4 minute read
2.1.2. Hệ sinh thái tài nguyên vườn quốc gia Côn Đảo
b. Vị trí khu đất trong phân vùng mức độ nhạy cảm môi trường Côn Đảo
Khu đất chọn
Advertisement
MỨC ĐỘ NHẠY CẢM
Cao
Trung bình
Thấp
Ranh giới huyện
Bản đồ mức độ nhạy cảm vườn quốc gia Côn Đảo
Ứng dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý và phương pháp chuyên gia trong việc trọng số cho các lớp thông tin ta thành lập được bản đồ nhạy cảm môi trường cho huyện Côn Đảo. Giá trị trọng số của các lớp thông tin được đánh giá theo phương pháp chuyên gia với từng trọng số tương ứng cho từng lớp như sau: Lớp bản đồ phân vùng mức độ ô nhiễm môi trường với trọng số là 40%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến môi trường với trọng số là 20%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nhạy cảm môi trường của VQG Côn Đảo là 40%.
Kết quả phân tích cho thấy: Các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như: Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo là những khu vực đang có báo động về ô nhiễm môi trường. Khu vực có mức độ nhạy cảm trung bình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phân khu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo, những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp và ít nhạy cảm.
Kết luận:
Vị trí Khu đất chọn nằm trong vủng có mức độ nhạy cảm môi trường từ trung bình đến thấp. Đây là các khu vực chịu ít ô nhiễm môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường để nuôi/ trồng và phát triển giống sinh vật.
Sơ đồ phân bố sinh thái tại vườn quốc gia Côn Đảo
PHÂN BỐ SINH THÁI
Côn Đảo có hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng. Các loài sinh vật được tìm thấy phân bố khắp nơi trên vùng biển Côn Đảo. Tại Côn Đảo có tới 14 bãi để con Vích, một loài rùa biển đẻ trứng như ở Hòn Tài, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre… Trong đó, hòn Bảy Cạnh là bãi biển có số lượng rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo. Quần thể Dugong tại Côn Đảo chỉ còn khoảng 10-12 con. Thường đi theo đàn và được nhìn thấy ở bãi Lò Vôi, mũi Chim Chim, bãi Đất Dốc,... Côn Đảo có thể nói là thiên đường san hô, có thể tìm thấy san hô ở gần như mọi bãi biển Côn Đảo, có khoảng 2.000 ha san hô bao quanh đường bờ biển Côn Đảo đa dạng về chủng loài, kích thước. Một số loài thú biển như: Cá heo, Cá voi, cá Nhà táng nhỏ thỉnh thoảng xuất hiện tại vùng biển Côn Đảo tại bãi Ông Đụng
Kết luận:
Vị trí khu đất chọn phù hợp cho việc phát triển các bãi rùa và bãi san hô, Đồng thời thuận tiện di chuyển đến đến Hòn Bảy Cạnh và Hòn Cau - hai nơi có nhiều rùa lên đẻ nhất Việt Nam
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA CHẤT - THỦY VĂN
a. Địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m. b. Địa hình đáy biển khá phức tạp, Độ sâu trung bình Vịnh khoảng 10m, chỗ sâu nhất đạt 45m(giữa mũi Tàu Bể và Hòn Bảy Cạnh). Phần gần bờ khu vực Cầu Tàu có nhiều mỏm đá ngầm. Chạy dài qua giữa Vịnh là một trũng sâu nối dài từ Mũi Tàu Bể đến Mũi Cá Mập, Độ sâu đạt từ 11 đến 45m, Độ sâu trung bình khoảng 13-14m. Phía trong vũng sâu này đáy biển hơi nghiêng. Đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chỗ có bùn hoặc lộ đá gù . Ở đây có san hô và cỏ biển phát triển. c. Địa chất của quần đảo có tính đa dạng cao gồm đá mácma (Magma) Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và đá mácma phun trào trung tính và đá trầm tích. Khi xây dựng cần lưu ý các hiện tượng địa chất công trình động lực: Quá trình bóc mòn, rửa trôi, hiện tượng để lở đá, quá trình tích tụ, quá trình xầm thực mài mòn,...