Báo Giấy • Tháng 4-5 năm 2018 • Năm thứ 4 • Số 46 Email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com • www.thotanhinhthuc.org ___________________________________________________________________________
Thư Tòa Soạn
Đ
ây là số báo kỷ niệm sự xuất hiện của thơ Tân hình thức việt, cách nay 18 năm. Tại sao? Bởi vì số đầu tiên, mùa Xuân năm 2000, bắt đầu với sáng tác, và số này, vừa hoàn tất xong phần lý thuyết. 18 năm quả là thời gian trưởng thành của một đời người, và cũng là thời gian dọ dẫm của một dòng thơ theo đúng nghĩa. Thơ Tân hình thức Việt chủ trương kết hợp giữa thơ tự do và thể luật. Mà thơ tự do lại phát xuất từ phương Tây, đặc biệt thơ Mỹ, là dòng thơ tiêu biểu thế kỷ 20, đã đẩy thơ tự do phát triển tới cao điểm với những phong trào tiền phong hậu hiện đại. Nhưng thơ tự do Mỹ xuất hiện là do sự lụi tàn của thơ thể luật tiếng Anh, vì thế, cuối cùng phải tìm hiểu tiến trình và chuyển đổi của cả thơ tự do Mỹ lẫn thơ thể luật tiếng Anh. Nhưng kết hợp cũng có nghĩa là rút ra những ưu và khuyết điểm của mỗi dòng thơ để hình thành thơ Tân hình thức Việt. 18 năm, cũng là thời gian vừa đủ để hoàn thành phần lý thuyết, với hai tập tiểu luận, "Vũ điệu không vần" (2011), "Tân hình thức, nghĩ về cách làm thơ" (2016), phát hiện hai yếu tố chính trong thơ Tân hình thức Việt, ý tưởng và nhịp điệu, cùng với cách làm thơ. Và tiểu luận "Thơ và không thơ" (2017) xác nhận, tiêu chuẩn sáng tác thơ Tân hình thức Việt phù hợp với chức năng sáng tạo trong não bộ.
xúc và trí tuệ, và nhịp điệu thơ là chiếc cầu nối. Trong não bộ, bán cầu não phải và trái được phân chia bởi mạng kết nối Corpus callosum. Người có Corpus callosum lớn có thể truyền tải dễ dàng dữ kiện giữa bên phải và trái não. Câu hỏi đặt ra, bán cầu não phải thuộc sáng tạo, còn bán cầu não trái thuộc phân tích, lý luận, nhưng tại sao tác phẩm sáng tạo lại đòi hỏi sự phối hợp của cả hai? Cái biết (ý tưởng mới hay ánh chớp lóe) đầu tiên thuộc bán cầu não phải, nhưng cái biết đầu tiên chỉ là cái biết từng phần, chưa đầy đủ và lập tức ghim thành thói quen nơi bán cầu não trái, cứ như thế cho đến khi cái biết (ý tưởng) đầy đủ trở thành kiến thức, nằm ở bán cầu não trái. Kiến thức phối hợp với các yếu tố khác tạo thành nội dung. Và nhịp điệu thơ, tương tự như mạng nối kết Corpus callosum trong não bộ, tùy thuộc cách làm thơ, phải đọc lên thành tiếng, hay đọc thầm trong đầu (đọc đi đọc lại nhiều lần), như vậy mới khơi dậy được cảm xúc và hòa nhập với nội dung, làm chuyển động quá trình sáng tạo. Đó là cách duy nhất để nhịp điệu có thể kết nối hai bán cầu não phải và trái với nhau trong sáng tác. Bởi vì nhịp điệu thơ thuộc bán cần não phải. Mà bán cầu não phải cần thiết cho việc am hiểu cảm xúc trong ngôn ngữ nói, thể hiện qua giọng hát, âm độ và sự chuyển giọng. Trái lại với nhịp điệu thơ, nhịp điệu văn xuôi thuộc bán cầu não trái, chỉ cần viết trên giấy như khi viết văn xuôi.
Thơ Tân hình thức Việt kết hợp những yếu tố của thể luật và tự do, sáng tác với cả hai bán cầu não phải và trái. Cũng cần nhắc lại, thơ thể luật (vần điệu) sáng tác nghiêng về cảm xúc với bán cầu não phải, còn thơ tự do nghiêng về lý trí là loại thơ trí tuệ, với bán cầu não trái. Thơ Tân hình thức Việt phối hợp cả hai, giữa cảm
Trong thời đại thông tin, mọi thông tin phải được kiểm chứng bởi những nguồn tham khảo mang tính học thuật, để tạo niềm tin nơi người đọc. Vì vậy, để tìm hiểu tường tận thơ tự do Mỹ và thơ thể luật tiếng Anh, hai nguồn thơ tiêu biểu của thơ phương Tây, không đơn giản. Và với 18 năm cũng không phải là thời gian dài, nhưng lại bất lợi
Thơ • 2
cho thơ Tân hình thức Việt, một dòng thơ mới, chưa có cách sáng tác, thơ dở nhiều, thơ hay ít, là điều dĩ nhiên. Không sáng tác thì không biết cái khó của sáng tác; dị ứng với cái mới, chỉ thấy cái dở, không thấy cái hay (mới), rồi phản bác và phủ nhận, là chuyện thường tình trong sinh hoạt văn học. Thơ Tân hình thức là thể thơ không vần Việt. Hay dở một bài thơ đã có tiêu chuẩn đánh giá, không liên quan gì tới thể thơ. Không ai lấy những bài thơ lục bát ra chê bai, rồi phủ nhận thể thơ lục bát. Nói gì thì nói, đó là những thách đố mà thơ Tân hình thức phải vượt qua. Vả lại, lỗi không phải tại người làm thơ, mà do lý thuyết thơ Tân hình thức không kịp cung ứng những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn giá trị và cách làm thơ. Bây giờ, với những tiêu chuẩn, cái mới của ý tưởng và cái hay của nhịp điệu, ai cũng có thể phê bình, đánh giá đúng, mức độ hay dở một bài thơ Tân hình thức. Còn trước kia chỉ là giai đoạn lần mò trong thực hành và tìm kiếm trong lý thuyết. Cho đến nay, người làm thơ Tân hình thức đã được trang bị đầy đủ kiến thức và phương cách thực hành, để bắt đầu một giai đoạn thử nghiệm mới, chúng ta cần làm gì? Ngoài những dẫn giải cụ thể để tìm kiếm ý tưởng và nhịp điệu từ trong lý thuyết, người làm thơ cần trầm tư và kết hợp những yếu tố giữa hai chức năng bán cầu não phải và trái trong sáng tạo, để tìm ra phong cách riêng của mình. Thời gian lâu hay mau là do sự nhạy bén và tài năng của mỗi người. Xin nhắc lại, sáng tác thơ Tân hình thức và thể thơ Tân hình thức là hai phạm trù riêng biệt, không thể lẫn lộn với nhau. Lý thuyết thơ Tân hình thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn thơ, có thể làm vững mạnh thể thơ và hổ trợ sáng tác, nhưng áp dụng hay không áp dụng, hay dở thế nào, lại tùy thuộc người làm thơ. Khi chưa có tiêu chuẩn sáng tác và cách làm thơ, Tân hình thức Việt là loại thơ dễ làm, chỉ cần viết xuống theo nhịp điệu văn xuôi, đếm chữ xuống dòng cho đúng với các thể thơ Việt. Hậu quả, chất lượng bài thơ làm thất vọng người đóc, và người làm thơ lần lượt bỏ cuộc. Nhưng khi có tiêu chuẩn sáng tác và cách làm thơ, Tân
hình thức Việt lại là một loại thơ khó làm. Nhưng khó cũng chỉ trong giai đoạn đầu, khi chúng ta chưa thay thế thói quen cách làm thơ cũ bằng thói quen cách làm thơ mới. Cái hay mới khác với cái hay cũ, sẽ lôi cuốn người đọc, và mang tới niềm hạnh phúc và khả năng sáng tạo cho người làm thơ. Thơ Tân hình thức Việt đi tìm kiếm cái hay mới (căn cứ trên những cái hay cũ, cả vần điệu lẫn tự do), vì thế thực hành cần thời gian gấp nhiều lần hơn, có khi cả thế kỷ. Hồ Đăng Thanh Ngọc CHỮ Có những ngày những con chữ sắp hàng đòi được xử bắn chúng nói hãy bắn chết chúng tôi đi hãy giết chết chúng tôi đi hãy chôn chúng tôi đi trong nghĩa trang chữ nghĩa ở đó đã có rất nhiều chữ đã chết chữ ông bà tổ tiên chữ của những ngữ cảnh thời sự xa lắc xa lơ chữ của những khoảnh khắc vụt qua một thời rồi chết lịm và người đời đã vô tình bỏ quên nó hay nó đã tự chết già chết khô và bây giờ lũ chữ đang đứng trước trang giấy và nói hãy bắn chúng tôi đi hãy giết chúng tôi đi hãy chôn chúng tôi đi hãy treo cổ chúng tôi đi tôi nói với chúng tôi không có súng tôi không có đạn tôi không có gươm dao chúng nói hãy giết chết tôi bằng bàn phím khi đã từng vất bỏ cây bút và trang giấy và chữ viết tay hãy giết chúng tôi đi mau lên hãy chôn chúng tôi đi mau lên tôi đang bị chúng dồn
3 • Tân Hình Thức
vào chân tường và bất giác giơ tay lên trời vô cớ giận dữ nào bây giờ lũ chữ chúng mày hãy giết ta đi hãy giết ta đi hãy giết ta đi lũ chữ bỗng đứng yên như trời trồng đứng yên không nhúc nhích đứng yên như một sự vô cảm hiện hữu chúng đã đứng yên đang đứng yên nhìn tôi bằng những con mắt thao láo ngạc nhiên và bất lực… Huy Hùng CÁNH CỬA CON ĐƯỜNG Những cánh cửa bình minh mở … trong đêm sâu những cánh cửa cánh cửa cánh cửa vui vẻ những buồn bã buồn bã buồn bã đóng … trong lòng tôi … những con đường dẫn đến cánh cửa những cánh cửa dẫn đến thiên đàng những thiên đàng địa ngục địa ngục thiên đàng những con đường dẫn đến con đường những vực sâu dẫn đến vực sâu những bình minh hoàng hôn những thần linh quỷ ma ... thôi thì đấy cánh cửa cứ là cánh cửa và con đường cứ là con đường đóng và mở … trong bóng tối ... Nguyễn Thánh Ngã LỖI HẸN DÃ QUỲ người ta bảo đó là hoa báo nắng thế mà mưa vẫn té tát khi
những ngọn đồi nở vàng hoa dã quỳ em ngơ ngác bảo miền Trung lũ lụt tơi bời sao hoa có thể nở mà không nức nở trong lòng người mẹ một mình sinh con trong đêm bão bùng người cha bị lũ cuốn khi liều chết chống chèo qua dòng xiết mẹ già lom khom bò trên nóc nhà em bé thương con chó con cho vào thau đội trên đầu mà lội nước ngập tới mang tai hai con gà con không hiểu vì sao đứng trên chiếc dép lật ngược trôi lềnh bềnh tiếng kêu chim chíp đói meo không có mẹ tìm mồi em bé chẳng hiểu vì sao con chó vì sao chẳng hiểu con gà cũng không hiểu nốt chỉ có anh lỗi hẹn với em mùa dã quỳ chẳng thể cùng nhau về hái hoa thắp mộ chị ...
Hường Thanh CÁCH CHỨC cách chức cách chức tồn tại lơ là khi nguyên sinh Sơn Trà nơi đã cách
Thơ • 4
chức nhiều niềm vui nhìn con người các em dân tộc kéo nhau nhìn việc cách chức những lơ là người giữ niềm vui các em dân tộc việc cách chức cần thiết khi nguyên sinh Sơn Trà đã bị mất đi mất đi niềm vui niềm vui của các em dân tộc cũng là của sự công tâm người giữ gìn khi một ha nguyên sinh Sơn Trà đã tự cách chức niềm vui để đón nhận nhiều cơn đau từ các vết đứt lơ là “cách chức cách chức cách chức đi đi a”
nhớ Vinh không em chàng đã xa thật rồi chỉ còn ngọn đèn nửa đêm và chiếc xe phở lóc cóc, vâng em học ban A dưới ngọn đèn đường Yes hú hù hú hù. Em đã trở về đó rồi ra hơi thở im lặng tìm ai đâu hàng năm tháng trở về duyên không nói như bóng mờ ngọn đèn đỏ đó em thật là chiều hoang biền biệt nhớ Túy không em chàng đã xa thật rồi chỉ còn chiếc xe đạp lóc cóc cà tàng lên xuống thật điệu nghệ nhớ quá Túy ở paris rồi đó mà ôi nhung nhớ thương chàng cứ bịn rịn ngọn đèn đêm đêm nhẫm dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ… 20/03/2018
20.7.2016
Nguyễn Thanh Hiện GIỮA CUỘC VĂN CHƯƠNG LỊU ĐỊU
Thạch Tốt CON ĐƯỜNG CÓ NGỌN ĐÈN ĐỎ
vẻ sáng đẹp ấy suốt những nghìn năm qua vẫn lung linh giữa gió bụi trần gian con người là vẫn cứ nói ra thứ tiếng nói minh bạch của mình bất chấp cuộc phù vân đất trời lận đận thứ tiếng nói đầy âm vang trắc trở ấy là cứ bay lên bay lên và cõi văn chương hình thành tự khi nào ngay cả những con người làm ra nó cũng chẳng thể nói được một buổi sáng trời tôi chợt thấy em đứng giữa thi ca giữa cuộc văn chương lịu địu tôi bỗng gặp em gập ghình giữa nẻo tang bồng cho đến hôm có muôn nghìn ngôi
Em đã trở về đó nhưng em đã quên con đường có ngọn đèn đỏ em đã quên đã quên rồi mình đi con đường nhiều lần lắm mà xa kia ngọn đèn chớp tắt chớp tắt màu đỏ ráng chiều thật gợi nhớ em ngập ngừng đôi khi ngập ngừng con đường Hàng Đoát
5 • Tân Hình Thức
sao trên trời chứng giám em đã hôn lên niềm cảm xúc của tôi tôi chẳng còn có thể nhìn thấy được đâu là em đâu là thơ lung linh một cõi đi về gió cuốn dặm trường hết thảy như đang cuồn cuộn chảy về phía bên ngoài trần thế em thì vẫn hôn lên niềm vui sướng của tôi còn tôi thì vẫn hôn lên thơ cho đến nửa khuya đám sao trời vẫn còn thức trắng tôi chợt nghe em cho thơ chấm xuống dòng
phân khối trong khi người người chầm chậm chầm chậm đi trên đường quê hương tôi chạnh buồn buồn nhé buồn là đúng hay sai chứ làm chi đây ... cứ thế cười cười buồn buồn ... cứ thế ...
tháng 3.2018
Khế Iêm RÁC
Xuân Thủy TẾT TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI BÂY GIỜ CHẠNH BUỒN
Tôi đứng bên đây đường nhìn qua bên kia những luồng xe vùn vụt vùn vụt ngược và xuôi đan xen như mắt cáo
Đi thăm vài người thấy vài người không hạnh phúc đi chợ Tết thấy vài người nằm bên vệ đường
trông loáng thoáng dãy phố những sắc màu bóng người và tôi là cọng rác không tâm trí lây lất trên lề đường cuốn
buổi tối buổi sáng ngoài đường đất vẫn dơ vẫn bụi bẩn đi thăm vài nơi thấy vài người hạnh
theo khói và bụi và còi xe trong khoảnh khắc tôi là vật thể giữa các vật thể vật thể nào giống vật thể
phúc cười cười trên đường đi một vài cảnh vật thế này thế khác chỗ này mùa lũ chỗ kia
nào vật thể nào khác vật thể nào hỏi và đáp ai với ai trong mênh mông gợn sóng những khuôn mặt khẩu trang
mùa hạn ngay giữa mùa xuân chỗ này màu đỏ chỗ kia chấm chấm thêm vàng vàng chấm những giọt
và luồng xe vùn vụt vùn vụt ngùn ngụt ngùn ngụt cho đến khi bầu trời chợt mưa chợt nắng làm đậm đặc và
nước mắt khô đâu đó vài em nhỏ người lớn cờ bạc rượu chè bét vài thanh niên đua xe
tách lìa giữa tôi và rác và khói và bụi và còi xe hiện hình chỉ là những cái tên nổi trôi mà tôi là rác hay rác là tôi nhỉ đang đứng bên đây đường nhìn qua bên kia.
Thơ • 6
CHỨC NĂNG NÃO BỘ ____________________ Khế Iêm
N
ão chia làm hai bán cầu, phải và trái. Mỗi bán cầu não lại chia ra làm 4 vùng chính, gọi là thùy (lobe): Thùy trán (Frontal lobe), Thùy đỉnh (Parietal lobe), Thùy thái dương (Temporal lobe), và Thùy chẩm (Occipital lobe). Bán cầu não trái kiểm soát các bắp thịt, nhận được thông tin cảm giác từ phần bên phải của cơ thể, thực hiện các nhiệm vụ về lý luận (logic), như trong khoa học và toán học. Bán cầu não phải kiểm soát các bắp thịt, nhận được thông tin cảm giác từ phần bên trái của cơ thể, và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến sáng tạo và nghệ thuật. Cả hai bán cầu được kết nối bằng Corpus callosum (cấu trúc kết nối hai bán cầu não). Corpus callosum (hình chai) là một bộ sợi thân thần kinh có chất trắng mỡ myelinin bao quanh sợi trục, tạo thành lớp cách điện, mang xung thần kinh (nerve impulses). Não chia ra làm hai bán cầu, vì đó là cấu tạo tự nhiên của loài động vật có vú, không riêng gì con người, đơn giản chỉ là hệ quả của hệ thống đối xứng song phương. Nếu nhìn vào trong gương, chúng ta thấy phần bên trái và bên phải của cơ thể đối xứng nhau, trong khi nửa trên và dưới hoàn toàn khác biệt.
Chức năng bán cầu não: Não trái: lý luận, phân tích, toán học, ngôn ngữ, lời nhạc, khoa học, viết văn, giao tiếp Não phải: sáng tạo, tưởng tượng, tư duy tổng thể, trực giác, nghệ thuật, cảm xúc, âm nhạc Lý thuyết não trái, não phải bắt nguồn từ tác phẩm của Roger W. Sperry, người được trao giải Nobel năm 1981. Trong khi nghiên cứu các tác động của chứng động kinh, Sperry phát hiện ra rằng khi cắt bỏ Corpus callosum có thể làm giảm hoặc loại bỏ cơn co giật. Kết quả điển hình của nghiên cứu này liên quan đến sự hiện diện hình ảnh ở mắt trái (phía tay phải của não), bệnh nhân không thể nói tên của đồ vật (sử dụng các trung tâm ngôn ngữ ở bán cầu não trái), nhưng lại có thể chọn ra một đồ vật tương tự bằng tay trái (bán cầu não phải). Ông nói, "cuộc giải phẩu đã phát hiện con người có hai tâm trí riêng biệt, tức là hai bán cầu riêng biệt của ý thức". Sperry cho rằng ngôn ngữ được kiểm soát bởi phía bên trái của não.
7 • Tân Hình Thức
Con người (không phải tất cả) có khả năng ngôn ngữ ở bán cầu não trái. Và phần lớn những gì chúng ta biết về khả năng này đến từ các báo cáo lâm sàng của những người bị chấn thương sọ não hoặc bệnh tật. Dựa trên những dữ liệu này, ước tính từ 70% đến 95% những người thuận tay phải, có khả năng ngôn ngữ ở bán cầu não trái. Có nghĩa là một số tỷ lệ không rõ (có thể từ 5% đến 30%) bao gồm những người thuận tay trái, có khả năng ngôn ngữ ở bán cầu não phải, hoặc cả hai bán cầu não. Thật ra, thuận tay phải dường như phổ quát, đúng đối với tất cả mọi người, ở bất cứ đâu trên thế giới. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy, sự thuận tay có thể bị ảnh hưởng (và thay đổi) bởi các cơ chế xã hội và văn hoá. Ví dụ, giáo viên thường buộc trẻ em thuận tay trái chuyển sang viết bằng tay phải. Theo Dan Eden, các thí nghiệm cho thấy, hầu hết trẻ em thiên về bán cầu não phải trước khi tới tuổi đến trường. Vì hệ thống giáo dục ở đâu cũng vậy, đặt giá trị cao hơn vào các kỹ năng thuộc bán cầu não trái như toán học, lý luận và ngôn ngữ hơn là vẽ hoặc dùng trí tưởng tượng, nên trẻ em đến lúc 7 tuổi, chỉ còn 10% thiên về bán cầu não phải. Và khi trưởng thành, đa số dân số thiên về bán cầu não trái. Nhưng theo Leonard Sommer, hơn 160 ngàn người Mỷ tham gia cuộc kiểm tra não bộ, kết quả cho thấy, 37% thiên về não trái, 29% thiên về não phải, và 34% ảnh hưởng cả hai bán cầu khi quyết định về việc gì. Trong khi cuộc nghiên cứu về người Đức, có 43% thiên về não cầu trái, 24% thiên về não cầu phải, và 33% ảnh hưởng cả hai bán cầu trong các quyết định. Có ý kiến phổ biến cho rằng có người "thiên về não trái", có người "thiên về não phải". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa xác định được quan điểm này. Chúng ta chỉ có thể giải thích, Corpus callosum, về mặt thể chất, tuy là mạng kết nối hai bán cầu, nhưng so với mạng kết nối bên trong mỗi bán cầu, thì lại rất nhỏ. Vì thế, dường như các bán cầu không thể chia sẻ thông tin một cách đầy đủ hoặc hoạt động thống nhất. Một cách giải thích khác, có sự khác nhau giữa nam và nữ, về kích cỡ và sự hoạt động của não bộ. Theo Natalie Angier và Kenneth Chang, các nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng bộ não của phái nam lớn hơn phái nữ, trung bình khoảng 10%. Lớn hơn, không có nghĩa là thông minh hơn, mà vì phái nam cần sự kiểm soát bắp thịt nhiều hơn, và cơ thể lớn hơn. Nhưng ngược lại, Corpus collosum của phái nữ có xu hướng lớn hơn phái nam, trung bình cũng khoảng 10%. Việc có một Corpus collosum lớn hơn cho phép phụ nữ có thể dễ dàng truyền dữ liệu giữa bên phải và trái của não. Trong khi phái nữ có khả năng tiếp cận nhiều hơn với cả hai bên bán cầu não, và sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, thì nam giới, vì có Corpus collosum nhỏ, nên chủ yếu chỉ dựa vào bán cầu não trái, trong sinh hoạt và quyết định. Thật ra, nhu cầu kết hợp giữa hai bán cầu não là điều cần thiết và bình thường. Vì rằng bộ não phức tạp hơn những gì chúng ta biết được cho tới nay. Chẳng hạn, để hiểu ngôn ngữ đầy đủ, chúng ta cần hiểu được ngữ pháp (cấu trúc câu, được thực hiện tốt hơn ở bán cầu não trái), ý nghĩa của những thay đổi trong giai điệu (thực hiện bởi bán cầu não phải) và ý nghĩa của nó được giải mã như thế nào (được thực hiện bởi cả hai bán cầu). Tuy nhiên, thực tế có những nghề nghiệp đòi hỏi xu hướng thiên về bán cầu não phải hay trái. Nghiên cứu với hơn 1.000 sinh viên đại học cho thấy, mặc dù áp lực bên ngoài từ cha mẹ hoặc xã hội, hầu hết sinh viên đều làm theo sự ưa thích của mình – bán cầu não nổi bật – trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Vì có những ngành nghề thiên về bán cầu não phải như quảng cáo, trình bày nội thất, âm nhạc, nghệ thuật, báo chí ... hoặc thiên về bán cầu não trái như kinh doanh, kế toán, tài chánh, luật sư ... Vì vậy, nghề nghiệp cho chúng ta biết ai là người thiên về bán cầu não nào. Trong đời sống bình thường, người thiên về bán cầu não trái cực đoan hơn, có khả năng ăn nói lưu loát, còn người thiên về bán cầu não phải, chịu đựng hơn, ít có tinh thần ganh đua ... Những nghiên cứu về não bộ đã giúp những nhà tâm lý học hiểu rõ tâm lý và tính tình từng người, những nhà văn, nhà thơ
Thơ • 8
nắm bắt được cá tính nhân vật truyện kể, và mỗi người chúng ta hiểu được mình hơn, tìm kiếm nghề nghiệp và hạnh phúc trong đời, khi những kiến thức về não bộ dần dần phổ biến. Nếu mỗi ngành nghề, muốn thành công, phải chọn lựa theo khả năng của mình, thì đối với thơ, những tiêu chuẩn nào chúng ta phải đáp ứng trong khi sáng tác? Theo một phân tích mới, sáng tạo không hẳn chỉ từ bán cầu não phải mà là khả năng nối kết giữa hai bán cầu não phải và trái với nhau. Một cuộc khảo sát về thành tích trong 10 lĩnh vực bao gồm viết văn, nấu ăn, khoa học, âm nhạc ... Kết quả cho thấy những người tham gia đứng đầu 15 phần trăm dựa trên điểm sáng tạo của họ đã có nhiều kết nối hơn giữa bán cầu não phải và trái của não, so với những người ở dưới 15 phần trăm. Chức năng bán cầu não (bổ sung cho thơ): Bán cầu não phải: thể thơ, biểu tượng (symbol), tưởng tượng, ẩn dụ, nghĩa bóng, phép điệp âm (allitreation), vần, phép làm thơ, nhịp điệu thơ, luật tắc, ngữ pháp song song (parallelism), tiếng động (tiếng sấm chới, còi xe, chó sủa ...), truyện kể (narrative), sử thi, văn hóa truyền khẩu, âm nhạc, tôn giáo, triết học, hình ảnh, diễn đạt cảm xúc, trực giác, vô thức, ý tưởng mới, tổng hợp, hiện tại và tương lai. Bán cầu não trái: nghĩa đen, nhịp điệu văn xuôi, ngôn ngữ nói và viết, phân tích chữ, lý luận, trừu tượng, khả năng viết và đọc, chi tiết, phê bình, dạy học, chữ, văn phạm, ý thức, kiến thức, sự quen thuộc, sự kiện, giải thích, nhận biết, ca từ, phần mảnh, hiện tại và quá khứ. Ghi chú: 1. Nhịp điệu có thể được tiến hành ở cả hai bán cầu não, tuy nhiên, bán cầu não trái có vẻ tốt hơn với chiều dài của dòng, ngừng lại cuối dòng và ngắt giọng (line length, end-stopping and caesura). 2. Kinh nghiệm cảm xúc, điều này, theo khẳng định của Nims, hơn bất cứ điều gì khác, là những gì chúng ta cho thơ. "Cảm xúc" của một bài thơ là một hiệu ứng phát sinh từ sự tương tác giữa nội dung và hình thức (thể thơ). Nhưng nội dung ở đây lại liên quan tới những ý tưởng liền lạc trong thơ, và ý tưởng phải được tiếp nhận từ năm giác quan đến từ thực tại, chứ không phải từ những khái niệm trừu tượng. 3. Bán cầu phải là điều cần thiết cho việc am hiểu cảm xúc trong ngôn ngữ nói, như thể hiện qua giọng hát, âm độ và điều chế, sự chuyển giọng. Bán cầu não trái xử lý nghĩa đen của các từ, nhưng bán cầu não phải xử lý nghĩa bóng. Sự cân bằng giữa hai bán cầu: Khi cảm thấy mỏi mệt hoặc căng thẳng, đó là vì chúng ta đã làm việc quá sức với bán cầu não trái. Chúng ta sử dụng 85% thời gian chức năng bán cầu não trái vì nghề nghiệp, hoặc trong cuộc sống như: để hiểu ý nghĩa của sự vật, suy nghĩ về các trình tự, phân tích ngôn ngữ và ý nghĩa, giải thích thông tin và truyền thông, và thu hút các sự kiện xung quanh chúng ta. Nhưng bán cầu não trái có những giới hạn và dùng áp lực để báo cho chúng ta biết, nó cần phải nghỉ ngơi (nghe nhạc không lời, giải trí ...) Bởi vậy, khi thơ chỉ sáng tác với bán cầu não trái, không có cảm xúc, bắt người đọc phải vận dụng lý trí để hiểu, sẽ không ai chịu đọc, vì họ đã quá mệt mỏi với đời sống rồi. Để có sự cân bằng, người thiên về bán cầu não phải nên làm việc với những chức năng của bán cầu não trái như kiến thức, lý luận, còn người thiên về bán cầu não trái cũng cần làm việc với những chức năng của bán cầu não phải ...
9 • Tân Hình Thức
Nguyễn Văn Vũ VÒNG HOA TRÊN MỘ đôi mắt buồn như cánh perle noir* khép lại những mùa màng rực rỡ chen chúc những hoa và lá chen chúc những lời hát mừng dưới bầu trời không còn chút sắc màu trong mắt buồn như cánh perle noir mang linh hồn và hòn máu tươi tươm lên từ những cơn ác mộng chưa tan nằm duỗi dài dưới chân tấm bia mộ trong nghĩa trang lay động một ngày ớn lạnh những con thỏ hoang nín lặng nhướng mắt về phía những vòng perle noir lấp lánh ánh ngọc đen tuyền lấp lánh ánh buồn hiu hắt hiu hắt những giây phút cuối cùng biết ai sẽ hứng nơi đây những giọt nước mắt khóc thầm ngọn gió chiều đi qua để lại tiếng thở dài trong rỗng không rỗng không những mùa perle noir xưa cũ...
Viện vì mất ngủ lâu Ngày sinh ra chứng ngớ Ngẩn đi cạo đầu leo Lên núi cao thổi lửa Nấu bữa cơm chiều tối Không có ai đến ăn Cả những người thân thiết Cũng vắng mặt làm ngơ Giả vờ điếc à à Có gì đâu cơ chứ Chút nữa đây tôi còn Tự đi đầu dưới một Ngọn gió rừng thăm thẳm Xa lúc đó có thể Người ngồi trông đàn cừu Sẽ thất vọng về sau Tại sao tôi lại làm Như vậy đối với tôi Tôi là ai tôi không Muốn biết nữa tại sao Cả trăm con cừu đều Bị phong khắp mọi nơi Trên mặt đất dưới bầu Trời – không ai biết đặt Cho con mình cái tên Ra hồn ra nghĩa thôi Được rồi đó mà đêm Đám mây đen ruồng rẫy Bạc nhược quay đếm cho Chạy kịp kim đồng hồ!
* Perle noir : Tên một giống hoa hồng Pháp BV Ninh Bình, 04/11/2017
Vương Ngọc Minh ƠI EM!
Phạm Quyên Chi ĐÊM
nhìn mặt biển tôi phát giơ tay thề trước mặt chữ chứng giám mùa xuân bướm ở đâu chả hiểu (!)
Đêm – tôi đếm ngược lại Vài giờ – còn ít đêm Nữa là tôi phải nhập
Thơ • 10
do phấn bung đầy trời hay do em nhắc tên tôi nhẩy mũi liên tục sự liên tục nhẩy mũi
tôi hiện nay không lúc nào không trỗi dậy thứ tình cảm ham sống niềm ham sống mãnh liệt tới
khiến gập người tựa hẳn lên mặt chữ (chữ tân hình thức!) và do hoa mắt hay sao (!) tôi bỗng
độ lần này nhìn vào mặt biển trước mặt chữ chứng giám tôi giơ cao tay thề mùa xuân tới
thấy bướm từng con bay ngang biển còn nghe ra cả tiếng cánh đập cực rộn rã sự rộn rã
tôi cỡi con ngựa tía (ngựa tía tân hình thức!) hiên ngang phi nước đại cắp theo bầu trời (bầu
tới độ tạo một hiệu ứng cực kì lầm than (what!) tôi phải để tay hạ thấp xuống hớt bụm
trời tân hình thức nốt!) ơi em yêu rời mặt biển nhìn trở lại đời thường (ở đây!) hai mắt
bụm phấn (màu lam!) giá có em ngay đây em sẽ thấy tôi ném cái nhìn tân hình thức mạnh
tôi đột nhiên tóe vạn niềm vui sướng – cực kì!
mẽ vào phía tiếng cánh đập từng cơn rền rĩ của bướm từng con bay ngang biển (cái nhìn khi
Chu Thụy Nguyên CHIẾC XE BUS CŨ
đấy mạnh mẽ đến nổi khóe mắt tôi rách tóe máu (máu tân hình thức!) ơi em yêu nhìn mặt biển giờ chỉ còn biết áng chừng là có bao nhiêu cách tạo hiệu ứng sao cứ phải lấy tiếng đập cánh rộn rã của bướm (!) sự áng chừng thế khiến cái nhìn dần tự nhòe nhoẹt đi ôi trong
Nó già lắm rồi đủ để húng hắng ho mỗi khi rướn trườn qua phố chật hẹp đua chen đủ để khục khặc gục gặc dợm dừng dợm chạy nó biết nó đã già nhưng vẫn cõng trên lưng nhiều người mỗi ngày qua những phố thân quen nó già nhưng vẫn cõng tuổi già tôi sáng cắp ô đi tối cắp về tôi tuy già nhưng chẳng cõng được ai...
11 • Tân Hình Thức
MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN
______________________________________ Dana Gioia
K
hía cạnh thứ hai đáng chú ý của thơ mới đại chúng, nguồn gốc không-hàn-lâm của nó, dường như cũng phân biệt được nó với thơ văn chương. Quan sát thông thường nhất về trường hợp thơ Mỹ đương đại – bởi những nhà quan sát địa phương và quốc tế - là nó đặt tổng hành dinh ở đại học, chính yếu là cả trăm chương trình viết văn hậu đại học trên toàn quốc. Tất nhiên, theo căn bản, ít ra là ở chỗ này, thơ văn chương khác với thơ mới đại chúng. Tuy nhiên, khảo sát gần hơn cho thấy, sự gần như độc quyền mà đại học vui hưởng mới đây trong cương vị quản lý thơ, giờ thì như đang bị phân hủy ngay trước mặt những thay đổi kinh tế, dân số và kỹ thuật. Vai trò hàn lâm trong việc ủng hộ thơ mới không biến mất. Chương trình dạy viết văn và phân khoa tiếng Anh tiếp tục có vai trò quyết định trong văn khoa đương đại. Nhưng thế giới văn chương lớn hơn vây quanh đại học gần đây đã thay đổi đến độ chỗ đứng của hàn lâm trong văn hóa văn chương đang bị biến dạng. Thời gian bốn-mươi-năm chiếm lĩnh không chống đối mà đại học rèn luyện thơ Mỹ (ta có thể xác định vào khoảng đầu thập niên sáu mươi khi Beats và những người sống sót khác từ bọn văn chương lang thang cũ, như Rexroth, Ginsberg, và Baraka bắt đầu nhận việc hàn lâm) giờ thì đã kết thúc. Thơ Mỹ đang trở lại với trường hợp đặc trưng lịch sử tiêu biểu, trí thức lành mạnh hơn, nơi mà vai trò của đại học được cân bằng bởi một nền văn hóa văn chương không-hàn-lâm mạnh mẽ. Ta thấy bằng chứng vai trò đại học sút giảm diễn ra trong thơ đương đại qua vài ba phát triển có ảnh hưởng đến đời sống thi ca Mỹ, hầu hết đều xảy ra bên ngoài khuôn viên đại học. Xa hơn sự xuất hiện của rap, thơ cowboy, và thơ slams, những thay đổi đáng chú ý kể cả sự thăng tiến của những nhà in văn chương độc lập vô vụ lợi như Graywolf, Copper Canyon, Curbstone, và Story Line không dính dáng với những cơ chế hoặc những nhà phát hành hàn lâm hay thương mại; sự lớn mạnh của những tổ chức không học thuật như Poets & Writers, Poets House, Poetry Society of America, và The Academy of American Poets; sáng lập ra những mạng lưới điện tử và định kỳ như Poetry Daily, Contemporary Poetry Review, và Eratosphere, nối kết những người viết cá biệt toàn quốc lại với nhau; sự phát triển của ấn loát bàn giấy (desktop publishing) đã làm cho sách vở và những tạp chí nhỏ dễ dàng lưu hành mà không cần đến ủng hộ tài chánh có tổ chức của các cơ chế học thuật; và sự biến dạng của tiệm sách, thư viện, phòng triển lãm, viện bảo tàng, và những trung tâm cộng đồng thành nơi dành cho giáo dục văn chương và trình diễn. Cùng với nhau, tất cả những phương hướng này đã tạo ra một bohemian mới (một nghệ sĩ sống và hành động không quan tâm tới những qui tắc và thói quen thông thường) không cư ngụ tại một thành thị riêng biệt nào đó mà rải rác qua nhiều vùng thị thành và kết nối với nhau nhờ những phương tiện truyền thông điện tử và không gian công cộng. Sự biến dạng của tiệm sách văn chương Mỹ suốt mười lăm năm qua có thể được dùng như hệ biến hóa cho những thay đổi rộng lớn hơn trong văn hóa văn chương không-học-thuật. Trong khi văn hóa in ấn dần giảm sút, trong khi không gian công cộng dành cho văn chương nghiêm túc thu hẹp lại, và đại học biến thành diễn đàn duy nhất cho người chuộng văn chương, một tiền đội phụ trách các nhà buôn sách Mỹ tiến dẫn một phòng vệ cấp tiến có hiệu quả, ít ra là để
Thơ • 12
dựng lại lớp độc giả cho thơ Mỹ cũng như cho tất cả mọi chương trình viết văn ở công chúng. Họ từ từ biến dạng cơ ngơi kinh doanh của mình từ một chợ dành cho sách thành ra một chợ dành cho ý tưởng. Mỉa may thay, cách họ dùng để ủng hộ in ấn lại vay mượn những đặc tính tự nhiên của văn hóa thơ nói mới. Dựa vào độc giả để sống còn và kích thích bởi tin tưởng vào sự quan trọng của gìn giữ văn hóa in ấn, các nhà buôn sách đặt ra một hệ ủng hộ mới cho văn chương, gồm luôn những đặc tính hay nhất của văn hóa điện tử, truyền thống học thuật, kinh tế thị trường, và chủ nghĩa quân bình bohemian. Họ đã hiểu rằng sức hấp dẫn chính của đại học đối với nhiều nhà trí thức không phải là thứ học đường cứng ngắc mà là cảm giác cộng đồng nó mang lại. Họ bắt chước đại học bằng cách biến tiệm sách thành ra những cộng đồng nhỏ - thường là thêm vào những thứ canh tân lặt vặt (vào lúc ấy) như ghế ngồi dựa ngửa và máy pha cà phê espresso. Họ thích nghi lối trình bày bằng lời thân thiết của truyền hình và radio cho đến cuối thời văn hóa in ấn và đưa ra những dòng thông tin về những buổi đọc không nghi thức, bài giảng, và các nhóm nghị luận để mang lại con đường đến với văn chương. Họ cũng chăm sóc những ám ảnh văn hóa điện tử với cá tính bằng cách mang người viết ra khỏi trang giấy và đặt vào tiệm sách. Họ tìm được cách phối hợp quyền lợi của các nhà phát hành, tiệm sách, và nhà thơ lại với nhau đề khắc phục tính thương mại bên lề của văn chương nghiêm túc. Sau cùng, họ bắt chước dân bohemia bằng cách dân chủ hóa văn hóa văn chương theo những cách mà các cơ cấu có tổ chức đẳng cấp như đại học không thể quản trị một cách dễ dàng được nữa. Cuối cùng, một sinh viên không phải lúc nào cũng đúng, nhưng khách hàng thì lúc nào cũng đúng. Suốt thập niên qua, những tiệm sách như Chapters ở Washington, D.C. hay Cody’s ở Berkeley đã đưa ra chương trình văn chương ngang bằng với (chương trình) của các đại học lớn, và nó không tốn kém cho bất cứ người nào vào tiệm. Trong khi ấy, thế giới thơ trở nên ngày càng kém đi tính học thuật vì một căn nguyên không ai nghĩ đến – chính là đại học. Qua vài mươi năm, chương trình dạy viết văn đã sản xuất số sinh viên tốt nghiệp có văn bằng nhiều hơn nhu cầu của thị trường. Đến nay có khoàng 25,000 MFAs (Cao học) ra trường mỗi mười năm và chỉ có một phần rất nhỏ biến thành giáo sư đại học. Nếu một nhà thơ Mỹ trẻ tuổi ngày nay muốn học một chương trình viết văn hậu đại học, hơn bao giờ hết, anh hay chị ấy sẽ không muốn ở lại để làm giáo sư. Những người tốt nghiệp không có việc làm này tham gia bọn văn chương bohemia để tạo ra một bohemia mới – một văn hóa văn chương nghiêm túc đang nảy sinh từ những chòm sao tiệm sách, nhà in vô vụ lợi, trung tâm viết văn cộng đồng, tạp chí nhỏ, đại hội cuối tuần, và mạng toàn cầu, tập hợp với thế giới lớn hơn của báo chí, phát hành, và quản trị nghệ thuật. Bohemia mới sẽ không thay thế cho giới hàn lâm trong đời sống văn hóa nhưng bổ sung nó, và cả hai cộng đồng này không những chỉ sống nhờ vào sinh lực của đôi bên, mà còn mang lại cho hệ thống trí thức và nghệ sĩ, sự cân bằng (checks and balances) đang bị thiếu trầm trọng trong văn hóa văn chương lệch ở cuối thế kỷ hai mươi. Bởi vì cái bohemia mới này hủy trung tâm hóa, nên vài ba người, kể cả hội viên của chính nó, bây giờ mới nhận ra phạm vi hoạt động của nó, nhưng tốc độ sinh sản thì vô cùng lạ lùng. Ngày nay, lần đầu trong năm mươi năm, phần lớn đại đa số người viết Mỹ trẻ giờ sống và làm việc bên ngoài đại học. Hậu quả văn hóa của sự thay đổi kinh tế và dân số này sẽ ảnh hưởng lớn đến mọi khía cạnh thơ Mỹ. Điểm Thọ dịch Nguyên tác “Disapearing Ink: Poetry At The End of Print Cuture” (Còn nữa)