Báo Giấy • Tháng 04 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 54

Page 1

Báo Giấy • Tháng 04 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 54 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

Thư Tòa Soạn Triết gia Hy lạp, Socrates, đã để lại một số tuyên ngôn nổi tiếng: “Một cuộc sống không có thử thách là một cuộc sống không đáng sống”; “ Điều tốt đẹp nhất là kiến thức, điều xấu xa là sự dốt nát”; “Những bộ óc lớn thảo luận về những ý tưởng, bộ óc trung bình bàn luận về những sự kiện còn những bộ óc non yếu nói chuyện về con người”. Sở dĩ chúng ta đề cập tới Socrates vì qua những lời ông nói, có điều gì đó liên quan tới tiến trình hình thành thơ Tân hình thức Việt. Quay trở lại Thơ Mới và thơ tự do thời Sáng Tạo, cả hai đều bị chống đối vì đưa ra quan điểm thẩm mỹ khác trước. Đến thời thơ Tân hình thức, sự chống đối của một số người lớn tuổi và làm thơ tự do, dĩ nhiên, cũng là chuyện thường tình và tự nhiên. Trong văn học, bất cứ cái gì chưa quen với những thói quen thưởng ngoạn cũ, đều bị chống đối. Thơ tự do bắt đầu với Walt Whitman cuối thế kỷ 19, khởi thủy với những dòng ngắn dài, mục đích chuyển tải tư tưởng, và được tiếp nhận bởi thơ Pháp. Sau đó, thơ tự do Mỹ phát huy phong cách qua những phong trào tiền phong, như chủ nghĩa Hình tượng (Image), Black Mountain, New York School, Language Poetry ... Trong tiểu luận “Ai đã giết thơ?” Joseph Epstein, vào năm 1988, cho rằng thơ tự do đã chết, vì không có người đọc. Sau đó, vào thập niên 1990s, thơ thể luật trở lại, với ngôn ngữ đời thường, và hồi phục người đọc. Bước qua thập niên 2000s, thơ tự do Mỹ trở lại cách sáng tác với những ý tưởng liền lạc và ngôn ngữ thông thường, trở thành dòng thơ của tư tưởng, và cũng hồi phục lại phần nào người đọc. Điều ghi nhận, thơ tự do sáng tác chỉ với bán cầu não trái, thuần ý tưởng, thiếu cảm xúc và nhịp điệu, nên người đọc chỉ cần đọc bằng lý trí.

Thơ muốn có người đọc, cách sáng tác phải đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người đọc. Người đọc thời nào cũng giống nhau, thưởng ngoạn thơ bằng cả hai bán cầu não phải và trái, và phải đọc lớn lên. Bộ óc con người bao gồm bán cầu não phải và trái, kết nối bằng Corpus callosum. Bán cầu não phải có khả năng về sáng tạo, cảm xúc, tưởng tượng. Bán cầu não trái thiên về lý trí. Corpus callosum lớn (đa số là phụ nữ) có khả năng chuyển tải dữ liệu và cân bằng giữa hai bán cầu. Vì vậy, cách sáng tác cần bao gồm: thể thơ, nhịp điệu (bán cầu não phải) và ý tưởng (bán cầu não trái). Điều này phù hợp với thơ Tân hình thức Việt, chủ trương sáng tác bằng cả hai bán cầu não, tồn tại cho đến bây giờ, và là một dòng thơ của tương lai. Thơ Tân hình thức thích hợp với những thế hệ trẻ trong nước, và những người có nhu cầu sáng tạo, được hổ trợ bởi phần lý thuyết và kiến thức bao quát của mọi dòng thơ, đặc biệt thơ tự do Mỹ, tiêu biểu cho thơ phương Tây, thế kỷ 20. Một ưu thế nữa, với luật tắc mới, thơ Tân hình thức Việt có thể dịch ra ngôn ngữ khác, điển hình là tờ song ngữ, Poetry Journal In Print, vừa giới thiệu thơ Việt, vừa là phương tiện giao tiếp với những nhà thơ Mỹ dòng chính, cả tự do lẫn thể luật. * Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập thơ Tân hình thức, “Tâm Ý”, của hai nhà thơ trẻ Phạm Quyên Chi và Hường Thanh, vừa được phát hành trong nước. “Với Phạm Quyên Chi, thơ Tân hình thức phù hợp để diễn đạt tâm tư tình cảm của một người trẻ trước những vấn nạn cuộc đời, sự cô đơn, nỗi hoang tưởng và hoàn cảnh thực tại. Ngôn ngữ thơ Phạm Quyên Chi là ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, diễn đạt những ý tưởng liền lạc, có tính truyện. Còn đối với Hường Thanh, mỗi bài thơ là một câu truyện kể, nhưng không giống như tiểu thuyết hay truyện ngắn


Thơ • 2

của văn xuôi, mà là những câu truyện kể theo phong cách của thơ, hòa nhập giữa thực tại và phi thực tại, qua cách sử dụng ngôn ngữ. Hai dòng thơ, hai sắc thái, thể hiện tính sáng tạo, muôn hình dạng của một thể thơ mới. Có thể nói đây là một tuyển tập thơ Tân hình thức hay.” (trích Lời Tựa) Và tập thơ sắp tới của nhà thơ Hò Đăng Thanh Ngọc. “... ngôn ngữ trong thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc là ngôn ngữ khác lạ, diễn tả những ý thưởng mới lạ. Bản chất của thơ là sáng tạo. Mà sáng tạo đòi hỏi sự thay đổi cách làm thơ. Thơ Tân hình thức Việt kết hợp giữa tự do và thể thơ Việt là sự thay đổi đúng nhất, đóng góp một sắc thái mới lạ vào thơ Việt. Có điều trong thời đại internet và facebook, tại sao thơ Việt lại cứ mãi sáng tác với những thể thơ vần điệu và tự do? Lý do, thay đổi thói quen không phải dễ, nếu người làm thơ không có tinh thần sáng tạo.” (trích Lời Tựa) Cuối cùng, bộ tiểu luận 3 cuốn, Vũ Điệu Không Vần, Nghĩ Về Cách Làm Thơ, Thơ và Không Thơ, được gộp thành một cuốn, với tựa đề: Vũ Điệu Không Vần Toàn Tập. Quí bạn nào cần, xin liên lạc với chúng tôi. Trân trọng. * “The unexamined life is not worth living.”; “There is only one, knowledge, and one evil, ignorance.”; “Strong minds discuss ideas, average minds discuss events, weak minds discuss people.”

Thạch Tốt BỐN GIỜ SÁNG Chiềc xe đổ rác lại đến đổ rác từ tờ mờ sáng có hai người đi bộ đã đi khi trời còn nhá nhem và chiếc xe đổ rác cứ thế vào bốn giờ sáng chiếc xe đổ rác làm nhiệm vụ câu cái dumster tiếng sắt va đập thiệt chói tai hai người đi

bộ như không có chuyện gì xảy ra cứ đi về phía công viên giờ thì bà Mỹ kế bên (không biết tên) bắt đầu dậy đề máy xe nổ rẹt rẹt đi làm hãng bao ny lông cứ như không có chuyện gì xảy ra từ từ bà Mỹ kế bên như bao người khác có ly cà phê mà cái hãng bao ny lông này không có cà phê người đàn bà hưởng thụ mùi hương thơm cà phê robusta trước khi nghe cái máy đập của hãng bao ny lông ồn ào đinh tai nhức óc mà người đàn bà đã thức dậy từ bốn giờ sáng đề máy xe nổ rẹt rẹt đi làm hãng bao ny lông bao nhiêu năm nay đứng máy vô bao ôm vác người đàn bà vẫn nhẫn nại trong giấc mơ ly cà phê thơm mà bà làm theo cách của bà theo những tiếng động đinh tai nhức óc để trở về một ngày bình yên con cái gia đình rồi lại bốn giờ sáng đề máy xe nổ rẹt rẹt rồi chiếc xe đổ rác lại đến đổ rác rồi hai người đi bộ đã đi như không có chuyện gì xảy ra người đàn bà hoan hỷ làm ra cái bao ny lông một ngày trời còn tờ mờ sáng.


3 • Tân Hình Thức

Xuân Thủy ĐỌC VÀO ĐÊM Người về người về người mỗi ngày mỗi một đông hơn người đi tìm người mỗi ngày một đông hơn đi tìm cái tôi đầu ngày chung lưng đấu cật miếng cơm manh áo cho đến tận cuối ngày về người về người về người một đông hơn tìm những phút giây đọc vài tin tức như đầu ngày đọc tờ báo sáng đọc giờ còn gì sau những gói xôi ăn vội vào ca ly cà phê tan đá còn gợn đen đen như bóng đêm bủa vây quanh cái giường hay tấm ván nằm giữa ánh trăng kia ngày mệt rồi ngủ thiếp đi chăng hay cứ hỏi hỏi làm sao ta cứ trằn trọc vào đêm đêm đen đen kia không ngủ được nên cứ đi tìm tìm người về người về một đông hơn không hiểu vì sao vì sao

cứ trằn trọc vào đêm không ngủ được nên đi tìm cái tôi đâu rồi một ngày chung lưng đấu cật để làm gì không biết nữa để làm gì làm gì để đến cuối ngày rồi vẫn đi tìm đi tìm người tôi yêu ... không ngủ được

Nguyễn Đặng Thùy Trang DANG DỞ Tình yêu như một bài hát dài Và mùa đông như những bức thư đóng dấu bưu điện cũ kĩ người bao lần bảo em đợi bài hát nào đấy bài hát qua nhiều mùa đông ẩm ướt bài hát buồn bức thư buồn chỏng chơ thềm cũ mưa gió mùa yêu em mê man những giai điệu cũ chẳng biết gọi tên gì “bài hát hai đứa mình cho chỉ riêng em …”


Thơ • 4

Trần Văn Nhân NGỒI Đôi khi có những buổi chiều Tôi ngồi như một bụi tiêu cuối vườn Cỏ khô vàng cháy mòn đường Bụi bay đỏ đám mây bươn bả về Tôi ngồi như thể đang mê Dần đi trong gió bốn bề vây quanh Thấy lòng chùng xuống rất nhanh Như là sợi tóc đang dần bạc phơ Tôi ngồi như thể đang xơ Xác kia hồn vía lại vờ vật đâu Thấy gì ngoài một con sâu Đục thân như rỉa rói đầu ong ong Tôi ngồi như thể đang không Còn tồn tại giữa cái vòng buồn vui Thực ra tôi chỉ muốn vùi Dập đi nhiều chuyện kéo lui mọi điều Tôi ngồi như thể đang liều Lĩnh thêm vài cú tát vêu miệng đời Sống đây như đã chết rồi Chỉ chờ nhạc trổi trống thôi thúc kèn Tôi ngồi như thể ngọn đèn Cháy lên nhưng bóng vẫn đen chân mình

Phạm Quyên Chi MỘT CON CHIM GÃY CÁNH Rơi và đang lo nghĩ Sao thế này sao lại Quay lại với mặt đất Thế này chẳng thà đậu Lên nhánh cây gãy mục Gãy kia rồi rớt xuống Sông rồi chết có hay Hơn ôi! Con chim gãy Cánh nó đang rơi từ Cực đoan số phận, nó Còn muốn sống à gãy

Cánh là dừng lại chao Nghiêng giữa chừng tao thì Nghĩ mày đang tự tử Dòng tộc không làm tổn Thương mày vô ích thôi Ban mai nắng ấm lên Mày hãy chết nằm ở Bãi cát vàng hoang dã Đừng tìm niềm tin cậy Cuộc sống không có thật Nhưng con chim gãy cánh Ơi! tốt nhất mày nên Nghe lời đôi chân hãy Bỏ chạy thật xa và Biến mất khỏi thế giới Gây cười này đi chỉ Có thế giới mới biết Cười còn mày thì không!

Nguyễn Hữu Trung CÂU HỎI NGOÀI BAN CÔNG gióng tiếng chuông vào thinh lặng cuối cùng tôi bước ra ngoài ngắm ban công đang vào mùa tụng niệm mà cõi phù sinh con người lúc nào cũng lần tràng hạt giục nội tâm về phía bình an giữa chớp bể mưa nguồn giữa bão giông dồn dập giữa đảo điên và dấu ba chấm lửng lơ còn liệt kê những lo toan trên mái đầu từng sợi tóc trắng của người cha và người mẹ đón những mồ hôi bưng giáp hạt vụ mùa biển chát trộn phù sa con cá không nơi khoe cái vây sặc màu tự nhiên và tận cùng bương bả những gương mặt phơi tương lai nơi phố chợ khi nhà trọ đầy mùi lầm lũi cũng là lúc quê khát bàn tay căng sức trẻ lợp nên màu vàng của lúa của rợm rạ của niềm tin phong vị kiểng thôn dần lui vào dĩ vãng ước mơ gì cho cửa hiện tại toang rộng đó ngắm nắng mai


5 • Tân Hình Thức

Nguyễn Ngọc Trừu GIỜ HỌC ĐẦU TIÊN ĐÂY Nặng nề quá nặng nề nói ra đi nói ra đi mình nghe đây “Tôi bước vào lớp sinh viên khóa mới không dám nhìn từng gương mặt từng gương mặt một lúc một lúc chả nói chả nói được điều gì điều muốn nói tôi phải dặn mình không được nói tôi biết rõ sau ba năm sư phạm cầm tấm bằng không biết để làm gì làm gì có nơi nào nhận có nơi nào nhận ... biết đấy nói ra nói ra cả trường mất việc cả trường mất việc ... đừng ... rồi tôi cố bắt đầu liều lĩnh lướt vội lướt vội qua từng gương mặt giờ học đầu tiên phấn đã viết đã viết chương bài lên

Nguyễn Quang Hiện TRÁNG SĨ HỀ tặng Phạm Văn Phương tráng sĩ ra đi hề ngựa sắt không xì hơi vẫn đi giữa trưa chan chan nắng hề cứ muốn úp mặt vào xiêm áo em đất lở trời lở hề không nao núng chỉ lo em bỏ ta đi hề buồn lắm tráng sĩ ra đi thời a còng loang lổ hề nón nhựa giày nhựa 5/10/2014

Nguyễn Thánh Ngã VÀ EM. MƯA và em. vì mưa mà đến muộn nên tôi nghe tiếng ướt rơi trên sợi tóc dài hất ngược phía bờ vai gầy guộc lạnh và em đến cũng chẳng

bảng thế mà lời cứ ngắc ngứ cứ ngắc ngứ chẳng chịu xuôi mấy mươi năm chưa bao giờ bao

để làm gì thật ra em đến từ cơn mưa có thật mà tôi biết

giờ tôi mắc cỡ … thế này ...”

trước khi vầng mây u ám kéo qua đây trên lưng em, trên vầng trán

9/2016

em, trong màu mắt em ẩm ướt, ôi cái màu mắt vô biên chiếm ngự thể phách tôi sự quên lãng đã làm thành nỗi nhớ lênh loang thấm vào


Thơ • 6

cơn mộng hoang đàng vì mưa ướt cây thánh giá trên ngực em nên tôi xin mưa hãy ướt tiếng chuông trôi tiếng chuông trên ngực em xuống địa đàng ...

de Prelle Như Quỳnh HOA ANH ĐÀO anh đào trắng trong nắng lắng người thương thương người đâu đó xa xôi như những cánh hoa rơi nằm dưới đất người đi qua đi qua hoa nằm đó vươn mình hết sự sống rồi héo tàn ủ rũ anh đào trắng trong nắng mùa xuân tháng tư đợi ai chờ ai trong mưa trong gió trong say sưa trong cả tuyệt vọng tháng tư ở đâu cũng buồn như thế về loài người về thế sự đa đoan về tình nhân lạc lối đường về nỗi buồn trên cây thả lũ chim bay ngang qua còn rớt lại giọng hát

Vương Bích Ngọc MỘT NGÀY một ngày bỗng thấy ngôi nhà bạn đang ở có thể hoá thành vỉa hè bất cứ lúc nào khi mà sự ban ơn

bỗng nhiên trở thành lòng tốt có điều kiện và sự biết ơn là thứ nghĩa vụ bất khả kháng một ngày bỗng thấy những người mà bạn xem là gia đình là máu mủ có thể quay lưng lại với bạn và dành cho bạn sự hằn học ghẻ lạnh như những kẻ gà cùng một mẹ đang tranh chấp một mảnh đất vàng hay đấu tranh đòi quyền thừa kế một ngày bỗng thấy ra thân xác này tro bụi kiếp phận này ảo mộng không gian thời gian mối lợi sự hại được mất sống chết này ảo ảnh chúng ta những hạt bụi của vũ trụ hà cớ gì cân đo đong đếm lời lỗ mà mang tất thảy những thứ chết không mang theo được đó ra làm khổ đời nhau

Vương Ngọc Minh ĐẤY vậy nhưng hễ tình cờ gặp lại người thiếu nữ hơn mười năm trước đã cùng tôi thề hẹn thì sau đấy i rằng tôi phải tìm cách tốt nhất hòng hòa giải với nội tâm của chính mình (!) cái


7 • Tân Hình Thức

cảm tưởng từ thể xác tới linh hồn hiện đã rũ liệt khiến đầu chỉ như một khối rỗng to

người thiếu nữ thì nhìn chằm chằm vào tôi chừng một đỗi chúng tôi tạm biệt phải nói ngay sau

mà “quái” bất cứ ai nhìn cái khối rỗng to ấy đều buộc miệng “ôi chao sao cực trong suốt

đó phần tôi thế nào cũng phải tìm cách tốt nhất hòng hòa giải với chính nội tâm mình (!) đấy

nhỉ!” phải nói cứ hễ gặp (tình cờ đi nữa và!) tôi chỉ gật đầu thôi không hề mở mồm

may mà tôi đã không nói bất kì gì - nhá!

nói lấy chỉ nửa nhời hay chỉ mỗi một chữ “quái” với người thiếu nữ hơn mười năm trước đã

Trần Lê Thái NGÀY TRƠ NGỬA MẶT

cùng tôi thề hẹn và người thiếu nữ hơn mười năm trước đã cùng tôi thề hẹn (cũng vậy!) cô tuyệt đối không hề biểu hiện chút cảm xúc nào ngoài mặt tất nhiên là thiếu nữ đứng yên hoặc ngồi xuống tại chỗ (tùy vào từng bối cảnh gặp lại khi ấy!) ôi người thiếu nữ trố hai mắt cặp mắt tròn xoe nhìn chăm chăm vào tôi khiến cho tôi (thế nào!) cũng có cảm giác dường cô ấy vừa gặp một sinh vật lạ từ hành tinh ngoài trái đất xa lắc rớt xuống (!) vậy đấy chúng tôi thề hẹn đứng hoặc ngồi tại chỗ tuỳ vào từng bối cảnh gặp lại tôi thì chỉ gật đầu

Ngày trơ mùa căm căm lạnh Tôi mua dòng người xô nhau Rải chợ chen lấn chắt chiu Tạm bợ hàng hóa những đống Xà bần đôi khi là rác (Đồ bỏ đi của người này Lại cần thiết cho kẻ kia) Bày ra đong đếm cân chia Một thứ hạnh phúc tình yêu Xa xí phẩm èo uột đạo Đức mặt hàng nhảm nhí không Ai cho không ai bất cứ Thứ gì xà phòng bột ngọt Rượu bia thuốc lá chất độc Lại dùng để sống và ăn Tôi ngồi đong một bữa Đông Chí ố chen mua cho mình Một chất mùi thiền trong ca Khúc Trịnh sự ngạo nghễ của Chúa sự giả vờ của Phật Sự thật bán mua vẫn chẳng Vừa một giá cho tôi cát Bụi thân trôi cát bụi nhặt Lên bữa người mấy tấm ván Theo về cõi tận cùng giun Dế vây quanh ngửa mặt nhặt Ngày lạnh căm không có mợ Chợ cũng đông


Thơ • 8

Nguyễn Văn Bút ĐÔI MẮT Đôi mắt không cử động Trong bình minh không có Ánh sáng để sống sót Lúc người cha đóng sập Cánh cửa và ồ lên Chào pho tượng ngồi bần Thần trong đôi mắt khi Chân tôi bước qua bên Kia đường rồi lạc hết Những kỷ vật sau cánh Cửa màu xanh dương có Cả tuổi thơ ngồi chơi Trò ráp những mảnh vỡ Trong đôi mắt chảy ra Hai giọt rượu tôi liếm Rất ngon lành cho ngôi Nhà không còn nồng của Đôi mắt không cử động Đến khô khốc cả bầu Trời khi tia nắng không Còn sức để níu giữ Vạt áo ai chào bình Minh rồi lặng thinh trong Cơn mưa không có nước Rồi mang hết tình thương Vào hố sâu đôi mắt Không cử động bao giờ.

Chu Thụy Nguyên CÓ NHỮNG CHIẾC CẦU. BẮC QUA CUỘC ĐỜI CHÚNG TA có cố bay em cũng không qua khỏi chiếc cầu. sao không phải là một chiếc cầu? sao lại là một chiếc cầu? tình yêu em, tình yêu em bắt qua phương nào hở em? tôi vẫn luôn đứng lại thật cô tịch một mình ở một đầu riêng của niềm nhớ. đừng lầm lũi bay một mình em tôi ơi muôn ánh hạt vàng thật đã trùng khơi. xin cho tôi ở lại ở lại chỉ một mình, chỉ một mình tôi cùng với ước mơ vẫn mơ ước về một chiếc cầu nơi tôi từng cùng em chiều heo may. sao không phải là một chiếc cầu? sao lại là một chiếc cầu? để mỗi khi bất hạnh một trong hai người lại lửng thửng bên đầu nầy hay đầu bên kia để nghiến nát nỗi buồn trên những thanh vịn thật chông chênh. sao không phải là một chiếc cầu? sao lại là một chiếc cầu? sao không phải là một chiếc cầu? sao lại là …


9 • Tân Hình Thức

THƠ ____

Allan Burns Hắn sẽ là nhà thơ tạo ra ấn tượng để gió và suối phục vụ mình, nói giùm hắn; (hắn sẽ) là nhà thơ đóng đinh chữ vào nhạy cảm đơn sơ, tựa nhà nông đóng ghìm cọc xuống, vào mùa xuân, giá lạnh đã đẩy chúng lên; (hắn sẽ) là nhà thơ rút chữ từ nguồn thường xuyên trong lúc dùng chúng – chuyển chúng vào trang giấy với rễ còn dính đất; (hắn sẽ) là nhà thơ mà chữ nghĩa hắn vô cùng trung thực và mới mẻ và tự nhiên như búp hoa đang nở đầu xuân, mặc dù chúng nằm gần như nghẹt thở giữa hai trang giấy mốc nơi thư viện. Henry David Thoreau “Walking” Trong văn chương Mỹ, các bài thơ nói về thơ có khuynh hướng xác nhận tính cần thiết của cả hai nguồn gốc và sự nối kết giữa nhà thơ và thiên nhiên. Cái khunh hướng này phản ánh vài ba sự kiện về đời sống Mỹ. Trước tiên, thơ Mỹ trưởng thành trong thời đại lãng mạn của văn chương; thứ nhì, chính nước Mỹ tương đối vẫn còn là một quốc gia hoang dã vào lúc mà thiên nhiên tinh khiết hiện hữu với tất cả mọi vinh quang và thô thiển của nó, không có ở châu Âu; và thứ ba, thơ Mỹ có khuynh hướng phản ánh cả hai động lực và tự do, thường kết hợp một cách lý tưởng với đặc tính đời sống ở Mỹ. Để đạt được mục đích, các nhà thơ Mỹ, nói chung, đã chấp nhận và bảo vệ một lý thuyết hữu cơ về thơ, tuyên bố rằng thể thơ phải được xác định bởi ý nghĩa. Một nhà thơ Mỹ tiêu biểu nhìn thấy thể thơ không như một thứ tựa như chuyên chở, cần được lấp đầy bằng nội dung của bài thơ, mà thật ra, là một cây hay con thú, lớn lên từ ý tưởng, hình ảnh, ấn tượng hay kinh nghiệm nguyên thủy đã dẫn nhà thơ đến chỗ làm thơ. Nhiều nhà thơ Mỹ, bắt đầu là Emerson và Whitman, đã cân bằng thuyết hữu cơ – mà họ đã rút từ nhà thơ và lý thuyết gia người Anh, Samuel Taylor Coleridge cùng các tiền nhân người Đức của ông – với thơ tự do; bằng cách đó, họ đã thử tạo nên một truyền thống thơ Mỹ riêng biệt, tương đối thoát khỏi truyền thống thể thơ nhấn-âm-tiết trong thơ tiếng Anh. Tuy nhiên, chắc chắn rằng không phải tất cả mọi nhà thơ Mỹ đều chấp nhận rằng thơ Mỹ phải là hữu cơ tự nhiên hay tự do trong thể thơ. Tại sao, họ đã hỏi, là một nhà làm-thơ-tựdo như Whitman bản thể thì lại có vẻ Mỹ hơn là nhà-thơ-có-thức-dạng như Dickinson hay Frost? Bất kể thể thơ chính xác tự nhiên của nó ra sao, truyền thống thơ Mỹ có văn hóa riêng biệt không hẳn được tìm thấy vào thời điểm mà Hoa Kỳ trở nên độc lập khỏi thống trị của Anh. Rào cản đầu tiên và khủng khiếp nhất mà thơ Mỹ đối diện là ngôn ngữ. Thơ Mỹ được viết bằng tiếng Anh, và như thế khiến nó, có vẻ như là phụ thuộc tự nhiên trong văn chương và kỹ thuật làm thơ tiếng Anh, đã tiến hóa theo với ngôn ngữ. Các nhà thơ Mỹ thuở đầu phải vật lộn với vết nhơ là anh em họ kém cỏi đối với một truyền thống lớn và thêm vào đó, phải cho thấy một cách đích xác, có vẻ Mỹ trong tác phẩm của mình. Philip Freneau, nhà thơ Mỹ đầu tiên quan tâm sâu xa đến ý tường một nền văn chương truyền thống Mỹ riêng biệt so với truyền thống tiếng Anh, khám phá ra việc tìm kiếm một truyền thống mới không phải là chuyện dễ dàng. Ông thường viết về những chủ đề Mỹ riêng biệt, như thiên nhiên trinh nguyên, mua bán nô lệ, và thổ dân Mỹ, nhưng ông lại dùng thứ văn phong mắc nợ nhóm Tân Cổ Điển Anh sâu đậm. Thứ vuột khỏi tay ông, không phải tính nguyên thủy của thể thơ mà là phần thưởng của sự tôn trọng và tài chánh. Freneau nhận thấy nước Mỹ sơ thời là một môi trường mang-đầu-óc-thực-dụng và hướng-về-kinh-doanh với rất ít kiên nhẫn cho/hay dùng đến tác phẩm nhà thơ. “To a New England Poet” (1823) của Freneau là một trong những bài thơ Mỹ sớm nhất nói về thơ, một mục đích trong đó, trút sự bực bội của mình vào trường hợp một


Thơ • 10

nhà thơ Mỹ, vừa không có truyền thống đứng vững để khai thác, vừa không giữ được lớp độc giả để với tới. Trong bài thơ, những bực bội của Freneau sôi sục bên dưới tấm mạng mỉa mai, chua cay. Vấn đề căn bản mà ‘To a New England Poet” nhận diện được là sự thiếu thốn một truyền thống văn hóa ở Mỹ. Cho dù đang trở nên độc lập về mặt chính trị, mặt văn hóa Mỹ vẫn dựa vào nước Anh, và có phần ít hơn một chút, dựa vào lục địa Âu châu. Freneau lấy sự nghiệp của Washington Irving, một người viết trẻ và thành công nhiều hơn cả, chính mình làm thí dụ nghiên cứu về vấn đề nương dựa. Các điều kiện thành công của Irving mà Freneau biểu trưng như sau: anh ta đạt được uy tín bằng cách viết về, rút ra ý tưởng từ, và được chấp nhận trước, đó là Âu châu. Những sự kiện này đều nằm trong tất cả mọi “lời khuyên” của Freneau. Nhà thơ giả định trong bài thơ của ông, trước tiên báo cho biết về trường hợp kinh tế ở Mỹ: biết tiếng Latin và Hy Lạp (mà Freneau, là một nhà Tân cổ điển hay, cho rằng đấy là những tài năng chủ yếu của nhà thơ) sẽ không phân biệt được gì từ “các thứ lao dịch hóc búa”. Sự khó khăn nghịch lý trong trường hợp nhà thơ Mỹ, được chẩn đoán ở đoạn thơ thứ hai, thứ ba: dân chủ và thương mại, hai nền tảng song sinh của văn minh Mỹ Freneau rất muốn ca tụng, thật ra, chúng lại bạc đãi nhà thơ. Bình đẳng làm hại đặc quyền ưu thế của nhà thơ, trong khi thương mại chỉ mang lại sự khinh miệt cho nhà thơ thiếu thực tế. Việc rời bỏ hàng ngũ để theo đuổi sân chơi Anh của Irving mang lại một giải pháp, nhưng lại là một giải pháp rõ ràng có vấn đề và không yêu nước. Thành công và tưởng thưởng tiền bạc có thể đạt được ở nước ngoài, nhưng phải trả với cái giá lý tưởng của mình. Sự cay đắng của Freneau trong trường hợp tiến thoái lưỡng nan (catch-22) này, tự nó đã bày tỏ ở phần mở đầu châm biếm của đoạn thơ cuối: “Chào thi sĩ, tôi khấn cầu ông, hãy nhận ra gợi ý, / Ở xứ Anh điều ông viết và in ra, /Tái xuất bản ở đây trong tiệm, hay quầy hàng, /Sẽ làm chúng tôi vui sướng hoàn toàn.” Sự châm biếm sâu xa mà Freneau thăm dò là ý tưởng độc lập về mặt chính trị, ấp ủ một chút khởi xướng văn hóa. Trình độ thưởng thức Mỹ vào lúc đó, vừa e dè vừa bắt nguồn, chỉ là tiếng vang từ những gì của người Anh. Theo Freneau, bọn đàn áp cũ còn ra điều kiện cho sự thành công trong trường hợp tài năng của riêng Mỹ. Không tìm ra được giải pháp ổn thỏa cho lưỡng đề, Freneau rơi vào châm biếm cay độc. Trong ước muốn tìm ra một nền văn chương quốc gia sống còn, mà rõ rệt là thời gian không ưu đãi tham vọng của mình, ông là điềm báo trước cho Emerson và Whitman. Hai thế hệ sau đó, Ralph Waldo Emerson dọn sạch con đường mà Freneau chỉ mới nói đến. Tác phẩm “Merlin” (1847) của Emerson, cùng với bài tiểu luận “Nhà Thơ” đã viết ba năm trước đó, thử tìm cách chỉ đường đến một ngành thơ Mỹ riêng biệt. Không như Freneau, Emerson cảm thấy thơ Mỹ – để tự giải phóng mình khỏi ảnh hưởng của Anh – cần đến những thể thơ mới để diễn tả đề tài. “Merlin” trong thơ của ông là một chân-dung-nhà-thơ lý tưởng, tác phẩm của hắn không dựa trên những âm thanh êm tai xa rời hiện thực lỗ mãng mà hơn thế, dựa vào “tiếng sấm Nghệ thuật” hòa hợp với tất cả thô lỗ và đủ mọi thể loại tự nhiên và văn minh. Nói một cách khác, Emerson loại bỏ những giọng điệu thừa nhận chung của thơ Mỹ, biểu hiện suốt thế kỷ mười chín bởi những nhà thơ “gia đình” như Henry Wadsworth Longfellow, John Greenleaf Whittier, Oliver Wendell Holmes, và James Russell Lowell. Tất cả các nhà thơ đó đã bám chặt vào mẫu mã hình thức thơ tiếng Anh cũng như những tinh tế vụn vặt của nghi thức thơ và chủ đề (dĩ nhiên, chính những nhà thơ Anh, từ Chaucer cho đến Browning, thường không làm như vậy). Chân dung “thi sĩ” mường tượng trong thơ của Emerson “không để tâm trí mình / Vướng víu với cuộn dây nhịp điệu vả con số” (shall not his brain encumber / With the coil of rthythm and number,), thay vào đó là “lên tiếng khen/ Nhờ những cấp bậc kinh ngạc” (mount to praise/ By the stairway of surprise.) Emerson thiên vị nội dung hơn hình thức; theo ông, nhà thơ thật sự là người thách đố các quy ước và diễn tả rành mạch những ý tưởng mới, nhờ đó mở rộng chân trời bằng cách giải phóng chúng ta ra khỏi sự thất bại của mình trong nhận thức (đấy là tại sao mà trong tiểu luận “The Poet,” Emerson nhắc đến các nhà thơ như là “thánh thần giải phóng”. Điểm then chốt là “kinh ngạc”, hoặc là căn nguyên, không phải ưu thế của các thể thơ truyền thống. Emerson không tán thành thuyết tân cổ điển, cho rằng nhà thơ nên


11 • Tân Hình Thức

trang phục tư tưởng cổ điển bằng ngôn ngữ đẹp. Như các nhà thơ lãng mạn Anh – nhất là Percy Bysshe Shelley – hình dung ra một vai trò cao quý của nhà thơ, như một nhà tiên kiến và nhà lập pháp không được công nhận. Nhà thơ thật sự phải thay đổi thế giới (“Vần của nhà thơ / Chỉnh đốn việc nước” The rhythm of the poet / Modulates the king’s affairs) và phân giải ảo tưởng đối nghịch vào toàn thể. Cùng lúc, nhà thơ phải mở ra đề tài mới, như Emerson đã nói trong tiểu luận “Nhà Thơ”. Một nhà thơ Mỹ phải có khả năng sử dụng một cách thi tính các tài liệu văn hóa thô thiển như “Ngân hàng và thuế quan, báo chí và buổi họp tiến cử, hội Giám lý hay thuyết nhất thể… mậu dịch miền bắc, cấy trồng miền nam, khẩn hoang miền tây, Oregon, và Texas”. Nhà thơ phải thuyết phục chúng ta nhìn ra thơ trong những thứ ấy. Vài nhà thơ có thể đã đạt được chiều cao tưởng tượng và lý tưởng, nhưng chắc chắn, Emerson đã dọn đường cho một văn phong mới tự do hơn cho thơ Mỹ, được nhận thức đầy đủ không phải chỉ riêng từ tác phẩm của ông mà còn trong tác phẩm của Whitman và những người sau đó nữa. Bài thơ “Out of the Cradle Endlessly Rocking” (1859, sửa 1881) có thể xem như nằm trong vài đề mục, đáng kể là “Sống & Chết”, “Mất mát” và “Thiên nhiên”; tuy nhiên, về mặt cơ bản, bài thơ là bản tường thuật thần thoại của Whitman về cách ông trở thành một nhà thơ. Như thế nó cho ta thấy ý tưởng về một nhà thơ của ông ra sao. Nhiều ảnh hưởng thành quả ở chính nhà thơ trẻ trong ông, cuối cùng đã biến ông thành nhà thơ, cho thấy ở đoạn mở đầu phức tạp – một câu, hai mươi hai dòng và dài 203 chữ, chính yếu gồm những nhóm giới từ. Phân tích ngữ câu này, ta khám phá ra chủ đề và động từ thật sự rất đơn giản: “I… sing.” Bài thơ viết về chuyện này: bằng cách nào Whitman đi đến chỗ “hát” (hay làm thơ). Đối với ông, học “hát” liên quan trực tiếp tới kinh nghiệm nhìn thấy hai con chim mockingbirds (chim nhại), quán quân chim hót giữa các loại điểu tộc, ở Long Island vào tháng Năm. Bài thơ đáng kể ở hai thứ, trung thành trong cách sử dụng chi tiết thiên nhiên (“four light-green eggs spotted with brown” – bốn cái trứng xanh nhạt điểm nâu”) và tính “diễn dịch” tưởng tượng về bài hát chim nhại trong thơ nơi những đoạn chữ nghiêng. Mỗi đoạn này bắt đầu lập-lại-ba-lần – vừa vặn, vì chim nhại thường lập lại tiếng hót nhịp nhàng ba lần. (Whitman học được kiến thức chim chóc từ học trò của mình, nhà thơ thiên nhiên Mỹ nổi tiếng, John Burroughs.) Truyện kể trong “Out of the Cradle Endlessly Rocking” quan tâm đến số mệnh của chim nhại. Một ngày kia, chim mái biến mất, không bao giờ trở lại, bất kể sự kêu nài van xin của chim bạn. Còn lại là chân dung “bộ ba”: con chim nhại đực, bạn trẻ Whitman, và “người mẹ già mãnh liệt” (biển cả). Người-sẽ-là-nhà-thơ nghe “điệu nhạc” (aria) của chim nhại (một từ có thể nhắc chúng ta nhớ đến cách ô-pê-ra Ý đã ảnh hưởng trực tiếp vào quan niệm thơ của Whitman) và tự hỏi điệu nhạc ấy có thật sự nói với con chim bầu bạn của chim nhại hay nói với hắn. Bất kể, hắn có cảm tưởng mình biến đổi: “Bây giờ ngay trong lúc đó tôi biết mục đích của mình là gì, tôi thức tỉnh… Cả ngàn tiếng vang líu lo bắt đầu sống dậy trong tôi, không bao giờ chết.” Nhưng bài hát của chú chim rồi sẽ được thay thế bởi âm thanh của tiếng sóng, lập lại lời kinh cầu của chúng: “Chết, chết, chết, chết, chết.” Chữ này, “mạnh hơn và ngọt ngào hơn bất cứ thứ nào khác” (câu 14), hợp nhất trong hồn với bài hát của chim nhại tạo hứng cho thơ: “Những bài hát của riêng tôi thức tỉnh từ giờ đó,” hắn nói. Whitman miêu tả sự trở về (thời Adam) của các nguồn gốc nguyên thủy của thơ – thi hứng của thiên nhiên và hiểu biết kinh khiếp về chết chóc. Nhà thơ mà Whitman miêu tả (và phấn đấu để biến thành), không mô phạm hay mọt sách chút nào. Hắn đảm đương trở lại những chức năng căn bản nhất: gọi tên các thứ và bảo tồn ký ức của chúng. Dĩ nhiên, “trở về” nguồn căn có tính thần thoại, trong đó Whitman không thể thật sự làm lại thơ từ nguồn căn của nó mà không phải lao lực đến một mức độ nào đó trong bóng tối dài của lịch sử thi ca và ngôn ngữ; tuy vậy, ông vẫn tạo được một thần thoại hứng thú và giải phóng của thơ, lấy lại sinh khí bằng cách rút từ những nguồn cổ sơ.


Thơ • 12

Khái niệm nhà thơ của Emily Dickinson, giống như của Whitman, mang món nợ sâu xa với Emerson, ngay cả khi bà không theo thuyết hữu cơ về thi thức. Giống như Whitman và Emerson, bà nhấn mạnh vào tính nguyên thủy của nguồn hứng và giao tiếp của nhà thơ với thiên nhiên. “Đây là một Nhà Thơ – Thế đấy” (“This was a Poet – It is That” #448, 1862) là bài thơ am hiểu nhất của bà trên đề mục thơ. Nhà thơ, bà nói, “Tinh cất cảm giác lạ lùng / Từ những ý nghĩa bình thường,” (Distills amazing sense / From ordinary Meanings) như những bông hoa quen thuộc “Đã héo tàn nơi cửa – / Chúng ta tự hỏi đó không phải chính ta/ Đã ngăn giữ nó – trước đó –.” (That perished by the Door – / We wonder it was not Ourselves / Arrested it – before –). Nói cách khác, nhà thơ là người tìm chữ để diễn tả khía cạnh của hiện thực bình thường mà phần còn lại, chúng ta thường lặng lẽ bỏ qua. Một lần nữa đấy là “bậc thang kinh ngạc” của Emerson. Chính Dickinson bước lên bậc thang này với sự ngoắt ngoéo không ngờ và châm biếm, bằng cách cho rằng nhà thơ biết nhận thức “Cho phép chúng ta… đến Cái Nghèo không dứt.” (Entitles Us … To ceaseless Poverty). Tất cả mọi sáng tác thơ đều cướp đi tiềm năng của người khác để diễn tả – ít ra là trong cách nguyên thủy – cùng một ý tưởng, ngay cả khi nó khiến những người khác (kể cả phần lớn chúng ta không bao giờ phải diễn cảm cho chính mình) chia sẻ cùng một ý tưởng. Thơ là cây kiếm hai lưỡi vừa cho vừa lấy lại, và cái hiểm nghèo không thể nào cao hơn. Tưởng thưởng cho nhà thơ về thứ nội tâm chân chất ấy là bất tử (“một Vận mệnh – / Bề ngoài – đối với Thời gian – “ (a Fortune – / Exterior – to Time –). Sau Whitman và Dickinson, thơ Mỹ bước vào, trong một khoảnh khắc ngắn, thời kỳ hoàng hôn, lúc đó các nhà thơ kém tự tin hơn về đường hướng và ý nghĩa trong tác phẩm. Nỗi âu lo vài nhà thơ ngẫm nghĩ, được diễn tả rõ ràng trong hai bài thơ 14 câu “Oh for a poet – for a beacon bright” (1897) của Edwin Arlington Robinson và “Petit, the Poet” (1915) của Edgar Lee Master. Cả hai đều cảm thấy chính xác, tác phẩm của họ thua xa tính bao quát của (thơ) Whitman. Đối với họ, dường như các nhà thơ đã đánh mất sự kết nối chủ yếu với thiên nhiên và trở nên bận tâm tới hình thức – nói cách khác, các nhà thơ đã hy sinh thứ thường được nhận thức là cá tính Mỹ trong tác phẩm. Cho nên, Robinson trong điệu bộ đầy vẻ tự nhạo báng, miệt thị “những nhà thơ-mười-bốncâu (sonnet) nhỏ bé này” trong chính bài thơ mười-bốn-câu của mình. Ông tìm một thi sĩ mới để “xé đi” cái “màu xám chết chóc mơ hồ bất di bất dịch” của thời đại và đòi lại sức mạnh tạo hứng của Nàng Thơ. Thay vào đó dường như các nhà thơ ngày nay tạo mốt “bài thơ của mình một cách máy móc khôn ngoan.” Ở thời đại vật chất Gilded age (thời kinh tế Mỹ tăng nhanh) vào cuối thế kỷ mười chín (khoảng từ 1870 đến 1900), Robinson cho rằng ngay cả nhà thơ cũng bị nhiễm tinh thần kỹ nghệ. Bài thơ chấm dứt với một chuỗi câu hỏi, câu hỏi cuối hỏi rằng có bất cứ nhà thơ bất diệt nào nổi lên vào ngày nay và thời đại này không. Giống như những bài thơ về thơ của Dickinson, cái nhấn cuối cùng rơi vào ngay tính bất tử; tuy nhiên, sự khác biệt là Robinson ngờ vực rằng ông hoặc các nhà thơ đồng thời có thể đạt được mục đích cao ấy. Như bài thơ mười-bốn-câu về sau của ông ám chỉ rõ ràng “Nhiều người được triệu đến”, rất ít người được chọn. (Còn nữa) Điểm Thọ dịch Nguyên tác: Poetry.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.