Báo Giấy • Tháng 2 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 52 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________ TIẾN TRÌNH SÁNG TÁC ______________________
K
hác với Tân hình thức Mỹ, quay về với thể luật, thơ Tân hình thức Việt kết hợp giữa tự do và vần điệu, hình thành một thể thơ không vần đặc biệt Việt nam. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy cho rằng, thơ Việt chưa giải phóng hết tiềm năng của hiện đại nên chưa “đi đến thiên đỉnh vòng đời của nó, chưa tạo được nhiều thành tựu nghệ thuật cao”. Có nghĩa là, thơ dòng chính Việt vẫn tiếp tục với thơ tự do. Ông hy vọng “thơ hậu hiện đại Việt nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn, và do đó, thành công hơn.” Thơ tự do hậu hiện đại Mỹ đã thất bại trong việc tìm kiếm một thể thức (art form) cố định, nên phải trở về với thơ thể luật, còn thơ Việt, những thể thơ phù hợp hơn, chắc cũng không thể ngoại lệ, là trở về với vần điệu? Thơ Tân hình thức Việt là cách tân duy nhất, không còn cách nào khác. Thơ tự do khởi đầu với nhà thơ Walt Whitman. Nếu thơ tự do Việt vẫn dừng lại ở đầu thế kỷ, với dòng dài dòng ngắn, thì thơ tự do Mỹ đã đi tới cuối thế kỷ với những phong trào tiền phong hậu hiện đại, từ những thập niên 1950s, như Thê hệ Beat, Black Mountain, New York school, Language Poetry ... khai thác mọi tiềm năng, đưa thơ tự do thành một dòng thơ cao cấp, dành cho lớp người đọc trí thức. Như vậy, đối với thơ Việt, Tân hình thức đã xuất hiện quá sớm, và chưa cần thiết. Vì vậy, phải chờ đó.
Tuy nhiên, muốn hiểu thơ Tân hình thức Việt, phải đọc và am hiểu lý thuyết của dòng thơ này, qua bộ tiểu luận Vũ Điệu Không Vần, Tân hình thức và Cách Làm Thơ, Thơ và Không Thơ, bao gồm những kiến thức cơ bản về thơ, đặc biệt, thơ tự do Mỹ. Chính vì thiếu những hiểu biết này mà đa số chống thơ Tân hình thức, một cách chủ quan và phiếm diện, đã không thể đưa ra bằng chứng về những khiếm khuyết của dòng thơ này. Với thơ Tân hình thức việt, hai yếu tố: ý tưởng và nhịp điệu, nếu không có tính sáng tạo, sẽ trở thành nhàm chán, và mau chóng tàn lụi. Điều này đang xảy ra, một phần vì người làm thơ không nắm rõ tiến trình sáng tạo, thông qua lý thuyết thơ Tân hình thức. Ý tưởng và nhịp điệu luôn phải mới mẻ và thay đổi ở từng bài thơ. Trình tự ý tưởng trong thơ bao gồm: kiến thức, ý tưởng và tưởng tượng. – Kiến thức có được bởi chúng ta thông qua việc học hỏi, và nhớ, từ nhiều nguốn khác nhau, sách vở và thực tại. Hơn nữa, khi áp dụng kiến thức để làm hành động, từ hành động chúng ta có được kinh nghiệm. – Sau khi có được kiến thức về các chủ đề bài thơ, kết nối với những kinh nghiệm trong tiềm thức, những ý tưởng mới lóe ra trong nội tâm. Ý tưởng được liên kết với bộ óc sáng tạo. – Khi mọi thứ đang diễn ra (hành động), tâm trí tưởng tượng các chiều hoạt động mới. Tưởng tượng cũng có thể là ảo ảnh. Các nhà làm phim (tác giả truyện) tưởng tượng một số khái niệm tưởng tượng và phim siêu nhiên, giả thuyết được tạo ra. Hầu hết các Trí tưởng tượng bắt đầu chỉ với ý tưởng nhỏ, rồi biến nó thành một chuỗi ý
Thơ • 2
tưởng hoàn chỉnh, liền lạc. Trí tưởng tượng gắn liền với tư duy sáng tạo.
mờ, mặc dù vẫn rộn ràng với những sinh hoạt và giải thưởng thơ. Thơ Mỹ là một bằng chứng.
Ý tưởng và trí tưởng tượng (bao gồm cả suy nghĩ và lời nói) không có giá trị cho đến khi nó được chuyển thành hành động. Hành động là cách tiến hành sáng tác.
Triết gia Aristotle (384-322 BC) cho rằng ngôn ngữ nói ưu tiên hơn ngôn ngữ viết. Bởi vì ý tưởng trực tiếp từ những sự vật, và rằng ngôn ngữ nói là ký hiệu của những ý tưởng. Mỗi ký hiệu đều không hoàn tất nếu không bao gồm những ký hiệu khác. Ngôn ngũ viết vì thế là ký hiệu của ký hiệu (là ngôn ngữ nói). Quan điểm ngữ học của Saussure, dẫn tới chủ nghĩa cấu trúc, quan tâm tới phân tích hơn là nguyên nhân và hậu quả. Chủ nghĩa cấu trúc tùy thuộc cấu trúc, mà cấu trúc tùy thuộc vào trung tâm. Chủ nghĩa hậu cấu trúc, tiếp theo, hủy cấu trúc, hủy trung tâm … Triết gia Pháp, Jacques Derrida, cho rằng trung tâm văn hóa phương Tây dựa vào tư tưởng Thiên Chúa giáo, và những tôn giáo khác là ngoại biên. Từ đó ông đưa ra quan điểm về cái trung tâm và ngoại biên. Nhưng cái trung tâm và ngoại biên không hề cố định, cái trung tâm có lúc biến thành ngoại biên và cái ngoại biên thành trung tâm. Như thơ tự do Mỹ là trung tâm suốt thế kỷ 20, đẩy thơ thể luật ra ngoại biên, nhưng đến đầu thập niên 1990s, thơ thể luật nổi lên (với Tân hình thức Mỹ), đẩy thơ tự do ra ngoại biên, bước vào dòng chính. Cho đến thập niên 2000s, cả hai, không dòng thơ nào là trung tâm hay ngoại biên. Như vậy, thời gian luân phiên từ thơ tự do và thể luật, phải mất cả thế kỷ. Vấn đề của thơ Tân hình thức Việt là cho đến bao giờ mới có thể bước vào dòng chính, ngang hàng với tự do và vần điệu? Lúc đó Tân hình thức mới có thể phát triển. Thời gian, chắc cũng phải cả thế kỷ. Và chúng ta cần duy trì một số lượng nhỏ những nhà thơ Tân hình thức tiền phong, từ thế hệ này qua thế hệ khác.
– Cuối cùng, liên hệ giữa những chức năng sáng tạo trong não bộ, kết nối nhũng yếu tố giữa bán cầu não phải và trái. Nhịp điệu và ý tưởng tạo ra cảm xúc, vui buồn giận ghét ... qua trung gian của tri giác. Tri giác là thực tại ẩn giấu có thể cảm nhận, tin tưởng, hay giải thích nhưng không thể nhìn thấy. Về nhịp điệu, muốn tạo nhịp điệu mới, phải qua cách làm thơ, đọc thầm trong đầu, nghe nhạc ... Bài thơ trở nên lôi cuốn, mới mẻ và hay, tùy thuộc vào tài năng của người làm thơ. Như vậy, sáng tác đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, từ lý thuyết và thực hành, tới tư duy nghệ thuật. Đặc biệt, nhịp điệu là yếu tố khó trong thơ Tân hình thức, nếu bài nào cũng hao hao giống bài nào thì người đọc dĩ nhiên sẽ nhàm chán. Phần khác, đây là dòng thơ ngoại biên, ít người tham gia, vì thế hệ lớn tuổi đã quen với vần điệu, tự do, còn lớp trẻ sáng tác, đa phần là tự do, theo đường lối của dòng chính, là trung tâm. Ít người tham gia, người làm thơ khó phát huy được khả năng sáng tạo, vì càng có nhiều người càng dễ có những bài thơ hay, kích thích và tạo hứng khởi cho những người làm thơ khác. Cho đến bây giờ thơ Tân hình thức chỉ có thể duy trì qua phần lý thuyết. Khi một nguồn tư tưởng hay một hiện tượng văn học xuất hiện thì không thể mất đi. Văn minh Hy lạp bị phủ nhận trong thời Trung cổ, nhưng lại sống lại ở thời Phục Hưng, thơ không vần tiếng Anh bị lãng quên cuối thế kỷ 17, lại nở rộ với phong trào lãng mạn, giữa thế kỳ 19. Nhưng văn học phương Tây, trong xã hội dân chủ, phát triển độc lập, không bị tác động bởi những ảnh hưởng chính trị. Theo Frederick Turner, Hoa kỳ có khoảng 2000 nhà thơ chính thức được công nhận, nhưng nhà thơ thât sự chỉ có chừng vài người. Thơ, có khi hàng thập kỷ chỉ có người làm thơ, chứ không có nhà thơ. Trong thời đại internet, và đời sống kinh tế khó khăn, ít ai còn quan tâm tới thơ. Thơ chỉ còn là một chiếc bóng
Khế Iêm Tháng 2 – 2019
3 • Tân Hình Thức
Vương Ngọc Bích HỎI
Hạnh Ngộ TÂM BIẾN ĐỔI
Bắt đầu lại tự hỏi mình một câu sến nhất trên đời làm sao để sống thiếu chàng đói ngày
Tôi nghĩ về bài thơ "Tâm Biến Đổi" như vầy: bài thơ đọc lên là nghe được nhịp điệu cuốn mình đi, ý tưởng không rõ ràng, có nghĩa là ý tưởng bị chìm xuống. Đọc lại vài lần và chậm hơn thì mới rõ ý tưởng bài thơ, lý do là vì ý tưởng bị ẩn vào bên trong nên gợi sự tò mò của người đọc. Bài thơ, vì vậy có thể làm bài thơ điển hình để cho chúng ta nhận ra rõ thơ hơn: ngôn ngữ đời thường, không tu từ, không ẩn dụ, nhưng rất thật và rất thơ. Đã gọi là thơ thì có thơ là đủ. Ngôn ngữ bài thơ cũng cho chúng ta, đó chính là ngôn ngữ thơ Tân hình thức. Có nghĩa là ngôn ngữ của một thế hệ nhà thơ mới.
ngủ chiều ngủ tối ngủ ngủ nghĩ thức nghĩ ăn nghĩ nghĩ hoài nghĩ hoài nghĩ hoài hành xác hành thân hành tội chẳng nghe chẳng nhìn chẳng ngửi đau đầu đau lưng đau họng lẩn thẩn chờ ngóng bồn chồn mà từ phía chàng chỉ là tiếng “tút tút” không thể kết nối chàng sẽ có muôn ngàn lý do để im lặng khép không phải là một hành vi khó hiểu biến mất lại càng không im lặng cũng không em đang ngồi đây run rẩy và gào theo bản nhạc tình đau khổ yêu chàng yêu chàng yêu chàng dẫu ... hâm em mỉm cười hâm em thôi cười hâm em ngậm ngùi ...
Hồi hôm có một chuyện buồn muốn đi chết buổi sáng nghĩ đến chiện sầu bi đó lại muốn vào rừng sâu không đối diện với nó thôi ráng đi gội cái đầu ráng đi pha ấm trà uống một ngụm vào bụng ây da trà quá ngon sao có thể đi chết trong rừng sâu một mình giữa buổi sáng hôm nay thảnh thơi muốn bước tới thảnh thơi mới biết tâm mình biến đổi không ngừng nghỉ buồn vui như thác nước cũng nhờ ngụm trà sen của ba mua bữa trước có bỏ chút tình thân thiết ... phải không ba? 11/9/2014
Thơ • 4
Trầm Phục Khắc CHÂN DUNG CUỐI NĂM Vẽ lại chân dung hai người viết, hai tấm gương yêu nước của Việt Nam cận đại. Cả hai đều lãnh tụ chính trị, nhưng Nguyễn Tường Tam không viết cương lĩnh hay tác phẩm lý luận. Hoặc giả cương lĩnh và lý luận của ông đã hòa tan vào Đôi Bạn, Xóm Cầu Mới, hay Dòng Sông Thanh Thủy. Còn Ngô Đình Nhu chỉ với Chính Đề Việt Nam, một tác phẩm lý luận Địa Chính Trị vô tiền khoáng hậu của văn Việt. Chính Đề Việt Nam bao gồm cả ba phần quan trọng và tất yếu của một tác phẩm lý luận: tư tưởng, lý thuyết và phương pháp, nhưng đó chỉ là phần nổi. Phần chìm là giá trị khoa học của tác phẩm, bao gồm: Giáo Dục, Nhân Văn, Sử Địa và Văn Học ( nhìn ở khía cạnh chuyên ngành lý luận Địa Chính Trị, là một chuyên ngành Văn Học còn xa lạ với toàn cõi Việt Nam thập niên 1960 và có lẽ cả cho đến bây giờ). Thắp một nén hương gởi về một nơi. Ở nơi ấy. Quỷ thần sống chan hòa cùng những nhân cách lớn. NGUYỄN TƯỜNG TAM Nhà văn ngồi viết bên chiếc bàn của thế kỷ hai chiếc bàn kê sát vào nhau hai thế kỷ kê sát vào nhau hai mà như một hai chiếc bàn hai thế kỷ hai nhà văn hai mà như một một mà như cả một dân tộc nhà văn bước vào nhà văn bước vào dân tộc bước từ chiếc bàn này sang chiếc bàn kia từ thế kỷ này lên hoặc xuống thế kỷ nọ từ mặt phẳng này bước qua mặt phẳng khác nhà văn ngồi viết bên một mặt phẳng bên nhiều mặt phẳng và trong cơn say của giọt máu tỉnh dậy trên mười ngón tay đang
gõ vào mặt phẳng những mặt phẳng chỉ còn là tấm linh hồn trong suốt của nhà văn soi bóng một dân tộc hai thế kỷ hai nhà văn hai chiếc bàn kê sát vào nhau hai mà như một một mà như cả một dân tộc như nhà văn bước vào nhà văn bước vào dân tộc bước vào cơn say của giọt máu tỉnh thức trên mười ngón tay đang gõ vào những mặt phẳng điêu linh của dân tộc việt nam. NGÔ ĐÌNH NHU Viên đạn bắn từ trong cõi chết chẳng ai chờ ai gặp giống như ai bởi cõi chết khác cõi chết và bắn gục cõi chết chờ đợi khác chờ đợi và bắn gục chờ đợi như kẻ tạm biệt chúng ta không quay trở lại bởi vì anh vẫn ở đó trên phần đất vừa đủ đặt đôi chân gọi tên là tổ quốc kẻ thủ lãnh không chọn gì có gì mà chọn để cho đời sống chọn như cuộc đời chọn kẻ viết bài ca cho nẻo đường sống chết và kẻ ấy đi ra đi vào hỏi han cõi chết bởi vì anh dám sống như kẻ ấy đi ra đi vào hỏi han chờ đợi bởi vì anh dám gặp gặp ai gặp cõi chết ư đã gặp gặp cõi sống ư đã là gặp đợi chờ ư anh chính là nẻo đi về sống chết của kẻ đợi chờ trên phần đất vừa đủ đặt đôi chân gọi tên là tổ quốc
5 • Tân Hình Thức
Vương Ngọc Minh SAN FRANCISCO “tim tôi ở san franciso” đấy là nhại lời một ca khúc nổi tiếng của tony benn ett tôi cho ban đêm chỉ là ban đêm nằm trong đêm đếm tới ba chú ý tôi lớn ra nhiều và khi đếm đến mười tôi càng lớn đáng kể tất nhiên ban ngày cũng chỉ là ban ngày ở ban ngày để sống còn tôi ăn nhờ vào chữ (các chữ quốc ngữ!) như một thứ được nuôi báo cô đêm hoặc ngày tôi thường trực trú dưới trướng quỉ thần lắm lúc ủy mị nói rằng “mọi người ơi tôi đang trú dưới cánh tiên nữ và hãy tin tôi nhé!” trường hợp người khác ban đêm bạn có đếm đến một tỉ đêm vẫn là đêm đếm đến hai tỉ ngày vẫn là ngày (chết tiệt!) và bạn bắt chước
tôi ăn nhờ vào chữ (các chữ quốc ngữ!) như một thứ được nuôi báo cô cuộc đời vẫn là cuộc đời cũ (mốc) khốn khổ riêng với trường hợp tôi tồn tại nổi chẳng qua đêm/ ngày ăn nằm cùng thơ do cùng quẩn người đời liệt vào diện “chả phải dạng vừa” na ná kiểu một trường hợp cá biệt trái tim đã buộc phải để hẳn ở san fran cisco nhé!
Xuân Thủy NGÀY HÔM NAY thức dậy anh và em hay ai đó đánh thức theo nhịp tách cà phê ai uống những gánh gồng tờ mờ sáng gánh gồng trên đôi vai trĩu nặng người đàn bà lo cho lũ con nhốn nháo gánh gồng cả buổi chiều và tối gánh hủ tiếu đến tận ba giờ sáng bán cho đám công nhân tan ca đến ba giờ sáng dọn dẹp dọn dẹp đám người ăn đêm và hằng hà sa số những mảnh
Thơ • 6
đời không ai kể trong bài thơ trong hơi thở lờ mờ nghe như vẫn đang thở than hôm qua
hôm kia cơ quan họp nâng cao tinh thần dân chủ Sếp bảo từ giờ góp ý thẳng thừng thỏa mái tôi được bữa sướng mồm không ngờ
đến hôm nay đến ngày mai không chán chiếc đồng hồ vô tri biến con người thành nô lệ
đầu tuần nhận ngay giấy chuyển công việc đến vùng sâu cách nhà trăm cây ... đêm qua cũng thế mải mê đi tìm một con đường tìm một
ngày hôm nay là ngày hôm qua thức dậy là ngày hôm nay là ngày mai huyễn hoặc con người đến rồi đi đến lời nói cũng chẳng san sẻ được cho nhau rồi chết đi chết đi để lại những lời vô căn vô cớ … 16/4/2015
Nguyễn Ngọc Trừu NHỮNG Ý NGHĨ TRONG ĐÊM KHÓ NGỦ Chứng khó ngủ làm tôi khổ thêm nhiều đêm lên giường trằn trọc trằn trọc nghiêng bên trái vài phút đã mỏi nghiêng phải vài phút lại mỏi nghiêng trái nghiêng phải nghiêng trái nghiêng phải mãi không ngủ được chỉ khi có ý nghĩ nửa thực nửa mơ xuất hiện giấc mới thành ... ba đêm nay cũng thế hôm kìa đang đi xe công an giơ vỉ tuýt còi đòi giấy tờ sờ túi quần sờ túi áo túi quần túi áo... đêm
số nhà trong phố đi mãi đi mãi mới nhận ra đầu này người ta chặn đầu kia người ta chặn chưa có cách nào vào con đường đó ... khó ngủ khó ngủ giống tôi biết có ai không ? 9/2018
Như Thị MÙI QUÊ Tôi xin trở về quê ngồi Một nơi để vung tay nhặt Gió gom lại từng lọn để Nghe mùi rơm rạ mùa đông Phả ra hơi thơm ấm nồng Đang leo lên sưởi mái tranh Nghèo ấp ủ giấc mơ chiều Bềnh bồng theo làn khói đơn Sơ dầu ảm đạm mà không Dễ gì có được mùi thơm Lạ lùng ngầy ngậy mà tôi Từng bao năm ngồi lặng lẽ Một nơi để vung tay nhặt Những miếng khói ấy đan lời Ru vào giấc ngủ chiều trôi Bên bến cũ rạch nước nhìn
7 • Tân Hình Thức
Sông như trong lòng đang nhóm Bếp thả khói mơ màng hôn Lên bờ hun hút xô theo Tiếng gõ bủa cá của thuyền
Trời như một sống khác đang Đợi cô ấy giữa biển lớn Và đám mây trắng báo hiệu Lại cô ấy có sống một
Chài lướt thướt trong sương mù Mùi thơm ấm nồng ngầy ngậy Mà tôi bao năm lặng lẽ Ngồi lượm gói về cùng tôi
Mình với thời gian một mình Đẹp thật đẹp trong trí nhớ Cô ấy viết cô ấy viết!
Phạm Quyên Chi CÔ ẤY Cô ấy sống một mình với Thơ không có điều gì làm Cô ấy thất vọng hàng ngày Cô ấy viết một mình bên Chiếc bàn không có hình ảnh Nào ngoài một mình cô ấy Bên chiếc bàn lúc đứng dậy Cô ấy thấy phố tối đen Như người phụ nữ mù không Thích bàn tán về màu sắc Cô ấy cũng chỉ thích mỗi
Hường Thanh Ổ BÁNH MÌ ĐỂ LẠI Đêm đậm đặc dưới cái rít lạnh dưới đường đèn làm đậm đặc thêm hơi thở dưới hai chân cuộn tròn ngủ dưới đường đèn cửa nhà nhà cửa cửa đóng then cài người người cửa cửa then cài đến mức đậm đặc lên từng nhà cửa dưới cái rít lạnh dưới đường đèn người khác những người chỉ nằm
Màu bóng tối những khi may Mắn cô ấy thấy có một Bóng người đi qua bao nhiêu Là nhiều khi cô ấy không
nằm đó một người thanh niên đi tới dưới đêm đậm đặc dưới đường đèn anh để lại cho người
Còn nói nữa quên mất rằng Mình có buồn có chút thời Gian và vậy tại sao cô Ấy sống một mình người yêu Của cô ấy đi đâu có
đang nằm bất toại với sự đậm đặc những tấm cửa then cài cũng đã cài then cả người họ
Về lại nữa không những người Sống một mình hay có những Giọt nước mắt sâu trong trái Tim cô ấy có thấy mặt
nằm anh không thể đánh thức anh chỉ ngồi đằng trước họ và có thể anh sẽ ngủ cùng họ.
Thơ • 8
SINH HOẠT THƠ ________________
B
áo Giấy song ngữ là ấn bản duy nhất kết nối và liên hệ với những nhà thơ dòng chính Mỹ. Quan điểm này không được đồng tình trong sinh hoạt văn học hải ngoại, vì cũng như cộng đồng hải ngoại, họ quan tâm tới việc bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Việt để truyền thừa cho thế hệ tương lai, qua mạng và báo tiếng Việt. Đối với trong nước, Tân hình thức là dòng thơ ngoại biên, thì với hải ngoại, thơ Tân hình thức là dòng thơ lẻ loi. Nhưng dù thế nào thì Tân hình thức vẫn có đó, đóng góp vào sự phồn vinh, và đưa thơ Việt, đồng hành cùng những dòng thơ lớn trên thế giới. Thời điểm đáng ghi nhận, cuộc hội thảo thơ Tân hình thức do Tạp chí Sông Hương khởi sướng vào tháng 11 năm 2014, với sự tham gia của những nhà thơ chính luồng Mỹ như, Frederick Turner, Frederick Feirtein, Dana Gioia, Angela Saunders ... Cuộc hội thảo tuy không được phép, nhưng những tham luận đã được xuất bản thành sách do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành với tựa đề: Tân hình thức Việt, tiếp nhận và sáng tạo. Đồng thời dẫn đến cuộc hội thảo do Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức, với sự tham dự của những nhà thơ, những nhà nghiên cứu phê bình uy tín trong nước. Tiếp theo, vào tháng 11 năm 2016, nhà thơ Dana Gioia, một nhà thơ danh dự của tiểu bang California, đã đứng ra tổ chức buổi đọc thơ Mỹ Việt, với sự tham dự của Khế Iêm và nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt, Tina Huỳnh.
Tom Riordan THE CAR WINDOW
Tom Riordan KÍNH CỬA XE
shattered into empty sunflower husks on the macadam and inside the bar a woman spit glass into a tin ashtray and told her lover that neither of them was ever going to hit the other again.
bị đập bể trông giống những vỏ rỗng hạt của hoa hướng dương trên đường trải nhựa và bên trong quán rượu một người đàn bà nhổ chiếc răng gẫy vào cái gạt tàn bằng thiếc và bảo người bồ rằng không một ai trong bọn chúng vào bất cứ lúc nào được đi đánh kẻ khác lần nữa. • Glass: ám chỉ chiếc răng gẫy.
Jordan Trethewey HEARTS
Jordan Trethewey NHỮNG TRÁI TIM
I am a frequent apocalyptic flyer looking to land my rusty, shopping cart heart in which nothing is ever bright, dent-free or new.
Tôi là kẻ sống thường xuyên với sách khải huyền mong ghé vào trái tim cau có chất đầy mọi thứ không có gì mãi sáng chói không sứt mẻ
9 • Tân Hình Thức
Your heart is a redemption centre where I cash in my worthless self and transform into a useful currency.
hoặc mới. Trái tim em là trung tâm cứu chuộc nơi tôi gửi cái tôi vô giá trị và đổi thành đồng tiền có giá
Bill Wolak THE LOVE’S BODY
Bill Wolak THÂN XÁC NGƯỜI YÊU
May your hands reach beyond dreams where moonlight awakens as flesh.
Có thể tay em với qua bên kia những giấc mơ nơi ánh trăng được đánh thức như da thịt
May your kisses seep deeper than rain into the body’s pink crossroads.
Có thể nụ hôn em thẩm thấu sâu hơn cơn mưa bên trong chỗ giao điểm hồng của cơ thể.
May your fingers touch the unexpected always with the thrill of loving.
Có thể những ngón tay em chạm tới những gì không mong đợi luôn luôn với sự rộn ràng của tình yêu.
James Spears QUANH BÀN Tôi không thể nhận ra mặt cháu trai tôi trong bức ảnh mẹ cháu gửi cho tôi. Điều méo mó tôi có thể thấy qua vết mờ từ bốn người hút thuốc và những ẩn dấu chung quanh trong căn buồng, là những gì tốt nhất được phô bày. Tiếng kêu vắng mặt của em tôi không dấu diếm những vết thương lòng, qua những rìa ký ức là vết sẹo mờ nhạt của tôi. Điều không thể nói là tiếng kêu duy nhất.
* Tác giả so sánh ánh trăng cũng như da thịt con người được đánh thức từ những giấc mơ.
James Spears AROUND THE TABLE I cannot recognize my nephew’s face in the picture his mother sends me. What I can see through fog from four cigarettes and around corpses left in closets distorts, only the best is exposed. The scream of my brother’s absence open wounds he wears, past the edges of memory are my faded scars. What isn’t said is the only sound.
Thơ • 10
TRÒ CHƠI TÂN HÌNH THỨC: MỘT DIỄN GIẢI
_______________________________________________
Luân Nguyễn
T
hơ Tân hình thức (new formalism verse) là hiện tượng tuy không còn “hot”, nhưng vẫn tân kỳ. Bài này chỉ lẩy ra vài ý (gọi là) như một liên hệ ngang về tính tư tưởng của thơ Tân hình thức.
1. Tân hình thứcViệt – Trường phái thơ đầu thế kỷ XXI Thơ Tân hình thức (new fomalism) là một trường phái thơ khởi phát ở Mỹ thập niên 80 thế kỷ trước. Tiếp thu trường phái thơ Mỹ này, trường phái thơ Tân hình thức Việt được thành lập bởi một nhóm nhà thơ Việt kiều với Tạp chí Thơ, thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo Đặng Tiến (1), số báo phát hành thơ Tân hình thức đầu tiên là “số 18, xuân 2000”. Sau, những nhà thơ Tân hình thức gồm cả những nhà thơ trong nước. Khế Iêm vừa là người thực hành thơ tích cực nhất, vừa là nhà lập ngôn cho Tân hình thức Việt cùng với hàng loạt ấn phẩm và sân chơi Thotanhinhthuc.org. Khế Iêm nêu ra mấy đặc trưng của thơ Tân hình thức: 1, Vắt dòng, 2, Lặp lại, 3, Tính truyện, 4, Ngôn ngữ đời thường (để đưa cuộc sống thông tục vào thơ). Nếu căn cứ vào 4 tiêu chí này, thơ Tân hình thức đã xuất hiện trước khi có Tạp chí Thơ rất lâu. Ngôn ngữ dung tục và lối kể đã có trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn (thơ trung đại) (kê khoai, phì phạch, sướng, cọc, lỗ, đĩ, chợ búa, dưa muối,…); kỹ thuật vắt dòng trong Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (Trời cao xanh ngắt ô kìa /Hai con hạc trắng bay về bồng lai), trong nhiều bài thơ Bích Khê (thơ Mới trước 1945). Nhưng đó, theo tôi, không phải là thơ Tân hình thức. Lý do nằm ở nền tảng tư tưởng. Nỗ lực đưa cuộc sống hàng ngày vào văn chương ở thơ Nôm trung đại rõ ràng là một tiến bộ lớn: chứng minh khả năng trở thành chất liệu nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc, góp phần thay đổi điểm nhìn của nhà thơ trước cuộc sống, qua đó, hình thành bộ phận văn học mới song hành với văn học quan phương: dùng chữ Hán, nặng về chuyển tải chữ nghĩa Thánh hiền. Văn học, có thể nói, trở nên dân chủ hơn. Tuy nhiên, điểm tựa tư tưởng không đổi nhiều: ý thức về địa vị ngoại biên của mình. Từ đây, nhà thơ dù thản thiên hay diễu cợt, cuối cùng cũng vẫn thừa nhận một trật tự đã định. Tư tưởng và thực hành thơ của Tân hình thức khác: ý thức mình như một trung tâm. Tôi gọi là trò chơi tư tưởng, xin trình bày cụ thể ở phần kế sau. 2. Tân hình thức – trò chơi tư tưởng “Bóng ma” của thơ cũ; sự hóa giải của Tân hình thức Thơ, trước Tân hình thức có thể gọi là thơ cũ. Thơ cũ là thơ của sự ước thúc. Ước thúc của ngữ pháp và tư duy, sâu hơn, của tư tưởng. Ngữ pháp thơ đương nhiên không tuân thủ theo luật thường của ngôn ngữ giao tiếp và câu văn xuôi. Bản thân thơ là sự “viết sai” ngữ pháp. Tuy nhiên, đến trước khi có thơ tân hình thức, ngữ pháp vẫn rất được thi nhân chú trọng trong đặc trưng của thể loại. Từ thơ cổ điển đến thơ mới giai đoạn 1932 – 1945, thơ Miền Nam và thơ thời chiến ở Miền Bắc, nhà thơ bao giờ cũng quan tâm đến ngữ pháp. Ngữ pháp được xác lập bởi các thành phần câu và trật tự của chúng. Điều được coi là thơ nhất nằm ở hệ thống ngôn từ giàu chất thơ. Ước lệ, trừu tượng, tu từ trở hành xác quyết cho thơ. Thơ Tân hình thức không thỏa mãn với các quy chuẩn vốn có. Các nhà chủ trương và những nhà thực
11 • Tân Hình Thức
hành thơ xác lập dạng thức tồn tại mới cho thơ nhằm đưa thơ vượt lên quy ước ranh giới thể loại trong cách chia ba cổ điển: tự sự – trữ tình – kịch. Song, nhà thơ không viết thơ như thực hiện thú tiêu khiển thuần túy: “đằng sau mỗi bài thơ là lý luận thơ để từ đó đẩy thơ tới chỗ phi luận lý” (2) (Khế Iêm). Thơ Tân hình thức cũng là thơ tân – tư tưởng. Tân hình thức xuất phát bằng một điểm tựa khác, một góc nhìn hoàn toàn khác thơ cũ. Nó đặt lại vị trí của các quy chế thẩm mĩ – ngôn ngữ tưởng đã là tối ưu, là chân lý. Sáng tạo thơ Tân hình thức có giá trị của hành động tìm một đời sống khác, đời sống của riêng nó, tránh nguy cơ hòa tan do “quán tính” thơ (quan điểm, sáng tác) từ quá khứ. Thơ là tiếng nói sinh động, mới mẻ, không lệ thuộc. Từ điểm nhìn của thời trung đại, người ta sẽ không thể hình dung được đến một khi người ta viết thơ không cần vần điệu, người ta thoải mái phơi bày nỗi khát thèm ái tình, người ta đòi chốn chạy, ca thán cuộc đời. Nhưng điều đó vẫn xảy ra, và được gọi là “cuộc cách mạng”. Cách mạng tức là tiến bộ (trái với phản động: chống lại sự vận động khách quan). Cuộc cách mạng ấy diễn ra đã gần trăm năm. Dĩ nhiên, tiến hóa tinh thần của người Việt không thể dừng lại ở điểm mốc hàng thế kỷ trước. Một/những “cuộc cách mạng” tinh thần (văn học) luôn có nhu cầu bùng nổ là điều tất yếu. Thơ Tân hình thức, theo tôi, đang muốn trở thành cuộc cách mạng như thế. Đó cũng là tiến trình tất yếu của tinh thần mọi xã hội trên đà tới văn minh. Lịch sử thơ Việt đã (sẽ) có diện mạo mới với thơ Tân hình thức. Đầu tiên, thơ Tân hình thức là điểm mút chưa hoàn kết của lịch sử thơ. Điều đó có nghĩa, lịch sử thơ đang làm một cuộc chơi bằng Tân hình thức, sau khi đã làm những cuộc chơi tương tự với thơ Mới 1932 và thơ Miền Nam. Lịch sử thơ là lịch sử không dừng các cuộc chơi tân – hình thức (new fomalism) để qua đó, thực hiện cuộc chơi tân – tư tưởng (new thought). Tiếp nữa, lịch sử thơ (văn học nói chung) là lịch sử được nhìn tổng quát, công bằng và dân chủ. Tân hình thức có khả năng vạch ra rằng, không gì hài hước và phản động (theo nghĩa chân chính – nghĩa triết học) bằng việc chỉ xem lịch sử thơ chỉ là “sân chơi” của bộ phận đương nhiên chính thống. Tân hình thức chưa hoàn toàn vô hiệu hóa ngữ pháp. Ngay cả ở những nhà thơ cách tân nhất, người ta vẫn phải dựa vào quan hệ ngữ pháp biến thể để luận ngữ nghĩa. Ở Khế Iêm và các nhà Tân hình thức, giới hạn của ngữ pháp – câu bị phá rỡ, nhưng quan hệ trật tự từ vẫn có ý nghĩa quan trọng để lý giải thơ. Khế Iêm coi vắt dòng là lối diễn ngôn đặc trưng của tân hình thức. Nói rộng ra, vắt dòng cũng chỉ là một trong nhiều cách thức của diễn ngôn thơ Tân hình thức, cùng với lối nói không vần, hạn chế chấm phẩy, … Như thế, ngữ pháp Tân hình thức là một thứ ngữ pháp của sự chơi, hay, nhà thơ tỏ rõ quyền lực ở trò chơi ngữ pháp. Nhà thơ giải thiêng ngữ pháp (cũ) quy chuẩn và uy quyền để xác lập một ngữ pháp khác không có quy tắc. Tổ chức câu thơ rất mờ nhạt, nếu không muốn nói là bị vô hiệu hóa. Mỗi dòng thơ, qua thủ pháp vắt dòng (enjambement), mất toàn bộ tính tự trị, phải hòa vào bối cảnh. Trước, bối cảnh ngữ nghĩa của bài, sau, bối cảnh của sự đọc (reading). Ngôn ngữ Tân hình thức đang thực hành quan niệm ngôn ngữ của Wolfgang Huemer: “Bằng việc tập trung vào nhu cầu khẩn thiết được nói ra những gì khó diễn đạt và tìm những cách thức mới để thể hiện điều đó, nhà thơ đã đưa ngôn ngữ đến những giới hạn của nó, thậm chí có khi còn vượt qua nó” (3). Thơ Tân hình thức là thơ của những sự vụ “tầm thường”. Lối kể miên man, có khi không logic, ít có trọng tâm, nội dung khá “lặt vặt”. Cái gì cũng có thể đem vào thơ, khái quát hơn, “thơ có ở mọi nơi” (Khế Iêm). Điều này có nghĩa gì? Lối tư duy biện biệt là “bóng ma” hãi hùng nhất của thơ cũ (tạm gọi thế). Biện biệt là cội nguồn của cái nhìn nhị phân: chính – phụ, chính thống – ngoại lề, sang quý – bình phàm,… Nó, bao giờ cũng kèm một kiểu theo thái độ, hành động văn hóa – xã hội – chính trị tương thích, trong đó, nhất định phải loại bỏ hay ít ra, gạt bỏ bộ phận được cho là kém giá trị văn hóa và thiếu tư cách xã hội cần có. Một thực tế rằng, như M. Foucault nói, “Mỗi một xã hội có cái chế độ về chân lý (regime of truth) của nó”. Chân lý không độc lập tuyệt đối và vĩnh cửu. Nên, mỗi thời đại – quyền lực tự chọn lấy chân lý, qua đó, có một diễn ngôn (discourse) của
Thơ • 12
riêng nó. Diễn ngôn thi ca Tân hình thức (discourse of new formalism verse) là diễn ngôn, trước, vốn thuộc ngoại vi, nay, được đẩy vào trung tâm trong khát vọng trở thành diễn ngôn thời đại. Loại “ca dao tân thời” (Đặng Tiến) ấy, trước, là ngôn từ nơi xóm làng, vỉa hè, xó bếp, tóm lại, là ngôn từ hàng ngày (thứ diễn ngôn phù sinh – ephemeral discourse - trong quan điểm M. Foucal), đến nay, đòi trở thành quyền lực trong bối cảnh tinh thần xã hội đa trung tâm. Nó đòi hỏi chân lý mới, tức là bác bỏ thứ diễn ngôn đầy uy quyền đã được xác lập địa vị trung tâm. Khi không có điều gì là trung tâm, một trung tâm trở thành đa trung tâm, uy quyền tuyệt đối bị tước bỏ. 2.2. Tân hình thức, cuộc chơi của người đọc Thơ dễ, thơ quen sẽ không “kén” độc giả. Thơ khó, thơ khác thì ngược lại, có thể làm nản độc giả. Người đọc chỉ mới được “phát hiện” chưa đầy nửa thế kỷ, trong khi với người viết và văn bản là hàng ngàn năm. Nhưng với Tân hình thức, người đọc nghiễm nhiên có chỗ đứng quan trọng của cuộc chơi. “Các trò chơi ngôn ngữ không có những quy tắc trong bản thân chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận mặc nhiên hay minh nhiên giữa những người tham gia cuộc chơi”(4). Đứng trước thơ Tân hình thức, người đọc bị phân hóa (ủng hộ – không ủng hộ). Những người quen với mĩ cảm cũ sẽ gặp khó khi đọc “thơ khác”. Những người đọc “bằng vai” thì ra sức cổ súy. Cả hai nhóm đều tạo nên đời sống cho thơ Tân hình thức, những vai trò quyết định thuộc về nhóm độc giả hiểu thơ. Sự xuất hiện và khả năng tồn tại của thơ Tân hình thức được quy định bởi chính người đọc với ý thức / kiến văn cá nhân độc lập: “bản sắc thơ không nhất thiết tùy thuộc vào ngôn ngữ mà tùy thuộc vào cách nhìn, cách xử thế ở nhiều môi trường và cảnh khác nhau” (5). Người đọc Tân hình thức, có điểm chung nhất định với độc giả tri âm của thơ trung đại nói riêng, độc giả của thơ cũ nói chung: nằm trong hệ giá trị với người viết. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở ba điểm: 1, Độc giả tri âm không chỉ phải hiểu thơ mà qua thơ, còn phải tri tâm, tức hiểu người (viết). Độc giả Tân hình thức chỉ cần hiểu thơ theo năng lực văn hóa của mình. 2, trước thơ cũ, độc giả có thể bằng lòng với quán tính thơ của mình, trước thơ Tân hình thức, độc giả phải “tự cách mạng” chính mình. 3, Độc giả tri âm hiểu thơ chỉ để chia sẻ tâm sự tác giả; độc giả Tân hình thức thấy phải hành động cùng tác giả: hàng động tri thức và hành động văn hóa. Hành động ấy có giá trị cấp nghĩa cho thơ. Người đọc, theo đó, bị đòi hỏi một tinh thần cấp tiến để không lảng tránh hay định kiến với cái mới, cái khác, trước là trong khía cạnh sáng tạo thơ, sau, trong cuộc chơi ở đời. Tham khảo 1. Đặng Tiến, Tân hình thức, nhịp đập của thời đại, http://thotanhinhthuc.org/Thokhongvan/Introduction.html 2. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 140. 3. John Gibson & Wolfgang Huemer, The Literary Wittgenstein, London & New York: Routledge, 2004, pp 6. 4. Jean-Francois Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, Phạm Xuân Nguyên dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007, trang 80 – 81. 5. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 138.