này. Sự chán chường của ông

chủ yếu là không được thông báo sớm về dự án xây dựng đô thị. Một buổi sáng, khi tỉnh dậy, ông thấy công nhân đang cắm cọc ở vườn sau nhà để xác định ranh giới KĐTM. Đáng lẽ người dân phải được chính quyền địa phương thông báo từ trước, theo quan điểm của ông, là điều tối thiểu. Ngoài ra, ông cũng phát biểu ý kiến rằng một vùng đệm cần được tạo ra để phân tách KĐTM với các làng xóm lân cận. Môi trường sống của ông hoàn toàn bị đảo lộn bởi việc xây dựng một tòa chung cư cao tầng bên dự án KĐTM, chỉ cách mặt trước nhà ông có 5 m. Ông cho biết thêm rằng HUD và chính quyền đã không trung thực khi mô tả về những lợi ích tương lai mà KĐTM này sẽ mang lại: đất dịch vụ, môi trường sống tốt hơn, các ki-ốt bán hàng ở tầng đế của mỗi tòa nhà trong KĐTM phục vụ kinh doanh, nhiều cơ hội việc làm, những khóa đào tạo nghề, … Theo cách nhìn nhận của ông, chẳng có lời hứa nào trong số đó trở thành hiện thực.

We noted more dissatisfaction among interviewees in Yen Xa village than in Yen Phuc or Van Quan village. This might seem surprising since Yen Xa village is further out of the KDTM of Van Quan compared with the other two villages and since the villagers did not lose any agricultural land for the urban project. At first glance, Yen Xa might seem to have been considerably less impacted by the land redevelopment project than the two other villages. But Yen Xa villagers felt strong repercussions once the project was completed and inhabited. According to them, the KDTM of Van Quan generated a rapid population increase, rise in traffic congestion and pollution while eroding local social relations. In other words, Yen Xa villagers felt the KDTM's negative effects on their urban environment without noticing significant improvements in their daily lives.1 This experience contrasts with the situation of ex-farmers in Yen Phuc and Van Quan who lost their land to the project at the beginning but then benefited from it through monetary compensations and the allocation of service lands.

Most interviewees dissatisfied with their lives since the construction of the KDTM however stated that they accept these changes in their environment along with the decision of the government. Dissatisfaction rhyme with acceptance around Van Quan. As already pointed out, households in the villages affected by the KDTM accepted the compensations offered without complaining too much since the expropriation was a state-run operation and because they felt that they had limited property rights over public agricultural land.

Chúng tôi ghi nhận những ý kiến tiêu cực trong số những người

trả lời phỏng vấn ở làng Yên Xá nhiều hơn bên làng Yên Phúc

hoặc làng Văn Quán. Điều này xem chừng gây sự ngạc nhiên

bởi vì làng Yên Xá nằm cách xa KĐTM Văn Quán một chút so với hai làng kia và người dân làng không bị mất một chút đất nông

nghiệp nào cho dự án đô thị. Thoạt nhìn, Yên Xá có vẻ như ít bị

tác động hơn hẳn vì dự án tái phát triển đất so với hai làng kia. Nhưng những tác động ngược của dự án lại được người dân làng Yên Xá cảm nhận, chỉ khi dự án được hoàn tất và dân bắt

đầu dọn đến ở. Theo phản ánh của cư dân làng Yên Xá, KĐTM

Văn Quán đã khiến dân số tăng nhanh chóng, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm cũng vì thế tăng theo trong khi các mối liên

kết xã hội tiếp tục bị bào mòn. Nói cách khác, người dân làng

Yên Xá cảm nhận những tác động tiêu cực của môi trường sống

đô thị mà không thấy được những cải thiện đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày của mình. 1 Kinh nghiệm này tương phản

với tình huống mà những người từng là nông dân ở Yên Phúc và Văn Quán bị mất đất cho dự án đã trải qua trước đó, nhưng sau này họ lại được hưởng lợi từ sự phát triển thông qua tiền đền bù và phân bổ đất dịch vụ.

Hầu hết những người được phỏng vấn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của họ kể từ khi KĐTM được xây dựng, nhưng lại phát biểu rằng họ chấp nhận những sự thay đổi này trong vấn

đề môi trường và quyết sách của chính quyền. Sự không hài lòng xen kẽ với sự chấp nhận xung quanh Văn Quán. Như một người dân làng được phỏng vấn đã chỉ ra, các hộ gia đình trong làng bị ảnh hưởng bởi KĐTM chấp nhận tiền đền bù được chi trả mà không phàn nàn quá nhiều do sự trưng dụng đất đai này là hoạt động do nhà nước chỉ đạo và bởi vì bản thân họ chỉ có quyền lợi hạn chế chiếu theo luật đối với đất nông nghiệp thuộc sở hữu công.

1 It should be noted that a large proportion of the respondents in Yen Xa village were older (over 56 years old), a group of people who may be more nostalgic for the past than younger people in the village.

Cần chú ý rằng một số lượng lớn người được hỏi ở làng Yên Xá thuộc nhóm cao niên (trên 56 tuổi), một nhóm

Figure 5.2: Picture of the village of Yen Xa

Hình 5.2: Hình ảnh làng Yên Xá

Perceptions of both environments

The villages

Since the construction of the KDTM of Van Quan, the outlying villages have been described by their inhabitants as overcrowded. Rapid population increases have also triggered what many perceive as more complicated and urban lifestyles, which they nevertheless see as heading towards a desirable ideal of modernity (civilised). A larger local population means more customers and better economic opportunities. However, for villagers it also means a rise in social problems and with local safety issues (related to a rise in petty thefts for instance). In addition, villagers frequently pointed out that the community spirit and mutual help, typically associated with social life in Vietnamese villages (see box below), are crumbling with the advent of more urban lifestyles. Without surprise, the notion of a local community spirit is still much more strongly associated with village environments than with the KDTM, where residents come from different cultural backgrounds and therefore do not have strong social ties.

Sự nhận thức về môi trường ở cả hai phía

Các ngôi làng

Từ khi KĐTM Văn Quán được xây dựng, các làng nằm phía ngoài

KĐTM được mô tả là quá đông đúc bởi chính dân làng. Dân

số tăng nhanh đã kích thích những lối sống mà nhiều người

cảm nhận rằng phức tạp hơn và mang tính đô thị nhiều hơn, điều mà họ dẫu sao cũng nhìn nhận là hướng đến mô hình kiểu

mẫu được mong chờ - gọi là “văn minh”. Dân số tại chỗ gia tăng

đồng nghĩa với số lượng khách hàng đông hơn và nhiều cơ hội kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên, đối với dân làng, điều đó cũng nảy sinh các vấn đề xã hội và ảnh hưởng đến sự an toàn cho cộng

đồng sở tại (ví dụ như xảy ra các vụ trộm cắp vặt). Thêm nữa, dân làng thường chỉ ra rằng tinh thần cộng đồng và sự tương trợ, rất đặc trưng và gắn với cuộc sống xã hội ở các làng quê

Việt Nam (xem hộp thông tin dưới đây), đang trở nên vụn nát khi lối sống đô thị xâm nhập. Không có gì đáng ngạc nhiên khi

khái niệm về tính cộng đồng địa phương hãy còn gắn chặt với không gian làng xóm hơn là với không gian KĐTM, nơi người dân thuộc nhiều thành phần với nhiều phông văn hóa khác nhau và vì thế không có sự gắn bó khăng khít về mặt xã hội.

The village culture

What does the “village culture”, often mentioned by participants in this study, actually mean? It can be described as a combination of a closely knitted local community, a vibrant social life, solidarity and blurred boundaries between private and public space and activities. This village culture finds its roots in the rural world and continues to permeate into the daily life of villages engulfed in Hanoi’s urban social fabric. According to several interviewees, this local way of life is however being eroded by urbanisation and by the settling of a large number of newcomers. Some interviewees even think that this weakens the social ties that used to bind villagers who have lived there for generations. For many, the villages are undergoing a metamorphosis due to the KDTM and to the encroachment of a more individual way of life upon traditional social relations. Moreover, several individuals told us that they regret the strong village spirit that they feel existed prior to the construction of the KDTM.

Even if they do not venture much into the surrounding villages, many of the KDTM inhabitants interviewed expressed prejudices towards them and their so-called “village culture.” They describe this local culture as very demanding in time and attention and, in some cases, portrayed it as complicated, confrontational or restless. A resident of the KDTM, born in the village of Van Quan, for instance told us that she dislikes this village culture even though she grew up in it. She chose to live in a KDTM partially due to the degree of anonymity and autonomy she can have there, something she says she would never find in a village area:

Văn hóa làng

“Văn hóa làng” có ý nghĩa gì khi thường xuyên được những

người tham gia vào nghiên cứu này nhắc tới? Điều này có thể

được mô tả là sự kết hợp của cộng đồng địa phương được gắn

kết gần gũi, một đời sống xã hội phong phú sinh động, tình

đoàn kết và sự xóa mờ các ranh giới giữa không gian riêng và

không gian chung cùng với các hoạt động. Văn hóa làng bén

rễ trong phạm vi vùng nông thôn và tiếp tục thẩm thấu vào

cuộc sống hàng ngày trong các làng đã bị sáp nhập hoàn toàn

vào cấu trúc đô thị của Hà Nội. Một số người trả lời phỏng vấn

cho biết, lối sống mang tính địa phương này lại đang bị quá

trình đô thị hóa bào mòn và bị ảnh hưởng bởi những người mới dọn đến sinh sống. Một số người được hỏi thậm chí còn

cho rằng điều đó làm suy yếu mối liên hệ xã hội đã từng gắn

kết người làng với nhau qua bao đời. Đối với nhiều người, làng

xóm đang trải qua một quá trình biến đổi sâu sắc do tác động

của KĐTM và sự xâm nhập của lối sống cá nhân so với các mối quan hệ xã hội truyền thống. Hơn nữa, một số cá nhân còn thổ

lộ rằng họ nuối tiếc tinh thần làng xóm vững mạnh mà họ cảm nhận là đã tồn tại trước khi KĐTM được xây dựng.

Ngay cả nếu như họ không đánh bạo thử sang các làng xung quanh, nhiều người dân KĐTM khi được phỏng vấn đã bày tỏ định kiến đối với các làng xóm và điều mà họ gọi là “văn hóa làng”. Họ mô tả rằng văn hóa địa phương trong các làng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự để ý, và trong một số trường hợp, còn hình dung là điều gì đó khá phức tạp, luôn phải đối diện hoặc không lúc nào ngơi nghỉ. Ví dụ như một cư dân của KĐTM, được sinh ra tại làng Văn Quán, kể rằng cô ta không thích văn hóa làng, ngay cả khi bản thân lớn lên tại đó. Cô ta chọn sống trong KĐTM một phần vì mức độ quan hệ xã hội ở đó - không ai biết ai và tự do tự tại - điều mà cô ta nói rằng sẽ không bao giờ tìm thấy trong làng:

Figure 5.3: The village of Van Quan and its tangle of electric wires

Hình 5.3: Làng Văn Quán và mạng dây điện chằng chịt

“In the village, you know, you always have to greet everyone you meet, and you have to stop and talk to them. This takes so much time. I’m tired of that. Also, in the village, there are many elders and you have to be careful about how to talk to them, otherwise they will feel offended, even if you don’t mean to say or do anything wrong”.

“Trong làng, bạn biết đấy, bạn luôn phải chào hỏi mọi người mà bạn gặp, và bạn buộc phải dừng lại và nói chuyện với họ.

Điều này mất quá nhiều thời gian. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi vì điều này. Cũng vậy, trong làng có nhiều người cao tuổi và bạn phải cẩn thận khi nói năng với họ, không thì họ sẽ cảm thấy phật ý, dù rằng bạn không nói hoặc làm điều gì sai trái”.

One interviewee described villages as crowded areas, where roads are in poor condition and where people constantly scrutinise each others’ actions. Another resident of the KDTM told us that she feels judged and therefore uncomfortable when she enters the village area. She also reported instances of harassment when she goes there. She thinks she receives this negative attention because she does not come from the village and is therefore treated as a stranger. For this woman, village spaces are restricted to the local people who treat newcomers as unwelcomed guests.

The KDTM

Both KDTM residents and neighbouring villagers concur to say that the KDTM of Van Quan is clean and beautiful. Its many green spaces, modern environment and feelings of safety in the area were often mentioned by interviewees. The quality of the KDTM's infrastructure and design was also emphasised with its wide roads, fresh air, numerous trees and high-quality buildings. Interestingly, this positive opinion about the KDTM is shared across all the groups we interviewed: occupants of the project, villagers who have either lost farmland or not, shop owners and employees, students, migrants renting rooms in villages, etc. Thus, even those who say they are dissatisfied with their lives after the KDTM do not seem to hold a grudge against it and agree that there are positive aspects. This echoes the results of Labbé’s (2015) work in which KDTMs are seen by villagers as clean, modern and beautiful, even if they have lost their right to use agricultural land because of these projects and could, logically, resent them.

Một người khác tham gia trả lời phỏng vấn mô tả làng xóm là những khu vực đông đúc, nơi đường sá có chất lượng yếu kém và người dân xét nét hành vi của nhau quá mức. Một cư dân khác của KĐTM kể rằng cô ta cảm thấy mình như bị phán xét và do đó rất không thoải mái khi vào làng. Cô ta còn đưa ra một vài ví dụ nữa về sự phiền toái khi đến chỗ đó và nghĩ rằng

mình nhận được sự chú ý mang tính tiêu cực bởi vì không xuất thân từ làng, vì thế bị đối xử như người lạ. Đối với người phụ nữ này, không gian làng xóm bị giới hạn, chỉ dành cho người làng, những người coi cư dân mới đến là các vị khách không

được chào đón.

KĐTM

Cả hai đối tượng - cư dân KĐTM và dân làng xung quanh - đều nói rằng KĐTM Văn Quán sạch và đẹp. Nhiều không gian xanh, môi trường hiện đại và cảm giác an toàn trong khu vực thường

được những người trả lời phỏng vấn nhắc tới. Chất lượng hạ tầng và thiết kế của KĐTM cũng được nhấn mạnh với những tuyến đường rộng, không khí trong lành, rất nhiều cây xanh

và các công trình được xây cất có chất lượng. Thật thú vị khi ý

kiến tích cực về KĐTM được chia sẻ bởi tất cả các nhóm được

phỏng vấn: cư dân của dự án, dân làng bị mất hoặc không bị mất đất, chủ cửa hiệu và nhân công, sinh viên, người nhập cư

thuê trọ trong làng, … Vì thế, ngay cả những người nói rằng họ không hài lòng với cuộc sống sau khi có KĐTM cũng không còn giữ mối ác cảm với KĐTM nữa và nhất trí rằng đó là những khía cạnh tích cực. Điều này nhắc lại kết quả nghiên cứu mà học giả

Labbé đã thực hiện (2015), trong công trình nghiên cứu đó các

KĐTM được nhìn nhận bởi dân làng là những nơi sạch sẽ, hiện đại và đẹp đẽ, ngay cả khi họ đã mất quyền sử dụng đất nông nghiệp vì những dự án kiểu này và họ có thể, hoàn toàn suy luận theo logic, căm ghét những dự án đó.

5.4a: High-rise residential buildings Hình 5.4a: Các tòa chung cư cao tầng

Figure

The KDTMs inhabitants generally think that they have higher education levels than the people from adjacent villages and they appreciate this social homogeneity. They also regard their way of life as more independent, individualistic and anonymous compared to that of the surrounding villages. These are seen as qualities by KDTM residents, signs of their modernity (hien dai) and civilisation (van minh – see box below). Some interviewees, however, do not like the KDTM's strong sense of individualism and see it as hampering harmonious neighbourhood relations. These people would like to see more interactions between residents in the project (see box below).

Cư dân của KĐTM nhìn chung cho rằng họ có trình độ học vấn cao hơn người dân ở các làng xung quanh và đánh giá cao sự thuần nhất về mặt xã hội này. Họ cũng coi lối sống của mình là độc lập hơn, mang tính cá nhân nhiều hơn và kín tiếng hơn khi so sánh với cuộc sống trong các làng xung quanh. Cư dân KĐTM coi đó là những ưu điểm và là chỉ dấu cho thấy sự hiện

đại và văn minh (xem hộp thông tin dưới đây). Một vài người

được phỏng vấn, tuy nhiên, lại tỏ vẻ không thích tính cá thể quá mạnh ở KĐTM và coi đó là điều gây cản trở cho những mối

liên hệ cộng đồng hài hòa. Những người này mong muốn thấy nhiều hơn nữa sự tương tác giữa các cư dân sống trong phạm vi dự án (xem hộp thông tin dưới đây).

Residents of the KDTM also generally perceive their living environment as more prestigious than that of the villagers around them. An example of this comes from a man living on the edge of one of the surrounding villages, right next to the KDTM. While his house is actually located on the village’s territory, he prefers to say that he lives in the KDTM: “I say that,” he explained, “because it’s easier [for guests] to find the way [to my house]. And by saying that, I give more value to my house than if I were to say that I live in the village.”

Cư dân trong KĐTM nhìn chung nhận thức môi trường sống của họ có giá trị hơn môi trường ở dành cho cư dân trong làng. Một ví dụ cho nhận định này là trường hợp một người đàn ông sống ở rìa của một làng trong số các ngôi làng xung quanh KĐTM. Trong khi nhà của anh ta nằm trên đất làng, anh ta lại thích thú khi nói rằng mình sống trong KĐTM: “Tôi nói vậy - anh ta giải thích - bởi vì điều đó sẽ dễ dàng hơn (cho khách) tìm đến nhà tôi. Khi nói thế, tôi sẽ tăng thêm giá trị căn nhà của mình, hơn là tôi nói rằng mình sống trong làng”.

Figure 5.4b: Traffic flow in the KDTM
Hình 5.4b: Luồng giao thông trong KĐTM

Strong social relations in the KDTMs apartment blocks?

In opposition to the “village culture” discussed earlier, residents of the KDTM characterise their environment as a place of anonymity, independence and individuality; a place where everyone can spend most of their time running their business without worrying too much about their neighbours. But is this really the case? A resident of one of the KDTMs high-rise buildings described a tight community in her building, remarking that all the residents know one another. She mentioned that children living in the building regularly play together and that parents help one another, the latter behaviour echoing the mutual support in outlying villages. Such strong community ties however seem the exception rather than the rule in the KDTM.

Civilised

The word “civilised” was used many times in interviews. This Vietnamese term can be literally interpreted as “van minh”. Both the KDTM residents and villagers used it regularly in interviews to describe life in the KDTM. The term is positively connoted and often associated to notions of modernity, cleanliness, culture and people with high knowledge levels.

Mối quan hệ xã hội vững mạnh trong các khu chung cư ở KĐTM?

Trái ngược với “văn hóa làng” đã được trao đổi ở phần trước, cư dân của KĐTM xác định môi trường sinh sống của mình là

nơi có tính độc lập, riêng tư và không ai biết đến ai, nơi mà mọi người mải mê kinh doanh nên không quá quan tâm đến hàng xóm của mình. Nhưng liệu đây có thực sự là trường hợp để xem xét? Một cư dân sống tại chung cư của KĐTM mô tả đó là một cộng đồng gắn bó chặt chẽ trong tòa nhà mà cô ta đang ở, nhận xét rằng tất cả cư dân đều biết nhau. Cô ta đề cập đến việc trẻ em trong chung cư thường chơi với nhau và bố mẹ chúng giúp đỡ nhau, và việc giúp nhau này cũng tương tự như sự hỗ trợ mang tính cộng đồng trong các làng kế cận. Sự liên kết cộng đồng mạnh mẽ như vậy tuy nhiên lại được xem là cá biệt hơn là phổ biến có tính quy tắc trong KĐTM.

Từ “văn minh” được sử dụng nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn. Từ tiếng Việt này có thể được diễn giải theo nghĩa đen là “civilised” hoặc “civilisation” trong tiếng Anh. Cả hai đối tượng - cư dân mới đến ở bên KĐTM và người làng - dùng từ này thường xuyên trong các cuộc phỏng vấn để mô tả cuộc sống trong KĐTM. Thuật ngữ này hàm nghĩa tích cực và thường gắn với những khái niệm như “hiện đại”, “sạch sẽ”, “văn hóa” và “dân trí cao”.

Văn minh

Figures 5.5a and 5.5b: High-rise residential buildings and villas in the KDTM

Hình 5.5a và 5.5b: Các tòa chung cư cao tầng bên cạnh những biệt thự trong KĐTM

Some villagers expressed the desire to live in a KDTM such as Van Quan one day. Most of these people were small shop owners, rural migrants and students renting rooms in the villages, or households who lost access to their farmland. This more modern lifestyle is attractive. However, some villagers pointed out that they would only ever want to live in a villa or townhouse, never in an apartment tower. This housing type seems dangerous to them and they see it as completely incompatible with their lifestyle. Villagers who expressed a total dislike of living in any type of housing in a KDTM were mainly former farmers whose daily lives have become more difficult since the construction of the KDTM. These interviewees are mostly long-time village residents. They seem to prefer their current lifestyle, culture, and neighbours to the KDTMs “modernity”.

The socio-spatial and economic relations

Socio-spatial and economic relations were apprehended through the spaces and services used by each group in both the village and KDTM areas. When we asked villagers questions about these topics, we quickly realised that the vast majority of them regularly go for a stroll in the KDTM. The parks, training areas and the pavements of the new urban area have become very important recreational spaces in villagers’ everyday life. In addition, villagers regularly go to the KDTM's supermarket. Some villagers simply use it for its airconditioned space (especially during hot summer days). But more commonly, they buy specific groceries which they cannot find in the village’s markets and shops. Other services located in the KDTM are used by villagers including small cafes, bia hoi (Vietnamese pubs) and children’s playgrounds. Very few villagers interviewed for this project reported using none of the KDTM's spaces or services.

Một số người dân trong làng bày tỏ sự khao khát một ngày nào đó sẽ sinh sống trong một KĐTM như Văn Quán. Hầu hết những người này là chủ các cửa hiệu nhỏ, người dân từ vùng nông thôn lên thành phố tá túc và sinh viên thuê trọ trong làng, hoặc là những hộ gia đình bị mất đất canh tác. Lối sống hiện đại đó có vẻ hấp dẫn. Tuy vậy, một số người dân trong làng lại chỉ ra rằng họ chỉ muốn sống trong biệt thự hoặc nhà phố, chứ không bao giờ muốn ở trong chung cư cao tầng. Kiểu nhà đó tỏ ra kém an toàn đối với họ và họ nhìn nhận là không

phù hợp với lối sống của bản thân. Người dân trong làng bày tỏ thái độ hoàn toàn không thích ở bất kỳ loại hình nhà nào trong KĐTM chủ yếu là những người trước đây từng là nông

dân, hiện giờ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do việc xây

dựng KĐTM gây ra. Những người cho biết ý kiến này phần lớn là dân làng đã định cư từ lâu đời. Họ tỏ vẻ thích cách sống, văn hóa và các mối quan hệ với hàng xóm hiện nay hơn là sự hiện

đại của KĐTM.

Các mối liên hệ kinh tế và không gian - xã hội

Các mối liên hệ kinh tế và không gian - xã hội có thể được hiểu thông qua những không gian và loại hình dịch vụ được sử dụng bởi từng nhóm dân cư trong cả hai khu vực là làng xóm và KĐTM. Khi chúng tôi đặt câu hỏi với dân làng về những

chủ đề này, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng đại đa số họ mong muốn sử dụng không gian bên KĐTM để đi dạo hoặc tập thể dục. Những công viên, khu tập luyện và vỉa hè ở bên KĐTM là các không gian nghỉ ngơi thư giãn rất quan trọng hàng ngày đối với dân làng. Ngoài ra, dân làng thường đến các siêu thị bên KĐTM. Một vài người chỉ đơn thuần đến để tận hưởng không gian chạy điều hòa nhiệt độ mát lạnh (đặc biệt vào những ngày hè oi bức). Nhưng thường thì họ mua một vài món đồ mà họ không tìm được tại chợ hoặc cửa hiệu bên làng. Các dịch vụ khác có trong KĐTM được sử dụng bởi dân làng bao gồm quán cà phê, quán bia hơi nhỏ và sân chơi cho trẻ em. Chỉ có một số rất ít người làng được phỏng vấn trong dự án này không hề tận dụng bất cứ một tiện ích nào của các không gian hoặc dịch vụ bên KĐTM.

Figures 5.6a, 5.6b, 5.6c: Pictures of supermarkets, beer stalls and playgrounds

Hình 5.6a, 5.6b, 5.6c: Các hình ảnh siêu thị, quán bia và sân chơi

The picture is quite different for the inhabitants of the KDTM - most of whom only enter the villages’ spaces to reach another destination or simply never go there. In interviews, these households often stressed the fact that they already have all they need in the KDTM and have therefore no reason to go to the village areas. The few KDTM residents who use village spaces and services do so to attend local festivals and special events organised by the local village communities. They go to pagodas and temples or buy fruits and vegetables at the fresh markets in the villages which they say are fresher (and cheaper) than those sold in supermarkets.

The villagers therefore use the space in the KDTM of Van Quan much more than vice versa (KDTM inhabitants go to village areas). The socio-spatial and economic relations between the two spaces may therefore seem to be oneway only. Nevertheless, when asked for their opinion about villagers’ presence in their environment, KDTM residents said they accept it. It seems normal to them that their village neighbours come to take advantage of their green and airy spaces. They do not conceive of the KDTM open spaces as belonging to them only. Rather, they see it as an urban neighbourhood opened to all. In addition, a few respondents mentioned find it very convenient to bump into hawkers from the surrounding villages on their way out of their apartment buildings.

Bức tranh trở nên khá khác biệt đối với cư dân bên KĐTM - hầu hết những người này chỉ vào làng để tới một điểm đến khác (tức là chỉ đi qua làng) hoặc đơn giản chẳng bao giờ đến đó.

Trong các cuộc phỏng vấn, những hộ gia đình này thường nhấn mạnh thực tế rằng trong KĐTM họ đã có tất cả những gì mình cần và do vậy không có lý do để đến các làng. Một vài cư dân KĐTM sử dụng không gian làng và dịch vụ làng làm như vậy để dự các lễ hội tại địa phương và một số sự kiện đặc biệt được cộng đồng sở tại tổ chức. Họ đến các chùa và đền hoặc mua hoa quả và rau tại chợ rau quả của làng, những đồ họ nói

rằng tươi ngon hơn (và rẻ hơn) so với các mặt hàng tương tự

được bày bán trong các siêu thị.

Những người dân làng vì thế sử dụng không gian KĐTM Văn

Quán nhiều hơn hẳn so với chiều ngược lại (cư dân KĐTM sang bên làng). Các mối liên hệ kinh tế và không gian - xã hội giữa hai khu dân cư do đó xem chừng chỉ diễn ra theo một chiều.

Tuy vậy, khi được hỏi ý kiến về sự hiện diện của người làng trong khu vực mình sinh sống, cư dân KĐTM nói rằng họ chấp nhận điều đó. Họ thấy bình thường khi người dân sống trong làng sang bên họ, tận hưởng không gian xanh và thoáng đãng mà nếu phân định rạch ròi thì chỉ thuộc về họ. Nhưng họ lại cảm thấy rằng một khu ở đô thị cần được mở cho tất cả mọi người. Thêm vào đó, một vài người được đề cập đến ở trên khi đi ra ngoài tòa chung cư vẫn cảm thấy thoải mái khi bắt gặp những người bán hàng rong đến từ các làng bên cạnh.

The most important socio-spatial and economic relations between the two spaces come from population groups living near the villages and the KDTM. More villagers in these areas use the KDTM's spaces and services. It is also more common for a KDTM resident to venture into the village area if he or she lives on its edges. According to some villagers, in these transitional areas, KDTM residents are even included in the “community spirit” of the village. The margins of the KDTM are porous and they foster social relations between neighbouring areas and populations groups living close to one another. Stronger social relations observed at the interface between the village and the KDTM may also be due to the expansion process of those villages. Village cores are generally inhabited by families established several generations ago while new households tend to settle on the edges of their settlements (where unbuilt residential land is available). The edges of village areas might therefore be populated with households less rigidly conforming to local traditions, norms, etc. and as such, they might be more open to interact with the new population of the KDTM.

Các mối liên hệ kinh tế và không gian - xã hội quan trọng nhất

giữa hai khu dân cư đến từ những nhóm dân cư sống gần các làng và KĐTM. Ngày càng nhiều người làng trong các khu vực này sử dụng không gian và dịch vụ của KĐTM và việc sang các làng bên trở nên thông dụng hơn cho mỗi cư dân KĐTM khi người này sống tại khu vực giáp ranh. Theo một số người dân trong làng, tại những khu vực chuyển tiếp này, cư dân của KĐTM được coi là một phần trong “tinh thần cộng đồng” của

các làng xã. Những khu vực biên của KĐTM là các không gian

dạng xốp rỗng và tạo điều kiện cho nhiều mối liên hệ xã hội nảy sinh giữa các khu vực lân cận và những nhóm dân cư sống gần nhau. Mối liên hệ xã hội mạnh hơn được quan sát thấy tại những vùng tiếp giáp giữa làng xóm và KĐTM, nguyên nhân có thể do quá trình phát triển mở rộng của các làng. Tại lõi của mỗi làng có các gia đình đã đến sinh cơ lập nghiệp từ nhiều thế hệ trước đây trong khi nhiều gia đình mới chuyển đến ở thường có xu hướng chọn những khu vực vành ngoài của làng (nơi vẫn còn đất ở chưa được xây dựng). Khu vực ngoại biên của làng xóm vì thế trở nên đông dân hơn với các hộ gia đình ít phải tuân thủ một cách cứng nhắc nhiều truyền thống địa phương, phép tắc, … và vì thế họ sẽ cởi mở hơn trong việc giao lưu tương và tác với cư dân bên KĐTM.

Figure 5.7: Picture of a woman selling fruits and wandering in the street

Does “space” determine everything?

Spaces at the interface between the KDTM and the villages are the site of the most intense sociospatial and economic interaction between the two population groups. Economic exchanges occur on a daily basis there and residents use both spaces. However, an interview with a shop-keeper in the centre of Yen Phuc village puts this spatial factor in perspective. This woman owns a small rice gruel shop which she opened long before the KDTM of Van Quan was built. When the first inhabitants of the KDTM settled in the project, no such shop existed in their area. Some of them ventured into the heart of Yen Phuc village and discovered the interviewee’s excellent rice gruel. Even when places selling the same food started to open in the new urban area, residents of the KDTM remained loyal customers and continued to show up daily at her shop right in the centre of Yen Phuc village.

How the two population groups perceive each other?

The perceptions of villagers and KDTM residents vis-àvis the other group are quite mixed. Several villagers interviewed are rather indifferent towards the KDTM's inhabitants. Many told us that KDTM residents are quite similar to them, only richer and with consequent lifestyles. In general, many villagers described the KDTM residents as civilised (van minh), polite and modern. However, very few social relations seem to have been woven between them. The places where socialisation seems to be the most common are exercise spaces. For example, some villagers told us they play sports daily with partners from the KDTM.

Liệu “không gian” có quyết định mọi thứ?

Những không gian tại vùng tiếp giáp giữa KĐTM và các làng

đang chứng kiến sự tương tác kinh tế và không gian - xã hội ở

mức độ mạnh giữa cộng đồng dân cư hai bên. Sự trao đổi về

kinh tế diễn ra hàng ngày tại đó và cư dân sử dụng không gian

cả hai bên. Tuy nhiên, một cuộc phỏng vấn với một chủ cửa

hàng ở trung tâm làng Yên Phúc đã đặt yếu tố không gian trở

thành đối tượng nghiên cứu. Người phụ nữ này có một quán bán cháo mở đã khá lâu, trước khi KĐTM được xây dựng. Khi những cư dân đầu tiên dọn đến ở KĐTM, chưa có cửa hàng nào khác từng hiện diện trong khu vực này. Một vài người thử đi sâu vào trong làng Yên Phúc và phát hiện ra quán cháo ngon của chủ quán là người trả lời phỏng vấn này. Ngay cả khi những chỗ khác trong KĐTM cũng bắt đầu kinh doanh mặt hàng nói trên, cư dân KĐTM vẫn là những khách quen và hàng ngày vẫn đến thưởng thức đồ ăn tại quán hàng của bà chủ ở trung tâm làng Yên Phúc.

Hai cộng đồng dân cư cảm nhận như thế nào về nhau?

Sự cảm nhận về nhau của hai cộng đồng dân cư - làng và KĐTM - có sự đa sắc thái. Một số người dân trong làng khi được phỏng vấn tỏ ra thờ ơ đối với cư dân bên KĐTM. Nhiều người kể rằng cư dân KĐTM khá tương đồng với họ, chỉ giàu có hơn và phong cách sống do vậy cũng cao sang hơn. Nói chung, nhiều người dân sống trong làng mô tả cư dân bên KĐTM là văn minh, lịch sự và hiện đại. Tuy vậy, chỉ có rất ít mối liên hệ xã hội được thiết lập giữa họ. Những nơi mà sự giao tiếp xã hội phổ biến và diễn ra nhiều hơn cả chính là các không gian tập thể dục. Ví dụ như, một vài người dân trong làng chơi thể thao hàng ngày và người cùng

Such social relations between villagers and KDTM residents are indeed rare. When they take place, it is usually a relationship based on friendship. Moreover, such relationships are more common and stronger for people living on the margins of the villages and KDTM. The geographical proximity seems once again to facilitate meetings and the weaving of social bonds, thanks among other things to the use of services and the purchase of goods in shops located in the other zone. No villager mentioned having problems with the inhabitants of the KDTM and cohabitation was generally described as harmonious.

We found important differences in the experience of owners and employees of small village shops located on the KDTM's edge versus those further inside the villages. Many shop owners and employees in the heart of the villages, and therefore far from the KDTM, told us they do not have any customers from the KDTM. They have no opinion about the KDTM residents, which might be explained by the fact that they rarely meet them. However, the closer we get to the KDTM, the more business owners and employees notice that residents of the new urban area are using their services, whether it is a restaurant, a hair salon or a grocery store. Some village shops located near the KDTM were even purposefully set up to serve customers coming from the KDTM. For the owners of these small business stalls, the construction of a KDTM nearby, and the large population that was about to settle there, represented a great economic opportunity. It should come as no surprise that the owners of these small shops have a positive opinion of the KDTM residents. They described them as good customers, polite, friendly and say that they are similar to villagers although they often set higher quality standards for the products they buy.

Mối liên hệ xã hội giữa dân làng và cư dân KĐTM thực sự là

hiếm. Khi diễn ra, đó thường là mối liên hệ dựa trên tình bạn. Hơn nữa, các mối liên hệ này thường phổ biến và vững chắc hơn giữa những người dân sống ở rìa làng và nơi tiếp giáp bên

KĐTM. Sự gần gũi nhau về khoảng cách địa lý dường như một

lần nữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ và thiết

lập mối liên kết xã hội, cùng với những yếu tố khác như việc sử dụng các dịch vụ và mua sắm hàng hóa trong các cửa hàng nằm ở khu vực bên kia. Không có người dân nào sống trong

làng được nhắc tới ở trên có bất cứ vấn đề gì khúc mắc với cư dân bên KĐTM và việc chung sống nhìn chung được mô tả là hòa hợp.

Chúng tôi đã tìm ra những điểm khác biệt quan trọng về trải nghiệm của chủ cửa hàng trong làng và nhân công của họ tại rìa làng và những vị trí nằm sâu bên trong làng. Nhiều chủ cửa hàng và nhân công họ thuê mướn ở khu vực trong lõi, do đó

cách xa KĐTM, kể rằng họ không có khách hàng nào bên KĐTM. Họ không biết gì về cư dân KĐTM, điều này có thể được lý giải bởi thực tế rằng họ gần như không gặp nhau. Nhưng càng gần

KĐTM, chủ cửa hàng và nhân công làm thuê càng nhận ra rõ

rằng cư dân đô thị sử dụng dịch vụ của họ nhiều hơn, dịch vụ

đó có thể là nhà hàng, tiệm làm đầu hoặc cửa hàng tạp hóa. Một vài cửa hàng trong làng gần KĐTM được mở ra có chủ đích – nhằm phục vụ khách hàng bên KĐTM sang. Đối với những chủ cửa hàng kinh doanh nhỏ này, việc xây dựng một KĐTM bên cạnh với số dân khá lớn sắp sửa đến định cư là một cơ hội làm kinh tế tuyệt vời. Không có gì ngạc nhiên rằng chủ của những cửa hàng đó có ý kiến nhận xét tích cực về cư dân KĐTM. Họ mô tả cư dân KĐTM là những khách hàng tốt, nhã nhặn, thân thiện và nói rằng những người dân đô thị tương tự như người làng, dù khách hàng của họ thường đặt các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn cho sản phẩm định mua.

Figure 5.8: Pictures of a space for exercise: people play badminton and use the facilities in the park Hình 5.8: Không gian tập thể dục: người dân chơi cầu lông và sử dụng các tiện ích trong công viên

Finally, many KDTM residents believe that the villagers’ way of life is different from theirs. They feel distant from their village neighbours, both socially and spatially. Nevertheless, some KDTM residents have clients, family members or even friends who live in the villages, and have regular contacts with them. While there are no obvious conflicts between the two groups, we may still recount the story of a dispute between a KDTM resident and a few neighbouring villagers. The interviewee is a KDTM resident whose home is located right next to a village. A few years ago, villagers living in the street directly in front of her house held a wedding party in the street, blocking the passage of her car. This event greatly frustrated this KDTM resident, especially since the villagers seemed indifferent to her grievances. Reflecting on this incident, she expressed a desire to live as far from a village as possible in the future, ideally in a gated community. Although this is a rare instance in our study, it shows that the cohabitation between villagers and KDTM residents is not always easy.

Cuối cùng, nhiều cư dân KĐTM cho rằng cách sống của dân làng khu vực xung quanh có những khác biệt so với cách sống của bản thân họ. Họ có cảm giác cách biệt với những người hàng xóm bên làng, cả về mặt xã hội lẫn không gian. Tuy vậy, một vài cư dân KĐTM có khách hàng, bạn bè hoặc thậm chí họ hàng gia đình sống bên làng, và có mối liên hệ đều đặn với những người này. Trong khi không có sự mâu thuẫn rõ rệt nào giữa hai nhóm dân cư, chúng ta vẫn nghe đâu đó có sự bất hòa hay tranh chấp giữa một cư dân KĐTM và vài người dân làng sống cạnh đó. Một người được phỏng vấn là cư dân KĐTM sống gần một làng. Mấy năm trước, người làng sống ngay phía trước nhà cô ta tổ chức một tiệc cưới trên phố, chắn lối ra vào xe ô tô của cô ta. Điều này khiến cô ta rất ức chế, nhất là khi người làng tỏ ra không quan tâm đến lời phàn nàn của cô ta. Nghĩ lại về sự cố này, cô ta có nguyện vọng sau này nếu sống càng xa làng càng tốt, lý tưởng nhất là ở trong một biệt khu có tường rào bao quanh. Mặc dù đây chỉ là trường hợp hãn hữu mà chúng tôi bắt gặp trong nghiên cứu của mình, điều đó cho thấy sự cùng cư trú giữa dân làng và dân KĐTM không phải luôn luôn dễ dàng.

The inhabitants of KDTM: children of the village?

Multiple interviews with villagers and KDTM residents revealed tenuous social relations between the two groups. The relationships that exist are often of an economic nature. In a few cases, camaraderie emerged through joint sport activities (ex: playing badminton together). However, a very different relationship was exposed during an interview with a KDTM household living on the border of Yen Phuc village. The interviewed couple said: “The villagers want us to think of ourselves as children of the village. That’s their wish and we happily comply. [During] village festivals or village affairs, we share responsibilities, cooperate with them to organise such activities. [...] We think of ourselves as local people. We take responsibilities as if we were children of this village.” The daily life of this household is marked by close links with the villagers. While this is the exception rather than the rule among KDTM residents, it shows once again that the interface between the KDTM and surrounding villages is porous and conducive to social relations which may even go beyond commercial exchanges and playing sport together.

Cư dân KĐTM: những con em của làng?

Nhiều cuộc phỏng vấn với dân làng và dân KĐTM đã hé lộ mối

liên hệ mong manh giữa hai nhóm dân cư. Mối liên hệ hiện hữu

thường mang tính chất kinh tế. Trong một số trường hợp, tình

bạn thân thiết nảy sinh giữa các hoạt động thể thao chung (ví

dụ đánh cầu lông cùng nhau). Tuy nhiên, một mối quan hệ rất khác biệt đã được bộc lộ trong cuộc phỏng vấn với một hộ dân bên KĐTM sống cạnh rìa làng Yên Phúc. Đôi vợ chồng được hỏi nói rằng: “Người làng muốn chúng tôi coi chính mình là con em trong làng. Đó là nguyện vọng của họ và chúng tôi vui vẻ làm theo. Trong các lễ hội làng hoặc khi làng có công có việc, chúng tôi chia sẻ trách nhiệm, hợp tác với họ để tổ chức các hoạt động … Chúng tôi nghĩ bản thân mình như là người dân sở tại/ Chúng tôi có trách nhiệm như thể chúng tôi là con em sinh ra tại làng này”. Cuộc sống hàng ngày của hộ gia đình này

được đặc trưng bởi mối liên hệ chặt chẽ với người làng. Trong

khi đây là trường hợp ngoại lệ, chứ chưa thành một quy tắc hay điều lệ trong số dân cư của KĐTM, thực tế đó một lần nữa cho thấy rằng vùng biên giữa KĐTM và các làng xung quanh

là những không gian rỗng xốp và tạo điều kiện cho các mối liên hệ xã hội diễn ra, mà những mối liên hệ này thậm chí có thể vượt qua mức thông thường là những hoạt động trao đổi thương mại

Section Phần

Prospective scenarios Các kịch bản cho tương lai

Author/ Tác giả
Trần Minh Tùng

“BRIDGING THE GAP - Towards a better integration of new towns and old villages in the urbanisation process” - a multi-directional workshop with various approach methods

Organised from May 7th to 15th 2018 at the National University of Civil Engineering, an international workshop entitled “BRIDGING THE GAP - Towards a better integration of new towns and old villages in the urbanisation process” was the closing activity of our research team’s exploration of the interrelations between new towns and their surrounding villages. This activity also concluded a two-year cooperation research project between the University of Montréal (Canada) and the National University of Civil Engineering (Vietnam).

The workshop attracted 12 students, researchers and lecturers from Canada, Italy, France, etc. and 20 students and academic staff from Vietnam. The students and lecturers were divided into six groups, working on a project that focused on the KDTM of Van Quan and the four surrounding villages presented in Section 4 namely Van Quan, Yen Xa, Yen Phuc and Trieu Khuc. Important factors of the development contexts identified by the research team were given for consideration as part of the problems to be solved by each student-lecturer groups:

“KHỎA

LẤP KHOẢNG CÁCH - Hướng đến sự tích hợp tốt hơn giữa khu đô thị mới và các làng xã nông thôn cũ trong quá trình đô thị hóa” - một xưởng thiết kế đa chiều, đa tiếp cận

Diễn ra từ ngày 07/05/2018 đến ngày 18/05/2018 tại Trường Đại học Xây dựng, xưởng thiết kế quốc tế “KHỎA LẤP KHOẢNG CÁCH - Hướng đến sự tích hợp giữa khu đô thị mới và các làng xã nông thôn cũ trong quá trình đô thị hóa” được xem như là hoạt động nghiên cứu tổng kết về mối liên hệ giữa các KĐTM và một số làng xã xung quanh. Hoạt động này đồng thời cũng là sự kiện cuối cùng khép lại hơn hai năm của dự án hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học Montréal (Canada) và Trường Đại học Xây dựng (Việt Nam).

Xưởng thiết kế có sự tham gia của 12 sinh viên, nhà nghiên cứu và giảng viên đến từ Canada, Ý, Pháp, ... cùng sự phối hợp của 20 sinh viên và giảng viên Việt Nam. Các sinh viên và nhà

nghiên cứu được chia thành sáu nhóm làm việc với trường hợp nghiên cứu là KĐTM Văn Quán cùng bốn ngôi làng bao quanh được giới thiệu trong Phần 4 là Văn Quán, Yên Xá, Yên Phúc và Triều Khúc với nhiều yếu tố quan trọng của bối cảnh được đưa ra và xem như một phần của đề bài cần giải quyết cho các nhóm sinh viên và giảng viên:

(1) There is a socio-spatial rupture, especially along the borderlines of the KDTM and the villages;

(2) The KDTM residents and the villagers have to find out solutions to live together, or next to each other, by means of providing and sharing services and interactive commercial activities;

(3) There are some new spaces along the borders of the villages (housing projects, spontaneous housing areas, public buildings, temporary buildings, etc.);

(4) There are some spontaneous farming activities on some former agricultural land plots that have not yet been converted to other land-use purposes.

In consideration of these contexts, the groups were required to take one of the two following approaches in developing prospective scenarios for the integration of both environments:

(1) How to transform the current socio-spatial planning, socio-economic development and governance in order to improve the relations between the KDTM of Van Quan and the four surrounding villages?

(2) Imagine how, if it were built from scratch today, the KDTM of Van Quan could be designed and managed to foster more beneficial interractions and relationships with the surrounding villages?

In order to support the six groups’ work, the workshop organisers provided them with a report summarising the information and database on the KDTM of Van Quan and the four neighbouring villages collected within 16 months (from December 2016 to April 2018). Additional lectures were prepared and delivered by the NUCE academic staff focusing on the following issues:

(1) “The planning process of Hanoi city” by Dr. Ta Quynh Hoa;

(2) “Housing patterns in Hanoi” by Dr. Tran Minh Tung;

(3) “Public spaces in living quarters in Hanoi” by Dr. Truong Ngoc Lan.

(1) Xuất hiện những đứt gãy về xã hội và không gian, đặc biệt trên vùng giáp ranh giữa KĐTM và các làng;

(2) Người dân KĐTM và các làng phải tự tìm một số giải pháp để sống chung bên cạnh nhau, hoặc cùng với nhau, thông qua việc cung ứng và chia sẻ các dịch vụ, hoạt động thương

mại hỗ trợ nhau;

(3) Xuất hiện một số không gian mới trên vùng giáp ranh (các dự án nhà ở, các khu nhà ở tự phát, các công trình công cộng, các công trình tạm, ...);

(4) Xuất hiện những hình thức nông nghiệp tự phát trên các mảnh đất nông nghiệp cũ còn lại chưa được chuyển đổi thành các mục đích sử dụng đất khác.

Dựa vào bối cảnh trên, các nhóm sẽ tự quyết định lựa chọn một trong hai hướng tiếp cận khi đề xuất các kịch bản, viễn cảnh phát triển về sau này khi các môi trường cư trú trên hòa nhập

với nhau:

(1) Chuyển đổi thực tại quy hoạch không gian – xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý như thế nào để có thể cải thiện mối quan hệ giữa KĐTM Văn Quán và bốn ngôi làng xung quanh?

(2) Tưởng tượng nếu được xây dựng lại từ đầu thì KĐTM Văn Quán sẽ được thiết kế và quản lý như thế nào để xúc tiến các mối tương tác đem lại những lợi ích và sự liên hệ với các làng xã xung quanh?

Để phục vụ và hỗ trợ cho quá trình làm việc của các nhóm nghiên cứu, Ban Tổ chức Xưởng thiết kế đã cung cấp toàn bộ thông tin và cơ sở dữ liệu về KĐTM Văn Quán và bốn ngôi làng xung quanh được thu thập trong khoảng thời gian 16 tháng (từ 12/2016 đến 04/2018), cùng với các bài giảng bổ sung do những chuyên gia đến từ Trường Đại học Xây dựng chuẩn bị, tập trung vào một số chủ đề:

(1) “Tiến trình quy hoạch Hà Nội” trình bày bởi TS. Tạ Quỳnh Hoa;

(2) “Các kiểu loại nhà ở Hà Nội” trình bày bởi TS. Trần Minh Tùng; (3) “Không gian công cộng trong các khu ở Hà Nội” trình bày bởi TS. Trương Ngọc Lân.

Furthermore, the workshop included two presentations prepared by Master’s students in Urban Planning from the University of Montreal who did their final theses as part of the research project: (4) “Environmental changes (flooding)” introduced by Francis Labelle-Giroux; (5) “Social characteristics – job transformation after land acquisition and community network” introduced by Frédéric Morin-Gagnon.

The groups established their own work plans, and held meetings regularly with lecturers to exchange ideas and discuss with one another their proposals as these took form. The remaining of this section presents the key ideas generated by each group.1

Ngoài ra, Xưởng thiết kế còn có thêm hai báo cáo từ phía các học viên cao học ngành Quy hoạch Đô thị của Trường Đại học Montréal đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp như một nhánh của đề tài nghiên cứu với các chủ đề như sau: (4) “Biến đổi về mặt môi trường (ngập lụt)”

trình bày bởi Francis Labelle-Giroux;

(5) “Một số đặc trưng về mặt xã hội - chuyển đổi nghề nghiệp sau khi đất đai bị thu hồi và mối liên hệ cộng đồng” trình bày bởi Frédéric Morin-Gagnon.

GROUP .Nhóm 1

GROUP .Nhóm 2

GROUP .Nhóm 3

GROUP .Nhóm 4

GROUP .Nhóm 5

GROUP .Nhóm 6

Design of bridges and project of a cultural road / Tổ chức cầu nối và dự

Towards a better integration of farmland and the development of the KDTM Hướng đến sự hội nhập tốt hơn giữa đất nông nghiệp và sự phát triển của KĐTM

Integration of community spaces in the new towns in the peri-urban areas of Hanoi - reconsidering the spatial morphology of the KDTM of Van Quan

Hội nhập không gian cộng đồng của các khu đô thị mới trong môi trường ven đô của Hà Nội - xem xét lại hình thái không gian của KĐTM Văn Quán

From countryside to city - land is a tool for transformation

Từ nông thôn đến đô thị - đất đai là công cụ chuyển đổi

City farming as one connecting point / Nông nghiệp đô thị như một điểm kết nối

Observatories and red thread / Các đài quan sát và đường dẫn đỏ

1 The graphics in this chapter are directly extracted from the groups’ presentations of research outcomes, just to illustrate and clarify their design concepts, thus the citation in this case will be considered secondary.

Các nhóm tự tổ chức làm việc và đều đặn tổ chức những buổi họp chung cùng các giảng viên để trao đổi, bàn luận kết quả nghiên cứu khi các ý tưởng đã hình thành. Nội dung còn lại của phần này giới thiệu những ý tưởng chủ đạo được các nhóm nghiên cứu và phát triển.1 1 Các hình ảnh được sử dụng ở phần này được trích xuất trực tiếp

PROSPECTIVE SCENARIO Kịch bản cho tương lai

Group Nhóm 1

DESIGN OF BRIDGES AND PROJECT OF A CULTURAL PATH

Group members: Salifou Ndam, Tran Trung Duc

Frédéric Morin-Gagnon, Tran Bao Loc

Keywords: connection, bridge, culture

This group’s keyword and main approach related to “connections”. The group members posed three research questions regarding the socio-cultural relations between the KDTM community and the villagers. These questions built on the research finding that although these two groups of people live next to each other, in their everyday lives they seldom interact with one another.

(1) How to establish connections between people with different cultural backgrounds, coming from different social classes and different provinces?

(2) How to facilitate and consolidate social connections between new urban area and old village inhabitants?

(3) How to make these people come together and work to develop a shared community and culture?

For answering three questions, the group envisaged two avenues, as reflected in the name of their scenario:

(1) Creating “bridges”: This mechanism seeks to bring people from the KDTM and villages together into small “bridging groups” interested to set up joint activities, initiatives and projects. These local bridging groups would be funded by agencies at superior administrative levels (city and central government) or NGOs that support socio-cultural activities, connecting people by means of spatial design.

Tổ chức cầu nối và dự án con đường văn hóa

Các thành viên: Salifou Ndam, Trần Trung Đức, Frédéric Morin-Gagnon, Trần Bảo Lộc # kết nối, # cầu nối, # văn hóa

Từ khóa và cách tiếp cận chính của nhóm này là “kết nối” khi đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu khởi đầu liên quan đến những mối quan hệ văn hóa - xã hội giữa các nhóm cộng đồng KĐTM cùng với những làng xã khi nhóm nghiên cứu nhận ra họ, mặc dù sống cạnh nhau, nhưng lại hiếm khi chia sẻ các điểm chung trong cuộc sống hàng ngày với nhau.

(1) Làm thế nào để tạo ra sự kết nối giữa con người, văn hóa và tầng lớp xã hội từ nhiều vùng miền khác nhau?

(2) Làm thế nào để thúc đẩy mối quan hệ giữa những người trong KĐTM với những người trong làng xã?

(3) Làm thế nào để khiến mọi người cùng chung tay tạo nên một nền văn hóa cộng đồng?

Để trả lời ba câu hỏi nói trên, nhóm đã đưa ra hai viễn cảnh quan trọng, được thể hiện ngay chính trong tên kịch bản:

(1) Tạo ra những “Tổ chức cầu nối”: Đây là một cơ chế phối hợp giữa các nhóm dân cư KĐTM với người dân các làng xung quanh, và chính họ cũng là những người kiến tạo và vận hành cơ chế này. Những tổ chức cầu nối này sẽ được hỗ trợ vốn bởi các cơ quan quản lý cấp cao (thành phố, trung ương) hay từ những tổ chức phi chính phủ về văn hóa, xã hội để có thể tạo ra nhiều hoạt động kết nối người dân thông qua các không gian rất

CREATE/SÁNGTẠO

The

Other

CONNECTEDBY/

Figure 6.1.1: Concept scheme Hình

The activities set up by the local “bridging groups” can enhance the local people’s living quality and should involve cooperation with one another. Each group would be responsible for one kind (or several kinds) of space that can maximise social contact, for example:

- Community gardens, shared gardens;

- Public markets;

- Playgrounds for children;

- Places for community festivals or special events;

- Other places as suggested by the residents themselves.

Tổ chức hoạt động dựa trên việc phối hợp giữa các nhóm cầu nối mà mỗi nhóm sẽ chuyên trách một (hay một số) loại không gian có thể tạo ra và tăng cường cơ hội tương tác cho người dân. Mỗi nhóm sẽ có trách nhiệm đối với một hoặc một vài loại hình không gian tối đa hóa mối liên hệ xã hội như:

- Vườn cộng đồng, chia sẻ;

- Chợ; - Sân chơi trẻ em; - Khu vực diễn ra các lễ hội hay sự kiện đặc biệt của cộng đồng; - Một số không gian khác được đề xuất từ chính

(2) Establishing a “cultural path”: Run and managed by bridging organisation and groups, the “interactive spaces” will be interconnected by means of a so-called “cultural path” which may be interpreted as follows:

- Literally, this will be a multi-functional pathway created by the local community, reflecting their own culture and knowledge. Everybody will be able to take a walk along the road, from one interactive space to another, going through different cultural and religious buildings of the community;

- Figuratively, this helps establish a spatial interconnection, linking community buildings together on the basis of local people’s customs, culture and ritual activities.

Based on these proposals, the group members imagined a number of future visions to illustrate what their design concept could look like. In these pictures, they only took into account the relations between the KDTM of Van Quan and three villages – Van Quan, Yen Phuc and Yen Xa, which are administratively under the management of Ha Dong district. Trieu Khuc village, which belongs to Thanh Tri district, was not brought into the design. This point may be regarded as a shortcoming of their vision. It raises questions and points to the need for future investigations into “administrative connection” that can foster the interrelations between the KDTM and the villages managed by different administrative agencies.

(2) Thiết lập “Con đường văn hóa” : Được vận hành bởi tổ chức cầu nối cũng như các nhóm cầu nối, những không gian tương tác này lại được kết nối với nhau thông qua một “con đường văn hóa”. Con đường này có thể hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa đen là một con đường thực sự do người dân kiến

tạo, thể hiện văn hóa và tri thức của cộng đồng. Tất cả mọi

người có thể đi dạo, đi bộ trên đó để di chuyển qua các

không gian tương tác khác nhau, qua những công trình văn hóa tôn giáo cộng đồng khác nhau;

- Nghĩa bóng là một sự xác lập tính liên hoàn của các không gian, những công trình cộng đồng dựa trên thói quen sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, ... hàng ngày của chính người dân.

Từ những đề xuất nói trên, nhóm đã hình dung một số viễn cảnh để minh họa và cho thấy các ý tưởng trên được vận hành như thế nào. Tuy nhiên, trong những hình ảnh này, nhóm lại chỉ mới tập trung giải quyết mối quan hệ giữa KĐTM Văn Quán và ba ngôi làng Văn Quán, Yên Phúc và Yên Xá cùng được quản lý hành chính bởi quận Hà Đông. Làng Triều Khúc, với lý do được quản lý bởi huyện Thanh Trì, lại không được tính đến để kết nối. Đây có thể là một điểm chưa hoàn thiện của viễn cảnh những tưởng được xem là một cơ hội thú vị cho việc nghiên cứu trong tương lai về việc “kết nối hành chính” giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa KĐTM và các làng thuộc sự quản lý của những đơn vị hành chính khác nhau.

LàngVănQuán KĐTMVănQuán

Religious buildings (community houses, temples and pagodas)

Công trình tôn giáo tín ngưỡng (đình, đền, chùa)

Lakes / Hồ

Markets / Chợ

Football fields

Sân bóng

Badminton fields

Sân cầu lông

Tennis fields

Sân tennis

Festivals/special events

Lễ hội và sự kiện

Gardens / Vườn

Exercise areas

Khu vực tập thể dục

Children’s playgrounds

Khu vui chơi trẻ em

Cultural Path

Con đường văn hóa

LàngYênPhúc

LàngYênXá

Figure 6.1.2: Vision of the Cultural Path
N /B
Làng Triều Khúc

6.1.3: Exemplary pictures for activities on “Cutural Path” Hình 6.1.3: Hình ảnh minh hoạ cho

Figure 6.1.3d: Exercise and sport areas Hình 6.1.3d: Khu
Figure 6.1.3e: Lakes Hình 6.1.3e: Hồ
Figure 6.1.3f: Children’s playgrounds Hình 6.1.3f: Khu vui chơi trẻ em
Figure 6.1.3a: Gardens Hình 6.1.3a: Vườn
Figure 6.1.3b: Festivals / special events
Figure 6.1.3c: Markets
Hình 6.1.3c: Chợ
Figure

PROSPECTIVE SCENARIO Kịch bản cho tương lai

Group

Nhóm 2

TOWARDS A BETTER INTEGRATION OF FARMLAND AND THE DEVELOPMENT OF THE KDTM

Group members: Francis Labelle-Giroux, Hoang Anh, Ngo Duy Minh, Léandre Guigma

Keywords: agriculture (agriculturalisation), integration, water management

Wishing to better integrate the pre-existing agricultural territories and the development of the KDTM, this group’s approach primarily sought to maintain space for farming activities in and around the KDTM, thus countering the ongoing decline of these activities in the face of intenstive peri-urbanisation.

The group’s approach followed two steps:

(1) Diagnosing and orientating a general strategy in line with the following main research question: “How can the KDTM of Van Quan be built to maintain farming activities, despite rapid urbanisation within the area?”. Group members surveyed the current situation of the remaining farmland on the periphery of the KDTM as well as met local farmers to learn about their agriculturebased livelihoods while the urbanisation is accelerating. The group also proposed a strategy that will integrate farmland into the KDTM.

Hướng đến sự hội nhập tốt hơn giữa đất nông nghiệp và sự phát triển của KĐTM

Các thành viên: Francis Labelle-Giroux, Hoàng Anh, Ngô Duy Minh, Léandre Guigma # nông nghiệp (hóa), # tích hợp, # quản lý nước

Với mong muốn “hướng đến sự hội nhập tốt hơn giữa đất nông nghiệp và sự phát triển của KĐTM”, cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu này chủ yếu là nỗ lực duy trì không gian cho các hoạt động nông nghiệp trong và xung quanh KĐTM, do vậy ngăn chặn đà suy giảm của những hoạt động này khi đối mặt với quá trình đô thị hóa tăng tốc tại các vùng ven đô.

Sự tiếp cận của nhóm được thực hiện theo hai bước:

(1) Chẩn đoán và định hướng chiến lược chung đi đôi với câu hỏi nghiên cứu chính là: “Làm thế nào để KĐTM Văn Quán được xây dựng nhằm duy trì các hoạt động nông nghiệp bất chấp quá trình đô thị hóa một cách nhanh chóng trong khu vực?”. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tình trạng sử dụng phần đất nông nghiệp còn lại trên các vùng ven KĐTM, cũng như tiếp cận những người nông dân để tìm hiểu về sinh kế nông nghiệp của họ trong bối cảnh đô thị hóa phát triển. Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một chiến lược về tích hợp đất nông nghiệp vào trong KĐTM.

This might be a “new” solution or way of thinking for many Vietnamese people who tend to associate KDTMs with the city and urbanisation process. The proposed integration would occur at two levels: physical and functional. This means that the farmland will remain as it is today, and the villagers will manage that farmland area.

(2) Design concept - Envisioning the KDTM of Van Quan as “a new urban farming centre” by agriculturalising the following green areas:

- Farming area (also for promenade);

- Parks;

- Fresh vegetable and fruit markets;

- Common gardens (flowers, shade & fruit trees, etc.)

- Herbs and vegetable gardens;

- Green public areas and city farming

- Cemetery.

Đây có lẽ là một giải pháp hoặc tư duy “mới” đối với nhiều người Việt Nam - những người quen gắn các KĐTM với đô thị và quá trình đô thị hóa. Sự tích hợp được đề xuất này sẽ diễn ra ở hai cấp độ khác nhau: vật lý và chức năng. Điều này có nghĩa là phần đất đai canh tác nông nghiệp vẫn sẽ giữ nguyên chức năng hiện có, và dân làng sẽ là những người quản lý cũng như khai thác những không gian này.

(2) Đề xuất thiết kế - mường tượng KĐTM Văn Quán như là một “trung tâm canh tác mới” bằng cách nông nghiệp hóa những loại hình không gian xanh như sau:

- Các khu vực trồng trọt kết hợp đi bộ, đi dạo;

- Các công viên;

- Các chợ rau tươi và hoa quả;

- Các vườn thông thường (hoa, cây xanh, cây ăn quả, ...);

- Các vườn thảo dược và rau;

- Các không gian công cộng xanh và nông nghiệp đô thị;

- Nghĩa trang.

Figure 6.2.1: Agricultural livelihood in a context of rapid urbanisation Hình 6.2.1: Sinh kế nông
Agricultural land/ Khu vực canh tác Urban area/ Khu vực
Van Quan village Làng Văn Quán
Yen Phuc village
Làng Yên Phúc Yen Xa village Làng Yên Xá
Trieu Khuc village
Làng Triều Khúc
KDTM Van Quan
KDTM Văn Quán
Van Quan village
Làng Văn Quán
Yen Phuc village Làng Yên Phúc Yen Xa village
Yên Xá
Trieu Khuc village Làng Triều Khúc
KDTM Van Quan KDTM Văn Quán

Additionally, the group proposed an integration of water resource management and urban spaces by means of a new design concept towards an application of new technologies to agriculture, creating a new form of urban farming: vertical farming apart from conventional farming. Vertical farming has an interesting potential in the context of Hanoi. It could help optimise the use of urban space for farming purpose while also protecting trees and plants from unfavourable weather conditions, such as tropical storms--a serious problem that Hanoi will soon have to face. A square structured around water and water retention is an outstanding example for such a public space, with a drainage system in case of heavy rain. As a result, this will not cause any more pressure on the local underground drainage network. Outside heavy rain periods, this place will be dry and therefore can be used for a variety of public activities, interaction and gathering.

Urban green space

Không gian xanh đô thị

Lake / Hồ

Agricultural land

Vùng nông nghiệp

Public facilities

Tiện ích công cộng

Housing / Nhà ở

Collective space

Không gian tập thể

Housing (villages)

Nhà ở (trong làng)

Housing (extension)

Nhà ở (mở rộng)

Figure 6.2.2: Existing and recommended land use of the KDTM of Van Quan Hình 6.2.2: Diện tích sử dụng

hiện tại và đề

Ngoài ra, nhóm cũng đề xuất tích hợp việc quản lý những vấn đề về tài nguyên nước vào các không gian công cộng thông qua việc thay đổi cách thức thiết kế các không gian này hướng tới việc ứng dụng những công nghệ mới trong nông nghiệp, tạo ra một số loại hình canh tác mới theo chiều dọc thay vì theo chiều ngang truyền thống. Trong bối cảnh của Hà Nội, canh tác theo chiều dọc có thể là một tiềm năng thú vị. Cách thức này giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian cho mục đích nông nghiệp đồng thời bảo vệ các loại cây trồng chống lại những điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão - một vấn đề nghiêm trọng mà Hà Nội phải đối mặt trong tương lai. Một quảng trường được thiết kế bao quanh hồ trữ nước là một ví dụ điển hình về không gian công cộng kiểu này, với một hệ thống thoát nước khi có mưa lớn. Do vậy, giải pháp này sẽ không gây thêm chút áp lực nào lên hệ thống thoát nước ngầm. Trừ khi trời mưa to, không gian này khô ráo và vì thế có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động xã hội, tương tác và tụ họp của người dân.

Recommendation of land use

Figure 6.2.4, a, b, c, d: Masterplan and illustration of space

Hình 6.2.4, a, b, c, d: Mặt bằng tổng thể và minh họa các không gian

PROSPECTIVE SCENARIO

Group Nhóm 3

INTEGRATION OF COMMUNITY SPACES IN THE NEW TOWNS IN THE PERI-URBAN AREAS OF HANOI – RECONSIDERING THE SPATIAL MORPHOLOGY OF THE KDTM OF VAN QUAN

Group members: Antoine Chamberland, Alexandra Laham, Nguyen Minh Hai, Vu Phong Tien Manh

Keywords : social interaction, public space, functional restructuring

The group observed that the interaction between the two communities: KDTM and villages tend to be concentrated in certain areas: at their borders and in the public spaces of each urban environment. That is why the group decided to approach the KDTM - village integration issue from a social perspective, trying to reorganise the functions of those spaces by imagining that the master plan of the KDTM of Van Quan would be redeveloped in order to encourage and strengthen interactions between the two communities.

After reconsidering the initial master plan and the current situation, the group identified four crucial factors from the spatial planning of the KDTM of Van Quan, and then proposed a number of development scenarios for each of them:

Hội nhập không gian xã hội của các khu

đô thị mới trong môi trường ven đô của Hà

Nội - xem xét lại hình thái không gian của

KĐTM Văn Quán

Các thành viên: Antoine Chamberland, Alexandra Laham, Nguyễn Minh Hải, Vũ Phong Tiến Mạnh

# tương tác xã hội, # không gian công cộng, # tái cấu trúc chức năng

Nhóm nghiên cứu quan sát và nhận thấy rằng sự tương tác giữa hai cộng đồng: KĐTM và các làng có xu hướng tập trung ở một số địa điểm nhất định, tại các đường biên và những không gian công cộng của mỗi loại hình không gian đô thị. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề hòa nhập giữa KĐTM và làng xã bằng một góc nhìn xã hội với mong muốn tái cấu trúc, tái bố trí chức năng các không gian thông qua việc tưởng tượng định hình lại quy hoạch tổng thể của KĐTM Văn Quán nhằm tăng cường và thúc đẩy sự tương tác của hai hình thái quần cư.

Sau khi xem xét lại quy hoạch tổng thể ban đầu và tình hình thực hiện thực tế, nhóm nghiên cứu đã nhận diện được bốn yếu tố quan trọng của hệ thống cấu trúc không gian của KĐTM Văn Quán, từ đó đưa ra một số kịch bản cho từng yếu tố:

Figure 6.3.1: Territorial interaction between the communities

(1) The road network and connecting points between the KDTM and the surrounding villages should be selected based on the existing village roads. As a result, a kind of transformation will be gradually created, from wide roads in the KDTM to narrow village alley;

(2) The green areas proposed in the KDTM will be encircled by the existing green areas in the villages, located along (or near) the border between the KDTM and the villages. This will encourage social interactions between the two communities;

(3) The commercial activities and services, with all the restaurants and small shops available, will also be located on the interface between the KDTM and the four surrounding villages. This will encourage the forming of trade and exchange zones. Simultaneously, this will boost the number of customers using those service and trading areas;

(1) Mạng lưới đường và các điểm kết nối giữa KĐTM với các làng xung quanh được lựa chọn theo những con đường làng hiện có để tạo ra sự chuyển tiếp dần dần từ các tuyến đường lớn bên KĐTM đến các con ngõ, hẻm trong làng;

(2) Không gian xanh được đề xuất trong KĐTM sẽ được bao quanh bởi không gian xanh hiện có trong các làng, được đặt tại hoặc gần ranh giới giữa KĐTM và các làng nhằm khuyến khích sự tương tác cộng đồng giữa hai hình thái cư trú;

(3) Hoạt động thương mại và dịch vụ , thông qua các nhà hàng và cửa hàng buôn bán nhỏ sẵn có, được đặt tại ranh giới giữa KĐTM và bốn ngôi làng xung quanh. Điều này sẽ khuyến khích sự hình thành những khu thương mại và trao đổi. Đồng thời giải pháp nói trên sẽ gia tăng đáng kể số lượng khách hàng cho các không gian này;

Green space in KDTM Không gian xanh trong KĐTM

6.3.2: Proposed road network

(4) The housing patterns, subject to their characteristics, will be constructed in different zones within the KDTM. For instance, apartment buildings will be planned along the main roads of the KDTM as landmark buildings, because of their heights. Row-houses will be built along the borders of the villages whereas villas can be found in the core of each residential area, because this type of urban housing offers almost no opportunity for social interactions between the two communities.

The group members applied the design principles presented above to three specific zones within the KDTM of Van Quan selected as typical case studies: (1) Zone 1: the centre should be a small public garden and well equipped with facilities for children to play, surrounded by streets of row-houses with ground floor restaurants;

Existing green areas in the villages Không gian xanh hiện có trong các làng Water surfaces / Mặt nước

6.3.3: Proposed green spaces

(4) Các loại hình nhà ở tùy theo tính chất sẽ được phân bố ở những khu vực khác nhau trong KĐTM. Ví dụ như các chung cư phân bố dọc theo một vài trục đường chính của KĐTM đóng vai trò như những công trình điểm nhấn thông qua hiệu quả mà chiều cao của tòa nhà đem lại. Các dãy nhà liên kế nằm gần ranh giới với làng, còn biệt thự thường nằm ở lõi của khu dân cư vì loại nhà ở này hầu như không cung cấp cơ hội tương tác xã hội giữa hai cộng đồng dân cư.

Các thành viên trong nhóm áp dụng những nguyên lý thiết kế

đã trình bày ở trên cho ba khu vực cụ thể của KĐTM Văn Quán

được lựa chọn làm các trường hợp nghiên cứu điển hình: (1) Khu vực 1 với trọng tâm là một khu vườn công cộng nhỏ, được đầu tư các trang thiết bị vui chơi cho trẻ em, và xung quanh vườn là các dãy nhà phố liên kế với tầng một được tích hợp không gian nhà hàng;

Figure
Figure

Rows-houses with groundfloor shops

Apartment buildings with groundfloor shops

Rows-house areas

6.3.4: Proposed location for commercial and service activities

(2) Zone 2: one part of a road between the KDTM and a village nearby could be chosen with various commercial activities integrated in the row-houses (on the ground floor) so that people from both sides - KDTM and village - will find it convenient.

(3) Zone 3: one gate between the KDTM and the village of Yen Xa should be improved to reduce the traffic flow near the village cultural heritage buildings, as well as for the village alleys.

To sum up, the concept of the group may seem “utopic”, that means, rather difficult to be implemented in the context of a complete urban structure like the KDTM of Van Quan, but it may be applied in other KDTMs that are still at the stage of design concept and similar to Van Quan in terms of development context.

6.3.5: Apartment buildings location Hình 6.3.5: Vị

(2) Khu vực 2 là một đoạn đường nằm ngay trên khu vực giáp ranh giữa KĐTM và làng với những hoạt động thương mại được tích hợp vào tầng một của các dãy nhà liên kế tạo nên sự tiện lợi cho người dân cả hai bên KĐTM và làng;

(3) Khu vực 3 là chỉnh trang nâng cấp một cửa ngõ nối KĐTM và làng Yên Xá nhằm giảm lưu lượng giao thông đi qua một số công trình di sản văn hóa cũng như bên trong các ngõ nhỏ của làng.

Tóm lại, ý tưởng của nhóm có vẻ là “không tưởng”, tức là khó có thể hiện thực hóa được trong bối cảnh mà các khu vực chức năng của KĐTM Văn Quán gần như đã định hình hoàn chỉnh, nhưng lại hoàn toàn khả thi đối với những KĐTM khác đang trong quá trình thiết kế hay định hình không gian có bối cảnh phát triển tương tự như KĐTM Văn Quán.

Figure
Figure

Rows-houses with groundfloor shops

Apartment buildings with groundfloor shops

Greenery/

Offices

Hình 6.3.6a: Khu vực 1

6.3.6b: Zone 2

Hình 6.3.6b: Khu vực 2

Hình 6.3.6c: Khu vực 3

Figure 6.3.6a: Zone 1
Figure
Figure 6.3.6c: Zone 3

PROSPECTIVE SCENARIO Kịch bản cho tương lai

Group Nhóm 4

FROM COUNTRYSIDE TO CITY - LAND IS A TOOL FOR TRANSFORMATION

Group members: Marco

Keywords: land, transformation, lifestyle

Land has always been regarded as a highly valuable input factor for the construction of KDTMs in general and for the transformation of certain functions in neighbouring villages. Therefore, the group approached the interactions between the KDTM of Van Quan and the surrounding villages from the angle of land issues. They did this through an analysis and comparison of land-use plans inside and outside the villages at two important points of time intentionally selected: (1) in 2002 - the year before the KDTM of Van Quan was constructed and (2) in 2018 - the year during which the group conducted their study of the site (Figure 6.4.1).

Based on the map analysis and field survey, the group made some remarks, and the most important of which concerns the compensation of acquired land areas for the villagers which took one of the two following forms:

(1) Land for land - compensation in the form of land through so-called “service land” which recipients can use for different purposes, such as commerce, service or residence;

(2) Land for money - compensation in the form of a sum in cash equal to the economic value of a land plot confiscated on the basis of evaluation.

Từ nông thôn đến đô thị - đất đai là công cụ chuyển đổi

Các thành viên: Marco Chitti, Jordan Lapointe, Đỗ Duy Hưng, Mai Ngọc Hải, Phạm Thị Thu # đất đai, # chuyển đổi, # lối sống

Đất đai luôn được xem là một yếu tố đầu vào quý giá trong việc tạo dựng nên các KĐTM về mặt tổng thể cũng như việc biến đổi những khu vực chức năng trong các làng xung quanh. Do đó, nhóm nghiên cứu này đã tiếp cận sự tương tác giữa KĐTM

Văn Quán và các làng xung quanh từ một số vấn đề về đất đai, thông qua việc phân tích và so sánh mặt bằng sử dụng đất bên trong và bên ngoài các làng tại hai thời điểm quan trọng được nhóm chọn lựa: (1) Năm 2002 - thời điểm trước khi xuất hiện

KĐTM Văn Quán, và (2) năm 2018 - thời điểm diễn ra nghiên

cứu của nhóm (Hình 6.4.1) .

Dựa trên việc phân tích bản đồ và khảo sát thực địa, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số nhận xét, mà trong đó quan trọng nhất là việc thực hiện đền bù đất đai cho người dân trong

các làng chủ yếu theo hai cách:

(1) Đất đổi đất - đất được đền bù được gọi là “đất dịch vụ” và cho phép người dân có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như các hoạt động thương mại, dịch vụ hay dùng để xây dựng nhà ở; (2) Đất đổi tiền - việc bồi thường dựa

CEREALS

CÂY LƯƠNG THỰC subsistance agriculture cultures vivrières

DỊCH VỤ service land terre de service

Cây lương thực

CÂY LƯƠNG THỰC subsistance agriculture cultures vivrières

CÂY LƯƠNG THỰC subsistance agriculture cultures vivrières

CÂY LƯƠNG THỰC subsistance agriculture cultures vivrières

Thủ công nghiệp 2002

HANDICRAFTS

THỦ CÔNG NGHIỆP handicraft artisanat

THỦ CÔNG NGHIỆP handicraft artisanat 20

THỦ CÔNG NGHIỆP handicraft artisanat

THỦ CÔNG NGHIỆP handicraft artisanat

The group also identified different land-use forms in the villages, such as: (1) land for rent, (2) handicraft production or urban services, (3) houses or rooms for rent, (4) restaurants, street food shops, cafés, etc. to meet the local people’s needs, both inside and outside the villages. The transformation of land use has resulted in lifestyle changes, from semi-urban (agriculture plus handicraft) to 100% urban. These characteristic urban activities help adjust or readjust land-use purposes along the boundaries between the KDTM and the villages. The situations in 2002 and in 2018 - 16 years apart - were compared with each other. Then, the group developed three scenarios for land use in the boundary areas which can be relatively important:

(1) The land areas along the edge of the KDTM should be seen as an important factor in creating economic opportunities (Figure 6.4.2a);

(2) Some of the current boundary areas between the KDTM and the villages still keep farming activities (although they are different from the past) and these production areas are quite large and convenient with fresh air and cool atmosphere (Figure 6.4.2b);

(3) A great deal of farmland has been converted into functions that require large areas (such as factories, sport facilities) (Figure 6.4.2c).

DỊCH VỤ service land terre de service BỒI THƯỜNG BẰNG TIỀN

Figure 6.4.1: Tranformation and compensation of land

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra một số hình thức khai thác các “đất dịch vụ” tại các làng như: (1) cho thuê lại, (2) khai thác giá trị đất bằng các hoạt động thủ công nghiệp hay dịch vụ đô thị, (3) xây nhà và cho thuê phòng cho người tạm trú, (4) mở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, ... phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân cả trong và ngoài làng. Chính sự chuyển đổi đất đai đã làm cho người dân tại các làng bắt buộc phải chuyển đổi lối sống từ bán đô thị (nông nghiệp và thủ công nghiệp) sang lối sống hoàn toàn đô thị. Chính những hoạt động đô thị này đã điều chỉnh lại các chức năng sử dụng đất trong khu vực ranh giới giữa KĐTM và các làng. Những bối cảnh năm 2002 và 2018 - hai thời điểm cách nhau 16 năm - được so sánh với nhau. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã rút ra ba kịch bản sử dụng đất trên vùng giáp ranh tương đối quan trọng:

(1) Các khu vực đất đai chạy dọc theo ranh giới của KĐTM nên được nhìn nhận là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nhiều cơ hội kinh tế (Hình 6.4.2a);

(2) Một số khu vực ranh giới hiện tại giữa KĐTM với các làng vẫn giữ được chức năng nông nghiệp (mặc dù loại hình nông nghiệp hiện tại đã khác nhiều so với trước đây) và những khu vực sản xuất này tương đối rộng, thoáng đãng với bầu không khí mát dịu (Hình 6.4.2b); (3) Một lượng lớn đất đai nông nghiệp được chuyển đổi sang một số chức năng đòi hỏi không gian lớn (nhà xưởng, sân thể thao) (Hình 6.4.2c). A ‘’service land’’ that can be

RuralcommunitiesontheedgeofHanoï CommunautésruralesàlapérifériedeHanoï

Paddy
Paddy

Having gone through all the approach methods and analyses, the group raised the following question: “How to better support the shift from rural to urban lifestyle?”

With this in mind, they proposed a transformation scenario based on the three following factors: (1) urban morphology, (2) locations of services and (3) mode of management in order to maximise the integration into the KDTM as there are several good opportunities.

In terms of urban morphology, the group proposed four main housing patterns:

- Row-houses with the ground floor for business;

- Multi-purpose high-rise apartment buildings;

- Recreational areas without buildings;

- Country house: integrated with farming activities. For locations of services, the group identified three possibilities:

- (A) land plots on the interface between the villages and the KDTM could be lowest in price but larger in size;

- (B) land plots within the KDTM enjoy a higher land value than those located near the boundaries;

- (C) land plots within the KDTM and along the main roads are noted for a particularly high value in terms of view and accessibility to the site for a large number of customers and clients.

Regarding management modes, the group also envisaged three possibilities:

- Collective farmland management using the “rural cooperative” system;

- Collective land-use management in the market economy with the concept “service and real estate management cooperative”;

- Private management: each land owner is responsible for exploiting his or her piece of land.

Finally, the group proposed three options by means of illustrating the proposal discussed above:

Sau tất cả những tiếp cận và phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào để hỗ trợ tốt hơn quá trình chuyển đổi từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị?”. Từ đó, nhóm đã mong muốn đề xuất một kịch bản chuyển đổi dựa trên sự kết hợp tổng hòa của ba yếu tố: (1) hình thái đô thị, (2) vị trí dịch vụ và (3) phương thức quản lý nhằm khai thác tối đa các cơ hội gắn kết vào KĐTM.

Đối với hình thái đô thị , nhóm nghiên cứu đề xuất bốn loại chính:

- Nhà liền kề với tầng một dành cho kinh doanh;

- Chung cư cao tầng đa chức năng;

- Các khu vực giải trí (không có công trình);

- Các ngôi nhà nông thôn gắn kết với sản xuất nông nghiệp. Đối với vị trí dịch vụ , nhóm nghiên cứu nhận thấy ba vị trí

điển hình:

- (A) Các lô đất nằm trên khu vực giáp ranh giữa các làng

và KĐTM là những lô đất có giá trị thấp nhất nhưng kích

thước lại lớn;

- (B) Các lô đất bên trong KĐTM có giá trị cao hơn lô đất ở

ranh giới;

- (C) Các lô đất nằm bên trong KĐTM và gần những tuyến

đường lớn có giá trị cao bởi tầm nhìn và khả năng tiếp cận

với một lượng lớn người tiêu dùng và khách hàng.

Đối với phương thức quản lý , nhóm nghiên cứu cũng đã đề

cập đến ba khả năng:

- Quản lý tập thể đất ruộng, sử dụng hệ thống “Hợp tác xã nông thôn”;

- Quản lý tập thể đất đai trong nền kinh tế thị trường với ý

tưởng xây dựng mô hình “Hợp tác xã dịch vụ và quản lý bất

động sản”; - Các chủ sở hữu cá nhân: mỗi chủ đất có trách nhiệm khai thác đất đai của mình. Và cuối cùng, nhóm đã đề xuất ba lựa chọn bằng

Figure 6.4.3: Scenario proposals

Hình 6.4.3: Đề xuất các kịch bản

Row-house Nhà liên kế

Multi-purpose high-rise building Nhà cao tầng đa chức năng

Morphology

Hình thái

Location

Vị trí

Management and ownership

Quản lý và sở hữu

Country house, small workshop / Nhà nông thôn, phân xưởng nhỏ

Within one village

Trong làng

Individual Cá nhân

Row-house Nhà liên kế

Along the boundary line between one village and the KDTM / Tại khu vực giáp ranh giữa làng và KĐTM

Individual or collective Cá nhân hoặc tập thể

Country house, small workshop Nhà nông thôn, phân xưởng nhỏ

Multi-purpose high-rise building / Nhà cao tầng đa chức năng

Within the KDTM, connected with main roads

Trong KĐTM, gắn với các tuyến đường quan trọng

Collective Tập thể

PROSPECTIVE

SCENARIO Kịch bản cho tương lai

Group Nhóm 5

CITY FARMING AS ONE CONNECTING POINT

Group members: Etienne Vigneau, Do Dieu Quynh, Nguyen Phi Hung, Phan Duc Huy

Keywords: city farming, farm, fresh agricultural product

This group tried to fill the gap between the KDTM and the villages by providing safe food and enhancing income, and they proposed a community development concept related both to the KDTM and the land compensation areas aimed at fostering more sustainable interactions between villagers and KDTM inhabitants.

City farming is a shining opportunity to bridge the gap between old urbanising villages and KDTMs. Around Hanoi, vigorous urbanisation has rendered fertile farmlands uncultivable. In the Vietnamese capital city as in other major agglomerations of Vietnam, this phenomenon raises serious food security issues. City farming could offer a solution. It can potentially bring higher and long-lasting income sources to those households who lost farmland to urban projects. It might also be a way to revitalise the city by improving social networks within neighbourhoods.

Based on this approach, the group analysed issues related to land acquisition, compensation procedures and public participation in the planning process. They also explored alternative land evaluation and land compensation options. On this basis, the group proposed a number of city farming concepts for different land plots within the KDTM:

Nông nghiệp đô thị như một điểm kết nối

Các thành viên: Etienne Vigneau, Đỗ Diệu Quỳnh, Nguyễn Phi Hùng, Phan Đức Huy

# nông nghiệp đô thị, # trang trại canh tác, # nông phẩm sạch

Với mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa KĐTM và các làng

bằng việc cung cấp thực phẩm an toàn và phát triển thu nhập, nhóm nghiên cứu đề xuất một phương thức phát triển tính cộng đồng liên quan đến cả KĐTM và những khu vực đất bồi thường, hướng tới việc tạo điều kiện cho sự tương tác bền vững giữa dân làng và cư dân KĐTM.

Nông nghiệp đô thị là một ví dụ điển hình cho hình thức thu hẹp khoảng cách có thể thực hiện được. Quanh Hà Nội, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã biến nhiều diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thành các khu vực không thể canh tác được. Tại thủ đô và các vùng đô thị lớn khác của Việt Nam, hiện tượng này dấy lên mối lo ngại về vấn đề khá nghiêm trọng là an ninh

lương thực. Nông nghiệp đô thị có thể là một giải pháp, tạo thu nhập bền vững cho những người dân không còn đất canh tác, đồng thời tái tạo và phục hồi thành phố hướng tới sự cải thiện

các mạng lưới cộng đồng xã hội nơi họ sinh sống.

Căn cứ trên cách thức tiếp cận này, nhóm nghiên cứu đã phân tích một số vấn đề liên quan đến quá trình thu hồi đất đai, các thủ tục bồi thường và sự tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch. Các sinh viên cũng thử tìm tòi phương án khác khi định giá đất đai và đa dạng hóa các hình thức đền bù. Trên

(1) City farming by means of growing vegetables and fruits in the city, particularly in public spaces at the heart of the KDTM of Van Quan, as a shared green area that should cement the social relations and encourage interactions between the villagers and the KDTM inhabitants;

(2) Vertical farms can be established by growing vegetables in multi-stacking structures, either with soil cultivation, water cultivation or air cultivation, using daylight in combination with artificial lighting. The locations for such vertical farms should be planned at the heart of the KDTM, close to apartment buildings.

(3) Vegetable-and-fish farms could provide fresh and safe food to local communities by combining aquaculture and hydroponic cultivation based on a symbiosis concept. This kind of symbiosis can also take a social dimension as farms would be also sites where producers from the neighbouring villages would interact with consumers from the KDTM.

(4) The entire city farming project shall be managed by farming cooperatives set up in each village adjacent to the KDTM of Van Quan. This mechanism will enable modern farmers to mobilise more sources and offer more options to consumers in selling and buying products as well as in exchanging services.

And finally, the team proposed a chain of spaces to link the production sites to the consumption sites of city farming products: Village - Cooperative - Public Space - Green Market - KDTM.

In this chain, there are three spaces affected namely:

(1) Cooperative: they should be located along the boundaries between the KDTM and the villages. Each village could establish its own cooperative. This is where people share their knowledge, organise courses and classes, workshops and collect the opinions as well as contributions from the local community in order to professionally develop city farming;

(1) Nông nghiệp đô thị thông qua việc sản xuất rau quả trong thành phố dựa trên các không gian công cộng ở trung tâm của KĐTM Văn Quán, tạo ra một không gian xanh chia sẻ chung và khuyến khích sự tương tác xã hội giữa người dân của làng và người dân của KĐTM; (2) Trang trại theo chiều đứng được thực hiện bởi việc trồng các loại rau theo từng lớp xếp chồng lên nhau, có thể bằng các phương pháp thổ canh, thủy canh hay khí canh, sử dụng kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Vị trí cho những trang trại theo chiều đứng này ở trung tâm của KĐTM, gần các tòa nhà chung cư.

(3) Các trang trại kiểu “trồng rau kết hợp nuôi cá” sản xuất thực phẩm tươi sống cho địa phương bằng cách phối hợp giữa nuôi trồng thủy sản thông thường với thủy canh trong một môi trường cộng sinh. Hình thức cộng sinh này cũng thể hiện chiều

sâu của yếu tố xã hội khi những địa điểm kể trên cũng là nơi các nhà sản xuất từ những làng xung quanh và người tiêu dùng từ

KĐTM cũng như chính các làng sẽ gặp nhau.

(4) Toàn bộ dự án nông nghiệp đô thị sẽ được quản lý bởi các hợp tác xã nông nghiệp được thiết lập ở mỗi làng xung quanh

KĐTM Văn Quán. Cấu trúc tổ chức này cho phép những người nông dân hiện đại có thể huy động nhiều nguồn lực hơn và tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu thụ trong việc mua, bán các sản phẩm và dịch vụ.

Và cuối cùng, một chuỗi không gian điển hình được đề xuất theo tiến trình từ sản xuất đến tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp đô thị: Làng - Hợp tác xã - Không gian công cộngChợ xanh - KĐTM.

Trong chuỗi này, ba không gian sẽ được tác động là: (1) Các hợp tác xã sẽ được đặt ở khu vực ranh giới của KĐTM và các làng. Mỗi làng có thể thiết lập riêng hợp tác xã của mình.

Đây cũng là nơi mọi người cùng nhau chia sẻ kiến thức, tổ chức các lớp học, những buổi sinh hoạt, hội thảo, thu thập ý kiến cũng như sự đóng góp của cộng đồng để phát triển chuyên môn về nông nghiệp đô thị;

Hình 6.5.1: Đề xuất kịch bản

(2) Public spaces within the KDTM: they can be used as places for the integration of city farming. By mixing two functions (public space and farming), both entities (the KDTM and the villages) can gain benefits from such development programmes.

(3) Green markets: they provide fresh food at the heart of the KDTM (as an alternative to supermarkets). They would not only include trade and exchange centres, but also places for people to meet and communicate with one another. Both the villagers and the KDTMinhabitants could use these green markets, because fresh food would be available on their doorstep.

(2) Không gian công cộng trong KĐTM có thể được sử dụng như một nơi để tích hợp nông nghiệp đô thị. Bằng cách pha trộn hai chức năng (không gian công cộng và nông nghiệp), cả hai quần thể (KĐTM và làng) đều sẽ hưởng lợi từ các chương trình phát triển.

(3) Chợ xanh chuyên cung ứng các sản phẩm tươi sống ở trung tâm của KĐTM (như một giải pháp bổ sung cho siêu thị) sẽ không chỉ hoạt động như một trung tâm giao dịch và mua bán, mà còn là một không gian gặp gỡ và giao tiếp. Cả dân làng và người dân KĐTM đều sẽ hưởng lợi từ mô hình chợ xanh này, bởi vì các sản phẩm sạch sẽ và tươi sống luôn được cung cấp ngay trước cửa nhà.

Figure 6.5.1: Scenario proposals

COOPERATIVE

SPACES

Figure 6.5.2: Proposed typical spaces

PROSPECTIVE SCENARIO Kịch bản cho tương lai

Group Nhóm 6

OBSERVATORIES AND RED THREAD

Group members:

Nguyen Minh Trang, Hoang Minh Quang, Dolorès Bertrais, Nguyen Dinh Khánh, Mélissa Simard

Keywords: observation, network, cultural landscape

On the basis of analyses of the KDTM of Van Quan in spatial relation to the other urban areas of Hanoi, as well as in consideration of the KDTM's development timeline, territorial expansion and demographic growth, the group generated an analytical map with the elements:

- Buildings;

- Green areas;

- Water bodies (ponds, lakes, canals, etc.);

- City division;

- Road network;

- Ambiguous boundaries, conflict areas between zones;

- Noise;

- Intersections and interconnections;

- Landmark sites.

Before going further with concrete spatial design concepts, the group proposed a number of regulations and requirements applicable to living quarters to ensure convenience for people while using public space facilities. These could be seen as “pre-requisites” or “principles” in using spaces to be applied in future KDTM development.

Các đài quan sát và đường dẫn đỏ

Các thành viên:

Dolorès Bertrais, Mélissa Simard, Hoàng Minh Quang, Nguyễn Đình Khánh, Nguyễn Minh Trang # quan sát, # mạng lưới, # cảnh quan văn hóa

Dựa trên những phân tích về KĐTM Văn Quán trong mối tương quan về không gian với các khu vực khác của thành phố Hà Nội lẫn tương quan về thời gian với sự phát triển, mở rộng ranh giới và tăng trưởng dân số của KĐTM, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một bản đồ phân tích với các yếu tố:

- Các công trình;

- Không gian xanh;

- Không gian mặt nước (ao, hồ, kênh, ...);

- Sự chia cắt đô thị;

- Mạng lưới đường xá;

- Ranh giới “nhập nhằng”, “xung đột” hay “tranh chấp” giữa các khu vực;

- Tiếng ồn;

- Các điểm liên kết giao thoa;

- Các điểm mốc.

Trước khi có những đề xuất cụ thể về không gian, nhóm nghiên cứu đề xuất một số điều luật, quy định có thể áp dụng trong khu dân cư để đảm bảo việc sử dụng tiện nghi các không gian công cộng. Đây được xem như là những “tiền đề” hay những “nguyên tắc” trong việc sử dụng các không gian được đề xuất cho sự phát triển của KĐTM trong tương lai.

Buildings

Các công trình

Green spaces

Không gian xanh

Water (lake, river, etc.)

Hồ, ao, sông

Urban segregation

Sự chia cắt trong khu đô thị

Road

Political division / Ranh giới tranh chấp giữa chính quyền

Physical link / Điểm liên kết giao thoa

Figure 6.6.1: Analysis of human senses Hình 6.6.1: Bản

This group’s proposal relied on two concepts called the “observatory” and the “red thread”. A detailed map was produced to show how where these observatories could be located and how they would be connected together by the red thread. This group’s proposal taps onto cultural and social aspects of Vietnamese people’s daily life and customs. It seeks to create a pathway (the “red thread”) connecting pedestrians and cyclists together. They start their journeys from different landmark places that should be attractively designed within the site.

Nhóm nghiên cứu đưa ra hai khái niệm là “đài quan sát” và “đường dẫn đỏ” trong đề xuất của mình với sản phẩm cuối cùng là một bản đồ hệ thống đường dẫn đỏ nối các đài quan sát với nhau. Đề xuất của nhóm nghiên cứu chạm đến những

khía cạnh văn hóa và xã hội trong đời sống và tập quán hàng

ngày của người Việt. Đề xuất hướng tới việc tạo nên một tuyến đường (sợi chỉ đỏ) kết nối tất cả những người đi bộ và đi xe đạp từ các điểm mốc được thiết kế bắt mắt tại nhiều nơi khác nhau trong khu vực nghiên cứu.

N /B

Figure 6.6.2: Proposal

In the team’s view, these landmarks could become eyecatchers, helping people ti orientate themselves easily in the village and the KDTM areas. These landmark places take the form of observatories (or watch towers as described by the design team). They would be erected in places within the residential areas selected for their views and beautiful landscape. The “red thread” would link these observatories to existing socio-cultural sites, such as temples, pagodas, cultural centres, markets, green areas, lakes and schools, etc. These various cultural sites would be easy to locate from the observatories in the residential areas. Moreover, these observatories should be designed, so that they can be easily recognised and help people quickly understand where they will go next among a large number of buildings as a consequence of the rapid urbanisation in Van Quan.

Theo quan điểm của nhóm, các điểm được thiết kế bắt mắt có thể được coi như những dấu mốc định hướng mạng lưới đường

đi trong các làng và KĐTM cho người đi bộ một cách dễ dàng.

Các điểm mốc này, có hình dáng như những đài quan sát (còn

được nhóm gọi là “tháp canh”) được xây dựng trên các khu vực

cảnh quan có sẵn trong khu dân cư để du khách có điểm nhìn

đẹp và quan sát được cảnh quan hấp dẫn. “Sợi chỉ đỏ” này sẽ

nối những đài quan sát với các khu vực mang tính văn hóa xã hội như đền, chùa, nhà văn hóa, khu chợ, khoảng không gian xanh, ao hồ, trường học, ... Các điểm đến văn hóa này có thể

được nhìn thấy tại những khu dân cư từ một trong các đài quan sát. Hơn nữa các đài quan sát được thiết kế sao cho có thể nhìn thấy nhau, giúp người sử dụng biết nơi mình sẽ đi tới ở vị trí nào một cách dễ dàng giữa một số lượng lớn công trình xuất hiện bởi quá trình đô

MOTORBIKES
Figure 6.6.3: Proposal of regulations in settlements

Belvedere Đài quan sát

Figure 6.6.4: Terrain section
Hình 6.6.4: Mặt cắt địa hình

Hình 6.6.3: Phối cảnh minh họa

Belvedere Đài quan sát
Lake / Hồ
Figure 6.6.3: Perspective

Conclusion

The spatial and social interactions between KDTMs and adjacent villages are complex. This workshop explored this complexity in the case of the KDTM of Van Quan and of the four villages surrounding it: Van Quan, Yen Xa, Yen Phuc and Trieu Khuc. Each group proposed a different solution based on a different approach to the particular issue (i.e, livelihoods, heritage, community relations, etc.) that interested group members the most, with their own way of thinking and practical view. The following table summarises the different approaches adopted by the six groups using three keywords:

Kết luận

Sự tương tác không gian và xã hội giữa KĐTM và các làng bên cạnh khá phức hợp. Xưởng thiết kế này đã nghiên cứu tìm hiểu

sự phức hợp đó trong trường hợp cụ thể là KĐTM Văn Quán và

bốn ngôi làng Văn Quán, Yên Xá, Yên Phúc và Triều Khúc vây quanh. Mỗi nhóm đã đề xuất những giải pháp khác nhau căn cứ trên cách tiếp cận riêng của mình đến một vấn đề cụ thể (ví

dụ như sinh kế, di sản, mối quan hệ cộng đồng, …) mà nhóm quan tâm nhất với tư duy của chính mình và cách nhìn thực tế. Bảng sau tóm lược các cách tiếp cận khác nhau mà sáu nhóm đã vận dụng với ba từ khóa:

tích hợp water management

quản lý nước

3 social interaction

tương tác xã hội

5 city farming

nông nghiệp đô thị

6 observation

quan sát

không gian công cộng

lối sống

trang trại canh tác fresh agricultural product

sạch

cảnh quan văn hóa

Table 6.1: Summary of the different approaches applied by the six groups Bảng 6.1: Tóm lược các cách tiếp cận khác nhau mà sáu nhóm đã vận dụng

As shown in the table, the main issues on which the groups focused are:

Như đã trình bày qua bảng tổng kết, những vấn đề chủ yếu được các nhóm tập trung là:

(1) CONNECTION – the groups formulated planning and design concepts to help connect people inside and outside the KDTM in everyday life. They focused on the population groups living in the villages and on the periphery of the KDTM, the places where the land development and densification tend to be more spontaneous, or at least less controlled or supported from local authorities. In these zones, different management policies lead to different (or even sharply contrasting) settlement forms, lifestyles, socio-cultural activities and livelihoods. These zones were assessed by the teams as good places to begin connecting spaces and communities together. In other words, the various forms of settlement will co-exist on the basis of a symbiosis, taking into account all the advantages and disadvantages that each form of settlement may have to offer.

(2) AGRICULTURE - A KDTM's emergence puts an end to farming, compelling ex-farmers to become city dwellers whether they want it or not. This abrupt land use transformation leads to sudden livelihoods and job changes for residents. Sometimes it can be a shock, because people are not sufficiently prepared (or, more accurately, are not given sufficient time to prepare) for that change. They did not imagine what the future would hold for them after the end of their agricultural lives. In the meantime, both the KDTM inhabitants and the villagers need agricultural products for their daily lives, ideally fresh and safe food locally produced. Is it therefore possible to allow farming to continue in periurban zones? Rather than wiping out this activity, can we help it take a new form that should be more suitable to urban conditions and lifestyle? Wouldn’t it be possible to merge two notions – “farming” and “city” into a modern, clean, and economically viable “city farming” approach?

(1)

KẾT NỐI

- các nhóm đã đưa ra những đề xuất về quy hoạch và thiết kế nhằm giúp kết nối cuộc sống hàng ngày của người dân trong và ngoài KĐTM. Các nhóm đã tập trung vào những cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng và khu vực vùng ven KĐTM, những địa điểm mà sự phát triển đất đai và gia tăng mật độ có xu hướng tự phát, hoặc ít nhất cũng thiếu sự kiểm soát và hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. Tại những nơi này, các phương thức quản lý phát triển không gian khác nhau dẫn đến nhiều hình thái cư trú khác nhau (hay thậm chí là tương phản một cách rõ rệt), các lối sống, sinh hoạt văn hóa khác biệt cũng như nhiều cách thức sinh kế đa dạng. Theo đánh giá của các nhóm, đó là những địa điểm tốt để bắt đầu kết nối các không gian và cộng đồng dân cư với nhau. Nói cách khác, các mô hình cư trú sẽ chung sống theo kiểu cộng sinh dựa trên những yếu tố bù trừ, bổ sung cho nhau với tất cả những điểm mạnh hay yếu mà mỗi mô hình cư trú có được.

(2) NÔNG NGHIỆP

- sự xuất hiện của một KĐTM thường đặt dấu chấm hết cho sản xuất nông nghiệp, dồn ép những người từng là nông dân trở thành thị dân mà không quan tâm đến việc họ có mong muốn điều đó hay không. Sự chuyển đổi đột ngột đất đai dẫn đến sự thay đổi đột ngột sinh kế và nghề nghiệp của người dân. Đôi lúc điều đó có thể là một cú sốc, bởi vì người dân chưa được chuẩn bị đầy đủ (hoặc, phát biểu một cách chính xác hơn, là họ chưa có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị) cho sự thay đổi đó. Họ không hình dung được tương lai nào chờ đón mình sau khi công việc đồng áng trở thành dĩ vãng. Trong khi đó, người dân cả ở KĐTM lẫn các làng luôn cần các sản phẩm nông nghiệp cho đời sống hàng ngày của mình, lý tưởng nhất là các nông phẩm sạch, tươi sống được cung cấp tại chỗ. Từ đó, nên chăng để nông nghiệp tiếp tục phát triển tại các vùng ven đô? Thay vì xóa bỏ hoàn toàn việc canh tác, chúng ta liệu có thể giúp hoạt động đó tồn tại dưới một hình thức mới phù hợp hơn với những điều kiện và lối sống đô

(3) CULTURE - culture is often thought to have something to do with the passing of time. This means the earlier a culture was established and the longer it would develop, the higher it could be in terms of value. From this standpoint, KDTMs only began to take shape 20 years ago - a very short time compared to the very long history of neighbouring villages. Yet KDTMs now dominate and outshine the old villages adjacent to them, because they embody contemporary cultural values. Still, modern people living in modern new urban areas will always go back to traditional cultural values and regard these values as a strong foundation to cope with the increasingly high pressure of modern city life. In this sense, culture might be a golden key opening a door towards a more sustainable future for many KDTMs. Culture might also help rethink spatial planning concepts, be they modern ones as in the case of KDTMs or traditional ones as in the case of villages, so that they will have something in common on the way to secure an overall cultural value - sustainable community culture.

(3)

VĂN HÓA

- văn hóa thường được đánh đồng với thời gian. Điều này có nghĩa là thời gian hình thành và phát triển càng lâu dài thì giá trị văn hóa được tích lũy càng cao. Từ quan điểm này, những KĐTM chỉ mới xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây - một khoảng thời gian quá ngắn nếu so sánh với lịch sử hình thành lâu đời của các làng xã xung quanh. Nhưng các KĐTM hiện nay lại đang cho thấy sự “lấn át” hay “nổi trội” so với những làng xóm cũ kế bên bởi các KĐTM là hiện thân của những giá trị văn hóa đương đại. Tuy nhiên, những con người hiện đại sinh sống trong các KĐTM hiện đại vẫn luôn tìm đến những giá trị văn hóa truyền thống và xem đó là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần trước vô vàn áp lực của cuộc sống gây ra bởi nhiều vấn đề của đô thị và đô thị hóa. Như vậy, văn hóa cũng là một chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa phát triển bền vững cho các KĐTM cũng như giúp hoạch định và phát triển không gian một cách hiện đại như trường hợp các KĐTM hay theo một cách truyền thống như các làng xã, từ đó có được tiếng nói chung nhằm hướng đến một giá trị văn hóa tổng thể - văn hóa cộng đồng bền vững.

Section Phần

Conclusion Kết luận

Authors/ Các tác giả

Trần Minh Tùng

Tạ Quỳnh Hoa

The KDTM model of urban development is becoming a prevailing trend in terms of creating so-called “official” living areas in Vietnamese cities. This model is regarded as “advantageous” in terms of spatial planning, urban management and in creating modern living environments as well. This can be considered an inevitable outcome when the policies adopted and actions taken by authorities and managers focus on maximising support for projectbased housing development. In this context, KDTMs play an important role in housing provision, both quantitatively and qualitatively.

KDTMs participate in the urban expansion of cities through their construction in non-urban areas. They are mostly established on farmland in peri-urban zones, where (peri-) urbanisation has substantially transformed both the local physical context through projects (with the construction of infrastructure and a large number of buildings) and non-physical aspects (with the ongoing transformation of local residents’ lifestyles, culture, income and livelihoods). Regarded as “guests”, KDTMs turn out to play a “leading role” in occupying the space in peri-urban areas.

KĐTM đang trở thành một xu hướng phát triển không gian cư trú “chính quy” tại các thành phố Việt Nam khi mô hình này được đánh giá là “ưu việt” trong việc quy hoạch không gian, quản lý đô thị, tạo dựng hình ảnh kiến trúc cũng như kiến tạo môi trường cư trú hiện đại.

Đây có thể được xem là kết quả tất yếu khi những chính sách và hành động của các cấp chính quyền, các nhà quản lý đang hướng đến sự hỗ trợ tối đa trong việc hình thành và phát triển nhà ở theo hình thức dự án, mà trong đó các KĐTM góp phần quan trọng cung ứng số lượng cũng như nâng cao chất lượng nhà ở.

KĐTM được cấy ghép vào các đô thị chủ yếu trên những khu vực đất phi đô thị, mà thường là đất nông nghiệp, nằm ở các vành đai ven đô, nơi mà quá trình (ven) đô thị hóa đang làm thay đổi căn bản diện mạo vật chất thông qua sự xuất hiện các dự án (bằng việc thiết lập cơ sở hạ tầng, xây dựng nhiều công trình mới) lẫn khía cạnh phi vật chất (thông qua sự biến đổi lối sống, văn hóa cũng như thu nhập và cách thức mưu sinh của người dân địa phương). Được xem là những “vị khách”, nhưng thực tế cho thấy các KĐTM lại đang đóng vai trò là “chủ cuộc chơi” về chiếm lĩnh không gian tại các khu vực ven đô.

The project entitled “Bridging the gap: Study on the interactions between KDTMs and old villages during the urbanisation in Hanoi” emerged in this context. It was carried out within the framework of a bilateral cooperation between Canada and Vietnam from September 2016 until May 2018. This project offered the team of researchers from both countries the opportunity to better understand the diverse interactions between KDTMs and adjacent urbanised villages over the past 20 years. A specific case study was selected: the KDTM of Van Quan and four neighbouring villages of Van Quan, Yen Phuc, Yen Xa and Trieu Khuc. The two research questions guiding the research project were: “ What are the gaps between a KDTM and adjacent villages?” and “ How can these gaps be filled so as to allow a more sustainable integration of KDTM and old villages? ”.

The first outcome of the research was to depict the institutional context for the construction of KDTMs in Hanoi. This included reviewing and analysing a number of housing development policies for city dwellers since the early 1990s, along with modifications of legal documents regulating investment in urban development in general and the production of KDTMs in particular. From various sources of well-archived information (such as legal documents, policies and strategies formulated by both central and local authorities, planning documents with maps and timeline reports, etc.), and other information collected by the team during the project (such as in-depth interviews of planners, local architects, representatives from both state and private developers, managers as well as other experts involved in the establishment and development of KDTMs), the team realised that filling the gap(s) between KDTMs and adjacent villages is complex. This is actually a multi-disciplinary issue with multi-lateral interactions among the parties involved.

Chính vì vậy, dự án “Khỏa lấp khoảng trống: Nghiên cứu

tác động giữa KĐTM và làng xã nông thôn cũ trong quá

trình đô thị hóa tại Hà Nội” được thực hiện bởi sự hợp tác song phương Canada và Việt Nam từ 09/2016 đến 05/2018 là cơ hội để nhóm nghiên cứu từ cả hai phía có

thể hiểu rõ hơn sự tương tác đa dạng giữa KĐTM và quá

trình đô thị hóa làng xã kề cận trong 20 năm trở lại đây thông qua một trường hợp nghiên cứu cụ thể là KĐTM

Văn Quán với vùng dân cư lân cận bao gồm bốn ngôi

làng cũ là Văn Quán, Yên Phúc, Yên Xá và Triều Khúc.

Hai câu hỏi lớn xuyên suốt trong toàn bộ nghiên cứu là “Khoảng trống giữa KĐTM và các làng xã kề cận là gì?”

và “Làm thế nào để khỏa lấp những khoảng trống đó, hướng tới một sự tích hợp giữa KĐTM và làng xã nông

thôn cũ nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững?”.

Những kết quả bước đầu mà nhóm nghiên cứu đã đạt

được là phác họa bối cảnh thể chế cho việc xây dựng

các KĐTM trên địa bàn Hà Nội thông qua một số chủ

trương chính sách về phát triển nhà ở cho người dân

đô thị từ thập niên 1990, những thay đổi trong các văn

bản pháp lý về đầu tư xây dựng đô thị nói chung và các

KĐTM nói riêng. Từ nhiều nguồn tư liệu “tĩnh” khác nhau

được sưu tập (như các văn bản pháp lý, chính sách và

chiến lược của chính quyền trung ương lẫn địa phương, tư liệu quy hoạch với hệ thống bản đồ và những báo cáo trích dẫn theo tiến trình thời gian, ... ) cùng nhiều

tư liệu “động” được thực hiện trong suốt quá trình dự án

(như phỏng vấn chuyên sâu các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư địa phương, đại diện các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân, các nhà quản lý, các chuyên gia có liên quan đến sự hình thành và kiến tạo mô hình KĐTM, ...), nhóm nghiên cứu đã nhận thấy “khỏa lấp” khoảng trống giữa KĐTM và các làng xã kề cận thực sự là một công việc phức hợp bởi những đặc tính đa ngành của vấn đề và tính tương tác đa chiều của các chủ thể.

In contrast to the initial ambitions and preliminary hypotheses and viewpoints of the project, the team found that it would be difficult to answer these questions properly. Nevertheless, with the current research outcomes, the experts tried hard to identify and tackle interesting problems in order to bridge the gaps and the issues left open for discussion. We focused, in particular, on the interactions between KDTMs and old villages, two entities and forms of habitat that might seem irreconciliable. The team’s findings will be summarised below and highlighted in keywords and questions. It is our hope that this will provide some premises for managers and scientists to undertake further investigations into the interrelationships between these two entities.

Trái với những tham vọng được đặt ra dựa trên những giả thiết, nhận định khởi nguyên, nhóm nghiên cứu dự án đã nhận thấy là rất khó để trả lời triệt để các câu

hỏi ban đầu. Tuy nhiên, thông qua những gì đã được

thực hiện của dự án, các chuyên gia đã chủ động trong

việc phát hiện và tiếp cận những vấn đề thú vị để có thể “khỏa lấp” được một số vấn đề nghiên cứu vẫn còn đang bỏ ngỏ về sự tương tác giữa hai thực thể, hai mô

hình cư trú tưởng chừng là trái ngược nhau - KĐTM và làng xã cũ. Những phát hiện này, được chúng tôi tổng

kết lại sau đây, dưới hình thức những từ khóa và những câu hỏi, sẽ là tiền đề giúp các nhà quản lý và các nhà

khoa học có thể phát triển những nghiên cứu chuyên

sâu hơn trong tương lai về mối quan hệ tương tác giữa hai thực thể cư trú này.

CONFLICT BETWEEN/AMONG DEVELOPMENT

SCENARIOS: forgetting something old for developing something new?

This conflict can be reflected through a series of binary keywords describing KDTMs and adjacent villages as, for example, “urban” versus “rural”, “modern” versus “traditional”, “planned” versus “spontaneous”, “orderly” versus “chaotic”, etc. Is this perhaps the result of Vietnamese spatial development policies and strategies which always emphasise keywords like “urban(isation)”, “modern(isation)”, “plan(ification)”, “regular(isation)”, etc. and consider these important momenta for both economic growth and urban development?

SỰ ĐỐI NGHỊCH TRONG CÁC KỊCH

BẢN PHÁT TRIỂN: lãng quên cái cũ để phát triển cái mới?

Sự đối nghịch này được thể hiện thông qua một loạt cặp

từ khóa để mô tả các KĐTM và những làng xã kề cận như đô thị và nông thôn, hiện đại và truyền thống, quy hoạch và tự phát, quy củ và lộn xộn, ... Phải chăng trong trò chơi không gian này, người Việt Nam đã luôn nhấn

mạnh những từ khóa “đô thị (hóa)”, “hiện đại (hóa)”, “quy

hoạch (hóa)”, “quy củ (hóa)”, … trong hầu hết các chính sách và chiến lược phát triển không gian, đồng thời xem

đây là những động lực quan trọng để tăng trưởng kinh

tế lẫn tăng trưởng không gian đô thị?

It is apparent that in such a futuristic view, what may be called “old-fashioned” or “ancient” will be put on “the other side” of development. And as a consequence of this, villages seem to be forgotten in urban development scenarios. More specifically, this is urban expansion and the starting point for the fact that villages are largely ignored in urban development policies, despite the fact that most of the land area for such planned development is provided by those villages. The focus on how much land has been confiscated and used for the construction of KDTMs leaves unattended the so-called “remaining land” and the transformations that possibly occur when farmland is no longer available for agricultural production.

Certainly, existing villages cannot easily be urbanised or replaced by new and modern living quarters. A familiar scenario is therefore likely to happen - that is “freezing” those villages which will thereafter be developing in their own ways, finding their own solution and “escaping” from their own problems as well as difficult situations caused by external influences. Old things disappear and new things appear - this is inevitable in the course of development and also a fundamental principle of materialistic dialectics in the Marxist-Leninist philosophy, which is still so ideologically influential in Vietnam. However, in the case of KDTMs and the ongoing urbanisation of villages, rather than one urban form entirely replacing the other physically, what we see is a role-exchange or a kind of permutation. This raises the question: is “negation” one of the pathways for Vietnamese cities to develop? More accurately, is there “negation in thinking” or “negation in viewpoint” towards what has already existed?

Rõ ràng với góc nhìn đầy “vị lai” như vậy thì những gì

được xem là “không thời thượng” hay “xưa cũ” sẽ trở thành “phía bên kia” của sự phát triển. Và một sự “lãng

quên” các làng xã trong những kịch bản phát triển đô

thị, chính xác hơn là mở rộng diện tích đô thị, xuất phát

từ đây, mặc dù một lượng lớn đất đai phục vụ cho việc mở rộng đô thị đó lại đến từ nguồn cung của chính các làng xã này. Người ta quan tâm đến số đất được “lấy đi” cũng như làm gì với số đất đấy nhiều hơn là số đất “còn lại” cùng những thay đổi khi phương tiện sản xuất chính của người (nông) dân đã không còn.

Tất nhiên, khi các làng xã hiện hữu không thể dễ dàng bị xóa bỏ và thay thế hoàn toàn bởi những khu dân cư mới hiện đại thì một kịch bản thường thấy là sự “đóng băng”

để các làng xã ấy tự phát triển, tự xoay xở, tự “thoát” khỏi những khó khăn nội tại và cả những tác động từ bên ngoài. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới, sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đây là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin vốn được đề cao và chi phối hệ tư tưởng tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua trường hợp KĐTM và làng xã trong quá trình vận động đô thị, chúng ta đã không thấy sự thay thế vật lý, mà quy luật trên đã được vận dụng một cách “khéo léo” bởi sự thay thế vai trò, hay còn gọi là hoán vị. Nói cách khác, phải chăng một trong những cách thức đô thị Việt Nam phát triển là dựa trên sự “phủ định”, mà chính xác hơn là “phủ định trong suy nghĩ” hay “phủ định trong quan điểm” đối với những cái đã có?

RUPTURE IN ARCHITECTURE AND

SPACE: what are the reasons for the difference (or the distance) between KDTMs and surrounding villages in the usual context?

The contrasting urban development scenarios observed in KDTMs and in villages has resulted in many differences. Most visible is the rupture in architecture which has now become prevalent in peri-urban areas. If villages tend to develop through the construction of low-rise buildings, with houses evenly distributed all over a certain territory area, KDTMs mainly strive for the sky with numerous high-rise apartment buildings which are found in either the core or periphery of projects. In the latter case, these high-rise buildings create a so-called “architectural fence” separating and distinguishing a KDTM from neighbouring villages. Such an architectural rupture brings a very different feeling about space: a KDTM is “scattered but crammed” (“scattered” on the ground but “crammed” up in the air) while a village is “dense but open” (“densely constructed” on the ground but “widely open” up in the air).

Therefore, in the same former farmland areas, KDTMs are arrogant in their race to reach the sky; as a result of the “modern planning and design principles” supported and encouraged by various parties involved. These KDTMs are regarded as symbols for spatial development and an urban renewal achievement of authorities. No matter which context it may take or whatever happens, KDTMs show a complete “man-made” process in spatial development, making a very old and “nature-based” village become an “odd” component in the current modernisation in both urban space and urban residents’ opinion.

SỰ ĐỨT GÃY TRONG KIẾN TRÚC VÀ

KHÔNG GIAN: nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa KĐTM với các làng xã xung quanh trong bối cảnh chung?

Chính sự đối nghịch trong kịch bản phát triển giữa

KĐTM và các làng xã đã kéo theo những khác biệt và nhiều chênh lệch, mà hệ quả rõ ràng nhất có thể thấy

được trực tiếp bằng thị giác là sự đứt gãy về kiến trúc

tại các khu vực ven đô. Nếu như các làng xã nông thôn

thiên về phát triển theo chiều ngang với những kiến trúc thấp tầng dàn trải đều trong phạm vi lãnh thổ thì

các KĐTM lại chủ yếu phát triển theo chiều đứng với

hàng loạt chung cư cao tầng, hoặc phân bố tập trung

tại lõi KĐTM, hoặc phân bố ngoài rìa tạo nên một “tường rào” kiến trúc chia tách và phân biệt KĐTM với các làng xã xung quanh. Những “đứt gãy” kiến trúc gây ra cảm giác về không gian khác nhau: các KĐTM “thoáng nhưng chật” (“thoáng” ở mặt đất nhưng “chật” trên không) trong khi các làng thì “chật nhưng thoáng” (“chật” ở mặt đất nhưng “thoáng” trên không).

Như vậy, trên cùng những vùng đất nông nghiệp cũ trước đây, các KĐTM đang ngạo nghễ mọc lên bởi những “nguyên lý thiết kế kiến trúc và quy hoạch hiện đại” được hậu thuẫn và cổ súy từ nhiều phía, được xem như biểu tượng cho sự phát triển không gian và thành

quả từ quá trình đổi mới đô thị của chính quyền. Bất luận bối cảnh và những gì đang diễn ra xung quanh có như thế nào, các KĐTM cho thấy tính “nhân tạo” hoàn toàn trong việc chiếm lĩnh không gian, khiến những làng xã hình thành từ lâu đời vốn phát triển dựa trên tính “tự nhiên” lại trở thành các thành tố “lạc lõng” trước làn sóng hiện đại hóa không gian lẫn hiện đại hóa quan điểm của người dân đô thị.

The intention of making a difference from the authority, developers and designers to confirm that KDTM is an advanced (and outstanding) residential concept is currently used as an efficient advertisement with regard to visual opposition in the city. Will this effect be, to a certain extent, able to make a KDTM and its architecture “glittering” and “superior” in the mind of the public? Will villages consequently become underdeveloped or underprivileged areas in the city?

EMERGENCE OF TRANSITIONAL SPACE BETWEEN

KDTMS AND VILLAGES: areas of diversity for concept variations and context-based implementations?

On the city scale, it seems that KDTMs and villages (along with other urban components) are located next to each other and that they are mixed together, making demographic density and urban space look like a puzzle. But if one zooms on KDTMs, especially on the periphery, it is easy to see vacant land plots between these entities, creating what we might call “porosity” in peri-urban areas. However, these vacant land plots, in one way or another, are opportunities to be fully used to maximise the impacts, effects and facilities of KDTMs. In other words, the areas surrounding KDTMs have benefited from such a development. Depending on the distance between a KDTM and adjacent villages, these surrounding areas take different forms, leading to different morphological scenarios. In reality, this development can be official and project-based: a new housing project for rent or purchase (yet not an actual KDTM project due to its small size), a de-densification of residential projects allowing the population of a village to move to its margins, a small-scale industrial park, a public service hub, etc. But this development might also be spontaneous, driven by individual land-use changes without control from the local authority. Such is the case, for instance, with the “service land plots” handed to ex-farmers who have lost farmland to help them improve their livelihoods.

Chính sự cố tình tạo ra khác biệt, chủ ý đến từ phía chính quyền, các nhà đầu tư lẫn người thiết kế để khẳng định tính ưu việt, nổi trội của mô hình KĐTM, đang được khai thác như một phương thức quảng cáo hiệu quả dựa trên sự đối lập hình ảnh trong đô thị. Phải chăng điều này vô hình trung đã làm kiến trúc các KĐTM trở nên “lung linh” và “thượng phong” hơn, đẩy các làng xã dần trở thành những “vùng lõm” của kiến trúc đô thị?

HIỆN KHÔNG GIAN CHUYỂN TIẾP GIỮA KĐTM VÀ LÀNG XÃ: khu vực đa dạng của những biến thể, những cách làm theo bối cảnh?

Nếu nhìn ở tỷ lệ toàn thành phố, có vẻ như những KĐTM và các làng xã (cùng nhiều yếu tố không gian khác) nằm

kế cận nhau và đan xen nhau, tạo nên sự đặc chắc dân cư và không gian đô thị như một trò chơi ghép mảnh. Thế nhưng, nếu phóng to chi tiết các KĐTM, đặc biệt là khu vực vùng biên, chúng ta lại thấy giữa các thực thể này vẫn có những khoảng rỗng tạo nên độ xốp của không gian ven đô. Các khoảng rỗng đó, bằng cách này hay cách khác, trở thành những cơ hội được sử dụng triệt để nhằm tận dụng những ảnh hưởng, những hiệu ứng, những tiện nghi từ các KĐTM. Nói cách khác, vùng ven các KĐTM trở thành phần “ăn theo”. Tùy theo khoảng cách giữa KĐTM và các làng xã xung quanh, vùng ven này có bề rộng khác nhau, kéo theo nhiều kịch bản hình thái khác nhau. Thực tế cho thấy đó có thể là sự phát triển chính quy dưới hình thức dự án: một khu nhà ở thương mại (nhưng không phải là dự án KĐTM do sự hạn chế về diện tích), một khu nhà ở giãn dân của làng, một khu công nghiệp nhỏ, một khu dịch vụ tiện ích công cộng, ... nhưng cũng có thể là sự phát triển tự phát dựa trên việc chuyển đổi công năng đất đai được thực hiện riêng rẽ bởi người dân với sự “bỏ ngỏ” của chính quyền nhằm giúp người dân mất đất có cơ hội cải thiện cuộc sống.

Thus, “turning the tables” is a noticeable mode of development in the surrounding areas of KDTMs. There, local people are immensely affected by KDTMs but they also gain the most benefits from these projects. The “porosity” that once characterised the interface between a KDTM and an old village is reduced due to building activities. But at the same time, these areas play the role of spatially transitional zones, just like the rubber washer in a window frame and in a washing machine ensuring air- and water-tightness. This is regarded as an efficient “anti-shock” solution, as far as the rupture in architecture or the opposition in development scenarios aforementioned is concerned.

INTERACTION AMONG PEOPLE LIVING IN DIFFERENT HABITAT ENVIRONMENTS: self-adaptation to new living conditions?

As analysed, the villages encircling KDTMs are “embarrassed” by a paradox: village cores used to be the most important part of these rural settlements with their edges being less developed. Today, everything has changed: village edges have become much more “attractive” and “dynamic” because of new residents along with new services/facilities arising from the construction of a KDTM nearby. The “lower social status” people who have traditionnaly resided at the edge of villages have become “richer” and might now enjoy a “higher status” than the “old families” living in the core. These once “peripheral” households benefited directly from the construction of new roads and from daily contacts with the KDTMs which are now adjacent to their homes. Vacant land plots at the edge of a village have indeed become busy urban areas as a result of the planned urban development process. These areas have been divided into small parcels and sold at a high price. It is therefore possible to say that the capitalist mode of urban development and the characteristics of KDTMs have spilt out of their boundaries and penetrated into surrounding villages.

Như vậy, đã có một sự “tương kế tựu kế” đáng chú ý

trong cách thức phát triển tại khu vực vùng ven các

KĐTM - nơi được xem như chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ

KĐTM, nhưng cũng được hưởng lợi nhiều nhất từ chính

các KĐTM đó. Các hoạt động xây dựng đã làm biến mất độ xốp nhưng đồng thời, giống như lớp gioăng đệm co

giãn linh hoạt bao quanh các KĐTM và các làng, những khu vực này tạo nên sự chuyển tiếp không gian và được xem như biện pháp chống “sốc” hiệu quả bởi sự đối nghịch kịch bản phát triển hay đứt gãy kiến trúc được đề cập ở phần trên.

SỰ TƯƠNG TÁC CỦA NGƯỜI DÂN GIỮA CÁC THỰC THỂ KHÔNG GIAN: chủ động thích nghi với cuộc sống, bối cảnh mới?

Như vậy, các làng xã bao quanh các KĐTM đang trở nên “bối rối” bởi một nghịch lý: khu vực trung tâm của làng

trước đây theo nguyên tắc định cư nông thôn truyền thống được xem là thành phần quan trọng nhất và loãng dần ra phía rìa làng, thì bây giờ mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi, khu vực rìa làng lại trở nên “hấp dẫn” và

“sôi động” hơn bởi có thêm nhiều cư dân mới cùng với

các dịch vụ và tiện ích mới “ăn theo” việc xây dựng một

số KĐTM ở gần đó. Những người dân “địa vị xã hội thấp”

thường sống ở rìa làng trước đây thì bây giờ lại trở nên

giàu có và “có địa vị kinh tế” hơn so với các “gia đình cũ”

sống ở vùng lõi, do được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở đường, tiếp xúc với KĐTM. Những mảnh đất rìa làng bỏ hoang trước đây, như một hệ quả của tiến trình đô thị hóa và việc phát triển mở rộng đô thị theo quy hoạch, trở thành đất đô thị “nhộn nhịp” và “năng động” trước những biến đổi của bối cảnh, được chia nhỏ nhưng lại được bán với giá không hề thấp. Như vậy, có thể nói rằng tính đô thị đã vượt ra khỏi ranh giới KĐTM để lan tỏa vào các làng xã nông thôn xung quanh.

Figure 7.1: The gap between KDTMs and old villages during the urbanisation in Hanoi

Hình 7.1: Khoảng cách giữa KĐTM và làng xã nông thôn cũ trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội

The four most important parties involved in the transformation of peri-urban areas are: (1) authority, (2) project developer, (3) local people (villagers) and (4) KDTM inhabitants . The first two actors pursue their own objectives in the land redevelopment game. Their actions are always intentional and, for the most part, aligned on their interests in Vietnam’s current market economy. In this context, the other two parties - old and new residents - must come together and bridge the gaps that the authority and project developer cannot (or do not want to) fill. In other words, in this four-party play, the first two parties often take the upper-hand position because they have the tools to do so, while the other two parties must cooperate in order to minimise their risks.

Trong số bốn nhóm chủ thể quan trọng nhất: (1) chính quyền, (2) chủ dự án, (3) người dân địa phương, (4)

người dân KĐTM thì hai nhóm chủ thể đầu, bởi nhiều lý do về quyền lợi, đều có mục đích cá nhân cùng những toan tính riêng của mình trong “trò chơi” không gian này nên hành động của họ đều có chủ ý, hẳn nhiên là vì quyền lợi sát sườn của bản thân trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Vì vậy, hai nhóm chủ thể sau - người dân mới và cũ - phải tìm đến nhau để khỏa lấp những khoảng trống mà chính quyền và chủ dự án đã không thể (hoặc không muốn) khỏa lấp. Nói cách khác, trong “ván bài” bốn bên này, với các công cụ có được trong tay, hai nhóm chủ thể đầu thường giữ thế thượng phong thì hai nhóm chủ thể sau bắt buộc phải tìm đến nhau để giảm thiểu những bất lợi.

SYMBIOSIS BETWEEN DIFFERENT HABITAT

CONCEPTS: self-correction of shortcomings?

KDTMs, developed following modern planning principles and design concepts as a result of internationalisation, have shown some advantages and met the demand for contemporary life of a new generation of Vietnamese people. Nevertheless, the KDTM concept appears to be futuristic or ideological in its own operation and function. This has led to a neglect of “popular factors” closely connected with residents’ daily life. For example, traditional markets have disappeared and been replaced with modern supermarkets, street vendors are prohibited and instead replaced by kiosks or shops. It goes without saying that the prices are higher as rental fees are charged. High-quality services are brought into KDTMs to upgrade them and keep a symbolic image of a new life and consumption culture. 5

SỰ CỘNG SINH

GIỮA CÁC MÔ HÌNH

CƯ TRÚ: hoàn thiện thiếu sót của mỗi mô hình?

KĐTM, với các nguyên lý và cách thức thiết kế hiện đại

được quốc tế hóa, đã cho thấy phần nào sự ưu việt và

đáp ứng những nhu cầu cập nhật cuộc sống đương đại của một thế hệ người dân Việt Nam mới. Tuy nhiên mô

hình này lại cho thấy tính lý tưởng vị lai trong quan điểm vận hành, dẫn đến thiếu vắng những yếu tố “bình dân” gắn liền với cuộc sống thường nhật. Chẳng hạn như chợ truyền thống biến mất và được thay thế bằng các siêu thị hiện đại, hàng rong bị cấm đoán và được thay thế bằng các ki-ốt, cửa hàng sang trọng có sự quy hoạch và hẳn nhiên là giá cả cao hơn để bù lại cho chi phí thuê mặt bằng. Những dịch vụ cao cấp được cấy ghép vào bên trong các KĐTM nhằm nâng cấp và giữ vững hình

ảnh về một cuộc sống mới với văn hóa tiêu dùng mới.

On the contrary, villages - despite being urbanised - still maintain their traditional characteristics which are notable for their own lifestyles based on traditional services and spaces. The incorporation of modern buildings into traditional villages is still seen by many people as “inappropriate” with the result that villagers must go outside their villages to secure access to modern services in neighbouring quarters. The planning and construction of KDTMs next to villages meet these needs to a certain degree. The on-site surveys and interviews of local communities show that people use (and are quite satisfied with) the new services established in the KDTM near their villages.

So, from both sides - KDTMs and villages - there are some advantages based on their own characteristics, spatially considered, along with disadvantages that remain unsolved. The symbiosis of these two entities may be compared to two extremes in Vietnam, often seen in the “yin-yang” symbol: KDTMs are “yang” - active while villages are “yin” - passive in spatial development of peri-urban areas. But mirroring traditional philosophy, these seemingly opposite or contrary forces may actually be complementary, interconnected, and interdependent. This yin-yang principle/theory can be reflected in the symbiosis between KDTMs and adjacent villages: there is nothing absolutely “yin” or absolutely “yang”, “yang” can be found in “yin” and vice versa.

Consequently and simultaneously, the gaps between KDTM and adjacent villages have different dimensions:

Ngược lại, các làng xã, mặc dù bị đô thị hóa, vẫn giữ

được tính “bình dân” vốn dĩ đậm đặc với những phương

cách sinh hoạt truyền thống gắn liền với các kiểu loại

không gian dịch vụ truyền thống. Việc cấy ghép những

công trình hiện đại vào các làng xã phần nào vẫn “nhạy

cảm” trong tư tưởng dẫn đến người làng thường phải ra

khỏi làng để sử dụng các dịch vụ hiện đại tại những khu dân cư khác. Sự xuất hiện của KĐTM ngay bên cạnh làng

phần nào đã thỏa mãn được nhu cầu ấy. Những cuộc

điều tra, phỏng vấn tại chỗ người dân đã chứng minh sự hài lòng nhất định của họ khi được bổ sung các dịch vụ mới kế cận với làng.

Như vậy, cả hai phía, KĐTM và các làng xã, đều có những

ưu việt gắn với các đặc tính không gian cùng một vài hạn chế mà mỗi thực thể chưa tìm ra được cách giải quyết triệt để. Sự cộng sinh của các thực thể này được ví như quan điểm “thái cực” mà người Việt Nam thường sử dụng trong hình ảnh “xoáy âm - dương”: các KĐTM đóng vai trò “dương” - chủ động, các làng xã đóng vai trò “âm” - thụ động trong tiến trình vận động không gian tại khu vực ven đô. Hai cực này luôn đi cùng với nhau và bổ khuyết cho nhau. Sự cộng sinh của các KĐTM và những làng xã cận kề cũng thể hiện quy luật bản chất của triết lý âm dương là không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và trong âm có dương, trong dương có âm.

Do đó, khoảng trống giữa các KĐTM và các làng xã kề cận có thể được hiểu theo nhiều nghĩa đồng thời:

(1) Legal gaps - as seen in the connection of urban development policies, strategies and concepts so that all entities can develop towards sustainability on their own. Legal gaps may be filled, not only with official documents (administrative commands) as often seen in Vietnam, but also with legal assistance delivered by political groups or nonpolitical organisations, instead of individual actions/activities in the community, so that people will be able to adapt themselves to new development contexts;

(2) Physical gaps - as seen in the differences in both architecture and spatial design between the two entities. These gaps can also be interpreted as “vacant land” in between. It seems that the interactions between KDTMs and adjacent villages have brought interesting facts for the team to study while approaching the subject and most clearly demonstrated with various patterns of “peri-urbanisation” in cities that are typically Vietnamese with a number of models, for instance “inbetween land”, “waiting-for-transformation land”, “waiting-forproject land” in transitional areas;

(3) Psychological gaps - these are left in the minds and hearts of people (farmer) when they have lost their (farm) land and work tools. As a consequence, their livelihoods must change. We often feel sorry for them when we ask the question “how will they live when their farmland is gone?” but the data that we collected in this project outlined a different picture: most of the people are satisfied with more income from the new, non-agricultural economic activities that they took on after losing their farmland and particularly from services for urban residents. However, the ex-farmers we interviewed and surveyed did not conceal their “shock” when they received a “huge” amount of money as “compensation for land acquisition” and they had to think about how to spend this amount of money as efficiently as possible. Occupational transformation is inevitable, but not everyone could overcome that shock.

(1) Các khoảng trống pháp lý - trong việc kết nối

các chính sách, các chiến lược, các cách thức phát triển để tất cả các thực thể có thể chủ động phát triển bền vững. Khoảng trống pháp lý được khỏa lấp không chỉ

đơn thuần bằng những văn bản mang tính chất mệnh

lệnh hành chính như thường thấy ở Việt Nam, mà đó nên là sự hỗ trợ pháp lý được thực hiện thông qua những tổ chức, đoàn thể chính trị hoặc hội nhóm phi

chính trị thay vì là một số hoạt động tự phát, riêng lẻ của

người dân để tự thích ứng với bối cảnh mới;

(2) Các khoảng trống vật lý - thể hiện qua sự

chênh lệch, khác biệt về kiến trúc cũng như cách thức

kiến tạo không gian giữa các thực thể. Khoảng trống này còn có thể được hiểu là những không gian trống nằm xen kẽ giữa các thực thể. Có vẻ là quá trình tương tác giữa các KĐTM và những làng xã kề cận mang lại nhiều điều thú vị khi tiếp cận và cũng thể hiện chân thực nhất một số cách thức “ven đô thị hóa” tại các thành phố với những khái niệm rất Việt Nam như “đất xen kẹt”, “đất chờ chuyển đổi”, “đất chờ dự án” ở những khu vực chuyển tiếp giữa các thực thể này;

(3) Các khoảng trống tâm lý - để lại trong lòng người (nông) dân khi mất công cụ, phương tiện sản xuất chính (đất nông nghiệp), dẫn đến nguồn sinh kế bị thay đổi. Chúng ta vẫn thường “xót thương” cho họ khi đặt ra câu hỏi “mất đất rồi họ biết làm gì để sống?” nhưng thực tế, từ nguồn dữ liệu thu thập của dự án nghiên cứu, lại cho thấy rằng phần lớn họ khá hài lòng với nguồn thu nhập từ những ngành nghề mới (hoạt động kinh tế phi nông nghiệp) mà trong đó việc cung ứng các dịch vụ đô thị chiếm một tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên, họ cũng không che giấu cảm giác “sốc” khi cầm một khoản tiền “lớn” đến từ việc đền bù đất và tìm cách sử dụng hợp lý nhất. Sự chuyển đổi nghề nghiệp là không thể tránh

khỏi nhưng không phải người (nông) dân nào cũng có thể vượt qua cú sốc đó.

The outcomes of surveys regarding the interactions between KDTMs and adjacent villages can also reflect and reconfirm the characteristics of urbanisation in Vietnam, as they are closely linked with five transformative factors summarised by the World Bank (2011)1: (1) “administrative” transformation - related to policies, institutions and actual management; (2) “spatial” transformation focusing on land-use changes; (3) “economic” transformation related to characteristics and changes in economic activities as a driving force for urbanisation; (4) “demographical” transformation because of socio-economic development and spatial organisation (and vice versa); (5) “social welfare” transformation related to the improvement of living conditions for people, especially underprivileged groups. These phenomena come out from the incorporation of KDTMs into the city network and trigger growth in surrounding areas. These transformations have resulted, on the one hand, from villagers’ self-adaptation and exploitation of “urban” factors. By doing so, village people can maintain and improve their lives in a new context when they have lost their farmland. On the other hand, this demonstrates an opposition between two urban development scenarios, as the two entities are located next to each other and they must learn how to get on well with each other.

Kết quả của việc khảo sát thực tế quá trình tương tác

giữa KĐTM và các làng xã kề cận này cũng phản ánh

và khẳng định lại một lần nữa những đặc thù của quá

trình đô thị hóa tại Việt Nam gắn kết mật thiết với năm

yếu tố chuyển đổi mà World Bank (2011)1 đã từng nhận

xét: (1) Chuyển đổi “hành chính” - liên quan đến những

chính sách, thể chế và thực tiễn quản lý; (2) Chuyển đổi ”không gian” tập trung vào những thay đổi trong sử dụng đất; (3) Chuyển đổi “kinh tế” liên quan đến tính

chất và sự biến đổi trong các hoạt động kinh tế có vai

trò dẫn dắt quá trình đô thị hóa; (4) Chuyển đổi “dân số” là những thay đổi kinh tế xã hội do sự biến đổi về kinh tế và tổ chức không gian gây ra (và ngược lại); (5)

Chuyển đổi “phúc lợi” liên quan đến việc cải thiện điều kiện sống của người dân, nhất là đối với những người ít được ưu tiên. Đó là hệ quả của việc cấy ghép các thực thể KĐTM - hạt nhân để tạo ra những khu vực không gian mới - trong đô thị và kích ứng các khu vực xung quanh. Những biến chuyển này, một mặt là kết quả từ sự thích nghi cũng như tận dụng các yếu tố “đô thị” của người dân làng xã để cải thiện cuộc sống “mới” khi không còn đất sản xuất nông nghiệp, nhưng mặt khác lại minh chứng một sự đối lập giữa hai kịch bản phát triển, tăng trưởng đô thị nằm sát cạnh nhau và hai mô hình này buộc phải tự tìm cách để thích ứng lẫn nhau.

1 World Bank (2011), Vietnam Urbanisation Review, Technical Assistance Report

1 Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa tại Việt Nam, Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật

Bibliography Tài liệu tham khảo

Boothroyd, P., Pham Xuan Nam (2000). Socio-economic renovation in Viet Nam: The Origin, Evolution, and Impact of Doi Moi. Ottawa: International Development Research Centre, 174 p.

Boudreau, J. and Labbé, D. (2011). Les nouvelles zones urbaines à Hanoï: ruptures et continuités avec la ville. Cahiers de géographie du Québec, 55(154), pp. 131-149.

Bunnell, T. and A. M. Nah (2004). Counter-global cases for place: Contesting displacement in globalising Kuala Lumpur Metropolitan Area. Urban Studies, 41(12), pp. 2447-2467.

Bunnell, T. et al., Eds. (2013). Cleavage, connection and conflict in rural, urban and contemporary Asia. Dordrecht, Springer.

Cafef (31/10/2014). Rà soát quy định quản lý cấp nước khu đô thị mới, nhà chung cư [Examen des règlements régissant l’approvisionnement en eau dans les nouvelles zones urbaines et les immeubles collectifs]. Retrieved from http://cafef.vn/bat-dong-san/ra-soat-quy-dinh-quanly-cap-nuoc-khu-do-thi-moi-nha-chung-cu-201410310921256607.chn

Calabrese, L-M., Van Faassen, W., Qu Lei (2015). Re-Framing resilient urbanism. A smart alternative to generic new town development in South-East Asia: The Case of Hanoi (Vietnam). Conference proceedings paper of the 8th Conference of the International Forum Urban.

Cerise, E. (2009). Fabrication de la ville de Hanoï entre planification et pratiques habitantes –conception, production et réception des formes bâties. Thèse de doctorat, Université Paris 8.

Connell, J. (1999) Beyond Manila: Walls, malls, and private spaces. Environment and Planning A 31(3): pp. 417-439.

DiGregorio, M. (2001) Iron works: Excavating alternative futures in a Northern Vietnamese Craft Village. Department of Urban Planning. Los Angeles: UCLA. (unpublished PhD dissertation).

DiGregorio, M. (2011) Into the land rush: Facing the urban transition in Hanoi’s Western suburbs. International Development Planning Review 33(3): pp. 293-319.

Douglass, M. (2008). Globopolis or cosmopolis? - Alternative futures of city life in East Asia. 5th East-Asian Regional Conference in Alternative Geography (EARCAG), Seoul, Korea, 13-16 December 2008.

Douglass, M. and Huang Liling (2007). Globalising the city in Southeast Asia: Utopia on the urban edge - The case of Phu My Hung, Saigon. International Journal of Asian-Pacific Studies, 3(2): pp. 1-42.

Fanchette, S. et al. (2011). « L’extension de Hanoï et les défis pour les périphéries urbaines ». in Chaléard J.L (dir.), Les métropoles des Suds vues de leurs périphéries. Paris : Karthala.

Fanchette, S. (2015) Gestion foncière métropolitaine et confrontations entre société villageoise et État/province (Delta du Fleuve Rouge). Hérodote 2(157): pp. 184-199.

Fanchette, S. Ed. (2015). Hanoï, future métropole. Rupture de l’intégration urbaine des villages. Marseilles: IRD Éditions.

Firman, T. (2000). Rural to urban land conversion in Indonesia during boom and bust period. Land Use Policy, 17(1), pp. 13-20.

Firman, T. (2004). New town development in Jakarta Metropolitan Region: a perspective of spatial segregation. Habitat International, 28, pp. 349-368.

Geertman, S. (2007). The self-organising city in Vietnam. Processes of change and transformation in housing in Hanoi. Thèse de doctorat, Bouwstenen Publicatieburo, The Netherlands

Gilard, O. (2006). Risques d’inondation dans le delta du fleuve Rouge : De la nécessité d’améliorer leur prise en compte dans le processus d’amélioration du territoire. Hérodote, 2(121), pp. 42-54.

Gourou, P. (2015). Farmers in the Tonkin. Youth Publisher and French Institute of Far East Studies.

Graham, S. and Marvin, S. (2001). Splintering urbanism: networked infrastructures, technological mobilities and the urban condition. Routledge, London.

GSO - General Statistics Office of Viet Nam. (2016). Area, population and population density by province. Retrieved from https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=774

GSO - General Statistics Office of Viet Nam.(2017). Population and labour. Retrieved from https:// www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3

Ha Dong District. (2013). Phường Phúc La - điểm sáng trong các phong trào. Retrieved from http:// hadong.hanoi.gov.vn/portal/Pages/20130905/phuong-phuc-la-diem-sang-trong-cacphong-trao.aspx

Hall, D. et al. (2011). Powers of exclusion: Land dilemmas in Southeast Asia. Honolulu, University of Hawaii Press.

Harms, E. (2016). Luxury and rubble. Civility and dispossession in the New Saigon. Oakland: University of California Press.

Hoa Ta Quynh et al. (2017). Van Quan new urban area and its surroundings areas: Study on the transformation of architecture, urban planning and civil life [PowerPoint presentation]. Hanoi: National University of Civil Engineering.

HUD - Housing and Urban Development Corporation. (2018). Dự án Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc (Hà Đông - Hà Nội). Retrieved from http://www.hud.com.vn/content/du-khu-dothi-moi-van-quan-yen-phuc-ha-dong-ha-noi

Hudalah, D. et al. (2007). Peri-urbanisation in East Asia: a new challenge for planning? International Development Planning Review, 29(4), pp. 503-519.

Kinh doanh xanh. (2015). Cụm làng đa nghề Triều Khúc (Hà Nội): Bao giờ hết ô nhiễm?. Retrieved from http://thoibaokinhdoanh.vn/Kinh-doanh-xanh-16/Cum-lang-da-nghe-Trieu-Khuc-HaNoi-Bao-gio-het-o-nhiem-18901.html

Kinh te and Do thi. (2013). Làng guốc Yên Xá - Trăn trở chuyện bảo tồn. Retrieved from http:// kinhtedothi.vn/lang-guoc-yen-xa-tran-tro-chuyen-bao-ton-77993.html

Labbé, D. (2010). Facing the urban transition in Hanoi: recent urban planning issues and initiatives. Institut national de la recherche scientifique - Centre Urbanisation Culture Société

Labbé, D. (2011). Urban destruction and land disputes in peri-urban Hanoi during the late-socialist period. Pacific Affairs, 84(3), 435-53.

Labbé, D. (2015). «Media dissent and peri-urban land struggles in Vietnam: The case of the Văn Giang incident». Critical Asian Studies. 47 (4), pp. 495-513.

Labbé, D. (2014). Land politics and livelihoods on the margins of Hanoi, 1920-2010, Vancouver: UBC Press.

Labbé, D. (2015). “Once the land is gone: Land redevelopment and livelihood adaptations on the outskirts of Hanoi, Vietnam”. in Caballero-Anthony M. and Barichello R. (eds). Balanced Growth for an Inclusive and Equitable ASEAN Community. pp. 148-180

Labbé, D. and Boudreau, JA. (2015) Local integration experiments in the new urban areas of Hanoi. South East Asia Research 23(2): pp. 245-62.

Labbé, D. and Musil, C. (2011) L’extension des limites administratives de Hanoi : un exercice de recomposition territoriale en tension. Cybergeo: European Journal of Geography. Retrieved from http://cybergeo.revues.org/24179

Labbé, D. and Musil, C. (2014). «Periurban Land Redevelopment in Vietnam under Market Socialism”. Urban Studies. 51(6), pp. 1146-1161.

Labbé, D. and Musil, C. (2017) Les « nouvelles zones urbaines » de Hanoï (Vietnam) : dynamiques spatiales et enjeux territoriaux. Mappemonde. Retrieved from http://mappemonde.mgm. fr/122as1/

Lamster, M. (2011) The Grass isn’t always greener: Hanoi masterplan. Architect. Retrieved from http://www.architectmagazine.com/design/urbanism-planning/the-grass-isnt-alwaysgreener-hanoi-master-plan_o

Magnan, A.K. (2014). Avoiding maladaptation to climate change: towards guiding principles. S.A.P.EN.S, 7(1). Retrieved from https://sapiens.revues.org/1680

McElwee, P., Tuyen N., Hue, L. and Huong, L. (2017). Flood vulnerability among rural households in the Red River Delta of Vietnam: implications for future climate change risk and adaptation. Natural Hazards, 86(1), pp. 465-492. DOI: 10.1007/s11069-016-2701-6

McGee, T. G. and Robinson, I. M., Eds. (1995). The mega-urban regions of Southeast Asia. Vancouver, UBC Press.

Mottet, É. and Roche, Y. (2008). L’urbanisation de la ville de Ninh Binh dans le delta du fleuve rouge (Vietnam) : Mise en perspective des forces et faiblesses de la gestion du risque. VertigO - la revue électronique en sciences de l’environnement, 8(3). DOI: 10.4000/vertigo.7782

Nguyen The Hung (2006). The transformation of religious pavilion. Journal of Tangible Cultural Heritage, pp. 41-46.

Nguyen Van Suu (2007). Contending views and conflicts over land in Vietnam’s Red River Delta. Journal of Southeast Asian Studies, 38(2), pp. 309-34.

Nguyen Van Suu (2009) Agricultural land conversion and its effects on farmers in contemporary Vietnam. Focaal - European Journal of Anthropology 54(1): pp. 106-13.

Ortega, AAC. (2012) Desakota and Beyond: Neo-liberal production of suburban space in Manila’s fringe. Urban Geography, 33(8): pp. 1118-1143

Pandolfi, L. (2001). Une terre sans prix: réforme foncière et urbanisation au Vietnam - Hanoï, 19862000. Thèse de doctorat, Université Paris 8.

Percival, T., & Waley, P. (2012). Articulating Intra-Asian urbanism: The production of satellite cities in Phnom Penh. Urban Studies, 49(13): pp. 2873-2888.

Perkins Eastman. (2017). Hanoi capital masterplan to 2030. Retrieved from http://www. perkinseastman.com/project_3407114_hanoi_capital_master_plan_to_2030

Philips, DR., and Yeh, AG-O. (1987) New towns in East and Southeast Asia: Planning and development. Hong Kong: Oxford University Press.

Prasad, N., Ranghieri, F., Shash, F. and Trohanis, Z. (2009). Climate resilient cities: a primer on reducing vulnerabilities to disasters – Hanoi, Vietnam. Washington DC, USA: World Bank. Retrieved from: http://documents.worldbank.org/curated/en/717601468133544935/ pdf/478010WP0hanoi1port046680101PUBLIC1.pdf

Quertamp, F. (2010). La périurbanisation de Hanoï. Dynamiques de la transition urbaine vietnamienne et métropolisation. Annales de géographie, 2010/1(671-672). pp. 93-119.

Saigon Times (22/04/2015). Hà Nội: Khu đô thị hạng sang mà không có… internet [Hanoi: des zones urbaines de luxes mais sans… internet]. Retrieved from: https://www.thesaigontimes. vn/129408/Ha-Noi-Khu-do-thi-hang-sang-ma-khong-co…-internet.html

Schenk, H., Trinh Duy Luan (2000). Shelter and living in Hanoi, Vol. 1, Cultural publishing house, Hanoi, 139p.

Shatkin, G. (2008) The City and the bottom line: urban mega-projects and the privatisation of Planning in Southeast Asia. Environment and Planning A 40(2), pp. 383-401.

Shatkin, G. (2011) Planning privatopolis: Representation and contestation in the development of urban integrated mega-projects. In: Roy and Ong (eds) Worlding Cities: Asian Experiments and the Art of being Global. London: Blackwell, pp. 77-86.

Tien Phong online (10/06/2011). «Nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội: Nhếch nhác và thiếu đủ thứ [Beaucoup de nouvelles zones urbaines de Hanoi: sordides et manquant de tout]». Retrieved from https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nhieu-khu-do-thi-moi-tai-ha-noi-nhech-nhac-vathieu-du-thu-541073.tpo

Tran Hoai Anh (2015). «Urban space production in transition: The cases of the new urban areas of Hanoi». Urban Policy and Research 33 (1), pp. 79-97.

Tran Minh Tung (2014). Fabrication du logement planifié sous forme de « KDTM » (Khu đô thị mới) à Hanoï: la ville de quartier ou/et la ville de projets ? Thèse de doctorat, Université de Toulouse.

Trihamdani, A., Lee, H., Kubota, T. and Phuong, T. (2015). Configuration of green spaces for urban heat island mitigation and future building energy conservation in Hanoi masterplan 2030. Buildings, 5(3), pp. 933-947. Retrieved from http://www.mdpi.com/2075-5309/5/3/933/htm

Tuoi Tre Online Newspaper. (2013). Tôn tạo di tích chùa Văn Quán và chùa Mộ Lao. Retrieved from https://tuoitre.vn/ton-tao-di-tich-chua-van-quan-va-chua-mo-lao-575913.htm

Van Quan Ward. (2018). Phường Văn Quán trên đà phát triển. Retrieved from http://vanquan. hadong.gov.vn/phuong-van-quan-tren-da-phat-trien

VnExpress (10/06/2011). Dự án chồng nhau, người dân mất đường vào nhà [Cheuvauchent de projets, les gens ont perdu l’accès de leur maison]. Retrieved from https://vnexpress.net/thoisu/du-an-chong-nhau-nguoi-dan-mat-duong-vao-nha-2191328.html

World Bank. (2017a). Urban population (% of total). Retrieved from https://data.worldbank.org/ indicator/SP.URB.TOTL.IN.ZS?locations=ID-TH-VN

World Bank. (2017b). Urban population growth (annual %). Retrieved from https://data.worldbank. org/indicator/SP.URB.GROW?locations=ID-TH-VN

Yu, H. (2014). “China’s “ghost cities””. East Asian Policy, 6(2): pp. 33-43.

NHÀ XUẤT

BẢN THẾ GIỚI

Trụ sở chính: Số 46. Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chi nhánh: Số 7. Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP. Hồ Chí Minh

Email: marketing@ thegioipublishers.vn

Tel: 0084.24.38253841

Tel: 0084.28.38220102

Website: www.thegioipublishers.vn

BRIDGING THE GAP

Towards a better integration of masterplanned new urban areas and urbanised villages

KHỎA LẤP KHOẢNG CÁCH

Hướng tới sự hòa nhập tốt hơn giữa những khu đô thị mới theo quy hoạch tổng thể và các làng xã bị đô thị hóa

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Giám đốc - Tổng biên tập

TS. TRẦN ĐOÀN LÂM

Biên tập: Bùi Hương Giang

Vẽ bìa: Chu Ngọc Huyền

Trình bày: Phan Tiến Hậu & Chu Ngọc Huyền

Hiệu đính: Trần Minh Tùng & Nguyễn Quang Minh

LIÊN KẾT XUẤT BẢN

BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng

P.401-402, nhà A1, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

In 500 bản, khổ 20,5 cm x 20,5 cm tại Công ty CP In Thương mại Truyền thông Việt Nam

Địa chỉ: Số 7, ngách 28, ngõ 29, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Xưởng SX: Số 389 đường Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Số xác nhận ĐKXB: 412-2019/CXBIPH/10-29/ThG.

Quyết định xuất bản số: 100/QĐ-ThG cấp ngày 19 tháng 02 năm 2019

In xong và nộp lưu chiểu năm 2019. Mã ISBN: 978-604-77-5767-1

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.