13 minute read

1.3.2. Những hiểu biết về thể loại đề tài

1.3.2. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN CÔN ĐẢO

A.KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI

Advertisement

a. Khái niệm trung tâm nghiên cứu

Trung tâm nghiên cứu là công trình với mục đích nghiên cứu - tìm hiểu, khám phá, phân giải và xem xét các sự kiện, để rút ra định luật, giả thuyết và qua đó ứng dụng vào cuộc sống. Mỗi công trình nghiên cứu thông thường chuyên về một lĩnh vực cụ thể.

b. Khái niệm trung tâm nghiên cứu - bảo tồn sinh vật biển

Trung tâm nghiên cứu bảo tồn là công trình nghiên cứu các chức năng nhằm vấn đề bảo tồn sinh học (sinh vật biển là đối tượng nghiên cứu chính) khu vực. Công trình có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu, ứng dụng thúc đẩy bảo tồn - phát triển đối tượng nghiên cứu đồng thời bảo vệ, bảo tồn nguyên vị các loài sinh vật biển quý hiếm tại khu vực, ứng dụng kết hợp triễn lãm các hiện vật, vật chất, sinh vật sống, động thực vật.

c. Đặc trưng về bảo tồn sinh vật trong trung tâm nghiên cứu

Những khu vực này vừa là nơi lưu trữ bảo tồn nguồn gen, vừa là nơi để các nhà khoa học thực hiện những quan sát nghiên cứu về đặc tính sinh sống của sinh vật trên mông trường mô phỏng, qua đó thực nghiệm và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường sao cho phù hợp nhất, để các loài vật có thể thích nghi tốt nhất. Sau đó áp dụng vào thực tế môi trường sống hoang dã

d. Đặc trưng về trưng bày trong trung tâm nghiên cứu

Không gian trưng bày trong các trung tâm nghiên cứu thường mang mục đích tuyên truyền,giới thiệu tổng quan kiến thức nền về lĩnh vực và các sản phẩm nghiên cứu ra công chúng. Không quá đặt nặng các vấn đề ẩn ý sâu xa như bảo tàng. Vì vậy mặc dù vẫn sử dụng bố cục không gian tương tự như các không gian triễn lãm thông thường nhưng cách tổ chức đơn giản hơn.

d. Không gian hội nghị, hội thảo, khán phòng

Không gian hội nghị, hội thảo trong các trung tâm nghiên cứu là nơi diễn ra thường xuyên các hội thảo tuyên truyền và quảng bá. Diện tích và quy mô không quá lớn (400 chỗ) và là nơi diễn ra các cuộc họp, phục vụ cho các nhu cầu hội đàm là chủ yếu, không quá đặt nặng các vấn đề biểu diễn. Các phòng hội thảo là nơi các sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến dự giảng các lớp nâng cao và trau dồi kiến thức nghiên cứu

SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

Đối tượng hướng đến

Khách tham quan: đủ mọi thành phần xã hội, thu nhập, quốc tịch, địa vị và lứa tuổi trong xã hội. Ví dụ: người dân, học sinh, sinh viên, khách du lịch, người đến thăm thú và tiềm hiểu văn hóa bản địa. Mục đích của họ là được xem các mẫu vật đặc trưng, tìm hiểu nền văn hóa, lịch sử, trải nghiệm không gian. Đối tượng này có thể đi theo nhóm hoặc đi một mình, có nhiều nhu cầu phát sinh như: ăn uống, mua sắm,... Người làm trong chuyên ngành, người đến học tập, nghiên cứu: các học sinh - sinh viên hứng thú với thể loại đến để tìm hiểu - học tập, những nhà nghiên cứu về phát triển sinh học ( động - thực vật biển), lịch sử, người có nhu cầu tìm hiểu về bảo tồn sinh vật biển. Người làm công tác quản lý, bảo vệ trong viện cũng như vườn quốc gia

B.CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẶT RA

(Các chiến lược tham khảo từ chiến lược bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển Nhật Bản năm 2011)

Chiến lược 1: Nghiên cứu kiến thức nền về sinh vật biển

Hiểu rõ về các hệ sinh thái giúp chúng ta bảo tồn và sử dụng chúng một cách bền vững

Hành động:

- Nghiên cứu, đặc biệt là về hệ sinh thái và bảo tồn sinh vật biển, sự tương tác giữa các thành phần sinh học và môi trường vật lý của chúng, các nghiên cứu định giá đa dạng sinh học và tác động biến đổi môi trường đến sinh vật. - Xây dựng các nghiên cứu điển hình và thực nghiệm đề xuất các giải pháp tối ưu

Chiến lược 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nền sinh học biển và thực hiện các biện pháp giảm bớt chúng phù hợp với vùng

Đây là phương pháp và quy trình tốt nhất và triệt để để giải quyết vấn đề

Hành động:

- Theo dõi sức khỏe của hệ sinh thái và các loài như là một phần cùa quá trình quản lý - Xây dựng và duy trì một cổng thông tin trung tâm về đa dạng sinh học để tạo điều kiện ra quyết định sáng suốt hôn. - Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch

Chiến lược 3: Hợp tác quốc tế

Cần tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý hệ sinh thái cỏ biển với các nước đã có kinh nghiệm và đạt được những thành công nhất đinh như: Mỹ, Úc và một số nước Châu Âu

Hoạt động:

- Tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế - Khuyến khích tham gia tích cực trong quản lý môi trường với tất cả ngành

Chiến lược 4: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về bảo tồn

Kiến thức và nhận thức là điều kiện tiên quyết cho hành động vì cộng đồng về các vấn đề đa dạng sinh học, và rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - xã hội hóa công tác bảo tồn.

Hành động

- Tăng cường nhận thức và hiểu biết của mọi người thông qua các cuộc hội thảo công cộng, chương trình, cuộc thi và các sự kiện. - Mở các lớp giảng dạy về tầm quan trọng của sinh vật biển và phương pháp bảo tồn. - Các lớp huấn luyện thường xuyên cho các cán bộ công tác chuyên trách và tình nguyện viên

Chiến lược 5: Bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh học biển

Bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái biển để thúc đẩy sự phát triển của sinh vật biển Côn Đảo chứ không phải là lưu trữ hay nuôi nhốt sinh vật. Cần đảm bảo sự phát triển lành mạnh và lâu dài của sinh vật biển để người dân khu vực có thể hưởng lợi từ vùng biển của họ. Cần phải có nỗ lực chung để bảo vệ các loài bản địa hiện tại, môi trường sống, hệ sinh thái và tái thiết những loài đã từng tồn tại.

Hành động

- Thực hiện chương trình bảo tồn, bảo vệ các loài. Đặc biệt là các loài sinh vật biển nguy cấp - Nghiên cứu phục hồi các khu vực bị xuống cấp - Sử dụng các công viên, vườn để bảo tồn ngoại vi và nghiên cứu giải pháp tái tạo các hệ sinh thái đã mất

Phá bao giờ cũng dễ hơn làm lại. Ta đã phá gần nữa thế kỷ, làm lại mất một thế kỷ còn quá ít... - Nhà văn Nguyên Hồng

C.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN TẠI CÔN ĐẢO

Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác; là sinh cảnh đẻ trứng, ươm nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á. Các hệ sinh thái biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng oxy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo.

Quản lý, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại Côn Đảo đang áp dụng phương pháp đồng quản lý và đem lại hiệu quả cao. Tất cả các kế hoạch, phương án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học đều được cơ quan quản lý và các chuyên gia thảo luận, bàn bạc với cộng đồng địa phương. Lợi ích từ bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học được chia sẽ công bằng cho các bên có liên quan.

Thống kê các loài sinh vật biển nguy cấp và phương pháp bảo tồn

]1[

]2[

]3[

]4[

]5[

Chú thích:

[1] Dự án lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo theo ý kiến của Hội đồng tuyển chọn dự án Sở Khoa học và Công nghệ, trình thẩm định, phê duyệt [2] Theo nguồn:Kế hoạch bảo tồn rùa biển giai đoạn 2016-2025 - bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn [3] Theo nguồn: Chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể dugong - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) [4]Thảm cỏ biển Việt và những thách thức - Kienviet [5]Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rừng ngập mặn - Vườn quốc gia Côn Đảo

Sơ đồ dây chuyền các phương pháp trong bảo tồn sinh vật biển: RÙA BIỂN

CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN RÙA BIỂN [6]

Sơ đồ dây chuyền cứu hộ rùa biển: [7]

Đeo thẻ cho rùa mẹ - ghi nhận thông tin. Số lần đẻ trong mùa sinh , chu kì đẻ, địa điểm di cư Cứu hộ rùa biển - trứng rùa biển Nghiên cứu tác động biến đối bờ biển đến sự sinh sản của rùa biển Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ đến giới tính rùa con

Nghiên cứu đặc tính sinh vật học rùa biển

Tiếp nhận rùa Sơ cứu

(nếu cần thiết)

Các trường hợp mắc lưới, vướng dị vật, vết thương hở,... Thủ tục - ghi nhận thông tin

Thông tin được lưu trữ tạo datbase phục vụ cho mục đích theo dõi và bảo tồn

Kiểm tra tổng quát

Lab analysys, X-ray, xét nghiệm,... Chuẩn đoán ban đầu

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

Phác đồ điều trị Cách ly - chữa trị

Mỗi cá thể một bồn riêng hoặc bồn chung có ngăn chia vách. Tùy độ lớn rùa bể có kích thước khác nhau

Kiểm tra sức khỏe Ghi nhận thông tin lần cuối

RÙA SAU KHI HỒI PHỤC

Đánh dấu đeo thẻ

Thả về tự nhiên

RÙA CHẾT

Trưng bày Nghiên cứu

Chú thích:

(6) Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rùa biển giai đoạn 2016-2025 - bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (7) Theo nguồn: Báo cáo hướng dẫn các chăm sóc rùa biển trong khu bảo tồn WIDECAST

Sơ đồ dây chuyền phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển:

Sơ đồ dây chuyền cứu hộ trứng rùa biển: [6]

Trứng rùa Vận chuyễn đến bãi ấp

Trứng rùa có thể được lấy từ bãi rùa đẻ lân cận hoặc được chuyển từ nơi khác tới.Thời gian vận chuyễn tối da 4 tiếng. Đặt vào bãi ấp trứng nhân tạo được bảo vệ Thủ tục - ghi nhận thông tin

Ghi nhận thông tin ngày tháng, số thứ tự, số trứng,...

Bảo vệ trứng

Bãi ấp trứng có rào che, giăng lưới bảo vệ

SAN HÔ TRỨNG NỞ

RÙA CON KHỎE

Thả về tự nhiên

Thả rùa vào buổi sớm hoặc lúc chiều tối. Nếu trứng nở lúc trưa nắng, giữ rùa con tạm thời cho đến chiều để thả. RÙA CON YẾU

Nuôi cho đến khi đủ sức khỏe

Thả về tự nhiên

CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN SAN HÔ

[7] Khảo sát, nghiên cứu độ trong, độ mặn vùng nước

Thiết lập rạn san hô nhân tạo

Trồng phục hồi rạn san hô tự nhiên

Tách giống, lưu trữ nghiên cứu giống san hô

Chú thích:

(6) Theo nguồn: Báo cáo hướng dẫn các chăm sóc rùa biển trong khu bảo tồn WIDECAST (Marine Turtle Trauma Response Procedures: A Husbandry Manual - Jessie E. Bluvias and Karen L. Eckert WIDECAST Technical Report No. 10) (7) Dự án lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo

Sơ đồ dây chuyền phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển:

Sơ đồ dây chuyền thiết lập rạn san hô nhân tạo: [8]

San hô giống Lựa chọn - tách giống

Nguồn giống san hô chủ yếu lấy từ nguồn giống tự nhiên, tận dụng những tập đoàn bị đổ hoặc gẫy (vẫn còn sống) Đưa xuống nước nuôi trồng

Giá thể bằng vật liệu bê tông được đưa sẵn xuống nước và san hô giống được gắn với giá thể bằng chế phẩm Chế tạo các giá thể

Giá thể là các khối bê tông được thiết kế, lên khuôn và đúc sẵn

Chọn lựa vùng nước phù hợp Kiểm tra khảo sát và cải tạo

(nếu cần) THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG

Kết hợp trồng rong hoặc các vật liệu nhân tạo

Tạo bóng râm, nơi trú ẩn cho các loài hải sản

Sơ đồ dây chuyền phục hồi rạn san hô tự nhiên: [8]

Khảo sát độ mặn, độ trong vùng nước Kiểm tra, đánh giá sức khỏe ran san hô Cải tạo vùng nước Trồng phục hồi rạn tự nhiên

Nếu rạn quá yếu thì tách giống di dời sang rạn nhân tạo

THÚ BIỂN CÁC HOẠT

ĐỘNG

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN BÒ BIỂN [9]

Khảo sát, nghiên cứu về bò biển Dugon và hệ sinh thái liên quan Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát, quản lý bảo tồn Dugong Trồng phục hồi hệ sinh thái cỏ biển - thức ăn chính của Dugong Bảo vệ, bảo tồn quần thể Dugon hiện hữu tại Côn Đảo Dây chuyền chữa trị cách ly bò biển tương tự đối với rùa biển

Chú thích:

[8] Theo nguồn: Thử nghiệm phục hồi san hô ở khu vực Cù Lao Chàm - Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam [9] Theo nguồn Chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể dugong - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)

Sơ đồ công năng phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển: RỪNG NGẬP MẶN

HOẠT

ĐỘNG

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN

RỪNG

NGẬP MĂN

[10] Khảo sát, nghiên cứu tình trạng rứng ngập mặn tại khu vực Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng ở các vùng ven biển Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đến rừng ngập mặn Bảo tồn cây giống

Chú thích:

(10) Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rừng ngập mặn - Vườn quốc gia Côn Đảo

02 ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT

This article is from: