Báo Giấy • Tháng 06 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 55

Page 1

Báo Giấy • Tháng 06 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 55 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

Thư Tòa Soạn

nhập ngũ, đến năm 1975 là cấp bậc thiếu tá chiến tranh chính trị, đi tù 13 năm. Theo nhà ộng đồng Việt nam Nam California tồn thơ Du Tử Lê, thơ Tô Thùy Yên bắt đầu xuất tại 44 năm. Tạp chí Thơ 10 năm, thơ Tân hiện trên báo chí từ năm ông 16 tuổi. Gia nhập hình thức 19 năm, Báo giấy 6 năm, Journal in nhóm Sáng Tạo thành hình năm 1956, cộng Print (báo song ngữ) 2 năm rưỡi. Tuy mới hơn tác đều đặn với nhiều tạp chí văn học ở miền 2 năm, nhưng Journal in Print là tờ báo đầu Nam, chủ trương nhà xuất bản văn học Kẻ Sĩ. tiên ở hải ngoại trực tiếp giao lưu với những nhà thơ Mỹ nổi tiếng, thuộc dòng chính, cả Nhà thơ Vũ Thành Sơn cho rằng: [Có những tự do lẫn thể luật. Một mặt giới thiệu thơ Tân thi sĩ của chỉ một bài thơ, hay “thi sĩ của hình thức Việt, tiêu biểu cho thơ Việt vì đây là những bài thơ hắn đã làm”, thậm chí có thể có dòng thơ kết hợp giữa thơ tự do và các thể thơ thi sĩ của cả một dân tộc (Nguyễn Du, chẳng truyền thống Việt. Mặt khác giới thiệu thơ Mỹ hạn), cho dù cả hai trường hợp này không với người đọc Việt. Công việc của tờ báo tuy nhiều. Hầu hết, tôi muốn nói số đông, các thi khiêm tốn nhưng được đặt trên một nền tảng sĩ thường là thi sĩ của một trường phái hay có ý nghĩa. một dòng thơ, nơi họ có thể là những đại biểu xuất sắc của trường phái hay dòng thơ đó bằng Nhà văn, dịch giả Hoàng Ngọc Biên vừa qua chính những tác phẩm mà họ ghi dấu ấn của đời ngày 16 tháng 5 – 2019 tại San Jose, Cali- mình trong lịch sử phát triển văn học. Ví dụ fornia, hưởng thọ 81 tuổi. Ông sinh năm 1938 khi nói đến dòng Thơ Mới ở Việt Nam, người tại Quảng Trị trong một gia đình danh tiếng, ta sẽ nhắc đến một Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế cha làm thông phán tòa sứ tại Quảng Trị. Lan Viên, Huy Cận,…Hay nói đến thơ tự do, Mười chín tuổi, Hoàng Ngoc Biên tham gia người ta không thể không nói đến Thanh Tâm nhóm Trình Bày của Nguyễn Văn Trung và Tuyền mà ảnh hưởng của thơ ông cho đến nay Thế Nguyên. Ông đã dịch Marcel Proust, Pas- vẫn còn sâu đậm. ternak, Samuel Backette, Alain Robbe Grillet. Tác phẩm: Đêm Ngủ Ở Tỉnh, nxb Cảo Thơm, Nhưng thi sĩ của một thời đại thì hiếm, rất Sàigòn, 1971. hiếm; nghĩa là người, với thơ của mình, đã trở thành biểu tượng, người phát ngôn của chính Nhà thơ Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành thời đại mình. Tô Thùy Yên chính là một Tiên, sinh ngày 20 tháng Mười, năm 1938 tại trường hợp hiếm hoi đó.] Gò Vấp, Gia Định, vừa qua đời ngày 21 tháng 5 – 2019, tại Houston, Texas, hưởng thọ 81 tuổi. Ông là tác giả 2 tập thơ: Thơ tuyển (xuất bản ở Đức năm 1994; Minnesota, Hoa Kỳ, 1995), và Thắp Tạ (An Tiêm, Houston, Hoa Kỳ, 2004). Ông theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, ban văn chương Pháp, năm 1964

C


Thơ • 2

Thạch Tốt CƯ XÁ MÙA ĐÔNG Thỉnh thoảng tôi vẫn hay đi bộ trong khu vườn không biết là tôi tìm gì trong khu vườn có thể là tôi không biết vì như lá Vàng rơi trên lối đi mùa thu mùa thu đã tới, lá đã rơi lá rơi rồi lá sẽ khô. Lá sẽ lạnh lẽo. Hàng cây trơ trụi. Mùa đông đến gió từ miền bắc (ngọn gió nào) buốt giá thổi thật đều, đều đều thản nhiên vô tâm khởi hành đúng kỳ hạn cho nên Mùa đông đến nơi căn nhà của Connie (vừa lên miền bắc) tuyết có lẽ tuyết rơi nhiều lắm cái cửa sổ nhìn ra vườn hoa hồng Tôi không nghĩ gì nhiều có lẽ đã chết hết tuyết rơi trắng xóa lại rơi trên cái cầu thang mùa đông đến đường đóng băng, nơi chiếc Xe già nua, nơi căn nhà cũ kỹ nơi kia không ai ngó ngàng gì cả, bây giờ tôi biết thêm về cái bánh xe, cái bình điện cái

Đó đi qua cầu lạnh mà căm mưa dai kể chuyện ma học hành từ từ sau đó đi qua nhà? gió thổi nàng hô hấp bầu trời Xám bạc gió thổi, gió thổi thổi rồi nàng biết tất cả, tôi bị gió chướng cho nên uống nhiều nước nơi cái thác ở oklahoma Chờ mùa hè về nắng trong trong tôi sẽ bớt long đong họa may tôi sẽ bớt đứng ở basement nhớ những ngày tản cư mùa đông lạnh Ở Quebec vẫn lang thang vẫn đi vào lịch sử người hướng dẫn nói về cái chuông không khí lạnh tiệm macdonalds cái bánh làm nhỏ Hơn burgerking và tiếp theo là ngủ trên chiếc tàu điện đi qua longueile có một tiệm luôn luôn tấp nập ngồi quây quần bên Bầu cua cà cọp ở đầu làng đang cúng mồng một tết rước ông bà đang quỳ lạy thật trang nghiêm. Nguyễn Thánh Ngã TIẾNG SÁO CỦA NGƯỜI MÙ BÁN VÉ SỐ

Gạt nước, tôi đi ngày đêm mưa đêm cũng không muốn uống thêm nữa ly cà phê/bass concerto đọc thơ ở galleria chiều thứ tư

như một định mệnh khắt khe anh thương binh nghèo mỗi sáng huơ chiếc gậy ra đường anh ngồi đó

Có patio, có party có trà đá, có chiêu đãi còn bao lâu bài thơ tôi thích đọc giữa mùa đông ảm đạm này sẽ

nơi ngã tư đèn đỏ cứ mỗi lần đèn đỏ tiếng sáo lại vang lên réo rắt tiếng sáo len

Hòa tấu những bản nhạc chưa nghe bao giờ. Con đường xưa em đi quê nhà chợt nhớ mùa đông anh cho em mùa xuân giá lạnh sau

lỏi qua âm thanh bụi bặm cùng khói xe và mũ bảo hiểm khẽ rơi vào tai chạm vào trái


3 • Tân Hình Thức

tim kẻ nhân từ mua giúp tờ vé số mười ngàn mua giúp nỗi cô đơn cơn thất vọng ngập tràn hai hốc mắt đen ngòm đen ngòm nhìn không thấy nhưng trái tim anh thấy tiếng sáo bay lên không phải vì tiền vì tiếng sáo là tiếng sáo đồng xu là đồng xu mà ít ai biết anh thổi sáo là quên mất người mù và những tờ vé số của người bán vé số mù thổi sáo ...

Trần Lê NGÀY TRƠ NGỬA MẶT Ngày trơ mùa căm căm lạnh Tôi mua dòng người xô nhau Rải chợ chen lấn chắt chiu Tạm bợ hàng hóa những đống Xà bần đôi khi là rác (Đồ bỏ đi của người này Lại cần thiết cho kẻ kia) Bày ra đong đếm cân chia Một thứ hạnh phúc tình yêu Xa xí phẩm èo uột đạo Đức mặt hàng nhảm nhí không Ai cho không ai bất cứ Thứ gì xà phòng bột ngọt Rượu bia thuốc lá chất độc Lại dùng để sống và ăn Tôi ngồi đong một bữa Đông Chí ố chen mua cho mình Một chất mùi thiền trong ca

Khúc Trịnh sự ngạo nghễ của Chúa sự giả vờ của Phật Sự thật bán mua vẫn chẳng Vừa một giá cho tôi cát Bụi thân trôi cát bụi nhặt Lên bữa người mấy tấm ván Theo về cõi tận cùng giun Dế vây quanh ngửa mặt nhặt Ngày lạnh căm không có mợ Chợ cũng đông

Nguyễn Văn Bút CHIẾC MẶT NẠ Chiếc mặt nạ treo ngay Ngắn trong căn phòng có Bản nhạc không buồn cũng Không vui khi con mèo Đen không thèm ghé mang Theo hồi ức rồi cào Lên cánh hoa hồng đang Chết rũ ngoài ban công Bên lọ thuốc đã hết Hạn sử dụng ngày hôm Qua chẳng có ai quan Tâm đến sự ra đi Không từ biệt của chàng Họa sĩ trong bức ảnh Vẫn mỉm cười khi con Nhện bò ngang qua lúc Ngoài kia những ly rượu Được nâng lên và tiếng Reo cười của những kẻ Mang vẻ mặt đầy tốt Bụng khi chưa tháo chiếc Mặt nạ được trang trí Rất đẹp đẽ từ bàn Tay chàng họa sĩ khẽ Rùng mình cho trái cuộc Đã nát tan từ chiếc Mặt nạ được treo lên Rồi gỡ xuống nhẹ nhàng.


Thơ • 4

Nguyễn Ngọc Trìu NGƯỚC NHÌN NÚI CHỮ Kính tặng hương hồn nhà văn Chu Văn Sơn Một bài viết đã xong bạn tôi nhẹ đi thêm một thêm một bài nữa đã xong bạn tôi nhẹ đi hơn nhẹ hơn một cuốn sách đã xong bạn tôi nhẹ hẳn người thêm một cuốn một cuốn đã xong bạn tôi giờ nhẹ như mây chiều nay chiều nay mây bay để lại đỉnh núi chữ ... 16h ngày 18/4/2019

Nguyễn Hàn Chung TÔI ĐÓNG MỘT VAI Tôi nói với em hằng đêm em là người tôi yêu nhứt hạng không biết em có tin tưởng rằng tôi không hề dối trá Với em không ăn cơm cũng nhớ như điên uống rượu tôi lại càng nhớ đến say mèm nhớ như chưa bao giờ nhớ ai

Như thế tôi nói bài thơ không vần gửi em em nói anh làm thơ kỳ dị quá không phải như mấy lá thư tình Tán tỉnh từ lúc mới quen nhau làm thơ cũng giống nhảy đầm không thể cứ tình tang mãi một điệu tango thế nào Partner cũng chán tôi nói với bộ mặt đưa đám ma con ve sầu tôi với em đóng vai hiếu tử.

Nguyễn Đặng Thùy Trang NHIỀU LÚC Nhiều bận muốn trách cứ vô cùng vô lối yêu dấu loanh quanh lẩn quẩn u hoài ta dường như quên vì đâu mà yêu mà nhớ nhiều lúc lắm lý chẳng mở lời – nỗi buồn có nơi đi về không bơ vơ lạc lõng nhiều lúc chán ghét những chán ghét bình thường của mình để ước mơ – một cái ước mơ đàng hoàng mà cố gắng nhiều lúc muốn nhớ mình đã yêu ai yêu sao đêm dài ơi hỡi tiếng radio một mình nói một mình nghe nhiều lúc nhút nhát ê a nhạc của người nhạc sĩ ê a ngoài mưa trái tim trầy la lên rồi khóc rồi nín rồi ướt giấc mơ giao thời


5 • Tân Hình Thức

người lớn nhiều lúc không muốn kết thúc nhưng vẫn kết thúc và nhiều kết thúc chồng lên nhau tạo ra một kết thúc không mong muốn.

de prelle Như Quỳnh DA CAM Đám mây chiều thu như màu halloween những quả bí ngô sáng đèn nhà nhà đi ngủ trong đêm những bóng ma ngoài cửa các tinh thần ma quái không chỉ riêng ngày của tháng mười những cơn mưa như trút không thể gột rửa nhơ nháp tù túng hôi bẩn của những cái nghèo u ám khát vọng bất chấp thành người nổi tiếng như một ngôi sao chà đạp các giá trị rồi một ngày con người cũng thành ma mà không biết đường sống tốt đẹp hơn giản dị hơn mà bất chấp sống mạnh hơn bằng cách gây phiền phức khổ đau rồi oán hận tù đày lương tâm không có bất trắc nào bên ngoài mà chính bản thân tự gây chuốc oán nghiệp tự phá huỷ chính mình do chính sự tham lam bần tiện sự ngu dốt không tiếp thu để trở thành kẻ phá hoại và giết hại người như không

Vĩnh phúc ĐỨC TIN I. Cây gậy đức tin của người mù không Đột nhiên ngắn đi nhắm mắt lại con Vẹt hát mãi bài ca dối trá ngực Em thơm không phải hoài nghi đức tin Viên thành thuốc nổ giữa phố lạ II. Tôi hóa thạch hay tôi mang đồng phục Đầy khát vọng con lũ chủ kiến hàm Hồ ngụy tín bất tri tôi sơn lên Khung cửa mở đức tin hàn gắn thủy Tinh vỡ III. Đi hỏi đất đất bảo mầm hạt suy Dinh dưỡng chờ mùa sau thôi thiếu máu Đi hỏi người người nói tâm hồn bẩn Một sớm mai tự vẫn trước giàn thiêu IV. Đức tin mặt nạ Chúa và Phật đức Tin bầy đàn kết nối những tin nhắn Nhiễu nhương leo qua cõi rồng của khói Và lửa còn lại sự thật cuối cùng Mặt nạ đen cong vèo khấn vá


Thơ • 6

Linh Vũ TRÚ MƯA

Nguyễn Đăng Thường VỀ MỘT HUYỀN THOẠI

Một con chim đang trú mưa dưới hiên nhà tôi mang đôi cánh ngắn nhảy nhót tự do tôi mở cánh cửa một tia nắng xuyên qua khe hở nhẹ nhàng niềm hy vọng như đang bay lơ lửng tôi nhìn con chim và rắc vài hạt gạo tôi muốn nó trở thành một con chim xanh quay lại tôi thấy tôi qua màn mưa phủ xuống cơn mưa lớn dần và sấm chớp như rơi xuống dưới chân tôi ngoài trời con chim xanh vỗ cánh bay đi xa tít vào cơn bão sự hải hùng trong tôi bỗng dưng dập tắt không phải tiếng sấm mà bởi trái tim tôi.

cái tít này tôi đã sử dụng cho một huyền thoại hồ ly vọng khi viết cho trình bày đầu thập niên 70 ở sài gòn và trên một xứ sở

2 Ngày mai trời tạnh một con chim đang trốn trong lùm cây như những quả của cành cây mùa đông con chim đang reo vui nhảy hót líu lo tôi nhìn bầu trời như một tấm lụa có con chim đang bay hình như nó đang nghĩ về một điều gì đó nó đang mang một hạt giống đến với mùa xuân một con chim có thể nở thành đóa hoa trong suốt mùa xuân nếu tôi cô đơn cũng chỉ là một thế giới tại sao tôi không bay đến vùng ánh sáng khiết trinh Không ai trong chúng ta nghĩ về niềm đau nhân thế sống không hạnh phúc con chim xanh sẽ không còn quay trở lại.

thất chu văn an đã thì thầm người mà đẻ trứng khi nghe tôi giảng bài công dân giáo dục bí quá không biết phải lí giải thế nào cho ra lẽ

không thiếu huyền thoại như vn thì huyền thoại tcs kl cũng dễ hiểu thôi và nếu độc giả cũng ưa nói bừa như tôi để so sánh cặp trai tài gái sắc này với tổ tiên âu cơ lạc long quân vì tuy trịnh ly không đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con khiến một học sinh đệ

mà kẻng tan học chiều sắp reo vui thầy bèn mắng át im con nít biết gì mà bàn bạc trịnh ly họ cũng sinh hạ được trên dưới khoảng một trăm ca khúc điều mà tôi muốn nêu ra ở đây trước khi thức khuya gõ máy viết bài này là khi chia tay trong tháng tư đen trịnh ly có chia nhau đồng đều mỗi người được phân nửa và câu hỏi là ai đã lên núi ai đã xuống biển người nào về đỉnh cao kẻ nào chìm vực sâu huyền thoại này rồi có vĩnh hằng như âu lạc không


7 • Tân Hình Thức

THƠ ____ Alan Burns

C

ăn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman. Edgar Lee Masters hình như cũng chia sẻ cảm tưởng tương tự, vì trong bài thơ “Petit, the Poet”, ông đối chiếu bài thơ “Faint iambics”, các chữ “tick, tick, tick” cùng với câu thơ của các nhà thơ đồng thời với mình, so với tác phẩm của những nhà thơ lớn thật sự, như Homer và Whitman (tuy nhiên, hãy bỏ qua việc Homer làm thơ đactin sáu âm tiết đi). Bài thơ khai mở đối chiếu chủ nghĩa hình thức đã suy giảm, hợp thời trang Gallic, và hoàn toàn suy đồi vào thời đó (“Triolets, villanelles, rondels, roundeaus, / Ballades by the score with the same old thought”) với loại thơ toàn bộ, nguyên thủy, bao quát toàn thể mọi kinh nghiệm con người cũng như chứa đủ mọi thể loại của thế giới tự nhiên. Giống như bài thơ của Robinson, thơ của Masters chấm dứt một cách do dự với câu hỏi thay vì quyết đoán: “what little iambics / While Homer and Whitman roared in the pines?” Robinson đổ thừa tại đặc tính của thời đại, trong khi Masters đổ thừa chính tại nhà thơ, vì sự quyến rũ tài tử vô ích với thể thơ mà bỏ qua nội dung, nhưng điều mà cả hai nhà thơ đưa ra đều là chẩn đoán hơn là giải quyết. Một “Giải quyết” rồi sẽ đến với sự tái sinh hiện đại của truyền thống thơ vào thập niên 1920, thời mà Mỹ châu chứng kiến sự gia tăng bất ngờ về tài năng và cách tân thơ. Lỗi lạc nhất giữa các nhà thơ của phong trào mới là Ezra Pound, mà bài thơ “A Pact” (1916), cũng nhìn lại Whitman nhưng với nhãn quan phê phán hơn cả Robinson hay Masters. Rõ ràng Whitman đã biến thành một chân dung dữ dội và truyền kỳ trong thơ Mỹ vào cuối thế kỷ. Ông đại diện cho tất cả mọi thứ thật sự sôi nổi và khác biệt về thơ Mỹ - năng khiếu bao quát và dân chủ, tự do, thoát khỏi uy quyền của hình thức và truyền thống, và quan hệ sống còn với thế giới thiên nhiên. Nhưng, đối với Pound, Whitman là cả hai phúc lành và nguyền rủa. Như trong tiểu luận “What I Feel about Walt Whitman” đã nói rõ hơn, Pound nhìn thấy Whitman như một thiên tài, nhưng lại là một thiên tài thô thiển. Một cách sắc sảo và không chút ích kỷ nào cả, ông viết: “Tôi vinh danh ông vì ông đã tiên tri tôi.” Tiểu luận “A Pact” của Pound kể lại những cố gắng đồng ý với tinh thần tiền nhân của mình. Pound công nhận Whitman “đã dọn đường” (broke the new wood) cho truyền thống thi ca Mỹ, cũng như các nhà tiên phong đã dọn đường trong khu rừng thế giới mới, nhưng ông khẳng định rằng “Đây là lúc chạm trổ gỗ” – nói một cách khác, đây là lúc nghệ thuật thích ứng dạng thức với tác phẩm tiên phong tương đối vô dạng thức mãnh liệt của Whitman. Không như Robinson và Masters, Pound không nản lòng bởi những thí dụ của Whitman; thay vào đấy, ông thấy mình như là người có thể xây dựng trên đó và ngay cả có thể cải tiến nó – chính xác đó là điều ông gắng làm trong tác phẩm bí ẩn của mình, Cantos, một thi án dài cả đời, trong thế kỷ hai mươi tương đương với Leaves of Grass của Whitman.


Thơ • 8

Đối nghịch với những tán tụng về thơ đã được công thức hóa bởi hầu hết các nhà thơ được quan tâm đến trong phần này, bài thơ “Thơ” của Marianne Moore (1921) đưa ra cái nhìn ngờ vực về chủ đề. Câu đầu trong bài thơ nổi tiếng của bà như sau: “I, too, dislike it”. Trong phiên bản cuối vào năm 1967, Moore gia giảm bài “Thơ” xuống còn ba dòng đầu (từ nguyên bản). Tuy nhiên, các nhà soạn tuyển tập thường chuộng nguyên bản, dài hai-mươi-chín dòng. Phiên bản ngắn bù đắp cho thơ bằng cách tìm ra một “chỗ cho xác thật”. Phiên bản dài thêm rõ chi tiết về thứ mà Marianne muốn cho là “xác thật”. Một bản kê khai không giống ai gồm các loại thú, con người, và các đối tượng (dòng 15-25) cho thấy Moore, tựa như Emerson và Whitman trước đó, rằng tất cả mọi hiện thực đều là đề tài thích hợp cho diễn tả thơ – ngay cả “văn kiện buôn bán hay sách vở học đường” mà Tolstoy chống lại, như trong ghi chú cuối bài thơ bà ngụ ý. Thơ phải mang lại kết quả từ việc làm tích cực của tưởng tượng, tác dụng trên bất cứ vật thể hay bề mặt nào mà hiện thực đưa ra. Những “nhà-thơ-nửa-mùa” là người mà tác phẩm của họ bắt nguồn từ đó nhưng không mang lại kết quả từ một ấn tượng trực tiếp và nguyên thủy về đời sống. Công thức nổi tiếng để làm thơ thành công của Moore – “những khu vườn tưởng tượng với những con ếch có thật trong đó” – minh họa sự hợp nhất của tưởng tượng nghệ thuật với “nguyên liệu” hiện thực. Bảo vệ cho “xác thật” của Moore là một loại biện giải cho bề mặt thơ cứng ngắc của chính bà, và là một luận chiến chống lại thơ thông thường “dễ thông cảm”; nhưng đó cũng làm sống mãi dòng chính của tư tưởng Mỹ về thơ kể từ bài “Merlin” của Emerson cho đến thời đại của bà. Một lần nữa, Thơ phải nguyên bản và có sự liên kết sống chết với thế giới thiên nhiên, ngay cả khi thiên nhiên đã bị thay đổi bởi bàn tay con người thành ra một lý tưởng đồng quê thu nhỏ– vườn nhà. Cùng với thơ tự do của Whitman, các ành hưởng lớn trên nền thơ mới là chủ nghĩa tượng trưng, có khuynh hướng dùng vers libre (thơ tự do) và haiku của Nhật, nhấn mạnh đặc biệt đến sự trình bày khách quan của hình tượng. Một trong những phong trào có ảnh hưởng hầu hết trên thơ hiện đại Mỹ, chủ nghĩa hình tượng – kết hợp với thơ thuở đầu của Pound và các nhà thơ cùng nhóm như Richard Aldington, Hilda Doolittle, F.S. Flint, và T.E. Hulme, về sau có Amy Lowell và William Carlos Williams – lấy hứng từ haiku và khẳng định tính ưu việt của hình tượng thi ca. Bài “Ars Poetica” (1926) của Archibald MacLeish, một bản tuyên ngôn của thơ hiện đại, nhấn mạnh cùng loại hình tượng “khách quan” và khả năng tóm tắt giáo lý căn bản của chủ nghĩa hình tượng. Qua một loạt so sánh, MacLeish gián tiếp biểu lộ loại thơ mà ông muốn thấy – thứ thơ nghịch lý, “câm nín / như trái cây ngoài bọc quả cầu” và “không lời / Như đàn chim bay” (ta nên để ý, những hình ảnh khẳng định lý thuyết hữu cơ cũ kỹ về thơ). Nói một cách khác, MacLeish, không muốn thơ bình luận về các sự vật; thay vào đó, ông muốn thơ trình bày chúng một cách trực tiếp và cụ thể. Sự phân biệt tương tự tiểu thuyết; như trong một truyện ngắn hiện đại hay, như những truyện viết bởi Chekhov và Hemingway, thơ nên quan tâm với phô diễn hơn là kể ra. Nếu thơ làm được việc ấy tốt đẹp, nó sẽ “ngang bằng / Không đúng.” Nói cách khác, nó biểu hiện sự bí ẩn của thế giới hơn là cố gắng giải thích thế giới. Rồi MacLeish đưa ra những thí dụ làm sao các hình ảnh có thể tượng trưng cho trừu tượng: “Một khung cửa trống vắng và một lá phong” cho thương tiếc, “đám cỏ nghiêng rạp và hai ngọn đèn trên biển” cho tình yêu. Kết luận chứa đựng những câu nổi tiếng nhất của bài thơ và thường được nhắc đến – “Một bài thơ không nên có nghĩa / Nhưng là” – đã kết tinh nghị trình hình tượng. Điểm Thọ dịch Nguyên tác: Poetry (Còn nữa)


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.