Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luật hợp đồng (Phần 4)

Page 1


Greeting From the Editor

Quý Độc giả thân mến, Quá trình đô thị hóa và hội nhập toàn cầu hình thành sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao, đồng thời hình thành một loạt các nền kinh tế về bất động sản, tài chính cá nhân. Xu hướng toàn cầu hóa trao cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên/cộng đồng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Bất động sản. Kinh tế tri thức và công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực mạnh mẽ nhất đang làm thay đổi xã hội con người. Để có thể đưa ra quyết định và hành động hiệu quả con người cần dựa vào số lượng và chất lượng xử lý thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho thông tin trở thành tri thức và quảng bá nhanh tri thức cho mọi người, trong đó, tri thức chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành công cho cuộc cách mạng công nhiệp 4.0. Đặc biệt, luật pháp là nền tảng hạ tầng xã hội và điều kiện bắt buộc cho quá trình đô thị hóa và hội nhập toàn cầu. Trên cơ sở đó chúng tôi mong muốn mọi người cùng trao đổi và khám phá ra những vấn đề luật pháp. Trong số thứ 4 của Tạp chí Pháp luật này, với mong muốn lấp đầy khoảng cách của sự bất đối xứng thông tin, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả về sự so sánh nguyên tắc của Luật hợp đồng theo hệ thống pháp luật Common Law và hệ thống Civil Law. Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

Huy Ths. NGUYỄN QUANG HUY

VIỆN PHÓ VIỆN IIRR - TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP


LEGAL REVIEW

HỘI ÐỒNG BIÊN TẬP Ls. NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI Ls. NGUYỄN THỊ XUYẾN Ls. QUÁCH THÀNH LỰC Ths. NGUYỄN HỒNG MINH Ths. NGUYỄN QUANG HUY NGUYỄN HOÀNG THANH PHAN THỊ HOÀI TRANG NGUYỄN BÍCH SƠN BÙI TUẤN ANH - TRẦN VIỆT BÁCH LỖ HỒNG TÂM - HỒ MẬU TUẤN

ban BIÊN TẬP Ths. NGUYỄN QUANG HUY - Trưởng ban Ls. NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI - Phó ban

BIÊN TẬP NGUYỄN THẢO BÍCH DIỆP NGUYỄN HỒ HƯƠNG LY NGUYỄN PHÚ SỸ LÊ TRỌNG HIỀN PHẠM QUỲNH NHUNG


legal Vì vậy, trong sốsystem tiếp theo của tạp Khi so sánh 2 hệ thống luật: hệ thống Châu Âu lục địa (Dân luật - Civil Law) và hệ thống luật Anh – Mỹ (Thông luật - Common Law), chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều điểm khác biệt giữa 2 hệ thống này.

chí này sẽ đề cập tới một số vài khác biệt điển hình giữa hai hệ thống này trong các lý thuyết về hợp đồng mà không đi vào phân tích cụ thể để minh họa cho sự đa dạng, đặc trưng của hai hệ thống pháp luật này.

No.4

LEGAL REVIEW

04


Consideration & cause 05

LEGAL REVIEW

No.4


N O I T A R E D

LỢI ÍCH TRAO ĐỔI

I S N CO

Trong hệ thống luật Anh – Mỹ, hợp đồng không có hiệu lực khi hợp đồng không có “lợi ích trao đổi” (consideration) – Một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên hợp đồng. Học thuyết “lợi ích trao đổi” quy định rằng hợp đồng phải tồn tại một thứ gì đó giá trị, như đề nghị của một bên sẽ tiến hành cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cam kết sẽ thanh toán cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Tóm lại, có thể hiểu “lợi ích trao đổi” là: “Điều có giá trị hoặc hứa hẹn của một bên nhằm đổi lấy một cái khác có giá trị của bên còn lại trong hợp đồng. Sự trao đổi này ràng buộc các bên với nhau”1. 1

Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Business law with UCC applications (9th edition), Glencoe, Mc GrawHill, NewYork, USA, 1993, p. 94

No.3

LEGAL REVIEW

04


Mặt khác, trong hệ thống luật Châu Âu Lục địa, hợp đồng bị vô hiệu khi nguyên nhân giao kết hợp đồng (cause) trái với quy định của pháp luật (tiếng La Tinh Causa). Nguyên nhân giao kết hợp đồng chính là lý do vì sao một bên quyết định giao kết hợp đồng và cam kết thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng.

“Nguyên nhân giao kết hợp đồng” (cause) khác với “lợi ích trao đổi” (consideration) ở chỗ một bên có thể giao kết hợp đồng kể cả khi không cần nhận lại bất kỳ lợi ích nào chỉ cần nguyên nhân giao kết đó không trái với quy định pháp luật. Ví dụ, đối với hợp đồng chỉ có lợi cho một bên (Gratuitous contract), hợp đồng quy định một bên phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên kia mà không cần nhận lại bất kỳ lợi ích nào từ bên còn lại trong hợp đồng. Có thể thấy rõ điều này ở loại Hợp đồng tặng cho tài sản.

Một trong những hậu quả thực tế chính của sự khác biệt giữa “lợi ích trao đổi” và “nguyên nhân giao kết hợp đồng” là hệ thống luật Anh – Mỹ không thừa nhận đối với những hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba.


HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA BÊN THỨ BA HỌC THUYẾT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA HỢP ĐỒNG

No.4

LEGAL REVIEW

08


09

LEGAL REVIEW

No.4


H

Học thuyết về quyền riêng tư của hợp đồng là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật Anh – Mỹ quy định rằng hợp đồng không thể trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ cho một bên thứ ba ngoài hợp đồng. Trong khi đó, theo hệ thống luật Châu Âu lục địa, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ của hợp đồng cho bên thứ ba (tiếng La tinh stipulato alteri).

No.4

LEGAL REVIEW

10


Các bên có thể thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng cho bên thứ 3

Ví dụ Điều 328 của Bộ luật Dân sự Đức quy định rằng: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận một bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên thứ ba, bên thứ ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện”. Ví dụ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa ông Peter và công ty bảo hiểm AIL quy định rằng: trong trường hợp ông Peter qua đời, khoản tiền trợ cấp tử tuất sẽ được chuyển giao cho bên thứ ba. Như vậy, bên thứ ba không phải là chủ thể của hợp đồng và có thể không hề biết đến sự tồn tại của hợp đồng này nhưng vẫn được hưởng lợi ích từ hợp đồng đó. Ngoài ra, không thể trao quyền cho một bên thứ ba nếu bên thứ ba từ chối nhận quyền. Lúc này, quyền này được coi là chưa được chuyển giao.

11

LEGAL REVIEW

No.4


Legal system

H

ệ thống luật Anh – Mỹ không thừa nhận đối với hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba. Thay vào đó, học thuyết về “quyền riêng tư của hợp đồng” (privity of contract) được áp dụng để loại bỏ một cách hiệu quả các quy định có lợi cho bên thứ ba ngoài hợp đồng. Theo học thuyết này, một hợp đồng không thể áp đặt nghĩa vụ hoặc trao quyền cho bất kỳ ai ngoại trừ các bên tham gia hợp đồng: “only a person in a contract can sue on it”. (Tạm dịch: chỉ có các bên trong hợp đồng mới có quyền khởi kiện). Học thuyết về quyền riêng tư của hợp đồng được phát triển bởi hệ thống luật Anh – Mỹ, bởi vì hệ thống luật Anh – Mỹ chú ý vào việc ai có quyền khởi kiện hợp đồng thay vì ai có quyền phát sinh từ hợp đồng. Trong vài thập kỷ qua, học thuyết này đã gây ra nhiều khó khăn và đã cho thấy sự bất cập trong thực tiễn thương mại. Cuối cùng một số quốc gia theo hệ thống Luật Anh – Mỹ cũng đã phải thừa nhận nội hàm hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba và quy định nó trong luật.

No.4

LEGAL REVIEW

12


Vào ngày 11 tháng 11 năm 1999, Đạo luật Hợp đồng (Quyền của bên thứ ba) đã nhận được sự phê chuẩn của Hoàng Gia Anh do đó loại bỏ học thuyết về “quyền riêng tư của hợp đồng”. Đạo luật này ra đời nhằm mục đích đưa khái niệm hợp đồng có lợi cho bên thứ ba vào hệ thống pháp luật nước Anh. Đạo luật quy định các trường hợp bên thứ ba được hưởng lợi ích có thể thực thi quyền của mình chống lại bên trao lợi ích.

13

LEGAL REVIEW

No.4


RÚT LẠI LỜI MỜI CHÀO HÀNG

Khi so sánh hai hệ thống luật Anh – Mỹ và hệ thống luật Châu Âu lục địa, có nhiều điểm khác biệt liên quan đến việc rút lại lời chào hàng của bên chào hàng. Theo hệ thống luật Anh – Mỹ, một bên có thể thay đổi hoặc rút lại lời chào hàng trước khi bên kia chấp nhận lời đề nghị của hợp đồng. Điều này còn được áp dụng đối với chào hàng cố định (firm offer), kể cả trong trường hợp lời chào hàng cố định quy định rằng lời chào này không thể được rút lại. Bởi vì trước khi bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị không có bất kỳ “lợi ích trao đổi” (consideration) nào được đưa ra.

No.4

LEGAL REVIEW

14


Lời chào hàng không thể rút lại sau khi được đưa

Theo hệ thống Luật Châu Âu lục địa, về nguyên tắc, một lời chào hàng có giá trị ràng buộc và không thể rút lại sau khi được đưa ra (Đoạn 145 Bộ luật Dân sự Đức, Điều 1328 Bộ luật Dân sự Ý, Điều 521 Bộ luật Dân sự Nhật).

Đề nghị giao kết sẽ bị coi là thu hồi nếu bên được chào hàng không chấp nhận hoặc hết thời hạn mà không đưa ra được chấp thuận.

15

LEGAL REVIEW

No.4

Tùy thuộc vào nội dung của lời chào hàng, bên được chào hàng bị ràng buộc bởi lời chào hàng và trong lời chào hàng đó có quy định một khoảng thời gian cụ thể, hoặc trong trường hợp không quy định một khoảng thời gian cụ thể, thì sẽ là một khoảng thời gian hợp lý để chấp nhận đề nghị.


TÔN TRỌNG SỰ THỎA THUẬN GIỮA CÁC BÊN

Một số điều ước/văn bản luật thương mại quốc tế nhằm thống nhất và hài hòa giữa các bên đã cố gắng thu hẹp những khác biệt giữa các hệ thống luật bằng cách để cho các Bên thỏa thuận với nhau về phương thức rút lại lời chào hàng. Ở hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, bên đề nghị có thể rút lại lời đề nghị trước khi bên được đề nghị nhận được lời đề nghị. Trong khi đó, theo hệ thống luật Anh – Mỹ, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ được rút bỏ trước khi bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị. Điều đó có nghĩa là theo hệ thống luật Anh – Mỹ, bên đề nghị chỉ phải chịu rủi ro rút lại lời đề nghị trong khoảng thời gian từ khi nhận được lời đề nghị đến khi gửi lời chấp nhận đề nghị (dispatch of acceptance). Khoảng thời gian này thông thường rất ngắn.

No.4

LEGAL REVIEW

16


REVOCATION OF OFFE


SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG VÀ HỢP ĐỒNG CHẤM DỨT DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

No.4

LEGAL REVIEW

18


SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG (FORCE MAJOR)

Sự kiện bất khả kháng có nguồn gốc từ luật La Mã (vis Major) và sau đó được thừa nhận trong hệ thống Luật Châu Âu lục địa. Sự kiện bất khả kháng chính là những sự kiện khách quan, không lường trước được; xảy ra nằm ngoài ý chí của các bên khiến cho các bên khó có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Hậu quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng sẽ miễn trừ trách nhiệm đối với bên không thực hiện hợp đồng.

19

LEGAL REVIEW

No.4


Hoàn cảnh thay đổi KHÔNG THỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Hệ thống luật Anh – Mỹ ban đầu không thừa nhận nguyên tắc “không thể thực hiện hợp đồng” (impossibility execused perfomance of contract), vì nó dựa trên trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability): Trong trường hợp sự kiện khách quan (supervening event) xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, để viện dẫn điều khoản này, các bên phải quy định rõ trong hợp đồng các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ. Chỉ đến cuối thế kỷ 19, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ đã phát triển nội hàm “không thể thực hiện hợp đồng” và “hoàn cảnh thay đổi” (frustration), trong đó hoạt động theo cách tương tự như sự kiện bất khả kháng. Theo học thuyết bất khả thi, một bên tham gia hợp đồng được miễn trừ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi việc thực hiện trở nên bất khả thi hoặc không thể thực hiện được mà không phải do lỗi của họ. Ảnh hưởng của hoàn cảnh thay đổi (frustration) đó là hợp đồng được coi như chấm dứt tại thời điểm xảy ra hoàn cảnh thay đổi và không bên nào phải chịu nghĩa vụ cho thiệt hại xảy ra. Khác với các tòa án ở hệ thống luật Châu Âu lục địa, tòa án ở hệ thống luật Anh – Mỹ không có quyền điều chỉnh hoặc thay đổi hợp đồng để phù hợp với hoàn cảnh.

No.4

LEGAL REVIEW

20


Khi so sánh với hệ thống Luật Châu Âu lục địa, hệ thống luật Anh – Mỹ không có định nghĩa chính xác về sự kiện bất kháng. Các bên phải quy định rõ ràng Đó là lý trong hợp đồng các sự kiện được coi là sự do tại sao điều kiện bất khả kháng để loại trừ các khoản sự kiện bất khả bên khỏi trách nhiệm do kháng trong hệ thống Luật Anh – không thực hiện Mỹ thường rất dài và toàn diện bởi các hợp đồng. bên thường quy định trong hợp đồng càng nhiều sự kiện bất khả kháng càng tốt.


ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG MẪU

Definition of Force Majeure In this Clause [ ], "Event of Force Majeure" means an event beyond the control of the Authority and the Operator, which prevents a Party from complying with any of its obligations under this Contract, including but not limited to: 1.1.1 act of God (such as, but not limited to, fires, explosions, earthquakes, drought, tidal waves and floods); 1.1.2 war, hostilities (whether war be declared or not), invasion, act of foreign enemies, mobilisation, requisition, or embargo; 1.1.3 rebellion, revolution, insurrection, or military or usurped power, or civil war; 1.1.4 contamination by radio-activity from any nuclear fuel, or from any nuclear waste from the combustion of nuclear fuel, radio-active toxic explosive, or other hazardous properties of any explosive nuclear assembly or nuclear component of such assembly; 1.1.5 riot, commotion, strikes, go slows, lock outs or disorder, unless solely restricted to employees of the Supplier or of his Subcontractors; or 1.1.6 acts or threats of terrorism 3

22

3 Sample Force Majure clause, https://ppp.worldbank.org/public-private-partnership/ppp-overview/practical-tools/checklists-and-risk-matrices/force-majeure-checklist/sample-clauses No.4 LEGAL REVIEW


sự kiện bất khả kháng có thể được viện dẫn ngay cả khi các bên không quy định điều khoản này trong hợp đồng. Mặt khác, khái niệm sự kiện bất khả kháng theo hệ thống Luật Anh – Mỹ không thừa nhận khó khăn thương mại (commercial difficulty) là một trường hợp được miễn trừ. Về mặt đó, sự kiện bất khả kháng khác với sự kiện thay đổi hoàn cảnh. Sự kiện bất khả kháng được áp dụng trong trường hợp gần như không thể thực hiện hợp đồng (subtaintially impossible), nó không đơn thuần chỉ là các sự kiện được các bên dự liệu trong hợp đồng. Trong trường hợp điều kiện kinh tế thay đổi đáng kể, học thuyết về hoàn cảnh thay đổi sẽ được áp dụng (clausula rebus sic stantibus).

23

LEGAL REVIEW

No.4

Trong hệ thống luật Châu Âu lục địa, sự kiện bất khả kháng có thể được viện dẫn ngay cả khi các bên không quy định điều khoản này trong hợp đồng. Nói cách khác, Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được bảo vệ ngay cả khi các bên không thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng. Vì trong hệ thống luật Châu Âu lục địa, một bên được coi là vi phạm hợp đồng khi hành vi vi phạm có lỗi. Bên được coi là vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.


Liên minh châu Âu đã có một số nỗ lực nhằm thống nhất và hài hòa hóa các nguyên tắc về sự kiện bất khả kháng. Ủy ban Châu Âu đã bày tỏ quan điểm rằng “sự kiện bất khả kháng không chỉ giới hạn ở các sự kiện phổ biến thường gặp (absolute impossibility) mà phải được hiểu theo nghĩa bao gồm các sự kiện bất thường khác (unusual circumstances), ngoài tầm kiểm soát của thương nhân, hậu quả của nó, bất chấp việc các bên đã thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng vượt quá mức thông thường (due care) nhưng vẫn không thể tránh được ngoại trừ việc phải chấp nhận hy sinh nó”. Tuy nhiên, Ủy ban cũng lưu ý rằng sự kiện bất khả kháng trong hệ thống Luật Châu Âu lục địa có thể không giống như trong luật quốc gia của các quốc gia thành viên.

No.4

LEGAL REVIEW

24



Trong cả hai hệ thống luật Anh – Mỹ và hệ thống luật Châu Âu lục địa, các nguyên tắc cơ bản quy định trách nhiệm trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng là giống nhau. Tuy nhiên, có vài sự khác biệt cơ bản liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống luật Anh – Mỹ và hệ thống luật Châu Âu lục địa liên quan đến các quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng đó là: Bên vi phạm phải có yếu tố “lỗi”. Trong khi đó yếu tố này lại không xuất hiện trong hệ thống luật Anh – Mỹ.

Trong hệ thống luật Anh – Mỹ, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay cả khi bên vi phạm không có “lỗi”. Luật hợp đồng là một hệ thống các quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liablity) và các quy định về phục hồi tổn thất mà không cần đến yếu tố “lỗi”. Ví dụ, khoản 2 Điều 260 của bộ pháp điển hóa về hợp đồng xuất bản lần thứ hai quy định rằng: “Trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì được coi là vi phạm hợp đồng”. Tuy nhiên, trách nhiệm nghiêm ngặt trong hệ thống luật Anh – Mỹ giờ đây đã được nới lỏng bằng các quy định miễn trách nhiệm cho bên vi phạm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Vi phạm hợp đồng và lỗi

No.4

LEGAL REVIEW

26


Mặt khác, đối với các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa, bên thiệt hại chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm, ít nhất là có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại.

Breach of contract and fault

27

LEGAL REVIEW

No.4

Ví dụ, trong đoạn 276 của Bộ luật dân sự Đức quy định rằng “bên vay phải chịu trách nhiệm cho các hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý” và đoạn 285 cũng quy định rằng “bên vay sẽ không bị coi là mất khả năng thanh toán khi có sự kiện xảy ra mà không phải do lỗi của bên vay làm bên vay không thể thực hiện hợp đồng”. Vì thế, bên vay chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm có lỗi cố ý hoặc vô ý nhưng sẽ được miễn trách nhiệm khi thiệt hại xảy ra một cách khách quan, hoặc bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng...Theo quy định của Điều 1147 Bộ luật dân sự Pháp, một bên chỉ phải chịu trách nhiệm hợp đồng khi có lỗi trong việc gây ra vi phạm.


Các nguyên tắc cơ bản này cũng tuân theo một số ngoại lệ nhất định. Những ngoại lệ này quy định trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) bất kể bên vi phạm có lỗi hay không có lỗi. Trách nhiệm nghiêm ngặt được giới thiệu trong nội hàm của hợp đồng nhấn mạnh thái độ thực hiện hợp đồng (manner of performance) hay còn được hiểu là thực hiện hợp đồng bằng khả năng tốt nhất của mình (Tiếng Pháp: obligations de moyens) và phải đạt được nghĩa vụ đã cam kết (Tiếng Pháp: obligations de resultat). Obligations de moyens áp đặt trách nhiệm thực hiện hợp đồng bằng khả năng tốt nhất của mình mà không cần chú ý đến kết quả thực hiện trong khi đó obligations de resultat áp đặt trách nhiệm phải đạt được nghĩa vụ cam kết tức là nghĩa vụ phải được thực hiện.

Trong trường hợp obligation de moyens, nguyên đơn phải chứng minh bị đơn có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng. Mặt khác, đối với obligations de resultat, nguyên đơn chỉ phải chứng minh nghĩa vụ không được thực hiện mà không cần phải chứng minh bên vi phạm có lỗi. Vì vậy, có thể đi đến kết luận rằng, các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm trong hệ thống luật Châu Âu lục địa về cơ bản đã có sự khác biệt so với hệ thống Luật Anh – Mỹ. No.4

LEGAL REVIEW

28


Liquidated damages

Tiền bồi thường thiệt hại ước tính Tiền phạt Penalties

Do đó khoản tiền bồi thường thiệt hại ước tính thường sẽ được tòa án tuyên bố có hiệu lực, trong khi khoản tiền phạt thì không.

29

LEGAL REVIEW

No.4

Việc phân biệt nội hàm hai khái niệm tiền bồi thường thiệt hại ước tính (liquidated damages) và tiền phạt (penalties) trong Hệ thống Luật Anh – Mỹ thường gây ra sự bối rối và khó khăn trong việc diễn giải. Khoản tiền bồi thường thiệt hại ước tính và khoản tiền phạt đều là những khoản tiền xác định được quy định trước trong hợp đồng. Bên bị thiệt hại sẽ không phải chứng minh cho mức thiệt hại thực tế xảy ra và sẽ nhận được tiền bồi thường bất kể thiệt hại thực tế xảy ra. Trong khi tiền bồi thường thiệt hại ước tính được quy định dựa trên sự bồi thường hợp lý và tương xứng với thiệt hại thực tế hoặc thiệt hại có thể dự đoán được, các bên lại quy định khoản tiền phạt có giá trị cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế có thể xảy ra.


Bên cạnh đó, tiền bồi thường thiệt hại ước tính được sử dụng như một hình thức bồi thường cho những thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng gây ra, trong khi điều khoản phạt thường dùng với mục đích răn đe, ngăn chặn sự vi phạm.

Khái niệm tiền bồi thường thiệt hại ước tính (liquidated damages) và tiền phạt (penalties) thường gây nhầm lẫn trong hệ thống luật Châu Âu lục địa, đặc biệt là nước Pháp bởi vì thuật ngữ “clause penale” (tiếng Pháp) và thuật ngữ “penalty clause” (tiếng Anh) trông có vẻ giống nhau nhưng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Clause penale” quy định khoản tiền cụ thể mà bên cho vay có thể thu hồi trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ. Đồng thời, “Clause penale” quy định khoản tiền phải phù hợp với thiệt hại ước tính mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Vì thế, thuật ngữ Clause penale khi được dịch ra tiếng anh phải là khoản tiền bồi thường thiệt hại ước tính chứ không phải là khoản tiền phạt

Trong khi các tòa án thuộc hệ thống Luật Anh – Mỹ thường tuyên những khoản tiền phạt vượt quá giá trị thiệt hại thực tế là vô hiệu, các tòa án thuộc hệ thống Châu Âu lục địa thường giảm số tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp khoản tiền đó quá cao bởi vì thỏa thuận đó đã vi phạm nguyên tắc tận tâm thiện chí (good faith) hoặc tòa án có thể tăng số tiền trong trường hợp khoản tiền bồi thường thiệt hại ước tính quá thấp. No.4

LEGAL REVIEW

30


THÔNG BÁO VI PHẠM NGHĨA VỤ NOTICE OF DEFAULT

Nguyên tắc cơ bản trong hệ thống luật Châu Âu lục địa quy định rằng trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên vay sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ thanh toán khi bên cho vay thông báo vi phạm nghĩa vụ (notice of default) . (Tiếng Đức Mahnung, Tiếng Pháp mise en demure). Ví dụ, Điều 284 Bộ luật dân sự Đức quy định rằng “trong trường hợp nghĩa vụ thanh toán đến hạn, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ kể từ ngày nhận được thông báo thanh toán của bên cho vay, bên vay sẽ được coi là vi phạm nghĩa vụ thanh toán”.

31

LEGAL REVIEW

No.4


Bên A vay của Bên B 1000$ và cả hai bên thỏa thuận rằng hạn thanh toán là 10 tháng 09 năm 2020. Tuy nhiên vào ngày 10 tháng 09 năm 2020, Bên B chưa nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía Bên A và vì thế Bên B đưa ra thông báo vi phạm nghĩa vụ (notice of default) đến Bên A. Bên B cũng đưa ra một khoảng thời gian là 15 ngày kể từ ngày đưa ra cảnh báo (warning or notice of default) để Bên A có thể thanh toán khoản vay này cho Bên B. Khoảng thời gian 15 ngày này được gọi là thời gian ân hạn. Thời gian ân hạn là khoảng thời gian kể từ ngày hết hạn thanh toán Bên A sẽ có thêm 15 ngày để thực hiện thanh toán mà không phải chịu khoản tiền phạt. Không may rằng, sau 15 ngày Bên B vẫn chưa thanh toán cho Bên A. Kể từ thời điểm này, Bên B chính thức vi phạm nghĩa vụ thanh toán. No.4

LEGAL REVIEW

32


Mục đích của thông báo này là để nhắc nhở bên cho vay đã chậm nghĩa vụ trả nợ. Thông báo này xác định khoảng thời gian hợp lý mà trong khoảng thời gian đó, bên vay phải thực hiện nghĩa vụ của mình (khoảng thời gian này được gọi là thời gian ân hạn – grace period). Grace period là khoảng thời gian được gia hạn thêm để bên vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán kể từ ngày đến hạn thanh toán. Thông thường khoảng thời gian này là 15 ngày và trong khoảng thời gian này, bên vay không phải chịu bất cứ khoản phạt nào.

Thông báo này cũng quy định rằng bên cho vay cũng không chấp nhận khoản tiền thanh toán kể từ thời điểm hết thời gian ân hạn. Trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán mặc dù đã được thông báo, bên cho vay sẽ có căn cứ để chứng minh bên vay có lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hệ thống luật Anh – Mỹ không đặt ra yêu cầu phải thông báo vi phạm nghĩa vụ (notice of default). Nguyên tắc chung đó là nghĩa vụ sẽ bị coi là vi phạm khi quá hạn thực hiện nghĩa vụ mà không cần phải thông báo. Thay vào đó, bên vay phải có nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian hợp lý. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua, trong trường hợp không quy định về thời hạn giao hàng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua trong một khoảng thời gian hợp lý.

33

LEGAL REVIEW

No.4


TRANSFER OF PROPERTY

CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN Thông thường, các quy định về chuyển nhượng tài sản ở mỗi quốc gia là có sự khác nhau. Ví dụ quy định về chuyển nhượng hàng hóa của các Anh, Pháp, Mỹ có rất nhiều điểm khác biệt. Theo quy định pháp luật nước Anh, quyền sở hữu hàng hóa (property in goods) được chuyển nhượng khi việc chuyển nhượng đó phù hợp với ý chí của các bên trong hợp đồng. Đó là sự ưng thuận của các bên trong hợp đồng, chủ yếu là đến từ bên bán vì bên bán là người kiểm soát tài sản và sẽ quyết định lúc nào tài sản sẽ được bán và bán với điều kiện gì.

No.4

LEGAL REVIEW

34


Theo luật Pháp, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển nhượng từ bên bán sang bên mua ngay khi các bên trong hợp đồng thống nhất về hàng hóa và giá cả của hàng hóa (solo concensus) kể cả khi hàng hóa chưa được chuyển giao thực tế hay bên mua chưa trả tiền thanh toán. Khác với quy định pháp luật nước Anh, pháp luật nước Pháp quy định, chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa là hệ quả pháp lý từ hợp đồng giữa các bên và kể từ thời điểm này tất cả ý chí của các bên được coi là không phù hợp với hợp đồng này.

Đối với pháp luật nước Đức, chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa bao gồm hai điều kiện: thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và phương thức chuyển giao hàng hóa. Hệ thống này dựa trên nền tảng quy định pháp luật La Mã. Luật La Mã quy định quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao khi đáp ứng đủ hai điều kiện: thứ nhất phải có cơ sở pháp lý (iustus titulus) và phương thức tiếp nhận quyền sở hữu (modus acquirendi). Cơ sở pháp lý đó là hợp đồng mua bán hàng hóa, còn phương thức tiếp nhận đó là vận chuyển hàng hóa.

35

LEGAL REVIEW

No.4


PHỤ CHƯƠNG Civil law system Hệ thống luật Châu Âu lục địa

Royal assent phê chuẩn của Hoàng gia Anh

Common law system Hệ thống luật Anh – Mỹ

Revocation of offer rút lại đề nghị

A lawful cause nguyên nhân giao kết hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật

Force Majeure sự kiện bất khả kháng

Contractual obligation nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Contractual right quyền được quy định trong hợp đồng Contract for the benefit of third party hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba

Frustration of contract hoàn cảnh thay đổi hợp đồng Breach of contract vi phạm hợp đồng Damages thiệt hại hoặc tiền bồi thường thiệt hại

No.4

LEGAL REVIEW

35


Actual damages Thiệt hại thực tế; Khoản tiền bồi thường thiệt hại được quy định dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra Liquidated damages tiền bồi thường thiệt hại ước tính Grace of period thời gian ân hạn. Để làm rõ hơn, thời gian ân hạn là khoảng thời gian kể từ ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian, thông thường là 15 ngày để bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà không phải chịu bất kỳ chế tài nào Delivery of the goods Phương thức chuyển giao hàng hóa

36

LEGAL REVIEW

No.4

Firm offer chào hàng cố định Termination of contract chấm dứt hợp đồng Principle of good faith nguyên tắc thiện chí. Good faith là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến chương chương Liên hợp quốc với mục đích nhấn mạnh rằng các chủ thể của luật quốc tế phải tận tâm thiện chí thực hiện các quy định của pháp luật quốc tế Transfer of propery chuyển nhượng quyền sở hữu


LEGAL REVIEW No. 04


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.