TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.12 | Bảo vệ an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu với Trẻ em

Page 74

No.12 Lưu hành nội bộ MỘT SỐ LOÀI BƯỚM PHỔ BIẾN THUỐC TRỪ SÂU đối với trẻ em BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) BẢO VỆ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Quý độc giả thân mến!

lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị tiếp tục cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng với loại bộ Côn trùng cánh cứng.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Để có cái nhìn chi tiết cụ

thể về sự đa dạng của các loài bướm, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý vị những thông tin cơ bản về một vài loài bướm phổ biến hiện nay.

Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng, một trong số các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là dùng hóa chất. Và để giúp mọi người sử dụng thuốc trừ sâu một cách an toàn đặc biệt đối với các em nhỏ, Ban Biên tập xin đưa đến những thông tin lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc trừ sâu với con trẻ để Quý vị tham khảo và phòng tránh.

Ban biên tập chúng tôi rất hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Phòng Phát triển Cộng đồng

&
BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn www.facebook.com/pestmanagement.vn LIFE BALANCE www.facebook.com/lifebalance.vn www.lifebalance.vn
BIÊN TẬP
THIẾT KẾ
- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu Bộ cánh cứng 06 - Pest ControlBảo vệ an toàn khi sử dụng Thuốc trừ sâu đối với trẻ em -Seasonal pestMột số loài bướm phổ biến hiện nay 68 44

BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera)

Bọ Cánh cứng là một bộ lớn nhất trong giới động vật có khoảng 250.000 loài, bao gồm nhiều loài có ích và nhiều loài có hại, phân bố khá rộng rãi.

06

Đặc điểm chủ yếu của bộ cánh cứng: Kích thước cơ thể biến động lớn. Có loài nhỏ bé 0.5 mm như côn trùng trong họ bộ Cánh cứng hình cầu (Corylophidae), có loài lớn tới 155 mm (như nhiều loài trong họ Bọ hung (Scarabaeidae), họ Xén tóc (Cerambycidae). Ngoài đôi cánh cứng điển hình, vỏ cơ thể cùa chúng phần lớn cũng hoá cứng. Miệng kiểu gặm nhai. Mắt kép hình tròn, bầu dục hoặc hình quả thận. Thường không có mắt đơn. Râu đầu có 1011 đốt (ít khi quá 11 đốt). Râu đầu có nhiều biến dạng. Mảnh lưng ngực trước rộng. Bàn chân có từ 3-5 đốt. Cánh trước bằng chất sừng hoặc chất da cứng che phủ cơ thể thành một dạng mai cứng. Cánh sau chất màng (có một số loài cánh trước ngắn hoặc không có). Bụng chia 10 đốt nhưng thường chỉ thấy 5-7 đốt.

07

Sâu non

Sâu non đều có kiểu miệng nhai, hình thái cơ thể rất đa dạng, có thể chia thành 3 dạng cơ bản sau:

08

Dạng chân chạy (Compodeiform): Đầu có miệng ở phía trước, có 3 đôi chân ngực phát triển, mỗi chân có một đôi móng, có lông đuôi, hoạt động nhanh nhẹn. Thí dụ: Sâu non họ Chân chạy (Carabidae); Sâu non họ Bọ rùa (Coccinellidae).

Dạng bọ hung (Scarabaeiform): Đầu phần nhiều có miệng phía dưới, 3 đôi chân ngực phát triển song hoạt động chậm chạp, cơ thể thường cong hình chữ C. Phần lớn sống dưới đất. Thí dụ: Sâu non họ Bọ hung (Scarabaeidae).

Dạng không chân: Đầu có miệng phía dưới, chân ngực không phát triển hoặc thoái hoá. Phần lớn sống trong thân cây. Thí dụ: Sâu non họ Vòi voi (Curculionidae) họ Mọt đậu (Bruchidae), họ Xén tóc (Cerambycidae).

01 02 03 09

Nhộng

Đa số là dạng nhộng trần. Thí dụ nhộng xén tóc, bọ hung. Một số loài có dạng nhộng màng như

tổng họ Cánh cộc (Staphylinoidea). Có nhiều

loài làm nhộng trong đất và được bao bọc

bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Có một số

loài như xén tóc, có óng malpighi chuyển thành

tuyến tiết để tạo kén mỏng bọc lấy nhộng.

10

Trứng

Trứng phần nhiều có hình tròn hoặc bầu dục.

Bề mặt vỏ trứng nói chung không có hoa vân, đẻ trứng ở trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong nước.

11

Côn trùng bọ cánh cứng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tuy vậy ở một số họ có hiện tượng biến thái phức tạp như họ Ban miêu, họ Chân chạy, họ Cánh cộc (Staphylinidae), họ Mọt đậu (Bruchidae). Hoàn cảnh sinh sống, tính ăn và vị trí cư trú tuỳ giai đoạn phát triển của từng loài có khác nhau.

12

Có loài, giai đoạn sâu non sống trong đất, phá hại rễ cây, trưởng thành cắn hại lá hoặc thân cành như họ ánh kim, họ bọ hung, hoặc sâu non đục thân, trường thành gậm lá, vỏ cành như họ xén tóc. Chính vì

vậy phương thức và triệu chứng gãy hại cho cày cũng phức tạp. Có loài cắn khuyết lá, đục ruỗng thân, đục khoét lá...

Ngoài ra, có những loài chuyên săn bắt các côn trùng khác hoặc nhện để ăn, hoặc sống kí sinh, hoặc ăn các chất mục nát, xác chết động, thực vật.

Thậm chí có một số loài chuyên

ăn các bào tử nấm hoặc cộng sinh trong ở các côn trùng khác.

13

Dưới đây là một số họ chủ yếu thường gặp:

1. HỌ CHÂN CHẠY (Carabidae)

Kích thước cơ thể nhỏ, trung bình hoặc lớn. Nói chung có màu đen hoặc nâu óng ánh, số ít loài có màu rực rỡ. Mặt bụng của đốt bụng thứ nhất bị cắt quãng, không liên tục bởi ở đốt chậu chân sau (Hình 3.60). Đây là một đặc trưng cơ bản để phân bộ cánh cứng thành 2 bộ phụ: Bộ phụ ăn thịt và bộ phụ ăn thực vật. Đầu có miệng phía trước, bề ngang đầu hẹp hơn bề ngang cùa ngực trước. Phiến chân môi phát triển ra 2 bên không tới gốc chân râu đầu. Bàn chân của 3 đôi chân đều có 5 đốt (thường kí hiệu 5-5-5).

14

Sâu non mình dài nhỏ. Râu đầu có 4 đốt. Chân ngực phát triển chia 6 đốt (loài không ăn thịt có 5 đốt). Bàn chân có 1 hoặc 2 móng. Thường có một đôi lông đuôi. Đốt thứ 10 của bụng thường có một đôi chân mông.

Côn trùng họ này sống trên cạn và cư trú, hoạt động trong đất hoặc dưới cành cây, lá rụng, gạch, đá, hoặc có lúc hoạt động trên cây. Ban đêm hoạt động nhanh nhẹn. Đa só trưởng thành và sâu và sâu non bắt các côn trùng mình mềm hoặc ốc sên để ăn. Chúng là loài côn trùng có ích. Có một số ít là sâu hại cho cây trồng.

Một số loại và giống thường gặp là: Chlaenius bioculatus Chaud., Ophionea indica Thumb., Clivina, Drypta. Bembidion, Pheropsophus.

15

2. HỌ HỔ TRÙNG (Cicindelidae)

16

Trưởng thành thường có màu sắc lấp lánh ánh kim và nhiều đốm vân đẹp. Kích thước cơ thể trung bình. Đầu kiểu miệng phía dưới. Bề ngang của đầu rộng hơn bề ngang của ngực trước. Mắt kép to và lồi. Hàm trên hơi cong dài và sắc. Phiến chân môi trên phát triển ra 2 bên tới góc chân râu đầu. chân dài, nhỏ, bàn chân đều 5-5-5 đốt. Sâu non mình mềm, da nhăn nheo. Đầu và ngực lớn hơn các phần khác. Hàm trên cong và to. Trên đốt bụng thứ 5 về phía lưng có một bướu lồi và trên đó có một đôi móc câu hướng về phía trước.

Trưởng thành và sâu non thường săn bắt các côn trùng nhỏ khác.

Trưởng thành thích hoạt động dưới nắng, thường bay từng quãng ngắn và bò nhanh nhẹn trên mạt đất. Sâu non thường sống trong lòng dưới đất bát kiến ăn…

Một số giống và loài thường gặp là: Cicindella sexpunctata Fabr. (hổ trùng 6 chấm), Collyris.

17

Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình, có hình dài, 2 mép bên cơ thể gần như song song với nhau. Râu hình sợi chi hoặc hình gậy, clứa 10-11 đốt. Cánh trước ngán, cuối cánh như bị cắt ngang. Bàn

chân có 5-5-5 hoặc

4-5-5 hoặc 3-5-5 đốt. Bụng có 8 đốt và có thể cong lên phía lưng để đẩy xếp cánh sau.

3. HỌ CÁNH CỘC (Staphilinidae)

18

Côn trùng trong họ này có thể

cư trú trên cây, dưới các vỏ, bẹ

cây hoặc dưới đá và các tàn dư

động thực vật. Phần lớn bắt ăn

các côn trùng bé nhỏ khác hoặc

ăn các chất mục nát. Có loài kí

sinh trong nhộng ruồi.

Một số giống và loài thường

gặp là: Paederits fuscipes Curtis; Staphylinus.

19

4.

HỌ BỔ CỦI (Elateridae)

Kích thước cơ thể nhỏ, trung

bình. Râu đầu dạng sợi chỉ hoặc răng cưa. Mảnh lưng ngực trước phát triển, hai góc sau cùa mảnh lưng ngực trước kéo dài ra phía sau thành hai răng nhọn sát tới chân cánh, mảnh bụng ngực trước có một kim dài nhọn nằm lọt vào rãnh lõm cùa ngực giữa. Ba đôi chân ngực thường co sát mình

lúc không hoạt động. Bàn chân có 5-5-5 đốt. Sâu trưởng thành có thể bật nảy mình lên

khi bị ấn úp xuống hoặc lật ngửa mình. Sâu non có cơ thể

dài hẹp nên thường gọi là sâu thép. Da cứng và trơn. Thường

có màu vàng hoặc vàng nâu. Chân ngực rõ rệt.

20

Sâu trưởng thành có thể phá hại các cành non, mầm non hoặc hoa. Sâu non thường sống trong đất phá hại các hạt giống, rễ, củ, cây non. Một số giống thường gặp là: Aeoloderma, Agriotes, Melanotus.

21

5. HỌ BỔ CỦI GIẢ (Buprestidae)

22

Kích thước, hình dáng giống bổ củi.

Mành lưng ngực trước phát triển

ra sau, sát khít với chân cánh. Mặt bụng của ngực trước cũng có một kim dài nhọn, nhưng trưởng thành

không có đặc tính bật nhảy như bổ cùi. Đầu thường bị ngực trước che khuất tới phần sau của mắt kép.

Màu sắc của bổ củi giả rực rỡ, đẹp hơn so với bổ củi.

Sâu non có màu trắng hoặc vàng nhạt không có chân ngực hoặc kém phát triển. Ngực trước phình to, đầu bé.

Thường sống dưới vỏ cây hoặc trong rễ cây. Là sâu hại cây ăn quả và cây rừng quan trọng.

Một số giống thường gặp là: Agrilhts; Chrysochoa.

23

6. HỌ MỌT ĐẦU DÀI (Bostrychidae)

Cơ thể có hình ống tròn, dài. Đầu

bị mảnh lưng ngực trước che khuất.

Miệng gặm nhai ở phía dưới của

đầu. Râu đầu nagwns mọc phía

trước mắt 2 bên đầu và chia 11 đốt.

Ba

đốt cuối râu phình to thành dạng

dùi đục. Chân ngắn, đốt chày có

cựa. Bàn chân có 5-5- 5 đốt (đốt thứ

1 khó thấy). Cánh trước trơn bóng

hoặc có nhiều đường rãnh lõm.

Mép ngoài cánh trước có dạng cắt

vát xiên và trên đó có răng.

24

Sâu non có hình cong như sâu non bọ hung. Đầu bé. Ngực phát triển chân ngực khỏe có 4 đốt. Côn trùng trong họ này thường gây hại vật liệu đồ gỗ, tre, nứa và cả hạt ngũ cốc.

Loài thường gặp là: Mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr).

25

7. HỌ MỌT MỎ NGẮN (Ipidae)

Kích thước cơ thể bé nhỏ, hình

ống tròn ngắn. Đầu bé nhỏ. Có

một số loài mảnh lưng ngực trước rất phát triển che khuất hết phần

đầu. Miệng gặm nhai ngắn và

rộng. Hàm trên phát triển. Râu đầu

hình dùi trống và cong gấp hình

đầu gối có 11-12 đốt. Mảnh lưng

ngực trước lớn bằng 1/3 chiều dài thân. Cánh trước có nhiều chấm

lõm nằm trong các đường gạch dọc. Có loài cuối cánh vát thành mặt xiên và trên đó có răng. Đốt chày chân trước có dạng thích nghi cho việc đào bới. Bàn chân có 5-5-5 đốt.

Sâu non có màu trắng hơi cong, đầu màu nâu vàng. Côn trùng họ này thường sống dưới vỏ hoặc trong thân và cành cây lâu năm và đục khoét thành các đường lo. Một số ít loại đục phá hạt giống, quả cất trong kho.

Loài thường gặp là: Mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti H.).

26
27

8. HỌ MỌT ĐẬU (Bruchidae = Lariidae)

Kích thước cơ thể bé nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục ngắn. Mạt lưng hơi vỏng lên. Mút bụng thì thòi ra rõ rệt. Mình phủ đầy lông nhung nhỏ pha lẫn các đốm màu trắng. Đầu hơi cúi thẳng xuống. Râu đầu có 11 đốt mọc phía trước mắt kép, thường dài bằng hoặc ngắn hơn nửa chiều dài thân. Râu đầu có dạng sợi chỉ hoặc răng cưa hoặc dùi đục.

28

Mắt kép rất lớn, mép trước của mắt thường lõm vào, hình chữ V hoặc chữ U ôm lấy chân râu. Cánh trước về phía cuối tròn hay bằng, trên đó có 9-10 đường rãnh. Cánh thường không che hết phần bụng.

Bụng có thể thấy được 4 đốt. Bàn chân có thể thấy được 4-4-4 đốt.

Sâu non có mình hơi cong, béo, không mắt, không chân. Sâu non và trưởng thành hại hạt đậu đỏ.

Loài thường gặp là: Mọt đậu xanh (Bruchus chinensis L. ).

29

9. HỌ VÒI VOI (Curculionidae)

Đầu kéo dài ra phía trước tựa như một cái vòi, miệng gặm nhai ở phía cuối vòi.

Râu đầu dạng dùi đục (có

3 đốt cuối phình to) thường cong gấp hình đầu gối và có từ 3-12 đốt. Bàn chân có

5-5-5- đốt (vì đốt thứ 4 rất bé cho nên chỉ trông thấy

4 đốt, có người cho là 4-44- đốt). Cánh sau phát triển

bình thường song có một số

loài thì ít sử dụng cánh sau

để bay xa mà thường bò

trên mặt đất.

30

Sâu non màu trắng vàng, không có chân thường có hình hơi cong kiểu chiếc liềm. Có một số loài sống trên cây có chân ngắn. Trong họ này, trưởng thành và sâu non đều ăn thực vật, có thể sinh sống ở các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, quả, hạt...) hoặc sống trong đất. Sâu non đa số sống trong mô cây, có một số loài có thể tạo thành bướu sâu. Một số loài thường gặp là bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius Fabr.), mọt gạo (Sifophilus oryzae Lin.), câu cấu xanh hại cam (Hypomeses squamosits Fabr.).

31

10. HỌ CHÂN BÒ GIẢ (Tenebrionidae)

Hình dáng cơ thể gần giống như họ Chân chạy. Màu sắc thường nâu hoặc đen. Đầu bé, có một phần thụt vào phía dưới mép trước của mảnh lưng ngực trước.

Râu đầu dài trung bình có hình sợi chỉ hoặc dùi đục. Bàn chân trước, giữa có 5 đốt, bàn chân sau 4 đốt (5-54). Mép sau đốt bụng thứ nhất không bị đốt chậu chân sau chia cắt.

Sâu non đa số có hình dài mảnh, hơi dẹp, da cứng màu vàng nâu giống tựa sâu thép.

32

Trưởng thành và sâu non họ này phần nhiều có tính ăn chất mùn, sống trong đất hoặc trong gỗ mục ăn các chất mục của cây. Cũng có nhiều loài có tính đục khoét hạt cóc và sản phẩm nông nghiệp trong kho tàng hoặc gặm phá hạt giống gieo xuống đất hoặc cây con. Trưởng thành hoạt động ban đêm, có tính già chết và tiết mùi phòng ngự.

Một số giống loài thường gặp là: Mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum Hebt.), mọt khuẩn đen (Alphitobius diapernius Panzec).

33

11. HỌ BAN MIÊU (Meloidae)

34

Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình - lớn. Thân, cánh tương đối mềm. Màu sắc phần nhiều tối xám, một số ít loài màu sáng tươi óng ánh kim loại. Có một số loài ban miêu có dạng cánh ngắn. Đầu cùa ban miêu thường cúi xuống và lộ rõ cổ. Bề ngang của mảnh lưng ngực trước hẹp hơn bề ngang giữa 2 vai cánh. Bàn chân có 5-5-4 đốt. Ban miêu thuộc nhóm côn trùng biến thái phức tạp. Sâu non sau khi nở trải qua nhiều thay đổi về hình dạng. Sâu non nở ra rất hoạt động, kí sinh trong vỏ trứng châu chấu. Sau khi lột xác thành dạng sâu non chân bò rồi tiếp tục lột xác chuyển thành dạng sâu non bọ hung không hoạt động - tiếp tục chuyển thành dạng sâu non chân bò - cuối cùng hoá nhộng.

Trưởng thành có tính ăn hại cây, có thể cắn lá, hoa, nhất là những cây họ đậu hoặc họ bầu bí.

Một số giống và loài thường gặp là: Ban miêu đen sọc trắng (Epicauta gorhami Macs.), ban miêu vàng (Mylabris phalerata Pallas).

35

12. HỌ XÉN TÓC (Cerambycidae)

Kích thước cơ thể trung bình hoặc

lớn. Có hình dáng nói chung hơi

dài, hẹp hoăc hình ống tròn. Trên

cơ thể có đầy những lông tơ bé

nhỏ, có đủ màu sắc sáng tối và

đốm hoa vân. Đầu có miệng phía

dưới hoặc phía trước. Miệng gặm

nhai khỏe và rất sắc. Râu đầu hình

sợi chỉ thô, thường có 11 đốt và

dài vượt quá thân hoặc quá nửa

chiều dài thân. Đốt chân râu to,

cuống râu bé. Mép trong của mắt

kép thường lõm và vây quanh lấy

ổ chân râu. Bề ngang của mảnh

lưng ngực trước hẹp hơn khoảng cách 2 vai cánh. Hai góc sau mảnh

lưng ngực trước kéo sau thành gai

nhọn. Bàn chân có 5-5-5 đốt (vì đốt

thứ 4 nhỏ khó thấy nên thấy 4 đốt, do đó có lúc cho là 4-4-4 đốt), cuối đốt thứ 3 thường chẻ đôi. Bụng có thể thấy được 5-6 đốt.

36

Sâu non dạng hình ống dài màu trắng ngà, mình phân đốt rõ thành những khúc u lồi lõm. Phần ngực phát triển hơn phần bụng nhưng các đôi chân đều thoái hoá. Phần đầu thu nhỏ về phía trước với đôi hàm trên chắc khỏe màu nâu.

Côn trùng họ xén tóc ăn hại cây.

Giai đoạn sâu non thường đục phá thân, cành cây gỗ lâu năm. cũng

có loài phá chổi non. Trường thành

có thể cắn phá vỏ cây, hoa, lá.

Một số loài thường gặp là: Xén tóc sao hại cây ăn quả (Anoplophora chinensis Forster), xén tóc xanh lục hại cam, bưởi (Chelidonium argentaum D.), bore hại cà phê (Xyloưcchus quadripcs Chevrolat).

37

13. HỌ ÁNH KIM (Chrysomelidae)

Kích thước cơ thể bé hoặc trung

bình, có hình bầu dục hơi dài. Một

số ít loài có hình bán cầu. Màu sắc

lấp lánh ánh kim loại. Đầu rõ rệt (một

số ít loài đầu bị mảnh lưng ngực

trước che khuất một phần), râu đầu

dạng sợi chỉ có 11 đốt nhưng không

dài quá chiều dài thân, lúc sống

thường duỗi ra phía trước (khác xén

tóc). Mắt kép hình trứng tròn, không

lõm như xén tóc. Bàn chân nguyên

có 5-5-5 đốt nhưng đốt thứ 4 rất nhỏ

nên thường chỉ thấy 4-4-4 đốt. Phía

cuối đốt thứ 3 thường chẻ đôi. Bụng

có thể thấy được 5 đốt.

Sâu non thường có nhiều thay đổi

về hình dáng. Nói chung béo trắng

hoặc vàng. Miệng nhai. Có 3 đôi chân ngực phát triển. Trẽn mình thường có những gai thịt hoặc u lồi. Đối với những loài đục lá hoặc cắn lá thì thân hơi dẹp.

Côn trùng họ này có tính ăn hại cây. Sâu trưởng thành phần lớn cắn hoặc ăn thủng lá. Sâu non có thể đục lá, cắn lá, đục rễ quả...

38

Một số giống và loài thường gặp là: Bọ nhảy sọc cong hại rau cải (Phylotreta vittata Fabr.), sâu nhớt hại cam (ỊClitea metallica Chen), sâu gai hại lúa (Hispa armigera Olivier), bọ bầu vàng (Aỉỉlacophora sp), sâu ba ba xanh hại khoai lang, rau muống (Cassida circumdata Herbst).

39

14. HỌ BỌ HUNG (Scarabaeidae)

Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình - lớn. Màu sắc có nhiều loại: Đen, nâu, xanh. Hình bầu dục, lưng hơi vồng lên trơn tru và bóng láng. Râu đầu kiểu lá lợp hoặc hình dẻ quạt hơi cong, dạng gấp khúc đầu gối, có từ 8-11 đốt. Mép ngoài đốt chày chân trước có 2-3 mẫu răng cưa hoặc gai, cưa. Bàn chân có 5-5-5 đốt. Cánh thường không che khuất hết phần bụng.

Sâu non có hình cong chữ C, béo trắng hoặc vàng, mình mềm. Sâu non có từ 12-13 đốt. Da có nhiều nếp nhăn, mỗi đốt có 1-2 nếp (trừ 2 đốt cuối bụng). Phía cuối bụng hơi phình to và tròn. Đốt cuối cùng của mảnh bụng có nhiều lông, dạng móc câu. Khoảng giữa đốt thường có lông xếp thành hàng.

Họ Bọ hung có thể chia 2 nhóm lớn: Một nhóm có tính ăn phân và chất mục nát của cây, một nhóm ăn cây. Trưởng thành có thể cắn phá các phần của cây phía trên mặt đất như: Lá, hoa. Thường có tính ăn rộng. Sâu non ăn phần dưới đất của cây như: Rễ, gốc cây non.

Một số giống loài thường gặp là: Bọ hung đen đục gốc mía (Alissonotum imprcssicola Azron), bọ cánh cam (Anomata sp), bọ dừa (Holoỉríchia sp); Apogonìa, Auroccrica, Popillia....

40
41

15. HỌ BỌ RÙA (Coccinellidae)

Kích thước cơ thể nhỏ hoăc trung bình. Mặt lưng của cơ thể thường vổng lên hình mu rùa, mặt bụng bằng. Màu sắc rất phong phú, thường có màu đỏ, da cam bóng loáng với những vân, chấm màu đen hoặc có màu nâu tối được phủ một lớp lông mịn. Râu đầu hình dùi đục ngắn, có 11 đốt. Bàn chân có 4-4-4 đốt (vì đốt thứ 3 rất nhỏ nên thực tế chỉ thấy 3-3-3 đốt). Bụng thường thấy 5-6 đốt.

42

Một số loài thường gặp là: Bọ rùa đò Micraspis discolor Fabr., bọ rùa vằn chữ nhân Coccinclla transvcrsaỉis Fabr., bọ rùa 2 mảng đỏ Lemina biplagiam Swartz, bọ rùa 6 chấm Mcnochihts scxmaculatus Fabr.

Sâu non có dạng chân chạy. Râu đẩu ngắn. Mỗi bên đầu có 3 mắt đơn. Trên mình sâu có nhiều vật lồi mang đầy lông hoăc nếp nhăn, phẩn lớn có màu đen xám hoặc nâu nhạt pha lẫn đốm vân màu trắng, đỏ. Miệng ở phía trước. Râu đầu có 3 đốt, bụng có 10 đốt. Đa số côn trùng họ bọ rùa có tính ăn thịt, chuyên săn bắt các loài rệp muội, rệp sáp. nhện nhỏ để ăn (kể cả bọ rùa trưởng thành và bọ rùa non). Ngoài ra cùng có một số loài là sâu hại của cây trồng như giống bọ rùa nhiều chấm

(Epilachna).

43

BƯỚM NÂU CÁNH BẠC (Euthalia monina Moore)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

44
...

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái và bướm đực khác nhau. Mặt trên cánh bướm đực có màu nâu xỉn và một dốm màu trắng khá rõ nằm giữa cánh trước, chóp và phần rìa cánh trước và một vùng nằm ở gốc cánh sau có màu nâu sẫm. Phần mặt trên và mặt dưới cánh của bướm cái giống nhau một mảng màu trắng đục nằm giữa hai cánh chia hai phần còn lại có màu nâu sậm. Con cái lớn hơn con đực, màu nâu nhạt với dải vùng giữa gần mép ngoài cánh được tô điểm bằng những mảng có màu hơi trắng. Mặt dưới: màu nâu sáng, hoặc giống như mặt trên, có thể có những đường viền zigzắc ở phía ngoài cánh. Sải cánh: 50 -70mm.

45

Nơi sống, sinh thái: Loài này thường sống trong các khu rừng thường xanh ít bị tác động bởi con người. Chúng thường đậu trên mặt đất để hút các chất dịch quả thối trong rừng hay chất thải của động vật. Khi bị động chúng rất nhanh và bay xa. Thức ăn của sâu non là một số cây Garcinia thuộc họ Bứa Clusiaceae.

Phân bố:

Vùng phân bố từ Mianma, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

46
47

BƯỚM PHƯỢNG XANH

ĐUÔI NHEO (Lamproptera meges)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vảy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Cả bướm đực và bướm cái rất giống với loài Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius, nhưng chúng có một số đặc điểm khác như sau: Vạch ngang ở cánh trước kéo dài đến cuối cánh, vạch này màu xanh lục nhạt, không có màu trắng và không có viền cánh trước màu sáng như ở loài Lamproptera curius. Góc cuối cánh trước có viền đen hẹp hơn hoặc thậm chí khắp chiều rộng cánh. Con đực không có điểm giới tính. Sải cánh từ 43-48cm, gốc cánh sau màu đen với một dải trắng kéo dài thành đuôi. Chót đuôi có màu trắng.

Sinh học, sinh thái: Loài này thường bay chậm và tập trung thành nhóm nhỏ hút nước bên bờ suối hay các vũng nước đọng trong rừng cùng nhiều loài bướm khác. Đôi khi chúng tập trung đậu trên các lán lá cây bụi thấp ven suối. Thường xuất hiện vào mùa mưa ở phía Nam và ở độ cao dưới 1.200m. Chủ yếu là ở rừng thứ sinh và trảng cỏ, và khu rừng nguyên sinh ở phía Bắc. Thức ăn của sâu non là loài Illigera sp thuộc họ Lưỡi chó Hernandiaceae. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.

48

Phân bố: Loài bướm này tìm thấy ở Ấn Độ.

Burma, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc, Malaysia và ở Việt Nam chúng có hầu khắp các tỉnh trên toàn quốc.

49

BƯỚM HỔ GÂN CÁNH ĐEN (Parantica aspasia)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước nhỏ và có đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong nhóm bướm này. Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Cánh trước tương tự loài Danaus genutia, nhưng dễ dàng phân biệt với Danaus genutia nhờ mặt trên cánh sau không có màu cam mà chỉ có hai màu trắng và đen, với kích thước nhỏ hơn Danaus genutia. Sải cánh: 70 - 72mm.

50
51

Sinh học sinh thái: Bướm thường ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với số lượng lớn.

Đẻ trứng trên các loại cây thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea, họ Cúc Asteraceae và đã ghi nhận

bướm cái đẻ trứng trên cây Cỏ hôi Ageratum conyzoides. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, rừng ngập mặn, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất

trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea, họ Cúc Asteraceae. Loài này khá phổ biến ở miền Tây nam bộ trong các khu rừng ngập mặn và còn có ở Phú Quốc

52

Phân bố:

Vùng phân bố của loài này theo hướng Đông từ Srilanca và Ấn Độ

đến Nam Trung Quốc và phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysia và xa hơn qua quần đảo Sanđa đến Australia. Loài này xuất hiện quanh năm ở Việt Nam.

53

BƯỚM NÂU ĐUÔI XANH (Tanaecia

julii)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống

Tanaecia được xếp vào giống

Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh trước. T.julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và

có một vệt rộng màu xanh lục ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên cánh và các đốm trắng

không rõ mép ở gần chót cánh.

Đây là kiểu màu sắc tương tự như con cái của nhiều loài trong giống

Euthalia. Sải cánh: 65-80mm.

54

Sinh học sinh thái:

Sống ở rừng nguyên sinh nơi đất thấp. Thường gặp dưới tán rừng

thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục

dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn

bởi trái cây mục rữa và những

chất hữu cơ phân huỷ khác. Con

đực có tập tính bảo vệ lãnh địa.

Đôi khi có thể quan sát thấy “chủ

nhân” đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài thàng giờ nếu

Phân bố:

Phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Mian-ma qua Thái Lan và Đông Dương đến Hải Nam và bán đảo Malaysia. Phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố rộng nhưng ít gặp. Nó có thể đóng vai trò sinh vật chỉ thị hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn tốt nên có nhiều lớp lá mục và bóng râm - là nơi cư trú mà chúng ưa thích nhất

xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Loài này thường gặp nhiều ở

thảm thực vật thứ sinh, dọc theo

lối khai thác gỗ trong rừng và

các con suối ở những độ cao

khác nhau. Thức ăn của sâu non có số liệu cho rằng sâu non sống

trên một số loài cây thuộc họ

Mua Melastomataceae và Lộc

vừng Baringstonia sp thuộc họ

Lộc vừng Lecythidaceae.

55

BƯỚM THƯỢNG SỸ NHỎ (Athyma zeroca Moore)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

56

Đặc điểm nhận dạng: Rất giống với Athyma selenophora vì có kích thước và màu sắc tương tự như nhau nhưng hoa văn màu cam nhạt. Màu sắc và các hoa văn trên con cái và con đực rất khác nhau. Mặt trên: con đực nền màu đen, có vệt gần mép trên cánh trước, có hai hoặc ba đốm và một dải giữa cánh nổi bật kéo dài qua cả hai cánh, không có những điểm trang trí ở vùng trung tâm cánh trước; con cái: màu nâu đen xanh lục nhạt với những điểm trang trí màu trắng ngà, vệt trung tâm cánh trước gần với một đốm ở góc xa. Con cái thường to hơn con

đực. Các hoa văn của con cái loài này có số lượng và cách bài trí rất giống với con cái của loài A.selenophora nhưng có màu trắng mờ, nhạt nhòa như bị phủ lên trên một màng mỏng màu xanh lục tối, chúng còn nhỏ và hẹp hơn các đốm và hoa văn của loài trên. Mặt dưới: màu nâu đỏ nhạt tím tối, có những hàng đốm đen ánh xanh lục chạy dọc theo các dải trắng ở giữa cánh và gần mép ngoài của hai cánh. Dạng mùa mưa được tô thêm màu tím nổi bật. Sải cánh: 50 -60mm.

57
58

Sinh học sinh thái:

Tương tự như loài Athyma selenophora và loài này cũng hiếm gặp. Sống ở nơi có độ cao thấp trong các khu rừng và phổ biến hơn ở các trảng cỏ, bụi cây.

Phân bố:

Bắc Ấn Độ, Mianma,Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam

59

BƯỚM PHƯỢNG DÀI ĐUÔI THƯỜNG

(Papilio coon)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

60

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và bướm cái giống nhau, cánh hẹp. Cánh sau có các đốm trắng ở giữa cánh và rìa cánh. Góc ngoài cánh sau có các đốm có màu vàng cam hơi đỏ ở mép ngoài, đuôi ở cánh sau thắt eo tạo thành một cuống rất mảnh và có màu đen. Bụng màu vàng chanh, phần gần gốc cánh có các đốm màu đen không đồng nhất. Ngực màu đỏ cam, phần đầu gần mắt kép có màu vàng chanh. Sải cánh: 80-100 mm.

61

Sinh học sinh thái:

Loài này thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá thấp và chậm.

Thường gặp ở các khu rừng còn tốt và bay lượn ở khoảng trống trong rừng vào mùa khô. Có thể đây là loài bướm duy nhất trong họ Bướm phượng

Papilionidae tìm thấy vào mùa khô ở các khu rừng miền Đông nam bộ.

Bướm cái đẻ trứng và thức ăn của sâu non trên các loài thực vật thuộc họ

Mộc hương Aristolochiaceae phân bố trong vùng loài này phân bố.

Phân bố:

Loài phân bố rộng từ Ấn Độ, Java đến Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam

thường gặp từ Bắc vào Nam. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ Đồng Nai,

Bình Phước, Tây Ninh thường gặp một vài cá thể vào mùa khô và loài này

còn gặp Phú Quốc.

62
63

BƯỚM TRÚC

(Discophora sondaica Boisduval)

Họ: Bướm rừng Amathusiidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

64

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm giống: có cánh trước hình tam giác rộng với đỉnh nhọn và hơi dài. Gân 11 của cánh trước nối với gân 12 và gân 10. Vùng trung tâm cánh sau mở rộng và viền của nó hơi dài ở gân 4. Ở con đực, ở phần chính của gân 3,4 của mặt trên cánh sau những vẩy đặc biệt tạo thành một mảng tròn lồi lên. Con cái lớn hơn với trang trí sáng hơn ở con đực.

Loài D.sondaica có mặt trên con đực màu nâu tối, cánh trước có 3 hàng đốm không đầy đủ nằm ngang màu vàng xếp từ giữa cánh ra ngoài mép cánh, cánh sau không có các dãy đốm nhưng vùng giữa là màu tối; con cái màu nâu nhạt hơn, hàng đốm mờ nhạt tìm thấy ở cả hai cánh, có vệt vàng ở gần mép trên và mép dưới khoảng giữa mép trên cánh sau, mép cánh sau gấp góc ở gân 4. Mặt dưới: màu nâu nhạt hơn, với vùng gốc và vùng giữa tối; ở cánh sau có mắt ở khoảng 2 và khoảng 6. Sải cánh: 80-90mm.

65
66

Sinh học sinh thái: Loài này sống ở trong rừng nơi có tán che ở độ cao thấp, gần rừng tre nứa. Trong ngày, khi bị động, bướm có kiểu bay nhanh theo quãng ngắn và dừng lại nhanh với đôi cánh xếp vào sát với các lá cây gần đấy. Bướm hoạt động tích cực vào lúc nhá nhem tối, thường vào ánh sáng đèn trong nhà, chích hút quả và nhựa cây. Sâu non ăn lá cây Sặt, Hóp cần câu, Trúc và Nứa ( tất cả thuộc họ Cỏ Poaceae).

Phân bố:

Phân bố từ Ấn Độ sang Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Philippin, Malaixia, Inđônêxia và khắp Việt Nam. Tên loài được đặt do chúng phổ biến trong rừng tre trúc. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài phân bố không rộng ở thế giới và Việt Nam. Tuy ăn lá các loài cây kể trên nhưng loài này chưa bao giờ tạo thành dịch hại.

67

ĐẢM BẢO AN TOÀN

GIẢM NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU

ĐỐI VỚI TRẺ EM

68
69

Thuốc trừ sâu là tổng hợp các loại mồi nhử, chất lỏng, bột hoặc thuốc xịt được dùng để tiêu diệt côn trùng gây hại (sâu bọ, xkiến, vi trùng, gián, ruồi, chuột nhắt, chuột cống hoặc mối).

Ví dụ những sai lầm nhất thời của phụ huynh là khi bạn bắt gặp con bạn đang ra khu vực mới phun thuốc sâu cho cây trồng, nghịch hoặc vặt lá của cây trồng đang chưa thuốc trừ sâu và vô tình cọ vào da hoặc bỏ vào miệng. Hoặc một số trường hợp khác cũng rất nguy hiểm như bạn để ý thấy con của bạn đang cầm một bình xịt côn trùng mà chưa biết rằng nó rất gây hại.

70

Hầu hết mọi người không biết rằng thuốc trừ sâu gia dụng dùng ở trong và xung quanh nhà để diệt sâu bọ hại rau, cây trồng, cây cảnh hay diệt kiến, vi trùng, gián, ruồi, chuột nhắt và mối, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ nếu bảo quản hoặc sử dụng không đúng cách.

Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em dưới sáu tuổi bị ngộ độc bởi các sản phẩm thuốc trừ sâu gia dụng. Thực tế cho thấy nhiều phụ huynh vẫn cất giữ các sản phẩm thuốc trừ sâu trong tầm với của trẻ em nên giải pháp đơn giản nhất là cất giữ các sản phẩm đó ở ngoài tầm với của trẻ em.

Tai nạn là một rủi ro tất yếu trong cuộc sống, nhưng chúng ta không thể chỉ dựa vào may mắn để bảo vệ con mình khỏi những nguy hiểm. Với một số bước phòng ngừa đơn giản, bạn có thể đảm bảo một ngôi nhà an toàn và khỏe mạnh cho gia đình mình bất chấp những thời điểm khó lường trong cuộc sống.

71

DẤU HIỆU ĐỂ BIẾT TRẺ EM TIẾP XÚC

VỚI THUỐC TRỪ SÂU?

Trẻ em có thể tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong nhà, sân vườn, nhà trẻ, trường học, công viên hoặc trên vật nuôi.

Trẻ em thường chạm vào những vật dụng (có thể chứa thuốc trừ sâu) và sau đó cho tay vào miệng. Trẻ nhỏ cũng bò và chơi trên sàn nhà, cỏ hoặc trong những không gian có thể chứa thuốc trừ sâu, khiến gia tăng nguy cơ ngộ độc.

Tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

72

Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị ngộ độc

Các dấu hiệu ngộ độc thuốc trừ sâu có thể giống như các triệu chứng của bệnh cúm và khi nhận thấy con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây sau khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hãy gọi ngay cho trung tâm kiểm soát chất độc:

1. Nhức đầu

2. Chóng mặt

3. Co giật cơ bắp

4. Yếu người

5. Ngứa ran

73

CÁC

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH CỤ THỂ

74

Sử dụng các mẹo sau đây để giúp phòng tránh

độc tố từ Thuốc trừ sâu

1. Đọc nhãn trước khi sử dụng. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng sản phẩm.

2. Kiểm tra xem xung quanh bạn có bỏ qua bất kỳ mối nguy hiểm tiềm tàng nào từ góc nhìn của con bạn hay không.

3. Sử dụng bao bì chống trẻ em đúng cách bằng cách đậy kín hộp sau mỗi lần sử dụng.

4. Lắp chốt an toàn vào tủ hoặc khu vực để thuốc trừ sâu.

5. Đóng gói thuốc trừ sâu lại nếu tạm thời không sử dụng (ví dụ: nghe điện thoại, tiếng chuông của, v.v.). Hãy chắc chắn đã cất giữ thùng chứa ngoài tầm với của trẻ em khi bạn không ở nhà.

6. Cất thuốc trừ sâu trong thùng chứa nguyên gốc; không bao giờ đặt các sản phẩm độc hại trong các vật chứa có thể bị nhầm lẫn với nước trái cây hoặc thức ăn.

7. Thông báo cho tất cả những người chăm sóc về mối nguy hiểm tiềm ẩn của thuốc trừ sâu và chia sẻ những lời khuyên này với họ

8. Dạy trẻ em rằng “thuốc trừ sâu là chất độc” và không được chạm vào.

9. Cất giữ tất cả thuốc trừ sâu và các sản phẩm độc hại trong tủ, ngoài tầm với của trẻ em.

75
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.