Báo Giấy • Tháng 02 năm 2020 • Năm thứ 5 • Số 58 • Số Đặc biệt Tết Canh Tý 2020

Page 1

Báo Giấy • Tháng 02 năm 2020 • Năm thứ 5 • Số 58 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

TƯỞNG NHỚ HỌA SỸ DUY THANH

Thiếu nữ, tranh sơn dầu, Duy Thanh (1962)

Tranh bìa Duy Thanh (1972)


Thơ • 2

H

ọa sỹ Duy Thanh, một trong những họa sĩ của Nhóm Sáng Tạo trước năm 1975, vừa qua đời lúc giờ 9 giờ 30 tối Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một, tại General Hospital San Francisco, thành phố San Francisco, Bắc California, thọ 88 tuổi. Ông sinh ngày 11 Tháng Tám, năm 1931, tại Thái Nguyên, di cư vào Nam năm 1954. Theo nhà văn Viên Linh: “Duy Thanh là họa sĩ, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng tại miền Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước… Ông đã từng tham gia nhiều cuộc triển lãm tranh lớn như triển lãm tại Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội năm 1954, triển lãm Đô Thành, Pháp Văn Đồng Minh Hội các năm 1956, 1958, 1961. Ngay sau khi di cư vào Nam, ông làm tờ Lửa Việt với Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, sau chuyển qua tờ Sáng Tạo với Mai Thảo. Tác phẩm đầu tay là tập truyện ngắn ‘Lớp Gió.’ Ông sang Hoa Kỳ định cư năm 1975, kết hôn với nhà thơ Trúc Liên và định cư tại thành phố San Francisco từ đó tới nay.” Duy Thanh, một thời với Ngọc Dũng, Thái Tuấn, được coi như ba họa sĩ đã tạo ra không khí sinh hoạt hội họa mới mẻ ở miền Nam sau những năm di cư từ 1954. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn cho rằng, người ta biết Duy Thanh như một họa sĩ, nhưng ông biết Duy Thanh còn như một nhà thơ và người viết truyện xuất sắc. Ông đọc vài câu thơ của Duy Thanh, và nói rằng duy nhất một truyện Duy Thanh ông được đọc đã cho ông nỗi tiếc rằng, phải chi Duy Thanh viết nhiều hơn nữa – đó là truyện kể theo dòng ý thức, của một cô gái nói chuyện với đứa con trong bụng ... đọc dần dần mới hiểu rằng cô tàn tật, có 2 chân tê liệt, phải bỏ đi xin ăn hàng ngày, và truyện là tình mẹ với con. Ông nói, Duy Thanh không viết nhiều là uổng, vì dàn dựng bố cục truyện rất đẹp, người ta không hiểu vì sao có nhân vật chính mang bầu, nhưng có một điều rất cao cả: chờ đưa con ra đời. Theo nhà phê bình hội họa Huỳnh Hữu Ủy: “Màu sắc của Duy Thanh chói chang, rực rỡ, gần với Matisse, đường nét mạnh mẽ và nhiều lúc khốc liệt như Vlamink. Tất nhiên lối vẽ bóng đã bị loại bỏ ở đây, chỉ còn lại màu sắc và đường nét có ý nghĩa biểu hiện để gây cảm giác về khối thể và chiều sâu. Một thế giới như vậy không còn thuộc về bên ngoài tự nó mà chính là đã được vén màn qua một cách nhìn riêng của họa sĩ. “Không khí của Duy Thanh gây ra sự hấp dẫn của một cái gì rất mãnh liệt và bất ngờ, núp bên dưới một thứ ánh sáng hoàn toàn riêng tư, ánh sáng ấy chính là những màu sắc của bức họa tự phát quang. Bốn tấm tranh Xuân, Bình Hoa, Tĩnh Vật, Tĩnh Vật bày năm 1959 trong kỳ Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân Kỷ Hợi trong tình hình của không khí thời ấy, quả là mới mẻ và táo bạo, đã mang lại một điều gì đó có tính chất báo hiệu về sự đổi mới của ngôn ngữ hội họa trong những năm sắp đến.” Quan điểm của họa sĩ Duy Thanh về hội họa đã được ông bày tỏ như sau trên tạp ghi “Thảo Luận” do nhà xuất bản Sáng Tạo phát hành vào năm 1965: “Mỗi bức tranh là một trạng thái tâm hồn trong một thời gian nào đó của nhà họa sĩ. Trạng thái đó kết bằng màu sắc, hình thể, đường nét trong thời gian ấy. Cho nên không thể nào có hai bức họa giống nhau dù là do một người vẽ cùng một sự vật hai lần (tôi nói trường hợp nhà nghệ sĩ chân chính). Thành thử họa phẩm nếu có một giá trị hơn các tác phẩm khác như thơ văn là ở chỗ đó. Nó chỉ có một.” *


3 • Tân Hình Thức

Tôi gặp ông vào khoảng mùa Thu năm 1972, khi mang bản thảo tập kịch Hột Huyết nhờ ông vẽ bìa (tập kịch sau 1975 tôi cũng mất, chỉ còn thấy cái hình bìa trên online). Ông đọc và vẽ bìa, rồi nói tôi ngồi để ông phác thảo vài nét chân dung. Sau đó có lần tình cờ tôi gặp ông cùng đi với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (lúc đó tôi chưa quen) trên đại lộ Lê Lợi, ngang nhà sách Khai Trí, rồi nghe nói ông xuất ngoại, đi Okinawa . Và ông không trở về nữa, vì biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Sau năm 1990, tôi có lên nhà thăm ông một lần tại San Francisco, California, và ông có đưa cho tôi một số bức vẽ trắng đen.

Anh Thanh Tâm Tuyền, tôi thường gọi là anh Tâm vì tên thật của anh là Dzư Văn Tâm, sau 1975 bị kẹt lại và phải đi học tập cải tạo 7 năm. Khi trở về, tình cờ tôi gặp anh tại nhà họa sỹ Thái Tuấn. Tôi quen họa sỹ Thái Tuấn trước 1975, thường gọi ông bằng bác, qua một người bạn, học tại trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ, là học trò của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Sau năm 1975, những văn nghệ sỹ ngoài Bắc thường ghé vào thăm ông như nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ Quang Dũng, họa sỹ Bùi Xuân Phái ... Tôi mê màu xanh đậm và không gian rộng mở trong tranh ông. Có một hôm khi tới nhà ông, gặp mưa, tôi trú tại hiên nhà đường Kỳ Đồng, tôi có làm bài thơ "Mưa phố Kỳ Đồng nhớ tranh Thái Tuấn", trong tập thơ Thanh Xuân. Ông có tặng tôi bức tranh sơn dầu, vẽ phong cảnh mây núi, nhưng bây giờ tôi chỉ còn giữ lại được bức khắc gỗ, "Tiếng Rao" 1977.


Thơ • 4

Họa sỹ Duy Thanh là bạn thân nhất của anh Tâm. Sau 1975, không ai còn quan tâm tới chuyện văn nghệ và thời thế, sống bình thường như mọi người khác. Và anh Tâm cũng không muốn ai gọi anh là Thanh Tâm Tuyền. Tôi không biết cơ duyên gì mà anh trở nên thân thiết, coi tôi như một người em. Cứ mỗi sáng thứ Bảy, khi ghé thăm một một người bạn, anh lại tạt qua nhà tôi ngồi chơi. Cho tới khi tôi vượt biên vào tháng ba năm 1988, anh vẫn ghé vào mỗi sáng thứ Bảy. Anh Tâm là một người khó tính, ít khi làm quen với ai, và khi đã quen rồi thì anh coi như người trong gia đình. Trước khi vượt biên, tôi có gửi lại anh bài thơ (vẽ chân dung bằng chữ), vì biết rằng đi là đi mãi, không có ngày trở lại. Cái tâm trạng vượt biên hồi đó rất kỳ lạ, ngay cả cái sống chết cũng còn không màng nữa là những chuyện khác. Cuộc đời, ngoảnh đi ngoảnh lại, sao mà nhanh quá. Bài thơ tôi cũng xin ghi lại đây.


5 • Tân Hình Thức

Thử Vẽ Phác Chân Dung Một Thi Sĩ

Thở dồn dập phôi pha xưa mắt rối Gió rêu Ngày siết nhớ nụ cười đáy hồ tắt Nắng hú Khỏa thân người Nhả thân trôi Lời xẫm xanh lời Hoài hủy nói Khói ngốc nghếch đùa điên môi mưa Sần sùi thổi Ngồi man mác rong Thuốc lá cà phê và thi sĩ. Sài gòn 1986

Nhưng không ngờ, khi tôi đến Mỹ vào cuối năm 1990, thì năm sau, 1991 anh cũng tới Mỹ theo diện H.O. Ngày 22-2 năm 1993, anh gửi cho tôi bài viết “Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù”, trước khi tôi làm Tạp chí Thơ vào mùa Thu năm 1994, với ghi chú “Đọc cho đỡ buồn”. Vì thế, tôi không sử dụng cho Tạp chí Thơ. Đây là bài viết anh chọn một câu hỏi của anh Lê Hữu Khóa ở Pháp, viết thành. Cho đến khi anh mất vào năm 2005, tôi mới post lên trang webside www. thotanhinhthuc.org, mục "Những người đã qua", trong đó có cả họa sỹ Thái Tuấn. Cũng cần nói thêm, Tạp chí Thơ, số 12, có bài viết của họa sỹ Duy Thanh và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, với tranh bìa màu của họa sỹ Ngọc Dũng, tưởng niệm nhà văn Mai Thảo, người chủ trương tạp chí Sáng Tạo. Nhưng Tạp chí Thơ là một tờ báo in, phổ biến hạn chế, và webside cũng ít người đọc. Vì thế, bài viết cũng ít người biết. "Kinh nghiệm sáng tác trong tù" thật ra không hề mang tính chính trị, mà thuần văn học, nói lên tâm trạng vượt thoát danh vọng, để trở thành một người bình thường. Điều đó không phải ai cũng có thể làm được, và là một tư liệu hiếm quí cho giới nghiên cứu phê bình văn học. Cho đến bây giờ, Báo Giấy được phổ biến qua email, có tới hàng ngàn người đọc. Vì vậy, nhân tưởng niệm ngày mất của họa sỹ Duy Thanh, tôi nhờ nhà thơ Thành Tôn tìm giúp tài liệu, và anh cho biết, có bài phỏng vấn họa sỹ Duy Thanh của Nguiễn Ngu Í đăng trên Bách Khoa số 148. Và Báo Giấy số 58, đặc biệt về họa sỹ Duy Thanh và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, là bản tin về hai tên tuổi nổi tiếng một thời, gửi tới bạn đọc Khế Iêm Ngày 29 tháng 11 năm 2019


Thơ • 6

MỘT GIỜ VỚI DUY THANH _________________________ Nguiễn Ngu Í

D

uy Thanh vốn ở nhóm "Sáng Tạo".

Anh sửa lại gọng kính.

Mà nói đến nhóm văn nghệ trẻ trung này, là – Tôi muốn nói thế này: lời khen cũng như lời người ta nghĩ ngay đến cái gì táo bạo và bí chê, tôi đều đón nhận, đều tìm biết, nhưng tôi hiểm. Táo bạo trong văn và bí hiểm trong thơ, không vì chúng mà thay đổi hướng đi. trong họa. Anh im lặng một chập. Duy Thanh có đăng truyện trên "Sáng Tạo" và truyện anh người đọc cho là bạo. Duy Thanh – Tôi cho rằng người nghệ sĩ phải ý thức được đã triển lãm tranh riêng ba lần1 và người xem việc làm của mình, biết mình muốn gì, biết thấy là khó hiểu. Lần thứ tư này2, ý kiến chia mình đi đến đến đâu, chứ còn cứ quan tâm đôi. Có ý kiến cho rằng anh thụt lùi, xuống đến lời người này khen lời người nọ chê còn dốc, thất bại; có ý kiến bảo rằng anh đã tỏ ra lúng túng, ngờ mình và rốt cuộc chẳng đi tới gần người hơn, nghĩa là anh đã thành công. đâu cả. Bởi lẽ trong hội họa nếu không tự giác Nhưng điều ai cũng nhận là anh đã bước sang ngộ, không biết mình thì không thể thoát lên một ngã rẽ. Anh vẫn tìm đường hay anh đã một độ cao được. Riêng điểm này tôi tin là tôi thấy lối. không thể làm được. Muốn hiểu cùng tìm biết thêm con người họa Tôi cười. sĩ đang ở ngã rẽ đó tưởng không gì bằng tới gặp anh tại nơi làm việc. – Cũng như người làm nhà bên đường: cứ sửa đổi theo người khách qua lại thì nhà cất mãi Cho nên cuộc triển lãm vừa bế mạc hôm trước chẳng biết đời nào xong. là chiều hôm sau tới đến thăm anh. Anh mỉm cười rồi tiếp: Vừa ngồi xuống, tôi đột ngột hỏi anh: – Tôi triển lãm một mình lần này là lần thứ tư – Lời khen chê thiên hạ có làm anh bận tâm và mỗi lần, tôi chú trọng một mặt. Lần đầu, không? tôi chú trọng về đường nét, cũng có khuynh hướng hiện thực vì lẽ vẽ cái gì cũng trông ra – Tất cả những lời khen chê đều không làm tôi cái nấy. Lần thứ nhì, tôi có khuynh hướng trừu xúc động nhiều. tượng vì thấy đó là con đường mới, nước ta chưa có ai thí nghiệm – nhưng đấy là cách đây – Nghĩa là anh không cần những lời phê bình? 4, 5 năm hay rằng tôi thấy nhiều quá rồi. Vả lại, hội họa trừu tượng thiếu một lối thoát. Tôi phủ nhận thứ hội họa này là không hay, là dễ


7 • Tân Hình Thức

vẽ. Trái lại, tôi thấy tranh trừu tượng mà thành công rất khó. Có điều thấy rằng đa số họa sĩ vẽ kiểu này chỉ chú trọng đến phần kỹ thuật, quên phần cảm xúc – nhiều người khác thì hời hợt giả tạo. Riêng tôi, vì không thấy lối thoát khỏi nên tôi không theo, coi tất cả những gì đã làm như một thí nghiệm. Lần thứ ba, tôi cố tạo chất liệu. Vẽ nhiều lớp sơn chồng lên nhau để gây cảm giác sù sì. Tôi cũng lại giản dị hóa sự vật rất nhiều, và tôi không cho đề tài là cần thiết, chẳng hạn có bức vẽ là đất và trời chỉ có mấy tảng màu chạy ngang cộng với tảng mặt trời đỏ ở giữa. Hoặc giả tôi vẽ một góc phố chỉ gồm một vài đường đen gộc ghệch. Trong những bức này chất sơn đóng một vai trò quan trọng. Tôi vẽ rất lâu mới xong và tốn rất nhiều sơn. – Còn lần này ... Anh không nói hết câu, mà quay lại hỏi tôi. – Anh thấy sao?

– Chắc là trước anh vẽ có cái gì khác nay. – Đúng thế. Trước tôi phác họa trên giấy cảnh vật nào đó rồi sau về nhà, tưởng tượng màu sắc: tôi có ý chơi với chất sơn. Nay thì tôi gần cảnh vật hơn một độ nữa, có lẽ cũng tại tôi yêu cuộc sống hơn sự thể hiện cảm xúc cũng linh động hơn. – Thế thì anh hết còn chơi chất lượng sơn như xưa? – Vẫn còn nhưng mà là điều phụ thuộc. Tôi tiếp: – ... và kín đáo hơn. Tôi để ý bức "Khăn hồng", ở xa thì tưởng đâu phông chỉ là một màu xám, song khi lại gần, nhìn kĩ thì thấy lẫn lộn nhiều màu: vàng có, xanh có, hồng có. Anh cười:

– Có một họa sĩ ngoại quốc nào nói: chỉ cần Tôi cười với anh: đưa tôi xem một phân vuông của một bức tranh là tôi biết đó do bàn tay một họa sĩ chính – Tôi chỉ là một người xem tranh thường, cống hay là sản phẩm của một tay thợ vẽ. Tôi nên chỉ thấy rằng lần này, màu anh dùng tươi thì tôi chú trọng nhiều về điểm này, tức là sự sáng hơn và đề tài anh là phố, đường, hoa, phong phú màu sắc trong từng khoảng của sông, nước ... nên thấy anh gần chúng tôi hơn. bức tranh. Chẳng hay giờ anh vẫn còn dò dẫm hay đã tìm được một lối đi riêng? Tôi đứng lên, đến gần một bức tranh lớn. Mắt anh sáng lên sau đôi gương trắng. – Bắt đầu từ phòng tranh vừa rồi, tôi đã tìm cho mình một lối vẽ rồi. – Anh có thể nào cho biết rõ hơn? Anh không trả lời thẳng câu tôi hỏi. – Tôi từ trước vẫn thích dùng những màu nguyên chất (couleur pure) nhưng trước thì màu dùng có vẻ hơi tối.

– Tôi thích bức "Dưới tàn cây" này. Anh đã gây được một bầu không khí riêng biệt với một nghệ thuật mới xem tưởng là dễ dãi, nhưng thật ra là một nghiên cứu, i như đám lá cây này, anh sử dụng lối bôi màu chồng chất nhiều bận có thể trông thấy từng lớp màu tương phản rất trong đặt lên nhau. – Lại bức "Sân hồng" đây. Một tảng màu hoa bằng phẳng, thế mà người xem thấy được cả chiều sâu.


Thơ • 8

– Nhưng theo tôi, lạ nhất là bức "Đường vắng". – Còn riêng mình đối với mình, anh cho điều Tôi để ý các mái nhà, con đường đỏ cùng một kiện nào cần yếu nhất để thành công trong hội màu đỏ không pha chế, mà vẫn gây cho người họa? xem cái cảm giác có chiều sâu hun hút. Giọng anh bỗng trở nên chắc nịch. – Hẳn là anh tìm được một chất liệu gì mới? – Phải thành thật với chính mình, và say mê Họa sĩ lắc đầu: trong việc sáng tác. Người họa sĩ phải chứng minh bằng tác phẩm, chớ không phải bằng lời. – Tìm tòi chất liệu là điều dễ. Dễ vì nó thuộc về nghề của mình. Họa sĩ nào bắt buộc cũng – Mình thành thật với mình trước đã. Còn phải biết, do sự tìm tòi hay do kinh nghiệm: thành công hay không là do lớp người sau "xào nấu" mãi thì thế nào ra món ăn mới lạ! phán xét. Tôi không cần biết – nếu có người Vả lại tôi cho vấn đề chất liệu để ý nó quá thưởng thức đi thì càng hay, bằng không cũng sẽ thành một thứ mánh khóe. Người nghệ sĩ chẳng nên lấy thế làm rầu. Có điều chắc chắn không nên tự hào vì đã thành công riêng về rằng bắt đầu từ giờ phút này còn làm việc điểm đó mà phải cần đến toàn diện, từ cảm nhiều và sẽ cố gắng nhiều nữa theo đường lối xúc tới kĩ thuật. của tôi. – Vậy thì theo anh, cái khó trong hội họa là gì?

*

Anh không vội trả lời mà nhìn qua khung cửa: một vùng nước đọng với lau lách lưa thưa. Rồi giọng anh mơ hồ như nói với chính mình.

Sau khi tiếp xúc với họa sĩ, tôi có thăm dò ý kiến của một số bạn ưa tranh, thấy có mấy nhận xét đang ghi, vì đúng hay sai cũng tỏ rõ sự chú ý của người thưởng ngoạn:

– Theo tôi, cái khó, mà cũng là cái chính trong nghệ thuật, là từ cái không-có-gì, mà tạo ra * Đập vào mắt người xem, lần này, là những được cái-mình-muốn. sắc màu thắm tươi, có khi bừng rực như xác pháo ngày xuân. Rồi như nhớ lại điều gì, anh vội nói: * Có bức quá sặc sỡ, nhưng nhiều bức nói lên – Dạo trước trong cuộc phỏng vấn về quan niềm vui sống, mừng rỡ. niệm hội họa tôi có nói là tôi có khuynh hướng về Trừu tượng; tôi e người đọc hiểu lầm, nên Trích Bách Khoa số 148 năm thứ 7 ngày tiện dịp, tôi xin nói rõ: Tôi hiểu đó là bỏ bớt 1/3/63 những gì rườm rà để giản dị hóa sự vật. Đó là điều mà tôi vẫn cố thực hiện trong kì triển lãm ___________ vừa qua. (1) 1957, 1958 và 1961, đều ở Pháp Văn Đồng – Đường nét là thế, còn về màu sắc ... Minh Hội. – Về màu sắc thì tôi ưa dùng màu nguyên chất mà vẫn tạo được không khí trong bức tranh và diễn đạt chiều sâu của sự vật bằng màu nguyên chất đặt bẹt (à plat). Tôi chắc ai có vẽ sẽ thấy là khó.

Triển lãm chung hai lần: 1954 ở Hà Nội với Ngọc Dũng và một họa sĩ nữa, 1956 ở Sài Gòn với Ngọc Dũng. (2) Từ 10 đến 17 tháng 2–1963 tại phòng triển lãm đô thành.


9 • Tân Hình Thức

KINH NGHIỆM SÁNG TÁC TRONG TÙ ___________________________________ Thanh Tâm Tuyền

lại, tôi chấp nhận số phận dành cho kẻ bại. Không chút tiếc rẻ quãng đời cũ, cũng không ảo tưởng về những ngày sắp tới với mình.

Năm 74, trả lời một người bạn đã ra khỏi nước viết thư về hỏi thăm “cớ sao hạ sơn?”, tôi viết cho anh:

… Ta nhớ rằng ta không nhớ nữa Như cây trút lá mùa hưu miên. … Như thân gỗ nặng thả theo nước Bập bềnh trôi nổi ta về xuôi. Như lau lách mọc bên bờ bãi, Phất phơ tóc trắng lả theo trời.

Trước cái hỗn độn mờ mịt mở ra sau 73, tôi kể như mình đã sống hết đời mình, những ngày còn lại thừa dư không đáng bận tâm. Tôi vô vọng hoàn toàn. Bởi thế sau 75, đi cải tạo, tôi lại cùng những kẻ “đồng hội đồng thuyền” từ miền xuôi lên mạn ngược, phần nào thản nhiên rửng rưng – không tuyệt vọng cũng không hy vọng.


Thơ • 10

Tôi nghĩ trong chuyến đi này tôi sẽ “mất hút” không trở lại như từng ao ước, không như lần “tiền cải tạo” đi rồi về vì thấy “đâu ngọn núi nào của riêng ta?” Lần này đi “tự nhiên” hơn, không kênh kiệu lớn lối, chỉ như “rác rưởi bị cuốn trong giòng lũ của lịch sử”. Nhưng đã không như tôi tưởng. * Khi ra Bắc, đến những vùng rừng núi hẻo lánh cách biệt thế giới bên ngoài, và trong khi còn được thả lang thang “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” miễn đạt chỉ tiêu trong ngày, tôi đã “leo núi” rồi “tuột núi” không biết bao lần, và vẫn tìm đường về trại giam. Cái gì gọi tôi về? Có phải “L’espoir pour rien” như lời của René Char, “Nous touchons au temps du suprême désespoir et de l’espoir pour rien, au temps indescriptible.” Có phải đến lúc ấy tôi mới quả thật là “vô vọng” như lời Héraclite, “L’homme qui ne s’abandonne pas à l’espoir n’atteindra jamais l’inespéré, qui est impénétrable et inaccessible.” Có đúng là tôi đã tuyệt vọng đến cực điểm, đã đánh đắm mình trong “hy vọng như không” và tới được chốn “bất khả xâm nhập”, “bất khả giao tiếp”? Thú thật, tôi không rõ. Chỉ biết tôi thấy mình “phục sinh”, nghĩa là tôi thấy mình làm thơ và “sung sướng” cùng “mắc cở” khi làm xong một bài, giống hệt lúc trẻ – khi làm được những bài thơ đầu tiên, giấu giếm không dám khoe, kể cả với bạn. Khi anh sống buông trôi qua ngày, không màng tưởng tương lai, không đoái hoài quá khứ, không đếm xỉa hiện tại, thì anh còn gì? Còn. Anh còn những cái anh có, ở trong anh, và cái “ở đấy”, ở ngoài anh. Để đi qua những ngày đêm, nắng mưa, nóng lạnh, gió bão, xuân hạ thu đông… tôi tìm “sinh thú” ở những “cái ở đấy” và ở những gì mang theo trong mình. Trong tôi bấy giờ có gì? Gia đình, bè bạn, thơ đã đọc và nhập tâm. Lúc cần bắt tâm trí bận rộn, tôi lục ký ức ôn lại những gì nằm lòng, đọc cho riêng mình lắng nghe. Ôn nhớ thơ yêu thích là một kinh nghiệm mà người làm thơ nên từng trải – nếu chưa. Anh có thể bắt gặp thứ ánh sáng lạ lùng của thời gian tích đọng trong thơ, đúng như ý kiến của Borges: Thời gian hủy hoại cung điện đền đài nhưng lại bồi đắp cho những câu thơ. * Đầm mình trong cái thời gian “không lịch sử” – “sử ngoại” đúng hơn – ngày tháng tự nhiên theo cuộc xoay vần không đi đâu chẳng về đâu, trong một đời sống trần trụi đến độ kỳ cùng với một số nhu cầu sơ đẳng của sự sống, tôi nghĩ tôi hiểu được cái nền minh triết (la sagesse) của cổ nhân – với “vô vi” và những cái “vô” khác. Điều mà phương Tây gọi là “vô vọng”, Trung


11 • Tân Hình Thức

Hoa và Việt Nam coi là “tự tại” – “Thực tại”, không phải “hiện tại”, là cái tự nhiên có, không cần chỗ bấu víu, hay nơi nương tựa, để tồn tại. “Thực tại” đời sống là “tự tại”, đến và đi theo lẽ tự nhiên ngoài “vọng tưởng” của người ta – “hy” hay “tuyệt” cũng thế thôi. Và tôi bỗng thấm thía cái khí vị đặc biệt của những bài Đường Thi sực nhớ. Bằng một ngôn ngữ đơn giản, từ vựng giới hạn (người ta có thể học chữ Hán qua Đường Thi và chỉ để đọc Đường Thi), mỗi bài thơ là sự hiển hiện của một thời gian khép kín, tách lìa “dòng” thời gian. Phải chăng đó là một vài biểu hiện của thứ “méta-langage” mà thơ Đường đạt được? Buổi sáng mưa bụi, quán rượu bên đường và cuộc chia tay của hai người bạn. Đêm mưa núi trút như thác, chong đèn ngồi bên cửa sổ nghe mưa, nhớ bạn. Thời gian trong bàng hoàng lặng lẽ ngưng tụ từ bao giờ chẳng cần tiếng kêu gọi của người: Oh Temps, suspends ton vol! (Trong thơ Pháp thời hậu chiến, thỉnh thoảng anh cũng gặp được cái khí vị “lạ lùng như không” ấy, tỷ như hai câu của Yves Bonnefoy:

Elle a pris la lampe et ouvre la porte. Que faire d’ une lampe. Le jour se lève. Il pleut *

Làm thơ ở trại cải tạo là sự trở về với truyền thống thơ dân gian. Sống dưới chế độ lao động ngày tám tiếng, kể cả thứ Bảy (thường khi luôn sáng Chủ nhật, lao động XHCN) giang sơn của mỗi người là một khoảnh chiếu rộng 50 – 60 cm trên một mặt sạp (hai tầng) trong một gian lán lúc nhúc hằng trăm nhân mạng, anh không thể viết văn, giả như anh có muốn. Việc viết lách đòi hỏi anh một số điều kiện tối thiểu: một chỗ để ngồi, thì giờ để viết. Đầu tắt mặt tối ngày này sang ngày khác, có khi “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, được lúc nghỉ ngơi thì bị cái đói ám ảnh hành hạ, thử hỏi anh “bụng dạ” nào tưởng nghĩ đến chuyện “sáng tác”. Ấy là chưa kể những khó khăn trở ngại khác, ở anh và nhất là ở ngoài, dù tài thánh cũng không “khắc phục” nổi. Làm thơ không đòi hỏi anh thì giờ viết lách (trong tiếng Việt, người ta nói “làm thơ”, không ai nói “viết” thơ). Anh có thể làm thơ bất cứ chỗ nào, lúc nào, bất kỳ trong tư thế nào của cơ thể: đi đứng, nằm, ngồi, thức, ngủ… Thơ đến với anh không hẹn chỗ, không hẹn ngày, không hẹn giờ. Anh không thể tìm nó bởi cũng chẳng biết đâu mà tìm. Công việc của anh giản dị chỉ là chuẩn bị đón tiếp nó, trò chuyện với nó, nó chỉ cần anh là người còn giữ được thuần khiết tiếng nói sinh thành ra anh và là sinh mệnh của nó. Nó đến lặng lẽ, lúc từ cửa trước vào lúc từ lối sau đột nhập, nên anh cần có lỗ tai thật thính. Nó lại thường thích cải trang, giả dạng, nên nếu ký ức của anh “tồi” anh có thể không nhìn ra nó. Thơ đến bất chợt, ngoài đồng, trên rừng, đang lúc “lao động” khiến anh ngừng tay, mặt trông trời và làm thơ. Thơ gọi anh ra khỏi cái thời gian máy móc điều động anh mỗi ngày, nhấc bổng anh tới chốn “tự tại”, nơi công việc còn là một sinh thú bởi người ta không thể “ở không”. Và


Thơ • 12

khi anh quay về với cái thời gian anh vừa đào thoát, anh thấy nó đã bị hoán cải theo nhịp tiết của những câu thơ anh làm. Có khi tay anh vẫn làm việc hằng ngày và tai anh vẫn theo đuổi lời thơ, nhịp tiết và vần điệu của câu thơ trở thành sự điều hòa cần thiết cho công việc đang làm cũng như cho ký ức lưu trữ. Sự khiếm khuyết lớn nhất của việc làm thơ trong cải tạo là không thể thực hiện giai đoạn chót trong quá trình hình thành thơ không văn tự: cất lên thành tiếng, chia xẻ với người xung quanh cái lạc thú “thốt được thành lời” của anh. Thơ, nhất là thơ không ghi chép, cần được đọc (đọc thành tiếng) và cần được nghe để hoàn tất sinh mệnh của nó cũng là sinh mệnh của một tiếng nói. Trong ký ức của nhiều người. * Khi được thả, trở về nhà, việc làm đầu tiên của tôi là ngồi ghi chép những bài thơ làm trong trại. Tôi là một kẻ may mắn sống sót nhưng đã không còn muốn làm nhà văn nữa như từng tự nhủ trước kia. Trong quyển sổ tay mang thoát từ trại cải tạo về, có một câu tự nhủ khác: Viết như thể không có gì xảy ra. Không có gì đáng kể. Nay thì tôi hỏi mình: Chừng nào tôi đạt nổi điều ấy? Để viết. St. Paul 21-2-93


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.