14 minute read
1.3.1. Lý do chọn đề tài
1.3.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN CÔN ĐẢO
a. Các giá trị tự nhiên và đa dạng sinh vật biển tại Côn Đảo:
Advertisement
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 32ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 600ha, hệ sinh thái các rạn san hô có diện tích khoảng 1.000ha. + Hệ sinh thái san hô: Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng biển bao quanh các đảo, thuộc rạn riềm điển hình (typical fringing reef).Có thể nói thành phần loài khu hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam + Hệ sinh thái cỏ biển: Qua khảo sát nghiên cứu vùng biển Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61% tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của Singapore 4 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài. Hệ sinh thái cỏ biển là nơi sinh tồn của loài Bò biển (Dugong dugon). Hiện xác định ở vùng biển Côn Đảo có khoảng 8-12 cá thể Bò biển. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Côn Đảo có diện tích khoảng trên 32ha. Tuy diện tích không lớn nhưng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây còn nguyên sinh, chưa bị tác động của con người và đặc trưng cho loại hình rừng ngập mặn phân bố trên nền san hô chết, cát, sỏi.Trong 46 cây rừng ngập mặn đã phát hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo có 3 cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam,2 loài chưa có tên trong danh mục thực vật rừng ngập mặn Việt Nam . 02 loài ít thấy xuất hiện ở rừng ngập mặn Việt Nam.
Hệ sinh vật biển Côn Đảo
Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có 1.735 loài, trong đó Thực vật ngập mặn 46 loài, rong biển 133 loài, cỏ biển 11 loài, thực vật phù du 226 loài, động vật phù du 143 loài, san hô 360 loài, thân mềm 187 loài, cá rạn san hô 215 loài, giáp xác 116 loài, da gai 115 loài, giun nhiều tơ 130 loài, bò sát biển 9 loài, chim biển 37 loài, thú biển 7 loài. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thủy vực Côn Đảo có tới 46 loài là nguồn gene cực kỳ quý hiếm của biển Việt Nam và đã được đưa vào Sách Đỏ. Chúng bao gồm: 02 loài rong, 03 loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12 loài thân mềm, 01 loài giáp xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài chim và 02 loài thú. Thành phần loài sinh vật biển khu vực VQG Côn Đảo được thống kê trong bảng sau:
Thống kê thành phần sinh vật biển tại Côn Đảo
Nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật biển quý hiếm
Các cuộc điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang đã ghi nhận vùng biển Côn Đảo có 44 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, Côn Đảo là nơi tồn tại quần thể nhỏ của loài thú biển bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là loài bò biển Dugong. Ngoài ra, Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi làm tổ quan trọng của loài vích và đồi mồi, hai loài rùa biển đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Ngoài ra, một số các loài động vật biển có vú cũng đã được ghi nhận tại Vườn quốc gia Côn Đảo.
Thống kê tình trạng bảo tồn các loài sinh vật biển tiêu biểu tại Côn Đảo
Chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể dugong
b. Thực trạng về sự hiểu biết và đạo đức sinh thái của người dân và tình hình bảo tồn khu vực:
Nguồn rác “bủa vây” Côn Đảo
Báo cáo năm 2019 cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như các vi phạm về môi trường và buôn bán động vật quý hiếm tại Côn Đảo đang gia tăng. Hàng năm, lượng rác thải trôi nổi trên biển dạt vào các đảo nhỏ thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo với số lượng lớn, nhất là vào mùa gió Đông Bắc đã gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường tại các đảo nhỏ, gây khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác triệt để, kịp thời. Số lượng các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường biển có xu hướng gia tăng so với các năm trước. Bí thư huyện ủy Côn Đảo Nguyễn Hoàng Tùng chia sẻ: Hiện nay, giao thông đường hàng không, đường thủy được cải thiện giúp lượng du khách trong và ngoài nước đến Côn Đảo ngày càng tăng. Sự phát triển du lịch kéo theo nhu
cầu sinh hoạt, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí dẫn đến tình trạng gia tăng
các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên tại chỗ để làm sản phẩm du lịch, gây áp lực lớn, đe dọa phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng sinh học biển. Mặt khác, thực trạng tàu đánh cá chuyên dụng, công suất lớn trong và ngoài tỉnh khai thác thủy sản tại khu vực biển Côn Đảo ngày càng tăng. Nhiều trường hợp xâm nhập vào khu bảo tồn biển để neo đậu trái phép và khai thác với các hình thức tận diệt diễn ra cả ngày và đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, gây suy giảm nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường biển. Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo Nguyễn Văn Trà cho biết: Đến nay, tình trạng lấn chiếm rừng ngoài Vườn vẫn diễn ra, việc xử lý chưa dứt điểm. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đang phát triển, áp lực từ
người dân khai thác tài nguyên thiên nhiên để thu lợi trái phép, ngư dân đánh bắt thủy sản vào lưu trú, tránh gió bão, khách du lịch đến Côn Đảo ngày càng gia tăng gây áp lực cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
đa dạng sinh học của Côn Đảo. Tình trạng khai thác các loài thủy sinh quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, tuy nhiên việc lén lút trộm cắp, săn bắt, giết, mua bán thịt, trứng rùa vẫn diễn ra trên địa bàn.
c. Trọng tâm bảo tồn rùa biển:
Chủ trương tăng cường các biện pháp bảo tồn sinh vật biển đặc biệt là rùa biển
Rùa biển - loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, ngoài một số vùng biển các tỉnh như: Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận... còn thấy ít số lượng rùa biển thì Vườn quốc gia Côn Đảo lại là nơi có lượng rùa biển lớn về sinh đẻ hàng năm với khoảng 300-400 cá thể rùa mẹ. Hiện nay, hàng năm Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ môi trường cho du khách và người dân trên địa bàn huyện. Những hành động bảo tồn đặc biệt là về rùa biển được quan tâm và ủng hộ từ cả chính quền và người dân địa phương. Những hoạt động này đang diễn ra sôi nổi và cần có nhu cầu phát triển hơn nữa về cơ sở vật chất, chiến lược hoạt động,...
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RÙA BIỂN ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔN ĐẢO
Các hoạt động nghiên cứu bảo tồn rùa biển được thực hiện những năm qua tại Vườn quốc gia Côn Đảo như: Đeo thẻ cho rùa mẹ,cứu hộ trứng rùa biển; đeo máy theo dõi qua vệ tinh; nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ trong tổ trứng đến giới tính của rùa con; nghiên cứu sự tác động của biến đổi bờ biển đến sự sinh sản của rùa biển và nghiên cứu cấu trúc ADN của quần thể rùa biển tại Côn Đảo. Triển khai Dự án di dời, cứu hộ trứng và rùa con để phục hồi quần thể rùa biển tại Côn Đảo giai đoạn 2017-2020 trước tác động của nhiệt độ tăng, triều cường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Phối hợp với Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) tuyên truyền, triển lãm về bảo vệ động vật hoang dã, rùa biển và tập huấn tình nguyện viên bảo vệ Rùa biển. Phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tại Việt Nam tổ chức 3 đợt cho 41 tình nguyện viên tham gia công tác bảo tồn rùa biển và vệ sinh bãi biển tại các đảo. Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, ngư dân và khách tham quan Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp với nhiều đơn vị khảo sát, kiểm tra, tiếp nhận, bảo tồn và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, động vật quý hiếm.
d. Tầm quan trọng của việc bảo tồn sinh vật biển đối với văn hóa vùng và thế giới
Côn Đảo được tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn bởi tiềm năng sinh học và vị trí của nó. Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học và chiến lược GEF quốc gia Việt Nam được chính phủ phê duyệt năm 1995 xếp Côn Đảo là khu vực ưu tiên hàng đầu.
Trong ấn phẩm xuất bản năm 1995 với tiêu đề “Một hệ thống các khu bảo tồn biển tiêu biểu toàn cầu” của Ngân hàng thế giới cũng xếp Côn Đảo là khu vực ưu tiên. Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định 742 của Thủ tướng Chính phủ , được xếp là khu vực ưu tiên để phát triển du lịch của Việt Nam. Tạp chí New York Times (11/2010) đã nhận xét Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á, hai năm liền (2011- 2012), tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Anh) đã bầu chọn Côn Đảo là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ nghỉ lãng mạn.
Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học là cơ sở và động lực cho sự phát triển bền vững Côn Đảo. Thảm thực vật và độ che phủ rừng Côn Đảo chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên là lá chắn tốt nhất để phòng hộ, bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của các nhà khoa học lượng nước ngầm và nước mặt Côn Đảo có hệ số tương quan tương đối chặt (0,95) và được duy trì, điều tiết, điều hòa hằng năm bởi thảm thực vật rừng ở đây . Địa hình Côn Đảo độ dốc lớn, lớp đất mặt cạn, rừng tạo thành lớp phủ hữu hiệu chống lại xói mòn, rửa trôi, lắng đọng và bồi lấp. Côn Đảo nằm giữa biển khơi thường xuyên chịu ảnh hưởng gió, bão, áp thấp nhiệt đới vì vậy rừng đóng vai trò quan trọng chắn gió, cát bay, bảo vệ môi trường. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác . L à sinh cảnh đẻ trứng, ương nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á. Các hệ sinh thái biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng o xy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo.
Bảo tồn đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài) nhằm duy trì, lưu giữ nguồn gien và các sinh cảnh đặc trưng của Côn Đảo và của Việt Nam, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường sống bền vững. Nhiều loài sinh vật tại Côn Đảo có giá trị cung cấp thực phẩm và dược liệu. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Côn Đảo chính là sự bảo tồn và khai thác bền vững kho dược liệu và thực phẩm trong tương lai. Đây là nơi để các nhà khoa học đến nghiên cứu và nhiều sinh viên đến thực tập. Có thể nói rằng đa dạng sinh học Côn Đảo có giá trị cao về giáo dục và khoa học.
Tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan Côn Đảo đang là tiềm năng và thế mạnh để khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch sinh thái đang
tạo ra nghề và thu nhập ổn định, đáng kể cho cộng đồng địa phương. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo. Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh học và các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự nhiên độc đáo, để Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của quốc gia và quốc tế. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng yếu của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo hiện nay là bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ che phủ rừng đầu nguồn các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ rừng nhằm góp phần củng cố quốc phòng và an ninh vùng hải đảo tiền tiêu phía Đông Nam tổ quốc. Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch-dịch vụ chất lượng cao, có tầm cỡ khu vực và quốc tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của huyện Côn Đảo.
MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI
Hình thành một trung tâm nghiên cứu bảo tồn để phát triển hệ sinh thái biển đặc trưng của Côn Đảo. Nơi mà các nhà khoa học và sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, học sinh... có thể đền nghiên cứu, học tập, tham quan. Bảo tồn và phát triển hệ sinh vật biển nhằm dựng lại sự đa dạng "dàng hoàng, cường tráng và hoang sơ" vốn có của khu vực, thúc đẩy tiềm năng du lịch sinh thái - phù hợp với tiền đề phát triển kinh tế của vùng . Đưa ra một thiết kế nhẹ nhàng, gắn kết tự nhiên. Thiết kế theo xu hướng mới - toát lên hơi hướng kiến trúc hiên đại, đúng công năng, tao ra nơi phù hợp phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển. Trước sự phát triển và định hướng du lịch trong tương lai của Côn Đảo tạo ra một nơi để giới thiệu cũng như giáo dục người dân địa phương, khách du lịch đến đây về tầm quan trọng của việc bảo tồn và các phương pháp bảo tồn thiên nhiên đúng đắn. Tạo một điểm "dị biệt", giảm nhẹ sự xung đột hiên hữu giữa bảo tồn và du lịch, vốn đã đang và ngày càng tha hóa cảnh sắc nơi đây. Để từ đó lan truyền những hình ảnh, tầm quan trọng và giá trị cốt lõi của thiên nhiên quanh ta, góp phần tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu hơn về những mối hiểm họa tự nhiên và điều chỉnh hành vi bản thân. gìn giữ và bảo tồn thiên nhiên.