20 minute read
1.2. Câu chuyện của Côn Đảo: Địa ngục hay Thiên đường?
Côn Đảo - thiên đường trỗi dậy sau địa ngục trần gian
Bên cạnh những vết tích lịch sử, Côn Đảo còn là một hòn đảo quyến rũ, xinh đẹp bởi vẻ hoang sơ và thanh khiết hiếm có, một thiên đường nghỉ dưỡng, nơi dành cho những tâm hồn muốn tìm về bình yên, trốn khỏi những khói bụi của thành phố.
Advertisement
1.2.1. CÂU CHUYỆN CỦA QUÁ KHỨ: ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
Côn Đảo ngày xưa được mọi người biết đến với biệt danh là “địa ngục trần gian”, bởi vì tại đây có một hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp. Nơi đây từng là một quần đảo có số tù nhân chính trị còn nhiều hơn số cư dân sinh sống. Nơi đây có 11 nhà tù, trong đó, Phú Hải là nhà tù lớn nhất. Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam đã bị giam cầm và hy sinh ở nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này. Theo ghi chép, lúc cao điểm trong mỗi phòng giam ở các nhà tù có đến hàng trăm tù nhân bị nhốt chung. Cai ngục thường dùng nhiều hình thức tra tấn đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần với người tù.
"Tại đây hình ảnh của các tù nhân trong lồng đã khắc sâu trong tâm trí tôi, không thể tẩy xóa nổi. Người đàn ông với ba ngón tay bị cắt rời; một người khác đã chết có hộp sọ đã vỡ toác; và nhiều tu sĩ Phật giáo Huế - những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phật tử - trong tình trạng thê lương. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và và các vết thương lở loét ở mắt cá chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào."
Nhà báo Mỹ - Don Luce
Nhà tù Côn Đảo - địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
Trước thời Pháp thuộc
Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên sớm được người phương Tây biết đến. Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin (đại diện cho vua Louis XVI của Pháp) một hiệp ước tên gọi là Hiệp ước Versailles. Đây là văn kiện đầu tiên nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Touron và quần đảo Côn Lôn. Trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát thì Nguyễn Ánh và thuộc hạ đã trốn ra Côn Lôn. Ông sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vào thời Gia Long, theo Đại Nam nhất thống chí thì Côn Đảo thuộc quyền quản hạt của đạo Cần Giờ, trấn Phiên An, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành); đến năm Minh Mạng 20 (1839) thì Côn Đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long của Nam Kỳ Lục tỉnh.
Thời Pháp thuộc
10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, thủy sư đô đốc Pháp là Bonard hạ lệnh cho tàu thông báo Norzagaray đến chiếm Côn Đảo kéo cờ Pháp. Ngày 1-2-1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian”. Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản hạt. Ngày 16-5-1882, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
Thời Việt Nam Cộng hoà
Tháng 9-1954, nguỵ quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn. Ngày 22-10-1956, theo sắc lệnh Diệm ký thành lập tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù. Ngày 24-4-1965, nguỵ quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh. Sau hiệp định Paris (27-1-1973) nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận Quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cai tên PHÚ HẢI xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong các văn-thư-từ của Mỹ nguỵ từ nagỳ 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “PHÚ”.
Sau giải phóng
Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN” trải qua 113 năm. Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo. Tháng 1-1977, huyện Côn Đảo - Tỉnh Hậu Giang Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Tháng 10-1991 đến nay: Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT.
CÔN ĐẢO
KHAI THÁC DU LỊCH TỪ QUÁ KHỨ
Phát triển du lịch từ các di tích lịch sử cấp quốc gia: Nghĩa trang Hàng Dương
Đây là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo, có diện tích khoảng 20 ha, là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày kéo dài 113 năm (từ 1862 đến 1975). Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích có giá trị tố cáo chế độ thực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Nhà tù Côn Đảo
Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập - “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần.
Các Sở tù
Dựa theo các tài liệu, tính đến khoảng 1930 có ít nhất 18 sở tù đã đi vào hoạt động, đó là: Sở Lưới, Sở Ruộng, Sở Làm Đá, Sở Kéo Cây, Sở Chuồng Bò, Sở Lò Gạch, Sở Lò Vôi, Sở Muối, Sở Bãn Chế, Sở Tiêu, Sở Rẫy An Hải, Sở Cỏ Ống, Sở Hòa Ni, Sở Bông Hồng (sở Bông Hường), Sở Rẫy Ông Lớn, Sở Ông Đụng, Sở Vệ Sinh, Sở Đất Dốc. Các sở này lần lượt xuất hiện trước sau không đồng loạt, nhằm 2 mục đích: Phục vụ toàn diện các mặt đời sống cho bộ máy hành chánh của địch và cho đời sống của người tù trên đảo; Cải tạo người tù bằng lao động khổ sai.
Khu nhà Chúa đảo
Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2. Đây là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà Chúa đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm của khu di tích Côn Đảo.
Cầu Ma Thiên Lãnh
Cầu Ma Thiên Lãnh nằm trên một đỉnh núi phía Tây thị trấn Côn Đảo. Đi qua Khu vườn quốc gia khoảng 3km tới một con đường nhỏ, cây cối hai bên mọc um tùm, leo hết con dốc thì tới di tích cầu Ma Thiên Lãnh. Cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi.
Cầu tàu 914 lịch sử
Cầu tàu nằm tại trung tâm bãi biển chính của thị trấn Côn Đảo. Cầu tàu được khởi công xây dựng từ năm 1873, với phác thảo dài 107m, bắt đầu từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo vươn ra vịnh Côn Sơn. Ngày nay cầu tàu 914 dài hơn 300m, chiều rộng gần 5m, ở cuối cầu tàu có đoạn rộng gần 8m.
Trại Phú Hải Nghĩa trang Hàng Dương
Trại Phú Thọ Chuồng cọp Pháp
Sở lò vôi Trại Phú Phong
Cầu Ma Thiên Lãnh Nhà Chúa Đảo
Cầu tàu Khu chuồng bò
1.2.2. CÂU CHUYỆN CỦA HIỆN TẠI: THIÊN ĐƯỜNG HẠ THẾ
Côn Đảo được đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái. Tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo - nơi có "những vách đá dốc đứng bênh cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt" - là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là "thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục".
Vịnh Đầm Trầu
Bãi Đầm Trầu là bãi biển đẹp nhất Con Đảo. Quanh bãi này, có các loài thực vật ngập nước như cây bần, mắm, dừa
Vịnh Đầm tre
Vịnh Đầm Tre là nơi lý tưởng để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái: Hiking, cắm trại, ngắm san hô,....
Vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi bảo tồn hệ sinh sinh thái đặc trưng Côn Đảo kết hợp các hoạt động tham quan, dịch vụ
Hòn Bảy cạnh
Bãi Cát Lớn trên hòn Bảy Cạnh là 01 trong 14 bãi đẻ trứng của rùa biển Côn Đảo và là bãi biển có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo.
Hòn Cau
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển… và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng
Hòn Bà
Hòn Bà đây là hòn đảo lớn thứ ba trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nơi có phong cảnh, cùng hệ sinh thái phong phú mang lại nhiều trải nghiệm khó quên.
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993, thuộc hệ thống rừng đặc dụng,là 1 trong 33 Vườn quốc gia của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu vực bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Phạm vi vườn quốc gia này bao gồm cả một phần diện tích đảo và khu vực biển lân cận.n. Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong
sáu vườn Quốc gia của Việt Nam vừa thực hiện bảo tồn rừng, vừa thực hiện bảo tồn biển.
Vườn quốc gia Côn Đảo được các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn.
Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học.
Tài nguyên thực vật rừng đã thống kê, xác định 1.077 loài thực vật bậc cao, có mạch, trong đó có 44 loài được tìm thấy ở Côn Đảo lần đầu tiên và 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên cho loài như Dầu Côn Sơn, Bui Côn Sơn, Đọt dành Côn Sơn,...Tài nguyên đa dạng sinh học biển cũng rất phong phú, đa dạng. Sự cách ly về địa lý là yếu tố tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái, phong phú về thành phần loài và tính đặc hữu cao tại Côn Đảo. Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Côn Đảo được ngân hàng thế giới đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong hệ thống các khu bảo tồn biển toàn cầu. Năm
2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Vườn quốc gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành côngchương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam.
KHU BẢO TỒN BIỂN CÔN ĐẢO
Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khu bảo tồn biển Côn Đảo được thành lập từ năm 2002, là một phần của vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu bảo tồn là 294km2 trong đó có 230km2 thuộc về diện tích biển. Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan biển, Côn Đảo còn là nơi có hệ thống sinh vật rừng ngập mặn vô cùng phong phú cũng như số lượng loài san hô rất đa dạng. KBTB có tới 1700 loài sinh vật biển với 70 loài trong số đó nằm trong sách đỏ như bò biển, rùa biển, cá heo,.. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn ở Côn Đảo thường xuyên được triển khai qua các dự án nâng cao nhận thức cũng như tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và cứu hộ,... tại Hội nghị lần thứ 8 ký kết Bản ghi nhớ về quản lý, bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở khu vực vùng biển Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (gọi tắt là IOSEA MOS8) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, các quốc gia thành viên đã thông qua và thống nhất với đề xuất của Việt Nam đưa Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành thành viên Mạng lưới các khu bảo
tồn rùa biển IOSEA (IOSEA Marine Turtle Site Network).
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
"Côn Đảo là một quần đảo thiên nhiên tươi đẹp và đặc biệt thiêng liêng của Tổ quốc với khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát
triển du lịch vừa có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh – quốc phòng. So với nhịp sống hối hả trên đất liền, Côn Đảo là một thiên đường nhiệt đới thanh
bình và yên tĩnh có triển vọng phát triển các loại hình du lịch đặc sắc trong tương lai."
"Côn Đảo là một quần đảo thiên nhiên tươi đẹp và đặc biệt thiêng liêng của Tổ quốc với khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát quốc phòng. So với nhịp sống hối hả trên đất liền, Côn Đảo là một thiên đường nhiệt đới thanh bình và yên tĩnh có triển vọng phát triển các loại hình du lịch đặc sắc trong tương lai."
Ngày 22/5/2013, Thủ tướng Chính phủ
Côn Đảo lưu giữ những giá lịch sử lớn lao của dân tộc, như Cố tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định “Côn Đảo là một di tích lịch sử vĩ đại. " Năm 2012, hệ thống nhà tù Côn Đảo được Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Côn Đảo còn được ví là "báu vật thiên
thiên" của quốc gia, bởi trên đảo hội đủ các yếu tố rừng, biển, hệ sinh vật phong phú, đa dạng nhất Việt Nam. Ngân hàng thế giới đưa Côn Đảo vào danh sách các vùng biển ưu tiên bảo vệ trên phạm vi toàn cầu từ năm 1995. Côn Đảo ngày càng thu hút-gọi mời sự đầu tư và du khách tìm đến chiêm ngưỡng-khám phá-trải nghiệm… Năm 2017, tổng doanh thu ngành dịch vụ - du lịch của huyện Côn Đảo tăng gần 32% so với năm 2016; lượng khách đến tham quan, du lịch tại Côn Đảo tăng 46%. Được ví là báu vật, là viên ngọc giữa biển đông, Côn Đảo được Chính phủ quy hoạch thành “Khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế”. Mục tiêu này chi có thể hiện thực hóa, hay nói cách khác: Côn Đảo chỉ thật sự là báu vật khi việc khai thác du lịch được tính toán, cân nhắc thấu đáo và bảo đảm nghiêm ngặt các nguyên tắc bảo tồn. Và thực tế, sự bảo tồn đúng nghĩa đã mang lại giá trị bền vững, như cách Côn Đảo đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước; như cách Côn Đảo đã được trân trọng và công nhận là một trong những Ramsar thế giới.
1.2.3. CÂU CHUYỆN CỦA TƯƠNG LAI: VÙNG ĐẤT HY VỌNG
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ đưa Côn Đảo trở thành một đô thị du lịch tầm cỡ quốc tế. Theo đó, khoảng 1.000 ha đất tại Côn Đảo dự kiến sẽ được phát triển thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
Khu du lịch Côn Đảo sẽ được chia làm các phân khu, bao gồm trung tâm thị trấn Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm linh; cảng Bến Đầm; dải bờ biển hoang sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn Đảo (bao gồm cả vườn quốc gia Côn Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ.
Để hình thành Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải hoàn thành giai đoạn 1 các dự án: Công viên biển An Hải và khu nghỉ dưỡng biển; Khu nghỉ dưỡng nhà vườn cỏ Ống; Khu nghỉ dưỡng sinh thái vịnh Đầm Trầu; Điểm tham quan Bãi Ông Đụng; Nhà nghỉ sinh thái rừng Sở Ray; Điểm tham quan Hòn Bảy Cạnh; Khu nghỉ dưỡng sinh thái đảo Hòn Cau; Khu du lịch tại vịnh Đầm Tre và bán đảo Con Ngựa.
Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế (chiếm 40%). Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 tỷ đồng và đến 2030 khoảng 2.800 tỷ đồng...
Thị trường khách du lịch sẽ tập trung vào khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử - cách mạng; khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á...
Ngoài các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, Bãi Ông Đụng - Bãi Ông Câu - núi Thánh giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm; tuyến đi bộ, đạp xe đạp... sẽ hình thành thêm các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc... để tăng cường thu hút khách.
KẾT LUẬN
Côn Đảo có nguồn tài nguyên sinh vật rất quý giá. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Côn Đảo chính là sự bảo tồn và khai thác bền vững kho cho tương lai. Côn Đảo là nơi để các nhà khoa học đến nghiên cứu và nhiều sinh viên đến thực tập. Không chỉ có giá trị cao về giáo dục và khoa học, tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan Côn Đảo còn là tiềm năng và thế mạnh to lớn để khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Du lịch, dịch vụ đang tạo ra đang tạo ra diện mạo mới cho Côn Đảo, góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định, đáng kể cho cộng đồng địa phương. Do đó, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên gắn với du lịch sinh thái biển và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững là hướng đi thích hợp, cần được quan tâm phát triển.